Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Iran lên kế hoạch “tràn dầu”

NGUOILAODONG.COM.VN

Thứ Ba, 16/10/2012 21:50

Mục đích của kế hoạch là gây ô nhiễm eo biển Hormuz để tạm thời đóng cửa tuyến vận chuyển dầu mỏ quốc tế quan trọng, buộc phương Tây tạm thời dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran

Các giới chức tình báo phương Tây đã nắm được một kế hoạch tuyệt mật của Iran. Theo đó, Tehran có thể đang dự định gây ra một vụ tràn dầu lớn ở eo biển Hormuz, vừa để tạm thời ngăn chặn kênh vận chuyển dầu mỏ quan trọng này vừa buộc phương Tây phải đình chỉ lệnh trừng phạt đối với Iran.

Nhiều mục đích

Tướng Mohammed Ali Jafari, 55 tuổi, chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, được báo Spiegel (Đức) mệnh danh là nhân vật đem lại mọi nỗi sợ hãi cho phương Tây. Vừa qua, các cơ quan tình báo phương Tây đã lấy được kế hoạch đóng dấu “tuyệt mật” mang tên “Murky Water” (Đường thủy tăm tối) của Jafari và các cộng sự. Cụ thể: Tướng Jafari cùng với đô đốc Ali Fadawi, nằm trong Pasdaran (bộ chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran), đã đề xuất một hành động được đánh giá là điên rồ - đó là tạo ra một thảm họa về môi trường ở eo biển Hormuz.

Posted Image

Tàu chở dầu Neptune của Iran gần eo biển Hormuz

Ảnh: THE NEW YORK TIMES

Mục đích của kế hoạch là gây ô nhiễm eo biển này để tạm thời đóng cửa tuyến vận chuyển dầu mỏ quốc tế quan trọng nhằm trừng phạt các nước Ả Rập có thái độ thù địch với Iran và buộc phương Tây phải cùng với Tehran tham gia chiến dịch dọn dẹp quy mô lớn. Hoạt động trên có thể sẽ đòi hỏi phải đình chỉ tạm thời các biện pháp trừng phạt chống lại Iran.

Kế hoạch của tướng Jafari miêu tả chi tiết cách tạo ra một thảm họa về môi trường, như người Iran sẽ lái một trong những tàu chở dầu đâm vào đá. Theo các tướng lĩnh Pasdaran, trong trường hợp xảy ra thảm họa tàu chở dầu, Quỹ Đền bù Quốc tế cho tổn thất do ô nhiễm dầu sẽ can thiệp về mặt tài chính. Thế nhưng, nỗ lực khử nhiễm chỉ có thể được thực hiện với sự trợ giúp về kỹ thuật của Iran. Dĩ nhiên lúc đó, nhà chức trách Iran sẽ đòi hỏi dỡ bỏ lệnh cấm vận, ít nhất là tạm thời. Các công ty dầu mỏ Iran - một số thuộc quyền sở hữu của các thành viên Pasdaran - có thể cũng hưởng lợi từ chương trình làm sạch nêu trên.

Thể hiện nỗi thất vọng

Kế hoạch “Murky Water” được cho là đang nằm trong tay nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Ông là nhân vật đưa ra quyết định cuối cùng về việc thực hiện kế hoạch này.

Phương Tây đang hết sức lo ngại về kế hoạch của tướng Jafari, nhất là khi hầu hết 15 tàu chở dầu khổng lồ VLCC và 5 tàu Suezmax có kích thước nhỏ hơn, treo cờ Iran, đã tắt hệ thống định vị tự động. Điều này làm cho các điệp viên nước ngoài khó phát hiện được chúng, đồng thời cũng làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Các nước khu vực vùng Vịnh đã nhiều lần kêu ca với Tehran về thực tế ẩn chứa nhiều nguy hiểm này.

Trước tình hình đó, các chuyên gia tình báo phương Tây nhận định rằng kế hoạch của tướng Jafari thể hiện nỗi thất vọng ngày càng gia tăng của Iran. Lệnh cấm vận dầu mỏ hiện đang khiến Tehran cực kỳ lo lắng. Thực tế là Iran khó có thể bán được dầu của mình do lệnh cấm vận đang có hiệu lực. Trong khi đó, các bồn chứa trên đất liền của Iran đã đầy tràn dầu nhưng các nhà lãnh đạo Iran

NGÔ SINH

==================

Híc! Rất tiếc kế hoạch này bị lộ. Cho nên hành vi này không khác gì dùng quân đội khóa eo biển Hormuz. Tất nhiên nó cũng sẽ có một kết quả tương tự. Thôi trong lúc đang còn thế mạnh, hai bên hãy thương lượng thật sự về vấn đề hạt nhân đi.

"Nói phải củ cải cũng nghe". Nhưng rất tiếc thiếu một cái đầu để chỉ ra lẽ phải. Suy cho cùng, chẳng phải ngẫu nhiên mà nên văn hiến Việt đặt chữ "Nhân" lên đứng đầu trong Ngũ Đức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc cấm con trai tổng thống xuất cảnh

Thứ Ba, 16/10/2012 23:13

Hãng tin Yonhap ngày 16-10 cho biết văn phòng công tố viên đặc biệt Lee Kwang-bum đã đề nghị Bộ Tư pháp cấm xuất cảnh đối với Lee Si-hyung (34 tuổi, con trai duy nhất của Tổng thống Lee Myung-bak) cùng 10 người khác, trong đó có cựu quan chức phụ trách an ninh của tổng thống là Kim In-jong.

Posted Image

Lee Si-Huyng, con trai duy nhất của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Ảnh: Korea Herald

Những người này đang bị điều tra vì liên quan đến vụ mua bán đất trái phép ở khu Naegok Dong, ngoại ô Seoul, hồi năm 2011 với mục đích xây nhà cho Tổng thống Lee nghỉ dưỡng sau khi mãn nhiệm vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, dự án trên khu đất rộng hơn 460 m2 và trị giá 5,4 tỉ won này đã bị hủy bỏ. Động thái trên diễn ra một ngày sau khi một nhóm 63 người, đứng đầu là công tố viên Lee Kwang-bum do Đảng Liên minh dân chủ (DUP) đối lập đề cử, chính thức khởi động điều tra vụ mua bán đất. Thời hạn điều tra trong vòng 45 ngày.

Mỹ Nhung

===============

Thế lày nà thế lào? Náo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc “tầm sư” học thống nhất đất nước

Thứ Ba, 16/10/2012 21:49

Hơn 20 năm nay, chính phủ Hàn Quốc hầu như chỉ nghiên cứu nước Đức để tìm giải pháp thống nhất bán đảo Triều Tiên. Bắt đầu từ ngày 16-10, Seoul sẽ xem xét mô hình của đảo Ireland khi một phái đoàn của Hội đồng Bộ trưởng Bắc - Nam Ireland, bao gồm cả thành viên từ Belfast và Dublin, đến thăm Hàn Quốc, theo tờ The Wall Street Journal (Mỹ).

Posted Image

Lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất được sử dụng từ năm 1991. Ảnh: japanfocus.org

Kinh nghiệm của Ireland mới mẻ hơn và có thể khơi gợi cho chúng tôi những ý tưởng đột phá” - ông Kim Jong-ro, giám đốc bộ phận tại Bộ Thống nhất Hàn Quốc, nhận định. Cũng theo ông Kim, Hàn Quốc từng cân nhắc bài học chia cắt của Việt Nam và Yemen nhưng nhận thấy không phù hợp với tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay. Đáp lại, ông Eamonn McKee, Đại sứ Ireland ở cả hai miền Triều Tiên đồng thời từng tham gia tiến trình hòa bình, nhấn mạnh tình hình Ireland khác hẳn Đức. Tại Ireland, hai chính phủ Bắc - Nam cùng chia sẻ quyền lực. Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức đồng thời ở Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland năm 1998 đã xóa bỏ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hòn đảo của mỗi bên kéo dài hàng chục năm trước đó - tương tự hoàn cảnh bán đảo Triều Tiên. “Nhà nước Ireland không phải là một khái niệm về lãnh thổ mà là về nhân dân” - ông McKee lưu ý.

Hải Ngọc

===============

Người Cao Ly ở cả hai miền có nguyện vọng thống nhất đất nước. Họ có thể học hỏi những kinh nghiệm ở vài nước. Nhưng mọi chuyện diễn biến về tổng thể sẽ không giống nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị buộc tội “ngược đãi” chồng vì lỡ ăn mất đùi và ức gà

Thứ Ba, 16/10/2012 20:08

(NLĐO) - Một người đàn ông Zimbabwe đã đánh đập vợ và lôi bà ra toà án làng kiện vì “tội” ăn mất phần ức và đùi gà “của ông”.

Posted Image

Đùi, ức và lưng gà chỉ dành cho người đàn ông ở Nkayi. Ảnh: Alamy

Cô Nomusa Sibanda, 24 tuổi, sống tại vùng Nkayi, phía Đông Bắc thành phố Bulawayo, Zimbabwe đã giết thịt một con gà cho bữa ăn tối, cô để chồng ăn phần cánh, mề và một bên đùi gà, người vợ này chỉ giữ lại một chiếc đùi và phần ức gà cho mình.

Người chồng 40 tuổi, ông Jabulani Ncube, vô cùng tức giận đuổi đánh Sibanda khiến cô sợ hãi bỏ trốn về nhà bà ngoại.

Ngay hôm sau, Sibanda đã bị “lôi” đến tòa án của Nkayi, tại đây chồng cô buộc tội vợ mình là “vô văn hóa và thiếu tôn trọng chồng”. Ncube cảnh báo sẽ ly hôn nếu cô còn “tái phạm” việc không cho ông ăn đùi và ức gà một lần nữa.

Theo truyền thống ở Nkayi, những phần ngon nhất của con gà bao gồm lưng, đùi và ức. Những phần trên chỉ dành riêng cho người đàn ông trong gia đình.

Tòa án làng Nkayi đã đồng ý với lời buộc tội của ông chồng Jabulani Ncube, trưởng làng đã tuyên án phạt Sibanda một con gà vì vi phạm truyền thống địa phương. Ngoài ra, bà ngoại cô cũng bị phạt một con gà vì “không dạy dỗ cháu cẩn thận khiến Sibanda đối xử tệ bạc với chồng”.

Vậy nhưng, sau phiên tòa Sibanda vẫn không “ăn năn nhận lỗi” mà cô còn dũng cảm hỏi tòa: “Vậy tôi phải bỏ công sức giết mổ gà và không được ăn đùi, ức, lưng đến tận bao giờ?”.

Linh San (Theo Telegraph)

================

Đây là khái niệm văn hóa của Zimbabwe. Còn khái niệm văn hóa ở nơi khác trên thế giới thì như thế nào nhỉ?

chồng cô buộc tội vợ mình là “vô văn hóa và thiếu tôn trọng chồng”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hoảng: Vợ Mai An Tiêm dùng nhan sắc để "bẫy" cá về thịt

Thứ tư 17/10/2012 07:30

Posted Image

(GDVN) - Truyện "Sự tích quả dưa hấu" khi được dựng thành truyện tranh đã bị sai lệch nội dung, nhiều tình huống gây cười, nhiều hình ảnh bạo lực. Không chỉ dùng nhan sắc để bẫy cá về ăn thịt, vợ Mai An Tiêm còn trả lời chồng: “Vâng, anh nói đó nha!”. Con trai Mai An Tiêm đánh hổ. Mai An Tiêm giết voi, máu loang cả trang truyện.

Đ.Q

Posted Image

Trong cuộc trò chuyện của bố mẹ, con của Mai An Tiêm "nói leo": "Nhưng trời đã tối rồi mà cha!".

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

=========================

Ngày xưa tôi cũng kiếm sống bằng nghề viết kịch bản và vẽ truyện tranh - có thể nói tôi là người đầu tiên viết kịch bản truyện tranh Việt Nam theo lối commic Nhật Bản. Tôi có chủ trương chuyển tải truyện dân gian Việt Nam thành chuyện tranh để đưa đến với trẻ em Việt. Nhà báo Trần Đình Dũng đã đăng bài trên tờ Thanh Niên xác định cuốn Viên Ngọc Tỵ thủy (Sự tích con Dã tràng)của tôi là truyện tranh Việt Nam hay nhất năm 1997. Xin lưu ý là tôi không mất xu nào cho anh Dũng cả). Mặc dù kịch bản rất hay, nhưng không có kinh nghiệm thể hiện tranh (Tôi bỏ nghề đã lâu, vẽ xấu hoắc) và ra không cạnh tranh nổi với Bẩy viên ngọc rồng...vv...nên thất bại. Tôi kể vậy không phải để khoe. Mà chỉ muốn nói rằng: Tôi có chút kinh nghiệm về chuyện tranh.

Trong truyện tranh commic - dù là cổ điển , hay commic Nhật - thì cũng rất cần yếu tố hài. Nhưng yếu tố hài phải không gây ấn tượng xấu hoặc thói quen xấu cho trẻ em. Sự cường điệu không thái quá đến vô lý.

Nhưng biết nói làm sao bây giờ, khi chuyện này về hình thức vẫn lặp lại cảnh "Thời Hùng Vương ông cha ta ở trần đóng khố", mà lại Nxb Giáo Dục nữa chứ. Bởi vậy, cái vô lý đã chiếm tính chủ đạo của nội dung. Vậy làm sao mà có chuyện hay được. Nếu như là Nxb khác thì cũng đã để cho tôi một cảm xúc buồn. Huống chi lại là Nxb GD.

Bởi vậy tôi nhắc lại luận điểm của tôi:

Chỉ khi nào nền giáo dục Việt trở lại vinh danh thời Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt với gần 5000 năm văn hiến thì lúc đó mới có cơ may cải cách thành công.

Không phải bây giờ tôi mới nói điều này mà từ 6 năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ

17/10/2012 01:01

Posted Image- Đại diện các nhà tài trợ quốc tế và cán bộ chống tham nhũng các tỉnh miền Bắc ngày 16/10 gặp nhau ở Quảng Ninh thảo luận vai trò của chính quyền địa phương trong phòng, chống tham nhũng.

Việt Nam vẫn kê khai tài sản kiểu 'đóng và kín'

Theo ông James Anderson, chuyên gia thể chế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), quản trị công ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Ông chỉ ra những tương quan giữa mức độ cảm nhận tham nhũng của người dân và mức độ công khai thông tin của chính quyền địa phương. “Minh bạch các chính sách liên quan đến đất đai là yêu cầu từ cấp trung ương, nhưng khi thực thi tại địa phương còn hạn chế”, ông Anderson lấy ví dụ. “Chỉ 20% xã có công khai về các quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, qua một khảo sát của WB”.

Posted Image

Chính quyền địa phương hoàn toàn có đủ thẩm quyền để tạo chuyển biến trong chống tham nhũng. Ảnh minh họa: Bình Minh

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển (DEPOCEN) khi trình bày về thực trạng tham nhũng ở 4 tỉnh, thành miền Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La, Hải Dương cũng chỉ ra: Minh bạch là một công cụ tốt để phòng chống tham nhũng, nhưng dường như đang bị các tỉnh bỏ quên. “Những thông tin liên quan đến đất đai mà quy định của nhà nước bắt buộc công bố trên mạng Internet thì có tỉnh làm, tỉnh không, còn những thông tin không bắt buộc thì không tỉnh nào làm”, ông Ngọc Anh nói.

Dẫn kinh nghiệm Ấn Độ cho thấy “chính quyền minh bạch các khoản chi tiêu sẽ giảm được tình trạng người dân đưa hối lộ”, chuyên gia James Anderson nhận định Việt Nam cũng có thể làm được tương tự.

“Thực hiện các chính sách một cách minh bạch và cởi mở; giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, lắng nghe phản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp… là những việc mà chính quyền địa phương có thể làm để giảm các cơ hội tham nhũng trong các cơ quan công quyền ở địa phương mình”, chuyên gia WB kiến nghị.

Ông Anderson đưa ra một thông điệp: Chính quyền địa phương hoàn toàn có đủ thẩm quyền để tạo chuyển biến trong chống tham nhũng, thông qua tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình và quản trị công tốt.

Chia sẻ nhận định của các chuyên gia về tình hình tham nhũng ở địa phương mình, đại diện các tỉnh, thành cũng nêu những khó khăn. Chánh VP Ban chỉ đạo chống tham nhũng của Sơn La cho rằng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn. Chánh Thanh tra Hà Nội chỉ ra Thủ đô có đặc thù là nơi tập trung người dân từ khắp nơi đổ về trong khi các dịch vụ công không đủ đáp ứng, khó tránh khỏi những hành vi “ngoài luồng mà chính quyền không thể ngăn chặn”.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Ngọc Anh nhận định: “Nguồn lực để đầu tư cho việc phòng chống tham nhũng là cần thiết nhưng mức độ nghiêm túc và cam kết của chính quyền địa phương mới là quyết định”.

Ông Renwick Irvine, cố vấn thể chế của Cơ quan phát triển quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam cũng kiến nghị các địa phương không nên chờ đợi những thay đổi trong hệ thống để tăng cường tính minh bạch mà hoàn toàn có thể có những sáng kiến để thực hiện ngay tại địa phương.

Tại nhiều diễn đàn về phòng, chống tham nhũng gần đây, cũng có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam là tương đối đầy đủ, điều cần tập trung là thực thi chúng có hiệu quả trong thực tế.

Sẽ có thêm hai cuộc thảo luận tương tự được Thanh tra Chính phủ và Cơ quan phát triển quốc tế Anh (DFID) tổ chức tại Đà Nẵng và Cần Thơ để tham khảo ý kiến cho Đối thoại chống tham nhũng giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế cuối tháng 11 tới.

Chung Hoàng

====================

Chính vì vậy, ông Nguyễn Ngọc Anh nhận định: “Nguồn lực để đầu tư cho việc phòng chống tham nhũng là cần thiết nhưng mức độ nghiêm túc và cam kết của chính quyền địa phương mới là quyết định”.

Ông Renwick Irvine, cố vấn thể chế của Cơ quan phát triển quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam cũng kiến nghị các địa phương không nên chờ đợi những thay đổi trong hệ thống để tăng cường tính minh bạch mà hoàn toàn có thể có những sáng kiến để thực hiện ngay tại địa phương.

Đọc mấy ý kiến của quí vị làm Thiên Sứ tui tưởng tượng đến việc tìm xem có ai nhìn thấy ông quan phạm luật ăn cá từ đuôi lên đầu.Nội cái tựa được đặt "Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ'" cũng thấy hơi hài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêm ngưỡng Rồng vàng của các vương triều châu Á

Thứ Năm, 18/10/2012 - 02:06

(Dân trí)- Trong khi giá vàng "nhảy múa", khi vàng đang tiếp tục "cuộc chơi" tung hứng với giá trị thật-ảo, hãy cùng chiêm ngưỡng những bức điêu khắc Rồng được đúc bằng vàng ròng của các vương triều châu Á.

Trong thời kỳ phong kiến, ở nhiều nước Châu Á, rồng là biểu tượng của bậc đế vương. Hoàng đế, bậc “Thiên tử” - con Trời, nắm giữ trong tay cả thiên hạ. Màu vàng trên bộ long bào cùng những hình rồng được thêu bằng chỉ vàng trên đó tượng trưng cho sự thần thánh và tôn quý của nhà vua.

Mỗi một bậc đế vương khi lên ngôi, hình ảnh rồng lại có những nét mới khác trước, điều đó được thể hiện trước tiên qua con dấu bằng vàng chạm trổ hình rồng của nhà vua. Nhìn vào đó người ta biết được phần nào chính sách đối nội, đối ngoại của một vương triều. Rồng là biểu tượng của uy lực, sức mạnh; vàng là biểu tượng của sự giàu sang, thịnh vượng, khi hai yếu tố này kết hợp lại với nhau, nó tạo nên uy thế của bậc đế vương. Cách điêu khắc, trạm trổ hình rồng của một triều đại sẽ tiết lộ phần nào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đó.

Posted Image

Biểu tượng rồng hiền hòa, mềm dẻo của triều Lý trong giai đoạn đất nước yên hưởng thái bình

Posted Image

Rồng dưới triều đại nhà Trần

Rồng thời Lý thể hiện sự nhẹ nhàng mang đặc điểm của thời kỳ thái bình thịnh trị. Còn rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn vì thời Trần từng 3 lần chống quân Nguyên-Mông. Rồng Việt Nam có mô-típ đặc trưng là thân rồng uốn đều đặn 11 khúc rất mềm mại thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Những bức điêu khắc Rồng được đúc bằng vàng ròng vô cùng tinh xảo.

Một số hình ảnh về rồng vàng dưới thời nhà Nguyễn:

Posted Image

Rồng dưới triều vua Gia Long

Posted Image

Rồng dưới triều vua Minh Mệnh

Rồng Việt Nam nói riêng và rồng châu Á nói chung có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Rồng là một trong bốn linh vật gồm long, lân, quy, phụng, hay còn được gọi là tứ linh. Trong đó rồng có vai trò quyết định lượng mưa và thường gắn với mùa màng, nông nghiệp.

Posted Image

Rồng dưới triều vua Thiệu Trị

Đầu rồng có bờm dài và râu cằm, nhưng không có sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng, răng nanh ngắt lên, lưỡi mảnh rất dài. Đặc biệt là cái mào ở mũi rồng, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa.

Miệng rồng luôn ngậm viên ngọc trong khi rồng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thường hay cầm ngọc bằng chân trước. Viên ngọc tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên ngậm viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và cao thượng.

Rồng Việt Nam hiền lành, không phô trương sức mạnh thường thấy ở rồng Châu Á nói chung. Toàn thân rồng toát lên vẻ uyển chuyển, đầu ngẩng cao thể hiện cho khí thế hừng hực muốn chinh phục các giá trị nhân văn.

Đối với người Trung Quốc, rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, biến hóa; tiết xuân thì bay lên trời, tiết thu thì lặn sâu đáy vực.

Posted Image

Rồng Trung Quốc

Posted Image

Rồng ở chuôi kiếm của võ sĩ samurai- Nhật Bản

Posted Image

Rồng trên đồng tiền vàng Hàn Quốc

Rồng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc gần như giống nhau, chỉ khác ở một điểm là rồng Nhật Bản trên mỗi bàn chân thường có 3 ngón còn rồng Trung Quốc và Hàn Quốc có từ 4-5 ngón.

Bích Ngọc

Tổng hợp

====================

Để dành xiền cưỡi rồng Việt Nam thôi, những con rồng của Tung Cửa, Hàn Quốc, Nhật Bản kinh quá. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ

17/10/2012 01:01

Posted Image- Đại diện các nhà tài trợ quốc tế và cán bộ chống tham nhũng các tỉnh miền Bắc ngày 16/10 gặp nhau ở Quảng Ninh thảo luận vai trò của chính quyền địa phương trong phòng, chống tham nhũng.

Posted Image

Đọc mấy ý kiến của quí vị làm Thiên Sứ tui tưởng tượng đến việc tìm xem có ai nhìn thấy ông quan phạm luật ăn cá từ đuôi lên đầu.Nội cái tựa được đặt "Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ'" cũng thấy hơi hài.

Với cái tựa này thì chứng tỏ họ - hoặc chí ít tác giả bài báo này - đã đặt sai đối tượng chống tham nhũng. Theo như cách viết của bài báo này thì không lẽ đối tượng chống tham nhung là "dân" vì họ hối lộ chăng? Còn nếu đối tượng chống tham nhũng là quan thì vấn đề được đặt ra là: Lấy gì bảo đảm rằng người được đặt vào vị trí thay thế ông quan tham những đó sẽ không tiếp tục tham nhũng? Tin vào đạo đức cá nhân ông ta chăng? Vậy thì trước đó ông quan tham nhũng bị bắt đó có được coi là đạo đức mới được đặt vào vị trí đó chứ nhỉ?

Qua những cuộc hội thảo vđề tài tham nhũng trong nước và khu vực, tôi thấy hình như chưa có ai hiểu đúng về bản chất của tham nhũng cả. Không hiểu được bản chất của tham nhũng thì chống cái gì?

Cho dù tất cả các vị quan tham nhũng đều bị bắt thì đó cũng chỉ thể hiện tính công bằng của một thể chế chứ nó không phải là biện pháp chống tham nhũng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai bảo kê cho cả làng nuôi hổ trái phép?

Ông chủ nuôi đàn hổ ở Nghệ An tiết lộ, hổ giống mua từ Hà Tĩnh. Và câu chuyện làm sao đưa được hổ về, nuôi cả năm trời rồi bán đi mà không bị cơ quan nào ‘‘sờ gáy’’ cũng được C. tiết lộ...

>> Tiết lộ của người “nuôi hổ như nuôi lợn”

Cả làng... nuôi hổ

Theo tiết lộ, tại xã Đô Thành, không chỉ có nhà C. nuôi hổ mà còn có khoảng trên chục hộ cũng làm nghề này. Nguồn thu nhập từ việc nuôi hổ thành công là rất lớn. Mỗi lứa khi xuất chuồng, trừ chi phí rồi cũng lãi trên mấy trăm triệu.

"Nhà quê không biết làm chi, máu liều chứ biết làm chi. Hiện ở xóm em có hơn chục nhà nuôi. Trung bình mỗi hộ nuôi 1 cặp (2 con). Do vốn ban đầu rất lớn, độ rủi ro quá cao nên chỉ những nhà có tiền, am hiểu, và lo lót được thì mới dám đầu tư", H., em trai C. kể.

Theo H., nhà nào có vốn thì tự bỏ tiền mua cả cặp. Còn những ai yếu kinh tế hơn thì có thể vay ngân hàng rồi chung nhau nuôi. Thế nên ở đây mới có khái niệm ‘’nuôi con rưỡi’’ khi hai nhà chung nhau nuôi 3 con.

“Ở xã này nhà em nuôi nhiều nhất. Có người chung vốn nên bọn em mua 4 con, lúc mua có giá gần 800 triệu”, H. nói tiếp.

Posted Image

Theo C. tiết lộ, để nuôi nhốt số hổ trong thời gian dài thì phải "lo lót".

Lợi nhuận của việc nuôi hổ rất lớn. Theo H., tiền lãi từ nuôi hổ cũng tuỳ vào từng người nuôi. Có người mát tay thì mỗi năm hổ nuôi sẽ đạt được 1 tạ. Còn những tay kém nuôi thì chỉ tăng được 7-8 yến. “Khi xuất chuồng, trừ chi phí ra mỗi con cũng lãi được mấy trăm triệu”, H. nói.

H. tiếp tục tiết lộ, ngoài Đô Thành thì tại Yên Thành còn có xã Tr. Thành cũng có nhiều hộ dân nuôi hổ. Theo H., phong trào nuôi hổ ở Đô Thành mới xuất hiện 2 năm nay. Do nhiều nhà kiếm ra hàng trăm triệu mỗi năm nên dần thành phong trào.

“Hổ chủ yếu mua trong Hà Tĩnh ra nhiều, nhất là ở Hương Sơn. Mua trực tiếp bên Hương Sơn.... Muốn mua hổ con thì phải đặt hàng một thời gian mới có”, H. cho biết về nguồn gốc.

“Bao từ A - Z”

Tôi hỏi H.: “Hơn chục hộ nuôi mà xã không biết à ?’’. "Cái ni mình lo lót hết cả rồi, nhờ có bảo kê hết rồi. Nói chung ai nuôi thì bọc rồi, bao từ A đến Z rồi”, H. nhanh nhảu đáp.

“Xã ở đây có biết (việc nuôi hổ) không?”, tôi hỏi tiếp. “Biết chứ, nói chung là mình có tay trong...Họ biết rồi nhưng mà họ bỏ qua vì đây là việc làm ăn, họ nói việc làm ăn thì kệ chứ đừng mang những tệ nạn về xã là được, đừng buôn thuốc phiện là được. Buôn thuốc phiện là bắt liền”, H. nói về việc được bảo kê.

Posted Image

Dư luận đặt nhiều nghi vấn có “tập thể bảo kê” cho việc nuôi nhốt hổ trái phép?

H. kể tiếp, đến giai đoạn xuất chuồng thì thường người mua sẽ yêu cầu chủ nuôi lo lót luôn khâu vận chuyển. Tuy nhiên, cái này còn tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên, tuỳ thuộc vào số lượng mỗi lần mua bao nhiêu con. “Mua 1 con thì khác và mua 1 lần 4 con thì nó khác”, H. nói thêm.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với những người nuôi hổ kết thúc bằng câu chuyện, anh bạn tôi hứa sẽ môi giới bán hổ và những “mặt hàng xịn” như sừng tê giác, mật gấu Nga, hổ con chết ngâm đá cho H.

"Bất cứ giờ nào cũng có. Chỉ cần có người đến mua là được, còn chuyện vận chuyển thì các anh khỏi phải lo. Chúng em làm nhiều rồi”, H. khẳng định chắc nịch.

Bẵng đi một thời gian sau khi thực hiện việc đột nhập điểm nuôi nhốt tại Đô Thành, một người trong số chúng tôi nhận được điện thoại của H., bảo rằng có nhà vừa đưa hổ con về nuôi nhưng đã bị chết.

Trọng lượng 5kg, hiện đang ngâm đá. Nếu ai có nhu cầu thì giới thiệu dùm. Giá khi mua về còn sống là gần 200 triệu, nay khoảng 20 triệu là bán.

Ai bảo kê?

Trong quá trình thực hiện loạt bài này chúng tôi không khỏi phân vân, vì sao việc nuôi nhốt hổ trái phép như vậy diễn ra trong nhiều năm lại không được phát giác? Rõ ràng theo như C. cung cấp thì ít nhất thì chính quyền cơ sở đã biết nhưng đã làm ngơ cho họ.

Và một điều nữa, nguồn gốc số hổ trên được C. tiết lộ là từ Lào, được mua tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Nơi lâu nay được xem là một trong những điểm nóng về tình trạng buôn bán động vật hoang dã.

Nhất là mới đây, khi lực lượng cảnh sát môi trường bắt giữ vụ vận chuyển 4 con hổ con. Người trực tiếp buôn hổ có địa chỉ ở Nghệ An, vận chuyển hổ từ huyện Hương Sơn xuống.

Posted Image

Vụ vận chuyển 4 con hổ sống còn nhỏ vừa bị CSMT Hà Tĩnh bắt giữ.

Cứ cho là thông tin về việc cả làng nuôi hổ là “chưa được kiểm chứng”, nhưng những thông tin, tài liệu mà PV ghi lại được tại một hộ gia đình ở xã Đô Thành là bằng chứng sống về tình trạng nuôi nhốt hổ trái phép đã diễn ra từ rất lâu nhưng chẳng cơ quan chức năng nào ở Nghệ An biết đến.

Dư luận có quyền đặt ra nghi vấn về việc có cả “tập thể”, có đường dây bảo kê cho việc vận chuyển, nuôi nhốt trái phép.

Đó là chưa nói đến việc, tiết lộ của những người nuôi hổ về việc có việc “lo lót từ A đến Z” để được thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Tất cả những thông tin, hình ảnh trên xin được chuyển tới các cơ quan chức năng tại tỉnh Nghệ An, Bộ Công an, Cục kiểm lâm, Cục Hải quan và các tổ chức bảo vệ môi trường, động vật hoang dã.

Về nguồn gốc, đường dây vận chuyển hổ này đang được chúng tôi tiếp tục điều tra, sẽ chuyển tới bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Theo Phan Sông La

_____________

Theo ý kiến CCB, nên nhân giống rộng rãi loài hổ, bán cho các gia đình có điều kiện thì chắc nạn săn bắn hổ trái phép ko còn nữa. Lúc đấy CCB cũng mua 1 bé về, ko phải về nấu cao mà là để trông nhà Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với cái tựa này thì chứng tỏ họ - hoặc chí ít tác giả bài báo này - đã đặt sai đối tượng chống tham nhũng. Theo như cách viết của bài báo này thì không lẽ đối tượng chống tham nhung là "dân" vì họ hối lộ chăng? Còn nếu đối tượng chống tham nhũng là quan thì vấn đề được đặt ra là: Lấy gì bảo đảm rằng người được đặt vào vị trí thay thế ông quan tham những đó sẽ không tiếp tục tham nhũng? Tin vào đạo đức cá nhân ông ta chăng? Vậy thì trước đó ông quan tham nhũng bị bắt đó có được coi là đạo đức mới được đặt vào vị trí đó chứ nhỉ?

Qua những cuộc hội thảo về đề tài tham nhũng trong nước và khu vực, tôi thấy hình như chưa có ai hiểu đúng về bản chất của tham nhũng cả. Không hiểu được bản chất của tham nhũng thì chống cái gì?

Cho dù tất cả các vị quan tham nhũng đều bị bắt thì đó cũng chỉ thể hiện tính công bằng của một thể chế chứ nó không phải là biện pháp chống tham nhũng.

Thưa Sư Phụ,

Phật đã nói rằng bản chất con người do có Tham, Sân, Si mà làm nên mọi nghiệp xấu, tức trong đó có tham nhũng. Vậy ngoài đó ra thì bản chất của tham nhũng là do đâu, xin Sư Phụ giảng giải thêm?

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Sư Phụ,

Phật đã nói rằng bản chất con người do có Tham, Sân, Si mà làm nên mọi nghiệp xấu, tức trong đó có tham nhũng. Vậy ngoài đó ra thì bản chất của tham nhũng là do đâu, xin Sư Phụ giảng giải thêm?

Thiên Đồng

Lòng tham thì trên cõi Ta Bà này, bất cứ con gì cũng tham cả. Còn gà, con vịt...và cả con người. Còn tham nhũng thuộc phạm trù xã hội. Trong lịch sử xã hội loài người thì lúc nào cũng có tham nhũng, chỉ có khác về mức độ mà thôi. Vậy không lẽ lúc tham nhũng chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ thì là do con người vào thời ấy không còn tham nữa chăng? Bởi vậy cái "tham" của con người là một thc tế khách quan tồn tại, nó không phải là điều kiện và bản chất của tham nhũng. Có người cho rằng tham nhũng là do thể chế. Sai! Bất cứ thể chế nào cũng có tham nhũng, kể cả thể chế trong cõi tu hành.

Để chứng minh và xác định bản chất của tham nhũng cần một tiểu luận dài. Không thể nói vài câu xong được. Nhưng để thực hành biện pháp thì cần những điều kiện phức tạp hơn.

Thực ra tổ tiên ta đã nói rất kỹ về điều này. Nhưng rất tiếc nó bị thất truyền. Chỉ còn lại những dư hưởng của nó. Đó chính là xã hội Nghiêu Thuấn.

Hồng bàng khai tịch hậu.

Nam phục nhất Đường Nghiêu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sông vỡ bờ, cà rốt đồng loạt nhô lên

Thứ Tư, 17/10/2012 20:43

(NLĐO)- Dòng sông trong làng vỡ bờ cuốn phăng mọi thứ, ông chủ trang trại ra xem số phận cánh đồng cà rốt sắp tới ngày thu hoạch của mình, đinh ninh rằng sẽ chẳng còn lại gì. Nhưng bất ngờ trươc mắt ông hiện ra những củ cà rốt màu sắc chói lọi đứng hiên ngang trên mặt đất.

Posted Image

Cà rốt được nước sông rửa sạch sẽ

Allan Fearn, 60 tuổi, người Scotland không khỏi ngỡ ngàng khi tới kiểm tra nông trại Redford của mình ở Laurenkirk sau khi sông Bắc Esk vỡ bờ. Trước khi đi, ông đã chuẩn bị tinh thần cho kịch bản xấu nhất là mất trắng.

Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra bởi dòng nước đã cuốn đi toàn bộ đất ở cánh đồng nhưng không đủ sức đánh bật những củ cà rốt bám rất chắc. Thậm chí nước sông chảy qua còn làm cho số cà rốt sạch sẽ và chỉ đợi người tới thu hoạch một cách dễ dàng.

Posted Image

Nguyên nhân là một ngày trước đó ông Allan đã dọn lối đi để chuẩn bị thu hoạch nên khi nước sông tràn tới, tập trung chủ yếu vào lối đi này không gây thiệt hại nặng nề đối với mùa vụ.

Số cà rốt đã được rửa sạch gọn gàng nên thu hoạch rất dễ dàng nhưng ông Allan cho biết không muốn hiện tượng này xảy ra lần nữa.

Đỗ Quyên (Theo Dailly Mail)

=================================

Người dân ở dưới hạ lưu sông có đập thủy điện nên trồng cái này có vẻ có lý đây, vừa có cái ăn, vừa phát triển kinh tế. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học Sông Tranh 2 cho "Cảng tỷ đô"!

Tác giả: TS Trần Đình Bá

Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước

EVN đã "vượt mặt" các nhà khoa học và họ đang phải trả giá khá đắt vì tài liệu ĐTM. Liệu bài học này có "đánh thức" Bộ GT- VT và Cục Hàng hải VN để tránh khỏi một ST2 tiếp theo không?

Sự kiện khoa học đang đốt nóng dư luận xã hội, đó là thủy điện Sông Tranh 2 và dự án Cảng Lạch Huyện (được mệnh danh là "Cảng tỷ đô"). Tuy ở hai lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, lại xa nhau hàng trăm km về địa lý, song hai công trình này dường như có chung một bài học đắt giá.

Khi dự án "Cảng tỷ đô" chưa có ĐTM

Cảng Lạch Huyện là sản phẩm của suốt 12 năm nghiên cứu với 10 cuộc hội thảo khoa học, của hơn 200 tiến sỹ ở các cục, vụ, viện, là thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng, viện trưởng Bộ GT-VT và tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Vậy nhưng đến giờ phút chót chuẩn bị "nhấn nút" khởi công thì dự án này vẫn chưa có được tài liệu đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đó là điều kỳ lạ cho một dự án trọng điểm quốc gia với "mệnh giá" tỷ đô!

Với 200 trang "Báo cáo đánh giá tác động môi trường..." hoàn thành vào tháng 12/2006, do Tập đoàn điện lực VN (EVN) ký duyệt, gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan thì công trình ST2 mới được khởi công.

Vậy nhưng không ai lường được sau đó công trình đã xẩy ra sự cố rò rỉ thân đập tới mức "ào ào thác đổ". Và động đất kích thích liên tiếp xẩy ra cho một vùng rộng lớn của huyện Bắc Trà My.

Các nhà khoa học đang nỗ lực trấn an chính quyền và nhân dân, ngược lại người dân không tin vào các nhà khoa học. Mãi tới khi lục lại hồ sơ, các chuyện gia "mổ xẻ" mới tá hỏa: Bản báo cáo ĐTM dày 200 trang của ST2 là sự sao chép từ những báo cáo trước đó.

TS Lê Trần Chấn, một nhà địa lý sinh vật, chuyên nghiên cứu về đa dạng sinh học có tên trong tài liệu ĐMT khẳng định mình không phải là một chuyên gia về động đất, và ông cũng không biết đánh giá của mình lại được EVN đưa vào báo cáo.

Sau hội chứng "phong trào làm thủy điện", ST2 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề ĐMT cho các dự án trọng điểm quốc gia, dù đó là vốn ODA, BOT, PPP hay vốn tự có của các doanh nghiệp.

Cho đến nay, dự án Cảng Lạch Huyện vẫn chưa tìm được vị trí để đổ "bùn thải". Theo phương án ban đầu đã thống nhất, bùn sẽ được đổ vào khu vực sau đê chắn sóng của hai bến khởi động tại khu vực Nam Cát Hải hoặc tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ.

Vậy nhưng theo tư vấn của phía JICA thì việc đổ bùn ra biển chỉ làm ảnh hưởng ở một phạm vi có bán kính 10km. Tuy nhiên, ý kiến này ngay sau đó đã gặp phản ứng từ một số chuyên gia thành viên Hội đồng đánh giá tác động môi trường.

40 triệu m3 đất sẽ được đổ ra biển Đông tốn nhiều công sức, tiền của. Trong khi từng mét khối đất là tài nguyên- tài sản tính được bằng tiền cả hàng ngàn tỷ đồng. Và hàng trăm hecta đất canh tác, nhà cửa ruộng vườn bên bờ sông Lạch Huyện sẽ bị nhấn chìm.

Giống như việc hút cát ở các lòng sông để xuất khẩu, gây sạt lở nhiều vùng đất ven bờ đang đe dọa cuộc sống của hàng vạn hộ dân ĐBSCL, miền Trung và vùng châu thổ sông Hồng.

Nhưng dự án Cảng Lạch Huyện vẫn chưa tính đến vấn đề di dời dân tránh sạt lở. Điều này, hơn 200 tiến sĩ Bộ GT-VT cùng JICA tham gia nghiên cứu dự án suốt 12 năm trời với 10 cuộc hội thảo khoa học ... chưa hề tính đến.

Posted Image

Thủy điện Sông Tranh 2

"Cả vú lấp miệng em"!

Qua khảo sát thực tế, nhiều nhà khoa học của cả Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành viên đoàn khảo sát cho rằng, việc đổ bùn ra biển là khó có thể chấp nhận, bởi chất thải dưới biển có những kết cấu phức tạp, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Như vậy, phạm vi ảnh hưởng đến các vùng biển du lịch với hệ sinh thái đa dạng như Cát Hải, Cát Bà, Đồ Sơn sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Theo một số ý kiến các nhà khoa học, nếu bùn thải đổ không kiểm soát được diện tích để tái phát tán thì quay ngược lại vùng nạo vét tại Cảng Lạch Huyện.

TS. Trần Đình Lân, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (thuộc Viện KHCN Việt Nam), thành viên đoàn khảo sát cho rằng, mô hình của phía JICA đưa ra chưa thuyết phục được các nhà khoa học Việt Nam. Đặc biệt về yếu tố quản lý chất thải bùn.

Vậy nhưng, với câu nói cửa miệng vốn đầy tính cửa quyền của Bộ GT- VT "hiến kế không có gì mới", họ đã "cả vú lấp miệng em" để vẫn quyết phương án của mình theo JICA và tuyên bố "sẽ khởi công ngay sau khi có báo cáo ĐMT".

Việc quản lý đổ thải trên bờ đã rất khó ở việc đánh giá tác động môi trường ngắn hạn cũng như lâu dài. Phía JICA thiết kế một mô hình đổ bùn ra biển mà chưa có những khảo sát kỹ càng, kết quả phân tích mẫu thải, địa hình nơi đổ thải, chế độ hải lưu là không ổn.

Nhiều GSTS của các trường đại học và viện nghiên cứu cho rằng, những thông số mà JICA đưa ra còn thiếu nhiều dữ kiện và chưa thuyết phục được Hội đồng.

Tại cuộc hội thảo lớn do Tổng Hội Xây dựng VN cùng Bộ GT- VT tổ chức , phương án hiến kế về cảng biển của Công ty TNHH Sơn Trường- Hải Phòng được các nhà khoa học hoan nghênh, còn phương án của Bộ GT- VT có nhiều hạn chế về khối lượng nạo vét bùn đất khi khởi công và nạo vét hàng năm quá lớn.

Phương án này chưa tính kỹ về hiệu quả đầu tư, đánh giá môi trường và kiến nghị bằng văn bản dừng xây dựng dự án để tiếp tục nghiên cứu.

Vậy nhưng, với câu nói cửa miệng vốn đầy tính cửa quyền của Bộ GT- VT "hiến kế không có gì mới", họ đã "cả vú lấp miệng em" để vẫn quyết phương án của mình theo JICA và tuyên bố "sẽ khởi công ngay sau khi có báo cáo ĐMT".

EVN đã "vượt mặt" các nhà khoa học và họ đang phải trả giá khá đắt vì tài liệu ĐTM. Liệu bài học này có "đánh thức" Bộ GT- VT và Cục Hàng hải VN để tránh khỏi một ST2 tiếp theo không?

=================

Tiến sĩ Trần Đình Bá dũng cảm thật. Nhưng nếu được hỏi tôi cũng lắc đầu như ông. Nhưng mà ông tiến sĩ ạ. Tại họ chưa muốn làm thôi. Chứ họ đã làm thì cũng chịu chứ làm sao bây giờ. Cảng Lạch Tray nó ở đâu ấy nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn liêm chính cũng khó!

Tác giả: Diệp Văn Sơn

Bài đã được xuất bản.: 17/10/2012 02:00 GMT+7

Nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là "kẻ ngốc".

Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới WB thí điểm đưa Chương trình phòng chống tham nhũng và liêm chính công vào trường học tại trường dân tộc nội trú Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Tại đây nhà trường công khai cho học sinh thực hành kiểm tra hóa đơn mua thực phẩm phục vụ bếp ăn, kiểm tra việc mua vật tư vật liệu sửa chữa trường lớp... Qua đó học sinh làm quen với việc giám sát minh bạch liêm chính công và bước đầu có kỷ năng kiểm tra. Những học sinh này lớn lên sẽ làm việc trong các cơ quan công quyền rất cần làm quen với minh bạch và liêm chính công. Đây là hướng đi đúng cần ghi nhận và nhân rộng.

Trước đây cũng đã từng có sáng kiến tổ chức cuộc thi ''Học sinh - Sinh viên và Trung thực: Được gì và Mất gì''. Cuộc thi có mục tiêu ghi nhận những nỗ lực của thanh niên trong việc phát hiện và đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Cuộc thi do Câu lạc bộ FACE (Vì một nền giáo dục trong sạch) của trường Đại học Hoa Sen, TP HCM, tổ chức dưới sự tài trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch.

Các bạn sinh viên chia sẻ: ''Rất khó để có thể ''liêm chính'' trong một môi trường đã quá tràn lan tệ nạn ''đi thầy''. Mọi người không ai là không làm như vậy trừ mình ra và mình có thể bị coi là khác người''.

Người khác thì nói: ''Sinh viên ngày nay rất thực dụng về việc phân chia quỹ thời gian và sức lực. Nếu những kiến thức và kỹ năng được dạy ở trường không đủ để họ tìm một công việc trong tương lai, họ có thể sẽ chọn cách gian dối để được điểm tốt mà không phải mất nhiều công sức. Những sinh viên đó cũng có thể sẽ gian dối trong công việc sau này khi ra trường''

Theo thông tin, có đến 38% số thanh niên được hỏi cho rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường/công ty tốt, tỉ lệ với những người lớn được hỏi là 43%.

Rất nhiều người cho rằng việc tố cáo tham nhũng không có tác dụng, hoặc cho rằng "đó không phải là việc của tôi".

Posted Image

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia nghiên cứu về thanh niên, điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là "kẻ ngốc". Ông cho rằng thanh niên không có lỗi khi suy nghĩ như vậy mà trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối. Vậy thanh niên chúng ta hiện nay đang sống trong mội trường xã hội nào? Đang bị cơ chế gì chi phối?

Chia sẻ về ý kiến này của chuyên gia, tôi rất bức xúc và trăn trở với nạn chạy chức, chạy quyền ở xã hội ta. Có thể nói chạy chức, chạy quyền đã trở thành một thứ "văn hóa" không mong muốn trong xã hội. Đây thật sự là một nguy cơ lớn!

Một em bé còn nằm trong bụng mẹ dù chưa biết gì nhưng cũng phải chứng kiến nạn chạy: bố mẹ em bé phải chạy để được vào một chỗ sinh tốt. Em bé ra đời thì bố mẹ lại chạy trường tốt, thậm chí chạy vào đại học tốt. Rồi sau khi ra trường lại chạy chọt để được vào chỗ làm tốt. Lúc đã trưởng thành bản thân người này cũng đã hình thành thứ "văn hóa chạy" từ gia đình, và lại tiếp tục sống với thứ "văn hóa" đó.

Có thể liệt kê vô số hành vi chạy: chạy chức, chạy quyền, bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, chạy bầu cử, chạy dự án, chạy kinh phí, chạy chỗ làm, chạy tuổi, chạy thi, chạy học, chạy để được yên vị, chạy tội. Gần đây do chính sách đối với người nghèo thực hiện đem lại nhiều hiệu quả nên có chuyện nực cười "chạy nghèo"!... Nói chung cuộc sống có nhu cầu gì thì người ta đều chạy cả.

Chạy đã trở thành thói quen, tập quán cho nên nhiều việc đương nhiên được hưởng không cần cậy cục người ta vẫn cứ chạy vì nếu không chạy sẽ trở thành "kẻ hâm", "kẻ ngốc"!

Muốn xóa bỏ "văn hóa chạy", ta phải có luật lệ thủ tục minh bạch, rõ ràng; phải tạo cho được sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Và đặc biệt là cần xóa bỏ độc quyền ở một số ngành. Điều quan trọng nữa là ta phải triệt để xóa bỏ bao cấp.

Còn quá nhiều ngành được bao cấp hoặc mang tiếng là xóa bao cấp nhưng chỉ xóa... nửa vời. Chính cái nửa vời mập mờ này đã tạo ra kẽ hở cho các "cò" lợi dụng chạy.

Cuối cùng, xin muốn nói đến việc nâng cao đạo đức công chức. Đây không phải là giải pháp mà là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Không nên đổ lỗi cho cơ chế tiền lương mà quên đi trách nhiệm của mình.

Xin nhắc lại một câu nói của Bác Hồ: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". "Chạy" chính là tạo nên sự thiếu công bằng mà Bác Hồ đã từng nhắc nhở chúng ta.

Vấn đề là biện pháp đã có nhiều, nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì hình như vẫn thiếu. Thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt các "cửa chạy" của mỗi người dù ở bất kỳ ở cấp nào, tổ chức nào, giờ đây là thước đo phẩm chất, lòng trung thành với chế độ, có lẽ chỉ cần như vậy là đủ.

Sự thờ ơ, tránh né không cương quyết tuyên chiến với tệ chạy, để nó nghiễm nhiên trở thành "chuyện thường ngày" của xã hội, một thứ phản văn hóa, làm mất đi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, có thể coi thái độ như vậy là tội ác.

Có thời trên Tuổi Trẻ từng lên án mạnh mẽ thái độ sống "Mac kê nô" (mặc kệ nó). Giờ đây, đồng lòng cương quyết bịt "cửa chạy chức" trong tổ chức, cơ quan công quyền là thiết thực phòng chống tham nhũng, xây dựng liêm chính nói không với tệ giả dối, trả lại cho xã hội những giá trị đích thực chân, thiện, mỹ đang có nguy cơ bị đánh mất dưới con mắt và tâm hồn lớp trẻ.

================

Đúng rồi! Cần phải triệt để chống tham nhũng. Phải đấu tranh kiên quyết với những tệ nạn xã hội làm cản trở sự phát triển. Phải mạnh dạn tố cáo những tiêu cc. Phải dũng cảm đối mặt với những cái xấu. Phải lên án mạnh mẽ những hành vi tham nhũng. hối lộ....vv..và ...vv...

Thiên Sứ nói đúng không nhỉ? Đúng qúa đi ấy chứ lị.

Vỗ tay.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ thúc đẩy cải cách chính trị?

Tác giả: Hoàng Dũng Nhân

Bài đã được xuất bản.: 18/10/2012 06:00 GMT+7

Sau hơn 30 năm cải cách/mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) bước vào giai đoạn then chốt, điều khiển trận đánh quyết định: cải cách thể chế chính trị.

Trong những ngày tới, giới quan sát kinh tế dự đoán Trung Quốc sẽ công bố các số liệu chính thức về tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 3 giảm xuống còn 7,3%. Kết quả này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng cho cả năm 2012 mà Bắc Kinh đã đề ra trước đó là 7,5%. Số liệu này sẽ giúp những người nghi ngờ mô hình tăng trưởng từng giúp Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Kết quả này dường như khẳng định thêm "nhu cầu rất cấp bách" đối với công cuộc cải cách cơ cấu chính trị cũng như hệ thống lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng tuyên bố lâu nay.

Ba làn sóng cải cách/mở cửa...

Truyền thông những này này tràn ngập các khảo cứu về đời sống mọi mặt ở TQ. Tờ "Thời báo Học tập" thuộc Trường Đảng Trung ương trong bài "Di sản chính trị của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo"[1] đã điểm lại 10 thành tựu to lớn của công cuộc phát triển, đồng thời cũng nêu lên 10 vấn đề tồn tại, mà theo bản báo, các vấn đề ấy có khi còn lớn hơn thành tựu! Một trong những vấn đề cấp bách nhất đó là, khi TQ bước lên con đường khá giả, khoảng cách giàu nghèo đã không ngừng mở rộng, vấn nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường và bần cùng hóa xã hội ngày càng nghiêm trọng. Một số người từng hưởng lợi từ cải cách, nay vì lợi ích phe nhóm, lại chuyển sang đối lập với cải cách, trở thành lực cản giải quyết các vấn nạn này!

Khẳng định tầm quan trọng của Đại hội 18 CPC sắp tới, trong một phát biểu nhân dịp quốc khánh Trung Quốc vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phân tích tầm quan trọng của việc củng cố thành quả đạt được và triển vọng tương lai của đất nước. Nhân dịp này, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đưa ra lời kêu gọi: Trung Quốc cần đẩy mạnh cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Giới quan sát cũng cho rằng, nếu thành công trong cải cách chính trị, TQ sẽ tiếp cận con đường phát triển hài hòa; nếu thất bại, toàn bộ hệ thống có thể gặp nguy hiểm. Và đấy sẽ là thảm họa, không chỉ đối với TQ, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế-chính trị thế giới.

Tạp chí "Viêm hoàng Xuân thu"[2] thuộc Hội hội nghiên cứu văn hóa Viêm Hoàng trong một bài viết mới đây chỉ ra rằng, nút thắt trong chuyển đổi mô hình kinh tế TQ hiện nay chính là do thể chế chính trị lạc hậu. Phó giám đốc Học viện Khoa học Công nghệ Phòng vệ Lục Đức, tác giả của bài viết đã tổng kết "ba giai đoạn cải cách lớn" trong hơn ba mươi năm cải cách/mở cửa của TQ. Xuất phát từ "thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý" (hội nghị TW3, 11/1978), làn sóng mở cửa đầu tiên là hình thức cải cách theo hướng tăng số lượng, khoán sản phẩm. Giai đoạn mở cửa/cải cách lần thứ hai tiếp tục năm 1992, sau khi Liên Xô-Đông Âu sụp đổ, kinh tế TQ đã trải qua thời kỳ tăng trưởng cao, nhưng rồi các mặt trái của phát triển bắt đầu đẻ số. Những vấn đề về khoảng cách giàu nghèo, chuyển đổi mô hình, vấn nạn tham nhũng... xuất hiện nhiều từ thời kỳ đó.

Thật ra, ngay từ các năm 1986, 1987, Đặng Tiểu Bình đã 76 lần nhắc đến cải cách thể chế chính trị. Ông Đặng nói: "Mọi cải cách có thành công được hay không, cuối cùng được quyết định bởi cải cách thể chế chính trị"[3]. Trọng tâm của hai làn sóng cải cách trước đây là đã trả lại một phần quyền lợi cho người dân, còn lần này tập trung cải thiện môi trường chính trị dân chủ cho toàn xã hội. Xuất phát từ đặc thù của TQ, làn sóng thứ ba này cần được tiến hành từ trên xuống. Cải cách chính trị không giống cải cách kinh tế. Kinh doanh và quan lý là một tế bào đơn nguyên, nên đổi mới trong kinh doanh có không gian tương đối tự do. Cải cách chính trị từ dưới lên là khó, làm từ trên xuống sẽ phải trả giá thấp hơn!

Thúc đẩy cải cách chính trị còn là đề phòng cách mạng văn hóa tái diễn. Trong một sinh hoạt chính trị cuối mùa hè vừa qua, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và người kế nhiệm ông là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì một cuộc họp giữa Bộ Chính trị và lãnh đạo các tỉnh thành. Hội nghị thống nhất đẩy mạnh các định hướng đã quyết, khích lệ lãnh đạo địa phương thực sự lắng nghe quần chúng đang bất mãn vì tình trạng bất công ngày càng gia tăng và nạn tham nhũng ngày càng lộng hành. Nhưng cải cách chính trị đòi hỏi nhiều hơn thế! Khi phải đối mặt với các giới hạn về kinh tế, chính trị và xã hội, CPC liệu có thể tạo ra được những động năng mới lấy cảm hứng từ sự mạnh dạn và nhãn quan của Đặng Tiểu Bình trước đây hay không? CPC liệu có bị lôi cuốn vào các cuộc tranh cãi vì lợi ích thiển cận và cục bộ? Câu trả lời sẽ được hé lộ tại Đại hội 18 sắp tới!

Posted Image

Xuất phát từ đặc thù của TQ, làn sóng thứ ba này cần được tiến hành từ trên xuống. Ảnh minh họa

Cuộc tranh luận về mô hình Vấn đề của mọi vấn đề hiện nay, theo Francis Fukuyama (Viện các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford/Mỹ) chính là: TQ chưa phát triển được thể chế chính trị pháp quyền cũng như định chế giải trình và chịu trách nhiệm chính trị công khai. Thừa nhận trên thực tế hệ thống TQ có một số ưu điểm, nhưng Fukuyama hoài nghi về tính bền vững của nó. Sau khủng hoảng tài chính 2008, TQ quả là đã hành động hiệu quả, còn Mỹ thì trầy trật với thâm hụt ngân sách. Thế nhưng Fukuyama vẫn dự báo rằng hệ thống của Mỹ sẽ vượt trội hệ thống TQ. Tuy nhiên, Trương Duy Vi (Zhang Weiwei, Đại học Ngoại giao Genève/Thụy Sĩ) lại không đồng ý như vậy[4]!

Về tính giải trình và chịu trách nhiệm, Trương Duy Vi cảm nhận rằng định chế giải trình và chịu trách nhiệm chính trị của Mỹ/phương Tây cũng không hiệu quả. Theo ông Trương, hệ thống chính trị Mỹ có cội rễ từ thời kỳ tiền công nghiệp hóa cho nên nhu cầu cải cách chính trị ở Mỹ hiện nay cũng cấp thiết như ở TQ. Thực tế là hệ thống đó đã bất lực không ngăn cản được cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Sự phân quyền ở Mỹ cũng có nhược điểm, có những nhóm lợi ích bất di bất dịch như các tổ hợp công nghiệp-quốc phòng sẽ chi phối nhiều thứ và sẽ cản trở các sáng kiến cải cách mà chính Mỹ cũng đang cần.

Khi so sánh những mô hình khác nhau, theo Fukuyama, nên tách chính sách ra khỏi các định chế. Phải nhìn thấy sự khác nhau giữa những chính sách cụ thể do một vài cá nhân lãnh đạo đưa ra với cả hệ thống định chế nói chung. Những người ra quyết định ở Mỹ đã từng phạm nhiều sai lầm. Tuy nhiên, những lỗi lầm trong chính sách là điều có thể xảy ra với mọi chế độ. Khó tin rằng, các chế độ dân chủ có xu hướng đưa ra những chính sách sai lầm nhiều hơn các nhà nước toàn trị.

Khi thế hệ thứ tư của CPC rời sân khấu chính trị, họ tự hào TQ đã thay thế Mỹ để trở thành nước đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu, chiếm 17% tăng trưởng sản lượng hàng hóa thế gới năm 2010 và tăng lên thành 30% năm 2011. Là nền kinh tế lớn thứ hai, TQ trở thành một trong các "cổ đông" chính đặt ra luật chơi của "trò chơi toàn cầu" trong tiến trình tái cấu trúc. Là quốc gia giàu nhất về dự trữ ngoại hối (3200 tỷ usd), TQ cũng là quốc gia sản xuất/xuất khẩu ô tô lớn nhất và có hệ thống đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.

Tuy nhiên, cái giá của phát triển là trong 20 thành phố ô nhiễm nhất hành tinh thì 16 thành phố ở TQ. Để góp vào 5,5% GDP thế giới, TQ tiêu hao 40% than đá, hơn 50% xi-măng, khoảng 60% gang thép, trên dưới 70% dầu/khí đốt tự nhiên của thế giới. Bản thân ở TQ, sản lượng dầu mỏ và quặng sắt chỉ còn đủ dùng trên dưới 10 năm, khí đốt tự nhiên chỉ còn được 39 năm! Các nhà nghiên đã chỉ ra: ăn uống, đi lại và du lịch hàng năm của các quan chức "xài tiền chùa" (nạn tam công) tốn hơn 1.000 tỷ NDT, chiếm hơn 1/3 thu nhập thuế. Mỹ là nước chi tiêu chính phủ cao 9,9%, TQ là 37%, gấp khoảng 4 lần Mỹ!<br clear="all">

[1] "Di sản của TBT Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo"; TTXVN, Bắc Kinh 19/9/2012

[2] "Thể chế chính trị lạc hậu..."; TTXVN, Bắc Kinh 5/10/2012

[3] "Thể chế chính trị lạc hậu..."; TTXVN, Bắc Kinh 5/10/2012

[4] "A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang Weiwei"; New Perspective Quarterly, quý 3/2011

============================

Để xem xem các quí zdị cải cách kiểu gì? Tôi nhớ không nhầm thì giới hạn của tôi cho một số vấn đề liên quan đến Trung Quốc không quá ngày 15 . Tháng Giêng Việt lịch. Đây chính là giới hạn thời gian để định hướng khả năng cải cách mà bài báo trên nói tới.

Xuất phát từ đặc thù của TQ, làn sóng thứ ba này cần được tiến hành từ trên xuống.

Cải cách xã hội nào mà chẳng phải từ trên xuống. Đâu phải chđặc thù Trung Quốc? Híc! Làm quái gì có cải cách từ làng Vũ Đại lên đâu. Vớ vẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ thúc đẩy cải cách chính trị?

Tác giả: Hoàng Dũng Nhân

Bài đã được xuất bản.: 18/10/2012 06:00 GMT+7

============================

Để xem xem các quí zdị cải cách kiểu gì? Tôi nhớ không nhầm thì giới hạn của tôi cho một số vấn đề liên quan đến Trung Quốc không quá ngày 15 . Tháng Giêng Việt lịch. Đây chính là giới hạn thời gian để định hướng khả năng cải cách mà bài báo trên nói tới.

Cải cách xã hội nào mà chẳng phải từ trên xuống. Đâu phải chđặc thù Trung Quốc? Híc! Làm quái gì có cải cách từ làng Vũ Đại lên đâu. Vớ vẩn.

Hàng ngàn người dân bức xúc lật ngửa 7 xe cảnh sát

Thứ sáu 19/10/2012 06:05

Posted Image

(GDVN) - Tân Hoa Xã ngày 18/10 đăng thông báo của chính quyền thành phố Lư Châu tỉnh Tứ Xuyên về "sự kiện 17/10", hàng ngàn người dân bức xúc đã lật đổ 7 xe cảnh sát và châm lửa đốt 5 xe, 2 xe bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo bản thông báo này, lúc 17 giờ 20 phút chiều 17/10 xảy ra tắc đường tại khu Đầm Long Mã, khi 2 cảnh sát giao thông có mặt giải tỏa ùn tắc, 1 chiếc xe tải dừng đỗ sai quy định bị 2 cảnh sát này nhắc nhở, lái xe không nghe. Cảnh sát giao thông và lái xe lời qua tiếng lại rồi lao vào nhau ẩu đả, đột nhiên người lái xe này bị "đột quỵ" và chết tại hiện trường. 4 giờ sáng 18/10 đám đông mới giải tán hết, cảnh sát đã bắt 20 người tình nghi đã trực tiếp hoặc xúi bẩy đám đông lật xe, đốt xe cảnh sát.

Posted Image

Sự cố xảy ra từ 5 giờ chiều 17/10, 4 giờ sáng 18/10 đám đông mới giải tán Hồng Thủy (Nguồn Sina)

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên Bộ trưởng GD: "Làm Bộ trưởng khổ lắm"

Thứ sáu 19/10/2012 07:34

(GDVN) - “Cái khó nhất của Bộ trưởng Giáo dục là nói phải có người nghe, phải có người hưởng ứng, phải để người ta tin. Nghĩa là người Bộ trưởng phải có uy tín, có hiểu biết nhiều và biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng”, GS Phạm Minh Hạc – Nguyên Bộ trưởng Bộ GD cho biết.

LTS: Giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục từ tháng 2/1987 đến tháng 3/1990, GS Phạm Minh Hạc được coi là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam vượt qua khó khăn trong những năm đầu đổi mới. Ông trở thành Bộ trưởng Giáo dục giữa lúc đất nước gặp muôn vàn khó khăn sau 10 năm khủng hoảng kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn về những khó khăn của một Bộ trưởng Giáo dục, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện thân mật với ông.

“Vỡ” từng mảng trường

- Là một người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, nhìn lại chặng đường kiêm nhiệm chức bộ trưởng GD, ông có thể chia sẻ vài khó khăn, thuận lợi trong việc củng cố, phát triển nền giáo dục nước nhà?

Năm 1981, ông làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục, từ năm 1985 đến 1987 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm Viện trưởng. Sau đại hội đổi mới tháng 12/1986, tháng 2/1987 ông được cử làm Bộ trưởng, đến năm 1990 khi sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học, ông làm Thứ trưởng thứ nhất đến 1996, rồi về làm Phó ban thứ nhất Ban Khoa giáo trung ương.

GS.VS Phạm Minh Hạc: Gần 5 năm phụ trách tạp chí Nghiên cứu giáo dục (hiện nay là Tạp chí giáo dục), tôi thấy thiếu một cái đó là tư tưởng chỉ đạo, tư tưởng chiến lược giáo dục.

Tình hình lúc đó cực kỳ khó khăn. Đó là năm đổi tiền, lạm phát trên 800%. Đời sống giáo viên vô cùng eo hẹp, trường học bị “vỡ” từng mảng một, hàng nghìn giáo viên bỏ trường, một loạt trường không có người dạy, học sinh bỏ học. Vì sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội 10 năm, kéo theo giáo dục bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giữ cho các trường đừng tan vỡ.

Nhiều gia đình cho con đi học là khó khăn rất lớn và cơ sở vật chất lúc đó vô cùng vất vả, thiếu thốn. Tôi còn nhớ tôi đi công tác miền Nam xách theo túi gạo, can mỡ… Cuộc sống của đại bộ phận người dân thời đó rất đạm bạc.

Tuy nhiên, trong khó khăn cũng có thuận lợi. Mặc dù thiếu thốn vật chất nhưng mọi người cùng đồng lòng, đồng tâm hiệp lực làm thế nào để khôi phục và phát triển giáo dục phục vụ đường lối đổi mới của Đảng.

Posted ImageNguyên Bộ trưởng Bộ GD, GS Phạm Minh Hạc chia sẻ những khó khăn giáo dục Việt Nam trong thời kỳ sau đổi mới (ảnh Xuân Trung).

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

- GS có thể chia sẻ về những kỷ niệm đáng nhớ trong thời kỳ đó?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi làm việc ở Bộ GD tại 21 Lê Thánh Tông, đến buổi trưa xuống tầng 1 tôi thấy trẻ em xúm quanh xin tiền. Lúc ấy, tôi đã chuẩn bị đổi tiền lẻ 50 đồng, 100 đồng để cho với điều kiện các cháu cho biết: “Cháu đang học lớp mấy? Bỏ học lâu chưa để ra Hà Nội xin ăn?...”. Rồi giáo viên đến cổng Bộ, tôi đều gặp. Có những ngày, tôi nhận được 50 – 60 thư đơn xin, kiện cáo… và tôi đều viết thư tay trả lời họ.

- Khó khăn chồng chất, tình hình bề bộn, vậy ông đã làm gì để “chèo lái” con thuyền giáo dục nước ta vượt qua sóng gió trong thời kỳ khủng hoảng ấy?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Lúc ấy, tôi mời 81 nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục bàn về đổi mới tư duy giáo dục, hình thành chỉ đạo phát triển giáo dục, sau đó trình bày tại Hội nghị giáo dục toàn quốc ở Vũng Tàu tháng 7 năm 1987. Khẩu hiệu được đưa ra lúc đó là: Khôi phục giữ vững, củng cố, ổn định và phát triển. Đầu tiên phải chấm dứt việc thầy giáo bỏ dạy, học sinh bỏ học, khôi phục lại trường lớp, giữ đến đâu phải củng cố ổn định đến đấy, sau đó mới nghĩ đến phát triển.

Đại hội VI đề ra tư tưởng “xã hội hóa giáo dục” – xã hội với nhà nước cùng làm (PV), Bộ phát động toàn ngành thực hiện chủ trương này. Sau một năm tôi đã chủ trì ba hội nghị về xã hội hóa giáo dục ở 3 miền: Hà Nội, Tuy Hòa, Đồng Tháp và tìm ra các biện pháp đổi mới giáo dục.

3 tháng đi địa phương một lần

- Có người nói rằng, thời ấy Bộ trưởng Phạm Minh Hạc đi dự giờ các tỉnh, địa phương khó khăn để xem học sinh miền núi có đủ sách, đủ bàn ghế học tập hay không?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi đã khảo sát những vùng khó nhất như Hà Giang, 3 tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh ở Đồng bằng Nam Bộ. Mỗi nơi đi một tuần đến 10 ngày. Lần chuyến đi Hà Giang, đường khó đi rất nguy hiểm, ô tô chỉ đi được 10 – 14 cây/giờ. Những chuyến đi như thế, ngày đêm phải lặn lội là bình thường. Nhiều người nghĩ, làm Bộ trưởng thì sướng lắm đấy, nhưng chẳng mấy người biết rằng các Bộ trưởng khổ lắm, vì họ luôn phải canh cánh lo việc đại sự nước nhà.

Trong chuyến công tác tại huyện U Minh, sau hơn một tiếng đi xuồng từ huyện vào lớp học ở giữa rừng U Minh, ông chỉ có trò không có thầy, vì thầy giáo “bỏ đi uống rượu”, và lúc ấy tôi đã thay thầy giáo đứng lớp dạy buổi học đó.

Sau này, tôi ký quyết định yêu cầu lãnh đạo Bộ Giáo dục, kể cả Bộ trưởng một năm tổng cộng phải có 3 tháng đi địa phương, phải đến các trường học và phải dự giờ để hiểu sâu sát tình hình thực tế giáo dục các vùng.

- Sau những chuyến đi thực tế giúp ích gì cho Bộ trưởng lúc đó thưa ông?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Trong các chuyến khảo sát và dự giờ ở một số địa phương, tôi thấy 1/2 - 1/3 học sinh lớp 1 tập đọc không đạt yêu cầu, vậy là thất bại. Lý do có nhiều trong đó có sách giáo khoa có nhiều thứ “cao siêu”, ví dụ thơ Truyện Kiều được trích vào.

Về SGK tiểu học, Bộ GD lúc đó khẳng định một chương trình phải có 3 – 4 bộ SGK cho các vùng miền. Từ những chuyến khảo sát, chúng tôi đã chỉ đạo Viện Khoa học Xã hội Giáo dục viết lại quyển sách học vần lớp 1.

Bộ trưởng phải quan tâm đến bộ SGK

- Để củng cố, đổi mới giáo dục nước nhà lúc đó, chúng ta cần thiết phải xây dựng bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Một trong những quan tâm lớn nhất của Bộ trưởng GD là bộ SGK phổ thông. Những năm đó, Bộ GD tiến hành làm 2 bộ sách cho môn Toán, Văn bậc THPT. Tôi đã trực tiếp đến mời GS.NGND Hoàng Như Mai phụ trách biên soạn bộ môn Văn và GS Đặng Đình Áng phụ trách bộ môn Toán. Hai vị Giáo sư và các cộng tác viên đều làm tự nguyện không có tiền thù lao với tốc độ rất nhanh đã hoàn thành.

Rất tiếc, sau năm 2000 đã có quy định ở bậc phổ thông, mỗi môn học có một chương trình và một bộ sách giáo khoa.

- Mỗi vị Bộ trưởng GD nắm việc trọng đại và gặp không ít khó khăn để phát triển, đổi mới toàn diện giáo dục nước ta. Vậy, GS có thể chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi làm Bộ trưởng?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Tôi nghĩ một người bộ trưởng nên đọc sách, báo cáo của những người đi trước. Thứ hai, làm giáo dục phải nắm vững triển khai đường lối của Đảng, Nhà nước. Thứ ba, phải luôn theo dõi và đúc kết từ thực tế để có kinh nghiệm. Thứ 4, phải học tập kinh nghiệm của học tập của nước ngoài.

Tôi cho rằng: “Việc đầu tiên của người Bộ trưởng GD khi nhậm chức là phổ cập được giáo dục!”.

- Theo ông thì làm Bộ trưởng GD thời nay có khó hơn thời của ông hay không?

GS.VS Phạm Minh Hạc: Vừa khó hơn lại vừa dễ hơn.

Khó hơn vì làm sao giáo dục phải vận hành trong một xã hội theo cơ chế thị trường. Mà quy luật giá trị giữ vai trò chủ đạo. Tình hình xã hội phức tạp hơn, thang giá trị và định hướng giá trị đảo lộn nhiều.

Còn dễ hơn ở việc đất nước ta đã hòa bình thống nhất được 37 năm, kinh tế khá hơn, hội nhập quốc tế được mở rộng hơn!

Trân trọng cảm ơn GS!

===================

Nếu không đọc cái tựa, tôi lại cứ tưởng bài báo phỏng vấn một ông Chủ tịch Công đoàn chứ.

“Cái khó nhất của Bộ trưởng Giáo dục là nói phải có người nghe, phải có người hưởng ứng, phải để người ta tin. Nghĩa là người Bộ trưởng phải có uy tín, có hiểu biết nhiều và biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng”

Nói nhiều e cũng mất lòng. Nhưng vấn đề nếu chỉ khó khăn do người khác không chịu nghe mình và chia sẻ thì tôi nghĩ không chỉ riêng ông bộ trưởng. Ngay cả tôi nói vợ tôi cũng không nghe. Cái khác nhau chính là chức vị của Bộ Trưởng và phó thường dân như tôi. Nhưng thôi, chuyện đó cũng lặt vặt. Vần đề là Việt sử 5000 năm văn hiến cần phải được xác định tính chân lý. Mọi chuyện sẽ hanh thông, trong đó có giáo dục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họa sĩ Uyên Huy - chủ tịch hội mỹ thuật TP.HCM: Cấm tranh khỏa thân là không thuyết phục

Thứ Bảy, 20/10/2012, 07:04 (GMT+7)

TT - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, họa sĩ - nhà giáo nhân dân Uyên Huy vừa gửi đến báo Tuổi Trẻ lá thư thể hiện nỗi bức xúc của ông đối với cách cư xử thành kiến lâu nay của cơ quan cấp phép đối với thể loại tranh, tượng khỏa thân.

Posted Image

Họa sĩ Uyên Huy - Ảnh: Quang Huy

Gần đây nhất, 12 bức tranh khỏa thân của cố KTS Trần Tiến Đạt bị từ chối cho treo trong triển lãm Làng quê Việt và Tấm (từ ngày 10 đến 19-10 tại Hội Mỹ thuật TP.HCM). Từ phía gia đình, bà Nguyễn Thị Thúy Nhiên - vợ của KTS Trần Tiến Đạt - chia sẻ bà cảm thấy buồn vì nếu có những bức tranh khỏa thân kia thì triển lãm tưởng nhớ chồng bà sẽ trọn vẹn hơn. Bà cũng băn khoăn không hiểu tại sao những bức tranh này đã được triển lãm tại Hà Nội năm 2006, nhưng ở TP.HCM lại bị cấm?

Sự việc trên như xới lên một lần nữa nỗi bức xúc âm ỉ lâu nay của những người ở Hội Mỹ thuật TP.HCM rằng phải chăng cơ quan quản lý thường tỏ ra “dị ứng” với thể loại tranh khỏa thân? Họa sĩ Uyên Huy trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này:

* Thưa ông, phải chăng 12 bức tranh của cố KTS Trần Tiến Đạt là “vi phạm thuần phong mỹ tục”, hoặc “trái với pháp luật” nên không được treo?

- Không phải. Đó là những bức tranh đẹp. KTS Đạt không vẽ đặc tả, bút pháp của anh phóng khoáng, chấm phá, bỏ lửng... Anh là một người tài hoa thật sự. Những bức tranh bị cấm của anh dưới góc độ thẩm định của hội chúng tôi là đẹp hoàn toàn.

* Vậy thì quan điểm của ông ra sao về “lệnh cấm” của Sở VH- TT&DL TP.HCM trong trường hợp này? Phải chăng những bức tranh bị từ chối đơn giản vì nó là... tranh khỏa thân?

- Tôi thấy quyết định này chưa thỏa đáng, chưa thuyết phục. Có thể những người cấp phép không đủ hiểu về tranh, tượng khỏa thân. Tôi nhắc lại rằng trên thế giới, tranh tượng khỏa thân là một ngành nghệ thuật chính thống. Nhà trường cũng đào tạo về vẽ khỏa thân. Họa sĩ chuyên nghiệp ai cũng vẽ khỏa thân. Cho nên nếu cấm tranh, tượng khỏa thân sẽ là một việc làm không giống ai.

Posted Image

Một trong những bức tranh của cố KTS Trần Tiến Đạt bị từ chối cấp phép trong triển lãm Làng quê Việt và Tấm - Ảnh: Q.T. (chụp lại)

* Hội cũng là một tổ chức chuyên môn, vậy đâu là tiếng nói của hội trong việc bảo vệ những tác phẩm khỏa thân có giá trị thẩm mỹ trước những thành kiến quy tất cả vào sự dung tục?

- Về mặt quản lý, Sở VH-TT&DL có quyền đó, nghĩa là cho treo hoặc không cho treo. Có những tác phẩm sở yêu cầu phải có ý kiến của hội thì chúng tôi cũng có ý kiến, nhưng họ vẫn không cho treo thì... đành . Bản thân ở khâu đầu vào chúng tôi đã loại nhiều tác phẩm dung tục rồi. Ở đây, điều tôi muốn nói là cần có sự đồng bộ về thẩm mỹ giữa cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn.

Nhà nước cấm tác phẩm đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục, trái pháp luật... là đúng, là thỏa đáng. Nhưng không phải cứ vẽ khỏa thân là xấu, là đồi trụy. Tôi nghĩ có những người làm quản lý không kinh qua môi trường mỹ thuật, không hiểu và cảm thông với hoạt động sáng tạo. Người làm quản lý không định giá được thẩm mỹ tranh, tượng khỏa thân nên sợ trách nhiệm. Nhưng người làm quản lý cũng cần xem lại thẩm mỹ về khỏa thân, bởi vì cứ cấm như vậy là áp đặt.

* Vậy việc cấm hay không cấm tranh khỏa thân có dựa trên một quy chế cụ thể nào từ phía cơ quan quản lý không, thưa ông?

- Không có một quy chế nào cụ thể, mà tiêu chí cũng không rõ ràng. Cho nên cơ quan quản lý cấm mà chúng tôi cũng không biết giải thích sao với anh em hội viên. Năm 2010, họa sĩ lão thành Trang Phượng (nguyên phó Ban tư tưởng Thành ủy TP.HCM) bị từ chối cho trưng bày một bức tranh vẽ thiếu nữ tắm suối từ xa xa. Đến khi họa sĩ Trang Phượng phản ứng dữ, họ mới xin lỗi ông. Năm 2011, tranh khỏa thân của họa sĩ Việt kiều Nguyễn Huy Khuê cũng bị từ chối. Sau khi điều đình, Sở VH-TT&DL mới quyết là Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tổ chức phải chịu trách nhiệm. Như tôi đã nói, vấn đề là cơ quan quản lý ngại trách nhiệm.

QUANG THI thực hiện

Hội rút hay do sở yêu cầu?

* Tìm hiểu lý do 12 bức tranh khỏa thân của KTS Trần Tiến Đạt bị “từ chối cấp phép”, chúng tôi đã gặp ông Lê Quang Vinh - trưởng phòng văn hóa - gia đình của Sở VH-TT&DL TP.HCM. Ông Vinh cho biết Sở VH-TT&DL TP.HCM có hai hội đồng mỹ thuật gồm một hội đồng của sở (đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) và một hội đồng của Hội Mỹ thuật TP.HCM.

Theo từng triển lãm, hội đồng nghệ thuật nhận xét bước đầu, phòng văn hóa theo đó hoàn tất hồ sơ đề xuất ký quyết định cấp phép. Trường hợp của KTS Trần Tiến Đạt, ông Vinh giải thích: “Hồ sơ xin cấp phép do Hội Mỹ thuật TP.HCM gửi đến, ban giám đốc xem qua thấy một số bức có nội dung không phù hợp với tên gọi triển lãm nên đã trao đổi lại với hội. Sau đó hội rút lại hồ sơ, tự rút ra một số bức tranh và gửi danh sách chính thức lên sở gồm 95 bức. Sở đã cấp phép tất cả 95 bức theo đúng danh sách của hội gửi lên, hồ sơ lưu vẫn còn đây. Như vậy, nếu nói chúng tôi không cấp phép tranh khỏa thân là không đúng. Về quy trình, chúng tôi đã cấp phép đúng danh sách mà Hội Mỹ thuật đưa lên”.

* Xung quanh vấn đề này, bà Lê Thị Minh Loan - chánh văn phòng Hội Mỹ thuật TP.HCM - đã đưa ra hai hồ sơ: một danh sách ngày 12-9 của hội gửi lên sở gồm 107 bức tranh của KTS Trần Tiến Đạt và một giấy phép số 60/TLMT-VHTTDL-VHGĐ của sở ký ngày 28-9 cấp phép cho 95 bức tranh triển lãm. Bà Loan nói: “Những bức tranh khỏa thân của KTS Đạt trong danh sách ngày 12-9 được đánh số thứ tự từ 1 đến 12. Vì những lần trước xin cấp phép tranh khỏa thân hay bị sở gạt nên chúng tôi cẩn thận in ra 12 bức khỏa thân này, còn những bức phong cảnh thì không in.

Y như rằng sở gọi chúng tôi lên yêu cầu tự rút 12 bức tranh khỏa thân. Họ cũng từng nói với chúng tôi rằng đã là tranh khỏa thân thì thôi đừng đưa lên nữa, không được duyệt đâu. Những yêu cầu này chỉ nói miệng, không nêu lý do gì, không có văn bản nào. Vì sợ chậm thời gian triển lãm, ảnh hưởng tác giả nên chúng tôi phải chấp nhận như những lần trước đó mà thôi. Nhìn danh sách tranh trong giấy phép số 60/TLMT-VHTTDL-VHGĐ cấp phép cho triển lãm KTS Đạt sẽ thấy những bức tranh bắt đầu từ thiếu nữ 13 trở đi, với tổng cộng 95 bức. Trong vụ việc này chúng tôi đã bị sở kêu lên hướng dẫn, yêu cầu phải rút, không phải chúng tôi tự ý rút như bên sở đã nói”.

L.Điền - Q.Thi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nữ giám đốc tố bị 1 CSGT hiếp dâm trên ô tô

Thứ Bảy, 20/10/2012 --- cập nhật 09:25 GMT+7

Ngày 19/10, Đại tá Nguyễn Trọng Khả, Trưởng Công an huyện Đông Triều (Quảng Ninh), cho biết sẽ họp với VKS huyện để đánh giá, xem xét việc chị L. (giám đốc một doanh nghiệp ở Hải Dương) tố giác Thiếu tá Ngô Tuấn D., Phòng CSGT Công an tỉnh Hải Dương, ép chị “quan hệ” trên xe ô tô.

“Quan hệ” trên xe ô tô?

Chiều 29/8, nhân viên bảo vệ nhà nghỉ HL (xã Thủy An, huyện Đông Triều) thấy chiếc ô tô bảy chỗ chạy vào, đỗ trong sân nhà nghỉ nhưng không có ai bước xuống. Chừng 30 phút sau, nhân viên nhà nghỉ thấy cửa xe bật mở, chị L. áo váy xộc xệch chạy ra khỏi xe kêu cứu rồi chạy vào trong quầy lễ tân mượn quần áo lót mặc. Bảo vệ nhà nghỉ đến cạnh chiếc xe, thấy ông D. ở trần, đang kéo chiếc quần lót từ đầu gối lên. “Thấy tôi tới, anh ta hỏi: “Sao mất lịch sự thế?”. Sau khi mặc quần áo vào, anh ta xuống xe quát tháo tôi” - bảo vệ nhà nghỉ nói.

Nhân viên dọn phòng kể: Khi chị đi đổ rác thì thấy xe đậu ở sân. Đổ rác xong, tôi quay về, đi sát xe nên thấy ở hàng ghế sau có người đàn ông mình trần đang cúi sấp người. Tôi nghĩ người ta quan hệ tình cảm với nhau nên tôi đi thẳng vào trong. Một lúc sau thấy chị L. chạy vào kêu cứu, nói là bị giật quần áo, hãm hiếp trên xe. Tôi có lấy đồ lót cho mượn nhưng không vừa, tôi cho L. mượn áo chống nắng quấn quanh váy.

Sự việc đã được nhân viên nhà nghỉ báo cho Công an xã Thủy An và huyện Đông Triều.

Posted Image

Biên bản ban đầu của Công an xã Thủy An, huyện Đông Triều. Ảnh: KL

Ông Nguyễn Viết Giác, Trưởng Công an xã Thủy An, cho biết sau khi nhận tin báo, ông cùng phó công an xã tới hiện trường. Tới nơi, chị L. tố cáo bị Thiếu tá D. đi cùng xe cưỡng ép “quan hệ” trên ô tô. Lúc này Thiếu tá D. nồng nặc hơi rượu, không hợp tác và có nhiều lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng. Công an xã đã lấy lời khai của người bị hại, nhân chứng, thu thập bộ đồ lót phụ nữ, kẹp tóc, thắt lưng và lập biên bản ban đầu, đồng thời làm báo cáo chuyển hồ sơ cho công an huyện.

Theo tố cáo của chị L., khi chị đang ở nhà thì ông D. (mới quen chừng một tháng trong một lần vi phạm giao thông) gọi điện thoại mời chị đi hát karaoke. Bị chị từ chối, ông D. gọi lại, nói là muốn nhờ chị chở về đơn vị nên chị đồng ý chạy ô tô qua đón. Sau đó, ông D. lên xe, cầm lái chạy về hướng Chí Linh. Trên đường đi, ông D. nhiều lần đòi rẽ vào nhà nghỉ nhưng chị không đồng ý. Tới xã Thủy An, ông D. bất ngờ chạy xe vào sân nhà nghỉ và rủ chị lên phòng nhưng chị không đồng ý. Ông D. liền bấm cửa xe, nhảy sang ghế phụ đè chị xuống ghế, tốc váy, giật đồ lót của chị rồi tự cởi đồ của mình. Chị đẩy ông D. và tụt ra ghế sau thì ông D. lao theo đè chị ra ghế. “Tôi vờ bảo là bị ngộp thở, muốn mở máy lạnh và lừa lúc ông D. không để ý đã bung cửa xe, chạy ra ngoài tri hô” - chị L. kể.

Kỷ luật nhưng chưa điều tra vụ án

Theo Công an huyện Đông Triều, sau khi nhận thông tin công an huyện đã cử lực lượng tới hiện trường đưa chị L. và Thiếu tá D. về trụ sở giải quyết, có cả sự tham gia của VKS huyện. Bước đầu công an huyện xác định Thiếu tá D. có uống rượu nhờ chị L. chở về. Trên đường đi, Thiếu tá D. đưa xe vào sân nhà nghỉ đòi “quan hệ” và hai bên giằng co trong xe. Chị L. tố giác bị hiếp dâm, còn Thiếu tá D. không thừa nhận. Khi Công an huyện Đông Triều đang thụ lý vụ việc thì ngày 13/9, Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị cung cấp thông tin vụ việc để xử lý nên Công an huyện Đông Triều chuyển hồ sơ.

Posted Image

Đơn tố cáo của chị L.

Sau khi nhận hồ sơ, Công an tỉnh Hải Dương đã tạm đình chỉ công tác một tháng đối với Thiếu tá D. để xác minh. Theo Đại tá Phạm Văn Loan, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, Thiếu tá D. thừa nhận có sự việc nhờ chị L. chở về. Do say rượu nên Thiếu tá D. nằm ngủ trên xe, không biết gì cho đến khi bảo vệ nhà nghỉ đập cửa. Công an tỉnh Hải Dương xác định: Thiếu tá D. đã vi phạm kỷ luật, bỏ ca trực trong giờ làm việc, uống rượu say, phát ngôn thiếu văn hóa (chửi nhân viên nhà nghỉ HL, Công an xã Thủy An, Công an huyện Đông Triều). Ngày 17/10, Công an tỉnh Hải Dương đã có quyết định kỷ luật Thiếu tá D., giáng cấp xuống đại úy, hạ một bậc lương, điều chuyển công tác từ Phòng CSGT về Công an huyện Thanh Hà.

Đại tá Loan cũng cho biết: Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị Công an huyện Đông Triều cung cấp thông tin để xử lý nội bộ chứ không nhận trách nhiệm điều tra. Vụ việc xảy ra ở Đông Triều, thẩm quyền điều tra là của Công an huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nếu Công an huyện Đông Triều yêu cầu trả hồ sơ, chúng tôi sẽ chuyển trả…

“Công an tỉnh Hải Dương có văn bản đề nghị chuyển hồ sơ cho họ nên chúng tôi đã chuyển. Tuy nhiên, sau hơn một tháng không thấy bên ấy thông tin lại nên chúng tôi sẽ cùng với VKS xem xét vụ việc, đủ căn cứ sẽ điều tra” - trưởng Công an huyện Đông Triều nói.

Theo Pháp Luật TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động đất Sông Tranh hay 'động đất của EVN'?

Thứ 7, 20/10/2012, 20:50

Posted Image

“Lãnh đạo cứ nói đang an toàn,hãy yên tâm. Xin mời các đồng chí thử về đó ở xemcó thấy an toàn không?”, ĐBQH tỉnh Quảng Nam Ngô Văn Minh nói ở phiên điều trần sáng 20/10 về thủy điện Sông Tranh 2.

Đã quá giờ trưa, phiên điều trần của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường QH sáng nay (20/10) về thủy điện Sông Tranh 2 vẫn nóng bỏng chưa dứt, bởi nhiều ý kiến tranh luận chưa ngã ngũ. Tan phiên họp mà nhiều người vẫn nán lại nói thêm.

Lãnh đạo các bộ ngành cam kết mọi việc vẫn trong giới hạn an toàn và được kiểm soát. Song ĐBQH tỉnh Quảng Nam và các chuyên gia độc lập tất thảy đều e ngại tính xác thực của thông tin, nhất là nguy cơ động đất đang đe dọa tính mạng người dân. Có ý kiến đề nghị QH phải làm rõ trách nhiệm trong sự cố này.

'EVN đã tạo ra động đất'

Theo ông Phan Văn Quýnh (ĐHQG Hà Nội), động đất ở Sông Tranh 2 nên được gọi đúng tên là động đất của EVN, do EVN tạo ra. “Các bộ ngành nói an toàn. Chúng tôi xin khẳng định là không an toàn”, ông Quýnh nói.

Chính phủ đã chỉ đạo dừng tích nước tại thủy điện Sông Tranh 2. Nhưng phát biểu sáng nay, Phó TGĐ EVN Trần Văn Được cảnh báo, nếu không tích nước thì đến mùa khô sang năm bà con sẽ thiếu nước tưới tiêu.

Cũng theo ông Được, công trình phải được tích nước để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, vì lợi ích của bà con nông dân: “Chứ còn nói về lợi ích cho ngành điện thì so với các công trình khác, thủy điện Sông Tranh 2 chẳng đáng kể gì, nhất là so với thủy điện Sông Đà”.

Ý kiến trên lập tức bị phản bác.

Posted Image

Các nhà khoa học đòi hỏi bộ, ngành cung cấp thông tin trung thực. Ảnh: Lê Nhung

ĐBQH Quảng Nam Ngô Văn Minh “phản công”: “Nói đúng ra là chưa tích thêm 14 mét nước nữa mà thôi. Chứ hiện nay mực nước đã lên tới 161m rồi. Hai tổ máy hoạt động bình thường. Hàng ngày thu mấy tỷ đồng mà các đồng chí cứ nói không lấy đâu ra lợi nhuận nghĩa là thế nào?”.

Cũng theo ông Minh, ranh giới giữa tích nước cho đầy hồ (175m) và mức nước hiện giờ (161m) chỉ cách nhau vỏn vẹn 14m. Chính phủ đã yêu cầu tạm tích nước, nhưng hệ lụy nào sẽ xảy ra với mức nước hiện nay thì chưa thấy tính đến?

Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ, Môi trường Võ Tuấn Nhân bổ sung thêm, đoàn công tác của ông đã khảo sát tại Sông Tranh 2 hồi giữa năm, đưa ra nhiều khuyến nghị, nhưng đến nay chưa thấy khắc phục.

“Tôi rất cảm ơn các đồng chí EVN đã nói vì lo nước nông nghiệp cho dân. Nhưng hãy đặt tính mạng của dân lên trước. Đáng lý với trách nhiệm của mình, các đồng chí phải chủ động đề nghị hoãn tích nước để xử lý sự cố. Chứ để xảy ra sự cố mà ảnh hưởng đến dân, gây thiệt hại là các đồng chí EVN phải bồi thường. Chưa nói đến lâu nay tái định cư rất không ổn. Tôi rất bức xúc về tình hình này”, ông Nhân cho hay.

Mời lãnh đạo bộ ngành về ở xem có an toàn?

Cũng theo ông Nhân, phát điện cũng là chuyện ích nước lợi dân, song phải cân nhắc đặt tính mạng người dân lên trên hết.

Còn theo ĐBQH Ngô Văn Minh, phát ngôn của các bộ ngành vừa qua chưa đủ sức làm an dân bởi chuyện động đất vẫn còn hiển hiện hàng ngày, thậm chí có ngày lên tới 7 trận. Ngay kết luận của cơ quan chức năng về độ an toàn cũng chỉ dừng ở câu “đến thời điểm này là an toàn”, nhưng nay mai liệu sẽ ra sao thì chưa ai kết luận, hệ quả là lòng dân bất an.

“Thiệt hại hữu hình mới lớn. Dân ngủ không yên, luôn lo lắng, nơm nớp”, ông Minh nói. Người dân chỉ mong cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ hơn tình hình và cam kết về mức độ an toàn.

Nhưng thực tế, nhiều thông tin của cơ quan chức năng chỉ khiến người dân âu lo. Chẳng hạn, báo cáo đánh giá tác động môi trường không yêu cầu đánh giá động đất kích thích, nhưng thực tế lại xảy ra và không ai giải thích với dân để trấn an.

Công trình cũng không có hệ thống xả đáy, khi xảy ra thấm nước đã không đối phó kịp. Chính phủ cũng chỉ đạo phải lắp may đo địa chất để đánh giá chính xác tình hình xong đến nay gần hết tháng 10 mà mới lắp đặt xong một máy. Người dân chất vấn thì được giải thích là “ách tắc trong quá trình nhập khẩu”. Việc đảm bảo tính mạng cho dân chưa được coi trọng đúng mức. Những người dân bị thiệt hại do động đất cũng được hứa hẹn sẽ sớm bồi thường song đến nay chưa thấy gì.

Cũng theo ông Minh, những quy định để tránh động đất có vẻ “nghe chưa lọt tai”. “Lãnh đạo cứ nói đang an toàn, hãy yên tâm. Xin mời các đồng chí thử lên về ở còn mời bà con về thành phố xem các đồng chí có thấy an toàn không?”, ông Minh giả thiết.

ĐBQH Hà Nội Bùi Thị An bức xúc bởi phiên giải trình liên quan đến một sự cố nghiêm trọng lại vắng mặt lãnh đạo nhiều cơ quan chức năng, chỉ một số bộ cử cấp phó (Thứ trưởng) đến dự họp, còn lại đều là đại diện các cục chuyên ngành.

Ai nấy đều khẳng định mức độ an toàn nhưng động đất vẫn cứ xảy ra, vậy cần làm rõ sai sót xảy ra ở khâu nào.

“Nếu có chuyện gì xảy ra, một vài người rơi vòng lao lý cũng không sao bù đắp lại được tính mạng hàng vạn dân. EVN cứ nói các đồng chí cứ yên tâm chứ nói thật không yên tâm được vì động đất cứ xảy ra”, bà An nói. Theo bà, Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm cụ thể để sự cố sớm được khắc phục.

Các chuyên gia thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cũng phân tích nhiều nguy cơ cho thấy tình hình đang ở mức “rất nguy hiểm”.

Chẳng hạn, theo TS Vũ Trọng Hồng (nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi), “hồ chứa quan trọng nhất là an toàn của dân chứ không phải là an toàn thân đập. Động đất vừa qua đồ đạc rơi, dầm nhà gãy, mặt đất xáo trộn. Như thế mà nói không nguy hiểm là không đúng. Tôi đã đi nhiều nơi, thấy động đất như thế này là quá nguy hiểm”.

Chốt các tranh luận, Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng khẳng định, mọi sự cố sẽ được giải quyết, không vì lợi ích của một nhóm nào mà phải vì người dân. UB sẽ tổng hợp tư liệu để hoàn thiện báo cáo gửi tới đại biểu QH.

Chủ tịch Hội cơ học đất và địa kỹ thuật Nguyễn Trường Tiến: Đừng đánh lừa dân nữa

Tôi đề nghị bên cơ quan QH phải tổng hợp thông tin một cách trung thực, thẳng thắn và để cho các nhà khoa học được tiếp cận. Chúng ta phải thực sự khách quan về chuyện này chứ không nên vì lợi nhuận, ích lợi của bất kỳ ai. Nên có 1 tổ công tác liên ngành với các chuyên gia đầu ngành đánh giá tình hình.

Đừng đánh lừa người dân nữa. Ta phải nói thẳng nói thật. Chứ để người dân chết thì có tội với dân lắm. Động đất không dừng ở đây. Sẽ còn tiếp tục với cường độ ngày càng tăng. Hãy tính đến sự an toàn của đập với hệ số an toàn cao nhất có thể.

Theo Lê Nhung

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám

Thứ bảy 20/10/2012 06:42

Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách!

“Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách”

“Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách”, đó là chia sẻ của phó tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KHCN sửa đổi ngày 18/10 tại Hà Nội. Đã không có một trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học đứng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng khoảng số lượng của một đại học Thái Lan.

Vậy mà số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á. “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ”, TS San nhấn mạnh.

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Đồng quan điểm này, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên phó chủ tịch VUSTA) cho hay ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Chúng ta chỉ ngồi nhà khen nhau, bệnh thành tích lan tràn. Trong khi bắt tay vào làm thì lại có nhiều lý do để “sợ” đủ thứ. Đại diện VUSTA khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn…

Đem tới buổi thảo luận câu chuyện về thực trạng tổ chức KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, GS.VS Trần Đình Long (Chủ tịch hội Giống cây trồng Việt Nam) cho biết, tính riêng khối nông nghiệp thì viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có tới 18 viện trực thuộc. Ở khối thuỷ lợi, có tám viện, 38 trường, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành. Vì các tổ chức cồng kềnh, chồng chéo và nhiều tổ chức trung gian; các bên không kết hợp được nghiên cứu với đào tạo và chuyển giao công nghệ, cơ chế tự chủ bị phớt lờ, không tạo được sản phẩm quốc gia.

Trả lại cho thị trường TS San đề xuất: khoán gọn và trả tiền theo kết quả được đánh giá bởi các nghiệm thu nghiêm túc. Hiệu quả công việc phải đo bằng kết quả. Còn đánh giá công nghệ thì phải để cho đăng ký bằng phát minh và thị trường làm việc. Công nghệ mà không bán được thì công nghệ đó có để làm gì? Chẳng lẽ cứ để cho những người nông dân trình độ sơ khai cứ phải phát minh mãi?

Phải đưa các viện nghiên cứu cơ bản về lại các trường đại học, các phòng thí nghiệm hay viện công nghệ về doanh nghiệp hoặc thành lập các doanh nghiệp khoa học vận hành theo cơ chế thị trường. Việc tách rời nghiên cứu và đào tạo như hiện nay sẽ khiến các viện thiếu sự tiếp xúc với sinh viên, nguồn cảm hứng và nguồn nhân lực có chất lượng cho nghiên cứu tương lai.

Đồng quan điểm này, TS Đào Trọng Hưng (chuyên viên cao cấp viện KHCN Việt Nam) cho rằng, khi có sự can thiệp của yếu tố thị trường sẽ hạn chế chuyện “xin - cho”, Nhà nước - doanh nghiệp - cá nhân khi đó đều phải “đặt hàng” nếu muốn có các nghiên cứu khoa học. Khi đó nguồn “nuôi” khoa học sẽ không hoàn toàn lấy từ ngân sách mà sẽ được thu hút từ bên ngoài như các doanh nghiệp, các tổ chức và nguồn vốn nước ngoài.

Theo SGTT

========================

“Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách”

Đúng rồi! Tình hình khoa học giáo dục nước nhà rất cấp bách. Cần phải khắc phục những khâu yếu kém, phát huy những mặt tích cực, hạn chế tối đa những yếu tố tiêu cực. Cần phải tạo cảm hứng cho những nhà nghiên cứu khoa học và khuyến khích phát triển khoa học kỹ thuật,..vv...và ...vv...

Nhưng khoa học là cái gì mới được chứ?

Nếu như những lập luận của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min nam sông Dương Tử - được coi là "khoa học" thì hậu quả của nó không chở ngành giáo dục mà còn lan sang cả chính cái gọi là "khoa học" này.

Dân chủ và tự do trong khoa học à? Đấy chỉ là yếu tố cần chứ không phải yếu tố quyết định để phát triển khoa học.

Muốn cái gì cũng được, nhưng cứ phải Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử trước đã.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Mỹ càng phong tỏa đầu tư càng thiệt thân

Thứ bảy 20/10/2012 13:03

(GDVN) - Trung Quốc hy vọng phía Mỹ sẽ chấm dứt “chính trị hóa” các vấn đề thương mại và “quay lại con đường đúng đắn càng sớm càng tốt"

Tân Hoa Xã ngày 19/10 đưa tin, phát biểu trong một cuộc họp báo tổ chức hôm thứ Sáu, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương cho rằng việc ngăn chặn đầu tư từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phía Mỹ nhiều hơn là phía Trung Quốc.

Thẩm Đan Dương cũng phát biểu rằng Bộ Thương mại Trung Quốc quan ngại sâu sắc về một báo cáo cho thấy một công ty Trung Quốc đang bị ngăn chặn đầu tư vào thị trường Mỹ vì bị cáo buộc gây ra “nguy cơ về an ninh quốc gia” và tuyên bố “Bộ Thương mại sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình”.

Posted Image

Tổng thống Obama đã phong tỏa một dự án phong điện của nhà đầu tư Trung Quốc vì các quan ngại về an ninh quốc gia

Trước đó Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra một sắc lệnh ngăn cản tập đoàn Ralls với 2 giám đốc điều hành là người của công ty chế tạo thiết bị xây dựng Trung Quốc Sany sở hữu 4 trại phong điện ở Boardman, Oregon với lý do dự án này gây nguy cơ về an ninh quốc gia cho Cơ sở huấn luyện hệ thống vũ khí hải quân gần đó.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990 Tổng thống Mỹ chính thức ra tay phong tỏa một giao dịch thương mại. Tập đoàn Ralls đã đệ đơn kiện Tổng thống Obama và “đưa ra phán quyết bất công gây nhiều tác động xấu đến công ty.”

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ: “Chúng tôi hy vọng các cơ quan tư pháp Mỹ sẽ xử lý vụ kiện này một cách công bằng, trung thực và công khai.”

Đây không phải là lần đầu tiên một dự án đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị phong tỏa với lý do an ninh quốc gia. Gần đây Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã ra một báo cáo cáo buộc Huawei và ZTE của Trung Quốc có nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Posted ImageTập đoàn Huawei của Trung Quốc bị cáo buộc "có nguy cơ hoạt động gián điệp" tại Mỹ

Báo cáo của Ủy ban này khuyến nghị ngăn chặn việc Huawei và ZTE thôn tính các công ty Mỹ và không nên đưa các bộ phận do các công ty này sản xuất vào hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ vì chúng “có nguy cơ hoạt động gián điệp”.

Đáp lại, ông Thẩm Đan Dương cho rằng: “Những động thái này sẽ làm tổn thương quan hệ song phương. Trong thực tế, tỉ lệ tăng trưởng đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ là thấp nhất trong số các đối tác thương mại của Trung Quốc trong chín tháng đầu năm.”

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc hy vọng phía Mỹ sẽ chấm dứt “chính trị hóa” các vấn đề thương mại và “quay lại con đường đúng đắn càng sớm càng tốt”.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Bảo Thành (Nguồn: Xinhua)

======================

Nhìn lại lịch sử phát triển sau Thế chiến thứ II, có thể nói rằng: Hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều gắn với yếu tố làm ăn với Hoa Kỳ qua những ưu đãi kinh tế. Thí dụ như "Kế hoạch Marshall " phục hưng toàn bộ châu Âu; sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản; dăm ba con hổ châu Á và cả Trung Quốc hiện nay với vị trí siêu cưng thứ 2 nhờ may mắn do Nhật Bản bị cơn sóng thần ngày 11. 3. 2011 vừa qua. Tất cả đều không thể thiếu yếu tố làm ăn với Hoa Kỳ.

Nếu có sự phản biện nhận xét này thì đó là hiện tượng Liên Xô trở thành một siêu cường mà không có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế với Hoa Kỳ. Nhưng đó là một hiện tượng nằm ngoài sự quán xét của mối liên hệ này, do nhng đặc điểm lịch sử sau thế chiến.

Bởi vậy, đừng có hy vọng Hoa Kỳ "sẽ chấm dứt “chính trị hóa” các vấn đề thương mại và “quay lại con đường đúng đắn càng sớm càng tốt” - mà hãy xem lại chính mình đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không gian mạng là chiến trường của tương lai

20/10/2012 13:59

(TNO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 19.10 khẳng định rằng nước này hiện đối mặt với một mối đe dọa hoàn toàn mới từ những cuộc chiến tranh không gian mạng.

Posted Image

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhận định rằng, không gian mạng (cyberspace) chính là chiến trường của tương lai, đồng thời cho biết giới tin tặc đang xây dựng kế hoạch tấn công các lưới điện cũng như hệ thống máy tính chính phủ của Mỹ với mục tiêu cuối cùng là "làm tê liệt nước Mỹ".

Cách đây vài tuần, hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính lớn của Mỹ đã trở thành nạn nhân của loạt các vụ tấn công mạng.

Gần đây nhất, hôm 18.10, ngân hàng Ally Financial lên tiếng xác nhận họ đang điều tra "những lưu lượng bất thường" trên website của mình.

"Chúng tôi phải đối mặt với một mối đe dọa hoàn tất mới của cuộc chiến trên không gian mạng... Đó là một khu vực mà chúng tôi cần tăng cường sự tập trung. Đó là chiến trường của tương lai", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta phát biểu trước một nhóm các nhà kinh doanh tại thành phố Norfolk, bang Virginia.

"Như tôi đã nói, có những cuộc tấn công đang nhắm vào quốc gia này (tức nước Mỹ - PV), đó là những cuộc tấn công mạng, các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng và tổ chức tài chính", ông Panetta nêu rõ.

Cũng theo ông Panetta, mỗi ngày Washington đối mặt với hàng trăm ngàn các cuộc tấn công mạng, tuy nhiên ông từ chối nói rõ những vụ tấn công này có nguồn gốc từ quốc gia nào.

Hôm 11.10, tại một cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp ở New York (Mỹ), ông Leon Panetta đã có bài phát biểu quan trọng liên quan đến cuộc chiến bảo mật trên không gian mạng, và khi đó chủ nhân Lầu Năm Góc đã khẳng định Mỹ sẽ sử dụng giải pháp "đánh phủ đầu" nếu phát hiện bất kỳ âm mưu nào liên quan đến chiến tranh mạng nhắm vào quốc gia này.

An Huy

===================

Từ lâu, trong "Lời tiên tri" hay đâu đó trên web này, tôi đã có nhận xét rằng: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại rất đơn giản.

Để chống lại cuộc chiến trên không gian mạng này chắc cũng chẳng khó khăn gì lắm. Tôi cứ tưởng Hoa Kỳ nghĩ ra trò này từ lâu rồi chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu ấn văn hóa Việt vẫn là cái gì đó rất xa xưa!


(Vietnamnet)- 30 năm trở lại đây, dấu ấn văn hóa Việt để lại trong lòng thế giới vẫn là những cái gì đó đã tồn tại từ rất xa xưa – như một kiểu “di sản được thừa kế”.
Phóng viên tiếp tục cuộc trò chuyện với đôi vợ chồng Sung Min Park (nghệ sĩ opera – Hàn Quốc) và Trang Trịnh (nghệ sĩ dương cầm Việt Nam). Lúc này Trang Trịnh chia sẻ nhiều hơn với kinh nghiệm của một nghệ sĩ trẻ tuổi có óc quan sát sắc sảo và đã lưu diễn nhiều nơi trên thế giới.

Tại sao sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc lên các quốc gia khu vực lại mạnh mẽ như vậy trong khoảng 10 năm gần đây?

- Trang Trịnh: Xuất phát điểm của tất cả những điều này có lẽ là do ý thức dân tộc của họ trên bản đồ thế giới. Tôi không nhớ chính xác điều này, nhưng đã đọc ở đâu đó rằng “khi đánh giá về thang bậc các quốc gia, điều quan trọng nhất không phải là GDP mà về tầm ảnh hưởng của văn hóa”.



Posted Image
Giới trẻ Việt đang "sính Hàn" vì sức mạnh văn hóa chứ không phải vì kinh tế

Ở Châu Âu, trong thời kì phát triển cực thịnh, các đất nước muốn thể hiện về thứ bậc và tầm quan trọng quốc gia, họ đưa ra “World Fair” hay giờ được gọi là World Exhibition (Expo). Ở đây, những người tài năng nhất (không phải về tiền - mà là âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học…) sẽ tụ họp lại và đưa ra các sản phẩm của họ. Chẳng hạn như tháp Effel ở Paris - là một trong những tác phẩm của Expo năm 1889 hay National Gallery ở London. Họ muốn cho thế giới thấy đây là văn hóa, thành tựu của chúng tôi.



Văn hoá quan trọng đến mức Áo và Đức đã phải tranh giành nhau xem Mozart là của nước nào. Họ biết để đánh giá một đất nước người ta không nhìn vào tiền, mà vào văn hóa. Hiện tại, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng luôn cạnh tranh tranh nhau về văn hóa.

Âm nhạc đóng vai trò gì trong chiến lược cạnh tranh và gây ảnh hưởng này?

- Trang Trịnh: Các tác phẩm của Shakespears có vị trí như thế nào trong văn học và kịch nghệ, thì nhạc cổ điển cũng có vị trí như vậy trong âm nhạc nói chung.



Khi đất nước Hàn Quốc bắt đầu chiến dịch giáo dục đại chúng về âm nhạc cổ điển họ đã biết điều này. Họ nghĩ, bây giờ nếu mình làm thế thì 20 năm sau mình sẽ có một thế hệ nghệ sĩ, 20 năm sau nữa có thể cạnh tranh được với thế giới, giành lấy ngôi đầu bảng ở tất cả các cuộc thi. Bây giờ nhìn cuộc thi nào cũng thấy người Hàn Quốc, giải nhất, giải nhì, giải ba. Và như thế là họ đạt được mục đích.

Kpop hiện cũng đang bành trướng và có vị trí. Trước đây người ta chỉ biết đến Pop của Âu Mỹ, nhưng giờ đây ngay cả Thụy Điển, Thụy Sĩ cũng có nhiều người thích Kpop. Chính vì thế khi nhìn vào, sẽ có cảm giác họ rất mạnh. Giới trẻ thì thấy “Hàn Quốc là một đất nước tuyệt vời!” – không phải vì các tập đoàn như Samsung hay Deawoo, mà vì họ thấy Wonder Girls, BoA, IU, Park Hyo Shin.

Thể thao cũng tương tự như vậy. Tôi đã từng đọc về số lượng tiền người Nhật đầu tư cho thể thao - rất kinh khủng. Tại sao các nước phải dốc toàn lực và Olympic lại trở nên quan trọng đến thế? Vì đó cũng là một thước đo cho sự thành công của đất nước ấy. Khi Kim Yu Na, ngôi sao trượt băng nghệ thuật của Hàn Quốc được huy chương vàng Olympic 2010 , người Nhật đã cực kì tức giận vì họ đã đổ rất nhiều tiền cho môn trượt băng và trong nhiều năm trời, họ là nước thống trị bộ môn này, sau Nga, Mỹ.

Tất cả các quốc gia đều tranh giành nhau ở vị trí quán quân, có được sức ảnh hưởng về văn hóa, thể thao và nghệ thuật.

Là một nghệ sĩ muốn quảng bá âm nhạc cổ điển trong nước, chị đã có những kinh nghiệm gì trong làm việc với truyền thông?

- Trang Trịnh: Khi tôi làm “Nhật kí dương cầm”, tôi cố gắng đấu tranh để được phát vào giờ vàng. Nếu đài truyền hình đến thu hình thì hầu như các tiết mục nhạc cổ điển chỉ được phát vào 12 giờ đêm. Nên cách duy nhất là truyền hình trực tiếp, và thật may mắn là đài truyền hình Hà Nội đã chấp nhận truyền hình trực tiếp đêm diễn này.

Buổi biểu diễn đầu tiên mà làm trực tiếp sẽ có áp lực không nhỏ với nghệ sĩ. Họ không được chuẩn bị tinh thần mà sẽ phải chờ đếm ngược để ra sân khấu.

Một điều đặc biệt nữa là sự xuất hiện của phiên bản truyền hình cho Nhật Ký Dương Cầm trên VTV6. Khi biết về “Nhật kí dương cầm”, chị Tạ Bích Loan và chị Thuỷ (đạo diễn tại VTV6) đã yêu cầu tôi đến trường quay và ghi hình trực tiếp. Về sau, chương trình được phát đi phát lại rất nhiều lần và toàn vào khung giờ tốt. Chính vì vậy, giới trẻ biết nhiều hơn đến “Nhật kí dương cầm”. Tôi cũng rất ngưỡng mộ cách chị Tạ Bích Loan thực hiện một số gameshow thảo luận của giới trẻ về kinh tế, văn hóa trên kênh. Nó hoàn toàn rất khác với các gameshow trên các chương trình truyền hình khác.

Kênh truyền hình Arrirang rất nổi tiếng trong việc quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Có không ít người Việt trẻ xem kênh truyền hình này. Anh có thể nói thêm điều gì đó về cách thức thực hiện nó?

- Sung Min Park: Ở Hàn Quốc thì tôi không xem Arrirang, chỉ khi ra nước ngoài mới xem thôi. Nó là kênh truyền hình dành cho người nước ngoài và người Hàn Quốc sống ở nước ngoài. Nó có phụ đề tiếng Anh, cả KBSWorld nữa, có nhiều người Hàn sống ở nước ngoài xem các kênh này. Tôi ấn tượng về cách các kênh truyền hình biết khai thác các ngôi sao của Hàn Quốc và tạo nên những làn sóng văn hoá.



Posted Image
Nghệ sĩ piano Trang Trịnh

Trang Trịnh: Hàn Quốc họ biết cách tạo ra ngôi sao và biết cách sử dụng ngôi sao ấy để quảng bá có lợi cho quốc gia. Tại Hàn Quốc, chỉ cần họ có một ngôi sao thôi, họ sẽ biết cách sử dụng ngôi sao ấy để tác động đến rất đông những người khác. Từ thành công của Kim Yu Na, nhà nhà đã cho con đi học thể dục thể thao. Từ một thành phố Seoul không có sân tập chuyên nghiệp cho trượt băng nghệ thuật, giờ họ đã có, và có rất nhiều.

Tôi và nhiều người khác học nhạc, vì Việt Nam có Đặng Thái Sơn. Nếu chúng ta biết cách nhân rộng và quảng bá sự thành công của chú ấy thì âm nhạc, nghệ thuật đã phổ cập được ở một mức độ khác hoàn toàn.

Tôi từng nhắc đến vấn đề này trong bài viết “Giải mã cơn sốt văn hóa Hàn của teen Việt”. Gần đây mới có hiện tượng Ngô Bảo Châu, nhưng chủ yếu là do khai thác riêng lẻ của báo giới và tự thân đóng góp của ông, chứ cũng không có định hướng hoặc chiến lược nào.

- Trang Trịnh: Việt Nam từng có một cầu thủ là vô địch thế giới bộ môn bóng đá nghệ thuật (football free style). Tất cả mọi người say mê bóng đá nghệ thuật trên thế giới đều biết anh ấy. Anh ấy xuất hiện trong các game online bóng đá và rất nổi tiếng. Nhưng ở Việt Nam không ai biết anh ấy là ai.

Tại sao chúng ta có các ngôi sao thực sự nhưng lại không biết cách sử dụng để tạo hình mẫu về sự nghiệp cho mọi người đi theo?

Giả dụ Hàn Quốc cần quảng bá về ẩm thực. Họ sẽ chọn một đầu bếp chuyên nghiệp làm ngôi sao. Ông/bà này sẽ làm ở một khách sạn vô cùng sang trọng trên thế giới, là một người nổi tiếng. Ông ấy sẽ là đại diện quốc gia, đi khắp nơi và dạy làm món ăn Hàn Quốc, nói về món ăn Hàn Quốc.



Posted Image

Ca sĩ opera Sung Min Park và nghệ sĩ piano Trang Trịnh


Như vậy, lại quay lại vai trò của thông tin, truyền hình, đúng không?


- Trang Trịnh: Truyền hình, và báo chí.

Nhưng nếu muốn vào sâu trong gia đình thì phải là truyền hình?

- Trang Trịnh: Đúng vậy. Truyền hình là thông tin đến cả nước, thậm chí cả những người nông dân ít đọc, ít học và cả những người không biết chữ.

Người Hàn Quốc nhìn Việt Nam như thế nào, về khía cạnh văn hóa? Anh có biết gì về văn hóa Việt Nam không?

- Sung Min Park (Nghĩ rất lâu)

Một xu hướng nào đó? Một cái tên? Một sản phẩm văn hóa chẳng hạn?

- Sung Min Park: (Ngập ngừng) Áo dài, phở, vịnh Hạ Long, Hồ Chí Minh.

Những người quan tâm đến lịch sử hoặc những người ở thời bố mẹ tôi sẽ biết nhiều hơn về Việt Nam, chủ yếu là từ thời chiến tranh. Còn hiện tại, tôi không biết gì nhiều về văn hóa của các bạn. Tôi mong là sẽ có những trung tâm văn hoá Việt Nam tại các quốc gia để quảng bá về văn hoá đặc sắc của các bạn.



Cảm ơn anh và Trang!

  • Hồ Hương Giang
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

(Vietnamnet)- 30 năm trở lại đây, dấu ấn văn hóa Việt để lại trong lòng thế giới vẫn là những cái gì đó đã tồn tại từ rất xa xưa – như một kiểu “di sản được thừa kế

Không phải vậy đâu.

Biết nói gì nhỉ (!) Thật khó mà diễn tả thành lời. Nhận định của cặp vợ chồng trên về văn hoá xứ Hàn và Việt không hề sai, nhưng... thực sự là, hiện tại, chưa nói đến chiêu thị, thì bạn bè quốc tế biết, hiểu (và không ngừng tìm hiểu), mến (và nể), và yêu... bản sắc văn hoá VN hơn hẳn các nền văn hoá Á Đông khác đấy chứ, tôi không chủ quan khi viết những dòng này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay