Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đến 1 lúc nào đó trong tương lai có thể người ta có công nghệ nạp trực tiếp kiến thức vào não theo kiểu :

...

- Chương trình lớp 10 nhiêu vậy anh ?

- Bà thích loại nào ? lớp 10 của Việt Nam thì 80triệu, của Úc thì 35triệu, của Mỹ thì 50triệu...

- Thôi anh cho nó loại nào tốt tốt được rồi. Loại của Mỹ ấy. À thôi Mỹ và Việt Nam luôn vậy, tui Việt Nam mà. Mà mua nhiều có bớt không anh?

...

Vậy vai trò của người thầy lúc này là ở đâu ?

Có lẽ nên tách ra 2 phần kiến thức và phần cách dùng kiến thức ấy. Ngươi thầy nên ngày càng nghiêng về cách sử dụng kiến thức, tức uốn nắn bản tính học trò, dạy về bản chất nhân tính.

Hungnguyen có phương pháp suy tư rất chuẩn. Vấn đề không phải là bộ nhớ chưa bao nhiêu beat, mà là phương pháp chọn lọc, tổng hợp và ứng dụng những kiến thức đó.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết chữ đẹp đã lỗi thời?

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/98398/viet-chu-dep-da-loi-thoi-.html

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán...

......

Hồi đó đến giờ HN luôn ghét mấy cuộc thi viết chữ đẹp, cho là nó vô bổ, hình thức. Chữ viết chỉ cần rõ ràng, ngay ngắn ...là ok. Bé nào thích thì tự luyện thêm, bé nào không thích thì thôi. Các bé còn rất nhiều thứ để học hơn là chúi mũi vào chuyện luyện chữ vô bổ, chỉ tổ hại mắt, vẹo cột sống...tóm lại là thoạt tiên ủng hộ ông này...nhưng khi đọc đến đoạn đỏ đỏ thì cáu tiết chửi đổng " giáo sư con khỉ gì vậy nè"...rồi không thèm đọc nữa. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/mad.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết chữ đẹp đã lỗi thời?

http://vietnamnet.vn...-loi-thoi-.html

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán...

......

Hồi đó đến giờ HN luôn ghét mấy cuộc thi viết chữ đẹp, cho là nó vô bổ, hình thức. Chữ viết chỉ cần rõ ràng, ngay ngắn ...là ok. Bé nào thích thì tự luyện thêm, bé nào không thích thì thôi. Các bé còn rất nhiều thứ để học hơn là chúi mũi vào chuyện luyện chữ vô bổ, chỉ tổ hại mắt, vẹo cột sống...tóm lại là thoạt tiên ủng hộ ông này...nhưng khi đọc đến đoạn đỏ đỏ thì cáu tiết chửi đổng " giáo sư con khỉ gì vậy nè"...rồi không thèm đọc nữa. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/mad.gif

Giáo sư, tiến sĩ nó nằm ở đây nà, trừ những giáo sư tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bài bản. Với tư tưởng nước ta 5.000 năm trước xuất thân từ liên minh 15 bộ lạc ở trần đóng khố hoặc như bài trên thì khó mà thấy được ánh sáng mặt trời. Trong 5 năm 2006-2010 có 200 bằng sáng chế mà chỉ đăng ký 5 bằng được đăng ký tại Mỹ, chắc sợ đụng hàng. Haizz...

http://phapluatxahoi...-phat-trien.htm

Vì sao Việt Nam nhiều tiến sĩ nhưng khoa học vẫn chậm phát triển?

(PL&XH) -Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và có rất nhiều học sinh đoạt giải trong các kỳ thi trí tuệ quốc tế, nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu.

Tuy nhiên cho đến nay, khoa học Việt Nam vẫn được xếp vào khu vực chậm phát triển.

Thực trạng đáng suy ngẫm...

Lãng phí nghiên cứu...

Theo thống kê của Bộ KH&CN, trong 5 năm 2006 - 2010 cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Còn theo các tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn thì từ năm 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 sáng chế.

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư, tiến sĩ nó nằm ở đây nà, trừ những giáo sư tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài bài bản. Với tư tưởng nước ta 5.000 năm trước xuất thân từ liên minh 15 bộ lạc ở trần đóng khố hoặc như bài trên thì khó mà thấy được ánh sáng mặt trời. Trong 5 năm 2006-2010 có 200 bằng sáng chế mà chỉ đăng ký 5 bằng được đăng ký tại Mỹ, chắc sợ đụng hàng. Haizz...

http://phapluatxahoi...-phat-trien.htm

Vì sao Việt Nam nhiều tiến sĩ nhưng khoa học vẫn chậm phát triển?

(PL&XH) -Số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều tiến sỹ nhất Đông Nam Á và có rất nhiều học sinh đoạt giải trong các kỳ thi trí tuệ quốc tế, nhiều nhà khoa học trở thành chuyên gia hàng đầu ở các viện nghiên cứu.

Tuy nhiên cho đến nay, khoa học Việt Nam vẫn được xếp vào khu vực chậm phát triển.

Thực trạng đáng suy ngẫm...

Lãng phí nghiên cứu...

Theo thống kê của Bộ KH&CN, trong 5 năm 2006 - 2010 cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Còn theo các tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn thì từ năm 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 sáng chế.

...

Câu trả lời Hungnguyen đưa ra từ trước rồi nè Longphi:

Đến 1 lúc nào đó trong tương lai có thể người ta có công nghệ nạp trực tiếp kiến thức vào não theo kiểu :

...

- Chương trình lớp 10 nhiêu vậy anh ?

- Bà thích loại nào ? lớp 10 của Việt Nam thì 80triệu, của Úc thì 35triệu, của Mỹ thì 50triệu...

- Thôi anh cho nó loại nào tốt tốt được rồi. Loại của Mỹ ấy. À thôi Mỹ và Việt Nam luôn vậy, tui Việt Nam mà. Mà mua nhiều có bớt không anh?

...

Vậy vai trò của người thầy lúc này là ở đâu ?

Có lẽ nên tách ra 2 phần kiến thức và phần cách dùng kiến thức ấy. Ngươi thầy nên ngày càng nghiêng về cách sử dụng kiến thức, tức uốn nắn bản tính học trò, dạy về bản chất nhân tính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bồng lai Tiên cảnh hay Đông lai Tiên cảnh???

Lanha92 vốn Hán học gần như là O. Chỉ đọc Nôm và hiểu Nôm được, nhưng từ bé đã say mê sách vở, các sách truyện Trung Quốc kể cả Đạo đức kinh cũng đã đọc tuốt...Ngày ầy chẳng thắc mắc nhiều nhưng càng lớn, càng thấy sách Trung Quốc kì kì sao ấy Nhất là lại thấy các cụ mình dẫn trích ra nhiều nhiều lắm, đặc biệt là tít hai cuốn sách Giao Châu Châu vực và Thúy kinh chú..... Trong đó Nam hải nhắc đến với tần suất dày đặc với đủ thứ nào là Ông Đào Hoàng đào được con sâu to mấy người khiêng mỡ cả thành lính ăn không hết, nào là người Đường say mê Giao châu vì có ốc ngon...hay như ông Cát Hồng từng tu tiên ở núi ..Voi An Lão Hải Phòng.. Hay ..thế mà cha con Càn Long bẻ trẹo đi Tượng Sơn nằm ở ...bên Tàu..mặc dù Thủy kinh chú đã ghi là Tượng Sơn - Giao châu đàng hoàng

Một trong những chủ đề mà Lanha92 thú vì nhất là ..Bồng Lai tiên cảnh Xét về mặt văn chương , hàng triệu thi sĩ từ nổi tiếng đến bình dân của ta và Tàu đã ngâm vịnh hơn hàng ngàn năm qua, nhiều người mơ ước đặt chân đến . Thế chốn ấy ở đâu, ở Tàu hay ở ta hay là nước Mĩ như nhiêu cư dân mạng Trung quốc đang tin

Ngay cả các đạo sĩ Trung hoa cũng bỏ công ra Nam hải tìm Bồng Lai...Thế chốn ấy ở đâu??

Hôm qua ngẫm một câu dân gian Lanha92 bỗng giạt mình, các cụ viết thế này. Ăn nói ngô ngọng, ngọng líu ngọng lô...Chìa khóa là đây và thêm sự trợ giúp của Lãn Miên tiên sinh hóa ra Bồng lai Tiên cảnh là ....Đông lai tiên cảnh do các chú Tàu ngọng đọc Đông thành Bồng..tiếng Tàu mà ta hay nghe là Pong la .... Ngoài ra còn có câu Từ khí Đông lai mà truyện Tàu hay trích dẫn.. Chứng cứ quá đủ về việc Tàu học nhưng chưa đến nơi đến chốn đã vội ghi vào sách vở

\đâĐố các bác Đồng lai tiên cảnh ở đâu/ .. Đông Lai tiên cảnh..Cảnh đẹp phía đông ...không chỉ Vịnh Hạ Long nước Việt thì ở đâu. Ngàn vạn hòn đảo hoang sơ( thời xưa) khến lòng người tê tái, các bác mà ở giữa vịnh cùng con thuyền nhỏ thì... tiên...quá sức tiên luôn

Đông Lai tiên cảnh...nơi thế giới của Phật bà Quán Thế âm, của Vương Mẫu nương nương, của các vị tiên...là vịnh Hạ Long. Vậy hàng ngàn năm qua ta vẫn đang ở gần tiên giới mà sao không biết.... Ông Cát Hồng từ đấy mà cư ngụ ở vịnh Hạ Long. ...Các cụ nhà mình thâm thúy,,, làm cả nước Tàu cứ lao theo cái Bồng lai mà không biết đang ngợi ca xứ Việtt

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen

26/11/2012 10:05

Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.

Posted Image

Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen"

Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu. Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu. Posted Image

Hệ thống đa cấp bán giống "chồn" với giá 4 triệu đồng/ cặp

Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả. Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

Chồn nhung đen là con gì?

Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.

Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.

Posted Image

Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ

Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu. Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.

Posted Image

Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ

Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ

Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước.

Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ thả hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.

Posted Image

"Chồn nhung đen" có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ

Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona. Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

Posted Image

Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật

Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng. Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

Posted Image

Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt "chồn nhung đen"

Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít. Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.

Posted Image

Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành... chồn?

Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh. Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.

Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn(Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.

Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.

Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết chữ đẹp đã lỗi thời?

http://vietnamnet.vn...-loi-thoi-.html

Theo GS Nguyễn Ngọc Lanh, chuyện học sinh cả lớp, cả trường, cả huyện… phải rầm rộ đi thi “chữ đẹp” thể hiện triết lý rất lỗi thời. Tại sao trẻ em Việt Nam cứ phải vung phí tuổi xuân vào những cuộc đua - tuy rất bổ ích cho “thành tích” của người có quyền, nhưng - vô bổ đối với sự nghiệp tương lai của chính các em?

Dưới đây là phân tích của ông. VietNamNet mong nhận được các ý kiến trao đổi. Thư gửi về: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

Ba ngàn năm không có chữ, tới thiên niên kỷ thứ tư, tổ tiên ta đành chấp nhận chữ Hán...

......

Hồi đó đến giờ HN luôn ghét mấy cuộc thi viết chữ đẹp, cho là nó vô bổ, hình thức. Chữ viết chỉ cần rõ ràng, ngay ngắn ...là ok. Bé nào thích thì tự luyện thêm, bé nào không thích thì thôi. Các bé còn rất nhiều thứ để học hơn là chúi mũi vào chuyện luyện chữ vô bổ, chỉ tổ hại mắt, vẹo cột sống...tóm lại là thoạt tiên ủng hộ ông này...nhưng khi đọc đến đoạn đỏ đỏ thì cáu tiết chửi đổng " giáo sư con khỉ gì vậy nè"...rồi không thèm đọc nữa. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/mad.gif

Bởi vậy, khi quan niệm cội nguồn dân tộc Việt chỉ là một đám "liên minh bộ lạc" với "những người dân "Ở trần đóng khố" - ba ngàn năm không có chữ viết - thì làm sao có một nền giáo dục hiện đại được. Giáo sư đấy!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mông Cổ gia nhập OSCE: Mỹ mừng, Trung Quốc lo

BAODATVIET

Cập nhật lúc :8:59 PM, 26/11/2012

Là một nước láng giềng án ngữ phía Bắc Trung Quốc, việc Mông Cổ gia nhập OSCE có nghĩa là nước này đã ngả theo Mỹ mà rời xa Trung Quốc.

Posted Image

Mỹ tăng cường cung cấp viện trợ với khối lượng lớn cho Mông Cổ.

Ảnh moveoneinc.com

Theo báo “Thái Dương” (Hong Kong) ngày 25/11, việc Mông Cổ tuyên bố chính thức gia nhập “Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu” (OSCE) và trở thành nước thành viên thứ 57 của tổ chức này có thể là một động thái bất lợi cho Trung Quốc. Đây là kết quả sau nhiều năm lôi kéo của Mỹ. Kể từ đầu thế kỷ 21, Mông Cổ - vốn là quốc gia luôn bị đánh giá thấp trong con mắt người Mỹ - bỗng dưng được Washington ngày càng coi trọng. Đáng nói hơn là Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc tập trận chung với Mông Cổ. Năm 2005, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld lần đầu tiên đã thăm chính thức Mông Cổ, nâng mối quan hệ song phương lên tầm cao mới. Mông Cổ coi Mỹ là “nước láng giềng thứ ba” quan trọng nhất, trong khi Mỹ cũng rất mong muốn trở thành “nước láng giềng thứ ba” của Mông Cổ.

Do từng học tập tại Đại học Harvard của Mỹ, Tổng thống Mông Cổ đương nhiệm Tsakhia Elbegdorj tiếp thu sâu sắc văn hóa Mỹ. Sau khi lên nắm quyền năm 2009, ông Elbegdorj càng đẩy nhanh các bước tăng cường quan hệ song phương với Mỹ, để Mông Cổ dựa nhiều hơn vào Mỹ. Năm 2011, Tổng thống Elbegdorj thăm chính thức nước Mỹ và nhận được sự đón tiếp hết sức trọng thị của Washington. Cũng trong năm đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Mông Cổ. Các cuộc thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai bên đã nâng sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị giữa Mỹ và Mông Cổ lên tầm cao nhất trong lịch sử. Ngoài ra, dưới sự chủ đạo của Mỹ, Mông Cổ bất ngờ được bầu làm nước Chủ tịch luân phiên của “Khối cộng đồng chung các quốc gia dân chủ”, được đẩy lên vị trí “đầu sóng, ngọn gió” trong việc thực thi các vấn đề dân chủ trên thế giới.

Trong thời gian thăm Mông Cổ hồi tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có bài phát biểu ấn tượng, trong đó tán dương Mông Cổ là điển hình về dân chủ ở châu Á, đã hình thành sự đối lập rõ nét với một số quốc gia trong khu vực. Tuy không chỉ rõ quốc gia nào, song cùng với sự khen ngợi Mông Cổ, những lời lẽ của bà Hillary rõ ràng nhằm chỉ trích, công kích Trung Quốc. Ngoài việc các quan chức cấp cao chú trọng thăm viếng Mông Cổ, Mỹ cũng tăng cường cung cấp viện trợ với khối lượng lớn cho Mông Cổ.

Theo tờ “Thái Dương”, Mỹ ra sức lôi kéo Mông Cổ là để thông qua nước này mà đạt được mục đích chiến lược của mình, giành được những lợi ích lớn hơn nhiều, biến Mông Cổ trở thành tuyến đầu mới của Mỹ trong chiến lược tổng thể kiềm chế Trung Quốc. Trong kế hoạch của Mỹ, nếu như có thể khiến Mông Cổ kết thành đồng minh với Mỹ thì giá trị của mối quan hệ đồng minh này không hề thua kém giá trị của các mối quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật hay Mỹ-Hàn. Mông Cổ có vị trí địa lý hết sức quan trọng, nếu như quân đội Mỹ có thể tiến vào đồn trú tại đây, biên giới trên bộ của Trung Quốc sẽ trực tiếp bị phơi ra trước sự uy hiếp của Mỹ. Điều nguy hiểm là Mông Cổ cách thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc không xa. Khi phải đối mặt với Mỹ ở Mông Cổ, Trung Quốc sẽ không còn bất kỳ quân bài nào có thể sử dụng.

Theo báo “Thái Dương”, sau khi Mông Cổ đã chính thức gia nhập OSCE, bước tiếp theo, Mỹ chắc chắn sẽ tìm cách để đưa Mông Cổ gia nhập NATO và đây cũng là điều mà Mông Cổ hướng tới. Xu thế này hiện gần như không còn cách gì để ngăn cản và sớm muộn cũng sẽ trở thành hiện thực.

Rất có thể, trong vài năm tới, Mông Cổ sẽ trở thành một chiến trường mới của cuộc đọ sức Trung-Mỹ.

Theo báo Tin tức

=================

Thực ra Mông Cổ cũng chỉ là tay chơi hạng nhỏ trong canh bạc cuối cùng. Cái vấn đề là nó thể hiện khả năng thu hút của Hoa Kỳ với các đồng minh trong canh bạc cuối cùng. Cái này tớ nói rồi: Người Trung Quốc có giới hạn quyết định là ngày Rằm tháng Giêng Việt lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào tạo tiến sĩ: Đối diện với thực tế

Thứ Hai, 26/11/2012 - 22:14

Đã đến lúc (không bao giờ là quá muộn) đối diện với thực tế và nhìn nhận một cách đúng mực và khả thi về số lượng tiến sĩ cần dùng cho các trường đại học Việt Nam, và có một cái nhìn rõ ràng hơn về những điều cần làm để đạt được mục đích này.

>> Có 24.000 tiến sĩ vẫn thiếu những nhà khoa học giỏi

>> Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám

Một bài báo gần đây1 đăng trên báo An ninh Thủ đô đã chỉ ra một số sai sót của hệ thống đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Trong đó một sai phạm nghiêm trọng là một số nghiên cứu sinh đã mua luận văn được viết thuê với giá cả 500 triệu đồng từ những người kiếm sống bằng hoạt động gian lận này, trong đó có rất nhiều những tài liệu bị “cắt và dán” từ các công trình đã được công bố của người khác. Một sai sót thứ hai mà bài báo chỉ ra là hiện tượng thiếu năng lực của các hội đồng trong việc thẩm định kỹ năng cùng năng lực của nghiên cứu sinh, qua đó ngầm ám chỉ rằng các thành viên của những hội đồng này hoặc là kém cỏi, hoặc là tham nhũng, hoặc là cả hai. Sai sót thứ ba là việc thiếu những hình phạt đối với những sai phạm trên, đặc biệt là đối với những người viết thuê và bán những luận văn nghiên cứu giả tạo.

Là người đã dành phần lớn sự nghiệp khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã giám sát và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chưa ở nơi đâu tôi lại thấy một hệ thống phức tạp và quan liêu như vậy, một hệ thống đặt quá ít lòng tin vào những người thầy hướng dẫn.

Một trong những sai sót đề cập trên đây có sự liên quan tới những kết quả hạn chế của chương trình 322, có chức năng cử các sinh viên Việt Nam ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngầm ám chỉ rằng một số sinh viên được lựa chọn một cách không đủ nghiêm túc, hoặc không theo những tiêu chí lựa chọn thích hợp. Chương trình này đột ngột bị gián đoạn trong tháng 5 năm nay trước khi được phục hồi vào tháng 7.

Tác giả bài báo đưa ra kết luận với những số liệu đáng quan tâm. Đó là nhắc lại mục tiêu đặt ra của Chính phủ đạt được 20 nghìn tiến sĩ vào năm 2020 nhằm có được 30% các giảng viên đại học có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, tác giả ước tính rằng số lượng tiến sĩ cần thiết cho mục tiêu này thực chất phải là 60 nghìn, nghĩa là sẽ cần thêm 45 nghìn tiến sĩ nữa. Cả 2 con số này dường như đều không khả thi.

Posted Image

Giáo sư Pierre Darriulat, nhà vật lý hàng đầu thế giới người Pháp - tác giả bài viết.

Rõ ràng là số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ mà Việt Nam có thể đào tạo rõ ràng thấp hơn so với kỳ vọng của Chính phủ. Do vậy chúng ta không thể kỳ vọng nhanh chóng tăng số lượng những giáo sư đại học đủ năng lực và đạo đức. Có lẽ điều cấp thiết phải làm ngay hiện nay là xác định ra những giáo sư như vậy, và tin tưởng giao phó cho họ công việc đào tạo và hướng dẫn các nghiên cứu sinh. Ở một số nước trên thế giới có một quy trình để làm điều này, đó là quy trình phong tặng danh hiệu “habilitation”. Sự phong tặng này hoàn toàn dựa trên thành tựu, căn cứ vào kỹ năng nghiên cứu và kết quả đạt được, số lượng và chất lượng các công bố khoa học, hiệu quả giảng dạy, sự ghi nhận trong phạm vi ngoài trường và phạm vi quốc tế, cùng những tiêu chí khác mà người ta cho rằng cần thiết, miễn là chúng phải khách quan, công bằng, không mở cửa cho sự tư tình và những sự bất công.

Chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra những bằng cấp không bị giả tạo, thu hút các tài năng, và chỉ cần tạo ra số lượng bằng cấp trong giới hạn chừng mực khả năng thực tiễn của chúng ta.

Việc đặt ra một danh hiệu như “habilitation” sẽ đem lại nhiều lợi ích, miễn là được thực hiện một cách có đạo đức, nghĩa là việc phong tặng phải do một ủy ban bên ngoài. Cần trả lương cao cho những người được phong tặng danh hiệu này, cũng như cho những người trẻ tuổi đã làm xong hậu tiến sĩ với năng lực đầy đủ và đang mong mỏi được tạo cơ hội.

Việc hướng dẫn một nghiên cứu sinh tiến sĩ cần rất nhiều thời gian và nỗ lực. Sẽ không hợp lý nếu đòi hỏi rằng một thầy hướng dẫn trung bình mỗi năm phải tạo ra được trên một tiến sĩ – nghĩa là đòi hỏi thầy hướng dẫn này phải liên tục hướng dẫn cho 3 nghiên cứu sinh tiến sĩ (thông thường thời gian hướng dẫn mỗi nghiên cứu sinh tiến sĩ là 3 năm).

Nhưng những gì đang xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây lại hoàn toàn trái ngược với những gì tôi trình bày trên đây: thay vì tuyển chọn thày hướng dẫn một cách nghiêm ngặt hơn và tin tưởng giao phó trách nhiệm cho họ, người ta lại tạo ra một hệ thống các quy định phức tạp nhằm giám sát, theo dõi công việc của họ2; các nghiên cứu sinh phải viết báo cáo ba tháng một lần cho học viện về tiến độ công việc của mình; họ phải trình bày 3 đề tài cơ bản trước một hội đồng đặc biệt thứ nhất; họ phải trình bày 3 đề tài cụ thể trước một hội đồng đặc biệt thứ hai; và họ phải bảo vệ đề tài của mình hai lần trước hai hội đồng đặc biệt khác.

Sẽ không hợp lý nếu đòi hỏi rằng một thầy hướng dẫn trung bình mỗi năm phải tạo ra được trên một tiến sĩ – nghĩa là đòi hỏi thầy hướng dẫn này phải liên tục hướng dẫn cho 3 nghiên cứu sinh tiến sĩ (thông thường thời gian hướng dẫn mỗi nghiên cứu sinh tiến sĩ là 3 năm).

Là người đã dành phần lớn sự nghiệp khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã giám sát và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chưa ở nơi đâu tôi lại thấy một hệ thống phức tạp và quan liêu như vậy, một hệ thống đặt quá ít lòng tin vào những người thầy hướng dẫn.

Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải là bằng cấp, mà là kỹ năng, năng lực, và tri thức hàm chứa đằng sau nó. Đào tạo ra 20 nghìn tiến sĩ để làm gì nếu tấm bằng có thể mua được bằng tiền? Chúng ta không cần đến những tấm bằng tiến sĩ được gắn trên tường văn phòng. Việt Nam cần những tiến sĩ có thể giúp đất nước vượt qua những thử thách trước mắt. Và những thứ luận văn sao chép không giúp gì cho điều này. Đây là thực tế không thể phủ định. [Vì vậy], chúng ta cần tập trung vào việc tạo ra những bằng cấp không bị giả tạo, thu hút các tài năng, và chỉ cần tạo ra số lượng bằng cấp trong giới hạn chừng mực khả năng thực tiễn của chúng ta.

Chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn làm sao để giúp những người đã làm xong hậu tiến sĩ có thể kết nối vào đời sống công việc, dù là mang tính học thuật hay phi học thuật. Cần có một chương trình theo dõi và tiếp tục đào tạo cho những người đã làm xong hậu tiến sĩ, căn cứ vào nhu cầu cơ bản chung của đất nước, và nhu cầu cụ thể của các trường đại học. Ngày nay, không ít những người đã làm hậu tiến sĩ ở những lĩnh vực tiên tiến nhất của vật lý học, cuối cùng phải đi dạy trung học (giáo viên trung học là một nghề đáng được tôn trọng, nhưng họ đâu cần đến bằng tiến sĩ để phải lãng phí tiền bạc và công sức), và rất hiếm những người làm hậu tiến sĩ tìm được công việc phù hợp với tài năng của mình ở Việt Nam.

Chúng ta cần thay đổi thói quen cố hữu hiện nay một cách quyết liệt. Cần tuyển chọn [sinh viên/nghiên cứu sinh] nghiêm túc hơn, và xử lý nghiêm khắc hơn những trường hợp gian lận. Cần xác định đúng hơn những người thầy có đủ nhân cách và năng lực để hướng dẫn các nghiên cứu sinh tiến sĩ. Cần đơn giản hóa hệ thống những quy định phức tạp, tương đồng với những tiêu chuẩn quốc tế, nhằm khuyến khích và giản lược hóa những thỏa thuận hợp tác đồng hướng dẫn (tiếng Pháp gọi là cotutelles3). Chúng ta cũng cần tăng cường mạnh mẽ những giảng viên trẻ trong các trường đại học bằng cách trao cho họ những cơ hội thực sự.

Hiện nay, sự tự tôn đang khiến chúng ta không dám đối diện hiện thực, và sự khiêm tốn khiến chúng ta không dám tham vọng [một cách thực tế]. Chúng ta cần phải có thái độ hoàn toàn ngược lại: sự tự tôn là để chúng ta tham vọng và tự tin; sự khiêm tốn để giúp chúng ta có nghị lực để đối diện với thực tế.

Hiện nay, các trường đại học Việt Nam đang rất thiếu những giảng viên có đủ năng lực để đào tạo cho sinh viên một cách bài bản cần thiết trong bối cảnh hiện tại đất nước đang phát triển rất nhanh. Hơn nữa, các trường này, cũng như nhiều trường đại học khác trên thế giới, đang phải gánh trách nhiệm đào tạo số lượng sinh viên quá nhiều so với năng lực của họ, do những gia đình có đủ tiền trả học phí thường gửi con em mình tới trường đại học với hy vọng rằng chúng sẽ đạt được một đẳng cấp cao hơn trong xã hội và trở nên giàu có hơn.

Ngày nay Việt Nam đang có quá nhiều sinh viên học về tiếp thị, kinh doanh và kinh tế trong khi lại thiếu người được đào tạo về thủ công nghiệp và nghề trong các ngành có tiềm năng sáng tạo và hiệu quả kinh tế cao; có quá nhiều sinh viên dành tới 4 năm trong các trường đại học mà về cơ bản không học hỏi được gì nhiều dù có tấm bằng đại học. Rõ ràng là cần có một hệ thống sát hạch nghiêm ngặt không chỉ ở giai đoạn tuyển đầu vào mà cả với những kỳ thi cuối năm, đặc biệt là trong quá trình sát hạch cấp bằng; đồng thời tổ chức một hệ thống dạy nghề và trường kỹ thuật nhằm giảm bớt lượng sinh viên tại các trường đại học; tạo những khóa đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học, cho phép sinh viên tốt nghiệp đi làm chỉ sau 2 năm với một tấm bằng thấp hơn so với bằng đại học.

--------------

1 Quỳnh Nga, An ninh Thủ đô, Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!, 28 tháng 10, 2012.

2http://vanban.moet.g...170&opt=brpage.

3 P. Darriulat, Tia Sáng, Hình thức thực hiện Luận án đồng hướng dẫn, Tháng 7, 2011.

GS. Pierre Darriulat

Theo Tia Sáng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ta và Tàu, ai học đúng Đạo của Lão Tử?

Xem qua truyện phim của Tàu, hình ảnh các đạo sĩ Tàu múa may quay cuồng đã thành style chung, đến mức Tàu bịa ra Trương Tam Phong tổ sư của Võ Đang mà loanh quanh đi lại thế giới tin ..là thật. Tàu nhân đà đó viết sách giảng về Đạo huyền bí, rối tinh rối mù,,, bẻ cái tinh thần Vô vi của Lão Tử cong veo thành ra chẳng làm gì là sướng nhất. Chính vì thế dân Tàu ngàn năm quen ăn không rồi...mà tự cho là hợp đạo,,,,vì thế mới sinh Nhà cư vi bất thiện, lúc nào cũng hăm he đi ăn cươp để khỏi phải làm gì

Về phía ta?

cái tinh thần của Đạo không cần lên gân cốt mà thấm sau vào trong lòng nước Việt cả ngàn năm,,,Không cần ăn chay liên tục, nhưng bữa cơm có rau là thêm phần thanh đạm, bữa cơm người Việt không ê hề thịt cá như cơm tàu, đơn giản có rau, có gạo, có mặn có nhạt...Nhìn bữa cơm là sự tổng hòa âm dương, ngũ hành, tổng hợp của các dư vị mà con người trải qua hàng ngày. Bữa cơm không cần nâng tầm ngự thiện hay quan thiện mà nhẹ nhàng, từ ngàn năm qua người nước ta vốn đã thế. Vì vậy sau bai mòn Tây, Tàu nhớ bữa rau quê nhà là nhớ da diết khác với cái rau tàu đầy dầu hay rau Tây tí tẹo

iThanh đạm mà nhai cũng như ứng xử với cuộc sống từ tốn, ôn hòa.. Nơi đông người cũng nhỏ tiếng, không phải là dân quê mùa sợ sệt mà vì tôn trọng người khác, không phải giáo điều mà các cụ khẳng định : Phần nhiều do giáo dục.. cho dù bố mẹ giáo viên mà con không được giáo dục thì không bằng gia đình anh thợ nuôi dạy con thành người

Người Việt chấp nhận mọi sự tổng hòa, người Tàu khinh giàu ta thì Phi thương bất phú. Khẳng định Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rộng nhất nông nhì sĩ

Người tàu khinh thường phụ nữ, hạ thấp người vợ ta thì coi trọng bình đẳng: Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn

Đạo là tự nhiên là bình đẳng, có âm có dương, có hòa thuận có xung khắc, có mâu thuẫn có bình thường...Vua cũng là người...

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa

Ông Ngô Thì Nhậm thẩm thấu cái tinh thần này nên chết không sợ:

Thế Xuân Thu, Thế Chiến quốc, thế thế thời, thời phải thế

Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai

Chẳng bù với anh Tàu, cố bám lấy hư danh, dù bị lật đổ cũng phải sống chết giảnh lại, mặc bao người phải chết, mặc bao gia đình ly tán, ta phải biết ta trước, thật bỉ ổi trơ trẽn

Người Việt tổng kết

Vua Ngô ba sáu tấn vàng

Chết xuống âm phủ chẳng mang tấn nào

Tự nhiên ung dung mà sống, ky ca ky cóp cho cọp nó xơi...Người Việt chẳng cần thành lũy, nhưng khi có họa thì muôn người như một....Tàu không chiếm được,Pháp cướp bóc hết rồi ta lại xây lại. Đình chùa cổ hay mới thì chi là tâm vì thế các cụ ở Chương Mỹ muốn chùa to đẹp thì góp công xây lại, làm to chuyện làm gì.. Đạo ở lòng ngwoif như pHật nói Vạn sự tùy tâm.

Có câu hỏi xưa nay sao thấy đâu đâu cũng thấy có dấu ấn mấy ông đạo sĩ ngày xưa??? Thì Việt Nam ta là Bồng lai tiên cảnh, sang rồi họ chán xư Tàu nên ở lại tu học... ai không tin cứ giở sách Tàu ra xem vua Minh tế núi có 21 ngọn núi Bách Việt, ông Cát Hồng tu ở Núi Voi an Lão hải phòng rồi từ đấy thành tiên..Tượng Sơn - giao châu là đây chứ không phải Tượng sơn - nước Tàu.

Ông Vương Bột - thần đồng thơ Tàu say mê chốn Bồng Lai - Vinh Hạ Long rồi thành tiên ở đây, để lại hai câu bất hủ

Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc

Sách Tàu bẻ trẹo là ông mô tả Trường Giang, rồi chết vì đắm thuyền. Nhưng sứ Tàu từng mô tả là nghe thấy giọng thơ Vương bột ngâm nga lúc qua vịnh hạ long của nước Nam. sứ Tàu giận bèn bảo...hối tiệc làm gì,, vậy là Vương Bột biến

Thế thì bây giờ Đạo Tàu và Đạo Ta, các bác tin Đạo nào???

Edited by lanha92

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão Tử - người sáng lập Đạo giáo, chính là Chử Đồng tử trong "Sự tích Đầm Nhất Dạ". Xem "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Người Tàu chẳng hiểu gì về Đạo Đức Kinh cả..

Ta và Tàu, ai học đúng Đạo của Lão Tử?

Xem qua truyện phim của Tàu, hình ảnh các đạo sĩ Tàu múa may quay cuồng đã thành style chung, đến mức Tàu bịa ra Trương Tam Phong tổ sư của Võ Đang mà loanh quanh đi lại thế giới tin ..là thật. Tàu nhân đà đó viết sách giảng về Đạo huyền bí, rối tinh rối mù,,, bẻ cái tinh thần Vô vi của Lão Tử cong veo thành ra chẳng làm gì là sướng nhất. Chính vì thế dân Tàu ngàn năm quen ăn không rồi...mà tự cho là hợp đạo,,,,vì thế mới sinh Nhà cư vi bất thiện, lúc nào cũng hăm he đi ăn cươp để khỏi phải làm gì

Về phía ta?

cái tinh thần của Đạo không cần lên gân cốt mà thấm sau vào trong lòng nước Việt cả ngàn năm,,,Không cần ăn chay liên tục, nhưng bữa cơm có rau là thêm phần thanh đạm, bữa cơm người Việt không ê hề thịt cá như cơm tàu, đơn giản có rau, có gạo, có mặn có nhạt...Nhìn bữa cơm là sự tổng hòa âm dương, ngũ hành, tổng hợp của các dư vị mà con người trải qua hàng ngày. Bữa cơm không cần nâng tầm ngự thiện hay quan thiện mà nhẹ nhàng, từ ngàn năm qua người nước ta vốn đã thế. Vì vậy sau bai mòn Tây, Tàu nhớ bữa rau quê nhà là nhớ da diết khác với cái rau tàu đầy dầu hay rau Tây tí tẹo

iThanh đạm mà nhai cũng như ứng xử với cuộc sống từ tốn, ôn hòa.. Nơi đông người cũng nhỏ tiếng, không phải là dân quê mùa sợ sệt mà vì tôn trọng người khác, không phải giáo điều mà các cụ khẳng định : Phần nhiều do giáo dục.. cho dù bố mẹ giáo viên mà con không được giáo dục thì không bằng gia đình anh thợ nuôi dạy con thành người

Người Việt chấp nhận mọi sự tổng hòa, người Tàu khinh giàu ta thì Phi thương bất phú. Khẳng định Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rộng nhất nông nhì sĩ

Người tàu khinh thường phụ nữ, hạ thấp người vợ ta thì coi trọng bình đẳng: Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn

Đạo là tự nhiên là bình đẳng, có âm có dương, có hòa thuận có xung khắc, có mâu thuẫn có bình thường...Vua cũng là người...

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Bao giờ dân nổi can qua

Con vua thất thế lại ra quét chùa

Ông Ngô Thì Nhậm thẩm thấu cái tinh thần này nên chết không sợ:

Thế Xuân Thu, Thế Chiến quốc, thế thế thời, thời phải thế

Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai

Chẳng bù với anh Tàu, cố bám lấy hư danh, dù bị lật đổ cũng phải sống chết giảnh lại, mặc bao người phải chết, mặc bao gia đình ly tán, ta phải biết ta trước, thật bỉ ổi trơ trẽn

Người Việt tổng kết

Vua Ngô ba sáu tấn vàng

Chết xuống âm phủ chẳng mang tấn nào

Tự nhiên ung dung mà sống, ky ca ky cóp cho cọp nó xơi...Người Việt chẳng cần thành lũy, nhưng khi có họa thì muôn người như một....Tàu không chiếm được,Pháp cướp bóc hết rồi ta lại xây lại. Đình chùa cổ hay mới thì chi là tâm vì thế các cụ ở Chương Mỹ muốn chùa to đẹp thì góp công xây lại, làm to chuyện làm gì.. Đạo ở lòng ngwoif như pHật nói Vạn sự tùy tâm.

Có câu hỏi xưa nay sao thấy đâu đâu cũng thấy có dấu ấn mấy ông đạo sĩ ngày xưa??? Thì Việt Nam ta là Bồng lai tiên cảnh, sang rồi họ chán xư Tàu nên ở lại tu học... ai không tin cứ giở sách Tàu ra xem vua Minh tế núi có 21 ngọn núi Bách Việt, ông Cát Hồng tu ở Núi Voi an Lão hải phòng rồi từ đấy thành tiên..Tượng Sơn - giao châu là đây chứ không phải Tượng sơn - nước Tàu.

Ông Vương Bột - thần đồng thơ Tàu say mê chốn Bồng Lai - Vinh Hạ Long rồi thành tiên ở đây, để lại hai câu bất hủ

Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc

Sách Tàu bẻ trẹo là ông mô tả Trường Giang, rồi chết vì đắm thuyền. Nhưng sứ Tàu từng mô tả là nghe thấy giọng thơ Vương bột ngâm nga lúc qua vịnh hạ long của nước Nam. sứ Tàu giận bèn bảo...hối tiệc làm gì,, vậy là Vương Bột biến

Thế thì bây giờ Đạo Tàu và Đạo Ta, các bác tin Đạo nào???

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Đệ nhất dâm quan Trùng Khánh" giảng "đạo đức làm quan"

Thứ ba 27/11/2012 13:41

(GDVN) - Muốn làm quan, trước hết phải biết làm người, nghiêm khắc với bản thân, lúc nào và ở đâu cũng phải biết tự trọng, tự tỉnh, tự cảnh giác, tự động viên mình nỗ lực...

Suốt mấy ngày qua giới truyền thông Trung Quốc và cộng đồng mạng nước này không ngớt lời bàn tán xung quanh vụ "dâm quan Trùng Khánh" Lôi Chính Phú bị cách chức chỉ sau 63 giờ bị lộ clip sex với bồ nhí 18 tuổi.

Trước đó, Lôi Chính Phú lại từng không dưới một lần lên báo, đài để rao giảng về cái gọi là đạo đức người cán bộ, quan chức phải lấy tu dưỡng đạo đức cá nhân làm gốc. Khi sự việc vỡ lở, những phát ngôn chống hủ hóa trong đội ngũ cán bộ đảng viên mà Lôi Chính Phú cao giọng thủa nào lại bị lôi ra mổ xẻ.

"Người cán bộ lãnh đạo phải tự xây dựng cho mình quan điểm đúng đắn về quyền lực, địa vị và lợi ích. Làm công tác lãnh đạo luôn ưu tiên lấy việc rèn luyện đạo đức đặt lên hàng đầu. Muốn làm quan, trước hết phải biết làm người, nghiêm khắc với bản thân, lúc nào và ở đâu cũng phải biết tự trọng, tự tỉnh, tự cảnh giác, tự động viên mình nỗ lực..."

Posted Image

Lôi Chính Phú trả lời phỏng vấn báo chí khi chưa bị cách chức Bí thư khu ủy Bắc Bối, Trùng Khánh

Tờ Thanh niên Trung Quốc đã trích dẫn lại một loạt những phát ngôn rao giảng đạo đức làm quan và làm người của "Trùng Khánh đệ nhất dâm quan" Lôi Chính Phú khi còn tại vị.

Lôi Chính Phú khuyên răn thuộc cấp của mình, lúc nào cũng phải nhận thức rõ cái họa của tư lợi, cái họa của phạm pháp và món nợ của lương tâm, tự giác xây dựng cho mình "phòng tuyến đạo đức chắc chắn để ngăn ngừa hủ bại".

Trước khi bị tung clip sex lên internet vài tháng, Lôi Chính Phú đã dõng dạc phát biểu trong một hội nghị hôm 19/9 vừa qua tại Trùng Khánh, trong đó kêu gọi đội ngũ cán bộ đảng viên địa phương phải tăng cường công tác đấu tranh chống hủ bại, xây dựng môi trường hành chính sự nghiệp trong sạch, lành mạnh.

Posted Image

"Đệ nhất dâm quan Trùng Khánh" rao giảng đạo đức người làm cán bộ

Thậm chí nhiều cư dân mạng tại Trung Quốc đã tổng kết những phát biểu rao giảng "đạo làm quan" của Lôi Chính Phú từ năm 2006 đến nay và biên tập thành 1 cuốn "Dâm quan chống hủ bại". Tất cả những câu phát ngôn "kinh điển" của dâm quan được tập hợp trong sách này, phóng viên tờ Thanh niên Trung Quốc khi kiểm chứng thì đều chính xác là y đã từng nói.

Ngày 27/11 website tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đưa tin cho biết, trước khi bị cách chức vì vụ bê bối clip sex, Lôi Chính Phú đã từng có lúc trở thành "gương điển hình chống tham nhũng". Năm 2005, một chủ thầu xây dựng mang đến hối lộ Phú 1 triệu NDT nhưng "dâm quan" này đã mang khoản tiền trên nộp cho cơ quan và dùng số tiền đó để xây dựng một trường tiểu học Hy vọng.

Theo tờ Nhân Dân nhật báo bản điện tử, ngoài vụ bê bối clip sex thì ở quê Lôi Chính Phú, "dâm quan" này lại được bà con rất quý và khen ngợi. Bất cứ ai trong làng có kho khăn gì, chỉ cần Phú giúp được thì "dâm quan" này sẽ không từ chối.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn Thanh niên Trung Quốc)

==============================

Bởi vậy - muốn chống tham nhũng - cần phải thể hiện và chứng tỏ được rằng: Người kế nhiệm vị quan này không có cơ hội lặp lại hành vi của người tiền nhiệm, khi mà ngay cả giá trị đạo đức cũng bị lợi dụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ không công nhận “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu Trung Quốc

Thứ Ba, 27/11/2012 11:29

(NLĐO) - Ngày 26-11, Mỹ tuyên bố không công nhận bản đồ biển Đông bị “đường lưỡi bò” bao trùm được in chìm trên hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26-11, khi được hỏi liệu một công dân Trung Quốc mang hộ chiếu mới có in bản đồ gây tranh cãi và được hải quan Mỹ đóng dấu nhập cảnh, thì điều đó có bị coi là sự công nhận của Mỹ với bản đồ đó không, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định là không. Nngười phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nêu rõ: “Không, đó không phải là một sự xác nhận. Quan điểm của chúng tôi về biển Đông, như các bạn đã biết, vẫn là cần phải tổ chức đàm phán giữa các bên liên quan, bao gồm ASEAN và Trung Quốc. Và một tấm bản đồ in trên hộ chiếu không thể thay đổi quan điểm này”.

Posted Image

Hộ chiếu in chìm "đường lưỡi bò" gây tranh cãi của Trung Quốc. Ảnh: China Post

Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc đưa bản đồ có các vùng lãnh thổ đang gây tranh cãi, bà Nuland nói hộ chiếu các nước cần tuân thủ những quy chuẩn quốc tế cơ bản. “Những tấm bản đồ được in chìm không phải là thành phần của hộ chiếu” - bà Nuland cho biết.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói trên phương diện pháp lý, bản đồ trên không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của hộ chiếu để được cấp thị thực vào Mỹ.

Theo bà Nuland, Bộ Ngoại giao Mỹ được biết về hộ chiếu “lưỡi bò” vào cuối tuần rồi khi nó bị các nước láng giềng lên án. Do đó, Mỹ mong muốn có cơ hội trao đổi với Trung Quốc và các nước phản đối để làm rõ vấn đề.

Hải Ngọc (Theo Economic Times, PTI)

===================

Trong vùng đồng bằng Nam bộ ở xứ Việt Nam ta, có câu thành ngữ rất dễ thương: "Chọc cho chúng chửi". Nếu ai chưa biết nội hàm câu này thì có thể lấy cái hộ chiếu lưỡi bò của Trung Quốc làm thí dụ.

Người Trung Quốc đã bế tắc trong việc giải quyết hướng tồn tại và phát triển của đất nước họ, nên mới nảy sinh cái trò "chọc cho chứng chửi" này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành vi tiểu xảo của Trung Quốc trong việc in đường lưỡi bò trên hộ chiếu, chứng tỏ họ hoàn toàn bế tắc trong việc đối phó với tương lai phát triển và tồn tại, chưa có một giải pháp nào khả thi để ổn định xã hội và tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Cho nên mới phải chơi thế "Cờ bí dí tốt".
Suy ngẫm đi, nếu đúng như thế thì trả lại Trường Sa và Hoàng Sa với các tranh chấp lãnh thổ khác và long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Thiên Sứ đây tuy tài hèn sẽ chỉnh sửa lại vài chi tiết trong lời tiên tri.
Thiên Sứ - Thông tin cập nhật II


Dân Lý học "chính cống bà Lang trọc" không bao giờ phân tích một hiện tượng cục bộ mà không đặt trong một tổng thể. Và cũng chẳng bao giờ đi tìm bản chất của một hiện tượng, khi không loại suy hoàn toàn mọi yếu tố không phải nó trong mối liên hệ tương tác chẳng chịt.
Hiện tượng người Trung Hoa giở trò in đường lưỡi bò trên hộ chiếu là một hành vi rất tiểu xảo trong quan hệ quốc tế. Để đối phó hiện tượng này không cần đến cấp ...huyện. Mà chỉ cần một chú lính biên phòng không đóng dấu vào hộ chiếu với lý do: Hộ chiếu mới nên chúng tôi cần kiểm tra xem có phải hộ chiếu thật không? Chúng tôi chưa nhận được thông báo chính thức của bộ Ngoại giao về hộ chiếu của quí quốc - Hoặc hộ chiếu mới này không giống hộ chiếu cũ, nên chúng tôi phải thẩm tra trước khi đóng dấu. Nên sory quí vị hãy đợi đấy! Sang phim. Ấy là mới chỉ nói đến chú lính biên phòng sđóng dấu nhầm bị mất việc, ch chưa nói đến chđạo của cấp huyện. Hì.

Như vậy, để đối phó việc này không cần đến cấp quốc gia. Chưa kể đến phản ứng ngược vì người dân của họ khi đi ra nước ngoài , mới biết rõ là : cái chủ quyền quốc gia ở đưởng lưỡi bò mà chính phủ họ tuyên truyền, không phải được quốc tế công nhận.
Nhưng tại sao họ lại có việc làm tiểu sảo như vậy? Có hai khả năng xảy ra:
1/ Kẻ tham mưu dốt nát và cấp lãnh đạo quyết định việc này cũng chẳng lấy gì làm thông minh lắm. Kiến thức tổng hợp mang tính hạn chế, tầm nhìn cục bộ.
2/ Hành vi cố ý, nhằm tuyên truyền đường lưỡi bò và tạo chứng cứ pháp lý cho lịch sử hàng trăm năm sau về chủ quyền đường lưỡi bò của họ.
Xét cả hai nguyên nhân này đều cho thấy nó phản ánh một sự bế tắc hoàn toàn trong việc giải quyết những thực tế trong quan hệ tồn tại và phát triển của người Trung Quốc hiện nay. Do đó, thực chất nó không phải là hai nguyên nhân tách biệt, mà là hai yếu tố phản ánh bản chất của sự bế tắc này. Họ không thể nghĩ ra phương pháp ổn định một xã hội đang là tiền đề của một cuộc khủng hoảng nội bộ cực lớn, từ cấp cao nhất đến mọi mối quan hệ xã hội trong dân chúng. Mâu thuẫn từ vi mô đến vĩ mô này, cái nọ bổ sung và thúc đẩy cái kia; nên nguy cơ sụp đổ của cả một thể chế có vẻ như không tránh khỏi. Do đó, họ cần phải tiếp tục khoa trương những di sản mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, để hạ nhiệt tạm thời mâu thuẫn trong nước, khi chưa có biện pháp giải quyết. Nếu thành công thì tăng uy tín cho cấp lãnh đạo, có thời gian xử lý các mâu thuẫn trong nước. "Một mũi tên bắn hai con chim".
Nhưng chẳng may cho họ. Thời thế mỗi lúc một khác. Và vì bản chất lý học Đông phương không thuộc về văn minh Hán, nên họ không thể có một tầm nhìn được "Lý học công nhận" và có "cơ sở Lý học". Bây giờ không phải là thời Tam Quốc với khái niệm thiên hạ chỉ gồm Trung Hoa và mấy nước Hung Nô với Di, Dịch khác chung quanh biên giới. Do đó, họ không thể đem quân viễn chinh như thời Trương Phụ, làm mưa làm gió với các nước lân bang.
Hầu hết các nước chung quanh họ đều có mối quan hệ đồng minh với các siêu cường khác. Ngay cả Việt Nam chẳng có một hiệp ước đồng minh với ai, thì quyền lợi của Việt Nam trên biển Đông cũng là quyền lợi chung của gần như cả thế giới. Hoa Kỳ đã xác đinh quyền lợi cốt lõi ở đây. Việt Nam lại là thành viên của Liên hiệp quốc, cho nên cuộc tấn công tổng thể với Việt Nam không dễ dàng gì. Tất nhiên, ai chẳng biết Liên Hiệp quốc can thiệp, nếu một cuộc chiến lớn nổ ra cũng theo thời tiết. Nhưng riêng thời tiết Việt Nam thì không phải nước nào muốn làm gì cũng được.
Nhìn sang Điều Ngu / Senkaku thì Nhật Bản không cần Liên hiệp Quốc can thiệp nếu đụng độ lớn với Trung Hoa.
Còn nếu đụng độ lớn xảy ra với một cuộc chiến tranh sống còn
- kể cả chiến tranh hạt nhân - thì họ không phải đối thủ của Hoa Kỳ. Chưa nói đến hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt của Do Thái nhắc khéo điều này.
Như vậy, về đối nội họ cũng hoàn toàn bế tắc trong việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội để tránh một sự sụp đổ - chính một lãnh đạo cao cấp của Trung Hoa đã thừa nhận điều này. Đối ngoại thì không ngoe nguẩy gì được. Còn giữ nguyên trạng thái thì vấn đề là thời gian, nếu Hoa Kỳ sử dụng nhưng chiêu gây sức ép kinh tế lên họ, sau khi trển khai xong 60% lực lượng quân sự ở Tây Thái Bình Dương, chưa kể những phương pháp khác.
Bởi vậy, trả lại Hoàng Sa và Trường sa cho Việt Nam và một số địa danh khác; đồng thời chính thức long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến - như một bảo đảm lâu dài xuyên suốt trong lịch sử về chủ quyền của Việt Nam, hơn tất cả mọi hiệp ước - thì Thiên Sứ sẽ vui lòng sửa chữa lại vài chi tiết trong lời tiên tri liên quan đến quí quốc.
Nhưng khả năng của Thiên Sứ rất giới hạn - tuy chỉ ra lý thuyết thống nhất - nhưng không phải người sáng tạo ra lý thuyết này. Cho nên giới hạn thời gian chỉ đến rằm tháng Giêng Việt lịch để xem quí quốc thể hiện điều gì. Ngoài thời gian này thì quí quốc chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế.
================
PS: Nghe thiên hđồn rằng tàu bay của Trung Hoa đã bay lên bay xuống ở cái tàu thủy Thi Lang rồi. Cũng giỏi nh! Cứ y như một số cường quốc khác làm từ 80 năm trước. Nhưng sao lại đặt tên là Thi Lang nh? Hiểu theo một nghĩa khác là xác chết của người đàn ông. Đừng bảo là cái tàu ve chai này vốn nó đã chết rồi, phục hồi lại, nên đặt tên như thế nhá.
Đổi tên đi. Đây là quẻ bói miễn phí, nhằm chứng tỏ tính khách quan khi nhận định về quí quốc. Chứ bình thường một quẻ như vậy là 200. 000VND đấy. Gía ccũng tùy theo...thời tiết.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Những trang giáo án thảm sầu” sẽ... bay về đâu?

Thứ Tư, 28/11/2012 - 12:38

Sau khi Báo Lao Động đăng loạt phóng sự “Yên Bình dậy sóng”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ độc giả, đặc biệt là 80 giáo viên mầm non đang bị đề nghị hủy biên chế ở huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái).

Yên Bình dậy sóng

UBND huyện Yên Bình cũng đã có công văn gửi Tổng Biên tập Báo Lao Động, “xin tiếp thu và cảm ơn” những ý kiến xác đáng và bổ ích của báo, đồng thời cung cấp thêm thông tin liên quan ngõ hầu giúp cơ quan điều tra có thể vạch mặt quan tham…

Posted Image

Các giáo viên thuộc diện bị huỷ biên chế trong cuộc làm việc với lãnh đạo huyện Yên Bình. Các giáo viên thuộc diện bị huỷ biên chế trong cuộc làm việc với lãnh đạo huyện Yên Bình.

Nhiều giáo viên được công an đến nhà “thăm hỏi”

Phải nói rằng, suốt quá trình tìm hiểu vụ việc, PV Báo Lao Động rất khó để tiếp cận được cơ quan chức năng, càng không thể nào gặp được những cô giáo, thầy giáo phải bán nhà, vay tiền ngân hàng, nợ đầm đìa sau khi “chạy biên chế”. Vì sao vụ việc lại “bí mật” thế? Vì đây là vụ “động trời” chưa từng có ở địa phương với 6 cán bộ, quan chức bị xử lý, kỷ luật; dư thừa đến 212 giáo viên, 80 người bị đề nghị hủy biên chế!

Để được yên thân, các cô không muốn tiết lộ, không gặp gỡ chúng tôi, cứ lặng lẽ khóc trong cay đắng. Ngoài ra, các thầy, cô giáo sợ hơn là tố cáo thì liệu còn “đất” để làm nghề, sinh sống.

Họ chẳng biết đi đâu, làm gì, nếu không tiếp tục làm giáo viên ở chính huyện Yên Bình này. Sau sóng gió mà bị ghét bỏ, trù úm thì tương lai của các thầy, cô sẽ về đâu?

Tuy nhiên, sau 3 bài viết thẳng thắn của chúng tôi, các nhà giáo liên quan đã chính thức đi tìm nhà báo để tố cáo thêm rất nhiều mảng tối khác.

Được biết, sau khi Lao Động lên tiếng, rất nhiều giáo viên từng tiếp xúc với phóng viên đã được vinh dự đón tiếp các đồng chí công an đến tận nhà, tận trường “hỏi thăm”, tìm hiểu.

Đặc biệt, ngày 22.11, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình - ông Lê Văn Lương - ký công văn số 1137 gửi Báo Lao Động nói về việc huyện đang phối hợp tích cực với cơ quan điều tra tìm các “tiêu cực trong hợp đồng, tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên, nhân viên nhà trường”, “nếu có đủ căn cứ sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Nên tập trung hướng tới... các hiệu trưởng (?)

Nhiều cô giáo trực tiếp nói chuyện với phóng viên, kể rõ: Có môi giới đến tận nhà trình bày, đưa ra mức 40-50 triệu đồng cho việc vào biên chế. Họ tự xưng là chỗ “thân thiết” của cán bộ tuyển dụng, lãnh đạo huyện. Giáo viên phải vay tiền ngân hàng huyện, đưa cho môi giới theo từng đợt. Mỗi lần đưa tiền đều có giấy tờ viết tay, coi như người môi giới đang “vay nợ” giáo viên cần “chạy biên chế”. Khi có biên chế, giấy đó đã bị hủy.

Rất nhiều người cùng đi vay tiền ngân hàng, cùng nói thẳng với cán bộ ngân hàng là mình vay tiền để “lo chạy việc”! Có giáo viên đưa thẳng tiền đến nhà lãnh đạo, nhiều người qua môi giới chính là hiệu trưởng trường mình đang dạy. Khi không đạt được mục đích, họ đi đòi lại tiền, hoặc được “gọi lên lấy lại tiền”.

Có cô giáo khẳng định: Bà hiệu trưởng đã gọi cô lên, bảo rằng 40 triệu thì mới được biên chế, “vì em đã dạy học (cống hiến) nhiều năm, em là con thương binh nên ưu tiên” (chứ người khác giá đắt hơn). Cô giáo này cũng cầm tiền đưa trực tiếp cho hiệu trưởng. Nhiều đồng nghiệp của cô cũng phải làm như vậy.

Cô giáo nhấn mạnh: Báo Lao Động chỉ điều tra tố cáo cán bộ huyện “ăn tiền chạy việc” là chưa đầy đủ, mà một thủ phạm quan trọng là các hiệu trưởng với quyền “tự chủ” của họ lâu nay.

Gửi Báo Lao Động “danh sách cán bộ bị kỷ luật”

Được biết, ngày 24.11, Bí thư Huyện ủy Yên Bình cùng nhiều cơ quan liên quan đã triệu tập các giáo viên bị đề nghị hủy biên chế lại và tiếp tục “phân tích thiệt hơn” rồi yêu cầu 80 giáo viên ký vào hợp đồng lao động mới, hợp đồng đó sẽ thay thế cho biên chế! Vẫn như cũ, đợt này, không một giáo viên nào ký.

Trong công văn gửi Báo Lao Động, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cũng cho biết: Liên quan đến việc thừa 212 giáo viên, nhân viên trường học trên địa bàn, “Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã có quyết định thi hành kỷ luật đối với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình khóa XX và một cố cán bộ liên quan bằng hình thức khiển trách, gồm các đồng chí: Hoàng Xuân Nguyên - nguyên Bí thư Huyện ủy Yên Bình; Lương Văn Tú - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện; Lê Văn Lương - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện; Lý Thế Vinh - nguyên Trưởng phòng Nội vụ huyện”. (Chỉ có điều khiến dư luận giật mình sửng sốt là: Ông Bí thư Huyện ủy bị ''khiển trách'' thì lên làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Chủ tịch huyện bị ''khiển trách'' lên làm Phó Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng tỉnh; ông Lương đang làm Phó Chủ tịch huyện, bị ''khiển trách'' xong đã lên làm Chủ tịch huyện...).

UBND huyện cũng thừa nhận những thiếu sót trong việc xử lý vụ việc đang được coi là “bom tấn dưới mái trường” mà LĐ đề cập. "Trong quá trình tổ chức thực hiện (đối thoại giải thích với giáo viên - PV) chưa bài bản (...), chưa phân tích làm rõ những vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi của giáo viên, nhân viên; để xảy ra tình trạng bức xúc (...) gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân- như Báo (Lao Động) đã nêu. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu”- văn bản của Chủ tịch UBND huyện Yên Bình gửi Báo Lao Động khẳng định.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ: 7 năm làm Chủ tịch phường "kiếm" 80 biệt thự, 20 xe hơi

Thứ tư 28/11/2012 06:02

(GDVN) - Mới sau 7 năm ngồi vị trí này, y đã kiếm được 80 biệt thự, chung cư, căn hộ..., hơn 20 chiếc xe hơi hạng sang, tổng tài sản có được nhờ ăn hối lộ và các thủ đoạn phi pháp lên tới 2 tỉ nhân dân tệ (khoảng 6,6 ngàn tỉ VNĐ).

Tân Hoa Xã ngày 27/11 đưa tin, một viên Chủ tịch phường ở thành phố Thâm Quyến đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra về việc giàu lên nhanh chóng.

Posted Image

Chân dung viên Chủ tịch phường được cho là sở hữu 80 biệt thự, 20 xe hơi hạng sang, Chu Vĩ Tư khi làm việc với đoàn thanh tra

Mới sau 7 năm ngồi vị trí này, y đã kiếm được 80 biệt thự, tòa nhà cao tầng, chung cư, căn hộ..., hơn 20 chiếc xe hơi hạng sang, tổng tài sản có được nhờ ăn hối lộ và các thủ đoạn phi pháp lên tới 2 tỉ nhân dân tệ (khoảng 6,6 ngàn tỉ VNĐ).

Thông tin về viên Chủ tịch phường tham ô "khủng" này được một cư dân mạng Trung Quốc phát giác và đưa thông tin, hình ảnh những ngôi nhà, biệt thự và tài sản mà y sở hữu lên trên mạng vào ngày 25/11.Posted Image

Ảnh biệt thự được cho là thuộc quyền sở hữu của Chu Vĩ Tư do người tố cáo cung cấp

Ngày 27/11 Thanh tra khu Long Cương thành phố Thâm Quyến đã vào cuộc điều tra, chính quyền địa phương đã tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch phường Nam Liên, khu Long Cương, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc của Chu Vĩ Tư để phục vụ công tác điều tra làm rõ.

Chu Vĩ Tư bị tố cáo trong 7 năm làm Chủ tịch phường Nam Liên kiêm Phó trạm trưởng Thường trực Trạm công tác Nam Liên đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhận hối lộ, chiếm đất công, cấu kết với các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, lấy danh nghĩa cấp ủy, chính quyền địa phương để đưa hối lộ

Posted Image

Tòa nhà cao ốc này là tài sản của công ty do Chu Vĩ Tư làm Chủ tịch HĐQT và nắm một phần lớn cổ phần

Bằng những thủ đoạn phi pháp này, theo người tố cáo, Chủ tịch phường Nam Liên đã có ít nhất 80 biệt thự, chung cư, căn hộ... và hơn 20 chiếc xe hơi loại sang. Sự giàu có của viên Chủ tịch phường này quả thật không ai tưởng tượng nổi.

Tổ thanh tra đã nhanh chóng vào cuộc và hiện tại đang điều tra theo tố cáo trên internet, tập trung làm rõ tình trạng tài sản cá nhân của Chu Vĩ Tư, việc sử dụng và quản lý tài sản công trong 7 năm y làm Chủ tịch phường Nam Liên, hoạt động kinh doanh của các khách sạn do Tư làm chủ, công tác quản lý tài chính của các công ty mà Tư làm Chủ tịch HĐQT.

Hiện tại vụ việc vẫn đang được cảnh sát địa phương điều tra làm rõ.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn Tân Hoa Xã)

=======================

Bởi vậy, dẹp cái đường lưỡi bò đi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hộ chiếu đường lưỡi bò sẽ khiến Trung Quốc bị cô lập'

Thứ tư, 28/11/2012, 15:49 GMT+7

"Hành động in đường lưỡi bò lên hộ chiếu là một sự khiêu khích, người Trung Quốc sẽ bị cô lập. Chính phủ Trung Quốc nên rút lại mẫu hộ chiếu mới", giáo sư Carl Thayer trao đổi với VnExpress, sáng 28/11.

'Hộ chiếu in đường lưỡi bò lộ dã tâm của Trung Quốc'

Trao đổi bên lề hội thảo Việt Nam học, giáo sư Carl Thayer (chuyên gia Đông Nam Á, ĐH New South Wales - Australia) cho rằng, hành động phát hành hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc đã tạo nên rạn nứt trong một vấn đề vốn đã có từ lâu với nhiều nước châu Á. Đây là một sự khiêu khích.

Theo ông, Trung Quốc muốn tuyên bố chủ quyền song phía Việt Nam đã có phản ứng phù hợp là không chấp nhận mẫu hộ chiếu mới. Nhiều quốc gia liên quan như Ấn Độ, Philippines cũng đã có những hành động, tuyên bố đáp trả. Đặc biệt, chính phủ Mỹ cũng đã lên án việc làm "không bình thường" này.

Posted Image

Giáo sư Carl Thayer: "Người Trung Quốc sẽ bị cô lập với mẫu hộ chiếu mới". Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chuyên gia nổi tiếng về khu vực Đông Nam Á khẳng định, Trung Quốc luôn tiến từng bước, từng bước trong việc hiện thực hóa tham vọng đối với "đường lưỡi bò" song, với bước đi lần này, chính người Trung Quốc sẽ phải gánh hậu quả. Công dân Trung Quốc chắc chắn gặp rắc rối khi tới các nước có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mâu thuẫn với bản đồ trong mẫu hộ chiếu mới. Như vậy, người Trung Quốc sẽ bị cô lập.

"Chính phủ Trung Quốc nên rút lại mẫu hộ chiếu mới, bởi hộ chiếu là một vật trung lập, dùng để khích lệ các mối quan hệ kinh tế và con người song họ (Trung Quốc) lại dùng nó để đưa ra một tuyên bố chính trị", giáo sư Carl Thayer nói.

Dù đã biết về mẫu hộ chiếu mới cũng như tác động của nó trong mối quan hệ với Ấn Độ, ASEAN song giáo sư Cốc Nguyên Dương (Viện KHXH Trung Quốc) rất bất ngờ khi biết đã có tới 6 triệu chiếc được ấn hành. Theo ông, đây là vấn đề ngoại giao và "có người ủng hộ, có người không tán thành".

Với tư cách là một học giả Trung Quốc tham dự hội thảo Việt Nam học, giáo sư Cốc Nguyên Dương không thể bày tỏ quan điểm về việc có sửa mẫu hộ chiếu hay không. Song, ông thừa nhận, điều này ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân và "chắc chính phủ của chúng tôi (Trung Quốc) cũng đã biết".

Posted Image

Giáo sư Cốc Nguyên Dương (trái) và tiến sĩ Vũ Cao Phan trao đổi bên lề hội thảo Việt Nam học. Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Hai bên nên thẳng thắn trao đổi, bàn cụ thể thêm về vấn đề này. Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng, còn tồn tại một số vấn đề nhạy cảm. Chúng ta nên đưa ra những kiến nghị mang tính xây dựng, đoàn kết để thỏa thuận, giải quyết những vấn đề nhạy cảm đó", học giả này nói.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Vũ Cao Phan cho rằng, để giải quyết những khúc mắc liên quan tới tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, trước hết, giới học giả Việt Nam, Trung Quốc cần ngồi lại với nhau. "Kể cả những người có ý kiến khác nhau trong cùng một nước cũng cần ngồi lại để trao đổi, phá vỡ các bế tắc", ông Phan nói.

Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH George Mason, Mỹ), in vùng lãnh thổ tranh chấp lên hộ chiếu là một hành động mang tính biểu tượng nhưng từ đó sẽ đặt thành nguyên tắc. Nếu Việt Nam hay các quốc gia khác không phản đối, Trung Quốc hoàn toàn có thể nói bản đồ này đã được chấp nhận.

Chuyên gia này cho rằng, mục tiêu của Trung Quốc là sẽ bằng mọi phương cách để buộc các bên liên quan liên tục trong tình trạng phải đối phó. Dù hộ chiếu in "đường lưỡi bò" là vô giá trị, cách thức của Trung Quốc hay áp dụng là đặt nguyên tắc trước, giải quyết sau.

"Như chuyện họ chủ trương "gác tranh chấp, cùng khai thác", các bên liên quan nếu không tỉnh táo sẽ buộc phải công nhận chủ quyền của Trung Quốc", tiến sĩ Hùng nêu ví dụ.

Sau các phiên thảo luận tại tiểu ban "Các vấn đề khu vực" của hội thảo Việt Nam học, các học giả đều khẳng định đường 9 đoạn chữ U - hay "đường lưỡi bò" - do Trung Quốc vẽ ra là không có cơ sở pháp lý. Cực nam của Trung Quốc trong các chứng cứ lịch sử, bản đồ đều khẳng định là đảo Hải Nam. Đối với việc in "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu, nhiều học giả khẳng định, đây là hành động "sai lầm và thiếu hiểu biết".

Trung Quốc mới đây ban hành mẫu hộ chiếu mới có in bản đồ Trung Quốc và vẽ thêm "đường lưỡi bò", đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, cùng đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ, gây nên sự phản đối của các bên liên quan.

Ấn Độ phản đối việc Trung Quốc đưa hai vùng đất mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh vào bản đồ trong quyển hộ chiếu bằng cách dán visa in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ bằng đường ngoại giao việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu mới.

Nguyễn Hưng

================

Bởi vậy, những hành vi ngu dốt của họ, đến mức không tin nổi, khiến cho tôi có lần phải đặt giả thuyết khi nghĩ về những hành vi của Trung Hoa có khả năng bị cài tình báo chiến lược trong nhóm lãnh đạo cao cấp, hoặc nhóm cố vấn cao cấp - Theo kiểu Vũ Ngọc Nhạ, nhưng thứ xịn hơn. Sau này mới nghĩ lại chắc không phải mà họ dốt nát thật.

Phàm những kẻ dốt nát thì chỉ thấy cái lợi trước mắt , mà không tính tới cái họa lâu dài. Chỉ nhìn được cái cục bộ, mà không thấy cái toàn thể. Đây chính là tầm nhìn của các triều đại Trung Hoa, liên quan đến tầm nhìn của những giá trị văn hóa Đông phương. Họ rêu rao về những tác giả của thuyết Âm Dương ngũ hành là Đại Vũ, Chu Văn Vương, Khổng từ, là ông A, ông B sau đó trong lịch sử Tàu. Nhưng tiếc thay! Họ không đủ tầm để nhận thấy rằng: Chính sự mạo nhận đó, lại là bằng chứng chứng tỏ rằng:

Học thuyết Âm Dương Ngũ hành vĩ đại này và mọi phương pháp ứng dụng của nó không thể thuộc về Trung Hoa. Bởi vì không thể một học thuyết như thuyết Tương Đối, hay thuyết Lượng tử lại ra đời vào thời "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" được.

Chính cái hình vẽ đường lưỡi bò trên hộ chiếu này, sẽ là một bằng chứng rất sắc sảo để xác định quyết tâm bành trường , mà không cần thương lượng của người Trung Hoa. Đây là một cái cớ hiển nhiên để Hoa Kỳ thêm quyết tâm đưa 60% lực lượng về Tấy Thái Bình dương. Khi mà khả năng thương lượng không khả thi được thể hiện ở quyết tâm bành trường qua tấm hộ chiếu lưỡi bò này.

Tất nhiên, để có tấm hộ chiếu này, thì họ phải có sự chuẩn bị từ trước Đại Hội Đảng của Trung Quốc. Đó là lý do tôi chở đến 15. tháng Giêng Việt lịch Quý Tỵ để xem những người lãnh đạo mới của họ quyết định đường lối của đất nước này. Cách họ giải quyết tấm hộ chiếu này như thế nào, Thiên Sứ sẽ tính điểm để xem thế giới này đi về đâu?

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với văn minh nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".

Vanga.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái may

Người may mắn thì hạnh phúc

Gia đình may mắn thì ấm no

Dân tộc may mắn thì hưng vượng

Đất nước may mắn thì thái bình

Thượng Đế toàn năng khi tạo ra loài người, trước hết là tạo ra các tinh hoa, nhưng rồi ngài tính là họ sẽ vượt qua cả ngài mà làm Thượng Đế. Vì lẽ đó mà Ngài tạo ra một dân tộc không giống ai chuyên làm nhiệm vụ phá thối. Ấy là dân tàu, dân này có đặc điểm

1. Sống bẩn bựa nhưng chuyên môn ra vẻ văn hóa văn minh coi cả thế giới là man di

2. Không thông minh nhưng cọp pi siêu đẳng lấy số lượng ăn chất lượng

3 Lấy thịt đè ngwoif, giỏi nhất môn căn trộm, chửi qua hàng rào,

4. Kĩ năng biến không thành có, biến chó ra mèo, biến địch thành ông bà, bố mẹ, tổ tiên

5. Thích làm những thứ ngược đời ví dụ đàn ông phải hóa đàn bà

......

Chính vì không có những đặc điểm như trên nên các nền văn hóa tinh anh khác như AI Cập, La Mã thua độ và phải giải tán, còn Tàu nhờ cạp đất nên sống phẻ, tha hồ lộng khẩu thành văn, tự nhận cái nôi của thế giới tuốt tuột từ bộ xương người đến tờ giấy đi vệ sinh.....Dân Tàu may - mắn nên chẳng mấy chốc đã gần tỷ tư, các nước to hay nhỏ kinh hãi: Sao may mắn thế.. Chẳng những thế anh Mông Cổ hay anh Nữ Chân đụng vào Tàu đều được kính trọng mời lên bàn thờ ..để dân Tàu kính ngưỡng như bố mẹ...Nếu Nhật Bản không thua trận thì có lẽ cũng thế.... Vì thế nước nào muốn được Tàu thờ thì tốt nhất noi gương Mông cổ và Nữ chân đi,

Dân Tàu may nên cạp xung quanh các quốc gia không ít đất nhưng giò muốn uống cả biển nữa nên thò lưỡi xuống tận ĐNA mà đòi, đến mức này không biêt Thượng Đế toàn năng có hỉ xả mà cho dân Tàu ít lòng tự trọng không để còn biết dừng lại???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thân đập thủy điện Đăk Mek 3 toàn đất, cát, đá.

Posted Image

Sáng 29.11,UBND tỉnh Kon Tum đã họp báo về vụ vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3,huyện Đăk Glei. Theo nhận định ban đầu, chủ đầu tư đã thi công sai so với hồ sơ thiết kế do sở Công thương tham gia ý kiến.

Thi công sai với thiết kế

Thành phần tham dự chỉ có ông Đặng Thanh Long - Chánh văn phòng UBND tỉnh, đại diện sở Công thương, sở Xây dựng và báo chí.

“Theo thiết kế, thân đập thủy điện được đổ bằng bê tông liên tục, mác 150. Tuy nhiên khi kiểm tra hiện trường thì thân đập toàn đất, cát, đá”, ông Bùi Văn Cư - PGĐ sở Công thương Kon Tum- cho biết.

Với thiết kế chiều dài toàn thân đập là 165m, qua kiểm tra đã phát hiện hơn 109m thân đập bị vỡ toác, khác xa so với con số báo cáo của đơn vị thi công. Trước vụ việc này, UNBD tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo đình chỉ toàn bộ việc thi công của công trình thủy điện Đăk Mek

Tỉnh này cũng yêu cầu Cty CP thủy điện Hồng Phát phải nộp toàn bộ hồ sơ của công trình từ công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, giám sát của công trình, hồ sơ chất lượng công trình cho sở Xây dựng trước ngày 1.12. Đồng thời, yêu cầu Cty thực hiện khắc phục hậu quả sự cố xảy ra, khai thông ngay dòng chảy trên lưu vực sông Đăk Mi.

Posted ImageCơ quan chức năng tại hiện trường. Ảnh: L.Đ.Dũng.

Tỉnh cũng chỉ đạo sở Xây dựng chọn đơn vị tư vấn xây dựng có kinh nghiệm để khảo sát, đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra.

Đơn vị thi công đã xem thường?

Trong cuộc họp báo chí sáng nay, chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum thông báo việc đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát, không hề có mặt dù đã gửi văn bản mời! Chính quyền huyện, xã cũng không được mời đến vì "lần đầu chúng tôi tổ chức họp báo kiểu này nên không biết mời nhiều đơn vị như vậy", ông Long cho biết.

Liên tiếp trước đó, khi xảy ra sự cố (vào chiều 22.11), trong thời hạn 24 giờ, Cty Hồng Phát không có báo cáo cho bộ Xây dựng, UBND tỉnh Kon Tum và cơ quan chức năng. Khi sự việc đã vỡ lỡ, đơn vị này mới báo cáo về thiệt hại người (tuy nhiên có 1 người bị thương vẫn chưa được làm rõ), thiệt hại tài sản khác hơn so với cơ quan điều tra.

Liên quan đến việc chậm thông tin, ông Đặng Thanh Long cũng cho biết: “UBND tỉnh đang chỉ đạo kiểm tra trách nhiệm của từng ban, ngành có liên quan, nếu ai sai phạm sẽ có biện pháp xử lý”.

Về đánh giá năng lực thi công của nhà thầu, ông Bùi Văn Cư - PGĐ sở Công thương Kon Tum - cho biết thêm: “Nhà thầu này đã từng tham gia xây dựng công trình thủy điện Ia Ly. Sau đó, nhà thầu này tiếp tục thi công công trình thủy điện Đăk Mek 1, 2, 3. Tuy nhiên, sau khi đánh giá tác động của công trình đối với môi trường, UBND tỉnh đã hủy hai dự án Đăk Mek 1 và 2. Trước khi làm thủ tục xây dựng công trình thủy điện Đăk Mek 3, UBND tỉnh đã giao sở lập 1 hội đồng kiểm tra và thấy năng lực thi công của đơn vị này đảm bảo”.

Theo Lê Đình Dũng

Lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chấn động: Lộ ảnh và ghi âm đoạn chat sex của sư thầy hoàn tục

logo-tintuconline_070402.gifBởi TinTucOnline

Thứ ba, ngày 27 tháng mười một năm 2012

Ngay sau bài viết "Phát hiện sư thầy hoàn tục vẫn ở tại chùa và chuẩn bị xuất ngoại" một độc giả đã có hồi âm và cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh và băng ghi âm đoạn chat sex của sư thầy đã xin hoàn tục sau vụ "khóa môi" Đàm Vĩnh Hưng.

Chúng tôi xin trích đăng một số hình ảnh và bức thư của độc giả trên. "Thưa Quý báo,

Để phản hồi bài báo trên và cũng để làm rõ thêm sự vụ tôi xin cung cấp thêm thông tin qua hình ảnh của một trong hai "sư thầy" trong Scandal "'khóa môi' sư thày" gần đây.

Thiết nghĩ, nhìn hình này và nghe sound track record là có thể biết và hiểu về tư cách tác phong cũng như xu hướng giới tính và cuộc sống "quá đời" của "sư thầy" trong Scandal "'khóa môi' này ra sao.

Trong thực tế, "sư" Pháp Định đã có một lối sống "nhập thế" thật kinh khủng!!! Lên mạng chát kiếm trai làm tình, đi bar, đi "thư giãn" ở Spa người đồng tính, dụ dỗ học viên quan hệ đồng tính, làm tình đồng tính tập thể,......) ai cũng có thể hiểu việc quản lý giáo dục để dẫn tới cơ sự ngày nay và xử lý hậu qủa là hoàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ban lãnh đạo Phật Giáo tỉnh Đồng Nai cũng như GH PG Việt Nam.

Tôi chỉ cung cấp những chứng cớ xác thực về hành vi và đạo đức của "sư" Pháp Định mà thôi vì xưa nay mỗi khi nói về các hành vi sai trái của các tu sĩ các cơ quan chủ quản hay lãnh đạo tăng đoàn luôn bảo "Chứng cớ đâu?"

Quý tòa soạn có toàn quyền xử dụng hình ảnh này nếu mục đích sử dụng là làm rõ thông tin và hướng dư luận vào một cái nhìn chính xác và đúng đắn về vụ việc.

Tôi cũng rất trân trọng và hoan nghênh, nếu mục đích của nó là làm trong sáng đạo pháp và giữ nghiêm giáo luật của Phật pháp.

Trân trọng,

Một người quan tâm."

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_1.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_2.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_3.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_4.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_5.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_6.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_7.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_8.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_9.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_10.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_11.jpg

chan-dong-lo-anh-va-ghi-am-doan-chat-sex-cua-su-thay-hoan-tuc_12.jpg

Một số hình ảnh của sư thầy Thích Pháp Định do độc giả gửi về

Riêng phần băng ghi âm chúng tôi sẽ gửi đến độc giả trong thời gian sớm nhất.

Theo Inlook

========================

Phật pháp phản ánh một trong những con đường tới chân lý. Sư giảng pháp bằng trí huệ hoặc bằng hành vi của họ. Nhưng sư không phải Phật pháp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 tỷ đồng cho sáng kiến chống tham nhũng

Posted Image- Dự kiến ít nhất 20 giải thưởng với tổng trị giá 6 tỷ đồng sẽ được trao cho các ý tưởng sáng kiến về chống tham nhũng qua chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam 2013 (VACI 2013) do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ quốc tế tổ chức.

Đó là nội dung thông báo đưa ra tại cuộc họp báo phát động chương trình VACI 2013 diễn ra sáng nay 28/11 tại Hà Nội.

Ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho hay chủ đề của chương trình năm nay là "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng". Đây cũng là một trong những biện pháp phòng, chống tham nhũng được Chính phủ Việt Nam tập trung đẩy mạnh thực hiện.

Posted Image

Ảnh: Xuân Linh

4 tiểu chủ đề nhỏ được khuyến khích hiến ý tưởng đó là: xây dựng một nền hành chính phục vụ, tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin, nâng cao tính trách nhiệm.

Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ cho hay đối với chủ đề xây dựng một nền hành chính phục vụ, các sáng kiến khuyến khích tinh thần "công bộc của dân" của cán bộ, công chức trong nền hành chính phục vụ.

Chương trình khuyến khích các ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao tính minh bạch trong thủ tục hành chính và thu chi ngân sách, các sáng kiến đề cao các chuẩn mực và giá trị xã hội, chỉ ra các kẽ hở dễ dẫn tới vi phạm đạo đức và liêm chính của khu vực công cũng như các biện pháp để đưa các chuẩn mực và giá trị đó vào thực tế.....

Các sáng kiến nhằm tăng cường cải cách hành chính theo hướng một nền hành chính phục vụ, xây dựng cơ chế hiệu quả để thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước người dân: khi nào giải trình, giải trình như thế nào và giải trình cái gì, các sáng kiến xây dựng hệ thống giám sát và ghi nhận sự hài lòng của người dân với việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở...

Ban tổ chức VACI 2013 nhấn mạnh những điều kiện tham dự, trong đó các sáng kiến phải đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn và khả năng nhân rộng.

Mỗi sáng kiến đưa ra phải đảm bảo đó không chỉ là ý tưởng, sáng kiến, biện pháp trên giấy mà phải thực hiện được, có tính khả thi trong cộng đồng, xác định rõ kết quả dự kiến đạt được, xác định rõ đối tượng thụ hưởng...

Chương trình VACI lần đầu tiên được tổ chức năm 2011 với 160 sáng kiến dự thi và 34 sáng kiến được tài trợ thực hiện.

Linh Thư

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

6 tỷ đồng cho sáng kiến chống tham nhũng

Posted Image- Dự kiến ít nhất 20 giải thưởng với tổng trị giá 6 tỷ đồng sẽ được trao cho các ý tưởng sáng kiến về chống tham nhũng qua chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam 2013 (VACI 2013) do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ quốc tế tổ chức.

Đó là nội dung thông báo đưa ra tại cuộc họp báo phát động chương trình VACI 2013 diễn ra sáng nay 28/11 tại Hà Nội.

Ông Trần Đức Lượng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho hay chủ đề của chương trình năm nay là "Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng". Đây cũng là một trong những biện pháp phòng, chống tham nhũng được Chính phủ Việt Nam tập trung đẩy mạnh thực hiện.

Posted Image

Ảnh: Xuân Linh

4 tiểu chủ đề nhỏ được khuyến khích hiến ý tưởng đó là: xây dựng một nền hành chính phục vụ, tăng cường liêm chính công và đạo đức công vụ, nâng cao tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin, nâng cao tính trách nhiệm.

Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ cho hay đối với chủ đề xây dựng một nền hành chính phục vụ, các sáng kiến khuyến khích tinh thần "công bộc của dân" của cán bộ, công chức trong nền hành chính phục vụ.

Chương trình khuyến khích các ý tưởng sáng tạo nhằm nâng cao tính minh bạch trong thủ tục hành chính và thu chi ngân sách, các sáng kiến đề cao các chuẩn mực và giá trị xã hội, chỉ ra các kẽ hở dễ dẫn tới vi phạm đạo đức và liêm chính của khu vực công cũng như các biện pháp để đưa các chuẩn mực và giá trị đó vào thực tế.....

Các sáng kiến nhằm tăng cường cải cách hành chính theo hướng một nền hành chính phục vụ, xây dựng cơ chế hiệu quả để thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước người dân: khi nào giải trình, giải trình như thế nào và giải trình cái gì, các sáng kiến xây dựng hệ thống giám sát và ghi nhận sự hài lòng của người dân với việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở...

Ban tổ chức VACI 2013 nhấn mạnh những điều kiện tham dự, trong đó các sáng kiến phải đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn và khả năng nhân rộng.

Mỗi sáng kiến đưa ra phải đảm bảo đó không chỉ là ý tưởng, sáng kiến, biện pháp trên giấy mà phải thực hiện được, có tính khả thi trong cộng đồng, xác định rõ kết quả dự kiến đạt được, xác định rõ đối tượng thụ hưởng...

Chương trình VACI lần đầu tiên được tổ chức năm 2011 với 160 sáng kiến dự thi và 34 sáng kiến được tài trợ thực hiện.

Linh Thư

Đã có dự án rồi, các bác trong Lý Học Đông Phương nhà mình có tham gia không ta

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã có dự án rồi, các bác trong Lý Học Đông Phương nhà mình có tham gia không ta

Tôi không lấy xu nào. Nhưng nếu có một cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề này thì tôi tham gia. Còn nếu đã lấy tiền thì tôi đề nghị 100 tỷ VND,lãnh trọn không trừ thuế. Tôi nghĩ cũng rẻ lắm rồi.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

$$$ VÀO

1. Liệt kê nghề nghiệp quan chức và lương hướng hàng năm

2. Liệt kê tất cả tài sản (bất động sản, cổ phiếu, đầu tư v.v...)

$$$ RA

3. Liệt kê tất cả trị giá đồ đạc mua sắm (nhà cửa, xe cộ, vàng bạc đá quý, thời trang v.v...) thông qua văn bằng, chứng thư

4. Liệt kê tất cả chi phí đi lại, ăn uống (du lịch, nghĩ mát ở bất cứ nơi đâu v.v...) thông qua thẻ tín dụng

Nếu $$$ VÀO - $$$ RA >= 0 ... okay

Nếu $$$ VÀO - $$$ RA = -$$$$$$ ... đóng băng tài sản và điều/thanh tra tham nhũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

$$ VÀO

1. Liệt kê nghề nghiệp quan chức và lương hướng hàng năm

2. Liệt kê tất cả tài sản (bất động sản, cổ phiếu, đầu tư v.v...)

$$ RA

3. Liệt kê tất cả trị giá đồ đạc mua sắm (nhà cửa, xe cộ, vàng bạc đá quý, thời trang v.v...) thông qua văn bằng, chứng thư

4. Liệt kê tất cả chi phí đi lại, ăn uống (du lịch, nghĩ mát ở bất cứ nơi đâu v.v...) thông qua thẻ tín dụng

Nếu $$ VÀO - $$ RA >= 0 ... okay

Nếu $$ VÀO - $$ RA = -$$$ ... đóng băng tài sản và điều/thanh tra tham nhũng

Cũng hay...mà hay cho "sáng kiến phát hiện tham nhũng" hihi, còn cái này là cuộc thi "sáng kiến chống tham nhũng mà bạn. Chỉ phát hiện để xử lí thôi thì không bao giờ hết đâu.....Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay