Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Doanh nhân TP.HCM là người mua thị trấn ở Mỹ

07-04-2012 | 10:24

(Nguoiduatin.vn) – Thông tin mới nhất cho biết, người mua cả thị trấn tại Mỹ là một doanh nhân TP.HCM, anh Phạm Đình Nguyên - tổng giám đốc Công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS).

Hãng Williams & Williams đơn vị tổ chức cuộc bán đấu giá thị trấn 1 cư dân Buford (bang Wyoming, Mỹ) cho biết, thị trấn này đã thuộc về một nam doanh nhân đến từ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam với giá 900.000USD sau 11 phút đấu giá. Người thẵng cuộc là anh Phạm Đình Nguyên - tổng giám đốc Công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP.HCM.

Posted Image

Đường vào thị trấn Buford

Để mua được thị trấn nói trên, doanh nhân Việt Nam đã vượt qua nhiều người mua khác từ Hong Kong, New York, Florida, Kansas và Wyoming.

Trước đó, thông tin về việc bán thị trấn này đã thu hút sự quan tâm của hơn 110 quốc gia trên thế giới sau khi đăng tải. Ban đầu, đơn vị đấu giá đã đưa ra mức giá khởi điểm là 100.000USD. Cuộc đấu giá bắt đầu từ 12h ngày 5.4 (khoảng 1h sáng 6.4 giờ Việt Nam) với sự tham gia đấu giá của 25 người đăng ký tham gia đấu thầu qua mạng và tại chỗ (Buford). Kết quả cuối cùng, doanh nhân đến từ TP.HCM đã thắng cuộc với giá 900.000USD.

Sau khi thắng cuộc, doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã phát biểu: “Sở hữu một bất động sản tại Mỹ là mơ ước của tôi từ lâu. Khi tôi đọc được thông tin cuộc đấu giá thị trấn Buford này trên mạng, tôi rất hào hứng. Do đó tôi quyết định bay đến Wyoming để tham gia đấu thầu tại chỗ. Đây là một hành trình dài nhưng cuối cùng tôi cũng đến được. Đây là giấc mơ Mỹ”.

Là chủ nhân mới của thị trấn rộng khoảng 40.000m2 này, anh Phạm Đình Nguyên sẽ sở hữu một trạm xăng kiêm tiệm tạp hoá, 1 trạm bưu điện, một gara, một tháp truyền tín hiệu điện thoại di động, một ngôi trường xây từ năm 1905, 10 mẫu (40.000m2) đất và một căn nhà 3 phòng ngủ. Thị trấn này cũng có mã bưu điện là 82052. Việc sang tên cho chủ mới sẽ tiến hành trong 30 ngày.

Tuấn Khanh (tổng hợp)

===================

Hôm nay xem bài báo này mới biết giá khởi điểm cả cái thị trấn này chỉ có 100. 000 dollar - Tức là khoảng 2.200. 000. 000 VND. Với số tiền này coi như chính phủ Hoa Kỳ cho không ai đánh thắng ván tú lơ khơ gọi là đấu thầu mua thị trấn này.

Nhưng tôi cho rằng cái vấn đề không phải là cái giá gần như cho không của thị trấn này. Mà tôi cho rằng thuế đất - thuế thổ trạch - với chủ sở hữu của cái thị trấn này mới là vấn đề đáng bàn. Chưa kể những dịch vụ như: quét tuyết trên những con đường của thị trấn, đổ rác, phòng chữa cháy....vv.....- Bởi một chủ sở hữu duy nhất, chứ không phải công dân duy nhất, kiêm thị trưởng của thị trấn này.

Bởi vậy, có lẽ còn nhiều chuyện và tin tức đáng xem sau khi việc mua bán này hoàn tất. Giấc mơ Mỹ của ông Nguyên sẽ được thực hiện như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cần cái đầu lạnh cho giao thông... bớt nóng

Cập nhật 10/04/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted ImageNgười dân đủ khả năng nhận diện người quản lý có tâm, có tầm, ích dân lợi nước qua những việc làm có tính chiến lược, vì hạnh phúc dân sinh chứ không phải là sự hô hào nôn nóng, bề nổi.

Giao thông là vấn đề nóng và để làm nguội nó cần những cái đầu thật lạnh. Nhưng nếu chỉ nhìn vào những sáng kiến mới đây của ngành giao thông thì hình như sự suy xét chín chắn không phải là thế mạnh của vị tư lệnh ngành.

Mới nhậm chức, ông đưa ra liền hai sáng kiến: Xung phong đi xe buýt và cấm công chức đánh golf. Nhưng quyết tâm "một tuần đi xe buýt một lần" của ông đã chết yểu ngay từ khi ông tuyên bố.

Thôi thì cái cách "nhập môn" một cách hồn nhiên cũng là vô hại. Thế nhưng sáng kiến thứ hai là quyết định cấm công chức đánh golf mà sau này được "phiên dịch" thành "khuyến cáo công chức không nên đánh golf" vì những "hệ lụy" phía sau của nó, đã bị Bộ Tư pháp tuýt còi vì sai luật rõ ràng là một điểm trừ.

Thực ra, hơn 80 triệu dân không ai nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành giao thông. Nhưng để khả thi thì đối tượng thu trước hết phải là người có khả năng chi và vị bộ trưởng tìm ra ngay "hạt nhân"- nhà giàu là những người có ô tô.

Chưa có một điều tra xã hội học nào cho thấy ô tô là phương tiện chủ yếu gây ách tắc. Thế nhưng người đi ô tô là người giàu, nên lập tức ô tô bị coi là đối tượng khai thác nguồn thu quyết liệt của ngành giao thông! Lập tức, "phí bảo trì giao thông đường bộ" và "phí hạn chế phương tiện cá nhân" với đề xuất thu từ một vài triệu đến cả chục triệu mỗi năm trên mỗi đầu xe, ra đời.

Nếu các "phí hạn chế phương tiện cá nhân" được chấp nhận và thực thi, ngành giao thông sẽ hy vọng có thêm một nguồn tiền khổng lồ để xây sửa.

Các công trình hy vọng sẽ bớt ách tắc về nguồn vốn. Đường sá hy vọng sẽ thông thoáng hơn và giá ô tô cao nhất khu vực ở ta hy vọng có cơ giảm xuống. Do nhiều "khổ chủ" sẽ phải tính đường bán tháo phương tiện cá nhân để âm thầm leo lên xe buýt.

Posted Image

Chưa có một điều tra xã hội học nào cho thấy ô tô là phương tiện chủ yếu gây ách tắc.

Thế nhưng, nỗi thất vọng và lo lắng còn lớn hơn thế nhiều lần. Thất vọng vì gánh nặng "phí chồng phí" phi lý có thể kéo chùng cả nền kinh tế vốn đang cực kỳ khó khăn.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang "nghiến răng" cùng Chính phủ chống lạm phát, nhiều công trình dở dang vì khát vốn chưa đem lại hiệu quả, thì việc tăng phí vận tải và hiệu ứng "tăng giá đẩy" rất có thể sẽ khiến khó khăn thêm trầm trọng.

Nhiều chuyên gia đặt vấn đề: Giao thông phát triển để phục vụ nền kinh tế và đem lại hạnh phúc cho đời sống dân sinh; hay ngược lại phải hy sinh nền kinh tế và bất chấp hạnh phúc người dân cho giao thông (có hy vọng) cải thiện?

Đó là chưa kể, nguồn tiền khổng lồ do vắt kiệt sức dân kia liệu có được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích trong cơ chế quản lý đầu tư còn nhiều vấn đề của ngành giao thông vốn chưa mấy được cải thiện kể từ sau "quả đắng" PMU 18?

Lĩnh vực giao thông nóng bỏng đang cần cái đầu lạnh, căn cơ và có chiều sâu của nhà quản lý. "Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì hại cho dân thì hết sức tránh".

Người dân đủ khả năng nhận diện người quản lý có tâm, có tầm, ích dân lợi nước qua những việc làm có tính chiến lược, vì hạnh phúc dân sinh chứ không phải là hô hào nôn nóng, bề nổi và "tận thu" làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hy vọng, sau thời gian ngồi ghế "nóng", người đứng đầu ngành giao thông đã có đủ độ "tĩnh" cần thiết để nghiền ngẫm, tận dụng ý kiến của chuyên gia, của dư luận xã hội, đưa ra được những quyết sách đúng và trúng được dư luận hoan nghênh và kỳ vọng như ngày đầu ông nhậm chức.

TS Đỗ Chí Nghĩa

======================

nhà giàu là những người có ô tô.

.

Ừ nhỉ?! Đúng thật! Nhà giàu là những người có ô tô. Thế mà mình cũng không biết!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc

Posted ImageNhư thể những tranh chấp năng lượng vẫn chưa đủ, sự tranh giành về cá và các nguồn tài nguyên đại dương của Biển Đông cũng góp phần làm gia tăng căng thẳng.

Tranh chấp tài nguyên cá

Trước kia, các tàu cá thường xuyên qua lại các khu vực tuyên bố chủ quyền chồng lấn, nhưng tần xuất các vụ việc ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại. Việt Nam tuyên bố rằng 63 tàu cá với 725 ngư dân nước này đã bị phía Trung Quốc bắt giữ kể từ năm 2005 ở Biển Đông; họ bị buộc phải nộp các khoản tiền lớn mới được thả. Trong một vụ việc được dư luận biết đến rộng rãi ở Việt Nam, một tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắt giữ một tàu cá Việt Nam và 12 ngư dân gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 3/2010. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hành động như vậy, và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối rất dữ dội. Đây là một vụ việc thuộc loại thế là quá đủ rồi.

Trung Quốc đã áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, nơi nước này coi là dành riêng cho ngư dân của mình. Lần đầu Bắc Kinh ban hành một lệnh cấm như vậy là vào năm 1999 từ tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, và đến năm 2009 kéo dài từ ngày 16/5 tới 1/8 hàng năm. Phạm vi của lệnh cấm rất mập mờ, mặc dù nó bao phủ một khu vực xunh quanh quần đảo Hoàng Sa nhưng không kéo dài xa xuống phía nam đến Trường Sa. Việt Nam đã phản đối gay gắt khi lệnh cấm ảnh hưởng đến kế sinh nhai của ngư dân nước này. Để cưỡng chế lệnh cấm và bảo vệ các tàu cá của mình, Trung Quốc đã điều động những gì mà họ gọi là các tàu "tuần tra đánh cá" nhưng thực chất là các tàu hải quân cải tiến. Trung Quốc còn thông báo các kế hoạch nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng giám sát trên biển của nước này lên tới 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, mà sẽ được sử dụng để theo dõi vận tải hàng hải, tiến hành các nhiệm vụ khảo sát, "bảo vệ an ninh trên biển" và thanh sát các tàu nước ngoài hoạt động ở "lãnh hải Trung Quốc".

Một vấn đề khác là các tàu của Việt Nam cũng đi vào các khu vực mà các nước khác thuộc ASEAN nhận chủ quyền. Hai tàu Việt Nam mang tên Indonesia đã bị các tàu tuần tra của Indonesia bắt giữ hồi tháng 2/2011 gần quần đảo Natuna. Phía Indonesia tuyên bố rằng năm 2009, khoảng 180 tàu (không phải tất cả đều là của Việt Nam, một số đến từ Malaysia) đã bị bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép ở lãnh hải nước này. Khi nhu cầu gia tăng và các kho hết hàng, những tranh cãi về đánh bắt cá có thể sẽ gia tăng ở Biển Đông, đặc biệt là khi các bên tuyên bố chủ quyền nâng cấp hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển của họ.

Cuộc tranh đoạt cường quốc

Năng lượng và đánh bắt cá không phải là hai yếu tố duy nhất trong tranh chấp. Biển Đông đang được đưa vào cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc với Mỹ khi Trung Quốc phát triển một chiến lược hải quân mở rộng và triển khai các năng lực hải quân mới. ASEAN cho rằng tuyên bố của Trung Quốc nhận chủ quyền toàn bộ khu vực là có thể thương lượng được, rằng Trung Quốc sẽ dàn xếp một thỏa thuận được cả khu vực tán thành, trong đó các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ sẽ được điều chỉnh, và rằng các trữ lượng dầu mỏ và khí đốt cũng như các nguồn tài nguyên cá sẽ được chia sẻ. Với nền tảng này, ASEAN ràng buộc Trung Quốc vào đối thoại thường xuyên, hy vọng các lãnh đạo nước này có thể tin vào giá trị của bộ các quy chuẩn mà sẽ chi phối hành xử ở Biển Đông.

Posted Image

ASEAN rất thận trọng nhằm tránh bất kỳ một đường lối nào chọc giận Trung Quốc, hy vọng rằng nước này sớm hay muộn cũng sẽ phản hồi tương tự, và rằng cách của ASEAN khuyến khích sự nhất trí thông qua đồng lòng rồi sẽ được Trung Quốc đón nhận. Nếu vấn đề liên quan chỉ tới các tuyên bố tranh chấp đối với năng lượng và đánh bắt cá, một thỏa thuận - mà sẽ ghi rõ các quy tắc tương tác và quản lý tranh chấp - sẽ là có thể theo cách mà các nhà hoạch định chính sách ASEAN biện hộ.

Sự kình địch chiến lược với Mỹ, tuy nhiên, đang định hình lại cuộc tranh chấp theo một cách thu nhỏ vai trò của ASEAN và khả năng của khối này trong việc đàm phán một giải pháp cho vấn đề với Trung Quốc. Nó khiến Trung Quốc thờ ơ với lo lắng của ASEAN và quan tâm hơn về các động thái của Mỹ ở bên ngoài khu vực cũng như hoạt động của hải quân Mỹ. Nó dẫn tới một sự quyết đoán đặc biệt đối với hành xử của Trung Quốc khi kiểm soát lớn hơn đối với Biển Đông là sự bổ sung cần thiết cho chiến lược hải quân mở rộng và những triển khai của nước này.

Chiến lược hải quân Trung Quốc đã có nhiều năm hình thành kể từ khi Tư lệnh Hải quân Lưu Hoa Thanh (1982-1988) lần đầu tiên yêu cầu một lực lượng hải quân tiến ra-đại dương phải bảo vệ các lợi ích biển của Trung Quốc. Trong vòng hai thập niên qua, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ sức mạnh hải quân và coi đó như một phần cần thiết của một vị thế cường quốc. Khi Trung Quốc lớn mạnh về kinh tế, các lợi ích biển của nước này cũng được mở rộng tương đương (và cùng với đó là sức mạnh hải quân), đẩy nước này vào xung đột với Mỹ, cường quốc hải quân vượt trội ở Tây Thái Bình Dương.

Sự mở rộng hải quân của Trung Quốc

Chiến lược hải quân của Trung Quốc có ba nhiệm vụ dẫn dắt sự phát triển của các năng lực hải quân nước này. Thứ nhất là để ngăn chặn Đài Loan không tuyên bố độc lập trong khi cản trở Mỹ ủng hộ đảo này bằng những triển khai hải quân trong trường hợp xung đột. Nhiệm vụ này trở thành một đặc điểm nổi bật của chiến lược hải quân Trung Quốc sau khi Mỹ triển khai hai tàu sân bay trong cuộc khủng hoảng Đài Loan 1995-96, Nimitz hồi tháng 12/1995 và Independence hồi tháng 3/1996, trong một cuộc phô diễn sức mạnh hải quân mà người Trung Quốc vẫn còn nhớ rõ. Nhiệm vụ thứ hai là bảo vệ các tuyến thương mại mở rộng và các nguồn cung năng lượng của Trung Quốc chạy qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca, mà qua đó ước tính 80% lượng dầu nhập khẩu của nước này được trung chuyển. Nhiệm vụ này trở nên quan trọng sau khi Trung Quốc trở thành một nhà nhập khẩu ròng dầu lửa vào năm 1993 và khi, vào cuối thập niên 1990, Bắc Kinh nhận ra mức độ phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào dầu nhập khẩu.

Nhiệm vụ thứ ba là triển khai một năng lực hạt nhân dự bị trên biển ở Tây Thái Bình Dương, vốn là một kết quả khác của cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995-96. Bắc Kinh hiểu rằng, năng lực đó sẽ đóng vai trò là một hàng rào ngăn chặn tối thượng chống lại Mỹ, trong cuộc khủng hoảng này và cả các cuộc khủng hoảng khác.

Để thực hiện 3 nhiệm vụ kể trên, Trung Quốc đã phát triển hoặc triển khai 4 lớp tàu ngầm mới và 6 lớp tàu khu trục mới trong vòng hai thập niên qua. Trung Quốc tự đặt ra mục tiêu phát triển một lực lượng hải quân trên biển, và như Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vũ Chân Lý (Wu Shengli), tuyên bố hồi tháng 4/2009, Trung Quốc sẽ thành lập một "hệ thống phòng thủ trên biển" để bảo vệ "an ninh biển và sự phát triển kinh tế" của nước này. Một hải quân trên biển cần đến các hàng không mẫu hạm, và chiếc đầu tiên của Trung Quốc, Si Lang - được tái thiết từ con tàu Varyag 32.000 tấn của Liên Xô trước đây, đã trải qua nhiều lần chạy thử nghiệm trong các ngày 10-14/8/2011. Con tàu được cho là sẽ bắt đầu phục vụ trong năm 2012 và sẽ mang 48 chiến đấu cơ Su-33 và chiến đấu cơ Jian-10 của Trung Quốc đã được điều chỉnh cho các nhiệm vụ chuyên chở.

Trung Quốc được cho là sẽ xây dựng một tàu sân bay trọng tải 50.000-60.000 tấn vào năm 2015 và một tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2020. Các tàu này đòi hỏi các dàn hộ tống để đảm bảo phòng thủ trên không và bảo vệ trước một vụ tấn công tàu ngầm, cho thấy một kế hoạch mở rộng các năng lực hải quân đã được trù tính.

Về các lực lượng hạt nhân trên biển, Trung Quốc có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, hay SSBN. Chiếc SSBN đầu tiên của Trung quốc là Xia giờ đã lỗi thời, được hoàn tất năm 1981 và mang 12 tên lửa đạn dạo JL-1 (SLBM) với tầm bắn lên tới 2.700km, không đủ để tấn công đất liền Mỹ. Hai trong số các SSBN lớp Jin hiện đại và hiệu quả hơn đã được triển khai kể từ năm 2004. Mỗi tàu có thể mang 12 SLBM JL-2 với tầm bắn 8.400km, mang lại khả năng xuyên lục địa. Trung Quốc được cho là sẽ triển khai ít nhất 5 tàu hạng Jin trong tương lai.

Trung Quốc cần có nơi cất giữ các nền tảng hải quân của nước này để bảo vệ chúng trước cuộc tấn công trên không và trên biển. Các tàu sân bay và SSBN cũng cần tiếp cận các vùng biển mở để thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu không, chúng có thể bị hạn chế ở các vùng biển có giới hạn và trở nên vô dụng. Chỉ một vài nơi dọc bờ biển của Trung Quốc có thể cung cấp chỗ trú cho hải quân nước này, nơi các hệ thống phòng thủ có thể được tổ chức và chúng cũng có thể cung cấp sự tiếp cận đối với các vùng biển mở. Một là ở Hoàng Hải, nơi một căn cứ tàu ngầm được đặt ở Xiaopingdao gần Dalian. Điểm hậu cần khác là khu vực Hải Nam và Biển Đông, một vùng bán nội hải, vốn có lợi thế về sự gần gũi so với Eo biển Malacca và các tuyến đường biển vươn tới Ấn Độ Dương. Bất cứ thứ gì xa hơn về phía bắc đều có thể trở nên dễ bị tấn công trước sự ngăn chặn của Mỹ khỏi vùng biển mở này.

Vì lý do đó, Trung Quốc đã và đang xây dựng một căn cứ ngầm ở Sanya trên đảo Hải Nam, nơi không chỉ chứa các SSBN mà còn cả các hàng không mẫu hạm cùng các tàu hộ tống của chúng khi chúng được triển khai. Năm 2008, một SSBN lớp Jin đã được triển khai tới đó, và vào tháng 10/2010, hai tàu ngầm hạt nhân lớp Shang được neo ở Sanya. Tàu sân bay Shi Lang nhiều khả năng cũng được đặt ở đó. Khi Hải Nam phát triển như một căn cứ hải quân, Quần đảo Hoàng Sa ở phía nam đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp không quân yểm hộ và bảo vệ biển cho đảo Hải Nam. Điều này giải thích sự nhạy cảm của Trung Quốc trước các tàu giám sát Mỹ và tại sao 5 tàu hải quân Trung Quốc đối đầu với tàu USNS Impeccable khi tàu này cả gan tiến vào trong phạm vi 121 km của đảo Hải Nam ngày 9/3/2009.

Bảo vệ đảo Hải Nam là một chuyện, nhưng sự tiếp cận được đảm bảo đối với vùng biển mở này cho các tàu sân bay và các SSBN lại là chuyện khác. Để làm điều đó, Trung Quốc cần kiểm soát quần đảo Trường Sa, hoặc ít nhất là có khả năng ngăn chặn các cường quốc bên ngoài can thiệp vào các hoạt động hải quân của Trung Quốc trong khu vực, mà vốn sẽ mở rộng tới Eo biển Malacca. Cựu Phó Tư lệnh PLA, Tướng Zhang Li, vào năm 2009 đã yêu cầu một sân bay và hải cảng trên bãi đá ngầm Mischief ở khu vực Phillipines nhận chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Ý định này là để thực hiện các hoạt động tuần tra trên không trong khu vực, để hỗ trợ các tàu cá Trung Quốc, và để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Chính Lưu Hoa Thanh là người đã phát triển khái niệm phòng thủ khu vực cho Trung Quốc, mà sẽ cung cấp không gian biển được bảo vệ cho sự mở rộng hải quân. Ông Lưu học về phòng thủ khu vực từ Sergei Gorshkov, chỉ huy hải quân Liên Xô sau này, người đã dạy ông ở Học viện Hải quân Liên Xô, nơi ông theo học hồi thập niên 1950. Dưới thời ông Lưu, chiến lược Hải quân Trung Quốc chuyển từ ngoài khơi hoặc phòng thủ bờ biển sang "phòng thủ trên các biển gần kề", bao phủ một khu vực kéo tới tận "chuỗi đảo đầu tiên". Nó trải dài từ Nhật Bản tới Đảo Ryukyu và Philippines và tới Biển Đông; chuỗi đảo thứ hai nằm xa hơn ở Thái Bình Dương và kéo dài từ Nhật Bản nhằm bảo gồm cả Guam.

Kể từ khi công thức này ra đời hai thập niên trước, khái niệm chuỗi đảo tiếp tục định hình tư duy hải quân Trung Quốc như một cách xác định và phân ranh các khu vực lợi ích. Khái niệm chuỗi đảo đầu tiên bao gồm Đài Loan như một điểm trọng tâm then chốt và không gian biển xung quanh đó, sẽ cho phép một sự phong tỏa tàu ngầm trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập khỏi Đại lục. Nó cũng bao gồm lãnh hải cần thiết cho những đợt tuần tra thường xuyên của SSBN và cho sự triển khai của chúng ở các căn cứ phóng giữa đại dương.

Là một khái niệm phòng thủ khu vực, nó bao gồm Hoàng Hải và Biển Đông như những nơi an toàn để cất giấu các nền tảng hải quân cũng như hành lang an toàn cho chúng tới vùng biển mở. Tuy nhiên, phòng thủ khu vực đòi hỏi Hải quân Mỹ phải bị cầm chân tại Vịnh và ở một khoảng cách xa đủ để không thể can thiệp vào các đợt triển khai của hải quân Trung Quốc trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã phát triển DF-21D, loại vũ khí được mô tả như một Tên lửa Đạn Đạo chống Hạm (ASBM) có khả năng nhắm tới các tàu chuyên chở và các tàu lớn hơn của Mỹ trên mặt nước. Đô đốc Robert F Willard, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đánh giá rằng, khi kết hợp với các tàu ngầm Trung Quốc, tên lửa này có thể gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Hải quân Mỹ, và thậm chí có thể "vô hiệu hóa" khả năng phóng sức mạnh của họ. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, với khả năng định vị và lần tìm mục tiêu hiệu quả, tên lửa này có thể đặt các tàu hải quân Mỹ vào nguy hiểm trong tầm bắn 1.500-2.100km.

Song song với khái niệm phòng thủ khu vực, phía Trung Quốc còn muốn Mỹ thừa nhận các tầm ảnh hưởng riêng biệt ở Tây Thái Bình Dương, với Đài Loan và Biển Đông chắc chắn nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ cách nhìn của Bắc Kinh, sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương ngăn cản sự thống nhất của Đài Loan với đại lục và khuyến khích các bên yêu sách thuộc ASEAN ở Biển Đông chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Nếu sự nhất trí có thể đạt được theo cách này với một Mỹ đang suy yếu kinh tế, Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc vượt trội ở Tây Thái Bình Dương.

(Còn tiếp)

Thanh Hảo dịch từ CSIS

======================

Thôi! Đừng khoe mấy cái thứ second hand ấy ra nữa! Hãy rút về lục địa tự bảo vệ theo kiểu: "Nhà em ăn hiền ở lành, các huynh để yên cho em bán mỳ vằn thắn" - Như thế coi bộ có lý hơn. Hoa Kỳ sẽ chẳng bao giờ coi biển Đông, thậm chí cả Đài Loan là chiến trường chính cả. Cùng lắm thì nó là cái cớ để giải quyết vấn đề hội nhập tàn cầu thôi mà.

Thế giới này đâu chỉ có ASEAN và nước Trung Hoa vĩ đại đâu.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bom Mỹ đọ hầm ngầm Iran: Bên nào sẽ thắng?

Vietnamnet

Cập nhật 09/04/2012 06:18:00 AM (GMT+7)

Khả năng về một cuộc tấn công chống Iran đã nêu bật cuộc chạy đua vũ trang mới nhất: Mỹ cố chế tạo một vũ khí phá hầm ngầm mới trong khi Iran đang giấu các phòng thí nghiệm hạt nhân xuống lòng đất sâu để tránh bom của Mỹ hoặc Israel.

Posted Image

Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran

Mỹ và Iran đã dính vào một cuộc khẩu chiến liên quan tới khả năng quân sự của mỗi bên trong vài tuần qua. Tuy nhiên, nếu chiến tranh thực sự nổ ra, nó sẽ không phải là cuộc chiến giữa bom của Mỹ và bom của Iran mà nó là bom Mỹ đọ với boongke của Iran.

Mạng lưới các cơ sở hạt nhân của Iran, một số cơ sở nằm sâu dưới đất, sẽ là những mục tiêu hàng đầu của một cuộc tấn công do Mỹ hoặc Israel phát động nhằm phá hủy chương trình được cho là vũ khí bí mật của Iran. Khi những từ ngữ mạnh dần, Mỹ đã đề cập tới năng lực quân sự. Hiện chưa rõ bom Mỹ hay bom của Israel thực sự có thể xuyên thủng hoặc phá hủy hầm ngầm của Iran hay không.

Quả bom được đề cập gần đây nhất như thứ siêu vũ khí mới nhất của Lầu Năm Góc chính là Bom xuyên phá siêu khủng (MOP) GBU-57, quả bom nặng gần 12.000 kg được thiết kế để xuyên thủng hàng chục mét bê tông. Phát biểu tại một cuộc họp báo, thiếu tướng Herbert Carlisle, phó tham mưu trưởng không quân Mỹ gọi đó là siêu vũ khí và nhấn mạnh nó là "một phần trong khó vũ khí của chúng ta".

Tuy nhiên, MOP - có thể thả từ máy bay ném bom B-2, hiện vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ có thể đưa vào sử dụng đâu đó trong năm nay. Cho tới khi MOP có thể dùng được thì bom phá boongke lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ vẫn là loại nhỏ hơn. Nó gồm loại GBU-28, bom phá hầm ngầm điều hướng bằng laser mà Mỹ phát triển từ cách đây hai thập niên nhằm phá hủy hoàn toàn các hầm ngầm ở Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Trong khi đó, đài truyền hình Press TV của Iran lại đưa bản tin rằng Iran hiện đang chế tạo bê tông siêu chịu lực có thể bảo vệ các cơ sở hạt nhân Iran khỏi bom phá hầm ngầm của Mỹ. "Trên thực tế, các nhà khoa học Iran rất giỏi trong việc trộn ra loại bê tông cứng, một phần do có quá nhiều trận động đất tấn công nước này. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào như vậy, nếu Iran có loại siêu bê tông thì nó sẽ được dùng để bảo vệ bất cứ một hoạt động hạt nhân nào của nước này", các chuyên gia và nhà quan sát nhận định.

Dù là như vậy, Lầu Năm Góc vẫn lo lắng về cái mà họ gọi là Các mục tiêu bị giấu kín và chôn sâu vì nhiều lý do. Cơ sở Fordow của Iran là một ví dụ, nơi đây được cho là nằm sâu hơn 80m dưới lòng đất và là một phần của chiến lược có bàn tính nhằm phân chia năng lực hạt nhân của Iran và khiến nó khó bị phá hủy hơn. Theo tờ The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, MOP cần được nâng cấp để phá hủy hầm ngầm sâu nhất của Iran.

Ngoài MOP, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu và phát triển các vũ khí, công nghệ khác nhằm phá các hầm ngầm và một ngành mới đã ra đời để chế tạo những vũ khí mới. Ví dụ, năm ngoái, công ty quốc phòng ATK đã thắng một hợp đồng quân sự để tạo ra công nghệ gọi là Kíp cảm ứng chống mục tiêu cứng, vốn được dùng để lập trình một đầu đạn, giúp nó phát nổ đúng thời gian đã định. Kíp nổ này có thể trì hoãn thời gian nổ và chỉ nổ sau khi đã xuyên qua nhiều lớp bê tông. Nó còn có chức năng cảm ứng, cho phép biết được bom đã xuyên mặt đất và vào hầm ngầm mục tiêu hay chưa để không phát nổ quá sớm.

Cuối cùng, bế tắc ở Iran đã tạo ra những vấn đề khác mà bất cứ nước nào đang định tấn công Iran phải cân nhắc, bên cạnh các hầm ngầm và độ sâu của hầm ngầm. Một số cơ sở hạt nhân của Iran nằm gần khu vực dân cư, khiến các cuộc không kích trở nên khó khăn và gây nguy hiểm cho dân thường vì không kích sẽ khiến vật liệu phóng xạ lan tỏa vào không khí.

Hoài Linh (Theo PM Technology)

============================

Bạn hãy tưởng tượng thế này nhé: Một nhà máy sản xuất bao diêm (Hộp quẹt cây) thôi - Nhưng tất cả vùng nguyên liệu làm vỏ bao bị phá hủy thì nhà máy đó dù còn nguyên cũng không thể hoạt động được. Tương tự như vậy, chỉ cần một nền tảng cơ sở kỹ thuật hạ tầng để phục vụ cho nhà máy hạt nhân bị phá hủy thì nó cũng không thể sản xuất ra bom, hoặc nguyên liệu hạt nhân được.

Theo Lý học thì ở cõi Hậu thiên này không có cái gì hoàn chỉnh. Chính vì vậy nó cứ phải luôn tự hoàn chỉnh để phát triển.

Bởi vậy, bom xuyên của Hoa Kỳ không cần phải trực tiếp phá ngay cái nhà máy của Iran.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ôtô chở Bộ trưởng Giao thông gặp tai nạn

Chiều 9/4, ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong chuyến công tác tại Ninh Bình, xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm.

Posted Image

Chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng bị tai nạn. Ảnh: Tiền Phong.

Tuy nhiên, thông tin về chiếc xe gây tai nạn với xe Bộ trưởng và địa điểm gây tai nạn giao thông thì ông Công không biết. "Nghe nói chiếc xe đó bẹp rúm và lái xe xin nên Bộ trưởng không yêu cầu xử phạt hay bồi thường", ông Công nói.

Chiếc xe chở Bộ trưởng Thăng gặp tai nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8, mang biển 80A. Sau khi bị nạn, chiếc xe đã được đưa về một gara ôtô tại Hà Nội sửa chữa. Ông Công cho biết, theo đánh giá ban đầu chiếc xe ước bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

Theo ông Công, đây là xe đăng ký đứng tên chủ sở hữu là Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên chiếc xe do một công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (mua với giá hơn 2,6 tỷ đồng) tặng Bộ Giao thông Vận tải. "Việc tặng xe đều có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và được Bộ Tài chính chấp thuận”, ông Công nói.

Theo Tiền Phong

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc thắt chặt quy định thu hồi đất

11/04/2012 3:57

“Đền bù đất đai, nhà cửa không công bằng sẽ không được phép cưỡng chế thu hồi” là quy định mới nhất trong chính sách đất đai của Trung Quốc.

Posted Image

Người dân huyện Mễ Dị, tỉnh Tứ Xuyên ẩu đả với đội cưỡng chế ngày 20.3 - Ảnh: China.com

Ngày 10.4, các quy định mới về cưỡng chế, thu hồi đất đai do Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Trung Quốc ban hành chính thức có hiệu lực, theo Tân Hoa xã. Cơ quan này khẳng định chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nào muốn thu đất nhưng không đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu và không được TA địa phương chấp thuận thì phải cung cấp những tài liệu để chứng minh việc cưỡng chế là cần thiết. Trong đó phải bao gồm những “đánh giá về bất ổn xã hội” và “phản hồi của chủ sở hữu đất cùng các bên được hưởng lợi trực tiếp”. Mọi thông tin về quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất đều phải công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của xã hội.

Tân Hoa xã dẫn lời đại diện TAND tối cao nhấn mạnh những quy định mới nhằm “bảo vệ quyền lợi của dân chúng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất”. Thật ra, từ tháng 1.2011, Bắc Kinh đã ban hành nhiều luật mới quy định không được sử dụng bạo lực khi thu hồi đất và tiền đền bù không được thấp hơn giá thị trường. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương bị cho là vẫn phớt lờ các luật này. Vì thế, TAND tối cao Trung Quốc phải ban hành các văn bản mới, làm rõ và thắt chặt những quy định về cưỡng chế, thu hồi đất đai.

Thời gian qua, ở Trung Quốc xảy ra nhiều vụ bất ổn liên quan tới tranh chấp giữa người dân và chính quyền về đất đai. Điển hình là vụ phản đối kéo dài ở Ô Khảm, Quảng Đông hồi cuối năm ngoái thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Mới đây, Tân Hoa xã hồi cuối tháng 3 đưa tin cảnh sát bắt 8 người liên quan đến vụ đập phá nhiều ngôi nhà nằm trong diện giải tỏa tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Cũng trong tháng 3, 6 người đã bị kết án từ 3 đến 5 năm tù giam vì tội ngộ sát trong vụ cưỡng chế giải tỏa năm 2011 tại tỉnh Cát Lâm. Theo tờ China Daily, các bị can cho xe ủi phá một khu nhà để lấy đất xây trung tâm thương mại dù vẫn còn người bên trong làm 1 nạn nhân thiệt mạng.

Lucy Nguyễn

==========================

*

chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế.

Câu này thừa giấy vẽ voi. Từ hồi nào đến giờ mọi sự cưỡng chế đều được bên cưỡng chế thu hồi đất xác định - thực tế, căn cứ pháp luật, công bằng, điều kiện sống và kinh doanh sản xuất đấy chứ?! Có phải thế không nhỉ?

*

chính quyền địa phương nào muốn thu đất nhưng không đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu và không được TA địa phương chấp thuận thì phải cung cấp những tài liệu để chứng minh việc cưỡng chế là cần thiết. Trong đó phải bao gồm những “đánh giá về bất ổn xã hội” và “phản hồi của chủ sở hữu đất cùng các bên được hưởng lợi trực tiếp”.

Câu này chứng tỏ công nghiệp sản xuất giấy của Trung Quốc rất phát triển và nhiều công chức tài ba nên thừa thời gian trong giờ làm việc. Bởi vì câu trên đã hàm chứa ý nghĩa của câu dưới.

*

Mọi thông tin về quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất đều phải công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của xã hội.

Ủa? Tưởng từ hồi nào đến giờ toàn công khai minh bạch cả đấy chứ! Làm gì có chuyện lấy hết cả ruộng đất, nhà cửa của người ta mà hàng xóm không biết?

*

Tân Hoa xã dẫn lời đại diện TAND tối cao nhấn mạnh những quy định mới nhằm “bảo vệ quyền lợi của dân chúng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất”.

Từ trước đến nay luật pháp Trung Quốc vẫn ra sức "bảo vệ quyền lợi của dân chúng và quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đất" của người dân Trung Quốc đấy chứ! Phải không nhỉ?

Mơ hồ! Chẳng giải quyết được điều gì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cậu bé 11 tuổi được thưởng nhờ hiến kế cho khủng hoảng nợ châu Âu

Thứ Tư, 11/04/2012 - 09:08

(Dân trí) - Jurre Hermans, cậu bé 11 tuổi người Hà Lan, đã được thế giới biết đến với "giải pháp chiếc bánh pizza" để giải quyết khẩn cấp và triệt để cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Ý tưởng của Jurre Hermans đã được thể hiện trong bài tham dự cuộc thi Wolf Economics Prize (Giải thưởng kinh tế Wolf). Phương án giải cứu dựa trên nguồn cảm hứng từ chiếc bánh pizza của Jurre đã được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và quyết định lựa chọn để trao một phần thưởng đặc biệt trị giá 100 Bảng Anh, tương đương 128 Đô la Mỹ.

Jurre Hermans hiện đang là học sinh vùng Breedenbroek phía Đông đất nước Hà Lan. Cùng với rất nhiều Nhà kinh tế hàng đầu Châu Âu khác, Jurre đã gửi bài dự thi gồm bản phác thảo kế hoạch giải cứu của mình kèm theo trang giải thích cụ thể nội dung của kế hoạch.

Posted Image

Jurre Hermans khoe bản vẽ kế hoạch giải cứu đã gửi tham gia Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp cho vấn đề khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung Châu Âu. (Ảnh: AP)

Giải thưởng Kinh tế Wolf được gây quỹ và được tài trợ bởi Doanh nhân, Thượng nghị sĩ người Anh, Lord Wolfson - Giám đốc điều hành hệ thống siêu thị quần áo thời trang mang thương hiệu Next. Được triển khai thực hiện bởi Policy Exchange (Anh), cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm và trao giải thưởng trị giá 250.000 bảng Anh (tương đương 385.000 Đô la Mỹ) cho người có ý tưởng tốt nhất giúp giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu.

Cuộc thi đã thu hút khoảng 425 bài tham dự của rất nhiều nhà kinh tế, nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Được biết, đây là cuộc thi có trị giá giải thưởng lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau giải Nobel được trao hàng năm tại Na Uy.

Trả lời một cuộc phỏng vấn qua điện thoại sau giờ học, Jurre Hermans cho biết: Em đã nảy ra ý tưởng sau khi xem tin tức trên một kênh truyền hình Hà Lan. Ông Julius Hermans, cha của Jurre, người đã giúp em dịch bài dự thi sang tiếng Anh, cho biết: Jurre không có tham vọng trở thành một nhà kinh tế hay làm việc trong các nghành liên quan đến kinh tế. Em không đặc biệt quan tâm đến các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Mong ước của em là được làm một công việc có liên quan đến động vật, ví dụ như giám đốc sở thú. Jurre thực sự chỉ bắt đầu suy nghĩ về vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu khi nó liên tục xuất hiện trên truyền hình và nhận được quá nhiều sự chú ý của các phương tiện truyền thông.

Trong bài dự thi của mình, Jurre đã phác thảo một kế hoạch hết sức ngắn gọn và rõ ràng giúp Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu mà không làm ảnh hưởng đến các nước khác thuộc khối này: Một quốc gia trong khối các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu, cụ thể như Hy Lạp, sẽ tiến hành tái sử dụng đồng Drachma, đơn vị tiền tệ trước đây của Hy Lạp. Theo đó, tất cả người dân Hy Lạp sẽ mang tiền Euro hiện có của mình đổi lấy đồng Drachma thông qua hệ thống máy đổi tiền tự động tại các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ tập hợp và gửi toàn bộ lượng tiền Euro đổi được cho Chính phủ Hy Lạp. Lượng tiền này được tập hợp lại và hình thành một khoản tiền lớn giống như một chiếc bánh pizza. Tiếp theo, chính phủ Hy Lạp có thể bắt đầu sử dụng lượng tiền này giống như một cái bánh pizza được cắt ra làm nhiều phần để chi trả tất cả các khoản nợ của mình. Bất cứ chủ nợ nào của Chính phủ cũng đều được nhận một miếng bánh pizza. Như vậy, sau đó lượng tiền Euro này sẽ tiếp tục quay ngược trở lại các ngân hàng và các công ty tại Hy Lạp.

Posted Image

Bản vẽ phác thảo kế hoạch giải cứu cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung Châu Âu của Jurre Hermans (Ảnh: AP)

Jurre cũng dự báo rằng: “Tất nhiên, khi triển khai kế hoạch này, người dân Hy Lạp sẽ cảm thấy không vui. Chắc chắn họ sẽ chọn phương án giữ đồng Euro thay vì mang đồng Euro ra đổi lấy đồng Drachma vì đồng Drachma này sẽ nhanh chóng mất giá”.

Để giải quyết vấn đề này Jurre gợi ý Chính phủ Hy Lạp áp dụng một biện pháp mạnh tay: “Nếu người dân Hy Lạp cố giữ đồng Euro (hoặc mang tiền đến gửi ở các ngân hàng ở các quốc gia khác như Hà Lan hay Đức) thì khi bị phát hiện ra người đó sẽ bị phạt gấp đôi so với khoản tiền mà họ đã giấu đi hoặc mang đi gửi ở các ngân hàng nước ngoài”.

Giải pháp mà Jurrer đề xuất đã thu hút sự chú ý đặc biệt và sự đánh giá rất cao của ban giám khảo cuộc thi. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, bài thi của em đã không lọt vào Danh sách 5 người cuối cùng xuất sắc nhất. Theo quy định của cuộc thi, 5 người cuối cùng có bài thi được đánh giá là xuất sắc nhất mỗi người sẽ nhận được giải thưởng trị giá 10.000 Bảng Anh trước khi các giải thưởng chính thức được công bố và được trao vào ngày 5/6/2012. Tuy nhiên, để ghi nhận những cố gắng và nỗ lực của Jurre, các nhà tổ chức đã tưởng thưởng “Nhà kinh tế” trẻ tuổi này kèm theo một khoản tiền 100 Bảng Anh (khoảng 128USD).

Phát biểu tại buổi họp báo công bố 5 người cuối cùng xuất sắc nhất của cuộc thi ngày 03/4/2012 tại London, Thượng nghị sĩ Lord Wolfson phát biểu: “ Tôi biểu dương và đánh giá cao tính thực tế và chất lượng của các bài dự thi. Điều đáng buồn nhất là nguy cơ một hoặc một vài quốc gia trong tương lai sẽ phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu không thể tránh được. Ý tưởng chứa đựng trong các bài dự thi này là những đóng góp vô giá để giải quyết vấn đề quan trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực. Tôi vô cùng biết ơn những người đã gửi phương án giải quyết đến cuộc thi và rất mong sẽ có cơ hội trao giải cho người xứng đáng vào mùa hè này”.

Nguyễn Đức Tính

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lửa có thể xuất hiện cách đây 1 triệu năm

Tổ tiên loài người đã lần đầu tiên quây quần xung quanh đống lửa cách đây 1 triệu năm, sớm hơn 300.000 năm so với giả thuyết trước đây.

Posted Image

Homo erectus có thể là người đầu tiên sử dụng lửa

Các chuyên gia Đại học Toronto (Canada) và Đại học Jerusalem Hebrew (Israel) đã tìm thấy dấu vết tro đốt củi và những mẩu xương động vật cháy thành than được bảo quản tốt trong các hang động ở Nam Phi.

Cả tro và xương có vẻ đều được đốt tại chỗ, chứ không phải do gió thổi hoặc bị nước cuốn vào hang, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.

Phát hiện cho thấy nghệ thuật tạo lửa có thể bắt đầu từ thời của người đứng thẳng, tên khoa học là Homo erectus, loài người đầu tiên phát triển kỹ năng săn bắn - hái lượm.

Những di vật này được phát hiện tại hang Wonderwerk, khu khảo cổ nổi tiếng gần sa mạc Kalahari, nơi lưu giữ vô số dấu vết của con người cổ đại.

Báo Telegraph dẫn lời Michael Chazan, đồng giám đốc dự án, cho biết: “Kết quả phân tích đã đẩy lùi thời gian loài người dùng lửa thêm 300.000 năm nữa, cho thấy các tổ tiên sơ khai của loài người như Homo erectus có thể đã bắt đầu làm quen với lửa trong đời sống hằng ngày”.

Theo Thanh Niên, Telegraph

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lập kế hoạch đập tan mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông

BAODATVIET

Cập nhật lúc :8:00 AM, 11/04/2012

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một leo thang và những động thái mới gần đây của Trung Quốc chứng tỏ họ đang mưu đồ thống trị các vùng "biển gần" - Hoàng Hải, biển Đông và Hoa Đông - Mỹ cùng các đồng minh, các đối tác an ninh trong khu vực cũng "rục rịch" chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Những ý đồ của Trung Quốc trên biển Đông

Ngay sau khi chính quyền Obama công bố chính sách “Hướng đông” hồi cuối năm ngoái với mục đích chính là bảo vệ an ninh hàng hải tại eo biển Malacca và biển Đông, căng thẳng tại khu vực này bắt đầu leo thang, chủ yếu bởi hàng loạt động thái khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc.

Bắc Kinh có ý định thống trị các vùng “biển gần" – biển Hoàng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông – biến chúng thành vùng đệm bảo vệ an ninh đại lục và cho phép Trung Quốc khai thác nguồn thủy sản trị giá và nguồn tài nguyên dồi dào dưới đáy biển bao gồm khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản.

Ngoài ra, Trung Quốc có ý định hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tại khu vực Biển Đông. Do đó, Trung Quốc tập trung tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ trên ba biển này bất chấp xâm phạm lợi ích các quốc gia láng giềng.

Posted Image

Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng “biển gần". Ảnh minh họa: New Prophecy.

Trung Quốc tuyên bố gần 3,5 triệu km2 biển Đông thuộc quyền kiểm soát của họ, tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và các vùng lãnh hải nằm ngoài khơi xa, cách biệt với đại lục, nằm ngoài khu vực đặc khu kinh tế của họ. Đồng thời, Bắc Kinh mạnh mẽ khẳng định quyền tài phán – một hình thức kiểm soát khác đối vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông.

“Các vùng biển tranh chấp đang dần vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng tôi vì không có ý định sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo ưu sách chúng tôi. Vẽ một bản đồ chính xác hơn, Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền, quyền tài phán trên biển Đông và các hoạt động khác theo sau chẳng hạn, khai thác các nguồn tài nguyên gần đảo Nansha”, ông Zhang Yunling, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế trực thuộc Học viện Khoa học Xã hội tuyên bố trên Global Times.

Song song với tuyên bố trên, các công ty quốc doanh của Trung Quốc tích cực thăm dò tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt trong khu vực.

Tuy nhiên, Bắc Kinh lại công khai thách thức các công ty dầu mỏ nước ngoài đã và đang có ý định đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi, bất chấp tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp tác giữa họ.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc không ngại bắt và giam giữ ngư dân láng giềng trái phép nếu họ lỡ lạc bước đến gần các khu vực lãnh hải tranh chấp trên biển Đông.

Đầu tháng giêng năm nay, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước này đã triệu tập và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ Trung Quốc tại Manila sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12/2011. Vụ xâm phạm này là động thái mới nhất đổ thêm dầu vào lửa cho căng thẳng giữa Manila – Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông

Chỉ tình riêng tháng ba vừa qua, đã xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Chẳng vụ tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Ieodo.

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa...

Giữa bối cảnh trên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông.

Posted Image

Trung Quốc rất có thể "đánh úp" biển Đông? Ảnh minh họa: People Daily.

Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines.

“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.

Trong khi đó, James Holmes, Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.

“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.

Đáng chú ý là, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.

Đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".

Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi một cuộc tấn công bất thình lình và hạn chế của Trung Quốc.

Mỹ và đồng minh sẵn sàng ứng chiến

Trước các động thái mới của Trung Quốc, Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác an ninh của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương rục rịch lên kế hoạch chống lại việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc nhằm giành lấy các mục tiêu mở rộng của họ trong khu vực, đặc biệt là ở biển Đông, trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.

Mỹ bắt đầu tổ chức lại lực lượng ở Thái Bình Dương tập trung vào mục tiêu duy trì sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á đồng thời bảo vệ các tàu thuyền và các tuyến đường vận tải năng lượng xuyên qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á – các cầu thủ quan trọng quyết định sự tăng trưởng toàn cầu. Thực hiện cam kết đã ký hồi cuối năm ngoái với Australia, khoảng 200 thủy quân lục chiến Mỹ vừa đặt chân đến Darwin, miền bắc nước này hôm 3/4. Đây sẽ là tiền thân cho một lực lượng hùng hậu hơn với 2.500 thủy quân lục chiến được triển khai dần từ nay cho đến năm 2015.

Posted Image

Quân đội Mỹ đặt chân đến Darwin, miền Bắc Australia đêm 3/4. Ảnh minh họa: AFP.

Việc thủy quân lục chiến Mỹ theo kế hoạch được huy động luân phiên tại các căn cứ quân sự ở miền Bắc Australia, là sự khẳng định mạnh mẽ cho tuyên bố của Tổng thống Obama hồi cuối năm ngoài rằng Mỹ kiên quyết đóng vai trò rộng lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hình khu vực (châu Á-Thái Bình Dương) trong tương lai, bất chấp ngân sách quốc phòng eo hẹp do thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh Hạt nhân tại Hàn Quốc cuối tháng ba vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama tái khẳng định việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ không ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng của Mỹ sẽ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ứng phó nhanh nhất, hiệu quả đầy đủ nhất với các sự cố và các mối đe dọa trong khu vực", Tổng thống Obama khẳng định.

Ngoài việc cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ trên lãnh thổ của mình, Australia cũng cung cấp cho Mỹ quyền ra vào thoải mái vào các căn cứ không quân cũng ở miền Bắc nước này và căn cứ hải quân chính của họ tại Ấn Độ Dương gần Perth.

Ngoài ra, nếu hải quân của Australia được quyền ra vào tự do các vùng lãnh hải quốc tế trong khu vực, đó sẽ là một đảm bảo cho các hoạt động thương mại của nước này, bao gồm cả hoạt động xuyên qua biển Đông, trở thành nguồn cung cấp dồi dào cho các đối tác an ninh ở châu Á.

Trong khi đó, Singapore tỏ ra sẵn sàng cung cấp các căn cứ cho các tàu chiến tuần duyên Littoral Combat Ship - một loại chiến hạm mới, nhỏ, chuyên dùng cho các chiến dịch sát bờ biển.

Sau cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore tại Washington hôm 4/4, Lầu Năm Góc thông báo hai bên đều nhấn mạnh “một sự hiện diện hùng hậu của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực”.

Việt Nam – một trong những quốc gia liên quan đến các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông cũng đang nỗ lực xây dựng lực lượng nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ. Đồng thời, Malaysia cũng đang tiến hành các hành động tương tự.

Bộ đôi Nhật Bản và Mỹ cũng dự kiến hoàn thành thỏa thuận vào cuối tháng này để chuyển 4,700 binh sĩ Mỹ đồn trú tại các căn cứ ở đảo Okinawa đến đảo Guam, căn cứ quân sự trọng yếu nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho hay kế hoạch phân bổ lực lượng mới của Mỹ sẽ tách các đơn vị Thủy quân Lục Chiến, Lục quân, không quân và các đơn vị hậu cần vào đóng quân tại một hệ thống các căn cứ hình cánh cung dọc theo sườn bờ biển phía Đông của Trung Quốc, trong đó, Thủy quân Lục chiến là lực lượng mũi nhọn của Mỹ, được triển khai tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Đồng thời, Yomiuri bình luận rằng kế hoạch phân bổ quân trên khiến các cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào các căn cứ của Mỹ tại Thái Bình Dương trở nên khó khăn hơn. Đồng thời nó giúp Mỹ ứng phó hiệu quả hơn với các cuộc tấn công như trên. Không những vậy, nó cũng giúp chống lại sự bành trướng mạnh quân sự của Trung Quốc và giúp các nỗ lực cứu trợ nhân đạo trong các thảm họa trong tương lai trở nên thuận tiện hơn và nhanh chóng hơn.

=============================

Thí dụ có một cuộc uýnh nhau ở bể Đông. Hoa Kỳ thắng. Rồi sao? Trung Quốc rút quân về đảo Hải Nam và cãi nhau với Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc. Thế giới lên án Trung Quốc bênh Hoa Kỳ. Trung Quốc xin khắc phục sửa chữa...Hết phim.

Nhưng đấy là phim......hoạt họa!

Mọi chiện đâu có đơn giản như thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á-TBD: Không có sự thay thế cho sức mạnh Mỹ

Trong bài phát biểu tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland, Ngoại trưởng H.Clinton khẳng định, không có sự thay thế nào cho sức mạnh của Mỹ ở châu Á - TBD.

Posted Image

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Ảnh: AP

“Khi nói đến việc đảm bảo ổn định và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn nữa, thì đơn giản là không có sự thay thế cho sức mạnh Mỹ”, lãnh đạo ngoại giao Mỹ khẳng định.

Bà Clinton còn thừa nhận những căng thẳng với Trung Quốc khi trích dẫn cái mà bà gọi là “các vụ xâm nhập không gian mạng”. Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ những lo ngại tồn tại trong khu vực rằng, đề cập tới vai trò lãnh đạo của Mỹ là chủ yếu bảo vệ những đặc quyền phương Tây.

Khẳng định Mỹ không tìm cách hành động trong mối xung đột với một Trung Quốc trỗi dậy, Ngoại trưởng Clinton nói, nước bà đang chuẩn bị cho những thách thức an ninh mới chứ không phải Chiến tranh lạnh ở châu Á.

Phủ nhận rằng Mỹ muốn ngăn chặn sự gia tăng của Trung Quốc như một cường quốc trỗi dậy, bà Clinton nói, Mỹ không mất đi những người bạn cũ và không tìm kiếm những kẻ thù mới. Bà phát biểu: “Trung Quốc không phải là Liên Xô và chúng ta không ở bên bờ vực một cuộc Chiến tranh Lạnh mới tại châu Á”.

"Địa chính trị ngày này có thể không còn là cuộc chơi có tổng bằng 0. Một Trung Quốc thịnh vượng là tốt cho Mỹ và ngược lại, miễn là cả hai chúng tôi phát triển theo hướng đóng góp những điều tốt đẹp cho khu vực và toàn cầu. Hãy để tôi nói rõ hơn. Chúng ta sẽ chỉ xây dựng thành công một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng nếu chúng ta thành công trong việc xây dựng một mối quan hệ Mỹ - Trung hiệu quả”.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, có một số cường quốc mới nổi ở châu Á đang hành động như những người chơi có chọn lọc. Bà cảnh báo điều này sẽ không có lợi cho họ về lâu dài. "Một số cường quốc đang trỗi dậy hôm nay ở châu Á đang hành động như những người chơi có chọn lựa, chọn lựa khi tham gia xây dựng và khi tách rời khỏi hệ thống quốc tế”. Bà nhấn mạnh, họ cần làm việc với nhau để thích nghi và tự nâng cấp mình, thậm chí tạo ra các thể chế mới nếu cần thiết.

Bà cho rằng, có những nguyên tắc phổ biến và cần được bảo vệ: các quyền tự do căn bản và giá trị con người; một hệ thống kinh tế mở, tự do, minh bạch và công bằng; giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Ngoại trưởng Mỹ nói, các nước đang trỗi dậy ở châu Á - Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia - đã có thể phát triển thịnh vượng nhờ vào một hệ thống quốc tế được Mỹ hỗ trợ.

Mỹ sẽ “thẳng thắn”

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã coi châu Á là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của ông và mối liên quan tự nhiên trong quan hệ Mỹ - châu Á đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược “xoay trục” mà Washington đang hướng về khu vực, bà Clinton khẳng định.

Theo bà, xuất khẩu sang châu Á là điều sống còn với sự phục hồi kinh tế Mỹ và tiếp cận người tiêu dùng trong tầng lớp trung lưu đang ngày một phát triển của khu vực là trọng tâm để tăng trưởng. “Định dạng kinh tế toàn cầu, sự tiến bộ trong dân chủ và nhân quyền cũng như hy vọng của chúng ta về một thế kỷ 21 ít đẫm máu hơn thế kỷ 20… tất cả xoay quanh phần lớn những gì xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương”, Ngoại trưởng Mỹ nói.

Triều Tiên và các vấn đề an ninh khác sẽ tiếp tục thúc đẩy Mỹ tham gia nhiều hơn trong khu vực. Kế hoạch phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng nếu được thực hiện, sẽ là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và đặt nhiều nước láng giềng vào sự nguy hiểm, bà Clinton cho biết.

Chỉ vài tuần sau khi Triều Tiên nhất trí hoãn các vụ thử hạt nhân và tên lửa, bà Hillary nói, thì “tốc độ thay đổi” của họ đã đặt ra những câu hỏi về sự nghiêm túc khi Bình Nhưỡng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và láng giềng. “Lịch sử gần đây cho thấy một cách mạnh mẽ rằng, các hành động khiêu khích hơn nữa có thể tiếp tục diễn ra sau đó”, bà cảnh báo.

Ngoại trưởng Clinton tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục “rất thẳng thắn” về các lĩnh vực còn căng thẳng, chẳng hạn tấn công mạng đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia. Bà cho rằng: “Vì Mỹ và Trung Quốc là những nước có không gian mạng lớn nhất toàn cầu, nên việc thiết lập các thực tiễn rõ ràng và được thừa nhận trong không gian mạng là điều rất quan trọng”.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định sự cần thiết có một mạng lưới chặt chẽ trong khu vực của các tổ chức, như Thượng đỉnh Đông Á, nhằm thực thi các quy định và giải quyết tranh chấp bao gồm cả cạnh tranh tuyên bố chủ quyền ở vùng giàu tài nguyên dầu khí là Biển Đông.

Các thỏa thuận như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 9 thành viên cũng tạo ra một sân chơi kinh tế cho phép “một nền kinh tế Thái Bình Dương hội nhập luôn luôn cởi mở, minh bạch, công bằng”, bà nói.

Hệ thống kinh tế quốc tế với những quyền tự do căn bản khiến các cường quốc đang trỗi dậy như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ phải bảo vệ khi họ có được vị thế lớn hơn, Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh. “Họ đã hưởng lợi từ an ninh mà nó cung cấp, những thị trường mà nó mở ra và lòng tin mà nó thúc đẩy. Kết quả là, họ có phần thực sự trong thành công của hệ thống ấy, và khi sức mạnh của họ phát triển, khả năng đóng góp mở rộng thì thế giới mong chờ sự gia tăng của họ sẽ là tốt đẹp”.

Thái An (theo Bloomberg, Zeenews)

==================================

Hệ thống kinh tế quốc tế với những quyền tự do căn bản khiến các cường quốc đang trỗi dậy như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ phải bảo vệ khi họ có được vị thế lớn hơn, Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh. “Họ đã hưởng lợi từ an ninh mà nó cung cấp, những thị trường mà nó mở ra và lòng tin mà nó thúc đẩy. Kết quả là, họ có phần thực sự trong thành công của hệ thống ấy, và khi sức mạnh của họ phát triển, khả năng đóng góp mở rộng thì thế giới mong chờ sự gia tăng của họ sẽ là tốt đẹp”.

Trong Lý học cũng cho rằng: Cần một cái nhìn từ tổng thể rối mới đến chi tiết.

Nhưng ở đời cũng không thiếu gì thằng tư duy thuộc hạng "Ở trần đóng khố", nhưng cứ tưởng mình khôn, bày đặt tỏ vẻ. Làm bộ làm tịch, đóng kịch đóng phim . Không phải người ta không biết, nhưng vì sự vị tha mà bỏ qua vẫn giúp đỡ chỉ bảo thì lại cứ tưởng người khác bị lừa bởi sự khôn ngoan của mình. Thế rồi trở mặt phản thầy. Ở đời chẳng thiếu gì loại ấy đâu. Hàng chợ thì gọi là "Đá cá lăn dưa". Ở thế giới thì gọi là "thủ đoạn chính trị" ấy mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trộm nghĩ, Việt nam cứ chọn đại trong số các đảo đang nắm giữ 1 cái đảo chìm đảo nổi nào đó trọng trọng một chút cho Mỹ hay Nga thuê 50 năm, mỗi năm 1 usd thôi nhưng phải đầu tư xây dựng biến nó thành 1 đảo bán nhân tạo hoành tráng, sau thời gian thuê tài sản trên đó thuộc Việt Nam, mục đích hợp tác lập trạm du lịch biển, hay huấn luyện thủy quân gì đó. Cho họ xây dựng căn cứ thoải mái ( ngoài biển không sợ va chạm với dân địa phương ) biến thành 1 tàu sân bay bất khả đắm. Việt nam cung cấp dịch vụ hậu cầu lấy đôla. 50 năm sau thu hồi lại hay cho thuê tiếp thì tùy. Thời buổi này chủ nghĩa thực dân cũ chiếm đấtlỗi thời rồi nên chắc không sợ người thuê nhà chiếm luôn nhà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách của bác HungNguyen cũng hay nhưng cho mướn xong 50 năm có khi nào đảo đó cũng như HK không? Đến khi trả lại thì có chịu sống như chế độ này không? Rồi mọi người ùa nhau ra đảo đó mua đất mà sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hé lộ cuộc sống xa hoa của con trai Bạc Hy Lai

12/04/2012 12:04:29

Sinh năm 1987, cái tên Bạc Qua Qua, con trai của cựu bí thư Trùng Khánh - Bạc Hy Lai, luôn được liệt vào danh sách những “cậu ấm, cô chiêu” có máu mặt nhất của các vị lãnh đạo Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ quyền lực nhất TQ thay thế Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai bị đình chỉ chức vụ trong Bộ Chính trị

12 tuổi, Bạc Qua Qua đã được sang Anh học Tiểu học với chi phí gần 40.000 USD/ năm. Sau đó một năm thì chuyển sang trường trung học danh tiếng Harrow (nơi chỉ tuyển 850 nam sinh) và khi đó cậu Bạc là người Trung Quốc đầu tiên vào được trường này với học phí khoảng 50.000 USD/năm.

Rồi những năm tiếp theo là những trường học thuộc dòng VIP trở lên như Oxford, trường Kennedy thuộc viện đại học Harvard (học phí là 70.000 USD/năm).

Posted Image

Gia đình ông Bạc Hy Lai

Ông Bạc Hy Lai đã từng “thanh minh” với báo giới rằng Bạc Qua Qua giành được học bổng toàn phần chứ ông không có tiền nuôi con ăn học trong toàn những trường “khủng” như thế.

Nhưng điều đó không chứng mình được gì khi mà hầu như mọi người đều biết thiếu gia nhà họ Bạc còn ăn chơi trác táng hơn, khi sở hữu hàng loạt siêu xe, phóng tay tổ chức những cuộc vui hoành tráng.

Giới sinh viên nước ngoài nơi cậu theo học vẫn còn lưu truyền đêm tiệc “Con đường tơ lụa” tại Oxford, với màn trình diễn của các võ sư thiếu lâm, rồi mời diễn viên Thành Long sang London chỉ để nói chuyện... phiếm.

Tờ Dailymail của Anh cũng dẫn một số nguồn từ bạn học của cậu, thực chất Bạc Qua Qua là một tay chơi thực thụ, và đương nhiên khả năng chơi bời luôn tỉ lệ nghịch với học lực. Cậu Bạc từng bị các giáo viên nhận xét là “thiếu chuyên cần trong học tập” và bị đình chỉ học.

Bạc công tử được một tờ tạp chí sinh viên miêu tả là “tiêu tiền không bao giờ phải nghĩ” nhưng có mối quan hệ “khá khó khăn với sách vở”.

Là bạn trai của ái nữ tài phiệt

Đầu năm 2011, ở giai đoạn ông Bạc Hy Lai vẫn còn đang thịnh vượng, thiếu gia độc nhất nhà họ Bạc còn huy động cả xe công lẫn lực lượng cảnh sát bảo vệ cho cậu và bạn gái trong chuyến du hí Tây Tạng.

Posted Image

Bạc Qua Qua và bạn gái

Giống như Qua Qua, cô gái Trần Hiểu Đan, bạn gái của cậu, cũng xuất thân từ dòng dõi tài phiệt, khi có bố là Trần Nguyên – đương kim giám đốc Ngân hàng phát triển Trung Quốc và ông nội là Trần Vân, một trong “bát đại nguyên lão”.

Và nếu như nhà họ Bạc không gặp cơn đại nạn này thì người ta nói rất có thể có một đám cưới ngang tầm với đám cưới hoàng gia như của hoàng tử William và Kate Middleton ở nước Anh, giữa Bạc thiếu gia và tiểu thư nhà họ Trần.

Một đời gây dựng sự nghiệp vì con và mất cũng tại con

Có một người con trai duy nhất nên Bạc Hy Lai luôn dành cho cậu ấm tất cả những gì cậu muốn. Nhưng đến nay, người ta cho rằng nguồn gốc dẫn đến cú "ngã ngựa" của cựu Bí thư Bạc đều là cậu con trai duy nhất này gây nên.

Đầu tiên là vụ tỷ phú Từ Minh vừa bị bắt vì có liên quan tới những vụ tham nhũng lớn. Theo nhiều nguồn tin thì ông Bạc chính là người đã nâng đỡ Từ Minh từ rất lâu, và đến khi vị tỷ phú này ghi tên vào danh sách 8 người giàu nhất Trung Quốc, thì người ta gọi Từ Minh là “hầu bao riêng” của ông Bạc. Nhờ vậy, học phí các trường đắt bậc nhất nước Anh của cậu Bạc được đóng đều đặn mà “không phải nghĩ ngợi”.

Posted Image

Nhiều người cho rằng, ông Bạc mất sự nghiệp vì cậu quý tử

Sau đó là cái chết của doanh nhân người Anh, Neil Heywood, một người rất thân cận với nhà họ Bạc trong việc chăm sóc Qua Qua trong suốt thời gian cậu ta ở Anh.

Neil có thể coi là “quản gia” thân tín, nhưng khi biết quá nhiều về cậu con trai ăn chơi tàn bạo và có lối sống xa hoa, thì rất có thể điều đó sẽ ảnh hưởng tới một đảng viên uy tín với sự nghiệp chính trị đang phất như ông Bạc.

Chính phủ Anh yêu cầu phải làm rõ sự việc này khi nghi ngờ rằng cái chết của Heywood có thể do cậu ấm và mẹ cậu đã dàn xếp.

Giới phân tích gọi “vụ Bạc Hy Lai” là một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong mấy năm vừa qua ở Trung Quốc.

(Theo ANTĐ/ DM, China, Xinhua)

===========================

Trường hợp ông Bạc Hy Lai còn đang đương chức - mới cách đây vài tháng - thì trước đó người ta nói về Bạc Qua Qua như thế nào nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên phóng tên lửa vào ngày của quỷ?

Cập nhật lúc :9:35 PM, 12/04/2012

Theo Itar-Tass, Triều Tiên đã đã sẵn sàng cho việc phóng tên lửa đẩy Unha-3, chỉ còn chờ lệnh phóng từ nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

(ĐVO) “Tất cả công việc chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đẩy Unha-3 vào quỹ đạo dự kiến sẽ diễn ra trong các ngày từ 12-16/4, đã hoàn tất. Chúng tôi đang đợi lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un về thời gian cụ thể của việc phóng tên lửa”, Giám đốc Trung tâm quản lý bay Pak Chan Ho cho biết.

Theo các nguồn tin thân cận với Itar-Tass, vụ phóng tên lửa có thể sẽ diễn ra vào ngày 13-14/4. Trong đó, ngày 13/4 rơi đúng vào thứ sáu trong tuần, theo quan niệm phương Tây là "ngày của quỷ".

Theo đánh giá của Itar-Tass, lãnh đạo Triều Tiên sẽ bất chấp các hậu quả có thể của hành động như vậy, dù họ cố gắng bằng cách nào đó giảm bớt căng thẳng như mời các chuyên gia không gian từ các quốc gia khác nhau (phần lớn đã từ chối) và báo chí nước ngoài đến Trung tâm quản lý bay của Triều Tiên để chứng kiến “sứ mệnh của Unha-3”.

Gần như tất cả các quốc gia hàng đầu trên thế giới đã lên án ý định của Bình Nhưỡng, nhấn mạnh hành động như vậy là vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, "không ai phủ nhận quyền của Bình Nhưỡng được nghiên cứu không gian vũ trụ một cách hòa bình", nhưng để thực hiện quyền này, trước tiên “phải thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tin rằng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ là "mối đe dọa trực tiếp đến an ninh khu vực”.

Nhật Bản tuyên bố đã sẵn sàng đầy đủ để tiến hành các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng thủ dân sự trên đảo Sakisima, nơi tên lửa đẩy ba tầng với vệ tinh của Triều Tiên có thể bay qua. Các tổ hợp tên lửa Patriot được thiết kế để bắn hạ các mảnh của nó, nếu chúng rơi vào lãnh thổ Nhật Bản.

Ngay cả khi vụ phóng tên lửa đẩy Unha-3 diễn ra thành công, thì các hậu quả tiêu cực đối với Triều Tiên vẫn sẽ đến.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết, nếu Triều Tiên phát động phóng tên lửa, Tokyo sẽ tạo áp lực để “hành động thích hợp sẽ được thông qua trong tình hình hiện tại bởi Hội đồng Báo an Liên Hợp Quốc”.

Quan điểm này của Tokyo đã có được sự ủng hộ của Washington. Điều này có nghĩa, trong tất cả các khả năng, các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên sẽ tăng thêm một bước vì lập trường của Bình Nhưỡng dẫn đến sự bế tắc trong vấn đề chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Ngoài ra, tham vọng không gian khiến người dân Triều Tiên phải trả giá đắt. Mỹ từ chối cấp viện trợ lương thực Triều Tiên, đồng thời xem xét lại toàn bộ chính sách trong quan hệ với nước này.

Ngoài ra, theo thông báo của một đại diện của Cơ quan tình báo Hàn Quốc, với hơn 850 triệu USD đã được chi cho vụ phóng tên lửa, Bình Nhưỡng có thể nuôi sống 19 triệu người trong một năm (dân số hiện nay của Bắc Triều Tiên là 24 triệu người).

Vệ tinh "Kvanmenson-3" - nếu được phóng vào quỹ đạo, theo nhà chức trách CHDCND Triều Tiên, sẽ chuyển dữ liệu cần thiết cho việc dự báo thời tiết. Ngoài ra, nó sẽ phát sóng từ không gian hai bài hát dành riêng để tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Il Sung và Kim Jong Il.

Danh Nguyễn (theo Itar-Tass)

========================

Lại "mê tín dị đoan" theo kiểu Tây. Khoa học đây nè: "Ngày 23. tháng Ba Việt lịch là ngày Đại Kỵ".

Mỗi tháng có ba ngày Nguyệt Kỵ là mùng 5 - 14 - 23. Trong ba ngày đó có một ngày Đại Kỵ. Có tính gui luật, tính khách quan đàng hoàng của người ta. Thế mà cũng không biết! Hic!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về thanh niên “chết đi sống lại”

Thứ Năm, 12/04/2012 20:25

(NLĐO) - Người dân xã Phú Đức, huyện Châu Thành - Bến Tre và nhiều địa phương lân cận đang xôn xao về trường hợp một thanh niên bỗng dưng khỏe lại trong khi gia đình chuẩn bị lo hậu sự cho anh.

Từ ngày 5-4 đến nay, hằng ngày có đến cả trăm người tìm đến nhà ông Trần Hoàng Mỹ (59 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức) vì tò mò trước những thông tin đồn thổi về chuyện “chết đi sống lại” của con trai ông - anh Trần Hoàng Nam (29 tuổi, làm nghề thợ hồ).

Posted Image

Anh Trần Hoàng Nam đã tỉnh lại 1 ngày sau khi gia đình tưởng chết vì bệnh nặng

Nhiều người kể rằng Nam đã chết và được khâm liệm nhưng 2 ngày sau bỗng dưng nắp quan tài bật ra và anh tỉnh dậy. Người khác thì quả quyết anh đã chết nhưng bỗng nhiên sống lại trong khi người thân đang tụng kinh…

Nam cho biết sự thực là ngày 29-3 vừa qua, khi đang sơn cửa một ngôi nhà 3 tầng trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh - TPHCM, anh bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng (cao khoảng 10m). Theo chẩn đoán của bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Nam bị dập tủy cổ, chân tay trái không thể cử động.

Posted Image

Giấy ra viện của anh Nam

Đến ngày 4-4, sau khi nhận thấy khả năng sống của con quá thấp và được sự đồng ý của bác sĩ, gia đình đưa Nam về quê. 23 giờ cùng ngày, anh về nhà trong tình trạng ý thức được những gì diễn ra xung quanh nhưng sức khỏe tiếp tục xấu đi. Tuy nhiên, đến 10 giờ 45 phút sáng 5-4, Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.

Posted Image

Người dân hiếu kỳ tụ tập nghe chuyện anh Nam sống lại

Posted Image

Cha anh Nam đang kể lại chuyện con mình tỉnh lại

Chiều cùng ngày, Nam lấy xe chở vợ đi Tiên Thủy (cách nhà khoảng 5km) trong tình trạng hoàn toàn bình thường. “Thấy nó không có gì lạ nên gia đình cũng không ngăn cản”- cha anh kể lại. Từ đó đến nay, sức khỏe Nam hoàn toàn ổn định.

Nam cho biết anh chưa có ý định đi khám trở lại hoặc cũng không hiểu vì sao mình bình phục. Hiện anh đang tìm một công việc khác để làm bởi đã sợ nghề cũ.

Theo ông Nguyễn Văn Khiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đức, xã đang tiến hành xác minh những thông tin mà anh Nam và gia đình trình bày, đồng thời tăng cường kiểm tra để ngăn cản các hành vi đồng bóng, bói toán, mê tín dị đoan.

Bài-ảnh: H. Thịnh

==================

Cái này khoa học giải thích rằng: Bác sĩ chẩn đoán nhầm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vị trí xã hội cũng ảnh hưởng tới sức khỏe

Nghiên cứu gần đây về loài khỉ macaque, một loài khỉ đuôi ngắn khá phổ biến ở châu Á đã giúp giải quyết một câu hỏi từ lâu trong giới khoa học về mối liên hệ giữa vị trí xã hội và sức khỏe.

Theo BBC, trong các nghiên cứu trước đây về loài khỉ này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vị trí thống trị trong cộng đồng của một con khỉ có tương quan với mức độ căng thẳng, mà có liên quan tới tới hormone giới tính, lượng hóa chất trong não và lượng tế bào máu.

Nhưng chưa có ai trả lời được vì sao khả năng miễn dịch bị cân bằng của suy yếu, hoặc một số hóa chất lại có liên quan tới thứ vị trí cụ thể trong xã hội?

Jenny Tung, phó giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Duke và các đồng nghiệp của cô, đã giải quyết câu hỏi này bằng cách cẩn thận xác định cấp bậc xã hội cho 10 nhóm khỉ nâu, mỗi nhóm gồm 5 con cái. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành đo các chỉ số của các tế bào miễn dịch, các tế bào máu.

Họ nhận thấy rằng mức độ miễn dịch trong máu có sự thay đổi tương ứng với những thay đổi về vị trí, cấp bậc “xã hội” của từng con khỉ. Và dựa trên cơ sở của những cấp độ lưu thông các tế bào miễn dịch của chúng, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán chính xác vị trí “xã hội” của khỉ cái trong đàn với độ chính xác lên tới 80%. Các kết quả này đã giải thích mối liên hệ giữa môi trường xã hội và các chỉ số sinh học.

Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát những thay đổi trong AND của khỉ macaque và phát hiện ra rằng vai trò thống trị trong một nhóm có liên quan tới sự xuất hiện hoặc sự vắng mặt của các nhóm methyl, một hợp chất có thể làm thay đổi biểu hiện của gen. Khi khỉ cái di chuyển từ vị trí thấp trong nhóm lên một vị trí cao hơn, hệ thống miễn dịch của nó có một phản ứng rất nhanh.

Điều tương tự cũng xảy ra khi khỉ cái “rớt hạng” trong cộng đồng. Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng phát hiện này có thể đưa tới kết luận tương tự với xã hội loài người.

Nghiên cứu đã được đăng tải trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).

Hà Nguyễn- Báo Vietnamnet

Cập nhật 14/04/2012 10:01:36 AM (GMT+7

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

Tác giả: Huỳnh Phan

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 12/04/2012 05:00 GMT+7

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

LTS: Tiếp nối câu chuyện về Tam Nông, Mục "Gặp gỡ & Đối thoại" tuần này của Tuanvietnam xin được giới thiệu cuộc trò chuyện của phóng viên Huỳnh Phan với Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, người đứng đầu Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn - cơ quan tham mưu chính cho chính phủ trong việc hoạch định chiến lược nông nghiệp mới.

Cách đây khoảng một năm, tại Buôn Ma Thuột, khi phóng viên hỏi TS Đặng Kim Sơn về đề án "Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia & Mô hình nông thôn mới tích hợp liên hoàn" của Tập đoàn Trung Nguyên, ông đã nói: "Phải nói đó là bức tranh quá đẹp. Mà cái gì đã quá đẹp thì chỉ tồn tại trong giấc mơ thôi."

Thế nhưng, sau một năm, ông chủ tập đoàn Trung Nguyên hầu như đã chứng minh được với những người có trách nhiệm ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh về tính khả thi của nó, cũng như đã thuyết phục được một đối tác nước ngoài cùng thực hiện giấc mơ đó cùng với ông.

Thế còn giấc mơ của ông Viện trưởng về chiến lược nông nghiệp mới?

Thả mồi bắt bóng

Theo ông, cho đến giờ nông nghiệp được coi là có vai trò như thế nào trong nền kinh tế?

Có hai quan niệm rất khác nhau, nhưng lại thống nhất với nhau như hai mặt của đồng tiền.

Theo cách nghĩ thứ nhất, nông nghiệp là cái cần hy sinh để làm nền móng, làm bậc thang đầu tiên cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau này, khi nông nghiệp bị thu hẹp lại, nền kinh tế sẽ bù đắp cho nó.

Theo cách nghĩ thứ hai, nông nghiệp là phần lạc hậu, là phần mà ánh sáng văn minh chiếu không tới và đô thị vươn không đến. Đó là chỗ rắc rối nhất, dễ cháy nhất, dễ lụt lội nhất, dễ nổi loạn nhất. Khủng hoảng và đói nghèo đều ở đấy cả, cho nên cần phải đề phòng và giám sát hết sức cần thận, cũng như rất cần cưu mang.

Về nguyên tắc người ta nghĩ nông nghiệp sẽ tiêu biến. Giai cấp nông dân như ở nước ngoài chiếm chưa tới 5% thì coi như tiêu biến, lột xác và biến thành giai cấp khác. Nông thôn sẽ biến mất nhường cho thành thị, hay phát triển nông thôn chính là đô thị hóa. Công cuộc phát triển nông nghiệp, hay công nghiệp hóa nông nghiệp, thực chất là đa dạng hoá các ngành nghề khác nhau để giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.

Rất may là hình như thông qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta đã học được bài học về sự hy sinh nông nghiệp để phát triển nông nền công nghiệp gia công trình độ thấp và tận khai tài nguyên khoáng sản, đúng không ạ?

Cuộc khủng hoảng vừa rồi nói cho mình nhiều chuyện, nhưng cái chính là sự tất yếu về con đường đi của mình là phát triển theo chiều sâu. Không thể không vượt qua ngã rẽ từ chiều rộng sang chiều sâu được.

Quan điểm của nước ta về công nghiệp hóa là phải sản xuất thật nhiều sản phẩm công nghiệp, phát triển đô thị thật nhiều, thật nhanh, cũng như tỷ trọng công nghiệp phải lớn. Điều đó dẫn đến hệ lụy là đến các tỉnh, chúng ta luôn được nghe những câu đại loại như "thu hút được bao dự án nước ngoài, tỷ trọng công nghiệp trong thu ngân sách là bao nhiêu...". Ít có ai quan tâm tới lợi thế so sánh của địa phương của mình.

Posted Image

TS Đặng Kim Sơn

Chính vì vậy, người ta đã lấy đi đất màu mỡ ở vùng Đông Nam Bộ, hay Tây Nguyên, để làm khu công nghiệp, kể cả công nghiệp khai khoáng. Nhiều nơi làm không thành công thì chuyển sang làm sân gôn.

Như ở Hòa Bình, có những ngọn núi rất đẹp, người ta cho nổ mìn, nghiền đá để bán, lấy đất làm khu công nghiệp. Còn Vịnh Hạ Long là vịnh đẹp hàng đầu thế giới mà người ta nỡ san đá xuống vịnh làm khu công nghiệp...

Tất cả những ví dụ đó là minh chứng rõ ràng của cái tư duy "không biết sở trường của mình là gì".

Thế giới ngày nay đang cạn dần nhiên liệu hóa thạch và tài nguyên tự nhiên. Với sự gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu thì nông sản sẽ là một hàng hóa khan hiếm. Tức là về dài hạn, thế giới sẽ bước sang một điểm rẽ, nơi nông nghiệp được đánh giá là một ngành hàng có giá trị cao. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và đối xử với nông nghiệp một cách khác hẳn.

Và chính ngành nông nghiệp lại là một tiền đề để các ngành công nghiệp đi theo nông nghiệp phát triển?

Vấn đề lại là so sánh lợi thế từng nước. Chẳng hạn, Nhật Bản họ không dại gì đi vào nông nghiệp.

Nhưng ở Việt Nam có lợi thế so sánh về nông nghiệp, thì đây không chỉ là cơ hội mà là lối đi duy nhất để bước vào hàng ngũ một nước công nghiệp mới. Bây giờ chúng ta không thể nào nói về một ngành công nghiệp ô tô như Nhật Bản, hay một ngành công nghiệp điện tử như Hàn Quốc, hoặc thậm chí một công xưởng của thế giới như Trung Quốc. Bởi chúng ta làm gì cũng ở mức lắp ráp, và còn lắp ráp ở mức thấp nhất nữa.

Trong khi đó, làm nông sản thì khác hẳn. Chúng ta có nguồn nguyên liệu, lại sát những thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài nông sản, hàng loạt các ngành công nghiệp đi cùng có thể phát triển. Đó là chưa nói tới chuyện Việt Nam cũng là thị trường lớn với gần 100 triệu dân, và chỉ riêng việc cung ứng đủ thị trường nội địa đã là một miếng bánh lớn với giá trị gia tăng rất cao.

Giấc mơ của ông Viện trưởng

Với tư cách là người đứng đầu một cơ quan tham mưu về chiến lược và chính sách nông nghiệp cho chính phủ, xin ông cho biết hình dung của ông về một nền nông nghiệp mà Việt Nam phải xây dựng, để có thể phát huy cái lợi thế so sánh đó?

Thứ nhất, người sản xuất nông nghiệp phải liên kết ngang với nhau làm thành hợp tác xã. Còn các hiệp hội liên kết với nhau thành chuỗi ngành hàng. Người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh... đều gắn với nhau.

Không phải gắn với nhau bằng hợp đồng kinh tế, mà là sự liên kết ba bốn nhà. Bởi vì theo hình thức hợp đồng có cái hay là rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm, nhưng lại có sự lỏng lẻo là người ta ký hay không tuỳ theo ý thích, hoặc dễ bị lợi ích trước mắt chi phối.

Cái liên kết ở đây là liên kết thành một thể chế. Một cá thể mà rời bỏ thể chế đó thì không thể sống được. Nhiều nhà thì mới mua được cái máy, thuê cái cửa hàng, mới chung nhau cái thương hiệu, cái hệ thống tiêu chuẩn, cũng như cùng tiếp cận nguồn tín dụng.

Thứ hai, một chiến lược nông nghiệp mới phải đảm bảo toàn bộ sự liên kết như vậy.

Thứ ba là vấn đề chuyên nghiệp. Đã sản xuất nông nghiệp thì cần phải có tiêu chuẩn, có kỷ luật của một nền sản xuất hiện đại, cũng như đối với các ngành giao thông, vận tải, xây dựng chẳng hạn.

Tức là phải có quy chuẩn, co thương hiệu, có sự đảm bảo chất lượng. Chứ ngành nông nghiệp không thể theo kiểu "cha truyền con nối" như bao đời nay, bao thế kỷ nay.

Qui chuẩn ở đây được hiểu là người sản xuất nông nghiệp phải làm ra một sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, Đông Nam Á, hay châu Âu..., tuỳ theo thị trường mà sản phẩm đó hướng tới. Tức là phải học cả kỹ thuật lẫn quản lý.

Như vậy, anh nông dân phải có bằng cấp. Bằng ở đây không phải là cái chứng chỉ khuyến nông được cấp sau mỗi khóa học. Mà anh nông dân đã có "bằng nông dân" phải lái được máy cày, phải biết chăm sóc sản phẩm nông nghiệp như thế nào để người tiêu dùng không bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc và phân bón sử dụng trong quá tình nuôi trồng. Hay anh nông dân phải nuôi trồng thế nào để không ảnh hưởng tới thiên nhiên.

Nói tóm lại, anh nông dân phải biết kiến thức về kỹ thuật, cơ khí, nông học, môi trường và quản lý. Như vậy, không phải ai cũng làm được anh nông dân.

Thậm chí, những người làm nghề nông theo liểu cha truyền con nối, với con trâu đi trước - cái cày theo sau -con người đi sau rốt, cũng không thể làm người nông dân trong tương lai được.

Bằng cấp cũng thể hiện tính chuyên biệt của nghề nông, chứ không chung chung như hiện nay được. Anh nông dân trồng rừng thì phải chuyên nghiệp về trồng rừng, anh nông dân chuyên trồng lúa thì phải chuyên trồng lúa...

Cái mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) thể hiện rất rõ sự manh mún của nền nông nghiệp nhỏ. Đã chăn nuôi là phải nuôi mấy trăm đầu lợn, chứ không phải như người dân tộc để dưới gầm nhà mấy con trâu, mấy con gà, một - hai con con bò, mà gọi là chăn nuôi được. Chăn nuôi phải cách ly ra, rồi khi vào trại chăn nuôi, người nông dân phải làm tuân thủ tất cả các thủ tục, như đi qua vôi, mặc áo quần bảo hộ được khử trùng....

Thứ tư, khi đã sản xuất lớn, chuyên môn hóa và liên kết với nhau rồi, anh nông dân Việt Nam còn phải liên kết toàn cầu.

Chúng ta lấy ví dụ về khu công nghiệp ở Việt Nam cho dễ hiểu. Hiện nay, khu công nghiệp của mình chia làm hai loại. Loại thứ nhất là "thượng vàng hạ cám", làm ra sản phẩm xong là đưa thẳng ra cửa hàng, hay đại lý của mình. Loại thứ hai là của các nhà đầu tư nước ngoài như Canon, Toyota..., và linh kiện từ nhiều nước được nhập vào đây để lắp ráp. Khu công nghiệp loại thứ hai này đang nằm trong liên kết toàn cầu.

Anh nông dân Việt Nam đã làm sản xuất lớn thì phải nằm trong liên kết toàn cầu đó. Tức là dùng nguồn nguyên liệu ở nơi khác, thậm chí nước ngoài nhập về, rồi nâng cao giá trị nó lên. Và tất cả sản phẩm trong một thời gian nhất định phải được chuyển đến những địa điểm nhất định để đưa đi bán trên thế giới.

Như vậy, sản phẩm của người nông dân từ chất lượng, những thành phần hợp thành, thời gian, không gian, đều phải nằm trong liên kết toàn cầu. Đây là cách sản xuất khác hẳn cách sản xuất cũ, khi nhà sản xuất mà không cần biết nhu cầu ở nước ngoài ra sao, hay luật pháp, tỷ giá, hàng rào chất lượng, giá thức ăn gia súc..., như thế nào.

Thứ nữa, các sản phẩm phải được thiết kế sản xuất trên lợi thế so sánh của địa phương và của quốc gia. Chúng ta sẽ có một số sản phẩm quốc gia là những sản phẩm cả nước tập trung vào làm, với sự tham gia của trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm sản xuất giống, và đảm bảo đầy đủ nhãn mác, thương hiệu, bao bì, quảng bá ... Giống như người Malaysia với sản phẩm cọ dầu, hay người Brasil làm cây cà phê.

Còn những ngành hàng mà Việt Nam không có lợi thế thì chúng ta kiên quyết chuyển sang nhập khẩu. Tiền từ đâu ư? Từ tiền lãi xuất khẩu.

Ví dụ như sữa, ta không có điều kiện bằng họ, nên chỉ có thể làm ở những vùng có điều kiện nhất thôi. Những cái chúng ta làm được như mía đường, dầu ăn... tiến tới là cà phê. Không dại gì mà cố gắng mọi giá trên những vùng không có thuận lợi để sản xuất sản phẩm có thể nhập khẩu ở nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều.

Điểm cuối cùng của nền nông nghiệp tương lai là trong một nền sản xuất lớn, chuyên môn hóa, toàn cầu hóa, ranh giới giữa đô thị nông thôn bị xóa nhòa. Một trang trại sản xuất hiện đại thì mức đầu tư, trình độ của người quản lý, kỹ thuật viên cao không kém gì nền công nghiệp cả. Giá trị sản xuất ra cũng không kém gì nhau cả.

Một khu mà người nông dân sinh sống như vậy đòi hỏi hạ tầng, dịch vụ cao để phục vụ cả đời sống lẫn sản xuất thì chẳng khác gì một khu đô thị hiện đại cả. Vì thế nó đòi hỏi ngược lại từ những ngành công nghiệp hỗ trợ, vật tư, giao thông, hạ tầng, cảng biển... Một nền nông nghiệp như thế phải gắn với một xã hội hiện đại, và đòi hỏi sự liên kết công nghiệp - nông nghiệp,ầhy đô thị - nông thôn, phải rất chặt chẽ. Đó là bức tranh của một nền nông nghiệp hiện đại.

Posted Image

Những thách thức không dễ vượt qua

Đây đó nhiều điểm trong bức tranh ông đưa ra đã được người ta nhắc đến, nhưng tại sao đến giờ vẫn chỉ là một viễn cảnh thôi?

Muốn làm được nền nông nghiệp như thế sẽ có những khó khăn rất lớn mà cho đến bây giờ vẫn chưa xử lý được.

Thứ nhất, tích tụ đất đai, muốn làm được nền sản xuất nông nghiệp lớn thì phải tích lũy được đất đai. Như vậy, luật và chính sách đất đai phải có thay đổi. Từ trước đến nay, luật và chính sách đất đai của chúng ta thiên về bảo vệ công bằng, chia phải chia đều, và không khuyến khích tích tụ đấy đai. Nói cách khác, chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi cái định kiến về địa chủ thời phong kiến, mà không nhận thức được rằng tư duy tiểu nông mới là thách thức lớn nhất của một nền nông nghiệp hiện đại và hiệu quả.

Thứ hai, trong luật pháp về đất đai, sở dĩ có cái khái niệm sở hữu toàn dân là vì chỉ sợ đất đai rơi vào tay tư nhân, sau này nhà nước cần không lấy lại được.

Quan điểm của ông?

Với định hướng cho một nền sản xuất như vậy, đất đai phải thuộc về tay những người làm ăn có hiệu quả, để đất đai phải phát huy tác dụng và được bảo vệ. Rõ ràng hai mục tiêu của luật đất đai và nền sản xuất mới của chúng ta đang rất khác nhau. Thay đổi là điều không dễ.

Những người ủng hộ cho quan điểm "công bằng kiểu cào bằng" lập luận rằng nếu tiến hành tập trung hóa đất đai thì lao động dư thừa sẽ giải quyết ra sao?

Nền sản xuất ngày nay khác với nền sản xuất thế kỉ 18-19 là phát triển theo chiều rộng, tăng vốn, tăng lao động và giờ làm, theo công thức của Mác, thì đầu ra tăng. Nhưng hiện nay, việc đảm bảo cho đầu ra tăng lên còn bao gồm cả yếu tố khoa học công nghệ.

Như thế bài toán tiếp sau đất đai là giải quyết lao động. Hiện nay, chúng ta không có một ngành công nghiệp nào mà chúng ta có thể tăng lao động lên để lấy sản phẩm cả, bởi nó vẫn bị giới hạn về quy mô công nghệ, nhà xưởng, thị trường... Hơn nữa, về lâu dài, Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước có giá lao động thấp hơn.

Vì vậy, chúng ta cần nghĩ đến đầu ra khác, nhất là với một nền kinh tế có lao động chất lượng chưa cao như hiện nay. Chúng ta phải đối mặt với một thách thức là chuyển nền giáo dục đang khủng hoảng của chúng ta sang một nền giáo dục có thể nâng cao chất lượng tay nghề. Bởi vì khi muốn thu hút lao động sang ngành khác thì chỉ có một đối pháp là đào tạo người lao động lên trình độ cao hơn.

Ông nghĩ sao về câu chuyện chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp? Không ít nông dân, nhất là ở miền Bắc, vẫn sống tạm ổn với cái mô hình VAC mà ông cho là nhỏ lẻ, manh mún.

Vấn đề chuyên môn hóa nông dân cũng là thách thức lớn. Nếu nông dân được chuyên môn hóa thì quan trọng nhất thì cần phải có động lực để buộc người ta chuyên môn hóa. Tức là phải học lên, tham gia thi, anh nào không lấy được bằng thì phải tự rút ra.

Kinh nghiệm của những nước thành công với chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp là họ đặt ra những tiêu chuẩn rõ ràng, có "bằng" thì mới được tích tụ đất đai, được vay vốn, được bảo hiểm nông nghiệp, cũng như nông sản họ làm ra mới được đóng dấu chất lượng và được bán với giá cao...

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Đó là những câu chuyện về mặt chính sách, đòi hỏi phải rất cương quyết, nhất là trong vấn đề tích tụ đất đai. Những người hiện nay có nhà vườn, trang trại, không trực tiếp sản xuất mà đi thuê người làm, đang chiếm hữu không ít đất đai. Chúng tâiphỉ đặt ra tiêu chuẩn "người nông dân phải là sản xuất trực tiếp". Cần một quyết tâm rất lớn của xã hội và đó là thách thức rất lớn.

Đúng vậy. Về mặt xã hội, đây cũng là cách trả lại vị thế công bằng cho người nông dân.

Nhân nói đến chuyện này, sự bất bình đẳng về đối xử giữa thành thị và nông thôn cũng là một thách thức không nhỏ đối với mục tiêu liên kết giữa đô thị và nông thôn. Anh nông dân bị cấm không được nhập hộ khẩu vào Hà Nội, không được mang xe công nông vào Hà Nội. Hay gần đây còn bị cấm không được gánh hàng rong vào nhiều tuyến phố ở Hà Nội

Thế nhưng, anh nông dân thì không có quyền được cấm gì anh thành thị cả. Cái gì tốt nhất của nông thôn, từ con người đến nông sản, thì thành thị lấy hết. Còn những thứ thành thị thải ra thì đổ hết về nông thôn. Con người thì lúc ngon lành lên thành phố mong lập nghiệp, tìm vận may, đến khi thất bại thì "về quê".

Vấn đề ở đây không phải chuyện cấm, mà phải hòa hợp với nhau. Câu chuyện này sẽ đụng chạm tới rất nhiều vấn đề. Như muốn giải quyết vấn đề quyền chuyên môn hóa của người nông dân thì phải xử lý được nhóm lợi ích. Làm thế nào để quyền hạn, vị thế của người nông dân cũng được công nhận như công chức, thị dân, hay doanh nhân.

Dường như những vấn đề ông đặt ra không chỉ đụng chạm tới luật pháp, thậm chí là Hiến Pháp, hay chính sách, mà còn là vấn đề thay đổi quan niệm xã hội?

Còn sao nữa. Tất cả những cái đó sau cùng vẫn qui về khái niệm "thay đổi tư duy". Anh sẽ phải nghĩ rằng nông nghiệp không phải là đám đông nhất, nghèo nhất, lạc hậu nhất, và nằm ở bên ngoài đô thị và dòng chảy của sự phát triển. Cần phải thấy đó chính là nền tảng của sự phát triển bền vững, là cái phao đỡ cho quá trình phát triển.

Hơn thế nữa, như Michael Porter đã nhận xét, lợi thế so sánh duy nhất của Việt nam là nông nghiệp. Muốn nền kinh tế thị trường phát triển, trước hết anh phải dựa vào lợi thế so sánh của mình đã. Như vậy, nông nghiệp ít nhất phải được sánh ngang hàng với các khu vực kinh tế khác.

Xin cám ơn ông.

=========================

Về nguyên tắc người ta nghĩ nông nghiệp sẽ tiêu biến. Giai cấp nông dân như ở nước ngoài chiếm chưa tới 5% thì coi như tiêu biến, lột xác và biến thành giai cấp khác. Nông thôn sẽ biến mất nhường cho thành thị, hay phát triển nông thôn chính là đô thị hóa. Công cuộc phát triển nông nghiệp, hay công nghiệp hóa nông nghiệp, thực chất là đa dạng hoá các ngành nghề khác nhau để giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.

Buồn nhỉ! Không lẽ lấy hết đất của nông nghiệp để biến thành cách khu công nghiệp, các đô thị hiện đại để "giai cấp nông dân" chỉ còn 5% thì mới là nước tiên tiến ? Hic! Có một lần tôi xem tivi chiếu một cảnh ở Hàn Quốc - anh nông dân thật thà chất phác Hàn Quốc, mặc quần Jin, áo pul ngồi xem sách bên cái lều che nắng với chai nước ngọt, bên cạnh là cái máy điều khiển từ xa để điều khiển cái máy cày của anh ta. Cảnh chiếu chỉ thoáng qua. Nhưng hình ảnh ấy khiến tôi ngộ ra rằng:

Chính sự hiện đại hóa nông nghiệp khiến lao động nông nghiệp ở các nước tiến tiến giảm đi, vì năng xuất lao động tăng lên. Chứ không phải họ vẫn cứ con trâu đi trước, cái cày đi sau và số lượng người nông dân giảm, vì họ phải bỏ ruộng làm nghề khác do đất đai bị đô thị hóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh hãi với "đẳng cấp chơi" của thiếu gia

14-04-2012 | 12:02

(Nguoiduatin.vn) - Gần đây, xung quanh chuyện ăn, ở, học, chơi và hưởng thụ của các thiếu gia, có bao chuyện để bàn. Họ "xài" đồ "xịn", "độc" nhất và phần lớn là hàng hiệu để khẳng định cho style - phong cách chơi của mình, một phần hàm ý sự quảng cáo cho bố mẹ đại gia của họ.

Xài hàng "độc, rẻ" mới là người trẻ đẳng cấp!

Khoe đẳng cấp bằng nhuộm lông mày gảy line lông

Một bộ quần áo họ mặc trên người, bằng thu nhập cả năm của cả chục hộ nghèo ở miền núi. Hoặc, mỗi lần đi làm đẹp ở châu Âu bằng tổng thu nhập của... một huyện vùng cao...

Posted Image

Một cuộc “chơi” mang màu sắc thác loạn của các thiếu gia VIP. Ảnh minh hoạ

Bất ngờ với câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... có hẳn những câu lạc bộ thiếu gia. Nói là câu lạc bộ cho oách, chứ thực tế, đó là một nhóm thiếu gia "hợp cạ" chơi với nhau. Theo giới thiệu của Hoàng Oanh thì Oanh là thành viên của câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP. Tức là không còn câu lạc bộ thiếu gia nào Pro (đẳng cấp - PV), "xịn" hơn thế nữa.

Tiết lộ bi hài và gây... sốc

Là thành viên câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP phải có đủ các yếu tố: Đã từng đi du học trời Âu; biết “đập đá”; có xe ô tô "triệu đô"; dùng toàn hàng hiệu và cha mẹ phải là đại gia có tiếng. Đại gia ở đây không giới hạn là thương nhân, quan chức, hay nhà khoa học. Miễn là một gia đình giàu có, có vị trí trong xã hội. "Nếu cha mẹ là đại gia nổi tiếng, không có thực lực thật, bị vỡ nợ, phá sản, mất chức sẽ bị “khai trừ” khỏi câu lạc bộ, hết tư cách thành viên để còn xem xét kết nạp người khác", một thành viên câu lạc bộ VIP&VIP tiết lộ.

Oanh cho biết: Là thành viên của VIP & VIP cực khó, phải hội tụ nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là danh tiếng của "ông bô, bà mế" tới đâu trong thương trường và xã hội. Thực lực của "ông bô, bà mế" ra sao? Phải có xe ô tô "triệu đô" trở lên. Trong túi không được có tiền Việt, chỉ tiêu bằng ngoại tệ. Đồ mặc trên người phải là hàng hiệu nổi tiếng thế giới. Nếu là nữ thì giày, dép, túi xách, nhẫn, dây chuyền... phải hàng châu Âu, Mỹ, Nhật hoặc những thương hiệu "đã được khẳng định" ở Trung Đông chứ hàng châu á thường thì không được duyệt. Các thiếu gia phải dùng điện thoại Vetus, nếu không có Vertu thì cũng là iPad "xịn", Nokia gắn kim cương... Tóm lại, rất nhiều "điều kiện".

Vì thế, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP chỉ có chưa đến 20 thành viên, "phủ sóng" rộng cả nước. Một cuộc điện thoại, 2 tiếng sau, thiếu gia có thể từ TP. Hồ Chí Minh sẽ có mặt ngay ở Nội Bài (Hà Nội) hoặc ngược lại - một điều kiện Pro gần như là luật bất thành văn trong câu lạc bộ.

Oanh cho biết: "Phương châm hoạt động" của nhóm là phải "độc", "lạ" và đẳng cấp từ ăn, ở, chơi cho đến học. Trong số 19 thành viên câu lạc bộ VIP & VIP có đến 18 thành viên từng theo học các trường đại học danh tiếng ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Canada...".

Tôi tò mò: "Thế thì giỏi lắm nhỉ, gọi là siêu thiếu gia được đấy!". Oanh cười lớn: "Cô đùa cháu đấy à, hay định nhạo báng bọn cháu đấy? Đăng ký đi du học cho oai, chứ có nạp được tý gì vào đầu đâu. Sang đó, cả bọn toàn chơi. Đặc thù của đa số đại học nước ngoài là đăng ký học thoải mái, đóng tiền vào là được đi học. Nhưng học để thi, để kiếm bằng thì với bạn cháu gần như đánh đố. Một số môn, họ cấp chứng chỉ là đã học xong chương trình học. Thế là tốt lắm rồi. Có đứa nào chịu học từ đầu đến cuối đâu. Cầm chứng chỉ viết bằng tiếng Anh về, lừa được khối người, trong đó có cả "ông bô, bà mế".

Kinh hãi với những ngón chơi

Đức Bình thuộc nhóm thiếu gia đẳng cấp thường thường bậc trung ở Hà thành kể: "Thiếu gia nào cũng biết dùng ma tuý tổng hợp. Đó là cách hưởng thụ mà giới thiếu gia trẻ cho là đẳng cấp nhất hiện nay. Bây giờ chuyển sang ma tuý đá. Vì, một số thiếu gia tìm hiểu hay nghe ở đâu đấy, nói rằng: Dùng ma tuý đá “đỡ hại người hơn” và khó bị phát hiện ra là kẻ nghiện ma tuý. Thiếu gia "sính" ma tuý đá cũng vì lý do khác nữa là "sống bầy đàn" dễ hơn. Mỗi năm, thiếu gia phải xuất ngoại ít nhất 5 - 7 lần đi du lịch, đi chơi ở trời âu, Mỹ mới là đẳng cấp. Có thiếu gia, khi đi còn được phụ huynh cho mang theo người giúp việc để chăm sóc nhằm đảm bảo “điều độ” trong ăn, ngủ, chơi cho thiếu gia".

Posted Image

Đây là thứ "thần dược"... ma tuý đá, được mệnh danh “chữa bách bệnh cho thiếu gia”.

Cá độ bóng đá, lô đề cũng là "nghề" mà thiếu gia yêu thích. Mấy "môn thể thao" tiêu tiền này giúp thiếu gia có thêm “mối quan hệ xã hội” rộng rãi. Thiếu gia An Đức ở Sài thành, vứt hẳn 1 con Camry nhập nguyên chiếc 3.0, đời chót cho một trận độ là chuyện thường. Một ngày nếu không vứt vài nghìn điểm lô thì không phải là thiếu gia. Một điểm lô là 23.000 đồng, vài nghìn điểm sẽ là bao nhiêu? Nếu thiếu gia "kết" con đề nào thì "bạch thủ" từ 10.000 USD trở lên chứ không bao giờ thèm chơi cò con. Bình hưởng ứng: "Đã chơi là không được tiếc. Mà đã thắng, đã trúng thì phải "đậm" chứ vài chục triệu thì nhằm nhò gì so với số tiền đã bỏ ra".

Hoàng Oanh "tố" một số thiếu gia trong câu lạc bộ "cố ý chơi trội" bằng việc đi nước ngoài, toàn tách đoàn ra để "đánh quả lẻ". Tôi hỏi: "Đánh quả lẻ như thế nào?". Oanh bảo: "Cô không biết thật à? Bọn nó tách ra rồi đi vào "nhà đèn", "nhà thổ" chơi gái đấy. Vào đấy, tốn vài chục nghìn USD/lần chứ chẳng chơi. Về nhà, cặp với một em, xinh như mộng, chơi đến chán cũng chỉ đến từng đó thôi".

Giọng Oanh có vẻ trách móc và tiếc rẻ. Nghe đến đó, Trọng Tiến (một thiếu gia "xịn" ở Hải Phòng, mới 20 tuổi) bày tỏ quan điểm theo kiểu từng trải tình trường, rằng: "Đi châu Âu, châu Mỹ, châu Úc mà không nếm mùi vị "chị em" bên đó thì phí lắm. Mang tiếng là "nhà thổ" nhưng họ chuyên nghiệp vô cùng. Gái ở đó rất "dạn" nên "yêu" cũng khoái và sung hơn...". Tôi nghe xong, chuyển từ choáng sang thất kinh và không thể tin đó là lời của tụi trẻ chỉ mười mấy đôi mươi tuổi.

Oanh thừa nhận: "Tại nhà hàng sang trọng nào ở Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP cũng có thẻ gửi rượu. Chỉ cần một cuộc điện thoại là được phục vụ như ý, thậm chí là trên cả tuyệt vời. Có người gắp thức ăn cho vào bát và nếu thích, nhân viên còn bón vào miệng cho luôn. Đồ ăn toàn là đặc sản. Bát riêu cua đồng mà thực đơn tính tiền ghi 1,5 triệu đồng. Nhà hàng bảo, cua đồng ở vùng nổi tiếng, lại trái mùa... Họ nói thì biết thế chứ chúng cháu có đi chợ bao giờ đâu mà biết đúng hay sai...".

Rất nhiều chuyện nhỏ to, ngoài lề chán chê, tôi mới hỏi Tiến, Bình, Oanh...: "Tiêu tiền như thế không thấy xót à?". Cả ba cùng đồng thanh: "Có ai lấy trộm của mình đâu mà tiếc, mà xót. Mình tiêu cho mình mà cô? Tiêu tiền, được phục vụ, được ăn, được chơi thì sướng chứ xót gì?". "Thế cha mẹ không cho nữa thì lấy đâu ra để tiêu?". Oanh khẳng định: “Cháu có nhiều cổ phần ở công ty lắm, hàng tháng, họ chuyển cổ tức vào thẻ, tha hồ tiêu. Cháu có phải xin bố mẹ đâu? Bố mẹ cháu không thể "đổ" (phá sản-PV) được. Nếu thế, bố mẹ cháu chết trước à?". Bình và Tiến thì bình thản hơn: "Biết đến đâu, hay đến đó cô ạ. Bây giờ có tiền thì cứ chơi đi, khi nào không có tính sau”. Kể ra, Oanh nói cũng có lý, “nếu bố mẹ chúng cháu mà "sụp" thì nhiều người khốn khổ theo chứ không riêng gì gia đình bọn cháu".

Chia tay với những "thiếu gia đẳng cấp", tôi thấy đầu quay cuồng bởi lối suy nghĩ sống thực dụng, sống chỉ để đòi hỏi và hưởng thụ của một bộ phận thanh niên con nhà giàu. Giá như những số tiền dùng chỉ để chơi bời đó, họ dùng vào những việc nghĩa thì tốt biết mấy?

Những bữa tiệc trăm triệu

Trọng Tiến, một thiếu gia Hà thành cho biết: "ăn một bữa của 10 thiếu gia thôi, hết vài chục đến trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Cứ ra quẹt thẻ là xong. Mà thiếu gia nào chẳng có vài thẻ ATM VIP, rút tiền quốc tế?". "Ăn vàng hay sao mà nhiều tiền thế?", tôi ngỡ ngàng. Tiến nói: "Ngoài đồ ăn, đồ uống thì còn tiền "bo" cho các em rót rượu và nhân viên phục vụ bàn nữa chứ. Riêng tiền phòng VIP cũng đã 2-3 triệu đồng rồi. Rượu Tây, toàn trộm của "ông bô, bà mế" ở nhà mang đi, mỗi chai cũng trên dưới chục triệu đồng. Đã nhậu thì phải 5-7 chai, thế thì chẳng đến cả trăm triệu hay sao?".

Nguyệt Hằng

===========================

Posted Image

Thảo nào! Nó cứ bảo tổ tiên ta "Ở trần đóng khố"!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Doanh nghiệp đang chết, Nhà nước làm gì?

Tư Giang

Thứ Năm, 12/4/2012, 10:14 (GMT+7)

(TBKTSG) - Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: Tồn tại hay không tồn tại? Lý do là vì họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.

Posted Image

Công nhân nhận lương qua máy ATM. Doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động và xã hội. Ảnh: Thanh Tao.

Hoàng Văn Phương, 33 tuổi, bó gối ngồi xem ti vi suốt ngày trong ngôi nhà ba tầng ở làng Phùng Khoang, Hà Nội. Cựu giám đốc một doanh nghiệp tư nhân này giết thời gian như vậy sau khi đã đóng cửa công ty ngay trước Tết. Sau hơn hai năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối phụ tùng xe máy, công ty của Phương lặng lẽ phá sản do không thể thu hồi nợ. Các bạn hàng của công ty, theo lời kể của Phương, đã đóng cửa hay chây ỳ trả nợ do khó khăn, kéo theo sự đổ vỡ của công ty anh. Đây là lần thứ hai trong vòng bốn năm qua, doanh nhân trẻ này phải đóng cửa công ty và đành thất nghiệp.

Đầu năm nay, những cán bộ ở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã chi trả mức bảo hiểm thất nghiệp kỷ lục là 60 triệu đồng cho một trường hợp đặc biệt. Chị từng là giám đốc cho hai công ty tại Hà Nội, đại diện cho một tập đoàn chuyên về giao nhận có trụ sở ở Hồng Kông. Doanh thu giảm sút thảm hại đã làm vị nữ giám đốc giàu tự trọng này rời bỏ vị trí. Sau hơn 10 năm làm sếp, Trần Thị Lệ nay lại thất nghiệp ở tuổi 41.

Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt.

Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất

động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn.

Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Câu chuyện của hai giám đốc trẻ thất bại kể trên, thật đáng buồn, đã tô thêm những nét màu tối lên bức tranh doanh nghiệp đầy ảm đạm của Việt Nam. Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: tồn tại hay không tồn tại. Lý do đơn giản nhất, không giống như trong lịch sử, là họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.

Phải tập trung sức để “cứu” doanh nghiệp

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm không biết hai vị giám đốc trên về mặt cá nhân, nhưng ông hiểu tình cảnh của họ. Đó là tình cảnh chung của giới doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Khoát tay tỏ vẻ bất lực, ông Kiêm, người từng giữ vị trí thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt. Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn”. Ông Kiêm cho rằng chỉ số tồn kho cao, sản xuất công nghiệp giảm sút, lãi suất ngân hàng chót vót, thị trường bất động sản đông cứng và hàng loạt những yếu tố tiêu cực khác là nguyên nhân làm phá sản tới 40% doanh nghiệp của Việt Nam.

Với ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bức tranh sức khỏe doanh nghiệp đang gây nhiều lo ngại. “Điều đáng chú ý là gia tốc tăng lên của số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Theo xu hướng đó, với đà giảm lãi suất rất chậm hiện nay, có thể dự đoán xu hướng tăng mạnh số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới”.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số doanh nghiệp phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ ngày càng tăng. Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Rất tiếc, ông Thiên nhận xét, không có số liệu nào xác thực, cho phép nhận diện chính xác thực trạng của tảng băng này.

Ông Thiên cho rằng nhiệm vụ chủ yếu hiện nay không chỉ là kiềm chế lạm phát mà còn phải chống đình đốn kinh tế, tập trung sức để “cứu” khu vực doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, đóng cửa, ngưng hoạt động và thu hẹp kinh doanh.

Nỗ lực từ Nhà nước

Bức tranh của doanh nghiệp đầy u tối như trên liệu có là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài chính?

Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận nhiệm sở vào tháng 6 năm ngoái, ông ngay lập tức đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: phải duy trì lãi suất cao để chống đỡ với lạm phát kinh niên, mà hệ quả của nó thì giới doanh nghiệp lãnh đủ.

Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực - Ấn Độ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%, lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam 20-22% là quá cao.

Mặc dù vậy, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc đào tạo phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Vietinbank, chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Bà Mùi minh họa nhận định này bằng con số gần 12.000 doanh nghiệp phá sản và tuyên bố ngừng hoạt động trong ba tháng đầu năm nay. Bà nói: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là đối tượng ưu tiên cho vay của ngân hàng vì ngân hàng phải đảm bảo sự sống còn của chính mình”. Thống đốc Bình vừa quyết định giảm các loại lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động tiền đồng thêm 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, còn phải chờ xem động thái này sẽ tác động như thế nào lên lãi suất cho vay và khả năng tiếp cận đồng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về phần mình, Bộ Tài chính đã có những phản ứng ban đầu giúp doanh nghiệp khi ban hành Thông tư 42/2010/TT-BTC tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quí 1 và quí 2-2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, da giày, chế biến nông lâm thủy sản thêm ba tháng nữa. Ước tính có khoảng hơn 160.000 doanh nghiệp được giãn nộp thuế với số tiền thuế hơn 10.000 tỉ đồng.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết ngoài chương trình giảm thuế như trên, bộ này đang xem xét, trình Chính phủ một số giải pháp về thuế cho doanh nghiệp để đưa vào nội dung kỳ họp Quốc hội tới đây. Tuy nhiên, để có những giải pháp tài chính cụ thể, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ công tác để có đánh giá chính xác về những khó khăn của doanh nghiệp. Ông Huệ nói: “Hiện chúng tôi biết là doanh nghiệp khó khăn. Nhưng khó khăn đến cỡ nào, khó khăn ở đâu, vì lý do gì thì cần phải nghiên cứu thêm”.

Bản thân người cầm tay hòm chìa khóa ngân quỹ quốc gia cũng đang gặp khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế từ đầu năm đến ngày 15-3-2012 chỉ bằng 18,5% dự toán năm (136.900 tỉ đồng), thấp hơn so với trung bình 20-22% trong quí 1 của các năm trước. Cộng với cam kết tăng thu từ 5-8% so với chỉ tiêu đăng ký với Quốc hội, có vẻ như sức ép này đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Bộ Tài chính chỉ mang tính đơn lẻ và tình thế. Trong tham luận gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo tổ chức ở Đà Nẵng đầu tuần này, nhà kinh tế Phạm Đỗ Chí một lần nữa đã mạnh dạn đề nghị giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20% để khuyến khích sản xuất trong khu vực tư. Đề nghị của ông Chí chỉ là phần nối dài của những kiến nghị tương tự của cộng đồng doanh nghiệp, và các nhà kinh tế khác trong nhiều năm nay.

Song, ông Chí có một cách nhìn cập nhật khi cho rằng tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ quí 3-2011 đến nay đang kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông thể hiện quan điểm trong bài tham luận: “Dần dà có thể khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn được ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa, khi tỷ trọng khu vực nhà nước phình to hơn với cơ chế xin - cho càng tràn lan, thay vì phải thu hẹp”.

Về phần mình, các giám đốc doanh nghiệp tư nhân trẻ đã phá sản như Phương và Lệ vẫn đang thất nghiệp. Những doanh nhân này, không giống như cha và mẹ họ, thuộc về thế hệ được tự do làm ăn kinh doanh từ thành quả của đổi mới hơn nửa thế kỷ trước. Song, thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng không kém phần gay go.

==========================

Buồn nhỉ! Rồi những người công nhân thất nghiệp sẽ ra làm sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách xuyên tạc Phật giáo được tôn vinh tại Văn Miếu!

Sách phỉ báng Phật giáo lại được tôn vinh tại Hà Nội, điều này phải hiểu sao đây?

Posted Image

Theo thông tin của Báo Tiền Phong online – cơ quan của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vừa qua, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã “chính thức giới thiệu phương pháp Duy Tuệ” với các sách, video chứa những nội dung phỉ báng, xuyên tạc Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam của tác giả Duy Tuệ.

Theo đó, buổi giới thiệu đã có mặt của lãnh đạo Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng một số nhân vật khác. Hơn nữa, buổi giới thiệu chính thức này lại diễn ra sau hàng loạt bài phân tích, phản ánh trên các phương tiện thông tin, báo chí Phật giáo.

Điều đáng nói là những người chịu trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản thuộc một cơ quan quản lý Nhà nước lại có những lời phát biểu không thể hiểu nổi khi nói về cuốn sách “Ta là ai” –chứa nhiều nội dung phỉ báng, xuyên tạc Phật giáo, xin trích dẫn lại: “Tôi thấy rất hạnh phúc vì nhà XBVHTT (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - NKT) có cơ hội biên tập những tác phẩm của tác giả Duy Tuệ, đưa tới độc giả Việt nam những tác phẩm mang nặng tình yêu quê hương, đất nước, tình nghĩa với con người Việt nam” (!?)

Một cuốn sách phỉ báng Phật giáo – tôn giáo đồng hành với dân tộc hơn hai ngàn năm qua, nói như Giáo sư Sử học Trần Văn Giàu: “Bình minh của lịch sử dân tộc ta đã gắn với Phật giáo” (1) lại được tôn vinh như thế, hơn nữa, ngay tại Văn Miếu Quốc Tử Giám giữa lòng thủ đô Hà Nội!

Trong nhiều tháng qua, các trang thông tin, báo điện tử, Báo Giác Ngộ đã có nhiều phân tích, phản ánh về hiện tượng “Duy Tuệ” qua các sách, video được cấp giấy phép phát hành, được giới thiệu và “lăng-xê”, quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc gia như Đài Truyền hình VN, Đài Truyền hình Hà Nội… Một cá nhân công khai xuyên tạc, phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Giáo hội, nhưng vẫn được các cơ quan chức trách quản lý Nhà nước về tư tưởng và văn hoá bảo hộ, được tổ chức họp báo, quảng bá bất chấp những phản ứng của Tăng Ni Phật tử ngay trên đất nước Việt Nam.

Điều đó phải được hiểu sao đây?

Nguyễn Khánh Tuệ

Theo GNO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về hiện tượng Duy Tuệ và "thiền minh triết":

“Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”

GN - Thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

Duy Tuệ cạo đầu, mặc y phục na ná với tu sĩ Phật giáo, cũng bàn luận về Phật học, tu thiền, đôi khi choàng cả “y hậu” màu đỏ làm chủ lễ... Với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng ông ta là Tăng sĩ Phật giáo, thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhầm cho rằng “thiền minh triết” là thiền Phật giáo, “sách viết về lối sống” của ông ta là triết lý sống nhà Phật... như một số cơ quan truyền thông, đài truyền hình đã từng giới thiệu. Tiếp theo những bài viết trên Giác Ngộ Online (www.giacngo.vn), Câu chuyện trong tuần kỳ này giới thiệu bài viết của tác giả Thái Nam Thắng, góp thêm góc nhìn cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng “Duy Tuệ và thiền minh triết”.

Bài liên quan: >> Cùng tìm hiểu cái gì đằng sau hiện tượng này; >> Công kích Phật giáo, để làm gì?>> Duy Tuệ: Mượn đạo lập đời >> Duy Tuệ: Từ biến thái đến bệnh thái

“Đạo sư” Duy Tuệ cũng có một xuất phát điểm như “Vô thượng sư” Thanh Hải, đó là tiếp cận các nhà sư và tìm hiểu giáo lý đạo Phật, sau đó tuyên bố mình đã “chứng ngộ”, rồi nhanh chóng lập pháp môn, lập phái để truyền “đạo”. Tuy nhiên, “Vô thượng sư” Thanh Hải được xem là một dạng tà đạo biến tướng thì Duy Tuệ lại có một vỏ bọc kỹ hơn, an toàn hơn khi núp dưới danh xưng “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” do chính ông ta làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Cả Thanh Hải và Duy Tuệ đều học lỏm các giáo lý của đạo Phật, mượn vào các nội dung, hình thức Phật giáo để phổ biến những thứ “pháp môn” đã được gia công nhào nặn. Duy Tuệ, một người thế tục, bỗng một hôm, cạo trọc đầu, mặc áo tràng tay thụng màu đỏ boọc-đô có viền đen, trông giống như các nhà sư, khiến cho mọi người hiểu lầm rằng nó thuộc về đạo Phật hay thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều đáng nói, ban đầu cả Duy Tuệ và Thanh Hải đều thuyết giảng khá hay về giáo lý Phật giáo, sau một thời gian chiếm được niềm tin của những người có cảm tình với Phật giáo, họ liền chuyển sang chống phá Phật giáo như xuyên tạc kinh điển, phủ nhận những giáo lý căn bản của đạo Phật, kêu gọi mọi người rời xa “Tam bảo” (Phật - Pháp - Tăng), không cần phải tìm đến chùa chiền hay lễ tụng, chỉ cần làm theo những điều họ “phát minh” ra là sẽ đạt đạo.

Nhưng nếu chỉ xuyên tạc, chống phá Phật giáo thì mọi người sẽ nghi ngờ động cơ không trong sáng đó, nên họ mới lồng ghép những việc như kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi tình yêu thương; phong cho những người tu theo là “hiền giả minh triết”, “doanh nhân minh triết”; gọi những người trẻ là “niềm tự hào dân tộc”; lập các quỹ từ thiện…, rồi nhân đó “khai ngộ” bằng một mớ những giáo lý pha tạp, lẫn lộn giữa Phật tính và Tiên thiên, Thượng đế, đồng thời sử dụng các thuật ngữ Phật giáo, các hình thức như ngồi thiền, quán niệm, khai mở ánh sáng, minh triết…

Duy Tuệ xuất hiện trong khoảng chục năm nay, tuy nhiên không có cách gì để chính danh hoạt động như một tổ chức gắn với danh nghĩa “Phật giáo Việt Nam”. Đúng lúc ấy, có một nhóm trí thức quan tâm và bàn đến “Minh triết Việt”, Duy Tuệ nhanh nhảu chớp thời cơ để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”, để nhập nhằng với Thiền Minh Sát - một phương pháp thiền căn bản trong đạo Phật. Phật giáo chính thống ở các quốc gia dù có phát triển nhiều dòng thiền, nhiều pháp môn, nhưng vẫn phải dựa trên căn bản của quá trình tu học Giới, Định, Tuệ (Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, trong Giới có Định, Tuệ, trong Định có Giới, Tuệ, trong Tuệ có Giới, Định).

Sự đại vọng ngữ khi tự xưng là “Đạo sư” của Duy Tuệ đã phản lại với những phương pháp tu tập Giới, Định, Tuệ. Đáng nói, do thiếu lương thiện ngay từ động cơ ban đầu, nên Duy Tuệ đã nhào nặn các phương pháp thiền của Phật giáo để lập ra cái gọi là “Thiền Minh triết”. Đến khi thấy mọi người quan tâm đến tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Duy Tuệ cũng nhanh nhảu tiếp cận và mượn vào “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam” để trao tặng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cho Trung tâm Phật giáo Quốc tế của Thái Lan nhằm tìm cho mình những mối quan hệ mang tính “quốc tế” (sic). Sau đó, Duy Tuệ dùng chính những ảnh hưởng này để tuyên truyền chống phá Phật giáo. Những giáo lý căn bản của Phật giáo như “Nhân quả”, “Nghiệp báo”, “Tứ đế”, “Bát Chánh đạo”… đều bị Duy Tuệ đem ra xuyên tạc. Duy Tuệ ra sức bác bỏ giáo lý “Bát Chánh đạo” (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) chỉ vì bản thân việc làm của Duy Tuệ không những không có “chính danh” mà còn không có bất kỳ chữ “chánh” nào như tám chữ “chánh” đã nêu.

Duy Tuệ đang cố gắng lập nhóm để sinh hoạt, và rất có thể đây là sẽ một biến tướng khác giống như “đạo” của Thanh Hải trong một tương lai không xa. Một khi nó mọc chân rết và bám chắc ở Việt Nam dưới những vỏ bọc an toàn hơn là “Phật học Việt Nam”, “UNESCO”, “Trần Nhân Tông” gì gì đó mang dáng dấp của “Đạo học phương Đông”, Dân tộc, thì sẽ rất nguy hại cho đất nước, nhất là khi người dân không còn biết tin Nhân quả. Bài học về một “giáo sư Phật học”, “nhà sư chém gió” Thích Minh Tâm với tôn chỉ “Chấn hưng nước Việt” vẫn còn đó. Chỉ mất khoảng 6 tháng “tu tập”, Nguyễn Thiếu Văn đã “biến hóa” thành “Thượng tọa Tiến sĩ Thích Minh Tâm”, rồi lọt vào làm chủ tọa điều khiển trong một hội nghị quốc tế về Phật học tại Việt Nam.

Xin hãy cảnh giác khi sử dụng lý trí và niềm tin của mình. Bởi bất cứ khi chọn lựa một điều gì, chúng ta cũng phải kiểm tra nó kỹ càng. Với một điều quan trọng như thực hành giáo lý đạo Phật, chúng ta càng phải xem xét cho cẩn thận, trước khi tìm đến một vị thầy. Xã hội đang tràn lan và gần như mất kiểm soát đối với những thứ giả giá trị, đặc biệt khi chúng biết làm giả như thật, từ đó chống phá các tôn giáo chân chính để trục lợi cho riêng mình.

Duy Tuệ cũng chỉ là một dạng trùng biến hình, nhưng chúng ta không thể không nói đến những người quản lý vô trách nhiệm, tiếp tay cho ông ta để làm hại đến thanh danh của Phật pháp. Điều này còn nguy hiểm hơn là phê phán một Giáo hội, vì ra sức xuyên tạc Phật giáo từ bên trong những giáo lý căn bản như Nhân quả, Nghiệp báo, Bát chánh, Tứ đế… thì sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực đến đời sống con người, nhất là khi chủ nghĩa thực dụng, tôn sùng vật chất lên ngôi.

Nếu đây là một âm mưu trá hình, chống phá Phật giáo bằng các phương tiện thông tin chính thống như đài phát thanh, đài truyền hình quốc gia, nhà xuất bản uy tín thì sẽ vô cùng nguy nan cho Phật giáo Việt Nam. Những phát biểu xuyên tạc của Duy Tuệ xúc phạm nghiêm trọng Phật pháp, tạo ra những vết thương tinh thần khó lành cho những người tìm đến giáo lý đích thực, lừa gạt những người sơ cơ đang có cảm tình tìm đến với đạo Phật. Để mọi người không tiếp tục bị lừa gạt, mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tiếng nói trước dư luận về hiện tượng này.

Ông Duy Tuệ tự xưng là “đạo sư” trái với tinh thần của đạo Phật, dùng tà thuyết để phỉ báng giáo lý đạo Phật. Nhưng với hình thức của ông ta, khiến không ít người nhầm lẫn với Phật giáo, với Tăng sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoại trừ những Tăng Ni, Phật tử nằm trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi chưa được phép, không ai có quyền nhân danh các tổ chức núp dưới danh xưng “Phật giáo Việt Nam” hay “Phật học Việt Nam” để hoạt động. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam, không phù hợp để tồn tại một khi nó xuất hiện để nhằm mục đích đánh phá Phật giáo. Đặc biệt, Giáo hội không thể tiếp tục để những con người hủy báng Chánh pháp như vậy được phép tiếp cận hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông, một đấng anh minh của dân tộc, sau khi rời bỏ ngôi vua, xuất gia và đi khắp hang cùng ngõ hẻm để khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, xiển dương Chánh pháp.

Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, xuất bản, truyền thanh, truyền hình cần phải rõ ràng và minh bạch về vấn đề này. Bởi nếu thuyết giảng, truyền bá những nội dung trái với đạo Phật, công khai đánh phá Phật giáo, thì phải chăng Duy Tuệ đang muốn xây dựng một tổ chức “Giáo hội” trá hình? Thật ngược ngạo, khi ông Duy Tuệ hủy báng Chánh pháp và không có liên hệ gì với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng tại sao có thể đại diện liên lạc với các tổ chức Phật giáo quốc tế để trao tặng những biểu tượng của Phật giáo Việt Nam?

Các nhà xuất bản cho in những sách chống phá Phật giáo của “đạo sư” Duy Tuệ không biết có ý định gì? Điều đáng nói, việc quản lý các ấn phẩm Phật giáo không nằm trong tay Giáo hội, mà ở những người không có đủ kiến thức chuyên môn về Phật giáo, nên những sách chống phá Phật giáo một cách công khai của Duy Tuệ mới lọt ra thị trường. Ngạc nhiên hơn, Duy Tuệ còn có cả một chương trình phổ biến “Thiền Minh triết” trên sóng phát thanh quốc gia.

Cá nhân ông Duy Tuệ có thể tự do giảng đạo, truyền bá một pháp môn gọi là “Thiền Minh triết”, vậy ông ta thuộc tổ chức Giáo hội nào, ai cho phép thành lập? Phải chăng ai cũng có quyền tự lập hội, lập giáo phái, lập pháp môn và tự do truyền giảng dưới danh nghĩa tôn giáo khi chính thức được một số cơ quan thông tin uy tín “lobby” cho? Rõ ràng điều này hoàn toàn trái với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Chính phủ.

Người Việt có câu “Cái kim bọc trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra”. Giá trị giả mãi mãi vẫn chỉ là giá trị giả. Quả báo nhãn tiền mà “Vô thượng sư” Thanh Hải đã gặp phải càng củng cố cho mọi người thấy một hoạt cảnh tương tự sẽ diễn ra cho “đạo sư” Duy Tuệ. Mọi người vẫn hy vọng đó chỉ là một mánh khóe để trục lợi cá nhân của Duy Tuệ, không phải là chủ trương từ những người có trách nhiệm trong quản lý tôn giáo.

Thái Nam Thắng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc, Mỹ sẽ phát sinh xung đột nghiêm trọng?

Thứ hai 16/04/2012 06:00

(GDVN) - Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”.

Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm John L. Thornton tại Brookings, cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton cho biết, khi thảo luận về mối quan hệ với Mỹ một cách trực tiếp hay gián tiếp, thì các quan chức Trung Quốc về cơ bản đều thông qua một “tư duy số không”.

Posted Image

Khó có giải pháp trong quan hệ Trung-Mỹ?

Một chuyên gia phân tích những ảnh hưởng của Trung Quốc cho biết, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”.

Tức là, nếu kinh tế và chính trị Mỹ tiếp tục trượt dốc thì Trung Quốc lại càng ở thế thượng phong trong một thời gian dài.

Mới đây, Viện Brookings tại Washington và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Đại học Bắc Kinh đưa ra một báo cáo mang tên “Đối phó với sự nghi ngờ chiến lược lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Theo báo cáo này, nhà phân tích chiến lược, chuyên gia cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Tập Ân cho rằng, Trung Quốc coi Mỹ là một quốc gia đang trong quá trình suy giảm trầm trọng.

Nhưng đồng thời nhấn mạnh, Washington đã cố gắng để trở lại, thậm chí đang cố làm suy yếu sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế Trung Quốc, với mục đích cuối cùng là ngăn cẳn Trung Quốc đã trở thành quốc gia mạnh nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, cả hai chuyên gia Kenneth Lieberthal và Vương Tập Ân đều nhận định rằng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng này sinh những mối nghi ngời lẫn nhau.

Nếu không có những bước tiến tích cực trong thời gian tới, quan hệ hai nước có thể sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự trong tương lai.

Ông Vương đã đưa ra một giải pháp trong mối quan hệ này tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc là, Mỹ không còn là một cường quốc đáng sợ và đáng tin cậy như trước nữa.

Ngược lại, với việc phát triển mạnh trong lĩnh vực quân sự và kinh tế,Trung Quốc ngày càng tự tin hơn trong vai trò là một nước lớn.

Posted Image

Trung, Mỹ sẽ phát sinh xung đột?

Đặc biệt là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iraq, khoảng cách giữa hai nước đã bị thu hẹp đáng kể.Năm 2003, GDP của Mỹ gấp 8 lần Trung Quốc, nhưng đến nay chỉ còn có 3 lần.

Ông Vương nhấn mạnh, thời kỳ của Trung Quốc đã đến, giờ đây, Mỹ đã thuộc về “một mặt trái của lịch sử”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng tin rằng về lâu dài, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua với Mỹ. Ở một mức độ nhất định, chuyên gia Lieberthal của Mỹ cũng xác nhận điều này.

Cách đây không lâu, tại một hộ thảo đươc tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, ông Lieberthal cho biết, hai bên ngày càng nhìn nhận theo một khung hướng đó là, quan hệ hai nước có thể trở thành một cuộc đối đầu quân sự sau 15 năm nữa.

Điều này có nghĩa rằng hai nước sẽ tăng đáng kể chi tiêu quân sự để tiến hành ngăn chặn lẫn nhau.

“Trường hợp xấu nhất là hai bên có thể gây ra xung đột vũ trang thực sự, song cuộc đối đầu đó sẽ không mang lại nhiều kết quả.

Đây chỉ là hệ quả của việc hai bên không tiếp tục kiềm chế và muốn loại bỏ lẫn nhau”. Ông Lieberthal nhấn mạnh.

===============================

Khó có giải pháp trong quan hệ Trung-Mỹ?

Bây giờ mới biết à? Cái này tớ bít "nâu" rùi! Nhưng bảo khó có giải pháp thì cũng chưa đúng hẳn. Nhưng nếu để xảy ra trường hợp xấu nhất thì cũng bùn "nắm"!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đã có chiến pháp "đòn sát thủ" đối phó với DF-21D của Trung Quốc

Thứ hai 16/04/2012 07:00

(GDVN) - Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin…

Ảnh: Xuất hiện trò đóng giả lính đặc nhiệm Trung Quốc ở Hồng Kông

Trung Quốc: Khả năng điều động lực lượng nhằm vào Ấn Độ tăng lên

Rời Việt Nam, tàu chiến Nga đến biển Hoàng Hải tập trận với Trung Quốc

Ảnh: Lực lượng tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc mở "quán net" trên tàu huấn luyện

Trung Quốc rút một tàu khỏi khu vực tranh chấp với Philippines

Trung Quốc phái máy bay ra xua đuổi chiến hạm Nhật Bản

Ảnh: Trung Quốc huấn luyện lính thủy đánh bộ

Tàu ngầm có tên lửa Đài Loan dễ dàng tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc?

Posted Image

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng).

Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “cơ bản thành hình”.

Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ “sát thủ tàu sân bay” của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện.

Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ “đã không còn cảm thấy lo ngại” đối với “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc – tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này “đang được đẩy nhanh phát triển”.

Ông cho rằng, muốn tìm được và “khóa” lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này.

Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler.

Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ.

Posted ImageDòng máy bay EA-18 Growler Mỹ.

Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược “bảo hiểm kép” để đối phó với “sát thủ tàu sân bay”.

Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D.

Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến.

Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc.

Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống “sát thủ tàu sân bay” trên của quân Mỹ về cơ bản là “đánh địch trên giấy”, khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc.

Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho “sát thủ tàu sân bay”.

Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km.

Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu.

Posted Image

Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ.

Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối.

Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn.

Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay.

Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có khả năng “một đòn giết gọn” đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu.

Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D.

Posted Image

Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D.

Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là “sát thủ tàu sân bay”. Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D.

Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này.

Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D.

Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với “sát thủ tàu sân bay”.

Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc.

Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, “thời gian đứng về phía quân Mỹ”.

“Sát thủ tàu sân bay” muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế.

Posted Image

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc.

Đông Bình (Theo báo Phương Đông)

==============================

Quân đội Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc bằng tàu vũ trụ X-37

Thứ hai 16/04/2012 06:29

(GDVN) - X-37 có khả năng chiến lược quyết định thắng bại của chiến tranh, là 1 phần của “tác chiến hợp nhất không-hải quân”, phá hoại tàu vũ trụ Trung Quốc.

Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố tinh nhuệ nhất Trung Quốc

Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ làm yết hầu năng lượng Trung Quốc kẹt cứng

Tàu cá Trung Quốc rời vùng biển tranh chấp với Philippines

Trung Quốc chỉ cần 1 chiếc tàu ngầm đã có thể uy hiếp cả châu Âu-Mỹ?

Ảnh: Xuất hiện trò đóng giả lính đặc nhiệm Trung Quốc ở Hồng Kông

Trung Quốc: Khả năng điều động lực lượng nhằm vào Ấn Độ tăng lên

Rời Việt Nam, tàu chiến Nga đến biển Hoàng Hải tập trận với Trung Quốc

Posted Image

Tàu vũ trụ không người lái X-37B của Mỹ. Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin cho biết, gần đây, người phụ trách Bộ Tư lệnh hàng không vũ trụ Không quân Mỹ đã nói một cách khó hiểu về tình hình của loại vũ khí bí mật tinh vi nhất – tàu vũ trụ X-37.

Theo tờ “Thời báo Washington”, Thượng tướng Không quân William Shelton là người phụ trách hoạt động tác chiến không gian của Không quân. Ngày 26/3, trong bữa ăn sáng với chuyên gia vấn đề quốc phòng, ông đã tiết lộ rằng, hiện nay X-37 đang thực hiện nhiệm vụ khi trên quỹ đạo.

Ông nói: “Nó đã hoạt động rất tốt trên quỹ đạo, chúng tôi không xác định thời gian quay trở về chính xác cho nó. Nhiệm vụ của nó thỏa đáng, chúng tôi rất hài lòng với tình hình”.

Ông cho biết, Không quân có hai loại trang bị hàng không này, hiện còn chưa có kế hoạch tăng số lượng. Ông cũng đã lên tiếng bảo vệ lý do luôn giữ bí mật về ngân sách của chương trình này.

Theo Shelton: “Nếu như đã công bố ngân sách của một chương trình/kế hoạch, không chắc lúc nào sẽ phải công bố khả năng và công nghệ có liên quan. Đối với vấn đề này, tôi cho rằng, nó chỉ là một quyết sách an ninh quốc gia mang tính chiến lược tốt, cũng giống như những việc làm khác. Chỉ cần chúng ta tự biết ngân sách là được”.

Có người hỏi về chi tiết của loại tàu vũ trụ bí mật này, Shelton chỉ cho biết hệ thống này “có thể thay đổi tình hình chiến tranh”, điều này thường chỉ khả năng chiến lược có thể quyết định thắng bại của chiến tranh.

Posted Image

Bài báo dẫn lời một quan chức quốc phòng cho biết, X-37 là một thành phần quan trọng trong ý tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân” hoàn toàn mới của Lầu Năm Góc.

Ý tưởng “tác chiến hợp nhất không-hải quân” chính là đem kết hợp chặt chẽ giữa khả năng của không quân và hải quân lại để đánh bại hệ thống quân sự tiên tiến của Trung Quốc, như vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo chống hạm và khả năng tác chiến mạng.

Khi xảy ra xung đột với Trung Quốc trong tương lai, X-37 sẽ phát huy vai trò then chốt về mặt phá hoại thiết bị do thám vũ trụ của Trung Quốc. Thiết bị do thám vũ trụ của Trung Quốc có thể cung cấp dữ liệu quan trọng cho tên lửa chống hạm DF-21D ngắm chính xác mục tiêu.

Tuy nhiên, quan chức Lầu Năm Góc từ chối công khai thừa nhận X-37 là một phần của hệ thống tác chiến không gian trong tương lai, mà nhấn mạnh rằng nó là phương tiện thử nghiệm của các hoạt động nghiên cứu.

Có người viết sách quân sự của Trung Quốc từng cho rằng, X-37 là một phần của kế hoạch bí mật tác chiến vũ trụ nhằm vào Trung Quốc của Mỹ.

Posted Image

X-37 trên đường băng.

Posted Image

X-37 tách khỏi khoang tàu con thoi.

Posted Image

X-37 có tiềm năng phát triển thành máy bay chiến đấu quân sự trong không gian.

Posted Image

Tàu vũ trụ X-37 Mỹ.

Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)

==========================

Trong "Canh bạc cuối cùng" này, hai tay chơi đang nhá bài dọa đối thủ để tố xì phé! Hi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mạng Trung Quốc vừa đưa tin ngày 26/12/2011 (sau ngày Noel, trước Tết Dương lịch) :

[news.cntv.cn]

Đại ý :

Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt.

Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ (cách nay khoảng 3000 năm, xem [vi.wikipedia.org]) !

Posted Image

Edited by quanghung14

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái cơ cấu nền kinh tế với 7 nhóm ngành ưu tiên

Luyện kim, hóa dầu, đóng tàu, điện tử, công nghiệp xanh, logistics và du lịch sẽ là những ngành được ưu tiên phát triển trong trung và dài hạn, theo đề án Tái cơ cấu nền kinh tế vừa được Bộ Kế hoạch & Đầu tư hoàn thành.

'Lạm phát, lãi suất hạ thì doanh nghiệp đã kiệt sức'

Thủ tướng duyệt đề án tái cơ cấu ngân hàng

Theo đề án vừa được Bộ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ có 2 loại ngành được ưu tiên phát triển khi tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế là loại đang có lợi thế cạnh tranh và loại có thể xây dựng, bổ sung lợi thế cho Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 cũng như tương lai xa hơn.

7 nhóm ngành được khuyến nghị được ưu tiên trong trung và dài hạn, bao gồm: luyện kim, hóa dầu, đóng tàu - phương tiện vận tải, điện tử, công nghiệp xanh - năng lượng tái tạo, dịch vụ giao nhận vận tải (logistics) và du lịch.

Posted Image

Theo đề án tái cơ cấu, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm dần. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, việc phát triển các ngành này sẽ góp phần bổ sung lợi thế cho các ngành đang có lợi thế hiện tại, đồng thời thay thế một số ngành thâm dụng lao động như dệt may, da dày, chế biến gỗ - lâm sản… Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng lưu ý cần tiếp tục hiện đại hóa các ngành như bưu chính - viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin.

Đối với các ngành có lợi thế cạnh tranh hiện tại (gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đề án cho rằng nên tiếp tục ưu tiên theo các tiêu chí như hiệu quả, tỷ trọng giá trị gia tăng cao, độ lan tỏa, tạo nhiều công ăn việc làm cũng như chiếm tỷ trọng lớn trong GDP cũng như xuất khẩu.

Việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, theo đó sẽ góp phần cơ cấu lại các khu vực của nền kinh tế. Đến năm 2020, dự kiến tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế tối đa của nông nghiệp sẽ chỉ đạt 15% trong khi công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tối thiểu 85% (hiện lần lượt là hơn 20% và gần 80%). Ngoài ra, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao cũng phải chiếm khoảng 45% GDP.

Để thực hiện các mục tiêu này, đề án tài cơ cấu đề ra một loạt các giải pháp, mà trước hết là tập trung vào việc rà soát, nâng cao chất lượng quy hoạch, công khai các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, làng nghề… Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đề xuất việc đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước (đưa vốn Nhà nước, bao gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ, đầu tư ngoài ngân sách vào khuôn khổ chi tiêu trung hạn), tái cơ cấu để nâng cao chất lượng doanh nghiệp quốc doanh.

Để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu, cơ quan soạn thảo tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phải hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tải khóa, đảm bảo ổn định vĩ mô. Chính sách tiền tệ cần theo đuổi mục tiêu lạm phát 4-6% một năm trong trung và dài hạn, thực hiện đầy đủ, nhất quán đề án tái cơ cấu thị trường tài chính - chứng khoán… Cùng với đó, tài khóa sẽ được điều hành chủ động theo hướng “nghịch chu kỳ” (giảm chi tiêu công khi kinh tế tăng trưởng mạnh), phân đầu giảm bội chi trung hạn xuống mức 3-3,5% một năm. Đồng thời, nhằm “dưỡng sức” cho doanh nghiệp, Chính phủ sẽ giảm dần mức thu thuế thu nhập xuống mức 22-23% vào năm 2015 và 20% trước năm 2020.

Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước cũng được để án nhắc tới nhưng một giải pháp. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp, nhà đầu tư mang tính quyết định trong đổi mới, chuyển dịch từng bước. Tuy nhiên, ở các khâu tăng tốc, đột phá, Việt Nam vẫn xác định Nhà nước có vai trò “quan trọng hơn nhiều”.

Cụ thể, Nhà nước sẽ đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ bằng cách xác định ưu tiên phát triển, trực tiếp tham gia đầu tư dưới hình thức thích hợp, trực tiếp xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm, dẫn dắt, định hướng và lôi kéo nhà đầu tư cũng như các bên liên quan để thực hiện tăng tốc, đột phá phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên.

Ngoài ra, đề án của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đề cập đến các giải pháp khác như thực hiện chương trình quốc gia về phát triển, nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh, nâng cao hiệu lực quản lý các dự án FDI, hoàn thiện các hành lang pháp lý đối với phát triển kinh tế, doanh nghiệp…

Cuối cùng, quá trình tái cơ cấu kinh tế được cơ quan soạn thảo đúc kết bằng cụm từ “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”. Theo đó việc “tuần tự tiệm tiến” sẽ được áp dụng đối với các ngành mà công nghệ ít thay đổi. Trong khi đó, đối với các ngành công nghệ thay đổi nhanh, cần chọn, áp dụng các công nghệ hiện đai nhất nhằm “tăng tốc đột phá”, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng sức bật đối với nền kinh tế.

Nhật Minh

=============================

Cứ theo Lý học thì cần phải xem một quẻ để biết tương lai đi về đâu. Gọi là "Đi tắt đón đầu". Mấy ngành được ưu tiên nói trên nếu ở đầu thế kỷ XX thì quả là một chiến lược sáng suốt!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay