Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Thủy điện Sông Tranh 2: "Phải cam kết chính trị với dân"

Thứ Năm, 01/11/2012, 18:30 (GMT+7)

TTO - Đó là đề nghị của bà Hà Thị Khiết - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận trung ương - sau buổi làm việc với chính quyền huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) và thị sát công trình thủy điện Sông Tranh 2 ngày 1-11.

>> Xem toàn bộ thông tin vụ việc ở Sông Tranh 2

Posted Image

Bà Hà Thị Khiết - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận trung ương - thị sát thủy điện Sông Tranh 2 và cho rằng cần có cam kết chính trị với người dân lúc này - Ảnh: Tấn Vũ

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Khánh, bí thư Đảng ủy xã Trà Tân, đã báo cáo với đoàn công tác khu vực này vừa xuất hiện một trận động đất mạnh lúc 4g30 sáng 1-11 khiến người dân trong vùng một phen khiếp vía. Động đất trở thành nỗi ám ảnh thường trực với người dân và chính quyền, ảnh hưởng rất lớn đời sống người dân lúc này.

Bà Khiết cho biết Ban Bí thư trung ương rất quan tâm đến người dân vùng động đất và an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 lúc này. Bà Khiết đề nghị nếu không an toàn thì phải chọn giải pháp vì dân mà không tích nước. “Bây giờ nếu tích nước, nếu biết xảy ra sự cố mà vẫn làm có hại cho người dân thì đó là tội ác. Cho dù nhà kinh tế, nhà khoa học có muốn tích nước nhưng cấp trên kiên quyết không cho” - bà Khiết nhấn mạnh.

Sau buổi làm việc, bà Khiết cùng đoàn công tác thị sát công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ngay tại công trình, bà Khiết truy vấn trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải về việc tại sao không có cửa xả đáy? Ông Hải trả lời: “Việc này liên quan đến vấn đề tính toán kinh tế kỹ thuật và con đập không cần thiết có cửa xả đáy”.

Về an toàn đập và nhiều ý kiến khác nhau thời gian qua, ông Hải khẳng định với bà Khiết rằng “những chuyên gia, các nhà khoa học đã đến đây làm việc chính thức đều tin đập an toàn. Nhưng chỉ có các nhà khoa học chưa đến và không đọc số liệu chính thức thì không tin. Báo chí cũng không tin…”.

Bà Khiết cho rằng có thủy điện là tốt, tuy nhiên những gì xảy ra với người dân là quá lớn. “Họ ngủ dậy đêm tới sáng mới biết mình còn sống. Đó là nỗi lo khôn lường. Người dân chỉ muốn an toàn chứ có gì lớn lao đâu. Có người lo quá phát ốm chẳng làm ăn, học hành gì được. Vì vậy cần phải cam kết chính trị với người dân” - bà Khiết nói.

TẤN VŨ

==========================

Trong lần cam kết mười ngày Đại lễ không mưa - Khí tượng thủy văn Hoa kỳ và Việt Nam xác định ngày mùng 1. 10 Hanoi sẽ có mưa lớn, gió lạnh thậm chí có thể có mưa đá. Thiên Sứ tôi cam kết không mưa và sẵn sàng ra vườn hoa Lý Thái Tổ đứng đấy. Nếu mưa ướt thì mọi người có thể thực hiện phương án II, còn một mình Thiên Sứ đứng dưới trời mưa cho ướt và chụp ảnh đưa lên mạng cho mọi người cười chơi. Lời cam kết đó của Thiên Sứ vẫn còn nguyên trên mạng.

Bây giờ, tôi đề nghị tất cả những ai xác định đập thủy điện Sông Tranh an toàn thì hãy đem gia đình và bản thân họ xây nhà dưới đập, cho dân sơ tán và tích nước. Nếu đp quả thực an toàn thì họ sống - như họ đã xác định và những ban ngành liên quan nên tưởng thưởng cho họ. Còn nếu không đủ tự tin với nhận xét của mình, mà vẫn còn có chút liêm sỉ thì tốt nhất nên câm miệng lại.

Bác ơi, thời buổi này liêm sỉ là cái gì đó rất xa xỉ.........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong lần cam kết mười ngày Đại lễ không mưa - Khí tượng thủy văn Hoa kỳ và Việt Nam xác định ngày mùng 1. 10 Hanoi sẽ có mưa lớn, gió lạnh thậm chí có thể có mưa đá. Thiên Sứ tôi cam kết không mưa và sẵn sàng ra vườn hoa Lý Thái Tổ đứng đấy. Nếu mưa ướt thì mọi người có thể thực hiện phương án II, còn một mình Thiên Sứ đứng dưới trời mưa cho ướt và chụp ảnh đưa lên mạng cho mọi người cười chơi. Lời cam kết đó của Thiên Sứ vẫn còn nguyên trên mạng.

Bây giờ, tôi đề nghị tất cả những ai xác định đập thủy điện Sông Tranh an toàn thì hãy đem gia đình và bản thân họ xây nhà dưới đập, cho dân sơ tán và tích nước. Nếu đp quả thực an toàn thì họ sống - như họ đã xác định và những ban ngành liên quan nên tưởng thưởng cho họ. Còn nếu không đủ tự tin với nhận xét của mình, mà vẫn còn có chút liêm sỉ thì tốt nhất nên câm miệng lại.

Bài đó ở đây. Trang 10 . Bài số 238.

http://diendan.lyhoc...g/page__st__220

HÌNH KIỂM CHỨNG THỜI TIẾT NGÀY 30. 9.

1 - Trung tâm khí tượng thủy văn TW:

2 - .weather.com

3 - Lý học Đông phương:

* Thông báo lần thứ nhất - 9g 35 phút ngày 29. 9:

Ngày 30. 9.

Trời sáng đẹp, mát mẻ. Buổi sáng có mưa nhỏ rải rác vài nơi ngoài khu vực nội thành cũ và ngoài phương từ sân bay Nội Bài đến Trung Tâm Hanoi. Bầu trời trong, mây đẹp. Có thể mặc áo khoác trong xe hơi hoặc phòng lạnh không bị khó chịu.

* Thông báo lần thứ hai - 0g 11 phút ngày 30. 9:

Điều này xác định rằng:

Ngày mai 30. 9 bầu trời Hanoi thời tiết rất đẹp. Trời quang mây tạnh ngay từ sáng sớm cho đến tận chiều tối. Ngoài phạm vi bán kính 30km chỉ có thể có mưa nhỏ đến mưa vừa.

Đây là lời dự báo bổ sung của tôi về thời tiết khu vực Hanoi ngày 30. 9.

Posted ImagePosted Image

Đường tới sân bay Nội Bài.

Phía trước mây xám mù mịt. Nhưng trên cao trời vẫn sáng. Ảnh chụp lúc 8g 52.

Posted Image

Đường tới sân bay Nội Bài.

Phía bên phải cũng mây xám mù mịt. Nhưng trên cao trời vẫn sáng. Ảnh chụp lúc 8g 54.

Posted Image

Đường tới sân bay Nội Bài.

Chân trời phía bên trái cũng mây xám mù mịt. Nhưng trên cao trời vẫn sáng. Ảnh chụp lúc 8g 59.

Posted Image

Nhưng từ giờ Tý cho đến lúc này khi vực Hanoi với bán kính 30km chưa hề có mưa rào và dông.

Ảnh chụp lúc 9g 41

Posted Image

Sân bay Nội Bài chan hòa trong nắng dịu......

Posted Image

Những vị du khách ngoại quốc này chắc chắn sẽ hài lòng nếu thời tiết với những làn nắng êm ả như vậy.....

Posted Image

Tuy nhiên đây là ba tấm ảnh chụp nối nhau liên tiếp từ trên xuống dưới và từ phải qua trái toàn cảnh tiền sảnh của sân bay Nội Bài, cho thấy chung quanh không gian khu vực Hanoi cũ với bán kính 30km - lấy Hồ Hoàn Kiếm làm tâm - bị mây xám bao vậy, đe doa những cơn mưa dông hoặc mưa rào sẵn sàng ập vào khu vực nội thành.

Ảnh chụp vào thời gian gần 11g.

Posted Image

Trên đường về từ Nội Bài, trời nắng đẹp. Nhưng mây xám vẫn đe dọa mưa dông xung quanh bầu trời nội thành cũ.

Ảnh chụp 14g 20

Posted Image

Các bạn cũng thấy rất rõ những đám mây đen bao phủ đe doa nhưng cơn mưa rào và dông có thể xảy ra. Trong sự xác định của tôi về thời tiết ngày hôm nay - đúng nguyên văn là đến "chiều tối". Bây giờ là là 15 g. Nói theo dân gian tức là 3 giờ chiều......Tức là mưa rào và dông có thể xảy ra.

Quí vị quan tâm thân mến.

Vào lúc 16 giờ, ở một vài khu phố trong Hanoi cũ có mưa cục bộ. Mưa và nắng xen kẽ nhau. Vì có chút việc, tôi ủy quyền cho Hoàng Triều Hải thông báo về dự báo thời tiết cụ thể và chính xác đến giờ. Không trừu tượng theo kiểu "chiều tối" và "rạng sáng"

Tối nay sẽ không có mưa và tôi sẽ tiếp tục chụp ảnh đưa lên đây.

Ngày mai 1. 10:

Chúng tôi đã xác định sẽ không có mưa lớn đến tân 24 giờ. Tôi có một giấy mời dự lễ khai mạc, do một người ban gửi cho. Ngày mai tôi sẽ đến vườn Hoa Lý Thái Tổ. Cho dù ban tổ chức có thay đổi địa điểm khai mạc thì tôi sẽ đứng đấy!

Nếu mưa tôi sẽ chịu ướt hết cơn mưa rồi về và cũng sẽ chụp ảnh đưa lên đây cho mọi người cười chơi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai mua diễn văn ra mua!

Tác giả: Trần Nhật Minh

TUANVIETNAM

Bài đã được xuất bản.: 01/11/2012 05:00 GMT+7

Các loại mẫu diễn văn như cái phao neo giữ các vị khỏi chìm trong các cuộc họp ngày một dâng cao như lũ.

Giữa buổi sáng sớm, vừa thở phào dứt khỏi vài cuộc họp, một giọng nói thỏ thẻ oanh vàng gọi điện đến: "Chúng em ở Nhà xuất bản... Nhà xuất bản chúng em vừa phát hành cuốn mẫu các loại diễn văn dùng cho hội nghị, hội thảo...". Ồ hay nhỉ, nhưng cũng phải từ chối lịch sự rằng, cánh báo chí chúng tôi họp hành ít diễn văn lắm, giao ban hội nghị, hội thảo toàn "phang" nhau, sửa gáy nhau, biên tập nhau chứ ít khi mỹ miều sử dụng diễn văn chào mừng, diễn văn cảm ơn, cảm tạ. Là nói vậy để cúp máy cho nhã nhặn.

Cúp máy rồi mới thấy ngơ ngẩn tiếc, kể ra có một cuốn thì cũng hay, mình giờ có tí "hoành tráng" đi đây đi đó dự các loại hội nghị, hội thảo, khai trương, khánh thành, động thổ, kỷ niệm, giỗ chạp... mang ra để làm mẫu mà đọc thì mồm cũng đỡ lúng túng "mắc hột thị" khi phải nói vo những vấn đề mình ngô ngọng.

Nhưng rồi nghĩ lại, thời buổi này thấy cần phải cải cách nhiều thứ, trong đó có các kiểu họp hành, hội nghị hình thức, vô thưởng vô phạt, diễn văn và thưa gửi dài hơn cả... nội dung chính. Nghĩ thế nên thấy mấy cuốn mẫu diễn văn nó cứ kỳ kỳ làm sao, khác nào đứa trẻ học bài văn mẫu. Tất nhiên, trong các nghi thức từ xưa đến nay, người ta vẫn hay chú ý tới các khuôn mẫu diễn văn phù hợp với từng loại họp hành. Nhưng cái đó không thể bất biến, những bài diễn văn chỉ có vài từ, gọn, sắc, tiết kiệm tối đa thời giờ vàng ngọc, thể hiện đậm cá tính của người vinh dự đọc diễn văn, bao giờ cũng được mọi người tán thưởng và ghi nhớ.

Posted Image

Ảnh minh họa

Trong hành trình của một đời lãnh đạo, chả phải ít nhất vài lần được (phải) đọc diễn văn. Và các loại mẫu diễn văn như cái phao neo giữ các vị khỏi chìm trong các cuộc họp ngày một dâng cao như lũ. Có nhiều vị, diễn văn thư ký chuẩn bị cho sẵn cả rồi, và cứ thế giương mục kỉnh, lấy tập diễn văn dày hự trong túi ra và đọc như đọc chính tả thôi. Nhưng sự đời không đơn giản thế, đã có trường hợp dân gian đồn rằng, có vị phải chạy sô hai cuộc cách nhau vài phút ô tô, nên trước khi đến dự lễ, đã găm sẵn hai bài diễn văn vào hai túi áo vest, mồm thì nhâm nhẩm như đọc thần trú: túi trái hội nghị A, túi phải hội nghị B... Khổ nỗi sau màn bắt tay chào hỏi, nhiệt liệt chúc mừng của anh em, quên khuấy đi mất, lúc lên bục vớ nhầm lấy cái của hội nghị kia đọc cho hội thảo này. Có chết không cơ chứ. Thế mà hội nghị vẫn vỗ tay rào rào. Chắc là vỗ để lịch sự mời xuống!!!

Nghĩ đến đây nhiều lúc mình cũng phải cẩn thận dăm ba cái vụ nhầm nhọt đó, nhất là thời buổi bây giờ sự vụ nhiều. Đi đám cưới mà bỏ nhầm phong bì phúng đám ma: Kính viếng hương hồn cụ... thì thôi đừng nhìn mặt cô dâu chú rể nữa. Hoặc bỏ tiền phúng đám hiếu lại nhầm phong bì mời dự khai trương rộn rã nhà hàng thì cũng chuẩn bị hồn vía mà nghe người chết đội quan tài dậy mắng vào mặt.

Xã hội hiện đại, công nghiệp, nhiều thứ cũng được "hiện đại hóa, công nghiệp hóa", trong đó có cả sự bảo thủ, quan liêu cũng được đưa vào quy trình để tiện ích hơn... thì cũng đáng để suy ngẫm.

Một thứ "công nghệ" dành cho sự trì trệ rất hình thức vẫn đang được chấp nhận và cổ súy thì dung lượng dành cho những tư duy mới, tiên tiến chắc cũng vẫn còn khiêm tốn lắm lắm!

Theo VOV online

==============

Diễn văn! Cho một cuốn đi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Đặng Thành Tâm: “Tôi muốn trở về thời xưa”

Thứ Tư, 31/10/2012, 07:32 (GMT+7)

Tôi cũng đang muốn trở về thời xưa. Nhưng đó là cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương t.....

Sư phụ muốn trở về vơi thời xưa của nước Việt 5.000 Văn Hiến rất đáng trân trọng.

Nhưng một đại gia như ông Nguyễn Thành Tâm này mà phát biểu như vạy dễ làm người đọc hiểu lầm là ông này bị ... Tâm thần:

- Khi KT chưa khó khăn, các Cty của ông Tâm này vẫn còn đồng ra đồng vào thì không thấy nói (rất tiếc là mình không làm quân sư quạt ... điện cho ông này, vì nếu vậy sẽ tư vấn cho ... Sếp nói câu này ngay lúc đó, và Media sẽ tung hô ầm ầm lên là Đại gia, nhưng tâm hồn lãng mạn, cưa được khối em chân dài tỷ dụ như Tăng Thanh Hà ... để cô ấy đừng đi lấy Việt Kiều ...)

- Bây giờ lại đi thở ra những lời này, khi KT suy thoái, Cty của ông ấy è cổ ra gánh nợ, SXKD thì bết bát, không có đầu ra, 2 Ngân hàng của gia đình thì bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trước tình trạng cụt vồn.

Nói như vậy thì dân đen họ sẽ nghĩ hay là mình cũng làm như ông Tâm, cứ vay mượn kinh doanh tùm lum, nếu có lỗ thì ... quay về ngày xưa là ... huề cả làng.

Nam nhi đấng trượng phu đâu rồi, dám làm dám chịu chứ. Có vô phương cứu vớt thì cũng phải dũng cảm nhận lỗi lầm của mình chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ muốn trở về vơi thời xưa của nước Việt 5.000 Văn Hiến rất đáng trân trọng.

Nhưng một đại gia như ông Đặng Thành Tâm này mà phát biểu như vạy dễ làm người đọc hiểu lầm là ông này bị ... Tâm thần:

- Khi KT chưa khó khăn, các Cty của ông Tâm này vẫn còn đồng ra đồng vào thì không thấy nói (rất tiếc là mình không làm quân sư quạt ... điện cho ông này, vì nếu vậy sẽ tư vấn cho ... Sếp nói câu này ngay lúc đó, và Media sẽ tung hô ầm ầm lên là Đại gia, nhưng tâm hồn lãng mạn, cưa được khối em chân dài tỷ dụ như Thăng Thanh Hà ... để cô ấy đừng đi lấy Việt Kiều ...)

- Bây giờ lại đi thở ra nững lời này, khi KT suy thoái, Cty của ông ấy è cổ ra gánh nợ, SXKD thì bết bát, không có đầu ra, 2 Ngân hàng của gia đình thì bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trước tình trạng cụt vồn.

Nói như vậy là dân đen trộm nghĩ hay là mình cũng làm như ông Tâm, cứ vay mượn kinh doanh tùm lum, nếu có lỗ thì ... quay về ngày xưa là ... huề cả làng.

Nam nhi đáng trượng phu đâu rồi, dám làm dám chịu chứ. Có vô phương cứu vớt thì cũng phải dũng cảm nhận lỗi lầm của mình chứ.

Cuộc đời "bói toán" của tôi đã tiếp xúc từ những đại gia cho đến dân nghèo. Thâm chí coi cho những dân nghèo sau trở thành đại gia. Rồi lại phá sản thành dân nghèo. Tôi nghiệm thấy rằng: Tất cả đều do số phận đặt để cả. Nhưng lúc thành công thì nó buồn cười lắm, cứ như có tài kinh bang tế thế, nói cái gì thì cũng từ đúng trở lên. Hi. Lúc thất bại thì mặt dài như cái bơm, nói năng rất ...khiêm tốn.

Bởi vậy, lắm lúc nghĩ cũng buồn "nhân tình thế thái".Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TP HCM sẽ có quảng trường lớn nhất Việt Nam

Thứ bảy, 3/11/2012, 15:38 GMT+7

Là nơi tổ chức lễ hội văn hóa, chính trị và là không gian công cộng cho người dân và du khách, Quảng trường Trung tâm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng hơn 20 ha sẽ là quảng trường lớn nhất Việt Nam.

>'Sẽ không vội xây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn'

UBND TP HCM vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Quảng trường Trung tâm và công viên bờ sông tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Đây sẽ là trung tâm diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị, đồng thời cũng là một không gian công cộng với các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách. Nơi nay cũng sẽ là nơi tập trung cao nhất các công trình kiến trúc tiêu biểu, cảnh quan cây xanh mang tính biểu trưng và là điểm nhấn của Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

Tổng diện tích khu vực quy hoạch gần 30 ha, trong đó quảng trường trung tâm khoảng hơn 20 ha và diện tích công viên bờ sông khoảng hơn 9 ha. Dự báo quy mô người sử dụng tối đa trên toàn khu vực là 430.000 người…

Quy hoạch 1/500 do Công ty Deso Defrain Souquet Associates (Pháp) tư vấn. Trong đó, đơn vị này đề nghị mật độ xây dựng khu vực này tối đa 5%. Tầng hầm khu vực này phải đảm bảo diện tích đậu xe công cộng với quy mô tối thiểu 2.500 chỗ đậu ôtô và các công trình dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật phụ trợ.

Posted Image

Bản đồ quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP HCM).

Đối với công viên bờ sông, đơn vị tư vấn đề xuất xuất hai nhánh công viên bờ sông được thiết kế như một công viên bách thảo của thành phố với mảng xanh thực vật nhiệt đới phong phú, đường đi dạo, chạy bộ, thể thao dưới các tán cây lớn. Một số kiến trúc chính trên quảng trường và công viên bờ sông là đài vọng cảnh Tây, đài vọng cảnh Đông, kè hoa sen và các nhà cánh sen...

Liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sở GTVT TP HCM cho biết, dự kiến trong tháng 6/2013, 4 tuyến đường chính tại khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được khởi công là đại lộ vòng cung, đường ven hồ trung tâm, đường ven sông Sài Gòn, đường trên cao qua Khu lâm viên sinh thái phía Nam. Tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ 4 tuyến đường này vào khoảng 10.000 tỷ đồng.

Theo Ban Quản lý khu đô thị Thủ Thiêm, dự kiến 4 tuyến đường sẽ hoàn thành vào năm 2015, cùng với hệ thống 10 tuyến đường phụ, khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ bước đầu được hình thành. Để đảm bảo tiến độ của dự án này, UBND TP HCM đã giao cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp với Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) hoàn tất mọi thủ tục trong tháng 4/2013.

Quy hoạch đã được UBND TP HCM phê duyệt xác định Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có diện tích khoảng 657 ha thuộc các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh. Vị trí và giới hạn phạm vi điều chỉnh gồm khu lõi trung tâm chính, khu vực hồ trung tâm, khu châu thổ phía nam, khu dân cư phía đông, khu phía bắc đại lộ Đông Tây và dọc theo đại lộ vòng cung gắn với khu dân cư phía bắc.

Về chức năng, đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí và đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu. Dự báo tổng dân số cư trú thường xuyên gần 150.000 người; tổng số người làm việc khoảng 220.000 người...

Hữu Nguyên

================

Năm sau suy thoái kinh tế tăng thêm rồi. Không biết triển khai dự án có đúng được tiến độ ko đây? Lâu rồi không chém gió, Phong Thủy dự án này cần phải xem lại, không chắc cũng toi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thương lái Trung Quốc ào ào mua lá chu ka

Thứ 7, 03/11/2012, 15:37

Posted Image

Vài tuần trở lại đây, tại các huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh, gồm Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà…, người dân đua nhau vào rừng hái lá chu ka- theo đặt hàng của thương lái Trung Quốc.

Hỏi chính quyền các cấp về thực trạng này thì nơi biết, nơi không, thậm chí không tin có chuyện đó, bởi cây chu ka (có nơi gọi là cu ca) – một loại cây hoang dạibao đời nay là cây “vô tích sự”. Còn người dân thì chỉ chỉ quan tâm tới túi tiền,

Mỗi ngày hàng chục tấn

Không quá khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi lá chu ka trên đường liên thôn, bản, trong sân nhà trong những ngày này ở nhiều huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh. Bỏ một đồng, lãi hai - ba đồng, trong khi nguồn nguyên liệu dồi dào, khiến người lên rừng hái chu ka, kẻ bỗng dưng trở thành lái buôn - ăn phần trăm hoa hồng của các tư thương bên kia biên giới.

Tranh thủ nắng mới phơi lại mấy tạ lá chu ka mới “nhập” từ những hộ dân trên rừng, chị Lý Thị Mai - dân tộc Dao, thôn Đông Hồng, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên - cho biết chị mới làm nghề này được hơn 1 tuần, nhưng cũng chỉ làm đại lý cho bà chị họ chuyên buôn bán sang Trung Quốc. Mỗi ngày chị thu mua được từ 1 - 2 kg lá chu ka tươi, với giá từ 3000 đồng/kg. Theo chị Mai, cứ 3 kg lá tươi thì được 1 kg lá khô, xuất với giá 15.000 đồng/kg. Ăn chênh lệch khá, công việc nhẹ nhàng, vốn đầu tư ít, nên số người làm đại lý như chị Mai không phải là ít. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Đông Ngũ, mỗi ngày các đại lý thu mua được vài tấn lá chu ka.

Từ khi lá chu ka có giá, ở vùng biên giới Quảng Ninh hình thành hai “vành đai”: dân ở vòng ngoài, xa rừng thì làm đại lý; người sống trong vùng rừng thì đi hái lá chu ka.

Ở các xã Đại Dực, Phong Dụ, người dân đi hái lá chu ka như…trẩy hội.

Anh Nịnh Văn Hiến, ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, các cụ nhà anh “vừa chơi, vừa hái lá chu ka mỗi ngày cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng”. Vì lẽ đó, gần đây, người dân đua nhau vào rừng đốn cây để lấy lá chu ka, bởi theo anh Hiến “đây là loại cây hoang dại, trước đây cùng lắm thì làm củi đốt. Nay bán được thì tội gì”.

Cũng theo anh Hiến, nghe người dân ở Bình Liêu- huyện giáp biên với Trung Quốc- rầm rộ mua bán lá chu ka, nên dân ở đây cũng làm theo, sau khi có người đứng ra bao tiêu. Thực sự, lá chu ka cho đến thời điểm hiện tại cũng đã đem lại một nguồn thu nhập thêm khá cho nhiều hộ gia đình nông dân.

Thu mua để làm gì?

Tuy nhiên, hỏi ngay người dân bản xứ, lá chu ka có công dụng gì thì đều nhận được cái lắc đầu, dù cây chu ka quen thuộc từ bao đời nay với người dân dọc vùng núi cánh cung Đông Triều cho tới tận vùng biên giới Bình Liêu. Theo người dân ở đây, loài cây này chỉ có ý nghĩa với trẻ con: quả xanh ăn nhôn nhốt, còn quả già thì dùng làm "đạn" bắn súng phóp.

Ông Hoàng Minh, một thày lang thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên lắc đầu nguầy nguậy: “Tôi cũng không rõ họ mua lá ka chu làm gì? Nó có công dụng gì không? Trong các đơn thuốc gia truyền của gia đình tôi không bao giờ có thành phần lá ka chu”.

Trước cơn sốt bất thường việc thương lái Trung Quốc thu mua lá chu ka, một vị lãnh đạo xã ở huyện Ba Chẽ mới giật mình, vội liên hệ tham khảo các thầy lang quen biết. Nhưng lần nào cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Đem hình ảnh lá và quả chu ka về gặp Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh - ông Vi Văn Thái - để tham vấn, thì nhận được câu trả lời: “Không có trong danh sách các loài cây thảo dược chữa bệnh”.

Dẫu việc thu mua lá chu ka đã lan rộng ra nhiều huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Ninh, nhưng nhiều cán bộ huyện, xã không hay biết. Trả lời về hiện tượng này, ông Hoàng Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Đông Ngũ - thừa nhận: lần đầu tiên mới biết thông tin như vậy và sẽ cử cán bộ đi xác minh. Bởi, trong suy nghĩ của ông, “cây chu ka chả có tích sự gì thì người ta mua làm gì”. Liên hệ với lãnh đạo một loạt xã khác của các huyện, cũng đều nhận được câu trả lời như vậy.

Cây chu ka (từ Đông Triều tới Hạ Long gọi là cu ca) cao lắm khoảng trên 2 m, tán lá dày và rộng, quanh năm xanh. Theo người dân, loại cây này thường mọc nhiều ở những vùng đồi núi. Cây thân mộc nhưng thân cành lại nhỏ, làm củi đun cũng chẳng bõ bèn. Bởi vậy, khi bao nhiêu những vạt rừng bị đốn hạ, cây chu ca vẫn còn. Và nó trở thành thảm thực bìcó khả năng che chắn, chống sói mòn tầng mùn cho đất và chống sạt lở, lũ quét tốt nhất...

Từ trước tới nay, ở các huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, đã xảy ra nhiều chuyện buôn bán “lạ”, như: thu mua móng chân trâu, chè rừng, vàng anh…, nhưng, việc thu mua lá chu ka đang diễn ra có lẽ là chuyện “lạ” nhất.

Theo Nguyễn Hùng

Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thương lái Trung Quốc ào ào mua lá chu ka
Thứ 7, 03/11/2012, 15:37

Posted Image

Vài tuần trở lại đây, tại các huyện miền núi biên giới của tỉnh Quảng Ninh, gồm Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà…, người dân đua nhau vào rừng hái lá chu ka- theo đặt hàng của thương lái Trung Quốc.

Hỏi chính quyền các cấp về thực trạng này thì nơi biết, nơi không, thậm chí không tin có chuyện đó, bởi cây chu ka (có nơi gọi là cu ca) – một loại cây hoang dạibao đời nay là cây “vô tích sự”. Còn người dân thì chỉ chỉ quan tâm tới túi tiền,

Mỗi ngày hàng chục tấn

Không quá khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi lá chu ka trên đường liên thôn, bản, trong sân nhà trong những ngày này ở nhiều huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh. Bỏ một đồng, lãi hai - ba đồng, trong khi nguồn nguyên liệu dồi dào, khiến người lên rừng hái chu ka, kẻ bỗng dưng trở thành lái buôn - ăn phần trăm hoa hồng của các tư thương bên kia biên giới.

Tranh thủ nắng mới phơi lại mấy tạ lá chu ka mới “nhập” từ những hộ dân trên rừng, chị Lý Thị Mai - dân tộc Dao, thôn Đông Hồng, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên - cho biết chị mới làm nghề này được hơn 1 tuần, nhưng cũng chỉ làm đại lý cho bà chị họ chuyên buôn bán sang Trung Quốc. Mỗi ngày chị thu mua được từ 1 - 2 kg lá chu ka tươi, với giá từ 3000 đồng/kg. Theo chị Mai, cứ 3 kg lá tươi thì được 1 kg lá khô, xuất với giá 15.000 đồng/kg. Ăn chênh lệch khá, công việc nhẹ nhàng, vốn đầu tư ít, nên số người làm đại lý như chị Mai không phải là ít. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Đông Ngũ, mỗi ngày các đại lý thu mua được vài tấn lá chu ka.

Từ khi lá chu ka có giá, ở vùng biên giới Quảng Ninh hình thành hai “vành đai”: dân ở vòng ngoài, xa rừng thì làm đại lý; người sống trong vùng rừng thì đi hái lá chu ka.
Ở các xã Đại Dực, Phong Dụ, người dân đi hái lá chu ka như…trẩy hội.

Anh Nịnh Văn Hiến, ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết, các cụ nhà anh “vừa chơi, vừa hái lá chu ka mỗi ngày cũng kiếm được khoảng 100.000 đồng”. Vì lẽ đó, gần đây, người dân đua nhau vào rừng đốn cây để lấy lá chu ka, bởi theo anh Hiến “đây là loại cây hoang dại, trước đây cùng lắm thì làm củi đốt. Nay bán được thì tội gì”.

Cũng theo anh Hiến, nghe người dân ở Bình Liêu- huyện giáp biên với Trung Quốc- rầm rộ mua bán lá chu ka, nên dân ở đây cũng làm theo, sau khi có người đứng ra bao tiêu. Thực sự, lá chu ka cho đến thời điểm hiện tại cũng đã đem lại một nguồn thu nhập thêm khá cho nhiều hộ gia đình nông dân.

Thu mua để làm gì?

Tuy nhiên, hỏi ngay người dân bản xứ, lá chu ka có công dụng gì thì đều nhận được cái lắc đầu, dù cây chu ka quen thuộc từ bao đời nay với người dân dọc vùng núi cánh cung Đông Triều cho tới tận vùng biên giới Bình Liêu. Theo người dân ở đây, loài cây này chỉ có ý nghĩa với trẻ con: quả xanh ăn nhôn nhốt, còn quả già thì dùng làm "đạn" bắn súng phóp.

Ông Hoàng Minh, một thày lang thôn Hà Giàn, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên lắc đầu nguầy nguậy: “Tôi cũng không rõ họ mua lá ka chu làm gì? Nó có công dụng gì không? Trong các đơn thuốc gia truyền của gia đình tôi không bao giờ có thành phần lá ka chu”.

Trước cơn sốt bất thường việc thương lái Trung Quốc thu mua lá chu ka, một vị lãnh đạo xã ở huyện Ba Chẽ mới giật mình, vội liên hệ tham khảo các thầy lang quen biết. Nhưng lần nào cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Đem hình ảnh lá và quả chu ka về gặp Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh - ông Vi Văn Thái - để tham vấn, thì nhận được câu trả lời: “Không có trong danh sách các loài cây thảo dược chữa bệnh”.

Dẫu việc thu mua lá chu ka đã lan rộng ra nhiều huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Ninh, nhưng nhiều cán bộ huyện, xã không hay biết. Trả lời về hiện tượng này, ông Hoàng Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Đông Ngũ - thừa nhận: lần đầu tiên mới biết thông tin như vậy và sẽ cử cán bộ đi xác minh. Bởi, trong suy nghĩ của ông, “cây chu ka chả có tích sự gì thì người ta mua làm gì”. Liên hệ với lãnh đạo một loạt xã khác của các huyện, cũng đều nhận được câu trả lời như vậy.

Cây chu ka (từ Đông Triều tới Hạ Long gọi là cu ca) cao lắm khoảng trên 2 m, tán lá dày và rộng, quanh năm xanh. Theo người dân, loại cây này thường mọc nhiều ở những vùng đồi núi. Cây thân mộc nhưng thân cành lại nhỏ, làm củi đun cũng chẳng bõ bèn. Bởi vậy, khi bao nhiêu những vạt rừng bị đốn hạ, cây chu ca vẫn còn. Và nó trở thành thảm thực bìcó khả năng che chắn, chống sói mòn tầng mùn cho đất và chống sạt lở, lũ quét tốt nhất...

Từ trước tới nay, ở các huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, đã xảy ra nhiều chuyện buôn bán “lạ”, như: thu mua móng chân trâu, chè rừng, vàng anh…, nhưng, việc thu mua lá chu ka đang diễn ra có lẽ là chuyện “lạ” nhất.

Theo Nguyễn Hùng
Lao động

Về mặt Đông Y, lá Chu ca không có tác dụng gì; vậy về chúng ta có thể đặt vấn đề mặt sinh thái môi trường cây Chu ca có tác dụng gì? Hoặc chí ít, những vùng đất mà có cây Chu ca mọc - dọc tuyến biên giới phía Bắc - có điều kiện địa chất thế nào mà chỉ có cây Chu ca mọc ở đây? Cuối cùng là: Việc biến mất, hoặc phát triển những cây Chu ca ở tuyến biên giới này sẽ ảnh hưởng như thế nào với môi trường sinh thái ở đây?
Nguyên tắc của Lý học là: Con người sống hòa nhập và cân bằng với tự nhiên. Tôi có đi một vài nước trên thế giới. Có thể nói rằng: Một trong những yếu tđHoa Kỳ phát triển trở thành một siêu cường chính vì sự bảo vệ môi trường thiên nhiên của họ rất triệt để.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai tiếp tục khi niềm tin đã bị vùi dập?

Tác giả: Nguyễn Thương

Bài đã được xuất bản.: 31/10/2012 05:00 GMT+7

Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng một Trung tâm cứu hộ gấu như ở Tam Đảo càng trở nên cấp thiết và cần được khẩn trương xúc tiến. Thế nhưng, đùng một cái, dự án bị ngưng, mà cụ thể là người ta đình chỉ các hoạt động xây dựng ngay trong khuôn viên dự án đã giao cho Ban quản lý Trung tâm cứu hộ gấu.

Việt Nam chỉ có hai loài gấu, gấu ngựa và gấu chó. Điều tra đa dạng sinh học từ hàng thập kỷ qua, người ta không thể đưa ra một con số tương đối chuẩn rằng gấu còn lại bao nhiêu trong các khu rừng hay trả lời câu hỏi nếu số gấu sống sót trong tự nhiên ngày nay được tính bằng con số hàng trăm, hay thậm chí hàng chục thì liệu có quá lạc quan hay không? Nhưng, có một điều mà nhiều người đều biết, rằng kiểm lâm và các tổ chức bảo tồn quốc tế đã từng bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để gắn chíp và quản lý hơn 4.000 con gấu bị nuôi nhốt chật cứng trong các chuồng trại tư nhân trong suốt 7 năm qua....

Những điều nói trên có mối liên hệ gì với bản thông cáo thống thiết dài dằng dặc của Tổ chức động vật châu Á được gửi đi rộng khắp vừa mới đây? Nói ngắn gọn, đó là một thông điệp kêu cứu của một dự án cứu hộ gấu.

Những hy vọng về ngôi nhà thứ hai dành cho gấu

Ở Việt Nam, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã đếm chưa đủ đầu ngón tay nên nói đến Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo ai cũng biết. Trung tâm được xây dựng trong khuôn khổ dự án hợp tác quốc tế do đích thân Thủ tướng Chính phủ đồng ý và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và triển khai, với khoản viện trợ không hoàn lại chỉ tính riêng giai đoạn 2 trị giá 3.037.000 USD từ Tổ chức động vật châu Á.

Posted Image

Một góc khu nuôi dưỡng bán hoang dã tại Trung tâm cứu hộ gấu. Ảnh: ThienNhien.Net

Với một diện tích 12ha, dù chưa phải lớn, song cũng đủ để đặt một cơ sở cứu hộ và chăm sóc bán hoang dã trước khi gấu có cơ hội được thả về tự nhiên. Có nhiều lý do để người ta kỳ vọng vào Trung tâm cứu hộ này. Đó sẽ là nguồn cứu cánh kịp thời cho công tác cứu hộ động vật hoang dã trong bối cảnh ngân sách nhà nước rót cho hạng mục này cực kỳ nhỏ giọt. Nhìn lại các trung tâm cứu hộ hiện nay, phần nhiều được khởi xướng và duy trì nhờ nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.

Thực tế những năm qua cho thấy cơ quan chức năng thực sự còn nhiều khó khăn trong quản lý gấu nuôi nhốt, họ còn loay hoay trong xử lý từ những vụ việc nhỏ lẻ tiếp nhận gấu do người dân tự nguyện giao nộp cho tới việc ra một quyết định dứt khoát tịch thu gần trăm cá thể gấu nuôi nhốt cho dù chúng không được đăng ký và gắn chíp mà chiểu theo quy định pháp luật như vậy là rõ ràng bất hợp pháp. Hay nói rộng hơn, người ta chưa thể phân định sẽ đối xử và quản lý ra sao với hàng hàng nghìn cá thể gấu nuôi nhốt đã được gắn chíp trên cả nước mà theo cách hiểu hiện nay, chủ trại chỉ là người nuôi giữ, còn quyền sở hữu gấu thuộc về nhà nước.

Sau khi chương trình gắn chíp cho gấu được xúc tiến kể từ giữa năm 2005, cơ quan chức năng công bố hơn 4.300 cá thể gấu được gắn chíp trên cả nước. Vậy mà, trong lễ phát động "Ngày Gấu Việt Nam" 13/9 vừa qua, số lượng gấu gắn chíp mà ngành kiểm lâm ghi nhận được còn lại vẻn vẹn hơn 2.300 cá thể. Bất kỳ ai cũng muốn bật ra câu hỏi: 2000 cá thể gấu đã đi đâu, liệu trong hồ sơ có ghi nhận đầy đủ chúng đã chết đi hoặc biến mất như thế nào? Chúng chết vì bệnh tật, già yếu hay vì lý do nào khác nữa?

Những băn khoăn này chưa hề được cơ quan chức năng giải thích. Nhưng cũng không thể chờ đến khi có một lời giải thích hợp lý nào đó, bởi e rằng tới lúc đó số gấu trên thực tế đã sụt giảm tệ hại hơn.

Gấu nuôi nhốt theo quy định pháp luật không được khai thác lấy mật, giết thịt và kinh doanh khiến nhiều chủ trại lâm vào hai trạng thái, hoặc cố lách luật kiếm tiền chui, hoặc chán nản, bỏ mặc gấu đói kém bệnh tật, phó thác lại cho nhà chức trách.

Đã từng có những đề xuất quyết liệt cho tiêu hủy nhân đạo gấu nuôi để chấm dứt những vi phạm hiện hữu về quản lý gấu, thấy mà không xử được, và cũng để đối xử một cách nhân đạo nhất đối với những cá thể gấu đang bị nuôi nhốt như tra tấn trong các chuồng cũi chật hẹp, mất vệ sinh mà cơ quan chức năng không thể can thiệp, cứu hộ và thả chúng về môi trường sống. Dĩ nhiên, những đề xuất dễ gây sốc như vậy thường nhanh chóng bị gạt đi.

Posted Image

Chuyên gia thú ý của Trung tâm cứu hộ gấu giới thiệu quy trình cách ly và chăm sóc gấu sau khi tiếp nhận. Ảnh: ThienNhien.Net

Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng một Trung tâm cứu hộ gấu như ở Tam Đảo càng trở nên cấp thiết và cần được khẩn trương xúc tiến. Thế nhưng, đùng một cái, dự án bị ngưng, mà cụ thể là người ta đình chỉ các hoạt động xây dựng ngay trong khuôn viên dự án đã giao cho Ban quản lý Trung tâm cứu hộ gấu.

Quá nhiều nghi ngại

An ninh quốc phòng - dĩ nhiên, đó là lĩnh vực mà không chỉ Trung tâm cứu hộ gấu mà bất cứ cơ sở, ngành nghề dân sự nào khác cũng phải thoái lui để ưu tiên. Nhưng cái điều khiến nhiều người băn khoăn là vì sao khi xây dựng dự án, đề xuất, phê duyệt và cả trong suốt mấy năm triển khai dự án, chẳng thấy ai đoái hoài hay cảnh báo gì về đe dọa an ninh quốc phòng. Nay, khi dự án gặp vướng mắc vì vấn đề nảy sinh trong nội bộ, lý do này mới được bung ra. Liệu đó có phải là cái dù bị bất ngờ bật chốt an toàn?

Đưa tin về kết quả cuộc họp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, diễn ra ngày 5/10 vừa qua liên quan đến dự án Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, báo Sài gòn giải phóng cho biết Bộ NN-PTNT đã thống nhất với đề nghị của Bộ Quốc phòng dừng xây mới các công trình của dự án.

Bản thông cáo đề ngày 10/10/2012 của Tổ chức động vật châu Á cũng cho biết họ đã được thông báo về quyết định trên, như vậy, họ sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động xây dựng của dự án Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam và di dời 104 cá thể gấu đang được cứu hộ tại Trung tâm ra khỏi diện tích dự án được giao trước đây (khu vực thung lũng Chắt Dậu).

Bàn tay đạo diễn?

Không ít tổ chức và chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực bảo tồn tỏ ra bức xúc trước việc dự án Trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo bị can thiệp thô bạo. Tiếc cho một dự án cứu hộ đầy ý nghĩa nhân văn và giá trị bảo tồn đã đủ, lại thêm phẫn nộ về sự khuấy đảo của một bàn tay hữu hình. Đáng tiếc, nhân vật bị soi xét và phê phán nhất, không ai khác, lại chính là người đồng chủ dự án về phía Việt Nam, ông giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo.

Theo điều tra và mô tả của hàng loạt báo chí trung ương, ông chủ dự án này khi trước là người đã rất nỗ lực xây dự án nhưng sau này cũng lại chính là nhân vật tích cực "đạp đổ" dự án cho kỳ được. Sự đổi thay của ông gắn với một tiến trình du nhập một dự án đầu tư kinh doanh lớn vào Tam Đảo, mà trong đó lợi ích đổ về túi cá nhân trong đó có ông, hứa hẹn không hề nhỏ.

Cho dù quyết định dừng việc triển khai Trung tâm cứu hộ gấu ở Tam Đảo sẽ còn tiếp tục được báo cáo lên cấp điều hành cao nhất, nhưng liệu còn cơ hội nào để câu chuyện có thể đảo chiều để đi đến một hồi kết có hậu?

Người ta cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục bàn bạc về dự án Trung tâm Cứu hộ gấu và tìm một vị trí ở đâu đó khác phù hợp hơn cho dự án, nhưng đâu có dễ vậy. Ngoài vấn đề tiền nong cả triệu đô la đã đổ vào không thể lấy lại để tiếp tục đầu tư, ngoài những khó khăn mà cả dự án phải đối mặt trong tương lai, liệu ai sẽ tiếp tục tin một khi niềm tin của họ đã bị vùi dập?

Đáng xót xa lắm cho những tâm huyết và nỗ lực bảo tồn đã bị gạt bỏ không thương tiếc!

Theo ThienNhien.net. Tên bài do Tuần Việt Nam đặt

=========================================

Theo điều tra và mô tả của hàng loạt báo chí trung ương, ông chủ dự án này khi trước là người đã rất nỗ lực xây dự án nhưng sau này cũng lại chính là nhân vật tích cực "đạp đổ" dự án cho kỳ được. Sự đổi thay của ông gắn với một tiến trình du nhập một dự án đầu tư kinh doanh lớn vào Tam Đảo, mà trong đó lợi ích đổ về túi cá nhân trong đó có ông, hứa hẹn không hề nhỏ.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Máy bay tàng hình: Canh bạc của các cường quốc

Cập nhật lúc :4:29 PM, 03/11/2012

Hiện nay, ngoài Mỹ đã sở hữu nhiều máy bay tàng hình như F-22, F-35, B-2, rất nhiều nước đang cố gắng phát triển máy bay tàng hình nhằm giành ưu thế trên không trước đối phương.

(ĐVO) Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra là trong tương lai gần, máy bay tàng hình có thực sự uy lực và cần thiết như người ta vẫn nghĩ?

Giá thành, bài học từ Australia

Ngay từ năm 2002, Australia quyết định tham gia vào dự án phát triển máy bay F-35 của Mỹ nhằm giành được quyền sớm sở hữu loại máy bay được quảng cáo vô cùng ưu việt này thay thế cho các máy bay F-111 và F/A-18 đang có trong biên chế.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia khi đó là ông Robert Hill, máy bay F-35 sẽ đảm bảo ưu thế không quân trong khu vực của Australia ít nhất đến năm 2030.

Tuy nhiên, đến tháng 7/2011, Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại Stephen Smith đã từ chối xác nhận kế hoạch trước đó của Australia mua 100 máy bay F-35 với giá 16 tỷ USD. Thay vào đó, ông này cho biết Australia có thể chỉ mua 14 chiếc máy bay loại này với giá 228,6 triệu USD/chiếc.

Posted Image

Quá trình phát triển của máy bay F-35 đã gặp rất nhiều trở ngại khiến giá thành của chiếc máy bay này ngày một đội lên cao, làm nản lòng những quốc gia có nhu cầu.

Việc Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc dù là thị trường truyền thống của Mỹ đều thông báo sẽ xem xét lại kế hoạch mua F-35 khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi cho “sự ưu việt tuyệt đối” của loại máy bay này.

Hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng đều thừa nhận khả năng tàng hình của máy bay F-35 giúp loại máy bay này chiếm nhiều lợi thế so với các máy bay của Nga và Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu. Nhưng vào thời điểm này, không ít người đã đặt ra câu hỏi: Liệu số tiền họ bỏ ra cho tính năng “tàng hình” được quảng cáo có xứng đáng.

Thật sự tàng hình trước radar?

Trong chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất năm 1991, đã có báo cáo cho thấy một số radar hải quân sử dụng ước sóng dài có thể phát hiện và theo dõi các máy bay tàng hình F-117A của Mỹ.

Tuy nhiên, những báo cáo này hầu như không được dư luận chú ý cho đến khi chiếc F-117 đầu tiên của Mỹ bị bắn hạ bởi quân đội Serbia trong chiến tranh Kosovo.

Quân đội Serbia đã dùng radar P-18 1RL131 Spoon Rest D băng sóng VHF và hệ thống tên lửa 40 năm tuổi S-125M Neva (NATO đặt tên là SA-3 Goa) để lập nên kỳ tích này.

Sau đó, rất nhiều nước đã khẳng định họ có trong tay loại radar với khả năng phát hiện máy bay tàng hình. Trong đó phải kể đến hệ thống Kolchuga-M của Ukraina và Tamara của Séc.

Hệ thống Kolchuga-M được thiết kế và sản xuất tại Donetsk là loại radar thụ động đã được công nhận về chất lượng tuyệt hảo trên thế giới với khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng hầu hết các loại sóng điện từ bằng hệ thống cảm biến ưu việt.

Posted Image

Đài radar thụ động Kolchuga của Ukraina sản xuất.

Việt Nam sắp mua radar mà Trung Quốc mơ ước

VERA-E, 'siêu radar' mà Việt Nam có thể mua

Việt Nam mua 4 radar phát hiện máy bay tàng hình

Tuy nhiên, Kolchuga vẫn chưa phải sản phẩm hoàn hảo vì nếu máy bay tàng hình không phát tín hiệu liên lạc, khả năng này của Kolchuga cũng vô hiệu. Dù vậy, radar Kolchuga vẫn được bán rất chạy trên thị trường thế giới với các khách hàng chủ yếu như Turkmenistan, Trung Quốc, Việt Nam...

Một đối thủ xứng tầm khác của Kolchuga là radar Tamara của cộng hòa Séc. Loại radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu bay cách xa 450 km và theo dõi cả các loại máy bay, tên lửa tàng hình. Nhà sản xuất Tamara là Tesla đã bán được 23 hệ thống loại này cho các nước thuộc khối Liên Xô cũ và đồng minh.

Một trong những hệ thống Tamara này đã đến được tay người Mỹ qua ngả Oman, qua đó, phục vụ các thử nghiệm của Mỹ để phát triển kỹ thuật tàng hình tiên tiến hơn.

Posted Image

Radar Tamara-M đã bị Trung Quốc sao chép thành biến thể radar YLC-20 nội địa

Ngoài Tamara, Tesla cũng đã giới thiệu và bán biến thể nâng cấp của loại radar này có tên Tamara-M (sau đó đã bị Trung Quốc sao chép thành radar YLC-20 nội địa), radar Vera-E xuất khẩu cho Estonia, Malaysia và Pakistan (Vera-E cũng đã đến được tay Mỹ qua ngả này). Năm 2004, dưới áp lực của Mỹ, Séc cũng đã hủy bỏ một hợp đồng cung cấp 6 hệ thống Vera-E cho Trung Quốc.

Posted Image

>> Nga giới thiệu khí tài trinh sát mới

Trinh sát hồng ngoại, vô hiệu hóa tàng hình

Dù các radar trên máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc hiện nay đều chưa được công bố có khả năng ứng phó với máy bay tàng hình nhưng chúng hoàn toàn có thể nhận tín hiệu về vị trí và hướng bay của máy bay tàng hình từ các đài radar mặt đất. Khi đó, bằng các phương tiện trinh sát bổ sung khác, máy bay đối phương có thể hạ gục máy bay tàng hình một cách dễ dàng.

Giả sử những chiếc máy bay tàng hình hiện đại nhất có thể hấp thụ hoàn toàn sóng radar, tuy nhiên với tín hiệu ở băng sóng hồng ngoại phát đi từ động cơ, ma sát thân máy bay với không khí khi bay siêu âm thì khó có thể che giấu được.

Trong môi trường không khí loãng ở độ cao lớn, tín hiệu hồng ngoại của các máy bay tàng hình có thể bị phát hiện ở khoảng cách hàng trăm kilomet. Tín hiệu hồng ngoại này có thể bị phát hiện, theo dõi, nhận dạng bởi các thiết bị trinh sát hồng ngoại từ cự ly đủ xa để tấn công bằng các tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung. Ví dụ thiết bị IRST (Infrared search and track - Tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bằng tín hiệu hồng ngoại) trang bị trên máy bay thế hệ 4,5 MiG-35 được trang bị hệ thống phát hiện mục tiêu bằng quang học (OLS - Optical Locator System) phát triển bởi NIIP.

Thiết bị này có khả năng phát hiện một chiếc MiG-29 từ đằng sau ở khoảng cách 45 km và 15 km khi bay đối đầu. Nếu mục tiêu bay đốt nhiên liệu lần hai, nó có thể bị phát hiện ở khoảng cách 90 km. Trong điều kiện ban ngày trời trong, hệ thống này có thể phát hiện máy bay địch ở khoảng cách 200 km.

OLS-35 trang bị trên máy bay Su-35 thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Hệ thống này có thể phát hiện được máy bay tàng hình F-22 Raptor ở khoảng cách tới 100 km.

Hiện tại, Nga đang hoàn thiện hệ thống OLS-50M mạnh mẽ hơn để trang bị cho các máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA của nước này.

Posted Image

Hệ thống trinh sát hồng ngoại OLS trên mũi máy bay Mig-35 có thể phát hiện máy bay địch ở khoảng cách tới 200 km trong điều kiện tối ưu

Hiện nay, có vẻ như năng lực xuyên thủng hệ thống phòng không đối phương mà không bị phát hiện của máy bay tàng hình đang ngày một bị thách thức bởi sự ra đời của các hệ thống phòng không hiện đại. Do đó, việc tự phát triển hay đặt mua máy bay tàng hình với giá cắt cổ của nhiều nước như hiện nay được ví như đổ tiền vào một canh bạc lớn.

==========================

Trong tương lai gần - nếu không muốn nói là ngay bây giờ - tất cả các loại máy bay, tên lửa đạn đạo hiện đại, tàu sân bay ....chỉ là những thứ vũ khí cổ điển, dùng vào lúc trung cuộc, hoặc gần tàn cuộc chiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nơi cả ngàn người chờ chết

Chủ nhật 04/11/2012 07:53

Giữa năm nay, vùng cao Quế Phong (Nghệ An) rúng động khi có thông tin cho rằng cả huyện có gần 1.000 người nhiễm HIV. Vì sao ở một nơi xa xôi như miền biên viễn này lại có nhiều người mang án tử đến vậy?

Những con số kinh hoàng

Là thủ phủ ma túy của xứ Nghệ, lẽ mặc nhiên Quế Phong là một vùng đất của nghiện ngập. 14 xã và thị trấn Kim Sơn đều có người nghiện, 13 xã có người nhiễm HIV. Người ta làm một phép tính đơn giản thế này, cứ 3 vụ tai nạn giao thông ở Quế Phong nếu đưa đi cấp cứu thì sẽ có một nạn nhân bị phát hiện nhiễm HIV khi làm xét nghiệm máu. Xã nào nghiện càng nhiều thì số người nhiễm bệnh càng cao, nhiều nhất là: Đồng Văn, Tiền Phong, Mường Nọc, Châu Thôn…

Xã Đồng Văn là một trong những nơi có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất nhì ở huyện Quế Phong. Ông Vi Thanh Hà, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế xã dù rất cần mẫn nhưng cũng phải mất gần một buổi sáng để thống kê các con số liên quan, những con số khiến bất cứ ai nghe qua cũng phải lạnh cả người: “Xã Đồng Văn hiện có 44 người nhiễm HIV. Đây là con số được theo dõi có danh sách, thực tế chắc chắn không dừng lại ở đó vì còn rất nhiều phụ nữ, trẻ em có chồng nhiễm HIV vẫn chưa được đi xét nghiệm.

Người bệnh tập trung ở các bản Na Quèn, Na Chảo, Piêng Củng1, Piêng Củng 2…Từ đầu năm đến nay đã có 9 người chết, khoảng 10 người sắp chết vì đã ở giai đoạn cuối rồi”.

Posted Image

Chồng chết vì HIV, chị Hồng phải về sống cùng mẹ đẻ

Bản Huôi Muổng là một khu tái định cư của công trình thủy điện Hủa Na với 114 nóc nhà, gần 500 nhân khẩu. Cuộc sống có thể gọi là khang trang nếu nhìn vào những ngôi nhà xây trên từng khu đất ô bàn cờ, mô phỏng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái. Vậy mà, sự mới mẻ, hào nhoáng ấy không khỏa lấp được những bi kịch trong từng gia đình khi cơn bão HIV tràn qua.

Trưởng bản Huôi Muổng Lô Văn Thứ ngồi bần thần một lúc lâu trước khi nói chuyện với nhà báo về những nỗi đau dân bản ông đang phải gánh chịu: "Nhìn thì giàu có thế thôi chứ thực chất vẫn còn nghèo khổ lắm, số hộ nghèo vẫn còn hơn một nửa. Nguyên nhân nghèo là vì đàn ông con trai cứ nghiện ngập rồi kéo nhau chết hết. Hai năm nay, Huôi Muổng đã có 14 người đã chết vì HIV".

Dẫn tôi đi một vòng quanh Huôi Muổng, ông Thứ chỉ từng nhà có người chết vì HIV trong danh sách mà ông đã thuộc làu. Nhà của Vi Văn Đại, Lô Văn Thủy, Lương Văn Đức, Lô Văn Huy, Hà Văn Tuấn… Nhưng rồi ông trưởng bản cũng thật thà mà rằng: Đấy là những người tôi biết chắc, còn nghi thì nhiều lắm, không biết được.

Nhà chị Lương Thị Hồng nằm giữa bản. Chồng chị, anh Lô Văn Huy chết vì HIV cách đây 2 năm. Ông Thứ dẫn tôi vào ngôi nhà này vì một lẽ, ông bảo, vào để biết vì sao dân bản Huôi Muổng lại chết nhiều như thế. Hồng còn trẻ, chỉ mới ngoài 20. Sau khi chồng chết thì cô mang con gái về ở hẳn bên nhà mẹ đẻ, nhà bà Vi Thị Miên. Thú thật là tôi hơi ái ngại khi nhắc đến cái chết của Huy, chỉ sợ Hồng buồn, bởi dù sao cũng là chuyện hết sức tế nhị. Vậy mà lo ngại ấy thừa, trong câu chuyện tưởng chừng có quá nhiều nỗi đau, quá nhiều bi kịch nhưng thỉnh thoảng Hồng vẫn có thể cười.

Huy sinh năm 1985. Cũng như nhiều thanh niên khác ở bản Huôi Muổng, Huy chọn ma túy làm niềm vui sau những ngày lên nương, lên rẫy. Hút chán rồi chích, rồi bị nhiễm HIV lúc nào chẳng hay. Đến năm 2010 thì Huy chết. Đó cũng là thời điểm mà Hồng sinh đứa con gái đầu lòng. Bố mất, nó phải lấy họ mẹ, đặt tên là Lương Hồng Nhẫn. Biết chồng bị nhiễm HIV không? Biết. Biết mắc bệnh này sẽ chết không? Biết. Thế sao còn để lây sang mình? Hồng cười trước câu hỏi của tôi rồi thủng thẳng trả lời: “Có biết nó lây sang mình thế nào đâu, trong bản nhiều người bị thế, thêm mình bị thì có sao”. Tôi bảo Hồng đi xét nghiệm, cô lại cười rồi từ chối với lý do không ai cười nổi: “Em không có tiền”.

Ở sát bên nhà chị Hồng, gia cảnh của Lô Thị Xoan. Xoan trở thành góa phụ ở tuổi 26 khi anh chồng Lô Văn Bích chết vào năm ngoái. Xa hơn một chút, xuống hết con dốc cuối bản là gia cảnh của chị Lô Thị Quang, nơi anh chồng Lô Văn Thủy cũng chết vì ma túy, chết vì HIV. Bằng cái giọng đều đều, chậm rãi, trưởng bản Thứ kết luận khiến tôi nghe mà sởn cả da gà: Cứ đà này rồi chết hết thôi. Buồn quá. Có lẽ chẳng có nơi nào trên đất nước này, bị mắc căn bệnh thế kỷ mà lại có thể hồn nhiên, vô tư như ở mảnh đất này.

“Cô nhi viện” tại nhà

Lang thang ở xã Đồng Văn, có cảm giác cái thời mà nỗi đau từ việc mất mát người thân đã qua từ lâu lắm. Vào từng bản, đến từng nhà, nghe họ kể chuyện con cái, vợ chồng chết vì căn bệnh bệnh thế kỷ cứ nhẹ như không, cứ bình thường như những câu chuyện kể đi kể lại nhiều lần.

Như gia đình ông Lương Văn Quân ở bản Tục là một ví dụ. Nếu nhìn vào hoàn cảnh gia đình này liệu có ai có thể nói rằng nỗi đau mà họ phải gánh chịu là nhỏ? Chắc không ai dám. Nhưng nếu ngồi nghe chính họ kể về bi kịch của gia đình mình mà chẳng hề rơi một giọt nước mắt, xem đó như một câu chuyện bình thường thì quả là chuyện lạ lùng.

Posted Image

Trưởng bản Thứ: Cứ đà này rồi chết hết thôi

Nhà ông Quân có tời 5 người con trai thì 4 người đã lập gia đình, 3 trong số đó đã chết vì căn bệnh thế kỷ. Ngôi nhà sàn của gia đình khá rộng nhưng cuộc sống chật chội vô cùng khi ông bà lần lượt phải đón những đứa cháu về nuôi bởi chúng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhìn cuộc sống ấy, rất dễ để người ta lầm tưởng là cô nhi viện hay một trung tâm bảo trợ trẻ em thu nhỏ.

Người chết đầu tiên trong đại gia đình của ông Quân là anh con trai cả Lương Văn Quê, ba năm về trước. Quê chết, vợ bỏ đi biệt tăm nên cả ba đứa cháu đều bấu víu vào ông bà nội để sống. Cứ tưởng thế đã là khổ cực lắm rồi, nhưng Quê chết đầu năm thì đến giữa năm lại thấy con cái của anh trai thứ tên Lương Văn Hương kéo nhau đến xin ông bà nuôi hộ. Hai ông bà già, nuôi thân đã khó, thêm 5 đứa cháu thì sống bằng gì? Chịu.

Huyện Quế Phong có tỉ lệ người nhiễm HIV nằm trong tốp đầu của cả tỉnh Nghệ An. Năm 2010 có 455 người nhiễm bệnh, năm 2011 tăng lên 600 người, trong đó có 148 người chuyển sang giai đoạn AIDS. Đến năm 2012, số người nhiễm bệnh tăng kỉ lục, hiện chưa có con số thống kê chính xác nhất nhưng xấp xỉ cả ngàn người.

Nguyên nhân lây nhiễm là vì Quế Phong có nhiều người nghiện, tiêm chích ma túy. Chồng nhiễm bệnh rồi lây sang vợ qua đường quan hệ tình dục. Mặt khác, Quế Phong có vị trí giáp biên với Lào, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.

Chỉ biết khi anh con trai thứ 3 là Lương Văn Đại chết thì ông bà Quân xin đầu hàng, không thể nuôi thêm đứa cháu nào được nữa. Đó là năm 2009. Gia đình Đại có 4 người. Đại nghiện ma túy rồi mắc bệnh và chết rất nhanh, ngay trong năm. Một năm sau, vợ Đại là chị Vi Thị Tiềm cũng qua đời khi lây bệnh từ người chồng nghiện. Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, đứa con thứ 2 của vợ chồng Đại là cháu Lương Văn Thắng cũng bỏ mạng khi mới lên 5 tuổi. Thành thử bây giờ, thành viên duy nhất trong gia đình anh Đại, chị Tiềm còn sống là cháu Lương Thị Vân (12 tuổi), đang phải ở với bà ngoại Vi Thị Nhất ở bản Huôi Muổng.

Tôi đến tìm và le lói những tia mừng khi thấy Vân khỏe mạnh, ngoan ngoãn, đang đi học lớp 6. Bà Nhất bảo rằng có lẽ cháu nó không bị bệnh vì khi Tiềm sinh nó, Đại chưa bị nghiện ngập, chưa bị nhiễm HIV.

Lang thang trong các bản làng Đồng Văn, ở đâu người ta cũng điểm mặt chỉ tên những mái nhà có người mắc bệnh. Ông Vi Thanh Hà còn nói như đinh đóng cột rằng: Hiện có 4 phụ nữ mà cái chết đang rất cận kề gồm chị Hà Thị Sen (42 tuổi) ở bản Noong Đanh, chị Hà Thị Hương (30 tuổi) ở bản Na Quèn, chị Sầm Thị Thu (27 tuổi) ở bản Na Quèn và chị Lang Thị Giang (29 tuổi) bản Na Chảo. Cả 4 phụ nữ này đều chết theo những ông chồng nhiễm HIV, những cái chết được báo trước thật hãi hùng.

Theo Hoàng Anh (Nông nghiệp Việt Nam)

=================================

Khổ quá nhỉ? Nếu không còn cách nào khác thì họ có thể đến gặp Thiên Sứ. May ra có hy vọng gì chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân nghèo bỗng dưng gánh nợ 'khủng'

Tác giả: Theo Lao Động

Vef.vn

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Vay 10 triệu, 20, 50 triệu... Một ngày bỗng bị ngân hàng báo nợ là 400, 500, 800 triệu, thậm chí có người không hề vay vẫn có tên trong danh sách nợ ngân hàng tới vài trăm triệu đồng.

Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân thuộc nhiều xã của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đang đứng ngồi không yên bởi lo lắng sẽ bị xiết nợ theo các giấy báo đã cầm tay.

Không vay cũng nợ

Mấy ngày gần đây, hàng trăm người dân xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo choáng váng bởi tự dưng bị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Agribank ) báo số nợ lên đến vài trăm triệu đồng, trong khi thực tế họ chỉ vay vài triệu đến vài chục triệu.

Bức xúc trước việc này, họ kéo nhau đến UBND xã, Công an huyện Vĩnh Bảo đâm đơn kiện bà Lê Thị Vững- cán bộ chi nhánh Nam Am trực thuộc Agribank Hải Phòng.

Ông Vũ Xuân Thảo- Chủ tịch UBND xã Tam Cường- xác nhận: "Tới nay, UBND xã đã tiếp nhận 80 đơn của người dân địa phương tố cáo bà Lê Thị Vững. Các lá đơn này cơ bản đều tố cáo bà Vững đã lợi dụng việc là cán bộ ngân hàng, cho người dân vay vài chục triệu, nhưng thực tế số tiền ghi nợ tại ngân hàng lại lên tới vài trăm triệu đồng".

80 mới là con số đơn của người dân gửi tới UBND xã Tam Cường, thực tế số người gửi đơn kiện các cơ quan chức năng lên tới vài trăm.

Vụ việc tại Chi nhánh Agribank Nam Am bắt đầu vỡ lở từ giữa tháng 10.2012, khi Agribank thông báo số dư nợ đến các hộ vay. Nhận thông báo, nhiều hộ vay vốn của Agribank không tin vào mắt mình khi số nợ đội lên ghê gớm- từ 2 triệu thành 400 triệu đồng, 10 triệu thành 400 triệu, 50 triệu thành 800 triệu...

Thôn 10 là nơi có nhiều người nằm trong danh sách nợ nhiều nhất xã Tam Cường. Mấy ngày gần đây, vợ chồng chị Đào Thị Lưu- anh Trần Văn Mười đứng ngồi không yên vì khoản nợ 480 triệu đồng.

Từ tháng 8.2012, qua cán bộ Ngân hàng Agribank Lê Thị Vững, vợ chồng chị Lưu vay 40 triệu đồng. Để vay được khoản tiền trên, gia đình chị Lưu phải thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng.

Chị Lưu cho biết: "Khi ký hợp đồng, chúng tôi chỉ thấy con số vay là 40 triệu. Giữa tháng 10.2012, tôi lên ngân hàng nộp tiền lãi, phía ngân hàng báo là gia đình tôi nợ 480 triệu đồng".

Cùng hoàn cảnh với chị Lưu, bà Đặng Thị Viễn- SN 1964 ở thôn 10, xã Tam Cường- cũng vay ngân hàng 10 triệu đồng qua bà Vững. Ngày 18.10, khi tới ngân hàng kiểm tra thì số tiền vay nợ của gia đình bà không phải 10 triệu mà là 400 triệu đồng.

Cũng với hình thức nêu trên, chị Ngô Thị Thắm- nhà ở Nam Am, Tam Cường vay 90 triệu đồng, nay đã thành 400 triệu; gia đình anh Phạm Công Tuyển ở làng Đông Am vay 10 triệu đồng đã trả hết 8 triệu, còn nợ 2 triệu, bỗng biến thành 400 triệu đồng...

Không chỉ có các hộ vay nợ ngân hàng, cả những người không hề vay cũng nằm trong danh sách nợ của Agribank chi nhánh Nam Am.

Posted Image

Bà Phạm Thị Miền bên căn nhà rách nát, được ngân hàng định giá vay 400 triệu đồng.

Bà Phạm Thị Miền- 54 tuổi, ở thôn 10, xã Tam Cường- từ nhiều năm nay thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Bà cùng 1 người con bị thiểu năng trí tuệ sống trong một căn nhà tồi tàn do người dân địa phương đóng góp 3 triệu đồng xây dựng. Căn nhà này lại được xây trên đất của người em trai, nên bà không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng, bà Miền lại có tên trong danh sách nợ ngân hàng với số tiền 400 triệu đồng.

Chị Phạm Thị Bích- SN 1984, ở làng Nam Am, xã Tam Cường- không hề vay vốn ngân hàng, cũng nhận được "trát" thông báo nợ số tiền 40 triệu đồng.

Có hay không một đường dây mờ ám?

Ngày 1.11, trao đổi với PV, ông Phạm Quý Giang- Phó giám đốc Agribank Hải Phòng- cho biết: "Agribank Nam Am là chi nhánh trực thuộc trực tiếp Agribank Hải Phòng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã thành lập đoàn công tác về điều tra thực tế.

Posted Image

Trụ sở Agribank Nam Am.

Tới nay, cán bộ thanh tra của ngân hàng đã thống kê sơ bộ ở xã Tam Cường có 230 người tố cáo là bị ghi khống số nợ và không vay cũng thấy tên trong danh sách nợ của ngân hàng.

Vẫn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng cơ bản những phản ánh của người dân là có cơ sở. Do số người gửi đơn phản ánh quá nhiều, chúng tôi mới kiểm tra được ở xã Tam Cường, còn những xã khác thì chưa kiểm tra được".

Theo ông Phạm Quý Giang thì quy trình thẩm định vay vốn Ngân hàng Agribank rất chặt chẽ. Quá trình xuất tiền vay phải có 3 chữ ký của cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh. Thủ tục chặt chẽ như vậy, nhưng không hiểu sao ở Chi nhánh Agribank Nam Am lại xảy ra việc hàng trăm người dân bị ghi khống số tiền vay gấp hàng chục lần.

Làm việc với ông Bùi Thanh Tịnh - Giám đốc Chi nhánh Agribank Nam Am- tại trụ sở, khi đặt câu hỏi liên quan đến bà Lê Thị Vững, ông Tịnh đã mời phóng viên ra khỏi phòng vì: "Tôi không có chức năng trả lời báo chí".

Để có thể rút tiền ngân hàng với số lượng lớn như vậy, một mình bà Lê Thị Vững không thể làm được. Dư luận tại huyện Vĩnh Bảo đang đặt ra câu hỏi, liệu ông Bùi Thanh Tịnh có trách nhiệm như thế nào khi ký vào các hợp đồng khống do bà Lê Thị Vững lập nên.

Liên quan đến quyền lợi của người dân, ông Phạm Quý Giang- Phó Giám đốc Agribank Hải Phòng- khẳng định: "Đoàn công tác của ngân hàng đang tiến hành điều tra, người dân bị ghi khống nợ không phải lo lắng vì nếu cán bộ ngân hàng làm sai, chúng tôi sẽ xử lý cán bộ ngân hàng chứ không thể xiết nợ người dân một cách vô lý được".

=============================

ông Phạm Quý Giang- Phó Giám đốc Agribank Hải Phòng- khẳng định: "Đoàn công tác của ngân hàng đang tiến hành điều tra, người dân bị ghi khống nợ không phải lo lắng vì nếu cán bộ ngân hàng làm sai, chúng tôi sẽ xử lý cán bộ ngân hàng chứ không thể xiết nợ người dân một cách vô lý được".

Posted ImagePosted ImagePosted Image

"Quân tử thì không trái lý", cho nên cứ vỗ tay cái đã. Vấn đề còn là xem cái hợp lý nó thể hiện như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã có "cây đũa thần" cho con nợ Vinashin?

Chủ Nhật, 04/11/2012 - 18:40

Bình luận về “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin" và việc "thi hành án".

2 con tàu “ma” trên vùng biển Quảng Ninh

Tàu mua bạc tỉ được bán giá sắt vụn

Sự cố Vinashin, Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển!

Posted Image

Tàu Green Sea – trọng tải 76 vạn tấn lừng lững trên vùng neo đậu Hòn Nét- 21 (Cẩm Phả) từ nhiều tháng qua. Ảnh: Trần Ngọc Duy

Hai năm trước, khi “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin nổ tung trong nỗi bức xúc của dư luận, tân Tổng Giám đốc Vinashin- Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến khẳng định đầy lạc quan: “Số nợ 86.000 tỉ đồng không thể mất đi mà nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản của Vinashin”. Thậm chí, tại Quốc hội, một thành viên của Chính phủ cũng phát biểu đầy lạc quan với cử tri và đồng bào cả nước: Khoản nợ 86.000 tỉ đồng của Vinashin, khả năng đến năm 2013-2014 sẽ trả xong.

Ấy thế mà tại Quốc hội chiều qua (2.11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỉ đồng phải thi hành án mà chính ông Hà Hùng Cường cũng thừa nhận: ''Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản- nhất là bất động sản- sẽ bị chững lại, nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.

Khoản tiền 950 tỉ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỉ đồng- dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn Dầu khí, cho Tập đoàn Hàng hải!

Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến mức không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.

Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang ''đóng băng''; ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão, giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”?

Báo giới vừa cho bạn đọc mục sở thị một ''con tàu ma'' như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea- 30 tuổi, vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4.2012 đã neo ở biển Quảng Ninh và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.

Liệu Bộ trưởng Hà Hùng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu Nhà nước- thực ra là nhân dân- sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.

“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến nói không sai; nhưng đúng hơn phải là “tiền đang trôi dạt ngoài biển hay ''đóng băng'' trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu; chưa kể đến những khoản lỗ và những khoản đã “một đi không trở lại”.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường- một thành viên Chính phủ- có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một ''cục máu đông'' khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỉ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”- như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất; cũng là nơi mà kỷ cương- nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.

Đấy cũng là lý do khiến Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất “tiếp tục xây dựng đề án miễn phí thi hành án”. Theo ông, đề án này có thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.

Tuy nhiên, bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.

Không biết chừng, đây chính là ''cây đũa thần'' để hô biến khoản 950 tỉ phải thi hành án của Vinashin- cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí- cho hàng hải.

Theo Đào Tuấn

Lao Động

======================

Đúng là nhà báo có khác! Họ giật tít hay đến nỗi cứ tưởng có "cây đũa thần" thật. Xem từ đầu đến đuôi hóa ra không phải. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thảo luận tại Quốc hội: Dân thiếu tin vào lực lượng chống tham nhũng

03/11/2012 3:20

Kê khai, minh bạch tài sản còn hình thức, cán bộ phòng chống tham nhũng không tạo được niềm tin trong dân... Đó là ý kiến của nhiều ĐBQH khi thảo luận tại tổ về dự án luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) chiều qua, 2.11.

Khó thu được 950 tỉ đồng tiền phạt trong vụ Vinashin

Thảo luận tại Hội trường, nhiều ĐB cũng bày tỏ quan ngại trước tỷ lệ các vụ việc thi hành án còn tồn đọng khá lớn, như thi hành án dân sự tồn đọng đã hơn 30%. Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, năm 2012 có một số tình huống mới đã phát sinh xung quanh vụ án Vinashin. Vụ việc tuy đã được đưa ra xét xử phúc thẩm song Tòa án Hải Phòng vẫn chưa chuyển cho cơ quan thi hành án vì đây là án chủ động thi hành. Trong vụ án này, riêng tiền phạt về phần dân sự đã lên tới 950 tỉ đồng.

Cho rằng trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Hà Hùng Cường lo ngại sẽ khó thu được từ vụ án Vinashin số tiền này, ảnh hưởng đến chỉ tiêu thi hành án của năm 2013. Để khắc phục, ông Cường đề nghị thành lập Ban chỉ đạo liên ngành để thi hành án vụ này.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) tỏ ra lo ngại vì có bộ máy làm nhiệm vụ phòng chống tham nhũng rất cồng kềnh nhưng đại đa số những vụ tham nhũng bị phát hiện, bị phanh phui và xử lý đều do các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí và người dân phát hiện ra. Bà đề nghị phải làm trong sạch đội ngũ trong chính cơ quan chịu trách nhiệm về phòng chống tham nhũng. “Sở dĩ người dân phát hiện tham nhũng mà chưa dám tố cáo nhiều vì người ta chưa tin vào đội ngũ cán bộ trong cơ quan này, không biết ai là thật, ai là giả, ai là người đáng tin”, bà An nói.

Ý kiến phát biểu của ĐB Nguyễn Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH được các ĐB trong đoàn Hà Nội đồng tình khi cho rằng: “Kê khai, minh bạch tài sản mà luật hiện hành quy định thực tế là hình thức. Quan trọng nhất là kiểm soát được tài sản của mọi đối tượng trong xã hội, đã 6 năm vẫn loay hoay việc này. Nếu không kiểm soát được tài sản thì không phòng chống được tham nhũng. Kê khai minh bạch tài sản chỉ là một kênh thôi và với tính kê khai cơ bản dựa trên tính tự giác như thế này thì hiệu quả của việc phát hiện tham nhũng là rất thấp”.

ĐB Bùi Thị An cũng băn khoăn: “Liệu công khai tài sản có nghĩa gì không với cách làm hiện nay? Đợt QH bầu hàng loạt chức danh, một số đồng chí rất to, dân chúng bảo các đồng chí rất giàu nhưng kê khai tài sản thì chúng tôi thấy hầu như đồng chí đó chẳng có gì cả. Hay như bạn tôi nhiều người thành đạt, có chức vụ, lương chẳng hơn tôi là mấy nhưng sinh hoạt rất xa hoa, con cái thì toàn gửi đi du học ở các nước có chi phí học tập rất cao”.

Trước đó, trong buổi sáng 2.11, thảo luận ở hội trường về công tác phòng chống tham nhũng và tội phạm, nhiều ĐBQH bày tỏ lo ngại trước kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm và đề nghị phải có giải pháp, cơ chế quy trách nhiệm người đứng đầu thông qua việc soạn thảo, ban hành luật Công vụ.

Theo lý giải của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, sở dĩ vừa qua xử lý về trách nhiệm người đứng đầu thấp là do 3 nguyên nhân: Trong quy định có những điểm không rõ ràng, nên hiện nay khi xảy ra vấn đề gì thì khó xử lý. Nguyên nhân khác là do sự tránh né, nể nang, sợ va chạm và sợ ảnh hưởng thành tích của đơn vị, cho nên một số cơ quan, đơn vị việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, xử lý tham nhũng còn ít. Ngoài ra, theo ông Tranh, cũng có nguyên nhân chính người đứng đầu là người vi phạm, do vậy “khi xử lý người ta không gọi là xử lý người đứng đầu mà xử lý hành vi tham nhũng của cá nhân”.

Tuệ Nguyễn - Anh Vũ - Bảo Cầm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyền kỳ cự phú chết đói vì phát chẩn

Cập nhật lúc :6:50 PM, 04/11/2012

(Đất Việt) Mấy ngọn bạch hạp tù mù soi tỏ hàng trăm người với những gương mặt phù thũng, những ánh mắt thất thần, những thân hình tiều tụy dúm dó chăm chăm nhìn về một nồi cháo sùng sục sôi giữa sân.

Một ông già cũng gầy gò, hom hem cúi gục đầu xuống không dám nhìn vào những hình nhân chỉ còn hơi thở ấy như là lỗi của mình.

Trong đêm tối,mắt ông chợt sáng quắc lên, đứng phắt lê dậy hạ giọng với người nhà:“ Đem tất cả thóc lúa trong kho ra phát chẩn! Có sống thì cùng sống, có chết thì cùng chết với những người này”. Đã hơn 60 năm trôi qua, người dân làng Hoàng Mai (giờ là phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện nhà đại tư sản dân tộc Hưng Ký dốc cả gia tài cứu những lương dân đói khát trong nạn đói kinh hoàng năm 1945 như một câu chuyện truyền kỳ.

Ân nhân của những bóng ma

Hơn 80 tuổi, bà Vũ Thị Oanh (cháu gọi ông Hưng Ký là cậu) vẫn minh mẫn nhớ lại những tháng ngày đen tối ấy. “Lúc đó tôi hơn 10 tuổi hay được mợ (vợ ông Hưng Ký - PV) dẫn lên chơi. Ban đầu, một buổi sáng mới qua Tết đầu xuân 1945,tôi đang chơi ở nhà với cậu thì nghe mợ đi chợ về kể về những dòng người đói từ Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… lũ lượt lên trên Hà Nội mong sống qua ngày. Cậu Hưng Ký chỉ sa sầm nét mặt rồi thở dài liên tục. Rồi cậu nói nên mở kho phát chẩn cứu đói. Đầu tiên là phát chẩn bằng thóc. Ngày ngày hàng người xếp hàng đến nhà chờ phát chẩn kéo dài cả cây số. Từ sáng đến tối mịt tôi mải miết theo cậu mợ và người nhà, bỏ cả công việc thương mãi để lo cứu đói”- Bà Oanh nhớ lại.

Nhưng đến khi những người đói lang thang khắp các phố vạ vật xin ăn, xác người chết đói đầy đường thì ông Hưng Ký không còn đủ thóc gạo phát chẩn nữa. “Lúc ấy cậu nói với mợ và người nhà gom gạo nấu cháo. Mỗi ngày nấu 10 nồi cháo lớn. Mỗi nồi đủ cho cả trăm người. Nhưng nấu cũng không xuể. Có những hôm phát chẩn đến tận nửa đêm nhưng dòng người vẫn tiếp tục dài ra. Cậu đành thức trắng cả đêm cùng người nhà nấu cháo. Cậu bảo: “Trăm năm nay quốc dân mới có nạn này. Mình giàu có hơn người cũng là do thiên phúc. Nay thấy người chết mà không cứu thì chẳng phải là người”.

Posted Image

Chùa Hưng Ký, dấu ấn của cự phú Trần Văn Thành.

Chuyện một cự phú “có hạng” mở hết kho phát chẩn ở Hà Nội lúc ấy chấn động cả Bắc Kỳ. Trong nhiều điện tín của một loạt doanh nhân người Pháp gửi về mẫu quốc làm ăn với đại tư sản dân tộc Hưng Ký đều chỉ ghi: “Không thể giao thương. Bận phát chẩn”.

Nhiều cụ già của làng Hoàng Mai tận mắt chứng kiến nhà đại tư sản Hưng Ký phát chẩn cứu đói năm xưa cũng ghi nhận: “Ông Hưng Ký cứu đói dân đến hàng ngàn trong suốt một thời gian dài từ đầu xuân đến cuối thu 1945. Tài sản dần khánh kiệt. Công việc giao thương cũng không màng đến. Các bạn làm ăn, lương dân được cứu khắp Bắc Kỳ đều nức tiếng khen”. Bà Hoàng Thị Tụy( Thái Thụy, Thái Bình) năm nay 76 tuổi – một nạn dân được cứu đói Ất Dậu tại nhà ông Hưng Ký vẫn còn nhớ rõ: “Cả nhà tôi chết đói gần hết chỉ còn tôi và một người dì theo đoàn người như những bóng ma lên Hà Nội. Gặp đúng một nhà giàu có ở Minh Khai, nghe đâu của cụ Hưng Ký phát chẩn may mà tôi sống sót”.

Về nguyên nhân cái chết của ông Hưng Ký, cũng có nhiều giai thoại không rõ thực hư. Nhiều người dân làng Hoàng Mai cho rằng sau khi mở sạch kho phát chẩn ông Hưng Ký đã chết đói theo những người dân khốn khổ. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Tòng, cháu vợ ông Hưng Ký thì chắc chắn ông Hưng Ký chết sau năm 1945 ít nhất một năm vào ngày 15/10 âm lịch. “ Nhưng một điều chắc chắn rằng dù rất giàu có nhưng sau nạn đói Ất Dậu cũng không còn một cái áo cho lành. Sau này, trước khi chết, cậu tôi vẫn nhắc lại: Có dịp cứu được người thì nên cứu. Tài sản như núi mà chất đấy không chịu làm phúc thì cũng chỉ là một đống đá mà thôi” – bà Trần Thị Tòng nhớ lại.

Đại gia nghiệp của ông Hưng Ký

Theo các tư liệu của Pháp còn lại về những tư sản Việt Nam thời kỳ 1921- 1936 thì tên tuổi của ông Hưng Ký được đặt ngang hàng với những nhà đại tư sản khác như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô… Ông Hưng Ký nổi danh với đại gia nghiệp được xây lên từ…gạch. Một nhà máy gạch lớn nhất Đông Dương.

“Năm 1905, người Pháp xây dựng nhà máy sản xuất gạch đầu tiên tại Yên Viên nay là địa phận xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Năm 1921, ông Trần Văn Thành đã mua lại từ hãng Briqueteries du Tonkin. Người Pháp cũng không ngờ dưới bàn tay của người Việt, nhà máy gạch nhỏ bé ấy nổi danh và phát triển nhất Đông Dương”.

Posted Image

Bà Trần Thị Tòng (bên phải), cháu cự phú Trần Văn Thành.

Trong tư liệu “Doanh nhân 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội” của tác giả Vũ Trường Xuân trích dịch và tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn thì “đâu đâu trên khắp nước Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, hai tiếng Hưng Ký được nhắc đến đầy ngưỡng mộ. Đại danh Hưng Ký còn đỉnh đỉnh tại mẫu quốc (nước Pháp-PV) khiến mẫu quốc không thể coi thường”. Tài liệu này cũng khẳng định về ngành xây dựng của nước Việt đầu những năm 20 thế kỷ XX không ai qua được doanh nhân Trần Văn Thành (tên thật của ông Hưng Ký).

Posted Image

Công trình chùa Hưng Ký.

Theo tác giả Nguyễn Công Bình cuốn “Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” thì “Thời kỳ này, lớn nhất là nhà máy gạch Hưng Ký của Trần Văn Thành sử dụng tới 300 thợ, nhà máy rộng 46.800 m2, mỗi năm bán ra 2,6 triệu viên gạch”. Vẫn theo tác giả này, gạch Hưng Ký đã in dấu nhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội, Lào, Campuchia và cả Singapore... “Đây cũng là lần đầu tiên một hãng của Việt Nam đặt dấu ấn về thương hiệu. Ông Hưng Ký đã cho dập những logo Hưng Ký lên các viên gạch thể hiện một tư tưởng tiến bộ và vượt thời đại”.

Cũng từ nhà máy gạch Hưng Ký, doanh nhân – nhà đại tư dản dân tộc Trần Văn Thành có lượng tài sản lớn nhất nhì Bắc Kỳ. “Không biết ông giàu có cỡ nào nhưng đâu đâu cũng có sản nghiệp của ông. Cả khu phố Minh Khai hiện tại trước kia là phố Hưng Ký. Điền sản, gia nghiệp của ông được liệt vào hàng cự phú đến người Pháp cũng phải cúi đầu khâm phục”- ông Vũ Tân Dân, một người cháu của ông Hưng Ký nói. Cũng theo ông Dân, nhà máy gạch Hưng Ký là tiền thân của Xí nghiệp gạch ngói cầu Đuống lừng lẫy những năm miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa (1954-1975).

Hà Nội có một…ngõ chùa!

Giữa những xô bồ của cuộc sống nhanh, người dân Hà Nội không ai hoặc không thèm để ý trên phố Minh Khai có một ngõ nhỏ mang tên: “Ngõ chùa Hưng Ký”. Hỏi đi hỏi lại đến người thứ 5 cũng chẳng mảy may có câu trả lời tại sao lại có cái tên này. Hỏi về ông Hưng Ký cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu quầy quậy và xen lẫn chút cau có “ai thèm quan tâm”.

“Tìm tài liệu về ông Hưng Ký còn rất ít, hầu như không còn, ngoại trừ tấm bia và tấm bảng ghi lại công đức của người dựng chùa”- sư thầy Thích Từ Ân, trụ trì đời thứ 5 chùa Hưng Ký (Minh Khai, Hà Nội) nói. Theo lời sư thầy Thích Từ Ân, chùa mang tên Hưng Ký và có cả một ngõ của Hà Nội mang tên đại doanh nhân này không có điều gì lạ bởi công đức của ông với cộng đồng.

Posted Image

Ngò chùa Hưng Ký. Ảnh : Đ.T

“Ông Hưng Ký vừa là doanh nhân nhưng cũng là một tín đồ Phật tử có duyên với Phật giáo. Chùa được vợ chồng ông công đức và tự tay cất công xây dựng 3 năm và hoàn thành năm 1932. Đầu tiên có tên là Vũ Hưng Tự mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am. Khi nạn đói Ất Dậu tràn đến, chùa Hưng Ký cũng là một địa điểm của phát chẩn vì nhà ông không đủ chỗ”.

Theo những nhà nghiên cứu kiến trúc Phật giáo, công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký dù ít nhưng đặc biệt độc đáo: tam quan , tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, tất cả đều được trang hoàng bởi những bức cuốn bằng gốm sứ, tạc khắc hoa văn tinh xảo qua gần 80 năm vẫn còn bóng màu men gạch.

Đình Tú

================

Cầu chúc cho con cháu cụ Hưng Kỳ luôn hạnh phúc và an bình. Câu chuyện thật mà như trong cổ tích của thời hiện đại.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc 'khủng bố' tuần duyên Nhật Bản trên Biển Hoa Đông

Cập nhật lúc :12:55 PM, 04/11/2012

Tờ New York Times của Mỹ dẫn lời giới phân tích nói rằng Trung Quốc đang áp dụng chiến lược mới trong cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản.

Posted Image

Ảnh article.wn.com

Trong những ngày qua, lực lượng tuần duyên Nhật Bản thông báo các tàu của Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào vùng biển 22 km xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, nhiều tàu khác của Trung Quốc gần như hiện diện thường trực ở gần khu vực này. Theo giới phân tích, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh áp dụng một chiến lược mới, dài hạn, mang tính thách thức Nhật Bản.

Các nhà phân tích cho rằng dường như Trung Quốc đã tìm cách làm cho Nhật Bản căng thẳng thần kinh, mệt mỏi trong các nỗ lực giải quyết tranh chấp. Qua việc đưa nhiều tàu đến hoạt động trong khu vực, Bắc Kinh hy vọng là có thể xóa tan đi một thực tế là Tokyo đang quản lý thực sự các hòn đảo hoang ở Senkaku.

New York Times dẫn lời chuyên gia Kunihiko Miyake thuộc Viện Canon nghiên cứu toàn cầu ở Tokyo cho biết: “Đây là bước khởi đầu của một cuộc chiến tranh hao mòn sinh lực, cuộc đọ sức có thể kéo dài, Trung Quốc sẽ tránh khiêu khích Nhật Bản nhưng tìm cách làm cho Nhật Bản nản lòng trong việc cố gắng tiếp tục duy trì kiểm soát các hòn đảo”.

Cũng theo giới phân tích, ít có khả năng Trung Quốc dùng vũ lực bất ngờ đánh chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Ngược lại, theo ông Kevin Maher - cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện là cố vấn chính cho công ty tư vấn NMV có trụ sở tại New York, mục đích của Trung Quốc là tìm cách bác bỏ sự khẳng định chủ quyền của Nhật Bản dựa theo luật pháp quốc tế, đồng thời tạo dựng cơ sở pháp lý cho các tuyên bố đòi hỏi của Bắc Kinh./.

Theo Vietnam+

======================

Trong cuộc chiến giữa Nguyên Hữu Cầu (Quận He) với Phạm Đình Trng. Phạm Đính Trọng án bính bất động, chờ Nguyễn Hữu Cầu suy kiệt rồi mới tấn công. Quân của Quận He hết đợt này đến đợt khác đến khiêu khích, chửi bới. Quân sĩ vào báo với Phạm Đình Trong. Trong trả lời "Hạ quan bị điếc". Ông ta phớt và ngồi xem sách.

Người Nhật nên sắm một cái tàu chở dầu đậu đảo, khi nào tàu Trung Quốc hết dầu thì bán, tôi nghĩ cũng có lời.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hợp nhất Sacombank và Eximbank?

Thứ Hai, 05/11/2012 --- cập nhật 04:07 GMT+7

Đó là thông tin mà ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) đã đưa ra trong cuộc trao đổi với PV.

Theo kết quả vừa công bố, kết thúc 10 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.259 tỉ đồng, đạt 66% kế hoạch năm. Liệu STB có kịp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận khi chỉ còn 2 tháng nữa?

Lợi nhuận kế hoạch Sacombank dư sức đạt được, nhưng do một số khoản đầu tư trước đây phải trích lập dự phòng như đầu tư vào công ty chứng khoán Sacombank và một số khoản đầu tư khác, nên cả năm nay có thể đạt gần 2.800 tỷ đồng, tương đương 80% kế hoạch.

Tháng 10, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là 315 tỉ đồng. Qua đó có thể thấy, nền tảng quản trị của Ngân hàng khi nhóm mới vào không có gì thay đổi, vẫn giữ nền tảng đó, đồng thời làm tốt hơn. Năm nay, chúng tôi chủ trương trích lập dự phòng đầy đủ để làm nền tảng cho những năm sau.

Posted Image

Ông Phạm Hữu Phú

Ở cương vị tân Chủ tịch Sacombank, ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho Sacombank trong năm tới và các năm sau đó?

Trọng tâm năm 2013 của Sacombank là củng cố để phát triển. Kinh tế năm tới được dự báo là vẫn còn khó khăn; do đó, kế hoạch năm 2013 được xây dựng phù hợp với đặc thù của tính hình chung.

Lợi nhuận năm nay nếu đạt gần 2.800 tỷ đồng thì sang năm dự kiến là 3.500 tỷ đồng, tổng tài sản là 170.000 tỉ đồng, nợ xấu dưới 2,5%. Mặc dù nợ xấu của Sacombank hiện nay dưới 2%, nhưng chúng tôi xây dựng tỷ lệ nợ xấu cho năm 2013 là dưới 2,5%, dự phòng kinh tế sẽ khó khăn hơn.

Sacombank tiếp tục thực hiện chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Dương. Chúng tôi sẽ xây dựng sản phẩm dịch vụ mới, phát triển mảng bán lẻ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cuối năm nay, Sacombank sẽ phối hợp với sở công thương TPHCM triển khai gói tín dụng khoảng 1.000 tỉ đồng cho bà con tiểu thương kinh doanh dịp Tết với lãi suất cân nhắc khoảng 10%...

Chúng tôi cũng đang trong quá trình đàm phán với một đối tác nước ngoài để bán 15% cổ phần chiến lược. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, dự kiến trong vòng 4-5 tháng nữa có thể sẽ ký kết cụ thể.

Được biết, có kế hoạch hợp nhất hai ngân hàng Sacombank và Eximbank. Xin ông cho biết kế hoạch này có được xúc tiến ngay trong năm 2013?

Chúng tôi đang có ý tưởng về việc này, nếu thực hiện cũng phải nghiên cứu và có lộ trình phù hợp. Nếu việc sáp nhập diễn ra thì điều đó cũng phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay, theo hướng giảm số lượng để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng. Tôi nghĩ, khi đó thị trường tài chính nội địa sẽ có một ngân hàng mới có lợi thế cạnh tranh toàn diện cả về quy mô, có thể cạnh tranh ngang tầm khu vực.

Theo Đầu Tư Chứng Khoán

==========================

Không biết hợp nhất lại có tăng trưởng ổn định và bền vững cho hệ thống ngân hàng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội: Hàng trăm người bao vây, “cấm chợ” Bát Tràng

Thứ Hai, 05/11/2012 - 17:06

(Dân trí) - Vụ việc bắt đầu từ sáng nay, 5/11. Hàng trăm người dân kinh doanh trong chợ gốm làng cổ Bát Tràng (Hà Nội) đã đóng cửa quầy, ngừng kinh doanh buôn bán, tập trung tại cổng chợ, phản đối đơn vị quản lý chợ.

Ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm, rất đông người dân kinh doanh buôn bán ở chợ gốm Bát Tràng đã quây kín cổng chợ. Mọi người mang theo những tấm bìa các-tông ghi khẩu hiệu cầu cứu các cơ quan chức năng cũng như phản đối đơn vị quản lý chợ là Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng).

Posted Image

Các hộ kinh doanh ngừng buôn bán, quây kín cổng chợ.

Hai tờ giấy khổ lớn ghi thông báo cáo lỗi của các hộ kinh doanh trong chợ gửi tới du khách được dán ở 2 bên cổng chợ. Theo nội dung thông báo này, nguyên nhân các hộ kinh doanh đóng cửa chợ Bát Tràng là do bức xúc trong việc mua bán các ki-ốt trong chợ. Các du khách đến chợ ngày hôm nay đều được những người tập trung ở cổng chợ giải thích, xin lỗi về sự việc và mời ra về.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chợ gốm Bát Tràng ra đời từ năm 2004 với sự hợp tác giữa người dân làng gốm và Công ty CP Sứ Bát Tràng. Theo đó, 2 bên thống nhất đầu tư xây dựng dưới dạng hợp đồng thuê ki-ốt, phía Hapro Bát Tràng có mặt bằng được nhà nước giao sản xuất, phía người dân làng gốm góp tiền xây dựng với diện tích ban đầu là 13,5 m2.

Posted Image

Các quầy hàng được quây bạt, ngừng mọi hoạt động kinh doanh.

Các hộ kinh doanh tại đây cho hay, do làng nghề chật hẹp, không có nơi giới thiệu sản phẩm, người dân đã hợp tác với Hapro để xây dựng chợ gốm. Đặc biệt, chỉ có người dân làng gốm Bát Tràng mới được góp vốn xây dựng và sau đó kinh doanh tại đây.

Bác Phùng Thị Phin (SN 1941, ở xóm 1, Bát Tràng), chủ một ki-ốt trong chợ gốm, cho hay, lúc đầu xây dựng, các ki-ốt đều không có cửa, không vách ngăn. Quá trình kinh doanh, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để xây dựng thêm và hoàn thiện nội thất từng gian hàng.

Posted Image

Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng bức xúc khi gian hàng mình đang kinh doanh bị đem cho đơn vị khác thuê.

Sau khi kết thúc hợp đồng thuê ki-ốt 5 năm, đến nay, giữa người dân và Hapro Bát Tràng vẫn chưa thống nhất được phương án ký kết hợp đồng tiếp theo. Phản ánh của các hộ kinh doanh, trước đây, người dân ký hợp đồng thuê ki-ốt với Hapro Bát Tràng thông qua Hợp tác xã gốm sứ Bát Tràng do chính các hộ kinh doanh tại đây bầu ra. Tuy nhiên, khi thời hạn hợp đồng kết thúc, phía Hapro Bát Tràng đã ra thông báo yêu cầu các hộ kinh doanh ký hợp đồng mới trực tiếp với công ty. Giá thuê cũng được tính cao hơn so với trước kia. Không đồng tình với cách làm mới của Hapro Bát Tràng, các hộ kinh doanh trong chợ vẫn chưa ký hợp đồng mới.

Sự việc bắt đầu “nóng” từ ngày 26/10 vừa qua, 5 hộ kinh doanh trong chợ nhận được thông báo từ Công ty Cổ phần Đồng Tiến Thành (trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội) về việc Công ty Đồng Tiến Thành đã ký hợp đồng thuê 5 ki-ốt mà 5 hộ đang kinh doanh.

“Họ thông báo ngày 5/11 chúng tôi phải dọn hàng đi, nếu không dọn họ sẽ cho người đến dọn.” - nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng (SN 1954), Phó Ban quản lý chợ, một trong 5 chủ ki-ốt trên, bức xúc cho biết.

Posted Image

Người dân muốn giữ gìn, phát triển thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.

Điều khiến các hộ kinh doanh trong chợ gốm bức xúc, lo lắng là ngày 2/11, hơn 50 đối tượng “đầu gấu” kéo đến chợ, đe dọa, khủng bố tinh thần người dân từ 11h trưa đến 17h chiều.

Sáng nay 5/11, toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ gốm Bát Tràng đã đồng loạt đóng cửa, tập trung tại cổng chợ, phản đối cách làm của Hapro Bát Tràng. Khi sự việc xảy ra, lực lượng công an sở tại đã có mặt, đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Không có xô xát hay bất cứ va chạm đáng tiếc nào xảy ra trong suốt buổi sáng nay.

Chiều nay, một cuộc họp giữa đại diện các hộ kinh doanh trong chợ với Hapro Bát Tràng và chính quyền địa phương đã diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vụ việc trên.

Tiến Nguyên

================

phía Hapro Bát Tràng có mặt bằng được nhà nước giao sản xuất,

Giao sản xuất sao lại xây dựng chợ? Sử dụng đất sai mục đích?!Posted Image

Giải pháp nào sẽ được thực hiện để mang lại công bằng và phát triển làng nghề văn hóa truyền thống Việt ở đây?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc điều tra tin đồn về tài sản Thủ tướng Ôn Gia Bảo

Thứ Hai, 05/11/2012 - 15:33

(Dân trí) – Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành điều tra nội bộ đối với tin đồn về khối tài sản kếch xù 2,7 tỷ USD của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, hãng tin AFP dẫn nguồn tin Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số phát hành sáng nay cho biết.

Posted Image

Trung Quốc đang điều tra thông tin về tài sản của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo sau bài viết của báo Mỹ New York Times.

Theo bài báo, cuộc điều tra đã được tiến hành bí mật nhằm tìm hiểu toàn bộ những tin đồn được tờ New York Times của Mỹ đưa ra hôm 26/10, trong đó nói rõ gia đình của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang sở hữu lượng tài sản bí mật trị giá ít nhất 2,7 tỷ USD.

"Ban thường vụ (Bộ Chính trị) đã đồng ý với đề nghị của ông Ôn Gia Bảo (về việc tiến hành điều tra các tin đồn)", Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tờ báo của Hồng Kông, dẫn các nguồn tin nêu rõ.

Tờ báo cũng dẫn một số phân tích cho rằng đích thân ông Ôn Gia Bảo đã gửi thư yêu cầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị mở cuộc điều tra về tin đồn nêu trên.

Đề nghị của ông Ôn Gia Bảo cho thấy vị thủ tướng Trung Quốc 70 tuổi muốn nắm lấy cơ hội này để thúc đẩy luật "Ánh dương", theo đó yêu cầu công bố công khai tài sản của các gia đình lãnh đạo cấp cao.

Trong khi đó, luật sư của gia đình ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ thông tin đăng tải trên tờ New York Times. Vị luật sư này nói rằng mẹ, anh chị em ruột và các con của ông Ôn Gia Bảo đã tích lũy nhiều tài sản kể từ khi ông còn là Phó Thủ tướng Trung Quốc vào năm 1998.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đối với trang web của New York Times sau khi tờ báo đăng thông tin trên.

Việt Giang

===================

Cả cái thế giới này chật vật chống tham nhũng. Nếu như không xác định được bản chất của tham nhũng thì trong tương lai sẽ không một quốc gia nào thoát khỏi hiểm họa này và cxã hội loài người sẽ tan rã.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giám đốc bệnh viện lộng quyền, tư lợi

Nhiều bác sĩ trong Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư ở TP.HCM phản ánh bác sĩ Lâm Hoài Phương, Giám đốc bệnh viện đưa bệnh nhân ra phòng khám cá nhân thu hàng chục triệu đồng mỗi ca...


Posted Image


Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư - Ảnh: Thanh Tùng

Mổ ở bệnh viện công, thu tiền ở phòng khám cá nhân

Theo đơn tố cáo, bác sĩ (BS) Lâm Hoài Phương dùng cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện (BV) nhà nước để mổ, sau đó đưa người bệnh về phòng khám (PK) riêng, gần BV để thu tiền. Tại đây, bệnh nhân (BN) đóng hàng chục triệu đồng, nhưng trên các hóa đơn, giấy tờ lưu ở BV chỉ thể hiện một số tiền “tượng trưng” ít hơn nhiều lần so với số tiền phải đóng ở "sân sau” của bà giám đốc.

Điển hình là trường hợp BN tên N.T.T (18 tuổi, ngụ H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) vào BV Răng Hàm Mặt T.Ư hồi tháng 3.2012 để điều trị biến dạng môi - mũi, với hồ sơ có mã số 12459... Người nhà BN được “mớm” rằng, nếu chờ mổ theo thứ tự thì phải đợi lâu, còn mổ ngoài giờ thì được mổ ngay. Nghe vậy, người nhà BN đồng ý chọn mổ sớm.
Sau đó (ngày 19.3), BN đóng những khoản tiền nhỏ tượng trưng ở BV như tiền khám 30.000 đồng, tiền X-quang và xét nghiệm 500.000 đồng. BN được mổ tại BV ngày 19.3 và ngay sau đó được chuyển ra PK Thiện Mỹ (đường Nguyễn Tiểu La, Q.10) của bà Phương.

Tại PK, BN đóng một lần tiền lên đến 22 triệu đồng vào ngày 20.3, phiếu thu ghi "chi phí phẫu thuật", tên người thu là điều dưỡng B.T (điều dưỡng của BV). Người thân của BN cho biết: “Đóng một ít tiền ở BV, mổ tại BV xong thì có nhân viên đưa ra xe taxi chở thẳng đến PK của bà Phương, tại đây họ thu 22 triệu đồng, rồi để nằm vài ngày thì cho về nhà luôn. Lúc đó tôi chỉ lo cho người nhà mổ, đâu biết chuyện công, tư...”.

Trường hợp khác là BN T.L (29 tuổi, ngụ TP.HCM) đã đóng tại PK của bà Phương số tiền lên đến 49 triệu đồng (phiếu thu của PK cũng ghi lý do thu là “chi phí phẫu thuật”). Thực tế, BN này được chính BS Phương mổ ở BV và các giấy tờ thể hiện tại BV cho thấy BV chỉ thu của BN này hơn 10 triệu đồng (bao gồm cả tiền dụng cụ chỉnh nha gắn cho BN trước khi phẫu thuật). BN T.L nhập viện ngày 28.3.2012, ra viện ngày 4.4.2012, để điều trị tình trạng lệch cằm, do quá triển xương hàm dưới.

Yêu cầu làm rõ hàng chục hồ sơ bất thường

Rất nhiều y, BS của BV bức xúc về những việc làm sai trái của BS Phương, nhưng nhiều người ngại lên tiếng. Tuy nhiên, mới đây ít nhất đã có 7 lãnh đạo khoa (gồm trưởng và phó của 7 khoa chuyên môn) mạnh dạn đứng tên làm đơn gửi đến Bộ Y tế và các cơ quan chức năng khác để phản ánh những sai trái, tiêu cực của giám đốc BV. Theo các BS, những sai phạm đã xảy ra tại BV trong một thời gian dài, với một số người tham gia mà người đứng đầu là giám đốc BV.

Tiếp xúc với PV Thanh Niên, các BS cho rằng nguyện vọng duy nhất của họ là mong muốn BS Phương hãy dừng những việc làm sai trái, gây thất thoát tiền nhà nước, nguy hiểm cho người bệnh (vì có những BN vừa mới mổ xong ở BV được đưa ngay ra PK, nếu có biến chứng sẽ không có phương tiện, con người để xử trí kịp)...

Một diễn biến khác, mới đây, các BS đã đề nghị Bộ Y tế làm rõ 28 trường hợp mà họ cho rằng những BN này cũng được mổ tại BV, rồi đưa ra PK bên ngoài để thu tiền. Theo tìm hiểu của chúng tôi, 28 hồ sơ bệnh án này có sự khác thường về mã số nhập viện so với các hồ sơ “chính quy” chung của BV. Do bị động, những ngày qua, những người liên quan đã tìm nhiều cách hòng đối phó trong trường hợp bị kiểm tra...

Nhiều bác sĩ giỏi ra đi

Ngoài việc có đến 7 BS là trưởng, phó các khoa chuyên môn đứng đơn phản ánh, thời gian qua còn nhiều tiến sĩ, BS giỏi, tâm huyết khác phải dứt áo ra đi, phần nào cho thấy sự bức xúc của những người trí thức trước những sai phạm và “hành xử” của giám đốc BV. Những người ra đi gồm có hai phó giám đốc BV (1 tiến sĩ và 1 BS chuyên khoa 2); 1 thạc sĩ - BS là phó khoa giỏi về chuyên khoa chỉnh nha; 1 tiến sĩ được đào tạo ở Nhật; 1 BS là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật cấy ghép nha khoa và có công xây dựng cấy ghép răng (implant) tại VN...


Thanh Tùng
============
Hic, xem lại cái feng sủy đi nha.Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một tuần gần 10 trận động đất, trạm quan trắc mới chưa xuất hiện

Thứ Ba, 06/11/2012 - 11:52

(Dân trí) - Khoảng 6 giờ sáng hôm nay 6/11, mặt đất huyện Bắc Trà My lại tiếp tục rung lắc kèm theo tiếng nổ phát ra từ lòng đất… Người dân sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 càng thêm lo sợ.

>> Lại động đất mạnh ở Sông Tranh 2, trạm quan trắc... "im lặng"!

>> Nỗi lo động đất, thấm nước ở Sông Tranh 2 không được “bảo hành”

Posted Image

Người dân Bắc Trà My lại hoang mang vì động đất

Thông tin từ huyện Bắc Trà My cho biết, trận động đất sáng nay không lớn và chỉ kéo dài khoảng 5 giây nhưng nhiều người dân cảm thấy mặt đất chao đảo. Ông Trần Minh Ý - nhà ở thị trấn Bắc Trà My - cho hay, khoảng 6 giờ sáng, khi ông đang ngồi uống trà ở nhà thì nghe tiếng nổ lớn từ lòng đất và sau đó là bàn ghế có rung lắc nhẹ.

Theo Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (huyện Bắc Trà My) - ông Hồ Văn Lợi - người dân ở đây đã quen với động đất xảy ra thường xuyên nên với các trận động đất nhỏ người dân ít quan tâm. Tuy nhiên, trận động đất sáng nay, người dân cảm nhận rất rõ tiếng nổ và rung lắc nên rất hoang mang.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, ông Trần Anh Tuấn, thì trong vòng 1 tuần trở lại đây, trên địa bàn đã xảy ra gần 10 trận động đất; hầu hết là có cường độ nhẹ.

Cũng theo ông Tuấn, các trận động đất vừa qua lãnh đạo huyện không được thông báo về cường độ vì có trận nhỏ, có trận người dân cảm nhận được nhưng máy quan trắc không đo được.

Trên trang web của Viện Vật lý địa cầu cũng không có thông tin gì về các trận động đất kể từ trận động đất mạnh 4,6 độ richter xảy ra vào tối ngày 22/10.

Theo thống kê của huyện Bắc Trà My, đến ngày 5/11 đã thống kê được hơn 900 nhà dân và công trình công cộng bị hư hỏng do động đất.

Posted Image

Đến nay chỉ có 1 trạm quan trắc động đất được đưa vào hoạt động, 4 trạm còn lại chưa biết khi nào sẽ hoàn thành

Điều đáng nói, Viện Vật lý địa cầu đã cam kết sẽ lắp đặt 5 trạm quan trắc động đất vào cuối tháng 10 nhưng đến nay chỉ mới lắp đặt được duy nhất 1 trạm, còn lại 4 trạm vẫn chưa thấy lắp đặt; địa phương vẫn chưa nhận được thông tin là đến bao giờ mới được lắp đặt.

Trao đổi với PV Dân trí - PGS.TS. Nguyễn Văn Giảng - chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, 4 máy quan trắc còn lại đã được đưa lên khu vực thủy điện Sông Tranh 2 nhưng đến nay chưa thể lắp đặt vào trạm.

“Hiện các máy đo quan trắc này đang được các chuyên gia của Nga tiến hành đo các điểm rải rác xung quanh thủy điện Sông Tranh 2. Sau khi đo thử nghiệm mới tiến hành đưa vào trạm lắp đặt”, PGS.TS. Giảng nói.

Công Bính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân muốn biết đích danh ai trục lợi từ đất

7/11/2012 12:07

Posted Image- Thảo luận tại hội trường sáng nay, nhiều ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm sai phạm của cán bộ quản lý đất đai, nhất là trước thực trạng rất nhiều đại gia giàu lên từ đất và khiếu nại, tố cáo vẫn ngày càng "nóng".

Giá đất phải công bằng

Giao tổ chức độc lập định giá đất

Giải quyết khiếu nại, tìm đúng sai không dễ

Đoàn giám sát của Thường vụ QH vừa qua đã tổ chức nhiều đoàn giám sát làm việc với các bộ ngành, địa phương về tình hình thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo với các quyết định hành chính về đất đai.

Kết quả giám sát được báo cáo trước QH sáng nay, trong phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

'Một bộ phận' nhỏ hay không nhỏ?

Để xảy ra tình trạng khiếu kiện gia tăng, theo đoàn giám sát, có một phần do sự thiếu trách nhiệm, không công tâm, khách quan của một bộ phận cán bộ, công chức, người đứng đầu trong quá trình thực thi công vụ. Đó là tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân. Một bộ phận cán bộ, công chức cơ sở sa sút phẩm chất đạo đức, tiêu cực, gian lận trong lập phương án bồi thường về đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, chia chác đất đai, bao che cán bộ sai phạm.

Phát biểu sau đó, Phó trưởng đoàn ĐBQH Phú Yên Nguyễn Thái Học đề nghị phải nói rõ những cán bộ vi phạm, trục lợi là ai, ở đâu, thay vì cứ nói chung chung "một bộ phận". Theo ông Học, trong bất cứ báo cáo nào, hễ cứ nói đến hạn chế, yếu kém là xuất hiện cụm từ "một bộ phận cán bộ sa sút" trong khi dân muốn biết đích danh.

Posted Image

ĐB Nguyễn Thái Học: Phải làm rõ bộ phận đó nhỏ hay không nhỏ...

"Phải làm rõ là bộ phận đó nhỏ hay không nhỏ. Chỉ diễn ra dưới cơ sở hay ở nhiều cấp nhiều ngành?", ông Học đề xuất. Cơ quan chức năng cũng thông tin rằng đã kiến nghị xử lý nhiều cán bộ làm sai, song lại không nêu rõ bao nhiêu trong số đó đã bị xử lý và việc xử lý đã thực sự nghiêm minh hay chưa.

Theo ông Học, ngoài sự thiếu sót trong chính sách pháp luật, thì hành xử của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai chính là nguyên nhân gia tăng khiếu kiện, và đoàn giám sát của QH cần chỉ rõ các sai sót này.

Riêng về việc tiếp nhận xử lý đơn thư, báo cáo nói trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều nơi chưa làm tốt việc tiếp dân, còn tình trạng chỉ làm qua loa không hết trách nhiệm.

Đây là một nhận định cần được phân tích rõ, bởi theo ông Học, cán bộ là công bộc của dân, nhưng không làm tròn trách nhiệm. Ông Học đề xuất Chính phủ cần ban hành quy định lãnh đạo các nơi tăng cường đối thoại tiếp xúc với dân, ngoài tiếp định kỳ cần tăng thêm đối thoại trong những vụ việc, ở những tụ điểm nóng. Ông dẫn câu chuyện một người dân TP.HCM sau buổi đối thoại với Bí thư Thành ủy đã rút đơn khiếu nại và hài lòng bởi "chỉ mất 20 phút để giải quyết cho 20 năm đi khiếu kiện".

Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 2 Ngô Văn Hùng chỉ ra thực trạng, cán bộ nhiều nơi đùn đẩy, né tránh giải quyết đơn thư của dân. Cấp dưới thì đẩy lên trên, trên lại đùn xuống dưới. Và thực tế là đang có nhiều đại gia giàu lên từ đất.

Posted Image

ĐB Ngô Văn Hùng: Nhiều đại gia giàu lên từ đất

Nhiều ĐBQH cũng chỉ ra tình trạng "vô cảm" của cán bộ, làm ngơ với quyền và lợi ích của dân. Nói như Phó đoàn ĐQBH Vĩnh Phúc Hồ Thị Thủy, sự vô cảm với bức xúc của dân đã khiến cho các vụ việc ngày càng kéo dài. Ngoài ra, còn có tình trạng "cố tình bao che cho sai phạm vì lợi ích nhóm, lợi ích dòng họ, lợi ích cá nhân".

Thực trạng trên khiến dân đang ngày càng mất niềm tin "dân mất niềm tin là mất tất cả", ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) lo lắng.

Xử nghiêm cán bộ trục lợi

Trong báo cáo đọc trước QH, Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thừa nhận, có tới 70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai. Tính chất, quy mô phức tạp ngày càng tăng, khiếu kiện phức tạp và kéo dài đang diễn ra ngày càng nhiều. Đa phần đơn thư đều xuất phát từ việc người dân không đồng tình với các quyết định của chính quyền. Số lượng khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng tăng.

Posted Image

Nguyên nhân được cho là do hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cả nước đã triển khai nhiều dự án lớn, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa, mở rộng, chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, chỉnh trang phát triển đô thị… liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư đã làm phát sinh những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp. Nhiều kẽ hở pháp luật được chỉ ra, như chính sách đền bù, quyết định giao, cho thuê đất chưa minh bạch, thiếu dân chủ, giá đất đền bù chưa hợp lý. Theo đoàn giám sát, khung giá đất ở tối đa tại đô thị hiện còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhất là những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Giá đất do UBND tỉnh quy định mới chỉ bằng khoảng từ 40% đến 70% giá đất chuyển nhượng trên thực tế.

Đoàn giám sát đã kiến nghị ba nhóm giải pháp, mà trọng tâm là sửa luật Đất đai. Các ĐBQH bổ sung thêm giải pháp xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng trục lợi từ đất.

Phiên thảo luận tiếp diễn vào chiều nay.

Lê Nhung - Ảnh: Minh Thăng

========================

Dân muốn biết đích danh ai trục lợi từ đất

Dễ ợt! Thế mà cũng phải hỏi. Cứ đến tòa án thì biết ngay. Còn tòa chưa xử mà chỉ tên ra thì có thể mắc tội vu cáo. Sao chẳng thấy ai đặt vấn đề "Ai thiệt thòi tđất nhỉ?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clip: Đám đông thờ ơ nhìn người mù "vật lộn" sang đường ở Hồ Gươm

Thứ tư 24/10/2012 07:23

http://giaoduc.net.v...-Guom/241110.gd

(GDVN) - Dòng người đi qua không ai mảy may quan tâm đến hai người mù đang khổ sở, loay hoay sang đường giữa dòng xe ken đặc bên Hồ Gươm.

Nhóm phóng viên báo Giáo dục Việt Nam có mặt tại khu vực Hồ Gươm vào một buổi chiều cuối thu lành lạnh.

Lần này, nhóm phóng viên tiếp tục làm một cuộc thử nghiệm ở một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng của Hà Nội là Hồ Gươm. Trong vai hai người khuyết tật với cặp mắt đã bị mù tìm cách sang đường, nhóm phóng viên đã được chứng kiến những cảnh tượng thật… đau lòng về sự vô cảm của con người trong xã hội hiện đại.

Thay vì tìm cách giúp đỡ, những người sáng mắt khi nhìn thấy hai người khiếm thị quờ quạng, lầm lũi sang đường giữa dòng xe ken đặc, chẳng mảy may quan tâm. Hãn hữu mới có người liếc xéo nhìn sang rồi lại nhanh chóng hòa vào dòng người vô tình khác.

Hai người khiếm thị, bàn tay nắm chặt nhau, tai nghe ngóng chờ nhịp xe thưa thớt rồi lại tiếp tục dò dẫm từng bước cùng nhau qua đường. Hai người khiếm thị trước đó đã đứng rất lâu trước vườn hoa Lý Thái Tổ để chờ một bàn tay ai đó dắt mình đi cùng. Nhưng cái họ nhận được chỉ là ánh mắt tò mò của những người xung quanh.

Video nhóm thanh niên hớn hở qua đường bỏ mặc người mù dò dẫm

Ảnh: Hai người mù dò dẫm trong sự "sống chết mặc bay" của đám đông

Khi thấy hai người khiếm thị đi ngược chiều mình với chiếc gậy khua khua để tìm cách sang đường an toàn, nhóm thanh niên trẻ tuổi vẫn vô tư cười nói. Thậm chí họ còn liếc mắt nhìn hai người khiếm thị như nhìn những “sinh vật lạ”. Họ nhanh chóng lại vô tư cười nói và quay đi bước tiếp. Những chiếc xe đang lao đến vẫn bấm còi inh ỏi để báo hiệu cho hai người khiếm thị biết đến sự xuất hiện của họ ở gần nhưng không chiếc xe nào dừng lại, có chăng họ chỉ tránh sang một bên đã là quá may mắn (!?)

Theo quan sát của nhóm phóng viên, rất nhiều người cũng đang liếc nhìn về phần đường mà hai người khiếm thị đang đi, biết họ cần giúp đỡ nhưng chẳng ai quan tâm vì còn đang… bận.

Hai người khiếm thị sau khi sang được đường phía bên Hồ Gươm, theo kế hoạch, tiếp tục cuộc hành trình của mình trước sự thờ ơ của những người xung quanh. Chúng tôi chỉ chờ một ai đó bước tới đơn giản chỉ để hỏi: “Hai chị đi đâu tôi dẫn đi. Đi như thế này nguy hiểm lắm…”, nhưng điều ấy có lẽ là điều “xa xỉ nhất” trong ngày. Vì ai cũng chỉ tìm cách tránh. Phải chăng, với họ đó là cách “nhường đường” và cũng là cách “giúp đỡ” người khiếm thị ???

Khi thấy có người chuẩn bị sang đường cùng mình ở ngay đèn xanh đèn đỏ, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện là một nhóm người cũng đang chờ tín hiệu đèn để qua đường, hai người khiếm thị lại dắt tay nhau cùng bước. Trong thâm tâm, nhóm phóng viên vẫn chờ sự giúp đỡ của ai đó dù chỉ trên đoạn đường ngắn.

Đặc biệt, có một người đàn ông đã lớn tuổi, tay giơ cao chiếc ô để báo hiệu xin đường. Nhìn qua, những tưởng ông đang che chắn cho hai số phận kém may mắn kia nhưng đi được một đoạn, hóa ra, cụ ông cũng chỉ dùng ô để ông che chắn cho chính sự an toàn của bản thân. Rồi ông cũng nhanh chóng đi nốt phần đường còn lại mà không để ý phía sau mình là hai người không thấy đường đang lần mò từng bước.

Video dòng người vô tình lướt qua không quan tâm đến hai người khiếm thị

Ảnh: Hai người mù dò dẫm trong sự "sống chết mặc bay" của đám đông

Nhóm người đối diện cũng bước đi như thế. Lạnh lùng và vô cảm với xung quanh mặc dù ánh mắt họ cũng đã liếc nhìn thấy hai người khiếm thị. Điều họ quan tâm chỉ là qua đường nhanh chóng.

Hai người khiếm thị lại tự mò mẫm trên con đường mình đang bước, không có được bàn tay của người sáng mắt can thiệp, thậm chí sự nhường đường cũng không. Dòng xe vẫn tiếp tục lưu thông. Điều đáng nói là hai thanh niên đứng đối diện đó vẫn vô tư ăn kem rất ngon lành mặc cho chiếc gậy hết khua bên trái lại sang bên phải để định vị đường và nhận biết vật cản. Theo quan sát của phóng viên, cô gái trẻ tuổi còn giục chàng trai bước đi khi hai người khiếm thị bước tới sát vị trí họ đang đứng. Chúng tôi tự đặt câu hỏi: “Nếu người thân của họ chính là những người khiếm thị trong một khoảnh khắc nào đó phải tự đi qua đường nguy hiểm như vậy họ sẽ nghĩ thế nào trước thái độ vô cảm của cộng đồng???” Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Nhóm phóng viên Ban xã hội

=========================

Trong vai hai người khuyết tật với cặp mắt đã bị mù tìm cách sang đường, nhóm phóng viên đã được chứng kiến những cảnh tượng thật… đau lòng về sự vô cảm của con người trong xã hội hiện đại.

Một giả thiết có "cơ sở khoa học" là người Hanoi rất thông minh.Có thể hbiết đây là hai người đóng giả mù nên không giúp. Hì.

Gặp tôi, tôi cũng biết giúp thế nào khi bên cạnh là một thanh niên cao lớn, dáng vẻ tự tin - đeo kính râm và đang dắt tay người mù chống gậy kia. Biết đâu người này đang dẫn người chống gậy? Muốn thí nghiệm có "cơ sở khoa học" để kết luận về sự vô cảm chính xác thì quý vị nên cho cả hai người cùng chống gậy và quờ quạng như nhau..

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành thật mà nói HN cũng thấy cái vụ thử bằng chiêu người mù qua đường này sao sao ấy <_<

Thường người mù họ tự biết thân phận, trước khi ai cứu thì họ đã học được cách tồn tại rất riêng mà chẳng cần sự giúp đở của cộng động, khi muốn băng ngang đường họ thường dò dẫm và nhờ giúp đỡ của mấy người xe ôm bên đường, chứ hiếm khi tự tiện xông ra như vậy.... Chủ yếu người ta nghi ngờ và thấy hơi kỳ kỳ lạ lạ.

Thực sự thì muốn thử lòng tốt tha nhân, chỉ cần 1 ông/bà cụ già ra giả bộ đứng chần chừ tìm cách băng qua đường, đảm bảo 100% đám thanh niên bình thường, ngay cả bọn thanh niên đầu xanh đầu đỏ đều nhảy ra giúp đở liền. Thậm chí có người còn băng từ bên kia đường qua bên này dẫn họ qua rồi đi tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đóng vai nạn nhân với Mỹ

Tác giả: Bùi Nguyễn

Bài đã được xuất bản.: 07/11/2012 00:00 GMT+7

Cho rằng Trung Quốc không có đủ phương tiện để lãnh đạo thế giới, nhưng GS Francois Godement lưu ý, với các láng giềng khu vực, chắc chắn Trung Quốc sẽ có những tác động lớn thời gian tới.

Phần 1: Liệu có cải cách chính trị tại Trung Quốc?

Chính sách đối ngoại không ổn định

10 năm nữa, khi chúng ta lại chứng kiến một thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, lúc đó đất nước này có thể đã có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tôi thắc mắc là liệu khi đó họ có là cường quốc lãnh đạo cục diện chính trị thế giới được không?

Không, họ sẽ không thể là người lãnh đạo. Trung Quốc không có đủ các phương tiện và với quy mô to lớn của mình, đất nước này thậm chí còn trở nên nhạy cảm hơn.

Tôi nghĩ điều Trung Quốc muốn đạt được, và thực tế nhất, là được phần còn lại của thế giới chấp nhận để tiếp tục phát triển và bảo vệ được hệ thống chính trị của mình trước những ảnh hưởng của thế giới. Khả năng của họ có hạn.

Tuy nhiên, với các nước láng giềng trong khu vực thì chắc chắn Trung Quốc sẽ có những tác động lớn.

Có nghĩa ông vẫn chỉ nhìn Trung Quốc như một cường quốc khu vực trong vòng 10 năm tới?

Đúng. Họ là cường quốc số 1 trong khu vực, với những hậu quả mà chúng ta hiện nay đang đối mặt. Từ khoảng năm 2009, chúng ta cảm nhận được rất rõ sự đối lập của 2 chiều hướng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Một bên là những người cổ vũ cho tiếp tục hội nhập, giữ vững ổn định nhưng những người này lại không có đủ sức mạnh để đưa ra các cam kết. Bên kia là những người theo chủ nghĩa dân tộc, đôi khi hung hăng và theo đuổi văn hóa dùng sức mạnh.

Posted Image

Cái khó ở đây là chúng ta không chắc được thứ chủ nghĩa dân tộc này chỉ giới hạn trong chính sách đối ngoại hay cũng sẽ tạo được sức nặng lên những lựa chọn chính trị nội bộ của Trung Quốc. Chỉ có một điều chắc chắn là chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang rất không ổn định.

Thích đóng vai nạn nhân

Điều này phải chăng xuất phát từ việc giới quân sự Trung Quốc đang nỗ lực tìm chỗ đứng lớn hơn trên chính trường nước này? Bởi theo quan sát của tôi, thời gian qua, giới chức quân sự Trung Quốc đôi khi có những tuyên bố khá hiếu chiến trong quan hệ với các nước láng giềng?

Sự tái diễn những căng thẳng, ý muốn khẳng định của Trung Quốc trong các tranh chấp với láng giềng đều có thật. Tuy nhiên, khó để nói rằng những tuyên bố đó không được kiểm soát, hay được ngăn chặn và có sự phân định.

Tôi sẽ giải thích điều này là do có sự mập mờ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở tầm cao hơn.

Quân đội vẫn trong tầm kiểm soát nhưng có những đường hướng, những tư tưởng không được kiểm soát tốt trong quân đội. Đó là giả thuyết mà tôi nêu ra trong cuốn sách, liên quan đến quân ủy Trung ương.

Posted Image

Tôi kể ra đây một câu chuyện: tháng 1/2011, chỉ vài giờ trước chuyến thăm của nguyên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates đến Bắc Kinh, quân đội Trung Quốc đã cho thử nghiệm máy bay chiến đấu J-20, mà theo như ông Gates nhận định rằng "ông Hồ Cẩm Đào hoản toàn không biết chuyện đó".

Cách đây vài tháng, ngay trước hôm ông Leon Panetta đến Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc lại đăng tin là quân đội thử một mẫu máy bay chiến đấu mới.

Với những người tin rằng ông Hồ Cẩm Đào không biết đến vụ thử thứ nhất (năm 2011) thì lại phải tin rằng nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc cũng không biết đến vụ thử thứ hai. Thế là quá nhiều và rất khó tin.

Câu chuyện mà ông nói rõ ràng là ý đồ của Trung Quốc muốn nắn gân người Mỹ. Nhưng về lâu dài, khi Mỹ đã công khai dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc cần nhiều hơn là mấy phép thử đó...

Sự xoay trục -pivot của Mỹ, theo tôi trước tiên có ý nghĩa tu từ nhiều hơn. Nước Mỹ muốn quay trở lại châu Á -Thái Bình Dương và họ cần đặt cho nó một cái tên. Nó đến sau một chuỗi các hành động và tuyên bố của ông Obama, của bà Hillary Clinton và có thể là nó không quá quan trọng đến thế nhưng người ta vẫn cần một cái tên để nó có vẻ to lớn. Phía Trung Quốc đón nhận và cũng dùng từ ngữ đó để biểu lộ rằng không phải là Trung Quốc thay đổi mà là Mỹ thay đổi khi trở lại châu Á.

Trung Quốc có vẻ rất thích đóng vai nạn nhân?

Điều quan trọng với truyền thông và giới ngoại giao Trung Quốc là phải giới thiệu Trung Quốc như một người phải phản ứng, đối phó hơn là một người hành động, đó là bất biến từ bao lâu nay. Trung Quốc thích chơi và luôn chơi giỏi trò chơi nạn nhân.

Xin cảm ơn ông

Bùi Nguyễn

=====================

Muốn mần bá chủ thế giới thì phải có bảng hiệu. Cái này Thiên Sứ nói rồi. Còn không thì khuyếch trương quảng cáo để kiếm ăn , như mấy hãng kinh doanh, sản xuất vậy. Đâu phải cứ có sức mạnh quân sự, kinh tế thì làm bá chủ được. Sử dụng sức mạnh quân sự để làm bá chủ thì cuối cùng cũng chỉ là chiến tranh liên miên và sụp đổ thôi.

Bảng hiệu của Trung Quốc là cái gì? Thế giới đại đồng trong hội nhập toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Hán tộc à? Hay xã hội Nghiêu Thuấn của Nho giáo theo Khổng tử? Hay tư tưởng Mao Trạch Đông? Tóm lại là chưa có cái bảng hiệu hoàn chỉnh.

Bởi vậy, kéo quân đi gọi là bảo vệ quyền lợi cốt lõi thì gặp cái quyền lợi căn bản. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay