Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

"Nghị quyết Năm Mới" của Đại sứ Hoa Kỳ

Tác giả: Huỳnh Phan

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 23/12/2011 06:00 GMT+7

Chúng tôi muốn thế giới biết rằng hai nước có quan hệ song phương rất tốt, có những lợi ích chung, và cả hai phía đều có thể hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ này, không chỉ kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, mà cả ngoại giao và quốc phòng. Quan hệ đối tác chiến lược là cách tốt nhất để điều hành và điều chỉnh mối quan hệ đang phát triển mà chúng ta đang có. Điều thú vị là những người Việt Nam tôi gặp rất quan tâm tới mối quan hệ này - Đại sứ Mỹ David Shear

Mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện khá đặc biệt giữa phóng viên Huỳnh Phan và Đại sứ Mỹ David Shear.

Thứ nhất, cuộc trò chuyện được thực hiện trên xe hơi riêng của Đại sứ David Shear, trong chuyến đi Thái Bình ngày 16.12 vừa rồi của ông.

Thứ hai, đây không hẳn là cuộc phỏng vấn, mà là cuộc trò chuyện thoải mái giữa hai người lần đầu làm quen với nhau trong một chuyến đi. Mặc dù, tất nhiên, để có cuộc gặp đó hoàn toàn không phải do sự tình cờ.

Có điều, phóng viên cũng không cần phải mặt mày căng thẳng, với những câu hỏi "hóc búa" chuẩn bị sẵn, mà tiện đâu hỏi đấy, thích gì hỏi nấy. Còn vị đại sứ cũng không cần "thủ thế", "giữ kẽ", với tư cách là một nhà ngoại giao.

Đại sứ David Shear tự giới thiệu: "Trong nhiệm kỳ làm Phó Đại sứ Mỹ ở Kuala- Lumpur (Malaysia), hai vợ chồng tôi đã đi du lịch Việt Nam vào năm 2007. Chúng tôi rất thích Hà Nội, và Việt Nam nói chung. Lúc đó, tôi không hề nghĩ rằng sẽ có ngày mình sẽ quay trở lại Hà Nội với tư cách Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tôi nghĩ tôi đã gặp may."

Posted Image

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear. Ảnh: Huỳnh Phan

Tôi tò mò không hiểu trải nghiệm về Việt Nam với tư cách một du khách có chút liên quan nào tới việc ông sang đây làm đại sứ không?

Rời Malaysia, tôi trở về Washington làm việc trong ba năm, làm mảng Trung Quốc. Những người ở cấp của tôi bắt đầu tìm chỗ để đi làm đại sứ. Việt Nam chuẩn bị có chỗ trống, và thực sự tôi cũng không hy vọng là mình sẽ được cử sang Việt Nam.

Thế nhưng, vào một ngày đẹp trời, Sếp gọi tôi lên và hỏi tôi có đi Việt Nam không. Ký ức về khoảng thời gian ngắn ngủi đi du lịch Việt Nam đã khiến tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có lựa chọn nào tốt hơn. Con người thân thiện, đồ ăn ngon lành, và phong cảnh rất đẹp... Vậy, tại sao lại không đi Việt Nam?

Tôi biết ơn Sếp tôi, và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã ủng hộ sự đề cử của tôi. Bởi một khi Bộ Ngoại giao đề cử, Nhà Trắng và Thượng viện phải phê chuẩn. Vì vậy, tôi cũng phải chờ một thời gian, và chỉ sang đây vào tháng 8 năm nay.

Vợ tôi tìm được một thầy dạy làm đồ gốm ngay gần nhà, thế là suốt ngày bà ấy vui thú với việc nặn lọ gốm. Anh học tiếng Anh ở đâu?

Tôi tự học. Ngoại ngữ tôi được học ở trường lớp là tiếng Nga.

Anh còn nói tiếng Nga tốt chứ.

Cũng lâu không nói, do ít cơ hội giao tiếp. Anh đã đến Moscow chưa?

Có, tôi học ở đó gần 2 năm, vào cuối những năm '70.

Ông đã đến Moscow chưa?

Chưa. Nghề nghiệp của tôi chủ yếu dính dáng đến Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam Á. Tôi đến châu Âu chỉ trong những chuyến công tác ngắn.

Có một lần tôi đã đến Berlin để đàm phán với Bắc Triều Tiên. Một cảm giác rất buồn cười khi đàm phán với người Bắc Triều Tiên ở Berlin.

Trước hay sau khi bức tường Berlin sụp đổ?

Tất nhiên là sau. Vào cuối những năm '90.

Người Mỹ muốn nhìn thấy một điều gì đó tương tự như nước Đức ở bán đảo Triều Tiên?

Có thể là vào một ngày nào đó. Nhưng tôi không hy vọng là sớm đâu.

Vâng, tôi cũng nghĩ vậy. Bắc Triều Tiên rất khác so với Đông Đức.

Trước khi sang đây, ông biết gì về Việt Nam? Về thời chiến nhiều hơn, hay thời bình nhiều hơn?

Nhiều người già ở Mỹ nghĩ tới Việt Nam là nghĩ tới cuộc chiến nhiều hơn. Nhưng cách nhìn đó đang thay đổi, do sự thay đổi thế hệ.

Còn tôi thì tìm hiểu cả hai, quá khứ lẫn hiện tại của Việt Nam. Tôi hiểu Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng.

Trước khi sang đây, tôi còn kịp học hai tháng tiếng Việt nữa. Tôi định tháng Một tới sẽ lại tiếp tục học tiếng Việt. Đó là Nghị quyết Năm Mới (New Year Resolution) của tôi. (Cười)

Tôi hy vọng là trước khi hết nhiệm kỳ ở đây, tôi sẽ có thể nói chuyện dễ dàng hơn với người Việt Nam. Chứ không ngớ ngẩn như lần tôi phải điều trần để Thượng Viện phê chuẩn.

Chuyện đó thế nào?

Khi đi dọc hành lang để vào cuộc điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện về việc phê chuẩn tôi làm đại sứ, tôi gặp TNS Jim Webb, người sẽ chủ toạ buổi điều trần đó. Tôi biết ông rất giỏi tiếng Việt, nên quyết định nói một câu tiếng Việt, với hy vọng lấy được thiện cảm của ông. Lúc đó, tôi mới học tiếng Việt được một tuần.

Khi bắt tay ông tôi trịnh trọng nói: "Rất hân hạnh được gặp chị."

Ông nhướn mắt nhìn tôi, rồi nói" Rất hân hạnh được gặp anh chứ."

Ông có cảm thấy thoải mái trong thời gian vừa qua ở Hà Nội không?

Rất thú vị. Tôi có một thời gian biểu rất bận rộn.

Không biết anh đã xem đoạn video khoảng hai phút tôi làm và đưa lên youtube nhiều tuần trước khi tôi sang đây. Trong đó tôi nói rằng một trong những nhiệm vụ của tôi là đại diện cho nước Mỹ trước chính phủ Việt Nam, và một nhiệm vụ khác là đại diện cho nước Mỹ trước nhân dân Việt Nam.

Để thực hiện được điều đó, tôi phải ra khỏi Hà Nội, tới thăm những tỉnh thành khác. Posted Image

Trong lúc chờ cơm trưa ở nhà hàng “Cây Trầu”, người lái xe đã mời Đại sứ Shear thử uống nước vối. Trên đường về, ông hỏi liệu có thể tìm được “nước vối” ở Hà Nội không.

Ông đã kịp đi những tỉnh thành nào rồi?

Tôi đến Đà Nẵng hai lần, TP Hồ Chí Minh ba lần, Hội An, Bạc Liêu, Sơn La và Ninh Bình. Tôi cố gắng làm sao đến trước khi về, có thể đi đủ hết các tỉnh thành của Việt Nam, để gặp gỡ người dân những nơi đó và có một hiểu biết đầy đủ về đất nước các bạn.

Vậy chuyến đi này cũng để thực hiện điều đó?

Đúng. Nhưng tôi thực hiện với sự thích thú.

Hai nhiệm vụ với chính phủ và nhân dân khác nhau thế nào?

Tôi nghĩ nếu tôi kết hợp tốt giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, công việc của tôi ở đây sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Thế những người ông gặp ở địa phương có thái độ thế nào với ông?

Họ rất thân thiện và mến khách. Tôi luôn cảm thấy dễ chịu khi gặp họ.

Ông có cảm giác tương tự khi gặp các quan chức chính phủ không?

Có chứ. Trong ba năm trở lại đây, quan hệ hai nước đã được cải thiện nhiều. Hai bên đều cảm thấy dễ lĩnh hội quan điểm của nhau hơn, và dễ hợp tác hơn, so với trước đó.

Chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta có nhiều lợi ích chung. Và nhiệm vụ của một đại sứ như tôi là giúp làm sao cả hai bên có thể theo đuổi những lợi ích chung đó.

Tôi đã gặp một số quan chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam, và các cuộc trao đổi đều diễn ra khá thân thiện. Thứ trưởng Ngoại giao của chúng tôi William Burns đã thăm Việt Nam cách đây vài ngày, gặp gỡ với Thủ tướng, Ngoại trưởng và một loạt các quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam. Tôi đánh giá các cuộc gặp đó đều thú vị và hiệu quả.

Tôi nghĩ chúng ta có một tiềm năng rất lớn để phát triển quan hệ song phương. Cả ở cấp độ chính phủ và giữa nhân dân hai nước.

Anh nên nhớ rằng hiện có khoảng 15 ngàn sinh viên Việt Nam đang học tập ở khắp nơi trên đất nước Mỹ. Họ là những vị đại sứ tuyệt vời của Việt Nam trên đất Mỹ. Còn khi trở về nước, họ sẽ có những đóng góp quan trọng giúp Việt Nam trở nên giàu mạnh hơn.

Tôi nhắc tới điều đó để nhấn mạnh rằng đối ngoại nhân dân quan trọng như thế nào.

Quả thực là số sinh viên Việt Nam ở Mỹ bây giờ nhiều hơn so với số sinh viên Việt Nam cử sang Liên Xô học ở thời của tôi. Đó là một chỉ dấu rất quan trọng.

Và cũng dễ hiểu thôi, nền giáo dục đại học của Mỹ hấp dẫn không chỉ với giới trẻ Việt Nam, mà hầu như giới trẻ trên toàn thế giới. Con trai tôi chẳng hạn, vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương được nửa năm và hiện đang làm Công ty Kiểm toán Delotte, cũng đang chuẩn bị để tìm học bổng sang Mỹ học cao học.

Ở sứ quán chúng tôi có một chuyên gia tư vấn về giáo dục. Hãy bảo cậu ấy đến đó để nhận được những chỉ dẫn và lời khuyên hữu ích cho việc tìm kiếm học bổng ở các trường đại học của Mỹ.

Xin cám ơn ông.

(Xe quay đầu trên đường Giải phóng)

Ồ, tôi biết chỗ ngoặt này để chuyển sang đường cao tốc. Tuần trước, tôi đi Ninh Bình, cũng hướng này.

Tôi đã đến Nhà thờ Phát Diệm. Và sau đó, vào bữa trưa chúng tôi ăn thịt dê, dê núi. Tuyệt vời. Sau đó, chúng tôi đi thuyền vào động Trang An.

Ông có uống rượu không?

Ồ, có. Cũng tuyệt.

Rượu tiết dê?

Ồ, không. Tôi chưa dám uống.

Ông có biết rằng tác giả của cuốn "Một người Mỹ trầm lặng" cũng đã từng nằm trên tháp chuông của của Nhà thờ Phát Diệm không?

Graham Green? Hay nhỉ?

Năm 1993, tôi đã dẫn một nhà văn Mỹ, người đang viết sách tiểu sử về Graham Green (tập 2) đến Nhà thờ Phát Diệm. Ông đòi lên Tháp chuông xem và chụp ảnh vì Graham Green đã từng nằm ở đó.

Đó là thông tin bây giờ tôi mới biết.

Ông thích cuộc sống ở đô thị, hay nông thôn, hơn?

Tôi mong rằng, sau khi nghỉ hưu, tôi sẽ có hai ngôi nhà, một ở thành phố, một ở thôn quê. Tôi sẽ để ý tiết kiệm tiền hơn để thực hiện được ý định đó.

Anh đã tới Thái Bình lần nào chưa?

Rồi. Lần trước, cách đây hơn 3 năm, tôi đã đi theo những người làm dự án về sự tham gia của người dân vào việc điều hành ở thôn xã.

Cách đây hơn 10 năm, ở Thái Bình đã xảy ra bất ổn lớn. Sau đó, cả chính quyền và một tổ chức NGO đã vào cuộc để xây dựng cơ chế dân chủ cơ sở, tức là tổ chức do người dân lập ra tự giải quyết một phần các mối quan hệ trong đời sống cộng đồng.

Kết quả ra sao?

Rất tốt, ít nhất là tốt hơn nhiều so với trước đó. Chính quyền thôn xã cũng thừa nhận rằng công việc của họ cũng đỡ phức tạp đi nhiều.

Ông nói là ông có lên Sơn La. Vậy ông nhìn nhận như thế nào về sự chênh lệch về trình độ phát triển ở đó với dưới này?

Quả thật là tôi có nhận thấy sự chênh lệch đó. Nhưng tôi cũng nhìn thấy cố gắng của Sơn La. Bằng chứng là tôi nhìn thấy rất nhiều xe máy trên đó, và việc canh tác trong những thung lũng ở Sơn La tỏ ra khá có hiệu quả.

Tôi rất muốn quay trở lại Tây Bắc để tìm hiểu thêm, và lưu lại lâu hơn, bởi tôi đã ở Sơn La chỉ có một ngày. Và tôi cũng muốn đến thăm Điện Biên Phủ.

Đúng vậy. Và lần tới, ông nên đi sâu hơn nữa vào vùng núi, nơi ông sẽ nhìn thấy ít xe máy hơn, và cuộc sống của người dân khó khăn hơn nhiều.

Con gái tôi hiện sống và làm việc ở New York. Cô bé sẽ sang Việt Nam chơi vào tháng Một, hay tháng Hai tới. Cô bé muốn đi du lịch Sa Pa. Có lẽ, chúng tôi sẽ đi tàu hoả lên đó, và chơi ở đó khoảng đôi ba ngày. Con gái tôi đã đi cùng chúng tôi trong chuyến du lịch Việt Nam năm 2007.

Kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân là triết lý ngoại giao riêng của ông?

Không. Các đại sứ quán của Mỹ trên khắp thế giới đều làm như vậy.

Và đại sứ quán Việt Nam tại Washington, cũng như các lãnh sự quán ở vài bang khác, cũng làm điều tương tự.

Tất nhiên, ở cương vị đại sứ, tôi xuất hiện nhiều hơn trước những người dân Việt Nam, ở những sự kiện khác nhau, như tôi sắp làm trong chuyến đi này.

Nhưng không chỉ có tôi. Mọi nhân viên đại sứ quán đều phải ra ngoài làm nhiệm vụ này ở các sự kiện khác nhau.

Họ có phải xin phép khi phát biểu ở đâu đó không?

Tôi nghĩ là chúng tôi phải được sự cho phép của chính quyền phía Việt Nam để đi thăm một nơi nào đó. Nhưng, theo tôi biết, chúng tôi không cần xin phép khi phát biểu.

Điều mà tôi thấy thú vị là người Việt Nam rất tò mò về mọi khía cạnh trong quan hệ giữa hai nước chúng ta. Và tôi cũng rất thích thú khi hỏi họ về những điều họ suy nghĩ, họ quan tâm. Cứ mỗi lần đi tỉnh trở về, là lại một lần kiến thức của tôi về Việt Nam, về công việc của mình, lại dày dặn thêm.

Người dân thường hỏi ông những gì? Hay loại câu hỏi nào mà ông thường phải trả lời nhất?

Chẳng hạn, khi tôi gặp gỡ những người trẻ tuổi, tôi thường hay phải trả lời về việc làm thế nào để một thanh niên Việt Nam có thể qua Mỹ học, làm cách nào để tìm trường phù hợp, xin được visa, hay kiếm học bổng... Và chúng tôi cố gắng đáp ứng nguyện vọng của họ thông qua website của sứ quán, thông qua Văn phòng Education USA ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Nhưng tôi nghĩ đó là mối quan tâm của giới trẻ ở đô thị, nơi có điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn. Còn ở nông thôn, chắc giới trẻ quan tâm đến chuyện khác nhiều hơn, bởi chuyện đi học ở Mỹ với họ, theo tôi nghĩ, có vẻ hơi xa xỉ?

Ngay cả ở Bạc Liêu, tôi cũng gặp những thanh niên muốn sang Mỹ học. Tất nhiên, ở đó họ cũng quan tâm nhiều tới việc thu hút đầu tư từ Mỹ đến địa phương của họ.

Một mối quan tâm nữa của những người Việt tôi gặp là làm sao cải thiện hệ thống giáo dục của Việt Nam. Vì vậy, một trong những ưu tiên của tôi là tìm cách cải thiện hạ tầng giáo dục, và cả hạ tầng y tế, ở đây.

Tôi tò mò, không hiểu người dân thường ở Việt Nam mà ông gặp có quan tâm tới mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai chính phủ chúng ta đang hướng tới không?

Có chứ, họ cũng rất quan tâm. Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton vào tháng 10 năm ngoái tại Hà Nội, rằng hai nước mong muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, chính là một cách báo hiệu tốt nhất cho thế giới về quan hệ ngày càng được cải thiện giữa hai nước. Chúng tôi muốn thế giới biết rằng hai nước có quan hệ song phương rất tốt, có những lợi ích chung, và cả hai phía đều có thể hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ này, không chỉ kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, mà cả ngoại giao và quốc phòng.

Quan hệ đối tác chiến lược có một nội hàm rất rộng, rất toàn diện, và là cách tốt nhất để điều hành và điều chỉnh mối quan hệ đang phát triển mà chúng ta đang có.

Điều thú vị là những người Việt Nam tôi gặp rất quan tâm tới mối quan hệ này, và tôi luôn nhấn mạnh tới những lợi ích chung của Việt Nam và Mỹ.

Tôi muốn khẳng định lại là những người Việt Nam bình thường khi nói chuyện với ông hỏi ông về quan hệ đó, chứ không phải ông chủ động nói với họ. Bởi dường như vế đầu tiên thực sự có ý nghĩa hơn?

Đúng, họ luôn hỏi tôi về mối quan hệ đối tác chiến lược. Và, anh nói đúng, điều đó thực sự có ý nghĩa quan trọng.

Tôi có đọc thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ liên quan đến chuyến đi của Thứ trưởng William Burns sang Việt Nam. Trong đó có nói rằng hai bên đang xác định nội hàm của khái niệm đối tác chiến lược. Ông có nghĩ rằng cả phía Việt Nam cũng hiểu khái niệm như phía Mỹ hiểu không? Xin lỗi vì câu hỏi hơi ngớ ngẩn của tôi, nhưng trên thực tế Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với một loạt quốc gia, thậm chí cả Tây Ban Nha nữa.

(Cười lớn) Tôi nghĩ, riêng về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ, cả hai bên đều hiểu rõ điều đó thực sự có ý nghĩa gì. Trong những tháng tới cả hai bên sẽ làm việc để xác định những lĩnh vực cụ thể. Nhưng tôi muốn khẳng định lại rằng đây là một mối quan hệ toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực. Đây là cách để hình thành một lối tư duy mới cả từ hai phía để làm sao đưa mối quan hệ lên một tầm cao mới.

Ông có cho rằng hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Việt?

Theo tôi hiểu, Việt Nam mong muốn hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu. Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có thể giúp Việt Nam thực hiện mong muốn đó, và còn hơn nữa - hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông nghĩ thế nào về triển vọng ký TPP trong vòng một năm nữa?

Các nguyên thủ của các quốc gia đang đàm phán TPP đã gặp nhau hồi tháng 10 ở Honolulu trong cuộc gặp thượng đỉnh (lần thứ hai). Họ đã cam kết sẽ hoàn tất đàm phán TPP trong năm 2012. Đó là một quá trình phức tạp, với những cam kết mở cửa rất rộng, nên sẽ phải có nhiều việc phải làm. Các nhà đàm phán Việt Nam là những nhà đàm phán giỏi, cứng rắn, nhưng cũng có nét thú vị riêng, và quan trọng, là họ hiểu được tất cả những lợi ích của Việt Nam khi ký hiệp định này.

Tôi tin là cuối cùng mọi chuyện sẽ ổn thoả, bởi các nguyên thủ đã cam kết sẽ thúc đẩy mạnh trong năm tới.

(Còn tiếp...)

====================================

  Quote

Một mối quan tâm nữa của những người Việt tôi gặp là làm sao cải thiện hệ thống giáo dục của Việt Nam. Vì vậy, một trong những ưu tiên của tôi là tìm cách cải thiện hạ tầng giáo dục, và cả hạ tầng y tế, ở đây.

Trước đây vài ngày, khi còn ở Thái Bình, ngài Đại Sứ cũng đã xác định một luận điểm:

  Quote

đầu tư để phát triển tương lai luôn phải gắn với bảo tồn di sản của quá khứ.

Bởi vậy, nếu ngài chỉ lưu ý đến phát triển hạ tầng cơ sở giáo dục ở Việt Nam thì điều đó cũng tốt thôi. Nhưng bộ bàn ghế tốt và những giàn máy vi tính trong một trường học hiện đại không làm gia những tài năng. Nó chỉ là phương tiện hỗ trợ. Để phát triển và đầu tư cho tương lai chính là nội dung giáo dục. Mà chính như ngài đã xác định thì điều kiện cần của nội dung này phải là "bảo tồn di sản của quá khứ". Không thỏa mãn điều kiện này thì kết quả giáo dục chỉ là một tập hợp những kẻ lạc loài không thể hiểu được chính họ, khi cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến bị phủ nhận.

Ngài đang học tiếng Việt. Tôi xin lưu ý ngài rằng: "Ngài đang tiếp thu một ngôn ngữ cao cấp nhất trong văn minh nhân loại. Ngôn ngữ Việt có thể dịch tất cả giá trị văn minh của mọi dân tộc trong quá khứ và hiện tại thể hiện qua ngôn ngữ của họ ra tiếng Việt. Ngược lại tất cả các ngôn ngữ trên thế giới không thể dịch hết ý những giá trị văn minh Việt ra tiếng nước họ.

Chúc ngài thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái cơ cấu DNNN: Chính phủ gánh thêm nợ?

(VEF.VN) - Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, chi phí tái cấu trúc DNNN có thể phát sinh lớn, là gánh nặng với nền kinh tế, nhiều khả năng tăng thêm nợ công.

Trong buổi tọa đàm mới đây, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh giá, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các DN này còn yếu mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. Ông Huệ lẫy dẫn chứng, trong năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn, trong khi đó DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN FDI là 1,3 đồng. Trong khi so với mức trung bình chung của các DN VN là 1,5 đồng.

Ông Huệ cho biết, năm 2010, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mới chỉ đạt 16,5%. Trong 10 năm qua, con số này trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở trên mức trên dưới 10%.

Sở dĩ có sự yếu kém đó là do sự chậm chạp trong nhận thức về đổi mới, hạn chế về lựa chọn, xây dựng, chiến lược, mô hình, cơ chế chính sách cho phát triển DN nói chung và DNNN nói riêng. Bên cạnh đó, các đơn vị này đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay; hay tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển.

Posted Image

Ông Huệ nêu ví dụ cụ thể, Tcty Thép VN chiếm 35% thị phần trong nước, Tcty Công nghiệp Xi măng VN chiếm trên 50%, TĐ xăng dầu VN chiếm trên 60%, TĐ Điện lực VN sản xuất và cung ứng tới 80% nhu cầu tiêu thụ điện toàn xã hội; Riêng TĐ công nghiệp Than - Khoáng sản cũng chiếm đến 98% thị phần.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ, việc Tái cơ cấu DNNN được xác định là khó khăn nhất cho dù đó là DN ngân hàng hay phi ngân hàng. Bên cạnh đó, để giải quyết, sắp xếp việc làm và lao động dôi dư cũng là một thách thức không nhỏ.

Xét về mặt kinh tế, chi phí cho tái cơ cấu DNNN bao gồm các khoản nợ phải thu khó đòi, khoản lỗ, chi giải quyết việc làm người lao động, cấp vốn cho các định chế tài chính trung gian có thể phát sinh lớn, ước hàng chục tỉ đồng.

"Đây sẽ là gánh nặng đối với nền kinh tế, nhiều khả năng làm tăng thêm nợ công nếu không có phương án xử lý tốt". Bộ trưởng Tài chính nói.

Ông Huệ đề xuất năm nhóm giải pháp TCT DNNN, trong đó tập trung vào các TĐ kinh tế và Tổng công ty nhà nước. Một là, thực hiện sắp xếp các DNNN hiện có thành các nhóm DN và có giải pháp cụ thể như nhóm 100% vốn NN, trên 75% vốn thuộc sở hữu NN, từ 65-75% vốn thuộc sở hữu NN và nhóm NN không nắm giữ cổ phần chi phối.

Hai là, thực hiện nhất quán cổ phần hóa (CPH) DNNN theo hướng giảm tỉ lệ sở hữu tại các DN, thu hút đầu tư chiến lược và có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường chứng khoán và mua bán nợ.

Ba là, điều chỉnh, xây dựng mô hình chiến lược phát triển cơ cấu lại vốn, phù hợp với từng TĐ, Tcty NN, chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành.

Bốn là, đổi mới, tăng cường quản lý giám sát nhà nước đối với DNNN.

Năm là, sắp xếp, TCT căn bản các công ty nông, lâm nghiệp. "Trong năm nay phải xây dựng xong Đề án TCT DNNN, không thể chậm trễ hơn". Ông Huệ nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đề xuất, phải tạo được môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút đầu tư tư nhân trong nước. "Lâu nay chúng ta có một mệnh đề: kinh tế tư nhân không làm được thì NN làm. Cái này không sai nhưng phải tư duy ngược lại: Tư nhân phát triển đến đâu thì DNNN rút lui tới đó, phải hỗ trợ họ chứ không cạnh tranh chèn ép họ". Ông Cung nêu quan điểm.

Đại diện ban đổi mới DNNN, ông Phạm Viết Muôn, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới DNNN nhấn mạnh, giờ là thời điểm cần hành động. Điều vướng mắc hiện tại là cơ chế chính sách cần CPH DNNN. Năm nay mới chỉ làm được có 30 DN. Trong khi muốn CPH 573 DN trong 5 năm thì bình quân mỗi năm phải làm được 150 DN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tình phản đối bầu cử tiếp tục nổ ra tại Nga

Vài chục nghìn người tuần hành tại thủ đô Moscow của Nga hôm qua để phản đối kết quả cuộc bầu cử quốc hội hôm 4/12 và yêu cầu bỏ phiếu lại.

Posted Image

Hàng chục nghìn người Nga tập trung tại thủ đô Moscow hôm 24/12 để phản đối kết quả bầu cử quốc hội. Ảnh: AP.

Những người biểu tình tập trung tại đại lộ Sakharov ở thành phố Moscow. Cảnh sát ước tính số người tham gia cuộc biểu tình vào khoảng 30.000, song các lãnh đạo phe đối lập thông báo 120.000 người tuần hành trên đường phố, RIA Novosti đưa tin.

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi hàng chục nghìn người tuần hành phản đối và ủng hộ kết quả bầu cử quốc hội Nga cách đây gần ba tuần. Người biểu tình lên án những nghi ngờ có "hành vi gian lận" trong quá trình bỏ phiếu và kêu gọi tổ chức lại cuộc bầu cử.

Boris Nemtsov, cựu thủ tướng Nga, cũng tham gia cuộc tuần hành. Ông kêu gọi người biểu tình tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 tới, song không bỏ phiếu cho đương kim Thủ tướng Vladimir Putin.

Lần này Điện Kremlin phản ứng khá nhanh chóng, với việc người phát ngôn của Tổng thống Dmitry Medvedev thông báo chính phủ sẽ thực hiện những cải cách chính trị. Những cải cách đó được thực thi nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các chính đảng.

“Sau khi dự luật cải cách được thông qua tại hạ viện và thượng viện, tổng thống sẽ ký ngay lập tức để nó trở thành luật và các đảng chính trị có thể đăng ký tham gia bầu cử theo những quy định mới”, bà Natalya Timakova, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói.

Trước đó Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin đều cam kết điều tra hành vi gian lận và trừng phạt những người vi phạm luật bầu cử. Song hai ông không nhắc tới việc tổ chức lại cuộc bầu cử theo yêu cầu của người biểu tình.

Cuộc bầu cử Duma Nga diễn ra hôm 4/12 với chiến thắng lớn nhất thuộc về đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin. Đảng này giành gần 50% số phiếu, giảm so với mức hai phần ba của kỳ bầu cử trước. Tuy nhiên một bộ phận người Nga và một số nước phương Tây cho rằng đã có sai sót hoặc thậm chí gian lận trong bầu cử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà VFF, ối giời ơi là buồn cười

25/12/2011 16:10:22

Posted Image- Bé Nhím cầm tờ báo chạy rật rật vào buồng Mũm Mĩm Ngu Ngơ, nói bố ơi mẹ ơi con buồn cười quá. Mũm Mĩm cười he he he, nói mẹ cũng đang buồn cười đây. Bé Nhím nói sà vào lòng Mũm Mĩm,con buồn cười chuyện khác cơ, cái tòa nhà nửa triệu đô của VFF không có toilet trong thiết kế. He he he, quá buồn cười, làm nhà nửa triệu đô mà thuê ông thiết kế tào lao, ngốc quá là ngốc.

Mũm Mĩm bẹo má bé Nhím, nói thế là con buồn cười giống mẹ rồi, mẹ cũng buồn cười cái tòa nhà ấy đấy. Nhưng mẹ buồn cười vì có ông ở VFF cũng nghe người ta đồn thổi ngôi nhà ấy chạm đến long mạch, bị yêu quái quấy phá.

Posted Image Báo chí phản ánh, tòa nhà được đầu tư nửa triệu đô này bị biến thành sàn nhảy. Ảnh GDVN

Bé Nhím cười hi hi hi, nói thật không hả mẹ. Mũm Mĩm cười, nói tờ báo trong tay con đó, người ta nói có người ở VFF mời thầy về xem, thầy bảo trụ sở VFF có hướng không thuận, khó... phát. Hai mái vòm bằng sắt giống cái ’vành móng ngựa’. Ba cái cột cờ trước cửa trụ sở thì giống như ba que hương. Phòng VIP có hướng xấu, bị cái biển ghi công FIFA án nên ông chủ nào ngồi vào phòng đó thì sớm muộn cũng gặp hạn, ha ha ha…

Ha ha ha, Ngu Ngơ bỗng cười to, nói sao mẹ con Mũm Mĩm buồn cười giống Ngu Ngơ này thế? Bé Nhím ôm lấy cổ Ngu Ngơ, nói sao, bố buồn cười sao. Ngu Ngơ cười khì, nói thì cười cái ông ở VFF ấy. Người ta cũng nói, khi nghe thầy phán vậy rồi mới cuống cà kê lên, mới mời thầy trấn yểm ha ha ha..

Mũm Mĩm, Bé Nhím há mồm trợn mắt, nói thật vậy a thật vậy a? Ngu Ngơ cười khì khì, nói sao lại không thật. Người ta trấn cái mái vòm mang hình ’vành móng ngựa’ bằng 6 chiếc gương bát quái,còn tấm bia ghi biển công trình FIFA và cả quả bóng to uỳnh trước cửa trụ sở đã được chuyển sang chỗ khác. Báo viết rành rành là để tránh chạm phải... long mạch. Không tin sao người ta làm vậy. Phải không, phải không?

Mũm Mĩm lắc đầu thở dài, nói có khi tờ báo nói đùa. Chuyện mê tín dị đoan chỉ có ở mấy ông dân “ dân trí thấp”. Ngu Ngơ gãi đầu bứt tai, nói không thế sao trụ sở VFF đã chuyển đi rồi. Ba năm nay VFF có thèm ngó ngàng gì trụ sở nửa triệu đô ấy đâu, thật là phí của giời.

Mũm Mĩm thở dài, nói nửa triệu đô chứ đâu là ít, rõ thật lãng phí hết sức. Ngu Ngơ thở hắt, nói em ơi, tiền của người ta đâu mà người ta tiếc. Tiền đi xin không xấu hổ thì thôi lại còn bảo tiếc. Chỉ khổ FIFA, khổ Nhà nước, khổ dân thôi, hu hu.

Nguyễn Quang Lập

==========================

  Quote

Chuyện mê tín dị đoan chỉ có ở mấy ông dân “ dân trí thấp”.

Mê tín dị đoan chỉ có ở mấy ông dân trí thấp thì đúng rồi! Nhưng bào Phong thủy là "mê tín dị đoan" thì cũng chỉ là dạng tư duy "ở trần đóng khố" với nền tảng tri thức thời "Liên minh bộ lạc".

Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định Phong thủy là ngành khoa học - nhưng phải là Phong thủy Lạc Việt. Còn Phong thủy cổ thư mâu thuẫn nội tại, nên chưa đáp ứng được tiêu chí khoa học.

Một thời người ta bảo Phong Thủy là "mê tín dị đoan" thì cả làng cũng nhao nhao "Mê tín dị đoan", Một thời cho rằng Phong thủy là khoa học thì cả làng Vũ Đại cũng nhao nhao là "khoa học".

Để xác định phong thủy - hay tất cả những phương pháp, giả thuyết, lý thuyết.....từ vi mô đến vĩ mô là khoa học hay mê tín cần phải căn cứ vào tiêu chí khoa học. Vậy thôi.

Còn không thể so sánh thì nín cho đỡ rách việc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Họa" Kim lâu

24/12/2011 09:18:29

Posted Image - Tuổi Kim lâu - nhiều người không dám làm nhà, dựng vợ gả chồng vì lo sợ ốm đau, tai nạn, chia tay, chết chóc…

Cúng sao giải hạn dựa trên cơ sở nào?

Ông Phạm Ngọc Hiền (đội 11, Trung thượng, Hoằng Hải, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) viết thư về tòa soạn hỏi, hiện nay ở các nơi đang xây dựng nhà ở phát triển nhanh, mạnh. Nhưng tục lệ đi xem thầy về tuổi làm nhà thì mỗi thầy nói một cách khác nhau.

Posted Image

Có rất nhiều trường phái nói về tuổi Kim lâu liên quan đến làm nhà.

Do đó, người dân hoang mang không biết tin ai để xây nhà cho yên tâm. Cũng như chết trùng tang, làm nhà nếu phạm tuổi kim lâu thì cũng gây ra nhiều thảm họa như người trong gia đình ốm đau, tai nạn, chết chóc... thường xảy ra. Không hiểu tuổi Kim lâu là như thế nào mà ảnh hưởng như vậy? Ông Hiền cũng chia sẻ rằng, hiện tại ông đang rất lo lắng vì làm nhà ở tuổi 62. Ông thầy phán rằng ông xây nhà phạm vào tuổi Kim lâu, không may mà chết thì rất oan uổng.

Lắm thầy nhiều ma

GS.TSKH Hoàng Tuấn, giám đốc Trung tâm Unesco Nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông cho biết, các môn "xem ngày tốt xấu" hay "xem tuổi làm nhà", cũng như nhiều môn thuộc nền văn hóa cổ... đều không phải là những môn học chính thống ngày nay. Vì vậy, chúng không được giảng dạy tại các trường học hiện đại. Sự hiểu biết về các môn này trong nhân dân hoàn toàn dựa vào các thầy địa lý, phong thủy... thậm chí là các thầy mo, thầy bói, thầy phù thủy.

Các "thầy" này đều không được đào tạo, mà chỉ dựa vào một vài cuốn sách chép tay mình đọc được hoặc chỉ đơn thuần dựa theo "kinh nghiệm" được truyền miệng, nên mỗi thầy đều có quyền "phán" theo sự hiểu biết hạn chế của mình kèm theo những "suy luận" chủ quan không dựa trên bất cứ nền tảng vững chắc nào về lý luận.

Thực tế, ngay cả hai phương pháp xem ngày có cơ sở lý luận vững chắc và có xác xuất đúng cao là: Lý thuyết "âm dương ngũ hành" cùng sự hoạt hóa hệ can chi, hệ quả về "sinh - khắc" của chúng và "lý thuyết cửu tinh" dựa theo quy luật biến hóa của 9 số Ma Phương - Lạc Thư trong dịch cổ... thì sự chính xác tối đa cũng chỉ đạt khoảng 70 - 75% và không thể hoàn toàn giống nhau.

Còn theo ông Nguyễn Văn Chung, tác giả quyển lịch Vạn niên Việt Nam 1901 - 2103, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, có rất nhiều trường phái nói về tuổi Kim lâu liên quan đến làm nhà. Có trường phái chỉ tính theo tuổi âm. Cũng có trường phái tính cả Kim lâu và Hoàng ốc tốt thì mới được xây nhà.

Posted Image

Việc coi cưới hỏi, làm nhà tuổi Kim lâu gặp tai họa là hoàn toàn nhuộm màu mê tín, không đáng tin cậy.

Theo đó, chỉ có 8 tuổi không kỵ Kim lâu là: Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, Canh Dần, Nhâm Dần, Canh Thân và Nhâm Thân. Với 8 tuổi này, nếu Hoàng ốc cũng tốt thì có thể xây nhà. 52 tuổi còn lại trong hoa giáp, nếu phạm Kim lâu, phải kiêng kỵ. Căn cứ trên tuổi rồi dùng 6 đốt của hai ngón tay để tính Hoàng ốc.

Tuy nhiên, theo ông Chung, gần như cách tính tuổi làm nhà và tuổi xây dựng gia đình chỉ là sự áp đặt, chưa thấy rõ tính khoa học hợp lý. Vì vậy, không nên quá lo lắng vấn đề thần bí này.

<br style="font-weight: bold;"> Kim lâu - nhà vàng, biến thành tai họa

GS.TSKH Hoàng Tuấn khẳng định, việc coi cưới hỏi, làm nhà tuổi Kim lâu gặp tai họa là hoàn toàn nhuộm màu mê tín, không đáng tin cậy. Thực tế, văn hóa cổ coi Kim lâu vốn là một danh từ để chỉ những ngôi nhà xây đúng các "hướng gió mát" thì quý như "nhà vàng" (kim lâu).

Sau này các thuật sĩ đã mê tín hóa thành tuổi Kim lâu! Còn hướng Kim lâu bao gồm: Hướng Tây Bắc (nơi đóng quẻ Càn) là hướng gió lạnh Tây Bắc, không nên mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng đó. Hướng Đông Bắc (nơi đóng quẻ Cấn) là hướng gió mùa Đông Bắc cũng không nên mở cửa lớn và cửa ra vào. Hướng Đông Nam (nơi đóng quẻ Tốn) là hướng gió mát về mùa hè, nên xây nhà hoặc mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng này. Hướng Tây Nam (nơi đóng quẻ Khôn) là hướng gió mát, cũng nên xây nhà hoặc mở cửa lớn và cửa ra vào hướng về phía đó.

Khó ai tránh nổi Kim Lâu - Hoàng ốc - Tam tai

Lương y Vũ Quốc Trung, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, việc xây nhà, dựng vợ gả chồng nếu cứ mê tín thì rất khó thực hiện. Bởi người xưa quan niệm, nếu không phạm tứ Kim lâu có thể xây nhà được. Nhưng xây xong rồi, thì phải không chạm "Lục hoàng ốc", nếu không khi đến sẽ bất an.

Và đặc biệt, không được bỏ qua Tam tai. Lục hoàng ốc gồm có: Nhất cát, Nhị nghi, Tam địa sát, Tứ tấn tài, Ngũ thọ tử, Lục hoàng ốc. Công thức Hoàng ốc tính theo số tuổi của chủ nhân tại thời điểm muốn xây dựng, tu tạo.

C 30 D 40

B 20 E 50

A 10 F 60

Từ năm muốn xây cất, tính lui về năm sinh âm lịch để tìm số tuổi. Số tuổi chẵn khởi tại vị trí A, B, C, D, E, F. Quá 60 thì tại A = 70, tại B = 80 nhưng thường ở tuổi quá cao thì ít ai phải xây dựng: Tại A nhà Nhất cát - an cư thông vạn sự. Tại B là Nhì nghi - tấn phát địa sinh tài. Tại C là Tam địa sát - nhân do giai đắc bệnh. Tại D là Tứ tấn tài. Tại E là Ngũ thọ tử - ly thân phòng tử biệt. Tại F là Lục hoàng ốc - tạo gia bất khả thành.

Đối với số tuổi lẻ ngoài 10, ngoài 20, ngoài 30, ngoài 40, ngoài 50, ngoài 60 thì khởi tử hàng chục đó, theo chiều kim đồng hồ với mỗi lóng tay một cho đến số tuổi xây dựng. Chỗ dừng gặp phải A, B, C, D, E, F có ý nghĩa tại đó. Có nghĩa là gặp Tam địa sát, Ngũ thọ tử, Lục hoàng ốc là xấu. Những năm phạm Hoàng ốc là: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 71, 74, 75 tuổi âm lịch.

Đặc biệt, ngoài Hoàng ốc, theo tài liệu cổ và kinh nghiệm dân gian cần tránh Tam tai. Những người tuổi Thân, Tý, Thìn, bị Tam tai vào các năm Dần, Mão, Thìn. Những người tuổi Dần, Ngọ, Tuất bị Tam tai vào các năm Thân, Dậu, Tuất. Những người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu bị Tam tai vào các năm Hợi, Tý, Sửu. Những người tuổi Hợi, Mão, Mùi, bị Tam tai vào các năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Vào những năm Tam tai cũng không nên làm nhà.

Kỳ tới: Hóa giải Kim lâu

  Quote

Theo lương y Vũ Quốc Trung, để trả lời câu hỏi "Tứ kim lâu", "Lục hoàng ốc", "Tam tai" đúng hay không đúng không dễ dàng, đơn giản. Có một thực tế là trong và sau khi xây cất được ngôi nhà, có một số trường hợp gia chủ gặp những rủi ro như đổ giàn giáo, sập nhà, thậm chí có người sau khi xây nhà xong thì đổ bệnh, chết… Họ không tính rằng, để xây được căn nhà là cả một vấn đề lớn, phải đầu tư tiền của, công sức, thậm chí phải vay mượn… nên cực kỳ mệt mỏi nhất là những người cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn thì đổ bệnh, tai họa là điều dễ hiểu.

Theo lương y Vũ Quốc Trung: Ở góc độ tâm linh và tâm lý mà xét thì Tứ kim lâu, Lục hoàng ốc và Tam tai là những cảnh báo nhắc nhở gia chủ phải thận trọng trước một việc lớn trong đời trên Điều tắc "cầu lành, tránh dữ". Điều cần nói là không nên hiểu và áp dụng vấn đề này một cách cứng nhắc sẽ dẫn tới lỡ việc hoặc để "lỡ lứa". "Một người không có vợ mà chạm kim lâu thê, một người không có con mà chạm kim lâu tử, một người không nuôi gia súc mà chạm kim lục súc mắc cớ gì lại kiêng không xây nhà? Một cô gái 33 tuổi chạm kim lâu có người đòi cưới sao lại không, chờ đến bao giờ? Mặc dù "có kiêng, có lành" nhưng phải "tuỳ cơ ứng biến" miễn sao "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà" là được".

Nhật Hà

=========================================

  Quote

Sau này các thuật sĩ đã mê tín hóa thành tuổi Kim lâu! Còn hướng Kim lâu bao gồm: Hướng Tây Bắc (nơi đóng quẻ Càn) là hướng gió lạnh Tây Bắc, không nên mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng đó. Hướng Đông Bắc (nơi đóng quẻ Cấn) là hướng gió mùa Đông Bắc cũng không nên mở cửa lớn và cửa ra vào. Hướng Đông Nam (nơi đóng quẻ Tốn) là hướng gió mát về mùa hè, nên xây nhà hoặc mở cửa lớn và cửa ra vào về hướng này. Hướng Tây Nam (nơi đóng quẻ Khôn) là hướng gió mát, cũng nên xây nhà hoặc mở cửa lớn và cửa ra vào hướng về phía đó.

Híc! Cả đời gần chết mới mua được miếng đất cất nhà thì nó lại hướng Tây Bắc. Khổ Sư Thiến tui rùi! Hổng sao! Coi như làm con chuột thì nghiệm vậy.

Bài viết chán wá. Pha học là pha học; mê tín là mê tín. Xem bài viết này Sư Thiến tui cũng sắp thành người ở "trển" - "Tẩu hỏa nhập ma" luôn!.

Càn là trời. Ở hướng Càn là ở trên trời. Khôn là Đất. Ở hướng Khôn là dưới Đất. Cấn là Núi, Ở hướng Cấn là ở với Núi. Ly là Hỏa, ở hướng Ly là ở với lửa, chắc cháy nhà . Nhà Đông Bắc gặp gió mùa Đông Bắc thì dọn đến Xích Đạo ở cho nó không có gió mùa Đông Bắc.

Ối giời ơi! Dịch ơi là Dịch - Sư Thiến tui chắc chết mất!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ tìm nơi đồn trú?

Cập nhật lúc :10:26 AM, 28/12/2011

Theo Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ thường trực ở Đông Nam Á vì các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng.

'Gót chân Achilles' của tàu tuần duyên Mỹ

Giương oai gần bờ

(Đất Việt) Kỳ cuối: Chỉ tìm nơi đồn trú?

Trong bài phỏng vấn dành riêng cho Đất Việt, GS Carl Thayer cho biết, nhiều năm qua Mỹ đã theo đuổi cách tiếp cận “địa điểm không phải căn cứ (thường trực)”. Singapore đã đồng ý cho tàu tuần duyên của Mỹ tới đồn trú, nhưng vấn đề này ở Philippines vẫn chưa tìm được câu trả lời. “Có những điều rất nhạy cảm ở Philippines khi đề cập tới việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho quân đội nước ngoài mà có thể được hiểu là căn cứ quân sự”, ông nói. Việc triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ đến căn cứ huấn luyện gần Darwin chỉ là luân chuyển quân định kỳ. Họ không đóng quân lâu dài tại đây và Mỹ cũng không lập căn cứ thường trực tại Australia.

Những điều chỉnh này là kết quả của bản báo cáo đánh giá tình hình lực lượng Mỹ về việc làm thế nào để sử dụng hiệu quả nhất lực lượng và trang thiết bị ở châu Á - Thái Bình Dương. Một trong những động thái chiến lược chủ chốt dẫn đến việc Mỹ đưa tàu đến đồn trú tại Singapore và luân chuyển quân tới Darwin là sự trỗi dậy của khu vực hàng hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Ấn Độ Dương, vùng biển Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Sự hiện diện của Mỹ tại Singapore và Australia giúp củng cố thêm mối quan hệ an ninh - quốc phòng vốn đã bền chặt giữa các nước, nhằm đảm bảo lợi ích về tự do và an toàn hàng hải, hàng không ở biển Đông Nam Á, trong đó có biển Đông.

Posted Image

Giáo sư Carl Thayer.

PV - Liệu Mỹ có tái lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á như Subic và Clark trước đây không, thưa GS? Trong trường hợp đồn trú ở Singapore, tàu chiến Mỹ có phạm vi ảnh hưởng đến đâu, xét dưới góc độ địa lý?

GS Carl Thayer - Mỹ sẽ không thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Trong thời đại này, các căn cứ quân sự sẽ là gánh nặng và có thể trở thành mục tiêu tấn công của những nước sở hữu tên lửa đạn đạo. Chẳng hạn, tên lửa từ Trung Quốc có thể đe dọa các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Guam. Mỹ đang tìm kiếm sự linh hoạt về hành động để đối phó với những thách thức mới nổi trong trật tự khu vực. Tàu tuần duyên sẽ cho phép Mỹ triển khai tới những vùng nước tương đối nông của Biển Đông. Những tàu này có thể được sử dụng để chống tàu ngầm, săn ngư lôi và chở quân.

Singapore đã cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở của mình khi Philippines chắc chắn đóng cửa căn cứ ở Subic và Clark. Philippines coi sự hiện diện về quân sự của Mỹ là đảm bảo cho sự ổn định, vì thế họ đã đề nghị Mỹ đưa tàu chiến và máy bay đến đây. Tàu chiến Mỹ có thể tham gia những hoạt động duy trì sự ổn định không chỉ ở Biển Đông mà cả Eo biển Malacca và Singapore.

Theo GS, quyết định của Mỹ sẽ tác động tới môi trường và cấu trúc an ninh khu vực như thế nào?

Cán cân sức mạnh Mỹ chủ yếu dựa vào 3 nhóm tàu sân bay và gần 60% tàu ngầm hạt nhân (tấn công và được trang bị tên lửa đạn đạo). Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, cũng không ảnh hưởng đến tương quan lực lượng Mỹ tại châu Á. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh hải quân mạnh nhất tại châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới, cho dù Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân. Bên cạnh đó, Mỹ có liên minh hải quân mạnh với Nhật Bản và Australia.

Sự hiện diện của lực lượng Mỹ được coi là để ngăn chặn Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng đồng nghĩa với việc Mỹ có thể thúc đẩy quá trình xây dựng tiềm lực và huấn luyện của hải quân các nước khu vực, và phản ứng nhanh hơn trước những nguy cơ đe dọa an ninh.

Đã nhiều lần Mỹ khẳng định họ sẽ đứng ngoài tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông. Những tranh chấp này phải được các bên liên quan giải quyết. Mỹ phản đối bất cứ nước nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Và Mỹ có thể cung cấp lực lượng quân sự để chống lại những hành động như thế. Cuối cùng, trong trường hợp nỗ lực đàm phán giữa Trung Quốc và các bên liên quan thất bại, Mỹ sẽ đưa ra một giải pháp ngoại giao.

Posted Image

Tàu khu trục RSS Supreme của Singapore (trước) và tàu USS Chung-Hoon của Mỹ (sau) trong diễn tập CARAT năm 2011.

Các nước khu vực sẽ điều chỉnh chính sách ra sao để thích ứng với bối cảnh mới, thưa GS?

Gần đây, Trung Quốc đã hé lộ một phần chiến lược của mình. Họ sẽ tăng cường tuyên truyền để thuyết phục mọi người rằng: Mỹ là nước bên ngoài, vì thế không nên can dự vào các vấn đề khu vực, và rằng Mỹ là nguyên nhân gây ra căng thẳng về an ninh. Trung Quốc cũng sẽ cảnh báo các nước như Việt Nam, Philippines rằng họ “đang đùa với lửa”. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc nhằm ngăn chặn các nước trong khu vực hợp tác với Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch hiện đại hóa và chuyển đổi lực lượng hải quân để có thể triển khai ở Tây Thái Bình Dương vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược gây khó khăn cho Mỹ trong việc tiếp cận với Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng biển xung quanh đảo Đài Loan.

Mỹ cùng với các đồng minh và các đối tác chiến lược sẽ tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao khả năng phối hợp hành động. Các nước khác như Indonesia, Việt Nam sẽ thận trọng hơn, nhưng đồng thời cũng tăng cường tiềm lực để tự vệ. Các nước này sẽ phát triển mối quan hệ quân sự, nhưng ở mức độ hạn chế hơn, với cả Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác và đối ngoại quốc phòng với các nước khu vực, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Xin cảm ơn GS!

Hiền Thảo (thực hiện)

========================

Từ lâu trong một topic "LỜI TIÊN TRI..." vào năm nào đó trước 2008, tôi có xác định rằng: Sẽ xuất hiện những loại vũ khí siêu hiện đại làm thay đổi nghệ thuật quân sự. Lời tiên tri đó đã nghiệm đúng với vũ khí lade; tên lửa vũ trụ, vũ khí điện từ...vv....Nước Mỹ có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên Địa cầu trong vòng một giờ. Tôi nghĩ với phương tiện chiến tranh như vậy thì việc không cần những căn cứ quân sự ở nước ngoài là điều tất nhiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu chuyện cuối năm 2011

Tác giả: TS Alan Phan

TUANVIETNAM.VN

Bài đã được xuất bản.: 28/12/2011 05:00 GMT+7

  Quote

Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

Có nhiều sự kiện để quên hơn là ghi nhớ cho 2011. Chuyện nợ công châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Chuyện sóng thần Nhật Bản. Chuyện cách mạng Hoa Nhài. Chuyện Steve Jobs ra đi. Gần chúng ta hơn, chuyện bà Thủ tướng và lũ lụt ở Thái Lan.

Việt Nam thì cũng không có gì để bàn luận. Theo các chuyên gia chính phủ và các đại biểu nhân dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng đều vẫn ổn và sẽ tốt đẹp hơn trong 2012. Người dân có thể an tâm tiếp tục nhậu nhẹt mỗi ngày và chỉ cần quan tâm đến các phong bì cho quà Tết, đám cưới, đám ma. Thế hệ trẻ vẫn lo dùi mài kinh sử để được làm quan.

Tóm lại, thiên hạ vẫn thái bình, không ai chết. Dòng lịch sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng. Chúng ta chỉ thiếu một giải vô địch bóng đá nào đó của ASEAN là Việt Nam lại chiếm vị thế số một của các quốc gia hạnh phúc. A men.

Trong những ngày cuối năm, trời lạnh co ro, làm các cặp nhân tình hay trùm chăn nằm nhà, suy tưởng về quá khứ và tương lai. Các mạng truyền thông từ Mỹ đến Việt đua nhau làm bảng xếp hạng những biến cố hay những nhân vật được coi là "quan trọng" nhất trong năm cũ. Tội nghiệp. Chúng ta thi đua suốt năm, từ chính trường, thương trường đến vận động trường, sân khấu phim ảnh... Ở Việt Nam, còn thêm màn thi đua thành tích, huân chương lao động, bằng cấp và các bài diễn văn. Vậy mà cuối năm, chúng ta lại còn bị nghe về những thi đua khác nữa trên thế giới, không ăn nhập gì đến niềm vui nho nhỏ trong căn phòng ấm cúng.

Posted Image

Hơi ngược đời, đêm Noel tôi lại nghĩ về luật nhân quả của nhà Phật. Chúng ta luôn gặt hái những gì mình gieo trồng. Một cố gắng chân thành thiện ý, dù kết quả có là thất bại, cũng đem lại cho người làm một bài học đáng giá để thành công lớn hơn trong tương lai. Một hy sinh vì lợi ích chung của cộng đồng, dù không ai biết đến, vẫn đem lại những thỏa mãn cá nhân mà thành quả là sự an bình cùng sức mạnh nội tại. Một nếp sống chừng mực hài hòa và những cẩn trọng về ăn uống và luyện tập sẽ đem cho thân thể những ngày mạnh khỏe cần cho sự minh mẫn của tinh thần.

Ngược lại, những lựa chọn sai lầm bao giờ cũng phải trả giá, không sớm thì muộn. Không có bữa ăn nào miễn phí trong đời sống. Bệnh tật sẽ theo sau những ăn nhậu tiệc tùng, mặc cảm sẽ hành hạ những nhũng lạm quyền thế, sụp đổ phải xảy ra với những lâu đài xây không nền móng. Tuy nhiên, ông Trời cũng hay chơi trò oái ăm khiến chúng ta lầm tưởng rằng nguyên lý này có ngoại lệ.

Hy Lạp cười thỏa mãn khi thấy các ngân hàng quốc tế đưa tiền cho mình xài vô tội vạ. Họ không nghĩ hậu quả của chục năm suy thoái sắp đến khi phải xù nợ. Ở bình diện rộng lớn hơn, các chính phủ Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý...sẽ phải trả giá cho cho các gói kích cầu trong chính sách bơm tín dụng và in tiền cứu ngân hàng. Dĩ nhiên, khi cả kinh tế thế giới tùy thuộc vào sự ổn định của đồng đô la, ngày mà nước Mỹ phải trả giá chắc chắn xa hơn ngày các nước nhỏ phải trả. Nhưng nợ không bao giờ tự nhiên biến mất, chỉ có một lựa chọn là tự ta phải xù nợ hoặc để con cháu trả sau này. Điều an tâm hiện giờ là những món nợ tư hay công có thể được đáo qua đáo lại trong vài năm tới, giấu diếm dưới thảm cho đến khi hôi thối quá, phải kéo ra. Càng lâu lãi suất càng tích lũy, hậu quả càng lớn và nhiều món nợ sẽ không bao giờ trả đủ.

Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

Đôi khi tôi cũng mất đi niềm tin vào luật của Trời và cho rằng họ đúng. Có lẽ đó là chút chua chát còn sót lại của tuổi già?

Chiều Giáng Sinh, tôi tình cờ xem một phim hoạt hình của Disney tên Tangled. Chuyện về một nàng công chúa bị bà phù thủy bắt đi khi vừa chào đời. Bà cần mái tóc mầu nhiệm của cô để trẻ đẹp mãi. Cô lớn lên nghĩ rằng đây là mẹ mình và khi bà cấm không cho cô ra khỏi cái tháp cao tù ngục, bà giải thích là thế giới ngoài kia khủng khiếp tàn bạo lắm, cô nên ngoan ngoãn nghe lời bà dậy dỗ để có "ổn định" cho đời sống.

Nhưng trong thâm tâm, cô vẫn ao ước về một ngày của "tự do" dù phải trả giá. Một chàng ăn trộm đưa cô ra khỏi ngục tù và câu chuyện kết thúc như mọi chuyện cổ tích. Kẻ gian bị tiêu diệt và người tử tế sống hạnh phúc đời đời. Bài hát khi cô thoát khỏi gọng kiềm của bà phù thủy "I've seen the light" (Tôi đã thấy ánh sáng), thật truyền cảm.

Dù đôi khi con người "bi quan" trong tôi chê cười cái ấu trĩ của những câu chuyện cổ tích, tôi vẫn yêu chúng vô cùng. Đây là thế giới của đạo đức, của chân thật và cao quý. Nó xác định lại cho chúng ta niềm tin vào luật Trời, vào cái đẹp vĩnh hằng của công lý, vào luật nhân quả của nhà Phật, vào tình người luôn sáng ngời qua nghịch cảnh. Đây là thế giới phân chia "thiện-ác" rõ ràng, nơi kẻ cắp không thể đội lốt quân tử trong lâu dài.

Vài ngày nữa, thế giới sẽ bước qua một cột mốc mới của thời gian. Chúng ta không biết là 2012 sẽ đem lại "công lý" như các câu chuyện cổ tích? Hay một đại họa diệt vong cho toàn cầu như lời tiên tri của văn minh Mayan? Dù thế nào, tôi tin rằng Ơn Trên vẫn quan tâm đến định mệnh con người và "bình an dưới thế cho người thiện tâm" vẫn là một nguyên lý để sống .

---

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

===============================

  Quote

Dòng lịch sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng.

Oh. Có lý quá! Lâu lắm, có lẽ gần 20 năm rồi mới thấy một người công khai trên một website được quan tâm nhiều như tờ tuanvietnam và can đảm nhắc tới Việt sử 5000 năm văn hiến! Dũng cảm. Bởi vì cũng từ hơn 20 năm rồi - kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ - các thông tin chính thống và cả trong giáo dục ở Việt Nam , họ đều xác định cội nguồn dân tộc Việt "cùng lắm chỉ là một nhà nước sơ khai, xuất hiện vào thế kỷ thứ VII BC", còn thực tế chỉ là "một liên minh 15 bộ lạc", với những người dân "Ở trần đóng khố". Họ còn phấn khích cho rằng: Quan điểm của họ thật sự khoa học, nào là được "hầu hết những nhà khoa học trong nước ủng hộ" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận".

Bởi vậy! Mặc dù tiến sĩ Alan Phan nhắc đến Việt sử 5000 năm văn hiến, nhưng rất tiếc nhà chuyên gia kiếm tiền - Sory! Chuyên gia kinh tế này - lại chẳng hiểu gì về thực trạng diễn biến nhận thức lịch sử đất nước này hơn 20 năm qua. Bởi vậy, ông đã hiểu nhầm và cho rằng 5000 năm văn hiến Việt ru ngủ cộng đồng dân tộc Việt. Không đâu ông ạ! Nếu được thế thì dân tộc Việt sau cuộc chiến bi hùng đã vượt lên từ lâu. Mà 20 năm qua - cho đến tận ngày hôm nay - là một sự phủ định truyền thống văn hiến sử Việt bởi một đám học "giả" với tầm tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố" trên nền tảng tri thức thời "liên minh bộ lạc". Thật cũng buồn cho "cộng đồng pha học thế giới" cũng đồng hạng với tầm tư duy này khi ủng hộ họ, phủ nhận truyền thống Việt sử.

Bởi vậy! Bởi chẳng hiều gì về văn hóa, lịch sử đất nước này, tất nhiên ông cũng sẽ chẳng làm gì được ở đây với vai trò của ông. Mà chẳng riêng ông - ông cũng đừng buồn cho sự bất tài của mình. Tôi có thể nói rằng: Tất cả những chuyên gia kinh tế toàn cầu đều thất bại trước những vấn nạn khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới hiện nay. Và điều đáng ngạc nhiên - nếu ông tìm hiểu kỹ - thì ông sẽ thấy rằng: Tất cả không nằm ngoài dự báo của nền Lý học Việt nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, đến từng chi tiết. Ông đừng bảo đó là "bói toán", là "mê tín dị đoan", là "nhảm nhí" nhé! Pha học thật sự đấy!

Tất nhiên, nó dự báo được thì nó phải "nhìn thấy" nguyên nhân và tất nhiên phải có biện pháp giải quyết , nhân danh tầm nhìn của nó thông qua khả năng tiên tri.

Chừng nào Việt sử được cả cái thế giới này thừa nhận đã trải gần 5000 năm văn hiến thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn nhiều đấy ông ạ! Còn không thì hãy đợi đấy!

Thế nhé!

Tuy nhiên, qua đoạn này trong bài viết của ông, tôi thấy ông thật sự là con người tử tế:

  Quote

Dù đôi khi con người "bi quan" trong tôi chê cười cái ấu trĩ của những câu chuyện cổ tích, tôi vẫn yêu chúng vô cùng. Đây là thế giới của đạo đức, của chân thật và cao quý. Nó xác định lại cho chúng ta niềm tin vào luật Trời, vào cái đẹp vĩnh hằng của công lý, vào luật nhân quả của nhà Phật, vào tình người luôn sáng ngời qua nghịch cảnh. Đây là thế giới phân chia "thiện-ác" rõ ràng, nơi kẻ cắp không thể đội lốt quân tử trong lâu dài.

Vài ngày nữa, thế giới sẽ bước qua một cột mốc mới của thời gian. Chúng ta không biết là 2012 sẽ đem lại "công lý" như các câu chuyện cổ tích? Hay một đại họa diệt vong cho toàn cầu như lời tiên tri của văn minh Mayan? Dù thế nào, tôi tin rằng Ơn Trên vẫn quan tâm đến định mệnh con người và "bình an dưới thế cho người thiện tâm" vẫn là một nguyên lý để sống .

Cá nhân tôi chia sẻ với ông điều này!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dấu hiệu sự sống trên Diêm Vương Tinh

Kính thiên văn vũ trụ Hubble của Mỹ đã phát hiện trên bề mặt của Diêm vương tinh những dấu vết phân tử hydrocacbon phức tạp, chất vô cùng quan trọng để bắt đầu sự sống trên Trái đất trước đây.

Có sự sống trên Sao Hoả? /

Tồn tại sự sống ngoài Trái đất?

Posted Image

Kính thiên văn Hubble. Ảnh: Getty Images.

Ngoài thông tin mới mẻ và bất ngờ nói trên, theo tờ Pravda, các nhà nghiên cứu, nhờ quang phổ kế trên Hubble, thể hiện rõ nét những vạch hấp thụ tia tử ngoại của bề mặt Diêm Vương tinh, thấy có metan, oxit cacbon và nitơ đều ở trạng thái đông đặc. Nhóm các nhà khoa học quốc tế, do Trường ĐH Colorado đứng đầu cho rằng chính sự có mặt của những hoá chất này là nguyên nhân làm hành tinh có màu đỏ hồng.

Người lãnh đạo nhóm nghiên cứu, giáo sư Alan Stern cho biết kính thiên văn đã phát hiện metan và oxit cacbon ở thể rắn, dưới dạng đông cứng. Chúng sẽ tương tác với nhau dưới tác dụng của tia bức xạ, dẫn tới các chất thể hiện trên vạch hấp thụ tia tử ngoại.

Khi so sánh với các dữ liệu thu được trong những năm 1990, những bức ảnh mới chụp cho phép các nhà khoa học nhận ra trên Diêm Vương tinh đã xảy ra nhiều thay đổi. Trước hết là sự thay đổi cảnh quan.

Sự thay đổi đó, theo họ là do sự tăng áp suất khí quyển. Điều này chứng tỏ thiên nhiên trên hành tinh đang tiến hoá và thay đổi theo thời gian.

“Con mắt của hành tinh” – như người ta thường gọi kính Hubble - được phóng vào vũ trụ cuối tháng 12/1990. Trong 21 năm tồn tại, nó đã được dùng để thu thấp những số liệu làm cơ sở cho 10.000 bài báo khoa học.

Những chi tiết mới phát hiện được đăng tải trên Tạp chí Astronomical Journal.

Tuấn Hà

=============================

Quan điểm nhất quán ít nhất từ khi tôi sịnh hoạt mạng là:

Chẳng bao giờ có sự sống ở bất cứ một hành tinh nào. Dù đó là sự sống của con vi trùng.

Quan niệm này đi ngược lại với nhà khoa học nổi tiếng SW Hawking và có lẽ của rất nhiều nhà khoa học khác. Tôi cứ nghĩ tôi sai. Hóa ra gần đây ông Trịnh Xuân Thuận cũng đồng quan điểm như vậy. Tất nhiên có thể ông Trịnh Xuân Thuận nhìn với một hệ thống tri thức khác của tôi. Nhưng đấy là điểm chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật đáng sợ

6:35, 26/12/2011

Khổng Minh Dụ

CAND.COM.VN

Thời gian gần đây, thông tin từ các “hãng thông tấn vỉa hè” dồn dập dội tới: toàn những tin “động trời” liên quan tới các ngành Ngân hàng, Điện lực, Xăng dầu…, người nghe bàng quan, vô trách nhiệm với đời, rất dễ xổ toẹt, xếp vào hiện tượng “tung tin thất thiệt”, bởi nó lớn quá, tham ô, tham nhũng, tới bạc tỉ, trăm tỉ, thậm chí tới nhiều ngàn tỉ. Nếu những tin đồn kia là thật, thì quả là sự thật đáng sợ, sự thật phũ phàng, xót xa, nhức nhối…

Ngày nghỉ, ghé vào "chầu rìa" ở chỗ mấy bác chơi cờ ở bờ hồ Đống Đa, nghe các cụ bàn về cái Tổng công ty nào đó đã đẩy khoản tiền chi sai nguyên tắc trên 500 tỉ đồng vào khoản tiền bù lỗ để Nhà nước thanh toán. Cái chuyện ban ơn “của người phúc ta” ông cha ta đã ví từ đời xửa, đời xưa rồi, vậy mà nó vẫn thịnh hành giữa thời chúng ta đang sống.

Tạt sang sân cầu lông ở Quán đảo, lại nghe xầm xì “kể tội” mấy ông ngân hàng chỉ trong 4 năm rưỡi đã tham ô, tham nhũng tới hơn 850 tỉ đồng.

Hoang mang quá! Thực hư là thế nào chả rõ. Buổi tối, tạt qua công viên 1-6 (gần khu vực Bệnh viện Đống Đa) để thư giãn cái đầu ê ẩm từ chiều. Vừa lúc các bà các cô kết thúc buổi tập khiêu vũ. Họ kêu ca về các vụ mất mát ở ngành nào đó tới 8.000 tỉ. May lắm chỉ thu được 2.000, còn 6.000 mất toi. Bức xúc quá, kẻ viết bài này liền “xía vô”: “Này, mấy bà chị, mấy cô em ơi! Chớ mà thổi phồng như thế”. “Thổi là thổi thế nào? Tham ô, tham nhũng, tiêu cực trở thành quốc nạn. Nhà nước có chủ trương chống quyết liệt. Báo nói đầy ra. Việc gì phải thổi phồng”.

Sáng hôm sau, nhờ anh em bạn hữu “sưu tầm” cho mấy tờ báo nói về cái nạn này: Tiền phong, Tuổi trẻ, CAND… Đọc xong, mới thấy mình dại miệng, dở hơi, lạc hậu, tư duy của một thời… minh họa!

Cái chuyện “lập lờ đánh lận” mà các cụ nói với nhau ở chỗ chơi cờ, quả là Báo CAND số 2319, ra ngày thứ Sáu, 2/12/2011 đã có một bài to đùng với tiêu đề: “Chi sai sao lại bù lỗ?” nói về việc Petrolimex chi sai nguyên tắc trên 516,1 tỉ đồng, nhưng lại gộp vào cái khoản lỗ tới 1.840 tỉ để Nhà nước thanh toán, mà thực ra cái khoản lỗ “hợp lý” chỉ là 1.323,9 tỉ đồng.

Chuyện bàn tán ở “Quán đảo” thì Báo Tiền phong số 335 ra ngày 1-12-2011 đã có 1 bài ở trang 3 với tiêu đề: “Tội phạm, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng: Tiền đã đi thì khó về”. Nói về hội nghị chuyên đề về tình hình tội phạm, tham nhũng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng được tổ chức tại TP HCM ngày 30/11/2011, có nói tới số liệu trong 4 năm rưỡi (từ tháng 1-2007 tới tháng 7-2011) một số ngân hàng đã xảy ra 94 vụ vi phạm với tổng số tiền thiệt hại hơn 856 tỉ đồng, hơn 700.000 USD, 3.400 euro. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chiếm đầu bảng với 64 vụ. Hội nghị đã đi sâu, tìm ra những mánh khóe, thủ đoạn của một số cán bộ ngân hàng (một ngành mà xưa nay dư luận cho là một trong những ngành nhàn nhã, lương cao và nhiều “lộc”), đã thông đồng với doanh nghiệp bòn rút tiền của Nhà nước.

Còn cái chuyện mà kẻ viết bài này “dại miệng” đã bị “mắng vốn” ở công viên 1-6, thì quả là Báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ Năm, 1/12/2011 đã có một bài đĩnh đạc, in ở trang 5 với tiêu đề: “Chống sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng: Phải bịt “lỗ hổng” cán bộ”. Bài viết kèm theo bức ảnh vụ xét xử Công ty TNHH Thành Phát lập hồ sơ giả, chiếm đoạt 3.000 (ba nghìn) lượng vàng và 18 tỉ đồng của ngân hàng. Vụ này có sai phạm của lãnh đạo và nhân viên tín dụng Ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn TP HCM.

Bài học đau xót mà bài viết nêu ra đó là cái tội “gửi trứng cho ác”, cất nhắc đề bạt cán bộ tùy tiện, coi nhẹ phẩm chất đạo đức, đưa những người có tiền án, tiền sự về kinh tế, bất minh về đạo đức, sa đọa về lối sống vào cấp lãnh đạo. Cụ thể là vụ Huỳnh Thị Huyền Như làm giả con dấu, chữ ký Ngân hàng Công thương, lừa đảo 3.600 tỉ đồng. Năm 2008, Như đã nổi tiếng là nhà đầu tư chứng khoán, đạo đức kém, ăn chơi phung phí nhưng vẫn được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng giao dịch chi nhánh Nhà Bè; Vụ cố ý làm trái gây thiệt hại 500 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Agribank Việt Nam, hai cán bộ ngân hàng vi phạm đều từng có tiền sự, nhưng vẫn được giao nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ.

Hội nghị ngày 30/11/2011 tại TP HCM do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự. Đáng lưu ý, trong phát biểu của Đại tá Trần Duy Thanh - Cục trưởng C48 thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - phát biểu: “Điều đáng nói hầu hết các vụ án tham nhũng xảy ra việc thu hồi tài sản không đáng kể, có vụ không thu được đồng nào, do các bị can dùng tiền tham nhũng để kinh doanh chứng khoán, cá độ bóng đá, kinh doanh bất động sản thua lỗ hết”. Báo cáo cho thấy trong 8.000 tỉ đồng các ngân hàng bị thiệt hại, chỉ có khả năng thu hồi được 2.000 tỉ đồng.

Bài viết cũng trích lời ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước rằng: “Gần đây xảy ra nhiều vụ sai phạm, tham nhũng trong ngành ngân hàng nhưng tỉ lệ vẫn còn ở mức thấp không có gì phải hốt hoảng”. Thảo dân nghèo, lại yếu bóng vía, nghe câu này bỗng hoảng sợ. Đồng ý là không hốt hoảng bởi bao cuộc chiến tranh vệ quốc, có lúc ngàn cân treo sợi tóc dân tộc ta còn không hoảng sợ, huống hồ… Song, 6.000 ngàn tỉ đồng mà cho là “tỉ lệ vẫn còn ở mức thấp” thì lạ quá, sợ quá! 6.000 tỉ đồng, chứ đâu phải 6.000 cân ngô, cân khoai! Số tiền ấy bằng thu nhập của 5, 6 tỉnh trong một năm chứ đâu phải đùa. Thảo dân rất cảm thông với vị tư lệnh “mặt trận” ngân hàng. Vì bức xúc với tiêu cực của ngành mình mà ông phát biểu mang tính an dân như vậy. Song, trộm nghĩ, thì ông Đinh La Thăng cũng bức xúc đó thôi. Song, xử lý của Bộ trưởng Giao thông có vẻ chuẩn và uyên bác hơn!

Cái chuyện tham ô, tham nhũng lâu nay đã chống quá nhiều mà sao nó vẫn “hoành hành” như thế? Nó đã làm giảm lòng tin của quần chúng đối với nhà nước gọi là của dân, do dân và vì dân. Nguyên nhân từ đâu? Nhất định là từ yếu tố con người. Con người thiếu phẩm chất đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng; Con người sắm ra cơ chế quản lý nhưng để quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo dẫn tới “đục nước béo cò"; Con người có trách nhiệm, quyền hạn xử lý bọn ăn cắp mồ hôi nước mắt của dân thì thiếu kiên quyết, thiếu công tâm hoặc còn do những lý do tế nhị nào đó?

Nhìn ta mà so với gương người. Trên hành tinh này đã thiếu gì cảnh một cây cầu bị sập, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải của nước đó đã xin từ chức; Tổng thống, Thủ tướng… mãn nhiệm về vui sống điền viên với gia đình, vẫn phải ra hầu tòa bởi cái thời trước đó khi còn làm thống đốc, thị trưởng… đã dính dáng vào vụ tham nhũng nào đó.

Thời đại hội nhập quốc tế, chống tham nhũng mang tính toàn cầu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu và xử lý nghiêm minh tệ nạn tham nhũng thì khó lòng hội nhập và lấy lại lòng tin của quần chúng.

K.M.D

=============================

Quán vắng là nơi yên tĩnh để uống cafe sáng, nhấm ngụm trà và đọc báo....Hãy cứ biết thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nuôi cấy thành công “virút ngày tận thế”

Thứ Tư, 28/12/2011, 08:40 (GMT+7)

TT - Các nhà khoa học Hà Lan và Mỹ vừa tạo ra một chủng virút cúm gia cầm H5N1 mới cực độc và dễ dàng lây truyền từ người sang người. Chính phủ Mỹ kêu gọi nhóm nghiên cứu không công bố chi tiết nghiên cứu này.

Posted Image

Các nhân viên y tế thu thập gia cầm nhiễm virút H5N1 tại một khu chợ ở Hong Kong ngày 21-12 - Ảnh: Reuters

Theo tạp chí New Scientist, các chuyên gia Trung tâm y tế Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) đã nuôi cấy thành công chủng virút H5N1 dễ dàng lây lan từ người sang người. Giáo sư Fouchier, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, tiết lộ chỉ với một vài biến đổi gen nhân tạo, virút cúm gia cầm đã có được khả năng lây lan qua đường không khí. “Virút này dễ lây lan giống như cúm mùa vậy” - New Scientist dẫn lời ông Fouchier.

  Quote

"Hiểu rõ nguy cơ có thật này sẽ giúp các quốc gia như Indonesia, VN, Hàn Quốc... hành động khẩn cấp để ngăn chặn virút lây lan"

Giáo sư Fourchier,

tác giả nghiên cứu

Đó là “con quái vật” mà y học thế giới đã lo sợ từ nhiều năm qua. Virút H5N1 tàn sát hàng chục triệu gia cầm trên thế giới từ giữa thập niên 1990 đến nay. Tuy nhiên, nó mới chỉ cướp đi sinh mạng của 322 người trên tổng số 566 người nhiễm bệnh - một con số rất thấp. Nguyên nhân là do virút H5N1 không dễ lây lan từ người sang người. Giới chuyên gia y tế lo ngại đến một ngày nó sẽ biến đổi gen, dễ dàng lây lan từ người sang người và gây đại dịch toàn cầu. Cuối cùng ngày đó đã đến nhưng không xuất phát từ tự nhiên, mà từ thành quả nghiên cứu của con người.

Nhiệm vụ cần thiết

New Scientist cho biết các nhà khoa học Hà Lan đã thực hiện một số biến đổi đơn giản đối với gen của virút H5N1 thông thường và cấy vào chồn sương, loài vật nhiễm bệnh cúm giống như con người. Chỉ sau 10 lần chuyển từ con chồn này sang con chồn khác, virút H5N1 đã biến đổi gen và có khả năng lây lan dễ dàng qua đường không khí mà độc lực vẫn rất cao như cũ: có khả năng giết chết 50-60% số người bị nhiễm. Cùng lúc, báo New York Times đưa tin tại Mỹ, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Yoshihiro Kawaoka thuộc Đại học Wisconsin cũng tuyên bố đã thực hiện thành công thí nghiệm tương tự. Cả hai nhóm đều muốn công bố kết quả nghiên cứu trên hai tạp chí uy tín (Science và Nature) và muốn chia sẻ thông tin cho giới khoa học toàn thế giới.

Giáo sư Fouchier khẳng định tạo ra virút trong phòng thí nghiệm là cách duy nhất để nghiên cứu chúng và tìm ra văcxin chặn đứng đại dịch. “Đây là nhiệm vụ cần thiết” - ông Fouchier nhấn mạnh.

  Quote

"Lẽ ra họ không nên thực hiện nghiên cứu này. Chắc chắn chủng virút H5N1 mới sẽ thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, có thể là trong vòng 10 năm nữa"

Giáo sư Richard Ebright

thuộc Đại học Rutgers (Mỹ)

“Nghiên cứu này là rất có ích và có khả năng trả lời những câu hỏi lớn về virút cúm gia cầm” - New York Times dẫn lời nhà virút học Richard Webby thuộc Bệnh viện nghiên cứu St. June (Mỹ). Các chuyên gia Hà Lan và Mỹ cũng cho rằng nếu các nhà khoa học có thể tạo ra virút H5N1 dễ dàng lây lan từ người sang người trong phòng thí nghiệm, thì sớm muộn tự nhiên cũng sẽ làm được điều đó.

Quá nguy hiểm?

Thế nhưng, Ủy ban tư vấn khoa học quốc gia Mỹ về an ninh sinh học (NSABB) lại đề nghị hai tạp chí Science và Nature không đăng tải một số chi tiết quan trọng nhất trong nghiên cứu của hai nhóm nghiên cứu Hà Lan và Mỹ, và chỉ chia sẻ kết quả thí nghiệm cho một số nhà khoa học nhất định. Lý do NSABB đưa ra là lo sợ các nhóm khủng bố sinh học sẽ tiếp cận và tạo ra được virút H5N1 dễ dàng lây lan.

Chủ tịch NSABB Paul Keim nhấn mạnh loại virút này “có lẽ còn đáng sợ hơn cả vi khuẩn bệnh than”. Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng việc tạo ra virút này là hành vi quá mạo hiểm.

“Chẳng thể biết kẻ điên rồ nào đó sẽ cố chế tạo lại virút H5N1” - chuyên gia Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota (Mỹ), bình luận.

Mô tả chủng virút H5N1 mới là thứ “virút ngày tận thế”, báo chí nhiều nước cho rằng việc kiểm duyệt các nghiên cứu khoa học là cần thiết khi tính mạng con người bị đe dọa.

SƠN HÀ

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/28/2011 at 23:20, 'Thiên Sứ' said:

Câu chuyện cuối năm 2011

Tác giả: TS Alan Phan

TUANVIETNAM.VN

Bài đã được xuất bản.: 28/12/2011 05:00 GMT+7

Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

Có nhiều sự kiện để quên hơn là ghi nhớ cho 2011. Chuyện nợ công châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Chuyện sóng thần Nhật Bản. Chuyện cách mạng Hoa Nhài. Chuyện Steve Jobs ra đi. Gần chúng ta hơn, chuyện bà Thủ tướng và lũ lụt ở Thái Lan.

Việt Nam thì cũng không có gì để bàn luận. Theo các chuyên gia chính phủ và các đại biểu nhân dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng đều vẫn ổn và sẽ tốt đẹp hơn trong 2012. Người dân có thể an tâm tiếp tục nhậu nhẹt mỗi ngày và chỉ cần quan tâm đến các phong bì cho quà Tết, đám cưới, đám ma. Thế hệ trẻ vẫn lo dùi mài kinh sử để được làm quan.

Tóm lại, thiên hạ vẫn thái bình, không ai chết. Dòng lịch sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng. Chúng ta chỉ thiếu một giải vô địch bóng đá nào đó của ASEAN là Việt Nam lại chiếm vị thế số một của các quốc gia hạnh phúc. A men.

Trong những ngày cuối năm, trời lạnh co ro, làm các cặp nhân tình hay trùm chăn nằm nhà, suy tưởng về quá khứ và tương lai. Các mạng truyền thông từ Mỹ đến Việt đua nhau làm bảng xếp hạng những biến cố hay những nhân vật được coi là "quan trọng" nhất trong năm cũ. Tội nghiệp. Chúng ta thi đua suốt năm, từ chính trường, thương trường đến vận động trường, sân khấu phim ảnh... Ở Việt Nam, còn thêm màn thi đua thành tích, huân chương lao động, bằng cấp và các bài diễn văn. Vậy mà cuối năm, chúng ta lại còn bị nghe về những thi đua khác nữa trên thế giới, không ăn nhập gì đến niềm vui nho nhỏ trong căn phòng ấm cúng.

Posted Image

Hơi ngược đời, đêm Noel tôi lại nghĩ về luật nhân quả của nhà Phật. Chúng ta luôn gặt hái những gì mình gieo trồng. Một cố gắng chân thành thiện ý, dù kết quả có là thất bại, cũng đem lại cho người làm một bài học đáng giá để thành công lớn hơn trong tương lai. Một hy sinh vì lợi ích chung của cộng đồng, dù không ai biết đến, vẫn đem lại những thỏa mãn cá nhân mà thành quả là sự an bình cùng sức mạnh nội tại. Một nếp sống chừng mực hài hòa và những cẩn trọng về ăn uống và luyện tập sẽ đem cho thân thể những ngày mạnh khỏe cần cho sự minh mẫn của tinh thần.

Ngược lại, những lựa chọn sai lầm bao giờ cũng phải trả giá, không sớm thì muộn. Không có bữa ăn nào miễn phí trong đời sống. Bệnh tật sẽ theo sau những ăn nhậu tiệc tùng, mặc cảm sẽ hành hạ những nhũng lạm quyền thế, sụp đổ phải xảy ra với những lâu đài xây không nền móng. Tuy nhiên, ông Trời cũng hay chơi trò oái ăm khiến chúng ta lầm tưởng rằng nguyên lý này có ngoại lệ.

Hy Lạp cười thỏa mãn khi thấy các ngân hàng quốc tế đưa tiền cho mình xài vô tội vạ. Họ không nghĩ hậu quả của chục năm suy thoái sắp đến khi phải xù nợ. Ở bình diện rộng lớn hơn, các chính phủ Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý...sẽ phải trả giá cho cho các gói kích cầu trong chính sách bơm tín dụng và in tiền cứu ngân hàng. Dĩ nhiên, khi cả kinh tế thế giới tùy thuộc vào sự ổn định của đồng đô la, ngày mà nước Mỹ phải trả giá chắc chắn xa hơn ngày các nước nhỏ phải trả. Nhưng nợ không bao giờ tự nhiên biến mất, chỉ có một lựa chọn là tự ta phải xù nợ hoặc để con cháu trả sau này. Điều an tâm hiện giờ là những món nợ tư hay công có thể được đáo qua đáo lại trong vài năm tới, giấu diếm dưới thảm cho đến khi hôi thối quá, phải kéo ra. Càng lâu lãi suất càng tích lũy, hậu quả càng lớn và nhiều món nợ sẽ không bao giờ trả đủ.

Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

Đôi khi tôi cũng mất đi niềm tin vào luật của Trời và cho rằng họ đúng. Có lẽ đó là chút chua chát còn sót lại của tuổi già?

Chiều Giáng Sinh, tôi tình cờ xem một phim hoạt hình của Disney tên Tangled. Chuyện về một nàng công chúa bị bà phù thủy bắt đi khi vừa chào đời. Bà cần mái tóc mầu nhiệm của cô để trẻ đẹp mãi. Cô lớn lên nghĩ rằng đây là mẹ mình và khi bà cấm không cho cô ra khỏi cái tháp cao tù ngục, bà giải thích là thế giới ngoài kia khủng khiếp tàn bạo lắm, cô nên ngoan ngoãn nghe lời bà dậy dỗ để có "ổn định" cho đời sống.

Nhưng trong thâm tâm, cô vẫn ao ước về một ngày của "tự do" dù phải trả giá. Một chàng ăn trộm đưa cô ra khỏi ngục tù và câu chuyện kết thúc như mọi chuyện cổ tích. Kẻ gian bị tiêu diệt và người tử tế sống hạnh phúc đời đời. Bài hát khi cô thoát khỏi gọng kiềm của bà phù thủy "I've seen the light" (Tôi đã thấy ánh sáng), thật truyền cảm.

Dù đôi khi con người "bi quan" trong tôi chê cười cái ấu trĩ của những câu chuyện cổ tích, tôi vẫn yêu chúng vô cùng. Đây là thế giới của đạo đức, của chân thật và cao quý. Nó xác định lại cho chúng ta niềm tin vào luật Trời, vào cái đẹp vĩnh hằng của công lý, vào luật nhân quả của nhà Phật, vào tình người luôn sáng ngời qua nghịch cảnh. Đây là thế giới phân chia "thiện-ác" rõ ràng, nơi kẻ cắp không thể đội lốt quân tử trong lâu dài.

Vài ngày nữa, thế giới sẽ bước qua một cột mốc mới của thời gian. Chúng ta không biết là 2012 sẽ đem lại "công lý" như các câu chuyện cổ tích? Hay một đại họa diệt vong cho toàn cầu như lời tiên tri của văn minh Mayan? Dù thế nào, tôi tin rằng Ơn Trên vẫn quan tâm đến định mệnh con người và "bình an dưới thế cho người thiện tâm" vẫn là một nguyên lý để sống .

---

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

===============================

[/color]

Oh. Có lý quá! Lâu lắm, có lẽ gần 20 năm rồi mới thấy một người công khai trên một website được quan tâm nhiều như tờ tuanvietnam và can đảm nhắc tới Việt sử 5000 năm văn hiến! Dũng cảm. Bởi vì cũng từ hơn 20 năm rồi - kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ - các thông tin chính thống và cả trong giáo dục ở Việt Nam , họ đều xác định cội nguồn dân tộc Việt "cùng lắm chỉ là một nhà nước sơ khai, xuất hiện vào thế kỷ thứ VII BC", còn thực tế chỉ là "một liên minh 15 bộ lạc", với những người dân "Ở trần đóng khố". Họ còn phấn khích cho rằng: Quan điểm của họ thật sự khoa học, nào là được "hầu hết những nhà khoa học trong nước ủng hộ" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận".

Bởi vậy! Mặc dù tiến sĩ Alan Phan nhắc đến Việt sử 5000 năm văn hiến, nhưng rất tiếc nhà chuyên gia kiếm tiền - Sory! Chuyên gia kinh tế này - lại chẳng hiểu gì về thực trạng diễn biến nhận thức lịch sử đất nước này hơn 20 năm qua. Bởi vậy, ông đã hiểu nhầm và cho rằng 5000 năm văn hiến Việt ru ngủ cộng đồng dân tộc Việt. Không đâu ông ạ! Nếu được thế thì dân tộc Việt sau cuộc chiến bi hùng đã vượt lên từ lâu. Mà 20 năm qua - cho đến tận ngày hôm nay - là một sự phủ định truyền thống văn hiến sử Việt bởi một đám học "giả" với tầm tư duy thuộc loại "ở trần đóng khố" trên nền tảng tri thức thời "liên minh bộ lạc". Thật cũng buồn cho "cộng đồng pha học thế giới" cũng đồng hạng với tầm tư duy này khi ủng hộ họ, phủ nhận truyền thống Việt sử.

Bởi vậy! Bởi chẳng hiều gì về văn hóa, lịch sử đất nước này, tất nhiên ông cũng sẽ chẳng làm gì được ở đây với vai trò của ông. Mà chẳng riêng ông - ông cũng đừng buồn cho sự bất tài của mình. Tôi có thể nói rằng: Tất cả những chuyên gia kinh tế toàn cầu đều thất bại trước những vấn nạn khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới hiện nay. Và điều đáng ngạc nhiên - nếu ông tìm hiểu kỹ - thì ông sẽ thấy rằng: Tất cả không nằm ngoài dự báo của nền Lý học Việt nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến, đến từng chi tiết. Ông đừng bảo đó là "bói toán", là "mê tín dị đoan", là "nhảm nhí" nhé! Pha học thật sự đấy!

Tất nhiên, nó dự báo được thì nó phải "nhìn thấy" nguyên nhân và tất nhiên phải có biện pháp giải quyết , nhân danh tầm nhìn của nó thông qua khả năng tiên tri.

Chừng nào Việt sử được cả cái thế giới này thừa nhận đã trải gần 5000 năm văn hiến thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn nhiều đấy ông ạ! Còn không thì hãy đợi đấy!

Thế nhé!

Tuy nhiên, qua đoạn này trong bài viết của ông, tôi thấy ông thật sự là con người tử tế:

Cá nhân tôi chia sẻ với ông điều này!

Chào chú Thiên Sứ!

Chú Alan Phan tuy hay dùng văn phong mỉa mai nhưng qua các bài viết của chú ấy con thấy chú ấy rất có tâm với đất nước đó ạ. Đây là website của chú ấy : gocnhinalan.com. Ai thích kinh tế thì cứ vào nghiên cứu nhé. Rất bổ ích. Đặc biệt là dự báo của chú Phan vế tương lai kinh tế thế giới khá giống với Lý học Đông phương. Tất nhiên là với góc nhìn của một nhà kinh tế. Sẵn tiện, mời chú Thiên Sứ và mọi người đọc bài này vế Kinh Dịch http://vietsuky.wordpress.com/2011/12/30/34-chuyen-nguon-goc-kinh-dich-phai-chang-day-la-sang-tao-cua-nguoi-viet/ .Chuc mọi người 1 ngày vui vẻ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Iran - Mỹ đe dọa nhau

Thứ sáu, 30/12/2011, 11:15 GMT+7

Tehran tuyên bố Washington "không có quyền" ra lệnh cho Iran ở eo biển Hormuz, sau khi hải quân Mỹ tỏ rõ quyết tâm không cho phép Iran đóng cửa một eo biển tối quan trọng đối với nguồn năng lượng của thế giới.

Mỹ quyết không để Iran đóng eo biển Hormuz

Mỹ đưa tàu sân bay đến vùng biển Iran tập trận

Fox News dẫn lời chuẩn tướng Hossein Salami, phó tổng tư lệnh vệ binh cách mạng Iran, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia cho biết "Iran không cần phải tìm kiếm sự cho phép của quốc gia nào khi thực thi chiến lược quốc phòng của mình".

Tuyên bố của ông Salami nhằm đáp lại phát biểu của Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc và Hạm đội 5 của hải quân Mỹ hôm 28/12, nói "hành động đóng cửa eo biển là không thể tha thứ" và "đe dọa làm gián đoạn tự do hàng hải ở một eo biển quốc tế rõ ràng là tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế".

Posted Image

Tàu ngầm quân sự của Iran trong cuộc tập trận tại eo biển Hormuz ngày 27/12. Ảnh: xinhua

Trong tuần, Iran đã lặp lại lời cảnh báo sẽ dừng xuất khẩu dầu mỏ và phong tỏa eo biển Hormuz, nơi vận chuyển 15 triệu thùng dầu mỗi ngày. Chuẩn tướng Salami cũng khẳng định: "Chúng ta dùng đe dọa để đáp trả những lời đe dọa".

Đô đốc Habibollah Sayyari nói hải quân Iran có thể đóng cửa eo biển Hormuz một cách "rất dễ dàng", còn Phó tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi tuyên bố "sẽ không có một giọt dầu nào lọt qua Vịnh Persian" nếu Iran phong tỏa eo biển.

Giới chức quân sự Iran cho biết hôm qua, Mỹ đã cử một tàu sân bay đến khu vực eo biển Hormuz mà Iran đang tập trận. Sự có mặt của tàu USS John C. Stennis, một trong những tàu chiến lớn nhất của hải quân Mỹ, nhằm đảm bảo việc vận chuyển dầu mỏ ở đây không bị cản trở. Gần đây, Mỹ, EU và các nước Arab đã thảo luận về khả năng không mua dầu mỏ từ Iran.

Ngoài ra, trong tuần tới, Tổng thống Mỹ Obama được dự kiến sẽ phê duyệt một đạo luật mới, cấm tất cả các giao dịch với Ngân hàng Trung ương Iran, nơi thực hiện phần lớn các thương vụ buôn bán dầu mỏ của nước này.

Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật trên vào ngày 15/12 cùng với dự luật quyết định gia tăng ngân sách dành cho quốc phòng trong năm tới lên đến hơn 600 tỷ USD, Wall Street Journal cho hay.

Trong khi dư luận quan ngại về tình hình tại Hormuz, nhưng các nhà phân tích nói rằng ít có khả năng Iran sẽ đóng cửa eo biển vì điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Iran, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư thế giới.

Iran trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận suốt thời gian qua, sau khi bản báo cáo mới nhất của các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định quốc gia Hồi giáo "đang nghiên cứu vũ khí hạt nhân". Tehran bác bỏ các cáo buộc và tuyên bố các chương trình hạt nhân chỉ phục vụ mục đích dân sự.

Vũ Hà

=============================

Eo biển Hormuz có thể do Iran nắm sổ đỏ. Nhưng lại là ngõ đi chung của nhiều xóm giềng do lịch sử để lại. Bởi vậy cụ Mỹ mới lên tiếng nhân danh bà con lối xóm....

Share this post


Link to post
Share on other sites

20 triệu máy tính bảng

By Alan Phan

December 29, 2011

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21. Một tỷ rưỡi đô la mỗi năm

Posted Image

Ý tưởng bắt đầu từ một câu chuyện về cơ quan xuất bản sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục. Một anh bạn trong cuộc cho biết là công ty này và các công ty liên hệ có một doanh thu gần 1.5 tỷ đô la chuyên in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc (không biết có chính xác, nhưng các cú điện thoại cho công ty xuất bản đều rơi vào im lặng).

Nếu thực vậy, cộng thêm với các công ty tư nhân khác, nhà nước và phụ huynh đã chi ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm cho mục đích này. Số lượng giấy sử dụng cũng tạo thêm ít nhiều tác hại cho môi trường. Và dù công ty quốc doanh không có lời, mọi người đều biết thu nhập lợi lộc cá nhân cùa các nhân viên cán bộ liên quan cũng không nhỏ. Đây là một rào cản khác về lợi ích trong bài toán phải giải quyết.

Tôi tin rằng với một số lượng học sinh cao đến vậy và phần lớn sách giáo khoa tương đối giống nhau, một thư viện kỹ thuật số trên máy tính chắc là khả thi và tiết kiệm hơn. Nếu đây là một doanh nghiệp tư nhân có nhiêm vụ đào tạo 20 triệu người, thì việc phải làm sẽ rất đơn giản và không cần nhiều thảo luận. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy.

Với một máy tính bảng có chức năng tương đương như Ipad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la (chỉ bằng nửa tiền đầu tư vào Vinashin). Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này.

Hiệu quả của đầu tư

Bây giờ thử ngẫm nghĩ về tác động của việc đầu tư này cho kinh tế và xã hội Việt Nam:

  • Nếu 20 triệu trẻ em Việt sử dụng máy tính này mỗi ngày kể từ khi em lên 6 tuổi, kỹ năng đã được trau dồi sẽ tuyệt vời như thế nào khi em bước vào giảng đường đại học? Bao nhiêu em sẽ phát huy được những năng khiếu bẩm sinh để trở thành “siêu sao” trong ngành công nghệ thông tin của quốc gia, của thế giới?
  • Những kiến thức thâu nhặt ngoài sách vở trong học trình sẽ khiến giới giáo viên e dè và không thể không lo cập nhật hóa kiến thức và kỹ năng của riêng mình nếu không muốn bị học trò qua mặt. Đội ngũ thầy cô sẽ bén nhậy và giỏi giang hơn.
  • Với kiến thức của “đám mây”, đứa trẻ sẽ giúp cha mẹ, bà con, láng giềng tiếp cận với một thế giới đương đại, năng động và đa dạng mỗi ngày và làm đời sống của xã hội thêm văn minh, cởi mở và rộng lượng.
  • Góc nhìn của một đứa trẻ tiếp xúc mỗi ngày với “ngôi làng toàn cầu” sẽ chín chắn và sâu đậm hơn dù bé sinh ra và lớn lên trong khu đầm lầy hèo lánh của Cà Mau hay rừng núi hoang vu của Mông Cái.
  • Quan trọng hơn cả là sự san bằng những lợi thế của các trẻ em giàu đang có máy tính và có lẽ nhiều kiến thức về đời sống “ngoài kia” hơn các trẻ em nghèo ở vùng quê. Khi tạo cơ hội cho càc trẻ vùng nông thôn xa xôi, chúng ta sẽ có thêm một ít chất xám mà bao lâu nay, xã hội đã tàn nhẫn bỏ bê.
Góc nhìn tiêu cực

Chắc chắn là sẽ có những tiêu cực đi kèm với động thái này. Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống (tôi lại sợ hơn về cái tư duy già cỗi của thế hệ hiện tại đang làm chúng ta tụt hậu).

Đây là cái giá mà nhiều thế lực bảo thủ không chấp nhận trả, mặc cho bất cứ tiến bộ nào về kinh tế. Nhưng bánh xe tiến hóa sẽ tiếp tục lăn, chậm hay sớm. Trái cấm kiến thức của Adam, khao khát của Eva, là một lực đẩy rất con người, qua ngàn năm nay. Không một lý thuyết, ý thức hệ nào có thể thay đổi mãi định mệnh thiên nhiên của cả một dân tộc.

Lời kêu gọi tiếp tay

Tôi chưa bao giờ lên tiếng “kêu gọi” về bất cứ điều gì cho bất cứ mục đích gì. Hôm nay, tôi sẽ làm một ngoại lệ. Tôi mong được sự tiếp tay của bất cứ ai đồng ý về mục tiêu trên, hãy cất cao tiếng nói và đòi cho được một máy tính bảng “free” cho mọi trẻ em nghèo. Hãy thiết kế một biểu tượng (logo) và in ra cả ngàn áo thun (T-shirts). Tôi sẽ tình nguyện luôn luôn mặc trên người cho đến khi chúng ta tới đích. Hãy truyền gọi biểu tượng này trên khắp các mạng truyền thông, trên các blog và thư từ cá nhân, trên mọi lời nói trao đổi hàng ngày.

“20 TRIỆU MÁY TÍNH BẢNG CHO CÁC EM”

Cùng đầu tư với chánh phủ

Chúng ta hãy giúp chánh phủ một tay. Các gia đình có khả năng hãy tự sắm lấy máy tính cho con em, không cần nhờ vả vào ngân sách. Các cơ quan thiện nguyện trong và ngoài nước chắc chắn sẽ rất hào hứng trong việc hổ trợ chương trình này. Nếu tiền đầu tư bởi chánh phủ không vượt quá 1 tỷ đô la, thì thành công của ý tưởng có nhiều cơ hội thành hiện thực. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cam kết là nếu 20 triệu máy này đến tay các em, chúng ta sẽ không bới móc quan chức nào đã ăn tiền hoa hồng của nhà cung cấp. Ích lợi quá lớn cho quốc gia sẽ đặc biệt cho phép một vài nhũng lạm, lãng phí chắc phải xẩy ra.

Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm là khi máy tính đến tay các trẻ em phải lội qua sông để đi học, thì hãy kèm theo một bao bì không thấm nước cho máy.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21.

(Bài viết đã xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 95 ngày 27/12/2011)

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

15 Dec 2011

  Quote

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

==================================

Xét về góc nhìn so sánh lợi ích giữa vấn đề in sách và cái máy tính bảng không phải chủ đề chính trong suy tưởng của tôi dưới đây. Tôi suy nghĩ từ một góc khác qua bài viết của ông Alan Phan. Bởi vậy, những cái mà ông ngại thì cá nhân tôi sẽ không ngại. Và tôi sẽ không phải là người a dua vào cái nhìn tiêu cực mà ông cho rằng khả năng sẽ xảy ra làm cản trở đến ý tưởng của ông.

  Quote

Góc nhìn tiêu cực

Chắc chắn là sẽ có những tiêu cực đi kèm với động thái này. Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống (tôi lại sợ hơn về cái tư duy già cỗi của thế hệ hiện tại đang làm chúng ta tụt hậu).

Đây là cái giá mà nhiều thế lực bảo thủ không chấp nhận trả, mặc cho bất cứ tiến bộ nào về kinh tế. Nhưng bánh xe tiến hóa sẽ tiếp tục lăn, chậm hay sớm. Trái cấm kiến thức của Adam, khao khát của Eva, là một lực đẩy rất con người, qua ngàn năm nay. Không một lý thuyết, ý thức hệ nào có thể thay đổi mãi định mệnh thiên nhiên của cả một dân tộc.

.

Tôi nghĩ rằng, những ai đặt vấn đề tiêu cực như trên không phải là những người có tầm nhìn sâu. Mà là những người thiếu bản lĩnh và tự tin. Bởi vì - với cái nhìn của cá nhân tôi - cái máy tính bảng hay tàu lá chuối phơi khô cán mỏng để viết chữ lên đó với ánh đèn đom đóm của các sĩ tử nghèo thời phong kiến đều chỉ là những phương tiên chuyển tải thông tin. Tất nhiên, phương tiện chuyển tải thông tin luôn phải phù hợp với thời đại để cập nhật thông tin. Và vì vậy, tôi rất ủng hộ một ý tưởng làm sao để cho các trẻ em Việt Nam phương tiện cập nhật thông tin tiên tiến nhất.

Tất nhiên vấn đề được đặt ra từ cái nhìn này:

Máy tính bảng là một phương tiện cập nhật thông tin phù hợp với thời đại để con người phát triển, tiến hóa theo kịp thời đại.

Và như vậy, những vấn đề tiếp theo sẽ phải đặt ra: Đã là một phương tiện thì đương nhiên nó không thể đại diện cho những hành vi tiêu cực và là nguyên nhân của tiêu cực theo kiểu "Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống" .Đó là lý do mà tôi cho rằng những ai có ý tưởng đó là những người không có tầm nhìn sâu. Thể hiện không có bản lĩnh trong việc quản lý, nên mới dùng biện pháp hạn chế một thực tại phát triển với tư cách là một thực tại khách quan xuất hiện như một quy luật tiến hóa: Chiếc máy tính bảng - phương tiện ghi nhận thông tin của thời hiện đại. Bởi vậy, riêng lĩnh vực này cá nhân tôi ủng hộ ông và bất cứ ai có ý tưởng mang lại một phương tiện thu nhập thông tin hiện đại cho trẻ em nghèo. Còn việc thu nhập thông tin như thế nào - "phi văn hóa truyền thống", hay "chơi gamme"....- thì lại là mục đích sử dụng phương tiện. Điều này nó thuộc về trách nhiệm của những nhà quản lý và phương pháp giáo dục hiệu quả.

Đi sâu vào vấn đề này - và không phải nội dung chính của ý tưởng này, nhưng là tiền đề cho sự kết luận ý tưởng của tôi - thì tôi có thể nói thêm rằng:

Vấn đề được đặt ra tiếp theo chính là làm thế nào để các trẻ em Việt Nam có khả năng xử lý thông tin và chọn lọc được những thông tin hữu ích nhất khi phương tiện thu nhập thông tin hiện đại đã có? Tôi nghĩ đây mới là vấn đề cần bàn - tôi tạm gọi là "Hậu Alan Phan". Có nghĩa là tôi giả thiết ý tưởng của ông đã được thực thi. Bởi vì, nếu không rèn luyện một kỹ năng tiếp thu những tinh hoa được hướng dẫn và một khả năng được hướng dẫn bởi những phương pháp xử lý thông tin thì lúc ấy chiếc máy tính bảng và bộ não con người đều chỉ là phương tiên chứa thông tin như nhau.

Đương nhiên, đến lúc này thì có thể thấy rõ rằng: Kết quả cuối cùng của việc xử dụng phương tiên nhằm mục đích giáo dục

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/30/2011 at 22:09, 'Thiên Sứ' said:

20 triệu máy tính bảng

By Alan Phan

December 29, 2011

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21. Một tỷ rưỡi đô la mỗi năm

Posted Image

Ý tưởng bắt đầu từ một câu chuyện về cơ quan xuất bản sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục. Một anh bạn trong cuộc cho biết là công ty này và các công ty liên hệ có một doanh thu gần 1.5 tỷ đô la chuyên in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc (không biết có chính xác, nhưng các cú điện thoại cho công ty xuất bản đều rơi vào im lặng).

Nếu thực vậy, cộng thêm với các công ty tư nhân khác, nhà nước và phụ huynh đã chi ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm cho mục đích này. Số lượng giấy sử dụng cũng tạo thêm ít nhiều tác hại cho môi trường. Và dù công ty quốc doanh không có lời, mọi người đều biết thu nhập lợi lộc cá nhân cùa các nhân viên cán bộ liên quan cũng không nhỏ. Đây là một rào cản khác về lợi ích trong bài toán phải giải quyết.

Tôi tin rằng với một số lượng học sinh cao đến vậy và phần lớn sách giáo khoa tương đối giống nhau, một thư viện kỹ thuật số trên máy tính chắc là khả thi và tiết kiệm hơn. Nếu đây là một doanh nghiệp tư nhân có nhiêm vụ đào tạo 20 triệu người, thì việc phải làm sẽ rất đơn giản và không cần nhiều thảo luận. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy.

Với một máy tính bảng có chức năng tương đương như Ipad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la (chỉ bằng nửa tiền đầu tư vào Vinashin). Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này.

Hiệu quả của đầu tư

Bây giờ thử ngẫm nghĩ về tác động của việc đầu tư này cho kinh tế và xã hội Việt Nam:

  • Nếu 20 triệu trẻ em Việt sử dụng máy tính này mỗi ngày kể từ khi em lên 6 tuổi, kỹ năng đã được trau dồi sẽ tuyệt vời như thế nào khi em bước vào giảng đường đại học? Bao nhiêu em sẽ phát huy được những năng khiếu bẩm sinh để trở thành “siêu sao” trong ngành công nghệ thông tin của quốc gia, của thế giới?
  • Những kiến thức thâu nhặt ngoài sách vở trong học trình sẽ khiến giới giáo viên e dè và không thể không lo cập nhật hóa kiến thức và kỹ năng của riêng mình nếu không muốn bị học trò qua mặt. Đội ngũ thầy cô sẽ bén nhậy và giỏi giang hơn.
  • Với kiến thức của “đám mây”, đứa trẻ sẽ giúp cha mẹ, bà con, láng giềng tiếp cận với một thế giới đương đại, năng động và đa dạng mỗi ngày và làm đời sống của xã hội thêm văn minh, cởi mở và rộng lượng.
  • Góc nhìn của một đứa trẻ tiếp xúc mỗi ngày với “ngôi làng toàn cầu” sẽ chín chắn và sâu đậm hơn dù bé sinh ra và lớn lên trong khu đầm lầy hèo lánh của Cà Mau hay rừng núi hoang vu của Mông Cái.
  • Quan trọng hơn cả là sự san bằng những lợi thế của các trẻ em giàu đang có máy tính và có lẽ nhiều kiến thức về đời sống “ngoài kia” hơn các trẻ em nghèo ở vùng quê. Khi tạo cơ hội cho càc trẻ vùng nông thôn xa xôi, chúng ta sẽ có thêm một ít chất xám mà bao lâu nay, xã hội đã tàn nhẫn bỏ bê.
Góc nhìn tiêu cực

Chắc chắn là sẽ có những tiêu cực đi kèm với động thái này. Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống (tôi lại sợ hơn về cái tư duy già cỗi của thế hệ hiện tại đang làm chúng ta tụt hậu).

Đây là cái giá mà nhiều thế lực bảo thủ không chấp nhận trả, mặc cho bất cứ tiến bộ nào về kinh tế. Nhưng bánh xe tiến hóa sẽ tiếp tục lăn, chậm hay sớm. Trái cấm kiến thức của Adam, khao khát của Eva, là một lực đẩy rất con người, qua ngàn năm nay. Không một lý thuyết, ý thức hệ nào có thể thay đổi mãi định mệnh thiên nhiên của cả một dân tộc.

Lời kêu gọi tiếp tay

Tôi chưa bao giờ lên tiếng “kêu gọi” về bất cứ điều gì cho bất cứ mục đích gì. Hôm nay, tôi sẽ làm một ngoại lệ. Tôi mong được sự tiếp tay của bất cứ ai đồng ý về mục tiêu trên, hãy cất cao tiếng nói và đòi cho được một máy tính bảng “free” cho mọi trẻ em nghèo. Hãy thiết kế một biểu tượng (logo) và in ra cả ngàn áo thun (T-shirts). Tôi sẽ tình nguyện luôn luôn mặc trên người cho đến khi chúng ta tới đích. Hãy truyền gọi biểu tượng này trên khắp các mạng truyền thông, trên các blog và thư từ cá nhân, trên mọi lời nói trao đổi hàng ngày.

“20 TRIỆU MÁY TÍNH BẢNG CHO CÁC EM”

Cùng đầu tư với chánh phủ

Chúng ta hãy giúp chánh phủ một tay. Các gia đình có khả năng hãy tự sắm lấy máy tính cho con em, không cần nhờ vả vào ngân sách. Các cơ quan thiện nguyện trong và ngoài nước chắc chắn sẽ rất hào hứng trong việc hổ trợ chương trình này. Nếu tiền đầu tư bởi chánh phủ không vượt quá 1 tỷ đô la, thì thành công của ý tưởng có nhiều cơ hội thành hiện thực. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cam kết là nếu 20 triệu máy này đến tay các em, chúng ta sẽ không bới móc quan chức nào đã ăn tiền hoa hồng của nhà cung cấp. Ích lợi quá lớn cho quốc gia sẽ đặc biệt cho phép một vài nhũng lạm, lãng phí chắc phải xẩy ra.

Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm là khi máy tính đến tay các trẻ em phải lội qua sông để đi học, thì hãy kèm theo một bao bì không thấm nước cho máy.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21.

(Bài viết đã xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 95 ngày 27/12/2011)

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

15 Dec 2011

==================================

Xét về góc nhìn so sánh lợi ích giữa vấn đề in sách và cái máy tính bảng không phải chủ đề chính trong suy tưởng của tôi dưới đây. Tôi suy nghĩ từ một góc khác qua bài viết của ông Alan Phan. Bởi vậy, những cái mà ông ngại thì cá nhân tôi sẽ không ngại. Và tôi sẽ không phải là người a dua vào cái nhìn tiêu cực mà ông cho rằng khả năng sẽ xảy ra làm cản trở đến ý tưởng của ông.

Tôi nghĩ rằng, những ai đặt vấn đề tiêu cực như trên không phải là những người có tầm nhìn sâu. Mà là những người thiếu bản lĩnh và tự tin. Bởi vì - với cái nhìn của cá nhân tôi - cái máy tính bảng hay tàu lá chuối phơi khô cán mỏng để viết chữ lên đó với ánh đèn đom đóm của các sĩ tử nghèo thời phong kiến đều chỉ là những phương tiên chuyển tải thông tin. Tất nhiên, phương tiện chuyển tải thông tin luôn phải phù hợp với thời đại để cập nhật thông tin. Và vì vậy, tôi rất ủng hộ một ý tưởng làm sao để cho các trẻ em Việt Nam phương tiện cập nhật thông tin tiên tiến nhất.

Tất nhiên vấn đề được đặt ra từ cái nhìn này:

Máy tính bảng là một phương tiện cập nhật thông tin phù hợp với thời đại để con người phát triển, tiến hóa theo kịp thời đại.

Và như vậy, những vấn đề tiếp theo sẽ phải đặt ra: Đã là một phương tiện thì đương nhiên nó không thể đại diện cho những hành vi tiêu cực và là nguyên nhân của tiêu cực theo kiểu "Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống" .Đó là lý do mà tôi cho rằng những ai có ý tưởng đó là những người không có tầm nhìn sâu. Thể hiện không có bản lĩnh trong việc quản lý, nên mới dùng biện pháp hạn chế một thực tại phát triển với tư cách là một thực tại khách quan xuất hiện như một quy luật tiến hóa: Chiếc máy tính bảng - phương tiện ghi nhận thông tin của thời hiện đại. Bởi vậy, riêng lĩnh vực này cá nhân tôi ủng hộ ông và bất cứ ai có ý tưởng mang lại một phương tiện thu nhập thông tin hiện đại cho trẻ em nghèo. Còn việc thu nhập thông tin như thế nào - "phi văn hóa truyền thống", hay "chơi gamme"....- thì lại là mục đích sử dụng phương tiện. Điều này nó thuộc về trách nhiệm của những nhà quản lý và phương pháp giáo dục hiệu quả.

Đi sâu vào vấn đề này - và không phải nội dung chính của ý tưởng này, nhưng là tiền đề cho sự kết luận ý tưởng của tôi - thì tôi có thể nói thêm rằng:

Vấn đề được đặt ra tiếp theo chính là làm thế nào để các trẻ em Việt Nam có khả năng xử lý thông tin và chọn lọc được những thông tin hữu ích nhất khi phương tiện thu nhập thông tin hiện đại đã có? Tôi nghĩ đây mới là vấn đề cần bàn - tôi tạm gọi là "Hậu Alan Phan". Có nghĩa là tôi giả thiết ý tưởng của ông đã được thực thi. Bởi vì, nếu không rèn luyện một kỹ năng tiếp thu những tinh hoa được hướng dẫn và một khả năng được hướng dẫn bởi những phương pháp xử lý thông tin thì lúc ấy chiếc máy tính bảng và bộ não con người đều chỉ là phương tiên chứa thông tin như nhau.

Đương nhiên, đến lúc này thì có thể thấy rõ rằng: Kết quả cuối cùng của việc xử dụng phương tiên nhằm mục đích giáo dục

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Kính Sư phụ!! Chúc Sư phụ ngày mới tốt lành!

Thưa Sư phụ, con cũng ủng hộ như ý kiến của Sư phụ

  Quote

...tôi rất ủng hộ một ý tưởng làm sao để cho các trẻ em Việt Nam phương tiện cập nhật thông tin tiên tiến nhất.

rất cần cho thế hệ trẻ tiếp cận, tiếp thu và sử dụng các phương tiện tiên tiến nhất nhưng cần được các ngành chức năng nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi tiến hành đưa đề án vào thực thi.

Riêng về máy tính bảng thì con xin có một chút ý kiến như sau:

- Nếu phát triển máy tính bảng cho những người lớn đã biết sử dụng máy tính và chỉ dùng vào những việc đơn giản thì là rất tiện lợi, sang trọng và hợp lý. Nếu công chức mà dùng thì chỉ có các cấp lãnh đạo thôi vì Công chức làm gì có tiền mà dùng? nó đang là hàng sa sỉ mà!!

- Các em còn nhỏ quá, cần cho các em sử dụng máy tính có bàn phím vật lý, để các em còn tập gõ, để tìm hiểu về máy tính, chứ nếu để máy tính bảng với bàn phím ảo như vậy thì các em sẽ không tập gõ bằng mười đầu ngón tay, mà chỉ dùng 1 ngón tay để chọc vào bàn phím thôi;

- Cần có màn hình to để trách việc các em đọc sách và học trên cái màn hình máy tính bảng nhỏ tý tẹo thế...không phù hợp lắm. nhất là khi tất cả các sách giáo khoa được đưa lên mạng giáo dục và các em phải khai thác hoàn toàn trên máy tính.

- Nếu máy hỏng thì lại không có tiền để sửa chữa? vì sửa chữa máy tính bảng hiện tại đang rất đắt toàn tính bằng USD (kể cả máy tính xách tay như của thày trò mình đang dùng, nếu hỏng đi sửa là họ cũng đã tính tiền USD rồi) vậy trẻ em nghèo khắp đất nước thì làm gì có tiền mà sửa chữa chứ? Nếu muốn sửa lại phải đưa lên thành phố, chứ phố Huyện cũng chưa có khả năng sửa loại máy này.

- Tiến sử dụng mạng hàng tháng là bao nhiêu đồng một tháng? trong khi bố mẹ các em chỉ kiếm được vài trăm ngàn đồng một tháng?

- Hệ thống mạng đã phù hợp hay chưa? trong khi ở các vùng nông thôn hiện nay EVN phát triển mạng điện thoại không dây mà cứ tậm tà tậm tịt, bà con nông dân bây giờ còn bỏ máy vì không dùng được.

- Thưa Sư phụ và quí vị quan tâm!

Vấn đề này phamhung nhận thấy hình như mang tính phát triển thị trường của một công ty cung cấp thiết bị núp bóng phát triển giáo dục thì phải.

Theo phamhung Rất mong các bộ ban ngành chức năng nghiên cứu cẩn thận trước khi đưa đề án vào phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói thật với cái lối suy nghĩ và tư duy của ông PhamHung thì xã hội không bao giờ có thể phát triển được

Máy tính bảng, laptop, hay máy tính bàn, sách, báo, .... hãy coi nó là các phương tiện đi, mục đích chính của ta là gì?

Nếu nói nó là hàng sa sỉ thì ai có tiền thì dùng, ko có tiền thì ông dùng cái khác, nếu cứ nghĩ ta còn nghèo, ta ko nên dùng thì không khác gì những năm 1995 1 loạt các đại biểu quốc hội phản đối đưa internet vào Việt Nam với các lý do tương tự, nếu ngày đó quốc hội đồng ý với mấy ý kiến của mấy ông đó, chắc giờ này VN mình vẫn còn tăm tối lắm

Còn việc dùng bàn phím ảo, màn hình nhỏ đưa ra thật là vớ vẩn, khi thiết kế chả lẽ cái sản xuất nó không tính tới phương án đó, nếu nó là nhược điểm sao thị phần nó bán ra lớn như vậy, năm 2002 apple vẫn đang chìm trong nợ nầm, nhưng đến 2009 đã là 1 trong những thằng giàu nhất thế giới

Còn việc sửa chữa đắt và chi phí internet hàng tháng đắt thì lại là 1 suy nghĩ cực kỳ ấu trĩ và vớ vẩn hết sức, với chi phí 200 ngàn / 1 tháng phí internet như hiện nay là 1 chi phí quá nhỏ so với những thứ mà ta được lại, và nói thật nó còn tiết kiệm hơn những chi phí nếu ko sử dụng nó có khi đến cả chục lần

Vấn đề cốt lõi ở đây là, ai có tiền và có nhu cầu, và cần thiết thì dùng, ai ko cần thiết thì thôi, còn đừng nói ở nông thôn mạng yếu, giờ về quê thấy mấy nhà có con nhỏ học, nhà nào cũng có máy tính, nối internet cả

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/31/2011 at 02:47, 'Vi Tiểu Bảo' said:

Nói thật với cái lối suy nghĩ và tư duy của ông PhamHung thì xã hội không bao giờ có thể phát triển được

Máy tính bảng, laptop, hay máy tính bàn, sách, báo, .... hãy coi nó là các phương tiện đi, mục đích chính của ta là gì?

Nếu nói nó là hàng sa sỉ thì ai có tiền thì dùng, ko có tiền thì ông dùng cái khác, nếu cứ nghĩ ta còn nghèo, ta ko nên dùng thì không khác gì những năm 1995 1 loạt các đại biểu quốc hội phản đối đưa internet vào Việt Nam với các lý do tương tự, nếu ngày đó quốc hội đồng ý với mấy ý kiến của mấy ông đó, chắc giờ này VN mình vẫn còn tăm tối lắm

Còn việc dùng bàn phím ảo, màn hình nhỏ đưa ra thật là vớ vẩn, khi thiết kế chả lẽ cái sản xuất nó không tính tới phương án đó, nếu nó là nhược điểm sao thị phần nó bán ra lớn như vậy, năm 2002 apple vẫn đang chìm trong nợ nầm, nhưng đến 2009 đã là 1 trong những thằng giàu nhất thế giới

Còn việc sửa chữa đắt và chi phí internet hàng tháng đắt thì lại là 1 suy nghĩ cực kỳ ấu trĩ và vớ vẩn hết sức, với chi phí 200 ngàn / 1 tháng phí internet như hiện nay là 1 chi phí quá nhỏ so với những thứ mà ta được lại, và nói thật nó còn tiết kiệm hơn những chi phí nếu ko sử dụng nó có khi đến cả chục lần

Vấn đề cốt lõi ở đây là, ai có tiền và có nhu cầu, và cần thiết thì dùng, ai ko cần thiết thì thôi, còn đừng nói ở nông thôn mạng yếu, giờ về quê thấy mấy nhà có con nhỏ học, nhà nào cũng có máy tính, nối internet cả

Vi tiểu bảo mấy tuổi rồi? suy nghĩ kiểu trẻ con vậy sao? đúng là tư duy kiểu "ở trần đóng khố"

Tôi xin hỏi ông mấy câu sau dây:

1. ông có biết máy tính bảng kết nối internet bằng cách nào không?

2. Cơ sở hạ tầng cuả Việt Nam đã đáp ứng được chưa?

3. Cơ sở dữ liệu về sách giáo khoa dành cho học sinh các cấp đã có chưa?

4. Ông có biết thu nhập của các hộ nông dân được bao nhiêu một tháng không? họ sẵn sàng chi phí hàng tháng bao nhiêu tiền cho 1 đứa con học tiểu học? ăn còn chả đủ, nói gì đến việc đó.

5. Đề án này của ai? ai đề xuất? đã thực sự phù hợp hay chưa?

6. Ông có biết thu nhập bình /quân đầu ở Việt Nam được bao nhiêu không?

7. Tỷ lệ phân hóa giầu nghèo là như thế nào không? trong khi dự án này mục tiêu cho toàn ngành giáo dục.

8. Thu nhập bình quân của cán bộ công chức có đủ sống không? máy tính để bàn còn chả xin được ngân sách để trang bị cho cán bộ nữa là máy tính bảng?

Thưa ông, tôi mới tham dự một hội thảo tại Bộ giáo dục về vấn đề này, ở đó chúng tôi đã có rất nhiều tranh luận về vấn đề này và nhà cung cấp chưa thể trả lời được những điều cần và đủ cho mạng giáo dục đâu.

Đất nước ta đã nghèo rồi thì cần nghiên cứu thật cẩn thận, quy hoạch rõ ràng, rồi cái gì cần trước thì làm trước, chứ không làm phần ngọn rồi lại quay lại để làm phần gốc được thưa ông. (không thể lại giống kiểu bắt đội mũ bảo hiểm xong hàng năm sau mới có quy định về chất lượng mũ?)

Trước khi phát biểu và góp ý phê bình người khác thì phải hiểu cho kỹ vấn đề rồi hãy nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nói thẳng với PhamHung là ông mới là tư duy ở trần đóng khố hiểu không, mà ở trần đóng khố thì đã sao, trước khi nói từ "Tư duy ở trần đóng khố" thì phải hiểu câu đó có nghĩa là gì, chứ đừng học mót rồi té nước theo mưa, trong khi chả hiểu gì về câu đó, với cách tư duy của ông quá thấp và lo những vấn đề không đâu

Và đừng nói đất nước ta còn nghèo, câu đó xưa như quả dưa rồi hiểu không?

Thứ nhất câu hỏi 1: máy tính bảng kết nối internet bằng cách nào tôi quá hiểu, và không phải hỏi tôi về điều đó, 120k/tháng dùng 1 cái sim 3G của Viettel, mà thôi mấy cái này càng nói càng dở, giống như đánh cờ vậy, đánh với thằng thấp thì đầu mình cũng thấp dần theo mà thôi

Còn hỏi dữ liệu về học thì ông nhầm to, không cần nói đâu xa, vấn đề gì, chỉ cần học tiếng anh thôi, quá nhiều phần mềm dạy tiếng anh cho học sinh, ... với cách suy nghĩ của ông thì đúng như thời tôi bắt đầu đi học đại học, tự dưng lúc đó mới biết cái máy tính là cái gì, thấy thiệt thòi vô cùng

Cũng vì cái suy nghĩ đất nước ta còn nghèo nên phải thế lọ thế chai của mấy ông lãnh đạo nhà nước nên mãi VN mới như thế này, tôi đã lấy ví dụ là năm 1995 khi họp quốc hội để đưa internet vào VN rồi đó, nếu mà với cách tư duy của ông, thì giờ này VN còn tăm tối lắm

Cũng vì suy nghĩ như thế, nên đại biểu quốc hội mãi năm ngoái mới được trang bị máy tính sách tay, chứ ko thì cứ ôm khư khư 1 đống tài liệu to oạch (Mà trang bị gì đâu, sony hỗ trợ 100%) đó cứ lo ko đâu, hô 1 tiếng thì quá nhiều đơn vị tài trợ

Còn thu nhập công chức với nông dân bao nhiêu thì ông không phải nói, ông thử về các vùng quê bắc bộ thôi thì sẽ biết, những nhà có con học từ cấp 3 xuống thì đã cho con đi học tin học ầm ầm rồi, lớp 6 bi giờ cũng đã có môn tin học rồi, các nhà cũng mua máy tính cho con học ầm ầm rồi, nên đừng có tư duy kiểu đó nữa, Nếu suốt ngày lo khó khăn ko giám làm, ko giám đầu tư, thì mãi mãi cũng chỉ thế thôi

Chung quy 1 câu là đừng bao giờ nói "Việt Nam mình còn nghèo" câu đó nghe ngứa lỗ tai lắm

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thực ra tôi cũng không đồng ý với cái dự án kia, nhưng tôi ghét nhất những người, chưa đưa ra ý tưởng đã lo khó khăn, rồi thế lọ thế trai

Còn nói về Giáo Dục VN ư, xin thưa, cả nước tất cả mọi người quá ngán ngẩm với cách giáo dục này rồi, bộ Giáo Dục có thể nói là 1 bộ yếu nhất trong các bộ, và đến cả chục năm nay vẫn loay hoay ở cách học, cách dạy, vẫn loay hoay với cái sách giáo khoa, nói thằng tôi cho cái bộ này là yếu kém nhất

Nên đừng mang cái hội thảo, hội theo ra dạo, chỉ tổn mất thời gian đi họp mà chả làm nên trò chống gì, hội thảo ít thôi, bắt tay vào làm đi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng dễ hiểu với tư duy của một người có cách suy nghĩ cấp NGƯỜI SỬ DỤNG nên chỉ được vậy thôi.

Hãy đọc và trả lời hết các câu hỏi của tôi ở trên đi, nếu trả lời được, bạn sẽ hiểu.

Bạn là người có học hẳn hoi, bạn cần tư duy ở tầm lớn hơn thì mới mong giúp ích cho dân cho nước được.

Bạn có biết mỗi dự án kiểu như vậy sẽ làm tốn kém rất nhiều tiền của dân của nước không? trong khi cái lợi mang lại thì...... Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image. Các công ty nước ngoài thường liên kết với các tổ chức và công ty trong nước để mượn cớ các dự án mà nếu nhìn thoáng thì thấy có lợi, nhưng nhìn nhiều chiều và nghiên cứu kỹ thì rất hại cho dân cho nước, tiền mà họ nhận được là tiền mồ hôi sương máu của nhân dân (tiền đó là tiền thuế của nhân dân ta nộp đấy), Vì thế những người có trách nhiệm cần xem xét thật kỹ trước khi cho một dự án triển khai.

  On 12/31/2011 at 07:56, 'Vi Tiểu Bảo' said:

Thứ nhất câu hỏi 1: máy tính bảng kết nối internet bằng cách nào tôi quá hiểu, và không phải hỏi tôi về điều đó, 120k/tháng dùng 1 cái sim 3G của Viettel, mà thôi mấy cái này càng nói càng dở, giống như đánh cờ vậy, đánh với thằng thấp thì đầu mình cũng thấp dần theo mà thôi

Bạn là người trẻ tuổi mà ăn nói hỗn quá, bạn có biết có những vùng người dân còn rất khó khăn, cả năm mới tiết kiệm được vài trăm ngàn không? người ta đang tính chỉ có 40.000đ/tháng thôi mà còn không khả thi, nói gì đến tận 120k/tháng?

Còn hỏi dữ liệu về học thì ông nhầm to, không cần nói đâu xa, vấn đề gì, chỉ cần học tiếng anh thôi, quá nhiều phần mềm dạy tiếng anh cho học sinh, ... với cách suy nghĩ của ông thì đúng như thời tôi bắt đầu đi học đại học, tự dưng lúc đó mới biết cái máy tính là cái gì, thấy thiệt thòi vô cùng

Càng nói càng thấy tư duy của bạn quá kém, dự án của người ta là giảm chi phí in sách giáo khoa, thay vào đó là xây dựng cơ sở dữ liệu từ Bộ giáo dục để các bậc, các cấp dùng sách giáo khoa từ cơ sở dữ liệu của Bộ. chứ cả dự án to thế, cung cấp máy tính bảng để chỉ học tiếng Anh thôi hả??? cười vỡ cả bụng Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Cũng vì cái suy nghĩ đất nước ta còn nghèo nên phải thế lọ thế chai của mấy ông lãnh đạo nhà nước nên mãi VN mới như thế này, tôi đã lấy ví dụ là năm 1995 khi họp quốc hội để đưa internet vào VN rồi đó, nếu mà với cách tư duy của ông, thì giờ này VN còn tăm tối lắm

Điều này không đúng ý của tôi, ý tôi là vẫn rất cần có dự án nhưng là cung cấp máy tính bàn để các em học đã, hiểu chưa bạn?

Cũng vì suy nghĩ như thế, nên đại biểu quốc hội mãi năm ngoái mới được trang bị máy tính sách tay, chứ ko thì cứ ôm khư khư 1 đống tài liệu to oạch (Mà trang bị gì đâu, sony hỗ trợ 100%) đó cứ lo ko đâu, hô 1 tiếng thì quá nhiều đơn vị tài trợ

Bạn nghĩ người ta cho không à??? hãy đặt cương vị bạn là lãnh đạo một tập đoàn thì bạn làm thế không? hay mỗi đồng chi ra phải tính toán kỹ?

Còn thu nhập công chức với nông dân bao nhiêu thì ông không phải nói, ông thử về các vùng quê bắc bộ thôi thì sẽ biết, những nhà có con học từ cấp 3 xuống thì đã cho con đi học tin học ầm ầm rồi, lớp 6 bi giờ cũng đã có môn tin học rồi, các nhà cũng mua máy tính cho con học ầm ầm rồi, nên đừng có tư duy kiểu đó nữa, Nếu suốt ngày lo khó khăn ko giám làm, ko giám đầu tư, thì mãi mãi cũng chỉ thế thôi

Đầu đất ạ, người ta nói là hãy đầu tư xây dựng từ cơ sở hạ tầng đã rồi sau đó mới đưa đề án vào triển khai được.

Chung quy 1 câu là đừng bao giờ nói "Việt Nam mình còn nghèo" câu đó nghe ngứa lỗ tai lắm

với tư duy của người sử dụng, bạn chỉ hiểu được thế thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nói đi nói lại nhức đầu

Chốt hạ là: với VN bi giờ mà phổ cập được mỗi 1 gia đình có học sinh đi học có 1 cái máy tính, nối internet là phúc tổ quá lớn rồi, lại còn bày bặt tiền internet rồi với chả tiền sửa máy tính, nhức đầu

Lại còn bày đặt tour đi tour lại mấy câu của mấy cái ông quan chức, VN còn nghèo, nghe mà ngứa lỗ tai quá ta

Lo mấy cái đó thì đi lo thử cho người đi ô tô phải đổ xăng nhiều ý, nói với mấy người đi ô tô, xe máy, máy bay là, mày đừng đi nữa, tốn xăng lắm, đi xem đạp, hoặc đi bộ thôi, ko tốn gì cả VN còn nghèo

Còn lo các tập đoàn họ đầu tư vào vì họ tính toán, thì đi nói với mấy ông lãnh đạo là, đừng kêu gọi đầu tư nước ngoài nữa, nó đầu tư vào nó tính toán cả đó, mình chỉ toàn thiệt thôi, làm ăn mà toàn tính mình bị thiệt thì chắc làm ăn 1 mình quá

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đừng mang từ thuế của nhân dân vào đây, nghe nó đao to búa lớn quá, hình như tôi bị dị ứng với những người dùng từ này, ko biết họ đã đóng được đồng thuế nào cho nhà nước chưa mà hay dùng từ đó thế

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/31/2011 at 14:33, 'Vi Tiểu Bảo' said:

Nói đi nói lại nhức đầu

Chốt hạ là: với VN bi giờ mà phổ cập được mỗi 1 gia đình có học sinh đi học có 1 cái máy tính, nối internet là phúc tổ quá lớn rồi, lại còn bày bặt tiền internet rồi với chả tiền sửa máy tính, nhức đầu

Lại còn bày đặt tour đi tour lại mấy câu của mấy cái ông quan chức, VN còn nghèo, nghe mà ngứa lỗ tai quá ta

Lo mấy cái đó thì đi lo thử cho người đi ô tô phải đổ xăng nhiều ý, nói với mấy người đi ô tô, xe máy, máy bay là, mày đừng đi nữa, tốn xăng lắm, đi xem đạp, hoặc đi bộ thôi, ko tốn gì cả VN còn nghèo

Còn lo các tập đoàn họ đầu tư vào vì họ tính toán, thì đi nói với mấy ông lãnh đạo là, đừng kêu gọi đầu tư nước ngoài nữa, nó đầu tư vào nó tính toán cả đó, mình chỉ toàn thiệt thôi, làm ăn mà toàn tính mình bị thiệt thì chắc làm ăn 1 mình quá

Mình nghĩ Vi Tiểu Bảo nên kiềm chế và có cái nhìn thấu đáo hơn 1 chút! Với bạn vài chục ngàn không là cái gì, nhưng nếu bạn đọc blog của anh Trần Đăng Tuấn về trẻ em vùng cao thì sẽ có cái nhìn khác đấy. Rất mong Vi Tiểu Bảo bớt thời gian xem qua:

http://trandangtuan.wordpress.com/2011/10/18/hom-nay-len-su%E1%BB%91i-giang/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanks Thích Đủ Thứ, mình thì suy nghĩ thế này, trong làm ăn, cũng như trong việc phát triển đất nước, muốn có bước tiến vượt bậc, và bứt phá, thì cần phải chấp nhận hi sinh những con tốt thí, tức là phải chấp nhật mất quân, ... thiệt hại mới đạt được mục đích mong muốn, nếu 1 xã hội cào bằng san phẳng thì đảm bảo xã hội đó sẽ ko thể nào phát triển được

Cũng như việc đưa internet vào VN vậy, lúc đầu ko ai nghĩ rằng nông thôn có thể sử dụng internet, hoặc người nghèo khi đó có thể xử dụng internet, cũng như mạng di động vậy, lúc đầu ko ai nghĩ người dân bình thường có thể có tiền để xử dụng điện thoại di động, nhưng bi giờ thì mọi người có thể thấy rõ hiệu quả của nó như thế nòa

Cũng như khi làm đường dây 500kv bắc nam cũng vậy, rất nhiều chuyên gia phản đối, vì nó tốn kém trong khi VN còn nghèo và khi làm song nó chưa chắc đã phục vụ tốt lợi ích cho nhân dân, và hiệu quả của nó chưa chắc đã tốt, nhưng bây giờ có thể thấy nó quan trọng như thế nào

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tìm vũ khí chống chiến tranh mạng

Cập nhật lúc :3:06 PM, 09/11/2011

Các nhà nghiên cứu của Lầu Năm Góc đang có kế hoạch đẩy nhanh quyết tâm tạo ra những vũ khí tấn công để sử dụng trong chiến tranh mạng.

(ĐVO) Điều này cho thấy Mỹ ngày càng lo ngại về các mối đe dọa kỹ thuật số.

Regina Dugan, Giám đốc Cục Dự án nghiên cứu tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) cho biết: "Chính phủ Mỹ cần “nhiều lựa chọn hơn và tốt hơn” để bảo vệ đất nước trước các vụ tấn công vào các hệ thống mạng nhạy cảm của Mỹ, và phải đầu tư vào việc nghiên cứu các công cụ tấn công và phòng thủ".

Tin tưởng rằng những cuộc tấn công mạng là mối đe dọa thực thụ đối với các hệ thống của Mỹ, kể cả hệ thống quân sự, bà Regina Dugan cho biết: “Trong những năm tới chúng tôi sẽ tập trung ngày càng nhiều công tác nghiên cứ mạng vào việc điều tra các khả năng tấn công để giải quyết những vấn đề chuyên về quân sự”.

DARPA đã đề nghị tăng ngân sách cho nghiên cứu mạng từ 120 triệu lên 208 triệu USD trong dự toán ngân sách năm 2012, và lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã đề nghị một ngân sách là 500 triệu USD cho công tác an ninh mạng trong 5 năm tới.

Bà Dugan cho biết, trong khi những nước khác tìm cách nâng cao khả năng chiến tranh mạng và mối đe dọa của những cuộc tấn công kỹ thuật số ngày một gia tăng, Mỹ phải tìm cách phát triển vũ khí “tiến công” để bảo vệ an ninh của nước mình. Tuy nhiên, bà này không nói rõ là loại vũ khí nào sẽ được triển khai sử dụng.

Một nghiên cứu gần đây của DARPA về an ninh mạng trong mấy tháng qua kết luận: Chính phủ Mỹ cần phải suy nghĩ lại việc làm thế nào để bảo vệ không gian mạng để đối phó được với một mối đe dọa phát triển với tốc độ ánh sáng.

Nghiên cứu của DARPA cho thấy an ninh phần mềm trong 2 thập kỷ qua đã trở nên ngày càng phức tạp – liên quan đến gần 10 triệu dòng mã – trong khi một số loại virus và các cuộc tấn công mạng đòi hỏi trung bình 125 dòng mã cho một phần mềm độc hại.

DARPA vừa tổ chức một hội thảo “mạng chuyên đề” tại Arlington, ngoại ô Washington, nhằm giúp tìm ra cách thức tốt nhất để đối phó với các mối đe dọa kỹ thuật số. Khách mời gồm đại diện giới công nghiệp, chính phủ và giới học giả, bao gồm cả một số hacker "mũ trắng".

Chính trong cuộc hội thảo này, Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia, cơ quan tình báo bí mật tiến hành nghe trộm trên truyền thông nước ngoài và Tư lệnh về mạng mới được bổ nhiệm cho quân đội Mỹ, tướng Keith Alexander, đã đề xuất một cách cải thiện chiến lược phòng thủ mạng của đất nước: Điện toán đám mây.

Bằng việc chuyển sang sử dụng “kiến trúc mây”, Mỹ sẽ tiết kiệm đựơc tiền bạc và ở vị thế tốt hơn để bảo vệ các hệ thống máy tính quan trọng của mình. Tướng Alexander nói. Hệ thống trang mạng phức tạp của chính phủ và quốc phòng hiện tại của Mỹ rất khó sử dụng và cơ quan tình báo khó có thể theo dõi các vụ xâm nhập hoặc tấn công.

>> Chuyên đề: Chiến tranh mạng

>> 2 vệ tinh của Mỹ bị tấn công tin học

>> Mỹ trấn an vụ trung tâm UAV 'dính' virus

>> Phản gián Mỹ cảnh báo gián điệp tin học Nga, Trung Quốc

Phạm Ngọc Uyển (tổng hợp)

===================================

Buồn cười nhất là như thế này: Khi các chuyên viên kỹ thuật nhận được lệnh tấn công đối phương và họ được giao mật khẩu. Nhập mật khẩu vào máy và enter - các tên lửa phát nổ ngay tại bệ phóng. Chiến tranh kết thúc! Hôm sau, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải về sự cố nổ hầm chứa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử. Coi như một tai nạn. Hết phim.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/31/2011 at 15:25, 'Vi Tiểu Bảo' said:

Thanks Thích Đủ Thứ, mình thì suy nghĩ thế này, trong làm ăn, cũng như trong việc phát triển đất nước, muốn có bước tiến vượt bậc, và bứt phá, thì cần phải chấp nhận hi sinh những con tốt thí, tức là phải chấp nhật mất quân, ... thiệt hại mới đạt được mục đích mong muốn, nếu 1 xã hội cào bằng san phẳng thì đảm bảo xã hội đó sẽ ko thể nào phát triển được

Cũng như việc đưa internet vào VN vậy, lúc đầu ko ai nghĩ rằng nông thôn có thể sử dụng internet, hoặc người nghèo khi đó có thể xử dụng internet, cũng như mạng di động vậy, lúc đầu ko ai nghĩ người dân bình thường có thể có tiền để xử dụng điện thoại di động, nhưng bi giờ thì mọi người có thể thấy rõ hiệu quả của nó như thế nòa

Cũng như khi làm đường dây 500kv bắc nam cũng vậy, rất nhiều chuyên gia phản đối, vì nó tốn kém trong khi VN còn nghèo và khi làm song nó chưa chắc đã phục vụ tốt lợi ích cho nhân dân, và hiệu quả của nó chưa chắc đã tốt, nhưng bây giờ có thể thấy nó quan trọng như thế nào

Cảm ơn VTB đã thẳng thắn chia sẻ!

Với suy nghĩ của VTB, rất dễ dẫn đến suy nghĩ những người tàn tật chỉ cản trở sự phát triển của xã hội. Nhưng VTB hãy nhớ, S. Hawking - 1 trong những nhà vật lý lý thuyết vĩ đại nhất còn sống cũng chỉ là người tàn tật trong con mắt người thường! Sự phát triển của xã hội loài người dựa trên nền tảng sự kế thừa tri thức - chứ không phải sức mạnh cơ bắp. So với muôn loài, con người không có sức mạnh như voi, tê giác; không có nanh vuốt nhọn như sư tử, hổ, báo; không có bước nước rút thần tốc như của loài linh dương; không có khả năng leo trèo như loài khỉ vượn; không có khả năng bay lượn như loài đại bàng ... nhưng loài người vẫn đang chiếm ưu thế trên trái đất dựa vào cái gì? Đừng nhìn về khía cạnh người ta thua thiệt về tiền bạc mà vội kết luận người ta phải chịu thiệt thòi! So về mức độ hạnh phúc, người có thu nhập hàng năm 10.000 USD chưa chắc đã hạnh phúc hơn người có thu nhập hàng năm 1.000 USD!

Sự hy sinh VTB đề cập đến, mình xin nói thẳng, chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Cụ Nguyễn Trãi đã mở đầu Bình Ngô đại cáo với câu thơ đáng để cho mọi đấng quân vương phấn đấu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Người tham mưu hoặc tự mình thấy việc hy sinh một số người để lo cho đại cục chỉ có thể đứng đầu 1 ngành, làm chúa 1 phương, làm vua 1 nước nhưng không thể làm bá chủ thiên hạ, làm vua của muôn đời. Kế toàn vẹn, lo cho muôn người mới là kế sâu rễ bền gốc!

VTB nghĩ là chấp nhận hy sinh một số thành phần để tạo sự tiến bộ? Nếu VTB có 1 chiếc xe ô tô, VTB sẽ hi sinh phần nào trong chiếc xe? Trên cơ thể VTB, VTB hi sinh bộ phận cơ thể nào? Hi sinh 1 bộ phận chiếc xe, 1 phần cơ thể trong hoàn cảnh nào? VTB có 1 chai nước, đem nó cho 1 anh chàng đang phè phỡn bên bể bơi có ích hơn hay cho 1 lữ khách đang lê bước trên sa mạc tốt hơn, chắc VTB tự nhận ra chứ?

Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay