Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh

Cập nhật 15/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image"Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". 30 Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối.

>> Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào?

>> Cán cân quân sự tại Biển Đông: Đang chơi trò đuổi bắt

Việt Nam

Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.

Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.

Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.

Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.

Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.

Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.

Philippines

Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.

Posted Image

Ảnh minh họa: diplomat

Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.

Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.

Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.

Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.

Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.

Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.

Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.

Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.

Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á

Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.

Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.

May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.

Kết luận

Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.

Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.

Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự - một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.

Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.

Thanh Hảo dịch theo viet-studies

==========================

Nếu chỉ so sánh tương quan giữa ASEAN với Trung Quốc thì có vẻ như Trung Quốc mạnh thật. Nhưng khổ nỗi thế giới mỗi lúc một khác. Thời mà Hoàng Đế Trung Hoa ban chiếu phong vương cho các nước lân bang qua rồi. Ngày ấy Kha Luân Bố chưa tìm ra châu Mỹ, Dân Đông Nam Á chỉ nhìn tới Ấn Độ và chưa biết tới Ai Cập. Đi ngựa từ Mục Nam Quan đến Thăng Long phải thay ngựa chạy cũng hết mấy ngày đường.Còn bây giờ thì một tay lái xe ẩu bị cảnh sát bắt ở Urugoay người ta cũng biết, bay từ đây sang Hoa Kỳ hết có 22 tiếng đồng hồ...."Quân tử tùy thời biến dịch" ấy là Lý học bảo thế. Bởi vậy, những cái nhìn thiển cận chỉ khiến tự làm khổ mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Cấm trông xe để buộc người dân lựa chọn phương tiện khác”

Thứ Tư, 15/02/2012 - 20:15

(Dân trí) - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, nhu cầu đỗ xe của người dân là chính đáng. Tuy nhiên, để giảm ùn tắc giao thông buộc phải cấm trông xe 262 tuyến phố và người dân phải lựa chọn phương tiện khác cho phù hợp.

>> Cấm trông xe ở 262 tuyến phố: Nơi tuân thủ, nơi không

Ngày 15/2, Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề cấm trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố. Ông Hùng cho biết đây là một trong những giải pháp giảm phương tiện cá nhân trên địa bàn.

Các điểm đỗ xe trên địa bàn luôn bị quá tải. Việc Hà Nội cấm trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố, Sở GTVT giải quyết vấn đề đó thế nào?

Nhu cầu đỗ xe của nhân dân là rất chính đáng và bao giờ cũng cao hơn cung. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên hè và đường phục vụ cho giao thông. Để giải quyết phần nào nhu cầu của người dân khi cấm trông giữ xe ở 262 tuyến phố, chúng tôi đang báo cáo với thành phố cho phép đỗ xe ở một số tuyến phố đủ điều kiện và không ảnh hưởng đến giao thông.

Posted Image

Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng trả lời báo giới

Về lâu dài, chúng tôi có đề án quy hoạch các điểm trông giữ xe trên địa bàn và đã trình thành phố xem xét. Tương lai khi thực hiện theo đề án đó sẽ giải quyết cơ bản điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố.

Khi không có điểm đỗ nhu cầu đi lại của người dân cũng bị ảnh hưởng rất lớn?

Thực tế, việc cấm tổ chức trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố là một trong những giải pháp để hạn chế phương tiện cá nhân trên địa bàn. Khi không có điểm đỗ buộc người dân phải lựa chọn phương tiện giao thông khác phù hợp với nhu cầu công việc.

Theo yêu cầu của UBND thành phố trước ngày 15/2, phải thu hồi giấy phép các bãi trông giữ phương tiện ở 262 tuyến phố này. Tuy nhiên, khảo sát của chúng tôi trong ngày hôm nay tình trạng nơi chấp hành, nơi không rất phổ biến?

Cơ bản các tổ chức cá nhân được cấp phép đã chấp hành tốt. Sau ngày 15/2, nếu tổ chức, cá nhân nào trông giữ xe trên địa bàn 262 tuyến phố, tức là trông xe không phép, trái phép sẽ bị xử phạt theo đúng quy định. Ngày mai, chúng tôi sẽ đi kiểm tra xem còn đơn vị nào cố tình dây dưa thì xử lý. Đồng thời sẽ xử lý luôn chủ xe cố tình dừng đỗ trên các tuyến phố đó và coi như đỗ dừng trái quy định.

Tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” khi xử lý các bãi xe không tuân thủ quy định, Sở GTVT có biện pháp cụ thể nào trong đợt này?

Cụ thể, các cơ quan có chức năng có trách nhiệm triển khai quy định của thành phố là đúng ngày 15/2 phải thực hiện xong việc thu hồi giấy phép các điểm trông giữ xe trên 262 tuyến phố. Chúng tôi cũng thông báo sau ngày 15/2, nếu các bãi xe không thực hiện sẽ tổ chức giải tỏa. Bãi xe được cấp phép thế nào phải thu hồi nguyên trạng như vậy.

Tình trạng cấp phép bãi đỗ xe rất chồng chéo, dẫn đến việc rất khó xử lý triệt để những tồn tại gây bức xúc cho nhân dân trong thời gian qua. Sở Giao thông có biện pháp gì để giải quyết bất cập đó?

Chúng tôi đề xuất với thành phố các quy định phải siết lại trật tự kỷ cương trông giữ phương tiện trên địa bàn để phục vụ tốt nhất lợi ích chính đáng của người dân. Không để nhiều thành phần tham gia quản lý bãi xe như hiện nay, chúng tôi đã đề xuất thành phố xem xét giao các điểm trông giữ phương tiện cho một đơn vị Nhà nước chịu trách nhiệm. Nếu giao cho một đơn vị quản lý khi có chuyện gì xảy ra rất dễ xử lý trách nhiệm. Tuy nhiên, ở trong khu dân cư phải xem xét cho cả người dân trông giữ phương tiện.

Quang Phong

===========================

“Cấm trông xe để buộc người dân lựa chọn phương tiện khác”

Hãy chờ xem! Nếu cho tôi nhận 100 tỷ để giảm ách tắc giao thông trong thành phố tôi sẽ từ chối. Số tiền lên tới 200 tỷ để bán ý tưởng. Giá sẽ tăng thêm cấp số nhân, nếu những ý tưởng của các trí giả ngày càng tỏ ra không thể giúp được gì để xóa bỏ tình trạng ách tắc giao thông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ chi mạnh cho châu Á - Thái Bình Dương

15/02/2012 3:45

Dự thảo ngân sách của Lầu Năm Góc cho năm 2013 nhằm hiện thực hóa chiến lược chuyển trọng tâm an ninh sang châu Á - Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã chuyển dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2013 lên quốc hội, trong đó bao gồm khoản chi dành cho việc chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương. Theo Reuters, với mục tiêu giảm 487 tỉ USD chi phí quốc phòng trong 10 năm tới, ông Obama đề nghị ngân sách dành cho hoạt động chiến tranh ngoài Mỹ sẽ giảm 23%, xuống còn 88,5 tỉ USD sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq và giảm hiện diện tại Afghanistan.

Đáng chú ý nhất trong dự thảo ngân sách lần này là Lầu Năm Góc bắt đầu triển khai thực hiện chiến lược quốc phòng mới. Theo tờ The Boston Globe, Washington muốn chi ít nhất 2,8 tỉ USD mua sắm vũ khí, trang bị cần thiết cho quá trình chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó có khoảng 600 triệu USD dành riêng cho việc trang bị một căn cứ nổi di động trên biển.

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tập trận với tàu chiến Nhật Bản - Ảnh: US Navy

Dự thảo nói trên được đưa ra trong bối cảnh Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ. Bắc Kinh lâu nay vẫn tỏ ra quan ngại trước ý định tăng cường hiện diện ở khu vực tây Thái Bình Dương của Washington. Tờ The Washington Post dẫn lời ông Tập kêu gọi Mỹ tập trung ưu tiên cho hoạt động tăng trưởng kinh tế vì “đẩy mạnh triển khai lực lượng và tăng cường đồng minh quân sự không phải là điều mà hầu hết các quốc gia trong khu vực muốn chứng kiến”. Phó chủ tịch Trung Quốc còn cảnh báo

Washington không nên “cố ý đặt trọng tâm vào an ninh quốc phòng” dù ông tỏ ý hoan nghênh vai trò “xây dựng” của Mỹ đối với an ninh trong khu vực. Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal dẫn lời một số chuyên gia ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc có thể lên tới 238,2 tỉ USD vào năm 2015.

Tăng lực lượng trong khu vực

Tại Hội thảo an ninh châu Á - Thái Bình Dương ngày 13.2 ở Singapore, cố vấn cấp cao của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington là tiến sĩ Michael Green khẳng định khu vực này quá quan trọng đối với Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Theo ông, việc Trung Quốc quyết tăng cường hiện diện ở các vùng biển quan trọng tại Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương đang thách thức cả về kinh tế lẫn quân sự đối với Mỹ.

Vì thế, dù có phải cắt giảm ngân sách quốc phòng thì Washington vẫn sẽ tăng cường sức mạnh tại châu Á - Thái Bình Dương. Ông Green cho biết Mỹ sẽ tăng số quân đóng ở Hàn Quốc đến 37.500 lính; ở Nhật Bản 40.000 lính. Mới đây, Mỹ còn thông báo sẽ đưa 2.500 lính thủy đánh bộ đến Úc và triển khai chiến hạm gần bờ ở Singapore.

Thục Minh

(VP Singapore)

Thụy Miên

=========================

Một họa sĩ gốc Tàu ở Gia Nã Đại đã thể hiện một bức tranh miêu tả các cô gái đa sắc tộc đang đánh bạc, gồm: Mỹ, Nga, Nhật, Trung quốc và Đài Loan . Chẳng biết ý đồ thật của họa sĩ là gì...Nhưng tôi đặt tên cho bức tranh đó là "Canh Bạc cuối cùng". Đánh bạc thì phải có tiền. Nên người Mỹ chi mạnh ở Châu Á - Thái Bình Dương không có gì là lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nếu nghèo, nhà khoa học nên tự trách mình"

15/02/2012 10:42:42

Posted Image - Nhiều người nói làm khoa học nghèo lắm, nhà khoa học (NKH) nghèo lắm. Nhưng sao lại vẫn có những NKH “đại gia” đi xe hơi, ở nhà lầu, chuyển giao đề tài hàng chục tỷ đồng. Làm khoa học thế nào mới là NKH chân chính?

Kienthuc.net.vn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Tú, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu polyme dược phẩm, Viện Hóa học, là người hiếm hoi có đến 14 sản phẩm nghiên cứu được Bộ Y tế cấp phép sản xuất.

Posted Image

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Tú - Ảnh Trần Hải

Nhà khoa học nghèo nên tự trách mình

Trong quan niệm của bà, NKH nên là người nghèo khổ hay phải là một đại gia rủng rỉnh tiền?

Nghèo không phải là tốt, nhưng đó cũng không phải cái tội. Một NKH nghèo thì phải tự trách mình vì đã không năng động để giàu. Thế nhưng nó lại mâu thuẫn với thực tế nếu anh làm khoa học vì mục đích kiếm tiền, thì anh không thể làm tốt được khoa học. Đa phần các nhà khoa học có điều kiện sống tốt không phải là từ khoa học.

Nghĩa là làm khoa học thực sự thì nhất định không thể giàu có?

Đa số các NKH bị nhiễm sức ì, thụ động. Nghĩa là tiền có vậy thôi thì chỉ làm vậy thôi, giao đề tài 1 năm nhưng chỉ làm 3 tháng, còn thời gian kia thì ngồi túc tắc vừa chơi vừa xơi nước.

Những NKH mà giàu thì họ sử dụng thời gian đó làm tay trái như buôn đất, chơi cổ phiếu… để kiếm tiền. Đó là những nghề không liên quan gì đến công việc của họ. Có những nhà khoa học chạy xe ôm để kiếm thêm cũng có.

Vậy bà đánh giá thế nào về một NKH giàu có?

Những người giàu về khoa học thì là người giỏi thực sự. Họ không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà về tất cả các quan hệ xã hội.

Ví dụ như PGS.TS Nguyễn Thị Hòe làm về sơn Kova và kinh doanh được là vì chị ấy hiểu rõ về sơn, đam mê nó, dành cả đời cho khoa học. Chị ấy đồng thời cũng là một nhà khoa học giỏi, năng động. Quan trọng nhất là phải có đam mê và quyết tâm.

Bà có là một NKH giỏi?

Tôi không phải là người giỏi, vì kiến thức trong xã hội của mình kém, các quan hệ xã hội hạn chế, nên dù có đam mê đến mấy thì tôi cũng không thể giàu được từ những nghiên cứu mình làm ra.

Không giàu được đâu!

Vừa rồi có người nói lương công chức giờ so với thời gian thực làm việc thì cao quá, cái này trong khoa học thế nào, thưa bà?

Đúng thế, trong khoa học lại càng thể hiện rõ điều đó hơn. Bởi vì, các công chức thì phải làm một việc cụ thể nào đó. Còn các đề tài, công trình khoa học thì mang tính ảo nhiều, tất cả chỉ dừng lại ở trên bản báo cáo. Một năm nghiệm thu một vài lần, suốt thời gian đó người ta làm gì không ai biết cả, cũng không ai kiểm soát được.

Vì thế mà lương nhiều hơn thời gian làm việc thực tế?

Đúng vậy!

Vậy làm khoa học khó nhất là gì thưa bà?

Giờ khó nhất là người làm khoa học có tâm vì đó là làm tự giác. Nếu có tâm thì không cần ai phải bắt mình làm việc cả, nhưng họ vẫn tự mình sáng tạo nghiên cứu một cách say mê và đầy yêu thích. Làm khoa học là tự do sáng tạo.

Nhưng nếu được giao cho làm ra một sản phẩm thì phải có sản phẩm để thẩm định chứ?

Ví dụ như một cái đề tài làm ra sản phẩm kem chữa bỏng. Nếu chỉ bắt làm ra sản phẩm kem đó thì dễ không. Nhưng nó là cái thật hay giả thì không biết. Nhưng để sản phẩm đi được vào cuộc sống, nếu anh không làm thật sự thì anh không thể triển khai được.

NKH kể cả triển khai được sản phẩm của mình cũng không giàu được đâu! Nếu anh làm khoa học vì tiền thì anh sẽ không có được đam mê, không có chất nóng trong người, và anh sẽ không thể làm được. Phải là nhiệt huyết thực sự, khi đó thì người ta lại không màng đến kinh tế, không nghĩ cái này phải bán cho nơi này, bán cho nơi kia…

Xin cảm ơn bà!

Đáng lẽ mỗi người chỉ làm một nghề, tôi làm khoa học thì cứ để tôi chuyên tâm làm khoa học thôi. Rồi phải có bộ phận triển khai, tiếp cận với thị trường, thì anh bắt tôi phải làm tất các khâu đó. Tôi làm xong công trình này thì phải làm công trình khác. Tôi có bỏ thời gian lăn lộn, nhưng không có kỹ năng kiến thức thì không làm được. Thời xưa cũng có cái hay là NKH chỉ nghiên cứu xong là xong, sau đó đã có Nhà nước. Nhưng thời đó thì lại không có lợi nhuận, khi bàn giao thì chỉ có thành tích, nhưng công trình của mình có một nơi sản xuất.

Tô Hội (thực hiện)

=================================

Đâu chỉ nhà khoa học đâu! Nhà thơ, nhà văn cũng zdậy à! Tóm lại ai đó có ý tưởng sống để sáng tạo phải chấp nhận thôi. Còn ứng dụng thì mới có "chiền" . Hì! Posted Image. Mà khi anh đã chấp nhận sáng tạo thì tức là anh "mần" cái mà thiên hạ chưa biết tới. Hoặc anh là thằng khùng nếu anh thất bại; hoặc anh là thiên tài nếu anh thành công. Anh là thằng khùng thì thiên hạ bố thí cho anh. Anh thành công thì họ vỗ tay. Thế thôi. Và ngay cả lúc anh thành công cũng có những thằng đểu kéo anh xuống! Đời nó thế!B)

Bởi vậy, tất cả những người muốn sáng tạo phải chấp nhận thua thiệt. Vậy đấy! Vì chẳng ai mua một ý tưởng sáng tạo đang hình thành - cho đến khi hình thành có khi kéo dài cả một đời người và khi hình thành có khi còn "chưa được khoa học công nhận".

"Chưa được khoa học công nhận"!Đây là cụm từ dốt nát nhất của những kẻ tự vỗ ngực là nhà khoa học. Ai có thể tự nhận mình là đại diện cho tri thức khoa học của cả thế giới này để phát biểu câu đó? Cả một viện Hàn Lâm nổi tiếng nhất mà phát biểu câu đó cũng chưa đủ tư cách. Chưa nói đến việc, ngay khái niệm khoa học cũng chưa được định nghĩa rõ ràng. Bởi vậy, sự dốt nát của những kẻ tự mãn đã bóp chết những ý tưởng sáng tạo mà bản thân nó đã không hề đem lại lợi nhuận gì cho họ. Nếu quy ra thóc thì sự sáng tạo từ những cái đầu của những nhà nghiên cứu không bằng cái mông của cô người mẫu. Tôi cứ tưởng đấy là ý tưởng của riêng tôi chứ! Té ra giáo sư Trần Đại Nghĩa nói câu này lâu rồi!

Chưa hết! Vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhà văn Nguyễn Án phát biểu: "Nhà văn An Nam khổ như chó!". Vâng! Tất nhiên, vì chấp nhận sáng tạo mà! Chưa kể nếu thành công thì còn phải đối phó với nạn ăn cắp bản quyền của những kẻ láu cá đốn mạt nữa.

"Nếu nghèo thì các nhà khoa học nên tự trách mình!". Cái này đã phân tích ở trên rùi và các nhà nghiên cứu sáng tạo (Kể cả thơ văn) thì lẽ đương nhiên là nghèo và họ không cần tự trách mình, vì họ chấp nhận điều đó. Nhưng với người nghèo mà không phải là nhà khoa học thì họ trách ai? Họ trách ông Giời à! Hay là mày ngu thì cho mày chết? Tất nhiên đó là ý tưởng phi nhân bản.

Lại xuất hiện thêm một ý tưởng ngớ ngẩn nữa.Posted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 năm thành 1 tháng: Úm ba la, nhà thầu TQ hô biến

Tác giả: Mạnh Quân

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 14/02/2012 06:00 GMT+7

Như tin đã đưa, do tình trạng chậm tiến độ thi công tại dự án DAP số 1 Đình Vũ (Hải Phòng)-dự án có tổng mức đầu tư trên 172 triệu USD, nhà thầu EPC (Trung Quốc) nhận thầu dự án này đã bị chủ đầu tư -tập đoàn Hóa chất Việt Nam phạt 6 triệu USD. Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận đầy đủ về việc thực hiện dự án này.

Theo TTCP, cho đến ngày 12.4.2009, nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng đã vận hành, sản xuất. Sau 3 năm vận hành, nhà máy đã đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng, đạt mức lợi nhuận gộp 280 tỷ đồng, đã trả nợ gốc cho ngân hàng đến 10.2011 được 635 tỷ đồng.

Cũng theo kết luận thanh tra, đáng chú ý, về tiến độ hợp đồng, TTCP khẳng định, tính đến ngày 5.8.2010, dự án chưa thể nghiệm thu và 2 bên đã xác định tổng số ngày chậm tiến độ là 766 ngày. Đáng chú ý, theo TTCP, do "phương pháp và cách tính khác nhau" nên nhà thầu chỉ chấp nhận số ngày chậm tiến độ là 29,5 ngày và bồi thường giá trị tương ứng là 2.052.983 USD, chỉ bằng 1/3 số tiền chủ đầu tư đề nghị.

Đây là điều đáng ngạc nhiên vì việc xác định chậm tiến độ lẽ ra phải do chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng 2 bên nhưng không hiểu sao, người ta lại có thể chấp nhận theo nhà thầu với số ngày chậm tiến độ ban đầu xác định hơn 2 năm mà chỉ còn bằng 1 tháng? Chẳng lẽ chỉ vì đây là một nhà thầu Trung Quốc?

Một trong lý do phạt vi phạm hợp đồng với nhà thầu trên còn do sản phẩm không đạt chất lượng theo thiết kế. Điều này cũng được tái khẳng định trong kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ: sản phẩm DAP Hải Phòng mới đạt tổng dinh dưỡng là 61% và đến nay, công ty TNHH MTV DAP - Vinachem đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên mẫu bao bì sản phẩm để bán ra thị trường là 16-45 (61%). Theo giải thích của tập đoàn Hóa chất Việt Nam thì nguyên nhân không đạt hàm lượng dinh dưỡng theo yêu cầu đó là do quặng apati của công ty Apatit Lào Cai cung cấp không đúng với yêu cầu thiết kế.

Do đó, cho đến nay, vẫn chỉ có sản phẩm nước ngoài nhập khẩu mới đạt tiêu chuẩn của Việt Nam 64%). Theo TTCP thì việc chất lượng phân bón DAP Hải Phòng chỉ đạt mức trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty này thấp hơn so với DAP của Trung Quốc khoảng 200-300 ngàn đồng/tấn. Như vậy, hậu quả của nó là còn làm giảm doanh thu, hiệu quả đầu tư dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Posted ImageẢnh: Giaoduc.net.vn

Không chỉ có tình trạng chậm tiến độ, sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu, mà qua thanh tra, cơ quan thanh tra còn phát hiện tại nhà máy này, một số chỉ tiêu công nghệ và tiêu hao lớn hơn so với thiết kế. Chính vì điều này, ngay trong quá trình chạy thử, nhà thầu EPC đã phải chấp nhận bồi thường mức tiêu hao cao hơn theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên là 203.219 USD và trên 1,52 tỷ đồng cho tổng số sản phẩm chạy thử.

Theo tập đoàn Hóa chất, mức chi phí tiêu hao trong quá trình chạy thử như tiêu hao điện cao hơn thiết kế là 2.108 đồng/tấn sản phầm; tiêu hao dầu FO là 24.322 đồng/tấn sản phẩm...tương ứng làm giảm giá trị lợi nhuận trên 8,7 tỷ/năm. Hay như việc thực hiện hạng mục bãi thải gyps thì ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã phải ra tới 19 văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế.

Có thể trích dẫn một nội dung văn bản cho thấy, nhà thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm như thế nào: "Nhà thầu để nguyên lớp đất sét (lẫn nhiều đá)...do đó không đảm bảo yêu cầu chất lượng" (văn bản số 623/DAP-KTGS ngày 18.6.2009 của ban quản lý dự án).

Do đó, đến nay, mặc dù nhà máy này đã đi vào hoạt động, nhưng nhìn lại toàn bộ quá trình triển khai dự án, có thể thấy, đây là một bài học lớn trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một dự án có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực sản xuất phân bón của nước ta. Rõ ràng, hiệu quả dự án này đã không đạt như yêu cầu, doanh thu bị giảm do chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu thiết kế; do chậm tiến độ quá lớn, do chỉ tiêu tiêu hao vượt thiết kế.

Hơn thế nữa, dự án này, dù được Nhà nước đầu tư lớn nhưng đã không đảm bảo năng lực cạnh tranh và ngành Công thương cũng đã không tạo ra được một hàng rào kỹ thuật như mong muốn để hạn chế sản phẩm DAP nhập khẩu như dự định. Ngay cả khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định, chủ đầu tư không thực sự quyết liệt trong xử phạt đã cho thấy sự lúng túng, yếu kém trong việc triển khai dự án này.

=============================

Của rẻ là của ôi.

Của đầy nồi là của không ngon.

Ấy là các cụ nhà ta nói vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 năm thành 1 tháng: Úm ba la, nhà thầu TQ hô biến

Tác giả: Mạnh Quân

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 14/02/2012 06:00 GMT+7

Như tin đã đưa, do tình trạng chậm tiến độ thi công tại dự án DAP số 1 Đình Vũ (Hải Phòng)-dự án có tổng mức đầu tư trên 172 triệu USD, nhà thầu EPC (Trung Quốc) nhận thầu dự án này đã bị chủ đầu tư -tập đoàn Hóa chất Việt Nam phạt 6 triệu USD. Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận đầy đủ về việc thực hiện dự án này.

Theo TTCP, cho đến ngày 12.4.2009, nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng đã vận hành, sản xuất. Sau 3 năm vận hành, nhà máy đã đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng, đạt mức lợi nhuận gộp 280 tỷ đồng, đã trả nợ gốc cho ngân hàng đến 10.2011 được 635 tỷ đồng.

Cũng theo kết luận thanh tra, đáng chú ý, về tiến độ hợp đồng, TTCP khẳng định, tính đến ngày 5.8.2010, dự án chưa thể nghiệm thu và 2 bên đã xác định tổng số ngày chậm tiến độ là 766 ngày. Đáng chú ý, theo TTCP, do "phương pháp và cách tính khác nhau" nên nhà thầu chỉ chấp nhận số ngày chậm tiến độ là 29,5 ngày và bồi thường giá trị tương ứng là 2.052.983 USD, chỉ bằng 1/3 số tiền chủ đầu tư đề nghị.

Đây là điều đáng ngạc nhiên vì việc xác định chậm tiến độ lẽ ra phải do chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng 2 bên nhưng không hiểu sao, người ta lại có thể chấp nhận theo nhà thầu với số ngày chậm tiến độ ban đầu xác định hơn 2 năm mà chỉ còn bằng 1 tháng? Chẳng lẽ chỉ vì đây là một nhà thầu Trung Quốc?

Một trong lý do phạt vi phạm hợp đồng với nhà thầu trên còn do sản phẩm không đạt chất lượng theo thiết kế. Điều này cũng được tái khẳng định trong kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ: sản phẩm DAP Hải Phòng mới đạt tổng dinh dưỡng là 61% và đến nay, công ty TNHH MTV DAP - Vinachem đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên mẫu bao bì sản phẩm để bán ra thị trường là 16-45 (61%). Theo giải thích của tập đoàn Hóa chất Việt Nam thì nguyên nhân không đạt hàm lượng dinh dưỡng theo yêu cầu đó là do quặng apati của công ty Apatit Lào Cai cung cấp không đúng với yêu cầu thiết kế.

Do đó, cho đến nay, vẫn chỉ có sản phẩm nước ngoài nhập khẩu mới đạt tiêu chuẩn của Việt Nam 64%). Theo TTCP thì việc chất lượng phân bón DAP Hải Phòng chỉ đạt mức trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty này thấp hơn so với DAP của Trung Quốc khoảng 200-300 ngàn đồng/tấn. Như vậy, hậu quả của nó là còn làm giảm doanh thu, hiệu quả đầu tư dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Posted ImageẢnh: Giaoduc.net.vn

Không chỉ có tình trạng chậm tiến độ, sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu, mà qua thanh tra, cơ quan thanh tra còn phát hiện tại nhà máy này, một số chỉ tiêu công nghệ và tiêu hao lớn hơn so với thiết kế. Chính vì điều này, ngay trong quá trình chạy thử, nhà thầu EPC đã phải chấp nhận bồi thường mức tiêu hao cao hơn theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên là 203.219 USD và trên 1,52 tỷ đồng cho tổng số sản phẩm chạy thử.

Theo tập đoàn Hóa chất, mức chi phí tiêu hao trong quá trình chạy thử như tiêu hao điện cao hơn thiết kế là 2.108 đồng/tấn sản phầm; tiêu hao dầu FO là 24.322 đồng/tấn sản phẩm...tương ứng làm giảm giá trị lợi nhuận trên 8,7 tỷ/năm. Hay như việc thực hiện hạng mục bãi thải gyps thì ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã phải ra tới 19 văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế.

Có thể trích dẫn một nội dung văn bản cho thấy, nhà thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm như thế nào: "Nhà thầu để nguyên lớp đất sét (lẫn nhiều đá)...do đó không đảm bảo yêu cầu chất lượng" (văn bản số 623/DAP-KTGS ngày 18.6.2009 của ban quản lý dự án).

Do đó, đến nay, mặc dù nhà máy này đã đi vào hoạt động, nhưng nhìn lại toàn bộ quá trình triển khai dự án, có thể thấy, đây là một bài học lớn trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một dự án có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực sản xuất phân bón của nước ta. Rõ ràng, hiệu quả dự án này đã không đạt như yêu cầu, doanh thu bị giảm do chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu thiết kế; do chậm tiến độ quá lớn, do chỉ tiêu tiêu hao vượt thiết kế.

Hơn thế nữa, dự án này, dù được Nhà nước đầu tư lớn nhưng đã không đảm bảo năng lực cạnh tranh và ngành Công thương cũng đã không tạo ra được một hàng rào kỹ thuật như mong muốn để hạn chế sản phẩm DAP nhập khẩu như dự định. Ngay cả khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định, chủ đầu tư không thực sự quyết liệt trong xử phạt đã cho thấy sự lúng túng, yếu kém trong việc triển khai dự án này.

=============================

Của rẻ là của ôi.

Của đầy nồi là của không ngon.

Ấy là các cụ nhà ta nói vậy.

...

Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

1.000 đồng/kg sắn: Đói rét cùng cực

Kinh tế 24h

Tác giả: Bài, ảnh: Quốc Huy

Bài đã được xuất bản.: 18/02/2012 05:00 GMT+7

(VEF.VN) - Mất mùa, sắn rớt giá thảm khiến hàng ngàn hộ dân tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, thuộc vùng biên giới xã Thanh Sơn, (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đang đói khổ cùng cực.

Năm 2009, tại 5 xã vùng lòng hồ Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, đóng tại huyện Tương Dương, (Nghệ An), thuộc diện di dời về khu tái định cư lập mới nên 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, (huyện Thanh Chương) có gần 10 ngàn nhân khẩu.

Cách đây 2 năm, người dân chấp nhận bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, di dời về vùng đất mới lập nghiệp. Tạm thời ổn định, họ vui mừng vì nơi đây cho những mùa sắn bội thu và đó là nguồn thu nhập chính.

Chiều ngày 16/2, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Sơn, nơi có hàng ngàn hộ dân là đồng bào người Thái; Khơ Mú đang trong vụ mùa thu hoạch sắn.

Nhưng vụ sắn năm nay không được mùa, nhưng lại đang bị tư thương ép giá. Hàng trăm hộ dân thiếu đói nơi đây đành nhắm mắt bán sắn, đổi gạo ăn chống đói trong cái giá lạnh căm căm.

Posted Image

Thời tiết trời mưa, sắn được tấp bạt bỏ ngay ngoài đường, chờ thương lai thu mua vì chỉ được bán độc quyền cho Nhà máy sắn Thanh Chương.

Toàn xã Thanh Sơn có 1.117 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu. Đời sống bà con nơi đây chủ yếu sinh sống nhờ vào trồng độc canh cây sắn và một ít diện tích cây kéo chưa một lần thu hoạch.

Thời điểm khi mới chuyển về khu tái định cư, người dân còn mới lạ với vùng đất mới. Họ đành "bấm bụng" ở lại bám trụ trồng sắn đổi gạo nơi quê hương thứ hai.

Dọc đường chính vào 16 bản làng tại xã Thanh Sơn, săn nguyên liêu thô được người dân thu hoạch đỗ dồn 2 bên vệ đường. Sắn thu hoạch nhiều ngày liền nhưng vẫn không có người đến thu mua.

Posted Image

Hầu hết đồng bào nơi đây chủ yếu trồng sắn là chủ trương chung, nhưng khi bán đầu ra sản phẩm thì chỉ có một doanh nghiệp bao độc quyền thu mua sắn. Có khi người dân tự thuê xe ô tô sắn chở ra ngoài tỉnh bán thì bị lực lượng "bảo kê" can thiệp.

Sắn trở thành nguồn thu nhập chính của đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây, khi vừa chân ráo chân ướt đến năm thứ 3 tại khu tái định cư Nhà máy thủy điện Bản Vẽ.

Posted Image

Hàng trăm bãi sắn nằm ngổn ngang được tập kết 2 bên đường vào khu tái đinh cư.

Tại xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, với mức giá thu mua sắn là 1.000 đồng/kg, được thương lái tự do mua thoải mái tại từng đống sắn chất 2 ven đường. Nếu như năm ngoái giá sắn có từ hơn 2.000 đồng/kg thì giá sắn năm nay chỉ bằng một nửa.

Không những thế, người dân nơi đây còn bị ép mua bán theo kiểu dùng cân riêng, xe riêng của thương lái để cân sắn.

Posted Image

Thương lái thu mua sắn của người dân với giá rẻ mạt 1.000 đồng/kg.

Tại bản Chà Coong 2, anh Hoan đang chuẩn bị bán sắn cho biết: "Khi gia đình yêu cầu lấy cân của mình cân sắn lên thì họ không cho. Buộc phải dùng cân của thương lái, cân của họ không chính xác nhưng cũng đành phải bán. Vì sắn để lâu là hỏng hết, không bán thì thiếu tiền cho con ăn học. Lúa không có đất trồng, phải bán sắn lấy tiền mua gạo cho gia đình 4 miệng ăn".

Posted Image

Người dân trồng sắn tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang độ thu hoạch sắn để lấy tiền mua gạo chống đói.

Bình quân mỗi hộ trồng sắn tại xã Thanh Sơn có được từ 5 đến 10 tấn sắn/năm. Nhưng với giá bèo bọt như trên, đang đẩy người dân trồng sắn tại khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ vào con đường bế tắc.

Sắn được mùa và mất mùa cũng đều mất giá, khiến đời sống đồng bào người Thái, Khơ Mú nơi đây càng trở nên khốn khó hơn bao giờ hết. Và, cái đói cái rét vẫn từng ngày đeo bám người dân nghèo nơi khu vực tái định cư khu vực Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ.

Posted Image

Không chịu cân của thương lái và họ sẵn sàng bỏ đi nếu người dân mang cân nhà ra cân sắn.

Sáng ngày 17/2, trao đổi với P.V VEF.VN, ông Vi Trọng Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: "Nhiều người dân thiếu đói, chạy ăn từng bữa đành phải chấp nhận bán rẻ cho tư thương vào mua. Nhưng chỉ có độc quyền một doanh nghiệp được vào mua sắn của bà con là Nhà máy sắn Thanh Chương.

Có nhiều người dân tại xã đứng ra thu mua cho bà con, để đi ngoài tỉnh bán giá cao hơn thị bị lực lượng CSGT từ đoạn đường mòn Hồ Chí Minh từ Nghệ An đến Thanh Hoá chặn lại. Với mức phạt từ 3 đến 4 triệu vì chở quá tải, khiến người dân chúng tôi nơi đây rất thiệt thòi về giá cả".

Cuộc sống người dân tại khu tái định cư Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nay cây sắn là nguồn thu nhập chủ lực, đang bị thương lái chèn ép, mùa với giá rẻ mạt. Càng đẩy người dân nơi đây vào con đường cùng cực đói nghèo.

==========================

Doanh nghiệp nào trúng quả đậm từ thủy điện Bản Vẽ cũng nên bố thí cho mấy kẻ khốn khổ ở đây một chút gọi là ra vẻ thể hiện sự thương xót đồng loại chứ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Casino: Có nên 'đánh bạc' với thử nghiệm?

Tác giả: ANH THƯ

Bài đã được xuất bản6 giờ trước

Cũng như lựa chọn mô hình tăng trưởng, Việt Nam đang mất thời gian tranh luận về việc có nên cấp phép tập đoàn Las Vegas Sands (Mỹ) đầu tư hai khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 6 tỷ USD.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều cho chung nhận định khi tư vấn cho Việt Nam: Việt Nam đang có quyền lựa chọn mô hình tăng trưởng và cần phải học hỏi những thành công và tránh những thất bại của các nước Đông Á và đặc biệt là Đông Nam Á. Đó là lợi thế của Việt Nam, nhưng dường như chúng ta chưa hay chưa biết tận dụng lợi thế này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Cũng như việc chúng ta đang phải mất thời gian tranh luận về việc cấp phép tập đoàn Las Vegas Sands (Mỹ) đầu tư hai khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 6 tỷ USD.

Nếu kế hoạch này thành công, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới mà Las Vegas Sands đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng phức hợp.

Đây cũng sẽ là một trong những dự án có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam và là quyết định đầu tư mạnh tay nhất của tập đoàn này từ trước đến nay tại một quốc gia. Rào cản lớn nhất của dự án khổng lồ này là việc Las Vegas Sands có kinh doanh casino.

Với số đầu tư lớn như vậy, có những đắn đo khi phải lựa chọn có hoặc không là điều dễ hiểu, đặc biệt khi Việt Nam muốn có thêm động lực để phát triển mạnh mẽ du lịch, cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Posted Image

Chúng ta phân vân khi các nước xung quanh đều đang có những khoản đầu tư lớn vào casino. Tiêu biểu nhất là Singapore đã vào cuộc chạy đua trong lĩnh vực kinh doanh sòng bạc trong khu vực khi cấp phép đầu tư quần thể giải trí bao gồm một casino khổng lồ, công viên tái tạo và khách sạn hạng sang với chi phí xây dựng lên đến 5,7 tỷ USD.

Đưa ra quyết định cho phép casino hoạt động, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh: "Chúng ta không thể đứng yên. Cả khu vực đang chuyển động. Nếu chúng ta không thay đổi, sau 20 năm nữa chúng ta sẽ ở đâu?", bất chấp trước đó, chính ông đã từ chối các dự án casino đầu tư vào đảo quốc.

Dù còn tranh cãi nhưng sức hấp dẫn của casino, vốn chưa từng có casino, nhưng Quốc hội Thái Lan ủng hộ việc hợp pháp hóa kinh doanh casino để phát triển kinh tế. Malaysia, Phillipines và Indonesia cũng nhanh chóng tăng cường đầu tư các cơ sở hiện có và tranh nhau đấu thầu dự án casino của Singapore.

Bài bạc bị luật pháp cấm từ năm 1908, nhưng trong nhiều năm qua, Chính phủ Nhật đã nhiều lần bàn về việc hợp thức hóa hoạt động này nhằm phát triển du lịch và tăng nguồn thu.

Nhiều nước muốn tạo ra những nét hấp dẫn mới để thu hút du khách nước ngoài. Kết hợp đánh bạc với du lịch là một trong những ngành dịch vụ lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất thế giới.

Mặc dù vậy, hầu hết các nước khi quyết định đầu tư cho casino cũng chịu sức ép của dư luận xã hội: nhiều người lo ngại các casino đang mọc lên nhanh chóng và được hợp pháp hóa ở nhiều nước đang phát triển.

Dù tạo ra nhiều việc làm, nhưng đánh bạc không tạo ra sản phẩm hoặc cải thiện kỹ năng lao động, và có thể dẫn đến bùng nổ sự phá sản của cá nhân hay phát sinh tệ nạn.

Đối với các nước nghèo, đánh bạc hợp pháp có thể là một phương thức hiệu quả để góp phần trở nên giàu có. Tuy nhiên, ở những nước có luật pháp lỏng lẻo và có nạn tham nhũng hoành hành, những khoản thu tạo ra từ các casino có thể không làm tăng ngân sách quốc gia, mà chỉ được phân phối trong giới chủ nhân casino.

Thực tế cho thấy, chỉ các nước đang phát triển có hệ thống pháp luật mạnh như Singapore sẽ dễ dàng thích nghi với các quy định quản lý casino. Thế nhưng, mới đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Singapore Grace Fu thừa nhận:

"Tôi công nhận đóng góp của kinh doanh casino đến nền kinh tế Singapore, nhưng tôi cũng thực sự lo ngại về tác động xã hội của nó". Lý do là ngày càng nhiều ngân hàng và các định chế tài chính khác ở một số địa phương của Trung Quốc đưa ra các dịch vụ "vay nhanh/tiền nhanh".

Tổ chức phi chính phủ SOS của Singapore cũng bày tỏ quan ngại về các vấn đề kinh doanh đánh bạc kiểu casino, và hoạt động cho vay lãi cao. Những bình luận trên được đưa ra sau khi kinh doanh casino đang trở thành một ngành nghề có lợi nhuận nhất từ trước đến nay của Singapore.

Theo dự báo của Ngân hàng Hoàng gia Scotland, lợi nhuận từ kinh doanh casino năm 2011 của Singapore có thể đạt 6,4 tỷ USD, vượt lợi nhuận dự báo 6,2 tỷ USD của Las Vegas.

Singapore đã vậy, còn những nước có luật pháp lỏng lẻo hơn có thể phải mất đến hàng chục năm để đưa casino vào quy củ. Trong hàng chục năm đó, ai sẽ đảm bảo cho những rủi ro mà xã hội phải gánh chịu?

18 năm trước, Hải Phòng thuyết phục được một số lãnh đạo đồng ý cho thử nghiệm casino ở Đồ Sơn, nhưng vì hạn chế không cho người Việt Nam vào đánh nên cho đến giờ quy mô vẫn như cách đây 18 năm. Nguồn thu từ casino Đồ Sơn hầu như không được bao nhiêu.

Trong khi đó, Chủ tịch của Tập đoàn Las Vegas Sands ông Sheldon Adelson khi tới thăm Việt Nam và bàn về khả năng mở casino tại Việt Nam, cũng phát biểu thẳng thắn:

"Tôi sẽ không bao giờ đầu tư 5 đến 10 tỷ USD để mở casino ở nơi mà người dân địa phương không được phép tiếp cận". Ông cũng nói là nếu được phép đầu tư ở Việt Nam thì ông sẽ chọn TP.HCM vì ở đây có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Trong chính sách thu hút FDI mới của Chính phủ có ưu tiên vào những lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, dịch vụ cao cấp, những ngành có công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, không hề có casino...

Hãy tận dụng ưu thế "đi sau" mà chúng ta sử dụng quyền lựa chọn mô hình tăng trưởng một cách thông minh nhất, chứ không cần "đánh bạc" với thử nghiệm.

(Theo Doanh nhân SG)

===========================

"Tôi sẽ không bao giờ đầu tư 5 đến 10 tỷ USD để mở casino ở nơi mà người dân địa phương không được phép tiếp cận". Ông cũng nói là nếu được phép đầu tư ở Việt Nam thì ông sẽ chọn TP.HCM vì ở đây có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Nó kẹt ở chỗ này! Nếu cho dân chúng tự do đánh bạc thì chỉ một tháng, những đại gia ở Việt Nam sẽ thành "Ở trần đóng khố"Posted Image. Đây là chỗ chính phủ Việt Nam khó có thể chấp nhận, mặc dù với hàng chục tỷ Dollar đầu tư thì quả là hấp dẫn và nếu ông Sheldon Adelson thực tâm muốn đầu tư thì ông hãy đến Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương để được tư vấn một phương pháp dung hòa với một địa điểm lý tưởng có thể thực hiện được phương pháp đó tại ngay nơi ông mong muốn. Gía tiền công "một mẻ" tư vấn của Trung Tâm là một triệu Dollar. Rẻ mà!

Ngẫm lại thì dân Việt Nam ta quả là lắm trò cờ bạc vào hạng nhất thế giới - khi mà nền văn minh nhân loại còn kém phát triển thì ở Việt Nam có đầy những trò cờ bạc. Nào là: tổ tôm, tam cúc, tứ sắc, bài chòi, chọi gà, đá dế.....Ối giời ơi cứ là cả đống. Cờ bạc ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước đã đi vào cả lịch sử. Dẫn chứng: "Cựa gà trống không đâm thủng được áo giáp. Mẹo cờ bạc không dùng được việc quân mưu..." - (Hịch tướng sĩ) . Thấy chưa! Bởi vậy, đầu tư Casino vào Việt Nam thì quả là một nơi lý tưởng. Bởi vậy ông ta mới mong muốn toàn dân được đánh bài và trở thành "Ở trần đóng khố". Cho nên, nếu ông cứ khăng khăng thì khó đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clip cản đường xe cứu hỏa gây phẫn nộ tại Trung Quốc

21/02/2012 18:25

(TNO) Một đoạn phim ngắn quay cảnh các tài xế ở Bắc Kinh từ chối nhường đường cho một xe cứu hỏa đã gây sốt trên mạng và làm dấy lên những lo ngại về thói cư xử ích kỷ ngày càng gia tăng trong xã hội Trung Quốc.

Theo AFP, đoạn clip nghiệp dư được quay vào ngày thứ năm tuần trước (16.2), tại một khu vực ở Bắc Kinh, nơi có một nhà hàng mì đang cháy. Đoạn clip đã thu hút cả triệu lượt xem trên mạng và được chiếu rộng rãi trên truyền hình.

Đoạn clip cho thấy cảnh một xe cứu hỏa hụ còi và mở đèn chớp đang cố gắng vượt qua đám đông xe cộ song không chiếc xe nào chịu nhường đường.

Một số thậm chí còn lái chắn ngang trước mặt và cản đường xe cứu hỏa.

Sau đó, các xe hơi khác chắn trước mặt đã từ chối nhường đường bằng cách quay đầu khi họ có cơ hội để làm thế và chiếc xe cứu hỏa bị kẹt lại trong đó. Theo AFP, đây không phải là cảnh tượng hiếm thấy ở Bắc Kinh.

Đoạn clip đã gây ra căm phẫn và lo ngại về thói ích kỷ của các tài xế Trung Quốc. Một cư dân mạng bức xúc viết: “Nếu một người không nhường đường, đó là một khiếm khuyết đạo đức song nếu hai người không nhường đường, đó là sự bất hạnh của cộng đồng”.

Các cư dân mạng Trung Quốc thậm chí đã gửi những đoạn clip ở Đức và Nga chiếu cảnh xe hơi tấp vào lề để nhường đường cho các phương tiện khẩn cấp nhằm minh họa cho những gì xảy ra ở các nước khác.

Trước đó, vào tháng 10 năm ngoái, người dân Trung Quốc từng day dứt trước chiều hướng gia tăng của thói cư xử ích kỷ sau khi một đoạn băng từ camera an ninh cho thấy cảnh người qua đường bỏ mặc một đứa bé nằm bất động trong vũng máu ở trên đường.

Bé gái hai tuổi tên Duyệt Duyệt sau đó đã qua đời trong một thảm kịch làm chấn động Trung Quốc. Sự việc đó đã làm phát sinh những lo ngại rằng sự phát triển và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Trung đã khiến người dân ngày càng trở nên vô cảm.

Sơn Duân

=========================

Có một lần tôi đang ngồi trên xe ô tô ở Hoa Kỳ. Có tiếng còi hụ của xe cứu thương. Cậu em tôi lái xe tắp vào lề đường và dừng lại. Xe cứu thương chạy qua mới chạy tiếp. Tôi hỏi: "Mình đã nhường đường cho nó thì cứ chạy. Việc gì phải dừng lại. Đường thì rộng mênh mông thế?". Cậu em tôi nói: "Luật ở đây khi có xe cửu hỏa, hoặc cứu thương thì tất cả các xe phải tắp vào lề đường và dừng xe cho đến khi xe còi hụ vượt qua. Chạy tiếp bị phạt".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách giáo khoa tiểu học 'trọng nam khinh nữ'

Trong các sách giáo khoa tiểu học, nếu như nam giới được mô tả làm các nghề có chuyên môn cao, thu nhập tốt thì phụ nữ lại làm việc thủ công, chăm sóc người khác, hoặc đàn ông có hành vi chủ động, sáng tạo thì phụ nữ lại thụ động, phụ thuộc...

Đây là kết quả được đúc rút qua nghiên cứu 10 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 tới lớp 5, do thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và sinh viên của mình thực hiện.

Nghiên cứu này cho thấy sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học ít nhiều phản ánh sự phân biệt về giới, thể hiện từ cách đặt tên, thể hiện hành vi nhân vật nam, nữ, đến phạm vi hoạt động, vị trí cũng như nghề nghiệp của hai giới.

Posted Image

Phụ nữ và các bé gái được làm đậm nét bởi các hoạt động trong nhà như dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc người khác. Tranh minh họa trong bài "Cô giáo lớp em" - Tiếng Việt 2. Chẳng hạn, tên đặt cho nam thường mang thuộc tính dương, động, chủ động, lớn lao, mạnh mẽ, gắn với các loại cây to lớn (Tùng, Bách...), những đức tính, phẩm chất tốt đẹp (Tuấn, Minh, Dũng, Trung, Nhân...), những mong ước, hoài bão về sự nghiệp (Thành, Thịnh, Quang...), những hiện tượng to lớn trong thiên nhiên (Sơn, Vũ, Hải)...

Ngược lại, tên nữ thường mang thuộc tính âm, tĩnh, thụ động, mềm mại, dịu dàng, gắn với các loài hoa đẹp, mềm mại (Mai, Lan, Hoa, Huệ, Nụ...), tên các loại trái cây (Na, Lê…), tên bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), tên các loài chim (Oanh, Anh, Uyên…), tên các tiên nữ, tên dòng sông (Nga, Hà…).

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh cho biết, trong sách giáo khoa,vị trí nhân vật chính, phụ khi so sánh giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt.

Trong số 173 bài ở 10 tập Sách giáo khoa thì có tới 71 bài nhân vật chính là nam giới, trong khi chỉ 27 bài nhân vật chính là nữ giới.

Trong các bài học trên, quan niệm phổ biến về vị trí của đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng khác biệt - theo hướng đàn ông được mô tả như là trụ cột của gia đình, hướng ngoại, có tiếng nói quyết định. Ngược lại, phụ nữ được mô tả như là người hướng nội, xây dựng tổ ấm, là phái yếu, phụ thuộc.

Posted Image

Trong các tranh minh họa, nam giới thường có phạm vi hoạt động ngoài xã hội và giữ vị trí cao như bác sĩ, còn phụ nữ thường ở nhà, nếu có làm trong ngành y thì thường là y tá. Hình minh họa trong bài 76, Tiếng Việt 1, tập 1, trang 154. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy nhân vật nam và nữ được mô tả với hành vi khác nhau đáng kể, nhân vật nam thường có hành vi chủ động, còn các nhân vật nữ thì hành vi thường bị động hơn. Trong 12 bài học ở 10 tập sách thì có tới 10 trong số 12 nhân vật có hành vi dũng cảm, thông minh là nam và chỉ có 2 nhân vật nữ dũng cảm. Hành vi giúp đỡ người khác có ở 4 bài học và 5 tranh minh họa thì tỷ lệ xuất hiện là 6 nam và 3 nữ.

Những hành vi như lao động ở nhà (công việc nội trợ, quét dọn...), dạy dỗ, chăm sóc người khác hay các hành động mang tính thụ động thì nhân vật nữ lại chiếm phần ưu thế. Trong 22 tranh minh họa nhân vật làm việc trong nhà thì có tới 20 tranh là nữ, và chỉ có 6 trong số 22 bức này xuất hiện nam giới. Ngược lại, nói về hành vi lao động ngoài xã hội, đòi hỏi tính sáng tạo, năng động, có quan hệ rộng thì số bài có nhân vật chính là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều.

Nhìn chung, tỷ lệ nam giới trong các bài học và tranh minh hoạ vẫn chiếm ưu thế hơn, thường được khắc họa đậm nét và quan trọng hơn nữ giới.

"Những khuôn mẫu giới về nam và nữ được thể hiện rõ trong nhiều bài học và được chuyển tải một cách chính thức tới lớp lớp các thế hệ học sinh. Điều này cho thấy định kiến giới còn ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội cũng như trong tư tưởng nhiều người dân Việt Nam", bà Tuyết Minh nhận định.

Posted Image

Một số bức tranh minh họa nghề nghiệp của các nhân vật trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1-5, với khuôn mẫu nam giới thường làm các nghề như bộ đội, bác sĩ, thợ xây, thợ mộc, lái xe, nhà khoa học... Theo bà Minh, kiến thức trong sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh, có tác động lớn tới sự phát triển nhân cách, xây dựng ước mơ nghề nghiệp tương lai của các em. Những khuôn mẫu, định kiến giới từ sách giáo khoa ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của các em.

Thực tế, những khuôn mẫu giới đi vào tiềm thức của các cá nhân một cách từ từ, tự nhiên, mưa dầm thấm lâu, phổ biến khắp mọi nơi: ở nhà, trong sách giáo khoa, trên phương tiện truyền thông, cộng đồng... khiến cho bản thân người đó không nhận ra mình đang chịu ảnh hưởng từ các khuôn mẫu này.

Thêm vào đó, giai đoạn xã hội hoá cá nhân ở tuổi từ 6 đến 11 là mốc rất quan trọng. Thông qua các bài học, học sinh được nhận thức thế giới xung quanh, xác lập thái độ và được đóng các vai trò khác nhau trong tương lai như đóng vai người cha, người mẹ, người giáo viên, bác sĩ... Và trong quá trình xã hội hoá này, thông điệp từ các bài học có ý nghĩa lớn trong quá trình học hỏi nhập vai của các cá nhân.

Do đó, mỗi thái độ và hành vi của nhân vật trong bài học cũng như tranh minh hoạ có ảnh hưởng lớn tới học sinh tiểu học. Thông điệp từ các nhân vật mà các em tiếp xúc, thông qua hành vi, cử chỉ ứng xử và công việc mà họ đảm nhận sẽ tác động đến các bé trai, bé gái. Các em bắt chước lại hành vi của cha mẹ và thầy cô giáo, những nhân vật trong bài học và tranh vẽ như là những khuôn mẫu và đồng nhất mình với những gì sao chép được.

Về điều này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục cho biết, việc sách giáo khoa còn những kiến thức mang định kiến giới này là một sơ suất đáng tiếc. Bộ đã lắng nghe ý kiến, ghi nhận và sẽ điều chỉnh trong quá trình xây dựng chương trình sách mới, để bộ sách giáo khoa 2015 sẽ hài hòa về giới hơn.

Vương Linh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để hiệu chỉnh lại sách giáo khoa - theo tinh thần của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh - cần viết thế này:

"Mẹ em tên Kiên, sau ngày làm việc ở Cty về thường tập thể hình và môn võ Vovinam. Ba em tên Lan có tài nấu ăn rất giỏi và đặc biệt ông vẫn giữ được nghề truyền thống là thêu rất đẹp....Hàng ngày ba em giặt giũ quần áo và chăm sóc chúng em chu đáo. Chúng em có ba anh chị em, đều do ba em thay mẹ em mang bầu và sinh mổ....".

Sư Thiến tui tuy sinh ra ở Làng Vũ Đại và gọi cụ Chí làm tôn sư nhưng chưa chửi thề bao giờ.

Sách giáo khoa tiểu học 'trọng nam khinh nữ'

Trong các sách giáo khoa tiểu học, nếu như nam giới được mô tả làm các nghề có chuyên môn cao, thu nhập tốt thì phụ nữ lại làm việc thủ công, chăm sóc người khác, hoặc đàn ông có hành vi chủ động, sáng tạo thì phụ nữ lại thụ động, phụ thuộc...

Đây là kết quả được đúc rút qua nghiên cứu 10 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 tới lớp 5, do thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và sinh viên của mình thực hiện.

Nghiên cứu này cho thấy sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học ít nhiều phản ánh sự phân biệt về giới, thể hiện từ cách đặt tên, thể hiện hành vi nhân vật nam, nữ, đến phạm vi hoạt động, vị trí cũng như nghề nghiệp của hai giới.

Posted Image

Phụ nữ và các bé gái được làm đậm nét bởi các hoạt động trong nhà như dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc người khác. Tranh minh họa trong bài "Cô giáo lớp em" - Tiếng Việt 2. Chẳng hạn, tên đặt cho nam thường mang thuộc tính dương, động, chủ động, lớn lao, mạnh mẽ, gắn với các loại cây to lớn (Tùng, Bách...), những đức tính, phẩm chất tốt đẹp (Tuấn, Minh, Dũng, Trung, Nhân...), những mong ước, hoài bão về sự nghiệp (Thành, Thịnh, Quang...), những hiện tượng to lớn trong thiên nhiên (Sơn, Vũ, Hải)...

Ngược lại, tên nữ thường mang thuộc tính âm, tĩnh, thụ động, mềm mại, dịu dàng, gắn với các loài hoa đẹp, mềm mại (Mai, Lan, Hoa, Huệ, Nụ...), tên các loại trái cây (Na, Lê…), tên bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), tên các loài chim (Oanh, Anh, Uyên…), tên các tiên nữ, tên dòng sông (Nga, Hà…).

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh cho biết, trong sách giáo khoa,vị trí nhân vật chính, phụ khi so sánh giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt.

Trong số 173 bài ở 10 tập Sách giáo khoa thì có tới 71 bài nhân vật chính là nam giới, trong khi chỉ 27 bài nhân vật chính là nữ giới.

Trong các bài học trên, quan niệm phổ biến về vị trí của đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng khác biệt - theo hướng đàn ông được mô tả như là trụ cột của gia đình, hướng ngoại, có tiếng nói quyết định. Ngược lại, phụ nữ được mô tả như là người hướng nội, xây dựng tổ ấm, là phái yếu, phụ thuộc.

Posted Image

Trong các tranh minh họa, nam giới thường có phạm vi hoạt động ngoài xã hội và giữ vị trí cao như bác sĩ, còn phụ nữ thường ở nhà, nếu có làm trong ngành y thì thường là y tá. Hình minh họa trong bài 76, Tiếng Việt 1, tập 1, trang 154. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy nhân vật nam và nữ được mô tả với hành vi khác nhau đáng kể, nhân vật nam thường có hành vi chủ động, còn các nhân vật nữ thì hành vi thường bị động hơn. Trong 12 bài học ở 10 tập sách thì có tới 10 trong số 12 nhân vật có hành vi dũng cảm, thông minh là nam và chỉ có 2 nhân vật nữ dũng cảm. Hành vi giúp đỡ người khác có ở 4 bài học và 5 tranh minh họa thì tỷ lệ xuất hiện là 6 nam và 3 nữ.

Những hành vi như lao động ở nhà (công việc nội trợ, quét dọn...), dạy dỗ, chăm sóc người khác hay các hành động mang tính thụ động thì nhân vật nữ lại chiếm phần ưu thế. Trong 22 tranh minh họa nhân vật làm việc trong nhà thì có tới 20 tranh là nữ, và chỉ có 6 trong số 22 bức này xuất hiện nam giới. Ngược lại, nói về hành vi lao động ngoài xã hội, đòi hỏi tính sáng tạo, năng động, có quan hệ rộng thì số bài có nhân vật chính là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều.

Nhìn chung, tỷ lệ nam giới trong các bài học và tranh minh hoạ vẫn chiếm ưu thế hơn, thường được khắc họa đậm nét và quan trọng hơn nữ giới.

"Những khuôn mẫu giới về nam và nữ được thể hiện rõ trong nhiều bài học và được chuyển tải một cách chính thức tới lớp lớp các thế hệ học sinh. Điều này cho thấy định kiến giới còn ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội cũng như trong tư tưởng nhiều người dân Việt Nam", bà Tuyết Minh nhận định.

Posted Image

Một số bức tranh minh họa nghề nghiệp của các nhân vật trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1-5, với khuôn mẫu nam giới thường làm các nghề như bộ đội, bác sĩ, thợ xây, thợ mộc, lái xe, nhà khoa học... Theo bà Minh, kiến thức trong sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh, có tác động lớn tới sự phát triển nhân cách, xây dựng ước mơ nghề nghiệp tương lai của các em. Những khuôn mẫu, định kiến giới từ sách giáo khoa ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của các em.

Thực tế, những khuôn mẫu giới đi vào tiềm thức của các cá nhân một cách từ từ, tự nhiên, mưa dầm thấm lâu, phổ biến khắp mọi nơi: ở nhà, trong sách giáo khoa, trên phương tiện truyền thông, cộng đồng... khiến cho bản thân người đó không nhận ra mình đang chịu ảnh hưởng từ các khuôn mẫu này.

Thêm vào đó, giai đoạn xã hội hoá cá nhân ở tuổi từ 6 đến 11 là mốc rất quan trọng. Thông qua các bài học, học sinh được nhận thức thế giới xung quanh, xác lập thái độ và được đóng các vai trò khác nhau trong tương lai như đóng vai người cha, người mẹ, người giáo viên, bác sĩ... Và trong quá trình xã hội hoá này, thông điệp từ các bài học có ý nghĩa lớn trong quá trình học hỏi nhập vai của các cá nhân.

Do đó, mỗi thái độ và hành vi của nhân vật trong bài học cũng như tranh minh hoạ có ảnh hưởng lớn tới học sinh tiểu học. Thông điệp từ các nhân vật mà các em tiếp xúc, thông qua hành vi, cử chỉ ứng xử và công việc mà họ đảm nhận sẽ tác động đến các bé trai, bé gái. Các em bắt chước lại hành vi của cha mẹ và thầy cô giáo, những nhân vật trong bài học và tranh vẽ như là những khuôn mẫu và đồng nhất mình với những gì sao chép được.

Về điều này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục cho biết, việc sách giáo khoa còn những kiến thức mang định kiến giới này là một sơ suất đáng tiếc. Bộ đã lắng nghe ý kiến, ghi nhận và sẽ điều chỉnh trong quá trình xây dựng chương trình sách mới, để bộ sách giáo khoa 2015 sẽ hài hòa về giới hơn.

Vương Linh

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện mua bán trần trụi đằng sau cánh gà showbiz Việt

logo2sao.jpg

Bởi 2sao.vn | 2Sao – Thứ ba, ngày 21 tháng hai năm 2012

Nhưng trước khi được đội lên đầu vòng nguyệt quế thì đã có bao nhiêu nước mắt chảy xuống. Những giọt nước mắt của tủi hận, nhục nhã, xót xa.

Trong bài viết này, người viết xin được kể lại những câu chuyện mắt thấy tai nghe về những sự thật kinh hoàng phía hậu trường showbiz, nơi mà ánh đèn hòa nhoáng ít khi rọi tới.

Những câu chuyện thầm kín nhưng... ai cũng biết

Một đạo diễn trẻ khẳng định: "Chuyện này gần như là chuyện thường ngày ở huyện của showbiz. Nếu có một em nào đó (có thể là đàn ông hay đàn bà), đường đột nhận vai chính trong một bộ phim được lăng xê rầm rộ thì ngay lập tức người ta sẽ đặt ra câu hỏi em này là “gà” hay bồ của ai? Không có chuyện em ấy đi casting và diễn xuất giỏi nên được lựa chọn đâu nhé. Làm gì có chuyện công bằng hi hữu ấy. Làm thế thì cả đạo diễn và nhà sản xuất đều lỗ chết. Họ làm phim nhưng cũng phải tranh thủ làm ăn một tí chứ. Cái gì cũng quang minh chính đại thì còn gì là showbiz", vị này khoát tay trả lời phỏng vấn.

Thế cho nên người ta mới thấy, có một vị đạo diễn trẻ nọ thay người tình như thay áo. Vì mỗi phim, chàng lại "chăn" một em để vào vai nữ chính trong phim của mình, xong phim là dứt tình. Chưa hết, còn có chuyện giật vai không được thì quay ra giật người tình của nhau. Giới showbiz một thời đồn ầm ĩ câu chuyện của K.T, nữ diễn viên bỗng dưng nổi tiếng một cách kì lạ.

Ngay sau vai diễn đầu tiên gây được tiếng vang, người ta thấy cô cặp kè công khai với người tình một thuở của người bạn gái thân, cũng là một nữ diễn viên nổi tiếng. Nghe đâu, K.T không chỉ hớt tay trên người yêu của bạn mà còn cướp luôn cả những vai nữ chính khi anh này làm đạo diễn phim. K.T không phải là trường hợp duy nhất về vấn nạn cướp chồng hay người tình. Bởi vậy, trong showbiz, rất ít người cùng giới chơi thân được với nhau. Vì mối quan hệ thân thiết ấy luôn ẩn chứa những "mầm họa".

Dẫu vậy, để có được sự nổi tiếng, rất nhiều cô gái lẫn chàng trai đã đánh liều nhắm mắt đưa chân. Một thời, những cái tên như HD, ĐT, QB là địa chỉ của rất nhiều cô gái trẻ. Họ đến với các ông bầu nhạc sĩ khi trong tay chưa có gì (chỉ có một thứ duy nhất đó là nhan sắc và tuổi trẻ). Sau vài năm, khi cô ca sĩ kia đã có chút ít thành danh (sự nổi tiếng lẫn tai tiếng) thì sự hợp tác kia cũng chấm dứt.

"Chẳng ai mất gì cả, thậm chí là được nhiều. Các em thì có được tấm vé tốt nhất để bước vào sự nghiệp. Đổi lại các anh phải có tí tình chứ, công bằng cả thôi. Sau khi hết hợp đồng thì “gút - bai”, đường ai nấy đi, không một chút ràng buộc hay vương vấn", một biên kịch nổi tiếng cho biết.

Ông chia sẻ thêm, làm nghề biên kịch lâu năm, tiếp xúc với nhiều nhân vật trong giới giải trí, ông chẳng lạ gì những mối tình kiểu như thế. Yêu nhau kiểu nhạc sĩ - ca sĩ khiến cho cả hai cùng nổi tiếng. Cho nên, dù chia tay đã lâu khi nhắc đến người tình của HD, chẳng ai quên những cái tên như HQH, TM, MA. Hay nói đến ĐT sao có thể quên những bóng hồng một thuở của vị nhạc sĩ tài ba này như: HNH, TT, ...

"Phi công trẻ lái máy bay... ông già"

“Gà” nào mới vào nghề, dù ở lĩnh vực nào cũng đều cần có người lăng- xê, tức là bỏ hầu bao để PR tên tuổi. Có người thì quản lý kiêm luôn người yêu. Ai kín đáo hơn thì cặp với một đại gia khác rồi từ đó đi tìm lấy một ê kíp làm việc ưng ý cho công việc của mình. Trong một lần trò chuyện, nhạc sĩ trẻ MQ, người đang sở hữu nhiều tình khúc nổi tiếng hiện nay chia sẻ: "Cái sự đổi tình lấy nổi tiếng này không hề xa lạ trong làng giải trí nếu không nói đó là mặc định, là tất yếu".

Đem câu chuyện tình - tiền- sự nổi tiếng này để hỏi dò, người viết không khỏi choáng váng trước nhiều sự thật trần trụi. Một nam ca sĩ từng góp mặt trong Sao Mai Điểm Hẹn tâm sự: "Chuyện đổi tình trong giới này thì nhan nhản và đủ mọi... thể loại. Nào là chân dài với đại gia, ca sĩ với quản lí. Ngoài ra, tôi thấy người ta cứ lên án "phi công trẻ lái máy bay bà già". Đâu biết rằng nếu được như thế là còn may, sợ nhất là không phải bà già mà là ông già thì coi như là mất nửa phần đời".

HN là nam ca sĩ được đánh giá cao qua một cuộc thi SMĐH. Vốn có vóc dáng điển trai, anh tâm sự, sau cuộc thi có rất nhiều lời mời hấp dẫn muốn anh về đầu quân cho các công ty âm nhạc. Và trong số các lời mời đó, không ít lời gạ gẫm của các ông bầu với mong muốn vừa làm “gà” vừa làm nhân tình của “các ổng”. HN méo mặt chia sẻ với người viết và không quên nén một tiếng thở dài: "Vì họ biết, mình vừa mới vào nghề, chưa có nhiều tiền nên ép như thế".

Chuyện "lái máy bay ông già" không phải hiếm trong showbiz Việt. Mà nổi tiếng nhất có lẽ là cặp đôi ca sĩ X và bầu Y. Đây có lẽ là cặp "phi công trẻ lái máy bay ông già" lâu nhất trong giới giải trí hiện nay. X vốn là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ. Ở thời điểm huy hoàng nhất của sự nghiệp, lượng fan hâm mộ của anh có thể tính đến cả chục triệu người. Tuy nhiên cho đến nay, dù cập kề ở tuổi 40, X gần như chưa có một mảnh tình vắt vai nào. Không có cô gái nào bén mảng đến gần anh. Đàn ông càng không vì bên cạnh anh luôn có ông bầu Y - một "máy bay... ông già" nổi tiếng "có tài" và khét tiếng... ghen tuông.

Đằng sau chuyện hoa hậu bị tố làm "dâm hóa áo dài"

Một trong những danh hiệu hấp dẫn nhất của showbiz có lẽ là vương miện hoa hậu. Nhưng cũng chính chiếc vương miện là nơi diễn ra nhiều tranh cãi, bàn tán nhất.

Mới đây, sự việc hoa hậu Mai Phương Thúy mặc áo dài mỏng manh, khoe quá đà những đường cong trên cơ thể đã bị dư luận lên án mạnh mẽ. Có quá nhiều những lời chỉ trích về bộ ảnh mang tên áo dài khoe nét xuân thì của cô hoa hậu cao 1m86 này. Thậm chí, đại diện của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã lên tiếng khẳng định: "Sẽ tước vương miện của Mai Phương Thúy"(?).

Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng tỏ ra mạnh tay, thì dư luận lại xuống nước quay ra bày tỏ sự thông cảm đối với hoa hậu. Chỉ đến khi những dòng tâm sự xót xa của Mai Phương Thúy được đăng tải trên một tờ báo điện tử thì mọi việc mới vỡ lẽ. Sự thật, cô hoa hậu đã chụp những tấm ảnh này cách đây 4 năm. Tức là chỉ một năm sau khi giành vương miện, cũng có nghĩa lúc đó Mai Phương Thúy đang là đương kim hoa hậu.

Mai Phương Thúy chia sẻ: "Ngay sau khi hoàn thành những shoot hình này, bản thân Thúy đã thấy nó có vấn đề vì những góc chụp quá nhạy cảm”. Cô đã trực tiếp đề nghị nhiếp ảnh gia bỏ đi những kiểu ảnh được cho là phản cảm, nhưng vì nhiều lí do mà bộ ảnh vẫn tồn tại. Có nghĩa là lời đề nghị của hoa hậu đã bị nhiếp ảnh gia lờ đi. Và sau 4 năm, những tấm hình kia đã trở lại, chễm chệ trên những trang báo với hàng ngàn lời chỉ trích đổ lên đầu cô hoa hậu. Nhưng mấy ai hiểu rằng, thời điểm ấy, Mai Phương Thúy đang phải làm "gà” cho một nhà thiết kế nổi tiếng. Chính bàn tay ông bầu này đã nhào nặn nên một Mai Phương Thúy, từ lúc ngờ nghệch nhất, ngô nghê nhất trên sân khấu đến lúc duyên dáng, chuyên nghiệp và quyến rũ... bất ngờ.

Bởi vậy, việc Thúy nude hoặc bị đồn đoán "bơm ngực to quá mức", cởi đồ quá thoáng, hay vô tình "dâm hóa áo dài" như ai đó đã nói, không phải là sự cố tình của cô, mà chính là "hậu trường" của chuỗi lăng - xê quá mức. Chính Mai Phương Thúy đã thừa nhận: "Không thể nghĩ rằng những bức ảnh mình chụp cách đây 4 năm lại có thể làm khổ mình đến tận bây giờ".

Hiện tại, Mai Phương Thúy đã là một hoa hậu nổi tiếng. Cô cũng đã chia tay với ông bầu gắn bó với mình thuở mới bước chân vào làng giải trí. Tuy nhiên, không ai dám chắc những hệ lụy kiểu áo dài khoe nét xuân thì đã hoàn toàn chấm dứt.

Con dao hai lưỡi

Giải trí luôn là con dao hai lưỡi đối với những người đang nắm giữ nó. Mặc dù vậy, hào quang của ánh đèn sân khấu vẫn luôn có một sức hấp dẫn đến ma mị. Bởi thế, với những ai đã lỡ yêu và say mê với sân khấu, họ dám đánh đổi nhiều thứ, thậm chí... tất cả, để được thành công và được nổi tiếng hay khoác danh: Người của công chúng.

Theo Nguoiduatin

=============================

Phàm sân khấu, giải trí....thuộc quẻ Ly Dương thì cái phần Âm của nó chính là sân khấu, ánh đèn, đạo diễn, diễn viên....cờ bạc cũng thuộc loại giải trí đấy!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thầu siêu bê bối

24/02/2012 3:46

Vụ sập giàn giáo kinh hoàng gây chết người tại khu đô thị Mỗ Lao (Hà Nội) tối 21.2 vừa qua không phải là sự cố đầu tiên mà Tổng công ty xây dựng Trung Quốc (CSCEC) gây ra.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, thời gian qua, nhà thầu này liên tục trúng thầu các gói thầu trọng yếu trên cả nước và đều thi công bê bối, gây ra các sự cố nghiêm trọng.

Bê bối hết lần này đến lần khác

''Ngân hàng Thế giới (WB) sau khi phát hiện CSCEC liên quan đến hối lộ trong một dự án tại Philippines đã ra quyết định cấm nhà thầu này tham gia tất cả dự án do WB tài trợ trên khắp thế giới'' -

Thạc sĩ Phạm Sanh (Đại học GTVT TP.HCM)

CSCEC không phải là cái tên xa lạ, tại TP.HCM, nhà thầu này đã liên tục bị nhắc nhở khi thi công vô cùng ì ạch, bê bối tại gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) thuộc dự án Vệ sinh môi trường. Đây được xem là gói thầu “xương sống” của toàn dự án, trong đó tiến hành nạo vét 1 triệu m3 bùn, gia cố đất và lắp đặt cừ bản ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhằm sạch hóa toàn bộ dòng kênh, phục vụ nhu cầu thoát nước và môi trường của hàng triệu người dân tại khu vực trung tâm TP. Tuy nhiên, với kiểu thi công chây ì của CSCEC, toàn bộ gói thầu này đã không thể hoàn thành đúng thời hạn là tháng 8.2009, mà phải trì hoãn nhiều lần. Đến tháng 2.2010, CSCEC tiếp tục xin gia hạn tiến độ, song Ngân hàng Thế giới (WB - đơn vị tài trợ ODA cho dự án) đã có văn bản chính thức yêu cầu cắt hợp đồng do phát hiện CSCEC liên quan đến hối lộ trong một dự án cũng do WB tài trợ ở Philippines.

Tuy đã bị loại khỏi dự án, song hậu quả CSCEC để lại vô cùng nặng nề mà đến nay, sau 1 năm, chủ đầu tư vẫn chưa thể giải quyết xong. Bởi nhà thầu này đã kịp thời “gặm” hết phần công việc dễ dàng nhưng có giá trị cao và để lại các hạng mục “khó xơi” mà giá trị thấp. Điều này buộc chủ đầu tư phải tách phần việc còn lại của gói thầu ra thành 5 gói thầu khác để đấu thầu lại, đẩy kinh phí gói thầu tăng gấp nhiều lần. Chẳng hạn, hạng mục di dời đường ống cấp nước phi 2.000 mm (ở khu vực cầu Điện Biên Phủ) mà CSCEC chừa lại đã tăng gấp 10 lần lên 2 triệu USD sau khi tiến hành đấu thầu lại. Tình trạng bê bối ở gói thầu này cũng là một trong những nguyên nhân khiến tổng vốn đầu tư toàn dự án tăng vọt từ 200 triệu USD lên gần 320 triệu USD, làm tăng gánh nặng vốn vay ODA cho TP.HCM.

Một dự án trọng điểm khác là cầu Cần Thơ (nối Cần Thơ với Vĩnh Long) đến nay vẫn đang gánh chịu hậu quả nặng nề của nhà thầu CSCEC. Phần đường dẫn dài 7,69 km phía bờ Cần Thơ (gói thầu số 3) do nhà thầu này thi công hiện xuống cấp nghiêm trọng, phần lớn bị nứt, lún sụt, bong tróc, xuất hiện các kẽ hở, hang sâu trên đường gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông. Đáng nói, không chỉ có vấn đề về chất lượng, mà CSCEC còn thi công hết sức chậm trễ. Đến tháng 8.2009, nhà thầu này chỉ hoàn thành hơn 70% (trong khi phần đường dẫn phía bờ Vĩnh Long do nhà thầu VN thi công hoàn thành đến 90%) nên chủ đầu tư buộc phải cắt hợp đồng.

Tương tự, tại dự án xây mới 16 cây cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ - Cà Mau, CSCEC đã nghiễm nhiên trúng thầu đến 9 cây cầu (gói thầu 2A) cũng với chiêu giá rẻ. Dù khởi công rầm rộ từ đầu năm 2007, song sau hơn 3 năm thi công, CSCEC chỉ hoàn thành được 3 cầu, còn lại 6 cầu không nhúc nhích do càng thi công càng đuối vốn. Đến giữa năm 2010, chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ VN buộc phải làm một cuộc "giải cứu" chật vật bằng cách tách 6 cây cầu (chiếm 60% khối lượng) để đấu thầu lại, giao các nhà thầu trong nước thi công.

Posted Image

Gói thầu cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) vẫn chưa thể hoàn thành do đang giải quyết hậu quả do nhà thầu Trung Quốc CSCEC để lại - Ảnh: D.Đ.M

Cần đưa vào danh sách “đen”

Thạc sĩ Phạm Sanh (Đại học GTVT TP.HCM) cho rằng cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư các công trình xây dựng, nhằm thiết lập và cập nhật một danh sách “đen” trực tuyến bao gồm các nhà thầu bê bối. Điều này là để chủ đầu tư có cái nhìn toàn diện khi lựa chọn nhà thầu. Bởi thông thường, khi nộp hồ sơ mời thầu, nhà thầu bao giờ cũng chỉ đề cập đến thành tích của mình mà “lờ” đi các sai sót, sự cố. “WB sau khi phát hiện CSCEC liên quan đến hối lộ trong một dự án tại Philippines đã ra quyết định cấm nhà thầu này tham gia tất cả dự án do WB tài trợ trên khắp thế giới. Điều này cho thấy các nước rất khắt khe với các nhà thầu đã có tiền lệ vi phạm, chứ không dễ dãi như nhiều chủ đầu tư VN. Chủ đầu tư có thể chủ động quy định trong hồ sơ mời thầu là không lựa chọn các nhà thầu đã bê bối tại 2 dự án trở lên và như vậy sẽ không có “cửa” cho nhà thầu dỏm chen chân vào dự án” - ông Phạm Sanh nói.

Đồng quan điểm, ông Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM - cho rằng, nếu không tỉnh táo loại nhà thầu bê bối ngay từ đầu sẽ gây những hậu quả rất nghiêm trọng cho dự án. Từ hàng loạt dự án do CSCEC thi công, có thể thấy, “chiêu bài” của nhà thầu này là bỏ giá siêu rẻ để trúng thầu, sau đó thi công ì ạch, bê bối, lựa chọn những phần việc nhẹ nhàng để làm, hay nói cách khác là “gặm nạc, chừa xương”. Đáng nói, nhà thầu này đã có sự tính toán phân bổ cơ cấu giá bỏ thầu để đảm bảo rằng dù bị loại vì bê bối thì họ vẫn có lợi nhuận cao nhất và đẩy thiệt hại cho chủ đầu tư. Chẳng hạn, CSCEC trúng thầu gói số 10 dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (gồm 7 hạng mục) với tổng giá trị là 60 triệu USD. Trong đó, CSCEC bỏ giá rất cao cho hạng mục xây tường cừ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (gần 50 triệu USD, chiếm 82,5% giá trị toàn bộ gói thầu). Sau khi trúng thầu, nhà thầu này chủ yếu tập trung xây tường cừ và bỏ bê các phần việc khác. Bởi vậy, đến khi bị cắt hợp đồng, CSCEC đã kịp hưởng hơn 70% giá trị toàn bộ gói thầu. P.T

Từng gây sập giàn giáo ở Phú Mỹ Hưng

Trước đó, tháng 9.2010, CSCEC cũng từng gây ra một vụ sập giàn giáo kinh hoàng khác. Hơn 200m2 sàn bê tông của Trung tâm thương mại Crescent (thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM) đã bất ngờ đổ sập, gần 100 công nhân đang làm việc may mắn thoát chết. Nguyên nhân được xác định là do giàn giáo thi công của nhà thầu quá yếu.

Tháng 10.2007, khi kiểm tra việc sử dụng lao động tại dự án cầu Cần Thơ, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH Cần Thơ đã phát hiện hàng loạt vi phạm của CSCEC. Cụ thể, nhà thầu này sử dụng rất nhiều nhà thầu phụ nhưng không cung cấp được đầy đủ hợp đồng với các nhà thầu phụ và danh sách sử dụng người lao động. Nhà thầu trì hoãn việc ký hợp đồng với người lao động mà chủ yếu thực hiện theo kiểu khoán việc. Ngoài ra, CSCEC cũng không đóng BHXH, BHYT cho một công nhân nào, dù trên hợp đồng lao động ghi rõ có trích lương của người lao động để nộp và nhà thầu cũng không giao hợp đồng cho người lao động...

Phương Thanh

Vụ tai nạn lao động kinh hoàng: Chủ thầu đổ lỗi cho công nhân

Tai nạn lao động kinh hoàng, nhiều người bị vùi trong đống đổ nát

Nhà thầu Trung Quốc cố tình không tuân thủ pháp luật VN

Vụ nhà thầu Trung Quốc bị phạt: Rút kinh nghiệm khi chọn nhà thầu

Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình

khu đô thị Mỗ Lao, Tổng công ty xây dựng Trung Quốc, sập giàn giáo

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (3)

nongduc (Hà Nội)

Thân gởi Phương Thanh: Chủ đầu tư có sự mờ ám trong việc ký hợp đồng với CSCEC Trung Quốc cho nên việc này phải truy tố những người đã ký với CSCEC.

thich nghi (345/23 P9 Phú Nhuận)

Cái này phải coi lại đơn vị và cá nhân có trách nhiệm tổ chức đấu thầu. Động cơ trục lợi hay tham nhũng có hay không chỉ có người trong cuộc mới hiểu.

Tuong Nguyen - Australia

Tuyệt đối không nên để các công ty Trung Quốc đấu thầu các công trình trọng yếu trong nước - họ chỉ chuyên tìm cách phá hoại làm suy yếu nước Việt thôi. Cần xem xét kỹ vì họ hay hối lộ nên nhiều viên chức đã dành cho họ mọi dễ dàng - Cần phải xét thật kỹ - người nào ký chấp nhận cho họ các công trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quá ư dễ dãi của mình - có nhận hối lộ không? Tôi thật phẫn nộ khi đọc bài báo này.

Cần phải cân nhắc thật kỹ khi để cho họ thầu các công trình lớn cũng như nhỏ.

=======================

Dù chỉ là nhà thầu, nhưng đem công nghệ nước mình ra nước ngoài hành nghề thì cũng không khác gì đại diện cho quốc gia mình đến với quốc gia khác. Không cần nói đến nhà thầu, chỉ cần một người nước này đi ăn mày ở một nước khác thì bản thân đất nước có người ăn mày đó cũng bị coi thường. Sự bê bối trong công nghê, coi thường pháp luật nước khác thì tất nhiên người dân nước sở tại sẽ qua đó mà coi thường đất nước họ. Bởi vậy, Hoa Kỳ và các nước phương Tây sẵn sàng xử những Cty nước họ, nếu tỏ ra bê bối, hối lộ - đã nhiều vụ như vậy bị xử..

Sự nghiêm minh của luật pháp các quốc gia nhiễm nhiên mặc định tính chính danh của quốc gia đó - khi xử những Cty bê bối - sẽ xác định hành vi của nhà thầu, Cty bê bối đó không thuộc hình thái ý thức chính thống của quốc gia đó. Nhà thầu CSCEC của Trung Quốc qúa bê bối với nhiều quốc gia khu vực Đông nam Á, nhưng không hề bị nhà nước Trung Quốc sờ gáy, điều này làm ảnh hưởng tới bộ mặt của quốc gia mới nổi này thêm phần méo mó. Không có tính chính danh thì đừng có hy vọng thống trị thiên hạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trông người lại nghĩ đến ta

Nghĩ đi nghĩ lại, hóa ra ... mệt người!

Bao giờ cho đến tháng mười

Để ta thức tỉnh, để người ... học ta!

===============================

Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc: cải tổ hay... khủng hoảng

24/02/2012 07:10

TT - Báo cáo đặc biệt của Ngân hàng Thế giới (WB) và Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra một "tối hậu thư" cho Chính phủ Trung Quốc: hãy ngừng nuông chiều các tập đoàn nhà nước, nếu không sẽ phải đối mặt với khủng hoảng.

Posted ImageNghe trực tuyến

Posted Image

Biếm họa nói về việc các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc được miễn thuế trong khi gánh nặng thuế đè lên các doanh nghiệp tư nhân - Ảnh: tax.rednet.cn

Theo báo Wall Street Journal (WSJ), WB và DRC sẽ công bố báo cáo mang tên "Trung Quốc 2030" vào ngày 28-2. Trong báo cáo này, các chuyên gia kinh tế của WB và DRC đưa ra cảnh báo: trong những năm tới, GDP của Trung Quốc sẽ suy giảm mạnh, nền kinh tế rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" và khối ngân hàng - tài chính sẽ bị chôn vùi trong khủng hoảng. Giải pháp duy nhất để tránh khỏi viễn cảnh u ám này là cải tổ sâu rộng hệ thống kinh tế.Theo báo cáo, biện pháp cải tổ quan trọng nhất là ngừng nuông chiều quá mức các tập đoàn nhà nước, buộc các tập đoàn nhà nước phải hoạt động giống như những doanh nghiệp thương mại thực thụ. "Khu vực nhà nước Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường - báo cáo dẫn lời doanh nhân Fred Hu, giám đốc Công ty đầu tư Primavera Capital ở Bắc Kinh - Chính phủ cần xác định muốn một chủ nghĩa tư bản nhà nước do các tập đoàn nhà nước khổng lồ thao túng, hay một nền kinh tế thị trường thực chất".WSJ cho biết các chuyên gia kinh tế Mỹ dự báo sau một thời kỳ dài tăng trưởng nóng, GDP của Trung Quốc sẽ chỉ tăng 8% trong năm 2012 và chậm dần xuống còn 6,6% từ năm 2013-2016. Nhóm chuyên gia của Đại học California (Mỹ), Ngân hàng Phát triển châu Á, Đại học Hàn Quốc... báo động từ năm 2015, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ liên tục giảm và sẽ là một thảm họa đối với nền kinh tế thế giới. Lý do: với châu Âu và Nhật suy thoái, Mỹ tăng trưởng yếu, các nhà sản xuất hàng hóa từ Mỹ Latin, châu Á, Bắc Mỹ cho đến Trung Đông đều đang dựa vào Trung Quốc để tăng trưởng.

Càng ưu đãi càng yếu kém

Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Trung Quốc, 85% trong số 500 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Trung Quốc là các tập đoàn (SOE) lớn. Các SOE hiện kiểm soát toàn bộ khu vực trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc, từ năng lượng, khoáng sản, viễn thông đến các ngành công nghiệp hạ tầng. Mặt khác, các SOE luôn được các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cho vay vốn dễ dàng với lãi suất ưu đãi. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân có rất ít cơ hội tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, mà nếu có phải chịu mức lãi suất rất cao.Báo Chứng Khoán Trung Quốc dẫn nguồn Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc tiết lộ các SOE thường được vay với mức lãi suất hằng năm chỉ 7,2%. Thông qua bên thứ ba là các công ty tài chính, các SOE lấy một phần nguồn vốn vay này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân vay lại với mức lãi suất "cắt cổ" 36-60%.Rất nhiều SOE lớn có công ty con hoạt động trong lĩnh vực địa ốc. Chính tình trạng này đã đẩy giá nhà đất tại Trung Quốc lên cao ngất ngưởng, tạo ra một bong bóng nguy hiểm mà chính quyền Bắc Kinh đang cố làm xẹp xuống. Các quan chức phương Tây cáo buộc sự ưu đãi mà Bắc Kinh dành cho các SOE đã làm méo mó sự cạnh tranh quốc tế. Giới chuyên gia Trung Quốc thậm chí còn chỉ trích các SOE đã triệt tiêu cạnh tranh, lợi dụng thế độc quyền để tăng giá hàng hóa và dịch vụ vô tội vạ, đầu tư bừa bãi ngoài ngành, trong khi đóng góp chẳng được là bao cho ngân sách nhà nước!Được ưu đãi cực lớn, nhưng các SOE hoạt động kém hiệu quả. Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Viện Kinh tế học Unirule tại Bắc Kinh cho biết lợi nhuận trung bình tính trên giá trị vốn sở hữu của các SOE chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn mức 12,9% của khối doanh nghiệp tư nhân. Giới chuyên gia kinh tế khẳng định nếu tính tới các yếu tố thuận lợi như chi phí tín dụng thấp, dễ tiếp cận nguồn đất đai với giá thấp hơn thị trường, lợi nhuận trung bình của các SOE chỉ nhỉnh hơn 6%.Những năm gần đây, các SOE lớn liên tục đầu tư ra nước ngoài và thua lỗ nặng. Theo tạp chí Tài Kinh, ba SOE dầu khí lớn của Trung Quốc là CNPC, Sinopec và CNOOC đã đầu tư khoảng 70 tỉ USD vào 144 dự án dầu khí ở nước ngoài tính đến cuối năm 2010. Khoảng 2/3 các dự án này đã bị thua lỗ. Chẳng hạn, trong một dự án khai thác dầu ở Iraq, CNPC thu về 2 USD/thùng nhưng đã chi tới 4-5 USD/thùng cho lương, thiết bị cùng các chi phí khác.Năm 2010, Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) lỗ tới 641 triệu USD trong dự án xây dựng một tuyến đường sắt 1,8 tỉ USD ở Saudi Arabia. Chính phủ Trung Quốc phải sử dụng tiền thuế của dân để bù lỗ cho CRCC, gây bức xúc lớn trong dư luận. Riêng năm 2008, do khủng hoảng kinh tế, khoảng 68 SOE lớn đã thiệt hại tổng cộng 11,4 tỉ USD vì các dự án đầu tư nước ngoài thua lỗ.

Phải phá bỏ độc quyền

Không chỉ làm ăn yếu kém, các SOE còn liên tục để xảy ra xìcăngđan tham nhũng, biển thủ công quỹ, trốn thuế, tiêu xài vô tội vạ. Theo Tân Hoa xã, Văn phòng Kiểm toán quốc gia năm 2011 đã phát hiện lãnh đạo 17 SOE trốn thuế, sử dụng sai mục đích công quỹ.Tập đoàn Sinopec bị phát hiện chi hàng chục triệu USD cho các khoản ăn chơi, mua rượu xịn và chi thưởng bất hợp pháp cho lãnh đạo. Năm 2009, chủ tịch Sinopec Trần Đồng Hải bị xử tử hình do tham nhũng 28,6 triệu USD để chi tiêu riêng và nuôi bồ nhí. Chi nhánh tỉnh An Huy của Tập đoàn Lưới điện quốc gia bị phát hiện mua xe hơi xịn cho 300 quan chức cấp cao của công ty.Tạp chí Tài Kinh cho biết năm 2011, phó chủ tịch Tập đoàn Viễn thông quốc gia Trung Quốc Trương Xuân Giang bị sa thải vì tội làm giả giấy tờ tài chính để che giấu lỗ. Trước khi tập đoàn này sáp nhập với Hãng China Unicom, Trương và các quan chức đã giấu mức lỗ khổng lồ 2,9 tỉ USD.Hàng chục lãnh đạo các SOE từ viễn thông, năng lượng hạt nhân, dầu khí... cũng đang bị điều tra. Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời nhà kinh tế Lâm Nguyệt Tần thuộc Đại học Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định các lãnh đạo tha hóa trong các tập đoàn nhà nước "đang bán rẻ đất nước mình", bởi họ dễ dàng lạm dụng chức quyền mà không bị kiểm soát.Theo WB và DRC, Ủy ban Giám sát tài sản quốc gia (SASAC), cơ quan quản lý các tập đoàn nhà nước phải chịu trách nhiệm về hiện trạng này. SASAC đang nắm cổ phần chi phối ở 120 SOE lớn nhất Trung Quốc, quản lý 3.700 tỉ USD tài sản, nhưng dường như bất lực trong việc giám sát hoạt động của các SOE này. Báo cáo của WB và DRC cho biết SASAC thậm chí còn tiếp tay cho sự yếu kém khi luôn chuyển lãi từ các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sang bù lỗ cho những doanh nghiệp thua lỗ.

"Trung Quốc cần hạn chế vai trò của các tập đoàn nhà nước, phá vỡ vai trò độc quyền của các tập đoàn nhà nước, đa dạng hóa sở hữu và giảm bớt rào cản đối với các doanh nghiệp tư nhân" - Chủ tịch WB Robert Zoellick nhấn mạnh.Trong báo cáo, các chuyên gia WB và DRC khuyến cáo chính quyền Bắc Kinh nên để cho các hãng quản lý tài sản giám sát hoạt động của các tập đoàn nhà nước, buộc họ phải ngừng các hoạt động kinh doanh ngoài ngành... Chỉ khi kiểm soát được các tập đoàn nhà nước, nền kinh tế Trung Quốc mới tránh được nguy cơ khủng hoảng.

SƠN HÀ - MỸ LOAN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đổ xô đi xem đường bê tông nổi rồi lại “chìm”

Thứ Tư, 29/02/2012 - 09:12

(Dân trí) - Ông Lương Nghi Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) cho biết: Đã 5 ngày nay, hàng ngàn lượt dân ở nhiều địa phương trong vùng đổ xô về ấp Lương Văn Hoàng xem một đoạn đường bê tông bỗng nổi lên khỏi mặt đất.

Posted Image

Nhiều người dân tới chăm chú quan sát và đo độ phình lên của tấm bê tông

Theo quan sát của chúng tôi, trên con đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã Ngọc Tố về các ấp Hòa Đại, Hoà Tần, Lương Văn Huỳnh,... và một số xã trong khu vực, có một đoạn đường có 2 tấm bê tông, diện tích mỗi tấm ngang 2m, dài 3m, bỗng nhiên nổi hẳn lên khỏi mặt đất. Điều lạ là toàn bộ tuyến đường vẫn hoàn toàn bằng phẳng, chỉ đến đoạn này mới nổi lên bất thường như vậy.

Những người còn đồn thổi rằng cứ vào giữa trưa sang xế chiều, hai tấm bê tông lại bắt đầu nổi lên từ từ theo dáng hai tấm đấu đầu vào nhau thành hình chữ V úp ngược. Lời đồn thổi mỗi lúc được thêu dệt “màu mè” hơn khiến người dân càng ra sức lũ lượt kéo nhau đi xem.

Sự việc bắt đầu vào khoảng 14 giờ 15 phút ngày 24/2, nhiều người dân phát hiện hai tấm bê tông bỗng cao hơn bình thường. Quan sát một lúc lại thấy hai tấm nổi cao hơn, khi dừng hẳn là đã nổi cao 35cm. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày hai tấm bê tông lại bắt đầu từ từ hạ xuống cho đến tối thì trở lại nằm sát xuống mặt đất như trước. Mấy ngày sau hiện tượng trồi sụt này vẫn tái diễn.

Posted Image

Posted Image

Từ người già đến trẻ nhỏ đều bị hai tấm bê tông "cuốn hút".

Posted Image

Có người còn nhảy lên ra sức nhún xem tấm bê tông có hạ xuống không.

Khi chúng tôi có mặt tại hiện trường vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 28/2, đo được tấm bê tông nổi lên khoảng 15cm, tạo thành một lỗ hổng bên dưới, có thể nhìn xuyên sang bên kia. Nhiều người dân địa phương đổ xô đến xem, thử đứng lên mặt 2 tấm bê tông nhún xem có hạ xuống không nhưng tấm bê tông chỉ rung rinh nhún như lò xo chứ không hạ xuống đất.

Có người lo lắng cho rằng đây là dấu hiệu của động đất, biến đổi địa chất. Lại cũng có những lời đồn thổi mang màu sắc dị đoan như phía dưới hai tấm bê tông này là một cái miếu nhỏ từ nhiều năm trước,... Hiện số người kéo đến đây vẫn rất đông, thường xuyên gây ùn tắc giao thông và mất an ninh trật tự.

Posted Image

Tình trạng gây ùn tắc giao thông và mất ANTT

Ông Lương Nghi Quân cho biết thêm: Trước tình trạng này, địa phương một mặt điều lực lượng ra giữ trật tự an ninh và giải tỏa ùn tắc giao thông, mặt khác báo với cấp trên về hiện tượng này để có biện pháp giải tỏa tâm lý cho bà con, tránh những thêu dệt không tốt.

Bạch Dương

=========================

Có gì đâu mà ầm ĩ. Chẳng qua đặt tấm bê tông sát nhau quá, nắng nóng nó nở ra nên nó đội nhau lên. Chiều mát nguội nó co lại nên nó "chìm" xuống. Lấy máy cưa khoan cắt beton - xem quảng cáo khoan cắt bê tông đầy trên tường - cắt bớt cho hở chỉ khoảng 5 cm thì hết ngay ấy mà.Cái này tại tay thầu làm đoạn đường này trộn nhầm beton rùi. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim tự tháp giá 5 tỷ USD

Cập nhật 27/02/2012 09:25:00 AM (GMT+7)

Dù có huy động cần cẩu, trực thăng, xe tải và máy kéo với số lượng lớn, việc xây dựng một kim tự tháp như Đại Kim tự tháp Giza ngày nay vẫn vô cùng khó. Trong mắt nhiều người, việc kim tự tháp này được xây dựng cách đây 4500 năm vẫn giống như một phép lạ hay thậm chí là có liên quan đến bàn tay của người ngoài hành tinh.

Tuy nhiên, gần đây đã nổi lên một giả thuyết về việc Đại Kim tự tháp được xây từ trong xây ra, thông qua hệ thống ròng rọc nội bộ hết sức tinh vi và khoa học. Nếu theo đúng kế hoạch xây dựng hoàn hảo đó, chúng ta sẽ có thể tái tạo Kỳ quan của thế giới cổ đại với mức chi phí lên tới 5 tỷ USD.

Posted Image

Việc xây dựng một kim tự tháp như Đại Kim tự tháp Giza ngày nay vẫn vô cùng khó.

Tại sao lại là một con số khủng khiếp như vậy? Trước hết, hãy nhìn vào các số liệu của Đại Kim tự tháp. Giza dài tổng cộng mỗi cạnh 756 feet, cao 481 feet và bao gồm 2,3 triệu khối đá, mỗi khối nặng xấp xỉ 3 tấn. Như vậy là tổng trọng lượng của nó lên tới 6,5 triệu tấn. Tương truyền toàn bộ công trình đã được hoàn thiện chỉ trong vòng 20 năm, đồng nghĩa với việc mỗi khối đá đã được vận chuyển và đặt vào chỗ của nó chỉ trong vòng 5 phút (nếu cho là việc xây dựng diễn ra 24/24h). Tiến độ đó hiển nhiên đòi sức lao động của hàng ngàn người. Những giả thuyết trước đây về việc người Ai Cập cổ đại dùng hệ thống ròng rọc bên ngoài để xay Giza có nhiều kẽ hở như một ròng rọc như vậy sẽ phải dài hơn một dặm mới đủ sức để kéo được các khối đá nặng. Ngoài ra, nó sẽ cần một khối đá đối trọng nặng gấp đôi Kim tự tháp để cân bằng.

Kiến trúc sư Jean-Pierre Houdin tin rằng, chỉ có một phần ba chiều cao của Giza, tính từ đáy lên, là được xây dựng từ những khối đá kéo bằng ròng rọc ngoài. Với 33% khối lượng công việc còn lại, người Ai Cập sẽ đắp cao lên thông qua một hệ thống ròng rọc trong tinh vi. Houdin đã phối hợp với hãng đồ họa 3D Dassault System để phát triển một mô hình ảo của quy trình xây dựng nói trên. Cùng lúc, một nhóm học giả tại Đại học Laval (Quebec) đang dự định quét tia hồng ngoại để xác định có hay không sự tồn tại của mạng lưới ròng rọc bên trong Đại Kim Tự tháp.

Có hai điểm khác biệt lớn trong việc xây dựng Kim tự tháp ngày ấy và bây giờ, theo Houdin. Trước hết, thay vì dùng sức người để kéo đá bằng ròng rọc, giờ đây chúng ta sẽ sử dụng những công cụ có động cơ. Thứ hai, đối với phần đỉnh cao nhất của kim tự tháp (khoảng 10-15m trên cùng), bạn có thể dùng một cẩu trục nhỏ.

Với sự trợ giúp của phương tiện hiện đại và trực thăng, một Giza của thời hiện đại sẽ đòi hỏi sức người của khoảng 1500-2000 người làm việc ròng rã trong 5 năm. Tổng chi phí ước tính sẽ lên tới 5 tỷ USD. Để so sánh, tòa nhà One World Trade Center cao 1776 feet ở trung tâm Manhattan (Mỹ) cũng chỉ có chi phí xây dựng khoảng 4 tỷ USD.

Y Lam

Nguồn: vietnamnet

=================

"Không ai có thể tìm ra cái đúng từ một cái sai".

Cái sai căn bản nhất là sự mặc định nền văn minh xây dựng Kim Tự Tháp thuộc về thời cổ đại "Liên minh bộ lạc" và "Ở trần đóng khố". Sẽ không bao giờ người ta có thể tìm ra phương pháp thật xây dựng Kim Tự Tháp là gì.

Chỉ cần để chế tạo ra chiếc bật lửa ga mà bạn có thể mua với giá 3000VND thì đã cần một tri thức nền tảng xã hội cực phát triển về nhiều ngành khoa học. Công nghệ xi mạ, kỹ thuật điện phân, luyện thép, khai thác quăng, hóa lỏng khí ga, khai thác dầu mỏ, hóa nhựa, công nghệ đổ khuân, ép nhựa...vv....và tất yếu là phải có cả một hệ thống tri thức đi kèm theo hàng loạt cái công nghệ ...vv... ấy, là: Văn hóa, chữ viết, tổ chức xã hội,....vv....và ....vv....

Đấy là tôi muốn nói đến việc chế tạo cái bật lửa ga, tiếng Nam Bộ gọi là hộp quẹt ga và bán với giá 3000 VND.

Còn đây là cái Kim Tự Tháp. Nó đã thể hiện đẳng cấp tri thức không thua kém và có nhiều phần vượt trội hơn cả tri thức hiện đại về nhiều phương diện. Vậy mà bảo nó kéo hòn đá nặng đến 3 tấn bằng ròng rọc và con lăn - cho phù hợp với thời "liên minh bộ lạc" và "Ở trần đóng khố" thì buồn cười quá!

Thôi! Chui vào cái lò gạch ngủ cho đỡ mất lòng nhau. Không thì cả đám nó nhao nhao phản biện chắc chết! Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Israel đã nắm được bí mật tên lửa Iran?

02/03/2012 3:54

Tài liệu do WikiLeaks công bố cáo buộc Nga và Israel bí mật trao đổi thông tin về vũ khí 2 nước này bán cho Iran và Georgia.

Vì muốn nắm được mã nguồn dữ liệu của hệ thống phòng không Tor-M1 của Nga cung cấp cho Iran, Israel quyết định trao đổi bằng thông tin mật về máy bay không người lái (UAV) nước này bán cho Georgia trước đó. Đây là tiết lộ gây chấn động mới nhất trong số thư điện tử của hãng phân tích tình báo tư nhân Stratfor do website WikiLeaks lấy được và vừa tung ra.

Bán đứng khách hàng?

Theo trang tin Defense Update, Iran mua 29 hệ thống tên lửa đất đối không Tor-M1 của Nga vào năm 2005. Tor-M1 được tích hợp radar có tầm hoạt động 25 km, khả năng phát hiện và nhận diện tối đa 48 mục tiêu và bám sát 10 mục tiêu cùng lúc. Vũ khí này dùng để tiêu diệt máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa, máy bay không người lái… và được Iran triển khai đến bảo vệ những cơ sở hạt nhân quan trọng.

Thư điện tử của Startfor tiết lộ do nhận thấy sự lợi hại của Tor-M1 nên từ lâu Israel luôn tìm cách lấy được mã nguồn điều khiển của hệ thống này. Cơ hội cuối cùng cũng đến khi căng thẳng dâng cao giữa Nga và Georgia xung quanh vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia. Israel lập tức dùng mã nguồn điều khiển các UAV bán cho Georgia để trao đổi với Nga.

Posted Image

Iran dùng hệ thống Tor-M1 để bảo vệ các cơ sở hạt nhân - Ảnh: Defense.pk

RIA-Novosti ngày 29.2 dẫn bức thư do WikiLeaks vừa tung ra cho hay Georgia đã phát hiện mình bị “bán đứng” và vội vã tìm mua UAV thay thế từ một nhà thầu quốc phòng tư nhân tên Idra tại Mexico. Vụ mua bán diễn ra vào tháng 7.2008, một tháng trước khi bùng nổ cuộc chiến 5 ngày giữa Nga và Georgia mà chiến thắng thuộc về Moscow. Theo RIA-Novosti, do biết chiến tranh là không thể tránh khỏi trong khi lại vừa bị Israel “đâm sau lưng” nên giới chức Georgia khi đó rất hốt hoảng. Họ ngỏ ý sẵn sàng bỏ tiền mua thêm đạn dược và trực thăng nhưng không thành do Idra e ngại sẽ làm ảnh hưởng quan hệ Mexico - Nga. Chưa rõ việc trao đổi thông tin giữa Moscow và Tel Aviv có góp phần vào thất bại của Tbilisi trong cuộc chiến 2008 hay không. Sau đó, Georgia tìm cách bán những chiếc UAV bị lộ mã điều khiển cho nước láng giềng Azerbaijan nhưng không rõ có thành công hay không, RIA-Novosti dẫn thư tín của Stratfor cho hay.

Các nước liên quan đều chưa lên tiếng về vụ việc trong khi ngay từ đầu Stratfor đã tuyên bố không bình luận về độ xác thực của các thư tín mất vào tay WikiLeaks. Mới đây, Israel vừa bán cho Azerbaijan máy bay không người lái và một số vũ khí khác trị giá khoảng 1,6 tỉ USD. Đài Press TV dẫn lời giới chức Tehran chỉ trích thỏa thuận này và cho rằng Azerbaijan có thể cho Israel mượn lãnh thổ để làm bàn đạp tấn công Iran.

Israel muốn đánh, Mỹ cố can

Thông tin về việc Israel nắm được thông tin về tên lửa phòng không của Iran xuất hiện giữa lúc nguy cơ xung đột giữa 2 nước đang hiển hiện. Giới chức Tel Aviv ngày càng tỏ ra sốt ruột muốn tấn công phủ đầu các cơ sở hạt nhân của Tehran nhưng đang vấp phải sự can ngăn từ Washington. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama vẫn muốn dùng sức ép kinh tế - ngoại giao để buộc Iran nhượng bộ về vấn đề hạt nhân vì một cuộc chiến mới ở vùng Vịnh sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường trong khi năm nay lại là năm bầu cử tổng thống. Chuyện đánh hay không đánh là trọng tâm cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng cấp Israel Ehud Barak vào ngày 29.2, theo Đài ABC News. Tuy nhiên, giới chức không thông báo rõ về những gì được thảo luận. Ngày 4.3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ thăm Mỹ và hội kiến với Tổng thống Obama vào ngày 5.3. “Chủ đề chính của cuộc đối thoại sẽ là việc Iran đẩy mạnh chương trình hạt nhân”, báo Haaretz dẫn lời ông Netanyahu nói. Có tin Thủ tướng Israel từng tuyên bố nếu cảm thấy cần thiết, nước này sẽ tự hành động mà không cần thông báo cho đồng minh.

Bên cạnh đó, AFP hôm qua dẫn lời Tư lệnh không quân Mỹ Norton Schwartz cho hay lực lượng này đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất khi biện pháp ngoại giao thất bại. Tuy nhiên, ông Schwartz từ chối xác nhận liệu vũ khí của Washington, trong đó có bom phá boong-ke GBU-57 nặng hơn 13 tấn, có khả năng xuyên phá cơ sở hạt nhân của Tehran hay không.

Thụy Miên

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nô lệ" văn hóa

Cập nhật 02/03/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Một sự ngộ nhận văn hóa

Gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc tìm phương án khả dĩ để trùng tu chùa Một Cột (Liên Hoa đài). Vì là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nên những thay đổi của ngôi chùa này luôn thu hút sự chú ý của mọi người, từ việc chùa xuống cấp cho đến việc người ta đem những thứ văn hóa xa lạ xếp đặt vào đó. Chúng tôi từng có lần đề cập đến thực trạng vay mượn, sao chép một cách tùy tiện những sản phẩm văn hóa ngoại nhập và mong muốn mọi người dũng cảm loại bỏ những sản phẩm văn hóa xa lạ với phong cách thẩm mỹ của người Việt ra khỏi các công trình kiến trúc tôn giáo (*).

Bởi với bất cứ lý do gì, dù là một ngôi chùa mới xây, những yếu tố xa lạ với văn hóa, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam mà được đưa vào công trình cũng sẽ gây phản cảm, huống chi điều đó xảy ra với một ngôi chùa cổ, là biểu tượng tâm linh cho dân tộc, trải nhiều thế kỷ thăng trầm mà vẫn khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt.

Thật ngạc nhiên, sự ngộ nhận văn hóa vẫn còn tiếp diễn, khi mới đây người viết đọc được bài phỏng vấn của một tờ báo mạng về chùa Một Cột hiện nay. Bài phỏng vấn cho thấy kiến thức về văn hóa của một vị trụ trì là rất đáng báo động, do không ý thức được vị trí văn hóa lịch sử, tâm linh của di sản này trong lòng Thủ đô Hà Nội, nên phát ngôn tùy tiện. Nhất là đây lại là ngôi chùa có vị trí đặc biệt đối với tâm hồn, tình cảm của người Việt.

Posted Image

Chùm đèn "Tây" trong chùa Một Cột được dư luận quan tâm - Ảnh GDVN

Người viết xin dẫn lại hai điểm mà dư luận quan tâm đến chùa Một Cột: Đó là sự xuất hiện đèn chùm kiểu Tây và sư tử đá theo mẫu Trung Quốc. Thông thường, các nhà chùa vui mừng khi một người nào đó phát tâm tiến cúng những sản phẩm văn hóa có giá trị vào chùa. Tuy nhiên, sản phẩm ấy cần phải thích hợp với không gian văn hóa và kiến trúc của ngôi chùa.

Bởi một ngôi chùa có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt như chùa Một Cột, hàng năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thì những giá trị gốc, tiêu biểu, độc đáo mang phong cách của người Việt phải được phát huy tối đa. Không thể tùy tiện đặt bất cứ sản phẩm công nghiệp phương Tây nào vào, cho dù chúng có giá bạc tỷ.

Ngôi chùa đó là ngôi chùa của quốc gia, Thế nên, không thể chấp nhận một di sản văn hóa quan trọng, độc đáo vào bậc nhất cả nước lại được thêm thắt những sản phẩm văn hóa chắp vá, lai căng.

Sự lệ thuộc trong đời sống văn minh đã là một điều đáng xấu hổ. Sự lệ thuộc trong văn hóa còn di hại nhiều hơn, vì đó là sự lệ thuộc lộ ra sự kém cỏi nhất của một dân tộc. Dân tộc ấy sẽ chẳng còn gì nếu không có văn hóa của riêng mình. Nô lệ văn hóa là vong bản, mà vong bản thì sẽ dẫn đến mất nước.

Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung Quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch, và ngụy biện: "Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật giáo của Việt Nam là Phật giáo Đại thừa du nhập từ Trung Quốc".

Những ai từng được học lịch sử Phật giáo Việt Nam đều biết Phật giáo (cả Nam lẫn Bắc truyền) được du nhập vào Việt Nam theo ngả nào. Và Phật giáo thời Lý - Trần dù có sự ảnh hưởng nhất định bởi Thiền tông Trung Hoa, nhưng những phong cách kiến trúc, thẩm mỹ, điêu khắc chưa từng "là một" với Trung Hoa bao giờ.

Chính sự hiện diện của chùa Một Cột cho đến hôm nay và vô số những di chỉ khảo cổ trên khắp mọi miền đất nước đã chứng minh điều đó.

Điêu khắc sư tử đá có trong kiến trúc cổ Ấn Độ và là mô-típ quen thuộc trong kiến trúc Phật giáo ở nhiều quốc gia. Nhưng điêu khắc sư tử Việt, Chăm, Hoa, Khơ-me đều có những phong cách riêng. Các mẫu sư tử có từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng mà chúng tôi từng tìm hiểu đều có phong cách riêng, không lẫn với bất cứ quốc gia nào.

Sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu những sư tử mang phong cách của người Việt xuất hiện một cách hài hòa trong các công trình kiến trúc Phật giáo. Hài hòa thì phải tương thích với không gian, từ màu sắc, kích cỡ cho đến dụng ý sắp đặt.

Chùa Một Cột khá nhỏ, nhưng gần đây nhìn vào mặt tiền bỗng thấy ngay đôi sư tử màu trắng to vật vã án ngữ, gây choán không gian và làm cho lệch tông trong kiến trúc. Hơn nữa lại là mẫu sư tử Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các nhà dân hay công sở... Chính cái lối bắt chước vô ý thức của nhiều người Việt sẽ khiến cho người đời sau ngộ nhận về điêu khắc Việt Nam.

Posted Image

Những bày biện thế này được cho là để... yểm long mạch - Ảnh GDVN

"Nô lệ" văn hóa là vong bản

Thực tế, việc đặt sư tử đá kiểu mẫu Trung Quốc tại chùa Một Cột và nhiều di tích khác đã bị giới nghiên cứu văn hóa phê bình từ lâu. Cụ thể ở đền Đô (Bắc Ninh), người ta đã lắng nghe sự góp ý của giới nghiên cứu văn hóa và đem đôi sư tử đá Trung Quốc ấy bỏ đi, trả lại không gian trong sạch vốn có cho ngôi đền.

Do đó, chỉ cần có một chút ít hiểu biết văn hóa tối thiểu thì sẽ thấy cần đưa ngay những thứ rác văn hóa ấy ra khỏi ngôi chùa Một Cột Tổ tiên người Việt trong khi tiếp nhận tinh hoa văn hóa bên ngoài nhưng đều ý thức giữ lại hồn cốt của người Việt. Vì thế từ trong điêu khắc, kiến trúc, thẩm mỹ đều có bàn tay sáng tạo với nhận thức rất rõ về văn hóa, dân tộc của mình.

Có thể nói, những yếu tố văn hóa lạ xuất hiện ồ ạt trong các ngôi chùa Việt trong những năm gần đây một lần nữa là cảnh báo đối với chúng ta. Đặc biệt, các loại đồ thờ cúng, tượng Phật Đài Loan, Trung Quốc sản xuất công nghiệp xuất hiện tràn lan trong các chùa và tư gia Phật tử.

Vì vậy, thiết nghĩ, các ban, ngành chuyên môn cần phải có những chiến lược văn hóa, cụ thể cho từng giai đoạn, nếu không khi các vị trụ trì, và các thí chủ đi nước ngoài về sẽ mang theo đủ các loại "phong cách Tây - Tàu" hỗn độn du nhập vào. Tại sao không thể sản xuất những mẫu tượng và đồ thờ cúng mang phong cách truyền thống Việt Nam?

Sự lệ thuộc trong đời sống văn minh đã là một điều đáng xấu hổ. Sự lệ thuộc trong văn hóa còn di hại nhiều hơn, vì đó là sự lệ thuộc lộ ra sự kém cỏi nhất của một dân tộc. Dân tộc ấy sẽ chẳng còn gì nếu không có văn hóa của riêng mình. Nô lệ văn hóa là vong bản, mà vong bản thì sẽ dẫn đến mất nước.

Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.

Thái Nam Thắng

======================

Buồn nhỉ? Đâu phải chỉ có một chuyện nhỏ như cái chùa Một Cột vậy. Cả một truyền thống gần 5000 năm văn hiến Việt bị phủ nhận thì những bậc "trí thức" không thấy ai đứng ra phản biện cả?!? Đâu hết cả rùi? Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

ASEAN thức tỉnh trước đòn thâm sâu của Bắc Kinh

Cập nhật 15/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image"Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". 30 Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối.

>> Hải quân Trung Quốc mạnh cỡ nào?

>> Cán cân quân sự tại Biển Đông: Đang chơi trò đuổi bắt

Việt Nam

Bắt tay vào chương trình hiện đại hóa nhanh chóng năm 2009, Việt Nam rõ ràng đã tập trung vào công nghệ với một sự việc bất ngờ ở Biển Đông trong tâm trí. Không lực Việt Nam không chỉ mua các chiến đấu cơ Su-30MKV mới mà còn đặt chúng ở Biên Hòa, gần với Quần đảo Trường Sa, thay vì gần Hà Nội. Trong khi đó, hiểu rõ vị trí đứng đầu của Trung Quốc về năng lực chiến đấu trên biển, hải quân Việt Nam chọn cách không mua thêm các tàu mặt nước mà đầu tư vào các tàu ngầm lớp Kilo và các cơ sở cảng để hỗ trợ cho chúng. Và hợp đồng mua 6 tàu ngầm đảm bảo rằng ít nhất 2 tàu ngầm có thể cùng tuần tra một lúc. Một sự tính toán hoạt động tương tự có thể đã dẫn tới các cuộc đàm phán giữa Việt Nam với Nga hồi tháng 8/2011 để mua thêm các khẩu đội tên lửa bờ biển K-300P được trang bị các tên lửa hành trình P-800 Yakhont có tầm bắn 300km. Những khẩu đội tên lửa di động này hoạt động từ bờ biển Việt Nam sẽ giúp giữ cho các tàu chiến đối phương ở xa bờ, mặc dù tầm bắn của chúng không đủ bao trùm quần đảo Trường Sa.

Việt Nam đã có nhiều bước đi hợp lý để xây dưng lại năng lực ngăn chặn quân sự thông thường ở Biển Đông. Còn nhiều việc nữa cần được thực hiện. Việt Nam sẽ làm tốt để mua thêm các khẩu đội tên lửa đất đối không S-300PMU nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc phòng của nước này ở căn cứ không quân Biên Hòa và căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh. Ở một mức độ cơ bản hơn, nước này có thể cải thiện sự ẩn giấu và sự tồn tại của các cơ sở này. Điều đó có thể bao gồm các nhà chứa máy bay được gia cố chắc chắn và kho nhiên liệu, các thiết bị sửa chữa đường băng, và chuẩn bị cho các cơ sở hỗ trợ luân phiên, trong đó có các tàu tiếp liệu cho các tàu ngầm.

Tuy nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Việt Nam sẽ là cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các lực lượng. Đối với phần đa số, điều đó đồng nghĩa với các mức độ bảo trì và huấn luyện cao hơn, nhằm đảm bảo rằng thêm nhiều nền tảng chiến đấu nữa luôn sẵn sàng hoạt động và có năng lực triển khai nhanh.

Tuy nhiên, do kinh nghiệm duy nhất có được từ trước về tàu ngầm là các tàu ngầm nhỏ lớp Yugo mà Việt Nam mua từ Triều Tiên năm 1997, hải quân Việt Nam sẽ có một đường cong học tập gấp khi có trong tay các tàu ngầm lớp Kilo.

Trung Quốc đã mua loạt tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của mình hồi những năm 1990, và nước này phải khắc phục một loạt các bài thực hành bảo dưỡng yếu kém dẫn tới hỏng hóc thiết bị. Bên cạnh đó, các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam sẽ phải dốc sức huấn luyện về chiến tranh tàu ngầm nhiều như huấn luyện về chiến tranh trên biển để khai thác các điểm yếu của Trung Quốc. Để làm như vậy, họ có thể hợp tác với hải quân nước ngoài, chẳng hạn như Nhật Bản, nước đặc biệt thành thạo về chiến tranh chống tàu ngầm.

Đối với không quân Việt Nam, họ sẽ cần tăng cường số giờ bay cho các phi công Su-27SK và Su-30MKV cũng như phối hợp các bài huấn luyện chiến đấu thực tế hơn nữa. Họ cũng cần bổ sung các năng lực radar vượt quá đường chân trời và HF-DF trên đất liền, hoặc cân nhắc mua thêm các tài sản giám sát, chẳng hạn như máy bay tuần tra biển có hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, để đảm bảo rằng các chỉ huy hải quân và không quân của nước này có thể cực đại hóa việc sử dụng các lực lượng nhỏ hơn của họ.

Tuy nhiên, có thể thách thức lớn nhất của Hà Nội là thanh toán chi phí hoàn tất và duy trì các hợp đồng mua vũ khí hạng nặng mới.

Chi phí hoạt động hàng năm của một tàu ngầm điện-diesel có thể ngốn trung bình hàng chục triệu đôla. Các khoản này cộng với phí tổn hàng năm chắc chắn sẽ kéo căng ngân sách quốc phòng của Việt Nam.

Philippines

Với phần lớn Quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Philippines chỉ vài trăm kilomet, nước này có vị thế tốt để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Tuy nhiên, Philippines gần như không có khả năng làm điều đó. Sau nhiều thập niên chiến đấu chống quân phiến loạn trên toàn quốc đảo, quân đội nước này đã hoàn toàn hướng vào an ninh nội địa. Phụ thuộc nặng nề vào hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ để bảo vệ bên ngoài, Philippines đã để cho không quân và hải quân nước này sa sút. Cũng giống như Hà Nội, Manila đã thừa nhận cần phải hiện đại hóa các lực lượng thường của mình, nhưng cho đến gần đây vẫn chưa dành hết các nguồn lực để thực hiện cải tổ.

Posted Image

Ảnh minh họa: diplomat

Vào cuối năm 2005, Philippines đã ngừng hoạt động các chiến đấu cơ F-5A cuối cùng của nước này, khiến cho đất nước không còn chiến đấu cơ phản lực nào nữa. 10 năm trước đó, các máy bay này đóng một vai trò trong việc khẳng định chủ quyền của Philippines ở Quần đảo Trường Sa khi Trung Quốc bất ngờ chiếm bãi đá ngầm Mischief. Lúc đó, không quân Philippines triển khai các chiến đấu cơ tới Puerto Princesa trên Đảo Palawan, nơi họ có thể yểm hộ hải quân Philippines khi họ dỡ các cột mốc Trung Quốc khỏi 4 mỏm đá và bãi cát ngầm khác.

Hải quân Philippines cũng trong tình cảnh tương tự. Khi họ vận hành hàng chục tàu tuần tra ven biển hỗ trợ các lực lượng chống phiến quân của quân đội, nòng cốt của hạm đội ngoài khơi của nước này là 3 tàu hộ tống lớp Jacinto mua của Anh sau khi Anh giải tán đội tàu chiến Hongkong.

Mãi cho tới gần đây, chiến hạm quan trọng khác duy nhất của Hải quân là Rajah Humabon, một tàu khu trục hộ tống có từ thời Thế chiến II. Được trang bị các súng 76mm và không hề có tên lửa hành trình chống hạm hoặc hệ thống phòng thủ chống tên lửa, các tàu này hạn chế về giá trị trong chiến đấu hải quân hiện đại.

Mặc dù vậy, vào cuối năm 2010, rất ít người tin quân đội Philippines có thể đạt được thành tích đáng kể trước khi bắt đầu Chương trình Nâng cấp Năng lực 2012-2018. Nhưng sự quyết đoán mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm thay đổi điều đó. Năm 2011, Manila đã mua 2 tàu hạng Hamilton của Mỹ đã nghỉ phục vụ. Mặc dù các tàu này có chi phí bảo trì cao và được trang bị vũ khí không hơn các tàu hộ tống lớp Jacinto, chúng từng được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon RGM-84 và thiết bị phát hiện tàu ngầm, và hải quân Philippines sau này có thể trang bị thêm khi có tiền.

Hơn nữa, các tàu này có thể cung cấp cho Hải quân Philippines các hệ thống radar tìm kiếm trên không chuyên dụng đầu tiên của họ cùng các nền tảng trực thăng trên tàu đầu tiên, vốn sẽ cung cấp 2 trực thăng hạng nhẹ giúp mở rộng các năng lực giám sát của các tàu. Tuy vậy, các tàu này không có hệ thống phòng không cơ bản và do đó sẽ đòi hỏi lực lượng yểm hộ phải hoạt động hiệu quả trong chiến tranh hiện đại.

Bất chấp các hợp đồng gần đây, chương trình hiện đại hóa quân sự của Manila vẫn ở giai đoạn sơ khởi. Vào đầu năm 2011, hải quân Philippines mua các thiết kế cho một lớp các tàu tuần tra xa bờ biển từ Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ, loại cung cấp sự hỗ trợ về bảo trì và máy móc cho Hải quân Mỹ. Trong khi đó, không quân Philippines vừa mới bắt đầu phác ra các kế hoạch mua một phi đội máy bay đa năng mới chế tạo. Đến nay, các chiến đấu cơ F/A-18 và MiG-29 đã được đề cử là các ứng viên thích hợp, nhưng một lựa chọn nhiều khả năng hơn sẽ là F-16C/D rẻ hơn nếu như ngân sách lại bị thu hẹp.

Quan trọng không kém, không quân Philippines không nên bỏ qua việc mua các máy bay tuần tra biển có sức chịu đựng lâu để có thể giám sát liên tục gần Quần đảo Trường Sa, do thời gian bay từ các căn cứ không quân chính ở Luzon rất dài.

Chắc chắn nếu Manila theo đuổi đến cùng cam kết mới của nước này nhằm thu về các mặt hàng quân sự trong 5 năm tới, không quân và hải quân Philippines có thể phục hồi sức mạnh. Nhưng những đơn hàng như vậy cần được xem xét thận trọng, không chỉ qua lăng kính của các hoạt động không quân và hải quân, mà còn với sự am tường về mức phí tổn để duy trì các lực lượng thông thường trong thời gian dài. Một lựa chọn mà Manila có thể theo đuổi sẽ là tối đa hóa lợi thế về vị thế địa lý của mình đối với Quân đảo Trường Sa, và đương đầu với thách thức kiểm soát biển ở Biển Đông bằng một lối tiếp cận bất đối xứng. Thay vì đối đầu với các lực lượng Trung Quốc với các lực lượng tương đương, họ có thể làm điều đó bằng một chiến lược được xây dựng xung quanh các hàng rào phòng thủ ven biển vốn có chi phí mua và bảo trì ít tốn kém hơn.

Đảo Palawan chỉ cách 450km từ các phần xa nhất của quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền. Các tên lửa di động từ mặt đất, chẳng hạn như RGM-84L Harpoon của Mỹ, BrahMos PJ-10 của Ấn Độ, hoặc các tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont của Nga có tầm bắn khoảng 300km, có thể khống chế hầu hết các vùng biển tranh chấp. Hai hoặc ba khẩu đội tên lửa như vậy được đặt trên các xe bánh xích và nằm rải rác dọc hệ thống đường bộ dài có thể phóng ra hỏa lực tập trung mà Philippines thiếu hụt, trong khi làm giảm khả năng Trung Quốc có thể đánh chặn họ bằng một cuộc không kích hoặc một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. Các lực lượng này sẽ không phải đối mặt với các lợi thế của Trung Quốc về công nghệ vũ khí phòng không hoặc chống hạm. Tất nhiên, những hàng rào phòng thủ ven biển như vậy đòi hỏi các máy bay tuần tra biển phải cung cấp những phát hiện vượt quá đường chân trời cùng các dữ liệu theo dõi mục tiêu và sự phối hợp cần thiết để phóng một loạt tên lửa đồng thời. Nhưng do tầm phát hiện hơn 600km của hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AN/APS-145, một chiếc E-2C vận hành nó có thể tuần tra tốt trong không phận Philippines và có các hệ thống tên lửa đất đối không bảo vệ nó từ mặt đất.

Philippines sau đó có thể gia cố cấu trúc phòng thủ ven biển nòng cốt đó bằng một số lượng nhỏ các chiến đấu cơ giành ưu thế trên không và các tàu có sức chịu đựng cao. Một khái niệm chiến lược như vậy sẽ làm giảm bớt sự cần thiết phải đặt mua, bảo dưỡng và đào tạo một lực lượng không quân và hải quân có chi phí cao hơn và lớn hơn mà sẽ được cần đến để phóng ra một lượng hỏa lực tương đương để chọc thủng các hàng rào phòng thủ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Đông Nam Á

Brunei và Malaysia cũng có những tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa, trong khi Indonesia có một tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc xa hơn về phía nam. Nhưng rơi vào bất ổn nội địa trong hơn một thập niên, Indonesia không hiện đại hóa quân đội một cách thích hợp kể từ những năm 1990. Tuy danh sách vũ khí của không quân nước này bao gồm 10 chiến đấu cơ F-16A/B, 5 chiếc Su-27SK, và 5 chiếc Su-30MK fighters, hầu hết đều đáng ngờ về khả năng phục vụ. Trong khi đó, hải quân Indonesia chủ yếu được trang bị các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã lỗi thời với các radar tìm kiếm có tầm phát hiện hạn chế đến mức chúng chỉ vượt quá tầm bắn của các tên lửa hành trình chống hạm. Chỉ sau khi hải quân Indonesia tiếp nhận chiếc cuối cùng trong 4 tàu khu trục lớp Sigma mới năm 2009 thì họ mới cải thiện một cách khiêm tốn năng lực chiến đấu hải quân. Trong khi đó, khả năng phóng sức mạnh ra Biển Đông của Brunei là rất nhỏ.

Trong số các bên khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Malaysia có lực lượng hải quân và không quân hiện đại nhất. Tuy nhiên, thách thức hoạt động lớn nhất của nước này nằm ở số lượng hạn chế các nền tảng chiến đấu. Do đó, nước này cần cực đại hóa tất cả các nền tảng, có nghĩa là phải trang bị thêm cho các tàu ngầm lớp Scorpene bằng động cơ đẩy độc lập khí để mở rộng khả năng tuần tra dưới nước của chúng. Và cũng giống Việt Nam, nước này cần tập trung vào cải thiện tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của hải quân và không quân.

May cho Malaysia, nước này có các căn cứ hải quân và không quân gần Kota Kinabalu và Labuan mà có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh chóng các lực lượng vào Biển Đông. Thêm vào đó, các tàu hậu cần lớp Sri Indera Sakti được thiết kế để hỗ trợ các tàu chiến hải quân triển khai trước tới các cảng dân sự dọc bờ biển Borneo. Nhưng việc hoàn thành căn cứ hải quân mới ở Vịnh Sepanggar, cách Kota Kinabalu 12km về phía bắc, liên tục bị trì hoãn sau 12 năm xây dựng. Tuy vậy, hải quân và không quân Malaysia đã tăng cường các cuộc tập trận trong khu vực, và sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung lớn dựa trên một sự kiện bất ngờ ở Biển Đông năm 2012. Những nỗ lực như vậy nhằm nâng cao tính sẵn sàng phải tiếp tục với cường độ ngày càng lớn nếu các lợi thế của Trung Quốc được bồi đắp.

Kết luận

Với cách hành xử quyết đoán hơn của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, các bên tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á phải nhận ra họ đang đối mặt với một thách thức lớn. Các năng lực quân sự của họ không thể được tái thiết ngày một ngày hai và các tình trạng khẩn cấp về kinh tế hoặc chính trị có thể làm trật bánh các kế hoạch hiện đại hóa đã được sắp đặt rất tốt của họ. Do các nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đã gặt hái được lợi ích của 15 năm đầu tư thích hợp, hải quân và không quân nước này sẽ có một lợi thế quyết định đối với các nước khác ở Đông Nam Á, cho đến khi các chương trình hiện đại hóa của họ có thể đạt được tiến bộ xa hơn.

Một khi tàu sân bay mới của Trung Quốc và dàn chiến đấu cơ của nó đi vào hoạt động đầy đủ, hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua được những bất lợi về công nghệ và địa lý trước đó của họ ở Biển Đông. Để đối phó, các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm cách khắc phục khó khăn tài chính của việc hiện đại hóa quân đội, tận dụng lợi thế về vị thế nằm gần khu vực tranh chấp, và cực đại hóa tính sẵn sàng về hoạt động và cấu trúc của các hàng rào phòng thủ.

Tuy nhiên, cho đến khi các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện được sức mạnh quân sự của mình thì chỉ ảnh hưởng từ một cường quốc bên ngoài mới có thể khôi phục sự cân bằng. Vì thế, một khi các thành viên chủ chốt của ASEAN thay đổi đánh giá của họ về các ý định của Trung Quốc, thì không ngạc nhiên mấy khi họ chấp nhận sự dính dáng nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp khu vực. Đối với Mỹ, nước này phải thận trọng khi mang mãi phần lớn gánh nặng cân bằng. Nước này cũng phải tránh bị kéo vào một cuộc tranh đua với Trung Quốc để giành các đồng minh ở Đông Nam Á thông qua viện trợ kinh tế và quân sự - một chính sách phát sinh ra tham nhũng và nhờ vả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tuy hoàn cảnh này mang lại cho Mỹ một cơ hội để củng cố các mối quan hệ trong khu vực, nước này sẽ phải thận trọng để không sa vào những sắp xếp kém linh hoạt mà vô tình kéo căng quá mức các lực lượng của nước này, đặc biệt là vào lúc bắt đầu của một thời kỳ mà chi tiêu quốc phòng của Mỹ có thể sụt giảm. Điều quan trọng nhất mà Mỹ có thể làm cho các nước Đông Nam Á là giúp họ tự bảo vệ mình thông qua các hợp đồng vũ khí tăng dần và tư vấn quân sự.

Cách đây 15 năm, tôi dám chắc trong tạp chí Orbis rằng: "Trước khi các lãnh đạo Trung Quốc tin quân đội của họ đủ mạnh để chiến thắng hoặc các đối thủ của họ quá yếu để kháng cự, họ sẽ tiếp tục kiềm chế đưa quân của mình vào một cuộc tấn công chính thức (ở Biển Đông)". Ngày nay, điều đó vẫn đúng. Những gì thay đổi trong thời gian chuyển tiếp đó là các lực lượng Trung Quốc lớn mạnh hơn còn các lực lượng ở Đông Nam Á lại yếu đi tương đối. Nhiều yếu tố góp phần tạo nên thực trạng này, trong đó có các thời kỳ khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị, và sự lạc quan rằng các ý định về lãnh thổ của Trung Quốc có thể được kiềm chế bằng cách xã hội hóa các quy chuẩn đa phương của ASEAN. Mãi gần đây các nước ASEAN mới hoàn toàn thức tỉnh trước sự thay đổi cán cân quân sự và trước sự thâm sâu trong quyết tâm của Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc họ kiểm soát phản ứng đối với những thách thức này giờ đây sẽ tác động một cách nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của họ trong những năm sắp tới.

Thanh Hảo dịch theo viet-studies

==========================

Nếu chỉ so sánh tương quan giữa ASEAN với Trung Quốc thì có vẻ như Trung Quốc mạnh thật. Nhưng khổ nỗi thế giới mỗi lúc một khác. Thời mà Hoàng Đế Trung Hoa ban chiếu phong vương cho các nước lân bang qua rồi. Ngày ấy Kha Luân Bố chưa tìm ra châu Mỹ, Dân Đông Nam Á chỉ nhìn tới Ấn Độ và chưa biết tới Ai Cập. Đi ngựa từ Mục Nam Quan đến Thăng Long phải thay ngựa chạy cũng hết mấy ngày đường.Còn bây giờ thì một tay lái xe ẩu bị cảnh sát bắt ở Urugoay người ta cũng biết, bay từ đây sang Hoa Kỳ hết có 22 tiếng đồng hồ...."Quân tử tùy thời biến dịch" ấy là Lý học bảo thế. Bởi vậy, những cái nhìn thiển cận chỉ khiến tự làm khổ mình.

Đúng là thằng tàu không dễ gì ăn hiếp khu vực Đông Nam Á. Cảm ơn bác đã post bài viết phân tích khá sâu về tình hình Biển Đông. Mấy hôm nay nghe chúng nó bắt ngư ta đánh đập, cháu tức sôi gan thật mà không biết làm gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là thằng tàu không dễ gì ăn hiếp khu vực Đông Nam Á. Cảm ơn bác đã post bài viết phân tích khá sâu về tình hình Biển Đông. Mấy hôm nay nghe chúng nó bắt ngư ta đánh đập, cháu tức sôi gan thật mà không biết làm gì.

Nhưng hành vi của tụi Tàu gây hấn ở Biển Đông sai lầm rất lớn về tầm nhìn chiến lược. Sai lầm đó ngu đến mức mà tôi cứ nghĩ là những tay cố vấn của họ là gián điệp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng hành vi của tụi Tàu gây hấn ở Biển Đông sai lầm rất lớn về tầm nhìn chiến lược. Sai lầm đó ngu đến mức mà tôi cứ nghĩ là những tay cố vấn của họ là gián điệp.

Bác nói cháu mới nghĩ ra, cũng vì chính sách hiếu chiến của một bộ phận dân tộc chủ nghĩa xem dân tộc Hán là thượng đẳng trong PLA mà vô hình trung đã tạo cơ hội cho Mỹ quay lại khu vực Đông Nam Á, khu vực trước đây mấy năm TQ xem là "ao nhà". Chính sự hiếu chiến theo cách nước lớn hiếp đáp nước bé để hi vọng giành lấy nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú tại Biển Đông (mà sau này có thể họ đã sai lầm khi dự đoán nguồn dầu mỏ thấp hơn dự tính ban đầu nhiều lần )đã làm cho giới quân sự phương tây thức tỉnh từ sau Cuộc chiến Việt Nam năm 1975, làm cho thế giới biết đến khu vực năng động này. Bà Hilary Clinton, sau vụ TQ gây hấn tàu thuyền trong khu vực đã tuyến bố người Mỹ cần phải quay lại giành vị trí chiến lược này, hợp tác tiểu vùng sông Mekong đã có nguồn tài trợ đáng kể là bước đi khôn ngoan đầu tiên của họ, con đập Xayaburi tại Lào nếu không có tiếng nói thượng nghị sĩ Jim web thì có lẽ đã khởi công xây dựng rồi và phần thiệt hại cho người dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là rất lớn.

Sự hung hăn ngu dốt và lộ liễu của thằng Tàu đã làm cho thế giới ngày càng cô lập họ mà thôi. Cháu cảm thấy yên tâm khi ngày càng có các nước bạn như Ấn, Hàn, Nhật hợp tác nhiều với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng, đó là đòn bẩy và niếm tin để người Việt chúng ta đánh bại kẻ hung hăn phương bắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý: biểu tình chống xây dựng đường sắt cao tốc

Thứ Sáu, 02/03/2012, 15:27 (GMT+7)

TTO - Hàng ngàn người dân khắp nước Ý đã biểu tình rầm rộ chống dự án đường sắt cao tốc Ý - Pháp đang được xây dựng.

Posted Image

Người dân miền bắc nước Ý biểu tình chống dự án xây dựng đường sắt cao tốc Pháp - Ý - Ảnh: Press TV

Khoảng 1.000 người ở làng Val di Susa, thung lũng Alpine đã phong tỏa các phần đường cao tốc, bao vây công trường xây dựng tuyến đường, dựng rào chắn phong tỏa các con đường và đốt vỏ xe biểu tình.

Biểu tình cũng diễn ra tương tự ở Bologna, Genoa, Trieste, Palermo... và đã có dấu hiệu leo thang thành bạo động. Tại Milan, đụng độ xảy ra khi cảnh sát bắn hơi cay vào hàng trăm người biểu tình ở nhà ga Centrale trong khi người biểu tình phong tỏa trạm xe lửa và đường sá. Thậm chí, người dân chiếm cả đường ray dẫn vào nhà ga chính của khu vực Val di Susa, không cho các chuyến xe lửa khởi hành.

Tại Rome, khoảng 100 người đã đốt thùng rác ven đường và tràn vào các văn phòng của Đảng Dân chủ cánh tả (PD) do đảng này đã thờ ơ với cuộc biểu tình của dân.

Cơ quan an ninh Rome cho biết 29 nhân viên cảnh sát đã bị thương trong các vụ đụng độ, trong khi có đến 100 người biểu tình bị thương.

"Những gì mà tôi chứng kiến suốt đêm là một cuộc chiến tranh thật sự. Họ không thể giải quyết vấn đề bằng gậy gộc và hơi ga được. Chính phủ phải lắng nghe dân” - Sandro Plano, người dân Val di Susa, nói.

Bất chấp phản ứng của người dân, Chính phủ Ý cho biết họ vẫn tiến hành xây dựng tuyến đường trên. Dự án đã được Chính phủ Pháp và Ý ký năm 2001 với vốn đầu tư 20 tỉ USD.

Người dân Ý cho rằng dự án trên sẽ phá hủy môi trường, làm hỏng cảnh quan thiên nhiên và lãng phí tiền công, số tiền thay vì được dùng giải quyết khủng hoảng kinh tế Ý hiện nay.

MỸ LOAN (Theo Reuters)

===============================

Một cuộc tranh chấp thể hiện chỉ số IQ. Híc! Chính phủ Pháp Ý với những người dân biểu tình nên "Oẳn tù tì". Chứ biểu tình thế này mệt quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?

(Đây là phần lược dịch bài nói của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.

Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:

Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Link: http://batkhuat.net/tl-sudangso-cuanuocmy.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người này nói lên được vài điểm mạnh của Hoa Kỳ. Nhưng những điểm mạnh mà tác giả nói đến chỉ mang tính thời gian. Điểm mạnh căn bản nhất thì lại không thấy nói đến:

- Là một nhà nước đa sắc tộc. Nhưng tất cả các dân tộc sống trên đất Hoa Kỳ đều được phép bảo tồn văn hóa của mình không bị sức ép hủy diệt văn hóa.

Đây là sức mạnh lớn nhất và mang tính vượt thời gian. Còn ba điểm mạnh mà tác giả phân tích, gồm:

* Cơ chế dân chủ.

* Độ lượng khoan dung.

* Sức mạnh đạo đức.

Tuy là hiện thực nhưng đều có thể thay đổi với thời gian. Tuy nhiên có một điểm rất đáng chú ý - nhưng rất tiếc tác giả lại không coi là điểm mạnh chủ yếu - đó là:

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào.

Sự Đáng Sợ Của Nước Mỹ ?

(Đây là phần lược dịch bài nói của ông Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc.

Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi." Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: "Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.

Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:

Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Link: http://batkhuat.net/...o-cuanuocmy.htm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người này nói lên được vài điểm mạnh của Hoa Kỳ. Nhưng những điểm mạnh mà tác giả nói đến chỉ mang tính thời gian. Điểm mạnh căn bản nhất thì lại không thấy nói đến:

- Là một nhà nước đa sắc tộc. Nhưng tất cả các dân tộc sống trên đất Hoa Kỳ đều được phép bảo tồn văn hóa của mình không bị sức ép hủy diệt văn hóa.

Đây là sức mạnh lớn nhất và mang tính vượt thời gian. Còn ba điểm mạnh mà tác giả phân tích, gồm:

* Cơ chế dân chủ.

* Độ lượng khoan dung.

* Sức mạnh đạo đức.

Tuy là hiện thực nhưng đều có thể thay đổi với thời gian. Tuy nhiên có một điểm rất đáng chú ý - nhưng rất tiếc tác giả lại không coi là điểm mạnh chủ yếu - đó là:

Sáng post bài vào nhưng có việc phải đi nên chưa nói được ý của mình. Sức mạnh của nước Mỹ ở 2 điểm: dân chủ và không chiếm cứ lãnh thổ. Tuy nhiên, bài viết này không chỉ ra được điểm yếu của nước Mỹ: đó là sức mạnh, chiều sâu văn hóa, lòng tự hào dân tộc. Người Mỹ chỉ đem lại cho người ta cái gọi là bè chứ chưa phải là bạn, nghĩa là khi nào có lợi thì cùng làm, nhưng dám hy sinh, chịu thiệt thòi vì nhau thì chưa có. Đó cũng chính là lý do mà nước Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục thất bại trong trung, dài hạn ở những nơi có chiều sâu văn hóa. Điển hình:

- Thất bại ở VN, dân tộc có truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc bậc nhất trên thế giới;

- Thất bại trong việc gây ảnh hưởng với Ấn Độ và Pakistan;

- Thất bại trong việc kiểm soát Áp-ga-nix-tan;

- Thất bại trong việc áp đặt cho I-rắc;

- Đang lúng túng trong việc kiềm tỏa Trung Quốc ...

Tới đây, với các tay chơi hiện tại, nếu nước Mỹ vẫn là ông Obama hoặc 1 trong những ứng viên tổng thống hiện nay cầm quyền và TQ là ứng viên Tập Cận Bình, tôi tin nước Mỹ sẽ thất bại trong ván cờ kiềm tỏa Trung Quốc, một quốc gia được thừa hưởng khá nhiều từ nền văn minh phương Đông lỗi lạc! Dài hạn hơn thì phải chờ vào việc xuất hiện các nhân tố mới!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay