Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đi chùa, giải sao thế nào cho đúng?

17/01/2012 07:23:14

Posted Image- Đi chùa đầu năm và lễ cúng sao giải hạn là một tập tục tồn tại từ lâu và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Mọi người, mọi nhà thi nhau cúng lễ dâng sao giải hạn để bớt các rủi ro, tai nạn khi gặp vận hạn sao xấu.

Vậy có đúng "sao" làm nên vận hạn con người? Giải sao có tránh được hạn, chăm đi chùa có thành "chính quả"… Nhân dịp đầu Xuân, PV KH&ĐS đã có cuộc trao đổi với Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội), Thư ký văn phòng 1, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Posted Image

Đại đức Thích Thanh Huân

Đắc quả do cách sống mỗi ngày

Thưa Đại đức, đầu năm du lịch lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nhưng hoàn toàn lại không phải là những ngày trọng đại của Phật giáo?

Phong tục của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mỗi năm theo chu kỳ đều có những kỷ niệm thiêng liêng. Ở Việt Nam, tiết xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên người ta nghĩ nhiều đến việc thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc... số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới đức linh thiêng, tổ tiên, dòng tộc. Phật Giáo coi tiết xuân bắt đầu từ 23 Tháng chạp và lấy một số ngày trong tháng như: 1, 14, 15, 23, 29... là ngày chay tịnh, giáo dục phật tử sống thanh đạm để tu nhân hướng thiện.

Nhiều người quan niệm, muốn đắc đạo không những chỉ đi nhiều chùa mà một số chùa như Hương Tích, Yên Tử... phải đi đủ 5 - 7 năm liên tục mới được, điều đó có đúng không, thưa Đại đức?

Đó là sự suy diễn đồn đại trong dân gian không có cơ sở. Đi vãn cảnh chùa hành hương đầu năm trong tiết cảnh xuân thiêng liêng thuần khiết mục đích là hướng con người ta tới cảnh đẹp, cái đẹp, con người hòa quyện với thế giới thiên nhiên và gần gũi nhau, bỏ qua mọi điều xấu, sống hướng thiện, làm điều tốt để có nhân quả tốt. Việc lễ cao, cỗ đầy, đi nhiều chùa... không giúp cho trả được nghiệp báo đã gây tạo nên mà việc đắc quả, hưởng phúc là do chúng ta thực hành hàng ngày trong cuộc sống: tu tâm dưỡng tính, tránh xa các việc xấu, tạo tội tạo nghiệp... sống thanh thản, an vui. Do đó, có tâm Phật độ, có điều kiện thì lên chùa, đi chùa vãn cảnh, còn không thì gần đâu lễ đó, lễ tại gia sao cho có tâm là được. Việc bày biện cúng lễ, đi chùa để kêu cầu hưởng lộc nhưng không có tâm thì chỉ giúp làm bận rộn mà không giải quyết việc gì.

Posted Image

Lễ chùa đầu năm

Sao không chiếu mệnh, hạn bởi "nhân quả"

Không chỉ đi chùa đầu năm, các gia đình còn đến các chùa để làm lễ "dâng sao, giải hạn" cho gia đình để tránh tai ương trong cả năm. Thực tế, sao có "chiếu" vận tốt, vận xấu cho con người không, thưa Đại đức?<br style="font-style: italic; ">

Căn cứ vào kinh sách của nhà Phật, theo lời Phật dạy thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho phật tử cả. Tuy vậy, văn hóa Phật giáo du nhập nền văn hóa phương Đông, chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, trong đó có cả nghi lễ cúng sao bắt nguồn từ Trung Quốc, được nhân dân tin dùng. Trước đây, lễ cúng sao thường được làm trong dân nhưng đến thời Pháp thuộc, các nghi lễ bị cấm, nên người dân đến chùa để cúng. Trong Phật giáo có lễ cầu an, cầu phúc cho dân đầu năm nên các vị tu sĩ Phật giáo đã kết hợp, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng mà tổ chức các buổi lễ theo đúng nghi thức thuần túy Phật giáo, để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác.

Điều đó có nghĩa là không có sao chiếu làm ảnh hưởng tới sự may rủi của mỗi con người trong một năm?

Sao chiếu mệnh liên quan đến thế giới quan của con người với thế giới xung quanh là môn khoa học huyền bí chưa được lý giải nhưng không phải không có căn cứ. Bởi con người là tiểu vũ trụ, chịu ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, của bao la vũ trụ, không gian, thời gian... tức là chịu tác động của mối quan hệ giữa Thiên - Địa - Nhân. Người xưa đã có tổng kết, tính toán phân chia thời gian, không gian, vũ trụ, tinh tú... thành năm, thành vận, theo can chi, ngũ hành... và xác định được theo chu kỳ vận chuyển trong vũ trụ, bản mệnh mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng của một vài sự kiện tốt hoặc xấu mà người xưa gọi là sao, hạn...

Theo một số sách Trung Quốc thì có 10 ngôi sao phát sáng trên trời là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch. Các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành và hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu và người ta tin rằng, việc cúng lễ sẽ giúp giảm được tai nạn khi gặp sao xấu.

Vậy có nghĩa là cúng sao sẽ tránh được cho con người các "tai ương"?

Con người có may, có rủi, có vận tốt và vận xấu. Tuy nhiên, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Nếu như cúng sao, giải hết vận hạn thì sẽ không ai còn có hạn cả, thì còn đâu chuyện tai nạn giao thông... Các sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Phật chỉ dạy chúng ta về nhân quả, nghĩa là các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.

Theo sự phân tích của Đại đức thì cúng sao không "giải quyết" được, vậy vì sao, các chùa vẫn tổ chức các nghi lễ này?

Luật nhân quả trong Đạo Phật đặc biệt chú trọng sự chuyển hóa từ cái xấu trong quá khứ để tốt lên bằng sự nỗ lực hướng tới sự tốt đẹp, đặc biệt là tính tích cực về tinh thần, niềm tin mong mỏi sự chuyển hóa để phấn đấu đến sự tốt đẹp. Phật giáo hướng con người trở về nội tâm của mình, ăn năn sám hối lỗi lầm (mặc dù lỗi lầm có khi mình không biết) giúp con người hướng tới điều thiện tích cực hơn. Nghi lễ nói chung và cúng sao nói riêng mục đích chính là hướng niềm tin của phật tử, nhắc nhở phật tử và trợ giúp tinh thần cho phật tử trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa con người làm điều xấu. Khi có niềm tin, hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp và hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến.

"Đối với sự cúng sao giải hạn, nếu chỉ mua sắm lễ vật, hình nhân thế mạng, vàng mã… lên chùa để xin thầy cúng sao La Hầu, Kế Đô hay Thái Bạch gì đó để giải hạn xấu giùm thì nghịch lại lý Nhân quả. Thực tế các vị thầy không thể cầu xin đức Thái Bạch Tinh Quân, đức La Hầu Tinh Quân… tha tội, giải hạn sao xấu cho những người làm điều ác được. Việc cúng lễ nói chung và đầu năm nói riêng, lễ vật do tâm thành, hương hoa quả rồi thành tâm niệm Phật, cầu nguyện, hướng tâm nguyện của mình lên để Phật chứng giám. Vận hạn không tự có mà do chính bản thân mình. Vì vậy, để tránh vận hạn, tai nạn… cho cả năm thì nên làm điều phúc. Làm nhiều điều phúc, mới cầu được bình an. Tuyệt đối không nên đốt vàng mã, nếu muốn "báo đáp" thì bằng tiền thật, đồ thật, sau đó để con cháu hưởng lộc hoặc ra tay cứu giúp người nghèo khó. Đặc biệt, để tránh vận hạn, bản thân và gia đình…cần làm nhiều điều tốt, cư xử tốt trong gia đình cũng như ngoài xã hội…".

Đại đức Thích Thanh Huân

Xin cảm ơn Đại đức!

===========================

Con nhờ Sư phụ và ACE cho lời bàn về vấn đề này!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Las Vegas Sands muốn rót 6 tỷ đôla vào VN

Thừa nhận casino là rào cản lớn nhất khi đầu tư vào Việt Nam song Tập đoàn Las Vegas Sands (Mỹ) khẳng định sẽ không bỏ qua lĩnh vực kinh doanh thu được nguồn siêu lợi nhuận này.

> Vân Đồn sẽ có sân bay hơn 1 tỷ USD

> Bầu Đức rót vốn xây 2 sân bay tại Lào

Ông George Tanasijevich, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Marina Bay Sands (Singapore) kiêm Giám đốc điều hành Phát triển toàn cầu của Las Vegas Sands (Mỹ) trao đổi với báo chí. Đại diện này cho biết:

- Las Vegas Sands rất muốn được đầu tư tại Việt Nam, nhưng đây là quyết định từ phía người dân và Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi vẫn đang chờ đợi. Tập đoàn đang sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của Chính phủ Việt Nam về kế hoạch, cách thức kinh doanh và về ngành công nghiệp du lịch phức hợp.

- Hiện Việt Nam chưa chính thức cho phép mở các casino trong khi các khu nghỉ dưỡng phức hợp của các ông tại Mỹ, Macao và Singapore đều có sòng bài. Các ông giải quyết mâu thuẫn này thế nào?

- Chúng tôi không thể bỏ qua lĩnh vực kinh doanh sòng bài, bởi việc điều hành một khu nghỉ dưỡng phức hợp mà Las Vegas Sands xây dựng sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn lợi nhuận khai thác được từ khu vực casino.

Posted Image

Khu phức hợp giải trí Marina Bay Sands ở Singapore. Ảnh: T.T

Tất cả các công trình văn hóa như bảo tàng, rạp hát cho đến các khách sạn và các trung tâm hội thảo, triển lãm - vốn không mang lại lợi nhuận - đều hoạt động một cách hợp nhất và gắn liền, theo dòng chảy lợi nhuận được tạo ra từ casino.

- Đây có phải đang là rào cản lớn nhất cho dự án đầu tư mà Las Vegas Sands đang mong muốn thực hiện tại Việt Nam?

- Đúng vậy tôi đang làm việc với chính quyền địa phương để có thể giải thích rõ về ngành công nghiệp mà chúng tôi đang kinh doanh, về cách thức chúng tôi có thể giảm những mối nguy hiểm xã hội có thể tạo ra từ khu vực sòng bài.

Chúng tôi chắc chắn sẽ luôn hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, tuân thủ các quy định mà Việt Nam đang có để đảm bảo các hàng rào bảo vệ xã hội vẫn phát huy tác dụng. Mục đích là để người dân có thể thưởng thức những giá trị và khía cạnh văn hóa mà họ đáng được hưởng từ mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp mà chúng tôi xây dựng.

Tôi cũng muốn nói rằng có rất nhiều khách đến khu nghỉ dưỡng của chúng tôi không hề đến sòng bài. Họ có thể tận hưởng bữa ăn ngon tại các nhà hàng tuyệt hảo, họ có thể đến nhà hát, viện bảo tàng hoặc đơn thuần chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn tại khách sạn.. Công ty sẽ làm việc với Chính phủ để đảm bảo mọi thứ đều được điều hành hài hòa với quy định của pháp luật sở tại.

- Vậy các ông sẽ thuyết phục chính quyền địa phương cũng như Chính phủ Việt Nam như thế nào?

- Xin hãy xem xét những giá trị mà chúng tôi đã mang đến cho những quốc gia mà chúng tôi đã xây dựng các khu nghỉ dưỡng phức hợp, ví dụ như Singapore.

Vào năm 2010, Marina Bay Sands đã giúp làm tăng số lượng du khách đến quốc đảo này thêm 20% và tăng chi tiêu từ các khách du lịch này thêm 49%. Điều này có nghĩa, số lượng du khách không chỉ tăng lên mà họ còn chi tiêu nhiều hơn những du khách trước đó.

Con số thống kê chính thức của năm 2011 chưa được thông báo, nhưng xu hướng mà chúng tôi nắm được là tỷ lệ tăng 40 - 60% về du khách. Vì vậy, tác động từ các khu nghỉ dưỡng của chúng tôi là rõ ràng và lập tức. Những gì tôi muốn nói là, nếu các bạn muốn đạt được những mục tiêu tiềm năng, các bạn cần quyết định sớm. Và chúng tôi sẽ rất vui được đến đầu tư tại Việt Nam.

- Ông có thể chia sẻ thêm về địa điểm hay kiến trúc để xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp của Las Vegas Sands tại Việt Nam?

- Một trong những yếu tố quan trọng là chúng tôi luôn tìm kiếm những địa thế đất đặt gần sân bay quốc tế. Bên cạnh đó, nó cần phải có khu dân cư đông đúc gần kề vì phải cần một nguồn nhân lực lớn để phục vụ cho khu phức hợp. Nó cũng phải có một vị thế địa chính trị tốt, và tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tất cả mọi nhu cầu đó.

Tất nhiên, Las Vegas Sands sẽ xây dựng các khu phức hợp ở Việt Nam với mô hình khác biệt và nhấn mạnh vào những yếu tố đảm bảo rằng nó mang nét đặc trưng và tôn vinh thêm vẻ đẹp cho đất nước của các bạn.

Và một mục đích khác là chúng tôi có thể thu hút thêm lượng du khách quốc tế đến Việt Nam và giúp tăng hình ảnh du lịch nước bạn trên trường quốc tế. Ngoài ra, những khu phức hợp của chúng tôi cũng mang lại tác động tích cực cho những thành viên khác trong ngành du lịch bản địa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn tạo ra những đóng góp lớn cho nền kinh tế. Và đó là những gì chúng tôi muốn làm cho cả Hà Nội và Tp.HCM.

Trước đó, ông Sheldon Adelson, Chủ tịch Las Vegas Sands cho biết, tập đoàn này muốn đầu tư hai khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam, một ở Tp.HCM và một ở Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư có thể lên tới 6 tỷ USD, bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu triển lãm, hội chợ, khu hội nghị, trung tâm mua sắm, spa, khu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, khu thể thao và các dịch vụ giải trí khác.

Nếu kế hoạch này thành công, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới mà Las Vegas Sands đầu tư phát triển các khu nghỉ dưỡng phức hợp. Đây cũng sẽ là một trong những dự án có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam và là quyết định đầu tư mạnh tay nhất của tập đoàn này từ trước đến nay tại một quốc gia.

(Theo Vneconomy)

nguồn: http://vnexpress.net...-dola-vao-vn-1/

-------------------------------------------------

Anh em chuẩn bị vốn...làm thần bài đê...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xôn xao vụ "3 chú mèo lạ" trên tờ 100 tệ

(TNO) Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc liên tục nóng sốt với câu chuyện "3 chú mèo lạ" trên tờ 100 tệ, theo Nhân dân nhật báo ngày 7.2.

Một loạt bức ảnh được phát tán trên mạng, trong đó có một ảnh phóng to họa tiết có hình "3 chú mèo lạ" trên tờ 100 tệ, đã tạo nên làn sóng tranh luận dữ dội trên internet.

Ảnh phóng to này cho thấy 2 mèo con đang quỳ và bái lạy một chú mèo to ở giữa. Chú mèo to có 2 mắt là 2 đồng tiền cổ của Trung Quốc và mở miệng thật to, nhìn thẳng về phía trước.

Đặc biệt, cả 3 chú mèo này có cả… ria mép. Chi tiết này khiến cộng đồng mạng bàn tán xôn xao vì tò mò.

Posted Image

Họa tiết trong khung vuông màu đỏ trên tờ 100 tệ được phóng to tạo thành ảnh 3 chú mèo (ảnh nhỏ bên dưới mũi tên) - Ảnh: Nhân dân nhật báo

Rất nhiều cư dân mạng tỏ ra thích thú và khâm phục người đã phát hiện ra chi tiết rất khó nhận biết bằng mắt thường nói trên. Đồng thời, không ít người cũng thắc mắc ai là người vẽ chi tiết đó và có ý nghĩa như thế nào.

Tuy nhiên, một chuyên gia tiền tệ cho biết, đó không phải là hình mèo, mà là một kỹ thuật thiết kế nhằm chống làm tiền giả.

Ông Viên Ngân Long, chuyên gia tiền tệ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) khẳng định: “Tất cả đều do mọi người tưởng tượng ra và ai đó đã cố ý vẽ thêm ria mép cho các họa tiết để biến các họa tiết đó thành… mèo. Chứ thực tế không có bất kỳ hình chú mèo hay mèo bái lạy nào trên tiền giấy nhân dân tệ”.

Chuyên gia trên nói thêm, trước khi phát hành tờ tiền nào đó thì bản phác thảo phải được kiểm duyệt qua nhiều khâu khắt khe, nên họa tiết 3 chú mèo trên tờ 100 tệ không thể nào được thông qua.

“Họa tiết mà người ta gọi là hình 3 chú mèo đó chẳng qua là kỹ thuật thiết kế chống làm giả và kỹ thuật này là bí mật quốc gia”, ông Viên nói với Nhân dân nhật báo.

Ông Viên còn thông tin thêm, vào năm 1944, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có phát hành tờ 200 tệ và trên mặt của tờ này có ghi chữ tiếng Anh “US-AC”, cũng thuộc một dạng kỹ thuật thiết kế bí mật. Sau này, dòng chữ trên đã được giải mã.

“Đó là ký hiệu ngầm, có nghĩa “Nước Mỹ đã tới”, vì thời điểm đó, Mỹ và Trung Quốc là đồng minh cùng chống Nhật”, ông Viên lý giải.

Trí Quang

====================================

Thiên Đồng giải mã:

Một con mèo với cặp mắt là 2 đồng tiên cổ, đứng ở tư thể gòng tay như lực sĩ gòng diễn tả sức mạnh, nghĩa là biểu tượng của sự ranh ma (mèo) và sức mạnh của...đồng tiền. Hai con còn lại chầu hai bên và quỳ lại chứng tỏ sự đầu phục. Thông điệp quá rỏ ràng: chỉ có sức mạnh đồng tiền và những cuộc đi hoang trong đêm tối là sức mạnh bá chủ.

Nhớ một câu nói của ông nào đó bên sứ Trung Quốc nói rằng: "Mèo trắng mèo đem đều tốt cả", nhưng hình ảnh này thì rỏ ràng là mèo trắng với con mắt tiền và chiếc mão vua (3 tam giác nhọn trên đầu), chứng tỏ sự thượng tôn sức mạnh đồng tiền.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, trên cái bảng nói về lịch sử thời Hùng Vương thì đã xác định chính thức rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ 2879 trc CN và kết thúc 257 trc CN, theo đúng chính sử. Như vậy với tính chính thức về mặt thời gian Việt sử trài gần 5000 năm đã được xác nhận. Vấn đề còn lại là nội dung của thời Hùng Vương: Đó là một liên minh bộ lạc với những người dân "Ở trần đóng khố" hay là một quốc gia văn hiến? Về không gian của nhà nước Văn Lang ở Đồng bằng Bắc Bộ hay là Nam Dương tử? Cái bảng chụp lại chữ nhỏ quá Thiên Sứ tui không đọc được.

Trong Lý học thì hình thức phải có nội dung, mới gọi là "cân bằng Âm Dương". "Văn Trần Lâm tuy hay, nhưng vũ bị Viên Thiệu lại dở" là không được!(Tào Tháo đọc xong bài hịch của Trần Lâm toát mồ hôi khỏi khỏi bệnh luôn).

Lời khuyên của Thiên Sứ tui là cân bằng Âm Dương thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

========================

Sóc Trăng dạy sử qua tên đường

VnExpress

Thứ hai, 6/2/2012, 21:12 GMT+7

Đầu các tuyến đường trong nội ô TP Sóc Trăng được gắn một bảng đỏ ghi tiểu sử danh nhân, nhà cách mạng... để người dân hiểu rõ. Việc dạy sử qua tên đường đã được thực hiện hơn một năm nay.

Hà Nội dạy lịch sử qua tên phố

Posted Image

Hiện nay TP Sóc Trăng đã gắn bảng ghi tiểu sử tóm tắt, công lao đóng góp của doanh nhân, anh hùng dân tộc trên khoảng 50 tuyến đường chính trong nội ô thành phố

========================

PS:Không biết cái thằng ngu nào ghi trên tấm bảng là: "Tiểu sử thời Hùng Vương"? "Tiểu sử" tức "sử nhỏ" theo nghĩa đen, nghĩa bóng là lịch sử của cá nhân. Cả một thời đại kéo dài từ năm 2879 đến năm 257 trc CN, mà gọi là tiểu sử thì đúng là dốt thật! Thiên Sứ tui coi đây là sự dốt nát, chứ không phải cố tình. Một sự kiện văn hóa sử mà cho cái thằng dốt chữ nào đó, đã vậy lại của Cty xổ số mần phụ trách ghi lịch sử thì hỏng việc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rút kinh nghiệm từ Hà Nội để đổi giờ ở TP HCM

Thứ tư, 8/2/2012, 17:00 GMT+7

Nhìn nhận thực tế việc đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội đã gây xáo trộn sinh hoạt của người dân, TP HCM cho biết sẽ thận trọng và thí điểm dần vấn đề này trên địa bàn thành phố.

Ngày 1/2 Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm/ Ùn tắc giao thông trong ngày đầu đổi giờ/ 'Xuất hiện nhiều điểm ùn tắc mới sau đổi giờ'

Ngày 8/2, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP HCM - đơn vị được giao xây dựng kế hoạch thí điểm đổi giờ học, giờ làm đã tổ chức họp lấy ý kiến các sở ban ngành.

Theo dự thảo được Sở LĐTB&XH đưa ra, thành phố chia làm 3 nhóm điều chỉnh giờ gồm nhóm học sinh các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; nhóm các trường THPT, đại học, cao đẳng và nhóm cán bộ công nhân viên, người lao động.

Về phương án lệch giờ học, các cấp được điều chỉnh giờ vào học và giờ ra về muộn hơn 15 phút so với hiện tại. Cụ thể, bậc tiểu học buổi sáng từ 7h đến 11h (không điều chỉnh), buổi chiều bắt đầu từ 13h15 và ra về lúc 16h45. Học sinh các trường THCS, buổi sáng từ 7h15 đến 11h30, buổi chiều từ 13h15 đến 17h15. Học sinh cấp ba, buổi sáng vào học lúc 7h và ra về lúc 11h30, buổi chiều từ 13h và về lúc 17h30. Với học sinh các trường mầm non Sở LĐTB&XH đề nghị vẫn giữ nguyên giờ học tập hiện tại (từ 7h30 đến 16h).

Posted Image

Nhiều phụ huynh đi xe hơi và xe máy đưa con đến trường làm ùn tắc cục bộ trước một cổng trường mầm non trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Tá Lâm.

Về phương án lệch giờ làm việc, Sở LĐTB&XH đề nghị vẫn giữ nguyên giờ làm việc hiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các cơ sở giáo dục), doanh nghiệp nhà nước và các đoàn thể sẽ làm việc từ 7h30 hoặc 8h. Chiều kết thúc từ 16h, 16h30, hoặc 17h.

Việc điều chỉnh giờ làm việc buổi sáng không thay đổi nhiều so với hiện nay, theo Sở là để phù hợp với đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đưa con đến trường. Giờ kết thúc ngày làm việc sớm hơn nhằm giảm số lượng người ra về tập trung trên đường quá đông vào lúc 17h và cũng phù hợp với việc đón con khi tan trường. Các đơn vị hết giờ làm việc sớm phải rút ngắn giờ nghỉ trưa để phù hợp với hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tổng số giờ làm việc theo quy định.

Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó giám đốc Sở LĐTB&XH TP HCM, do đặc thù của TP HCM không có nhiều cơ quan trung ương như ở Hà Nội, mà chủ yếu là các cơ quan sở, ngành của thành phố, quận, huyện... nên việc đổi giờ làm và giờ học ở TP HCM không thể giống Hà Nội. Đồng thời thành phố cũng sẽ thay đổi thận trọng, thí điểm từ từ từng bước để không gây xáo trộn cho người dân.

"Việc Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm đã tạo ra nhiều luồng ý kiến trong thời gian qua vì ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân cũng là cơ hội để TP HCM có thể học tập kinh nghiệm", ông Xê nói.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Văn Gia Thụy cho biết, Sở đã thực hiện lệch giờ từ năm học 2006-2007, tương tự như phương án trên. Hơn 5 năm thực hiện, ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ cao rất ít xảy ra nên Sở kiến nghị UBND thành phố được giữ nguyên thời gian học tập của học sinh trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng đề nghị được hỗ trợ di dời các cổng trường gần đường vì không có chỗ đậu xe cho phụ huynh đến đón con và nhân rộng mô hình xe buýt nhỏ 12 chỗ đưa đón học sinh. "Nếu chúng ta có đủ xe buýt thì sẽ giảm được rất nhiều phương tiện cá nhân của các em cũng như phụ huynh đến đón", ông Thụy cho biết.

Trong khi đó, ông Hồ Xuân Lâm, đại diện Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM (Hepza) đưa ra ý kiến, nên lùi thời gian ra về của học sinh THPT đến 18h để giảm ùn tắc vào giờ cao điểm vì các em đã lớn, có thể tự lo cho mình. Đối với khối mầm non, tiểu học thì nên lùi lại phù hợp với thời gian tan tầm của phụ huynh.

"Việc bố trí thời gian ra về của nhóm học sinh nhỏ chênh nhiều so với thời điểm kết thúc ngày làm việc sẽ gây khó khăn cho các phụ huynh trong việc đưa đón con", ông Lâm nói. Ngoài ra, đại diện Hepza cũng cho rằng không cần điều chỉnh giờ làm của công nhân vì họ đã làm theo ca. Các doanh nghiệp thường xuyên phải tăng ca vì thiếu lao động nên mỗi ngày ít nhất cũng lệch 1-2 tiếng, không sợ ùn tắc vào giờ tan tầm.

Tuy nhiên, ngay lập tức Sở GD&ĐT đã phản bác lại. Bởi theo Sở, học đến 17h30 là các học sinh đã rất mệt mỏi và mất tập trung, nếu kéo dài thời gian thêm nữa thì việc học tập sẽ không hiệu quả.

Đồng tình với Sở GD&ĐT, đại diện Sở GTVT cho biết sẽ bổ sung thêm xe buýt nhỏ để đưa đón học sinh, giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông trên đường. Sở cũng kiến nghị phải đưa 2 "đối tượng" vào việc thay đổi giờ hoạt động là trung tâm ngoại ngữ và các siêu thị bởi ảnh hưởng lớn đến mật độ phương tiện lưu thông trên đường.

Cũng cho rằng việc giải quyết ùn tắc không phải chỉ phụ thuộc vào ngành giáo dục, ông Xê nhận định đây còn là vấn đề của Sở Y tế vì các bệnh viện tập trung quá nhiều ở một số cụm. Khu vực quận 5 có rất nhiều bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Dược... không chỉ phục vụ người dân TP HCM mà người ở các tỉnh đổ về. Giờ thăm nuôi của các bệnh viện trùng nhau đã góp phần làm kẹt xe. "Cần thiết phải có sự lệch giờ giữa các bệnh viện, nhất là giờ thăm nuôi", ông Xê nêu.

Kết thúc cuộc họp, đại diện Sở LĐTB&XH cho biết, sẽ tập hợp các ý kiến và báo cáo kế hoạch đổi giờ học, giờ làm trên địa bàn để UBND TP HCM thông qua. Nếu được đồng ý sẽ tiếp tục thí điểm thực hiện đến tháng 6, sau đó trình HĐND xem xét và áp dụng rộng rãi trên địa bàn.

Hữu Công

========================

Phàm kẹt xe theo Lý học là do mối tương quan giữa các yếu tố:

Thực trạng các con đường; số lượng xe cộ và phương pháp tổ chức giao thông.

Sự phân loại của Lý học cho rằng: "Thực trạng các con đường"; "số lượng xe cộ" thuộc Âm;"phương pháp tổ chức giao thông" thuộc Dương. Lý học nhân danh nền văn hiến Việt cho rằng" Âm Động", nên con đường và xe cộ luôn phát triển tự nhiên và "Dương Tịnh" là phương pháp tổ chức giao thông luôn cần phải hiệu chỉnh do con người. Trong Âm - "Thực trạng các con đường"; "số lượng xe cộ" - lại phân loại "thực trạng các con đường" thuộc Dương Tịnh và "số lượng xe cộ" thuộc Âm Đông và phát triển tự nhiên. "Thực trạng các con đường" thuộc Dương cần có sự cân bằng phát triển hợp lý có tính toán của con người.

Hiện nay phần Âm "số lượng xe cộ" rất phát triển, nhưng phần Dương con đường không thích ứng: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn" nên xảy ra kẹt xe và các sự rối loạn giao thông khác. Nhưng thực tế nều đập cả thành phố đi xây lại để cho con đường thích hợp với các loại xe và số lượng thì là việc bất khả thi. mà chỉ có thể chỉnh trang, uốn nắn lại một số tuyến phố.

Trên cơ sở này - xét về phần Âm và mối tương quan Âm Dương trong phần này - xét theo nguyên lý trong Âm có Dương và ngược lại - thì - Việc tăng cường xe buyt chạy trong thành phố chỉ là làm cho Âm thịnh (Khối lượng, số lương xe tăng lên) và càng bế tắc. Cấm xe máy và tăng cường xe Buýt thì gần đồng nghĩa với việc không tận dụng diện tích mặt đường do rất nhiều con đường xe buýt không chạy được, chưa nói đến việc phải chỉnh trang lớn thành phố cho thích hợp với xe buýt khi không còn xe máy - Tức là như Tây về cả con đường lẫn xe. Điều này không khả thi. Tôi không tán thành xe buýt vì loại hình xe, chứ không phải tôi không tán thành phương tiện chuyên chở công cộng - nếu loại hình xe thích hợp. Thí dụ như Hanoi bỏ cả một Sở xe điện từ hồi Tây sang cướp nước ta - là một phương tiện chuyên chở công cộng - tất nhiên vì loại hình xe không còn thích hợp, chứ không phải họ không muốn phương tiện vận tại công công trở thành phổ biến. Bằng chứng họ cũng thích tăng cường xe buyt và cũng muốn xù xe gắn máy vậy. Tóm lại các biện pháp tác động vào phần Âm theo phân loại của Lý học là dở ẹc và không khả thi, chỉ làm rối thêm, chưa nói đến sự tác động đến cả một sự phát triển của cuộc sống, xã hội trên nền tảng xe gắn máy như đã phân tích ở bài trên. Bởi vậy, chỉ liếc qua là biết biện pháp có khả thi hay không. Và thực tế đã chứng minh rằng: Hầu hết đã thất bại: Hiện tượng tắc đường vẫn do anh Vũ Như Cẩn làm giám đốc.

Vậy phần còn lại theo phân loại của Lý học là: "phương pháp tổ chức giao thông" tức phần Dương theo phân loại của Lý học. Trên cơ sở thực tế phần Âm không đổi: Số lượng các loại xe, thực tế tồn tại của các con đường (Dương trong Âm) thì "phương pháp tổ chức giao thông" phải cân bằng được với thực tế đó và có tính hướng dẫn sự phát triển trong tương lai: theo nguyên lý "Dương trước Âm sau" - nói theo ngôn ngữ pha học thì là "tính tới - hướng tới - sự phát triển trong tương lai".

Nhưng khi đặt vấn đề này thì lại đòi hỏi sự tính toán rất chi tiết và cân đối với chính nó (Tính cân bằng Âm Dương trong Dương theo nguyên lý "Trong Dương có Âm" và ngược lại) và cân đối với thực trạng - cân bằng Âm Dương. Trong mối tương tác của "phương pháp tổ chức giao thông" thì vì tính chi tiết của nó lại cần tác động đến phần Dương của Âm. Đó là hiệu chỉnh , sửa chữa , làm mới một số con đường ở mức tối thiểu trong chi phí thấp nhất và hợp lý với chính nó (Chẳng ai làm đường cao tốc xuyên qua thành phố cả). Bởi vì, nếu sửa chữa nhiều, xây mới nhiều con đường thì phạm cách "Dương xâm phạm vào Âm" hay "Dương thịnh, Âm suy tắc bế", sẽ gây những xáo trộn xã hội không cần thiết. (Tôi đang hoài nghi việc xây những con đường trên cao ở Hanoi phạm vào cách này. Nhưng vì không có tư liệu cụ thể nên chỉ đặt vấn đề vậy).

Như vậy, để có "phương pháp tổ chức giao thông"đòi hỏi một sự nghiên cứu rất chi tiết trong việc phân loại các tuyến phố, chiều của các con đường, bảng hiệu, biển báo. Chưa hết, còn tính đồng bộ trong luật giao thông, quảng bá luật, giáo dục luật pháp....vv.....Đòi hỏi khá công phu.

Bởi vậy, tuy nói rằng: Việc giải quyết vấn nạn này là trình độ phổ thông của Lý học. Nhưng cũng không đơn giản. Theo quan niệm của Lý học thì tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, sách xưa có nói: "Không vì thấy việc nhỏ mà không làm". Tức là muốn nói: Vụ việc gì cũng cần chi tiết. Nay việc kẹt xe là việc lớn thì không thể không suy xét kỹ càng được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giàu quá hóa điên..., sao không học tập Bill Gates

===========================

Con quan rải tiền làm thảm trong lễ cưới

Con trai của một chủ tịch xã ở Trung Quốc tổ chức lễ cưới với tấm thảm lót chân bằng những cọc tiền 100 Nhân dân tệ mới cứng.

> Xe siêu sang rước chó Tây Tạng

> Nhà giàu Trung Quốc say hàng hiệu

> Người giàu Trung Quốc và lòng trắc ẩn

Posted Image

Tấm thảm lót chân bằng những cọc tiền 100 Nhân dân tệ và cô con dâu của đại gia Trung Quốc. Ảnh: Wantchinatimes

Trang tin của Đài Loan Wantchinatimes hôm thứ ba đưa tin khi cô dâu và chú rể bước vào nơi tổ chức hôn lễ, họ đi trên tấm "thảm đỏ" được xếp bằng 15.000 tờ 100 Nhân dân tệ, tức là đôi tân lang tân nương này đã dẫm lên 1,5 triệu tệ, tương đương với hơn 230.000 USD.

Video cô dâu chú rể đi trên thảm tiền Theo báo địa phương Sanjin City News, một đoạn phim quay lại cảnh đám cưới và tấm thảm lót bằng tiền đã được tung lên mạng, và ngay lập tức làm nảy sinh những tranh cãi. Nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc đặt câu hỏi vì sao chủ tịch xã có nhiều tiền đến thế để làm thảm lót chân ngày cưới cho quý tử.

Trước sức ép của dư luận, cặp uyên ương ở tỉnh Sơn Tây buộc phải lên tiếng. Họ nói rằng đó là những cọc tiền giả.

Các cư dân mạng không vì lời giải thích nói trên mà thôi chỉ trích. Thậm chí, họ cho rằng ngay cả khi đó là tiền giả, hành động khoe tiền của cặp uyên ương vẫn đáng bị lên án.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo đức xuống cấp, người Hàn tìm về Nho giáo

Từ học viện Nho giáo lâu đời nhất của Hàn Quốc nhìn ra, Park Seok-hong thấy đất nước "đang biến thành vương quốc đầy súc vật". Người trẻ chửi người già trong tàu điện ngầm, những đứa trẻ tìm đến cái chết khỏi bị bắt nạt ở trường học.

"Chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế mạnh mẽ, nhưng đạo đức của dân tộc đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Chúng ta phải khôi phục lại nó và đây là nơi chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời", ông nói về học viện Nho giáo.

Ông Park là người phục dựng Sosu Seowon, một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá. Khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km và được mở cửa vào năm 1543.

Posted Image

Trẻ em Hàn Quốc chăm chú nghe giảng về các tư tưởng và nghi lễ Nho giáo tại Sosu Seowon. Ảnh: NYT

Ở Hàn Quốc, từ "Nho giáo" từ lâu đã bị coi là đồng nghĩa với "lỗi thời". Những người như ông Park gần đây cũng chỉ đạt được kết quả khiêm tốn khi thực hiện chiến dịch đánh thức mối quan tâm đối với việc truyền bá Nho giáo, một hình thức giáo dục nhấn mạnh đến sự hòa hợp, kính trọng người cao tuổi và lòng trung thành với tổ quốc - những nguyên tắc mà nhiều người già ở Hàn Quốc tin rằng đã phai nhạt trong giới trẻ.

Trong 5 năm qua, số lượng học sinh đến đây để tham gia một khóa học về Nho giáo ngày càng tăng, khoảng 15.000 học sinh mỗi năm. Ngoài ra, theo ông Park Sung-jin - giám đốc điều hành của Hiệp hội Seowon quốc gia của Hàn Quốc, có khoảng 150 seowon hay các học viện Nho giáo ở những nơi khác cũng đã mở cửa trở lại cho các chương trình ngoại khóa tương tự.

"Cháu tham gia khóa học ở đây để ông cháu bớt la mắng cháu", Kang Ku-hyun, một học sinh lớp 6 ở Seoul giải thích.

Hôm trước, mẹ em vội vã đưa Ku-hyun và cô em gái lên xe buýt. Sau ba tiếng đồng hồ chạy trên đường, chiếc xe buýt đã mang 40 học sinh tiểu học đến nơi để bắt đầu một "kỳ nghỉ seowon". Trong ba ngày, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa. Các em cũng nhận được những lời chỉ dẫn đã lâu không còn xuất hiện trong chương trình trường học chính thống. Nghi lễ gồm nhiều thứ, từ việc ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép.

"Đầu gối cháu đau lắm vì cháu phải quỳ nhiều", Kang Chae-won, 10 tuổi, em gái của Ku-hyun, nói sau khi tập cách cúi chào thật thấp trên sàn nhà. "Nhưng chẳng sao cả. Cháu đã học được cách chào thích hợp. Ông của cháu chắc chắn sẽ rất hài lòng".

Khóa học seowon ra đời từ một xu hướng khá phổ biến trong xã hội Hàn Quốc, rộ lên từ khoảng một thập kỷ trước trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lúc đó, khó khăn về mặt kinh tế cùng với nạn thất nghiệp tràn lan khiến cho tỷ lệ người tự tử cũng tăng cao. Rất nhiều người nhận thấy rõ những giá trị lâu đời của người Hàn Quốc đã mất dần đi cùng với những khó khăn trong đời sống sau cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953.

Mới mấy tháng gần đây thôi, cả Hàn Quốc cũng bàng hoàng khi có gần chục học sinh đã tìm đến cái chết vì bị bắt nạt trong trường học. Hàng loạt vụ binh lính tự tử cũng gây sốc cho cả quốc gia. Để xử lý vấn đề khó khăn này, các ngôi chùa Phật giáo đã bắt đầu cho phép những người muốn tập thiền và học cách lấy lại cân bằng trong cuộc sống được ngụ lại trong chùa. Quân đội thì mở các khóa học kỹ năng vượt qua khó khăn, hay cách tự vệ cũng như nâng cao tinh thần đồng đội bằng cách tập luyện cùng nhau.

Dù đưa ra những cảnh báo cấp thiết về đạo đức, nhưng ông Park không cho rằng hệ thống trường học hiện nay nên được thay thế bằng các học viện Nho giáo. Tuy nhiên, ông tin rằng người ta có thể học được nhiều thứ từ các seowon.

Hàng thế kỷ trước, những bé trai đã được lựa chọn rất khắt khe từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc và đến sống tách biệt trong khuôn viên được bao quanh với những cây thông, suối và ao. Các cậu bé đọc các cuốn sách của Nho giáo và bình phẩm thơ về thiên nhiên. Họ bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng việc đi thăm viếng ngôi đền thờ các nhà triết học Nho giáo tôn kính. Họ cúi chào hai lần thấp đến mức đầu chạm xuống sàn trước giáo viên, trước khi trả lời về việc đọc sách trong ngày.

Vào thời hoàng kim ấy, hơn 700 học viện trải đều khắp Hàn Quốc đã đào tạo các ứng viên phục vụ vương triều và những nhà Nho chuyên phụ trách việc duy trì tư tưởng Nho giáo cho tầng lớp thống trị dưới triều đại Yi (1392-1897).

Có một điều trớ trêu là trong những thập kỷ qua, nhiều người Hàn Quốc đã đấu tranh để giải phóng bản thân khỏi những quan điểm hà khắc của truyền thống Nho giáo. Họ đổ lỗi cho nền văn hóa phân chia thứ bậc trong xã hội cũng như các định kiến trọng nam khinh nữ tồn tại hàng thế kỷ nay đã dẫn đến nạn nạo phá thai nếu giới tính thai nhi là nữ.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ Hàn Quốc vốn nổi tiếng là chăm lo đến việc giáo dục con cái. Sự chăm lo này vừa được đánh giá là một trong những nguồn lực cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng, vừa bị lên án là tạo áp lực lớn lên trẻ. Tất cả những điều này đều có nguồn gốc từ seowon. Các học viện Nho giáo lâu đời này coi trọng việc ghi nhớ các bài viết cổ, nhằm chuẩn bị cho các kỳ thi vào chốn quan trường. Họ cũng thường đánh đồng bằng cấp với địa vị xã hội.

Posted Image

Trong khóa học Seowon, các học sinh được sống như những Nho sinh thời xưa và học nhiều nghi lễ, từ ăn tối, uống trà đến việc làm thế nào để thưa chuyện với cha mẹ cho lễ phép. Ảnh: NYT

Seowon trước đây chỉ dành cho các bé trai thuộc “yangban” - tầng lớp cao nhất trong xã hội. Hoàng tộc đã hỗ trợ nhiều em trong số đó bằng cách chi trả học phí cho các quý tộc nhỏ tuổi trong nhiều năm. Đến năm 1865, một lượng lớn seown bị đóng cửa, chỉ còn lại 47 học viện. Lý do các seowon bị đóng cửa là vì trước đó các học viện này đã biến tướng thành nơi dung dưỡng nạn tham nhũng và chia rẽ quyền lực, làm suy yếu cả triều đại trước khi Nhật chiếm Hàn Quốc vào năm 1910.

Sau khi ách cai trị của thực dân Nhật chấm dứt năm 1945, Hàn Quốc thông qua một hệ thống giáo dục phổ cập với một chương trình chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục phương Tây. Các học viện Nho giáo vẫn duy trì như các đền thờ, nơi mà những người Hàn Quốc có tư tưởng truyền thống tổ chức các nghi lễ tôn vinh các nhà hiền triết Nho học.

Những người đề cao tầm quan trọng của các học viện này lập luận rằng Hàn Quốc đương đại có thể học được nhiều điều từ xã hội cũ.

"Khi các học viện này còn hoạt động theo đúng phương châm, họ đề cao việc xây dựng nhân cách hài hòa với thiên nhiên", Lee Bae-yong, một nhà sử học và cũng là cựu chủ tịch của trường đại học Ewha Womans ở Seoul nói.

Bà Lee, hiện là chủ tịch Hội đồng tổng thống về xây dựng thương hiệu quốc gia, từng có kinh nghiệm quảng bá hình ảnh Hàn Quốc với quốc tế, đang lãnh đạo một chiến dịch của chính phủ nhằm đưa học viện nho giáo vào danh mục di sản thế giới của UNESCO. Vào tháng một, UNESCO đã công nhận 9 cơ sở, bao gồm cả Sosu, vào danh mục đề cử.

Các học giả Nho giáo trước đây mặc áo choàng màu trắng và đội mũ cao màu đen đã không còn bóng dáng ở học viện Sosu. Thay vào đó, các du khách có thể thấy những giảng đường được trang trí những câu răn Nho giáo. Rất nhiều khóa đào tạo Nho giáo nội trú ngắn hạn được tổ chức ở gần một ngôi làng cổ, nơi các quang cảnh sinh hoạt đời sống trước đây như đan chiếu cói, cưỡi xe bò, đọc sách Khổng Tử được tái hiện để phục vụ khách du lịch tham quan.

Ông Park, người phụ trách việc phục dựng, có thể nói chuyện hàng giờ về những điều ông cho là sai lầm của hệ thống "giáo dục rác rưởi" của ngày hôm nay. Đó là việc quá nhấn mạnh vào học tiếng Anh và toán đã chiếm chỗ của các môn học như đạo đức và lịch sử. Tuy nhiên ông thừa nhận rằng việc giảng dạy về Nho giáo ở Hàn Quốc ngày nay cũng cần có những giới hạn nhất định.

Trong hai thập kỷ qua, ông đã nắm bắt mọi cơ hội để thúc đẩy Nho học đối với mọi người, từ các quan chức chính phủ tới những khách tham quan.

"Họ nhìn tôi giống như tôi là một kẻ điên, một người bảo thủ và cổ hủ. Tôi thấy mình thật lạc lõng", ông nói. "Nhưng họ cũng đồng ý với một phần mười những gì tôi nói".

Cao Thu (theo NYT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu thiếu 'Vươn', Tiên Lãng có gì nổi tiếng?

Cập nhật lúc :3:13 PM, 09/02/2012

(ĐVO) Dường như vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn đã làm cho những giá trị văn hóa độc đáo làm nên danh tiếng bấy lâu nay của đất Tiên Lãng tạm thời bị quên lãng…

Đặc sản thịt chuột Việt Nam nổi tiếng thế giới

10 đặc sản tiến vua nổi tiếng của người Việt

Những ngày này, nói đến huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), hầu hết người dân Việt Nam sẽ nghĩ ngay tới ông Đoàn Văn Vươn và vụ việc cưỡng chế đất lùm xùm tại địa phương này.

Thuốc lào

Trước khi vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn xảy ra, nếu nhắc đến Tiên Lãng, rất nhiều người sẽ nhớ ngay đến một đặc sản nổi tiếng của miền đất này: thuốc lào.

Thuốc lào Tiên Lãng đã được đến gần xa từ rất lâu đời với tư cách của một sản vật dâng tiến vua chúa. Sách Đồng Khánh dư địa chí lược ghi “thuốc lào xã An Tử Hạ là thứ thuốc thuộc loại ngon nhất”để tiến vua. An Tử Hạ ngày nay chính là thôn Nam Tử 1, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng.

Posted Image

Những cánh đồng thuốc lào xanh ngát trải rộng tới chân trời là một nét độc đáo của Tiên Lãng.

Thuốc lào vốn là một thứ đồ để hút đặc trưng, được xếp vào hàng ẩm thực truyền thống của người Việt. Cùng với trầu cau, nước trà, thuốc lào không thể thiếu trong những buổi tiếp khách của người Việt thời xưa.

Từ những người nông dân đến quan lại, vua chúa, không ai là không bị cái “nghiện” của thuốc lào làm mê hoặc. Bởi vậy mà dân gian có câu : “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”…

Đất đai ở Tiên Lãng dường như phù hợp đặc biệt với cây thuốc lào. Chỉ khi được trồng ở nơi đây, những lá thuốc lào mới tạo ra hương vị cuốn hút, đê mê, xứng đáng với đẳng cấp của một sản vật tiến vua. Ngày nay, những cánh đồng thuốc lào xanh ngát trải rộng tới chân trời đã trở thành một khung cảnh đặc trưng của Tiên Lãng…

Suối nước khoáng nóng

Bên cạnh thuốc lào, tự nhiên còn ban tặng cho Tiên Lãng một món quà độc đáo khác, đó là những mạch nước nóng giàu khoáng chất phun lên mặt đất từ độ sâu gần 1km.

Từ xa xưa, nước khoáng nóng đã được coi là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đã có không ít truyền thuyết kể về việc sử dụng nước khoáng để chữa bệnh và nước khoáng luôn có mặt trong đời sống của các bậc công hầu, vua chúa.

Việt Nam có nhiều nguồn nước khoáng, nhưng chủ yếu năm ở các miền rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Tuy vậy, nguồn nước khoáng ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng nằm ngay vùng đồng bằng ven biển, chỉ cách thành phố Hải Phòng 18km, rất thuận tiện cho việc đi lại và khai thác. Đây được đánh giá là 1 trong 5 nguồn nước khoáng đặc biệt có giá trị của Việt Nam.

Posted Image

Suối nước khoáng nóng Tiên Lãng là một điểm du lịch được nhiều người biết đến của Hải Phòng.

Dù được phát hiện từ năm 1965, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, phải đến năm 1982, nguồn nước khoáng nóng Tiên Lãng mới được mở cửa để phục vụ các tầng lớp dân chúng. Năm1984, Phó chủ tịch Quốc hội Xuân Thủy khi về đây đã sinh cảm hứng viết tặng một bài thơ:

“Qua thăm Tiên Lãng - Hải Phòng

Ngờ đâu mạch đất có dòng nước sôi

Quý thay, đất - nước - con người

Tắm xong khoan khoái tưởng đời như Tiên!”.

Từ năm 2004 đến nay, một khu nghĩ dưỡng hiện đại đã được xây dựng tại suối nước khoáng nóng Tiên Lãng, trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

“Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi”…

Tiên Lãng cũng là quê ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) - nhân vật lịch sử được dân gian truyền tụng suy tôn là “nhà tiên tri số 1” của Việt Nam, đồng thời mảnh đất cũng gắn với sự linh ứng một câu sấm truyền nổi tiếng của ông, có nội dung như sau: "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về".

Posted Image

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa).

Lời sấm này có nghĩa là bao giờ vùng đất Tiên Lãng bị xẻ làm đôi ra và con sông Hàn được nối lại thì tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ vang dội trở lại.

Quả đúng như vậy, vào năm 1991, huyện Tiên Lãng bị “xẻ đôi” vì có công trình đào kênh thuỷ lợi. Cùng lúc ấy thì có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của Nguyễn Bỉnh Khiêm sang Tiên Lãng.

Thời điểm ấy cũng tròn 500 năm kể từ ngày sinh của ông (1491 – 1991). Một lễ kỷ niệm long trọng đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng gắn với tài năng kiệt xuất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được làm sống lại trong lòng người dân Việt Nam…

=========================

Hôm lào xuống Tiên Nãng tắm lước lóngPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Động vật linh trưởng liên lạc bằng sóng siêu âm

Thứ Năm, 09/02/2012, 15:43 (GMT+7)

TTO - Các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết loài khỉ lùn Tarsier của Philippines (tên khoa học Tarsius syrichta) có thể giao tiếp với nhau hoàn toàn bằng sóng siêu âm như loài dơi.

Posted Image

Khỉ lùn Tarsius syrichta có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm - Ảnh: Live Science

Theo tạp chí Live Science (Mỹ), đôi tai của loài khỉ này có thể bắt được tần số sóng siêu âm tới 91 KHz và có thể phát ra âm thanh đạt tần số khoảng 70 KHz. Trong khi đó, con người không thể nghe được âm thanh vượt quá 20 KHz.

Một số loài động vật có vú như dơi, mèo, chuột, cá voi và cá heo từng được biết đến có khả năng giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa từng nghĩ động vật linh trưởng có thể thực hiện được điều này, trích mô tả trên tạp chí khoa học Úc cosmosmagazine.com.

Nhà sinh học tiến hóa Marissa Ramsier - người đứng đầu nghiên cứu trên, làm việc tại ĐH Humboldt State, bang California, Mỹ - cho hay loài khỉ lùn Tarsius syrichta sử dụng tần số sóng siêu âm cao vút đến như thế không chỉ đơn thuần là giao tiếp với nhau, mà để tránh động vật săn mồi nghe thấy chúng. Ngoài ra, chúng sử dụng kỹ năng thính giác trên để săn côn trùng.

Loài khỉ lùn Tarsius syrichta “nguy cấp” này sống về đêm, có đôi mắt to và chỉ được tìm thấy trên các quần đảo của Philippines. Đây là một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới, con trưởng thành có kích thước chỉ bằng một bàn tay con người.

THIÊN NHIÊN

==========================

con người mà có khả năng này thì gọi là "Thần giao cách cảm" đấy! Rất chi là huyền bí, làm các nhà khoa học cãi nhau như ...mổ bò. Còn ở loài khỉ này mà không có khả năng đó thì cần phải khám bệnh.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á sẽ đâm vào châu Mỹ

Các nhà khoa học dự đoán châu Mỹ và châu Á sẽ gặp nhau tại Bắc Cực trong khoảng thời gian từ 50 tới 200 triệu năm nữa để tạo thành lục địa mới.

Posted Image

Hình minh họa các lục địa hội tụ thành một siêu lục địa cách đây 300 triệu năm. Ảnh: BBC.

Sự vận động của vỏ địa cầu khiến các lục địa di chuyển liên tục. Giới địa chất tin rằng, trong vài tỷ năm qua, sự dịch chuyển của các lục địa khiến chúng hợp nhất rồi chia tách theo chu kỳ. Một giả thuyết cho rằng các lục địa từng hợp nhất thành một lục địa cách đây 1,8 tỷ, một tỷ và 300 triệu năm trước.

Các nhà địa chất của Đại học Yale tại Mỹ dự đoán lần hội tụ tiếp theo của các lục địa sẽ bắt đầu với việc châu Mỹ và châu Á sáp nhập để tạo thành một lục địa mới. Giới khoa học muốn gọi lục địa mới là Amasia.

“Mô hình của chúng tôi cho thấy Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ chập vào nhau do biển Caribbe biến mất. Sau đó Bắc Băng Dương biến mất khiến châu Mỹ và châu Á gặp nhau”, Ross Mitchell, một nhà địa chất của Đại học Yale, nói với BBC.

Sau khi sáp nhập với châu Á, châu Mỹ sẽ nằm ngay phía trên Vành đai lửa Thái Bình Dương – khu vực chứng kiến tới 70% trận động đất và núi lửa trên hành tinh. Châu Âu, châu Phi và Australia cũng sẽ chập vào siêu lục địa mới. Nam Cực là lục địa duy nhất không tham gia quá trình hội tụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vợ quan chức bị kỉ luật tại Hải Phòng nói gì?

Thứ sáu 10/02/2012 06:14

(GDVN) - Bà Hiếu, vợ ông Liêm cho biết: “Tôi không quan tâm, có gì cứ hỏi cơ quan chức năng”, còn người nhà ông Hoan lại cho rằng…

Sáng 9/2, phóng viên có mặt tại nhà riêng của ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. Từ khoảng cách xa cũng dễ dàng nhận ra căn nhà 2 tầng khá bề thế, được thiết kế theo lối "tân cổ giao duyên", nằm ngay mặt đường liên xã của vị quan chức này. Một phần diện tích tầng 1 của ngôi nhà được dành để bán hàng tạp hóa.

Một vài đồ đạc khá sang trọng được bày biện khuất phía sau. Khi phóng viên có mặt, bà Hiểu (vợ ông Liêm) đang bận bán hàng cho một vài khách hàng. Sau khi những vị khách rời đi, phóng viên đã hỏi bà Hiểu về cuộc sống hiện tại của gia đình sau khi có quyết định kỉ luật của Thành ủy Hải Phòng đối với ông Liêm. Tuy nhiên bà Hiếu tỏ ra rất tiết kiệm lời.

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đóng kín cửa

Khi biết chúng tôi là phóng viên, bà Hiếu cho biết, hiện nay ông Liêm không có mặt tại nhà đồng thời lảng tránh những câu hỏi của phóng viên và đi loanh quanh trong nhà. Khi phóng viên hỏi bà Hiếu có ý kiến gì về việc kỉ luật chồng mình không thì bà nói: “Tôi không biết, tôi không quan tâm đến vụ việc. Có việc gì các anh cứ hỏi cơ quan chức năng”.

Một số hàng xóm của ông Liêm cho biết, gia đình vị chủ tịch xã sinh sống hòa thuận với người dân và không có điều tiếng gì. Bản thân ông Liêm và bà Hiền cũng "ghi dấu ấn" trong lòng hàng xóm với lối ăn nói nhỏ nhẹ.

Cũng trong sáng, 9/2, nhóm phóng viên có mặt tại nhà của ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy xã. Đây là một căn nhà hai tầng khang trang, nhưng nằm sâu trong xóm Kim, xã Vinh Quang. Cánh cửa đóng kín. Phải sau một vài tiếng gọi mới có một người phụ nữ trong nhà lên tiếng.

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang

Sau khi mở cửa, người phụ nữ này cho biết, cô là con dâu của ông Hoan. Khi phóng viên hỏi về ông Hoan và vợ thì cô con dâu này cho biết, hiện nay ông Hoan vẫn làm việc với các cơ quan chức năng trên thành phố (TP Hải Phòng - PV). Về phía gia đình, từ khi biết được thông tin Thành ủy kiểm điểm ông Hoan, vợ ông rất lo lắng và tinh thần mệt mỏi. Tuy nhiên bà vẫn động viên ông Hoan.

Trong hai ngày 8 và mùng 9/2, phóng viên đã có mặt tại ngôi nhà 2 tầng của ông Lê Văn Hiền - chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng. Căn nhà nằm ở vị trí đối diện với Huyện ủy Tiên Lãng. Khi phóng viên hỏi thăm về chủ nhân ngôi nhà này, rất nhiều người nhìn phóng viên với con mắt thiếu thiện cảm. Một người dân cho biết, kể từ khi xảy ra vụ cưỡng chế gây chấn động dư luận tại xã Vinh Quang, căn nhà luôn được khóa trái cửa.

Theo đánh giá của hàng xóm, gia đình ông Hiền sinh sống tại đây đã lâu, không để lại điều tiếng gì với dư luận. Thậm chí người này còn cho biết, ông Hiền còn có công phát triển huyện Tiên Lãng?!

Liên quan đến vụ việc cưỡng chế tại Tiên Lãng, Công an TP. Hải Phòng cũng đã tiến hành làm thủ tục mời các đối tượng có liên quan đến vụ việc gồm: ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang đến CQĐT để làm rõ việc ngôi nhà của ông Vươn, ông Quý bị phá hủy và nhiều tài sản thủy hải sản gồm tôm, cua, cá... trong đầm ông Vươn bị mất theo tố cáo của 2 nguyên đơn là vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương và ông Quý là Phạm Thị Hiền (Báu).

Trước đó, ngày 7/2, Thành uỷ Hải Phòng đã quyết định đình chỉ, kỷ luật hàng loạt quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang. Trong đó có quyết định đình chỉ công tác đối với Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND huyện. Ngoài ra, các ông Lê Văn Mải, Trưởng công an huyện Tiên Lãng, Phạm Đăng Hoan, Bí thư Đảng ủy và Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang bị kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc sau khi có kết luận về trách nhiệm cá nhân.

Sỹ Nam-Nguyễn Tiến-Cao Nguyên

============================

THÉC MÉC CỦA THIÊN SỨ

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang

(Xét về Phoengshui: Nhà này bị cái nhà ngang đâm vào cửa).

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đóng kín cửa

(Nhà ông Chủ tịch huyện quá xấu về mặt phoengshui).

Hai nơi cư ngụ của ông Chủ tịch UBND Huyện Tiên Lãng và ông Bí thư Đảng Ủy xã Vinh Quang gọi là "nhà" thì đúng rồi!

Posted Image

Cái này gọi là cái lều thì đúng rồi!

Posted Image

Còn cái này gọi là cái gì?

Người bảo lều, người bảo nhà....So với hai cái nhà trên thì không giống?! Nhưng so với cái lều thì cũng không phải!? Gọi là chòi thì cũng không ổn?!...Chịu!Posted Image

============================

PS: Phong thủy Tàu gọi đúng theo Tàu là Phoengshui. Vậy Phong Thủy Lạc Việt gọi theo tiếng Quảng Đông phài là Phoeng Hên!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bác Thiên Sứ ơi, Bác nói nhà ông chủ tịch huyện về mặt phong thủy quá xấu

Nhưng nhìn trên hình cháu thấy với diện tích như thế, thì còn cách nào thiết kế khác đâu ạ

Đây là mẫu nhà phân lô liền kề truyền thống mà, nếu phạm phong thủy thì sẽ có rất nhiều nhà bị phạm, vì họ đều thiết kế theo các dạng mẫu như thế này cả

Edited by Tố Quỳnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, trên cái bảng nói về lịch sử thời Hùng Vương thì đã xác định chính thức rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ 2879 trc CN và kết thúc 257 trc CN, theo đúng chính sử. Như vậy với tính chính thức về mặt thời gian Việt sử trài gần 5000 năm đã được xác nhận. Vấn đề còn lại là nội dung của thời Hùng Vương: Đó là một liên minh bộ lạc với những người dân "Ở trần đóng khố" hay là một quốc gia văn hiến? Về không gian của nhà nước Văn Lang ở Đồng bằng Bắc Bộ hay là Nam Dương tử? Cái bảng chụp lại chữ nhỏ quá Thiên Sứ tui không đọc được.

Trong Lý học thì hình thức phải có nội dung, mới gọi là "cân bằng Âm Dương". "Văn Trần Lâm tuy hay, nhưng vũ bị Viên Thiệu lại dở" là không được!(Tào Tháo đọc xong bài hịch của Trần Lâm toát mồ hôi khỏi khỏi bệnh luôn).

Lời khuyên của Thiên Sứ tui là cân bằng Âm Dương thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

========================

========================

PS:Không biết cái thằng ngu nào ghi trên tấm bảng là: "Tiểu sử thời Hùng Vương"? "Tiểu sử" tức "sử nhỏ" theo nghĩa đen, nghĩa bóng là lịch sử của cá nhân. Cả một thời đại kéo dài từ năm 2879 đến năm 257 trc CN, mà gọi là tiểu sử thì đúng là dốt thật! Thiên Sứ tui coi đây là sự dốt nát, chứ không phải cố tình. Một sự kiện văn hóa sử mà cho cái thằng dốt chữ nào đó, đã vậy lại của Cty xổ số mần phụ trách ghi lịch sử thì hỏng việc!

Cháu đọc giúp chú nhé:

Tiểu sử tóm tắt

Hùng Vương

(2879-258TCN)

Hùng Vương hay vua Hùng là tên hiệu các vị vua nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, trải qua 18 đời vua, trị vì 2621 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).

Theo truyền thuyết "Bọc trăm trứng, nở trăm con", vua Hùng là con trưởng trong 50 người con theo mẹ là Âu Cơ lên Phong Châu, còn 50 người con theo cha là Lạc Long Quân xuống biển (gọi là nhóm Bách Việt).

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương được cha truyền con nối. Con trai vua là Quan lang, con gái là Mỵ Nương. Tướng giúp việc bên văn là Lạc Hầu, bên võ là Lạc tướng. Giúp việc cho Lạc tướng và đứng đầu các làng bản gọi là Bố chính.

Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay.

Đọc xong tự thấy mình ngu quá! Không hiểu ngày xưa thời Hùng Vương là thời thái bình thịnh trị mà đứng đầu các làng bản lại là người bên võ là thế nào nhỉ? Như vậy thì ai xây dựng được nền văn minh rực rỡ đến như vậy với những nét văn hóa đặc sắc, tư tưởng bất diệt như vậy? Theo ngu ý, rõ ràng nếu Bố chính đứng đầu các địa phương thì mô hình nhà nước thời Hùng Vương cũng như ngày nay, Lạc hầu, Lạc tướng là chính phủ còn Bố chính là người đứng đầu các địa phương, chịu sự quản lý của cả bên văn lẫn bên võ đúng theo mô hình thái cực - lưỡng nghi. Thêm 1 ý nữa là Bố chính có thể là người đứng đầu 1 Bộ (trong 15 bộ) chứ làng bản thì vai trò của già làng, trưởng bản ở đâu? Có chặt chẽ, hợp lý như vậy mới xây dựng được nhà nước ổn định qua hàng vài ngàn năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đọc giúp chú nhé:

Tiểu sử tóm tắt

Hùng Vương

(2879-258TCN)

Hùng Vương hay vua Hùng là tên hiệu các vị vua nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt, trải qua 18 đời vua, trị vì 2621 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).

Theo truyền thuyết "Bọc trăm trứng, nở trăm con", vua Hùng là con trưởng trong 50 người con theo mẹ là Âu Cơ lên Phong Châu, còn 50 người con theo cha là Lạc Long Quân xuống biển (gọi là nhóm Bách Việt).

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương được cha truyền con nối. Con trai vua là Quan lang, con gái là Mỵ Nương. Tướng giúp việc bên văn là Lạc Hầu, bên võ là Lạc tướng. Giúp việc cho Lạc tướng và đứng đầu các làng bản gọi là Bố chính.

Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay.

Đọc xong tự thấy mình ngu quá! Không hiểu ngày xưa thời Hùng Vương là thời thái bình thịnh trị mà đứng đầu các làng bản lại là người bên võ là thế nào nhỉ? Như vậy thì ai xây dựng được nền văn minh rực rỡ đến như vậy với những nét văn hóa đặc sắc, tư tưởng bất diệt như vậy? Theo ngu ý, rõ ràng nếu Bố chính đứng đầu các địa phương thì mô hình nhà nước thời Hùng Vương cũng như ngày nay, Lạc hầu, Lạc tướng là chính phủ còn Bố chính là người đứng đầu các địa phương, chịu sự quản lý của cả bên văn lẫn bên võ đúng theo mô hình thái cực - lưỡng nghi. Thêm 1 ý nữa là Bố chính có thể là người đứng đầu 1 Bộ (trong 15 bộ) chứ làng bản thì vai trò của già làng, trưởng bản ở đâu? Có chặt chẽ, hợp lý như vậy mới xây dựng được nhà nước ổn định qua hàng vài ngàn năm.

Biết ngay mà! Hình thức vậy còn nội dung thế nào mới là wan trong. Bởi vậy lời Hồ Chủ Tịch: "Dân ta phải biết sử ta", nhưng biết như thế nào thì còn là một lẽ khác! Tôi nhắc lại lời Hồ Chủ tịch: "Tổ tiên rực rỡ...." - nếu quả là "làm theo lời Bác" thì đề nghị sửa lại nội dung trên - chỉ cần các vị chép theo đúng nội dung truyền thuyết cũng được. Trong truyền thuyết không có ghi: "Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ"; cũng không có ghi " đứng đầu các làng bản gọi là Bố chính".....Sửa đi quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biết ngay mà! Hình thức vậy còn nội dung thế nào mới là wan trong. Bởi vậy lời Hồ Chủ Tịch: "Dân ta phải biết sử ta", nhưng biết như thế nào thì còn là một lẽ khác! Tôi nhắc lại lời Hồ Chủ tịch: "Tổ tiên rực rỡ...." - nếu quả là "làm theo lời Bác" thì đề nghị sửa lại nội dung trên - chỉ cần các vị chép theo đúng nội dung truyền thuyết cũng được. Trong truyền thuyết không có ghi: "Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ"; cũng không có ghi " đứng đầu các làng bản gọi là Bố chính".....Sửa đi quí vị.

không biết chú Thiên Sứ và mọi người đọc bài này về Cổ văn hóa sử chưa. Gửi link cho mọi người đọc nè. Nếu có vi phạm nội qui thì xóa bài dùm nha. Cảm ơn mọi người http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/02/nguoi-lac-viet-la-chu-nhan-cua-giap-cot.html

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ ơi, Bác nói nhà ông chủ tịch huyện về mặt phong thủy quá xấu

Nhưng nhìn trên hình cháu thấy với diện tích như thế, thì còn cách nào thiết kế khác đâu ạ

Đây là mẫu nhà phân lô liền kề truyền thống mà, nếu phạm phong thủy thì sẽ có rất nhiều nhà bị phạm, vì họ đều thiết kế theo các dạng mẫu như thế này cả

Tố Quỳnh có biết về Phong thủy không? Nếu biết thì theo học Phong Thủy Tàu hay Lạc Việt? Nếu theo Tàu và không biết gì về Phong thủy thì tôi coi ý kiến trên là tất nhiên và khuyên Tố Quỳnh nên tìm hiểu về Phong Thủy Lạc Việt. Còn nếu Tố Quỳnh đang học Phong Thủy Lạc Việt mà học lớp nâng cao rồi thì phải biết điều này. Đây là kiến thức căn bản.Nếu đã học lớp nâng cao rồi mà không biết thì Thiên Đồng chịu trách nhiệm về chất lượng giảng bài, tôi chịu trách nhiệm về không xem xét chu đáo.

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đóng kín cửa

(Nhà ông Chủ tịch huyện quá xấu về mặt phoengshui).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài học từ cuộc chiến Trung Quốc - Hà Lan

Cập nhật lúc :6:00 AM, 11/02/2012

Tháng 2/2012 đánh dấu 350 năm kể từ khi cuộc chiến đầu tiên và cũng là thắng lợi của Trung Quốc với một nước phương Tây. Cả 2 bên đã học được gì?

Posted Image

Giáo sư Tonio Andrade.

(ĐVO) Giáo sư lịch sử Tonio Andrade, làm việc tại ĐH Emory, đang giảng dạy tại ĐH Emory, bang Georgia (Mỹ) đã viết cuốn “Thuộc địa đã mất: Câu chuyện chưa kể của chiến thắng vĩ đại của Trung Quốc trước phương Tây”. Dưới đây là nội dung chính của tác phẩm này:

Dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Trịnh Thành Công – người hùng giai đoạn cuối nhà Minh - đầu nhà Thanh, Quân đội Trung Quốc đã quét sạch toàn bộ Hà Lan khỏi Đài Loan vào tháng 2/1662. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Đài Loan đặt dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Đây là sự kiện cực kỳ đặc biệt. Lúc đó, Hà Lan là thế lực thực dân mạnh mẽ nhất của châu Âu và Đài Loan là thuộc địa lớn nhất của nước này tại châu Á.

Cuộc chiến Hà Lan – Trung Quốc là một sự kiện hấp dẫn giới học giả về lịch sử - chính trị trên quy mô toàn cầu, đụng chạm tới cả cán cân quyền lực của thế giới cận đại. Theo các ghi chép về cuộc chiến, Hà Lan – vốn nổi tiếng khắp châu Âu về vũ khí, chiến lược, hậu cần khi đó, đã cảm thấy bị vuột mất đẳng cấp sau thất bại trước Trung Quốc.

Cuộc chiến này mang lại những bài học cho ngày hôm nay bởi lẽ, trong số các yếu tố cho phép người Trung Quốc giành chiến thắng với người phương Tây là truyền thống văn hóa, tư duy chiến lược và nghệ thuật quân sự của người Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc ngày nay vẫn thấm nhuần sâu sắc về văn hóa quân sự truyền thống và học hỏi nhiều điều từ đó.

Posted Image

Trịnh Thành Công trở thành người hùng dân tộc với việc giành Đài Loan về cho Trung Quốc năm 1662

Bất ngờ với khả năng của người Trung Quốc

Từ trước đến nay, các nước phương Tây vẫn có xu hướng đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, với nhiều chuyên gia, Trung Quốc là nước yếu, thường xuyên bị các nước láng giềng như Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu và Nhật Bản xâm lược. Trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Mỹ và Anh thường xuyên tuyên truyền và củng cố hình ảnh này bằng cách mô tả Trung Quốc như là một nạn nhân không may mắn của một Nhật Bản hiện đại, quyết đoán và chiến lược quân sự hiệu quả. Thậm chí, nhiều người phương Tây còn tin rằng, Trung Quốc phát minh ra thuốc súng nhưng chỉ sử dụng cho các màn bắn pháo hoa.

Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát triển những khẩu súng đầu tiên cũng như pháo, tên lửa, lựu đạn và mìn. Các kĩ sư Trung Quốc từng luôn háo hức nghiên cứu vũ khí nước ngoài, ví dụ như súng hỏa mai của Nhật Bản và đại bác của Anh.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, trong cuộc chiến trên đảo Đài Loan, Hà Lan đã sững sờ trước hỏa lực của Trung Quốc. Bản thân người Hà Lan không hề lạc hậu. Đại bác và súng ngắn của Hà Lan đã nổi tiếng khắp châu Âu. Các ngành công nghiệp vũ khí của Hà Lan là một phần quan trọng của nền kinh tế đang bùng nổ đầu thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, Hà Lan lại lép vế trước sự hiệu quả và chính xác của những tay súng Trung Quốc nhanh nhẹn và rèn luyện tốt. Một chỉ huy người Hà Lan đã từng viết trong sự thất vọng: “Người Trung Quốc khiến những người lính của tôi cảm thấy xấu hổ”.

Trong giai đoạn thế kỷ 16-17, là Trung Quốc đã vượt lên cao so với mô hình cổ xưa. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc đã dạy quân lính cách tránh hỏa lực, tăng cường sức chịu đựng và sức mạnh, tìm kiếm vị trí chiến đấu tốt. Trong khi những người phương Tây lại có cách đào tạo để hiên ngang trước mũi tên hòn đạn.

Quân đội Hà Lan phải đối mặt với những người lính Trung Quốc được đào tạo tốt, thế nên trên chiến trường Đài Loan đó, họ giống như lính mới chứ còn là những người nổi tiếng về quân sự khắp phương Tây.

Người Hà Lan được biết đến khắp châu Âu như là các nhà phát minh khái niệm "tập trận quân sự hiện đại" và vai trò trong đổi mới, cách mạng hóa chiến tranh.

Những người lính ngự lâm của Hà Lan được đào tạo trong các cuộc duyệt binh chuẩn mực, tiến hành các cuộc hành quân phức tạp và hoạt động như một đơn vị phối hợp và độc lập.

Cách thức này đã lan tỏa ra toàn châu Âu, tạo thành “phong cách chiến tranh châu Âu”, biến họ thành lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất thế giới.

Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất của Trung Quốc nằm trong nền văn hóa chiến lược và chiến thuật. Qua 2.000 năm lịch sử, các chỉ huy quân sự của Trung Quốc học được cách nghĩ cẩn trọng về chiến tranh.

Hầu hết những người phương Tây đều đã biết hay đọc qua về Binh pháp Tôn tử, từ những CEO ở Đức cho đến Mỹ, nhưng họ không biết rằng, đã có bao nhiêu nhà chiến lược, chiến thuật hay chuyên gia xuất sắc đã thừa kế tinh hoa của Tôn Tử.

Trong cuộc chiến đảo Đài Loan năm 1662, tướng Trịnh Thành Công đã áp dụng mưu kế mà người phương Tây vẫn gọi là “con ngựa thành Troy”. Họ đã liên tục đánh lừa người Hà Lan, thu hút họ vào bẫy hay lợi dụng địa hình, kết hợp sức mạnh hải quân và bộ binh theo những cách bất ngờ và hiệu quả.

Sau nhiều thất bại, người Hà Lan kết luận, không còn hy vọng chiến thắng trước lực lượng tinh nhuệ của Trung Quốc. Cuối cùng, họ từ bỏ và giao lại Đài Loan cho Trung Quốc.

Hiểu nền văn hóa Trung Quốc để thắng Trung Quốc

Trong 2 thế kỷ tiếp theo, không còn một cuộc chiến nào giữa Trung Quốc và phương Tây. Giai đoạn này đánh dấu cán cân quyền lực toàn cầu đã dịch chuyển sang châu Âu với quá trình công nghiệp hóa.

Ngày nay, Trung Quốc đang hiện đại hóa một cách kinh ngạc trong tình thế siêu cường Mỹ đang bị "ốm". Cán công công nghệ có thể vẫn ủng hộ phương Tây nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh chóng.

Nhận thức về hiện trạng này khiến các chuyên gia phương Tây thúc giục Washington kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng đang chuyển động theo hướng này.

Tuy nhiên, ít người nghĩ tới những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm hơn, đó là tìm hiểu thêm về truyền thống, nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc. Không có quốc gia nào thấm nhuần sâu xa với lịch sử của mình như người Trung Quốc. Các chỉ huy quân sự Trung Quốc hiểu rõ giá trị di sản từ những tư tưởng như Tôn Tử, Gia Cát Lượng, Trịnh Thành Công…

Thế nhưng, người Trung Quốc còn trích dẫn từ những tư tưởng quân sự phương Tây như Clausewitz, Mahan hay Petraeus. Trung Quốc hiểu rõ truyền thống riêng của mình và cả truyền thống phương Tây theo lời khuyên của Tôn Tử: "Biết mình, biết ta".

Nếu phương Tây không nghiên cứu truyền thống quân sự của Trung Quốc, họ sẽ gặp phải những bất lợi đáng kể. Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan, chiến tranh đầu tiên của châu Âu với Trung Quốc là một bài học tuyệt vời.

Mạnh Thắng

Share this post


Link to post
Share on other sites
[font=Arial" data-date=" Helvetica, sans-serif">

Phàm kẹt xe theo Lý học là do mối tương quan giữa các yếu tố:

Thực trạng các con đường; số lượng xe cộ và phương pháp tổ chức giao thông.

[/font]

Sự phân loại của Lý học cho rằng:

"Thực trạng các con đường"; "số lượng xe cộ" thuộc Âm;

"phương pháp tổ chức giao thông" thuộc Dương. Lý học nhân danh nền văn hiến Việt cho rằng" Âm Động", nên con đường và xe cộ luôn phát triển tự nhiên và "Dương Tịnh" là phương pháp tổ chức giao thông luôn cần phải hiệu chỉnh do con người. Trong Âm -

"Thực trạng các con đường"; "số lượng xe cộ"

- lại phân loại "thực trạng các con đường" thuộc Dương Tịnh và

"số lượng xe cộ" thuộc Âm Đông và phát triển tự nhiên

.

"Thực trạng các con đường"

thuộc Dương cần có sự cân bằng phát triển hợp lý có tính toán của con người.

Hiện nay phần Âm

"số lượng xe cộ" rất phát triển, nhưng phần Dương con đường không thích ứng: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn" nên xảy ra kẹt xe và các sự rối loạn giao thông khác. Nhưng thực tế nều đập cả thành phố đi xây lại để cho con đường thích hợp với các loại xe và số lượng thì là việc bất khả thi. mà chỉ có thể chỉnh trang, uốn nắn lại một số tuyến phố.

Trên cơ sở này - xét về phần Âm và mối tương quan Âm Dương trong phần này - xét theo nguyên lý trong Âm có Dương và ngược lại - thì - Việc tăng cường xe buyt chạy trong thành phố chỉ là làm cho Âm thịnh (Khối lượng, số lương xe tăng lên) và càng bế tắc.

Cấm xe máy và tăng cường xe Buýt thì gần đồng nghĩa với việc không tận dụng diện tích mặt đường do rất nhiều con đường xe buýt không chạy được, chưa nói đến việc phải chỉnh trang lớn thành phố cho thích hợp với xe buýt khi không còn xe máy - Tức là như Tây về cả con đường lẫn xe. Điều này không khả thi. Tôi không tán thành xe buýt vì loại hình xe, chứ không phải tôi không tán thành phương tiện chuyên chở công cộng - nếu loại hình xe thích hợp. Thí dụ như Hanoi bỏ cả một Sở xe điện từ hồi Tây sang cướp nước ta - là một phương tiện chuyên chở công cộng - tất nhiên vì loại hình xe không còn thích hợp, chứ không phải họ không muốn phương tiện vận tại công công trở thành phổ biến. Bằng chứng họ cũng thích tăng cường xe buyt và cũng muốn xù xe gắn máy vậy. Tóm lại các biện pháp tác động vào phần Âm theo phân loại của Lý học là dở ẹc và không khả thi, chỉ làm rối thêm, chưa nói đến sự tác động đến cả một sự phát triển của cuộc sống, xã hội trên nền tảng xe gắn máy như đã phân tích ở bài trên. Bởi vậy, chỉ liếc qua là biết biện pháp có khả thi hay không. Và thực tế đã chứng minh rằng: Hầu hết đã thất bại: Hiện tượng tắc đường vẫn do anh Vũ Như Cẩn làm giám đốc.

Vậy phần còn lại theo phân loại của Lý học là:

"phương pháp tổ chức giao thông" tức phần Dương theo phân loại của Lý học. Trên cơ sở thực tế phần Âm không đổi: Số lượng các loại xe, thực tế tồn tại của các con đường (Dương trong Âm) thì

"phương pháp tổ chức giao thông"

phải cân bằng được với thực tế đó và có tính hướng dẫn sự phát triển trong tương lai: theo nguyên lý "Dương trước Âm sau" - nói theo ngôn ngữ pha học thì là "tính tới - hướng tới - sự phát triển trong tương lai"

.

Nhưng khi đặt vấn đề này thì lại đòi hỏi sự tính toán rất chi tiết và cân đối với chính nó (Tính cân bằng Âm Dương trong Dương theo nguyên lý "Trong Dương có Âm" và ngược lại) và cân đối với thực trạng - cân bằng Âm Dương. Trong mối tương tác của

"phương pháp tổ chức giao thông" thì vì tính chi tiết của nó lại cần tác động đến phần Dương của Âm. Đó là hiệu chỉnh , sửa chữa , làm mới một số con đường ở mức tối thiểu trong chi phí thấp nhất và hợp lý với chính nó (Chẳng ai làm đường cao tốc xuyên qua thành phố cả)

.

Bởi vì, nếu sửa chữa nhiều, xây mới nhiều con đường thì phạm cách "Dương xâm phạm vào Âm" hay "Dương thịnh, Âm suy tắc bế", sẽ gây những xáo trộn xã hội không cần thiết. (Tôi đang hoài nghi việc xây những con đường trên cao ở Hanoi phạm vào cách này. Nhưng vì không có tư liệu cụ thể nên chỉ đặt vấn đề vậy).

Như vậy, để có

"phương pháp tổ chức giao thông"

đòi hỏi một sự nghiên cứu rất chi tiết trong việc phân loại các tuyến phố

, chiều của các con đường, bảng hiệu, biển báo. Chưa hết, còn tính đồng bộ trong luật giao thông, quảng bá luật, giáo dục luật pháp....vv.....Đòi hỏi khá công phu.

Bởi vậy, tuy nói rằng: Việc giải quyết vấn nạn này là trình độ phổ thông của Lý học. Nhưng cũng không đơn giản. Theo quan niệm của Lý học thì tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Bởi vậy, sách xưa có nói: "Không vì thấy việc nhỏ mà không làm". Tức là muốn nói: Vụ việc gì cũng cần chi tiết. Nay việc kẹt xe là việc lớn thì không thể không suy xét kỹ càng được.

Anh viết rất hay, em cũng có tìm hiểu tương đối về chuyện này nên rất thấm thía... rất mong anh tiếp tục mạch suy nghĩ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh viết rất hay, em cũng có tìm hiểu tương đối về chuyện này nên rất thấm thía... rất mong anh tiếp tục mạch suy nghĩ này.

Xin chào Quangnx. Chúc mừng năm mới. Vạn sự an lành. Lâu quá mới gặp.

Thực ra vấn đề này tôi suy nghĩ từ lâu rồi và nhiều lần thể hiện trên diễn đàn. Tôi hơi ngạc nhiên là vụ "đuổi mưa" - "không có cơ sở pha học" - thì được chú ý ngay. Còn chuyện này, bức xúc dư luận bao lâu nay, tốn kém ko biết bao nhiều tiên , đến nay mới chỉ có Quangnx khen ngợi. Trong khí đó việc này tôi chỉ cần kinh phí hợp lý thì xử lý xong ngay. Cái này thuộc về trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học của Lý học Đông phương cũng làm được mà. Tôi có nói đùa với mấy anh em lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp: Nếu có kinh phí hợp lý thì việc này tôi giao mấy anh em làm, tôi chỉ hướng dẫn và kiểm tra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tố Quỳnh có biết về Phong thủy không? Nếu biết thì theo học Phong Thủy Tàu hay Lạc Việt? Nếu theo Tàu và không biết gì về Phong thủy thì tôi coi ý kiến trên là tất nhiên và khuyên Tố Quỳnh nên tìm hiểu về Phong Thủy Lạc Việt. Còn nếu Tố Quỳnh đang học Phong Thủy Lạc Việt mà học lớp nâng cao rồi thì phải biết điều này. Đây là kiến thức căn bản.Nếu đã học lớp nâng cao rồi mà không biết thì Thiên Đồng chịu trách nhiệm về chất lượng giảng bài, tôi chịu trách nhiệm về không xem xét chu đáo.

Posted Image

Ngôi nhà của ông Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đóng kín cửa

(Nhà ông Chủ tịch huyện quá xấu về mặt phoengshui).

Thiên Đồng đưa bài này vào trong lớp Phong Thủy Lạc Việt nâng cao làm bài tập để anh chị em phân tích xem cái nhà này xấu ở chỗ nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Canh bạc của Bắc Kinh ở Biển Đông

Tuanvietnam.vn

Cập nhật 12/02/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Nếu Trung Quốc đúng, ở ngoài khơi Biển Đông sẽ có đầy đủ dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thế giới trong vòng vài năm. Nhưng Trung Quốc có thể đang đặt tất tay cho một canh bạc sai lầm.

Bắc Kinh dường như đang có một thái độ mạo hiểm tại Biển Đông. Tại sao lại như vậy? Đó phần lớn là vì Trung Quốc muốn bảo đảm khả năng tiếp cận an toàn đối với nguồn hydrocarbon như dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi - Biển Đông thường được ví như Vịnh Ba Tư mới bởi tiềm năng tài nguyên nằm sâu dưới đáy. Và dù còn những khác biệt đáng kể giữa hai khu vực làm phức tạp thêm phép so sánh - bao gồm mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên hóa thạch và chi phí phát triển và khai thác - đây vẫn là một phép so sánh tốt giúp ta hiểu tại sao Trung Quốc coi khu vực này có tầm quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của mình.

Nhưng Bắc Kinh thực tế có thể đã đánh giá quá cao tầm quan trọng chiến lược của nguồn dầu và khí tự nhiện ở khu vực - và đang có những hành động liều lĩnh một cách không cần thiết có thể cản trở đến sự trỗi dậy hòa bình của mình.

Nhu cầu năng lượng "không đáy" của Trung Quốc để tiếp sức cho quá trình phát triển kinh tế sẽ trở nên ngày càng gay gắt khi nước này tiếp tục quá trình chuyển mình thành một công xưởng công nghiệp. Năm 2009, Trung Quốc chỉ vừa vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới; đến năm 2025, tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn của Mỹ gần 50%. Để đảm bảo khả năng tiếp cận các tài nguyên năng lượng cần thiết cho phát triển kinh tế, Bắc Kinh đang xây dựng một loạt các nguồn năng lượng, bao gồm các đầu tư vào công nghệ mặt trời và phát triển thủy điện. Tuy nhiên, các nhiên liệu hóa thạch thông thường mà Trung Quốc đang đặt cược vào nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong kế hoạch của Bắc Kinh.

Kết quả, Bắc Kinh đang tích cực mở rộng nguồn cung cấp tài nguyên hóa thạch từ đa dạng các khu vực như Trung Đông, Trung Á và Biển Đông, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu sự rủi ro từ bất kỳ nguồn dầu nào. Dầu từ Trung Đông phải vận chuyển qua Eo biển Malacca, nơi Trung Quốc thừa hiểu rằng sẽ nảy sinh những điểm dễ tổn thương chiến lược nếu bất kỳ quốc gia nào có ý định gây cản trở cho tuyến giao thông liên lạc đường biển này bằng cách làm gián đoạn hoạt động qua lại trên eo biển. Nếu Bắc Kinh định đầu tư của vào cơ sở hạ tầng đường ống năng lượng trên lục địa từ Trung Á cũng sẽ đồng nghĩa với việc dầu phải đi qua các nước trung gian đầy bất ổn như Myanmar và Pakistan và chuyển qua phía tây Trung Quốc, nơi ảnh hưởng của Bắc Kinh chưa đủ mạnh. Hệ quả tất yếu là, Bắc Kinh đang nhắm Biển Động như một con đường an toàn hơn để bảo đảm tiếp cận nguồn năng lượng cần thiết cho phát triển mạnh.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bắc Kinh có thể chứa đựng nhiều sai sót. Có quá nhiều các ước tính khác nhau về quy mô trữ lượng hydrocarbon ở dưới đáy Biển Đông. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ tính toán, có khoảng xấp xỉ 28 tỷ thùng dầu - đủ để cung cấp cho nhu cầu thế giới trong khoảng 11 tháng, theo số liệu năm 2009. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc ước tính khu vực Biển Động chứa gần 200 tỷ thùng dầu, tức đủ phục vụ sức tiêu thụ dầu toàn cầu trong hơn 6,5 năm. Đa số các nhà phân tích nhận định, ước tính của Trung Quốc có phần quá lạc quan. Các con số một trời một vực ấy cần phải được chứng minh lại, tuy nhiên, những nỗ lực khảo sát trữ lượng nhiên liệu hóa thạch gần đây của các nước như Việt Nam đã liên tục bị Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc cản trở, trong đó nổi bật là hành động cắt cáp tàu khảo sát được thuê để tìm kiếm thông tin chính xác hơn.

Posted Image

Hơn nữa, canh bạc của Bắc Kinh đặt vào nhiên liệu hóa thạch với niềm tin đây sẽ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu dường như đã không tính đến những tiến bộ đạt được trong công nghệ năng lượng và rộng hơn là thị trường năng lượng. Thực tế, ngành giao thông từng phụ thuộc một nguồn năng lượng duy nhất, chiếm khoảng 60% tiêu thụ dầu tiêu thụ tại các nước OECD, đang được đa dạng hóa thông qua các phương tiện chạy điện cũng như các nghiên cứu và phát triển nghiêm túc về các nhiên liệu sinh học lỏng thế hệ thứ hai có nguồn gốc từ các nguyên liệu cơ bản như tảo có thể làm dịch chuyển nhu cầu về dầu mỏ. Thực tế, việc tăng cường tỷ trọng các nhiên liệu thay thế sẽ làm thay đổi giá trị chiến lược của bất cứ nguồn tài nguyên nào nằm dưới đáy Biển Đông khi chúng có cùng mức giá với các nhiên liệu hóa thạch thông thường. Các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng nếu việc sản xuất các nguồn nhiên liệu thay thế này tiếp tục tăng nhanh như dự báo, trong vòng một thập niên nữa chúng sẽ có thể được cung cấp thương mại ở mức giá ngang với giá dầu hỏa.

Hơn nữa, không phải tất cả dầu ở mọi nơi đều được sản xuất giống như nhau, ít nhất là về mặt chi phí. Một số nhà phân tích ước đoán giá thành mỗi thùng dầu từ các giếng dầu sâu có thể cao gấp 4 lần mỗi thùng sản xuất từ các nguồn trữ lượng thông thường như ở Trung Đông. Do đó, chi phí khai thác dầu từ Biển Đông có thể tốn kém hơn nhiều so với chi phí sản xuất các nhiên liệu làm từ tảo, các sinh khối khác hay thập chí từ các nguồn "bẩn" hơn như than đá và khí tự nhiên, khiến dầu ở sâu dưới đáy biển trở nên ít có tầm quan trọng chiến lược hơn các nguồn tài nguyên khác.

Dù những tài nguyên hydrocarbon đó ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược hay không, Bắc Kinh dường như vẫn cứ khăng khăng nhìn nhận đó là như vậy. Vậy nên, không bất ngờ khi Trung Quốc ngày càng lựa chọn cách tiếp cận ăn thua trong việc bảo vệ khả năng tiếp cận các tài nguyên này, trở nên quyết liệt hơn với các nước láng giềng mà nước này nghi ngờ đang cố gắng một mình khai thác dầu và khí tự nhiên. Theo nghĩa đó, ngay cả lời kêu gọi cùng phát triển của Bắc Kinh cũng có thể bị coi là nỗ lực nhằm lừa bịp các nước khác bởi chính Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc vẫn cứ đang nhăm nhe phát triển các nguồn tài nguyên này trước.

Nhưng nỗ lực của Bắc Kinh có thể chỉ là trò cười nếu xu hướng năng lượng tiếp tục phát triển như dự báo, và đặc biệt nếu Biển Đông trở nên "khô hạn" về năng lượng (như ai đó đã nói). Kết quả, sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông có thể làm mất đi ý nghĩa của tuyên bố về một sự trỗi dậy hòa bình và thúc đẩy các nước liên quan mời chào Mỹ đến duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Có thể, trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tiến hành bước đi quan trọng nhất là tháo ngòi nổ căng thẳng trong khu vực nhằm phát đi thông điệp rằng những tài nguyên năng lượng này không giá trị như Bắc Kinh nhìn nhận. Cùng với đó, Mỹ có thể sẽ khuyến khích các quốc gia Đông Nam Á đứng đầu các nỗ lực đa phương thông qua các quan hệ đối tác như Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương để khảo sát các tài nguyên năng lượng hóa thạch, đính chính lại những điều còn chưa rõ ràng xung quanh khối lượng dầu và khí tự nhiên thực tế ở dưới đáy Biển Đông. Có lẽ, khi đó, Bắc Kinh sẽ nhận ra rằng canh bạc của mình đối với Biển Đông là một canh bạc chắc chắn sẽ thất bại.

Will Rogers là nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, một viện nghiên cứu chính sách an ninh và quốc phòng phi đảng phái tại Washington, DC, nơi ông nghiên cứu về điểm giao nhau giữa chính sách tài nguyên thiên nhiên và chính sách an ninh quốc gia.

Đình Ngân theo Diplomat

========================

Đó phần lớn là vì Trung Quốc muốn bảo đảm khả năng tiếp cận an toàn đối với nguồn hydrocarbon như dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi - Biển Đông thường được ví như Vịnh Ba Tư mới bởi tiềm năng tài nguyên nằm sâu dưới đáy. Và dù còn những khác biệt đáng kể giữa hai khu vực làm phức tạp thêm phép so sánh - bao gồm mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên hóa thạch và chi phí phát triển và khai thác - đây vẫn là một phép so sánh tốt giúp ta hiểu tại sao Trung Quốc coi khu vực này có tầm quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của mình.

Thật là một chuyện buồn cười! Đúng là một thứ tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" và tầm nhìn thuộc dạng "liên minh bộ lạc". Vụ việc biển Đông có dầu và những lời đồn thổi về trữ lượng dầu "vĩ đại" ở biển Đông - ví như con voi và tất cả dầu ở Trung Đông chỉ như con tem dán đít voi - chỉ rộ lên sau cái hiệp định Ba Di. Vậy mà vào thời gian đó, mấy tay tư bủn cá mập ở Gia Nã Đại tưởng thật đề nghị với bộ trường ngoại giao (Hoặc thương mai tôi ko nhớ rõ) tạo điều kiện đầu tư vào biển Đông - phần chính phủ Việt Nam Công hòa còn quản lý - thì ông bộ trưởng thằng thừng nói: "Các anh là những thằng ngu". Báo đăng hẳn hoi - chỉ có cái lâu quá, hơn 40 năm rồi - không nhớ báo nào. Biển Đông sau đó quả là có dầu thật, nhưng chắc còn khuya nó mới so sánh được với các mỏ dầu ở Trung Đông. Đấy là một lẽ.

Cái lẽ thứ hai chính là việc tiền có cả đống, thay vì mua dầu và đem quân đi chiếm mỏ dầu để tiết kiệm tiền thì quả là một tầm nhìn thuộc dạng "liên minh bộ lạc".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người mẹ nhẫn tâm giết con trai 5 tháng tuổi

logongoisao.jpgNgôi sao – Thứ bảy, ngày 11 tháng hai năm 2012

Chồng đi làm ăn xa, nghĩ tới món nợ lớn không có cách trả, người mẹ trẻ đã dùng chăn sát hại con trai rồi dùng dao tự sát nhưng bất thành.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2007, Cao Thị Bình (26 tuổi, trú tại xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hoá) kết hôn với anh Lê Văn Vụ cùng quê. Sau khi sinh được hai con trai thì vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Người chồng bỏ đi làm ăn xa.

Trước đó, vợ chồng Bình đã vay nợ hơn 100 triệu để buôn bán nhưng thua lỗ. Người phụ nữ trẻ đi xem bói thì nhận được lời tiên báo tương lai phía trước khá mù mịt. Trở về nhà trong tâm trạng thất vọng, Bình gọi điện thoại cho chồng đang làm ăn ở Hà Nội nói rằng anh cố gắng tu chí làm ăn để tìm cách trả nợ nhưng người chồng nặng lời. Hai bên cãi nhau.

datdai.jpg

Bị cáo Cao Thị Bình trước vành móng ngựa. Ảnh: Lê Hoàng.Sáng 29/10/2011, Bình nhắn tin qua điện thoại dặn dò chồng ở lại nuôi cậu con trai lớn, sau đó dùng chiếc chăn nhung vải hoa quấn kín người cháu Lê Vạn Dũng (5 tháng tuổi, con trai thứ hai) cho đến khi đứa trẻ chết ngạt. Thấy con trai tắt thở, Bình dùng dao bổ cau để ở đầu giường tự cứa vào cổ tay để tự tử, nhưng không chết.

Bình lặng lẽ để con lại rồi lấy tiền và xe máy bỏ đi. Đến chiều cùng ngày, mẹ chồng sang gọi cửa nhưng không thấy trả lời. Nghĩ có điều chẳng lành, bà xô cửa vào nhà thì phát hiện đứa cháu nội tội nghiệp đã chết. Bà tri hô hàng xóm đưa đứa bé đi cấp cứu nhưng đành bất lực.

Về phần Bình, sau khi giết chết con trai đã bỏ lên thành phố Thanh Hoá. Người nhà gọi điện nhiều lần nhưng không liên lạc được. Một hôm trên đường quay trở về nhà thì Bình bị bắt giữ.

Trước vành móng ngựa, người mẹ trẻ đã nhiều lần khóc nghẹn khi Hội đồng xét xử và công tố viên nhắc lại hình ảnh đứa con trai vô tội bị chết oan vì ý nghĩ mù quáng. Người phụ nữ xin người thân tha thứ cho hành động bồng bột của mình.

Kết thúc phiên xử sơ thẩm sáng 10/02, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã tuyên phạt bị cáo Cao Thị Bình mức án phạt tù 12 năm tù giam.

Lê Hoàng

===========================

Với cách đưa tin kiểu này, thì bài báo có vẻ muốn hướng dẫn dư luận vào lỗi tại thày bói:

Người phụ nữ trẻ đi xem bói thì nhận được lời tiên báo tương lai phía trước khá mù mịt. Trở về nhà trong tâm trạng thất vọng,...

Và có vẻ như với tâm trạng thất vọng đó là nguyên nhân chính hình thành tội lỗi trong vụ việc. Và với cách nhìn như vậy thì xã hội chẳng có gì phải lo, chỉ cần dẹp mấy tay thày bói thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp!?sad.gif. Tất nhiên đây là một cách nhìn duy ý chí nếu nó đúng ý đồ này. Tuy nhiên, tôi rất mong muốn anh chị em Phong Thủy Lạc Việt và Lạc Việt độn toán cần cân nhắc kỹ khi phán quyết tương lai của một con người, nếu như họ đang bị dồn đến đường cùng do hoàn cảnh của họ - cái này không phải thày bói làm ra được - thì nên mở ra cho họ một hy vọng về khả năng thoát khỏi hoàn cảnh.

Hôm nay tôi xác định công khai rằng: Nếu ai nhân danh Phong Thủy Lạc Việt và Lạc Việt độn toán, Tử Vi Lạc Việt...Tóm lại có đuôi "Lạc Việt" (Cũng như đuôi vn vậy) mà không thể mở một hướng đi cho những hoàn cảnh bế tắc cho con người thì đó không phải môn đồ đích thực của các bộ môn này. Trong trường hợp không đủ trình độ để mở một hướng đi cho cá nhân thoát khỏi sự bế tắc thì tối thiểu phải chia sẻ được với họ, đối đế cuối cùng là nên im lặng trước tương lai của họ, hoặc tìm cách từ chối xem.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiệp chướng quá.

Đây là 1 ví dụ của từ "ý nghĩ tiêu cực" đến hành động tiêu cực.

Ngoài ra, cháu để ý là bạn bè cháu rất nhiều người đi xem bói, các thầy toàn nói tốt (để lần sau lại đến thầy) ai về cũng rất hoan hỉ. Nghĩ rằng sau này mình sẽ sướng. Để rồi trong công tác chả bao h thèm trau dồi kiến thức, nghĩ rằng theo thời gian kiểu gì mình chả đạt đc. Thiết nghĩ những người như vậy mà lên làm lãnh đạo cũng khổ cho dân. Chính là từ ý nghĩ tích cực sang hành động tiêu cực.

Nhiều thầy ăn ốc nói mò đúng là hại dân, hại nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiệp chướng quá.

Đây là 1 ví dụ của từ "ý nghĩ tiêu cực" đến hành động tiêu cực.

Ngoài ra, cháu để ý là bạn bè cháu rất nhiều người đi xem bói, các thầy toàn nói tốt (để lần sau lại đến thầy) ai về cũng rất hoan hỉ. Nghĩ rằng sau này mình sẽ sướng. Để rồi trong công tác chả bao h thèm trau dồi kiến thức, nghĩ rằng theo thời gian kiểu gì mình chả đạt đc. Thiết nghĩ những người như vậy mà lên làm lãnh đạo cũng khổ cho dân. Chính là từ ý nghĩ tích cực sang hành động tiêu cực.

Nhiều thầy ăn ốc nói mò đúng là hại dân, hại nước.

Bói toán là một bộ môn khoa học mà trình độ khoa học ngày này còn lâu mới đạt được. Điều này tôi đã chứng minh nhiều lần trên diễn đàn. Tuy nhiên, phân tích một quẻ bói đúng hay sai thì lệ thuộc vào thày giỏi hay dở. Ngày xưa, thời Hùng Vương, các vua Hùng có quy định rất chặt chẽ về vấn đề coi bói. Thí dụ như:

- Nếu ba người cùng bói thì theo hai người.

- Nếu thày bói nói ngược với ý chí dân chúng thì vua im lặng (Không nên theo thày bói làm mất lòng dân. Ở đây không phải ý muốn nói thày bói đi ngược lòng dân. Mà là quy luật khách quan diễn biến trong tương lai có thể bất lợi và tâm lý chung không muốn thì vua không nên đưa ra chính sách mà dân chúng chưa thuận. Tỷ như chính phủ Hy Lạp nếu đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng, nhưng dân chúng phản đối chẳng hạn).

-...vv....

Bởi vậy, thày bói thực tế chỉ đóng vai trò cố vấn, chứ không phải người quyết định. Con người tư vấn thày bói chỉ để tham khảo và phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Chủ tịch Trung Quốc cảnh báo tập trung quân đội của Mỹ

Thứ Hai, 13/02/2012 - 14:25

(Dân trí) - Ngay trước chuyến công du Nhà Trắng được thế giới dõi theo, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo Mỹ về kế hoạch tập trung sức mạnh quân sự ở châu Á.

>> Tổng thống Mỹ sắp tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc tại Nhà Trắng

Posted Image

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) phát biểu trước một lớp tiếng Anh trong chuyến thăm Bắc Kinh và Thành Đô của Phó Tổng thống Mỹ Biden (trái) hồi tháng 8 năm ngoái.

Phó Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ưu tiên phát triển kinh tế và cam kết Bắc Kinh sẽ giải đáp những lo ngại của nước ngoài về giá trị của đồng Nhân dân Tệ.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Washington Post, ông Tập Cận Bình cho biết Thái Bình Dương là “không gian rộng lớn” cho cả Trung Quốc và Mỹ nhưng khẳng định lo ngại lớn nhất của các quốc gia châu Á là “sự thịnh vượng về kinh tế”.

“Vào thời điểm mọi người mong mỏi hòa bình, ổn định và phát triển, nhấn mạnh sự tập trung cho chương trình nghị sự an ninh quân đội, củng cố sự phát triển của quân đội và tăng cường các liên minh quân sự không phải là những gì hầu hết các nước trong khu vực muốn thấy”, ông Tập Cận Bình cho hay.

Mặc dù đang tìm cách cắt giảm khoản chi tiêu khổng lồ cho quân đội nhằm đối phó với áp lực thâm thủng ngân sách, Tổng thống Obama vẫn cam kết sẽ tăng cường sức mạnh tại châu Á, nơi nhiều nước đã lên tiếng lo ngại về điều mà họ gọi là một Trung Quốc ngày một “hiếu chiến” hơn.

Trong những tháng gần đây Mỹ đã bắt đầu có những động thái điều chỉnh, như điều quân đến Australia và Philippines. Nước này cũng tìm kiếm tăng cường quan hệ quân sự với Singapore và một số nước châu Á khác trong khi tiếp tục duy trì các căn cứ lâu năm tại Nhật và Hàn Quốc.

Trong khi đó, chính quyền Obama đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với ông Tập Cận Bình, với hi vọng cho hợp tác tương lai, do ông Tập Cận Bình được Mỹ đánh giá sẽ là người kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2013.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ vào ngày hôm nay và sẽ gặp Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng. Ông cũng dừng chân tại Lầu Năm Góc, trong nỗ lực xây dựng lòng tin quân sự giữa hai nước.

Ông Tập Cận Bình dự kiến cũng sẽ tới Iowa và Los Angeles

.Phan Anh

Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay