Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Mỹ phê phán Trung Quốc dùng vũ lực ở biển Đông

29/06/2011 0:03

Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án những động thái vừa qua của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông.

Theo AFP, Thượng viện Mỹ hôm 27.6 (rạng sáng qua, giờ VN) thông qua nghị quyết S.Res.217 do Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương Jim Webb, đại diện một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đệ trình trước đó một tuần. Nội dung nghị quyết có đoạn: “Thượng viện Mỹ lên án việc sử dụng vũ lực của các tàu dân sự và quân sự Trung Quốc trên biển Đông”, đồng thời kêu gọi tìm kiếm một giải pháp đa phương và hòa bình cho tranh chấp trong khu vực.

Máy bay không người lái được cho là của Trung Quốc - Ảnh: The Diplomat

Nghị quyết trên được đưa ra sau một loạt các hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc đối với các tàu Việt Nam và Philippines trên biển Đông trong thời gian qua. Theo báo The Hill, nghị quyết cũng nhấn mạnh sự ủng hộ các lực lượng vũ trang Mỹ tiếp tục hoạt động nhằm góp phần bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng biển quốc tế ở biển Đông.

“Ngày càng nhiều quốc gia xung quanh biển Đông bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động của Trung Quốc”, Văn phòng của ông Webb ra thông cáo sau khi Nghị quyết S.Res.217 được Thượng viện thông qua. Trước đó, AFP dẫn lời ông Webb cho hay bản nghị quyết sẽ làm rõ lập trường của Thượng viện Mỹ về vấn đề này.

Hôm qua, Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ “đã quá vô lý” khi đưa ra nghị quyết trên. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói các nghị sĩ Mỹ nên tìm cách khác để thúc đẩy hòa bình và ổn định của khu vực hơn là lên tiếng đôi co với Bắc Kinh. Ông Hồng lặp lại quan điểm trước nay của Trung Quốc rằng tranh chấp tại biển Đông phải được giải quyết song phương giữa các bên liên quan và bác bỏ sự can dự của Washington.

Máy bay không người lái của Trung Quốc lộ diện

Cũng trong hôm qua, tạp chí The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo, dẫn lại một số website an ninh và quân sự của Nhật Bản đề cập một loại máy bay không người lái của Trung Quốc. Chiếc máy bay này, tương tự như chiếc RO-2 Pioneer của Mỹ trong thập niên 1980, được phát hiện bay trên đầu tàu khu trục lớp 053HG của Trung Quốc, một trong số 11 tàu tham gia cuộc diễn tập hồi đầu tháng 6. Theo các nguồn tin của Nhật, máy bay không người lái của Trung Quốc đóng vai trò do thám và tìm kiếm mục tiêu cho các tên lửa chống hạm của tàu chiến Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, Nhật Bản cũng vừa chính thức phản đối việc một tàu thám hiểm đại dương của Trung Quốc hoạt động bên trong Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật hôm 23.6, theo AFP. Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi hôm qua khẳng định con tàu trên chỉ đi ngang vùng biển trên chứ không hề dừng lại.

Thụy Miên

=======================

Đã gọi là giải quyết tranh chấp thì phải có trọng tài phân xử chứ nhỉ? Không có trọng tài thì anh cậy lớn bắt nạt người ta à? Ngay đám cãi nhau ngoài chợ anh biết người ta vì sao nói to không? Ấy là miêu tả chân lý trên diện rộng đấy. Nhằm mục đích để mọi người nhận thấy chân lý đấy! Tức là cũng cần trọng tài đấy!

Vậy mà tranh chấp quốc gia không dám đem ra quốc tế xử thì đúng là ăn gian chứ gì nữa!

Ấy là nói nôm thế! Phi chính danh thì đừng mong làm bá chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh đẹp vấy bẩn, du lịch điêu đứng vì thủy điện

Cập nhật 01/05/2012 06:10:00 AM (GMT+7)

Posted Image- 5 dự án thủy điện đang được triển khai xây dựng tại các khu du lịch trọng điểm của Sa Pa (Sa Pa – Lào Cai) đã ảnh hưởng nặng nề tới cảnh quan, môi trường và đời sống người dân ở những danh thắng mà sông suối chảy qua như bản Hồ, bản Dền, bản Lao Chải, suối Mường Hoa, suối La Ve… làm suy giảm lợi nhuận du lịch.

Các điểm du lịch bản Dền bị phá hủy hoàn toàn như thác La Ve gần như không có nước, suối Cá nhảy lổn nhổn đất đá, không còn nguồn nước nóng, thung lũng Mường Hoa không còn nhiều những thửa ruộng bậc thang hút hồn du khách.

Anh Đào Đức Tuyên, người dân bản Hồ đã từng làm du lịch cộng đồng và đã phải bỏ nghề cách đây 2 năm do lượng du khách vắng hẳn khi thủy điện Sử Pán 2 được xây dựng khiến đường xá bụi bẩn, khó đi.

Anh Tuyên cho biết, trước khi các công trình thủy điện được khởi công, hầu như tối nào bà con cũng biểu diễn văn nghệ thu hút rất đông du khách lưu trú ở bản, 2 năm nay không còn cảnh đó nữa.

Giám Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, TS Trần Hữu Sơn cho biết, làm thủy điện ở Sa Pa phá vỡ không gian văn hóa, đảo lộn môi trường sinh thái, suy giảm lợi nhuận du lịch…và không có lợi cho người dân bản địa.

Trước đây mỗi năm bản Hồ đón 5 đến 7 ngàn lượt khách lưu trú, nay mỗi ngày chỉ lèo tèo vài khách.

Ông Trần Hữu Sơn khẳng định không nên làm thủy điện ở Sa Pa vì cả nước chỉ có một Sa Pa, đã là điểm du lịch nổi tiếng từ hàng trăm năm nay và là mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh.

19 dự án thủy điện đã được quy hoạch ở Sa Pa, tháng 8/2010 do vấp phải sự phản đối từ nhiều cơ quan, ban ngành, báo chí… UBND huyện Sa Pa đã dừng các dự án để rà soát tất cả các quy hoạch. Posted Image

Việc xây dựng thủy điện Sử Pán 2 đã biến những quả núi hùng vĩ, xanh ngát bao quanh thung lũng Mường Hoa, điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa trở nên loang lổ.

Posted Image

Dòng suối Mường Hoa ăm ắp nước mềm mại ôm lấy xã bản Hồ nay chỉ như một lạch nước lổn nhổn đất đá do thủy điện chặn dòng và lượng nước vơi đầy được điều tiết bởi thủy điện Sử Pán 2.

Posted Image

Dòng suối Mường Hoa oằn mình “cõng” 2 nhà máy thủy điện (Sử Pán 2 và Nậm Toóng nằm hai bên bờ thuộc địa phận bản Dền và bản La Ve mới được tách ra từ 1 bản.

Posted Image

Có thể thoải mái bách bộ giữa lòng suối Mường Hoa đoạn chảy qua bản Dền và La Ve.

Posted Image

Nhiều đoạn giữa lòng suối nước đọng thành vũng trong vắt.

Posted Image

Thung lũng Mường Hoa với ruộng bậc thang, những làng xóm đẹp như mơ đang bị thay thế bởi những vết “lở loét” thế này ngày một nhều hơn.

Posted Image

Cùng với bản Dền, La Ve, bản Lao Chải với khung cảnh làm du khách nao lòng cũng đang suy giảm lượng khách du lịch đáng kể do những tác hại của thủy điện.

Posted Image

Công trường xây dựng thủy điện Lao Chải nằm kề con đường giữa bản nhìn từ trên cao.

Posted Image

Du khách thưởng ngoạn khung cảnh và đời sống, văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dáy, người Dao ở bản Lao Chải buộc phải đi qua khu công trường nhiều lúc bụi mù do đang thi công.

Posted Image

Hàng nghìn tấn đất đá do nổ mìn thi công thủy điện Lao Chải đổ xuống dòng suối Mường Hoa đoạn chảy qua bản Lao Chải.

Posted Image

Không chỉ làm xấu khung cảnh, lòng suối bị thu hẹp đáng kể, lượng nước suy giảm nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân.

Posted Image

Dưới cây cầu giữa bản Lao Chải trước đây là nơi tắm, bơi lội của người dân cả bản nay chỗ sâu nhất không quá ngực trẻ em.

Lê Anh Dũng

===========================

Cá nhân tôi với cái nhìn từ Lý học không bao giờ tán thành xây đập thủy điện. Nhưng có lẽ từ nay tôi sẽ không có ý kiến gì về việc này và chờ kết quả của các đập thủy điện tác động lên môi trường sinh thái. Đó là tác động mà người ta có thể nhân thức trực quan...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung lần đầu tiên, biển Đông thành tiêu điểm

Thứ tư 02/05/2012 09:04

(GDVN) - Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ nằm trong nội dung đàm phán trao đổi giữa Tokyo với New Delhi.

Tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 2/5 đưa tin, trong chuyến công du New Delhi hôm 30/4 Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng nhiệm Ấn Độ Krishna đã đạt được thỏa thuận chung xây dựng cơ chế hợp tác trên biển giữa hai nước.

Tokyo và New Delhi đã thống nhất cuối năm nay 2012 sẽ tổ chức cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa hải quân hai nước.

Tờ Liên Hợp bình luận, thông qua động thái này - cuộc tập trận chung với nội dung chủ yếu là an ninh hàng hải và các hạng mục mở rộng khác nhằm kiềm chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh đang ngày càng lớn dần đối với khu vực này.

Posted ImageNgoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ trong cuộc họp báo chung sau hội đàm

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba còn cho biết thêm, khu vực biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa một số nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ nằm trong nội dung đàm phán trao đổi giữa Tokyo với New Delhi.

Một động thái khác có liên quan, ngày 30/4 diễn ra hội nghị cấp cao Mỹ - Phi (2 + 2) giữa Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng 2 nước nhằm phát triển mối quan hệ chiến lược song phương và triển khai kế hoạch xây dựng Philippines trở thành "trung tâm" trong chiến lược mới tại châu Á của Mỹ.

Posted Image

Hội nghị 2 + 2 xác định xây dựng Philippines thành "trung tâm" trong chiến lược mới của Mỹ tại châu Á

Cũng trong cuộc gặp này, Washington thông báo nội trong năm 2012 này sẽ bàn giao tiếp Malina một chiến hạm đã qua sử dụng của Mỹ để giúp Philippines tăng sức mạnh hải quân.

Chiếc chiến hạm đầu tiên Mỹ bàn giao Philippines đã được đưa vào biên chế tháng 8 năm ngoái.

Cũng trong hội nghị này, một lần nữa Washington khẳng định quyền tự do hàng hải trên biển Đông và nhắc lại quan điểm của Mỹ ủng hộ giải quyết tranh chấp tại khu vực này giữa Trung Quốc với một số quốc gia ASEAN thông qua con đường hòa bình, đối thoại với một cơ chế đa phương chứ không phải đàm phán tay đôi như Bắc Kinh vẫn theo đuổi.

Hồng Thủy (theo Liên Hợp)

=========================

Đông vui, nhộn nhịp thật!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Bản là 1 quốc gia thiện chiến và có tinh thần chiến đấu cực kỳ khủng khiếp. Lâu nay, kể từ thế chiến thứ 2 Mỹ cứ chằng buộc, o ép con quái vật bên trong Nhật Bản không cho nó nổi dậy, toàn bộ những công ty chuyên sản xuất khí tài phục vụ chiến tranh buộc phải chuyển sang sản xuất dân dụng điển hình như Mitsubishi. Kỳ này Mỹ chỉ cần nới lỏng sợi dây ràng buộc có được từ thời thế chiến thứ 2 thì lập tức con quái vật Nhật Bản sẽ trổi dậy lần này lại có chính nghĩa, khi đó Trung Quốc sẽ biết ngay đá vàng.

Hồi giáo cực đoan = liều mạng, kỹ thuật kém

Mỹ = kỹ thuật cao nhưng coi sinh mạng rất quan trọng, nhát hít

Nhật = kỹ thuật cao + liều mạng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dương Khiết Trì: Mỹ nên xử lý thỏa đáng vấn đề Đài Loan, Tây Tạng

Thứ sáu 04/05/2012 07:24

(GDVN) - Dương Khiết Trì kêu gọi Washington tuân thủ luật chơi quốc tế, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh và những vấn đề Bắc Kinh đặc biệt quan tâm, xử lý thỏa đáng các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và nhân quyền

Đối thoại chiến lược, kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 4 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong hai ngày 3/5 và 4/5 nhằm tìm kiếm giải pháp thực hiện những thỏa thuận chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tuy nhiên vẫn tồn tại không ít rào cản trong quan hệ song phương.

Posted Image Các quan chức Mỹ, Trung Quốc tham gia Đối thoại chụp ảnh lưu niệm

Trả lời báo chí ngày 3/5, Ngoại trưởng Trung Quốc ông Dương Khiết Trì kêu gọi Washington tuân thủ luật chơi quốc tế, tôn trọng lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh và những vấn đề Bắc Kinh đặc biệt quan tâm, xử lý thỏa đáng các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và nhân quyền.

Posted Image

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bày tỏ hy vọng Mỹ xử lý thỏa đáng vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền

Trước đó, trong bài phát biểu đầu phiên đối thoại ngày hôm qua, ông Đới Bỉnh Quốc đã có bài diễn văn khá dài "đáp từ" những chỉ trích về nhân quyền của Bắc Kinh mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng trước đó.

Ông Đới Bỉnh Quốc cho hay "1,3 tỉ dân Trung Quốc có quyền lựa chọn con đường đi cho mình khác với Mỹ và xã hội phương Tây, nó phù hợp với tình hình thực tiễn Trung Quốc, tạo phúc cho người dân và có lợi đối với sự phát triển của cộng đồng quốc tế".

Cũng trong bài diễn văn này, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh thêm: "nhìn lại lịch sử thế giới từ cổ chí kim, có rất nhiều nước lớn vì tranh vương tranh bá mà rước họa vào thân, thậm chí tàn phá cả thế giới mà hai cuộc thế chiến chính là đại nạn và bài học xương máu".

Hồng Thủy (theo Tân Kinh báo)

=============================

ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh thêm: "nhìn lại lịch sử thế giới từ cổ chí kim, có rất nhiều nước lớn vì tranh vương tranh bá mà rước họa vào thân, thậm chí tàn phá cả thế giới mà hai cuộc thế chiến chính là đại nạn và bài học xương máu"

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Nhất trí, vậy Trung Quốc nên rút quân khỏi Trường Sa và Hoàng Sa trả lại cho Việt Nam chứ nhỉ? Còn không thì tất nhiên sẽ có đụng chạm giữa "quyền lợi cốt lõi" và "quyền lợi căn bản" chẳng biết họa vào thân nước nào?! Híc!

Thành kính phân ưu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu thủ tướng Libya xác nhận đã chuyển tiền cho TT Sarkozy

Thứ sáu 04/05/2012 07:47

(GDVN) - Theo al-Mahmoud, cựu giám đốc cơ quan tình báo Libya Musa Kusa đã ký lệnh chuyển 50 triệu euro cho tổng thống Pháp trên danh nghĩa của đại tá Gaddafi.

Đại tá Muammar Gaddafi đã từng hỗ trợ 50 triệu euro cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Nicolas Sarkozy năm 2007 - hãng thông tấn AFP dẫn lời Bechir Essed, luật sư của cựu thủ tướng Libya al-Baghdadi al-Mahmoudi cho biết hôm 3/5.

Posted Image

Đại tá Muammar Gaddafi (trái) và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh AFP

Theo lời viên luật sư trên, ông al-Mahmoudi - người hiện đang bị giam giữ trong một nhà tù ở Tunisia, cho biết cựu giám đốc cơ quan tình báo Libya Musa Kusa đã ký lệnh chuyển 50 triệu euro cho tổng thống Pháp trên danh nghĩa của đại tá Gaddafi.

Mabrouk Kurshid, một luật sư khác của ông Mabrouk Kurshid cũng đã lên tiếng xác nhận thông tin về việc đại tá Gaddafi đã từng chuyển tiền hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử năm 2007 của tổng thống Sarkozy và nói thêm rằng thân chủ của ông đã bị giam giữ theo đề nghị của nhà lãnh đạo hàng đầu của Pháp trên do "sợ hãi bại lộ".

Tuy nhiên, trước đó đã xuất hiện thông tin cho rằng Musa Kusa đã từ chối thừa nhận chuyển tiền cho Tổng thống Pháp và cho biết một tài liệu được công bố gần đây trên mạng internet về sự kiện này là giả.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã từ chối việc từng nhận tiền hỗ trợ của cựu nhà lãnh đạo bị lật đổ Libya. Tuy nhiên, văn phòng công tố viên Paris đã mở một cuộc điều tra nhằm làm rõ tính xác thực của vụ việc.

Người con trai đang bị giam giữ tại Libya Saif al-Islam của đại tá Gaddafi là người đầu tiên lên tiếng tiết lộ thông tin về việc cha mình từng chuyển tiền hỗ trợ cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp vào tháng 3/2011.

Saif hứa sẽ đưa ra các bằng chứng để củng cố cho tuyên bố của mình, nhưng tới thời điểm này, lời hứa vẫn chưa được thực hiện.

Vụ việc một lần nữa lại được thu hút sự chú ý của dự luận trong bối cảnh ông Sarkozy đang nỗ lực đánh bại đối thủ để ở lại điện Elysee nhiệm kỳ hai. Thắng hay bại của ông sẽ được quyết định trong vòng hai của cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/5.

=====================

Tùy tình hình thời tiết mà thật cũng thành giả, mà giả cũng thành thật. Ông Sarkozy khó ở lại điện Elyse lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi mạng người bị coi rẻ

07:26 | 04/05/2012

TP - Bảy năm sau khi tên giết người hàng loạt thú nhận tội lỗi hắn gây ra khiến một thanh niên 18 tuổi bị tử hình oan, cha mẹ cậu thanh niên vẫn không ngừng đấu tranh đòi toà án xử lại để trả lại sự trong sạch cho con trai mình.

Posted Image

Các phạm nhân ở nhà tù tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) được gặp mặt mẹ nhân Ngày của Mẹ Ảnh: Getty Images

Đây chỉ là một trong hàng ngàn vụ án oan ở Trung Quốc mà nhiều người phải chết vì những tội mà họ không gây ra.

Cha của cậu thanh niên, ông Li Sanren, 64 tuổi, và bà mẹ Shang Aiyun, 56 tuổi, nói rằng con trai họ, có tên Mông Cổ là Hugejiletu, mới chỉ vừa 18 tuổi khi bị tử hình. Con trai họ chỉ cố gắng làm điều đúng đắn vào cái đêm cậu nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một phụ nữ đang bị làm nhục và giết hại.

Nhưng cảnh sát ở Hohhot, thủ phủ của khu tự trị Nội Mông, gần như ngay lập tức buộc tội Hugejiletu chính là thủ phạm và thẩm vấn cho tới khi cậu nhận tội một cách bị cưỡng ép.

Phiên toà được mở sau đó đã phớt lờ lời của các nhân chứng về chứng cớ ngoại phạm của Hugejiletu và phủ nhận bằng chứng cho thấy nhiều nghi vấn quanh tội danh của cậu. Biên bản ghi chép phiên toà chưa bao giờ được công bố.

“Bất kỳ khi nào chúng tôi hỏi thì chúng tôi đều nhận được câu trả lời rằng quá trình điều tra vẫn đang tiếp tục, và chúng tôi phải bình tĩnh,” bà Shang nói. Chồng bà nói: “Tất cả những gì chúng tôi muốn là làm sạch tên tuổi của con trai mình”.

Tử hình quá dễ

Cảnh sát và cơ quan tư pháp chỉ mất 62 ngày để điều tra vụ án, lấy lời khai và bản thú tội, kết án và tử hình Hugejiletu. Những vụ bị kết án và tử hình sai giống như vụ của Hugejiletu là một trong những lý do khiến Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc từ ngày 1-1-2007 lấy lại quyền xét lại tất cả án tử hình của các toà án cấp thấp hơn. Toà án tối cao đã không làm điều này trong gần 3 thập kỷ.

Cuối tháng 4-2012, Toà án tối cao tạm hoãn án tử hình đối với Wu Ying, 31 tuổi, người bị kết tội huy động quỹ bất hợp pháp và bị Toà án nhân dân tỉnh Chiết Giang tuyên án tử hình vào tháng 12-2009.

Vụ án đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi nảy lửa rằng có nên áp dụng án tử hình đối với các tội danh kinh tế, tài chính hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, trường hợp của Wu cho thấy giá trị thực sự đằng sau việc xét lại án tử hình của Toà án tối cao.

Các chuyên gia nói rằng, việc xét lại án tử hình của Toà án tối cao là nỗ lực hạn chế việc lạm dụng án tử hình của các toà án địa phương. Từ năm 1983, các toà án địa phương được trao quyền kết án tử hình.

Đó là khi cảnh sát và cơ quan tư pháp bắt đầu mạnh tay truy quét tội phạm, trong đó có những nhân vật thời hậu Cách mạng văn hoá chiến đấu chống lại sự ô nhiễm tâm hồn và giải phóng tư sản.

“Đó là thời kỳ mà rất nhiều vụ án hình sự được xử lý giống như một chiến dịch chính trị, dẫn tới nhiều kết án sai và không công bằng”, luật sư Zhang Qingsong ở Hãng luật Shangquan đóng tại Bắc Kinh nhận xét.

Quá nhiều vụ oan sai

Xiao Yang, cựu thẩm phán Toà án tối cao, báo cáo trước Quốc hội năm 2005 rằng văn phòng của ông đã phát hiện tất cả 2.162 người bị kết án oan. Đây có lẽ là nguồn động viên nhỏ bé để cha mẹ của Hugejiletu có quyền hy vọng con trai họ sẽ được minh oan. Hai ông bà tuyên bố sẽ đi tìm công lý cho cậu con trai vô tội tới khi họ trút hơi thở cuối cùng.

Họ tiếp tục đòi toà án phải mở lại phiên toà dựa trên bài viết của một tờ báo địa phương.

Bài báo xuất bản ngày 16-12-2005 mô tả chi tiết lời thú tội của kẻ giết người hàng loạt Zhao Zhihong - kẻ nhận tội chính hắn là người đã hiếp dâm và giết hại nạn nhân trong vụ án mà Hugejiletu bị tử hình oan.

Bài báo điều tra đặt ra nhiều nghi vấn về tính xác thực của các tình tiết mà cảnh sát và toà án sử dụng để đưa ra lời buộc tội.

Ngày 9-4-1996, Hugejiletu đang làm việc tại một xưởng thuốc lá ở Hohhot. Cậu nghe thấy một phụ nữ la hét khi cậu đi qua một toilet công cộng trên đường trở lại xưởng sau khi ăn tối.

Trong vòng 10 phút, cậu trở lại hiện trường cùng với đồng nghiệp Yan Feng để giúp người phụ nữ. Nhưng họ đã muộn. Họ thấy thi thể một cô gái 25 tuổi trong tình trạng bán khỏa thân.

Hugejiletu đến thẳng trụ sở cảnh sát còn Yan trở lại xưởng một mình. Sau đêm đó, Hegejiletu và Yan bị thẩm vấn tại văn phòng của cảnh sát thuộc Sở Công an Hohhot.

Posted Image

Cộng đồng mạng Trung Quốc từng tranh luận về quyền ăn mặc đẹp của nữ tù nhân, kể cả tử tù. Nguồn: The Grand Narrative

Hai ngày sau, cảnh sát buộc tội Hugejiletu giết người. Cậu ra toà vào ngày 23-5, nhận án tử hình ngày 5-6 rồi bị hành hình 5 ngày sau đó. “Cơ quan tư pháp cực kỳ nhanh chân trong việc kết án tử hình.

Điều này cho thấy sự dửng dưng của họ đối với sự sống còn của con người, cũng như sự dễ dàng chà đạp quyền của bị cáo”, GS Yi Yanyou ở Trường Luật thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) nhận xét.

Khi cảnh sát một mực cho rằng Hugejiletu đã nhận tội, các ghi ghép của ủy viên công tố bị rò rỉ lại cho thấy câu chuyện khác.

“Những ghi chép này cho thấy Jugejiletu cố gắng rút lại lời thú tội mà cậu đã nhận trong lúc bị thẩm vấn suốt nhiều giờ mà cậu không có quyền khẳng định mình vô tội” - Zhu Shunzhong, phóng viên kỳ cựu từng viết về vụ án này năm 2009 trên tuần báo China Weekly (Trung Quốc), cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã năm 2006, một quan chức địa phương tên là Hu Yifeng, người từng tham gia việc xét lại vụ án của Hugejiletu và hiện là thẩm phán của Toà án tối cao khu vực, thừa nhận nhiều lỗi lầm trong quá trình xử án.

“Chúng tôi kết luận rằng chứng cớ được dùng để kết tội Hugejiletu là không thoả đáng”.

Ngay cả khi kẻ giết người hàng loạt Zhao nhận tội cũng không giúp lật lại vụ án của Hugejiletu. Zhao thừa nhận đã giết 10 người và yêu cầu được xử tử hình. Lời thú tội của hắn đối với vụ giết người mà Hugejiletu bị kết án đã không được đưa vào danh sách các tội danh ghê tởm tại phiên toà cuối cùng xét xử hắn ngày 28-11-2006. Từ đó tới nay, Zhao vẫn chưa bị hành hình.

Điều tra sai vẫn được thăng chức

Trong khi đó, nhiều quan chức cảnh sát và thẩm phán giải quyết vụ án của Hugejiletu đã được thăng chức, trong đó có Trưởng công an quận Feng Zhiming, người chịu trách nhiệm điều tra vụ án. Nhân vật này hiện là thành viên chủ chốt của Sở Công an Hohhot.

Báo Global Times (Trung Quốc) đã gọi điện nhiều lần cho Toà án tối cao khu vực của Nội Mông trong suốt một tuần, nhưng chỉ được trả lời một lần rằng họ không bình luận. Toà án này chưa hề phản hồi dù đã nhận được công văn chính thức.

“Không ai muốn nhận trách nhiệm về những lỗi lầm trong vụ án, trong khi những người phải chịu trách nhiệm có thể phải đối mặt hình phạt nghiêm khắc”, luật sư Zhang nói.

Theo phóng viên điều tra Zhu, các nguồn tin của ông cho biết toà án tối cao khu vực cho rằng Sở Công an Hohhot phải chịu trách nhiệm về các sai lầm trong vụ án của Hugejiletu, nhưng toà án không có sự độc lập tư pháp để buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm, cũng như không muốn chịu chung trách nhiệm với cảnh sát.

“Vụ án vẫn còn đó vì việc lật lại lời kết tội sai cần được toà án khởi xướng. Và điều này chưa xảy ra,” ông Zhu nói.

Vụ án của Hugejiletu tương tự vụ án ở tỉnh Hà Bắc, trong đó Nie Shubin bị hành hình năm 1996 với tội danh giết một phụ nữ ở thủ phủ Thạch Gia Trang của tỉnh.

Năm 2005, nghi can Wang Shujin bị cảnh sát bắt vì một tội khác, nhưng hắn đã thú nhận giết hại người phụ nữ mà Nie bị kết án oan. Giống như Zhao, kẻ giết người đã thú tội hạ sát nhiều nạn nhân trong suốt 7 năm, đang ngồi trong tù và chưa bị xử tử.

Khi toà án hèn nhát

Cha mẹ của Hugejiletu tin rằng các toà án đã phớt lờ lời chứng thực của nhân chứng chủ chốt của con trai họ. Đó là Yan Feng, người cũng tìm thấy xác cô gái. Năm 2006, cặp vợ chồng này thuê hai luật sư để giúp làm sạch tội danh cho con trai họ, nhưng các luật sư không thể tiếp nhận hồ sơ vụ án cho tới khi biên bản tư pháp xét lại được đưa ra.

“Tất cả các thủ tục này đều được quy định trong Luật tố tụng hình sự, nhưng đây là vấn đề rất lớn khi chính quyền không tuân theo luật,” luật sư Zhang nói, và nhấn mạnh rằng hoạt động của toà án cần minh bạch hơn nữa. GS Yi ở ĐH Thanh Hoa không hy vọng vụ án của Hugejiletu sẽ được lật lại.

“Tôi không nghĩ rằng cơ quan tư pháp địa phương đủ dũng cảm để đối diện với lỗi lầm của họ”.

“Sở Công an có quá nhiều quyền lực. Cả kiểm sát viên và thẩm phán đều không làm được gì khi họ không có sự độc lập tư pháp,” GS Yi nói.

Theo ông, yếu tố chủ chốt để ngăn chặn những vụ án oan nằm ở việc “hạn chế một cách hiệu quả quyền lực của Sở Công an”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh đến lúc chết. Chúng tôi tin tưởng ở pháp luật và một ngày con trai chúng tôi sẽ được chứng minh là trong sạch”, bà Zhang nói.

Gia Tùng

Theo Global Times, People’s Daily, Xinhua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện chữ Việt cổ ?

06/05/2012 3:00

Ông Đỗ Văn Xuyền - nhà giáo, nhà nghiên cứu tại Việt Trì, Phú Thọ - vừa công bố một số tư liệu tóm lược về chữ Việt cổ mà ông nghiên cứu mấy chục năm qua trong tọa đàm tại Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chiều 4.5.

Posted Image

Trong buổi trao đổi, ông Xuyền còn đưa ra bản đồ đánh dấu những nơi đã sử dụng bộ chữ này - Ảnh: Quang Hưng

Có nguyên tắc giống chữ La tinh

Theo những nghiên cứu của ông Xuyền, chúng ta từng có riêng bộ chữ Việt cổ, phát triển từ các hình vẽ sơ khai, đến hình tượng đơn giản, phức tạp và cuối cùng là loại chữ Việt cổ tượng thanh. Tuy nhiên, sau đó do bị kẻ thù triệt hạ nên bộ chữ khoa đẩu đầu tiên của người Việt không còn nữa. Sĩ Nhiếp khi đô hộ nước ta đã cố tình xóa bỏ bộ chữ này. Tuy thế nó vẫn còn được tìm thấy ở miền Tây Bắc nước ta trong một số pho sách ông Xuyền đã tiếp cận.

Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

Những ý kiến này được đưa ra dựa trên suy luận của ông từ một số tư liệu. Chẳng hạn, việc Sĩ Nhiếp đã xóa bỏ chữ Việt cổ là kết luận của ông sau khi đọc câu: “Sĩ Nhiếp bắt người Việt học chữ Hán và cấm dùng thứ chữ tượng thanh riêng của mình”. Đây là một câu trích trong tài liệu do Terrien de Couperier đăng trong tạp chí Hoàng gia Anh. Hoặc giả, sau khi phát hiện hàng trăm thầy cô, học trò thời Hùng Vương qua các ngọc phả, nơi thờ tự, ông cho rằng thời Hùng Vương, đất nước ta đã có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục lại dạy chay.

Theo ông Xuyền, bộ chữ này không có dấu, có cấu tạo gần giống với hệ chữ Latin, ghi hết được tiếng nói của người Việt cổ. Nhược điểm của nó là nguyên âm luôn thay đổi vị trí song thay đổi có quy luật. Do đó, người học có thể biết cách sử dụng bộ chữ này để đọc, viết sau khoảng thời gian 7-10 ngày. Có cả một hệ thống giáo dục sử dụng bộ chữ cổ từ thời vua Hùng thứ sáu đến thời Hai Bà Trưng. Dấu tích của bộ chữ còn được thấy qua nhiều công trình khảo cổ, tài liệu nghiên cứu, từng nhắc đến chữ khoa đẩu của người Việt… Ông Đỗ Văn Xuyền kỳ vọng: “Rất nên phục hồi chữ khoa đẩu. Bởi, đi sâu vào vấn đề này có thể mở thêm nhiều cánh cửa quá khứ”.

Cần nghiên cứu công phu

Nghiên cứu của ông Xuyền được “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đánh giá là nét bút quan trọng trong việc hoàn chỉnh bức tranh về 5.000 năm văn hiến nước ta. Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) cho rằng cách lập luận của ông Xuyền dựa nhiều trên cách đọc của chữ quốc ngữ hiện tại, chưa có lý do gì để khẳng định các cụ ta lại sử dụng nguyên lý đọc này. PGS-TS Tống Trung Tín cho biết: “Tôi đánh giá đây là một cách đọc theo phương pháp khoa học là… tưởng tượng. Nghĩa là nó không mấy chặt chẽ và hơi võ đoán”.

Theo GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, vấn đề chữ viết cổ của người Việt không chỉ trong nước mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ. Và trước đây chưa ai dám kết luận chắc chắn. GS Lê cho rằng ông Xuyền tiếp nối, có sự bổ sung theo hướng đi của GS Lê Trọng Khánh, nghiên cứu từ chữ Thái cổ nhằm xác định chữ Việt cổ và nhấn mạnh: “Nhưng việc tìm ra và giải mã được chữ Việt cổ là quá trình không chỉ gian khổ mà còn khắc khổ. Phải có cứ liệu khoa học và sẵn sàng nhận lấy sự thẩm định, phản biện, thậm chí phê phán của những người khác”.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 5.5, GS Phan Huy Lê nói: “Chữ của người Việt cổ là đề tài được một vài nhà nghiên cứu theo đuổi. Một đề tài nghiên cứu chuyên môn sâu cần nhà nghiên cứu chuyên môn sâu”. Ông từ chối đưa ra đánh giá cụ thể về chất lượng nghiên cứu của ông Đỗ Văn Xuyền.

Trinh Nguyễn

==========================

Xem lại bài báo này thấy buồn! Lên mặt báo thì cũng lùng bùng chức sắc, cao giọng khen chê. Nhưng xét ra cũng loại "dò từng câu, xét từng chữ"; "tầm chương, trích cú" chẳng được cái tích sự gì!

Một con người sống thanh đạm ở nơi thôn dã, một thời vào sinh ra tử, theo ngọn cờ cứu quốc chống giặc ngoại xâm, nhưng đã chẳng màng đến công danh, chấp nhận thanh bạch, tận tâm vì nền văn hóa nước nhà, để lại cho quốc gia, dân tộc cả một giá trị văn hóa cội nguồn, đáng được ca ngợi thì bày đặt chê bai để tỏ ra mình trí thức cao siêu, uy quyền học vị. Nhưng mở miệng nói năng thì toàn sáo ngữ, nội dung rỗng tuyếch. Bởi vì, tuy hàng bồ chữ, nhãn mác đàng hoàng, nhưng tầm tư duy thì thuộc hạng "Ở trần đóng khố", cứ như từ thời "liên minh bộ lạc".

Cho nên, loại này đứng trước núi Thái Sơn chỉ nhìn thấy mấy hòn sỏi đá, rồi tưởng mình to lớn, cao siêu , lấy làm giương giương tự đắc. Loại này không biết phân biệt phải trái đúng sai, thì làm sao mà ngộ được chân lý. Nói khoa học thì chẳng hiều gì về bản chất khoa học, nói văn hóa thì cũng không biết gì về văn hóa. Nhưng lại thừa tài vạch lá tìm sâu, bắt câu, bẻ chữ, dìm dập người hiền. Đấy đích thực là những kẻ háo danh, trục lợi.

Tiếc thay! Đúng là lúc "phường giá áo túi cơm, nghênh ngang học vị; thùng rượu bị thịt, nhung nhúc đầy đường". Bởi vậy, sĩ khí, văn phong không suy tàn sao được.

Cho nên chuyện "Thạch Sanh" đầy chất nhân bản và lòng vị tha thì thành chuyện của Khơ Me với vật chứng khảo cổ, hóa thạch hẳn hoi. Chuyên Trương Chi" giàu chất lãng mạn ca ngơi tâm hồn trong sáng, hòa nhập tình yêu con người thì thành chuyện tình giai cấp; Mỵ Nương đầy chất thơ và vẻ đẹp thì thành cô gái lừa đảo, lợi dụng con người...

Bởi vậy, tổ tiên huy hoàng gần 5000 năm văn hiến thì chỉ còn 2700 năm. được cho là "thời liên minh bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố". Những gía trị văn hóa truyền thống thì bị xuyên tạc. Đổi trắng thay đen. Trách làm sao được lòng người ly tán.

Nét buồn biết chia sẻ cùng ai.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện con ve và con kiến

September 29, 2011 By Alan Phan

Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine về “Con Ve và Đàn Kiến”.

Posted Image

Những ngày ở tiểu học, thập niên 50, mỗi học sinh đều phải thuộc lòng câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine về “Con Ve và Đàn Kiến”. Chuyện kể là con ve chỉ thích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹp còn đàn kiến cần cù lo chuyển chỗ dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông lạnh giá. Con ve thật sự tỉnh ngộ và cay đắng khi phải đến tổ kiến sau đó để xin ăn và chỗ ở. Chuyện là một mô hình luân lý của tính khôn ngoan, ham làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve ham chơi.

Gần đây, kinh tế gia Martin Wolf nhắc lại câu chuyện ve kiến này và lái đến chủ đề về các nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, “kinh tế con kiến” được thể hiện bởi các quốc gia chăm chỉ sản xuất và biết tiết kiệm như Đức, Nhật, Trung Quốc; trong khi “kinh tế con ve” tượng trưng cho sự tiêu thụ, nợ nần và hoang phí của các quốc gia như Mỹ, Anh và Hy Lạp. Nhưng liên quan giữa kiến và ve có một hệ số mới của thời hiện đại: để tiếp tục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho đàn kiến, các kinh tế “kiến” đã phải cho các quốc gia “ve” vay nợ rất nhiếu để ve tiếp tục tiêu thụ hàng hóa của kiến. Đến lúc này, ve không còn nhiều khả năng trả nợ và đàn kiến lại thực sự có vấn đề. Tiếp tục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bị mất giá trầm trọng; mà không cho vay, thì nền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hại vì không xuất khẩu được. Khổ nhất là con kiến Trung Quốc, đàn kiến quá đông, không có việc làm cho chúng mà để cho chúng ăn không ngồi rồi thì sẽ mời gọi nhiều bất ổn xã hội trầm trọng.

Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanh nhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân hàng vài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạn của bạn; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng vài ngàn tỉ đồng, thì đây là vấn nạn của ngân hàng.

Chuyện con ve và đàn kiến không những chỉ biểu hiện qua các nền kinh tế thế giới mà còn hiện diện ở khắp các tương quan trong các tầng lớp của từng nền kinh tế hay ngay cả trong nhiều gia đình và xã hội. Trong một bài viết trước đây về Tư Bản và Dân Chủ (…) tôi đã phân tích về những con kiến tư bản cần cù làm việc đầu tắt mặt tối ở Mỹ để đóng thuế. Sau đó, chính phủ lại phân phối các khoản tiền thuế này cho các thành phần nghèo kém. Mức thuế ở Mỹ cao đến nỗi một người đi làm phải đóng thuế chỉ để nuôi một người Mỹ khác không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia. Tôi không bàn về khía cạnh đạo đức, nhưng việc lạm dụng các phúc lộc xã hội của các thành phần ăn không ngồi rồi quả là một hiện tượng về ký sinh trùng của kinh tế Mỹ. Số lượng các con ve hay ký sinh trùng này, kể cả các quan chức nhà nước và các chính trị gia, tăng trưởng rất nhanh chóng (vì ai cũng tham lam) và số lượng cũng như tinh thần năng động của đàn kiến Mỹ càng ngày càng suy sụp. Thu thuế không đủ để tiêu xài, chánh phủ Mỹ còn đi vay mượn khắp nơi, nhất là Nhật và Trung Quốc, để sự thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Trong khi nền kinh tế tư bản Mỹ bị các thành phần nghèo kém, hưởng phúc lộc xã hội, không sản xuất lợi dụng tạo nên suy thoái dựa trên chủ nghĩa dân chủ; thì tại Trung Quốc, cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và rất tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên. Không những sử dụng nhân công giá rẻ từ các huyện xã nghèo, các con ve Trung Quốc còn lợi dung bô máy hành chính để trưng dụng đất đai thôn quê, tàn phá môi trường sinh sống của người dân khắp nơi, cũng như mượn trọn số tiền tiết kiệm của đàn kiến bằng cách giữ lãi suất huy động của mỗi ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm qua. Và trong tất cả các thiên tai, khủng hoảng nhân tạo hay biến động xã hội, đàn kiến Trung Quốc là những người phải hứng chịu mọi thua lỗ. Các con ve Trung Quốc luôn luôn được bao bọc và nhiều khi hưởng thêm phúc lộc của chính phủ.

Năm 1978, tôi đi công tác nhiều lần tại Bắc Kinh và có quen anh Liu Shan Dong, một viên chức trẻ tại Bộ Ngoại Thương Trung Quốc. Một hôm, anh mời tôi về nhà dùng cơm. Gia đình anh có 4 người (vợ, con và mẹ già), được cấp 1 căn hộ rộng khoảng 20m2 sau 10 năm làm việc cho chính phủ. Anh đạp xe đi về hơn 28 km mỗi ngày vì phải về nhà ăn cơm trưa để tiết kiệm tiền. Anh há hốc miệng khi nghe tôi nói tiền gởi xe hàng ngày của tôi ở Manhattan (NYC) mất khoảng 30USD, tương đương với số lương hàng tháng của anh. Anh là một con kiến chăm chỉ hiền lành gương mẫu như cả tỷ con kiến khác ở Trung Quốc. Mười hai năm sau, tôi quay lại Bắc Kinh, tìm anh và cuộc đời anh đã thay đổi nhiều. Nhờ một dự án khu công nghiệp có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phương ở Tianjin (cách Bắc Kinh khoảng 70km về phía Nam), anh đã trở thành một con ve ấn tượng của Bắc Kinh. Gia đình anh bây giờ đã ở một biệt thự rộng hơn 600m2 ngay gần khu Đại Học Thanh Hoa, anh và vợ đều có tài xế riêng cho hai chiếc Mercedes và BMW đời mới nhất, và nhân công phục vụ tại nhà riêng của anh đã lên đến 6 người (2 người osin, 1 người làm vườn, 2 người tài xế và 1 người nấu bếp). Nhưng cái thay đổi lớn nhất là con ve này, kể cả bà vợ và bà mẹ, đã quên hẳn cái quá khứ làm kiến của mình và theo nhận xét của tôi, đối xử khá tàn tệ với người làm trong nhà. Hiện tượng con ve Liu Shan Dong thực ra rất phổ biến ở mọi tỉnh thành Trung Quốc.

Thời đại mới, suy tư mới và chuẩn mực đạo đức văn hóa cũng thay đổi nhiều. Một thống kê của Đại Học Boston về những tập quán của thế hệ 2014 tại Mỹ (mới vào đại học năm nay) cho thấy các bạn trẻ bây giờ gần như không bao giờ đeo đồng hồ ở cổ tay nữa. Ngày xưa, tôi say mê sưu tầm những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cổ điển và bỏ cả ngày nhìn thời gian đóng băng trong những tác phẩm nghệ thuật này. Tôi đã từng mơ đến ngày giao lại bộ sưu tập quý báu này cho con cháu. Tuy nhiên, sự thừa thải của chiếc đồng hồ đeo tay trong bối cảnh hiện tại cũng không khác gì sự thừa thải của câu chuyện ngụ ngôn về con ve và đàn kiến. Những nguyên lý đạo đức đã thay đổi và đây có lẻ là thời đại của con các ve. Một ngày gần đây, không ai còn muốn làm kiến nữa. Tính kiên nhẫn để cuối đầu chấp nhận một số phận thiệt thòi sẽ chấm dứt và biến thái thành một hiện tượng xã hội nào mới? Vì có ai nghĩ rằng mùa đông sẽ không bao giờ đến và cả thế giới sẽ tiếp tục ca hát trong một mùa hè bất tận?

Alan Phan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh DIENBATN,

PTS PTS không có ý định phản hồi những gì anh đã viết và sẽ viết, ở đây PTS chỉ nhấn mạnh là cái lý học đông phương không có thể nào được lấy làm gốc cho một nước, bằng chứng là đã mấy ngàn năm như vậy đất nước nào xử dụng lý học đông phương có tiến lên được đâu ? trong khi các nước khác chỉ thành lập trong mấy trăm năm mà phát triển rất nhanh. Cho dù lý học đông phương có thần kỳ tới mức độ nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ dừng lại ở mức độ "ông phó".

PTS

Hôm nay chợt gặp lại bài này, tôi thấy ý tưởng này quen quen. Thì ra nó không phải của riêng anh PTS, mà là của rất nhiều người có bằng cấp, học vị cao ở những nước Đông phương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản....và có từ thời Nhật Hoàng Minh Tri, kể cả giai đoạn đầu của phong trào Duy Tân ở Việt Nam. Họ chỉ trích Nho giáo và Lý học Đông phương nói chung là lạc hậu và kêu gọi đi theo tư tưởng khoa học Tây Phương.

Nhưng đấy là một sự hiểu nhầm.

Lý học Đông phương và tư duy Nho giáo một thời thống trị các xã hội Đông phương chưa bao giờ ngăn cản sự phát triển của khoa học cả. Nó vẫn chấp nhận mọi sự phát triển của tư duy khoa học trong hệ thống phương pháp luận của nó. Nó chưa bao giờ bảo trái Đất đứng yên và ai nói ngược lại phải ra tòa án giáo hội.

Sự suy vi và hưng thịnh của một đất nước, một dân tộc chẳng liên quan gì đến Lý học cả. Nhưng tại hiện tượng sự chậm phát triển của Đông phương trong những thế kỷ trước, gắn liền với một số nước Đông phương có tư tưởng đNho Giáo phổ biến, nên bị gán ghép vậy thôi. Nhưng xét những vùng lãnh thổ như châu Mỹ, Úc ...khi chưa có sự liên hệ với văn minh Châu Âu có sự thống trị của Lý học đâu mà cũng có thấy phát triển gì đâu?

Do đó, sự thịnh suy của một dân tộc và quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Ngược lại, chính Lý học Đông phương sẽ là lý thuyết của tương lai trong văn minh nhân loại.

"Sự thịnh suy của một gia đình, không lệ thuộc vào món đồ cổ có trong gia đình đó"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạc Hy Lai bị “xóa sổ”

09/05/2012 3:12

Dường như Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ tất cả những hình ảnh ghi lại thành tích của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Cách đây chưa lâu, trung tâm triển lãm quy hoạch đô thị ở thành phố Trùng Khánh là nơi trưng bày và giới thiệu những thành tựu của ông Bạc Hy Lai thời còn đương nhiệm. Theo tờ The New York Times, khi đến trung tâm này, khách tham quan sẽ được xem đoạn phim về chiến dịch truy quét tội phạm ở Trùng Khánh do Bí thư Bạc chỉ đạo. Ngoài ra, các bài hát cách mạng mà ông khởi xướng cũng được phát đi phát lại qua hệ thống loa tại đây.

Xóa bỏ mọi thứ

Thế nhưng, trung tâm trên đã bị đóng cửa chỉ hai ngày sau khi cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô hôm 6.2. Lúc bấy giờ, các tin đồn cho rằng ông Vương muốn sang Mỹ tị nạn vì sợ bị thủ tiêu do có bằng chứng về việc bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc, sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Tiếp đến, ông Bạc mất chức bí thư thành ủy lẫn các vị trí trong đảng Cộng sản Trung Quốc, bà Cốc Khai Lai thì bị bắt giam để điều tra vụ sát hại doanh nhân Heywood. Kể từ đó, những gì liên quan đến thời vang bóng của ông Bạc từng bước bị xóa bỏ, theo tờ The New York Times.

Posted Image

Một dự án dang dở vốn được đề ra dưới thời ông Bạc - Ảnh: The New York Times.

Một số người dân kể rằng chỉ 15 giờ sau khi cựu Bí thư Bạc mất chức thì chương trình truyền hình vệ tinh của Trùng Khánh, vốn được ông phát động, có nội dung ca ngợi “văn hóa đỏ” đã chuyển sang phát quảng cáo. Đồng thời, nhiều chương trình truyền thông khác được triển khai nhằm vạch tội ông. Tờ The New York Times dẫn lời một nhà báo địa phương cho hay ban biên tập của tạp chí ông đang làm việc đã chỉ đạo ngưng viết bài về thành tích của cựu Bí thư Bạc. Nhà báo trên nói thêm: “Bây giờ họ nói với chúng tôi rằng ông Bạc là kẻ xấu”. Ngoài ra, tất cả bảng khẩu hiệu được ông Bạc ưa chuộng như “Trùng Khánh an toàn” và “Trùng Khánh mạnh khỏe” cũng bị gỡ bỏ. Những màn hình phát đi đoạn phim ghi lại cảnh ông chỉ đạo quan chức địa phương về khu phát triển kinh tế Lưỡng Giang của Trùng Khánh cũng ngưng hoạt động. Toàn bộ những gì tượng trưng cho những năm tháng ông Bạc Hy Lai đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đều biến mất.

Nỗi lo còn đó

Sau khi cựu Bí thư Bạc mất chức, chính sách chống tham nhũng mà ông từng tự hào cũng bị cho là ẩn chứa nhiều tiêu cực. Theo The New York Times, nhiều doanh nghiệp nói họ thường xuyên phải đưa tiền hối lộ hằng tháng hoặc hằng năm cho các quan chức địa phương dưới thời ông Bạc. Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn sau khi cơ cấu nhân sự cấp cao của Trùng Khánh bị thay đổi kể từ lúc lãnh đạo mới đến thay ông Bạc. Giờ đây, các doanh nhân lại phải tìm cách lấy lòng một số quan chức mới lên tại thành phố này. Tờ The New York Times dẫn lời một doanh nhân địa phương cho hay ông rất chán chường việc phải lấy lòng quan chức mới đến nhưng chẳng còn cách nào khác vì “Nếu không làm thế, tôi sẽ bị hất cẳng”. Một chủ khách sạn kể rằng đã chi tiền hối lộ 2 lần trong năm nay, một lần dưới thời Bí thư Bạc và lần còn lại sau khi ông mất chức.

Bên cạnh đó, dân chúng còn lo ngại những kế hoạch phát triển đang dang dở có thể bị hủy bỏ vì báo chí gần đây thường chỉ trích rằng ông Bạc đã triển khai nhiều dự án lãng phí khi còn đương nhiệm. Ví dụ như chương trình cây xanh trị giá 1,5 tỉ USD hay kế hoạch phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp với mức đầu tư đến 15 tỉ USD. Nhất là khi ngân sách Trùng Khánh bị thâm hụt nghiêm trọng thì các dự án càng dễ bị xóa bỏ. Hiện tại, dân chúng và giới doanh nhân chỉ còn biết chờ đến khi mọi thứ trở lại ổn định. Tuy nhiên, một số người vẫn đề cao cựu Bí thư Bạc khi cho rằng ông đã đem lại nhiều điều tích cực kể từ khi tiếp nhận vị trí lãnh đạo thành phố Trùng Khánh.

Văn Khoa

==================

Có một điều buồn cười thế này! Khi ông Bạc đang làm wan. Bố thằng nào, con nào dám bảo ông ta tham nhũng. Bởi vì sẽ mắc tội vu cáo. Tòa chưa xử thì về lý thuyết ông ta chưa hề tham nhũng. Có phải thế không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao chống tham nhũng chưa đạt hiệu quả?

Thứ Tư, 09/05/2012 - 07:44

(Dân trí) - Tại hai diễn đàn ở hai đầu đất nước, gần như cùng một thời điểm, cả hai vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước đều đề cập đến vấn đề này đủ thấy đây là vấn đề nóng bỏng, có tính sống còn của cả một thể chế chính trị.

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Ngày 2/5, trong buổi tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rõ “… nếu như Trung ương lãnh đạo chống tham nhũng, lãng phí trong nhiệm kỳ không làm giảm đi, không đẩy lùi được thì cũng có nghĩa Nghị quyết Trung ương 4 không thành công. Nếu không muốn nói là thất bại”. Chỉ 5 ngày sau (7/5), trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành gần 600 từ (589) trong bài Diễn văn dài hơn 4 ngàn từ để nói về vấn đề này. Tổng bí thư đã trích Văn kiện Đại hội XI: "Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội". Từ đó, ông Trọng đặt câu hỏi: Vì sao vậy? Rồi ông đưa ra các giả thiết: “Phải chăng là do các cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu chưa phát huy đầy đủ ý thức và bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện? Do sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở đảng quá yếu? Do sự kém tu dưỡng, rèn luyện của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức? Do chưa phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của nhân dân, của công luận? Do những bất cập trong việc ban hành, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật? Do mô hình tổ chức, hoạt động của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng chưa phù hợp? Do sự yếu kém, tiêu cực trong công tác phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí?...”

Từ những phát biểu trong Diễn văn của Tổng bí thư và trả lời phỏng vấn của Chủ tịch nước, có thể thấy một quyết tâm rất lớn của các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực này. Thế nhưng vì sao một chủ trương đúng đắn, hợp với ý Đảng, lòng Dân nhưng đã gần 6 năm qua kể từ ngày Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực (1/6/2006) đến nay vẫn chưa đạt yêu cầu?

Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn Dân để xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, mình nghĩ chúng ta hãy cùng nhau góp ý nhằm làm rõ câu hỏi: Vì sao công cuộc chống tham nhũng không chỉ chưa đạt yêu cầu mà còn “biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” như nhận định tại Đại hội XI của Đảng?

Bùi Hoàng Tám

======================

Vừa mới đưa vào "Quán zdắng" với câu bình luận hài hước về "tham nhũng" thì ghé web Dân Trí vớ được bài này. Có lẽ Sư Thiến tui phải chui ra khỏi cái Lò gạch làng Vũ Đại để bình lựng về tham nhũng mất. Từ những ngày đầu tiên học nghị quyết 228 - cách đây gần 40 năm trước - đến nay làm như Sư Thiến tui bị ám ảnh bởi những đề tài liên quan đến tham nhũng. Nhưng bình luận về đề tài này thì chắc cũng dây dưa ít nhiều đến chính trị xã hội. Đang lưỡng lự trước cổng cái lò gạch. Hay đợi xem thời tiết thế nào đã rồi hãy chui ra. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" - trước đây các cụ bảo thế, Bi wờ cụ Vũ Khiêu lại nói rất to trong một cuộc gặp mặt đầu năm Nhâm Thìn do báo Tia Sáng tổ chức bảo rằng: "Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách". Thế là thế quái nào?

Mối liên hệ giữa nghị quyết 228 với tôi là như thế này:

Ngày ấy - 40 năm trước - thằng bạn tôi tên Phạm Đắc Tuyên là bí thư Đoàn phân xưởng cơ khí của tôi, kiêm thợ rèn, bỗng nhiên biến mất không đi làm. Hôm sau nó đi làm, tôi hỏi nó: "Hôm wa mày sao không đi làm". Nhìn chung quanh không có ai, nó ghé tai tôi nói nhỏ: "Tao đi học nghĩ quyết 228 mở rộng". Tôi hỏi thêm: "Nghị quyết ấy nói về cái gì?". Nó nói với vẻ mặt rất ư wan trọng: "Nghị quyết này nói về phòng chống tham nhũng. Rồi chúng mày cũng sẽ được học". Tôi cười hô hố: "Sẽ có đến nghị quyết 2280 mà tham nhũng sẽ còn trầm trọng hơn. Không tin mày hãy chờ xem". Và tôi cũng chẳng phải chờ lâu. Trước ngày học tập nghị quyết, tôi bị ngưng việc cho đến khi tất cả cán bộ CNV học xong tôi mới được đi làm. Bởi vì chính ông phân xưởng trưởng của tôi hồi ấy làm lậu một bộ phận ép nắp thùng phuy. Tôi là thợ cơ khí duy nhất có đủ khả năng kỹ thuật làm được điều này. Ông ấy sợ tôi thành khẩn khai báo. Vì tính tôi vốn thật thà . Hi.

40 năm trôi qua. Cả thế giới vẫn đang loay hoay chống tham nhũng. Híc! Thôi thì " Quốc gia hưng vong, sĩ phu hữu trách". Sư Thiến đâu phải sĩ phu. Sĩ phu là giáo sư, tiến sĩ mới gọi là sĩ phu chứ nhỉ?

Thôi, Việt sử 5000 năm văn hiến đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh hoàng 20 bệnh nhân phong Hà Nội bị bỏ đói và "ép" ăn thịt sống?

Thứ tư 09/05/2012 14:00

(GDVN) - Hơn 20 bệnh nhân phong tại bệnh viện Da liễu Hà Đông bị các hộ lý ở đây bỏ đói và “ép” những bệnh nhân này ăn thịt sống?

Bỏ bệnh nhân ăn thịt sống?

Một số y tá hiện đang trực tiếp làm việc tại Khoa Điều Trị Nội Trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông (trụ sở tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) phản ánh về tình trạng 21 bệnh nhân bệnh nhân mắc bệnh phong, bị tàn phế nặng đã bị các hộ lý của Khoa ngược đãi một cách thậm tệ?.

Posted Image

Khoa điều trị nội trú - Trung tâm Da liễu Hà Đông

Trao đổi với phóng viên, chị T. T. B, y tá Khoa điều trị nội trú cho biết: “Khoảng 9h40 phút ngày 4/5/2012 khi tôi đi thăm khám cho 20 bệnh nhân mắc bệnh phong, thuộc loại tàn phế nặng của khoa, số bệnh nhân này thuộc diện chăm sóc hoàn toàn thì phát hiện thấy bệnh nhân kêu khóc vì không có cơm ăn.

Tìm hiểu sự việc, tôi mới phát hiện số bệnh nhân này sáng 4/5 được các hộ lý của khoa phát cho mỗi người: Một suất gạo đủ dùng trong hai bữa trưa và tối, 4 đến 5 miếng thịt sống, một ít rau để bệnh nhân tự xoay sở với lý do hết chất đốt, họ không thể đun nấu được.

Trước tình trạng đó, tôi đã báo cáo sự việc với ông Vũ Văn Trình, PGĐ trung tâm Da Liễu Hà Đông, người trực tiếp quản lý Khoa điều trị nội trú thì ông Trình trả lời rằng: “Tôi không cần biết, cô đi mà báo cáo với những người ở trên... Ngày mai cũng có thể sẽ như thế này nữa…?”.

Sự việc này cũng được Y sĩ P. T. T, hiện đang công tác tại Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông xác nhận.

Theo điều tra của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam: Trụ sở của Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông có tổng cộng 90 bệnh nhân phong đang được điều trị. Trong đó, 70 bệnh nhân phong còn khả năng tự sinh hoạt được phân sang một khu; 20 bệnh nhân không còn khả năng tự sinh hoạt, thuộc diện được chăm sóc hoàn toàn phân sang một khu riêng để tiện cho quá trình chăm sóc và điều trị.

Trao đổi với PV, cụ Vũ Thị Bớt (89 tuổi, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) nghẹn ngào: “Khổ lắm các chú à! nhiều lúc nghĩ sao thấy số phận của mình bất hạnh quá. Tôi bị mắc căn bệnh phong quái ác này từ những năm 1960, đến năm 1969, khi bệnh tình có dấu hiệu nặng tôi được chuyển về Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông để điều trị theo tiêu chuẩn của nhà nước cho đến nay.

Cũng vì mắc phải căn bệnh quái ác này, nên cái ước muốn được cưới chồng rồi sinh con đẻ cái đã trở thành một điều gì đó quá xa vời, nhiều lúc nghĩ thấy tủi thân, ứa nước mắt. Nhất là những lúc ốm đau, không có ai bên cạnh, một mình vật lộn với cơn đau, không biết kêu ai đành phải cắn răng chịu đựng. Những lúc đó, tôi chỉ ước ao dù chỉ có một người thân ở bên cạnh, chăm sóc, an ủi thôi!”.

Posted Image

Cụ Bớt chia sẻ với phóng viên

Về sự việc sáng ngày 4/5, cụ Bớt chua xót nói: “Sáng 4/5, tôi được các hộ lý mang đến phòng cho một phần gạo đủ nấu hai bữa sáng, chiều, một vài miếng thịt sống cùng một ít rau. Thấy lạ, vì bình thường đến giờ ăn trưa các cô ấy thường mang đồ ăn đã nấu sẵn đến cho chúng tôi, nhưng hôm nay lại toàn là đồ sống, nên tôi hỏi thì các cô ấy trả lời hết ga rồi không nấu được, nên phát đồ sống cho chúng tôi, làm thế nào thì tùy.

Các chú thấy đó, tay chân tôi bị “ăn” hết thế này thì có còn đủ khả năng tự sinh hoạt đâu, vậy mà các cô ấy lại có hành động như vậy. Do không biết làm thế nào, sáng nay tôi đành nhờ người pha cho gói mì tôm ăn tạm và nhịn đói đên tối...”.

Bón cơm bằng cách dùng thìa chọc vào miệng?

Còn cụ Nguyễn Văn Rộng (SN 1935, ở Phú Xuyên, TP Hà Nội) thều thào: “Từ khi biết mình mắc phải căn bệnh này, tôi đã không còn nghĩ đến chuyện tìm cho mình một mái ấm nữa, bởi vì như vậy không chỉ có tôi bất hạnh mà người tôi yêu sẽ còn đau đớn hơn. Tôi vào điều trị tại Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông này từ năm 1999 đến nay cũng đã mười mấy năm nhưng chưa bao giờ bị đối xử như những gì mà các hộ lý tại đây đã làm vào ngày 4/5 khi phát cho bệnh nhân chúng tôi gạo, thịt sống và rau trong khi họ thừa biết tôi cũng như 19 bệnh nhân trong diện được chăm sóc hoàn toàn không có khả năng tự sinh hoạt”.

Thậm chí khi tôi bị ốm được những bệnh nhân khác đưa lên bệnh xá của khoa để điều trị thì các hộ lý trực cũng bỏ mặc chẳng ngó ngàng gì. Trong suốt 20 ngày nằm điều trị tại bệnh xá nằm trong khuôn viên Khoa điều trị nội trú –Trung tâm Da Liễu Hà Đông, các hộ lý không hề nấu ăn cho tôi, không tắm rửa, thay quần áo cho tôi dù chỉ một lần.

Tôi đành phải thuê hai bệnh nhân khỏe mạnh khác trong khoa nấu ăn và tắm rửa cho tôi. Thậm chí bệnh tình tôi như thế, thuốc men cũng không được phát, thấy lạ tôi hỏi thì một hộ lý bảo thuốc để trong tủ không có chìa khóa nên không mở được. Cho đến khi một số y tá trong khoa phát hiện ra nhắc nhở hộ lý họ mới nấu ăn cho tôi, tuy vậy về cung cách phục vụ của họ tôi không thể nào chấp nhận được. Thức ăn họ nấu cho tôi nhiều khi còn sống, không thể ăn được, khi bón cơm cho tôi, một số hộ lý dùng thìa thọc thẳng vào mồm tôi…”.

Theo ghi nhận trực tiếp của PV tại phòng của 21 bệnh nhân này, phần gạo cùng những thực phẩm sống như thịt và rau do các hộ lý phát sáng ngày 4/5 cho đến ngày 5/5 vẫn còn nguyên, để ở một góc do bệnh nhân không biết làm cách nào để nấu nướng. Rất nhiều người trong số 21 bệnh nhân này đã phải nhịn đói, kêu khóc, cầu cứu tới một vài người còn có trách nhiệm tại đây như Y tá Trần Thị Bắc, Y sĩ Phạm Thị Thủy.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo trung tâm Da liễu Hà Đông khi đó đã xác nhận thông tin bệnh nhân phong bị bỏ đói và "ép" ăn thịt sống là đúng sự thật.

Liên quan đến sự việc này, theo dự kiến đúng 14h hôm nay (9/5) phóng viên sẽ có buổi làm việc với ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội để có thông tin chính xác trong vụ việc này để cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này….

Nguyễn Tiến

========================

"Lương y kiêm....dì ghẻ"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cư dân mạng phát 'sốt' vì đoạn VIDEO 'chế' về phí giao thông

Thứ hai 07/05/2012 11:38

(GDVN) - Với những hình ảnh, lời thoại khá hài hước được "chế" lại, Clip "Chuyện cái xe" đang gây "sốt" trên cộng đồng mạng internet những ngày qua...

Vấn đề thu phí giao thông thời gian qua khiến dư luận và cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm và bình luận. Mới đây nhất là Clip hài "Chuyện cái xe" được một công dân mạng với nickname Jumong8x đăng tải lên trang Youtube đã thu hút hàng chục ngàn lượt người vào xem và bình luận.

Posted Image

Chỉ sau ít ngày đăng tải lên Internet nhưng Clip "Chuyện cái xe" đang gây "sốt" trên mạng.

Mở đầu Clip này là hàng loạt những giải pháp và ý kiến được đưa ra nhằm hạn chế ùn tắc giao thông như: Kêu gọi người dân đi xe buýt; Đổi giờ học giờ làm; Đánh thuế và thu phí cao vào các phương tiện. Đồng thời, hàng loạt những bất cập trong hệ thống giao thông, đi lại cũng được xuất hiện với tần suất khá dày đặc như đường xá xuống cấp, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tình trạng quá tải, trộm cắp, móc túi trên các phương tiện giao thông công cộng....

Posted Image

Trong Clip, hàng loạt những bất cập trong hệ thống giao thông, đi lại cũng được xuất hiện với tần suất khá dày đặc như đường xá xuống cấp, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tình trạng quá tải, trộm cắp, móc túi trên các phương tiện giao thông công cộng..

Trong đoạn tâm sự phía dưới clip này, Nickname Jumong8x cho biết: "Sắm cho mình 1 con xe đã khó khi giá cả thị trường dần "nhích lên" chả thấy xuống chút nào. Giờ lại còn thêm nhiều khoản phí lưu hành cho xe nữa. Giờ đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus thôi!".

Xuyên suốt clip dài 3 phút rưỡi là hình ảnh của tấm biển rao "Bán xe" từ chiếc xe máy cà tàng cho đến chiếc xe hơi sang trọng do không chịu nổi những khoản chi phí như xăng tăng giá, phí giao thông,...cùng lời "tiên đoán" rằng xe đạp sẽ trở thành phương tiện số 1 trong tương lai.

Posted Image

Với tình trạng "phí chồng phí" như hiện nay thì nhiều người "tiên đoán" rằng xe đạp sẽ trở thành phương tiện số 1 trong tương lai.

Ngay sau khi Clip "Chuyện cái xe" được đăng tải ngày 06/4/2012 trên Youtube lập tức đã gây "sốt" trên mạng với hàng chục nghìn lượt truy cập cùng rất nhiều các trang diễn đàn, mạng xã hội khác đăng tải lại.

Posted Image

Xuyên suốt clip dài 3 phút rưỡi là hình ảnh của tấm biển rao "Bán xe" từ chiếc xe máy cà tàng cho đến chiếc xe hơi sang trọng.

Theo đánh giá của cư dân mạng, sở dĩ Clip "Chuyện cái xe" gây "sốt" được như vậy bởi lời thoại trong đó được "chế" lại từ bài hát "Ước mơ người chiến sỹ" khá hài hước và hóm hỉnh, cùng với đó là đã trúng với tâm tư, nguyện vọng của người dân trước việc đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và sự yếu kếm của hệ thống giao thông nước nhà.

Posted Image

Cách đây ít lâu Clip "Chỉ vì xăng tăng” của một nhóm sinh viên đến từ FPT Polytechnic được đưa lên mạng và đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt người truy cập, bình luận.

Đây không phải lần đầu vấn đề đi lại ở Việt Nam được cư dân mạng "bêu" ra mà cách đây ít lâu cũng đã có Clip "Chỉ vì xăng tăng” của một nhóm sinh viên đến từ FPT Polytechnic được đưa lên mạng và đã thu hút được hàng trăm nghìn lượt người truy cập, bình luận.

Dưới đây là đoạn Clip nói trên, mời độc giả theo dõi....

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=xeBDP3jWBrc

P. Hải

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh hoàng 20 bệnh nhân phong Hà Nội bị bỏ đói và "ép" ăn thịt sống?

Thứ tư 09/05/2012 14:00

(GDVN) - Hơn 20 bệnh nhân phong tại bệnh viện Da liễu Hà Đông bị các hộ lý ở đây bỏ đói và “ép” những bệnh nhân này ăn thịt sống?

Bỏ bệnh nhân ăn thịt sống?

Một số y tá hiện đang trực tiếp làm việc tại Khoa Điều Trị Nội Trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông (trụ sở tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) phản ánh về tình trạng 21 bệnh nhân bệnh nhân mắc bệnh phong, bị tàn phế nặng đã bị các hộ lý của Khoa ngược đãi một cách thậm tệ?.

Posted Image

Khoa điều trị nội trú - Trung tâm Da liễu Hà Đông

Trao đổi với phóng viên, chị T. T. B, y tá Khoa điều trị nội trú cho biết: “Khoảng 9h40 phút ngày 4/5/2012 khi tôi đi thăm khám cho 20 bệnh nhân mắc bệnh phong, thuộc loại tàn phế nặng của khoa, số bệnh nhân này thuộc diện chăm sóc hoàn toàn thì phát hiện thấy bệnh nhân kêu khóc vì không có cơm ăn.

Tìm hiểu sự việc, tôi mới phát hiện số bệnh nhân này sáng 4/5 được các hộ lý của khoa phát cho mỗi người: Một suất gạo đủ dùng trong hai bữa trưa và tối, 4 đến 5 miếng thịt sống, một ít rau để bệnh nhân tự xoay sở với lý do hết chất đốt, họ không thể đun nấu được.

Trước tình trạng đó, tôi đã báo cáo sự việc với ông Vũ Văn Trình, PGĐ trung tâm Da Liễu Hà Đông, người trực tiếp quản lý Khoa điều trị nội trú thì ông Trình trả lời rằng: “Tôi không cần biết, cô đi mà báo cáo với những người ở trên... Ngày mai cũng có thể sẽ như thế này nữa…?”.

Sự việc này cũng được Y sĩ P. T. T, hiện đang công tác tại Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông xác nhận.

Theo điều tra của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam: Trụ sở của Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông có tổng cộng 90 bệnh nhân phong đang được điều trị. Trong đó, 70 bệnh nhân phong còn khả năng tự sinh hoạt được phân sang một khu; 20 bệnh nhân không còn khả năng tự sinh hoạt, thuộc diện được chăm sóc hoàn toàn phân sang một khu riêng để tiện cho quá trình chăm sóc và điều trị.

Trao đổi với PV, cụ Vũ Thị Bớt (89 tuổi, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) nghẹn ngào: “Khổ lắm các chú à! nhiều lúc nghĩ sao thấy số phận của mình bất hạnh quá. Tôi bị mắc căn bệnh phong quái ác này từ những năm 1960, đến năm 1969, khi bệnh tình có dấu hiệu nặng tôi được chuyển về Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông để điều trị theo tiêu chuẩn của nhà nước cho đến nay.

Cũng vì mắc phải căn bệnh quái ác này, nên cái ước muốn được cưới chồng rồi sinh con đẻ cái đã trở thành một điều gì đó quá xa vời, nhiều lúc nghĩ thấy tủi thân, ứa nước mắt. Nhất là những lúc ốm đau, không có ai bên cạnh, một mình vật lộn với cơn đau, không biết kêu ai đành phải cắn răng chịu đựng. Những lúc đó, tôi chỉ ước ao dù chỉ có một người thân ở bên cạnh, chăm sóc, an ủi thôi!”.

Posted Image

Cụ Bớt chia sẻ với phóng viên

Về sự việc sáng ngày 4/5, cụ Bớt chua xót nói: “Sáng 4/5, tôi được các hộ lý mang đến phòng cho một phần gạo đủ nấu hai bữa sáng, chiều, một vài miếng thịt sống cùng một ít rau. Thấy lạ, vì bình thường đến giờ ăn trưa các cô ấy thường mang đồ ăn đã nấu sẵn đến cho chúng tôi, nhưng hôm nay lại toàn là đồ sống, nên tôi hỏi thì các cô ấy trả lời hết ga rồi không nấu được, nên phát đồ sống cho chúng tôi, làm thế nào thì tùy.

Các chú thấy đó, tay chân tôi bị “ăn” hết thế này thì có còn đủ khả năng tự sinh hoạt đâu, vậy mà các cô ấy lại có hành động như vậy. Do không biết làm thế nào, sáng nay tôi đành nhờ người pha cho gói mì tôm ăn tạm và nhịn đói đên tối...”.

Bón cơm bằng cách dùng thìa chọc vào miệng?

Còn cụ Nguyễn Văn Rộng (SN 1935, ở Phú Xuyên, TP Hà Nội) thều thào: “Từ khi biết mình mắc phải căn bệnh này, tôi đã không còn nghĩ đến chuyện tìm cho mình một mái ấm nữa, bởi vì như vậy không chỉ có tôi bất hạnh mà người tôi yêu sẽ còn đau đớn hơn. Tôi vào điều trị tại Khoa điều trị nội trú – Trung tâm Da Liễu Hà Đông này từ năm 1999 đến nay cũng đã mười mấy năm nhưng chưa bao giờ bị đối xử như những gì mà các hộ lý tại đây đã làm vào ngày 4/5 khi phát cho bệnh nhân chúng tôi gạo, thịt sống và rau trong khi họ thừa biết tôi cũng như 19 bệnh nhân trong diện được chăm sóc hoàn toàn không có khả năng tự sinh hoạt”.

Thậm chí khi tôi bị ốm được những bệnh nhân khác đưa lên bệnh xá của khoa để điều trị thì các hộ lý trực cũng bỏ mặc chẳng ngó ngàng gì. Trong suốt 20 ngày nằm điều trị tại bệnh xá nằm trong khuôn viên Khoa điều trị nội trú –Trung tâm Da Liễu Hà Đông, các hộ lý không hề nấu ăn cho tôi, không tắm rửa, thay quần áo cho tôi dù chỉ một lần.

Tôi đành phải thuê hai bệnh nhân khỏe mạnh khác trong khoa nấu ăn và tắm rửa cho tôi. Thậm chí bệnh tình tôi như thế, thuốc men cũng không được phát, thấy lạ tôi hỏi thì một hộ lý bảo thuốc để trong tủ không có chìa khóa nên không mở được. Cho đến khi một số y tá trong khoa phát hiện ra nhắc nhở hộ lý họ mới nấu ăn cho tôi, tuy vậy về cung cách phục vụ của họ tôi không thể nào chấp nhận được. Thức ăn họ nấu cho tôi nhiều khi còn sống, không thể ăn được, khi bón cơm cho tôi, một số hộ lý dùng thìa thọc thẳng vào mồm tôi…”.

Theo ghi nhận trực tiếp của PV tại phòng của 21 bệnh nhân này, phần gạo cùng những thực phẩm sống như thịt và rau do các hộ lý phát sáng ngày 4/5 cho đến ngày 5/5 vẫn còn nguyên, để ở một góc do bệnh nhân không biết làm cách nào để nấu nướng. Rất nhiều người trong số 21 bệnh nhân này đã phải nhịn đói, kêu khóc, cầu cứu tới một vài người còn có trách nhiệm tại đây như Y tá Trần Thị Bắc, Y sĩ Phạm Thị Thủy.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo trung tâm Da liễu Hà Đông khi đó đã xác nhận thông tin bệnh nhân phong bị bỏ đói và "ép" ăn thịt sống là đúng sự thật.

Liên quan đến sự việc này, theo dự kiến đúng 14h hôm nay (9/5) phóng viên sẽ có buổi làm việc với ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội để có thông tin chính xác trong vụ việc này để cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này….

Nguyễn Tiến

========================

"Lương y kiêm....dì ghẻ"

"Lương y như ... hổ dữ" có lẽ chính xác hơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng tiền dễ chà đạp lên phẩm giá, đạo đức

08/05/2012 20:05:05

Posted Image - Dường như xã hội càng phát triển thì văn hoá, đạo đức càng xuống cấp. Nghịch lý đó khiến nhiều người bi quan. Kienthuc.net.vn đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Lớp trẻ bây giờ dữ dằn hơn

Tôi thấy gần đây cứ mỗi khi có vụ giết người mà thủ phạm còn trẻ là người ta lại lên án lớp trẻ tàn ác, vô đạo đức...?

Đó là họ chỉ căn cứ vào hiện tượng để phân tích chứ chưa nhìn vào bản chất. Nói đến bản chất là nói đến cái tâm thức của cộng đồng ấy, của ứng xử ấy chứ không phải vụ giết người này, đám đánh nhau kia. Nhưng phải công nhận là bây giờ lớp trẻ dữ dằn hơn. Chỉ tức khí nhau là có thể chuyện bé xé ra to, thậm chí dẫn đến giết người, đó là cái đáng phải lưu ý. Xã hội đông người, chỉ cần một số biểu hiện thì đã kích động vào nhận thức của con người. Thanh niên, kênh thông tin của họ rộng nên nhìn cuộc sống có những nhu cầu lớn hơn hiện thực, tạo nên bức xúc và nếu không được thoả mãn thì ngày càng dồn nén. Nếu phân tích thế thì nó lại khác.

Nhưng có một điều ai cũng thấy là xã hội càng phát triển thì dường như văn hoá, đạo đức lại càng xuống cấp?

Từ lâu rồi người ta đã phát hiện ra rằng, sự phát triển nếu không đặt cạnh văn hoá thì không đảm bảo được sự bền vững. Toàn thế giới hiện nay đứng trước một nghịch lý là khi tập trung mọi nguồn lực để xây dựng đời sống vật chất thì liệu có đảm bảo được những giá trị tinh thần hay không?

UNESCO cũng đã đưa ra khái niệm xem văn hoá là động lực, là hệ điều tiết của sự phát triển bền vững. Như vậy là người ta đánh giá rất cao vai trò của văn hoá.

Thì ra đó là các vấn đề chung của cả thế giới chứ không phải của riêng nước ta?

Ta có cái bệnh sang Mỹ thì khen Mỹ, sang Pháp thì khen Pháp, thực ra họ đã vượt qua giai đoạn như mình hiện nay và cũng có những khủng hoảng chứ không phải không. Nhưng dù sao những nước phát triển họ đã được tích luỹ, được giáo dục, được trải qua... bình thường, nên ứng xử cũng khác hơn.

Posted Image

GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam.

Cái hiện đại phá truyền thống ghê lắm

Văn hoá quan trọng thế nhưng sao vẫn bị xem nhẹ?

Khi đồng tiền lên ngôi thì phẩm giá, đạo đức bị chà đạp, bị xem nhẹ. Đó là một quy luật của phát triển. Nguyễn Du đã phải kêu lên: Trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen mặc lòng. Cho nên nếu đồng tiền lên ngôi thì nó phá nhiều thứ trong xã hội. Không có tiền thì không phát triển được, nhưng nó chỉ là phương tiện chứ không nên là mục đích. Nếu trở thành mục đích, tất cả vì tiền thì xã hội sẽ gặp những vấn nạn không thể giải quyết được. Nước ta có nhiều vấn đề, theo tôi nghĩ là do ta phát triển trong những điều kiện không bình thường.

Ông muốn nói tới thời gian chiến tranh?

Đúng vậy. Chiến tranh kéo dài tới 30 năm. Cái nguy hiểm nhất là vì kéo dài nên cái vốn không bình thường lại trở thành bình thường với người Việt Nam. Muốn phát triển phải bình thường hoá lại mọi thứ. Những việc trong chiến tranh nếu tiếp tục sử dụng trong hoà bình thì sẽ thành tiêu cực. Ví dụ, chạy đua với thành tích là việc làm quan trọng trong kháng chiến, còn trong thời bình nếu cứ chạy theo thành tích thì sẽ dẫn đến tiêu cực.

Những dân tộc thông minh thì biết từ bỏ những vinh quang của chiến thắng để đi vào những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Còn ta thì say sưa với thắng lợi nên nhiều khi không tỉnh táo.

Tôi thấy ở ta hiện có hai thái cực, một là thấy xã hội phát triển, toàn màu hồng. Hai là chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực toàn màu đen?

Theo tôi, phải nhìn xã hội bằng con mắt biện chứng hơn chứ không phải một chiều. Ngay trong một con người cũng có ưu điểm và nhược điểm. Do đó, nếu nhìn một chiều thì hoặc chỉ thấy màu hồng hoặc chỉ nhìn thấy màu đen và khó phát triển. Thực ra thì đó là những cái giá phải trả cho sự phát triển. Cái cũ bị phá vỡ, còn cái mới chưa hình thành. Đi lên hiện đại thì cái hiện đại phá truyền thống ghê lắm. Mình cứ tưởng có thể giữ được. Chúng ta lại chưa kịp chuẩn bị cho tốt, nên cái khó khăn, nghịch lý tăng lên rất nhiều.

Thay đổi thì thay đổi, nhưng cái gì tốt đẹp thì phải giữ lại chứ. Tại sao ngày xưa nghèo khổ, nhà cửa chật chội mà vẫn sẵn lòng đón tiếp người ở quê ra. Còn nay nhà cao cửa rộng thì lại rất ngại?

Tôi có hỏi người Nhật, đi lên hiện đại thì có giữ được tình thân không? Họ bảo khó giữ được như kiểu ngày xưa. Vì ngày xưa mọi người đều như nhau, đều chung sống trong cộng đồng, tình yêu thương ấy gắn bó cho nên giúp được là cứ phải giúp, không giúp được là thấy xấu hổ vì không đúng với lương tâm, theo hệ giá trị của con người. Cuộc sống hiện đại làm cho vị thế của mỗi một con người, công việc... ngày càng khác hơn. Từ nếp sống ấy tạo nên cách ứng xử mới. Gia đình và cộng đồng cũng bị phá vỡ. Tôi cũng là người cố giữ truyền thống, nhưng thấy khó lắm, ngay từ những bữa ăn chung trong gia đình cũng khó duy trì. Mình có muốn giữ như xưa cũng không làm được, mà phải thay đổi. Sự thay đổi đó là tất yếu và ta phải chấp nhận để tìm cách ứng xử thích hợp.

Phải xây dựng một thang giá trị khác

Thế nên chúng ta mới mắc bệnh hoài cổ, thấy cái gì của ngày xưa cũng đẹp đẽ, tử tế hơn?

Người Việt Nam đang muốn níu kéo giữa cái cũ với cái mới. Thật ra thì không nên thế, mà ta phải xây dựng một thang giá trị khác: Cũng có tính cộng đồng, cũng có tình làng nghĩa xóm, nhưng ứng xử phải khác đi, không thể như ngày xưa được. Con người phải tăng cường ý thức về pháp luật bên cạnh tình cảm cộng đồng.

Theo ông, nếu phát triển lên nữa liệu ta có phải đối mặt với căn bệnh cô đơn và tự tử như của nước Nhật?

Cô đơn là hệ quả của một xã hội đề cao vai trò cá nhân. Của ta là đề cao vai trò cộng đồng. Mình xây dựng được cái hài hoà của cộng đồng, nhưng mặt yếu là không giải phóng cá nhân. Xã hội phương Đông đều như thế cả. Nước Nhật học tư bản phương Tây cái dân chủ, đề cao vai trò của cá nhân nên phát triển rất nhanh. Nhưng mặt trái của nó là khi con người cảm thấy không còn lực để vượt lên nữa thì cô đơn, không biết bấu víu vào đâu. Người Nhật bị sốc hơn vì phương Tây trải qua thời kỳ ấy dài, còn họ ép nó lại một thời gian ngắn. Của ta thì chưa xuất hiện cái cô đơn. Mỗi một nước, mỗi sự phát triển đều có cái giá của nó. Chỉ có những người lãnh đạo khôn khéo thì trả giá về chiến lược ít thôi.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Bản sắc không chỉ là cái biểu hiện bên ngoài mà quan trọng hơn nó là cái ý thức về dân tộc, về sự lựa chọn của dân tộc ấy. Văn hoá theo tôi là một cấu trúc gồm 2 bậc, phần nổi phía trên gọi là biểu tầng, là cái thường xuyên thay đổi. Một dân tộc càng thay đổi lớn thì càng phát triển. Nhưng dù muốn thay đổi thế nào thì nó vẫn phải chịu sự chi phối của ý thức, nằm sâu trong cái cơ tầng, tức là hệ giá trị. Hệ giá trị sẽ điều tiết sự thay đổi để không dẫn đến sự hỗn loạn, vẫn được đảm bảo trong một trật tự nhất định. Giáo dục về bản sắc dân tộc tức là giáo dục về các hệ giá trị nằm sâu trong tâm thức, còn lựa chọn cái gì là tuỳ mỗi người. Nếu ép người ta phải thế này thế khác, thì sẽ bị phản đối.

Nhật Minh (Thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông căng thẳng:Đại sứ quán Philippines tại TQ tăng cường an ninh

Thứ năm 10/05/2012 14:58

GDVN) - 9/5 đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu tăng cường đảm bảo an ninh so với ngày thường do lo ngại những sự vụ ngoài ý muốn có thể xảy ra khi quan hệ hai nước đang căng thẳng vì những tranh chấp trên bãi Scarborough.

Tờ Tin tức buổi sáng phát hành tại Bắc Kinh 10/5 đưa tin, bắt đầu từ 9/5 đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu tăng cường đảm bảo an ninh so với ngày thường do lo ngại những sự vụ ngoài ý muốn có thể xảy ra khi quan hệ hai nước đang căng thẳng vì những tranh chấp trên bãi Scarborough.

Posted Image

Người dân Philippines và cả những kiều dân Philippines sống tại nước ngoài đang kêu gọi biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc

Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc tọa lạc tại phố Tú Thủy, gần Kiến Quốc Môn, Bắc Kinh cùng dãy với đại sứ quán 2 nước khác là Iraq và Rwandan.

Ngoài việc tăng cường 1 vọng gác, trước cửa chính diện đại sứ quán Philippines còn có 1 xe cảnh sát từ 4 đến 5 người thường xuyên túc trực.

Căng thẳng trên bãi Scarborough được giới truyền thông Trung Quốc liên tục loan tin, bình luận, chỉ trích phía Philippines với những lời lẽ gay gắt và hằn học đang hàng ngày hàng giờ lan truyền trên các tờ báo điện tử, các trang mạng tiếng Hoa khiến nhiều người Trung Quốc cũng cảm thấy "bức xúc".

Posted Image

Nền nông nghiệp xuất khẩu Philippines phụ thuộc thị trường Trung Quốc chịu tác động sớm nhất và mạnh nhất từ vụ căng thẳng Scarborough do Bắc Kinh thắt chặt quy đinh, hạn chế nhập nông sản Philippines

Trong một động thái khác có liên quan, tổng cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc ngày hôm qua 9/5 tuyên bố sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ tất cả các sản phẩm nông sản từ Philippines, động thái được cho rằng dùng biện pháp hạn chế thương mại - nhập khẩu để gây sức ép với Philippines, quốc gia nông nghiệp có thị trường xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.

Mặc dù tới thời điểm hiện tại tổng cục Du lịch Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ thông báo chính thức nào nhưng có khá nhiều hãng du lịch lữ hành Trung Quốc đã hủy hoặc đổi các chuyển du lịch Philippines và họ chọn một quốc gia ASEAN khác để thay thế.

Posted Image

Tàu Trung Quốc liên tục "quần thảo" xung quanh bãi Scarborough ngăn chặn ngư dân Philippines quay trở lại đánh bắt

Trên biển Đông, 33 chiếc tàu gồm 3 tàu "chấp pháp" (Ngư chính 310, Hải giám 75, Hải giám 81) và số còn lại là tàu cá đang hoạt động trong lòng đầm phá thuộc bãi cạn Scarborough, số tàu cá này còn có thể tiếp tục tăng lên trong những ngày tới, trong khi Philippines chỉ có 1 tàu cảnh sát biển, 1 tàu nghiên cứu khảo sát vẫn bám trụ.

Ngoài lo ngại về những tình huống nguy hiểm đối với người Hoa có thể phát sinh khi người dân Philippines đang kêu gọi nhau xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, một số hãng lữ hành Trung Quốc còn nhân cơ hội này thể hiện cái gọi là "lòng yêu nước", cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với biển Đông và Scarborough.

Hồng Thủy (nguồn: Tin tức buổi sáng, Liên Hợp)

=====================================

Sự ứng xử của Hoa Kỳ với sự kiện này sẽ chứng tỏ và gây ảnh hưởng lớn với các nước trong vùng về quyết tâm bảo vệ quyền lợi của họ đến đâu ở biển Đông. Nếu có đụng độ giữa hải quân hai nước Philippine và Trung Quốc, làm cháy dăm ba cái tàu thì tôi không coi là cuộc chiến giữa hai quốc gia như "Lời tiên tri 2012" đã dự đoán. Mà chỉ coi là sự kiện tranh chấp đảo biên giới.

Ngoại trừ có lục quân đổ bộ, hoặc không quân bay sâu vào lục địa oanh tạc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất đồng về đền bù đất, phụ nữ Trung Quốc đánh bom tự sát

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :5:10 PM, 10/05/2012

Một phụ nữ vừa đánh bom tự sát nhằm phản đối chính quyền phá nhà mình ở tỉnh Vân Nam, làm hai người thiệt mạng và 14 người khác bị thương, AFP dẫn nguồn tin Tân Hoa xã.

Người phụ nữ này tới trụ sở chính quyền địa phương tỉnh Vân Nam. Khi đang thương lượng về khoản bồi thường thì cô kích nổ khối thuốc gắn sẵn trên người.

Một quan chức địa phương giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã mở cuộc điều tra. Giờ tôi chưa thể nói được điều gì nhưng ba người chết và 14 người bị thương trong đó có bốn người thương nặng và đang trên đường tới bệnh viện Côn Minh”.

Trong khi đó, một nhân chứng kể lại cho Tân Hoa xã rằng người phụ nữ kích nổ sau khi bị ép phải ký vào văn bản liên quan tới đền bù thiệt hại cho nhà cô.

Hiện chưa có nhiều thông tin được đăng tải về vụ việc nhưng theo AFP, nhiều chính quyền địa phương Trung Quốc lấy đất của dân khiến không ít người dân phản đối, biểu tình…

Năm ngoái, một người đàn ông thất nghiệp đánh bom tự sát cũng vì tranh chấp đất đai, khiến hai người thiệt mạng ở thành phố Fuzhou.

Trung Quốc: Bóc chiêu 'ăn đất' của quan tham

Huy Hoàng (theo AFP)

===================

Không phải vì tiền đền bù ít hay nhiều khiến người ta phải chấm dứt mạng sống. Mà là ở sự áp chế bất công với họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng tiền dễ chà đạp lên phẩm giá, đạo đức

08/05/2012 20:05:05

Posted Image - Dường như xã hội càng phát triển thì văn hoá, đạo đức càng xuống cấp. Nghịch lý đó khiến nhiều người bi quan. Kienthuc.net.vn đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Lớp trẻ bây giờ dữ dằn hơn

Tôi thấy gần đây cứ mỗi khi có vụ giết người mà thủ phạm còn trẻ là người ta lại lên án lớp trẻ tàn ác, vô đạo đức...?

Đó là họ chỉ căn cứ vào hiện tượng để phân tích chứ chưa nhìn vào bản chất. Nói đến bản chất là nói đến cái tâm thức của cộng đồng ấy, của ứng xử ấy chứ không phải vụ giết người này, đám đánh nhau kia. Nhưng phải công nhận là bây giờ lớp trẻ dữ dằn hơn. Chỉ tức khí nhau là có thể chuyện bé xé ra to, thậm chí dẫn đến giết người, đó là cái đáng phải lưu ý. Xã hội đông người, chỉ cần một số biểu hiện thì đã kích động vào nhận thức của con người. Thanh niên, kênh thông tin của họ rộng nên nhìn cuộc sống có những nhu cầu lớn hơn hiện thực, tạo nên bức xúc và nếu không được thoả mãn thì ngày càng dồn nén. Nếu phân tích thế thì nó lại khác.

Nhưng có một điều ai cũng thấy là xã hội càng phát triển thì dường như văn hoá, đạo đức lại càng xuống cấp?

Từ lâu rồi người ta đã phát hiện ra rằng, sự phát triển nếu không đặt cạnh văn hoá thì không đảm bảo được sự bền vững. Toàn thế giới hiện nay đứng trước một nghịch lý là khi tập trung mọi nguồn lực để xây dựng đời sống vật chất thì liệu có đảm bảo được những giá trị tinh thần hay không?

UNESCO cũng đã đưa ra khái niệm xem văn hoá là động lực, là hệ điều tiết của sự phát triển bền vững. Như vậy là người ta đánh giá rất cao vai trò của văn hoá.

Thì ra đó là các vấn đề chung của cả thế giới chứ không phải của riêng nước ta?

Ta có cái bệnh sang Mỹ thì khen Mỹ, sang Pháp thì khen Pháp, thực ra họ đã vượt qua giai đoạn như mình hiện nay và cũng có những khủng hoảng chứ không phải không. Nhưng dù sao những nước phát triển họ đã được tích luỹ, được giáo dục, được trải qua... bình thường, nên ứng xử cũng khác hơn.

Posted Image

GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam.

Cái hiện đại phá truyền thống ghê lắm

Văn hoá quan trọng thế nhưng sao vẫn bị xem nhẹ?

Khi đồng tiền lên ngôi thì phẩm giá, đạo đức bị chà đạp, bị xem nhẹ. Đó là một quy luật của phát triển. Nguyễn Du đã phải kêu lên: Trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu rằng đổi trắng thay đen mặc lòng. Cho nên nếu đồng tiền lên ngôi thì nó phá nhiều thứ trong xã hội. Không có tiền thì không phát triển được, nhưng nó chỉ là phương tiện chứ không nên là mục đích. Nếu trở thành mục đích, tất cả vì tiền thì xã hội sẽ gặp những vấn nạn không thể giải quyết được. Nước ta có nhiều vấn đề, theo tôi nghĩ là do ta phát triển trong những điều kiện không bình thường.

Ông muốn nói tới thời gian chiến tranh?

Đúng vậy. Chiến tranh kéo dài tới 30 năm. Cái nguy hiểm nhất là vì kéo dài nên cái vốn không bình thường lại trở thành bình thường với người Việt Nam. Muốn phát triển phải bình thường hoá lại mọi thứ. Những việc trong chiến tranh nếu tiếp tục sử dụng trong hoà bình thì sẽ thành tiêu cực. Ví dụ, chạy đua với thành tích là việc làm quan trọng trong kháng chiến, còn trong thời bình nếu cứ chạy theo thành tích thì sẽ dẫn đến tiêu cực.

Những dân tộc thông minh thì biết từ bỏ những vinh quang của chiến thắng để đi vào những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Còn ta thì say sưa với thắng lợi nên nhiều khi không tỉnh táo.

Tôi thấy ở ta hiện có hai thái cực, một là thấy xã hội phát triển, toàn màu hồng. Hai là chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực toàn màu đen?

Theo tôi, phải nhìn xã hội bằng con mắt biện chứng hơn chứ không phải một chiều. Ngay trong một con người cũng có ưu điểm và nhược điểm. Do đó, nếu nhìn một chiều thì hoặc chỉ thấy màu hồng hoặc chỉ nhìn thấy màu đen và khó phát triển. Thực ra thì đó là những cái giá phải trả cho sự phát triển. Cái cũ bị phá vỡ, còn cái mới chưa hình thành. Đi lên hiện đại thì cái hiện đại phá truyền thống ghê lắm. Mình cứ tưởng có thể giữ được. Chúng ta lại chưa kịp chuẩn bị cho tốt, nên cái khó khăn, nghịch lý tăng lên rất nhiều.

Thay đổi thì thay đổi, nhưng cái gì tốt đẹp thì phải giữ lại chứ. Tại sao ngày xưa nghèo khổ, nhà cửa chật chội mà vẫn sẵn lòng đón tiếp người ở quê ra. Còn nay nhà cao cửa rộng thì lại rất ngại?

Tôi có hỏi người Nhật, đi lên hiện đại thì có giữ được tình thân không? Họ bảo khó giữ được như kiểu ngày xưa. Vì ngày xưa mọi người đều như nhau, đều chung sống trong cộng đồng, tình yêu thương ấy gắn bó cho nên giúp được là cứ phải giúp, không giúp được là thấy xấu hổ vì không đúng với lương tâm, theo hệ giá trị của con người. Cuộc sống hiện đại làm cho vị thế của mỗi một con người, công việc... ngày càng khác hơn. Từ nếp sống ấy tạo nên cách ứng xử mới. Gia đình và cộng đồng cũng bị phá vỡ. Tôi cũng là người cố giữ truyền thống, nhưng thấy khó lắm, ngay từ những bữa ăn chung trong gia đình cũng khó duy trì. Mình có muốn giữ như xưa cũng không làm được, mà phải thay đổi. Sự thay đổi đó là tất yếu và ta phải chấp nhận để tìm cách ứng xử thích hợp.

Phải xây dựng một thang giá trị khác

Thế nên chúng ta mới mắc bệnh hoài cổ, thấy cái gì của ngày xưa cũng đẹp đẽ, tử tế hơn?

Người Việt Nam đang muốn níu kéo giữa cái cũ với cái mới. Thật ra thì không nên thế, mà ta phải xây dựng một thang giá trị khác: Cũng có tính cộng đồng, cũng có tình làng nghĩa xóm, nhưng ứng xử phải khác đi, không thể như ngày xưa được. Con người phải tăng cường ý thức về pháp luật bên cạnh tình cảm cộng đồng.

Theo ông, nếu phát triển lên nữa liệu ta có phải đối mặt với căn bệnh cô đơn và tự tử như của nước Nhật?

Cô đơn là hệ quả của một xã hội đề cao vai trò cá nhân. Của ta là đề cao vai trò cộng đồng. Mình xây dựng được cái hài hoà của cộng đồng, nhưng mặt yếu là không giải phóng cá nhân. Xã hội phương Đông đều như thế cả. Nước Nhật học tư bản phương Tây cái dân chủ, đề cao vai trò của cá nhân nên phát triển rất nhanh. Nhưng mặt trái của nó là khi con người cảm thấy không còn lực để vượt lên nữa thì cô đơn, không biết bấu víu vào đâu. Người Nhật bị sốc hơn vì phương Tây trải qua thời kỳ ấy dài, còn họ ép nó lại một thời gian ngắn. Của ta thì chưa xuất hiện cái cô đơn. Mỗi một nước, mỗi sự phát triển đều có cái giá của nó. Chỉ có những người lãnh đạo khôn khéo thì trả giá về chiến lược ít thôi.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Nhật Minh (Thực hiện)

Mãi đến giờ này mà : "UNESCO cũng đã đưa ra khái niệm xem văn hoá là động lực, là hệ điều tiết của sự phát triển bền vững. Như vậy là người ta đánh giá rất cao vai trò của văn hoá"

Mới là khái niệm thôi ư, thật không biết nói gì vì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Lạc Việt đã khẳng định điều này hàng ngàn năm trước rồi!! Vật chất thì không thể tách khỏi tinh thần, ấy là chưa nói đến cái tinh thần/ý thức thuộc Dương cái có trước phải là kim chỉ nam cho cái vật chất có sau. Nay, thế giới lấy sự phát triển kinh tế, vật chất trước mà quên đi phải bồi dưỡng, nâng cao giá trị tinh thần thì rõ rằng là "Âm lấn Dương tắc loạn" thế thôi, có gì phải bàn ra bàn vào cho mệt.

Nói nhiều sinh ra...nói bậy thì mệt lắm..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Trần Bạt:Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ

(Đời sống) - "Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế"...

Xung quanh gói giải pháp 29.000 tỷ đồng để giải cứu các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng việc không nên "thổi" câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Việc ông quan tâm hàng đầu là khâu phân phối sự cứu trợ này ra sao. Theo ông, gói cứu trợ là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

Không có cơ sở khoa học cho con số 29.000 tỷ

PV: - Với hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp khó khăn, vừa qua Bộ Tài chính đã trình Chính phủ gói giải pháp 29.000 tỷ để giải cứu các doanh nghiệp. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhận định như thế nào về gói giải pháp này của Chính phủ?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tất cả các gói cứu trợ trong một chừng mực nào đó đều có ích cả. Nhưng sự có ích về mặt lý thuyết thôi, còn trên thực tế nó phải đi qua một khâu rất quan trọng đó là khâu phân phối sự cứu trợ này.

Posted Image

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt

"Việc cho phép chiếm dụng vốn một thời gian liệu có huấn luyện một thói quen chiếm dụng vốn lâu dài không? Đôi khi để quảng bá tính nhân bản của một chính sách mà chúng ta lại huấn luyện xã hội một thói xấu thì sao?

Tôi nghĩ rằng mọi việc cần phải suy nghĩ kỹ hơn, và có lẽ các cơ quan chức năng của Chính phủ cần phải phân tích việc này một cách chuyên nghiệp hơn".

- Ông Nguyễn Trần Bạt -

Chúng ta đã biết ở Việt Nam chúng ta có hàng bao nhiêu các gói cứu trợ như thế này. Từ cứu trợ tai họa thiên nhiên, có tính chất xã hội, có tính chất từ thiện cho đến những gói cứu trợ mà chúng ta đã từng gọi vào những năm 2008 - 2009 đó là kích cầu. Và bây giờ chúng ta có thêm gói cứu trợ nữa.

Trước hết, chúng ta phải bàn xem gói cứu trợ này nhắm đến đối tượng nào. Nếu như dành cho các đại công ty thì nó như voi nuốt thuốc gió thôi.

Nguyên số nợ của một tập đoàn đã lên tới 15 - 17.000 tỷ thì 29.000 tỷ không thấm tháp gì đối với hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Vậy thì chúng ta đã có những phân tích, phân loại và đưa ra thiết kế quy trình phân phối sự cứu trợ này chưa?

Trên thực tế chúng ta phải thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã hình thành một khái niệm đó là các khu vực, các vùng kinh tế hay các nền kinh tế vùng.

Lâu nay chúng ta cũng đánh giá mức độ cạnh tranh của các tỉnh. Và do đó, chúng ta vô tình đã tạo ra sự thi đua giữa các vùng kinh tế hay nói cách khác chúng ta đã tạo ra tiền đề tâm lý, xã hội cũng như nhận thức các nền kinh tế vùng.

Vậy chúng ta cứu trợ theo vùng kinh tế hay là cách khác? Ví dụ chúng ta có các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội làng nghề... Chưa kể các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực nghề nghiệp như hiệp hội thủy sản. Vậy thì chúng ta phân phối gói cứu trợ này theo vùng lãnh thổ như tôi nói hay theo các hiệp hội doanh nghiệp? Đó là điều mà Chính phủ có lẽ cần phải bàn rất kỹ.

Nếu chúng ta chỉ nói chung chung, ném ra một gói cứu trợ và thường đi qua các ngân hàng thì tôi thấy cần phải cẩn thận. Bởi các ngân hàng bây giờ đang có điều tiếng trong dư luận xã hội, ví dụ như mức tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng lên đến 50 – 60%, còn doanh nghiệp thì chết như ngả rạ, tức là thóc còn ở trong bồ mà người thì chết đói ở ngoài cửa.

Tiền là công cụ để khích lệ sản xuất nhưng tổ chức kinh doanh tiền tệ thì rất có lãi, trong khi tổ chức sử dụng tiền tệ để tạo thành công cụ phát triển thì chết hàng loạt.

Việc nghiên cứu tất cả những thực trạng xã hội như vậy để chúng ta đặt ra vấn đề là phân phối gói cứu trợ này như thế nào? Theo hình thức các vùng kinh tế hay theo hình thức dựa vào các hiệp hội doanh nghiệp?

Nói gì thì nói, dù sớm hay muộn nhưng nghĩ đến xã hội cũng là được rồi. Tuy nhiên, tôi chưa thấy rõ cơ sở khoa học của gói cứu trợ này. Vậy một gói cứu trợ bao nhiêu? Cho ai? Phân phối như thế nào? Ai giám sát quá trình phân phối sự cứu trợ này? Các hiệp hội hay các chính quyền địa phương? Hay chúng ta thả tiền vào trong các ngân hàng để cho các ngân hàng phân phối theo sự đánh giá chất lượng doanh nghiệp của các ngân hàng?

Gói cứu trợ nó là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

PV: - Theo ông, gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng cùng với chủ trương giãn thuế, giảm thuế mà cụ thể là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT từ quý 2 được giãn thêm 6 tháng liệu có thực sự vực dậy được các doanh nghiệp này không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta nên nhớ một điều chúng ta chỉ có 29.000 tỷ. Tức là chúng ta có khoảng 1,4 tỷ đô la cho một nền kinh tế vào khoảng 130 tỷ đô la. Như vậy, nó chỉ có 1% thôi. Chúng ta đừng đặt quá nhiều kỳ vọng và đấy.

Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một câu chuyện để cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế.

Chúng ta cứ tưởng rằng nếu chúng ta dồn vào một chỗ thì nó trở thành lớn của một vùng, một xí nghiệp. Nhưng không phải vậy, tiền nó khuếch tán rất nhanh. Cho nên trong một lượng tiền đo theo tiền bạc của một nền kinh tế như vậy thì 1,4 tỷ đô la có một hiệu ứng xã hội về mặt hiệu ứng kinh tế khá thấp.

Nó có thể có một hiệu ứng chính trị, nó như một tiếng vang vọng cho nhân dân thấy rằng Đảng và Chính phủ không bỏ quên doanh nghiệp. Cho nên khi sử dụng chúng ta phải làm thế nào để khuếch trương cả giá trị thực về mặt tiền bạc lẫn giá trị chính trị khác để cho nó có một hiệu quả tốt hơn.

Nếu như sử dụng cái đó không rành mạch, để cho một vài hiện tượng tiêu cực nho nhỏ ở trong đấy thì mọi hiệu quả kể cả kinh tế lẫn chính trị đều biến mất, thậm chí còn có hại.

Báo chí làm thế nào để xã hội không đặt quá nhiều kỳ vọng vào khoảng 1% GDP của một quốc gia. Như thế có nghĩa là Chính phủ chúng ta nghèo, muốn cứu trợ cả một cộng đồng doanh nghiệp như vậy mà chỉ có 29.000 tỷ.

Do đó, chúng ta phải sử dụng nó một cách nghiêm túc để hy vọng rằng ngoài những lợi ích kinh tế cụ thể, trong một giới hạn vừa phải nó được kết hợp với những giá trị chính trị xã hội khác như là một nguồn động viên của Nhà nước đối với các lực lượng kinh doanh.

PV: - Vậy việc giãn thuế, giảm thuế đó có thực sự là biện pháp cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Bây giờ phải nói như thế này: những doanh nghiệp nào còn đóng thuế thì sự miễn thuế mới có giá trị, còn với những doanh nghiệp không còn năng lực để đóng thuế (tức là trên thực tế nó không kinh doanh) thì miễn thuế hay giảm thuế không có giá trị gì, vì đằng nào họ cũng không đóng. Còn những doanh nghiệp vẫn còn đóng thuế thì phải đánh giá xem tại sao nó đóng được thuế trong điều kiện kinh tế như thế này.

Để đánh giá được năng lực đóng thuế của một doanh nghiệp là một vấn đề kỹ thuật tác nghiệp hoàn toàn không dễ dàng gì đối với cơ quan quản lý thuế. Ví dụ những đại công ty nợ tới gần 200 tỷ tiền thuế, cái đó được xếp vào diện giãn thuế hay giảm thuế?

Đánh giá các doanh nghiệp để ứng dụng chính sách này như là một sự cứu trợ là việc rất khó. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực này hoàn toàn không dễ dàng. Nó cũng tiềm ẩn những rủi ro móc ngoặc, tham nhũng hoàn toàn không bé một chút nào.

Vì thế phải rất thận trọng, không thì thiện chí lại trở thành đối tượng để các dư luận truyền thông chế giễu.

Tôi nghĩ rằng giãn thuế mà chỉ khóa trong lĩnh vực giá trị gia tăng thì cũng tạm được. Bởi thuế giá trị gia tăng là thu của khách hàng trước.

Giãn thuế giá trị gia tăng tức là hỗ trợ các doanh nghiệp chiếm dụng thêm một thời gian 6 tháng nguồn thuế đã được thu trong các kinh doanh của mình.

Nhưng liệu việc này có gieo ra một thói quen không tích cực không? Nếu làm một cách đại trà thì có phải là 12.000 nghìn tỷ như quy định của gói cứu trợ không, hay nó sẽ tự động phát triển đối tượng này rộng hơn? Bởi coi số 12.000 tỷ trong vòng 6 tháng là con số hoàn toàn quan liêu. Nó không phải là con số thực.

Liệu thực tế không thu được thật hay thực tế trì hoãn thật ấy có phải là 12.000 nghìn tỷ không, nếu các lực lượng tham gia vào đây cứ thế phát triển một cách âm ỉ mà chính phủ không kiểm soát nổi?

Thứ hai, việc cho phép chiếm dụng vốn một thời gian liệu có huấn luyện một thói quen chiếm dụng vốn lâu dài không? Đôi khi để quảng bá tính nhân bản của một chính sách mà chúng ta lại huấn luyện xã hội một thói xấu thì sao? Tôi nghĩ rằng mọi việc cần phải suy nghĩ kỹ hơn, và có lẽ các cơ quan chức năng của Chính phủ cần phải phân tích việc này một cách chuyên nghiệp hơn.

Posted Image"Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy"...

Tiền không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn, các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền

PV: - Xem ra gói cứu trợ này chỉ có giá trị trước mắt, còn về lâu dài cũng không có giá trị gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Một nền kinh tế mà Chính phủ luôn luôn phải cứu trợ là nền kinh tế vứt đi. Một nền kinh tế là lực lượng cơ bản để cứu trợ Chính phủ chứ không phải Chính phủ phải cứu trợ nó, bởi toàn bộ ngân sách được thu từ sự phát triển hay từ thực tế kinh doanh của nền kinh tế.

Bây giờ nếu chúng ta quảng bá vai trò của gói cứu trợ quá mức thì đồng thời chúng ta cũng quảng bá sự nguy hiểm của nền kinh tế.

Hiện nay, tôi thấy báo chí đang làm ầm ĩ câu chuyện 29.000 tỷ này mà quên mất rằng trong khi biểu dương Chính phủ để có 29.000 tỷ cứu trợ thì chúng ta cũng làm một việc song song là bố cáo với thiên hạ rằng nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế kém đến mức đang được Chính phủ cứu trợ.

Tôi không hiểu biểu dương tính nhân bản, tính lương thiện, tính nhân dân của Chính phủ quan trọng hơn hay biểu dương sự lành mạnh, sức khỏe của một nền kinh tế quan trọng hơn? Ngay cả cơ quan tuyên huấn hay các phương tiện truyền thông cũng phải lưu ý cân đối liều lượng như thế nào để người ta vỗ tay cho gói cứu trợ, nhưng không tố cáo tính chất tiêu cực của một nền kinh tế.

PV: - Vậy thì, theo ông đâu là biện pháp lâu dài thực sự cần cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ thực ra là chính sách. Hiện nay song song với gói cứu trợ 29 nghìn tỷ này có một quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc giới hạn trần lãi suất cho vay là 15% cũng đang được truyền bá rất ầm ĩ. Việc hạ lãi suất cho vay trên thực tế khoảng 20 – 30% xuống 15% là một cố gắng khổng lồ của cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhà nước.

Nhưng truyền bá, bố cáo, tuyên truyền quá rộng rãi về chuyện này đã làm tố giác một thực tế là ở Việt Nam đồng tiền cho vay đã được Nhà nước kiểm soát rồi mà nó vẫn còn 15%/ năm. Và lãi suất của đồng Việt Nam, mặc dù được được kiểm soát và được hạn chế vẫn là lãi suất cao nhất trong tất cả các đồng tiền có mặt trong nền kinh tế thế giới.

Chúng ta buộc phải buôn bán với nhân loại, cho nên thương nhân Việt Nam trong khi phải gánh tiền lãi tới 15% thì không khỏe khoắn, bình đẳng so với bất kỳ thương nhân nước nào trên thế giới này.

Tất nhiên nói như thế không phải là đưa ra con số 15% là không tích cực. Đấy là cả một sự tích cực, sự cố gắng từ phía Chính phủ, từ phía Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đấy là một nỗi đau khổ, một sự cố gắng cần giấu kín hơn là cần tuyên truyền.

Hiện nay, chúng ta tuyên truyền quá to, quá rộng rãi về chuyện này, nó tố cáo với các nền kinh tế khác trên thế giới rằng gánh nặng lãi suất của đồng tiền Việt Nam làm cho lưng của các thương nhân Việt Nam gù đi.

PV: - Ông có cho rằng Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp và hoàn thế lại cho các doanh nghiệp như một vài ý kiến đã nêu?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Nhiều người phát biểu là cần giải quyết vấn đề nợ xấu để cứu trợ các doanh nghiệp, đấy là một tham vọng rất thiếu thực tế. Trong một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tốc độ quay của tiền quy định tài năng quản trị của các doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mà không trả được nợ thì cái đối tượng cho nó vay là ngân hàng sẽ trở thành một đối tượng tiêu cực. Nợ xấu là tai họa của các ngân hàng.

Thế nhưng tại sao lại có nợ xấu? Bởi vì chúng ta kinh doanh không được. Nền kinh tế của chúng ta là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Chúng ta không có công nghiệp nguyên liệu cho nên chúng ta phải nhập.

Chúng ta không có công nghiệp linh kiện, phụ kiện nên chúng ta cũng phải nhập. Và nếu không cẩn thận đến cái kim chúng ta cũng phải nhập. Do đó chúng ta lệ thuộc vào cả xuất lẫn nhập.

Do sự trì trệ của nền kinh tế thế giới nên giá hàng nhập đắt lên. Bởi vì không có lời người ta không làm, không làm thì khan hiếm, cho nên hàng nhập vào đắt, hàng bán ra thì không bán được vì người ta không mua. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của chúng ta đều có vấn đề về kinh tế cả.

Tôi tiên lượng là phải đến giữa năm 2014 nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Từ giờ cho đến lúc ấy nền kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục có vấn đề. Nền kinh tế của chúng ta có vấn đề thì không những chúng ta không giải quyết được nợ xấu hiện có mà sẽ tiếp tục có thêm nợ xấu.

Nợ xấu sẽ phát triển. Lý do rất đơn giản là chẳng lẽ chúng ta giải tán hết các xí nghiệp, đóng cửa hết các công ty? Chúng ta vẫn phải tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những điều kiện không bán được hàng. Hệ số tồn kho bây giờ càng ngày càng tăng, mà tồn kho lớn nhất là bất động sản. Không muốn chết thì chúng ta phải làm, lỗ cũng phải làm, mà lỗ nhiều thì nợ xấu tăng thêm.

Tôi nghe nói có một số chuyên gia phát biểu là Chính phủ phải bỏ tiền ra mua nợ xấu, và phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Cách nói như thế hoàn toàn không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không có cách gì Chính phủ chúng ta có thể giải quyết vấn đề nợ xấu cả.

Nếu Chính phủ ngăn chặn được nợ xấu phát triển trong một vài năm sắp tới đã là giỏi lắm rồi. Đưa ra những lời kêu gọi hay sự đánh giá không khoa học là dồn Chính phủ vào chỗ khó, bởi Chính phủ không có cách nào để giải quyết vấn đề nợ xấu trong một vài năm tới. Đấy là quan niệm của tôi.

Tiền mà không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn thì các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền. Chúng ta buộc phải đánh giá thực tế như thế, và nhiệm vụ của Chính phủ không phải là khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực mà là hạn chế sự phát triển của các tiêu cực.

Trong một vài năm tới, tài ba nhất thì Chính phủ cũng chỉ có thể hạn chế sự phát triển các mặt tiêu cực chứ không phải là quét sạch các mặt tiêu cực.

PV: - Vậy còn việc hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ là Chính phủ tài đến đâu thì làm đến đấy, có dự trữ đến đâu thì làm đến đấy, nhưng tôi nghĩ là chuyện này phải rất cẩn thận. Hoàn thuế là xuất kho tiền, mà xuất kho tiền là gắn liền với các thao túng, mà thao túng thì luôn dẫn đến mất uy tín chính trị của Đảng và Nhà nước. Việc ấy phải thận trọng, không phải khía cạnh tiền mà khía cạnh chính trị.

PV: - Theo ông, những đối tượng doanh nghiệp nào thì cần phải cứu trợ trong gói cứu trợ này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi sẽ không phát biểu về chuyện này, lý do rất đơn giản là nói gì thì nói, Chính phủ là người phải bảo vệ quyền lợi xã hội và tài sản xã hội trong tất cả các hoạt động quản lý của mình. Cho nên cứu cái gì để có lợi cho xã hội nhất là quyền định nghĩa của Chính phủ.

Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy.

Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà anh không cứu là vô lý.

Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp.

Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ, dựa vào sự tham khảo hai trục mà tôi vừa nói, là quản trị theo hiệp hội theo vùng địa phương, hay là quản trị theo các hiệp hội doanh nghiệp là tùy Chính phủ. Nhưng cái đấy cũng chỉ là đối tượng tham khảo để cho chính sách gần với cuộc sống, còn cứu trợ ai vẫn là quyền quyết định của Chính phủ.

Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ. Không nên để xảy ra tình trạng chúng ta đến ngõ nào, phố nào cũng thấy ca ngợi Chính phủ tốt bụng cho mình tiền.

Tôi đã bắt đầu thấy ở trên ti vi có một số công ty đã ca ngợi rồi. Tôi xin lỗi là những con kền kền ấy mà đã bắt đầu mở miệng thì Chính phủ phải coi chừng sờ nắp túi mình xem nó đã bật ra chưa?

Chúng ta không được quên cứu trợ là một công nghệ tài chính có tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu, hoàn toàn không phải là hoạt động từ thiện. Cứu trợ không phải là hoạt động chính trị. Nó có ý nghĩa chính trị chứ không phải là hoạt động chính trị, mà là hoạt động thuần túy tài chính.

Cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát

"Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà không cứu là vô lý.

Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp. Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ.

Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ".

- Ông Nguyễn Trần Bạt -

PV:

- Thưa ông, ông có nghĩ rằng số tiền 29.000 tỉ đồng này sẽ cứu được những doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không phải do thiếu tiền, mà nó mất tiền, bởi vì nếu thiếu tiền thì đã không kinh doanh.

Vấn đề phải đặt ra là liệu có mất nữa không? Cho nên xưa nay cứu trợ luôn luôn gắn liền với tái cấu trúc các doanh nghiệp cụ thể. Người ta cứu trợ luôn kèm điều kiện.

Giống như cộng đồng châu Âu cứu trợ Hy Lạp là kèm theo điều kiện phải thắt chặt chi tiêu. Tức là Chính phủ ấy mất đi quyền độc lập quốc gia của mình trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực chi tiêu công.

Tôi sợ rằng việc vung vãi tiền bạc như một biểu hiện của sự nhân văn, thương người, cứu trợ mà không tuân thủ các công nghệ tài chính liên quan đến hoạt động cứu trợ, có thể dẫn Chính phủ chúng ta đến chỗ mất tiền và mất cả uy tín nữa, vì chúng ta không hiểu được bản chất của khái niệm cứu trợ.

PV: - Thưa ông, ông có quan ngại rằng số tiền 29.000 tỷ này nó sẽ đi đến những doanh nghiệp không cần cứu, hoặc đi đến những doanh nghiệp đã chết rồi không cần cứu không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay gặp những trường hợp người chết rồi mà người ta vẫn khai còn sống để lĩnh lương.

Ngày xưa trong chính quyền Việt Nam cộng hòa, có liệt sĩ vẫn được lĩnh lương. Ở Mỹ người ta phải tìm những người mất tích ở chiến trường để khóa sự việc lại và để Chính phủ không phải tiếp tục chi tiền cho những người không xác định được là đã chết một cách hợp pháp.

Vậy Chính phủ phải xem trong ngần ấy doanh nghiệp thì cái nào là liệt sĩ rồi, cái nào đang ngắc ngoải, và trong đống ngắc ngoải ấy, cái nào thức dậy thì có lợi cho xã hội, còn cái nào ngủ tiếp cũng được, không sao cả. Chính phủ tuyệt đối không được nghĩ đây là thiện chí của Chính phủ, mà Chính phủ đang bỏ tiền ra để cứu một nền kinh tế.

PV: - Đấy chính là giải pháp mà số tiền 29.000 tỷ đồng này đến được nơi cần cứu?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nói lại là đến nơi nào thì không biết được, và chúng ta đừng hy vọng chúng ta biết được. Chúng ta chỉ trích bằng những tin đồn là không được. Chính phủ chịu trách nhiệm trọn vẹn và toàn diện việc triển khai gói cứu trợ này để cứu nền kinh tế của chúng ta, các xí nghiệp không được cứu trực tiếp thì sẽ được hưởng cái lợi gián tiếp do nền kinh tế ấy không chết.

Nên nhớ rằng mọi xí nghiệp đều có thể chết theo một nền kinh tế, cho nên thành tích của Chính phủ là cứu một nền kinh tế. Cứu một nền kinh tế tức là ngăn chặn sự chết theo của các công ty khi nền kinh tế ấy chết.

PV: - Thưa ông, sắp tới Quốc hội có xem xét gói 29.000 tỷ này, vậy với cá nhân mình, ông mong chờ gì từ cuộc nghị sự này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Quốc hội phải làm đúng nghĩa vụ của mình, Quốc hội phải giám sát tất bởi vì đây là tài sản của nhân dân. Một Nhà nước tự bản thân nó không có tài sản. Nhà nước là đại diện để quản lý các sở hữu của nhân dân.

Cho nên, Nhà nước chúng ta mặc dù không phân lập như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói khi khai mạc hội nghị Trung ương V, nhưng các nhánh quyền lực cũng không trốn được trách nhiệm của mình. Nhánh quyền lực của Quốc hội thay mặt nhân dân giám sát tất cả sự lưu chuyển các dòng tài sản của xã hội.

Tôi hoan nghênh Quốc hội nếu Quốc hội giám sát tốt được chuyện ấy. Nên nhớ rằng Quốc hội có thể giám sát và Quốc hội có thể hợp thức hóa, do đó Quốc hội cần cố gắng để không hợp thức hóa những mặt tiêu cực và giám sát để hạn chế các mặt tiêu cực và khích lệ các mặt tích cực. Tôi hoan nghênh chuyện ấy, hoan nghênh phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Vào khoảng 6 tháng nay chúng ta thấy mọi cơ chế kiểm tra, kiểm soát đều tiến công một cách không thương tiếc vào các doanh nghiệp Nhà nước. Sự tố giác những vấn đề tiêu cực diễn ra trong một vài tập đoàn Nhà nước, từ Vinalines, cho đến PVN, cho đến EVN, VNPT thể hiện một thái độ thức tỉnh của hệ thống chính quyền Nhà nước chúng ta đang diễn ra, đã diễn ra ở trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Chúng ta phải bắt rận chứ không giết các con kinh công ấy được. Bây giờ chúng ta bắt không được rận mà làm cho nó lăn quay ra chết chẳng hạn, thì tai họa còn khủng khiếp hơn. Rất nhiều người không đồng ý với tôi, rất nhiều người muốn giết chết các con vật gây bệnh, nhưng tôi thì không. Tôi thuộc vào nhóm những người muốn chữa bệnh cho các thực thể.

Còn việc chúng ta cường điệu vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước thì đấy thuộc vấn đề lý luận, hiện nay phải nói rằng sự thức tỉnh về mặt này rất hạn chế. Tuy nhiên, thức tỉnh những vấn đề lý luận đòi hỏi thời gian nhiều hơn, vì nó đòi hỏi một số thực tiễn thất bại để có thể rút ra kết luận được.

Và không chỉ hiểu biết về sự thất bại đâu mà còn phải nghĩ ra các phương pháp để thay thế. Không có các tập đoàn nhà nước thì Đảng này, Nhà nước này thay nó bằng gì, bây giờ chưa tìm được. Với năng lực của xã hội như hiện nay thì các công ty tư nhân có trở thành đại gia được giống như các tập đoàn Nhà nước không?

Chưa chắc. Khi sờ đến các đại gia có màu sắc tư nhân là lập tức chúng ta thấy nườm nượp tất cả các tín dụng và tài sản Nhà nước ở trong đấy. Như vậy, nó chỉ gọi là tập đoàn tư nhân, còn thực chất nguồn sống của nó, máu của nó vẫn là chế tạo tại chính phủ CHXHCN Việt Nam, vẫn là tài sản quốc gia.

- Xin cảm ơn ông!

Hiện đại hóa trụ sở là "đòi hỏi" phi kinh tế!

Ngoài gói 29.000 tỷ đồng, chi tiêu công cũng là một trong những 5 nhóm giải pháp được Bộ Tài chính nhắc tới trong chủ trương giải cứu các doanh nghiệp lần này.

Tuy nhiên, theo như ông Nguyễn Trần Bạt đánh giá: "Chỉ nguyên một câu chuyện Vinashin thôi là chúng ta có thể kết luận được các bệnh tương tự ở trên các thực thể tương tự.

Cái này tôi nói nhiều rồi, xã hội nói nhiều rồi tôi cũng không muốn nói thêm. Kể cả câu chuyện đề xuất của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về hơn 200 nghìn tỷ đồng, thiên hạ cũng nói nhiều rồi, tôi cũng không muốn nói thêm nữa, tôi chỉ xác nhận rằng họ nói có lý".

PV: - Ông có thể phân tích cụ thể hơn về điều này, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Một Bộ trưởng phụ trách một Bộ kinh tế không thể nào đưa ra các đòi hỏi phi kinh tế được. Đòi hỏi như thế là phi kinh tế.

Chúng ta có khoảng 20 Bộ trưởng, mỗi một Bộ trưởng đưa một gói đề xuất như thế thì Chính phủ trở thành một bà u già không còn sữa mà con thì vẫn nhao nhao đòi bú.

Chính phủ chúng ta không chỉ có các đứa con là Bộ mà 64 tỉnh thành cũng là những đứa con thật sự của Chính phủ. Giả sử bình quân mỗi một tỉnh hoặc một Bộ đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ một yêu cầu để tái cấu trúc lại Bộ hoặc tỉnh của mình khoảng độ 50% so với đề xuất của Bộ GTVT.

Tức là, khoảng 100 ngàn tỷ, thì với 64 tỉnh thành cộng với 22 Bộ là gần 100 cơ cấu, Thủ tướng của chúng ta lấy đâu ra để đáp ứng.

Cái cần rút kinh nghiệm ở đây là tất cả các Bộ trưởng và Tỉnh trưởng khi đưa ra các đòi hỏi đầu tư đối với Nhà nước thì phải cân đối tiềm năng của một Chính phủ và phải cân đối với tiềm năng của một nền kinh tế.

Bởi vì để làm Bộ trưởng mà không hiểu Chính phủ của mình thì không làm được, và để làm thành viên của nội các mà không hiểu năng lực của nền kinh tế của đất nước mình thì cũng không làm được. Đã không làm được thì mọi đề xuất đều không có giá trị.

Huyền Biển (Thực hiện)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá điện sắp tăng tới 10%?

Thứ Hai, 14/05/2012 --- cập nhật 02:23 GMT+7

Thời gian tới, rất có thể giá điện sẽ đội lên 5%-10% do các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện đã tăng cao.

Theo một nguồn tin chưa chính thức, hiện EVN đã trình lên Bộ Công Thương ba phương án tăng giá điện. Thứ nhất, tăng giá điện dưới 5%; thứ hai, tăng giá điện 10%; thứ ba, tăng giá điện trong khoảng 5%-10%. Trả lời báo Pháp Luật TP.HCM, một lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết hiện đơn vị này chưa nhận được bất cứ đề xuất nào từ EVN. “Việc điều chỉnh giá điện hay không sẽ được liên bộ Tài chính - Công Thương tính toán, cân nhắc dựa trên mục tiêu đưa giá điện vận hành theo thị trường nhưng đảm bảo kiềm chế lạm phát” - vị lãnh đạo này nói.

Tuy nhiên, việc tăng giá điện rất có thể sắp được thực thi bởi mới đây, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính cho biết tính đến thời điểm này, các yếu tố đầu vào đã khiến giá điện tăng gần 3,3% (42,9 đồng/kWh), cụ thể, theo tính toán của cơ quan quản lý giá, các yếu tố cấu thành giá điện gồm tỉ giá đã tăng 0,6%, nhiên liệu khí tăng 10,4%, dầu FO tăng 40%, than giảm 0,3%,…

Bên cạnh đó, ông Thỏa cho biết thêm hiện Tập đoàn Điện lực VN (EVN) còn những khoản chi phí “treo” từ chênh lệch tỉ giá hơn 15.000 tỉ đồng và chênh lệch mua điện giá cao trong năm 2010 chưa tính vào giá thành điện. Do đó, các khoản này sẽ được Bộ Tài chính, Công Thương tính toán và xử lý trong thời gian tới.

Trước đó, từ đầu năm 2012, EVN đã liên tục “đánh tiếng” muốn tăng giá điện bởi doanh nghiệp này đang bị thua lỗ nặng. Tháng 3/2012, lãnh đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng khẳng định, EVN đang tính toán các thông số đầu vào cơ bản gồm biến động giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ và cơ cấu sản lượng điện phát. Tùy từng tháng, mỗi thông số đều có sự biến đổi nhất định, EVN sẽ căn cứ vào biến động này để cân nhắc thời điểm đề xuất tăng giá.

Theo Đất Việt

====================

Lên quẻ: Khai Tiểu Cát: nhanh thì tháng sau sẽ tăng, chậm thì trong vòng 2 tháng nữa, khả năng tăng 5%. Như vậy, gói cứu trợ cứu cánh doanh nghiệp lại gặp khó khăn và trở ngại mới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Trần Bạt:Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ

(Đời sống) - "Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế"...

Xung quanh gói giải pháp 29.000 tỷ đồng để giải cứu các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng việc không nên "thổi" câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Việc ông quan tâm hàng đầu là khâu phân phối sự cứu trợ này ra sao. Theo ông, gói cứu trợ là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

Không có cơ sở khoa học cho con số 29.000 tỷ

PV: - Với hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp khó khăn, vừa qua Bộ Tài chính đã trình Chính phủ gói giải pháp 29.000 tỷ để giải cứu các doanh nghiệp. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhận định như thế nào về gói giải pháp này của Chính phủ?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tất cả các gói cứu trợ trong một chừng mực nào đó đều có ích cả. Nhưng sự có ích về mặt lý thuyết thôi, còn trên thực tế nó phải đi qua một khâu rất quan trọng đó là khâu phân phối sự cứu trợ này.

Posted Image

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt

Chúng ta đã biết ở Việt Nam chúng ta có hàng bao nhiêu các gói cứu trợ như thế này. Từ cứu trợ tai họa thiên nhiên, có tính chất xã hội, có tính chất từ thiện cho đến những gói cứu trợ mà chúng ta đã từng gọi vào những năm 2008 - 2009 đó là kích cầu. Và bây giờ chúng ta có thêm gói cứu trợ nữa.

Trước hết, chúng ta phải bàn xem gói cứu trợ này nhắm đến đối tượng nào. Nếu như dành cho các đại công ty thì nó như voi nuốt thuốc gió thôi.

Nguyên số nợ của một tập đoàn đã lên tới 15 - 17.000 tỷ thì 29.000 tỷ không thấm tháp gì đối với hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Vậy thì chúng ta đã có những phân tích, phân loại và đưa ra thiết kế quy trình phân phối sự cứu trợ này chưa?

Trên thực tế chúng ta phải thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã hình thành một khái niệm đó là các khu vực, các vùng kinh tế hay các nền kinh tế vùng.

Lâu nay chúng ta cũng đánh giá mức độ cạnh tranh của các tỉnh. Và do đó, chúng ta vô tình đã tạo ra sự thi đua giữa các vùng kinh tế hay nói cách khác chúng ta đã tạo ra tiền đề tâm lý, xã hội cũng như nhận thức các nền kinh tế vùng.

Vậy chúng ta cứu trợ theo vùng kinh tế hay là cách khác? Ví dụ chúng ta có các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội làng nghề... Chưa kể các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực nghề nghiệp như hiệp hội thủy sản. Vậy thì chúng ta phân phối gói cứu trợ này theo vùng lãnh thổ như tôi nói hay theo các hiệp hội doanh nghiệp? Đó là điều mà Chính phủ có lẽ cần phải bàn rất kỹ.

Nếu chúng ta chỉ nói chung chung, ném ra một gói cứu trợ và thường đi qua các ngân hàng thì tôi thấy cần phải cẩn thận. Bởi các ngân hàng bây giờ đang có điều tiếng trong dư luận xã hội, ví dụ như mức tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng lên đến 50 – 60%, còn doanh nghiệp thì chết như ngả rạ, tức là thóc còn ở trong bồ mà người thì chết đói ở ngoài cửa.

Tiền là công cụ để khích lệ sản xuất nhưng tổ chức kinh doanh tiền tệ thì rất có lãi, trong khi tổ chức sử dụng tiền tệ để tạo thành công cụ phát triển thì chết hàng loạt.

Việc nghiên cứu tất cả những thực trạng xã hội như vậy để chúng ta đặt ra vấn đề là phân phối gói cứu trợ này như thế nào? Theo hình thức các vùng kinh tế hay theo hình thức dựa vào các hiệp hội doanh nghiệp?

Nói gì thì nói, dù sớm hay muộn nhưng nghĩ đến xã hội cũng là được rồi. Tuy nhiên, tôi chưa thấy rõ cơ sở khoa học của gói cứu trợ này. Vậy một gói cứu trợ bao nhiêu? Cho ai? Phân phối như thế nào? Ai giám sát quá trình phân phối sự cứu trợ này? Các hiệp hội hay các chính quyền địa phương? Hay chúng ta thả tiền vào trong các ngân hàng để cho các ngân hàng phân phối theo sự đánh giá chất lượng doanh nghiệp của các ngân hàng?

Gói cứu trợ nó là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

PV: - Theo ông, gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng cùng với chủ trương giãn thuế, giảm thuế mà cụ thể là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT từ quý 2 được giãn thêm 6 tháng liệu có thực sự vực dậy được các doanh nghiệp này không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta nên nhớ một điều chúng ta chỉ có 29.000 tỷ. Tức là chúng ta có khoảng 1,4 tỷ đô la cho một nền kinh tế vào khoảng 130 tỷ đô la. Như vậy, nó chỉ có 1% thôi. Chúng ta đừng đặt quá nhiều kỳ vọng và đấy.

Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một câu chuyện để cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế.

Chúng ta cứ tưởng rằng nếu chúng ta dồn vào một chỗ thì nó trở thành lớn của một vùng, một xí nghiệp. Nhưng không phải vậy, tiền nó khuếch tán rất nhanh. Cho nên trong một lượng tiền đo theo tiền bạc của một nền kinh tế như vậy thì 1,4 tỷ đô la có một hiệu ứng xã hội về mặt hiệu ứng kinh tế khá thấp.

Nó có thể có một hiệu ứng chính trị, nó như một tiếng vang vọng cho nhân dân thấy rằng Đảng và Chính phủ không bỏ quên doanh nghiệp. Cho nên khi sử dụng chúng ta phải làm thế nào để khuếch trương cả giá trị thực về mặt tiền bạc lẫn giá trị chính trị khác để cho nó có một hiệu quả tốt hơn.

Nếu như sử dụng cái đó không rành mạch, để cho một vài hiện tượng tiêu cực nho nhỏ ở trong đấy thì mọi hiệu quả kể cả kinh tế lẫn chính trị đều biến mất, thậm chí còn có hại.

Báo chí làm thế nào để xã hội không đặt quá nhiều kỳ vọng vào khoảng 1% GDP của một quốc gia. Như thế có nghĩa là Chính phủ chúng ta nghèo, muốn cứu trợ cả một cộng đồng doanh nghiệp như vậy mà chỉ có 29.000 tỷ.

Do đó, chúng ta phải sử dụng nó một cách nghiêm túc để hy vọng rằng ngoài những lợi ích kinh tế cụ thể, trong một giới hạn vừa phải nó được kết hợp với những giá trị chính trị xã hội khác như là một nguồn động viên của Nhà nước đối với các lực lượng kinh doanh.

PV: - Vậy việc giãn thuế, giảm thuế đó có thực sự là biện pháp cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Bây giờ phải nói như thế này: những doanh nghiệp nào còn đóng thuế thì sự miễn thuế mới có giá trị, còn với những doanh nghiệp không còn năng lực để đóng thuế (tức là trên thực tế nó không kinh doanh) thì miễn thuế hay giảm thuế không có giá trị gì, vì đằng nào họ cũng không đóng. Còn những doanh nghiệp vẫn còn đóng thuế thì phải đánh giá xem tại sao nó đóng được thuế trong điều kiện kinh tế như thế này.

Để đánh giá được năng lực đóng thuế của một doanh nghiệp là một vấn đề kỹ thuật tác nghiệp hoàn toàn không dễ dàng gì đối với cơ quan quản lý thuế. Ví dụ những đại công ty nợ tới gần 200 tỷ tiền thuế, cái đó được xếp vào diện giãn thuế hay giảm thuế?

Đánh giá các doanh nghiệp để ứng dụng chính sách này như là một sự cứu trợ là việc rất khó. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực này hoàn toàn không dễ dàng. Nó cũng tiềm ẩn những rủi ro móc ngoặc, tham nhũng hoàn toàn không bé một chút nào.

Vì thế phải rất thận trọng, không thì thiện chí lại trở thành đối tượng để các dư luận truyền thông chế giễu.

Tôi nghĩ rằng giãn thuế mà chỉ khóa trong lĩnh vực giá trị gia tăng thì cũng tạm được. Bởi thuế giá trị gia tăng là thu của khách hàng trước.

Giãn thuế giá trị gia tăng tức là hỗ trợ các doanh nghiệp chiếm dụng thêm một thời gian 6 tháng nguồn thuế đã được thu trong các kinh doanh của mình.

Nhưng liệu việc này có gieo ra một thói quen không tích cực không? Nếu làm một cách đại trà thì có phải là 12.000 nghìn tỷ như quy định của gói cứu trợ không, hay nó sẽ tự động phát triển đối tượng này rộng hơn? Bởi coi số 12.000 tỷ trong vòng 6 tháng là con số hoàn toàn quan liêu. Nó không phải là con số thực.

Liệu thực tế không thu được thật hay thực tế trì hoãn thật ấy có phải là 12.000 nghìn tỷ không, nếu các lực lượng tham gia vào đây cứ thế phát triển một cách âm ỉ mà chính phủ không kiểm soát nổi?

Thứ hai, việc cho phép chiếm dụng vốn một thời gian liệu có huấn luyện một thói quen chiếm dụng vốn lâu dài không? Đôi khi để quảng bá tính nhân bản của một chính sách mà chúng ta lại huấn luyện xã hội một thói xấu thì sao? Tôi nghĩ rằng mọi việc cần phải suy nghĩ kỹ hơn, và có lẽ các cơ quan chức năng của Chính phủ cần phải phân tích việc này một cách chuyên nghiệp hơn.

Posted Image"Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy"...

Tiền không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn, các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền

PV: - Xem ra gói cứu trợ này chỉ có giá trị trước mắt, còn về lâu dài cũng không có giá trị gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Một nền kinh tế mà Chính phủ luôn luôn phải cứu trợ là nền kinh tế vứt đi. Một nền kinh tế là lực lượng cơ bản để cứu trợ Chính phủ chứ không phải Chính phủ phải cứu trợ nó, bởi toàn bộ ngân sách được thu từ sự phát triển hay từ thực tế kinh doanh của nền kinh tế.

Bây giờ nếu chúng ta quảng bá vai trò của gói cứu trợ quá mức thì đồng thời chúng ta cũng quảng bá sự nguy hiểm của nền kinh tế.

Hiện nay, tôi thấy báo chí đang làm ầm ĩ câu chuyện 29.000 tỷ này mà quên mất rằng trong khi biểu dương Chính phủ để có 29.000 tỷ cứu trợ thì chúng ta cũng làm một việc song song là bố cáo với thiên hạ rằng nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế kém đến mức đang được Chính phủ cứu trợ.

Tôi không hiểu biểu dương tính nhân bản, tính lương thiện, tính nhân dân của Chính phủ quan trọng hơn hay biểu dương sự lành mạnh, sức khỏe của một nền kinh tế quan trọng hơn? Ngay cả cơ quan tuyên huấn hay các phương tiện truyền thông cũng phải lưu ý cân đối liều lượng như thế nào để người ta vỗ tay cho gói cứu trợ, nhưng không tố cáo tính chất tiêu cực của một nền kinh tế.

PV: - Vậy thì, theo ông đâu là biện pháp lâu dài thực sự cần cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ thực ra là chính sách. Hiện nay song song với gói cứu trợ 29 nghìn tỷ này có một quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc giới hạn trần lãi suất cho vay là 15% cũng đang được truyền bá rất ầm ĩ. Việc hạ lãi suất cho vay trên thực tế khoảng 20 – 30% xuống 15% là một cố gắng khổng lồ của cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhà nước.

Nhưng truyền bá, bố cáo, tuyên truyền quá rộng rãi về chuyện này đã làm tố giác một thực tế là ở Việt Nam đồng tiền cho vay đã được Nhà nước kiểm soát rồi mà nó vẫn còn 15%/ năm. Và lãi suất của đồng Việt Nam, mặc dù được được kiểm soát và được hạn chế vẫn là lãi suất cao nhất trong tất cả các đồng tiền có mặt trong nền kinh tế thế giới.

Chúng ta buộc phải buôn bán với nhân loại, cho nên thương nhân Việt Nam trong khi phải gánh tiền lãi tới 15% thì không khỏe khoắn, bình đẳng so với bất kỳ thương nhân nước nào trên thế giới này.

Tất nhiên nói như thế không phải là đưa ra con số 15% là không tích cực. Đấy là cả một sự tích cực, sự cố gắng từ phía Chính phủ, từ phía Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đấy là một nỗi đau khổ, một sự cố gắng cần giấu kín hơn là cần tuyên truyền.

Hiện nay, chúng ta tuyên truyền quá to, quá rộng rãi về chuyện này, nó tố cáo với các nền kinh tế khác trên thế giới rằng gánh nặng lãi suất của đồng tiền Việt Nam làm cho lưng của các thương nhân Việt Nam gù đi.

PV: - Ông có cho rằng Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp và hoàn thế lại cho các doanh nghiệp như một vài ý kiến đã nêu?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Nhiều người phát biểu là cần giải quyết vấn đề nợ xấu để cứu trợ các doanh nghiệp, đấy là một tham vọng rất thiếu thực tế. Trong một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tốc độ quay của tiền quy định tài năng quản trị của các doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp mà không trả được nợ thì cái đối tượng cho nó vay là ngân hàng sẽ trở thành một đối tượng tiêu cực. Nợ xấu là tai họa của các ngân hàng.

Thế nhưng tại sao lại có nợ xấu? Bởi vì chúng ta kinh doanh không được. Nền kinh tế của chúng ta là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Chúng ta không có công nghiệp nguyên liệu cho nên chúng ta phải nhập.

Chúng ta không có công nghiệp linh kiện, phụ kiện nên chúng ta cũng phải nhập. Và nếu không cẩn thận đến cái kim chúng ta cũng phải nhập. Do đó chúng ta lệ thuộc vào cả xuất lẫn nhập.

Do sự trì trệ của nền kinh tế thế giới nên giá hàng nhập đắt lên. Bởi vì không có lời người ta không làm, không làm thì khan hiếm, cho nên hàng nhập vào đắt, hàng bán ra thì không bán được vì người ta không mua. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của chúng ta đều có vấn đề về kinh tế cả.

Tôi tiên lượng là phải đến giữa năm 2014 nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Từ giờ cho đến lúc ấy nền kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục có vấn đề. Nền kinh tế của chúng ta có vấn đề thì không những chúng ta không giải quyết được nợ xấu hiện có mà sẽ tiếp tục có thêm nợ xấu.

Nợ xấu sẽ phát triển. Lý do rất đơn giản là chẳng lẽ chúng ta giải tán hết các xí nghiệp, đóng cửa hết các công ty? Chúng ta vẫn phải tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những điều kiện không bán được hàng. Hệ số tồn kho bây giờ càng ngày càng tăng, mà tồn kho lớn nhất là bất động sản. Không muốn chết thì chúng ta phải làm, lỗ cũng phải làm, mà lỗ nhiều thì nợ xấu tăng thêm.

Tôi nghe nói có một số chuyên gia phát biểu là Chính phủ phải bỏ tiền ra mua nợ xấu, và phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Cách nói như thế hoàn toàn không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không có cách gì Chính phủ chúng ta có thể giải quyết vấn đề nợ xấu cả.

Nếu Chính phủ ngăn chặn được nợ xấu phát triển trong một vài năm sắp tới đã là giỏi lắm rồi. Đưa ra những lời kêu gọi hay sự đánh giá không khoa học là dồn Chính phủ vào chỗ khó, bởi Chính phủ không có cách nào để giải quyết vấn đề nợ xấu trong một vài năm tới. Đấy là quan niệm của tôi.

Tiền mà không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn thì các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền. Chúng ta buộc phải đánh giá thực tế như thế, và nhiệm vụ của Chính phủ không phải là khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực mà là hạn chế sự phát triển của các tiêu cực.

Trong một vài năm tới, tài ba nhất thì Chính phủ cũng chỉ có thể hạn chế sự phát triển các mặt tiêu cực chứ không phải là quét sạch các mặt tiêu cực.

PV: - Vậy còn việc hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ là Chính phủ tài đến đâu thì làm đến đấy, có dự trữ đến đâu thì làm đến đấy, nhưng tôi nghĩ là chuyện này phải rất cẩn thận. Hoàn thuế là xuất kho tiền, mà xuất kho tiền là gắn liền với các thao túng, mà thao túng thì luôn dẫn đến mất uy tín chính trị của Đảng và Nhà nước. Việc ấy phải thận trọng, không phải khía cạnh tiền mà khía cạnh chính trị.

PV: - Theo ông, những đối tượng doanh nghiệp nào thì cần phải cứu trợ trong gói cứu trợ này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi sẽ không phát biểu về chuyện này, lý do rất đơn giản là nói gì thì nói, Chính phủ là người phải bảo vệ quyền lợi xã hội và tài sản xã hội trong tất cả các hoạt động quản lý của mình. Cho nên cứu cái gì để có lợi cho xã hội nhất là quyền định nghĩa của Chính phủ.

Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy.

Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà anh không cứu là vô lý.

Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp.

Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ, dựa vào sự tham khảo hai trục mà tôi vừa nói, là quản trị theo hiệp hội theo vùng địa phương, hay là quản trị theo các hiệp hội doanh nghiệp là tùy Chính phủ. Nhưng cái đấy cũng chỉ là đối tượng tham khảo để cho chính sách gần với cuộc sống, còn cứu trợ ai vẫn là quyền quyết định của Chính phủ.

Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ. Không nên để xảy ra tình trạng chúng ta đến ngõ nào, phố nào cũng thấy ca ngợi Chính phủ tốt bụng cho mình tiền.

Tôi đã bắt đầu thấy ở trên ti vi có một số công ty đã ca ngợi rồi. Tôi xin lỗi là những con kền kền ấy mà đã bắt đầu mở miệng thì Chính phủ phải coi chừng sờ nắp túi mình xem nó đã bật ra chưa?

Chúng ta không được quên cứu trợ là một công nghệ tài chính có tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu, hoàn toàn không phải là hoạt động từ thiện. Cứu trợ không phải là hoạt động chính trị. Nó có ý nghĩa chính trị chứ không phải là hoạt động chính trị, mà là hoạt động thuần túy tài chính.

Cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát

PV: - Thưa ông, ông có nghĩ rằng số tiền 29.000 tỉ đồng này sẽ cứu được những doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không phải do thiếu tiền, mà nó mất tiền, bởi vì nếu thiếu tiền thì đã không kinh doanh.

Vấn đề phải đặt ra là liệu có mất nữa không? Cho nên xưa nay cứu trợ luôn luôn gắn liền với tái cấu trúc các doanh nghiệp cụ thể. Người ta cứu trợ luôn kèm điều kiện.

Giống như cộng đồng châu Âu cứu trợ Hy Lạp là kèm theo điều kiện phải thắt chặt chi tiêu. Tức là Chính phủ ấy mất đi quyền độc lập quốc gia của mình trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực chi tiêu công.

Tôi sợ rằng việc vung vãi tiền bạc như một biểu hiện của sự nhân văn, thương người, cứu trợ mà không tuân thủ các công nghệ tài chính liên quan đến hoạt động cứu trợ, có thể dẫn Chính phủ chúng ta đến chỗ mất tiền và mất cả uy tín nữa, vì chúng ta không hiểu được bản chất của khái niệm cứu trợ.

PV: - Thưa ông, ông có quan ngại rằng số tiền 29.000 tỷ này nó sẽ đi đến những doanh nghiệp không cần cứu, hoặc đi đến những doanh nghiệp đã chết rồi không cần cứu không?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay gặp những trường hợp người chết rồi mà người ta vẫn khai còn sống để lĩnh lương.

Ngày xưa trong chính quyền Việt Nam cộng hòa, có liệt sĩ vẫn được lĩnh lương. Ở Mỹ người ta phải tìm những người mất tích ở chiến trường để khóa sự việc lại và để Chính phủ không phải tiếp tục chi tiền cho những người không xác định được là đã chết một cách hợp pháp.

Vậy Chính phủ phải xem trong ngần ấy doanh nghiệp thì cái nào là liệt sĩ rồi, cái nào đang ngắc ngoải, và trong đống ngắc ngoải ấy, cái nào thức dậy thì có lợi cho xã hội, còn cái nào ngủ tiếp cũng được, không sao cả. Chính phủ tuyệt đối không được nghĩ đây là thiện chí của Chính phủ, mà Chính phủ đang bỏ tiền ra để cứu một nền kinh tế.

PV: - Đấy chính là giải pháp mà số tiền 29.000 tỷ đồng này đến được nơi cần cứu?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nói lại là đến nơi nào thì không biết được, và chúng ta đừng hy vọng chúng ta biết được. Chúng ta chỉ trích bằng những tin đồn là không được. Chính phủ chịu trách nhiệm trọn vẹn và toàn diện việc triển khai gói cứu trợ này để cứu nền kinh tế của chúng ta, các xí nghiệp không được cứu trực tiếp thì sẽ được hưởng cái lợi gián tiếp do nền kinh tế ấy không chết.

Nên nhớ rằng mọi xí nghiệp đều có thể chết theo một nền kinh tế, cho nên thành tích của Chính phủ là cứu một nền kinh tế. Cứu một nền kinh tế tức là ngăn chặn sự chết theo của các công ty khi nền kinh tế ấy chết.

PV: - Thưa ông, sắp tới Quốc hội có xem xét gói 29.000 tỷ này, vậy với cá nhân mình, ông mong chờ gì từ cuộc nghị sự này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Quốc hội phải làm đúng nghĩa vụ của mình, Quốc hội phải giám sát tất bởi vì đây là tài sản của nhân dân. Một Nhà nước tự bản thân nó không có tài sản. Nhà nước là đại diện để quản lý các sở hữu của nhân dân.

Cho nên, Nhà nước chúng ta mặc dù không phân lập như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói khi khai mạc hội nghị Trung ương V, nhưng các nhánh quyền lực cũng không trốn được trách nhiệm của mình. Nhánh quyền lực của Quốc hội thay mặt nhân dân giám sát tất cả sự lưu chuyển các dòng tài sản của xã hội.

Tôi hoan nghênh Quốc hội nếu Quốc hội giám sát tốt được chuyện ấy. Nên nhớ rằng Quốc hội có thể giám sát và Quốc hội có thể hợp thức hóa, do đó Quốc hội cần cố gắng để không hợp thức hóa những mặt tiêu cực và giám sát để hạn chế các mặt tiêu cực và khích lệ các mặt tích cực. Tôi hoan nghênh chuyện ấy, hoan nghênh phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Vào khoảng 6 tháng nay chúng ta thấy mọi cơ chế kiểm tra, kiểm soát đều tiến công một cách không thương tiếc vào các doanh nghiệp Nhà nước. Sự tố giác những vấn đề tiêu cực diễn ra trong một vài tập đoàn Nhà nước, từ Vinalines, cho đến PVN, cho đến EVN, VNPT thể hiện một thái độ thức tỉnh của hệ thống chính quyền Nhà nước chúng ta đang diễn ra, đã diễn ra ở trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Chúng ta phải bắt rận chứ không giết các con kinh công ấy được. Bây giờ chúng ta bắt không được rận mà làm cho nó lăn quay ra chết chẳng hạn, thì tai họa còn khủng khiếp hơn. Rất nhiều người không đồng ý với tôi, rất nhiều người muốn giết chết các con vật gây bệnh, nhưng tôi thì không. Tôi thuộc vào nhóm những người muốn chữa bệnh cho các thực thể.

Còn việc chúng ta cường điệu vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước thì đấy thuộc vấn đề lý luận, hiện nay phải nói rằng sự thức tỉnh về mặt này rất hạn chế. Tuy nhiên, thức tỉnh những vấn đề lý luận đòi hỏi thời gian nhiều hơn, vì nó đòi hỏi một số thực tiễn thất bại để có thể rút ra kết luận được.

Và không chỉ hiểu biết về sự thất bại đâu mà còn phải nghĩ ra các phương pháp để thay thế. Không có các tập đoàn nhà nước thì Đảng này, Nhà nước này thay nó bằng gì, bây giờ chưa tìm được. Với năng lực của xã hội như hiện nay thì các công ty tư nhân có trở thành đại gia được giống như các tập đoàn Nhà nước không?

Chưa chắc. Khi sờ đến các đại gia có màu sắc tư nhân là lập tức chúng ta thấy nườm nượp tất cả các tín dụng và tài sản Nhà nước ở trong đấy. Như vậy, nó chỉ gọi là tập đoàn tư nhân, còn thực chất nguồn sống của nó, máu của nó vẫn là chế tạo tại chính phủ CHXHCN Việt Nam, vẫn là tài sản quốc gia.

- Xin cảm ơn ông!

Huyền Biển (Thực hiện)

Ngày xưa tôi thích đọc chungta.com và đánh giá những bài của ông Nguyễn Trần Bạt thuộc loại có giá trị nhất trên đó, tiếc là trang này bị đóng cửa rồi. Ông Bạt đưa ra khái niệm rất hay, khá kêu là "sự tha hóa". Cái mà ông Bạt chưa đạt đến trong tất cả các bài viết của mình là mới chỉ đưa ra cái nhìn cá nhân, theo từng lớp kiểu chụp CT mà chưa dựng được thành bức tranh tổng thể 3D. Hy vọng sớm được đọc những chẩn đoán sát hơn nữa của ông!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. ..."...

Lạ thật, nhiều tay viết lách mà thật hời hợt ... Cứ rất thích dùng từ "CỨU CÁNH" mà chẳng thèm hiểu xem nó có nghĩa gì, cứ tương như đúng rồi... Vậy thì nội dung phức tạp sao tải đặng đây !?

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS. Phan Huy Lê: "Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa"

Thứ hai 14/05/2012 16:40

(GDVN) - GS. Viện sĩ Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam khẳng định, việc chưa cập nhật nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông là hụt hẫng rất đáng tiếc.

Tin nóng: Bài văn “bá đạo” xôn xao cộng động mạng

Xin ông cho biết việc giáo dục chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho học sinh (HS) trong môn lịch sử hiện nay đã được thực hiện ra sao?

GS. Phan Huy Lê: Cho đến nay, nội dung này chưa có trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử cấp phổ thông. Đây là hụt hẫng rất đáng tiếc. Trong SGK của bất kỳ nước nào cũng vậy, quá trình hình thành xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội dung bắt buộc trong môn lịch sử.

Posted Image

Giáo sư - Viện sĩ Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội sử học Việt Nam

Theo ông, nếu chỉ dạy về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho HS những địa phương ở Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đà Nẵng thì đã hợp lý chưa? Có cần dạy cho HS cả nước về vấn đề này hay không và nội dung như thế nào là hợp lý?

GS. Phan Huy Lê: Lịch sử dân tộc không có gì khác hơn là cuộc sống của cộng đồng cư dân, cộng đồng các dân tộc diễn ra trong không gian và thời gian. Không gian địa lý đó chính là lãnh thổ của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, theo tôi, chủ quyền biển, đảo cần gắn với lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của quốc gia. Đó là một nội dung của lịch sử dân tộc. Trong nội dung này cần đặc biệt chú ý đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa vì tính thời sự và yêu cầu trang bị hiểu biết khoa học kịp thời cho thế hệ trẻ. Nội dung này phải có trong SGK môn sử của cả nước, không riêng một địa phương nào.

Đối với một số địa phương có trách nhiệm trực tiếp như Đà Nẵng với huyện đảo Hoàng Sa, Khánh Hòa với huyện đảo Trường Sa, Quảng Ngãi với đảo Lý Sơn - nơi xuất phát của đội Hoàng Sa..., thì có thể bổ sung thêm một số tư liệu quan hệ với địa phương trong phần giảng dạy của thầy, cô giáo. Với những đòi hỏi bức thiết như hiện nay, theo ông nếu chờ đến sau năm 2015, khi thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới cân nhắc việc đưa nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy cho HS cả nước như một số ý kiến thì có phù hợp không?

Việc biên soạn lại SGK rõ ràng cần có thời gian để nghiên cứu, xác định lại vị thế, yêu cầu môn học, xây dựng lại chương trình. Vì thế, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015 mới có SGK mới. Tuy nhiên, tôi cho rằng không thể chờ đợi đến lúc biên soạn lại SGK mới, mà ngay từ bây giờ cần bổ sung vào nội dung môn sử.

Là một người luôn đề cao và nhấn mạnh việc phải tôn trọng sự thật của lịch sử, vậy theo ông, việc đưa nội dung giáo dục lịch sử về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cần đề cập tới vấn đề gì bức thiết nhất để HS vừa hiểu được thực tế vừa tăng thêm ý thức về chủ quyền dân tộc?

GS. Phan Huy Lê: Tôi nghĩ vấn đề rất rõ ràng. Cần trình bày một cách khách quan và khoa học, nêu lên quá trình lịch sử cùng các luận cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển, đảo. Dĩ nhiên cần lựa chọn tư liệu và cách trình bày cho phù hợp với nhận thức của HS. Theo tôi, nên viết về chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa trong nội dung bao quát cả lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất của quốc gia.

Với tư cách là người đứng đầu Hội Sử học VN, xin ông cho biết Hội đã và sẽ đề xuất những vấn đề gì để Bộ GD-ĐT có sự quan tâm xứng đáng và hành động kịp thời hơn trong việc đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy cho HS?

GS. Phan Huy Lê: Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền. Tôi rất mừng là cho đến nay, chưa thấy ai phản đối kiến nghị đó, nhiều người ủng hộ.

Vấn đề đặt ra là việc tổ chức thực hiện như thế nào? Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên mời một số chuyên gia biên soạn tài liệu bổ sung vào SGK gồm tài liệu cho HS và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên. Trong lớp tập huấn giáo viên thường tổ chức vào mùa hè nên đưa nội dung này vào chương trình tập huấn.

Nên giảng dạy từ tiểu học

Muốn nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có cách nào tốt hơn là phải đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp bậc học một cách bài bản. Ở mỗi cấp học sẽ giáo dục với một mức độ khác nhau, nâng dần nhận thức lên theo mỗi lứa tuổi. Theo tôi, ngay từ cấp tiểu học, HS đã cần được giới thiệu về các quần đảo này.

Luật Biển VN sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới (dự kiến khai mạc vào 21.5 - NV) là một căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng luật này cần nêu rõ trách nhiệm của ngành GD-ĐT trong việc xây dựng tài liệu và đưa vào giảng dạy, học tập chính khóa ở tất cả các bậc học để giúp thế hệ trẻ VN hiểu rõ và sâu sắc hơn các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là về chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Sau khi luật Biển được thông qua, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ có kiến nghị và sẵn sàng phối hợp, trao đổi với Bộ GD-ĐT để sớm đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy một cách có hiệu quả hơn.

Ông Lê Như Tiến

(Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội)

========================

Việt sử gần 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cần phải được đưa ngay vào sách giáo khoa. Đây là ý kiến của cá nhân tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dịch vụ "gián điệp" của Vinaphone - Kỳ 2: Tiếp tay xâm phạm thông tin cá nhân

15/05/2012 3:11

Dịch vụ "gián điệp" của Vinaphone khiến nhiều gia đình tan vỡ và gây hoang mang cho tất cả khách hàng của nhà mạng này.

Dịch vụ "gián điệp" của Vinaphone

Tan cửa nát nhà

Phản ảnh với Thanh Niên sáng 14.5, anh Đoàn Phước Long, Chánh văn phòng một doanh nghiệp lớn ở Q.Ba Đình (Hà Nội) có số điện thoại 091300…, cho hay vì tin nhắn “gián điệp” mà vợ chồng anh đang ly thân, cả hai đều tổn thương nặng nề khó có cơ hội hàn gắn. Long kể: “Cách đây chừng 5 tháng, gia đình tôi rơi vào không khí căng thẳng vì mọi hoạt động của tôi, đi đâu, làm gì, với ai, cô ấy đều biết và nói bóng nói gió rất khó chịu. Lúc đầu tôi nghĩ là cô ấy thuê thám tử theo dõi nhưng sau một hôm đi tập thể thao, tôi chỉ nhắn một tin và bị vợ tôi biết, lúc đó tôi mới biết là cô ấy theo dõi qua điện thoại”. Anh Long cho biết do đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách, đặt phòng ăn phòng nghỉ cho khách của sếp nên anh bị vợ nghi ngờ lập “phòng nhì”. Trên thực tế có rất nhiều sự việc “tình ngay lý gian” khiến anh không thể thanh minh.

Vinaphone dừng dịch vụ sao chép tin nhắn

Hôm 14.5, Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone) thông báo tạm dừng cung cấp dịch vụ sao chép tin nhắn. Theo Vinaphone, việc tạm dừng cung cấp dịch vụ này kể từ ngày 14.5 là do tiếp thu phản ánh của Báo Thanh Niên đồng thời để tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Mai Phương

Anh G.N (nhà ở phố Hoa Bằng, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy) cũng từng đối mặt với lá đơn xin ly hôn khi bị vợ sử dụng dịch vụ sao chép tin nhắn của Vinaphone để theo dõi. Ấm ức từ lâu nhưng anh không biết nguyên do từ đâu mà vợ biết được tất cả các tin nhắn đi và đến điện thoại của mình. Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải vụ "gián điệp", anh mới biết là do nhà mạng tiết lộ thông tin cá nhân.

Tự hại mình

Theo ông Bùi Trường Sơn, Giám đốc Công ty Felix (chuyên về cung cấp các giải pháp thông cho thiết bị di động), các dịch vụ mà nhà mạng đưa ra đều nhằm mục đích tăng doanh thu và phải đánh trúng vào nhu cầu nào đó của thị trường. Chắc chắn là Vinaphone đã phải đầu tư lớn cho hệ thống để chạy dịch vụ này. Cũng cần lưu ý là dịch vụ này chỉ có nhà mạng mới có thể cung cấp khi họ nắm trong tay hệ thống.

Đại diện của Vinaphone cho biết dịch vụ copy SMS nhằm hỗ trợ khách hàng dùng nhiều máy có thể dễ dàng quản lý thuê bao của mình nhưng nếu có ý thức hơn về việc này, họ có thể áp dụng chính sách đăng ký dịch vụ chặt chẽ hơn. Bình thường một khách hàng mất sim phải rất khó khăn mới có thể lấy lại được với các loại giấy tờ đăng ký như hợp đồng cung cấp dịch vụ, chứng minh nhân dân. Rất khó hiểu khi với dịch vụ nhạy cảm như thế lại có những kẽ hở dễ bị lợi dụng đến vậy?

Posted Image

Nhiều thông tin cá nhân đã bị tiết lộ thông qua dịch vụ “gián điệp” - Ảnh: Diệp Đức Minh

Để chống lại việc bị lợi dụng thông tin đã có nhiều người đã sử dụng sim rác cho những liên lạc quan trọng sau đó vứt đi. Như vậy nếu có ai đó cố tình lấy thêm thông tin của họ cũng vô ích. Việc khách hàng không tin tưởng dẫn đến sự không trung thành với nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà mạng Việt Nam có thể nghĩ rằng mình đang có ưu thế tuyệt đối và không có sự cạnh tranh. Nhưng thực tế cho thấy ngày càng có nhiều tin nhắn, thoại đang được chuyển qua các dịch vụ khác được tích hợp trên điện thoại di động như Yahoo! Messenger, Facebook, Skype... Hiện Viber và WhatsApp đang là hai điển hình cho trào lưu sử dụng điện thoại nhưng chỉ trả cước dữ liệu (tối đa khoảng 50.000 đồng/tháng). Điều đáng nói là thoại và tin nhắn đều là các dịch vụ cơ bản để mang lại doanh thu cho nhà mạng. Nếu người dùng tăng cường sử dụng các dịch vụ tích hợp trên điện thoại thì câu hỏi đặt ra là doanh thu nhà mạng sẽ đến từ đâu?

Phạm luật

Việc Vinaphone cung cấp dịch vụ sao chép tin nhắn như phản ánh trên Báo Thanh Niên là vi phạm pháp luật, làm lộ bí mật thông tin đời tư người khác. Luật pháp hiện hành đều quy định rất rõ những thông tin cá nhân không được phép để lộ cho người khác, vì vậy cần phải làm rõ đúng - sai trong việc cung cấp dịch vụ này, cũng như xem xét trách nhiệm của nhà mạng trên cơ sở mức độ thiệt hại, ảnh hưởng tiêu cực mà khách hàng phải chịu.

Về phía các cơ quan quản lý, cần xem xét mức độ vi phạm của Vinaphone để quyết định xử phạt hành chính hay truy cứu hình sự.

(Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH Ngô Văn Minh)

Phải xử lý nghiêm khắc

Không những dịch vụ mà bất cứ hoạt động nghiệp vụ nào để lộ bí mật đời tư đều là vi phạm pháp luật. Từ vụ việc này, cần phải tăng cường quản lý nhà nước hơn. Các doanh nghiệp phải có ý thức trong việc nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật. Đối với người tiêu dùng có lẽ cũng phải biết bảo vệ mình, có thái độ với kiểu cung cấp dịch vụ như thế.

Cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa, chấn chỉnh là các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra.

(Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Đỗ Mạnh Hùng)

Bảo Cầm (ghi)

Dịch vụ lạ

Ông Andreas von Maltzahn, chuyên gia của Công ty Delta Partners chuyên tư vấn đầu tư trong lĩnh vực viễn thông ở các thị trường mới nổi, vô cùng sửng sốt khi nghe về dịch vụ chuyển tin nhắn từ một số điện thoại này sang một số điện thoại khác của Vinaphone. “Có thật vậy ư? Tôi chưa từng nghe loại dịch vụ này trên thế giới”, ông von Maltzahn nói với Thanh Niên. Hiện trú tại Singapore và phụ trách nghiên cứu các thị trường viễn thông khu vực châu Á, ông von Maltzahn cho biết: "Các nhà cung cấp dịch vụ cần hết sức thận trọng trong việc bảo đảm sự riêng tư của khách hàng. Thật đáng sợ khi biết mọi trao đổi qua tin nhắn điện thoại di động của mình có thể lọt vào tay người khác dễ dàng như vậy. Các cơ quan quản lý cần phải có quy định để kiểm soát”.

Cũng hôm 14.5, Delta Partners phối hợp với trường kinh doanh hàng đầu thế giới INSEAD công bố tại Singapore bản “sách trắng” 20 thị trường viễn thông sôi động nhất thế giới, còn chưa đạt đến trạng thái bão hòa về thuê bao. Việt Nam là một trong số đó với tổng doanh thu hằng năm khoảng 5 tỉ USD và dự báo còn gia tăng.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

Nhắn tin khi đang đi bộ sẽ bị phạt

Dịch vụ “gián điệp” của Vinaphone

N.Phong- T.Sơn - H.Anh

========================

Eo ơi! Phạm luật trắng trợn thế này thì chết! Nhưng trước khi chờ đợi pháp luật xét xử nghiêm minh thì tốt nhất tớ dừng sài mạng Vinaphone. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay