Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Chỉ số IQ không đo được độ thông minh?
Cập nhật lúc :9:27 AM, 21/12/2012

Theo một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu tại Đại học Western ở Ontario của Canada ý nghĩ cho rằng trí thông minh có thể được đo lường bằng một chỉ số duy nhất - chỉ số IQ là sai lầm.

Nghiên cứu - được công bố trong tạp chí Neuron ngày Thứ tư vừa qua - liên quan đến 100.000 người tham gia trên toàn thế giới thực hiện 12 bài kiểm tra nhận thức, với một số ít trong những người này trải qua đồng thời quét não.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Adrian Owen, một nhà thần kinh học người Anh tại Đại học Western ở Canada cho biết đa số các bài kiểm tra IQ đã được phát triển trong những năm 50 và 60 khi cách mà con người suy nghĩ và tương tác với thế giới rất khác ngày nay và do đó nó cũng không còn phù hợp nữa. Bài kiểm tra IQ truyền thống quá đơn giản. Trí thông minh không thể được đánh giá thông qua một bài kiểm tra đơn giản như vậy. Thay vào đó, nghiên cứu xác định ba yếu tố - lý luận, trí nhớ tức thời và khả năng ngôn ngữ - kết hợp để tạo ra trí thông minh của con người. Họ xây dựng các bài kiểm tra Cattell III B, trong đó bao gồm sáu loạt câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra sự nhanh nhẹn của trí óc, với mỗi phần kéo dài từ 8 và 18 phút.
Posted Image

Bài trắc nghiệm IQ truyền thống không đánh giá được mức độ thông minh

Bài kiểm tra được quảng bá thông qua tạp chí New Scientist và Discovery.com và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, vượt xa sự mong đợi của các nhà nghiên cứu với dự kiến sẽ chỉ có một vài ngàn người tham gia. Trên thực tế nó đã trở thành nghiên cứu trực tuyến lớn nhất về trí thông minh, cho phép họ thu thập dữ liệu thông qua con đường nhân khẩu học, tuổi và giới tính. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiến hành quét não (fMRIs) trên một số đối tượng. Tiến sĩ Owen cho biết "Nếu có một cái gì đó trong não là chỉ số IQ, chúng ta đã có thể tìm thấy nó bằng cách quét não. Nhưng hóa ra không có một khu vực nào trong não có liên quan đến cái được là chỉ số IQ của con người.”

Nghiên cứu cũng cho thấy một số phát hiện :
• Trong khi sự lão hóa có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lý luận và trí nhớ tức thời, nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ.
• Hút thuốc có tác động tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ và trí nhớ tức thời nhưng không ảnh hưởng đến kỹ năng suy luận.
• Những người chơi trò chơi video có khả năng tốt về cả lý luận và trí nhớ tức thời.
• Các sản phẩm được quảng cáo để cải thiện chức năng của não không hiệu quả. Những người luyện não không giỏi hơn bất cứ yếu tố nào trong ba yếu tố của trí thông minh so với những người không luyện não

Để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã đăng bài kiểm tra độ thông minh trên cambridgebrainsciences.com / theIQchallenge và Tiến sĩ Owen hy vọng sẽ có khoảng 1 triệu người trên thế giới tham gia bài trắc nghiệm này.

Trương Vân (theo The Star)
=======================
Không sao. Cộng đồng khoa học thế giới có thể mạnh dạn bãi bỏ chỉ số IQ và thay vào đó là chỉ số Bo.
Về mặt lý thuyết thì con người ngày càng tiến hóa, cho nên không thể có một chỉ số IQ hữu hạn đđo độ thông minh. Nhưng ngược lại, cũng chính vì sự tiến hóa ấy, nên nó có điểm xuất phát. Vâng! Đó chính là chỉ số Bo với những con bò làm chuẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không sao. Cộng đồng khoa học thế giới có thể mạnh dạn bãi bỏ chỉ số IQ và thay vào đó là chỉ số Bo.
Về mặt lý thuyết thì con người ngày càng tiến hóa, cho nên không thể có một chỉ số IQ hữu hạn đđo độ thông minh. Nhưng ngược lại, cũng chính vì sự tiến hóa ấy, nên nó có điểm xuất phát. Vâng! Đó chính là chỉ số Bo với những con bò làm chuẩn.



chết cười với 2 câu cuối của thầy Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/22/2012 at 04:51, 'Chim Chích Bông' said:

chết cười với 2 câu cuối của thầy Posted Image

Hì! Tính tôi vốn hơi hài. Hồi nhỏ thì đi sưu tầm các chuyện hài, lớn lên thì viết chuyện hài. Sau thấy cuộc đời tự nó đã rất hàì, nên thôi. Bởi vậy, dân Việt mình hay cười là vậy. Ông Địa thì thôi suốt ngày cười . Không buồn cười sao được, khi mọi người cúng ông có nải chuối rẻ bèo, nhưng lại mong phù hộ trúng mánh cả tỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại một chuyện hài nữa này Chimchichbong:

=======================

Quan chức đến Bắc Kinh chỉ được ăn buffet

22/12/2012 14:47

Các quan chức chỉ được mời ăn kiểu tự chọn (buffet) khi đi công tác tới Bắc Kinh, theo một quy định được Thành ủy Bắc Kinh thông qua hôm thứ năm, 20/12.

Posted Image

Theo quy định mới, các quan chức tới Bắc Kinh công tác chỉ được phục vụ ăn tự chọn thay vì các bữa tiệc tốn kém

Đây là quy định địa phương đầu tiên tuân thủ theo 8 khía cạnh trong tác phong làm việc của các quan chức nhằm tránh lãng phí và giảm quan liêu, vốn đã được thông qua tại một của họp của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hôm 4/12.

Tại Trung Quốc, tiệc chiêu đãi với rượu vang và những món ăn đắt đỏ thường được chuẩn bị để đón tiếp quan chức, trong khi những món ăn đơn giản thường được phục vụ ở một bữa buffet.

Theo truyền thống, bữa tối là một cơ hội có tính xã hội quan trọng đối với cả quan chức và doanh nhân. Các quan chức thường được mời tới những bữa tối sang trọng và điều này đã khiến công chúng phẫn nộ khi họ, những người nộp thuế phải gánh vác chi phí của các sự kiện đó.

Những sự kiện như vậy càng trở nên phổ biến hơn vào dịp tổng kết cuối năm.

Tuy nhiên, quan chức chính phủ đang được kêu gọi noi gương các nhà lãnh đạo hàng đầu của CPC, những người đã áp dụng phong cách làm việc đơn giản hơn trong nỗ lực vực dậy lòng tin của công chúng.

Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư CPC, gần đây đã ăn ở một quán tự phục vụ trong chuyến thăm một căn cứ quân sự ở tỉnh Quảng Đông. Một số người coi hành động của ông là một nỗ lực nhằm khuyến khích các quan chức loại bỏ quan liêu và ý thức về quyền hạn của mình.

Ngoài các yêu cầu về những bữa tối công tác, quy định của Thành ủy Bắc Kinh cũng đề cập tới phương châm "không khẩu hiệu chào đón, không bày biện hoa, không kiểm soát giao thông và không có bất kỳ món quà lưu niệm nào" trong các chuyến thăm của quan chức thành phố trực thuộc trung ương.

Quy định mới này cũng yêu cầu rút ngắn độ dài của những bài phát biểu của các quan chức, vốn khiến nhiều người buồn ngủ vì quá dài dòng văn tự.

Người dân ở Bắc Kinh đã hoan nghênh các biện pháp mới, khi phong cách làm việc của các cán bộ nhà nước đơn giản hơn khiến cuộc sống của họ thoải mái hơn.

"Chúng tôi sẽ không bị quấy rầy bởi việc kiểm soát giao thông vì những chuyến thăm của các quan chức và số tiền tiết kiệm được có thể được sử dụng để tiếp tục cải thiện cuộc sống của người dân," Ma Guohua, một giáo viên thể dục nhịp điệu ở quận Dongcheng, Bắc Kinh cho hay.

Ông hy vọng sự thay đổi trong phong cách làm việc của các quan chức sẽ được thực hiện lâu dài và ông cũng gợi ý nên tăng cường công tác giám sát.

Sầm Hoa (Theo Xinhuanet)

=======================

Ăn Buffet vẫn còn 'xịn" quá! Nhiều người nghèo chỉ mơ ước được cắn một miếng trong các món buffet đó cũng không được. Theo tôi để chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng của chính phủ Trung quốc, nên qui định: Quan chức đến Bắc Kinh chỉ được ăn cơm nguội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BỐN KÝ TỰ F, J, Z, W VẪN GÂY NHIỀU TRANH LUẬN

Nhiều ý kiến trái chiều đã được công khai tranh luận tại Hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế" diễn ra sáng nay, 21/12/2012 ở Hà Nội.

“Khơi mào” cho cuộc tranh luận về việc có nên đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không là phần tham luận của TS. Đào Tiến Thi, Nhà xuất bản Giáo dục.

... Bàn về việc hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay có cản trở sự phát triển của CNTT-TT hay không, TS. Thi chia sẻ: “Một số người vẫn nghĩ rằng đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái sẽ thuận lợi hơn cho ngành CNTT và sự hội nhập của đất nước. Ý kiến này cảm tính và có sự nhầm lẫn về khái niệm. Tôi chưa thấy chuyên gia CNTT nào nêu ý kiến rằng phải có 4 ký tự F, J, Z, W trong bảng chữ cái. Ý kiến cần đưa F, J, Z, W vào bảng chữ cái lại là của những người “ngoại đạo””.

Ông Thi lưu ý: “Có người nghĩ rất hồn nhiên là thấy trên bàn phím máy tính có các ký tự đó, mà bàn phím thuộc về CNTT thì ắt các chữ ấy cũng cần cho CNTT. Một điều hiển nhiên dễ thấy là từ trước đến nay, không cần các ký tự đó trong bảng chữ cái thì những chuyên gia CNTT vẫn làm việc bình thường, vẫn làm việc với các ký tự mà chẳng cần biết nó có trong bảng chữ cái tiếng Việt hay không”.

“Giả sử bộ chữ viết nói riêng và tiếng Việt nói chung hiện thời gây khó khăn cho CNTT (trong việc mã hóa, tạo ra các bộ gõ, trong dịch tự động,…) thì nhiệm vụ của CNTT là bằng mọi cách tìm ra các quy luật của chữ Việt, tiếng Việt để xử lý chứ không phải nắn tiếng Việt sao cho “dễ” với CNTT. Có thể ví tiếng Việt là cái chân, còn CNTT là cái giày và giày phải làm theo chân chứ không thể gọt chân cho vừa giày. Việc làm giày chắc không phải quá khó đối với những chuyên gia CNTT. Rắc rối như chữ Hán mà người Tàu cũng làm được kia mà”, ông Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm không nên đưa thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt vì gây tốn kém và không cần thiết, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Ban Tiêu chuẩn CNTT Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, mở rộng vấn đề hơn bằng ví dụ giới trẻ hiện nay khi nhắn tin dùng chữ “wá” thay cho chữ “quá” bởi vì bàn phím điện thoại di động có chữ “w”.

“Các nước khác khi nhập công nghệ kỹ thuật nước ngoài vào thì bắt nhà sản xuất phải chế tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn chữ viết của họ. Trong khi chúng ta đang sai lầm ở chỗ “nhường sân” ở nơi đáng lẽ phải khẳng định và thực hiện chủ quyền dân tộc. Nhà nước cần yêu cầu các nhà sản xuất máy tính phải làm ra những bàn phím thuận tiện cho việc gõ tiếng Việt”, ông Công khuyến nghị.

Ở “phe” đối lập, TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo, người đã từng khuấy động dư luận bằng đề xuất đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hồi tháng 8 năm ngoái, tiếp tục phản biện lại ý kiến của những người quyết tâm loại bỏ 4 ký tự F, J, Z, W khỏi bảng chữ cái với lý do bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông Ngọc đề nghị: “Khi nói về sự trong sáng của tiếng Việt, phải xác định lại ý nghĩa của khái niệm “trong sáng”. Sẽ là sai nếu cứ nói “trong sáng” là phải giữ gìn bảng chữ cái truyền thống. Bởi người Việt rất năng động và tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều, về mặt âm thì mượn tiếng Hán, về mặt từ ngữ thì cũng đã mượn nhiều từ của tiếng Pháp… Nếu cứ giữ gìn truyền thống thì tiếng Việt không thể như ngày nay”.

Bầu không khí của Hội thảo có phần căng thẳng khi ông Ngọc đề nghị “phe đối lập” cần có những nhận định lịch sự hơn, tránh quy kết, chửi bới thế hệ ngày nay rằng họ đã làm thay đổi truyền thống của chữ Việt và tiếng Việt.

Một điểm đáng lưu ý, có thể do Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức, nên hầu hết tham luận và ý kiến tranh luận đều là của những người thuộc giới ngôn ngữ. Tiếng nói của giới CNTT và những người ủng hộ đề xuất thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái để phù hợp hơn với xu thế của thời đại số hóa có vẻ “lép vế” hơn

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/22/2012 at 11:32, 'phamhung' said:

BỐN KÝ TỰ F, J, Z, W VẪN GÂY NHIỀU TRANH LUẬN

Nhiều ý kiến trái chiều đã được công khai tranh luận tại Hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế" diễn ra sáng nay, 21/12/2012 ở Hà Nội.

“Khơi mào” cho cuộc tranh luận về việc có nên đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không là phần tham luận của TS. Đào Tiến Thi, Nhà xuất bản Giáo dục.

... Bàn về việc hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay có cản trở sự phát triển của CNTT-TT hay không, TS. Thi chia sẻ: “Một số người vẫn nghĩ rằng đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái sẽ thuận lợi hơn cho ngành CNTT và sự hội nhập của đất nước. Ý kiến này cảm tính và có sự nhầm lẫn về khái niệm. Tôi chưa thấy chuyên gia CNTT nào nêu ý kiến rằng phải có 4 ký tự F, J, Z, W trong bảng chữ cái. Ý kiến cần đưa F, J, Z, W vào bảng chữ cái lại là của những người “ngoại đạo””.

Ông Thi lưu ý: “Có người nghĩ rất hồn nhiên là thấy trên bàn phím máy tính có các ký tự đó, mà bàn phím thuộc về CNTT thì ắt các chữ ấy cũng cần cho CNTT. Một điều hiển nhiên dễ thấy là từ trước đến nay, không cần các ký tự đó trong bảng chữ cái thì những chuyên gia CNTT vẫn làm việc bình thường, vẫn làm việc với các ký tự mà chẳng cần biết nó có trong bảng chữ cái tiếng Việt hay không”.

“Giả sử bộ chữ viết nói riêng và tiếng Việt nói chung hiện thời gây khó khăn cho CNTT (trong việc mã hóa, tạo ra các bộ gõ, trong dịch tự động,…) thì nhiệm vụ của CNTT là bằng mọi cách tìm ra các quy luật của chữ Việt, tiếng Việt để xử lý chứ không phải nắn tiếng Việt sao cho “dễ” với CNTT. Có thể ví tiếng Việt là cái chân, còn CNTT là cái giày và giày phải làm theo chân chứ không thể gọt chân cho vừa giày. Việc làm giày chắc không phải quá khó đối với những chuyên gia CNTT. Rắc rối như chữ Hán mà người Tàu cũng làm được kia mà”, ông Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm không nên đưa thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt vì gây tốn kém và không cần thiết, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Ban Tiêu chuẩn CNTT Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, mở rộng vấn đề hơn bằng ví dụ giới trẻ hiện nay khi nhắn tin dùng chữ “wá” thay cho chữ “quá” bởi vì bàn phím điện thoại di động có chữ “w”.

“Các nước khác khi nhập công nghệ kỹ thuật nước ngoài vào thì bắt nhà sản xuất phải chế tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn chữ viết của họ. Trong khi chúng ta đang sai lầm ở chỗ “nhường sân” ở nơi đáng lẽ phải khẳng định và thực hiện chủ quyền dân tộc. Nhà nước cần yêu cầu các nhà sản xuất máy tính phải làm ra những bàn phím thuận tiện cho việc gõ tiếng Việt”, ông Công khuyến nghị.

Ở “phe” đối lập, TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo, người đã từng khuấy động dư luận bằng đề xuất đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hồi tháng 8 năm ngoái, tiếp tục phản biện lại ý kiến của những người quyết tâm loại bỏ 4 ký tự F, J, Z, W khỏi bảng chữ cái với lý do bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông Ngọc đề nghị: “Khi nói về sự trong sáng của tiếng Việt, phải xác định lại ý nghĩa của khái niệm “trong sáng”. Sẽ là sai nếu cứ nói “trong sáng” là phải giữ gìn bảng chữ cái truyền thống. Bởi người Việt rất năng động và tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều, về mặt âm thì mượn tiếng Hán, về mặt từ ngữ thì cũng đã mượn nhiều từ của tiếng Pháp… Nếu cứ giữ gìn truyền thống thì tiếng Việt không thể như ngày nay”.

Bầu không khí của Hội thảo có phần căng thẳng khi ông Ngọc đề nghị “phe đối lập” cần có những nhận định lịch sự hơn, tránh quy kết, chửi bới thế hệ ngày nay rằng họ đã làm thay đổi truyền thống của chữ Việt và tiếng Việt.

Một điểm đáng lưu ý, có thể do Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức, nên hầu hết tham luận và ý kiến tranh luận đều là của những người thuộc giới ngôn ngữ. Tiếng nói của giới CNTT và những người ủng hộ đề xuất thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái để phù hợp hơn với xu thế của thời đại số hóa có vẻ “lép vế” hơn

Về nguyên tắc Lý học Đông phương cho rằng: Nếu có mâu thuẫn giữa hai tập hợp thì luôn có tập hợp lớn hơn để giải quyết được mâu thuẫn .

Những con ếch sẽ tranh luận không mệt mỏi về kích thước của ông giời qua cái miệng giếng của nó. Tất nhiên những lập luận của những con ếch đều có chứng lý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/21/2012 at 09:55, 'lanha92' said:

Già rồi thì nghỉ đi...

Hỡi ơi. Báo đất việt vừa đăng bài của thầy Thiên Sứ và cũng đăng luôn bài của một ông ráo sư họ Ngô tên Đức Thọ, chẳng khác nào muốn chơi nhau

Ráo sư lẩm cẩm viết đủ thứ chuyện nay lại đi dich Hùng triều Ngọc phả, dịch xong ông lập ra niên biểu cho họ Hùng như những phường láo nháo khác đã làm là gộp mẹ ..nó luôn 18 đời thẳng đuỗn. Nghĩa là các vua Hùng nhõn 18 người, có người thọ ..200 tuổi, cai trị nước 170 năm, bất chấp việc người Nhật còn làm chính xác hơn ông Ông già, tôi trẻ nhưng sao ông lẩm cẩm quá vậy. ông cố tình làm thế hay tư duy ông thế... Đau đớn thay là Hùng triều ngọc phả bị bóp mép thê thảm đến vậy, tôi không biết tiếng Hán Nôm đã đành, ông giỏi hơn tôi sao ông lại làm chuyện bất chấp bao năm qua bao người đã chứng minh lích sử Đại tộc Việt là 5000 năm. Ông ăn bớt ở đâu mấy ngàn năm rồi hỡi ông

Tưởng bài viết hay nên tôi đọc không ngờ cũng là ..phường xỏ lá, đụng từ biểu tình cho đến ..ăn đất..Các cụ nói một nghề cho chín còn hơn chín nghề... Than ôi lịch sử bị méo thế này ngàn đời sau là lỗi tại các loại trí ngủ như ông

Già rồi ông nghỉ đi

http://ngoducthohn.b...ii-van-ban.html

Ráo sư - trí ngủ bàn về thời Hùng vương- Đọc xong chỉ muốn thổ máu vì căm giận

Báo Đất Việt từ hôm qua đến bây giờ đường link từ máy tôi không vào được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ lúng túng trong việc bảo vệ trẻ em

Thứ Bảy, 22/12/2012 23:38

Các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục ở Mỹ vẫn chưa thể an tâm về sự an toàn của trẻ em trong trường học

Trước lời kêu gọi tăng cường kiểm soát súng ở Mỹ, Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) ngày 21-12 đã lên tiếng đề nghị bố trí cảnh sát có vũ trang tại mỗi trường học nhưng các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục tỏ ra nghi ngờ không biết động thái này có thể bảo đảm cho con cái họ an toàn đến mức nào. Nhiều người thắc mắc liệu điều đó có khả thi về mặt kinh tế hay không và nó sẽ thay đổi cuộc sống của học sinh ra sao.

Theo Hiệp hội Cảnh sát viên, ước tính hiện có 10.000 cảnh sát đang phục vụ tại các trường học khắp nước Mỹ, hầu hết họ đều có vũ trang và được sở cảnh sát địa phương điều động. Thế nhưng, cảnh sát chỉ được triển khai tại một phần nhỏ trong số khoảng 98.000 trường công lập ở nước này và con số trên đã giảm bớt đi trong thời buổi suy thoái kinh tế.

Posted Image

Cảnh sát tuần tra tại Trường Trung học Kỹ thuật Oakland, bang California. Ảnh: AP

Thực ra, một số sở cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện của cảnh sát ở các trường học kể từ khi xảy ra vụ thảm sát 26 người tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở bang Connecticut giữa tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, họ chỉ có thể làm việc này một cách tạm thời do vấn đề kinh phí.

Tại một cuộc họp báo gần đây, NRA thừa nhận họ muốn quốc hội Mỹ cấp kinh phí để triển khai cảnh sát có vũ trang tại tất cả trường học khắp nước này. Động thái đó cũng chính là để phá vỡ “sự im lặng đáng sợ” đối với vụ xả súng kinh hoàng ở bang Connecticut. Tổng Giám đốc NRA Wayne LaPierre cho biết NRA sẽ phát triển một chương trình phản ứng khẩn cấp ở trường học nhằm giúp bảo vệ trẻ em. Ý tưởng trên có ý nghĩa đối với một số cha mẹ và giáo viên đang lo lắng nhưng lại gây ra sự phẫn nộ nơi những người khác.

“Để giải quyết vấn đề súng đạn, họ lại đưa thêm súng vào trường học hay sao? Có thể điều đó sẽ khiến trẻ em kém an toàn hơn” - ông Hank Grishman, ở Jericho, New York, một nhà giáo dục 44 năm tuổi nghề, nhận xét. Trong khi đó, bà Elise Robillard - giáo viên tại Trường Trung học Westmoore bang Oklahoma, ngôi trường có đến 4 cảnh sát vũ trang - nói đề xuất của NRA chỉ là một giải pháp đánh lừa mặc dù bà không phản đối sự hiện diện của nhiều cảnh sát hơn nữa. Bà nói: “Giả sử một học sinh bỏ súng vào túi xách, khi đến lớp của tôi, nó lấy súng ra và bắn, viên sĩ quan cảnh sát phát hiện chuyện xảy ra và chạy đến nhưng khi anh ta đến lớp thì tất cả chúng tôi đã chết hết rồi”.

  Quote

Mỹ: Lại xả súng, 4 người chết

Theo đài CNN, 3 người bị bắn chết, trong đó có 1 phụ nữ, trong một vụ xả súng ở bang Pennsylvania ngày 21-12, sau đó hung thủ bị bắn hạ. Ba cảnh sát viên bị thương trong khi đụng độ với hung thủ. Nhà chức trách cho biết chưa xác định danh tính hung thủ cũng như các nạn nhân. Nguyên nhân vụ nổ súng cũng chưa được xác định.

LỤC SAN

==================

Tôi nghĩ việc này không khó giải quyết với nước Mỹ. Chỉ cần cấm mang súng đến trường - ngoại trừ nhân viên bảo vệ - và các biện pháp kiểm tra thực hiện lệnh cấm này. Có thể tăng thuế sử dụng súng để thuê cảnh sát bảo vệ trường học. Tôi nghĩ rằng đây là những biện pháp chính danh và được nhân dân Mỹ ủng hộ. Ngay cả những tập đoàn ủng hộ sự phổ biến dùng súng trong xã hội Mỹ cũng không thể phản đối.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/23/2012 at 02:47, 'Thiên Sứ' said:

Mỹ lúng túng trong việc bảo vệ trẻ em

Thứ Bảy, 22/12/2012 23:38

Các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục ở Mỹ vẫn chưa thể an tâm về sự an toàn của trẻ em trong trường học

Trước lời kêu gọi tăng cường kiểm soát súng ở Mỹ, Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) ngày 21-12 đã lên tiếng đề nghị bố trí cảnh sát có vũ trang tại mỗi trường học nhưng các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục tỏ ra nghi ngờ không biết động thái này có thể bảo đảm cho con cái họ an toàn đến mức nào. Nhiều người thắc mắc liệu điều đó có khả thi về mặt kinh tế hay không và nó sẽ thay đổi cuộc sống của học sinh ra sao.

Theo Hiệp hội Cảnh sát viên, ước tính hiện có 10.000 cảnh sát đang phục vụ tại các trường học khắp nước Mỹ, hầu hết họ đều có vũ trang và được sở cảnh sát địa phương điều động. Thế nhưng, cảnh sát chỉ được triển khai tại một phần nhỏ trong số khoảng 98.000 trường công lập ở nước này và con số trên đã giảm bớt đi trong thời buổi suy thoái kinh tế.

Posted Image

Cảnh sát tuần tra tại Trường Trung học Kỹ thuật Oakland, bang California. Ảnh: AP

Thực ra, một số sở cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện của cảnh sát ở các trường học kể từ khi xảy ra vụ thảm sát 26 người tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở bang Connecticut giữa tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, họ chỉ có thể làm việc này một cách tạm thời do vấn đề kinh phí.

Tại một cuộc họp báo gần đây, NRA thừa nhận họ muốn quốc hội Mỹ cấp kinh phí để triển khai cảnh sát có vũ trang tại tất cả trường học khắp nước này. Động thái đó cũng chính là để phá vỡ “sự im lặng đáng sợ” đối với vụ xả súng kinh hoàng ở bang Connecticut. Tổng Giám đốc NRA Wayne LaPierre cho biết NRA sẽ phát triển một chương trình phản ứng khẩn cấp ở trường học nhằm giúp bảo vệ trẻ em. Ý tưởng trên có ý nghĩa đối với một số cha mẹ và giáo viên đang lo lắng nhưng lại gây ra sự phẫn nộ nơi những người khác.

“Để giải quyết vấn đề súng đạn, họ lại đưa thêm súng vào trường học hay sao? Có thể điều đó sẽ khiến trẻ em kém an toàn hơn” - ông Hank Grishman, ở Jericho, New York, một nhà giáo dục 44 năm tuổi nghề, nhận xét. Trong khi đó, bà Elise Robillard - giáo viên tại Trường Trung học Westmoore bang Oklahoma, ngôi trường có đến 4 cảnh sát vũ trang - nói đề xuất của NRA chỉ là một giải pháp đánh lừa mặc dù bà không phản đối sự hiện diện của nhiều cảnh sát hơn nữa. Bà nói: “Giả sử một học sinh bỏ súng vào túi xách, khi đến lớp của tôi, nó lấy súng ra và bắn, viên sĩ quan cảnh sát phát hiện chuyện xảy ra và chạy đến nhưng khi anh ta đến lớp thì tất cả chúng tôi đã chết hết rồi”.

[/left]

LỤC SAN

==================

Tôi nghĩ việc này không khó giải quyết với nước Mỹ. Chỉ cần cấm mang súng đến trường - ngoại trừ nhân viên bảo vệ - và các biện pháp kiểm tra thực hiện lệnh cấm này. Có thể tăng thuế sử dụng súng để thuê cảnh sát bảo vệ trường học. Tôi nghĩ rằng đây là những biện pháp chính danh và được nhân dân Mỹ ủng hộ. Ngay cả những tập đoàn ủng hộ sự phổ biến dùng súng trong xã hội Mỹ cũng không thể phản đối.

Thật sự việc này rất khó bác ạ. Đã có những lệnh cấm học sinh mang súng đến trường. Thế nhưng kiểm tra cách nào? Kiểm tra gắt quá rất dễ đụng chạm tự do cá nhân. Cho dù có biện pháp kiểm tra đi nữa thì những tên có ý đồ giết người hàng loạt vẫn không sợ, vì thật ra ai có ý định đó thì cũng chẳng quan tâm đến lệnh cấm làm gì. Cứ mang vài cây súng tự động xông vào trường mà "rải đạn" thôi, súng của nhân viên bảo vệ là súng lục thì làm sao lại? Như trường hợp thằng oắt con ở Connecticut vừa rồi. Cháu nghĩ cái gốc của vấn đề là quản lí súng ngoài thị trường. Điều này đụng đến một vấn đề lớn hơn đó là quyền tự do sở hữu súng của người dân (Mở ngoặc là trước đây Trai Việt suy nghĩ rất đơn giản, cứ cấm tiệt súng như Việt Nam là xong, thế nhưng vấn đề không đơn giản vậy, nó đụng chạm đến văn hóa Mỹ có từ thời lập quốc, đó là quyền tự vệ của công dân). Vừa rồi ông Obama và đảng dân chủ cũng có những phản ứng (đảng dân chủ chủ trương siết chặt quyền sở hữu súng), tuy nhiên không biết tới đâu. Hy vọng lần này làm tới nơi tới chốn. Trai Việt trộm nghĩ nếu sự việc vừa rồi xảy ra ở nhiệm kỳ đầu của ông Obama thì dễ cho ổng hơn, vì lúc đó đảng dân chủ nắm đa số lưỡng viện. Bây giờ thì hơi khó. Trai Việt nghĩ biện pháp tốt nhất là siết chặt có giới hạn. Nghĩa là không cho mua bán, sở hữu súng tự động. Ai muốn tự vệ thì xài súng ngắn. Như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ hơn. Nếu kỳ này ông Obama làm được điều đó thôi thì Trai Việt nghĩ cũng là bước tiến lớn rồi.....

P/S: Sau chuyện vừa rồi, dân Mỹ có 2 luồng ý kiến. Một là siết chặt quyền sử dụng súng (như đã nói trên kia). Hai là..........mở rộng hơn nữa, nghĩa là nới lỏng ra cho người dân mang súng dễ dàng, để có đấu súng xảy ra thì dân có vũ khí tự vệ. Nghe buồn cười không? Nhưng thật sự sau mỗi vụ xả đạn là lại có 2 luồng ý kiến như vậy, cho nên chẳng đi tới đâu, chứ nếu ai cũng ủng hộ kiểm soát thì dễ quá rồi.....Hic, chỉ tội cho Trai Việt, nhiều đêm đang ngủ mà nghe súng nổ đì đùng, cảm giác như mình đang ở giữa Sài Gòn những năm 60,70.....

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/23/2012 at 04:52, 'trai_viet_o_houston' said:

Thật sự việc này rất khó bác ạ. Đã có những lệnh cấm học sinh mang súng đến trường. Thế nhưng kiểm tra cách nào? Kiểm tra gắt quá rất dễ đụng chạm tự do cá nhân. Cho dù có biện pháp kiểm tra đi nữa thì những tên có ý đồ giết người hàng loạt vẫn không sợ, vì thật ra ai có ý định đó thì cũng chẳng quan tâm đến lệnh cấm làm gì. Cứ mang vài cây súng tự động xông vào trường mà "rải đạn" thôi, súng của nhân viên bảo vệ là súng lục thì làm sao lại? Như trường hợp thằng oắt con ở Connecticut vừa rồi. Cháu nghĩ cái gốc của vấn đề là quản lí súng ngoài thị trường. Điều này đụng đến một vấn đề lớn hơn đó là quyền tự do sở hữu súng của người dân (Mở ngoặc là trước đây Trai Việt suy nghĩ rất đơn giản, cứ cấm tiệt súng như Việt Nam là xong, thế nhưng vấn đề không đơn giản vậy, nó đụng chạm đến văn hóa Mỹ có từ thời lập quốc, đó là quyền tự vệ của công dân). Vừa rồi ông Obama và đảng dân chủ cũng có những phản ứng (đảng dân chủ chủ trương siết chặt quyền sở hữu súng), tuy nhiên không biết tới đâu. Hy vọng lần này làm tới nơi tới chốn. Trai Việt trộm nghĩ nếu sự việc vừa rồi xảy ra ở nhiệm kỳ đầu của ông Obama thì dễ cho ổng hơn, vì lúc đó đảng dân chủ nắm đa số lưỡng viện. Bây giờ thì hơi khó. Trai Việt nghĩ biện pháp tốt nhất là siết chặt có giới hạn. Nghĩa là không cho mua bán, sở hữu súng tự động. Ai muốn tự vệ thì xài súng ngắn. Như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ hơn. Nếu kỳ này ông Obama làm được điều đó thôi thì Trai Việt nghĩ cũng là bước tiến lớn rồi.....

P/S: Sau chuyện vừa rồi, dân Mỹ có 2 luồng ý kiến. Một là siết chặt quyền sử dụng súng (như đã nói trên kia). Hai là..........mở rộng hơn nữa, nghĩa là nới lỏng ra cho người dân mang súng dễ dàng, để có đấu súng xảy ra thì dân có vũ khí tự vệ. Nghe buồn cười không? Nhưng thật sự sau mỗi vụ xả đạn là lại có 2 luồng ý kiến như vậy, cho nên chẳng đi tới đâu, chứ nếu ai cũng ủng hộ kiểm soát thì dễ quá rồi.....Hic, chỉ tội cho Trai Việt, nhiều đêm đang ngủ mà nghe súng nổ đì đùng, cảm giác như mình đang ở giữa Sài Gòn những năm 60,70.....

Tôi nghĩ ngay cả việc cấm sung tuyệt đối vẫn có thể có xả súng, như các trường hợp trên. Bởi vậy, tôi không đặt vấn đề cấm súng. Mà chỉ đặt vấn đề biện pháp cấm mang súng vào trường học (Trừ nhân viên bảo vệ). Để kiểm soát điều này cũng như kiểm soát lên máy bay vậy. Kiểm soát lên máy bay ko bị coi là vi phạm quyền con người thì kiểm soát sung trong trường học không thể coi là vi phạm. Nhưng tôi nghĩ nước Mỹ có thể còn nghĩ ra nhiều biện pháp khác. Chúc một cuộc sống an bình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/23/2012 at 05:48, 'Thiên Sứ' said:

Tôi nghĩ ngay cả việc cấm sung tuyệt đối vẫn có thể có xả súng, như các trường hợp trên. Bởi vậy, tôi không đặt vấn đề cấm súng. Mà chỉ đặt vấn đề biện pháp cấm mang súng vào trường học (Trừ nhân viên bảo vệ). Để kiểm soát điều này cũng như kiểm soát lên máy bay vậy. Kiểm soát lên máy bay ko bị coi là vi phạm quyền con người thì kiểm soát sung trong trường học không thể coi là vi phạm. Nhưng tôi nghĩ nước Mỹ có thể còn nghĩ ra nhiều biện pháp khác. Chúc một cuộc sống an bình.

Thay mặt nước Mỹ cảm ơn bác, mặc dù chưa phải công dân Mỹ (cái này chắc phải để chú Haithienha mới đúng)Posted Image. Nhân tiện cũng cảm ơn bài viết về âm mưu và chính danh của bác trên blog riêng. Cháu mở mắt ra nhiều. Nhưng mà đọc xong cả 3 bài thì thấy buồn thật. Tình hình này thì con đường "dân tộc Việt Nam có sanh vai với các cường quốc năm châu" ngày càng gập ghềnh.....Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/23/2012 at 06:42, 'trai_viet_o_houston' said:

Thay mặt nước Mỹ cảm ơn bác, mặc dù chưa phải công dân Mỹ (cái này chắc phải để chú Haithienha mới đúng)Posted Image. Nhân tiện cũng cảm ơn bài viết về âm mưu và chính danh của bác trên blog riêng. Cháu mở mắt ra nhiều. Nhưng mà đọc xong cả 3 bài thì thấy buồn thật. Tình hình này thì con đường "dân tộc Việt Nam có sanh vai với các cường quốc năm châu" ngày càng gập ghềnh.....Posted Image

Theo Lý thuyết của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt thì việc gì cũng có thể giải quyết được. Nhưng quyết định thế nào không phải việc của chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phẫn nộ với đề nghị trang bị súng cho trường học

Chủ Nhật, 23/12/2012, 05:07 (GMT+7)

TT - Hiệp hội Súng đạn Mỹ (NRA) đã gây phẫn nộ khi kêu gọi trang bị súng cho tất cả trường học ở Mỹ để ngăn chặn thảm kịch Trường Sandy Hook tái diễn.

Posted Image

Giây phút tưởng niệm các nạn nhân ở Newtown hôm 21-12 - Ảnh: Reuters

Theo báo New York Times, trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ vụ thảm sát, phó chủ tịch NRA Wayne LaPierre tuyên bố: “Cách duy nhất để đối phó với một kẻ xấu có súng là một người tốt có súng”.

Ông LaPierre muốn mỗi trường học trên toàn nước Mỹ đều có cảnh sát vũ trang canh gác. NRA khẳng định sẵn sàng hỗ trợ huấn luyện đội ngũ an ninh của nhà trường.

Ông LaPierre khẳng định súng đạn không có lỗi và đổ tội cho phim ảnh và âm nhạc hiện nay kích động bạo lực. Phản ứng của NRA bị chỉ trích mạnh mẽ. Theo Reuters, thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy, đại diện bang Connecticut, thẳng thừng: “Đây là thông báo ghê tởm nhất mà tôi từng nghe”.

Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ Radi Weingarten lên án ý tưởng của NRA là “vô trách nhiệm và nguy hiểm”, bởi “trường học phải là nơi trú ẩn an toàn cho trẻ em chứ không phải là pháo đài vũ trang”.

Xã luận báo New York Times bình luận về phát biểu của ông LaPierre là “gian dối, ảo tưởng, gần như loạn trí”. Xã luận báo Boston Globe cho rằng NRA đang gieo rắc nỗi sợ hãi nhằm bán thêm nhiều súng và đang đưa nước Mỹ quay lại thời kỳ Viễn Tây hoang dã.

Báo này khẳng định một bảo vệ trường học không thể có phản xạ nhanh nhạy như một cảnh sát thực thụ và giải pháp của NRA thậm chí có thể khiến nhiều học sinh thiệt mạng hơn.

Mới đây, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố thành lập nhóm chuyên trách nghiên cứu và đề ra giải pháp ngăn chặn bạo lực súng đạn và sẽ đề xuất dự luật kiểm soát súng vào đầu năm 2013.

Trong khi đó, bạo lực súng đạn tiếp tục xảy ra tại Mỹ. Theo Reuters, hôm 21-12 một người đàn ông dùng súng lục bắn chết ba người ở thị trấn Frankstown, bang Pennsylvania trước khi bị cảnh sát bắn hạ.

TẤN KHOA

========================

Vấn nạn tiếp theo của sử dụng súng ở Hoa Kỳ là ngoài trường học, người ta cũng có thể dùng súng để giết chóc. Nước Mỹ đã có quy định sử dụng súng khi buộc những người mang theo súng phải để sau cốp xe hơi. Nhưng đấy chỉ là ngăn những người tốt và phút tức giận có hành vi giết người, chứ không ngăn được những kẻ cố sát có súng.

Tôi nghĩ rằng: Nước Mỹ nên quy định súng tự vệ và cả tấn công mà công dân có quyền sở hữu chỉ có thể bắn đạn không gây nguy hiểm. Thí dđan thuốc mê. Các Cty sản xuất súng nên chuyển hướng sản xuất các loại đạn dùng cho súng và thu hồi những loại đạn nguy hiểm. Có thể không cần cảnh sát vũ trang đứng gác,mà những nhân viên bảo vệ có trách nhiệm sẽ đảm trách công việc này. Thí dụ như những giám thị,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?

23/12/2012 21:15

(TNO) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ.

Posted Image

Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo hôm 12.12 - Ảnh: AFP

Tên lửa Triều Tiên rúng động thế giới

“Dựa trên phân tích và các thí nghiệm mô phỏng của chúng tôi, tên lửa này có tầm bắn trên 10.000 km, và mang theo đầu đạn 500 - 600 kg”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho AFP biết.

Theo dự đoán các chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, với tầm bắn 10.000 km, tên lửa này có thể bay đến các mục tiêu ở châu Á, đông Âu, miền tây châu Phi, và khu vực vùng biển miền tây của Mỹ.

Dự đoán này được đưa ra dựa vào những mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà phía Hàn Quốc thu thập được sau vụ phóng tên lửa hôm 12.12.

Triều Tiên lâu nay khẳng định các chương trình tên lửa của mình nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 22.12 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un vừa ra lệnh cho các nhà khoa học nước này tăng cường nghiên cứu việc phóng vệ tinh và tên lửa đẩy với công suất mạnh hơn.

Phúc Duy

================

  Quote

Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?

Cần gì phải đánh dấu hỏi! Cứ cho là nó đã bắn được không chỉ tới bờ Tây mà tới thẳng Washington. Thậm chí nó có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân. Nhưng vấn đề là nó có nổ được ở nước Mỹ không lại là chuyện khác. Ngay cuộc chiến dải Gara vừa qua, Hamas bắn hàng trăm quả tên lửa vào Do Thái , ngay sát nách mà chưa ăn thua gì. Huống chi tên lửa còn lặc lè bay qua Thái Bình dương, hoặc Bắc cực để vào Hoa Kỳ.

Trước đây, tên lửa hạt nhân liên lục địa cũng chỉ là vũ khí răn đe theo kiểu hai bên cùng chết. Nhưng bây giờ thì là bảo đảm phòng thủ được, không bị tấn công thì sẽ chiến thắng. Đấy là chiến tranh lớn hiện đại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật vừa cương vừa nhu với Trung Quốc

Thứ Hai, 24/12/2012, 08:05 (GMT+7)

TT - Dù tuyên bố cứng rắn về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng thủ tướng tương lai của Nhật Bản Shinzo Abe lại đang đưa ra những tín hiệu hòa dịu nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hình ảnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chụp từ máy bay của Trung Quốc ngày 13-12 - Ảnh: Reuters

Theo The Japan Times, ông Abe hôm 22-12 đã quyết định sẽ tạm không điều động quan chức ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ít nhất là trong thời điểm này, để tránh làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Abe cũng nhấn mạnh “đó không phải là sự thay đổi trong quan điểm của chúng tôi”.

Trước đó, trong chiến dịch tranh cử, ông Abe tuyên bố sẽ xem xét đến việc cử quan chức thường trực ra Senkaku/Điếu Ngư để tăng cường quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này.

“Quan hệ song phương với Trung Quốc là một trong những chính sách ngoại giao quan trọng nhất của Nhật Bản. Chúng tôi muốn xây dựng các nỗ lực để khởi động lại quan hệ và bắt đầu phát triển một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với Bắc Kinh” - ông Abe nêu rõ.

Cùng lúc, theo nguồn tin của Đảng Dân chủ tự do (LDP) hôm 21-12 cho biết đảng này sẽ tạm hoãn một sự kiện vào tháng 2-2013 nhằm quảng bá tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Takeshima hiện do Hàn Quốc quản lý và gọi là Dokdo.

Cứng rắn nhưng linh hoạt

Tương tự, theo Kyodo, LDP và Đảng Công minh mới (NKP) trong dự thảo kế hoạch phối hợp chính sách ngày 20-12 (dự kiến sẽ ký ngày 25-12) cũng thống nhất sau khi thành lập chính phủ liên minh, hai đảng sẽ tăng cường cuộc thảo luận trên phạm vi toàn quốc nhằm sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản. Đáng chú ý là về lĩnh vực chính sách an ninh và đối ngoại, dự thảo này kêu gọi “phản ứng kiên quyết” với việc Bình Nhưỡng bắt giữ công dân Nhật cũng như chương trình hạt nhân của Triều Tiên, trong khi đó “tăng cường sự tin tưởng” với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga.

Giải thích về những tín hiệu mới này của thủ tướng tương lai Abe, trong bài phân tích trên Asia Times Online, nhà nghiên cứu Bert Edstrom thuộc Viện Chính sách phát triển và an ninh tại Thụy Điển cho rằng khi chính thức bắt đầu cương vị thủ tướng, ông Abe sẽ cố gắng tỏ ra cứng rắn nhưng cũng sẽ linh hoạt trong quan hệ với Trung Quốc như những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ trước đây của mình.

Tương tự thời điểm đang là ứng cử viên sáng giá và sau đó trở thành thủ tướng hồi năm 2006, nghị trình của ông Abe mang tính dân tộc. Trong đợt tranh cử vừa qua, ông cam kết tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp, tăng cường quốc phòng cho Nhật Bản cũng như tuyên bố cứng rắn về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo chiều hướng có thể làm nóng quan hệ với Bắc Kinh. Nhưng, khó có thể nói chắc chắn rằng những vấn đề mà ông Abe nêu trên phản ánh sự quan tâm hàng đầu của cử tri Nhật nói chung. Với một nền kinh tế ảm đạm, hệ thống trợ cấp yếu kém cộng với chi tiêu cho an sinh xã hội tăng lên và dân số đang già đi, khó có thể nói rằng người dân lại mong muốn một nghị trình vốn chỉ tạo ra căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng. Số cử tri đi bầu chỉ đạt 59% vừa qua, mức thấp nhất từ sau chiến tranh, cho thấy người dân không hứng thú với việc bỏ phiếu lần này.

Ông Edstrom kết luận: xét về tình hình kinh tế ảm đạm và quan hệ căng thẳng với nước láng giềng, ông Abe có thể sẽ phải điều chỉnh nghị trình của mình theo hướng thực tế.

Washington tái khẳng định với Tokyo về Senkaku

Cũng liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật về chính sách quốc phòng cho năm tài khóa 2013, theo đó tái khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong điều 5 Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ yêu cầu Mỹ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp có chiến sự.

Báo Yomiuri cho biết luật này cũng khẳng định “biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku, là một phần quan trọng trong vùng biển chung của châu Á, bao gồm cả các tuyến đường biển trọng yếu liên quan đến thông tin liên lạc và thương mại, có lợi cho tất cả các

nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương... Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp về lãnh thổ và quyền tài phán ở biển Hoa Đông đòi hỏi sự kiềm chế của tất cả các bên”.

Trong khi đó, theo báo Asahi ngày 22-12, lần thứ hai máy bay Trung Quốc lại xâm nhập vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Nhật Bản đã ra lệnh cho máy bay chiến đấu lên xua đuổi. Bộ Quốc phòng Nhật cho biết đây là loại máy bay cánh quạt của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc, cùng loại với chiếc máy bay đã đi vào vùng trời quần đảo này hôm 13-12.

  Quote

Bắc Kinh, Seoul mở rộng tuyên bố thềm lục địa

Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này sẽ có phản ứng trước việc Trung Quốc ngày 14-12 đã đệ trình tài liệu chính thức lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS), tuyên bố sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa mở rộng tới tận rãnh Okinawa. Sự phân giới được mở rộng theo hướng đông bắc về phía Hàn Quốc.

“Năm 2009, sự phân giới theo tài liệu của Trung Quốc nằm sâu ở phía nam hơn rất nhiều so với sự phân giới hiện tại. Sự mở rộng thềm lục địa về phía Hàn Quốc dường như để đề phòng Seoul” - Yonhap dẫn lời một chuyên gia cho biết.

Theo đó, trong bản báo cáo chính thức về thềm lục địa sắp được đệ trình lên CLCS, Seoul sẽ mở rộng phân giới theo hướng đông nam so với phiên bản cũ. Điều này sẽ khiến vùng chồng lấn mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền sẽ rộng thêm.

Các nhà quan sát nhận định tuyên bố chủ quyền về vùng chồng lấn lần này có thể làm nảy sinh căng thẳng giữa hai nước. Yonhap cho biết vùng thềm lục địa trên biển Hoa Đông được cho là có nhiều trữ lượng dầu và khí thiên nhiên.

VIỆT PHƯƠNG

==================

Thế đấy! Khi không thể có những "bằng chứng không thể chối cãi" thì tự động kéo dài nó ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/24/2012 at 01:12, 'Thiên Sứ' said:

Tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ?

23/12/2012 21:15

(TNO) Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 23.12 cho biết tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên có tầm bắn 10.000 km, có thể bay đến nước Mỹ.

Posted Image

Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 của Triều Tiên được phóng vào quỹ đạo hôm 12.12 - Ảnh: AFP

Tên lửa Triều Tiên rúng động thế giới

“Dựa trên phân tích và các thí nghiệm mô phỏng của chúng tôi, tên lửa này có tầm bắn trên 10.000 km, và mang theo đầu đạn 500 - 600 kg”, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc giấu tên cho AFP biết.

Theo dự đoán các chuyên gia quốc phòng Hàn Quốc, với tầm bắn 10.000 km, tên lửa này có thể bay đến các mục tiêu ở châu Á, đông Âu, miền tây châu Phi, và khu vực vùng biển miền tây của Mỹ.

Dự đoán này được đưa ra dựa vào những mảnh vỡ tên lửa Unha-3 mà phía Hàn Quốc thu thập được sau vụ phóng tên lửa hôm 12.12.

Triều Tiên lâu nay khẳng định các chương trình tên lửa của mình nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học, nhưng Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Bình Nhưỡng đang chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA ngày 22.12 đưa tin lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-un vừa ra lệnh cho các nhà khoa học nước này tăng cường nghiên cứu việc phóng vệ tinh và tên lửa đẩy với công suất mạnh hơn.

Phúc Duy

================

Mấy thông tin kiểu này biết đâu Mỹ và đồng minh tung ra, để sau này có đập nhau thì cũng có lí do và được quốc tế ủng hộ......Mỹ sau chiến tranh Việt Nam có lẽ đã khôn raPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thượng nghị sĩ Mỹ bị bắt vì uống rượu lái xe

24/12/2012 12:22

(TNO) Thượng nghị sĩ Mỹ đại diện bang Idaho Michael Crapo đã bị bắt tại bang Virginia vì tội lái xe trong tình trạng say rượu, theo cảnh sát vào hôm 23.12.

Posted Image

Thượng nghị sĩ Michael Crapo - Ảnh: Senate.gov

Cảnh sát cho biết chiếc xe do ông Crapo lái đã bị chặn lại tại thị trấn Alexandria ở bang Virginia vào sáng ngày 23.12, sau khi ông này vượt đèn đỏ.

Ông Crapo đã không vượt qua được các cuộc kiểm tra nồng độ cồn và bị bắt giữ, theo cảnh sát.

Chính trị gia này được cho tại ngoại sau khi đóng 1.000 USD tiền bảo lãnh, theo AFP. Ông dự kiến sẽ phải trình diện tòa án vào ngày 4.1.2013.

Trong thông báo, ông Crapo thừa nhận đã phạm sai lầm, xin lỗi và cam kết sẽ chấp nhận mọi án phạt.

Theo CNN, ông Crapo đại diện bang Idaho ở Thượng viện Mỹ từ năm 1999 sau sáu năm làm Hạ nghị sĩ. Ông được bầu lại vào Thượng viện vào năm 2010 với tỷ lệ phiếu bầu 71%.

Theo tiểu sử chính thức, ông Crapo theo đạo Mormon, vốn cấm các tín đồ sử dụng rượu.

Sơn Duân

=============

Khổ thân ông Thượng Mỹ nhỉ. Muốn nhậu đến Việt Nam nhậu với Thiên Sứ rùi đi cái tắc về nhà là an toàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

MC Piers Morgan: Cảm ơn những người Mỹ đòi trục xuất tôi

TTO - Hơn 19.000 công dân Mỹ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama phải trục xuất ngay nhà báo người Anh Piers Morgan - người dẫn chương trình nổi tiếng trên kênh truyền hình CNN.

>> Piers Morgan - “ngai vàng" còn để ngỏ

>> Piers Morgan chính thức thay ông hoàng truyền hình Larry King

Piers Morgan bị phản đối sau chương trình gây tranh cãi về đề tài quyền được sở hữu vũ khí của công dân Mỹ - Ảnh: THR

Piers Morgan trở thành tâm điểm của sự đả kích sau khi “đụng độ” với những người bảo vệ quyền sử dụng súng trong chương trình truyền hình Piers Morgan Tonight vào ngày 18-12.

Nhà báo nổi tiếng bộc trực này thực hiện chương trình trên nhân vụ thảm sát tại Trường tiểu học Sandy Hook, tại Newtown, bang Connecticut.

“Bao nhiêu đứa trẻ nữa phải chết trước khi các anh phát biểu được rằng: chúng ta cần ít chứ không phải nhiều súng hơn?”, Morgan đặt câu hỏi với một khách mời trong chương trình. Những lời bình luận của nhà báo này sau đó được cho thể hiện thái độ “thù địch” chống lại Hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách nhắm vào điều luật sửa đổi thứ hai - điều luật nhằm đảm bảo quyền giữ vũ khí của công dân Mỹ.

Trong một lá thư kiến nghị được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng ngày 21-12, những người phản đối Morgan cho rằng ông đã “lạm dụng quyền của một người dẫn chương trình truyền hình quốc gia để từng bước tấn công quyền của người Mỹ”.

Cho đến nay, bản kiến nghị đã thu được hơn 19.000 chữ ký đồng thuận, gần đạt mức 25.000 chữ ký - mức tối thiểu trong quy định mà theo đó các nhà lập pháp phải có văn bản trả lời chính thức cho người kiến nghị.

Về phần mình, Morgan dường như thích thú với đơn kiến nghị đòi “đuổi” ông ra khỏi nước Mỹ. Ngay khi mới 6.600 người ký tên, trên tài khoản Twitter của mình ngày 22-12, nhà báo này viết: “6.600 người Mỹ hiện tại đã ký tên yêu cầu trục xuất tôi - có nghĩa là 311.993.400 người khác rõ ràng muốn tôi ở lại. Xin cảm ơn".

NGUYÊN PHẠM (Theo AFP, THR)

Hic, con số 19.000 công dân chắc không thể do 1 nhóm lợi ích sản xuất vũ khí nào bịa ra được. Bài báo này cho thấy sự phức tạp của vấn đề......thật là buồn cho nước Mỹ...........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn

Cập nhật lúc 16:18, 24/12/2012

(ĐVO) - "Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ".

Đốt tiền chơi ngông chỉ là hợm hĩnh, lố bịch!

Posted Image

Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung

PV:- Là một chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE luôn trăn trở với sự học của doanh nhân, khao khát hình thành thế hệ doanh nhân mới, xin ông cho biết những phẩm chất, tố chất cần phải có của họ?

Ông Giản Tư Trung - Chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện IRED và Hiệu trưởng Trường PACE:- Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Theo tôi thế hệ doanh mới này cần có ba đặc tính cơ bản:

+ Khát vọng mới: Khát vọng đua tranh mạnh mẽ cùng thế giới, dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay chỉ nhỏ gọn trong phạm vi gia đình, dù là đua tranh ở bên ngoài đất nước hay đua tranh với thế giới ngay trong “nhà” của mình, chứ không chỉ là đua tranh giữa các doanh nhân Việt với nhau.

Đó còn là khát vọng dẹp bỏ những hình ảnh “doanh nhân Việt xấu xí” mà thay vào đó là khát vọng xây dựng hình ảnh mới đẹp hơn cho cả cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

+ Năng lực mới: Năng lực quản lý và lãnh đạo mới để có thể thực hiện được khát vọng mới nói trên. Đó là những doanh nhân: có khả năng nhìn xa (không chỉ 2 năm, 5 năm, mà có thể là 20 năm, 30 năm..., thậm chí là xa hơn) và trông rộng (không chỉ giới hạn ở tầm nhìn Việt Nam, mà còn có khả năng nhìn thấy cơ hội ở khắp nơi trên thế giới); có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công cùng những con người với đủ màu da, quốc tịch, chủng tộc, cũng như tôn giáo...

+ Văn hóa mới: Nếu có khát vọng mới, có năng lực mới mà thiếu đi một nền tảng văn hóa mới cho doanh nhân, doanh nghiệp, cho nền kinh thương thì có thành công nhưng cũng không bền vững và dễ đổ vỡ. Cái không bền đó là do kinh doanh của họ không dựa trên một nền tảng văn hóa vững chắc chứ không đơn giản là vì chiến lược. Mặc dù đầu óc chiến lược của họ là rất giỏi nhưng họ lại dựa trên những giá trị không bền vững để làm ăn, chỉ cần một sai sót nhỏ toàn bộ cơ nghiệp có thể bị sụp đổ.

  Quote

"Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi.

Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề"

PV:- Ông có thể phân tích rõ hơn về cái văn hóa mới mà ông muốn nói đến?

Ông Giản Tư Trung:- Từ văn hóa ở đây đôi khi bị dư luận hiểu không đúng hay không đủ. Văn hóa không phải chỉ đơn giản là ứng xử lịch sự, là nói năng đúng lễ nghĩa...

Văn hóa ở đây được hiểu như là “hệ điều hành” của con người, nó chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của con người, của doanh nghiệp, của cả nền kinh thương.

Một con người có nền tảng văn hóa là người: Có một cái đầu đã được khai sáng, khai minh để có khả năng phân biệt được ai là ai, cái gì là cái gì, mình là ai...., biết phân định đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…, biết sống ở trên đời này vì cái gì…; Có một trái tim giàu lòng lòng trắc ẩn, biết rung động trước cái đẹp (của con người của tự nhiên), biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác…

Một trong biểu hiện rõ nhất của nền tảng văn hóa đó là hành xử tín thực, tức là, nói những gì mà mình thực sự nghĩ và thực sự làm những gì mình nói; đó là, luôn biết là mình biết cái gì và đặc biệt là biết rõ cái mà mình không biết để tránh đặt mình vào tình trạng ấu trĩ, vô minh mà mình lại không hề biết…

Đối với doanh nhân, văn hóa nó biểu hiện rõ nhất ở cách kiếm tiền và cách xài tiền của họ.

Nếu anh kiếm tiền mà những đồng tiền đó là những đồng tiền tử tế, chân chính, không lừa ai, không hại ai, và đem lại lợi ích, giá trị cho người khác thì đó cũng được gọi là văn hóa.

Nhưng nếu khi anh có nhiều tiền rồi, anh muốn dùng tiền, muốn tiêu tiền như làm đám cưới khủng cho con, hay mua chó triệu đô để ngắm… thì có thể bị xã hội còn nhiều người nghèo cho là lố bịch, hợm hĩnh.

Tiêu tiền cũng phải có văn hóa, mà muốn tiêu tiền có văn hóa thì đòi hỏi người tiêu tiền phải có văn hóa. Nếu có nhiều tiền mà lại thiếu văn hóa thì rất dễ rơi vào những chuyện không hay…

PV:- Càng ngày càng có nhiều hiện tượng kỳ quái thu hút sự chú ý của dư luận xã hội như: đại gia mượn máy bay chỉ để rước dâu cho oai, khoe tặng nhà trăm tỉ cho chú rể, nuôi chó triệu đô…và họ tự nhận họ là đại gia, là người thành đạt. Ông có nhận xét gì về cách chơi trội của những kẻ giàu có mà chưa sang như thế?

Ông Giản Tư Trung:- Cái này lại phải quay về vấn đề văn hóa nền tảng. Nếu như nền văn hóa không vững, thì người ta kiếm tiền bằng cách không tốt sẽ dẫn đến tiêu tiền không tốt. Trên thực tế, đặc biệt là doanh nhân chỉ cần nhìn vào hai thứ: Cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền là có thể đánh giá được họ là ai. Những người có văn hóa người ta sẽ không hành xử như vậy, mà sẽ hành xử khôn ngoan hơn.

Người ta vẫn nói, “giàu có gắn liền với tội lỗi”, điều đó là không đúng. Đồng tiền không có lỗi gì hết, đồng tiền chỉ là vật trung tính, bản thân nó không tốt cũng không xấu gì cả. Tốt hay xấu chính là cách người ta kiếm tiền và cách người ta tiêu tiền. Đằng sau một gia tài khổng lồ có thể là một cống hiến lớn hay một tội ác lớn hay là cả hai.

Tiêu tiền là cách thể hiện của cả một trình độ văn hóa, không có trình độ văn hóa không thể biết cách tiêu tiền. Tại sao nhiều tỉ phú thế giới lại không để lại tài sản cho con của họ mà lại đem đi làm từ thiện?

Cách làm từ thiện của họ cũng hoàn toàn không giống mình, họ làm từ thiện cực kỳ thông minh. Nghĩa là khi kiếm được đồng tiền là họ cũng đã rất khôn ngoan rồi nhưng khi họ tiêu tiền thì họ cũng tiêu rất khôn ngoan và có đẳng cấp.

Đó là đầu tư vào văn hóa, khoa học, giáo dục, cho môi sinh và cho sức khỏe của con người (những thứ khá vô hình). Chứ người ta ít khi đem đồ ăn cho người khác, ít khi mua nhà cho họ ở (những thứ khá hữu hình).

Phân biệt doanh nhân, trọc phú và con buôn

PV:- Theo ông đại gia tổ chức đám cưới siêu xe, mượn máy bay chỉ để rước dâu trên trời nhưng lại nợ dân cả trăm tỉ. Đại gia tặng nhà trăm tỷ cho con để bù đắp tình cảm, vàng đeo gãy cổ nhưng vẫn không biết là làm nghề gì thì sẽ được xếp vào dạng nào? “Trọc phú”, con buôn hay là doanh nhân?

Ông Giản Tư Trung:- Chỉ cần đặt câu hỏi: Nhiều tiền nhưng có phải là doanh nhân hay đại gia không? Nhiều tiền nhưng phải biết tiền đó kiếm được từ đâu ra, phải công khai minh bạch.

Trong giới làm ăn của quốc gia nào cũng có 3 nhóm người: doanh nhân, trọc phú và con buôn. Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi. Con buôn thì quy mô nhỏ, còn trọc phú thì quy mô lớn. Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ. Không thể lấy cái quy mô để đánh giá mà phải nhìn vào bản chất của vấn đề.

Chẳng hạn, bà bán trái cây dạo cũng có thể là doanh nhân (nếu bán trái cây tử tế, không có thuốc trừ sâu, không phun hóa chất để bảo quản trái cây), cũng có thể là con buôn (nếu trái cây của bà ấy mua từ những nguồn độc hại, và được bảo quản bằng hóa chất…)

Doanh nhân là một từ cao quý và rất đẹp, nếu không có văn hóa và làm ăn có văn hóa thì không được gọi là doanh nhân. Trong giới làm ăn không phải ai cũng là doanh nhân. Phải có văn hóa mới là doanh nhân nếu không thì nó lại thành “trọc phú” hoặc là “con buôn” rồi. Cũng như những người có học hàm, học vị cũng chưa chắc là đã có giáo dục, nhiều người không có học hàm học vị gì cả nhưng lại rất có giáo dục.

Doanh nhân phải là những người kiếm tiền mà không làm hại đến ai, không lừa gạt ai và sản phẩm của họ có thể đem lại những giá trị cho người tiêu dùng. Nói ngắn gọn, doanh nhân là những người “kiếm” bằng cách “mang” và không “gây”.

  Quote

"Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó."

PV:- Lại có những kẻ tự vỗ ngực thừa mứa sự giàu có kiếm 150 triệu chỉ trong 3 ngày nhưng lại bêu riếu và trả dâu vì nghi mất trinh, đem clip sex nghi con dâu là nhân vật nữ trong đó rêu rao trước thiên hạ…Là một chuyên gia giáo dục, ông nghĩ gì về cách ứng xử này?

Ông Giản Tư Trung:- Khoe có nhiều tiền thì cũng chẳng sao. Vấn đề là tiền đó ở đâu ra, có minh bạch và tử tế không. Vả lại cách “khoe” cũng rất quan trọng, khoe làm sao mà để người ta nể, chứ không để người ta chửi mới khó. Cái đó là cả một trình độ văn hóa. Nếu một hai trường hợp thì không sao, nếu sự khoe mẽ đó diễn ra phổ biến trong xã hội thì thành một hiện tượng, một vấn đề xã hội lớn rồi.

PV:- Vấn đề xã hội mà ông muốn nói đến là gì? Tại sao càng ngày những hiện tượng vô văn hóa và thiếu văn minh như vậy càng trở nên phổ biến? Nó biểu hiện hay dự báo điều gì trong xã hội?

Ông Giản Tư Trung:- Nếu văn hóa xã hội có vấn đề thì chắc hẳn giáo dục của ta cũng có vấn đề, vì giáo dục là một trong những mẹ đẻ quan trọng nhất của văn hóa. Có thể nhìn thấy ngay một điều mà những hiện tượng này đang phản ánh, đó chính là phản ánh hiện thực báo động “đỏ” của một xã hội.

Nếu chỉ là một hai hiện tượng thì nó là bình thường, nhưng nếu xuất hiện vô số những hiện tượng đó thì chúng ta phải xem lại cách giáo dục của chúng ta. Không phải giáo dục nào cũng tạo ra sản phẩm mà chúng ta có thể nhìn thấy được.

Trước đây, xem một video clip học sinh đánh nhau thì chúng ta thấy rất sốc nhưng không phải sốc vì học sinh đánh nhau bởi chuyện học sinh đánh nhau đâu còn lạ và cổ-kim, Đông-Tây, ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Cái sốc ở đây là tình trạng đó diễn ra ngày càng nhiều và mang đặc sản riêng nên khiến người ta càng phải giật mình.

Đặc sản đó là gì? Là sự vô cảm của những người đứng nhìn xung quanh, bình thản với tội ác đó. Không chỉ có vậy, còn tán dương, vỗ tay, quay clip. Và khi hiện tượng đó xảy ra càng nhiều, từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn thì nó lại phản ánh không phải sự vô cảm của một nhóm người nữa mà là sự vô cảm của cả một xã hội. Nó trở thành hiện tượng xã hội chứ không còn là chuyện bình thường nữa.

Đó là một trong những biểu hiện của sự tha hóa về lối sống, sự xuống cấp của đạo đức xã hội.

Chính vì vậy, mình phải sửa cái văn hóa, sửa cái nền giáo dục. Nhưng sửa như thế nào, thay đổi nó như thế nào? Muốn thay đổi được bản chất của xã hội thì không chỉ dựa nhà nước mà còn dựa vào bản thân mỗi người. Nghĩa là cần phải có sự thay đổi cả từ trên xuống và từ dưới lên.

Nền tảng văn hóa là thước đo của sự sang trọng

PV:- Với những vụ ỷ tiền để hạ thấp nhân phẩm, nhân cách của đồng loại như đại gia đá cục trả dâu chỉ vì nghi mất trinh, khoe tặng nhà cho con hơn trăm tỉ trước mặt những người dân mà họ cho rằng ‘cả đời không biết đến một ngày vui sướng”….nghĩa là họ tự thị và cảm thấy hạnh phúc trên nỗi đau khổ đói nghèo của đồng loại….theo ông, sự biến thái nhân cách này được hiểu hay nên hiểu như thế nào?

Ông Giản Tư Trung:- Khi đồng tiền là của mình thì mình có quyền được dùng nó. Nhưng dùng tiền đôi khi là đúng luật nhưng lại trái đạo. Dùng tiền không chỉ dựa vào pháp lý và phải dựa vào đạo lý. Chúng ta không thản nhiên trước nỗi đau đồng loại của mình được.

Anh hoàn toàn có quyền được sống xa hoa giữa một ngôi làng đầy nghèo đói, về mặt pháp lý anh không sai nhưng nếu nói về đạo lý thì anh không thể thấy hạnh phúc, vui sướng trên nỗi đau của người khác. Vấn đề xã hội đang nói đến không phải là pháp lý, mà là đạo lý. Không phải là chuyện đúng hay không đúng mà là chuyện nên hay không nên.

Chúng ta lại phải quay lại câu hỏi “thế nào là một con người”? Trước khi là một doanh nhân thì cũng một con người. Doanh nhân nào thì họ cũng là một con người. Một thực tế cho thấy, cha mẹ nào cũng nói với con mình “mẹ mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Cô giáo nào cũng nói với học trò của mình là “cô mong sao sau này lớn lên con sẽ thành người”. Nhưng vấn đề là ở chỗ không ai dạy cho con trẻ thế nào là một “con người”.

Nghĩa là chúng ta đang mong muốn một thứ mà chính chúng ta cũng không biết. Bản thân từ “con người” nó là cái gì ta không biết thì làm sao thành người được. Không thể trở thành một thứ mà bản thân mình cũng không biết là cái gì.

PV:- Dân tộc ta có truyền thống nhân ái lễ nghĩa, có cả một ngàn năm văn hiến nên các cụ vẫn dạy phải giàu sang, giàu phải đi với sang mới quý; giàu mà ỷ thế làm càn thì bao giờ cũng bị lên án…trong thời đại hiện nay, theo ông, đạo lý ấy có cần phải thay đổi để thích hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa?

Ông Giản Tư Trung:- Theo tôi, giàu mà sang như thời xưa các cụ hiểu như vậy là không đúng. Giàu nghĩa là có nhiều tiền. Có nghĩa là thước đo của giàu là tiền bạc, nhưng thước đo của sự sang trọng thì lại ít ai để ý.

Giàu sang không nhìn vào túi tiền của họ, cách xài tiền của họ mà hãy nhìn cách kiếm tiền và xài tiền của họ. Một con cá mà ướp muối thì nó tươi, một người mà được ướp đậm bởi sự hiểu biết, bởi giáo dục thì nó sẽ sang. Bởi vậy, sang nó không nằm ở tiền bạc, mà nó nằm ở nền tảng văn hóa giáo dục, một bề dày văn hóa - giáo dục.

Nếu muốn nhìn vào cái giàu của họ thì hãy nhìn vào túi tiền của họ. Còn nếu muốn nhìn vào cái sang của họ thì hãy nhìn vào trình độ và nhìn bề dày văn hóa giáo dục.

PV:- Có nghĩa là theo ông đạo lý xưa cổ ấy không còn phù hợp?

Ông Giản Tư Trung:- Nhiều đạo lý của cha ông từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng có những cái cũng cần phải hiểu khác cho phù hợp với thời cuộc. Vì nền tảng văn hóa xã hội của cha ông ngày xưa khác với nền tảng văn hóa xã hội của chúng ta bây giờ.

Cái sang mà các cụ nói là nói đến cái sang trọng bề ngoài. Tôi ví dụ như một số người vàng đeo lủng lẳng, kim cương đeo lủng lẳng nhưng nhìn vẫn thấy rất là lố. Bởi vì bên trong con người họ không thể hiện được sự sang trọng nhưng ngược lại có thể nói vui là những người chỉ cần mặc quần “tà lỏn”, đi dép lê mà lại vẫn toát lên được cái sang.

Sự sang hay không không nằm ở vẻ ngoài. Một người học giả, một người đức cao vọng trọng một lời nói triệu người nghe họ rất sang trọng nhưng họ lại không giàu dù họ cũng không nghèo.

Bởi người giàu nhất hiện nay có phải là người có nhiều tiền nhất đâu. Người giàu nhất phải là người cho đi nhiều nhất.

PV:- Trước những sự việc lố bịch như đã nêu, chúng ta có cảm giác rằng đồng tiền đang thay thế hoặc nó đang đại diện cho vị thế xã hội, nhân cách, giá trị…đáng thèm muốn của chính chủ nhân của nó. Theo ông, điều này phản ánh gì vậy? Phải chăng thế hệ doanh nhân trẻ có tiền một cách quá nhanh đang xác lập một hệ giá trị hay bộ tiêu chuẩn của riêng họ?

Ông Giản Tư Trung:- Hãy đặt câu hỏi, mình khoe để làm gì và sẽ nhận lại được gì từ sự khoe mẽ đó? Khi mình khoe cái gì đó thì thường mình muốn nhận lại từ người khác sự quý mến, lòng tin, sự nể trọng.

Nhưng có mấy khi khoe ra cái này, cái nọ mà lại nhận được những thứ mà mình muốn đâu.

Vì sự quý mến, lòng tin, sư nể trọng là những thứ không bao giờ có thể mua được, bán được, xin được, cho được… Chỉ có một cách duy nhất để có nó đó là phải hành động trung thực, thuyết phục và dài lâu để tạo ra những thành quả thực sự có ý nghĩa cho xã hội.

Chẳng hạn, cái mà người nghệ sỹ cần khoe nhất đó là những thành tự nghệ thuật mà họ đã cống hiến cho đời, chứ không phải là khoe nhà, xe, hay hàng hiệu. Cái mà một doanh nhân cần khoe có lẽ đó chính là những sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra đã làm thay đổi xã hội như thế nào…

Tin vào tương lai

PV:- Xin ông cho biết, vì sao ông đặt niềm tin và kỳ vọng vào doanh nhân trẻ? Với hiện thực đang xảy ra, niềm tin ấy có bị lung lay?

Ông Giản Tư Trung:- Không chỉ là doanh nhân trẻ và cả thế hệ doanh nhân hiện nay cũng thế. Những người khôn ngoan họ luôn biết phải làm gì. Những người làm doanh nhân là những người làm lãnh đạo. Và khi làm lãnh đạo thì họ sẽ phải chọn giữa một trong hai con đường:

Một là: Hãy để xã hội nhào nặn họ, tạo ra họ, xã hội ra sao thì họ sẽ như vậy, xã hội xuống cấp họ cũng xuống cấp theo….

Hai là: Họ phải góp phần tạo ra xã hội, nhào nặn lên xã hội này và làm cho nó tốt đẹp lên. Có người có niềm tin vào khả năng vào trình độ của họ nhưng có người lại nói “một con én không thể làm nên mùa xuân”. Điều này cũng đúng, nhưng một con én có thể “không làm nên mùa xuân” nhưng lại có thể “báo hiệu mùa xuân đến”, tại sao mình lại không làm con én đó.

Điều này rõ ràng là khó, nhưng nếu “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng” thì “gian khổ biết nhường phần ai”. Để xã hội tốt lên, mỗi người sẽ tự gánh vác cái phần trách nhiệm của mình, khi ai cũng làm vậy cả thì xã hội sẽ tốt lên. Và để ý thức được sâu sắc điều đó thì cần phải giáo dục ngay từ bé. Tất cả những xã hội văn minh và những con người văn minh (con người sang trọng) đều hiểu và làm như vậy cả.

PV:- Vậy thì xin ông cho một vài ví dụ để chứng minh cho niềm tin ấy?

Ông Giản Tư Trung:- Đã có nhiều doanh nhân than thở với tôi, trước nền kinh thương khó khăn và trong một nền kinh thương còn nhiều lộn xộn, nếu làm ăn nghiêm túc thì khó có thể tồn tại được.

Nhưng một câu hỏi đặt ra: Các bạn muốn làm ra xã hội hay muốn xã hội làm ra các bạn? Và tôi thấy không ít doanh nhân đã lựa chọn làm theo cách của mình, lựa chọn một cách làm ăn đàng hoàng. Với tôi, đó đã là cơ sở để có niềm tin ở họ.

Còn nếu nghĩ rằng, người ta sao mình cũng phải vậy thì nói làm gì. Tôi cho rằng những người có tài năng, có bản lĩnh, có văn hóa thì họ vẫn là họ thôi, họ không những không bị xã hội cuốn đi, mà còn góp phần cải tạo xã hội thông qua công việc làm ăn, cũng như cuộc sống hàng ngày của họ.

PV:- Xin cảm ơn ông!

Li Lam

====================

Trọc phú - Từ xưa đến nay, chẳng ai hiểu khái niệm "trọc phú" là kẻ lừa đảo cả. Đây là một khái niệm mới với một danh từ cũ của ông chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE.

  Quote

Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi.

Các cụ nhà ta dùng từ "Trọc phú" để chỉ những kẻ giàu có nhưng dốt nát, vô văn hóa, loại trưởng giả học làm sang. Đây là thí dụ của những gã trọc phú:

  Quote

Với những vụ ỷ tiền để hạ thấp nhân phẩm, nhân cách của đồng loại như đại gia đá cục trả dâu chỉ vì nghi mất trinh, khoe tặng nhà cho con hơn trăm tỉ trước mặt những người dân mà họ cho rằng ‘cả đời không biết đến một ngày vui sướng”….nghĩa là họ tự thị và cảm thấy hạnh phúc trên nỗi đau khổ đói nghèo của đồng loại….theo ông, sự biến thái nhân cách này được hiểu hay nên hiểu như thế nào?

Như vậy các cụ gọi là "trọc phú".

Con buôn - Các cụ nhà ta dùng từ "con buôn" chỉ đơn giản là những người buôn bán nhỏ (Cò con). Nhưng ở đây ông chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE lại bảo là lừa đảo qui mô nhỏ?!

  Quote

Trọc phú và con buôn đều giống nhau ở chỗ kiếm được tiền bằng cách lừa ai đó hoặc hại ai đó, chỉ khác nhau về quy mô thôi.

.

Vậy nhưng người buôn bán qui mô nhỏ không lừa đảo ai, tuân thủ pháp luật, thuận mua vừa bán, giá cả cạnh tranh ông gọi là gì?

Giàu sang - là từ các cụ đặt ra - tất nhiên phải hiểu theo cách của các cụ. Mà nay bảo các cụ hiểu không đúng thế là thế quái nào? Giàu sang là tiêu chí để nhận xét khi phân loại so sánh với những kẻ gọi là "trọc phú". Nói chữ thì gọi là "phú quí".

  Quote

Ông Giản Tư Trung:- Theo tôi, giàu mà sang như thời xưa các cụ hiểu như vậy là không đúng. Giàu nghĩa là có nhiều tiền. Có nghĩa là thước đo của giàu là tiền bạc, nhưng thước đo của sự sang trọng thì lại ít ai để ý.

Giàu sang không nhìn vào túi tiền của họ, cách xài tiền của họ mà hãy nhìn cách kiếm tiền và xài tiền của họ. Một con cá mà ướp muối thì nó tươi, một người mà được ướp đậm bởi sự hiểu biết, bởi giáo dục thì nó sẽ sang. Bởi vậy, sang nó không nằm ở tiền bạc, mà nó nằm ở nền tảng văn hóa giáo dục, một bề dày văn hóa - giáo dục.

Nếu muốn nhìn vào cái giàu của họ thì hãy nhìn vào túi tiền của họ. Còn nếu muốn nhìn vào cái sang của họ thì hãy nhìn vào trình độ và nhìn bề dày văn hóa giáo dục.

PV:- Có nghĩa là theo ông đạo lý xưa cổ ấy không còn phù hợp?

Chẳng hiểu ông ta nói cái gì? Bởi vậy phóng viên phải hỏi lại.

Ôi buồn quá! Người ta thì buồn năm phút. Thiên Sứ tui buồn đến 5 phút rưỡi lận. Tốn thời gian quá!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc nhảy dựng vì Mỹ ra luật ủng hộ Nhật

Cập nhật lúc 07:10, 24/12/2012

(ĐVO)- Ngày 23/12, Trung Quốc lên tiếng kịch liệt phản đối dự luật quốc phòng vừa được Quốc hội Mỹ thông qua, trong đó công nhận quyền quản lý quần đảo Senkaku của Nhật Bản.

Trong một tuyên bố bằng văn bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối những nội dung liên quan đến Trung Quốc trong dự luật quốc phòng vừa được thông qua của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Trung Quốc có lập trường rõ ràng và nhất quán trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này.

Posted Image

Trung Quốc nóng mặt vì Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với Senkaku

Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật là “một thỏa thuận song phương trong một thời điểm lịch sử nhất định” và thỏa thuận đó không được làm tổn hại các lợi ích của bất cứ bên thứ ba nào, trong đó có Trung Quốc, cũng như dính dáng đến bất cứ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào liên quan đến nước khác.

Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ nước nào bán vũ khí cho Đài Loan, hối thúc các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, tôn trọng ba tuyên bố chung Trung-Mỹ cũng như các lợi ích quốc gia chủ chốt của Trung Quốc.

Posted Image

Một chiếc Y12 của Trung Quốc xâm phạm không phận Senkaku hôm 13/12

Dự luật quốc phòng vừa được hai viện Quốc hội Mỹ thông qua có hai phần liên quan đến quần vấn đề Senkaku và Đài Loan (Trung Quốc). Ngoài việc công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với Senkaku, dự luật còn khẳng định Tổng thống Mỹ cần có biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu máy bay chiến đấu của Đài Loan, thông qua việc bán F-16 C/D hoặc loại máy bay khác có khả năng tương tự.

Trong khi đó, phía Nhật Bản thông báo trưa ngày 22/12, một chiếc máy bay Y12 thuộc quyền quản lý của Cơ quan Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã áp sát không phận của quần đảo Senkaku. Các máy bay chiến đầu Nhật Bản đã ngay lập tức xuất kích, song không có đụng độ nào xảy ra.

Posted Image

Máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản xuất kích

Trước đó, vào ngày 13/12, một chiếc máy bay tương tự của Trung Quốc đã xâm nhập không phận trên quần đảo Senkaku. Nhật Bản ngay sau đó cũng điều động máy bay chiến đấu F-15 tới khu vực máy bay Trung Quốc xuất hiện.

Minh J

===================

Cái kiểu của Hoa Kỳ là cứ phải có ký mới có hiệu lực. Còn nói miệng không - dù quyết lit như tổng thống Nixon, cũng chẳng là cái đinh gì. Đúng là thứ quan liêu hành chính, không linh hoạt, cứng nhắc. Bởi vậy nó làm Trung Quốc nhảy dựng cũng phải.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/24/2012 at 22:54, 'Thiên Sứ' said:

Posted Image

Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung

Tội ông này, chắc thức khuya suy nghĩ dữ quá nên mặt mụn đầy thế kia, suy nghĩ ccá gì lạ lạ, khác khác người thường để được lên báo. Đã là hiệu trưởng, viện trưởng, chuyên gia giáo dục thì suy nghĩ, phát ngôn phải khác người chứ, giống người thường đâu có đượcPosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những sự kiện 'chấn động' giáo dục 2012

Posted Image - Nhìn lại sự kiện năm 2012 cho thấy "bức tranh" giáo dục nước nhà có không ít tín hiệu...buồn. Làn sóng nói không với bằng tại chức; Gian lận thi cử tập thể; Cải tiến thi càng rối; Bát nháo liên kết đào tạo; bạo lực học đường.... là những "bài toán" đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tìm lời giải.

Làn sóng nói không với tại chức

Bước sang năm 2012, sau các tỉnh Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương … thì Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam cũng đã có quyết định không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa học).

Posted Image

Ảnh: Internet

Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.

Với hàng loạt các tỉnh "quay lưng" với hệ đào tạo tại chức, đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường ĐH của ngành giáo dục thực hiện. Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục cho các nhà hoạch định chính sách phải xem xét.

Xô đổ cổng trường để xin học cho con

Posted Image

Ảnh: Báo Hải Quan

Khát vọng con được học một môi trường học tốt theo GS Hồ Ngọc Đại "đó là mong muốn bình thường. Một khát vọng chính đáng". Sự bình thường đã trở nên bất thường khi hàng ngàn phụ huynh chầu chực thâu thêm, dầm mưa...thậm chí đạp đổ cổng trường để có được "vé" thi vào Trường Thực nghiệm.

Họ bất chấp tất cả để con được học môi trường tốt. Một cuộc thi... chạy theo nghĩa đen đã diễn ra trong sự ngỡ ngàng và thương cảm.

Thế nhưng, những môi trường thế này vì sao không được nhân rộng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ?

Tiêu cực thi tập thể

Posted Image

Ảnh: Thanh Niên

Đầu tháng 6, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một thực tế tréo nghoe diễn ra ngay lập tức: Nhận định kỳ thi "an toàn, nghiêm túc" vừa ngớt hôm trước thì hôm sau, sự gian lận trong thi cử đã được phát giác qua các clip ở hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) với các hình ảnh giám thị vô tư ném 'phao' cho thí sinh.

Clip tiêu cực được một học sinh nông thôn ở tận huyện miền núi Lục Nam dùng “công nghệ bút quay” để làm lộ sáng một phần nhỏ giả dối của giáo dục: những tiêu cực bấy lâu trong thi tốt nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục. Các chuyên gia, nhà giáo dục cho rằng đây là vấn đề xã hội đáng quan tâm. "Vì Việt Nam không chỉ có một Đồi Ngô mà có cả một rừng Ngô" - lời GS Nguyễn Lân Dũng.

Ông đề xuất, từ Đồi Ngô, Bộ GD-ĐT cần xem lại 'Hai không', xem xét lại cách thi tốt nghiệp...

"Nở rộ" học sinh tự tử

Posted Image

Bức xúc với cô nhảy lầu tự tử; Xấu hổ bị bị bạn "tụt quần" tự tử; Phản đối cô cứa tay tự tử; Để mất quỹ lớp tự tử...Đó là những lý do dẫn đến những cái chết thương tâm để lại nỗi ám ảnh cho các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục.

Người ta vẫn chưa quên nữ học sinh lớp 12 ở huyện Đông Hưng, Thái Bình đã nhảy lầu tự vẫn do bị cô giáo dạy môn Toán xúc phạm Một học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định thắt cổ...không do căn nguyên.

Đáng thương hơn khi chỉ vì dại dột suy nghĩ "bị làm nhục" mà nữ sinhLương Thị Hoa (thôn Hòa Tô, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đã nhảy xuống sông tự tử.

Chỉ vì làm mất số tiền quỹ lớp hơn 600.000 đồng, em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 9/6, Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã tìm đến cái chết.

Vào khoảng 9h30 ngày 20/10, Công an xã Mê Linh nhận được tin báo của gia đình em Nguyễn Thị L. (sinh lớp 10, Trường THPT Tiền Phong) cho biết, L. vừa được gia đình đưa đi cấp cứu vì cô bé đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử. Lý do tự tử vì được giao cầm khoảng 500.000 đồng tiền quỹ lớp nhưng L. đã để mất.

Mới đây, dư luận thêm phen hú vía khi hay tin tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.

Quy định mới về dạy thêm

Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức công bố quy định mới về dạy thêm, học thêm.

Posted Image

Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm, nhiều địa phương đã chấp hành bằng cách cấm tuyệt đối tất cả hình thức dạy thêm học thêm. Tại một số tỉnh thành, nhiều lớp dạy thêm đã đóng cửa.

Dù quy định đã đi vào cuộc sống, nhưng những "nền tảng" vốn có của việc dạy thêm học thêm khiến người trong cuộc lo ngại: quy định này có dấu hiệu phá sản.

Càng cải tiến càng rối

Posted Image

Ảnh: Lê Anh Dũng

Mùa tuyển sinh năm 2012 các trường được kéo dài thời gian xét tuyển đến hết tháng 11. Nhưng, chưa năm nào các trường tuyển sinh chật vật, ế ẩm như năm nay. Dù Bộ GD-ĐT có nhiều điều chỉnh hướng đến tăng nhiều quyền lợi hơn cho thí sinh, nhưng, thực tế diễn ra không như mong đợi. Các trường ĐH ngoài công lập đã nhóm họp đưa thông điệp "nguy cơ sẽ giải thể vì không tuyển được người học".

Sự ế ẩm này theo chuyên gia Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) đó là sự sàng lọc của cơ chế thị trường.

Sự sàng lọc này đòi hỏi phải có nghiên cứu đổi mới thi và tuyển sinh ngay từ bây giờ để kịp thực hiện sau năm 2015.

Lùm xùm liên kết đào tạo

Posted Image

Ảnh: Dân Trí

Liên tiếp các vụ liên kết đào tạo một đằng, tuyển sinh một nẻo đã bị phanh phui trong năm khiến dư luận thêm một lần đặt dấu hỏi: Công tác quản lí nhà nước có vấn đề?

Điển hình là vụ giám đốc trường quốc tế ôm tiền tỷ biến mất. Trường kinh doanh Melior thuộc Tập đoàn Melior Education Group tại Singapore, đăng ký tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, nhưng thực tế, Melior đã liên kết đào tạo nước ngoài các trình độ ĐH và CĐ.

Khảo sát trên địa bàn TP.Hà Nội, có rất nhiều trường tiểu học tại các quận đang triển khai thực hiện chương trình Tiếng Anh liên kết.

Nguyễn Hiền (tổng hợp)

http://vietnamnet.vn...o-duc-2012.html

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bởi vậy! Thế mới thấy Giáo dục nước nhà xuống cấp đến mức nào. Để chữa căn bệnh trầm kha của GD, chắc chắn phải chữa từ gốc mà đầu tiên phải giúp cho Học sinh biết, nắm được và tự hào về nguồn gốc Việt.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tượng vĩ đại của Hải quân Mỹ chính thức 'nghỉ hưu'

Thứ ba 04/12/2012 08:09

Posted Image

Tàu sân bay huyền thoại và lâu đời nhất của hải quân Mỹ, USS Enterprise ngày 2 – 12 đã chính thức “nghỉ hưu” tại căn cứ Hải quân Norfolk, bang Virginia. Sứ mệnh tàu sân bay USS Enterprise kết thúc sau hơn 51 năm hoạt động. Tàu USS Enterprise là biểu tượng vĩ đại của Hải quân Mỹ và cũng là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ngày 1/12, hàng ngàn cựu thành viên phi hành đoàn, các nhà đóng tàu và nhiều lực lượng hải quân Mỹ đã có mặt tại căn cứ hải quân Norfolk để làm lễ chia tay con tàu này.

Posted Image

Ảnh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Theo báo Đất Việt

=================

Người Mỹ phí của giời. Hổng có biết mần ăn kinh tế gì cả. Chẳng phải tay tôi thì tôi cứ gọi là bán quách cho Trung Quốc thay cho cái tàu Thi Lang ve chai kia có phải hơn không?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 12/25/2012 at 07:43, 'trai_viet_o_houston' said:

Tội ông này, chắc thức khuya suy nghĩ dữ quá nên mặt mụn đầy thế kia, suy nghĩ ccá gì lạ lạ, khác khác người thường để được lên báo. Đã là hiệu trưởng, viện trưởng, chuyên gia giáo dục thì suy nghĩ, phát ngôn phải khác người chứ, giống người thường đâu có đượcPosted Image

Các cụ khi đưa ra những từ như: giàu sang, trọc phú, con buôn là để miêu tả những khái niệm của các cụ liên quan đến từ này. Hậu thể mà lại bảo các cụ sai thì buồn cười quá. "Con buôn" mà bị coi là lừa đảo nhỏ, vậy những người buôn bán nhỏ mà không lừa đảo ai thì gọi là "cái buôn' à.

Thảo nào! Thiên Sứ tui cứ bị phản đối rầm rầm, phản biện láo nháo cũng đành chịu thôi. Hẳn chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE mà còn giải thích như vậy thì đám ve chai lông vịt chẳng còn gì để nói.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Trần Bạt:

Làm ăn bất chính sinh ra những kẻ ngông đốt tiền tỉ

Cập nhật lúc 06:08, 26/12/2012

(ĐVO) - "Chúng ta chưa có những đại gia thực sự, và nếu có những người tự nhận mình là đại gia thì họ không phải là doanh nhân. Bởi kinh doanh chân chính thì không thể có tiền nhiều như thế được trong điều kiện của xã hội chúng ta".. - Ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult Group khẳng định.

Chỉ là những hư hỏng trong cuộc sống!

PV: - Năm 2012, dư luận xôn xao về sự kiện các nữ đại gia ở vùng đất Tây Đô, Hà Tĩnh chơi ngông bằng việc mượn máy bay bầu Đức để rước dâu, tặng quà cho con bằng nhà trăm tỷ, tổ chức siêu đám cưới với chi phí đến 50 tỷ đồng. Là một doanh nhân thành đạt, ông có nhận xét gì về hiện tượng này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi không muốn phát biểu với tư cách là một doanh nhân thành đạt, tôi cũng không phải là một doanh nhân thành đạt theo bất kỳ một định nghĩa nào.

Bởi suy cho cùng thuật ngữ doanh nhân thành đạt là thuật ngữ của báo chí, không phải thuật ngữ của giới kinh doanh.

Posted Image

"Doanh nhân hơn ai hết biết rất rõ sự vất vả của việc kiếm tiền, biết rõ giá trị của đồng tiền, và không có một người kinh doanh chân chính nào có được tiền một cách dễ dàng và phung phí như thế"...

  Quote

"Con người có nghĩa vụ trước hết với mình là giữ cho mình nguyên vẹn là một con người. Đấy là thẩm mỹ chính trị của tôi về cái gọi là kinh doanh hoặc bất kỳ cái gì"...

Ông Nguyễn Trần Bạt

Báo chí đã vẽ ra một đội ngũ doanh nhân và một số tiêu chuẩn để hình thành ra họ, cho nên mới có một sự chú ý đến mức không tỉnh táo đến các hiện tượng giống như vừa đề cập tới.

Doanh nhân là doanh nhân, doanh nhân là một người lính ngoài mặt trận, có thể thành anh hùng và có thể thành liệt sĩ.

Khi chúng ta để ý đến họ với tư cách là một người có thể thành anh hùng thì đôi khi chúng ta nhìn thấy trước hình ảnh anh hùng của họ.

Nhưng nếu chúng ta quan tâm đến họ với tư cách là một kẻ rất có thể trở thành liệt sĩ thì chúng ta sẽ thấy bao nhiêu rủi ro xung quanh họ.

Cho nên hiện tượng chơi ngông hoặc làm ầm ĩ của một vài người nó không phải và không thuộc về giới doanh nhân. Bởi kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế thế giới vào giai đoạn này để sống sót được đã khó. Báo chí đã đưa ra rất nhiều con số thống kê về mấy chục ngàn doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Ngay từ đầu năm đến giờ Hà Nội cũng có mấy trăm công ty phải đóng cửa.

Không nên gán cho giới doanh nhân những phẩm hạnh hoặc những hành vi thỉnh thoảng mới có mà xã hội cho là xấu. Kinh doanh là phương tiện để những người có những biểu hiện xấu thể hiện chứ không phải là phẩm chất. Doanh nhân hơn ai hết biết rất rõ sự vất vả của việc kiếm tiền, biết rõ giá trị của đồng tiền, và không có một người kinh doanh chân chính nào có được tiền một cách dễ dàng và phung phí như thế.

Tôi chưa bao giờ nhận tôi là một nhà kinh doanh. Tôi kinh doanh vì cuộc sống của cá nhân tôi, của vợ tôi, con tôi, và khi có tiền rồi thì tôi kinh doanh tiếp tục vì còn nhiều đồng nghiệp của tôi chưa có nhà cửa, chưa có xe pháo. Kinh doanh là phương tiện để cấu tạo ra các điều kiện để sống chứ không phải là cuộc sống. Tôi không xem kinh doanh là cuộc sống.

Và tôi là một con người, dù làm bất cứ điều gì, tiến hành bất cứ loại hành vi gì và trở thành một thứ gì trong những chặng khác nhau của cuộc đời thì tôi đều vì con người cả. Không phải vì con người với tư cách là phấn đấu vì một đối tượng bên ngoài tôi, mà là giữ gìn phẩm hạnh của tôi như một con người. Con người có nghĩa vụ trước hết với mình là giữ cho mình nguyên vẹn là một con người. Đấy là thẩm mỹ chính trị của tôi về cái gọi là kinh doanh hoặc bất kỳ cái gì.

PV: - Vậy có thể gọi đó là kiểu đốt tiền chơi ngông của một số đại gia?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta chưa có những đại gia thực sự, và nếu có những người tự nhận mình là đại gia thì họ không phải là doanh nhân. Bởi kinh doanh chân chính thì không thể có tiền nhiều như thế được trong điều kiện của xã hội chúng ta. Tôi rất buồn về việc báo chí, dư luận ghép vào trong đội ngũ những người kinh doanh thông thường những trường hợp mà các bạn gọi là đại gia.

Rất khó để trở thành đại gia. Đại gia là những thiên tài, mà trong xã hội của chúng ta thì khó có thể tìm thấy thiên tài nào như vậy. Các "đại gia" mà dư luận và báo chí vẫn gọi hiện nay là kết quả của một phương pháp khác, một loại hình khác, không thể gọi là kinh doanh được.

Tôi nghĩ tất cả những chuyện ầm ĩ mà chúng ta vừa đề cập là những chuyện đau lòng của cuộc sống, đấy là những ví dụ hư hỏng mà cuộc sống của chúng ta có.

Đốt tiền chơi trội: Không phải hành vi của con người!

Posted Image

"Miền tây Nam Bộ như trường hợp thứ nhất và miền tây Hà Tĩnh như trường hợp thứ hai, nơi ấy đẻ ra những bằng chứng, những con người vĩ đại lắm, đừng làm nhục miền quê ấy bằng cách dùng nó để giải thích cho những hành vi như thế"...

PV: - Họ nói rằng việc tổ chức đám cưới khủng như vậy là vì thương miền quê nghèo quanh năm không có được một sự hưởng thụ nào…

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Miền quê nghèo ở Hà Tĩnh ấy đã đẻ ra Nguyễn Du vĩ đại, đẻ ra những anh hùng như Phan Đình Phùng, gần đây là Hà Huy Tập, Trần Phú. Miền quê ấy không tệ hại đến mức đẻ ra những trường hợp như vậy.

Đừng lấy bất kỳ cái gì để giải thích cho những hiện tượng như vậy. Miền tây Nam Bộ như trường hợp thứ nhất và miền tây Hà Tĩnh như trường hợp thứ hai, nơi ấy đẻ ra những bằng chứng, những con người vĩ đại lắm, đừng làm nhục miền quê ấy bằng cách dùng nó để giải thích cho những hành vi như thế.

PV: - Vậy với ông như thế nào được cho là một đại gia thực sự?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Đại gia thực sự là những người kinh doanh thành công, những người từng bước cùng với thời gian, cùng với xã hội xây dựng nên những nền công nghiệp, những đế chế kinh doanh khổng lồ, đem lại một lợi ích rất khó đo đếm cho xã hội.

Một đại gia thực sự là người không hề để ý đến mình, họ không có mục tiêu để trở thành đại gia. Còn một người thiết kế kích thước đại gia của mình trước khi trở thành đại gia thì đấy lại là chuyện khác.

Tức là anh muốn có kích thước. Nếu là một người thông thường, nếu là những thanh niên lành mạnh thì đều có bạn bè, có cộng đồng của mình. Kẻ bay lên trên đầu cộng đồng của mình, kẻ nhảy múa lên trên thân phận của bạn hữu của mình liệu có lành mạnh không? Chắc chắn là không.

Không ai tự nhận mình là người có đạo đức nếu sống trong những điều kiện vượt quá sức chịu đựng của xã hội xung quanh mình. Một món quà mà mình tiêu, một bữa ăn mà mình trả tiền nó lớn bằng mức sống hàng tháng của cả một gia đình hoặc thậm chí hàng năm chẳng hạn, những thứ đó được gọi là vô nhân đạo.

Chúng ta không nên mất thì giờ để bình luận về những trường hợp mà nó vượt ra khỏi ranh giới con người, khỏi khuôn khổ con người. Tôi không xem những hành vi chơi trội ghê gớm như vậy là hành vi của con người, đó là hành vi phi con người, thậm chí là hành vi chống lại con người.

Chống lại con người là làm cho con người xấu đi, làm cho con người nhỏ bé đi, trở nên quằn quại trước các chi tiêu của mình, khiếp nhược trước sự giàu có và hoang phí của mình.

Những cái đó làm cho con người bé tí đi, làm cho con người run sợ, không dám tự tin, không dám hành động, đặc biệt là không cố gắng được nữa, bởi cố mấy cũng không thể bằng nó.

Tất cả những ai sống trên con người, sống một cách đe nẹt, sống một cách đè bẹp những trạng thái yên ổn thông thường của con người là kẻ vi phạm nhân quyền. Người ta không bắt kẻ đó vào tù được, nhưng người ta có thể căm ghét kẻ đó. Tất cả những người lành mạnh đều phải cố gắng sống sao cho không tạo ra sự căm ghét như vậy của những người xung quanh mình.

Những bài báo của các bạn đang chiếu cho thiên hạ thấy thêm rằng họ sống đến mức gặt hái được sự căm ghét của toàn xã hội. Tôi rất ghê sợ những chuyện như thế này vì nó rất phi con người.

Tham nhũng, bất chính sinh ra những kẻ ngông nghênh như vậy

PV: - Vậy theo ông, hành động mượn máy bay rước dâu hoặc chi cho con những ngôi nhà hơn trăm tỷ đó có được gọi là hành động chơi trội ghê gớm, phi con người và đó có là thói chơi trội của những kẻ trưởng giả học làm sang hay những người mà dân ta quen gọi là trọc phú?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chỉ có công an mới trả lời được câu hỏi như vậy. Câu hỏi bạn đề nghị tôi trả lời liên quan đến sự yên ổn cá nhân của hai trường hợp. Tôi rất không muốn trả lời về hai trường hợp cụ thể này, bởi tôi không thể dành cho những trường hợp này sự chú ý đặc biệt nào.

Vì không có sự chú ý nên trả lời về họ sẽ vô tình đem lại những sự thiệt thòi mà đáng ra không nên có. Tôi không thích chuyện ấy, và tôi cũng không thích báo chí quá chú ý đến những trường hợp như thế.

Chúng ta có rất nhiều tấm gương tốt, chúng ta có những doanh nhân rất vất vả, có những sự nghiệp rất chắc chắn, đã bắt đầu có những sản phẩm có giá trị phục vụ và có giá trị để tạo ra một nền kinh tế Việt Nam tử tế. Chúng ta nên chú ý đến những chuyện ấy. Còn những thứ như kia không đáng để ý.

Đừng để ý đến số tiền vì số tiền không phản ánh sự giàu có. Người ta có thể đi vay để tiêu. Tôi tin chắc là không có một thanh niên nào thấy hạnh phúc khi ở trong một căn nhà mà họ biết rõ nguồn gốc của nó là bất minh đối với tất cả các tiêu chuẩn đạo đức. Còn nếu họ cảm thấy hạnh phúc thì càng không nên để ý nữa.

Tôi khuyên báo chí không nên để ý đến những chuyện này. Chúng ta đừng tiếp tay cho những kẻ ngông nghênh như vậy để biểu dương trước dư luận xã hội về một sự ngông nghênh không nên có. Lên án cũng là một sự biểu dương, bởi người ta cần có tin đồn, cần có tiếng tăm và cần có huyền thoại.

PV: - Đâu là nguyên nhân xuất hiện của những kẻ ngông nghênh như vậy, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Nó ở nhiều chỗ, nhưng đại thể là tham nhũng và làm ăn bất chính. Hiện trạng xã hội chúng ta đang có không ai có thể làm ra quá nhiều tiền được bằng cách thức tương đối lương thiện.

PV: - Vậy ông nghĩ gì với ý kiến cho rằng: những kẻ không có tiền mới có thể chê bai họ là nhà giàu chơi ngông như thế?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trong một buổi giao lưu với sinh viên của trường Đại học Kinh tế, khi trả lời câu hỏi của sinh viên tôi đã nói: Chúng ta phấn đấu sống và làm việc như thế nào để tiền là sản phẩm phụ của cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải làm ăn như thế nào để tiền là một tất yếu phụ chứ không phải là một tất yếu chính.

Tôi nghĩ rằng con người nếu sống có lý tưởng, có phẩm hạnh thì nên cố gắng sống như thế. Người ta cho chất độc vào trong sữa, dùng những hóa chất độc hại để làm tươi thức ăn, để làm nạc hóa đàn lợn, tất cả những chuyện như thế đang diễn ra hàng ngày trên thế giới và nó bị lên án một cách toàn cầu.

Những sản phẩm độc hại ấy từ đâu ra? Từ chỗ anh làm tiền bằng mọi giá. Nếu con người có một đòi hỏi có tiền bằng mọi giá và có nhiều tiền bằng mọi giá, cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền, tức là mua mọi thứ bằng mọi giá thì xã hội chúng ta có phải xã hội con người nữa không?

Và chúng ta còn hứng thú để sống một cách có lý tưởng, sống một cách có tâm hồn, sống một cách có giá trị tinh thần nữa không? Những kẻ chơi ngông như vậy đang đập chết cảm hứng sống của hàng chục triệu con người.

Những kẻ làm tiền bằng mọi giá đang đầu độc nhân loại và làm mất đi sự thanh thản khi uống khi ăn, bởi vì tiềm ẩn trong tất cả những cái có thể uống, có thể ăn là sự độc hại do động cơ làm tiền bằng mọi giá.

Chúng ta ngây thơ, chúng ta đơn giản, chúng ta không có thì giờ để để ý, để suy nghĩ, chúng ta không ngẫm nghĩ và vô tình chúng ta nuốt vào trong người mình, khoác lên cơ thể mình những thứ độc hại là sản phẩm của những kẻ làm tiền bằng mọi giá.

Chỉ có những kẻ như vậy mới kiếm ra tiền một cách dễ dãi trong điều kiện khó khăn hiện nay của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của đất nước mình. Những kẻ đó đang đầu độc không chỉ cả các điều kiện sống mà cả các điều kiện tinh thần của cuộc sống.

Những cô gái ngây thơ có thể lác mắt về xe pháo, về quần áo, về quà tặng của một kẻ lắm tiền, và điều đó đã bẻ gãy rất nhiều những tình yêu vốn dĩ đáng ra phải lành mạnh. Sự kích động những tâm lý không lành mạnh bẻ gãy một cách toàn diện các điều kiện sống.

Bạn bỗng nhiên thấy cậu bạn trai của mình, một người hiền lành lao động chân chính, bất lực trước việc có tiền để đánh đu với những kẻ đi bằng trực thăng. Nếu bạn là một người tốt thì bạn bỗng nhiên thấy thương hại người bạn trai nghèo khổ hoặc không giàu có của mình. Và như vậy chính là những kẻ chơi trội ấy đã nhét thuốc độc vào tình yêu của bạn.

Và tôi cũng không bàn đến phông văn hóa của họ. Bởi vì phông văn hóa của một con người chính là nhân tính của hành vi của họ, hay là tính nhân văn trong đời sống tinh thần của họ, mà sống như thế thì chắc chắn không có tính nhân văn của đời sống. Thế thì bàn đến phông văn hóa làm gì?

Có lẽ họ cũng không quan tâm đến phông văn hóa của họ. Họ thay thế phông văn hóa như một phương tiện để tổ chức mối giao lưu, quan hệ sống giữa con người với nhau bằng những phương tiện có thể đe nẹt, có thể bắt nạt, có thể đè bẹp các giá trị tinh thần của con người.

PV: - Hiện tượng này phản ánh điều gì trong xã hội, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Đấy là một thực tế mà Đảng ta đang phải dựng ra cả một nghị quyết vĩ đại để khắc phục hậu quả, đó là Nghị quyết Trung ương IV.

Tôi xem nghị quyết Trung ương IV là một cuộc chiến đấu rất gian khổ của những người lãnh đạo của chúng ta để giúp xã hội thoát ra khỏi tất cả các tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, suy thoái, hư hỏng như thế này. Đấy là một cuộc chiến đấu đáng ca ngợi, đáng vỗ tay, và rất đáng khen về lòng dũng cảm và động cơ đạo đức đằng sau đó.

Tôi cảm động về chuyện ấy hơn là đánh giá nó. Tôi không xem cuộc chiến đấu này của những người lãnh đạo đất nước chúng ta như một trò chơi để đặt cọc hay kỳ vọng vào đó hay quan sát nó như là một trò chơi, một cuộc đấu để tin tưởng hay không tin tưởng.

Tôi phải xem tôi và xã hội được hưởng lợi gì từ cuộc đấu tranh ấy và tôi thấy rằng đấy là một cuộc chiến đấu rất đáng kính trọng, và với tư cách là một con người thì đáng cảm động.

Các nhà lãnh đạo của chúng ta buộc phải làm cái gì đấy và đây là việc làm kịp thời, lúc xã hội đã bắt đầu căng thẳng và bức xúc về những thói hư tật xấu mà nói cho cùng do sự quản lý yếu kém tạo ra, và lúc mà mầm mống của một số thói quen xấu bắt đầu hình thành, bắt đầu sừng sộ bắt nạt cuộc sống thông thường. Đây là sự ngăn chặn rất đúng lúc và đây là một cuộc chiến đấu dũng cảm.

Tôi cho rằng luôn luôn phải giúp con người, kể cả những người đã trót dại có những hành vi ngông nghênh. Họ cũng có những tội nghiệp riêng của họ.

Về phông văn hóa, đấy cũng là một cái tội nghiệp, bởi vì trong khi thừa cái này thì họ thiếu cái khác. Thừa cái này và thiếu cái kia sẽ tạo ra các hành vi ngông nghênh như vậy, bởi vì các hành vi xuất hiện một cách tổng hòa giữa cái thừa và cái thiếu trong những yếu tố cấu tạo ra giá trị tinh thần của một con người.

Tiêu tiền bừa bãi sẽ phá hoại các tiêu chuẩn sống

PV: - Liệu những kẻ kiếm nhiều tiền bằng mọi giá như vậy có tạo ra cho xã hội chúng ta một nền kinh tế vững chắc không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Những người nhiều tiền không có tội gì cả, chỉ có những người tiêu tiền một cách bừa bãi và những người kiếm được nhiều tiền bằng những cách không tử tế, không minh bạch thì gây khó khăn cho xã hội chúng ta.

Sự chơi bời, mua sắm một cách bừa bãi tạo ra hiện tượng phá giá, nhưng nghiêm trọng hơn cả là hiện tượng phá hoại các tiêu chuẩn sống.

Giá cả của cuộc sống phù hợp với năng lực để tạo ra sự yên ổn, khi anh làm quá lên thì anh làm nhiễu loạn hệ thống giá trị, và anh làm cho xã hội phân vân về những cái mình đang có và con người buộc phải phá vỡ sự yên tĩnh để đi tìm một giá trị mà chắc chắn 100% là năng lực của họ không thể tìm được.

Tội ác của những thứ chơi ngông ấy kinh khủng lắm, nó không đơn giản là chúng ta cười rồi chế giễu đâu. Nó buộc phải được lên án về mặt đạo đức một cách chuyên nghiệp chứ không phải bằng việc đưa các tin lá cải.

Tức là phải phân tích khoa học về thói xấu ấy, về tác động xấu ấy đối với xã hội. Những người đó có kiếm được bao nhiêu tiền, tiêu bao nhiêu tiền, đốt cháy bao nhiêu tiền đi nữa thì họ cũng không có thêm giá trị đối với bất kỳ người nào có giá trị.

Những người có tiêu chuẩn, những người biết rõ giá trị họ không bị lung lạc bởi những thứ chơi ngông ấy. Những người như vậy chỉ tập hợp xung quanh mình hai thứ: những thứ đố kỵ, tầm thường mà mỗi người có một chút, và sự trầm trồ của những kẻ hư hỏng và sẵn lòng hư hỏng như họ.

- Xin cảm ơn ông!

Huyền Biển

=================

Người phóng viên viết bài này minh chứng một cái nhìn về khái niệm trọc phú giống tôi và khác hẳn vị chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE:

  Quote

PV: - Vậy theo ông, hành động mượn máy bay rước dâu hoặc chi cho con những ngôi nhà hơn trăm tỷ đó có được gọi là hành động chơi trội ghê gớm, phi con người và đó có là thói chơi trội của những kẻ trưởng giả học làm sang hay những người mà dân ta quen gọi là trọc phú?

Nhưng ông Nguyễn Trần Bạt này giỏi và đúng là một người có cái nhìn chuẩn mực. Nội dung trả lời phỏng vấn của ông có tính giáo dục rất cao, nhưng lại không hề có chất "lên mặt dạy đi". Cách thể hiện của ông Bạt, tôi tin rằng ông ta không phải "giáo sư", "tiến sĩ". Mà là một người có kiến thức tự học rất phong phú.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay