Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sáng post bài vào nhưng có việc phải đi nên chưa nói được ý của mình. Sức mạnh của nước Mỹ ở 2 điểm: dân chủ và không chiếm cứ lãnh thổ. Tuy nhiên, bài viết này không chỉ ra được điểm yếu của nước Mỹ: đó là sức mạnh, chiều sâu văn hóa, lòng tự hào dân tộc. Người Mỹ chỉ đem lại cho người ta cái gọi là bè chứ chưa phải là bạn, nghĩa là khi nào có lợi thì cùng làm, nhưng dám hy sinh, chịu thiệt thòi vì nhau thì chưa có. Đó cũng chính là lý do mà nước Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục thất bại trong trung, dài hạn ở những nơi có chiều sâu văn hóa. Điển hình:

- Thất bại ở VN, dân tộc có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc bậc nhất trên thế giới;

- Thất bại trong việc gây ảnh hưởng với Ấn Độ và Pakistan;

- Thất bại trong việc kiểm soát Áp-ga-nix-tan;

- Thất bại trong việc áp đặt cho I-rắc;

- Đang lúng túng trong việc kiềm tỏa Trung Quốc ...

Tới đây, với các tay chơi hiện tại, nếu nước Mỹ vẫn là ông Obama hoặc 1 trong những ứng viên tổng thống hiện nay cầm quyền và TQ là ứng viên Tập Cận Bình, tôi tin nước Mỹ sẽ thất bại trong ván cờ kiềm tỏa Trung Quốc, một quốc gia được thừa hưởng khá nhiều từ nền văn minh phương Đông lỗi lạc! Dài hạn hơn thì phải chờ vào việc xuất hiện các nhân tố mới!

Vì vậy nên mới có chuyện hẳn một phong trào phủ nhận văn hóa truyền thống Việt: Từ 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm với một "liên minh bộ lạc" và người dân "Ở trần đóng khố". Địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng.

- Thất bại ở VN, dân tộc có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc bậc nhất trên thế giới;

Còn những điểm sau:

- Thất bại trong việc gây ảnh hưởng với Ấn Độ và Pakistan;

- Thất bại trong việc kiểm soát Áp-ga-nix-tan;

- Thất bại trong việc áp đặt cho I-rắc;

Thì đó chỉ là chưa chọn được một sách lược đúng thôi. Ấn Độ trước sau cũng ngả về Hoa Kỳ vì quyền lợi quốc gia của mình.

Còn việc kiềm tỏa Trung Quốc thì tôi không bàn. Tôi không bao giờ bàn và dự báo gì liên quan đến đất nước này, cho đến khi Việt sử 5000 năm văn hiến được thừa nhận một cách rộng rãi.

Tôi chỉ cảnh báo chung chung có tính chất cả làng Vũ Đại rằng: Kẻ nào đứng đằng sau âm mưu chống lại Việt sử, phủ nhận chân lý sẽ phải chuốc lấy hậu quả cực kỳ tai hại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

n

Sáng post bài vào nhưng có việc phải đi nên chưa nói được ý của mình. Sức mạnh của nước Mỹ ở 2 điểm: dân chủ và không chiếm cứ lãnh thổ. Tuy nhiên, bài viết này không chỉ ra được điểm yếu của nước Mỹ: đó là sức mạnh, chiều sâu văn hóa, lòng tự hào dân tộc. Người Mỹ chỉ đem lại cho người ta cái gọi là bè chứ chưa phải là bạn, nghĩa là khi nào có lợi thì cùng làm, nhưng dám hy sinh, chịu thiệt thòi vì nhau thì chưa có. Đó cũng chính là lý do mà nước Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục thất bại trong trung, dài hạn ở những nơi có chiều sâu văn hóa. Điển hình:

- Thất bại ở VN, dân tộc có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc bậc nhất trên thế giới;

- Thất bại trong việc gây ảnh hưởng với Ấn Độ và Pakistan;

- Thất bại trong việc kiểm soát Áp-ga-nix-tan;

- Thất bại trong việc áp đặt cho I-rắc;

- Đang lúng túng trong việc kiềm tỏa Trung Quốc ...

Tới đây, với các tay chơi hiện tại, nếu nước Mỹ vẫn là ông Obama hoặc 1 trong những ứng viên tổng thống hiện nay cầm quyền và TQ là ứng viên Tập Cận Bình, tôi tin nước Mỹ sẽ thất bại trong ván cờ kiềm tỏa Trung Quốc, một quốc gia được thừa hưởng khá nhiều từ nền văn minh phương Đông lỗi lạc! Dài hạn hơn thì phải chờ vào việc xuất hiện các nhân tố mới!

Chào bạn!

Tôi lăn tăn chỗ này "Tuy nhiên, bài viết này không chỉ ra được điểm yếu của nước Mỹ: đó là sức mạnh, chiều sâu văn hóa, lòng tự hào dân tộc." Sức mạnh thì bạn có nói ở dưới rồi, tôi không dám lạm bàn tuy vẫn không cùng quan điểm. Tuy nhiên, về "chiều sâu văn hóa" và "lòng tự hào dân tộc" tôi vẫn chưa hiểu lắm ý bạn. Thật ra, nếu ý bạn nói là nước Mỹ không có chiều sâu văn hóa, có lẽ tôi không đồng ý với bạn. Tuy lịch sử nước Mỹ rất trẻ nhưng vì biết dung nạp mọi thứ văn hóa của dân tứ xứ đem đến (dung nạp có chọn lọc tự nhiên nhé, trên cơ sở dân chủ-anh có tự do, miễn tự do của anh không ảnh hưởng tự do người khác) và dựa trên cái văn hóa chủ đạo là văn hóa dân chủ, nên theo ý kiến thiển cận của 1 thằng sinh viên kinh tế như tôi, văn hóa Mỹ bền chắc và có chiều sâu lắm. Thứ hai, về "lòng tự hào dân tộc", có thể bạn đúng, nước Mỹ không có một dân tộc chính thống. Tuy nhiên, điều đó có gì là quan trọng, khi mà người Mỹ không quan tâm bạn từ đâu đến, miễn bạn đến được nước Mỹ, xứ tự do, bạn là công dân Mỹ, thì bạn có trách nhiệm bảo vệ xứ tự do này. Ý tôi là, người Mỹ không có lòng "tự hào dân tộc" nhưng họ có "lòng tự hào về một xứ sở tự do thay thế". KÍnh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Cho ly cà phê đen không đường đi!

- ?...........

- Sao chẳng có ai trả lời thế nhỉ? Chủ quán đi đâu rồi?

Hic! Quán này âm thịnh, dương suy. Phải chi bắt thêm mấy ngọn đèn rồi dùng gương phản chiếu may ra có khách.

NGHE DANH BÁC THIÊN SỨ NHIỀU LẮM NÊN THẬT SỰ RẤT MUỐN ĐƯỢC 1 LẦN GẶP MẶT VÀ TIẾP CHUYỆN CÙNG BÁC...NHƯNG THÔNG TIN VỀ BÁC QUÁ ÍT ỎI!! TỬ VI CHIA LÀM BAO NHIÊU DANG THƯA BÁC?

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGHE DANH BÁC THIÊN SỨ NHIỀU LẮM NÊN THẬT SỰ RẤT MUỐN ĐƯỢC 1 LẦN GẶP MẶT VÀ TIẾP CHUYỆN CÙNG BÁC...NHƯNG THÔNG TIN VỀ BÁC QUÁ ÍT ỎI!! TỬ VI CHIA LÀM BAO NHIÊU DANG THƯA BÁC?

Danh vọng gì đâu, lên cái gu gồ chấm Thiên Sứ thì 9 bài chửi mới có một bài phản ánh khách quan. Về Tử Vi thì đó là một phương pháp, nên chỉ có một thôi - vì chân lý chỉ có một. Nhưng do thất truyền nền đẻ ra lắm thứ Nam tông , Bắc phái....loạn cào cào cả. Nhưng thầy nào theo phái nào thì phái đó là nhất. Thôi thì Tử Vi Lạc Việt nhì sau cái phái nhất nào đó vậy. Thế cho đỡ mất lòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập trận đa quốc gia ở biển Đông

Thanh Niên Online

05/03/2012 3:25

Lần đầu tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc dự kiến sẽ tham gia tập trận chung với Mỹ và Philippines trên biển Đông.

Tàu chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận Balikatan - Ảnh: Militaryphotos.net

Kyodo News hôm qua dẫn nguồn ngoại giao, quân sự từ Tokyo và Manila loan tin Lực lượng phòng vệ Nhật sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận chung thường niên Balikatan của quân đội Mỹ và Philippines. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tham gia Balikatan 2012, dự kiến diễn ra từ cuối tháng này đến đầu tháng 4, hay không. Kyodo News dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật cho rằng đây là nỗ lực chứng minh sự hiện diện của Tokyo tại Đông Nam Á thông qua nền tảng là quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Cũng theo Kyodo News, lần đầu tiên tham gia tập trận dự kiến còn có Hàn Quốc, Úc và một số nước Đông Nam Á khác nhưng thông tin này chưa được xác nhận chính thức.

Báo The Daily Tribune dẫn lời giới chức Manila cho hay Balikatan 2012 sẽ diễn ra ở biển Đông với các bài huấn luyện truyền thống cũng như diễn tập bảo vệ - chiếm lại các giàn khoan dầu. Giới quan sát nhận định việc đa phương hóa cuộc tập trận Balikatan xuất phát từ những quan ngại đối với các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển. Hồi tuần trước, tờ Manila Standard Today dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay mục tiêu của cuộc tập trận Balikatan sẽ chuyển từ chống khủng bố sang bảo vệ chủ quyền. Nước này và Trung Quốc cũng đang căng thẳng về việc Manila mời nhà đầu tư nước ngoài thăm dò dầu khí ở vùng biển đang tranh chấp.

Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng

Giữa lúc có nhiều quan ngại về các động thái quân sự của Trung Quốc, nước này ngày 4.3 thông báo ngân sách quốc phòng năm 2012 vào khoảng 106,4 tỉ USD, tăng 10,7 tỉ USD so với năm ngoái. AFP dẫn lời phát ngôn viên quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh cho rằng con số này “tương đối thấp” so với một số nước khác, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu tự vệ, hòa bình của quân đội nước này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng con số mà Bắc Kinh công bố thường thấp hơn nhiều so với thực tế. Giáo sư Willy Lam tại Đại học Hồng Kông chỉ ra rằng ngân sách được công bố phần lớn được dùng cho việc trả lương nhân viên và bảo trì khí tài, không bao gồm nguồn quỹ hiện đại hóa quân đội và phát triển vũ khí.

Văn Khoa

=====================

Không có gì để bàn! Tất yếu sự kiện sẽ như vậy và ngày càng phát triển.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

n

Chào bạn!

Tôi lăn tăn chỗ này "Tuy nhiên, bài viết này không chỉ ra được điểm yếu của nước Mỹ: đó là sức mạnh, chiều sâu văn hóa, lòng tự hào dân tộc." Sức mạnh thì bạn có nói ở dưới rồi, tôi không dám lạm bàn tuy vẫn không cùng quan điểm. Tuy nhiên, về "chiều sâu văn hóa" và "lòng tự hào dân tộc" tôi vẫn chưa hiểu lắm ý bạn. Thật ra, nếu ý bạn nói là nước Mỹ không có chiều sâu văn hóa, có lẽ tôi không đồng ý với bạn. Tuy lịch sử nước Mỹ rất trẻ nhưng vì biết dung nạp mọi thứ văn hóa của dân tứ xứ đem đến (dung nạp có chọn lọc tự nhiên nhé, trên cơ sở dân chủ-anh có tự do, miễn tự do của anh không ảnh hưởng tự do người khác) và dựa trên cái văn hóa chủ đạo là văn hóa dân chủ, nên theo ý kiến thiển cận của 1 thằng sinh viên kinh tế như tôi, văn hóa Mỹ bền chắc và có chiều sâu lắm. Thứ hai, về "lòng tự hào dân tộc", có thể bạn đúng, nước Mỹ không có một dân tộc chính thống. Tuy nhiên, điều đó có gì là quan trọng, khi mà người Mỹ không quan tâm bạn từ đâu đến, miễn bạn đến được nước Mỹ, xứ tự do, bạn là công dân Mỹ, thì bạn có trách nhiệm bảo vệ xứ tự do này. Ý tôi là, người Mỹ không có lòng "tự hào dân tộc" nhưng họ có "lòng tự hào về một xứ sở tự do thay thế". KÍnh!

Lòng tự hào dân tộc là cái khiến cho VN có câu: giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh! Nó còn là thứ thôi thúc người Việt ở năm châu vẫn đau đáu hướng về cố hương, Hoa Kiều vẫn liên kết để phát triển và tri ân cố quốc. Nó khác hoàn toàn với sự thôi thúc đến và xây dựng giấc mơ Mỹ về vật chất chứ không phải là nơi người ta gửi gắm tâm hồn. Nước Mỹ có thể là nơi người ta có thể lánh nạn nhưng không phải là nơi người ta sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để quay về gửi nắm xương tàn. Đó chính là sự khác nhau giữa bè và bạn vậy :P :P :P

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lòng tự hào dân tộc là cái khiến cho VN có câu: giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh! Nó còn là thứ thôi thúc người Việt ở năm châu vẫn đau đáu hướng về cố hương, Hoa Kiều vẫn liên kết để phát triển và tri ân cố quốc. Nó khác hoàn toàn với sự thôi thúc đến và xây dựng giấc mơ Mỹ về vật chất chứ không phải là nơi người ta gửi gắm tâm hồn. Nước Mỹ có thể là nơi người ta có thể lánh nạn nhưng không phải là nơi người ta sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để quay về gửi nắm xương tàn. Đó chính là sự khác nhau giữa bè và bạn vậy :P :P :P

Bạn đúng về lòng tự hào dân tộc của người Việt. Tuy nhiên, đừng lầm lẫn giữa lòng tự hào dân tộc và lòng ái quốc. Với tôi, lòng ái quốc mang một nghĩa rộng hơn và bao hàm lòng tự hào dân tộc trong đó. Do đó, nếu nói rằng người Mỹ không có lòng tự hào dân tộc thì không ái quốc là không đúng. Trong sự kiện 11-9, trên chuyến bay bị khủng bố thứ 4 , chuyến duy nhất không khủng bố thành công, người ta đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy lòng dũng cảm của những người Mỹ trên chuyến bay. Họ đã cố chiến đấu với bọn khủng bố để bọn chúng không đạt được mục tiêu dưới mặt đất là điện Capital, cho dù họ biết trước sau vẫn chết (theo dõi đầy đủ ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_bay_s%E1%BB%91_93_c%E1%BB%A7a_United_Airlines ). Tôi nghĩ chính lòng yêu nước đã làm họ giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ để bảo vệ những người dưới đất. Hiện thời, tôi chỉ nghĩ ra được ví dụ đó thôi, còn từ trước giờ có ai đụng được đến nước Mỹ đâu mà thử nghiệm lòng yêu nước của dân Mỹ? Tôi là người Việt, đến xứ Mỹ này 3 năm, tôi rất hiểu lòng tự hào dân tộc của chúng ta và rất tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, dùng điều đó để cho rằng mình yêu nước mình hơn một người khác yêu nước họ là khập khiễng, duy ý chí. Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đúng về lòng tự hào dân tộc của người Việt. Tuy nhiên, đừng lầm lẫn giữa lòng tự hào dân tộc và lòng ái quốc. Với tôi, lòng ái quốc mang một nghĩa rộng hơn và bao hàm lòng tự hào dân tộc trong đó. Do đó, nếu nói rằng người Mỹ không có lòng tự hào dân tộc thì không ái quốc là không đúng. Trong sự kiện 11-9, trên chuyến bay bị khủng bố thứ 4 , chuyến duy nhất không khủng bố thành công, người ta đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy lòng dũng cảm của những người Mỹ trên chuyến bay. Họ đã cố chiến đấu với bọn khủng bố để bọn chúng không đạt được mục tiêu dưới mặt đất là điện Capital, cho dù họ biết trước sau vẫn chết (theo dõi đầy đủ ở đây: http://vi.wikipedia....United_Airlines ). Tôi nghĩ chính lòng yêu nước đã làm họ giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ để bảo vệ những người dưới đất. Hiện thời, tôi chỉ nghĩ ra được ví dụ đó thôi, còn từ trước giờ có ai đụng được đến nước Mỹ đâu mà thử nghiệm lòng yêu nước của dân Mỹ? Tôi là người Việt, đến xứ Mỹ này 3 năm, tôi rất hiểu lòng tự hào dân tộc của chúng ta và rất tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, dùng điều đó để cho rằng mình yêu nước mình hơn một người khác yêu nước họ là khập khiễng, duy ý chí. Kính!

Tôi đã sang Hoa Kỳ 3 lần và đi khoảng 25 thành phố thị trấn ở Hoa Kỳ. Tôi nhận thấy người Mỹ rất yêu nước họ và tự hào về đất nước họ. Bình thường người Mỹ vẫn treo cở Hoa Kỳ trước cửa nhà. Hôm mới sang, tôi hỏi: "Hôm nay là ngày gì mà người Mỹ treo cở trước cửa vậy?". Trả lời: "Tại người ta treo vậy để thể hiện lòng yêu nước, chẳng là ngày gì cả".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã sang Hoa Kỳ 3 lần và đi khoảng 25 thành phố thị trấn ở Hoa Kỳ. Tôi nhận thấy người Mỹ rất yêu nước họ và tự hào về đất nước họ. Bình thường người Mỹ vẫn treo cở Hoa Kỳ trước cửa nhà. Hôm mới sang, tôi hỏi: "Hôm nay là ngày gì mà người Mỹ treo cở trước cửa vậy?". Trả lời: "Tại người ta treo vậy để thể hiện lòng yêu nước, chẳng là ngày gì cả".

Còn ở Việt Nam ta, một số người đến ngày lễ mới đem cờ ra treo chỉ vì....sợ phạt. Trách nhiệm thì đùn đẩy và con ông thì gởi đi nước ngoài học và ở bểnh cho sướng, về nước chi cho khổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Tư, 07/03/2012 - 17:39 Phép thử dân chủ mang tên Ô Khảm Nền dân chủ ở Ô Khảm liệu có phải là điều kiện để những phong trào chống tham nhũng và chống trưng thu ruộng đất vô lối ở Trung Quốc hy vọng vào một mặt bằng chính trị ở vị thế cao hơn, ít ra cũng trên phương diện hình thức? Chuyện chưa từng có tiền lệ

Vào năm 2011, đã có những việc "lần đầu tiên" xảy ra ở Trung Quốc. Ô Khảm là một minh họa sống động như thế. Và năm nay - 2012, cũng hứa hẹn sẽ có thêm những "lần đầu tiên" tiếp theo diễn ra. Ô Khảm đã lại mở màn cho xu thế của những câu chuyện chưa từng có tiền lệ ở đất nước này.

Vào ngày 3/3/2012, một sự kiện lịch sử đã diễn ra tại ngôi làng nhỏ ở Quảng Đông: lần đầu tiên người dân Ô Khảm được chính tay mình và bằng chính tâm hồn mình bầu chọn người đứng đầu của mình. Người đứng đầu đó lại chính là một trong những người đã lãnh đạo thành công cuộc biểu tình chống trưng thu ruộng đất cách đây ba tháng.

Đã không có bất kỳ ứng cử viên nào được chính quyền Quảng Đông giới thiệu "đi cơ sở" ở Ô Khảm, cho dù toàn bộ truyền thống về công tác nhân sự lớn nhỏ từ trước tới nay đều phải bắt nguồn từ quan điểm "lấy quan làm gốc".

Sự việc hy hữu trên khiến người ta cứ ngỡ Ô Khảm là một đảo quốc trong thế giới lý tưởng của Voltaire - nơi mà tính bình quyền chỉ đến với mọi người khi người ta đã không còn chờ đón nó nữa.

Nhưng ở một khía cạnh khác, sự việc cũng trở nên khó xử không kém. Để giải quyết vấn đề tại ngôi làng có số dân chỉ chiếm 1/100.000 dân số Trung Quốc, nghe đâu vụ việc này đã phải đề đạt tới cấp thường vụ Bộ chính trị.

Một phép thử đang diễn ra trong chuyến tàu hoàng hôn. Không có Ô Khảm, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cũng đã đủ "điên đầu" với làn sóng chống trưng thu đất đai nổi lên ở hầu hết 70 thành phố lớn của đại lục. Đó là hậu quả tất yếu từ năm 1990 đến nay, với 43% nông dân bị chính quyền trưng thu đất đai. Cách đây không lâu, một cuộc điều tra tại 17 tỉnh và khu vực do Đại học nhân dân Bắc Kinh tiến hành, được công bố trên báo 21st Century Business Herald, đã phát lộ: 12,7% nông dân bị trưng thu đất mà không được nhận bồi thường, 9,8% nông dân bị chính quyền quỵt tiền đền bù... Tại một số địa phương, đất trưng thu đã được các công ty bất động sản quốc doanh và tư nhân bán lại với giá trung bình cao gấp 40 lần so với giá đền bù.

Nhưng xung đột đất đai chỉ là một trong nhiều "diễn biến hòa bình" mà Bắc Kinh có đầy đủ lý do để quan ngại sâu sắc.

Posted Image

Lần đầu tiên người dân Ô Khảm được chính tay mình và bằng chính tâm hồn mình bầu chọn người đứng đầu của mình. Ảnh: AP

Dân chủ tượng trưng và con dao hai lưỡi

Trong bối cảnh quá khó xử trên, Ô Khảm lại trở thành... chuyện nhỏ. Trước hết, theo cách so sánh truyền thống của người Trung Quốc, ngôi làng này là quá nhỏ so với tầm vóc của cả một quốc gia vĩ đại và có dân số lớn nhất thế giới. Thứ nữa, nếu có phải "thí điểm" một phép thử về trao quyền dân chủ cho Ô Khảm thì cũng không vì thế mà chính quyền trung ương sẽ đánh mất chính kiến về chính sách tập quyền của mình.

Một lần nữa, cũng như chiến dịch đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khu vực biển Đông vào tháng 7/2011, Bắc Kinh thấy cần phải làm một điều gì đó để ít ra cũng làm nguôi ngoai cái đầu nóng của những người nông dân bị đẩy vào tình thế bức bách. Ô Khảm dĩ nhiên là một ví dụ và một cơ hội tuyệt vời, để ít ra dân chúng cũng lần đầu tiên chấm điểm cho chính quyền về một hành động dân chủ mang tính thực chất.

Song trong thực tế, nếu Ô Khảm trở thành một tiêu điểm về thực chất dân chủ và là địa phương đầu tiên có đủ lý do để tiếp nhận một sự nhượng bộ từ chính quyền trung ương, thì kỳ vọng của Bắc Kinh về việc sẽ không xảy ra thêm những Ô Khảm khác lại là điều kiện để những phong trào chống tham nhũng và chống trưng thu ruộng đất vô lối ở Trung Quốc hy vọng vào một mặt bằng chính trị ở vị thế cao hơn, ít ra cũng trên phương diện hình thức.

Mặt khác, không phải bất kỳ ai trong giới lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh cũng đều quay lưng với Ô Khảm. Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một gương mặt được người dân kỳ vọng ở thái độ dân chủ không phải bằng lối phát ngôn sáo rỗng. Đã không phải một lần, vị thủ tướng này tỏ ra ưu ái đến dân chúng, đến những người bị thu hồi đất và bị mất đất, bắt đầu từ nhận định "sự oán ghét của dân chúng", cho đến gần đây nhất là bênh vực quyền sở hữu đất đai của người dân.

Tiếng nói của Ôn Gia Bảo vì thế đã tỏ ra có đôi chút trọng lượng và phần nào có sức lan tỏa, dù đây lại là vị thủ tướng sắp mãn nhiệm. Nhưng trong cái nhìn cởi mở hơn, dù sao đó cũng là tiếng nói hiếm hoi xuất hiện trong giới quan chức sắp về hưu - một hiện tượng không dễ kiếm tìm trong cơ chế xã hội được coi là khép kín.

Không khí xung đột đất đai ở Trung Quốc cũng vì thế mà có cơ may lắng dịu lại đôi chút, lồng trong bầu không khí chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 18 của Bộ chính trị.

Có lẽ tất cả sẽ chỉ thay đổi đáng kể vào một thời điểm nào đó, khi Ô Khảm không còn được xem là "lần đầu tiên", mà đã trở thành một tiền lệ cho các tiền lệ khác.

Theo

Viết Lê Quân

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Trần Hổ: Chương trình F-35 của Mỹ có thể thất bại

Thứ bảy 10/03/2012 06:00

(GDVN) - Theo chuyên gia Trần Hổ, chương trình F-35 có thể thất bại do một loạt vấn đề đang tồn tại, nó có thể gây ra một loạt phản ứng dây chuyền.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Tân Hoa xã vừa đăng bài viết “Chuyên gia Trần Hổ: F-35 đối mặt với khả năng thất bại trong nghiên cứu phát triển”. Nội dung bài viết như sau:

Ngày 29/2, tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Tanaka Naoki cho biết, nếu không thể tránh được trường hợp chậm trễ giao hàng hoặc đội giá lên, Nhật Bản có thể hủy bỏ hợp đồng mua máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới F-35 của Mỹ hoặc lựa chọn lại kiểu máy bay khác.

Trong khi đó, Anh cũng cho biết họ dừng mua máy bay chiến đấu F-35 phiên bản hải quân, chuyển sang dùng loại F-35 phiên bản cất/hạ cánh thẳng đứng trang bị cho tàu sân bay tương lai của Anh.

Rõ ràng, với tư cách là máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của Mỹ, đồng thời cũng là máy bay chiến đấu phiên bản xuất khẩu chính trong tương lai của Mỹ, trong quá trình nghiên cứu phát triển, F-35 đã xuất hiện một loạt vấn đề: thời gian nghiên cứu chế tạo bị đẩy lùi; kinh phí nghiên cứu chế tạo vượt mức; tính năng công nghệ của bản thân máy bay không đạt tiêu chuẩn.

Một loạt những vấn đề này làm cho kế hoạch nghiên cứu phát triển F-35 luôn nằm trong trạng thái thường xuyên gây tranh cãi. Như vậy, nếu chương trình nghiên cứu phát triển F-35 bị thất bại thì sẽ có hệ quả như thế nào?

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Nhiều khả năng chương trình F-35 bị thất bại

Thứ nhất, điều mà chúng ta cần phải xác định, đó là làm thế nào được coi là thất bại trong nghiên cứu phát triển?

Từ góc độ thất bại, nó vốn bao gồm nhiều trường hợp. Tình huống cực đoan nhất là toàn bộ chương trình nghiên cứu phát triển bị thất bại, không thể nghiên cứu phát triển ra máy bay. Hiện nay, F-35 đã sản xuất lượng nhỏ, cho nên khả năng xuất hiện tình huống cực đoan này rất ít.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc nghiên cứu phát triển F-35 nhất định sẽ thành công.

Trên thực tế, còn có một vài trường hợp thất bại trong nghiên cứu phát triển khác. Chẳng hạn, chu kỳ nghiên cứu phát triển tiếp tục kéo dài lâu; giá tiêu thụ tiếp tục tăng cao, khiến cho các nước khác không thể mua được; sau khi máy bay được nghiên cứu phát triển ra và được tiêu thụ, trong quá trình sử dụng xuất hiện lỗi kỹ thuật lớn…

Nếu gặp phải những trường hợp này, có coi là nghiên cứu phát triển bị thất bại hay không? Một khi xuất hiện tình trạng này thì sẽ gây ra phản ứng dây chuyền như thế nào?

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Không loại trừ khả năng xuất hiện lỗi kỹ thuật lớn

Trước hết, chúng ta muốn biết khả năng thất bại trong nghiên cứu phát triển lớn đến đâu.

Rất nhiều người cho rằng, với tư cách là chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được Mỹ ra sức thúc đẩy, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 không thể thất bại.

Nhưng trên thực tế, nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến của Mỹ, sẽ phát hiện khả năng này chắc chắn là có.

Ví dụ điển hình nhất là máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai F-104 được nghiên cứu chế tạo cùng năm của Không quân Mỹ, loại máy bay này cũng do hãng Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo, kiến trúc sư trưởng khi đó cũng là nhà thiết kế máy bay nổi tiếng U-2.

Nhưng sau khi máy bay được trang bị cho Không quân Mỹ và xuất khẩu lượng lớn, khi đó được cho là “nhà sản xuất góa phụ”. Do F-104 xuất hiện lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, buộc Không quân Mỹ phải loại bỏ loại máy bay F-104 sau khi trang bị chưa được bao lâu.

May mà, lúc đó Không quân và Hải quân Mỹ đồng thời đang nghiên cứu phát triển 2 loại máy bay chiến đấu chủ lực khác nhau. Tuy F-104 của Không quân thất bại, nhưng việc nghiên cứu chế tạo F-4 phiên bản Hải quân lại tương đối thành công.

Cuối cùng, Không quân buộc phải bỏ sang một bên, dùng máy bay chiến đấu F-4 của Hải quân Mỹ làm máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Trên thực tế, tình trạng này cũng xuất hiện ở máy bay chiến đấu cao cấp thế hệ thứ năm F-22. Từ khi F-22 được trang bị cho quân đội cũng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể nói là tồn tại lỗi kỹ thuật rất lớn, cuối cùng phải ngừng sản xuất.

Do có lịch sử như vậy, chúng ta không thể loại trừ khả năng việc nghiên cứu phát triển F-35 bị thất bại, đặc biệt là khả năng tồn tại lỗi kỹ thuật rất lớn, tuyệt đối không thể loại trừ. Cho dù nhìn từ góc độ lịch sử hay góc độ thực tế, không ai có thể bảo đảm chương trình nghiên cứu phát triển F-35 nhất định thành công.

Nói cách khác, trong quá trình nghiên cứu phát triển F-35, mặc dù những vấn đề về thời gian và kinh phí tương đối dễ giải quyết, nhưng nếu sản phẩm xuất hiện lỗi kỹ thuật to lớn, thì hậu quả sẽ tương đối lớn. Nhìn từ góc độ khác, nếu xuất hiện những tình huống này, có nghĩa là việc nghiên cứu phát triển F-35 đã thất bại.

Nghiên cứu phát triển F-35 thất bại sẽ gây ra phản ứng dây chuyền

Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 được đặt ra. Trên tạp chí “Quân sự Thế giới” khi đó, chuyên gia Trần Hổ đã có bài viết nhan đề “Canh bạc xuyên thế kỷ”.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Thực ra, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 giống như một “siêu canh bạc”. Tổng kinh phí của chương trình là 500 tỷ USD, số lượng phải sản xuất là hơn 4000 chiếc. Hơn nữa, Không quân Mỹ muốn nó có thể trở thành máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.

Đặc biệt là sau khi F-22 xuất hiện một loạt vấn đề và bị ngừng sản xuất, F-35 đã trở thành loại máy bay chiến đấu chủ lực duy nhất thế hệ tiếp theo của Mỹ.

Đối với những nước mua trang bị của Mỹ, về cơ bản cũng đều muốn dùng F-35 làm máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, cho dù là Anh hay Nhật Bản và một số nước NATO, bao gồm Australia, Canada, máy bay chủ lực tương lai của những nước này đều quan tâm tới F-35.

Cho nên, chương trình nghiên cứu phát triển F-35 một khi thất bại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của không quân nhiều nước. Trong khi đó, không quân rất nhiều đồng minh và những nước phải sử dụng trang bị của Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng không có sự lựa chọn về máy bay chiến đấu tương lai.

Đồng thời, là một siêu canh bạc, nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới một số doanh nghiệp quốc phòng của Mỹ, như trùm công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin, thậm chí có thể sẽ gây hiệu ứng tiêu cực không nhỏ đối với nền kinh tế Mỹ.

Tất nhiên, tất cả các khả năng này chỉ là suy đoán, nhưng nhìn vào tình hình hiện nay, khả năng xuất hiện tình trạng này hầu như ngày càng lớn. Tình hình này một khi xuất hiện, sẽ gây ra một phản ứng dây chuyển rất lớn, thậm chí ở một ý nghĩa nào đó sẽ trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến bá quyền của Mỹ.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-35

Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)

=================================

Nước Mỹ làm sao thất bại trong việc chế tạo và sản xuất hàng loạt máy bau F35 được nhỉ? Bài phân tích của tay chuyên gia này chẳng có cơ sở nào cả. Toàn là cảm tính và kinh nghiệm.

Hoa Kỳ sẽ thành công trong việc chế tạo và sản xuất hàng loạt máy bay F35, thâm chí còn cải tiến với nhiều tính năng vượt trội hơn - nếu họ muốn thế - Đấy là lời tiên tri của Thiên Sứ tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin thầy bói mù quáng, bị dẫm đạp đến chết

Cập nhật 10/03/2012 06:30:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Câu chuyện về gia đình ông Ngô Ngọc Duy (64 tuổi, ngụ xã Tây An, Tây Sơn, Bình Định) với nỗi ám ảnh trùng tang là câu chuyện đầy những tình huống bi hài, đau xót. Không ai có thể ngờ trong thời buổi hiện nay lại có những chuyện “thật như bịa” đến thế.

Trùng tang vì “thất đức”?

Ông Ngô Ngọc Duy có vợ là bà Trần Thị Liễu, con gái là chị Ngô Thị Thơm. Trong thời gian làm việc tại TP.HCM, chị Thơm quen với Huỳnh Thị Hữu Duyên (26 tuổi) và chị Nguyễn Thị Bích Hạnh cùng quê Bình Định.

Sau lần về nhà chị Thơm chơi, giữa năm 2008, Duyên chuyển đến ở nhờ và được vợ chồng ông Duy đồng ý. Duyên được coi như con cái trong nhà…

Cuối năm 2008, mẹ bà Liễu chết. Cả gia đình vừa lo chôn cất mẹ được vài ngày, chị gái bà Liễu lại đột ngột qua đời. Vốn chẳng bệnh tật, mẹ và chị mất cách nhau chưa đầy tuần lễ khiến cả gia đình quay quắt sợ hãi, câu chuyện trùng tang dậy lên khắp một vùng quê nghèo.

Họ lật đật đi xem bói mong tìm ra lý do để hóa giải tai ương, người thầy bói cho biết do mẹ bà Liễu chết phải giờ độc nên người con phải đi theo và sẽ còn nhiều người khác.

Posted Image

Huỳnh Thị Hữu Duyên.

Không hiểu do bấn loạn tinh thần, cũng từ đó ông Duy chợt cảm thấy căn nhà bao nhiêu năm gắn bó trở nên bất thường.

Đêm khuya, khi gia đình vừa tắt đèn đi ngủ ông cảm thấy văng vẳng bên tai tiếng kêu của dao búa, bàn ghế…những tiếng động như từ “cõi âm” dội về.

Chứng kiến câu chuyện của gia đình bạn, Huỳnh Thị Hữu Duyên (người ở nhờ) nói với ông Duy có ai đó mách bảo mình rằng gia đình ông ăn ở thất đức nên bị các “ngài” quở phạt, nếu không cúng bái cẩn thận thì bà Liễu sẽ là người tiếp theo phải chết.

Duyên lý giải “ngài” là người vô hình không ai thấy được, chỉ có người cõi âm nhập vào người sống mới thấy được “ngài”.

Lo sợ, hoảng loạn, ông Duy tất tả chi tiền để Duyên lo mua sắm trái cây, xôi gà để cúng “ngài” tại nhà, rồi mang cả tiền lên chùa để cúng. Những đồng tiền mồ hôi nước mắt cứ thế đội nón ra đi theo những lời lẽ mà Duyên đưa lối, dẫn đường.

Không còn tiền cúng “ngài”, ông Duy được Duyên cho vay để cúng tiếp. Cuối cùng ông phải viết giấy bán chiếc xe gắn máy là phương tiện đi làm của đứa con trai cho Duyên để trừ nợ với giá 11 triệu đồng.

Bi kịch gia đình

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó mà bi kịch thật sự đến với gia đình ông Duy khi xảy ra cái chết của người vợ với một lý do rất “trời ơi”, gia đình ngập trong nợ nần chồng chất.

Đầu năm 2009, chị Thơm cùng em gái trở lại TP.HCM làm việc, thuê một căn nhà ở quận 12 ở cùng với Duyên và Hạnh.

Sau ít ngày, Duyên lại cho biết có “ngài” hiện về báo mộng rằng gia đình chị Thơm sắp gặp “nạn”, phải để Duyên cúng giùm để khỏi bị phạt nếu không bà Liễu sẽ chết.

Tin lời, tháng 9/2009, bà Liễu chuyển vào ở cùng để Duyên “giúp đỡ”. Ngày qua ngày, bốn chị em Thơm đi làm công nhân lấy tiền bao ăn uống, thuê nhà cho Duyên còn lại đưa để nữ “thầy bói” này cúng bái.

Bấy nhiêu vẫn không đủ, Duyên tiếp tục yêu cầu ông Duy gửi vào tài khoản của Hạnh 48,9 triệu đồng để rút ra tiêu xài.

Để “cứu” bà Liễu, ngày nào Duyên cũng dùng tay, chân, cái chày, thậm chí đứng cả hai chân nhảy trên người rồi đạp, đánh đập bà Liễu để “ngài” không phạt bà nữa. Sau gần một năm bị dày vò, ngày 14/8/2010, bà Liễu bị Duyên dùng chân đạp lên người dẫn đến trọng thương và tử vong trước khi vào Bệnh viện quận Gò Vấp để cấp cứu.

Cái chết của bà Liễu như thức tỉnh cả gia đình. Ông Duy cùng con cái làm đơn tố cáo, đề nghị xử lý Duyên vì đã gây ra cái chết cho người thân, đồng thời đòi lại chiếc xe gắn máy và hơn 65 triệu đồng bao gồm 48,9 triệu đã gửi cho Duyên cùng khoản tiền mai táng phí, tổn thất tinh thần.

Xét xử sơ thẩm, TAND quận 12 (TP.HCM) tuyên phạt Huỳnh Thị Hữu Duyên 4 năm tù về tội “hành nghề mê tín dị đoan”, tuyên trả lại chiếc xe máy cho gia đình nạn nhân, buộc bị cáo phải bồi thường hơn 65 triệu đồng cho gia đình bị hại. Duyên làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, ông Duy cũng kháng cáo đề nghị tăng hình phạt với Duyên.

Tại tòa, Duyên tỉnh rụi khai nhận hành vi phạm tội và cho rằng mình không có lỗi trong việc gây ra cái chết của nạn nhân, lỗi do họ tự nguyện, bị cáo cũng xin tòa trả lại chiếc xe máy vì bị cáo có giấy tờ do ông Duy đã ký bán (?).

Tuy nhiên, do bị hại trình bày có làm đơn kháng cáo nhưng hồ sơ vụ án cấp phúc thẩm không thấy có, nên phiên tòa phải hoãn để kiểm tra lại.

Nhìn bị cáo bước ra khỏi phòng xử án, chị Thơm cùng gia đình hướng cặp mắt đầy oán trách vào kẻ “phản bội lòng tin”. Họ ấm ức kể lại bi kịch gia đình, vì Duyên mà người mẹ đã phải chịu những trận đòn xé da xé thịt, vì Duyên mà cả gia đình rơi vào cảnh nợ nần chồng chất…

Thế nhưng, vì đâu nên nỗi? Giá như gia đình nạn nhân không quá mê tín đến mức khờ khạo thì có lẽ sự việc đáng tiếc đã không xảy ra. Chứng kiến câu chuyện của họ, nhiều vừa giận mà vừa thương…

Mai Phượng

===========================

Xem hết cả bài báo thì nhân vật Duyên trong câu chuyện này rõ ràng không thể gọi là "Thày bói". Cô ta đơn giản là một người hoang tưởng - nếu không nói là kẻ lừa đảo - dẫn đến giết người. Cô ta chưa hề "xem bói" mà chỉ kể lại sự cảm nhận hoang tưởng của mình. Thày bói - theo truyền thống dân gian là người phải dùng phương pháp bói toán để dự báo về tương lai. Cho dù đó là phương pháp nào: Bốc Dịch bằng cách gieo đồng tiền, dùng Mai Hoa Dịch, xem bói theo lá trầu, quả cau hay tra sách vở tính toán có quy luật về phép tính trùng tang...vv.... Nhưng bài viết thì cứ xưng xưng dùng từ "Thày bói" một cách sai lệch trong miêu tả hiện tượng...Báo chí, dù chính hay tà đều rất ảnh hưởng tới tâm lý của dư luận. Bởi vậy, sự xử dụng từ không chính xác và thiếu khách quan sẽ gây một cái nhìn nhập nhằng và sai lệch với các hiện tượng xã hội.

Thật đáng tiếc! Nhưng chắc tôi cũng không muốn nói nhiều hơn khi mà ngay cả những tri thức có tên tuổi còn phủ nhận cả một chân lý : Việt sử 5000 năm văn hiến, xuống còn 2700 năm thì tôi cũng không hy vọng gì sự chấn chỉnh ngôn từ trên báo chí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Trung sắp hội đàm về châu Á -Thái Bình Dương

11/03/2012 3:14

Mỹ và Trung Quốc sắp thảo luận về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương giữa lúc hai bên vẫn có nhiều động thái mới tại khu vực.

Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân cho hay phái đoàn nước này sẽ đến bang Maryland của Mỹ để hội đàm về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 12.3. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á -Thái Bình Dương Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì sự kiện này. Theo Kyodo News, hai bên sẽ tập trung thảo luận một loạt các chủ đề gồm: tranh chấp trên biển Đông, chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tình hình Myanmar.

Posted Image

Đô đốc Samuel Locklear (phải), tân Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương - Ảnh: US Navy

Trung Quốc bác tin mua máy bay Su-35 của Nga

RIA Novosti dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thông tin nước này sắp mua 48 chiến đấu cơ Su-35 trị giá 4 tỉ USD của Nga là “thiếu cơ sở thực tế”. Trước đó, tờ Kommersant loan tin Moscow và Bắc Kinh sắp đạt thỏa thuận về thương vụ nói trên. Tuy nhiên, thông cáo vẫn đánh giá cao hợp tác quân sự song phương khi cho rằng: “Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Trung là phần quan trọng trong quan hệ chiến lược giữa hai nước, vốn đang liên tục phát triển”.

Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố cuộc hội đàm sẽ giúp giảm bất đồng nhưng những diễn biến gần đây cho thấy hai bên đều đang ra sức củng cố vị thế trong khu vực. Chỉ vài ngày trước, Trung Quốc thông báo ý định triển khai tàu sân bay đầu tiên tại biển Đông, dự kiến vào ngày 1.8. Ngược lại, Washington liên tục nhấn mạnh cần tăng cường vai trò tại châu Á - Thái Bình Dương và cũng vừa thông báo sẽ chuyển thêm lực lượng đến khu vực. AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói ông nhìn thấy nhiều mối đe dọa trong khu vực như vũ khí hạt nhân, khủng bố và những quốc gia “thiếu trung thực”. Bộ trưởng Panetta còn nói tương lai của Mỹ phụ thuộc vào sự ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.

Tuyên bố trên được ông Panetta đưa ra nhân dịp Lầu Năm Góc ngày 10.3 chính thức bổ nhiệm Đô đốc Samuel Locklear làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương. Phát biểu tại quốc hội trong ngày nhậm chức, ông Locklear khẳng định dù Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác nhưng hai bên vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Từng là tổng chỉ huy liên quân NATO trong chiến dịch lật đổ lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, ông Locklear sẽ phụ trách lực lượng gồm 325.000 binh sĩ và nhân viên dân sự với địa bàn hoạt động trải dài từ bờ tây nước Mỹ đến Ấn Độ Dương.

Lê Loan

======================

Ngồi ngẫm lại, thấy anh bạn vàng Trung Cooc chẳng có một đồng minh nào đáng tin cậy. Mặc dù cũng tập trận với nước này , nước nọ. Cũng khối Thượng Hải +... này kia...Nhưng rút cục chẳng ai chơi với. Híc!

Bởi vậy, đâu phải ngẫu nhiện Thiên Sứ tui cho rằng: Việc gây hấn ở Biển Đông và ba lăng nhăng ở biên giới Việt là một sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Có được cái tàu sân bay ve chai của Nga cứ tưởng mình là bố tướng. Rồi cũng tên lửa, vệ tinh om sòm....toàn là những thứ mà nền khoa học hiện đại đã có trước hàng nửa thế kỷ. Này - đằng ấy cần phải biết gần nửa thế kỷ qua những siêu cường tiến tới đâu chứ nhỉ? Đâu phải chui được vào mạng, ăn cắp được vài thứ kỹ thuật mới lại cứ tưởng mình đã cha nội người ta. Thôi quên nhanh đi, trở về mần ăn tử tế sòng phảng, giúp đỡ các nước nghèo thật sự, trả lại Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam với vài địa danh trên đất liền. À mà này! Đằng ấy có dính dáng gì đến việc cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến không đấy? Chứ tớ cứ nghi ngờ đứng sau lưng cái vụ này có mùi mỳ vằn thắn và Pa tê đấy! Nếu quả thật đằng ấy có dính dáng gì vào đây thì chấm dứt ngay, chứ tớ bực bội lắm rồi đấy! Nếu làm được những điều này tớ sẽ giúp đằng ấy vài chiêu thoát hiểm.Còn không thì tớ khoanh tay đứng nhìn.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia khoe mẽ” qua góc nhìn một tỉ phú gốc Việt

Các tỉ phú ở Mỹ hoặc châu Âu có thể xài bạc tỉ nếu họ thích. Nhưng chắc chắn không cần thiết phải tạo ấn tượng sao cho hoành tráng để người ta biết.

Posted Image

Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, những anh chị hay khoe mẽ thường dễ bị sờ gáy. Tôi để ý hai mươi mấy năm nay, mỗi năm tạp chí Forbes luôn có danh sách những người giàu nhất. Nhưng theo một thống kê thì có đến gần 20% đại gia trong danh sách này đã hay đang ở tù. Nên việc khoe của trong nhiều trường hợp có vẻ là việc không khôn ngoan lắm” - tỉ phú người Mỹ gốc Việt - TS Alan Phan, nhận định như vậy khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về hiện tượng gần đây có một số đại gia chơi trội, tổ chức đám cưới với mức chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng; hay khoe siêu xe, "triển lãm" chân dài… trong các buổi PR hoành tráng. Theo TS Alan Phan, ở Mỹ vào khoảng năm 1920 cũng có nhiều người trở thành đại gia nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Vào những năm 1995-1999, lĩnh vực Internet và tài chính phát triển đã có các đại gia giàu lên nhờ ngành này như Bill Gates, Mark Zuckerberg… Cách đây 30 năm, Trung Quốc cũng có một lớp đại gia đầu tiên đi lên nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Nhưng bên Trung Quốc ngoài hai lĩnh vực này, còn một lớp đại gia khác giàu lên nhờ có quan hệ với chính quyền. Từ những quan hệ đó họ tạo ra những tài sản khổng lồ.

“Có thể nói đó là quá trình phát triển tất yếu của mỗi một quốc gia. Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Nên chuyện nổi lên nhiều đại gia bất động sản như vừa qua cũng không có gì lạ” - TS Alan Phan nói. Giàu mới nên chưa kịp sang Nếu đại gia kiếm tiền ở mỗi giai đoạn mỗi khác thì cách chơi cũng như đẳng cấp cũng khác nhau, thưa ông?

TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD (hơn 1,3 ngàn tỉ đồng). Ông là tác giả của tám cuốn sách Anh và Việt ngữ, tư vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia về thị trường mới nổi. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, TS Alan Phan đang là chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình) và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia.

TS Alan Phan: Đẳng cấp là chuyện rất thừa thãi không có gì cần phải thể hiện cả. Mình thích cái gì thì mình làm thôi. Nhưng chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi. Đại gia Việt Nam đa số mới giàu, chứ thời bao cấp có ai giàu đâu. Bởi vì họ mới giàu lên nên thích khoe. Đó cũng là điều dễ thông cảm.

Khi tôi còn trẻ, khoảng 30 tuổi lúc ấy cũng mới giàu nên cũng hay khoe. Nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Khi tôi lên 12 gì đó, một thú vui của bọn trẻ chúng tôi quanh câu lạc bộ thể thao (Cercle sporttif Saigonnais - Cung VH Lao động) là trèo lên cây xem mấy bà đầm tắm trần nên bị mấy ông Tây mắt xanh mũi lõ đánh thường xuyên. Rồi những người Âu Mỹ lại ít tế nhị nên lối nói chuyện của họ hay xúc phạm người khác. Thêm vào đó, mình cũng hơi tự ti bởi dân tộc và vóc dáng mình thuộc loại bé nhỏ. Nên có thời kỳ mới ra trường, có lương cao, tôi thích đi với phụ nữ Tây phương xinh đẹp vào chốn sang trọng, nơi có những đại gia Mỹ để chọc tức họ. Nhưng có lẽ đó cũng không phải là chơi trội. Chỉ vài năm sau tôi bắt đầu chán nên thôi.

Vậy ông có suy nghĩ gì về hiện tượng một số đại gia khoe mẽ qua các đám cưới hàng chục tỉ đồng trong trời gian qua?

Cái này có thể là hiện tượng gây phản cảm trong xã hội. Nhưng dần dần nó cũng biến mất thôi. Vì sẽ có những thay bậc đổi ngôi về tiền bạc. Tiền không dính liền với bất cứ anh chị nào. Nay nó thuộc về người này, mai nó thuộc về người khác. Tiêu xài hoài cũng bớt tiền hay mất hết nên còn gì để khoe. Sau khi làm vài lần phản ứng dư luận sẽ không tốt cho tên tuổi nên rồi họ cũng sẽ không làm nữa.

Thưa ông, sau lớp đại gia phất lên nhờ bất động sản, chứng khoán thì đến bao giờ Việt Nam sẽ có lớp đại gia mới trong lĩnh vực khác?

Có thể phải đợi đến một thế hệ doanh nhân mới. Sự thay đổi sẽ khá chậm chạp trong cơ chế hiện tại. Nhưng thời để kiếm tiền bằng bất động sản và bằng quan hệ sẽ qua đi. Sau đó phải nhường chỗ cho sản phẩm mũi nhọn đặc sắc hơn để kiếm tiền. Nghĩa là không dừng lại ở hàng tiêu dùng đơn thuần mà là những sản phẩm thương hiệu đặc biệt, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là những người kiếm tiền nhờ IT, nhờ những món hàng thương hiệu. Chẳng hạn như cà phê cũng cần một anh như Starbuck để đưa lên đỉnh cao.

Nghĩa là cách kiếm tiền của đại gia Việt Nam sắp tới cũng cần thay đổi thưa ông?

Đúng vậy, giai đoạn phá rừng, đào mỏ để bán cũng qua, giai đoạn công nghệ ô nhiễm phải qua đi để tiến tới một giai đoạn phát triển mới. Quá trình này không thể làm nhanh được, phải mất khoảng 10-20 năm. Khoảng năm 2030 sẽ có một lớp đại gia mới, thay lớp đại gia hiện nay. Tuy vậy so với thời bao cấp thì chúng ta cũng đang đi khá nhanh.

Giàu và sang từ cốt cách

Ở những nước phát triển trên thế giới, các đại gia thường chơi như thế nào và có chuyện khoe mẽ không thưa ông?

Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe. Vẫn có những người giàu khoe của chứ không phải không có. Nhưng vì một xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay mướn siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm. Báo chí chính thống cũng không đăng nên thành thử không có gì ồn ào và nó trở thành chuyện bình thường.

Ngược lại, những tỉ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi. Ví dụ như ông Warren Buffett, người giàu thứ nhì trên thế giới nhưng vẫn ở căn nhà mua đã 50 năm trước trị giá 31.000 USD (khoảng hơn 600 triệu đồng ). Hiện nay ông Buffett có tới 39 tỉ USD nhưng vẫn tự lái xe đi mỗi ngày. Chiếc xe này ông mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Thành ra nếu đem ông Warren Buffett đứng cạnh Cường đôla thì Cường đôla sẽ khóc ngay!

Ông có vẻ quan tâm đến Cường đôla nhỉ?

(Cười…) Nói đùa thế thôi, thấy người ta nhắc nên mình nói theo cho vui vậy. Nhiều người hay nói tôi có ý nghĩ xấu về doanh nhân nhưng thực tế không phải vậy. Với tôi, ai kiếm ra tiền muốn chơi thế nào là đời tư của họ. Nhưng cứ thấy người ta nhắc đến Cường đôla, cô Hà này Hà kia thì mình nói theo cho vui vậy.

Nghĩa là những đại gia thực sự họ không còn quan tâm nhiều đến vật chất để mà khoe. Vậy cách chọn hướng đến cộng đồng có phải là cách làm của những đại gia đẳng cấp?

Thực ra đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình. Như ông Bill Gates thường luôn luôn say sưa với công nghệ mới. Nên ông dành nhiều thời gian để đọc sách cũng như nghiên cứu về công nghệ. Hay như tỉ phú Larry Ellison thì lại thích chơi đua thuyền buồm, dùng sức gió đẩy. Ông dùng thuyền này tham dự các cuộc đua khắp thế giới. Một đại gia khác, ông Cooperman đã âm thầm quyên hàng trăm triệu USD cho ngành y tế và giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi các tỉ phú làm từ thiện của Bill Gates và Warren Buffett. Điều đó cho thấy cách chơi của các đại gia trên thế giới chủ yếu là sở thích.

Từng làm chuyện “ngu xuẩn” tại Hollywood

Ông từng kể rằng thời ông sang Hollywood đầu tư vào điện ảnh, ông đã gặp một minh tinh người Venezuela. Ông đã hỏi người đẹp ước điều gì lúc này ông sẽ đáp ứng. Người đẹp bảo muốn đi Paris ngay tối nay. Thế là ông thuê chuyên cơ đưa người đẹp sang Paris chơi thỏa thích mấy ngày. Sau chuyến đi ấy ông cũng phải thanh toán một hóa đơn khá đậm. Đây là kiểu chơi trội hay là một cách hưởng thụ chính đáng từ đồng tiền của mình?

Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế. Nhưng không phải là chơi trội mà vì tôi xúc động trước một sắc đẹp tuyệt vời Thượng đế đã sáng tạo. Nhưng tôi cũng vừa dư tiền qua một giao dịch rất lời. Cũng có thể lúc ấy tôi cũng uống hơi ngà ngà nên làm chuyện ngu xuẩn.

Nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, liệu ông có “ngu xuẩn” thêm lần nữa? Bây giờ nếu tôi còn cảm xúc thì có thể tôi cũng làm vậy lắm. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn. Tôi vẫn hay nói đùa với mọi người rằng ở tuổi 67, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to. Con người có rất nhiều ham muốn vì hormone. Khi hormone bớt rồi thì tài sản, danh vọng, xe đua hay phụ nữ cũng không còn nhiều hấp dẫn nữa. Vì thế, mình sẽ chọn đến những thú vui nhẹ nhàng hơn. Tự sự về sự trả giá

Để trở thành một doanh nhân thành đạt như hôm nay, chắc chắn ông đã từng trả giá. Theo ông trả giá lớn nhất đối với một đại gia là gì?

Trả giá lớn nhất là áp lực về sức khỏe mà tôi phải hy sinh. Đó là cái giá lớn nhất khi chiêm nghiệm lại. Không những sức khỏe về vật chất mà còn tinh thần. Vì khi kiếm tiền, khi cạnh tranh để đạt đến thành công thì mình đôi khi làm việc 24/24 giờ, lúc ngủ cũng mơ thấy công việc. Tinh thần gần như bị đồng tiền chi phối kiểm soát. Mình trở thành khác biệt hẳn với con người thực của mình. Đó là cái giá phải trả lớn nhất trong việc săn đuổi tiền bạc.

Ông quan niệm thế nào về việc kiếm tiền?

Tiền đối với tôi là cuộc săn đuổi. Nó giống như mình đi săn thú. Mình thấy nó, rồi mình đuổi theo nó, nó lại chạy đi chỗ khác. Rồi mình lần mò theo dấu vết của nó cho đến khi mình đưa vào nòng súng, nhiều khi lại bắn trật nữa. Cuộc săn đuổi mỗi ngày cứ cuốn hút như một cơn lốc xoáy. Khi bắn trúng cũng là khi có nhiều tiền, nhìn lại thì mình đã phải trả giá rất nhiều.

Trong cuộc săn đuổi ấy vấn đề căn bản là gì?

Thời gian không thể tìm lại. Thay vì thời gian đó mình sống với con cái, đưa chúng đi chỗ này chỗ kia chơi đùa, hay lo cho vợ, gia đình, bạn bè… trong một mái ấm gia đình thì mình bỏ bê hy sinh kiếm tiền. Đến khi mình quay lại thì mất hết những cái đáng lẽ mình phải trân trọng. Đó lại là những cái hối tiếc nhiều nhất và là cái giá mình trả.

Trong tiền bạc thì vậy, còn đối với cuộc săn đuổi phái đẹp thì sức hấp dẫn của Alan Phan với phụ nữ là gì?

Điều duy nhất là vì tôi yêu quý đàn bà thực sự. Tôi cho họ thấy một Alan lãng mạn, đam mê, sẵn sàng đốt cháy đời mình cho tình yêu.

Xin cảm ơn ông.

TS Alan Phan du học ở Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại American Intercontinental (USA), lấy bằng tiến sĩ tại Sussex (Anh quốc) và tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các ĐH Colorado, Columbia, Cal State (Mỹ) và Fudan, TongJi (Trung Quốc).

“Những đại gia mới giàu thường thích xài và hưởng thụ. Còn những đại gia đã giàu lâu rồi hoặc sinh ra đã quá giàu, hoặc đến một độ tuổi nào đó thì tiền bạc không có nghĩa lý gì nữa.

Một người bạn tôi rất mê tranh, ông ta đã bỏ ra tới 16 triệu USD để mua một bức tranh ông thích rồi tặng cho bảo tàng. Vấn đề ở đây là sở thích nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền vì sở thích đó. Thường thì càng về sau đại gia thực sự hướng đến cộng đồng, người thân hơn là cá nhân họ” - TS Alan Phan

***

TS LÊ ĐĂNG DOANH, chuyên gia kinh tế: Hãy nghĩ đến những giường bệnh 5-6 người nằm

Bill Gates là tỉ phú mà cả nhân loại biết đến nhưng khi đến Việt Nam, ông vẫn dùng chiếc xe 16 chỗ ngồi để di chuyển. Đến nơi, Bill Gates tranh thủ làm việc với các nhân viên ngay. Với số tài sản là 58 tỉ USD nhưng vợ chồng ông đã dành tới 38,7 tỉ USD cho các hoạt động nhân đạo. Warren Buffet cũng vậy, dù rất giàu có nhưng ông hầu như chưa bao giờ đi máy bay ghế hạng thương gia, vẫn đi vé hạng thường như nhiều người dân bình thường khác. Nhưng họ vẫn nổi tiếng bởi những đóng góp của họ với xã hội.

Mới đây tôi vừa gặp giám đốc quỹ từ thiện Quỹ Bill&Melinda Gates Foundation, họ nói sẽ cam kết giúp đỡ Việt Nam. Đây là một thông tin tốt lành với chúng ta. Điều đó cho thấy các tỉ phú thế giới nổi tiếng về những đóng góp của họ với cộng đồng chứ không phải là việc khoe tài sản triệu USD hay mua siêu xe, tiêu pha thái quá.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn này, khi một giường bệnh chứa tới 5-6 người mà có người lại tiêu tốn bạc tỉ chỉ để huênh hoang với thiên hạ là mình giàu. Trong khi đó hầu như sự giàu có của họ không làm khoa học công nghệ phát triển, trách nhiệm với cộng đồng không có. Mà khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không hẳn thể hiện bởi thu nhập mà có ở trong văn hóa ứng xử và nhân cách con người.

Ông ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai: Tâm trí tôi chỉ hướng đến công việc

Đến giờ phút này, nhất là giai đoạn này tâm trí tôi tất cả chỉ hướng đến công việc chứ không quan tâm đến thú chơi của các đại gia. Cũng có những đại gia khi giàu thì dùng tiền vào sở thích của mình tôi thì đến giờ không có. Làm kinh doanh thì cứ chỉ chăm lo kiếm tiền để doanh nghiệp phát triển.

Với con cái, mỗi người có một cách giáo dục của riêng mình và tôi cũng vậy. Vì thế tôi tin rằng con cái mình không lụy vào tài sản bố mình.

***

Sáu kiểu đốt tiền “kinh điển” của các đại gia Việt

1. Đắp mặt nạ bằng vàng. Hiện ở TP.HCM và Hà Nội đã có một số trung tâm thẩm mỹ “nhập khẩu” dịch vụ đắp mặt nạ vàng từ Thái Lan, Hàn Quốc… về phục vụ chị em.

2. Ăn, uống… vàng. Từ năm 2005, một số “đại gia” Việt nhét vàng vào bánh hoặc tán nhuyễn để… ăn, uống.

3. Sắm hàng hiệu. Xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng. Có người chi hàng trăm triệu đồng cho nước hoa, giày dép tặng người yêu nhưng vẫn cho rằng “chưa bõ bèn gì”.

4. Mua SIM số đẹp. Các đại gia đưa ra nhiều lý do để mua SIM số đẹp với mức giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỉ.

5. Chơi siêu xe. Bỏ ra hàng tỉ đồng sưu tập xe khủng nhất thế giới, xe phục vụ các chính khách hàng đầu Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước.

6. Chi hàng chục tỉ đồng chơi cây cảnh.

Theo Pháp Luật TPHCM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia khoe mẽ” qua góc nhìn một tỉ phú gốc Việt

Các tỉ phú ở Mỹ hoặc châu Âu có thể xài bạc tỉ nếu họ thích. Nhưng chắc chắn không cần thiết phải tạo ấn tượng sao cho hoành tráng để người ta biết.

Posted Image

Theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, những anh chị hay khoe mẽ thường dễ bị sờ gáy. Tôi để ý hai mươi mấy năm nay, mỗi năm tạp chí Forbes luôn có danh sách những người giàu nhất. Nhưng theo một thống kê thì có đến gần 20% đại gia trong danh sách này đã hay đang ở tù. Nên việc khoe của trong nhiều trường hợp có vẻ là việc không khôn ngoan lắm” - tỉ phú người Mỹ gốc Việt - TS Alan Phan, nhận định như vậy khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về hiện tượng gần đây có một số đại gia chơi trội, tổ chức đám cưới với mức chi phí lên đến hàng chục tỉ đồng; hay khoe siêu xe, "triển lãm" chân dài… trong các buổi PR hoành tráng. Theo TS Alan Phan, ở Mỹ vào khoảng năm 1920 cũng có nhiều người trở thành đại gia nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Vào những năm 1995-1999, lĩnh vực Internet và tài chính phát triển đã có các đại gia giàu lên nhờ ngành này như Bill Gates, Mark Zuckerberg… Cách đây 30 năm, Trung Quốc cũng có một lớp đại gia đầu tiên đi lên nhờ bất động sản và hàng tiêu dùng. Nhưng bên Trung Quốc ngoài hai lĩnh vực này, còn một lớp đại gia khác giàu lên nhờ có quan hệ với chính quyền. Từ những quan hệ đó họ tạo ra những tài sản khổng lồ.

“Có thể nói đó là quá trình phát triển tất yếu của mỗi một quốc gia. Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Nên chuyện nổi lên nhiều đại gia bất động sản như vừa qua cũng không có gì lạ” - TS Alan Phan nói. Giàu mới nên chưa kịp sang Nếu đại gia kiếm tiền ở mỗi giai đoạn mỗi khác thì cách chơi cũng như đẳng cấp cũng khác nhau, thưa ông?

TS Alan Phan là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999, Tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu USD (hơn 1,3 ngàn tỉ đồng). Ông là tác giả của tám cuốn sách Anh và Việt ngữ, tư vấn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia về thị trường mới nổi. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hệ thống bán cổ phiếu qua mạng và giáo dục online bên Trung Quốc vào năm 1997. Trước đó ông đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty đa quốc gia cũng như các ngân hàng lớn ở Wall Street. Hiện nay, TS Alan Phan đang là chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA (quỹ riêng của gia đình) và là chuyên gia tư vấn về Emerging Markets cho nhiều tập đoàn đa quốc gia.

TS Alan Phan: Đẳng cấp là chuyện rất thừa thãi không có gì cần phải thể hiện cả. Mình thích cái gì thì mình làm thôi. Nhưng chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi. Đại gia Việt Nam đa số mới giàu, chứ thời bao cấp có ai giàu đâu. Bởi vì họ mới giàu lên nên thích khoe. Đó cũng là điều dễ thông cảm.

Khi tôi còn trẻ, khoảng 30 tuổi lúc ấy cũng mới giàu nên cũng hay khoe. Nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Khi tôi lên 12 gì đó, một thú vui của bọn trẻ chúng tôi quanh câu lạc bộ thể thao (Cercle sporttif Saigonnais - Cung VH Lao động) là trèo lên cây xem mấy bà đầm tắm trần nên bị mấy ông Tây mắt xanh mũi lõ đánh thường xuyên. Rồi những người Âu Mỹ lại ít tế nhị nên lối nói chuyện của họ hay xúc phạm người khác. Thêm vào đó, mình cũng hơi tự ti bởi dân tộc và vóc dáng mình thuộc loại bé nhỏ. Nên có thời kỳ mới ra trường, có lương cao, tôi thích đi với phụ nữ Tây phương xinh đẹp vào chốn sang trọng, nơi có những đại gia Mỹ để chọc tức họ. Nhưng có lẽ đó cũng không phải là chơi trội. Chỉ vài năm sau tôi bắt đầu chán nên thôi.

Vậy ông có suy nghĩ gì về hiện tượng một số đại gia khoe mẽ qua các đám cưới hàng chục tỉ đồng trong trời gian qua?

Cái này có thể là hiện tượng gây phản cảm trong xã hội. Nhưng dần dần nó cũng biến mất thôi. Vì sẽ có những thay bậc đổi ngôi về tiền bạc. Tiền không dính liền với bất cứ anh chị nào. Nay nó thuộc về người này, mai nó thuộc về người khác. Tiêu xài hoài cũng bớt tiền hay mất hết nên còn gì để khoe. Sau khi làm vài lần phản ứng dư luận sẽ không tốt cho tên tuổi nên rồi họ cũng sẽ không làm nữa.

Thưa ông, sau lớp đại gia phất lên nhờ bất động sản, chứng khoán thì đến bao giờ Việt Nam sẽ có lớp đại gia mới trong lĩnh vực khác?

Có thể phải đợi đến một thế hệ doanh nhân mới. Sự thay đổi sẽ khá chậm chạp trong cơ chế hiện tại. Nhưng thời để kiếm tiền bằng bất động sản và bằng quan hệ sẽ qua đi. Sau đó phải nhường chỗ cho sản phẩm mũi nhọn đặc sắc hơn để kiếm tiền. Nghĩa là không dừng lại ở hàng tiêu dùng đơn thuần mà là những sản phẩm thương hiệu đặc biệt, tạo thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là những người kiếm tiền nhờ IT, nhờ những món hàng thương hiệu. Chẳng hạn như cà phê cũng cần một anh như Starbuck để đưa lên đỉnh cao.

Nghĩa là cách kiếm tiền của đại gia Việt Nam sắp tới cũng cần thay đổi thưa ông?

Đúng vậy, giai đoạn phá rừng, đào mỏ để bán cũng qua, giai đoạn công nghệ ô nhiễm phải qua đi để tiến tới một giai đoạn phát triển mới. Quá trình này không thể làm nhanh được, phải mất khoảng 10-20 năm. Khoảng năm 2030 sẽ có một lớp đại gia mới, thay lớp đại gia hiện nay. Tuy vậy so với thời bao cấp thì chúng ta cũng đang đi khá nhanh.

Giàu và sang từ cốt cách

Ở những nước phát triển trên thế giới, các đại gia thường chơi như thế nào và có chuyện khoe mẽ không thưa ông?

Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe. Vẫn có những người giàu khoe của chứ không phải không có. Nhưng vì một xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay mướn siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm. Báo chí chính thống cũng không đăng nên thành thử không có gì ồn ào và nó trở thành chuyện bình thường.

Ngược lại, những tỉ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi. Ví dụ như ông Warren Buffett, người giàu thứ nhì trên thế giới nhưng vẫn ở căn nhà mua đã 50 năm trước trị giá 31.000 USD (khoảng hơn 600 triệu đồng ). Hiện nay ông Buffett có tới 39 tỉ USD nhưng vẫn tự lái xe đi mỗi ngày. Chiếc xe này ông mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Thành ra nếu đem ông Warren Buffett đứng cạnh Cường đôla thì Cường đôla sẽ khóc ngay!

Ông có vẻ quan tâm đến Cường đôla nhỉ?

(Cười…) Nói đùa thế thôi, thấy người ta nhắc nên mình nói theo cho vui vậy. Nhiều người hay nói tôi có ý nghĩ xấu về doanh nhân nhưng thực tế không phải vậy. Với tôi, ai kiếm ra tiền muốn chơi thế nào là đời tư của họ. Nhưng cứ thấy người ta nhắc đến Cường đôla, cô Hà này Hà kia thì mình nói theo cho vui vậy.

Nghĩa là những đại gia thực sự họ không còn quan tâm nhiều đến vật chất để mà khoe. Vậy cách chọn hướng đến cộng đồng có phải là cách làm của những đại gia đẳng cấp?

Thực ra đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình. Như ông Bill Gates thường luôn luôn say sưa với công nghệ mới. Nên ông dành nhiều thời gian để đọc sách cũng như nghiên cứu về công nghệ. Hay như tỉ phú Larry Ellison thì lại thích chơi đua thuyền buồm, dùng sức gió đẩy. Ông dùng thuyền này tham dự các cuộc đua khắp thế giới. Một đại gia khác, ông Cooperman đã âm thầm quyên hàng trăm triệu USD cho ngành y tế và giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi các tỉ phú làm từ thiện của Bill Gates và Warren Buffett. Điều đó cho thấy cách chơi của các đại gia trên thế giới chủ yếu là sở thích.

Từng làm chuyện “ngu xuẩn” tại Hollywood

Ông từng kể rằng thời ông sang Hollywood đầu tư vào điện ảnh, ông đã gặp một minh tinh người Venezuela. Ông đã hỏi người đẹp ước điều gì lúc này ông sẽ đáp ứng. Người đẹp bảo muốn đi Paris ngay tối nay. Thế là ông thuê chuyên cơ đưa người đẹp sang Paris chơi thỏa thích mấy ngày. Sau chuyến đi ấy ông cũng phải thanh toán một hóa đơn khá đậm. Đây là kiểu chơi trội hay là một cách hưởng thụ chính đáng từ đồng tiền của mình?

Thời trẻ tôi cũng có lúc bốc đồng như thế. Nhưng không phải là chơi trội mà vì tôi xúc động trước một sắc đẹp tuyệt vời Thượng đế đã sáng tạo. Nhưng tôi cũng vừa dư tiền qua một giao dịch rất lời. Cũng có thể lúc ấy tôi cũng uống hơi ngà ngà nên làm chuyện ngu xuẩn.

Nếu bây giờ có người đẹp như thế xuất hiện, liệu ông có “ngu xuẩn” thêm lần nữa? Bây giờ nếu tôi còn cảm xúc thì có thể tôi cũng làm vậy lắm. Tuy nhiên, đến lứa tuổi này thì những cuộc tình nồng cháy trở nên ấm ớ và phức tạp. Thay vào đó mình xem một bộ phim hay, đọc một cuốn sách thú vị sẽ thoải mái hơn. Tôi vẫn hay nói đùa với mọi người rằng ở tuổi 67, người đẹp cũng giống như một bức tranh, đem treo ở bảo tàng thì được chứ khuân về nhà thì rắc rối to. Con người có rất nhiều ham muốn vì hormone. Khi hormone bớt rồi thì tài sản, danh vọng, xe đua hay phụ nữ cũng không còn nhiều hấp dẫn nữa. Vì thế, mình sẽ chọn đến những thú vui nhẹ nhàng hơn. Tự sự về sự trả giá

Để trở thành một doanh nhân thành đạt như hôm nay, chắc chắn ông đã từng trả giá. Theo ông trả giá lớn nhất đối với một đại gia là gì?

Trả giá lớn nhất là áp lực về sức khỏe mà tôi phải hy sinh. Đó là cái giá lớn nhất khi chiêm nghiệm lại. Không những sức khỏe về vật chất mà còn tinh thần. Vì khi kiếm tiền, khi cạnh tranh để đạt đến thành công thì mình đôi khi làm việc 24/24 giờ, lúc ngủ cũng mơ thấy công việc. Tinh thần gần như bị đồng tiền chi phối kiểm soát. Mình trở thành khác biệt hẳn với con người thực của mình. Đó là cái giá phải trả lớn nhất trong việc săn đuổi tiền bạc.

Ông quan niệm thế nào về việc kiếm tiền?

Tiền đối với tôi là cuộc săn đuổi. Nó giống như mình đi săn thú. Mình thấy nó, rồi mình đuổi theo nó, nó lại chạy đi chỗ khác. Rồi mình lần mò theo dấu vết của nó cho đến khi mình đưa vào nòng súng, nhiều khi lại bắn trật nữa. Cuộc săn đuổi mỗi ngày cứ cuốn hút như một cơn lốc xoáy. Khi bắn trúng cũng là khi có nhiều tiền, nhìn lại thì mình đã phải trả giá rất nhiều.

Trong cuộc săn đuổi ấy vấn đề căn bản là gì?

Thời gian không thể tìm lại. Thay vì thời gian đó mình sống với con cái, đưa chúng đi chỗ này chỗ kia chơi đùa, hay lo cho vợ, gia đình, bạn bè… trong một mái ấm gia đình thì mình bỏ bê hy sinh kiếm tiền. Đến khi mình quay lại thì mất hết những cái đáng lẽ mình phải trân trọng. Đó lại là những cái hối tiếc nhiều nhất và là cái giá mình trả.

Trong tiền bạc thì vậy, còn đối với cuộc săn đuổi phái đẹp thì sức hấp dẫn của Alan Phan với phụ nữ là gì?

Điều duy nhất là vì tôi yêu quý đàn bà thực sự. Tôi cho họ thấy một Alan lãng mạn, đam mê, sẵn sàng đốt cháy đời mình cho tình yêu.

Xin cảm ơn ông.

TS Alan Phan du học ở Mỹ từ năm 1963. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân tại Penn State (USA), lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại American Intercontinental (USA), lấy bằng tiến sĩ tại Sussex (Anh quốc) và tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Southern Cross (Australia). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại các ĐH Colorado, Columbia, Cal State (Mỹ) và Fudan, TongJi (Trung Quốc).

“Những đại gia mới giàu thường thích xài và hưởng thụ. Còn những đại gia đã giàu lâu rồi hoặc sinh ra đã quá giàu, hoặc đến một độ tuổi nào đó thì tiền bạc không có nghĩa lý gì nữa.

Một người bạn tôi rất mê tranh, ông ta đã bỏ ra tới 16 triệu USD để mua một bức tranh ông thích rồi tặng cho bảo tàng. Vấn đề ở đây là sở thích nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền vì sở thích đó. Thường thì càng về sau đại gia thực sự hướng đến cộng đồng, người thân hơn là cá nhân họ” - TS Alan Phan

***

TS LÊ ĐĂNG DOANH, chuyên gia kinh tế: Hãy nghĩ đến những giường bệnh 5-6 người nằm

Bill Gates là tỉ phú mà cả nhân loại biết đến nhưng khi đến Việt Nam, ông vẫn dùng chiếc xe 16 chỗ ngồi để di chuyển. Đến nơi, Bill Gates tranh thủ làm việc với các nhân viên ngay. Với số tài sản là 58 tỉ USD nhưng vợ chồng ông đã dành tới 38,7 tỉ USD cho các hoạt động nhân đạo. Warren Buffet cũng vậy, dù rất giàu có nhưng ông hầu như chưa bao giờ đi máy bay ghế hạng thương gia, vẫn đi vé hạng thường như nhiều người dân bình thường khác. Nhưng họ vẫn nổi tiếng bởi những đóng góp của họ với xã hội.

Mới đây tôi vừa gặp giám đốc quỹ từ thiện Quỹ Bill&Melinda Gates Foundation, họ nói sẽ cam kết giúp đỡ Việt Nam. Đây là một thông tin tốt lành với chúng ta. Điều đó cho thấy các tỉ phú thế giới nổi tiếng về những đóng góp của họ với cộng đồng chứ không phải là việc khoe tài sản triệu USD hay mua siêu xe, tiêu pha thái quá.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn này, khi một giường bệnh chứa tới 5-6 người mà có người lại tiêu tốn bạc tỉ chỉ để huênh hoang với thiên hạ là mình giàu. Trong khi đó hầu như sự giàu có của họ không làm khoa học công nghệ phát triển, trách nhiệm với cộng đồng không có. Mà khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không hẳn thể hiện bởi thu nhập mà có ở trong văn hóa ứng xử và nhân cách con người.

Ông ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai: Tâm trí tôi chỉ hướng đến công việc

Đến giờ phút này, nhất là giai đoạn này tâm trí tôi tất cả chỉ hướng đến công việc chứ không quan tâm đến thú chơi của các đại gia. Cũng có những đại gia khi giàu thì dùng tiền vào sở thích của mình tôi thì đến giờ không có. Làm kinh doanh thì cứ chỉ chăm lo kiếm tiền để doanh nghiệp phát triển.

Với con cái, mỗi người có một cách giáo dục của riêng mình và tôi cũng vậy. Vì thế tôi tin rằng con cái mình không lụy vào tài sản bố mình.

***

Sáu kiểu đốt tiền “kinh điển” của các đại gia Việt

1. Đắp mặt nạ bằng vàng. Hiện ở TP.HCM và Hà Nội đã có một số trung tâm thẩm mỹ “nhập khẩu” dịch vụ đắp mặt nạ vàng từ Thái Lan, Hàn Quốc… về phục vụ chị em.

2. Ăn, uống… vàng. Từ năm 2005, một số “đại gia” Việt nhét vàng vào bánh hoặc tán nhuyễn để… ăn, uống.

3. Sắm hàng hiệu. Xuất hiện một tầng lớp người tiêu dùng không cần quan tâm đến giá cả, trung bình chi tới 80-100 triệu đồng/lần mua hàng. Có người chi hàng trăm triệu đồng cho nước hoa, giày dép tặng người yêu nhưng vẫn cho rằng “chưa bõ bèn gì”.

4. Mua SIM số đẹp. Các đại gia đưa ra nhiều lý do để mua SIM số đẹp với mức giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỉ.

5. Chơi siêu xe. Bỏ ra hàng tỉ đồng sưu tập xe khủng nhất thế giới, xe phục vụ các chính khách hàng đầu Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước.

6. Chi hàng chục tỉ đồng chơi cây cảnh.

Theo Pháp Luật TPHCM

Tôi có quen hai đại gia nữ - họ giàu đến mức mà chỉ cần đổ vàng lên người chúng ta nếu ai đó không chết thì họ có thể cho hết số vàng đó. Nhưng cái DTDD họ sài thì thật thảm hại. Nó có từ năm 2000 hoặc sớm hơn. Họ rất tiết kiệm. Chúng tôi chưa bao giờ được họ mời vào nhà hàng 3 sao. Chẳng bao giờ họ đi oto và chẳng có cái oto nào. Không ai có thể biết họ là đại gia nếu không gần gũi một thời gian dài. Trước đây tôi cứ nghĩ họ keo kiết và tôi không bằng lòng với một số cá tính của họ. Nhưng bây giờ so với các đại gia làm sang kia thì họ sống nhân bản hơn nhiều. Con cái họ được giáo dục rất chu đáo và không hề phô trương. Họ ít làm từ thiện, nhưng không hoang phí của cải trong khi đồng loại còn bao nhiêu kẻ nghèo khó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

=================================

Nước Mỹ làm sao thất bại trong việc chế tạo và sản xuất hàng loạt máy bau F35 được nhỉ? Bài phân tích của tay chuyên gia này chẳng có cơ sở nào cả. Toàn là cảm tính và kinh nghiệm.

Hoa Kỳ sẽ thành công trong việc chế tạo và sản xuất hàng loạt máy bay F35, thâm chí còn cải tiến với nhiều tính năng vượt trội hơn - nếu họ muốn thế - Đấy là lời tiên tri của Thiên Sứ tôi.

Người TQ luôn muốn mọi cái đều hơn Mỹ mà, khổ thật chỉ là vỏ mồm thôi ! J-20 tàng hình gì đó của tụi tàu cũng chỉ là khoe khoang, công nghệ thì đi ăn trộm của Nga thôi. Nếu đem con F35 hay Sukhoi T-50 ra thì 10 chiếc J-20 chưa chắc đã đánh trả nổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiết lộ vụ tình báo Trung Quốc 'chôm' công nghệ máy bay tàng hình

Ðất Việt Online - Cập nhật lúc :2:43 PM, 10/02/2011


Xác chiếc máy bay F-117A Nighthawk của Mỹ sau khi bị bắn rơi ngày 27/3/1999 trở thành "mồi ngon" đối với tùy viên quân sự Trung Quốc.

Đại tá Sergei I. khi còn công tác ở Tổng cục Tình báo (GRU) Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga chuyên làm về Trung Quốc. Ông từng trải qua 7 cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang ở những địa điểm rất khác nhau trên thế giới, cũng như ở Chechnya.

Cuộc săn đuổi Chim đêm F-117A

Nhớ lại mùa xuân năm 1999, ở Belgrade thời chiến tranh, ông Sergei với tư cách chuyên gia về tiếng Hán, đang làm việc sát sạt với các đồng nghiệp Trung Quốc. Thời Tổng thống Slobodan Milosevic, lãnh đạo Nam Tư thường xuyên chia sẻ với các đồng minh Trung Quốc và Nga các vũ khí trang bị chiến lợi phẩm của các nước phương Tây. Nhiều khi việc chia chác chiến lợi phẩm dẫn đến các vụ scandal.
Đáng nhớ nhất là chuyện xảy ra vào cuối tháng 3. Lúc đó, khi Sergei vừa lên xe để tới hiện trường máy bay tiêm kích tàng hình Mỹ bị rơi thì tay tổ trưởng tình báo Trung Quốc cũng hộc tốc đuổi theo.
Ngày 27/3/1999, F-117A Nighthawk với số hiệu 82-806 bị một hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora bắn rơi. Đây là thành công hiếm có của người Serbia. Quả tên lửa không bắn trúng trực tiếp vào máy bay. Bởi vậy, phi công bị bắn rơi kịp nhảy dù và sống sót. Các mảnh xác máy bay khá to. Một số mảnh phải đưa lên máy kéo bằng cần cẩu mượn tạm của công nhân xây dựng địa phương chỉ bằng hai chai Vodka Nga.
Chiếc F-117 bị bắn hạ là miếng mồi cực kỳ hấp dẫn đối với cả Nga và Trung Quốc. Tùy viên quân sự Trung Quốc cùng các trợ lý lùng sục toàn bộ khu vực máy bay rơi và mua lại các mảnh vỡ từ các nông dân sống xung quanh.
Và họ quan tâm nhất đến các chi tiết của động cơ, đặc biệt là “những cái cánh loa phụt” gì đó. Nhưng họ cuối cùng cũng không tìm thấy chúng.


Đại tá tình báo GRU của Nga Sergei I. tiết lộ một số thông tin về việc tình báo Trung Quốc thu thập bí mật của máy bay tàng hình F-117A Nighthawk ở Nam Tư năm 1999


Tình báo Trung Quốc hoạt động điên cuồng. Họ không tiếc tiền để mua lại các “vật lưu niệm” của Mỹ đó. Trong nháy mắt, khoang chứa hàng trên chiếc xe địa hình của tùy viên quân sự Trung Quốc đã chất đầy các mảnh vỡ của chiếc máy bay tàng hình xấu số.

Mỹ tấn công đại sứ quán để trả đũa
Người Mỹ phát khùng vì mất chiếc máy bay tàng hình siêu mật. Được các điệp viên Croatia ở Serbia báo rằng, tình báo Trung Quốc đã chiếm hữu được món chiến lợi phẩm quý giá, Washington liền làm một việc chưa từng có để trả đũa. Họ đã cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 tấn công đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, nơi được cho là chứa các mảnh vỡ, chi tiết của chiếc máy bay tàng hình bị bắn rơi. Sau đó, Mỹ thanh minh hành động kẻ cướp đó là do sai lầm về bản đồ.
Khi phóng viên chợt vô ý buột ra câu hỏi: “Nhưng trong lúc đó, tại đại sứ quán Nga ở Belgrade, đang chuẩn bị gửi đi những thùng hàng nào đó. Đúng không?”, ông Sergei cười mát đáp: “Lịch sử im lặng về vấn đề đó”.

Đã hơn 10 năm trôi qua. Máy bay tàng hình T-50 của Nga cất cánh, một năm sau đó đến lượt J-20 Hắc Long của Trung Quốc. Cả hai đều muốn được gọi là máy bay thế hệ 5. Trong các máy bay đó có cái gì từ máy bay tàng hình của Mỹ không? Nếu như thực sự là có thì ai lại đi thừa nhận điều đó … Người Nga im lặng, còn người Trung Quốc theo tập quán phương Đông thì chối bay chối biến.
Còn viên phi công thử nghiệm Trung Quốc Xu Yongling sau chuyến bay thì nói như đinh đóng cột: “J-20 là kiệt tác công nghệ mới của Trung Quốc” và cho biết, lợi ích từ các mảnh vỡ máy bay tàng hình Mỹ cũng chẳng có gì nhiều. Bởi F-117 đã lạc hậu ngay từ những năm 1990, còn công nghệ lớp phủ che giấu máy bay trước radar thì khó tái tạo từ các mảnh vỡ do “tính phức tạp của các hợp kim”.
Vị đại tá GRU nhún vai: “Khó, nhưng có thể. Các tình báo viên Nga cũng từng thu thập từng mẩu một các bí mật của bom nguyên tử Mỹ. Và nhà bác học vĩ đại Kurchatov rất biết ơn họ vì điều đó”.

Người Trung Quốc nói gì

Sau khi báo chí phương Tây ồn ào quy kết Trung Quốc sao chép công nghệ tàng hình của máy bay tiêm kích-bom tàng hình F-117A Nighthawk để chế tạo máy bay J-20 của họ, ngày 25/1/2011, các đại diện Bộ quốc phòng và các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đã bác bỏ giả thiết này.
Một đại diện giấu tên của Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng, “báo chí nước ngoài không phải lần đầu tiên vu nói oan cho các công nghệ của Trung Quốc, chẳng việc gì phải trả lời những dư luận như thế”.


J-20 bị nghi là "con rơi" của F-117A Nighthawk

Còn theo phi công thử nghiệm Trung Quốc Xu Yongling, J-20 có những tính năng kỹ thuật như khả năng bay hành trình siêu âm và khả năng cơ động cao là nhờ một loạt những đột phá công nghệ. “Khác với các tiêm kích trước đó như J-7 (sao chép MiG-21F-13) và J-8 (chế tạo dựa trên Su-15) quả thực là chế tạo dựa trên các máy bay nước ngoài, J-20 là kiệt tác công nghệ mới của Trung Quốc”, Xu Yongling nói.
Viên phi công cũng nói rằng, sẽ là vô nghĩa đối với Trung Quốc nếu sử dụng các công nghệ của F-117 vốn lạc hậu ngay cả đối với các tiêm kích thế hệ 4 và lỗi thời ngay khi máy bay này bị bắn rơi ở Nam Tư trong chiến dịch của NATO năm 1999. Ngoài ra, Trung Quốc cũng rất khó tái tạo công nghệ sản xuất vật liệu sử dụng cho F-117 từ các mảnh vỡ của máy bay.
Tổng biên tập tạp chí Trung Quốc Aerospace Knowledge Wang Yanan thì khẳng định, F-117 khó có thể là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế J-20 do những khác biệt lớn về kết cấu của các máy bay thuộc hai thế hệ khác nhau. “Mặc dù F-117 có danh xưng là máy bay tiêm kích, nó được sử dụng như một máy bay ném bom do có tốc độ bay thấp và khả năng tác chiến hạn chế. J-20 thì giống F-22 hơn, được chế tạo để không chiến ở tốc độ bay cao”, Wang Yanan giải thích.
Nhưng ông Wang thừa nhận, với tư cách nước đi đầu về các dự án phát triển công nghệ, Mỹ là quốc gia định hướng cho việc phát triển máy bay mới của các nước khác, nhưng không bao giờ cung cấp chi tiết gì về các công nghệ của mình, khiến các nước khác phải tự phát triển các máy bay đó hoặc mua ở các nước khác.
Còn nhà phân tích quân sự Trung Quốc Li Daguang thì nói rằng, những cáo buộc đó là vô căn cứ và xuất phát từ sự ganh ghét và đề phòng với những thành tựu công nghệ nhanh chóng của Trung Quốc. Trung Quốc có khả năng tự lực phát triển các công nghệ cao.
Giữa tháng 1/2011, đô đốc Croatia Domazet-Lošo, người từng tham gia chiến đấu trong cuộc nội chiến ở Nam Tư trước đây, nguyên chỉ huy tình báo quân sự và phó tổng tham mưu trưởng quân đội Croatia đã phỏng đoán rằng, Trung Quốc có thể đã sử dụng công nghệ của F-117A để chế tạo J-20. Chiếc F-117A bị bắn rơi ở Nam Tư ngày 27/3/1999. Theo đô đốc Domazet-Lošo, các điệp viên Trung Quốc đã ráo riết mua lại từ các nông dân Serbia những mảnh xác F-117, sau đó có thể tái tạo từ đó các công nghệ sử dụng ở máy bay này.


Văn Phong
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các thiết kế sai lầm của J-20


Trước khoảng thòi gian cuối năm 2010, đầu năm 2011, giới quân sự và phân tích từng nhiều lần bàn tán xung quanh việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Đến đầu năm nay, câu chuyện lại tiếp diễn.

Ngày 11/1/2011, video chuyến bay đầu của máy bay mà Trung Quốc gọi là J-20, “Đại bàng đen” lan truyền trên mạng. Khi mà Trung Quốc đưa máy bay ra phô diễn, giới chuyên môn có thêm những bình phẩm cụ thể.
Không hề có sự kỳ diệu nào cả, không hề ra đời đối thủ cạnh tranh nào của Т-50 hay F-22A nào cả. Và sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo tiêm kích thế hệ 5 không phải là 1 năm mà là 12-15 năm. Và máy bay do Trung Quốc làm ra một lần nữa là nhờ đồ cóp nhặt của người khác.

Cắt dán lung tung
J-20 là một máy bay tiêm kích lớn (dài 21-23 m) và nặng (trọng lượng cất cánh 35-40 tấn), có sơ đồ kiểu “vịt”. Cánh nâng hình tam giác với các gờ nổi ở gốc cánh và có cánh ngang phía trước quay toàn phần.
Cánh đứng đuôi kép, quay toàn phần nghiêng ra ngoài và có các tấm đứng dưới thân. Sơ đồ J-20 giống hệt MiG-1.44 và kích thước cũng gần như thế. Nhưng cũng có những khác biệt chi tiết.
Máy bay MiG có cánh diện tích lớn, bảo đảm tải trọng riêng nhỏ hơn lên cánh và khả năng cơ động tốt hơn. Các cánh đứng đuôi của máy bay Trung Quốc ngả ra ngoài, không giống với máy bay Nga. Nhưng những nét đó cũng đã có ở các thiết kế mà hãng MiG đã kiểm nghiệm sau thất bại với dự án MiG-1.44, cụ thể là ở thiết kế 1.46.
Kết cấu các gờ nổi của gốc cánh, cũng như hình dáng các cánh đứng đuôi và cánh ngang phía trước có vẻ là do Trung Quốc thiết kế. Phần mũi xem ra chép lại từ F-22A của Mỹ. Còn các bộ hút khí rõ ràng là nhái của F-35 lận đận.
Vòm kính buồng lái làm theo thiết kế hàng không tiên tiến và sao chép của Mỹ. Kết quả là có được một máy bay rất xấu được cắt dán, chắp nối từ các giải pháp của các thế hệ, các quốc gia và các trường phái thiết kế khác nhau.
Tóm lại, “đại bàng bay” (trước đó là cái tên rất kêu - Mãnh Long) là “cơ thể” Nga được khâu thêm “cái mõm” Mỹ, ở đây, khâu bằng "kim" và "chỉ" của Trung Quốc.

Hậu quả của sự cắt dán
Cùng với sơ đồ khí động của loại máy bay không may mắn 1.44, J-20 cũng ôm lấy những vấn đề của nó mà người Trung Quốc sẽ buộc phải tự mình giải quyết. Sơ đồ khí động với cánh ngang phía trước đối với một máy bay muốn có khả năng tàng hình là sai lầm ngay từ đầu.
Cánh ngang phía trước bản thân nó đã gây khó khăn cho vấn đề tàng hình, hơn nữa lại tăng thêm lực cản không khí và làm giảm tầm bay. Việc sử dụng các cánh đứng dưới thân chỉ có thể làm các đài radar đối phương vui mừng vì chúng cũng làm tăng độ bộc lộ radar của máy bay.
Đặc biệt, là một máy bay hạng nặng, có vai trò lực lượng đột kích chủ yếu của không quân, J-20 lại sử dụng các bộ hút khí sao chép từ F-35 tốc độ chậm, loại máy bay không hề được thiết kế cho tốc độ bay siêu âm cao.
Tuy kích thước của các bộ hút khí cho phép lắp các động cơ mạnh hơn, nhưng hình dáng của nó đơn giản là không cho phép J-20 đạt tốc độ cao quá Mach 1.6. Có lẽ, tốc độ tối đa của nó sẽ chỉ ở khoảng Mach 1.5 ở độ cao lớn, khoảng 1,600 km/h.
Bên cạnh đó, họ cũng phải quên đi tốc độ hành trình siêu âm vì máy bay này dù là với các động cơ mạnh hơn cũng sẽ không thể tăng tốc quá tốc độ âm thanh ở chế độ không tăng lực. Có cảm tưởng là Trung Quốc cứ nhắm mắt sao chép tứ lung tung vì nghĩ rằng, cái gì có ở các đối thủ thì cái đó là tốt và cần làm y xì như thế.
Căn cứ vào các bức ảnh, hệ thống thủy lực của máy bay không được thiết kế cho các áp lực cao, như được làm ở các tiêm kích thế hệ 5 thực sự là Т-50 và F-22A. Vì thế, các bộ dẫn động thủy lực có được lại to và nặng, làm kết cấu trở nên quá nặng.
Các giải pháp về cánh đứng đuôi quay toàn phần và các khoang thu càng hoàn toàn khiến người ta nghi ngờ trình độ chuyên môn của những người thiết kế. Các chuyên gia Nga công khai cười cợt các giải pháp này.
Hiện tại, chưa nghe và chưa thấy bất kỳ thành tựu thật sự nào của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các radar anten mạng pha có trình độ xứng đáng.
Mấy năm trước, Trung Quốc có hợp tác đôi chút với Nga trong lĩnh vực này, nhưng sau đó, việc này dường như đã đình chỉ. Bởi lẽ, Nga chẳng có lợi lộc gì khi giúp chế tạo radar cho một máy bay đối thủ cạnh tranh của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của mình mà bản thân muốn bán sang Trung Quốc.
Nhưng đó chưa phải là điều khủng khiếp nhất, đối với Trung Quốc đó là chuyện họ không có động cơ nội địa cho J-20. Động cơ tiên tiến thế hệ 5 WS-15 mới chỉ tồn tại trong giấc mơ và những kế hoạch xa xăm.
Động cơ nội địa thế hệ 4 hiện có WS-10A không có khả năng hoạt động. Nó có đặc tính động học cực kỳ tồi tệ và độ ổn định thấp ở các chế độ làm việc khác nhau mà một máy bay tiêm kích cần có. Và nó có dự trữ làm việc gần như bằng 0 (25-40 giờ, thay vì 400-800 giờ cần thiết). Việc giải quyết các vấn đề của động cơ hiện nằm ngoài khả năng của công nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc hiện không có các lá cánh bình thường cho động cơ máy bay cũng như nhiều thứ khác. Cả hệ thống điều khiển số động cơ cũng không có khả năng tăng dự trữ làm việc. Lắp một động cơ như vậy lên máy bay đơn giản chỉ là là thảm họa. Kết hợp với những vấn đề khác sẽ là dấu gạch chéo cho tương lai của máy bay này.

Hai chiếc J-20 cùng số hiệu
Trung Quốc hiện có 2 mẫu chế thử J-20, nhưng lại đánh số hiệu giống nhau - đây là mưu lược sáng tạo của Trung Quốc để đánh lạc hướng. Một mẫu được lắp các động cơ Trung Quốc và dường như nó đã cất cánh.
Nhưng tải làm việc chính sẽ do máy bay thứ hai lắp các động cơ AL-31FN mà Nga bán cho Trung Quốc để lắp cho tiêm kích J-10, gánh vác. Còn máy bay lắp các động cơ nội địa thì được cất kỹ trong hangar vì nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Việc các khoang máy của động cơ AL-31FN được bố trí thấp không cho phép Trung Quốc bố trí các khoang vũ khí có kích thước bình thường ở trong bụng máy bay dưới các động cơ. Nhưng có thể họ sẽ sắp xếp được một khoang vũ khí ở giữa 2 động cơ. Tuy nhiên, trên các mẫu máy bay đầu tiên, ta chẳng thấy khoang vũ khí nào cả.
Mức trang bị sức kéo của J-20 là thấp và nó rõ ràng thua kém cả Т-50, cả F-22A, thậm chí thua cả Su-35S và Su-30.
Cơ hội để Nga bán cho Trung Quốc để lắp trên J-20 các động cơ mạnh hơn, dù là loại động cơ quá độ Nga sang thế hệ mới như 117S là gần như bằng 0.
Có chăng thì là bán cả gói trong một lô Su-35 kha khá. Dĩ nhiên là cũng có những khả năng như Nga có thể bán nhiều động cơ hơn số máy bay nếu như hợp đồng được ký kết và nhắm mắt làm ngơ chuyện một số trong các động cơ đó được dùng không đúng quy định. Nhưng việc đó cũng sẽ không giải quyết được những khó khăn của Trung Quốc. Chừng nào chưa có loại động cơ nội địa mạnh và tin cậy thì mọi dự án máy bay thế hệ 5 chỉ là trò trẻ con.
Kết luận là Trung Quốc làm ra được một máy bay nặng nề, to xác, không tàng hình với khả năng cơ động và mức trang bị sức kéo thấp, thêm nữa là không có khả năng đạt tốc độ cao tới 2 lần tốc độ âm thanh trở lên.
Vì thế tốt nhất nên so sánh J-20 không phải với đại bàng, và thậm chí không phải là với cá voi răng kiếm mà là với con thú to xác Megateri. Thòi cổ xưa, quãng 10.000 năm trước, trên lục địa châu Mỹ từng sống một loại thú dài 6 m và cao hơn con voi, được gọi là Megateri, là họ hàng với con cu li hiện đại và ăn thức ăn cây cỏ.
Vậy thì một máy bay như vậy thì làm được gì? Làm máy bay đánh chặn thì không đủ tốc độ, làm máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không thì quá to, nặng và ì ạch, không cơ động. Kích thước phần mũi khá to, nhưng chẳng có radar để lắp vào đó. Có thể làm máy bay tiêm kích, nhưng chỉ có điều chưa rõ là vũ khí tiêu diệt mục tiêu mặt đất có bỏ vừa được vào các khoang vũ khí bên trong hay không?

Show diễn còn tiếp tục
Đặc biệt kinh ngạc là cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề bảo mật J-20.
Ở Nga, khi đang chuẩn bị cho Т-50 cất cánh, không có một bức ảnh nào lọt lên mặt báo và internet, còn đủ thứ rò rỉ thông tin từ những người trong cuộc, như sau đó người ta nhanh chóng tìm hiểu ra, phần lớn lại là thông tin giả về hình dáng bên ngoài của máy bay. Và đó là khi mà sân bay của nhà máy nằm ngay trong thành phố! Loại xe tăng bí mật Objekt 195 (T-95) của Nga tồn tại hơn chục năm cũng chỉ mới đây mới bộc lộ, còn lại là toàn xuất hiện trong các áo bọc và ở biến thể cũ!
Còn ở Trung Quốc, xung quanh sân bay mà J-20 chuẩn bị cất cánh, người ta cắm cả các khu lều trại, dân chúng đi xe đến, mang theo trẻ con, camera và máy ảnh. Tất cả cứ như một sự phô trương cố ý. Để khoe với thiên hạ là: Thấy chưa, chúng tôi cũng làm được như Nga và Mỹ.
Hơn nữa, họ lại phô diễn cho công chúng bình dân vốn luôn sẵn lòng phấn khởi với những thành tựu của đất nước mà chẳng hiểu tí gì những điều tế nhị đằng sau.
Công chúng và cả phần lớn báo chí Trung Quốc tất nhiên là sẽ không thể hiểu được rằng thay vì máy bay thế hệ 5 thật, họ đã bị giúi cho một đồ giả. Nhưng liệu ban lãnh đạo Trung Quốc có thể hiểu ra điều đó hay không?
(theo Đất Việt)


*****

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách mạng Văn hóa tái diễn ở Trung Quốc?

Cập nhật lúc :9:43 AM, 15/03/2012

Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định Trung Quốc phải có những cải cách chính trị "khẩn cấp" ở thượng tầng Nhà nước và Đảng Cộng sản để có thể tiếp tục phát triển.

Theo ông Ôn Gia Bảo, cải cách chính trị sẽ tránh được nguy cơ tái diễn một "thảm họa" kiểu cách mạng văn hóa.

Posted Image

Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi Trung Quốc phải có những cải cách chính trị để đưa đất nước tiếp tục phát triển. Ảnh minh họa: Chron.

"Giờ đây cải cách ở Trung Quốc bước vào giai đoạn vô cùng quan trọng. Nếu cải cách chính trị không thành công thì Trung Quốc không thể thực hiện cải cách kinh tế và những thành quả đạt được trong hai lĩnh vực này có thể bị mất. Thêm vào đó, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội Trung Quốc sẽ không được giải quyết về cơ bản và những thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể xảy ra ở Trung Quốc một lần nữa", ông Ôn Gia Bảo cho biết sau lễ bế mạc kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XI.

Thêm vào đó, ông Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng mọi Đảng viên và viên chức Chính phủ phải nhận thức đầy đủ rằng tiếp tục cải cách là "nhiệm vụ khẩn cấp" đối với Trung Quốc.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra nhận định về các cuộc cách mạng Mùa Xuân Arab cho rằng đó là khát vọng dân chủ của người dân. Khát vọng đó phải được tôn trọng và làn sóng Mùa Xuân Arab không hề bị thao túng bởi một thế lực nào và.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo được giới chuyên gia đánh giá là người có tư tưởng tiến bộ và có phong cách lãnh đạo “thân dân” nhất số những nhà lãnh đạo của Trung Quốc. Ông Ôn Gia Bảo sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm nay.

>> Trung Quốc 'chiến tranh' với Mỹ vì đất hiếm

Theo VNP

===============================

Cải cách thì đúng rùi! Nhất trí!Posted ImagePosted ImagePosted Image

Nhưng vấn đề cần bàn là cải như thế nào mới là wan trọngPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu TQ chấm dứt xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa

15/03/2012 17:35:07

Posted Image- Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cụ thể là: Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý. Ngày 2/3, biên đội tàu hộ vệ 11 của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 7/3, tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát biểu về việc Tổng cục Du lịch Trung Quốc và chính quyền tỉnh Hải Nam đang hợp tác để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 12/3, trên “Diễn đàn cường quốc” của mạng Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc cho biết trong giai đoạn Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ xây dựng trung tâm khảo cố dưới đáy “Nam Hải” (Biển Đông) và trạm công tác “Tây Sa” (Hoàng Sa) Chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm Cúp Ty Nam từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa vào ngày 28/3 v.v…

Trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Những hoạt động nêu trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; vi phạm luật pháp quốc tế; trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc".

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông", ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh.

PV

=======================

Phiền nhỉ? Hòa bình ở biển Đông luôn gắn với hòa bình ở Đông Bắc Á! Ấy là Thiên Sứ tui xem bói vậy! Cũng có thể bói sai. Nhưng nếu chẳng may nó đúng thì có thể thế này:

Trong hàng trăm máy bay của Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang tập trận kỷ niệm hai năm tàu của họ bị đắm lại có một chiếc bay nhầm sang Bắc Triều Tiên. Ấy là lấy cái thí dụ thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông

Thứ tư, 14 Tháng 3 2012

Bài trên trang China.com cho rằng trong vấn đề Biển Đông, tuy bề ngoài Trung Quốc chưa có hành động, nhưng thực chất nước này đang âm thầm lặng lẽ bố trí lực lượng quân sự để tăng cường răn đe và kiểm soát tình hình khi có xung đột.

Gần đây, tại Biển Đông tuy bề mặt biểu hiện yên tĩnh, nhưng thực chất ngấm ngầm dậy sóng. Mỹ tiếp tục viện trợ không hoàn lại tầu tuần tra cho PLP, Nga cũng đang giúp đỡ VN trang bị tầu ngầm tấn công và tầu chiến mang tên lửa. Theo đó, Malaysia cũng bắt đầu khởi động mua máy bay chiến đấu của Pháp. Cùng với động thái trên, theo tiết lộ của chuyên gia quân sự Mỹ, hiện nay hải quân TQ đã cơ bản hoàn thành bố trí lực lượng tại Biển Đông.
Theo mạng “Chiến lược Hoàn cầu” của Mỹ, từ đầu năm 2012 đến nay, 2 chiếc tầu đổ bộ “Tỉnh phượng sơn” kiểu 071 của QGPND TQ đã xuất hiện tại Biển Đông nhiều lần. Trước đó, TQ cũng đã bố trí nhiều tầu loại này ở Biển Đông từ năm 2011. Hành động này thể hiện TQ có ý thu hồi một số đảo không người cư trú tại Biển Đông mà VN và PLP đã tuyên bố chủ quyền.

Theo ĐTH vệ tinh “Phượng Hoàng” Hông Kông ngày 18/1, đối mặt với vấn đề Biển Đông, tuy TQ tỏ ra hạ giọng, nhưng bố trí lực lượng quân sự thì ngược lại. Lực lượng Pháo binh II (Bộ đội Tên lửa), tầu ngầm hạt nhân, lực lượng hải quân, máy bay ném bom của QGPND TQ đểu trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tổ chức tiến hành diễn tập binh chủng khoa học kỹ thuật cao tại Biển Đông.

Cựu Phó Tổng tham mưu QGPND/TQ, Tướng Trương Lê bày tỏ, để bảo vệ lợi ích quốc gia, TQ cần phải thúc đẩy đồng thời 3 mặt sau: (1) Gia tăng số lượng lực lượng hải quân và các cơ cấu hỗ trợ khác, như tầu chiến cỡ lớn, máy bay tuần tra biển. (2) TQ cần phải bố trí hệ thống quan trắc quan sát tại Biển Đông. (3) TQ cần phải gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như cầu cảng, sân bay …, đặc biệt là đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn). Theo Tướng Trương Lê, đảo Mỹ Tế đặc biệt thích hợp với việc xây dựng cầu cảng và sân bay, có thể bố trí máy bay chiến đấu J10 và J11. Sau khi xây dựng hoàn thành cầu cảng và sân bay, TQ có thể lợi dụng đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) khống chế toàn bộ các quần đảo vùng biển phía Nam TQ. Việc xây dựng căn cứ quân sự quy mô lớn tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn), còn trợ giúp hải quân và không quân TQ giám sát chặt chẽ tuyến hàng hải từ Biển Đông xuyên eo biển Malacca. Ngoài ra, căn cứ quân sự tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) cũng có thể trợ giúp quân đội TQ nhanh chóng triển khai tấn công lực lượng hải quân PLT nếu Mỹ ra tay cứu viện, hoặc dễ dàng cắt đứt tuyến vận tải thương mại trên biển của PLT.

Theo tạp chí “Phòng vệ Toàn cầu” của ĐL kỳ 2/2012, QGPND/TQ tiến hành xây dựng căn cứ quân sự ngầm dưới lòng đất tại vịnh Tam Á từ hơn 10 năm nay, bao gồm kho cất giấu tầu ngầm hạt nhân. Vì vấn đề bảo mật, thi công công trình này do một đơn vị của Lực lượng Pháo binh II đảm nhiệm và công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2010. Độ sâu vùng biển vịnh Tam Á từ 50 60 m, tầu ngầm ra vào rất thuận lợi. Ngoài kho ngầm vịnh Tam Á, vệ tinh tình báo Mỹ còn phát hiện 2 kho ngầm dưới biển sử dụng cất dấu 2 tầu ngầm hạt nhân chiến lược “093”. Về vật liệu xây dựng căn cứ ngầm này, TQ sử dụng loại xi măng đặc biệt chống công phá rất mạnh, kể cả công phá của tên lửa hạt nhân.

Về tầm quan trọng của vịnh Tam Á đối với chiến lược Biển Đông của TQ, ngoài tầu ngầm hạt nhân, số lượng lớn tầu ngầm thông thường, nhất là tầu ngầm tĩnh thanh cũng được bố trí tại đây. Lực lượng hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ cũng đồn trú tại Tam Á với số lượng rất lớn, máy bay chiến đấu bố trí tại căn cứ cứ quân sự Tam Á cũng ngày càng tăng, bao gồm J7 và J10.

Theo được biết, bố trí lực lượng quân sự tại Biển Đông, ngoài tầu ngầm hạt nhân ra, QGPND/TQ còn bố trí tầu khu trục và Chi đội 9 tầu hộ vệ. Đây đều là trang bị tiên tiến nhất của quân đội TQ, đến nay bố trí trang bị tại Hạm đội Nam Hải vượt xa so với Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải cả về quy mô và chất lượng. Chi đội tầu ngầm Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải hình thành thế hỗ trợ lẫn nhau Nam Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho tầu ngầm hạt nhân của TQ tiến ra đại dương.

Ngoài ra, theo tiết lộ của tình báo Mỹ, Lực lượng Pháo binh II của TQ còn xây dựng căn cứ quân sự dưới lòng đất ở khu vực đồi núi và trung du, như hầm cất giữ tên lửa và căn cứ phóng tên lửa ngầm tại núi Phục Ngưu. Cùng với căn cứ quân sự ngầm tại vịnh Tam Á, hình thành thể thống nhất có thể phòng ngự, tấn công đạt hiệu quả cao.

Hoàng Trung, cộng tác viên tại Hồng Kông

Nguồn tiếng Trung “打破美国幻想,中国海军在南沙基本完成布局!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột là định mệnh trong quan hệ Mỹ - Trung?

Cập nhật lúc :1:43 PM, 05/03/2012

40 năm sau chuyến thăm Trung Quốc của TT Mỹ Nixon, giữa 2 cường quốc vẫn tồn tại xung đột về hệ thống chính trị dù đã cùng đeo mặt nạ "chia sẻ lợi ích kinh tế".

Posted Image

Giáo sư Minxin Pei

(ĐVO) Giáo sư Minxin Pei, ĐH Claremont Mc Kenna (bang California, Mỹ) người chuyên theo dõi hoạt động đối ngoại Mỹ - Trung Quốc, đã có bài viết về mối quan hệ quốc tế này, nhân dịp kỷ niệm 40 năm chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh (1972).

Dưới đây là nội dung bài viết:

Hiếm có sự kiện địa chính trị nào trong thế kỷ 20 có thể so sánh với chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc cách đây 40 năm.

Ngày nay, "tuần lễ thay đổi thế giới" ấy, chủ yếu được nhớ đến như là canh bạc mang của tổng thống Mỹ Nixon nói riêng và nước Mỹ nói chung.

Xích lại gần nhau chỉ nhất thời

Nhiều học giả nhận định, chuyến thăm của Nixon mở đường cho sự tái xuất của "Vương quốc Trung Hoa" với vai trò và quyền lực mới.

Về an ninh, quan hệ gần gũi với Mỹ giúp Bắc Kinh chống lại Liên Xô mạnh mẽ. Bản thân Liên Xô, trước thời điểm diễn ra chuyến thăm, đã điều động 30-40 sư đoàn áp sát Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ đã đánh bại Liên Xô trong cuộc Chiế tranh Lạnh mà không có mấy sự đóng góp của Trung Quốc.

Còn trong nước, với những biến động, khủng hoảng chính trị từ Cách mạng Văn hóa (1966-1976), sự chia sẻ lợi ích kinh tế giữa Mỹ - Trung phải chờ thêm vài năm nữa, mãi đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền và tiến hành cuộc cải cách kinh tế.

Điều này cũng lý giải tại sao, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên Đặng Tiểu Bình lại là tới Mỹ (tháng 12/1978, lúc này, Bắc Kinh và Washington đã chính thức bình thường hóa quan hệ).

Posted Image

Cuộc gặp gỡ giữa Mao Trạch Đông và Nixon đánh dấu sự gần lại của hai nước do cùng phải đối mặt với "đe dọa từ Liên Xô".

Ông biết rằng, cải cách kinh tế và mở cửa Trung Quốc không thể thành công mà không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Trước chuyến thăm của Nixon, thị trường Mỹ đóng cửa với hàng hóa với Trung Quốc, các công ty Mỹ cũng bị cấm đầu tư vào Trung Quốc.

Nhìn vào đây thực trạng hiện nay sẽ thấy, rõ ràng Trung Quốc đã là người giành nhiều lợi ích hơn trong quan hệ này. Điều may mắn là, Mỹ không mất mát gì. Đây là trò chơi cùng thắng (win - win) về địa chính trị.

Số mệnh vẫn là xung đột

Đo đếm những lợi ích tương đối như vậy, người ta tự hỏi, tại sao giới thượng lưu chính trị và tinh hoa Trung Quốc vẫn luôn nuôi dưỡng tâm lý oán giận chống Mỹ cho đến ngày nay.

Cần xem xét, lý do cơ bản cho mối quan hệ lợi ích hai bên Mỹ - Trung Quốc. Nixon và Henry Kissinger, hai đại diện của chính sách thực dụng, bỏ qua bản chất của chế độ Trung Quốc tại thời điểm đó (1972), thay vì sự tin tưởng chiến lược lâu dài, đã tìm kiếm sự hợp tác do bản năng sống còn.

Nhưng ngày nay, cấu của mối quan hệ Mỹ - Trung đã thay đổi chóng mặt. Về an ninh, họ gần như đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thay vì "bán đồng minh", nước này coi nước kia là một mối đe dọa tiềm năng và phải lập kế hoạch chiến lược quốc phòng quốc gia phù hợp.

Posted Image

Buổi gặp gỡ của Nixon và Chu Ân Lai không đủ để xóa đi xu hướng cạnh tranh về an ninh, chính trị do sự khác biệt về thể chế.

Đến nay, dù quan hệ kinh tế của hai nước đã phát triển, phụ thuộc lẫn nhau và hình thành cơ sở vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác, nhưng ngay cả trong điều kiện này, những hạn chế cũng phát sinh. Đặc biệt trong các hình thức thâm hụt thương mại khổng lồ song phương, bắt nguồn từ chính sách tiền tệ Trung Quốc được định giá thấp và hạn chế về tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.

Cuộc xung đột ý thức hệ giữa dân chủ tự do kiểu Mỹ và thể chế tập quyền của Trung Quốc đã phát triển hơn trong những năm gần đây.

Những người ủng hộ quan điểm "Mỹ - Trung là đối tác" lập luận, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho Nhà nước Trung Quốc "dân chủ" hơn. Tuy nhiê, lý thuyết "tiến hóa về tự do” lại không diễn ra như mong muốn. Kết quả, trong ba trụ cột của quan hệ Mỹ - Trung: an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng, chỉ có trụ cột chia sẻ lợi ích kinh tế còn đứng vững. Trong lĩnh vực an ninh và hệ tư tưởng, quan hệ Mỹ - Trung đang thể hiện xu hướng cạnh tranh và đối kháng.

Chiến lược cạnh tranh có thể sẽ trở thành đặc tính chính của quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai gần chừng nào Nhà nước Trung Quốc vẫn duy trì thể chế hiện tại. Quan điểm phương Tây cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nên than vãn sự "xói mòn lòng tin" vì chính họ biết rõ lý do. Ngoài ra, nền kinh tế tự do (ưu tiên cạnh tranh tự do) và chế độ ưu tiên sự kiểm soát của nhà nước về cơ bản mâu thuẫn với nhau, sẽ sớm đẩy tới sự va chạm tất yếu.

Vì vậy, dù vẫn chia sẻ lợi ích kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn tồn tại rủi ro làm xói mòn quan hệ 2 nước, là hệ quả của việc đụng độ giữa hai hệ thống chính trị.

Mạnh Thắng (theo Diplomat)

===============================

Vì vậy, dù vẫn chia sẻ lợi ích kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, vẫn tồn tại rủi ro làm xói mòn quan hệ 2 nước, là hệ quả của việc đụng độ giữa hai hệ thống chính trị.

Định mệnh thì đúng rồi! Nhưng phân tích nguyên nhân như trên thì chưa đúng hẳn. Đây là canh bạc cuối cùng để xác định ngôi bá chủ thế giới. Quy luật tất yếu - định mệnh - của sự hội nhập toàn cầu, khi nó thiếu một lý thuyết thống nhất.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả dối là con đường tắt, lên nhanh xuống nhanh...

Posted ImageGiả dối là con đường tắt, đi nhanh về cũng nhanh, nhưng cái kết không hậu, mà buồn tê tái ở chặng cuối cùng.

Tôi có hai người bạn chí cốt. Cả ba chúng tôi đều học cùng lớp từ hồi phổ thông, đến bây giờ tuổi ngoài 60 vẫn chơi với nhau mặc dù hơn 40 năm, cuộc đời ba chúng tôi mỗi người mỗi con đường mưu sinh khác biệt.

Hồi còn đi học cả ba đều thuộc lòng hai câu châm ngôn, và thường cùng nhau bàn luận. Một của Khổng tử, một của người Việt. Khổng tử nói, đại ý: "Thật thà quá dễ thành thô lỗ, khôn khéo quá dễ thành giả dối", dân gian Việt nói: "Thật thà là cha quỷ quái".

Nhưng con đường đời đã dẫn chúng tôi theo ba ngả. Về tôi, không nói, để bạn đọc tìm hiểu. Còn hai người kia. Cũng xin không nói tên, chỉ gọi là M và X.

Lên rất nhanh nhờ nói dối...

X nổi tiếng là khôn khéo, đến mức trong trường ai cũng phải ngạc nhiên về điểm số học tập của bạn ấy mặc dù sức học vừa phải, thậm chí dưới trung bình. Song, bạn ấy rất được lòng các thầy cô và ban giám hiệu nhà trường. Bạn ấy còn là lớp trưởng, phó bí thư Đoàn.

Còn M thì trái ngược, sức học rất khá, trong lớp đôi khi tranh luận bài vở với thầy. Có lần, tranh cãi về "bất bạo động" của Gandhi, M khiến cả lớp chúng tôi "mắt tròn mắt dẹt" còn thầy thì nổi cáu. Khi chiến tranh leo thang, chúng tôi học hết phổ thông vào trung cấp cơ khí, với phong trào vì miền Nam ruột thịt. Tôi và M tham gia đoàn bảo vệ các cung đường giao thông ở Vinh, Bến Thủy, Quảng Bình còn X được ra nước ngoài.

Chiến tranh chưa kết thúc. Tôi và M được quay trở về, tiếp tục học. M thi vào ĐH Mỹ thuật.

Kể từ năm 1985, là năm X về nước, tôi và M tốt nghiệp ĐH. Ba chúng tôi gặp lại nhau. Chúng tôi vẫn thân với nhau nhưng mỗi đứa một hoàn cảnh.

M không có việc làm. X lên tới vụ phó một vụ chức năng ở một bộ. X bảo tôi, chung tiền "lo lót" trưởng phòng nhân sự để chạy chỗ làm cho M: Thời thế thế thời. Các cậu biết đấy, không "chạy" tớ không thể có ngày nay. "Chạy" cũng là bỏ vốn đầu tư, rồi sẽ thu lại! X bảo.

Nhưng M không chịu. Anh bảo đó là sự giả dối đáng lên án nhất. Chọn con đường ấy là rất nhục. Thật tiếc cho anh, tiếc cho cả tờ báo mà X muốn gửi anh vào, vì anh là một họa sĩ có tài. Không chỉ vẽ tranh lớn mà các bức ký họa, minh họa, khả năng trình bày (desgined) của M là rất tuyệt...

Posted Image

Giả dối là con đường tắt, đi nhanh về cũng nhanh, nhưng cái kết không hậu. Ảnh minh họa

Cuộc sống tiếp tục thay đổi. X làm đến hiệu trưởng một trường lớn. Đi làm có xe hơi và lái xe công. Hai đứa con lớn lên trong sự bận bịu thăng tiến. Đứa nào đứa nấy rất sành điệu: Từ ăn mặc thời trang đến xe máy đời mới.

Còn M vẫn là họa sĩ tự do. Không là người bán nhiều như dòng tranh thị trường nhưng tranh của anh "bức nào ra bức ấy", người ta đã mua là mua ở mức cao. Nhờ đó anh mua được mảnh đất ở ngoại thành và tự thiết kế một nhà vườn rất đẹp. Đó là nơi các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước thường chọn làm địa điểm viếng thăm.

Anh lấy vợ muộn, nhưng hai đứa con được học hành cẩn thận. Đi học chúng đi xe đạp. Nhưng sau đó đều tự kiếm được học bổng nước ngoài. Ấy là lúc chúng tôi chuẩn bị về hưu.

Xuống rất nhanh vì... sự thật được phơi bầy

X "chạy đủ các cửa" mong chuyển sang làm công tác Hội đoàn, nhưng trước đó bị đồng nghiệp tố cáo là dùng bằng giả. Thực tế X chưa tốt nghiệp ở nước ngoài, nên hạ cánh an toàn đã là một may mắn.

Về chuyên môn X không biết làm gì, nên bây giờ chỉ ở nhà với lương hưu, cuộc sống khá chật vật vì tất cả những gì kiếm được, dù rất nhiều thời đương chức đều dành lo "chạy" và thăm nuôi đứa con trong trại giam và bù đắp cho đứa con gái bị chồng bỏ.

M mỗi lần bán tranh lại rủ tôi đem tiền đến giúp X. Đấy là những lần tinh tế đầu tiên và duy nhất ở M, anh nói khéo để X không chạnh lòng khi nhận.

Cả ba chúng tôi không còn bàn đến ý nghĩa sâu sắc của những câu châm ngôn trên nhưng trong lòng thì ai cũng hiểu. Giả dối là con đường tắt, đi nhanh về cũng nhanh, nhưng cái kết không hậu, mà buồn tê tái ở chặng cuối cùng.

Ngày nay sự giả dối đạt đến độ tinh vi

Ai cũng nói ghét giả dối thích chân thật. Ai cũng biết chân thật là uy lực, là sức mạnh, là tín nhiệm nhưng để giữ cho mình cuộc sống tuân theo các chuẩn mực của chân thật là điều chẳng... dễ dàng gì.

Ai cũng thuộc truyện ngụ ngôn về thằng bé hai lần nói dối, hai lần giả vờ kêu bị sói cắn để mọi người chạy đến cứu. Lần bị sói cắn thật lại không ai đến cả vì không ai thích bị lừa như hai lần trước.

Song, người đời vẫn chọn giả dối, vì giả không thể", "Tôi không biết", "Tôi không hiểu", "nếu", "có thể", "đôi khi", "không dối lọt tai hơn, có lợi hơn, dễ dàng hơn...

Ngày nay sự giả dối đạt đến độ tinh vi.

Vào bệnh viện người ta đọc thấy các khẩu hiệu dán từ cổng, hành lang đến cửa phòng khám: "Ở đây không nhận phong bì, ai đưa người đó phải tự chịu trách nhiệm".

Nhưng thực tế, thì người bệnh không thể không đưa. Bệnh viện (bác sĩ y tá) đã tạo ra sự sợ hãi vô hình cho bệnh nhân: Không đưa sợ bị rủi ro, thờ ơ và lạnh nhạt...

Cũng như thế với một số người vi phạm giao thông và người xử lý vi phạm: Đôi bên cùng chấp nhận dối trá để cùng có lợi. Cũng như thế với một số tội phạm, người chạy án và quan tòa. Cũng như thế với các khẩu hiệu ở học đường, ở trên các phố xá, trong các hội nghị, trong các bản báo cáo...

Người ta "hô"nhiều, nói nhiều những điều đạo đức, những kế hoạch nhưng người ta không làm theo lời người ta "hô", người ta nói. Đó là sự giả dối không chỉ ở mức cá nhân nữa mà ở phạm vi cộng đồng. Cuối cùng là sự mất niềm tin xảy ra ở diện rộng.

Trần Thị Trường (nhà văn)

=============================

Nếu không vì chữ ký tác giả dưới bài viết thì tôi không đưa bài này lên đây để bình luận: Trần Thị Trường.

Nhưng Trường ạ! Khi chê người ta thiếu đạo đức, giả dối - tôi không nói Trường - thì xã hội cần có một chuẩn mực đạo đức để so sánh. Thí dụ: Một người bị coi là giả dối thì phải có chuẩn mực thế nào là thật thà. Một sự sa đọa thì phải có chuẩn mực về tính nghiêm túc. Trường hợp của Trường đưa ra - nhân vật X - là trường hợp điển hình có tính hư cấu, mà ngày xưa chúng ta hay gọi là "Trường phái hiện thực tự nhiên" , hay "hiện thực xã hội chủ nghĩa" trong phương pháp tạo hình nhân vật. Nhưng xã hội chứ không phải văn chương. Giả thiết con ông X không ăn chơi để đi tù và con gái ông ta không bị chồng bỏ mà là những doanh nghiệp thành đạt thì câu chuyện sẽ như thế nào?

Những vấn nạn hiện nay mà Trường đề cập lấy chuẩn mực gì để so sánh? Đạo đức truyền thống Đông phương cổ điển chăng? Hay lối sống phóng khoáng cá nhân của Tây phương? Trong xu thế hội nhập thì xã hội Phương Tây, những chuẩn mực của nó là kết quả của sự phát triển tự nhiên chịu tác động của luật pháp. Còn trong xã hội phương Đông thì do sức phát triển lấn át của kinh tế và khoa học kỹ thuật, thì nó có sự tranh chấp giữa hai chuẩn mực Đông Tây, trong đó chuẩn mực Tây phương theo cách hiểu của giới trẻ đang thắng thế. Những cậu ấm, cô chiêu hở hang, sộ hàng, sống thử..Thậm chí quay luôn cánh ân ái tung lên mạng, nhưng báo chí và truyền hình vẫn ca ngợi là "vượt qua chính mình" và tôn tạo như sao. Vậy so với thực tế này cái cô con gái bị chồng bỏ của ông X trong tác phẩm của Trường vẫn còn đáng trân trọng theo chuẩn mực Đông phương.

Bởi vậy khi giải quyết một vấn nạn xã hội, không đơn giản chỉ là trung thực hay giả dối. Mà nó gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp Trường ạ!

Thời trẻ con của chúng ta qua rồi!

==================

PS: Có lẽ phải nói thêm thế này: Ông X hạ cánh an toàn . Vậy căn cứ vào đâu để bảo ông ta giả dối? Phải chăng ông ta bị coi là giả dối vì đã "nói thật" với những người bạn của mình về những suy nghĩ của ông ta? Còn người đời - như tôi chẳng hạn - chẳng có cơ sở nào để biết ông ta giả dối cả.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược biển Đông mới của Hoa Kỳ - Trung Quốc


Kỳ 1: Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông

Các lợi ích của Mỹ trên biển Đông đang ngày càng gặp nguy hiểm, tuy nhiên việc bảo vệ các lợi ích này không cần phải – và không nên – dẫn tới xung đột với Trung Quốc. Chính vì vậy, quản lý các căng thẳng và thúc đẩy hợp tác tại biển Đông sẽ đòi hỏi sự chú ý lâu dài và thận trọng của Washington.
Tuần Việt Nam giới thiệu độc giả báo cáo mới nhất của giới chuyên gia cố vấn (think tanks) Mỹ về biển Đông, trong đó bàn về các nguy cơ đối với Mỹ, cũng như sự cần thiết của việc Mỹ phải theo đuổi chính sách vừa hợp tác vừa chế ngự. Tác giả cũng sẽ phân tích sự đổi hướng chiến lược của Trung Quốc tại biển Đông, trước khi nghiên cứu sâu hơn vào một số khía cạnh an ninh hàng hải, từ thực tế đến nguyên tắc. Cuối cùng, sẽ là phần kết luận với 5 khuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Lợi ích của Mỹ ở biển Đông
Ý nghĩa của biển Đông vẫn đang bị đánh giá chưa đúng mức, và đang gây tranh cãi trước hết là giữa các chuyên gia trong khu vực, và rộng hơn là trong cộng đồng an ninh quốc gia. Nhưng biển Đông xứng đáng được ưu tiên chú ý hơn vì hệ thống dựa trên sức mạnh mà Mỹ nuôi dưỡng từ nhiều thập kỷ qua đang bị xét lại bởi một Trung Quốc đang nổi lên, và biển Đông sẽ là yếu tố chiến lược quyết định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tương lai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu hỏi liệu Tây Thái Bình Dương có còn là một vùng biển chung ổn định, mở cửa và thịnh vượng, hay sẽ ngày càng trở thành một cái ổ tranh cãi phân cực với các đặc điểm giống như Chiến tranh Lạnh, sẽ được trả lời ngay tại vùng biển quan trọng này.
Biển Đông là nơi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Philippines phải đối mặt với chính sách "Phần Lan hóa" của Trung Quốc nếu hải quân và không quân Mỹ giảm bớt sự hiện diện. Nói tóm lại, biển Đông là nơi toàn cầu hóa và địa chính trị va chạm với nhau.
Nền kinh tế toàn cầu có một trung tâm địa lý, đó là ở biển Đông. Khoảng 90% hàng hóa thương mại được chuyển từ châu lục này sang châu lục khác bằng đường biển, trong đó 1/2 nếu xét về trọng tải (và 1/3 nếu xét về giá trị tiền tệ) đi qua biển Đông. Vùng biển này giống như cổ họng nối giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hải trình hội tụ, chiếm 1,200 tỷ USD thương mại của Mỹ mỗi năm.
Địa chính trị là lực lượng đối chọi với toàn cầu hóa, chia rẽ thế giới thay vì thống nhất nó. Biển Đông là nơi một Trung Quốc đang nổi lên về quân sự ngày càng thách thức vai trò chế ngự của hải quân Mỹ - một xu hướng mà, nếu cứ để diễn ra như hiện nay, có thể làm thay đổi cán cân quyền lực tồn tại từ sau Chiến tranh thế giới II và đe dọa các tuyến thông thương trên biển (SLOCs).
Trong vai trò là người bảo vệ chính cho tự do hàng hải toàn cầu, Mỹ có một lợi ích sâu sắc và vĩnh viễn trong việc đảm bảo các tuyến SLOCs được thông lưu đối với tất cả mọi người, không chỉ cho các hoạt động thương mại mà cả các hoạt động quân sự vì mục đích hòa bình, như can thiệp nhân đạo và bảo vệ bờ biển.
Mỹ có thể bảo vệ tốt nhất một trật tự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận với các SLOCs quan trọng. Nếu Mỹ không thể hiện sức mạnh đầy đủ tại biển Đông thì sẽ làm thay đổi các tính toán an ninh của tất cả các nước trong khu vực. Nếu các lực lượng của Mỹ không những mất khả năng làm phức tạp kế hoạch của kẻ thù mà lại trở nên ngày càng dễ bị tổn thương trước lực lượng quân đội đang được hiện đại hóa một cách vững chắc của Trung Quốc, thì các nước khác trong khu vực sẽ có ít lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo một Trung Quốc hùng mạnh.
Khi Trung Quốc tiếp tục nổi lên, Mỹ bị xem là suy yếu một cách tương đối, nếu không muốn nói là hoàn toàn. Rõ ràng, không có sự suy yếu tương đối nào đáng lo ngại hơn nguy cơ suy yếu sức mạnh hải quân của Mỹ trong tương lai. Lực lượng Hải quân Mỹ thời Reagan từng tự hào sở hữu gần 600 tàu chiến, con số này ngày nay chỉ còn 284. Dù mục đích của Hải Quân là mở rộng tới 313 tàu chiến, nhưng ngân sách quốc phòng hiện nay, cộng thêm việc giảm sản xuất và tăng chi phí, không giúp đạt mục đích đó. Hơn nữa, với việc cắt giảm ngân sách sắp tới, cũng như số tàu chiến sắp phải "về hưu" trong thập kỷ tới, Mỹ đang phải đối mặt với thực tế là lực lượng Hải Quân chỉ có trong tay 250 tàu chiến hoặc ít hơn.
Tất nhiên, số tàu chiến chỉ là một khía cạnh của sức mạnh hải quân. Các chiều kích khác bao gồm trọng tải, vũ khí và các năng lực trên boong, mức độ huấn luyện của thủy thủ và sự kết hợp các dịch vụ quân sự khác nhau. Và Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải nhường vị thế bá chủ các khu vực này trong tương lai không xa. Tại Washington đang có cuộc thảo luận về việc xây dựng một đại liên minh giữa các lực lượng Hải Quân bao gồm tất cả các quốc gia để chia sẻ với Mỹ gánh nặng biển trong "buổi xế" của sức mạnh.
Vấn đề đặt ra là một con tàu không thể có mặt một lúc ở hai nơi, trong khi sự hiện diện của nó lại chính là thước đo sức mạnh hải quân. Tầm với của sức mạnh Mỹ cần phải bao phủ tất cả các lợi ích của họ trải dài trên toàn cầu. Và ít nơi nào cần nhiều sự chú ý của Lầu Năm Góc hơn biển Đông - nơi kết nối vựa tài nguyên năng lượng của Trung Đông với số dân cư ngày càng đông đúc của Đông Á.
Chúng tôi cho rằng vai trò chế ngự về quân sự của Mỹ tại biển Đông sẽ giảm bớt một cách tương đối khi các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc cải thiện sức mạnh hải quân và không quân của mình, tăng cường kết hợp các loại tên lửa đạn đạo chống hạm, máy bay chiến đấu thế hệ năm, tàu ngầm và tàu chiến nổi (bao gồm cả tàu sân bay) và các hệ thống mạng và ngoài không gian.
Đây là một hiện tượng tự nhiên mang tính lịch sử. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự cân bằng mới được điều chỉnh về lực lượng nổi lên từ tình hình rất năng động đó liệu có thể bảo vệ giao thương trên biển thông qua các SLOCs an toàn và tự do hay không. Mục đích là hợp tác, nhưng hợp tác chỉ có thể phát triển tốt nhất thông qua sức mạnh. Các cam kết ngoại giao và kinh tế sẽ được thực hiện tốt hơn khi được hỗ trợ bởi một sức mạnh quân sự đáng tin cậy. Điều này sẽ đòi hỏi phải duy trì vai trò đứng đầu thông qua sức mạnh của Mỹ và sự hợp tác khu vực rộng lớn hơn, một khái niệm có thể được gọi là "hợp tác trên cơ sở sức mạnh".
Ý nghĩa địa chiến lược của biển Đông đối với Mỹ là quá rõ. Biển Đông là trung tâm nhân khẩu học của nền kinh tế thế kỷ 21, nơi 1.5 tỷ người Trung Quốc, gần 600 triệu người Đông Nam Á và 1.3 tỷ người Ấn Độ trao đổi các nguồn tài nguyên sống còn và các loại hàng hóa trong khu vực và trên toàn cầu.
Gần chục quốc gia nằm ven bờ vùng biển này - theo ngược chiều kim đồng hồ gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines - đang đòi chủ quyền đối với một phần đáy biển với trữ lượng dầu 7 tỷ thùng, cũng như khoảng 900,000 tỷ mét khối khí tự nhiên. Nếu các tính toán của Trung Quốc là chính xác, biển Đông đang chứa trong lòng nó khoảng 130 tỷ thùng dầu hoặc hơn thế. Điều đó có nghĩa là biển Đông chứa nhiều dầu mỏ hơn bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, trừ Arập Xêút - điều khiến một số quan sát viên Trung Quốc gọi biển Đông là "Vịnh Persic thứ hai".
Nếu thực sự có nhiều dầu như vậy ở biển Đông - và nếu Trung Quốc có thể kiểm soát chúng - thì nước này có thể sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc của mình vào eo biển hẹp và dễ bị tấn công Malacca (cũng như eo biển Sunda hay eo biển Lombok), nơi vận chuyển rất nhiều năng lượng mà nước này phải nhập khẩu từ tận Trung Đông. Tập đoàn Dầu mỏ Hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đầu tư 20 tỷ USD với niềm tin rằng một trữ lượng dầu mỏ lớn như vậy đang nằm dưới đáy biển Đông.
Nhìn bề ngoài, trong bối cảnh những thăng trầm của các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, các tranh chấp pháp lý và căng thẳng quân sự, sự gia tăng đột ngột các hoạt động ngoại giao về việc ai sở hữu cái gì trên biển Đông dường như không đủ mạnh để làm tăng nguy cơ xung đột giữa các nước lớn trong trước mắt.
Thực vậy, nguồn năng lượng dồi dào nằm dưới đáy biển và việc các nước đều cần có tự do hàng hải đang thúc giục các cơ chế hợp tác đa phương mới để tăng cường ổn định và thúc đẩy thương mại. Tuy nhiên, biển Đông cũng đã trở thành "tâm chấn" của cái dường như là một cuộc chiến địa chính trị lâu dài, trong đó các sức mạnh chính trị cổ điển và chủ nghĩa dân tộc đang được tăng cường bên cạnh sự nổi lên của Trung Quốc.
Có một cuộc tranh luận địa chiến lược không thể tránh khỏi đang diễn ra tại biển Đông, và cuộc tranh luận này có thể được gói gọn lại trong một câu hỏi là: Liệu Mỹ sẽ duy trì một khả năng kiểm soát đáng tin cậy đối với các tuyến SLOCs qua biển Đông, hay các năng lực chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực (anti-access, area-denial) của Trung Quốc sẽ trung lập hóa căn bản mối đe dọa này, từ đó thay đổi các giả định chiến lược trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Trong khi các nước khác trong khu vực duy trì các yêu sách lãnh thổ đặc biệt của mình dựa trên các ranh giới biển, Trung Quốc lại đòi sở hữu phần giữa lòng rộng lớn của biển Đông. Trong tương lai không quá xa, sự nổi lên trở lại của Trung Quốc và kèm theo đó là khả năng không chỉ nhấn mạnh các đòi hỏi này mà còn hỗ trợ chúng bằng các năng lực quân sự, có thể đặt vấn đề về độ tin cậy của sức mạnh quân sự của Mỹ và các thập kỷ bá chủ khu vực của Mỹ: sự chế ngự từng giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang thành chiến tranh.
Như vậy, biển Đông đại diện cho những cái chung toàn cầu thu nhỏ - không chỉ về lĩnh vực hải quân và không quân mà cả trong những lĩnh vực có tầm quan trọng như không gian mạng và ngoài không gian vũ trụ. Tại biển Đông, tất cả các lĩnh vực này đề đang có nguy cơ bị đe dọa bởi âm mưu của Trung Quốc, thông qua việc mua và huy động quân sự, nhằm ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Mỹ.
Đây là một lý do giải thích tại sao 16 trong tổng số 18 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2011 đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của an ninh biển, với việc hầu hết các nước ủng hộ sự cần thiết phải thiết lập các cơ chế đa phương để giải quyết các yêu sách chồng lấn tại biển Đông.
Trong các thập kỷ sắp tới, thách thức đối với Mỹ sẽ là làm thế nào để bảo vệ các chuẩn mực lịch sử - trong đó tự do hàng hải là trên hết - trong khi vẫn thích nghi với sức mạnh và các hoạt động ngày càng gia tăng của các tác nhân trong khu vực. Duy trì các tài sản chung toàn cầu có liên quan đến tự do hàng hải sẽ đòi hỏi vai trò chủ đạo của Mỹ, đặc biệt là sự chế ngự của hải quân. Đồng thời, thích nghi và tăng cường hợp tác cũng sẽ cần thiết. Như vậy, Mỹ cần phải hợp tác, nhưng là sự hợp tác trên cơ sở một vị trí ưu việt. Đây sẽ là một cách để tăng cường hội nhập khu vực về ngoại giao và kinh tế trong khi cùng nhau bảo vệ tương quan quyền lực khi Trung Quốc nổi lên.
Cách tiếp cận này không hề tương phản với các lợi ích của Trung Quốc: Trên thực tế, không quốc gia châu Á nào được hưởng lợi từ hệ thống do Mỹ đứng đầu này nhiều như Trung Quốc. Tuy nhiên, vì sự nguyên trạng không thể tồn tại vĩnh viễn, mục đích của hợp tác dựa trên sức mạnh là xây dựng một nền tảng đa phương rộng hơn cho sự thay đổi không gây xáo chộn mà vẫn bảo vệ các nguyên tắc của trật tự các tuyến đường lưu thông trên biển.
Sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và quân sự đang có nguy cơ gieo gió cho một cơn bão thay đổi tại khu vực biển Đông. Vì vậy, việc duy trì các yếu tố chìa khóa của nguyên trạng là rất quan trọng: bao gồm tự do giao thương, các tuyến SLOCs an toàn và an ninh, và sự độc lập - không bị hăm dọa - của tất cả các quốc gia duyên hải trong một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc.
Như đã nói ở trên, tính ưu việt không có nghĩa là chế ngự: nó có nghĩa là Mỹ giữ vai trò của mình là một cường quốc khu vực nhằm hướng dẫn các đồng minh và đối tác làm nhiều hơn trong khả năng của mình. Theo cách này, tương quan lực lượng có thể được duy trì, và như vậy gánh nặng trên vai Mỹ cũng được giảm bớt. Điều quan trọng, như Tổng thống Obama đã nhấn mạnh trong một chuyến thăm tới khu vực này hồi tháng 11/2011, là tất cả các nước đều hành xử theo cùng một luật chơi.
Các thỏa thuận an ninh đa phương sẽ một phần giúp kiểm soát các tham vọng của từng nước, từ đó cho phép các hoạt động ngoại giao và thương mại chiến thắng sự đối đầu quân sự công khai. Tranh luận về các vấn đề này là tranh luận về sự kiểm soát không gian địa lý.
Các tranh chấp lãnh thổ kéo dài liên quan đến từng vạt đất trên biển Đông mà người ta nghĩ là có thể bao quanh đó là những mỏ năng lượng khổng lồ. Vì các đòi hỏi này phức tạp đến mức không thể giải quyết, Mỹ đã tìm cách hội tụ khu vực xung quanh một nền tảng đa phương chung, xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận song phương hiện đang định hình các quan hệ của Washington với khu vực này. Việc Mỹ phối hợp với các nước khác nếu tốt nhất có thể giữ Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, hoặc ít nhất cũng thay đổi căn bản cách hành xử của họ trên thực tế. Nhưng điều đó sẽ cần những nỗ lực lâu dài và kiên trì.
Dù sự chú ý ở cấp thượng đỉnh ngày càng tập trung vào châu Á và biển Đông, nhưng nhiều trọng tâm chiến lược của Washington vẫn là ở Trung Đông, nơi vẫn còn rất bất ổn sau một thập kỷ chiến tranh và xây dựng đất nước. Mùa hè năm 2010, sau loạt "khẩu đạn" gay gắt giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, một chính khách Mỹ đã chất vấn các đồng nghiệp tại Bộ Ngoại giao rằng tại sao Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh một cơ chế đa phương nhằm tránh xung đột tại biển Đông. Ít nhất đối với vị chính khách này, Mỹ phải rút bớt khỏi khu vực Trung Đông đầy xung đột và hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm của nền kinh tế thế giới.
Các tuyến SLOCs qua biển Đông nằm trong mối quan hệ toàn cầu hóa và địa chính trị. Hơn nữa, biển Đông có thể là một sân khấu cho sự chuyển giao quyền lực toàn cầu. Đây là nơi sự tìm kiếm tầm ảnh hưởng của một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đặt vấn đề về quy chế siêu cường của Mỹ ở Đông Á. Lợi ích và thiện chí của Mỹ đang bị nghi vấn. Việc Trung Quốc hay Ấn Độ có thể cùng nổi lên một cách hòa bình hay không sẽ được quyết định bởi cách thức họ sử dụng sức mạnh hải quân ở hai bờ eo biển Malacca - tại biển Đông và vịnh Bengal.
Tương quan lực lượng mới giữa một Trung Quốc đang nổi và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối sẽ được thử nghiệm tại biển Đông, vùng biển trải dài từ Trung Quốc ở phía Bắc, tới các đảo quốc Đông Nam Á ở phía Nam và tới quốc gia Đông Nam Á đất liền (Việt Nam) ở phía Tây. Giao thương được xác định về địa lý bởi vị trí của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các cụm dân cư - đây cũng là hai yếu tố cho thấy vai trò trung tâm về địa chính trị và địa kinh tế của biển Đông.
Giới chức Mỹ đã thảo luận sự cần thiết phải thay đổi chiến lược hướng tới châu Á từ một thập kỷ qua, kể từ Báo cáo Quốc phòng 4 năm/lần vào năm 2001. Chính quyền của ông Obama gần đây đã tuyên bố một đại chiến lược theo đó sẽ hướng vào trụ cột này - một sự tiến bộ logic của chính sách an ninh quốc gia lưỡng đảng ở Mỹ. Tuy nhiên, Washington không nên cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách tạo điều kiện cho một trụ cột Mỹ.
Mọi việc sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc coi việc Mỹ quan tâm hơn tới châu Á là một sự thay đổi hầu như chỉ nói suông thôi hay là một thay đổi chiến lược tiềm ẩn. Trong cả hai trường hợp, Mỹ đều phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Dù các quan hệ đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản là rất mạnh mẽ và sẽ tiếp tục như vậy - kế thừa từ các cuộc chiến tranh giữa thế kỷ 20 - nhưng vị thế của Mỹ ở khu vực biển Đông sẽ ít được xác định bởi lịch sử.
(theo Tuanvietnam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến lược biển Đông mới của Hoa Kỳ - Trung Quốc

Kỳ 1: Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông

Các lợi ích của Mỹ trên biển Đông đang ngày càng gặp nguy hiểm, tuy nhiên việc bảo vệ các lợi ích này không cần phải – và không nên – dẫn tới xung đột với Trung Quốc. Chính vì vậy, quản lý các căng thẳng và thúc đẩy hợp tác tại biển Đông sẽ đòi hỏi sự chú ý lâu dài và thận trọng của Washington.

Tuần Việt Nam giới thiệu độc giả báo cáo mới nhất của giới chuyên gia cố vấn (think tanks) Mỹ về biển Đông, trong đó bàn về các nguy cơ đối với Mỹ, cũng như sự cần thiết của việc Mỹ phải theo đuổi chính sách vừa hợp tác vừa chế ngự. Tác giả cũng sẽ phân tích sự đổi hướng chiến lược của Trung Quốc tại biển Đông, trước khi nghiên cứu sâu hơn vào một số khía cạnh an ninh hàng hải, từ thực tế đến nguyên tắc. Cuối cùng, sẽ là phần kết luận với 5 khuyến nghị dành cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ.

Lợi ích của Mỹ ở biển Đông

Ý nghĩa của biển Đông vẫn đang bị đánh giá chưa đúng mức, và đang gây tranh cãi trước hết là giữa các chuyên gia trong khu vực, và rộng hơn là trong cộng đồng an ninh quốc gia. Nhưng biển Đông xứng đáng được ưu tiên chú ý hơn vì hệ thống dựa trên sức mạnh mà Mỹ nuôi dưỡng từ nhiều thập kỷ qua đang bị xét lại bởi một Trung Quốc đang nổi lên, và biển Đông sẽ là yếu tố chiến lược quyết định vai trò lãnh đạo của Mỹ trong tương lai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu hỏi liệu Tây Thái Bình Dương có còn là một vùng biển chung ổn định, mở cửa và thịnh vượng, hay sẽ ngày càng trở thành một cái ổ tranh cãi phân cực với các đặc điểm giống như Chiến tranh Lạnh, sẽ được trả lời ngay tại vùng biển quan trọng này.

Biển Đông là nơi các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Philippines phải đối mặt với chính sách "Phần Lan hóa" của Trung Quốc nếu hải quân và không quân Mỹ giảm bớt sự hiện diện. Nói tóm lại, biển Đông là nơi toàn cầu hóa và địa chính trị va chạm với nhau.

Nền kinh tế toàn cầu có một trung tâm địa lý, đó là ở biển Đông. Khoảng 90% hàng hóa thương mại được chuyển từ châu lục này sang châu lục khác bằng đường biển, trong đó 1/2 nếu xét về trọng tải (và 1/3 nếu xét về giá trị tiền tệ) đi qua biển Đông. Vùng biển này giống như cổ họng nối giữa Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hải trình hội tụ, chiếm 1,200 tỷ USD thương mại của Mỹ mỗi năm.

Địa chính trị là lực lượng đối chọi với toàn cầu hóa, chia rẽ thế giới thay vì thống nhất nó. Biển Đông là nơi một Trung Quốc đang nổi lên về quân sự ngày càng thách thức vai trò chế ngự của hải quân Mỹ - một xu hướng mà, nếu cứ để diễn ra như hiện nay, có thể làm thay đổi cán cân quyền lực tồn tại từ sau Chiến tranh thế giới II và đe dọa các tuyến thông thương trên biển (SLOCs).

Trong vai trò là người bảo vệ chính cho tự do hàng hải toàn cầu, Mỹ có một lợi ích sâu sắc và vĩnh viễn trong việc đảm bảo các tuyến SLOCs được thông lưu đối với tất cả mọi người, không chỉ cho các hoạt động thương mại mà cả các hoạt động quân sự vì mục đích hòa bình, như can thiệp nhân đạo và bảo vệ bờ biển.

Mỹ có thể bảo vệ tốt nhất một trật tự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực bằng cách đảm bảo khả năng tiếp cận với các SLOCs quan trọng. Nếu Mỹ không thể hiện sức mạnh đầy đủ tại biển Đông thì sẽ làm thay đổi các tính toán an ninh của tất cả các nước trong khu vực. Nếu các lực lượng của Mỹ không những mất khả năng làm phức tạp kế hoạch của kẻ thù mà lại trở nên ngày càng dễ bị tổn thương trước lực lượng quân đội đang được hiện đại hóa một cách vững chắc của Trung Quốc, thì các nước khác trong khu vực sẽ có ít lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo một Trung Quốc hùng mạnh.

Khi Trung Quốc tiếp tục nổi lên, Mỹ bị xem là suy yếu một cách tương đối, nếu không muốn nói là hoàn toàn. Rõ ràng, không có sự suy yếu tương đối nào đáng lo ngại hơn nguy cơ suy yếu sức mạnh hải quân của Mỹ trong tương lai. Lực lượng Hải quân Mỹ thời Reagan từng tự hào sở hữu gần 600 tàu chiến, con số này ngày nay chỉ còn 284. Dù mục đích của Hải Quân là mở rộng tới 313 tàu chiến, nhưng ngân sách quốc phòng hiện nay, cộng thêm việc giảm sản xuất và tăng chi phí, không giúp đạt mục đích đó. Hơn nữa, với việc cắt giảm ngân sách sắp tới, cũng như số tàu chiến sắp phải "về hưu" trong thập kỷ tới, Mỹ đang phải đối mặt với thực tế là lực lượng Hải Quân chỉ có trong tay 250 tàu chiến hoặc ít hơn.

Tất nhiên, số tàu chiến chỉ là một khía cạnh của sức mạnh hải quân. Các chiều kích khác bao gồm trọng tải, vũ khí và các năng lực trên boong, mức độ huấn luyện của thủy thủ và sự kết hợp các dịch vụ quân sự khác nhau. Và Mỹ đang đứng trước nguy cơ phải nhường vị thế bá chủ các khu vực này trong tương lai không xa. Tại Washington đang có cuộc thảo luận về việc xây dựng một đại liên minh giữa các lực lượng Hải Quân bao gồm tất cả các quốc gia để chia sẻ với Mỹ gánh nặng biển trong "buổi xế" của sức mạnh.

Vấn đề đặt ra là một con tàu không thể có mặt một lúc ở hai nơi, trong khi sự hiện diện của nó lại chính là thước đo sức mạnh hải quân. Tầm với của sức mạnh Mỹ cần phải bao phủ tất cả các lợi ích của họ trải dài trên toàn cầu. Và ít nơi nào cần nhiều sự chú ý của Lầu Năm Góc hơn biển Đông - nơi kết nối vựa tài nguyên năng lượng của Trung Đông với số dân cư ngày càng đông đúc của Đông Á.

Chúng tôi cho rằng vai trò chế ngự về quân sự của Mỹ tại biển Đông sẽ giảm bớt một cách tương đối khi các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc cải thiện sức mạnh hải quân và không quân của mình, tăng cường kết hợp các loại tên lửa đạn đạo chống hạm, máy bay chiến đấu thế hệ năm, tàu ngầm và tàu chiến nổi (bao gồm cả tàu sân bay) và các hệ thống mạng và ngoài không gian.

Đây là một hiện tượng tự nhiên mang tính lịch sử. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự cân bằng mới được điều chỉnh về lực lượng nổi lên từ tình hình rất năng động đó liệu có thể bảo vệ giao thương trên biển thông qua các SLOCs an toàn và tự do hay không. Mục đích là hợp tác, nhưng hợp tác chỉ có thể phát triển tốt nhất thông qua sức mạnh. Các cam kết ngoại giao và kinh tế sẽ được thực hiện tốt hơn khi được hỗ trợ bởi một sức mạnh quân sự đáng tin cậy. Điều này sẽ đòi hỏi phải duy trì vai trò đứng đầu thông qua sức mạnh của Mỹ và sự hợp tác khu vực rộng lớn hơn, một khái niệm có thể được gọi là "hợp tác trên cơ sở sức mạnh".

Ý nghĩa địa chiến lược của biển Đông đối với Mỹ là quá rõ. Biển Đông là trung tâm nhân khẩu học của nền kinh tế thế kỷ 21, nơi 1.5 tỷ người Trung Quốc, gần 600 triệu người Đông Nam Á và 1.3 tỷ người Ấn Độ trao đổi các nguồn tài nguyên sống còn và các loại hàng hóa trong khu vực và trên toàn cầu.

Gần chục quốc gia nằm ven bờ vùng biển này - theo ngược chiều kim đồng hồ gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines - đang đòi chủ quyền đối với một phần đáy biển với trữ lượng dầu 7 tỷ thùng, cũng như khoảng 900,000 tỷ mét khối khí tự nhiên. Nếu các tính toán của Trung Quốc là chính xác, biển Đông đang chứa trong lòng nó khoảng 130 tỷ thùng dầu hoặc hơn thế. Điều đó có nghĩa là biển Đông chứa nhiều dầu mỏ hơn bất kỳ khu vực nào trên toàn cầu, trừ Arập Xêút - điều khiến một số quan sát viên Trung Quốc gọi biển Đông là "Vịnh Persic thứ hai".

Nếu thực sự có nhiều dầu như vậy ở biển Đông - và nếu Trung Quốc có thể kiểm soát chúng - thì nước này có thể sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc của mình vào eo biển hẹp và dễ bị tấn công Malacca (cũng như eo biển Sunda hay eo biển Lombok), nơi vận chuyển rất nhiều năng lượng mà nước này phải nhập khẩu từ tận Trung Đông. Tập đoàn Dầu mỏ Hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đầu tư 20 tỷ USD với niềm tin rằng một trữ lượng dầu mỏ lớn như vậy đang nằm dưới đáy biển Đông.

Nhìn bề ngoài, trong bối cảnh những thăng trầm của các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, các tranh chấp pháp lý và căng thẳng quân sự, sự gia tăng đột ngột các hoạt động ngoại giao về việc ai sở hữu cái gì trên biển Đông dường như không đủ mạnh để làm tăng nguy cơ xung đột giữa các nước lớn trong trước mắt.

Thực vậy, nguồn năng lượng dồi dào nằm dưới đáy biển và việc các nước đều cần có tự do hàng hải đang thúc giục các cơ chế hợp tác đa phương mới để tăng cường ổn định và thúc đẩy thương mại. Tuy nhiên, biển Đông cũng đã trở thành "tâm chấn" của cái dường như là một cuộc chiến địa chính trị lâu dài, trong đó các sức mạnh chính trị cổ điển và chủ nghĩa dân tộc đang được tăng cường bên cạnh sự nổi lên của Trung Quốc.

Có một cuộc tranh luận địa chiến lược không thể tránh khỏi đang diễn ra tại biển Đông, và cuộc tranh luận này có thể được gói gọn lại trong một câu hỏi là: Liệu Mỹ sẽ duy trì một khả năng kiểm soát đáng tin cậy đối với các tuyến SLOCs qua biển Đông, hay các năng lực chống tiếp cận và ngăn chặn khu vực (anti-access, area-denial) của Trung Quốc sẽ trung lập hóa căn bản mối đe dọa này, từ đó thay đổi các giả định chiến lược trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Trong khi các nước khác trong khu vực duy trì các yêu sách lãnh thổ đặc biệt của mình dựa trên các ranh giới biển, Trung Quốc lại đòi sở hữu phần giữa lòng rộng lớn của biển Đông. Trong tương lai không quá xa, sự nổi lên trở lại của Trung Quốc và kèm theo đó là khả năng không chỉ nhấn mạnh các đòi hỏi này mà còn hỗ trợ chúng bằng các năng lực quân sự, có thể đặt vấn đề về độ tin cậy của sức mạnh quân sự của Mỹ và các thập kỷ bá chủ khu vực của Mỹ: sự chế ngự từng giúp ngăn chặn tranh chấp leo thang thành chiến tranh.

Như vậy, biển Đông đại diện cho những cái chung toàn cầu thu nhỏ - không chỉ về lĩnh vực hải quân và không quân mà cả trong những lĩnh vực có tầm quan trọng như không gian mạng và ngoài không gian vũ trụ. Tại biển Đông, tất cả các lĩnh vực này đề đang có nguy cơ bị đe dọa bởi âm mưu của Trung Quốc, thông qua việc mua và huy động quân sự, nhằm ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Mỹ.

Đây là một lý do giải thích tại sao 16 trong tổng số 18 quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2011 đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của an ninh biển, với việc hầu hết các nước ủng hộ sự cần thiết phải thiết lập các cơ chế đa phương để giải quyết các yêu sách chồng lấn tại biển Đông.

Trong các thập kỷ sắp tới, thách thức đối với Mỹ sẽ là làm thế nào để bảo vệ các chuẩn mực lịch sử - trong đó tự do hàng hải là trên hết - trong khi vẫn thích nghi với sức mạnh và các hoạt động ngày càng gia tăng của các tác nhân trong khu vực. Duy trì các tài sản chung toàn cầu có liên quan đến tự do hàng hải sẽ đòi hỏi vai trò chủ đạo của Mỹ, đặc biệt là sự chế ngự của hải quân. Đồng thời, thích nghi và tăng cường hợp tác cũng sẽ cần thiết. Như vậy, Mỹ cần phải hợp tác, nhưng là sự hợp tác trên cơ sở một vị trí ưu việt. Đây sẽ là một cách để tăng cường hội nhập khu vực về ngoại giao và kinh tế trong khi cùng nhau bảo vệ tương quan quyền lực khi Trung Quốc nổi lên.

Cách tiếp cận này không hề tương phản với các lợi ích của Trung Quốc: Trên thực tế, không quốc gia châu Á nào được hưởng lợi từ hệ thống do Mỹ đứng đầu này nhiều như Trung Quốc. Tuy nhiên, vì sự nguyên trạng không thể tồn tại vĩnh viễn, mục đích của hợp tác dựa trên sức mạnh là xây dựng một nền tảng đa phương rộng hơn cho sự thay đổi không gây xáo chộn mà vẫn bảo vệ các nguyên tắc của trật tự các tuyến đường lưu thông trên biển.

Sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế và quân sự đang có nguy cơ gieo gió cho một cơn bão thay đổi tại khu vực biển Đông. Vì vậy, việc duy trì các yếu tố chìa khóa của nguyên trạng là rất quan trọng: bao gồm tự do giao thương, các tuyến SLOCs an toàn và an ninh, và sự độc lập - không bị hăm dọa - của tất cả các quốc gia duyên hải trong một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc.

Như đã nói ở trên, tính ưu việt không có nghĩa là chế ngự: nó có nghĩa là Mỹ giữ vai trò của mình là một cường quốc khu vực nhằm hướng dẫn các đồng minh và đối tác làm nhiều hơn trong khả năng của mình. Theo cách này, tương quan lực lượng có thể được duy trì, và như vậy gánh nặng trên vai Mỹ cũng được giảm bớt. Điều quan trọng, như Tổng thống Obama đã nhấn mạnh trong một chuyến thăm tới khu vực này hồi tháng 11/2011, là tất cả các nước đều hành xử theo cùng một luật chơi.

Các thỏa thuận an ninh đa phương sẽ một phần giúp kiểm soát các tham vọng của từng nước, từ đó cho phép các hoạt động ngoại giao và thương mại chiến thắng sự đối đầu quân sự công khai. Tranh luận về các vấn đề này là tranh luận về sự kiểm soát không gian địa lý.

Các tranh chấp lãnh thổ kéo dài liên quan đến từng vạt đất trên biển Đông mà người ta nghĩ là có thể bao quanh đó là những mỏ năng lượng khổng lồ. Vì các đòi hỏi này phức tạp đến mức không thể giải quyết, Mỹ đã tìm cách hội tụ khu vực xung quanh một nền tảng đa phương chung, xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận song phương hiện đang định hình các quan hệ của Washington với khu vực này. Việc Mỹ phối hợp với các nước khác nếu tốt nhất có thể giữ Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, hoặc ít nhất cũng thay đổi căn bản cách hành xử của họ trên thực tế. Nhưng điều đó sẽ cần những nỗ lực lâu dài và kiên trì.

Dù sự chú ý ở cấp thượng đỉnh ngày càng tập trung vào châu Á và biển Đông, nhưng nhiều trọng tâm chiến lược của Washington vẫn là ở Trung Đông, nơi vẫn còn rất bất ổn sau một thập kỷ chiến tranh và xây dựng đất nước. Mùa hè năm 2010, sau loạt "khẩu đạn" gay gắt giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, một chính khách Mỹ đã chất vấn các đồng nghiệp tại Bộ Ngoại giao rằng tại sao Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh một cơ chế đa phương nhằm tránh xung đột tại biển Đông. Ít nhất đối với vị chính khách này, Mỹ phải rút bớt khỏi khu vực Trung Đông đầy xung đột và hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm của nền kinh tế thế giới.

Các tuyến SLOCs qua biển Đông nằm trong mối quan hệ toàn cầu hóa và địa chính trị. Hơn nữa, biển Đông có thể là một sân khấu cho sự chuyển giao quyền lực toàn cầu. Đây là nơi sự tìm kiếm tầm ảnh hưởng của một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đặt vấn đề về quy chế siêu cường của Mỹ ở Đông Á. Lợi ích và thiện chí của Mỹ đang bị nghi vấn. Việc Trung Quốc hay Ấn Độ có thể cùng nổi lên một cách hòa bình hay không sẽ được quyết định bởi cách thức họ sử dụng sức mạnh hải quân ở hai bờ eo biển Malacca - tại biển Đông và vịnh Bengal.

Tương quan lực lượng mới giữa một Trung Quốc đang nổi và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối sẽ được thử nghiệm tại biển Đông, vùng biển trải dài từ Trung Quốc ở phía Bắc, tới các đảo quốc Đông Nam Á ở phía Nam và tới quốc gia Đông Nam Á đất liền (Việt Nam) ở phía Tây. Giao thương được xác định về địa lý bởi vị trí của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các cụm dân cư - đây cũng là hai yếu tố cho thấy vai trò trung tâm về địa chính trị và địa kinh tế của biển Đông.

Giới chức Mỹ đã thảo luận sự cần thiết phải thay đổi chiến lược hướng tới châu Á từ một thập kỷ qua, kể từ Báo cáo Quốc phòng 4 năm/lần vào năm 2001. Chính quyền của ông Obama gần đây đã tuyên bố một đại chiến lược theo đó sẽ hướng vào trụ cột này - một sự tiến bộ logic của chính sách an ninh quốc gia lưỡng đảng ở Mỹ. Tuy nhiên, Washington không nên cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách tạo điều kiện cho một trụ cột Mỹ.

Mọi việc sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc coi việc Mỹ quan tâm hơn tới châu Á là một sự thay đổi hầu như chỉ nói suông thôi hay là một thay đổi chiến lược tiềm ẩn. Trong cả hai trường hợp, Mỹ đều phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Dù các quan hệ đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản là rất mạnh mẽ và sẽ tiếp tục như vậy - kế thừa từ các cuộc chiến tranh giữa thế kỷ 20 - nhưng vị thế của Mỹ ở khu vực biển Đông sẽ ít được xác định bởi lịch sử.

(theo Tuanvietnam)

======================

Các quí vị chính khứa của những cường quốc có quyền lợi cốt lõi và quyền lợi căn bản trên biển Đông , hãy lắng nghe thảo dân Thiên Sứ bàn đây:

Các quí vị hãy long trong công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, mọi chuyện sẽ ổn cả. Quí vị hãy nghĩ kỹ xem tôi nói có phải không? Phải thì làm liền cho đỡ phải họp hành lôi thôi, tốn tiền thuế của nhân dân. Tiền họp đó để đi nhậu. Nghe nói bia tươi nấu kiểu Đức cũng ngon lắm!

Còn các quý vị nào muốn khai thác nguồn tài nguyên ở biển Đông thì cứ bỏ tiền ra đấu thầu. Rẻ mà! Còn hơn là bỏ tiền ra mua vũ khí dộng vào đầu nhau để bảo vệ cái cốt lõi và cái căn bản.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay