Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

TQ thử tên lửa bắn tới mọi vị trí ở Mỹ

10/12/2012 08:30

Báo Yomiuri ngày 9/12 dẫn trang điện tử của tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết quân đội Trung Quốc đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 31A hôm 30/11.

Posted Image

Báo này cho rằng ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình đang có phương châm tăng cường sức mạnh tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và xây dựng sức mạnh quân sự khổng lồ của một cường quốc.

Tên lửa Đông Phong 31A có tầm bắn khoảng 11.200 km, có khả năng bắn tới gần như mọi vị trí trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Quân đội Trung Quốc mới phóng thử tên lửa Đông Phong 31A hôm 30/8 và tên lửa bắn thử lần này được đặt trên xe cơ động tại tỉnh Sơn Đông, phía Tây Bắc.

Một quan chức tình báo Mỹ cho rằng tên lửa Đông Phong 31A có thể tấn công hạt nhân các thành phố của Mỹ và việc phóng thử loại tên lửa này được thực hiện để ủng hộ phái chủ trương cứng rắn với Mỹ trong quân đội Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc hôm 24/7 cũng phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Đông Phong 41.

Theo Vietnam+

=================

Khiếp! Tên lửa hiện đại thế! Phen này thì Mỹ tiêu rùi. Hoa Kỳ thì toàn những thứ cũ kỹ. Nghe đâu hôm nọ Hoa Kỳ mới thử đầu đạn hạt nhân ở bang Nevada để xem còn sài được không, hay để trong kho lâu quá bị mốc. Iran nhảy dựng cho rằng Hoa Kỳ thử đầu đạn hạt nhân để dọa Iran.

Vốn để đánh bạc đấy các cụ Iran ạ! Các cụ chưa có cửa vào chiếu bạc đâu mà lo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vương quốc bí mật của Trung Hoa

Tác giả: Châu Giang theo national interest

tuanvietnam

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Sự gắn với quyền lực lãnh thổ là một cái gì đó cố hữu cho tới ngày hôm nay, với việc Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm tới phát triển kinh tế trong nước.

Thông báo hồi cuối năm 2011 của Tổng thống Mỹ Barack Obama về chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của chính quyền dưới thời ông đã đánh dấu một sự thay đổi liên quan đến biển về mặt địa chính trị của Mỹ, từ châu Âu và Trung Đông chuyển sang châu Á và ven bờ Thái Bình Dương. Phản ánh những tác động chiến lược ngày càng lớn của sự nổi lên của Trung Quốc, động thái này báo trước một kỷ nguyên mới của nền chính trị nước lớn, khi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trên biển Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ liệu đã nhìn đúng chỗ?

Một số chiến lược gia của Mỹ, trong đó có ông Robert D. Kaplan, đã viết rằng một cuộc chiến tranh lạnh tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không nặng nề bằng cuộc đối đầu với Liên Xô, vì nó sẽ đòi hỏi chỉ một yếu tố biển thay vì các lực lượng trên bộ đồn trú ở các quốc gia đồng minh để chiến thắng trong một mối đe dọa lục địa. Điều này có thể đúng với trường hợp biển Đông, hoặc Eo biển Malacca. Nhưng nó lại quên vai trò của mảnh đất rộng lớn Trung Á, nơi Trung Quốc đang củng cố vị thế của mình tại cái dường như là một vùng đất không được chú ý tới. Như Tướng Liu Yazhou, thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa, từng nói: Trung Á là "miếng bánh dày nhất từ trên trời rơi xuống cho Trung Quốc hiện đại".

Trong hầu hết chiều dài lịch sử thống nhất của mình, Trung Quốc đã là một cường quốc đất liền tập trung vào kinh tế. Theo ngôn từ địa chính trị ngày nay, sự nổi lên của Trung Quốc chủ yếu thể hiện tại Á - Âu, rất xa tầm với của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và các đồng minh của Washington ở ven bờ đại dương này - và cũng xa tầm ảnh hưởng của các cường quốc châu Á khác như Ấn Độ.

Như vậy, các nhà hoạch định chính sách của phương Tây nên phủi bụi những cuốn sách cũ của Halford Mackinder, người từng nói rằng Trung Á là khu vực địa lý trọng điểm nhất trên hành tinh, thay vì ngâm cứu những cuốn sách của Alfred Thayer Mahan, đại chiến lược gia của Mỹ về sức mạnh biển. Cần tập trung nhiều hơn vào sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc tại Trung Á nếu Mỹ muốn hiểu đúng sự nổi lên về chiến lược và địa chính trị của Trung Quốc.

Posted Image

Thực vậy, nếu Trung Quốc có thể thách thức được vai trò biển của Mỹ tại Thái Bình Dương, thì đó sẽ là vì họ đã củng cố được vị trí trên đất liền của mình ở Trung Á và cảm thấy yên tâm hơn ở sau lưng để đối đầu với Mỹ trên biển.

Như Kaplan từng viết: "Chỉ đi ra biển theo cách đó, Trung Quốc mới chứng tỏ vị trí lợi thế của mình trên đất liền ở trái tim châu Á".

Nhìn vào lịch sử của Trung Quốc, nước này chưa bao giờ là một cường quốc biển. Ngoài các chuyến viễn chinh trên biển của nhà thám hiểm Trịnh Hòa từ thế kỷ 15, các vương triều của Trung Quốc có truyền thống tập trung vào sức mạnh trên đất liền hơn. Ngay cả Trịnh Hòa, với tất cả các kỹ năng là một nhà thám hiểm trên biển của mình, sau này cũng bị tước quyền bởi chỉ dụ "Hải cấm" đánh dấu sự rút lui của Trung Quốc khỏi biển. Đối với các triều đại phong kiến Trung Quốc, trọng tâm là duy trì sự toàn vẹn của đại nhà nước của mình.

Sự gắn với quyền lực lãnh thổ này là một cái gì đó cố hữu cho tới ngày hôm nay, với việc Đảng Cộng sản quan tâm tới phát triển kinh tế trong nước. Đây hầu như là một cơ chế sống còn để chứng tỏ khả năng lãnh đạo hiệu quả của Đảng và từ đó khẳng định sự chế ngự liên tục của Đảng. Nhưng nó cũng đã có tác động của chính sách đối ngoại hơi thiên lệch theo hướng bảo vệ các lợi ích trong nước.

Không ở đâu điều này rõ ràng hơn ở Trung Á, nơi chính sách phát triển bền vững của Trung Quốc hướng tới khu vực tập trung vào đảm bảo các nguồn tài nguyên. Chính sách này gần đây đã phát triển hơn trong một chiến lược nhằm tạo một quan hệ láng giềng thịnh vượng hơn, mà nhờ đó tỉnh Tân Cương ở cực Tây hẻo lánh của Trung Quốc có thể trao đổi thương mại. Ở xa trung tâm (mọi thứ ở Tân Cương đều chậm hơn ở Bắc Kinh hai giờ đồng hồ, dù giờ chính thức vẫn giống ở Bắc Kinh), lại giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng gần như vắng bóng người và đầy căng thẳng sắc tộc đôi khi bùng phát thành bạo lực, Tân Cương từ lâu là một mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc Bắc Kinh xử lý những phức tạp tại biển Đông.

Mối lo ngại này nổi lên một lần nữa vào tháng 7/2009, khi bạo động tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương khiến hơn 200 người thiệt mạng. Xuất phát từ các cuộc biểu tình trong thành phố chống lại những báo cáo về việc người lao động Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Quảng Đông bị lạm dụng, vấn đề đã nhanh chóng leo thang thành bạo động, trong đó đám đông người Duy Ngô Nhĩ tuần hành khắp thành phố đánh đập người Hán đền chết. Ngày hôm sau, người Hán giận dữ đã tiến hành chống bạo động trực tiếp nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ, cũng như sự bất lực của chính quyền người Hán vì không bảo vệ được họ hoặc không giải quyết được các vấn đề lâu nay của tỉnh. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã phải nhanh chóng rời Hội nghị thượng đỉnh G-8 ở Italy để về nước giải quyết vấn đề.

Sau vụ bạo lực này, Bắc Kinh quyết định đã đến lúc phải có cách tiếp cận mới. Các lãnh đạo cấp cao tại cơ quan an ninh Urumqi đã bị sa thải, và tháng 4/2010 Bí thư tỉnh ủy Tân cương lâu nay Vương Lạc Tuyền đã phải rời nhiệm sở. Thay thế ông là Zhang Chunxian, cựu chủ tịch tỉnh Hồ Nam, người đã được ca ngợi vì đã mang lại sự phát triển kinh tế cho tỉnh. Hòn đá tảng của chiến lược tái sinh hướng tới Tân Cương này là một hội thảo làm việc vào tháng 5/2010, trong đó đưa ra một loạt các quyết định quan trọng liên quan đến tỉnh này. Các tỉnh giàu có hơn được giao trách nhiệm một phần về Tân Cương; các công ty năng lượng quốc gia khai thác tài nguyên khí đốt giàu có của Tân Cương được lệnh chi nhiều tiền hơn cho tỉnh dưới dạng các loại thuế; và "các đặc khu kinh tế" được thiết lập tại Kashgar (phía Nam Tân Cương) và Khorgos (một mảnh đất ở biên giới với Kazakhstan). Nhấn mạnh vào ngoại thương để có được sự phát triển của tỉnh, các nhà hoạch định chính sách đã nâng cấp Hội trợ thương mại và quan hệ kinh tế với nước ngoài của Urumqi thường niên thành Triển lãm Trung Quốc - Á Âu quy mô lớn hơn.

Nhưng một tỉnh nằm bao quanh bởi đất liền như Tân Cương có thể phát triển chỉ khi các vùng ngoại biên của nó ổn định và đủ thịnh vượng để trao đổi thương mại. Nằm giáp với Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga và Mông Cổ, Tân Cương ở giữa những người hàng xóm vô cùng phức tạp. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có một lợi ích lớn khi phát triển kinh tế và an ninh ở Trung Á - trải dài từ 5 quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ tới tận Afghanistan.

Mối lo ngại trên được phản ánh trong sự kết hợp các nỗ lực về an ninh, kinh tế và văn hóa mà Trung Quốc đã thiết lập trên khắp khu vực này. Thú vị là các nỗ lực này dường như không phải là một sản phẩm của một chiến lược toàn diện và được cân nhắc kỹ. Nhưng cùng lúc, các nỗ lực này cho thấy một bức tranh đầy đủ hơn người ta thường đánh giá. Không rõ Trung Quốc có hiểu được các tác động ngẫu nhiên của các hoạt động khu vực khi tái định hình Trung Á hay không, và các nước trong khu vực tiếp nhận điều này như thế nào, khi các tác nhân Trung Quốc đơn giản chỉ tập trung vào phát triển Tân Cương và khai thác những gì họ muốn từ Trung Á. Khi ảnh hưởng của Nga trong khu vực rơi vào thời điểm "triều xuống" trong lịch sử, và toàn Trung Á nhận thấy Mỹ sẽ bỏ rơi khu vực này về mặt chiến lược một khi hầu hết binh sĩ Mỹ rút khỏi Afghanistan, Bắc Kinh đã cắt ra được một mảnh đất, một vương quốc bị quên lãng. Thiếu một chiến lược rõ ràng và với ý định giấu mình chờ thời (một cách tiếp cận đặc trưng của Trung Quốc), Trung Quốc đã trở thành tác nhân tự nhiên nhất trong khu vực Trung Á.

Còn tiếp

================

Không biết ngài Obama và Nhà Trắng có tin điều này không nhỉ? Ba sạo dưới hình thức một bài bình luận chiến lược. Nhưng chẳng biết ai đang lừa ai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng trên Biển Đông

Không gian ngày càng mở của cuộc chiến

Ngày 10.12.2012, 06:57 (GMT+7)

SGTT.VN - Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý.

Tuần qua, các mạng xã hội loan báo Trung Quốc đăng tin về một vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Nhưng những hình ảnh kèm theo tin này đều là giả…

Posted Image

Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình và các thành viên thường trực bộ chính trị ĐCS Trung Quốc đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” Ảnh: Reuters

Các véctơ trái chiều?

Ngày 9.12, bàn về thái độ của Hoa Kỳ đối với các hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc, tờ The Wall Street Journal (WSJ) có đoạn bình luận đáng chú ý: “Để tạo lòng tin, chính quyền Obama đã bắt đầu “chuyển đổi tư thế truyền thống của họ” đối với chiến lược hai mặt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông”. Khái niệm Biển Đông mà tờ báo nói đến bao gồm cả Hoa Đông (Nhật Bản) và Biển Đông (Việt Nam). Còn chiến lược hai mặt ở đây là các tuyên bố được coi là “ỡm ờ”: can thiệp hay không can thiệp từ phía Mỹ khi đụng độ vũ trang xảy ra trên Biển Đông.

Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ về tính pháp lý trong các hành động leo thang mới đây của mình. Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ và rốt ráo hơn! Cùng với việc bộ Ngoại giao Ấn áp dụng các biện pháp trả đũa bản đồ lưỡi bò, bộ Quốc phòng nước này tuyên bố sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng hải quân trên Biển Đông. Tuyên bố với báo chí tại New Delhi, tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D.K. Joshi, cho biết: Ấn Độ sẵn sàng hành động, để bảo vệ quyền lợi kinh tế, hàng hải của mình trong khu vực, mà cụ thể là bảo vệ các hoạt động của tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) đang đầu tư khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Côn Sơn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cũng theo tờ WSJ, những ngày qua, một phái đoàn do cựu thứ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ Richard Armitage đã đến Bắc Kinh nhằm chuyển tải một thông điệp quan trọng của chính quyền Obama tới Trung Quốc: trong khi Hoa Kỳ duy trì lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoa Kỳ sẽ buộc phải bảo vệ Nhật Bản đối với quyền kiểm soát ở khu vực đảo Senkaku, vì giữa hai nước ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước liên minh. Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã có một cuộc bỏ phiếu nhằm sửa đổi hiệp ước để tái khẳng định cam kết này.

Việc Mỹ sang tận Bắc Kinh để vạch ra “làn ranh đỏ cuối cùng” mà nước này không nên vượt qua trong cuộc chiến nói trên được dư luận chú ý. Bề ngoài, cách phản ứng của Mỹ và Ấn dường như ngược nhau (Ấn đã là đối tác chiến lược của Việt Nam, còn Hoa Kỳ đã/đang thúc đẩy việc nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược). Nhưng nếu nhìn sâu vào lập trường đa phương của Hoa Kỳ, có thể thấy đấy vẫn là một quan điểm trung lập tích cực.

Phục hưng hay gây hấn?

Phát biểu khi thăm viện Bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh mới đây, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Một số nhà phân tích lưu ý, dù tuyên bố của ông Tập là nhắm vào dư luận trong nước, nhưng sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chiến lược chính trị bao giờ cũng chứa đựng nguy cơ tiềm tàng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông và một số nước láng giềng đang cảnh giác với Bắc Kinh.

Theo Reuters, ông Tập dùng những ngôn từ dân tộc chủ nghĩa, thay vì tụng ca ý thức hệ. Tân lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng các khẩu hiệu mang tính giáo điều không còn lôi kéo được người dân, mà tốt hơn hết là chơi lá bài “phục hưng dân tộc”. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý nên tách biệt những chính sách đang bị các nước láng giềng coi là “gây hấn” với đường lối thật sự mà ông Tập sẽ theo đuổi. Quy định việc chặn xét tàu bè trên Biển Đông là do tỉnh Hải Nam đưa ra và hộ chiếu lưỡi bò do bộ Công an phát hành từ tháng 5, tức là nhiều tháng trước đại hội. Dù ông Tập được cho sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với các nước trong khu vực, hiện nay vẫn còn quá sớm để nói về chính sách mới liên quan đến vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.

Chính vì vậy, Hoa Kỳ tỏ ra thận trọng, không để bị khiêu khích. Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hoà, không bị áp lực. Ý nghĩa tích cực của lập trường này là bên ngoài Mỹ viện dẫn tính trung lập khi bàn về chủ quyền, nhưng bên trong Mỹ đứng về các nước Đông Nam Á. Lập trường này cũng được nhấn mạnh tại tại ASEM-9, ASEAN-21 và EAS-7 là những diễn đàn đa phương gần đây nhất. Tính chính đáng này được xiển dương mạnh mẽ.

Trung Quốc muốn ASEAN im lặng, làm ngơ, mặc cho hàng xóm phải đơn độc đối phó, để tập trung cô lập, bóc tách Việt Nam, Philippines ra khỏi những quan hệ còn lại.

Hoàng Dũng Nhân

===============

Dù ông Tập được cho sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với các nước trong khu vực, hiện nay vẫn còn quá sớm để nói về chính sách mới liên quan đến vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.

Cũng còn hai tháng nữa thôi. Vào Rằm tháng Giêng Việt lịch là hết hạn.

Việc Mỹ sang tận Bắc Kinh để vạch ra “làn ranh đỏ cuối cùng” mà nước này không nên vượt qua trong cuộc chiến nói trên được dư luận chú ý. Bề ngoài, cách phản ứng của Mỹ và Ấn dường như ngược nhau (Ấn đã là đối tác chiến lược của Việt Nam, còn Hoa Kỳ đã/đang thúc đẩy việc nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược). Nhưng nếu nhìn sâu vào lập trường đa phương của Hoa Kỳ, có thể thấy đấy vẫn là một quan điểm trung lập tích cực.

Ngài Obama sẽ trở thành một tổng thống ghi dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử Hoa Kỳ, hay bị rớt giữa nhiệm kỳ sẽ do thái độ của ngài trong việc ủng hộ các Đồng minh của Hoa Kỳ. Trong canh bạc cuối cùng của thế giới, quốc gia nào ủng hộ chân lý sẽ chiến thắng cuối cùng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Dấu hỏi trong cuộc chiến chống tham nhũng

Thứ ba 27/11/2012 09:41

Info.net

Thời báo NewYork bình luận: Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về tham nhũng như thể nó chỉ đơn thuần là một thất bại trong việc gìn giữ kỷ luật của Đảng Cộng sản.

Tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình trở thành người gần đây nhất nhắc đến điều này trong một bài phát biểu ngay sau khi được bầu ngày 17/11. “Chúng ta phải thận trọng”, ông Tập Cận Bình tuyên bố, kèm theo đó là những lời cảnh báo về việc tham nhũng có nguy cơ ăn mòn cả Đảng Cộng sản lẫn Nhà nước Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình đã đúng khi nói về mối đe dọa nguy hiểm này. Nạn tham nhũng đang tràn lan trong các doanh nghiệp Trung Quốc, chính phủ và xã hội nước này, phát triển tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ này của Trung Quốc. Nhưng lời cảnh báo của ông Tập Cận Bình không có nghĩa là hành động thiết thực để ngăn chặn tham nhũng.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình - Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

NewYork Times nêu lý do vì sao Trung Quốc không thể thực hiện được nhiệm vụ cần thiết này. Trung Quốc sở hữu một hệ thống pháp luật có vẻ ngoài hoàn hảo bao gồm tòa án, các luật sư và các phiên tòa được đem ra xét xử. Nhưng điều đó không tạo ra nguyên tắc trung thực cho hệ thống pháp luật đó. Định nghĩa về nguyên tắc trung thực trong pháp luật là không ai, thậm chí không có sự ưu tiên nào được phép đứng trên pháp luật.

Ví dụ gần đây thể hiện rõ sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thực thi pháp luật. Vụ việc đầu tiên phải kể đến là sự sụp đổ quyền lực của ông Bạc Hy Lai – Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một biểu tượng rất điển hình của tầng lớp thượng lưu cho đến khi người ta tố giác vợ ông ta đã tham gia vào một vụ bê bối giết người xung quanh cái chết của một doanh nhân người Anh.

Sự lạm dụng chức vụ của ông Bạc Hy Lai khiến phần lớn người Trung Quốc cảm thấy sốc nặng khi họ được tiết lộ về vị trí của ông này trong hệ thống quyền lực cực mạnh mẽ và trong việc bảo vệ hệ thống quyền lực này. Bạc Hy Lai bị cách chức, khai trừ khỏi đảng và bị cầm tù. Tuy nhiên, trường hợp của ông này giống như là một ngoại lệ đặc biệt hơn là quy tắc chính thống của pháp luật Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình có vẻ đã ghi nhận điều này thông qua bài phát biểu của mình khi nói rằng: “Trong những năm gần đây, đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy kỷ luật và pháp luật trong nội bộ đảng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và hoàn toàn có tính chất phá hoại tới chính trị, gây sốc cho nhân dân và làm lung lay nền móng đất nước”.

Posted Image

Đại hội Đảng Cộng Sản 18 của Trung Quốc đã đề ra một vấn đề: Chống tham nhũng và trong sạch Đảng

Để có thể hỗ trợ và tạo tiền đề cho một thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng, tự do báo chí là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Trong khi các nhà báo hoạt động tự do ở Trung Quốc hiện nay là khá nhiều khi họ vẫn thường được ủng bộ bởi chính quyền trong việc đưa tin các vụ bê bối kiểu như các vụ bê bối ô nhiễm sữa hay các nhà máy.

Tuy nhiên, vẫn có những ranh giới mà họ không được vượt qua, điều này bao gồm các quan chức cao cấp, các tổ chức chính phủ và một số vấn đề liên quan. Có vẻ như sẽ có một giới hạn riêng cho khẩu hiệu “Chúng ta phải thận trọng” của ông Tập Cận Bình.

Việc thiếu hụt những quy định nghiêm ngặt của pháp luật đã tạo ra một lỗ hổng sâu làm suy yếu những trụ cột trong sự vươn lên tiến bộ ở Trung Quốc. "Cũng như các câu chuyện nói trên, những lời cảnh báo về tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thể sẽ chỉ vang vọng trong một hội trường trống rỗng mà thôi", Thời báo NewYork viết.

PHAN SƯƠNG

=================

Mặc dù nguyên lý lý thuyết về nguyên nhân sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội là như vậy. Bài viết này trên New York Time, có thể nói đã gián tiếp xác định về hiện tượng cho nguyên lý của Lý Học Đông phương về bản chất của sự phổ biến hiện tượng tham nhũng, qua hai đoạn trích dẫn sau:

Nạn tham nhũng đang tràn lan trong các doanh nghiệp Trung Quốc, chính phủ và xã hội nước này, phát triển tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ này của Trung Quốc.

Việc thiếu hụt những quy định nghiêm ngặt của pháp luật đã tạo ra một lỗ hổng sâu làm suy yếu những trụ cột trong sự vươn lên tiến bộ ở Trung Quốc.

Nhưng để thực hiện điều này, lại là một việc hết sức phức tạp và chồng chéo. Nếu ở những nước tiên tiến và tương đối cân bằng như Hoa Kỳ thì sự hiệu chỉnh không phức tạp. Nó chỉ là phát triển trên nền tảng có sẵn. Nhưng ở những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, mà ngay cả phần phát triển (Âm trong Âm) cũng chưa thật sự cân đối và hoàn chính với chính nó trong hệ thống kính tế xã hội thì không cẩn thận sẽ "tẩu hỏa nhập ma" và thất bại. Trong lịch sử có hai cuộc cải cách dẫn đến suy vong chính là của Vương An Thạch đời Tống, bên Tàu và Hồ Quí Ly của Việt Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói ‘không’ với phong bì, nhưng nhận thì... vẫn nhận

Cập nhật lúc :1:56 PM, 10/12/2012

(ĐVO) Những giải pháp, sáng kiến, cuộc vận động “nói không với phong bì” trong ngành Y vẫn chỉ là những lời hô hào không hiệu quả. Người chịu khổ vẫn là bệnh nhân!

Lâu nay, vấn nạn phong bì đã hiện hữu một cách phổ biến và đầy nhức nhối trong nhiều lĩnh vực. Đối với ngành Y – một ngành mà yếu tố y đức phải được đặt lên hàng đầu – thì chuyện người nhà bệnh nhân phải đưa phong bì cho bác sỹ, nhân viên y tế để được chăm sóc, chữa trị chu đáo là chuyện khó có thể chấp nhận. Biết là vậy, nhưng nhiều người cho rằng, đưa và nhận phong bì đã trở thành căn bệnh “ung thư” khó chữa của ngành Y tế.

Vấn đề này đã nhiều lần được “cày xới”, với nhiều cuộc vận động, nhiều sáng kiến, giải pháp được đưa ra. Nhưng xem ra, kết quả thu về vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Bệnh nhân và người nhà, bằng cách này hay cách khác, vẫn phải “dúi” phong bì cho bác sỹ để họ thực hiện nhiệm vụ vốn có một cách nhiệt tình nhất.

Năm 2011, sáng kiến “Nói không với phong bì trong y tế” của Công đoàn ngành Y là một trong các đề án đoạt giải và được tài trợ thực hiện tại địa phương bởi chương trình “Sáng kiến phòng, chống tham nhũng” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức.

Dù là một sáng kiến của chính Công đoàn ngành Y và đã được tài trợ để triển khai thực hiện trong thực tế, nhưng đề án “Nói không với phong bì trong y tế” chưa cho thấy tín hiệu về một sự thay đổi tích cực. Nói cách khác, đề án trên mới chỉ dừng lại ở mức độ một sáng kiến được trao giải trong một cuộc thi.

Posted Image

Bác sỹ có nói "không" được với phong bì?

Trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 vừa diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đã một lần nữa chất vấn khá gay gắt Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về vấn đề ý đức trong ngành y, đặc biệt là vấn nạn phong bì. Có vị ĐBQH chia sẻ đã từng rơi nước mắt khi nghe câu chuyện về những người nghèo phải nhịn ăn để có tiền nhét phong bì “biếu” bác sỹ, mong họ quan tâm chữa trị cho người nhà đang nằm viện.

Một điều rất bất ngờ, khi ĐBQH hỏi về đề án “Nói không với phong bì trong y tế” như đã đã nói ở trên, người đứng đầu ngành y tế cho biết bà không phải là “tác giả” của sáng kiến đã được ngành y tế triển khai năm 2011. Thậm chí, bộ trưởng Kim Tiến còn “không biết” khi cuộc vận động này được phát động.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Công đoàn ngành y tế Việt Nam đã phát động phong trào “nói không với phong bì” mà không xin ý kiến của Bộ, lúc đó tôi đang đi công tác. Sau đó, nhiều ý kiến trong Bộ nói lại nhưng tôi nói rằng cứ để cho Công đoàn làm vì họ nói lên sự thật, tuy là một sự thật đau lòng”.

Thừa nhận thực trạng có tiêu cực trong ngành mình quản lý, song Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác và còn lâu dài. Theo bà Tiến, trong điều kiện quá tải, cơ sở vật chất chật chội, bác sĩ khám nhiều quá thì không thể hòa nhã, nhân cách cũng khó mà giữ được.

Sau đó, Bộ trưởng Tiến kêu gọi: “Chúng tôi hiểu, người nhà mong muốn bệnh nhân được chăm tốt nhưng hãy dứt khoát không đưa phong bì và giám sát nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi”.

Lời kêu gọi của bộ trưởng Y tế ngay sau đó đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Đa số các ý kiến cho rằng, không thể vừa đưa phong bì vừa chụp hình bác sỹ. Ngay cả khi một số bác sỹ bị đuổi khỏi ngành vì bị phát hiện nhận phong bì, vấn đề y đức và chất lượng dịch vụ y tế chưa chắc vì thế mà được cải thiện. Không được đưa công khai, nhưng chắc chắn không ít bệnh nhân và người thân sẽ vẫn phải “kín đáo và tế nhị” đưa phong bì cho bác sỹ để được chữa trị “đúng tiêu chuẩn”.

Như vậy, những giải pháp, sáng kiến, cuộc vận động “nói không với phong bì” trong ngành Y vẫn chỉ là những lời hô hào không hiệu quả. Người chịu khổ vẫn là bệnh nhân!

Duy Minh

==================

Bác sỹ có nói "không" được với phong bì?

Nhớ lại có lần xếp tôi gọi tôi ra tra khảo: "Anh có bồ nhí không!", Tôi bảo: "Không! Làm gì có?!". Xếp tôi dằn mặt: "Anh phải cương quyết nói không với bồ nhí đấy nhé!".

Bản thân vị bác sỹ ra trường, họ đã nếm mùi y đức như thế nào rồi. Một bộ phân không nhỏ bác sỹ khi ra trường phải có hai năm thực tập, mới được cấp bằng bác sỹ. Thế là chính họ phải có phong bì cho các bệnh viện để họ có một chân thực tập và làm việc không có lương trong bệnh viện. Có ai biết chuyện này không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phàm làm việc gì cũng đừng nên quá duy ý chí. Chỉ " nhân định thắng thiên" thi thoảng thôi và chấp nhận trả giá, còn lại thì nên nương theo lẽ tự nhiên mà tiến lên.

Người ta đang cười " hô khẩu hiện " vì nó quá duy ý chí, được trước mắt nhưng mất lâu dài. Chuyện lớn thì một lý thuyết siêu việt chỉ có thể ra đời từ 1 nền tri thức siêu đẳng chứ không đột nhiên " ngưỡng trông trời, cúi nhìn đất " mà nảy sinh ra được. Chuyện nhỏ thì muốn sự tri ân bác sĩ từ bệnh nhân một cách thanh tao, sang cả như 1 bó hoa, 1 ánh mắt biết ơn, một sản vật từ quê nhà... và quan trong là vị bác sĩ đó thật sự thấy ấm lòng với cách tri ân đó thì tiền và vật chất của vị bác sĩ đó phải vượt qua 1 đẳng cấp nào đó rồi, nói cách khác XH phải làm sao để vị bác sĩ đó " tiền không thành vấn đề ", vật chất của họ đã vượt trên mức đầy đủ sung túc nhiều thì sẽ tự nhiên đạt được. Còn không cứ hô khẩu hiệu với lại rinh rình bắt tận tay như hiện nay trong khị họ thiếu vật chất thì cách biết ơn thực tế và thực dụng nhất vẫn là phong bì. Từ đó sinh ra tham nhũng, sinh ra mất công bằng giữa bệnh nhân có tiền và bệnh nhân ít tiền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà

11/12/2012 3:00

Thu hồi đất để phục vụ cho dự án xây dựng sân golf nhưng Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2 - vừa đúng bằng một quả trứng gà công nghiệp.

Không kiện mới lạ

Theo gia đình ông Võ Hiến và bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), trong quá trình triển khai hai dự án Sân golf Bà Nà và dự án Cáp treo và quần thể KDL Bà Nà - Suối Mơ, UBND H.Hòa Vang đã thu hồi của gia đình ông bà nhiều thửa đất với tổng diện tích lên đến 16.000 m2. Rất nhiều quyết định thu hồi đất, kiểm định, áp giá đền bù được ban hành kèm theo, nhưng phần lớn đều không đền bù, hỗ trợ về đất.

Đơn cử như thu hồi 4.312 m2 do gia đình canh tác từ năm 1991 (nguồn gốc đất do UBND xã Hòa Ninh quản lý) nhưng không bồi thường, hỗ trợ tiền đất mà chỉ bồi thường vật kiến trúc, cây cối hoa màu với số tiền hơn 31,5 triệu đồng. Trong khi đó, lô đất hơn 4.000 m2 (là đất trống, do gia đình tự khai hoang từ năm 1993) cũng chỉ được bồi thường hoa màu, vật kiến trúc 12 triệu đồng mà không hỗ trợ, bồi thường công khai phá... Đến lô đất 751 m2, cũng chỉ hỗ trợ vật kiến trúc, cây cối, hoa màu số tiền 8 triệu đồng.

Đỉnh điểm bức xúc của gia đình phát sinh khi UBND H.Hòa Vang tiếp tục thu hồi 2.207 m2 đất ở và vườn tược, cây cối, hoa màu được gia đình tạo lập từ năm 1990 (do mua lại của bà Đặng Thị Hiệp, được UBND xã Hòa Ninh xác nhận). Tuy nhiên, trong quyết định bồi thường, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2. Sau nhiều lần kêu cứu, UBND TP.Đà Nẵng cũng lần lượt tăng số tiền hỗ trợ, bồi thường thiệt hại hoa màu, cây cối và bố trí đất tái định cư cho gia đình. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này không thấm tháp gì so với công sức mà gia đình đã bỏ ra khai hoang, phục hóa, trồng cây, xây nhà suốt từ năm 1990.

Posted Image

Nhà đất gia đình bà Hậu trước khi bị cưỡng chế - Ảnh: H.T

“Mất dạy” vì đi kiện

Điều đáng buồn là sau khi đứng đơn cùng chồng (là con liệt sĩ) kêu cứu khắp nơi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho gia đình, bà Trần Thị Hậu đã bị Trường tiểu học Hòa Ninh, nơi bà đứng lớp nhiều năm qua, kỷ luật buộc thôi dạy, thôi làm chủ nhiệm lớp để làm công tác quản lý thiết bị, thư viện. Mà lý do duy nhất để trường kỷ luật là do bà Hậu khiếu kiện kéo dài (!?).

Ông Đoàn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Ninh cho biết, nhà trường “làm theo chỉ đạo của Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang”. Còn ông Lê Văn Phước, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang thì cho rằng, lý do cô Hậu bị "mất dạy" là vì “làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục". Theo ông Phước, với tư cách là một giáo viên, một đảng viên lẽ ra cô Hậu phải chấp hành chủ trương, đường lối, đằng này cô khiếu kiện UBND huyện hoài. "Tôi yêu cầu nhà trường không bố trí cho cô dạy một thời gian, để dư luận lắng dịu", ông Phước giải thích.

Trước tình cảnh vừa bị thu hồi đất, vừa bị cưỡng chế nhà, vợ cũng bị mất dạy, ông Võ Hiến rưng rưng: "Cha tui hy sinh sớm, bản thân không học hành gì, mẹ thì già yếu, con dại, vợ lại không được dạy trong khi nhà cửa bị tháo dỡ thế này". Còn bà Hậu tâm sự: "Mẹ già, chồng không chữ nghĩa, con nhỏ, chỉ còn tui biết đôi chút, tui không đứng đơn cùng chồng đi kiện đòi quyền lợi cho gia đình thì chịu sao đành".

Giải thích nguyên nhân đi kiện, bà Hậu quệt nước mắt: "Cứ thấy bảng áp giá lúc ghi hỗ trợ, lúc ghi bồi thường 3.000 đồng/m2 đất mà cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc...".

Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng:

"Đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước"

Tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP.Đà Nẵng vừa qua, đại biểu Thái Thanh Hùng phản ánh: "Giá đền bù đất nông nghiệp quá thấp, thấp hơn so với nhiều nơi. Nếu giải tỏa để phục vụ an ninh, quốc phòng thì thôi không nói làm gì, chứ giải tỏa để lấy đất giao cho doanh nghiệp thì phải có chính sách đền bù thỏa đáng".

Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, nếu tính cả các khoản chi hỗ trợ thì giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ở Đà Nẵng cũng khá cao, sắp tới sẽ còn tăng thêm 30% nữa. Kinh nghiệm giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư tại Đà Nẵng theo ông Thanh là "đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước".

Hữu Trà

====================

Xem biết vậy, chứ cũng chẳng biết nói gì bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đội tàu hải quân Trung Quốc "tuần tra" Senkaku/Điếu Ngư
10/12/2012 17:35

(TNO) Một đội tàu hải quân Trung Quốc đã "tuần tra" vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật vào hôm nay, 10.12.
Posted Image
Tàu hải quân và công vụ Trung Quốc tham gia tập trận chung ở biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã dẫn lời giới chức quốc phòng Trung Quốc loan tin đội tàu hải quân nước này đã "tuần tra" quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi đang trên đường quay về từ chuyến huấn luyện ở Tây Thái Bình Dương.

Trước đó, hãng tin Kyodo dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật cho hay bốn tàu hải quân Trung Quốc đã đi qua vùng biển gần lãnh hải Nhật giữa hai đảo Yonaguni và Iriomote thuộc tỉnh Okinawa vào sáng nay.

Các tàu chiến di chuyển theo hướng Bắc, hướng đến khu vực tiếp giáp với vùng biển mà Nhật tuyên bố là lãnh hải nước này xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, khi cách đảo Yonaguni 40 km về phía bắc - đông bắc, các con tàu đã đổi sang hướng tây bắc để tránh đi vào khu vực nói trên.

Luật pháp quốc tế vốn cho phép tàu bè đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia.

Hồi tháng 10, các tàu chiến Trung Quốc đi qua khu vực gần đảo Yonaguni theo cùng hướng cũng đã đổi hướng để tránh đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Một máy bay tuần tra và tàu khu trục thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật đã phát hiện hai tàu khu trục và hai tàu hộ tống Trung Quốc ở vị trí cách đảo Yonaguni 49 km vào khoảng 5 giờ, giờ địa phương (3 giờ, giờ Việt Nam).

Bốn tàu này đã đi từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyakojima vào ngày 28.11, tham gia các cuộc diễn tập với trực thăng và tiếp liệu, theo Bộ Quốc phòng Nhật.

Trong khi đó, báo mạng của tờ Nhân dân Nhật báo cũng đăng lại bài trên trang China Military Online tiết lộ các tàu hải quân Trung Quốc vừa mới kết thúc chuyến huấn luyện tiếp liệu ở Tây Thái Bình Dương vào ngày 6.12.

Sơn Duân

=================

Ngày xưa, Vương An Thạch bên Tàu trong cuộc cải cách thất bi, cũng bày đặt xua quân đánh Đại Việt. Hòng lấy chiến tranh khỏa lấp mâu thuẫn xã hội. Bị thất bại te tua.
Nay thời thế mỗi lúc một khác. Bây giờ là lúc hội nhập toàn cầu. Không giải quyết nổi mâu thuẫn xã hội, nên cũng bày đặt "Dương Đông, kích Tây" trong cuộc "Nam
chinh (Biển Đông), Bắc chiến (Điếu ngư)" này.
Đừng để "qúa mù ra mưa" rồi lúc ấy hỏi tại sao xui xẻo.
Đã mang lây nghiệp vào thân.
Thì đừng trách lẫn trời gần , đất xa.


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lần được gặp người chết 4.000 năm

Cập nhật lúc :1:56 PM, 11/12/2012

Lần khai quật thứ 7, tại khu di chỉ Đình Tràng (Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội) các nhà khảo cổ đã bất ngờ phát hiện ra những mộ táng đất thuộc văn hoá Phùng Nguyên cách đây 4.000 năm.

Có mộ di cốt còn nguyên vẹn. Qua các nhà khoa học, người chết 4.000 năm có thể kể được chuyện của mình. Đó là những câu chuyện ly kỳ mà đời sau luôn tò mò muốn biết.

Hé mở bí mật mộ táng 4.000 năm

Nhận được tin nhắn của PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, phát hiện được mộ táng đất thuộc văn hoá Phùng Nguyên, di cốt còn nguyên, "đẹp" nhất Việt Nam, chúng tôi tìm đến Đình Tràng, cách Cổ Loa chừng 3km.

Khu di tích các nhà khảo cổ khai quật rộng 300m2 nằm ngay sát đường. Nơi đây đã diễn ra 7 lần khai quật và đặc biệt lần này, các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện 2 ngôi mộ táng đất, có niên đại 4.000 năm.

Trước mắt tôi những di hài phát lộ, được đánh dấu cẩn thận. Xương cốt vẫn còn nguyên dưới dạng hoá thạch. Điểm đáng chú ý, sau nhiều năm như vậy nhưng có mộ, răng vẫn còn nguyên, được chải sạch đất vẫn sáng trắng.

TS. Lại Văn Tới, người phụ trách khai quật lần này cho biết: Các nhà khoa học phát hiện được 11 ngôi mộ, nhưng chỉ có 8 ngôi có dấu vết xương, răng, hầu hết là của trẻ em. Mộ số 9 là ngôi mộ đẹp nhất còn giữ lại được di cốt người của văn hoá Phùng Nguyên tìm thấy ở Hà Nội.

Posted Image

PGS.TS Nguyễn Lân Cường tại hiện trường khai quật.

Dẫn chúng tôi đến ngôi mộ số 9, PGS.TS Nguyễn Lân Cường hồ hởi: "Đây là ngôi mộ đẹp. Người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa, 2 tay đặt xuôi dọc theo thân, đầu nghiêng sang phía vai trái. Trên đùi và hông trái có một đồ gốm tuỳ táng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, đã bị vỡ, và rõ ràng có dấu vết người xưa rắc thổ hoàng trên xương chày trái".

Rồi ông lý giải với tất cả niềm đam mê, những gì gom góp suốt bao năm đi làm khảo cổ: "Cụ này là phụ nữ, khoảng 35 - 40 tuổi, cao 1m55. Sọ có hình trứng và thuộc loại dài. Hốc mắt có hình chữ nhật và thuộc loại thấp, mũi rộng. Đặc biệt, có hiện tượng nhổ răng cửa. Đây là một phong tục của những cư dân cổ thuộc văn hoá Phùng Nguyên mà chúng tôi đã phát hiện được ở xóm Rền (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Hang Tọ (Sơn La) và Mán Bạc (Ninh Bình)…".

Di hài của ngôi mộ số 9 này vẫn còn nguyên từ hộp sọ, xương tay chân, xương sườn… Thực chất, sau 4.000 năm, di hài của các cụ đã hoá thạch. Tôi có cảm giác mình đang tìm hiểu về một thời kỳ văn hoá xa xưa, những điều chưa biết về tổ tiên mình đang hiện ra thật gần mà con cháu ngày nay đều muốn khám phá.

Ngắm mãi ngôi mộ này, tôi bất ngờ hỏi ông Cường: "Liệu cụ này ngày xưa có đẹp không?". Ông Cường cười hóm hỉnh, đôi mắt nheo nheo tươi rói đặc trưng của cánh nam giới trong đại gia đình dòng họ Nguyễn Lân đáp: "Cô hỏi tôi cụ này đẹp không thì làm sao tôi biết được. Chúng tôi tự tán thưởng với nhau, thời xa xưa mà cao tới 1m55 chắc cũng phải tầm "hoa hậu".

Che chắn lại cho các cụ cẩn thận xong, ông Cường trao đổi với chúng tôi về nghi thức cải táng của người xưa. Sở dĩ, xương cốt của các cụ còn đến bây giờ là do phương thức mộ táng đất. Nếu như người chết mà chôn có quan, quách có không khí lọt vào sẽ phân huỷ hết nhưng với mộ đất thì xương cốt trường tồn với thời gian.

Nói về mộ táng đất, ông Cường cho biết: Người chết được đưa thẳng xuống dưới huyệt đất với các tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm co. Có mộ có đồ tuỳ táng, có mộ không. Đặc điểm của đồ tuỳ táng là những gì gắn liền với đời sống sinh hoạt của chủ nhân ngôi mộ. Có thể là những đồ gốm được đặt ngay cạnh người chết, hay mũi giáo, ngọn lao… Qua đó, người đời sau có thể biết người đã chết khi còn sống sinh hoạt ra sao.

Ẩn sau mỗi di hài là một bí mật

Là chuyên gia về mộ táng, xác ướp, PGS.TS Nguyễn Lân Cường say mê giảng giải cho những người ngoại đạo như chúng tôi: "Với mỗi di hài tìm được chúng ta có thể biết được cuộc sống của họ, thậm chí là sự phát triển của xã hội".

Khi phát hiện ra mộ táng, đặc biệt là mộ trẻ con, các nhà nghiên cứu đưa ra một lý giải: Có thể nơi đây đã từng xuất hiện dịch bệnh nên trẻ con mới chết nhiều như vậy.

Khai quật tới lớp đất sinh thổ, theo như các di chỉ khảo cổ khác thì cuộc tìm kiếm sẽ chấm dứt. Nhưng tại Đình Tràng lần này, đào sâu dưới lớp đất gốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm 5 ngôi mộ thuộc văn hoá Phùng Nguyên.

Chính vì thế, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã được mời sang tiếp để xử lý những ngôi mộ quý giá này. Theo ông Cường, ngôi mộ táng đất tại đây có những đồ tuỳ táng là đồ gốm thời văn hoá Phùng Nguyên. Ngôi mộ số 8, đồ gốm được để lên đùi của chủ nhân, sau khi lấp đất lên nó đã bị vỡ.

Trong khu di chỉ khảo cổ này, ông Cường đã phát hiện có bộ xương của một người không bình thường. Xương sọ phát triển bình thường nhưng xương chân, tay rất bé. Điều này, cho thấy khi còn sống, chủ nhân của ngôi mộ đã từng bị bại liệt. Thời xưa, với người bị bệnh tật mà vẫn được chăm sóc, nuôi dưỡng sống được 30 - 40 tuổi là cả một sự nhân đạo của xã hội.

Trong câu chuyện miên man về những di hài đoàn khảo cổ phát hiện được, ông Cường còn cho biết: "Tôi đã từng làm bộ xương mà xương tay gãy ngoặt xuống. Điều đó chứng tỏ, người này khi sống đã từng bị gãy tay. Bản chất của xương là tự liền. Do không nẹp cố định thẳng được nên nó đã bị dị tật".

Mỗi bộ xương, còn lại với thời gian đều tự nói về chủ nhân của nó khi còn sống qua góc nhìn của các nhà nghiên cứu.

Thấy chúng tôi thắc mắc về tuổi của các ngôi mộ táng đất này, vì sao lại biết chính xác nó đã được chôn cách đây 4.000 năm, ông Cường cho biết: Bằng khoa học kỹ thuật tiên tiến, qua phân tích tuổi của hoá thạch, nhất là các răng còn lại các nhà khoa học tính được chính xác tuổi từ đó xác định được niên đại và thời kỳ văn hoá.

Hơn nữa, thông qua các di vật với các thời kỳ văn hoá mà nhà khảo cổ có thể khẳng định chính xác tuổi. Các nhà khảo cổ dự định sẽ xắn cả lớp đất, sau đó đổ thạch cao đưa di hài của ngôi mộ số 9 về trung tâm Hà Nội và trưng bày tại bảo tàng. Còn những ngôi mộ khác sẽ được bóc tách, sau đó đưa di hài của tiền nhân về viện Khảo cổ học để phục dựng lại.

Ông Cường, ngồi xuống chỉ tận nơi cho chúng tôi thấy hài cốt của tiền nhân. Hai răng cửa dưới đã bị nhổ, nó vẹt đi. Phong tục này cũng tồn tại ở cư dân cổ ở miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản và châu Đại Dương. Tư liệu quý giá này, sẽ được tiếp tục chỉnh lý cùng với 10 ngôi mộ cổ khác được phát hiện tại địa điểm này, để nghiên cứu tiếp về chủ nhân của văn hoá Phùng Nguyên và văn hoá Đông Sơn.

Từ những gì đã phát hiện được trong các đợt khảo cổ tại di chỉ Đình Tràng, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là một trạm tiền tiêu của thành Cổ Loa. Chủ nhân của những di vật này thuộc thời văn hoá Phùng Nguyên.

Qua những lớp trầm tích này đã khẳng định rõ hơn về lịch sử đất nước 4.000 năm. Và nơi đây, có những xưởng đúc đồng, chế tạo vũ khí, những cuộc giao tranh với quân giặc, dấu tích của dòng Hoàng Giang cổ... tất cả cuộc sống của tiền nhân trở về với hôm nay.

TS. Lại Văn Tới, người phụ trách khai quật tại Đình Tràng cho biết: "Đoàn khảo cổ đã tìm thấy 45 lò đúc đồng có quy mô, khoảng cách khá thống nhất sắp đặt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Đây là lần đầu phát hiện ra lò đúc đồng có xỉ đồng, khuôn đúc. Tại đây, chúng tôi còn phát hiện than, tro. Điều này chứng tỏ, những bậc tiền nhân đã sinh sống ở đây lâu dài, ổn định. Có nhiều khả năng xác định di tích này cũng là xưởng chế tạo đồ kim loại".

Qua dấu tích của dòng Hoàng Giang cổ, các nhà khảo cổ đã phát hiện những tầng lớp văn hoá bị xáo trộn. Tại đây các nhà khảo cổ đã phát hiện rùa đang bơi bằng đất nung và cả xương rùa hoá thạch.

TS. Lại Văn Tới lý giải: "Phát hiện này, khẳng định di chỉ khảo cổ này ngoài mối quan hệ mật thiết với Cổ Loa còn có liên quan đến Hồ Gươm, thời nhà hậu Lê trả gươm cho rùa thần".

Chao ơi.. Đọc xong mà buồn ghê gớm... Cư dân Nam Trung Quốc là tổ tiên mình chứ còn gì nữa... Trình độ người Bách Việt văn minh thâm sâu mà bị coi như đám người ăn lông ở lỗ. Cứ làm như tổ tiên mình có được cuộc sống như thế là mừng lắm,...so với văn minh Đại Hán ít ra có cái xưởng đúc đồng

Văn minh Việt cổ là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, hội tụ nên những vĩ nhân như Lão Tử, bậc thánh gia trong hàng ngũ những nhà tư tưởng vĩ đại của mọi thời đại mà Tàu ..biến thành tổ của thuật sĩ chuyên múa may làm trò rối gọi ma gọi quỷ

Văn minh Việt cổ tạo dựng nên những nền tảng khoa học cơ bản cho ngày nay mà Tàu dù cố sức cũng không hiểu được đành biến tấu ra đủ thứ dị đoan hù người, đến mức "Đầu cha lộn xuống chân con hay Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông"

.Ông Lân Cường này cũng chẳng đáng trách, trách là trách những người đã tạo cho ông tư duy...tổ tiên ta ăn lông ở lỗ, cởi trần đóng khố và liên minh các bộ lạc

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philippines sẽ kéo tàu Mỹ vào Biển Đông giải lệnh cấm phi pháp của TQ

Thứ ba 11/12/2012 13:00

(GDVN) - Tàu chiến của Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường diễn tập, tập trận hoặc huấn luyện trên Biển Đông nhằm phá vỡ một lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc.

Tân Hoa Xã ngày 11/12 đưa tin, Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Philippines sẽ tổ chức hội đàm trong tuần này để thảo luận việc Mỹ tăng quân số đồn trú tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.

Tờ The Nation, Thái Lan cũng đưa tin, trong hai ngày 11, 12/12 tại Manila sẽ diễn ra cuộc họp đặc biệt giữa các quan chức Mỹ, Philippines xoay quanh việc hợp tác quốc phòng và các vấn đề khu vực, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta cho biết.

Posted Image

Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta

"Quan trọng nhất trong chương trình nghị sự là tăng cường sự hiện luân phiên của Mỹ tại Philippines", ông Carlos cho biết.

Điều này sẽ liên quan tới việc tàu chiến của Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường diễn tập, tập trận hoặc huấn luyện trên Biển Đông nhằm phá vỡ một lệnh cấm phi pháp của Trung Quốc.

Quan chức hai nước sẽ thảo luận về việc tăng số lượng các chuyến thăm của quân đội Mỹ bao gồm tàu chiến và máy bay trong khi Mỹ tăng cường viện trợ cho quân đội Philippines xây dựng năng lực phòng thủ.

Từ năm 2002 một lực lượng gồm 600 quân của Mỹ đã đóng tại miền Nam Philippines để giúp nước này huấn luyện lực lượng chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Philippines đã tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ trong những năm gần đây sau khi Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái leo thang trên Biển Đông với việc khuếch trương cái gọi là "đường chín đoạn", đường lưỡi bò nuốt trọn gần như toàn bộ Biển Đông.

Posted Image

Tàu sân bay George Washington tới đây sẽ xuất hiện nhiều hơn trên Biển Đông?

Trong tháng 10, một quan chức Philippines cho biết một căn cứ hải quân của quốc gia này nhìn ra Biển Đông có thể đóng một vai trò quan trọng như một trung tâm cho tàu chiến của Mỹ, ví dụ tàu sân bay George Washington có thể di chuyển dễ dàng để tăng cường sự hiện diện của nó ở Biển Đông.

Sorreta nói rằng, Trung Quốc không nên lo ngại bởi những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Philippines - Mỹ, ông cũng nhấn mạnh: "Kể cả không có người Mỹ, chúng tôi cũng phải tìm chỗ đứng cho mình."

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn The Nation)

=========================

Còn hơn hai tháng nữa mới đến rằm tháng Giêng Việt lịch. Tôi luôn muốn mọi chuyện tốt đẹp đến với con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện “bé Duyệt Duyệt” lại tái hiện

Tintuc Online

Thứ Ba, 11/12/2012 14:36 (GMT + 7)

Một cậu bé chừng 5 tuổi ở Trung Quốc đã chết sau khi bị chiếc xe buýt cán qua người. Điều đáng nói, khoảng 10 phút sau tai nạn cậu bé vẫn nằm bất động mà không một ai trên đường đến cứu giúp.

Hai ngày nay, người dân Trung Quốc lại bất bình, nổi giận khi xem xong đoạn clip dài hơn 1 phút về tai nạn của một cậu bé ở Đồng Hương, tỉnh Chiết Giang.

Vụ tai nạn xảy ra khi đó cậu bé 5 tuổi theo mẹ đến chợ Đồng Hương để bán rau quả. Trong lúc không để ý, cậu bé chạy băng qua đường đúng lúc chiếc xe buýt đi tới. Đáng lên án, sau khi vụ việc xảy ra, chiếc xe buýt còn chạy thêm 1 đoạn dài nữa rồi mới dừng hẳn.

Ngay khi nhận tin vụ tai nạn, người mẹ hốt hoảng chạy đến chiếc xe kêu gọi sự giúp đỡ để đưa con trai mình ra ngoài. Tuy nhiên không một ai trên đường dừng lại đoái hoài đến. Thậm chí, khi người mẹ đến cầu cứu một chiếc ô tô gần đó đưa con trai mình đến bệnh viện, chủ nhân chiếc xe này liền lùi xe bỏ đi.

Các trang mạng Trung Quốc cho hay, phải 10 phút sau vụ tai nạn xảy ra, một người tốt gần đó chạy đến đưa cậu bé xấu số ra ngoài. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, vì vết thương quá nặng, cậu bé đã không thể qua khỏi.

Theo Dân Việt/Sina

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hawking nhận 3 triệu USD tiền thưởng
Thứ Ba, 11/12/2012, 20:01 (GMT+7)

TTO - Stephen Hawking, nhà vật lý tài ba nhất thế giới hiện nay, vừa nhận được giải thành tựu trọn đời của Giải thưởng vật lý đặc biệt do tỉ̉ phú người Nga Yuri Miler trao tặng.

Posted Image
Giáo sư Stephen Hawking trong phòng làm việc tại Đại học Cambridge - Ảnh: Getty Images


Sau khi nhận số tiền 3 triệu USD, giáo sư Stephen Hawking cho biết ông sẽ dùng số tiền này giúp đứa cháu ngoại bị bệnh tự kỷ và mua một căn nhà nghỉ mát mới, dù rằng “tôi không đi nghỉ mát nhiều vì thích nghiên cứu vật lý lý thuyết hơn”.

Ông Stephen Hawking đã được giải thưởng non trẻ này vinh danh vì những phát hiện gây chấn động như việc lỗ đen phát ra phóng xạ cũng như những đóng góp to lớn của ông cho việc phát triển lý thuyết lực lượng tử và các vấn đề quan trọng của vũ trụ thuở sơ khai.

Đây là năm đầu tiên giải thưởng này được trao. Hồi tháng 7 vừa qua, tỉ̉ phú Nga Yuri Milner - người đã không thể hoàn thành chương trình tiến sĩ vật lý tại đại học Nga nhưng đã có hàng tỉ USD do đầu tư đúng đắn vào Twitter, Facebook hay Groupon - đã lập ra giải thưởng này.

Trong một lá thư gửi cho Guardian, giáo sư Stephen Hawking, người sắp tròn 71 tuổi, viết: “Không ai nghiên cứu vật lý lý thuyết với mục đích thắng giải. Niềm vui lớn nhất là phát hiện những điều người ta chưa từng biết. Tuy nhiên, những giải thưởng như thế này giúp cộng đồng công nhận những thành tựu của vật lý. Nó giúp tăng vị trí của vật lý cũng như tạo sự thích thú của bộ môn này”.

Ban giám khảo của giải thưởng là những nhà vật lý độc lập như Ed Witten, một nhà lý thuyết về thuyết vũ trụ dây, Alan Guth, người đưa ra lý thuyết vũ trụ giãn nở… Người thắng giải có thể trẻ hơn rất nhiều so với người đoạt giải vật lý Nobel bởi giải này không đòi hỏi bằng chứng thực nghiệm đối với các công trình lý thuyết.

Năm nay, giải thưởng này còn trao số tiền 3 triệu USD cho các nhà khoa học chính trong công trình Máy gia tốc lớn các hạt cơ bản và tìm ra hạt Higgs.

Đ.K.L. (Theo Guardian)

====================

giáo sư Stephen Hawking, người sắp tròn 71 tuổi, viết: “Không ai nghiên cứu vật lý lý thuyết với mục đích thắng giải. Niềm vui lớn nhất là phát hiện những điều người ta chưa từng biết. Tuy nhiên, những giải thưởng như thế này giúp cộng đồng công nhận những thành tựu của vật lý. Nó giúp tăng vị trí của vật lý cũng như tạo sự thích thú của bộ môn này”.



Đúng như vậy! “Không ai nghiên cứu vật lý lý thuyết với mục đích thắng giải". Bởi vì chẳng nhà nghiên cứu nào xác định trước được sự thành công của mình sđến đâu.
Tuy nhiên, bài báo này đang kèm một tin thấy khó hiểu:

Năm nay, giải thưởng này còn trao số tiền 3 triệu USD cho các nhà khoa học chính trong công trình Máy gia tốc lớn các hạt cơ bản và tìm ra hạt Higgs.


Nhiều nhà khoa học chưa công nhận hiện tượng thu được từ máy gia tốc hạt LHC trong thí nghiệm của CERN, là kết quả của một lý thuyết. Và nếu thực tế việc tìm thấy hạt Higg được xác định thì ít nhất các nhà vật lý theo lý thuyết này đã phải tiếp tục công bố những lý thuyết tiếp theo được phát triển, hoặc được chứng thực về hiện tượng này. Nhưng chẳng thấy gì cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bài viết này một lần nữa xác định, tính chuẩn xác của "nguyên nhân sự phổ biến hiện tượng tham nhũng trong xã hội" - mà Lý học miêu tả là "Âm thịnh Dương suy", nhằm phản ánh một thực tại - Âm - luôn vận động là đời sống, kinh tế xã hội. Khi đồi sống kinh tế xã hội phát triển sẽ làm này sinh những mối quan hệ xã hội mới và rất cần thiết phải có một hình thái ý thức xã hội cho nó. Sự phổ biến hiện tượng tham nhũng thực chất chỉ là hình thức thể hiện bản chất sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và hình thành những mối quan hệ xã hội mới nằm ngoài sự kiểm soát của những hình thái ý thức cũ. Đây chính là điều mà Lý học gọi là "Âm thịnh Dương suy tắc loạn".
Sự phát triển dẫn đến toàn cầu hóa đã dẫn đến mối quan hệ toàn cầu giữa các quốc gia - ít nhất trên biển, như phản ánh trong bài viết dưới đây - đã này sinh yêu cầu cần một hình thái ý thức cho nó. Tức là một công ước quốc tế về mọi vấn đề liên quan đến biển.
Tuy nhiên, để thực hiện điều này cực kỳ khó khăn. Cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay - cho dù các nhà hoạch định và lãnh đạo kinh tế chủ chốt có thể biết được nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng này - thì vấn đề để giải quyết khủng hoảng cũng không dễ dàng gì. Chính vì nó khó có thể tạo ra một giải pháp hợp lý trong mọi lĩnh vực liên quan đến nó . Đó là nguyên nhân để tôi luôn xác định các cuộc họp cấp cao của các siêu cường nhằm giải quyết khủng hoảng sẽ không đạt kết quả.

Thế giới này sẽ tan rã, nếu không có một lý thuyết thống nhất cho sự hội nhập trong tương lai. Nhưng đó là điều quả thật khó khăn. Vì như chính thiên tài SW Hawking đã xác định:
"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?"
Còn Thiên Sứ tui thì có một điều kiện rõ ràng hơn: Con đường dẫn đến Lý thuyết này đi qua Việt Sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min nam sông Dương tử.
Nhưng nó quả thật khó khăn chính vì quyền lợi ích kỷ của con người.
Người Trung Quốc sẽ rất, rất khó công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoảng ở bờ nam Dương Tử. Bởi vì, công nhận điều này thì họ sẽ không thể có "cơ sở lịch sử" để lấn chiếm Biển Đông.
Nhưng mà này:
Trạng chết, Chúa cũng thăng hà.
Dưa gang đđít thì cà đỏ trôn.
Trong lịch sử Trung Hoa, nếu Quảng Đông, Quảng Tây được vua Càn Long trao cho Hoàng Đế Quang Trung thì lịch sử Trung Quốc sẽ không bị tàn phá và chiếm đóng bởi liên quân 8 nước. Từ nay đến Rằm tháng Giêng Việt lịch cũng còn hai tháng nữa. Đây là thời gian để các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định tương lai của dân tộc họ.
================
Đại dương bị đe dọa

Thứ Ba, 11/12/2012 22:24

Thiếu một khung pháp lý toàn cầu dẫn tới đe dọa xung đột hàng hải cũng như khai thác tài nguyên đại dương vô nguyên tắc

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra đời Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ngày 10-12, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi một nỗ lực toàn cầu nhằm vận động tất cả các nước tham gia bản “hiến pháp đại dương” này.

“Sự ủng hộ đối với UNCLOS đã gia tăng trong những năm qua. Cũng giống như một bản hiến pháp, UNCLOS là nền tảng pháp lý vững chắc cho trật tự, ổn định, khả năng dự báo và an ninh của các đại dương” - ông Ban Ki-moon phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 67.

Theo ông Ban, UNCLOS chi phối tất cả các khía cạnh của không gian đại dương, bao gồm phân định ranh giới lãnh hải, các quy định về môi trường, nghiên cứu khoa học, thương mại và giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến các vấn đề lãnh hải. Trong bài phát biểu của mình, ông Ban nói UNCLOS đã gần đạt được “mục tiêu phổ biến” mà Đại hội đồng đề ra từ năm 1982 với sự tham gia của 163 quốc gia và Liên minh châu Âu.

Posted Image

Trung Quốc là nước có truyền thống tự đặt ra các giới hạn trên biển.

Trong ảnh: Hai tàu Trung Quốc đột ngột áp sát một tàu Mỹ

tại vùng biển quốc tế trên biển Đông vào năm 2009. Ảnh: US NAVY

Tuy nhiên, các đại dương vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm, tình trạng axít hóa, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, cướp biển và tranh chấp lãnh hải. Do đó, đòi hỏi các nước thành viên phải nỗ lực thực hiện đầy đủ công ước. Cũng tại lễ kỷ niệm trên, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc Rodney Charles cho biết UNCLOS đã trở thành yếu tố quan trọng của khung pháp lý quốc tế. “Thiếu một khung pháp lý toàn cầu đã dẫn tới mối đe dọa xung đột hàng hải cũng như khai thác tài nguyên đại dương một cách vô nguyên tắc . Vì vậy, các nước thành viên phải nhận ra rằng phổ biến công ước này là nhiệm vụ cấp bách” - ông Charles nói.

Cả hai ông Ban và Charles đều đề cao vai trò trung tâm của UNCLOS trong bối cảnh mục tiêu phát triển toàn cầu của các chính phủ và thể chế trên thế giới đều tập trung vào việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.

Ngoài ra, phó chủ tịch đại hội đồng cũng đánh giá cao sáng kiến đại dương bổ sung mà ông Ban công bố hồi tháng 8 năm nay với mục đích hỗ trợ và tăng cường thực hiện UNCLOS. Sáng kiến này, theo ông Ban, sẽ giúp các quốc gia bảo vệ tài nguyên biển, phục hồi khả năng nuôi sống con người của biển cũng như tăng cường kiến thức về quản lý và khai thác đại dương.

Biển Đông bên bờ vực “ngoại giao chiến hạm”


Báo Philippine Daily Inquirer hôm 9-12 đã đăng bài xã luận trong đó nhận định căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Theo bài viết, căng thẳng đặc biệt leo thang sau thông báo gây lo ngại của chính quyền tỉnh Hải Nam - Trung Quốc vào cuối tháng rồi.

Theo đó, cảnh sát biển địa phương sẽ được phép chặn và lục soát tàu thuyền “xâm phạm trái phép lãnh hải nước này ở biển Đông”. Thông báo này ngay lập tức gây ra nhiều lo ngại cho các bên có tuyên bố chủ quyền khác ở biển Đông bởi nội dung mơ hồ của nó. Quy định “chặn tàu thuyền ở biển Đông” cũng gây sốc bởi nó chỉ được ban hành bởi một chính quyền địa phương chứ không phải một hệ thống chính trị dân chủ.

Ngoài ra, cộng đồng quốc tế còn quan tâm đến nguy cơ sự tự do hàng hải ở biển Đông sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định đơn phương nói trên. Không những thế, đã xuất hiện những quan ngại rằng quy định sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra đối đầu vũ trang giữa Trung Quốc và những nước có tàu bị chặn lại trong vùng biển mà các bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Bài báo đúc kết rằng những hành động đơn phương như trên của Trung Quốc đang đẩy biển Đông đến bờ vực “ngoại giao chiến hạm”.

Hoàng Phương

MỸ NHUNG

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản, Ấn Độ - đối trọng của Trung Quốc tại Biển Đông

Thứ Tư, 12/12/2012 - 15:26

(Dân trí) - Trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, Nhật Bản và Ấn Ðộ đang được coi như một lực đối trọng với Trung Quốc tại khu vực này.

Posted Image

Biển Đông vẫn tiếp tục nóng.

Philippines ngày 10/12 tuyên bố một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn có thể là một lực đối trọng trước các động thái bành trướng quân sự của Trung Quốc - điều đang gây lo ngại cho các nước châu Á nhỏ hơn trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang do tranh chấp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ trong khu vực.

“Philíppin đang hướng về Nhật Bản để tìm kiếm sự ủng hộ cho tiến trình giải quyết hòa bình các vấn đề tại Biển Ðông, trở thành một trong những đối tác liên quan đến những liên minh quốc phòng trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói trong một tuyên bố.

Tuyên bố này lặp lại nhận định của Ngoại trưởng Philíppin Albert Del Rosario trong cuộc phỏng vấn với tờ "Thời báo Tài chính" (Anh) số ra ngày 10/12 rằng “Nhật Bản có thể là một yếu tố đối trọng đáng kể”. Trả lời câu hỏi về việc liệu Manila có ủng hộ một nước Nhật Bản tái trang bị vũ trang hay không, Ngoại trưởng Rosario nói: "Chúng tôi sẽ rất hoan nghênh động thái đó. Chúng tôi đang tìm kiếm các yếu tố cân bằng trong khu vực và Nhật Bản có thể là một yếu tố cân bằng quan trọng".

Được hỏi về lời bình luận này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khái niệm về việc “kìm hãm Trung Quốc” đã lỗi thời. Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng bây giờ thời đại Chiến tranh Lạnh đã qua, và việc kìm hãm Trung Quốc không còn khả thi nữa.

Tranh chấp lãnh thổ cũng đang thử thách tình đoàn kết của 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), lôi kéo Mỹ vào cuộc bởi Mỹ cũng đang thúc đẩy sự hiện diện vốn đã mạnh mẽ trong khu vực này. Ngày 11/12, Philippines tổ chức các cuộc hội đàm chiến lược với Mỹ - đồng minh thân cận nhất của nước này - để bàn về các biện pháp thúc đẩy liên minh, kể cả tăng cường sự hiện diện luân phiên của các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Philippines.

Tờ "Bưu điện Washington" (Mỹ) vừa qua đã đăng một bài viết của Dhruva Jaishankar - nhà nghiên cứu thuộc Chương trình châu Á của Quỹ German Marshall tại thủ đô Washington - trong đó đặt câu hỏi liệu Hải quân Ấn Ðộ có sắp đối đầu trực diện với Trung Quốc trên các vùng biển trong khu vực hay không. Ông Jaishankar trích phát biểu của Đô đốc D.K. Joshi - một quan chức hải quân hàng đầu của Ấn Ðộ - trong cuộc họp báo ngày 3/12, đề nghị hải quân Ấn Ðộ bảo vệ các nỗ lực dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông, chống những hành động hiếu chiến của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Jaishankar cho rằng trên thực tế, tuyên bố của Đô đốc Joshi không có ý ra dấu hiệu rằng hải quân Ấn Ðộ sẽ được triển khai, mà chỉ tái khẳng định vị thế lâu nay của Ấn Ðộ, rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân đã làm tăng những quan ngại của Ấn Ðộ, và như tất cả các thế lực hải quân khác trong khu vực, Ấn Ðộ đang chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất.

Công ty ONGC Videsh - một công ty dầu khí do nhà nước Ấn Ðộ sở hữu - đã tham gia các cuộc dò tìm dầu khí với Việt Nam từ năm 2006, trong khi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển này. Chính phủ Ấn Ðộ vẫn khẳng định rằng các hoạt động dò tìm dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông là hoạt động hợp pháp và năm ngoái đã tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực của Bắc Kinh.

Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề "kèn cựa" giữa hai thế lực mới nổi tại châu Á. Ông Jaishankar cho biết cả Ấn Ðộ và Trung Quốc đang cạnh tranh để giành các nguồn cung cấp tài nguyên nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong nước, và trong các điều kiện đó, hai nước khó có thể tránh được những xung đột về quyền lợi.

Tuy Chính phủ Ấn Ðộ chưa tuyên bố rõ lập trường của New Đelhi trong cuộc tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhưng việc Ấn Ðộ tiến hành các dự án dò tìm dầu khí với Việt Nam có thể được coi như Ấn Ðộ mặc nhiên ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, công nghệ quân sự được cải thiện cũng như sức ép nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Ấn Độ được cho là sẽ tăng cường sự hiện diện tại Thái Bình Dương.

Nhà nghiên cứu Jaishankar khuyến cáo Trung Quốc rằng những động thái hiếu chiến của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền sẽ buộc Ấn Ðộ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Philippines. Ông Jaishankar nói Trung Quốc chỉ có thể quy lỗi cho chính mình, nếu các nước nhỏ hơn xích lại gần nhau và liên kết chặt chẽ hơn với các thế lực hải quân khác trong khu vực.

Lê Minh

===============

Được hỏi về lời bình luận này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết khái niệm về việc “kìm hãm Trung Quốc” đã lỗi thời. Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng bây giờ thời đại Chiến tranh Lạnh đã qua, và việc kìm hãm Trung Quốc không còn khả thi nữa.

Từ một nước nghèo và lạc hậu, trong vòng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng thành siêu cường đứng hàng thứ II trên thế giới. Điều này chứng tỏ, không có ai kìm hãm Trung Quốc trong sự phát triển hòa bình. Bằng sức mạnh kinh tế và sự tôn trọng thực sự hòa bình và các nền văn hóa khác thì đáng nhẽ Trung Quốc sẽ chọn một con đường khác trong việc phát triển của mình, thay vì gây hần, lấn chiếm biển đảo của các quốc gia láng giềng.

Họ có thời gian để thay đổi sách lược của họ. Mặc dù không quá dài.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu vừa thấy sư phụ Thiên Sứ bẩu có người gièm là " đang tạo ra tôn giáo mới"...Cháu nghĩ người này chắc tưng tưng bị mắc quai nhiều quá nên cáu

Mà khôi phục lại văn minh Đại Việt cổ thì có làm sao đâu mà họ cứ nhảy loạn cào cào thế nhỉ, hay họ sợ các công trình của họ sớm quăng vào sọt rác???

Cái đám trí ngủ này không thoát được tư duy cởi trần đóng khổ của thấy Tàu nên nhìn mọi thứ trần trụi và vô hồn....Chán hẳn luôn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung sẵn sàng chiến đấu, Mỹ mở rộng quân sự

vietnamnet.vn

13/12/2012 11:58

Giữa lúc tranh chấp lãnh thổ khiến châu Á ngày càng giống một "chảo dầu" sôi thì mới đây, tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thị sát ở tỉnh Quảng Đông đã kêu gọi quân đội tăng cường nhận thức "sẵn sàng chiến đấu thực sự".

Chính sách biển khó lường của TQ

TQ thử tên lửa bắn tới mọi vị trí ở Mỹ

Giữa căng thẳng, không quân TQ tập trận quy mô

Mỹ muốn đưa quân đội TQ vào an ninh toàn cầu

Posted Image

Ảnh: Diplomat

Trong lời kêu gọi đưa ra lúc đi thăm Hạm đội Nam Hải ở tỉnh Quảng Đông, ông Tập dù không đề cập trực tiếp tới chuyện tranh chấp lãnh thổ, nhưng nói quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc chiến.

Cùng lúc đó, tại Manila, quan chức Mỹ và Philippines đang thương thảo về việc gia tăng số lượng tàu quân sự, máy bay và lực lượng Mỹ luân phiên trên lãnh thổ Philippines.

"Những gì chúng tôi đang thảo luận hiện tại là việc tăng cường sự hiện diện luân phiên của các lực lượng Mỹ", Carlos Sorreta, trợ lý Ngoại trưởng Philippines cho biết. Theo ông, một kế hoạch 5 năm diễn tập quân sự chung Mỹ - Philippines sẽ được thông qua tuần này. Tuy nhiên, quy mô việc gia tăng các tài sản quân sự Mỹ tại Philippines không được công bố.

Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines cho hay, "những cuộc thương thảo quan trọng" về khả năng một khuôn khổ mới sẽ cho phép Washington gia tăng trang thiết bị quân sự ở quốc gia Đông Nam Á. "Không có thảo luận chi tiết, chỉ là các tham vấn chính sách và chi tiết sẽ được nhóm công tác kỹ thuật xác định", ông nói tại cuộc họp báo.

Theo bình luận của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell thì, mối quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines "đang trong đà phục hưng". Các cuộc đàm phán của Mỹ tại Philippines, Australia và những phần khác trong khu vực được xem là nỗ lực thực hiện cái mà Mỹ gọi là chiến lược "trục xoay" trong vấn đề ngoại giao, kinh tế và an ninh hướng trọng tâm về châu Á.

Lo lắng các mục tiêu của Washington, Trung Quốc không ngừng thúc đẩy sức mạnh quân sự. Nước này hiện đang cố khẳng định yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước Đông Nam Á khác như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Một quan chức Mỹ nhấn mạnh, Washington không can thiệp trực tiếp vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mà sẽ tập trung củng cố quan hệ an ninh với các đồng minh lâu dài như Philippines. "Chúng tôi không cố bước vào và giải quyết vấn đề. Chúng tôi thực sự muốn giải pháp được thực hiện giữa các bên tranh chấp và hy vọng các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử sẽ đạt tiến bộ".

Về phần mình, ông Sorreta nói, Philippines ủng hộ việc tăng cường triển khai tàu chiến và máy bay Mỹ "để chúng tôi có thể sử dụng chúng khi có nhu cầu". Ông lấy ví dụ như đối phó với thảm họa bão tuần trước.

Thái An (theo AP, Reuters, THX)

============================

Vẫn còn hơn hai tháng nữa để có thể cho mọi chuyện tốt đẹp hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình báo Mỹ dự báo thế giới đa cực vào năm 2030

Cập nhật lúc :11:10 AM, 11/12/2012

Theo một báo cáo của Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về sức mạnh kinh tế vào đầu năm 2020.

Posted Image

Tình báo Mỹ dự đoán thế giới đa cực vào năm 2030. Ảnh realitypod.com

Ngày 10/12, tình báo Mỹ vừa đưa ra dự báo khả năng về một thế giới đa cực, không có quyền lực bá chủ vào năm 2030.

Theo báo cáo“Xu hướng toàn cầu 2030: Thế giới thay đổi, khám phá các kịch bản khả thi tương lai”, của Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ, thế giới sẽ chứng kiến sự gia tăng và suy giảm quyền lực của mỗi nước nhờ hoạt động xóa đói giảm nghèo, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới, cơ hội giáo dục và sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của các công nghệ cũng như các thành tựu về y học trên thế giới.

Báo cáo còn cho biết, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về sức mạnh kinh tế vào đầu năm 2020, song Mỹ sẽ vẫn giữ vị thế quốc gia số 1 trên thế giới nhờ những quyền lực khác, bắt nguồn từ bản chất đa diện của quyền lực Mỹ. Trong đó, kịch bản tốt đẹp và khả thi nhất trong tương lai là Trung Quốc và Mỹ sẽ hợp tác với nhau trong nhiều vấn đề, từ đó mở rộng hợp tác trong lĩnh vực toàn cầu.

Kịch bản xấu nhất là nguy cơ xung đột giữa các quốc gia gia tăng và Mỹ sẽ thu hẹp quyền lực vào bên trong và tiến trình toàn cầu hóa bị dừng lại. Báo cáo cũng cảnh báo về tác động nghiêm trọng của những sự kiện làm thay đổi tiến trình lịch sử thế giới như dịch bệnh có thể làm chết hàng triệu người trong vòng vài tháng hay biến đổi khí hậu khiến thế giới không đủ tiềm lực nuôi sống các cư dân của trái đất./.

Theo VOV.VN

================

Ngày 10/12, tình báo Mỹ vừa đưa ra dự báo khả năng về một thế giới đa cực, không có quyền lực bá chủ vào năm 2030.

Thiên Sứ tui thì xác định rằng Thế giới sẽ phải toàn cầu hóa và chỉ có một thế lực làm bá chủ. Thế lực đó có thể là một quốc gia, hay một tổ chức quốc tế. Sự xác định của Thiên Sứ tui thì không xác định thời gian. Còn cơ quan nổi tiếng nhất thế giới là CIA này thì xác định là đến năm 2030 thế giới này vẫn đa cực. Trong trường hợp này thì có thể cả hai đều đúng, chứ không có chỉ một cái đúng, hoặc cả hai đều sai. Bởi vì có khả năng một cái đúng trong khoảng thời gian giới hạn và một cái đúng sau giới hạn đó.

Tuy nhiên, theo tôi thì có khả năng CIA sai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philstar: Kiểm tra tàu qua Biển Đông, TQ đang thách thức cả thế giới

Thứ ba 11/12/2012 07:27

(GDVN) - Điều sỉ nhục đối với phần còn lại của thế giới này chính là sự tùy tiện của Trung Quốc trong cái gọi là "thực thi chủ quyền ở Biển Đông"

Ngày 10/12 tờ The Nation Thái Lan dẫn nguồn tin tờ Philstar - Philippines đăng bài xã luận với nhan đề: "Chúng ta đang bên bờ vực của ngoại giao pháo hạm", trong đó vạch rõ bộ mặt thật của giới chức Trung Quốc qua những động thái vừa rồi trên Biển Đông, trong đó khẳng định việc giới chức tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu thuyền nước ngoài khi đi qua Biển Đông, Trung Quốc đang thách thức cả thế giới.

Posted Image

Tàu Hải giám 75 Trung Quốc hoạt động phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 4/2012

Bốn tuần liên tiếp vừa qua thế giới chứng kiến sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, bắt đầu từ cuối tháng 11 khi tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ban hành một văn bản của cái gọi là cơ quan lập pháp tỉnh này đã cho phép tàu tuần tra cảnh sát biển được quyền kiểm tra (phi pháp - PV) đối với tàu thuyền nước ngoài khi đi qua cái gọi là "lãnh hải Trung Quốc" trên Biển Đông với khoảng thời gian quá ngắn từ lúc ban hành cho tới lúc bắt đầu có hiệu lực, ngày 1/1/2013.

Văn bản này đã gây ra sự lo ngại đáng kể đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời nó cũng gây ra sự ngạc nhiên đối với các cường quốc khác trên thế giới như Mỹ và Ấn Độ trước ý đồ (phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) của Bắc Kinh đòi kiểm soát nơi hơn một nửa số tàu chở dầu của thế giới phải đi qua.

Mỹ và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đối với Biển Đông và cả hai đều có lực lượng hải quân mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của mình trước sự hung hăng, tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ và Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích của họ liên quan đến tự do hàng hải của tuyến đường thương mại trọng yếu ở Biển Đông.

Posted Image

Chiến đấu cơ J-15 cất hạ cánh trên TSB Liêu Ninh. Việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển sức mạnh hải quân dấy lên sự lo ngại trong khu vực cũng như đối với các cường quốc có lợi ích ở Biển Đông

Những quy định mới do chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc nhào nặn ra cho phép lực lượng cảnh sát biển kiểm tra tàu thuyền nước ngoài và việc xác định những gì họ gọi là "bất hợp pháp" hoàn toàn nằm trong tay lực lượng chức năng và chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Điều sỉ nhục đối với phần còn lại của thế giới này chính là sự tùy tiện của Trung Quốc trong cái gọi là "thực thi chủ quyền ở Biển Đông" trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra đe dọa các nước láng giềng yếu hơn bằng sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng.

Văn bản gây sốc từ phía Trung Quốc không được ban hành bởi chính phủ Trung Quốc mà Bắc Kinh "né" cho chính quyền tỉnh Hải Nam ra mặt là một chiêu bài chính trị nhằm hạ vai trò của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khi phản đối quy định này với ý đồ quá rõ, theo tờ Philstar, nó thể hiện thâm ý Trung Quốc xem các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông như "chư hầu", "tiểu quốc".

Điều đó khiến công luận thế giới không thể không đặt ra câu hỏi, liệu các quy định mới này là do chính quyền trung ương Trung Quốc xúi giục hay chính quyền tỉnh Hải Nam đặt ra? Dù câu trả lời là gì thì nó cũng đang đẩy nhanh sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

Tờ Philstar cho rằng, với can thiệp đơn phương thô bạo từ phía Trung Quốc mà không hề có sự bàn bạc với các bên liên quan thì điều gì sẽ xảy ra khi tàu thuyền Trung Quốc đánh chặn tàu chiến của Philippines tuần tra trên Biển Đông, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền. Hành động can thiệp của Trung Quốc có thể coi như một hành động chiến tranh, Philistar kết luận.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn The Nation)

=======================

Bởi vậy! Bà Vanga đã diễn tả sai , khi nói về một cuộc chiến tranh lớn trong tương lai bằng cụm từ "chiến tranh thế giới thứ III". Thiên Sứ tui hiệu chỉnh lại là "một cuộc chiến lớn xảy ra, nhưng không phải theo nghĩa hai phe đánh nhau".

Cho đến bài viết này trên báo GDVN thì có lẽ không cần phải giải thích cụ tỷ. Tuy nhiên, với những gía trị nhân bản của nền văn hiến Việt - nội dung cốt lõi của gía trị văn hiến - thì đối tượng của một trong những quốc gia chính tham gia cuộc chiến này - "Canh bạc cuối cùng" - là Trung Hoa, có thể hiệu chỉnh để tác động tới tương lai của chính họ. Đó là giới hạn đến Rằm tháng Giêng Việt lịch năm Quý Tỵ. Đây chính là khoảng khắc không - thời gian của cái vỗ cánh của con bướm trong rừng Amazon - Nó cần phải vỗ như thế nào để không tạo ra cơn bão ở Thái Bình Dương.

Nhưng mà đừng kiêu ngạo để tưởng mình quyết định thế giới nhá! Định mệnh đã quyết định rồi - qua lời tiên tri của bà Vanga. Thiên Sứ tui chỉ hiệu chỉnh lại một tý, như là một cơ hội cuối cùng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sợ “đối đầu hạt nhân toàn diện” với Mỹ

Thứ năm 13/12/2012 06:00

(GDVN) - Theo các chuyên gia Mỹ, Bắc Kinh sẽ duy trì một lực lượng tàu ngầm hạt nhân có "khả năng răn đe tối thiểu", tránh đối đầu hạt nhân toàn diện với Mỹ.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc

Trong năm qua, những vấn đề có liên quan đến Hải quân Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, như tranh chấp đảo Senkaku, tàu sân bay, hay phải chăng Trung Quốc có khả năng “phản kích hạt nhân lần 2” trên thực tế.

Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung vừa trình Quốc hội Mỹ một bản báo cáo cho rằng, Hải quân Trung Quốc sắp kết thúc thời đại “lực lượng răn đe hạt nhân dưới nước mang tính tượng trưng”, chuyển sang triển khai tên lửa xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm cho tác chiến thực tế. Như vậy, giới tư tưởng Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến thực trạng và xu thế phát triển của lực lượng “giao long dưới đáy biển” Trung Quốc.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu mới nhất, giáo sư Toshi Yoshihara và phó giáo sư James Holmes, Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, giới nghiên cứu Mỹ có quan điểm bất đồng về tương lai của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc:

Một phái cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc vẫn đang theo đuổi sự phát triển ổn định, lực lượng tên lửa trên bộ sẽ phát huy vai trò chính như trước đây.

Posted Image

Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa

Một phái khác dự đoán, Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược “nâng cấp hạt nhân toàn diện”, tức là duy trì sự tiến bộ của tên lửa xuyên lục địa cơ động trên bộ (ICBM), đồng thời đẩy nhanh các bước đổi mới tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm (SLBM), “với tình hình phát triển này, trong 10 năm tới, tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trung Quốc (SSBN) sẽ tiếp cận hơn với Mỹ về chất lượng và số lượng”.

Phái này thậm chí dự đoán, trong tương lai, Trung Quốc trái lại có thể thực hiện chiến lược “răn đe hạt nhân hạn chế” mang tính tấn công.

James Holmes và Toshi Yoshihara đều không đồng ý với quan điểm của hai phái trên; xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, họ tiến hành phân tích đánh giá lực lượng hạt nhân dưới nước của Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân với số lượng nhiều hơn, hoàn toàn không nhất định báo hiệu Trung Quốc từ bỏ “chính sách hạt nhân mang tính phòng ngự”, trái lại, lực lượng hạt nhân dưới nước với quy mô thích hợp sẽ chỉ tiếp tục tăng cường hiệu quả “răn đe hạt nhân tối thiểu” mà Bắc Kinh đang thực hiện.

Giống như Mỹ, Nga, Anh và Pháp, khi xây dựng lực lượng hạt nhân dưới nước, Trung Quốc đối mặt với vài vấn đề cơ bản: áp dụng loại cơ cấu lực lượng nào, nhân tố nào sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách chú trọng hơn lực lượng tàu ngầm hạt nhân? Cần bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân tên lửa mới đủ? Rõ ràng, tàu ngầm hạt nhân không chỉ sẽ tạo ra gánh nặng to lớn cho tài chính quốc gia, mà còn gây ra “phản ứng mang tính cạnh tranh” cho đối thủ tiềm tàng.

Posted Image

Biên đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 Hải quân Trung Quốc

Đối mặt với khả năng đáp trả của Mỹ

James Holmes và Toshi Yoshihara cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tên lửa có các ưu thế như tính tàng hình mạnh, tính cơ động tốt, khả năng chạy liên tục không giới hạn, có thể giảm thấp rủi ro bị đối phương “đánh đòn phủ đầu”, nhưng, những ưu thế lý thuyết này không thể thúc đẩy Trung Quốc hoàn toàn dựa vào tàu ngầm hạt nhân.

Ở góc độ chính trị, Chính phủ Trung Quốc trước hết phải bảo đảm kiểm soát có hiệu quả đối với kho vũ khí hạt nhân, một khi lực lượng tàu ngầm mở rộng quy mô, chính phủ TQ có giao quyền kiểm soát tác chiến cho sĩ quan chỉ huy tiền phương hay không, là một vấn đề cần phải cân nhắc nghiêm túc.

Đồng thời, Trung Quốc muốn mở rộng lực lượng tàu ngầm hạt nhân, cũng cần ngăn ngừa gây ra rủi ro bị Mỹ “phản ứng kịch liệt”, bảo đảm cho Trung-Mỹ duy trì cục diện răn đe tương đối ổn định.

Để kho vũ khí hạt nhân dưới nước của Trung Quốc đạt được mức “vẹn cả đôi đường” thực ra là một việc gai góc. Theo hai chuyên gia trên, nếu Trung Quốc sở hữu 4 tàu ngầm hạt nhân – mỗi tàu mang theo 12 tên lửa JL-2 (tầm phóng 8.000 km), mỗi tên lửa lắp 3 đầu đạn hạt nhân, thì kho vũ khí hạt nhân dưới nước của Trung Quốc sẽ có 144 đầu đạn hạt nhân.

Posted Image

Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng từ tàu ngầm

Nếu Trung Quốc triển khai 6 tàu ngầm hạt nhân cùng loại, mỗi tên lửa trang bị lắp 6 đầu đạn hạt nhân, thì tổng số đầu đạt hạt nhân sẽ tăng vọt lên 432, tăng trưởng số lượng này có thể sẽ gây ra sự chú ý đối với Washington, thậm chí thúc đẩy Mỹ áp dụng biện pháp, tiếp tục duy trì ưu thế hạt nhân mang tính áp đảo đối với Trung Quốc.

James Holmes đặc biệt nhấn mạnh, trong tương lai gần, nước có thể đồng thời phát động “tấn công phủ đầu” đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc từ trên đất liền và trên biển chỉ có thể là Mỹ. Nói cách khác, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc chỉ sẽ luyện cách ứng phó với mối đe dọa ở hướng Thái Bình Dương.

Đồng thời, xét thấy số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công và phi đội săn ngầm hàng không giảm đi rõ rệt sau Chiến tranh Lạnh, trong 10 năm tới, Mỹ không có nhiều khả năng làm được nhiều việc trên phương diện làm suy yếu khả năng sống sót của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, hơn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa đang được Mỹ xây dựng cũng khó đánh chặn được tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm, bất ngờ.

Trong tình hình đó, cho dù lực lượng hạt nhân trên bộ của Trung Quốc mất đi hiệu quả toàn bộ trong vòng tấn công đầu tiên, Trung Quốc chỉ cần một tàu ngầm hạt nhân tên lửa lắp nhiều đầu đạn sống sót thì họ vẫn có thể triển khai “trả thù hạt nhân” có khả năng phá hoại mạnh.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 của Hải quân Trung Quốc

Xuất phát từ góc độ này, hai nhà quan sát trên kết luận, Trung Quốc có thể nghiêng hơn về lựa chọn mô hình Anh, Pháp, xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân có quy mô hạn chế, tức là với loại trang bị tin cậy, duy trì 4-6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa cần thiết cho “răn đe hạt nhân tối thiểu”, trong đó 2 tàu luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nghĩa là khi một tàu bị tiêu diệt thì có thể duy trì sự sống sót của một chiếc khác.

Ba sách lược có thể sử dụng luân phiên

Giới tư tưởng quốc phòng Mỹ chủ yếu tin rằng, Trung Quốc muốn triển khai tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở biển Bột Hải và biển Hoàng Hải, do tàu ngầm hạt nhân tấn công, lực lượng hàng không bờ biển và tàu chiến mặt nước “bảo vệ”, tiến hành phản kích đối phương có ý đồ xâm phạm.

Tuy nhiên, loại “chiến lược pháo đài” này cũng tồn tại rủi ro – giới hạn tàu ngầm hạt nhân ở vùng biển khá nhỏ hẹp, khác nào đã trói buộc phạm vi tuần tra của chúng, chắc chắn làm gia tăng xác suất bị đối phương phát hiện, khó phát huy đầy đủ tính tàng hình (ẩn núp) của tàu ngầm hạt nhân. Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn muốn xây dựng hải, không quân có quy mô lớn hơn để bảo vệ tàu ngầm hạt nhân núp trong “pháo đài”.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài “chiến lược pháo đài”, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc cũng có thể tuần tra ở vùng ven dọc tuyến bờ biển dài, dưới sự yểm hộ của các lực lượng khác (đơn vị bạn). Những năm gần đây, lực lượng hàng không và tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc có tốc độ đổi mới khá nhanh, giúp họ có khả năng giành ưu thế trên biển-trên không cục bộ ở “chuỗi đảo thứ nhất” về phía tây, một khi thành công, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể tự do tuần tra ở vùng biển dọc bờ đông của đại lục châu Á, gọi là “tuần tra duyên hải”.

James Holmes và Toshi Yoshihara phỏng đoán, Trung Quốc còn có một sự lựa chọn đầy tham vọng, đó chính là triển khai tàu ngầm hạt nhân trước ở Tây Thái Bình Dương, đưa nhiều mục tiêu hơn vào tầm phóng.

Việc “tuần tra biển quốc tế” này (hay “triển khai tuyến đầu”) chắc chắn buộc Mỹ triển khai nhiều tàu ngầm và máy bay hơn đến vùng biển quốc tế để theo dõi tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, do đó đã kiềm chế lực lượng cơ động của quân Mỹ ở hướng khác.

Tuy nhiên, “triển khai tuyến đầu” cũng làm cho Trung Quốc đối mặt với nguy cơ gia tăng xảy ra “đối đầu hạt nhân toàn diện” với Mỹ - tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trung Quốc trước đây chưa từng triển khai tuần tra mang tính răn đe thực sự, vì vậy, dù là mô hình triển khai tuyến trước thích hợp thì cũng truyền đi tín hiệu Trung Quốc thay đổi chiến lược hạt nhân, từ đó tăng cường đáng kể khả năng đe dọa của Mỹ.

Posted Image

Mô hình tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Trung Quốc (nguồn: china.com)

Theo báo Trung Quốc, điều cần nhấn mạnh là, “chiến lược pháo đài”, “tuần tra duyên hải” và “tuần tra vùng biển quốc tế” hoàn toàn không loại bỏ lẫn nhau, có thể căn cứ vào sự thay đổi của môi trường an ninh để luân phiên áp dụng.

Trong thời bình, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể sẽ áp dụng nhiều hơn phương thức triển khai “pháo đài”; khi xảy ra xung đột, có thể triển khai tuần tra duyên hải hoặc xâm nhập vùng biển quốc tế tích cực hơn nhằm đáp trả sự “đe dọa hạt nhân” của đối phương tiềm tàng.

Posted Image

Tàu ngầm hạt nhân 095 Hải quân Trung Quốc (dân mạng lưu truyền)

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình (nguồn báo Phương Đông, TQ)

==================================

Vớ vẩn cả. Để chiến thắng Trung Hoa lục địa, người Mỹ không cần dùng đến bom nguyên tử. Thậm chí có khi không cần đến chiến tranh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Philstar: Kiểm tra tàu qua Biển Đông, TQ đang thách thức cả thế giới

Thứ ba 11/12/2012 07:27

(GDVN) - Điều sỉ nhục đối với phần còn lại của thế giới này chính là sự tùy tiện của Trung Quốc trong cái gọi là "thực thi chủ quyền ở Biển Đông"

Ngày 10/12 tờ The Nation Thái Lan dẫn nguồn tin tờ Philstar - Philippines đăng bài xã luận với nhan đề: "Chúng ta đang bên bờ vực của ngoại giao pháo hạm", trong đó vạch rõ bộ mặt thật của giới chức Trung Quốc qua những động thái vừa rồi trên Biển Đông, trong đó khẳng định việc giới chức tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu thuyền nước ngoài khi đi qua Biển Đông, Trung Quốc đang thách thức cả thế giới.

Posted Image

Tàu Hải giám 75 Trung Quốc hoạt động phi pháp trên Biển Đông hồi tháng 4/2012

Bốn tuần liên tiếp vừa qua thế giới chứng kiến sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, bắt đầu từ cuối tháng 11 khi tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ban hành một văn bản của cái gọi là cơ quan lập pháp tỉnh này đã cho phép tàu tuần tra cảnh sát biển được quyền kiểm tra (phi pháp - PV) đối với tàu thuyền nước ngoài khi đi qua cái gọi là "lãnh hải Trung Quốc" trên Biển Đông với khoảng thời gian quá ngắn từ lúc ban hành cho tới lúc bắt đầu có hiệu lực, ngày 1/1/2013.

Văn bản này đã gây ra sự lo ngại đáng kể đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời nó cũng gây ra sự ngạc nhiên đối với các cường quốc khác trên thế giới như Mỹ và Ấn Độ trước ý đồ (phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) của Bắc Kinh đòi kiểm soát nơi hơn một nửa số tàu chở dầu của thế giới phải đi qua.

Mỹ và Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ đối với Biển Đông và cả hai đều có lực lượng hải quân mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của mình trước sự hung hăng, tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ và Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích của họ liên quan đến tự do hàng hải của tuyến đường thương mại trọng yếu ở Biển Đông.

Posted Image

Chiến đấu cơ J-15 cất hạ cánh trên TSB Liêu Ninh. Việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển sức mạnh hải quân dấy lên sự lo ngại trong khu vực cũng như đối với các cường quốc có lợi ích ở Biển Đông

Những quy định mới do chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc nhào nặn ra cho phép lực lượng cảnh sát biển kiểm tra tàu thuyền nước ngoài và việc xác định những gì họ gọi là "bất hợp pháp" hoàn toàn nằm trong tay lực lượng chức năng và chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Điều sỉ nhục đối với phần còn lại của thế giới này chính là sự tùy tiện của Trung Quốc trong cái gọi là "thực thi chủ quyền ở Biển Đông" trong khi Bắc Kinh đang tỏ ra đe dọa các nước láng giềng yếu hơn bằng sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng.

Văn bản gây sốc từ phía Trung Quốc không được ban hành bởi chính phủ Trung Quốc mà Bắc Kinh "né" cho chính quyền tỉnh Hải Nam ra mặt là một chiêu bài chính trị nhằm hạ vai trò của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khi phản đối quy định này với ý đồ quá rõ, theo tờ Philstar, nó thể hiện thâm ý Trung Quốc xem các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông như "chư hầu", "tiểu quốc".

Điều đó khiến công luận thế giới không thể không đặt ra câu hỏi, liệu các quy định mới này là do chính quyền trung ương Trung Quốc xúi giục hay chính quyền tỉnh Hải Nam đặt ra? Dù câu trả lời là gì thì nó cũng đang đẩy nhanh sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông.

Tờ Philstar cho rằng, với can thiệp đơn phương thô bạo từ phía Trung Quốc mà không hề có sự bàn bạc với các bên liên quan thì điều gì sẽ xảy ra khi tàu thuyền Trung Quốc đánh chặn tàu chiến của Philippines tuần tra trên Biển Đông, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền. Hành động can thiệp của Trung Quốc có thể coi như một hành động chiến tranh, Philistar kết luận.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy (Nguồn The Nation)

=======================

Bởi vậy! Bà Vanga đã diễn tả sai , khi nói về một cuộc chiến tranh lớn trong tương lai bằng cụm từ "chiến tranh thế giới thứ III". Thiên Sứ tui hiệu chỉnh lại là "một cuộc chiến lớn xảy ra, nhưng không phải theo nghĩa hai phe đánh nhau".

Cho đến bài viết này trên báo GDVN thì có lẽ không cần phải giải thích cụ tỷ. Tuy nhiên, với những gía trị nhân bản của nền văn hiến Việt - nội dung cốt lõi của gía trị văn hiến - thì đối tượng của một trong những quốc gia chính tham gia cuộc chiến này - "Canh bạc cuối cùng" - là Trung Hoa, có thể hiệu chỉnh để tác động tới tương lai của chính họ. Đó là giới hạn đến Rằm tháng Giêng Việt lịch năm Quý Tỵ. Đây chính là khoảng khắc không - thời gian của cái vỗ cánh của con bướm trong rừng Amazon - Nó cần phải vỗ như thế nào để không tạo ra cơn bão ở Thái Bình Dương.

Nhưng mà đừng kiêu ngạo để tưởng mình quyết định thế giới nhá! Định mệnh đã quyết định rồi - qua lời tiên tri của bà Vanga. Thiên Sứ tui chỉ hiệu chỉnh lại một tý, như là một cơ hội cuối cùng.

Những lời bác nói quả thật sâu xa, cháu chưa thể hiểu hết được, mong là mọi việc điều tốt cả, thiên hạ thái bình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những lời bác nói quả thật sâu xa, cháu chưa thể hiểu hết được, mong là mọi việc điều tốt cả, thiên hạ thái bình.

Thực ra thì nó chẳng có gì sâu xa cả. Nhưng tùy cách nhìn từng người. Với tôi thì những người viết những ký hiệu toán học cao cấp nhoay nhoáy cũng rất khó hiểu. Nhưng với nhà toán học chuyên nghiệp thì họ lại bảo rằng viết sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay trên diễn đàn có hội viên Trần Phương đưa lên bài của ngài Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – trong đó có đoạn:

Nhưng quan trọng hơn, cần phải có những “cú huých” đủ mạnh từ phía luật pháp, chính sách và dư luận để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, ở đây tôi muốn kêu gọi cả sự thức tỉnh của đạo đức, của lương tâm để có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Những nội hàm của câu này cho thấy mọi vấn đề phải bắt đầu từ sự thức tỉnh của đạo đức, lương tâm. Nhưng suy cho cùng thì những giá trị của đạo đức và lương tâm trong một con người, một dân tộc và cả loài người này không thể tự trên trời rơi xuống. Đó chính là những kết tinh của sự giáo dục và những giá trị văn hóa truyền thống đã hình thành và được lưu truyền trong cả một quá trình lịch sử của dân tộc đó. Tất nhiên, nó phải có cội nguồn văn hóa sử để làm điểm dẫn xuyên suốt cả một quá trình lưu truyền văn hóa sử truyền thống đó.

Nhưng cội nguồn văn hóa sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, lại bị một số kẻ tự nhận là học giả, trí thức có học hàm, học vị và quyền lực học thuật phủ nhận, nhân danh khoa học.

Nhưng cho đến giờ này, tôi vẫn chưa lý giải được: Sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học có thực chất là khoa học, hay chỉ là một âm mưu chính trị.

Nếu thực chất khoa học thì nó phải được có sự công bằng khoa học tối thiểu và những giả thuyết khoa học trái chiều phải có sự biện minh và phản biện công khai. Nhưng từ năm 1992, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trong nước cũng như quốc tế và cả sách giáo khoa, đều không có một thông tin nào đầy đủ về những luận điểm phản biện sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt và chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Như vậy phải chăng những giả thuyết nhân danh khoa học của những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến là chân lý vĩnh cửu không được phép phản biện? Trong khi chính họ không định nghĩa được khái niệm “cơ sở khoa học ” của họ?

Vậy họ nhân danh cái gì để phủ nhân truyền thống văn hóa sử Việt với lich sử trải gần 5000 năm văn hiến?

Cũng trong bài viết trên của ngài Chủ Tích nước Công Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định Đảng và Nhà Nước trong thể chế cầm quyền hiện nay cho phép đóng góp ý kiến xây dựng – thì tôi nhân danh cá nhân – thành thật khuyên các ngài hãy phực hưng lịch sử văn hóa truyền thống Việt của dân tộc Việt – một cách khoa học, công bằng và công khai – như là một việc cấp bách nhất hiện nay. Bởi vì, đó chính là cội nguồn và là cơ sở của những giá trị đạo đức và lương tâm của người Việt – Điều được cho rằng tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho dân tộc Việt, trong bài nói trên.

Nhân bài của ngài Chủ tịch đăng trên web lyhocdongphuong.org.vn, nên tôi có ý kiến này, nhân danh cá nhân và là ý kiến đến chung với bất cứ ai trong những người có trách nhiệm trong thể chế cầm quyền. Tôi nghĩ rằng việc phục hưng văn hoa sử truyền thống nhân danh khoa học, công bằng và minh bạch trong nước và quốc tế – là trường hợp cụ thể ở Việt Nam – là trách nhiệm của những người đang lãnh đạo thể chế cầm quyền và cũng của bất cứ ai đã và đang, hoặc sẽ lãnh đạo của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Bởi vì, đó là một trong những yếu tố cần thể hiện tính chính thống của một thể chế cầm quyền – nếu xét về mặt chính trị.

Cá nhân tôi sẵn sàng chứng minh và phản biện trước những con người được lựa chọn là tinh hoa của các hệ thống tri thức đại diện cho khoa học, chính trị và cả tâm linh, tôn giáo – để xác định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử chính là chân lý. Hay nói rõ hơn: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử chính là một bộ phận cấu thành của chân lý tuyệt đối và nó luôn là chân lý trong mọi lĩnh vực tư duy của nhân loại, kể cả chính trị và tâm linh.

Tôi xác định rằng: Không có ngày Tận Thế 21. 12. 2012. Nhưng sự phủ nhận những gía trị văn hóa sử truyền thống Việt chính là một thảm họa khiến thế giới này sẽ tan rã trong một tương lai gần.

Tôi viết bài này trong ngày Tam nương – một điều kiêng cữ tuyệt đối trong Lý học Đông phương. Là người nghiên cứu Lý học, tôi hiểu rất rõ điều này. Nhưng tôi muốn dứt điểm vấn đề. Cho dù nó có thể rất tai hại với tôi. Thí dụ như bị chết, hoặc tiếp tục với một sức ép nặng nề hơn, theo kiểu hai thằng nhìn vào nhà hai ngày hôm nay....vv.....

==============

PS: Bài này đã đăng trên web riêng của Thiên Sứ

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cư dân mạng bóc mẽ trò lừa ‘đĩa bay’ ở Thanh Hóa

Thứ bảy 15/12/2012 08:02

Dư luận đang xôn xao việc ngày 9-12, em Lê Khắc Đạt (19 tuổi), thôn 3, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) sử dụng điện thoại vô tình chụp được ảnh ‘đĩa bay’ lơ lửng trong không gian.

Tuy nhiên, cư dân mạng đã nhanh chóng bóc mẽ trò lừa và kêu gọi em Đạt nhanh chóng thú nhận trước khi chính quyền, cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Posted Image

Theo diễn đàn kythuatin, đĩa bay trong ảnh của em Đạt được tìm thấy dễ dàng trên Google và sau đó được ghép một cách đơn giản.

Trên diễn đàn kỹ thuật Việt Nam (kythuatin.com), thay vì ngồi phân tích bức hình’đĩa bay’ như các chuyên gia, thành viên tuan99kti cho biết hình ‘đĩa bay’ này quá quen thuộc nên chỉ cần tìm kiếm trên mạng là nhanh chóng có câu trả lời. “Chẳng khó khăn gì tìm được 1 chiếc UFO (vật thể lạ) giống hệt trong hình. Chỉ cần lên Google search (dạng hình) gõ chữ UFO là ra ngay cái hình đó”, thành viên này viết trên diễn đàn.

Tuan99kti kết luận đây đích thị hình fake (giả), và đó cũng là nguồn hình gián tiếp hoặc trực tiếp mà có thể bạn Đạt đã sử dụng. “Trò này trước sau gì cũng bị bóc mẽ thôi, không biết dư luận sẽ xử lý bạn Đạt này như thế nào đây? Nói chung đây cũng là bài học cho những bạn nào dùng trình độ vi tính không đúng mục đích, thách thức cộng đồng mạng, đánh lừa dư luận”, thành viên này nhận định.

Posted Image

Hình đĩa bay của em Đạt được tìm thấy trên Google.

Cũng trên diễn đàn kythuatin, thành viên quocdinh72 cho rằng cái hình trong điện thoại của Đạt mờ ảo nên nhìn còn thật hơn.

Hầu hết cư dân mạng cho rằng đây là trò lừa và không loại trừ khả năng còn nhằm quảng bá cho thương hiệu của chiếc điện thoại chụp hình ‘đĩa bay’.Một số trang mạng khi đăng hình đã khéo léo xóa đi dòng chữ mang thương hiệu chiếc điện thoại đã chụp bức hình này.

Một số người cho rằng nếu không phải ghép ảnh thì có thể trẻ em trong vùng chơi đĩa bay (loại được bán trên thị trường đồ chơi điện tử) và tình cờ Đạt chụp được. Qua trao đổi nhanh, ông Phạm Bá Oai, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho biết: Khi nghe thông tin về sự việc trên, chúng tôi liên lạc với chính quyền xã Hoằng Hà, nhưng người dân và lãnh đạo xã không ai nhìn thấy sự việc gì trên bầu trời vào thời điểm trên.

Posted Image

Em Đạt kể khá chi tiết về việc tình cờ chụp được hình 'đĩa bay'?

Cách đây 1,5 năm, dư luận cũng từng xôn xao với đoạn video quay một vật thể lạ bay trên bầu trời TP.HCM. Tuy nhiên, qua phân tích kỹ, nhiều người cho rằng đây chỉ là một trò lừa bịp bằng kỹ xảo công nghệ, có thể được tung ra vì mục đích muốn gây sự chú ý để gián tiếp quảng cáo cho một sản phẩm nào đó.

T.Đ/Tiền phong

====================

Bởi vậy, ngay cả khi Nasa công bố trên tờ báo uy tín của họ là tìm thấy tế bào sinh vật hóa thạch trong một thiên thạch, tôi cũng xác định là không có. Vài ngày sau, chính Nasa phải cái chính.

Làm gì có sự sống ngoài vũ trụ. Vớ vẩn cả. Toàn những chỉ số Bo cao, nhưng lại cố tỏ ra nguy hiểm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trình LHQ khiếu nại về Biển Hoa Đông

Thứ Bảy, 15/12/2012 08:24

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 14-12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã chính thức trình các tài liệu chi tiết lên Liên hợp quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với khu vực biển đảo trên Biển Hoa Đông.

Trung Quốc tuyên bố vùng lãnh hải cách bờ biển Trung Quốc 370 km là vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Theo phía Trung Quốc, các tính năng địa chất cho phép Bắc Kinh yêu cầu bồi thường thêm khu vực thềm lục địa, nằm ở vị trí cách đảo Okinawa của Nhật Bản 200 km.

Từ tháng 9 vừa qua, tranh chấp lãnh thổ lâu dài về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng. Kể từ đó, các tàu của Trung Quốc liên tục đến gần vùng lãnh hải của Nhật Bản.

(Theo Vietnam+)

=================

ng hộ Trung Quốc đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều này chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm. Nhưng tất nhiên, sự công bằng tối thiểu là vấn đề biển Đông cũng phải đưa ra Liên Hiệp Quốc. Có phải thế không nhỉ? Hay là Trung Quôc thích làm gì thì làm?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay