Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

 

Con đường xây dựng và triết lý giáo dục của Nhật Bản

Nguyễn Quốc Vương

06:09 26/08/16

(GDVN) - Triết lý giáo dục Nhật Bản đã được luật hóa và trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục.

 

 

LTS: Quý vị đang theo dõi bài viết thứ hai của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương (giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử, Đại học Kanazawa - Nhật Bản) bàn luận về triết lý giáo dục

Tác giả dẫn ra nhiều luận điểm để độc giả thấy rõ rằng quá trình xây dựng và phát triển triết lý giáo dục Nhật Bản diễn ra như thế nào mới có thể tạo nên một nền giáo dục có nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ như hiện nay. 

Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Triết lý giáo dục từ thời Minh Trị đến năm 1945

Nền giáo dục cận-hiện đại của Nhật Bản được xây dựng ở cấp độ quốc gia bắt đầu từ thời Minh Trị khi Nhật Bản có nhu cầu cận đại hóa đất nước theo mô hình của phương Tây để chống lại chính áp lực của phương Tây đang ngày một mạnh. 

Ban đầu những chính sách cải cách giáo dục của Chính phủ Minh Trị chỉ diễn ra lẻ tẻ và không có ảnh hưởng trên toàn quốc do chính phủ mới chưa thực sự kiểm soát được tình hình đất nước. 

Cuộc cải cách giáo dục từ trên xuống của chính quyền Minh Trị chính thức triển khai đại quy mô từ ngày 5 tháng 9 năm 1972 khi “Học chế” - văn bản xác định việc tổ chức hệ thống giáo dục của Nhật Bản được công bố. 

Trước đó một ngày, Viện Thái chính cũng ra bản bố cáo số 21 về giáo dục mà người Nhật quen gọi là “Mệnh lệnh về sự khuyến học”.

 

NQV.jpg

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

 

Nhìn vào nội dung của những văn bản này và những diễn biến trong thực tế của giáo dục ở cả khu vực giáo dục công do nhà nước vận hành và giáo dục tư do các trí thức Tây học thức thời tiến hành, có thể thấy triết lý cơ bản của giáo dục Nhật khi đó là hướng đến xây dựng một nước Nhật Bản “phú quốc cường binh” với một quốc dân có trí tuệ và tinh thần độc lập. 

Hình ảnh những con người có tinh thần tự lập, có chí tiến thủ, biết nhìn ra thế giới để sửa đổi nước Nhật theo hướng văn minh, giúp nước Nhật thoát khỏi nguy cơ bị cai trị được cả Chính phủ và giới trí thức đồng cảm. 

Bởi thế, nền giáo dục trong khoảng 10 năm đầu thời Minh Trị được gọi là nền giáo dục khai sáng quốc dân và thực nghiệp. 

Mặc dù vậy, trong suốt từ thời Minh Trị cho đến năm 1945, thuật ngữ “Triết lý giáo dục” hầu như không được trực tiếp nhắc đến trong các văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục. 

Đến năm 1890 (năm Minh Trị thứ 23), “Sắc chỉ giáo dục” của Thiên Hoàng Minh Trị được ban bố. 

Văn bản dù chỉ dài chưa đầy 20 dòng này đã thay đổi toàn bộ triết lý giáo dục của nước Nhật từ “khai sáng quốc dân” sang triết lý xây dựng một quốc gia do thiên hoàng đứng đầu và cai trị vĩnh viễn dựa trên nền giáo dục tạo ra các “thần dân” “trung quân ái quốc” có đạo đức phù hợp với các quy phạm của Nho giáo như: trung, hiếu, phụng sự quốc gia….. 

Triết lý giáo dục này phù hợp và dựa trên tinh thần cơ bản của Hiến Pháp Đại đế quốc Nhật Bản được ban hành trước đó (11/12/1889). Bản Hiến pháp này xác định rõ hình hài của “Đại đế quốc của Nhật Bản”. 

 

 

Ở đó, “Đại đế quốc Nhật Bản đời đời do Thiên hoàng cai trị” (điều 1) và “Thiên hoàng là thánh thần nên không ai được xâm phạm” (điều 3). 

“Sắc chỉ giáo dục” đã có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tư tưởng-tinh thần của toàn bộ quốc dân Nhật Bản suốt gần 60 năm và nó chỉ bị Quốc hội Nhật Bản bãi bỏ vào ngày 19 tháng 6 năm 1948. Đó cũng là thời gian 3 năm sau khi Nhật Bản bại trận và 2 năm sau khi Hiến pháp hòa bình được công bố. 

Nhiều học giả Nhật cho rằng, chính “Sắc chỉ giáo dục” là một trong những thứ đã làm cho nước Nhật sa lầy vào con đường chiến tranh và làm “tha hóa quốc dân”. 

Sau khi Hiến Pháp đại đế quốc Nhật Bản và “Sắc chỉ giáo dục” được ban bố, Nhà nước đã can thiệp ngày càng mạnh vào giáo dục kể cả nội dung giáo dục. Những sách vở có tinh thần khai sáng bị cấm, bị loại bỏ ra khỏi trường học. 

Khi đó, chính Fukuzawa Yukichi - một trí thức nổi tiếng đương thời, người truyền bá và cổ vũ không mệt mỏi tinh thần tự lập của quốc dân và là tác giả của nhiều cuốn sách được sử dụng trong các trường học như là sách giáo khoa đã phải sửng sốt kêu lên: 

Năm Minh Trị thứ 14-15, Chính phủ thật kì lạ lại đề xướng việc đưa Nho giáo vào giáo dục. 

Bộ Giáo dục dưới cái tên kiểm định sách đọc trong trường học đã cho thu thập tất cả các sách viết, dịch trong xã hội lại, triệu tập các chức dịch của Bộ thẩm định để quyết định xem cho phép hay không cho phép dùng các cuốn sách đó. 

Đồng thời còn kêu gọi, yêu cầu biên soạn các sách đọc về Nho, Lão vốn đã lỗi thời và trong bối cảnh như thể trào lưu phục cổ đang hồi sinh trong thế giới văn minh, các cuốn sách do Fukuzawa biên soạn vốn được dùng làm sách đọc trong trường học bị coi là hữu hại vô lợi và chỉ một bộ phận là qua kiểm định. Điều đó thật kì quặc” [1].

Từ khoảng thời gian đó trở đi, giáo dục công của Nhật ngày càng dấn sâu vào con đường quan liêu hóa và phát xít hóa trong khi giáo dục tư nhân vừa phải gánh chịu sự hạn chế, đàn áp của Nhà nước, vừa đảm đương vai trò quan trọng trong các phong trào giáo dục sôi nổi. 

Triết lý giáo dục ở Nhật Bản từ sau 1945 đến nay

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Mĩ. 

Trong hoàn cảnh bị chiếm đóng và chịu tác động trực tiếp của các chính sách chiếm đóng, công cuộc cải cách để dân chủ hóa và tái thiết nước Nhật được cấp tập tiến hành. Trong đó, cải cách giáo dục có vai trò quan trọng. 

Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, thuật ngữ “triết lý giáo dục” xuất hiện tường minh trong các văn bản luật pháp liên quan đến giáo dục. 

Có thể thấy triết lý giáo dục hiện đại của Nhật Bản đã thể hiện rõ trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 và các bộ Luật liên quan đến giáo dục được công bố trong năm 1947, tạo ra hành lang pháp lý cho cải cách giáo dục như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học, Luật về tổ chức và quyền hạn của Bộ giáo dục, Luật về Ủy ban giáo dục địa phương…

Trong Hiến pháp Nhật Bản 1946 mặc dù có Điều 19 (Tự do tư tưởng và tự do lương tâm là bất khả xâm phạm), Điều 23 (Tự do học thuật được đảm bảo), Điều 26 (quy định về bình đẳng giáo dục và giáo dục nghĩa vụ) đề cập tới giáo dục nhưng nó không trực tiếp nhắc đến cụm từ “triết lý giáo dục. 

Tuy nhiên, toàn bộ Hiến pháp này đã phác thảo nên thành tố thứ nhất của triết lý giáo dục là “hình ảnh xã hội tương lai” cần xây dựng. 

Đó là xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người”. Đây cũng được coi là ba nguyên lý nền tảng của Hiến pháp mà bất cứ một người Nhật nào cũng phải học từ tiểu học. 

Thành tố thứ nhất được quy định bởi văn bản pháp quy có hiệu lực cao nhất, thiêng liêng nhất do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội định ra này. 

Thành tố thứ hai của triết lý giáo dục-tức là mục tiêu giáo dục hay “hình ảnh con người mơ ước”, những người kiến tạo và bảo vệ xã hội tương lai đã được đề ra và diễn giải ở các bộ Luật về giáo dục mà tiêu biểu nhất là Luật giáo dục cơ bản (bộ Luật được ban hành năm 1947 và sửa đổi năm 2006). 

 

 

Trước hết, triết lý giáo dục được thể hiện khái quát ở phần “Lời nói đầu” của bộ Luật:

 

Quốc dân Nhật Bản chúng ta mong ước sẽ làm phát triển thêm quốc gia văn hóa và dân chủ được xây dựng nên từ nỗ lực không ngừng đồng thời góp phần cống hiến cho hòa bình thế giới và nâng cao phúc lợi nhân loại.

Để thực hiện lý tưởng này, chúng ta sẽ xúc tiến nền giáo dục coi trọng sự tôn nghiêm cá nhân, truy tìm chính nghĩa và chân lý, tôn trọng tinh thần công cộng, nhắm tới giáo dục con người có tính sáng tạo và tính người phong phú, kế thừa truyền thống và sáng tạo nên văn hóa mới.

Ở đây, chúng ta dựa trên tinh thần của Hiến pháp Nhật Bản để chế định nên bộ luật này nhằm xác lập nền tảng của giáo dục tiến tới chấn hưng và mở ra tương lai của đất nước.”

Tiếp đó, chương đầu tiên của bộ luật được đặt tên là “Mục đích và triết lý giáo dục”. 

Xin được trích đầy đủ những điều quan trọng có liên quan trực tiếp đến triết lý giáo dục trong trong chương này: 

Chương I. Mục đích và triết lý giáo dục

 

Mục đích:

Điều 1. Giáo dục phải nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ.

Mục tiêu giáo dục:

Điều 2. Giáo dục để thực hiện mục đích nói trên phải tôn trọng tự do học thuật đồng thời phải đạt cho được những mục tiêu sau:

a. Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh.

b. Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động.

c. Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội một cách chủ thể dựa trên tinh thần công cộng.

d.  Có thái độ  tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

e. Có thái độ tôn trọng truyền thống và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế.”

Như vậy có thể thấy rõ, thành tố thứ hai là “hình ảnh con người mơ ước” đã được xác định rất rõ ràng.

Đó là những con người “khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội-quốc gia hòa bình và dân chủ”. 

Tức là hiểu một cách ngắn gọn hình ảnh con người mơ ước ở đây là người CÔNG DÂN của xã hội dân chủ, hòa bình. Hình ảnh này là sự đối lập hoàn toàn so với hình ảnh con người “thần dân” trung thành với lý tưởng của Thiên hoàng và đại đế quốc Nhật Bản trước đó. 

 

Các điều tiếp theo bộ Luật cũng nói rõ hơn về “triết lý học tập suốt đời” và bình đẳng giáo dục, giáo dục nghĩa vụ, giáo dục gia đình, giáo dục trường học, nghĩa vụ của nhà nước và gia đình, các tổ chức xã hội….

Đây là những điều kiện để đảm bảo thực hiện cho được triết lý giáo dục trên cũng như ngăn ngừa sự can thiệp và “cai trị bất chính” đối với các hoạt động giáo dục. 

Triết lý giáo dục được luật hóa đó đã trở thành nơi hội tụ sự đồng thuận của quốc dân Nhật và những người làm giáo dục. 

Vì thế cho dù có nhiều trường phái giáo dục, nhiều mô hình trường học và cả một hệ thống trường học tư thục khổng lồ, giáo dục Nhật Bản vẫn đảm bảo tính thống nhất khi tất cả những hoạt động giáo dục đều hướng tới và tuân thủ triết lý giáo dục nêu trên. 

Trên thực tế từng ngôi trường ở Nhật cho dù là trường đại học hay trường mầm non đều xây dựng và công bố rộng rãi triết lý giáo dục của riêng mình. 

Triết lý giáo dục cụ thể này vừa dựa trên triết lý giáo dục nói chung đã được luật hóa vừa có những đặc sắc, đặc trưng riêng phản ánh lý tưởng của ngôi trường ấy. 

Trong khóa trình giáo dục, môn Xã hội (Nghiên cứu xã hội) và sau này là nhiều môn học khác phân nhánh từ đó như: Kinh tế-chính trị, Công dân, Luân lý, Xã hội hiện đại, Địa lý, Lịch sử đảm nhận vai trò trung tâm trong việc thực thi triết lý giáo dục. 

Trong các môn học này, các nhà giáo dục khi nhắc đến thành tố “hình ảnh con người mơ ước” của triết lý giáo dục thường dùng các thuật ngữ như “người làm chủ” hay “người nắm chủ quyền”. 

Với cơ chế phân quyền hành chính giáo dục cho các địa phương và thực hiện kiểm định sách giáo khoa (công nhận sự tồn tại của nhiều bộ sách giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn, phát hành và quyền tự do lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương và các trường), Nhật Bản đã đảm bảo cho các thực tiễn giáo dục do giáo viên tiến hành ở các địa phương phát triển mạnh mẽ. 

Mỗi một thực tiễn giáo dục của giáo viên đều là kết quả có tính chủ thể đậm nét bởi vì ở đó giáo viên đã chủ động lựa chọn, cơ cấu nên nội dung giáo dục cũng như các hoạt động tổ chức học tập riêng phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường và học sinh. 

Khi đó, triết lý giáo dục được luật hóa ở trên sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá những thực tiễn ấy. 

Khi nhìn vào lịch sử giáo dục Nhật Bản, người ta sẽ thấy một đặc điểm: ở những thời điểm cần cải cách giáo dục để tạo ra sự thay đổi lớn lao cho đất nước, đổi mới triết lý giáo dục phải được coi như là tiền đề của cải cách. 

Ở trường hợp đó, thực chất cải cách giáo dục sẽ là một cuộc cách mạng xã hội trong hòa bình. 

Bản thân giáo dục Nhật Bản hiện tại, mặc dù được đánh giá cao từ các nước châu Á khác vốn đã từng có hoàn cảnh lịch sử giống như Nhật Bản, cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: bắt nạt học đường, trẻ em cự tuyệt đến trường, suy giảm học lực… 

Tuy nhiên, có thể thấy sự khủng hoảng này của giáo dục Nhật Bản hiện tại là sự khủng hoảng ở trên phía “ngọn”. Giáo dục Nhật Bản trong 70 năm qua đã có một nền tảng tốt được xây dựng khá vững chắc. 

Vì thế, ở Nhật Bản khi tranh luận về cải cách giáo dục, rất hiếm khi có những ý kiến đòi thay đổi triết lý giáo dục đã được đề ra sau năm 1945. 

Với họ, triết lý giáo dục mang trong mình những giá trị nhân văn phổ quát ấy là thứ đã làm nên giá trị của nước Nhật hiện đại và cần phải được bảo vệ. 

Suy ngẫm về triết lý giáo dục của Việt Nam 

Khi suy ngẫm về triết lý giáo dục nói riêng và giáo dục nói chung của Việt Nam, Nhật Bản sẽ là một tham khảo tương đối hữu ích. 

Nếu nhìn bằng con mắt lạc quan thì cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây là một tín hiệu đáng mừng. 

 

 

Sau nhiều thập kỉ, cuối cùng Bộ Giáo dục và đào tạo, các học giả và những người quan tâm đến giáo dục cũng đã truy tìm các vấn đề của giáo dục ở nơi phát sinh thay vì chạy tới chạy lui tìm “thuốc” trị các “triệu chứng”. 

Vấn đề khẩn thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là xác định cho được một triết lý mới, phù hợp cho giáo dục Việt Nam. Điều đó không khó vì nhiều nước trên thế giới đã làm và làm từ rất lâu trước đó. 

Vấn đề khó khăn nhất là người Việt mà trước hết là những người có trách nhiệm có đủ dũng cảm để biến vấn đề dễ dàng ấy thành hiện thực hay không. 

Cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay phải là cuộc cải cách nhằm giải quyết những vấn đề có tính chất cơ bản bắt đầu từ triết lý giáo dục. 

Trong cuộc cải cách đó nếu như triết lý giáo dục được ý thức rõ, được minh định rõ ràng thì cho dù cải cách giáo dục có tiến triển chậm do vấp phải “di sản” từ quá khứ, ít nhất nó cũng nhận được sự đồng thuận từ đông đảo người dân và giới học giả, cũng như không tạo ra sự rối loạn ở hiện trường giáo dục. 

Ngược lại khi triết lý giáo dục mập mờ hoặc sai lầm, việc tiến hành cải cách giáo dục với quy mô lớn với áp lực mạnh từ hệ thống chính trị sẽ càng làm cho những vấn đề vốn đã tồn tại trong một thời gian dài trở nên thêm trầm trọng. 

Một khi bị bủa vây trong những vấn đề đó, mọi trí lực, thời gian của những người làm giáo dục cũng như của người học sẽ bị phân tán và lãng phí. Kết cục cuối cùng sẽ là sự tụt hậu và rời xa các giá trị văn minh của cả dân tộc.

Tài liệu tham khảo: 

[1] Ozaki Mugen, Nguyễn Quốc Vương dịch, Văn Ngọc Thành hiệu đính, Cải cách giáo dục Nhật Bản, NXB Từ điển bách khoa và Thaihabooks, 2014,tr. 44.

Nguyễn Quốc Vương
======================
Xong rồi đấy. Lão sẽ có vài lời bình lựng. Nhưng nói trước nha: Lão không thấy "Triết lý giáo dục" của Nhựt Bủn, sau khi xem bài viết này. Bi wờ lão đi làm lại mấy cuốn sách cũ của lão đã. Khi nào qưỡn lão sẽ chỉ ra cái sai trong phương pháp luận của tác giả khi nói về "Triết lý giáo dục". Hình như họ không hiểu "triết lý giáo dục" là gì?!
Đúng là toàn: "Dở hơi, nhưng biết bơi". Cũng nên đợi xem lão viết cái gì. Đừng ném đá vội.

 

 

 

"TRIẾT LÝ GIÁO DỤC" LÀ GÌ?

Lão Gàn không biết trước đó ai đã đưa ra khái niệm này. Nhưng với lão thì nó bắt đầu từ giáo sư Hoàng Tụy. Lão ủng hộ ngay cái nhìn của Gs về sự cần thiết của "Triết lý giáo dục". Nhưng nội hàm đích thực của "Triết lý giáo dục" là gì thì chưa thấy Gs Hoàng Tụy định nghĩa. Đương nhiên khi lão vỗ tay ủng hộ quan niệm của Gs Hoàng Tụy thì ít nhất, lão Gàn bát sách này phải hiểu "Triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão. Lão không phải thành phần trong tập hợp "quần chúng nông nổi" vỗ tay ủng hộ me sừ Xuân Tóc Đỏ.

Qua bài viết của tác giả trên, lão xác định rằng:

Họ chẳng hiểu gì về "Triết lý giáo dục".

"Triết lý giáo dục" là một thuật ngữ mà nội hàm của nó bao trùm, cho tất cả sự nghiệp giáo dục của cả một nền văn minh. Cho nên nó có tính bao hàm chung. Bởi vậy, không thể có khái niệm "Triết lý giáo dục" Nhật Bản, "Triết lý giáo dục" Hoa Kỳ; "Triết lý giáo dục" Urugoay....vv... Với cách đặt vấn đề "triết lý giáo dục Nhật Bản" trong bài viết trên, tự nó đã xác định tính cục bộ về phương pháp và mục đích giáo dục của riêng xã hội Nhật Bản. Cho nên tự thân nó không thể hiện nội hàm "triết lý giáo dục" nói chung. Bởi vì, một khi đưa khái niệm:  "triết lý giáo dục Nhật Bản", thì mặc nhiên sẽ phải có "Triết lý giáo dục Hoa Kỳ"...vv... Vậy triết lý giáo dục nào đúng?! Do đó, trong bài viết trên của tác giả, không thể dùng khái niệm "Triết lý giáo dục Nhật Bản" được. Mà phải nói là "mô hình giáo dục Nhật Bản". Cho nên, lão thấy toàn "chém gió đập ruồi" là vậy.

Khái niệm "triết lý giáo dục" theo cách hiểu của lão Gàn không đơn giản như vậy.

Phân tích nghĩa đen từ "triết lý" bao hàm:

1/ "Triết" làm cho nhỏ ra, tách rời ra và không giới hạn. Nghĩa bóng là một qúa trình đi tìm bản thể cấu thành của mọi hiện tượng. Nó là một phương pháp tư duy để tiếp cận bản chất mọi hiện tượng. Cân bằng với triết học là khoa học với phương pháp tiếp cận bản chất của sự kiện bằng phương tiện khoa học. Đây là điểm liên thông giữa khoa học và triết học.

2/ "Lý" là sự tổng hợp những nhận thức về bản chất của hiện tượng và tổng hợp thành một phương pháp mô tả thì gọi là "Lý" của hiện tượng đó. "Lý học" là một danh từ mô tả môn học về phương pháp tổng hợp phản ánh mọi sự vận đông và tương tác của mọi thực tại trong vũ trụ.

Bởi vậy, khái niệm "Triết lý giáo dục" là đi tìm bản chất và xác định nguyên lý căn bản của sự nghiệp giáo dục nói chung của cả nền văn minh. Từ "triết lý giáo dục" này, mới - tùy hoàn cảnh quốc gia, dân tộc tạo dựng nên mô hình giáo dục thích hợp.

Khi Gs Hoàng Tụy đưa ra khái niệm "Triết lý giáo dục", không thấy ai ý kiến, ý cò gì. Nên lão cứ tưởng ai cũng hiểu cả rùi. Nhưng đến nay - trừ giáo sư Hoàng Tụy, chưa thấy có ý kiến - lão mới thấy toàn "chém gió, đập ruồi" cả.

Nhưng nội hàm của "Triết lý giáo dục" là gì? Hãy tìm điều này trong văn hóa truyền thống Việt với lịch sử văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

Ấy là lão gợi ý zdậy. Còn lão chưa qưỡn để mô tả điều này.

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triết lý giáo dục, đích đến là ta muốn đào tạo ra con người như thế nào?

TS.Nguyễn Khánh Trung

07:26 03/09/16

(GDVN) - Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục nghĩa là tìm đáp án cho câu hỏi muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào?

LTS: Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học.

Vậy thử hỏi, mẫu người mà Việt Nam muốn đào tạo chuẩn là như thế nào trong khi “triết lý giáo dục” nước ta vẫn đang là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. 
Hôm nay, trong kỳ đầu về chủ đề “triết lý giáo dục”, TS.Nguyễn Khánh Trung hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), TP.Hồ Chí Minh đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về khái niệm “triết lý giáo dục”.
 
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Triết lý và giáo dục

Nói đến khái niệm “triết lý giáo dục” là nói tới triết và giáo dục.
Triết gia là những chuyên gia làm việc, suy tư trên các ý tưởng, các khái niệm. Họ phân tích, xếp loại, truy vấn hay tạo ra các khái niệm mới dựa trên cơ sở lý tính, sự chặt chẽ của phép logic. 
Triết học là mẹ của các khoa học vì khoa học nào cũng cần sự chặt chẽ, biện chứng, lý tính và tinh thần truy vấn. Giáo dục cũng là khoa học, ngành có đối tượng là con người nên lại càng cần sự soi sáng của triết học.
Như vậy, khái niệm “triết lý giáo dục” ám chỉ những suy tư, những truy vấn mang tính triết lý trên mọi khía cạnh của giáo dục, là việc “đặt vấn đề trên tất cả những gì chúng ta biết và chúng ta tin trong giáo dục” (Reboul, 1989, tr.13). 

 

triet_ly.jpg

Hiểu về "triết lý giáo dục" sao cho đúng? (Ảnh chưa rõ tên tác giả)

 

Định nghĩa này của Olivier Reboul nhấn mạnh đến ba chiều kích:
Tính toàn bộ: nghĩa là không có khía cạnh nào trong giáo dục thoát ra khỏi sự truy vấn của triết học.
Tính triệt để: sự truy vấn phải đi tới cùng, tới nguồn cội, không thể có chuyện bàn đến cách giảng dạy thế nào mà không đặt câu hỏi trên các mục tiêu của việc giảng dạy đó là gì. 
Tính thực tế cuộc sống: sự truy vấn không chỉ dừng lại ở những tri thức, nội dung được giảng dạy, mà còn trên sản phẩm được đào tạo, liệu học sinh sau khi ra trường sẽ thế nào trong sự tương quan với xã hội và thế giới công việc?
Chính vì vậy, “triết lý giáo dục” là một đề tài rộng lớn, trong phạm vi bài viết này tôi xin chỉ nói đến “mục tiêu giáo dục phổ thông”, vấn đề mà các học giả Việt Nam hay bàn tới. 
Tôi cho rằng, đây là khâu trọng yếu nhất, nó chi phối, định hướng các phần còn lại trong quy trình tổ chức giảng dạy của một hệ thống giáo dục.

Về mục tiêu giáo dục phổ thông

Khi bàn về mục tiêu của một hệ thống giáo dục, chúng ta có thể đặt những câu hỏi như sau:

Thứ nhất, hệ thống giáo dục đó muốn đào tạo ra mẫu người học sinh lý tưởng sau khi tốt nghiệp phổ thông thế nào? 

Mẫu người lý tưởng này cần phải sở đắc các loại hình tri thức, kỹ năng, các giá trị nào? 

Hai câu hỏi này liên quan đến nội dung toàn bộ chương trình đào tạo, cũng như định hướng nội dung trong các môn học cụ thể.

 

triet_ly.jpg

Người thầy 60 năm đứng lớp suy nghĩ về triết lý giáo dục

(GDVN) - Đã đến lúc ngành giáo dục cần phải xem xét để xác định lại một cách căn cơ triết lý giáo dục và nội dung giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

 

Thứ hai, tại sao lại là mẫu hình học sinh lý tưởng đó? Để để kiến tạo nên xã hội tương lai thời của các em thế nào? 

Hai câu hỏi này liên quan đến mô hình tổ chức xã hội, kinh tế, chính trị, đến lý tưởng mà xã hội theo đuổi. 

Tôi lấy ví dụ, xã hội chủ nghĩa thì định nghĩa mẫu người đó theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, và mong muốn đào tạo “con người xã hội chủ nghĩa” sẽ khác so với xã hội dân chủ lại mong đào tạo con người có thể sống và làm việc trong xã hội đa nguyên, biết tôn trọng sự khác biệt,… 

Thứ ba, quan niệm của các actor trong hệ thống giáo dục (lãnh đạo giáo dục, hiệu trưởng, giáo viên) về con người, về bản chất của trẻ nhỏ, những cá nhân được giáo dục thế nào? 

Câu hỏi này liên quan đến hình thức tổ chức giảng dạy, phương pháp sư phạm, phương pháp đánh giá... 

Chẳng hạn, nếu xem trẻ nhỏ là những cá nhân, những “tờ giấy trắng” thụ động, thì sẽ dễ dẫn đến giáo dục kiểu áp đặt một chiều theo ý người lớn. 

Còn khi xem trẻ là những actor chủ động, có khả năng góp phần tham gia vào quá trình giáo dục như xác tín của Maria Montessori, thì phương pháp giáo dục sẽ dân chủ hơn, trẻ sẽ được tôn trọng hơn. 

Mỗi câu hỏi nêu trên là những đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập dưới nhiều tiếp cận khác nhau, nó đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều khâu và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ, các câu hỏi trên nên được nghiên cứu, tranh luận một cách kỹ lưỡng nhằm rút ra những lý luận mang tính triết lý, làm nền tảng chắc chắn cho hệ thống giáo dục, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 

Trong kỳ 2, tôi sẽ nói đến cách mà người Pháp định nghĩa về mẫu hình học sinh lý tưởng sau khi học xong bậc phổ thông như thế nào. 

Còn nữa…

TS.Nguyễn Khánh Trung
==========================
Có lẽ không cần phải xem tiếp. Lão đây kết luận luôn: Tác giả chẳng hiểu "triết lý giáo dục" là gì!
Giáo dục là một khái niệm có phạm trù bao trùm tất cả những phương pháp và mô hình giáo dục của con người, trong suốt chiều dài của nền văn minh. Ở đây, tác giả hiểu với một ý nghĩa rất cục bộ. Thảo nào! Mãi không lớn nổi.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

DNA: Mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa

 

Những khám phá về DNA chính là cái gót chân Achilles của thuyết tiến hóa, theo Tiến sĩ Stephen Meyer. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang gióng lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và các lý thuyết tiến hóa hóa học”.

 

Đó là một trích đoạn từ bài báo “DNA, mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa” của Mario Seiglie. Dưới đây là bản dịch của PVHg’s Home, hân hạnh giới thiệu với độc giả.

Đây là bài viết thứ 5 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

 

shutterstock_121238329_Organic-Science-t

Tính phức tạp của thông tin của DNA chứng tỏ tiến hóa là điều bất khả. (Ảnh: Shutterstock)

—***—

Năm 1953, James Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN).

Việc khám phá ra cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA đã mở cửa cho các nhà khoa học lao vào nghiên cứu mật mã được cài đặt trong đó. Đến nay, hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khám phá đầu tiên, mật mã của DNA đã được giải, mặc dù còn nhiều phần vẫn chưa hiểu rõ.

Những gì đã được khám phá chứa đựng những gợi ý sâu xa đối với thuyết tiến hóa của Darwin – lý thuyết được dạy tại các trường học trên khắp thế giới, trong đó nói rằng mọi thực thể sống đã tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên.

 

Những phát hiện đáng kinh ngạc về DNA

Khi các nhà khoa học bắt đầu giải mã phân tử DNA của người, họ tìm thấy một sự thật hết sức bất ngờ – một ngôn ngữ tinh tế bao gồm 3 tỷ chữ cái thuộc hệ di truyền. Tiến sĩ Stephen Meyer, giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa tại Viện Discovery ở Seattle, Washington, nói: “Một trong những khám phá phi thường nhất của thế kỷ 20 là: DNA quả thật có chứa đựng thông tin – những chỉ dẫn chi tiết để lắp ráp proteins – dưới dạng một mã số bốn chữ cái” [1].

Khó mà đo lường chính xác số lượng thông tin trong DNA của người, nhưng ước lượng nó tương đương với 12 bộ bách khoa toàn thư Britannica, gồm 384 cuốn sách dầy cộp lấp đầy 15m giá sách trong thư viện!

Nhưng kích thước thực tế của vật chất chứa đựng chúng lại nhỏ xíu – tất cả chỉ chứa trong 2 phần triệu milimét chiều dày – và theo nhà sinh học phân tử Michael Denton, một thìa café DNA có thể chứa toàn bộ thông tin cần thiết để tạo ra proteins của tất cả các loài sinh vật có mặt trên trái đất từ trước tới nay, và vẫn còn đủ chỗ để chứa toàn bộ thông tin trong mọi cuốn sách đã được viết.

Vậy ai hoặc cái gì có thể làm cái công việc vĩ đại là thu nhỏ kích thước của vật chất chứa đựng khối lượng thông tin khổng lồ như thế, rồi đặt số lượng khổng lồ các “chữ cái” đó vào trong một chuỗi thích hợp của chúng như một cẩm nang chỉ dẫn di truyền? Liệu sự tiến hóa liên tục dần dần từng tí một như Darwin nói có thể tạo ra một hệ thống kỳ diệu như thế không?

 

DNA chứa đựng ngôn ngữ di truyền

Trước hết hãy xem xét một số đặc điểm của “ngôn ngữ” di truyền. Để một hệ thống tín hiệu được gọi là một ngôn ngữ, nó phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: có một hệ chữ cái hoặc mã + có một cách đánh vần chính xác + có một ngữ pháp (một cách sắp xếp thích hợp của từ ngữ) + có ý nghĩa (ngữ nghĩa) + và có mục đích, có dụng ý.

Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng mã di truyền có tất cả các điều kiện trên. Tiến sĩ Stephen Meyer giải thích: “Khu vực mã hóa của DNA có những tính chất thích đáng giống y như mã hoặc ngôn ngữ computer”.

Ngoài mã của DNA, chỉ có duy nhất một loại mã khác được coi là ngôn ngữ thực sự, đó là ngôn ngữ của con người. Mặc dù loài chó biết sủa khi chúng nhận thấy nguy hiểm, loài ong vo ve để báo cho nhau biết một nguồn thức ăn, loài cá voi phát ra âm thanh… đó là vài thí dụ về sự thông tin liên lạc của các loài khác, nhưng không có loài nào có đủ các điều kiện của một ngôn ngữ thực sự. Những thông tin ấy chỉ được xem như những tín hiệu liên lạc bậc thấp.

Những dạng thông tin liên lạc bậc cao chỉ bao gồm ngôn ngữ của con người + ngôn ngữ nhân tạo (ngôn ngữ computer, tín hiệu Morse…) + và mã di truyền. Ngoài ra không tìm thấy một hệ thông tin liên lạc nào khác thỏa mãn những đặc trưng cơ bản của một ngôn ngữ đích thực.

 

 

Vậy, bất kể thời gian kéo dài chừng nào, bất kể bao nhiêu biến dị và chọn lọc tự nhiên diễn ra đi nữa, một thứ phức tạp như DNA có thể nào được chế tạo ra một cách ngẫu nhiên thông qua tiến hóa không?

Ngôn ngữ của DNA không phải là phân tử DNA

Những nghiên cứu hiện nay trong lý thuyết thông tin đã đi đến một số kết luận làm ngỡ ngàng, rằng thông tin không thể xem như một dạng vật chất hoặc năng lượng. Vật chất và năng lượng chuyển tải thông tin, nhưng chúng không phải là bản thân thông tin.

Chẳng hạn cuốn sách Iliad của Homer chứa đựng thông tin, nhưng phải chăng nó chính là thông tin mà nó chứa đựng? Không, vật chất làm nên quyển sách (giấy + mực + keo dính) chứa đựng nội dung của quyển sách, nhưng chúng chỉ là những phương tiện chuyển tải nội dung đó.

Nguyên lý tương tự cũng tìm thấy trong mã di truyền. Phân tử DNA chuyên chở ngôn ngữ di truyền, nhưng bản thân ngôn ngữ ấy độc lập với vật chất chuyên chở nó. Thông tin di truyền ấy có thể được viết trong một cuốn sách, hoặc chứa trong một đĩa compact hoặc được gửi qua internet, nhưng nội dung của bản thông điệp không thay đổi bởi phương tiện chuyển tải nó.

Nhà sinh học George Williams giải thích: “Gene là một gói thông tin, thay vì một vật thể. Một mô hình của những cặp ba-zơ trong một phân tử DNA chỉ rõ một gene. Còn phân tử DNA chỉ là môi trường chuyên chở chứ không phải là bản thông điệp mà nó chuyên chở”.

 

Thông tin phải được tạo ra bởi một nguồn trí tuệ thông minh

Hơn nữa, dạng thông tin bậc cao trong DNA chỉ có thể bắt nguồn từ một nguồn trí tuệ thông minh.

Như nhà nghiên cứu biện giải Lee Strobel giải thích: “Dữ liệu tại phần cốt lõi của sự sống không hỗn độn, mà được sắp xếp trật tự ngăn nắp như những tinh thể muối, nhưng mức độ phức tạp của nó và thông tin nó chứa đựng cho phép nó có thể hoàn tất một nhiệm vụ phi thường – xây dựng những cỗ máy sinh học vượt xa khả năng công nghệ của con người”.

 

dna-the-knell-for-evolution-2.jpgChú thích ảnh trên: Khoa học vừa khám phá ra một mã thứ hai ẩn bên trong DNA đóng vai trò chỉ dẫn các tế bào kiểm tra các gene. Lâu nay hệ mã này bị che đậy vì một ngôn ngữ này được viết đè lên ngôn ngữ kia. Khoa học biết rằng mã di truyền sử dụng một bảng chữ cái có 64 chữ cái được gọi là các codon (mỗi codon là một bộ ba nucleotide liên tiếp trên gene). Một số codon có thể mang hai ý nghĩa – ý nghĩa thứ nhất liên quan đến việc lắp ráp protein, ý nghĩa thứ hai liên quan đến việc kiểm tra gene.

 

Qua đó có thể thấy mã DNA được thiết kế bởi một nhà thiết kế siêu thông minh, rất hiếm có biến dị, và nếu biến dị thì tế bào chế tạo ra sẽ hỏng, bệnh hoạn, chứ không phải là một tế bào mới cao cấp hơn. Nói cách khác, không có sự tiến hóa thông qua biến dị và chọn lọc tự nhiên. Thuyết tiến hóa là sai lầm, vì nó không biết gì về DNA.

Ngôn ngữ di truyền này có độ chính xác rất cao – lỗi trung bình chỉ ở mức 1 phần 10 tỷ chữ cái. Nếu một lỗi xảy ra trong một trong những phần quan trọng nhất của mã nằm trong các gene, thì nó sẽ gây ra một căn bệnh chẳng hạn như bệnh anemia (một bệnh giảm hemoglobin trong hồng cầu)… Trong khi đó, những thợ đánh máy thông minh và giỏi nhất thế giới cũng không thể đạt được trình độ chỉ mắc một lỗi trong 10 tỷ chữ cái – còn xa con người mới đạt tới độ chính xác như thế.

 

Vì thế niềm tin cho rằng mã di truyền có thể tiến hóa dần dần từng tí một theo kiểu của Darwin là không phù hợp với các quy luật tự nhiên đã biết về vật chất và năng lượng. Thật vậy, khoa học không hề tìm thấy bất kỳ một thí dụ nào về một hệ thông tin bên trong tế bào tiến hóa dần dần từng tí một để trở thành một hệ thông tin khác.

Michael Behe, một nhà sinh hóa tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, giải thích rằng thông tin di truyền đóng vai trò chủ yếu là một cẩm nang hướng dẫn. Ông viết:

“Hãy xem xét một bản liệt kê từng bước hướng dẫn di truyền. Một biến dị là một thay đổi trong một dòng lệnh trong số các dòng lệnh. Chẳng hạn, thay vì nói “lấy một quả hạch 1/4 inch”, một biến dị có thể nói nhầm là “lấy một quả hạch 3/8 inch”. Hoặc thay vì nói “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc tròn”, một biến dị có thể nói nhầm là “đặt một cái chốt tròn vào cái hốc vuông”,… Cái mà một biến dị không thể làm là thay đổi toàn bộ các lệnh trong một bước, tức là không thể cung cấp các lệnh để tạo ra một chiếc máy fax thay vì cái radio” (trích Darwin’s Black Box, 1996, trang 41).

Do đó chúng ta có trong mã di truyền một cẩm nang hướng dẫn vô cùng phức tạp đã được thiết kế một cách tinh vi bởi một nguồn trí tuệ thông minh cao hơn con người rất nhiều.

Ngay cả một trong những người khám phá ra mã di truyền vừa mới qua đời là Francis Crick, sau nhiều thập kỷ làm việc giải mã, đã thừa nhận rằng:

 

life-itself_f-crick.jpg

 

Thuyết tiến hóa thất bại không trả lời được

Bất chấp những nỗ lực của tất cả các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ qua, khoa học vẫn không sao chế tạo ra được một sợi tóc của con người. Và sẽ còn khó khăn đến thế nào nếu muốn chế tạo ra toàn bộ một con người gồm khoảng 100 ngàn tỷ tế bào.

Đến nay, các nhà tiến hóa theo Darwin cố gắng chống lại những người phê phán họ bằng những nỗ lực giải thích tính phức tạp của sự sống. Nhưng hiện nay họ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Làm thế nào mà những thông tin chính xác và giàu ý nghĩa lại có thể được tạo ra bởi biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? Cả hai cơ chế này (biến dị ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên) đều không chứa đựng cơ chế thông minh, một đòi hỏi tất yếu phải có để tạo ra thông tin phức tạp như đã tìm thấy trong mã di truyền.

Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được dạy trong hầu hết các trường học như thể đó là chân lý. Nhưng nó ngày càng bị nhiều nhà khoa học nhận ra là một lý thuyết sai lầm. Một nhà khoa học vốn vô thần là Patrick Glynn nói: “25 năm gần đây, một người có lý trí nếu cân nhắc những bằng chứng thuần túy khoa học về vấn đề này, có lẽ sẽ phải giảm sút sự nghi ngờ đối với Đấng Sáng tạo. Tình hình không còn như thế nữa. Những dữ liệu cụ thể hiện nay hướng tới giả thuyết về sự sáng tạo của Chúa một cách rõ ràng. Đó là lời giải đơn giản nhất và rõ ràng nhất…”

 

Chất lượng của thông tin di truyền là như nhau ở các loài

Thuyết tiến hóa nói rằng thông qua những biến di ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên, sinh vật tiến hóa. Tuy nhiên tiến hóa có nghĩa là biến đổi dần dần từng tí một những đặc tính xác định của sinh vật đến khi nó trở thành một loài khác, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách biến đổi thông tin di truyền.

Vậy chúng ta thấy điều gì về mã di truyền? Dù là một con vi khuẩn tầm thường hay một cái cây hay một con người, chất lượng cơ bản của thông tin di truyền đều có độ chính xác như nhau. Mã di truyền của vi khuẩn ngắn hơn, nhưng chất lượng thông tin di truyền của nó cũng chính xác và tinh tế như của con người. Thông tin di truyền của vi khuẩn hay tảo hay con người trước hết đều phải đạt được yêu cầu của một ngôn ngữ bậc cao – có hệ chữ cái, ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Theo Micheal Denton, nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Anh-Úc, mỗi tế bào với thông tin di truyền, từ vi khuẩn tới con người, chứa đựng “những ngôn ngữ không tự nhiên mà có, cùng với hệ thống giải mã chúng, những ngân hàng bộ nhớ để cất giữ thông tin và những hệ thống kiểm tra và sửa lỗi tinh vi đóng vai trò điều khiển việc tự động lắp ráp các bộ phận và các thành phần, những cơ cấu đọc-sửa và tránh lỗi được sử dụng cho việc kiểm tra chất lượng thông tin, các quá trình lắp ráp liên quan tới nguyên lý đúc sẵn các bộ phận và xây dựng các mô-đun… và một khả năng vượt trội so với bất kỳ cỗ máy móc tiên tiến nhất nào của con người, sao cho có khả năng nhân bản toàn bộ cấu trúc của nó bên trong vật chất chỉ trong vài giờ đồng hồ”.

 

 

Một lần nữa các nhà tiến hóa lại im lặng. Thậm chí họ không đưa ra được một giả thuyết nào để giải thích điều này. Lee Strobel viết: “DNA dài 1m8 cuộn bên trong một tế bào trong số một trăm ngàn tỷ tế bào của cơ thể chúng ta chứa đựng một bảng chữ cái gồm bốn ký tự hóa học cho phép đọc các chỉ dẫn lắp ráp chính xác đối với toàn bộ các protein tạo ra cơ thể chúng ta… Không hề có một giả thuyết nào được nêu lên để giải thích làm thế nào mà thông tin được cài đặt vào trong vật chất sinh học bằng các phương tiện ‘tự nhiên’”.

Werner Gitt, giáo sư về các hệ thông tin, nói một cách ngắn gọn: “Sai lầm cơ bản của toàn bộ các quan điểm của thuyết tiến hóa là ở vấn đề nguồn gốc của thông tin nằm trong các thực thể sống. Chưa bao giờ chúng ta có thể thấy một hệ mã và thông tin có ý nghĩa có thể bắt nguồn từ chính bản thân nó (thông qua vật chất)… Các định lý của khoa học thông tin tiên đoán rằng điều đó không bao giờ có thể xảy ra. Do đó một lý thuyết thuần túy vật chất về nguồn gốc sự sống sẽ bị bác bỏ”.

Mã số 4 chữ cái của DNA là tối ưu cho lưu trữ và sao chép

Bên cạnh toàn bộ bằng chứng chúng ta đã trưng ra đối với sự thiết kế thông minh của thông tin trong DNA, còn có một sự thật đáng kinh ngạc nữa – số lượng lý tưởng của các chữ cái di truyền trong mã DNA để cất giữ và phiên dịch.

Hơn nữa, cơ chế sao chép của DNA, để đáp ứng hiệu quả tối đa, đòi hỏi số chữ cái trong mỗi từ là một số chẵn. Với tất cả các tổ hợp toán học có thể có, số lượng lý tưởng để cất giữ và sao chép đã được tính toán cho bốn chữ cái.

Đây đúng là cái đã được tìm thấy trong các gene của mọi sinh vật trên trái đất – một mã số bốn chữ cái. Như Werner Gitt phát biểu: “Theo quan điểm công nghệ, hệ mã hóa được sử dụng cho sinh vật là tối ưu. Sự thật này củng cố quan điểm đây là một thiết kế có mục đích rõ ràng, thay vì một sự may rủi ngẫu nhiên”.

Sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần

Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.

>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?

Giáo sư Behe viết: “Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản. Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay truyền hình hoặc máy móc xe cộ. Khoa học đã đạt được những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.

Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.

 

Tiến sĩ Meyer kết luận: “Tôi tin rằng lời chứng của khoa học xác nhận tư tưởng hữu thần. Trong khi luôn luôn sẽ có những điểm căng thăng hoặc xung đột chưa ngã ngũ, sự phát triển chủ yếu trong khoa học trong năm thập kỷ qua đã và đang hướng mạnh về phía hữu thần”.

Dean Kenyon, một giáo sư sinh học, phát biểu: “Lĩnh vực mới mẻ này về di truyền phân tử là nơi chúng ta thấy phần lớn bằng chứng ép buộc phải tin rằng có sự thiết kế trên Trái Đất”.

Ngay mới đây, một trong những nhà khoa học vô thần nổi tiếng, giáo sư Antony Flew, đã thừa nhận ông không thể giải thích làm thế nào mà DNA có thể được tạo ra và phát triển thông qua tiến hóa. Hiện nay ông chấp nhận sự cần thiết của một nguồn trí tuệ thông minh dính líu tới việc tạo ra mã DNA. Ông nói: “Những gì tôi nghĩ về sự hình thành DNA chỉ ra rằng trí thông minh ắt phải liên quan tới việc tập hợp những nguyên tố đa dạng phi thường này lại với nhau”.

http://trithucvn.net/khoa-hoc/dna-mat-ma-nho-xiu-dang-lat-do-thuyet-tien-hoa.html

 

Đáng nhẽ ra đề tài này phải đưa vào topic "Lý học và khoa học hiện đại". nhưng tôi còn mệt mỏi quá, nên tư duy không mấy linh hoạt. Tôi xác định rằng: "Thuyết tiến hóa hoàn toàn chính xác".

Sự xác định này nhân danh tri thức cỉa nền văn minh Đông phương , có cội nguồn văn hiến Việt. Tôi xác định rằng: Tất cả những vấn đề đặt ra trong bài viết này là những yếu tố cần được tiếp tục giải quyết, chứ không phải yếu tố phản biện thuyết tiến hóa.

Tất cả vũ trụ này đang tiến hóa, ngay cả tác giả bài viết này. Ông ta đã phát triển từ một quả trứng với một con tinh trùng và trở thành nhà khoa học.

Trước đây, các nhà khoa học cũng không ít người ầm ĩ về thuyết Bất Định. Và họ cho rằng không thể có một quy luật cho sự vận động của vũ trụ. Và rằng nhận thức của con người với vũ trụ là Bất khả tri, bởi cái thuyết Bất Định này. Tôi cũng phản đối nhiệt liệt. Đơn giản thôi: Thuyết Bất Định mà đúng và là chân lý thì toàn bộ những tri thức của nền văn minh Đông phương sụp đổ. Thiên Sứ sai. Xin lỗi! Điếu có chuyện đó.

Bởi vì, tri thức của nền văn minh Đông phương hình thành trên nền tảng của từ nhận thức sự vận đông và tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Nó giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến mọi hành vi của con người - đến từng chi tiết - với khả năng tiên tri. Bởi vậy, thuyết Bất Định phải sai. May quá! Thiên Sứ đúng. Điếu mựa! Các nhà khoa học đầu bảng xác định rằng: Thuyết Bất Định chỉ là một giai đoan nhận thức, điếu phải một lý thuyết khoa học. Xong.

Đến bây giờ một số nhà khoa học lại nhảy chồm chồm lên về thuyết Tiến hóa sai. Đúng là vớ vẩn thật. Xin lỗi! Tôi điếu thấy một luận cứ nào trong bài viết trên đủ sức lật đổ thuyết tiến hóa. Cấu trúc của ADN (Tôi quen viết vậy. thông cảm nha) dù có tinh vi đến mấy - như hiện nay , hoặc hơn thế nữa - thì nó cũng chỉ củng cố cho thuyết Di truyền. Và hoàn toàn không phải luận cứ phản biện thuyết Tiến hóa sai. Nó chỉ là hiện tượng đặt vần đề cần bổ sung của Thuyết Tiến hóa - (tức là cần tìm ra cơ chế tiến hóa để bổ sung cho học thuyết Tiến hóa) - và không phải luận cứ bác bỏ thuyết Tiến hóa. Theo những nguyện lý của thuyết ADNH - có cội nguồn văn hiến Việt, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử, trải gần 5000 năm văn hiến - thì Tiến hóa và Di truyền chỉ là hai mặt của một vấn đề: "Tồn tại và phát triển".

Ngay cả lịch sử cái nền văn minh này cũng đã và đang trải qua những chặng tiến hóa. Cả cái vũ trụ này cũng trải qua một lịch sử tiến hóa.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

"Tàu ngầm ông Trân" làm được điều "vượt sức tưởng tượng"?

29/07/2015 11:32
Hạ Nam
 
 

Đại tá Bùi Sỹ Tạo, nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân cho rằng, tốc độ 50 hải lý/h như ông Trân nói về chiếc tàu ngầm của mình là “vượt sức tưởng tượng”.

 

can-canh-tau-ngam-cua-ong-phan-boi-tran-

Khi nói về chiếc tàu ngầm của mình, một trong những điều mà ông Phan Bội Trân tâm đắc nhất là vỏ tàu được làm bằng composite, một loại vật liệu mà theo ông là có rất nhiều ưu điểm: Rẻ tiền, trong suốt với radar, và nhẹ (giúp tàu đạt tới tốc độ 50 hải lý/h)

 

Nhưng liệu điều đó có gây ấn tượng với các chuyên gia kỹ thuật quân sự Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu qua cuộc trao đổi của chúng tôi với Đại tá Bùi Sỹ Tạo – Nguyên Trưởng phòng Vỏ tàu thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân.

PV: Thưa Đại tá, thời gian qua, dư luận khá quan tâm đến việc ông Phan Bội Trân chế tạo một chiếc tàu ngầm mini với vỏ tàu bằng composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh, cũng như việc ông khẳng định quyết tâm chế tạo tàu ngầm hoàn toàn với điều kiện Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng, quyết tâm chế tạo tàu ngầm mini với loại vỏ đặc biệt như thế?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Tôi rất ấn tượng với ý tưởng sử dụng những nguyên vật liệu do Việt Nam có thể sản xuất để tạo ra một chiếc tàu ngầm 100% “Made in Vietnam” của anh Phan Bội Trân.

Tôi được biết, bên Pháp, anh Trân có tham gia vào chương trình chế tạo tàu ngầm mini cho Trung Quốc với khả năng xuống đến độ sâu hơn 5km để có thể cắm cờ dưới lòng biển.

Để tàu ngầm lặn được, nổi được, an toàn cho người thủy thủ thì phải qua rất nhiều khâu thiết kế với các cơ quan thiết kế riêng. Hiện nay, ở Việt Nam, mới chỉ có Viện Kỹ thuật Hải quân làm việc này và Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm chế tạo tàu ngầm.

Tôi cũng được biết, anh Trân có tài liệu về tàu ngầm của Pháp. Nhưng tôi nghĩ rằng, vẫn còn cần nhiều tài liệu nữa thì mới đủ thông tin để chế tạo một chiếc tàu ngầm hiện đại và tất nhiên, các tài liệu này mình phải bỏ tiền ra để mua bản quyền.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, nếu anh Trân làm chiếc tàu ngầm thế hệ thứ hai thì phải có nhiều người tham gia để có thể phát huy được nhiều điểm tốt từ ý tưởng của anh ấy, đặc biệt là khâu thiết kế và kiểm tra của đăng kiểm về thiết kế và vật liệu.

PV: Thưa Đại tá, ông nhận định như thế nào về việc ông Phan Bội Trân quyết định sử dụng vật liệu composite nền nhựa, cốt sợi thủy tinh? Có ý kiến cho rằng vật liệu nhựa thì khó có thể bền trong môi trường nước biển?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Vật liệu composite chịu được nước biển. Sắt và nhôm bền nhất là do các lớp oxit bảo vệ. Nhưng nếu bị rách lớp oxit, kim loại đó rất dễ bị phá hủy trong môi trường nước biển.

Composite khắc phục được những điểm yếu của kim loại sắt và nhôm, chịu được mặn. Độ bền cũng được.

Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu composite trong đó có loại composite sandwich (có 3 lớp, lớp cốt vật liệu được kẹp giữa 2 lớp) mà tôi đã sử dụng để chế tạo xuồng Hải quân CQ.

Tuy nhiên, tôi được biết, chiếc tàu ngầm của anh Trân mới chỉ được thử nghiệm trong bể, không có vấn đề gì. Còn ở biển, vì sóng 4 phương, 8 hướng nên còn phải tính toán nhiều hơn để có thể chịu được sóng biển cũng như những dòng nước, độ sâu…

 

tau-ngam-ong-tran-lam-duoc-dieu-vuot-suc

Vỏ tàu ngầm Yết Kiêu được làm bằng vật liệu composite.

 

PV: Chiếc tàu ngầm của ông Phan Bội Trân chưa thể đưa vào chiến đấu bởi còn thiếu nhiều thứ và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng thưa Đại tá, đó hẳn là một sản phẩm thú vị không chỉ với giới quân sự…?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Chiếc tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân có thể dùng cho Hải quân đào tạo thủy thủ và tập luyện trong thực tế. Thứ hai là nó có thể được sử dụng để kiểm tra các chân giàn khoan hoặc phục vụ cho ngành du lịch lặn biển.

Còn vấn đề như nhiều người lo ngại khi không mấy người dám lặn thử thì tôi cho rằng đó là do nhiều người nghĩ chiếc tàu ngầm đó không có bản thiết kế và chưa có cơ quan đăng kiểm kiểm tra chất lượng mà chỉ dựa trên kinh nghiệm chế tạo.

Và có lẽ đó là điểm yếu lớn nhất về mặt thiết kế của chiếc tàu ngầm mini đầu tiên mà anh Trân chế tạo.

PV: Còn về khả năng lặn sâu của tàu ngầm mini, ông Phan Bội Trân nói rằng chiếc tàu ngầm do ông chế tạo có khả năng lặn sâu 70 mét. Với sự hiểu biết về vỏ tàu ngầm, xin Đại tá có thể chia sẻ những khó khăn khi chiếc tàu ngầm lặn đến độ sâu đó dưới biển?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Việc tàu ngầm của anh Phan Bội Trân có lặn được sâu 70 mét hay không thì phải qua tính toán độ bền vật liệu và sau cùng là phải có thử nghiệm thì mới có thể xác định cụ thể được.

Nếu chế tạo tàu ngầm, tôi sẽ dùng loại vỏ composite dạng sandwich với cốt là lớp nhựa dẻo hoặc cốt nhôm được tạo ra dưới dạng tổ ong. Còn 2 bên thì là các vải sợi thủy tinh làm từ đá bazan.

Tại các xưởng của Hải quân đã sử dụng loại vật liệu này để làm xuồng CQ (xuồng Cá mập). Đưa ra Trường Sa từ năm 2005 đến giờ nhưng chưa có chiếc nào phải đưa về đất liền để sửa.

PV: Giá thành và ưu điểm của loại vật liệu này như thế nào, thưa Đại tá?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Hiện nay có hai nơi sản xuất chính vật liệu này là Nga và Úc. Việt Nam chưa sản xuất được. Giá thành của loại vật liệu này gấp 1,5 lần giá của nhôm và gấp đôi giá sắt.

Nếu tàu ngầm bằng sắt thì hàng năm phải kéo lên sơn, tốn kém. Với vật liệu bằng nhôm cũng vậy.

Còn nếu làm bằng vật liệu composite thì sơn được pha trong dung môi ở quá trình chế tạo vỏ nên nó sẽ bền hàng chục năm. Nếu tính cho cả quá trình sử dụng thì mức giá thành vật liệu vỏ làm bằng composite dạng sandwich không phải là đắt.

PV: Còn về tốc độ của chiếc tàu ngầm, theo ông Phan Bội Trân, với ưu điểm là nhẹ nên chiếc tàu ngầm mini của ông có thể chạy với tốc độ tới 50 hải lý/h. Là người từng công tác trong Hải quân, theo ông, tốc độ này có phải là vượt sức tưởng tượng không?

tau-ngam-ong-tran-lam-duoc-dieu-vuot-suc

“Cha đẻ” tàu ngầm Yết Kiêu

Phan Bội Trân

Với ưu điểm là nhẹ nên tàu ngầm của tôi chạy với tốc độ [khoảng 50 hải lý/h] hơn một chiếc tàu khu trục. Đó là một sự đột phá.

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Đúng là vượt sức tưởng tượng. Tốc độ đó tương đương gần 100 km/h. Tốc độ này đối với một chiếc tàu chạy trên mặt nước cũng đã là rất khó chứ chưa nói đến là tàu ngầm.

Những chiếc tàu ngầm hiện nay chạy nhanh cũng chỉ được 20 – 30 hải lý/h chứ đạt đến con số 50 là chưa có. Và thường tàu ngầm mà chạy nổi thì chậm hơn là chạy khi chìm. Trong cuộc đời của tôi chưa gặp chiếc tàu ngầm nào có thể chạy với tốc độ 50 hải lý/h.

 

tau-ngam-ong-tran-lam-duoc-dieu-vuot-suc

Theo Đại tá Đào Sỹ Tạo, tốc độ 50 hải lý/h của tàu ngầm mini là “vượt sức tưởng tượng”. (Trong ảnh: Tàu ngầm Yết Kiêu 1 của ông Phan Bội Trân trong lần thử nghiệm vào năm 2010).

 

PV: Thưa Đại tá, ông có cho rằng với 10.000 USD có thể chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: 10.000 USD tương đương hơn 200 triệu đồng. Điều này quá khó bởi như vật liệu chúng tôi sử dụng, lớp ngoài của vật liệu cũng đã hơn 1 triệu/mét vuông.

Mà một chiếc tàu ngầm thì có diện tích đến hàng chục mét vuông nên với 10.000 USD để chế tạo vỏ cho một hạm đội tàu ngầm e rằng quá khó.

Còn nếu sử dụng loại vật liệu rẻ tiền hơn nhiều thì khi đó, vấn đề được quan tâm nhất lúc ấy lại là khả năng chịu nén của vật liệu ấy khi tàu ngầm lặn sâu xuống.

PV: Nếu ở vào vị trí của ông Phan Bội Trân thì ông sẽ làm như thế nào?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Để biến ý tưởng thành hiện thực thì cần một quá trình trong đó phải kết hợp với các cơ quan có khả năng để có thể thiết kế, đăng kiểm thiết kế và giám sát thi công. Đó là 3 giai đoạn quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm.

Không một cá nhân nào có thể một mình tạo ra một chiếc tàu ngầm hoàn hảo mà phải cần đến nhiều người. Ý tưởng của anh Phan Bội Trân là rất hay và đó là một người giỏi nhưng làm sao có thể thông thạo hết tất cả các lĩnh vực trong hàng hải.

Chính vì thế, để có thể tạo ra một sản phẩm thành công và hoạt động tốt thì nên kết hợp với nhiều cơ quan chức năng để thiết kế và thi công.

Khi ra ngoài biển, còn rất nhiều yếu tố tự nhiên tác động như sóng, nước biển, tác động của các dòng chảy ngầm lên thân tàu…

Đặc biệt là khả năng chịu áp lực khi cứ xuống sâu 10 mét thì áp suất tăng thêm 1 atmosphere, tương đương sức nặng của 1 tấn. Tôi rất quan tâm đến cái cửa và gioăng cửa. Nếu gioăng không đảm bảo thì đến độ sâu nào đó, có thể nước sẽ lọt vào trong tàu.

Ngoài ra, còn các thiết bị điện tử khác trong tàu và chiếc ắcquy, vấn đề khi tác chiến, vũ khí…

PV: Thưa Đại tá, với các tính năng nhẹ, rẻ, tốc độ cao, cha đẻ tàu ngầm Yết Kiêu cho rằng chiến thuật khi chiến đấu với mục tiêu là chiến thuật “bầy sói”: Nhiều tàu ngầm nhỏ bao vây, tấn công, tiêu diệt một mục tiêu lớn.

Ông đánh giá như thế nào về chiến thuật này đối với tàu ngầm khi ông Phan Bội Trân cho biết tàu ngầm mini nếu được trang bị vũ khí thì sẽ sử dụng ngư lôi?

Đại tá Bùi Sỹ Tạo: Trong chiến tranh hiện đại, nếu là mục tiêu cố định thì độ chính xác khi tấn công là rất cao. Nhưng nếu là mục tiêu di động và trên biển hoặc ngầm trong nước thì độ chính xác sẽ giảm đi.

Ngư lôi hiện nay có 3 loại: Loại thứ nhất là tìm nhiệt (cứ vật nào phát ra nhiệt thì lao vào), loại thứ 2 là tiếng ồn (cứ vật nào phát ra tiếng ồn thì lao vào) và loại thứ 3 là ngư lôi cảm ứng kim loại.

Nếu như nhiều tàu ngầm cùng bao vây một chiếc tàu khu trục và có thể cùng tấn công thì sẽ rối đội hình. Chưa biết chừng, mục tiêu của ngư lôi từ tàu ngầm lại không phải là tàu khu trục mục tiêu mà lại là tàu ngầm đồng đội.

Bởi tàu ngầm hoạt động thì phát ra tiếng ồn (tiếng ồn nào gần nhất thì ngư lôi lao vào), chân vịt vẫn quay… Chiến thuật bầy sói thường sử dụng cho các xuồng mặt nước nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi bạn nhắc đến chiến thuật bầy sói và tàu ngầm mini có trang bị ngư lôi, tôi lại nghĩ đến việc nếu sử dụng trong hải quân thì sẽ trang bị loại tàu ngầm này ở các đảo.

Nếu có mục tiêu tấn công đảo thì tàu ngầm sẽ hoạt động và tấn công. Khi đó, có thể hiệu quả của tàu ngầm sẽ cao hơn rất nhiều.

Xin trân trọng cảm ơn Đại tá đã trả lời phỏng vấn!

(Còn tiếp…)

========================

Nhớ thời mấy ông thợ cơ khí Việt mần cái tàu ngầm. Mấy vị tàn là giáo sư phản đối ầm ầm với đủ thứ kiến thức hàn lâm, cứ như đúng rùi. Bi wờ mấy cái tàu ngầm đó, nhấp nhổm trên biển thì các thày trí ngủ đó lặn mựa nó mất tiêu. Cái đểu nó ở chỗ không thấy họ tỏ ra xấu hổ khi chỉ trích người khác sai, nhưng chính họ lại sai.

Thời kháng chiến, những tư duy "rất Việt" đã cứu họ thoát chết trước các công nghệ "hàn lâm" của Mỹ. Và bây giờ, họ lại vùi dập chính thứ đã cứu mình.

Làm bài luận nghìn trang nếu muốn chế tên lửa nối tầng hay pháo kéo dây ư? Nếu làm vậy thì "nghiên cứu" xong gặp Bàn cổ luôn nhá (À mà Bàn trong Bàn Cổ với quẻ "Càn" có liên quan không nhỉ :blink: )

Tư duy vật liệu và kết cấu của người Việt ít nhất là đến từ những chiêm nghiệm hay những cái rất quen thuộc, 1 thế giới quan rất đặc trưng của họ,

Cơ mà trong đây có vị nào quan tâm đến lĩnh vực vật chất - vận động - năng lượng - thông tin thì mình xin nhờ vị tiên sinh ấy nếu được soạn 1 hê thống kiến thức dịch học sao cho dễ phổ rộng khắp dân chúng như 1 chương trình giáo dục phổ thông. Mình tuy chưa có căn bản mấy về lỉnh vực này nhưng đã nhận thấy tính chất khoa học và lợi ích đáng kể từ nó rồi

Edited by Đa Lang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Của quý khổng lồ.

========================

Tòa tháp cao nhất châu Âu giống hệt “của quý” khổng lồ

Thứ Tư, 02/11/2016 18:17:00 GMT+7
 
Từ dưới đất nhìn lên, tòa tháp chọc trời 67 tầng trông thật hoành tráng nhưng mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn nếu dùng máy bay trực thăng ngắm nhìn nó.
 
toa-thap-cao-nhat-chau-au-giong-het-cua-
Tòa tháp giống hệt "của quý" khổng lồ khi nhìn từ trên cao.

Dự án 800 triệu bảng Anh (khoảng 980 triệu USD) mang tên Spire London sẽ cung cấp nhà ở siêu xa xỉ cho 765 hộ dân. Tuy nhiên, ngay khi ý tưởng và đồ họa mô phỏng tòa tháp xuất hiện, cư dân Anh đã phản đối gay gắt.

Khi nhìn từ trên cao, tòa tháp chẳng khác gì “của quý” khổng lồ. Chưa kể, tòa tháp còn đặt cạnh sân bay London khiến du khách quốc tế sẽ hằng giờ nhìn thấy “của quý” bất đắc dĩ này.

toa-thap-cao-nhat-chau-au-giong-het-cua-

Một người dân Anh bình luận: “Nếu công ty địa ốc cũng giống chúng ta thì họ sẽ thấy đây là một “của quý” khổng lồ”. Dự án đầy tham vọng sẽ ra mắt vào năm 2020. Với độ cao 235m tương đương 67 tầng, tòa tháp Spire London sẽ cao nhất châu Âu. Hiện nay, tháp St.George Wharf đang giữ kỉ lục cao nhất châu Âu với độ cao 195m.

toa-thap-cao-nhat-chau-au-giong-het-cua-

Tòa tháp Spire London sẽ trở thành một trong những khu địa ốc đắt đỏ, xa hoa nhất nước Anh. Để giải quyết vấn đề chờ thang máy, tòa tháp trang bị 9 thang tốc độ cao, giảm thời gian chờ xuống dưới 35 giây. Tốc độ di chuyển của thang là khoảng 6m/giây.

Theo Quang Minh (Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu Mặt trăng sẽ gây ra siêu động đất trong tuần tới?

04/11/2016  08:37 GMT+7
 

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, siêu Mặt trăng xuất hiện vào ngày 14/11 tới có thể gây ra siêu động đất, tàn phá khắp hành tinh.

 

20161104083250-uk-558788.jpg

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng siêu Mặt trăng xuất hiện vào ngày 14/11 tới có thể gây ra siêu sóng thần, tàn phá khắp hành tinh. Ảnh: Daily Star.

 

Daily Star đưa tin, siêu Mặt trăng lớn nhất kể từ Thế chiến thứ II có khả năng sẽ gây ra sóng thần “quái vật” và động đất rung chuyển Trái đất, tàn phá khắp hành tinh vào tuần tới, các nhà lý luận thuyết âm mưu cảnh báo.

Theo đó, sự kiện hiếm hoi này sẽ xảy ra vào 1h50 sáng ngày 14/11, khi Mặt trăng có khoảng cách gần với Trái đất nhất trong vòng 70 năm qua, kể từ ngày 26/1/1948.

Các nhà nghiên cứu tại Tokyo đang cảnh báo, siêu trăng lớn nhất này có thể sẽ gây ra trận siêu động đất trong thời gian tới, đủ khả năng tàn phá Trái đất.

Trang web UFOsightinghotspot chuyên nghiên cứu về người ngoài hành tinh cho biết: “Có sự tương quan mạnh mẽ giữa các biến động sóng thần và động đất xảy ra ở một số vùng gần tâm chấn động đất Tohoku”.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, dựa vào bằng chứng từ các trận động đất nổi tiếng, bao gồm thảm họa ở Indonesia năm 2004, ở Chile năm 2010 và ở Nhật Bản vào năm 2011.

Cũng theo nghiên cứu này, siêu Mặt trăng sẽ không xuất hiện lần nữa cho đến ngày 25/11/2034.

“Siêu mặt trăng trong ngày 14/11 không chỉ lớn nhất trong năm 2016, mà còn lớn gần nhất từ trước đến nay trong thế kỷ 21. Siêu Mặt trăng sẽ không xuất hiện một lần nữa cho đến ngày 25/11/2034”, NASA cho biết.

Theo Báo Giao thông

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trump đột nhiên mắng Trung Quốc ‘không ngớt lời’

Trong loạt tin nhắn đưa ra tối 4/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã không ngớt lời chỉ trích Trung Quốc.

 

Theo báo Guardian, ông Trump đã lên tiếng cáo buộc quốc gia châu Á thao túng tiền tệ, phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông. Guardian cho hay, hiện chưa rõ lý do khiến ông Trump đột nhiên chỉ trích Trung Quốc như vậy.

“Trung Quốc có hỏi chúng ta, việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông... có được hay không?”. “Tôi không nghĩ là có chuyện đó”, ông Trump viết.

Trump đột nhiên mắng Trung Quốc ‘không ngớt lời’
Ảnh: AP

Tờ Guardian cho hay, những chỉ trích trên của ông Trump với Trung Quốc được đưa ra chỉ vài giờ sau khi nhóm chuyển giao quyền lực của ông lên tiếng bác bỏ những luận điểm cho rằng cuộc điện đàm mới đây giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan đánh dấu một chính sách mới của Mỹ với Trung Quốc.

Trước đó, hôm 2/12, ông Trump đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Đây là sự kiện chưa từng có trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan gần 4 thập niên qua. Giới phân tích nhận định, cuộc điện đàm bất ngờ này tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự rạn nứt nghiêm trọng giữa Mỹ với Trung Quốc.

Ông Trump là tổng thống hoặc tổng thống đắc cử đầu tiên nói chuyện với một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979, khi Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan sau khi công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Ngay sau cuộc gặp trên, Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố tái khẳng định lập trường của Washington ủng hộ chính sách "Một nước Trung Quốc". Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, bà Emily Horne nhấn mạnh không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách lâu nay của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan.

Dương Lâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ dự đoán tình hình Biển đông và khu vực

QUẺ KINH LƯU NIÊN.

Giờ Dần ngày 23. 4. Mậu Tuất Việt lịch. Được quẻ Kinh Lưu Niên cho vấn đề biển Đông liên quan đến Thượng Đỉnh Mỹ Triều.

Buồn quá! Ngủ không được, nửa đêm tỉnh dậy lang thang trên mạng, thấy hình người đứng đầu Bắc Cao Ly với Tổng Thống Hoa Kỳ. Click chuột thế nào nó lại ra một bài liên quan đến Biển Đông. Nên ứng quẻ và viết bài này.

Từ 2003, trên dd tuvilyso. com, tôi luôn xác định rằng: Sẽ không có chiến tranh Cao Ly lần II. Nhưng khi khả năng hòa giải xuất hiện ở Cao Ly, cá nhân tôi lại rất lo lắng, vì những âm mưu thọc gậy bánh xe từ Bắc Kinh. Và nó đã xảy ra những trục trặc, khiên cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Triều chút xíu nữa thì...giải tán, cùng với một tương lai khó đoán định cho kết quả Hội Nghị.

Một trong những sự kiện đáng chú ý, là: để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nghị Thương Đỉnh Mỹ Triều, quân lực Hoa Kỳ rút khỏi vùng biển phía Đông của Tàu. Lợi dụng sự kiện này, Bắc Kinh đã tranh thủ sức ép quân sự Hoa Kỳ giảm ở Hoa Đông và ồ ạt quân sự hóa biển Đông, trước mũi Hoa Kỳ. Có vẻ Bắc Kinh muốn biển Đông là một chiến trường chính, nếu chiến tranh xảy ra.

Quên đi nhé!

Đã từ lâu, trên diễn đàn này, lão đã khẳng định: Cùng lắm biển Đông là dây dẫn nổ, nhưng thùng thuốc nổ phải ở chính ngay trên đất của Tàu lục địa. Biển Đông không phải là chiến trường của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm kết thúc chiến tranh Lạnh. Đây là "Canh bạc cuối cùng" xác định ngôi vị bá chủ thế giới. Hoa Kỳ có thể chấp nhận thua cuộc, sau khi sử dụng hết số đầu đạn hạt nhân có thê tính theo đầu người cho cả thế giới này. Khái niệm quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ Địa chính trị, làm khu đệm an toàn cho chính quốc, đã lỗi thời với những thứ vũ khí có thể bay qua đầu một nửa quả Địa cầu. Bắc Kinh dù có căn cứ phòng thủ ngay tại Phi Luật Tân, hoặc vài quốc gia liên quan, cũng không thể cản trở các loại vũ khí xuyên lục địa này.

Lão gàn Thiên Sứ nhắc lại tính tiên tri của lão rằng: Hai Miền Cao Ly sẽ thống nhất. Nhưng bất cứ một âm mưu nào lợi dụng điều này để làm tổn hại tới Việt Nam, thì chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Với quẻ Kinh Lưu Niên, đã xác định rằng: Mọi việc đã an bài. Và lão Gàn Thiên Sứ khoanh tay đứng nhìn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay