Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Nhật Bản sẽ tăng cường quân sự

Thứ Bảy, 15/12/2012, 00:38 (GMT+7)

TT - Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật quyết định sẽ xây dựng một quân đội mạnh hơn và theo đuổi chính sách đối ngoại kiên định hơn, theo nhận định của giới quan sát quốc tế.

Posted Image

Hàng chục quan chức lực lượng tuần duyên châu Á và châu Phi vừa có đợt huấn luyện trên tàu tuần duyên Nhật ở vịnh Tokyo - Ảnh: NYT

Đến lúc này, mọi dự báo đều khẳng định Đảng Dân chủ Nhật (DPJ) sẽ thất bại trước Đảng Dân chủ tự do (LPD) trong cuộc bầu cử ngày 16-12. Và cựu thủ tướng Shinzo Abe sẽ trở lại với chiếc ghế quyền lực. Theo báo Asahi, trước đó ông Abe đã kêu gọi tăng cường chi tiêu quốc phòng, bãi bỏ những hạn chế do hiến pháp áp đặt với lực lượng vũ trang và đổi tên Lực lượng phòng vệ (SDF) thành quân đội thường trực. Ông Abe còn khẳng định sẽ có thái độ cứng rắn với người láng giềng Trung Quốc.

Kể từ tháng 9-2012, gần như ngày nào Trung Quốc cũng đưa tàu tuần tra xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát. Sự xâm phạm này đã không còn giới hạn trên vùng biển nữa khi ngày 13-12, lần đầu tiên Trung Quốc đưa một máy bay tuần tra xâm phạm vùng trời Senkaku/Điếu Ngư, buộc Nhật phải đáp trả bằng việc ra lệnh cho máy bay chiến đấu F-15 lên ngăn chặn.

Ý thức rõ các mối đe dọa

Hiến pháp Nhật thời kỳ sau Thế chiến 2 hạn chế các chức năng của SDF, chi tiêu quốc phòng bị giới hạn ở mức 1% GDP. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi do những biến động an ninh trong khu vực. “Người dân Nhật ý thức được các mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên và đặc biệt là sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc” - Kyodo dẫn lời chuyên gia Narushige Michishita, giám đốc Chương trình nghiên cứu an ninh và quốc tế ở Tokyo, cho biết.

Các nhà quan sát ở Nhật dự báo khi trở thành thủ tướng, ông Abe sẽ bắt tay vào thực hiện ngay một số cải tổ quan trọng về quốc phòng, như đưa nhân viên nhà nước đến đóng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, lập Hội đồng an ninh quốc gia, hủy bỏ quy định hạn chế việc Nhật đưa binh sĩ gìn giữ hòa bình ra nước ngoài... Kế hoạch hủy bỏ quy định hạn chế hình thức “phòng vệ chung” của ông cũng nhận được sự ủng hộ của dư luận.

Hiến pháp Nhật cấm lính Nhật sử dụng vũ lực trừ trường hợp bị tấn công trực tiếp. Điều đó có nghĩa SDF không được phép hỗ trợ lực lượng quân đội Mỹ hoặc các nước đồng minh khi lực lượng này bị tấn công kể cả ở ngay bên cạnh quân Nhật. Dự báo ông Abe sẽ hủy bỏ điều khoản này. “Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật chỉ làm theo Mỹ - báo New York Times dẫn lời ông Keiro Kitagami, cố vấn an ninh cho Thủ tướng Yoshihiko Noda - Với Trung Quốc, mọi thứ đã khác. Nhật phải có lập trường riêng”.

Ngoài ra, nhiều khả năng dưới thời ông Abe, SDF sẽ có quyền sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương nếu nó đe dọa một quốc gia đồng minh của Nhật Bản. SDF cũng sẽ có quyền đưa quân đến bảo vệ các nước trong các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Với những thay đổi này, quân đội Nhật Bản sẽ không còn đơn thuần mang tính chất phòng vệ nữa.

SDF hiện có đủ sức mạnh để mở rộng tầm hoạt động. Nhật có một lực lượng quân sự hùng mạnh với 250.000 quân, ngân sách quốc phòng lớn thứ sáu trên thế giới. Lực lượng phòng vệ biển (MSDF) có đủ các loại tàu khu trục hùng mạnh, tàu ngầm tấn công hiện đại, tàu sân bay trực thăng... được đánh giá là chuyên nghiệp hơn hải quân Trung Quốc.

Liên minh khu vực

Thực tế trong năm qua Chính phủ Nhật đã thực hiện nhiều bước đi để mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội nhằm đối phó với nguy cơ Trung Quốc. Theo báo New York Times, Nhật đã hỗ trợ quân sự cho Campuchia, Đông Timor, Philippines và sẽ hỗ trợ Indonesia... Năm 2009, MSDF tập trận quy mô lớn với Úc, lần đầu tiên với một quốc gia ngoài Mỹ. Đến nay Nhật đã tham gia hàng loạt cuộc tập trận hải quân đa quốc gia với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.

“Chúng tôi muốn xây dựng một liên minh khu vực để ngăn chặn Trung Quốc xâm lấn” - chuyên gia Yoshihide Soeya, giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á ở Tokyo, nêu rõ. Thứ trưởng quốc phòng Nhật Akihisa Nagashima cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể để Nhật suy yếu một cách lặng lẽ”.

Mỹ và một số nước khu vực đã lên tiếng ủng hộ Nhật. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario mới đây đã tuyên bố Manila ủng hộ Tokyo tái vũ trang để đối phó với nguy cơ Trung Quốc xâm lấn trên biển Đông. “Chúng tôi đã chôn vùi cơn ác mộng thời Thế chiến 2 (bị Nhật tấn công) do mối đe dọa Trung Quốc” - chuyên gia an ninh Rommel Banlaoi thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố Philippines giải thích quan điểm của Manilla.

Cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa nhìn nhận: “Tokyo đã thiếu nhạy cảm với nhu cầu an ninh của các nước khu vực. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ”. Theo nhà nghiên cứu Tetsuo Kotani thuộc Viện Quan hệ quốc tế Nhật, chiến lược của Tokyo là cung cấp thiết bị, khí tài và huấn luyện cho các nước nhằm tạo ra “những SDF nhỏ” và “những MDSF nhỏ” ở biển Đông nhằm đảm bảo an ninh cho vùng biển này.

HẠNH NGUYÊN - SƠN HÀ

=========================

Cô gái Nhật thì đã ngồi sẵn trên chiếu bạc ri.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam cần một thể chế thế nào?

Tác giả: Vũ Quốc Tuấn

Bài đã được xuất bản.: 16/12/2012 02:00 GMT+7

Một quốc gia giàu nghèo không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa,… mà cái tạo ra sự khác biệt chính là thể chế.

Trong tác phẩm nổi tiếng Tại sao các quốc gia thất bại? - Nguồn gốc của quyền lực, thị trường và nghèo đói (Why nations fail) mới xuất bản tháng 2-2012, từ lịch sử phát triển của các nước Hoa Kỳ, Anh, Đức cho đến châu Phi - hạ Sahara, Trung Mỹ và Nam Á, hai chuyên gia đầu ngành về phát triển Daron Acemoglu và James Robinson đã phân tích rất thuyết phục rằng một quốc gia giàu nghèo không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa,… mà cái tạo ra sự khác biệt chính là thể chế.

Theo các vị này, có hai loại thể chế: thể chế bao gồm và thể chế khai thác: "Thể chế bao gồm" phát huy dân chủ, tôn trọng tiếng nói của người dân, có sự kiểm soát quyền lực, có trách nhiệm giải trình và hệ thống pháp luật độc lập,... Còn "thể chế khai thác" thì ngược lại; dù có thể có tăng trưởng, nhưng không bền vững. Các vị này cũng đã trình bày rất thuyết phục về mối liên quan giữa thể chế chính trị và thể chế kinh tế, trong đó thể chế chính trị giữ vai trò quyết định.

Ở nước ta, thực tế cũng đã chứng minh tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của thể chế trong công cuộc phát triển đất nước. Khi chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất được cởi trói, kinh tế, xã hội đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn và quan trọng, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Và cũng chính vì thế, ngày nay, khi bước vào thời kỳ phát triển mới, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, việc hoàn thiện thể chế vẫn được coi là đột phá đầu tiên trong ba đột phá chiến lược đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ XI của Đảng (cùng với phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng) có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển đất nước.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy: việc hoàn thiện thể chế kinh tế thực sự là một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, không hề thuận buồm xuôi gió, vì liên quan đến nhiều nguyên nhân: có thể do trình độ, năng lực của những người hoạch định thể chế, chính sách; có thể do thiếu thông tin, do quy trình hoạch định không được tuân thủ và cũng có thể do lợi ích nhóm chi phối,... song một điều rất dễ nhận thấy là đang có một số thể chế chưa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân, có khi lại chỉ thiên về thuận tiện cho nhà quản lý, do đó, thể chế, chính sách xa rời cuộc sống, bị người dân phản đối.

Posted Image

Người dân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ UBND quận Gò Vấp TP.HCM

Có thể lấy ví dụ gần đây nhất. Đó là thể chế, chính sách liên quan đến đất đai. Những vụ khiếu nại về đất đai (chiếm đến 70 - 80% các vụ khiếu nại) xuất phát từ những cơ chế, chính sách không tôn trọng đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của người có quyền sử dụng đất. Tại kỳ họp tháng 11 năm nay của Quốc hội, khi thảo luận Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu cũng đã nêu lên những bất cập trong cơ chế, chính sách, từ việc quy hoạch, quyết định giá đất, đến thu hồi đất, đền bù, giải tỏa, tái định cư... Chuyên gia về đất đai Đặng Hùng Võ cũng đã phát biểu: quy định như thế thì còn khiếu kiện! Điều đáng nói là những cơ chế, chính sách như thế kéo dài, không được sửa đổi kịp thời, cũng như không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cơ quan và cá nhân trước những tình cảnh rất khốn khó của người dân.

Một ví dụ khác tưởng là nhỏ nhưng lại rất lớn, vì liên quan đến hàng triệu người dân, đang gây bức xúc lớn về quyền của người dân, đó là việc "phạt người chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu" theo Nghị định số 71/2012 của Chính phủ, rồi dẫn đến việc cảnh sát giao thông "phạt người điều khiển phương tiện giao thông không chính chủ". Về việc này, bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng quy định của Nghị định 71 vừa sai luật vừa không khả thi, "Việc phạt chủ phương tiện không chuyển quyền sở hữu quy định tại các nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chưa bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật" và "Chính phủ cần sớm xem lại Nghị định 71. Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc phòng, an ninh của Quốc hội nên phối hợp giám sát và tổ chức một phiên giải trình về việc tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc ban hành nghị định trên" (VNN, 25-11-2012). Quy định này đã được hoãn áp dụng để chờ thông tư hướng dẫn.

Có thể kể ra nhiều ví dụ khác để nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi thể chế kinh tế, trước hết là những quy định liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đây không chỉ là sự thể hiện bản chất của Nhà nước ta, mà còn là rất cấp bách để bảo đảm ổn định xã hội, khơi dậy các nguồn lực cho phát triển kinh tế, góp phần có ý nghĩa vào việc khắc phục những khó khăn hiện nay của nền kinh tế. Xin nêu lên hai tư duy cần quán triệt trong việc tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế như sau.

Posted Image

Đất dự án bị bỏ hoang trong khi khiếu kiện về đất đai còn nhiều

Trước hết, đó là mt th chế vì dân. Đây là một nguyên tắc, vì dân có giàu, thì nước mới mạnh. Một thể chế thiếu chú trọng đến việc khuyến khích người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, mà chỉ chú trọng thu cho được nhiều, thậm chí tận thu bằng đủ mọi thứ thuế, phí, lệ phí, thì chắc sẽ đi đến triệt tiêu động lực kinh doanh. Một thể chế thiếu tôn trọng quyền làm chủ của dân, không tạo thuận lợi cho dân làm ăn, mà chỉ chú trọng tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, đẩy khó khăn cho dân, thì chắc chắn sẽ không khơi dậy được các sáng kiến, tài năng của người dân cho phát triển đất nước.

Một xã hội mà pháp luật không nghiêm, tham nhũng không được trừng trị đến nơi đến chốn, thì phép nước sẽ bị coi thường, niềm tin bị xói mòn, xã hội sẽ thiếu sự đồng thuận, không thể phát triển bền vững. Có lẽ không chỉ Nghị định 71 cần được xem xét việc tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành như bà Lê Thị Nga đã đề xuất trên đây, mà nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng cần xem lại việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của dân trong đó. Việc thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này cũng nên chú trọng tư duy này. Từ năm 1945, Bác Hồ đã từng dặn "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh" (báo Cứu quốc, số 69, ngày 17-10-1945). Phải chăng nên rà soát lại các thể chế, từng bước hoàn thiện thể chế theo tư duy "vì dân" như thế?

Thứ hai, để thể chế thực sự "vì dân" th chế ấy phi do dân xây dng. Đương nhiên, việc nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các thể chế là do các cơ quan nhà nước tiến hành, song quá trình ấy không thể không có sự tham gia đầy đủ của người dân. Nguyên tắc này đã được nhắc lại nhiều lần, quy định trong văn bản, thế nhưng việc tham gia của dân vẫn còn quá mờ nhạt, không xuất phát từ cuộc sống của dân.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao cho việc tham gia của người dân được thực hiện một cách thực chất, cả từ phía cơ quan nhà nước và từ phía người dân. Cần công bố rộng rãi, công khai các dự thảo văn bản pháp quy để người dân dễ tiếp cận và có thể tham gia ý kiến. Cơ quan nhà nước cần tiếp thu một cách chân thành, tránh hình thức, chiếu lệ. Cũng nên khuyến khích phản biện xã hội, để qua đó nghe được ý kiến từ nhiều phía, nhất là ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội - những tổ chức của dân, gần dân, nói lên tiếng nói của dân.

Nếu có ý kiến trái nhau, cần thảo luận, tranh luận công khai, bình đẳng giữa các tổ chức xã hội với cơ quan nhà nước, tránh sự áp đặt. Sự tham gia của người dân trong việc thiết kế thể chế cũng chính là một giải pháp khắc phục tình trạng thể chế, chính sách bị tác động của nhóm lợi ích (lợi ích phe nhóm, địa phương...) thường được gọi là "tham nhũng chính sách" - một dạng tham nhũng có tác động bất lợi cho việc hình thành một "thể chế vì dân và do dân" song rất tinh vi, chỉ có thể bị phát hiện khi thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình một cách đúng đắn trong các cơ quan nhà nước.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt

===============

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao cho việc tham gia của người dân được thực hiện một cách thực chất, cả từ phía cơ quan nhà nước và từ phía người dân. Cần công bố rộng rãi, công khai các dự thảo văn bản pháp quy để người dân dễ tiếp cận và có thể tham gia ý kiến. Cơ quan nhà nước cần tiếp thu một cách chân thành, tránh hình thức, chiếu lệ. Cũng nên khuyến khích phản biện xã hội, để qua đó nghe được ý kiến từ nhiều phía, nhất là ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội - những tổ chức của dân, gần dân, nói lên tiếng nói của dân.

Cũng có lý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LDP thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử Nhật Bản

Cập nhật lúc :7:16 PM, 16/12/2012

(ĐVO) Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) giành được đa số trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào ngày 16/12/2012.

Posted Image

Đảng LDP do cựu Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo sẽ giành được từ 275 đến 310 ghế trong Hạ viện có 480 nghị sĩ. Ảnh REUTERS

Theo cuộc hỏi ý kiến những người vừa rời khỏi phòng bỏ phiếu do hãng truyền hình NHK thực hiện, đảng LDP do cựu Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo sẽ giành được từ 275 đến 310 ghế trong Hạ viện có 480 nghị sĩ.

NHK đã hỏi ý kiến khoảng 460.000 cử tri tham gia bỏ phiếu tại 4.200 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc. Khoảng 69% số người được hỏi đã trả lời.

Các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền sẽ giành được chưa đầy 100 ghế nghị sĩ, trong khi Đảng phục hưng Nhật Bản và Đảng Tương lai Nhật Bản sẽ nhận được lần lượt 40-61 ghế và 6-15 ghế trong Hạ viện Nhật Bản.

Đảng Komeito mới, đồng minh của LDP, sẽ giành được 27-35 ghế trong Hạ viện Nhật Bản.

Là lãnh đạo của đảng LDP chiếm đa số trong Hạ viện, ông Abe dự kiến sẽ được bầu làm thủ tướng mới của Nhật Bản.

Minh Bích (theo Xinhua)

===================

Đây là một đảng chính trị chủ trương sửa đổi hiến pháp Nhật làm cơ sở cho việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật để bảo vệ nước Nhật.

Hình tượng cô gái Nhật thể hiện chính thức trong bức tranh mang màu sắc chính trị của họa sĩ người Canada gốc Hoa - mà tui đặt tên là "Canh bạc cuối cùng".

Đánh bạc thì cũng phải có vốn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ diện ý đồ "trường phái Trung Quốc" trong quan hệ quốc tế

Trở về từ hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm phát triển của học phái nước Anh (Anh - Mỹ) và sự hình thành học phái Trung Quốc” (*), TS Nguyễn Ngọc Thơ đã chuyển TTCT bài ghi nhận về cuộc vận động nhằm hình thành một “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế.

Posted Image

Các đại biểu tại hội thảo ngày 31-10-2012. Từ những chiếc đầu nóng...

Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc mong muốn nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên bản đồ quan hệ quốc tế. Để làm được điều này, họ cần một khung lý luận như thế giới Anh - Mỹ đã làm suốt hai thế kỷ qua. Hội thảo lần này tại Đại học Cát Lâm như là một bước thăm dò dư luận trong giới học giả thế giới, và là một thể hiện manh nha của sự hình thành cái gọi là “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế.

Mở đầu hội thảo là giáo sư Barry Buzan, Trường Kinh tế và khoa học chính trị London, trình bày tỉ mỉ về xu thế thời cuộc, những mặt ưu khuyết của học phái nước Anh, đồng thời vạch ra những khoảng trống mà người phương Tây chưa làm được và là lợi thế của Trung Quốc. Ông cũng dự đoán “trường phái Trung Quốc, nếu có, sẽ phải được xây dựng từ nền tảng thâm sâu của văn hóa - văn minh Trung Quốc”.

Diễn đàn bắt đầu nóng lên với bài “Xây dựng trường phái Trung Quốc trong quan hệ quốc tế” của giáo sư Tần Á Thanh - phó hiệu trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc. Theo tác giả này, người Trung Quốc hiện đại nên học hỏi tổ tiên của họ từ thời Đông Chu. Theo đó, quan điểm “thiên hạ” (All-under-heaven) của Khổng Tử thời ấy chính là xuất phát điểm của mọi cơ sở lý luận.

Ông này nhấn mạnh với tư tưởng “thiên hạ”, một nước Chu nhỏ bé đã có thể chiến thắng những nước lớn hơn, điều đó có nghĩa thuyết “thiên hạ” của nhà Chu là sáng giá trong tình hình hiện đại khi Trung Quốc cần khẳng định mình trước các cường quốc trên thế giới.

Giáo sư này nói: “Người xưa cách chúng ta mấy ngàn năm đã có góc nhìn thiên hạ thì nay người Trung Quốc cũng nên chủ trương thiên hạ”. “Chế độ gia tộc xưa trong lịch sử là một mô hình lý tưởng, ở đó vừa có tình cảm vừa có tôn ti. Vậy thế giới hôm nay cũng nên xem là một gia đình mở rộng (enlarged family)”.

Trong xây dựng cái gọi là “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế, vị giáo sư này vạch ra ba đặc trưng lớn gồm (1) Coi trọng vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống trong hệ thống lý luận, (2) Tận dụng nguồn tri thức Trung Quốc trong văn hóa và lịch sử, (3) Sự tương thích với thế giới. Trong thái độ ứng xử với quốc tế, giáo sư này khẳng định Trung Quốc theo đuổi đường lối “trung dung”.

Theo Tần Á Thanh, lịch sử thế giới từng tồn tại các kiểu chủ nghĩa vương quyền, chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa cường quyền. Ông này đề xuất trường phái Trung Quốc sẽ chọn chủ nghĩa bá quyền (hegemony), theo đó thế giới phân làm bốn hạng gồm (1) các nước bá quyền, (2) các thế lực chủ chốt (3), các nước quy mô vừa và (4) các nước quy mô nhỏ. Hệ thống triều cống (tribute system) trong lịch sử Á Đông từng chứng minh sự tồn tại của “trật tự Trung Quốc” bất cân xứng nhưng ổn định trong các mối quan hệ quốc tế trong vùng.

Ở phần kết luận, giáo sư này cho biết trong khi phương Tây theo đuổi khung lý tính thì Trung Quốc xây dựng trên nền tảng các quan hệ lịch sử, lý thuyết thiên hạ là cốt lõi và mang tính cách mạng, trong khi việc tái cấu trúc nội hàm của nó và sự tương thích với thế giới đương đại chỉ mang tính bổ sung.

Posted Image

GS James DeShaw Rae, ĐH California, cho rằng “trường phái Trung Quốc” hiện chỉ cần thiết với người Trung Quốc. ...

đến những cảnh tỉnh lạnh

Ngay sau bài của giáo sư Tần Á Thanh, giáo sư Trương Duệ Tráng (Zhang Ruizhuang), Đại học Nam Khai, là người phản đối Tần Á Thanh mạnh mẽ nhất. Giáo sư Trương là người ôn hòa, cởi mở và thức thời, cho rằng thời điểm hiện nay là chưa chín muồi để bàn về điều này, và rằng một học phái quan hệ quốc tế phải hình thành từ sự vận động của thế giới khách quan, phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới và phải mất hàng trăm năm mới hình thành, phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử thế giới mới tồn tại chứ không phải ngày một ngày hai mà có.

“Một số người Trung Quốc làm giàu quá nhanh, chỉ sau một đêm họ đã thay đổi cuộc sống của chính họ nên họ lầm tưởng rằng chỉ cần một đêm là thay đổi cả thế giới. Người Âu - Mỹ đã mất hàng thế kỷ với biết bao lý luận từ biết bao lĩnh vực hợp thành, người Trung Quốc phải biết điều đó” - ông nói.

Còn theo giáo sư Vương Lê (Đại học Nam Khai), “thiên hạ bây giờ khác lúc đó (thời Chiến Quốc). Thời ấy thiên hạ đều nằm dưới tay nhà Chu, đánh tới đâu thì tuyên bố thiên hạ rộng tới đó. Còn bây giờ thế giới là đa cực, đa phương hóa, làm sao Trung Quốc có thể phát triển cái gọi là “trường phái Trung Quốc” mà lý luận của nó bắt đầu từ quan điểm thiên hạ có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc? Với khái niệm thiên hạ thời ấy, người Trung Quốc sẽ gặp phải sự lắc đầu ngao ngán của ngay những quốc gia láng giềng ở Đông Á, đừng nói chi bước ra thế giới. Còn Nga, Ấn Độ, Nhật Bản... đang ở đâu trong thế giới này? Chẳng lẽ họ lên sao Hỏa hết rồi sao?”.

Giáo sư James DeShaw Rae, người Mỹ, thì thận trọng hơn, cho rằng việc xây dựng “trường phái Trung Quốc” có lẽ là cần thiết đối với người Trung Quốc, tuy nhiên việc nó có thể tồn tại và được thế giới thừa nhận hay không hoàn toàn tùy thuộc vào nội hàm và đặc trưng chính trị của nó”.

Cùng quan điểm ấy, trong bài “Con đường Nho giáo Việt Nam: bài học cho sự hình thành và phát triển của trường phái Trung Quốc”, chúng tôi - đại diện từ Việt Nam - đi từ nghiên cứu trường hợp Nho giáo Trung Quốc đến Việt Nam bằng cả hai phương thức “truyền bá cưỡng bức” và “tiếp nhận tự nguyện” suốt 2.000 năm qua đã phải bị khúc xạ mạnh mẽ đến dường nào trên nền tảng của văn hóa Việt Nam.

Theo giáo sư Phan Ngọc (Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, 1998), người Việt Nam tuy có quan hệ lịch sử với Trung Quốc song cũng đã quyết liệt nhìn nhận Nho giáo dưới bốn lăng kính (lăng kính Tổ quốc, lăng kính văn hóa Đông Nam Á, lăng kính thân phận lịch sử và lăng kính làng xã), đã làm biến dạng hệ thống triết học Nho giáo tưởng chừng như bất di bất dịch.

Đối với phần còn lại của Đông Nam Á với bối cảnh tự nhiên và lịch sử xã hội khác biệt hẳn Trung Quốc, sự gặp gỡ sẽ càng khó bội phần, huống chi là một thế giới phương Tây vốn đã hoàn thiện cả lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở của con đường Nho giáo Việt Nam, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất nếu có một trường phái nào đó mang tên “Trung Quốc”, chắc hẳn nó mang âm hưởng của Nho giáo, người Trung Quốc cần phải xây dựng trên tinh thần nhân văn mang tính toàn cầu, triệt để loại bỏ chủ nghĩa dân tộc trung tâm, duy trì độ mở cần thiết để được thế giới tiếp nhận và không ngừng tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng người Triều Tiên, người Việt Nam đã nếm đầy đủ mùi vị của cái gọi là “thiên hạ” của Trung Quốc cổ trung đại, liệu “trường phái Trung Quốc” có đủ những đặc điểm cần có của một học phái mà cả thế giới chấp nhận ở thời toàn cầu hóa này? Hơn nữa, cái gọi là mô hình “gia đình mở rộng (enlarged family)” sẽ dẫn đến nhiều xung đột và chiến tranh, bởi vì trong gia đình sẽ có cha mẹ và con cái, mà người Trung Quốc vốn dĩ đã quen “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu!”.

Một cuộc vận động

Hội thảo kết thúc nhưng không đạt đến sự thống nhất cao trong giới học thuật. Sự thành công của nó, nếu có, là sự lên tiếng với thế giới về một khuynh hướng vận động cho sự hình thành của trường phái Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Brandly Womack, giáo sư người Mỹ, trong một bài viết gần nhất “Thiên hạ Đông và Tây” (in trong cuốn Trung Quốc và thế giới, Nhà xuất bản KHXH Trung Quốc, 2012) đã đúc kết quy luật thái độ của Trung Quốc trong mối quan hệ lịch sử - chính trị trong khu vực.

Theo đó, Trung Quốc thường phân hai nhóm phương Bắc (Đông Bắc Á) và phương Nam (Đông Nam Á). Đối với họ, phương Bắc luôn tiềm ẩn những nguy cơ (Hung Nô, Liêu, Kim...), phương Nam dù xa xôi nhưng có bầu không khí êm đềm. Một khi ở phương Bắc dậy sóng thì họ tìm cách để ôn hòa phương Nam và chỉnh đốn phương Bắc, và khi phương Bắc đã yên ổn, họ thường có ý khuếch trương quyền lực ở phương Nam.

Dù vậy, Brandly Womack nhấn mạnh thường Trung Quốc không đạt được những gì họ muốn. “Sự thất bại của quân Minh năm 1427 trước Lê Lợi sẽ là một bài học muôn thuở mà người Trung Quốc không bao giờ quên khi muốn phô trương thanh thế với phương Nam”, đồng thời khuyên rằng “người phương Nam cũng cần biết suy nghĩ ấy”.

TS NGUYỄN NGỌC THƠ

(Khoa văn hóa học Trường ĐH KHXH&NV -

ĐH Quốc gia TP.HCM)

tuổi trẻ

---------------------

“Một số người Trung Quốc làm giàu quá nhanh, chỉ sau một đêm họ đã thay đổi cuộc sống của chính họ nên họ lầm tưởng rằng chỉ cần một đêm là thay đổi cả thế giới. Người Âu - Mỹ đã mất hàng thế kỷ với biết bao lý luận từ biết bao lĩnh vực hợp thành, người Trung Quốc phải biết điều đó” - ông nói.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trừ những học giả Âu Mỹ không biết gì về bản chất của nền văn minh Đông phương. Còn lại đúng là một đám láo nháo.

Tinh hoa của nền văn minh Đông phương và những giá trị đích thực của nó không thuộc về văn minh Trung Hoa.

Lộ diện ý đồ "trường phái Trung Quốc" trong quan hệ quốc tế

Trở về từ hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm phát triển của học phái nước Anh (Anh - Mỹ) và sự hình thành học phái Trung Quốc” (*), TS Nguyễn Ngọc Thơ đã chuyển TTCT bài ghi nhận về cuộc vận động nhằm hình thành một “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế.

Posted Image

Các đại biểu tại hội thảo ngày 31-10-2012. Từ những chiếc đầu nóng...

Cùng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc mong muốn nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên bản đồ quan hệ quốc tế. Để làm được điều này, họ cần một khung lý luận như thế giới Anh - Mỹ đã làm suốt hai thế kỷ qua. Hội thảo lần này tại Đại học Cát Lâm như là một bước thăm dò dư luận trong giới học giả thế giới, và là một thể hiện manh nha của sự hình thành cái gọi là “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế.

Mở đầu hội thảo là giáo sư Barry Buzan, Trường Kinh tế và khoa học chính trị London, trình bày tỉ mỉ về xu thế thời cuộc, những mặt ưu khuyết của học phái nước Anh, đồng thời vạch ra những khoảng trống mà người phương Tây chưa làm được và là lợi thế của Trung Quốc. Ông cũng dự đoán “trường phái Trung Quốc, nếu có, sẽ phải được xây dựng từ nền tảng thâm sâu của văn hóa - văn minh Trung Quốc”.

Diễn đàn bắt đầu nóng lên với bài “Xây dựng trường phái Trung Quốc trong quan hệ quốc tế” của giáo sư Tần Á Thanh - phó hiệu trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc. Theo tác giả này, người Trung Quốc hiện đại nên học hỏi tổ tiên của họ từ thời Đông Chu. Theo đó, quan điểm “thiên hạ” (All-under-heaven) của Khổng Tử thời ấy chính là xuất phát điểm của mọi cơ sở lý luận.

Ông này nhấn mạnh với tư tưởng “thiên hạ”, một nước Chu nhỏ bé đã có thể chiến thắng những nước lớn hơn, điều đó có nghĩa thuyết “thiên hạ” của nhà Chu là sáng giá trong tình hình hiện đại khi Trung Quốc cần khẳng định mình trước các cường quốc trên thế giới.

Giáo sư này nói: “Người xưa cách chúng ta mấy ngàn năm đã có góc nhìn thiên hạ thì nay người Trung Quốc cũng nên chủ trương thiên hạ”. “Chế độ gia tộc xưa trong lịch sử là một mô hình lý tưởng, ở đó vừa có tình cảm vừa có tôn ti. Vậy thế giới hôm nay cũng nên xem là một gia đình mở rộng (enlarged family)”.

Trong xây dựng cái gọi là “trường phái Trung Quốc” trong quan hệ quốc tế, vị giáo sư này vạch ra ba đặc trưng lớn gồm (1) Coi trọng vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống trong hệ thống lý luận, (2) Tận dụng nguồn tri thức Trung Quốc trong văn hóa và lịch sử, (3) Sự tương thích với thế giới. Trong thái độ ứng xử với quốc tế, giáo sư này khẳng định Trung Quốc theo đuổi đường lối “trung dung”.

Theo Tần Á Thanh, lịch sử thế giới từng tồn tại các kiểu chủ nghĩa vương quyền, chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa cường quyền. Ông này đề xuất trường phái Trung Quốc sẽ chọn chủ nghĩa bá quyền (hegemony), theo đó thế giới phân làm bốn hạng gồm (1) các nước bá quyền, (2) các thế lực chủ chốt (3), các nước quy mô vừa và (4) các nước quy mô nhỏ. Hệ thống triều cống (tribute system) trong lịch sử Á Đông từng chứng minh sự tồn tại của “trật tự Trung Quốc” bất cân xứng nhưng ổn định trong các mối quan hệ quốc tế trong vùng.

Ở phần kết luận, giáo sư này cho biết trong khi phương Tây theo đuổi khung lý tính thì Trung Quốc xây dựng trên nền tảng các quan hệ lịch sử, lý thuyết thiên hạ là cốt lõi và mang tính cách mạng, trong khi việc tái cấu trúc nội hàm của nó và sự tương thích với thế giới đương đại chỉ mang tính bổ sung.

Posted Image

GS James DeShaw Rae, ĐH California, cho rằng “trường phái Trung Quốc” hiện chỉ cần thiết với người Trung Quốc. ...

đến những cảnh tỉnh lạnh

Ngay sau bài của giáo sư Tần Á Thanh, giáo sư Trương Duệ Tráng (Zhang Ruizhuang), Đại học Nam Khai, là người phản đối Tần Á Thanh mạnh mẽ nhất. Giáo sư Trương là người ôn hòa, cởi mở và thức thời, cho rằng thời điểm hiện nay là chưa chín muồi để bàn về điều này, và rằng một học phái quan hệ quốc tế phải hình thành từ sự vận động của thế giới khách quan, phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới và phải mất hàng trăm năm mới hình thành, phải trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử thế giới mới tồn tại chứ không phải ngày một ngày hai mà có.

“Một số người Trung Quốc làm giàu quá nhanh, chỉ sau một đêm họ đã thay đổi cuộc sống của chính họ nên họ lầm tưởng rằng chỉ cần một đêm là thay đổi cả thế giới. Người Âu - Mỹ đã mất hàng thế kỷ với biết bao lý luận từ biết bao lĩnh vực hợp thành, người Trung Quốc phải biết điều đó” - ông nói.

Còn theo giáo sư Vương Lê (Đại học Nam Khai), “thiên hạ bây giờ khác lúc đó (thời Chiến Quốc). Thời ấy thiên hạ đều nằm dưới tay nhà Chu, đánh tới đâu thì tuyên bố thiên hạ rộng tới đó. Còn bây giờ thế giới là đa cực, đa phương hóa, làm sao Trung Quốc có thể phát triển cái gọi là “trường phái Trung Quốc” mà lý luận của nó bắt đầu từ quan điểm thiên hạ có từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc? Với khái niệm thiên hạ thời ấy, người Trung Quốc sẽ gặp phải sự lắc đầu ngao ngán của ngay những quốc gia láng giềng ở Đông Á, đừng nói chi bước ra thế giới. Còn Nga, Ấn Độ, Nhật Bản... đang ở đâu trong thế giới này? Chẳng lẽ họ lên sao Hỏa hết rồi sao?”.

Giáo sư James DeShaw Rae, người Mỹ, thì thận trọng hơn, cho rằng việc xây dựng “trường phái Trung Quốc” có lẽ là cần thiết đối với người Trung Quốc, tuy nhiên việc nó có thể tồn tại và được thế giới thừa nhận hay không hoàn toàn tùy thuộc vào nội hàm và đặc trưng chính trị của nó”.

Cùng quan điểm ấy, trong bài “Con đường Nho giáo Việt Nam: bài học cho sự hình thành và phát triển của trường phái Trung Quốc”, chúng tôi - đại diện từ Việt Nam - đi từ nghiên cứu trường hợp Nho giáo Trung Quốc đến Việt Nam bằng cả hai phương thức “truyền bá cưỡng bức” và “tiếp nhận tự nguyện” suốt 2.000 năm qua đã phải bị khúc xạ mạnh mẽ đến dường nào trên nền tảng của văn hóa Việt Nam.

Theo giáo sư Phan Ngọc (Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, 1998), người Việt Nam tuy có quan hệ lịch sử với Trung Quốc song cũng đã quyết liệt nhìn nhận Nho giáo dưới bốn lăng kính (lăng kính Tổ quốc, lăng kính văn hóa Đông Nam Á, lăng kính thân phận lịch sử và lăng kính làng xã), đã làm biến dạng hệ thống triết học Nho giáo tưởng chừng như bất di bất dịch.

Đối với phần còn lại của Đông Nam Á với bối cảnh tự nhiên và lịch sử xã hội khác biệt hẳn Trung Quốc, sự gặp gỡ sẽ càng khó bội phần, huống chi là một thế giới phương Tây vốn đã hoàn thiện cả lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở của con đường Nho giáo Việt Nam, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất nếu có một trường phái nào đó mang tên “Trung Quốc”, chắc hẳn nó mang âm hưởng của Nho giáo, người Trung Quốc cần phải xây dựng trên tinh thần nhân văn mang tính toàn cầu, triệt để loại bỏ chủ nghĩa dân tộc trung tâm, duy trì độ mở cần thiết để được thế giới tiếp nhận và không ngừng tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng người Triều Tiên, người Việt Nam đã nếm đầy đủ mùi vị của cái gọi là “thiên hạ” của Trung Quốc cổ trung đại, liệu “trường phái Trung Quốc” có đủ những đặc điểm cần có của một học phái mà cả thế giới chấp nhận ở thời toàn cầu hóa này? Hơn nữa, cái gọi là mô hình “gia đình mở rộng (enlarged family)” sẽ dẫn đến nhiều xung đột và chiến tranh, bởi vì trong gia đình sẽ có cha mẹ và con cái, mà người Trung Quốc vốn dĩ đã quen “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu!”.

Một cuộc vận động

Hội thảo kết thúc nhưng không đạt đến sự thống nhất cao trong giới học thuật. Sự thành công của nó, nếu có, là sự lên tiếng với thế giới về một khuynh hướng vận động cho sự hình thành của trường phái Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Brandly Womack, giáo sư người Mỹ, trong một bài viết gần nhất “Thiên hạ Đông và Tây” (in trong cuốn Trung Quốc và thế giới, Nhà xuất bản KHXH Trung Quốc, 2012) đã đúc kết quy luật thái độ của Trung Quốc trong mối quan hệ lịch sử - chính trị trong khu vực.

Theo đó, Trung Quốc thường phân hai nhóm phương Bắc (Đông Bắc Á) và phương Nam (Đông Nam Á). Đối với họ, phương Bắc luôn tiềm ẩn những nguy cơ (Hung Nô, Liêu, Kim...), phương Nam dù xa xôi nhưng có bầu không khí êm đềm. Một khi ở phương Bắc dậy sóng thì họ tìm cách để ôn hòa phương Nam và chỉnh đốn phương Bắc, và khi phương Bắc đã yên ổn, họ thường có ý khuếch trương quyền lực ở phương Nam.

Dù vậy, Brandly Womack nhấn mạnh thường Trung Quốc không đạt được những gì họ muốn. “Sự thất bại của quân Minh năm 1427 trước Lê Lợi sẽ là một bài học muôn thuở mà người Trung Quốc không bao giờ quên khi muốn phô trương thanh thế với phương Nam”, đồng thời khuyên rằng “người phương Nam cũng cần biết suy nghĩ ấy”.

TS NGUYỄN NGỌC THƠ

(Khoa văn hóa học Trường ĐH KHXH&NV -

ĐH Quốc gia TP.HCM)

tuổi trẻ

---------------------

“Một số người Trung Quốc làm giàu quá nhanh, chỉ sau một đêm họ đã thay đổi cuộc sống của chính họ nên họ lầm tưởng rằng chỉ cần một đêm là thay đổi cả thế giới. Người Âu - Mỹ đã mất hàng thế kỷ với biết bao lý luận từ biết bao lĩnh vực hợp thành, người Trung Quốc phải biết điều đó” - ông nói.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ diện ý đồ "trường phái Trung Quốc" trong quan hệ quốc tế

Cùng quan điểm ấy, trong bài “Con đường Nho giáo Việt Nam: bài học cho sự hình thành và phát triển của trường phái Trung Quốc”, chúng tôi - đại diện từ Việt Nam - đi từ nghiên cứu trường hợp Nho giáo Trung Quốc đến Việt Nam bằng cả hai phương thức “truyền bá cưỡng bức” và “tiếp nhận tự nguyện” suốt 2.000 năm qua đã phải bị khúc xạ mạnh mẽ đến dường nào trên nền tảng của văn hóa Việt Nam.

Khúc này đọc nghe thiệt khó chịu... nhưng lại có cái gọi là "cơ sở khoa học"...

Ngàn năm trước bắc thuộc..."cơ sở khoa học" cho là mất gốc...và cái bị cướp trắng trợn của ngưới lại cho là "cưỡng bức"

Ngàn năm sau hưng quốc..."của thiên trả địa" lại cho là "tiếp nhận tự nguyện"...

Thiên Bồng thử hói bà xã.."Lỡ trước kia...có thằng "hiếp bà" sau đó nó quay lại hỏi cưới bà...bà "tự nguyện" chứ...?"

Bà xã trả lới..."Tui chém chết mịa nó chứ...ở đó mà cưới với hỏi...!"

Thiên Bồng chống chế: Vậy bà thua bà nào đó trong "Số Đỏ" rồi (bà Phán thì phải) như vậy sao bà mơ tới được danh hiệu "Tiết hạnh khả phong"...

Nói xong...Thiên Bồng...cười lớn và dzọt lẹ...

Theo giáo sư Phan Ngọc (Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, 1998), người Việt Nam tuy có quan hệ lịch sử với Trung Quốc song cũng đã quyết liệt nhìn nhận Nho giáo dưới bốn lăng kính (lăng kính Tổ quốc, lăng kính văn hóa Đông Nam Á, lăng kính thân phận lịch sử và lăng kính làng xã), đã làm biến dạng hệ thống triết học Nho giáo tưởng chừng như bất di bất dịch.

Giáo sư này tưởng chừng "khá khen" hơn...khi đã thấy sự khác biệt của Việt Nho và "háng nho"....

Nhưng thấy là một chuyện...có "tư duy" để hiểu "Vì sao như thế?" lại là một chuyện...

"Bất di bất dịch" là thể, là dương nên nó tịnh...mà khi dương quá thịnh thì..."bế"

"Uyển chuyển, nhịp nhàng" là dụng, là âm nên nó động...

Hay cho cái gọi là "thân phận lịch sử"...

Thì ra, dân Việt chỉ là "tiểu nhược", lên đênh như phận gái...không chồng....

Như "gái chân dài" đưa "lỗ" cho chúng đâm rồi còn cám ơn vì sự "ưu ái của đại gia"...

Không biết...có phải anh dốt hay mẹ anh quên cho i-ốt vào canh...?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khúc này đọc nghe thiệt khó chịu... nhưng lại có cái gọi là "cơ sở khoa học"...

Ngàn năm trước bắc thuộc..."cơ sở khoa học" cho là mất gốc...và cái bị cướp trắng trợn của ngưới lại cho là "cưỡng bức"

Ngàn năm sau hưng quốc..."của thiên trả địa" lại cho là "tiếp nhận tự nguyện"...

Thiên Bồng thử hói bà xã.."Lỡ trước kia...có thằng "hiếp bà" sau đó nó quay lại hỏi cưới bà...bà "tự nguyện" chứ...?"

Bà xã trả lới..."Tui chém chết mịa nó chứ...ở đó mà cưới với hỏi...!"

Thiên Bồng chống chế: Vậy bà thua bà nào đó trong "Số Đỏ" rồi (bà Phán thì phải) như vậy sao bà mơ tới được danh hiệu "Tiết hạnh khả phong"...

Nói xong...Thiên Bồng...cười lớn và dzọt lẹ...

Giáo sư này tưởng chừng "khá khen" hơn...khi đã thấy sự khác biệt của Việt Nho và "háng nho"....

Nhưng thấy là một chuyện...có "tư duy" để hiểu "Vì sao như thế?" lại là một chuyện...

"Bất di bất dịch" là thể, là dương nên nó tịnh...mà khi dương quá thịnh thì..."bế"

"Uyển chuyển, nhịp nhàng" là dụng, là âm nên nó động...

Hay cho cái gọi là "thân phận lịch sử"...

Thì ra, dân Việt chỉ là "tiểu nhược", lên đênh như phận gái...không chồng....

Như "gái chân dài" đưa "lỗ" cho chúng đâm rồi còn cám ơn vì sự "ưu ái của đại gia"...

Không biết...có phải anh dốt hay mẹ anh quên cho i-ốt vào canh...?

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image vỡ cả bụng với Thiên bồng nguyên soái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay cho cái gọi là "thân phận lịch sử"...

Thì ra, dân Việt chỉ là "tiểu nhược", lên đênh như phận gái...không chồng....

Như "gái chân dài" đưa "lỗ" cho chúng đâm rồi còn cám ơn vì sự "ưu ái của đại gia"...

Không biết...có phải anh dốt hay mẹ anh quên cho i-ốt vào canh...?

Posted ImagePosted ImagePosted Image Các nhà pha học của ta ngày nay chả khác các em chân dài là mấy. Chả thích nghĩ ngợi gì cả, chỉ thích ngửa ra cho thiên hạ phang xong là cảm ơn hị hị. Vừa vui vừa sướng lại vừa có tiền Posted Image. Kể ra thì cũng hiệu quả!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Thủ tướng Nhật ra tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc

Thứ Hai, 17/12/2012 - 11:30

(Dân trí) - Kết quả tổng tuyển cử ngày 16/12 tại Nhật vừa được công bố cho thấy, đảng Dân chủ tự do đã chiến thắng lớn, đưa ông Shinzo Abe trở lại ghế Thủ tướng. Ngay trong phát biểu đầu tiên ông Abe tỏ rõ sự cứng rắn trong vấn đề biển đảo với Trung Quốc.

Posted Image

Ông Shinzo Abe tỏ rõ sự cứng rắn trong vấn đề chủ quyền

Với việc giành được hơn 2/3 trong tổng số 480 ghế tại Hạ viện, liên minh của đảng Dân chủ tự do (LDP) và đảng Tân Komeito đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Nhật diễn ra ngày 16/12. Chiến thắng này đã chính thức đưa cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe trở lại với chức vụ cao nhất trong chính phủ sau nhiệm kỳ đầu tiên không thành công năm 2007.

Phát biểu sau khi kết quả được công bố, ông Abe thừa nhận kết quả này chưa thực sự đồng nghĩa với việc niềm tin của cử tri vào LDP đã hoàn toàn được khôi phục. “Điều này không có nghĩa là sự tin tưởng vào LDP đã hoàn toàn trở lại. Tôi nghĩ kết quả này chỉ là một lời nói “không” với những sự không rõ ràng về chính sách của DPJ. Người dân sẽ theo dõi sát xem liệu LDP có đáp ứng được kỳ vọng của họ không”, ông Abe nói.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Abe cam kết sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật Bản và sẵn sàng đối diện với Trung Quốc trong tranh chấp về lãnh thổ. Và trong phát biểu mới nhất, ông Abe một lần nữa bày tỏ sự cứng rắn với Trung Quốc.

“Trung Quốc đang thách thực thực tế rằng những quần đảo đó là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn sự thách thức đó. Chúng tôi không có ý định làm xấu đi quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc”.

Đồng thời ông khẳng định cả hai bên cần “chia sẻ sự công nhận rằng việc có một mối quan hệ tốt là lợi ích của cả hai nước”. “Trung Quốc hiện hơi thiếu sự ghi nhận này. Tôi muốn họ có suy nghĩ mới về những lợi ích từ mối quan hệ chiến lược”. Theo lịch trình, ông Shinzo Abe sẽ chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nhật trong một phiên họp đặc biệt dự kiến diễn ra trong tuần tới.

Phản ứng trước kết quả cuộc bầu cử với chiến thắng rõ ràng của ông Abe, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cảnh báo rằng “một Nhật Bản yếu về kinh tế nhưng giận dữ về chính trị sẽ không chỉ làm tổn thương cho đất nước này mà còn tổn thương cả khu vực cũng như toàn thế giới”.

Đồng thời cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc kêu gọi các lãnh đạo Nhật có “lập trường vững chắc về chính sách đối ngoại”, thay vì “nghiêng theo những quan điểm hiếu chiến trong nước và gây sự với các nước láng giềng”.

Thanh Tùng

Theo BBC,AFP

================

hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cảnh báo rằng “một Nhật Bản yếu về kinh tế nhưng giận dữ về chính trị sẽ không chỉ làm tổn thương cho đất nước này mà còn tổn thương cả khu vực cũng như toàn thế giới”.

Đồng thời cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc kêu gọi các lãnh đạo Nhật có “lập trường vững chắc về chính sách đối ngoại”, thay vì “nghiêng theo những quan điểm hiếu chiến trong nước và gây sự với các nước láng giềng”.

Những lời lẽ trên của Tân Hoa Xã nên dùng cho chinh quốc gia của họ. Tuy nhiên , về căn bản tớ chưa có ý kiến gì. Chờ đến Rằm tháng Giêng Quý Tỵ Việt lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tân Thủ tướng Nhật ra tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc

Phản ứng trước kết quả cuộc bầu cử với chiến thắng rõ ràng của ông Abe, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cảnh báo rằng “một Nhật Bản yếu về kinh tế nhưng giận dữ về chính trị sẽ không chỉ làm tổn thương cho đất nước này mà còn tổn thương cả khu vực cũng như toàn thế giới”.

Chính xác...

Lịch sử loài người theo cái gọi là "cơ sở khoa học" đã trải qua nhiều thời kỳ...

Từ "Thời kỳ đồ đá"....lên "Thời kỳ đồ đồng"...rồi tới "Thời kỳ đồ điện"...

Nhật Bản...đã mở cửa sớm...quân phiệt các người đã từng gây đau đớn cho cho cả vùng Viễn Đông này...

Việt Nam cũng không quên đâu...khi hơn hai triệu người Việt Nam...chết đói năm 45 của thế kỷ trước...

Và rồi...các người đã trả giá...hay chính nhân dân các người trả giá...với thảm họa Hiroshima, Nagasaky...

Nhật Bản...sau đó...đã "ý thức" và những gì các người đóng góp cho cho nhân loại từ sau năm 45 đến nay thật đáng quý...

Từ đống tro tàn với ý chí Nhật Bản, các người đã vượt lên là Cường Quốc thứ 2 và kinh tế...

Nào thủy điện Đa Nhim, nào bệnh viện Chợ Rẫy...cái gọi là "bồi thường chiến tranh" đến nay trên dưới nửa thế kỷ...vẫn "chạy tốt" và là một trong những "công trình" chưa có cái mới nào thay thế được...

Nhưng...thời thế đã khác...và "sóng sau đè sóng trước" là điều dễ hiểu...

Trong cơn suy thoái chung này...ngươi phải đành ngậm nguồi thôi...

"Một Nhật Bản yếu về kinh tế..."- nghe buồn nhỉ - kết thúc một thời kỳ "đồ điện" huy hoàng...

Một TQ đang lên...một nền kinh tế mơ về sự "thống lĩnh toàn cầu" của bậc "thiên tử"...

Một thời kỳ mới sẽ mở ra cho loài người...

Ta xin định danh cho nó:

"Thời kỳ đồ đểu"...

Xin cám ơn...quý vị quan tâm...

Thiên Bồng...

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trọng trách trên vai “người khổng lồ” LDP
Thứ Ba, 18/12/2012 - 06:36

(Dân trí) - Trọng trách đang đè nặng lên vai “người khổng lồ” LDP của Nhật Bản khi trước mắt Thủ tướng tương lai Shinzo Abe đang bộn bề khó khăn, chưa kể tới những cái “nhíu” mày lo ngại từ Bắc Kinh và Seoul.

Tân Thủ tướng Nhật ra tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc

Posted Image

Chủ tịch đảng LDP Shinzo Abe, người nổi tiếng có đường lối lãnh đạo cứng rắn trong quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc.

V
ới chiến thắng ngoạn mục giành 294/480 ghế tại Hạ viện, đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đã chính thức mở ra cơ hội trở lại lãnh đạo chính trường sau 3 năm gián đoạn, đồng thời mở cánh cửa đưa Chủ tịch đảng, cựu Thủ tướng Shinzo Abe, trở lại chiếc ghế Thủ tướng. Chiến thắng này cho thấy LDP đã hoàn toàn khôi phục quy tín trước cử tri và chứng minh rằng đảng này vẫn luôn là "người khổng lồ" cả về uy tín lẫn kinh nghiệm trên chính trường Nhật Bản.

Theo hiến định, với số phiếu quá bán giành được tại Hạ viện, LDP hoàn toàn có quyền đứng ra tự thành lập chính phủ độc đảng. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Tổng thư ký LDP Shigeru Ishiba cho biết LDP vẫn giữ cam kết liên minh với đảng Công minh (NKP) của ông Yoshihisa Inoue để thành lập chính phủ đa đảng, nhằm đảm bảo có được tỷ lệ 2/3 an toàn tuyệt đối tại Hạ viện, giúp chính phủ mới dễ dàng thông qua các dự luật đề xuất về sau này.

Cũng theo Tổng thư ký LDP, Chủ tịch Shinzo Abe gần như chắc chắn sẽ được bầu chọn làm Thủ tướng mới của Nhật Bản, vị trí ông đã từng đảm nhiệm trước đây trong thời gian gần một năm cho tới khi đột ngột từ chức vào tháng 9/2007 vì lý do sức khỏe.

Với sự trở lại nắm quyền của LDP và phong cách lãnh đạo của Abe, giới phân tích cho rằng chính phủ liên minh mới của Nhật Bản sẽ đi theo khuynh hướng bảo thủ trong cả đối nội lẫn đối ngoại, đặc biệt trong việc phục hồi kinh tế, giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, Hàn Quốc và đối phó với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Trong cương lĩnh tranh cử của mình, LDP với mục tiêu “Hồi sinh Nhật Bản” đã đặt việc lấy lại giá trị của đất nước làm mục tiêu ưu tiêu hàng đầu. Chính sách đối nội và đối ngoại của tân chính phủ Nhật Bản, vì thế, cũng sẽ gắn chặt với những “cơn đau mạn tính” đang giằng xé nền kinh tế thứ ba thế giới trong thời gian qua.

Do đó, có thể hiểu tại sao dù giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử, nhưng người ta ít thấy nụ cười trên gương mặt của ông Abe. Thậm chí, trong một phát biểu ngắn sau khi nhận tin chiến thắng, vị thủ tướng tương lai còn nói rằng: "LDP giành nhiều ghế không có nghĩa đã giành được 100% niềm tin". Dường như ông Abe đã nhận thấy gánh nặng đang bắt đầu đè lên vai LDP.

Gánh nặng kinh tế và nỗi lo năng lượng

Theo ông Abe, ban lãnh đạo LDP chưa thể thở phào nhẹ nhõm sau kỳ bầu cử đầy biến động và bất ngờ, vì đây mới chỉ là sự bắt đầu cho chặng đường đầy chông gai phía trước. Trong thời gian tới, LDP phải giải quyết hàng núi công việc đồ sộ: từ phục hồi nền kinh tế đang ngấp nghé nguy cơ trở lại suy thoái, tăng cường năng lực quốc phòng trước những đe dọa thường xuyên của Trung Quốc, cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và ứng phó với một Triều Tiên bí ẩn và luôn thay đổi.

Trong chương trình nghị sự đồ sộ khi vận động tranh cử, LDP đã đưa ra nhiều giải pháp kinh tế táo bạo và quyết liệt, nhất là trong việc giải quyết tình trạng giảm phát và hãm đà tăng giá của đồng yên.

Để đạt được hai mục tiêu này, trước hết chính phủ mới của Nhật Bản sẽ thúc đẩy sửa đổi Luật Ngân hàng nhằm mở đường cho việc buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phải áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, giúp nền kinh tế đạt mức tăng trưởng danh nghĩa trên 3% và từng bước ngăn đồng yên tiếp tục tăng giá. Ngoài ra, để khôi phục phát triển kinh tế, LDP không thể không quan tâm đến vấn đề điện năng. Trong cương lĩnh tranh cử, LDP đã rất khôn khéo khi tuyên bố sẽ đưa ra quyết định về tương lai phát triển điện hạt nhân trong 3 năm tới, quãng thời gian đủ để đảng này đưa nền kinh tế Nhật Bản qua cơn bĩ cực hiện nay.

Trung, Hàn và những rào cản trong chính sách đối ngoại

Trên mặt trận đối ngoại, LDP chủ trương tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật Bản, với nòng cốt là việc củng cố liên minh Nhật-Mỹ, hòn đá tảng cho an ninh khu vực.

Tuy nhiên, chính quyền mới sẽ phải xử lý rất khéo léo vấn đề tái bố trí căn cứ không quân Futenma để vừa không làm “mếch lòng” Washington, vừa duy trì được sự ủng hộ của chính quyền tỉnh Okinawa. Hiện tại, Okinawa là nơi tập trung nhiều nhất các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản. Vì vậy, nếu không giải quyết tốt những quan ngại của chính quyền và người dân nơi đây, chính phủ mới của Nhật Bản sẽ khó lòng tránh khỏi “vết xe đổ” của các thời chính quyền tiền nhiệm và càng làm phức tạp hơn quan hệ trong bối cảnh Nhật Bản đang rất cần Mỹ đẩy nhanh hơn chiến lược xoay trục an ninh về khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối trọng với một Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ và có phần lấn lướt các nước trong khu vực.

Trong quan hệ với Trung Quốc, cương lĩnh của LDP cũng đã nêu rõ đảng này sẽ giữ quan điểm cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. LDP tuyên bố sẽ nâng cấp lực lượng phòng vệ thành quân đội chính quy nhằm tăng cường quản lý hiệu quả đối với các vùng biển đảo thuộc quyền quản lý. Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi LDP chiến thắng, ông Abe khẳng định quan hệ với Trung Quốc là một trong những quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Nhật Bản. Song bên cạnh đó, vị Thủ tướng tương lai cũng tuyên bố sẽ không có chuyện thỏa hiệp trong vấn đề chủ quyền Senkaku và rằng chuỗi đảo không người ở này là lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản. Tuyên bố của ông Abe đã lập tức khiến Trung Quốc đặc biệt quan ngại về những bước đi cứng rắn tới đây của chính quyền mới do LDP lãnh đạo.

Không chỉ riêng với Trung Quốc, chính phủ mới của ông Abe cũng sẽ có những bước đi quyết đoán trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Hàn Quốc ở quần đảo Takeshima/Dokdo theo cách gọi tương ứng của hai bên. Ngoài ra, chính phủ mới của Nhật Bản cũng sẽ đẩy mạnh các chế tài đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và lật lại vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản ở Triều Tiên trước đây.

Các quan điểm đối ngoại cứng rắn của LDP đang khiến cả Seoul và Bắc Kinh phải "nhíu mày" lo ngại. Hàn Quốc và Trung Quốc dự đoán Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của LDP và ông Abe sẽ khiến quan hệ với các nước này phức tạp hơn trong các vấn đề lịch sử nhạy cảm.

Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, với những chiến lược đề ra trong cương lĩnh trên hai lĩnh vực đối nội và đối ngoại, LDP dường như đang vấp phải mâu thuẫn cơ bản trong chính đường lối phát triển của mình. Bởi muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, Nhật Bản phải cứng rắn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng để khôi phục nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, Nhật Bản lại không thể quay lưng với hai nước láng giềng. Vì vậy, việc lựa chọn đường lối phát triển cân bằng sẽ trở thành không dễ dàng đối với tân chính phủ của ông Abe và vì thế, gánh nặng đè lên vai “người khổng lồ” LDP sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Việt Giang

=============

Tuy nhiên, theo nhận định của giới phân tích, với những chiến lược đề ra trong cương lĩnh trên hai lĩnh vực đối nội và đối ngoại, LDP dường như đang vấp phải mâu thuẫn cơ bản trong chính đường lối phát triển của mình. Bởi muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, Nhật Bản phải cứng rắn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhưng để khôi phục nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, Nhật Bản lại không thể quay lưng với hai nước láng giềng. Vì vậy, việc lựa chọn đường lối phát triển cân bằng sẽ trở thành không dễ dàng đối với tân chính phủ của ông Abe và vì thế, gánh nặng đè lên vai “người khổng lồ” LDP sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì về nguyên tắc không được phép có mâu thuẫn trong nội hàm của nó. Sứng dụng tiêu chí khoa học này dùng trong bất cứ lĩnh vực nào liên quan đến tư duy. Tất nhiên có cđường li chính trị. Nhưng với cái nhìn hợp lý cục bộ thì - hoặc là - người ta thấy nó mâu thuẫn; hoặc là người ta thấy nó hợp lý.
Nhưng Lý học Đông phương với tầm nhìn "mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn" thì đường lối của ngài Tân Thủ Tướng Nhật hoàn toàn chính xác và là một đường lối đúng của nước Nhật hiện nay.
Trân trọng chúc ngài Abe thành công và một nước Nhật hùng mạnh trong một tương lai gần
.
Đây cũng chính là lời tiên tri của tôi với nước Nhật sau trận sóng thần tháng 3. 2011.


1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau vụ "đĩa bay Thanh Hóa", UFO lại "lũ lượt" trên bầu trời Việt Nam

Thứ hai 17/12/2012 16:29

(GDVN) - Sau khi hình ảnh "đĩa bay xuất hiện ở Thanh Hóa" bị "bóc mẽ" là hàng giả, cư dân mạng đã "chế" ra hàng loạt bức ảnh vật thể bay "lũ lượt" xuất hiện trên bầu trời Việt Nam như một thông điệp tái khẳng định chiêu trò giả tạo của bức ảnh chụp UFO trước đó.

Posted Image

Thông tin về đĩa bay từ bức ảnh anh Lê Khắc Đạt (19 tuổi, xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chụp bằng điện thoại di động lúc 17h ngày 9/12 đã làm nóng cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một bức ảnh có sự can thiệp của phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trên máy vi tính.

Posted Image

Thành viên một số diễn đàn đã chứng minh điều này bằng những bức ảnh chế dựa trên hình ảnh được công bố.

Posted Image

Không chỉ là một chiếc đĩa bay mà là cả chùm đĩa bay xuất hiện nhan nhản trên bức ảnh

Posted Image

Mức độ còn hoành tráng hơn với khói lửa, sấm chớp tung trời như có một đội quân UFO của người ngoài hành tinh đang tấn công vào... Thanh Hóa

Posted Image

Đĩa bay đã di chuyển đến cả Thành phố Hồ Chí Minh?

Posted Image

Đây là những bức ảnh chế "vạch trần" sự giả tạo hình ảnh UFO xuất hiện ở Thanh Hóa trước đó.

Viết Cường

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lập khu “đèn đỏ” ở VN: Ý kiến trái chiều


Chủ nhật, 09/12/2012, 07:10 PM (GMT+7)

(Tin tuc) - Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người.

Càng gần ngày Luật Xử lý vi phạm có hiệu lực, quy định không áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm càng khiến nhiều người nghi ngại, lo lắng nạn mại dâm sẽ bùng phát, gia tăng đột biến khi tất cả số gái bán dâm đang bị quản lý được “tự do”.

Bên lề hội nghị triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội (Trung tâm GDLĐXH số 2) cho rằng, số người bán dâm đang bị quản lý chỉ là “muối bỏ bể” so với số người “hành nghề” trên thực tế.

Từ thực tiễn quản lý tại Trung tâm GDLĐXH số 2 trong nhiều năm, theo bà, việc không bắt buộc đưa vào cơ sở chữa bệnh, giáo dục với người bán dâm có ảnh hưởng tiêu cực gì với xã hội?

Tại Trung tâm GDLĐXH số 2, để chuẩn bị triển khai qui định mới này, chúng tôi đã rất thận trọng, đã tiến hành các cuộc khảo sát, xem tâm tư nguyện vọng của chị em khi trở về như thế nào. Đa số chị em có mong muốn được gia đình đón nhận. Trung tâm cũng đã có các phương án để đưa chị em trở về, đó là mời các gia đình lên, tư vấn cho gia đình, và hỗ trợ cho các em tiền đi đường. Chúng tôi cũng phân tích cho các gia đình rằng nhận thức của người bán dâm rất hạn chế, nhiều người suy nghĩ rất đơn giản, thậm chí không nhận thức được nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tình dục, nhất là HIV/AIDS. Chúng tôi cũng nói rõ, tuy người bán dâm không bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa về trung tâm giáo dục nữa, nhưng vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính, vì bán dâm là hành vi vi phạm.

Nhiều người không biết rằng, số người bán dâm được đưa vào các Trung tâm chiếm tỷ lệ rất ít, rất nhỏ so với thực tại. Cho nên số người bán dâm nếu thả hết ra ngoài, đưa trở về xã hội, thì lượng người bán dâm cũng chẳng tăng lên đáng kể. Thế nên, việc này không có gì xáo trộn cả. Vấn đề quan trọng là làm sao mình tuyên truyền để người bán dâm nhận thức rằng, việc họ không bị bắt buộc đưa đi giáo dục nữa không đồng nghĩa với việc được phép hành nghề bán dâm, được công nhận bán dâm là một nghề.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Phương: Ở Việt Nam cũng nên thí điểm khu “đèn đỏ” tại các khu du lịch

Bà có thể nói cụ thể về tỷ lệ gái bán dâm ở trong các trung tâm và ngoài xã hội trên địa bàn Hà Nội?

Hàng năm ở Hà Nội, có thể nói việc bắt, phá các tụ điểm mại dâm phải phát hiện đến hai nghìn người bán dâm, nhưng số lượng bắt buộc đưa vào cơ sở giáo dục lao động xã hội chỉ khoảng 200 người thôi. Còn lại, phạt hành chính xong rồi thả. Mà số bị bắt cũng chỉ là số nhỏ, nên 200 người đang quản lý, thả ra chỉ như muối bỏ bể. Ngay cả gái bán dâm cũng cho biết “dù tất cả chúng em trong này ra thì cũng chẳng thấm gì với số người bán dâm hiện nay cả”. Trung tâm GDLĐXH số 2 hiện quản lý khoảng 1.000 học viên, trong đó có 200 gái bán dâm, còn lại là người nghiện ma túy, cả nam lẫn nữ, riêng nữ nghiện ma túy của Hà Nội theo hồ sơ quản lý đã là 500 người.

Theo bà, việc đưa người bán dâm trở lại cộng đồng có khó khăn gì không?

Trên thực tế thì những em có gia đình và gia đình sẵn sàng đón về thì thuận lợi, nhưng cũng không ít trong số các em ở trung tâm là người không nơi nương tựa, không có nơi để trở về. Không ít người bán dâm khi vào Trung tâm cho biết họ mong muốn được CA bắt để có thể thoát khỏi sự bảo kê, chủ chứa. Nghĩa là, nhiều người đã không muốn hành nghề này nữa, nhưng không có nơi để trở về.

Ví dụ, trường hợp một em bị bán sang Trung Quốc từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi trốn thoát được về Việt Nam, thì lại bị lừa bán tiếp vào các ổ chứa ở Việt Nam. Trong 1 trận truy quét, em bị bắt và đưa vào Trung tâm. Em này gia đình hoàn cảnh, bố mẹ bỏ nhau, bố đã lấy vợ khác ở một tỉnh miền núi rất xa, gần như em không có thông tin gì về bố. Còn mẹ cũng đã lấy chồng ở Hòa Bình, có với bố dượng một người con trai. Khi về Việt Nam rồi, có hai lần em đi tìm được mẹ thì bị con trai của bố dượng đánh dã man và đuổi đi. Cuộc sống của mẹ em khó khăn nên chẳng giúp gì cho em được. Em nói với tôi rằng “nếu cô cho em ra, thì em không biết đi đâu về đâu!”.

Hay tại Trung tâm chúng tôi có khoảng 20 chị nhiễm HIV, gia đình kỳ thị, xã hội kỳ thị, không có cơ hội trở về gia đình nữa. Họ cũng không muốn đi bán dâm nữa vì sẽ lây bệnh cho người khác. Số này, hiện Trung tâm bố trí để chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ do con của những người bán dâm sinh ra. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít, còn số đông thì giải quyết thế nào?

Vì vậy, điều quan trọng là làm sao để giúp đỡ được những người bán dâm có hoàn cảnh yếu thế. Chúng ta không bắt, không xử lý nhưng phải có những biện pháp để đưa những người có bệnh vào cơ sở chữa bệnh, người không nơi nương tựa vào cơ sở bảo trợ xã hội, xem các Trung tâm như nhà tạm lánh, giúp chữa bệnh và tạo công ăn việc làm tại chỗ để người ta tự nuôi sống bản thân, tương tự như xử lý người lang thang, cơ nhỡ. Thay bằng bắt buộc như trước đây, thì phải tuyên truyền, tư vấn để người bán dâm biết nếu họ mắc bệnh và tự nguyện đi chữa bệnh thì họ sẽ được đưa vào các Trung tâm. Khi họ tự nguyện vào chữa bệnh thì họ không mất bất cứ “quyền” gì, tất nhiên là không thể vừa chữa bệnh vừa đi bán dâm vì như thế thì không thể chữa khỏi được. Về thời gian chữa bệnh thì chỉ qui định thời gian tối thiểu theo phác đồ điều trị của ngành y tế, còn thời gian tối đa thì cho họ lựa chọn.

Nhìn chung, người bán dâm có trình độ nhận thức vô cùng thấp, chỉ học hết cấp 1, cấp 2 thôi, nên nói đào tạo nghề cho họ thì hơi “cao sang”, mà chỉ mang tính chất là truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Khi họ đã ở trong Trung tâm, không mất tiền nhà ở, thì chỉ cần thu nhập tầm 1 triệu - 1,5 triệu đồng là đủ sống.

Nhiều người cho rằng để hạn chế nạn mại dâm, phải xử phạt nguồn “cầu” chứ không phải phạt nguồn “cung”?

Đừng nên hiểu như vậy. Phải nói thật với nhau một điều rằng là đã là nhu cầu thì không thể hạn chế triệt để được, với cả nam và nữ. Cái gì không thể làm được thì không nên cố làm, trong việc này, chỉ nên làm sao để ngăn chặn được bệnh tật lây truyền thôi, xử lý nghiêm với đối tượng bảo kê và chủ chứa...

Vậy theo bà, Việt Nam có nên lập khu “đèn đỏ”?


Nếu nói Việt Nam nên lập khu “đèn đỏ”, thì chắc chắn 80% phụ nữ sẽ phản đối, và phần lớn nam giới sẽ đồng tình. Tôi đã sang thăm khu đèn đỏ ở Thái Lan. Người ta có khu đèn đỏ, và khu chữa bệnh cho người bán dâm với số lượng gần 700 phụ nữ. Những người này định kỳ phải đi khám, có bệnh phải chữa khỏi mới được cấp phép hành nghề tiếp. Còn ở Việt Nam, vì vấn đề thuần phong mỹ tục và nhận thức nên còn khó khăn, nhưng cũng nên thí điểm, có thể là tại các khu du lịch.

Khi quản lý được họ, những trường hợp mắc bệnh lậu, nhiễm HIV mà cố tình hành nghề, lây bệnh cho người khác thì sẽ dễ dàng bị xử lý, không theo xử lý vi phạm hành chính, mà theo các luật chuyên ngành, do đó, sẽ hạn chế được bệnh tật lây lan.

Chân thành cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

Theo Phương Thảo (Pháp luật & Xã hội)
==================
Cái này gọi là...chương trình chơi thí điểm.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ điều khí tài tới Philippines, siêu cơ tới Nhật

Mỹ sẽ điều các máy bay tối tân nhất của mình là F-35 tới căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật và tăng cường đáng kể hiện diện quân sự tại Philippines.

Posted Image

Mỹ tăng cường tập trận chung với các đồng minh trong khu vực châu Á là Philippines và Nhật Bản, Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng Mỹ đang lên kế hoạch triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 tới căn cứ không quân Mỹ ở Iwakuni tại quận Yamaguchi của Nhật vào năm 2017. Như vậy, Nhật sẽ là nơi những chiếc máy bay đắt tiền và hiện đại nhất của Mỹ triển khai ở nước ngoài.

Hãng tin Kyodo của Nhật cho rằng việc xem xét triển khai các máy bay chiến đấu này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tái cân bằng lại vị thế toàn cầu và hiện diện nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ đang kiện toàn quân đội.

Đề cập về kế hoạch củng cố sự hiện diện và tiềm lực của Mỹ trong khu vực, ông Panetta phát biểu rằng kế hoạch này của Washington bao gồm 'việc triển khai các máy bay chiến đấu F-35 đầu tiên ở nước ngoài là tới Iwakuni vào năm 2017'.

Căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Iwakuni cách Bắc Kinh 1537km và cách Bình Nhưỡng 790km.

Trong khi đó, cùng tháng này Mỹ tuyên bố rằng họ sẽ tăng số lượng binh sĩ, máy bay chiến đấu và tàu thuyền luân phiên tới Philippines. Tuyên bố này được đưa ra trong kỳ Đối thoại Chiến lượng song phương Philippines - Mỹ hôm 11-12/12 vừa qua tại Manila.

Tạp chí Diplomat cho biết hai quốc gia đang được kỳ vọng sẽ ký kết một kế hoạch tập trận quân sự chung kéo dài 5 năm trong các cuộc họp tới đây.

"Hiện vẫn chưa có thảo luận cụ thể [về trang thiết bị quân sự]... (đã có) các tham vấn chính sách và các chi tiết cụ thể sẽ được các nhóm làm việc về kỹ thuật xác định" - Thứ trưởng Quốc phòng Philippines nói trong buổi đối thoại thường niên.

Mỹ đã giúp Philippines xây dựng quân đội và các lực lượng an ninh suốt nhiều năm liền, cũng như hỗ trợ tài chính để đổi lấy sự hiện diện lớn hơn của Mỹ tại quốc gia này.

Kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, Washington đã 'rót' cho Manila không dưới 700 triệu USD.

Tuy nhiên, theo phóng viên John Glaser của tờ AntiWar, việc Mỹ hiện diện ở Phippines quan trọng với chính quyền Obama tới mức mà có vẻ như Manila sẽ còn tiếp tục nhận thêm các khoản trợ giúp tài chính nữa, cùng với đó là tăng cường hỗ trợ quân sự. Nhưng Mỹ sẽ không bao giờ thừa nhận rằng mục đích chính của họ là duy trì vị thế siêu cường của mình trong khu vực.

Mỹ tuyên bố rằng sự hỗ trợ về mặt quân sự này của Washington là nhằm giúp đỡ Manila phản ứng trước các thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra tại Phililppines. Để trấn an Trung Quốc, Mỹ nhấn mạnh vào bản chất nhân đạo của hiện diện quân sự của mình, đặc biệt là sau khi cơn bão Bopha đã khiến hơn 900 người Philippines thiệt mạng gần đây.

Với một lượng lớn tàu chiến, máy bay chiến đấu và quân đội, Mỹ đang có được một sự thiết lập lớn hơn nữa trong khu vực đông Á, mà trước tiên là tại các quốc gia đồng minh thân cận nhất.

  • Lê Thu (theo RT/Kyodo)
_________

chưa thấy các bạn Mỹ ghé thăm cảng Cái Lân nhỉ Posted Image

Ghé thăm xong rồi cùng sang Tàu giao lưu "khí tài" Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites
Dốt sử, học sinh không biết mình là ai, được sinh ra từ đâu?
Thứ sáu 14/12/2012 07:18

(GDVN) - Ngay giữa lòng Thủ đô lại có những em học sinh lại không biết được Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì. Những câu trả lời như: Thủ đô là… Cầu Giấy, Quảng trường Ba Đình khiến chúng ta bật cười nhưng cũng xót xa trước những hiểu biết non kém. Các em vừa đáng thương, vừa đáng trách.
GS Nguyễn Minh Thuyết bàn chuyện HS Hà Nội không biết tên Thủ đô
Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Phải thay đổi toàn diện môn sử
Thiếu góc nhìn văn hóa và nhân học trong môn lịch sử?
Sau năm 2015: Học sinh sẽ hết “chán” học lịch sử?

LTS: Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam có thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức bộ môn tiếng Việt, lịch sử, đời sống dành cho học sinh từ 10 – 11 tuổi (lớp 4, lớp 5). Trong đó, nhiều học sinh không biết hoặc lúng túng trước kiến thưc về lịch sử, truyện cổ tích hay đời sống. Trước thực trạng này, Báo Giáo dục Việt Nam có nhận được bài viết chia sẻ của độc giả Minh Anh về nỗi lo lắng trước tình trạng học sinh kém hiểu biết về lịch sử nước nhà.

Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” trong những năm kháng chiến chống Pháp để cho mọi người nhớ về lịch sử Việt Nam với mong muốn giúp cho dân mình có thể học sử và nhớ sử tốt hơn.

Nhìn nhận về cách học sử, dạy sử nước ta hiện nay cũng còn nhiều điều đáng bàn. Thời gian vừa qua, tôi có theo dõi những clip trắc nghiệm dành cho học sinh tiểu học tại Thủ đô do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải, là một người lo lắng cho thế hệ trẻ, quả thật tôi thấy rất hoang mang.

Nếu theo dõi clip, chắc hẳn ai cũng đều nhận ra, hầu hết học sinh không hứng thú với môn học lịch sử. Các em trả lời thẳng thắn: "Con không thích môn lịch sử vì con học dốt". Đa phần các em chỉ thích đọc truyện tranh như Doremon hay Conan, thích chơi game, mà lúng túng khi được hỏi về kiến thức về văn học, lịch sử, thậm chí là cả những kiến thức đời thường của cuộc sống. Nhiều học sinh không thể kể được tên của 5 vị anh hùng dân tộc, không biết Thánh Gióng biết nói khi mấy tuổi, bà Triệu đánh giặc gì, Hai Bà Trưng đánh giặc gì...

Posted Image
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Dẫu biết rằng, kết quả khảo sát này không phải là lần đầu tiên cho thấy sự thiếu hụt kiến thức căn bản, nhiều người cho rằng chuyện bình thường bao năm rồi vẫn thế có thay đổi gì đâu, thế nhưng vẫn không khỏi khiến tôi cảm thấy "sốc".

Bởi xét cho cùng thì lịch sử làm một môn học hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Lịch sử cho học sinh hiểu biết về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, ý thức trách nhiệm của bản thân với quê hương, đất nước. Học sử để nhắc nhở chúng ta phải biết mình là ai, chúng ta đang ở đâu và truyền thống của chúng ta như thế nào? Bởi con người sinh ra phải có anh em, làng xóm, có những đặc điểm văn hóa, nếp sống cũng như quá trình phát triển riêng biệt. Điều này còn khiến cho chúng ta, con cháu chúng ta tự hào và để cho các quốc gia khác biết đến.

Như vậy, nếu không hiểu lịch sử dựng nước giữ nước là không hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại được.

Thế mà, ngay giữa lòng Thủ đô lại có những em học sinh lại không biết được Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì. Những câu trả lời như: Thủ đô là… Cầu Giấy, Quảng trường Ba Đình khiến chúng ta bật cười nhưng cũng xót xa trước những hiểu biết non kém. Các em vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Vào mỗi dịp thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học, chúng ta lại gặt hái được hàng ngàn điểm 0 tròn trĩnh. Kết quả môn lịch sử luôn xếp hạng "chót", ngay cả khi những điểm thi ấy được so sánh với những môn “khó nhằn” cùng khối C như văn học và địa lý. Thiết nghĩ, những thí sinh có điểm 0 môn sử trong kỳ thi đại học thì lẽ ra không thể lọt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT khi năm đó có thi lịch sử mới đúng. Vậy mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp các trường hàng năm vẫn là 100%. Những điểm 0 môn lịch sử trong một kỳ thi đã được thông báo trước, đã có thời gian ôn tập cho chúng ta nhiều nghi ngờ về cách dạy, cách học hiện tại đang được áp dụng.

Với chất lượng thấp, nếu không nói là quá thấp như hiện tại khiến chúng ta cần nghiêm túc xem lại quá trình đào tạo. Bởi tư duy môn lịch sử không hề khó như các môn học tự nhiên, thế nhưng tại sao học sinh lại vẫn không chịu học. Phải chăng là do môn lịch sử không hấp dẫn?

Điều đó đồng nghĩa với việc, học sinh không hề có lỗi, lỗi do chương trình học, do sách giáo khoa, do giáo viên, phụ huynh và do nhận thức của người lớn hời hợt về môn lịch sử đã ảnh hưởng đến các em.

Thử hỏi, là người lớn nhưng bạn có đảm bảo nắm chắc tất cả kiến thức lịch sử của học sinh cấp 1 hay không? Trước chương trình học nặng, nhiều lý thuyết đã khiến học sinh rất dễ…ngán ngẩm. Ở cấp tiểu học, các em còn đang trong tuổi ăn, tuổi chơi thì chương trình lịch sử nên nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ hiểu và hấp dẫn. Có như thế học sinh mới hứng thú học được.

Nếu tiếp tục áp dụng mãi chương trình học môn lịch sử, tồn tại những thuật ngữ khó hiểu đến nỗi giáo viên còn…chưa giải thích được hết thì học sinh làm sao mà tếp thu cho nổi. Các em cầm cuốn sách lịch sử lên mà chỉ thấy nặng trịch, khô khan, xa lạ.

Bước vào cấp II, cấp III, SGK môn lịch sử vẫn không hề thay đổi nên thường được học sinh gắn liền với các từ như: “ác mộng”, “ đau đầu”, “khó nhằn”…

Để tìm kiếm được những người yêu thích môn sử trong môi trường giáo dục quả thực rất hiếm hoi, bởi sinh viên ngành sử ra trường rất khó xin việc làm, có việc làm thì cũng rất khó sống với đồng lương ít ỏi. Nhiều thí sinh học sử để thi khối C đơn giản vì các em học kém tự nhiên, không còn biết thi khối gì nên đành học thuộc lòng sử mà thôi. Vì vậy, không có động lực gì để thôi thúc học sinh, sinh viên thích học môn lịch sử cả.

Đó là chưa kể, áp lực thi cử và kiểu học để… ứng phó với thi cử đã ăn sâu vào con người Việt Nam. Học sinh đi thi với tâm lý là có học cũng… không làm được bài nên mới học tủ, quay cóp để phục vụ cho bài thi mà không tiếp thu được kiến thức.

Chừng nào giáo viên, phụ huynh còn chưa nhận biết được tầm quan trọng của môn lịch sử thì chừng đó chất lượng sử vẫn còn lẹt đẹt. Nhận thức được những khó khăn trên mới mong thay đổi được cách học, cách dạy môn lịch sử trong nhà trường. Để đến hẹn lại lên, vào mùa thi đại học sẽ không còn hàng ngàn điểm 0 môn lịch sử. Khi ai đó phóng vấn một câu bất ngờ về lịch sử, bạn không phải tránh né hay lung túng, thay vào đó là niềm tự hào vì được nói lên tiếng nói yêu tổ quốc.
Độc giả Minh Anh
===============
Xem xong bài này thấy buồn và ...chán hẳn. Và không chỉ bài này. Ngay cả những bài viết của nhiều danh sĩ tên tuổi, cũng không thấy ai vạch mặt chỉ tên và nói đích danh nguyên nhân sâu xa của nó, là sự phủ nhận cội nguồn Việt sử từ một quốc gia văn hiến thành liên minh bộ lạc với người dân "ở trần đóng khố". Và ngay trong bài này, sự trích dn bài thơ của Ngài Hồ Chí Minh - một giá trị tư tưởng đang được đề cao hiện nay - cũng không hoàn chỉnh. Hkhông trích những câu tiếp theo nói về cội nguồn lịch sử dân tộc. Tác giả chỉ trích dẫn hai câu đầu là:

“Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Mà hai câu tiếp theo liền kề là: "Kể năm hơn 4000 năm,Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa".
Tác giả thì chắc không quên, nhưng có lẽ thấy không cần thiết phải trích dẫn, hay ngại đụng chạm với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới"? Tác giả viết:

Nhiều học sinh không thể kể được tên của 5 vị anh hùng dân tộc, không biết Thánh Gióng biết nói khi mấy tuổi, bà Triệu đánh giặc gì, Hai Bà Trưng đánh giặc gì...

Phải chăng tác giả quên rằng chính người viết sách giáo khoa cũng không dám nói thẳng về đối tượng của cuộc chiến Hai Bà Trưng là đánh giặc Hán - và điều này đã gây nên rất một dư luận phản ứng rộng rãi, mới cách đây mấy tháng.
Bài viết của tác giả này thì tầm thường. Một th khả năng của ông từ chuyên viết sở các đình đền, giúp cho đám con nhang, đệ tử dốt nát, muốn bày tỏ tấm lòng với thần thánh. Nên bài viết của ông ta c
hỉ nêu hiện tượng chung chung và tỏ vẻ mong muốn một sự thay đổi, như một ước mơ. Tất nhiên thôi! Vì có thể ông ta chỉ là một người thuộc loại văn hay chữ tốt và nhiều chữ, nhưng lại không phải là người có chiều sâu về khả năng tư duy. Nhưng ngay cả những bậc trí giả tên tuổi, lên tiếng về giáo dục cũng chẳng có một biện pháp nào khả thi. Và cũng chưa hề có một ý kiến nào về cội nguồn dân tộc trong bộ môn lịch sử dạy ở nhà trường - mặc dù, môn sử là một môn bê bết nhất trong ngành giáo dục Việt Nam, mà mọi người đều biết.
Tôi luôn xác định rằng: Không thể có bất kỳ một giải pháp nào khả thi cho nền giáo dục Việt Nam phát triển, nếu cội nguồn dân tộc Việt Nam 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ.
Không lẽ đây là một tình trạng kéo dài mãi và không có lối thoát?
Phải chăng có một cái gì đó không bình thường trong cấu trúc của nền giáo dục Việt Nam, khiến nó ngày càng tồi tệ từ gần 20 năm nay?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô:
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: "Học sinh kém do nền giáo dục kém"
Thứ ba 18/12/2012 06:40

(GDVN) - Xung quanh những bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, PGS.TS Nguyễn Kế Hào – nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) nói: Lí do vì đâu mà học sinh ngày càng thiếu hiểu biết, đến tên Thủ đô, Hồ Gươm hay những kiến thức đơn giản về lịch sử cũng không biết? Đó là do chương trình sách. Cần có được chuẩn chương trình lớp học và phải được công khai cho toàn dân, nếu cần có thể tiếp cận được. Không có chuẩn đó nên học sinh thường xuyên bị “dọa”, đó là cái bệnh của những người không mang bệnh.


Nguyên Thứ trưởng Bộ GD: "1/4 kiến thức rơi vào các môn học buồn ngủ"
SGK phổ thông: La liệt sự kiện, nhàm chán, thừa kiến thức...
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường
Bộ Giáo dục nên thống nhất tài liệu về kiến thức Hoàng Sa, Trường Sa
LTS: Sau khi thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm kiến thức cơ bản về lịch sử và đời sống của học sinh tại Hà Nội, Báo Giáo dục Việt Nam đã ghi nhận những chia sẻ sâu sắc của PGS.TS Nguyễn Kế Hào, người đã dũng cảm từ chức vào năm 2001 để phản đối việc thay đổi chương trình dạy tiểu học. Theo PGS.TS Nguyễn Kế Hào, việc học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô, không biết Hồ Gươm ở đâu, không biết các anh hùng lịch sử dân tộc... không phải lỗi của các em.

Muốn cho giáo dục tốt phải đồng bộ

Nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Kế Hào cho rằng, lí do vì đâu mà học sinh ngày càng thiếu hiểu biết, đến tên Thủ đô, Hồ Gươm hay những kiến thức đơn giản về lịch sử cũng không biết? Đó là do chương trình sách. Ngoài chương trình sách ra nếu không dạy, không thi, không kiểm tra học sinh sẽ không học. Hiện chương trình sách đang ở mức quá tải, học sinh đến nỗi không còn có thời gian xem tivi như là một kiến thức bổ trợ, ngoại khóa nên những phông hiểu biết cơ bản về cuộc sống đương nhiên là cũng không biết.

Thời gian còn lại học sinh phải đi học thêm, ngoài học sinh giáo viên cũng cảm thấy quá tải. Tất cả là do “cái cổ” của chương trình học không tạo ra hứng thú, không có cách dạy mới,vẫn kiên trì cách dạy giao bài tập cho học sinh trên lớp để nhanh hết giờ.

Lí do vì đâu mà quá tải, PGS Hào nói rằng, từ khi chương trình sách triển khai năm 2002 đã có những bất ổn, thiếu người tổng chỉ huy, thiếu đồng bộ, chia nhỏ thành từng nhóm, từng tác giả làm sách. Vậy nên đã không tìm ra lối thoát và tiến hành giảm tải. Giảm tải ở đây không phải là chương trình cao mà chính là thừa, rườm rà, thiếu logic, không hợp lí, cái cần thì lại thiếu, cái có trong chương trình thì lại không để làm gì.

Posted Image
Theo ông Nguyễn Kế Hào, cấp tiểu học phải là những cấp đậm tính dân tộc. Hiện nay nhiều người ảo tưởng tiểu học phải hội nhập quốc tế ngay, điều đó là không nên. Ảnh Xuân Trung
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Tuy nhiên, giảm tải cũng là một quá trình. “Ngay từ năm 2004 tôi đã nói, sửa chữa còn khó hơn làm mới. Cái tệ bây giờ là không có tiền người ta không làm, đáng nhẽ tác giả phải chịu trách nhiệm khi chương trình không thích hợp. Nhưng chương trình quá tải mà bắt giáo viên giảm tải thì họ không đủ sức vì tác giả còn không xử lí được”, ông Hào nói về sự bất cập trong làm sách giáo khoa.

PGS Nguyễn Kế Hào cũng bày tỏ quan điểm, qua những clip do Báo Giáo dục Việt Nam thực hiện mà kết luận là học trò kém thì chưa chuẩn. Học sinh mà học kém thì đầu tiên phải là do nền giáo dục kém, do thiếu sót ở một khâu nào đấy. Bảo học sinh Trường Nguyễn Khả Trạc mà không biết ông Nguyễn Khả Trạc là ai thì không được. Những danh nhân này không có trong chương trình, lỗi này là lỗi chỗ khác chứ không phải giáo viên, cũng không phải tại học sinh. “Mình lâu nay coi sách là một pháp lệnh, không được hạ xuống. Đáng nhẽ chúng ta chỉ quản mục tiêu và chuẩn kiến thức kĩ năng, còn sách giáo khoa phải được sư phạm hóa để có những bộ sách khác nhau”, ông Hào đề nghị.

PGS.TS Nguyễn Kế Hào bật mí, Trung tâm Công nghệ giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) đang triển khai làm bộ sách phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục sắp tới, trước hết trong cấp tiểu học.

Với mục tiêu hướng tới là học sinh lớp 1, sau 1 năm học có thể đọc thông viết thạo, không phải học trước, không phải học thêm, không thể tái mù chữ. Do vậy, tài liệu và phương pháp linh hoạt là quan trọng, còn mục tiêu quốc gia phải thống nhất. Tuy nhiên, chuẩn kiến thức kĩ năng là những cái tối thiểu quy định như học xong tiểu học phải đạt ở mức nào, lớp 1 phải đạt như thế nào, không ngoại trừ cả hiểu biết xã hội và hành vi lối sống. Theo ông Nguyễn Kế Hào, cấp tiểu học phải là những cấp đậm tính dân tộc. Hiện nay nhiều người ảo tường tiểu học phải hội nhập quốc tế ngay, điều đó là không nên.

Vẫn nặng về nền giáo dục ứng thí, thi cử
Đứng trước thực trạng dạy thêm, học thêm tràn làn như hiện nay ông Nguyễn Kế Hào lắc đầu nói rằng, đó chỉ chỉ hô khẩu hiệu, muốn làm phải đồng bộ từ trên. Trước hết phải đổi mới quan niệm về giáo dục trong cả ngành, trong toàn dân và trong mỗi gia đình. Cần phải có một triết lí giáo dục khác, chúng ta phải xác định được học để làm gì sau đó mới tính đến học cái gì và học như thế nào.

Theo ông Hào, cần có được chuẩn chương trình lớp học và phải được công khai cho toàn dân, thậm chí phụ huynh nếu cần có thể tiếp cận được. Không có chuẩn đó nên học sinh thường xuyên bị “dọa”, đó là cái bệnh của những người không mang bệnh. Việc tổ chức học thêm cũng cần được công khai minh bạch.

Nhưng, tâm lí muốn con đi học thêm của phụ huynh cũng khó thay đổi vì con hàng xóm đi học, đi học để được điểm cao hơn. Đây là một xu thế của cơ chế thị trường, bố mẹ kiếm được nhiều tiền, kinh tế khá giả thì không việc gì phải để con ở nhà, cho con đi học để có người quản lí, trông nom và yên tâm hơn. Trong tương quan đó, có giáo viên vẫn có mức sống thấp nhưng cũng có giáo viên khá giả lên vì dạy thêm.

Theo ông Nguyễn Kế Hào, nền giáo dục của chúng ta đã quá nặng về thi cử, điểm số nên giáo viên chỉ cần đưa điểm ra dọa là học sinh sợ phải học thêm. Nói cách khác chúng ta vẫn chưa có điều kiện, muốn chống dạy thêm, học thêm thì giáo dục toàn diện phải tăng, trường sở phải có sân chơi, bãi tập có điều kiện tổ chức các hoạt động mới phát triển được toàn diện, hơn nữa sẽ giảm nhẹ đi, làm cho cân bằng lại.

Theo lời PGS Nguyễn Kế Hào, cần phải nhìn lại quãng thời gian trước đó để thấy được nền giáo dục chậm phát triển như thế nào. “Thời trước giáo dục còn lành mạnh hơn bây giờ. Thời tôi làm ở Bộ GD&ĐT, cấp tiểu học mới tái lập lại, bắt đầu dạy 2 buổi/ngày, có trường chuẩn... Lúc đó cũng có giảm tải để đảm bảo phổ cập. Thời đó còn nghèo, không có điều kiện như bây giờ, nhưng dù sao tương đối thật hơn, giáo viên không đi làm thêm, dân cũng nghèo nên ít tiêu cực, cũng ít người giàu để có thể dùng đồng tiền để lũng loạn”.

Nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học nói tiếp, muốn giáo dục phát triển phải làm đồng bộ, phải từ những cái rất cơ bản và phải đổi mới. Tất cả vì học sinh thân yêu, dạy tốt, học tốt. Đó là triết lí của Bác Hồ, nhưng lâu nay chúng ta dường như đã lãng quên, đành rằng mỗi thời mỗi khác nhưng phải xác định được khái niệm dạy tốt, học tốt từ đấy mới đẩy lùi được tiêu cực.

“Chương trình sách sau 2015 đang khởi động, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên rút ngắn chương trình học xuống còn 11 năm cấp phổ thông để bớt lãng phí thời gian của thế hệ trẻ. Có người nói kết thúc phổ thông sớm thể thì làm được gì? Rõ ràng các em đã 16-17 tuổi, học xong nếu không học tiếp thì tìm con đường khác, có thể tham gia lao động, hoặc tham gia các hoạt động xã hội, đi nghĩa vụ quân sự” - PGS.TS Nguyễn Kế Hào.


Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay
Xuân Trung
==============
Tác giả bài này - một quan chức đến cấp Vụ trưởng từ chức để phản dối chương trình Giáo Dục - có nhiều điểm tiệm cân với luận điểm của tôi, qua những trích dẫn sau đây:

Theo ông Nguyễn Kế Hào, cấp tiểu học phải là những cấp đậm tính dân tộc.


Có lđây là câu duy nhất mang tính nội dung giáo dục của vị giáo sư này. Ngoài ra những biện pháp khác của ông đề cập mang nặng tính kỹ thuật.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc bài trên này của bác Thiên sứ và cả bài báo nữa mà. lanha92 bật cười

Một bài báo được đăng trên tờ báo của ngành mà lại chứa quá nhiều sạn của một ông bà phóng viên chuyên ngồi phòng lạnh và uống cà phê

lanha92 xin phân tích

1. Học sinh thủ đô không biết thủ đô...Câu này chỉ có những con bò chuyên nhai đi nhai lại những tờ báo lá cải và cóp từ truyện cười sang mới viết ra thế

Xin mời ông phóng viên ra giữa Cầu Giấy và hỏi em bất kì xem có đúng thế không, chúng nó lại chả bảo từ Trâu Quỳ sang đúng không, đừng coi khinh trẻ đừng hoạnh họe già...Trẻ con bây giờ nhiều em còn thông minh và hiểu biết về cuộc sống hơn mấy ông phóng...này lắm

2. Điểm không sử.. Xin thưa là miềng từng đi thi khối C, để đi thi khối C thì phải ôn như trâu chó, học cả ngày cả đêm, chứ không phải nộp toẹt hồ sơ vào là thi được ngay...Khối C không có nghĩa là nơi tập trung những ai kém, Văn Sử Địa còn khó nhớ hơn toán rất nhiều...tỷ lệ thi C còn ít hơn thi A. Phóng viên đang cóp truyện cười ra để mua vui và giật tít ..từ các trang khác mà không biết xấu hổ

làm bài điểm không nghĩa là chẳng làm gì, hay bị dừng làm bài thi do vi phạm qui chế...Đừng vơ đũa cả nắm ông phóng ..à

4. Học sử là học thực tế học dần dần... cải nọ cải kia mà không thực tế thì ...vất rồi

Bài báo cóp pi trơ tráo vớ vẩn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ đưa một loạt vũ khí tối tân sang châu Á

Thứ Năm, 20/12/2012 - 10:28

(Dân trí) – Phát biểu trước báo giới ngày 19/12, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định nước này đang có kế hoạch đưa một số các loại tàu chiến và vũ khí công nghệ cao hiện đại nhất sang các căn cứ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thông tin vừa được hãng tin AFP đăng tải. Theo đó các loại vũ khí Lầu Năm Góc sẽ triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương gồm chiến đấu cơ săn tàu ngầm P-8, tên lửa hành trình, các tàu ngầm lớp Virginia, tàu chiến cao tốc ven bờ và các chiến đấu cơ tàng hình F-35. Những vũ khí hiện đại này sẽ được đưa đến các cảng và căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Á.

Posted Image

Mỹ sẽ triển khai nhiều vũ khí tối tân tại châu Á

“Những gì mọi người đang thấy là một phần trong một kế hoạch lớn. Sân khấu Thái Bình Dương sẽ là nơi đầu tiên nhận được những vũ khí tối tân”, vị quan chức cấp cao giấu tên khẳng định.

Theo AFP, sau một thập kỷ bận rộn tham chiến tại Iraq và Afghanistan, Lầu Năm Góc mới đây đã quyết định chuyển trọng tâm sang châu Á. Điều này cho thấy Mỹ lo ngại về tiềm lực quân sự ngày một lớn của Trung Quốc cũng như sự quyết liệt của nước này trong các tranh chấp về chủ quyền với các nước láng giềng.

Hiện Mỹ đã có kế hoạch đưa hơn một nửa các hạm đội của mình tới châu Á – Thái Bình Dương và điều 4 tàu chiến ven bờ, loại tàu cao tốc được thiết kế để tác chiến gần bờ, tới triển khai tại Singapore.

Posted Image


Nhiều trực thăng MV-22 Osprey đã có mặt tại Nhật


Cũng trong ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 sắp ra mắt, sẽ được triển khai tại căn cứ không quân trên thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi của Nhật trước năm 2017. Trước đó, hồi tháng 10 Mỹ đã triển khai nhiều trực thăng đổ bộ MV-22 Osprey tại căn cứ không quân Futemma thuộc tỉnh Okinawa.

Ngoài ra Washington cũng đang cung cấp cho Nhật thêm một rada X-band cực mạnh để tăng cường khả năng phòng thủ chống tên lửa. Kế hoạch này đã được công bố từ hồi tháng 9.

Vị quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết hiện các chính phủ trong khu vực Đông Nam Á đang theo dõi sát những quyết sách của đội ngũ lãnh đạo mới của chính quyền và quân đội Trung Quốc với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. “Có những mối lo ngại rõ ràng và sâu sắc” về những động thái gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông, vị quan chức khẳng định.

Thanh Tùng Theo AFP

=====================

Phô trương thanh thế cho vui vậy thôi, chứ đánh nhau thật thì mấy thứ vũ khí này không phải là loại tấn công đầu tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc ca ngợi hết lời cô dâu Việt

Cô dâu Việt Nam được gọi là “mỹ nữ báu vật quốc gia”, với hình dáng thon thả, diễm lệ, tính tình đoan trang, chung thủy…

Xuất phát điểm của hiện tượng này là do ở Trung Quốc, đặc biệt tại một số tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến…đã xuất hiện tương đối nhiều các cô dâu người Việt, thậm chí có một số nơi đã hình thành nên các làng, xã với toàn cô dâu người Việt Nam.

Tờ Sina của Trung Quốc vừa có bài viết về các cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc. Bài báo ví von các cô gái Việt Nam chính là "quốc bảo". Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, "quốc bảo" chính là những đặc sản tinh túy nhất của mỗi vùng quê, ví dụ một món ngọc ngà châu báu, một thứ đồ cổ quý giá nào đó. Nếu so sánh về phương diện vật chất nói trên, Việt Nam có thể không bằng Trung Quốc nhưng "các mỹ nữ báu vật quốc gia" của Việt Nam lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn, và trở thành nét nổi bật của quốc gia. Các "mỹ nữ báu vật quốc gia" ở đây chỉ những cô gái có hình dáng diễm lệ, yêu kiều, vô cùng xinh đẹp, đã đạt tới mức đỉnh cao của vẻ đẹp, được mọi người dân Việt Nam công nhận.

Bài báo viết tiếp, các cô gái Việt Nam coi mái tóc dài, eo lưng thon nhỏ làm tiêu chuẩn của vẻ đẹp, do đó rất nhiều cô gái VN làm dâu Trung Quốc có được một thân hình hoàn toàn tuyệt mỹ: Eo lưng nhỏ dài, thân hình mảnh mai, mái tóc dài yêu kiều thướt tha. Ngoài ra, dung mạo của các cô còn có nhiều nét vô cùng đặc biệt: Hai cánh mũi nở rộng, cặp môi tươi mọng, ánh mắt ướt đầy diễm tình, màu da của các cô do được ánh mặt trời vùng Á nhiệt đới chiếu dọi nên mang nét đặc trưng mà ngắm nhìn một lần sẽ không thể nào quên được.

Hình dáng mới chỉ là bước đầu tiên, cách ăn mặc của các cô gái cũng là điều "ghi điểm" rất lớn đối với tờ báo Trung Quốc này. Trang phục nổi tiếng "áo dài Việt Nam" được cắt may vô cùng tỉ mỉ, chỉn chu, khéo léo đến nỗi có thể che đi bất cứ mọi yếu điểm của thân người, tà áo được xẻ tới ngang eo cũng nhằm để nhấn mạnh cái eo thon nhỏ, duyên dáng của các cô, phần thân trên bó sát nhằm tôn ngực, làm nổi lên bờ vai gầy mềm mại, thân dưới áo lại may rộng, để dài, làm tăng thêm nét thiết tha, yểu điệu, nữ tính. Đặc biệt, chiếc quần may rộng, bằng vải thoan mỏng nhẹ càng tăng thêm nét đẹp cho bộ quần áo này. Sự kết hợp giữa rộng ở dưới với hẹp ở trên tạo nên sự tương phản của thị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ấn tượng mạnh đến nỗi, các du khách tới Việt Nam sau khi về nước hễ nhìn thấy ai có eo thon nhỏ lại thốt ngay ra câu "mỹ nữ Việt Nam".

Posted Image

Hình ảnh "mỹ nữ Việt Nam" trên trang Sina. (Ảnh minh họa).

Đã vậy, các cô gái Việt Nam lại còn đẹp về cả tính nết. Các cô chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia nên rất biết giữ đạo làm vợ, lại rất giỏi giang, chăm chỉ, biết lo lắng việc nhà. Họ là mẫu vợ hiền dâu thảo, mẹ hiền điển hình. Bộ dạng của các cô gái này rất giống với các cô gái miền Nam Trung Quốc, vùng Quảng Đông hay Hải Nam, mang đậm chất nữ tính.

Bài báo còn nhấn mạnh thêm, không chỉ người đẹp mà phong tục hôn lễ của Việt Nam cũng vô cùng thú vị. Tại một số vùng dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, "đêm động phòng" của cô dâu không phải dành cho chú rể mà họ làm một việc vô cùng "ngốc": Họ đem hiến tặng nó cho người tình cũ của mình. Mục đích ở đây rất rõ ràng, đó là trước khi vào "đêm tân hôn" với người chồng, họ long trọng "cảm ơn" ngưỡi cũ, cảm ơn sự chăm sóc, quan tâm, thương yêu của người cũ. Sau khi "lễ tạ ơn" này kết thúc, "người tình cũ" sẽ tuyệt đối không được "đi lại" với cô dâu nữa, các cô dâu sẽ phải một lòng một dạ chung sống với người chồng mình.

Nhận xét về cuộc sống sau hôn nhân của các cô dâu Việt Nam, bài báo Trung Quốc chỉ ra, địa vị của họ trong gia đình thường rất thấp, họ thường phải chuyên cần, vất vả, có lúc thậm chí còn gian lao hơn nhiều so với đàn ông trong nhà. Các cô gái xinh đẹp, thuần khiết đã kết thúc cuộc đời mình trong sự "giày vò" như vậy.

Một phát hiện thú vị nữa về cô dâu Việt Nam lấy chồng Trung Quốc: các cô thường có "mẹ nuôi". "Mẹ nuôi" này sẽ xuống các vùng quê, lựa chọn các cô gái có hình dáng ưa nhìn, lại muốn lấy chồng xa để tập trung "bồi dưỡng, giáo dục". Quá trình bồi dưỡng này, các cô sẽ được đào tạo từ lời ăn tiếng nói tới dáng điệu, cử chỉ. Qua lớp học này, các cô đều trở nên rất hiền thục, dịu dàng. Các mẹ nuôi này đảm bảo với các ông chồng "Tây" rằng: thứ nhất, đảm bảo các cô đều còn trong trắng; thứ hai, có thể cưới trong vòng 3 tháng; thứ ba, tuyệt đối không hét giá quá cao; thứ tư, nếu các cô này trốn mất trong vòng một năm đầu tiên, "mẹ nuôi" sẽ bồi thường gấp đôi.

Với tất cả những điều kiện nêu trên, tuy ở rất xa xôi nhưng các cô dâu người Việt Nam cũng đã tạo nên một "chợ người" rất lớn tại Trung Quốc. Do Trung Quốc có tư tưởng trọng nam khinh nữ, thêm vào đó là chính sách một con thực hiện vô cùng nghiêm ngặt trong vòng mấy chục năm qua, hiện tại hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc đã không thể tìm được vợ, trong đó chủ yếu là các chàng trai nông thôn. Hơn thế nữa, các cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc đều được dụ dỗ bởi những lời đường mật như sẽ có được một công việc ổn định, nhẹ nhàng, có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc… Tuy nhiên, thực tế cuộc sống bao giờ cũng nghiệt ngã hơn nhiều so với những lời đầu lưỡi. Những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc tới nay đã lộ rõ nhiều điểm yếu vô cùng khó khắc phục. Cuối cùng, bài báo đưa ra cảnh báo, nếu các cô gái Việt Nam không cân nhắc kỹ, nhẹ dạ để bị lừa bởi các bà mối, "mẹ nuôi" với nghề chính là "buôn người", họ sẽ có thể phải ôm hận cả một đời.

(theo eva)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Báo Trung Quốc ca ngợi hết lời cô dâu Việt

Cô dâu Việt Nam được gọi là “mỹ nữ báu vật quốc gia”, với hình dáng thon thả, diễm lệ, tính tình đoan trang, chung thủy…

Xuất phát điểm của hiện tượng này là do ở Trung Quốc, đặc biệt tại một số tỉnh phía Nam như Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến…đã xuất hiện tương đối nhiều các cô dâu người Việt, thậm chí có một số nơi đã hình thành nên các làng, xã với toàn cô dâu người Việt Nam.

Tờ Sina của Trung Quốc vừa có bài viết về các cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc. Bài báo ví von các cô gái Việt Nam chính là "quốc bảo". Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, "quốc bảo" chính là những đặc sản tinh túy nhất của mỗi vùng quê, ví dụ một món ngọc ngà châu báu, một thứ đồ cổ quý giá nào đó. Nếu so sánh về phương diện vật chất nói trên, Việt Nam có thể không bằng Trung Quốc nhưng "các mỹ nữ báu vật quốc gia" của Việt Nam lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn, và trở thành nét nổi bật của quốc gia. Các "mỹ nữ báu vật quốc gia" ở đây chỉ những cô gái có hình dáng diễm lệ, yêu kiều, vô cùng xinh đẹp, đã đạt tới mức đỉnh cao của vẻ đẹp, được mọi người dân Việt Nam công nhận.

Bài báo viết tiếp, các cô gái Việt Nam coi mái tóc dài, eo lưng thon nhỏ làm tiêu chuẩn của vẻ đẹp, do đó rất nhiều cô gái VN làm dâu Trung Quốc có được một thân hình hoàn toàn tuyệt mỹ: Eo lưng nhỏ dài, thân hình mảnh mai, mái tóc dài yêu kiều thướt tha. Ngoài ra, dung mạo của các cô còn có nhiều nét vô cùng đặc biệt: Hai cánh mũi nở rộng, cặp môi tươi mọng, ánh mắt ướt đầy diễm tình, màu da của các cô do được ánh mặt trời vùng Á nhiệt đới chiếu dọi nên mang nét đặc trưng mà ngắm nhìn một lần sẽ không thể nào quên được.

Hình dáng mới chỉ là bước đầu tiên, cách ăn mặc của các cô gái cũng là điều "ghi điểm" rất lớn đối với tờ báo Trung Quốc này. Trang phục nổi tiếng "áo dài Việt Nam" được cắt may vô cùng tỉ mỉ, chỉn chu, khéo léo đến nỗi có thể che đi bất cứ mọi yếu điểm của thân người, tà áo được xẻ tới ngang eo cũng nhằm để nhấn mạnh cái eo thon nhỏ, duyên dáng của các cô, phần thân trên bó sát nhằm tôn ngực, làm nổi lên bờ vai gầy mềm mại, thân dưới áo lại may rộng, để dài, làm tăng thêm nét thiết tha, yểu điệu, nữ tính. Đặc biệt, chiếc quần may rộng, bằng vải thoan mỏng nhẹ càng tăng thêm nét đẹp cho bộ quần áo này. Sự kết hợp giữa rộng ở dưới với hẹp ở trên tạo nên sự tương phản của thị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ấn tượng mạnh đến nỗi, các du khách tới Việt Nam sau khi về nước hễ nhìn thấy ai có eo thon nhỏ lại thốt ngay ra câu "mỹ nữ Việt Nam".

Posted Image

Hình ảnh "mỹ nữ Việt Nam" trên trang Sina. (Ảnh minh họa).

Đã vậy, các cô gái Việt Nam lại còn đẹp về cả tính nết. Các cô chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia nên rất biết giữ đạo làm vợ, lại rất giỏi giang, chăm chỉ, biết lo lắng việc nhà. Họ là mẫu vợ hiền dâu thảo, mẹ hiền điển hình. Bộ dạng của các cô gái này rất giống với các cô gái miền Nam Trung Quốc, vùng Quảng Đông hay Hải Nam, mang đậm chất nữ tính.

Bài báo còn nhấn mạnh thêm, không chỉ người đẹp mà phong tục hôn lễ của Việt Nam cũng vô cùng thú vị. Tại một số vùng dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, "đêm động phòng" của cô dâu không phải dành cho chú rể mà họ làm một việc vô cùng "ngốc": Họ đem hiến tặng nó cho người tình cũ của mình. Mục đích ở đây rất rõ ràng, đó là trước khi vào "đêm tân hôn" với người chồng, họ long trọng "cảm ơn" ngưỡi cũ, cảm ơn sự chăm sóc, quan tâm, thương yêu của người cũ. Sau khi "lễ tạ ơn" này kết thúc, "người tình cũ" sẽ tuyệt đối không được "đi lại" với cô dâu nữa, các cô dâu sẽ phải một lòng một dạ chung sống với người chồng mình.

Nhận xét về cuộc sống sau hôn nhân của các cô dâu Việt Nam, bài báo Trung Quốc chỉ ra, địa vị của họ trong gia đình thường rất thấp, họ thường phải chuyên cần, vất vả, có lúc thậm chí còn gian lao hơn nhiều so với đàn ông trong nhà. Các cô gái xinh đẹp, thuần khiết đã kết thúc cuộc đời mình trong sự "giày vò" như vậy.

Một phát hiện thú vị nữa về cô dâu Việt Nam lấy chồng Trung Quốc: các cô thường có "mẹ nuôi". "Mẹ nuôi" này sẽ xuống các vùng quê, lựa chọn các cô gái có hình dáng ưa nhìn, lại muốn lấy chồng xa để tập trung "bồi dưỡng, giáo dục". Quá trình bồi dưỡng này, các cô sẽ được đào tạo từ lời ăn tiếng nói tới dáng điệu, cử chỉ. Qua lớp học này, các cô đều trở nên rất hiền thục, dịu dàng. Các mẹ nuôi này đảm bảo với các ông chồng "Tây" rằng: thứ nhất, đảm bảo các cô đều còn trong trắng; thứ hai, có thể cưới trong vòng 3 tháng; thứ ba, tuyệt đối không hét giá quá cao; thứ tư, nếu các cô này trốn mất trong vòng một năm đầu tiên, "mẹ nuôi" sẽ bồi thường gấp đôi.

Với tất cả những điều kiện nêu trên, tuy ở rất xa xôi nhưng các cô dâu người Việt Nam cũng đã tạo nên một "chợ người" rất lớn tại Trung Quốc. Do Trung Quốc có tư tưởng trọng nam khinh nữ, thêm vào đó là chính sách một con thực hiện vô cùng nghiêm ngặt trong vòng mấy chục năm qua, hiện tại hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc đã không thể tìm được vợ, trong đó chủ yếu là các chàng trai nông thôn. Hơn thế nữa, các cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc đều được dụ dỗ bởi những lời đường mật như sẽ có được một công việc ổn định, nhẹ nhàng, có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc… Tuy nhiên, thực tế cuộc sống bao giờ cũng nghiệt ngã hơn nhiều so với những lời đầu lưỡi. Những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc tới nay đã lộ rõ nhiều điểm yếu vô cùng khó khắc phục. Cuối cùng, bài báo đưa ra cảnh báo, nếu các cô gái Việt Nam không cân nhắc kỹ, nhẹ dạ để bị lừa bởi các bà mối, "mẹ nuôi" với nghề chính là "buôn người", họ sẽ có thể phải ôm hận cả một đời.

(theo eva)

Bài viết này chẳng hay ho gì, chẳng qua chỉ là sự nối dài của tư tưởng trọng nam khinh nữ của người Hán thôi. Khi xưa dân tộc phương Bắc thôn tính dân tộc phương Nam , lúc thắng trận họ thường giết chết hết nam nhân già trẻ lớn bé, chỉ chừa lại nữ nhân để sinh sản. Chúng xem phụ nữ như món hàng, báu vật hay không cũng là món hàng.

Theo đánh giá gần đây củ một tổ chức quốc tế ( quên nguồn ) thì xét về trình độ, năng suất, hiệu quả trong công việc, vị thế đẳng cấp...giữa các quốc gia thì đẳng cấp phụ nữ Việt lên hạng cao và nhanh hơn so với đẳng cấp của đàn ông Việt. Diễn nôm là ngày nay phụ nữ Việt có thể sánh ngang với phụ nữ Hồng Kong, Nhật Bản chẳng hạn, nhưng đàn ông Việt thì thua. Đây là việc đáng báo động vì xét về hậu quả là nam nhân Việt sẽ khó mà cạnh tranh với nam nhân Âu Mỹ. Chúng ta không thể cổ súy tinh thần Việt, kiểu trai làng giữ rịt gái làng trong hôn nhân mà phải giữ chân phụ nữ Việt bằng cách nâng cao vị thế của đàn ông Việt so với đàn ông thế giới. Đàn ông Việt nên cảm thấy lo đi là vừa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết này chẳng hay ho gì, chẳng qua chỉ là sự nối dài của tư tưởng trọng nam khinh nữ của người Hán thôi. Khi xưa dân tộc phương Bắc thôn tính dân tộc phương Nam , lúc thắng trận họ thường giết chết hết nam nhân già trẻ lớn bé, chỉ chừa lại nữ nhân để sinh sản. Chúng xem phụ nữ như món hàng, báu vật hay không cũng là món hàng.

Theo đánh giá gần đây củ một tổ chức quốc tế ( quên nguồn ) thì xét về trình độ, năng suất, hiệu quả trong công việc, vị thế đẳng cấp...giữa các quốc gia thì đẳng cấp phụ nữ Việt lên hạng cao và nhanh hơn so với đẳng cấp của đàn ông Việt. Diễn nôm là ngày nay phụ nữ Việt có thể sánh ngang với phụ nữ Hồng Kong, Nhật Bản chẳng hạn, nhưng đàn ông Việt thì thua. Đây là việc đáng báo động vì xét về hậu quả là nam nhân Việt sẽ khó mà cạnh tranh với nam nhân Âu Mỹ. Chúng ta không thể cổ súy tinh thần Việt, kiểu trai làng giữ rịt gái làng trong hôn nhân mà phải giữ chân phụ nữ Việt bằng cách nâng cao vị thế của đàn ông Việt so với đàn ông thế giới. Đàn ông Việt nên cảm thấy lo đi là vừa.

Bọn nó ca ngợi đểu, để khuyến khích đàn ông Tàu lấy gái Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa 2012:

2012: Di sản thì băm nát nhưng bảo tàng lại nghìn tỉ

21/12/2012 06:00

Posted Image - Năm 2012, những người quan tâm tới di sản không khỏi đau lòng trước câu chuyện xâm hại chùa Trăm Gian, sự lãng phí khi xây dựng Bảo tàng Hà Nội và căn bệnh trầm kha liên quan đến hội chứng di sản UNESCO.

Chùa Trăm Gian: Tiếng chuông cảnh tỉnh việc trùng tu di sản

Vụ chùa Trăm Gian: Kiểm điểm lại từ đầu

Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian

Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"

Đừng đổ hết trách nhiệm cho trụ trì chùa Trăm Gian

Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh

Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức?

Chùa Trăm Gian đã bị "phá" như thế nào?

Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian

Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'

Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng và tu sửa các di tích và đền chùa trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân. Nhưng nói theo KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích thì “Không hiểu về bảo tồn di sản thì càng có nhiều tiền lại càng làm hỏng di sản!”

Posted Image

Chùa Trăm Gian đã trở thành một câu chuyện nóng trong dư luận xã hội năm qua.

Câu chuyện về sự xâm hại chùa Trăm Gian thực sự là một bài học đau lòng cho những ai muốn phục dựng và bảo tồn di tích đặc biệt là di tích quốc gia. Có một thực tế là không chỉ có chùa Trăm Gian, rất nhiều di tích cấp quốc gia "kém nổi tiếng hơn" có không ít hạng mục đã bị xâm hại từ quy mô nhỏ đến lớn.

Posted Image

Minh Ân viện ở lăng Vua Đồng Khánh khi còn nguyên vẹn.

Posted Image

Minh Ân viện sau khi trùng tu đã bị thay ngói và làm lại cửa.

Và chỉ đến khi câu chuyện về chùa Trăm Gian gây xôn xao dự luận vì sự nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến một di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia mới khiến nhiều người ngỡ ngàng. Bài học về việc trùng tu di tích, bảo tồn di sản đã phải trả một cái giá rất đắt khi hiện trạng trên cả nước đã có quá nhiều di tích bị xâm hại với cách “làm mới” di tích mà nhiều người hiểu rằng đó là trùng tu.

Những người liên quan tới vụ việc chùa Trăm Gian đã phải nhận hình thức kiểm điểm, mức án phạt chưa thực đủ để xoa dịu nỗi bức xúc của dư luận.Và sau nhiều tháng kể từ khi vụ việc làm nóng dư luận, vụ việc này dường như đã bị "chìm xuồng", không một cá nhân hay cơ quan chức năng nào phải chịu trách nhiệm.

Bảo tàng Hà Nội: Nỗi đau nghìn tỉ bỏ hoang

Bảo tàng Hà Nội: Khánh thành rồi... dang dở

Cần một cuộc đại phẫu với các bảo tàng Việt Nam

Bảo tàng "khủng" và câu chuyện niềm tin

Bảo tàng to, lo rỗng ruột

Bao cấp + bảo tàng = trì trệ

Hiện có sự khủng hoảng với các bảo tàng

Sự thật đau lòng ở bảo tàng

2300 tỉ đồng (tiền xây dựng và kinh phí bỏ ra cho việc trưng bày lên tới trên 3000 tỉ đồng) là số tiền đã đổ vào Bảo tàng Hà Nội để kịp khánh thành chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến thời điểm hơn 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi khánh thành, người dân vẫn chỉ thấy nơi đây chỉ là cái xác nhà hoành tráng với hiện vật lẻ tẻ, thậm chí những người đến thăm quan không ít lần phải trở thành vị khách không mời của một tiệc cưới tổ chức ngay phía ngoài.

Posted Image

Tiệc cưới được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội.

130.000 người tham quan là con số sau hơn 1 năm rưỡi mà Bảo tàng Hà Nội (tính đến tháng 4/2012) thu được. Đem so sánh với các bảo tàng thế giới khi con số lên hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu người thì quả thực là khập khiễng nhưng nếu so sánh với một bảo tàng ngay trong nước chỉ một năm có nơi đã thu hút được 500.000 lượt khách thì quả thực số tiền 2300 tỉ đầu tư cho Bảo tàng Hà Nội là một sự lãng phí kinh khủng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Ta đã có thể đầu tư xây dựng được một bảo tàng khá hiện đại nhưng lại chưa kịp chuẩn bị và hoàn thành công tác rất quan trọng đối với bảo tàng, đó là sưu tập. Rốt cục Bảo tàng Hà Nội trở thành một bảo tàng có vỏ mà không có ruột.”

Posted Image

Quang cảnh bên trong Bảo tàng Hà Nội thưa vật trưng bày và không một bóng người.

Có một điều kì lạ là trong khi có qua nhiều công trình di tích đang phải ngóng chờ vài tỉ đồng để tu bổ, thậm chí có nơi đã phải tự vận động người dân đóng góp để trùng tu di tích thì lại có những công trình được đầu tư cả nghìn tỉ mà hiệu quả sử dụng không xứng với số tiền bỏ ra.

Đã có quá nhiều nhà khoa học và những nhà nghiên cứu khi nhìn vào Bảo tàng Hà Nội phải thốt lên rằng: “Giá như”. Cái "giá như" bất lực trước một thực trạng đã xảy ra mà quá nhiều lời góp ý thẳng thắn và chân thành từ trước đã không được tôn trọng. “Giá như họ đừng làm một bảo tàng làm xấu hổ cho ngành bảo tàng nước nhà", lời một Giáo sư đầu ngành về bảo tàng xin được giấu tên.

Trong khi Bảo tàng Hà Nội vẫn còn là bài học đau lòng với ngành bảo tàng trong nước thì trong năm qua, việc dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử quốc gia mới với chi phí xây dựng lên tới 11.000 tỉ đồng tiếp tục làm dư luận xã hội dậy sóng. Phần đông cho rằng việc xây dựng bảo tàng lúc này là quá lãng phí và không đúng thời điểm trong khi các bảo tàng khác còn chưa khai thác tốt. Thậm chí có chuyên gia còn nhận định nên chờ 20 năm nữa hãy xây.

Siêu bảo tàng 11.000 tỉ là đắt hay rẻ?

Bảo tàng 11.000 tỉ: Phải lo ruột trước rồi mới tính đến vỏ

Bảo tàng 11.000 tỉ: Có nên xây không?

Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?

Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa!

Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỉ?

Hội chứng di sản: Cuộc đua UNESCO ám màu thành tích

"Cuộc đua" danh hiệu UNESCO ở Việt Nam

Di sản Hội Lim và hội chứng kỷ lục

Không thể phủ nhận, với nền văn hóa lâu đời và có quá nhiều bản sắc thì Việt Nam sẽ có rất nhiều di sản xứng đáng được UNESCO công nhận và tôn vinh. Nhận được vinh dự này là một điều tự hào cho mỗi người dân Việt Nam khi chúng ta đã có những di sản được công nhận với toàn nhân loại.

Sẽ không có gì đáng nói nếu như bên cạnh niềm vui và tự hào đó, những nơi nhận được danh hiệu này sẽ làm tốt công tác hậu UNESCO.

“UNESCO đã công nhận anh có một di sản văn hóa độc nhất và đại diện cho dân tộc anh cũng như nền văn minh của loài người, thì UNESCO cũng sẽ trao cho anh trọng trách phải thay mặt nhân loại để bảo vệ di sản đó và phát huy chúng trong cuộc sống văn hóa xã hội hiện tại. Nếu không làm được UNESCO có quyền tước đi danh hiệu đó và đó sẽ là một nỗi nhục quốc gia khi anh đã thể hiện trước nhân loại rằng anh không có khả năng biết bảo vệ di sản."

Posted Image

Đón nhận tấm bằng di sản thế giới do UNESCO trao tặng là một vinh dự nhưng đi cùng với đó là trách nhiệm đại diện cho một quốc gia trong việc cam kết với thế giới trong công ước bảo vệ di sản đã được công nhân.

Trong suốt năm qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều di sản của các tỉnh thành địa phương trên cả nước đệ trình hồ sơ của mình lên hội đồng UNESCO và không ít trong số đó đã được công nhận như gần đây là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của Phú Thọ, Thành nhà Hồ của Thanh Hóa.

Trong số rất nhiều di sản được công nhận, chúng ta đã chứng kiến không ít trong số đó đã bị không còn được nguyên trạng thậm chí là bị biến tướng do sự thiếu hiểu biết của những người quản lý tại địa phương. Điều này lẽ ra sẽ không xảy ra nếu như khi đệ trình hồ sơ lên UNESCO họ hiểu được ý nghĩa thực sự của danh hiệu UNESCO trao cho là gì thay vì cho đó là một kiểu tấm bằng khen theo cách hiểu của căn bệnh thành tích mang tầm thế giới.

Hát đồng ca quan họ Bắc Ninh, chảy máu Cồng chiêng Tây Nguyên, Chèo hóa hát Xoan, phá hủy kiến trúc tại một số lăng Vua tại quần thể di tích Cố đô Huế, rồi gần đây nhất là tự ý phục dựng Đàn Nam Giao của Thành nhà Hồ… tất cả đã diễn ra sau những cái gọi là căn bệnh thành tích mang tên hội chứng di sản UNESCO.

Posted Image

Hát đồng ca quan họ Bắc Ninh

Rất nhiều tiền đã được chi cho quá trình vận động hành lang của các địa phương để được UNESCO công nhận. Nhưng khi giành được danh hiệu rồi, thay vì được tu bổ, các di sản lại bị xâm hại do không đúng cách, còn có những nơi di sản phi vật thể lại thiếu vắng sự đầu tư khi các nghệ nhân đang ngày càng mất đi, thế hệ tiếp theo không có một đồng kinh phí hỗ trợ để bảo tồn và duy trì di sản đó.

Năm 2013 sắp đến và hứa hẹn đã có rất nhiều địa phương đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO để được công nhận. Chưa biết những bài học trước đây mà ngay trong năm vừa qua liệu đã được rút kinh nghiệm, hay chúng ta lại tiếp tục có những cuộc đua vô ích, lãng phí và đậm màu thành tích như trước đây mà ví dụ điển hình nhất là cuộc chạy đua cho danh hiệu 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới cho Vịnh Hạ Long của tổ chức tư nhân NEW7WONDES.

Nguyễn Hoàng

===================

Không còn gì để bàn, nên đưa vào Quán vắng để suy ngẫm. Những ai ủng hộ bảo tàng ngàn tỷ? Nhưng ai cảm thấy mất mát khi những di sản văn hóa Việt bị hủy hoại?

Mong rằng đừng có ai nhìn vào nhà tôi bởi câu này!

Tôi có thể trả lại cho UNESCO cái bằng khen mà họ tăng cho TTNC LHDP.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bốn ký tự F, J, Z, W vẫn gây nhiều tranh luận

http://ictnews.vn/ho...edFileID=101063

Tàn cảnh Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” diễn ra sáng 21/12/2012. Ảnh: N.M.

ICTnews - Nhiều ý kiến trái chiều đã được công khai tranh luận tại Hội thảo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế" diễn ra sáng nay, 21/12/2012 ở Hà Nội.

>> Tiếp tục tranh cãi về 4 ký tự F, J, Z, W / Thêm 4 ký tự F, J, Z, W lại nóng trên bàn nghị sự / Nhà ngôn ngữ học Czech ủng hộ thêm ký tự vào bảng chữ cái tiếng Việt

“Khơi mào” cho cuộc tranh luận về việc có nên đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không là phần tham luận của TS. Đào Tiến Thi, Nhà xuất bản Giáo dục.

Bàn về việc hệ thống chữ cái tiếng Việt hiện nay có cản trở sự phát triển của CNTT-TT hay không, TS. Thi chia sẻ: “Một số người vẫn nghĩ rằng đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái sẽ thuận lợi hơn cho ngành CNTT và sự hội nhập của đất nước. Ý kiến này cảm tính và có sự nhầm lẫn về khái niệm. Tôi chưa thấy chuyên gia CNTT nào nêu ý kiến rằng phải có 4 ký tự F, J, Z, W trong bảng chữ cái. Ý kiến cần đưa F, J, Z, W vào bảng chữ cái lại là của những người “ngoại đạo””.

Ông Thi lưu ý: “Có người nghĩ rất hồn nhiên là thấy trên bàn phím máy tính có các ký tự đó, mà bàn phím thuộc về CNTT thì ắt các chữ ấy cũng cần cho CNTT. Một điều hiển nhiên dễ thấy là từ trước đến nay, không cần các ký tự đó trong bảng chữ cái thì những chuyên gia CNTT vẫn làm việc bình thường, vẫn làm việc với các ký tự mà chẳng cần biết nó có trong bảng chữ cái tiếng Việt hay không”.

“Giả sử bộ chữ viết nói riêng và tiếng Việt nói chung hiện thời gây khó khăn cho CNTT (trong việc mã hóa, tạo ra các bộ gõ, trong dịch tự động,…) thì nhiệm vụ của CNTT là bằng mọi cách tìm ra các quy luật của chữ Việt, tiếng Việt để xử lý chứ không phải nắn tiếng Việt sao cho “dễ” với CNTT. Có thể ví tiếng Việt là cái chân, còn CNTT là cái giày và giày phải làm theo chân chứ không thể gọt chân cho vừa giày. Việc làm giày chắc không phải quá khó đối với những chuyên gia CNTT. Rắc rối như chữ Hán mà người Tàu cũng làm được kia mà”, ông Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm không nên đưa thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt vì gây tốn kém và không cần thiết, ông Nguyễn Chí Công, Trưởng Ban Tiêu chuẩn CNTT Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, mở rộng vấn đề hơn bằng ví dụ giới trẻ hiện nay khi nhắn tin dùng chữ “wá” thay cho chữ “quá” bởi vì bàn phím điện thoại di động có chữ “w”.

“Các nước khác khi nhập công nghệ kỹ thuật nước ngoài vào thì bắt nhà sản xuất phải chế tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn chữ viết của họ. Trong khi chúng ta đang sai lầm ở chỗ “nhường sân” ở nơi đáng lẽ phải khẳng định và thực hiện chủ quyền dân tộc. Nhà nước cần yêu cầu các nhà sản xuất máy tính phải làm ra những bàn phím thuận tiện cho việc gõ tiếng Việt”, ông Công khuyến nghị.

Ở “phe” đối lập, TS. Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo, người đã từng khuấy động dư luận bằng đề xuất đưa 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt hồi tháng 8 năm ngoái, tiếp tục phản biện lại ý kiến của những người quyết tâm loại bỏ 4 ký tự F, J, Z, W khỏi bảng chữ cái với lý do bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ông Ngọc đề nghị: “Khi nói về sự trong sáng của tiếng Việt, phải xác định lại ý nghĩa của khái niệm “trong sáng”. Sẽ là sai nếu cứ nói “trong sáng” là phải giữ gìn bảng chữ cái truyền thống. Bởi người Việt rất năng động và tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều, về mặt âm thì mượn tiếng Hán, về mặt từ ngữ thì cũng đã mượn nhiều từ của tiếng Pháp… Nếu cứ giữ gìn truyền thống thì tiếng Việt không thể như ngày nay”.

Bầu không khí của Hội thảo có phần căng thẳng khi ông Ngọc đề nghị “phe đối lập” cần có những nhận định lịch sự hơn, tránh quy kết, chửi bới thế hệ ngày nay rằng họ đã làm thay đổi truyền thống của chữ Việt và tiếng Việt.

Một điểm đáng lưu ý, có thể do Hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam và Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức, nên hầu hết tham luận và ý kiến tranh luận đều là của những người thuộc giới ngôn ngữ. Tiếng nói của giới CNTT và những người ủng hộ đề xuất thêm 4 ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái để phù hợp hơn với xu thế của thời đại số hóa có vẻ “lép vế” hơn.

Ngọc Mai

Nguồn: http://ictnews.vn/ho...07014/index.ict

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cứ cãi nhau đi, hội thảo nhiều vào, haizzzzzzzzzzz.... Trong văn nói các ký tự F, J, Z, W này xuất hiện đầy rẫy, ngay cả các cụ trên diễn đàn này cũng dùng tự nhiên, hihi...Ngay cả văn viết ngày xưa văn bản vẫn ghi TW đấy thôi. A nào nói ra lý do cũng có lý cả. Mình bây giờ muốn dạy con vẫn phải dạy đầy đủ các ký tự nguyên âm, phụ âm tiếng Việt và ký tự latin đấy thôi, thời đại hội nhập mà. Tuy nhiên đoạn "Bởi người Việt rất năng động và tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều, về mặt âm thì mượn tiếng Hán, về mặt từ ngữ thì cũng đã mượn nhiều từ của tiếng Pháp…" chứng tỏ ông này vẫn chưa hiểu rõ về văn hóa, ngôn ngữ tiếng nói và truyền thống sử Việt, một thời huy hoàng bờ Nam sông Dương Tử, đã 5000 năm Việt sử. Cho nên trước hết phải công nhận sử Việt cái đã......

Edited by Chipbee cherries

Share this post


Link to post
Share on other sites

Già rồi thì nghỉ đi...

Hỡi ơi. Báo đất việt vừa đăng bài của thầy Thiên Sứ và cũng đăng luôn bài của một ông ráo sư họ Ngô tên Đức Thọ, chẳng khác nào muốn chơi nhau

Ráo sư lẩm cẩm viết đủ thứ chuyện nay lại đi dich Hùng triều Ngọc phả, dịch xong ông lập ra niên biểu cho họ Hùng như những phường láo nháo khác đã làm là gộp mẹ ..nó luôn 18 đời thẳng đuỗn. Nghĩa là các vua Hùng nhõn 18 người, có người thọ ..200 tuổi, cai trị nước 170 năm, bất chấp việc người Nhật còn làm chính xác hơn ông Ông già, tôi trẻ nhưng sao ông lẩm cẩm quá vậy. ông cố tình làm thế hay tư duy ông thế... Đau đớn thay là Hùng triều ngọc phả bị bóp mép thê thảm đến vậy, tôi không biết tiếng Hán Nôm đã đành, ông giỏi hơn tôi sao ông lại làm chuyện bất chấp bao năm qua bao người đã chứng minh lích sử Đại tộc Việt là 5000 năm. Ông ăn bớt ở đâu mấy ngàn năm rồi hỡi ông

Tưởng bài viết hay nên tôi đọc không ngờ cũng là ..phường xỏ lá, đụng từ biểu tình cho đến ..ăn đất..Các cụ nói một nghề cho chín còn hơn chín nghề... Than ôi lịch sử bị méo thế này ngàn đời sau là lỗi tại các loại trí ngủ như ông

Già rồi ông nghỉ đi

http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/06/hung-vuong-ngoc-pha-tiep-ii-van-ban.html

Ráo sư - trí ngủ bàn về thời Hùng vương- Đọc xong chỉ muốn thổ máu vì căm giận

Share this post


Link to post
Share on other sites

Già rồi thì nghỉ đi...

Hỡi ơi. Báo đất việt vừa đăng bài của thầy Thiên Sứ và cũng đăng luôn bài của một ông ráo sư họ Ngô tên Đức Thọ, chẳng khác nào muốn chơi nhau

Ráo sư lẩm cẩm viết đủ thứ chuyện nay lại đi dich Hùng triều Ngọc phả, dịch xong ông lập ra niên biểu cho họ Hùng như những phường láo nháo khác đã làm là gộp mẹ ..nó luôn 18 đời thẳng đuỗn. Nghĩa là các vua Hùng nhõn 18 người, có người thọ ..200 tuổi, cai trị nước 170 năm, bất chấp việc người Nhật còn làm chính xác hơn ông Ông già, tôi trẻ nhưng sao ông lẩm cẩm quá vậy. ông cố tình làm thế hay tư duy ông thế... Đau đớn thay là Hùng triều ngọc phả bị bóp mép thê thảm đến vậy, tôi không biết tiếng Hán Nôm đã đành, ông giỏi hơn tôi sao ông lại làm chuyện bất chấp bao năm qua bao người đã chứng minh lích sử Đại tộc Việt là 5000 năm. Ông ăn bớt ở đâu mấy ngàn năm rồi hỡi ông

Tưởng bài viết hay nên tôi đọc không ngờ cũng là ..phường xỏ lá, đụng từ biểu tình cho đến ..ăn đất..Các cụ nói một nghề cho chín còn hơn chín nghề... Than ôi lịch sử bị méo thế này ngàn đời sau là lỗi tại các loại trí ngủ như ông

Già rồi ông nghỉ đi

http://ngoducthohn.b...ii-van-ban.html

Ráo sư - trí ngủ bàn về thời Hùng vương- Đọc xong chỉ muốn thổ máu vì căm giận

Tôi để ý thấy cả lề trái lẫn lề phải và ngoài lề đều ít nhắc tới cội nguồn dân tộc. Trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt thì cũng hầu hết trong cái hầu hết đó đang cố tỏ ra ta đây rất "lề trái".

Tôi không quan tâm đến chính trị. Nhưng theo phong tục Việt thì kẻ nào hưởng gia tài tổ tiên để lại thì phải có trách nhiệm thờ cúng.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay