Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sướng như ở Việt Nam

Sáng tập thể dục xong Về tắm nước nóng, xem diễn biến ngoại giao Trung - Nhật rồi làm suất đồ ăn nhanh và tới nơi làm việc. Trưa ăn suất combo đặt mang tới văn phòng. Chiều làm vài séc quần vợt hoặc đi ăn uống với bạn bè, đối tác. Tối về ngả mình trên sofa thưởng thức Novak Djokovic tranh cúp Thượng Hải Master với Andy Muray trước khi chìm vào giấc ngủ ngon.

Nhịp sống khoa học và cân bằng giữa công việc và cuộc sống như vậy nghe giống như đang ở trời Tây nhưng thực ra chính là ở Việt Nam. Khảo sát Expat Explorer của Ngân hàng HSBC đã cho thấy điều đó. Hơn 50% các doanh nhân và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi được hỏi, đã đồng ý rằng cân bằng cuộc sống ở Việt Nam tốt hơn tại quê hương họ.

Posted Image

...và nhân viên văn phòng ở Nhật.

Ở Pháp, Mỹ hay Nhật, người làm thuê có thu nhập cao hơn, song thời gian dành cho cuộc sống không được nhiều như ở Việt Nam. Người Nhật sáng dậy sớm tất tả leo lên tàu điện và chỉ khi đó mới tranh thủ ăn sáng hoặc ngủ bù. Lao vào công sở là làm việc không nghỉ để rồi kiệt sức khi về đến nhà. Ở Việt Nam, nhân viên văn phòng luôn có thời gian cho cà phê, trà đá trong ngày làm việc. Tại nơi làm việc ngoài những tranh luận chuyên môn, đôi khi còn xen vào những cuộc tán gẫu.

Bác sĩ nhãn khoa Phạm Hồng Nam Trân sau hơn 30 năm sinh sống và làm việc tại Mỹ khi về làm việc tại một bệnh viện quốc tế ở TP.HCM cũng tỏ ra hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam. “Về Việt Nam sống tôi thấy được thư giãn hơn”, bà cho biết.

Việt Nam: Điểm đến lý tưởng thứ 10 thế giớiKhảo sát Expat Explorer 2012, do HSBC và Công ty Nghiên cứu YouGov thực hiện với sự tham gia của 5.339 chuyên gia từ 100 nước. Theo đó, các quốc gia Đông Nam Á đang được đánh giá là những điểm đến lý tưởng hàng đầu cho những người muốn có triển vọng thu nhập cao. Trong Top 10 thế giới, Đông Á và Đông Nam Á có 5 đại diện: Singapore (thứ 1), Thái Lan (3); Hồng Kông (4); Trung Quốc (7) và Việt Nam (10).Khảo sát dựa trên nhiều yếu tố: mức thu nhập, thu nhập sau thuế và khả năng tích lũy tài sản cao cấp.

Nhưng đó mới chỉ là một phần sung sướng của cuộc sống ở Việt Nam. Chuyện nhà cửa cũng là một điểm cộng đáng kể. Trừ 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, hầu như vấn đề chỗ ở tại các tỉnh thành khác không quá nặng nề đối với người dân. Nhiều cặp vợ chồng trẻ vẫn có thể mua được nhà, căn hộ.

Vậy nên 53% người nước ngoài tại Việt Nam cho rằng họ có được chỗ ở tốt và tiện nghi với giá phải chăng hơn ở quê nhà. 27% tỏ ra phấn khích vì lần đầu tiên họ có bể bơi trong nhà, điều họ chưa từng mơ tới trước khi đến Việt Nam.

Thuận lợi trong vấn đề an cư nên cơ hội lạc nghiệp cũng vì thế mà rộng mở hơn đối với người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam. 1/3 số người được hỏi cho rằng tại đây, họ có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Sống ở Mỹ từ nhỏ, sau vài lần về Việt Nam, Connor Nguyễn cũng thừa nhận điều này. “Chính nơi đây, tôi đã tìm thấy cơ hội khác cho cuộc đời mình”, anh nói. Anh đã đầu tư vào bóng rổ với đội bóng Saigon Heat.

Tập đoàn tài chính Ngân hàng Bangkok hồi tháng 9 cũng quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Ông Tharabodee Serng-Adichaiwit, Tổng Giám đốc Bangkok Bank Việt Nam, cho biết điểm mạnh của Việt Nam là ổn định về chính trị và có dân số trẻ (50-60% dưới 30 tuổi). Việt Nam còn có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Lượng tiền của 4,5 triệu Việt kiều chuyển về nước hằng năm cũng lên tới 5-7 tỉ USD. Tập đoàn này vừa xin gia hạn giấy phép hoạt động tại Hà Nội và TP.HCM thêm 99 năm nữa.

Việt Nam cũng được 63% người nước ngoài cho là nơi có nền văn hóa mà họ ưa thích, 70% đánh giá cao cuộc sống thú vị tại đây. Về sự thú vị, Louis Nguyễn, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management, mô tả rất đơn giản. “Tôi rất thích thú với những món hải sản, ốc và cánh gà nướng. Mà phải ăn ở quán lề đường mới ngon và thoải mái”. Những món ăn vừa ngon vừa rẻ là một trong những điều khiến người nước ngoài mê mẩn.

Đặc biệt, họ cho rằng cuộc sống dễ chịu hơn nhờ người Việt rất thân thiện. 2/3 số người nước ngoài sống tại đây cho biết họ có bạn người Việt. Nơi đây, chỉ cần sau một câu chào là một ông Tây đã có thể làm vài ly rượu giao hảo với những người mới quen.

Tất nhiên, những điều đó không làm thay đổi các quan niệm tiêu cực của người nước ngoài về Việt Nam. Chẳng hạn, họ đặc biệt không hài lòng với thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp của công nhân, chưa yên tâm hợp tác với các đối tác Việt do thiếu tin cậy. Sự thay đổi khó lường về mặt chính sách, nạn tham nhũng cũng như những bí ẩn trong kiểu làm ăn lót tay khiến những người mới tới Việt Nam không biết đâu mà lần.

“Muốn sống khá ở Việt Nam, cần phải có tâm hồn rộng mở”, các chuyên gia HSBC đúc kết trong bản khảo sát của mình.

Theo Nhịp cầu đầu tư

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội:

Tổng giám đốc cỡ bự bị “tố” quan hệ bất chính với nhân viên

Thứ Hai, 29/10/2012 - 00:02

(Dân trí) - Khi những nội dung tố cáo bổ nhiệm cán bộ sai tham gia dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Từ Liêm chưa lắng xuống, người đứng đầu Công ty DLCĐ Việt Nam còn bị “tố” quan hệ bất chính với cấp dưới, có con ngoài hôn nhân gây xôn xao dư luận.

Theo đơn tố cáo của nhiều cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn (DLCĐ) Việt Nam gửi đến báo Dân trí phản ánh: Ông Hoàng Minh Chính, chức vụ Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy đã có nhiều dấu hiệu sai phạm như bổ nhiệm cán bộ sai quy định, quan hệ bất chính với nhân viên nữ dẫn đến có con riêng với nhân viên tên là Ngô Thị Thương Thương, nguyên là nhân viên công ty. Nội dung đơn tố cáo của cán bộ, công nhân viên nêu rõ, ông Hoàng Minh Chính có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng một trong 19 điều Đảng viên không được làm.

Posted Image

Ông Hoàng Minh Chính và bà Ngô Thị Thương Thương được ghi rõ ràng trong sổ

đăng ký khai sinh cho con gái đề ngày 13/7/2005 đang được lưu tại UBND phường Bồ Đề

Qua xác minh thực tế cho thấy, ông Hoàng Minh Chính và cô Ngô Thị Thương Thương có với nhau 1 con gái vào năm 2005. Cháu Hải được khai sinh tại UBND phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội ngày 13/7/2005, với những thông tin rất cụ thể:

Bố Hoàng Minh Chính, sinh năm 1953; quê quán Hoàng Mai - Hà Nội; Nơi thường trú Xóm mới, phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội. Mẹ Ngô Thị Thương Thương sinh năm 1977; quê quán Lạng Giang - Bắc Giang; nơi thường trú Tổ 4, phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.

Posted Image

Giấy khai sinh được ký bởi Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Quang

Giấy khai sinh này được ký bởi Phó Chủ tịch UBND phường Bồ Đề, ông Nguyễn Ngọc Quang (hiện ông Quang giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội). Tại sổ gốc đăng ký khai sinh đóng dấu đỏ năm 2005 lưu tại phường Bồ Đề, giấy khai sinh của bé Hải đứng thứ 123. Theo quy định về thủ tục cấp giấy khai sinh nhà nước ban hành, người đến khai sinh cho con (hoặc khai sinh hộ) phải xuất trình được 2 giấy tờ quan trọng để chứng tỏ tính hợp pháp đó là sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của bố và mẹ.

Posted Image

Ông Hoàng Minh Chính được UBND phường Bồ Đề ghi trong sổ gốc là cha của

con gái bà Ngô Thị Thương Thương trong khi gia đình cũ vẫn còn nguyên

Tuy nhiên, quy trình ông Hoàng Minh Chính và bà Ngô Thị Thương Thương đăng ký giấy khai sinh cho con lại diễn ra thuận lợi bất thường. Ngày 13/7/2005, Phó Chủ tịch UBND phường Bồ Đề Nguyễn Ngọc Quang ký cấp giấy khai sinh cho con chung của ông Chính, bà Thương với đầy đủ phần thông tin cá nhân của bố - mẹ như cặp vợ chồng được pháp luật công nhận. Nhưng có sự thật là cho đến thời điểm này (ngày 27/10/2012), ông Hoàng Minh Chính vẫn chưa một lần ly hôn, vợ chồng ông Chính và các con đang sinh sống ổn định tại Khu đô thị bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Vậy không hiểu vì lý do gì UBND phường Bồ Đề lại cấp giấy khai sinh cho con chung của ông Chính và bà Thương như những cặp cặp vợ chồng bình thường? Đến tháng 1/2006, Chủ tịch UBND phường Bồ Đề Nguyễn Văn Chiến tiếp tục ký quyết định đổi tên cho bé Hải theo yêu cầu của mẹ là bà Ngô Thị Thương Thương, dựa trên giấy khai sinh gốc do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Quang ký ngày 13/7/2005.

Posted Image

Tên ông Hoàng Minh Chính và bà Ngô Thị Thương Thương tại sổ đăng ký khai sinh phường Bồ Đề

Không chỉ bị cấp dưới “tố” có nhiều mối quan hệ bất chính nam nữ, ông Hoàng Minh Chính còn bị cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam làm đơn tố cáo những dấu hiệu lạm dụng quyền lực để bổ nhiệm nhiều người thân quen vào làm việc, giám sát tại Ban QLDA thuộc nhiều dự án trọng điểm mà Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam được chỉ định làm chủ đầu tư. Tiêu biểu nhất trong số này là việc ký công văn số 43/CV ngày 16/3/2010, công văn số 54 CV/DLCĐ cử ông Hoàng Kim Thành và ông Mai Quang Lực vào Hội đồng GPMB tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Posted Image

Những giấy tờ liên quan vụ Tổng Giám đốc bị nhân viên "tố" quan hệ bất chính

Từ những sự việc trên, đông đảo cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam khẩn thiết đề nghị Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam, cùng các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ những khuất tất trong việc bổ nhiệm cán bộ dự án của ông Hoàng Minh Chính, làm rõ các dấu hiệu vi phạm thuộc về một trong 19 điều Đảng viên không được phép làm của người đứng đầu Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn Việt Nam.

Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.

- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.

- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

- CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.

- Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.

* Tên cháu bé đã được thay đổi

Ban Bạn Đọc

===================

Phải công nhận tay này cũng can đảm. Dám công khai trước thiện hạ có con rơi. Riêng khoản này Thiên Sứ không dám. Bà xã biết thì treo cổ như chơi. Posted Image. Kinh Nhật tng và về lý thuyết của Thiên Sứ là "Anh iu em nhất trần đùi" - Í lộn - "Trần đời". Vậy mà còn chưa đạt yêu cầu và bị bắt phải khai ra con nào thứ nhì?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bác tin thủ tướng có 2,7 tỷ USD

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng bài viết của báo Mỹ về tài sản của Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhằm "bôi nhọ", trong khi luật sư của gia đình ông khẳng định thông tin đó là "dối trá".

Hôm thứ sáu tờ New York Times đưa tin nhiều người thân, họ hàng, thông gia của ông Ôn đang kiểm soát khối tài sản lớn, ước tính tổng giá trị tới 2,7 tỷ USD.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, trong một cuộc họp báo thường kỳ, nói rằng có bài báo mang tính bôi nhọ và "có động cơ không rõ ràng". Khi được hỏi về việc liệu có phải trang mạng của New York Times bị chặn ở Trung Quốc hay không, ông Hồng khẳng định việc quản lý Internet vẫn "tuân thủ luật pháp".

Thường được báo chí Trung Quốc nhắc đến một cách trìu mến "ông nội (ngoại) Ôn", Thủ tướng Trung Quốc là một chính trị gia được lòng dân, thường là người đầu tiên xuất hiện bên cạnh dân chúng mỗi khi họ gặp thiên tai như động đất. Phóng viên của BBC ở Trung Quốc nhận xét rằng ông Ôn giống như một người xoa dịu tinh thần mỗi khi dân chúng gặp nạn.

Posted Image Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ảnh: EPA Hôm qua gia đình ông Ôn cũng đã lên tiếng bác bỏ thông tin của New York Times, cho rằng đó là thông tin "nói láo". Đây là lần hiếm hoi gia đình của một chính trị gia Trung Quốc trực tiếp phản bác thông tin trên báo chí nước ngoài.

Luật sư Wang Weidong của gia tộc Ôn nói ông và đồng nghiệp Bai Tao đã đăng công khai một thông báo trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong, phản đối thông tin của tờ báo Mỹ.

Trả lời phỏng vấn của tờ Wall Street Journal, luật sư Wang cho hay các đồng nghiệp của ông vẫn đang xem xét chi tiết của bài báo dài đó và sẽ cân nhắc các hành động đáp trả.

"Cái gọi là 'gia tài bí mật' của gia đình ông Ôn Gia Bảo mà New York Times đưa ra hoàn toàn không tồn tại", thông báo của luật sư viết. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề của các thông tin dối trá này, và sẽ bắt họ phải chịu trách nhiệm pháp lý", ông Wang cho biết.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, 70 tuổi, đảm nhiệm cương vị này từ năm 2002, làm phó thủ tướng từ năm 1998. Ông từng có 14 năm làm việc ở tỉnh Cam Túc, sau đó trở thành thứ trưởng bộ địa chất khoáng sản. Ông được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nưm 2002. Ông ôn tốt nghiệp Viện Địa lý Bắc Kinh năm 1968 và có bằng thạc sĩ địa lý.

Ông Ôn nổi tiếng là người có tư tưởng và kêu gọi cải cách và mở cửa hơn nữa. Hồi đầu năm nay, ông có bài phát biểu về việc chống quay lại các chính sách thời Mao Trạch Đông, và phản đối "mô hình Trùng Khánh" của chính trị gia mất chức Bạc Hy Lai.

Trung Quốc đang trong những ngày chuẩn bị cho sự kiện chính trị quan trọng nhất trong nhiều năm - đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18 vào ngày 8/11. Thế hệ mới của ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ được trao trọng trách trong kỳ đại hội này.

Thanh Mai

----------------------------------------

Chỉ có như vậy thôi sao, quá ít. Ông ta phải có nhiều hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Không đài nào dự báo được sự phức tạp của bão Sơn Tinh'

Thứ ba, 30/10/2012, 00:14 GMT+7

"Chỉ trong buổi chiều 27/10, bão đã 'nhảy' từ cấp 12 lên cấp 14. Không ai tính toán được là vào tới bờ biển mà bão còn mạnh thêm nhiều như vậy", Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Bùi Minh Tăng lý giải về công tác dự báo.

> Cảnh đổ nát ở tâm siêu bão Sơn Tinh / 'Bão lớn quá, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ'

Chiều 29/10, Tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng hủy văn Quốc gia Bùi Văn Đức và Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng đã trao đổi với báo chí về công tác dự báo diễn biến bão Sơn Tinh.

Là người trực tiếp theo dõi và đưa ra các nhận định về bão, ông Tăng cho hay, bão Sơn Tinh có nhiều điểm bất thường. Đặc điểm của bão ở Việt Nam là từ mùa hè tới tháng 8-9, bão đổ bộ vào miền Bắc. Từ tháng 10 trở đi, xu hướng bão lệch dần về miền Trung và tháng 11 lệch dần về miền Nam.

Posted Image

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương Bùi Minh Tăng. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Những cơn bão vào miền Bắc thường xuất phát ở vĩ độ cao, ngang với miền Bắc hoặc thấp là từ vĩ độ 15 trở lên, đi theo hướng Tây Bắc, xuyên qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc. Trong khi đó, bão Sơn Tinh hình thành ở vĩ độ rất thấp, 8-9 vĩ độ bắc thuộc miền nam Philippines. Ban đầu bão đi theo hướng Tây Bắc rồi lệch Bắc, chạy dọc vùng ven biển từ Quảng Ngãi lên tới tận Quảng Ninh.

Theo ông Tăng, không chỉ lướt dọc bờ biển, cường độ bão cũng rất phức tạp. Từ ngày 23/10, trung tâm khí tượng đã cảnh báo khi vào biển Đông bão sẽ mạnh lên, mạnh nhất đạt cấp 12 khi tới Hoàng Sa vì đây là vùng biển thoáng và nóng, nhiều hơi ẩm.

* Ảnh: Diễn biến của siêu bão Sơn Tinh

"Nhưng khi vào tới nam vịnh Bắc bộ, ngang tỉnh Quảng Trị, chỉ trong buổi chiều 27/10, bão đã 'nhảy' từ cấp 12 lên cấp 14. Trong vòng 4 - 5 giờ, việc nhảy cấp này không mô hình đài nào có thể dự báo trước được, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Không ai tính toán được là vào tới đó mà bão còn mạnh thêm nhiều như vậy", ông Tăng nói.

Nguyên nhân khiến bão mạnh lên đột ngột, theo lý giải của vị Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng là do có rãnh gió Tây Nam trên cao 5.000 m. Ngày 26/10, khi bão đã vào sâu trong biển Đông, rãnh gió này mới xuất hiện. Cường độ của rãnh gió rất mạnh di chuyển từ phía Nam lên. Bão tiến vào gần rãnh gió Tây và bị thổi ngược lên phía Bắc.

Posted Image

Ngày 27/10, một ngày trước khi bão đổ bộ, trung tâm dự báo khí tượng vẫn chưa thể xác định chính xác vị trí bão sẽ hoành hành. Ảnh: Nchmf

Còn ông Bùi Văn Đức cho hay, thời điểm này, việc dự báo hướng đi của bão trở nên rất khó khăn vì dù đã phát hiện rãnh gió Tây Nam trên cao nhưng rãnh này còn phát triển và thay đổi chứ không phải như "đoàn tàu đi theo một đường cố định". Người làm công tác dự báo vì thế không thể dám chắc gió Tây xuất hiện thì cơn bão sẽ đi thế nào nên đã tham khảo tất cả các mô hình dự báo khác.

"Khi trình bày trước Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, chúng tôi phải phân tích tất cả khả năng, có thể xác suất rất nhỏ song vẫn phải nói để ban chỉ đạo lường trước được mọi tình huống. Nhưng trong bản tin, chúng tôi phải cân nhắc rất kỹ vì nói cho dân thì chỉ được chọn một cái, đưa ra nhiều tình huống thì bà con biết đường nào mà chọn. Dự báo chỉ là dự báo thôi", ông Đức nói.

Diễn biến của cơn bão được ông Đức cho là thuộc loại "hiếm có", song việc dự báo đường đi của bão Sơn Tinh của cơ quan khí tượng quốc gia là tương đối chính xác, đồng thời, cơ quan này cũng đã theo dõi bão sát sao, điều chỉnh kịp thời mỗi khi nhận biết được các dấu hiệu thay đổi.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ khi đã có những thiệt hại lớn về người và của thì không ai dám nói là mình đã hoàn thành tốt công tác dự báo, chúng tôi chỉ có thể nói là đã cố gắng hết sức mình để làm công tác 'đầu vào' cho cả hệ thống chỉ đạo công tác phòng tránh thiên tai", ông Đức thừa nhận.

Nguyễn Hưng

====================

Chán nhỉ, nhưng chỉ với môn Lạc Việt Độn Toán với quẻ Khai Tốc Hỷ trước khi bão đi vào hướng Đã Nẵng thì đã biết đường đi của bão rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Longphibaccai: anh thật biết nói đùa, khi cơn bão này cách đà nẵng cả mấy trăm km, và khi cơn bão đi qua em tìm mỏi mắt ở diễn đàn này chả có lấy 1 thông tin dự báo, thế mà giờ bão xong rồi anh bảo là quẻ xyz gì đó

Có vài bài chú thiên sứ bảo là ra HN có việc ko biết trời đẹp ko, chắc chắn là Hà Nội đẹp rồi, cùng lắm là mưa lắc rắc, vì em ở cái HN này cả chục năm rồi, các trận bão đánh thẳng vào Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng thì HN cũng chỉ mưa lắc rắc hoặc trong đêm có tí gió to thôi, ngày hôm sau tạnh dáo, vì sao, bão vào mấy tỉnh kia thì tan hết rồi còn đâu, mà sau bão bao giờ thời tiết cũng rất đẹp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại biểu Đặng Thành Tâm: "Chị em tôi nợ không đến 500 triệu USD"

Thứ ba 30/10/2012 12:09

(GDVN) - “Đặc biệt lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài chẳng ai bằng tụi tôi, nếu tụi tôi chết thì chẳng còn ai sống", ông Đặng Thành Tâm nói tại hành lang Quốc hội

Sáng 30/10, bên lề Quốc hội, ông Đặng Thành Tâm đại biểu Quốc hội – Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn tỏ ra khá bình thản trước nhiều lời đồn tiêu cực về “nợ xấu” và khả năng trả nợ của doanh nghiệp gia đình mình.

Posted Image

Ông Đặng Thành Tâm trả lời phỏng vấn báo chí bên hành lang Quốc hội

“Tổng nợ của toàn bộ công ty trong gia đình, gồm Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tân Tạo của bà chị tôi (bà Đặng Thị Hoàng Yến - PV), tất cả các ngân hàng không tới 500 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng - PV), trong khi tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng. Thống kê tất cả các DN trên sàn chứng khoán thì nợ vay trên vốn điều lệ là 2,2 lần, trong khi chúng tôi chưa bằng 1 lần. Nếu xét về cấu trúc nợ và vốn thì công ty của chúng tôi nợ an toàn hơn số đông còn lại”.

Ông Tâm tiếp tục chia sẻ: “Dù có ai nói xấu gì thì nói, tôi cũng không muốn khoe khoang nhưng tôi có thể khẳng định, công ty của chúng tôi có thể kiểm soát được nợ và tình hình. Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) trên sàn chứng khoán vẫn nằm trong nhóm tốt nhất hiện nay và năm nào cũng được tặng cờ luân lưu của Chính phủ.

Đặc biệt lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài chẳng ai bằng tụi tôi, nếu tụi tôi chết thì chẳng còn ai sống. Quan điểm của tụi tôi là chẳng sợ chê xấu, không buồn phiền vì bị chê. Họ càng chê thì càng nhìn rõ mình. Vấn đề sợ nhất là nội tại của mình có yếu hay không”.

"Tình hình kinh tế hiện nay đang khó khăn thì doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn. Nếu ai nói không khó khăn là che đậy. Vấn đề là phải nhìn nhận khó khăn đến đâu để có biện pháp phù hợp còn nếu che giấu thì lăn đùng ra chết lúc nào không hay". ông Đặng Thành Tâm nói.

Dẫn chứng cho lời nói trên, ông Đặng Thành Tâm lý giải, doanh nghiệp của gia đình ông hoạt động trong lĩnh vực cho thuê khu công nghiệp (KCN). Khách hàng chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài. Tổng dự nợ của nền kinh tế Việt Nam vào khoảng hơn 150 tỷ USD nhưng Tập đoàn Tân Tạo và Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đạt 0,5 tỷ USD và nếu 100 DN tương tự thì chỉ là 50 tỷ USD, bằng 1/3 tổng dư nợ vay của toàn nền kinh tế.

Trong khi, thu hút đầu tư nước ngoài của các KCN chiếm 10% tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và xuất khẩu trung bình 5-7 tỷ USD/năm (chiếm gần 10% tổng xuất khẩu cả nước), tạo việc làm khoảng 70.000 người. Do vậy, không thể nói là chúng tôi không thành công.

Đặc biệt, theo ông Tâm, doanh nghiệp của ông không mở rộng thêm, không đầu tư bất động sản (nhà ở) ở nội thị mà chỉ cho thuê nhà xưởng cho DN nước ngoài chứ không đổ tiền vào làm nhà ở “giá bong bóng” nên sự tác động của nền kinh tế trong nước là rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện giá thuế đất vẫn giảm để thu hút và cố gắng lấp đầy các KCN đã mở. Với mức đầu tư KCN Kinh Bắc (Bắc Ninh) với giá 500.000 đồng/m2 vẫn đảm bảo lợi nhuận.

Phân tích về những khó khăn mà giới doanh nhân đang gặp phải trong giai đoạn kinh tế có nhiều thách thức hiện nay, vị ĐBQH này nhấn mạnh, Nhà nước và NHNN phải giữ được mức lãi suất dưới 15% thì mới lãi ít nhất 1-2% thì đủ sức cho DN hồi phục và trả nợ và như vậy không phải là nợ xấu. Còn nếu cứ giữ lãi suất cao thì nợ không có khả năng trả thì đúng là nợ xấu. "Con số nợ xấu hơn 300.000 tỷ đồng, thậm chí là 400.000-500.000 tỷ đồng là rất kinh khủng. Nhưng theo tôi không phải con số đến mức như vậy nếu lãi suất được cải thiện, dòng vốn được lưu thông và sản xuất phục hồi. Nợ xấu của DN sản xuất khác hẳn với DN làm dịch vụ, tài chính, bất động sản", ông Tâm nói.

Ông Tâm tiếp tục phân tích, nợ xấu trên 10% của tổng dự nợ tín dụng thì kết cục xấu là khó tránh khỏi nhưng bản chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay lại không phải như vậy. Bởi do lại suất cao, thị trường thu hẹp, DN không có lãi không trả được nợ và phải chuyển thành nợ xấu. Trong khi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế non trẻ nên khi vấp phải lãi suất 22% thậm chí có nơi tới 30% trong năm 2011 thì rất khó khăn.

"Chính phủ đề ra mức tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,2%, theo tôi là chưa phù hợp vì thế sẽ làm DN co cụm lại không đầu tư phát triển. Căn cứ vào mục tiêu này, chúng tôi cũng không dại gì mà đầu tư mở rộng sản xuất trong năm 2013”.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Minh Anh

=====================

Posted Image. Đúng bằng số nợ của Thiên Sứ tui - 500. 000. 000 - tính bằng bằng VND.

Share this post


Link to post
Share on other sites

=====================

Posted Image. Đúng bằng số nợ của Thiên Sứ tui - 500.000.000 - tính bằng bằng VND.

Hí hí Sư phụ cũng sanh vai nợ ngang với đại gia trong lĩnh vực đầu tư Sài gòn đấy chứ????

Share this post


Link to post
Share on other sites

@Longphibaccai: anh thật biết nói đùa, khi cơn bão này cách đà nẵng cả mấy trăm km, và khi cơn bão đi qua em tìm mỏi mắt ở diễn đàn này chả có lấy 1 thông tin dự báo, thế mà giờ bão xong rồi anh bảo là quẻ xyz gì đó

Có vài bài chú thiên sứ bảo là ra HN có việc ko biết trời đẹp ko, chắc chắn là Hà Nội đẹp rồi, cùng lắm là mưa lắc rắc, vì em ở cái HN này cả chục năm rồi, các trận bão đánh thẳng vào Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng thì HN cũng chỉ mưa lắc rắc hoặc trong đêm có tí gió to thôi, ngày hôm sau tạnh dáo, vì sao, bão vào mấy tỉnh kia thì tan hết rồi còn đâu, mà sau bão bao giờ thời tiết cũng rất đẹp

Mục này là quán vắng chứ hem phải tiên tri. Còn quẻ đúng hay sai thì người hỏi sẽ biết mà, chỉ chứng tỏ là quẻ Lạc Việt Độn Toán nghiệm thôi. Nhưng có một điều là VTB không biết người đó. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quảng Bình:

Bão chưa vào, đê 120 tỷ đã vỡ tan?

Posted Image - Công trình đê chắn sóng trị giá 120 tỷ đồng tại Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) đã bị sóng biển đánh vỡ tan, mặc dù theo như đường đi của cơn bão số 8, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng nhẹ khi bão không đổ bộ vào.

Như VietNamNet đã đưa tin, do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 8 vừa qua đã gây sóng lớn, đánh vỡ công trình đường đê nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La (thuộc Khu Kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, thiệt hại của sự cố này lên tới 30 tỷ đồng.Posted Image

Tuyến đê có giá trị trên 100 tỷ đồng trở nên tan hoang sau khi bị sóng đánh.

Posted ImageThậm chí còn có nhiều khối bị vỡ cạnh khi mà công trình vẫn đang thi công.

Tại hiện trường, mặc dù đã 2 ngày trôi qua nhưng cảnh tượng của con đê chắn sóng vẫn đang còn tan hoang khi bị sóng đánh vỡ.

Những khối bê tông nặng hàng chục tấn, những rọ đá ngăn sóng bị sóng lớn cuốn phăng ra biển, đánh dạt lên triền núi.

Tính đến thời điểm trước khi xảy ra cơn bão số 8, công trình đường đê này đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Đã hợp long nối Hòn Cỏ với khu kinh tế Hòn La vào tháng 8/2012.

Posted Image

Hàng chục khối bê tông bị sóng đánh tan rã.

Posted Image

Cắt đứt đường nối từ cảng Hòn La sang đảo Hòn Cỏ.

Posted Image

Posted Image

Những khối bê tông nham nhở vết tróc…

Công trình có chiều dài 330m, rộng 9m, thân đê đắp bằng đá và được chắn bằng nhiều khối bê tông tản sóng, mỗi khối nặng 16 và 25 tấn.

Đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La thuộc gói thầu số 2 Dự án đường nối Khu Kinh tế Hòn La với Khu Công nghiệp xi măng Văn Tiến - Châu Hoá, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).

Được biết, trước khi có bão số 8, đơn vị thi công là liên danh Cty CP Tập đoàn Trường Thịnh và Công ty EMCO Việt Nam đã gia cố thân đê bằng nhiều khối bê tông tản sóng, đá hộc và rọ đá…

Tuy nhiên, đường đê biển có giá trị lớn này đã không chịu nổi sức công phá của những cơn sóng.

Posted Image

Những rọ đá được làm rất đơn giản, xộc xệch. Bên trong chỉ là những loại đá nhỏ, không thể gắn kết thành một khối vững chắc.

Posted Image

Posted Image

Nhiều rọ đá đã vỡ do lưới thép B40 bị rách trước khi đưa xuống thi công.

Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh sự cố nghiêm trọng này. Theo như thông tin về cơn bão số 8 vừa qua, Quảng Bình chỉ bị ảnh hưởng của bão khi cơn bão này di chuyển ngoài biển.

Diến biến tiếp theo đã không như dự báo, bão số 8 không ảnh hưởng trực tiếp vào Quảng Bình mà lại di chuyển ra hướng Tây Tây Bắc. Khu vực bão đổ bộ là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.

Phát biểu trên truyền hình, ông Võ Minh Hoài, Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Trường Thịnh cho rằng, việc đường đê bị vỡ là do ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Bão rất lớn, đã đập vào toàn bộ hệ thống đê chắn sóng khiến trở về gần như bằng không. Đề nghị các ban ngành tính toán, thiết kế lại cho phù hợp”.

Theo ghi nhận của PV.VietNamNet tại hiện trường, nhiều khối bê tông của công trình bị nước biển ăn mòn, nhiều khối đã bị vỡ cạnh. Những rọ đá được thi công rất đơn giản, khó có thể chịu nổi khi có sóng to gió lớn.

Được biết, trong chiều ngày 30/10, một đoàn kiểm tra bao gồm lãnh đạo tỉnh và các ban ngành chức năng sẽ trực tiếp ra kiểm tra, đánh giá sự cố nghiêm trọng này.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc

Duy Tuấn

=======================

Lâu lâu lại có một cơn bão xác nhận chất lượng công trình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật sư hiến kế “phá băng“ thị trường BĐS

31/10/2012 07:00:00 (GMT+7)

Để tạo thanh khoản cho thị trường, Nhà nước cần có chính sách để kéo giá thành bất động sản xuống, mà cụ thể là bắt đầu bằng việc hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trong khâu giải phóng mặt bằng, nhận quỹ đất sạch với một mức giá hợp lý.

Truy tìm “đồng phạm” khiến BĐS đóng băng

“Phá băng” bất động sản

Thị trường BĐS: Phá băng gần 100.000 tỉ đồng

Sự đóng băng của thị trường bất động sản thời gian qua, ngoài tác động của bối cảnh kinh tế chung, còn có nguyên nhân không nhỏ từ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Để khơi thông thị trường, cần bắt đầu từ việc khơi thông cơ chế, chính sách đối với bất động sản.

Vướng từ cơ chế tự thỏa thuận đền bù giải phóng mặt bằng

Đất sạch là tài sản không thể thiếu và là điều kiện tiên quyết để triển khai dự án BĐS. Nhưng để có được quỹ đất sạch với chi phí chấp nhận được theo đúng tiến độ dự kiến lại là vấn đề không đơn giản với các chủ đầu tư, nhất là tại các dự án liên quan tới nhiều đối tượng đền bù.

Công ty Luật SMiC từng ghi nhận một trường hợp khách hàng có dự án trang trại chăn nuôi tập trung đã được phê duyệt, nhưng sau 5 năm vẫn không thể triển khai bởi chưa hoàn thành giải toả mặt bằng. Lý do mà khách hàng này đưa ra là do pháp luật quy định chủ dự án phải tự thoả thuận đền bù với người dân, nên việc thỏa thuận với người dân có đất trong khu vực dự án gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ dân đưa ra các mức giá đền bù mà chủ đầu tư không chấp nhận được. Vì thế, mỗi năm, chỉ có một vài nghìn mét vuông đất được trả tiền đền bù, dù tiền của chủ đầu tư luôn sẵn trong tài khoản.

Để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trên, SMiC đã tư vấn cho khách hàng mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của dự án, đó là hoạt động phục vụ lợi ích công cộng. Bởi lẽ, Điểm e, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định, các trường hợp dự án có mục đích phục vụ lợi ích công cộng nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ thu hồi đất. Chính sự vận dụng linh hoạt pháp luật, huy động sự tham gia của Nhà nước vào quá trình thu hồi đất mà dự án trên mới được triển khai và đến nay đã mang lại hiệu quả.

Ví dụ trên cho thấy, những vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của dự án, chưa nói đến hiệu quả kinh doanh sau đó.

Posted Image

Thống kê của UBND TP. Hà Nội cho thấy, từ tháng 7/2004 đến tháng 6/2011, trong 33 trường hợp thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo hình thức tự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân, chỉ có 9 nhà đầu tư tự thỏa thuận thành công (chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ, quy mô nhỏ), còn lại đều vướng mắc và phải xin điều chỉnh sang hướng Nhà nước thu hồi đất.

Việc xếp bất động sản vào nhóm phi sản xuất đã đẩy các DN bất động sản vào tình trạng khó khăn

Vướng mắc chủ yếu khi thực hiện cơ chế tự thỏa thuận đền bù là người dân có nhà, đất trong diện giải tỏa luôn đòi mức bồi thường và các chính sách khác cao hơn nhiều so với quy định. Để có mặt bằng thực hiện dự án, một số nhà đầu tư một mặt công khai mức bồi thường tương đương quy định của Nhà nước, mặt khác chấp nhận thỏa thuận ngầm hỗ trợ thêm cho người dân, nhất là đối với các trường hợp chây ỳ. Từ đó, đã phát sinh mâu thuẫn về lợi ích của người dân trong cùng dự án, dẫn đến việc người dân phong toả diện tích đất thực hiện dự án, cản trở thi công, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Chi phí cho mặt bằng luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị của một dự án. Với hàng trăm tỷ đồng chi ra để phục vụ khâu giải phóng mặt bằng, chưa kể các chi phí liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có), đã đẩy giá thành sản phẩm bất động sản lên cao. Thời gian giải phóng mặt bằng càng kéo dài, chi phí vốn càng lớn, thì giá bất động sản có khoảng cách càng lớn với năng lực chi trả của người dân.

Vì vậy, muốn tạo thanh khoản cho thị trường, Nhà nước cần có chính sách để kéo giá thành bất động sản xuống, mà cụ thể là bắt đầu bằng việc hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trong khâu giải phóng mặt bằng, nhận quỹ đất sạch với một mức giá hợp lý.

Hiện nay, Đà Nẵng là địa phương làm rất tốt vai trò này, coi đất là một tài nguyên, Nhà nước đứng ra thu hồi và giao lại cho doanh nghiệp. Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ thống nhất chính sách bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, không phân biệt dự án do Nhà nước thu hồi đất hay dự án do doanh nghiệp thỏa thuận.

Không thể coi bất động sản là phi sản xuất

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng từ chính cơ quan quản lý trong việc đẩy các DN bất động sản và người dân vào tình trạng khó khăn, đó là xếp bất động sản vào nhóm phi sản xuất, không khuyến khích tín dụng. Việc này đã khiến các DN bất động sản khó khăn trong huy động vốn từ các ngân hàng, thậm chí chấp nhận huy động với giá cao. Trong khi đó, có đầy đủ cơ sở để coi lĩnh vực bất động sản là thành phần không thể thiếu để thúc đẩy các hoạt động sản xuất của toàn nền kinh tế.

Sự trầm lắng của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành. Hệ quả dễ nhìn thấy là các DN ngành vật liệu xây dựng, như sắt, xi măng, gạch... bế tắc về đầu ra. Số liệu thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm, tồn kho xi măng tăng 50,2% so với cùng kỳ năm ngoái; tồn kho sắt, thép, gang tăng 40,6% so với cùng kỳ. Nhiều DN ngành vật liệu xây dựng thậm chí không có chỗ chứa hàng tồn kho, không còn dòng tiền để duy trì hoạt động, trả nợ. Thua lỗ, đối mặt với nguy cơ phá sản là điều đã và đang xảy ra.

Đó là nhìn đến mối quan hệ trực tiếp cấp một. Xa hơn một chút, các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho ngành thép như khai khoáng, luyện kim... cũng bị ảnh hưởng.

Một phần rất quan trọng của nền kinh tế đã gần như bị tê liệt, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn của bất động sản. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, sa thải công nhân, hoặc chỉ trả lương tượng trưng (thất nghiệp trá hình) diễn ra tràn lan. Chính vì vậy, hỗ trợ bất động sản không phải là câu chuyện của một nhóm doanh nghiệp trực tiếp hưởng lợi, mà rộng hơn là câu chuyện liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, an sinh xã hội.

Vì thế, nếu không có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn, thì ít nhất, họ cũng cần được đối xử bình đẳng, đúng với những đóng góp xã hội mà họ đã tác động vào, chứ không phải là sự phân biệt đối xử nặng nề như thời gian vừa qua. Việc tập trung nguồn lực xã hội vào lĩnh vực này, tôi cho rằng đây là điều không đáng ngại. Bởi theo quy luật thị trường, dòng vốn sẽ tìm đến những nơi có khả năng sinh lời cao hơn. Việc nhà nhà làm bất động sản chỉ là sản phẩm của một giai đoạn mang tính quá độ, và theo thời gian, nó sẽ tự điều chỉnh phù hợp với quy luật cung - cầu của thị trường.

Luật sư Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC

Theo ĐTCK

=====================

Tập đoàn FLC mua giúp tớ miếng đất quy hoạch treo đi, tớ giúp cho. Còn giải pháp của quí vị sẽ khiến nền kinh tế tê liệt thêm. Chưa nói đến các tác động xã hội khác. Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh cãi về linh hồn sau khi chết

Hai nhà khoa học nổi tiếng khẳng định ý thức của con người có thể tồn tại trong vũ trụ sau khi hệ thần kinh của chúng ta ngừng hoạt động.

Posted Image

Ảnh minh họa: wordpress.com.

Tiến sĩ Stuart Hameroff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ý thức của Đại học Arizona tại Mỹ, và nhà vật lý người Anh Roger Penrose, vừa đề xuất một giả thuyết mới về ý thức con người. Theo hai ông, linh hồn người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não. Ý thức của chúng ta là kết quả của những tác động do lực lượng tử gây nên trong những ống siêu nhỏ ấy, Physorg đưa tin.

"Có lẽ linh hồn của chúng ta chỉ là sự tương tác giữa những tế bào thần kinh trong não. Vì thế linh hồn là một phần cơ bản của vũ trụ và tồn tại từ khi thời gian bắt đầu", hai nhà khoa học nhận định.

Đạo Phật và đạo Hindu cho rằng ý thức là một phần không thể tách rời của vũ trụ. Các trường phái triết học phương Tây cũng khẳng định điều tương tự.

Hameroff lập luận rằng cảm giác cận kề cái chết xảy ra khi các ống siêu nhỏ mất trạng thái lượng tử.

"Khi tim ngừng đập và máu ngừng chảy, trạng thái lượng tử sẽ không còn tồn tại trong những ống siêu nhỏ. Nhưng thông tin lượng tử bên trong các ống không bị hủy diệt, mà chỉ rời cơ thể để quay trở về vũ trụ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, thông tin lượng tử sẽ quay trở lại các ống và bệnh nhân kể rằng họ vừa tới cổng thiên đường. Trong trường hợp bệnh nhân chết, rất có thể thông tin lượng tử sẽ tồn tại mãi mãi trong không gian dưới dạng linh hồn", Hameroff giải thích.

Giới chuyên gia thực nghiệm chỉ trích giả thuyết của Hameroff và Penrose. Hiện nay nó đang trở thành đề tài gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học khắp thế giới. Tuy nhiên, Hameroff khẳng định rằng những phát hiện mới trong lĩnh vực vật lý lượng tử sẽ chứng minh tính đúng đắn trong giả thuyết của ông. Mới đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng lực lượng tử tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng - như quang hợp, thở, định hướng.

Đọc thêm: Bác sĩ tin vào 'thế giới bên kia'

Minh Long

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo Phật và đạo Hindu cho rằng ý thức là một phần không thể tách rời của vũ trụ. Các trường phái triết học phương Tây cũng khẳng định điều tương tự.

Không chỉ đạo Phật và đạo Hindu, mà ngay cả Kinh Dịch - một hệ thống lý luận quan trọng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mô tả siêu công thức của học thuyết này về những quy luật tương tác của vũ trụ - cũng xác định có sự tồn tại của linh hồn. Trong Hệ từ viết: "hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân viên ngân hàng nơm nớp nỗi lo sa thải

Thứ tư, 31/10/2012, 08:08 GMT+7

Tình trạng cắt giảm nhân sự ngân hàng đang diễn ra như một cơn sóng ngầm trong bối cảnh tái cấu trúc lại hệ thống, khiến nhiều nhân viên thấp thỏm lo sợ không biết mình thất nghiệp lúc nào.

>SeaBank bị 'tố' ép nhân viên nghỉ việc hàng loạt

>Nhân viên ngân hàng đối mặt nguy cơ thất nghiệp

Chị Thanh Mai, nhân viên một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ có trụ sở tại Long An cho biết, cả tháng nay, nhà băng chị đã lên danh sách cắt giảm nhân sự với số lượng lớn. Trước khi cắt, ngân hàng cho phỏng vấn lại một cách nghiêm túc năng lực của nhân viên. "Chúng tôi đang hồi hộp chờ đợi kết quả để biết được ai phải ra đi và ai được ở lại", chị nói.

Posted Image

Nhân viên ngân hàng đang đối mặt cuộc thanh lọc nhân sự. Ảnh: Đầu tư

Cán bộ tín dụng một nhà băng lớn tại TP HCM cũng cho hay, ngân hàng anh đang diễn ra sự "thanh lọc" quy mô lớn. Anh cho biết, nhà băng tổ chức thi sát hạch nghiệp vụ hàng tháng và sẵn sàng loại bỏ những người không đáp ứng yêu cầu.

Trong khi đó, một giao dịch viên của một chi nhánh ngân hàng đóng trên đường 3/2, quận 10 TP HCM than thở, chị vừa biết mình nằm trong danh sách bị cắt giảm nhân sự. "Họ chỉ nhắn một câu ngắn gọn rằng đây là chính sách chung của ngân hàng. Nghe tin mà tay chân tôi bủn rủn. Giờ tôi biết tìm việc ở đâu trong lúc kinh tế khó khăn này. Tôi thực sự chạnh lòng khi nghĩ về những ngày Tết sắp tới".

Tại Hà Nội, nam nhân viên phụ trách khối doanh nghiệp một ngân hàng cổ phần cũng cho biết, vài tháng gần đây, ngân hàng anh không tiếp tục gia hạn với những hợp đồng hết hiệu lực. Một số nhân viên trong diện "sàng lọc, cắt giảm" tạm thời bị chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng thời vụ.

Anh Toản, nhân viên phòng công nghệ một nhà băng được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm một, cho biết không bị ép nghỉ việc nhưng với lương giảm đáng kể, tiền thưởng bị cắt hẳn, hợp đồng lao động mãi không được gia hạn nên nhiều người đã phải tự nguyện xin nghỉ.

Theo nhìn nhận của một lãnh đạo ngân hàng cổ phần nhỏ tại TP HCM, hiện nay kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, nợ xấu đến mức báo động, nên các ngân hàng hầu hết đều không có lợi nhuận. Theo bà, tình cảnh trên kéo dài từ năm ngoái, và các ông chủ nhà băng đã "thấm đòn". Hiện nay hầu như chỉ cố gắng lấy ngắn nuôi dài, loay hoay đảo nợ, cơ cấu,... chờ đợi hết suy thoái, khủng hoảng và cắt giảm chi phí triệt để. Vì thế mới có chuyện giảm biên chế, giảm lương. Bà dự báo, từ giờ tới năm sau, ngành ngân hàng phải sa thải khoảng 1/4 số nhân viên và cắt giảm khoảng 1/3 chi phí lương thưởng.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB) Trịnh Văn Tuấn nhìn nhận, trong thời điểm bình thường, việc đào thải những nhân sự yếu để thay vào người giỏi hơn cũng thường xuyên xảy ra. Giờ đây, tiến trình cấu trúc lại hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ thì việc một số nhà băng giảm 10-15% nguồn nhân lực cũng là điều bình thường.

Riêng OCB, ông Tuấn cho biết, nhà băng mình vừa mới qua giai đoạn cấu trúc lại hệ thống suốt 2 năm qua và đây là thời điểm phải đẩy mạnh phát triển. Do đó, hiện Phương Đông không có tình trạng giảm biên chế, sa thải nhân viên.

Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á Trần Anh Tuấn thì cho rằng, do dự đoán trước được tình hình nên nhà băng này đã có kế hoạch về nhân sự khá hợp lý trước đó, không tiếp nhận nhân sự quá nhiều nên giờ không xảy ra tình trạng "thừa người" và phải cắt giảm.

Ông cho biết, trong năm nay, NamABank chỉ có điều chỉnh, luân phiên nhân viên tới những vị trí phù hợp hơn, hoặc những người nào chưa đạt yêu cầu thì cho đào tạo lại để nâng cao năng lực và tiếp tục công tác, ngoại trừ những nhân viên vi phạm thì mới cho thôi việc.

Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) cũng khẳng định sẽ giữ lời cam kết không sa thải bất cứ một nhân viên nào dù ngân hàng đang gặp khó khăn và vừa có kết quả thua lỗ trong quý III. "Thời gian tới chúng tôi không có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Để hợp lý hóa chi phí, ACB sẽ tìm cách tăng năng suất, chất lượng của nhân viên", ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB nói.

Trong khi đó, mặc dù bị "tố" cắt giảm nhân sự hàng loạt và ép họ tự viết đơn xin nghỉ việc nhưng đại diện Ngân hàng thương mại Đông Nam Á (SeaBank) vẫn cho biết thời điểm này không có chiến lược cắt giảm.

Lãnh đạo Maritime Bank cũng cho biết, tổng nhân sự của ngân hàng đến nay vẫn gần 4.000 người, trong đó hợp đồng thử việc và thời vụ chỉ chiếm 5%. Đại diện nhà băng này cho hay, từ nay đến cuối năm sẽ không mở rộng tuyển thêm, dự kiến chỉ tuyển thêm khoảng 1%.

Lý giải việc nhân viên bảo có, ngân hàng bảo không trong câu chuyện cắt giảm nhân sự này, phó phòng quản trị nguồn nhân lực của một ngân hàng cho rằng, đây là việc dễ hiểu bởi các ngân hàng không muốn gây nên cú sốc và sự hoang mang cho nhân viên trong thời điểm này. Vị này phân tích: "Giờ nếu tuyên bố công khai việc cắt giảm nhân sự, các nhân viên sẽ hoang mang và chưa kể, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên sau này".

Trước thực tế trên, ông Lưu Trung Thái, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), người đang làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán MB cũng bày tỏ, bài toán sàng lọc nhân sự chắc chắn cần được đặt ra trong bối cảnh lợi nhuận các ngân hàng ngày một sụt giảm, thách thức tăng lên.

"Thách thức lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay là doanh thu, các chỉ tiêu kinh doanh giảm, nên phải điều chỉnh kế hoạch về chi phí. Thậm chí, kể cả trong điều kiện kết quả kinh doanh tốt, có thể chính sách nhân sự mỗi nơi khác nhau nhưng tôi tin các tổ chức, ngân hàng đều xác định tỷ lệ sàng lọc nhất định, thường tiêu chuẩn là 5-10%", ông Thái nói.

Lệ Chi - ThanhLan

Share this post


Link to post
Share on other sites

V/v này thì cần phải có kinh phí lớn. Đầu tiên là trả lương cho các nhà nghiên cứu và lương phải đủ cao để họ có thể yên tâm nghiên cứu. Nếu có tiền tài trợ thì tôi sẽ lập ra chừng trên một tá nhóm nghiên cứu về lý học Đông Phương và tất cả những đề tài liên quan đến vũ trụ, cuộc sống và con người. Người ta có thể bỏ ra cả chục triệu dol cho việc nghiên cứu UFO, hàng trăm tỷ EUR để đi tìm "Hạt của Chúa" - nhưng số tiền đó dành cho Lý học Đông phương sẽ tốt đẹp và hiệu quả hơn nhiều. Để xác định có hạt của Chúa và UFO hay không thì Lý Học Đông Phương chỉ cần một quẻ Dịch hoặc Lạc Việt độn toán với sự phân tích hợp lý.

Nhưng rất tiếc! Định mệnh chưa mỉm cườii với Lý Học Đông phương.

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!

Đây là phát biểu của SW. Hawking - Đúng là phát biểu của một thiên tài.

Cháu chào chú Thiên Sứ

Cháu là thành viên mới, quê ở HN và hiện cháu đang ở nước ngoài. Cháu đã đọc các cuốn sách của chú về nguồn gốc Kinh Dịch và xem phản biện của chú trên báo Thanh Niên với 1 số thuộc tư duy "ở trần và đóng khố" phản biện của chú rất sắc bén và thuyết phục người đọc. Cháu cứ ám ảnh mãi về hình ảnh chú đã kể "Cóc ngồi ngậm đồng tiền trong miệng" và truyện " Trê cóc". Cháu trăn trở mãi, người Việt rõ ràng là rất thông minh, cần cù nhưng dân tộc Việt vẫn bị coi là dân tộc tiểu nhược ( cái này ra nước ngoài thấy rất rõ chú ạ). Nếu ở các nước tiến bộ thì công trình của chú đã được đầu tư thích đáng vì nó là 1 phát kiến mới dựa trên cơ sở khoa học chứ chưa nói gì đến việc khôi phục lại những giá trị của tổ tiên (1 số người đã nhầm cho đây là thuộc chủ nghĩa tự tôn dân tộc). Cháu nghĩ chú không hề lạc lõng trên hành trình chông gai này vì chính tổ tiên đã chọn chú như 1 cái duyên. Và chú là người đầu tiên bắn 1 phát súng đai bác vào lịch sử mở đường cho thế hệ tiếp theo tiếp tục nghiên cưú theo hướng này. Có lẽ trong tương lai có khi nào xảy ra trường hợp chính các nước phương Tây công bố kết quả Kinh Dịch là của Việt Nam và chính người Việt Nam lại phải mua lại bản quyền đó như 1 sự trả giá cho việc hèn nhát, thờ ơ với lịch sử. Và họ cũng không quên ghi trên công trình của họ công đầu là thuộc về nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Cháu hy vọng khả năng đó sẽ ko xảy ra mà chính con cháu hậu duệ của nền văn minh Lạc Việt với Việt Sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở nam Dương Tử sẽ tìm lại và khôi phục được các giá trị của tổ tiên.

Cháu kính chúc chú sức khoẻ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên Sứ

Cháu là thành viên mới, quê ở HN và hiện cháu đang ở nước ngoài. Cháu đã đọc các cuốn sách của chú về nguồn gốc Kinh Dịch và xem phản biện của chú trên báo Thanh Niên với 1 số thuộc tư duy "ở trần và đóng khố" phản biện của chú rất sắc bén và thuyết phục người đọc. Cháu cứ ám ảnh mãi về hình ảnh chú đã kể "Cóc ngồi ngậm đồng tiền trong miệng" và truyện " Trê cóc". Cháu trăn trở mãi, người Việt rõ ràng là rất thông minh, cần cù nhưng dân tộc Việt vẫn bị coi là dân tộc tiểu nhược ( cái này ra nước ngoài thấy rất rõ chú ạ). Nếu ở các nước tiến bộ thì công trình của chú đã được đầu tư thích đáng vì nó là 1 phát kiến mới dựa trên cơ sở khoa học chứ chưa nói gì đến việc khôi phục lại những giá trị của tổ tiên (1 số người đã nhầm cho đây là thuộc chủ nghĩa tự tôn dân tộc). Cháu nghĩ chú không hề lạc lõng trên hành trình chông gai này vì chính tổ tiên đã chọn chú như 1 cái duyên. Và chú là người đầu tiên bắn 1 phát súng đai bác vào lịch sử mở đường cho thế hệ tiếp theo tiếp tục nghiên cưú theo hướng này. Có lẽ trong tương lai có khi nào xảy ra trường hợp chính các nước phương Tây công bố kết quả Kinh Dịch là của Việt Nam và chính người Việt Nam lại phải mua lại bản quyền đó như 1 sự trả giá cho việc hèn nhát, thờ ơ với lịch sử. Và họ cũng không quên ghi trên công trình của họ công đầu là thuộc về nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Cháu hy vọng khả năng đó sẽ ko xảy ra mà chính con cháu hậu duệ của nền văn minh Lạc Việt với Việt Sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở nam Dương Tử sẽ tìm lại và khôi phục được các giá trị của tổ tiên.

Cháu kính chúc chú sức khoẻ!

Cảm ơn Hoadauda có lời khen ngợi và chia sẻ.

Tôi vẫn hy vọng rằng người Việt Nam là dân tộc đầu tiên xác định chân lý - Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ có cội nguồn từ nền văn hiến Việt.

Nhưng nó còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó có khả năng tư duy.

SW Hawking đã nói: "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?". Tất nhiên nó sẽ quyết định luôn cả dân tộc nào sẽ tìm ra nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa thể xác định lỗi kỹ thuật tháp truyền hình đổ

31/10/2012 18:13

Posted Image - Ông Trần Anh Tú, Giám đốc Đài PTTH Nam Định cho rằng, hiện vẫn chưa xác định được thời điểm tháp bị đổ và sức gió là cấp mấy nên chưa thể khẳng định “bị đổ là do không đáp ứng các thông số về kỹ thuật”.

>> Thời sự trong ngày: Tháp truyền hình đổ sập

>> Cận cảnh tháp truyền hình bị bão đánh sập

>> Bão đổ bộ, quật gãy tháp truyền hình

Sớm xây dựng tháp truyền hình mới!

Chiều 31/10, PV VietNamNet đã có buổi làm việc với ông Tú sau sự cố tháp này bị gió bão quật đổ.

Ông Trần Anh Tú cho rằng: Trước mắt, Đài phối hợp với các cơ quan chức năng để khắc phục sự cố này. Chúng tôi đã đề nghị viễn thông Nam Định kéo cáp quang cho hệ thống truyền hình cáp. Ngoài ra, NTV cũng đề nghị VTV cho mượn thiết bị để phát sóng.

Posted Image

Cũng theo ông Tú, hiện tại nhà đài vẫn sản xuất chương trình và phát trên truyền hình cáp. Khoảng 10 ngày nữa, Đài Nam Định sẽ tìm vị trí phát sóng analog để các gia đình bắt sóng truyền hình bằng ăng ten thông thường có thể xem được. Sau khi khắc phục các sự cố, Đài PTTH Nam Định sẽ tiến hành xây dựng tháp truyền hình mới, ngay tại vị trí tháp bị đổ.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư, về chất lượng kỹ thuật công trình tháp truyền hình mới như thế nào, đang là bài toán đặt ra.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ xin hỗ trợ từ Đài truyền hình Việt Nam và các đơn vị liên quan quan, sau đó sẽ xin ý kiến từ tỉnh” - ông Tú nói.

Không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật!

Posted Image

Ông Trần Anh Tú khẳng định việc nhập khẩu thiết bị đã được thẩm định đầy đủ. Còn về thiết kế, do mua trọn gói từ Malaysia nên không có thiết kế kỹ thuật. Cũng theo ông Tú, sau khi công trình này hoàn thành (6/2010), chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã tiến hành nghiệm thu và kiểm tra chất lượng công trình.

Kết quả nghiệm thu khẳng định đây là công trình đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

Tuy nhiên, sau sự cố tháp bị đổ, nhiều nghi vấn về chất lượng công trình này đã được đặt ra.

Cụ thể, theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995, tháp truyền hình phải chịu được gió tốc độ 181 km/giờ (cấp 15). Ngoài ra, phải tính toán đến sự cố vừa xảy ra tình huống bão và động đất để thiết kế tháp đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, trong bản hợp đồng mua tháp ăng ten giữa một bên là chủ đầu tư –Đài PTTH Nam Định với đơn vị cung cấp thiết bị là Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) lại ghi rõ: “Tháp được thiết kế chịu được tốc độ gió 120km/giờ”.

Như vậy, phía chủ đầu tư và đơn vị cung cấp thiết bị đã tự ý, thỏa thuận hạ tiêu chí kỹ thuật của tháp truyền hình. Ông Tú không nói lý do vì sao lại hạ thấp tiêu chí này.

Theo ông Tú, mô hình thiết kế của công trình này na ná với tòa tháp ở Bình Dương. Tuy nhiên, đặc điểm thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu ở 2 địa phương là hoàn toàn khác nhau.

“Bây giờ, không thể khẳng định tháp bị đổ là do không đảm bảo chất lượng. Bởi, hiện tại chưa ai khẳng định được tại thời điểm tháp bị đổ, sức gió là bao nhiêu. Có thể nó là cấp 12, hoặc cũng có thể là trên cấp 12” - ông Tú cho hay.

Posted Image

Trong khi đó, tài liệu từ Trung tâm dự báo khí thượng thủy văn TƯ, thì sức gió đo được tại TP Nam Định vào lúc 20 giờ 23 phút tối 28/10 là 17m/s (cấp 7), giật 29m/s (cấp 11), tương đương 104 km/ giờ. Tòa tháp ở Nam Định bị bão quật đổ vào khoảng 20 giờ 40 phút.

Như vậy, nếu như chỉ số kỹ thuật tháp truyền hình chịu được sức gió 120km/giờ theo như trong bản cam kết giữa chủ đầu tư và đơn vị cung cấp thiết bị là chính xác thì tháp truyền hình sẽ không bị đổ.

Trao đổi với VietNamNet xung quanh sự cố này, ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng: Hiện, phía tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão, lo cứu đói cho người dân.

Riêng về sự cố tháp truyền hình bị đổ, tỉnh giao cho lãnh đạo Đài PTTH Nam Định phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết.

Liên quan đến sự việc này, hiện Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cũng đã cử người về để tìm hiểu nguyên nhân.

Hoàng Sang – Kiên Trung

========================

Tóm lại là không có "cơ sở khoa học" để chứng minh tháp truyền hình đổ. Hì. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Siết chặt quy định sổ đỏ, dân đổ xô ra chính quyền xin ly hôn

Thứ năm 01/11/2012 08:03

(GDVN) - Có gia đình hai, ba thế hệ cùng kéo nhau đi ly hôn, thậm chí có người bán thân bất toại cũng bắt con cháu đặt lên xe lăn đưa đi ly hôn, người kéo nhau ra tòa làm thủ tục ly dị đông như trảy hội.

Siết chặt quy định sổ đỏ, dân đổ xô ra chính quyền xin ly hôn

Tờ Đông Phương IC ngày 1/11 đưa tin, những ngày gần đây cư dân khu Vân Nham thành phố Quý Dương thủ phủ tỉnh Quý Châu, Trung Quốc liên tục xếp hàng đăng ký làm thủ tục ly hôn.

Posted Image

Cả khu kéo nhau ra xếp hàng xin ly hôn, già có, trẻ có

Sự kiện cả khu kéo nhau đi ly hôn kéo dài suốt một tuần qua, lý do của hiện tượng "lạ mà không lạ" này chỉ nhằm một mục đích duy nhất, đó là tăng diện tích phòng ở được bảo hộ pháp lý về tính hợp pháp khi sở hữu, chuyển nhượng, mua bán hay thừa kế.

Suốt một tuần qua, có gia đình hai, ba thế hệ cùng kéo nhau đi ly hôn, thậm chí có người bán thân bất toại cũng bắt con cháu đặt lên xe lăn đưa đi ly hôn, người kéo nhau ra tòa làm thủ tục ly dị đông như trảy hội.

Posted ImageAi cũng nô nức, vui vẻ khi làm thủ tục ly hôn, và đơn xin ly hôn ghi lý do trăm người như một

Trước đó 1 tuần, khu Vân Nham bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền chính sách mỗi hộ gia đình được sở hữu căn hộ để ở không quá 240 mét vuông.

Ông Ngũ Phong Vinh, Phó phòng Quản lý - Thu hồi giải phóng mặt bằng khu Vân Nham chỉ biết thở dài ngao ngán khi tìm mọi cách khuyên người dân đừng ly hôn mà không được.

Theo vị quan chức này, chính sách nhà nước đảm bảo tính hợp pháp cho 240 mét vuông diện tích mỗi một căn hộ là nhằm đảm bảo "lợi ích hợp pháp" cho dân chứ không "có ý gì khác". Chính quyền khu Vân Nham đang kêu gọi dân ngừng ly hôn.

Posted Image

Phát phiếu chờ đăng ký làm thủ tục ly hôn

Tờ Tân Kinh báo ngày 1/11 đưa tin, khoảng 10 giờ sáng ngày 30/10, một bà cụ 90 tuổi ngồi trên xe lăn để con gái đưa đến phòng đăng ký làm thủ tục ly hôn. Xếp hàng sau 2 mẹ con bà cụ là một cặp vợ chồng trẻ vừa mới cưới nhau được 3 tháng cũng xin đăng ký được ly hôn.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/10 đến ngày 17/10 chính quyền khu Vân Nham thông báo cho các hộ dân cư đến đăng ký đề nghị nhà nước đảm bảo tính pháp lý cho các căn hộ có diện tích không quá 240 mét vuông. Những căn hộ này được chính quyền địa phương đảm bảo tính pháp lý và mọi giấy tờ, thủ tục chuyển nhượng, thừa kế hay mua bán mới hợp pháp.

Posted Image

Đơn xin ly hôn trăm người như một, dấu vân tay điểm chỉ của 2 vợ chồng

Ngay chiều hôm 1/10 đã có rất nhiều cặp vợ chồng, già có, trẻ có kéo đến đăng ký ly hôn. Mẫu đơn xin ly hôn của tất cả các cặp vợ chồng này hầu như đều cùng một lý do: "Vợ chồng tôi không tìm được tiếng nói chung, tình cảm đổ vỡ, thường xuyên cãi nhau", nhưng khi kéo nhau ra chính quyền khu để đăng ký ly hôn, ai nấy đều mặt mày hớn hở, cười nói vui vẻ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Ông Lưu, một người dân trong khu Vân Nham năm nay 68 tuổi cũng dẫn bà vợ ra đăng ký ly hôn chia sẻ với phóng viên, 2 ông bà vẫn yêu thương nhau, xưa nay chưa từng to tiếng với nhau bao giờ. Ông bà xếp hàng đăng ký ly hôn để sau này thừa kế nhà cửa cho con cháu được dễ dàng, giấy tờ thủ tục "chính chủ". Bởi chỉ có ly hôn, thì một hộ tách thành 2 hộ, giới hạn diện tích nhà ở được bảo hộ pháp lý sẽ tăng lên gấp đôi.

Posted Image

Lần đầu tiên người ta chứng kiến cảnh tượng xếp hàng xin ly hôn, ký vào đơn xin ly hôn không cần suy nghĩ, đắn đo

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn Đông Phương IC)

============================

Đây không phải là hình mẫu lý tưởng cho một xã hội bá chủ thế giới.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Đặng Thành Tâm: “Tôi muốn trở về thời xưa”

Thứ Tư, 31/10/2012, 07:32 (GMT+7)

TT - Sự trở lại của doanh nhân, đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm làm hành lang kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII trở nên “nóng”.

Nhiều câu hỏi của báo giới đã dành cho ông trong giờ giải lao của phiên họp toàn thể tại hội trường thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 30-10.

Ông Đặng Thành Tâm trở lại nghị trường

Posted Image

Ông Đặng Thành Tâm - Ảnh: Việt Dũng

Ông Tâm chia sẻ: “Nếu không vướng vào lĩnh vực tài chính, tôi không phải khổ thế này. Tôi muốn trở về thời xưa vì thời đó nợ rất ít, không phải lo trả nợ. Đôi khi người ta bảo trở về với cuộc sống bình dị còn tốt hơn cuộc sống xa hoa. Tất cả doanh nghiệp ai cũng ước mơ ngày ấy đâu rồi”.

* Với tình hình hiện nay, năm 2013 liệu có cơ hội mở rộng sản xuất?

- Mở rộng hay không phải nhìn vào kế hoạch của Nhà nước. Khi kế hoạch của Nhà nước xây dựng tăng trưởng kinh tế 5-5,2%, tôi phải nói thật không co cụm thì thôi, còn mở rộng sản xuất chỉ có chết. Nếu kế hoạch tăng trưởng cỡ vầy, doanh nghiệp phải tự hiểu rằng năm 2013 sẽ tiếp tục khó khăn nên phải “liệu cơm gắp mắm”. Nếu cần cái nhìn lạc quan thì ai cũng phải lạc quan, nhưng nhìn vào chương trình kinh tế - xã hội như thế ai cũng phải hiểu.

"Rất nhiều người nói chúng tôi nợ rất nhiều. Nhưng tổng nợ của tôi, kể cả Tập đoàn Tân Tạo của chị tôi, chưa đến 500 triệu USD. Còn tổng vốn điều lệ cộng lại hết gần 20.000 tỉ đồng. Nợ vay trên vốn điều lệ chưa bằng một lần. Riêng lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, nếu tụi tôi chết thì chả ai sống được"

Đại biểu Quốc hội

Đặng Thành Tâm

Có thể hệ quả của năm 2012 làm mọi người lo ngại. Tôi không biết cuối năm 2013 sẽ như thế nào, nhưng tôi tin chắc xây dựng kế hoạch với tăng trưởng 5,2% là quá thấp. Tôi cho rằng năm 2013 ít nhất cũng tăng trưởng được 6%. Ai cũng sợ nợ xấu nhưng bản chất nợ xấu này thấy có hai khoản. Thứ nhất là chứng khoán, bất động sản đã thấy rõ rồi. Trong số khoảng 300.000 tỉ đồng nợ xấu, có bao nhiêu phần trăm ở lĩnh vực này cần được phân ra. Còn nợ xấu hàng tồn kho, nợ sản xuất chưa hẳn là nợ xấu. Khi nền kinh tế khởi sắc lại, loại nợ này sẽ lưu thông rất nhanh, trả được nợ và có lãi. Riêng chứng khoán còn lâu mới hồi phục. * Còn lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông có kế hoạch gì trong thời gian tới?

- Tôi cũng như mọi người, thấy ăn khoai vác mai đi đào. Có một thời kỳ mọi người đổ xô mua cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán. Nhưng đến bây giờ không ai dám tham gia nữa, tôi cũng thế. Ở đây không phải bỏ chạy mà đó là một bài toán thực tế để mọi người rõ một bức tranh và mỗi đơn vị nhận ra hiện thực. Phải biết mình cần tập trung vào đâu.

Như chúng tôi, về tài chính là không thành công. Chả ai muốn nói mình thất bại, nhưng phải nói không thành công cho lịch sự chứ hoàn toàn không thành công chút nào hết. Lỗ nặng chứ không phải lỗ nhẹ. Nếu không vướng vào lĩnh vực tài chính thì tôi không phải khổ thế này. Còn lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp vẫn thu được, tiền cho thuê nhà xưởng vẫn thu đều đặn.

Tự nhiên sa đà vào cái đó, lợi nhuận vài phần trăm/năm, trong khi đi vay vốn đến vài chục phần trăm/năm thì không chết sao được. Khi thất bại như thế phải rút kinh nghiệm. Hiện nay nhóm tụi tui đâu còn ai nắm xu nào ở ngân hàng phương tây nữa đâu. Ở các ngân hàng khác dù đắt hay rẻ cũng thoái vốn để tập trung vào lĩnh vực của mình.

QUỐC THANH thực hiện

====================

Tôi muốn trở về thời xưa

Tôi cũng đang muốn trở về thời xưa. Nhưng đó là cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương t.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia Tâm này chụp hình kịch quá. Đâu cần để đám râu lưa thưa, tóc không hớt để chứng tỏ tui ốm nặng đâu...hê..hê..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng đổ hết tội lỗi cho bão!

Thứ Năm, 01/11/2012 - 09:52

Có 193224 người đã chia sẻ tin này

(Dân trí) - Bão số 8 là một cơn bão lớn nên thiệt hại về người và tài sản là không tránh khỏi. Nhưng nếu ai đó có ý đổ hết mọi tội lỗi cho gió bão để trốn tránh trách nhiệm của mình đối với công quỹ, tiền thuế của dân, thì đấy là một tội ác.

>> Đổ tháp truyền hình do bão Sơn Tinh bị ăn bớt "ba cấp gió"!?

>> Tháp truyền hình Nam Định không đạt chuẩn?

Sáng thứ ba (30/10/2012), sau khi tháp truyền hình đặt tại nội thành Nam Định bị gãy đổ, báo Tuổi Trẻ đăng ý kiến của hai chuyên gia, ông Lê Huy Lộc (chuyên gia thiết kế kết cấu công trình đường dây tải điện, nguyên trưởng phong thiết kế mẫu viện Thiết kế điện) và ông Trương Mỹ (kỹ sư quản lý chất lượng hạ tầng mạng Gmobile). Cả hai chuyên gia đều thống nhất nhận định cần phải thẩm tra lại quy trình thiết kế và thi công tháp truyền hình “lớn nhất và hiện đại nhất miền Bắc” này (bài “Tháp truyền hình Nam Định không đạt chuẩn?”).

Tiếp đó, ngày 31/10/2012, báo Tuổi Trẻ lại đăng tiếp bài, khẳng định: “Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn” - do có ý kiến của lãnh đạo Cục Giám định (Bộ Xây dựng): “cơ quan này đã kiểm tra hiện trường vụ đổ tháp ăngten của Đài PTTH Nam Định và đã có báo cáo sơ bộ gửi lãnh đạo Bộ Xây dựng. Theo đó, nhận định ban đầu là TẢI TRỌNG GIÓ của tháp được thiết kế không đúng với tiêu chuẩn”.

Posted Image

Tháp truyền hình Nam Định sau khi đổ như những cọng bún - Ảnh: Việt Dũng - Tuổi trẻ

Trước đó, ông giám đốc đài PTTH Nam Định khẳng định “nguyên nhân xảy ra sự cố là do gió bão quá to, gió giật làm đổ cột tháp nên có thể kết luận được nguyên nhân như vậy. Việc có điều tra hay không, ông Tú cho rằng còn chờ sự chỉ đạo của tỉnh. Về việc có hay không một phần nguyên nhân do chất lượng công trình không đảm bảo, ông Tú khẳng định không phải. Ông Tú cho biết thiết bị của công trình được nhập từ Malaysia, toàn bộ đều nhập khẩu và đều đã được kiểm tra chất lượng” (bài “Tháp truyền hình Nam Định không đạt chuẩn?”).

Chiều 30/10/2012, ông giám đốc đài PTTH NĐ lại “khẳng định việc nhập khẩu thiết bị đã được thẩm định đầy đủ”. Còn về thiết kế, ông Tú cho rằng “mua trọn gói từ Malaysia thì làm sao có thiết kế được” (bài “Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn”).

Thực tế thì đài PTTH NĐ không mua trực tiếp từ Malaysia mà “mua lại” của VTC. Về vấn đề mua đi bán lại này, ngài đại diện Cục Giám định giải thích: “Do hình thức mua trọn gói nên không có kiểm định, thẩm định kết cấu, thiết kế. “Giống như mua một cái tivi, đã sản xuất thành sản phẩm rồi thì người mua không thể tự thẩm định được vật liệu, kết cấu thiết kế”. Còn đại diện cơ quan giám sát, ông Lê Phú Hải - giám đốc - nói: “Đơn vị chỉ nhận giám sát thi công lắp đặt thiết bị theo bản vẽ lắp đặt đầy đủ. Ngoài ra, chủ đầu tư không cung cấp các thông tin khác về kỹ thuật, mức chịu đựng gió, động đất” (bài “Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩn”).

Nghe các quan chức Nhà nước có trách nhiệm giải thích vậy, chả khác gì chuyện con trẻ nói đùa với nhau!

Là người có quá trình trực tiếp thiết kế một số trụ tháp cao, tôi xin nêu mấy ý kiến như sau:

Một là, nói do bão số 8 quá mạnh, cấp 11, 12… nên tháp đổ là hoàn toàn sai về mặt pháp lý.

Cụ thể là:

1/ Bão số 8 có gió cấp 11, 12 là ở vùng bờ biển chứ không phải nội thành Nam Định. Tháp lại đổ vào khoảng 20 giờ ngày 28/10/2012, là lúc nội thành chưa có gió lớn. Chỉ sau 21 giờ nhân dân nội thành Nam Định mới thực sự cảm nhận được sức mạnh của cơn bão. Điều này cơ quan Khí tượng hoàn toàn có thể chứng minh.

2/ Nhưng ngay cả khi bão nội thành đạt cấp 12 như ông giám đốc đài PHTH NĐ nói, thì theo TCVN 2737-1995, văn bản pháp quy hiện hành, Tháp này phải được thiết kế tính toán với cấp gió IV.B, nghĩa là Tháp phải chịu được lực gió tác động là 155 kg/cm2 (vận tốc khoảng 50m/s, tương đương gió cấp 15 – xem tại vnbaolut.com, bảng “CẤP GIÓ VÀ SÓNG”). Đấy là chưa kể, trong quy trình tính toán thiết kế, còn phải đưa thêm hai HỆ SỐ quan trọng là HỆ SỐ VƯỢT TẢI và HỆ SỐ AN TOÀN công trình. Nghĩa là ngay cả khi nội thành Nam Định có gió bão cấp 15, giật trên cấp 15, tháp này vẫn phải đứng vững.

Hai là, ông giám đốc đài PTTH Nam Định lúc thì “khẳng định việc nhập khẩu thiết bị đã được thẩm định đầy đủ”. Lúc lại nói “mua trọn gói từ Malaysia thì làm sao có thiết kế được”. Thế thì ông đã thẩm định trên cơ sở pháp lý nào?

Ba là, 50 tỉ đồng xây dựng tháp, đối với Nam Định, một tỉnh vẫn còn nhận trợ cấp thường xuyên của trung ương, thì đây không thể coi là “chuyện nhỏ”, không thể ví như “mua một cái ti-vi”.

Tóm lại, bão số 8 tuy là một cơn bão khá lớn và cũng nhiều năm nay, Nam Định nói riêng và Miền Bắc nói chung vắng những cơn bão lớn như vậy, nên việc thiệt hại về người và tài sản là điều không tránh khỏi. Nhưng nếu ai đó lại có ý ĐỔ HẾT MỌI TỘI LỖI cho gió bão, để trốn tránh phần trách nhiệm của mình đối với công quỹ, tiền thuế của dân, thì đấy lại là một tội ác. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vấn đề này trước dân, không chỉ riêng dân Nam Định, mà dân cả nước.

Trần Nguyễn Lê

===================

Đúng rồi! Không nên đổ ti cho bão. Nhưng đổ cho ai bây giờ? Quanh đi quẩn lại thì vẫn cứ là đổ cho bão là tiện nhất. Hì! Posted Image.

Còn không thì đổ cho ai cũng cần phải có "cơ sở khoa học". Để có được "cơ sở khoa học" là cái vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi phải có những bằng chứng khoa học rất rõ ràng, và cần phải rất nhiều luận cứ khoa học để chứng minh và phải được "khoa học công nhận". Những người mần pha học có khi phải hy sinh. (Cái này học lóm được của giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê)

Cao cả wá! Posted ImagePosted ImagePosted Image.

Bởi vậy, để chứng minh cái tháp truyền hình đổ do bất cứ một nguyên nhân gì rất cần phải có "cơ sở khoa học". Không thể đổ thừa do bão. Đúng rồi! Vì chưa có "cơ sở khoa học". Nhưng chứng minh rằng nó đổ do nguyên nhân gì thì cũng cần phải có "cơ sở pha học". Mà để có được "cơ sở khoa học" là cái vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi phải có những bằng chứng khoa học rất rõ ràng, và cần phải rất nhiều luận cứ khoa học để chứng minh và phải được "khoa học công nhận". Những người mần pha học có khi phải hy sinh.

Bởi vậy. Hãy đợi đấy! Chờ cái "cơ sở khoa học" nó chứng minh và được "khoa học công nhận" đã.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Muốn được "khoa học công nhận" thì phải có "cơ sở khoa học" và phải có "chứng c khoa học" làm "cơ sở khoa học" và những chứng cứ khoa học ấy phải được "khoa học công nhn". Khi ấy nó mới được coi là "cơ sở khoa học" và mới được "khoa học công nhn". Như vậy, vấn đề phải rất là "khoa học" mới được "khoa học công nhận". Cuối cùng nó phải được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" thừa nhận..

Posted ImagePosted ImagePosted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tố nhau phá giá: Chỉ làm BĐS thêm rối

Tác giả: An Dương

Bài đã được xuất bản.: 49 phút trước

(VEF.VN) - Việc một dự án chung cư bán căn hộ giá rẻ 10 triệu đồng/m2 tại Hà Nội đã gặp phải sự chỉ trích và phản đối từ nhiều doanh nghiệp phát triển BĐS khác. Tuy nhiên, hiện chưa có căn cứ nào để nói hành động đó là bán phá giá. BĐS đang cần phải giảm giá, thoát hàng để tự cứu mình thì một số tham giữ giá bày trò tố DN khác. Như thế, chẳng khác nào khiến thị trường thêm rối.

Phá giá còn hơn phá sản?

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012, Người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, việc hạ giá bán nhà ở là chủ trương nhất quán của Chính phủ để người có thu nhập thấp có thể mua được nhà.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã thừa nhận, đại bộ phận người dân cần sản phẩm khiêm tốn quy mô nhỏ, giá rẻ không thể nào "gánh" vác cung giá cao như vậy. Do vậy, để sản phẩm đến được với người dân, cách duy nhất là doanh nghiệp BĐS phải quyết liệt hạ giá, cơ cấu lại sản phẩm.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn cắt lỗ, giảm giá bán căn hộ nhằm thu hồi vốn. Số khác đã tiên phong thực hiện làm căn hộ nhỏ giá rẻ, đây là động thái không chỉ được các nhà quản lý mà cả người dân rất đồng tình hưởng ứng. Nhưng bên cạnh đó, đang có làn sóng phản đối, phê phán việc bán nhà giá rẻ, coi đây là hành động "phá giá" trên thị trường BĐS và đề nghị các cơ quan quản lý vào cuộc thanh tra, kiểm tra.

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Navigat nhìn nhận, lẽ ra những doanh nghiệp tiên phong trong việc làm nhà giá rẻ đáng được khuyến khích hoan nghênh mới phải, vì họ là người đã tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn cho chính mình, cho thị trường và giúp nhiều người có cơ hội mua nhà.

Theo ông Quang, không có căn cứ nào để nói doanh nghiệp đó bán phá giá được, bởi bán phá giá có nghĩa là họ bán dưới giá thành. Chưa xét đến việc DN đó có lãi hay không nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường BĐS đang có hàng nghìn căn hộ tồn kho không bán được.

Để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn, bắt buộc các doanh nghiệp phải xả hàng, không xả được thì "chết". Doanh nghiệp giảm giá, thậm chí cắt lỗ bán dưới giá thành, và đây là trường hợp bất khả kháng. Trong nền kinh tế thị trường, thì chuyện doanh nghiệp bán lỗ, bán dưới giá thành cũng là chuyện bình thường.

Posted Image

Lâu nay, giá BĐS vẫn bị thổi phồng lên quá cao, nhất là ở Hà Nội, khiến cho nhiều người dân có thu nhập thấp rất khó khăn về nhà ở. Do đó, doanh nghiệp nếu xây dựng được dự án giá rẻ, phù hợp với khả năng của người dân thì là điều đáng mừng, đáng khuyến khích, đáng để các doanh nghiệp BĐS học tập mới đúng.

Tham giữ giá: Hại DN, hại thị trường

Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế, việc bán phá giá được nêu rõ trong pháp luật cạnh tranh, đó là nghiêm cấm việc bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng quy định một số hành vi không bị coi là bán dưới giá thành như: khuyến mãi theo quy định, thực hiện chính sách bình ổn giá, hạ giá hàng tồn kho, hạ giá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, chuyển hướng sản xuất...

Đối với lĩnh vực BĐS, nếu nói doanh nghiệp bán phá giá thì phải chứng minh được doanh nghiệp sản xuất đó đã bán ra dưới mức giá thành.

Tuy nhiên, với thị trường BĐS, lâu nay giá BĐS đã được đẩy lên quá cao, nên khái niệm giá thành trong BĐS vẫn chưa xác định được.

Chúng ta chưa bàn đến chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp. Thế nhưng trong kinh doanh thị trường, trước khi bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ càng để chọn phương án bán phù hợp nhất. Quan trọng nhất là thị trường và người dân đón nhận sản phẩm đó như thế nào.

Hơn nữa, đã làm kinh doanh thì DN phải biết chấp nhận lỗ lãi. DN bán giá thấp nhưng họ biết cân nhắc lựa chọn loại vật liệu xây dựng nào để sản phẩm của họ có giá thành hợp lý, giúp người có khả năng tài chính vừa phải vẫn mua được nhà và chủ đầu tư bán được nhà nhưng vẫn có lãi.

Thị trường BĐS gặp khó cũng là thời điểm để thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường. Doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội nhanh, chớp thời cơ sớm, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, được người dân ủng hộ thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.

Trên thực tế, mặc dù nguồn cung căn hộ trên thị trường rất lớn, song hầu hết đều là các dự án BĐS cao cấp, giá cao, do đó người có nhu cầu về nhà ở không đủ điều kiện để tiếp cận. Đúng lúc này, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thực tế của người dân, đưa ra thị trường những căn hộ diện tích nhỏ, giá rẻ, phù hợp với điều kiện của người dân, đương nhiên sản phẩm đó sẽ được ủng hộ.

Giới phân tích cho rằng giá bán nên để thị trường tự quyết định, thay vì phản ứng doanh nghiệp bán phá giá thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh theo xu hướng, nếu thấy mức giá mà chủ đầu tư đưa ra phù hợp với điều kiện khả năng tài chính thì chắc chắn người mua sẽ đón nhận. Ngược lại, với mức giá đó, người mua vẫn hững hờ thì buộc chủ đầu tư phải tiếp tục hạ giá, đến khi nào cung gặp được cầu.

Xét dưới góc độ đó, nếu phá giá có xảy ra thì cũng là điều có lợi cho người tiêu dùng. Trong khi đó, dù chưa xác định được phá giá hay không nhiều DN đã tố nhau phá giá, rồi sau đấy biết đâu lại thanh tra, kiểm toán... DN đã khó lại thêm khổ, thị trường vì thế cũng thêm rối.

========================

Doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội nhanh, chớp thời cơ sớm, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, được người dân ủng hộ thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.

Đúng rồi! Ngoài ra doanh nghiệp đó còn cần có trình độ quản lý vĩ mô và vi mô. Cần phải nắm bắt được xu hướng thị trường, cần phải phát huy hết khả năng sáng tạo tiến kịp xu thế phát triển chung, cần phải cân đối những giá trị sản phẩm với thực tế, cần phải có chiến lược phát triển thích hợp, cần phải ....cần phải.....cần phải......

Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàn Cầu: Hải giám Trung Quốc phải "dạy" cho Nhật Bản một bài học

Thứ tư 31/10/2012 19:07 (GDVN) - Hoàn Cầu coi hành động này của Hải giám Trung Quốc là một “chiến thắng” và nó đã “dạy cho Nhật Bản một bài học”, đồng thời phát đi cảnh báo đối với các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 31/10 đưa tin, Cục Hải dương Trung Quốc hôm thứ Tư ra thông báo rằng đội tàu Hải giám của nước này đã “xua đuổi” được một số tàu Cảnh sát biển Nhật Bản “xâm phạm” vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku. Đây là lần đầu tiên Cục Hải dương Trung Quốc đưa ra một tuyên bố như vậy.

Hoàn Cầu cho rằng đây chính là bước ngoặt đánh dấu nỗ lực của Trung Quốc trong việc “lật đổ” quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku kể từ khi căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước leo thang.

Posted Image

Tàu Hải giám Trung Quốc tiến sát vào gần nhóm đảo Senkaku.

Hoàn Cầu cũng so sánh vụ việc này với sự kiện cách đây 2 năm khi tàu cá Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ trên vùng biển xung quanh Senkaku, và việc phía Nhật Bản bắt giữ, trục xuất nhóm người Hồng Kông đổ bộ lên Senkaku hồi tháng 8 để tuyên bố rằng tình hình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã thay đổi về căn bản. Tàu công vụ của Trung Quốc đã “bám trụ” được trên vùng biển xung quanh Senkaku và đang mở rộng hoạt động của mình để “bảo vệ chủ quyền Trung Quốc”.

Hoàn Cầu cho rằng động thái quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku của chính phủ Nhật Bản đã phải lui bước khi Trung Quốc tiến hành “tuần tra” thường xuyên trên vùng biển này và liên tiếp tiến vào phạm vi 12 hải lý xung quanh Senkaku. Từ đó, Hoàn Cầu khẳng định "chắc nịch" rằng Trung Quốc đã lấy được bàn đạp để giành lại quyền quản lý Senkaku.

Trong chặng đường dài trước mắt, tờ Hoàn Cầu tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ đấu tranh hiệu quả với “thái độ ngạo mạn” của Nhật Bản, buộc Nhật Bản phải chấp nhận vị thế mới của Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku.

Posted Image

Cảnh sát biển Nhật Bản ngăn chặn nhóm người Hồng Kông đổ bộ lên Senkaku.

Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã thành công trong việc đối phó với Philippines trên bãi cạn Scarborough hồi đầu năm và đã củng cố được quyền kiểm soát đối với bãi cạn này. Còn trong vấn đề Senkaku, Trung Quốc cũng đã tiến hành một đợt “phản công” lớn. Hoàn Cầu cho rằng hành động “phản công” này sẽ làm thay đổi thái độ của cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

Điều quan trọng là khái niệm về sự trỗi dậy của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi vấn đề Senkaku. Điều này cho thấy thế giới phải chấp nhận rằng Trung Quốc đang có những bước đi nhằm “bảo vệ lợi ích hợp pháp” của mình. Miễn là Trung Quốc duy trì được con đường phát triển hòa bình của mình thì thế giới có thể “phân biệt được đúng sai”, còn Trung Quốc vẫn giữ vững được lập trường đối với các tranh chấp lãnh thổ.

Hoàn Cầu coi hành động này của Hải giám Trung Quốc là một “chiến thắng” và nó đã “dạy cho Nhật Bản một bài học”, đồng thời phát đi cảnh báo đối với các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hoàn Cầu ngạo mạn cho rằng các nước phải biết suy tính thiệt hơn trước khi “chọc vào Trung Quốc”. Theo đó việc thấy trước được hậu quả “sẽ ngăn ngừa những hành động thù địch trong tương lai đối với Trung Quốc”.

Posted Image

Tàu Hải giám Trung Quốc "tuần tra" trên Biển Đông. Hoàn Cầu cho rằng hành động của Hải giám trên Senkaku là lời cảnh báo đối với các bên tranh chấp trên Biển Đông.

Hoàn Cầu cũng dự đoán rằng Nhật Bản sẽ “leo thang căng thẳng” khi phản ứng lại động thái “phản công” này của Trung Quốc trên Senkaku, và Trung Quốc sẽ cần phải huy động thêm nhiều nguồn lực để giữ vững được vị thế của mình.

Thậm chí tờ báo này còn lên tiếng răn đe Nhật Bản rằng việc đặt ra mục tiêu quá tham vọng nhằm lấy lại "vùng lãnh thổ đã mất" là phi thực tế trong thời điểm này khi Nhật Bản không có cả “sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm” để giải quyết mọi xung đột lãnh thổ nhanh chóng. Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ này, Hoàn Cầu cho rằng Trung Quốc đang “có được nhiều lợi thế hơn.”

Hoàn Cầu kết luận rằng nhóm đảo Senkaku không phải là thứ duy nhất mà Nhật Bản “có thể mất”. Điều này cũng nhắc nhở cho người Nhật rằng Tokyo cần phải “hiểu Trung Quốc” và bối cảnh tình hình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Bảo Thành (Nguồn: Hoàn Cầu)

=========================

Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào chú Thiên Sứ

Cháu là thành viên mới, quê ở HN và hiện cháu đang ở nước ngoài. Cháu đã đọc các cuốn sách của chú về nguồn gốc Kinh Dịch và xem phản biện của chú trên báo Thanh Niên với 1 số thuộc tư duy "ở trần và đóng khố" phản biện của chú rất sắc bén và thuyết phục người đọc. Cháu cứ ám ảnh mãi về hình ảnh chú đã kể "Cóc ngồi ngậm đồng tiền trong miệng" và truyện " Trê cóc". Cháu trăn trở mãi, người Việt rõ ràng là rất thông minh, cần cù nhưng dân tộc Việt vẫn bị coi là dân tộc tiểu nhược ( cái này ra nước ngoài thấy rất rõ chú ạ). Nếu ở các nước tiến bộ thì công trình của chú đã được đầu tư thích đáng vì nó là 1 phát kiến mới dựa trên cơ sở khoa học chứ chưa nói gì đến việc khôi phục lại những giá trị của tổ tiên (1 số người đã nhầm cho đây là thuộc chủ nghĩa tự tôn dân tộc). Cháu nghĩ chú không hề lạc lõng trên hành trình chông gai này vì chính tổ tiên đã chọn chú như 1 cái duyên. Và chú là người đầu tiên bắn 1 phát súng đai bác vào lịch sử mở đường cho thế hệ tiếp theo tiếp tục nghiên cưú theo hướng này. Có lẽ trong tương lai có khi nào xảy ra trường hợp chính các nước phương Tây công bố kết quả Kinh Dịch là của Việt Nam và chính người Việt Nam lại phải mua lại bản quyền đó như 1 sự trả giá cho việc hèn nhát, thờ ơ với lịch sử. Và họ cũng không quên ghi trên công trình của họ công đầu là thuộc về nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Cháu hy vọng khả năng đó sẽ ko xảy ra mà chính con cháu hậu duệ của nền văn minh Lạc Việt với Việt Sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở nam Dương Tử sẽ tìm lại và khôi phục được các giá trị của tổ tiên.

Cháu kính chúc chú sức khoẻ!

(1 số người đã nhầm cho đây là thuộc chủ nghĩa tự tôn dân tộc).

Họ không nhầm đâu Hoadauda ạ!

Đây là một luận điệu cố tình chụp mũ, nhằm tránh né sự phản biện của chú với cái gọi là "cơ sở khoa học" của những kẻ trơ tráo, dốt nát, ngang nhiên phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.

Những luận điểm của chú hoàn toàn có luận cứ, có cơ sở lý luận và những chứng cứ nhân danh khoa học mang tính hệ thống. Bởi vậy, những nhà khoa học thực sự có thể chỉ ra chỗ đúng hay sai trên tinh thần khoa học. Nó hoàn toàn không hề thuộc về chủ nghĩa dân tộc , như bọn hèn hạ, vô liêm sỉ, trơ tráo nào đó chụp mũ cho chú (Họ còn chụp mũ cho chú nhiều thứ - kể cả việc đến tận VPTT tại Hanoi trắng trợn vu cáo chú).

Những lập luận theo kiểu "Chưa được khoa học công nhận"; "Chẳng lẽ lý học Tàu cả ngàn năm nay sai"; hoặc "những nhà khoa học không có chuyên môn về lý học, nên không thẩm định được".....Đều là những sự thể hiện của sự dốt nát, hoặc né tránh hèn hạ.

Bởi vì, hệ thống luận cứ của chú hoàn toàn căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Những người không cần có kiến thức Lý học chuyên sâu, nhưng là những con người có tư duy khoa học thật sự có thể hiểu được và tự thẩm định.

Cụ thể, họ không cần biết quẻ Càn thuộc Kim hay thuộc Thủy, cũng không cần biết và chuyên sâu về phong thủy...vv....Nhưng họ có thể dùng tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học để đối chiếu với những luận cứ của chú.

Chú đã minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học - với một hệ thống phương pháp luận bao trùm một cách toàn diện lên khắp mọi lĩnh vực , từ lịch sử, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và cả Lý thuyết thống nhất - tức chân lý tuyệt đối.

Bởi vậy, chú không cần thiết phải làm sáng tỏ hơn vấn đề. Mà tiếp theo đây là những con người có trách nhiệm với sự phát triển của khoa học, xã hội và nhân văn có quan tâm đến nó hay không? Chú không có trách nhiệm thuyết phục họ.

Việc này thuộc về quyền năng của Lý thuyết thống nhất là nói theo khoa học, hoặc Thượng Đế nếu nói theo góc độ khác.

Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran treo thưởng vàng cho người “bênh” Mỹ

03/11/2012 11:28

(TNO) Một chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 2.11 đã tỏ ý tặng một hũ vàng cho bất kỳ ai có thể chứng minh Mỹ không phải là “chế độ tội ác nhất trên Trái đất”, tin tức từ AP.

Posted Image

Tướng Mohammad Reza Naqdi. Ảnh: Reuters

Phần thưởng trên được nêu ra khi người Iran kỷ niệm 33 năm ngày chiếm đại sứ quán Mỹ ở Tehran (thủ đô Iran).

Phát biểu trước một đám đông hàng ngàn người bên ngoài một tòa nhà từng được sử dụng làm đại sứ quán Mỹ, tướng Mohammad Reza Naqdi cho biết sẽ tặng 10 kg vàng cho bất kỳ người nào phát hiện một chế độ nào “tội ác hơn Mỹ”.

Nhưng ông nói thêm rằng điều đó là không thể, bởi lẽ IRGC “đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy Washington là chế độ tồi tệ nhất trên Trái đất”.

Bài phát biểu của ông Naqdi, chỉ huy lực lượng bán quân sự Basij thuộc IRGC, phù hợp với những gì mà giới chức Iran hay sử dụng trong những cuộc mít tinh thường niên đánh dấu sự kiện trên. Ông cũng nói Iran chỉ phục hồi quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington giải tán CIA và tháo dỡ các căn cứ của nước này tại khu vực.

Khi ông Naqdi phát biểu, các sinh viên Iran bên ngoài tòa nhà hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ” và “Đả đảo Israel”, đồng thời đốt cờ của hai quốc gia này.

Cuộc mít tinh đánh dấu sự kiện các sinh viên Iran ngày 4.11.1979 đã xông vào đại sứ quán Mỹ và bắt giữ 52 công dân nước này làm con tin suốt 444 ngày để phản đối việc Washington từ chối giao vua Iran bị lật đổ Mohammad Reza Pahlavi cho Tehran xét xử.

Mỹ và Iran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao sau sự kiện trên từ đó đến nay.

Cuộc mít tinh năm nay ở Tehran, vốn theo lịch Iran diễn ra trước hai ngày so với ngày kỷ niệm theo lịch phương Tây, được tiến hành trong bối cảnh quan hệ giữa Iran và phương Tây đang ở thời điểm tồi tệ nhất.

Những lo ngại cũng đang gia tăng khi Israel đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân nếu Iran không ngừng làm giàu uranium, một quá trình có thể dẫn đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

Phương Tây tình nghi Iran đang sử dụng chương trình hạt nhân dân sự làm bình phong để phát triển vũ khí hạt nhân. Tehran đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định chương trình của họ hoàn toàn vì các mục đích hòa bình.

Iran đã phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU vốn được áp đặt nhằm kìm hãm chương trình hạt nhân Iran.

Trùng Quang

==========================

Rất tiếc! Số Thiên Sứ không gặp may. Giá như sang được Iran thì chắc chắn sẽ bưng hũ vàng này về.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Sông Tranh 2: "Phải cam kết chính trị với dân"

Thứ Năm, 01/11/2012, 18:30 (GMT+7)

TTO - Đó là đề nghị của bà Hà Thị Khiết - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận trung ương - sau buổi làm việc với chính quyền huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) và thị sát công trình thủy điện Sông Tranh 2 ngày 1-11.

>> Xem toàn bộ thông tin vụ việc ở Sông Tranh 2

Posted Image

Bà Hà Thị Khiết - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận trung ương - thị sát thủy điện Sông Tranh 2 và cho rằng cần có cam kết chính trị với người dân lúc này - Ảnh: Tấn Vũ

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Khánh, bí thư Đảng ủy xã Trà Tân, đã báo cáo với đoàn công tác khu vực này vừa xuất hiện một trận động đất mạnh lúc 4g30 sáng 1-11 khiến người dân trong vùng một phen khiếp vía. Động đất trở thành nỗi ám ảnh thường trực với người dân và chính quyền, ảnh hưởng rất lớn đời sống người dân lúc này.

Bà Khiết cho biết Ban Bí thư trung ương rất quan tâm đến người dân vùng động đất và an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 lúc này. Bà Khiết đề nghị nếu không an toàn thì phải chọn giải pháp vì dân mà không tích nước. “Bây giờ nếu tích nước, nếu biết xảy ra sự cố mà vẫn làm có hại cho người dân thì đó là tội ác. Cho dù nhà kinh tế, nhà khoa học có muốn tích nước nhưng cấp trên kiên quyết không cho” - bà Khiết nhấn mạnh.

Sau buổi làm việc, bà Khiết cùng đoàn công tác thị sát công trình thủy điện Sông Tranh 2. Ngay tại công trình, bà Khiết truy vấn trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 Trần Văn Hải về việc tại sao không có cửa xả đáy? Ông Hải trả lời: “Việc này liên quan đến vấn đề tính toán kinh tế kỹ thuật và con đập không cần thiết có cửa xả đáy”.

Về an toàn đập và nhiều ý kiến khác nhau thời gian qua, ông Hải khẳng định với bà Khiết rằng “những chuyên gia, các nhà khoa học đã đến đây làm việc chính thức đều tin đập an toàn. Nhưng chỉ có các nhà khoa học chưa đến và không đọc số liệu chính thức thì không tin. Báo chí cũng không tin…”.

Bà Khiết cho rằng có thủy điện là tốt, tuy nhiên những gì xảy ra với người dân là quá lớn. “Họ ngủ dậy đêm tới sáng mới biết mình còn sống. Đó là nỗi lo khôn lường. Người dân chỉ muốn an toàn chứ có gì lớn lao đâu. Có người lo quá phát ốm chẳng làm ăn, học hành gì được. Vì vậy cần phải cam kết chính trị với người dân” - bà Khiết nói.

TẤN VŨ

==========================

ông Hải khẳng định với bà Khiết rằng “những chuyên gia, các nhà khoa học đã đến đây làm việc chính thức đều tin đập an toàn. Nhưng chỉ có các nhà khoa học chưa đến và không đọc số liệu chính thức thì không tin. Báo chí cũng không tin…”.

Trong lần cam kết mười ngày Đại lễ không mưa - Khí tượng thủy văn Hoa kỳ và Việt Nam xác định ngày mùng 1. 10 Hanoi sẽ có mưa lớn, gió lạnh thậm chí có thể có mưa đá. Thiên Sứ tôi cam kết không mưa và sẵn sàng ra vườn hoa Lý Thái Tổ đứng đấy. Nếu mưa ướt thì mọi người có thể thực hiện phương án II, còn một mình Thiên Sứ đứng dưới trời mưa cho ướt và chụp ảnh đưa lên mạng cho mọi người cười chơi. Lời cam kết đó của Thiên Sứ vẫn còn nguyên trên mạng.

Bây giờ, tôi đề nghị tất cả những ai xác định đập thủy điện Sông Tranh an toàn thì hãy đem gia đình và bản thân họ xây nhà dưới đập, cho dân sơ tán và tích nước. Nếu đp quả thực an toàn thì họ sống - như họ đã xác định và những ban ngành liên quan nên tưởng thưởng cho họ. Còn nếu không đủ tự tin với nhận xét của mình, mà vẫn còn có chút liêm sỉ thì tốt nhất nên câm miệng lại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay