Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Washington DC: Phong thủy kiểu… Mỹ

Nói chung, người Mỹ rất thực tế, chỉ dựa trên số liệu khoa học, nhưng có một chi tiết, "phong thủy" của Washington DC mang yếu tố chính trị và lịch sử rất ít người biết.

Posted Image

Tháp Washington

Một khu đất trống được dành cho Quảng trường Quốc gia (National Mall) dài vài km và rộng nửa cây số. Xung quanh là hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.

Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 3km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt "chiếu tướng" Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cụ chính là tòa tháp Washington bằng đá cẩm thạch cao vút mà dân DC vẫn gọi là cái bút chì – biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.

Tuy ở thế giới bên kia, ông Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với cụ tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực "vì nước vì dân" hoạt động như thế nào.

Kiến trúc đi theo chính trị với thông điệp rất rõ, không tòa nhà nào cao hơn tòa Quốc hội. Hành pháp và lập pháp cần được giám sát chặt chẽ. Quốc hội có quyền cao nhất quốc gia.

Thủ đô DC không cần to nhất thế giới, rộng nhất thế giới, đông người nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính và đầu não quân sự, không phải là trung tâm "của tất cả" như nhiều nước khác.

Quyền lực quốc gia nằm trong một thủ đô hình vuông 16km x 16km lại ảnh hưởng đến toàn cầu. Sức mạnh nằm ở khái niệm tam quyền phân lập và thêm báo chí là quyền lực thứ 4 để giám sát 3 nhánh quyền lực trên. Thủ đô to hay nhỏ chẳng nói lên điều gì về khả năng của quốc gia đó.

Theo Tuanvietnam

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Washington DC: Phong thủy kiểu… Mỹ

Nói chung, người Mỹ rất thực tế, chỉ dựa trên số liệu khoa học, nhưng có một chi tiết, "phong thủy" của Washington DC mang yếu tố chính trị và lịch sử rất ít người biết.

Posted Image

Tháp Washington

Một khu đất trống được dành cho Quảng trường Quốc gia (National Mall) dài vài km và rộng nửa cây số. Xung quanh là hệ thống bảo tàng, rồi nhà tưởng nhiệm, tượng đài khá hoành tráng. Một đầu là nhà tưởng niệm Tổng thống Lincoln, đầu kia nhà Quốc hội. Ở giữa là tượng đài Washington, gần đó có nhà tưởng niệm Tổng thống Jefferson nhìn ra hồ Tidal Basin.

Mắt của tượng Lincoln ở phía cuối National Mall nhìn thẳng vào cơ quan lập pháp cách đó khoảng 3km. Còn tượng Jefferson bên hồ Tidal Basin có đôi mắt "chiếu tướng" Nhà Trắng, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ. Nơi giao ánh mắt của hai cụ chính là tòa tháp Washington bằng đá cẩm thạch cao vút mà dân DC vẫn gọi là cái bút chì – biểu tượng cho nền dân chủ vĩnh cửu của nước Mỹ.

Tuy ở thế giới bên kia, ông Lincoln và Jefferson vẫn theo dõi Chính phủ và Quốc hội làm gì để báo cáo với cụ tổng thống đầu tiên George Washington đang ngồi trên nóc…bút chì. Người ta gọi đó là con mắt của dư luận, theo dõi mấy nhánh quyền lực "vì nước vì dân" hoạt động như thế nào.

Kiến trúc đi theo chính trị với thông điệp rất rõ, không tòa nhà nào cao hơn tòa Quốc hội. Hành pháp và lập pháp cần được giám sát chặt chẽ. Quốc hội có quyền cao nhất quốc gia.

Thủ đô DC không cần to nhất thế giới, rộng nhất thế giới, đông người nhất thế giới. Nơi đây là trung tâm chính trị, ngoại giao, hành chính và đầu não quân sự, không phải là trung tâm "của tất cả" như nhiều nước khác.

Quyền lực quốc gia nằm trong một thủ đô hình vuông 16km x 16km lại ảnh hưởng đến toàn cầu. Sức mạnh nằm ở khái niệm tam quyền phân lập và thêm báo chí là quyền lực thứ 4 để giám sát 3 nhánh quyền lực trên. Thủ đô to hay nhỏ chẳng nói lên điều gì về khả năng của quốc gia đó.

Theo Tuanvietnam

Đây là một bộ môn trong ngành Phong Thủy Lạc Việt. Gọi là hình tướng phong thủy. Nó sẽ phát huy tác dụng rất mạnh , nếu phù hợp với cảnh quan môi trường.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Táo Giao thông' quay ngoắt, không chính chủ về đâu?

18/11/2012 05:00

Posted ImageGiữa lúc còn nhiều người, chính sách "trên trời", hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), Táo Giao thông Chí Trung lại "quay ngoắt" ra dựng chính kịch.

1. Chuyến phà một tối mưa bão đã trở thành bước ngoặt khó quên.

Đây không phải lời mở đầu của cuốn tiểu thuyết Giông gió nào đó, mà là về chuyện thật mới xảy ra hồi cuối tháng 10, tại bến phà Bính (Hải Phòng). Sự kiện đã khiến trưởng, phó cùng hàng loạt nhân viên phà chịu cách chức, kỷ luật[1].

Nguồn cơn bắt đầu từ việc đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão Sơn Tinh của TP Hải Phòng khi trở về đã bị bến phà Bính từ chối chuyên chở. Do đi xe biển trắng, cuối cùng đoàn cũng phải chi tiền "làm luật" như dân thường mới được đưa qua.

Sự việc còn thêm phần "kịch tính", là khi bị bến phà làm khó, trưởng đoàn công tác, Bí thư TP Hải Phòng gọi điện cho Giám đốc Sở GTVT, thì điện thoại của vị này... hết pin. Một sự trùng hợp oái oăm, chẳng khác nào lên thi vấn đáp lại nhớ ra quên câu trả lời... ở nhà.

"May" nhờ có bão, nhờ cái biển trắng, nhờ nhân viên bến phà "làm luật" nhầm phải lãnh đạo (chứ không phải thường dân) mà chuyến thị sát mới làm "lòi cái kim" trong bọc. Vậy mới thấy, nhiều khi chuyện đẳng cấp không chỉ phụ thuộc vào hạng xe của chủ nhân, mà còn vào màu của biển xe.

Chỉ sau nửa tháng, mọi trắng đen đã rõ, ai phải bị kỷ luật đã bị kỷ luật, cần cách chức đã cách chức. Không hề có dấu vết của "chìm xuồng" hay sự vụ phức tạp cần điều tra, nghiên cứu thêm.

Có lẽ cũng vì những cái "may" trên mà sự việc đã được xử lý vô cùng triệt để, nhanh chóng. Bởi chắc chắn, trong ngày bão đổ bộ đó, rất nhiều người dân cũng đã bị "làm luật" khi đang trên đường chạy nạn, nhưng liệu họ kêu thì có "thấu" được chăng.

Cũng trong đợt bão Sơn Tinh, tháp Truyền hình Nam Định cao 180m đã bị sập, làm dấy lên nhiều hoài nghi về chất lượng công trình. Sau độ nhanh chóng, quyết liệt xử lý vụ "làm luật" nhầm trên, hẳn chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan sớm thấy câu trả lời công khai, minh bạch cho "chuyện cái tháp".

Posted Image

Tháp truyền hình Nam Định đổ sập trong bão Sơn Tinh. Ảnh: Trọng Nghiệp/ VNE

2. Qua sự việc phà Bính, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, đề nghị: "Các vị lãnh đạo nên tăng cường vi hành đi. Đi biển trắng, biển xanh, thậm chí đi xe máy cũng được". Bởi "Có đi vi hành mới thấy mà xử lý"[2].

Nếu thực sẽ có một phong trào vi hành, đưa các lãnh đạo từ phòng máy lạnh ra sống và va chạm như dân thường, thì lại là thêm một cái may trong rủi. Có vậy, các lãnh đạo mới thấu nỗi "làm dân khó lắm" và may ra bớt được những lời khuyên, khẩu hiệu "đi mây về gió".

Không chỉ thế, sự việc này còn gợi ý một phương pháp thúc đẩy nhiều công việc ngổn ngang, chất đống sớm được giải quyết. Bằng cách: hãy để các lãnh đạo tự trải nghiệm theo đúng "Dân thường style" (kiểu sống của thường dân).

Ví dụ, dự án cứ treo mãi, hãy để lãnh đạo vào sống trong các dự án treo đó, để hiểu cái cảm giác thấp thỏm hàng ngày của đời sống tạm bợ. Khuyên người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 yên tâm ở lại, các lãnh đạo hãy về cùng sống, cùng "rung lắc" với người dân.

Còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng chỉ sau một lần nằm viện mổ ruột thừa từng phải "mơ ước": "sao cho bệnh viện này 10 năm tới chất lượng phục vụ chỉ cần bằng 50% chất lượng phục vụ mình cho dân nhờ!".[3] Còn rất nhiều thứ mà mơ ước một thập kỷ sau, người dân được sánh ngang... một nửa lãnh đạo vẫn còn khá xa vời.

Chẳng hạn, vừa cách đây mấy hôm, hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với phong bì" (mà bộ trưởng Kim Tiến có trần tình bà không phải người phát động), một tờ báo đã đăng tải bức "tâm thư" của một người nhà bệnh nhân ung thư[4].

Sau khi ca ngợi sáng kiến gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì trực tiếp cho bộ trưởng, người nhà bệnh nhân cũng có vài lời trần tình. Thứ nhất, làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình được. Thứ 2, "nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình".

Tác giả bức thư cũng "mạnh dạn" suy đoán: "...cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu".

Suy đoán của tác giả bức thư này có phần thiếu căn cứ. Vì chính vị trưởng ngành Y tế trước đó trong phiên chất vấn tại Quốc hội đã khẳng định từng "tận mắt nhìn thấy" xếp hàng có 50 ngàn trong cuốn sổ sẽ được xếp trước. Trải nghiệm "mắt thấy tai nghe" đã đưa bà đến kết luận rằng: Cuộc chiến chống nạn phong bì "như cuộc đấu tranh thiện - ác. Lâu dài, không thể một sớm một chiều được"[5].

Mà hình như triết lý dân gian vẫn nói, cuộc đấu tranh thiện - ác là một thực tế vĩnh cửu của đời sống con người!

Posted Image

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Chống nạn phong bì "như cuộc đấu tranh thiện - ác. Ảnh: Minh Thăng

3. Cũng trong tuần qua, một bức thư khác, dù không gây sốt, cũng không liên quan đến phong bì, xe chính chủ, nhưng rất đáng để suy ngẫm. Đó là Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ của vị nguyên Phó TGĐ Đài Truyền hình VN, mà giờ nhiều người quen gọi là Tuấn "Cơm có thịt"[6].

Bức thư kể về "hành trình gian nan" để được chính thức hóa một dự án nhằm đem lại những bữa cơm có thịt cho trẻ em vùng cao còn bao khốn khó. Bằng giọng trầm tĩnh của một người hẳn đã kinh qua gần hết mọi cung bậc cuộc đời, bức thư của ông gợi cho chúng ta nhiều điều.

Theo bức thư, nhóm của ông đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện "Cơm có thịt" gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng sau tròn 5 tháng, tức hơn gấp 3 lần thời gian tối đa để trả lời, họ vẫn chưa nhận được dòng hồi âm nào. Lý do rất đơn giản là "chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được" và có vẻ chuyên viên không thích cái tên quỹ.

Ông cũng thẳng thắn bày tỏ, ông viết thư không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ của mình. Bởi theo ông, bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.

Điều mà người cũng từng trải qua vị trí lãnh đạo cao này hướng đến là những thay đổi gốc rễ, triệt để. Thứ nhất là mong bộ trưởng cho rà soát có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Và thứ hai, hi vọng bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, thì tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.

Quả vậy, dù có chịu khó thường xuyên "vi hành", các nhà lãnh đạo cũng không thể tạo ra những thay đổi bản chất, nếu giữ tư duy xử lý theo vụ việc. Và những cuộc phát động, dù với vô vàn mỹ từ hấp dẫn hơn nhiều cái tên có phần phồn thực "Cơm có thịt", cũng sẽ có kết quả tương tự, nếu cứ viển vông, xa rời thực tế.

Posted Image

Một tờ rơi giới thiệu dự án "Cơm có thịt" ở Mỹ do sinh viên thực hiện

4. Dẫu sao, việc nỗ lực để tổ chức của mình được chính danh, đường đường chính vẫn là rất cần thiết. Tầm quan trọng, không thể thiếu của chính danh vốn đã được Khổng Tử, bậc triết gia vĩ đại sống cách chúng ta mấy ngàn năm khẳng định.

Nhưng có lẽ vị "Vạn thế sư biểu" (bậc thầy của muôn đời) cũng khó hình dung có lúc chính danh còn thua... chính chủ. Ấy là nhắc đến chuyện về xe chính chủ ầm ĩ suốt tuần qua.

Người viết, vốn là kẻ "ngọng nghịu" với mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính và máy móc xe cộ, chẳng dám lạm bàn về vấn đề này. Thêm vào đó, câu chuyện cũng đã được "bàn nát" trên mặt báo, còn chăng chỉ là những điều... không được bàn.

Chỉ xin mượn lời một vị đại biểu Quốc hội mà tổng kết ngắn gọn rằng "đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách"[7]. Trong khi thực tế, như một "phó thường dân" từng hơn 20 năm làm nghề sửa chữa và buôn bán xe máy, chỉ ra, việc sang tên đổi chủ khó khăn gấp hàng nghìn lần so với việc đăng ký mới. Và như vậy hàng triệu xe sẽ vĩnh viễn không đổi được chủ[8].

Tiếp "dầu vào lửa", báo Sài Gòn tiếp thị ngày 14/11 còn chỉ ra thêm "nhiều chính sách ở... trên trời!"[9].

Giữa lúc còn nhiều người và chính sách trên trời, hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), "Táo Giao thông" Chí Trung lại có động thái... "quay ngoắt" ra dựng một vở chính kịch[10]. Sau ngót nghét 10 năm gắn bó với chiếu hài, không biết hành trình trở về này của vị "hot Táo" có bị cản trở gì vì tính chính chủ của... cá chép ông cưỡi không.

Hải Tâm

============================

[1] Lý giải của GĐ Sở GTVT về việc Bí thư Thành ủy bị nhân viên phà Bính "làm luật"; PL&XH; 14/11/2012.

[2] Đi chống bão bằng xe biển trắng: "Tôi tin ông Bí thư"; Kienthuc.net.vn; 16/11/2012.

[3] Từ chuyện mổ ruột thừa, ông Nguyễn Bá Thanh nói về y đức; InfoNet; 14/07/2012.

[4] Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì; VnExpress, 15/11/2012.

[5] Phong trào không loại được phong bì; Lao động; 15/11/2012.

[6] Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tuổi trẻ, 15/11/2012.

[7] Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách; VietNamNet; 12/11/2012.

[8] Hàng triệu xe máy vĩnh viễn không đổi được chủ; VietNamNet; 15/11/2012.

[9] Khi nhiều chính sách ở... trên trời!; SGTT; 14/11/2012.

[10] "Táo Giao thông" lại trở về với chính kịch; SGTT; 14/11/2012.

============================

Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú ơi! Nếu người ta kỳ vọng nó được giải cứu thì phải khuyên người ta găm hàng, chờ nó lên thì bung ra, gọi là đánh lên chứ ạ? :D :D :D Đợt lên này sẽ là cú hồi dương cuối cùng trước khi băng hà thôi! Ai tỉnh táo hoặc ăn non thì còn cơ hội cuối để cắt lỗ và rút ra. Nếu không chắc phải chờ tầm 5 năm nữa mới lại có tín hiệu trở lại.

Cháu định đánh xuống, nhưng ở mình ko cho bán khống nên cháu ko biết làm thế nào cả :D :D :D

Đánh lên thì chết ngắc. Từ đầu năm chú đã cảnh báo rồi. Những người hí hng đánh lên đã.....từ trần một số. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bí mật xấu hổ của tàu ngầm Trung Quốc

Chủ nhật 18/11/2012 15:33

Với tham vọng trở thành “cường quốc biển”, nhiều năm qua Trung Quốc đã rất tích cực phát triển công nghệ tàu ngầm nhưng đến nay, giới quân sự Mỹ vẫn có cái nhìn rất khinh thường đối với tàu ngầm Trung Quốc. Sự khinh thường này không phải không có cơ sở.

Bấy lâu nay, dư luận quốc tế thường cho rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là nhắm đến vùng ngư trường rộng lớn và nguồn dầu mỏ, khí đốt dồi dào.

Điều này không sai nhưng trong con mắt của các nhà quân sự thế giới, việc muốn biến Biển Đông thành “ao nhà” còn nhằm phục vụ một mục đích khác của hải quân Trung Quốc: biến vùng biển này thành một hải cảng an toàn khổng lồ cho các hạm đội tàu ngầm “ồn ào” của họ. Và đó cũng chính là lý do vì sao Trung Quốc cố làm mọi cách để ngăn cản hải quân các nước khác xuất hiện trong vùng biển này.

Posted ImageDù có đội tàu ngầm khá hùng hậu nhưng hải quân Trung Quốc vẫn bị coi thường trên khắp thế giới.

Theo các chuyên gia quân sự, các tàu ngầm nguyên tử có mang theo tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc hiện vẫn chưa thể khắc phục được điểm yếu chết người là độ ồn quá cao.

Nếu các SSBN này muốn tiếp cận một mục tiêu nào đó, chúng rất dễ bị phát hiện và trở thành mồi ngon cho các hệ thống chống tàu ngầm vốn đã khá hiện đại của Mỹ hay phương Tây.

Với khoảng cách từ Biển Đông đến các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ là khoảng 13.000 km và tầm bắn tối đa của các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm là 11.000 km, Trung Quốc sẽ có lợi thế rất lớn trong kế hoạch tạo ra một lực lượng “răn đe” với Mỹ chỉ với một nỗ lực nâng tầm bắn của tên lửa thay vì một nhiệm vụ khó khăn hơn rất nhiều là chế tạo ra những chiếc tàu ngầm có độ ồn thấp, có thể qua mặt hệ thống cảnh báo sớm của các tàu ngầm Mỹ hay sự phát hiện của các máy bay trinh sát hiện đại.

Nhưng công việc cải tiến và nâng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo cũng không hề dễ dàng đối với Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, quân đội nước này đã nỗ lực thử nghiệm và phát triển dòng tên lửa JL-2 (Julang-2), loại tên lửa đạn đạo có thể phóng từ biển (SLBM) nhưng kết quả không được như mong đợi.

Tên lửa JL-2 có trọng lượng 42 tấn, tầm bắn 8.000 km và là một phiên bản dùng cho hải quân của loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-31. Nếu JL-2 thành công Trung Quốc có thể sử dụng trên các SSBN lớp 094 và nhắm tới bất kỳ mục tiêu nào trên đất Mỹ.

Mỗi chiếc SSBN lớp 094 có thể mang theo 12 tên lửa loại này. Đáng lẽ, JL-2 đã phải được đưa vào sử dụng từ 4 năm trước nhưng các cuộc thử nghiệm liên tiếp thất bại nên giờ này hải quân Trung Quốc đành phải xếp chúng vào dạng “dự án treo”.

Posted Image

Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm JL-2 của Trung Quốc được tường thuật trên đài truyền hình trung ương.

Không có SLBM nên đến nay gần như toàn bộ các SSBN của Trung Quốc vẫn chỉ để làm cảnh. Đáng xấu hổ hơn nữa, chính bản thân các tàu ngầm của Trung Quốc cũng tỏ ra thiếu độ tin cậy. Đến nay, Trung Quốc đã tự sản xuất được 2 thế hệ tàu ngầm SSBN.

Thế hệ thứ nhất được ra đời từ những năm 1980 thuộc lớp 092 nhưng nó có quá nhiều vấn đề nên không được hải quân Trung Quốc sử dụng trong các nhiệm vụ thực tế mà chỉ được dùng để phục vụ công tác huấn luyện trong những vùng biển gần bờ. Trung Quốc chỉ sản xuất duy nhất 1 chiếc SSBN lớp 092 nhưng kể cả đến thế hệ SSBN lớp 094 cũng mang trên mình không ít những vấn đề kỹ thuật.

Có một nỗi xấu hổ nữa của các tàu ngầm Trung Quốc mà hải quân nước này cố tình giấu nhẹm đi là những chiếc SSBN lớp 093 bị giới công nghệ quốc phòng thế giới vạch mặt là “quá giống những chiếc tàu ngầm Victor III lớp SSN đã có hơn 30 năm tuổi của hải quân Nga”.

“Chỉ cần nhìn qua người ta cũng thấy chiếc tàu ngầm lớp 093 của Trung Quốc chẳng qua chỉ là chiếc Victor III có gắn thêm khoang phóng tên lửa”, một chuyên gia về tàu ngầm của Mỹ phát biểu.

Bước sang thế hệ SSBN lớp 094, thiết kế của tàu ngầm Trung Quốc vẫn gần như không có gì thay đổi nhiều và đặc biệt là thiết kế dựa trên tàu ngầm lớp SSN có trang bị thêm khoang phóng tên lửa là một “thủ thuật” mà Mỹ đã sử dụng từ những năm 1950 khi họ sản xuất những chiếc SSBN đầu tiên.

Vậy mà phải đến năm 2006, chiếc SSBN lớp 093 đầu tiên của Trung Quốc mới chính thức được đưa vào hoạt động và SSBN lớp 094 chỉ khác là có kích thước lớn hơn với lượng giãn nước lên tới 9.000 tấn.

Hối hả phát triển SSBN lớp 094 và tên lửa JL-2 với dự tính là có thể nhắm tới các mục tiêu trên đất Mỹ sẽ giúp cho Trung Quốc trở nên tự tin hơn khi “nói chuyện phải quấy” với nước này. Nhưng đến nay, sau khi những chiếc SSBN lớp 094 đã đi vào phục vụ được 3 năm, chúng vẫn phải hoạt động chay (không mang theo tên lửa hạt nhân).

Posted Image

Sau 3 năm hoạt động, tàu ngầm lớp 094 của Trung Quốc vẫn chưa được trang bị tên lửa JL-2

Dẫu vậy, ngay khi vừa cho hạ thủy được 2 chiếc tàu ngầm lớp 093, Trung Quốc đã tỏ ra khá “vênh vang” mặc dù họ biết thừa rằng những chiếc SSBN này có độ ồn quá lớn và một danh sách dài những điểm yếu kỹ thuật chưa thể khắc phục. Một số nguồn tin cho biết, ngoài SSBN lớp 094, hiện Trung Quốc cũng đang rất tích cực trong việc phát triển các thế hệ tiếp theo như lớp 095 và có thể là cả lớp 096.

Để phát triển và sản xuất những chiếc tàu ngầm lớp 093, 094 Trung Quốc đã mất cả một thập kỷ. Đơn cử như với mẫu SSBN lớp 094, Trung Quốc đã khởi động từ những năm 1990 nhờ vào những công nghệ mua từ Nga và một số công nghệ do họ tự phát triển được nhờ rút kinh nghiệm từ các thế hệ trước nhưng sau đó nhiều năm, những chiếc tàu ngầm này liên tục xuất hiện lỗi kỹ thuật.

Có điều, với quyết tâm “thất bại là mẹ thành công”, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi việc xây dựng một lực lượng tàu ngầm hùng mạnh, đủ sức đối đầu với Mỹ.

Giới tình báo Mỹ gần đây báo cáo cho biết, Trung Quốc đang tập trung vào mẫu thiết kế SSBN lớp 096 hoàn toàn mới đồng thời họ cũng đã thu được những thành tựu rất đáng kể từ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ mặt đất nên việc họ thành công trong việc cải biến SLBM chỉ còn là vấn đề thời gian.

Để dọn đường cho thành công này, trước tiên Trung Quốc phải giữ cho được Biển Đông, các quan chức tình báo và quân đội Mỹ nhận định.

Theo Infonet

======================

Buồn nhỉ?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama tái cử sẽ nâng Ấn Độ lên thành đối tác chiến lược thực sự

Thứ bảy 17/11/2012 08:05

(GDVN) - Trong nhiệm kỳ 2, Barack Obama sẽ có cách tiếp cận mới với thế giới, “nâng Ấn Độ lên như đồng minh Anh”, "đưa Trung Quốc vào khuôn khổ”.

Posted Image

Tống thống Mỹ Barack Obama vừa tái cử nhiệm kỳ 2

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc đưa tin, Quỹ nghiên cứu các nhà quan sát Ấn Độ vừa có bài phân tích cho rằng, Tổng thống Obama có thể sẽ dẫn dắt nước Mỹ đi trên một con đường phát triển khác trong nhiệm kỳ 2 của mình.

Về đối nội, Obama sẽ dẫn dắt nước Mỹ có thể sẽ tiến lên theo một khuôn khổ tư bản chủ nghĩa mềm dẻo hơn, xã hội hóa hơn. Trong khuôn khổ đó, phúc lợi của người dân sẽ nằm ở trung tâm xây dựng chính sách.

Về đối ngoại, ông sẽ có những thử nghiệm mới trong tiếp cận toàn cầu cho nước Mỹ. Trong đó, với tư cách là một phần quan trọng nhất trong chính sách thương mại và an ninh mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ có khả năng sẽ thực sự trở thành đối tác hợp tác chiến lược của Mỹ, giành được vị thế ngang hàng với Anh, đồng minh châu Âu lâu đời của Mỹ.

Giành được thắng lợi trong bầu cử sẽ tiếp tục khuyến khích Obama điều chỉnh chủ nghĩa tư bản Mỹ, làm cho ý thức hệ trở nên có tính xã hội hơn. Thử nghiệm đầu tiên Obama tiến hành trong sự thay đổi nhỏ có tính chính sách này sẽ là làm thế nào để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính sắp đến. Xử lý vấn đề này đòi hỏi Obama phải có năng lực chính trị rất mạnh.

Căn cứ vào quy định pháp luật, một số chính sách giảm thuế được bắt đầu thúc đẩy từ thời đại Bush và tình hình chi tiêu tương đối cao của các cơ quan sẽ kết thúc trong vài tháng tới.

Posted Image

Tổng thống Mỹ B. Obama thăm Ấn Độ (ảnh tư liệu)

Các chuyên gia phân tích cho rằng, cách làm này sẽ khiến cho phương án kích thích tài chính trị giá khoảng 570 tỷ USD của Mỹ bị cắt bỏ. Về lý thuyết, sự thắt chặt tài chính có quy mô này sẽ khiến cho kinh tế Mỹ và toàn cầu mất kiểm soát. Nếu kinh tế suy thoái toàn diện, GDP của Mỹ sẽ giảm hơn 3%.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đương nhiên sẽ không để xảy ra tình hình đó. Ông sẽ thương lượng với Đảng Cộng hòa, đảng đang kiểm soát Hạ viện Mỹ, thực hiện hạ cánh nhẹ nhàng việc rút đi phương án kích thích tài chính. Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nhấn mạnh, Obama phải chú trọng hơn trong cắt giảm chi tiêu, chứ không phải hủy bỏ chính sách giảm thuế.

Obama sẵn sàng hơn với cắt giảm một phần phương án kích thích tài chính, và thu thuế đối với nhóm người tương đối giàu có, chính như cam kết trong tuyên bố tranh cử của ông.

Obama có xu hướng tăng thu thuế từ nhóm người giàu có, chứ không phải giảm chương trình an sinh xã hội cho người nghèo.

Obama làm thế nào để ứng phó với các phần tử cứng rắn trong Đảng Cộng hòa là điều đáng để quan tâm. Nếu hiện nay ông không thể xác lập được vị thế của mình, thì sau này ông sẽ càng khó củng cố được quyền lực. Còn có tin đồn cho rằng, Obama sẽ vượt qua được những người phản đối tại Thượng viện và Hạ viện, trực tiếp trao đổi với người dân bình thường, để thực hiện tham vọng mới của ông.

Posted Image

Hạm đội liên hợp hải quân Mỹ-Ấn phô diễn sức mạnh tại vịnh Bengal ở Ấn Độ Dương.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama cũng có tầm nhìn rõ ràng, nhưng còn có chút do dự trong hành động. Mỹ còn có một hệ thống hành chính tự điều chỉnh. Hệ thống này thường ngăn chặn Obama mạo hiểm thúc đẩy thực hiện chính sách mới khi tiếp cận với các nước khác.

Mặc dù hệ thống hành chính Mỹ cũng đang thay đổi, nhưng tốc độ của sự thay đổi này rất chậm. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Obama có thể đã buộc phải chọn lựa sự khuất phục.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 2, Obama sẽ hành động mạnh bạo hơn, thực hiện sự đột phá mới. Ấn Độ là một phần quan trọng trong tầm nhìn mới của Obama. Cùng với việc tập trung vào phục hồi kinh tế trong nước, Obama có thể sẽ còn thử nghiệm một số biện pháp mới trong tiếp cận toàn cầu của Mỹ.

Trong chính sách thương mại và an ninh châu Á-Thái Bình Dương mới của Mỹ, Ấn Độ là một phần quan trọng nhất. Chính sách này chính là chỉ kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, một phần mục đích là đưa Trung Quốc vào trong khuôn khổ thương mại và an ninh mang tính quy tắc và hợp tác hơn.

Trong quá trình thực hiện chiến lược trọng tâm châu Á mới, nửa đầu năm 2012, Ấn Độ có thể có được rất nhiều niềm vui từ Obama. Gần đây, chính phủ hai nước Mỹ-Ấn không thể thúc đẩy được quan hệ chiến lược hai nước như sau khi ký thỏa thuận hạt nhân.

Một số chế độ cũ và phương châm chỉ đạo của chính phủ đã ngăn cản hai nước triển khai đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, khoa học công nghệ và thương mại quan trọng khác. Năm 2010, Sáng kiến tri thức thế kỷ 21 Sing-Obama được công bố trong chuyến thăm Ấn Độ của Obama đã không được thực hiện bằng bất cứ hình thức nào.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton luôn là người thúc đẩy chính cho chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ. Bà vừa có bài phát biểu tại Australia nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ và thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ-Ấn, Australia-Ấn

Tuy nhiên, tình hình hiện nay sẽ thay đổi. Hiện nay, cố vấn của Obama nói với một số nghị sĩ Mỹ rằng, nếu Obama tái cử thành công, Mỹ sẽ nhanh chóng thay đổi pháp quy pháp lý, thực sự nâng Ấn Độ lên thành đối tác hợp tác chiến lược, giống như quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa Mỹ và đồng minh phương Tây như Anh.

Đương nhiên, điều này hoàn toàn không phải là “một chiều”. Một khi Mỹ nâng cấp có hiệu quả Ấn Độ thành đối tác hợp tác chiến lược, Ấn Độ sẽ phải thực hiện các loại cam kết. Tương tự, để đưa thương mại quốc phòng vào chiều sâu, hai nước Ấn-Mỹ phải hủy bỏ một số quy định cứng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Hơn nữa, thời cơ để Mỹ và Ấn Độ ký kết hiệp định thương mại tự do toàn diện về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư hầu như đã chín muồi. Ấn Độ có thể ký hiệp định này với Nhật Bản, như vậy có lý do gì không ký với Mỹ, đối tác hợp tác thương mại lớn nhất của họ? Gần đây, cựu Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Tim Roemer cho rằng, thời cơ hai nước Mỹ-Ấn ký kết hiệp định thương mại tự do toàn diện đã đến.

Posted Image

Mỹ tiếp tục đẩy nhanh các bước tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là kính viễn vọng giám sát không gian SST của DARPA Mỹ, sẽ được lắp đặt tại Australia.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Việt Dũng

======================

Từ rất lâu, ngay trong topic này, tôi đã xác định "Cô gái Ấn Độ" có một vị trí quan trọng trong "Canh bạc cuối cùng", để xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Những năm qua, lời tiên tri của tôi có vẻ như chưa thể hiện một cách rõ nét. Cô gái Ân Độ có vẻ như mới chỉ là những nét phác thảo trong những mảng hoàn chỉnh của bức tranh. Trung Quốc ngày càng tỏ ra hùng mạnh với tham vọng bá chủ khu vực. Tất nhiên Ấn Độ nằm ngay sát bên cũng không tránh khỏi những tranh chấp lãnh thổ với nước này. So với Trung Quốc thì Ấn Độ chỉ có khả năng tự vệ.

Nhưng thế giới ngày nay không còn là nơi mà những đội quân viên chinh di chuyển bằng ngựa và một đất nước hùng mạnh đương nhiên làm bá chủ các nước lân bang. Thậm chí nó khác hẳn mới chỉ 60 năm trước khi thế giới lao vào cuộc đại chiến lần II. Thời gian để con người di chuyển một vòng quanh trái đất còn nhanh hơn là cuộc hành quân thần tốc nổi tiếng trong lịch sử của Vua Quang Trung từ Phú Xuân ra Bắc. Đây là thời toàn cầu hóa, chứ không phải là thời của các vị bá chủ khu vực.

Do đó, bất cứ khái niệm đa cực với một liên minh nào, đều đồng nghĩa với sự tranh chấp bá chủ thế giới. Cho nên, vấn đề không chỉ đơn giản là biển Đông của Việt Nam và cái đảo hoang gọi theo Nhật Bản là Senkaku, hay theo Trung Quốc là Điếu Ngư. Mà là vấn đề bàn đạp, chỗ dựa để xác định ngôi vị bá chủ trong tương lai.

Đó là lý do để Hoa Kỳ phải quay lại Tây Thái Bình Dương, vì mải mê dọn dẹp phần còn lại của thế giới. Chàng cao bồi Texa này quay lại tuy hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp.

Và vì thế - vì sự hơi muộn của chàng cao bồi Texa - chính là nguyên nhân để cô gái Ấn Độ e ấp với chiếc khăn choàng của họ, chỉ hiện lên trong bức tranh "Canh Bạc cuối cùng" như những nét phác thảo. Nhưng khi người Mỹ đã xác định một cách chắc chắn quyết tâm của họ trở lại Tây Thái Bình Dương, thì hình ảnh cô gái Ân Độ sẽ xuất hiện một cách hoàn chỉnh trong bức tranh này. Tất nhiên, canh bạc bắt đầu vì đã đủ tụ.

Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, tôi - mặc dù chẳng là cái đinh gì trong thế giới toàn người mẫu nổi tiếng và các đại gia - khuyên họ - những người Trung Quốc đầy tham vọng - hãy trả lại Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam. Chẳng phải tôi hy vọng gì vào sự tử tế của họ. Nhưng ít nhất nó cũng chứng tỏ rằng - qua hành vi thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông - họ không có tham vọng làm bá chủ thế giới để đối đầu với Hoa Kỳ - tuy hơi muộn, nhưng vẫn còn kịp. Giới hạn để họ quyết định cho tương lai của chính họ chỉ đến rằm tháng Giêng Việt Lịch. Sau đó, thì thế c đã khác hẳn và nằm ngoài mọi ý muốn của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Vũ khí hạt nhân TQ phá vỡ mạch logic quân sự Mỹ'

Cập nhật lúc :6:47 AM, 18/11/2012

Reuters đưa tin Uỷ ban phân tích quan hệ Mỹ – Trung trong lĩnh vực kinh tế và an ninh kết luận: Trong 2 năm tới, Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế tầu ngầm chiến lược hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.

Posted Image

Hành trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc (kỳ 1)

Hành trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc (kỳ 2)

Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-41?

(ĐVO) Hiện Trung Quốc là nước duy nhất trong các quốc gia hạt nhân “cũ” tích cực gia tăng loại vũ khí này.

Theo Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân được ký năm 1968, các thành viên “cũ” của câu lạc bộ hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Các nước Pakistan, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên và Israel được coi là thành viên “không hợp pháp”.

Phương án báo cáo sơ bộ của ủy ban được soạn thảo theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ chỉ rõ Trung Quốc là nguy cơ nghiêm trọng đối với cân bằng quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như có thể phá vỡ sự toàn vẹn của mạch logic quân sự của Mỹ.

Theo đánh giá của ủỷ ban này, việc các tầu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Trung Quốc xuất hiện sẽ ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Á và thậm chí cả ra ngoài khu vực này, trở thành nguyên nhân gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Ngoài ra, việc gia tăng tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc có thể khiến Nga và Ấn Độ tích cực tăng kho vũ khí hạt nhân của mình. Hiện Bắc Kinh duy trì chiến lược thiết lập bộ ba hạt nhân tin cậy: các tên lửa đạn đạo phóng từ trên đất liền, phóng từ biển và bom.

Dù Trung Quốc tham gia nhiều hiệp ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước này chưa ký Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung bình và tầm ngắn năm 1987 và Hiệp ước về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế các vũ khí tấn công START– 3 năm 2010. Hai hiệp ước này chỉ được Nga và Mỹ ký, theo Uỷ ban, điều này tạo ra nguy cơ nghiêm trọng cho Mỹ.

Posted Image

JL-2 của Trung Quốc

Trong phần kết luận ủy ban khuyên chính phủ Mỹ không tiến hành cắt giảm kho vũ khí hạt nhân cho đến khi biết được một cách tin cậy số lượng đầu đạn hạt nhân có trong trang bị của Trung Quốc.

Theo kế hoạch, ủy ban sẽ trình lên Quốc hội Mỹ văn bản cuối cùng của báo cáo về sự phát triển của “lá chắn hạt nhân” của Trung Quốc.

Posted Image

>> Trung Quốc sắp trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa cho tàu ngầm

>> 'Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc chỉ để giữ thể diện'

Từ năm 2004 Trung Quốc đã đưa vào biên chế hai tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn. Theo tin chính thức, Trung Quốc có kế hoạch biên chế cho hạm đội ít nhất năm con tầu như vậy.

Ủy ban của Mỹ cho rằng những con tầu này hiện chưa qua thử nghiệm và chưa được đưa vào trực chiến. Mỗi tầu ngầm có thể được vũ trang 12 tên lửa đạn đạo JL– 2.

Trong các phương án tiếp theo của dự án Tấn– kiểu 2 và 3– số hầm phóng tên lửa có thể tăng lên tương ứng tới 16 và 20– 24 cái.

Tên lửa đạn đạo JL– 2 được Trung Quốc chế tạo từ năm 2000. Về mặt kết cấu chúng dựa vào tên lửa đạn đạo DF– 31 phóng từ mặt đất. JL– 2 có ba biến thể: JL– 2, JL– 2 Jia và JL– 2 Yi. Chúng có thể tiêu diệt mục tiêu của kẻ địch ở cự li 7.000, 12.000 và 18.000 km và mang 4, 8 và 10 đầu đạn sức công phá 250 kiloton mỗi đầu đạn. Chính phủ Trung Quốc không tiết lộ tin tức về kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo tin của Hiệp hội kiểm soát vũ khí Mỹ, Bắc Kinh có 240 đầu đạn hạt nhân.

Về phần mình Viện nghiên cứu các vấn đề hoà bình SIPRI đánh giá kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc là 200 đầu đạn.

Để so sánh, theo các dữ liệu chính thức, Nga và Mỹ đầu tháng 4/2012 có 881 và 1.040 đầu đạn đang trực chiến (theo tin không chính thức, nếu kể cả số đang cất giữ chưa triển khai là 11.600 và 8.500) tương ứng cho mỗi nước.

Nguyễn Vũ (theo Lenta)

====================

Dù Trung Quốc tham gia nhiều hiệp ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước này chưa ký Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung bình và tầm ngắn năm 1987 và Hiệp ước về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế các vũ khí tấn công START– 3 năm 2010. Hai hiệp ước này chỉ được Nga và Mỹ ký, theo Uỷ ban, điều này tạo ra nguy cơ nghiêm trọng cho Mỹ.

Nguy hiểm quá đi ấy chứ lị! Với tầm bắn của tên lửa đạn đạo hiện nay thì việc Trung Quốc chiếm được Biển Đông cũng gần như Liên Xô đưa tên lửa vào Vịnh Con Lợn cách đây 50 năm trước. Những dự báo của tôi có thể trở thành lạc lõng và vô duyên. Nhưng điều đáng tiếc hơn cả không phải cho tôi, mà là một cuộc chiến khốc liệt sẽ xảy ra. Tôi có thể nói thế này: Cuộc thế chiến thứ II đã khốc liệt, nhưng chưa hề có một dân tộc nào bị tiêu diệt. Nếu cuộc chiến Iran xảy ra ngay bây giờ, tuy khốc liệt - sẽ vượt qua tất cả sự tàn khốc của các cuộc chiến từ trước đến nay - Nhưng sẽ không khốc liệt bằng một cuộc đối đầu giành ngôi bá chủ trong "Canh bạc cuối cùng".

Hãy đi tìm một giải pháp khác. Vấn đề là người ta có nghĩ ra giải pháp công bằng cho tất cả mọi dân tộc và con người trên thế gian này hay không? Lần này, khả năng một cuộc đối thoại bí mật như Goorbachop và Regan để giải quyết thế giới tránh một cuộc chiến tàn khốc sẽ không xảy ra.

Nền văn minh Atlantic đã từng trải qua nhng giai đoạn lịch sử như vậy. Nhưng hđã vượt qua được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iron Dome tiêu diệt 99% rocket nguy hiểm của Hamas

Cập nhật lúc :7:59 AM, 19/11/2012

Xung đột trên dải Gaza sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác với sự xuất hiện của hệ thống đánh chặn Iron Dome.

Posted Image

Israel thử nghiệm Iron Dome cải tiến

Israel chính thức triển khai Iron Dome

(ĐVO) Iron Dome là gì?

Iron Dome (Vòm sắt) là một hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa, đạn cối, pháo tầm ngắn được thiết kế và phát triển bởi Tập đoàn quốc phòng tiên tiến Rafael, Israel với sự trợ giúp về kinh phí từ phía Mỹ.

Mỗi khẩu đội có một radar tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu và 3 bệ phóng tên lửa di động. Hệ thống có khả năng cơ động rất cao, chỉ mất một vài giờ đồng hồ để di chuyển và triển khai đội hình chiến đấu.

Mỗi bệ phóng có 20 tên lửa đánh chặn, Iron Dome sử dụng tên lửa đánh chặn Tamir được trang bị đầu dò cảm biến điện quang với khả năng cơ động rất cao.

Tên lửa có thể đánh chặn các loại đạn cối, pháo, tên lửa ở cự ly từ 4-70 km.

Radar của hệ thống sẽ phát hiện các mối đe dọa là tên lửa, đạn pháo ngay từ khi chúng bắt đầu được phóng đi.

Hệ thống kiểm soát bắn sẽ đánh giá quỹ đạo bay của mục tiêu. Hệ thống sẽ tính toán các thông số và kích hoạt tên lửa đánh chặn ở một quỹ đạo xác định trước nếu tên lửa, đạn pháo có khả năng gây nguy hiểm cho các khu vực dân cư.

Nếu quỹ đạo của tên lửa, đạn pháo sẽ rơi vào các khu vực không có người ở, hệ thống đánh chặn sẽ bỏ qua và tập trung cho các mối đe dọa khác.

Mỗi khẩu đội Iron Dome có thể kiểm soát một khu vực đô thị rộng 150km vuông.

Posted Image

Israel 'mở cửa địa ngục'

Iron Dome để lọt rocket, 3 người Israel thiệt mạng

Lần đầu tiên, Tel Aviv bị tấn công sau 20 năm

Hiệu suất đáng kinh ngạc

Theo thông tin từ Lực lượng phòng vệ Israel, trong 3 ngày diễn ra chiến dịch quân sự Pillar of Defence.

Lực lượng Hamas đã bắn 737 tên lửa vào Israel, 492 quả đã rơi xuống, 245 quả đã bị hệ thống đánh chặn Iron Dome bắn hạ.

Trong 492 quả đã rơi xuống các khu vực khác nhau và phát nổ, chỉ có một quả rơi xuống một tòa nhà 4 tầng ở thị trấn Kiryat Malachi cách 25km về phía Nam dải Gaza làm 3 người Israel thiệt mạng. Số còn lại đều rơi xuống các khu vực không có dân cư.

Như vậy có đến hơn 99% các tên lửa có khả năng đe dọa cho tính mạng người dân đều đã bị đánh chặn.

Chỉ với 5 hệ thống được triển khai hoạt động, Iron Dome đã vô hiệu hóa gần hết các mối đe dọa từ tên lửa của lực lượng Hamas đối với tính mạng của người dân Israel. Iron Dome đang có những bước tiến hóa vượt bậc cùng với thời gian được triển khai.

Iron Dome được triển khai hoạt động vào tháng 7/2011, các báo cáo cho biết hệ thống đã đánh chặn thành công 75% tên lửa bắn vào các khu vực được triển khai.

Quân đội Israel cho biết, do Iron Dome là hệ thống mới được triển khai hoạt động, nó có những công nghệ khá phức tạp và ê kíp vận hành cần có thêm thời gian để làm quen với hệ thống.

Các cải tiến trong quá trình sử dụng đã nâng khả năng đánh chặn của hệ thống lên đến 90%.

Tuy nhiên, hệ thống vẫn gặp khó khăn trong việc đánh chặn các tên lửa được phóng đi trong phạm vi từ 4-7km từ dải Gaza, khoảng cách quá gần khiến hệ thống không đủ thời gian để xử lý.

Thay đổi cuộc chơi

Bộ Quốc Phòng Israel cho biết, họ cần đến 13 khẩu đội để trang trải hầu hết các khu vực dọc theo biên giới.

Các quan chức Quân đội Israel gọi sự xuất hiện của Iron Dome là “thay đổi cuộc chơi”.

Dore Gold, cựu đại sứ Israel tại Mỹ nhận xét: “Iron Dome loại bỏ khả năng nhắm trúng mục tiêu của Hamas buộc lực lượng này phải xem xét lại việc sử dụng các tên lửa trong quá khứ”.

Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhấn mạnh: “Iron Dome đã chứng minh là một hệ thống rất tốt và tất nhiên chúng tôi sẽ xem xét việc mở rộng triển khai trong vài năm tới”

Trước đó khi hệ thống Iron Dome mới được phát triển và triển khai đã có nhiều lời chỉ trích cho rằng, hệ thống này quá tốn kém và không hiệu quả. Giá mỗi quả tên lửa đánh chặn Tamir có giá tới 50.000 USD. Nếu dùng để đánh chặn các loại đạn pháo, tên lửa không điều khiển có đơn giá chỉ vài trăm đến vài ngàn USD được cho là quá lãng phí.

Tuy nhiên, trong chiến dịch Pillar of Defence, Iron Dome cho thấy nó “đáng đồng tiền bát gạo”. Sự có mặt của Iron Dome sẽ cho phép Israel cứng rắn hơn với các hoạt động của Hamas. Trước đó, sự trả đũa bằng tên lửa từ Hamas là một rào cản rất lớn cho việc mở rộng các hoạt động quân sự của nước này.

>> Israel có mức quân sự hóa mạnh nhất thế giới

>> PAC-2 Hàn Quốc chỉ bắn trúng không quá 40% mục tiêu

Quốc Việt (theo CNN)

=====================

Từ hơn 40 năm trước, sau vụ tổng thống Kennedy bị ám sát, người Mỹ đã có ý tưởng chế tạo một loại vũ khí có thể vô hiệu hóa .... đạn súng ngắn. Bằng cách xây dựng một hệ thống chống đạn tung ra những đồng xu thép, chặn viên đạn bắn tới.

Bởi vậy, sau hơn 40 năm, người Do Thái nghĩ ra hệ thống "Vòm sắt" này là ...lạc hậu rồi.

Mọi chuyện có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. các bên hãy bình tĩnh và nên kìm chế.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hệ thống đánh chặn này Vòm sắt này tỏ ra hiệu quả khi đấu với tên lửa Hamas. Tuy nhiên khi hữu sự, lúc đấu với mưa tên lửa theo đúng nghĩa đen từ Iran thì quả là nan giải cho nó. e..hèm...xem ra Isarel đúng là phải dùng chiêu tiên hạ thủ vi cường hoặc phải cấp tốc sang Việt Nam bái sư học chiêu du kích ẩn hide-kick & run tỏ ra rất hiệu quả khi đấu với 1 đối thủ to hơn gấp nhiều lần. À...còn 1 chiêu nữa là đi với cọp để dọa trâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hệ thống đánh chặn này Vòm sắt này tỏ ra hiệu quả khi đấu với tên lửa Hamas. Tuy nhiên khi hữu sự, lúc đấu với mưa tên lửa theo đúng nghĩa đen từ Iran thì quả là nan giải cho nó. e..hèm...xem ra Isarel đúng là phải dùng chiêu tiên hạ thủ vi cường hoặc phải cấp tốc sang Việt Nam bái sư học chiêu du kích ẩn hide-kick & run tỏ ra rất hiệu quả khi đấu với 1 đối thủ to hơn gấp nhiều lần. À...còn 1 chiêu nữa là đi với cọp để dọa trâu.

Theo tôi thì hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo này người Mỹ đã có ý tưởng từ rất lâu. Trước đây, lực lượng hạt nhân của Liên Xô và Hoa Kỳ răn đe nhau theo kiểu "Hai bên cùng chết". Bởi vậy, vào những năm cuối của thập niên 60 và đầu 70, đã có một nhà lý luận quân sự cho rằng: Nếu thế chiến xảy ra - vào lúc bấy giờ - thì cả hai bên đều....thua. Ông ta cũng xác định rằng: Mọi lý thuyết chiến tranh cổ điển đều sai. Luận điểm này khá nổi tiếng vào thời đó. Đó cũng là nguyên nhân để Hoa kỳ có ý tưởng chế ra hệ thống chống tên lửa đạn đạo từ khoảng 40 năm trước. Tức là - nếu hệ thống này hữu hiệu thì chỉ có 1 bên thua. Cho nên đó cũng là lý do để người Nga rất kỵ và phản đối việc những hệ thống phóng thủ này để gần với lãnh thổ Nga.

Thực ra hệ thống này rất hiệu quả. Trận chiến với Hamas chỉ là một ví dụ. Mấy trăm quả tên lửa của Hamas đủ coi là một trận mưa nhỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo giáp chống đạn từ xơ dừa

Cập nhật lúc 08h30' ngày 20/10/2012

Malaysia đang triển khai dự án sản xuất áo giáp chống đạn nhẹ nhất thế giới từ xơ dừa theo phát minh của các nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Malaysia (UTeM).

>>> Áo chống đạn kiêm "máy lạnh" được đưa vào thử nghiệm

Posted Image

Áo giáp chống đạn do Malaysia sản xuất có giá thành rẻ

hơn nhiều so với các áo giáp hiện nay. (Ảnh: The Star)

Xơ dừa chiếm 30% vật liệu của chiếc áo giáp loại này, khiến nó trở thành áo chống đạn nhẹ nhất thế giới, chỉ khoảng 3,5kg.

Giá thành áo giáp dự kiến 20.000 Ringgit Malaysia (khoảng 136,47 triệu đồng), được xem là rẻ hơn nhiều so với áo chống đạn hiện nay.

Vật liệu áo giáp xơ dừa đã được UTeM phát minh từ 2 năm trước. Hiện công ty Tembusu Resources Bhd đang triển khai sản xuất với hy vọng thương mại hóa sản phẩm này trong 6 tháng tới. Cơ sở sản xuất được đầu tư ban đầu 16 triệu Ringgit (khoảng 109,18 tỉ đồng) và sử dụng khoảng 150 nhân công.

Giám đốc Tembusu Resources Bhd là ông Mohd Ridhuan Md Noor cho biết mục tiêu trước mắt là đáp ứng nhu cầu áo giáp nội địa rồi lên kế hoạch xuất khẩu ra thị trường châu Á.

Theo NLĐ

====================

Phong Thủy Lạc Việt xác định rằng: Tất cả các vật thể xốp đều chống lại các bức xạ. Khái niệm "xốp" - "đặc" - "rỗng" tùy theo mối liên hệ tương tác liên quan. Đống rơm đối với con người là xốp. nhưng với con kiến là rỗng; lá gan với con người là đặc , nhưng với con giun là xốp. Viên đạn với áo xơ dửa, cũng như hạt bom bi với mũ rơm.....tương tự như những bức xạ xấu với cái nồi đất trấn yểm trước cửa....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Không triệt tham nhũng, Trung Quốc chấm hết”

Thứ Hai, 19/11/2012 14:26

(NLĐO) - Tham nhũng phát triển tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình phát biểu ngày 19-11.

Trong một trong những bài phát biểu đầu tiên sau khi được bầu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình so sánh tham nhũng, hối lộ giống như “sâu bọ sinh sôi trong những cơ thể mục ruỗng”.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình yêu cầu giới chức cấp cao không được lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi. Ảnh: Reuters

“Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã tích tụ quá nhiều mâu thuẫn đến nỗi kích động công luận giận dữ, gây ra bất ổn và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Tham nhũng chính là thành tố quan trọng của quá trình này” - Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị. Ông Tập nhấn mạnh: “Rất nhiều sự kiện cho chúng ta thấy tham nhũng tệ hại sẽ đặt dấu chấm hết cho cả đảng và đất nước. Chúng ta phải hết sức cảnh giác. Gần đây, đảng ta đã chứng kiến nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng, gây ra ảnh hưởng chính trị không tốt và làm người dân bị sốc”. Dù ông Tập không nêu đích danh các trường hợp trên, nhưng dư luận không khó để liên tưởng đến bê bối rúng động của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ông Bạc đang chờ bị xử lý hình sự sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc kèm theo hàng loạt cáo buộc gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực...

Hải Ngọc (Theo Reuters, Tân Hoa Xã)

=====================

Về lý thuyết thì như vậy. Nhưng làm thế nào để chống chứ? Cho rằng tất cả mọi hành vi tham nhũng đều bị phát hiện và được xét xử công bằng. Nhưng đó chỉ là giải quyết hậu quả đã xảy ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề không phải chở bài viết, mà còn là ở phần cọp men. Tôi không shữu cái xe nào cả, kể cả xe cút kít. Nên không wan tâm. Ai có xe thì nên xem rút kinh nghiệm.

=====================

Báo hiệu chuyển làn ôtô kiểu đánh đố?

Thứ hai, 19/11/2012, 08:50 GMT+7

Nhiều lúc đi đường, tôi chẳng biết (trước) chỗ nào cần chuyển làn mới được đi thẳng, chỗ nào được phép đi thẳng không cần chuyển làn. Toàn phải đến sát cột đèn mới thấy cái vạch mũi tên kẻ đường (Việt Cường).

Nhiều khi bị phạt oan do đứng sai làn hoặc bị "hớ" vì chuyển làn sớm. Tôi đi xe đã gần 10 năm, bằng lái thi đàng hoàng, luật cũng được 30/30 điểm. Ấy thế lúc đi trong phố vẫn phân vân, đôi lúc bị phạt mà không tâm phục khẩu phục khi đi qua giao lộ có đèn và phân vạch.

Xin hỏi các bác có kinh nghiệm, nắm vững luật làm sao để nhận biết sớm giao lộ nào cần chuyển làn mới được đi thẳng, giao lộ nào không cần?

Ý kiến bạn đọc ( 29 ) 12

Khó

Đi ôtô ở Hà nội để được đúng luật hoàn toàn khó lắm, biển báo không đầy đủ rõ ràng, xe nọ bám xe kia sát nhau nên khó quan sát hết vạch báo làn trên đường, biển báo thì ở góc xa, nhà chức trách thì xa rời thực tế. Thôi thì đen phải chịu, muốn làm công dân có ý thức khi tham gia giao thông mà không đưọc.

Dương

8 giờ 40 phút trước

Thích 96

Đèn tín hiệu không có vẫn phạt vì lỗi vượt đèn đỏ

Tại ngã tư Đại cồ Việt phố Huế, Bạch Mai Trần Khắc Chân có 2 hệ thống đèn tín hiệu. Đi từ hướng Đại Cồ Việt lên phố Trần Khắc Chân, hệ thống tín hiệu đèn điều khiển luồng giao thông đi từ phố gì bên trái sang đường Bạch Mai, đã rất lâu cột đèn bên tay phải (theo chiều ĐCV đến TKC) không sáng đèn. Khi đi đến đây mọi người thường chỉ quan sát tín hiệu đèn bên phải thấy không có đèn đỏ nên vẫn đi tiếp thế là bị phạt vì lỗi vượt đèn đỏ (chỉ có cột đèn bên phía trái sáng). Theo quy định của Luật giao thông thì người tham gia giao thông chỉ tuân theo biển báo, tín hiệu bên phía tay phải.

Lương Viết Mạnh

8 giờ 6 phút trước

Thích 36

Trăm hay không bằng tay quen !

Phải học thuộc lòng cách đi lại ở tất cả các ngã tư thôi bác ơi. Ở VN phải chấp nhận đi bác, biển báo 1 kiểu, vạch vôi dưới đường 1 kiểu. Bác ra đường cứ xem thử xem em nói có đúng không. Ke ke

Quoc Cuong

8 giờ 25 phút trước

Thích 36

Trường hợp vô lý cũng bị cảnh sát hỏi

Cách đây 1 tuần, tôi đi từ thành phố Hồ Chí Minh rẽ vào cao tốc, khi rẽ vào thì có tín hiệu chuyển làn và vào riêng đường cua để vào đường cao tốc thì ngay giữa cua có hai bác CSGT ngoắc vô. Kêu lỗi không bật tín hiệu khi vào đường rẽ. (phạt 800.000 đ). Tôi thấy vô lý, đường cua rẽ vào chỉ là đường 1 chiều, tôi chạy ổn định theo làn đường, không chuyển làn. nên không cần tín hiệu. Khi ra khỏi cua thì mới chuyển. Như vậy, đúng là mình học luật nhưng cảnh sát biết luật và nắm luật nên mình... thua.

Tai xế

7 giờ 28 phút trước

Thích 20

Lỡ sai thì phải sai thêm lần nữa cho đúng

Thứ nhất, bác chính xác về nhận xét sự đánh đố của biển báo giao thông, đặc biệt là trong phố, khi các xe đi trước và bên cạnh che hết tầm nhìn biển báo của xe ta. Muốn tránh bị phạt thì phải để ý, tập trung tuyệt đối và tích lũy kinh nghiệm thôi. Đi xe trong nội ô mà vừa đi vừa nói chuyện với bà cả bên cạnh là dễ mất tập trung và dễ dính lắm. Kinh nghiệm nữa là đã sai thì chấp nhận sai thêm lần nữa cho đúng: tức là bác phát hiện đi sai làn hoặc đỗ sai làn khi đã quá muộn thì bác phải chấp nhận đi sai đường mình định đi.

Tức là bác định đi thẳng nhưng nhỡ đi vào làn rẽ trái thì đành cắn răng mà rẽ trái rồi quay lại. Chấp nhận tốn xăng, tốn thời gian nhưng đỡ tốn tiền. Em thỉnh thoảng cũng phải làm vậy cho khỏi mất thời gian và tiền bạc cùng CSGT. Tính ra, việc quay lại còn nhanh hơn việc trình bày với CSGT đó bác.

Cường

6 giờ 35 phút trước

Thích18

Kinh nghiệm đi xe trong phố

Kinh nghiệm của rất nhiều người lái xe trong phố hiện nay (đặc biệt là các tuyến đường chưa đi bao giờ) là đi trên phố đi làn trong cùng, gần đến ngã tư trên sang làn giữa nếu đi thẳng hoặc rẽ phải, nếu rẽ trái thì không cần chuyển làn.

Nguyễn

8 giờ 36 phút trước

Thích16

Kêu ca nhiều

Tôi thấy ở Hà Nội các bác lái ô tô có đi theo làn đâu, cứ chỗ nào trống là chèn vào, không quy củ như trong miền Nam. Làn xe máy đi bên phải mà cứ hở ra là các ông chèn vào, bị phạt là đáng lắm. Nói chung trước khi kêu người thì hãy nhìn lại mình. Mặc dù tôi là người Hà Nội, một năm vào Sài Gòn công tác tầm vài tuần nhưng phải nói ý thức các bác lái xe ô tô ngoài Hà Nội kém lắm, các bác chỉ nghĩ đến mình đi là được còn không nghĩ đến người khác phải khổ sở thế nào khi bị các bác chèn hết đường đi.

Tuấn

7 giờ 10 phút trước

Thích 14

Báo hiệu chuyển làn ôtô kiểu đánh đố?

Thắc mắc của bạn hoàn toàn đúng, vạch phân làn chỉ dùng cho người đi quen thôi, người lạ là dễ dính lắm. Đúng ra, vạch phân làn phải chỉ dẫn từ xa chỗ có vạch đứt quãng, để người đi chưa đúng có thể chuyển làn cho đúng mà không phạm luật. Nhưng ở ta thì đến vạch liền rồi mới biết mình đi sai làn, chuyển làm sao được, chấp nhận bị bẫy, bị phạt.

Trần Đức Dương

8 giờ 12 phút trước

Thích 11

Tại sao chúng ta không học tập các nưóc bạn?

Tôi vẫn băn khoăn một điều, đó là hàng năm chúng ta cử hàng chục, thậm chí hàng trăm đoàn cán bộ đi thăm quan, khảo sát, học hỏi mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực quản lý giao thông đường bộ, ở các nước phát triển trong khu vực cũng như châu Âu, châu Mỹ, nhưng đổi lại có mỗi chuyện vạch kẻ phân làn, mũi tên chỉ hướng trên đường, hệ thống biển báo giao thông lại không khoa học, văn minh giống như một vài quốc gia trong khu vực như Singapore!?

Các biển báo hạn chế tốc độ được họ đặt theo lộ trình giảm dần để lái xe từ từ giảm tốc chứ không "giật mình" nhìn thấy cái biển hạn chế 40km/h, hay 20km/h, biển báo khu dân cư, đô thị,... trong khi đang chạy với tốc độ 80km/h và thế là phanh dúi dụi, dễ gây ra những vụ "cắn đuôi nhau" trên đường! Hoặc là đột ngột nhìn thấy ngay trước mặt mũi tên chỉ hướng làm cho lái xe chỉ kịp xin-nhan và chuyển làn gấp, gây nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Ở các nước phát triển, các mũi tên hướng dẫn chuyển làn được kẻ trên đường kết hợp với hệ thống biển chỉ dẫn làn đường được lắp đặt và báo hiệu từ xa, liên tục giúp lái xe dễ dàng tuân thủ khi tham gia giao thông, cũng như nhường tránh cho các phương tiện khác chuyển vào làn đường phù hợp của họ.

Điều này giúp giảm thiểu tối đa những xung đột giao thông và va chạm giữa các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Hệ thống biển báo hạn chế tốc độ của họ cũng được đặt một cách hợp lý giúp lái xe giảm tốc và tăng tốc không bị đột ngột hay bất ngờ. Tất cả hệ thống biển báo, chỉ dẫn của họ thực sự là đơn giản, thuận tiện, thông minh mà nhờ đó giúp cho giao thông khoa học, có tổ chức, có trật tự, dễ dàng tuân thủ. Nhờ vậy mà họ giảm thiểu tai nạn giao thông. Trong khi đó, chúng ta tìm cách giảm thiểu tai nạn bằng "thuế và phí", nghe có vẻ không xử lý đúng gốc rễ của tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Nguyên

7 giờ 37 phút trước

Thích 9

Đường HN nó vậy đó

Đã gọi là đố thì bác cứ đoán đi. Nói thật đi ở HN phải thuộc từng ngã tư chứ còn mấy cái biển báo với tín hiệu không bằng mấy anh CSGT đứng. Mấy anh ấy bảo phải đi làn này là đi làn này, đi làn kia là đi làn kia. Kệ biển, kể vạch, kệ người tham gia có khả năng nhìn được hay không. Chỗ không có biển cho rẽ phải thì bảo đỗ ở bên phải là sai làn, chỗ có kẻ rẽ phải rẽ thì bảo phải đợi đèn. Đi là phải đỗ ở chỗ cho rẽ phải rồi đèn xanh là rẽ phải cấm đi thẳng @@ bó tay luôn.

Phạm Huy Đức

8 giờ 3 phút trước

Thích 9

Chuyện thường ngày bác ơi

Chào các bác! Tôi cũng lái xe Hà Nội rất nhiều và đã gặp trường hợp tương tự như bác ở trên. Theo tôi luật chúng ta chưa rõ ràng và công tác triển khai luật không hiệu quả. Tôi mới đi phạm văn đồng đến trước bộ công an có cái đèn xanh đỏ ( tôi không biết làn ngoài có được đi thẳng không nên chuyển về làn giữa lúc vẫn còn nét đứt) 1 CSGT lao ra tóm gọn ( tôi xin nhắc là ko tôi không sai, nếu nghĩ sai tôi có thể quay đầu trở lại rồi, tội gì lao lên để bị phạt) tuy nhiên CSGT vẫn khăng khăng tôi chuyển làn muộn và phải chuyển từ xa trên kia. Tôi rất hậm hực nhưng cũng đành nộp phạt và ngậm ngùi ( tôi đã quan sát lại: trên tuyến phạm văn đồng không có biển phân làn oto con, tải; mà chỉ có phân làn thô sơ và cơ giới ở mãi gần cầu thăng long) nên các bạn có thể đi thoải mái ở 2 làn ngoài và giữa. thêm 1 chú ý: biển báo chỉ có tác dụng đến ngã 3,4 ; sau khi qua ngã ba ngã tư mà biển không nhắc lại tức là biển hết hiệu lực ( các bác lái xe chú ý để tránh bị mấy CSGT kiếm chuyển). vài dòng chia sẻ, cảm ơn các bác lắng nghe.

Binhtranhn

8 giờ 8 phút trước

Thích 8

Sống chung với lũ thôi

Mình cũng bị như bác vài lần, nên mình rút kinh nghiệm như thế này:

1: nhận biết mình đậu sai làn, nhìn kiếng chiếu hậu ko thấy xe nào đậu sau xe mình. lúc đó bác có gắng nhìn phía trước có CSGT ko, nếu có thì bác chịu khó quay đầu xe lại. Tốn 5- 10 phút thôi. còn như bác có máu liều thì đi thẳng lun.

Ở việt nam biển báo chưa hợp lí lắm, nên người lái xe rất mệt mỏi, khi phải chú ý đủ thứ: xe cộ, biển báo, vạch kẻ đường, CSGT. Mệt nhất lỗi nhỏ xíu vd như chạy xe cán vạch liền cũng bị phạt.

mình đi du học nước ngoài, lái xe bên mỹ 6 năm trời, chưa bị phạt bao giờ. về vn 1 năm bị phạt 6 lần, vì những lỗi như cán vạch, bật đèn xi nhan ko đủ lâu, quay đầu xe cán vạch người đi bộ,... nói chung toàn những lỗi nhỏ.

nguyễn đình hưng

8 giờ 17 phút trước Thích 7

Đánh đố thì sao mà đỡ nổi.

Bác biết là đánh đố thì Bác quá hiểu thực tế rồi, đã là vậy Bác không thể tránh được ngoại trừ cảnh giác khi tới các giao lộ thì nhìn mấy anh, mấy chú đi phía trước, hoặc nhờ kinh nghiệm đã từng đi thôi, với kinh nghiệm 10 năm rồi thì chắc hiếm khi Bác bị phạt rồi, lo gì nữa...

Nguyễn Duy Khanh

8 giờ 25 phút trước Thích 7

Ai cũng bức xúc hết

Tôi đồng ý với bạn Lương Viết Mạnh. Tôi cũng bị một lần như thế rồi ở ngã tư Trần Khắc Chân- Đại Cồ Việt-Bạch mai-Huế. Cột đèn bên phải thì không sáng, cột đèn bên trái thì bị cái xe khách nó che lấp mất. Về nguyên tắc thì mình nhìn đèn bên phải... nhưng bạn đi cãi với CA đi.

CSSS

5 giờ 25 phút trước

Thích 5

Báo hiệu chuyển làn ôtô kiểu đánh đố?

Dear (Việt Cường). Xin chia sẻ một số kinh nghiệm mong bạn sớm vững tâm cầm lái. Có 3 dấu hiệu sau , mỗi lần mình muốn thì dựa vào đó mà phân tích bạn ạ. - Biển phân luồng thường treo cao. - Biển cấm treo bên phải . - Đèn có luồng rẽ trái thường có 4 đèn. Ngoài ra có 1 số chú ý nữa : - Đường cho phép "Đèn đỏ các phương tiện được rẻ phải". Khi đèn đỏ bạn bám sát làn phải . thường trong trường hợp này là vạch sơn kẻ caro. như ngã ba Hàng Đậu & Trần Nhật Duật, Lê Duẩn rẽ Khâm Thiên. / Tôn Đức Thắng rẽ Nguyễn Thái Học. Nếu đi thẳng bạn nên đỗ vào làn jữa vì bên trái có thể cho rẽ trái. còn đỗ vào vạch kẻ thì 2 lỗi: sai làn và cản trở giao thông bạn ạ. - Ngã tư cấm rẽ trái bạn có thể đi thẳng vào làn bên trái trong cùng ko sao cả. Chúc bạn vững tin .

hatrung

8 giờ 19 phút trước Thích 5

Ý kiến của riêng em !

Xe của em là phải nói thuộc vào hàng xe tiêu chuẩn an toàn, thường xuyên kiểm tra máy móc hệ thống phanh , học luật cũng đàng hoàng. Đi đường không lạng lách đánh võng , ấy vậy mà cũng dính mấy lần các chú hỏi thăm sức khoẻ. Đại lộ đông tây một vố lỗi ngớ ngẩn đi sai vạch rõ rang biển trên chỉ lối rẽ, dưới đường có biễn báo hiệu chỉ rẽ vậy mà bị bắt, nhưng chỗ rẽ bị chặn. thế nên các bác ah ! quan trọng nhất là thuộc chốt mà các chú ấy đứng . ví dụ cầu vượt tân chánh hiệp tới an sương thì 9h sang các chú ấy đứng, lối rẽ cao tốc các chú ấy đúng cũng tầm 9h sang và 5h chiều, hay khu trung sơn bên q4 các chú ấy đứng vào 7h sang… thuộc được vị trí các chú đứng thì tốt nhất. tham gia giao thông thì an toàn là số một nhưng thứ hai là các chú Hugô.

Quan tâm tới các chú là yêu cái hầu bao. Nhưng mình thấy người việt nhà ta phải nói 80% là không có ý thức khi tham gia giao thông buổi tối. đi trong thành phố đông đúc mà cứ bật đèn pha để chạy . nhá thế nào cũng không cụp xuống. bạn hãy thử ra đường và cảm nhận.

TRANTHEDUNG

3 giờ 48 phút trước

Thích 4

Phải có ý kiến

Sao các bạn không có ý kiến với công an? Tôi bị một trường hợp tương tự, chấp nhận bị phạt nhưng không phục nên tôi yêu cầu giải thích ở đồn CA, sau khi nghe tôi trình bày người ta đồng ý trả giấy tờ (không mất tiền) và nhờ tôi viết một bản tường trình để chuyển cho giao thông chỉnh lại các biển báo. Tôi nghĩ nếu ta có ý kiến đóng góp thì bên công an cũng sẽ lắng nghe và điều chỉnh dần, như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người. Thanh

Thanh

5 giờ 44 phút trước

Thích 3

Ôi Hà Nội

Gửi các bác, tôi ở Thái Nguyên, vừa rồi đi HN, đến đèn đỏ trên đường Ngô Gia Tự chỗ rẽ vào ga Gia Lâm. Tôi đi làn bên trái ngoài cùng, lúc đó đèn xanh đi thẳng, đèn đỏ cho làn rẽ trái. có chú e CSGT lao từ trong vỉa hè ra vẫy, nói lỗi sai làn tôi lúc đó đang thừa thời gian, tranh luận hồi lâu CSGT đuối lý đành trả giấy tờ cho tôi đi. lại còn dặn lần sau đừng cãi CS. hehe

nông dân

6 giờ 49 phút trước

Thích 3

Bức xúc vì hệ thống chỉ báo giao thông

Hệ thống chỉ báo giao thông hiện nay rất có vấn đề:

- Vạch kẻ đường thì mờ không rõ và nhiều chỗ không thống nhất (cùng một loại đường với mức độ xe cộ như nhau nhưng chỗ thì kẻ kiểu này chỗ thì kiểu khác). Khi trời mưa hoặc khi xe máy quá đông người lái xe oto rất khó quan sát được đường

- Vạch kể đường cần báo hiệu sớm cho các xe tham gia giao thông biết trước, tránh kiểu đang kẻ đứt quãng thì lại liền nét luôn. Trường hợp này ta nên kể đứt quãng rồi đến đoạn đứt quãng thưa hơn và cuối cùng đến đoạn lền nét thế thì hợp hơn

- Đèn xanh-đỏ cũng có vấn đề. Với mức độ giao thông như thành phố lớn thì tại mọi ngã tư có thể cho phép xe máy rẽ phải. Nhiều ngã tư bị bịt thành ngã ba đến nay rất vô lý mà không ai điều chỉnh lại. Ví dụ như ngã tư sở - đã có cầu vượt rồi mà vẫn bịt ngã tư, tôi đã tính thời gian đi vòng do bịt ngã tư và thời gian chờ đèn xanh nếu không bịt ngã tư là tương đương nhau mà lại còn tốn xăng, ô nhiễm.

- Điều vô lý là một loạt cầu tạm bằng sắt đã và đang đưa vào sử dụng tại sao ngã tư sở vãn bị bịt để chuyển thành ngã ba. Trong khi các ngã tư đã có cầu thì đi một kiểu ngã tư sở thì đi kiểu khác.

- Tóm lại ngành giao thông công chính nên kết hợp với CSGT nghiên cứu kỹ càng trước khi kẻ vạch đường hoặc đặt đèn báo giao thông. Thường các nước phải cử người ngồi quan sát, thống kê phân tích kỹ rồi họ mới thực thi, còn của ta thì cứ kẻ bừa, đặt đèn giao thông cũng vậy

Trần Phương

8 giờ 12 phút trước

Thích 3

Chịu thôi

Hôm thứ 6 vừa rồi em cũng vừa mất tiền tại chỗ rẽ từ Giải Phóng vào Linh Đàm. Nói chung cái này thì ai quen đường thì sống, lạ cái thì thôi đành móc ví.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực hư đắp lá chữa rắn độc cắn của lang Toàn

19/11/2012 22:09:33

Posted Image- Những người mới bị rắn độc cắn đưa đến kịp thời thì việc chữa trị đơn giản hơn. Nhưng có trường hợp đặc biệt bị bệnh viện "trả về", tìm đến thầy lang Toàn lại được chữa khỏi hoàn toàn. Lang Toàn cũng tiết lộ bí quyết chữa rắn cắn của mình.

Hàng chục loại lá dùng chữa rắn cắn

"Hơn 30 năm qua, tôi đã chữa khỏi cho hàng trăm người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi để họ phải chết, hoặc phải chuyển đi bệnh viện. Các trường hợp bị rắn cắn đưa đến kịp thời 100% được cứu sống, khỏi bệnh hoàn toàn bằng việc đắp lá thuốc và dùng thêm một vài vị thuốc Bắc để dứt nọc hoàn toàn", ông Đỗ Hữu Toàn (thôn Hòa Khê Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), thầy lang chữa rắn cắn chia sẻ với phóng viên.

Lang Toàn chỉ ra ưu điểm của phương pháp chữa trị rắn cắn bằng đắp lá: "Vết thương để lại dấu vết nhỏ, chỗ bị rắn cắn không bị teo. Khu vực bị hoại tử sẽ được bù đầy do sử dụng lá có tác dụng giúp sinh tế bào mới. Không cần phải thay máu, tiết kiệm được kinh phí chữa trị. Chữa bằng lá cây có tính mát và ôn hòa.

Để có thể lấy mủ, lấy nọc độc, chữa khỏi cho người bị rắn hổ mang phì cắn, bài thuốc của tôi cần sự kết hợp của 30 loại lá. Còn đối với nọc độc của rắn cạp nia cần sự kết hợp của 15 loại lá. Mỗi loại rắn có độc tính nóng, lạnh khác nhau và phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của vết rắn cắn mà có cách chữa cho phù hợp".

Lang Toàn cho biết: "Rắn hổ mang bành thuộc dòng rắn có độc tính nóng. Khi bị rắn cắn, vết thương có biểu hiện sưng phù to, người tấy sốt, chỗ vết cắn thường bị hoại tử. Trong thời gian 2 - 3 ngày sau khi bị rắn cắn, đưa nạn nhân đến chữa trị sẽ khỏi hoàn toàn. Phần thịt bị hoại tử cần phải cắt bỏ đi, đắp ngay bằng lá thuốc để ngăn chặn hoại tử lan rộng. Sau 2 ngày đắp lá thuốc, vết thương sẽ nảy sinh tế bào mới, sưng phù sẽ xẹp dần.

Rắn cạp nia thuộc dòng rắn có độc tính lạnh, các vết cắn không tạo mủ nhưng độc tính vào máu gây tê liệt hồng cầu. Trong vòng 30 giờ, nếu nạn nhân không được đưa đến chữa trị thì có nguy cơ mất mạng. Đặc biệt, các nạn nhân bị rắn cạp nia cắn thường bị tắc đờm nên cần phải được sơ cứu hút đờm trước khi chuyển đi chữa trị".

Posted Image

Ông Đỗ Hữu Toàn có kinh nghiệm lâu năm chữa trị cho người bị rắn độc cắn.

Bệnh viện trả về vẫn có thể chữa khỏi

Trường hợp của chị Đỗ Thị Xuyến (xã Chi Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội) đi mò cua, không may khi đưa tay vào hang hốc bị rắn hổ mang cắn. Chị Xuyến đã được đưa đi bệnh viện nhưng không khỏi, phải quay về nhờ thầy lang Toàn chữa trị.

"Gia đình đưa tôi đi bệnh viện huyện Phú Xuyên chữa trị nhưng bệnh viện cấp huyện chỉ có khả năng sơ cứu, không chữa khỏi. Khi tôi đến nhà lang Toàn, vết rắn cắn đã bị hoại tử. Lang Toàn chữa trị cho tôi 25 ngày thì khỏi hoàn toàn", chị Xuyến kể lại.

Trường hợp của anh Đỗ Văn Thuyết (thôn Hòa Khê Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bị rắn hổ mang cắn vào mắt cá chân ngày 6/4/2012. Anh Thuyết cho biết: "Hôm đó tôi đến nhà một người quen hỏi mua rắn hổ mang về nuôi. Vốn là một thợ chuyên đi bắt rắn nên tôi chủ quan, cứ thế bước chân vào chuồng rắn hổ mang, không may vô tình dẫm chân vào một con rắn, nó ngong cổ đớp vào mắt cá chân tôi. Rất nhanh sau đó vết cắn sưng to, ít lâu sau phần thịt xung quanh vết cắn bị hoại tử, cũng may mà bạn tôi đưa ngay đến nhà lang Toàn chữa trị".

Anh Thuyết vẫn nhớ như in những ngày lang Toàn chữa trị cho mình: "Khi tôi được mọi người đưa đến nhà lang Toàn, chỗ vết cắn đã hoại tử chừng 10cm. Lang Toàn cắt phần thịt hoại tử đi rồi đắp lá thuốc cho tôi. Trong 3 ngày liên tiếp toàn bộ cơ thể tôi chỗ nào cũng đau nhức, nằm liệt giường, tôi không ăn được gì, chỉ cố nuốt ngụm nước. Đến ngày thứ 4 thì vết rắn cắn giảm sưng tấy, tôi bắt đầu ăn được ít cơm. Sau 2 tháng chữa trị tôi đã đi lại được, thêm 2 tháng nữa thì tôi khỏi hoàn toàn. Bây giờ tôi lại khỏe như voi rồi".

Posted Image

Anh Đỗ Văn Thuyết bị rắn hổ mang cắn vào mắt cá chân.

Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Lang Toàn cũng hướng dẫn cách sơ cứu nạn nhân bị rắn độc cắn như sau: "Các trường hợp bị rắn độc (rắn hổ mang bành, hổ đất, hổ phì, rắn cạp nia, cạp nong...) cắn cần được sơ cứu ngay. Cần khêu rộng vết rắn cắn, dùng miệng mút nọc độc nhổ đi. Ngay sau đó chuyển đi chữa trị thì chắc chắn sống.

Trong dân gian có một số phương pháp sơ cứu ban đầu như dùng phao câu gà dí vào vết rắn cắn, cách này sẽ giảm đi được khoảng 3% độc tố của nọc rắn mà không hề viêm nhiễm vết thương.

Ngoài ra, không nên garo vết rắn cắn, không nên tự ý chữa trị làm tăng thêm độc tố của rắn. Các trường hợp bị rắn cạp nia, cạp nong cắn cần phải hút đờm ngay, không được để nạn nhân tắc thở".

"Đối với người bị rắn hổ mang cắn cần kiêng các món ăn như thịt gà, thịt chó, cá chép, ba ba... Khi bị rắn cạp nia cắn thì có thể dùng một lượng nhỏ quế vì cạp nia có độc tố tính lạnh. Tuy nhiên tất cả phải tuân theo cách hướng dẫn của thầy lang", lang Toàn lưu ý.

Posted Image

"Khi bị rắn độc cắn cần được sơ cứu ngay. Phương pháp sơ cứu như khêu rộng vết rắn cắn, dùng miệng mút nọc độc nhổ đi. Ngay sau đó chuyển đi chữa trị thì chắc chắn sống như lang Toàn nói hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, Lang Toàn đưa ra những phương pháp sơ cứu ban đầu như dùng phao câu gà dí vào vết rắn cắn, cách này sẽ giảm đi được khoảng 3% độc tố của nọc rắn mà không hề viêm nhiễm vết thương là chưa có cơ sở.

Trong dân gian, các thầy lang hay dùng các phương pháp khác như khi bị rắn cắn, thường lấy cây cỏ xung quanh khu vực bị rắn cắn, giã ra lấy nước uống, ăn bã cây, hoặc lấy trứng gà đục một lỗ cho vào chỗ có rắn cắn, hoặc ăn chanh để bớt độc lây truyền. Tất cả phương pháp ấy đều không đúng, bởi ăn chanh thì bị loét dạ dày, ăn lá dễ bị tắc ruột... mà không giảm bớt được độc tố. Khi bị rắn độc cắn, nạn nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế tuyến huyện để theo dõi trường hợp liệt hô hấp trong vài tiếng, sau đó sơ cấp cứu bằng cách đưa ống nội khí quản vào đường thở. Khi đưa lên tuyến trên, phải có nhân viên y tế đi cùng theo dõi hô hấp".

BS Nguyễn Kim Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội)

Mạnh Ninh

===========================

Trong dân gian, các thầy lang hay dùng các phương pháp khác như khi bị rắn cắn, thường lấy cây cỏ xung quanh khu vực bị rắn cắn, giã ra lấy nước uống, ăn bã cây, hoặc lấy trứng gà đục một lỗ cho vào chỗ có rắn cắn, hoặc ăn chanh để bớt độc lây truyền. Tất cả phương pháp ấy đều không đúng, bởi ăn chanh thì bị loét dạ dày, ăn lá dễ bị tắc ruột... mà không giảm bớt được độc tố. Khi bị rắn độc cắn, nạn nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế tuyến huyện để theo dõi trường hợp liệt hô hấp trong vài tiếng, sau đó sơ cấp cứu bằng cách đưa ống nội khí quản vào đường thở. Khi đưa lên tuyến trên, phải có nhân viên y tế đi cùng theo dõi hô hấp".

Đau đầu về cách suy nghĩ này qué đi, đó là chỉ mới ở miền xuôi thôi, chưa nói đến dân tộc miền núi, rắn rết quanh năm, bị rắn độc cắn, người ta vẫn sống sờ sờ ra đấy, có ai chứng minh phương pháp của dân tộc miền núi hay thầy lang Toàn không đúng? Tỷ như Lương Y Võ Hoàng Yên, đả thông huyệt đạo, người mù còn thấy, liệt còn đi lại được...dựa vào đâu để nói không đúng nhỉ?Ngồi trên bàn giấy xem các nhà "pha học" chứng minh, các nhà "pha học" công nhận và cứ lấy "pha học" ra phang như vậy mà phán thôi, có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Y học Đông Phương tồn tại hàng ngàn năm nay?... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đau đầu về cách suy nghĩ này qué đi, đó là chỉ mới ở miền xuôi thôi, chưa nói đến dân tộc miền núi, rắn rết quanh năm, bị rắn độc cắn, người ta vẫn sống sờ sờ ra đấy, có ai chứng minh phương pháp của dân tộc miền núi hay thầy lang Toàn không đúng? Tỷ như Lương Y Võ Hoàng Yên, đả thông huyệt đạo, người mù còn thấy, liệt còn đi lại được...dựa vào đâu để nói không đúng nhỉ?Ngồi trên bàn giấy xem các nhà "pha học" chứng minh, các nhà "pha học" công nhận và cứ lấy "pha học" ra phang như vậy mà phán thôi, có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Y học Đông Phương tồn tại hàng ngàn năm nay?... Posted Image

Nếu tôi có tiền, thì một trong những việc cần làm là phục hồi lại Viện Nghiên cứu Đông Y, mở bệnh viên Đông y chữa bệnh cho người nghèo. Viện nghiên cứu Đông y trước đây đã thất bại và bị bãi bỏ. Nhưng tôi rất tự tin sẽ phục hồi lại được bộ môn này.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trường hợp tóc bết thành khối: Bác sỹ bó tay?

Thứ Hai, 19/11/2012 - 10:12

(Dân trí) - “Đến bệnh viện khám bác sỹ cũng nói không biết là bệnh gì,

đi nhiều nên cũng thấy chán nản”, chị Lưu Thị H. người phụ nữ có mái tóc

kì lạ tâm sự.

>> Kỳ lạ mái tóc bị bết thành nhiều hình khối

Posted Image

Chị H. hy vọng ai đó có thể giúp chị gỡ rối khối tóc ngày càng to và nặng này

Bác sỹ không có kết luận

Kể từ khi mắc bệnh lạ chị H. cùng gia đình đã đi đến rất nhiều bệnh viện để thăm khám. “Tôi đi đến rất nhiều các bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh rồi, nhưng sau khi khám thì bác sỹ đều bảo không biết là bệnh gì nên cũng không thể chữa trị được”.

“Tôi cũng đưa vợ đi khám hầu hết các bệnh viện lớn trong thành phố Hồ Chí Minh rồi, như bệnh viện Da liễu, bệnh viện đa khoa Sài Gòn…nhưng các bác sỹ đều không có kết luận”, chồng chị H. cho biết.

Gia đình cũng rất lo lắng cho sức khoẻ của chị, “có bệnh thì vái tứ phương” nên cứ ai nói ở đâu có thể chữa được, thì hai vợ chồng lại tìm đến đó. Nhưng không nơi nào biết bệnh của chị, căn nguyên do đâu nên không chữa trị được.

Chị H. tâm sự: “Sau khi bị kết tóc, sức khoẻ của tôi hoàn toàn bình thường. Đôi khi còn thấy khoẻ hơn trước đây. Vì vậy mà tôi cũng không biết được mình mắc triệu trứng gì khác thường”

Bác dâu chị H cho biết thêm: “đến các bệnh viện, các bác sỹ cũng thử máu, nhưng không có biểu hiện bệnh gì, tất cả đều ổn, thế nên không thể chuẩn đoán bệnh được”.

Có bệnh thì vái tứ phương

Posted Image

Chị H. không dám cạo tóc vì sợ những hệ luỵ không hay

Chị H. hết tìm bác sĩ lại nghe theo bố mẹ lên chùa thật nhiều, kể cả đi gặp thầy cúng. “Các thầy cúng thì đều nói tôi là căn cao số nặng, nên mới bị như vậy”, chị H chia sẻ.

Mẹ chồng chị cũng đi xem bói và gia đình cũng tổ chức làm lễ tại gia cho chị duỗi tóc ra như trước. Chị không dám cắt tóc để mọc mới cũng một phần vì tâm lý sợ. Bên cạnh đó là những lời bàn tán của người trong thôn cũng đang gây tâm lý hoang mang cho chị H. và gia đình.

Chị H. cho biết thêm: “Đi khám, chữa trị nhiều rồi nên gia đình cũng chán nản lắm”. Thế nhưng tóc chị vẫn không thể duỗi ra mà mỗi ngày lại cuộn vào nhiều hơn.

Hai vợ chồng ra ngoài Bắc sinh sống với cụ nội để chăm sóc cho ông bà. Nhưng do tâm trạng chán nản nên chị cũng chưa đi khám ở các bệnh viện ngoài Bắc. “Tôi cũng chưa đi khám ở bệnh viện nào ngoài này cả. Phần vì không có thời gian, nhưng mà cũng do tâm lý đi khám nhiều rồi cũng không ra bệnh nên không muốn đi”, chị H tâm sự.

“Bây giờ ước vọng lớn nhất của mình là ông trời có thương thì để cho mình trở về mái tóc như ban đầu, để mình không thấy khó chịu và có một cuộc sống bình thường bên gia đình”, chị H. nghẹn ngào.

Mong rằng có một chuyên gia hay nhà khoa học nào có thể giúp chị H. lấy lại suối tóc suông mềm ngày nào.

Hoài Đan

===================

Ngày xưa - thời tôi còn là gã thanh niên mới lớn - có cụ Nguyễn Văn Cần - tức Cả Cần - ở Đội Cấn Hanoi, đã từng chữa bệnh này và nhiều bệnh khác. Nhưng phương pháp của cụ hơi huyền bí, nên không được cho phép tiếp tục hành nghề. Ngày ấy - để chống mê tín dđoan và vinh danh khoa học (Tốt thôi.Vấn đề cần bàn là phương pháp) - người ta kết luận việc chữa tóc bết thành khối của cụ là chuyện đơn giản, chỉ trình độ y tá cũng làm được. Cụ Cả Cần mất đã lâu và nơi đặt mộ cụ cũng là nơi mà nhiều nhà ngoại cảm rất hay lui tới (Đã có bài báo trên mạng nói về mộ cụ Cả Cần và đăng lại trên web này).

Không biết có ai là truyền nhân của cụ giúp cho bệnh nhân này không?

Nếu không ai giúp được thì TTNC LHDP sẵn sàng tham gia tìm hiểu căn nguyên để giúp vị này. Hoàn toàn miễn phí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai muốn làm 'hàng xóm láng giềng' với Tổng thống Obama?

Cập nhật lúc :3:25 PM, 19/11/2012

Có thể do không thể chịu nổi sự kiểm soát an ninh, một người hàng xóm của gia đình Tổng thống Obama đã rao bán miếng đất của mình.

Posted Image

Một rào chắn bằng xi măng cốt thép được dựng lên ở cuối con đường và sự hiện diện thường xuyên của cảnh sát Chicago. Ảnh csmonitor.com

Một miếng đất trống cạnh căn nhà của Tổng thống Barack Obama tại Chicago được rao bán tuần qua. Tuy nhiên, muốn được coi miếng đất này, người muốn mua trước hết phải nộp hồ sơ chi tiết về bản thân cho Sở Ðặc vụ Mỹ duyệt xét.

Miếng đất rộng 15 m x 45 m ở khu Kenwood, địa chỉ 5050 South Greenwood Avenue, được rao bán với giá 899.000 USD.

Tuy nhiên, muốn được đến xem, người mua phải nộp chi tiết tài chính và tên của tất cả những người hiện diện ít nhất 24 giờ trước đó cho Sở Ðặc vụ. Cơ quan an ninh này cũng đang làm nhiệm vụ bảo trì miếng đất, kể cả việc cắt cỏ.

Gia đình Tổng thống Obama mua căn nhà ở Kenwood kể từ năm 2005 và việc ông lên làm tổng thống đã làm thay đổi đời sống của cư dân vùng South Side từ đó đến nay. Một rào chắn bằng xi măng cốt sắt được dựng lên ở cuối con đường và sự hiện diện thường xuyên của các cảnh sát Chicago và nhân viên Sở Ðặc vụ khiến việc thả bộ trên con đường này là điều không thể. Hàng xóm của gia đình Obama cũng như khách đến thăm họ đều phải thường xuyên mang trong người thẻ căn cước và các con đường chung quanh đều bị đóng, xe bị kéo đi, mỗi khi Tổng thống Obama và gia đình về lại nơi này.

Posted Image

Miếng đất sát nhà Obama bị rao bán. Ảnh csmonitor.com

Người chủ hiện nay đã mua miếng đất vào tháng 3/2008 và định xây căn nhà rộng khoảng 743 mét vuông, nhưng không rõ vì sao đến nay vẫn không thực hiện.

Trước khi rao bán, họ liên lạc với gia đình Obama để xem có muốn mua không, nhưng bị từ chối.

Vợ chồng ông Obama mua căn nhà riêng hiện nay với giá 1,65 triệu USD vào năm 2005.

Theo PetroTimes/CSMonitor

=======================

Rất tiếc vì không đủ tiền. Nếu không tôi sẽ mua căn hộ này. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ phát hành tờ 1 USD may mắn cho năm Quý Tỵ

Thứ ba, 20/11/2012, 09:26 GMT+7

Tờ bạc không có giá trị lưu thông, seri bắt đầu bằng 8888 và đặt trong bao đỏ dát lá vàng.

Tờ 100.000 tỷ đôla Zimbabwe xuất hiện ở VN

Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ ra mắt tờ 1 USD may mắn cho năm Rắn để kỷ niệm dịp Tết âm lịch 2013 của người Trung Quốc. Theo quan chức Bộ Tài chính Mỹ - bà Rosie Rios, người cũng sinh vào năm Rắn theo lịch phương Đông, dịp lễ này không chỉ quan trọng với châu Á mà còn cả với nước Mỹ. Bà cho biết Rắn là biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có và sẽ mang lại may mắn, thành công cho năm tới.

Bộ Tài chính Mỹ có kế hoạch phát hành 88.888 tờ 1 USD cho năm Rắn, bắt đầu từ 15/11. Tháng 11 năm ngoái, 108.888 tờ tiền may mắn năm Rồng đã được bán hết chỉ trong một tuần. Rios tin rằng đợt phát hành này cũng sẽ thành công tương tự.

Posted Image

Tờ 1 USD may mắn cho năm 2013. Ảnh: People Daily

Rắn là một trong 12 con giáp của văn hóa Trung Quốc. Người dân nước này tin rằng số phận và tính cách của họ gắn liền với những con vật đại diện trong năm mà họ sinh ra.

Tờ 1 USD may mắn năm 2013 không có giá trị lưu thông và đều có seri bắt đầu bằng 8888. Số 8 được người phương Đông coi là biểu tượng của sự thịnh vượng. Tờ tiền này được thiết kế đặc biệt với các biểu tượng của người Trung Quốc và đặt trong bao đỏ dát lá vàng.

Jun Barn, thành viên nhóm thiết kế tiền may mắn, cho biết họ đã kết hợp nghệ thuật cắt giấy truyền thống của Trung Quốc với các họa tiết hoa anh đào nở phổ biến tại Mỹ để thu hút người dân nước này. Tiền may mắn được đón nhận không chỉ ở Mỹ mà còn trên cả thế giới, kể từ khi được Cơ quan In ấn và Chạm khắc (thuộc Bộ Tài chính Mỹ) sản xuất năm 2000.

Hà Thu (theo Cri)

=========================

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã hoàn toàn sai lầm khi quan niệm rằng:

Bộ Tài chính Mỹ ra mắt tờ 1 USD may mắn cho năm Rắn để kỷ niệm dịp Tết âm lịch 2013 của người Trung Quốc.

Thực ra quan niệm chia thời gian theo chu k12 con giáp là của người Việt cổ từ hơn 2000 năm trước ở miền nam sông Dương tử. Về bản chất con số 8888 cũng không hề là con số may mắn. Nó chính là con số của Địa Cầu và sự ảnh hưởng của sao Thái Tuế, theo Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Tất cả những con người ham hố con số 8 và mua với giá hàng tỷ đồng tiền Việt, hoặc hàng trăm ngàn Dollar trong thời kinh tế phát triển, đều đã phá sản hoặc suy thoái theo trào lưu suy thoái hiện nay. Con số 8 chính là số của quái Cấn theo Dịch học Đông phương - biểu tượng của sự cản trở, bế tắc; nó cũng chính là độ số của sao Thái Tuế - Mộc Tinh, biểu tượng của sự nổi tiếng tranh chấp, cự cãi và tai tiếng thi phi. Sự thiếu hiểu biết sâu sắc về Lý học đã góp phần làm nên sự suy thoái ngày càng trầm trọng.

Cá nhân tôi - đề nghị Bộ Tài Chính Hoa Kỳ xác định lại rằng - Nếu chưa thể công nhận nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương huyền bí - thì cũng nên ghi nhận một cách khách quan rằng:

"Bộ Tài chính Mỹ ra mắt tờ 1 USD may mắn cho năm Rắn để kỷ niệm dịp Tết âm lịch 2013 của nền văn minh Đông phương. Đồng thời in lại với con số khác. Hy vọng sẽ giảm bớt sự suy thoái và chí ít làm kinh tế Hoa Kỳ khởi sắc vào cuối năm".

Còn nếu không thì việc in tiền với quan niệm sai lầm trện chính là dấu hiệu của sự suy thoái không có lối thoát của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2013. Ngoại trừ chính Bộ Tài Chính Hoa Kỳ có hiểu biết điều mà tôi vừa mới nói và cố tình in loại Dollar 8888 này để làm cho chính nền kinh tế toàn cầu suy thoái nhằm phục vụ lợi ích của Hoa Kthì điều đó không bàn.

Còn nếu thực sự họ quan tâm đến nền kinh tế của nước Mỹ và thế giới thì hãy chấm dứt in loại tiền này với ý tưởng sai lầm trên.

Không tin, quí vị cứ chờ xem. Không qúa tháng Ba Việt lịch năm Quí Tỵ sự khủng hoảng toàn diện trên thế giới bắt đầu.

Thiên Sứ tôi chịu trách nhiệm về lời xác định này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc theo sát chuyến thăm châu Á của Obama

Thứ ba, 20/11/2012, 13:16 GMT+7

Trung Quốc theo dõi chặt chuyến thăm đầu tiên sau tái cử của Tổng thống Obama tới một số nước Đông Nam Á, trong khi các nhà phân tích cho rằng chính Myanmar là cơ hội để hai cường quốc hợp tác.

Obama lần đầu tiên tới Campuchia

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton chân trần vãn cảnh chùa Myanmar. Ảnh: AP

Khi Tổng thống Obama cuối tuần qua đến thăm Myanmar, Campuchia và Thái Lan, Trung Quốc đã theo dõi một cách chặt chẽ những động thái mới nhất này, khi cả hai nước đều muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực.

Trung Quốc lo ngại rằng chiến lược “chuyển trọng tâm về châu Á” của Tổng thống Obama, một nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ cũ và tạo thêm các mối quan hệ mới, là một chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Myanmar là biểu hiện số một cho mối lo ngại này. Một chính phủ dân sự mới được thành lập gần đây đã tách ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, và với cuộc cải cách cấp tiến cả về kinh tế lẫn chính trị, đang phát triển quan hệ thân thiện với các nước phương Tây.

“Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc để làm bạn với các nước châu Á, tuy nhiên điều này không nhất thiết dẫn đến một trò chơi được ăn cả, ngã về không”, Liu Feitao, một chuyên gia về chính sách của Mỹ tại Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc, cơ quan có liên quan đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lập luận.

Quan điểm của ông Liu được ông Michael Green, trưởng vụ châu Á tại Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Bush, chia sẻ. "Myanmar là nơi chúng ta có thể vượt qua khái niệm về cạnh tranh chiến lược. Quan hệ Mỹ-Trung với các nước thứ ba có thể rất tốt đẹp".

Các học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ nước này vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về chính sách tái cân bằng trọng tâm an ninh về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, và Bắc Kinh vẫn chưa phát triển một chiến lược để đối phó với chính sách này.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã bày tỏ những quan điểm của mình. Thứ trường Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải viết trong một bài đăng đầu năm 2012 rằng Mỹ cần phải thuyết phục được Trung Quốc là không có khoảng cách giữa những tuyên bố chính sách của họ về Trung Quốc với những ý định thực sự của Mỹ.

Bắc Kinh lo ngại nếu các láng giềng của mình trông đợi sự hỗ trợ từ Mỹ khi tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, chẳng hạn như trường hợp Philippines.

Chia rẽ các nước?

“Có nhiều nhu cầu và kỳ vọng to lớn vào sự lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Tôi cho rằng nhu cầu đó cho đến hôm nay là chưa từng có tiền lệ”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Thomas Donilon tuần trước phát biểu tại Washington.

Đối với Bắc Kinh, những lời bình luận như vậy nghe có vẻ như là Washington đang tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn chưa quên lời nhận xét của Ngoại trưởng Clinton tại Campuchia cách đây hai năm, khi bà nói "người ta không muốn bị lệ thuộc quá mức vào một nước" để trả lời một câu hỏi về quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh.

Các chiến lược gia Trung Quốc nói rằng họ cũng lo ngại về những khía cạnh quân sự nổi bật của chiến lược chuyển trọng tâm: Bộ trưởng quốc phòng Panetta đầu năm nay tuyên bố rằng 60% lực lượng tàu hải quân của Mỹ sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương trước năm 2020; Lực lượng không quân và Hải quân của Mỹ gần đây đã công bố một khái niệm mới về “Chiến trường Không-Biển”; Tài liệu Chỉ đạo chiến lược của Lầu Năm Góc, xuất bản hồi tháng giêng, đã đưa Trung Quốc và Iran vào trung tâm lo ngại về an ninh của Mỹ; và 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ dự kiến sẽ được chuyển đến đóng căn cứ tại Australia trước năm 2016.

Chuyến thăm châu Á bốn ngày của Tổng thống Obama là dịp để ông nhấn mạnh các khía cạnh mới trong chính sách châu Á của ông. Chuyến thăm “đánh dấu một sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo của nỗ lực tái cân bằng của chúng tôi”, ông Donilon cho biết.

“Tái cân bằng của chúng tôi được xác định vượt ra ngoài khuôn khổ quốc phòng. Nó sẽ tiếp tục được xác định bằng sự can dự sâu đậm hơn về kinh tế và chính trị”, Donilon nói thêm.

Phép thử Myanmar

Posted Image

Obama và lãnh đạo phe đối lập ở Myanmar, bà Sang Suu Kyi. Ảnh: AP

Trong bối cảnh khu vực như vậy, Myanmar có thể sẽ là phép thử đầu tiên về một sự hợp tác mà cả Bắc Kinh và Washington đều nói là họ muốn có ở châu Á-Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho cả hai cường quốc giúp phát triển đất nước này.

Myanmar lần đầu tiên phát đi tín hiệu về sự tách xa với Trung Quốc bằng một quyết định năm ngoái, mang tính tượng trưng, là sẽ dừng dự án xây đập Myitsone, một dự án thủy điện khổng lồ mà Trung Quốc đầu tư trên sông Irawaddy.

Tuy nhiên những thực tế kinh tế và chính trị cho thấy “nhiều thứ sẽ vẫn không thay đổi” trong quan hệ của Myanmar với nước láng giềng rộng lớn ở phía bắc, dù chính phủ có cải thiện quan hệ với Mỹ đến chừng nào.

Scott Harold, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Rand Corporation ở Washington, nói: "Dầu và khí của Myanmar nói chung xuất đi Trung Quốc, và vai trò của Trung Quốc trong công cuộc xây dựng cảng, đường sá và đường ống sẽ không thay đổi".

"Trong bất cứ trường hợp nào thì Myanmar vẫn luôn ở sát cạnh một thị trường rất, rất lớn, một đất nước có những lợi ích kinh tế và quốc phòng quan trọng đến mức mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào của Myanmar cũng phải coi trọng", ông nói.

'Muốn cân bằng'

Myanmar "phải mở cửa cho Mỹ để có thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận", ông Liu của Viện nghiên cứu Quốc tế ở Mỹ, nhận xét. "Tuy nhiên tôi không cho rằng họ sẽ xây dựng quan hệ của mình với Washington bằng cái giá phải trả là quan hệ với Trung Quốc. Cũng giống như tất cả các nước châu Á khác, họ cũng muốn có cân bằng".

Ông Green, một cựu quan chức trong Hội đồng an ninh quốc gia, người đã đến thăm Myanmar năm ngoái, không cho rằng Myanmar sẽ "đứng vào hàng với Mỹ để kiềm chế hoặc hạn chế quyền lực của Trung Quốc".

Ông dự đoán rằng, thay vào đó, "họ sẽ sử dụng Mỹ để tăng cường và cân bằng công cuộc phát triển kinh tế của họ", thúc đầy đầu tư của Mỹ hoạt động song song với đầu tư của các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Đây là những nước đã có nhiều công ty đang cạnh tranh ký các hợp đồng kinh tế với các công ty của Trung Quốc.

“Mỹ và Trung Quốc giờ đây đang cạnh tranh ảnh hưởng. Nhưng không một nước nào muốn bị cuốn vào một cuộc đối đầu Mỹ-Trung hoặc buộc phải lựa chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng các nước sẽ cho biết một cách rất rõ ràng khi bên này hay bên kia đi quá xa”, ông Green nói thêm.

Phạm Ngọc Uyển

======================

“Mỹ và Trung Quốc giờ đây đang cạnh tranh ảnh hưởng. Nhưng không một nước nào muốn bị cuốn vào một cuộc đối đầu Mỹ-Trung hoặc buộc phải lựa chọn bên này hay bên kia. Tôi cho rằng các nước sẽ cho biết một cách rất rõ ràng khi bên này hay bên kia đi quá xa”, ông Green nói thêm.

Tạm thời bây giờ thì đúng như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị cách chức, kỷ luật Đảng nhiều lãnh đạo tỉnh

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thống nhất kết luận và giải quyết các nội dung liên quan đến kỷ luật, khiếu nại...

http://vneconomy.vn/...nh-dao-tinh.htm

Bắt đầu có sự mạnh tay của chính phủ trong các bộ máy chính trị từ trung ương đến địa phương. Xem ra đó cũng là sự tất yếu phải thanh lọc, mặc dù đã muộn. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không.

Một số Mr nổi tiếng trong giới chính trị cũng có khả năng bị nhòm ngó trong khoảng thời gian sắp tới.

Share this post


Link to post
Share on other sites
24 ngàn tiến sĩ, vẫn đốt đuốc tìm chuyên gia
20/11/2012 21:33

Posted Image - Đổi mới cơ chế tài chính để các nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu thay vì lo thanh toán đề tài là vấn đề các ĐB thảo luận nhiều nhất về dự thảo luật Khoa học - Công nghệ sửa đổi chiều 20/11.

Giải phóng nhà khoa học khỏi thủ tục buồn chán
ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) nhận định sau 10 năm kể từ khi luật KH-CN ra đời, đầu tư cho lĩnh vực này không hề ít, số lượng đề tài ngày càng tăng, nhưng so với các nước trong khu vực, trình độ KH-CN của Việt Nam vẫn thấp, vẫn thiếu những công trình, sáng chế tầm cỡ, tỉ lệ các đề tài nghiên cứu được đưa vào ứng dụng cũng khiêm tốn.
ĐB Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) thì thấy "thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học nào đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư cho các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia".

Posted Image
ĐB Phạm Xuân Thăng: Ngân sách chỉ nên tập trung đầu tư cho những đơn vị hiệu quả

Theo ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), cơ chế tài chính là vướng mắc lớn nhất vì vẫn còn cung cách bao cấp, chậm giải ngân, chưa bảo đảm sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. "Thủ tục thì quá phức tạp, nhà khoa học nhiều khi phải lách luật để được thanh toán cho các đề tài", ông Vẻ nói.
Bà Nga chia sẻ nhận định này: "Từ khi được duyệt đề tài cho đến khi cấp vốn mất mấy năm trời, nhiều nhà khoa học phải chia nhỏ đề tài để được thanh toán, trái với bản chất trung thực của khoa học, thủ tục thì phức tạp, mất thời gian, khiến họ nản lòng".
Ông Vẻ cho rằng cần một cơ chế đặc thù về tài chính cho KH-CN và phải được quy định ngay trong luật. Ông đề nghị rà soát tất cả các tổ chức nghiên cứu của nhà nước, để tập trung kinh phí từ ngân sách cho những đơn vị làm ăn có hiệu quả, thay vì cứ cấp kinh phí theo đầu đề tài như hiện nay.
Theo ông Vẻ, nên mở rộng hình thức nghiên cứu theo đơn đặt hàng và chỉ thanh toán kinh phí nếu các đề tài, công trình được đưa vào ứng dụng thực tiễn.
ĐB Phạm Xuân Thăng gọi đây là "tái cơ cấu các tổ chức KH-CN công lập". "Ngân sách chỉ nên tập trung đầu tư cho những đơn vị hiệu quả và một số lĩnh vực ưu tiên, còn lại nên để hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức KH-CN ngoài công lập", ông Thăng nói.
ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) còn đề nghị có một chỉ số tượng tự như ICOR trong lĩnh vực KH-CN để đánh giá hiệu quả của đồng vốn nhà nước ở tất cả các đơn vị nghiên cứu, không phân biệt thành phần.
Mục tiêu là để tài chính không còn là vấn đề đau đầu đối với các nhà khoa học, như ĐB Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) nói, "giải phóng các nhà khoa học khỏi những vấn đề hành chính, thủ tục buồn chán, mất thời giạn để họ tập trung nghiên cứu khoa học".

Luật hóa chức năng phản biện của nhà khoa học
Bên cạnh tài chính, vấn đề môi trường làm việc và cơ hội cống hiến cho các nhà khoa học cũng được các ĐB nêu.
ĐB Hoàng Thị Tố Nga nêu kinh nghiệm thu hút nhân tài từ nước ngoài về làm việc cho đất nước của Hàn Quốc, Trung Quốc, để cho thấy Việt Nam không những chưa có chính sách cụ thể mà còn nhiều rào cản để các nhà khoa học giỏi về nước.

Posted Image
ĐB Hoàng Thị Tố Nga: Nhiều nhà khoa học phải chia nhỏ đề tài để được thanh toán, trái với bản chất trung thực của khoa học

"Môi trường làm việc, các cơ chế khuyến khích... đều còn hạn chế khiến ta bị 'chảy máu chất xám' các nhà khoa học sang khu vực tư nhân hoặc ra nước ngoài", bà Nga nói.
Để thực sự tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến, ĐB Huỳnh Thành Đạt còn kiến nghị luật hóa chức năng phản biện xã hội của các nhà khoa học, để tạo sự đồng thuận giữa nhà khoa học và nhà quản lý.
Như phân tích của ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) thì do thiếu cơ chế, hai bên chưa gặp được nhau: các nhà KH có tính tự trọng cao, không đi xin xỏ để được phản biện, cơ quan nhà nước cũng không chủ động mời các nhà KH phản biện chính sách.
Dự thảo luật KH-CN sửa đổi sẽ còn được cho ý kiến một lần nữa trước khi biểu quyết thông qua tại kỳ họp sau.

Chung Hoàng - Ảnh: Minh Thăng
=========================
"Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Đấy là nhận định của giáo sư vin sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Ông ta nói chính xác. Nhưng cho dù đã có sự cảnh báo của một nhà khoa học hàng đầu - thì cũng sẽ không bao giờ giải quyết được vấn nạn này - Nếu như quan niệm thời Hùng Vương - cội nguồn dân tộc Việt - chỉ là một liên minh bộ lạc với người dân ở trần đóng khố vẫn lên ngôi và chân lý về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử bị phủ nhận Trước đây tôi chỉ đặt vấn đề này riêng trong ngành giáo dục. Bây giờ bao luôn cả nền khoa học. Bởi vì khoa học và giáo dục luôn có sự hỗ tương trực tiếp với nhau
Tôi cũng sẽ chđợi xem nền khoa học Việt Nam hồi sinh như thế nào, khi chân lý về cội nguồn dân tộc bị phủ nhận.
Sự xác định của tôi hoàn toàn khách quan và có mối liên hệ hợp lý với những hậu quả của nó.
Khi chân lý cội nguồn dân tộc bị phủ nhận thì làm gì có được tính hệ thống hợp lý của một nền tảng tri thức để phát triển khoa học và giáo dục cơ chứ? Không bao gi!
Nếu như đám "hầu hết" và "cộng đồng" lập luận rằng: Thiên Sứ tôi coi cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử và là cội nguồn của Lý học Đông phương là chưa có "cơ sở khoa học" - Và họ phủ nhận là đúng -
thì - họ cũng cần cho biết "cơ sở khoa học" của họ là gì khi họ nhân danh điều đó để phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt chứ nh?
Toàn giáo sư , viện sĩ cđấy chứ!
Đến đây thì các quí vị xem bài viết này chắc đã nắm được ý tưởng của tôi v
mối liên htương tác giữa phủ nhân chân lý cội nguồn Việt sử với tất cả các vấn đề liên quan trong khoa học và giáo dục. Có lẽ tôi cũng cần nói thêm rằng: "Cả nền khoa học của thế giới này cũng đang lâm vào sự bế tắc" - Bởi vì, sự phủ nhận truyền thống văn hiến Việt có sự tham gia của cả cái mà họ khoe rằng: "Quan điểm của hđược cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ".
Tôi nhắc lại để nhấn mạnh rằng:
Sẽ không thcó được shợp lý mang tính hệ thống của một nền tảng tri thức để phát triển khoa học và giáo dục, khi một bộ phân chân lý rất quan trọng trong lịch sử văn minh nhân loại bị phủ nhận.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu nghĩ, sự sai lầm của nền giáo dục nước nhà ...có lẽ chính từ Đại việt sử ký toàn thư

Với những người nghiên cứu văn hóa lịch sử thì DVSKTT là tác phẩm phải đọc để bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên một sự thật là bộ tổng tập này chứa quá nhiều mâu thuẫn, ngay lời nói đầu ông Lê Tung chủ biên theo lệnh chúa Trịnh đã công khai khẳng định là có tham khảo sử ký Tư Mã Thiên, Hoàng Minh thực lục....Trong khi đó cũng trong cuốn này cho biết do loạn lạc dưới thời Lê Tương Dực mà kinh thành sạch không, sách vở cũng không còn. Phần nhiều sử liệu cũng biến mất. Như vậy cuộc hủy diệt của giặc Minh cũng không đáng sợ bằng.

Từ đó cháu cho rằng

1. DVSKTT của ông Ngô Sỹ Liên đã không còn đừng nói đến thời nhà Trần. Tất cả những gì chúng ta đọc là sự ghi nhớ...chép lại không toàn diện của các quan sử thời Lê Trịnh trên cơ sở những thần phả, thần tích. Đặc biệt là qua những ghi chép, thu thập, soạn lại của Đại học sỹ Nguyễn Bình để hình thành nên diện mạo của bộ Sử ký này, các bác có thể thấy điều đó qua việc thần tích các làng đều ..được Nguyễn BÍnh sao soạn lại

2. Đến thời 1945 -1975. Đây là giai đoạn hỗn loạn về giáo dục...Chúng ta tiếp nhận những nhà khoa học ..đào tạo từ lò Tàu sang và gửi người sang lò tàu......Với bề dày xuyên tạc và ...tự sướng kiểu AQ, các đồng chí này đã làm méo mó lịch sử nước nhà thảm hại

- Phủ nhận giá trị thời đại Hùng Vương - nếu ông Phạm Văn Đồng không dũng cảm cho khảo cổ khu vực Phú Thọ thì ắt hẳn muôn đời chúng ta . đi ra từ Đại Hán

- Đưa nên giáo dục lịch sử từ sự nhân hòa, dũng cảm, trí tuệ thành sự phỉ báng lịch sử khi dạy cho học sinh đủ thứ tào lao nhưng hời hợt về nguốn gốc tổ tiên, bắt học sinh phải thừa nhận cả những điêu giả dối

- Lấy lịch sử TQ làm thước đo lịch sử Việt Nam. Ai có thể tin được là những triều đại có bề dày trong lịch sử lại chỉ được dạy trong một bài và...vô cùng hời hợt. Văn hóa, chiến trận, sản xuất...văn minh văn hóa người Viêt kém gì Trung Quốc vậy mà tịnh không một dòng nào biên chép. Cứ như người Việt chỉ có chiến tranh là xuất sắc nhất

Giá phải trả bây giờ đây

1. Giáo dục xuống cấp tệ hại

2. Kiểu sử ký ..đang biến thành đại bác nã thẳng vào mặt các nhà giáo dục học

3. Người Việt quay lưng với văn hóa tổ tiên.....

4. Giá trị các quan hệ xã hội tan Cho nên cháu nghĩ cải cách giáo dục gì thì cũng bắt đầu từ nghiên cứu lại lịch sử dân tộc. Cần có một ông dạng như Thủy Hoàng đốt sạch mọi tà thư để làm xã hội không còn loạn. Tống cổ lũ quan khoa học về nhà để người chân chính đảm nhiệm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lanha92 có thể nhận xét đúng về hiện tượng. Nhưng điều sai lầm ở đây là những người trong đám gọi là "hầu hết" và "cộng đồng" phủ nhận gia trị văn hóa sử truyền thống Việt, chỉ là một đám láo nháo. Mặc dù họ có thể có chuyên môn sâu về một ngành nào đó. Nhưng nó chỉ là kiến thức cục bộ, nên họ không đủ tầm để thẩm định những chân lý khi nó bị sai lệch, vùi lấp vì thăng trầm của lịch sử. Chưa nói đến việc cố tình xuyên tạc vì nhiều nguyên nhân.

Nếu Việt sử được vinh danh, thì chắc tôi cũng không để họ về đuổi gà. Nhưng họ cần phải có tư duy để tiếp thu những phương pháp nghiên cứu mới.

Theo cháu nghĩ, sự sai lầm của nền giáo dục nước nhà ...có lẽ chính từ Đại việt sử ký toàn thư

Với những người nghiên cứu văn hóa lịch sử thì DVSKTT là tác phẩm phải đọc để bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên một sự thật là bộ tổng tập này chứa quá nhiều mâu thuẫn, ngay lời nói đầu ông Lê Tung chủ biên theo lệnh chúa Trịnh đã công khai khẳng định là có tham khảo sử ký Tư Mã Thiên, Hoàng Minh thực lục....Trong khi đó cũng trong cuốn này cho biết do loạn lạc dưới thời Lê Tương Dực mà kinh thành sạch không, sách vở cũng không còn. Phần nhiều sử liệu cũng biến mất. Như vậy cuộc hủy diệt của giặc Minh cũng không đáng sợ bằng.

Từ đó cháu cho rằng

1. DVSKTT của ông Ngô Sỹ Liên đã không còn đừng nói đến thời nhà Trần. Tất cả những gì chúng ta đọc là sự ghi nhớ...chép lại không toàn diện của các quan sử thời Lê Trịnh trên cơ sở những thần phả, thần tích. Đặc biệt là qua những ghi chép, thu thập, soạn lại của Đại học sỹ Nguyễn Bình để hình thành nên diện mạo của bộ Sử ký này, các bác có thể thấy điều đó qua việc thần tích các làng đều ..được Nguyễn BÍnh sao soạn lại

2. Đến thời 1945 -1975. Đây là giai đoạn hỗn loạn về giáo dục...Chúng ta tiếp nhận những nhà khoa học ..đào tạo từ lò Tàu sang và gửi người sang lò tàu......Với bề dày xuyên tạc và ...tự sướng kiểu AQ, các đồng chí này đã làm méo mó lịch sử nước nhà thảm hại

- Phủ nhận giá trị thời đại Hùng Vương - nếu ông Phạm Văn Đồng không dũng cảm cho khảo cổ khu vực Phú Thọ thì ắt hẳn muôn đời chúng ta . đi ra từ Đại Hán

- Đưa nên giáo dục lịch sử từ sự nhân hòa, dũng cảm, trí tuệ thành sự phỉ báng lịch sử khi dạy cho học sinh đủ thứ tào lao nhưng hời hợt về nguốn gốc tổ tiên, bắt học sinh phải thừa nhận cả những điêu giả dối

- Lấy lịch sử TQ làm thước đo lịch sử Việt Nam. Ai có thể tin được là những triều đại có bề dày trong lịch sử lại chỉ được dạy trong một bài và...vô cùng hời hợt. Văn hóa, chiến trận, sản xuất...văn minh văn hóa người Viêt kém gì Trung Quốc vậy mà tịnh không một dòng nào biên chép. Cứ như người Việt chỉ có chiến tranh là xuất sắc nhất

Giá phải trả bây giờ đây

1. Giáo dục xuống cấp tệ hại

2. Kiểu sử ký ..đang biến thành đại bác nã thẳng vào mặt các nhà giáo dục học

3. Người Việt quay lưng với văn hóa tổ tiên.....

4. Giá trị các quan hệ xã hội tan Cho nên cháu nghĩ cải cách giáo dục gì thì cũng bắt đầu từ nghiên cứu lại lịch sử dân tộc. Cần có một ông dạng như Thủy Hoàng đốt sạch mọi tà thư để làm xã hội không còn loạn. Tống cổ lũ quan khoa học về nhà để người chân chính đảm nhiệm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ tiên ta thâm thúy lắm bác Thiên Sử ạ

Cháu nhớ có chuyện sứ ta sang Tàu, một viên quan hỏi sao AN Nam có độc cái thành Thăng Long còn lại phủ huyện thì chẳng có thành ốc nào, xứ Tàu thì huyện nhỏ thành nhỏ, huyện to thành to, các phủ có khi còn to lớn vĩ đại như kinh đô

Sứ ta kiêu hãnh nói: Thành lũy An Nam nằm ở người dân thế là quan nước bạn chắp tay khâm phục

tTừ đó cho thấy văn hóa Việt nằm ở người dân. các tri thức khoa học, giáo dục, chiến tranh cũng ở ruộng đồng. Nhưng khoa học Việt Nam hiện tại mới lơ lửng đã chối ngay nguồn gốc ấy, chê bai dè bỉu nào là văn hóa tiểu nông, nào quê mùa lạc hậu, theo đít trâu, chậm tiến mặc dù khoa học ra cũng từng mặc áo rách, theo đít trâu mấy chục năm trước

Sinh thái xanh mà thê giới đang quay lại là về với thiên nhiên, không thèm chơi hóa chất hay máy móc tối tân

Còn ta?///

Cổ vũ cơ giới hóa nông nghiệp, hóa chất hóa đồng ruộng---- thế này gọi là sinh thái

Nhập văn hóa nước khác về, dè bỉu cha ông là lạc hậu trong khi hiểu về tổ tiên?/ bằng số O

Thuê chuyên ra về thẩm định văn hóa VN mà mấy ông chuyên rả đó là người..Cao Ly, người Nhật Bổn hiểu gì về văn hóa VN. Cái tệ hại là UNESCO VN do mấy ông bà đóng khố lãnh đạo nên toàn làm trò hề.....Thú thật cháu nhìn chùa chiền, đình đền nào dính phải tài trợ sửa sang là chán hẳn

Tâm hồn người Việt bay bổng, thê nên đời sau sửa đình, sửa chùa không phá đời trước mà thêm thắt cho lãng mạn. Còn ngày nay thì phá đi xây lại kiểu đình Tàu, chùa Tàu....thành ra nhìn vào oai nghiêm mà không phải của ta

Giá bác Lãn Miên hay bác Hoàng Nt mà làm công tác văn hóa, cháu nghĩ Viêt Nam chẳng chịu cảnh ..văn hóa củ chuối ngày nay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 1)

Thứ Ba, 20/11/2012 - 16:05

Sẽ là rất lịch sự nếu dùng những từ đại loại “đối tác” hay “đối thủ” mà không phải là kẻ thù để chỉ mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Và nếu xem Trung Quốc là kẻ thù, Mỹ đang đối mặt với một kẻ thù hắc ám và kỳ lạ chưa từng có trong lịch sử cổ kim, một kẻ thù không hoàn toàn nằm ở chiến tuyến đối lập thật sự như với Liên Xô trước đây mà lại “bị” gắn kết bởi những lợi ích song phương gần như không thể tách rời. Điều đó cũng đúng với phía Trung Quốc.

Làm thế nào để “diệt” nhau trong bối cảnh quan hệ phức tạp như vậy?

Kỳ 1: Lịch sử một chuyện tình

Từ kẻ thù không đội trời chung

Lịch sử đã cho thấy một khi lợi ích chính trị bị đe dọa thật sự, người ta vẫn có thể hy sinh quyền lợi kinh tế và sẵn sàng dùng nắm đấm phân biệt hơn thua. Trước Thế chiến thứ nhất, Anh và Đức là hai đối tác thương mại chính của nhau. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến giới chính trị chóp bu London xem sức mạnh đang lên của Đức là mối đe dọa cho vị trí đế quốc thực dân của họ cũng như sự ổn định chính trị châu Âu nói riêng về lâu dài.

Và dù quan hệ mậu dịch gắn kết với Anh vẫn tăng đều, Đức vẫn đi đến kết luận rằng Anh đang tìm cách khống chế, cố tình ngăn cản và “trù dập” sự lớn mạnh của họ. Thế là bất chấp quyền lợi kinh tế song phương, quan hệ chính trị hai nước xấu dần rồi cuối cùng dẫn đến chiến tranh. Trường hợp Anh - Đức đã cho thấy sự lệ thuộc kinh tế song phương chưa chắc là yếu tố giúp củng cố tình bạn thêm bền vững mà thậm chí chính nó lại là nguyên nhân chủ yếu cho những bất ổn, mâu thuẫn và xung đột.

Posted Image

Nixon trong chuyến công du lịch sử đến Trung Quốc

Điều này đang xảy ra trong mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc, khi mà Trung Quốc không chỉ ngoi lên như một cường quốc kinh tế mà còn là một sức mạnh quân sự đe dọa quyền lợi Mỹ - đúng như dự báo của Tổng thống Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909) cách đây hơn 100 năm, khi cho rằng: “Lịch sử tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi vị trí của chúng ta ở Thái Bình Dương đối mặt với Trung Quốc hơn là vị trí của chúng ta ở Đại Tây Dương trực diện với châu Âu”.

Cho nên, điều mà cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, vốn là người thân Trung Quốc, một “tình nhân vĩ đại” trong lịch sử quan hệ Washington - Bắc Kinh, kết luận trong quyển On China (phát hành 2011) của mình - về việc nên tạo một “cộng đồng Thái Bình Dương” trong đó Mỹ, Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực đều cùng sống chung và phát triển trong hòa bình - chỉ là một ảo tưởng phi thực tế chính trị, ngây ngô đến mức ngớ ngẩn! Trong chính trị thế giới, làm gì có chuyện “ăn cùng mâm, ngủ cùng giường” với những đối thủ đang lăm le đe dọa sức mạnh lẫn quyền lợi mình!

Trung Quốc và Mỹ vốn chẳng bao giờ thật tâm với nhau. Chính kiến là một chuyện (tư bản và cộng sản). Tranh giành ảnh hưởng mới là vấn đề chính. Thời Chiến tranh lạnh, hai nước xem nhau như mặt trăng với mặt trời. Năm 1954, tại Hội nghị hòa đàm Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã thẳng thừng từ chối bắt tay người đồng cấp Chu Ân Lai và thậm chí ra lệnh tất cả thành viên Mỹ phó hội Geneva phải “phớt lờ mọi lúc về sự có mặt và tồn tại của phái đoàn Trung Quốc”. Cùng với chính sách cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao, Mỹ cũng thiết lập một mạng lưới đồng minh và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

Đến giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, Washington đã ký thỏa ước Hợp tác quốc phòng với Úc và New Zealand (1951), Philippines (1951), Nam Hàn (1953); thắt chặt quan hệ với Đài Loan (1954) và cả cựu thù Nhật (1951). Mỹ còn thành lập nhiều tổ chức quân sự trong đó có Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Tây Âu, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO; Philippines, Thái Lan, Pakistan…), Tổ chức Hiệp ước trung tâm (CENTO; Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Pakistan…). Đến trước Thế chiến thứ hai, Philippines đã trở thành căn cứ vững mạnh Mỹ ở Thái Bình Dương, nối với chuỗi đảo thuộc quản lý Mỹ (Guam, Wake, Midway)… Từ năm 1950, Washington cũng áp đặt lệnh cấm vận toàn diện đối với Trung Quốc…

Đến một chuyện tình “cưỡng hôn”!

Có lẽ Trung Quốc chẳng bao giờ có cơ hội “ngóc đầu” lên được nếu không xảy ra hai yếu tố thời cuộc, khiến chính sách Washington đối với Bắc Kinh thay đổi 180o. Thứ nhất, đó là sự đe dọa của Liên Xô, và thứ hai là cuộc chiến Việt Nam. Trong bối cảnh bế tắc của cuộc chiến Việt Nam và đồng thời cần một đối trọng để cân bằng quyền lực với Liên Xô, Mỹ bắt đầu chơi trò “mèo mả, gà đồng” với Trung Quốc. Đến đầu thập niên 70, “bè lũ” Kissinger đã áp dụng một chính sách tiếp cận Trung Quốc hoàn toàn khác. Mục tiêu của Mỹ không còn làm suy yếu mà ngược lại phải làm cho Trung Quốc mạnh! Cụ thể nhất là việc hỗ trợ cho lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) bằng nhiều loại vũ khí hiện đại, đủ sức để Trung Quốc đương đầu nếu nước này xảy ra chiến tranh với Liên Xô.

Posted Image

Henry Kissinger - một “người bạn tốt” lâu năm của Trung Quốc

Tuy nhiên, trong khi Tổng thống Richard Nixon và cố vấn An ninh quốc gia Kissinger muốn tăng tốc kế hoạch viện trợ quân sự cho Trung Quốc, Quốc hội Mỹ vẫn tỏ ý lo ngại và tìm cách ngăn chặn, với niềm tin rằng Bắc Kinh là một đối tác bất khả tín. Tuy nhiên, Nixon, rồi người kế nhiệm Gerald Ford, vẫn thuyết phục được Quốc hội, dù mức độ viện trợ không được như phác thảo ban đầu. Trong số thiết bị - phương tiện viện trợ cho Trung Quốc lúc đó, có hệ thống bắt tín hiệu truyền hình vệ tinh, 10 chiếc Boeing 707 và hai máy tính tốc độ cao. Đến năm 1975, Kissinger (lúc này là ngoại trưởng) còn kêu gọi xóa một số hạn chế xuất khẩu được áp dụng thời Chiến tranh lạnh, trong đó có việc bán động cơ phản lực Rolls-Royce (Anh sản xuất) cho Trung Quốc. Song song, Mỹ và Trung Quốc cũng thiết lập các chương trình tập trận, huấn luyện quân sự và thậm chí soạn thảo kịch bản tác chiến…

Dù vậy, Mỹ rất cân nhắc chính sách viện trợ quân sự cho Trung Quốc, phần vì bản chất của “cuộc tình” Washington - Bắc Kinh thực chất chỉ là mối tình tạm bợ, một cuộc tình vì “cưỡng hôn” mà có, vì thời cuộc xoay vần mà ra. Phần nữa, Mỹ không dám ào ạt viện trợ quân sự cho Trung Quốc bởi lo ngại Liên Xô có khả năng phản ứng mạnh và chơi đòn phủ đầu bằng cách bất ngờ tấn công Trung Quốc, dẫn đến nguy cơ một cuộc đại chiến thế giới lần ba. Trong thực tế, đã có vài tín hiệu cho thấy Liên Xô sẵn sàng dập Trung Quốc, không phải đánh bằng một chiến dịch quân sự thông thường mà là đập cho nát ngướu! Hè 1969, khi xung đột biên giới Trung Quốc và Liên Xô căng thẳng, tại một bữa ăn trưa ở nhà hàng “Beef and Bird” ở trung tâm Washington, một viên chức ngoại giao cấp trung Liên Xô đã nói với người đồng cấp Mỹ rằng Moscow đã lên kế hoạch “cực kỳ nghiêm túc” việc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Trung Quốc.

Vài tuần sau tại Teheran, một tùy viên không quân Liên Xô cũng nói với một sĩ quan Mỹ rằng, Liên Xô “sẽ không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt Trung Quốc” nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối biên giới Liên Xô. Năm 1973, một lần nữa, Liên Xô lại đề cập khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân Trung Quốc. Phản ứng, Kissinger - trong chuyến kinh lý Bắc Kinh cuối năm 1973 - nói với Chu Ân Lai rằng, trong trường hợp Moscow tuyên chiến với “người anh em” Trung Quốc, Mỹ “có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp thiết bị và các dịch vụ khác” (nhưng không nêu cụ thể là những gì), đồng thời giúp Trung Quốc giảm thiểu khả năng thiệt hại bằng cách cung cấp thông tin tình báo cảnh báo sớm. Điều này chỉ có thể thực hiện một khi thiết lập đường dây nóng “giữa các vệ tinh của chúng ta để chúng tôi có thể thông báo cho các bạn chỉ trong vài phút”…

Posted Image

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ chính thức ngày 1/1/1979 sau nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao suốt thập niên 70 (trong ảnh là Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du Mỹ gặp Tổng thống Jimmy Carter ngày 31/1/1979)

Giữa thập niên 70, Mỹ bắt đầu giảm bớt liều lượng nhiệt tình trong quan hệ với Trung Quốc. Cuộc chiến Việt Nam đã ngả ngũ và mối đe dọa hạt nhân Liên Xô cũng không còn. Hơn nữa, quan điểm nổi trội trong chính trường Mỹ vẫn là sự áp đảo của phe chính trị truyền thống với chính sách không thân thiện với một nước cộng sản như Trung Quốc. Phần mình, Bắc Kinh cũng chẳng thấy vui gì khi Washington thắt chặt bang giao với mình, một mặt, vẫn đi lại và bênh vực Đài Loan. Trong thực tế, cả hai đều nhìn thấy rõ bản chất của mối quan hệ: Trung Quốc cần dựa hơi Mỹ để chống Liên Xô, trong khi Washington cần vuốt ve Trung Quốc để lấy nó làm đối trọng trong những cuộc mặc cả chính trị với Moscow. Tuy nhiên, tháng 12/1979, khi quân đội Liên Xô tấn công Afghanistan, quan hệ chiến lược Washington - Bắc Kinh lại được đẩy lên một “tầm cao” mới.

Trong chuyến công du Bắc Kinh tháng 1/1980, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown đề xuất loạt trao đổi giữa các viên chức quốc phòng cấp cao hai nước, ở một mức độ “chưa từng có trước nay”. Tổng thống Jimmy Carter tuyên bố ông sẽ chuẩn y các giấy phép xuất khẩu cho những mặt hàng liên quan kỹ thuật kép (dùng cho dân sự lẫn quân sự) và lần đầu tiên cũng chuẩn y phi vụ bán các hệ thống quân sự không giết người, như radar, vận tải cơ, trực thăng và phần cứng viễn thông. Tuy nhiên, Carter vẫn còn đủ tỉnh táo và thận trọng không đồng ý bán vũ khí tấn công, bất chấp sự bày tỏ quan tâm từ Bắc Kinh...

Chính sách thân thiện của Washington đối với Bắc Kinh, dù ẩn sâu bên trong vẫn tồn tại nhiều nghi kỵ và dè chừng, đã khiến dư luận Mỹ thời điểm đó bớt nhìn Trung Quốc bằng cặp mắt tiêu cực. Trong suốt thập niên 70, chỉ khoảng 1/3 người được hỏi trong các cuộc thăm dò tại Mỹ là bày tỏ cái nhìn tích cực dành cho Trung Quốc trong khi 2/3 hoặc hơn nói chung tỏ ra nghi ngại Trung Quốc. Đến thập niên 1980, những kết quả thăm dò bắt đầu cho thấy ngược lại. Trong cuộc thăm dò tháng 2-1989, tỉ lệ người Mỹ “khoái” Trung Quốc đã lên đến 73%!

(Xem tiếp kỳ sau)

Ngọc Trí Petrotimes

=====================

đúng như dự báo của Tổng thống Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909) cách đây hơn 100 năm, khi cho rằng: “Lịch sử tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi vị trí của chúng ta ở Thái Bình Dương đối mặt với Trung Quốc hơn là vị trí của chúng ta ở Đại Tây Dương trực diện với châu Âu”.

Thật là một nhà chính trị thiên tài. Bởi vì ông là một chính khách chứ không phải nhà tiên tri.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay