Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

'Xẻ thịt' phòng tuyến sông Như Nguyệt là do tình thế cấp bách?

Thứ Năm, 10/05/2012, 16:28 GMT

Vụ việc “xẻ thịt” Phòng tuyến Như Nguyệt đang gây xôn xao dư luận tỉnh Bắc Ninh và đông đảo người dân cả nước. Đấy chỉ là một trong những sai phạm của tập thể lãnh đạo thôn Thọ Đức, xã Tam Đa.

“Xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt: Dân lo lắng 'quan' bận… nhậu!

Thi nhau “xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt

Ngày 10/5, người dân thôn Thọ Đức tiếp tục liên lạc với PV báo điện tử Infonet và thông báo: Hiện nay, Ban QLDA- Sở NN& PTNT vẫn đang cho đào đất tại khu vực mà theo người dân là bến Can Vang.

Vậy là phớt lờ đơn từ của người dân, phớt lờ sự lên tiếng của báo chí, Ban QLDA vẫn tiếp tục xẻ thịt Phòng tuyến Như Nguyệt. Phải chăng sự việc này bắt nguồn từ những sai phạm trong GPMB dự án đắp đê không được giải quyết dứt điểm khiến pháp luật bị coi thường?

Posted Image

Những "khối thịt" phòng tuyến Như Nguyệt được chở về mặt đê

Chi bộ thôn thống nhất gian dối “rút” tiền Nhà nước

Tranh thủ có dự án đắp đê, chi bộ thôn đã thống nhất họp bàn khai khống hàng loạt diện tích đất tạm giao thành đất lâu dài nhằm lấy tiền chênh lệch từ ngân sách Nhà nước. Việc làm này đã bị nhân dân phát hiện và khiếu kiện lên các cơ quan chức năng. Tại Kết luận thanh tra số 552/KL-CT ngày 5/12/2012, do ông Nguyễn Văn Bang, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong ký có nội dung như sau:

"Có 38 lượt hộ gia đình (không có ruộng đất bị thu hồi) là cán bộ đảng viên trong thôn đã được tập thể lãnh đạo HTX, Thôn Thọ Đức cử ra để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từ đất tạm giao thành đất lâu dài và nộp lại về quỹ thôn Thọ Đức sai quy định".

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ các ngày chi bộ họp ra nghị quyết sai trái để “rút” tiền Nhà nước. Số tiền được “rút” ra từ ngân sách Nhà nước là hơn 2 tỉ đồng. Theo lý giải của bản Kết luận Thanh tra, số “tiền gian dối” này được các hộ Đảng viên nhận rồi nộp vào quỹ thôn với mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Nhưng theo một số người dân cho biết, việc làm gian dối, sai trái coi thường pháp luật như vậy thì dù động cơ là gì cũng gây bức xúc cho nhân dân. Nhiều người dân còn tỏ ý nghi ngờ, đến Nhà nước mà chi bộ thôn (đứng đầu lúc bấy giờ là ông Trương Đình Kịp) còn lừa dối, vậy người dân không biết thông tin sẽ bị họ “che mắt” đến đâu?

Điều làm người dân thôn Thọ Đức thật sự bức xúc là khi có kết luận thanh tra, họ là người tố cáo mà họ không hề được hay biết. Ông Nguyễn Văn Liên, người dân thôn Thọ Đức, cho biết: “Tất cả các kết luận thanh tra của huyện với sai phạm của thôn xã nhân dân đều không được biết, tôi nhiều lần lên xin nhưng không được. Vậy là họ xử ngấm xử ngầm với nhau, chúng tôi không hề hay biết.”

Mặc dù có kết luận thanh tra từ tháng 12/2011, nhưng huyện xã không xử lý kỷ luật, hay tạm đình chỉ chức vụ với ông Trương Đình Kịp bí thư thôn, và rồi ông này tiếp tục tham gia vào hoàng loạt những văn bản sai trái của địa phương. Trong biên bản bàn giao mặt bằng trái thẩm quyền bảo lãnh “xẻ thịt” Phòng tuyến Như Nguyệt (ngày 13/3/2012) có chữ ký của ông Trương Đình Kịp với tư cách bí thư thôn.

Bên cạnh đó, theo đơn tố cáo của các cụ trong ban quản lý khu di tích đền Can Vang cũ, sau khi các cụ tố cáo cá nhân ông Trương Đình Kịp và việc phản ứng về khi xã huyện thống nhất cho lấy đất ngay khu vực cửa đền, chính ông Trương Đình Kịp phối hợp với một số người, nhân tết Nguyên tiêu (15/1 Âm lịch) ra tuyên bố "đuổi" Ban chấp hành người cao tuổi thôn, thông báo trên loa đài, không cho Ban chấp hành làm hết nhiệm kỳ. Việc làm này gây mất đoàn kết tại địa phương, khiến dư luận nhân dân rất phẫn nộ. Cũng theo ông Liên, khi những người cao tuổi và dân trong thôn phản ứng mạnh thì xã mới cách chức Bí thư thôn của ông Kịp vào khoảng đầu tháng 4(?!)

Posted ImagePosted Image

Biên bản bàn giao đất do Ban QLDA cung cấp có chữ ký của ông Trương Đình Kịp

Giao, đền bù đất trái thẩm quyền

Trong bài báo trước chúng tôi đã đề cập đến việc thôn, xã, huyện cố tình làm trái pháp luật giao đất trái thẩm quyền, “bảo lãnh” cho Ban Quản lý Dự án- Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh (Ban QLDA) lấy đất trên khu vực phòng tuyến sông Như Nguyệt. Thực tế, việc giao đất trái thẩm quyền vi phạm quy định về quản lý đất đai xuất hiện không chỉ một lần ở dự án này.

Trong kết luận thanh tra số 552/KL-CT ghi rõ: Trong hồ sơ chưa có quyết định thu hồi đất và giao đất của UBND tỉnh Bắc Ninh cho Ban QLDA. Không có cả văn bản cho phép Ban QLDA được chi trả tiền đền bù. Nhưng kết luận cũng cho rằng do tình thế “cấp bách” kè hộ đê vẫn có thể cho phép.

Tuy nhiên, chính sự “cho phép” này lại là nguyên nhân dẫn đến việc “chém trước tâu sau” của Ban QLDA trong việc “xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt, trong khi đất của xã Tam Đa còn nhiều điểm có thể lấy. Không cần đánh giá tác động di tích, không cần xin ý kiến của các ngành văn hóa, chỉ cần một cam kết của thôn, xã và huyện, Ban QLDA đã xúc đất ngay gần đền Can Vang. Mặc cho dân kêu cứu, mặc kệ chưa có quyết định giao đất của tỉnh, đơn vị này vẫn cứ làm. Trong cuộc gặp với Ban QLDA, ngày 4/5 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Thuấn, cán bộ dự án, cũng cho biết: “Nhà thầu đã xúc được khoảng 50% khối lượng đất tại khu vực đất gần đền Can Vang”

Posted Image

Chưa được tỉnh giao đất vẫn đào thoải mái, dân kêu cũng mặc!

Sai phạm đã được phát hiện và làm rõ nhưng chậm trễ xử lý không những khiến cho sự việc khiếu kiện kéo dài mà còn “dung túng” cho việc “xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt đang diễn ra hiện nay. Rất mong các cơ quan chuyên môn về văn hóa Tỉnh, Trung ương và UBND tỉnh xem xét để không bị mất di tích Quốc gia quan trọng- Phòng tuyến sông Như Nguyệt- nơi biểu tượng cho sức mạnh của lòng dân thời kỳ đánh giặc Tống.

Báo điện tử Infonet sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin đến bạn đọc.

Thành Nhân

=======================

Thế lày nà thế lào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử được Trung Quốc sáng chế

Ngày 06.06.2012, 15:03 (GMT+7)

LTS: SGTT online giới thiệu bài viết của một nhà báo Hong Kong, Trung Quốc, đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 4.6, cho rằng Bắc Kinh đang viết lại quá khứ để hiệu đính cho ý đồ bành trướng của họ trong các vùng nước đang tranh chấp. Mọi việc sẽ không bao giờ êm xuôi cho đến khi họ ngưng hành động này.

Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough có vẻ như là một vụ cãi vã nhỏ về một hòn đá không dân cư và những vùng nước quanh đấy. Nhưng đó lại có tầm quan trọng lớn đối với những quan hệ trong tương lai của vùng bởi vì đó là một điển hình về quan điểm ngoan cố của Trung Quốc cho rằng lịch sử của những dân tộc không phải là Hán có biên giới lãnh thổ chiếm 2/3 biển đông là không phù hợp. Lịch sử duy nhất về vấn đề đó được viết ra bởi Trung Quốc và được diễn dịch bởi Bắc Kinh.

Posted Image

Những người Philippines cắm cờ tại hòn đá không dân cư ở bãi cạn Scarborough.

Trường hợp bãi cạn Scarborough hầu như được coi là một ca tiêu biểu về địa lý. Bãi này theo Philippines là bãi cạn Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ biển đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines, khoảng 130 hải lý. Nó đương nhiên thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vì theo Luật LHQ về Công ước biển, vùng đặc quyền này giới hạn cách bờ là 200 hải lí. Trong khi đó, bãi cạn này nằm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 530 hải lí.

Trung Quốc né tránh những dữ kiện địa lý bất lợi này và chỉ dựa vào lịch sử một nửa sự thật được áp đặt cho mọi tình huống mà họ nhắm đến trên biển Đông. Chính vì vậy mà giờ đây Trung Quốc không chỉ hiềm khích với Philippines, mà còn hiềm khích với nhiều nước khác. Đường lưỡi bò tai tiếng của Bắc Kinh trên bản đồ biển Nam Trung của họ lấn vào biên giới 200 hải lý của Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei, và gần quần đảo giàu khí đốt Natuna của Indonesia.

Trong trường hợp bãi cạn Scarborough, bộ Ngoại giao Trung Quốc chứng minh sự vụ bằng cách đưa ra bản đồ từ thế ký 13 – khi mà bản thân Trung Quốc đang nằm dưới sự thống trị của ngoại bang Mông Cổ - xuất phát từ chuyến ghé vào đây của một con thuyền Trung Quốc. Lập luận “chúng tôi có mặt đầu tiên” coi như là vô nghĩa. Các thủy thủ Trung Quốc là những kẻ đến biển Đông muộn, nói gì đến buôn bán ở Ấn Độ Dương. Lịch sử hàng hải của vùng ít ra là vào thiên niên kỉ đầu tiên của niên đại hiện nay thuộc về tổ tiên những người Indonesia, Malaysia, Philippinnes và Việt Nam ngày nay.

Theo những ghi chép do Trung Quốc đưa ra, người Trung Hoa di chuyển từ Trung Hoa đến Sumatra và rồi đến Sri Lanka trên những con tàu Mã Lai. Dân tộc Mã Lai mà giờ đây là Indonesia là những thực dân đầu tiên chiếm hòn đảo lớn thứ ba của thế giới, Madagascar làm thuộc địa, cách mẫu quốc khoảng 4.000 hải lý. (Ngôn ngữ Madagascar và 50% bộ gen người của họ có nguồn gốc Mã Lai). Dân Mã Lai đã vượt Ấn Độ Dương trước những chuyến hải hành được phô trương quá nhiều của đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15.

Sự thành thạo về hải hành của người Mã Lai về sau bị qua mặt bởi người Nam Ấn vả Ảrập, nhưng họ vẫn là những người đi biển đầu tiên ở Đông Nam Á cho đến khi người châu Âu làm chủ vùng. Đế quốc Chăm Bà La Môn nói tiếng Mã Lai nằm ở trung phần của Việt Nam vào thời những nhà buôn châu Âu bắt đầu đến châu Á, trong khi buôn bán giữa Champa (hiện là Nam Việt Nam) và Luzon đã diễn ra từ lâu trước khi Trung Quốc trưng ra cái bản đồ thế kỷ 13.

Posted Image

Khoảng cách của bãi cạn Scarborough đối với Trung Quốc và Philippines.

Bãi cạn Scarborough, không chỉ nằm gần đảo Luzon mà còn nằm trên tuyến đường trực tiếp từ vịnh Manila đến những cảng Chăm của Hội An và Qui Nhơn, phải được thủy thủ Mã Lai biết đến. Trung Quốc cho rằng mình là “kẻ đến đầu tiên” chẳng khác nào lí luận rằng người châu Âu đến Úc trước những thổ dân Úc.

Một trụ cột không chắc chắn nữa trong tuyên bố về chủ quyền bãi cạn là việc dựa vào Hiệp định Paris 1898. Theo đó, chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines thay vì Mỹ và vẽ những đường thẳng trên bản đồ , thì bãi cạn này nằm bên ngoài cách đường kinh tuyến được xác định bởi hiệp ước vài hải lí. Giờ đây Trung Quốc ngang nhiên sử dụng hiệp định này cho rằng hai cường quốc ngoại bang có mặt ở đây và không liên quan gì đến dân Philippines nên Manila không có quyền tuyên bố chủ quyền.

Điều nực cười là đảng Cộng sản Trung Quốc lại vất bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà các đế quốc phương Tây áp đặt, như tuyến McMahon chia Ấn Độ và Tây Tạng.

Trung Quốc còn khẳng định rằng trường hợp chủ quyền của họ có từ năm 1932, nên chủ quyền của Philippines là không có giá trị. Nói cách khác, họ sử dụng sự kiện cho rằng Philippines bị đô hộ bởi ngoại bang như là cơ sở cho chủ quyền của họ.

Maniala muốn giải quyết vụ việc theo luật Liên Hiệp Quốc về Công ước biển, nhưng Bắc Kinh lập luận rằng công bố chủ quyền vào năm 1932 không bị giới hạn trong công ước mới có hiệu lực từ năm 1994 vì nó đã diễn ra trước đó. Đó là một sự né tránh khéo léo, chắc chắn là vì Trung Quốc biết trường hợp chủ quyền của mình sẽ bị yếu nếu chiếu theo các điều khoản của Công ước.

Trung Quốc đã đưa ra những khẳng định khống để viết lại lịch sử và không lý gì đến địa lý. Những lập luận về hàng hải hiện nay sẽ không đi đến đâu cho đến khi nào kẻ cãi vã lớn nhất vùng ngưng hành động viết lại lịch sử.

Philip Bowring (nhà báo Hong Kong) - Wall Street Journal

===========================

Paul Joseph Göbbels - Bộ trưởng thông tin truyền thông của nước Đức Quốc Xã phát biểu một câu nổi tiếng" Anh cứ nói dối đi! Nói dối mãi một điều thì đến lúc chính anh cũng tin đó là sự thật!". Điều này đúng trong hoàn cảnh của nó: Tức là nó cần súng và những cái đầu mà khả năng tư duy được xếp hạng theo chỉ số Bo.

Từ khi quan Đại phu Khổng An Quốc được Hán Vũ đế giao trách nhiệm biên soan lại đống sách cổ thì tác giả của đống sách đó chính là tổ tiên của Khổng An Quốc quen gọi là Khổng Tử. Chưa hết, tất cả cơ sở Lý học Đông phương cũng được coi là của Trung Quốc, cho đến ngày nay trải hơn 2000 năm.

Nhưng tổ tiên người Lạc Việt đã để lại cho con cháu một câu thành ngữ "Ăn gian nó giàn ra đấy". Nên dù che đậy cả hơn 2000 năm cuối cùng cũng bị lật tẩy. Cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về người Lạc Việt.

Huống chi là bi wờ! Mọi chuyện nó sờ sờ ra đấy. Nói về súng thì thế giới này đâu phải là thuộc quốc của đế chế Hán để nói sao mọi người cũng phải vỗ tay rầm rầm. Nói về chỉ số Bo thì đâu dễ bịp người ta với mạng "anh tơ nét".

"Nó lú nhưng chú nó khôn" ông ạ!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc

Thứ Sáu, 08/06/2012 - 15:30

“Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã."

Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu giải Nobel năm 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân xứ này và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”.

Tư duy ấy đã được chuyển hóa vào chính trị như thế nào? Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc nước này phải đứng đầu thế giới, mà tiêu biểu là thông qua phát ngôn của Tôn Trung Sơn – người tiên phong của cách mạng dân chủ, Mao Trạch Đông – người sáng tạo ra Trung Quốc mới và Đặng Tiểu Bình – nhà thiết kế cải cách mở cửa.

1. Trong thời đại Trung Quốc là “nước nghèo nhất thế giới”, Tôn Trung Sơn đã yêu cầu “mọi người phải lập chí”, xây dựng Trung Quốc trở thành “nước giàu mạnh nhất thế giới” và kêu gọi 400 triệu người dân phải có nguyện vọng và ý chí này. Năm 1894, trong thư gửi lên Lý Hồng Chương, quan đại thần triều Thanh, Tôn Trung Sơn đã đề xuất cương lĩnh cải cách “nhân năng tận kỳ tài, địa năng tận kỳ lợi, vật năng tận kỳ dụng, hóa năng sướng kỳ lưu” (có thể phát huy hết tài năng của mọi người, có thể khai thác hết tác dụng của đất đai, có thể lợi dụng hết công năng của vạn vật, có thể để cho hàng hóa được lưu thông). Thực hiện được bốn điều này, Trung Quốc “có thể vượt lên châu Âu”. Tôn Trung Sơn mong muốn “người Trung Quốc phải làm nên những kỳ tích vĩ đại nhất nhân loại”, với “bốn nhất” gồm mạnh nhất thế giới, giàu nhất thế giới, nền chính trị tốt nhất thế giới, dân chúng hạnh phúc nhất thế giới hoặc “sáu nhất” gồm lớn nhất, ưu việt nhất, tiến bộ nhất, trang nghiêm nhất, giàu có nhất và bình yên sung sướng nhất.

Posted Image

Bố trí lực lượng trong tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn

Trong cuộc đời kéo dài 58 năm 8 tháng, có tới 10 năm 1 tháng Tôn Trung Sơn sống ở Mỹ và châu Âu, mục tiêu “Trung Quốc cần trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới được xây dựng trên cơ sở những năm tháng đi du ngoạn của ông. Trong chủ nghĩa tam dân, ông nêu rõ: “Dân tộc Trung Hoa là dân tộc lâu đời nhất thế giới, là dân tộc lớn nhất thế giới, là dân tộc văn minh nhất thế giới, là dân tộc có khả năng đại đồng hóa nhất thế giới… So với các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc chúng ta vẫn đông nhất và lớn nhất. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay vẫn là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới”.

Ông đưa ra nhận xét: “Chúng ta có đất đai rộng lớn, dân số đông, tài trí thông minh bẩm sinh ưu thế hơn nhiều so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Đất nước chúng ta cải tạo tốt, Trung Quốc cường thịnh, còn phải vượt lên Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Mọi người phấn đấu vì đất nước, xây dựng một đất nước tốt đẹp nhất thế giới, thế mới là có ý chí lớn. Hy vọng mọi người từ nay phải có ý chí lớn”. Ông cũng nhận định: “Trung Quốc cần phải xây dựng cơ nghiệp. Chúng ta không có vốn thì mượn vốn nước ngoài. Chúng ta không có nhân tài thì sử dụng nhân tài của nước ngoài. Phương pháp của chúng ta không tốt thì vận dụng phương pháp của nước ngoài. Lẽ nào lại không văn minh hơn nhiều lần so với các nước ở phương Tây và phương Đông?”.

Ngày 26/10/1912, phát biểu tại buổi chiêu đãi các học viên Trường Quân chính Nam Xương, Tôn Trung Sơn nêu rõ từ nay về sau hy vọng sâu sắc các học viên phát huy khí thế hào hùng, chăm chỉ nghiên cứu học tập, để đồng bào đều có tinh thần thượng võ. Trung Quốc khi đó có 400 triệu dân, kế hoạch của Tôn Trung Sơn là xây dựng lực lượng quân đội và kỹ thuật với 40 triệu quân, chiếm 1/10 dân số.

Ngày 18/8/1916, trong diễn thuyết của mình, Tôn Trung Sơn nói: “Các nước văn minh trên thế giới hiện nay phần lớn đều thực hiện tam quyền phân lập, tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều cái hại, vì thế 15 năm trước tôi mới đưa ra “ngũ quyền phân lập”. Đó là ngoài lập pháp, tư pháp và hành chính ra, còn có thêm chế độ chất vấn và thi cử. Hai chế độ này không có gì là mới đối với nước ta, từ thời cổ đã có, là cách làm hay, có thể trở thành mô hình của các nước trên thế giới trong thời kỳ cận đại”.

Nói đến ưu thế trí tuệ, ngày 21/12/1923, phát biểu tại buổi liên hoan của sinh viên Trường Lĩnh Nam, Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã nói: “Trên toàn nước Mỹ, tài trí thông minh vốn có của người Trung Quốc đều được người Mỹ thừa nhận, cho dù là học trường nào hay lớp nào ở Mỹ, điểm thi mỗi học kỳ của sinh viên Trung Quốc đều cao hơn sinh viên Mỹ… Khi Mỹ tách khỏi Anh, dân số chỉ 4 triệu người, cả nước chỉ có 13 tỉnh thành phố, toàn là những vùng đất hoang sơ. Về dân số chỉ bằng 1/100 Trung Quốc hiện nay. Trung Quốc hiện có 400 triệu dân với 22 tỉnh thành phố, tài nguyên phong phú. Nước Mỹ bé nhỏ như vậy lại có thể làm nên nghiệp lớn như hiện nay, nếu có thể đi theo con đường cách mạng của Mỹ, Trung Quốc người đông, tài nguyên phong phú thì kết quả trong tương lai đương nhiên sẽ tốt đẹp hơn Mỹ”.

Trong cuốn “Phương lược kiến quốc”, ông nhắc lại: “Đất đai của Trung Quốc rộng lớn hơn Mỹ. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đứng vào hàng đầu thế giới. Dân số có tới 400 triệu người, cũng đứng đầu thế giới. Tài trí thông minh của người Trung Quốc cũng nổi tiếng từ thời xa xưa. Việc kế thừa nền văn hóa 5.000 năm cũng là điều thế giới chưa từng có. Hàng nghìn năm trước cũng đã từng là quốc gia hùng mạnh trên thế giới”. Ngày 10/10/1919, trong cuốn “Các ngành của Trung Quốc nên phát triển như thế nào”, Tôn Trung Sơn viết: “Trung Quốc đất rộng, của cải nhiều, nông sản và khoáng sản phong phú, không những đuổi kịp mà còn có thể vượt Mỹ. Sức lao động của Trung Quốc nhiều gấp 4 lần so với Mỹ, nước ta chỉ thiếu vốn và tài năng. Nếu nước ta có 2 nhân tố này thì các ngành của nước ta sẽ phát triển, không chỉ ngang bằng Mỹ, mà còn có thể gấp 4 lần Mỹ”.

2. Mao Trạch Đông cũng là một người theo đuổi ý tưởng “đứng đầu thế giới”, ông cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của người Trung Quốc. Ngày 29/10/1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp TBCN, Mao Trạch Đông từng nói: “Mục tiêu của chúng ta là phải đuổi kịp và vượt Mỹ. Nước Mỹ chỉ có hơn 100 triệu dân, còn chúng ta có hơn 600 triệu dân, do đó chúng ta phải đuổi kịp Mỹ… Ngày nào đuổi kịp Mỹ, vượt qua Mỹ chúng ta mới mở mày mở mặt. Hiện chúng ta vẫn chưa là gì, bị các nước khác chèn ép… Chúng ta cần phải lãnh trách nhiệm này. Trên thế giới, cứ bốn người chúng ta có một người, do đó không phấn đấu vươn lên là điều không thể chấp nhận được, chúng ta nhất định cần phải phấn đấu vươn lên không chịu thua kém”.

Năm 1956, phát biểu tại lễ tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông nói: “Là quốc gia rộng 9,6 triệu km2 và có hơn 600 triệu dân, Trung Quốc cần phải có đóng góp tương đối lớn đối với nhân loại. Song trong thời gian dài quá khứ, đóng góp này lại quá nhỏ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy hổ thẹn… Vượt qua Mỹ, không chỉ có thể mà còn hoàn toàn cần thiết, hoàn toàn đáng làm. Nếu không như vậy thì dân tộc Trung Hoa chúng ta có lỗi với các dân tộc trên thế giới, cống hiến của chúng ta cho nhân loại quá nhỏ bé”.

Cũng trong năm 1956, khi bàn về vấn đề vượt qua Mỹ tại hội nghị trù bị Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 8, Mao Trạch Đông nói: “Liệu có nên đuổi theo Mỹ hay không? Hoàn toàn nên. 600 triệu dân số của chúng ta làm gì đây? Ngủ ư? Nên ngủ hay nên làm việc? Nếu nói cần làm việc, người ta (Mỹ) 170 triệu dân sản xuất 100 triệu tấn thép, thế chúng ta với 600 triệu dân không thể sản xuất 200-300 triệu tấn ư? Nếu không thể đuổi kịp được thì chúng ta chẳng còn lý do gì để biện minh, chẳng còn vinh quang cũng như chẳng còn vĩ đại gì nữa. Nước Mỹ mới chỉ thành lập được 180 năm, sản lượng thép 60 năm trước cũng chỉ đạt được 4 triệu tấn, vậy chúng ta lạc hậu so với Mỹ 60 năm. Giá như có thêm 50-60 năm, chúng ta hoàn toàn nên vượt qua Mỹ. Đây là một trách nhiệm. Có dân cư đông, đất đai rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại đang xây dựng CNXH, nhưng sau 50-60 năm xây dựng đất nước mà vẫn không đuổi kịp Mỹ thì chúng ta sẽ ra sao đây? Chúng ta sẽ bị khai trừ khỏi thế giới!”.

Tháng 5/1958, tại Hội nghị lần thứ hai khóa 8 của Đảng, Phó thủ tướng Lý Phú Xuân nêu rõ: 7 năm đuổi kịp Anh, 15 năm đuổi kịp Mỹ. Trong lời phê, Mao Trạch Đông sửa lại thành: 7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8-10 năm đuổi kịp Mỹ. Ngày 22/6/1958, Mao Trạch Đông tiếp tục nhận xét một báo cáo của Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba: vượt Anh, đuổi kịp Mỹ không phải là 15 năm, cũng không phải là 7 năm, mà chỉ cần 2-3 năm, 2 năm là có thể. Ngày 2/9/1958, Mao Trạch Đông sửa lại một chút và tuyên truyền khẩu hiệu: Hãy phấn đấu vì mục tiêu 5 năm đuổi kịp Anh, 7 năm vượt qua Mỹ! Để thực thi chiến lược này, Mao Trạch Đông đã phát động cuộc vận động “Đại nhảy vọt”. Tại hội nghị ở Nam Ninh đầu năm 1958, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Tôi không tin xây dựng đất nước khó khăn hơn đánh trận”…

3. Tới thời Đặng Tiểu Bình, tuy trong những phát biểu và sách báo công khai không đề cập tới những từ ngữ như “Trung Quốc đứng đầu”, “đuổi kịp, vượt qua Mỹ”, nhưng quan điểm không thay đổi. Ngày 24/5/1977, Đặng Tiểu Bình từng nói: “Minh Trị Duy Tân (Nhật Bản) là công cuộc hiện đại hóa do giai cấp tư sản thực hiện, chúng ta là giai cấp vô sản có khả năng thực hiện tốt hơn họ”. Trong thập niên 80 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện “chiến lược ba bước” với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước thì thực hiện được mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ XXI để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15/4/1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới”. Ngày 7/4/1990, tại cuộc tọa đàm “Chấn hưng dân tộc Trung Hoa” lần thứ nhất, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Thế kỷ tới, Trung Quốc rất có triển vọng”. Ông cũng nói: “Từ nay đến giữa thế kỷ sau sẽ là thời kỳ rất gấp gáp, chúng ta cần chăm chỉ làm việc. Trên vai chúng ta mang gánh nặng, trách nhiệm lớn”.

Mới đây, chuyên gia Gergely Varga, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc phòng và chiến lược Hunggari, nhằm lý giải những ý đồ quân sự thực sự của Trung Quốc đã nhắc lại, trụ cột chính trong chiến lược của Trung Quốc đã được đưa ra trong chiến lược nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình với 24 chữ như sau: “Lặng lẽ quan sát; giữ vững trận địa; bình tĩnh ứng phó; giấu mình chờ thời; giỏi về phòng thủ; quyết không đi đầu”.

“Giấu mình” nhưng vẫn là tư duy đứng đầu thế giới.

Theo báo “Bưu điện Huffington” (Mỹ) ngày 30/5/2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và sau khi thế giới trải qua giai đoạn “đơn cực” do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Tất cả các siêu cường trước đây thường thiết lập vị thế của họ bằng sức mạnh quân sự ghê gớm, song Trung Quốc lại tiến tới địa vị siêu cường bằng một con đường khác. Nhận thấy để đuổi kịp Mỹ bằng sức mạnh quân sự, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt, Bắc Kinh đã chú trọng đến “sức mạnh mềm” bằng cách nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua “lực hấp dẫn” chứ không phải là sự ép buộc. Mặc dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì sức mạnh với các nước khác bằng vũ khí, kinh tế, đầu tư và thương mại, song Trung Quốc đã trở thành nước đại diện cho nền ngoại giao công chúng tích cực nhất thế giới.

Trung Quốc đã chi khoảng 7 tỉ USD cho các nỗ lực phát thanh quốc tế, nhiều trăm triệu USD để xây dựng mạng lưới các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới và đổ một khối lượng tiền lớn vào các dự án quan trọng khác như các chương trình giao lưu và trao đổi giáo dục, các chương trình quảng cáo trên các bảng điện tử đắt giá tại Quảng trường Thời Đại của TP NewYork (Mỹ). Bên cạnh đó, một số trường đại học tổng hợp nổi tiếng của Trung Quốc đang giảng dạy về nền ngoại giao công chúng và coi đây như một môn học chủ yếu để huấn luyện thế hệ tiếp theo trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Báo này nhận xét rằng, không nôn nóng, Trung Quốc chấp nhận các thực tiễn của một “siêu cường chậm”.

Từ cuối tháng 12/2007, Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn cho Hạm đội Nam Hải. Tháng 7/2011, Trung Quốc tiếp tục hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất nước này mang tên Tĩnh Cương Sơn có trọng tải khoảng 19.000 tấn, dài 210m, rộng 28m và được cho rằng có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ (400-800 lính), từ 15-20 xe quân sự. Boong phía sau có sân bay đủ rộng cho đồng thời hai chiếc trực thăng vận tải Z-8/AS-321 Super Frelon cất, hạ cánh. Mỗi trực thăng này có thể chở 30 lính đổ bộ được vũ trang đầy đủ. Khoang tàu phía sau có thể chứa tới 4 tàu đổ bộ đệm không khí. Các khoang chứa phía trước có thể mang 2 tăng T-99. Cuối tháng 5/2012, Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tiếp tục đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới, có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn, có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, đáp ứng yêu cầu cất – hạ cánh của 4 trực thăng hạng nặng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này.

Theo Trần Thế Vinh

Petrotimes/Năng lượng Mới

=====================

Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu giải Nobel năm 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân xứ này và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”.

Từ hàng ngàn năm nay, cả cái thế giới khốn khổ này vốn mặc định rằng: Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc nền văn minh Hoa hạ. Nên họ cho rằng người Hán giàu trí tưởng....bở. Nhưng sự thật thì nó không phải như vậy. Thâm chí đến cái trí tưởng bở đó cũng không phải của nền văn minh Hoa Hạ.

Chưa có công trình chứng minh khoa học nào đủ thuyết phục để chứng minh rằng "Cội nguồn văn hóa Đông phương thuộc về Hoa hạ" cả.

Nó thuộc về tổ tiên người Lạc Việt với nền văn minh Văn Lang huyền vĩ - kẻ nào chối bỏ tổ tiên, chối bỏ chân lý thì sẽ không được hưởng thu tinh hoa của nền văn minh này. Nhưng nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương tử và người Hoa Hạ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh những cơ sở lý thuyết tinh hoa của nền văn minh này. Cho nên nó mơ hồ cho đến ngày nay.

Nó để lại cho nền văn minh Hoa Hạ thống trị này những di sản nửa mùa khập khiễng và mơ hồ.

Cho nên, khi hội nhập với nền văn minh Tây phương hiện đại ngày nay, thì chính các nhà khoa học Trung Hoa phải phủ nhận những giá trị của nền Lý học Đông phương mà họ tự nhận là của họ. Vì nó không thể phát triển được kể từ hàng ngàn năm qua.

Nhưng khi nó thuộc về văn minh Lạc Việt thì nó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà cả nhân loại đang tìm kiếm và mơ ước.

Tất nhiên lý thuyết đó không có gì đáng quan tâm với mấy bà ve chai lông vịt. Và có thể nó không cần quan tâm ở cả những lãnh đạo siêu cường. Nhưng nó chính là tương lai của tất cả thế giới.

Tất cả mọi người có quyền không tin điều này. Bởi vậy đừng phản biện làm gì. Tôi có bắt ai tin đâu! Tôi chỉ nói theo cách hiểu của tôi. Cá nhân tôi thôi.

Người Hoa hạ tất nhiên cũng không tin điều này và hậu quả của trí tưởng bở khập khiễng đó họ sẽ thấy được không lâu lắm.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TQ: Nấm kim châm ngâm hóa chất cực độc

Thứ Bảy, 09/06/2012 --- cập nhật 08:11 GMT+7

Trung Quốc đã phát hiện một khối lượng lớn nấm kim châm ở tỉnh Phúc Kiến bị ngâm hóa chất công nghiệp.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam Trung Quốc đã thu giữ 35 tấn nấm đang được xử lý bằng các chất công nghiệp có thể gây ung thư.

Posted Image

Những bao nấm kim châm đã bốc mùi hôi thối bị phát hiện

Cơ quan cảnh sát đã bất ngờ đột kích vào một nhà xưởng tồi tàn và thu được 630 bao nấm bốc mùi hôi thối. Họ cũng phát hiện thấy 60 thùng nấm được ngâm trong hóa chất axit citric công nghiệp.

Những bao nấm kim châm đã bốc mùi hôi thối được nhồi vào bao tải dùng để đựng thức ăn chăn nuôi và bốc mùi chua thiu. Cơ sở sản xuất này lập tức bị buộc phải đóng cửa.

Posted Image

Bên trong cơ sở sản xuất nấm

Các chuyên gia cho biết việc cho axit citric vào nấm giúp bảo quản nấm tươi ngon tới 1 năm. Một số người sản xuất đã sử dụng loại hóa chất này để thay cho chất bảo quản không độc hại khác nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.

Các chuyên gia y tế cho biết axit citric công nghiệp này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và thậm chí là gây ung thư.

Theo ANTĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bói toán, tử vi... không thuộc giáo lý nhà Phật

09/06/2012 06:37:19

(Kienthuc.net.vn) - Việc coi bói toán, tử vi... không có trong giáo lý nhà Phật. Cái mà mọi người thường gọi là số mạng tức là nghiệp lực trong Phật giáo vì mọi cái đều do nhân thiện, ác gieo trồng.

Bói toán, tử vi đều là trái với lý nhân quả

Theo thầy Thích Viên Kiến (chùa Bửu Lâm - Bình Định) thì những người thích coi bói toán là những người mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài. Và nếu là một Phật tử thì họ sẽ xem đức Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui hoặc giáng họa.

“Tuy nhiên đức Phật là bậc Giác ngộ, là người Thầy dẫn đường cho chúng ta tới giác ngộ. Ngài không phải là một vị thần linh tối cao hay một đấng thượng đế toàn năng, sáng tạo và bất diệt” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật nói: "Những hành vi tạo lỗi này do chính bạn làm, không phải do nơi cha mẹ, bè bạn hay người thân quyến thuộc cho nên chính bạn phải gặt hái kết quả đau khổ".

Posted Image

Thầy Thích Viên Kiến : “Căn cứ theo lý nhân quả Phật dạy, bất cứ việc làm nào mà không phù hợp với chân lý thì đều rơi vào con đường tà kiến mê tín. Do đó, bói toán hay xem số tử vi đều là trái với lý nhân quả” - Thầy Viên Kiến khẳng định.

Đồng thời, theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề tai họa hay sung sướng, khổ đau hay bất hạnh, giàu có hay nghèo khổ đều do nhân thiện ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời sống trước rồi đời này hay đời sau chịu quả báo.

“Mặt khác, chính sự nỗ lực trong đời sống hiện tại có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến vận mạng của đời này hay đời sau. Do việc gieo nhân khác nhau trong đời trước mà tiếp nhận hoàn cảnh khác nhau trong đời này” - thầy Viên Kiến chia sẻ thêm.

Ở kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ, xem sao và xem tướng số.

Nhà chùa tùy duyên hành đạo

Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao, đoán quẻ chỉ vì muốn đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi.

“Thật ra, việc làm này không đúng với chánh pháp Phật dạy. Nhất là trái hẳn với lý nhân quả. Nhưng vì đã trở thành một thói quen tin tưởng lâu đời rồi nên người Phật tử cũng khó dứt khoát trừ bỏ hẳn” - thầy Viên Kiến cho hay.

Posted Image

Nhiều người mê tín xem vận mệnh qua vân tay. Vì thế trong chùa mới bày ra việc coi sao, bói toán. Ðây cũng là một trong muôn ngàn phương tiện độ sinh. Vì nếu không bày ra như thế thì Phật tử cũng vẫn đi tìm nơi khác để xem coi. Trong chùa bày ra như thế để Phật tử còn có cơ duyên về chùa. Khi Phật tử về chùa thì dù sao Phật tử cũng còn lạy Phật hoặc nghe pháp.

Lợi ích là vì Phật tử còn có cơ hội trau dồi học hỏi thêm Phật pháp và đồng thời cũng gieo duyên lành với Tam Bảo. Và nhân đó, chư Tăng Ni còn có thể giải thích cho Phật tử biết thêm về chánh lý nhân quả.

“Nhờ phương tiện bày ra đó, có nhiều Phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín nhưng dần dần về sau, khi nghe chư Tăng Ni giảng pháp và tìm hiểu học hỏi Phật pháp sẽ phát khởi tín tâm vào Tam bảo và lý nhân quả. Trở lại với con đường chánh lý, chánh tín vậy” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.

Bùi Hiền

=================

Vậy giáo lý nhà Phật thuận theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành rồi.hi.Posted Image

Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao, đoán quẻ chỉ vì muốn đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi.

Chỉ số Bo cao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài toán rợn người trong... sách lớp 1

Thứ Bẩy, 09/06/2012 - 07:29

Lưu hành trên thị trường 10 năm, tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 vừa được giới phụ huynh phát hiện có một ví dụ ở trang 11 gây rợn người: "Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay".

Posted Image

“Bài toán rợn người” in tại trang 11 của sách. (Ảnh: L.Điền)

Bài toán còn có phần hướng dẫn giải tóm tắt và hình vẽ minh họa với hai bàn tay và hai ngón trỏ, giữa của bàn tay phải bị cắt rời bỏ sang một bên. Nhiều phụ huynh cho rằng ví dụ trên đây rất phản cảm và phản giáo dục. Ðối với một quyển được ghi chú "dùng kèm với sách giáo khoa lớp 1" thì việc lấy ví dụ minh họa cho một phép tính trừ bằng hình ảnh "nghịch dao làm cụt hai ngón tay" là không thể chấp nhận được. Ðiều đáng nói là sách có tên tác giả: Hoàng Long, in logo Nhà xuất bản Trẻ, khung lưu chiểu ghi thời điểm cấp phép là tháng 7-2002, nộp lưu chiểu tháng 9-2003. Nhà xuất bản Trẻ khi nhận được thông tin đã lật lại hồ sơ giấy phép lưu trữ và phát hiện mã số giấy phép xuất bản ghi trên tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 thật ra là được cấp cho một bộ sách có tên khác:Học nhanh toán, gồm năm tập, thời điểm cấp cũng là tháng 7-2002. Giấy phép này thuộc loại kế hoạch B - tức được cấp cho đối tác liên kết thực hiện sách. Trong giấy phép từ mười năm trước còn ghi rõ tên đối tác liên kết là Hoàng Long - tác giả quyển sách nói trên.

Tại cuộc gặp mặt giữa NXB Trẻ và đại diện nhà sách Nguyễn Văn Cừ (thuộc Công ty Thành Nghĩa) vào sáng 8-6, thông tin về ai là người chịu trách nhiệm in ấn, lưu hành quyển sách này cũng chưa được làm rõ.

Ðặc biệt, NXB Trẻ vừa phát hiện cũng tập sách Phép cộng trừ phạm vi 100 này, đến năm 2011 đã được in với giấy phép của NXB Thanh Niên và có ghi tên công ty liên kết là Thành Nghĩa. Tuy nhiên, thông tin từ Công ty Thành Nghĩa vào chiều 8-6 là công ty này có mua bản quyền một số sách của ông Hoàng Long, riêng quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 sẽ kiểm tra lại để xem có phải do Thành Nghĩa sản xuất hay không.

Posted Image

Mặc dù bìa 1 sách in rõ tên NXB Trẻ, nhưng sách này đã sử dụng giấy phép của một quyển khác. (Ảnh: L.Điền)

Ông Nguyễn Trường - đại diện chi nhánh NXB Thanh Niên tại TP.HCM - cho biết giấy phép của quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 thuộc danh sách do NXB Thanh Niên (ở Hà Nội) cấp. Tuy nhiên, ông Trường nêu khả năng trường hợp này có thể là sách in lậu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - cho rằng còn một đầu mối cần phải làm rõ là bản sách năm 2002 có ghi in tại Xí nghiệp in Bến Thành. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể Xí nghiệp in Bến Thành đã in quyển sách này theo giấy phép nào và thông tin tiếp tục cho dư luận". Ông Nhựt cho biết việc NXB Trẻ không cấp phép cho một quyển sách có nội dung phản giáo dục, nhưng sách này khi ấn hành đã in tên, logo NXB Trẻ lên bìa sách và mạo ghi giấy phép của NXB Trẻ vào khung lưu chiểu là xâm phạm uy tín của NXB. "Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ kêu gọi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ" - ông Nhựt khẳng định.

Tác giả không nhớ sách... của mình

Chiều 8/6, tác giả Hoàng Long có thư trả lời NXB Trẻ cho biết năm 2002 ông có "liên kết với NXB Trẻ in bộ sách toán dùng cho lớp 1... Vì lâu quá rồi tôi không còn nhớ bộ sách đó mấy cuốn và tên mỗi cuốn đó là gì... Vì tuổi tác cao không còn minh mẫn nữa". Và trong thư ông Long có đoạn: "Ðến năm 2003-2004 gì đó tôi cũng không nhớ rõ, theo nhu cầu nhà sách Thành Nghĩa có mua lại toàn bộ bản quyền số sách mà tôi đã viết gồm có: số sách đã in và chưa in, tác giả do tôi đứng tên. Trong đó có bộ sách toán dùng cho lớp 1, do NXB Trẻ cấp giấy phép... Coi như bộ sách toán dùng cho lớp 1 này tôi không còn giữ bản quyền và cũng không còn trách nhiệm nữa".

Như vậy, "bộ sách toán dùng cho lớp 1" mà ông Hoàng Long nhắc đến trên đây rất có thể là bộ Học nhanh toán gồm năm tập mà NXB Trẻ đã cấp phép hợp pháp. Còn quyển Phép cộng trừ phạm vi 100 này có phải do chính ông soạn ra hay không thì vẫn chưa xác định được.

Theo Lam Điền

Tuổi Trẻ

=================

Cùng với cuốn tập đọc "lói ngọng", bây giờ để đóng góp thêm phần phong phú là cuốn sách này. Nhưng cuối cùng không biết nó có được giải quyết rốt ráo không? Hay lại "Hòa cả làng"?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bói toán, tử vi... không thuộc giáo lý nhà Phật

09/06/2012 06:37:19

(Kienthuc.net.vn) - Việc coi bói toán, tử vi... không có trong giáo lý nhà Phật. Cái mà mọi người thường gọi là số mạng tức là nghiệp lực trong Phật giáo vì mọi cái đều do nhân thiện, ác gieo trồng.

Bói toán, tử vi đều là trái với lý nhân quả

Theo thầy Thích Viên Kiến (chùa Bửu Lâm - Bình Định) thì những người thích coi bói toán là những người mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài. Và nếu là một Phật tử thì họ sẽ xem đức Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui hoặc giáng họa.

“Tuy nhiên đức Phật là bậc Giác ngộ, là người Thầy dẫn đường cho chúng ta tới giác ngộ. Ngài không phải là một vị thần linh tối cao hay một đấng thượng đế toàn năng, sáng tạo và bất diệt” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật nói: "Những hành vi tạo lỗi này do chính bạn làm, không phải do nơi cha mẹ, bè bạn hay người thân quyến thuộc cho nên chính bạn phải gặt hái kết quả đau khổ".

Posted Image

Thầy Thích Viên Kiến : “Căn cứ theo lý nhân quả Phật dạy, bất cứ việc làm nào mà không phù hợp với chân lý thì đều rơi vào con đường tà kiến mê tín. Do đó, bói toán hay xem số tử vi đều là trái với lý nhân quả” - Thầy Viên Kiến khẳng định.

Đồng thời, theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề tai họa hay sung sướng, khổ đau hay bất hạnh, giàu có hay nghèo khổ đều do nhân thiện ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời sống trước rồi đời này hay đời sau chịu quả báo.

“Mặt khác, chính sự nỗ lực trong đời sống hiện tại có thể thay đổi hoặc ảnh hưởng đến vận mạng của đời này hay đời sau. Do việc gieo nhân khác nhau trong đời trước mà tiếp nhận hoàn cảnh khác nhau trong đời này” - thầy Viên Kiến chia sẻ thêm.

Ở kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ, xem sao và xem tướng số.

Nhà chùa tùy duyên hành đạo

Trong chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày, coi sao, đoán quẻ chỉ vì muốn đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của mọi người mà thôi.

“Thật ra, việc làm này không đúng với chánh pháp Phật dạy. Nhất là trái hẳn với lý nhân quả. Nhưng vì đã trở thành một thói quen tin tưởng lâu đời rồi nên người Phật tử cũng khó dứt khoát trừ bỏ hẳn” - thầy Viên Kiến cho hay.

Posted Image

Nhiều người mê tín xem vận mệnh qua vân tay. Vì thế trong chùa mới bày ra việc coi sao, bói toán. Ðây cũng là một trong muôn ngàn phương tiện độ sinh. Vì nếu không bày ra như thế thì Phật tử cũng vẫn đi tìm nơi khác để xem coi. Trong chùa bày ra như thế để Phật tử còn có cơ duyên về chùa. Khi Phật tử về chùa thì dù sao Phật tử cũng còn lạy Phật hoặc nghe pháp.

Lợi ích là vì Phật tử còn có cơ hội trau dồi học hỏi thêm Phật pháp và đồng thời cũng gieo duyên lành với Tam Bảo. Và nhân đó, chư Tăng Ni còn có thể giải thích cho Phật tử biết thêm về chánh lý nhân quả.

“Nhờ phương tiện bày ra đó, có nhiều Phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín nhưng dần dần về sau, khi nghe chư Tăng Ni giảng pháp và tìm hiểu học hỏi Phật pháp sẽ phát khởi tín tâm vào Tam bảo và lý nhân quả. Trở lại với con đường chánh lý, chánh tín vậy” - thầy Viên Kiến nhấn mạnh.

Bùi Hiền

=============================

Những giá trị tri thức mà Đức Thích Ca truyền dạy cho hậu thế vô cùng đồ sộ và nó đã phát triển nhiều môn phái đến nay đã hơn 2500 năm. Đó là một mảng kiến thức trong văn minh nhân loại. Nhưng chính Đức Thích Ca nói: "Tất cả những gì ta đã nói chỉ như nắm lá trong bàn tay của ta. Còn thực tại và chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà".

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - bao gồm cả bói toán và Tử Vi, phong thủy, Đông y.... tìm thấy giá trị tri thức của Phật giáo trong qúa trình phục hồi của học thuyết này nhân danh nền văn hiến Việt và xác định rằng: Phật giáo chính là sự che chở cho hệ thống kiến thức đồ sộ này, ẩn minh vượt qua hơn 2000 năm lịch sử thăng trầm, kể từ khi văn minh Văn Lang sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử. Nhưng rất tiếc, nếu các vi tăng ni cố chấp và phủ nhận những hệ quả của học thuyết này thì Phật giáo sẽ trở nên mơ hồ trước những yêu cầu của khoa học hiện đại. Chính những hiểu sai của các vị sẽ cản trở Phật giáo trở thành tôn giáo của tương lai như Einstein nhận xét.

Rất mong các vị hãy thành thực suy ngẫm.

Cá nhân tôi xác định với quý vị rằng: Những vòm cây đầy lá trong rừng Kỳ Đà - mà Đức Phật nói tới - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, mà Tử Vi, Phong thủy, bói toán....chỉ là những hệ quả của nó. Sự giải thoát rốt ráo - hay tự do cuối cùng - chính là khi con người nhận thức được bản chất chi phối của những quy luật tự nhiên lên thân phận một con người và tính tuyệt đối của Thái Cực - chính là Phật tính.

Tôi viết những dòng này nhân danh một Phật tử.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

=============================

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - bao gồm cả bói toán và Tử Vi, phong thủy, Đông y.... tìm thấy giá trị tri thức của Phật giáo trong qúa trình phục hồi của học thuyết này nhân danh nền văn hiến Việt và xác định rằng: Phật giáo chính là sự che chở cho hệ thống kiến thức đồ sộ này, ẩn minh vượt qua hơn 2000 năm lịch sử thăng trầm, kể từ khi văn minh Văn Lang sụp đổ ở bờ nam sông Dương tử. Nhưng rất tiếc, nếu các vi tăng ni cố chấp và phủ nhận những hệ quả của học thuyết này thì Phật giáo sẽ trở nên mơ hồ trước những yêu cầu của khoa học hiện đại. Chính những hiểu sai của các vị sẽ cản trở Phật giáo trở thành tôn giáo của tương lai như Einstein nhận xét.

Bác có thể nói rõ hơn vấn đề này ? Ở đây làm sao có giả định là "nếu" để rồi kết luận là "cản trở Phật giáo trở thành tôn giáo của tương lai"?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại thêm sản phụ tử vong tại bệnh viện

10/06/2012 3:51

Sáng 9.6, các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp khẩn để tìm nguyên nhân gây tử vong mẹ con sản phụ Huỳnh Thị Thanh Tùng (33 tuổi, ở thôn Phước An, xã Đức Hòa, H.Mộ Đức).

Posted Image

Anh Minh (phải) hết sức bức xúc trước cái chết bất thường của vợ là chị Tùng vào rạng sáng 9.6 - Ảnh: Hiển Cừ

Cùng ngày, Công an Quảng Ngãi mời Trung tâm pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an vào cuộc khám nghiệm tử thi.

Chị Huỳnh Thị Kim Chinh (em gái của sản phụ Tùng) kể: tối 8.6, chị Tùng chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) đa khoa H.Mộ Đức. Sau khi làm các thủ tục điện tim, siêu âm và xét nghiệm máu, các nhân viên y tế kết luận: “Sức khỏe của sản phụ và thai nhi đều bình thường chờ sinh tự nhiên. Gia đình cứ yên tâm”. Mãi đến khuya, khi sản phụ Tùng có dấu hiệu đau đớn, sức khỏe yếu, người nhà yêu cầu mổ nhưng 2 nữ hộ sinh trực vẫn thờ ơ. Thậm chí nữ hộ sinh Nguyễn Thị Tuyết Nga còn nhăn nhó: “Làm gì mà gọi mãi vậy, để người ta nghỉ ngơi chút chớ”.

Sau nhiều lần gia đình thúc giục, nữ hộ sinh Nga mới đến khám, kiểm tra sức khỏe và tiêm thuốc cho sản phụ Tùng, đồng thời thông báo: “Chờ sinh tự nhiên chứ không mổ”. Đến rạng sáng 9.6, khi bác sĩ Nguyễn Trung Dũng có mặt để đưa chị Tùng đi cấp cứu thì đã quá muộn, cả mẹ con sản phụ Tùng đã tử vong.

Không có bác sĩ trực

Tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng, anh Ngô Trọng Minh (chồng sản phụ Tùng), nói rằng cách làm việc của các nữ hộ sinh ở BV đa khoa H.Mộ Đức là thiếu trách nhiệm với bệnh nhân. “Vì sao ở BV trong một ca trực chỉ có 2 nữ hộ sinh mà không có bác sĩ để xử lý những ca bệnh diễn biến bất trắc. Hơn nữa, khi gia đình yêu cầu mổ thì các nhân viên y tế lại không đồng ý. Yêu cầu cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái chết của vợ tui”, anh Minh bức xúc.

Lý giải việc ca trực không có bác sĩ, ông Phạm Minh Đức, Giám đốc BV đa khoa H.Mộ Đức, nói: “Khoa Sản đang thiếu bác sĩ trầm trọng, chỉ có 2 bác sĩ trực chính nên đây là vấn đề bất khả kháng”. Ông Đức còn cho rằng quá trình theo dõi thấy ca sinh của sản phụ Tùng diễn biến bình thường (?!).

Ông Phạm Hồng Phương, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, đã yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ cái chết của mẹ con sản phụ Tùng. “Khi có kết luận cụ thể sự việc, nếu phát hiện nhân viên y tế có sai phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”, ông Phương khẳng định.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng qua, tại Quảng Ngãi xảy ra 3 vụ tai biến sản khoa làm 3 sản phụ tử vong (chết cả mẹ lẫn con). Trong khi đó, nguyên nhân tử vong vẫn chưa được làm rõ khiến các sản phụ tỏ ra lo lắng khi “vượt cạn”.

Trong đơn khiếu nại gửi Bộ Y tế, anh Trần Công (27 tuổi), chồng của sản phụ Lê Thị Hương (23 tuổi, ở xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi, tử vong tại BV đa khoa Quảng Ngãi ngày 20.4), cho rằng các y, bác sĩ BV đa khoa Quảng Ngãi đã thiếu trách nhiệm dẫn đến cái chết của vợ, con anh. Hiện Công an Quảng Ngãi cũng đã vào cuộc tìm nguyên nhân và Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Quảng Ngãi sớm báo cáo vụ việc.

Hỗ trợ nuôi con của sản phụ bị tử vong

Chiều 9.6, ông Phạm Minh Tâm, Trưởng công an xã Phước Sơn, H.Tuy Phước (Bình Định), cho biết bác sĩ Hồ Thị Sinh (hiện công tác tại Trung tâm y tế H.Tuy Phước) đã thương lượng và làm cam kết hỗ trợ 240 triệu đồng cho gia đình sản phụ Nguyễn Thị Đỗ Quyên (34 tuổi, thôn Xuân Phương, xã Phước Sơn) bị tử vong sau khi sinh tại phòng hộ sinh tư của bà Sinh chiều 6.6 (Thanh Niên đã thông tin). Số tiền này để nuôi 2 con của chị Quyên đến năm 18 tuổi; trong đó có một bé gái 10 tuổi là con của chị Quyên với người chồng trước và bé trai vừa sinh ra. Trước đó, bà Sinh cũng đã hỗ trợ tiền tổ chức ma chay cho gia đình chị Quyên. Chiều 6.6, người nhà đưa chị Quyên đến sinh tại phòng hộ sinh tư của bà Sinh. Sau khi sinh một bé trai nặng khoảng 3,4 kg, chị Quyên ra máu rất nhiều và tử vong trên đường chuyển đến BV đa khoa tỉnh Bình Định để cấp cứu.

Trần Thị Duyên

Hiển Cừ

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (9)

lê đức hiệp

Bộ y tế xem lại quy chế trực bệnh viện, bệnh viện huyện chỉ có nữ hộ sinh trực không có bác sĩ chuyên khoa sản trực là điều bất hợp lý. BS mới có quyền quyết định sinh thường hay sinh mổ, nhưng ở đây chỉ là nữ hộ sinh, xin hỏi đêm trực ai là người trực Giám đốc, điều hành thế nào mà có tử vong. Bệnh viện huyện không nên mổ đẻ khi BS sản không có trình độ cắt tử cung, và quan trong hơn nữa BHYT không nên ràng buộc sản phụ phải sinh ở nơi mua BHYT mà sản phụ có quyền đi tất cả bệnh viện nào mà họ thấy yên tâm, chính BHYT khống chế nên khó tránh khi sản phụ có biến chứng tuyến xã, huyện không đủ người và máy móc can thiệp như tuyến tỉnh và TW. Mong những người vạch chính sách chỉnh sửa lại BHYT hợp lòng dân hơn. Xin chia buồn gia đình sản phụ.

Trần Quang Lục

Thật sự BS ở Quảng Ngãi ở BV nào cũng thiếu và thiếu trầm trọng , một BS ở BVĐK huyện thường ngày khám đa khoa trên 100 bệnh nhân, máy móc cũ kỹ, nên hiệu quả chẩn đoán điều trị có đôi khi ít chuẩn xác và chăm sóc chưa thật sự chu đáo. Nghịch lý con em ở Quảng Ngãi học BS rất nhiều, có năm họp mặt sinh viên y khoa cả nước nghe nói trên duới 200 SV nhưng trớ trêu thay khi ra trường thì không biết sao đại đa số không về làm tại Quảng Ngãi? Vấn đề này Lãnh đạo ngành và Chính Quyền tỉnh đã có chính sách chủ trương để thu hút các BS, DS nhưng không được thuyết phục hay có vấn đề gì ở đây , tình trạng BS ra trường vẫn đi làm hợp đồng không lương , các BV tư rất nhiều ở các Tp lớn nhất là Tp HCM, lương không ổn định nhưng nói về Q.Ngãi các em lại lắc đầu nói là sợ lắm, sợ đủ điều ... cũng muốn về lắm nhưng QNgãi chưa có gì thay đổi từ cách tiếp nhận, bố trí, ưu đãi và hỗ trợ giúp đỡ và nhất là cách khám và điều trị bệnh tại QNgãi các em nói có vấn đề, về sẽ không phù hợp và không khéo các em chết luôn, chẳng thà làm ở các Tp lớn chấp nhận bôn ba và học thêm để nâng cao trình độ, làm việc môi trường có tính chất chuyên môn cao và có tính đồng nghiệp hơn. Cho nên người dân QNgãi vẫn chưa được có sự chăm sóc tốt trong đó nguyên nhân thiếu nhân lực BS có chuyên môn cao, giỏi là một tiêu chí lớn. Mong Lãnh Đạo Tỉnh Quảng Ngãi xem xét và tìm hiểu lại chủ trương thu hút người tài, nhất là BS thực tế có phải là trên giấy và hình thức không ? và lý do nào chủ yếu BS mới ra trường không thích về. Nếu được thì chúng ta có một giải pháp kêu gọi thu hút đủ lực lượng BS rồi mới tính tình trạng quá tải để mong sao người bệnh, người dân ở Quảng Ngãi có được chăm sóc tốt khi ốm đau và chửa bệnh và giảm đi gánh gồng chạy vạy ra Đà Nẵng, Huế và TP HCM để khám và điều trị như hiện nay.

Vũ Tuấn Mạnh Linh

Cũng chỉ "họp" cho vui thôi, chứ cuối cùng chẳng có ai phải chịu trách nhiệm gì đâu mà. Dân thì lao đao sợ đi đẻ, mà Bộ Y tế vẫn im lặng!

Nguyễn Quốc Bình

Tôi vừa đưa vợ đi sinh được 2 tháng ở bệnh viện một tỉnh miền Tây Nam bộ, nên có thể nói đã "mắt thấy, tai nghe" khá tường tận về y đức của y, bác sĩ ngày nay. Xin kể lại như sau, 23 giờ đêm ngày 28/3 vợ tôi có dấu hiệu sinh, đưa đến nhà bà sĩ khám thai hàng tháng (mối quen) đưa trước cho bác sĩ này 1 triệu. Bác sĩ bảo vào bệnh viện nói là người của bà ấy gởi vào. Vô bệnh viện chờ mãi không thể sinh thường được do thai nằm ngang, xin mổ thì các cô hộ sinh phán: "Gởi cho ai thì gọi người đó vô mà lo (?!)". Phải đến 10 giờ sáng ngày 29/3, bà bác sĩ kia mới vào và chỉ định cấp tốc làm thủ tục mổ cho vợ tôi. Ca mổ chóng vánh chỉ kéo dài 15 phút. Con trai tôi ra đời nặng 3kg, nhưng 2 chân tím tái vì chờ quá lâu bị khô nước ối, phải nằm cấp cứu nhi 15 ngày mới ra viện, nếu không mổ kịp thì cháu đã mất. Cũng may là giờ thì cháu đã ổn. Lúc ở khoa cấp cứu nhi sơ sinh, một đêm có cháu nhỏ qua đời vì sinh non tháng không cứu được, trong lúc gia đình cháu đang than khóc thì có một điều dưỡng thò đầu ra ngoài cửa hét to nguyên văn thế này: "Khóc cái gì mà khóc, vô ký tên cho xong thủ tục dùm tui cái đi". Tôi và nhiều người chứng kiến tại chỗ đều chỉ còn biết im lặng cúi đầu.

tanphatnguyen

Ba vụ sản phụ tử vong khi sinh cả mẹ lẫn con tại Quảng Ngãi trong hai tháng qua đã gây bức xúc trong nhân dân, ai nấy đều ngán ngẩm trước thái độ tắc trách, thờ ơ của Y-BS. Mỗi khi có sự việc đáng tiếc xảy ra, các cơ quan chức năng, các vị lãnh đạo có trách nhiệm chỉ biết than vãn là thiếu BS, thiếu phương tiện, thiếu trình độ ... chứ chưa nghe ai nói đến việc Y-BS thiếu ... lương tâm, trách nhiệm bao giờ. Trước công luận, họ chỉ giải thích qua loa, hứa điều tra, kiểm điểm, quy trách nhiệm nhưng rồi ... đâu lại vào đấy. Thiết nghĩ, Bộ Y tế nên vào cuộc, Bộ Công an nên điều tra để kết luận nguyên nhân chết của các sản phụ, không nên kết luận chung chung là "tai biến trong sản khoa". Hãy vì một cuộc sống tốt đẹp, đừng để các sản phụ phải lo sợ mỗi khi "vượt cạn".

Xem thêm

Bác có thể nói rõ hơn vấn đề này ? Ở đây làm sao có giả định là "nếu" để rồi kết luận là "cản trở Phật giáo trở thành tôn giáo của tương lai"?

Xem kỹ lại đi. Tự mình trả lời. Đơn giản thế mà cũng phài hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật, Ấn lần đầu tập trận hải quân song phương

10/06/2012 3:11

Ngày 9.6, Tokyo và New Delhi tổ chức tập trận hải quân song phương mang tên JIMEX 12 tại vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.

Posted Image

Hộ tống hạm INS Shivalik, một trong các tàu chiến Ấn Độ tham gia JIMEX 12 - Ảnh: Chosun

Từ cuối năm ngoái, báo chí quốc tế đưa tin Ấn Độ và Nhật Bản sẽ cùng nhau tập trận hải quân vào năm 2012. Tuy nhiên, các nguồn tin khi đó không tiết lộ thời điểm chính xác diễn ra sự kiện này. Đến gần đây, thông tin trên mới được công bố rõ ràng hơn. Theo Cục Thông tin báo chí Ấn Độ (PIB), đây là cuộc tập trận song phương đầu tiên giữa 2 nước sau các lần Nhật Bản và Ấn Độ tham gia chung với Mỹ. Để tiến hành JIMEX 12, New Delhi điều động 4 tàu: khu trục INS Rana, hộ tống INS Shivalik, khinh hạm INS Karmuk và tàu tiếp tế INS Shakti; phía Nhật Bản tham gia bằng 2 tàu khu trục cùng một số máy bay trực thăng.

Cuộc tập trận JIMEX 12 được tiến hành nhân dịp hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời sự kiện này cũng diễn ra trong bối cảnh đại diện phái đoàn Ấn Độ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La (Singapore) đều lên tiếng khẳng định cần đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực. Cuối năm nay, hải quân Nhật Bản cũng sẽ tới Ấn Độ để thực hiện một cuộc tập trận chung song phương lần thứ hai.

Ngoài ra, trước khi tham gia JIMEX 12, đội 4 tàu trên của Ấn Độ vừa thực hiện chuyến hải hành đi qua các vùng biển trong khu vực, có cả biển Đông. Chuyến đi này là một phần của các hoạt động giao lưu và khẳng định quyền tự do hàng hải mà New Delhi nhiều lần nhấn mạnh. Thông cáo của PIB dẫn lời Phó đô đốc hải quân Ấn Độ Anil Chopra tuyên bố việc tàu chiến nước này hiện diện nhiều hơn tại vùng biển trên là một phần của chính sách hướng về phía đông mà New Delhi đề ra.

Lê Loan

Tàu sân bay INS Vikramaditya chạy thử

Hôm qua, RIA - Novosti đưa tin tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ sau khi được nâng cấp tại thành phố Severodvinsk của Nga, đã bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên vào ngày 7.6. Trước đây, con tàu này mang tên Đô đốc Gorshkov, được Nga nâng cấp và bán cho Ấn Độ với giá 2,3 tỉ USD theo một thỏa thuận hồi năm 2004. Tàu sân bay INS Vikramaditya có độ choán nước xấp xỉ 45.000 tấn, chở được 16 - 24 chiến đấu cơ và một số máy bay trực thăng. Dự kiến, Moscow sẽ bàn giao tàu INS Vikramaditya cho New Delhi vào tháng 12 năm nay. Khi đó, hải quân Ấn Độ sẽ có 2 tàu sân bay, tính cả chiếc INS Viraat. Ngoài ra, New Delhi cũng đang đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên để có thể hạ thủy vào năm 2016.

====================

Từ nâu tớ đã bảo bức danh họa - mà tớ đặt tên nà "Canh bạc cuối cùng" - thiếu cô gái Ấn độ mà. Úc Iếc chỉ nà tay chơi hạng hai thui.

Posted Image

CANH BẠC CUỐI CÙNG

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan sát và bình luận:

“Một Trung Quốc đáng sợ”, Thời Báo Hoàn Cầu giới thiệu

Thứ Hai, 11/06/2012, 02:05 (GMT+7)

TT - Những độc giả nước ngoài không khỏi lo sợ giống như ông Seong Hyon Lee - người Hàn Quốc - khi đọc tờ Thời Báo Hoàn Cầu (TBHC) của Trung Quốc.

Ông là một người đọc trung thành, chăm chỉ và có học đàng hoàng của tờ báo này. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard, lại là chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu truyền thông quốc tế của Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Posted Image

Tờ Thời Báo Hoàn Cầu - phụ bản của Nhân Dân Nhật Báo - Ảnh: C.I.

Trên báo Tài Kinh mới đây, ông đã lên tiếng báo động: tại hội thảo về “ngoại giao nhân dân” và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc một vài ngày trước đó ở Bắc Kinh, ông đã nêu rõ rằng TBHC là “một trong những kẻ thù tệ hại nhất đối với nền ngoại giao nhân dân của Trung Quốc và đã đến lúc Trung Quốc cần phải “khai tử” tờ báo này!”.

Ông cho biết rất nhiều người nước ngoài biết đến Trung Quốc, biết tiếng Hoa và đọc TBHC “rất chăm chỉ”, bởi biết rõ tờ báo phản ánh “những quan điểm bên trong” của đảng cầm quyền, nhất là khi nó lại được cầu chứng dưới nhãn hiệu của Nhân Dân Nhật Báo. Thế nhưng, ông nhận xét: “Khi đọc, TBHC lại cho tôi cũng như phần lớn những người đọc nước ngoài khác một ấn tượng xấu về đất nước Trung Quốc. Tờ báo đang “vẽ” lên một Trung Quốc đang gặp nguy khốn, bị vây bủa tứ bề bởi những cuộc tấn công liên tiếp từ bên ngoài. Cứ theo hình ảnh mà TBHC “vẽ” lên thì Trung Quốc đang là một đất nước bị cô lập, không có mấy bạn bè, các thiện ý của nó luôn bị giải thích sai lệch. Do vậy, nó đang phải tả xung hữu đột để “thoát ra”. Mỹ, phương Tây, các “thế lực chống Trung Quốc” và các phương tiện truyền thông nước ngoài cứ liên tục “ra đòn”...”.

Theo ông, trên TBHC, người đọc luôn bắt gặp từ “thổi phồng”. Tờ báo cáo buộc báo chí phương Tây, của Anh, của Chính phủ Mỹ luôn “thổi phồng” khía cạnh tiêu cực của các sự kiện diễn ra tại Trung Quốc! Báo chí phương Tây luôn thổi phồng “mối đe dọa của Trung Quốc”. Có hôm tờ báo còn đăng một bài viết với tít tựa là “Hãy tỉnh táo trước làn sóng chống Trung Quốc ồ ạt do phương Tây phát động!”.

Hậu quả là đối với người đọc trong nước, như ông Lee nhấn mạnh, “thế giới do TBHC “vẽ” lên là một thế giới đầy nguy hiểm và đầy những âm mưu. Bởi vậy, người đọc của tờ báo này dễ bị tiêm nhiễm một thứ “não trạng của kẻ bị vây hãm”, luôn cảnh giác với thế giới bên ngoài. Về mặt tâm lý, từ chỗ bị lừa phỉnh như thế, những người đọc này có nguy cơ đánh mất sự tự tin. Từ chỗ liên tục bị lặn hụp trong những ngộ nhận như thế, họ sẽ lần hồi đâm ra ngờ vực và thù nghịch thế giới bên ngoài”.

Trong một bài viết trên Weibo của mạng Tân Lãng, Hồ Tích Tiến - một trong những biên tập viên của TBHC - lại khẳng định tờ báo đang giới thiệu “một đất nước Trung Quốc đích thực”! Trước “tuyên ngôn” này, Seong Hyon Lee không khỏi giật mình: “Trên thực tế đất nước Trung Quốc này lại đang xuất hiện một cách đáng sợ trong mắt người nước ngoài. Nhiều nhà quan sát cho rằng ban lãnh đạo của tờ báo này đã chọn chiến lược tiếp thị an toàn nhất trong bối cảnh của Trung Quốc là giương cao ngọn cờ yêu nước. Khi Trung Quốc và phương Tây nay đang cọ xát với nhau về nhiều vấn đề như mô hình phát triển và các hệ thống giá trị thì việc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả, nhờ đó tăng được số lượng phát hành và thu được nhiều quảng cáo. Nhưng người ta lại đang tự hỏi liệu đó có phải là chủ nghĩa yêu nước đích thực hay là thứ chủ nghĩa yêu nước “giả cầy” vì mục tiêu thương mại...”.

Với mong muốn Trung Quốc sớm nhận ra nguy cơ này, ông đề nghị trong bối cảnh phát triển cực kỳ sôi động và có nhiều thay đổi của mình, “Trung Quốc cần bình tâm suy xét để phân tích tình hình một cách lý tính”.

Người đọc nước ngoài từng biết và yêu mến Trung Quốc qua Tam quốc chí, Thủy hử, Tây du ký, không khỏi “sợ” TBHC!

Nhật Bản “câu cá”, Trung Quốc bất bình

Truyền thông Trung Quốc tỏ ra bất bình trước việc Nhật Bản tổ chức thi câu cá (âm Hán việt là “điếu ngư”) tại vùng biển lân cận quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ngày 10-6.

TBHC cho biết 15 tàu cá của Nhật Bản đã xuất phát từ đảo Ishigaki tối 9-6 để đến vùng biển lân cận đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng có mặt để tuần tra bảo vệ cuộc thi câu cá này của sáu nghị sĩ quốc hội cùng 30 chính trị gia các đảng chính trị của Nhật Bản.

Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo động thái này của Nhật Bản sẽ tạo ra mâu thuẫn không đáng có và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ hai nước.

ĐÔNG PHƯƠNG

MỸ - NGUYỄN

===========================

Cái này cụ Lý Ninh - Tên phiên âm Hán Việt từ Lê Nin - đã nói:

"Nhiệt tình cộng với ngu xuẩn thành phá hoại".

À! Mà sao không thấy Trung Quốc đem tàu Ngư Chính ra cắt béng cái dây câu của mấy vị câu cá của Nhật Bản nhỉ? Mấy cái thuyền câu cá của Nhật thì nhằm nhò gì so với những tàu Ngư Chính hiện đại của Trung Quốc - một siêu cường thứ II trên thế giới! Nhật Bản liệu hồn đấy! Trung Quốc có cả tàu sân bay mới rờ tút lại đấy! Sợ chưa?

Hay là đảo Điếu Ngư không phải quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Quốc

Phía nhà thầu Trung Quốc tìm mọi cách hạn chế tuyển dụng lao động của Việt Nam, đồng thời đưa lao động phổ thông của họ sang làm các công việc thủ công như đào đất, phụ hồ, mang vác, quét dọn, đổ bê tông - những công việc mà lao động Việt Nam có thể đảm đương.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được triển khai từ tháng 11.2005. Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện cung ứng, thi công và lắp đặt toàn bộ thiết bị (EPC) với hai hạng mục: nhà máy nhiệt điện 1 và nhà máy nhiệt điện 2. Để hoàn thành dự án đúng tiến độ, số lượng công nhân có mặt trên công trường luôn đảm bảo ở con số 2.000 - 3.000 người.

Xử ép tiền lương lao động trong nước

Trên lý thuyết, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng sẽ giải quyết được hàng chục ngàn việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Ông Đỗ Văn Hải, Trường phòng hành chính, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, có thời điểm phía nhà thầu Trung Quốc đưa sang hơn 2.000 lao động phổ thông. Hiện số công nhân Trung Quốc đang lao động tại công trường nhà máy số 2 gần 1.300 người.

Còn theo số liệu báo cáo từ phía Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng gửi Công an huyện Thủy Nguyên, con số này gần 1.500 người. Đây là số người được Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cấp giấy phép lao động 1 năm. Tuy nhiên, qua kiểm tra bước đầu phát hiện ra một số người trung Quốc sang lao động phổ thông tại công trường không có giấy tờ tùy thân, buộc cơ quan chức năng của thành phố phải tìm cách trục xuất về nước. Còn con số chính thức thì chưa ai thống kê nổi.

Do lao động của Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên số ít lao động người Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây cũng luôn bị xử ép mà không biết kêu ai. Ông Hoàng Văn T., xã Tam Hưng, Thủy Nguyên, cho biết, ông cùng nhiều lao động Việt Nam khác được trả 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, mức lương thấp nhất của lao động phổ thông Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lao động Việt Nam, khi cùng làm một công việc như nhau. Một bảo vệ người Việt Nam tại khu chung cư My Sơn cho biết, anh được nhà thầu Trung Quốc trả 1,5 triệu đồng/tháng, không có phụ cấp. Mới đây, nhà thầu đưa sang một bảo vệ người Trung Quốc, mức lương của họ tính ra tiền Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tháng, cao gấp gần 7 lần so với tiền lương của bảo vệ người Việt Nam.

Posted Image Lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc trên công trường xây dựng Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, huyện Hưng Nguyên).

Phức tạp

Đại diện Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cho biết, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lao động là người nước ngoài. Số lượng người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tính hết tháng 5.2012 là 2.206 người, trong đó riêng người Trung Quốc chiếm 87%. Sau một năm hết thời hạn, chủ sử dụng lao động nước ngoài phải đến cơ quan chức năng của thành phố trình báo xin được cấp lại hoặc gia hạn. Nếu về nước phải có công văn gửi Sở và nộp lại giấy phép lao động nhưng trên thực tế, số đơn vị đến làm thủ tục rất ít, họ không trả lại giấy phép lao động.

“Số lao động là người nước ngoài di biến động rất bất thường, cho nên họ về nước, cơ quan chức năng cũng không hay biết và số người mới đến theo nhiều con đường khác nhau thâm nhập vào Hải Phòng vẫn diễn ra khá phức tạp”, vị đại diện này nói và cho biết thêm, phía Trung Quốc là nhà thầu thi công, họ thực hiện theo đúng cam kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho chủ dự án, nên phía Việt Nam chỉ có vai trò giám sát về tiến độ và chất lượng của dự án. Đối với việc sử dụng lao động và tiền lương, phía chủ dự án không có quyền can thiệp. Tình trạng quá nhiều lao động Trung Quốc làm việc tại Thủy Nguyên, phía chủ đầu tư đã có ý kiến nhưng nhà thầu Trung Quốc đưa ra nhiều lý do, trong đó có lý do bất đồng ngôn ngữ, tình trạng mất cắp thường xảy ra..., trong khi lao động Trung Quốc “có tay nghề, bằng cấp” (?).

Khó quản lý

Tuy nhiên, một cán bộ Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng khẳng định, không ít lao động phổ thông Trung Quốc không biết chữ, thậm chí chỉ biết ký vào bảng lương lĩnh tiền công, nên việc nói “có bằng cấp, tay nghề” là vô lý.

Trung tá Nguyễn Quang Hảo, Trạm trưởng Trạm cảnh sát Bến Rừng, Công an huyện Thủy Nguyên, cho biết, trên địa bàn xã Ngũ Lão và Tam Hưng hiện có khoảng 1.600 lao động là người Trung Quốc đang lưu trú. Họ sinh sống tại 2 khu nhà ở tập trung (một tại My Sơn, xã Ngũ Lão và một ngay sát công trường thi công) do nhà thầu xây dựng; số còn lại lên tới 300 - 400 người thuê nhà dân trong làng tá túc. Theo ông Hảo, đối với số người Trung Quốc nhập cảnh hợp pháp, có visa, thị thực, hộ chiếu, có giấy phép lao động, có đăng ký tạm trú còn dễ bề quản lý, còn số nhập cảnh theo con đường du lịch, nhập cảnh trái phép vào để làm việc là rất khó. Những ngày vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, rà soát ban đầu và đã phát hiện một số lao động không có giấy phép, buộc trục xuất về nước. “Nhiều đêm tuần tra do không có phiên dịch, cán bộ, chiến sĩ Trạm gặp các sự việc xảy ra liên quan tới người nước ngoài không biết xử trí thế nào, ngay ngày hôm sau số người này đã lặng lẽ rút về nước từ lúc nào không hay biết”, ông Hảo nói. (Theo Đất Việt)

______________

sắp tới có khi HP phải lập quy hoạch khu đô thị kiểu mẫu "Tung Hoa Anh Hùng" cho giống Bình Dương.

bọn tàu vừa có chỗ ở, lãnh đạo lại có đất Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thức bác bỏ hạt nhanh hơn ánh sáng

Trung tâm nghiên cứu phản ứng hạt nhân châu Âu (CERN) đã chính thức bác bỏ thông tin neutrino nhanh hơn ánh sáng thu được trong quá trình thí nghiệm OPERA tại cuộc họp báo vừa diễn ra hồi giữa tuần trước.

Kết luận mới nhất: neutrino không nhanh hơn ánh sáng / Neutrino nhanh hơn ánh sáng vì cáp nối không tốt?

Sergio Bertolucci, giám đốc CERN tuyên bố thông tin neutrino nhanh hơn ánh sáng là một sai lầm.

Tại cuộc họp báo, ông Sergio Bertolucci, giám đốc CERN nói lại về bản báo cáo của ông đọc tại Hội nghị vật lý neutrino và Vật lý thiên văn tổ chức mới đây tại Kyoto.

Posted Image

Theo ông, các số liệu về tốc độ nhanh hơn ánh sáng là do sai sót kỹ thuật khi thực nghiệm do 4 nhóm các nhà khoa học cùng phát hiện. Đó là nhóm “phản biện” của OPERA - Borexino, nhóm IRACUS và nhóm LVD. Cả 4 nhóm đều đo thời gian lưu của chùm neutrino.

"Chúng tôi đã có thể chứng minh một cách thuyết phục sự đúng đắn của các phương pháp khoa học - những kết quả bất ngờ phải được phơi bày trước sự phán xét của xã hội và chúng đã bị bác bỏ hoàn toàn”, Bertolucci tuyên bố.

Những thông tin đầu tiên ghi lại các neutrino chuyển động với tốc độ nhanh hơn ánh sáng xuất hiện vào ngày 23/9/2011. Lúc đó người ta đã nêu ra kết quả chùm neutrino đi từ CERN đến Gran-Sasso tính trung bình nhanh hơn so với tính toán lý thuyết 60 nanogiây. Như vậy là các hạt neutrino đã chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng 1,0000248 lần.

Trong suốt vài tháng tiếp đó, một lượng rất lớn các giải thích khác nhau đã được đưa ra cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm. Hoá ra sai lầm chỉ là sự tiếp xúc không tốt của đường dây cáp. Sự công bố vội vàng này dẫn đến sự từ chức của giáo sư Antonio Ereditato, chủ nhiệm dự án OPEERA và nhà khoa học Dario Autiero, nhưng người đã trực tiếp đo và đưa ra kết quả.

Tại cuộc họp báo, Bertolucci cũng đề nghị khép lại vấn đề neutrino nhanh hơn ánh sáng trước ngưỡng cửa của Vật lý học.

Bảo Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tương lai hải quân Mỹ

12/06/2012 3:43

Song hành cùng việc chuyển hướng trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương, Washington đang triển khai kế hoạch đóng mới tàu chiến tiêu tốn hàng trăm tỉ USD.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết đến năm 2020 sẽ bố trí 60% tàu chiến của nước này tại Thái Bình Dương. Cụ thể hơn, người đứng đầu Lầu Năm Góc cho hay Washington sẽ triển khai 6 tàu sân bay và phần lớn các tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu chiến gần bờ và tàu ngầm đến khu vực này.

Trước khi ông Panetta đưa ra tuyên bố trên, Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ (CRS) hồi tháng 4 công bố báo cáo mang tên Navy force Structure and Shipbuilding Plans (tạm dịch Kế hoạch đóng tàu chiến và cấu trúc hải quân). Cùng thời điểm này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng trình báo cáo thường niên mang tên Long-range plan for construction of naval vessels for FY2013 (tạm dịch Kế hoạch đóng tàu chiến trong dài hạn cho năm tài chính 2013) lên Ủy ban Quân vụ của quốc hội nước này. Hai báo cáo trên nêu chi tiết kế hoạch đóng mới tàu chiến và cấu trúc của hải quân Mỹ từ năm 2013 - 2042. Nhờ đó, người ta có thể hình dung rõ ràng hơn về số lượng tàu chiến của nước này sẽ hiện diện tại Thái Bình Dương vào năm 2020.

Posted Image

Mỹ sẽ sớm trang bị thêm nhiều tàu khu trục lớp Arleigh Burke - Ảnh: Chosun

Kế hoạch khủng

Theo báo cáo Navy force Structure and Shipbuilding Plans, Mỹ sẽ tiêu tốn tổng cộng 465 tỉ USD để đóng mới tàu chiến từ năm 2013 - 2042. Thế nhưng, Cơ quan Ngân sách quốc hội Mỹ ước tính kế hoạch của Lầu Năm Góc trong khoảng thời gian trên sẽ phải mất đến 540 tỉ USD. Đổi lại, Mỹ sẽ đóng mới 268 tàu chiến, trong số đó có 6 tàu sân bay, 70 tàu khu trục, 46 tàu ngầm tấn công… Đặc biệt, Washington sẽ từng bước thay thế tàu sân bay thuộc lớp Enterprise và Nimitz bằng lớp Gerald Ford. Nhờ đó, hải quân Mỹ không chỉ thay thế các tàu về hưu mà còn được bổ sung thêm để đạt tổng số tàu chiến lên đến 307 chiếc vào năm 2042, nhiều hơn khoảng 20 chiếc so với hiện tại. Cụ thể, nước này sẽ sở hữu 11 tàu sân bay, 90 tàu khu trục và tàu tuần dương, 32 tàu đổ bộ, 55 tàu chiến cận bờ, 48 tàu ngầm tấn công, 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 4 tàu ngầm mang tên lửa hành trình…

Trong suốt kế hoạch từ năm 2013 - 2042, giai đoạn 5 năm đầu tiên từ 2013 - 2017 đóng vai trò then chốt đối với bước đầu của kế hoạch “tái cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế, ở giai đoạn 2013 - 2017, Mỹ sẽ nhanh chóng đóng mới 41 tàu chiến phù hợp với ưu tiên này. Nổi bật trong số này là 1 siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford, 9 tàu ngầm tấn công lớp Virginia, 9 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 16 tàu chiến cận bờ cùng một số tàu hỗ trợ khác.

Hồi tháng trước, giữa lúc Bắc Kinh và Manila đang vô cùng căng thẳng xung quanh tranh chấp bãi cạn Scarborough, tàu ngầm USS North Carolina thuộc lớp Virginia đã cập cảng Subic của Philippines. Diễn biến trên thu hút không ít sự quan tâm của thế giới. Tàu ngầm lớp Virginia có giá trị lên đến trên 2 tỉ USD mỗi chiếc. Loại tàu này sử dụng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa đối hạm, ngư lôi hiện đại đạt tầm bắn khá xa.

Cùng với các tàu ngầm lớp Virginia, tàu khu trục lớp Arleigh Burke cũng đang được đồn trú tại châu Á trong thời gian qua. Loại tàu này là một tổ hợp tác chiến “hàng khủng” trên biển dù độ choán nước chỉ khoảng 10.000 tấn. Nó được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng các hỏa lực hạng nặng như tên lửa đối hạm Harpoon tầm bắn 120 km, tên lửa đối không RIM-66 nhanh gấp 3,5 lần tốc độ âm thanh. Ngoài ra, nó còn có tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi, nhiều loại pháo và súng máy, mang được 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm. Sắp tới, Mỹ cũng sẽ sớm đưa tàu chiến cận bờ đến đồn trú luân phiên tại Singapore. Đây là một trong những động thái khẳng định chính sách tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Ngô Minh Trí

======================

Tôi luôn bác bỏ lời tiên tri được coi là của bà Vanga cho rằng sẽ có thế chiến thứ III xảy ra. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn.

Nhược đài sư tử thượng (Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt. Nguyên lý căn bản cho một hệ thống lý thuyết thống nhất)

Thiên hạ thái bình phong

Sấm Trạng Trình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết rồi sẽ là hoa, trứng côn trùng hay nấm?

===============

Tranh cãi về loài hoa '3.000 năm mới nở' ở Phú Yên

Thứ ba, 12/6/2012, 15:12 GMT+7

Nghiên cứu hoa Ưu Đàm nở ở Phú Yên, có chuyên gia sinh học cho rằng có thể là một loài nấm; nhiều giả thiết "trứng côn trùng", còn hòa thượng Thích Nguyên Đức nói Ưu Đàm chỉ mang tính biểu tượng.

> Loài hoa '3.000 năm nở một lần' khoe sắc ở Phú Yên

Trực tiếp quan sát loài hoa này nở ở nhà chị Lê Nguyễn Quỳnh Anh (TP Tuy Hòa, Phú Yên), Thạc sĩ Trần Minh Châu, Giám đốc Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên cho rằng đây không phải là một loại hoa, càng không phải hoa Ưu Đàm 3.000 năm nở một lần như lời đồn. "Đây có thể là một loại nấm", ông nói.

Hoa được phát hiện nở trên lá sả trước nhà chị Quỳnh Anh hôm 7/6, màu trắng, hình chuông nhỏ li ti, nhiều cánh, có nhị. Cây cao khoảng 80 mm, thân mảnh như tơ.

Ông Châu phân tích, về hình thái "cây hoa" lạ này có phần bầu phễu được cho là cánh hoa, song có thể đây là bầu bào tử nấm. Cây hoa mảnh như tơ, trong suốt thực chất là tơ của nấm. Đến chu kỳ, bầu bào tử sẽ vỡ, các bào tử phát tán sẽ không còn hình dạng ban đầu.

"Về mặt sinh học, quan sát có thể khẳng định đây không phải là một loài thực vật có hoa, vì nó trong suốt, không có diệp lục. Rất có thể đây là bào tử của một loài nấm nào đó. Trong tự nhiên có hàng nghìn loại nấm với nhiều hình thái khác nhau", ông nói.

Posted Image

Khóm sinh vật tìm thấy ở nhà chị Quỳnh Anh được cho là hoa Ưu Đàm. Ảnh: Thiên Lý. Lý giải vì sao loài sinh vật có thể sống trên lá cây, thậm chí trên thanh kim loại, thạc sĩ Trần Minh Châu cho biết, nấm có thể phát triển bất cứ ở đâu miễn là có không khí, độ ẩm và các điều kiện sinh học cần thiết. Thậm chí, trên da người vẫn có nấm ký sinh thì việc trên kim loại với bụi bặm, không khí cũng là môi trường cho nấm phát triển. Có thể lâu nay loại nấm này có xuất hiện nhưng kích thước quá nhỏ, nên mọi người không để ý, chỉ đến khi có tin đồn về hoa Ưu Đàm thì nó được quan tâm.

Ông Châu cho rằng một số người trích dẫn kinh Phật để gọi loài thực vật này là "hoa Ưu Đàm", loại hoa mang tính tượng trưng của Phật giáo chỉ có trên thiên giới là võ đoán. Hơn nữa, kinh Phật cũng không mô tả hình dáng, các đặc điểm sinh học của hoa thế nào, nên kết luận hoa Ưu Đàm là thiếu căn cứ.

Về vấn đề này, Hòa thượng Thích Nguyên Đức, Phó Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Yên, trụ trì chùa Hồ Sơn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho rằng đối với nhà Phật, việc đề cập thời gian nở của hoa Ưu Đàm 3.000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa Ưu Đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị Phật tại thế.

Trong các kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim Luân Vương, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. Ở mộ tháp của Tổ sư Liễu Quán tại chùa Thiền Tôn (Huế) còn có câu kệ "Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” (tạm dịch là "hoa Đàm nở lâu rồi nhưng hương thơm vẫn còn lưu").

Cũng theo Hòa thượng Thích Nguyên Đức, việc cho rằng hoa Ưu Đàm nở ở nơi này, nơi kia chỉ là sự gán ghép khiên cưỡng. Hơn nữa Phật lịch hiện nay 2.556 năm, nghĩa là nếu có hoa Ưu Đàm thì nó đã nở vào thời điểm cách đây 2.556 năm khi Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời, tính đến nay vẫn chưa đủ 3.000 năm. Thứ hai là khi xuất hiện đức giáo chủ thì trời đất, vạn vật sẽ có sự thay đổi kỳ diệu, thế nhưng những dấu hiệu này không có, trong khi loài hoa lạ cũng không có hương thơm, lại xuất hiện ở nơi Phật tính không cao.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Trần Hợp, Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM thì nghiên cứu hoa qua ảnh, cho rằng "nó giống với trứng loài côn trùng hơn là thực vật".

Không những tại Việt Nam mà trước đây "hoa Ưu Đàm" từng được ghi nhận nở ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Vào năm 2002, những bông hoa này đã được phát hiện trên bức tượng Phật giáo ở một ngôi chùa vùng ngoại ô Seoul. Nhiều người cho rằng điềm này liên quan đến sự kiện Tổng thống Kim Dae-jung đoạt giải Nobel Hòa bình trước đó một tuần.

Trong một bài viết trên trang Ubanlegends, khi quan sát những bức ảnh "hoa Ưu Đàm" chụp ở Hàn Quốc và Trung Quốc, tác giả David Emery nhận định hình thù những bông hoa nở trên một thân cây li ti màu trắng không phù hợp với cấu tạo của một loài thực vật, mặt khác nó trông giống với cách phân bổ trứng của một loài côn trùng có tên là Lacewing hơn.

Posted Image

Theo so sánh của một số nhà nghiên cứu, hoa Ưu Đàm rất giống trứng của côn trùng Lacewing. Ảnh: Planetnatural.

Theo lý giải của David Emery, do Lacewing ăn thịt các loài sinh vật khác nên đẻ trứng trên đầu những sợi tơ rất mỏng để tránh xa tầm với của côn trùng gây hại khi ấu trùng nở ra.

"Những gì chúng ta đang nói đến hoa Ưu Đàm 3.000 năm mới nở một lần, thực ra chỉ là huyền thoại. Loài hoa này chỉ là một 'phép ẩn dụ' trong giáo lý nhà Phật ám chỉ rằng hiếm hoi lắm thế gian mới gặp được một đức Phật bằng xương bằng thịt", tác giả này viết.

Theo tờ Planetnatural, Lacewing (tên khoa học rufilabris Chrysoperla) là một loài côn trùng "phàm ăn" có thể tiêu thụ một lượng lớn các loài gây hại thân mềm, bọ ve và trứng côn trùng, trung bình một giờ nó thể ăn 60 con rệp. Ấu trùng nở từ trứng của loài động vật này mất khoảng 2-3 tuần để trưởng thành.

Thi Trân - Thiên Lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo so sánh của một số nhà nghiên cứu, hoa Ưu Đàm rất giống trứng của côn trùng Lacewing. Ảnh: Planetnatural.

Chiện này thế mà cũng phải cãi nhau. Chỉ cần lấy kính hiển vi phóng to xem có phải là trứng côn trùng không biết liền. Còn nến không thì lấy vài thưa bọc lại, nếu là trùng côn trùng thì nó sẽ nở ra ấu trùng.

Ngẫm chiện đời cũng thấy vui thật! Cái đáng phải dùng cả một hệ thống luận cứ, so sánh và suy diễn thì đòi phải có chứng cứ trực quan. Cái chỉ cần chứng cứ trực quan thì hết thuyết nọ đến thuyết kia trong khi nó sờ sờ ra đấyPosted Image.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nếu công bố tiếp clip phao thi, tôi không có đất sống'

Thứ ba, 12/6/2012, 11:17 GMT+7

Là người trực tiếp hướng dẫn học sinh quay clip ném "phao" ở THPT Đồi Ngô, thầy giáo Đỗ Việt Khoa khẳng định, gian lận ở Bắc Giang khá phổ biến. Nhưng nếu tiếp tục công bố clip ở các hội đồng khác, ông sẽ "không có đất sống".

> Ném phao vẫn được kết luận 'tổ chức thi nghiêm túc'/ Giáo viên thu 'phao' sau giờ thi Toán ở Bắc Giang

- Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, tại sao ông lại chọn Bắc Giang làm nơi tổ chức quay clip tiêu cực thi để lấy chứng cứ?

- Hai năm nay, các thầy cô ở miền Bắc gọi điện cho tôi nói rằng: "Thầy Khoa ơi, chúng tôi tiếc cho công sức của thầy quá, 'Hai không' hỏng hết rồi". Họ kể, chưa có giải bài tập thể nhưng giám thị để cho các em chép thoải mái. Năm ngoái, tôi lên một tỉnh miền núi phía Bắc và chứng kiến hội đồng thi có 7 phòng, 14 giám thị đều bỏ vị trí ra ngoài hết. Cháu tôi nói phao được mang vào thoải mái nhưng không có đáp án từ ngoài ném vào và tôi nghĩ mức độ đó bình thường.

Còn các thầy cô ở Bắc Giang gọi điện cho biết, tình trạng thi rất hỗn loạn, trường giải bài tập thể các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh học, sau đó photo rồi ném bài vào phòng... Tôi hỏi sao các thầy cô không chấn chỉnh thì họ bảo: "Chúng em sợ lắm, chẳng làm được như thầy đâu". Khi ấy tôi nói là năm tới sẽ nghĩ cách nhờ các thầy cô thu thập chứng cứ gian lận.

Đợt thi vừa qua, tôi chọn 3 huyện khác nhau ở Bắc Giang và nhờ hoặc thầy cô quay cho tôi, hoặc tìm các em học sinh dũng cảm nhất quay. Tôi bày cho họ cách dùng bút quay, ai không có tôi cho mượn. Ở trường Đồi Ngô, thầy Ngọc tìm được 3 học sinh nhưng chỉ có 2 máy quay nên chỉ làm được ở 2 phòng khác nhau. Một người đứng ở cổng trường quay lại diễn biến khu vực thi.

Posted Image

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người dũng cảm tố cáo tiêu cực thi năm 2006 ở Hà Tây và sau đó được Bộ GD&ĐT mời đi dự lễ phát động phong trào "Hai không". Ảnh: Tiến Dũng.

- Vậy mục đích của việc tổ chức quay clip gian lận phòng thi của ông là gì?

- Việc này chẳng mang lại cho tôi lợi nhuận hay lợi ích gì mà chỉ để cho ngành giáo dục thấy rõ tình hình, chấn chỉnh 'Hai không' cho chúng tôi đỡ xấu hổ. Và các clip cho thấy gian lận ở Bắc Giang khá đại trà, riêng trường Đồi Ngô là trọn vẹn nhất. Lãnh đạo hội đồng chuyển đề cho những người không có chức năng giải, xong photo thu nhỏ đưa vào phòng. Riêng 3 môn Văn, Sử, Địa, họ để cho thí sinh quay cóp và không ngăn cản.

Tôi muốn làm thêm ở một số huyện nữa nhưng không có tiền để mua máy quay. Nếu tôi có 100 triệu đồng mua máy quay, có lẽ sẽ có hình ảnh ném phao ở cả tỉnh Bắc Giang. Còn clip của huyện Việt Yên và Lục Ngạn xin giữ bí mật vì clip ở một hội đồng thi Đồi Ngô khi công bố đã ảnh hưởng cả trăm người. Nếu công bố ở các hội đồng khác, tôi lại nhiều kẻ thù quá, không có đất sống.

- Khi sử dụng học sinh để quay clip, ông đã tính toán thế nào về khả năng các em có thể bị kỷ luật vì vi phạm quy chế?

- Việc liên lạc với thí sinh là của các thầy cô giáo sở tại. Đừng gọi học sinh là vật thí nghiệm, đó là sự hy sinh mất mát. Người Việt mình dở lắm, hay thờ ơ với đấu tranh, rất ghét người nào hay đi tố cáo, mặc dù họ đấu tranh cho đất nước tốt đẹp lên. Các em học sinh đáng được khen ngợi vì dám làm. Từ trước đến nay tôi không khuyến khích ai chống tiêu cực cả, chỉ dám nhờ các thầy cô địa phương và cảnh báo trước với họ là hậu quả nặng lắm, thầy cô nào sắp bỏ việc, sắp giã từ ngành thì hãy làm.

Còn quy chế của Bộ rất kỳ quái. Trong trường hợp này, máy quay là một cái bút, phục vụ cho việc viết, không thể phục vụ cho quay cóp bài được. Do đó, cái bút cũng giống như cái thắt lưng thôi, chỉ khác là nó giúp xã hội nhìn được diễn biến của sự việc, hoàn toàn không giúp em học sinh đó được gì. Quy chế do con người tạo ra để phục vụ kỳ thi nghiêm túc. Khi quy chế mà cản trở, chống lại việc tố cáo hành vi gian lận thì đó thì phải thay đổi ngay.

Nếu năm nay học sinh quay clip bị xử lý thì xin Bộ chấm dứt 'Hai không' ngay bởi sẽ không còn ai dám tố cáo đâu. Bộ có ngần ấy thanh tra, ngần ấy người mà những năm đi làm 'Hai không" chẳng quay được clip nào, chẳng phát hiện được tiêu cực gì. Trong khi một học sinh bé con con lại quay được.

Posted Image

Sau khi tố cáo hàng loạt sai phạm của lãnh đạo THPT Vân Tảo, thầy giáo Khoa bị trù dập nhiều năm và phải chuyển sang trường khác dạy. Ảnh: Tiến Dũng.

- Là người ủng hộ phong trào "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích", ông đánh giá thế nào về tỷ lệ tốt nghiệp tăng dần đều theo từng năm?

- Năm đầu tiên của 'Hai không', tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm mạnh, trường Vân Tảo của tôi trước đây đỗ 99% nhưng năm 2007 tụt xuống còn 29%. Phụ huynh và học sinh đi qua nhà tôi là réo lên chửi: "Khoa điếc!". Sau những năm phản ánh tương đối sát thực tế thì 3 năm trở lại đây tỷ lệ tốt nghiệp càng ngày càng khác xa và clip quay ở Bắc Giang đã lý giải vì sao.

Ví dụ, như Tuyên Quang, năm 2007 đỗ được 14,5% nhưng giờ đỗ 98%. Con số đó khác xa thực tế. Tuyên Quang có dám cho tôi chọn một trường bất kỳ thi thử, kinh phí hết bao nhiêu tôi chịu, nếu như kết quả được giữ nguyên. Còn kinh phí tỉnh phải trả nếu kết quả giảm dưới 50%. Tôi cá là tôi chọn một trường bất kỳ của họ, tỷ lệ đỗ không quá 50%.

Đây là phát biểu riêng của tôi, nhưng căn cứ vào những gì tôi nắm được từ thầy cô ở các tỉnh đó gửi về. Làm sao các tỉnh miền núi như Tuyên Quang lại đỗ tốt nghiệp cao hơn cả Hà Nội, Hà Tây và TP HCM. Tôi không tin chuyện đó và chúng ta đừng nhắm mắt vào khen, tâng bốc nó lên. Trong nghề giáo ai đó rung đùi tự hào với tỷ lệ đỗ cao, chứ những giáo viên chúng tôi chua chát lắm.

- Ông nghĩ gì nếu sự kiện ở Đồi Ngô được coi là dấu chấm hết cho 'Hai không'?

- Tôi vẫn hy vọng vào hai không. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã chuyển sang giữ chức Phó Thủ tướng, nhưng những người có tâm ở Việt Nam còn nhiều lắm. Không nói đến quan chức, một giáo viên bình thường cũng đem lại cho mình hy vọng cơ mà. "Hai không" có thất bại ở nơi này nơi kia nhưng vẫn có nhiều nơi không thất bại bởi người ta không dám công khai hóa ép uổng giáo viên phải cấy điểm, bắt giáo viên phải đi ném bài. Đồi Ngô (Bắc Giang) là cá biệt.

Tôi không chắc vụ việc ở Bắc Giang có được coi là một bước ngoặt để việc đấu tranh chống tiêu cực chuyển sang một giai đoạn mới hay không, chỉ biết rằng ngay trong lực lượng giáo giới, học sinh đều rất sợ đấu tranh. Ai làm cho thầy và trò cả nước sợ đấu tranh với cái xấu đến thế? Câu này xin hỏi các lãnh đạo, đừng hỏi tôi.

Nếu đợt này Bắc Giang cách chức lãnh đạo hội đồng thi, kỷ luật ở mức nặng nhất với những người trực tiếp đi ném bài là đình chỉ công tác, tôi chắc chắn sang năm sẽ không còn trường nào tiêu cực nữa. Còn nếu Bắc Giang xử lý xuê xoa, vẫn cảnh cáo nhắc nhở nhau thôi thì sang năm nó vẫn đâu vào đấy.

- Trong đề thi Văn năm nay có một câu hỏi về sự dối trá. Thầy nhìn nhận thế nào khi chính trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều dối trá?

- Bệnh này là bệnh hơi đặc trưng của của người Việt. Tôi chắc rằng thông qua việc giải quyết vụ thi cử ở Bắc Giang, Bộ Giáo dục cũng chịu không giải quyết được thói dối trá. Cứ nhìn cách giải quyết như bây giờ, Sở GD&ĐT Bắc Giang chỉ đáng nhận điểm 0 về bài luận thói dối trá.

Nếu đặt mình ở cương vị lãnh đạo Sở hoặc Bộ Giáo dục, khi biết tin học sinh quay clip gian lận thi cử, đầu tiên tôi sẽ hoan hô em và điện thoại hỏi nhà học sinh ấy ở đâu để đến thăm và nhờ em mở clip cho xem. Sau đó, tôi sẽ yêu cầu công an tỉnh xử lý vụ việc, truy tố lãnh đạo hội đồng thi tội làm lộ bí mật quốc gia, phá hoại kỳ thi quốc gia, phá hoại phong trào "Hai không" rất lớn mà 64 giám đốc Sở cùng ký.

Năm 2006, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, giám thị Đỗ Việt Khoa dũng cảm công khai tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây (cũ). Ngay năm đó, Bộ GD&ĐT phát động phong trào 'Hai không': "Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử". Thầy Khoa được Bộ trưởng Giáo dục tới thăm, tặng bằng khen và trở thành "Người đương thời" trên VTV3.

Từ đó, dù liên tục bị đe dọa, thầy giáo Đỗ Việt Khoa vẫn tiếp tục theo đuổi việc chống tiêu cực ngay tại ngôi trường mình đang dạy. Tuy nhiên, sau 4 năm kiên trì chống tiêu cực, tháng 5/2010, thầy giáo Đỗ Việt Khoa quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do thầy giáo có 20 năm đứng trên bục giảng xin nghỉ việc là vì sự thờ ơ của Sở GD&ĐT Hà Nội trong việc giải quyết tiêu cực tại THPT Vân Tảo.

Khi biết tin thầy Khoa xin ra khỏi ngành, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ rà soát lại toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc của thầy Khoa. Tuy nhiên, sau đó vụ việc lại rơi vào quên lãng. Hiệu trưởng mắc hàng loạt sai phạm về tài chính, liên kết đào tạo... chỉ bị "rút kinh nghiệm" thì thầy Khoa bị buộc phải chuyển trường khác, sau 4 năm bị người đứng đầu nhà trường trù dập, đe dọa.

Tiến Dũng - Hoàng Thùy

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Kỳ án” hiếp dâm

Thứ Ba, 12/06/2012 - 17:20

Sau cú va chạm giao thông ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, vụ việc được “thổi” lên thành kỳ án hiếp dâm, cướp tài sản gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Càng bất ngờ hơn khi vụ án được đưa ra xét xử với những chứng cứ cáo buộc lỏng lẻo, lời khai giữa các bên mâu thuẫn, khiến cho vụ án càng thêm ly kỳ…

Posted Image

Ngã tư nơi xảy ra vụ va chạm giao thông

Cáo buộc thiếu thuyết phục!

Theo cáo buộc của Viện KSND huyện Bình Xuyên, 0h45 ngày 7/8/2011, Nguyễn Văn Bộ (SN 1988, trú tại thôn Ngọc Bảo, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên) có hành vi dùng vũ lực giao cấu với chị Lê Thị Q (SN 1978, ở thôn Bờ Đáy, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên), tại bãi cỏ ven đường khu công nghiệp (KCN) Bình Xuyên. Khi Bộ đang thực hiện hành vi phạm tội, thấy có người đi xe máy đến, Bộ liền quay sang cướp chiếc điện thoại hiệu Nokia của chị Q rồi bỏ đi.

Do chủ yếu dựa vào lời khai của bị hại, biên bản khám xét dấu vết trên thân thể bị hại và biên bản khám nghiệm hiện trường, Viện KSND huyện Bình Xuyên đã cáo buộc Bộ phạm vào 2 tội “Hiếp dâm” và “Cướp tài sản”. Cũng chính vì thế, khi vụ án được đưa ra xét xử, đối chiếu chứng cứ trong hồ sơ vụ án với lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng… tại phiên tòa “đá” ngược lẫn nhau.

Tại phần xét hỏi và tranh luận ở phiên xử lần này, chứng cứ quan trọng để nhà chức trách đưa ra cáo buộc bị cáo Bộ là tờ “Giấy điều trị” của chị Q, được lập tại Trạm y tế (TYT) thị trấn Hương Canh vào hồi 14h20, ngày 7/8/2011, thể hiện dấu vết mà chị Q cho rằng bị hung thủ vật lộn, cắn vào ngực nhằm hãm hiếp. Nhiều câu hỏi được HĐXX và ngay cả Luật sư (LS) Đinh Duy Hải - VPLS Band H (thuộc Đoàn LSTP Hà Nội), tham gia bào chữa cho bị cáo Bộ, trực tiếp hỏi chị Q như: Sau khi bị Bộ thực hiện hành vi hiếp dâm, chị có đến TYT thị trấn Hương Canh khám không, thì chị Q cho biết: “Chiều 7/8/2011, tôi không đến TYT thị trấn Hương Canh khám”. Cùng với chị Q, bà Trần Thị Vân - y sỹ của TYT thị trấn Hương Canh, là nhân chứng trong vụ án này cũng khai: “Chiều 7/8, chị Q không hề vào TYT khám”. Sau đó, cả hai người này đều khẳng định: “Tôi cam đoan lời khai này là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về lời khai của mình!”. Tuy nhiên, trong hồ sơ mà VKS đưa ra truy tố lại có “Giấy điều trị” của chị Q tại TYT thị trấn Hương Canh.

Để làm rõ tình tiết này, HĐXX cũng đã đưa ra câu hỏi bị hại và nhân chứng: Chị Q không đến khám mà vẫn có “Giấy điều trị”, có chữ ký của y sỹ và Trạm trưởng TYT là sao? Bà Vân trả lời: “Tôi mới làm bệnh án này cho hợp lệ…” và sau chưa đầy 2 tiếng đồng hồ nghỉ trưa, đến chiều phiên xử được tiếp tục thì cả bà Vân và bị hại Q cùng xin khai lại với nội dung: “Q có đến TYT khám vào chiều 7/8/2011”(?!).

Kiểm sát viên rơi vào thế bí

Theo phía gia đình bị cáo, từ chuyện xảy ra vào tối 6/8/2011, khi Bộ đi chơi về đến ngã tư gần cổng Công ty Piazo KCN huyện Bình Xuyên thì va chạm giao thông với chị Q, khiến xe đổ ra đường. Bị đau, chị Q đã chửi lại nên bị Bộ tát mấy cái và sau đó, kỳ án “hiếp dâm, cướp tài sản” đã được “dựng” lên. Cho đến nay, khi vụ án được đưa ra xét xử, đối chất chứng cứ, lời khai của các bên có rất nhiều mâu thuẫn làm cho vụ án rối tung.

Nhằm làm rõ bản chất vụ việc, Luật sư Đinh Duy Hải đề nghị HĐXX cần phải đánh giá về tính khách quan, sự trung thực của nhân chứng và bị hại. Đối với y sỹ Vân: tại Giấy điều trị, bà Vân ghi: “…ngực phải nạn nhân có 3 vết tím 2 x1,5 cm, ngực trái có 1 vết tím dài 1,5 cm”. Thế nhưng, tại Bản giám định pháp y về thương tích ngày 9/8/2011, của Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Vĩnh Phúc) kết luận: “Khám hiện tại trên cơ thể nạn nhân không để lại dấu vết thương tích gì, ngực bình thường…”. Vậy là chỉ hơn một ngày những vết thương, bầm tím trên thân thể chị Q, bị Bộ vật lộn, cắn… đã “biến” mất. Quả là một điều khó hiểu(?!).

Còn tại phần luận tội, vị Kiểm sát viên (KSV) tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa, mô tả hành vi Bộ “cướp điện thoại, hiếp dâm” chị Q cũng giống như lời khai của nạn nhân trước tòa: “Trong lúc vật lộn, Bộ thấy điện thoại di động của chị Q rơi ra, nên đã cầm lấy. Một tay Bộ giữ 2 tay chị Q (lúc đó, chị Q nằm ngửa, 2 tay vòng lên đầu). Tay kia, Bộ dùng giật đứt cúc quần, sờ, bóp bộ phận sinh dục của chị Q…” nhưng đã bị luật sư “choảng” lại: “Nói thế hóa ra bị cáo là “Tôn Ngộ Không”, có 3 đầu 6 tay à? Không thể có chuyện 1 tay của bị cáo vừa cầm điện thoại, 1 tay vừa giữ được 2 tay chị Q trong lúc chị Q giẫy giụa, chống cự quyết liệt, 1 tay vừa cởi áo để thực hiện hành vi hiếp dâm chị Q được. Đề nghị HĐXX cho thực nghiệm điều tra”.

Để làm sáng tỏ tình tiết này, vị Chủ tọa đã đề nghị KSV tranh luận lại với luật sư về 2 vấn đề là cơ chế hình thành vết thương và lý giải tại sao nó lại “biến” mất như vậy khiến cho KSV lúng túng. Theo lịch, sáng qua11/6, HĐXX trở lại làm việc và tuyên án. Tuy nhiên, do một số tình tiết chưa được làm rõ nên HĐXX một lần nữa đã tuyên trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung. Báo ANTĐ sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những diễn biến mới nhất về vụ kỳ án này.

Theo Quang Trường

An ninh Thủ đô

=================

Hồi còn nhỏ, tôi có chỉ vào một tấm hình hỏi ba tôi: "Cái bà bịt mắt cầm cái cân và thanh gươm này là ai đấy hả ba?". Ba tôi nói: "Đấy là thần Công lý đấy con ạ". "Thế bà ấy sao phải bịt mắt mà còn cầm cân và thanh gươm làm gì?"." Cần cân để cân đo mức độ tội phạm, thanh gươm để trừng phạt và bà phải bịt mắt để chứng tỏ sự vô tư, không bị tình cảm chi phối".

Lớn lên nghĩ lại thấy đến thần thánh mà còn phải bịt mắt mới thực thi công lý nổi. Huống chi đã là người phàm, mà hai mắt lại mở trao tráo với một bộ quần áo nhiều túi thế kia thì công lý làm sao mà thực thi nổi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ sẽ đưa vũ khí tối tân nhất tới Thái Bình dương

Thứ ba, 12/6/2012, 16:06 GMT+7

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình dương của Mỹ hôm qua cho hay hải quân nước này sẽ triển khai những máy bay và chiến hạm hiện đại nhất tới khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Posted Image

Máy bay EA-18G của quân đội Mỹ. Ảnh: Defense Industry Daily

Đô đốc Cecil Haney cho biết việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta mới đây tuyên bố điều chuyển 60% hạm đội hải quân nước này tới Thái Bình dương cho tới năm 2020 không chỉ là về mặt số lượng, mà còn cả về chất lượng.

"Đó không chỉ là những con số. Đó còn là những nền tảng và những thiết bị, những thứ có thể mang lại lợi ích", AP dẫn lời ông Haney nói trong một bài trả lời phỏng vấn tại trụ sở của Hạm đội Thái Bình dương tại Trân Châu Cảng, Hawaii.

Đô đốc Haney lấy ví dụ về loại tàu chiến đấu ven bờ có thể hoạt động tại các vùng biển nông so với nhiều loại chiến hạm khác. Mỹ dự định bắt đầu triển khai một trong số những tàu loại này tại Singapore năm tới. Một ví dụ khác là máy bay EA-18G, có khả năng làm nhiễu các hệ thống phòng không của đối phương cũng như bay nhanh hơn tốc độ âm thanh. Ông Haney cho hay các phi đội của loại máy bay này sẽ được điều tới khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Tàu ngầm lớp Virginia, loại tàu ngầm tối tân nhất của hải quân Mỹ, cũng sẽ được đưa tới châu Á - Thái Bình dương. Một số chiếc loại này đang hoạt động tại Trân Châu Cảng.

Việc đưa 60% hạm đội tới châu Á là sự cụ thể hóa tuyên bố về một chiến lược quân sự mới mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đưa ra hồi đầu năm nay. Chiến lược này nhấn mạnh việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm của sự hiện diện quân sự tới châu Á - Thái Bình dương, nhằm đáp ứng tầm quan trọng kinh tế ngày một lớn của châu lục này, cũng như đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong vai trò một cường quốc quân sự.

Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 chiến hạm chia đều giữa Đại Tây dương và Thái Bình dương. Tổng số tàu chiến của Mỹ sẽ giảm trong những năm tới khi một số chiếc được cho nghỉ hưu và không có thay thế. Mỹ đang có 11 tàu sân bay, trong đó 6 chiếc được giao nhiệm vụ tại Thái Bình dương.

Chiến lược quân sự mới của Mỹ là sự mở rộng của một chính sách thời cựu tổng thống George W. Bush hồi năm 2006, với nội dung hải quân Mỹ có 60% số tàu ngầm được triển khai ở Thái Bình dương.

Hà Giang

=====================

Chẳng bao giờ người Mỹ đem một lực lượng hùng hậu như vậy đến Tây Thái bình Dương để đánh nhau ở Biển Đông cả. Cái này tớ nói lâu rồi.

Người Mỹ tôn trọng sự phát triển trong hòa bình với Trung Quốc và sẵn sàng hợp tác để hai bên cùng phát triển cho sự ổn định thế giới vì thế trận chưa triển khai xong mà thôi.

Thôi! Đứng dậy vỗ tay hồi lâu và thật nhiệt liệt chân lý Việt sử 5000 năm văn hiến thì may ra thoát. Bây giờ thì vỗ tay miễn cưỡng cũng không đạt yêu cầu. Quĩ thời gian dành cho quí vị để tránh một cuộc chiến tranh còn ít lắm.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt kinh tế

tuoitre.gif

Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 13 tháng sáu năm 2012

TT - Ngày 12-6, Ngoại trưởng Hillary Clinton loan báo Mỹ sẽ không trừng phạt kinh tế đối với Ấn Độ, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 nước và lãnh thổ khác, ngoại trừ TQ, do đã cắt giảm đáng kể lượng dầu nhập khẩu từ Iran.

Úc khép lại kỳ án “tiếng khóc trong đêm”

Trung Đông hỗn loạn vì “đĩa bay”

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tại hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Bắc Kinh ngày 7-6 - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Mỹ cho biết Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka và Đài Loan cũng không bị trừng phạt cùng với danh sách vốn đã bao gồm Nhật Bản và 10 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

AFP cho biết Mỹ đã nhẹ tay với các quốc gia và lãnh thổ trên, nhưng vẫn cứng rắn với Trung Quốc, một khách hàng lớn của Iran. Theo Cục Thông tin năng lượng Mỹ, Trung Quốc nhập khoảng 20% nhu cầu dầu từ Iran. Các nguồn tin ngoại giao cho biết hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đàm phán. Dự kiến Mỹ sẽ bắt đầu trừng phạt các tổ chức tài chính có làm ăn với Ngân hàng Trung ương Iran, cơ quan xử lý việc xuất khẩu dầu, từ ngày 28-6.

Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh việc mua dầu từ Iran là hoàn toàn hợp pháp và minh bạch. Bắc Kinh phản đối việc một quốc gia đơn phương áp đặt lệnh trừng phạt lên một quốc gia khác. Dù vậy, một số chuyên gia quốc tế nhận định dù Bắc Kinh đang tỏ vẻ cương quyết, song cũng đã âm thầm đa dạng hóa nguồn cung của mình.

Washington trước đó đã yêu cầu các nước giảm nhập khẩu dầu của Iran nhằm cô lập nước này hơn nữa do bị nghi ngờ đang tìm cách sở hữu bom hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự.

HẠNH NGUYÊN

====================

Ma đưa lối, quỷ đưa đường.

Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi?

Nguyễn Du

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ lâu tôi đã phát biểu rằng:

Sẽ không có một cải cách giáo dục nào ở Việt Nam thành công , nếu như người ta vẫn giảng cho học sinh các cấp về một "thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc" với người dân "Ở trần đóng khố". Khái niệm cải cách giáo dục miêu tả một cuộc thay đổi sâu rộng và toàn diện ở tầm phổ quát, bao trùm. Còn những phong trào , như "hai không", "Ba phải"....chỉ mang tính cục bộ.

Thày Khoa cho dù có thành công và trở thành người hùng trong việc chống tiêu cực trong thi cử và được cả xã hội tôn vinh thì cũng không thể giải quyết được rốt ráo vấn đề giáo dục Việt Nam hiện nay.

Tôi đã phân tích những cơ sở chính về tính chân lý và hậu quả của việc vinh danh hay phủ nhận Việt sử liên quan. Nhưng tóm tắt là thế này: "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon có thể tạo ra cơn bão ở Thái Bình Dương " thì Việt sử trải 5000 năm văn hiến không nhẹ nhàng như cánh bướm.

Gần đây thấy báo chí đăng tải về sự tham gia cải cách giáo dục ở Việt Nam với những chuyên gia Hoa Kỳ - một nền giáo dục tiên tiến vào hạng đầu thế giới - Giả thiết việc này xảy ra thì kết quả cũng không thay đổi cho sự xác định của tôi.

Cả cái thế giới này chống lại chân lý : Việt sử 5000 năm văn hiến - với "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" - tất nhiên nó cũng phải lãnh chịu hậu quả.

Tôi nhắc lại để xác định rõ rằng:

Việt sử 5000 năm văn hiến không nhẹ nhàng như cánh bướm.

'Nếu công bố tiếp clip phao thi, tôi không có đất sống'

Thứ ba, 12/6/2012, 11:17 GMT+7

Là người trực tiếp hướng dẫn học sinh quay clip ném "phao" ở THPT Đồi Ngô, thầy giáo Đỗ Việt Khoa khẳng định, gian lận ở Bắc Giang khá phổ biến. Nhưng nếu tiếp tục công bố clip ở các hội đồng khác, ông sẽ "không có đất sống".

Posted Image

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người dũng cảm tố cáo tiêu cực thi năm 2006 ở Hà Tây và sau đó được Bộ GD&ĐT mời đi dự lễ phát động phong trào "Hai không". Ảnh: Tiến Dũng.

Tiến Dũng - Hoàng Thùy
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại vấn đề giáo dục. Cứ theo bài báo này thì có cả nhà thơ và cả ông Ngô Bảo Châu...vv.... Nhưng tôi nghĩ nếu thêm luôn cả viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ vào cuộc thì cũng sẽ không khả thi, nếu chương trình giáo dục vẫn nói về cội nguồn Việt sử thời Hùng Vương chỉ là liên minh bộ lạc với những người dân "Ở trần đóng khố".

=========================

Nhà thơ Vũ Quần Phương:

Tôi sẵn sàng phá rào kéo Bộ trưởng Luận lên bờ

Thứ năm 14/06/2012 06:57

(GDVN) - Nhà thơ Vũ Quần Phương đưa ra giả thiết nêu trên với ý rằng: để giải quyết những nhiệm vụ lớn người ta phải vượt qua những quy định nhỏ.

Tư vấn Du học VIP miễn phí dịch vụ, hiệu quả, nhiều học bổng khuyến học nhất

Người đương thời Đỗ Việt Khoa: “Tôi còn nhiều clip gian lận khác nữa”

Vụ bê bối thi cử ở Bắc Giang: Giao lưu trực tuyến chống tiêu cực

Mẹ GS Ngô Bảo Châu: "Châu vẫn còn kỳ vọng vào nền giáo dục Việt Nam"

Dự thảo Luật GDĐH: Phân tầng đại học không giống ai?

Nguyên Chủ nhiệm VPQH: "Quay cóp là do chương trình học quá nặng"

Những clip quay cóp trong kì thi tốt nghiệp tại hội đồng thi Trường THPT Dân Lập Đồi Ngô - Bắc Giang đã thực sự là hồi chuông báo động tình trạng tiêu cực trong nền giáo dục Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia giáo dục cũng như những người tâm huyết với giáo dục quốc gia đã cùng lên tiếng về vụ việc này.

Lần lượt những clip tiêu cực trong thi cử của hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô Bắc Giang được tung lên mạng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Không chỉ riêng môn Hóa mà tất cả 6 môn thi ở hội đồng này đều xảy ra tình trạng giáo viên buông lỏng kỉ luật cho học sinh coi cóp, thậm chí là giải bài và ném vào cho học sinh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận đã từng trả lời trên báo chí về việc làm của em học sinh quay clip là vi phạm quy chế rằng: “Nếu theo quy chế về thi tốt nghiệp THPT, thì việc các cháu làm như vậy là vi phạm quy chế. Nhưng việc xử lý các cháu như thế nào cần phải cân nhắc theo hướng: Giúp các cháu nhận ra sai phạm, làm bài học và nhằm mục đích giúp các cháu trở thành người tốt”.

Theo Nhà thơ Vũ Quần Phương, dường như cách nhìn nhận của Bộ Giáo dục về trường hợp của em học sinh quay clip này là một cách máy móc, chúng ta không nên nghĩ hẹp như vậy mà cần phải nhìn xa trông rộng hơn nữa. “Cần phải nghĩ đến cái đích việc làm của các em là làm vì điều gì?”, Nhà thơ bày tỏ sự quan ngại sau phát biểu của Bộ trưởng Luận.

"Tôi sẵn sàng cầm sào kéo ông Luận khỏi chết đuối..."

Theo lí giải của nhà thơ: Qua những clip đã được phanh phui chúng ta hiểu rằng các em học sinh này quay clip đơn giản là vì muốn có bằng chứng cho sự tiêu cực trong thi cử của Việt Nam. Việc làm đó của các em đang được toàn xã hội lên tiếng ủng hộ, tuyên dương.

Trước đây chúng ta được chứng kiến việc phanh phui tiêu cực của Thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở trường Phú Xuyên A Hà Tây cũ. Cách làm của em học sinh này cũng giống như của thầy Khoa và mục đích cũng vậy. Khi ấy Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhanh chóng kịp thời xử lí vụ việc, đã lên tiếng tuyên dương, bảo vệ thầy Khoa.

Đồng thời cái được nhất sau khi phanh phui tiêu cực năm 2006 chính là phong trào hai không trong giáo dục: Nói không với tiêu cực, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục. Và trong năm đầu thực hiện chủ trương đó, nền giáo dục đã được chấn hưng một phần rất đáng khen ngợi. Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cũng cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá vụ việc Đồi Ngô một cách nhanh chóng và sáng suốt như vụ ở Hà Tây cũ.

Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ rằng: “Nếu chỉ nghĩ như ông Luận thì trước khi tuyên dương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo thì phải kỷ luật anh đã vi phạm kỷ luật lao động trong kéo pháo”. Nhưng quả thật trên thực tế có ai phê bình người anh hùng trẻ tuổi họ Tô ấy đâu.

Đồng thời nhà thơ cũng đưa ra một giả thiết rằng: “Nếu thấy ông Luận đang chới với ở dưới ao, sắp chìm chắc chắn tôi sẽ rút trộm một sào nứa mà kéo ông lên, mặc dù tôi có thể bị vu là phá hoại hàng rào của người ta”. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, giả thiết cho thấy rằng, để giải quyết những nhiệm vụ lớn người ta phải vượt qua những quy định nhỏ.

Posted Image

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng:"Ý kiến ông Phạm Vũ Luận là một ý kiến đúng nhưng ở một tầm nghĩ hẹp, máy móc”.

Nếu mạnh tay thì sẽ đạt được kết quả tốt

Hiện tượng tiêu cực trong thi cử thực tế đang xảy ra ở các cấp học kể cả PTTH và Đại học. Chính sự không nghiêm minh của pháp luật, của xã hội càng tạo điều kiện cho tiêu cực bùng nổ. Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ: “Nếu những sự không minh bạch mà được bảo vệ, được dung dưỡng thì con người sẽ chọn cách sống thu lợi cho mình, không có trách nhiệm với cộng đồng. Điều này dội vào trong ngành giáo dục. Đối với thầy là chạy theo thành tích, chứ không phải chất lượng giảng dạy. Đối với trò chạy theo điểm số, bằng cấp chứ không quan tâm đến kiến thức thật của mình”.

Posted Image

Vụ bê bố thi cử tại Bắc Giang liệu có được giải quyết một cách thấu tình đạt lí hay không?

Vấn nạn tiêu cực đó đã xảy ra từ hàng mấy chục năm nay và muốn giải quyết không phải chỉ có ngành giáo dục mà còn cần có sự góp sức của toàn Xã hội và cũng không chỉ giải quyết trong phạm vi giáo dục mà còn các ngành khác. Vì nếu còn có gian dối thì ngành giáo dục vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của sự gian dối đó.

Theo ý kiến của nhà thơ, để giải quyết nạn tiêu cực trước hết cần bắt đầu từ chống tham nhũng trong giáo dục: thi cử, trong dạy và học. Nhưng muốn chống tham nhũng thì phải bắt đầu từ những quy chế xã hội, quy chế ngành nghề, nói chung là luật pháp. Chúng ta cũng cần tin tưởng rằng nếu thực sự muốn chống tham nhũng tiêu cực và làm thẳng tay thì chắc chắn là chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt.

XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANG

CLIP GIAN LẬN MÔN HÓA

CLIP GIAN LẬN MÔN TOÁN

CLIP GIAN LẬN MÔN ĐỊA LÍ

CLIP GIAN LẬN MÔN VĂN

CLIP GIAN LẬN MÔN SỬ

SỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ TỪ CAMERA THỨ BA

MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ rằng: “Nếu chỉ nghĩ như ông Luận thì trước khi tuyên dương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo thì phải kỷ luật anh đã vi phạm kỷ luật lao động trong kéo pháo”. Nhưng quả thật trên thực tế có ai phê bình người anh hùng trẻ tuổi họ Tô ấy đâu.

Đồng thời nhà thơ cũng đưa ra một giả thiết rằng: “Nếu thấy ông Luận đang chới với ở dưới ao, sắp chìm chắc chắn tôi sẽ rút trộm một sào nứa mà kéo ông lên, mặc dù tôi có thể bị vu là phá hoại hàng rào của người ta”. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, giả thiết cho thấy rằng, để giải quyết những nhiệm vụ lớn người ta phải vượt qua những quy định nhỏ.

đúng là 1 cú choáng cho ông Đào Trọng Thi và ông Phạm Vũ Luận Posted Image

http://dantri.com.vn...ng-tieu-cuc.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

đúng là 1 cú choáng cho ông Đào Trọng Thi và ông Phạm Vũ Luận Posted Image

http://dantri.com.vn...ng-tieu-cuc.htm

Nó cũng như thấy một người chết đuối, nhưng lại ở khu vực cấm bơi vậy. Như vậy người đứng trên bờ sẽ phải lựa chọn đi tù là cái chắc:

1/Phạm luật thấy người chết không cứu.

2/ Phạm quy định cấm bơi.

Thế giới Hậu Thiên này khuých tạp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Tôi đã nóng vội khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng'

Thứ năm, 14/6/2012, 18:48 GMT+

Chiều 14/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nhiều lần "tự rút kinh nghiệm, nhận trách nhiệm" khi bị chất vấn về quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải. Ông Thăng cũng thừa nhận, chưa sâu sát, còn nóng vội trong đánh giá cán bộ.

'Tôi bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng để cứu Vinalines'

* Clip: Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn

Trong 10 phút cuối phiên chất vấn chiều 14/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã được yêu cầu trả lời câu hỏi của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng về trách nhiệm cá nhân trong việc bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng.

Ông Thẳng khẳng định, bổ nhiệm theo đúng thẩm quyền, không trái với các quy định của Luật thanh tra. Và thanh tra Vinalines lần này theo kế hoạch chứ không phải thanh tra đột xuất hay theo vụ việc. Ông Dũng bị khởi tố vì vi phạm khuyết điểm từ năm 2007.

"Tuy nhiên, với tư cách Bí thư ban cán sự, Bộ trưởng Giao thông, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này. Đó là chưa thực sự sâu sát việc đánh giá, quản lý cán bộ, còn nóng vội, chưa cân nhắc thời điểm bổ nhiệm", ông Thăng chia sẻ.

Posted Image

Bộ trưởng Đinh La Thăng nhận trách nhiệm việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Ảnh: Hoàng Hà.

Người đứng đầu ngành giao thông nhìn nhận, công tác kiểm tra, giám sát cán bộ hàng năm trước đây làm chưa tốt bởi nếu làm tốt thì đã có thể phát hiện ra ông Dũng vi phạm khuyết điểm. Nhưng dù ông Dũng có được điều sang vị trí gì thì khi phát hiện vi phạm pháp luật, phải bị xử lý nghiêm.

Tự "rút kinh nghiệm sâu sắc" trong việc đánh giá, quản lý cán bộ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị, cần phải có sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Thanh tra Chính phủ và công an. Bộ Giao thông cũng đang nghiên cứu để đề xuất, khi thanh tra một đơn vị, cần có quy định không được điều động, bổ nhiệm người trong đơn vị đó sang đơn vị khác, để tránh việc vài tháng sau bị cơ quan công an khởi tố, tạm giam.

"Một lần nữa, tôi xin được nghiêm túc nhận khuyết điểm sâu sắc về việc này, cũng như chúng tôi đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, kiểm điểm trách nhiệm trong Ban cán sự đảng, kiểm điểm trách nhiệm của Bộ trưởng cũng như cá nhân, đơn vị có liên quan để báo cáo Thủ tướng trong thời gian ngắn nhất", ông Thăng chốt lại phiên chất vấn của Bộ trưởng Công an.

Trước đó, trả lời VnExprsess.net, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng: "Tập thể Vinalines khi đó mất đoàn kết, cần thay một vị trí chủ chốt. Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Hàng hải nhằm cứu Vinalines, giải quyết mâu thuẫn".

Diễn tiến vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng

-19/11/2011: Bộ Giao thông Vận tải có phương án trình Thủ tướng đề nghị cho ông Dương Chí Dũng thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines. Sau đó, bộ này bổ nhiệm ông Dũng giữ chức Cục trưởng Hàng hải.

- 23/12/2011: Bộ Giao thông có tờ trình gửi Ban cán sự đảng Chính phủ đề nghị cho ông Dương Chí Dũng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines và đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Huệ giữ chức này.

- 9/1/2012: Bộ Nội vụ có tờ trình về công tác nhân sự tại Vinalines.

- 6/2/2012: Thủ tướng quyết định cho ông Dương Chí Dũng thôi chức ở Vinalines để Bộ trưởng Giao thông bổ nhiệm Cục trưởng Hàng hải. Cùng ngày, Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết định bổ nhiệm.

- 16/2/2012: Thanh tra Chính phủ họp với lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải để triển khai Dự thảo kết luận thanh tra - trong đó có những dấu hiệu sai phạm của ông Dương Chí Dũng khi còn làm Chủ tịch Vinalines.

- 12/4/2012: Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ ký kết luận thanh tra.

- 18/5/2012: Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng. Cùng ngày, Bộ Giao thông đình chỉ công tác và sinh hoạt Đảng đối với ông Dũng.

Tiến Dũng

=================

N

gười được bổ nhiệm sắp được xét xử, vậy người bổ nhiệm???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay