Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Kính bác Thiên Sứ!

Cháu đọc đi đọc lại văn bản này hàng chục lần. và với suy nghĩ bi quan của cháu, đây là phần khó khăn nhất để thực hiện. Hay với kiến thức nông cạn của cháu, thì nó gần như không tưởng, bởi vì nếu có một dự án tương tự như "một dự án để định danh toàn bộ những mối quan hệ đã nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội", thì dự án đó rất rất khó để hoàn thành, bởi vì, nó sẽ không theo kịp "những mối quan hệ sẽ nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội". Dự án đó thành công khi và chỉ khi: 1. điều kiện cần, nó có tính tiên tri, nghĩa là đi trước một bước, thứ 2. điều kiện đủ, tất cả những cái khác (luật pháp, hình thái đạo đức và nghi lễ, hình thái ý thức xã hội ở thượng tầng kiến trúc...) phải bắt nhịp kịp với cái được tiên tri. Nhưng điều này cháu thấy quả thật........Posted Imagekhó khăn trong thời điểm hiện tại. Trừ phi, lý thuyết mà bác đang ủng hộ phải được quán triệt đến từng đơn vị thực hành của một xã hội.

Cảm ơn bác đã quan tâm!

P/S: Đây là quán vắng, xin cho phép cháu lan man một chút. Trước đây khi quán xét một vấn đề để giải quyết nó, cháu thường ép mình theo phương pháp của phương Tây, bao gồm: khả năng quan sát, khả năng suy diễn, và kiến thức về vấn đề. Theo thiển ý của cháu đó là một phương pháp hay. Tuy vậy, qua tiểu luận này của bác, dù cháu nghĩ rằng, phương pháp quản lí của bác thật khó áp dụng cho một quốc gia vào thời điểm hiện tại, nhưng nếu một ngày nào đó, cháu có một doanh nghiệp nhỏ khoảng vài chục nhân viên, lúc đó nếu cháu hiểu những nguyên lý cơ bản âm dương ngũ hành một cách thấu suốt, cháu nghĩ có thể áp dụng được những nguyên tắc của bác trong tiểu luận ngày hôm nay để quản lí. Do vậy, cháu xin copy và lưu lại cho riêng mình sau này. Trân trọng!!!

Bởi vậy, tôi cũng biết trước rằnng dù có nói ra cũng rất khó thực hiện. Nền văn minh hiện tại chưa đủ trình độ để hiểu.

Thôi thì nguyên lý nó như vậy, làm được đến đâu hay đến đấy. Nhưng vấn đề là bắt đầu từ đâu trong mớ bòng bòng này và thực hiện như thế nào. Lời khuyên của tôi là nên bắt đầu từ giáo dục với Việt sử 5000 năm văn hiến.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền mặt đang ở đâu?

3/12/2012 13:00

Posted Image Các DN kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Xin giới thiệu bài viết thứ 3 trong loạt bài về bài “Những biện pháp “phá băng” cho nền kinh tế” của Tiến sỹ Lương Hoài Nam.

Cạn kiệt tiền mặt: Vì đâu nên nỗi…

Nhiều đại gia vẫn dư tiền mặt nghìn tỷ

Xem bài khác trên Vef.vn

Lâu nay tồn tại cách hiểu không hoàn toàn chính xác là tiền bị “chôn” trong bất động sản. Thực tế thì không phải như vậy. Nếu “đào bới” một dự án bất động sản dở dang, sẽ không tìm thấy bất kỳ một đồng tiền mặt nào ở đó cả; chỉ có đất, sắt thép, xi măng, các sản phẩm tồn kho… với giá trị sổ sách của chúng mà thôi, còn tiền mặt không nằm ở đó.

Về nguyên tắc, với một lượng tiền mặt (kể cả ngoại tệ và vàng) đã được đưa vào lưu hành, tại một thời điểm, chúng chỉ có thể nằm ở nhà nước, ở các doanh nghiệp (kể cả tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng) và ở trong dân (kể cả tiền gửi của người dân ở ngân hàng). Nếu giả định tổng giá trị tiền mặt là một số cố định thì nó chỉ dịch chuyển giữa ba chủ nhân này.

Theo những gì có thể cảm nhận được, lượng tiền mặt nằm ở nhà nước và các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt (so với trước). Nếu điều này là đúng thì lượng tiền mặt đang nằm ở trong dân đã tăng lên (trong tổng số tiền mặt coi là cố định). Nhìn vào thực tế từng gia đình, điều này cũng logic: khi người dân hạn chế đầu tư vào BĐS, thị trường chứng khoán, cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc giữ (hoặc gửi ngân hàng) tiền đồng, vàng, ngoại tệ là đương nhiên.

Posted Image

Vấn đề là làm thế nào để người dân sẵn sàng đưa tiền vào các hoạt động đầu tư để nền kinh tế sôi động trở lại, thay vì giữ tiền một cách thụ động như hiện nay (chưa nói đến chuyện chuyển tiền, đầu tư ra nước ngoài)? Điều này chỉ có thể xảy ra khi việc người dân bỏ tiền ra đầu tư có rủi ro ít, cơ hội lợi nhuận nhiều, khi giá BĐS, giá cổ phiếu đi lên một cách bền vững bằng các tác động hiệu quả của nhà nước. Đã có thời, dù làm tốt hay làm chưa tốt, kiểu gì cũng có lãi, còn bây giờ kể cả làm tốt thì vẫn bị lỗ, nhiều người không dám bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh nữa.

Để thu hút được tiền của người dân vào các hoạt động kinh tế tích cực, bên cạnh các giải pháp chấn hưng thị trường BĐS, chứng khoán, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, còn một hướng nữa là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các điều kiện thuận lợi cho các người đầu tư. Nếu làm tốt việc này, người dân sẽ bỏ tiền ra thay vì cất giữ.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, tính đến cuối năm 2010, số các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tại cùng thời điểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chiếm tới 40% tổng số vốn kinh doanh, 30% tổng số tín dụng, 45% tổng giá trị tài sản của khu vực doanh nghiệp nói chung. Theo các số liệu khác, tổng số các DNNN chưa cổ phần hóa hiện nay còn trên dưới 5000 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy nếu việc cổ phần hóa DNNN được thúc đẩy, nhà nước có thể thu từ trong dân về một số tiền khổng lồ, một phần có thể được sử dụng ngược lại cho các chương trình tái cơ cấu kinh tế (ví dụ, đầu tư cho công ty mua bán nợ).

Posted Image

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm chạp, kế hoạch cổ phần hóa thường xuyên không hoàn thành, chủ yếu bị ách tắc do cơ chế. Các quy định hiện hành về cổ phần hóa DNNN đặt nặng trọng tâm vào việc định giá doanh nghiệp, làm sao mang về khoản thu tối đa cho nhà nước, trong nhiều trường hợp quy định nhà nước tiếp tục chiếm cổ phần chi phối (51% trở lên). Điều này có lợi về mặt kinh tế cho nhà nước, nhưng khó cho doanh nghiệp và kém hấp dẫn đối với dân là những người đầu tư.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa DNNN ở các nền kinh tế chuyển đổi, có thể thấy các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria…) thực hiện việc cổ phần hóa DNNN được thực hiện rất đơn giản, nhanh gọn, nhiều doanh nghiệp nhà nước nhỏ ở các nước này thậm chí được “biếu không” cho người lao động theo các tiêu chí do nhà nước quy định. Đến nay, ở các nước này hầu như không còn DNNN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh thuần túy, chỉ còn một số ít các DNNN trong các lĩnh vực hạ tầng, công ích. Cách cổ phần hóa DNNN ở các nước Đông Âu giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tăng nguồn thu thuế, hình thành các thị trường chứng khoán rất nhanh, với hàng hóa đa dạng, quy mô giao dịch lớn. Trong khi cách cổ phần hóa DNNN ở Nga và các nước Liên-xô cũ đã tạo ra hàng loạt các đại gia tỷ phú đô-la trong số những người giàu nhất thế giới thì điều này hoàn toàn không xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi tầng lớp trung lưu đã và đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Quay trở lại vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta, trong tình hình hiện nay, nên thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. Có lẽ nên coi các mục tiêu tái cơ cấu sở hữu để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp ngân sách cao hơn, thu hút tiền đầu tư từ trong dân nhiều hơn quan trọng không kém việc thu nhiều tiền về cho nhà nước từ việc cổ phần hóa. Nói cho cùng, tài sản của dân cũng là tài sản của nhà nước, của xã hội, quan trọng là chúng được sử dụng một cách tích cực để tạo nên sự thịnh vượng chung. Trong việc cổ phần hóa DNNN, nếu nhà nước “khôn” với dân thì dân cũng “khôn lại” với nhà nước, không hợp lực với nhau được.

Lương Hoài Nam

==================

Về nguyên tắc, với một lượng tiền mặt (kể cả ngoại tệ và vàng) đã được đưa vào lưu hành, tại một thời điểm, chúng chỉ có thể nằm ở nhà nước, ở các doanh nghiệp (kể cả tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng) và ở trong dân (kể cả tiền gửi của người dân ở ngân hàng). Nếu giả định tổng giá trị tiền mặt là một số cố định thì nó chỉ dịch chuyển giữa ba chủ nhân này.

Hì! Cái này thì một vị hội viên tay ngang về kinh tế của diễn đàn giải thích hay hơn nhiều. Đó là : Khi lượng tiền và vàng không đổi - đại ý thế, như trong câu trích dẫn này - thì nó nằm ở phần ...tăng giá các mặt hàng.

Tôi cứ nói dốt thế này: Năm ngoài tôi kiếm 10. 000 VND dễ ợt và được 1 ln đánh giầy mất 5000 VND - còn boa thêm 1000VND nữa chứ - và còn mua được 1 cái bánh khúc để ăn sáng. Năm nay, tôi đánh giầy xong thì nhịn ăn bánh khúc.

Tôi cũng hỏi: "Tiền mặt đi đâu?" thì được giải thích là nó vào 1 chiếc giày vừa đánh xong. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi cũng có thể nói cách khác đó là Lạm Phát quá cao, nên cái lượng tiền xuất ra đó, giờ chả còn mấy giá trị nữa (Năm ngoái lạm phát trên 20%, năm nay trên 10% cộng lại là mất toi 30% tiền rồi, nên nó đi đâu mất là đúng òi còn gì)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta sẽ bắt đầu 2013 với một chiếc xe đang kẹt cứng trong bùn

Alan Phan

Posted Image

Khi không biết đích đến là đâu, thì con đường nào cũng đều đến đích.

Thấm thoát đã năm hết Tết đến. Mùa của các dự đoán kinh tế cho 2013 bắt đầu.Các chuyên gia kinh tế kiếm cơm nhờ mùa này. Cá nhân tôi có 12 tờ báo đặt hàng; chưa kể đến những diễn thuyết tham luận tại các diễn đàn và hội thảo. Khi tôi từ chối vì thực ra không còn gì để dự đoán…ai cũng ngạc nhiên. Như Tết mà không có bánh mứt dưa hành, Xuân không có trẩy lộc mai đào…và báo Xuân không có dự đoán.

Các năm trước, những chuyên gia kinh tế kiếm tiền quá dễ. Trừ những anh chị phải lạc quan vì nhận chỉ thị hay tiền thưởng, bất cứ ai vô tư phán xét đều thấy rõ lối đi của chiếc xe kinh tế Việt.

Quá dễ để tiên đoán

Doanh nghiệp nhà nước làm chủ thể lãnh đạo? Tất cả kinh nghiệm từ OPM (tiền người khác) qua 5 ngàn năm lịch sử cho thấy sự lãng phí tham ô là hệ quả tất yếu (và người chủ thực sự của đồng tiền phải cày lưng trả nợ trong một thời gian dài).

67% tiền đầu tư của quốc gia cho vào bất động sản ư? Bong bóng phải phình căng và ngày bể bụng là chuyện thời gian. Rồi 82% phần trăm nợ ngân hàng xuất xứ từ thế chấp BDS? Khi bong bong BDS vỡ, thì các mùi hôi thối chôn vùi trong đống rác phải xì theo. Không thể có kết luận nào khác.

Trong khi đó, nguồn vốn thực của các ngân hàng bị méo mó vì sở hữu chéo, vì công ty sân sau của các chủ ngân hàng, vì “quan hệ” quan trọng hơn tính khả thi của dự án….Ngày mà mọi người liên quan phải chốt sổ kết toán phải là ngày của chuông báo tử.

Còn thị trường chứng khoán? Khi giá cả tùy thuộc vào đội lái tàu và tin đồn hay hỏa mù, thì sớm hay muộn, các nhà đầu tư chính thống phải chào thua và bỏ chạy. Trên nguyên tắc, một canh bạc bịp không thể kéo dài vì số lượng người ngu thường có giới hạn.

Lạm phát, lãi suất và tỷ giá? Khi chánh phủ qua Ngân Hàng Nhà Nước quyết định các con số và được Cục Thống Kê hổ trợ đắc lực, xa rời mọi can thiệp của thị trường, thì hoang tưởng xâm nhập cơ thể và cả quốc gia phải “lên đồng” và mọi người thi nhau ca múa.

Thị trường là một thế lực cứng đầu

Tôi về Việt Nam vào 2007 với tất cả háo hức của một đứa con vừa tìm về nhà. Chỉ 6 tháng sau, tôi bắt đầu thấy rõ những thủ thuật qua những con số thống kê thoa nắn, những chiêu tiếp thị vô trách nhiệm và những lòng tham cá nhân không kiểm soát. Tôi viết về những dự đoán không lấy gì làm sáng sủa và những quyền lực đang cầm lái cho chiếc xe kinh tế phản bác với những lạc quan hồ hởi kiểu viết biểu ngữ. Dù tôi sai về thời điểm (tôi nghĩ 2010 là năm bản lề) nhưng trận bão năm Thìn 2012 cũng đã đến với một cường độ Việt Nam chưa hề trải nghiệm.

Tôi kể lại chuyện cũ không phải để khoe vì thực ra mọi chuyên gia kinh tế có chút hiểu biết đều đi đến kết luận như tôi (tuy có vài người không tiện nói). Tôi nói ra để mọi người hiểu là chuyện dự đoán cái vũng lầy mà chúng ta đang mắc cạn ở đây không gì là khó khăn. Một sinh viên mới ra trường cũng có thể luận giải được điều này.

Tóm lại, chúng ta sẽ bắt đầu 2013 với một chiếc xe đang kẹt cứng trong bùn.

Định hướng nào đây?

Dĩ nhiên có rất nhiều giải pháp để kéo chiếc xe ra khỏi đầm lầy. Chúng ta có thể kêu mấy cha tư bản ở xa (Âu Mỹ Nhật IMF..) đem chiếc xe câu tối tân đến kéo thoát. Chúng ta có thể chạy qua nhờ anh hàng xóm (TQ) dùng chiếc bán tải. Nhưng dĩ nhiên, ông Alan đã nói là “không gì là miễn phí”. Chúng ta phải cân nhắc so sánh giá cả phải trả, kể cả bổng lộc chức quyền của mọi người trong phe nhóm . Chúng ta cũng có thể về nhà, bắt mẹ đĩ phải lấy “vàng” hay “đô la” cho phe ta đem bán? Hay chúng ta có thể quyết định tử thủ vì lý tưởng vĩ đại, sống trên xe và chơi giữa đầm lầy như Bắc Triều Tiên.

Dĩ nhiên, tôi đoan chắc là không chuyên gia kinh tế nào có thể…dự đoán nổi cái giải pháp sẽ được chọn lựa. Vì tình hình hiện nay đã không còn là …kinh tế, mà là chánh trị. Chánh trị ở xứ này thì không ai có dự đoán chính xác, ngoài 5, 10 người sẽ “đóng cửa bảo nhau”.

Vì thế, khi các báo yêu cầu tôi viết một bài về …”dự đoán kinh tế cho 2013” thì tôi chỉ mỉm cười. Sau 5 năm đi về thường xuyên ở đây, nhân vật quyền lực nhất mà tôi quen biết là ..ông bảo vệ trong khu chung cư tôi sống. Tôi nghĩ ông cũng như 99.99% các người Việt hoàn toàn không can dự và hay biết gì về quyết định ảnh hưởng đến đời sống của ông và kinh tế Việt năm 2013 và 5, 10 năm sau đó.

Tôi quen làm khán thính giả cho rất nhiều vở kịch suốt 67 năm qua tại rất nhiều hí viện. Có nhiều vở kịch nồng hơn mắm ruốc…nhưng tôi bị cấm không được bỏ về sớm. Phần lớn đạo diễn và diễn viên đều ghét nhà phê bình. Nhưng mọi thứ rồi cũng thành thói quen. Mizaru, Kikazaru, Iwazaru….(a)

Theo blog Alan Phan , đầu đề của QC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận diệt chim trời bằng… “công nghệ cao”

Thứ Hai, 03/12/2012 - 15:11

(Dân trí) - Thời gian gần đây, ở một số vùng quê phía Đông huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bỗng xuất hiện “tiếng chim lạ” kêu liên hồi như xé nát không gian yên bình. Tiếng chim vang suốt cả đêm khiến người hoang mang, lo có chuyện xấu...

Mất ngủ vì “tiếng chim lạ”

“Tiếng chim lạ” vang cả đêm khuya nên có… phần rùng rợn, nhiều người dân mất ngủ, lo rằng chim báo điềm xấu. Ban ngày chim cũng kêu đinh tai nhức óc trên cánh đồng. Sau nhiều ngày đêm mất ăn mất ngủ, người dân đã quyết đi về phía có tiếng chim, tìm hiểu xem con chim kêu thống thiết đó có hình thù ra sao. Lạ thay, khi có người đến gần, thậm chí ném đá, con chim “lắm mồm” đó vẫn không di chuyển và vẫn… “giữ nhịp” kêu đều đặn như không có chuyện gì xảy ra.

Lại gần mới biết đó không phải là chim thật mà là một sản phẩm “công nghệ” phát ra tiếng chim kêu nghe y như thật. “Công nghệ” này gồm một thiết bị đọc thẻ nhớ thu âm tiếng kêu của loài chim cuốc cuốc, kết nối với một cái loa khuếch đại âm thanh có thể vang xa vài cây số, được đặt trên đồng ruộng gần khu dân cư để bẫy chim trời.

Posted Image

“Thủ phạm” phát ra tiếng chim “mồi” giữa đêm khuya khiến nhiều người mất ăn, mất ngủ - Ảnh: Hải Âu.

Biết có chuyện lạ thường, người dân đã đi báo sự việc cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên chính quyền vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để nên những ngày sau đó bà con nơi đây vẫn khổ sở vì tiếng chim.

Đất lành chim… tiệt!

Do thời tiết ở các tỉnh Bắc miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng thích hợp nên cứ vào mùa thu hàng năm, các loài chim di cư từ khắp nơi bay về đây trú ngụ. Không may cho chúng, chính những nơi trú ẩn lý tưởng này lại là cái “lò nướng thịt chim”.

Posted Image

Cùng chung số phận với nhiều chú chim khác, con cò xấu số này đã mắc bẫy - Ảnh: Hải Âu.

Qua tìm hiểu được biết, bắt đầu từ lúc trời chạng vạng tối, những người làm nghề bẫy chim giăng lưới dọc theo các bờ đê của ruộng đồng, đặt các thiết bị phát ra tiếng chim “mồi” sau những mảnh lưới để nhử các loài chim trời mắc bẫy.

Khi nghe tiếng kêu gọi bầy của đồng loại, từng chú chim vô tội liền sà xuống và dính ngay vào bẫy lưới. Cứ thế, mỗi khi con này mắc lưới, con khác bay đến “cứu” và cuối cùng tất cả đều mắc bẫy con người. Tiếng kêu cứu của những con chim khi cố quẫy đạp trong những mắt lưới bùng nhùng hòa cùng tiếng chim “công nghệ”, khiến những người yêu thiên nhiên không khỏi xót lòng.

Sau khi bẫy được chim, người đi săn buộc chim thành từng xâu đem bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán nhậu hoặc đơn giản hơn là bày bán dọc đường cho người có nhu cầu. Từ đây chim trời lên đĩa, thành đặc sản… Điều đáng nói, tất cả “hành trình tận diệt” chim trời này đều được thực hiện hàng ngày và công khai nhưng dường như chưa bao giờ bị cơ quan chức năng phản ứng!

Hải Âu

===============

Tân diệt các loài thủy tộc bằng điện, bây giờ lại tận diệt chim bằng công nghệ cao. Vậy còn gì nữa?

Một xã hội phát triển, thì không chỉ điện và âm thanh tận diệt chim cá. Mà còn nhiều thứ nữa sau này. Nếu không có một đạo luật bảo vệ môi trường thì sẽ chẳng còn gì là hệ cân bằng sinh thái. Lúc ấy sự sống sẽ đi về đâu? Đây là một thí dụ nữa cho mối quan hệ Âm Dương trong bài viết trên.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin vắn : Ngày thứ sáu 30/11 chúng khứa lại cắt cáp

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa xác nhận với BBC hôm nay 03/12/2012 thông tin từ tuần trước nói một tàu của tập đoàn này lại bị Trung Quốc 'cắt cáp' hôm thứ Sáu ngoài Biển Đông. Lịch làm việc thế lày

- Hôm 28/11/2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam đã hội đàm với Tướng Trung Quốc, ông Vương Tây Hân sang thăm Việt Nam.

- Cắt cáp ngày 30/11

- Sang ngày 2/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Trưởng ban Thường vụ của Quốc hội nước láng giềng tại Hà Nội.

Pó tay bọn khựa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài cá nước ngọt mang họ của Tổng thống Obama

Ngày 01.12.2012, 06:40 (GMT+7)

SGTT.VN - Tờ The Guardian ngày 29.11 đưa tin các nhà nghiên cứu động vật đã lấy tên họ của Tổng thống Mỹ Barack Obama để đặt tên cho một loài cá nước ngọt tuyệt đẹp mới phát hiện.

Posted Image

Loài cá mới này có tên gọi Etheostoma Obama.

Các nhà nghiên cứu động vật dưới nước cho biết loài cá đực giống này chỉ dài 5cm nhưng có hình dáng rất đẹp. Vây cá có nhiều màu sắc trong đó chủ yếu là màu xanh lam và da cam, các vây dưới sau có hình bán nguyệt màu xanh lơ trong khi vây dưới trước mang các sọc màu cam sáng nổi bật trên nền xanh.

Thân và đuôi nhỏ của cá cũng bao phủ những đốm xanh và da cam. Đầu cá cũng có hai màu với phần mặt màu vàng và mang màu lam.

Đây không phải là lần đầu tiên tên họ của Tổng thống Mỹ được sử dụng để đặt tên cho các con vật, thực vật cũng như các vật dụng khác.

Vào năm 2007, chuyên gia về địa y của Đại học California, Mỹ, cũng đã đặt tên cho loài địa y mới là Caloplaca Obama, để bày tỏ lòng biết ơn đối với chủ trương ủng hộ nghiên cứu khoa học của Tổng thống.

vietnam+

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin vắn : Ngày thứ sáu 30/11 chúng khứa lại cắt cáp

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) vừa xác nhận với BBC hôm nay 03/12/2012 thông tin từ tuần trước nói một tàu của tập đoàn này lại bị Trung Quốc 'cắt cáp' hôm thứ Sáu ngoài Biển Đông. Lịch làm việc thế lày

- Hôm 28/11/2012, Đại tướng Phùng Quang Thanh của Việt Nam đã hội đàm với Tướng Trung Quốc, ông Vương Tây Hân sang thăm Việt Nam.

- Cắt cáp ngày 30/11

- Sang ngày 2/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Trưởng ban Thường vụ của Quốc hội nước láng giềng tại Hà Nội.

Pó tay bọn khựa

Chỉ cần Việt sử 5000 năm văn hiến lên ngôi một cách chính danh, bọn Khựa này sợ ngay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ!

Cháu đọc đi đọc lại văn bản này hàng chục lần. và với suy nghĩ bi quan của cháu, đây là phần khó khăn nhất để thực hiện. Hay với kiến thức nông cạn của cháu, thì nó gần như không tưởng, bởi vì nếu có một dự án tương tự như "một dự án để định danh toàn bộ những mối quan hệ đã nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội", thì dự án đó rất rất khó để hoàn thành, bởi vì, nó sẽ không theo kịp "những mối quan hệ sẽ nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội". Dự án đó thành công khi và chỉ khi: 1. điều kiện cần, nó có tính tiên tri, nghĩa là đi trước một bước, thứ 2. điều kiện đủ, tất cả những cái khác (luật pháp, hình thái đạo đức và nghi lễ, hình thái ý thức xã hội ở thượng tầng kiến trúc...) phải bắt nhịp kịp với cái được tiên tri. Nhưng điều này cháu thấy quả thật........Posted Imagekhó khăn trong thời điểm hiện tại. Trừ phi, lý thuyết mà bác đang ủng hộ phải được quán triệt đến từng đơn vị thực hành của một xã hội.

Cảm ơn bác đã quan tâm!

P/S: Đây là quán vắng, xin cho phép cháu lan man một chút. Trước đây khi quán xét một vấn đề để giải quyết nó, cháu thường ép mình theo phương pháp của phương Tây, bao gồm: khả năng quan sát, khả năng suy diễn, và kiến thức về vấn đề. Theo thiển ý của cháu đó là một phương pháp hay. Tuy vậy, qua tiểu luận này của bác, dù cháu nghĩ rằng, phương pháp quản lí của bác thật khó áp dụng cho một quốc gia vào thời điểm hiện tại, nhưng nếu một ngày nào đó, cháu có một doanh nghiệp nhỏ khoảng vài chục nhân viên, lúc đó nếu cháu hiểu những nguyên lý cơ bản âm dương ngũ hành một cách thấu suốt, cháu nghĩ có thể áp dụng được những nguyên tắc của bác trong tiểu luận ngày hôm nay để quản lí. Do vậy, cháu xin copy và lưu lại cho riêng mình sau này. Trân trọng!!!

Thực ra bạn đang nghĩ theo lối diễn dịch, từ gốc lên ngọn, từ Âm Dương, Ngũ Hành ra vạn vật. Nếu dùng lối quy nạp sẽ thấy vạn vật lại về Âm Dương, Ngũ Hành. Mức độ diễn dịch thế nào thì phải căn cứ vào thực trạng phát triển của xã hội để quyết định. Với cách hiểu như thế thì mọi việc cũng sẽ không quá phức tạp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tiền mặt đang ở đâu?

3/12/2012 13:00

Posted Image Các DN kếu thiếu tiền, nhà đầu tư cũng cạn tiền mặt, ngân hàng căng thẳng thanh khoản. Vây tiền đi đâu và đang ở đâu? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Xin giới thiệu bài viết thứ 3 trong loạt bài về bài “Những biện pháp “phá băng” cho nền kinh tế” của Tiến sỹ Lương Hoài Nam.

Cạn kiệt tiền mặt: Vì đâu nên nỗi…

Nhiều đại gia vẫn dư tiền mặt nghìn tỷ

Xem bài khác trên Vef.vn

Lâu nay tồn tại cách hiểu không hoàn toàn chính xác là tiền bị “chôn” trong bất động sản. Thực tế thì không phải như vậy. Nếu “đào bới” một dự án bất động sản dở dang, sẽ không tìm thấy bất kỳ một đồng tiền mặt nào ở đó cả; chỉ có đất, sắt thép, xi măng, các sản phẩm tồn kho… với giá trị sổ sách của chúng mà thôi, còn tiền mặt không nằm ở đó.

Về nguyên tắc, với một lượng tiền mặt (kể cả ngoại tệ và vàng) đã được đưa vào lưu hành, tại một thời điểm, chúng chỉ có thể nằm ở nhà nước, ở các doanh nghiệp (kể cả tiền gửi của doanh nghiệp ở ngân hàng) và ở trong dân (kể cả tiền gửi của người dân ở ngân hàng). Nếu giả định tổng giá trị tiền mặt là một số cố định thì nó chỉ dịch chuyển giữa ba chủ nhân này.

Theo những gì có thể cảm nhận được, lượng tiền mặt nằm ở nhà nước và các doanh nghiệp đang bị thiếu hụt (so với trước). Nếu điều này là đúng thì lượng tiền mặt đang nằm ở trong dân đã tăng lên (trong tổng số tiền mặt coi là cố định). Nhìn vào thực tế từng gia đình, điều này cũng logic: khi người dân hạn chế đầu tư vào BĐS, thị trường chứng khoán, cổ phần của các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc giữ (hoặc gửi ngân hàng) tiền đồng, vàng, ngoại tệ là đương nhiên.

Posted Image

Vấn đề là làm thế nào để người dân sẵn sàng đưa tiền vào các hoạt động đầu tư để nền kinh tế sôi động trở lại, thay vì giữ tiền một cách thụ động như hiện nay (chưa nói đến chuyện chuyển tiền, đầu tư ra nước ngoài)? Điều này chỉ có thể xảy ra khi việc người dân bỏ tiền ra đầu tư có rủi ro ít, cơ hội lợi nhuận nhiều, khi giá BĐS, giá cổ phiếu đi lên một cách bền vững bằng các tác động hiệu quả của nhà nước. Đã có thời, dù làm tốt hay làm chưa tốt, kiểu gì cũng có lãi, còn bây giờ kể cả làm tốt thì vẫn bị lỗ, nhiều người không dám bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh nữa.

Để thu hút được tiền của người dân vào các hoạt động kinh tế tích cực, bên cạnh các giải pháp chấn hưng thị trường BĐS, chứng khoán, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, còn một hướng nữa là đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với các điều kiện thuận lợi cho các người đầu tư. Nếu làm tốt việc này, người dân sẽ bỏ tiền ra thay vì cất giữ.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, tính đến cuối năm 2010, số các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tại cùng thời điểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chiếm tới 40% tổng số vốn kinh doanh, 30% tổng số tín dụng, 45% tổng giá trị tài sản của khu vực doanh nghiệp nói chung. Theo các số liệu khác, tổng số các DNNN chưa cổ phần hóa hiện nay còn trên dưới 5000 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy nếu việc cổ phần hóa DNNN được thúc đẩy, nhà nước có thể thu từ trong dân về một số tiền khổng lồ, một phần có thể được sử dụng ngược lại cho các chương trình tái cơ cấu kinh tế (ví dụ, đầu tư cho công ty mua bán nợ).

Posted Image

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm chạp, kế hoạch cổ phần hóa thường xuyên không hoàn thành, chủ yếu bị ách tắc do cơ chế. Các quy định hiện hành về cổ phần hóa DNNN đặt nặng trọng tâm vào việc định giá doanh nghiệp, làm sao mang về khoản thu tối đa cho nhà nước, trong nhiều trường hợp quy định nhà nước tiếp tục chiếm cổ phần chi phối (51% trở lên). Điều này có lợi về mặt kinh tế cho nhà nước, nhưng khó cho doanh nghiệp và kém hấp dẫn đối với dân là những người đầu tư.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa DNNN ở các nền kinh tế chuyển đổi, có thể thấy các nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria…) thực hiện việc cổ phần hóa DNNN được thực hiện rất đơn giản, nhanh gọn, nhiều doanh nghiệp nhà nước nhỏ ở các nước này thậm chí được “biếu không” cho người lao động theo các tiêu chí do nhà nước quy định. Đến nay, ở các nước này hầu như không còn DNNN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh thuần túy, chỉ còn một số ít các DNNN trong các lĩnh vực hạ tầng, công ích. Cách cổ phần hóa DNNN ở các nước Đông Âu giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tăng nguồn thu thuế, hình thành các thị trường chứng khoán rất nhanh, với hàng hóa đa dạng, quy mô giao dịch lớn. Trong khi cách cổ phần hóa DNNN ở Nga và các nước Liên-xô cũ đã tạo ra hàng loạt các đại gia tỷ phú đô-la trong số những người giàu nhất thế giới thì điều này hoàn toàn không xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi tầng lớp trung lưu đã và đang là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Quay trở lại vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta, trong tình hình hiện nay, nên thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN. Có lẽ nên coi các mục tiêu tái cơ cấu sở hữu để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp ngân sách cao hơn, thu hút tiền đầu tư từ trong dân nhiều hơn quan trọng không kém việc thu nhiều tiền về cho nhà nước từ việc cổ phần hóa. Nói cho cùng, tài sản của dân cũng là tài sản của nhà nước, của xã hội, quan trọng là chúng được sử dụng một cách tích cực để tạo nên sự thịnh vượng chung. Trong việc cổ phần hóa DNNN, nếu nhà nước “khôn” với dân thì dân cũng “khôn lại” với nhà nước, không hợp lực với nhau được.

Lương Hoài Nam

==================

Đọc xong bài báo này, cháu ngẫm đi ngẫm lại mới thấy bài báo thật dơ bẩn, ăn tiền bẻ cong ngòi bút

Giờ bọn nó đang dùng chiêu mị dân, để nhằm che lấp sự thật, đó là sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, làm cho mafia kinh tế thâu tóm hết tiền, các nhóm lợi ích ngân hàng tranh thủ xâu xé gần hết sạch nguồn lực của nhà nước rồi còn đâu, các nhóm mafia vàng tranh thủ vơ vét tiền trong dân

Giờ nói thẳng, ngay trong dân cũng chả còn tiền, nếu ko tin hỏi các bà nội trợ là biết, tiền hiện tại 1 phần bị hút hết về các ngân hàng, 1 phần do mafia kinh tế nắm dữ, sao lại đổ do dân, do dân găm tiền, đúng là ăn tiền bẻ cong ngòi bút, người ta gọi đây là bồi bút

Năm ngoái 1 loạt chính xách nâng lãi xuất tiền gửi lên tận gần 20%, thì dân đổ xô đi gửi rồi còn đâu, sau đó nâng lãi xuất cho vay lên trên 20% làm cho các doanh nghiệp è cổ ra trả nợ vì thế ngân hàng đã rút phần lớn tiền về rồi, ngân hàng ko biết thực tế có bao nhiêu tiền, nhưng luôn luôn tăng số vốn điều lệ, hút sạch tiền từ các thị trường chứng khoán, vàng thì rối loạn liên miên, hút thêm không biết bao nhiêu tiền trong dân qua kênh này

Hệ thống ngân hàng VN được thế giới đánh giá là đứng hang bét bảng trên thế giới, Thằng cha xấu trai, lại có mụn ruồi mọc không đúng chỗ, được đánh giá là quản lý ngân hàng đứng hàng cuối cùng trên thế giới

Thế mà bài báo này nói là tiền nằm trong dân, đúng là nực cười

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời lẽ căng thẳng quá, bạn thư giãn chút đi.Tiền nó chẳng mất đi đâu cả, nó không ở trong tay bạn thì nó sẽ ở trong tay người khác. Mấy năm vừa rồi sốt BDS và chứng khoán và các tài sản khác, dẫn đến sinh ra lượng tiền ảo gấp nhiều lần tiền thật. Bây giờ tền ảo mất đi chứ tiền thật cí mát đi đâu.Ví dụ này nhé: Công ty bds có dư án, họ chỉ có 100 tỷ trong tay. Yêu cầu của DA là vốn phải 500 tỷ, họ sẽ đi thuê tài chính để đủ đk làm chủ DA. (Chỉ thuê cái tền ảo)Sau đó họ tiến hành pr... DA có tổng mức đầu tư lên đến 1000 tỷ chẳng hạn... khởi công...kêu gọi góp vốn XD DA, thực chất là bán nhà ảo lấy tiền thật và cả tiền ảo ghi vào sổ sách để tiếp tục pr.Bạn có 5 tỷ trong nhà, đăng ký mua căn nhà của DA với giá 5 tỷ, nhưng chỉ phải đóng trước 30% đợt 1 để làm móng. Bỗng dưng căn nhà tăng lên 10 tỷ bạn nện bạn tự sướng vì lãi 5 tỷ, thế là mở két lấy số tiền thật hiện có ra tiêu xài trước thay vì cất giữ để thanh toán tiền nhà trong 3 năm. Vì bạn nghĩ đợi tăng lên chút nữa 12-14 tỷ gì đó sẽ bán đi, giá tăng lên 11,5 bạn chưa bán, bỗng rưng nó tụt xuống 9 bạn tếc và thầm nghĩ chờ lên 11,5 thì bán nhanh....rồi nó xuống 8 lại tiếc ...chờ lên lại 9 sẽ bán. Rồi nó lại xuống ...5 và... Hết tiền nộp mua nhà.Tiền thật thì đã tiêu xài trong thời lạm phát, tiền ảo bỗng rưng muốn...tìm lại cái thửa ngày xưa. Hihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

$$$ VÀO

1. Liệt kê nghề nghiệp quan chức và lương hướng hàng năm

2. Liệt kê tất cả tài sản (bất động sản, cổ phiếu, đầu tư v.v...)

$$$ RA

3. Liệt kê tất cả trị giá đồ đạc mua sắm (nhà cửa, xe cộ, vàng bạc đá quý, thời trang v.v...) thông qua văn bằng, chứng thư

4. Liệt kê tất cả chi phí đi lại, ăn uống (du lịch, nghĩ mát ở bất cứ nơi đâu v.v...) thông qua thẻ tín dụng

Nếu $$$ VÀO - $$$ RA >= 0 ... okay

Nếu $$$ VÀO - $$$ RA = -$$$$$$ ... đóng băng tài sản để điều tra và thanh trừng tham nhũng

Nguồn gốc tham nhũng là từ chỗ "thượng bất chính" nên có hệ quả "hạ tắc loạn" là điều tất yếu.

Tham quan ô lại không chỉ xảy ra ở trong một nền kinh tế kém phát triển mà ngay cả ở những nền kinh tế khá phát triển ngày nay cũng biến thiên từ quyền lực chính trị thành quyền lực kinh tế, nhất là trong buổi giao thời của sự hội nhập toàn cầu hóa này.

Xưa nay, tham nhũng là một tệ nạn thường xảy ra dưới hình thức quyền lực từ guồng máy lãnh đạo như quan viên chính phủ, cường hào ác bá chí đến đám lục lâm thảo khấu vô lại.

Để đối phó với đám lục lâm thảo khấu hay cường hào ác bá thì có quan viên chính phủ thi hành chính sách, thanh trừng, tiểu trừ và dẹp loạn nhưng đối với tham nhũng từ quan lại nhà nước thì có khó khăn hơn do đó mới nói "thượng bất chính" là đầu mối của tham nhũng làm phá hoại pháp luật, rối loạn kỷ cương tức là "hoại pháp loạn kỷ". Cho nên thời xưa, hình phạt như "tru di tam tộc" hay "cửu tộc" là nhằm để răn đe quan lại khá hữu hiệu vì không chỉ một mình mình bị hình phạt mà còn hệ lụy đến người thân thích.

Như vậy ta thấy tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để trục lợi mà sản sinh ra trò "mua danh bán tước" vì khi đã bỏ ra một số tiền $$$ để mua danh mua chức đó thì phải kiếm lại $$$$ nhiều hơn hoặc gấp đôi $$$$$$ hay gấp nhiều lần hơn nữa ...

Trong thương trường, vì để bành trướng thế lực địa bàn hay để được bảo hộ (có cầu) thì thương nhân phải chi tiền cho quan lại hay đầu xỏ của bọn xã hội đen đã góp phần không nhỏ trong hệ thống thiết lập lên nền tảng tham nhũng cần thiết (có cung) mà dưới lăng kính Phật pháp là:

"Cái này có nên cái kia có

Cái này không nên cái kia không ..."

Ví dụ, thời thập niên 60 ở Hong Kong khi luật pháp lỏng lẻo nên nạn tham nhũng lan tràn ở trong giới cảnh sát và ngay cả với những người cảnh sát công chính cũng không thể một con én làm nên mùa xuân vì sự áp lực của số đông. Nếu không chung đường thì số phận bất toàn nên đã phải nhúng chàm để bảo tồn tính mạng cho đến khi "thượng đắc chính" nghiêm khắc thanh trừng để thi hành pháp kỷ mới khống chế được tham nhũng.

Nói vậy, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra. Lòng tham của con người chưa đủ trong điều kiện cần và đủ để trở nên tham nhũng nhưng lòng tham con người là không thể thiếu trong sự tham nhũng. Con người có lòng tham nhưng chưa chắc tham nhũng nhưng kẻ tham nhũng thì chắc chắn có lòng tham.

Ngày nay, thời đại thông tin toàn cầu nên khó bưng bít hơn xưa nên chúng ta nghe thấy tham nhũng tràn lan đại trà chứ không phải từ xưa không có hay ít mà là từ khi có thể chế nhà nước được thành lập thì quyền lực là công cụ của tham nhũng nếu như "thượng bất chính". Nhưng cũng vì thông tin ngày nay nhanh chóng phát tán nên khó lòng bưng bít và có những công cụ hổ trợ cho tính minh bạch thêm hữu hiệu thì trách nhiệm của các cấp lãnh đạo cần phải kiên quyết "đắc chính" thì "hạ tắc thuận".

Ông bà ta xưa có dạy "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" cũng như có Tài mà vô Đức thì có khi không tránh khỏi được sự cám dỗ dẫn đến lầm đường lạc bước gây nên tội vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên Sứ nói rất đúng!

Hầu như những chế tài của những quốc gia dù là tiên tiến nhất cũng chỉ có hiệu quả ở phạm vi xử lí tham nhũng, và tham nhũng vẫn xảy ra ở cách này hay cách khác, quốc gia càng tiên tiến, tham nhũng càng tinh vi.

Ví dụ là nước Mỹ, chỗ Trai Việt ở cộng đồng người Việt khá đông, sau kì bầu cử có 1 anh chính trị "da" người Việt đắc cử, sau đó con đường nơi có những trụ sở làm ăn của người Việt bỗng nhiên được sửa sang, nới rộng (tất nhiên tiền thuế của tiểu bang), mấy shopping center chỗ đó có giá hẳn, bà con vỗ tay ầm ầm. Có mấy ai để ý rất nhiều khu đất của ông chính trị "da" nằm trên con đường kia, ổng âm thầm mua đời nảo đời nào. Vậy ổng có tham nhũng không? Bởi vậy có người nói "chính trị là con đĩ, nó ngủ với ai trả tiền cho nó" cũng không sai.

Vấn đề là trình độ tào lao bí đao như Trai Việt cũng chẳng biết cái gốc tham nhũng nó nằm chỗ nào để mà triệt, mà dẫu có biết cũng chẳng biết triệt cách nào để xung phong tham gia cuộc thi lấy tiền thưởng. Bác Thiên Sứ có thể bật mí cho anh em trong diễn đàn được mở mang tầm mắt hay không? Xin cảm ơn!

Có mấy ai, nhưng đã có người như trai_viet_o_houston đã để ý và thấy thì cũng đủ cho ta biết tính thiếu minh bạch đang dần được minh bạch và cần hơn nữa là bạch hóa nó từ sức mạnh của truyền thông của người dân. Nhất là người dân ở đất nước có được tự do ngôn luận nên dễ dàng biểu tình, rải phát truyền đơn, cầm bảng đặt dấu hỏi để người dân chú ý thì như anh chính trị "da" người Việt đó có lỡ tham nhũng cũng e dè ái ngại hoặc từ báo chí địa phương loan tải để điều tra thì sự tham nhũng cũng được khống chế.

Sức mạnh của truyền thông, của toàn dân là điều mà ngày xưa các hiền triết Á Đông đã không hề coi nhẹ và đã ví: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" và cũng có câu "Nước có thể chở thuyền, nhưng cũng có thể lật thuyền" và nước đây ám chỉ cho dân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không có cá nhân tôi phát biểu về nguyên nhân sự phổ biến hiện tượng tham nhũng thì ý tưởng này có thể được giải nhì của WB. Vấn đề còn lại để lấy giải nhì chỉ còn là hình thức diễn đạt. Nhưng tôi đã nói rồi. Ngay cả giải nhất cũng sai.

Bởi vì: Vấn đề " Thượng bất chính, hạ tắc loạn" chỉ là hiện tượng cụ thể, hậu quả của mất cân bằng Âm Dương khi "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Đấy là nói theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Còn nói theo cách nói phổ biến phù hợp với những khái niệm hiện đại là:

Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"?

Còn nói về tính minh bạch là biện pháp chống tham nhũng. Vậy thì trường hợp dùng công nghệ âm thanh điện tử để bắt chim kia như là một ví dụ. Kẻ tàn sát chim công khai trước mọi người đấy chứ? Chính quyền không quan tâm. Vì đó là kết quả của nghề săn bắn từ hàng 1000 năm trước, khó thể kết tội, nếu không có một điều luật đứng sau nó. Chim trời lại không liệt vào loại thú quý cấm săn bắt. Đấy là thí dụ cụ thể. Còn về cơ sở lý thuyết thì ông quan nào - trong một thể chế chính danh - mà chẳng chứng tỏ mình minh bạch và đạo đức, cho đến khi bị bắt về ....tham nhũng.

Hay nói rõ hơn. Bản thân tham nhũng là một việc tự nó đã lén lút và là một hành vi sai. Bởi vậy, việc mình bạch mọi chuyện chỉ là một hình thức trong quan hệ xã hội mà thôi - một chặng đường của lịch sử tiến hóa . Nó không phải là biện pháp rốt ráo chống tham nhũng khi mà tham nhũng vốn đã lén lút và lợi dụng kẽ hở của các hình thái ý thức xã hội để thực hiện.

Nói một cách khôi hài cho đỡ căng thẳng: Một ông quan tham nhũng nghe thấy Âu Cơ coi minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng, ông ta bèn ủng hộ và tán thành việc này. Nhằm chứng tỏ mình rất minh bạch.

Nguồn gốc tham nhũng là từ chỗ "thượng bất chính" nên có hệ quả "hạ tắc loạn" là điều tất yếu.

Tham quan ô lại không chỉ xảy ra ở trong một nền kinh tế kém phát triển mà ngay cả ở những nền kinh tế khá phát triển ngày nay cũng biến thiên từ quyền lực chính trị thành quyền lực kinh tế, nhất là trong buổi giao thời của sự hội nhập toàn cầu hóa này.

Xưa nay, tham nhũng là một tệ nạn thường xảy ra dưới hình thức quyền lực từ guồng máy lãnh đạo như quan viên chính phủ, cường hào ác bá chí đến đám lục lâm thảo khấu vô lại.

Để đối phó với đám lục lâm thảo khấu hay cường hào ác bá thì có quan viên chính phủ thi hành chính sách, thanh trừng, tiểu trừ và dẹp loạn nhưng đối với tham nhũng từ quan lại nhà nước thì có khó khăn hơn do đó mới nói "thượng bất chính" là đầu mối của tham nhũng làm phá hoại pháp luật, rối loạn kỷ cương tức là "hoại pháp loạn kỷ". Cho nên thời xưa, hình phạt như "tru di tam tộc" hay "cửu tộc" là nhằm để răn đe quan lại khá hữu hiệu vì không chỉ một mình mình bị hình phạt mà còn hệ lụy đến người thân thích.

Như vậy ta thấy tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để trục lợi mà sản sinh ra trò "mua danh bán tước" vì khi đã bỏ ra một số tiền $ để mua danh mua chức đó thì phải kiếm lại $ nhiều hơn hoặc gấp đôi $ hay gấp nhiều lần hơn nữa ...

Trong thương trường, vì để bành trướng thế lực địa bàn hay để được bảo hộ (có cầu) thì thương nhân phải chi tiền cho quan lại hay đầu xỏ của bọn xã hội đen đã góp phần không nhỏ trong hệ thống thiết lập lên nền tảng tham nhũng cần thiết (có cung) mà dưới lăng kính Phật pháp là:

"Cái này có nên cái kia có

Cái này không nên cái kia không ..."

Ví dụ, thời thập niên 60 ở Hong Kong khi luật pháp lỏng lẻo nên nạn tham nhũng lan tràn ở trong giới cảnh sát và ngay cả với những người cảnh sát công chính cũng không thể một con én làm nên mùa xuân vì sự áp lực của số đông. Nếu không chung đường thì số phận bất toàn nên đã phải nhúng chàm để bảo tồn tính mạng cho đến khi "thượng đắc chính" nghiêm khắc thanh trừng để thi hành pháp kỷ mới khống chế được tham nhũng.

Nói vậy, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra. Lòng tham của con người chưa đủ trong điều kiện cần và đủ để trở nên tham nhũng nhưng lòng tham con người là không thể thiếu trong sự tham nhũng. Con người có lòng tham nhưng chưa chắc tham nhũng nhưng kẻ tham nhũng thì chắc chắn có lòng tham.

Ngày nay, thời đại thông tin toàn cầu nên khó bưng bít hơn xưa nên chúng ta nghe thấy tham nhũng tràn lan đại trà chứ không phải từ xưa không có hay ít mà là từ khi có thể chế nhà nước được thành lập thì quyền lực là công cụ của tham nhũng nếu như "thượng bất chính". Nhưng cũng vì thông tin ngày nay nhanh chóng phát tán nên khó lòng bưng bít và có những công cụ hổ trợ cho tính minh bạch thêm hữu hiệu thì trách nhiệm của các cấp lãnh đạo cần phải kiên quyết "đắc chính" thì "hạ tắc thuận".

Ông bà ta xưa có dạy "chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" cũng như có Tài mà vô Đức thì có khi không tránh khỏi được sự cám dỗ dẫn đến lầm đường lạc bước gây nên tội vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không có cá nhân tôi phát biểu về nguyên nhân sự phổ biến hiện tượng tham nhũng thì ý tưởng này có thể được giải nhì của WB. Vấn đề còn lại để lấy giải nhì chỉ còn là hình thức diễn đạt. Nhưng tôi đã nói rồi. Ngay cả giải nhất cũng sai.

Bởi vì: Vấn đề " Thượng bất chính, hạ tắc loạn" chỉ là hiện tượng cụ thể, hậu quả của mất cân bằng Âm Dương khi "Âm thịnh, Dương suy tắc loạn". Đấy là nói theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Còn nói theo cách nói phổ biến phù hợp với những khái niệm hiện đại là:

Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"?

Còn nói về tính minh bạch là biện pháp chống tham nhũng. Vậy thì trường hợp dùng công nghệ âm thanh điện tử để bắt chim kia như là một ví dụ. Kẻ tàn sát chim công khai trước mọi người đấy chứ? Chính quyền không quan tâm. Vì đó là kết quả của nghề săn bắn từ hàng 1000 năm trước, khó thể kết tội, nếu không có một điều luật đứng sau nó. Chim trời lại không liệt vào loại thú quý cấm săn bắt. Đấy là thí dụ cụ thể. Còn về cơ sở lý thuyết thì ông quan nào - trong một thể chế chính danh - mà chẳng chứng tỏ mình minh bạch và đạo đức, cho đến khi bị bắt về ....tham nhũng.

Hay nói rõ hơn. Bản thân tham nhũng là một việc tự nó đã lén lút và là một hành vi sai. Bởi vậy, việc mình bạch mọi chuyện chỉ là một hình thức trong quan hệ xã hội mà thôi - một chặng đường của lịch sử tiến hóa . Nó không phải là biện pháp rốt ráo chống tham nhũng khi mà tham nhũng vốn đã lén lút và lợi dụng kẽ hở của các hình thái ý thức xã hội để thực hiện.

Nói một cách khôi hài cho đỡ căng thẳng: Một ông quan tham nhũng nghe thấy Âu Cơ coi minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng, ông ta bèn ủng hộ và tán thành việc này. Nhằm chứng tỏ mình rất minh bạch.

Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"?

Thượng đây thuộc tầng lớp lãnh đạo các cấp, là nhóm có quyền lực trong tay và đó là điều duy nhất khác biệt giữa thượng và hạ. Do đó, chung quy vẫn là những con người có lòng tham căn bản mà ở giới thượng tầng có cơ hội ra tay trục lợi dễ dàng hơn. Vì là con người như nhau nhưng bản thân gia đình dòng tộc với sự giáo dục của xã hội của mỗi một người mà thiếu đi "Đức dục" thì dễ đào tạo ra những con người "bất chính".

Vì thế, trước khi trị quốc thì nhằm vào giới lãnh đạo này phải có khả năng tề gia. Để tề gia thì phải biết tu thân và để tu sửa mình thì phải làm cho cái ý mình chính, tâm dạ mình ngay thẳng. Nếu được vậy, thì dù cho mình có là hạ hay thượng cũng đều đắc chính nên sẽ không có sự "bất chính" xảy ra. Nói dễ làm khó vì con người ai ai cũng đều có lòng tham nên cách giáo dục ngày xưa là "uốn nắn" nghiêm khắc trong khi trang bị cho mình với tri thức chu đáo.

Ngày nay, giáo dục có còn giờ "đạo đức" hay "đức dục" nữa không để trăm năm trồng người hữu dụng cho quốc gia?

Khi giá trị đạo đức không được duy trì, tội phạm không được xử lý nghiêm khắc thì hỏi nguyên nhân nào dẫn đến: "Thượng bất chính" lại không có câu trả lời minh bạch được hay sao?

Tri thức chu đáo của giới tầng lãnh đạo là điều bắt buộc. Ví dụ: săn bắn.

Săn bắn hợp pháp là để kiểm soát lượng sinh sản và bị săn bắn trong năm hầu bảo vệ môi trường, nhưng nếu săn bắn không hợp pháp phải bị trừng phạt thích đáng. Nếu chim trời không bị liệt vào loại thú quý cấm săn bắn thì chính quyền không quan tâm lại có vấn đề gì với tính minh bạch là biện pháp chống tham nhũng? Thiên Sứ có thể tỏ tường ý kiến được chăng?

Nếu "bản thân tham nhũng là một việc tự nó đã lén lút và là một hành vi sai" thì hẳn tính minh bạch sẽ là khắc tinh của nó vì sự minh bạch tài sản, minh bạch mua sắm và minh bạch khiếu nại của dân chúng cho dù " tham nhũng vốn đã lén lút và lợi dụng kẽ hở của các hình thái ý thức xã hội để thực hiện."

Một ông quan tham nhũng nghe thấy Âu Cơ coi minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng, ông ta bèn ủng hộ và tán thành việc này bằng cách:

1. minh bạch tài sản,

2. minh bạch mua sắm và

3. minh bạch khiếu nại của dân chúng

thì chắc ... không còn khôi hài gì nữa đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giữa hiện tượng và bản chất là hai vấn đề khác nhau. Cho nên tôi mới nói Âu Cơ có thể được giải nhì. Âu Cơ cứ trình bày lên WB đi. Và đấy là mối quan hệ giữa ý tưởng của Âu Cơ và WB. Nhưng Âu Cơ hãy đặt một giả thiết rằng: Mọi chuyện đã minh bạch: Công khai thu nhập, vv...Thí dụ như xã hội Hoa Kỳ, có thể nói là điển hình - so với thế giới - về minh bạch. Chính những chính khách Hoa Kỳ đang kêu gọi thế giới minh bach. Vậy ở Hoa Kỳ không có tham nhũng chăng? Nếu ai đang ở Hoa Kỳ, tôi có thể mua giúp một cái bằng lái xe gía từ 1000 đến 1500 dollar. Tôi không nói đùa đâu. Thật đấy.

Minh bạch chỉ là một giải pháp có tính giai đoạn lịch sử, hiện nay. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng không phải biện pháp rốt ráo.

Tôi không bảo Auco sai, nên Âu cơ cũng không cần phải biện minh. Vấn đề được bàn ở đây là:

Biện pháp rốt ráo duy nhất đúng để chống tham nhũng.

Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"?

Thượng đây thuộc tầng lớp lãnh đạo các cấp, là nhóm có quyền lực trong tay và đó là điều duy nhất khác biệt giữa thượng và hạ. Do đó, chung quy vẫn là những con người có lòng tham căn bản mà ở giới thượng tầng có cơ hội ra tay trục lợi dễ dàng hơn. Vì là con người như nhau nhưng bản thân gia đình dòng tộc với sự giáo dục của xã hội của mỗi một người mà thiếu đi "Đức dục" thì dễ đào tạo ra những con người "bất chính".

Vì thế, trước khi trị quốc thì nhằm vào giới lãnh đạo này phải có khả năng tề gia. Để tề gia thì phải biết tu thân và để tu sửa mình thì phải làm cho cái ý mình chính, tâm dạ mình ngay thẳng. Nếu được vậy, thì dù cho mình có là hạ hay thượng cũng đều đắc chính nên sẽ không có sự "bất chính" xảy ra. Nói dễ làm khó vì con người ai ai cũng đều có lòng tham nên cách giáo dục ngày xưa là "uốn nắn" nghiêm khắc trong khi trang bị cho mình với tri thức chu đáo.

Ngày nay, giáo dục có còn giờ "đạo đức" hay "đức dục" nữa không để trăm năm trồng người hữu dụng cho quốc gia?

Khi giá trị đạo đức không được duy trì, tội phạm không được xử lý nghiêm khắc thì hỏi nguyên nhân nào dẫn đến: "Thượng bất chính" lại không có câu trả lời minh bạch được hay sao?

Tri thức chu đáo của giới tầng lãnh đạo là điều bắt buộc. Ví dụ: săn bắn.

Săn bắn hợp pháp là để kiểm soát lượng sinh sản và bị săn bắn trong năm hầu bảo vệ môi trường, nhưng nếu săn bắn không hợp pháp phải bị trừng phạt thích đáng. Nếu chim trời không bị liệt vào loại thú quý cấm săn bắn thì chính quyền không quan tâm lại có vấn đề gì với tính minh bạch là biện pháp chống tham nhũng? Thiên Sứ có thể tỏ tường ý kiến được chăng?

Nếu "bản thân tham nhũng là một việc tự nó đã lén lút và là một hành vi sai" thì hẳn tính minh bạch sẽ là khắc tinh của nó vì sự minh bạch tài sản, minh bạch mua sắm và minh bạch khiếu nại của dân chúng cho dù " tham nhũng vốn đã lén lút và lợi dụng kẽ hở của các hình thái ý thức xã hội để thực hiện."

Một ông quan tham nhũng nghe thấy Âu Cơ coi minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng, ông ta bèn ủng hộ và tán thành việc này bằng cách:

1. minh bạch tài sản,

2. minh bạch mua sắm và

3. minh bạch khiếu nại của dân chúng

thì chắc ... không còn khôi hài gì nữa đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giữa hiện tượng và bản chất là hai vấn đề khác nhau. Cho nên tôi mới nói Âu Cơ có thể được giải nhì. Âu Cơ cứ trình bày lên WB đi. Và đấy là mối quan hệ giữa ý tưởng của Âu Cơ và WB. Nhưng Âu Cơ hãy đặt một giả thiết rằng: Mọi chuyện đã minh bạch: Công khai thu nhập, vv...Thí dụ như xã hội Hoa Kỳ, có thể nói là điển hình - so với thế giới - về minh bạch. Chính những chính khách Hoa Kỳ đang kêu gọi thế giới minh bach. Vậy ở Hoa Kỳ không có tham nhũng chăng? Nếu ai đang ở Hoa Kỳ, tôi có thể mua giúp một cái bằng lái xe gía từ 1000 đến 1500 dollar. Tôi không nói đùa đâu. Thật đấy.

Minh bạch chỉ là một giải pháp có tính giai đoạn lịch sử, hiện nay. Tôi không phủ nhận điều này. Nhưng không phải biện pháp rốt ráo.

Tôi không bảo Auco sai, nên Âu cơ cũng không cần phải biện minh. Vấn đề được bàn ở đây là:

Biện pháp rốt ráo duy nhất đúng để chống tham nhũng.

Như đã nói, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra, nhưng tính minh bạch vẫn là yếu tố tiên quyết để giảm trừ và khống chế tham nhũng đến tận đích của nó.

Thiên Sứ có thể nào cho biết là nơi nào ở Mỹ mà có thể mua giúp một cái bằng lái xe giá từ 1000 đến 1500 dollars từ cơ cấu tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ được không? Nếu từ các tổ chức làm bằng giả, bằng lậu thì không kể ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ!
Cháu đọc đi đọc lại văn bản này hàng chục lần. và với suy nghĩ bi quan của cháu, đây là phần khó khăn nhất để thực hiện. Hay với kiến thức nông cạn của cháu, thì nó gần như không tưởng, bởi vì nếu có một dự án tương tự như "một dự án để định danh toàn bộ những mối quan hệ đã nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội", thì dự án đó rất rất khó để hoàn thành, bởi vì, nó sẽ không theo kịp "những mối quan hệ sẽ nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội". Dự án đó thành công khi và chỉ khi: 1. điều kiện cần, nó có tính tiên tri, nghĩa là đi trước một bước, thứ 2. điều kiện đủ, tất cả những cái khác (luật pháp, hình thái đạo đức và nghi lễ, hình thái ý thức xã hội ở thượng tầng kiến trúc...) phải bắt nhịp kịp với cái được tiên tri. Nhưng điều này cháu thấy quả thật........Posted Imagekhó khăn trong thời điểm hiện tại. Trừ phi, lý thuyết mà bác đang ủng hộ phải được quán triệt đến từng đơn vị thực hành của một xã hội.
Cảm ơn bác đã quan tâm!
P/S: Đây là quán vắng, xin cho phép cháu lan man một chút. Trước đây khi quán xét một vấn đề để giải quyết nó, cháu thường ép mình theo phương pháp của phương Tây, bao gồm: khả năng quan sát, khả năng suy diễn, và kiến thức về vấn đề. Theo thiển ý của cháu đó là một phương pháp hay. Tuy vậy, qua tiểu luận này của bác, dù cháu nghĩ rằng, phương pháp quản lí của bác thật khó áp dụng cho một quốc gia vào thời điểm hiện tại, nhưng nếu một ngày nào đó, cháu có một doanh nghiệp nhỏ khoảng vài chục nhân viên, lúc đó nếu cháu hiểu những nguyên lý cơ bản âm dương ngũ hành một cách thấu suốt, cháu nghĩ có thể áp dụng được những nguyên tắc của bác trong tiểu luận ngày hôm nay để quản lí. Do vậy, cháu xin copy và lưu lại cho riêng mình sau này. Trân trọng!!!

Đúng là mới nhìn thì có vẻ như bất khả thi. Nhưng không phải không thể.
- Kinh Dịch và toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Đây là một việc cũng tưởng chừng không thể trong lịch sử văn minh nhân loại
. Nhưng đến nay nó là cái có thể.
- Một lý thuyết thống nhất - là cái không thể trong tất cả ý tưởng của những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Nhưng đến nay thì Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, là cái có thể.
- Việc 10 ngày không mưa - giữa mùa mưa bão và mưa bão ầm ầm quanh Hanoi - trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là cái chưa hề xảy ra, trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng đã xảy ra. Đại Lễ không phải thực hiện phương án II và thành công tốt đẹp.
Với tôi, nếu sự phân tích trên được coi là đúng thì hoàn toàn rất có thể. Thậm chí vừa chơi game, vừa làm việc và không cần bất cứ một chức vụ nào để thực thi. Cho dù đó là chức "tổ phó phụ trách an ninh ấp".
Tôi không kiêu ngạo và chẳng cậy tài. Nhưng phản ánh rất khách quan vấn đề.
Và điều kiên tiên quyết vẫn là: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử phải được minh bạch.
============
PS: Trai Việt chắc cũng nhận thấy tính hết sức cao cấp của ngôn ngữ Việt so với các ngôn ngữ khác, ở chỗ: Nó có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ Việt, còn tất ccác ngôn ngữ khác khó dịch ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ của nó. Tất nhiên là trên phương diện tổng quát, còn đi vào chi tiết thì có nhiều từ hiện đại, như savon không có trong ngôn ngữ Việt.
Đây chính là hệ quả của một nền văn minh rất cao cấp. Mà một nền văn minh cao cấp thì giải quyết dợt những vấn nạn của một nền văn minh thấp hơn. Nó cũng như một mình Trai Việt vào xứ sở của "liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố"
vậy. Hì.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đúng là mới nhìn thì có vẻ như bất khả thi. Nhưng không phải không thể.
- Kinh Dịch và toàn bộ thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam. Đây là một việc cũng tưởng chừng không thể trong lịch sử văn minh nhân loại
. Nhưng đến nay nó là cái có thể.
- Một lý thuyết thống nhất - là cái không thể trong tất cả ý tưởng của những nhà khoa học hàng đầu thế giới. Nhưng đến nay thì Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, là cái có thể.
- Việc 10 ngày không mưa - giữa mùa mưa bão và mưa bão ầm ầm quanh Hanoi - trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là cái chưa hề xảy ra, trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng đã xảy ra. Đại Lễ không phải thực hiện phương án II và thành công tốt đẹp.
Với tôi, nếu sự phân tích trên được coi là đúng thì hoàn toàn rất có thể. Thậm chí vừa chơi game, vừa làm việc và không cần bất cứ một chức vụ nào để thực thi. Cho dù đó là chức "tổ phó phụ trách an ninh ấp".
Tôi không kiêu ngạo và chẳng cậy tài. Nhưng phản ánh rất khách quan vấn đề.
Và điều kiên tiên quyết vẫn là: Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử phải được minh bạch.
============
PS: Trai Việt chắc cũng nhận thấy tính hết sức cao cấp của ngôn ngữ Việt so với các ngôn ngữ khác, ở chỗ: Nó có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ Việt, còn tất ccác ngôn ngữ khác khó dịch ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ của nó. Tất nhiên là trên phương diện tổng quát, còn đi vào chi tiết thì có nhiều từ hiện đại, như savon không có trong ngôn ngữ Việt.
Đây chính là hệ quả của một nền văn minh rất cao cấp. Mà một nền văn minh cao cấp thì giải quyết dợt những vấn nạn của một nền văn minh thấp hơn. Nó cũng như một mình Trai Việt vào xứ sở của "liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố"
vậy. Hì.

Posted Image Quả thật tiếng Việt mình thật cao cấp, chuyện dịch thuật là một chuyện (vd: từ "godfather" dịch thành "bố già", biểu cảm không thể tả), còn ca dao tục ngữ thì khỏi phải nói. Bà cháu hay nói là bất cứ một tình huống trong cuộc sống cũng sẽ có 1 câu ca dao hoặc tục ngữ tương ứng. Lớn lên càng đọc nhiều càng va vấp nhiều cháu lại thấy càng đúng. Nhiều khi lâm vào tình huống, nhớ lại câu ca dao hoặc tục ngữ mà nổi cả da gàPosted Image. Bởi vậy nếu ai đó nói ca dao và tục ngữ Việt Nam có tính tiên tri cháu cũng không phản đối. Còn chuyện khả thi hay không thì cháu không dám bàn đến, cháu chỉ nói trong thời điểm hiện tai là rất khó thôi ạ. Bởi vì...........Mà thôi, bác Thiên Sứ cứ đọc cái tựa bài báo này sẽ hiểu. Cháu tức anh ách. Tức không vì cái nội dung bài báo.Nội dung thì biết trước cả rồi. Tức là vì cách đặt tựa. Đặt cái tựa như vậy thà dẹp bài báo luôn cho xong. Tức lắm, nhưng mà nói sâu nữa thành ra vi phạm nội qui...........Bởi vậy mới thấy chỉ 1 bài báo nhỏ mà đã vậy rồi, nên sự nghi ngờ của bác Thiên Sứ về một âm mưu...gì gì đó không phải là không có cơ sở bác ạ. Cháu thấy càng ngày càng tin vào điều đó đấy ạ! HicPosted Image

Tàu Bình Minh 02 đứt cáp trên Biển Đông




Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu cá Trung Quốc cản trở, làm đứt cáp thu nổ địa chấn.

Ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN đã có cuộc trao đổi về vụ việc này.

Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?






Posted Image Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02


Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.

Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.

Xin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?

Posted Image



Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Vậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?

Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.

Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Theo Petrotimes Edited by trai_viet_o_houston

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Như đã nói, không phải tham nhũng hoàn toàn bị tiêu trừ vì hễ còn có những cơ hội cho phép những kẻ tham lam tính toán lấy cắp được của công của dân thì tệ nạn vẫn xảy ra, nhưng tính minh bạch vẫn là yếu tố tiên quyết để giảm trừ và khống chế tham nhũng đến tận đích của nó.

Thiên Sứ có thể nào cho biết là nơi nào ở Mỹ mà có thể mua giúp một cái bằng lái xe giá từ 1000 đến 1500 dollars từ cơ cấu tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ được không? Nếu từ các tổ chức làm bằng giả, bằng lậu thì không kể ...

Hì hì. Túm lại luận điểm của Auco tham nhũng là do thể chế, đúng không? Tôi luôn bảo vệ quan điểm là tham nhũng ở những quốc gia tiên tiến nó không dám phô bày bộ mặt trơ trẽn của nó ra đám đông như ở Việt Nam, thay vào đó, nó sẽ núp đâu đó trong bóng tối, và đừng nói cái nào tệ hại hơn cái nào. Ở Mỹ, tôi có thể tham nhũng mà không ai có thể nói tôi là tham nhũng. Mồm bò, không phải mồm bò mà là mồm bò vậy. Ví dụ như anh chính trị da kia, hành đông của anh ta có phải là tham nhũng không? Nhưng có ai dám đụng tời cọng lông chân anh ta không? Dù ai cũng biết điều đó. Ở Mỹ còn rất nhiều rất nhiều những ví dụ như vậy. Đầu năm nay, thằng ABC em tôi bị tông xe, người tông nó lỗi, nó chẳng bị sao cả. Tuy nhiên, nó gặp bác sĩ, 2 người bắt tay phát, bác sĩ gửi cái bill lên cho tụi bảo hiểm nói thằng ABC mới tìm tới tui, tui khám nó hết $4000. Bảo hiểm gửi người xuống xác minh. Tất nhiên ABC gật đầu. cái check $4000 gửi về, bác sỹ $2000, ABC $2000. Không tốn 1 viên thuốc. Vậy có tham nhũng ở đây không? Tôi xin nhắc lại Tham nhũng ở những nước tư bản tinh vi hơn, tuy không trơ trẽn như ở Việt Nam nhưng cũng đừng nói là nó ít gây hại hơn. Thật ra những luận điểm như của Auco tôi nghe nhiều rồi, tôi không ủng hộ hay phản đối, tôi có đủ kinh nghiệm ở một nước tư bản để hiểu nó như thế nào. NHưng chủ đề bác Thiên sứ đặt ra là tìm cái gốc của tham nhũng. Và tôi ủng hộ bác thể chế không phải là caí gốc của tham nhũng. Sau đây gửi bạn bài blog này đọc chơi, hiểu chính trị Mỹ hơn, hì hì, đừng vội ca ngợi nó quá. Thân mến!

“Chính trị là con đĩ, nó ngủ với bất cứ ai trả tiền cho nó”

Posted ImageAdmin on Wed Aug 31, 2011 8:09 am

Posted Image

Nguyễn Thanh Sơn

Tôi biết Thượng nghị sĩ Billy Micke của tiểu bang Oklahoma lần đầu tiên năm 1995, khi ông, Thượng nghị sĩ Larry Dickerson (nay đã mất), Kevin Chambers, giám đốc bộ phận đầu tư và thương mại của Bộ thương mại tiểu bang Oklahoma (người sau này trở thành “sếp” trực tiếp của tôi) tìm cách sang Việt Nam ngay sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ. Là cựu lính thủy đánh bộ, tham chiến ở Đà Nẵng cuối những năm sáu mươi, ông là người điển hình của thế hệ người Mỹ cảm thấy mình có mặc cảm tội lỗi với Việt Nam và luôn mong muốn có thể làm một chút gì đó cho quan hệ giữa hai nước. Sau những chuyến đi đầu tiên sang Việt Nam, ông nhận tôi làm con nuôi và trong nhiều năm, là “sức mạnh chính trị” đằng sau văn phòng chúng tôi, đảm bảo chúng tôi nhận được đầy đủ ủng hộ về tài chính hay nhân lực cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại vùng ASEAN. Trong thời gian tôi ở Oklahoma, ông và cố thượng nghị sĩ Larry Dickerson có thói quen cứ mỗi tối thứ sáu lại cho lái xe chở tôi tới một quán rượu nhỏ, ngồi ăn tối cùng với hai ông và một số chính trị gia khác. “Con trai”- ông hay nói “Hãy quan sát cách lão già của con thỏa thuận làm ăn” (“cut the deal”). Và thế là tôi ngồi đó trong một gian phòng nồng nặc mùi khói xì-gà, mùi thức ăn, rượu mạnh và quan sát các tay hoạt động hậu trường chạy lăng xăng qua lại các bàn, xun xoe trả tiền ăn uống và thì thầm về những điều kiện, phản-điều kiện, phản-phản-điều kiện rồi đập tay thỏa thuận về những điều luật mà họ sẽ trình ra quốc hội của tiểu bang trong phiên họp tới. Trong những bữa ăn đó, tôi đã nhìn thấy những xa lộ bị nắn lại cho đi qua những vùng đất đã được bạn bè của các chính trị gia mua trước, những khoản tiền vay của chính phủ liên bang được trao cho những công ty hoàn toàn không có hoạt động kinh doanh gì, những điều luật cải tổ hệ thống giáo dục tiểu bang bị “giết” từ trong trứng đơn giản vì người bảo trợ nó chỉ là “đồ trẻ ranh” dám thách thức quyền lợi của các chính trị gia thuộc cánh hẩu (“ good old boy school”). “Chính trị là con đĩ, con trai”-ông cười cười bảo tôi-“nó ngủ với bất cứ ai trả tiền cho nó”. Ông quả thực là người đã mở mắt cho tôi thấy, ngay cả ở một quốc gia được coi là “dân chủ hạng nhất” và có một nền tảng về tam quyền phân lập, kiềm chế nhau được coi là tốt nhất như Mỹ, chính trị thực ra chỉ là trò chơi của những nhóm quyền lợi. “Một trăm thượng nghĩ sĩ và hơn bốn trăm hạ nghị sĩ ở Washington D.C chỉ làm một việc thôi, đó là chia tiền”-ông giễu cợt nói “đừng có để ý đến những lời hoa mỹ của họ, họ chỉ có một mong ước duy nhất mà thôi- chia tiền”.

Tuy ông chỉ là lãnh tụ phe đa số của thượng viện Oklahoma (tiểu bang), nhưng trong những năm đó, đoàn nghị sĩ của tiểu bang Oklahoma tại Washington D.C lại là một trong những đoàn nghị sĩ bảo thủ và có quyền lực nhất, với Thượng nghị sĩ Don Nickle đang giữ chức trợ lý của lãnh tụ phe đa số (Mjority Whip), còn Hạ nghị sĩ J.C Watt đang là chủ tịch hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng hòa. Tại Washington D.C, các chuyên gia vận động hành lang bạn ông giới thiệu cho tôi thế giới của giới chính trị gia, nơi các quyết định chính trị cũng chỉ là “cut the deal” như tôi đã từng thấy ở Oklahoma, tất nhiên với qui mô và độ phức tạp hơn nhiều.

Tại Mỹ, vận động hành lang là một nghề nghiệp hoàn toàn hợp pháp. Trên danh nghĩa, nó là hoạt động nhằm giải thích với các chính trị gia (nhà lập pháp) và một số cơ quan hành pháp quan điểm hay mục tiêu hoạt động của một tổ chức, một nhóm quyền lợi hay một công ty, một tập đoàn, để từ đó các chính trị gia hay cơ quan lập pháp cân nhắc khi đưa ra các đạo luật hay quyết định có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, nhóm quyền lợi hay tập đoàn mà nó đại diện. Trên thực tế, nó không loại trừ những hoạt động nằm trong “vùng xám” của đạo đức nghề nghiệp để “cut the deal”- mặc cả và thỏa thuận về mọi thứ, mọi vấn đề để phân chia quyền lợi. Vận động hành lang là thế giới của “cánh hẩu” (“good old boy system”), nơi những người vận động hành lang thành công nhất chính là những chính trị gia đã về hưu, cựu chánh văn phòng của họ, cựu quan chức của chính quyền hành pháp, họ hàng của những người kể trên, sau đó mới tới các công ty vận động hành lang và các công ty quan hệ công chúng. Tuy bị kiểm soát gắt gao, nhưng các chuyên gia vận động hành lang không từ một thủ đoạn gì để đạt được ân huệ của các chính trị gia và những người họ muốn gây ảnh hưởng: từ việc trực tiếp đóng tiền hay tổ chức các sự kiện quyên tiền cho vận động tranh cử, biếu tặng các tác phẩm nghệ thuật khó định giá, tặng thẻ ở các câu lạc bộ thuyền buồm hay golf, tổ chức các chuyến đi công tác mà thực tế là đi du lịch đắt tiền cho đến các hình thức tinh vi hơn như nhận thân nhân vào làm việc ở công ty mình (thực tế là chỉ nhận lương chứ không làm việc gì cả), tài trợ học bổng cho con cái của họ hay cung cấp công việc cho những công ty mà họ hàng họ sở hữu. (Ông Frank Keeting, thống đốc của bang Oklahoma, đã suýt được đưa vào danh sách ứng cử viên cho chức vụ Phó Tổng thống rôi Tổng chưởng lý của chính quyền Bush (con), cho tới khi người ta phanh phui vụ một công ty tài trợ học bổng trị giá hàng trăm ngàn đô-la cho con trai của ông. Sau khi về hưu, hiện nay ông là chủ tịch của Hiệp hội Ngân hàng Mỹ, một tổ chức vận động hành lang cho giới chủ ngân hàng ở Mỹ).

(Rút từ chương 5 cuốn sách :Tự sự của một người làm PR)

Edited by trai_viet_o_houston

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông quả thực là người đã mở mắt cho tôi thấy, ngay cả ở một quốc gia được coi là “dân chủ hạng nhất” và có một nền tảng về tam quyền phân lập, kiềm chế nhau được coi là tốt nhất như Mỹ, chính trị thực ra chỉ là trò chơi của những nhóm quyền lợi.

Bởi vậy, nó khó lắm. Với cơ sở lý luận của tôi. Nước Mỹ có thể mua bản quyền để chống tham nhũng. Nếu quả thật chính nước Mỹ muốn điều này. Gía cũng phải chăng thôi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy nguyên nhân nào để dẫn đến: "Thượng bất chính"?

1. minh bạch tài sản,

2. minh bạch mua sắm và

3. minh bạch khiếu nại của dân chúng

thì chắc ... không còn khôi hài gì nữa đâu.

Khổ quá trời khổ...

Gian nan quá trời gian nan...

Trong việc "chống tham nhũng"...

Thiên Bồng và những chuyện rất "trời ơi"...

1. Vị trí "người làm công"

Thiên Bồng làm NVKD ở một công ty...

Lương...4.600K/tháng tính luôn phụ cấp...

Trừ hết BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN (~10%)

Nộp Bank of Big Bear 3.000K/tháng (Hụi chết, chỉ có đóng mà thôi)

Còn đúng 1,1 chai dằn túi...

Thử minh bạch thu chi...

Thuốc lá: 3 ngày 2 gói ===> 20g/tháng x 20k/g = 400k

Ăn sáng: 26ngày/tháng x 20k/lần = 520k (04 Chủ nhật, Gấu lo)

Cà phê cóc: 02cữ/ngày x 7k/cữ ====> 26 ngày x 14k = 364k

Ăn trưa: 25k/ngày x 26ngày = 650k

Bù khú bạn bè (campuchia) 300k/lần x 3 hoặc 4 lần/tháng ===> TB 1.050K

Đổ xăng: tuần 2 lần x 50k/lần ====> 400k

Vị chi: 3.370k tương đương 300% tiền dằn túi....

Kết luận: Thiên Bồng tham nhũng 100%.

Vậy "Bội chi ngân sách" từ đâu ra?

- Thứ nhất (cơm áo gạo tiền): Hoa hồng bán hàng, (thỏa thuận riêng giữa TB và Sếp, không vô Báo cáo thuế, không bảo hiểm, không thuế TNCN) khoản này gấp 3 đến 4 lần lương và được nhận 01 quý một lần. Và do đây là khoản thu ngoài lề, vợ ch biết là cnhưng không bao giờ biết lbao nhiêu, nên "tùy tâm" TB muốn "đưa nhiêu đưa".

- Thứ hai (lai rai ăn nhậu): Tiền "lại quả" của nhân viên đối tác. Bất kỳ bạn muốn đưa hàng vào bất cứ Siêu thị nào, bạn phải thông qua nhân viên đối tác cho dù bạn đã đàm phán với chính chủ. Chưa quen thì chào hàng mệt mỏi (tội nghiệp những chú mới ra trường vô nghề này) hàng mình tốt, hàng mình chất lượng...nhưng sao không bán được..., quen rồi thì chỉ cần nhấc điện thoại :"Đại ca hả, hàng em mới về, khoảng ngàn mấy con (cái) giá tốt bán giúp em đi, Chiết khấu như c"-"Vậy hả, đưa báo giá với hàng mẫu qua đi, giá phải tốt nha, cao hơn chỗ khác thì ăn cho hết". Vậy là xong, mỗi cuối tháng, cộng lại lấy phần trăm, gọi Đại ca ra uống cà phê, giao hàng (sau khi tách riêng % "lại quả" theo thỏa thuận)

- Thứ ba (cà phê thuốc lá): liên kết khách hàng nhỏ. Thường tỉ lệ chiết khấu thương mại tăng theo Doanh số mua hàng (mua càng nhiều, giá càng rẻ) nhưng những khách hàng nhỏ không thể đạt số lượng lớn thì sao? Muôn đời không thành "cá lớn" được à? "Đành" liên kết họ lại, nhưng họ là "đối thủ" của nhau sao tự động liên kết (chỉ có mấy đi gia Xăng Dầu hoặc Taxi "liên kết tự nguyện" để làm giá lợi cho "nhóm" mà hại "cả làng"). Nên Thiên Bồng, lựa lúc đẹp trời, mới "to nhỏ" như vầy:" Chị lấy hàng mỗi tháng chỉ trên dưới chục con chiết khấu chỉ 3%, trên 20 con mới được 7%, hay chị cùng với "bên kia" lấy chung đơn hàng, em CK cho chị 6%, 1% tiền xăng cho em vậy". "Lợi nhi d chi" mà, khách hàng OK liền.

Có một ông quan nào đó đã nói:"Đạo làm quan là phải dối trên nhưng không được lừa dưới". Mọi chính sách Công ty (Dương), TB đều "minh bạch" với khách hàng. Nhưng mọi "thỏa thuận" riêng với Khách hàng (Âm), cần có sự "linh động" mà không nhất thiết Công ty phải biết hết.

2. Vị trí "người làm chủ"

Vợ nhà Thiên Bồng có quán Cà phê Wifi K+, ngoài việc làm ở Công ty, chiều về với cương vị "chồng bà chủ", Thiên Bồng cũng tham gia "quản lý" các "em út". Dưới tay Big Bear có khoảng 5-7 "em", tùy theo "độ dài" của chân và "độ ngắn" của tuổi mà lương từ 3tr đến đến 4tr/tháng. Với tiền lương đó, chỉ có thể đủ tiền trọ và sinh hoạt, mua sắm hạn chế, thế mà không ít "em" mỗi tháng gửi về quê không dưới 5tr, lại "bội chi ngân sách", tham nhũng 100% rồi. Thế tiền đó từ đâu ra.

- Thứ nhất: Thưởng. Với quy định mỗi lần khách mời nước, mỗi ly "em" uống được trích ra 01 khoản tiền cố định. Cuối tháng, đếm ly tính tiền, khoản tiền này chiếm khoản 30-40% lương. 1, 2 tháng đầu rất tốt, nhưng các tháng sau cứ ít dần ít dần. Tìm hiểu mới biết, thì ra lúc đầu "anh còn lạ" tụi em chỉ "vòi" nước. Nhưng sau đó quen dần và trở thành "khách ruột" tụi em sẽ không "vòi" nước nữa mà thích lấy "tiền boa" hơn. Thế là có quy định mới, thống nhất cùng các "em", em nào mỗi tháng uống từ 60 ly trở lên, được thưởng, Uống dưới 60 ly - không có thưởng và uống dưới 40 ly - OK, mình chia tay.

- Thứ hai: Boa. Đây cũng mức thu nhập đáng kể. Đâu có "anh nào" vào quán uống nước, em ngồi nói chuyện "líu lo", mà khi tính tiền, lại "dũng cảm" lấy lại tiền thối (trừ trường hợp, mệnh giá tờ tiền thanh toán lớn quá, và anh chỉ "lấy lại" phần tiền gọi là "chẵn")

- Thứ ba: CTMB (nôm na là: Có trời mới biết). Nhiều "em" như mọi "em" nhưng sao mà ĐT đổi xoành xoạch, "tay ga" cũng lên đời hoài, cái này hàng sao "showbiz" bị soi hoài, có hết đâu, "tế nhị" mà. Nên Thiên Bồng cũng "mắt nhắm mắt mở" mà thôi.

Nhớ hồi nhỏ, Thiên Bồng đi học, khi đi thi chỉ tự tin với Toán Lý Hóa, còn lại mấy môn "học bài" đều phải dựa vào phao, cũng có bị phát hiện, chưng chưa lần nào bị "kỷ luật" cấm thi hết. Khi vào Đại Học, mỗi kỳ tuyển sinh, giám thị không đủ, Thiên Bồng cũng được làm giám thị thì...Trời ơi! Đứng trên bục giảng ngó xuống, em nào "quay" hay "không quay" biết liền, có thoát được đâu. Nhưng phải "mắt nhắm mắt mở" thôi, "thí sinh" nào "làm quá" thì đi ngang, gõ gõ mặt bàn đễ "hãm đà" lại.

Nhớ một câu chuyện xưa, nghe đồn thầy của Lão Tử khi sắp mất, Lão Tử đến thăm và khóc nói:"Sư phụ đi rồi, con phải sống làm sao?"

Thầy Lão Tử mới há miệng ra cho Lão Tử xem và hỏi:"Răng ta còn không?"-"Không còn cái nào"-"Lưỡi ta còn không?"-"Còn"-"Vậy cứ theo đó mà sống!".Rồi thầy nhắm mắt ra đi.

Vậy thôi!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

2. Vị trí "người làm chủ"

Vợ nhà Thiên Bồng có quán Cà phê Wifi K+, ngoài việc làm ở Công ty, chiều về với cương vị "chồng bà chủ", Thiên Bồng cũng tham gia "quản lý" các "em út". Dưới tay Big Bear có khoảng 5-7 "em", tùy theo "độ dài" của chân và "độ ngắn" của tuổi mà lương từ 3tr đến đến 4tr/tháng. Với tiền lương đó, chỉ có thể đủ tiền trọ và sinh hoạt, mua sắm hạn chế, thế mà không ít "em" mỗi tháng gửi về quê không dưới 5tr, lại "bội chi ngân sách", tham nhũng 100% rồi. Thế tiền đó từ đâu ra.

- Thứ nhất: Thưởng. Với quy định mỗi lần khách mời nước, mỗi ly "em" uống được trích ra 01 khoản tiền cố định. Cuối tháng, đếm ly tính tiền, khoản tiền này chiếm khoản 30-40% lương. 1, 2 tháng đầu rất tốt, nhưng các tháng sau cứ ít dần ít dần. Tìm hiểu mới biết, thì ra lúc đầu "anh còn lạ" tụi em chỉ "vòi" nước. Nhưng sau đó quen dần và trở thành "khách ruột" tụi em sẽ không "vòi" nước nữa mà thích lấy "tiền boa" hơn. Thế là có quy định mới, thống nhất cùng các "em", em nào mỗi tháng uống từ 60 ly trở lên, được thưởng, Uống dưới 60 ly - không có thưởng và uống dưới 40 ly - OK, mình chia tay.

- Thứ hai: Boa. Đây cũng mức thu nhập đáng kể. Đâu có "anh nào" vào quán uống nước, em ngồi nói chuyện "líu lo", mà khi tính tiền, lại "dũng cảm" lấy lại tiền thối (trừ trường hợp, mệnh giá tờ tiền thanh toán lớn quá, và anh chỉ "lấy lại" phần tiền gọi là "chẵn")

- Thứ ba: CTMB (nôm na là: Có trời mới biết). Nhiều "em" như mọi "em" nhưng sao mà ĐT đổi xoành xoạch, "tay ga" cũng lên đời hoài, cái này hàng sao "showbiz" bị soi hoài, có hết đâu, "tế nhị" mà. Nên Thiên Bồng cũng "mắt nhắm mắt mở" mà thôi.

Posted ImagePosted ImagePosted Image đọc xong mới hiểu tại sao anh Thiên Bồng có tên là Thiên Bồng....chẳng qua do môi trường thôi....Posted ImagePosted ImagePosted Image Edited by trai_viet_o_houston

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học bác Lãn Miên!!!

Lanha92 vốn thích nghiên cứu lịch sử...Vốn dĩ từ bé thấy ông bà ta nói đầu bò, đầu bướu, đầu trâu mặt ngựa, đầu trộm đuôi cướp, đầu gấu thì lấy làm lạ lắm....Vốn dĩ những loài vật trên là hiên lành sao đem ra ví được, đầu trộm đuôi cướp còn có thể giải thích được, còn đem trâu ngựa gấu mà ví như mặt người thì...??. Thêm một vấn dề nữa là sao trong các tranh cổ của ta vẽ về người Bắc toàn vẽ mọc đuôi sam, đầu đội nón dưa, kể cả tranh Hai Bà phá Hán hay Đức Thánh Trần dẹp quân Thát. Thông qua việc tìm hiều những ẩn ý, đặc biệt qua chỉ dẫn về sử Việt của Lãn Miên tiên sinh và hoangnt, Lanha9 đã khám phá được vài ẩn ý

1. Tổ tiên ta đã thực sự giao chiến với quân Hung Nô, trong các nghiên cứu về Hung Nô của châu Âu, họ cho thấy các chiến binh Hung Nô khi ra trận thường đội mũ có hai cái sừng như con bò như quân Vi king hoặc mũ sắt có dạng như mặt chó sói, mặt gấu để đe dọa các chiến bình đối phương. Khi đánh xuống Bách Việt, tộc Hung Nô cũng sử dụng phương thức cổ truyền này. Chính vì thế để gọi một kẻ hung dữ có số má, người Việt đem hình ảnh này ra để làm ẩn ý. Dần dà nó thành một dạng từ riêng để chỉ những kẻ lưu manh côn đồ

2. Chỉ đến khi nhà Thanh làm chủ Trung Nguyên mới bắt dân Hán cắt tóc sam, mặc áo kiều vạt ngắn, đội mũ quả dưa??? Nhưng trong các tranh cổ Việt đã cho thấy sự thật không phải như thế....Thói quen cắt tóc sam, ăn mặc kiểu Nữ Chân đã tồn tại trong lòng dân hán từ trước đó, không đợi phải có sự cưỡng bắc mới mặc. Quá trình giao tiếp của dân Việt với dân Tàu không thể nói là thiếu thông tin mà ngược lại sự trao đổi thương mại, ngoại giao trong hơn 1000 năm độc lập đã cho phép chúng ta khẳng định dân Tàu bị đồng hóa và ăn mặc kiều Thanh sớm hơn rất nhiều thế kỷ 16. Điều này cho phép đặt một dấu hỏi, vậy liệu sử Trung hoa có còn chính xác...nhất là khi cuộc tận diệt văn hoa của Hãn Càn Long đã tạo cho Trung Hoa xa đồng quỹ, thư đồng trục, loại bỏ hoàn toàn sự chính xác của lịch sử...bóp méo hoàn toàn lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hì hì. Túm lại luận điểm của Auco tham nhũng là do thể chế, đúng không? Tôi luôn bảo vệ quan điểm là tham nhũng ở những quốc gia tiên tiến nó không dám phô bày bộ mặt trơ trẽn của nó ra đám đông như ở Việt Nam, thay vào đó, nó sẽ núp đâu đó trong bóng tối, và đừng nói cái nào tệ hại hơn cái nào. Ở Mỹ, tôi có thể tham nhũng mà không ai có thể nói tôi là tham nhũng. Mồm bò, không phải mồm bò mà là mồm bò vậy. Ví dụ như anh chính trị da kia, hành đông của anh ta có phải là tham nhũng không? Nhưng có ai dám đụng tời cọng lông chân anh ta không? Dù ai cũng biết điều đó. Ở Mỹ còn rất nhiều rất nhiều những ví dụ như vậy. Đầu năm nay, thằng ABC em tôi bị tông xe, người tông nó lỗi, nó chẳng bị sao cả. Tuy nhiên, nó gặp bác sĩ, 2 người bắt tay phát, bác sĩ gửi cái bill lên cho tụi bảo hiểm nói thằng ABC mới tìm tới tui, tui khám nó hết $4000. Bảo hiểm gửi người xuống xác minh. Tất nhiên ABC gật đầu. cái check $4000 gửi về, bác sỹ $2000, ABC $2000. Không tốn 1 viên thuốc. Vậy có tham nhũng ở đây không? Tôi xin nhắc lại Tham nhũng ở những nước tư bản tinh vi hơn, tuy không trơ trẽn như ở Việt Nam nhưng cũng đừng nói là nó ít gây hại hơn. Thật ra những luận điểm như của Auco tôi nghe nhiều rồi, tôi không ủng hộ hay phản đối, tôi có đủ kinh nghiệm ở một nước tư bản để hiểu nó như thế nào. NHưng chủ đề bác Thiên sứ đặt ra là tìm cái gốc của tham nhũng. Và tôi ủng hộ bác thể chế không phải là caí gốc của tham nhũng. Sau đây gửi bạn bài blog này đọc chơi, hiểu chính trị Mỹ hơn, hì hì, đừng vội ca ngợi nó quá. Thân mến!

Luận điểm của Auco về tham nhũng không phải do thể chế nào mà bất cứ tầng lớp các cấp lãnh đạo thuộc thượng tầng cơ sở có quyền lực đều có khả năng tham nhũng, đã, đang và sẽ đó trai_viet_o_houston à.

Không chỉ ở cấp lãnh đạo mà bất cứ ở tầng lớp nào có quyền lực hơn tầng lớp nọ là có tham nhũng xảy ra. Ví dụ, trong công ty muốn mướn người thì ngoài tài năng ra nếu người xin việc biết quan hệ nhân sự khá tốt thì việc làm kia có cơ hội cao là thuộc về mình hay khẳng định mình sẽ được việc làm đó. Cũng như đã nói trước đây, thương nhân đút lót quan viên để được việc mua bán thì là đem mỡ đến miệng mèo mời mọc vì lưỡng lợi đôi bên, nhưng nếu gặp phải thanh quan làm việc (by the book) theo quy củ thì chuyện cám dỗ trên bất thành. Do đó, chẳng phải chỉ ở thượng tầng cơ sở lạm dụng chức quyền mà ngay cả giới lớp hạ tầng muốn thu lợi cũng muốn điều đình đút lót cho quan trên để hai bên đều có lợi (win-win situation).

Như vậy, đôi bên cùng có lợi thì sao lại chẳng làm thì chẳng phải do lòng tham cả à?

Nhưng cái gì cũng vậy, lợi mình lợi đoàn lợi nhóm thì ắt có người, đoàn, nhóm khác sẽ thua thiệt sinh ra xung đột lợi ích: (nhẹ) thì bất công trong xã hội, (nặng) thì dẫn đến chiến tranh v.v... Phải chi tất cả đều được lợi ích thì không ai thấy mình bị thua thiệt ắt chẳng có chuyện đễ lạm bàn về chuyện tham nhũng rồi. Chỉ vì "tham nhũng" là lợi dụng quyền lực để hưởng lợi hay lấy cắp của công của dân nên sẽ không có chuyện tất cả đều đạt lợi lạc, thành ra "tham nhũng" vẫn mãi là một tệ nạn khi mỗi mỗi một con người chúng ta vẫn chưa học hiểu thế nào là "làm cho cái ý mình chính, tâm dạ mình ngay thẳng" với một tri thức chu đáo và/hoặc chưa bị xử lý nghiêm khắc răn đe.

Với quan điểm "thượng bất chính - hạ tắc loạn" vì rằng kẻ làm quan còn gọi là cha mẹ của dân, cầm cân nẩy mực thì phải làm gương và giữ đức hạnh để người người noi theo cũng như thưởng phạt phải nghiêm minh. Quan có nghiêm, không ăn hối lộ, không tham nhũng, không phạm luật thì dân phải khiêng dè vì nếu như dân có một vài nhóm làm bậy thì bị tiểu trừ hay dẹp loạn cũng không khó - chứ nếu như quan biết luật mà vi luật thì tội càng nặng hơn và do củng cố thế lực để làm bậy cũng sẽ khó thanh trừng hơn nhưng không phải là không thể. Tự giác không xong thì khi bị phát giác để thanh trừng thì phải thanh trừng đám người "thượng bất chính" một cách rất nghiêm khắc và rốt ráo ví như "tru di tam, cửu tộc" thời xưa mới làm cho họ chùn tay nghĩ lại mỗi khi có ý tưởng phạm pháp.

Còn hạ dân thì sao? Vì hạ dân đã góp phần không nhỏ để cám dỗ đút lót quan trên thì tội cũng không nhẹ nên xử phạt đồng như quan viên để cảnh ác trừ gian và nhất là hạ dân còn có một nghĩa vụ phải khuyến cáo khuyên lơn thân bằng quyến thuộc chớ nên phạm tội và tố cáo tệ nạn "tham nhũng" bằng cách đưa ra ánh sáng dư luận báo chí truyền thông v.v... Nghĩa là thượng hạ đồng tâm diệt trừ "tham nhũng" thì mới diệt tận rốt ráo vậy vì thượng hạ đã chung tay kiến tạo nên tệ nạn này, thì bây giờ phải cùng chung tay giải quyết.

Tất nhiên, tất cả những lợi lộc thu góp của nhóm người "thượng bất chính" và thương buôn hám lợi này sẽ bị sung công để hoàn trả lại cho dân chúng thông qua những chương trình phúc lợi xã hội để lợi lạc quần sinh.

Đến bây giờ, trai_viet_o_houston có thấy cái gốc của tham nhũng chưa? Có phải luận điểm của Auco về tham nhũng là do "thể chế"?

=============

Về ví dụ của thằng ABC, em của trai_viet_o_houston bị tông xe có phải tham nhũng hay không thì câu trả lời: Không.

Tại sao không? Tại vì, ở Mỹ chúng ta đóng insurance xe 2 chiều nên khi mình đụng người ta hay bị người ta (không có bảo hiểm) đụng mình thì hãng bảo hiểm đều bồi thường cho mình và cho người bị mình đụng. Do đó, bác sĩ có khám sơ hay cẩn thận là ăn thua mình có xem trọng sức khỏe của mình hay không để yêu cầu bác sĩ khám cho chu đáo. Vì nếu có sự yêu cầu của mình thì không chỉ là cái bắt tay với bác sĩ và sau này với $2000 ngon ơ dễ dàng đó có đủ để chi trả cho những chứng hậu di mà ngay lúc đó tưởng chừng không sao cả (you take your chance). Hãng bảo hiểm làm đúng luật, tôi đã bồi thường cho anh và anh đồng ý vì anh đáng hưởng với số tiền đóng bảo hiểm hàng tháng của anh với chúng tôi. Khám bác sĩ, thì bác sĩ thu tiền vì đó là nghề nghiệp của họ và do anh không cần tôi khám chu đáo thì đó là chuyện của em trai của trai_viet_o_houston vậy.

=============

Bài blog mà bạn gửi sẽ có một vài ý kiến cho một bài viết sau.

Edited by Auco
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay