Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tìm thấy tàu chở người ngoài hành tinh

Đăng ngày: 12:40 PM - 03/02/2012

Một nhóm các chuyên gia Đại dương học cho biết, họ đã tìm thấy 1 con tàu ngoài hành tinh ở biển Baltic.

Posted Image

Con tàu dài 30 feet (10 m), có gắn thêm hai vật giống hình đĩa bay và có tốc độ cực kỳ nhanh…

Chiếc tàu ở Baltic do công ty Khám phá đại dương Thủy Điển tìm thấy và báo cho Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp quốc đã cử 1 nhóm chuyên gia để xác định tàu ngầm lạ được tìm thấy ở biển Baltic.

Theo các chuyên gia thì đây có thể là con tàu từ hành tinh Gootan, chúng được đưa tới biển Baltic, một địa điểm được người từ hành tinh Gootan sử dụng như một cơ sở để giám sát con người.

Con tàu dài 30 feet (10 m), có gắn thêm hai vật giống hình đĩa bay và có tốc độ cực kỳ nhanh. Thậm chí, các chuyên gia còn nhận định nó không chỉ có khả năng lặn sâu dưới biển mà còn có thể bay lên cả các vì sao.

Đến nay, theo các báo cáo đã phát hiện ra 29 con tàu Gootan trong các đại dương trên toàn cầu. Điều đó khiến cho nhiều người nghĩ rằng, người ngoài hành tinh đang xâm lược loài người.

theo datviet

=========================

Không có người ngoài hành tinh! Tôi luôn khẳng định như vậy! Cho dù những hiện vật trên được xác thực thì nó có thể được giải thích bằng một cách khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thơ Trần Đăng Khoa luận bàn vụ Đoàn Văn Vươn (kỳ 1)

Thứ bảy 04/02/2012 06:51

(GDVN) - “Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có được sướng cũng không sướng được… Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận”.

Vụ Tiên Lãng: HP khẳng định đúng, MTTQ nói không minh bạch

Thủ tướng chủ trì họp giải quyết vụ thu hồi đất Tiên Lãng

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng: Cưỡng chế không bồi thường là đúng

Lãnh đạo Tiên Lãng lý giải sự "kháng cự quyết liệt của ông Vươn"

Đại tướng Lê Đức Anh: "Phải xử lý nghiêm cán bộ làm sai vụ cưỡng chế"

Vào một ngày áp Tết Nhâm Thìn, tôi có dịp cùng ăn trưa và trò chuyện với Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Khi biết tôi có ý định viết về vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn, ánh mắt ông đượm buồn, bảo: Nông dân thời nào cũng khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có được sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của một ông vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng lại mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ!

"Nông dân khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa"

Tôi thấy là đời sống của người nông dân bây giờ cũng khá hơn rồi chứ, vì sao ông lại nghĩ rằng thời nào họ cũng khổ?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Khá là khá cái vỏ ngoài thôi. Phải nhìn vào thực chất đời sống của họ, chất lượng sống của họ, mới thấu hiểu được. Làng tôi là làng Điền Trì. Tháng nào tôi cũng về quê và cũng nhờ thế mà hiểu được người dân quê. Ngay như bố mẹ tôi, năm nay đã ngoài 90 tuổi, vẫn không chịu rời quê và sống cũng rất khổ, trong khi con cháu đều sống ở thành phố. Nếu chú về nhà tôi chú sẽ quy kết anh em tôi không chu đáo với bố mẹ, để bố mẹ quá khổ cực. Bố mẹ tôi không chịu được thành phố. Bao nhiêu tiền tôi đưa cho, mẹ tôi cũng gom lại rồi cất đi, rồi tích cóp cho các cháu. Sinh hoạt rất tằn tiện, cứ như thời Chị Dậu, đến độ anh em tôi nhịn không nổi, nhưng rồi các cụ vẫn vậy, chẳng thay đổi được.

Posted Image

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Người nông dân có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận

Ngồi vào mâm cơm, cái bát chẳng lành, đũa cũng cọc cạch, cái cong, cái vẹo. Cốc chén sứt sẹo, cóc cáy. Có lần, ông anh tôi mang về những bộ bát đũa rất đẹp của Nhật, quăng tất cả bát đũa cũ ra bụi tre. Ấy vậy mà, chúng tôi đi rồi thì bà cụ lại lọ mọ ra nhặt hết về. Đấy, thế có phải phải khổ không. Được sướng cũng có sướng được đâu. Tôi muốn thuê người giúp việc cho cụ, cụ giãy nảy: “Mày định biến tao thành địa chủ à mà sắm người hầu, rồi người ta lại đấu tố à?”. Những vụ đấu tố địa chủ - mà địa chủ đều là những người cày thuê cuốc mướn nhờ tằn tiện mà có của ăn của để - từ thời nảo thời nào vẫn còn ám ảnh bà cụ. Chú bảo thế có khổ không?

Hình như ông không chỉ nói tới nông dân thuần túy mà còn muốn đề cập đến những vấn đề lớn hơn?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Phải nói thế này, nước ta dù có đổi mới thì đa phần người dân vẫn phải bám vào nông nghiệp. Theo tôi, muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực. Nước ta có tới trên 80% làm nông nghiệp, xuất khẩu gạo trong top thứ hai thế giới, cũng có nghĩa là chúng ta xuất khẩu mồ hôi nước mắt đứng thứ nhì thế giới, chứ không có nghĩa dân ta giàu thứ nhì thế giới. Một tạ thóc bây giờ có được giá lắm cũng chưa tới triệu bạc, mà một vụ mùa thì được mấy tạ chứ?

Nông dân khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với chính mình thời tăm tối thôi. Và thế là thấy sướng quá. Đất nước mình đang tiến từ nông nghiệp tới công nghiệp. Đó là xu hướng lành mạnh. Nhưng tôi nhìn đâu cũng thấy nông dân. Nông dân cày cuốc, nông dân kinh doanh, nông dân làm quản lý, thậm chí có cả nông dân ở những cấp cao. Có nhiều anh rất trang trọng, hoành tráng, nhưng nhìn cung cách ứng xử của họ thì lại thấy hiện nguyên hình một anh nông dân cóc cáy, quê mùa.

Khi góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng, tôi đã nói một ý: “Chúng ta phải chọn và tìm được người lãnh đạo có tầm nhìn xa, tầm nhìn vượt nhiệm kỳ. Còn nếu tầm nhìn chỉ ở một hoặc hai nhiệm kỳ thì chúng ta chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt, mang tính vụ lợi cho một người hoặc một nhóm người rồi hết nhiệm kỳ thì hạ cánh an toàn, còn mọi hậu quả, con cháu gánh chịu”.

"Nói gì thì nói, đời sống của người nông dân phải được đảm bảo"

Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở một làng quê ở tỉnh Nam Định (cùng làng với Nhà thơ Nguyễn Bính). Vì thế, tôi rất thích bài “Hạt gạo làng ta” của ông. Và có lẽ, hai câu thơ “Nước như ai nấu, chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy” cũng đã lột tả hết cái sự chịu đựng đến vô tận của người nông dân rồi… Rồi tới ngày tôi học đại học, cô giáo chủ nhiệm hỏi tôi sau này có ước mơ gì. Tôi trả lời: Ước sẽ làm được một điều gì đó cho người nông dân bớt khổ. Trong tâm thức, cái hình ảnh những người nông dân với đôi chân trần lội ruộng vào những ngày rét buốt tới cắt da cắt thịt khiến tôi bị ám ảnh cho đến tận bây giờ. Vì lẽ đó, tôi mong có thể làm được một điều gì cho họ… Mà nói vui một chút thì nếu không có người nông dân, chắc gì đã có những tác phẩm kinh điển như “Hạt gạo làng ta”…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Nhìn vào các làng quê, nhất là vùng sâu, vùng xa, vẫn không ít những nông dân còn trong cảnh bần cùng. Phần lớn những người này đang bám đồng ruộng. Không thể phủ nhận là hiện nay đời sống nói chung của chúng ta là có khởi sắc, nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề nan giải. Cái nan giải nhất hiện nay là nông dân mất đất. Trọn đời, Cụ Hồ chỉ có một mong muốn, “mong muốn tột bậc là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cụ đã làm hết sức mình để “người cày có ruộng”. Bây giờ, người cày lại đang mất ruộng. Ở một số vùng nông thôn ven đường lớn, hay ven đô thị, bị thu hồi đất rất nhiều để làm khu công nghiệp, cả khu vui chơi giải trí mà ta quen gọi là du lịch sinh thái.

Người nông dân thì mất đất, trong khi nhiều đất thu hồi thì lại để bỏ hoang. Bần cùng thì tất biến. Vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một bài học chua xót. Sẽ còn thê thảm hơn, nếu các nhà quản lý không chịu coi đó là một bài học cần phải rút kinh nghiệm một cách cay đắng. Đã thế, người nông dân còn bán đất hương hỏa đi. Họ bán với giá rất rẻ. Anh phố thị nào cũng muốn có cái nhà nghỉ hay trang trại ở quê. Chỉ bỏ ra chừng non tỉ bạc là đã có thể có cả nghìn mét vuông đất quê. Người phố đổ về quê để được sống. Còn anh nhà quê thì lại phải nhao về thành phố để kiếm sống.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh có bài thơ viết về thảm cảnh này của người nông dân chỉ có bốn câu, mà lần nào nhớ đến, tôi cũng bị ám ảnh: “Những nông dân không còn ruộng đất/ Táp về thành phố/ Bán mình trong các chợ người/ Định nói một điều/ Nhưng rồi tôi im lặng”.

Cái im lặng của nhà thơ, chúng ta có thể hiểu được. Đấy là một bộ phận. Còn một bộ phận khác may mắn hơn, có nhà, có đất, có việc làm, có chức vụ. Anh nhà quê ra phố, mang những luộm thuộm, nhơm nhếch của làng quê đi “khai hoá” thành phố. Còn anh thành phố thì lại mang xi măng sắt thép về bê tông hóa làng quê. Thế là tất cả nháo nhào. Rốt cuộc là hỏng ráo cả.

Posted Image

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Nông dân thời nào cũng khổ

Nghe ông nói vậy, tôi chợt nhớ ra, cách đây ít lâu có đọc được một thông tin: Việt Nam là đất nước hạnh phúc nhất châu Á. Thông tin này được công bố bởi một công ty ở nước Anh. Nghiên cứu ấy của họ xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong 178 nước và lãnh thổ. Bảng chỉ số này gồm có sự hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ và dấu ấn môi trường - tức diện tích đất cần có để người dân sống tốt và khả năng tiêu thụ năng lượng. Đọc thông tin ấy, thấy vui vì họ đánh giá cao đời sống của dân ta, nhưng cũng buồn, vì thực chất nó chưa được như vậy...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chỉ riêng nghĩa của hai chữ “hạnh phúc” thôi cũng đã rộng lớn lắm rồi: Người nào đói thì được ăn no đã cảm thấy hạnh phúc; người không có nhà thì cần nơi để ngủ; người lại nghĩ phải nhiều tiền mới sướng, mới là hạnh phúc, nhưng cũng có nhiều người khác thì đơn giản là họ hài lòng với cuộc sống đang có, không gặp phải những gì bất chắc quá lớn thì là hạnh phúc; đôi khi hạnh phúc chỉ là những cảm giác tưởng chừng rất nhỏ nhoi, đó là được nghe giọng nói của người thân, được chăm sóc người mình thương yêu…

Tuy nhiên, nói gì thì nói, đời sống của người dân (trong đó phần lớn là nông dân) phải được nâng tầm, phải được đảm bảo thì mới có thể tạm yên tâm, chứ chưa thể khẳng định là hạnh phúc. Hạnh phúc làm sao được khi mà còn quá nhiều người nông dân dân chịu cảnh bần hàn; hạnh phúc sao được khi mà còn biết bao em nhỏ đến trường mà không đủ ăn đủ mặc; hạnh phúc sao được khi mà vẫn còn quá nhiều gia đình phải chịu đựng những nỗi đau từ tột cùng từ đâu đó ập đến (như kẻ giết người Lê Văn Luyện đã tiêu diệt cả một gia đình, đem đến nỗi bất an cho cả mấy dòng họ, rồi sự lo lắng cho cả một xã hội sau này)… Vì thế mà những thông tin kia cũng chỉ như một quan điểm cá nhân mà thôi, chúng ta không nên tự huyễn hoặc mình.

Trước đây, đã khá lâu rồi, tôi có dịp được trò chuyện với một lãnh đạo cao cấp của nước ta, khi ông đi công tác từ Nga, Pháp… về. Ông bảo rằng, đi công tác mới biết dân mình sướng, vì đang đứng trên đỉnh của cái chóp nón. Và lúc đó, tôi có nói vui với ông rằng, điều ấy thì hẳn đúng rồi, nhưng không biết là đỉnh của cái nón úp, hay ngửa (Cười).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhiều năm tháng gắn liền với đời sống nông dân-nông thôn, vì thế mà ông có những góc nhìn khá thú vị về sự việc liên quan tới Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng). Ông gọi đó là “Chị Dậu, Anh Pha” của thời hiện đại… Trân trọng mời đọc giả đón đọc tiếp cuộc đối thoại của phóng viên với Nhà thơ Trần Đăng Khoa ở kỳ sau.

Ngọc Quang

=======================

Một cái nhìn rất nhân bản về người nông dân. Cảm ơn anh Trần Đăng Khoa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi nếu ai có điều kiện chu cấp cho người thân ở quê thì nên sắm sửa đồ dùng, bỏ chút ít thời gian hướng dẫn cho họ, không nên đưa tiền rồi nói này nói nọ, làm như vậy là con người không thực tiễn. Các anh ở trên tỉnh về quê hay chỉ tay năm ngón lắm xa quê rồi khi về có người không giám rửa tay, rửa chân nữa, chưa nói đến tắm giặt, trong khi mình từ đó mà đi. Thật là đáng xấu hổ,... Posted Image

Vài lời mạn đàm cho vui!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Thăng: "Giờ không làm thì chỉ có nước... trèo lên đầu nhau".

Thứ tư 01/02/2012 17:37

"Mỗi một quyết định đưa ra thì đều có người đồng ý hay không đồng ý, đấy là chuyện rất bình thường" Kể từ hôm nay (1/2), 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì của Hà Nội sẽ chính thức áp dụng giờ làm việc, học tập mới. Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với PV.

Posted Image

Bộ trưởng Đinh La Thăng

PV: - Việc thay đổi giờ học, giờ làm chính thức có hiệu lực từ hôm nay,01/02/2012, nhưng chủ trương này đã gặp rất nhiều những phản ứng trái chiều của dư luận. Bộ trưởng đã dự liệu tình huống này như thế nào?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Mỗi một quyết định đưa ra thì đều có người đồng ý hay không đồng ý, đấy là chuyện rất bình thường. Nhưng vấn đề ở chỗ là quyết định ấy là vì ai? là vì số đông. Trước đây, việc đội mũ bảo hiểm cũng bị phản đối thế nhưng rồi vẫn thực hiện tốt, có vấn đề gì đâu. Rồi việc cấm xe tự chế, cấm xe công nông, xe ba bánh, cấm xích lô... người ta thậm chí còn biểu tình thế mà bây giờ vẫn thực hiện tốt, có vấn đề gì đâu. Đó là những chuyện hết sức bình thường.

... Tất nhiên mình cũng rất chia sẻ với mọi người. Nói vậy nhưng đổi giờ ảnh hưởng đến một số gia đình chứ. Một gia đình vợ chồng con cái đang sinh hoạt bình thường, bây giờ đổi đi là xáo trộn cả gia đình. Mình cũng có sự thông cảm và chia sẻ, nhưng mình phải thấy rằng cái được là được cho số đông. Và trong đó có những người này, cũng được hưởng cái lợi chung đó.

PV: - Trong khi Bộ GTVT quán triệt nguyên tắc phải dùng giải pháp đồng bộ chống ách tắc thì liệu đây có phải là giải pháp nhất thời?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Đây chỉ là một trong tổng thể các giải pháp để giảm ùn tắc. Nếu thay đổi giờ làm để giảm ùn tắc thì người ta đã thực hiện từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới thay đổi. Đây chỉ là một trong những giải pháp tổng thể để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông chứ không phải là biện pháp duy nhất.

Rõ ràng ngày Tết đường vắng vì người ta đi bớt đi. Trước tất cả đang dồn vào một giờ, bây giờ sẽ dãn ra. Đương nhiên là sẽ phải giảm đi chứ.

PV: - Tức là việc thay đổi giờ làm, giờ học lần này chỉ lưu ý đến vấn đề lưu lượng người tham gia giao thông, thưa ông?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Đúng là như thế. Bây giờ, người tham gia giao thông dồn vào một giờ, dãn giờ ra thì sẽ giảm bớt được.

PV: - Có ý kiến cho rằng, giải pháp giảm ùn tắc giao thông là vấn đề nan giải, nếu chỉ loay hoay điều chỉnh lưu lượng tham gia giao thông mà không quan tâm đến vấn đề gốc là cơ sở hạ tầng và vấn đề nhập cư thì chỉ rơi vào vòng luẩn quẩn, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Nói như thế thì có nghĩa là không phải làm nữa, không cần làm gì nữa sao? Quan trọng như tôi đã nói đây chỉ là một giải pháp. Còn giải pháp tổng thể của nó một là phải quy hoạch và phải làm lại. Trước người ta quy hoạch thành phố có 25 vạn dân, bây giờ nó lên 7 triệu thì phải quy hoạch lại. Vì vậy, chủ trương của Chính phủ mới đưa bệnh viện, trường học ra ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng, phải làm xe điện ngầm, phải làm đường sắt trên cao, tổ chức phân làn, phân luồng giao thông... chứ đâu phải một thứ thay đổi giờ học, giờ làm.

PV: - Việc đánh giá hiệu quả của việc thay đổi giờ học, giờ làm sẽ được bộ thực hiện bằng biện pháp khoa học nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Phương pháp khoa học thì dài lắm, nhưng có một điều cụ thể là tôi đi làm lúc 6h30, hơn 7h mới về tôi chả thấy bao giờ tắc đường cả. Mọi người cũng thế thôi. Đấy, ngày Tết vắng hết, đường Hà Nội đi thoải mái. Cái này thế giới làm lâu rồi, giờ mình mới làm. Thôi thì mình cứ làm đi, cứ ngồi chờ thì chỉ có nước trèo lên đầu nhau. Hai là phải làm những việc trong tổng thể những giải pháp chúng ta đang thực hiện.

Bây giờ đầu tư hạ tầng ví dụ như đang làm đường trên cao, đường vành đai 3, đang làm đường sắt trên cao Hà Nội, Hà Đông, Nhổn, rồi đang tổ chức phân làn, phân luồng lại, quy hoạch cũng đang rà soát lại, rồi làm đường vành đai 4 và vành đai 5, một loạt những công trình khởi công, những công trình đưa vào sử dụng vừa rồi đó là những giải pháp chống ùn tắc. Cùng với đó là nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường chất lượng của cảnh sát giao thông đường bộ, thanh tra giao thông, rồi tuyên truyền ý thức người dân.

Tất nhiên, trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư hạ tầng, phải làm việc nọ, việc kia nhưng quan trọng là không có tiền. Ai chả muốn làm tàu điện ngầm ngay, ai chả muốn làm đường sắt trên cao ngay, nhưng cái nguồn lực của mình có giới hạn thì phải dần dần, không thể làm ngay được. Chứ còn thật ra như các nước như Anh, Mỹ vẫn có tình trạng ùn tắc nhưng chỉ ở những giờ cao điểm thôi. Nếu bây giờ mình không làm thì mình chỉ cứ chờ.

Nhiều người bảo phải có giải pháp đồng bộ chứ ai làm manh mún thế, làm thế này là biện pháp chắp vá, nhất thời. Thế thì không đồng bộ chúng ta không làm sao? Đồng bộ là phải có đầy đủ mọi thứ, nâng cao chất lượng xe bus lên, đường phải rộng ra, phải có tàu điện ngầm đi rồi lúc ấy mới đổi giờ. Thế thì chỉ có trèo lên đầu nhau mà thôi.

PV: - Lịch trình làm việc của ông sẽ như thế nào kể từ ngày thay đổi giờ học, giờ làm?

Bộ trưởng Đinh La Thăng: - Tôi đi làm từ 6h30 sáng và 7h30 mới từ Bộ về nhà nên không có ảnh hưởng gì tới lịch chung cả. Nói chung, mọi người dân nếu có ý thức tự điều chỉnh cho phù hợp thì sẽ không bị tắc đường. Một đằng thì anh cứ nhao ra đường vào giờ ấy, nhưng anh chậm một tiếng. Một đằng anh tự điều chỉnh giờ sao cho phù hợp thì sẽ hiệu quả hơn. Quan trọng là ý thức của mỗi người.

Nếu thực sự người ta quan tâm thì người ta đã phải lo lắng rồi, vậy mà sáng nay đi ô tô nghe đài vẫn thấy người dân kêu tôi chưa biết, trong khi dự thảo có từ lâu lắm rồi, trong khi có quyết định từ lâu rồi. Thậm chí còn hoãn một tháng để cho mọi người chuẩn bị vậy mà lại bảo là không biết thì thật là vô lý. Chứng tỏ có ai quan tâm đâu, chính người ta không quan tâm, chứng tỏ không ảnh hưởng đến người ta cả.

Qua đây cho thấy bản thân các cơ quan Nhà nước trong đó Bộ GTVT cần phải nâng cao nỗ lực hiệu quả quản lý trong lĩnh vực của mình, tiếp tục tăng cường trong công tác tuyên truyền cho người dân. Ngược lại người dân cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, trách nhiệm trước hết với bản thân mình, với gia đình mình, với người thân và với cộng đồng. Tất cả từng người một ý thức mình sẽ góp một phần trong việc giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, hoặc mình cũng là nguyên cớ gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông thì chắc chắn ùn tắc sẽ giảm.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Thông tin cụ thể về phương án đổi giờ học giờ làm từ ngày 1/2 của Hà Nội:

Sau khi Thủ tướng có văn bản chấp thuận, sáng 17/1 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức triển khai phương án đổi giờ học, làm việc với Bộ GD&ĐT cùng nhiều sở ngành.

Theo quyết định này, 10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc theo 3 nhóm.

Cụ thể:

Nhóm 1, gồm sinh viên, học viên các trường ĐH-CĐ -Trung học - Dạy nghề và học sinh THPT. Buổi sáng, sinh viên, học viên vào học từ trước 7h và kết thúc sau 7h tối.

Nhóm 2: Gồm học sinh các trường Mầm non, THCS: sáng vào học từ 8h, chiều kết thúc vào 5h, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 5h30; với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 5h chiều.

Nhóm 3: gồm Trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 7h tối. Với các nhóm đối tượng khác thời gian làm việc vẫn giữ nguyên.

Để cho phù hợp và phục vụ tốt việc đổi giờ của thành phố, từ 1/2, Sở GTVT Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch đổi giờ hoạt động của nhiều tuyến bus hoạt động tại 10 quận nội thành và 2 huyện. Cụ thể, nếu hiện nay giờ cao điểm của xe bus sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 4h30 đến 6h30, từ 1/2 sẽ điều chỉnh sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 4h30 đến 7h30.

Cùng với đó, Sở GTVT cũng điều chỉnh giãn cách chạy xe giờ cao điểm từ 10 phút/lượt hiện nay xuống 7 phút lượt với các tuyến bus chạy qua nhiều trường ĐH-CĐ. Riêng các tuyến bus nhanh như 02, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được điều chỉnh lại giờ chạy và tăng thêm chuyến, lượt; với 6 tuyến chạy nhiều trường ĐH-CĐ như 02, 16, 27, 28, 32, 39 sẽ được tổ chức thêm 37 lượt/ngày. lượng CSGT cũng làm việc từ 6h sáng để đảm bảo tính đồng bộ cho phương án này.

=======================

Bộ trưởng Thăng, nếu chống được ùn tắc, tôi sẽ đi tù!"

Thứ sáu 13/01/2012 13:19

Tôi sẵn sàng cược: Nếu việc thu phí lưu hành này hạn chế phương tiện cá nhân và chống được ùn tắc, tôi sẽ chịu mọi sự trừng phạt của pháp luật, kể cả đi tù. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa đưa ra đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Theo đó, xe máy sẽ phải đóng phí 500.000 - 1 triệu đồng/năm. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT, việc thu phí này hoàn toàn không khả thi, chẳng khác nào "tấm vải có 1m đòi đi may bộ váy cưới cho cô dâu".

Posted Image

PGS.TS Nguyễn Văn Thụ

Hoàn toàn không khả thi

Thưa ông, Bộ GTVT vừa đưa ra đề xuất sẽ thu phí lưu hành phương tiện cá nhân. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

Tôi xin khẳng định là việc thu phí này không hề khả thi, đặc biệt là ở Hà Nội và TPHCM. Bộ trưởng nói rằng, mục đích thu phí lưu hành phương tiện này là nhằm làm giảm phương tiện cá nhân, lấy nguồn tiền đó để nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, từ đó giảm ùn tắc. Tôi cho rằng, đó là điều không tưởng.

Vì sao ông lại cho là không tưởng?

Bởi lẽ, trên thực tế, xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở ta hiện nay. Với rất nhiều hộ gia đình, đó là chiếc cần câu cơm theo đúng nghĩa. Tôi đi công tác TPHCM, đến thăm một gia đình vợ chồng đều là công nhân, chỉ có một chiếc xe máy cà tàng ngày ngày vợ chồng chở nhau đi làm, tan ca chiều chồng tranh thủ đi chở xe ôm.

Họ có cô con gái chừng 3 tuổi nhưng tìm mãi trong nhà ấy không có nổi một chiếc vỏ hộp sữa nào. Nếu tính ra, vợ chồng đó chỉ phải trả chưa đến 50.000đ tiền phí trong một tháng thì cũng không phải là quá lớn. Nhưng tiền đó có thể mua được khoảng chục hộp sữa tươi cho cháu bé cơ đấy! Khi cái ăn của người ta còn chật vật thì việc đẻ thêm một loại phí càng khiến cuộc sống của họ túng quẫn hơn. Nhưng khi Nhà nước bắt buộc thì họ phải tuân theo, còn có nhận được sự đồng thuận hay không lại là chuyện khác.

Còn nữa, với những người có điều kiện, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô thì tiền phí dù có là mấy chục triệu cũng không thấm gì so với họ.

Nếu chống được ùn tắc, tôi sẽ đi tù!

Nói như thế thì rõ ràng phí này là hoàn toàn không phù hợp?

Không phù hợp quá đi chứ! Tôi đảm bảo dù có đóng phí cao hơn nữa thì người ta vẫn sẽ đi, vì nhu cầu bức thiết của cuộc sống, họ không còn lựa chọn nào khác.

Sao lại không còn lựa chọn khác? Người dân có thể đi bộ hoặc là đi xe bus cơ mà?

Nếu bạn đi với quãng đường dưới 5km có thể đi bộ được, nhưng cũng là bất khả kháng thôi. Còn đi xe bus à? Đến chính Bộ trưởng đưa ra yêu cầu mỗi cán bộ, nhân viên của Bộ phải đi làm ít nhất 1 lần/tuần bằng xe bus, thế rồi có thực hiện được đâu? Vì chất lượng chưa ổn: Xe bỏ bến, vào giờ cao điểm luôn phải chứa vượt số người quy định, phải chờ đợi dưới khói bụi, tắc đường... Trong trường hợp cần kíp phải đi nhanh thì xe bus không thể là lựa chọn. Còn với những người hành nghề xe ôm, người chở rau vào nội thành bán, không có xe máy nghĩa là cả gia đình họ bị đói. Do đó, tôi chắc chắn đề xuất này không hiệu quả.

Ông có bi quan quá không? Vì để đưa ra đề xuất này, người ta cũng phải nghiên cứu, có tính toán cụ thể chứ?

Tôi lấy danh dự là người có mấy chục năm giảng dạy, nghiên cứu về giao thông, tham gia lập nhiều dự án giao thông cho các đô thị ở Việt Nam để khẳng định điều đó. Các ông đưa ra đề xuất đó có dám cược không? Tôi sẵn sàng cược: Nếu việc thu phí lưu hành này hạn chế phương tiện cá nhân và chống được ùn tắc, tôi sẽ chịu mọi sự trừng phạt của pháp luật, kể cả đi tù.

Nhưng chẳng lẽ người ta lại không biết được điều đó?

Tôi nghĩ là họ biết.

Vậy tại sao họ vẫn đưa ra?

Có thể họ bắt chước nước ngoài, tưởng họ làm được thì mình cũng làm được. Thứ hai là có thể bí giải pháp thì đành phải đưa ra để cho mọi người và đặc biệt là Trung ương thấy rằng tôi rất cố gắng đấy chứ, năng động và sáng tạo đấy chứ? Còn giải pháp đó có hợp lý hay không thì không cần biết. Đã thấy có ai lên tiếng chịu trách nhiệm rằng nếu thu được phí mà còn ách tắc thì sẽ từ chức đâu? Bản chất giao thông của ta chẳng khác gì anh có 1m vải mà cứ đòi may cả chiếc váy cưới cho cô dâu. Đừng mong như thế! Tiếc là các nhà quản lý của ta vẫn đang nuôi tham vọng này.

Phải đánh phí những ông quản lý

Theo Bộ trưởng, việc thu phí này nhằm đảm bảo công bằng xã hội, những người đi ô tô, xe máy phải nộp phí để cùng Nhà nước đầu tư tái tạo hạ tầng giao thông. Ý kiến của ông thế nào?

Tôi đồng tình là cần đảm bảo công bằng xã hội, ở đó người giàu cần phải chia sẻ với người nghèo. Thế nhưng, nói rằng việc thu phí này đảm bảo công bằng xã hội thì tôi không biết công bằng kiểu gì, ở đâu? Nếu công bằng thì phải thực hiện đồng loạt trên cả nước chứ, với cả người đi bộ, đi xe đạp nữa, vì anh cũng đi trên đường do Nhà nước xây dựng, cải tạo cơ mà!

Nhưng ở các thành phố lớn thì giao thông mới phức tạp, hay ùn tắc cơ mà?

Phức tạp, ùn tắc là do đâu? Do ông quản lý chứ. Nếu việc đánh phí nhằm vào những phương tiện gây ra ùn tắc thì tôi cho rằng phải đánh phí những ông quản lý trước tiên.

Đánh phí nhà quản lý?

Đúng vậy. Ở ta có kiểu không quản lý được thì cấm, không thì thu phí. Phí đẻ ra phí. Cuối cùng người dân vẫn gánh chịu nhiều nhất, trong khi trách nhiệm quản lý thì lại không rõ ràng. Đó là bất cập mà bao lâu rồi chưa khắc phục được.

Nếu giải pháp thu phí không khả thi thì để hạn chế được ùn tắc và giảm phương tiện cá nhân, theo ông cần phải làm gì?

Theo tôi, vào giờ cao điểm nên cấm tất cả xe taxi, xe rác thô sơ, đỗ xe dưới lòng đường, xe ô tô con. Đường khi đó chỉ dành cho xe buýt và xe máy. Phải nghiên cứu ách tắc từng nút, từng đường một, để đưa ra những giải pháp cụ thể. Việc thi công đường cần diễn ra ban đêm, ban ngày trả lại mặt đường cho người dân. Phải phát triển và nâng cao chất lượng xe bus. Khi đó mới hy vọng giảm được phần nào ùn tắc và phương tiện cá nhân.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện rất thẳng thắn này.

Vũ Thủy/Khoa học và Đời sống

==========================

Vui nhỉ! Như vậy, các vị đã hết sách chưa? Nếu hết rồi thì đến TTNC LHDP sẽ đề xuất cách giải quyết đồng bộ. Nhưng bây giờ thì cái giá để lập một dự án đồng bộ sẽ không rẻ. Bởi vì tất cả các vị đã thất bại thì các vị phải trả một giá cao một tý để chứng tỏ rằng đó là cái giá xứng đáng khi các vị là những người có tài mà cũng không giải quyết được. Việc đầu tiên của giải pháp này là cấm xe buýt chạy trọng nội thành. Nếu quí vị không chấp nhận điều kiện này thì chúng ta không thể trao đổi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

. "Việc đầu tiên của giải pháp này là cấm xe buýt chạy trọng nội thành. Nếu quí vị không chấp nhận điều kiện này thì chúng ta không thể trao đổi!

"

Cháu ủng hộ ý kiến này của Bác! Mỗi lần nhìn qua gương chiếu hậu thấy xe buýt đằng sau thì chỉ tâm niệm cố tránh lên trước hoặc lùi lại sau cho lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn De Men ủng hộ.

Tây nó đi xe buyt, Trung Quốc cũng dùng xe buyt, Nhưng vấn đề không đơn giản chỉ là cấm xe máy như Tàu và đi xe Buyt như Tây. Bởi vì ở Việt Nam vấn đề dùng xe gắn máy đã tồn tại từ lâu và trở thành một thói quen đến mức không thể tưởng tượng được nếu ko có xe gắn máy thì sinh hoạt của mội gia đình và xã hội sẽ như thế nào. Nhưng vấn đề cũng không đơn giàn chỉ là cái thói quen đi xe máy, mà còn là với một xã hội xe máy đã tồn tại từ lâu thì mọi vấn đề phát triển dù có ý thức hay vô ý thức đã hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở cuộc sống xe máy đó. Tôi thí dụ: Nếu cách đây 40 năm trước, cấm xe gắn máy hoặc có những biện pháp mạnh cấm xe gắn máy thì những cửa hàng, trụ sở Cty, chợ búa....vv.... sẽ không xuất hiện ở những vị trí nó xuất hiện như bây giờ. Mà nó sẽ xuất hiện ở những tụ điểm thuận tiện gần bến xe buýt, bãi đậu xe hơi, ...gì đó. Tóm lại tôi muốn nói trằng: Sự phát triển tự nhiên của xã hội trong 40 năm qua - rất phát triển - đã từ cơ sở sinh hoạt xe máy và nó tự cân đối với sinh hoạt xe máy đó. Nếu bây giờ, tôi giả thiết rằng: Việc cấm xe gắn máy là tuyệt đối và mọi người răm rắp thực hiện như một phép lạ thì ngay sau đó chúng ta thử tưởng tượng sẽ có một thay đổi rất lớn trong cấu trúc hạ tầng đời sống xã hội để thích hợp với một môi trường xe buýt. Thí dụ như bây giờ bạn muốn đi uống cafe ở một quán trước đây bạn có thể đậu xe ngay trước cửa quán thì ngay nay bạn sẽ phải đi bộ có thể rất xa từ bến xe buýt đến đấy. Quán cafe sẽ ế vì không phải chỉ một mình bạn đi bộ. Quán đó dẹp tiệm và đẩy ra ngoài đường cả gia đình chủ quán thất nghiệp với ít nhất một, hoặc hai người phục vụ. Tất nhiên không phải chỉ một quán cafe mà tôi thí dụ, mà là hàng trăm, ngàn các quán xá, Cty, cửa hiệu, chợ búa, trường học.....vv.... mọc lên vì thích hợp một cách tự nhiên với cuộc sống xe máy đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Chưa hết, để thay thế cho hàng triệu cái xe gắn máy thì phải cần bao nhiêu cái xe buýt chạy trên đường? Và với đường phố ở Hanoi và không ít đường ở Sài Gòn xe buýt thực tế không thể chạy vào được chạy vào được. Một sự xáo trộn xã hội lớn sẽ xảy ra một cách không cần thiết với một giả thiết tất cả các xe gắn may biến mất như phép lạ và xã hội toàn xe buýt với xe hơi.. Đây chính là trường hợp mà Lý học gọi là: Dương thịnh Âm suy tắc bế. Trong hoàn cảnh kinh tế đang có nhiều vấn đề như hiện nay thì quả thật là một sự tác động không mấy tốt đẹp. Bởi vậy, đôi khi nhìn vấn đề một cách đơn giản sẽ gặp những sai lầm đáng tiếc.

Với một tổng diện tích mặt đường không đổi ở nội thành, tự nhiên thêm một loạt xe buyt vào thì dù số lượng xe gắn máy không tăng lên thì chỉ làm thêm tắc đường ở những tuyến đường có xe buýt đi qua hoặc có liên quan gần gũi với các truyến đường đó vào giờ cao điểm. Xe gắn máy có khả năng tận dụng tất cả những diện tích mặt đường đã có dù đó là một đường hẹp. Nhưng xe buýt thì chỉ có thể chạy ở những tuyến đường dành cho nó. Bởi vậy, ở những tuyến đường có xe buýt chạy thêm vào với lượng xe gắn máy và các xe khác không giảm ở trên các tuyền đường đó thì tất nhiên nó chỉ góp phần ....thêm tắc đường vì sự cồng kềnh của nó. Bởi vậy, với nhận xét của tôi thì chưa có một biện pháp nào từ trước đến nay có thể làm giảm được vấn nạn tắc đường.

Gần đây là biện pháp đổi giờ học và làm. Tôi thấy đây không phải là một biện pháp khả thi. Mà nó chỉ làm thời gian tắc đường kéo dài ra. Tôi phân tích như sau:

Vấn nạn tắc đường liên quan giữa số lượng xe cô chạy trên đường với diện tích mặt đường và phương pháp tổ chức cho xe chạy. Loại trừ phương pháp tổ chức cho xe chay thì còn lại hai yếu tố là xe và đường. Xe và đường không đổi. Trướng đây ngần đó cái xe các loại chạy cùng một lúc trên đường thành tắc đường ở giớ cao điểm. Bây giờ có bảo đảm rằng: Các phụ huynh chở con đi học sớm hơn và vào giờ cao điểm họ...ở nhà không ra đường nữa ko? Hay họ vẫn phải chạy trên đường vào giờ đi làm? Bởi vậy, tôi chưa tin rằng biện pháp này khả thi. Mấy ngày gần đây thấy nói ở Hanoi giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng tại ...Tết nên người ta ít đi lại.Hãy chờ một tháng nữa xem kết quả thế nào? Nếu dự đoán của tôi đúng thì vấn đề còn lại là "phương pháp tổ chức cho xe chạy". Tức là biện pháp giảm ùn tắc đồng bộ và khả thi.

Tôi cho rằng: Một phương pháp tổ chức cho xe chạy cần một sự tính toán rất phức tạp và không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải tổng hợp rất nhiều cơ sở dự liệu và có thể cần phải lập trình thử nghiệm trên máy tính để thử nghiệm. Đó là lý do để tôi cho rằng : Điều kiện tiên quyết là loại xe buýt khỏi nội thành. Điều kiện xã hội nào thì biện pháp thích hợp với xã hội đó, mới bảo đảm điều mà lý học gọi là: Cân bằng Âm Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu ủng hộ ý kiến này của Bác! Mỗi lần nhìn qua gương chiếu hậu thấy xe buýt đằng sau thì chỉ tâm niệm cố tránh lên trước hoặc lùi lại sau cho lành.

Đây là mẫu chuyện nhỏ của tôi ; thời tôi còn ở SINGAPORE / tôi có dịp du hành bằng xe bus khắp cả đảo quốc nầy mà phương tiện ,tiện lợi dành cho người dân là xe Bus ,có lần tôi hỏi cô giáo người Sing , cô đến đây bằng phương tiện gì ?

Cô giáo ; xe bus

Tôi hỏi ,tại sao cô không có xe riêng để đi ?

Cô giáo ; nếu tất cả mọi người ở nước nầy chỉ cần 5 người có 1 chiếc xe hơi thì ,tôi chọn đi bộ vẫn nhanh hơn.

Những lần khác tôi hỏi ; 1 cô giáo người Australia ,1 cô người Newzealand và 1 người Amrican ,họ đều sống tại Sing

Cô đi làm và đến đây bằng xe gì ,sao cô không có xe riêng ?

Từng cô giáo ... đi xe Bus vẫn thích hơn , vì giao thông thuận lợi và nhanh hơn xe nhà ,mặc dầu tôi đều có xe riêng [ tất cả các cô nầy có chồng làm việc ngoại giao đoàn và lãnh sự quán ở Sing ]

Lúc đó tôi hỏi vậy ở nước của cô dùng phương tiện gì phổ thông nhất trong thành phố /các cô trả lời ở các thành phố lớn đều dùng xe Bus và hạn chế xe cá nhân .

Đến khi tôi sống tại đế quốc Mỹ nầy thì ở thành phố lớn như NEW YORK thì phương tiện vẫn là xe bus và xe điện ngầm .

Lúc nầy tôi nghĩ ,nếu 10 người ở NY có 1 chiếc xe riêng thì người ta sẽ chọn đi xe đạp nhanh hơn ...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là mẫu chuyện nhỏ của tôi ; thời tôi còn ở SINGAPORE / tôi có dịp du hành bằng xe bus khắp cả đảo quốc nầy mà phương tiện ,tiện lợi dành cho người dân là xe Bus ,có lần tôi hỏi cô giáo người Sing , cô đến đây bằng phương tiện gì ?

Cô giáo ; xe bus

Tôi hỏi ,tại sao cô không có xe riêng để đi ?

Cô giáo ; nếu tất cả mọi người ở nước nầy chỉ cần 5 người có 1 chiếc xe hơi thì ,tôi chọn đi bộ vẫn nhanh hơn.

Những lần khác tôi hỏi ; 1 cô giáo người Australia ,1 cô người Newzealand và 1 người Amrican ,họ đều sống tại Sing

Cô đi làm và đến đây bằng xe gì ,sao cô không có xe riêng ?

Từng cô giáo ... đi xe Bus vẫn thích hơn , vì giao thông thuận lợi và nhanh hơn xe nhà ,mặc dầu tôi đều có xe riêng [ tất cả các cô nầy có chồng làm việc ngoại giao đoàn và lãnh sự quán ở Sing ]

Lúc đó tôi hỏi vậy ở nước của cô dùng phương tiện gì phổ thông nhất trong thành phố /các cô trả lời ở các thành phố lớn đều dùng xe Bus và hạn chế xe cá nhân .

Đến khi tôi sống tại đế quốc Mỹ nầy thì ở thành phố lớn như NEW YORK thì phương tiện vẫn là xe bus và xe điện ngầm .

Lúc nầy tôi nghĩ ,nếu 10 người ở NY có 1 chiếc xe riêng thì người ta sẽ chọn đi xe đạp nhanh hơn ...

Tôi nghĩ Hải nói đúng với New York và Sing. Nhưng ở Việt Nam làm như vậy thì phải tổ chức lại không chỉ các tuyền đường cho xe buyt mà còn cả một cấu trúc hệ thống kinh tế hạ tầng liên quan. Tôi có thể tự tin để lập một dự án đồng bộ về phương pháp tổ chức hệ thống tuyến đường cho các loại xe. Nhưng không thể tổ chức lại cả một hệ thống đời sống kinh tế hạ tầng liên quan đến một cuộc sống phát triển một cách tự nhiên trên những cái xe gắn máy. Có thể định hướng để thay thế từ từ cho sự phát triển trong tương lai chứ không thể đột ngột thay đổi được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một vài năm nữa mọi người đều có xe máy và mọi nhà đều chạy ô tô, đường sẽ ùn tắc tự động người dân sẽ nghĩ đến cách tốt nhất là những dịch vụ công cộng như tàu điện ngầm, đi bộ, xe buýt ... để giảm ùn tắc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe bác Thiên Sứ phân tích cũng thấy hợp lý và loogic. Nhưng xin hỏi bác là trước kia chưa có xe bus thì tắc đường cũng đã rất nghiêm trọng rồi, do đó biện pháp giảm tắc đường hồi đó là phát triển xe bus. Nếu áp dụng phương pháp như bác Thiên Sứ thì chúng ta lại trở về ban đầu hay sao hả bác !!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe bác Thiên Sứ phân tích cũng thấy hợp lý và loogic. Nhưng xin hỏi bác là trước kia chưa có xe bus thì tắc đường cũng đã rất nghiêm trọng rồi, do đó biện pháp giảm tắc đường hồi đó là phát triển xe bus. Nếu áp dụng phương pháp như bác Thiên Sứ thì chúng ta lại trở về ban đầu hay sao hả bác !!!

Tôi cũng biết rất rõ là trước khi có xe buyt đã tắc đường. Và tôi cho rằng thêm xe buýt vào không giải quyết được gì cần bỏ. Nhưng tôi không hiểu làm sao kinhthien lại cho rằng biện pháp giải quyết tắc đường chỉ là bỏ xe buýt?

Bỏ xe buýt chỉ là tiên đề đầu tiên để bắt đầu một biện pháp tổ chức lại. Kinhthien nên xem kỹ lại ...Mà cũng chỉ giới hạn việc bỏ xe buýt trong nội thành cũ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việc bỏ xe buýt thì số người từng đi xe buýt hằng ngày sẽ dùng phương tiện khác, mà số người này di chuyển nhiều đi 1 khoảng đường rất xa trong nội thành, đặc biệt là các nơi công sở, trường học phải mở thêm nơi để xe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiếm 1 chỗ gửi xe trong nội thành là quá khó, cái chết ở các TP lớn ở ta vẫn là ko có chỗ gửi xe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thường đi học mà đợi gửi xe , thường bị đuổi học thi lại hoài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng !. Đấy đúng chỉ là tiêu đề của bài viết của bác thật !. Quang trọng là những biện pháp tổng thể tiếp theo. Vấn đề này thật nan giải. Thú thật với bác là nhiều lần cháu cũng tự cho mình cái chức '' bộ trưởng'' giao thông thật nhưng quả thật cháu cũng chịu thôi. Thôi thì cũng đành cứ để vận hành theo quy luật tự nhiên vậy !. Tắc đường lên đến đỉnh điểm thì sẽ có cuộc cách mạng nào đó mà tự nó phát sinh để giải quyết.( giống như kiểu ở những vùng lũ lụt quanh năm người dân làm nhà nổi để tự thích ứng ấy ). Cái khó nó ló cái khôn bác ah !! :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có câu chuyện "Trời sinh ra thế", có lẽ cũng nên suy ngẫm thêm trong trường hợp này:

Ất và Giáp là hai anh em cột chèo. Ất là rể cả vốn nông dân, còn Giáp là rể hai tiếng rằng hay chữ. Một ngày đẹp trời ông già rủ hai chàng rể ra ngoài cốt để rể Ất học được thêm điều mới lạ.

Thoạt đầu thấy con ngỗng kêu, nhạc phụ hỏi hai rể: Vì sao con ngỗng kêu to thế? Giáp đáp liền: Tràng cảnh tắc đại thanh – nghĩa là cổ dài thì tiếng kêu to. Ất trả lời: Trời sinh ra thế. Ông già khen rể hai, chê rể cả...

Đi một đoạn nữa thấy một con vịt, nhạc phụ hỏi: Sao con vịt lại nổi trên nước được nhỉ? Đa mao thiểu nhục tắc phù – nghĩa là ít thịt nhiều lông thì nổi – Rể hai đáp liền. Rể cả thủng thỉnh đáp: Trời sinh ra thế. Ông già lại khen rể hai giỏi, chê rể cả dốt.

Họ tiếp tục đi, đến khi thấy một tảng đá lớn bị vỡ, ông già lại hỏi: Tại sao tảng đá nứt làm đôi vậy? Giáp lại nhanh nhảu cướp lời: Phi nhân đả, tắc thiên đả, có nghĩa là không người đánh vỡ thì trời đánh. Ất vẫn đáp: Trời sinh ra thế. Ông già không chịu nổi, chê Ất dốt đặc cán mai.

Về đến nhà đến lúc ăn cơm ông còn mang rể cả ra chê nữa, khen rể hai hết lời. Bấy giờ Ất mới hỏi: Con ngỗng chú Giáp bảo nó cổ dài kêu to, vậy tôi hỏi con ễnh ương cổ nó có dài đâu mà tiếng kêu vẫn to. Giáp chẳng nói được gì.

Còn con vịt nổi được lại bảo rằng nhiều lông ít thịt thì nổi, vậy con thuyền có lông có thịt đâu mà vẫn nổi. Giáp vẫn tắc tị đỏ mặt không nói được gì.

Còn tảng đá vỡ chú lại bảo “phi nhân đả tắc nhân đả”. Thế tôi hỏi hai người nói hộ tôi cái “khe sanh” của các bà có nhân nào đả, thiên nào đả mà vẫn toác hoác làm đôi. Tất cả chỉ là trời sinh ra thế!

Tôi thì chỉ tin vào một sự đánh giá, phân tích khoa học, hợp lý và vạch ra một lộ trình phù hợp thì có thể giải quyết được vấn đề, không cần đao to búa lớn như hiện nay. Tôi phản đối việc đem cuộc sống của hàng triệu người ra để thử nghiệm hết giải pháp này đến quy định nọ. Con người chứ không phải chuột bạch, chuột lang mà đem ra làm thí nghiệm. Nói như mấy nhà báo đã đề cập: thu phí, phân làn, đổi giờ làm mà không hết tắc thì có bồi hoàn cho dân không? Người đưa ra các giải pháp này phải có trách nhiệm gì với cuộc sống của hàng triệu con người?

Một sự thật rõ ràng là quá nhiều bất hợp lý trong bố trí giao thông tại HN hiện nay. Tôi đơn cử 1 địa điểm: đoạn đường Hàng Bài, đoạn giao với Lý Thường Kiệt, trước cửa trường Trưng Vương lại được bố trí dải phân cách cứng để phân làn, bên làn xe máy cắm thêm 1 điểm đỗ xe bus. Không nói cũng biết, giờ học là phụ huynh đưa đón tràn xuống lòng lề đường bên làn ôtô, còn cứ mỗi 5 phút 1 chuyến xe bus vào bến là làn xe máy lại tắc. Cứ kiểu bố trí như vậy thì thần đèn có sang VN cũng phải quay về!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi kiên quyết bỏ xe buyt - sau đó các biện pháp của tôi mới thực hiện được. Tôi đã ra giá 100 tỷ đồng. Phản biện nhiều thì gía lên. Bởi vì càng phản biện thì càng khó khăn. Khó khăn thì chi phí phải cao để giải quyết. Rất khoa học.

Nhưng với tôi để giải quyết nạn tắc đường ở Việt Nam là trình độ phổ thông của Lý học. Nó có thể giải thích bằng ngôn ngữ với những khái niệm mà mọi người có thể hiểu được. Còn việc đuổi mưa có nói ra cũng chẳng ai hiểu và tôi cũng ko biết diễn đạt thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi lễ chùa, người Việt chưa hiểu gì về đạo Phật

Posted Image - Đến chùa cầu tiền tài địa vị, thậm chí còn phân biệt Đức Phật ở chùa nào thiêng hơn…

Trước những hiện tượng xảy ra phổ biến như hoang phí vung tiền lẻ tràn ngập khắp nơi, mê muội cầu tài lộc, chen lấn xô đẩy… tạo nên những hình ảnh xấu trong các mùa lễ hội. Vietnamnet có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền) để làm rõ nguyên nhân và các yếu tố gây nên các hiện tượng xấu đáng báo động trong các mùa du lịch văn hóa tâm linh.

Đức Phật là một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần!

- Phật Giáo tại Việt Nam đang được người Việt nhận thức thế thế nào thưa ông?

- Phật Giáo không phải là tôn giáo bản địa của người Việt, đó là một tôn giáo ngoại lai có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật Giáo được du nhập vào Việt Nam không hoàn toàn trực tiếp mà có thêm từ một vài nước thứ ba. Vì vậy Phật Giáo tại Việt Nam đã có nhiều bị thay đổi đi một phần và không còn nguyên bản như chính nơi xuất phát của nó. Vì vậy Phật Giáo ở Việt Nam có rất nhiều dòng khác nhau. Nhưng nguy hại, trong một số bộ phận người dân, Phật Giáo đã bị nhận thức không đúng so với giá trị nguyên bản.

Posted Image

Thạc sĩ Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền)

- Vậy Phật Giáo ở Việt Nam bị hiểu sai như thế nào?

Đó là ở sự nhật thức đứng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.

- Người đến cửa Phật mới chính là người quyết định cuộc sống cho mình, xin ông làm rõ ý này ?

Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi sướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

Chính vì vậy người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

Posted Image

Đến Chùa không phải để cầu xin may mắn và tài lộc liệu có đúng với tinh thần Phật Giáo?

- Nguyên nhân do đâu khiến nhiều người Việt Nam lại có sự nhận thức sai về Phật Giáo như vậy, theo ông?

Xưa kia, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên trong quá trình tồn tại và phát triển đã phải chịu sự chi phối rất nhiều của tự nhiên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Thời đó với trình độ nhận thức hạn hẹp đã cho rằng “Vạn vật hữu linh” tức là mọi sự việc xảy ra đều có sự ảnh hưởng của một vị thần nào đó. Chính vì vậy khi du nhập vào Việt Nam với sự dung dị và hòa bình, dẫn đến Phật Giáo đã giảm bớt tính hàn lâm và tự biện vốn có của nó.

Ngày nay, do nhiều tác động của cuộc sống vật chất đặc biệt là sự kém hiểu biết một bộ phận người dân do chỉ đến với Phật Giáo theo tư cách những người không nghiên cứu hay tu hành, cộng thêm tâm lí đám đông mới dẫn sự lệch lạc như vậy về quan niệm về Phật Giáo. Chính vì hiểu sai nên dẫn đến những hành động chưa đúng thậm chí là sai lệch gay ra nhiều sự biến tướng, sai lệch trong các hoạt động văn hóa tâm linh.

Cùng thờ một đức phật, có chùa lại thiêng hơn?

-Ông giải thích sao về hiện tượng một vài ngôi chùa cứ đến mùng 1 hoặc ngày rằm ùn ùn người dân đổ về cúng lễ?

Đó cũng là sự hiểu sai về Đức Phật như một vị thánh thần đã nói ở trên. Không có chuyện Đức Phật ở chùa Hà lại thiêng hơn ở chùa Thánh Chúa trong đại học Sư phạm Hà Nội gần đó. Bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

Posted Image

Cùng là thờ Phật, có chùa lại thiêng hơn...? (Ảnh: Khôi Ngô)

- Là một người nghiên cứu, ông còn thấy những biểu hiện sai lệch nào khác về việc thờ Đức Phật của người dân?

Có rất nhiều, ví dụ như việc dân dã hóa Đức Phật nay đã biểu hiện rất rõ. Ví dụ như việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.

Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.

Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

Để hiểu rõ hơn về các nghi thức cũng như nguồn gốc về các nghi thức khi tới cửa Phật làm sao cho đúng, xin mời độc giả xem tiếp kì sau:

Người Việt đang "hối lộ thánh thần"?

Hoàng Nguyên (thực hiện)

----------

Trích: " Đó là ở sự nhật thức đứng đắn về Đức Phật. Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình."

Theo cá nhân cháu nghĩ: thực ra quan niệm cho rằng Đức Phật thần thông đâu có sai.

Đạo Phật là một tôn giáo, hoặc một trường phái triết học duy tâm. Nhưng việc chỉ coi Đức Phật là một nhà tư tưởng thì chưa đúng và đủ được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ kiểu bố trí như vậy thì thần đèn có sang VN cũng phải quay về!

Hay cho câu này Posted Image

Thần đèn: ta cho con một điều ước

Aladanh vn: con ước hết tắc đường

Thần đèn: Ok gà đen.

BỤP!!! tất cả các phương tiện giao thông biến mất. Aladanh vn đi bộ về nhà :))

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hồi học đại học cháu rất rõ tiểu sử nhà toán học Galoa !. Một trong những nhà toán học lỗi lạc nhất nhưng cũng bất hạnh nhất trên thế giới này !.

Thiên tài toán học người Pháp này đã nghiên cứu về việc tìm nghiệm cho những phương trình bậc cao hơn 4 thông qua một lý thuyết nhóm trừu tượng mang tên ông: "Tập luận về phép thế trong phương trình đại số ". Thế nhưng chẳng ai lúc bấy giờ thèm quan tâm đến luận đề đó cả, thậm chí năm 1828 khi Galoa giao cho người là một trong bậc giáo sư lỗi lạc nhất trong ngành toán học lúc bấy giờ là Augustin Louis Cauchy (1789-1857) tài liệu chứa đựng những kết quả tối quan trọng (mà chính Galois lại không lưu lại bản sao), thì Cauchy cũng đánh mất. Cũng chính vì vậy mà cuộc đời của ông là một tấm bi kịch, ông bị mọi người dèm pha, diễu cợt và coi thường. Thậm chí người thầy giáo dạy vật lý trong trường đại học con mỉa mai :

"Anh ta tuyệt đối không biết gì hết. Tôi đã được nghe rằng anh ta có khả năng toán học; tôi hoàn toàn ngạc nhiên về điểm này. Khi chấm bài thi của anh, dường như anh có một tí hơi hớm thông minh hay là cái trí khôn này đã được giấu quá kỹ đến nỗi tôi không cách chi tìm ra nó! "

Cả xã hội lúc ấy đã coi thường tài năng và những công trình của ông đã đẩy ông tới mức cơ cực và bi đát. Ông đã chết khi vừa tròn 21 tuổi, một cái chết đầy bi thảm. Trong hơi thở cuối cùng ông đã thốt lên với người em trai của mình rằng:

"Đừng khóc, Alfred! Anh cần có đủ nghị lực để chết ở tuổi hai mươi"

Câu nói đó thể hiện sự uất hận cả xã hội nơi mà những công trình và tài năng của ông không được thừa nhận !.

Các nhà toán học thế giới ngày nay coi ông là người sáng lập đại số cao cấp hiện đại và là một trong những người xây dựng nền tảng của toán học hiện đại nói chung

..............................................................................................................................................................................................

Đấy !.Bác Thiên Sứ ah. Mới chỉ là một luận đề thuộc phạm trù của toàn học thôi mà người ta còn chê bai như thế. Đằng này bác chứng minh cả một học thuyết mà đến 2000 năm nay người ta vẫn còn đang tranh cãi là nguồn gốc nó là ở đâu thì làm gì người ta không bảo bác là "dị nhân" cơ chứ.

Tuy nhiên sự thật thì trước hay sau gì cũng sẽ được thừa nhận thôi. Nếu thế hệ bây giờ không hiểu được thì nhiều thế hệ sau này mọi người sẽ hiểu và tìm ra bản chất của vấn đề thôi !

Chúc bác luôn mạnh khỏe để gánh chịu những đợt "ném đá tập thể " của " tập đoàn " học giả trong và ngoài nước !!

Kính !

Edited by kinhthien2012

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồi học đại học cháu rất rõ tiểu sử nhà toán học Galoa !. Một trong những nhà toán học lỗi lạc nhất nhưng cũng bất hạnh nhất trên thế giới này !.

Thiên tài toán học người Pháp này đã nghiên cứu về việc tìm nghiệm cho những phương trình bậc cao hơn 4 thông qua một lý thuyết nhóm trừu tượng mang tên ông: "Tập luận về phép thế trong phương trình đại số ". Thế nhưng chẳng ai lúc bấy giờ thèm quan tâm đến luận đề đó cả, thậm chí năm 1828 khi Galoa giao cho người là một trong bậc giáo sư lỗi lạc nhất trong ngành toán học lúc bấy giờ là Augustin Louis Cauchy (1789-1857) tài liệu chứa đựng những kết quả tối quan trọng (mà chính Galois lại không lưu lại bản sao), thì Cauchy cũng đánh mất. Cũng chính vì vậy mà cuộc đời của ông là một tấm bi kịch, ông bị mọi người dèm pha, diễu cợt và coi thường. Thậm chí người thầy giáo dạy vật lý trong trường đại học con mỉa mai :

"Anh ta tuyệt đối không biết gì hết. Tôi đã được nghe rằng anh ta có khả năng toán học; tôi hoàn toàn ngạc nhiên về điểm này. Khi chấm bài thi của anh, dường như anh có một tí hơi hớm thông minh hay là cái trí khôn này đã được giấu quá kỹ đến nỗi tôi không cách chi tìm ra nó! "

Cả xã hội lúc ấy đã coi thường tài năng và những công trình của ông đã đẩy ông tới mức cơ cực và bi đát. Ông đã chết khi vừa tròn 21 tuổi, một cái chết đầy bi thảm. Trong hơi thở cuối cùng ông đã thốt lên với người em trai của mình rằng:

"Đừng khóc, Alfred! Anh cần có đủ nghị lực để chết ở tuổi hai mươi"

Câu nói đó thể hiện sự uất hận cả xã hội nơi mà những công trình và tài năng của ông không được thừa nhận !.

Các nhà toán học thế giới ngày nay coi ông là người sáng lập đại số cao cấp hiện đại và là một trong những người xây dựng nền tảng của toán học hiện đại nói chung

..............................................................................................................................................................................................

Đấy !.Bác Thiên Sứ ah. Mới chỉ là một luận đề thuộc phạm trù của toàn học thôi mà người ta còn chê bai như thế. Đằng này bác chứng minh cả một học thuyết mà đến 2000 năm nay người ta vẫn còn đang tranh cãi là nguồn gốc nó là ở đâu thì làm gì người ta không bảo bác là "dị nhân" cơ chứ.

Tuy nhiên sự thật thì trước hay sau gì cũng sẽ được thừa nhận thôi. Nếu thế hệ bây giờ không hiểu được thì nhiều thế hệ sau này mọi người sẽ hiểu và tìm ra bản chất của vấn đề thôi !

Chúc bác luôn mạnh khỏe để gánh chịu những đợt "ném đá tập thể " của " tập đoàn " học giả trong và ngoài nước !!

Kính !

Cảm ơn Kinhthien.

Tôi cũng biết về ông Galoa này và một vài vị khoa học bất hạnh như vậy. Thậm chí có người phát điên mà giới khoa học vẫn phớt. Sau này mới công nhận.

Nhưng tôi không nằm trong số này. Chắc chắn như vậy. Bởi vì với tôi, họ không nghe thì thôi, tôi không cố gắng thuyết phục. Nhưng họ sẽ phải thừa nhận vì với một lý thuyết thống nhất vũ trụ có nhiều cách để thể hiện.

Thí dụ: Nếu như tháng Ba Tây này, các nhà khoa học xác định không có "Hạt của Chúa" chẳng hạn. Nếu họ cũng "phớt " luôn thì cũng còn nhiều thứ cách khác để chứng minh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực sự thì cháu cũng chỉ tìm hiểu về kinh dịch được vài năm thôi nên cháu không dám bình luận gì về những vấn đề mang tính học thuật cả, tuy vậy cháu cũng khâm phục bác vì.....sức chịu đựng của bác :-). Một mình chống lại tất cả mà tình thần bác vẫn kiên cường được như thế. Tuyệt vời thật !

Bác có thể cho cháu hỏi câu này được không

Nếu như đổi chỗ quẻ Tốn và Khôn như phong thủy Lạc Việt thì trong đông y sẽ thay đổi thế nào cho tương xứng ?. Các kinh mạch hay các địa huyệt có thay đổi không ?.

Cháu nghĩ nhưng không biết lý giải thế nào vì chẳng lẽ từ trước tới giờ đông y họ nhầm lẫm về các đường kinh mạch trên người hay sao ?

( Cháu không biết nhiều nên có thể hỏi hơi ngớ ngẩn :-D , bác thông cảm nhé!):

Chúc bác mạnh khỏe !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình ở Trung Quốc: Hệ lụy kinh tế hay bất công xã hội?

Tác giả: Viết Lê Quân

tuanvietnam.vn

07/02/2012 06:00 GMT+7

Những cuộc biểu tình sinh ra từ đâu? Do mục đích chính trị hay bởi những người dưới đáy xã hội? Người Trung Quốc lại có một triết lý: “Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi”.

Trung Quốc là một quốc gia kỳ lạ. Một ẩn dụ của giới phân tích phương Tây thường được đem ra nhằm thể hiện hình ảnh trái khoáy nhất về quốc gia này: "Nước nghèo giàu có".

Trong khi tổng khối lượng kinh tế của Trung Quốc nhìn lên chỉ xếp sau Mỹ, thì vẫn còn quá nhiều nông dân phải cắm mặt xuống đất.

Cánh cổng khép kín của quốc gia này đã khiến cho nhiều con số trở nên câm lặng. Như một sự toa rập với định hướng chỉ đạo, một phần trong hệ thống truyền thông đại chúng vẫn ca ngợi sự thịnh vượng của đất nước, thay cho chuyện mổ xẻ cái nghịch lý dân nghèo nước giàu.

Nhưng dù thế nào đi nữa, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện và biểu tình của người dân xảy ra hàng năm cũng đã cho thấy một sự thật không giống như lề thói tuyên truyền. Chiếm đa số trong khối phản ứng đó lại là thành phần nông dân. Và lý do chính cho đại đa số vụ khiếu kiện xuất phát từ vấn đề đất đai.

Ô Khảm: Bắt đầu vỡ bờ?

2011 có thể được xem là "năm bản lề" của quá trình chuyển hóa từ lượng sang chất. Khác với hoạt động khiếu kiện tuy nhiều về số lượng nhưng diễn ra manh mún và thiếu chiều sâu vào những năm trước, thời điểm tháng 12 năm 2011 lại đã đưa cái tên Ô Khảm lên bản đồ thế giới.

Sự việc hoàn toàn bất ngờ đối chính quyền tỉnh Quảng Đông đã xảy ra tại làng nhỏ Ô Khảm. Tại đây, chính sách bồi thường của chính quyền địa phương với giá rẻ mạt cho phần đất được trưng thu đã khiến cho dân chúng bức xúc. Bức xúc đó lại được tích tụ theo năm tháng để trở thành bất mãn cao độ. Nhưng thay vì điều chỉnh tăng giá bồi thường cho đất nông nghiệp và lo lắng chỗ ở mới cho người dân mà trước đó chẳng mấy quan chức lưu tâm, chính quyền địa phương lại tiến hành bắt giữ 4 người cầm đầu của cuộc khiếu kiện.

Một trong 4 người bị bắt giữ, Tiết Kim Ba, đã chết tại nơi bị giam giữ. Cũng như một số cái chết với nguyên nhân mờ ám xảy ra tại những đồn cảnh sát Trung Quốc, lần này nghi vấn về việc công dân Tiết bị tra tấn cũng trở nên rất sâu sắc và do đó đã thổi bùng làn sóng phản kháng của 13.000 dân làng Ô Khảm.

Làn sóng phản kháng càng trở nên quyết liệt khi chính quyền địa phương không những không trả thi thể người bị chết cho gia đình, mà còn huy động hàng ngàn cảnh sát vũ trang bao vây và phong tỏa ngôi làng, khiến cho người dân nơi đây lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực.

Mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền địa phương vì thế cũng trở nên đối đầu, thay cho trạng thái bức xúc về tư tưởng chỉ cách đó mấy tháng.

Posted Image

Người dân Ô Khảm biểu tình phản đối điều mà họ cho là đất đai bị tịch thu bừa bãi. Ảnh: AP

Chỉ đến khi chính quyền trung ương buộc phải tỏ ra hòa dịu hơn đối với yêu sách của người dân Ô Khảm, chấp nhận thả những người bị bắt, thậm chí một trong số họ còn được "cơ cấu" thành bí thứ đảng ủy Ô Khảm, cuộc tuần hành dự kiến của 13.000 dân làng lên Bắc Kinh mới tự động chấm dứt.

Bạo lực là thủ đoạn sau cùng...

Thực ra, Ô Khảm chỉ giống như một cái van xả lũ.

Nhiều cuộc biểu tình chống trưng thu ruộng đất đã được đẩy lên đến đỉnh điểm từ giữa năm 2011. Thời điểm này lại trùng hợp với thời gian mà hoạt động xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc được gia tăng một cách bất thường tại khu vực biển Đông thuộc Việt Nam.

Sau đó, một giả thuyết của giới phân tích chính trị đã trở nên có lý, khi vào đầu quý 3/2011, cùng thời gian với không khí lắng dịu lại trong nội tại Trung Quốc, những hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng "tự nhiên" mờ nhạt. Rất có thể, một chiến dịch đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khu vực biển Đông, và do đó giúp làm dịu bớt những căng thẳng về tư tưởng, đã được các cơ quan tư tưởng và quân sự Trung Quốc dàn dựng một cách công phu.

Chỉ có điều, không phải cứ chi tiền là công việc sẽ trở nên hiệu quả. Chỉ một thời gian ngắn sau khi kết thúc chuỗi biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội, làn sóng biểu tình chống trưng thu đất đai và chống ô nhiễm môi trường lại dâng lên ở Trung Quốc, nhưng với cường độ và biên độ sóng mạnh hơn, cao hơn những làn sóng trước đó.

Vào tháng 11/2011, ba anh em một gia đình nhà nông ở huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc đã đồng lòng tự thiêu để phản đối hành động sử dụng vũ lực với lực lượng lên đến 300 người của chính quyền huyện này, nhằm trưng thu một cánh đồng lúa mì của nông dân.

Những nhân chứng tại địa bàn này cho biết những người bị lấy đất cảm thấy tương lai hoàn toàn vô định. Chính quyền đã lấy đất của dân một cách ngang nhiên, không bồi thường mà cũng không quan tâm đến số phận của các nông dân bị mất đất cày.

Bế tắc đã lên đến đỉnh điểm, kết tụ thành những hành vi tự phát và cả vô thức.

Sau khi vụ việc Ô Khảm xảy ra, ngay cả Nhân dân nhật báo, một tờ báo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng phải bày tỏ ý kiến phê phán thái độ của chính quyền tỉnh Quảng Đông trong việc không "đáp ứng các đòi hỏi có lý của dân làng" và do vậy đã làm cho "bạo lực leo thang".

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Bạo lực là thủ đoạn sau cùng của kẻ không có năng lực". Sự thừa nhận của tờ Nhân dân nhật báo có lẽ cũng gián tiếp xác nhận thực tế cầm quyền của chính quyền.

Vậy từ đâu đã phát sinh ra biểu hiện phản ứng quyết liệt của người nông dân? Do mục đích chính trị hay bởi những người dưới đáy xã hội?

Câu trả lời là "sự oán giận của dân chúng", được phát ra bởi chính thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

Câu trả lời đó cũng ra đời trong bối cảnh xã hội Trung Quốc ngày càng đặc biệt trầm trọng với hố sâu phân cách người giàu và người nghèo - một hệ lụy không tránh khỏi của "Nước giàu người nghèo".

Hệ lụy kinh tế hay bất công xã hội?

Nhưng những hệ lụy về kinh tế đã đủ lớn để dẫn đến phản ứng đất đai và hậu quả bạo lực trong năm 2011?

Vẫn còn một nguồn cơn khác: hố phân cách giàu nghèo quá lớn ở Trung Quốc cũng đang dẫn đến thái độ được coi là "thù địch" của người nghèo đối với người giàu.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Thụy Sỹ là Credit Suisse đã khẳng định một sự thật rằng Trung Quốc là một trong những nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới, cao hơn nhiều so với công bố chính thức: nhóm 10% dân số giàu nhất có thu nhập bình quân đầu người 97.000 nhân dân tệ, tương đương 14.280 USD, cao gấp 65 lần so với nhóm 10% nghèo nhất. Trong khi đó, báo cáo từ Cục thống kê Trung Quốc đưa ra tỷ lệ phân cách chỉ 23 lần (năm 2010). Còn trước đó vào năm 2008, cũng Cục thống kê Trung Quốc đã đưa ra tỷ lệ phân cách chỉ có 9 lần, trong khi một cuộc điều tra độc lập của giáo sư Vương Tiểu Lỗ thuộc Quỹ Cải cách Trung Quốc đã cho thấy khoảng cách này lên đến 25 lần.

Thực tế là tại nhiều vùng xa thành thị ở Trung Quốc, mặt bằng thu nhập bình quân của người dân vẫn còn rất thấp, những điều kiện sống và môi trường giáo dục, y tế, đi lại không được đảm bảo so với tất cả những gì tốt nhất mà giới giàu có được hưởng.

Hệ số Gini (thước đo mức phân phối thu nhập trong một xã hội) ở các vùng nông thôn đã tăng từ 0,35 lên đến 0,38 trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, cho thấy sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong khu vực này. Theo chuẩn quốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 cho thấy sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm.

Sự bức xúc và bất mãn của dân chúng cũng căn cứ vào vấn nạn ngày càng nhiều quan chức nhà nước tìm cách tuồn nguồn tiền có được từ tham nhũng ra tài khoản ngân hàng nước ngoài, gửi vợ con ra nước ngoài và đến lượt mình có thể sẽ "biến" ra nước ngoài một khi có điều kiện thuận lợi.

Một điểm trùng hợp cũng cần ghi nhận là tỷ lệ "quỹ đen" của giới nhà giàu Trung Quốc chiếm đến gần 1/3 GDP, lại bằng với giá trị tham nhũng tại quốc gia này - cũng khoảng 1/3 GDP. Nhà nghiên cứu Vương Tiểu Lỗ của Quỹ Cải cách Trung Quốc đã tìm ra con số tham nhũng lên đến 9.600 tỷ NDT (khoảng 1.500 tỷ USD). Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng đậm đà như thế, hiển nhiên cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hướng di cư của giới giàu có ra nước ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nước.

Vào tháng 6/2011, một công bố khá bất thường của Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cho thấy các quan tham Trung Quốc đã gửi ra nước ngoài đến 120 tỷ USD trong giai đoạn 1990-2008. Những địa chỉ được ưa chuộng gửi tiền là Mỹ, Australia, Canada và Hà Lan. Cùng với sự bốc hơi tài chính là sự bốc hơi về con người khi có đến 16.000 - 18.000 quan chức và nhân viên các công ty quốc doanh đã rời khỏi Trung Quốc.

Hiện tượng giàu đột biến ở Trung Quốc cũng kéo theo một hiện tượng xã hội ở quốc gia này: nhiều người nghèo đã công khai chỉ trích lớp người thượng lưu muốn rời khỏi Trung Quốc là "không có lòng yêu nước".

Giành thắng lợi trong sự không công bằng

Trong bối cảnh những cuộc biểu tình của dân chúng, xảy ra ở Ô Khảm về chống trưng thu đất đai và ở thành phố Hải Môn (Giang Tô) về chống ô nhiễm môi trường vào tháng 12/2011, việc xuất hiện những lời lẽ phê phán từ tờ Nhân dân nhật báo, cũng như sự thừa nhận về "phản kháng" và lời kêu gọi "hòa giải" của chính bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, đã cho thấy tự thân những cuộc biểu tình này, cũng như nhiều cuộc biểu tình trước đó, không mang sắc màu chính trị mà chỉ khởi nguồn từ nhu cầu đòi quyền dân sinh thiết thân của người dân.

Chính trị không phải tự thân vận động, cũng như các nhóm đòi quyền dân chủ ở Trung Quốc sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của họ chỉ đơn thuần bằng những khẩu hiệu có vẻ như hơi trừu tượng và ít liên hệ đến đời sống hàng ngày của tầng lớp bình dân. Nhưng nếu chính trị bị tác động bởi nguyên cớ xác đáng là những bức xúc, bất mãn xã hội thì tự thân chính trị có thể bị thay đổi.

Người Trung Quốc lại có một triết lý: "Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi".

Trong trường hợp Trung Quốc, bức xúc xã hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế và thu nhập, nạn tham nhũng tuột cương, cũng như hố phân cách giàu nghèo đã quá lớn và quá đủ sâu - điều quá khó để có thể đổi thay vào lúc này, trong bối cảnh khác hẳn với sự kiện Thiên An Môn gần một phần tư thế kỷ trước đây.

========================

"Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Ấy là Lý học bảo thế!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực sự thì cháu cũng chỉ tìm hiểu về kinh dịch được vài năm thôi nên cháu không dám bình luận gì về những vấn đề mang tính học thuật cả, tuy vậy cháu cũng khâm phục bác vì.....sức chịu đựng của bác :-). Một mình chống lại tất cả mà tình thần bác vẫn kiên cường được như thế. Tuyệt vời thật !

Bác có thể cho cháu hỏi câu này được không

Nếu như đổi chỗ quẻ Tốn và Khôn như phong thủy Lạc Việt thì trong đông y sẽ thay đổi thế nào cho tương xứng ?. Các kinh mạch hay các địa huyệt có thay đổi không ?.

Cháu nghĩ nhưng không biết lý giải thế nào vì chẳng lẽ từ trước tới giờ đông y họ nhầm lẫm về các đường kinh mạch trên người hay sao ?

( Cháu không biết nhiều nên có thể hỏi hơi ngớ ngẩn :-D , bác thông cảm nhé!):

Chúc bác mạnh khỏe !

Cảm ơn Kinhthien vì sự khâm phục.

Có thể nói thuyết ADNH là cơ sở lý luận của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cuộc sống. Trong hệ thống lý thuyết này có những danh từ miêu tả thực tại, có những từ mang tính tổng hợp tính chất của sự vật, sự việc và là những khái niệm trừu tượng. Tôi có thể xác định rằng: Trong Đông Y, các phương pháp ứng dụng ít cần phải hiệu chỉnh nhất. Đây chính là tính nhân bản của những bậc trí giả Lạc Việt khi cân nhắc truyền lại trong đời. Nhưng vấn đề là: Tại sao nó như vậy thì tôi tin rằng: Không ai có thể giải thích được.

Trước khi có Phong Thủy Lạc Việt định nghĩa về khí - công bố công khai trong Hội Thảo Phong Thủy tại Hanoi 15. 12. 2009 và giới thiệu ở mục Phong Thủy trên diễn đàn - thì chẳng ai biết bản chất của khí là gì.

Đại để vậy. Tôi không chuyên về Đông Y, nên không thể phân tích sâu thêm về lĩnh vực này - Mặc dù tôi là con nhà nòi về Đông Y. Cha và bác ruột tôi là những nghiên cứu Đông y đẳng cấp quốc tế.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gần đây là biện pháp đổi giờ học và làm. Tôi thấy đây không phải là một biện pháp khả thi. Mà nó chỉ làm thời gian tắc đường kéo dài ra. Tôi phân tích như sau:

Vấn nạn tắc đường liên quan giữa số lượng xe cô chạy trên đường với diện tích mặt đường và phương pháp tổ chức cho xe chạy. Loại trừ phương pháp tổ chức cho xe chay thì còn lại hai yếu tố là xe và đường. Xe và đường không đổi. Trước đây ngần đó cái xe các loại chạy cùng một lúc trên đường thành tắc đường ở giờ cao điểm. Bây giờ có bảo đảm rằng: Các phụ huynh chở con đi học sớm hơn và vào giờ cao điểm họ...ở nhà không ra đường nữa ko? Hay họ vẫn phải chạy trên đường vào giờ đi làm? Bởi vậy, tôi chưa tin rằng biện pháp này khả thi. Mấy ngày gần đây thấy nói ở Hanoi giảm tắc đường. Nhưng tôi cho rằng tại ...Tết nên người ta ít đi lại.Hãy chờ một tháng nữa xem kết quả thế nào? Nếu dự đoán của tôi đúng thì vấn đề còn lại là "phương pháp tổ chức cho xe chạy". Tức là biện pháp giảm ùn tắc đồng bộ và khả thi.

Tôi cho rằng: Một phương pháp tổ chức cho xe chạy cần một sự tính toán rất phức tạp và không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải tổng hợp rất nhiều cơ sở dự liệu và có thể cần phải lập trình thử nghiệm trên máy tính để thử nghiệm. Đó là lý do để tôi cho rằng : Điều kiện tiên quyết là loại xe buýt khỏi nội thành. Điều kiện xã hội nào thì biện pháp thích hợp với xã hội đó, mới bảo đảm điều mà lý học gọi là: Cân bằng Âm Dương.

====================

Hà Nội nên tạm dừng đổi giờ

08/02/2012 3:54

Cảnh ùn tắc tái diễn nặng nề vài ngày gần đây cho thấy, chủ trương đổi giờ học, giờ làm của Hà Nội đã không đạt được mục tiêu ban đầu.

Posted Image

Sau đổi giờ, đường Hà Nội vẫn tắc. Ảnh chụp chiều ngày 7.2 - Ảnh: Ngọc Thắng

Ùn tắc không đổi

Vài ngày đầu khi áp dụng đổi giờ, giao thông Hà Nội có cảnh sáng thông thoáng, chiều ùn ứ. Nhưng cảnh khá dễ thở này do sinh viên và một lượng lớn lao động nhập cư chưa lên hết sau tết.

Mục tiêu lệch giờ để giảm ùn tắc là tốt, nhưng hiệu quả thấp, nên điều chỉnh lại, đặc biệt giờ tan học 19 giờ hiện nay. Nếu Hà Nội cầu thị điều chỉnh sớm ngày nào các em học sinh và phụ huynh đỡ vất vả ngày đó

TS Nguyễn Xuân Thủy

Tuy nhiên, ngày 6.2, Hà Nội quay lại cảnh ùn tắc như trước đây. Theo khảo sát, 5 giờ chiều ngày 6.2, khi học sinh THPT và sinh viên đang trong trường, thì hàng loạt tuyến đường rơi vào cảnh ùn tắc nặng nề. Cụ thể, đường Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn ùn tắc kéo dài, ngã tư Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn ô tô xếp hàng hai, hàng ba, trong khi người đi xe máy phải lao cả lên vỉa hè để thoát thân. Nhiều điểm đen khác như La Thành, Trường Chinh, Xuân Thủy - Cầu Giấy cũng ùn tắc kéo dài. Trong khi đó, báo cáo nhanh 5 ngày thực hiện đổi giờ, Sở GTVT Hà Nội vẫn khẳng định, mật độ giao thông giờ cao điểm đã giảm đáng kể tại một số tuyến đường như Trường Chinh, Chùa Bộc, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Đại La, Trương Định, Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy - Cầu Giấy... (?). Sáng 7.2, nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội như Giảng Võ, Đê La Thành, Khâm Thiên, Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Nguyễn Thái Học, Kim Mã... lưu lượng phương tiện giao thông ùn ứ và tắc nghẽn. 8 giờ 15, đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - ngã tư Cửa Nam, phương tiện giao thông vẫn đông đúc và nhích từng bước một.

Đáng chú ý, theo Phòng CSGT Hà Nội, đã phát sinh thêm nhiều điểm ùn tắc mới như Phan Đình Phùng, Lý Thái Tổ, Thụy Khuê, Phương Mai... do phụ huynh học sinh tập trung đón con vào lúc 5 giờ chiều.

Nên tạm dừng áp dụng

Trước hàng loạt bức xúc của đại diện các trường và một số cơ quan chức năng tại cuộc họp bàn về đổi giờ học, giờ làm ngày 6.2, Thành ủy Hà Nội đã đi đến kết luận, sẽ tính toán điều chỉnh lại giờ tan học buổi chiều từ 19 giờ lên 18 giờ.

TS Nguyễn Xuân Thủy, một người gắn bó hơn 30 năm với ngành giao thông cho rằng, tác động của việc đổi giờ với ùn tắc không đáng bao nhiêu. Theo TS Thủy, học sinh - sinh viên không phải đối tượng tham gia giao thông chủ yếu (người đi lại chính trên đường là người vãng lai, buôn bán nhỏ lẻ, giới công chức), nên việc đổi giờ hướng vào đối tượng này không mang lại nhiều hiệu quả, lại ảnh hưởng, xáo trộn đến sinh hoạt. “Mục tiêu lệch giờ để giảm ùn tắc là tốt, nhưng hiệu quả thấp, nên điều chỉnh lại, đặc biệt giờ tan học 19 giờ hiện nay. Nếu Hà Nội cầu thị điều chỉnh sớm ngày nào các em học sinh và phụ huynh đỡ vất vả ngày đó”, ông Thủy nhìn nhận.

Theo TS Khuất Việt Hùng, Viện Quy hoạch và quản lý GTVT (Trường đại học GTVT Hà Nội), phương án đổi giờ học, giờ làm chỉ nên thực hiện nếu có nghiên cứu xây dựng mô hình giao thông, trên cơ sở kết quả khảo sát về sơ đồ hoạt động và chuỗi chuyến đi của các nhóm dân cư trong thành phố. Đặc biệt là các nhóm dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của quyết định đổi giờ, để đảm bảo có thể tính toán được mức độ tăng, giảm nhu cầu đi lại trên các trục đường trong các giờ cao điểm. Nhưng Hà Nội chưa làm khảo sát này đã tiến hành điều chỉnh.

“Chính sách đúng nhưng thực hiện không đúng thì vẫn thất bại như thường. Theo tôi, nên mạnh dạn ngừng áp dụng việc đổi giờ để nghiên cứu lại cho cẩn thận”, ông Hùng nhận định.

Ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh

BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư cho rằng, thay đổi giờ học với học sinh, nhất là học sinh THPT đang gây một xáo trộn rất lớn và ảnh hưởng trước hết là sức khỏe của các cháu.

Các cháu dậy sớm hơn; tan học về nhà muộn hơn kéo theo việc ăn uống, học bài phải thức khuya hơn, rồi ngày mai lại dậy sớm hơn cho kịp giờ học. Trong khi đây là lứa tuổi chuẩn bị thi vào đại học, lượng bài học tăng thêm và việc đi học thêm chắc chắn là hầu hết với các cháu.

Do những thay đổi này, việc chờ đợi đưa đón con sẽ kéo dài hơn. Có thể việc thông thoáng hơn không còn ùn tắc trên đường vào một số giờ cao điểm nhưng thời gian thực tế phải lưu thông đi lại trên đường thì có lẽ lại tăng lên do việc chờ đợi, đưa đón con.

Theo tôi, nếu điều chỉnh thì nên với các sinh viên vì các em học, sinh hoạt ký túc xá gần trường và được sử dụng phương tiện giao thông cá nhân bên cạnh phương tiện công cộng, không phải phụ thuộc nhiều cha mẹ đưa đón.

Liên Châu (ghi)

Giáo viên ngao ngán

Cô Nguyễn Như Hương, giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Q.Ba Đình cho hay: Trường tôi có tới 3/4 là giáo viên trẻ, có con nhỏ đang học mẫu giáo, phổ thông; một số người cả hai vợ chồng đều là giáo viên, người thì chồng hoặc vợ làm việc xa nhà... nên việc đổi giờ học từ 7 giờ sáng đến 19 giờ khiến những giáo viên này vô cùng khó khăn. Thuê người đưa đón con thì không phải ai cũng có điều kiện và tìm được người đáng tin cậy để gửi gắm.

Theo một giáo viên Trường tiểu học Quang Trung, Q.Đống Đa: Bây giờ "nhờ" có giải pháp thay đổi giờ học mà mỗi ngày chúng tôi tăng thêm ít nhất 1 tiếng, trong khi đó lương không tăng. Đặc thù của tiểu học là chỉ có một giáo viên/lớp nên sau khi kết thúc cả ngày dạy học đã mệt nhoài nhưng chúng tôi phải có trách nhiệm “giữ” trẻ ở lớp thêm 30 phút nữa. Được một lúc thì học sinh kêu đói, kêu mệt... Mà không mệt sao được khi lớp học 51m2 mà gần 50 cô trò ngồi, trời rét phải đóng cửa, thiếu không khí, còn cho chạy ra ngoài thì không kiểm soát được các cháu có an toàn không, cháu nào đã có bố mẹ đón về rồi...

M.Hà - T.Nguyễn

Mai Hà - Tuệ Nguyễn

====================

Biết ngay mà! Làm sao mà đổi giờ có thể giải quyết được tắc đường!

Bài toán là:

Xe và đường không đổi, vấn đề là "phương pháp tổ chức cho xe chạy trên đường".

Chứ không phải là những quyết định mang tính hành chính về cơ cấu tổ chức xã hội - Đổi giờ làm là một quyết định như vậy - nó chẳng giúp giải quyết được gì cả. Đưa xe công cộng - thí dụ như xe buýt - vào giao thông, cấm xe gắn máy....thì chỉ làm rối thêm. Trong khi thực chất vấn đề là: "Phương pháp tổ chức cho xe chạy". Việc phân làn là một phương pháp tổ chức cho xe chạy, tuy đúng về phương pháp, nhưng là phương pháp ứng dụng cho thế kỷ XIX.

Nếu quí vị nào vào đây xem những dòng chữ này và cho rằng đúng về thực hiện thì nhớ rằng: Thực hiện điều này không thể là kiến thức phổ thông ở giữa thế kỷ 21 - tức là tương đương tiến sĩ.Posted Image.

Quí vị có quyền không tin điều này và cứ tiếp tục làm những việc mà quí vị tự cho là đúng!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay