Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Ông Vươn thực sự phạm tội gì?

Cập nhật lúc :8:23 PM, 20/11/2012

(Đất Việt) Trong tình thế bị dồn vào đường cùng, Đoàn Văn Vươn và em đã liều chết chống lại những người xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình.

Ít có trường hợp mà hành vi phạm tội làm nảy sinh nhiều nhận xét, đánh giá trái ngược nhau như trường hợp ông Đoàn Văn Vươn trong vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Những viên chức có liên quan của huyện và xã khẳng định ông Đoàn Văn Vươn là người ngông cuồng, ngang nhiên dùng vũ khí chống lại người thi hành công vụ. Ông Vươn phải bị buộc tội chống người thi hành công vụ và tội giết người.

Posted Image

Nơi ở của gia đình ông Vươn sau khi bị cưỡng chế

Có người cho rằng khó thay đổi tội giết người của ông Vươn. Một số người khác thì cho rằng Ông Vươn phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong khi đó, nhiều người dân xã Vinh Quang và nhiều nơi trong cả nước cho rằng việc buộc ông Vươn vào tội giết người là không đúng với thực tế khách quan của vụ việc và bản chất con người của ông Vươn. Bởi vậy, công luận đòi hỏi có một sự phân tích thấu tình đạt lý về các hành vi phạm tội trong vụ ông Vươn.

Không phải thực thi công vụ

Câu hỏi đầu tiên, mang tính then chốt, được đặt ra là việc thực thi lệnh cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng có phải là hành vi thực thi công vụ ?

Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/2/2012, về kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định: “Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy đinh của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng với pháp luật…”.

Cưỡng chế không đồng nghĩa với việc đánh đập, phá hủy tài sản của người bị cưỡng chế. Việc huy động quân đội và công an và sử dụng vũ khí, xe ủi vào vụ việc cưỡng chế là hành vi trái đường lối chính sách, trái pháp luật. Thủ tướng đã kết luận : “Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót sai phạm”. Quyết định cưỡng chế là trái luật. Việc thực thi quyết định cưỡng chế có nhiều sai phạm.

Thủ tướng đã kết luận : “Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót sai phạm”. Quyết định cưỡng chế là trái luật. Việc thực thi quyết định cưỡng chế có nhiều sai phạm.

Tính chất công vụ không thể chứng minh bằng việc họ là những viên chức. Những viên chức cưỡng chế trái luật là những kẻ phạm tội. Cơ quan điều tra đã khởi tố để điều tra hành vi phạm tội của họ.

Những người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị xét xử theo điều 282 BLHS về tội lạm quyền trong thi hành công vụ và bị phạt tù từ một năm đến bảy năm theo khung 1, hoặc bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm theo khung 2, hoặc bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm theo khung 3.

Theo khung 4 của điều luật, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là không có việc thi hành công vụ đối với vụ việc được nêu.

Ông Vươn không giết người

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và hai bà vợ của họ có phạm tội chống người thi hành công vụ và giết người không ?

Không có sự kiện thi hành công vụ, tất yếu sẽ không có tội chống lại người thi hành công vụ. Vậy các ông Vươn, Quý và hai bà vợ của họ có phạm tội giết người không?

Hành vi giết người bao gồm trong nó 4 giả định: 1) cố ý : cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp; 2) tước đoạt sinh mạng người khác; 3) một cách trái pháp luật; và 4) vì những động cơ mục đích đê hèn. Việc buộc tội và xử phạt một người can tội giết người phải hội tụ đủ 4 giả định đã nêu. Nếu thiếu một trong 4 điều đã nêu thì không thể quy tội giết người theo điều 93 BLHS.

Từ năm 2006, ông Đoàn Văn Vươn đã nhận thức được lệnh thu hồi quyền sử dụng đất đai của ông ta là trái pháp luật. Ông Vươn đã khởi kiện ra tòa án để đòi công lý. Nhưng tòa án sơ thẩm, phúc thẩm đã làm nghiêng lệch cán cân công lý. Oan trái đã đè nặng lên gia đình Ông Vươn trong 7 năm trời (2006- 2012).

Cái được gọi là mìn tự chế chỉ là bình ga được kích nổ để tạo ra ngọn lửa nhằm cảnh báo. Ông Vươn không có mục đích giết ai trong vụ cưỡng chế. Tất cả những gì mà Đoàn Văn Vươn đã làm chỉ nhằm mục đích ngăn cản lực lượng cưỡng chế trái pháp luật xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của gia đình ông mà thôi.

Theo người dân địa phương, lực lượng cưỡng chế đã nổ súng như một trận đánh. Người chỉ huy cao nhất của vụ cưỡng chế đã trả lời báo chí rằng đó là một trận đánh hay có thể viết thành sách được (!).Theo người dân địa phương, lực lượng cưỡng chế đã nổ súng như một trận đánh. Người chỉ huy cao nhất của vụ cưỡng chế đã trả lời báo chí rằng đó là một trận đánh hay có thể viết thành sách được (!). Tiếng súng đã làm kinh động cả làng quê yên tĩnh vào dịp giáp Tết.

Trong tình thế bị dồn vào bước đường cùng, Đoàn Văn Vươn và em đã liều chết để chống lại những người xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình. Không chỉ luật pháp nước ta, mà luật pháp của nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận người dân có quyền sử dụng các hình thức tương xứng để tự vệ trước những hành động xâm phạm đến tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của họ. Căn cứ vào những hành vi trong thực tế của ông Vươn đã thực hiện, (quy tội danh thực tế), thì chỉ có thể buộc tội, (quy tội danh pháp lý) Đoàn Văn Vươn theo tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như đã quy định tại điều 106 BLHS với khung hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm, nếu phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một đến ba năm.

Trước khi hành động hai anh em nhà Vươn đã giữ bí mật với vợ con, xua họ lánh đi nơi khác. Vợ con họ không có mặt tại chỗ khi xảy ra vụ cưỡng chế. Việc buộc tội hai bà vợ của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý vào tội chống người thi hành công vụ và tội giết người lại càng không có cơ sở pháp lý.

Trong thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10/2/2012, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn; Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, cho đến nay, Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý hiện vẫn còn nằm trong trại giam. Tại sao công lý chậm được thực thi? Vì tính chất phức tạp của vụ việc hay vì một lý do nào khác ?

Luật sư Lê Đức Tiết

=======================

Vấn đề không đơn giản như bài viết này - mặc dù tôi mới chỉ xem lướt qua - Nhưng đã có lần tôi xác định rằng: Xử ông Vươn thế nào, nó sẽ quyết định có tính định hướng cải cách như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay. Do đó nó tùy thuộc vào "tình hình thời tiết'.Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 2)

Thứ Tư, 21/11/2012 - 12:52

Các cây bút nghiên cứu chính trị và giới chóp bu quân sự Trung Quốc đang lên án Mỹ việc sử dụng nhiều “âm mưu và thủ đoạn tinh vi” để thực hiện chính sách cản trở con đường phát triển của Trung Quốc, dù đó là sự “phát triển trong hòa bình”.

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 1)

Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy chính Mỹ từng “hà hơi tiếp sức” cho sự lớn mạnh của quân đội nước này nói riêng và Trung Quốc nói chung. Thiếu những nền tảng ngoại lực ban đầu như vậy, Trung Quốc khó có thể đạt được những kết quả như hiện nay…

Kỳ 2: "Dưỡng hổ di họa"

“Thân Trung, bài Nga”

Lịch sử chính trị thế giới cho thấy có khi, chỉ bởi vài quan điểm cá nhân, thế cục đã có thể thay đổi. Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ, đó là những bộ não như Henry Kissinger và sau đó là “học trò” của ông - Ngoại trưởng Alexander Haig. Trong nội các Ronald Reagan (kế nhiệm Jimmy Carter), Haig được xem là nhân vật luôn ủng hộ mạnh mẽ chính sách thân Bắc Kinh. Haig muốn đặt dấu ấn riêng trên trang sử quan hệ Mỹ - Trung bằng việc thực hiện những bước đột phá để nâng quan hệ hai nước lên một cấp độ chiến lược mới, mà trọng tâm của nó là tăng tốc việc bán vũ khí giết người cho Trung Quốc cả về chất lẫn lượng. Haig tin rằng, chỉ khi như vậy, Mỹ mới có thể cân bằng được sức mạnh quân sự Liên Xô.

Quan điểm của Haig cũng được chia sẻ bởi một số người trong bộ máy quân đội Mỹ. Bản nghiên cứu về mối quan hệ an ninh chiến lược với Trung Quốc năm 1981 của Bộ tổng Tham mưu quân đội Hoa Kỳ kết luận rằng, Trung Quốc “đang đóng góp đáng kể” cho “sự cân bằng toàn cầu”. Tuy nhiên, một lần nữa, Quốc hội và một số tướng lĩnh Lầu Năm Góc vẫn dè dặt việc mở rộng cửa và cung cấp cho Trung Quốc những kỹ thuật quân sự tiên tiến. Với Haig, đó là những ý kiến “thiển cận”, xuất phát từ hạng người có “tư duy bàn giấy” và “đầu óc hẹp hòi”…

Posted Image

Chủ tịch Giang Trạch Dân (và Tổng thống Bill Clinton) trong chuyến công du Mỹ cuối năm 1997 (chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc kể từ sự kiện Thiên An Môn)

Sự vận động liên tục của Haig cuối cùng cũng có kết quả, dù khiêm tốn. Năm 1983, Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger tuyên bố, trong số những bước đi mới được thiết kế nhằm tăng cường quan hệ quân sự song phương Mỹ - Trung, Washington sẽ sẵn lòng bán những hệ thống “vũ khí phòng ngự” cho Bắc Kinh. Và trong nửa sau thập niên 80 của thế kỷ trước, Washington cũng đồng ý bán cho Trung Quốc ngư lôi, radar chiến thuật, thiết bị máy móc để sản xuất vỏ đại bác và hệ thống điện tử cho thiết bị đánh chặn của chiến đấu cơ. Giới chức Mỹ thậm chí còn bày tỏ việc sẵn lòng thảo luận việc bán hệ thống tên lửa chống tăng, hệ thống dò âm chống tàu ngầm, động cơ turbine khí cho tàu chiến và hệ thống tên lửa không đối không.

Tóm lại, Washington đã chuẩn bị bán một số mặt hàng quân sự với số lượng lớn cho Trung Quốc. Sau chuyến công du Trung Quốc của Weinberger năm 1983, một loạt trao đổi qua lại giữa giới chức dân sự lẫn quân sự ở mọi cấp bậc của hai nước liên tục diễn ra. Không chỉ dự tính tổ chức các cuộc phối hợp tập trận hải quân giữa hai quân đội, Mỹ còn háo hức đề xuất ý kiến triển khai máy bay chiến thuật đến những căn cứ gần Vladovostok; phát triển “những hệ thống phòng không và cảnh báo sớm”, xin được phép tiếp liệu cho vận tải cơ Mỹ mang hàng hóa cung cấp cho lực lượng “kháng chiến quân” Afghanistan trong cuộc chiến chống Liên Xô…

Tuy nhiên, thời cuộc lại thay đổi và ảnh hưởng của nó là sự tái nhận thức về các mối quan hệ. Giữa thập niên 80, Liên Xô đang lún sâu vào hỗn loạn nội bộ, trong làn sóng cải tổ của Mikhail Gorbachev. Nhận định rằng, Moskva không còn là kẻ thù và là mối đe dọa an ninh lớn đối với mình, Bắc Kinh bắt đầu muốn cải thiện quan hệ với Moskva để tận dụng quan hệ quân sự lẫn kinh tế. Dù sao, hai nước cũng từng có những mối liên hệ chặt chẽ thời thập niên 50 của thế kỷ trước. Việc tái nhận thức trong chiến lược quan hệ với Liên Xô khiến Bắc Kinh “tế nhị” đẩy quan hệ với Mỹ xuống một… tầm thấp hơn. Thế là thay vì hăm hở sắm “đồ chơi” Mỹ, Trung Quốc đã bỏ qua (cơ hội ngàn vàng này) và chỉ mua vài thứ tượng trưng. Những kế hoạch hợp tác quân sự song phương như nói ở trên cũng bị bỏ xó…

con bài cũ

Năm 1989 đã xảy ra hai sự kiện kinh thiên động địa khiến Mỹ bắt đầu giảm dần, dù rất chậm mối quan hệ với Trung Quốc. Thứ nhất đó là sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 và tiếp đó là sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11. Cả hai sự kiện đều mang lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với chính sách đối ngoại của Mỹ lẫn Trung Quốc. Với Mỹ, sự tan rã của các nước Đông Âu khiến điểm tựa Liên Xô không còn đã dẫn Washington đến những phác thảo mới cho chủ trương đối ngoại. Có một điều đến nay không thể giải thích là tại sao dù chiến lược cân bằng với Liên Xô không còn cần thiết nhưng Washington, bất chấp sự kiện Thiên An Môn, vẫn duy trì quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc.

Posted Image

Dù chỉ trích Bill Clinton về chính sách đối với Trung Quốc nhưng George W. Bush cũng áp dụng con đường chẳng khác mấy so với chính phủ tiền nhiệm (trong ảnh là vợ chồng Tổng thống George W. Bush và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008)

Vài tháng sau, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Lawrence Eagleburger đệ trình Quốc hội một danh sách những phạm vi “sống còn” mà Mỹ cần tiếp tục thực hiện trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Eagleburger giải trình rằng, dù Liên Xô sụp đổ, nhưng những “giá trị chiến lược” với Bắc Kinh vẫn không thể vì thế mà từ bỏ. Do đó, Bắc Kinh và Washington cần tiếp tục chia sẻ nhiều mối quan tâm mới, qua những chương trình hợp tác mới, trong bối cảnh chính trị mới. Theo quan điểm Eagleburger cũng như một số giới chức hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, Washington bây giờ cần hỗ trợ để đưa Trung Quốc tiếp cận và gắn kết sâu hơn vào các hệ thống định chế quốc tế. Một cách tinh vi, đó là cách thuần hóa một con cọp đang mọc nanh.

Chính sách này xuất hiện ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Bill Clinton. Năm 1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố Washington sẽ theo đuổi chính sách “hợp tác toàn diện” với Trung Quốc - như Tổng thống Bill Clinton đã trình bày: “Chúng tôi sẽ có nhiều mối liên hệ hơn. Chúng tôi sẽ giao thương nhiều hơn. Chúng tôi sẽ hợp tác quốc tế nhiều hơn”. Nói cách khác, Mỹ đã phát quang dọn đường đưa Trung Quốc lên vũ đài quốc tế, với hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với những nghị sự thế giới và những vấn đề toàn cầu (chẳng hạn ô nhiễm môi trường), cũng như sẽ hành xử biết điều, biết luật hơn, với những xung đột khu vực… Mỹ đã tạo ra một ảo tưởng cho Trung Quốc rằng, họ bây giờ là một cường quốc.

Đặt Trung Quốc lên chiếc ghế định chế quốc tế không chỉ buộc Trung Quốc phải “ăn ở” cho ra “tư cách người lớn” mà cũng là một cách để có thể giám sát và thậm chí khống chế Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Mỹ dành cả nửa sau của thập niên 90 để vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000, George W. Bush chỉ trích nội các tiền nhiệm đã “dung túng” và “nuông chiều” Trung Quốc thái quá. Với Bush, Trung Quốc không thể là “đối tác chiến lược” mà phải là “đối thủ chiến lược”. Dù vậy, thế cờ đã được bày, trong một thời gian dài như thế, làm sao có thể gỡ một sớm một chiều. Cuối cùng, dưới áp lực của giới doanh nghiệp và tài phiệt Mỹ, Bush cũng buộc phải áp dụng chính sách đối với Trung Quốc chẳng khác thời Bill Clinton bao nhiêu…

Posted Image

Ngoại trưởng Alexander Haig và người đồng cấp Hoàng Hoa tại Sân bay Bắc Kinh (tháng 6/1981)

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, những gì được thiết lập trước năm 1989 đã không bao giờ được tái lập. Mỹ bắt đầu nhận ra rằng, Trung Quốc đang từng bước trở thành một mối họa đối với an ninh và quyền lợi Mỹ. Sự nhận thức này diễn ra rất chậm. Trước năm 1996, giới chức quân sự Mỹ vẫn còn chưa quan tâm sự phát triển quân sự Trung Quốc. Họ chỉ nghĩ Trung Quốc đang mải mê lo làm giàu, thế thôi. Trong khi đó, một sự nhận chân toàn bộ về thực trạng quân sự non kém của mình lại đang sôi sùng sục tại Trung Quốc, từ khi họ chứng kiến sức mạnh kinh khủng của Mỹ phô diễn ở cuộc chiến vùng vịnh 1991. Trung Quốc bắt đầu âm thầm tăng tốc đầu tư quân sự, trước sự thờ ơ của Mỹ.

Tất cả chỉ thay đổi vào năm 1996, khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên. Trung Quốc đã gây sức ép Đài Bắc bằng cách triển khai dàn tên lửa chĩa thẳng về Đài Loan. Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Mỹ mới nhận ra một hiểm họa chiến tranh thật sự tại châu Á đến từ Trung Quốc. Lập tức sau đó, tình báo Mỹ bắt đầu theo dõi hoạt động quân sự Trung Quốc. Kết quả thật đáng lo ngại, nếu không nói là đầy tính cảnh báo. Hóa ra quân đội Trung Quốc đã mạnh hơn Mỹ nghĩ rất nhiều. Trước sự kiện 1996, CIA gần như chẳng đếm xỉa đến Trung Quốc.

Trong báo cáo các mối đe dọa toàn cầu vào tháng 2/1996, Giám đốc CIA John Deutch trình bày ngắn gọn: “Chúng ta vẫn biết rất ít về giới lãnh đạo tương lai Trung Quốc cũng như kế hoạch của họ”. Một năm sau, sau vụ khủng hoảng Đài Loan, người kế nhiệm Deutch, George Tenet, bắt đầu “la thất thanh”: “Những hành động và tuyên bố của Trung Quốc cho thấy họ quyết tâm thể hiện mình như một sức mạnh đỉnh cao ở Đông Á”. Đến năm 1998, Tenet tin chắc rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “có một mục tiêu rõ ràng: biến nước họ thành một sức mạnh chủ yếu ở Đông Á cũng như là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngang hàng Mỹ vào giữa thế kỷ XXI”.

Sau những năm tháng tận tình nuôi lớn con cọp dữ và bây giờ nó không những không bị thuần hóa mà còn bắt đầu tính quay sang đớp chủ, Mỹ đã bắt đầu biết “hối” rồi chăng? Đã quá muộn!

(Xem tiếp kỳ sau)

Theo Ngọc Trí Petrotimes

=====================

Sau những năm tháng tận tình nuôi lớn con cọp dữ và bây giờ nó không những không bị thuần hóa mà còn bắt đầu tính quay sang đớp chủ, Mỹ đã bắt đầu biết “hối” rồi chăng? Đã quá muộn!

???

Có thật muộn không? Nhưng thôi, tớ chỉ nói đến đấy! Mọi chuyện tớ đã nói đủ rồi và bây giờ khoanh tay đứng nhìn sự chứng nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 2)

Thứ Tư, 21/11/2012 - 12:52

Các cây bút nghiên cứu chính trị và giới chóp bu quân sự Trung Quốc đang lên án Mỹ việc sử dụng nhiều “âm mưu và thủ đoạn tinh vi” để thực hiện chính sách cản trở con đường phát triển của Trung Quốc, dù đó là sự “phát triển trong hòa bình”.

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 1)

Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy chính Mỹ từng “hà hơi tiếp sức” cho sự lớn mạnh của quân đội nước này nói riêng và Trung Quốc nói chung. Thiếu những nền tảng ngoại lực ban đầu như vậy, Trung Quốc khó có thể đạt được những kết quả như hiện nay…

Kỳ 2: "Dưỡng hổ di họa"

“Thân Trung, bài Nga”

Lịch sử chính trị thế giới cho thấy có khi, chỉ bởi vài quan điểm cá nhân, thế cục đã có thể thay đổi. Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ, đó là những bộ não như Henry Kissinger và sau đó là “học trò” của ông - Ngoại trưởng Alexander Haig. Trong nội các Ronald Reagan (kế nhiệm Jimmy Carter), Haig được xem là nhân vật luôn ủng hộ mạnh mẽ chính sách thân Bắc Kinh. Haig muốn đặt dấu ấn riêng trên trang sử quan hệ Mỹ - Trung bằng việc thực hiện những bước đột phá để nâng quan hệ hai nước lên một cấp độ chiến lược mới, mà trọng tâm của nó là tăng tốc việc bán vũ khí giết người cho Trung Quốc cả về chất lẫn lượng. Haig tin rằng, chỉ khi như vậy, Mỹ mới có thể cân bằng được sức mạnh quân sự Liên Xô.

Quan điểm của Haig cũng được chia sẻ bởi một số người trong bộ máy quân đội Mỹ. Bản nghiên cứu về mối quan hệ an ninh chiến lược với Trung Quốc năm 1981 của Bộ tổng Tham mưu quân đội Hoa Kỳ kết luận rằng, Trung Quốc “đang đóng góp đáng kể” cho “sự cân bằng toàn cầu”. Tuy nhiên, một lần nữa, Quốc hội và một số tướng lĩnh Lầu Năm Góc vẫn dè dặt việc mở rộng cửa và cung cấp cho Trung Quốc những kỹ thuật quân sự tiên tiến. Với Haig, đó là những ý kiến “thiển cận”, xuất phát từ hạng người có “tư duy bàn giấy” và “đầu óc hẹp hòi”…

Posted Image

Chủ tịch Giang Trạch Dân (và Tổng thống Bill Clinton) trong chuyến công du Mỹ cuối năm 1997 (chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc kể từ sự kiện Thiên An Môn)

Sự vận động liên tục của Haig cuối cùng cũng có kết quả, dù khiêm tốn. Năm 1983, Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger tuyên bố, trong số những bước đi mới được thiết kế nhằm tăng cường quan hệ quân sự song phương Mỹ - Trung, Washington sẽ sẵn lòng bán những hệ thống “vũ khí phòng ngự” cho Bắc Kinh. Và trong nửa sau thập niên 80 của thế kỷ trước, Washington cũng đồng ý bán cho Trung Quốc ngư lôi, radar chiến thuật, thiết bị máy móc để sản xuất vỏ đại bác và hệ thống điện tử cho thiết bị đánh chặn của chiến đấu cơ. Giới chức Mỹ thậm chí còn bày tỏ việc sẵn lòng thảo luận việc bán hệ thống tên lửa chống tăng, hệ thống dò âm chống tàu ngầm, động cơ turbine khí cho tàu chiến và hệ thống tên lửa không đối không.

Tóm lại, Washington đã chuẩn bị bán một số mặt hàng quân sự với số lượng lớn cho Trung Quốc. Sau chuyến công du Trung Quốc của Weinberger năm 1983, một loạt trao đổi qua lại giữa giới chức dân sự lẫn quân sự ở mọi cấp bậc của hai nước liên tục diễn ra. Không chỉ dự tính tổ chức các cuộc phối hợp tập trận hải quân giữa hai quân đội, Mỹ còn háo hức đề xuất ý kiến triển khai máy bay chiến thuật đến những căn cứ gần Vladovostok; phát triển “những hệ thống phòng không và cảnh báo sớm”, xin được phép tiếp liệu cho vận tải cơ Mỹ mang hàng hóa cung cấp cho lực lượng “kháng chiến quân” Afghanistan trong cuộc chiến chống Liên Xô…

Tuy nhiên, thời cuộc lại thay đổi và ảnh hưởng của nó là sự tái nhận thức về các mối quan hệ. Giữa thập niên 80, Liên Xô đang lún sâu vào hỗn loạn nội bộ, trong làn sóng cải tổ của Mikhail Gorbachev. Nhận định rằng, Moskva không còn là kẻ thù và là mối đe dọa an ninh lớn đối với mình, Bắc Kinh bắt đầu muốn cải thiện quan hệ với Moskva để tận dụng quan hệ quân sự lẫn kinh tế. Dù sao, hai nước cũng từng có những mối liên hệ chặt chẽ thời thập niên 50 của thế kỷ trước. Việc tái nhận thức trong chiến lược quan hệ với Liên Xô khiến Bắc Kinh “tế nhị” đẩy quan hệ với Mỹ xuống một… tầm thấp hơn. Thế là thay vì hăm hở sắm “đồ chơi” Mỹ, Trung Quốc đã bỏ qua (cơ hội ngàn vàng này) và chỉ mua vài thứ tượng trưng. Những kế hoạch hợp tác quân sự song phương như nói ở trên cũng bị bỏ xó…

con bài cũ

Năm 1989 đã xảy ra hai sự kiện kinh thiên động địa khiến Mỹ bắt đầu giảm dần, dù rất chậm mối quan hệ với Trung Quốc. Thứ nhất đó là sự kiện Thiên An Môn vào tháng 6 và tiếp đó là sự kiện bức tường Berlin sụp đổ vào tháng 11. Cả hai sự kiện đều mang lại những ảnh hưởng sâu sắc đối với chính sách đối ngoại của Mỹ lẫn Trung Quốc. Với Mỹ, sự tan rã của các nước Đông Âu khiến điểm tựa Liên Xô không còn đã dẫn Washington đến những phác thảo mới cho chủ trương đối ngoại. Có một điều đến nay không thể giải thích là tại sao dù chiến lược cân bằng với Liên Xô không còn cần thiết nhưng Washington, bất chấp sự kiện Thiên An Môn, vẫn duy trì quan hệ khá gần gũi với Trung Quốc.

Posted Image

Dù chỉ trích Bill Clinton về chính sách đối với Trung Quốc nhưng George W. Bush cũng áp dụng con đường chẳng khác mấy so với chính phủ tiền nhiệm (trong ảnh là vợ chồng Tổng thống George W. Bush và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008)

Vài tháng sau, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Lawrence Eagleburger đệ trình Quốc hội một danh sách những phạm vi “sống còn” mà Mỹ cần tiếp tục thực hiện trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Eagleburger giải trình rằng, dù Liên Xô sụp đổ, nhưng những “giá trị chiến lược” với Bắc Kinh vẫn không thể vì thế mà từ bỏ. Do đó, Bắc Kinh và Washington cần tiếp tục chia sẻ nhiều mối quan tâm mới, qua những chương trình hợp tác mới, trong bối cảnh chính trị mới. Theo quan điểm Eagleburger cũng như một số giới chức hoạch định chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, Washington bây giờ cần hỗ trợ để đưa Trung Quốc tiếp cận và gắn kết sâu hơn vào các hệ thống định chế quốc tế. Một cách tinh vi, đó là cách thuần hóa một con cọp đang mọc nanh.

Chính sách này xuất hiện ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ Bill Clinton. Năm 1994, Chính phủ Mỹ tuyên bố Washington sẽ theo đuổi chính sách “hợp tác toàn diện” với Trung Quốc - như Tổng thống Bill Clinton đã trình bày: “Chúng tôi sẽ có nhiều mối liên hệ hơn. Chúng tôi sẽ giao thương nhiều hơn. Chúng tôi sẽ hợp tác quốc tế nhiều hơn”. Nói cách khác, Mỹ đã phát quang dọn đường đưa Trung Quốc lên vũ đài quốc tế, với hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với những nghị sự thế giới và những vấn đề toàn cầu (chẳng hạn ô nhiễm môi trường), cũng như sẽ hành xử biết điều, biết luật hơn, với những xung đột khu vực… Mỹ đã tạo ra một ảo tưởng cho Trung Quốc rằng, họ bây giờ là một cường quốc.

Đặt Trung Quốc lên chiếc ghế định chế quốc tế không chỉ buộc Trung Quốc phải “ăn ở” cho ra “tư cách người lớn” mà cũng là một cách để có thể giám sát và thậm chí khống chế Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Mỹ dành cả nửa sau của thập niên 90 để vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000, George W. Bush chỉ trích nội các tiền nhiệm đã “dung túng” và “nuông chiều” Trung Quốc thái quá. Với Bush, Trung Quốc không thể là “đối tác chiến lược” mà phải là “đối thủ chiến lược”. Dù vậy, thế cờ đã được bày, trong một thời gian dài như thế, làm sao có thể gỡ một sớm một chiều. Cuối cùng, dưới áp lực của giới doanh nghiệp và tài phiệt Mỹ, Bush cũng buộc phải áp dụng chính sách đối với Trung Quốc chẳng khác thời Bill Clinton bao nhiêu…

Posted Image

Ngoại trưởng Alexander Haig và người đồng cấp Hoàng Hoa tại Sân bay Bắc Kinh (tháng 6/1981)

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, những gì được thiết lập trước năm 1989 đã không bao giờ được tái lập. Mỹ bắt đầu nhận ra rằng, Trung Quốc đang từng bước trở thành một mối họa đối với an ninh và quyền lợi Mỹ. Sự nhận thức này diễn ra rất chậm. Trước năm 1996, giới chức quân sự Mỹ vẫn còn chưa quan tâm sự phát triển quân sự Trung Quốc. Họ chỉ nghĩ Trung Quốc đang mải mê lo làm giàu, thế thôi. Trong khi đó, một sự nhận chân toàn bộ về thực trạng quân sự non kém của mình lại đang sôi sùng sục tại Trung Quốc, từ khi họ chứng kiến sức mạnh kinh khủng của Mỹ phô diễn ở cuộc chiến vùng vịnh 1991. Trung Quốc bắt đầu âm thầm tăng tốc đầu tư quân sự, trước sự thờ ơ của Mỹ.

Tất cả chỉ thay đổi vào năm 1996, khi Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên. Trung Quốc đã gây sức ép Đài Bắc bằng cách triển khai dàn tên lửa chĩa thẳng về Đài Loan. Lần đầu tiên trong hơn 30 năm, Mỹ mới nhận ra một hiểm họa chiến tranh thật sự tại châu Á đến từ Trung Quốc. Lập tức sau đó, tình báo Mỹ bắt đầu theo dõi hoạt động quân sự Trung Quốc. Kết quả thật đáng lo ngại, nếu không nói là đầy tính cảnh báo. Hóa ra quân đội Trung Quốc đã mạnh hơn Mỹ nghĩ rất nhiều. Trước sự kiện 1996, CIA gần như chẳng đếm xỉa đến Trung Quốc.

Trong báo cáo các mối đe dọa toàn cầu vào tháng 2/1996, Giám đốc CIA John Deutch trình bày ngắn gọn: “Chúng ta vẫn biết rất ít về giới lãnh đạo tương lai Trung Quốc cũng như kế hoạch của họ”. Một năm sau, sau vụ khủng hoảng Đài Loan, người kế nhiệm Deutch, George Tenet, bắt đầu “la thất thanh”: “Những hành động và tuyên bố của Trung Quốc cho thấy họ quyết tâm thể hiện mình như một sức mạnh đỉnh cao ở Đông Á”. Đến năm 1998, Tenet tin chắc rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “có một mục tiêu rõ ràng: biến nước họ thành một sức mạnh chủ yếu ở Đông Á cũng như là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngang hàng Mỹ vào giữa thế kỷ XXI”.

Sau những năm tháng tận tình nuôi lớn con cọp dữ và bây giờ nó không những không bị thuần hóa mà còn bắt đầu tính quay sang đớp chủ, Mỹ đã bắt đầu biết “hối” rồi chăng? Đã quá muộn!

(Xem tiếp kỳ sau)

Theo Ngọc Trí Petrotimes

=====================

???

Có thật muộn không? Nhưng thôi, tớ chỉ nói đến đấy! Mọi chuyện tớ đã nói đủ rồi và bây giờ khoanh tay đứng nhìn sự chứng nghiệm.

Một con cọp được nuôi trong chuồng sắt, cho ăn nhiều thịt để chờ ngày lấy da xẻ thịt lóc xương nấu cao, cho nên vật bị giam trong chuồng nhìn thấy các thú khác tự do bên ngoài thì thèm muốn nhe nanh gầm gừ đe dọa.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Có khi tôi thành ác quỷ thật cũng không chừng...
Thứ Tư, 21/11/2012 08:14

Thằng bé vùng vẫy, kêu thét: “Bà nội, bà nội… cứu con, giết nó đi…”. Mẹ chồng tôi xót cháu, vứt mọi thứ nhào tới giật phắt thằng bé trong tay tôi: “Nội nè con. Có nội ở đây, bà đố đứa nào dám ăn hiếp cháu bà…”.

“Thôi, tôi đi để các anh, các chị khỏi phiền”. Mẹ chồng tôi vừa xếp quần áo vô vali, vừa dằn dỗi. Trong lúc đó, cu Tí đã nín khóc, đang trố mắt nhìn bà nội. 3 tuổi, nó đã hiểu ý nghĩa của từ “đi”. Bà nội mà đi là nó sẽ mất một đồng minh đắc lực; đúng hơn là cái ô vững chắc bao bọc cho nó được bình yên trước tất cả mọi lỗi lầm hoặc bất cứ điều gì có thể xảy ra chung quanh cuộc sống của nó. Tôi đưa mắt nhìn ông xã. Anh đang vò đầu, bức tóc; hết nhìn con lại ngó mẹ. Cuối cùng anh lên tiếng: “Thôi mà mẹ, vợ con sợ mẹ vất vả nên mới nói như vậy chứ không có ý gì đâu”. Nhưng mẹ chồng tôi vẫn mát mẻ: “Tôi sống từng tuổi đầu này rồi mà không hiểu người ta muốn nói gì sao? Có một thằng cháu đích tôn mà muốn cưng thương nó cũng không được, tôi còn sống làm gì?”. Cu Tí dường như chỉ chờ có vậy, nó đã nhào tới kéo tay bà, ré lên: “Con không cho nội đi, không cho…”. Rồi nó quay sang chỉ vô mặt tôi: “Mẹ là con ác quỷ, là đồ không có trái tim…”.

Posted Image

Nó muốn gì, đòi gì mà ba mẹ không cho thì đã có bà... (ảnh minh họa)

Đến nước này thì tôi không thể chịu đựng nổi. Những từ ngữ đó, tôi chưa bao giờ nói, cũng không để con nghe thấy từ miệng người nào khác; vậy mà thằng bé tuôn ra cứ y như thể nó hiểu được tường tận ý nghĩa của những điều mình nói. Nếu không phải mẹ chồng tôi dạy thì nó học ở đâu? Tôi nhào tới chụp lấy con, thẳng tay tát vô mông nó hai cái thật mạnh. Thằng bé vùng vẫy, kêu thét: “Bà nội, bà nội… cứu con, giết nó đi…”. Mẹ chồng tôi xót cháu, vứt mọi thứ nhào tới giật phắt thằng bé trong tay tôi: “Nội nè con. Có nội ở đây, bà đố đứa nào dám ăn hiếp cháu bà…”.

Tôi bầm gan, tím ruột và không còn đủ khôn ngoan để điều khiển hành vi của mình. Tôi cũng nhào tới kéo phăng thằng bé khỏi ô dù của nó. Trong cuộc chiến giành giật này, chắc chắn là tôi thắng bởi tôi trẻ hơn, khỏe hơn và nhất là sự giận dữ cũng nhiều hơn. Tôi kéo sềnh sệch cu Tí vô phòng đóng chặt cửa lại, mặc cho nó gào khóc, mặc cho tiếng đập cửa bên ngoài ngày càng dồn dập…

Tôi nghĩ, mọi chuyện mất kiểm soát như hôm nay là lỗi của mẹ chồng tôi. Trước đây bà ở quê với chị chồng tôi; thế nhưng từ khi tôi sinh cu Tí thì bà nhất quyết đòi lên ở với vợ chồng tôi để trông cháu. Chồng tôi là con trai một, anh cưới vợ muộn nên khi tôi sinh cu Tí thì bà cũng đã ngoài bảy mươi.

Muộn con, muộn cháu nên bà cưng thằng bé như trứng mỏng. Nó muốn gì, đòi gì mà ba mẹ không cho thì đã có bà. Ban đầu bà còn len lén chiều chuộng nó nhưng khi nó càng lớn thì bà càng công khai dù có lúc những đòi hỏi của nó thật quái đản: Đòi bà làm ngựa cho nó cưỡi, đòi bỏ con chó Tina vô chậu nước, đòi lấy hoa quả cúng trên bàn thờ xuống làm bóng đá chơi… Nếu đòi mà không cho thì nó bắt đầu giẫy khóc; cuối cùng ông xã tôi cũng đành phải lắc đầu: “Kệ nó em à, con nít mà…”.

Tất cả những điều đó khiến tôi bị stress nặng. Tôi muốn cho nó đi học để giảm bớt thời gian nó gần gũi bà cũng không được. Lý lẽ mẹ chồng tôi đưa ra là: “Không có ai chăm cháu tốt bằng bà. Có người chăm con cho là phước mấy đời, chúng mày có phước mà không biết hưởng”. Ông xã tôi lại dỗ dành: “Thôi, chờ nó lớn chút nữa đã em à…”. Cứ vậy, hai bà cháu từ từ lấn tới cho tới khi tôi không thể nào chịu đựng hơn nữa…

Tôi nhốt thằng cháu đích tôn trong phòng, bà bỏ đi thật. Không có bà, cu Tí có vẻ ngoan hơn nhưng nó không vui. Nhiều đêm đang ngủ, nó tức tưởi gọi: “Nội ơi, cứu con…”. Tôi nghe vừa giận, vừa thương con. Còn ông xã tôi thì buồn rười rượi. Tôi hiểu tâm trạng anh nhưng không lẽ lại buông tay đầu hàng?

Được đúng một tuần thì bà chị tôi gọi điện thoại lên: “Mẹ bệnh rồi, mấy hôm nay không chịu ăn uống gì cả, miệng cứ gọi cu Tí…”. Tôi thở dài. Bà cháu họ tương tư nhau như vậy, tôi biết phải làm sao đây? Nếu rước mẹ lên thì tôi sẽ không thể nào dạy con; còn để mẹ ở dưới đó thì nếu bà có bề gì, tôi làm sao gánh vác nổi trách nhiệm?

Đến nước này thì tôi thật sự điên đầu. Tôi không muốn có chiến tranh, nhất là với người đã sinh ra chồng mình, là bà nội của con mình. Thế nhưng, nếu không kiên quyết, chắc chắn tôi lại bị tước mất quyền dạy con và tôi sẽ không thể nào có đủ can đảm để sinh thêm cho bà một đứa cháu nào nữa…

Trời ạ, tình hình này, có khi tôi thành ác quỷ thật cũng không chừng...

Phương Mai

=====================
thế giới Hậu Thiên này, cái đúng của người này là cái sai của người khác và ngược lại. Nhưng trong một tập hợp luôn có một tập hợp lớn hơn và tất nhiên nó làm quy chuẩn cho các tập hợp con trong đó - Ứng dụng nghịch lý Canto thì có thể phát biểu như vậy. Các cụ nhà ta đã phán cho con cháu: "Nói phải, củ cải cũng nghe". Nhưng thế nào là nói phải? Nếu như lẽ phải đó không nằm trong chuẩn mực của tập hợp lớn hơn đó. Trong trường hợp này - phân tích theo tính thần nghịch lý Canto - thì giá trị đúng của con dâu là cần một sự giáo dục con cái theo cách hiểu của cô ta với một mục đích đúng mong cho con cái nên người. Còn bà nội - giá trị đúng của bà là tình cảm giành cho đưa cháu nội bé bỏng chưa biết gì theo cách hiểu của bà.
Nhưng cái tập hợp lớn hơn là giá trị nhân bản và tình yêu thương con người. Trong trường hợp này thì bà nội đúng và cả hai phải thống nhất một phương pháp dạy đứa trẻ trên giá trị này. Nó không thể nói" Giết nó đi!".
Nghịch lý Canto chỉ là mô hình phản ánh một thực tại mà thuyết Âm Dương Ngũ hành đã mô tả.
Tương tự như vậy, tất cả các mâu thuẫn trong xã hội loài người về mọi hiện tượng, đều có thể hóa giải , nếu con người tìm được những giá trị của một tập hợp lớn hơn.
Đó chính là lý thuyết thống nhất trong công cuộc hội nhập toàn cầu. Không có nó thì sự hội nhập này cuối cùng sẽ tan ra và nỗi thống khổ là triền miên. Do chính con người gây ra cho mình.

Chuyện bé từ một đưa trđược nuông chiều gây nên mâu thuẫn "mẹ chồng , nàng dâu" - Thiên Sứ tôi "xé ra to" thành chuyện thế giới với lý thuyết thông nhất chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, thì kể cũng buồn cưới thật. Nhưng ông cha ta đã dặn: "Chuyện bé xé ra to" - theo cách hiểu của tôi - thì - đó chính là một phương pháp minh chứng mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tại.


* Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng cần phải viễn dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ. Một thí dụ về "chuyện bé xé ra to".

* Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon, cũng có thể gây ra cơn bão ở Thái Bình Dương. Một thí dụ khác về "chuyện bé xé ra to".

* Một con cá quẫy đuôi cũng làm kinh động đến tam thiên đại thiên thế giới.

Còn nhiều nữa. Toàn chuyện bé xé ra to cả.


Bởi vậy, Lý học Việt luôn quan niệm rằng : Bất cứ một hiện tượng dù rất nhỏ, đều có thể là dữ kiện đầu vào cho một
khả năng tiên tri. Chính vì mối liên hệ giữa mọi hiện tượng trong vũ trụ. Kho tàng minh triết Việt cũng để lại một câu , mà các bà nhà quê Việt hay nói: "Cái sảy, nó nảy cái ung".
Để giải thích được câu này thì có thể chứng minh được bằng trực quan theo khoa học hiện đại: Do không giữ vệ sinh, nên nhiễm trùng và nó nảy cái ung. Nhưng các nhà vật lý lý thuyết có thể tìm ra một môi trường liên hệ sảnh hưởng đến toàn bộ mọi hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ không?
Thuyết Âm dương Ngũ hành đã diễn đạt điều này lâu rồi!
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị đến bài viết này, mở đầu từ chuyện "mẹ chồng, nàng dâu" - một câu chuyện ca miêng của các bà buôn dưa lê
ở xứ Việt này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân lực khoa học và công nghệ : trọng dụng và tôn vinh

Cập nhật lúc :9:38 AM, 07/11/2012

Cùng với việc tiếp tục khẳng định khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XI đã nhận định “Nhân lực KH&CN là tài nguyên vô giá của đất nước; trí thức KH&CN là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế tri thức”.

Đổi mới cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ

Đổi mới cơ chế tài chính: Khâu đột phá trong đổi mới hoạt động KH – CN

Tháo những "nút thắt" cản trở sự phát tiển khoa học công nghệ

Nghị quyết số 27 Hội nghị Trung ương 7 khóa X về trí thức cũng khẳng định : “ đầu tư cho nhân lực KH&CN, đãi ngộ người tài là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc”. Đảng và Nhà nước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt phát triển, trọng dụng và phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN để KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ 21.

Quan điểm của Đảng ta về nhân lực KH&CN đã được khẳng định ngay từ những năm đầu tiên Việt Nam giành được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương về trọng dụng nhân tài khoa học, đặc biệt quan tâm tới việc tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho các nhân tài hoạt động khoa học. Theo Người, phát hiện nhân tài đã khó nhưng việc khó hơn là làm thế nào để đức tài của họ được phát huy cao nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ những năm 40-50 của thế kỷ XX, đã có nhiều nhân tài người Việt, khâm phục lý tưởng, hoài bão và nhân cách Hồ Chí Minh, đã từ bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, đi theo Người vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ như Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Tiến sĩ Lương Định Của, nhà văn hóa Phạm Huy Thông… Nhiều người trong số đó sau này đã đảm nhận cương vị chủ chốt về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa của đất nước và được tôn vinh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay từ đợt xét tặng đầu tiên cho những công trình khoa học xuất sắc của họ cho đất nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, mặc dù các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật luôn quan tâm và đề cao vai trò của nhân tài khoa học, nhưng trên thực tế chúng ta hầu như chưa có chính sách cụ thể nào để thực sự trọng dụng, sử dụng và tôn vinh cán bộ khoa học. Đã đến lúc phải thay đổi tư duy về chính sách đãi ngộ và trọng dụng cán bộ KH&CN, phải coi đây là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết kịp thời.

Đãi ngộ cần tương xứng với giá trị đóng góp

Một trong những vấn đề các nhà khoa học quan tâm nhất hiện nay chính là việc thiếu các chính sách đãi ngộ gắn với chăm lo bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức. Không nên quan niệm đãi ngộ giới trí thức giống như các cơ chế, chính sách với người có công hay đối tượng chính sách. Trước khi nghĩ đến đãi ngộ về vật chất, cần tạo điều kiện tốt nhất để nhà khoa học được sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm huyết cho đất nước. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chính sách để nhà khoa học được hưởng thành quả từ lao động sáng tạo, tương xứng với giá trị đóng góp của họ.

Mỗi năm, Nhà nước đầu tư 2% tổng chi ngân sách cho phát triển KH&CN, trong đó gần 90% dành cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên, chỉ còn một khoản kinh phí không lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nếu phân bổ dàn trải như hiện nay sẽ chỉ thu được những công trình không mấy giá trị, thậm chí còn bị “xếp vào ngăn kéo”. Cần thấy rằng nhiều năm qua, việc giao kinh phí nghiên cứu cho các địa phương và các bộ ngành theo kiểu bình quân, dàn trải và không quản lý được hiệu quả đã dẫn tới tình trạng không đủ nguồn lực đầu tư lớn cho những công trình nghiên cứu trọng điểm gắn với nhu cầu thực tiễn, có triển vọng thương mại hóa. Chưa kể cơ chế tài chính chưa phù hợp, đã có những năm số tiền đầu tư cho nghiên cứu khoa học không thể giải ngân hết.

Vì vậy, trước hết cần cân đối lại tỷ lệ phân bổ ngân sách, đảm bảo tỷ lệ thích đáng cho nhiệm vụ R&D và tạo điều kiện cho các nhà khoa học được chủ động sử dụng nguồn kinh phí này đi đôi với tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả nghiên cứu, đặc biệt được hưởng lợi chính đáng, hợp pháp từ kết quả nghiên cứu của họ. Trong chế độ tiền lương, hiện giới viên chức khoa học đang chịu thiệt thòi là đối tượng làm công ăn lương duy nhất không được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên…) giống như viên chức của ngành giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, tiền lương chỉ là một trong những vấn đề, điều mà các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn là điều kiện, môi trường làm việc, tức là họ phải được tin tưởng giao nhiệm vụ, được quyền tự do nghiên cứu và được tạo điều kiện làm việc tốt nhất (như trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, phòng thí nghiệm, thư viện, chủ động trong hợp tác quốc tế, có những đồng nghiệp giỏi cùng chí hướng, được quyền mời chuyên gia trong nước và quốc tế cùng nghiên cứu...). Và để làm việc trong môi trường đó, thì họ cần được quyền tự chủ cao về nhân sự và tài chính khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu như thông lệ ở các nước phát triển.

Nhìn rộng ra các quốc gia khác có thể thấy, bằng việc áp dụng các chính sách ưu đãi trọng dụng cán bộ KH&CN, nhiều quốc gia đã có bước phát triển thần kỳ trong KH&CN cũng như kinh tế. Một ví dụ điển hình là Hàn Quốc, từ đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước đã quyết tâm thực hiện chính sách mời các nhà khoa học Hàn Quốc đang làm việc tại nước ngoài về nước làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) với chế độ lương cao gấp 3 lần so với các giáo sư trong nước, kèm theo các chế độ đãi ngộ khác về nhà ở, đầu tư cơ sở vật chất. Kết quả là chỉ sau 40 năm Viện KIST đã trở thành 1 trong 10 viện hàng đầu thế giới và Hàn Quốc cũng trở thành quốc gia công nghiệp hóa thành công nhất. Hay như Trung Quốc hiện nay đang cải cách thế chế hóa khoa học và xây dựng hệ thống nhà nước sáng tạo, trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế phát triển nhân tài, khuyến khích nhà khoa học tích cực sáng tạo, thu hút các nhà khoa học Hoa kiều về nước làm việc với mức lương cao không kém mức lương của họ ở các nước phát triển… Nhờ đó, đến nay Trung Quốc đã đạt tỷ lệ 43 người làm R&D/1 vạn dân, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.

Posted Image

Cần có chế độ trọng dụng và đãi ngộ nhân lực khoa học công nghệ. Ảnh: N.N

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 : cơ hội phát triển mới

Trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng cũng nêu rõ, để phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH từ nay đến năm 2020, con người là nhân tố quyết định. Vấn đề là làm thế nào để con người được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển KH&CN từ nay đến năm 2020.

Trên thực tế đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có chính sách thỏa đáng để đãi ngộ và trọng dụng cán bộ khoa học, chưa thu hút được giới trẻ vào ngành khoa học, đồng nghĩa với việc các cơ quan nghiên cứu không tuyển dụng được người tài. Như vậy, chỉ một vài năm nữa, nếu không có giải pháp hữu hiệu Việt Nam sẽ thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ, đồng thời xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước ra doanh nghiệp, ra nước ngoài…

Vấn đề tiếp theo là thời gian từ nay đến 2020 còn rất ngắn, trong khi mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải triển khai thành công các chương trình quốc gia về phát triển KH&CN với nhiệm vụ rất nặng nề. Nếu như không kịp thời có chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài mang tính đột phá thì không thể có những nhà khoa học đầu ngành, những tập thể khoa học mạnh và chúng ta không thể đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, sản phẩm công nghệ cao (CNC) và sản phẩm ứng dụng CNC chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp, Việt Nam có nền KH&CN đạt trình độ những nước dẫn đầu ASEAN…

Nhận thức rõ tầm quan trọng của KH&CN và xuất phát từ tình hình thực tế, vừa qua Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20 “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến phát triển đội ngũ trí thức :

Thứ nhất là cần “xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để đội ngũ cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình”.

Thứ hai là “có chính sách trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN được giao nhiệm vụ chủ trì các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ KH&CN trẻ tài năng” (mức lương, nhà ở, bổ nhiệm, giao quyền hạn, chế độ tự chủ tài chính…).

Thứ ba là phải “đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ KH&CN. có chính sách tiếp tục sử dụng cán bộ KH&CN trình độ cao đã hết tuổi lao động”. Đồng thời tăng cường bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của tác giả các công trình KH&CN, “hoàn thiện hệ thống chức danh, chức vụ KH&CN. Cải tiến hệ thống giải thưởng KH&CN quốc gia, danh hiệu vinh dự nhà nước cho cán bộ KH&CN ”.

Tập trung ưu đãi 3 nhóm đối tượng chính

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI, trong Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), chúng ta cần xây dựng chính sách đãi ngộ một số nhóm đối tượng chính cần được quan tâm đặc biệt, đó là cán bộ KH&CN đầu ngành, cán bộ KH&CN được giao nhiệm vụ chủ trì các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia và cán bộ KH&CN trẻ tài năng. Sở dĩ phải tập trung trọng dụng 3 nhóm đối tượng này vì trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, việc đãi ngộ bằng trả lương cao cho tất cả những người làm khoa học là không thể. Chúng ta không chỉ có hơn 6 vạn người làm nghiên cứu chuyên nghiệp, mà hơn 3 triệu người được đào tạo có trình độ đại học đều có khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu, và hàng triệu người dân yêu khoa học cũng có cơ hội đóng góp cho khoa học. Vì thế điểm đột phá chính là tạo điều kiện làm việc tốt và môi trường hoạt động khoa học thuận lợi cho giới khoa học, song song với việc trọng dụng và ưu đãi đặc biệt với một số nhóm đối tượng có vai trò tiên phong trong hoạt động khoa học. Cần phải có tư duy mới: Làm thế nào để cán bộ khoa học được sống tốt bằng chính kết quả sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường, chứ không thể tiếp tục để giới khoa học bị mang tiếng là muốn làm đề tài, dự án để có thu nhập.

Nội hàm của chính sách trọng dụng cán bộ KH&CN, đặc biệt là tiêu chí xác định thế nào là nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng sẽ là một vấn đề mà những người làm quản lý KH&CN phải làm rõ. Các nhà khoa học đầu ngành có thể là các chủ nhiệm bộ môn chuyên ngành trong các trường đại học lớn, trưởng phòng thí nghiệm hoặc nhóm nghiên cứu mạnh trong các viện nghiên cứu trọng điểm có nhiều sản phẩm khoa học đạt trình độ quốc tế, các tổng công trình sư giàu kinh nghiệm thực tiễn. Họ cần được ưu đãi về điều kiện làm việc (phòng thí nghiệm, thư viện, internet, phương tiện đi lại…), chế độ lương và phụ cấp xứng đáng, được quyền đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu và chủ trì các nhóm nghiên cứu, tham gia đào tạo đại học và sau đại học, chủ trì các hội nghị khoa học quốc tế, và quan trọng là được giao tự chủ một khoản kinh phí nhất định hàng năm cho hoạt động khoa học của mình (như kinh nghiệm của các nước phát triển).

Còn các nhà khoa học trẻ tài năng là những sinh viên, nghiên cứu sinh giỏi, cán bộ trẻ có kết quả nghiên cứu xuất sắc, giành được các giải thưởng KH&CN trong nước và nước ngoài, có nhiều công trình công bố quốc tế, có phát minh, sáng chế. Nhà nước cần tạo điều kiện cho họ tham gia vào các nhiệm vụ khoa học, được tự chủ một khoản kinh phí nhất định để từ ý tưởng khoa học trở thành một đề tài nghiên cứu đi đến sản phẩm cuối cùng.

Posted Image

Cần giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc ngân sách nhà nước cho giới khoa học. (Ảnh: M.H)

Riêng các nhà khoa học được giao nhiệm vụ KH&CN quan trọng của quốc gia thì tiêu chí xác định đơn giản hơn, đó là nhà khoa học được nhà nước giao cho đứng đầu một tập thể nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ KH&CN có tầm quan trọng đối với an ninh, quốc phòng hoặc phát triển kinh tế, nhằm tạo ra công trình, sản phẩm có giá trị cao theo đặt hàng của nhà nước (ví dụ vắc xin bệnh hiểm nghèo, tên lửa hành trình, vệ tinh viễn thông…). Họ phải có quyền tự chủ cao về tài chính và nhân sự, được chủ động đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm hiện đại hoặc sử dụng miễn phí các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, có thể tiếp cận với mọi nguồn thông tin tư liệu từ các thư viện điện tử, thư viện kỹ thuật quan trọng, được quyền điều động và trả lương theo thỏa thuận cho những nhà khoa học giỏi nhất từ các cơ quan khoa học, thậm chí là thuê chuyên gia nước ngoài tham gia quá trình thực hiện nhiệm vụ. Họ có quyền tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế, mua công nghệ, thuê chuyên gia… bằng nguồn kinh phí được giao tự chủ mà không lệ thuộc vào các thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, phải giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc ngân sách nhà nước cho giới khoa học, trước mắt là giao cho cơ quan chủ trì các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước và tập thể tác giả của đề tài dự án, để họ có quyền chuyển nhượng hoặc góp vốn vào doanh nghiệp, có thể dùng làm vốn để lập doanh nghiệp KH&CN. Và khi giao quyền sở hữu để phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng quy định rõ việc phân chia lợi ích một cách hợp lý giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và nhà khoa học.

Giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học công nghệ trọng điểm

Luật KH&CN (sửa đổi) lần này cũng đề xuất một vấn đề rất quan trọng, đó là giao các biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học công nghệ trọng điểm. Xuất phát từ tình hình thực tế, các trường đại học hầu như chỉ tập trung cho hoạt động đào tạo, còn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thường bị thả nổi mặc dù là một trong hai nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học (theo quy định của Luật giáo dục đại học). Vì thế hầu như không gắn kết được giữa nghiên cứu với đào tạo. Nguyên nhân là do tình trạng quá tải trong giảng dạy nên giảng viên không thể bố trí thời gian cho nghiên cứu, kinh phí nghiên cứu cũng eo hẹp nên đề tài nghiên cứu cấp cơ sở có mức kinh phí rất thấp (chỉ vài chục triệu đồng) không đủ để thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, và cuối cùng là do các trường đại học không có biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp và không có nguồn kinh phí thường xuyên để chăm lo cho đội ngũ nghiên cứu.

Chính vì vậy, các trường đại học cần có một đội ngũ nghiên cứu chuyên nghiệp và cần dành một phần kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ chi thường xuyên và giao đề tài nghiên cứu cho số cán bộ này. Có ý kiến cho rằng số biên chế này sẽ không yên tâm làm nghiên cứu. Tuy nhiên có thể khắc phục tình trạng đó nếu xác định rõ họ vẫn có quyền tham gia vào công tác đào tạo của các trường đại học, nhưng chỉ hạn chế trong việc giảng dạy các chuyên đề cho sinh viên năm cuối hoặc chuyên đề cho học viên cao học hay nghiên cứu sinh.

Ngoài đề xuất giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường đại học trọng điểm, Bộ KH&CN cũng sẽ hợp tác với Bộ GD&ĐT trong chương trình đào tạo sau đại học dùng ngân sách nhà nước hay hợp tác quốc tế để đào tạo các cán bộ có trình độ cao trong nước hay ở nước ngoài. Đồng thời kiến nghị với Bộ Nội vụ việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức nên có những đổi mới để những người có trình độ cao có thể được bổ nhiệm đặc cách hoặc được nâng ngạch, nâng bậc tương xứng với trình độ và đóng góp của họ.

Bên cạnh việc đề xuất có danh hiệu vinh dự Nhà nước cho cán bộ khoa học có những thành tích xuất sắc, cũng cần có hình thức tôn vinh thông qua các giải thưởng về KH&CN cho giới khoa học. Đó phải là hệ thống giải thưởng đa dạng và thiết thực chứ không chỉ là giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN đang được thực hiện 5 năm một lần như hiện nay, mà cần có hệ thống các giải thưởng khác từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước về KH&CN.

Nghị quyết Trung ương 6 đã được ban hành, nhưng việc cần làm ngay hiện nay là phải cụ thể hóa bằng pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà nước đối với cán bộ KH&CN. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt của các bộ, ngành, địa phương và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sao cho sớm hình thành được chính sách thực sự trọng dụng và ưu đãi cán bộ KH&CN, chứ không nên chỉ là “trải thảm đỏ” mời họ về và sau đó họ lại lặng lẽ ra đi khi không được tin tưởng giao nhiệm vụ, không được tạo điều kiện làm việc.

Và hơn ai hết, giới khoa học phải tận dụng được vai trò “quốc sách hàng đầu” của KH&CN, làm việc và sáng tạo cho xứng đáng với sự đãi ngộ của Nhà nước, sự quan tâm của Đảng, để tự khẳng định mình và tạo ra được những sản phẩm khoa học ngang tầm khu vực và thế giới, xứng đáng với mong đợi của đất nước và nhân dân.

Theo NĐBND/TS. Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN

===========================

Phát minh khoa học, sáng tạo trong khoa học, nghệ thuật có một đặc thù rất khác với một ý tưởng kinh doanh và mục đích chính trị. Điểm khác nhau của hai cái này là:

Ý tưởng kinh doanh và mục đích chính trị có mục tiêu rõ ràng và kết quả được biết trước vị trí với cộng đồng, nếu thành công với những quy trình gần như có sẵn. Còn phát minh khoa học nghệ thuật là cảm hứng và không xác định được kết quả trong mối liên hệ với cộng đồng, do tính khác biệt của thành tựu đạt được với những giá trị cũ đã được công nhận. Chính bởi tính đặc thù này, mà nó còn cần một nền tảng tri thức hỗ trợ cho những phát minh.

Ấy là chưa nói đền hàng loạt những yếu tđồng bộ liên quan. Cái này thì bàn lâu lắmPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý

Thứ năm, 22/11/2012, 11:26 GMT+7

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho sự an ninh, hòa bình trong khu vực Biển Đông.

> Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế Biển Đông

Sau ba ngày làm việc với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã bế mạc vào cuối ngày 21/11.

Điểm nhấn của hội thảo là các học giả đã xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng lập luận về đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc cũng không có cơ sở. Bởi lẽ quyền lịch sử của các quốc gia nếu được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán. Điều này được quy định trong Công ước luật biển 1982 về đặc quyền cho các quốc gia ven biển.

Các học giả khẳng định, tại biển Đông, sự tồn tại của yêu sách đường 9 đoạn dựa trên quyền lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố chiếm đến hơn 80% diện tích của vùng biển này, là không thỏa đáng. Yêu sách đường 9 đoạn không dựa trên các cơ sở pháp lý, không được thừa nhận bởi các quốc gia hữu quan, lại chồng lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển khác. Điều này đi ngược lại các quy định của pháp luật quốc tế.

Bên lề hội thảo, các nhà nghiên cứu đề xuất gói giải pháp tháo gỡ xung đột trên Biển Đông. Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) nêu quan điểm: "Trung Quốc đã đơn phương áp đặt đường lưỡi bò và vì thế họ cũng có thể đơn phương từ bỏ yêu sách này. Đây là phương án đầu tiên trong các ứng xử thúc đẩy hòa bình, hợp tác trên Biển Đông".

Posted Image

Giáo sư Ngô Vĩnh Long đến từ Khoa lịch sử Đại học Maine (Mỹ) kêu gọi Trung Quốc từ bỏ đường lưỡi bò. Ảnh: Vũ Lê

Giáo sư Long phân tích, theo quy định quốc tế về vùng lãnh hải, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý. Nếu các quốc gia ven biển có sự chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế thì họ phải đàm phán song phương. Đối với đảo, Luật quốc tế có một số điều chỉnh là không thể chiếm đảo bằng vũ lực và không thể nói rằng đây là vấn đề chủ quyền không thể tranh cãi rồi lấy đó làm vùng đặc quyền kinh tế.

Điều quan trọng đối với mọi quốc gia khi tranh chấp Biển Đông, theo ông Long là phải tuân thủ Công ước Luật Biển và sẵn sàng giải quyết bất đồng bằng tòa án quốc tế. Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế và tất cả mọi quốc gia đều có quyền đi qua vùng biển này. Việc đóng cửa tuyến đường hàng hải quốc tế bằng yêu sách bất hợp pháp là vi phạm quyền của nhiều quốc gia. Trung Quốc không thể áp đặt đường 9 đoạn của mình khi nó vi phạm quyền của nhiều bên. Đây không chỉ là lợi ích của riêng ASEAN mà còn là lợi ích của nhiều nước khác.

"Trung Quốc áp dụng đường 9 đoạn đã vi phạm đến quyền của thế giới. Một trong những giải pháp đầu tiên để ngăn xung đột leo thang là Trung Quốc phải từ bỏ đường 9 đoạn. Nếu vấn đề không thể giải quyết có thể châm ngòi nổ cho rất nhiều bất đồng sau này", ông nhấn mạnh.

Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Nhã đến từ Hội Lịch sử Việt Nam nhận xét: "Vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết mâu thuẫn trên Biển Đông rất quan trọng. Chừng nào Trung Quốc thống nhất giữa lời nói và việc làm, chừng đó vấn đề Biển Đông mới có cơ hội được giải quyết".

Posted Image

Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc giải thích đường lưỡi bò là di sản lịch sử của Trung Quốc. Ảnh: Vũ Lê

Bị vây bởi nhiều câu hỏi bên lề hội thảo liên quan đến đường lưỡi bò, Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: "Tôi đồng cảm với việc cộng đồng quốc tế quan ngại về tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc sẽ làm căng thẳng thêm tranh chấp Biển Đông".

Giáo sư Su Hao giải thích, đường 9 đoạn là di sản của chính quyền trước để lại, được vẽ bởi chính phủ Trung Hoa dân quốc trước đây. Vì thế các quyền liên quan đến đường này một phần của lịch sử. Vùng nước nằm phía trong đường chín đoạn không phải là khu vực Trung Quốc có chủ quyền mà chỉ là cơ sở để Trung Quốc bàn thảo với các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các nước đạt thỏa thuận cùng nhau thì Trung Quốc có thể tiến hành hợp tác, khai thác chung ở khu vực này.

Học giả đến từ Bắc Kinhm nói rằng chính sách của Trung Quốc về Biển Đông luôn nhất quán và xem trọng hòa bình trên vùng biển này. Cơ sở để giữ an ninh trên Biển Đông là cần phải giữ nguyên hiện trạng để có được sự nhất trí chung. Tuy nhiên từ năm 2002 trở lại đây có nhiều thay đổi, đặc biệt là những năm gần đây đã có sự bất đồng giữa Trung Quốc với một số nước có yêu sách tại Biển Đông. Điều này cản trở quá trình tiến tới hoàn thiện các quy tắc ứng xử COC.

Để giải tỏa tranh chấp vùng biển, quan điểm của Trung Quốc là các bên nên tổ chức hội thảo để làm rõ các yêu sách của mình, từ đó xác định được các khu vực bị chồng lấn và có phương pháp giải quyết toàn diện. "Trong tương lai tôi tin chắc rằng sẽ đến một thời điểm cuộc thảo luận về bộ luật ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được tiến hành", ông Su Hao nói.

Giáo sư Carlyle Thayer đến từ Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia nhận xét, thời gian vừa qua thế giới chứng kiến nhiều tiêu cực liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Hiện nay cách ứng xử của các quốc gia vẫn có những vi phạm nhất định, đặc biệt là việc tăng cường lực lượng hải quân, chạy đua vũ trang làm tăng xung đột trong khu vực này.

Posted Image

"Đường lưỡi bò" (màu đỏ) bị các nước liên quan phản đối mạnh mẽ vì nó không có cơ sở pháp lý. Đồ họa: maritime-executive.com

Theo học giả đến từ Australia, Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng, vì thế sự tự do hàng hải cần được bảo vệ. Đây không chỉ là lợi ích của ASEAN - Trung Quốc hay Mỹ - Australia - Nhật mà còn là lợi ích của Hàn Quốc, Ấn Độ. "Thời gian không còn nhiều nữa, đối thoại và đàm phán là các giải pháp có thể thúc đẩy hợp tác phát triển trên Biển Đông", ông Thayer khuyến cáo.

Trả lời báo chí trong giờ giải lao trước phiên bế mạc, Giảng viên Khoa Luật quốc tế Đại học Luật TP HCM, Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định: "Có nhiều cơ chế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhưng điều quan trọng nhất là các bên có thật sự muốn giải quyết xung đột hay không".

Theo ông Việt, Trung Quốc luôn tuyên bố tôn trọng hợp tác và tuân thủ các quy tắc quốc tế nhưng lại có nhiều hành động đi ngược lại với tuyên bố chẳng hạn như đơn phương cấm săn bắt cá trên Biển Đông. Đây là một trở ngại lớn trong việc duy trì sự ổn định và nền hòa bình trên vùng biển phức tạp này.

"Để giải quyết bất đồng, Trung Quốc phải làm rõ những cơ sở pháp lý một cách khoa học về yêu sách đường lưỡi bò trước cộng đồng quốc tế", ông nói.

Vũ Lê

================================

Giáo sư Su Hao đến từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc giải thích đường lưỡi bò là di sản lịch sử của Trung Quốc.

Posted Image

Theo học giả đến từ Australia, Biển Đông có tuyến đường hàng hải quốc tế vô cùng quan trọng, vì thế sự tự do hàng hải cần được bảo vệ. Đây không chỉ là lợi ích của ASEAN - Trung Quốc hay Mỹ - Australia - Nhật mà còn là lợi ích của Hàn Quốc, Ấn Độ. "Thời gian không còn nhiều nữa, đối thoại và đàm phán là các giải pháp có thể thúc đẩy hợp tác phát triển trên Biển Đông", ông Thayer khuyến cáo.

Đừng để lời tiên tri đúng à nha, nguy hiểm lắm đó. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Đừng để lời tiên tri đúng à nha, nguy hiểm lắm đó. Posted Image

Tiên tri...của Sư phụ...chỉ từ đúng trở lên thôi...

Không thể "Đừng" được...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiên tri...của Sư phụ...chỉ từ đúng trở lên thôi...

Không thể "Đừng" được...Posted Image

hồi xưa chiến tranh thế giới thứ 2 còn có 2 phe rõ rệt, phát xit ít nhất cũng 3 anh, bây giờ cán cân sao chênh lệch thế? Đúng là thập diện mai phục mà.........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiêu mới của Tung Của...làm riết rồi thấy quốc gia mà xử sự giống con nít quá.

In đường 'lưỡi bò' trên hộ chiếu Trung Quốc

Trung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.

Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc 'cách đây nửa tháng'.

Nhật báo Anh Financial Times (FT) trong khi đó cho hay Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh xác nhận: "Phía Việt Nam đã ghi nhận việc làm này và hai bên đang thảo luận nhưng chưa có kết quả [về động tác mới của Trung Quốc]".

Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.

Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?

Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.

Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila "cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines".

“Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế."

Chủ đề nóng

Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.

Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: "Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm".

"Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này."

Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu.

Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường 'lưỡi bò' còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào".

"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan."

Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.

Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp "thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề".

Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất".

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi một xã hội bế tắc ở tầm vĩ mô thì nó đẻ ra mấy thứ tủn mủn này. Cái này các cụ nhà ta nói rồi - cũng từ đúng trở lên - "Cờ bí dí tốt".Posted Image

Chiêu mới của Tung Của...làm riết rồi thấy quốc gia mà xử sự giống con nít quá.

In đường 'lưỡi bò' trên hộ chiếu Trung Quốc

Trung Quốc cho in hình đường chủ quyền chín đoạn ở Biển Đông lên hộ chiếu điện tử kiểu mới, khiến Việt Nam và Philippines phải lên tiếng phản đối.

Quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng bộ này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc 'cách đây nửa tháng'.

Nhật báo Anh Financial Times (FT) trong khi đó cho hay Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh xác nhận: "Phía Việt Nam đã ghi nhận việc làm này và hai bên đang thảo luận nhưng chưa có kết quả [về động tác mới của Trung Quốc]".

Quan ngại chính là khi công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu in hình bản đồ, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò' chiếm phần lớn Biển Đông, ra nước ngoài; nếu các nước sở tại đóng dấu xuất nhập cảnh thì có thể được xem là chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hay không.

Và trong trường hợp không chấp nhận bản đồ chủ quyền này, thì dựa trên lý do nào để từ chối xuấ̉t nhập cảnh đối với người Trung Quố́c?

Philippines, xưa nay vẫn là quốc gia lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất, cũng lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.

Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường đại sứ quán, rằng Manila "cực lực phản đối việc in hình đường chín đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines".

“Philippines không chấp nhận đường chín đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế."

Chủ đề nóng

Chủ đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã phủ bóng lên nhiều cuộc họp châu Á-Thái Bình Dương, kể cả hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ở Phnom Penh, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Các nước trong khu vực vẫn không thể đạt được một sự thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

Điều đáng nói, là đường lưỡi bò tuy được Trung Quốc mang ra sử dụng nhiều trng thời gian gần đây, nó không có tọa độ được quy định rõ ràng, và do vậy, bị cho là thiếu tính pháp lý.

Giới quan sát nhanh chóng đưa ra bình luận về động tác mà một số người gọi là 'thâm độc' này của Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, nói với tờ FT: "Đây là bước leo thang khá nghiêm trọng vì Trung Quốc đang cấp hàng triệu hộ chiếu mới, và hộ chiếu người lớn nay có thời hạn 10 năm".

"Nếu như thay đổi lập trường, thì Bắc Kinh sẽ phải thu hồi toàn bộ số hộ chiếu này."

Được biết Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu.

Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường 'lưỡi bò' còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và hai địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được liên lạc, trả lời ngắn gọn: "Bản đồ trong hộ chiếu không nhằm vào bất cứ quốc gia nào".

"Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan."

Hộ chiếu kiểu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử, bắt đầu được công an Trung Quốc cấp cho công dân khoảng 5 tháng trước đây.

Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, thì bình luận rằng tuy loại hộ chiếu mới này có thể giúp "thể hiện chủ quyền, nhưng cũng có thể làm phức tạp hóa tình hình vốn đã nhiều vấn đề".

Ông Thời cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất".

Theo BBC

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 3)

Khi cùng nhận ra “dung nhan” thật của người tình, với bản chất thật sự của nó, đằng sau lớp son phấn giả tạo bắt đầu rơi rớt, cả hai đều có những “ứng xử” đối phó.

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 2)

Cuộc chiến giành giật châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc (Kỳ 1)

Với Mỹ, đó là một chính sách gồm ba bước. Với Trung Quốc là bắt đầu xây dựng chiến lược mới. Cách chọn lựa những gì cần làm và cách dứt khoát như thế nào những gì cần loại bỏ trong các đề mục của đối sách đối ngoại ở bối cảnh mới của mối quan hệ sẽ là những yếu tố quyết định thành bại, nếu không muốn nói là mang tính sinh tử, đối với cả hai…

Bài 3: Điều chỉnh và tái cân bằng

Duy trì cân bằng

Với cái thế đang lên như rồng cuốn của Trung Quốc, cùng sự gắn kết móc xích kinh tế giữa Mỹ và nước này, Washington hiểu rằng sẽ là hạ sách nếu cố kiềm tỏa Bắc Kinh bằng chính sách cô lập triệt để như từng dùng thời Chiến tranh lạnh với Liên Xô và Đông Âu. Cho nên, phương án được chọn của Mỹ là tìm cách cân bằng. Cân bằng tốt sẽ là cách hữu hiệu để gián tiếp khống chế.

Posted Image

Ấn Độ là một chọn lựa trong thế trận khống chế Trung Quốc của Washington (ảnh: Tổng thống Bush và Thủ tướng Manmohan Singh tại New Delhi, tháng 3/2006)

Thứ nhất, đó là triển khai mạnh sự hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương. Đấu pháp này thật ra không phải bắt đầu sau khi Barack Obama ngồi ghế tổng thống (năm 2009) mà đã hình thành từ thời Bill Clinton, khi Clinton tiên liệu được sức mạnh mang tính đe dọa quyền lợi Mỹ của Trung Quốc tại đấu trường châu Á, đã quyết định duy trì một lực lượng ổn định với tối thiểu 100.000 quân tại Châu Á - Thái Bình Dương. Sang thời George W. Bush, trái với nhiều nhận định rằng, Bush đã bỏ lỏng châu Á cho Trung Quốc khi dồn lực vào cuộc chiến chống khủng bố, chính nội các Bush mới là nơi khai sinh khái niệm “tái phối trí”, khi Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld triển khai mạnh chương trình tái phối trí lực lượng quân sự Mỹ khắp toàn cầu với sự tăng cường hiện diện khá rõ nét tại châu Á. Quân đội Mỹ được phân bổ dàn rộng hơn (không tập trung ở những căn cứ truyền thống như Okinawa và Hàn Quốc), với yếu tố tác chiến cơ động được đề cao - như lời Đô đốc William J. Fallon giải thích: “Chúng tôi đưa lực lượng mình đến những nơi mà chúng tôi nghĩ có thể sử dụng mà không cần phải xin phép bất kỳ ai”.

Đến trước khi Bush rời Nhà Trắng, hải quân lẫn không quân Mỹ đều đã tăng cường những đơn vị tinh nhuệ có khả năng chiến đấu cao nhất đến Thái Bình Dương. Năm 2007, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh lạnh, hơn 1/2 tàu chiến của Mỹ đã được điều động đến Thái Bình Dương, trong đó có 6 (trong tổng số 11) hàng không mẫu hạm; gần như tất cả 18 chiếc khu trục hạm lớp Aegis (có khả năng bắn chặn tên lửa); 26 (trong tổng số 57) tàu ngầm tấn công... Cùng lúc, không quân cũng chuẩn bị triển khai các phi đội chiến đấu cơ F-22, oanh tạc cơ B-2 và máy bay do thám không người lái Global Hawk… Năm 2007, Tư lệnh trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Timothy Keating, đã nói thẳng: “Chúng tôi phải duy trì khả năng vượt trội tại bất kỳ hoàn cảnh nào và bất kỳ môi trường nào. Không có ngoại lệ”.

Thứ hai, đó là việc tăng cường liên kết đồng minh. Một lần nữa, điều này cũng được dàn dựng vào thời Clinton và tiếp tục duy trì thời Bush. Năm 1997 rồi lần nữa vào năm 2005, giới chức Mỹ - Nhật đã thảo luận sâu về vấn đề hợp tác quốc phòng cũng như tìm cách tháo gỡ rào cản pháp lý liên quan việc mở rộng quân đội Nhật (vốn bị hạn chế bởi Hiến pháp Nhật được soạn sau Thế chiến thứ hai). Để tránh bị quy kết can thiệp nội bộ Tokyo, nội các Bush đã ngầm ủng hộ nhóm chính trị gia Nhật kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. Ngoài Nhật, Washington cũng mở rộng liên kết hợp tác quân sự với Australia và một số nước trong đó có Philippines, Singapore và Thái Lan... Năm 1998, Singapore thậm chí đồng ý chi trả tổn phí xây một hải cảng đủ lớn để chứa hàng không mẫu hạm Mỹ (khánh thành năm 2001). Năm 2003, Singapore và Mỹ tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng… Với Ấn Độ, bang giao Washington - New Delhi từng có lúc căng thẳng sau khi Ấn thử nghiệm bom nguyên tử năm 1998. Đến thời Bush, quan hệ Mỹ - Ấn được tái lập. Vài tháng sau vụ khủng bố Mỹ 11/9/2001, Washington đã bày tỏ “thiện chí” cụ thể (xóa cấm vận; mở rộng hợp tác an ninh - tình báo - quốc phòng; tập trận chung; bán vũ khí…). Mỹ muốn Ấn phải mạnh. Một láng giềng sát nách Trung Quốc, với nguồn lực kinh tế lẫn quân sự đủ lớn, sẽ là một thách thức thật sự, nếu không muốn nói là một đe dọa “kỳ đà cản mũi”, đối với kế hoạch bành trướng và thống trị châu Á của Bắc Kinh.

Thứ ba, đó là sự hạn chế đà phát triển của quân đội Trung Quốc. Đây là bài toán thật sự hóc búa đối với Mỹ. Làm thế nào để tăng cường xuất khẩu Mỹ (sang Trung Quốc) mà không làm ảnh hưởng an ninh quốc gia? Mặt hàng nào nên được xếp vào nhóm “nhạy cảm”? Cho đến nay, câu hỏi này, được đặt ra từ năm 1989, tới giờ vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn hay một giải pháp thật sự khả dĩ mang lại cảm giác an toàn. Sau sự kiện Thiên An Môn, Tổng thống George H. Bush (Bush - bố) đã áp đặt lệnh cấm vận toàn diện đối với các thương vụ vũ khí sát thương dành cho Trung Quốc; đồng thời thuyết phục các nước đồng minh áp dụng tương tự. Năm 1991 và một lần nữa vào năm 1993, Bush-bố rồi Clinton đã chặn đứng việc xuất khẩu vệ tinh cho Trung Quốc. Tuy nhiên, khi miếng bánh thị trường Trung Quốc đang bị mất dần vào tay Nhật và châu Âu, giới doanh nghiệp Mỹ liên tục vận động hậu trường để được Washington cho “xả cảng”. Vậy là, trong suốt thập niên 90, dù ngày càng có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại sự bành trướng quân đội Trung Quốc, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn phải chuẩn y hàng trăm giấy phép bán những kỹ thuật kép cho Trung Quốc trong đó có bán dẫn, máy móc chính xác cao và những thiết bị kiểm định đặc biệt. Những mặt hàng này, như sau này được biết, đã chạy thẳng đến các nhà máy và phòng thí nghiệm quân sự Trung Quốc, để từ đó tạo ra những radar quân sự, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân…

Tuy vậy, về tổng thể, Clinton lẫn Bush-con đều cố kiểm soát tình hình bất kỳ khi nào có thể. Năm 2004, một cuộc tranh luận về việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Trung Quốc một lần nữa lại bùng lên tại châu Âu. Với chính giới châu Âu, lệnh cấm vận 15 năm dành cho Trung Quốc đã làm thiệt hại đáng kể ngành công nghiệp quốc phòng và không gian của họ. Đã đến lúc phải gạt bỏ tư tưởng hoài nghi dành cho Bắc Kinh - châu Âu đề nghị. Suýt chút nữa thì chiến dịch vận động xóa cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của châu Âu đã thành công, nếu nội các Tổng thống Bush-con không quyết liệt can thiệp vào giờ chót…

“Bất chiến tự nhiên thành”

Giáo sư Thời Ân Hoằng, Trưởng khoa Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc nhận định rằng, Bắc Kinh nên lợi dụng lợi điểm xu thế Trung Quốc đang lên để thiết lập một vị thế “siêu hạng” hoặc “gần siêu hạng” về chính trị, quân sự, ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế, lên ngoại vi của Trung Quốc, đặc biệt Đông Á. Tương tự, Môn Hồng Hoa, chiến lược gia thuộc Trường Đảng Trung ương, cũng nói rằng, sự thống trị khu vực của Trung Quốc không chỉ là yếu tố quan trọng sống còn mà còn là mục tiêu tối thượng cho tương lai. Hướng đi của Bắc Kinh - họ Môn phân tích - là phải đạt được ảnh hưởng toàn cầu bằng cách trở thành sức mạnh thống trị tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Từ bàn đạp châu Á, sự thống trị của Trung Quốc mới có thể dự phóng ra thế giới…

Posted Image

Đến cuối nhiệm kỳ hai của Tổng thống George W. Bush, quân đội Mỹ đã hiện diện tại châu Á với lực lượng lớn nhất từ sau Chiến tranh lạnh (ảnh: Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tại Trân Châu Cảng, Hawaii)

Nói cách khác, mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là phải trục Mỹ khỏi sân chơi Đông Nam Á, một cách gián tiếp, không đối đầu trực diện; bằng những “thủ pháp” sau:

Thứ nhất, phải tìm cách trì hoãn hoặc thậm chí loại bỏ bất kỳ phản ứng có thể nào của Mỹ, đối với chiến thuật tăng cường hiện diện thông qua hợp tác mà Mỹ đang áp dụng;

Thứ hai, Trung Quốc phải lập ra những thể chế chính trị khu vực được thiết kế sao cho Mỹ không thể tham gia;

Thứ ba, ổn định những vùng đệm an toàn tại khu vực;

Thứ tư, Trung Quốc có thể tập trung hơn vào chiến lược thống trị Biển Đông trong khuôn khổ chủ thuyết “đường lưỡi bò”. Tổng quát, điểm nổi bật trong bảng tổng phổ của khúc giao hưởng đầy giai điệu ma quái là chiến lược “bất chiến tự nhiên thành”, tức dùng những mảng miếng ngoại giao để “đánh” Mỹ, hơn là đối đầu quân sự với nước này, bởi hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rằng, sức mạnh quân sự họ đang có chỉ “vừa đủ” để dọa dẫm các nước láng giềng chứ không thể đương đầu với con diều hâu từ bên kia bờ đại dương.

Dựa theo bài bản xây dựng đồng minh của Mỹ tại châu Á, Trung Quốc cũng có những dự án xây dựng thể chế để gắn kết đồng minh riêng, trong đó có Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hay cơ chế “cộng ba” đối với khối ASEAN. Với Trung Á, Trung Quốc đã không bỏ lỡ thời cơ tìm kiếm những cơ hội nảy sinh khi khối Liên Xô tan rã. Và bằng cách tạo ra mô hình “đối tác chiến lược” với các nước láng giềng, trong khuôn khổ chính sách “biên giới mềm” - như cách nói của nhà báo Ross Munro, Trung Quốc không chỉ tăng cường ảnh hưởng mà còn hạn chế những rủi ro đe dọa trong tương lai. Để thực hiện chiến lược “biên giới mềm” nhằm tăng cường ảnh hưởng khu vực ngoại vi, theo Munro, Trung Quốc đã áp dụng nhiều thủ đoạn trong đó có hối lộ giới chức quốc gia sở tại, tuyển dụng giới doanh nghiệp và viên chức địa phương để cung cấp thông tin cho Trung Quốc (những thông tin này khi được tình báo Trung Quốc sàng lọc lại sẽ giúp Bắc Kinh có cái nhìn rõ hơn về tình hình chính trị quốc gia sở tại), áp dụng thủ thuật chèn ép tinh vi trong đàm phán biên giới để buộc các nước láng giềng yếu hơn không chỉ nhường đất mà còn phân tán lực lượng biên phòng và cuối cùng, là âm thầm tổ chức các cuộc di dân từ Trung Quốc sang quốc gia ngoại vi…

Với chiến lược thâu tóm Biển Đông, một trong những khó khăn nhất đối với Trung Quốc là chặt đứt sợi xích đồng minh lâu đời giữa Mỹ và Nhật - một siêu cường thật sự hiểu đúng theo mọi góc độ của từ này. Theo cách nói của chiến lược gia Từ Vượng Thịnh thuộc quân đội Trung Quốc (vào tháng 11/2005), Trung Quốc cần phải học được cách “xử lý riêng biệt với Mỹ và với Nhật…; phải hiểu đúng và tìm được phương án giải quyết vấn đề dựa trên những mâu thuẫn và khác biệt giữa hai nước này”. Đó là lý do tại sao, có hồi người ta thấy Trung Quốc bóng gió “khuyên” Washington rằng, Nhật ngày càng trở thành một quốc gia suy yếu về kinh tế, không đáng tin về chính trị, một kẻ luôn trong tâm thế muốn phục thù đầy nguy hiểm… Cùng lúc, Bắc Kinh cũng gieo vào giới chính trị Nhật một khả năng rằng, họ có thể bị Washington “chơi xỏ lá”, như cách họ từng “giở mặt đểu” bỏ rơi nhiều đồng minh trong lịch sử, một khi mối quan hệ với đối tác đó không còn mang tính chiến lược và không còn thỏa mãn lợi ích Mỹ…

(Xem tiếp kỳ sau)

Theo Ngọc Trí

Petrotimes

================

“Bất chiến tự nhiên thành”

Giáo sư Thời Ân Hoằng, Trưởng khoa Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Nhân Dân Trung Quốc nhận định rằng, Bắc Kinh nên lợi dụng lợi điểm xu thế Trung Quốc đang lên để thiết lập một vị thế “siêu hạng” hoặc “gần siêu hạng” về chính trị, quân sự, ngoại giao và ảnh hưởng kinh tế, lên ngoại vi của Trung Quốc, đặc biệt Đông Á. Tương tự, Môn Hồng Hoa, chiến lược gia thuộc Trường Đảng Trung ương, cũng nói rằng, sự thống trị khu vực của Trung Quốc không chỉ là yếu tố quan trọng sống còn mà còn là mục tiêu tối thượng cho tương lai. Hướng đi của Bắc Kinh - họ Môn phân tích - là phải đạt được ảnh hưởng toàn cầu bằng cách trở thành sức mạnh thống trị tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Từ bàn đạp châu Á, sự thống trị của Trung Quốc mới có thể dự phóng ra thế giới…

Híc! Đúng là một tầm nhìn cục bộ của một tay nhà giàu mới nổi! Còn mấy ngày nữa thì đến 15. tháng Giêng Việt lịch nhỉ? Đến lúc đó thì sẽ biết rất rõ tương lai gần của thế giới.

Lúc ấy, không cần phải cao thủ, chỉ cần ra hàng nước trà 5 xu ở vỉa hè Hanoi, cũng nghe được các chính trị gia cấp phường phân tích tình hình thế giới như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến đấu cơ Trung Quốc đã hạ cánh được trên tàu sân bay?

Thứ Năm, 22/11/2012 - 12:14

(Dân trí) – Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 20/11, chiến đấu cơ J-15 của nước này đã thực hiện thành công bài tập hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Posted Image

(Ảnh minh họa)

Thông tin trên vừa được tờ Want China Times của Đài Loan đăng tải dẫn nguồn tin của tờ Thời báo Hoàn Cầu. Theo đó J-15, loại chiến đấu cơ được Trung Quốc thiết kế riêng cho tàu sân bay đã thực hiện thành công một bài tập hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Hiện thông tin này chưa được Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận. Kể từ tháng 10 đến nay, các chiến đấu cơ nước này đã tiến hành bài tập tiếp đất – cất cánh nhưng chưa một lần có thông tin J-15 hạ cánh thành công trên Liêu Ninh.

Trong bài trả lời phỏng vấn với tờ South China Morning Post của Hong Kong hôm 8/11, ông Wu Xiaoguang, phó thiết kế tại Viện 701, tổng công ty công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cho biết Liêu Ninh sẽ thực hiện chuyến diễn tập trên biển lần thứ 12 từ ngày 10/11. Đợt diễn tập mới nhất này được dự kiến bao gồm cả các bài tập cất và hạ cánh của máy bay J-15.

Sau khi thông tin một đợt hạ cánh thành công được cộng động mạng Trung Quốc lan truyền, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã gửi thư tới Bộ Quốc phòng đề nghị xác nhận nhưng chưa được hồi âm. Li Jie, một chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh cho biết trong lần diễn tập trước J-15 đã đạt được một số thành công trong các bài tập cất cánh, và hạ cánh chính là trọng tâm của đợt huấn luyện lần này.

“So với cất cánh, bài tập hạ cánh phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều”, Li cho biết. “Nó đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác giữa phi công và các kỹ thuật viên trên tàu sân bay”. Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, 2 chiến đấu cơ loại 2 ghế ngồi mang mã hiệu J-15S của Trung Quốc đã có chuyến bay thử đầu tiên thành công hôm 3/11.

Thanh Tùng Theo WantChinaTimes

=====================

Hạ cánh trên tàu sân bay thì hình như cái này Liên Xô cũng làm được từ nửa thế kỷ trước rồi mà?

Share this post


Link to post
Share on other sites
Giám đốc Facebook tại Việt Nam nói gì về ý kiến 'chấm dứt Facebook'?
Thứ sáu 23/11/2012 07:23

(GDVN) - Trước ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng cho rằng “cần chấm dứt ngay hoạt động Facebook ở Việt Nam”, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước đã lên tiếng.
Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết của độc giả Phạm Quốc Dũng với nội dung "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Trong hàng nghìn comment, email gửi đến tòa soạn thì trong đó hầu hết phản bác ý kiến mà anh Phạm Quốc Dũng đưa ra.


Posted Image
Ảnh: minh họa, nguồn internet

Theo bạn có nên chấm dứt hoạt động facebook tại Việt Nam?Nên chấm dứt ngay

  • Không nên chấm dứt
  • Cần có sự kiểm soát
  • ý kiến khác

"90 % Không đồng tình đóng cửa facebook ở Việt Nam"

Nhưng trong số những ý kiến đó cũng có một số ý kiến trái chiều và thể hiện quan điểm là ủng hộ với ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng là "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng dân cư mạng và dư luận xã hội. Tiếp đó là những phản hồi xung quanh câu hỏi nên hay không việc cần đóng cửa hoạt động của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh luận xung quanh chủ đề nên đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam chính là việc thời gian qua trên nhiều tài khoản facebook cá nhân, hội nhóm có những phát ngôn đi quá xa với thuần phong mĩ tục, có những xuyên tạc về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Thậm chí là việc mượn nó làm nơi bêu xấu, xúc phạm đến các cá nhân, danh dự người khác nhằm mục đích xấu…

Những câu chuyện phía sau sự kiện Facebook đang nóng lên khi hai quan điểm đối lập nhau được hình thành. Với một số người “nghiền” Facebook thì việc đóng cưa trang mạng xã hội này là điều vô lý bởi lẽ ai nói sai, bêu xấu thì cần phải đích danh chứ không phải ai tham gia mạng xã hội Facebook cũng nhảm nhí linh tinh.

Còn với không ít người Facebook dù sao cũng chỉ là phương tiện giải trí, nếu có nguy hại với xã hội cần phải dẹp bỏ.

Xoay quanh chủ đề nóng hổi này phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn đối với ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
Trước ý kiến “cần đóng cửa hoạt động Facebook tại Việt Nam” ông Huỳnh Kim Tước cho rằng: “Sau khi thông tin đó được đưa ra đã có đến 90% người sử dụng Facebook không đồng tình, con số đó đã nói lên tất cả”.

Từ con số đó theo ông Huỳnh Kim Tước cần đưa ra câu hỏi ngược lại với người ra ý kiến “đóng cửa hoạt động Facebook” rằng tại sao lại có phát ngôn như vậy.
Posted Image
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách của Facebook tại Việt Nam (ảnh nguồn Internet)


Một ngày bạn vào facebook mấy lần?

  • thường xuyên dùng
  • không thường xuyên
  • 5 lần
  • 10 lần
  • nhiều hơn thế

"Không thể "nhặt sạn" trên facebook ở Việt Nam"

Nói đến trên mạng xã hội Facebook thời gian gần đây xuất hiện nhiều cá nhân, hội nhóm thành lập tài khoản với mục đích bêu xấu, đưa ra ý kiến bình luận nhằm mục đích bêu xấu cá nhân, tổ chức. Về vấn đề này ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, mạng xã hội Facebook cũng như xã hội thực tế thu nhỏ. Trong đó mọi người chia sẻ thông tin, đưa ra ý kiến bình luận theo quan điểm cá nhân.

“Cần đưa ra vấn đề nếu không có Facebook thì cũng sẽ một mạng xã hội khác hoặc một dạng trang thông tin khác để người ta đưa ra quan điểm ý kiến chia sẻ, vì nhu cầu trao đổi thông tin có từ khi con người xuất hiện” – ông Huỳnh Kim Minh Tước phân tích.

Về việc cá nhân, hội nhóm có những lời nói phát ngôn nhằm mục đích bôi xấu nhà mạng quản lý Facebook sẽ làm gì? Ông Huỳnh Kim Tước cho rằng, việc phát ngôn đưa ra ý kiến của cá nhân từng người thì người đó phải chịu trách nhiệm.

Trước ý kiến của nhiều độc giả cho rằng nhà mạng Facebook cần “nhặt” sạn với những bình luận không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, ông Huỳnh Kim Tước cho biết việc đó là không thể bởi Facebook là trang mạng xã hội đa phương tiện thông tin, số lượng truy cập tham gia tới hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới không thể có chương trình nào sàng lọc phù hợp để “nhặt” sạn cho ngôn ngữ từng quốc gia được.

Về việc thông tin những người có phát biểu không đúng với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, nếu cơ quan điều tra muốn có thể xem toàn bộ thông tin công khai ngay chính trên giao diện của cá nhân, hội nhóm này.

Cũng xung quanh chủ đề Facebook tại Việt Nam thời gian qua, ông Huỳnh Kim Tước cho rằng mạng xã hội Facebook đang chứng tỏ ưu điểm về trao đổi thông tin và độ tương tác. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng Facebook làm nơi tiếp thị maketing sản phẩm. Những trang Fanpage trên Facebook có số lượng khách hàng gấp 81 lần so với một thương hiệu...



Huỳnh Kim Tước - “ông cố vấn” của Google

“Kinh nghiệm của tôi là đừng nghĩ mình có kinh nghiệm” - Huỳnh Kim Tước, chàng trai cố vấn của Google tại VN, đã nói như vậy khi được hỏi về việc có kinh nghiệm gì để chinh phục các nhà tuyển dụng hàng đầu của Google.

Con đường dài


12 tuổi, Huỳnh Kim Tước theo gia đình sang Mỹ sống và bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Lý giải về quyết định chọn ngành tâm lý học khi bước vào giảng đường của Trường ĐH Texas tại San Antonio (Mỹ), anh nói xem phim thấy các nhân vật là nhà tâm lý khá hay và có vẻ gì đó thú vị nên quyết định chọn ngành này. Tuy nhiên, thực tế khô khan của ngành học đã làm Huỳnh Kim Tước chán nản.

Và sau bốn năm học, Huỳnh Kim Tước phải đứng trước sự lựa chọn: học thêm bốn năm nữa nếu vẫn còn ý định trở thành nhà tư vấn tâm lý hoặc sẽ đi một con đường khác. Huỳnh Kim Tước chọn con đường thứ hai để đi.

Huỳnh Kim Tước đăng ký học cao học ngành quản trị công quyền. Trong thời gian đó, một chương trình giúp phát triển kinh tế cho những khu vực khó khăn của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đang tuyển điều phối viên. Chỉ những ứng cử viên nặng ký mới có khả năng được nhận nhưng may mắn lại mỉm cười với Huỳnh Kim Tước. Cộng đồng người da đen và Mexico nơi Huỳnh Kim Tước sẽ phải làm việc mâu thuẫn khá lớn nên không dễ chấp nhận một người da đen hay da trắng làm cầu nối giữa họ. Và Huỳnh Kim Tước - một chàng trai da vàng đến từ châu Á - trở thành người được chọn với trách nhiệm nặng nề xen lẫn nhiều thách thức.

Bạn bè và gia đình ra sức khuyên ngăn vì quá nguy hiểm khi phải sống ở những nơi được cho là các khu ổ chuột, mỗi lần đi đến các khu dân cư phải có trên dưới 15 cảnh sát đi theo để bảo vệ. “Tôi đặc biệt ấn tượng với câu nói của một người nhập cư khi biết tôi là người châu Á: hãy về nơi anh thuộc về nó. Và tôi nghĩ: tại sao lại không nhỉ”. Không đợi quá lâu, anh tìm về nước một mình mặc dù được rất nhiều người khuyên đừng về vì sẽ không có tương lai.

Đường đến Google

Huỳnh Kim Tước cho biết tại căngtin của Google dành hẳn một quầy riêng để bán các món ăn VN. Giải thích về việc này Huỳnh Kim Tước cho biết trong một lần được thưởng thức món ăn VN do người mẹ nấu, Larry Page tỏ ra rất thích thú, đặc biệt là hai món sườn nướng và canh chua.

Posted Image Năm 1996, Huỳnh Kim Tước trở lại VN sau gần 15 năm sang Mỹ. Và kỳ diệu thay, căn bệnh cảm cúm hành hạ ông nhiều năm liền ở Mỹ đã không còn khi về đến VN. “Đây đúng là quê hương của tôi rồi” - Huỳnh Kim Tước nói đầy tự hào và sung sướng.

Trong thời gian ở VN, Huỳnh Kim Tước sử dụng các dịch vụ của Google và gửi về đại bản doanh ở Mỹ những ý kiến đóng góp để các sản phẩm hoàn thiện hơn. Và chính trong thời gian đó ông đọc được thông tin Google cần tuyển một người làm cố vấn tại VN để giúp định hướng các sản phẩm bằng tiếng Việt.

Sau khi hồ sơ được chấp nhận, anh phải trải qua năm cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ trụ sở của Google và yêu cầu làm một bản phân tích thị trường tại VN. Và trong một năm đó, ông phải trả lời chất vấn của hàng loạt bộ phận như kỹ thuật, kinh doanh, pháp lý, PA... Đúng một năm sau, anh được mời sang trụ sở của Google tại Mỹ để trải qua vòng phỏng vấn cuối cùng và cũng để nhận câu trả lời.

Sau đó Huỳnh Kim Tước về giữ chức vụ Growth Manager nhưng dựa trên thông tin Facebook chỉ tuyển dụng duy nhất vị trí trên tại Việt Nam, đồng thời với quá trình công tác tại Google trước đó thì có thể khẳng định ông Tước chính là quản lí cấp cao của mạng xã hội sở hữu 600 triệu thành viên này. (Nguồn - Tuổi trẻ)
Còn nữa...

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này...


Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
===================

Fây si búc, hay phúc si ba gì thì nó cũng chỉ là một phương tiện, hình thành trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại và phục vụ như cầu của con người trong giai đoạn lịch sử của nó. Nó cũng như cái tăm xỉa răng của dân ta khi chưa có bàn chải đánh răng của văn minh Thái Tây nhập lậu vào xứ An Nam cả. Nó cũng như cái cày 51 cải tiến, hay sang hơn: như máy tính bảng, điện thoại Ai phôn tôi nghe vậy.
Vậy cấm lá cấm cái gì? Cái phương tiện này nó chỉ chuyển tải nội dung không lành mạnh à?
Nếu thế thì thiếu cha gì những phương tiện như: Bờ lốc; internet....vv....Không lẽ cấm tuốt? Ấy chết! Cả điện thoại di động nữa. Mà cái điện thoại di động nó còn kinh nữa: Tụi khủng bố còn dùng làm phương tiện kích nổ mìn. Eo ơi. Cứ gọi là cấm tuốt! Tất nhiên là bạn thấy có gì đó không ổn trong lập luận này. Nền văn minh thế giới đã phát triển đến giai đoạn toàn cầu hóa. Đến Maphia cũng còn phải hợp tác quốc tế mới mần ăn được. Bởi vậy sự phát triển của những phương tiện có tính toàn cầu hóa , chính là nền tng để hình thành nên những gía trvăn minh nhân loại trong tương lai. Cấm sử dụng phương tiện không khác gì cản trở sự tiến hóa và tự tiêu diệt. Cá nhân, hoặc một nhóm người, một cộng đồng nhỏ có thể không cần đến cái gì cả, Thậm chí họ không cần đến cđiện. Như một bộ phận người có tín ngưỡng ở Hoa Kỳ vẫn dùng nến và xe ngựa. Nhất định không dùng xe hơi và ánh sáng điện. Nhưng sự tiến hóa chung thì nó vẫn phải cần đến những phương tiện phù hợp. Facebuc và tất cả những mạng xã hội khác, chính là phương tiện cần cho con người hiện đại, trong giai đoạn lịch sử của nó, trong mối quan hệ xã hội hiện đại. Vấn đề ở đây không phải là cấm một cách ngớ ngẩn. Mà là cần một hình thái ý thức xã hội mới thích hợp với mối quan hệ xã hội nảy sinh trên facebuc.
Để tạo dựng một hình thái ý thức xã hội cho một, hay nhiều mối quan hệ xã hội thì không phải độc quyền của ai cả. Nhưng để có một hình thái ý thức chuẩn mực làm nền tảng cho sự phát triển tiếp theo thì không phải ai cũng có thể làm được.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng cấp rởm cũng là phiếu 'bé ngoan'... ra tiền

Tác giả: Hà Văn Thịnh

Bài đã được xuất bản.: 22/11/2012 05:00 GMT+7

Nếu chúng ta chỉ trang bị cho tuổi trẻ thứ kiến thức nửa vời, sự rập khuôn cũ kỹ hết thời và sự nhút nhát ám ảnh suốt đời, làm sao các thế hệ tương lai có thể đi xa?

Đăm đắm nghề dạy học suốt mấy chục năm trời, sắp đến lúc phải giã từ nó để "nghe chân ngựa về, chốn xa", tôi mới chợt nghiệm ra rằng có biết bao câu hỏi từ thuở "đã mang lấy nghiệp vào thân", dẫu có trăn trở đến bao nhiêu cũng không dễ trả lời...

Tại sao GD luôn bị trách "oan"?

Dĩ nhiên, khi có hàng vạn người ta thán về sự xuống cấp của GD thì chắc chắn, "nó" không thể bị oan. Có rất nhiều vấn đề được đem ra mổ xẻ: Từ triết lý GD, cách dạy, sách giáo khoa, đội ngũ thầy, cô giáo, cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ, đặc trưng "ăn xổi" của nền kinh tế chụp giựt, sự hụt hẫng và mất thăng bằng - mất căn bản văn hóa do chiến tranh...

Tất thảy, đều được đem ra mổ xẻ thật kỹ càng. Thế nhưng, chúng ta đã bao giờ bình tâm ngồi lại cùng nhau một chút để tìm cho ra cái căn nguyên nào là quyết định nhất? Cuộc đời vận hành phức tạp lắm nhưng cái có thể coi là "nguồn cội" của mọi vấn đề, có khi lại đơn giản vô cùng: Liệu có phải chúng ta đã sai ngay từ khi trẻ nhỏ mới bắt đầu líu ríu đến trường?

Khi thầy cô giáo, cha mẹ, xã hội đã dạy cho đứa trẻ tính cách hơn thua đầy ích kỷ bằng dối trá! Phiếu BÉ NGOAN liệu có phải là minh chứng rõ nhất của sự khởi đầu không? Ngoan hay không ngoan, tất cả các bé, sau một tuần chơi- học, học- chơi đều có phiếu "ngoan" để rồi sau đó đem dán chi chít lên mặt tủ, lên cửa như một niềm tự hào trẻ thơ.

Cái cách làm mà ta nghĩ là làm vui - ngoan tâm hồn trẻ nhỏ ấy thật ra đã mặc nhiên ngầm định rằng, không ngoan hay ngoan chẳng có gì quan trọng, bạn nào cũng có, hoặc phải có. Vậy là, cái phiếu be bé ấy vô tình đã ám ảnh tâm lý trẻ, dù không ngoan các em cũng phải có nó để "báo tin vui" cho ông bà, cha mẹ.

Rất nhiều câu hỏi có thể nghĩ ra từ cái phiếu bé ngoan. Nếu không hiểu câu chuyện rất nhỏ nhưng có ý nghĩa "đá tảng" này thì không thể giải thích vì sao quan chức lại chiếm đến 59/60 người đề nghị xét công nhận chiến sĩ thi đua toàn quốc. Tại sao con người cứ phải đuổi theo phiếu "bé ngoan" như một thứ bùa mê?

Chẳng phải "bằng cấp dởm" là loại phiếu "bé ngoan" ra tiền, ra bạc, ra chức, ra quyền sao? Dạy cho trẻ nhỏ chạy theo hư danh, tham lam, dối trá ngay từ đầu, và suốt nhiều năm sau này liệu có phải là cái căn nguyên làm đảo lộn mọi giá trị...

Posted Image

Chẳng phải "bằng cấp dởm" là loại phiếu "bé ngoan" ra tiền, ra bạc, ra chức, ra quyền sao?

Sao cứ bắt các em khiêm tốn mãi?

Bác Hồ dạy trẻ phải khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Lời dạy đó đúng muôn đời nhưng không hiểu đúng, trở thành lạm dụng nó thì lại kéo theo hệ lụy. Ta đã từng nghe không biết bao nhiêu thầy cô giáo khi nói về học sinh ngỗ ngược đều đệm thêm cái kết nặng như chì: "Trứng khôn hơn rận", "chưa đỗ ông nghè..."...

Nền GD coi trọng thái quá sự khiêm tốn (đồng nghĩa với cách huấn luyện bắt trẻ nhỏ phải "cúi đầu tuyệt đối") là kìm hãm sự sáng tạo, khuyến khích học sinh đi theo lối mòn, chấp nhận "lời trên" (cha mẹ thầy cô) như là chân lý vĩnh cửu. Tại sao phương Tây phát minh và sáng tạo nhiều, khiến xã hội tăng trưởng cùng phát triển, nếu không phải từ sự tự do sáng tạo, và dám phản biện?

Ở đó, mọi điều cũng giản dị: Người ta dạy cho trẻ phải phân biệt được đúng, sai. Dạy cho trẻ biết nghi ngờ trước khi biết chấp nhận (tất nhiên, chỉ thật sự phù hợp với học sinh THPT và sinh viên). Người ta dạy rằng nếu các em không hơn thầy, cô khi thầy cô bằng tuổi này thì đó là sự tàn lụi của văn hóa.

Nghề dạy học đắng cay, vất vả và nhiều trăn trở lắm. Thế nhưng, hàng triệu nhà giáo vẫn ngày đêm quyết "sinh nghề, tử nghiệp" là điều nhắc nhở với Nhà nước, và xã hội sự cần thiết phải đổi thay có chất lượng lĩnh vực này.

Rằng nếu không phản biện lại các giá trị cũ mòn thì sẽ không có thay đổi, phải biết cách chấp nhận, tự hào trò có thể giỏi hơn thầy... Nếu không truyền lại cho thế hệ mai sau lòng tự tin, quyết đoán, dám đương đầu với thách thức thì GD để làm gì? Thiếu những đức tính ấy, con người chỉ có thể tồn tại bằng ô dù, luồn lọt, dối gian...

Tổng thống Mỹ những năm 1901-1909, Theodore Roosevelt có nói rằng ông thích một câu ngạn ngữ của vùng Tây Phi: Hãy nói một cách mềm mỏng nhưng phải cầm cây gậy thật lớn, bạn sẽ đi xa (Speak softly and carry a big stick, you will go far). "Cậy gậy lớn" đó là kiến thức và sự tự tin để theo đuổi, thực hành kiến thức đóng góp cho đời.

Nếu chúng ta chỉ trang bị cho tuổi trẻ thứ kiến thức nửa vời, sự rập khuôn cũ kỹ hết thời và sự nhút nhát ám ảnh suốt đời, làm sao các thế hệ tương lai có thể đi xa?

Những lỗ hổng nghiêm trọng

Dù có biện minh cách nào đi nữa thì hàng ngàn lớp học ĐH từ xa, tại chức để "cử nhân hóa" cho hàng vạn giáo viên, nói lên rằng cái lỗ hổng về kiến thức của đội ngũ này vô cùng nghiêm trọng.

Đành rằng đó là cái "lỗi" có từ thời sau chiến tranh, bao cấp, xã hội phải cưu mang nó, nhưng tại sao ngân sách GD không bỏ ra một khoản tiền để tuyển hàng vạn cựu sinh viên sư phạm khá giỏi để gối đầu, để thay dần (thay bằng cách giảm dần số tiết dạy) đội ngũ đó?

Dĩ nhiên, không ai cho phép đảo lộn cuộc sống của hàng vạn con người đã đóng góp cho ngành GD nhiều năm nhưng phải chấp nhận cho những người yếu và thiếu về trình độ dạy ít đi, để dành thời gian không lên lớp học thêm, đọc thêm...

Về lương bổng, nhất thiết phải cải tiến: Chẳng có học sinh nào tôn trọng cô giáo nếu hàng ngày cô phải chạy chợ bỏ mối hàng cho mẹ của chúng. Chẳng có người thầy nào không băn khoăn khi lương của một trung úy mới ra trường vài năm bằng lương của thầy giáo đã dạy học 30 năm...

Dù muốn hay không, Bộ GD và ĐT phải có biện pháp cần thiết để thanh lọc lại, "chỉnh đốn" lại đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ nhiều và kém chất lượng như hàng... second hand hiện nay. Nói ra điều đó thật đau lòng nhưng là một thực tế.

Thử kiểm tra bất kỳ chương trình đào tạo Th.s nào, sẽ thấy ít nhất, 50 % chuyên đề cao học chỉ là xào xáo lại, thêm son, thêm phấn cho chương trình ĐH mà thôi. Mấy năm trước, một vị Thứ trưởng Bộ này nói rằng có 30% TS không thực chất. Nhưng một khi cái không thực chất ấy vẫn cứ tiếp diễn thì làm sao bắt sinh viên phải học thật, thi thật...

Vận mệnh của dân tộc không cho phép tồn tại mãi hoài sự rút kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc, ngành GD rõ ràng cần phải hành động quyết liệt.

Nghề dạy học đắng cay, vất vả và nhiều trăn trở lắm. Thế nhưng, hàng triệu nhà giáo vẫn ngày đêm quyết "sinh nghề, tử nghiệp" là điều nhắc nhở với Nhà nước, và xã hội sự cần thiết phải đổi thay có chất lượng lĩnh vực này.

Ai đó nói rằng nếu lương thấp quá, hàng vạn giáo viên sẽ bỏ nghề. Sẽ không bi kịch đến mức ấy đâu, bởi lương tâm của người thầy không thể chỉ lượng hóa bằng các con số nhảy múa trên bàn ăn, trên cái giỏ đi chợ. Nhưng nếu người thầy đem theo cả cái giỏ đi chợ đầy muộn phiền vào lớp học thì bài giảng làm sao có chất lượng đây?

=========================

Ai đó nói rằng nếu lương thấp quá, hàng vạn giáo viên sẽ bỏ nghề. Sẽ không bi kịch đến mức ấy đâu, bởi lương tâm của người thầy không thể chỉ lượng hóa bằng các con số nhảy múa trên bàn ăn, trên cái giỏ đi chợ.

Đây là một nhận xét chính xác và nhân bản.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ
Thứ sáu, 23/11/2012, 12:08 GMT+7

Chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái bình dương. Chính sách này kể từ khi được công bố cách đây một năm đã tác động đến bàn cờ khu vực này như thế nào?

Theo đánh giá của hãng AP, Trung Quốc cho rằng chiến lược "chuyển trọng tâm" của Mỹ là nhằm kiềm chế Bắc Kinh, nhưng sự lớn mạnh của nền kinh tế số hai thế giới là không thể ngăn chặn được. Nhật Bản thì dường như phiền lòng với lập trường không rõ rệt của Mỹ khi người đồng minh Tokyo bị cuốn vào khủng hoảng tranh chấp. Các nước Đông Nam Á, qua những diễn biến nóng bỏng suốt một năm qua, có cơ hội hiểu ra những gì có thể - và cả không thể - trông đợi vào Mỹ.


Trung Quốc: Sao có thể kiềm chế được con Rồng?
Đối với Bắc Kinh, chính sách chuyển trọng tâm của Obama là tàn dư của ý tưởng Chiến tranh lạnh đã lỗi thời. Bắc Kinh tin rằng, do lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc Washington đang cố tìm cách đổ thêm dầu vào các cuộc căng thẳng ở khu vực để cô lập họ và khích lệ các nước mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ. Hầu như là tất cả các nước láng giềng có cùng biên giới đều có tranh chấp với Trung Quốc.

“Sử dụng sự trỗi dậy của Trung Quốc và thuyết ‘mối đe dọa Trung Quốc’, Mỹ muốn làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng châu Á-Thái Bình Dương cần đến sự hiện diện và bảo vệ của Washington. Mỹ muốn tập hợp họ để kiến tạo ra một thế ‘tái cân bằng chiến lược’ chống lại Trung Quốc ở khu vực” , ông Wang Yusheng, một học giả về an ninh Trung Quốc, viết trên tờ China Daily.

Bắc Kinh khẳng định một chiến lược như vậy chắc chắn sẽ thất bại.

Trung Quốc cho rằng sự trỗi dậy của mình là đương nhiên và không thể ngăn chặn. Họ cũng tin rằng các nước láng giềng sẽ ngả theo việc xây dựng quan hệ tốt hơn với Trung Quốc trong khi từng bước loại dần ảnh hưởng của Mỹ. Bắc Kinh cũng coi sự thống trị về kinh tế của mình là một ưu thế rõ ràng.

Khi Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên và những máy bay chiến đấu tàng hình, thử khả năng không gian mạng và những loại tên lửa tiên tiến, nóc này đang ngày càng giành được vị thế mạnh hơn để ngăn Mỹ không tiếp cận vùng tiếp giáp lãnh thổ của mình cũng như một số tuyến đường biển quan trọng trên Thái Bình Dương. Tình hình này có thể trở nên phức tạp nếu chính sách của Obama phải chuyển đổi từ thúc giục sang thúc ép.

Đọc thêm: Ngoại giao của Trung Quốc thời Tập Cận Bình

Nhật Bản: Đã cảm thấy sức nóng

Posted Image
Tàu tuần duyên Đài Loan và Nhật Bản trong màn đấu vòi rồng ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 24/9. Ảnh: Huanqiu

Chắc chắn là Nhật Bản là đối tác an ninh trung thành nhất của Washington ở Thái Bình Dương. Và Nhật Bản cũng là nước đã chịu tác động nhiều nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mấy tháng nay Nhật Bản và Trung Quốc đã dính vào vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng về một nhóm đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Sự hiện diện gần như liên tục của các tàu Trung Quốc xung quanh các đảo này đã làm cho lực lương Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bị căng mỏng hết cỡ. Không lực Nhật Bản nói rằng Trung Quốc đã tăng đáng kể các phi vụ bay tuần tra trong khu vực.

Lo sợ bị cuốn vào tổ ong của chủ nghĩa dân tộc, sự thù địch trong lịch sử và trò chơi chính trị dân túy, đều là những nhân tố đang tiếp lửa cho các căng thảng, Mỹ đã thận trọng không đứng về một bên nào. Thay vào đó Mỹ đã kêu gọi hai nước tự giải quyết vấn đề của mình, thông qua con đường ngoại giao.

Lập trường đó đã làm cho nhiều người Nhật tức giận. Hiện có 52.000 lính Mỹ đang đóng trên đất Nhật theo cam kết được hiệp ước hai nước ký năm 1960, quy định Mỹ có trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Washington luôn khẳng định rằng hiệp ước đó bao gồm cả các đảo đang nằm trong trung tâm của những căng thẳng hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Kazuhiko Togo, một nhà ngoại giao cao cấp và hiện làm Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế tại Đại học Sangyo ở Kyoto nói: “Thật là lạ lùng. Tôi tin rằng Mỹ là đồng minh của chúng tôi, nhưng chúng tôi lại cần phải giải quyết vấn đề ‘trung lập’ của Mỹ”.


ASEAN: Sôi lên vì Biển Đông
Đầu năm nay Washington cũng đưa ra lập trường có tính không can dự tương tự đối với cuộc tranh chấp giữa một bên là Trung Quốc với các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam về các đảo trên Biển Đông, khu vực được cho là có chứa nhiều khí và dầu hỏa và án ngữ các tuyến đường biển quan trọng.

Philippines, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở đó, cuối cùng đã phải rút các tầu của mình khỏi bãi cạn tranh chấp Scarborough, nhưng các tfu chiến của Trung Quốc vẫn còn đóng cho đến bây giờ.

Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị tại Manila cho rằng các cuộc tranh chấp làm cho các nước đồng minh của Mỹ hiểu rõ hơn về các điểm yếu của mình, cũng như hiểu họ có thể trông đợi được gì, và không được gì, từ phía Mỹ.

Casiple nói: “Mỹ đang có một sự lựa chọn khó khăn. Mỹ phải trấn an các nước đồng minh của mình rằng cuối cùng thì Mỹ vẫn ở phía họ”. Ông nói thêm rằng Mỹ đã nói rõ rằng nước này hiển nhiên không mong muốn một cuộc đối đầu lớn trong đó họ bị buộc phải “hoặc là can thiệp hoặc mất ảnh hưởng.”

Thế nhưng cũng có một điều gây chú ý về ý định của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta khi thăm Việt Nam mùa hè này đã nói rằng Mỹ muốn được tiếp cận các cảng biển như là Cam Ranh, nơi quân đội Mỹ từng sử dụng thời chiến. Hà Nội chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.

Đọc thêm: Vì sao ASEAN thích Obama

Posted Image
Chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS George Washington trong một chuyến bay thông thường ngày 17/10 trên Thái Bình Dương. Ảnh: Facebook USS George Washington.

Đài Loan: Cảm giác bị bỏ rơi
Khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên và có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Mỹ, Washington ngày càng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan trong việc coi Đài Loan (hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ phải thống nhất) là một đối tác an ninh đầy đủ. Điều này là sự thay đổi lớn so với thời kỳ những năm 1950 và 1960, khi hai bên còn có một hiệp ước phòng thủ chính thức, và Mỹ đóng hàng ngàn lính trong một căn cứ lớn, nơi được coi là tiền tiêu để ngăn chặn Trung Quốc.

Ngày nay, sự hợp tác giữa hai bên bị hạn chế vào một số lĩnh vực như chia sẻ tin tình báo, huấn luyện nhân lực cho không lực của Đài Loan, đôi khi có tham khảo an ninh và bán hạn chế vũ khí. Tuy nhiên các vũ khí hiện đại hơn như máy bay chiến đấu F-16 và các tầu ngầm chạy dầu diesel mà giới quân sự Đài Loan đang thực sự cần thì Mỹ không bán.


Bán đảo Triều Tiên: Lá chắn thép phía trên Seoul?
Triều Tiên có một nhà lãnh đạo mới mà thế giới bên ngoài hầu như không biết gì nhiều, một chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo thường được đưa ra để làm căng thẳng khu vực và một thái độ ngang tàng đối với Mỹ.

Nhưng Obama có một người bạn ở Seoul.

Trong những năm của thập kỷ 1950, Mỹ đã dấn thân vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, và đã từng nghĩ đến việc sử dụng bom hạt nhân trước khi chiến tranh kết thúc. Hiện nay Mỹ có khoảng 28.500 quân đóng ở Hàn Quốc và 70% vũ khí của nước này được nhập từ Mỹ. Một hợp đồng cực lớn đang chờ một công ty Mỹ ký ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Obama, trong đó Hàn Quốc sẽ công bố bên thắng thầu một dự án trị giá 7,6 tỷ USD cung cấp 60 máy bay chiến đấu tiên tiến cho nước này.

Thương vụ này sẽ là vụ mua sắm vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Bên cung cấp dự kiến sẽ là công ty Lockheed Martin với các phiên bản máy bay tiêm kích đa năng F-35. Các hãng Boeing và công ty máy bay khổng lồ châu Âu, EADS cũng sẽ tham gia đấu thầu.


Austraila: Sống chung với lính thủy đánh bộ Mỹ
Australia là nước đầu tiên đón nhận các đợt sóng của chính sách chuyển trọng tâm khi, năm ngoái Mỹ tuyên bố sẽ luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố phía bắc nước này là Darwin. Giờ đây Mỹ đang cố gắng tiếp cận với một căn cứ hải quân của Australia ở phía nam của thành phố phía tây Australia là Perth, và mở rộng tầm ném bom đến phía bắc thành phố Outback.

Một số chuyên gia an ninh và quốc phòng sợ rằng mối quan hệ này đang đi quá nhanh.

Một mặt, trong nội bộ Australia đang có một sự ủng hộ rộng rãi cho mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, do đó sự có mặt của lính thủy đánh bộ là một bước đi tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các mối lo ngại rằng Washington sẽ đòi hỏi nhiều hơn thế, điều mà Australia có thể chưa sẵn sàng. Trên hết, Trung Quốc là khách hàng trung tâm của nền kinh tế Australia, mua hầu như toàn bộ các nguồn khoáng sản và than đá của nước này.

Hugh White, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia (ANU) nói rằng: “Điều làm chúng tôi lo ngại là hầu như có thể khẳng định được là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng coi nhau như đối thủ chiến lược.”

“Chúng tôi lo ngại về ý tưởng cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối địch. Mỹ muốn tiếp tục là một cường quốc thống trị ở châu Á, còn Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị ở châu Á”, ông nói.

“Còn điều chúng ta, cũng như những người khác, muốn: là không một nước nào trong hai nước đó trở thành cường quốc thống trị ở châu Á.”

Phạm Ngọc Uyển

====================

“Chúng tôi lo ngại về ý tưởng cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối địch. Mỹ muốn tiếp tục là một cường quốc thống trị ở châu Á, còn Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị ở châu Á”, ông nói.

Thế giới này sẽ phải hội nhập toàn cầu thôi. Cái model của tạo hóa nó vậy rồi. Vấn đề là con người trên trái Đất này có tìm được một giải pháp hợp lý để phát triển theo quy luật của Tạo hóa hay không? Đương nhiên khi hội nhập thì nó cần phải có một "lý thuyết thống nhất" - Đó là nguyên nhân để nhà tiên tri Vanga xác định rằng:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".



Nhưng sự hội nhập này là một quá trình. Đó là nguyên nhân để bà Vanga xác định rằng:

"Nhưng còn lâu lắm"

, khi bà trả lời câu hỏi về thời gian xảy ra sự kiện.
Nhưng, sự hội nhập này còn tùy thuộc vào phương thừc hội nhập, mà con người - nếu đủ khả năng - có thể quyết đinh phương thức đó như thế nào? Còn nếu không thì đó chính là một cuộc chiến lớn giành ngôi bá chủ. Đó là lý do mà bà Vanga xác định rằng

"Chỉ đến khi mà dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".



Thiên Sứ tôi một lần nữa lưu ý quí vị rằng: Cuộc chiến thế giới thứ II tuy tàn khốc, nhưng chưa một dân tộc nào bị tiêu diệt.

Thiên Sứ tôi cũng nh[size="3"]ắc l[size="3"]ại r[size="3"]ằng: Vi[size="3"]ệt s[size="3"]ử 5000 năm văn hiến chính là cứu
[/size][/size][/size][/size]
[/size][size="3"]cánh cho cuộc chiến tàn khốc có thể xảy ra theo lời tiên tri của bà Vanga.

[size="3"]Nh[size="3"]ưng ti[size="3"]ếc thay! Qu[size="3"]ỹ[/size] th[size="3"]ời gian ng[size="3"]ày c[size="3"]àng [size="3"]ít [size="3"]đi .....[size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"].[/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]
[/size]
[size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"][size="3"] [/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size][/size]
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đã trả học phí cần gì phải biết ơn thầy”: Đau!

22/11/2012 14:10:37

(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, GS.TS. Phạm Tất Dong cho biết người làm nghề giáo rất đau lòng và cảm thấy bị xúc phạm khi đọc được thông tin một diễn đàn của giới trẻ thực hiện trắc nghiệm cho ra kết quả 40% đồng tình với quan điểm “thầy cô giáo phải biết ơn học sinh vì không có học sinh thầy cô giáo không có tiền”.

Đáng chú ý là trắc nghiệm đó lại diễn ra đúng vào ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11. GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật vì dù né tránh thế nào, dù kết quả trắc nghiệm trên mạng xã hội không đủ độ tin cậy thì 40% vẫn cứ cho thấy có một bộ phận không nhỏ suy nghĩ rằng đã trả tiền học phí là sòng phẳng, cần gì phải nghĩ đến chuyện ơn nghĩa thầy cô. Posted Image

Ảnh chụp kết quả test đang lan truyền trên mạng

Có thầy giáo “móc” tiền học sinh

“Suy nghĩ đó của học sinh khiến các thầy cô giáo bị xúc phạm nhưng quả thật có nhiều thầy giáo đã “móc” tiền của học sinh”. Điển hình nhất là trong chuyện dạy thêm. Đáng lẽ phải tránh cho học sinh nghĩ rằng buộc phải đóng tiền bồi dưỡng thầy thì hiện nay các thầy cô cứ đến ngày thu tiền là nhắc các em, thậm chí có thầy cô còn đọc tên những em chưa đóng tiền. Đến như thế thì coi như danh dự đã hết”.

Posted Image

GS.TS. Phạm Tất Dong: "Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy"

"Sự sòng phẳng của học sinh, đánh đồng giáo dục như chuyện mua bán khiến những người làm nghề giáo có tâm, tận tụy thấy rất đau". “Có thể ví đây là căn bệnh ung thư trong ngành giáo dục. Nếu ngành giáo dục không nhìn thẳng, không thay đổi thì nó sẽ ngày càng di căn nặng hơn. Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng nên suy nghĩ sâu về vấn đề này chứ không thể coi đây là vấn đề nhỏ được”, GS.TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh”. Cắt nghĩa chuyện học sinh “sòng phẳng” với thầy cô, GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng một phần do hệ thống giáo dục của Việt Nam. “Chúng ta xác định phổ cập cấp học phổ thông nhưng lại không miễn phí thì việc cưỡng bức toàn dân đi học là chưa hợp lý. Ngay trong lý luận của Mác - Anghen cũng đã cho thấy điều này”. “Chúng ta lấy lí do là nghèo, khó khăn nên phổ cập mà vẫn tiến hành thu học phí. Rồi lại cho phép mở trường tư nhưng quản lý thì lỏng lẻo. Kết quả là rất nhiều trường tư chạy theo lợi nhuận kinh tế chứ không phải vì lợi ích giáo dục con người. Thực trạng trường tư hiện nay, gần như là tuột khỏi tay nhà nước. Rất nhiều học sinh đến học với lí do không học được ở đâu nữa thì vào trường tư. Trên thế giới học có trường tư nhưng họ khác với ta nhiều. Họ chi phối, quản lý chặt chứ không phải chỉ quản theo dạng “cho phép” như chúng ta hiện nay”. Đừng để thầy cô nhếch nhác Theo GS.TS. Phạm Tất Dong, hình ảnh thầy cô hiện nay trong mắt học sinh nhiều khi cũng nhếch nhác và thực sự cần nhanh chóng thay đổi điều này. “Tôi về các trường học ở nông thôn, gặp những cô giáo ăn mặc chẳng khác gì người nông dân một sương hai nắng. Vậy thì họ làm thế nào để truyền bá kiến thức nhằm hiện đại hóa, công nghiệp hóa? Tôi lên miền núi, các thầy cô miền xuôi lên tăng cường cũng không có nổi lấy một bộ comple, áo dài. Nhà nước cấp cho họ những căn phòng để ở nhếch nhác đến mức học sinh cũng kinh. Vậy thì hình ảnh người thầy, người cô ấy trong mắt học sinh sẽ ra sao?” “Có hai vấn đề nhà nước cần tính toán lại đó là lương giáo viên và kiến thức giáo viên. Lương thì chúng ta đã nói quá nhiều rồi, tôi chỉ muốn nói thêm là nhà nước nên cung cấp complet, áo dài định kỳ cho thầy cô giáo. Đó cũng là cách để thay đổi hình ảnh. Về kiến thức và năng lực giảng dạy của thầy cô giáo, chúng ta đề cập đến nó quá ít. Học sinh có tôn trọng thầy cô giáo hay không trước hết là tri thức, năng lực giảng dạy của họ. Nhiều thầy cô tâm sự với tôi là buồn vì không biết sử dụng máy tính trong khi học sinh lại rất giỏi. Có những thầy cô kiến thức đã quá cũ, không được cập nhật cho nên giảng dạy trong trường học không còn đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy. Chúng ta cứ xem các chương trình như: Đường lên đinh Olympia, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5… sẽ thấy học sinh bây giờ thông minh và hiểu biết như thế nào. Như vậy, nếu thầy cô giáo vẫn giảng những tri thức bất biến suốt vài chục năm thì làm sao có thể khiến học sinh nể phục? Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh còn tuyên bố dựa vào Internet là họ có thể tự dạy con mà không cần phải đưa chúng đến trường. Tất nhiên đó là những tuyên bố sai lầm và lệch lạc nhưng đó cũng là hệ quả của nền giáo dục chậm thay đổi, cập nhật”. “Chúng ta không thể đổ lỗi cho Internet được mà phải nhìn nhận vấn đề thẳng thắn rằng học sinh, phụ huynh khai thác Internet thì thầy giáo cũng phải biết khai thác Internet để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình”,

GS.TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Vũ Chương

================

Sự sụp đổ những giá trđạo đức trong mối quan hệ thày trò - quan hệ nền tảng của giáo dục - nó xác định sự khủng hoảng của nền giáo dục Việt đã bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn nan y.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ “5 cậu bé bán diêm” gây nhức nhối ở Trung Quốc

tuoitre.gifTuổi Trẻ – Thứ sáu, ngày 23 tháng mười một năm 2012

TT - Cái chết của năm em nhỏ trong thùng rác mới đây không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt dấu hỏi cho các cơ quan chức năng về khoảng cách giàu nghèo và hoạt động chăm sóc trẻ em ở Trung Quốc.

601373.jpg

Năm em nhỏ Trung Quốc và một trẻ lang thang khác cùng ảnh chụp chiếc thùng rác nơi các em sưởi ấm để chống rét - Ảnh: Rex Features

Theo Tân Hoa xã, năm đứa trẻ lang thang nhà họ Đào là anh em họ có tuổi từ 9-13 và đã chết vì ngộ độc khí carbon monoxide khi đốt than để sưởi ấm vì nhiệt độ ngoài trời quá lạnh. Thi thể năm đứa trẻ được người dân phát hiện nằm co quắp trong một chiếc thùng rác ở thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu.

“Nếu như không phải việc năm trẻ em lang thang chết trong thùng rác gây ra chấn động lớn thì cũng chẳng có ai để ý đến việc Trung Quốc còn nhiều trẻ em cơ nhỡ đến thế. Quan chức thì tham ô hàng chục tỉ nhân dân tệ, trong khi trẻ em thì phải đi ăn xin. Thử xem khoảng cách giàu nghèo lớn như thế nào” - một độc giả viết trên trang web của Thời Báo Hoàn Cầu.

“Câu chuyện năm trẻ em ăn xin chết rét trong thùng rác chẳng khác nào câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Andersen. Chẳng lẽ một bi kịch hư cấu lại có thể là thực tế diễn ra ở một cường quốc kinh tế thứ hai thế giới như chúng ta?” - một cư dân mạng viết trên Weibo. Thậm chí có độc giả còn trích nguyên văn câu thơ của Đỗ Phủ vào phần bình luận của mình: “Chu môn tửu nhục xú, lộ hữu đống tử cốt” (cửa son rượu thịt để ôi, có thằng chết lả xương phơi ngoài đường).

Thời Báo Hoàn Cầu cho biết bốn quan chức ngành giáo dục và nội vụ cùng hai hiệu trưởng ở thành phố Tất Tiết đã bị sa thải vì thiếu trách nhiệm trong việc để năm em nhỏ chết rét ngoài đường. Hai quan chức quận cũng đã bị đình chỉ công tác. Nhưng việc sa thải “tức thời” các quan chức địa phương chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận mà chưa giải quyết tận gốc vấn đề.

“Đối với các quan chức địa phương, việc năm đứa trẻ chết trong thùng rác thì có gì là to tát đâu. Nếu các cư dân mạng không làm lớn chuyện thì chuyện đó chẳng can dự gì tới các ngài rồi!” - một bạn đọc mỉa mai trên trang bình luận của Thời Báo Hoàn Cầu.

ĐÔNG PHƯƠNG

=================

Thời Báo Hoàn Cầu cho biết bốn quan chức ngành giáo dục và nội vụ cùng hai hiệu trưởng ở thành phố Tất Tiết đã bị sa thải vì thiếu trách nhiệm trong việc để năm em nhỏ chết rét ngoài đường. Hai quan chức quận cũng đã bị đình chỉ công tác.

Nhưng việc sa thải “tức thời” các quan chức địa phương chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận mà chưa giải quyết tận gốc vấn đề.

Đúng vậy! Cho nên có thể nói rằng người Trung Quốc "tưởng mình gặp thời" sớm quá.

Sự phát triển kinh tế là một quy luật tự nhiên. Nhưng nó sẽ là cái bẫy chết người trong cuộc đối đầu giữa các quốc gia, nếu như không nắm được quy luật của nó.

Điều này Lý học Việt nói lâu rồi! Có điều hình như không ai để ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ Nhật, 25/11/2012, 03:05 (GMT+7)

Xoay theo ống kính

Đối thoại trẻ: Chính sách bắt đầu từ đâu?

TT - Thời gian gần đây có rất nhiều chính sách và văn bản pháp luật khi ban hành đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân.

Cụ thể như nghị định quy định phạt tiền các phương tiện giao thông không “sang tên đổi chủ”, quy định cấm dừng, đỗ xe ở 262 tuyến phố Hà Nội, quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng tám giờ...

Tại sao lại xảy ra tình trạng trên? Tại sao khi đưa những điều luật này vào đời sống lại khó khăn và gây ra nhiều phản ứng mạnh mẽ trong dư luận như vậy? Vấn đề nằm ở phía cơ quan ban hành chính sách hay từ phía người dân? Tất cả sẽ được mổ xẻ trong chương trình Ðối thoại trẻ: Chính sách bắt đầu từ đâu? Chương trình được THTT lúc 14g ngày 25-11 trên VTV6.

==============

Đối thoại trẻ:

Hí hửng định tham gia, chợt nhận ra mình thuộc loại "hàng quá đát , chờ thanh lý", nên thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng tiền Nhà nước cho lợi ích nhóm?

Cập nhật lúc :7:55 AM, 25/11/2012

(Đất Việt) Việc thành lập công ty mua bán nợ thực chất là Nhà nước phải dùng một khoản tiền thuế của nhân dân để giải quyết cho một số lợi ích nhóm, điều này là không thể chấp nhận được.

Posted Image

Công ty mua bán nợ khó giải quyết nợ xấu

Nợ xấu tăng vì… cố ý

Người ta cho DN vay, nhưng DN chỉ có thể làm ăn được khi được vay với lãi suất 15%/năm, nhưng họ cho vay với lãi suất hơn thế nhiều thì phải hiểu khoản chênh lệch đó đương nhiên cấu thành nợ xấu. Nhưng tại sao ngân hàng vẫn cho vay? Điều này không thể đổ lỗi cho nhận thức, mà có chính kiến hẳn hoi, trước hết, đó là lợi nhuận. Một khi ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, bất chấp rủi ro thì anh phải chịu trách nhiệm về việc làm của anh. Sở dĩ có điều này, bởi anh bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đó là điểm khác biệt thứ nhất giữa Việt Nam và thế giới.

Thứ hai, các DN ở các nước rơi vào nợ xấu là do tình cảnh chung của toàn thế giới rủi ro, do vậy Nhà nước can thiệp bằng công cụ công ty mua bán nợ là để giải quyết rủi ro. Nhưng mua bán nợ xấu của các công ty nước ngoài khác Việt Nam. Chẳng hạn họ mua chiếc kính đáng giá 30.000 đồng, nhưng họ chỉ mua với giá 5.000, lúc khác lại bán với giá 10.000 đồng, họ vẫn có lãi. Tức là họ vẫn vì mục tiêu kinh doanh. Việc này giải quyết được 2 mục tiêu: thứ nhất giải thoát tình trạng khó khăn về tài chính của DN, đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kinh doanh vốn nhà nước có lãi.

Còn ở Việt Nam, do bị lợi ích nhóm chi phối. Hơn nữa, đây không phải do hành vi cố ý, các ngân hàng thừa biết doanh nghiệp chỉ có thể làm ăn được với lãi suất 15%/năm, nhưng họ lại cho DN vay với lãi suất 20% hoặc hơn, tức là bản thân ngân hàng biết chắc chắn rủi ro, nhưng vẫn cho vay với mục đích kiếm lợi. Do vậy, hành vi cho vay khiến xảy ra nợ xấu thì họ lại định dùng tiền vốn, tiền thuế của nhân dân để mua nợ xấu thì một mặt cá nhân ngân hàng trục lợi, nhưng lại bắt xã hội gánh chịu hậu quả cho anh. Đó là trái nguyên tắc không thể chấp nhận.

Thứ 3, nếu có một công ty mua bán nợ xấu có giải quyết được nợ xấu hiện nay không? Chắc chắn là không thể giải quyết được, vì nợ xấu ở Việt Nam rất lớn. Nhưng bên cạnh đó, giải quyết nợ xấu chỉ là một cách để giải cứu một số ngân hàng “sân sau” có nợ xấu, chứ không giải quyết chung cho nền kinh tế. Cho nên, Nhà nước lại phải dùng một khoản tiền thuế của nhân dân để giải quyết cho một số lợi ích nhóm. Điều này là không thể chấp nhận được. Rốt cuộc đáng lý ngân hàng sân sau, ngân hàng yếu kém, sau đó dùng tiền của Nhà nước bơm vào. Đây là một cách để biến ngân hàng yếu kém thành ngân hàng mạnh bằng tiền của Nhà nước. Đó là điều phi lý.

Khó giải quyết nợ xấu bằng công ty mua, bán nợ

Để giải quyết vấn đề nợ xấu phải bằng cách hoàn toàn khác. Vì giải quyết nợ xấu, cái đích của nó vừa cứu DN, vừa cứu ngân hàng, hai điều đó song hành với nhau. Một mặt cứu DN nên phải cứu ngân hàng, cứu ngân hàng để cứu DN, nhưng ở đây cứu ngân hàng bằng tiền bơm vào ngân hàng, nhưng dòng tiền lại không đến được với DN cho nên dòng vốn không luân chuyển được. Bằng chứng, ngân hàng hiện nay đang thừa tiền, nhưng DN rất khó khăn về vốn. Vậy giải quyết vốn cho ngân hàng làm gì.

Mục tiêu của công ty mua bán nợ trên thế giới là tạo luân chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và DN, để DN có tiền sản xuất, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Nhưng nếu giải quyết bằng công ty mua bán nợ ở Việt Nam thì không giải quyết được chuyện đó. Minh chứng hiện ngân hàng đang dư tiền trong khi DN thiếu tiền kinh doanh, nếu tiếp tục “bơm” tiền cho ngân hàng cũng vẫn vậy, không giải quyết được vấn đề.

Cách giải quyết chính là ở nguyên tắc Nhà nước với tư cách là quản lý vĩ mô, quản lý thị trường phải có giải pháp khác. Tôi giải quyết nợ xấu cho ngân hàng thì DN đến ngân hàng để vay. Nhưng vấn đề là ngân hàng có cho vay không, vay với lãi suất nào. Trong lúc DN sắp “chết, dù có vay với lãi suất 12-15%, chắc chắn DN không dám vay vì họ không chịu nổi lãi suất đó.

Cho nên thông thường thế giới lại dùng công cụ chính sách, buộc các ngân hàng cạnh tranh nhau. Nhà nước có thể cho phép DN đó phát hành chứng chỉ nợ hay trái phiếu DN với điều kiện DN đó phải mua lại trái phiếu đó với lãi suất do DN ấn định. Chẳng hạn công ty A đang cần khoảng, Nhà nước sẽ mua lại trái phiếu DN với giá trị 50 tỷ đồng, với điều kiện sau 15 năm sẽ mua lại trái phiếu đó với lãi suất 6%/năm. Lập tức tiền về đến DN ngay.

Như vậy, DN được nhận tiền ngay mà không phải đến ngân hàng. Thứ 2, họ được hưởng lãi suất thấp, chấp nhận được. Nhưng cái chính, chính sách này buộc các ngân hàng phải tự cấu trúc lại để cho DN vay, nếu không, sẽ không thể cạnh tranh nổi. Bước đầu, Ngân hàng Nhà nước có thể chấp nhận khoảng 30% số DN đăng ký. Điều đó buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất, giảm lợi nhuận để cho DN vay vốn, nếu không hạ lãi suất, tiền nằm trong kho, không thể cho vay được. Như vậy, Nhà nước tạo ra “trò chơi”, buộc các ngân hàng phải cạnh tranh.

Luật hóa trách nhiệm cá nhân

Bên cạnh đó, có thể dùng biện pháp thứ 2 là luật pháp hóa trách nhiệm cá nhân. Nếu anh làm mất tiền của Nhà nước thì có thể cho nghỉ việc, nếu làm thất thoát vốn Nhà nước thì bị đền tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tất cả được quy định rõ thì không ái dám vi phạm. Nếu ngân hàng cứ để tiền đó, không cho vay là lỗ, thì một là anh mất chức, lỗ nữa thì đền từ 20-50%, tất cả được quy trách nhiệm cá nhân thì tất cả ngân hàng phải cạnh tranh để cho vay, chứ không có chuyện cứ ngồi hưởng lợi.

Như phân tích ở trên, dù có ra đời, công ty mua bán nợ xấu của Việt Nam nếu đi ngược xu thế này, khó có thể hiệu quả. Vì nếu công ty này không nhằm mục đích giải quyết khó khăn của nền kinh tế thì không thể đem lại hiệu quả.

Giả định trong một ngày có thể giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng, trong một ngày có thể làm được, nhưng vấn đề mấu chốt là tiền đó phải đến được các DN có hiệu quả, với lãi suất phù hợp để đảm bảo đồng tiền luân chuyển. Đồng tiền trong nền kinh tế giống như mạch máu trong cơ thể, nếu ngừng luân chuyển, nền kinh tế ắt bị tê liệt.

“Đề án để thành lập công ty mua bán nợ được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước soạn thảo dự thảo và nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và ngoài nước để đề xuất mô hình hoạt động, nội dung hoạt động. Thực tế, các nước trong khu vực và thế giới gọi là công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu. Dự thảo ban đầu của Đề án này nêu ra một loạt các nhóm giải pháp liên quan đến rất nhiều các bộ, ban, ngành và ngay cả mô hình của công ty này cũng phải có sự tham gia của rất nhiều các bộ, ban, ngành.

Ví dụ, ai tham gia quản trị điều hành mô hình này, khi xét duyệt từng khoản nợ xấu mà công ty này mua thì ai là người quyết định và mua với giá như thế nào, cơ chế thanh toán ra sao, công cụ tài chính thế nào... Sau kỳ họp Quốc hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo tất cả các bộ, ngành sẽ tham gia vào đề án này. Vậy, có thể nói rằng đây là một đề án của Chính phủ nhằm góp phần vào việc xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu bao gồm một gói các giải pháp và việc thành lập ra công ty mua, bán nợ xấu cũng chỉ là một trong số các giải pháp đó”

(Trích trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình)

<br class="Apple-interchange-newline">

TS. Lê Duy Hiếu (Viện Kinh tế Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết kế Bảo tàng biển đảo khẳng định chủ quyền quốc gia

“Tôi mắc nợ quê hương đất nước, những thế hệ cha ông đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì biển đảo quê hương. Đồ án là một lời tri ân nhỏ bé, mong thế hệ trẻ có cái nhìn và kiến thức đúng đắn, đầy đủ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc”.

Posted Image

Đó là tâm sự của Bùi Viết Huy (sinh viên ĐH Kiến trúc TPHCM), tác giả đồ án Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam.

Ra biển làm đồ án

Bước vào năm học thứ tư, Bùi Viết Huy phải tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp. Qua tìm hiểu, Huy nhận thấy ở Việt Nam chưa có bảo tàng về biển. Hiện chỉ có các phòng trưng bày nhỏ trong một số bảo tàng các tỉnh ven biển. “Mình ấp ủ đề tài này cũng khá lâu, tuy nhiên, chưa đủ kiến thức để thực hiện”, Huy tâm sự.

Một may mắn đến với Huy khi được Ths. KTS Nguyễn Huy Văn, giảng viên ĐH Kiến trúc TPHCM hướng dẫn. Bằng sự gợi ý, giúp đỡ của thầy, Huy thêm tự tin thực hiện đồ án mới lạ.

Theo Hội đồng giải thưởng Loa Thành 2012, Bùi Viết Huy có sự nhạy bén trong việc nắm bắt và nghiên cứu đề tài có tính thời sự, đóng góp cho việc lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa - lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Dựa trên quá trình khảo sát, phân tích và lựa chọn địa điểm xây dựng, tác giả cảm nhận và phát triển ý tưởng thiết kế từ hình tượng những con thuyền hướng ra biển Đông. Bùi Viết Huy đã nghiên cứu và ứng dụng hợp lý các giải pháp kết cấu, giải quyết hài hòa ý tưởng kiến trúc và các yêu cầu kỹ thuật liên quan để có đồ án ý nghĩa sâu sắc.

Tranh thủ thời gian nghỉ hè, Huy bỏ tiền túi trang trải chi phí tàu xe, ăn uống, tìm về các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát địa hình.

Có đợt, Huy đi nửa tháng mới về. Sau nhiều ngày vất vả, Huy chọn đảo Trí Nguyên (Nha Trang) làm căn cứ mẫu để thiết kế đồ án.

“Mình phải nghiên cứu vị trí chiến lược của khu đất xây dựng, thông điệp biểu trưng qua hình khối kết cấu, nằm trong mối liên hệ với các công trình kiến trúc xung quanh”, Huy nói.

Có địa điểm phù hợp, được sự tư vấn, giúp đỡ đắc lực của thầy, tuy nhiên, Huy phải dành tâm huyết hơn một năm để hoàn thành.

“Làm đồ án kiến trúc không dễ. Chủ yếu cần ý tưởng, sự sáng tạo ở bất cứ công đoạn nào. Nhiều hôm có ý tưởng mới, mình phải thức trắng đêm để thiết kế”, Huy cho biết.

Đồ án hoàn thành, Huy khiến mọi người ngạc nhiên với bản vẽ đẹp, sáng tạo và tính khả thi cao. Trên đảo Trí Nguyên, một công trình mang tầm cỡ quốc gia được phác họa tinh tế và chân thực. Huy khéo vận dụng cả những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với nét hiện đại của kiến trúc thế giới trong việc kết hợp giữa hình tượng con tàu, tổ yến và mắt thuyền…

“Hầu hết các nước giáp biển trên thế giới đều có hệ thống bảo tàng biển đảo từ trung ương đến địa phương. Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, sở hữu tiềm năng kinh tế lớn từ biển, nên rất cần có bảo tàng lịch sử biển đảo”, Huy đề xuất.

Khẳng định chủ quyền

Không chỉ thiết kế xây dựng bộ khung cho bảo tàng, những kiến thức thu được trong dịp thực nghiệm tại các tỉnh ven biển giúp Huy am hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa của cư dân nơi đây.

Posted Image

Phối cảnh Bảo tàng lịch sử biển đảo Việt Nam trong đồ án của Bùi Viết Huy. (Ảnh: Viết Huy)

Huy cho biết, bảo tàng sẽ trưng bày, lưu giữ khoảng 40 - 50 nghìn hiện vật về các giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện bản sắc dân tộc như lễ nghinh Ông, khao lề thế lính Hoàng Sa…

“Nội thất sảnh chính bảo tàng sẽ tạo điểm nhấn với mô hình cột mốc Trường Sa và cây bàng vuông, biểu tượng đặc trưng của quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam”, Huy nói.

Theo Huy, các dữ liệu khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo được trưng bày theo tiến trình lịch sử dân tộc. Bảo tàng có các mô hình về chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn, mô hình đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển; Các bản đồ thể hiện chủ quyền quốc gia…

Vượt lên quy mô của một đồ án, Huy mong muốn Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam khi được xây dựng sẽ thể hiện quyết tâm dân tộc Việt bao đời nay là dân tộc ngoan cường, có thể hy sinh xương máu để giữ vững chủ quyền từng tấc đất, vùng biển quê hương; Một dân tộc nhân ái, yêu hòa bình... Đồ án của Viết Huy đoạt giải thưởng Loa Thành 2012 do T.Ư Đoàn, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức, trao giải sáng 24/11 tại Hà Nội.

Theo Trường Phong

Tiền Phong

=============================

Phong thủy kiểu này chắc đi tong luôn rồi, kinh, có khác gì bảo tàng TP Hà Nội đâu, xuống cấp và xây xong chẳng có ma nào thích xem, tốn tiền vô ích. Thôi, bỏ ít lúa qua trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương tư vấn cho, xây cho nó chắc chắn và phát triển bền vững lâu dài. Tớ sẽ xin sư phụ giảm bớt chi phí nhé.

Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM hình như có dạy 45 tiết (không biết đã lên 60 tiết chưa) môn Phong Thủy theo cổ thư chữ Hán đối với sinh viên theo ngành xây dựng và kiến trúc đấy.

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Brazil rúng động với đường dây hối lộ cấp chính phủ

25/11/2012 12:30

Posted Image

Vụ bê bối hối lộ không ảnh hưởng đến đương kim Tổng thống Brazil Dilma Rousseff (trong ảnh), nhưng làm hoen ố uy tín của đảng Công nhân cầm quyền - Ảnh: Reuters

(TNO) Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hôm 24.11 đã ra lệnh cách chức các quan chức chính phủ có liên quan đến một đường dây nhận hối lộ, theo tin tức từ Reuters.

Cảnh sát đã đột nhập vào văn phòng chính phủ tại hai thành phố Brasilia và Sao Paulo hôm 23.11 và bắt giữ 6 người vì tội điều hành một đường dây chuyên “buôn bán” sự hậu thuẫn của chính phủ dành cho các doanh nghiệp để lấy tiền hối lộ.

Trong số những nghi phạm đang bị điều tra có bà Rosemary de Noronha, từng là người đứng đầu văn phòng chính phủ tại thành phố Sao Paulo từ năm 2005 và là thư ký riêng của cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Bê bối hối lộ này xảy ra trong bối cảnh tòa án Brazil vừa xét xử vụ tham nhũng lớn nhất nước này và đã ra phán quyết bỏ tù một số các trợ lý thân cận của cựu Tổng thống Lula.

Vụ bê bối này không ảnh hưởng đến đương kim Tổng thống Brazil Rousseff, vốn là người mà ông Lula chọn để kế thừa chức lãnh đạo đảng Công nhân cầm quyền. Bà Rousseff nổi tiếng là người kiên quyết chống tham nhũng.

Tuy nhiên, vụ bê bối lại ảnh hưởng nặng nề đến đảng Công nhân cầm quyền và làm xấu mặt ông Lula, vốn vẫn đang là một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Brazil dù ông không còn cầm quyền, theo Reuters.

Được biết, cảnh sát liên bang Brazil đã tìm ra nhóm quan chức nhận hối lộ từ năm 2000 khi một quan chức thuộc văn phòng kiểm toán chính phủ ra tự thú, giao nộp lại cho cảnh sát số tiền hối lộ 150.000 USD.

Hoàng Uy

==================

Tất cả những kẻ ăn hối lộ đều bị bắt thì điều đó mới chỉ thể hiện sự công bằng xã hội . Nhưng niềm tin vẫn mất đi, khi chẳng có gì bảo đảm rằng: Người kế nhiệm không lặp lại hành vi của người tiền nhiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đã trả học phí cần gì phải biết ơn thầy”: Đau!

22/11/2012 14:10:37

GS.TS. Phạm Tất Dong: "Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy"

... Về kiến thức và năng lực giảng dạy của thầy cô giáo, chúng ta đề cập đến nó quá ít. Học sinh có tôn trọng thầy cô giáo hay không trước hết là tri thức, năng lực giảng dạy của họ. Nhiều thầy cô tâm sự với tôi là buồn vì không biết sử dụng máy tính trong khi học sinh lại rất giỏi. Có những thầy cô kiến thức đã quá cũ, không được cập nhật cho nên giảng dạy trong trường học không còn đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy...

Việc học sinh tiếp thu lượng tri thức bên ngoài nhiều hơn kiến thức học từ thầy cô là việc được khuyến khích từ lâu rồi mà, cho nên mới có chuyện khuyến khích tinh thần tự học, soạn bài trước theo SGK để lên lớp có gì chưa hiểu sẽ dễ tiếp thu bài giảng hoặc hỏi trực tiếp giáo viên đứng lớp,... Vậy mới là học, chứ không thì là "học vẹt" à ? Còn giáo viên chủ yếu là truyền phương pháp sư phạm và kinh nghiệm trong việc tiếp thu hệ thống kiến thức, nhưng không thể vì thế mà coi thường đạo lý tôn sư trọng đạo được. Ngay cả từ thời phong kiến, thường thì trò giỏi hơn thầy rất nhiều, các sĩ tử khi lên kinh ứng thí với kiến thức "thông kinh bác sử" đều chủ yếu do tự học là chính, nhưng một khi đã đỗ đạt đến Trạng Nguyên hay Bảng Nhãn... thì đều rất tỏ lòng tôn kính các bậc thầy đồ trong làng trong mỗi lần vinh quy bái tổ.

Gần đây cũng thấy có kiến nghị nên chấm dứt việc tặng hoa hồng (chắc không đúng nghĩa của nó là "bông hồng") cho thầy cô trong lễ 20/11 mà thấy càng thấm thía cho cuộc sống thực dụng ngày nay. Bất chợt, tự nhiên ngẫm và nhớ đến lời một bài hát từ thời TP còn ngồi ghế phổ thông (khoảng 198x), mà bây giờ, theo suy nghĩ riêng của TP, đó là một bài hát hay nhất và ý nghĩa nhất trong các bài hát nói lên lòng tôn kính của học trò đối với các thầy cô giáo.

".....

Trên bầu trời cao én dập dìu bay

Như gọi mùa thu xôn xao nắng vàng

Gọi trang sách theo bên chúng em

Vào trường học chăm mùa thu lay động

Cây bông hồng, em trồng tặng cô

Có thêm chồi non, hương thơm mượt mà.

Có một chùm hoa đang vừa mới hé ê lệ trong nắng mai.

Em ân cần ngắt tặng cô giáo

Đem thêm mùa thu, Xuân trong bầu trời

Dâng cô bông hồng đẹp tươi "

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Indonesia ảo tưởng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

19:46 | 25/11/2012

>Những bước đi mới của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông

>Lưỡi bò và dấu hủy

>Đóng dấu 'Hủy' vào hơn 110 hộ chiếu TQ có in 'đường lưỡi bò'

TPO – Các nhà ngoại giao hàng đầu Indonesia tính toán sai, thậm chí đã ảo tưởng về vai trò và ảnh hưởng của nước này trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa kết thúc.

Posted Image

Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một lần tập trận trên Biển Đông. Ảnh: AP.

Đây là ý kiến của các chuyên gia danh tiếng của Indonesia được đăng tải trên tờ Jakarta Globe. Theo tờ báo, Indonesia tiếp tục cam kết thúc đẩy việc tạo ra Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa cũng bày tỏ lạc quan rằng với vai trò đầu tàu của mình ở Đông Nam Á, Indonesia có thể thuyết phục Trung Quốc và các nước khác hợp tác, nhưng thực tế cho thấy đã “thất bại”.

Chúng ta có ý định tốt, nhưng cần phải thực tế. Indonesia đã ảo tưởng về ảnh hưởng của mình và tính toán nhầm những ý định của Trung Quốc”, Aleksius Jemadu, Hiệu trưởng trường chính trị xã hội thuộc Đại học Pelita Harapan, phát biểu trên tờ Jakarta Globe.

“Indonesia nghĩ có thể thuyết phục Trung Quốc chấp nhận đề xuất COC vì hai nước có quan hệ rất tốt trên nhiều lĩnh vực và Indonesia trở thành thị trường, điểm đầu tư lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng ta đã sai. Chúng ta đang đối mặt với một nước lớn và ngạo mạn”, học giả Aleksius Jemadu nói thêm.

Theo học giả này phân tích, cố gắng gây ảnh hưởng, Indonesia chỉ đạt được rất ít khi bàn tới tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề chiến lược. “Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý thảo luận về Biển Đông trong cuộc gặp đa phương. Họ cũng sẽ không bao giờ muốn quốc tế hoá vấn đề này”, học giả Aleksius Jemadu nói.

Cũng theo học giả Aleksius Jemadu, Trung Quốc sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán song phương, trong khi các nước thành viên ASEAN liên quan khác muốn giải quyết thông qua đàm phán đa phương với hi vọng nhận được sự ủng hộ từ Mỹ.

Báo Jakarta Globe dẫn lời chuyên gia cho rằng Indonesia rõ ràng đã thất bại trong việc tạo sự gắn kết giữa các thành viên ASEAN trong vấn đề Biển Đông. “Mỗi thành viên ASEAN đều có mối quan tâm tiêng. Indonesia nên biết điều đó”, Bantarto Bandoro, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học quân sự Indonesia nói. Học giả Aleksius còn dẫn ra 3 lý do chính dẫn tới thất bại của Indonesia.

T.Đ

================

Nếu có thể coi cá nhân là một tập hợp nhỏ; nhóm người là một tập hợp lớn hơn và cá nhân lúc này là một phần tử trong tập hợp đó. Xã hội lại là một tập hợp lớn hơn nữa theo nghịch lý Cantor.

Trong ngay vấn đề biển Đông này, chúng ta cần tìm một tập hợp lớn hơn tất cả các nước đang có quyền lợi ở đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đã trả học phí cần gì phải biết ơn thầy”: Đau!

22/11/2012 14:10:37

(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, GS.TS. Phạm Tất Dong cho biết người làm nghề giáo rất đau lòng và cảm thấy bị xúc phạm khi đọc được thông tin một diễn đàn của giới trẻ thực hiện trắc nghiệm cho ra kết quả 40% đồng tình với quan điểm “thầy cô giáo phải biết ơn học sinh vì không có học sinh thầy cô giáo không có tiền”.

Đáng chú ý là trắc nghiệm đó lại diễn ra đúng vào ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11. GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật vì dù né tránh thế nào, dù kết quả trắc nghiệm trên mạng xã hội không đủ độ tin cậy thì 40% vẫn cứ cho thấy có một bộ phận không nhỏ suy nghĩ rằng đã trả tiền học phí là sòng phẳng, cần gì phải nghĩ đến chuyện ơn nghĩa thầy cô. Posted Image

Ảnh chụp kết quả test đang lan truyền trên mạng

Có thầy giáo “móc” tiền học sinh

“Suy nghĩ đó của học sinh khiến các thầy cô giáo bị xúc phạm nhưng quả thật có nhiều thầy giáo đã “móc” tiền của học sinh”. Điển hình nhất là trong chuyện dạy thêm. Đáng lẽ phải tránh cho học sinh nghĩ rằng buộc phải đóng tiền bồi dưỡng thầy thì hiện nay các thầy cô cứ đến ngày thu tiền là nhắc các em, thậm chí có thầy cô còn đọc tên những em chưa đóng tiền. Đến như thế thì coi như danh dự đã hết”.

Posted Image

GS.TS. Phạm Tất Dong: "Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy"

"Sự sòng phẳng của học sinh, đánh đồng giáo dục như chuyện mua bán khiến những người làm nghề giáo có tâm, tận tụy thấy rất đau". “Có thể ví đây là căn bệnh ung thư trong ngành giáo dục. Nếu ngành giáo dục không nhìn thẳng, không thay đổi thì nó sẽ ngày càng di căn nặng hơn. Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng nên suy nghĩ sâu về vấn đề này chứ không thể coi đây là vấn đề nhỏ được”, GS.TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh”. Cắt nghĩa chuyện học sinh “sòng phẳng” với thầy cô, GS.TS. Phạm Tất Dong cho rằng một phần do hệ thống giáo dục của Việt Nam. “Chúng ta xác định phổ cập cấp học phổ thông nhưng lại không miễn phí thì việc cưỡng bức toàn dân đi học là chưa hợp lý. Ngay trong lý luận của Mác - Anghen cũng đã cho thấy điều này”. “Chúng ta lấy lí do là nghèo, khó khăn nên phổ cập mà vẫn tiến hành thu học phí. Rồi lại cho phép mở trường tư nhưng quản lý thì lỏng lẻo. Kết quả là rất nhiều trường tư chạy theo lợi nhuận kinh tế chứ không phải vì lợi ích giáo dục con người. Thực trạng trường tư hiện nay, gần như là tuột khỏi tay nhà nước. Rất nhiều học sinh đến học với lí do không học được ở đâu nữa thì vào trường tư. Trên thế giới học có trường tư nhưng họ khác với ta nhiều. Họ chi phối, quản lý chặt chứ không phải chỉ quản theo dạng “cho phép” như chúng ta hiện nay”. Đừng để thầy cô nhếch nhác Theo GS.TS. Phạm Tất Dong, hình ảnh thầy cô hiện nay trong mắt học sinh nhiều khi cũng nhếch nhác và thực sự cần nhanh chóng thay đổi điều này. “Tôi về các trường học ở nông thôn, gặp những cô giáo ăn mặc chẳng khác gì người nông dân một sương hai nắng. Vậy thì họ làm thế nào để truyền bá kiến thức nhằm hiện đại hóa, công nghiệp hóa? Tôi lên miền núi, các thầy cô miền xuôi lên tăng cường cũng không có nổi lấy một bộ comple, áo dài. Nhà nước cấp cho họ những căn phòng để ở nhếch nhác đến mức học sinh cũng kinh. Vậy thì hình ảnh người thầy, người cô ấy trong mắt học sinh sẽ ra sao?” “Có hai vấn đề nhà nước cần tính toán lại đó là lương giáo viên và kiến thức giáo viên. Lương thì chúng ta đã nói quá nhiều rồi, tôi chỉ muốn nói thêm là nhà nước nên cung cấp complet, áo dài định kỳ cho thầy cô giáo. Đó cũng là cách để thay đổi hình ảnh. Về kiến thức và năng lực giảng dạy của thầy cô giáo, chúng ta đề cập đến nó quá ít. Học sinh có tôn trọng thầy cô giáo hay không trước hết là tri thức, năng lực giảng dạy của họ. Nhiều thầy cô tâm sự với tôi là buồn vì không biết sử dụng máy tính trong khi học sinh lại rất giỏi. Có những thầy cô kiến thức đã quá cũ, không được cập nhật cho nên giảng dạy trong trường học không còn đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Lượng tri thức học sinh học bên ngoài trường, qua Internet còn nhiều hơn thứ mà thầy cô dạy. Chúng ta cứ xem các chương trình như: Đường lên đinh Olympia, Ai thông minh hơn học sinh lớp 5… sẽ thấy học sinh bây giờ thông minh và hiểu biết như thế nào. Như vậy, nếu thầy cô giáo vẫn giảng những tri thức bất biến suốt vài chục năm thì làm sao có thể khiến học sinh nể phục? Không chỉ học sinh, nhiều phụ huynh còn tuyên bố dựa vào Internet là họ có thể tự dạy con mà không cần phải đưa chúng đến trường. Tất nhiên đó là những tuyên bố sai lầm và lệch lạc nhưng đó cũng là hệ quả của nền giáo dục chậm thay đổi, cập nhật”. “Chúng ta không thể đổ lỗi cho Internet được mà phải nhìn nhận vấn đề thẳng thắn rằng học sinh, phụ huynh khai thác Internet thì thầy giáo cũng phải biết khai thác Internet để phục vụ cho công việc giảng dạy của mình”,

GS.TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Vũ Chương

================

Sự sụp đổ những giá trđạo đức trong mối quan hệ thày trò - quan hệ nền tảng của giáo dục - nó xác định sự khủng hoảng của nền giáo dục Việt đã bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn nan y.

Tớ mới nói đến bệnh nan y trong ngành giáo dục, tức là còn hy vọng chạy chữa được. Nhưng xem kỹ lại bài viết thì tác giả nói đến "ung thư". Híc!

"Sự sòng phẳng của học sinh, đánh đồng giáo dục như chuyện mua bán khiến những người làm nghề giáo có tâm, tận tụy thấy rất đau". “Có thể ví đây là căn bệnh ung thư trong ngành giáo dục. Nếu ngành giáo dục không nhìn thẳng, không thay đổi thì nó sẽ ngày càng di căn nặng hơn. Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng nên suy nghĩ sâu về vấn đề này chứ không thể coi đây là vấn đề nhỏ được”, GS.TS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh

Tất nhiên đây chỉ là hình tương mô tả sự suy thoái trầm trọng của ngành Giáo Dục Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến 1 lúc nào đó trong tương lai có thể người ta có công nghệ nạp trực tiếp kiến thức vào não theo kiểu :

...

- Chương trình lớp 10 nhiêu vậy anh ?

- Bà thích loại nào ? lớp 10 của Việt Nam thì 80triệu, của Úc thì 35triệu, của Mỹ thì 50triệu...

- Thôi anh cho nó loại nào tốt tốt được rồi. Loại của Mỹ ấy. À thôi Mỹ và Việt Nam luôn vậy, tui Việt Nam mà. Mà mua nhiều có bớt không anh?

...

Vậy vai trò của người thầy lúc này là ở đâu ?

Có lẽ nên tách ra 2 phần kiến thức và phần cách dùng kiến thức ấy. Ngươi thầy nên ngày càng nghiêng về cách sử dụng kiến thức, tức uốn nắn bản tính học trò, dạy về bản chất nhân tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay