Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Ở đây tôi thấy có vài người tuy bề ngoài tỏ ra bàng quan, nhưng thực ra thì cứ hở ra thấy cái gì có vẻ như phản biện những lý thuyết gì của Lý học Việt thì tỏ ý ủng hộ, hoặc lâu lâu lại chọt vàì bài gián tiếp phủ nhận văn hiến Việt.

Tôi không có thời gian nhiều để trình bày, phản biện đám lởm khởm đó. Bởi vậy, sắp tới đây sẽ có đợt cải tổ lại diễn đàn và thu hẹp số thành viên có quyền đưa bài - kể cả mục dành cho các hội viên mới. Mục tư vấn có thể lấy phí, hoặc phải nộp lệ phí thành viên đối với những thành viên mới.Chúng tôi cần phải có thù lao thích đáng cho nhưng vị tư vấn có uy tín ở đây.

Nhiệt liệt ủng hộ tư vấn lấy phíPosted Image. Thật ra đây là điều Trai Việt muốn đề nghị đã lâu. Không có bữa ăn nào miễn phí cả. Một mức phí tượng trưng, có thể chấp nhận được sẽ làm cho cả người tư vấn và người được tư vấn nhiệt tình hơn, do đó loại ra ngoài những kẻ hỏi cho vui, làm loãng diễn đàn . Xin lỗi bác Thiên Sứ, cháu không thể reply bên topic kia nên đem về đây. Cái câu "cần phải có thù lao thích đáng". Không ai rảnh mà ngồi trước máy vi tính hàng tiếng đồng hồ để làm những việc không công trong một thời gian dài. Người tư vấn nên nhận được những gì thích đáng so với công sức bỏ ra. Nhưng nếu triển khai như vậy cháu thấy diễn đàn cũng nên cắt cử người có uy tín trong nghiên cứu của diễn đàn phụ trách từng mục tư vấn, để tránh những sai sót không đáng có trong tư vấn. Thanks!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiệt liệt ủng hộ tư vấn lấy phíPosted Image. Thật ra đây là điều Trai Việt muốn đề nghị đã lâu. Không có bữa ăn nào miễn phí cả. Một mức phí tượng trưng, có thể chấp nhận được sẽ làm cho cả người tư vấn và người được tư vấn nhiệt tình hơn, do đó loại ra ngoài những kẻ hỏi cho vui, làm loãng diễn đàn . Xin lỗi bác Thiên Sứ, cháu không thể reply bên topic kia nên đem về đây. Cái câu "cần phải có thù lao thích đáng". Không ai rảnh mà ngồi trước máy vi tính hàng tiếng đồng hồ để làm những việc không công trong một thời gian dài. Người tư vấn nên nhận được những gì thích đáng so với công sức bỏ ra. Nhưng nếu triển khai như vậy cháu thấy diễn đàn cũng nên cắt cử người có uy tín trong nghiên cứu của diễn đàn phụ trách từng mục tư vấn, để tránh những sai sót không đáng có trong tư vấn. Thanks!

Cảm ơn traiViet.

Chú sẽ nghiên cứu một cơ chế hợp lý về tư vấn có phí và miễn phí cho diễn đàn. Giá khởi điểm cho một câu hỏi là bao nhiêu thì hợp lý: 2 - 3 - 50.000 ...đến 100. 000VND? Phân loại các dạng câu hỏi. Tỷ lệ % dành cho diễn đàn 10% đến 30%? Nếu không sẽ không có kinh phí hoạt động.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn traiViet.

Chú sẽ nghiên cứu một cơ chế hợp lý về tư vấn có phí và miễn phí cho diễn đàn. Giá khởi điểm cho một câu hỏi là bao nhiêu thì hợp lý: 2 - 3 - 50.000 ...đến 100. 000VND? Phân loại các dạng câu hỏi. Tỷ lệ % dành cho diễn đàn 10% đến 30%? Nếu không sẽ không có kinh phí hoạt động.

Cháu nghĩ % cho diễn đàn là tất nhiên. Còn giá tiền thì cháu nghĩ nên phân ra nhiều cấp, ví dụ lấy lá số trọn đời thì phải khác lấy cho 1 năm. Hì hì, hôm bữa đọc ở đâu đó trên diễn đàn có huynh nào nói có ông thầy nào ở ngoài mỗi lần coi lá số là không dưới 1 cây vàng mà, tất nhiên ổng phải coi hay và có khách hàng thì mới sống được chớ. Nên chuyện tiền bạc nếu diễn đàn đưa ra hợp lý, người cần coi có đủ lòng tin thì không thành vấn đề đâu ạ. Còn chuyện miễn phí thì có mục riêng cho anh em mới nghiên cứu lên bình giảng ( nên nói trước để người cần coi hiểu) còn mục lấy phí thì phải là cao thủ phụ trách. Vài lời góp ý, mong diễn đàn sớm triển khai và ăn nên làm ra. Kính!

P/S: Bác Thiên Sứ cho cháu hỏi sao có vài topic cháu không trả lời được ạ? Cảm ơn bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ % cho diễn đàn là tất nhiên. Còn giá tiền thì cháu nghĩ nên phân ra nhiều cấp, ví dụ lấy lá số trọn đời thì phải khác lấy cho 1 năm. Hì hì, hôm bữa đọc ở đâu đó trên diễn đàn có huynh nào nói có ông thầy nào ở ngoài mỗi lần coi lá số là không dưới 1 cây vàng mà, tất nhiên ổng phải coi hay và có khách hàng thì mới sống được chớ. Nên chuyện tiền bạc nếu diễn đàn đưa ra hợp lý, người cần coi có đủ lòng tin thì không thành vấn đề đâu ạ. Còn chuyện miễn phí thì có mục riêng cho anh em mới nghiên cứu lên bình giảng ( nên nói trước để người cần coi hiểu) còn mục lấy phí thì phải là cao thủ phụ trách. Vài lời góp ý, mong diễn đàn sớm triển khai và ăn nên làm ra. Kính!

P/S: Bác Thiên Sứ cho cháu hỏi sao có vài topic cháu không trả lời được ạ? Cảm ơn bác.

Qui định của diễn đàn là các hội viên mới phải viết trên 100 bài mới được tham gia mục Trao đổi học thuật. Nhưng để chú nói với QTV đưa Trai Việt vào diện trao đổi Học thuật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qui định của diễn đàn là các hội viên mới phải viết trên 100 bài mới được tham gia mục Trao đổi học thuật. Nhưng để chú nói với QTV đưa Trai Việt vào diện trao đổi Học thuật.

Nếu đó là quy định của diễn đàn thì không sao đâu bác, cháu cứ tưởng là vấn đề kỹ thuật thôi ạ. Thật ra cháu cũng được hơn 90 bài rồi mà. Cảm ơn bác ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Từ lâu, ngay topic này tôi đã nói đến một "canh bạc cuối cùng". và hình như cũng ngay trong topic này tôi đã xác định không có chiến tranh thế giới thứ III, theo nghĩa hai phe đánh nhau. Tuy nhiên tôi cũng xác định rằng điều đó không có nghĩa sẽ không có trận đánh lớn xảy ra. Và điều này liên hệ với lời tiên tri của bà Vanga về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Tuy nhiên bà cũng xác định rằng: "Điều này chỉ xảy ra khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Chắc mọi người đều biết rằng: Cuộc Đại chiến thế giới lần II rất thảm khốc, có một dân tộc là mục tiêu của sự hủy diệt là dân tộc Do Thái, mà cũng chưa hề có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Vậy thì một cuộc chiến mà cả một dân tộc bị tiêu diệt thì nó phải khủng khiếp thế nào.

Có lẽ khả năng hiện thực của vấn đề với kiến thức quân sự chính trị phổ biến, sẽ không thể liên hệ suy diễn được nó sẽ xảy ra như thế nào. Và có lẽ vì thế nên vấn đề "Canh bạc cuối cùng" và "cuộc chiến thảm khốc" có vẻ như chỉ là chuyện tiên tri cho vui và có tính giải trí....

Nhưng các bạn hãy đọc bài này thì sẽ thấy một vấn đề đang được đặt ra về tham vọng khống chế và giành ngôi bá chủ của các siêu cường. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không thể để quốc gia của họ bị đe dọa bởi các loại vũ khí hủy diệt. Một cuốn phim quay chậm của sự lặp lại sự kiện khủng hoảng vịnh Con Lơn vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đang diễn ra. Và lần này một kết thúc có hậu như sự kiện Vinh Con Lơn có vẻ rất mong manh.

Chẳng phải ngẫu nhiên tôi khuyên người Trung Quốc nên rút khỏi biển Đông của Việt Nam và các nước Đông Nam Á và xác định về mặt quốc tế Việt sử gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Nhưng biết làm sao bây giờ..

"Nếu quả có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!".

=============================

Tướng Nhật: Nếu động binh, tàu sân bay TQ sẽ làm mồi cho tàu ngầm Nhật

Thứ tư 07/11/2012 18:41

(GDVN) - Kawamura cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nếu tàu Liêu Ninh được điều đến biển Hoa Đông thì nó sẽ chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm của Nhật Bản.

Nhiều nhà quan sát Nhật Bản cho rằng mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới trong cuộc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku với Nhật Bản chính là nguồn tài nguyên phong phú xung quanh nhóm đảo trên biển Hoa Đông này.

Tuy nhiên, tờ Japan Times của Nhật Bản dẫn lời ông Sumihiko Kawamura, cựu Tư lệnh Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho hay, trong vấn đề này Bắc Kinh có một mục tiêu quan trọng và khó nhìn thấy hơn mà nếu đạt được, họ sẽ có thể có được đoạt được ưu thế vượt trội về chiến lược quân sự từ tay Mỹ tại Thái Bình Dương.

Posted Image

Cựu Chỉ huy trưởng Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Sumihiko Kawamura.

Ông Kawamura tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách biến Biển Đông thành “ao nhà” cho lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo có thể bắn tới nước Mỹ. Để đạt được mục đích này thì việc chiếm được Senkaku, nhóm đảo nằm cách Đài Loan 190 km về phía đông và sát với cửa ngõ phía bắc của Biển Đông là vô cùng cần thiết.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) được coi là lựa chọn khả thi duy nhất của Trung Quốc để duy trì khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ đối với Mỹ, vì Mỹ đã xác định được tất cả các căn cứ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và có thể phá hủy chúng dễ dàng bằng một cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa.

Theo ông Kawamura, nếu Bắc Kinh duy trì được khả năng phản công Mỹ bằng tên lửa SLBM, điều đó sẽ có thể ngăn chặn Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột lớn có sự tham gia của Trung Quốc.

Vị cựu Hiệu phó Trường Sĩ quan Tham mưu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản này cho hay: “Điều này liên quan trực tiếp tới chiến lược hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Senkaku.”

Ông khẳng định “Đây mới chỉ là khởi đầu. Thậm chí dù có mất đến 100 năm, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách chiếm được những hòn đảo này” để biến Biển Đông thành nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược của mình.

Kawamura nhận định rằng cùng với hải quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng kiềm chế lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong Biển Đông, một khu vực gần như khép kín với sự bao quanh của Đài Loan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Khi phối hợp với hải quân Mỹ, những chiếc tàu ngầm phi hạt nhân “siêu tĩnh” của Nhật Bản có thể phát hiện, theo dõi và thậm chí là đánh chìm bất cứ tàu ngầm Trung Quốc nào tìm cách đi qua tuyến đường biển chạy dọc từ các hòn đảo lớn Nhật Bản qua Okinawa và Đài Loan xuống tận Philippines để tiến vào Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc gọi tuyến biển này là "Chuỗi đảo Thứ nhất", thể hiện tầm quan trọng chiến lược của nó.

Posted Image

Bản đồ Chuỗi đảo Thứ nhất (First Island Chain).

Trong cuốn sách xuất bản hồi tháng Tám về khả năng nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên nhóm đảo Senkaku, ông Kawamura cho hay: “Nhật Bản có thể đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc vào bất cứ lúc nào chúng tôi muốn nếu xung đột nổ ra. Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách biến Biển Đông thành nơi trú ẩn an toàn và bảo vệ lực lượng tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của mình ở đó.”

Theo tờ The New York Times, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Hùng Quang Khải năm 1995 đã đe dọa Mỹ rằng Trung Quốc sẽ xem xét việc phát động cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Los Angeles nếu Mỹ tìm cách can thiệp vào cuộc xung đột Đài Loan.

Năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ tuyên bố với các phóng viên rằng Bắc Kinh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành một chuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa vào các thành phố của nước Mỹ nếu Trung Quốc đối mặt với khả năng thất bại trong cuộc xung đột trên đảo Đài Loan.

Gần đây, Trung Quốc bắt đầu gọi Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của mình, một dấu hiệu cho thấy nước này sẽ không chấp nhận thỏa hiện và họ sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để “bảo vệ lợi ích” của mình trong khu vực này.

Trung Quốc cũng đã cho mở cửa một căn cứ hải quân lớn trên đảo Hải Nam được cho là có thể chứa tới 20 chiếc tàu ngầm. Ông Kawamura cho rằng đây là một phần trong chiến lược tạo nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc.

Posted Image

Một chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc.

Các chuyên gia tin rằng tên lửa SLBM của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 8000 km. Điều này đồng nghĩa với việc 48 bang của nước Mỹ có thể nằm ngoài tầm với của tên lửa Trung Quốc phóng đi từ tàu ngầm trên Biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc đang tìm cách nới rộng tầm bắn của tên lửa SLBM để có thể đánh trúng nước Mỹ mà không phải điều tàu ngầm ra quá xa ngoài Thái Bình Dương. Ông Kawamura tin rằng Trung Quốc đang buộc phải áp dụng theo chiến thuật mà hải quân Liên Xô đã từng sử dụng trong Chiến tranh lạnh. Khi đó hải quân Liên Xô đã biến Biển Okhotsk thành một “pháo đài” cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình với một lực lượng tàu chiến và tàu ngầm đông đảo ở đó.

Trung Quốc hiện vẫn chưa đạt được công nghệ “tàng hình” cho tàu ngầm. Ngoài ra tàu ngầm của họ còn ồn hơn và dễ phát hiện hơn tàu ngầm của Liên Xô. Ông Kawamura nói: “Khi hoạt động, tàu ngầm của Trung Quốc phát ra tiếng động như khua chiêng gõ mõ.” Ông cho rằng tại thời điểm hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế vượt trội hơn hải quân Trung Quốc, đặc biệt là khả năng tác chiến chống tàu ngầm ưu việt của lực lượng này.

Tác chiến tàu ngầm có thể trở thành yếu tố mang tính quyết định trong chiến tranh trên biển hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có 4 máy bay chống tàu ngầm, trong khi 77 chiếc máy bay săn ngầm P-3C của Nhật Bản vẫn thường xuyên tuần tra trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

“Trong tác chiến tàu ngầm hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có khả năng làm được những gì chúng tôi đã làm cách đây 30 năm (để chống lại tàu ngầm Liên Xô). Họ lạc hậu hơn chúng tôi 30 năm,” ông Kawamura tuyên bố.

Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động chiếc tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên, tuy nhiên ông Kawamura cho rằng phạm vi hoạt động của con tàu này sẽ bị hạn chế trong Biển Đông khi một cuộc chiến thực sự nổ ra vì các hạn chế về mặt kỹ thuật của nó.

Posted ImageTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đồng quan điểm với các nhà phân tích quân sự khác, ông Kawamura nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện chưa có công nghệ phóng để có thể trợ giúp những chiếc phản lực nặng cất cánh được từ tàu sân bay.

Tàu ngầm Trung Quốc hiện cũng quá ồn nên khó có thể bảo vệ được tàu sân bay. Ông Kawamura cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nếu tàu Liêu Ninh được điều đến biển Hoa Đông thì nó sẽ chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm của Nhật Bản.

Hiện nay nếu Trung Quốc tấn công và chiếm giữ Senkaku, họ có thể chiếm đóng tạm thời được nhóm đảo này. Tuy nhiên việc chiếm đóng sẽ không kéo dài được lâu và cuối cùng Trung Quốc sẽ thất bại vì Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thể dễ dàng cắt đứt đường tiếp tế trên biển của lực lượng chiếm đóng.

Ông Kawamura nhận định: “Nếu Trung Quốc bình tĩnh phân tích khả năng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tôi không cho rằng họ sẽ dùng đến vũ lực. Nhưng vẫn có thể có tình huống leo thang bất ngờ” dẫn tới xung đột quân sự trên vùng biển này. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể tìm cách sử dụng vũ lực tấn công Senkaku để làm chuyển hướng chú ý của người dân trong nước.

Kawamura kêu gọi chính phủ Nhật Bản xem xét sửa đổi luật để cho phép Lực lượng Phòng vệ Biển và Cảnh sát biển Nhật Bản có quyền nổ súng cảnh cáo đối với tàu nước ngoài đến gần những hòn đảo này. Nếu không, tàu công vụ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục quay lại Senkaku trong nhiều năm tới để thể hiện quyền kiểm soát hiệu quả của họ đối với vùng lãnh thổ này.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Bảo Thành (Nguồn: Japan Times)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CANH BẠC CUỐI CÙNG

Từ lâu, ngay topic này tôi đã nói đến một "canh bạc cuối cùng". và hình như cũng ngay trong topic này tôi đã xác định không có chiến tranh thế giới thứ III, theo nghĩa hai phe đánh nhau. Tuy nhiên tôi cũng xác định rằng điều đó không có nghĩa sẽ không có trận đánh lớn xảy ra. Và điều này liên hệ với lời tiên tri của bà Vanga về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Tuy nhiên bà cũng xác định rằng: "Điều này chỉ xảy ra khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Chắc mọi người đều biết rằng: Cuộc Đại chiến thế giới lần II rất thảm khốc, có một dân tộc là mục tiêu của sự hủy diệt là dân tộc Do Thái, mà cũng chưa hề có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Vậy thì một cuộc chiến mà cả một dân tộc bị tiêu diệt thì nó phải khủng khiếp thế nào.

Có lẽ khả năng hiện thực của vấn đề với kiến thức quân sự chính trị phổ biến, sẽ không thể liên hệ suy diễn được nó sẽ xảy ra như thế nào. Và có lẽ vì thế nên vấn đề "Canh bạc cuối cùng" và "cuộc chiến thảm khốc" có vẻ như chỉ là chuyện tiên tri cho vui và có tính giải trí....

Nhưng các bạn hãy đọc bài này thì sẽ thấy một vấn đề đang được đặt ra về tham vọng khống chế và giành ngôi bá chủ của các siêu cường. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không thể để quốc gia của họ bị đe dọa bởi các loại vũ khí hủy diệt. Một cuốn phim quay chậm của sự lặp lại sự kiện khủng hoảng vịnh Con Lơn vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đang diễn ra. Và lần này một kết thúc có hậu như sự kiện Vinh Con Lơn có vẻ rất mong manh.

Chẳng phải ngẫu nhiên tôi khuyên người Trung Quốc nên rút khỏi biển Đông của Việt Nam và các nước Đông Nam Á; đồng thời xác định về mặt quốc tế Việt sử gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Nhưng biết làm sao bây giờ..

"Nếu quả có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!".

=============================

Tướng Nhật: Nếu động binh, tàu sân bay TQ sẽ làm mồi cho tàu ngầm Nhật

Thứ tư 07/11/2012 18:41

(GDVN) - Kawamura cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nếu tàu Liêu Ninh được điều đến biển Hoa Đông thì nó sẽ chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm của Nhật Bản.

Nhiều nhà quan sát Nhật Bản cho rằng mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới trong cuộc tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku với Nhật Bản chính là nguồn tài nguyên phong phú xung quanh nhóm đảo trên biển Hoa Đông này.

Tuy nhiên, tờ Japan Times của Nhật Bản dẫn lời ông Sumihiko Kawamura, cựu Tư lệnh Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho hay, trong vấn đề này Bắc Kinh có một mục tiêu quan trọng và khó nhìn thấy hơn mà nếu đạt được, họ sẽ có thể có được đoạt được ưu thế vượt trội về chiến lược quân sự từ tay Mỹ tại Thái Bình Dương.

Posted Image

Cựu Chỉ huy trưởng Liên đội Không quân săn tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Sumihiko Kawamura.

Ông Kawamura tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách biến Biển Đông thành “ao nhà” cho lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo có thể bắn tới nước Mỹ. Để đạt được mục đích này thì việc chiếm được Senkaku, nhóm đảo nằm cách Đài Loan 190 km về phía đông và sát với cửa ngõ phía bắc của Biển Đông là vô cùng cần thiết.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) được coi là lựa chọn khả thi duy nhất của Trung Quốc để duy trì khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ đối với Mỹ, vì Mỹ đã xác định được tất cả các căn cứ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và có thể phá hủy chúng dễ dàng bằng một cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa.

Theo ông Kawamura, nếu Bắc Kinh duy trì được khả năng phản công Mỹ bằng tên lửa SLBM, điều đó sẽ có thể ngăn chặn Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột lớn có sự tham gia của Trung Quốc.

Vị cựu Hiệu phó Trường Sĩ quan Tham mưu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản này cho hay: “Điều này liên quan trực tiếp tới chiến lược hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Senkaku.”

Ông khẳng định “Đây mới chỉ là khởi đầu. Thậm chí dù có mất đến 100 năm, Bắc Kinh cũng sẽ tìm cách chiếm được những hòn đảo này” để biến Biển Đông thành nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa chiến lược của mình.

Kawamura nhận định rằng cùng với hải quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có khả năng kiềm chế lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong Biển Đông, một khu vực gần như khép kín với sự bao quanh của Đài Loan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Khi phối hợp với hải quân Mỹ, những chiếc tàu ngầm phi hạt nhân “siêu tĩnh” của Nhật Bản có thể phát hiện, theo dõi và thậm chí là đánh chìm bất cứ tàu ngầm Trung Quốc nào tìm cách đi qua tuyến đường biển chạy dọc từ các hòn đảo lớn Nhật Bản qua Okinawa và Đài Loan xuống tận Philippines để tiến vào Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc gọi tuyến biển này là "Chuỗi đảo Thứ nhất", thể hiện tầm quan trọng chiến lược của nó.

Posted Image

Bản đồ Chuỗi đảo Thứ nhất (First Island Chain).

Trong cuốn sách xuất bản hồi tháng Tám về khả năng nổ ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên nhóm đảo Senkaku, ông Kawamura cho hay: “Nhật Bản có thể đánh chìm tàu ngầm Trung Quốc vào bất cứ lúc nào chúng tôi muốn nếu xung đột nổ ra. Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách biến Biển Đông thành nơi trú ẩn an toàn và bảo vệ lực lượng tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của mình ở đó.”

Theo tờ The New York Times, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Hùng Quang Khải năm 1995 đã đe dọa Mỹ rằng Trung Quốc sẽ xem xét việc phát động cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Los Angeles nếu Mỹ tìm cách can thiệp vào cuộc xung đột Đài Loan.

Năm 2005, Thiếu tướng Chu Thành Hổ tuyên bố với các phóng viên rằng Bắc Kinh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành một chuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa vào các thành phố của nước Mỹ nếu Trung Quốc đối mặt với khả năng thất bại trong cuộc xung đột trên đảo Đài Loan.

Gần đây, Trung Quốc bắt đầu gọi Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của mình, một dấu hiệu cho thấy nước này sẽ không chấp nhận thỏa hiện và họ sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để “bảo vệ lợi ích” của mình trong khu vực này.

Trung Quốc cũng đã cho mở cửa một căn cứ hải quân lớn trên đảo Hải Nam được cho là có thể chứa tới 20 chiếc tàu ngầm. Ông Kawamura cho rằng đây là một phần trong chiến lược tạo nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân của Trung Quốc.

Posted Image

Một chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc.

Các chuyên gia tin rằng tên lửa SLBM của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 8000 km. Điều này đồng nghĩa với việc 48 bang của nước Mỹ có thể nằm ngoài tầm với của tên lửa Trung Quốc phóng đi từ tàu ngầm trên Biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc đang tìm cách nới rộng tầm bắn của tên lửa SLBM để có thể đánh trúng nước Mỹ mà không phải điều tàu ngầm ra quá xa ngoài Thái Bình Dương. Ông Kawamura tin rằng Trung Quốc đang buộc phải áp dụng theo chiến thuật mà hải quân Liên Xô đã từng sử dụng trong Chiến tranh lạnh. Khi đó hải quân Liên Xô đã biến Biển Okhotsk thành một “pháo đài” cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình với một lực lượng tàu chiến và tàu ngầm đông đảo ở đó.

Trung Quốc hiện vẫn chưa đạt được công nghệ “tàng hình” cho tàu ngầm. Ngoài ra tàu ngầm của họ còn ồn hơn và dễ phát hiện hơn tàu ngầm của Liên Xô. Ông Kawamura nói: “Khi hoạt động, tàu ngầm của Trung Quốc phát ra tiếng động như khua chiêng gõ mõ.” Ông cho rằng tại thời điểm hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế vượt trội hơn hải quân Trung Quốc, đặc biệt là khả năng tác chiến chống tàu ngầm ưu việt của lực lượng này.

Tác chiến tàu ngầm có thể trở thành yếu tố mang tính quyết định trong chiến tranh trên biển hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ có 4 máy bay chống tàu ngầm, trong khi 77 chiếc máy bay săn ngầm P-3C của Nhật Bản vẫn thường xuyên tuần tra trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

“Trong tác chiến tàu ngầm hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có khả năng làm được những gì chúng tôi đã làm cách đây 30 năm (để chống lại tàu ngầm Liên Xô). Họ lạc hậu hơn chúng tôi 30 năm,” ông Kawamura tuyên bố.

Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động chiếc tàu sân bay Liêu Ninh đầu tiên, tuy nhiên ông Kawamura cho rằng phạm vi hoạt động của con tàu này sẽ bị hạn chế trong Biển Đông khi một cuộc chiến thực sự nổ ra vì các hạn chế về mặt kỹ thuật của nó.

Posted ImageTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đồng quan điểm với các nhà phân tích quân sự khác, ông Kawamura nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện chưa có công nghệ phóng để có thể trợ giúp những chiếc phản lực nặng cất cánh được từ tàu sân bay.

Tàu ngầm Trung Quốc hiện cũng quá ồn nên khó có thể bảo vệ được tàu sân bay. Ông Kawamura cho rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản, nếu tàu Liêu Ninh được điều đến biển Hoa Đông thì nó sẽ chỉ “làm mồi” cho tàu ngầm của Nhật Bản.

Hiện nay nếu Trung Quốc tấn công và chiếm giữ Senkaku, họ có thể chiếm đóng tạm thời được nhóm đảo này. Tuy nhiên việc chiếm đóng sẽ không kéo dài được lâu và cuối cùng Trung Quốc sẽ thất bại vì Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thể dễ dàng cắt đứt đường tiếp tế trên biển của lực lượng chiếm đóng.

Ông Kawamura nhận định: “Nếu Trung Quốc bình tĩnh phân tích khả năng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, tôi không cho rằng họ sẽ dùng đến vũ lực. Nhưng vẫn có thể có tình huống leo thang bất ngờ” dẫn tới xung đột quân sự trên vùng biển này. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể tìm cách sử dụng vũ lực tấn công Senkaku để làm chuyển hướng chú ý của người dân trong nước.

Kawamura kêu gọi chính phủ Nhật Bản xem xét sửa đổi luật để cho phép Lực lượng Phòng vệ Biển và Cảnh sát biển Nhật Bản có quyền nổ súng cảnh cáo đối với tàu nước ngoài đến gần những hòn đảo này. Nếu không, tàu công vụ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục quay lại Senkaku trong nhiều năm tới để thể hiện quyền kiểm soát hiệu quả của họ đối với vùng lãnh thổ này.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Bảo Thành (Nguồn: Japan Times)

Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân với tàu ngầm

Thứ Năm, 08/11/2012 - 14:52

Theo hãng tin Reuters, dự thảo báo cáo của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung ngày 7/11 cho biết trong vòng hai năm tới, Trung Quốc có thể sẽ triển khai vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm.

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn: ploughshares.org)

Từ đó sẽ bổ sung một khả năng mới vào kho vũ khí hạt nhân của nước này. Động thái này có thể dẫn tới các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Theo bản dự thảo của báo cáo năm 2012 sẽ được Ủy ban trên trình lên Quốc hội Mỹ, Trung Quốc là nước duy nhất trong số các quốc gia chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân mở rộng sức mạnh răn đe đến vậy.

Bản dự thảo cho rằng Bắc Kinh đang tiến sát tới việc "sở hữu bộ ba (răn đe) hạt nhân đáng tin cậy bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom hạt nhân thả từ máy bay".

Dự thảo cho biết từ nhiều thập kỷ qua, khả năng tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng giờ đây Bắc Kinh mới chủ trương thiết lập khả năng "răn đe chiến lược trên biển."

Việc triển khai khả năng trên vào kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể dẫn đến các hậu quả đáng kể tại Đông Á và xa hơn nữa, cũng như có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hiện Trung Quốc vẫn đứng ngoài các quy ước về hạn chế và kiểm soát vũ khí quan trọng như Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược (START) mới ký vào tháng 4/2010 và Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.

Lầu Năm Góc đã từ chối bình luận trực tiếp về bước đi hướng tới bộ ba răn đe hạt nhân của Trung Quốc./.

Theo Vietnam+

=============================

Hai bài viết này là những hình ảnh bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo cho "Canh bạc cuối cùng". Trung Quôc ngày nay có thể sắp đạt được sức mạnh như Liên Xô hồi chiến tranh lạnh với bộ ba răn đe hạt nhân. Đất nước này tan rã vào năm 1992. Nhưng điểm khác nhau là đối thủ của họ là Hoa Kỳ thì đang ở năm 2012.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Phước:

Suất ăn có dòi, hơn 2.000 công nhân bỏ việc

Sau khi phát hiện trong khẩu phần cơm trưa có dòi lúc nhúc, hàng ngàn công nhân đã phản ứng với công ty, nhưng không được giải quyết nên đã bỏ việc về nhà.

Trưa 8/11, tại Công ty TNHH Freewell (vốn 100% Đài Loan), chuyên sản xuất hàng may mặc, giày, tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú thuộc thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xảy ra vụ bỏ việc tập thể của hàng ngàn công nhân.

Posted Image

Công nhân bỏ việc ra về sau khi phát hiện suất cơm trưa có dòi

Theo nhiều công nhân cho biết, trong lúc ăn trưa, nhiều công nhân phát hiện trong suất ăn gồm thịt gà, thịt heo, lạp xưởng lúc nhúc dòi, bốc mùi hôi thối, ôi thiu nên đã phản ứng với phía công ty. Tuy nhiên nguyện vọng chính đáng này của công nhân không được phía công ty đáp ứng nên hơn 2.000 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ bữa cơm trưa, đồng thời tập trung trước công ty để phản đối việc cung cấp suất ăn kém chất lượng.

Posted Image

Công nhân Công ty TNHH Freewell đã vứt phiếu cơm trưa 8/11 vì suất ăn có dòi.

Anh N.C.H, công nhân tại công ty cho biết đây không phải là lần đầu tiên họ bị cho ăn suất ăn không đạt chất lượng vệ sinh thực phẩm. Trưa cùng ngày phóng viên đã liên hệ với Công ty Freewell để làm rõ việc hàng ngàn công nhân bỏ việc vì thức ăn có dòi nhưng không gặp được người có trách nhiệm.

Theo T. Tiến

Người Lao Động

=====================

Có thể coi như một hành vi đầu độc công nhân. Vì thức ăn có dòi không cần đến phương tiện khoa học tinh vi cũng nhận thấy, nhưng vẫn đưa họ ăn. Hay người Đài Loan miệt thị công nhân của họ chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama đã thay đổi bộ mặt nước Mỹ như thế nào?

9/11/2012 09:20

Cách đây 4 năm, Barack Obama hứa sẽ đoàn kết và hàn gắn một đất nước đang căng ra trước những chia rẽ và khác biệt. Ông cam kết điều đó bằng cụm từ: Thay đổi.

TIN BÀI KHÁC:

Xem quá khứ hiện về trên Quảng trường Đỏ

Chuyện hài hậu bầu cử Mỹ

Mỹ tiết lộ năng lực tàu ngầm của Trung Quốc

Posted Image

Liên minh của ông Obama tượng trưng cho tương lai của nước Mỹ: trẻ hơn, nâu hơn và tự do hơn. (Ảnh: Getty)

Bốn năm đã trôi qua và sự thay đổi thực tế đã đến với nước Mỹ, khi ông Obama vươn tới một chiến thắng trước đối thủ Mitt Romney ở vị trí dẫn đầu một liên minh tiến bộ mới gồm phụ nữ, các cộng đồng thiểu số và những người trẻ tuổi.

Trong tiến trình đó, ông Obama có thể đã mở ra một sự chuyển đổi một lần-trong-một thế hệ trên bức tranh chính trị Mỹ, làm thay đổi bộ mặt nước này.

Obama đã chiến thắng đối thủ với cách biệt gần 100 phiếu đại cử tri, nhưng số phiếu phổ thông thì chỉ nhỉnh hơn 1%. Đây là phép toán của một đất nước không thể nhất trí về những gì cần được làm - về nợ nần, về nhập cư, về giáo dục - nếu muốn tiếp tục cạnh tranh trên thế giới.

Nhưng sự ngược đời của cuộc bầu cử Mỹ năm 2012 là mặc dù giành được đa số phiếu, liên minh tự do cởi mở của ông Obama có thể đã nhận một vòng vây vĩnh viễn trên bản đồ chính trị Mỹ.

Và với sự hăng hái nhiệt thành của mình, họ đã để lại nửa đất nước bị kẹt bên ngoài cửa.

Nghiên cứu một bản đồ bầu cử ngày thứ Ba về mặt địa lý - với 2 đảng được tô màu đỏ và xanh - thì rõ ràng bên ngoài những thành phố và bờ biển của đất nước rộng lớn này, Mỹ vẫn có một trái tim bảo thủ.

Trái tim đó sẽ cảm thấy tức giận và chán nản bởi sự thất bại này. Trong chiến thắng, ông Obama cố gắng tỏ ra cao thượng, nhưng ngay khi ông nêu ra một cái nhìn mới về một chính thể đầy đủ, ông buộc những người thua cuộc phải thừa nhận thất bại.

"Không quan trọng bạn là da màu hay da trắng, người gốc Latinh hay châu Á, hoặc người Mỹ bản địa, dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, có năng lực hay tàn tật, đồng tính hay không - bạn có thể thực hiện điều đó ở đây, nếu bạn sẵn sàng cố gắng", ông nói.

Dù chủ tâm hay không thì dường như chỉ có rất ít chỗ trống trong danh sách dài dằng dặc đó cho những người Mỹ sùng đạo chăm chỉ, bình thường - nhiều người da trắng, nhiều người sống ở các khu vực nông thôn - những người vẫn tạo ra một phần rộng lớn của đất nước nhưng đang bị che khuất bởi hiện thực nhân khẩu học mới.

Đó là một hiện thực được sinh ra bởi các thực tế: các cử tri gốc Latinh (Hispanic) chiếm 10% phiếu đại cử tri. Ông Obama giành được 7 trong 10 phiếu của họ. Tổng thống cũng giành được 93% số phiếu phổ thông của người da màu, và hơn 70% của cử tri châu Á. Ông dẫn cách biệt 12 điểm so với Romney ở khối cử tri nữ.

Trong số những cử tri trẻ tuổi, ông giành được 2/3 sự ủng hộ của những người tuổi đời từ 18 đến 29. Họ chiếm gần 1/5 số phiếu đại cử tri.

Lần đầu tiên trong năm ngoái ở Mỹ, nhiều trẻ em được sinh ra trong gia đình có bố mẹ da màu hơn là trong gia đình da trắng, một xu hướng giải thích tại sao đảng Cộng hòa không thể bỏ qua các cử tri gốc Mỹ Latinh, mặc dù chiến dịch này - với mọi sự phản đối dồn vào người nhập cư - có vẻ nhất quyết xa rời họ.

Sự thay đổi chứng kiến ông Obama nắm giữ các bang cũ ở phía nam như Virginia, nơi ông đã chiến thắng vào năm 2008 dựa trên một làn sóng ủng hộ mà một số người cho là may mắn.

Nhưng người Mỹ gốc Phi và các sinh viên đã tập hợp theo các nhóm đông để giành bang này lần nữa, rõ ràng cuộc đua đã báo trước một nét vẽ mới, cố định hơn, về bản đồ chính trị. Liên minh của ông Obama tượng trưng cho một tương lai nước Mỹ: trẻ hơn, nâu hơn và tự do hơn.

Mức độ thất bại của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử ngày 6/11 báo trước một thực tế bầu cử mới. Hướng tới năm 2016, phân tích của Washington Post cho thấy đó chính là bản chất của sự thay đổi nhân khẩu học chống lại phe Cộng hòa nên số lượng tối đa lá phiếu đại cử tri mà đảng có thể giành được chỉ ở mức 292.

Đó là một số dư, hơn 270 phiếu cần thiết để chiến thắng, nhưng nó báo nguy cho đảng này và khích lệ họ chọn một nghị trình tổng hợp hơn, nếu không thì sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều năm nữa không còn ảnh hưởng bầu cử.

Liệu có vượt qua được hay không sẽ phụ thuộc vào cách phe Cộng hòa chứng tỏ khả năng thiên bẩm về tài tái tạo vốn luôn là động lực của nước Mỹ. Khả năng đó sẽ được thử thách trong 4 năm tới, nhưng một cơ hội vẫn nằm ở phía trước.

Nếu không, thất bại cay đắng này sẽ buộc phe Cộng hòa phải suy nghĩ lại, họ phải nhìn nhận rằng liên minh thời Reagan của những người bảo thủ về tài khóa và những người Tin lành theo Phúc âm không còn đứng vững nữa. Họ đã thua 5 trong số 6 cuộc bầu cử phiếu phổ thông. Họ phải quyết định mở rộng sự ủng hộ và - tái tham gia vào khối dân số Latino ở Texas, Florida và Arizona nếu không muốn đối mặt với sự quên lãng.

Quả là thất vọng khi nghĩ rằng 82% những cư dân da màu ở Mỹ bầu cho một đảng chính trị, bất chấp tuổi tác, địa vị kinh tế và quan điểm xã hội.

Vào thời điểm mà Mỹ lựa chọn thượng nghị sĩ đồng tính công khai đầu tiên, Tammy Baldwin từ Wisconsin - và khi các cuộc thăm dò cho thấy một nửa người Mỹ tin rằng những người đồng tính luyến ái cả nam lẫn nữ đều xứng đáng được yêu bạn tình của mình với cùng quyền lợi như những cặp đôi bình thường, đó là lúc cần phải nghĩ lại về các giới hạn của lòng khoan dung.

Khi ông Obama giành được phiếu bầu của những người phụ nữ chưa chồng với cách biệt 38 điểm, điều đó nói lên một thất bại thảm hại của Đảng Cộng hòa trong việc kiểm soát một nhóm nhỏ những người lớn tiếng cực đoan về những gì được coi là chấp nhận được với đa số người Mỹ.

Nhưng cần thiết có thể là mẹ của sáng tạo. Điều này có thể khiến phe Cộng hòa phải đối mặt với hồi kết của họ.

Một điểm khởi đầu cho thay đổi có thể là nhập cư. Mỹ, một đất nước do những người nhập cư thành lập, lại đang gấp rút cần sửa đổi một chính sách nhập cư loại bỏ nhân tài một cách cẩu thả khiến họ đang tìm đến các đích khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nam Mỹ.

Ai cũng biết điều này cần được thực hiện, nhưng Quốc hội đã bế tắc về bất kỳ một thỏa thuận nào, khi cả hai đảng đều khư khư bám giữ những tín điều bầu cử trong hai năm qua. Giờ đây, một cửa sổ cho sự thay đổi đã mở ra. Nó có thể cũng để ngỏ cho đảm bảo một thỏa thuận nhằm giảm bớt nợ nần của nước Mỹ và đặt đúng chỗ các chính sách môi trường thích hợp với tinh thần "có thể làm" của một nước đã đưa con người lên Mặt Trăng và một màn hình tivi ở mọi nhà để xem ông bước đi trên đó.

Niềm hy vọng còn là những người Cộng hòa ở Quốc hội, giờ đây đã thất bại trong mục tiêu ngăn Obama tái cử, sẽ đối diện với thực tế và làm những gì họ được cử tới Washington để làm - thông qua lập pháp, xây dựng các thỏa hiệp và đặt nước Mỹ vào đúng đường ray tài khóa đủ năng lực.

Bên cạnh đó là hy vọng các liên minh và lợi ích mong muốn ở phe Tả chấp nhận rằng kho bạc Mỹ không phải là không có đáy. Và rằng ông Obama có dũng khí để nói với họ như vậy.

Vì lợi ích của Mỹ, một thỏa thuận đang chờ được thực hiện.

Thanh Hảo (Theo Telegraph)

=======================

Sự thống nhất của một đất nước được thể hiện ở luật pháp và các quy chế nhất quán của nó. Nói theo cách nói phổ biến ở Việt Nam là "Công bằng, dân chủ và văn minh". Chứ đâu phải ở số người ủng hộ hay phản đối ông Obama. Nền kinh tế Mỹ có thể thăng trầm, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ có thể tăng lên. Ông Obama có thể bị mất chức. Nhưng chẳng có cơ sở nào để xác định sự phân hóa, chia rẽ của nước Mỹ cả. Ít nhất trong lúc này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không bảo vệ được người tố cáo, không ai dám “tố” tham nhũng

09/11/2012 3:55

Hôm nay, QH thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Nhưng cơ chế nào để tiếp nhận và bảo vệ người chống tham nhũng vẫn còn bỏ ngỏ.

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên bên hành lang kỳ họp QH sáng qua, 8.11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh “muốn chống tham nhũng mà lại không bảo vệ được người tố cáo thì việc chống tham nhũng sẽ bị hạn chế rất nhiều, vì người ta sợ, sẽ không dám tố cáo”.

Vai trò của người dân trong PCTN rất quan trọng và cần thiết, nhưng do chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ được người dũng cảm tố cáo tiêu cực nên chưa phát huy được sức mạnh của dân trong đấu tranh PCTN. Phải khắc phục tình trạng này thế nào, thưa ông?

Theo tôi, để bảo vệ được người tố cáo các hành vi tiêu cực, tham nhũng, mình phải có cơ chế thật sự có hiệu quả và có hiệu lực trên thực tế, chứ còn nói về mặt nguyên tắc, muốn chống tham nhũng mà lại không bảo vệ được người tố cáo thì việc chống tham nhũng sẽ bị hạn chế rất nhiều là vì người ta sợ, sẽ không dám tố cáo. Vậy nên giờ luật PCTN sửa đổi phải làm sao tìm ra được những cơ chế thực sự có hiệu lực để người tố cáo hoàn toàn yên tâm là họ được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó cũng phải có điều khoản ngăn ngừa, xử lý người tố cáo sai sự thật, cả hai việc này phải làm cho tốt mới được.

Trên thực tế thì người bị tố cáo tiêu cực, tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn cho nên đối tượng đứng ra tố cáo hay cấp dưới người bị tố cáo dù có tiếp nhận thông tin tố cáo cũng sẽ rất khó mà đưa vấn đề ra ánh sáng, chưa nói đến việc người tiếp nhận có thể móc ngoặc với người bị tố cáo để phi tang sự việc, trù úm người tố cáo.

Thông thường, suy nghĩ một cách trực tiếp thì lợi thế đôi khi không thuộc về người tố cáo vì người bị tố cáo có thể do có quyền lực, do những mối quan hệ xã hội sẽ có nhiều khả năng ngăn chặn hơn người tố cáo, phanh phui việc ấy ra. Để xử lý, xét xử được một đối tượng tham nhũng nào phải do nhiều cơ quan cùng phối hợp với nhau điều tra, làm rõ nên không thể nói một người nào đó hoặc một khâu nào đó có thể làm được toàn bộ công việc liên quan đến thẩm định, điều tra xem xét tố cáo đó đúng hay không.

Bảo Cầm (thực hiện)

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (2)

NGUYỄN VĂN KHIÊM

Tại sao không phòng và bài trừ tham nhũng, mà chỉ chống tham nhũng?

cần phải làm ngay

Tố cáo, phản ánh, kiến nghị trước những sai phạm, tham nhũng là một hành động, một phản ứng, một trạng thái bình thường của một con người sống trong một đất nước có pháp quyền, vì thế hãy nuôi dưỡng, bảo vệ và phát huy nó thành nếp sống văn hóa cần thiết và chúng ta cần phải làm ngay.

======================

NGUYỄN VĂN KHIÊM

Tại sao không phòng và bài trừ tham nhũng, mà chỉ chống tham nhũng?

cần phải làm ngay

Tố cáo, phản ánh, kiến nghị trước những sai phạm, tham nhũng là một hành động, một phản ứng, một trạng thái bình thường của một con người sống trong một đất nước có pháp quyền, vì thế hãy nuôi dưỡng, bảo vệ và phát huy nó thành nếp sống văn hóa cần thiết và chúng ta cần phải làm ngay.

Tưởng làm từ lâu rồi chứ nhỉ? Cách đây 40 năm đã có nghị quyết 228 chống tham nhũng rồi mà!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chống tham nhũng chẳng khó gì!

Vấn đề là đại đa số những người cầm cân nảy mực bậc dưới và bậc trung không muốn chống vì đó là nguồn sống chủ yếu của họ? Những người cầm cân nẩy mực bậc cao phải thỏa thiệp thì mới có người làm việc và mang lại lợi ích cho mình!!! Những lý tưởng, đạo đức cao đẹp thì họ đã quên lâu rồi! Người muốn chống thì không có đủ lực lượng, cơ chế.

Cái cơ chế sản xuất này tất yếu sinh ra tình trạng tham nhũng, cũng như cây nào ta quả ấy thôi!

Muốn chống tham nhũng phải có những thay đổi về chất, chứ cải cách sửa chữa vớ vẩn không ăn thua!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo dục khai phóng- đâu phải nói cho "sang"

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình

Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước

Ở phương diện này, GD khai phóng phải làm sao trả cái đầu lại cho cái đầu của con người.

Thời gian qua, có rất nhiều nhân sĩ, trí thức tâm huyết trên cả nước cho rằng, trước khi đi vào những vấn đề cụ thể nhất của công cuộc "đổi mới toàn diện nền giáo dục" sắp tới đây, thì việc xác định một "triết lý GD" mang tính định hướng chung là vấn đề quan trọng và cần thiết. Bởi nền GD của chúng ta hiện nay đang bị "lạc đường".

Còn nhiều kiểu tư duy cũ kỹ, sáo mòn

Đồng tình với quan điểm này, tuy nhiên, với góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng trong khi bàn về vấn đề này chúng ta phải hết sức tránh những cách nói chung chung hay nói cho kêu, nói cho... sang, làm cho vấn đề đang bàn bạc chẳng đi đến đâu lại thêm phần rối rắm.

Mới đây trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 18/10, có đăng bài viết của Tiến sĩ Ngô Minh Oanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu GD Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhan đề Phải xác định "chuẩn con người Việt Nam. Trong bài viết này, mặc dù trước đó tác giả yêu cầu phải "cụ thể hóa quan điểm" về "triết lý GD", tuy nhiên ý kiến bàn luận thì lại rất chung chung. Khi TS cho rằng "triết lý GD" là phải làm sao xác định được "chuẩn con người VN thế kỷ 21" với ý nghĩa là những con người "vừa truyền thống vừa hiện đại"...

Tác giả viết: Hiện nay chúng ta đang ở trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, chuẩn bị cơ sở vật chất cho CNXH bằng việc "hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, chúng ta còn phải "vừa phát huy nội lực vừa hội nhập quốc tế". Vì thế triết lý GD mà chúng ta hướng tới thiết nghĩ cần phải giải quyết những vấn đề sau đây:

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thế kỷ 21, ngành GD - ĐT có nhiệm vụ đáp ứng nguồn lực con người. Để làm tốt nhiệm vụ trọng đại đó, chúng ta phải xác định được "chuẩn con người VN thế kỷ 21" với những định hướng giá trị phù hợp.

Đấy là con người vừa truyền thống vừa hiện đại; vừa có những phẩm chất đặc trưng của con người VN như yêu nước, cần cù, nhân ái... vừa có những phẩm chất của "công dân quốc tế" - con người hiện đại như trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp cao, có lối sống, tác phong công nghiệp, có khả năng hội nhập quốc tế..." (Báo Tuổi trẻ ngày 18/10/2012)

Dù tôn trọng quyền phát biểu của TS Ngô Minh Oanh nhưng tôi cho rằng những cách nói như thế này mang dáng dấp của lối tư duy quá cũ kỹ, có gì đó rất sáo mòn. Na ná như bài phát biểu của những người vốn quen chỉ đạo thuộc cấp trong những dịp hội nghị hay lễ lạt mà người ta phải nghe quá nhiều lần đến mức nhàm chán.

Posted Image

Việc xác định một "triết lý GD" mang tính định hướng chung là vấn đề quan trọng và cần thiết. Ảnh minh họa

Vì nói như thế thì ai nói mà không được? Hơn nữa, nói như thế vô tình lại rơi vào quan niệm, cách nghĩ trừu tượng hóa về con người trong khi yêu cầu và nhiệm vụ của nền GD là phải làm sao tạo ra những con người cụ thể với những phẩm chất đạo đức, tri thức thật cụ thể. Con người bằng những suy nghĩ và hành động của mình góp phần xây dựng và phát triển đất nước một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Chứ không phải con người chỉ để minh họa cho một "chủ trương" trên giấy nào đó, hay để trưng bày trong lồng kính, để ngắm cho... vui.

Cho nên, người viết bài thấy đồng cảm với cái nhìn của GS Hoàng Tụy. Đó là, phải từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nghĩ về GD đã quen thuộc một thời, can đảm tiến lên thực hiện một nền GD khai phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay. Dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời... (Báo Tuổi trẻ ngày 19/10).

Nhân đây cũng xin mạo muội góp thêm lời bàn về vấn đề "khai phóng" trên cơ sở quan niệm của GS Hoàng Tụy về "triết lý GD".

Theo tôi, GD khai phóng trước hết phải làm sao giải phóng được cái sức ỳ, sự trì trệ trong tư duy, trong nhận thức của mỗi cá nhân. Giáo dục khai phóng trước hết giúp mỗi cá nhân nhận ra cái chân giá trị của bản thân mình, nhận ra chính mình với một tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm cao nhất. Nói cách khác, đó chính là năng lực tự nhận thức, tự ý thức về bản thân - một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên để mỗi cá nhân tự hoàn thiện nhân cách của chính mình.

Một xã hội mà mỗi cá nhân không có năng lực để nhận biết mình là một xã hội đang tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Một em học sinh sau 12 năm trên mái trường phổ thông cộng thêm bốn năm trên giảng đường ĐH nhưng không biết sẽ làm gì với những kiến thức đã học. Hay rộng hơn nữa trong cuộc sống, một người không biết năng lực của mình tỉ lệ nghịch với "cái ghế" đang ngồi (chúng ta hay gọi là ngồi "nhầm ghế")... thì sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến những bi kịch cho xã hội.

Và như thế, có thể thấy triết lý khai phóng trong GD sẽ giúp chúng ta cùng lúc giải quyết rất nhiều vấn đề. Bởi lẽ, muốn có sản phẩm GD theo tinh thần khai phóng (như đã phân tích) đương nhiên chúng ta phải xây dựng một đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp đào tạo phải có tinh thần khai phóng.

Mà muốn có đội ngũ giáo viên có tinh thần khai phóng nhất định phải có đội ngũ quản lý điều hành nền GD có tinh thần khai phóng. Và như thế tất cả mọi vấn đề của công cuộc đổi mới toàn diện nền GD đều phải bắt đầu từ vấn đề con người; phải đổi mới từ yếu tố con người.

"Trả cái đầu lại cho... cái đầu"

Thiết nghĩ cũng cần nói thêm, tất cả mọi vấn đề về triết lý GD nhất định phải xuất phát từ thực tế về đặc thù thể chế chính trị cũng như tình hình xã hội của đất nước ta hiện nay với một cái nhìn trung thực và thẳng thắn. Đặc biệt, cần tôn trọng những giá trị làm nên đặc trưng truyền thống văn hóa dân tộc.

Đó là về "vĩ mô", còn về "vi mô" thì triết lý GD trong lần đổi mới toàn diện này nhất định phải hướng đến giải quyết một cách triệt để những tồn tại, trì trệ của nền GD hiện nay, mà cụ thể là những vấn đề liên quan trực tiếp đến con người Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa.

Xuất phát từ yêu cầu trên, người viết mạn phép tóm gọn hai mục tiêu cơ bản trong quan niệm về triết lý GD với tinh thần khai phóng như sau:

Một là, về đạo đức, nhân cách: Hướng đến việc xây dựng con người trung thực, tự trọng và có tinh thần trách nhiệm. Trước hết là đối với bản thân mỗi người sau nữa là với cộng đồng, xã hội, đất nước. Nói chung, đó là con người có cái tâm hướng về những điều thiện, con người lương thiện.

Hai là, về tư duy: Hướng đến việc xây dựng con người có tư duy tích cực, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và nhất là phải biết "đối thoại", sẵn sàng "đối thoại" trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt để tìm ra chân lý. Tóm lại, ở phương diện này, GD khai phóng phải làm sao trả cái đầu lại cho cái đầu của con người (lời GS Cao Huy Thuần).

Vì sao GD khai phóng phải hướng đến hai mục tiêu này? Nói một cách dễ hiểu, vì đây là hai vấn đề căn bản nhất của bất kỳ nền GD hiện đại, tiến bộ và dân chủ nào. Nhưng tiếc thay nó lại chính là cái thiếu trầm trọng nhất của nền GD ta hiện nay. Nói cách khác đó là sự "lạc đường" của nền GD. Sự lạc đường này là nguyên nhân sâu xa gây nên những tệ nạn, những hệ lụy khôn lường cho xã hội và đất nước thời gian qua.

Trước hết, có thể thấy, xã hội ta ngày nay đang gần như hoàn toàn mất khả năng "đề kháng" trước sự xâm nhập và lây lan của căn bệnh giả dối.

Từ đó mà dẫn đến cái gọi là "không có tinh thần trách nhiệm" (trước hết là đối với bản thân mình sau nữa là với cộng đồng, xã hội). Nếu con người trung thực, có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm sẽ không có sự tồn tại của cái gọi là "xin - cho" trong điều hành quản lý nhiều vấn đề của xã hội.

Sẽ không có chuyện những ông, bà GS, TS miệng rao giảng đạo đức còn tay thì nhận phong bì để thông qua luận án cho học viên. Sẽ không có chuyện chạy điểm, chạy trường, chạy việc hay trầm trọng hơn là chạy chức, chạy quyền đang ngày một phổ biến...

Nếu con người sống trung thực, có lòng tự trọng và có tinh thần trách nhiệm sẽ không có chuyện cầu, đường vừa mới thông xe đã hư hỏng, đã xuất hiện "hố tử thần". Không có chuyện những dự án mang tầm quốc gia nhưng chưa kịp hoàn thành thì kinh phí đã bị thất thoát, bị chia năm xẻ bảy. Hay thậm chí bị thiệt hại, bị thua lỗ, bị phá sản nhưng rồi chẳng thấy cá nhân nào cản đảm đứng ra nhận trách nhiệm.

Từ góc nhìn văn hóa và GD, sự thiếu trung thực, thiếu tự trọng và không có tinh thần trách nhiệm trên của con người phần nhiều do họ không được trang bị những yêu cầu căn bản nhất về giá trị làm người.

Trong GD và trong cuộc sống, họ không có thói quen tư duy độc lập; không có thói quen "đối thoại" mà chỉ biết an phận để chấp nhận "làm một cái máy" để người khác sai khiến và tùy tiện sử dụng. Con người lúc này tuy cái bản năng mang tính sinh học (ăn, uống, sinh con duy trì nòi giống...) thì vẫn còn, nhưng bản năng mang tính xã hội (biết suy nghĩ, tư duy, biết "đối thoại"...) thì gần như bị hạn chế lâu dần trở thành một thói quen cam chịu, an phận thủ thường.

Tất cả những vấn đề trên, sâu xa đều có nguyên nhân từ nền GD giáo điều mang tính "áp đặt, một chiều" mà ra. Đó cũng là lý do mà GD cần phải hướng đến sự khai phóng, để nhằm cụ thể hóa hai mục tiêu cơ bản ấy. Và đó mới là nền GD thực sự hướng đến những giá trị nhân văn, nhân bản của con người. Mới là nền GD chân chính giúp cho con người thực sự người hơn (thơ Xuân Quỳnh).

=========================

Nhiều chữ, hào nhoáng. Nhưng rất tiếc nó lại không có nội dung.

Tôi sẽ tiếp tục ch những cải cách giáo dục với những ý kiến thông thái của tất cả những người được coi là thông minh và trí thức. Cho đến khi có một ai đó chợt nói ra rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý trong tất cả các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Tôi chđiều này lâu rồi, khi ông Nguyễn Thiên Nhân mới lên làm Btrưởng.

Muốn có học sinh giỏi toán, nhưng nó lại được học rằng: "Lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chia cho 18 đời vua thì mỗi vị tồn tại trung bình 150 năm" - thì quí vị muốn có một nền giáo dục tiên tiến cũng chỉ như giấc mơ thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama đã thay đổi bộ mặt nước Mỹ như thế nào?

9/11/2012 09:20

Cách đây 4 năm, Barack Obama hứa sẽ đoàn kết và hàn gắn một đất nước đang căng ra trước những chia rẽ và khác biệt. Ông cam kết điều đó bằng cụm từ: Thay đổi.

TIN BÀI KHÁC:

Xem quá khứ hiện về trên Quảng trường Đỏ

Chuyện hài hậu bầu cử Mỹ

Mỹ tiết lộ năng lực tàu ngầm của Trung Quốc

Posted Image

Liên minh của ông Obama tượng trưng cho tương lai của nước Mỹ: trẻ hơn, nâu hơn và tự do hơn. (Ảnh: Getty)

Bốn năm đã trôi qua và sự thay đổi thực tế đã đến với nước Mỹ, khi ông Obama vươn tới một chiến thắng trước đối thủ Mitt Romney ở vị trí dẫn đầu một liên minh tiến bộ mới gồm phụ nữ, các cộng đồng thiểu số và những người trẻ tuổi.

Trong tiến trình đó, ông Obama có thể đã mở ra một sự chuyển đổi một lần-trong-một thế hệ trên bức tranh chính trị Mỹ, làm thay đổi bộ mặt nước này.

Obama đã chiến thắng đối thủ với cách biệt gần 100 phiếu đại cử tri, nhưng số phiếu phổ thông thì chỉ nhỉnh hơn 1%. Đây là phép toán của một đất nước không thể nhất trí về những gì cần được làm - về nợ nần, về nhập cư, về giáo dục - nếu muốn tiếp tục cạnh tranh trên thế giới.

Nhưng sự ngược đời của cuộc bầu cử Mỹ năm 2012 là mặc dù giành được đa số phiếu, liên minh tự do cởi mở của ông Obama có thể đã nhận một vòng vây vĩnh viễn trên bản đồ chính trị Mỹ.

Và với sự hăng hái nhiệt thành của mình, họ đã để lại nửa đất nước bị kẹt bên ngoài cửa.

Nghiên cứu một bản đồ bầu cử ngày thứ Ba về mặt địa lý - với 2 đảng được tô màu đỏ và xanh - thì rõ ràng bên ngoài những thành phố và bờ biển của đất nước rộng lớn này, Mỹ vẫn có một trái tim bảo thủ.

Trái tim đó sẽ cảm thấy tức giận và chán nản bởi sự thất bại này. Trong chiến thắng, ông Obama cố gắng tỏ ra cao thượng, nhưng ngay khi ông nêu ra một cái nhìn mới về một chính thể đầy đủ, ông buộc những người thua cuộc phải thừa nhận thất bại.

"Không quan trọng bạn là da màu hay da trắng, người gốc Latinh hay châu Á, hoặc người Mỹ bản địa, dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo, có năng lực hay tàn tật, đồng tính hay không - bạn có thể thực hiện điều đó ở đây, nếu bạn sẵn sàng cố gắng", ông nói.

Dù chủ tâm hay không thì dường như chỉ có rất ít chỗ trống trong danh sách dài dằng dặc đó cho những người Mỹ sùng đạo chăm chỉ, bình thường - nhiều người da trắng, nhiều người sống ở các khu vực nông thôn - những người vẫn tạo ra một phần rộng lớn của đất nước nhưng đang bị che khuất bởi hiện thực nhân khẩu học mới.

Đó là một hiện thực được sinh ra bởi các thực tế: các cử tri gốc Latinh (Hispanic) chiếm 10% phiếu đại cử tri. Ông Obama giành được 7 trong 10 phiếu của họ. Tổng thống cũng giành được 93% số phiếu phổ thông của người da màu, và hơn 70% của cử tri châu Á. Ông dẫn cách biệt 12 điểm so với Romney ở khối cử tri nữ.

Trong số những cử tri trẻ tuổi, ông giành được 2/3 sự ủng hộ của những người tuổi đời từ 18 đến 29. Họ chiếm gần 1/5 số phiếu đại cử tri.

Lần đầu tiên trong năm ngoái ở Mỹ, nhiều trẻ em được sinh ra trong gia đình có bố mẹ da màu hơn là trong gia đình da trắng, một xu hướng giải thích tại sao đảng Cộng hòa không thể bỏ qua các cử tri gốc Mỹ Latinh, mặc dù chiến dịch này - với mọi sự phản đối dồn vào người nhập cư - có vẻ nhất quyết xa rời họ.

Sự thay đổi chứng kiến ông Obama nắm giữ các bang cũ ở phía nam như Virginia, nơi ông đã chiến thắng vào năm 2008 dựa trên một làn sóng ủng hộ mà một số người cho là may mắn.

Nhưng người Mỹ gốc Phi và các sinh viên đã tập hợp theo các nhóm đông để giành bang này lần nữa, rõ ràng cuộc đua đã báo trước một nét vẽ mới, cố định hơn, về bản đồ chính trị. Liên minh của ông Obama tượng trưng cho một tương lai nước Mỹ: trẻ hơn, nâu hơn và tự do hơn.

Mức độ thất bại của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử ngày 6/11 báo trước một thực tế bầu cử mới. Hướng tới năm 2016, phân tích của Washington Post cho thấy đó chính là bản chất của sự thay đổi nhân khẩu học chống lại phe Cộng hòa nên số lượng tối đa lá phiếu đại cử tri mà đảng có thể giành được chỉ ở mức 292.

Đó là một số dư, hơn 270 phiếu cần thiết để chiến thắng, nhưng nó báo nguy cho đảng này và khích lệ họ chọn một nghị trình tổng hợp hơn, nếu không thì sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều năm nữa không còn ảnh hưởng bầu cử.

Liệu có vượt qua được hay không sẽ phụ thuộc vào cách phe Cộng hòa chứng tỏ khả năng thiên bẩm về tài tái tạo vốn luôn là động lực của nước Mỹ. Khả năng đó sẽ được thử thách trong 4 năm tới, nhưng một cơ hội vẫn nằm ở phía trước.

Nếu không, thất bại cay đắng này sẽ buộc phe Cộng hòa phải suy nghĩ lại, họ phải nhìn nhận rằng liên minh thời Reagan của những người bảo thủ về tài khóa và những người Tin lành theo Phúc âm không còn đứng vững nữa. Họ đã thua 5 trong số 6 cuộc bầu cử phiếu phổ thông. Họ phải quyết định mở rộng sự ủng hộ và - tái tham gia vào khối dân số Latino ở Texas, Florida và Arizona nếu không muốn đối mặt với sự quên lãng.

Quả là thất vọng khi nghĩ rằng 82% những cư dân da màu ở Mỹ bầu cho một đảng chính trị, bất chấp tuổi tác, địa vị kinh tế và quan điểm xã hội.

Vào thời điểm mà Mỹ lựa chọn thượng nghị sĩ đồng tính công khai đầu tiên, Tammy Baldwin từ Wisconsin - và khi các cuộc thăm dò cho thấy một nửa người Mỹ tin rằng những người đồng tính luyến ái cả nam lẫn nữ đều xứng đáng được yêu bạn tình của mình với cùng quyền lợi như những cặp đôi bình thường, đó là lúc cần phải nghĩ lại về các giới hạn của lòng khoan dung.

Khi ông Obama giành được phiếu bầu của những người phụ nữ chưa chồng với cách biệt 38 điểm, điều đó nói lên một thất bại thảm hại của Đảng Cộng hòa trong việc kiểm soát một nhóm nhỏ những người lớn tiếng cực đoan về những gì được coi là chấp nhận được với đa số người Mỹ.

Nhưng cần thiết có thể là mẹ của sáng tạo. Điều này có thể khiến phe Cộng hòa phải đối mặt với hồi kết của họ.

Một điểm khởi đầu cho thay đổi có thể là nhập cư. Mỹ, một đất nước do những người nhập cư thành lập, lại đang gấp rút cần sửa đổi một chính sách nhập cư loại bỏ nhân tài một cách cẩu thả khiến họ đang tìm đến các đích khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nam Mỹ.

Ai cũng biết điều này cần được thực hiện, nhưng Quốc hội đã bế tắc về bất kỳ một thỏa thuận nào, khi cả hai đảng đều khư khư bám giữ những tín điều bầu cử trong hai năm qua. Giờ đây, một cửa sổ cho sự thay đổi đã mở ra. Nó có thể cũng để ngỏ cho đảm bảo một thỏa thuận nhằm giảm bớt nợ nần của nước Mỹ và đặt đúng chỗ các chính sách môi trường thích hợp với tinh thần "có thể làm" của một nước đã đưa con người lên Mặt Trăng và một màn hình tivi ở mọi nhà để xem ông bước đi trên đó.

Niềm hy vọng còn là những người Cộng hòa ở Quốc hội, giờ đây đã thất bại trong mục tiêu ngăn Obama tái cử, sẽ đối diện với thực tế và làm những gì họ được cử tới Washington để làm - thông qua lập pháp, xây dựng các thỏa hiệp và đặt nước Mỹ vào đúng đường ray tài khóa đủ năng lực.

Bên cạnh đó là hy vọng các liên minh và lợi ích mong muốn ở phe Tả chấp nhận rằng kho bạc Mỹ không phải là không có đáy. Và rằng ông Obama có dũng khí để nói với họ như vậy.

Vì lợi ích của Mỹ, một thỏa thuận đang chờ được thực hiện.

Thanh Hảo (Theo Telegraph)

=======================

Sự thống nhất của một đất nước được thể hiện ở luật pháp và các quy chế nhất quán của nó. Nói theo cách nói phổ biến ở Việt Nam là "Công bằng, dân chủ và văn minh". Chứ đâu phải ở số người ủng hộ hay phản đối ông Obama. Nền kinh tế Mỹ có thể thăng trầm, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ có thể tăng lên. Ông Obama có thể bị mất chức. Nhưng chẳng có cơ sở nào để xác định sự phân hóa, chia rẽ của nước Mỹ cả. Ít nhất trong lúc này.

Chí lí bác! Báo chí Việt Nam thường ảo tưởng, thấy người ta tranh luận bới móc nhau thì nói họ chia rẽ, hãy xem lại hồi 2008 ông Obama và bà Hillary khi còn ứng viên cho đảng dân chủ lúc tranh luận đã bới móc nhau thế nào, vậy mà sau đó người lên làm tổng thống vẫn đâu quên cái tài của người từng là đối thủ của mình. Nên nhớ chức danh tổng thống chỉ là cái ngọn nảy lên thôi, phần chìm to lớn bên dưới chính là nền tảng luật pháp và cơ chế chính trị của Mỹ. Tất nhiên không có cái gốc đó thì làm gì có cái ngọn Obama.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sẽ tiếp tục ch những cải cách giáo dục với những ý kiến thông thái của tất cả những người được coi là thông minh và trí thức. Cho đến khi có một ai đó chợt nói ra rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý trong tất cả các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Tôi chđiều này lâu rồi, khi ông Nguyễn Thiên Nhân mới lên làm Btrưởng.

Muốn có học sinh giỏi toán, nhưng nó lại được học rằng: "Lấy 2622 năm trị vì của thời Hùng Vương chia cho 18 đời vua thì mỗi vị tồn tại trung bình 150 năm" - thì quí vị muốn có một nền giáo dục tiên tiến cũng chỉ như giấc mơ thôi.

Gần đây tôi cũng thấy ý kiến của GS Nguyễn Khắc Thuần có nói đến việc cần thiết thúc đẩy đào tạo về cổ học Việt Nam như một chiến lược "cách mạng triệt để về giáo dục", và như vậy có thể tới đây Việt sử thời Hùng Vương sẽ được chú ý và nghiên cứu kỹ hơn.

"Thứ nhất là khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo văn tự cổ. Thứ hai là sau khi nắm vững các văn tự cổ, phải đầu tư thật nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để nghiên cứu về hệ thống những giá trị phong phú của nền cổ học.Thứ ba là về phía Nhà nước, có lẽ đã đến lúc phải cấp thiết ban hành những chủ trương mang tính chiến lược lâu dài, vừa bảo vệ giá trị của cổ học, vừa khích lệ những nhà nghiên cứu cổ học VN.

Muốn trả lời câu hỏi vì sao người Việt đã ngoạn mục thoát ra khỏi quá trình Hán hóa để có thể hiên ngang trở thành một ngoại lệ độc đáo của Bách Việt, tồn tại độc lập và khéo léo chuyển tải ý chí độc lập đó cho muôn đời con cháu, không còn có cách nào khác hơn việc nỗ lực nghiên cứu cổ học. Nếu các triều đại trước cũng lơ là, chắc chắn chúng ta sẽ không có một nước VN như hôm nay"

http://laodong.com.vn/Van-hoa/Nghien-cuu-co-hoc-de-hieu-mot-Viet-Nam-doc-lap/90800.bld

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây tôi cũng thấy ý kiến của GS Nguyễn Khắc Thuần có nói đến việc cần thiết thúc đẩy đào tạo về cổ học Việt Nam như một chiến lược "cách mạng triệt để về giáo dục", và như vậy có thể tới đây Việt sử thời Hùng Vương sẽ được chú ý và nghiên cứu kỹ hơn.

"Thứ nhất là khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo văn tự cổ. Thứ hai là sau khi nắm vững các văn tự cổ, phải đầu tư thật nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để nghiên cứu về hệ thống những giá trị phong phú của nền cổ học.Thứ ba là về phía Nhà nước, có lẽ đã đến lúc phải cấp thiết ban hành những chủ trương mang tính chiến lược lâu dài, vừa bảo vệ giá trị của cổ học, vừa khích lệ những nhà nghiên cứu cổ học VN.

Muốn trả lời câu hỏi vì sao người Việt đã ngoạn mục thoát ra khỏi quá trình Hán hóa để có thể hiên ngang trở thành một ngoại lệ độc đáo của Bách Việt, tồn tại độc lập và khéo léo chuyển tải ý chí độc lập đó cho muôn đời con cháu, không còn có cách nào khác hơn việc nỗ lực nghiên cứu cổ học. Nếu các triều đại trước cũng lơ là, chắc chắn chúng ta sẽ không có một nước VN như hôm nay"

http://laodong.com.v...c-lap/90800.bld

Tôi cũng đã đọc một vài bài viết và thấy, cái nhà ông Nguyễn Khắc Thuần này là một trong những nhân vật tiên phong trong đám "cộng đồng" "cởi trần đóng khố" thôi. Tôi chẳng hy vọng gì nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cũng đã đọc một vài bài viết và thấy, cái nhà ông Nguyễn Khắc Thuần này là một trong những nhân vật tiên phong trong đám "cộng đồng" "cởi trần đóng khố" thôi. Tôi chẳng hy vọng gì nhiều!

Có một kỷ niệm thế này của tôi với ông Nguyễn Khắc Thuần, anh Votruoc ạ!
Ngày ấy, tử sách truyện tranh "Kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới" của tôi thất bại. Tôi lang thang ra Hà Nội bán truyện tranh ế. Lúc ấy, tôi đến một thư viện của một trường tiểu học lấy tiền sách ký gửi. Kiểm sách bán được có 200. 000 đồng bạc. Trong túi tôi thì chẳng có xu mẻ nào. Trong khi chờ cô thủ thư đếm đầu sách còn ế và tính tiền, tôi lấy trên kệ ra cuốn sách của chính ông Nguyễn Khắc Thuần - Tôi không nhớ tên sách lắm - hình như là "Thế thứ các triều đại Việt Nam" thì phải. Giở cuốn sách ra thì chính câu tôi hay trích dẫn "Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai" từ cuốn sách này của ông ta. Đọc đến đấy, người tôi lặng đi, không gian quanh tôi như đặc lại. Tôi có một cảm giác hụt hẫng rất khó tả..... Tôi hỏi mua cuốn sách ấy. Nhưng rất tiếc , tiền sách của tôi chỉ có 200, 000 đồng bạc mà kế toán lại đi vắng. May quá , người ta bán thiếu cho tôi. Tôi mua để làm tư liệu với dự định sẽ viết một bài báo để phản bác. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.
Chính từ cuốn sách của ông Thuần đã đưa tôi đến đền Hùng. Mặc dù ở Hanoi - sinh ra và lớn lên ở đấy - nhưng đấy là lần đầu tiên tôi đến đn Hùng. Tôi hy vọng ở đền Hùng sẽ có tư liệu để tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Ở đấy, tư liệu đầu tiên của tôi để viết về thời Hùng Vương chính là cuốn Nguồn Sáng số 4, do ông Trần Quốc Vượng chủ biên và trong đó có bài về thế thứ các triều đại Hùng Vương của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá.....Cuốn sách đầu tiên của tôi - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại đã bắt đầu tchính ông Nguyễn Khắc Thuần.
Tuy nhiên, sau đó ông Thuần nghỉ dạy và viết rất nhiều sách giai thoại lịch sử Việt Nam. Xem những cuốn sách của ông, tôi nhận thấy ông là một người có lương tâm với cổ sử và văn hóa Việt. Có thể do sự hạn chế nào đó mà ông ta hiểu về thới đại Hùng Vương như vậy thôi.
Muốn nói gì thì nói, tôi vẫn chờ xem những nhà thông thái trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" sẽ làm gì để có thể cải cách nền giáo dục Việt Nam khi các chương trình của họ vẫn dạy "Thời Hùng Vương thực chất chỉ là một liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai" - mà họ coi đấy là "khoa học"?

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Khai quật' dự án đường sắt cao tốc để 'trang sức kệch cỡm'?

Cập nhật lúc :9:31 AM, 06/11/2012

(ĐVO) “Chỉ khi nào nền kinh tế Việt Nam ngang ngửa với Nhật Bản, Pháp, Đức thì mới dám nghĩ đến “đồ trang sức” là đường sắt cao tốc để phô trương, nhưng đến thời điểm đó thì có lẽ đây lại là hành động kệch cỡm”, TS Trần Đình Bá nêu quan điểm.

"Xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh, TP HCM - Nha Trang với kinh phí 21,4 tỉ USD" – Sau khi bị QH bác bỏ giữa năm 2010, một đề xuất mới về xây dựng loại giao thông cực tốn kém này lại được đưa ra tại cuộc họp gần đây của Tổng công ty Đường sắt VN và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Nhân vụ việc này, Đất Việt phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đình Bá, hội viên Hội kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam.

Posted Image

TS Trần Đình Bá - người từng thách cược 5 triệu USD với Cục Hàng không để chứng minh hiệu quả của “đường bay vàng”.

Bản chất "quý tộc xa xỉ" của ĐSCT không đổi

- Được biết, ông là người nhiều lần lên tiếng phản đối dự án xây dựng đường sắt cao tốc ở Việt Nam. Sau những diễn biến liên quan đến dự án này, quan điểm hiện nay của ông về ĐSCT có gì thay đổi không?

Tiến sĩ Bá từng nhiều lần nêu ý kiến và phân tích về tính khả thi của dự án đường sắt cao tốc ở Việt Nam. Năm 2009, TS Bá thách cược 5 triệu USD với Cục Hàng không để chứng minh hiệu quả của “đường bay vàng” và “hiến kế” hạch toán kinh doanh có lãi giúp hàng không Việt Nam thoát khỏi thua lỗ, tụt hậu.

- Tôi vẫn giữ nguyên những quan điểm của mình về ĐSCT. Về bản chất, ĐSCT vẫn là loại phương tiện “quý tộc” xa xỉ và đắt nhất thế giới, chỉ chở được hành khách mà không thể chở được hàng hóa, lại mất an toàn nên không phù hợp với điều kiện nước ta.

- Gần đây, một số cơ quan liên quan đã họp về việc xây dựng trước hai đoạn ĐSCT Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang. Phải chăng ĐSCT đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện Việt Nam?

- Như tôi đã nói ở trên, bản chất của ĐSCT không có gì thay đổi và không phù hợp với nước ta. Việc họ dự định sẽ xây dựng trước hai đoạn ĐSCT chỉ là tiểu xảo chia nhỏ ra nhiều đoạn cho giảm vốn đầu tư để hy vọng có thể dễ dàng thông qua Quốc hội. Trước đó họ đã tuyên bố là sẽ hoàn thành báo cáo khả thi để thông qua Quốc hội vào quý II năm 2013.

Cho đến nay vẫn có rất nhiều Tiến sỹ ngay trong Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn chưa phân biệt được các loại đường sắt, chưa hiểu luật Đường sắt Việt Nam. Nhiều người còn lẫn lộn giữa “đường sắt Quốc gia tốc độ cao” với “đường sắt cao tốc” tốc độ 300km/h, từ đó đã ngộ nhận, làm sai luật Đường sắt Việt Nam mà chính họ là người soạn thảo để trình Quốc hội thông qua.

Chạy theo “mốt thời trang hiện đại”, họ đã quên đi tầm quan trọng chiến lược của đường sắt Quốc gia là phục vụ kinh tế xã hội, đặc biệt là quốc phòng – an ninh. Luật Đường sắt Việt Nam không có chỗ cho đường sắt cao tốc.

Luật pháp không có chỗ cho ĐSCT

- Cụ thể, vì sao ông cho rằng đường sắt cao tốc không phù hợp để xây dựng ở Việt Nam?

- Trước tiên là vì pháp luật Việt Nam hiện hành chưa cho phép. Toàn bộ 18 chương, 114 điều của luật ĐSVN quy định cụ thể rõ ràng về sử dụng đất đai, hành lang an toàn, quản lý khai thác, bảo vệ an toàn, đảm bảo an ninh, thẩm tra thẩm định, quy định công lệnh chạy tàu, quy định kết nối mạng đường ray… cho đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị mà không hề có lấy một điều khoản nhỏ nào quy định cho ĐSCT. Điều này cho thấy luật ĐSVN chưa cho phép có mặt ĐSCT vì đây là một loại hình giao thông chưa phù hợp với điều kiện nước ta.

ĐSCT là một loại hình đặc biệt nên vấn đề quản lý công nghệ cũng như quản lý điều hành, kiểm tra an ninh, công lệnh chạy tàu, ký kết chuyển giao công nghệ đa quốc gia, lập thẩm định dự án… phải có những điều khoản riêng biệt, cực kỳ nghiêm ngặt mà luật ĐSVN chưa thể kham nổi. Nếu đưa dự án ĐSCT vào khởi động, có xảy ra tranh chấp hợp đồng, hay tai nạn, sự cố trong thử nghiệm và vận hành… đều không có luật để dựa vào đó phân xử.

Thứ hai là vì yếu tố kinh phí. Để xây dựng đường sắt cao tốc cần tốn những khoản chi phí khổng lồ mà điều kiện nước ta là một nước “đang phát triển”, đúng nghĩa là “đang nghèo” chưa thể đáp ứng. Một số vị lập luận rằng “những nước có chỉ số IQ cao đều có ĐSCT ” là không đúng. Chỉ những nước đã phát triển công nghiệp, lắm của dư tiền như Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… mới làm ĐSCT để chạy đua phô trương tiềm lực kinh tế. Do tốn kém, không hiệu quả nên Hoa Kỳ rất khôn ngoan, họ có tới 224.000 km đường sắt quốc gia khổ 1,435m, nhưng chỉ có 400km đường sắt cao tốc.

Thứ ba là yếu tố thời tiết, khí hậu nước ta không phù hợp với đường sắt cao tốc. Tất cả các nước có ĐSCT đều nằm ở vùng khí hậu ôn đới. Chỉ một cú sét đánh hay một cơn lốc xoáy cũng đủ gây nên tai nạn với tàu cao tốc làm hàng trăm người thiệt mạng. Thảm họa tàu cao tốc ở Trung Quốc tháng tháng 7/2011 là một minh chứng nhãn tiền. Nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa bão, giông sét nên không an toàn với đường sắt cao tốc.

Posted Image

Vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khốc ở Ôn Châu - Trung Quốc ngày 23/7/2011, làm 40 người chết, gần 200 người bị thương.

Thứ tư là đường sắt cao tốc đòi hỏi những điều kiện kỹ thuật rất cao mà Việt Nam chưa thể đáp ứng tốt nhất. ĐSCT ngốn rất nhiều điện năng, chỉ có điện hạt nhân mới chịu nổi. Nhật Bản có 1600 km ĐSCT nhờ có tới 50 lò phản ứng hạt nhân. Nhưng sau thảm họa sóng thần, họ đã phải đóng cửa 48 lò và số phận của hệ thống ĐSCT Shinkansen đi về đâu vẫn chưa rõ.

Thêm nữa, tốc độ trên 300km/h của tàu cao tốc được xem là tốc độ tử thần trên mặt đất, chỉ cần một chi tiết trong hệ thống vận hành không đảm bảo cũng có thể gây nên tai nạn thảm khốc. Đài Loan đang phải trả giá quá đắt cho 300 km ĐSCT tốn kém tới 18 tỷ USD và đang phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự điều hành của chuyên gia đa quốc gia.

Thứ năm là tính hiệu quả về nhiều mặt của ĐSCT trong điều kiện nước ta là rất thấp. ĐSCT rất tốn kém nhưng công năng chỉ như loại hình giao thông hạng nhẹ, chỉ có thể chở hành khách và không thể chuyên chở hàng hóa. Lượng hành khách sử dụng ĐSCT ở nước ta sẽ quá ít, không đủ để vận hành thu hồi vốn. Quan trọng hơn, ĐSCT không thể chuyên chở hàng hóa hạng nặng, máy móc, vũ khí… nên không phục vụ được cho an ninh quốc phòng, phòng thủ Quốc gia.

Như vậy, ĐSCT không giúp ích gì cho nền kinh tế, quốc phòng - an ninh, mà còn là gánh nợ khổng lồ cho nền kinh tế đất nước vì phải bảo vệ, duy tu bảo dưỡng thường xuyên với chi phí rất đắt. Từng đó lý do là quá đủ để ĐSCT không phù hợp để xây dựng ở Việt Nam.

- Theo ông, nếu hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để xây dựng ĐSCT ở Việt Nam, thì tương lai nước ta có nên, có cần và có đủ điều kiện để làm việc này không?

- Tôi nghĩ không thể có ĐSCT ở Việt Nam vì điều kiện thời tiết bất thường của nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Ai không hiểu, cố cưỡng lại quy luật thiên nhiên sẽ phải trả giá đắt.

Nước ta có một lợi thế lớn về 5 loại hình vận tải là đường sắt quốc gia, đường bộ, đường hàng không , đường biển và đường sông. Các thành phố lớn của nước ta đều có sân bay thì chọn máy bay vừa nhanh, vừa rẻ, vừa an toàn có sướng hơn không? Hoặc họ chọn đi đường sắt quốc gia tốc độ cao 150-200 km/h vừa an toàn trong mọi điều kiện thời tiết, vừa rẻ. Chỉ khi nào nền kinh tế Việt Nam ngang ngửa với Nhật Bản, Pháp, Đức, Hàn Quốc thì mới dám nghĩ đến “đồ trang sức” này để phô trương, nhưng đến thời điểm đó thì có lẽ đây lại là hành động kệch cỡm.

Kiên cố hóa đường sắt cũ - một sai lầm lớn

- Nếu không xây dựng ĐSCT, theo ông, ngành GTVT cần làm gì để cải thiện hệ thống đường sắt hiện tại của nước ta?

- Mở rộng khổ đường sắt từ 1 mét thành 1,435 mét chạy tốc độ cao 150-200 km/h là sự lựa chọn khôn ngoan và hợp lý. Không mở rộng và hiện đại được đường sắt quốc gia thì mặt trận giao thông vận tải sẽ hoàn toàn thất bại.

Việc thực hiện kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp 1 mét để tham vọng chạy tốc độ 120 km/h khi không thông qua Quốc hội, không thực hiện phản biện khoa học là một sai lầm rất lớn. Đường sắt khổ 1 mét được xếp là đường sắt khổ hẹp lạc hậu, có mô men kháng lật rất thấp, chạy tốc độ dưới 90 km/h còn bị lật thì làm sao tham vọng tới 120km/h được. Có thể nói dự án này là “vòng kim cô” kìm hãm sự tiến bộ và phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

- Ông đã có nhiều phản biện về đường sắt cao tốc qua báo chí. Ông đã từng gửi các ý kiến của mình tới cơ quan quản lý liên quan chưa?

- Là hội viên Hội viên Hội Kinh tế & vận tải đường sắt Việt Nam, có thực tế nghiên cứu đường sắt thế giới nên tôi rất yêu đường sắt, một loại hình giao thông hiện đại, an toàn và tiết kiệm năng lượng nhất. Từ những năm 2004, tôi đã từng làm đề án thuyết phục Bộ trưởng Đào Đình Bình mở rộng đường sắt Bắc- Nam từ khổ 1 mét sang 1,435 mét để chạy tốc độ cao 150-200 km an toàn, lại tiết kiệm đất đai và vốn đầu tư.

Năm 2011, tôi tiếp tục gửi “Giải pháp mở rộng để hiện đại đường sắt quốc gia khổ 1.435mm tốc độ cao 150-200km/h” đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Hội khoa học kinh tế Việt Nam. Sáng kiến khoa học này đã được tặng Giải thưởng Quốc gia về “Hiến kế Giao thông vận tải”. Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số ngày 16/3/2011 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu báo cáo Thủ tướng”.

Nhưng đáng tiếc là Hội đồng khoa học của Tổng công ty ĐSVN, Viện khoa học công nghệ Việt Nam gửi cho tôi một văn bản kết luận rằng “không thể mở rộng để hiện đại được đường sắt quốc gia khổ 1 mét qua 1,435 mét”. Văn bản “chay” không có ký tên và đóng dấu.

Tôi trăn trở rằng, không thể mở rộng và hiện đại được đường sắt quốc gia thì học tiến sĩ để làm gì, kêu gọi hiến kế để làm gì? Có cả trăm tiến sĩ ngành đường sắt mà phải bó tay nhìn đường sắt quốc gia lạc hậu mãi sao?

Tôi ngày đêm hy vọng Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ sẽ quan tâm mở rộng, hiện đại đường sắt, vì đó là “Quả đấm thép” khai thông huyết mạch, giải thành công bài toán giao thông vận tải.

Bá Mạnh (thực hiện)

=====================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần coi tham nhũng là phản quốc!

Thứ Sáu, 09/11/2012 23:41

Tại phiên thảo luận, hầu hết đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cấp thiết phải sửa Luật Phòng chống tham những và phải coi tham nhũng như tội phản quốc

Ngày 9-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi.

Công khai tài sản ở nơi cư trú

Về quy định công khai tài sản được xem là “vũ khí” quan trọng để PCTN, đa số đại biểu (ĐB ) không đồng tình với tờ trình dự luật của Chính phủ là việc công khai kê khai thu nhập, tài sản chỉ thực hiện tại cơ quan của người kê khai. ĐB Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) nói thẳng: “Giải trình của Chính phủ về việc chỉ kê khai tài sản tại cơ quan là ngụy biện cho sự yếu kém của cơ quan tham mưu. Thực tế vừa qua, việc phát hiện tham nhũng không phải từ nơi làm việc mà từ nhân dân, báo chí. Vì thế, công khai tài sản tại nơi công tác và cư trú là cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát”. Cùng quan điểm này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng: “Nếu không công khai thu nhập tại nơi cư trú thì mâu thuẫn với quan điểm người dân có quyền trong PCTN”.

Posted Image

Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cần xem báo chí là cơ quan cộng tác trong phòng chống tham nhũng

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nêu thực tế: Do chưa ai bị xử lý vì kê khai tài sản sai nên có cán bộ đã kê khai khống tài sản để đón đầu tài sản phát sinh sau này.

Để PCTN hiệu quả, theo ĐB Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) cần mở rộng đối tượng kê khai tài sản để ngăn việc chuyển tài sản cho người thân. “Cần xử lý hành chính, thậm chí là hình sự với những trường hợp kê khai tài sản không trung thực” - ông Nhiên đề xuất.

Không nên đặc xá, giảm án cho tội tham nhũng

ĐB Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) đề nghị dự luật cần quy định rõ người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải bị cách chức khi có người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ tham nhũng. ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) góp ý nên chỉnh sửa quy định “người có chức vụ quyền hạn mà chủ động từ chức khi có hành vi tham nhũng thì được giảm nhẹ trách nhiệm nhận kỷ luật hoặc hình sự”. Vì theo ông, quy định này sẽ dẫn đến hậu quả: “Cứ tham nhũng đi, sẽ thoát tội nếu từ chức”.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng với tội phạm tham nhũng, không được đặc xá, giảm án hay án treo. Phải coi tham nhũng như tội phản quốc bởi như vậy mới có thể PCTN hiệu quả. Làm nóng không khí nghị trường, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) đề nghị cần có cơ chế ngăn chặn tư tưởng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” như đưa chế định hồi tố vào luật. ĐB Nguyễn Sỹ Cương đề nghị “tất cả cán bộ, công chức tham những phải bị buộc thôi việc mà không khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ thưởng”. Ông Cương chia sẻ: “Tôi thấy có trường hợp công chức bị đi tù vì liên quan đến tham nhũng nhưng sau đó lại được cơ quan cũ tiếp nhận”.

Tổ chức PCTN cần thuộc cơ quan quyền lực cao nhất

Trong cả ngày thảo luận, có nhiều ý kiến khác nhau về mô hình cơ quan PCTN. Có ĐB cho rằng cơ quan này cần trực thuộc QH, có ĐB đề nghị thuộc Chính phủ hay do Chủ tịch nước trực tiếp chỉ huy nhưng cũng có nhiều đề nghị cơ quan này cần được Đảng lãnh đạo trực tiếp.

ĐB Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) nhận định: “Nếu không có cơ chế hợp lý thì hiệu quả PCTN vẫn vậy”. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng nên để ban chỉ đạo PCTN do Tổng Bí thư đứng đầu, phó trưởng ban chỉ đạo là trưởng Ban Nội chính Trung ương. Luật sư Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) là ĐB phác thảo mô hình khá hoàn chỉnh cho Ủy ban Quốc gia về PCTN. Theo ĐB Nghĩa, Ủy ban Quốc gia về PCTN là cơ quan tối cao trong công tác này, trực thuộc cơ quan quyền lực cao nhất, có quy chế đặc biệt, trực thuộc và chịu trách nhiệm trước QH nhưng không tương đương hay giống như các ủy ban của QH. Ủy ban này có bộ máy riêng, có bộ phận điều tra riêng, chịu sự giám sát và chất vấn của Ủy ban Thường vụ QH, của các ủy ban và các ĐBQH trong các kỳ họp. ĐB Nghĩa cũng đề xuất QH bầu ĐB Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về PCTN. Bởi Tổng Bí thư vừa là người phụ trách cao nhất công tác PCTN của Đảng vừa có bộ máy tham mưu của Đảng là Ban Nội chính, vừa có bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng PCTN. “Việc Đảng trực tiếp lãnh đạo PCTN như vậy là chính danh và hợp pháp” - ông Nghĩa nhìn nhận.

Khai thác thế mạnh báo chí

Nhìn công tác PCTN ở một góc độ khác, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chia sẻ nhìn lại 6 năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả. Nào là kế hoạch tác chiến hoành tráng, lực lượng ra quân rất hùng hậu, vậy mà khi lâm trận, súng nổ rất to mà không ai bị sát thương. Thừa nhận phần lớn vụ việc tham nhũng là do báo chí và người dân phát hiện, lẽ ra phải khai thác thế mạnh này thì luật lại quy định cơ quan báo chí có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người đứng đầu VKSND, như vậy giống như ứng xử với người dưới quyền, trong khi không hề có biện pháp bảo vệ an toàn cho nhà báo. “Lẽ ra, phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì lại đưa ra ràng buộc khiến nhà báo cảm thấy tốt nhất là đừng chống tham nhũng. Như vậy, vũ khí sắc bén là báo chí thay vì được mài cho sắc thì ta lại bị giũa cho cùn” - ông Quốc nhận định.

Tán đồng với quan điểm này, ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng không có cơ chế giám sát thì PCTN sẽ thất bại, vì thế cần đề cao vai trò của MTTQ, đoàn thể xã hội và báo chí. “Luật khuyến khích báo chí PCTN nhưng lại thiếu cơ chế để họ thực hiện. Song song với phát huy vai trò PCTN của dư luận và báo chí, cần có cơ chế để bảo vệ họ, cần khen thưởng những quần chúng, phóng viên phát hiện tham nhũng” - ông Hùng nói.

Bài và ảnh: THẾ DŨNG

[Quay lại]

=================

Nếu con người có lòng tự trọng thì chỉ cần bị coi là "nói dối" cũng đủ thấy xấu hổ. Chuyện nào nó ra chuyện đó. Tham nhũng mà bị coi là phản quốc thì nghe ghê quá. Nó giống như có một thời người ta bảo rằng việc làm vỡ cái thông phong (Ống khói) đèn dầu làm ảnh hưởng tới hòa bình thế giới. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần coi tham nhũng là phản quốc!

Tham nhũng mà bị coi là phản quốc thì nghe ghê quá.

Đây chỉ là cách nhấn mạnh vấn đề trong tình thế hiện tại mà thôi.

Chống tam những theo kiểu cũ rõ ràng thất bại là chắc chắn. Tham nhũng sẽ tràn lan hơn và nhấn chìm chế độ, dân tộc. Một dân tộc anh hùng có thể lụi tàn vì sự ty tiện!!! Xương máu bao thế hệ có thể bị đổ xuống sông xuống biển vì sự tham lam, ích kỷ. Xét về khía cạnh này, tham nhũng nguy hiểm không kém phần phản quốc, thâm chí còn nguy hiểm hơn do bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng hậu quả thì tệ không kém.

Muốn chống tham nhũng hiệu quả trong điều kiện hiện tại chỉ có duy nhất một cách là phát động một cuộc "Chiến tranh nhân dân chống tham nhũng và tệ nạn xã hội" hệt như trước kia ta đã phát động chiến tranh nhân dân chống Pháp và Mỹ vậy. Điều đó có thể làm được nhưng vấn đề là chính quyền không làm và cũng không muốn làm ví quyền lợi ty tiện của họ.

Một đất nước văn hiến, anh hùng nay sao thảm hại thế này!!!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây chỉ là cách nhấn mạnh vấn đề trong tình thế hiện tại mà thôi.

Chống tam những theo kiểu cũ rõ ràng thất bại là chắc chắn. Tham nhũng sẽ tràn lan hơn và nhấn chìm chế độ, dân tộc. Một dân tộc anh hùng có thể lụi tàn vì sự ty tiện!!! Xương máu bao thế hệ có thể bị đổ xuống sông xuống biển vì sự tham lam, ích kỷ. Xét về khía cạnh này, tham nhũng nguy hiểm không kém phần phản quốc, thâm chí còn nguy hiểm hơn do bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng hậu quả thì tệ không kém.

Muốn chống tham nhũng hiệu quả trong điều kiện hiện tại chỉ có duy nhất một cách là phát động một cuộc "Chiến tranh nhân dân chống tham nhũng và tệ nạn xã hội" hệt như trước kia ta đã phát động chiến tranh nhân dân chống Pháp và Mỹ vậy. Điều đó có thể làm được nhưng vấn đề là chính quyền không làm và cũng không muốn làm ví quyền lợi ty tiện của họ.

Một đất nước văn hiến, anh hùng nay sao thảm hại thế này!!!

cái nhìn của tôi thì khác - nhân danh Lý học Việt - Luôn tôn trọng tính chính danh. Tham nhũng là hiện tương luôn hiện hữu trong lịch sử văn minh nhân loại. Mắc ti tham nhũng, phản quốc, hiếp dâm, cướp của...vẫn có thể trừng phạt như nhau, nhưng với tội danh khác nhau. Chuyện nào ra chuyện đó. Tham nhũng vốn không phải là hành vi chính trị, nay đặt vào ti phản quốc thì tất cả những kẻ tham nhũng thành hành vi chính trị. Câu chuyện trở nên nhậy cảm và khiến tôi không muốn bàn sâu. Mệt lắm.

Tôi chđặt vấn đề thế này:

Liệu những người có nhiệt huyết chống tham nhũng, đến mức qui tham nhũng thành tội phản quốc, có bao giờ đặt vấn đề: Vì sao trong lịch sử nhân loại có lúc tham nhũng trở thành hiện tượng phổ biến, có lúc chỉ là hiện tượng cá biệt không?

Phải chăng lúc tham nhũng là hiện tượng cá biệt là lúc tội tham nhũng được xử rất nặng, nên những kẻ tham nhũng sợ không dám tham nhũng chăng?

Thực tế lịch sử cho thấy không phải như vậy! Việc xử tội tham nhũng nặng hay nhẹ, ghép vào tội phản quốc hay không - thì - về nguyên tắc vẫn chỉ là giải quyết hậu quả. Đó không phải là phương pháp ngăn chặn tham nhũng một cách rốt ráo.

Nhưng thôi. Bàn sâu về vấn đề này tuy thuộc về Lý học Đông phương giải thích các vấn đề xã hôi, nhưng nó thuộc dạng nhạy cảm. Nên tôi chỉ đặt vấn đề như vậy.

Nếu ai quan tâm thì thuê TTNC LHDP làm đề tài nghiên cứu, hoặc thuê cá nhân nhân tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai "chống lưng" cho dự án phá rừng làm thủy điện?

Chủ Nhật, 11/11/2012 10:57

(NLĐO) - Đó là câu hỏi ngày càng hiện rõ trong lòng công chúng, những người yêu và bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên trước quyết tâm phá rừng làm thủy điện của Tập đoàn Đức Long Gia Lai và sự nhiệt tình ủng hộ của không ít bộ ngành.

Kể từ khi thông tin về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được thông tin rộng rãi, không chỉ UBND tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học, báo chí mà nhân dân cả nước đều lên tiếng phản đối vì một mục đích duy nhất: Bảo vệ rừng. Không ai có tí lợi ích riêng tư nào đến việc bảo vệ đó ngoài môi trường sống của đất nước và tương lai của thế hệ mai sau.

Ấy vậy mà, vừa qua, trong hội thảo “Các khuyến nghị quá trình ra quyết định của Ủy ban Thế giới về đập” do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức, ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho rằng thái độ phản đối trên làm ông "rất đau lòng" vì đã o ép, hắt hủi và làm khó doanh nghiệp, tức Tập đoàn Đức Long Gia Lai.

Chưa dừng lại, ông Trung còn lớn tiếng yêu cầu: "Báo chí, nhà khoa học phải khách quan, trung thực, thể hiện danh dự, lòng tự trọng và tính chịu trách nhiệm của mình. Không thể à ơi theo tâm lý bầy đàn. Các phóng viên, các nhà khoa học có mặt tại hội thảo cần nhìn về tương lai của đất nước, của con cháu mà sống có trách nhiệm. Những phát ngôn trước công luận phải gắn với tự trọng, danh dự, phẩm giá của mình”.

Việc doanh nghiệp khăng khăng đòi phá rừng làm thủy điện vì lợi ích kinh tế cũng không phải là chuyện quá bất ngờ. Thế nhưng, việc ông Trung, một quan chức cấp bộ chịu trách nhiệm quản lý nguồn tài nguyên và môi trường của đất nước lại "mắng" những người bảo vệ rừng bằng những lời lẽ nặng nề khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.

Posted Image

Ông Nguyễn Vũ Trung (người cầm micro) tại buổi hội thảo. Ảnh: PHÁP DÂN

Ông Trung đã xúc phạm chúng tôi! Tôi các bạn và những công nhân làm việc vất vả để có tiền đóng thuế cho nhà nước. Ông Nguyễn Vũ Trung lại phát biểu nói những người như chúng ta là bầy đàn. Thấy buồn vô cùng! Sao có thể sỉ nhục tôi như thế? Lý do gì? Đó có phải là phát ngôn chính thức không? (Lê An)

Tôi nghe ông Trung này phát ngôn theo kiểu trưởng giả mà nóng đỏ mặt. Ông lo cho tương lai dân tộc trong khi đó ông biết gì về tác động môi trường như các chuyên gia, các khoa học gia chân chính? Ông nói ai bầy đàn? Vớ vẩn....! Ông quy kết nhóm lợi ích nào? Tôi đang sống ở bên Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang) đây, tôi được gì khi ra sức bảo vệ Rừng Quốc gia Cát Tiên? (Dũng)

Thông thường từ bầy đàn là dùng cho súc vật như bầy gà, bầy vịt, bầy chó, đàn heo, đàn bò, đàn trâu... Ông Trung dùng câu "...à ơi theo tâm lý bầy đàn" chẳng khác nào ông ví những người phản đối ông, những độc giả (trong đó có tôi) là... súc vật.

Tôi thực sự mong ông khi phát biểu nên cẩn trọng đừng cho rằng mình là người đang ngự trên ngôi cao muốn nói sao cũng được", (Thanh)

Không chỉ bất bình, tổn thương vì lời nói của một công bộc cấp cao, nhiều bạn đọc cho rằng, phát biểu trên của ông Trung đã thể hiện một trình độ văn hóa có vấn đề.

Bạn Trung Thực viết: Nếu tôi là người tổ chức hội thảo, với câu nói chưa có văn hóa của ông Trung, tôi sẽ bảo ông ta ra khỏi phòng họp. Nếu câu nói này xuất hiện ở bất cứ môi trường có giáo dục nào, người phụ trách cũng sẽ phải yêu cầu người nói xin lỗi tất cả những người có mặt và tự ra khỏi phòng.

Bạn Người Xứ Dừa nhận xét: Qua lời nói và phản ứng như vậy hỏi ông có đủ tư cách và trình độ để làm phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) không?

Đọc những phát biểu của ông Trung tôi tấy tức giận quá, bạn Nguyễn Lộc bày tỏ, chính ông Trung mới phải xem lại lòng tự trọng, danh dự và phẩm giá của mình. Ông Trung là cán bộ, là đầy tớ của nhân dân, khi nhân dân có ý kiến thì ông bảo đó là ý kiến của bầy nầy, đàn nọ... Vậy đầy tớ như ông có xứng đáng hay không? Tôi ngạc nhiên về cách nhìn của ông Trung đối với người dân, thật là không thể chấp nhận được!

Thời gian gần đây, cả xã hội tập trung luận bàn về văn hóa từ chức, với phát biểu coi thường nhân dân của ông Trung, thiết nghĩ nếu ông là người có văn hóa mong ông sớm có lời xin lỗi nhân dân và sớm rời khỏi chức vụ mà ông đang giữ, đó là điều mà ông Trung nên làm, cần làm đấy ông Trung ạ!, bạn đọc Trà Quang Doan-Nông dân đề nghị thẳng thừng. Không chỉ loạn ngôn khi nói về nhân dân, những người chủ của đất nước, ông Trung còn có những phát biểu hết sức "ngộ nghĩnh" trước những câu hỏi chất vấn liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của chủ đầu tư về dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A.

Cụ thể, ông Trung nói: “Chúng ta nói quá nhiều về báo cáo ĐTM, phải hiểu nó là cái gì và đó chỉ là một công cụ” và "việc lập báo cáo ĐTM là của chủ đầu tư, cơ quan quản lý không làm thay và nếu có sai phạm thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm".

Nhận định về khái niệm "ĐTM chỉ là một công cụ" của ông Trung, bạn đọc Đăng Khoa suy diễn: Ý ông muốn nói ĐTM không là gì cả, chỉ là đống giấy lộn cho có để cho đúng thủ tục thôi, không khoa học, tri thức gì ở đây cả, đừng có mà ý kiến ý cò chứ gì? Phó phòng đánh giá môi trường mà nói vậy, hèn nào thiên nhiên, môi trường Việt Nam nơi nào cũng tan hoang, nhếch nhác...

Còn bạn Nguyễn Thị Bích Nga nhận xét: Ông Trung nói "ĐTM chỉ là công cụ" trong trường hợp này là đúng. Nó đã bị Tập đoàn Đức Long Gia Lai nhào nặn theo ý họ, bảo làm gì thì làm đó. Phải chăng ông Trung cũng là 1 công cụ không hơn không kém? Với phát biểu, "chúng tôi chỉ đánh giá, thẩm định ĐTM để trình Chính phủ, nếu sai thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm ..." của ông Trung khiến một lần nữa, nhiều bạn đọc đề nghị quan chức này từ chức. Vậy trách nhiệm thẩm định, đánh giá sai và tham mưu sai cho Chính phủ thì ai chịu? Trả lời vậy mà cũng trả lời được hả ông Trung?, bạn đọc Hoàng hỏi.

Thực tế, những ý kiến trên là số ít trong hàng ngàn ý kiến của bạn đọc gởi về Người Lao Động Online bày tỏ thái độ "tức giận điên người" thể hiện qua những lời lẽ hết sức nặng nề mà chúng tôi không tiện đưa lên mặt báo. Qua đó, tựu chung lại vẫn là một mối lo ngại đang rõ nét dần trong lòng công chúng: Có hay không việc "chống lưng" cho doanh nghiệp phá rừng làm kinh tế?

Posted Image

Nếu dự án thủy điện được thông qua, nhiều khu rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Cát Tiên có còn giữ được?

Không thể bắt dân tộc trả giá!

Cũng tại buổi hội thảo nói trên, ông Trung dẫn chứng việc có 40.000 doanh nghiệp đang chết, phần lớn là doanh nghiệp tư nhân vì bị đối xử thiếu bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước. Đức Long Gia Lai là một doanh nghiệp tư nhân, vì vậy, ông kêu gọi ủng hộ đơn vị này làm thủy điện Đồng Nai 6, 6A, "đừng hắt hủi doanh nghiệp tư nhân vì những đóng góp lớn của họ cho đất nước".

Nhiều bạn đọc cho rằng, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đóng góp gì lớn cho đất nước họ chưa nhìn thấy ngoài dự án Quốc lộ 14 do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư đang xuống cấp trầm trọng và nâng cấp hoài mà đâu vẫn hoàn đó. Còn việc một quan chức của Bộ Tài nguyên Môi trường kêu gọi ủng hộ tập đoàn này lấy đất Vườn Quốc giá Cát Tiên làm kinh tế khiến nhiều nghi vấn được đặt ra.

Tôi muốn hỏi Bộ Tài nguyên Môi trường là ông Trung được Bộ chính thức cử làm đại diện của Bộ tại hội thảo hay ông đi với tư cách cá nhân được Tập đoàn Đức Long Gia Lai tài trợ? Thật khó tin Bộ lại chọn một người như ông Trung làm đại diện của Bộ, bạn Quang Vinh nhận định. Đồng quan điểm, bạn Thu Lan cho biết, ông Trung đại diện cho Bộ Tài nguyên Môi trường mà tôi cứ nghĩ ông là chủ đầu tư. Những lời ông nói toàn là chung chung, không có một lý lẽ gì thuyết phục cả. Ông nói là các doanh nghiệp tư nhân đang chết, nhưng muốn cứu thì phải bằng cách giảm thuế, giảm lãi vay chứ không phải bằng cách cho đi phá rừng.

Với câu hỏi "ông bảo vệ cho ai mà phát biểu vô trách nhiệm như vậy", bạn Hoang Lan "bắt giò" ông Trung: Ông đang dự hội thảo liên quan đến môi trường mà ông lại nêu có 40.000 doanh nghiệp đang chết, cái đó là cơ quan quản lý nhà nước lo chứ ông có tư cách gì mà lo chuyện đó, ông đang cố tình phá hoại thiên nhiên để cứu 1 doanh nghiệp tư nhân đang sắp chết ạ? Ông nói phải có trách nhiệm với con cháu thì lại càng sai, xây thủy điện bây giờ là phục vụ cho thế hệ chúng ta chứ chưa chắc đã phục vụ cho thế hệ con cháu. Muốn có trách nhiệm với con cháu thì hãy để lại thiên nhiên cho con cháu.

Không chỉ chất vấn ông Trung, bạn Niên đặt câu hỏi với những quan chức đang ra sức bảo vệ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Nhân dân đóng thuế để ngân sách có tiền trả lương cho các vị. Các vị đã tiêu tốn bao nhiêu thời giờ và tiền thuế của dân để các vị làm cái việc bảo vệ cho lợi ích một doanh nghiệp là Tập đoàn Đức Long Gia Lai phá rừng làm thủy điện? Tại sao các vị ưu ái Tập đoàn này quá vậy? Một dự án thủy điện bộc lộ nhiều bất cập, gây hại đến rừng và bị nhân dân, nhà khoa học và cả chính quyền sở tại phải đối kịch liệt nhưng vẫn không được đình lại mà dây dưa kéo dài từ năm này qua năm khác, kèm theo đó là sự ủng hộ nhiệt tình đến mức khó hiểu của các quan chức cấp trung ương đã khiến dư luận mất dần niềm tin.

Việc công luận phản đối gay gắt xây dựng thủy điện 6 và 6A tại rừng Quốc gia Cát Tiên mà ông Trung cho là "tâm lý bầy đàn" thể hiện thái độ coi lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc, chà đạp lên đạo lý, nhân phẩm. Tôi là một nhà giáo, là nhà khoa học ở xa Cát Tiên hàng ngàn km, tôi thấy rất bức xúc và đau lòng trước sự việc này. Theo tôi, không cần ĐTM, giải thích gì nhiều cả. Phá rừng dù chỉ 1 mét vuông để làm bất cứ việc gì cũng phải bị cấm.

Vậy mà, vì sao câu chuyện này kéo quá dài? Nếu doanh nghiệp đã tốn kém quá lớn "bôi trơn" thì yêu cầu ai đó trả lại chứ không thể bắt dân tộc này trả giá, bạn đọc Nam Phong kiên quyết yêu cầu.

NLĐO

=======================

Vậy mà, vì sao câu chuyện này kéo quá dài? Nếu doanh nghiệp đã tốn kém quá lớn "bôi trơn" thì yêu cầu ai đó trả lại chứ không thể bắt dân tộc này trả giá, bạn đọc Nam Phong kiên quyết yêu cầu.

Bởi vậy, tôi đã khuyên họ chấm dứt dự án này đi. Còn không mất cả chỉ lẫn chài.

Còn ông Nguyễn Vũ Trung, Phó trưởng Phòng Đánh giá môi trường tổng hợp, Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), với chức năng của ông thì đáng nhẽ ông phải bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường. Đằng này lại bênh doanh nghiệp và ủng hộ xử lý môi trường để bảo vệ doanh nghiệp là thế nào? Liệu chữ ký của ông có góp phần quyết định cho xây dựng thủy điện ở đây không vậy?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăm nghìn dân Mỹ đòi ly khai vì Obama


Hơn 100.000 người dân Mỹ gửi đơn tới Nhà Trắng để yêu cầu chính phủ cho phép bang của họ tách khỏi liên bang, sau khi Tổng thống Barack Obama tái đắc cử.
Posted Image
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.

Người dân Mỹ gửi hơn 20 đơn tập thể tới trang "We the People" của chính phủ Mỹ. Phần lớn người gửi đơn sống tại 20 bang ủng hộ ông Mitt Romney, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vừa qua, như Arkansas, Nam Carolina, Michigan, New Jersey, AP đưa tin.

Hiến pháp Mỹ không có bất kỳ điều khoản nào cho phép các bang rời khỏi liên bang. Phần lớn đơn chỉ trích dẫn dòng đầu tiên trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, theo đó người dân có quyền xóa bỏ các mối liên kết chính trị và lập một quốc gia mới.

Lá đơn từ bang Texas có tới hơn 25.000 chữ ký - số lượng chữ ký lớn nhất trong số các đơn. Trong cuộc bầu cử hôm 6/11, ông Romney giành được nhiều hơn Tổng thống Obama 15% số phiếu tại bang Texas.

Tình trạng các bang ly khai khỏi Mỹ từng xảy ra sau khi Tổng thống Abraham Lincoln thắng cử vào năm 1860. Nó đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ vào năm 1861.

Việt Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trăm nghìn dân Mỹ đòi ly khai vì Obama

Hơn 100.000 người dân Mỹ gửi đơn tới Nhà Trắng để yêu cầu chính phủ cho phép bang của họ tách khỏi liên bang, sau khi Tổng thống Barack Obama tái đắc cử.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP.

Người dân Mỹ gửi hơn 20 đơn tập thể tới trang "We the People" của chính phủ Mỹ. Phần lớn người gửi đơn sống tại 20 bang ủng hộ ông Mitt Romney, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vừa qua, như Arkansas, Nam Carolina, Michigan, New Jersey, AP đưa tin.

Hiến pháp Mỹ không có bất kỳ điều khoản nào cho phép các bang rời khỏi liên bang. Phần lớn đơn chỉ trích dẫn dòng đầu tiên trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, theo đó người dân có quyền xóa bỏ các mối liên kết chính trị và lập một quốc gia mới.

Lá đơn từ bang Texas có tới hơn 25.000 chữ ký - số lượng chữ ký lớn nhất trong số các đơn. Trong cuộc bầu cử hôm 6/11, ông Romney giành được nhiều hơn Tổng thống Obama 15% số phiếu tại bang Texas.

Tình trạng các bang ly khai khỏi Mỹ từng xảy ra sau khi Tổng thống Abraham Lincoln thắng cử vào năm 1860. Nó đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ vào năm 1861.

Việt Linh

Bởi vậy, đây là nguyên nhân để tôi cảnh báo ông Obama có thể mất chức nửa chừng - trong "Lời tiên tri 2012" - nếu tỏ ra chủ quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Cho canh tác dự án hoang là bất khả thi"

13/11/2012 13:00:00 (GMT+7)

Posted Image- Cũng theo GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT để tình trạng đất lãng phí trên dự án hoang như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp.

Đất dự án hoang sẽ cho canh tác

"Ai ơi lỡ bỏ ruộng hoang"

Ruộng bỏ hoang vì dự án

Những khu đất vàng 'bỏ hoang' giữa Sài Gòn

Hà Nội khó thu hồi được đất vàng bỏ hoang

Đất vàng biến tướng mục đích sử dụng

Trước thảm cảnh của thị trường BĐS, đặc biệt là vấn đề đất hoang, dự án hoang đang tràn lan hiện nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Với những dự án đã giải phóng mặt bằng, là bất động sản nhà ở, việc bỏ không là lãng phí, cần tiết kiệm đất bằng cách khuyến khích thành đất canh tác hay làm gì đó và đề nghị chính quyền địa phương ủng hộ, khuyến khích doanh nghiệp giao đất trống cho người dân canh tác.

Xung quanh vấn đề đất dự án hoang sẽ cho canh tác GS. TSKH Đặng Hùng Võ có trao đổi với Vland:

“Đây không chỉ là vấn đề cần xử lý về quy hoạch mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề khác. Về quy hoạch, về mục đích sử dụng đất, những ý kiến bất bình mang tính xã hội… Nếu chúng ta chỉ giải quyết thiên lệch về vấn đề quy hoạch mới là không phù hợp. Điều quan trọng là hơi thở cuộc sống đang cần gì, cuộc sống đang cần chúng ta làm gì, cần những người chịu trách nhiệm trước dân làm gì thì chúng ta phải làm điều đó.

Posted Image

GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

Ở đây phân tích sâu hơn thì chúng ta thấy rằng việc giao đất cho các hộ nông dân mất đất canh tác trở lại chúng ta cần phải có sự xem xét kỹ hơn về khía cạnh pháp lý, về khía cạnh nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp chịu trách nhiệm thì việc giao lại đất đó là tạm thời hay lâu dài. Điều này phụ thuộc khá lớn vào nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện và các thủ tục pháp luật mà chúng ta đã giải quyết”.

“Để lãng phí đất như này là có tội với dân”

PV:Thực tế, những dự án hoang tại Long An, Tây Ninh…đã được trả lại cho người nông dân và nhận được sự đồng thuận lớn của người dân. Như vậy, liệu có nên nhân rộng việc này?

GS. TSKH Đặng Hùng Võ:

Tất nhiên, một số chuyện như ở Long An, Tây Ninh…người ta đã trả lại, nhưng đây là những vùng mà nhà đầu tư đã được khoanh đất đó nhưng chưa thực hiện việc bồi thường, chưa nộp tiền sử dụng đất thì chuyện trả lại đất ruộng cho người nông dân là rất dễ. Người nông dân cũng rất hoan nghênh. Chúng ta cũng có khuyết điểm là để lãng phí đất trong vòng 1 – 2 năm. Nhưng việc trả lại ở đây không có gì quá phức tạp. Và câu chuyện đó đã được thực tế chứng minh là dễ dàng, nhiều địa phương đã trả lại rồi.

Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp như ở Hà Nội mà vấn đề sẽ “hóc” hơn là những trường hợp mà nghĩa vụ tài chính đã được thực hiện. Bây giờ, nếu bảo chủ đầu tư trả lại cho dân, người dân cứ tiếp tục giữ đất trong khi đã nhận tiền bồi thường rồi, chủ đầu tư đã trả tiền đất cho nhà nước rồi thì lại vô hình chung dẫn đến những xung đột lợi ích tiếp theo. Vậy thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Đặc biệt nếu người dân được giao đất dù chỉ là canh tác tạm thời nhưng nếu họ kiên quyết chiếm giữ lại, không rút lui thì lúc đó để thực hiện pháp luật chúng ta lại mất công, mất sức trong việc thuyết phục người nông dân, rồi lại cưỡng chế.

Như thế chúng ta đã lại để lãng phí đất thêm một khoảng thời gian nữa để có thể lặp lại mặt bằng. Trong những trường hợp ấy chúng ta phải cân nhắc cách thức thực hiện. Về phía trả lại người nông dân tôi cho là hơi bất khả thi.

Posted Image

Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang gây ra sự lãng phí lớn

PV:Như vậy, chúng ta phải “bất lực” nhìn doanh nghiệp bỏ hoang dự án hết năm này đến năm khác nếu không thu xếp được tài chính thưa ông?

GS. TSKH Đặng Hùng Võ:

Trong trường hợp này, chúng ta nên lựa chọn theo mua bán và xác nhập doanh nghiệp. Tức là có thể chuyển nhượng dự án cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính hơn, hoặc nếu trong trường hợp nhà nước cần đất đó để làm gì mà điều kiện có ngân sách thì nhà nước có thể đứng ra làm việc đó mua lại theo nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện. Đó cũng là việc mà nhà nước nên cân nhắc.

Nhà nước cũng có thể chủ động tìm các doanh nghiệp để có thể nhận dự án… Điều này đòi hỏi sự nghiên cứu phải hết sức cụ thể đối với từng dự án để chúng ta có thể đưa ra những giải pháp trên nguyên tắc giải quyết vấn đề lãng phí trong sử dụng đất. Thế nhưng nó không thể là chính sách chung. Trường hợp chưa hoàn thành thì là áp dụng chính sách chung được. Việc trả lại là hoàn toàn hợp lý. Và trả lại là cách thức duy nhất.

Còn nếu về cơ bản đã hoàn tất thủ tục pháp luật thì việc này sẽ không hề đơn giản. Phải xử lý cụ thể ở từng dự án, không thể đưa ra cách thức chung. Nhưng nhất định chúng ta phải giải quyết không thể để lãng phí như thế này được.

Để lãng phí đất như này là có tội với dân. Đã thu hồi của dân chúng ta làm không nên chuyện thì chắc chắn gây ra những bất bình xã hội. Đây là điều tối kỵ trong quá trình phát triển đất nước. Để chứng minh cho người dân biết chúng ta là những người quản lý mẫn cán thì chúng ta phải tìm cách thức để xử lý sao cho hợp lý nhất. Đối với từng dự án chúng ta phải rà soát lại để đưa ra cách thức thực hiện tối ưu.

Cách quản lý chưa phù hợp

PV:Cũng bàn về vấn đề canh tác trên dự án hoang, Giám đốc Sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn Hải cho rằng: Những dự án đã giải phóng mặt bằng rồi thì việc sử dụng đất phải đúng chức năng đã được phê duyệt. Vì vậy, yêu cầu nếu các dự án chưa triển khai cần thay đổi chức năng sử dụng đất thì ông Hải nhấn mạnh là “không phù hợp”. Xin ông cho biết về ý kiến này?

Posted Image

Để lãng phí đất như hiện nay cũng chính là do cách thức quản lý không phù hợp.

GS. TSKH Đặng Hùng Võ:

Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc.

Quy hoạch cũng là con người làm ra thì con người có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch không phải là cái gì bất di bất dịch đã đề ra thì không thể sửa đổi. Con người làm ra thì con người có quyền điều chỉnh để sao cho nó không gây ra lãng phí, phù hợp với cuộc sống và nó không tạo ra bất bình xã hội khi nhà đầu tư có đất nhưng không dùng còn người lao động bị thu hồi đất, trông thấy đất hoang thì tiếc. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là phải xem xét cụ thể với từng trường hợp.

PV:Nhiều nhận định đưa ra thị trường BĐS sẽ tiếp tục gặp khó trong thời gian và tình trạng dự án hoang sẽ còn tiếp diễn và cần phải có những cách thức dài hơi. Theo ông, vấn đề cần đặt ra là gì?

GS. TSKH Đặng Hùng Võ:

về dài hạn thì chúng ta phải thay đổi cách thức quản lý dự án. Chúng ta cần phải quản lý dự án gắn với sắc thuế khi đất không được đưa vào sử dụng. Chúng ta không nên dùng cơ chế thu hồi đất như hiện nay. Cơ chế thu hồi đất như hiện nay rất phức tạp vì phải giải quyết cái tồn đọng của vấn đề tài chính. Chúng ta nên dùng cơ chế thuế đánh vào đất để hoang không sử dụng. Và chắc chắn khi chúng ta dùng thuế thì các nhà đầu tư phải chủ động tìm cách tự giải quyết. Hoặc họ phải đi tìm tiền để đầu tư hoặc họ phải chủ động tìm nhà đầu tư khác chuyển nhượng dự án. Tầm nhìn dài hơi hơn chúng ta cần phải thay đổi cách quản lý gắn với sắc thuế đánh vào đất bỏ hoang không sử dụng. Để lãng phí như hiện nay cũng chính là do chúng ta chọn cách thức quản lý không phù hợp.

Hồng Khanh (thực hiện)

==================

Trước đây thu mua của dân bao nhiêu tiền một hecta thì bây giờ bán lại cho họ bằng giá, chứ có gì đâu mà phải lăn tăn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảm giá nhà để bóp chết nhà thu nhập thấp

26/10/2012 08:32:56 (GMT+7)

Posted Image- Tại buổi gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp ngành bất động sản khu vực Hà Nội tổ chức ngày 25/10, Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho rằng doanh nghiệp địa ốc đang đối mặt với hàng loạt khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ kiên trì để đeo bám nữa mà muốn thoát khỏi cuộc chơi bằng cách bán phá giá, giảm giá nhà xuống mức thấp thê thảm.

Không nên chỉ bó khung cho người thu nhập thấp

Hình ảnh nhếch nhác tại khu nhà thu nhập thấp

Nhan nhản nhà thu nhập thấp rao cho thuê

Giá bán nhà thu nhập thấp có thể giảm thêm 15%

Nhà thu nhập thấp có thể được bán sau 5 năm sử dụng

Ông Phong bức xúc vì cho rằng, trong thời điểm nhạy cảm này, nếu một doanh nghiệp bán phá giá thì người dân sẽ chờ các doanh nghiệp khác phá giá theo. Ông Phong đề xuất Bộ xây dựng cần có chính sách chống bán phá giá để bảo vệ cho các doanh nghiệp chân chính.

Posted Image

Phó tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong giới thiệu về dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (Ảnh:Vinaconex)

Liên quan đến việc bán phá giá trong thời gian gần đây là chung cư Đại Thanh gây sốt khi hạ giá bán từ 14 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 10 triệu đồng.Hàng tram người dân lao vào mua nhà, phải cắn rang chịu “chi’ cho “cò mồi” vài chục triệu để sở hữu căn nhà giá rẻ này. Cơn sốt Đại Thanh còn chưa kịp nguội, hàng loạt doanh nghiệp cũng vào cuộc giảm giá để giành giật khách hàng bằng cách trực tiếp giảm giá hoặc tăng khuyến mãi chiết khấu. Mới đây, dự án Westa cũng giảm giá xuống còn 17 triệu/m2 và quảng cáo theo chiêu “độc” như treo lên cột điện, lên cành cây hoặc cột đèn đỏ để gây sự chú ý.

Posted Image

Chung cư Đại Thanh giảm giá sốc khiến nhà thu nhập thấp e ngại bị bóp chết

Ông Phong lý giải, hiện nay, nhà ở xã hội doanh nghiệp vẫn phải xây dựng và bán theo giá như nhà nước quy định có công thức: Giá thành xây dựng + 10% định mức, chưa bao giờ vượt quá con số này. “Nếu có một doanh nghiệp bán nhà thương mại phá giá thì người mua sẽ chờ nhà thương mại”. Lãnh đạo Vinaconex cho rằng, sau khi hạ giá, một số căn hộ còn bán giá thấp hơn cả nhà thu nhập thấp sẽ gây sự so sánh cho người dân.

"Khi nhà xã hội còn đắt hơn cả nhà ở thương mại, người dân sẽ so sánh. Họ sẽ có tâm lý chờ đợi để mua nhà thu nhập thấp, tôi gì mua nhà ở xã hội", vị phó tổng giám đốc của đơn vị được ví von là con chim đầu đàn của ngành xây dựng lo ngại.

Đề xuất với Bộ trưởng và lãnh đạo thành phố, ông Phong bức xúc “"Giá thành thế nào, bán ra bao nhiêu Bộ phải kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Giá công bố bao nhiêu, tạo sao lại bán thấp như vậy, cần kiểm tra kỹ"

Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho hay, Thành phố đang kiểm tra những dự án bán phá thấp. "Thành phố sẽ kiểm tra những dự án phá giá đó có bán thật như vậy không hay chỉ đưa thông tin gây xáo trộn thị trường. Chúng tôi sẽ xem giá cả như vậy có hợp lý không và họ đã nộp đủ tiền sử dụng đất chưa, có bán được thật sự hay không", ông Sửu khẳng định.

Một lãnh đạo doanh nghiệp khác tham gia hội nghị lại cho rằng “ Các doanh nghiệp được ông Phong quy kết là bán phá giá nhà họ có lý lẽ của họ. Đó là một cách để xây được nhà, bán được hàng, không bị thành một khối nợ xấu với ngân hàng, không trở thành kẻ lừa đảo khách hàng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, vừa cứu được doanh nghiệp lại vừa tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có nhà, đúng với yêu cầu của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Hơn thế, chắc chắn doanh nghiệp đã bán nhà như vậy thì đã đóng tiền sử dụng đất, vì nếu không đóng tiền sử dụng đất theo quy định thành phố thì không bao giờ được giao đất mà làm nhà như vậy”.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lại khẳng định “Nếu doanh nghiệp đã say mê thì phải quyết liệt bằng cách hạ giá sản phẩm, cơ cấu lại sản phẩm để đến với người dân chứ không phải làm cái to đẹp để hình ảnh doanh nghiệp được đẹp. Còn người dân phải có trách nhiệm tìm sản phẩm phù hợp”.

Hải Bình

====================

Lúc giá nhà lên vù vù thì chẳng thấy ma nào kiến nghị chống tăng giá ảo cả. Lúc nó xuống thì đề nghị chống bán phá giá với nập nuận "sợ bóp chết nhà thu nhập thấp". Mục đích cuối cùng của nhà thu nhập thấp chính là để dân nghèo có nhà ở. Vậy nhà càng thấp càng tốt chứ nhỉ?

"Sang năm 2013, dân nghèo sẽ có thể mua biệt thự ở khu ổ chuột cao cấp". Hình như tôi đã nói câu này đâu đó trên diễn đàn..

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay