Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc tuyên bố chuẩn bị trồng rau trên sao Hỏa

Thứ Ba, 04/12/2012 - 16:12

(Dân trí) - Báo chí nhà nước Trung Quốc cho biết các nhà du hành vũ trụ nước này đang chuẩn bị trồng rau tươi trên sao Hỏa và mặt trăng sau khi các nhà nghiên cứu đã hoàn thành xuất sắc thử nghiệm ban đầu ở Bắc Kinh.

Posted Image

Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động nhằm đưa người lên mặt trăng. Trong ảnh là Trạm không gian Thiên Cung 1, đã được hoàn tất khâu lắp ráp.

Tân Hoa xã ngày 3/12 cho biết, 4 loại rau đã được trồng trên “hệ thống hỗ trợ môi trường sống”, một khoang 300m3, sẽ cho phép các nhà du hành vũ trụ phát triển không gian, nước uống và thực phẩm của riêng họ trong các sứ mệnh vũ trụ.

Họ hi vọng hệ thống, dựa vào các loài cây vào tảo, sẽ “được dùng cho các căn cứ ngoài trái đất như trên mặt trăng và sao Hỏa”, tờ báo cho biết.

Những người tham gia cuộc thử nghiệm có thể “thu hoạch rau xanh để dùng bữa”, Tân Hoa xã dẫn lời Deng Yibing, nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo du hành gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho hay.

“Các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc trong tương lai có thể có rau xanh và oxy khi trồng trọt ở các căn cứ ngoài trái đất”, Tân Hoa xã cho biết. Tờ báo cũng cho biết thêm đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên Trung Quốc tiến hành.

Trung Quốc trước đó cho biết nước này dự kiến sẽ phái tàu thăm dò mặt trăng lên bề mặt mặt trăng vào năm tới. Đây là một phần trong chương trình không gian đầy tham vọng của nước này, trong đó có kế hoạch dài hạn nhằm đưa con người lên mặt trăng.

Cường quốc châu Á này hiện đang tăng tốc các hoạt động đưa người chinh phục không gian, trong khi Mỹ, nước tiên phong trong lĩnh vực này từ nhiều năm trước, lại rút bớt một số chương trình của mình, như cho đội tàu con thoi biểu tượng của mình “về hưu”.

Trong sách trắng không gian gần đây nhất, Trung Quốc cho biết đang nỗ lực đưa người đặt chân lên mặt trăng, thành công hiện mới chỉ có Mỹ đạt được, mà lần gần đây nhất là vào năm 1972.

Theo chí nhà nước Trung Quốc, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc Dương Lợi Vĩ tháng trước cho biết các nhà du hành nước này có thể thành lập một chi bộ Đảng trong không gian. “Nếu chúng ta thiết lập một chi bộ đảng trong không gian, thì đây sẽ là chi bộ đảng “cao nhất” trên thế giới”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Dương cho hay. Ông Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian và bay quanh quỹ đạo trái đất trên tàu Thần Châu 5 vào năm 2003.

Vũ Quý

Theo AFP

===============

Sự xác định "Không thể có bất kỳ một sinh vật ngoài hành tinh" , là kết quả nhiều năm nghiên cứu về bản chất của khái niệm "Khí" cực kỳ bí ẩn tTTNC Lý học Đông phương - tổ chức nghiên cứu độc lập - phi chính phủ, lần đầu tiên công khai đưa một định nghĩa về khái niệm này.

Nay người Trung Quốc cho rằng: Họ có thể trồng rau trên sao Hỏa. Nếu họ làm được thì Thiên Sứ tui sẽ xem xét lại tất cả những ý niệm về khí theo cách hiểu của cá nhân tôi. Bởi vì, nếu họ thực hiện được một chu kỳ sinh học của một sinh vật (Là rau) trong một môi trường ngoài trái Đất, thì điều đó có nghĩa là có khả năng tồn tại sự sống ngoài trái Đất - cho dù sự trồng rau trong một môi trường trái Đất thu nhỏ, mà họ gọi là: “hệ thống hỗ trợ môi trường sống”,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải quân Ấn Độ sẵn sàng điều quân vào Biển Đông

Thứ Ba, 04/12/2012 - 08:27

(Dân trí) – Phát biểu trước báo giới ngày 3/12, người đứng đầu hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi khẳng định rất quan ngại trước sự hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc và có thể điều tàu chiến tới Biển Đông để bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ tại đây.

Posted Image

Chỉ huy hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi


Trước câu hỏi của các phóng viên đề nghị cho biết quan điểm trước sự hiện đại hóa nhanh chóng của hải quân Trung Quốc, đô đốc D K Joshi khẳng định: “Đúng, các bạn nói đúng. Việc hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc thực sự ấn tượng…Đó quả thực là một mối quan ngại lớn với chúng tôi. Chúng tôi hiện liên tục đánh giá tình hình và đề ra các lựa chọn cũng như chiến lược”.

Khi được hỏi về khu vực Biển Đông, nơi Ấn Độ và Trung Quốc từng có va chạm hồi năm ngoái, người đứng đầu hải quân Ấn Độ cho biết, mặc dù không phải một trong các bên tranh chấp về chủ quyền tại đây nhưng Ấn Độ vẫn có những lợi ích như tự do hàng hải và thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển này.

“Chúng tôi có thể không hiện diện tại vùng biển đó quá thường xuyên, nhưng một khi lợi ích của đất nước đòi hỏi, ví dụ như ONGC Videsh, chúng tôi sẽ buộc phải tới đó và hải quân đã chuẩn bị cho việc đó. Liệu chúng tôi có tổ chức diễn tập vì mục đích này, câu trả lời ngắn gọn là có”, ông Joshi tuyên bố.

Hiện tập đoàn Dầu và khí tự nhiên Ấn Độ (ONGC) trực thuộc chính phủ Ấn Độ đang có cổ phần tại một mỏ khí tự nhiên thuộc khu vực bể Nam Côn Sơn của Việt Nam. Ông Joshi cũng khẳng định một trong những mối quan tâm hàng đầu của Ấn Độ tại Biển Đông là quyền tự do hàng hải.

“Không chỉ chúng tôi mà tất cả mọi người đều cho rằng vấn đề phải được giải quyết bởi các bên liên quan, theo luật pháp quốc tế đã được quy định tại Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). Đó là yêu cầu trên hết của chúng tôi”.

Thanh Tùng Theo Thời báo Ấn Độ

==================

Cô gái Ân Độ đã chính thức ngồi vào sòng bạc, trong "Canh bạc cuối cùng", vì quyền lợi của chính cô ta, chưa cần đến sự mời chào của Hoa Kỳ.Posted Image

Bởi vậy, những thứ tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" làm sao hiểu nổi những bí ẩn này.

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Ngư dân Việt Nam là mục tiêu chính trong kế hoạch chặn bắt tàu thuyền của Trung Quốc”
Thứ Hai, 03/12/2012 - 07:01

(Dân trí) - Ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm tới đầu tiên trong chính sách chặn bắt tàu thuyền của Trung Quốc ở Biển Đông, một quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận với báo Mỹ ngày 1/12.

Mỹ, Philippines chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè ở Biển Đông
Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông

Posted Image
Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách chặn xét tàu thuyền của các nước hoạt động trong phạm vi “đường chín đoạn” mà nước này ngang nhiên tự vẽ ra ở Biển Đông.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên báo New York Times của Mỹ số ra ngày 1/12, một quan chức tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) công khai thừa nhận ý đồ chặn bắt tàu thuyền nước ngoài của Trung Quốc tại Biển Đông là nhằm tăng cường năng lực khống chế các quần đảo nằm bên trong “đường lưỡi bò”, với ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm tới trước tiên.

“Phạm vi áp dụng bao trùm toàn bộ các hòn đảo hay bãi đá nằm bên trong đường 9 đoạn và các vùng biển lân cận”, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, xác nhận với phóng viên tờ New York Times trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Quan chức này khẳng định các quy định mới sẽ được áp dụng kể từ đầu tháng 1/2013 trên toàn bộ các hòn đảo nằm rải rác trên Biển Đông và các vùng biển xung quanh. Với quyết định mới này, lực lượng công an biên phòng Trung Quốc sẽ được phép chặn giữ, lục soát và trục xuất các tàu thuyền nước ngoài hoạt động bên trong khu vực lãnh hải 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Ông này cũng công khai khẳng định với báo Mỹ rằng mục tiêu trước mắt của quyết định mới này là nhằm đối phó với các tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển xung quanh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi được Trung Quốc gần đây chọn để đặt trụ sở của cái gọi là "thành phố Tam Sa",

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và đặt tên là đảo Vĩnh Hưng. Gần đây, Trung Quốc đã chọn đảo Phú Lâm để đặt trụ sở chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính được thành lập trái phép hồi tháng 7 vừa qua để quản lý toàn bộ Biển Đông. Ngoài ra, Phú Lâm cũng là nơi được Trung Quốc đặt đại bản doanh của đơn vị quân đội đồn trú trên Biển Đông.

Đức Vũ

===============
- Thế giới này sẽ phải hội nhập để xuất hiện một nền văn minh toàn cầu. Cơ sở hạ tầng của nó đã được thiết lập với quy luật tiến hóa của vũ trụ
- Đó chính là những phương tiện giao thông và hệ thống thông tin toàn cầu.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này chính là sự lột xác để tiến hóa.


* Nhưng phương thức hội nhập như thế nào:
Một cuộc chiến khốc liệt giành ngôi bá chủ, hay là một cuộc hội nhập trong khả năng trí tuệ và hiểu biết của con người thì chưa được quyết định vào lúc này - chính bởi lý thuyết thống nhất vũ trụ đã xuất hiện và có khả năng cản trở một cuộc chiến khốc liệt này.
Vấn đề còn lại là Việt sử 5000 năm văn hiến có được công nhận một cách minh bạch hay không.
Những hành vi của người Trung Quốc đang đẩy tới xu hướng chứng nghiệm cho lời tiên tri của bà Vanga:
"Lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại, nhưng chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt".
Thật tội nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn chưa tới hạn 15, Tháng Giêng Việt lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Đông như chảo dầu đang sôi!

Thứ Ba, 04/12/2012 23:26

Philippines không đóng thị thực nhập cảnh trên cả hộ chiếu “lưỡi bò” lẫn hộ chiếu cũ của Trung Quốc

Ngày 4-12, Philippines lên tiếng yêu cầu Trung Quốc làm rõ các bài báo đưa tin cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ “được phép” chặn, kiểm tra, bắt giữ, tịch thu cũng như trục xuất tàu thuyền “xâm phạm” vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông từ ngày 1-1-2013.

Posted Image

Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng đến biển Đông. Ảnh: REUTERS

Đe dọa cộng đồng quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Manila đã gửi yêu cầu trên qua đường ngoại giao vào ngày 1-12. “Chúng tôi muốn Trung Quốc ngay lập tức phải làm rõ những bài báo nêu trên. Nếu truyền thông đưa tin đúng thì hành động có tính toán này của Bắc Kinh là mối đe dọa trực tiếp đối với toàn thể cộng đồng quốc tế. Nó không chỉ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà còn cản trở tự do hàng hải và thương mại” - ông Hernandez nhấn mạnh. Trước đó, ngày 3-12, Bộ Ngoại giao Singapore cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc. Trong một tuyên bố, chính phủ Singapore nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không hành xử khiêu khích. Tất cả các bên phải tôn trọng những nguyên tắc luật quốc tế đã được chấp nhận và kiềm chế những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”. Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 30-11 cũng gọi kế hoạch của Trung Quốc là “bước ngoặt hết sức nguy hiểm”. Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 3-12, Philippines bắt đầu không đóng dấu thị thực lên cả hộ chiếu điện tử có in bản đồ “lưỡi bò” lẫn các hộ chiếu cũ của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ không đóng dấu tất cả để tránh gây rối cho các lãnh sự quán và nhân viên nhập cư. Hiện đã có lãnh sự quán Philippines tại Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Macau, Thượng Hải và Hạ Môn của Trung Quốc thực hiện quy định này.

Ấn Độ sẵn sàng ra biển Đông

Phát biểu tại cuộc họp báo kỷ niệm Ngày Hải quân ở New Delhi ngày 3-12, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi, cho biết nước này sẵn sàng điều quân ra biển Đông để bảo vệ các lợi ích ở đây.

Đô đốc Joshi nhấn mạnh: “Hải quân Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng thực sự rất ấn tượng song cũng là mối lo ngại lớn đối với chúng tôi”.

Theo ông Joshi, không phải là Ấn Độ muốn có mặt ở biển Đông “quá thường xuyên” song New Delhi có các lợi ích tại khu vực này như tự do hàng hải và thăm dò các nguồn tài nguyên. “Nếu cần phải bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ, chẳng hạn Videsh (công ty khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Tập đoàn Dầu mỏ và Khí tự nhiên - ONGC), chúng tôi sẽ tới biển Đông và đã sẵn sàng cho việc này” - ông nói. Công ty Videsh thăm dò 3 lô dầu khí của Việt Nam trên biển Đông từ năm 2011, hiện đã có một lô bắt đầu sản xuất dầu, theo Đô đốc Joshi. Ông cũng tiết lộ hải quân Ấn Độ đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập để ứng phó với những tình huống bất ngờ. Trước nay, hải quân Ấn Độ tự giới hạn phạm vi ảnh hưởng chủ yếu trên Ấn Độ Dương, từ vịnh Aden đến eo biển Malacca. Tuyên bố của ông Joshi có thể đánh dấu một bước chuyển trong chính sách, đặc biệt là nhắm vào Trung Quốc. Tuy vậy, Ấn Độ khẳng định không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông mà chỉ muốn bảo vệ tự do hàng hải theo UNCLOS.

Trước đây, vào tháng 3-2012, Trung Quốc từng lên tiếng cảnh báo Ấn Độ tránh xa biển Đông, nhất là không được thăm dò và khai thác dầu khí tại đây.

Trong khi đánh giá thấp tàu sân bay mới của Trung Quốc với lý do còn lâu nó mới vận hành chiến đấu được, Đô đốc Joshi lại chú ý đến tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông ám chỉ Ấn Độ sẽ phát triển được loại tên lửa này.

MỸ NHUNG

===============

Theo PT Lạc Việt thì vận này Thái Tuế nhập Trung cung. Nên Thái Tuế đi đến đâu càng rắc rối hơn. Cũng theo Phong Thủy Lạc Việt - do sự phục hồi phương pháp định tâm của Phong thủy chính thống từ nền văn minh Việt, nên đã xác định một cách chính xác vị trí Thái Tuế đang chiếu đúng vào phần biển Đông của Phi Luật Tân và Việt Nam. Nhưng gần hết năm rồi. Sang năm sẽ khác đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về ví dụ của thằng ABC, em của trai_viet_o_houston bị tông xe có phải tham nhũng hay không thì câu trả lời: Không.

Tại sao không? Tại vì, ở Mỹ chúng ta đóng insurance xe 2 chiều nên khi mình đụng người ta hay bị người ta (không có bảo hiểm) đụng mình thì hãng bảo hiểm đều bồi thường cho mình và cho người bị mình đụng. Do đó, bác sĩ có khám sơ hay cẩn thận là ăn thua mình có xem trọng sức khỏe của mình hay không để yêu cầu bác sĩ khám cho chu đáo. Vì nếu có sự yêu cầu của mình thì không chỉ là cái bắt tay với bác sĩ và sau này với $2000 ngon ơ dễ dàng đó có đủ để chi trả cho những chứng hậu di mà ngay lúc đó tưởng chừng không sao cả (you take your chance). Hãng bảo hiểm làm đúng luật, tôi đã bồi thường cho anh và anh đồng ý vì anh đáng hưởng với số tiền đóng bảo hiểm hàng tháng của anh với chúng tôi. Khám bác sĩ, thì bác sĩ thu tiền vì đó là nghề nghiệp của họ và do anh không cần tôi khám chu đáo thì đó là chuyện của em trai của trai_viet_o_houston vậy.

=============

Bài blog mà bạn gửi sẽ có một vài ý kiến cho một bài viết sau.

Chào Auco. Khi bị tai nạn như vậy thì bảo hiểm đền 2 loại tiền. 1: Tiền bill bác sỹ; 2: "pain and suffering": chính là loại tiền "đủ để chi trả cho những chứng hậu di mà ngay lúc đó tưởng chừng không sao cả". Loại tiền mà tôi đề cập trong bài chỉ là loại thứ nhất. Cái vấn đề ở đây là tiền bill bác sỹ cả 3 bên đều biết là không tới $4000, mà vẫn vui vẻ thực hiện (nhấn mạnh: cả 3 bên, bao gồm bảo hiểm). Vậy số tiền đó ở đâu? AI phải chiu? Nếu trả lời câu hỏi này rốt ráo, tôi nghĩ phải cần 1 bài viết dài. Chứ nếu ABC lấy những gì ABC xứng đáng được nhận thì nói làm gì. Nhưng thôi, mục đích của tôi tham gia chỉ là tò mò muốn biết biện pháp của chú Thiên SỨ thế nào thôi. Để làm lợi cho kiến thức của mình. Chứ tôi không có ý tranh luận với bất cứ ai về bất cứ cái gì khác trong diễn đàn. Trân trọng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã lời thề trên phiến đá cổ nghìn năm tại Đền Hùng

logo-vtcnews_082349.jpgVTC News – 16 giờ trước

Các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn tạm đặt khoảng mốc lịch sử dân tộc Việt là hơn 4000 năm dựng và giữa nước. Có hai phiến đá được coi là cột mốc thời gian đánh dấu điểm “tiệm cận” đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

>> Người đàn ông bị buộc gạch chết dưới sông

>> Rò rỉ khí độc, 42 học sinh nhập viện

Chúng được đặt ở hai đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ (thuộc khu di tích Đền Hùng). Kinh qua thời gian, dẫu khu di tích Đền Hùng nhiều lần được tu bổ xây dựng, song hai phiến đá này vẫn ở nguyên vị trí cũ.

Lời thề trên đá

Tôi có dịp được trò chuyện cùng nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Kim Biên xoay quanh một nghi vấn về hai phiến đá đặt thờ tại Đền Hạ (Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ) vốn được lưu truyền trong dân gian với những câu chuyện huyền bí, linh thiêng.

Vẻ bề ngoài hai tảng đá trên không có gì đặc biệt. Đó chỉ là hai tảng đá sạn kết tự nhiên không đục đẽo gia công gì, bề mặt lồi, gần tròn, đường kính khoảng 60cm, chiều cao khoảng độ 40cm. Kích thước hai tảng to nhỏ chênh nhau một chút xíu. Dẫu vậy, không có bất kỳ ai dám tỏ thái độ “bất kính” trước hai phiến đá này.

Cuốn ngọc phả lưu ở Đền Hùng, đoạn nói về sự kiện Vua Hùng thứ 18 (Duệ Vương) nhường ngôi cho Thục Phán và Thục Phán lên núi Nghĩa Lĩnh dựng đền thờ Vua Hùng, lập hai trụ đá thề tạm dịch như sau: “Hôm sau Tản Viên can vua rằng: nhà Hùng hưởng nước trải đã lâu, ý hẳn lòng giời có hạn mới khiến Thục Vương thừa lúc hở cơ đánh lại ta.

C148044DC-312-da-in1_1.jpg

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Kim Biên diện kiến Lưỡng thạch trụ

Vả lại, nước Thục vốn là chủ bộ Ai Lao cũng là tông phái hoàng đế trước đây vậy. Thế nước chẳng được yên đều bởi tiền định. Vua tiếc gì một cõi phương Nam mà trái ý trời để hại đến sinh linh...

Vua nghe theo, đưa thư cho Thục Vương bèn nhường cả nước. Thục Vương sai sứ lại ta. Vua nhân đó trao cho Thục Vương nỏ thần… Thục An Dương Vương được nước cảm kích việc nhường ngôi của Duệ Vương công đức bằng trời đất. Bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh dựng giao đài để cho nước nhà thờ phụng.

Dựng hai trụ đá ở giữa núi chỉ lên trời mà khấn rằng: nguyện có trời cao lồng lộng soi xét chẳng sai, nước Nam trường tồn lưu ở miếu vũ Hùng Vương. Ví bằng vua sau nối nghiệp trái ước nhạt thề thì sẽ bị trăng búa gió rìu vùi dập làm cho cô độc”.

Theo nhà sử học Vũ Kim Biên: hai phiến đá đó có liên quan đến cuộc chuyển giao quyền lực cách đây cả mấy ngàn năm lịch sử. Cụ thể: Thục Phán được Vua Hùng truyền ngôi và trao cho nỏ thần, liền dựng đền thờ nhà Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, lập hai trụ đá thề ở bãi bằng giữa núi thề giữ nước và cúng bái vua Hùng. Lại làm miếu thờ mẹ Tản Viên ở động Lăng Xương để tạ ơn.

Giả thiết này càng được minh chứng khi nhà sử học trực tiếp được nhìn, ngắm, sờ vào hiện vật là hai tảng đá đó với tên gọi “Lưỡng thạch trụ”. Theo những gì ông nhớ thì vào khoảng tháng 11/2011, tình cờ được thấy nguyên hình Lưỡng thạch trụ và ngộ ra mọi chuyện.

Khi ông có dịp được Đài Truyền hình Phú Thọ nhờ lên Đền Hùng giới thiệu cây thiên tuế trước cửa chùa mà bản thân ông đã chứng minh đó là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ Đại đoàn 308 trước khi vào tiếp quản thủ đô ngày 18/9/1954. Tại đây, Bác nói câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy đất nước”.

Làm việc xong, ông rủ một người trong đài vào Đền Hạ xem hai tảng đá nghi là Lưỡng thạch trụ. Đền Hạ lúc này quây bạt kín xung quanh để xây lại, anh em công nhân bảo, “hai tảng đá” chúng cháu đào đem để ở hè chùa, đến đó mà xem.

Tôi giật mình nghĩ bụng: “Mấy anh này liều thật, dám đụng vào vật thiêng bao đời, rất sợ”. Và quả thật, theo lời kể của chủ thầu xây dựng thì từ khi anh em công nhân dịch chuyển hai phiến đá ấy thì cứ “thi nhau lăn ra ốm, không rõ nguyên nhân”.

Thiếu thợ khiến thời gian xây dựng bị kéo dài. Chỉ sau khi đặt trả lại hai phiến đá vào đúng vị trí như trước thì chuyện ốm đau của anh em thợ này mới chấm dứt và công việc xây dựng mới “xuôi chèo mát mái”.

Cũng từ đó trở về sau, bản thân nhà sử học Vũ Kim Biên để ý đến hai tảng đá đó và tự đặt ra câu hỏi: Hai tảng đá đó có tự bao giờ? Để làm gì? Sao thời Lê làm Đền Hạ người ta lại không dám bỏ đi? Có phải là hai trụ đá thề không? Nếu đúng Lưỡng thạch trụ thì dài bao nhiêu, đục đẽo thế nào? Người xưa sử dụng để làm gì?

Vén mà bí mật

Sau thời điểm được diện kiến Lưỡng thạch trụ, ông Vũ Kim Biên đã viết cuốn truyện Cột đá thề, có nhờ họa sĩ vẽ bìa cho cuốn chuyện đó với hình ảnh hai cột đá như hai quả bầu dục dựng đứng.

Tuy nhiên, đến tận thời điểm đó, bức màn bí mật về Lưỡng thạch trụ chưa được làm sáng rõ, còn nhiều nghi vấn. Theo trí nhớ của nhà sử học thì khoảng mồng 3 Tết Nhâm Thìn, ông lên lễ Đền Hùng, vào Đền Hạ xem, khi đó.

Lưỡng thạch trụ được đặt vào hai bên đầu bàn thờ gian giữa Đền Hạ. Lúc ấy, thấy ông từ đứng lên tảng đá để với vào trong bàn thờ, tôi bảo ông: “Đấy là đá thiêng, chớ đứng lên như thế. Ông từ cả thẹn vội bước xuống ngay.

C148044DC-312-da-in2.jpg

Vết chém trên Lưỡng thạch trụ 2 Sau nhiều lần diện kiến như vậy, ông mới ngộ ra rằng, Lưỡng thạch trụ chỉ dùng để chém dao lúc thề bồi mà thôi. Liên hệ với cách thề bồi của dân ta trước Cách mạng Tháng 8/1945, khi hai người có bất bình điều gì hay giao ước điều gì, họ tuyên bố xong lấy dao chém vào đá để khẳng định mình không sai lời, bởi thế có câu “chắc như dao chém đá”.

Có lẽ thời Thục Phán cũng vậy, ông cho đặt hai tảng đá ở giữa bãi bằng lưng chừng núi (Lưỡng thạch trụ ư sơn trung) để tiến hành hội thề. Dự đoán khi Vua Hùng sai Tản Viên tuyên chiếu nhường ngôi, tiếp theo Thục Phán phát lời thề. Rồi Thục Phán dùng gươm chém vào một tảng đá, Tản Viên chém vào một tảng đá để thần linh chứng giám.

Sự tích hai tảng đá này được nhân dân quanh núi Nghĩa Lĩnh truyền tụng. Trải hàng nghìn năm, hai tảng đá bị đất vùi lấp chỉ còn nổi trên mặt đất như hai cái thúng úp, chẳng ai dám động đến, chẳng rõ ở dưới thế nào.

Thời nhà Lê làm Đền Hạ trùm lên hai trụ đá đó, phải chăng nhằm giữ gìn đôi báu vật lịch sử cho con cháu muôn đời. Chỉ biết rằng đến tận ngày nay, người dân trong vùng vẫn dâng lễ thành tâm và sờ tay lên hai phiến đá ấy để cầu vận may, sức khỏe.

Theo Sức khỏe và Đời sống

=======================

Thiên Sứ tôi không bao giờ căn cứ vào sự giải mã những giá trị văn hóa truyền thống làm cơ sở để minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến cả. Chỉ cần hé lộ điều này là đám tư duy "Ở trần đóng khố" nhao nhao như chuột phản biện ngay. Toàn giáo sư , viện sĩ cả, chứ phải đồ giẻ rách đâu. Đám dốt nát đó, không đủ trình để công khai phản biện Thiên Sứ - Nếu đủ trình thì Thiên Sứ không còn ngồi đây mà gõ những dòng này.

Ấy là Thiên Sứ la như vạc trên diễn đàn là không lấy sự giải mã làm bằng chứng, mà bọn vô liêm sỉ đó còn dựng đứng chuyện là Thiên Sứ dựa vào truyền thuyết, huyền thoại chứng minh một cách mơ hồ, trong giai đoạn đầu của công cuộc minh chứng Việt sử. Đàng sau lưng tôi, cả đống những kẻ vô sỉ, trâng tráo phủ nhận văn hiến Việt, xuyên tạc một cách trắng trợn những luận điểm của Thiên Sứ.

Bởi vậy, rất cần phải cảnh giác với những sự hiểu lầm của chính những người cũng có tâm nguyện. Tôi lưu ý rằng:

Tất cả những di sản vật thể tương tự như bài viết này, chỉ là sự phục dựng lại quá khứ của tổ tiên khi những người Lạc Việt không chịu làm nô lệ, rút lui về đây, trước sự bành trước của tộc Hán.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Auco. Khi bị tai nạn như vậy thì bảo hiểm đền 2 loại tiền. 1: Tiền bill bác sỹ; 2: "pain and suffering": chính là loại tiền "đủ để chi trả cho những chứng hậu di mà ngay lúc đó tưởng chừng không sao cả". Loại tiền mà tôi đề cập trong bài chỉ là loại thứ nhất. Cái vấn đề ở đây là tiền bill bác sỹ cả 3 bên đều biết là không tới $4000, mà vẫn vui vẻ thực hiện (nhấn mạnh: cả 3 bên, bao gồm bảo hiểm). Vậy số tiền đó ở đâu? AI phải chiu? Nếu trả lời câu hỏi này rốt ráo, tôi nghĩ phải cần 1 bài viết dài. Chứ nếu ABC lấy những gì ABC xứng đáng được nhận thì nói làm gì.

Nhưng thôi, mục đích của tôi tham gia chỉ là tò mò muốn biết biện pháp của chú Thiên Sứ thế nào thôi.

Để làm lợi cho kiến thức của mình. Chứ tôi không có ý tranh luận với bất cứ ai về bất cứ cái gì khác trong diễn đàn. Trân trọng!
Trai Việt thân mến.

Tôi phải cân nhắc rất kỹ việc công bố công khai bản chất của "sự phổ biến hiện tương tham nhũng". Chính bởi vì có quốc gia âm mưu chiếm đoạt biển đảo của Việt Nam cũng đang chìm ngập trong tham nhũng và rối loạn xã hội. Tôi không thể "tình cho không biếu không" cho quốc gia này - mà tôi biết rất rõ người của họ cũng ngày đêm "nhìn vào" trang web của chúng ta. Chđến khi tôi biết chắc rằng: Không phải dễ gì ai cũng hiểu nổi và dù có hiểu thì rất khó có khả năng thực hiện. loạng quang "tẩu hỏa nhập ma" và phản tác dụng tức thì. Tôi mới công bố công khai. Bởi vậy, tôi rất băn khoăn khi Trai Việt muốn hiểu rõ mà không thể nói hơn được.

Sẽ có dịp để Trai Việt hiểu điều này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ Bác Thiên sứ và các thầy khác trong diễn đàn nên tiến tới làm một công trình chung, thống nhất lại toàn bộ quan điểm về văn minh văn hiến Đại tộc Việt... Không những giúp ích cho việc phục hồi văn hóa Việt mà còn là công trình để đời cho muôn thế hệ về sau nữa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ Bác Thiên sứ và các thầy khác trong diễn đàn nên tiến tới làm một công trình chung, thống nhất lại toàn bộ quan điểm về văn minh văn hiến Đại tộc Việt... Không những giúp ích cho việc phục hồi văn hóa Việt mà còn là công trình để đời cho muôn thế hệ về sau nữa

Không có kinh phí. Nên hoàn toàn độc lập. Híc,

=============

Liệu Mỹ có can dự lâu dài với ASEAN?

Thứ Ba, 04/12/2012 - 13:55

(Dân trí) - Tại Cấp cao ASEAN 18 ở Campuchia, mọi con mắt đều đổ dồn về Tổng thống Obama. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử và là bài toán trắc nghiệm về chính sách tiếp tục can dự lâu dài với ASEAN của Washington.

Posted Image

Trong bài phân tích đăng trên mạng tin Diễn đàn Đông Á ngày 2/12 viết về quan hệ Mỹ - ASEAN, cựu Tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự tại Đông Á và ASEAN, nhưng mức độ sẽ giảm đi do bị chi phối bởi những áp lực trong nước và các khu vực khác.

Theo ông Severino, trong khuôn khổ tuần lễ Cấp cao ASEAN 18 vừa qua, Tổng thống Obama đã tham dự Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 4 ngày 19/11 và Cấp cao Đông Á (EAS) ngày 20/11. Nhưng trái với kỳ vọng rất lớn của dư luận khu vực và quốc tế, sự "tái xuất" lần này của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị cấp cao ASEAN không để lại ấn tượng gì đặc biệt trong cả lời nói lẫn hành động, nếu không muốn nói là khá mờ nhạt.

Kết quả này trái ngược hoàn toàn với hai chặng dừng chân trước đó của ông tới Myanmar và Thái Lan, vốn được giới truyền thông và các nhà bình luận chính trị gọi là "sự can dự mới của Mỹ ở Đông Á".

Những người mong muốn sự có mặt và sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ tại Đông Á tỏ ra quan ngại về tính bền vững sự của sự can dự này, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có việc kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và tình hình thực tế tại khu vực Đông Á chưa thực sự đến mức cấp thiết.

"So với các khu vực khác như Trung Đông, dù đôi lúc có xảy ra căng thẳng do tranh chấp biển đảo nhưng khu vực Đông Á không có những cuộc khủng hoảng dễ lôi kéo sự chú ý và hành động của Mỹ như chảo lửa Trung Đông", các nhà phân tích nhận định.

Quan ngại này có thể giải thích phần nào sự "mờ nhạt khó hiểu" của Tổng thống Obama tại các hội nghị cấp cao ASEAN và EAS vừa qua.

"Ông ấy trông khá lơ đãng và hầu như không đưa ra bất kỳ phát biểu nào đáng chú ý, cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông đã hâm nóng nghị trường từ nhiều ngày trước. Có lẽ ông ấy đang bị phân tâm về việc dỡ bỏ vách đá tài chính và về cuộc chiến giữa các tay súng Palestin ở dải Gaza với đồng minh thân cận Israel ở Trung Đông ", ông Severino nói.

Ông Severino hiện đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.

Cũng theo ông Severino, những lợi ích từ các mối quan hệ kinh tế gần gũi (với Trung Quốc) và sức ép tài chính trong nước đã chiếm ưu thế trong chuyến công du lần này của Obama, bất chấp thực tế là ASEAN đang đối mặt với thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm tồn tại của mình khi dư âm về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 không ra được tuyên bố chung hồi tháng 7 vẫn đang đè nặng lên các nhà lãnh đạo khu vực. Giữa đối nội và đối ngoại, ông Obama đã nghiêng về người dân trong nước. Giữa Đông Á và Trung Đông, ông dành mối quan tâm nhiều hơn cho khu vực vốn được coi là "rốn dầu" của thế giới.

Bấy nhiêu thôi đủ để các nước ASEAN tự rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm đồng thuận và tự thân vượt khó xem ra vẫn là giải pháp tốt nhất cho dù ở góc độ nào đó, ASEAN vẫn có thể dựa vào sự can dự của Mỹ, nhưng chỉ có chừng mực mà thôi.

Việt Giang

=============

Với Hoa Kỳ, muốn xác định lâu dài hay không cứ phải có ký và đóng dấu. Tổng Thống Nison, đã cam kết rất mạnh mẽ với Việt Nam Cộng hòa trước kia. Nhưng chỉ là nói miệng. Khi ông ta xuống thì tất cả về "không". Đây là một ví dụ. Còn Philippine có ký hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không có kinh phí. Nên hoàn toàn độc lập. Híc,

=============

Liệu Mỹ có can dự lâu dài với ASEAN?

Thứ Ba, 04/12/2012 - 13:55

(Dân trí) - Tại Cấp cao ASEAN 18 ở Campuchia, mọi con mắt đều đổ dồn về Tổng thống Obama. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử và là bài toán trắc nghiệm về chính sách tiếp tục can dự lâu dài với ASEAN của Washington.

Posted Image

Trong bài phân tích đăng trên mạng tin Diễn đàn Đông Á ngày 2/12 viết về quan hệ Mỹ - ASEAN, cựu Tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự tại Đông Á và ASEAN, nhưng mức độ sẽ giảm đi do bị chi phối bởi những áp lực trong nước và các khu vực khác.

Theo ông Severino, trong khuôn khổ tuần lễ Cấp cao ASEAN 18 vừa qua, Tổng thống Obama đã tham dự Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 4 ngày 19/11 và Cấp cao Đông Á (EAS) ngày 20/11. Nhưng trái với kỳ vọng rất lớn của dư luận khu vực và quốc tế, sự "tái xuất" lần này của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị cấp cao ASEAN không để lại ấn tượng gì đặc biệt trong cả lời nói lẫn hành động, nếu không muốn nói là khá mờ nhạt.

Kết quả này trái ngược hoàn toàn với hai chặng dừng chân trước đó của ông tới Myanmar và Thái Lan, vốn được giới truyền thông và các nhà bình luận chính trị gọi là "sự can dự mới của Mỹ ở Đông Á".

Những người mong muốn sự có mặt và sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ tại Đông Á tỏ ra quan ngại về tính bền vững sự của sự can dự này, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có việc kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và tình hình thực tế tại khu vực Đông Á chưa thực sự đến mức cấp thiết.

"So với các khu vực khác như Trung Đông, dù đôi lúc có xảy ra căng thẳng do tranh chấp biển đảo nhưng khu vực Đông Á không có những cuộc khủng hoảng dễ lôi kéo sự chú ý và hành động của Mỹ như chảo lửa Trung Đông", các nhà phân tích nhận định.

Quan ngại này có thể giải thích phần nào sự "mờ nhạt khó hiểu" của Tổng thống Obama tại các hội nghị cấp cao ASEAN và EAS vừa qua.

"Ông ấy trông khá lơ đãng và hầu như không đưa ra bất kỳ phát biểu nào đáng chú ý, cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông đã hâm nóng nghị trường từ nhiều ngày trước. Có lẽ ông ấy đang bị phân tâm về việc dỡ bỏ vách đá tài chính và về cuộc chiến giữa các tay súng Palestin ở dải Gaza với đồng minh thân cận Israel ở Trung Đông ", ông Severino nói.

Ông Severino hiện đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.

Cũng theo ông Severino, những lợi ích từ các mối quan hệ kinh tế gần gũi (với Trung Quốc) và sức ép tài chính trong nước đã chiếm ưu thế trong chuyến công du lần này của Obama, bất chấp thực tế là ASEAN đang đối mặt với thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm tồn tại của mình khi dư âm về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 không ra được tuyên bố chung hồi tháng 7 vẫn đang đè nặng lên các nhà lãnh đạo khu vực. Giữa đối nội và đối ngoại, ông Obama đã nghiêng về người dân trong nước. Giữa Đông Á và Trung Đông, ông dành mối quan tâm nhiều hơn cho khu vực vốn được coi là "rốn dầu" của thế giới.

Bấy nhiêu thôi đủ để các nước ASEAN tự rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm đồng thuận và tự thân vượt khó xem ra vẫn là giải pháp tốt nhất cho dù ở góc độ nào đó, ASEAN vẫn có thể dựa vào sự can dự của Mỹ, nhưng chỉ có chừng mực mà thôi.

Việt Giang

=============

Với Hoa Kỳ, muốn xác định lâu dài hay không cứ phải có ký và đóng dấu. Tổng Thống Nison, đã cam kết rất mạnh mẽ với Việt Nam Cộng hòa trước kia. Nhưng chỉ là nói miệng. Khi ông ta xuống thì tất cả về "không". Đây là một ví dụ. Còn Philippine có ký hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ.

Thưa bác Thiên Sứ! con thấy bức tranh trên có mấy điểm sau:

Mặt trời đang mọc phía trên đầu ThT Campuchia, cái bắt tay đang được thực hiện, chứ chưa thực hiện. Tay của TT Obama còn tượng 2 con bò trắng chung 1 cái ách, cánh tay không dang ra hết trong khi Tht Campuchia thì đưa thẳng cánh tay. Cho nên con mạn phép nghĩ:

Đông á và ASEAN muốn chào đón ngài, nhưng ngài còn vướng bận nên chút ít thôi nhé!

Vài lời suy nghĩ còn nông cạn, nếu sai mong bác đánh khẽ ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác Thiên Sứ! con thấy bức tranh trên có mấy điểm sau:

Mặt trời đang mọc phía trên đầu ThT Campuchia, cái bắt tay đang được thực hiện, chứ chưa thực hiện. Tay của TT Obama còn tượng 2 con bò trắng chung 1 cái ách, cánh tay không dang ra hết trong khi Tht Campuchia thì đưa thẳng cánh tay. Cho nên con mạn phép nghĩ:

Đông á và ASEAN muốn chào đón ngài, nhưng ngài còn vướng bận nên chút ít thôi nhé!

Vài lời suy nghĩ còn nông cạn, nếu sai mong bác đánh khẽ ạ!

Cứ chờ hết 15. Tháng Giêng Quý Tỵ sẽ bít ngay mà.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
'Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa'
5/12/2012 05:00

Posted ImageChủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm. - GS Yoshiharu Tsuboi.

>> Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về 'hộ chiếu lưỡi bò'

LTS: Tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, diễn ra vào nửa đầu tuần trước tại Hà Nội, Giáo sư Chính trị và Kinh tế học Yoshiharu Tsuboi của Đại học Waseda, người đồng thời là cố vấn cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), đã trình bày bài tham luận về quan hệ đối tác chiến lược Nhật - Việt.

(Giáo sư Yoshihary Tsuboi cũng là tác giả cuốn sách "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", được trích từ luận án tiến sĩ đệ tam cấp của chính ông, đã được các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đánh giá rất cao cả về nội dung, phương pháp nghiên cứu, và ảnh hưởng tới việc đánh giá lại Triều Nguyễn - một triều đại bi hùng và đầy tranh cãi.)

Phóng viên Tuanvietnam đã có cuộc phỏng vấn GS Tsuboi sau phần trình bày của ông, xung quanh mối quan hệ Nhật - Việt.

Như ông đã nói trong bản trình bày tại hội thảo, năm 1973, Nhật Bản nhìn nhận một Việt Nam thống nhất như là một quốc gia hết sức quan trọng với Nhật Bản. Nhật Bản đánh giá về kỳ vọng đó như thế nào, sau 4 thập kỷ?

Từ khi đổi mới đến giờ, GDP đầu người của Việt Nam tăng lên quá một ngàn USD, điều đó cũng phản ánh một năng lực nổi bật của người Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ phát triển đang chậm lại, và Việt Nam đang gặp khó khăn trong nhiều mặt.

Năm 2016, cộng đồng ASEAN, theo dự kiến sẽ hình thành, và lúc đó Việt Nam trở thành nước mạnh hay nước yếu, phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn mấy năm tới. Việt Nam có hai việc rất quan trọng cần làm.

Thứ nhất, phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Ấn Độ, Mỹ, Úc, và Nhật Bản. Thứ hai là phải xây dựng một thể chể để có thể phát huy được sức mạnh của hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài.

Giai đoạn này cũng cần có những thay đổi, giống như một cuộc đổi mới lần thứ hai của Việt Nam.

Posted Image
GS Tsuboi tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4 (Hà Nội). Ảnh: Huỳnh Phan

Ông có nói khi quyết định bí mật tiếp xúc với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để bình thường hóa quan hệ (trong khi vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam Cộng Hòa), Nhật Bản nhìn nhận Việt Nam như cái đê chắn sóng để ngăn chặn sự bành trướng thế lực của Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á. Qua 4 thập kỷ, ông nhìn nhận sự thể hiện vai trò này của Việt Nam so với kỳ vọng của Nhật Bản như thế nào?

Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng lại vừa là một nước độc lập. Chính vì vậy, Việt Nam phải tự hành động để khỏi bị nuốt bởi Trung Quốc, và, vô hình trung, Việt Nam trở thành cái đê chắn sóng là vậy.

Ông viết cuốn sách nổi tiếng "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", liệu ông có định viết cuốn sách nào về Việt Nam đương đại hay không?

Nếu có thời gian, chắc hẳn tôi sẽ viết cuốn sách "Nước Đại Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa". Bối cảnh đã khác nhiều rồi.

Chẳng hạn, Việt Nam đặt mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội, và, về nguyên tắc, chủ trương đề cao vai trò làm chủ của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều nhóm có lợi ích xung đột với nhau, và chính sự xung đột của các nhóm này phần nào cản trở sự phát triển của các bạn. Về khía cạnh này, cũng có điều gì đó tương tự với Đại Nam ở thế kỷ 19 dưới thời Tự Đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Việt Nam đã thành công trong thời kỳ chiến tranh, nhưng, hiện nay, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, do tồn tại xung đột lợi ích nhóm.

Trong cuốn "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa" ông có nêu 4 nguyên nhân khiến Tự Đức thất bại trong việc tổ chức kháng chiến, cụ thể là "mất lòng dân, yếu kém về kinh tế, gánh nặng của di sản (món nợ quá khứ) và những khó khăn về chính trị". Nếu cuốn viết sách "Nước Việt Nam đối diện với Mỹ và Trung Hoa", ông sẽ nhìn nhận những khó khăn hiện nay của Việt Nam thế nào?

Tôi nghĩ lịch sử đang lặp lại với Việt Nam. Chỉ có một điểm khác là tầng lớp trung lưu (tương tự như tầng lớp văn thân ngày xưa) có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin rất tốt để có thể nắm rõ tình hình trong nước và quốc tế, thông qua Internet, và các ứng dụng trên nền Internet như facebook. Bất cứ có chuyện gì xảy ra, không thể giấu được mọi người.

Chính vì vậy, tôi rất trông chờ ở thế hệ trẻ, nói một cách tương đối, ở Việt Nam, tức là những người sinh ra vào những năm '60, '70, và 80' . Những người tôi gặp ở trong độ tuổi này hầu như đều có kiến thức và khá cấp tiến.

Điều quan trọng là Việt Nam phải cải tiến thể chế thế nào để tăng quyền tự do ngôn luận của người dân, để họ có thể tham gia chủ động hơn vào công cuộc cải cách đất nước. Một vấn đề lớn ở Việt Nam là những người trẻ hầu như ít được nắm quyền lãnh đạo.



Posted Image
GS Tsuboi tại Hội thảo nhà Nguyễn 2008 (TP Thanh Hóa). Ảnh: Huỳnh Phan

Sang đầu thế kỷ 20, sau thất bại của Tự Đức, Việt Nam có phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, nhưng không thành công. Ông nghĩ sao về lựa chọn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đang đối diện với Mỹ và Trung Quốc? Có nhiều ý kiến dự báo rằng giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc sẽ là những người có thể nói tiếng Anh tốt. Tôi nghĩ Việt Nam rất cần chuẩn bị tương tự cho đội ngũ lãnh tạo kế cận. Họ sẽ khơi nguồn cho sự thay đổi của Việt Nam. Hãy nhìn tấm gương thành công của Singapore, hay Hồng Công. Tôi nghĩ rằng đó sẽ là dòng chảy chính trong vòng hai thập kỷ tới.

Thế Việt Nam có thế học gì từ Nhật?

Trong vòng 150 năm qua, Nhật Bản cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu các tri thức của Âu - Mỹ, để phát triển Nhật Bản. Tôi nghĩ du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học sẽ có cái lợi là học được cách chuyển hóa văn minh Âu - Mỹ để có thể áp dụng trong một xã hội phương Đông như Việt Nam.

Tôi nghĩ giai đoạn học hành, nhất là học cái tinh thần tiếp thu văn minh phương Tây của Nhật Bản để phát triển kinh tế - xã hội của mình, đã qua rồi. Theo tôi, Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một thể chế hữu hiệu để giám sát quyền lực. Chẳng hạn, Quốc hội Việt Nam vừa rồi đã thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm, và sẽ áp dụng từ sang năm.

Hay, trong mô hình tổ chức quốc hội Nhật Bản, chúng tôi có thư viện thông tin để giúp các nghị sĩ có đầy đủ thông tin, dữ liệu, cần thiết để thực thi quyền lập pháp của mình. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam không có thư viện kiểu đó.

Chẳng hạn, muốn bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, trong đó có cả lãnh đạo các tỉnh thành, rất cần có một thể chế xây dựng dữ liệu liên quan đến từng vị lãnh đạo, để từ đó việc bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra chính xác về hiệu quả hoạt động của họ, chứ không làm chung chung theo tinh thần chỉ đạo như xưa nay.

(Còn nữa)

Huỳnh Phan

===============
Vị giáo sư này có thể rất uyên bác trong lịch sử cận - hiện đại. Nhưng tôi tin rằng kiến thức về lịch sử cđại Đông phương của ông chưa thấu đáo, khi ông ta phát biểu câu này:

Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa


Nếu ông ta nói thế này: "Lịch sử Việt Nam trong quá khứ bảnh hưởng bởi sức mạnh của Đế chế Hán" - thì đúng hơn. Ngay người Nhật vẫn không biết nguồn gốc của họ tđâu mà. Những người dân bản địa đất Nhật ngày này chỉ là một dân tộc thiểu sBắc Nhật Bản. Tôi muốn nói với ông ta rằng: Nguồn gốc người Nhật hiện nay chính là một dân tộc thuộc đất nước Văn Lang xưa ở Nam Dương tử. Cuộc chiến Hai Bà Trưng thất bại. Những người dân đây, chủ yếu là tổ tiên của người Nhật đã rút ra đảo Phù Tang và trở thành người Nhật hiện nay.
Tôi đã nói điều này lần đầu tiên vào năm 1998, trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". 10 năm sau, trong một cuộc hội thảo quốc tế, giáo sư Trần Quang Vũ đã được các nhà khoa học Nhật Bản cho biết "gen của dân tộc Nhật Bản giống đến hơn 90% với dân tộc Việt". Giáo sư Vũ đã gửi cho tôi email về thông tin này.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc trước thách thức cải cách

4/12/2012 02:00

Posted ImageNhân dịp chuyển giao quyền lực 10 năm một lần của Trung Quốc, câu hỏi được giới quan sát quan tâm là với thành phần lãnh đạo mới liệu Bắc Kinh có tiến hành một cuộc cải cách hay không.

Có ý kiến cho rằng vì đa phần dàn nhân sự mới có khuynh hướng bảo thủ cho nên khó hy vọng nhiều về những thay đổi quyết liệt. Và cũng có lập luận rằng dù muốn dù không thì Bắc Kinh bắt buộc phải có những động thái cải cách để tránh khủng hoảng.

Hiện trạng khó khăn

Với con số tăng trưởng GDP bình quân hằng năm khoảng 10% trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và được dự đoán sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất trước năm 2020 (theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ là vào năm 2016). Tuy nhiên, giới quan sát cũng như những nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn, không bền vững, và đòi hỏi một sự tăng tốc chuyển hướng.

Tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại (dưới 8%) khi các thị trường xuất khẩu chính (Mỹ và EU) gặp khó khăn. Hơn nữa, vì cố gắng thúc đẩy xuất khẩu bằng mọi giá cho nên Trung Quốc phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt về chính sách tỷ giá cũng như những động thái chống bán phá giá và trợ giá của các nước khác. Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư quá mức không những làm cho tăng trưởng mất cân bằng mà còn gây lãng phí nguồn lực và gây áp lực lên gánh nợ gia tăng.

Posted Image

Tiến trình tăng trưởng của Trung Quốc cũng đã gây ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Hệ số Gini, một thước đo bất bình đẳng thu nhập, của Trung Quốc hiện nay được giới phân tích phỏng đoán là ở khoảng gần 0.5 (chính phủ Trung Quốc đã không công bố hệ số Gini trong suốt 11 năm qua), vượt qua cái ngưỡng 0.4 mà Liên Hiệp Quốc cho rằng có khả năng gây bất ổn xã hội.

Hiện trạng gia tăng bất bình đẳng này cộng với những vấn đề nhức nhối khác, chẳng hạn như lạm dụng công quyền và môi trường sống bị tàn phá, đã làm cho con số biểu tình phản đối ở Trung Quốc tăng vọt trong những năm gần đây. Theo ước tính của giới nghiên cứu ở Trung Quốc, con số này lên đến ít nhất là 180.000 vụ trong năm 2010 (trung bình gần 500 vụ mỗi ngày), cao gấp đôi con số trong năm 2006.

Gia tăng bất bình đẳng cũng là một trong những hệ quả của một vấn nạn rất nghiêm trọng và dai dẳng khác của Trung Quốc là tham nhũng. Trong bài phát biểu trước Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng nếu vấn đề tham nhũng không được giải quyết tốt, nó có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có cảnh báo tương tự: "Sự thật cho chúng thấy rằng tham nhũng được phép hoành hành, hậu quả cuối cùng sẽ là sự chấm dứt của đảng và sự chấm dứt của nhà nước."

Sự hiện diện tràn lan của tham nhũng cũng là biểu hiện của những yếu điểm mang tính hệ thống liên quan đến trách nhiệm giải trình và nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (theo Worldwide Governance Indicators) cho thấy rằng, năm ngoái Trung Quốc có xếp hạng về "tiếng nói và trách nhiệm giải trình" (voice and accountability) thấp hơn 95% trong tổng số 215 nền kinh tế được khảo sát. Đối với xếp hạng về nguyên tắc thượng tôn pháp luật (rule of law) thì Trung Quốc xếp thấp hơn khoảng 60%.

Rào cản cải cách

Những khó khăn trên cùng đưa đến một kết luận rõ ràng là Trung Quốc cần phải cải cách để đi tiếp giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của mình. Giới lãnh đạo Trung Quốc tất nhiên biết rõ đòi hỏi này. Nhưng thực tế chính trị của Bắc Kinh cho thấy rằng từ nhận thức đến hành động là một điều không đơn giản.

Nhà quan sát Trung Quốc David Shambaugh chỉ ra bốn nhóm lợi ích, mà ông gọi là Tứ giác Sắc, đã ngăn cản cải cách trong nhiều năm qua. Tứ giác Sắc này bao gồm bốn phe thuộc khối các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, bộ máy nội an, quân đội, và cánh bảo thủ của Đảng Cộng sản. Shambaugh cho rằng để phá vỡ thế Tứ giác Sắc này và tiến hành cải cách thì không những đòi hỏi tầm nhìn rộng và ý chí quyết liệt của ông Tập Cận Bình mà còn cần nguồn lực thể chế để "mua chuộc" bốn nhóm lợi ích nói trên và thời gian. Rõ ràng đây là một việc không hề dễ dàng.

Để thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu, Trung Quốc phải đẩy mạnh mức tiêu thụ của người dân. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, mức tiêu thụ này của Trung Quốc trong năm 2011 chỉ bằng 34% GDP. Đây là một con số rất thấp so với nhiều nước khác và đòi hỏi những chính sách quyết liệt từ Bắc Kinh để nâng cao sức tiêu thụ của người dân.

Một trong những chính sách này là giảm bớt khu vực kinh tế quốc doanh. Nhưng đây là một vấn đề khó khăn vì nhóm lợi ích được hưởng lợi từ sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước sẽ kháng cự mạnh mẽ. Ông Hồ Cẩm Đào, cũng trong bài phát biểu trước Đại hội 18, mặc dù kêu gọi cải cách doanh nghiệp quốc doanh, vẫn khẳng định cần đẩy mạnh phát triển khu vực nhà nước và đầu tư vào các ngành huyết mạch của nền kinh tế cũng như quan trọng cho an ninh quốc gia.

Sự duy trì ảnh hưởng lớn của khu vực nhà nước cũng sẽ làm cho vấn nạn tham nhũng khó được giải quyết hơn. Theo Minxin Pei, một chuyên gia về Trung Quốc, thì tham nhũng ở Trung Quốc tập trung ở những trường hợp mà có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, chẳng hạn như là xây dựng cơ sở hạ tầng, bán quyền sử dụng đất, và dịch vụ tài chính. Pei cũng cho thấy rằng, mặc dù Trung Quốc có nhiều luật chống tham nhũng cũng như những bản án khắt khe dành cho các quan chức bị kết tội, xác suất trung bình mà một quan chức tham nhũng bị đi tù chỉ khoảng 3%.

Nhìn vào hiện trạng thể chế của Trung Quốc hiện nay, có thể thấy rằng muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có những bước cải cách chính trị theo hướng nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện để người dân tham gia rộng rãi vào các hoạt động quản lý nhà nước, và thúc đẩy thượng tôn pháp luật như ở những nước phát triển. Tất cả những điều này đều là những thách thức gay go mà Bắc Kinh đang phải loay hoay đối đầu.

Mặc dù giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc cũng đã có những động thái kêu gọi cải cách chính trị, nhưng giới phân tích thì đa phần hồ nghi khả năng này, ít nhất là trong tương lai gần. Để có một sự đột phá, Bắc kinh cần có một sự đồng thuận giữa các nhóm lợi ích. Nhưng điều này sẽ khó xảy ra nếu như không có những áp lực đủ mạnh buộc họ phải hành động.

Dù gì đi nữa thì thế giới cũng mong muốn một Trung Quốc cải cách và hành động trên tinh thần xây dựng trong thế giới toàn cầu hóa ngày hôm nay.

GS. Trần Lê Anh (ĐH Lasell, bang Massachusetts)

====================

Nhìn vào hiện trạng thể chế của Trung Quốc hiện nay, có thể thấy rằng muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì đòi hỏi phải có những bước cải cách chính trị theo hướng nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện để người dân tham gia rộng rãi vào các hoạt động quản lý nhà nước, và thúc đẩy thượng tôn pháp luật như ở những nước phát triển. Tất cả những điều này đều là những thách thức gay go mà Bắc Kinh đang phải loay hoay đối đầu.

Mặc dù giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc cũng đã có những động thái kêu gọi cải cách chính trị, nhưng giới phân tích thì đa phần hồ nghi khả năng này, ít nhất là trong tương lai gần.

Kệu gọi cải cách thì đến lúc này, một người trình độ thường thường bậc trung cũng nhận thức được, không cần phải đến "giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc". Nhưng vấn đề là phương pháp tiền hành cải cách. Nhìn cung cách họ hiện nay thì điều này là bất khả thi. Chỉ nội một yếu tố sau đây:

giới quan sát cũng như những nhà hoạch định chính sách nhận ra rằng mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và gia tăng xuất khẩu của TrungQuốc ngày càng gặp khó khăn, không bền vững, và đòi hỏi một sự tăng tốcchuyển hướng.

Họ xuất khẩu đi đâu? Khi mà sự va chạm với cộng đồng quốc tế ngày càng tăng tốc với những gây hấn ở biển Đông. Và khi cộng đồng quốc tế tẩy chay và bao vây kinh tế thì tất nhiên khủng hoảng xã hội xảy ra gần như ngay lập tức.

Nhưng thôi, cứ chđến Rằm tháng Giêng Quý tViệt lịch là ra môn, ra khoai ngay ấy mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cộng hòa Dominica
Người đàn ông tự xích mình trước cửa lãnh sự quán Mỹ
Thứ Tư, 05/12/2012 - 15:30

(Dân trí) - Một người đàn ông hôm qua 4/12 đã tự xích mình vào hàng rào lãnh sứ quán Mỹ ở Cộng hòa Dominica sau khi khởi kiện đòi sứ quán Mỹ đền bù hàng trăm triệu USD, vì đã dựa vào xét nghiệm DNA sai từ chối nhập quốc tịch cho con gái ông.

Posted Image
Miguel Familia tự xích tay mình ở hàng rào sứ quán Mỹ tại Cộng hòa Dominica.

Miguel Familia, công dân Mỹ gốc Cộng hòa Dominica, cho biết cuộc xét nghiệm DNA do sứ quán Mỹ yêu cầu để chứng minh mối quan hệ cha con đã có kết quả cha con họ không cùng huyết thống và con gái ông đã bị từ chối nhập cư vào Mỹ vào năm 2005.

Theo luật sư của Familia, sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, ông Familia đã ly dị vợ và cáo buộc vợ ngoại tình.

Posted Image

Nhưng trong suốt nhiều năm sau, vợ cũ của ông luôn khẳng định cô gái là con ông, khiến ông Familia tự tiến hành hai cuộc xét nghiệm riêng rẽ khác vào đầu năm nay. Và tất cả đều cho kết quả khẳng định huyết thống của cha con ông.

Familia biểu tình bên ngoài sứ quán nhằm thu hút sự chú ý đối với vụ kiện của ông và sai lầm của sứ quán khiến gia đình ông tan đàn xẻ nghé. Ở Cộng hòa Dominica, hồi tháng 7, ông đã đâm đơn kiện sứ quán Mỹ và một phòng thí nghiệm tại Mỹ, đòi bồi thường 180 triệu USD thiệt hại. “Họ đã phá hủy gia đình tôi và tôi đã mất 7 năm không được ở cùng con”, ông nói về cô con gái Ashley.

Sứ quán Mỹ hiện từ chối bình luận về vụ kiện. Giới chức ở phòng thí nghiệm kiểm tra DNA tại Mỹ cũng chưa có bình luận gì.

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, các cặp cha mẹ là công dân Mỹ cần phải kiểm tra DNA khi muốn nhập quốc tịch Mỹ cho con cái nếu không có giấy tờ khai sinh rõ ràng để chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa họ.

Vũ Quý

Theo AP

===========

Bài viết này cho thấy, ngay cả Hoa Kỳ, một nước có nền kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới - thì - cái "cơ sở khoa học" này bảo cái "cơ sở khoa học" kia sai.
Những cái gọi là "cơ sở khoa học" cuối cùng cũng chỉ là một thứ trực quan phi tư duy logic. Nó tương tự như cái gọi là "bằng chứng khảo cổ" - cơ sở khoa học của những kẻ phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Trong khi thực tế thì tất cả những di vật khảo cổ tự nó không chứng minh được điều gì mà - xét về bản chất - nó chỉ là hiện thực sinh động, minh họa cho một giả thuyết, nếu hợp lý.

Cho nên, khi đặt câu hỏi "Cơ sở khoa học" là gì? Chẳng thấy ai lên tiếng?!
Tiếc thay! Không ít người - kể cả những người mệnh danh là khoa học gia - cũng nhầm lẫn những nhận thức trực quan thông qua những phương tiện kỹ thuật là "cơ sở khoa học". Bởi vậy, người ta dễ bđám tư duy "ở trần đóng khố" tung hoa mù với luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.


2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc quyết chống xa hoa, lãng phí

Thứ Tư, 05/12/2012 22:25

Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết xử lý những vấn đề tồn tại dai dẳng trong nội bộ đảng

Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vừa cam kết giảm bớt sự xa hoa, lãng phí, chủ nghĩa hình thức và thói quan liêu trong nỗ lực giành thêm sự ủng hộ của người dân.

Chấm dứt họp hành vô nghĩa

Một thông báo được đưa ra sau cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 4-12 nêu rõ những chuyến thăm địa phương của các quan chức cấp cao từ nay trở đi sẽ không còn được chào đón bởi thảm đỏ, băng rôn và tiệc tùng xa hoa. Thông báo cũng hối thúc bộ máy chính quyền các cấp chấm dứt những chuyến công tác hoặc những cuộc họp mang tính hình thức, lãng phí thời gian. Ngoài ra, thời gian diễn ra các cuộc họp chính thức cũng như độ dài các bài phát biểu phải được rút ngắn lại, chỉ nên tập trung vào những nội dung cụ thể và quan trọng.

Posted Image

Thời gian các cuộc họp sắp tới ở Trung Quốc sẽ rút ngắn lại theo yêu cầu của Bộ Chính trị. Ảnh: REUTERS

Thông báo nêu rõ giới truyền thông nhà nước phải hạn chế đưa những tin tức vô nghĩa hoặc không có giá trị thật sự nào về các quan chức. Ngay cả những thông tin đăng tải cũng cần ngắn gọn, tập trung vào những điều cần nói.

Theo Tân Hoa Xã, cuộc họp nói trên đã thông qua một văn kiện, trong đó đưa ra những yêu cầu dành cho các ủy viên Bộ Chính trị để họ cải thiện phong cách làm việc của mình. Chẳng hạn như trong thời gian tới, các ủy viên Bộ Chính trị không được phép dự bất kỳ lễ cắt băng khánh thành, đặt đá khởi công, lễ kỷ niệm hoặc hội thảo nào trừ khi được Ban Chấp hành Trung ương CPC đồng ý. Những chuyến công du nước ngoài của các nhà lãnh đạo chỉ được thu xếp thực hiện khi cần, với số lượng thành viên cùng đi càng ít càng tốt. Ngoài ra, không nhất thiết phải thu xếp cho kiều bào và du học sinh ra đón tại sân bay trong mọi chuyến công du loại này.

Văn kiện cũng đề cập nhiều yêu cầu khác, như “giảm chi phí dành cho những chuyến đi công tác, kiểm tra của các quan chức”, “tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông không cần thiết” xuất phát từ việc đi lại của các lãnh đạo. Các quan chức lãnh đạo cần có lối sống tiết kiệm, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về nhà cửa và xe cộ. Họ cũng cần lắng nghe nhiều hơn tiếng nói của cấp dưới và người dân, đồng thời tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết của dân chúng.

Cán bộ phải nêu gương

Thông báo của Bộ Chính trị CPC nhấn mạnh về sự nêu gương: “Nếu chúng ta yêu cầu người dân làm điều gì đó, chúng ta phải làm nó đầu tiên. Nếu chúng ta yêu cầu người dân không làm điều gì đó, chắc chắn là chúng ta cũng phải từ chối làm nó”. Hãng tin Reuters nhận định rằng thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh CPC đang vật lộn với việc đối phó với làn sóng chỉ trích của công chúng về những vụ bê bối tham nhũng đang có chiều hướng gia tăng ở Trung Quốc. Không lâu sau khi lên làm tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã cảnh báo về những nguy cơ bất ổn nếu không giải quyết được vấn nạn này.

Các học giả Trung Quốc nhận định rằng những yêu cầu nói trên cho thấy quyết tâm của các lãnh đạo CPC trong việc xử lý nhiều vấn đề tồn tại dai dẳng trong nội bộ đảng. Trong khi đó, cư dân mạng Trung Quốc đã hoan nghênh nỗ lực của ban lãnh đạo CPC nói chung và ông Tập Cận Bình nói riêng chống xa hoa, lãng phí. Họ cho rằng những yêu cầu này là tốt và có thể tốt hơn nếu được thực thi đầy đủ, nghiêm túc. Dù vậy, một số người cho rằng đây không phải là điều dễ làm. Một người viết: “Sẽ không dễ để ông Tập Cận Bình làm điều này. Chúng ta cần phải lắng nghe những gì ông nói và nhìn những gì ông ta làm”.

Phó bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên bị điều tra tham nhũng

Phó bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành đã trở thành quan chức cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng kể từ khi ông Tập Cận Bình làm tổng bí thư đảng.

Posted Image

Ông Lý Xuân Thành. Ảnh: SINA

Ông Lý Xuân Thành, 56 tuổi, là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước và từng được dự đoán sẽ trở thành tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông) ngày 5-12 dẫn lời một nguồn tin cho biết hiện ông Lý Xuân Thành đang bị giam giữ và thẩm vấn. Trong khi đó, Tân Hoa Xã chỉ cho biết ông này không xuất hiện trước công chúng từ ngày 19-11 và không tham dự một sự kiện quan trọng tại địa phương hôm 4-12. Các nguồn tin tiết lộ cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào ông Lý Xuân Thành có thể liên quan đến chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Thành Đô Đới Hiểu Minh, người bị điều tra từ tháng 8 về việc nhờ cậy một số chính trị gia đẩy nhanh một dự án dầu khí.

Huệ Bình

HOÀNG PHƯƠNG

================

Toàn những trò vớ vẩn! Tiểu tiết và rất hình thức.

Posted Image

Nhìn tấm ảnh này thấy một quan chức - chắc chắn phải cỡ bự - đang có một cái "ngáp" lịch sử.

Trước đông đảo khán giả và ống kính phóng viên, mà ông ta không lấy tay che miệng. Đã cho thấy tính coi thường công luận và tự tin vào quyền lực của mình của vị quan "phụ mẫu chi dân" này. Tất nhiên không phải mình ông ta. Ở một đất nước mà tay đội trưởng dân phòng có thể hãm hiếp công khai vợ một người dân khốn khổ thì sự coi thường công luận và tự tin quyền lực đã mnh mẽ thế nào của đám quan lại. Chưa hết, tấm ảnh chẳng lấy gì làm sạch sẽ lắm bởi một hành vi tự nhiên được công bố rộng rãi sang tn Việt Nam, đã cho thấy khi lưu truyền tấm ảnh này, người dân đã coi thường quan chức của họ như thế nào.

Chỉ nội tấm ảnh, đã cho thấy mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc đã lên tới độ cao ngất ngưởng.

Nhưng thôi - kiểu gì cũng chờ đến Rằm tháng Giêng Quý Tỵ Việt lịch.

Đấy là sự nhân bản của Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở min Nam sông Dương Tử.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Hoàng Tụy chỉ đích danh "căn bệnh" tàn phá giáo dục Việt Nam

Thứ hai 12/11/2012 06:30

Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục.

Một nhà khoa học lớn nước ngoài tâm huyết với Việt Nam khi được hỏi về điều gì cần thay đổi cấp bách nhất để chấn hưng giáo dục, đặc biệt là ĐH, đã không chút ngần ngại nói ngay đó là chế độ lương kỳ quặc không thấy đâu trong thế giới văn minh nhưng đã tồn tại dai dẳng ở Việt Nam từ hàng chục năm nay. Một chế độ lương biểu thị không gì khác hơn là sự khinh miệt đối với lao động giáo dục và khoa học, trái hẳn với chủ trương tôn vinh nhà giáo đã được lãnh đạo khẳng định lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần suốt thời gian qua.

Posted Image

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Với đồng lương thấp đến mức khó tưởng tượng, đương nhiên nhà giáo và các quan chức giáo dục đều phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục. Chúng ta nói nhiều đến bệnh giả dối, bệnh gian dối, bệnh thành tích ảo... nhưng làm sao chống được các bệnh ấy để có một nên giáo dục trung thực, lành mạnh... nói chi đến hiện đại, nếu cái nguyên nhân gây ra các bệnh ấy nằm ngay trong cơ chế, nói cách khác nằm ngay trong khuyết tật hệ thống của giáo dục?

Sự thật, nhờ xoay xở đủ mọi cách hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay trái với lương tâm, phần lớn nhà giáo, nhất là quan chức giáo dục, nay đã có mức sống không đến nỗi quá tệ, thậm chí một bộ phận nhỏ còn có thu nhập khá. Song cái giá phải trả thật quá đắt. Những giải pháp chữa cháy gần đây theo kiểu “kế hoạch 3” hồi những năm 80 thế kỷ trước, hay cho phép nhiều cơ sở giáo dục vượt rào để xử lý từng trường hợp riêng lẻ về lâu dài rất nguy hiểm, chỉ gây thêm rối loạn, dẫn đến bất công và tiêu cực ngày càng tệ hại hơn.

Điều không may mắn là giải quyết vấn đề cốt tử này cực kỳ khó vì căn bệnh từ lâu đã thành một thứ ung thư của cả xã hội, chứ không riêng gì của giáo dục, lại gắn liền chặt chẽ với quốc nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng chóng mặt. Trước mắt chưa thể hy vọng có thể chữa trị nhanh chóng cái ung thư này, cho nên giáo dục phải tìm mọi cách tự cứu lấy mình trong phạm vi có thể, may ra còn nêu gương cho các ngành khác để tiến dần đến một giải pháp chung.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng dù trong phạm vi cả nước còn khó khăn thì ngay trong nội bộ ngành giáo dục, vẫn có thể rà soát lại cơ chế tài chính, kiên quyết bỏ hay giảm bớt mọi khoản chi tiêu không hiệu quả, trên cơ sở đó tăng lương, bảo đảm lương đủ sống và dần dần trở thành thu nhập chính của mỗi người, từ đó lập lại kỷ cương, đạo đức trong giáo dục.

Trong một xã hội mà đời sống kinh tế bị thao túng nặng nề bởi các “nhóm lợi ích”, ai cũng thấy đây là việc vô cùng khó, tuy khả thi về điều kiện vật chất khách quan nhưng chắc chắn sẽ vấp trở ngại cực kỳ lớn.

Biết thế, song giáo dục là lĩnh vực cần bảo vệ trong sạch nhất, nếu không cương quyết làm bây giờ mà cứ trì hoãn mãi thì sẽ ngày càng khó hơn và sẽ chẳng bao giờ có hy vọng trả lại lòng tự trọng cho giáo dục, chẳng bao giờ xây dựng được một nền giáo dục lành mạnh, trung thực, hiện đại.

Thật đau xót, nhục nhã, khi các chức vụ quản lý lớn nhỏ trong những tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả, nếu không phải là thua lỗ triền miên, vẫn được trả lương cao gấp mấy chục lần các giáo sư ĐH. Sự thể đó cứ thản nhiên tồn tại năm này qua năm khác, song song với khẩu hiệu đã thành nhàm chán vì lặp đi lặp lại 15 năm nay mà chưa bao giờ đi vào cuộc sống: giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu.

GS Hoàng Tụy kiến nghị cải cách giáo dục

Bốn vấn đề chính cần giải quyết trong cuộc Cải cách giáo dục (CCGD) được GS Hoàng Tụy đúc kết gồm:

1. Cải thiện cơ bản chính sách đối với người thầy.

2. Cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề.

3. Thay đổi căn bản cung cách học và thi, xoá bỏ khổ dịch thi cử nặng nề, tốn kém mà kém hiệu quả

4. Chuyển giáo dục ĐH theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...

Bản đề cương gồm ba phần chính: Quan điểm tổng quát (triết lý cơ bản của giáo dục mới); Những vấn đề chính và cấp bách cần giải quyết; Lộ trình và tổ chức thực hiện. Trong đó, 4 vấn đề cần giải quyết cấp bách theo định hướng hội nhập tích cực vào trào lưu chung của thế giới văn minh.

GS phân tích:

"Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.

Mở đầu bản kiến nghị, ông viết:

"Từ lâu, giáo dục đã trở thành chỗ nghẽn lớn nhất trong sự phát triển của đất nước. Vì vậy cải cách giáo dục toàn diện và triệt để theo tinh thần các nghị quyết gần đây của Đảng là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Đã đến lúc không còn có thể tiếp tục kiểu đổi mới nửa vời, vụn vặt, chắp vá, không có hệ thống, đã kéo dài hàng chục năm qua".

Bản kiến nghị kết thúc với đề xuất:

"Biết rằng, trong hiện tình đất nước có vô vàn khó khăn, nhưng đây cũng là thời cơ để giáo dục có thể lột xác, từ một kiểu giáo dục nặng tính giáo điều, lạc hậu và lạc điệu với thời đại và thế giới, tiến lên một nền giáo dục khai sáng, lành mạnh, trung thực, hiện đại, phù hợp xu thế tiến hóa chung của nhân loại và đáp ứng lợi ích tối cao của đất nước.

GS Hoàng Tụy

=================

Tôi vẫn chờ chân lý Việt sử 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn của Lý học Đông phương được vinh danh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Văn hóa từ chức” của Phan Thanh Hùng

05/12/2012 23:01:15 GMT+7

Posted Image- Điều đáng nói lúc này chính là “văn hóa từ chức” của Phan Thanh Hùng. Rất dứt khoát, mau lẹ, thừa nhận sai lầm và dũng cảm ra đi nhường đường cho người khác thích hợp hơn.

Posted Image

Thất bại thảm hại tại AFF Cup 2012 và chính thức nói lời chia tay vị trí HLV trưởng ĐTVN của HLV Phan Thanh Hùng là câu chuyện được đoán định từ trước, như tất yếu nó phải thế. Đơn giản, không có bộ thần kinh thép nào có thể chịu nổi áp lực từ dư luận và người hâm mộ. Hơn nữa, người ta còn tìm nơi, tìm cách để đổ lỗi, để kết tội, để xì hơi cho một quả bóng dư luận quá căng đang chực vỡ toang trước bàn dân thiên hạ.

Còn nhiều đích khác nữa, nhưng tim bia – điểm đen để ngắm bắn vào lúc này thì không thể ai khác ngoài HLV Phan Thanh Hùng và BHL do ông yêu cầu và được chỉ định

Cũng lúc này, không muốn nói thêm điều gì ngoài ấn tượng về gương mặt hiền lành của vị HLV người Đà Nẵng khi đội tuyển bị ăn bàn, khi ông ngồi trên ghế nóng trong buổi chiều buồn trước ống kính, trước bao con mắt chờ đợi…

Đội bóng Quảng Nam – Đà Nẵng lừng danh một thuở, ngay cả Sông Lam Nghệ-Tĩnh cũ cũng phải cầu cạnh để xin một bàn thắng tương đương 3 điểm ngõ hầu trụ hạng (không có cách gì sút tung lưới thủ môn Văn Lợi khiến anh này phải trổ chiêu lạ, vui đáo để, người yêu bóng đá Xứ Nghệ và Xứ Quảng không bao giờ quên). Đội hình rất đồng đều về tài năng và sự cống hiến đó có PhanThanh Hùng với những cú tét đầu điệu nghệ. Và có ai trụ lại giỏi giang và dũng cảm hơn Phan Thanh Hùng, không chỉ so trong đội mà cả với Công nghiệp Hà Nam Ninh cũ, Nghĩa Bình cũ, các đội bóng ở TP.HCM cũ…

Nói thế cũng là để đánh giá đúng về một cầu thủ, một HLV và trên hết là một nhân cách rất đáng trọng trong cuộc sống cũng như trong thể thao.

Ai đó có thể chê ông Hùng quá hiền để cầu thủ láu cá qua mặt. Thì trên đời đâu có thiếu những ông thầy bóng đá bị học trò đâm sau lưng bằng cách đá thua, như một cách…đá thầy (có vẻ CLB Chelsea hay Real là khá tiêu biểu qua “bàn chân bẩn” của các thế lực đen và ở ta chắc chắn đã có chuyện này).

Không ai khen loại học trò đó nhưng thiên hạ có lý khi chê ông Hùng không biết cách “cởi balo trên lưng, gỡ chì trên chân” cầu thủ mỗi khi lâm trận. Ông không có cái uy để “sấy tóc” các mái đầu mọc lên mầm mống nổi loạn hay kiểu Calisto rít thuốc lá đầy suy nghĩ khiến cầu thủ nhìn về một hướng và người xem an lòng.

Nhưng mong mỏi như thế là thậm vô lý khi bóng đá ta chưa sản sinh ra tài năng đã hé lộ tiểu xảo. Dư luận không hẳn đã chỉ rặt một lời khen đối với thế hệ vàng Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Hữu Thắng…, càng biết rõ câu chuyện Văn Quyến và mới toe là Công Vinh đã biểu lộ những gì trước thiên hạ.

Ông Hùng thất bại, nói cho cùng không nên bất ngờ vì bóng đá nước mình nó thế . Ông Hùng từ chức, nói cho cùng là cần thiết vì không ai có thể duy trì sự thất bại khác nhau trong một gương mặt rất thiếu sinh khí và niềm tin.

Đáng khen, đáng nói lúc này chính là “văn hóa từ chức” của Phan Thanh Hùng. Rất dứt khoát, mau lẹ, thừa nhận sai lầm, thất bại và dũng cảm ra đi nhường đường cho người khác thích hợp hơn, ngõ hầu một thắng lợi có thể cho bóng đá U23 VN ở SEA Games 27 sắp tới.

Phú Châu

===============

"Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi", làm gì có cái gì gi ra cái này là "văn hóa từ chức" nhỉ? Sao lắm thứ "văn hóa" xuất hiện gần đây thế? Bắt đầu từ Trần Quốc Vưng phát sinh ra cái "văn hóa m thực"; rồi ông Trần Ngọc Thêm ra cái trường phái "văn hóa chửi" . Bây giờ lại thêm cái "văn hóa từ chức nữa".

Xin lỗi! Có mùi gì rất khó chịu? Thôi đúng rồi! Thằng nào vừa vào WC , không thực hiện "văn hóa Ị".

Xin lỗi! Tạm ngưng ở đây, để giải quyết hành vi vô văn hóa này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Bí thư mất chức vì chống tham nhũng

05/12/2012 13:58:24

Posted Image - Khi tôi gọi điện, đặt vấn đề trò chuyện về việc Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ vừa thông báo dành 6 tỷ đồng cho cuộc thi sáng kiến phòng chống tham nhũng, ông Phạm Thanh Bình tuyên bố: "Tôi nói thì được, nhưng chỉ sợ cô phóng viên không dám đăng thôi". Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô (Q. Cầu Giấy, Hà Nội), người từng bị mất chức vì chống tham nhũng.

Vì sao ông nói "chỉ sợ cô phóng viên không dám đăng"?

Vì tôi hiểu tham nhũng. Nếu nói thẳng về tham nhũng thì "nhạy cảm" lắm.

Cụ thể của việc "nhạy cảm" ấy là như thế nào?

Ở phường đó nhiều năm tồn tại tiêu cực tham nhũng đất đai. Những cán bộ có quyền chức bao che, chiếm đoạt đất đai, làm cho nhân dân bức xúc. Đơn từ gửi đi nhiều mà không được giải quyết, tồn tại nhiều năm. Năm 2005, tôi lên làm Bí thư Đảng ủy, tôi giải quyết triệt để vấn đề này. Khi chỉ đạo giải quyết thì động chạm đến cả đường dây tiêu cực, từ phường đến quận và cả cấp trên. Đang giải quyết thì tôi bị nghỉ chức, sau đó lại được phục chức.

Việc tìm ra bằng chứng để khẳng định một người là tham nhũng có dễ không?

Tôi nghĩ không dễ đâu. Vì tiêu cực tham nhũng tinh vi và xảo quyệt lắm! Nó lại có sự liên kết trong đường dây bao che từ trên xuống dưới nên rất khó. Chỉ khi người đứng đầu mà kiên quyết chống tiêu cực tham nhũng, khi đã nhận được thông tin thì kiên quyết chỉ đạo, xác minh, thì việc tìm ra bằng chứng là có thể.

Súng nổ rất to nhưng chẳng ai bị thương

Ngày 28/11, Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã phát động chương trình sáng kiến về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2013. Sẽ có 20 giải thưởng với tổng trị giá 6 tỷ đồng trao cho những sáng kiến đoạt giải. Chủ đề chương trình năm nay là "Tăng cường minh mạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng".

Ngày 28/11, Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã phát động cuộc thi sáng kiến phòng chống tham nhũng với giá trị giải thưởng lên tới 6 tỷ đồng. Ông có cho rằng, đó là mấu chốt để phòng chống tham nhũng?

Không phải là luật phòng chống của chúng ta thiếu hay chưa nghiêm khắc, mà cái cơ chế của ta chưa tốt. Cơ chế là cách thực hiện chưa tốt, xử lý chưa kiên quyết, chưa có hiệu quả. Tôi rất đồng ý với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc khi cho rằng, kế hoạch chống tham nhũng của ta rất hoành tráng, súng nổ rất to, nhưng chẳng ai bị thương. Vì đạn bắn không có đầu.

Theo ông thì vì sao?

Vì thiếu giải pháp triệt để. Vì như tôi nói, không có biện pháp tốt, không kiên quyết thực hiện, xử lý triệt để... thì không làm được. Ngay trong Nghị quyết Trung ương 4 đề ra như thế, một bộ phận cán bộ đảng viên tiêu cực tham nhũng thì phải kiểm điểm, phê bình thẳng thắn nhưng cuối cùng có xử lý được ai đâu. Điều này làm cho người ta nghi ngờ, phải chăng tiêu cực tham nhũng còn lớn ở trong nội bộ của chúng ta? Lợi ích nhóm quá lớn nên không làm được?

Theo ông, phải làm thế nào?

Việc lãnh đạo phải kiên quyết hơn nữa, biện pháp để triển khai thực hiện kiên quyết hơn, nghiêm khắc hơn. Chứ tham nhũng hiện nay nó vẫn chưa bị triệt tiêu, nó vẫn cứ lẩn khuất đâu đó. Trên phải làm nghiêm thì dưới sẽ làm theo.

Nếu như ông nói thì hóa ra việc tham nhũng như hiện nay là do lãnh đạo chưa đủ nghiêm?

Đúng thế. Ví dụ như vụ Vinaline, Vinashin thì cuối cùng thì trách nhiệm của ai? Ai là người phải bị xử lý, đã xử lý được triệt để, nghiêm khắc chưa? Biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng của chúng ta quá yếu, biện pháp không kiên quyết. Còn bao che, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn lớn, nên chưa tiêu diệt được.

Posted Image

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô mất chức vì chống tham nhũng.

Dân sợ chết oan, nên phải hối lộ

Có người nói, càng ở vị trí cao càng dễ tham nhũng. Khi đó, phòng chống tham nhũng lại càng khó?

Theo tôi thì tham nhũng, ở cấp bậc nào cũng có, từ trên xuống dưới. Nó mang tính phổ biến. Nên không chỉ công chức viên chức cấp thấp mà cả ở cấp cao, nếu có điều kiện thì họ vẫn cứ tham nhũng. Nó diễn ra ở xung quanh chúng ta rất ghê gớm.

Hệ quả nó sẽ là gì ạ?

Nó dẫn tới lòng tin của nhân dân bị khủng hoảng. Sự khủng hoảng niềm tin này sẽ còn kéo dài nếu chúng ta không kiên quyết xử lý. Giờ những người tham nhũng vẫn cứ nhởn nhơ không bị xử lý thì làm sao người ta tin được.

Liệu ông có nhìn tiêu cực quá không?

Tôi không phải là người tiêu cực. Tôi cho rằng đây là một điều rất thực tế và tôi tìm mọi cách để đấu tranh chống tham nhũng.

Giả sử có người hỏi: "Ông nói tham nhũng đang diễn ra có hệ thống, bằng chứng của ông đâu?", ông sẽ trả lời thế nào?

Đầy ra rồi đấy thôi. Vụ Vinaline, Vinashin, vụ buôn lậu xăng dầu hàng không... rồi vấn đề đang nóng hổi là quản lý nhà nước về ngân hàng. Có điều gì khuất tất ở đây? Đấy, tham nhũng nó là đấy chứ đâu.

Lúc nãy ông có nói tham nhũng ở cấp thấp cũng tràn lan?

Đúng là như thế. Tất cả các khía cạnh của công việc, người ta đều có thể tham nhũng. Giả sử như đến chứng nhận một giấy tờ gì đó ở cơ quan nhà nước cấp xã phường thôi, nếu không quen biết, không hối lộ, thì có biết bao nhiêu thứ có thể bị hạch sách. Đến viện chữa bệnh, nếu không có phong bì thì có biết bao nhiêu là khó khăn. Thậm chí có bác sĩ, y tá còn vòi vĩnh tiền nong. Dân sợ chết oan, nên phải hối lộ. Hay như việc cấp sổ đỏ. Đất nông nghiệp tự nhiên đi cấp sổ đỏ, biến đất nông nghiệp thành đất ở để lấy tiền đút túi.

Đừng về hưu mới dám nói

Khi còn đương chức, ông có dám nói mạnh, làm mạnh không?

Đấu tranh với tiêu cực, với cái xấu, tôi coi đó là nhiệm vụ của mình. Đúng là có những người khi còn tại vị thì không dám nói, nhưng khi nghỉ hưu rồi mới dám phát biểu, dám phanh phui. Khi đó thì hiệu quả sẽ không cao. Tôi đã từng đấu tranh với cấp trên của mình về những tiêu cực tham nhũng ở ngay trong cơ quan mình.

Ông không sợ?

Tôi không sợ mất chức mất quyền, cũng chẳng sợ bị trù dập. Vì thực tế thì tôi đã bị trù dập và cho nghỉ chức vụ rồi.

Khi còn đương chức, ông có cơ hội để tham nhũng không?

Khi tôi làm Bí thư Đảng ủy phường, có người đem đến tận nhà tôi những khoản tiền rất lớn để yêu cầu cho chức này chức kia. Cũng có những kẻ hy vọng mình làm ăn hợp tác với nó trong đất đai, chỉ cần mình không nói gì là cũng sẽ có một số tiền không nhỏ. Nhưng tôi không làm được điều đó.

Tôi tự hỏi ông có thích tiền không?

Tiền thì ai cũng quý. Nhưng nó là vô cùng. Nhưng tôi nghĩ "Ăn cơm cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt kho thì lo ngay ngáy". Tôi thích sống yên bình, để lại cho con cháu những điều tốt đẹp vì tôi luôn tin vào luật nhân quả.

Xin cảm ơn ông!

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 2010, ông là 1 trong 88 gương điển hình tiêu biểu được vinh danh trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Khi còn tại vị, ông đã có những hành động quyết liệt đấu tranh với nạn tham ô, tham nhũng của một số cán bộ của UBND phường Nghĩa Đô, thu lại cho nhà nước hàng nghìn mét vuông đất bị chiếm dụng trái phép.

Tô Hội (Thực hiện)

===============

"Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng"

Ngân hàng thế giới bỏ ra 6 tỷ chỉ để có được nấy câu trên thôi sao? Bây giờ xét từng câu một:

* Liêm chính: Ai là người không liêm chính đâu?

* Trách nhiệm: Ai là người vô trách nhiệm đâu?

* Minh bạch: Hãy chỉ ra chỗ chưa minh bạch trong quan hệ giữa những người - không phải vô trách nhiệm - và dân chúng?

Trong lịch sử tiến hóa của cả nhân loại, có lúc tham nhũng chỉ là hiện tượng cá biệt, có lúc là hiện tượng phổ biến. Vậy trong những giai đoạn tham nhũng chỉ là hiện tượng cá biệt là lúc ấy xã hội minh bạch - và những lúc tham nhũng trở thành phổ biến là lúc xã hội không minh bạch sao? Vậy cái minh bạch của thời không phổ biến hiện tượng tham nhũng đâu rồi? Làm thế nào để cho mọi chuyện minh bạch mới được chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trai_viet_o_houston ở Mỹ chắc hẳn phải biết khi bị tai nạn giao thông thì hãng bảo hiểm sẽ phải bồi thường xe cộ và thương tích. Bồi thường xe cộ là từ sửa xe cho đến loại bỏ xe đó (total loss) vì tổn thất quá lớn để sửa chửa lại. Bồi thường thương tích là từ bệnh viện nhà thương (đi cấp cứu) đến thời gian gặp bác sĩ chỉnh hình (chiropractor) có khi một thời gian lâu dài v.v...

Nếu như có luật sư liên hệ để giải quyết bồi thường thì tất cả số tiền (bồi thường thương tích) phải nhân gấp 3 để chia đều cho luật sư phí, bác sĩ phí và 1 phần 3 còn lại là để bồi thường cho mình để khỏi truy cứu kiện tụng hãng bảo hiểm sau này. Như vậy, em trai của trai_viet_o_houston không đi qua luật sư mà chỉ bắt tay với bác sĩ thôi để hãng bảo hiểm bồi thường chỉ có $4000 đâu có mắc mỏ gì vì sau này hãng bảo hiểm sẽ gia tăng lệ phí bảo hiểm xe cộ hàng tháng thêm lên bù vào. Hãng bảo hiểm không làm ăn thua thiệt đâu và số tiền $2000 đó có bao gồm luôn sửa chửa xe cộ cho em trai của trai_viet_o_houston không? Nếu phải, thì hãng bảo hiểm cũng chẳng có đền là bao.

Vậy số tiền đó ở đâu? AI phải chiu?

Không cần một bài viết dài vì số tiền đó là do những người lái xe phải mua bảo hiểm và tiền họ đóng hàng tháng bao nhiêu năm mới có tai nạn xảy ra một, hai lần và nếu như bạn bị tai nạn nhiều lần thì hãng bảo hiểm sẽ từ chối bán bảo hiểm cho bạn. Vậy càng khổ vì không có bảo hiểm xe cộ thì bạn không được lái xe vì lỡ như bạn đụng ai lấy tiền đâu mà chi trả?

Như vậy, tham nhũng gì ở đây? Chẳng qua là người Việt ở bang Texas thường hay dàn cảnh đụng xe để lấy tiền (gian lận) bảo hiểm và người cầm đầu băng đảng này cũng đã bị bắt, không biết trai_viet_o_houston nếu ở Houston, Taxas thì có biết chuyện này không? Không chỉ có người Việt không thôi mà còn nhiều sắc dân khác đã làm thiệt hại gần $30 tỷ dollars hàng năm ở Mỹ này.

Hic.........ngán ngẩm thật.......Càng nói càng lạc đề. Posted Image Khi anh Auco nói câu này "chỉ có $4000 đâu có mắc mỏ gì" thì tôi thấy đã uổng công vì trả lời anh Auco ở trên. Dường như anh không hiểu tôi muốn nói gì hay cố ý không hiểu? Chán thật. Tôi nói nữa thành ra góp phần làm loãng diễn đàn. Thôi. Bye bye anh. Chúc anh sức khoẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu ông ta nói thế này: "Lịch sử Việt Nam trong quá khứ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của Đế chế Hán" - thì đúng hơn. Ngay người Nhật vẫn không biết nguồn gốc của họ từ đâu mà. Những người dân bản địa ở đất Nhật ngày này chỉ là một dân tộc thiểu số ở Bắc Nhật Bản. Tôi muốn nói với ông ta rằng: Nguồn gốc người Nhật hiện nay chính là một dân tộc thuộc đất nước Văn Lang xưa ở Nam Dương tử. Cuộc chiến Hai Bà Trưng thất bại. Những người dân ở đây, chủ yếu là tổ tiên của người Nhật đã rút ra đảo Phù Tang và trở thành người Nhật hiện nay.

Tôi đã nói điều này lần đầu tiên vào năm 1998, trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". 10 năm sau, trong một cuộc hội thảo quốc tế, giáo sư Trần Quang Vũ đã được các nhà khoa học Nhật Bản cho biết "gen của dân tộc Nhật Bản giống đến hơn 90% với dân tộc Việt". Giáo sư Vũ đã gửi cho tôi email về thông tin này.

Đọc xong luận điểm này của sư phụ mới thấy thế nào là tư duy và sự giới hạn hẹp hòi của tư duy của bài viết sau, đau cái là tư duy loại này đang cực kỳ phổ biến trong đại đa số quần...chúng, dĩ nhiên có sự giúp sức vô tình hay cố ý của các giáo sư sử học và các nhà giáo dục. Sư phụ đọc xong thấy chán quá thì tiện tay vứt luôn vào sọt rác giùm HN.

Vua Hùng là ông tổ của ai?

Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?

Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng. Chuyện “ông tổ” nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ. Nhưng vấn đề là có “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).

Từ “dân tộc” khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi “quốc giỗ” – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất ViệtNam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.

Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.

Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!

Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.

Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.

Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại. Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng “chiến lược” này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).

Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.

Lại Nguyên Ân

Viết từ Hà Nội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hùng Nguyên thân mến.

Lại Nguyên Ân là một người được coi là tri thức có hạng ở Bắc Hà, rất có tên tuổi trong giới hc thuật, nghiên cứu.

Cứ để bài viết của ông ta đây, như là một bằng chứng hùng hồn về sự phá hoại văn hóa truyền thống Việt do tri kiến hẹp hòi của ông ta.

Tôi biết rằng: Những ý kiến của tôi đang tiếp tục gây phiền phức cho tôi, theo kiểu: Có hai thằng nhìn vào nhà hai ngày hôm nay, có thể bị truy sát (Lời của Trung Nhân) và những lời lẽ chụp mũ theo kiểu Nguyễn Thị Thái giữa văn phòng Hanoi....

Nhưng tôi vẫn cần phải nói rõ cho họ hiểu rằng:

Tôi rất tiếc cho một người được coi là tri thức nổi tiếng lại có một thứ lập luận gần như không hiểu biết gì về tập tục văn hóa Việt và phương Đông nói chung..

Chúng ta đều biết rằng: Tục thờ Tổ không chỉ có ở dân tộc Việt , mà còn của nhiều dân tộc anh em khác , không chỉ ở Việt Nam mà còn ở vùng Đông Nam Á. Bất cứ một sự sáng lập nào đều được thế hệ sau, hoặc cùng thế hệ tôn vinh là Tổ. Thí dụ: Tổ nghề Mộc, Tổ nghề thêu, tổ nghề Cải Lương....vv... Khái niệm "tổ" có nghĩa là nơi cội nguồn, chỗ xuất phát, cái nôi để sinh ra sự việc, gọi là "tổ". Danh xưng này dùng để vinh danh người sáng lập ra một sự kiện lưu truyền thì viết hoa. Khái niệm "Tổ" không có nghĩa là chỉ riêng cho một dòng họ. Thí dụ như "Tổ" nghề Cải Lương...thì đâu phải của riêng nghệ sĩ nào.

Bởi vậy, việc ông Lại Nguyên Ân tự thu hẹp khái niệm "Tổ" chỉ thuộc về một dòng họ, một dân tộc để gán cho tư tưởng sovanh dân tộc và lên tiếng đòi bãi bỏ văn hoá truyền thống là một việc rất thiều sự hiểu biết tối thiểu về văn hóa truyền thống và chứng tỏ một tư duy rất giới hạn trong khả năng tư biện.

Vua Hùng là Tổ của các dân tộc Việt Nam - chính vì khai sinh ra nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Bách Việt ở miền nam sông Dương Tử. Nên được coi là Quôc Tổ. Chứ không phải vì Ngài họ Nguyễn.

Và người Việt Nam tôn vinh Quốc tổ vì biết ơn người sáng lập quốc gia đầu tiên của các dân tộc Việt Nam, khởi nguồn cho toàn bộ lịch sử dân tộc. Truyền thống này còn được giữ đến ngày hôm nay trong cộng đồng người Việt.

============

PS: Tôi nhớ hình như ông Lại Nguyên Ân, đã có bài đề nghị bỏ "Tiên học Lễ, hậu học Văn" trong các trường học với cách phân tích của ông ta - mà tôi đã phê phán là chẳng hiểu gì về Lễ cả. Không nhớ bài đó năm đâu. Hình như cũng trong Quán Vắng này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hùng Nguyên thân mến.

PS: Tôi nhớ hình như ông Lại Nguyên Ân, đã có bài đề nghị bỏ "Tiên học Lễ, hậu học Văn" trong các trường học với cách phân tích của ông ta - mà tôi đã phê phán là chẳng hiểu gì về Lễ cả. Không nhớ bài đó năm đâu. Hình như cũng trong Quán Vắng này.

Đây đây Sư Phụ

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/81786/khau-hieu--tien-hoc-le-----nen-cham-dut-.html

P/S: cần phải lưu giữ thật kỹ bài này, để con cháu chúng ta còn có cái để ném đá

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vì thế ..mất Lễ nên ông Ân này và cùng các trí ..ngủ khác mới sinh lòng bất mãn bác Thiên sứ ơi...Trong những năm họ con ho ra lửa, khạc ra nghiên cứu này nọ thì ai dám cãi họ, nhưng giờ đây về hưu rồi, chẳng ai đoái hoài đến nữa, thậm chí lật lại những nghiên cứu của họ, chả them nghe họ thì sinh lòng ghen ghét, tỏ vẻ bất mãn..Bác cú nghe họ trả lời RFI hay BBC thì rõ nhân cách ngay mà. Người quân tử chẳng ai làm những trò đê mạt đến thế

Bàn về văn hóa.. Chính vì tư vấn của đám phá khoa học( cháu xin lỗi vì ..hỗn) này mà mới có sai lầm nghiêm trọng trong bảo tồn văn hóa...Ai phá mất cổng Tây thành trong khi video duyệt binh 1954 vẫn còn. Ai đốt bỏ hàng vạn sách " phong kiến"..ai chủ trương dẹp bỏ đình chùa Hà nội để xây nhà cao tầng kiều Sô viết ở Hà Nội...Hậu quả là Hà Nội đang giải quyết hậu quả của " kĩ sờ sư" những năm 1960-1980 mà đến giờ chưa xong

Hậu quả của việc khi sư diệt Tổ là đây chứ chẳng phải ngoại lai..Nếu ngoại lai mà làm được thì ta đã xong với Pháp, Tàu lâu rồi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây đây Sư Phụ

http://vietnamnet.vn...-cham-dut-.html

P/S: cần phải lưu giữ thật kỹ bài này, để con cháu chúng ta còn có cái để ném đá

Bài viết của tôi phân tích cái sai trong lập luận của ông Lại Nguyên Ân trong việc bãi bỏ "Tiên học Lễ, hậu học văn", chứ không phải nguyên văn bài của ông ta. Bài này tôi cũng đã trích trong bài viết ấy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay