Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

100 tỷ đến giờ chưa hết nạn ùn tắc, vậy thì chấp nhập bỏ ra 99 tỷ đi, Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương với cuội nguồn Việt sử gần 5.000 năm Văn Hiến sẽ đưa ra giải pháp cụ thể giải thoát cho tình trạng ùn tắc bức bách hiện nay...hi.Posted Image

=================

Xe buýt không phải "đũa thần" để giảm ùn tắc

Chủ Nhật, 03/06/2012 --- cập nhật 07:41 GMT+7

"Vận tải hành khách công cộng (VT HKCC) bằng xe buýt không phải là chiếc “đũa thần” để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông. Mà phát triển VT HKCC là một trong những đề án được làm đồng bộ với các đề án khác nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn".

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho biết tại Hội nghị triển khai đề án phát triển VT HKCC bằng xe buýt ngày 2/6.

Posted Image

Bộ trưởng Đinh La Thăng tại hội nghị.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị Hà Nội, đề án phát triển VT HKCC của Hà Nội đến 2015 là tổ chức điều chỉnh mạng lưới tuyến để cải thiện tăng cường năng lực vận hành, đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt hơn tại đô thị lõi và tới các trung tâm quận, huyện, thị xã, các khu công nghiệp.

Đến năm 2020 tiếp tục điều chỉnh mạng lưới này để tăng kết nối với các mô hình VT HKCC khối lượng lớn, đồng thời cải thiện và phát triển hạ tầng để tăng cường năng lực và chất lượng dịch vụ…

Để VT HKCC bằng xe buýt phát triển mạnh, bền vững Sở GTVT Hà Nội đã đề nghị với Chính phủ tiếp tục chính sách trợ giá cho hành khách để thu hút người dân đi xe...

Tại hội nghị, sau khi nghe ý kiến của các Sở GTVT và các ý kiến tham luận, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng: Các địa phương cần dành quỹ đất cho phát triển giao thông, bởi hiện Hà Nội và TP.HCM đất cho giao thông chỉ 7-8% trong khi theo quy định phải từ 20-26%.

Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh, nếu không giải quyêt được quỹ đất cho giao thông, nhất là ở các thành phố lớn thì vấn đề ùn tắc chỉ có thể đỡ phần nào chứ không thể triệt để được.

Về chính sách trợ giá, ông Thăng cho biết, phải xây dựng cơ chế chính sách trợ giá cụ thể theo điều kiện của từng địa phương.

Lâu nay trợ giá cho doanh nghiệp công khai minh bạch là rất khó, kể cả làm đúng vẫn bị nghi ngờ không biết tiền trợ giá có thật giúp cho người dân không. Cho nên cần ta phải có cơ chế trợ giá cụ thể”, ông Thăng nói.

Đồng thời, người đứng đầu ngành giao thông vận tải cũng yêu cầu các địa phương cần áp dụng các công nghệ tự động hoá trong quản lý hoạt động trong phát triển VTCC; đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ để người dân ngày càng thân thiện hơn với vận tải công cộng…

Theo VietNamNet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao lại cho học sinh thi vào ngày xấu nhất trong năm thế nhỉ?

====================

Gần 2.600 thí sinh không đến dự thi trong ngày đầu

Thứ Bẩy, 02/06/2012 - 18:15

(Dân trí) - Kết thúc ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT với môn Ngữ Văn và Hóa học, cả nước có 2.584 thí sinh không đến dự thi (tỷ lệ 0,76%); có 3 thí sinh không được dự thi do đến chậm quá 15 phút sau thời điểm tính giờ làm bài.

>> Nhiều thí sinh đến muộn, quên giấy tờ buổi thi Hóa

>> 8 giám thị bị đình chỉ vì để thí sinh mang “phao” vào phòng thi

>> Hàng chục thí sinh bị tai nạn giao thông phải bỏ thi

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp 2012, nhận định ngày thi đầu diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm, túc và đúng quy chế.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi (gồm 63 sở GDĐT và Cục Nhà trường-Bộ Quốc phòng), thành lập 2.307 Hội đồng coi thi với tổng số 40.620 phòng thi, huy động 124.153 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi cả nước là 963.474 (trong đó, có 856.097 thí sinh GD THPT và 107.377 thí sinh GDTX); số thí sinh đến dự thi là 960. 890, đạt tỷ lệ 99,24%; trong đó, có 855.019 thí sinh GD THPT (đạt tỷ lệ 99,87%) và 105. 871 thí sinh GDTX (đạt tỷ lệ 98,60%).

Thời tiết trong hai buổi thi trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi cho việc làm bài thi của thí sinh. Tại một số địa phương có mưa to nhưng thí sinh vẫn đến dự thi đông đủ, các phòng thi vẫn an toàn. Cả nước chỉ có 2.584 thí sinh không đến dự thi (tỷ lệ 0,76%); có 3 thí sinh không được dự thi do đến chậm quá 15 phút sau thời điểm tính giờ làm bài.

Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Thứ trưởng Hiển cho hay, được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu từ soạn thảo, in sao đến vận chuyển tới các Hội đồng coi thi, các phòng thi và thí sinh.

Theo đánh giá chung ban đầu, đề thi của các môn Ngữ văn và Hóa học có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, vừa sức với học sinh, đảm bảo kiểm tra được kiến thức cơ bản và có khả năng phân hóa trình độ của thí sinh. Đề thi Ngữ văn tiếp tục được ra theo hướng mở; đặc biệt, câu nghị luận xã hội được coi là thiết thực.

Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Trong cả hai buổi thi, không có hiện tượng tung tin thất thiệt và không có ý kiến thắc mắc gì về đề thi”.

Các sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng đã quán triệt Quy chế, văn bản hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT, tập trung huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức tốt kỳ thi. Các nhà trường phối hợp với các lực lượng xã hội và phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện cho thí sinh dự thi an toàn.

Cũng theo lãnh đạo Bộ, trong kỳ thi này, các Bộ, Ngành liên quan như Công an, Điện lực, Tài chính, Bưu chính- Viễn thông, UBND các cấp và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ngành Giáo dục trong chỉ đạo, bảo đảm các điều kiện an ninh, trật tự, an toàn giao thông và nguồn điện, nước ổn định cho công tác tổ chức thi.

Kỷ cương trường thi và kỷ luật phòng thi tiếp tục được duy trì. Các trường hợp vi phạm quy chế thi của thí sinh và cán bộ coi thi đã được phát hiện và xử lý nghiêm túc, kịp thời. Cả nước chỉ có 08 giám thị bị đình chỉ làm công tác thi, 4 thí sinh GD THPT và 10 thí sinh GDTX bị đình chỉ thi.

Nhìn chung, ngày thi thứ nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 diễn ra bình thường, an toàn, nghiêm, túc và đúng quy chế.

Tại Hà Nội, kết thúc thi môn Hóa chiều nay, số thí sinh đến dự thi là 70.955 học sinh THPT dự thi đạt 99,79%; khối GDTX, là 3996 thí sinh dự thi đạt 98,52%. Có một thí sinh bị tai nạn giao thông. Như vậy, trong ngày thi đầu cả Hà Nội có 4 thí sinh bị tai nạn giao thông phải bỏ thi.

Posted Image

Thí sinh Hà Nội kết thúc buổi thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Nhữ Trang)

Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Kết thúc ngày thi đầu tiên, tại Hà Nội chưa có vấn đề gì xảy ra. Các Hội đồng thi vẫn nghiêm túc”. Kết thúc ngày thi thứ nhất, trong tổng 9.615 thí sinh dự tốt nghiệp THPT tại Hà Nam, vào buổi sáng có 1 thí sinh bỏ thi, buổi chiều có 2 thí sinh, cả 2 trường hợp trên đều nghỉ thi không có lý do. Không có thí sinh, giám thị nào vi bị đình chỉ thi.

Posted Image

Các thí sinh chia sẻ với nhau sau khi thi xong môn Hóa tại trường THPT Tiểu La (huyện Thăng Bình, Quảng Nam). (Ảnh: C.Bính)

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, kết thúc ngày thi thứ nhất, trên địa bàn toàn tỉnh có 25 thí sinh bỏ thi trong đó 16 thí sinh tại các trường THPT và 9 thí sinh tại các trung tâm GDTX. Tình trạng thí sinh đi muộn sau khi phát đề thi hay vi phạm quy chế thi không có.

Posted Image

Vẫn còn rải rác phao thi trên đường. (Ảnh: Phượng Vũ - Văn Dũng)

Năm nay tình trạng “phao” thi tại Hà Tĩnh đã giảm nhưng vẫn khổng thể tránh cảnh “phao” thi vẫn nằm rải rác ở trên đường. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, trong ngày thi đầu tiên toàn tỉnh có 15 thí sinh không dự thi, trong đó có 2 thí sinh được miễn thi và 2 thí sinh mất trước ngày thi.

Theo báo cáo nhanh của Sở GD-ĐT Quảng Nam, trong buổi thi môn Hóa chiều nay có 20.655 thí sinh đăng ký dự thi thuộc khối THPT, trong đó có 20.612 thí sinh chính thức dự thi (bỏ thi 43 thí sinh, đạt 99,79%); khối GDTX có 865 thí sinh dự thi và có 856 thí sinh chính thức có mặt dự thi (có 9 thí sinh bỏ thi, đạt 98,96%). Không có thí sinh nào vi phạm trong buổi thi môn Hóa chiều nay. Kết thúc buổi thi môn Hóa chiều 2/6, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết: Có thêm một thí sinh ở khối THPT, đã dự thi môn Văn buổi sáng tại Hội đồng coi thi THPT Phan Thành Tài bỏ thi buổi chiều, lý do thí sinh ốm đột xuất. Như vậy, ngày thi đầu tiên ở Đà Nẵng có 33 thí sinh bỏ thi; trong đó, có 17 thí sinh ở khối THPT và 16 thí sinh ở khối GDTX. Sở GD - ĐT TP. nhận định chung tình hình ngày thi đầu tiên tại địa bàn diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các Hội đồng coi thi được đảm bảo.

Posted Image

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, ngày thi đầu tiên diễn ra tại địa bản được đảm bảo an ninh, nghiêm túc, đúng quy chế. (Ảnh: Khánh Hiền)

Theo ghi nhận của PV Dân trí tại các điểm trường thi THPT Trần Phú và THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) trong ngày thi đầu tiên, tình trạng phát tờ rơi quảng cáo, tiếp thị trước cổng trường thi vẫn tái diễn.

Posted Image

Lực lượng phát tờ rơi vẫn túc trực đón đợi trước cổng trường "vây" thí sinh vừa tan trường thi. (Ảnh: Khánh Hiền)

Cứ ngay sau mỗi buổi thi kết thúc, đội ngũ phát tờ rơi quảng cáo, tiếp thị lại nhanh chóng áp sát cổng trường thi, “vây” thí sinh và cả phụ huynh chờ đón con em, mặc cho lực lượng chức năng liên tục nhắc nhở. Cảnh tờ rơi vương vãi trước cổng trường thi khi thí sinh đã xem xong thông tin cũng rất mất mỹ quan.

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình, trong ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp năm nay, trên địa bàn tỉnh có 12 thí sinh nghỉ thi, trong đó phần lớn là các thí sinh tự do. Nhận định chung trong buổi thi đầu tiên, ở tất cả các địa điểm thi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra khá nghiêm túc, không có trường hợp giám thị, thí sinh nào vi phạm quy chế thi hay đi muộn. Tiến sĩ Thái Văn Long - giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết, ngày thi đầu tiên diễn ra đúng qui chế, thí sinh phấn khởi làm bài tốt. Tại 32 hội đồng thi THPT và BT THPT vắng 51 thí sinh trong đó 13 thí sinh (7.000 thí sinh đăng ký), 38 thí sinh (1.000 thí sinh đăng ký dự thi). Những thí sinh vắng mặt ngày thi đầu tiên có 2 thí sinh vắng mặt do bị tai nạn giao thông ở hệ bổ túc, còn lại vắng không lí do.

Ngày thi đầu tiên, tỉnh Bạc Liêu 14 thí sinh vắng mặt không rõ lý do. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Bạc Liêu có 4.138 thí sinh hệ THPT và 762 thí sinh BT THPT đăng kýdự thi, tại 16 hội đồng coi thi, với 847 cán bộ, giáo viên, bảo vệ tại các hội đồng coi thi đặt 7 huyện, thành phố. Công an tỉnh Bạc Liêu và các huyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phục vụ thí sinh đến phòng thi thuận lợi, an toàn.

Posted Image

Thí sinh Cà Mau kết thúc ngày thi đầu tiên. (Ảnh: Huyền Trang)

Ông Trần Việt Hùng - giám đốc Sở GD- ĐT tỉnh Sóc Trăng cho biết, có 8.443 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT gồm 6982 thí sinh THPT và 1.491 thí sinh BT THPT. Ngày thi đầu tiên có 66 thí sinh vắng mặt, 29 thí sinh vắng mặt có lý do bị tai nạn giao thông, bị ốm ở khối THPT. Phần lớn thí sinh hệ GDTX vắng mặt không lý do. Theo báo cáo của Sở GD-ĐT các tỉnh khu vực ĐBSCL, nhìn chung ngày thi thứ nhất đã diễn ra an toàn, nghiêm túc. Tỉnh Long An ngày thi đầu tiên hệ THPT vắng 13 thí sinh, hệ GDTX vắng 30 thí sinh và toàn tỉnh không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỉnh Tiền Giang có 15.138 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; hệ THPT có 17 thí sinh vắng thi; hệ GDTX vắng 43 thí sinh; không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Tỉnh Bến Tre có 10.807 thí sinh hệ THPT dự thi. Toàn tỉnh có 25 thí sinh vắng thi; không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Trong ngày thi đầu tiên, tại Đồng Tháp, An Giang có tổng cộng 104 thí sinh vắng mặt, trong đó có 3 thí sinh bị ốm (ở Đồng Tháp), cá thí sinh khác không rõ lí do. Kết thúc ngày thi thứ nhất, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết: Môn Văn (Đối với hệ THPT) có 11.229 thí sinh đăng ký dự thi nhưng có 11.217 thí sinh đến dự thi, vắng 12 thí sinh, trong đó có 3 thí sinh bị ốm, 9 thí sinh vắng mặt không rõ lí do. Đối với hệ GDTX có 1.324 thí sinh đến thi vắng mặt 23 thí sinh và 16 thí sinh có kết quả bảo lưu.

Vào buổi chiều (thi môn Hóa) đối với hệ THPT có 13 thí sinh vắng mặt không rõ lí do, hệ GDTX 23 thí sinh vắng mặt không rõ lí do. Kể cả 2 môn thi tại Đồng Tháp không có thí sinh vi phạm vi chế thi.

Posted Image

Thí sinh Đồng Tháp trong buổi thi môn Hóa. (Ảnh: Nguyễn Hành)

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Đồng Tháp có 12.553 thí sinh gồm 2 hệ giáo dục THPT, GDTX (trong đó thí sinh hệ THPT là 11.229 THPT). Toàn tỉnh có 30 hội đồng coi thi, trong đó 13 hội đồng coi thi có thí sinh dự thi hệ GDTX. Có 5 trường THPT tổ chức độc lập 5 hội đồng coi thi (THPT Châu Thành 2, Lai Vung 2, Phú Điền, Thanh Bình 2, Tam Nông), còn lại 25 hội đồng thi ghép ít nhất học sinh của 2 trường THPT trở lên.

Tại An Giang: Năm nay có 13.638 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 12.013 thí sinh thuộc hệ THPT và 1.625 thí sinh hệ GDTX. Theo thống kê tỉnh có 31 HĐ coi thi với 586 phòng thi.

Ngày thi thứ nhất tỉnh An Giang hệ GDPT có 13 thí sinh vắng; hệ GDTX có 56 thí sinh vắng và có 2 thí sinh bị đình chỉ thi ở môn thi Ngữ văn.

Kết thúc ngày thi đầu tiên, tỉnh Quảng Bình có 11.736 thí sinh tham gia dự thi, trong số 11.754 thí sinh đã đăng ký trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, đạt tỷ lệ 99,85%. Các thí sinh không thể dự thi gồm có 2 thí sinh bị tai nạn giao thông trước ngày thi, 7 thí sinh bị ốm và 9 thí sinh vắng thi không có lý do. Đặc biệt, trong 2 môn thi của ngày đầu tiên không có thí sinh nào bị đình chỉ thi.

Posted Image

Nhiều thí sinh vừa bước ra khỏi phòng thi đã nhắn tín, gọi điện chia vui cùng người thân (Ảnh: Đặng Tài)

Công tác coi thi, thanh tra và tình hình an ninh trật tự cũng diễn ra khá nghiêm túc, không để xảy ra tình trạng đáng tiếc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tỉnh Kon Tum có 4.391 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 2.705 thí sinh là người dân tộc thiểu số.

Trong ngày thi đầu tiên 2/6, Kon Tum có 11 thí sinh không dự thi hai môn Ngữ văn và Hóa học, trong đó khối THPT có 5 thí sinh (2 thí sinh bị ốm); khối GDTX là 6 thí sinh. Theo Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Kon Tum, ngày thi đầu tiên tại Kon Tum diễn ra nghiêm túc, không có thí sinh và giám thị coi thi vi phạm quy chế. Mặc dù đang là mùa mưa, nhưng ngày 2-6, thời tiết ở Kon Tum không mưa, khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em hoàn thành bài thi.

Để giúp các em học sinh là người dân tộc thiểu có điều kiện tốt nhất tham gia kỳ thi, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã quyết định đưa học sinh ở hai huyện Tu Mơ Rông và Kon Plông, là những huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Kon Tum, về thi cùng hội đồng thi tốt nghiệp THPT với huyện Đăk Tô và Kon Rẫy. Theo đó, số học sinh này đã được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí đi lại và phụ cấp thêm tiền ăn mỗi học sinh 500.000 đồng.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tại Gia Lai có gần 13.000 thí sinh đăng kí tham gia. Trong ngày thi đầu tiên, có 39 thí sinh vắng mặt, trong đó có 2 thí sinh bị tai nạn giao thông trên đường đến địa điểm thi, 2 thí sinh bị ốm nặng (hệ THPT có 22 thí sinh vắng thi, và hệ GDTX có 17 thí sinh vắng thi không có lý do, 13 thí sinh có điểm bảo lưu môn Ngữ Văn). Năm nay, để tiếp sức cho các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo có điều kiện hoàn thành tốt đợt thi, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đã có chính sách hỗ trợ cho mỗi em số tiền từ 150.000 - 300.000 nghìn đồng. Tại tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Minh Thành - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi tỉnh Hòa Bình cho biết: “Năm nay toàn tỉnh có 38 hội đồng coi thi với hơn 9.000 thí sinh dự thi. Tại Hội đồng thi GDTX phần lớn là người cao tuổi, trong đó có nhiều người là cán bộ xã”. Tại Hội đồng thi GDTX có 6 phòng thi với 131 thí sinh đăng ký, vắng 1 vì ốm. Trong số thí sinh đến dự thi ở Trung tâm GDTX có thí sinh dự thi cao tuổi nhất 54 tuổi là cán bộ xã và ông Đỗ Trọng Tú (SN 1973), cán bộ xã thuộc huyện Lương Sơn.

Posted Image

Thí sinh Đỗ Trọng Tú tại Hội đồng thi THPT Lương Sơn - Hòa Bình. (Ảnh: Chu Kỳ)

Về việc tổ chức thi tốt nghiệp, ông Nguyễn Minh Thành cho hay, ngoài việc bố trí các điều kiện cần thiết theo quy định, tại nơi vùng khó khăn, trên các tuyến đường chính đến hội đồng thi phải qua suối đều được chính quyền địa phương bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ thí sinh nếu có mưa gió, nước suối dâng cao giúp thí sinh dự thi đầy đủ, an toàn.

Được biết, sáng nay 2/6, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng đã dẫn đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT tại tỉnh Hoà Bình. Đoàn đã tới kiểm tra tại các hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Trãi và Trường THPT Lương Sơn, THPT Nam Lương Sơn (huyện Lương Sơn - Hoà Bình).

Tại các hội đồng thi này, tình hình an ninh diễn ra trật tự, không có tình trạng tụ tập đông người bên ngoài phòng thi, đảm bảo an toàn nghiêm túc cho thí sinh yên tâm làm bài. Sau khi kiểm tra công tác tổ chức thi, đoàn thanh tra cũng lưu ý, các hội đồng thi về cách xếp số báo danh và kê thêm bàn ghế để thí sinh ngồi làm bài dự thi không quá gần nhau; bố trí bàn cho thí sinh để cặp sách, vật dụng ngoài hành lang phù hợp; lưu ý công tác vận chuyển đề thi cho các điểm miền núi trong khi thời tiết có thể mưa bão bất thường; một số cán bộ an ninh không ngồi đúng chỗ mà vào phòng y tế ngồi uống nước. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đức Bưởi - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Năm 2012, Bắc Ninh có 28 Hội đồng coi thi với 634 phòng thi và gần 14.800 thí sinh dự thi. Ngày thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 với 2 môn thi: Văn và Hóa tại tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra nghiêm túc và chất lượng. Không có trường hợp thí sinh cũng như giám thị nào vi phạm quy chế”.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh đã triệu tập lãnh đạo 48 cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức hội nghị lần thứ II triển khai các nội dung trọng tâm trong công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Posted Image

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 diễn ra suôn sẻ tại nhiều địa phương trong ngày thi đầu tiên. (Ảnh: Thế Cường)

Việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo thi của Bộ GD-ĐT, những điểm mới trong kỳ thi, công tác đảm bảo công tác an toàn, an ninh trật tự trước, trong và sau kỳ thi; đảm bảo công tác thông tin liên lạc trong ngày thi; làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ coi thi… đã được thực hiện tốt trong ngày thi đầu tiên.

Tại Quảng Ninh, theo tin từ Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tỉnh Quảng Ninh, 15.614 thí sinh THPT Quảng Ninh (trong đó, hệ THPT: 13.882 thí sinh; hệ bổ túc THPT: 1.732 thí sinh) đã tham dự môn thi đầu tiên - môn Ngữ Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Môn thi Ngữ Văn, tỷ lệ thí sinh dự thi ở cả 2 hệ đạt trên 99% (chỉ có 28 thí sinh bỏ thi; trong đó: 2 thí sinh bị tai nạn giao thông; 4 thí sinh bị ốm không thể dự thi; 5 thí sinh có các lý do khác và 17 thí sinh không có lý do). Không có thí sinh hay giám thị nào vi phạm quy chế; không có hiện tượng bất thường xảy ra.

TP Hạ Long là địa phương có số hội đồng thi và thí sinh dự thi đông nhất tỉnh với 8 cụm trường, 9 hội đồng thi, 122 phòng thi và 21.853 thí sinh đăng ký dự thi. Tại các hội đồng thi Trường THPT chuyên Hạ Long và Trường THPT Hòn Gai, khá đông phụ huynh đưa con đến trường thi. Không khí trường thi trước giờ G khá đông đúc và náo nhiệt. Tuy nhiên, tại các địa điểm thi đều có lực lượng công an, cảnh sát giao thông nên không xảy ra hiện tượng ùn tắc, lộn xộn.

Posted Image

Tại nhiều tỉnh thành, dù vẫn có tình trạng thí sinh bỏ thi nhưng không có trường hợp vi phạm quy chế thi. (Ảnh: Thế Cường)

Tại huyện đảo Cô Tô, địa phương duy nhất trong tỉnh có 1 hội đồng thi đặt tại Trường THPT Cô Tô. Hội đồng thi này có có 121 thí sinh dự thi, trong đó 93 thí sinh dự thi THPT, và 28 thí sinh dự thi hệ bổ túc THPT.

Thí sinh dự thi môn Hóa học hệ THPT trên toàn tỉnh Quảng Ninh đạt tỷ lệ 99,84% (22 thí sinh bỏ thi; trong đó, 7 thí sinh bị ốm không thể dự thi); hệ bổ túc THPT đạt 99,36% (11 thí sinh bỏ thi không lý do). Môn thi Hóa học đảm bảo an toàn, nghiêm túc và không có bất kỳ giám thị hay thí sinh nào vi phạm quy chế thi.

Posted Image

Đề thi môn Văn và môn Hóa học được đánh giá khá vừa sức với các thí sinh. (Ảnh: Thế Cường)

Tại Yên Bái, hôm nay, 7907 thí sinh của tỉnh Yên Bái tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Trong đó có 6.644 học sinh THPT và 1.263 học sinh hệ GDTX.

Tỉnh Yên Bái được tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 ở 26 Hội đồng coi thi với 340 phòng thi. Sở GD-ĐT Yên Bái đã huy động 922 cán bộ giáo viên làm nhiệm vụ tại các Hội đồng thi.

Ông Dương Văn Bắc - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái cho biết: Trong ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2012 diễn ra đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. Không có trường hợp giám thị coi thi hay thí sinh nào bị xử lý kỷ luật và vi phạm quy chế thi.

Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 9 thí sinh bỏ thi, trong đó hệ THPT có 4 thí sinh (2 thí sinh tự do); 5 thí sinh hệ bổ túc THPT, tại các hội đồng thi THPT Lê quý Đôn (Trấn Yên), Trung học Dân tộc nội trú Miền Tây, Trung tâm GDTX huyện Trấn Yên, Văn Chấn và Trạm Tấu.

Ngày mai 3/6, thí sinh trên cả nước sẽ tiếp tục bước vào ngày thứ hai của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 với 2 môn xã hội là Địa lý (buổi sáng) và Lịch sử (buổi chiều).

Nhóm PV

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Nóng” cuộc đua vũ khí ở Châu Á

Vietbao.vn

Chủ nhật, 03 Tháng sáu 2012, 07:02 GMT+7

Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng tuần này tiếp tục là điểm “nóng” nhất của thế giới với cuộc đua vũ khí, tàu chiến quyết liệt của các cường quốc hàng đầu thế giới. Trong cuộc đua cam go này, người ta thấy Trung Quốc dường như đang bị bao vây, cô lập.

Posted Image

Trung Quốc “nổ” phát súng đầu tiên

Trung Quốc là nước “nổ” phát súng đầu tiên khơi mào cho cuộc đua vũ khí ở Biển Đông tuần này. Ngay trong ngày đầu tuần, tờ Chinapost đưa tin, Trung Quốc đang triển khai một loạt máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến một căn cứ không quân mới của nước này. Đây là nơi mà các vũ khí của Trung Quốc có thể “bao trọn” Taipei và các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông. Động thái này đã khiến cho căng thẳng ở Biển Đông leo thang thêm một bước nữa.

Theo tin từ Chinapost cho biết hôm 26/5, những vũ khí được triển khai đến gần Biển Đông gồm chiến đấu cơ Jian 10, Sukhoi Su-30; các máy bay tấn công không người lái và một loạt hệ thống phòng không hiện đại S-300. Vị trí mà Trung Quốc đang triển khai vũ khí tới là Căn cứ Không quân Shuimen. Căn cứ này đang được xây dựng ở độ cao 364m trên mực nước biển. Nó tọa lạc trên một quả đồi được san phẳng ở khu vực phía bắc tỉnh duyên hải miền đông Phúc Kiến. Đây là khu vực có thể giám sát Biển Đông.

Giới chuyên gia quân sự tin rằng, kế hoạch triển khai một loạt chiến đấu cơ, tên lửa nói trên của Trung Quốc nhằm vào Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan thì ít mà phần nhiều là để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng nước này trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngoài kế hoạch trên, trong ngày cuối cùng của tháng 5, Trung Quốc còn tung tin, nước này sắp trình làng một tàu tấn công đổ bộ “khủng” có lượng giãn nước lên tới 22.000 tấn. Một số chuyên gia quân sự tin rằng, tàu chiến mới của Trung Quốc có thể tạo ra một sự “thay đổi chiến lược” ở Biển Đông.

Tàu tấn công đổ bộ Type 081 có chiều dài 211m, lượng giãn nước 22.000 tấn và đạt vấn tốc tối đa khoảng 43 km/h. Tàu Type 081 có thể mang theo 8 trực thăng trên boong cùng với 4 trực thăng và tàu đệm không khí trong nhà chứa máy bay. Tàu chiến mới của Trung Quốc có khả năng chở 1.068 lính thủy đánh bộ. Hệ thống vũ khí của tàu gồm hệ thống radar nhiều tầng, 4 tên lửa phòng không tầm ngắn và những vũ khí chồng tàu ngầm. Tầm hoạt động của tàu tấn công đổ bộ Type 081 được ước tính là vào khoảng 13.000km, với khả năng tác chiến trên biển liên tục trong 30 ngày.

Dự kiến, Hải quân Trung Quốc sẽ đón nhận chiếc tàu Type 081 đầu tiên vào đầu năm 2014. Một số nguồn tin tiết lộ, Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có kế hoạch mua 3 chiếc tàu chiến loại này để phục vụ cho hoạt động của họ trên biển. Giới chuyên gia quân sự VLT Đài Loan nhận định, tàu chiến Type 081 có thể làm thay đổi “cuộc chơi” trong bất kỳ chiến dịch tấn công đổ bộ nào vào vùng lãnh thổ này cũng như các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ, Nhật bủa vây Trung Quốc?

Cuộc “đua” vũ khí ở khu vực Châu Á nóng bỏng với sự góp mặt của cả Mỹ và Nhật Bản. Hôm 30/5, Mỹ đã khởi động một cuộc tập trận hải quân chung với Indonesia. Cuộc tập trận chung Mỹ-Indonesia sẽ kéo dài 8 ngày với mục đích củng cố mối quan hệ quân sự song phương, đồng thời tăng cường tính chuyên nghiệp trong các hoạt động của hải quân hai nước. Hải quân Mỹ đã cử 830 lính thuỷ đánh bộ cùng với 3 tàu chiến gồm USS Germantown (LSD-42), USS Vandegrift (FFG-48) và USCG Waesche đến tham gia cuộc tập trận mang tên Phối hợp Sẵn sàng chiến đấu và Huấn luyện trên biển (CARAT) này.

Trong khi đó, Hải quân Indonesia điều động 3 tàu quân sự gồm KRI Diponegoro- 365, KRI Banjarmasin-592 và KRI Sutedi Senoputra-378, cùng với một loạt trực thăng và máy bay do thám hải quân đến tập trận chung với Mỹ. Hải quân Indonesia còn triển khai khoảng 1.244 lính thuỷ đánh bộ trong cuộc tập trận CARAT.

Chưa hết, hôm qua (2/6), Mỹ lại khiến Trung Quốc “giật mình thon thót” khi thông báo một động thái quân sự gây sốc. Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ triển khai 60% hạm đội tàu chiến hùng hậu của nước này đến Châu Á-Thái Bình Dương trong vài năm tới. Dự kiến, vào năm 2020, sẽ có khoảng 150 tàu chiến Mỹ đóng tại khu vực. Đây là một phần trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á. Hải quân Mỹ cũng sẽ tiếp tục duy trì hơn một nửa trong số tàu sân bay khổng lồ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Hiện tại, đang có 6 trong số 11 tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ đang làm nhiệm vụ ở Châu Á.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang cân nhắc khả năng triển khai một loạt tàu khu trục Aegis tối tân của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải đến vùng biển quốc tế ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Đây là khu vực nằm ngay cửa ngõ Trung Quốc.

Với những tàu chiến trên, Nhật Bản có thể tăng cường sự hiện diện của họ ở vùng biển gần Triều Tiên và Trung Quốc. Những tàu chiến được Tokyo dự định điều động đến gần bán đảo Triều Tiên được trang bị những hệ thống radar tối tân có tầm hoạt động lên tới 1.000km. Điều này đồng nghĩa với việc, Nhật Bản có thể dễ dàng giám sát hoạt động huấn luyện liên quan đến tên lửa ở các căn cứ quân sự trên bờ biển phía đông Trung Quốc cũng như hoạt động đào tạo lực lượng không quân nước này.

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) khẳng định, tàu của họ đến khu vực chỉ để thu thập thông tin tình báo. Tuy nhiên, lời khẳng định này chẳng thể khiến Trung Quốc an lòng. Rõ ràng, Bắc Kinh không thể không quan ngại khi ngay cửa ngõ họ xuất hiện một loạt tàu khu trục được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân.

Kiệt Linh

==========================

Trả lại Trường sa và Hoàng Sa cho Việt Nam đi. Mọi chuyện sẽ yên ổn mà. Để lâu thì "Của Bụt mất một đền mười" đấy!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Canada cũng bắt đầu can dự vào những căng thẳng trên Biển Đông

Hãng tin Pháp AFP đưa tin hôm Chủ nhật ngày 3/6 Singapore cho biết họ đang nghiên cứu đề xuất của Canada thiết lập một cơ sở hậu cần ở nước này để điều phối các nỗ lực cứu trợ thiên tai.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter Gordon MacKay phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo The Canadian Press rằng đề xuất này nằm trong nỗ lực của Ottawa để hỗ trợ cho sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông MacKay cũng đến Singapore cùng với các vị bộ trưởng quốc phòng khác để tham dự Đối thoại Shangri-La.

“Phía Canada đã đề xuất thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Singapore để điều phối các sứ mạng cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực,” người phát ngôn Bộ Quốc phòng Singapore nói với AFP.

“Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất này,” ông nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.

MacKay được dẫn lời nói rằng đề xuất với Singapore cũng giống như các thỏa thuận mà Canada đã có với Kuwait và Jamaica vốn giúp cho nước này có căn cứ quân sự ở Trung Đông và vùng biển Caribe.

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Biển Đông

Chủ nhật, 3/6/2012, 06:26 GMT+7

Truyền thông nhà nước của Trung Quốc cảnh báo Washington về việc can thiệp vào Biển Đông, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói sẽ đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình dương cho tới năm 2020.

Posted Image

Tàu chiến đấu Littoral của Mỹ được cử tới Singapore tập trận. Đây là một trong những chiến hạm của hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy

"Một vài nước nên được khuyên can về việc kiềm chế để không làm dậy sóng ở đó", hãng tin Xinhua của Trung Quốc cho hay, với ý nhắc đến Biển Đông, vùng biển thuộc Thái Bình dương và là nơi có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.

Hãng tin của Trung Quốc nối rằng có bên liên quan trong tranh chấp tại Biển Đông nhận được sự ủng hộ từ quan điểm mới của Mỹ, và điều này được Bắc Kinh cho rằng không có lợi cho tình hình chung.

Xinhua cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có mong muốn thực sự trong việc đưa Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Toàn bộ những nhận định kể trên được đăng trong bài viết có tiêu đề "Không làm dậy sóng Biển Đông".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua thông báo tại Đối thoại Shangri-La quyết định triển khai thêm nhiều chiến hạm tới Thái Bình dương, như một phần trong chiến lược quân sự mới có nội dung chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Ông Panetta cho rằng đó là một phần của nỗ lực bền bỉ và thận trọng để nâng cao vai trò của Mỹ tại một khu vực có ý nghĩa quan trọng với tương lai của nước này. Bộ trưởng Panetta cũng cho hay sự thay đổi chiếc lược này không phải là nhằm thách thức Trung Quốc.

Nhật Nam

=========================

T

hiên Sứ tui luôn luôn ủng hộ hòa bình thế giới. Posted ImageHi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không Bạc Hy Lai, mô hình Trùng Khánh về đâu?

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 02/06/2012 03:00 GMT+7

Bỏ lại đằng sau những tin tức từ các nguồn khác nhau về nhân sự và kỷ luật nội bộ, Trung Quốc đằng sau vụ Bạc Hy Lai đứng trước một câu hỏi lớn. Đó là nhìn nhận thế nào về sự phát triển của Trùng Khánh dưới thời Bí thư Bạc, mà giới quan sát hay ví von là "mô hình Trùng Khánh".

Bên ngoài, lớp sơn thể hiện ra bằng phong trào hát những bài nhạc đỏ ca ngợi thời đại cách mạng văn hóa, cùng với chiến dịch thanh trừng các băng nhóm tội phạm. Lớp gỗ đằng sau đó bao hàm nhiều ý nghĩa. Có thể xem đó là một sự kết hợp tư tưởng xã hội chủ nghĩa truyền thống, lồng vào đó những cập nhật mới cho phù hợp với xu thế thời đại.

Thứ nhất, Bạc Hy Lai thực hiện chính sách bàn tay thép nhằm tạo ra một cuộc "thập tự chinh" chống lại giới tội phạm, tham nhũng đồng thời xây dựng những cách thức nhằm gia tăng tinh thần và lòng nhiệt thành cách mạng. Theo Bloomberg cho hay, thực chất việc phát động chiến dịch chống lai giới xã hội đen, là nhằm tịch thu tài sản, nguồn lực và tăng cường năng lực chính trị cho bản thân. Chưa kể đến việc Bạc Hy Lai cũng cố gắng tạo ra, dù với quy mô rất nhỏ, dấu hiệu của sự sùng bái cá nhân phổ biến.

Thứ hai, Bí thư Bạc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các công ty hay tập đoàn quốc doanh và coi đó như xương sống của nền kinh tế. Hàng loạt các dự án tham vọng được ông lập ra. Trùng Khánh được ví như Chicago của Trung Quốc. Các khoản tiền khổng lồ cần thiết để hiện thực hóa các tham vọng đó được tập hợp bởi 8 công ty tài chính địa phương, tất cả đều thuộc sở hữu của chính quyền Trùng Khánh. Các công ty này đã đi vay các khoản tiền khổng lồ, mà theo tính toán của ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ) là vào khoảng 7600 tỷ nhân dân tệ (121 tỉ USD).

Posted Image

Một góc thành phố Trùng Khánh nhìn từ trên cao.

Để thế chấp vay vốn, họ sử dụng đất đai và lấy giá trị đất "sốt ảo" trong suốt những năm bất động sản tăng nóng để làm tăng giá trị tái đầu tư. Chủ trương "bơm mạnh tài chính để nâng cấp hình ảnh các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở" mà ông Bạc đề xuất đang đẩy Trùng Khánh vào nguy cơ phải hứng chịu gánh nặng nợ nần. Trên thực tế, Trùng Khánh chính là dựa vào những khoản vay lớn để tăng trưởng và dựa vào đất đai để trả nợ, những yếu tố được coi là không ổn định.

Thứ ba, liên quan đến vấn đề lao động và quản lý. Các liên đoàn lao động ở Trùng Khánh đều nằm dưới sự quản lý của chính quyền. Một khi các cuộc đình công xảy ra, Trùng Khánh thường trả lời một cách cứng rắn và theo kiểu áp đặt rất lớn. Điển hình như vụ đình công của giới tài xế taxi năm 2008, khi đó Bí thư Bạc sắp xếp một cuộc gặp bất thường có truyền hình trưc tiếp để dàn xếp. Thế nhưng sau đó lại phát động một chiến dịch chống tội phạm với kết quả là một doanh nhân tổ chức cuộc đình công bị kết án 20 năm tù vì tội gây rối loạn trật tự công cộng.

Trong suốt những năm vừa qua, Trùng Khánh - đô thị được coi là lớn nhất Trung Quốc với 32 triệu dân - được coi là biểu tượng của sự phát triển. Kể từ khi Bạc Hy Lai lên làm Bí thư, GDP của Trùng Khánh từ năm 2007 - 2011 trung bình đạt 15,8%/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 10,5% của cả nước. Mô hình Trùng Khánh trở thành một mô hình tăng trưởng được rất nhiều người kỳ vọng, kể cả một số nhân vật tinh hoa trong giới lãnh đạo Bắc Kinh. Với việc Bạc Hy Lai bị cách chức, những chính sách mà ông áp dụng với Trùng Khánh đang bị xem xét lại.

Đặc biệt, bên cạnh những thành tích bề nổi, Trùng Khánh luôn bị cạnh tranh với mô hình Quảng Đông của Bí thư Uông Dương, được xem như một kết hợp giữa quá trình tự do hóa nền kinh tế và sự cởi mở hơn nữa trong các định chế chính trị và quyền lực. Một cách ngắn gọn, mô hình Quảng Đông là kết hợp giữa quá trình tự do hóa nền kinh tế và sự cởi mở hơn nữa trong các định chế chính trị và quyền lực. Nó dường như trái ngược hoàn toàn với Trùng Khánh của Bạc Hy Lai, với sự tập trung quyền lực mạnh mẽ theo kiểu Mao Trạch Đông và sư ưu tiên thái quá vào các tập đoàn, công ty thuộc nhà nước.

Trong những năm đầu sau khi lên làm Bí thư, Uông Dương theo đuổi đường lối tự do kinh tế. Ông đã thực hiện những chính sách nhằm đẩy nhanh cải cách, hiện đại hóa khu vực công nghiệp tại Quảng Đông và tuyên bố rằng đã đến lúc phải "mở lồng và thay đổi những con chim trong đó" (open the cage and change birds). Quá trình xây dựng một nền công nghiệp hiện đại tiến triển tốt đẹp, sự phát triển được chia đều cho cả thành thị và nông thôn. Với định nghĩa nền kinh tế là một miếng bánh, Uông Dương chú trọng vào chất lượng của miếng bánh đó hơn là kích thước.

Một trong những biện pháp nổi bật của ông là tăng lương cơ bản 18,6% vào tháng 1 năm 2011, theo sau đợt tăng 21,1% vào năm 2010. Mục đích của hai đợt tăng lương này là nhằm giúp công nhân có được thu nhập tốt hơn cũng như khuyến khích những ngành công nghiệp dựa nhiều vào nhân công cải thiện công nghệ của mình và nâng cao tính cạnh tranh. Về dài hạn, điều này sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, nhưng trong ngắn hạn sẽ tương đối khó khăn đối với các công ty thuộc những ngành ảnh hưởng bởi chính sách tăng lương.

Bên cạnh những vấn đề về dân nhập cư, Uông Dương cũng đối mặt với sự nổi lên mạnh mẽ của tấng lớp trung lưu và trí thức. Trong Phiên họp toàn thể của Đảng bộ Quảng Đông vào tháng 1 năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tiếp theo nhấn mạnh đến việc tăng cường sự hoạt động của chính quyền thông qua thực hiện luật pháp. Bí thư Uông Dương lần đầu tiên đề cập tới khái niệm "Quảng Đông hạnh phúc", đây là một bước đi nhằm tăng cường sự hiệu quả của hệ thống xã hội (xã hội kiến thiết), bắt đầu bằng việc tái cấu trúc xã hội từ dưới lên. Mục đích là tạo ra một xã hội với độ mở cao hơn, bằng việc thiết lập những cơ chế giúp người dân giám sát và phản hồi những chính sách của chính quyền.

Sự cạnh tranh của Quảng Đông là biểu hiện bên ngoài cho xu thế chạy đua về mô thức phát triển, nhưng không phải là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến "quyết định" loại bỏ "mô hình Trùng Khánh". Mấu chốt nằm ở yếu tố khác. Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và chính sách mở cửa vào năm 1978 đạt được hai thành quả quan trọng cốt lõi. Một là mở rộng vai trò của những doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, trong đó có liên doanh giữa ngoại quốc và địa phương. Hai là dung hòa các đánh giá về di sản chính trị nhiều tranh cãi của Mao Trạch Đông, với nhận xét "sai lầm ba phần, đúng đắn bẩy phần".

Khi Bạc đụng vào hai vấn đề này khi đòi quay lãi sự chủ đạo của các công ty quốc doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhà nước thay cho doanh nghiệp tư nhân, điều này gây khó chịu cho các nhóm ủng hộ cải cách.

Hơn nữa, việc đề cao nhu cầu công bằng xã hội, qua việc đòi chia miếng bánh kinh tế lại đồng đều cho tất cả các thành phần tham gia, trong khi đó lại nhấn mạnh phương thức của Mao vào cá nhân lãnh đạo, khiến Bạc và mô hình phát triển của ông đi lệch khỏi tất cả đường ray về các hình dung về mô thức chính trị và lãnh đạo tại đất nước 1,4 tỷ dân này. Đó là một lý do chính, khiến "Trùng Khánh" thành tâm điểm của các phe chỉ trích.

"Mô hình Trùng Khánh" sẽ bị cáo chung theo sự nghiệp chính trị của Bí thư Bạc là nhận định chung từ các giới quan sát. Tuy vậy, trong một tình trạng "giữa ngã ba đường" về lựa chọn phát triển và cũng như xu hướng "dò đá qua sông" như lời của Đặng Tiểu Bình, thì có thể đây chỉ là một sự chấm dứt về chính sách trong thời điểm hiện tại. Mô hình hay tư tưởng tương tự kiểu Trùng Khánh có thể sẽ quay trở lại, và ở một dạng biến hình nào đó.

===========================

Người Trung Quốc đang lúng túng trong việc tìm một định hướng phát triển trong mối quan hệ tương tác phức tạp với thế giới xung quanh. Khi họ chưa tìm ra một sách lược đúng thì tất nhiên mâu thuẫn nội bộ phát sinh. Nhất là trong điều kiện kinh tế toàn cầu từ khủng hoảng trở thành suy thoái này - nó sẽ còn suy thoái tiếp tục trong nhiều năm và lúc này chưa phải là đáy.

Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc làm việc tại Vũng Rô đã “biến mất”

04/06/2012 3:18

Chiều 3.6, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết đang chỉ đạo thành lập đoàn công tác để kiểm tra cụ thể việc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam (H.Đông Hòa) để xử lý theo quy định pháp luật. Ông Cự còn cho hay sẽ làm rõ việc cấp phép cho những người nước ngoài làm việc tại Vũng Rô đúng hay sai (Thanh Niên đã phản ánh).

Chiều cùng ngày, thượng tá Trần Xuân Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô, cho biết hiện chỉ còn một người Đài Loan làm việc tại Vũng Rô do thời hiệu giấy phép vẫn còn, số người Trung Quốc kia đã về nước, nhưng họ đi lúc nào thì không rõ.

Đức Huy

=========================

Chuyện này còn buồn cười hơn. Chứng tỏ những người Tàu này đọc được báo tiếng Việt.

Ai cấp phép cho người Đài Loan hành nghề ở đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc làm việc tại Vũng Rô đã “biến mất”

04/06/2012 3:18

Chiều 3.6, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết đang chỉ đạo thành lập đoàn công tác để kiểm tra cụ thể việc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam (H.Đông Hòa) để xử lý theo quy định pháp luật. Ông Cự còn cho hay sẽ làm rõ việc cấp phép cho những người nước ngoài làm việc tại Vũng Rô đúng hay sai (Thanh Niên đã phản ánh).

Chiều cùng ngày, thượng tá Trần Xuân Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô, cho biết hiện chỉ còn một người Đài Loan làm việc tại Vũng Rô do thời hiệu giấy phép vẫn còn, số người Trung Quốc kia đã về nước, nhưng họ đi lúc nào thì không rõ.

Đức Huy

=========================

Chuyện này còn buồn cười hơn. Chứng tỏ những người Tàu này đọc được báo tiếng Việt.

Ai cấp phép cho người Đài Loan hành nghề ở đây?

Có phải chăng những người Trung Quốc lập nhà bè nuội trồng thủy sản là định cư bất hợp pháp, nhập cảnh bất hợp pháp, nếu xét theo luật? Và họ biến mất, có thể là cập nhật được thông tin hằng ngày. Thật lạ, nông dân Trung Quốc cập nhật thông tin tại một nước khác còn sát sao hơn nông dân bản địa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguy cơ bùng nổ xung đột ở châu Á

04/06/2012 3:25

Ngoài một số tín hiệu lạc quan, Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore cũng chỉ ra nhiều mối lo cho an ninh khu vực.

Kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương đã không gây quá nhiều quan ngại về viễn cảnh gia tăng mâu thuẫn giữa nước này và Trung Quốc, sau những giải thích của người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta tại hội nghị. Đại biểu Trung Quốc đã nói: “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ đóng một vai trò giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Trong khi đó, Hoàng thân Norodom Sirivudh, Chủ tịch Viện Hòa bình và hợp tác Campuchia, nhìn nhận: “Tôi cho rằng chúng ta được động viên trước quan hệ hòa bình giữa Trung Quốc và Mỹ”. Cũng tại diễn đàn thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La (SLD) này, Myanmar khẳng định đã từ bỏ việc “nghiên cứu mang tính học thuật” về sức mạnh hạt nhân do chính quyền quân sự trước đây tiến hành.

Posted Image

Nhiều bên liên tục bày tỏ quan ngại về quân sự Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Dù vậy, trong 3 ngày thảo luận (1 - 3.6), quan chức quốc phòng, chuyên gia quân sự và ngoại giao từ 28 quốc gia cũng đã chỉ ra nhiều nguy cơ có thể gây bất ổn cho khu vực. Nổi bật hơn cả là nguy cơ tấn công mạng và xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự thiếu lành mạnh ở một số quốc gia.

Phương thức “tấn công phủ đầu” bằng cách dùng vi rút máy tính đánh sập các hệ thống kinh tế, an ninh đang khiến nhiều nước lo ngại. Sự kiện mới nhất là cáo buộc Mỹ dùng mã độc tấn công chương trình hạt nhân của Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi còn quan ngại các tổ chức và cá nhân lợi dụng phương thức tấn công này để chống lại chính phủ. Vì vậy, ông kêu gọi ASEAN hợp tác nguồn lực để chuẩn bị đối phó nguy cơ các cuộc tấn công phức tạp hơn, có thể làm tê liệt cả hệ thống công nghệ thông tin một quốc gia.

Việc gia tăng ngân sách và chi tiêu quốc phòng trong thời gian gần đây ở một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, cũng khiến nhiều bên “nhíu mày”. Bắc Kinh loan báo gia tăng ngân sách quốc phòng lên đến 106 tỉ USD cho năm 2012, tăng hơn 11%. Nhưng nhiều chuyên gia quân sự vẫn tỏ ra nghi ngờ con số này. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Trung Quốc cần minh bạch hơn về số tiền họ thực sự chi tiêu, vào việc gì, và mục đích là gì”. Trong khi đó, hai nước láng giềng và đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là Ấn Độ và Nhật Bản tỏ ra quan ngại sâu sắc. “Việc gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là thiếu minh bạch và vì thế nó là một nguy cơ”, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe nói. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony phát biểu: “Mặc dù không tin rằng đang có một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng vì Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng, nên theo cách của chúng tôi, để bảo vệ lợi ích quốc gia, chúng tôi cũng buộc phải tăng cường năng lực của mình ở vùng biên giới”.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng đây là những dấu hiệu đáng quan ngại. Trao đổi với Thanh Niên bên lề hội nghị, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói khi các nước đều gia tăng năng lực quân sự thì nguy cơ bùng nổ xung đột sẽ cao hơn.

Bên lề diễn đàn, hôm qua, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã gặp gỡ song phương với Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, các Bộ trưởng Quốc phòng của New Zealand và Pháp cũng như Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.

Thục Minh

(VP Singapore)

==========================

Cho đến giờ này vẫn có thể không xảy ra nguy cơ xung đột. Nếu Việt sử 5000 văn hiến được tôn vinh. Cái này phân tích pha học rồi. Còn ai không hiểu thì chịu. Tôi cũng chẳng hiểu bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu như thế nào.

Thiên Sứ tui luôn ủng hộ hòa bình thế giới và xác định rằng: Không có chiến tranh thế giới thứ III...."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Úc lên kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc

04/06/2012 2:59

Bộ Quốc phòng Úc từng soạn kế hoạch chi tiết ứng phó một cuộc chiến có thể xảy ra giữa nước này và đồng minh Mỹ với Trung Quốc.

Thông tin trên được biên tập viên nổi tiếng David Uren của báo The Australian tiết lộ trong cuốn sách mang tên The Kingdom and the Quarry: China, Australia, Fear and Greed (tạm dịch: Trung Quốc, Úc, nỗi sợ và lòng tham). Ban đầu, đây là kế hoạch nằm trong sách trắng quốc phòng của Úc năm 2009 nhưng cuối cùng đã bị rút ra trước khi sách trắng được công bố. Bằng quan hệ với các quan chức cấp cao của Canberra, tác giả Uren đã có trong tay tài liệu đó để đưa vào cuốn sách vừa xuất bản, theo The Australian. Chính phủ Úc chưa có phản ứng về những tiết lộ của ông Uren.

Posted Image

Tàu khu trục lớp Anzac của Úc - Ảnh: Navy.gov.au

Truyền thông Úc dẫn nội dung sách cho hay ngay từ năm 2009, các chiến lược gia thuộc Bộ Quốc phòng nước này đã rất lo ngại sự trỗi dậy về quân sự và các hành động cứng rắn của Trung Quốc. Dù cho rằng nguy cơ chiến tranh là rất thấp, họ vẫn vẽ ra viễn cảnh đụng độ trên không và trên biển xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của Úc với tư cách đồng minh của Mỹ. Giới quan sát nhận định những tiên đoán trên đến nay càng bộc lộ tính thời sự khi Bắc Kinh liên tục có động thái gây quan ngại, Washington tuyên bố ý định tăng cường hiện diện trong khu vực còn căng thẳng trên các vùng biển dâng cao.

Đánh chặn và kiểm soát đường biển

Theo kế hoạch, trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến, Úc sẽ hỗ trợ đồng minh Mỹ bằng cách dùng tàu ngầm và máy bay ngăn chặn Trung Quốc từ xa, kiểm soát các tuyến đường biển và cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho Bắc Kinh. Theo đó, giới quan sát cho rằng Úc có thể phong tỏa khu vực eo biển Malacca và biển Đông vì Trung Quốc chủ yếu nhập dầu qua đường này. Đáp lại, Trung Quốc sẽ trực tiếp tấn công các hải cảng của Úc cũng như tìm cách phá hủy trạm thu thập thông tin tình báo Úc - Mỹ gần thị trấn Alice Springs ở bắc Úc, vốn rất quan trọng cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở châu Á, ông Uren viết.

Kế hoạch chi tiết cuối cùng đã không xuất hiện trong sách trắng quốc phòng năm 2009. Thay vào đó, sách trắng chỉ đề cập ngắn gọn về nguy cơ đụng độ trong tương lai với một “đối thủ lớn trong khu vực”, theo tờ Business Insider. Điều này được cho là nhằm tránh làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại lớn của Úc.

Tuy nhiên, sách trắng vẫn nêu rõ quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc và cảnh báo: “Tốc độ, phạm vi và cấu trúc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc có thể khiến các nước láng giềng quan ngại nếu không được giải thích minh bạch”.

Mặt khác, theo thư tín ngoại giao Mỹ do WikiLeaks tung ra, Thủ tướng Úc khi đó Kevin Rudd đã điều ông Mike Pezzullo, người chấp bút sách trắng, mang bản thảo đến Bắc Kinh để thăm dò phản ứng của Trung Quốc. Trong các cuộc thảo luận, giới chức Trung Quốc yêu cầu gỡ toàn bộ những phần đề cập đến quân sự của nước này trong sách trắng nhưng ông Pezzulo đã từ chối. Cũng theo tài liệu của WikiLeaks, trong một lần hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Rudd từng nói Úc và Mỹ cần “sẵn sàng dùng vũ lực” với Trung Quốc.

Tăng cường khí tài

Sách trắng quốc phòng 2009 của Úc vạch kế hoạch chiến lược cho 2 thập niên tới mang tên Force 2030 và cảnh báo rằng chiến tranh có thể sẽ xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn này. Để ứng phó, Canberra sẽ chi 70 tỉ USD để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng tới năm 2030. Theo AFP, quân đội Úc sẽ thay 6 tàu ngầm lớp Collins hiện nay bằng 12 tàu mới với nhiều tính năng vượt trội như tầm hoạt động lớn hơn cũng như có khả năng tác chiến đa nhiệm. Tàu ngầm lớp Collins hiện nay dài 78 m, có 6 ống phóng ngư lôi, được trang bị hệ thống dò tìm - định vị bằng siêu âm và radar tiên tiến.

Ngoài tàu ngầm mới, hải quân Úc sẽ nhận 3 tàu khu trục mang tên lửa chống máy bay tầm xa SM-6 và 8 tàu có khả năng mang trực thăng chiến đấu và máy bay không người lái để thay các tàu lớp Anzac hiện nay. Trong khi đó, không quân Úc sẽ nhận 100 chiến đấu cơ tối tân F-35 để thay phi đội F/A-18, 5 máy bay tiếp liệu trên không và máy bay do thám, cảnh báo trên không.

Nhật “phải chặn cửa Trung Quốc”

Thị trưởng thủ đô Tokyo của Nhật Bản là Shintaro Ishihara vừa tuyên bố kế hoạch mua 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc là nhằm “chặn cửa” nước này. AFP dẫn lời ông Ishihara lập luận rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Senkaku/Điếu Ngư nằm trong chiến lược kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương. Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã lên tiếng chỉ trích phát biểu của ông Ishihara là “vô trách nhiệm”. Lâu nay, Thị trưởng Ishihara thường gây tranh cãi bằng những tuyên bố mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc, đặc biệt là về Senkaku/Điếu Ngư. Hồi cuối tháng 4, ông khởi động chiến dịch gây quỹ để mua 3 hòn đảo nói trên, vốn đang thuộc sở hữu của một doanh nhân Nhật. Tính đến ngày 1.6, số tiền quyên góp đã lên tới 12,8 triệu USD, theo hãng tin Jiji Press.

Văn Khoa

======================

Thế đấy! Phức tạp nhỉ?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tăng 60% sức mạnh ở Châu Á - TBD, tướng TQ nói: Cứ chờ xem!

Thứ hai 04/06/2012 07:43

(GDVN) - Đối thoại Shangri-La vừa rồi, Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng trưởng đoàn Trung Quốc cho hay, dân Trung Quốc bao gồm cả quân đội đều phải nâng cao ý thức cảnh giác, làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các tình huống cam go phức tạp

Trong khi đột ngột hạ cấp độ trưởng đoàn tham dự đối thoại Shangri-La từ cấp Bộ trưởng Quốc phòng năm 2011 sang cấp chuyên viên (trung tướng, Phó giám đốc học viện Khoa học quân sự Nhiệm Hải Tuyền) tưởng chừng như Trung Quốc “không thèm đếm xỉa” đến diễn đàn này, nhưng đến ngày 2/6 Bắc Kinh bất ngờ lên tiếng.

Posted Image

Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh "triển khai" phát ngôn để đời của ông Đới Bỉnh Quốc: "Philippines ăn hiếp Trung Quốc" thành "các nước nhỏ không được ăn hiếp nước lớn", một luận điệu quy chụp vô căn cứ và hoang đường đối với các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh

Thứ trưởng bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm hôm 2/6 bà Phó Oánh (Phó Doanh) đã đăng bài “Bàn về sự hợp tác an ninh Đông Á” trên tờ Liên Hợp, một tờ báo khá lớn xuất bản tại Singapore nơi đang diễn ra đối thoại Shangri-La giữa đoàn quân sự cấp cao, học giả và truyền thông của 27 nước trong cũng như ngoài khu vực.

Trong bài viết khá dài này, ngoài việc rao giảng về hòa bình, hợp tác, hữu nghị, không đối đầu, không nhằm vào ai…, những vấn đề mang tính chất lý thuyết nhưng trái ngược, thậm chí có vấn đề trái ngược hoàn toàn với thực tế đang diễn ra trên biển Đông/Scarborough được bà Phó Oánh đưa ra, một lần nữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng nhắc nhở: “Các nước nhỏ không được tùy tiện xâm phạm, thách thức các nước lớn?!”

Posted Image

Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, là quan chức cấp cao nhất đặc trách vấn đề biển Đông đưa ra phát ngôn khôi hài để đời hôm 15/5

Có thể thấy, phát biểu này không còn đơn thuần là phát biểu mang tính chất nhận định cá nhân giống như ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã từng có câu nói để đời: “Philippines ăn hiếp Trung Quốc” khiến công luận cảm thấy nực cười.

Bài phân tích của bà Phó Oánh khá dài, nhưng tựu trung lại có mấy điểm nổi bật. Về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông, bà vẫn khăng khăng phải tách bạch giữa tự do hàng hải với tranh chấp chủ quyền vì Trung Quốc rất lo ngại Mỹ và bên thứ 3 can thiệp.

Đối với vấn đề căng thẳng trên bãi Scarborough, Phó Oánh cho rằng khu vực này “chẳng có tranh chấp gì cả” mà nó “thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc”. Theo bà Phó Oánh, trên bản đồ quốc gia xuất bản mới nhất của Philippines, bãi Scarborough cũng không được đánh dấu nằm trong lãnh hải Philippines?!

Đây là thông tin vô cùng quan trọng và cần được kiểm chứng, tuy nhiên Philippines chưa đưa ra bình luận nào xung quanh thông tin này. Việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đầu tiên, dễ thấy nhất chính là trên bản đồ của quốc gia đó.

Có một điều lạ là trong khi các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông liên tục bị phía Trung Quốc lấn lướt, chèn ép mà điển hình như Philippines đối với bãi cạn Scarborough thì việc họ tìm cách nâng cao năng lực phòng thủ, tự bảo vệ mình lại bị giới chức Bắc Kinh chụp mũ: “làm phức tạp thêm tình hình”, “gây hấn”, “không có thiện chí”….

Nhưng khi giải thích về những động thái tăng cường sức mạnh quân sự và các hoạt động tập trận tăng bất thường trên biển Đông những năm vừa qua, Phó Oánh lại nói rằng: Trung Quốc là một nước lớn đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh phức tạp từ nhiều phía nên việc hoàn thiện và tăng cường năng lực quốc phòng là điều đương nhiên, thậm chí còn “có lợi đối với sự ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương”.

Posted Image

Trong khi phát ngôn ngoại giao, phản đối ngoại giao là công việc của ngành ngoại giao, thì lần đầu tiên người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng lên tiếng phụ họa, cáo buộc Philippines theo những gì ông Lương Quang Liệt - Bộ trưởng phát biểu trước đó (người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân lên tiếng chỉ trích Philippines)

Cùng thể hiện quan điểm ấy, hôm qua 3/6 Nhân dân nhật báo có bài phân tích cho rằng Trung Quốc cần vạch rõ giới hạn của Mỹ đối với vấn đề biển Đông. Bắc Kinh thừa nhận rằng không thể gạt Mỹ ra khỏi vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông, nhưng đã đến lúc cần phải vạch rõ giới hạn (can thiệp) của Mỹ.

Theo đó, Mỹ có lợi ích ở biển Đông, Trung Quốc công nhận, nhưng Mỹ không phải là quốc gia ven biển Đông, việc Washington thiết lập đồng minh với nước nào trong khu vực, ký kết những hiệp định bảo hộ gì, Bắc Kinh không cần biết, nhưng tranh chấp biển Đông là tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước liên quan, không can hệ gì với Mỹ, và “không cho phép Mỹ nhúng tay vào”.

Nhân dân nhật báo nhấn mạnh, giải quyết tranh chấp biển Đông không cần trọng tài?! Mỹ có quyền phát ngôn, có quyền can thiệp, nhưng không có quyền quyết định,cũng chẳng có quyền dẫn dắt, chỉ có thể nói xong thì thôi. Washington cần làm quen với sự thay đổi này, tờ Nhân dân dân nhật báo khuyến cáo.

Trung Quốc sợ Mỹ can thiệp vào việc giải quyết tranh chấp biển Đông theo hướng đàm phán hòa bình, đa phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thông qua trọng tài quốc tế là điều hết sức bình thường, nhưng lo lắng đến mức như Nhân dân nhật báo phải đăng bài dọa nạt Mỹ thì quả là hiếm gặp.

Posted Image

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Edwin Lacierda cũng phải lên tiếng trước sự áp đặt phi lý, chụp mũ từ giới chức và truyền thông nhà nước Bắc Kinh

Kiềm chế và nhẫn nhịn như Philippines trong suốt thời gian vừa qua kể từ khi xảy ra căng thẳng trên bãi Scarborough hôm 10/4 đến nay cuối cùng cũng phải lên tiếng trước cái kiểu cách ngoại giao lấn lướt, biến cong thành thẳng này.

Trước những chỉ trích, cáo buộc ngày một nặng nề một cách vô lý, bịa đặt, chụp mũ và thậm chí là dọa nạt từ giới chức quân sự, ngoại giao cấp cao Bắc Kinh, hôm thứ Bảy ngày 2/6 Philippines đã phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc thực hiện những điều mà họ luôn tuyên bố về việc không làm phức tạp tình hình trên bãi cạn Scarborough.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện sự kiềm chế và thận trọng trong mọi tuyên bố của chúng tôi. Sẽ rất tốt nếu như Trung Quốc cũng nỗ lực trong việc kiểm soát các phương tiện truyền thông nước này không làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước”.

Ngay bản tin trong cổng thông tin điện tử chính phủ Trung Quốc, bộ Ngoại giao, bộ Quốc phòng nước này vừa rồi đều có bài cáo buộc Philippines làm căng thẳng trên bãi Scarborough càng thêm phức tạp, đồng thời cao giọng yêu cầu Manila phải thận trọng hơn trong lời nói và việc làm.

Ấy là chưa kể tới vô số bài báo, bình luận phân tích, thậm chí là truyền hình phỏng vấn trực tiếp của truyền thông nhà nước Trung Quốc bóp méo trắng trợn sự thật nhằm cố gắng chụp mũ Philippines.

Posted Image

Nhiệm Hải Tuyền, trung tướng, Phó giám đốc học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đại diện Bắc Kinh dự Shangri-la 2012, Trung Quốc đột ngột giảm cấp độ trưởng đoàn từ Bộ trưởng Quốc phòng sang một trung tướng cấp cục - vụ là một dấu hiệu lạ của Shangri-la năm nay

Quay trở lại với đối thoại Shangri-La vừa rồi, Nhiệm Hải Tuyền, viên trung tướng trưởng đoàn Trung Quốc cho hay, dân Trung Quốc bao gồm cả quân đội đều phải nâng cao ý thức cảnh giác, làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các tình huống cam go phức tạp.

Cũng chính ông Nhiệm Hải Tuyền nhấn mạnh với công luận, báo giới về phương châm chỉ đạo chiến tranh của Trung Quốc: Một là phản đối, hai là không sợ. Về chiến lược, Bắc Kinh coi nhẹ (không ngại) chiến tranh. Về chiến thuật, coi trọng chiến tranh, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và hướng tới chỗ tốt nhất.

Ngoài ra, khi được báo chí hỏi quan điểm xung quanh vấn đề Mỹ tăng lên 60% lực lượng hải quân bố trí tại châu Á – Thái Bình Dương, Nhiệm Hải Tuyền nói: Cứ chờ xem!

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc

giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

====================

"các nước nhỏ không được ăn hiếp nước lớn"

Hi! Đáng lẽ ra bài này phải đưa vào chuyên mục "nói khoác". Đưa vào đây không khéo bị khiếu nại vì nhầm chủ đề?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng kiểm tra người Trung Quốc nuôi cá trên biển

05/06/2012 3:05

Sáng 4.6, ông Phạm Đình Cự - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cùng với các ông: Hồ Văn Tiến - Chánh văn phòng UBND tỉnh, Nguyễn Tri Phương - Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, đã đi kiểm tra tình hình thực tế việc người Trung Quốc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa.

Qua kiểm tra bước đầu, đã xác định 100% bè nuôi cá tại Vũng Rô (khoảng 300 bè) không có giấy phép nuôi trồng thủy sản.

Posted Image

Lồng bè nuôi cá của người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh - Ảnh: Thiện Nhân

Theo ông Tiến, chiều cùng ngày, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra gồm: Sở NN-PTNT, Sở TN-MT, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh và H.Đông Hòa do ông Nguyễn Tri Phương làm trưởng đoàn, để kiểm tra cụ thể các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên vùng biển Vũng Rô. Hôm nay (5.6), đoàn sẽ tiến hành kiểm tra, thời gian trong 1 tuần.

Cũng trong ngày hôm qua, Thường trực Thành ủy Cam Ranh (Khánh Hòa) có cuộc họp giao ban, rà soát kết quả kiểm tra tình trạng người Trung Quốc lập bè nuôi cá trái phép trên vịnh Cam Ranh và tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân liên quan. Sau cuộc họp, trả lời các nhà báo, ông Đào Văn Hòa - Chủ tịch UBND TP.Cam Ranh cho biết, đang rà soát lại tất cả các quy trình quản lý, xác định trách nhiệm từng cá nhân, thiếu sót trong khâu quản lý hộ tịch, hộ khẩu... để báo cáo lên UBND tỉnh, nay chưa có kết quả chi tiết để cung cấp thông tin cho báo chí.

Liên quan đến văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc kiểm tra xử lý người nước ngoài lập bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh cách đây 4 năm, ông Hòa nói: “Hiện chúng tôi đang rà soát lại quy trình. Năm 2009, UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND TX.Cam Ranh (nay là TP.Cam Ranh - PV) cùng bộ đội biên phòng kiểm tra xử lý người nước ngoài lập bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh. Trách nhiệm chính để thực hiện sự chỉ đạo này thuộc về vị chủ tịch của nhiệm kỳ trước, vì tôi vừa mới nhậm chức cách đây 2 năm”. Về thông tin Công an TP.Cam Ranh đã đề nghị trục xuất 7 người Trung Quốc đang mua bán, nuôi trồng thủy sản trong khu vực vịnh Cam Ranh, ông Hòa khẳng định: “Hiện tôi chưa nhận được văn bản đề nghị về vấn đề này”.

Đức Huy - Thiện Nhân

=====================

“Hiện chúng tôi đang rà soát lại quy trình. Năm 2009, UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND TX.Cam Ranh (nay là TP.Cam Ranh - PV) cùng bộ đội biên phòng kiểm tra xử lý người nước ngoài lập bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh. Trách nhiệm chính để thực hiện sự chỉ đạo này thuộc về vị chủ tịch của nhiệm kỳ trước, vì tôi vừa mới nhậm chức cách đây 2 năm”.

Hi! Nhiệm kỳ tối đa là 5 năm, ít là 4 năm. Đã làm 2 năm mà còn ....mới! Thế thì ông này không chịu trách nhiệm rùi! Mới mà!

Nên rà soát lại toàn bộ bãi biển miền Trung và Bắc Nam bộ đi. Cái cảng Cam Ranh này chỉ là ví dụ thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Mỹ chuyển trọng tâm hải quân sang châu Á là “không thích hợp”

Thứ Ba, 05/06/2012 - 06:30

(Dân trí) - Trung Quốc hôm qua cho quyết định của Mỹ nhằm đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình Dương vào năm 2020 là “không thích hợp” và kêu gọi Washington tôn trọng quyền lợi của nước này trong khu vực.

Posted Image

Một tàu sân bay của Mỹ di chuyển trên Thái Bình Dương.

Kế hoạch nhằm triển khai nhiều tàu chiến hơn tới Thái Bình Dương và mở rộng các quan hệ quốc phòng trong khu vực đã được người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta công bố hôm 2/6, phản ánh những lo ngại của Mỹ về sức mạnh quân sự và nền kinh tế đang lớn mạnh của Trung Quốc.

“Tất cả các bên cần nỗ lực để đảm bảo và thúc đẩy hoà bình, sự ổn định và phát triển tại châu Á-Thái Bình Dương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân phát biểu trước báo giới ngày 4/6.

“Kế hoạch đẩy mạnh triển khai quân đội và các liên minh nhằm tập trung vào vấn đề an ninh và quân sự là không thích hợp”, ông Lưu nói.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La - một hội nghị an ninh châu Á lớn được tổ chức ở Singapore kết thúc hồi cuối tuần qua, ông Panetta khẳng định chiến lược mới của Mỹ không nhằm thách thức Bắc Kinh.

Theo ông Panetta, đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% hạm đội tàu chiến tới Thái Bình Dương. “Con số này bao gồm 6 tàu sân bay, phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến tuần duyên và tàu ngầm”.

Mỹ cũng có kế hoạch mở rộng các cuộc tập trận quân sự tại Thái Bình Dương và tiến hành nhiều chuyến thăm các cảng tới một khu vực rộng hơn, trong đó có Ấn Độ Dương.

“Chúng tôi hoan nghênh Mỹ đóng một vai trò tích cực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Lưu phát biểu.

Người phát ngôn Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh hi vọng “phía sẽ tôn trọng các lợi ích cũng như những lo ngại của tất cả các bên ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc”.

Bắc Kinh đã bị chỉ trích vì lập trường ngày cứng rắn trong khu vực - đặc biệt ở Biển Đông.

Tại Shangri-La,Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe cũng bày tỏ những lo ngại về chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Trung Quốc, nói rằng sự thiếu minh bạch trong ngân sách của Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối tới Tokyo.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 11,2% lên 106 tỷ USD trong năm 2012, một sự gia tăng gây lo ngại khắp khu vực, đặc biệt là Tokyo.

Hôm qua, ông Lưu đã bảo vệ chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, nói rằng chính sách quốc phòng của nước này là binh bạch và Bắc Kinh không tìm kiếm “quyền bá chủ khi mạnh hơn”.

An Bình

Theo AFP

===========================

Nếu như người Trung Quốc khôn ngoan hơn một tý thì chắc người Mỹ sẽ không tốn dầu đưa 3/5 số tàu chiến của họ đến đây.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đọc viết:

Để có chứng cứ, cần chấp nhận cả biện pháp bị coi là tiêu cực

(Dân trí) - Thật là vô lý khi nghe ông Đào Trọng Thi nói thế. Nếu kỷ luật thí sinh quay clip thì tôi e là ngành giáo dục Việt Nam chẳng bao giờ tiến bộ được cả. Từ thực trạng “bệnh thành tích” đã hồi sinh mạnh mẽ đến nhiều tố cáo các tiêu cực, tham nhũng….

Clip gian lận phòng thi: “Không thể dùng biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực”

Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý nghiêm vụ gian lận thi tốt nghiệp ở Bắc Giang

Posted Image

(ảnh minh họa: phunutoday.vn)

Đó là những việc mà cả đất nước, Chính phủ, Quốc hội... đều đang nỗ lực để tìm cách xử lý. Giờ có được bằng chứng chống tiêu cực mà ông “đe” vậy, thì ai sẽ là người tiếp theo dám tố cáo những việc làm tiêu cực của người khác đây khi mình cũng có thể sẽ trở thành bị can, mục tiêu để người khác trù dập hoặc tệ hơn là có thể vướng vào vòng lao lý?

Mong các nhà làm giáo dục hãy nhìn lại, hãy sát trường học, sát phụ huynh, sát nhân dân hơn để biết thực tế. Hãy tiếp tục làm và hãy làm thật tốt "CUỘC VẬN ĐỘNG HAI KHÔNG VỚI 4 MỤC TIÊU I" mà chính Bộ GDĐT đã đặt ra…

Không thể chấp nhận cảnh có những học sinh lớp 12 mà không giải được toán lớp 4 như ở Quảng Nam mà báo chí đã đưa tin. Không thể chấp nhận những gian lận trong học hành, thi cử…. Nhưng làm sao có được chứng cứ để xử lý? Theo tôi, có lẽ chỉ có cách là phải chấp nhận cả việc dùng cả những biện pháp bị coi là tiêu cực, nhưng là để có chứng cứ về những tiêu cực đang xảy ra mới mong tìm ra được những biện pháp chống được những tình trạng tiêu cực gây nhức nhối.

Làm sao các chiến sỹ công an lại phá được những vụ án lớn về ma túy, buôn lậu…. Đó là cũng do có những chiến sỹ phải thâm nhập vào tận sào huyệt của tội phạm, phải cải trang, đóng vai và thực thi nhiều nghiệp vụ khác…

Đỗ Quyên

email: do_quyen20002000@yahoo.com

======================

Chẳng hiểu mô tê gì cả? Chịu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHỈ SỐ "Bo"

Vấn đề không phải số lượng dữ liệu chứa trong bộ nhớ mà con người đặt tên là "não bộ" để phân biệt với bộ nhớ trong máy tính. Vấn đề là khả năng tư duy và phương pháp tư duy. Tức là khả năng liên kết những dữ liệu trong bộ nhớ để xác định bản chất, nội dung của vấn đề.

Bởi vậy thiên hạ mới đặt ra chỉ số IQ để đánh giá chất lượng khả năng tư duy. Khả năng tư duy này tất nhiên không phụ thuộc vào dữ liệu chất trong bộ nhớ. Một đứa trẻ con cũng có thể có chỉ số IQ cao hơn cả một ông già, hoặc tương tự như một nhà bác học. Và tất nhiên - một suy luận hợp lý tiếp theo - là một bà ve chai chưa hẳn đã có chỉ số IQ thấp hơn viện sĩ viện Hàn lâm khoa học. Tóm lại chỉ số IQ càng cao thì càng thông minh.

Để cân bằng Âm Dương với chỉ số IQ theo tôi nên đặt ra một chỉ số để đánh giá sự ngẫm nghĩ ngơ ngác, ngu ngơ, ngớ ngẩn, ngô nghê, ngán ngẩm, nhưng lại nghênh ngang, ngạo nghễ, nghi ngờ chân lý. Đó là "chỉ số Bo".

Chỉ số Bo đặt trên nền tảng khả năng tư duy của một con bò mới nhú sừng làm đơn vị tính và căn cứ theo câu thành ngữ Việt: "Ngu như bò". Tức là nó có xuất xứ thuần Việt. Đã có "ngu như bò" thì tất phải có thông minh hơn bò và ngu hơn bò. Ấy làmột suy luận hợp lý theo cơ sở khoa học. Chỉ số Bo là ý tưởng phát triển và ra đời trên nền tảng là cơ sở văn hóa truyền thống Việt.

"Bo" tức là "bò" không đánh dấu theo ký tự ngôn ngữ Việt cho phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế để có thể quốc tế hóa.

Để đối ứng với chỉ số IQ càng cao, càng thể hiện sự thông minh thì ngược lại chỉ số Bo càng cao thì khả năng tư duy càng thấp.

Bởi vậy, khi được đánh giá chỉ số Bo cao tức là khả năng tư duy thấp và đánh giá chỉ số Bo thấp thì có hy vọng để có khả năng tư duy có thể phát triển bắt đầu ở mức tối thiểu.

Vì có người hiểu lầm chỉ số Bo cao là thông minh. Nên tôi phải nhắc lại điều này.

========================

Tư liệu tham khảo

- Tục ngữ ca dao Việt Nam - Vũ Ngọc Phan.

- http://kenh14.vn/c44...rt-einstein.chn

Bé 4 tuổi có chỉ số IQ ngang ngửa Albert Einstein

00:01:00 14/04/2012

Vũ Nam - Theo MASK

Bé trai 6 tháng tuổi cứu sống... 23 người

Bé 3 tuổi có chỉ số IQ... cao hơn Bill Clinton

Cô bé có chỉ số IQ “vượt mặt” Einstein lẫn Bill Gates

Thần đồng 10 tuổi thi đỗ ĐH, giáo sư cũng thán phục

5 thần đồng âm nhạc nhí hát và chơi nhạc siêu đẳng

Heidi có chỉ số IQ là 159, chỉ thấp hơn 1 điểm so với Albert Einstein.

Có thể coi cô bé Heidi Hankins, 4 tuổi là một trong những thành viên "cá biệt" nhất của Mensa (nơi tập trung những người thông minh có chỉ số IQ cao nhất thế giới) bởi độ tuổi trung bình của các thành viên trong tổ chức này từ 20 đến 60. Mặc dù mới 4 tuổi nhưng cô bé Heidi Hankins có thể đếm đến 40, làm các phép tính cộng trừ, vẽ, thuộc lòng các bài thơ khó và đọc hiểu những cuốn sách dành cho trẻ 7 tuổi.

Posted Image

Cô bé Heidi Hankins, 4 tuổi.

Bố mẹ của cô bé, ông Matthew Hankins, 47 tuổi, giảng viên một trường đại học tại Southampton và cô Sophy, 43 tuổi, một nghệ sĩ, hy vọng con gái của họ có thể bỏ qua một năm học khi cô bé bắt đầu đi học vào tháng 9 tới. Ông John Stevenage, Giám đốc điều hành của Mensa tại Anh cho biết, một người lớn bình thường có chỉ số IQ trung bình là 100, trong khi số điểm của một "tài năng" là 130.

Heidi đã thực hiện một bài kiểm tra IQ trong đó sử dụng các câu đố để đo tiềm năng trí tuệ của một đứa trẻ. Thật đáng kinh ngạc khi Heidi có chỉ số IQ là 159, chỉ thấp hơn 1 điểm so với Albert Einstein và bé đã trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của Mensa.

Ông Matthew cho biết: "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng, Heidi rất thông minh vì cháu đã biết đọc từ rất sớm. Tôi đã tò mò về chỉ số IQ của cháu và kết quả thật đáng kinh ngạc. Tôi đã đưa cho Heidi tất cả những cuốn sách trong bộ sách "Oxford Reading Tree" khi cháu mới 2 tuổi và cháu chỉ đọc toàn bộ 30 cuốn sách này trong khoảng 1 giờ. Đó là những gì bạn mong đợi một đứa trẻ 7 tuổi có thể làm. Khi mới 1 tuổi, vốn từ vựng của Heidi khá tốt và cháu đã có thể nói một câu hoàn chỉnh khi chỉ vừa biết nói."

Posted Image

Chỉ số IQ của Heidi chỉ kém 1 điểm so với nhà vật lý thiên tài Albert Einstein (trái) và Giáo sư Stephen Hawking (phải).

Chú Matthew cho biết thêm, Heidi có thể vẽ những nàng công chúa, các loài động vật khi mới 14 tháng tuổi, thời điểm mà hầu hết các em bé chỉ có thể vẽ nghuệch ngoạc trên giấy và hầu hết đều không hề có ý nghĩa gì. Đến khi Heidi 18 tháng tuổi, cô bé có thể sử dụng máy tính để học cách đọc tốt hơn.

Ở lớp học của mình, Heidi hơn hẳn các bạn của mình "một cái đầu" theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cô bé cao khoảng gần 1m, chiều cao trung bình của một bé gái 6 tuổi. Chú Matthew cho biết: "Heidi đã thực sự phát triển mạnh mẽ nhanh hơn trẻ em khác về học tập, nghệ thuật và thể chất. Chúng tôi không hề ép hay hối thúc Heidi điều đó. Cháu đã làm tất cả mọi thứ mình thích và tự học hỏi. Chúng tôi nghĩ rằng, Heidi phát triển hoàn toàn bình thường, cháu chỉ là một cô bé thích búp bê Barbie và Lego nhưng thông thường sau khi chơi đồ chơi, cháu sẽ tìm một chỗ nào đó ngồi đọc sách."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ:

'Khu vực sẽ ổn định nếu Việt Nam, Philippines... hùng mạnh'

Posted Image - Khu vực sẽ ổn định nếu có một Việt Nam hay Philippines hùng mạnh... Sẽ mất ổn định nếu chỉ có nước yếu, trong khi Mỹ, TQ là cường quốc - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sáng nay (4/6) ở Hà Nội.

Cuộc họp báo diễn ra ngay sau khi hai Bộ trưởng tiến hành hội đàm. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay hai bên tập trung trao đổi tìm biện pháp thúc đẩy thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng được ký năm ngoái.

Việt Nam đồng ý mở 3 khu khai quật mới tìm hài cốt lính Mỹ

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Panetta 3 bức thư, những kỷ vật của lính Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam. Hai bên cũng tiếp tục hợp tác trong rà phá bom mìn sót lại trong chiến tranh, hợp tác tẩy độc chất da cam tồn lưu ở một số sân bay, khu vực trước đây Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Posted Image Ảnh: Trường Sơn

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong những lời mở đầu hội đàm cho hay, ông ấn tượng với vịnh Cam Ranh mà ông đi thăm ngày hôm qua. Nó làm ông nhớ đến vịnh San Fransisco của Mỹ nhưng đường vào hẹp hơn. "Đây là vịnh quan trọng. Nếu Việt Nam trong quá trình cải tạo có nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ thì Mỹ sẵn sàng". Trả lời Bộ trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho hay Việt Nam đã có chiến lược cải tạo, phát triển cảng Cam Ranh theo 3 khu vực và Việt Nam có các phương tiện để phục vụ cho chiến lược này.

Bộ trưởng Mỹ cũng cho biết hai bên đã thảo luận cách thức làm sao cải thiện việc thực hiện biên bản ghi nhớ 2011 để thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước, cách thức Mỹ làm việc với VN thông qua nhóm đối thoại của Bộ trưởng quốc phòng ASEAN về an ninh hàng hải.

"Chúng tôi đã thảo luận cam kết chung làm sao xây dựng một khu vực châu Á hòa bình, thịnh vượng, an ninh. Tôi đã lưu ý trong thảo luận hai bên nên thiết lập một văn phòng điều phối hợp tác, nó sẽ thúc đẩy quan hệ hai bên, gửi đi tín hiệu Mỹ cam kết lâu dài vào mối quan hệ quốc phòng Mỹ và Việt Nam" - Bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Ông cũng cho hay tại hội đàm, phía Việt Nam đã đồng ý mở ra 3 khu khai quật mới tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương

Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta có cuộc họp báo chung:

AFP: Xin hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam: xin ngài cho biết kế hoạch của VN đối với việc mua vũ khí của Mỹ nếu Mỹ đồng ý bán. VN có tiếp tục cho phép gia tăng việc ra vào của tàu quân sự Mỹ đến cảng Cam Ranh? Ngài muốn thúc đẩy quan hệ hai nước nhưng hai nước có quan ngại về tự do, nhân quyền, theo ngài quan hệ này ảnh hưởng thế nào đến nỗ lực thúc đẩy hai nước?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Hiện nay Mỹ mới bỏ cấm vận mua các loại vũ khí phi sát thương, còn các loại vũ khí sát thương chưa được dỡ bỏ cấm vận. Chúng tôi mong muốn Mỹ sẽ sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương vì mục đích bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước, vì lợi ích chung của hai nước.

Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số loại trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh. Sau đó, nếu khả năng tài chính cho phép, chúng tôi sẽ từng bước hiện đại hóa quân đội, sẽ lựa chọn mua những loại trang bị vũ khí phù hợp yêu cầu hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, giá cả cạnh tranh.

Tàu hậu cần, kỹ thuật của Mỹ nếu đến sửa chữa ở các cảng thương mại, cảng của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thì chúng tôi hoan nghênh. Việt Nam có lợi thế các cơ sở sửa chữa, sản xuất tàu biển, kể cả tàu hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ, thợ của chúng tôi lành nghề, tay nghề tốt, chăm chỉ, giá cả cạnh tranh, để tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân của phía Việt Nam.

Bộ trưởng Leon Panetta: Mục đích chuyến thăm của tôi là làm bất cứ điều gì có thể để củng cố, tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Chúng ta biết Mỹ đã nêu ra một chiến lược quốc phòng mới, trọng tâm là nhấn mạnh khu vực châu Á-TBD, điều quan trọng hơn là tăng cường khả năng phát triển của các nước đối tác trong khu vực này, trong đó có Việt Nam.

Posted Image Ảnh: Trường Sơn

Bộ trưởng Thanh và tôi đã thảo luận cần phải đưa quan hệ nâng lên tầm cao mới, việc đó không chỉ bao gồm tổ chức đối thoại song phương cấp cao, mà chú trọng an ninh hàng hải, chuyến thăm tàu hải quân, cải thiện tìm kiếm cứu nạn, thúc đẩy giúp đỡ trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa thiên tai, cũng như việc gìn giữ hòa bình.

Chúng tôi mong trợ giúp Việt Nam nhưng bất cứ trợ giúp nào cũng tùy thuộc vào cải thiện nhân quyền cũng như một số cải cách khác ở Việt Nam. Nhưng tôi tin rằng những bước đi đang tiến hành làm cho mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng trở nên vững mạnh hơn.

Tuổi Trẻ: Thưa Bộ trưởng Leon Panetta, hiện nay có mối lo sợ sự gia tăng, hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực làm cho bên thứ ba lo ngại. Ý kiến của ông?

Tôi muốn tất cả nhân dân ở khu vực này nhận ra rằng mục đích căn bản của Mỹ ở khu vực châu Á-TBD là chúng tôi muốn cải thiện cơ hội hòa bình, an ninh, thịnh vượng cho khu vực. Mục đích của chúng tôi là làm việc với các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc để thúc đẩy cải thiện quan hệ quân đội các nước với nhau, giúp gia tăng khả năng của từng nước tự bảo vệ, duy trì an ninh cho mình.

Mỹ là nước thuộc châu Á-TBD, luôn coi mình là thành viên trong gia đình châu Á-TBD, mục tiêu của chúng tôi làm việc cùng các nước để thúc đẩy an ninh, thịnh vượng ở khu vực.

Điều cốt lõi để thực hiện điều đó là chúng ta có những quy định, nguyên tắc, luật pháp quốc tế căn bản. Nếu các nước cùng tuân thủ những nguyên tắc, quy định, luật pháp quốc tế căn bản đó, chúng ta sẽ đạt mục tiêu xây dựng một khu vực tốt đẹp hơn, an ninh hơn.

Không đi với nước này để chống nước khác

Wall Street Journal: Thưa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngài có cho rằng các nước châu Á đang phải đứng giữa sự lựa chọn hoặc thân hơn với Trung Quốc, hoặc thân hơn với Mỹ không? Liệu các nước buộc phải chọn thân với Mỹ có tạo ra sự khiêu khích đối với Trung Quốc và làm thay đổi quan hệ tương đối hiện nay không?

Thưa Bộ trưởng Leon Panetta, sau khi Mỹ tuyên bố chiến lược quốc phòng mới, một số nước châu Á tỏ ra lo ngại chiến lược này làm mất ổn định trong khu vực. Mỹ sẽ làm gì để xây dựng mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ độc lập, tự chủ, hoàn toàn không lệ thuộc vào bên ngoài. Chúng tôi, với tinh thần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, đóng góp ổn định chung của khu vực cũng như của thế giới.

Posted Image

Với tinh thần Việt Nam muốn là bạn, đối tác tin cậy của các nước, chúng tôi quan hệ tốt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, trong đó xác định quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với Mỹ là quan hệ ổn định, hợp tác lâu dài. Việt Nam không đi với nước này để chống lại nước khác.

Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều tương đồng với Việt Nam, đối tác hợp tác toàn diện của Việt Nam. Theo tinh thần 16 chữ, 4 tốt, quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội giữa hai nước đang phát triển rất tốt. Chúng tôi mong muốn quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ hữu nghị, ổn định, toàn diện vì lợi ích chung của hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực.

Bộ trưởng Leon Panetta: Mỹ có mục đích muốn thúc đẩy chính những điều như Bộ trưởng Thanh đã đề cập là độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực. Đó chính là phục vụ lợi ích của sự ổn định. Chắc chắn chúng ta sẽ có sự ổn định nếu có một Việt Nam hùng mạnh hay Indonesia hùng mạnh, Philippines hùng mạnh và các nước trong khu vực hùng mạnh.

Sự mất ổn định diễn ra nếu khu vực chỉ có nhóm những nước yếu, trong khi Mỹ và Trung Quốc là cường quốc trong khu vực. Vấn đề trọng yếu là để có tương lai ổn định, thịnh vượng, nhân dân các nước trong khu vực sống tốt đẹp thì điều quan trọng phải bảo đảm làm sao các nước có thể phát triển năng lực, kinh tế, thương mại. Điều đó sẽ đem các nước xích lại với nhau chứ không phải đẩy nhau cách xa. Đó là mục đích của Mỹ và là lý do vì sao tôi có mặt ở Việt Nam.

Linh Thư - Ảnh: Trường Sơn

=======================

Chắc chắn chúng ta sẽ có sự ổn định nếu có một Việt Nam hùng mạnh hay Indonesia hùng mạnh, Philippines hùng mạnh và các nước trong khu vực hùng mạnh.

Ngài Leon Panetta nói cũng có lý. Nhưng đấy là trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng cá nhân tôi nghĩ nếu chỉ cần ổn định không thôi thì mấy trự như Trung Quốc, Đài Loan rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa thì êm ngay.

Vô lý thấy mà kinh! Trường Sa Hoàng Sa cách Trung Quốc và Đài Loan như vậy mà cũng muối mặt tuyên bố chủ quyền được thì cái thế giới này loạn mất rùi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Giang:

Công an làm việc với người tổ chức vụ quay clip gian lận thi tốt nghiệp

Thứ Năm, 07/06/2012 - 14:56

(Dân trí) -Sau khi xác định người tổ chức cho học sinh quay clip là cựu giáo viên của Trường THPT dân lập Đồi Ngô, chiều qua 6/6, Công an huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã có buổi làm việc độc lập với HS quay clip. Chiều nay, CA tiếp tục mời cựu GV này lên làm việc.

Theo nguồn tin từ phía Công an huyện Lục Nam, người tổ chức cho học sinh quay clip tên là T.D.N, nguyên là giáo viên thể dục của Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Vào năm 2010, bản thân anh N. đã đứng lên vạch 37 sai phạm của ngôi trường này và một số sai phạm đã được cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên khi quay trở lại công tác, anh N. bị làm khó dễ và sau đó bị buộc cho thôi việc. Còn thí sinh dùng bút quay để ghi lại cảnh trong phòng thi lên là S., quang cảnh được ghi ở phòng thi số 8 Hội đồng coi thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô.

Posted Image

Trường THPT dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam, Bắc Giang) - nơi xảy ra vụ gian lận thi tốt nghiệp.

Cũng theo nguồn tin này từ phía Công an huyện Lục Nam, do mức độ đang dừng lại ở mức vi phạm quy chế thi, chưa có dấu hiệu hình sự nên Công an cũng mới chỉ tạm thời trao đổi với anh N. và em S. để làm sáng tỏ thêm những thông tin ở trong clip. Tùy vào việc đánh giá của Sở GD-ĐT Bắc Giang, nếu thấy việc sai phạm cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì Công an sẵn sàng tham gia tiếp.

Lãnh đạo Công an huyện Lục Nam cũng cho hay, đến thời điểm hiện tại, ngoài các nội dung clip được đăng tải lên trên mạng thì đơn vị này cũng chưa tiếp nhận được các file còn lại. Theo tìm hiểu riêng của Dân trí, toàn bộ 6 buổi của phòng thi số 8 đều được thí sinh S. quay lại. Hình ảnh giám thị, thí sinh vi phạm ở trong phòng thi được ghi lại rõ nét.

Trong khi đó, Sở GD-ĐT Bắc Giang cũng tiến hành thanh tra riêng. Trong đoàn thanh tra này Sở GD-ĐT Bắc Giang cũng mời một cán bộ công an tỉnh tham gia để hợp tác làm rõ mức độ vi phạm.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Bắc Giang cũng cho biết, việc đăng clip phản ánh cũng giống như một hình thức đơn thư tố cáo. Theo quy định thì tối thiểu phải 30 ngày mới có kết quả. Tuy nhiên Ban chỉ đạo thi của tỉnh đã yêu cầu xử lý vụ việc trong thời gian sớm nhất sau đó sẽ công khai với xã hội.

Cũng theo lời lãnh đạo này, ngoài những clip được xem trên mạng thì đến thời điểm hiện Sở cũng chưa tiếp nhận được thêm các video còn lại. Theo quy định, nếu quá trình thanh tra kết thúc mà lại tiếp tục nhận được thông tin mới từ clip thì sẽ tiến hành tiếp nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Chính vì thế, Sở cũng hi vọng sẽ được cung cấp đầy đủ để xác minh chính xác để từ đó đưa ra hình thức xử lý nghiêm minh, đúng với các quy định, quy chế thi.

Được biết, hiện tại Sở GD-ĐT Bắc Giang vẫn tiến hành chấm bài thi tốt nghiệp THPT bình thường. Công tác làm phách đã xong, dự kiến sẽ chấm thi trong 1-2 ngày tới. Theo lãnh đạo của Sở thì do chưa có kết quả của sự việc nên tạm thời vẫn chấm thi bình thường. Sau đó dựa trên kết quả xác minh sẽ đưa ra hình thức xử lý.

Nguyễn Hùng

Posted ImagePosted Image

Ý kiến bạn đọc

1 bình luận

(6/7/2012 3:51:00 PM)

cx_thanhthao@yahoo.com

chưa thấy xử lý người tuồn đề thi vào phòng - toàn thấy người tố cáo bị điều tra --> không biết sau này còn ai dám đứng ra tố cáo nữa

==========================

Can tội mang máy quay phim vào phòng thi. Lần sau chỉ nên nhìn thấy và miêu tả lại bằng văn tả cảnh.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lật lại “kỳ án vườn mít”

15/05/2011 0:33

TAND Bình Phước chuẩn bị đưa bị cáo Lê Bá Mai (SN 1982) ra xét xử sơ thẩm (lần 3) về tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Như vậy vụ án này đã kéo dài đến nay là gần 7 năm, đã 2 lần bị cáo nhận án tử hình.

Theo cáo trạng gần đây nhất, vào ngày 12.11.2004, Lê Bá Mai được thuê đi rải phân trồng mì. Thấy 2 cháu Thị U. (SN 1993) và Thị H. (SN 1995) đang mót củ đậu gần đó, Mai bèn lấy xe máy rủ U. vào vườn mít đòi làm chuyện bậy bạ. Do U. không chịu và còn đòi mách với gia đình, nên Mai dùng tay chặt vào gáy khiến nạn nhân té bất tỉnh. Sau đó, thực hiện hành vi đồi bại rồi lấy quần của nạn nhân siết cổ cho đến chết. Năm 2005, TAND Bình Phước và TAND tối cao tại TP.HCM xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên án tử hình Lê Bá Mai.

Posted Image

Lê Bá Mai tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vào ngày 13.7.2010 - Ảnh: G.Khánh

Sau khi án có hiệu lực, Mai không làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình mà cùng với gia đình kêu oan. Một trong những lá đơn đã làm động lòng bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội khóa XI. Trong văn bản gửi cho Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện KSND tối cao, bà Hoài Thu đã nêu lên hàng loạt những mâu thuẫn trong vụ án. Chẳng hạn, U. mất tích từ ngày 12.11.2004 đến ngày 16.11.2004, nhưng không hiểu vì sao “xác bị phân hủy biến dạng” (theo biên bản khám nghiệm tử thi). Ngoài ra, kết quả giám định của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận, không phát hiện thấy tinh dịch và xác tinh trùng trong thi thể nạn nhân thì “làm sao xác định Mai hiếp dâm trẻ em”. Áo quần của U. có nhiều lời khai bất nhất (Mai khai “quần lửng màu xám”, H. “quần lửng màu trắng đục”, khám nghiệm tử thi nạn nhân lại “quần thun ống dài”, còn gia đình U. “quần lửng màu xanh”).

Tương tự, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện KSND tối cao vào ngày 12.12.2006 đã phân tích ra hàng loạt sai sót của cơ quan tố tụng. Nhân chứng quan trọng là H. khai, người chở U. đi là Mai; có lúc “đứng xa 100m nên không biết người đó là ai”. Mai khai, lúc xảy ra vụ việc “U. cầm củ sắn đang ăn dở”, nhưng kết quả khám nghiệm tử thi của cơ quan pháp y không phát hiện loại thức ăn này. Biên bản khám nghiệm hiện trường ghi thu giữ “một đôi dép Lào và chiếc quần quấn quanh cổ nạn nhân”, lệnh nhập kho lại ghi “một đôi dép nhựa màu xanh và một cái quần màu trắng đục đã cũ”; còn phiếu nhập kho tang chứng lại ghi “một đôi dép màu trắng đã cũ”...

Ngày 5.2.2007, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ra quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, để điều tra lại theo quy định của pháp luật. Ngày 13.7.2010, TAND Bình Phước đã mở lại phiên tòa sơ thẩm (lần 2), đại diện Viện KSND tỉnh vẫn đề nghị HĐXX tuyên án tử hình Lê Bá Mai. Nhưng sau hàng loạt chứng cứ mà luật sư đưa ra để phản bác lời buộc tội của đại diện Viện Kiểm sát, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Cuối năm 2010, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã có văn bản gửi cho TAND cùng cấp cho biết: “Kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi nội dung vụ án nên giữ quan điểm truy tố đối với Lê Bá Mai như bản cáo trạng số 17/QĐ/KSĐT-TA ngày 24.7.2009 của Viện KSND tỉnh Bình Phước”.

Gia Khánh

=====================

Chuyện đơn giản mà! Còn cái xe được coi là hung thủ chở bé U đi màu gì? Xe của ai? Vết bánh xe tại hiện trường và cái xe của Mai - nếu có - có trùng với nhau không?...vv....và ....vv....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong quy chế thi có viết:

" 5 lỗi sẽ bị hủy kết quả thi:

- Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng).

- Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi.

- Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng).

- Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác.

- Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau) bị giám khảo phát hiện. "

thầy giáo Khoa giải thích là chỉ cấm các thiết bị "thu phát", chứ ko cấm các thiết bị "thu" hoặc thiết bị "phát" Posted ImagePosted ImagePosted Image Nên em học sinh đó ko vi phạm quy chế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc hội tổng công kích tham nhũng

Cập nhật lúc :3:47 PM, 07/06/2012

(ĐVO) Trong phiên họp toàn thể sáng nay (7/6), từ “tham nhũng” được nhắc tới 31 lần. Trong đó, nhiều đại biểu quốc hội đã sử dụng nhiều ngôn từ và hình ảnh gây sốc để cảnh báo sự bành trướng của vấn nạn này.

Tham nhũng không còn tinh vi, e dè

Nhận định về thực trạng tham nhũng tại nước ta hiện nay, đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: “Tham nhũng đã không còn tinh vi, e dè” và tham nhũng "đã là giặc tràn vào lãnh thổ, đã bắt làm tù binh một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên".

Cùng với ý kiến trên, nhiều đại biểu Quốc hội đã giành sự quan tâm đặc biệt đối với quốc nạn này với nhiều ngôn từ và hình ảnh có thể gây sốc. Đặc biệt, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đã dành trọn bài phát biểu của mình để nói về tham nhũng.

Theo đại biểu Lê Như Tiến, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài sản nhà nước, mua sắm tài sản công, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đang là “nơi khu trú” của tham nhũng.

Đại biểu Lê Như Tiến dân chứng trong lĩnh vực đất đai với trên 365.000ha đất bỏ hoang hóa, cấp sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, nhiều dự án “treo xuyên thế kỷ”. Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp có quyền gần như tuyệt đối trong việc định đoạt đất đai rất dễ "xúc động" trước những nguồn lợi béo bở quên đi việc các cơ sở y tế, trường học… đang thiếu đất nghiêm trọng nhằm giảm tải cho các nhu cầu bức xúc về văn hóa, xã hội, khám, chữa bệnh cho nhân dân và giáo dục đào tạo. "Quốc nạn có nguy cơ hạ đo ván quốc sách", đại biểu Lê Như Tiến kết luận.

Đại biểu Lê Như Tiến còn so sánh hiệu quả kinh tế yếu kém của các tập đoàn nhà nước như Vinashin nay là Vinaline là “những quả đấm thép đang tan chảy”, và đó là do, Nhà nước quá “nuông chiều” các “công tử” này.

Biệt dược trị tham nhũng là... sự gương mẫu

Cũng theo đại biểu Lê Như Tiến, khi tham nhũng là đã là “trọng bệnh” thì phải dùng “biệt dược”, không thể xoa bóp ngoài da. Nhân chuyện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri đã nhấn mạnh, chức vụ càng cao thì sự chuyển biến về nhận thức và hành động càng phải cao, chức vụ càng cao thì sự gương mẫu càng phải cao. Đại biểu Lê Như Tiến dẫn lại lời nhà giáo dục Xô Viết Makarenko đúc kết cách đây hơn nửa thế kỷ "gương mẫu là cha đẻ của giáo dục".

Cũng bàn về phương cách đối phó lại với tham nhũng, đại biểu Lê Nam đề nghị: “Phải có mặt trận lòng dân chống tham nhũng, cần có những quân binh chủng hợp thành đủ mạnh, những vị tướng lĩnh tài năng và ái quốc thì chắc chắn cuộc chiến đấu chống tham nhũng của chúng ta mới giành được thắng lợi”.

Tuấn Linh

==========================

Biệt dược trị tham nhũng là... sự gương mẫu

. Híc! Posted Image.

Nếu có tiền và điều kiện TTNC LHDP sẽ tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "Nguyên nhân và biện pháp chống tham nhũng trong xã hội". Hy vọng hóa giải được. Nhưng bài tham luận của Thiên Sứ hơi dài, chắc mất hai tiếng để đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phá sản kế hoạch hoàn thành đường chuyển Bauxite vào tháng 6

07/06/2012 19:27:54

Posted Image - Sau nửa năm khởi công, đường vận chuyển Bauxite từ mỏ Tân Rai, huyện Bảo Lâm ra quốc lộ 20, dài gần 20km dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm nay đã hoàn toàn phá sản do không được cấp vốn.

Lâm Đồng kêu cứu Thủ tưởng

Ngày 23/12/2011, tỉnh lộ ĐT725, từ mỏ Bauxite Tân Rai dẫn ra quốc lộ 20, dài 18km đã chính thức được khởi công. Chủ đầu tư là Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, đơn vị triển khai thực hiện là Công ty Xây dựng xây lắp dầu khí 1, với tổng kinh phí xây dưng ban đầu ước tính là 178 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Theo tiến độ đề ra, vào tháng 6/2012 tuyến đường này sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng nhằm phục vụ vận chuyển Bauxite từ mỏ Tân Rai ra quốc lộ 20 đi cảng nước sâu Kê Gà (Bình Thuận).

Posted Image

Đường ĐT 725 đương thi công cầm chừng vì chưa được bố trí vốn

Tuy chưa nhận được vốn từ TKV nhưng để đảm bảo hoàn thành tuyến đường đúng tiến độ đưa vào sử dụng khi nhà máy Bauxite đi vào hoạt động, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng hoàn tất các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Tuy nhiên, đến nay tuyến đường này vẫn chỉ được thi công cầm chừng vì không được bố trí vốn.

Ông Trương Hữu Hiệp, giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, cho biết phía TKV lý giải nguyên nhân chưa chuyển tiền cho việc thi công đường ĐT725 là do kinh phí mới phát sinh, không nằm trong kế hoạch tính toán được phê duyệt ban đầu.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhiều lần có văn bản đề nghị TKV khẩn trương cấp vốn để nhà thầu và đơn vị thi công hoàn thành tuyến đường theo đúng tiến độ đề ra nhưng đến nay vẫn chưa nhận được vốn từ TKV.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 4/2012, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có thêm văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn đối với TKV trong việc bố trí vốn hỗ trợ đầu tư dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT725 để TKV chuyển vốn cho chủ đầu tư.

Tuy vậy, đến nay Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng vẫn chưa nhận được đồng vốn nào từ TKV.

Do không được bố trí vốn nên sau nửa năm khởi công, đường ĐT725 đáng lẽ đã khánh thành nhưng nay vẫn trong tình trạng thi công cầm chừng để chờ vốn. “Như vậy, đến nay kế hoạch hoàn thành đường ĐT725 như đã đề ra đã hoàn toàn bị vỡ”, - ông Trương Hữu Hiệp, giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng nói.

Quốc lộ 20 sẽ nát vì vận chuyển Bauxite

Trong khi đường ĐT725 chỉ dài 18km nhưng đến nay vẫn ì ạch thi công trong tình trạng không vốn thì quốc lộ 20, từ huyện Di Linh (Lâm Đồng) đi Dầu Giây (Đồng Nai) dài trên 120km cũng sẽ được đưa vào phục vụ vận chuyển Bauxite khi nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, tuyến đường này hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều đoạn, không thể chịu được trọng tải lớn khi hai nhà máy Alumin đi vào vận hành.

Posted Image

Trong khi đường vận chuyển Baxite đang ì ạch thi công trong tình trạng không vốn thì nhiều hạng mục của nhà máy Alumin Tân Rai đã cơ bản hoàn thành

Hiện quốc lộ 20 đã được khởi công nâng cấp vào tháng 4 vừa qua, bắt đầu từ huyện Đạ Huoai, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.

Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, hiện mỗi ngày quốc lộ 20 có khoảng từ 8.000 – 14.000 phương tiện tham gia lưu thông. Nhiều đoạn đã quá tải do đường sá xuống cấp, trong khi nếu hai nhà máy Alumin đi vào hoạt đông mỗi ngày sẽ có thêm gần 750 lượt xe tải hạng nặng chở quặng và những sản phẩm Bauxite từ Nhân Cơ và Tân Rai ra quốc lộ 20 xuống cảng Kê Gà, sẽ khiến tuyến đường này lại càng quá tải nghiêm trọng.

Theo tính toán của TKV, ban đầu mỗi xe tải chở quặng Bauxite lưu thông trên quốc lộ 20 nặng 40 tấn. Tuy nhiên sau đó TKV thông báo sẽ hạ tải vì quốc lộ 20 không thể chịu được trọng tải lớn như vậy, nhưng đơn vị này chưa cho biết cụ thể là hạ tải xuống còn bao nhiêu tấn.

Trong khi đó, nhà máu Alimin Tân Rai đã chạy thử có tải và sản xuất được hàn chục nghìn tần quặng thương phẩm, nhiều hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn thành, kể cả hồ chứa bùn đỏ.

Khắc Lịch

======================

Cũng may không đủ vốn, không thì thiên nhiên còn bị tàn phá nhiều hơn. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn X-37B

08/06/2012 3:09

Posted Image

Hình đồ họa máy bay không gian không người lái X-37B - Ảnh: NASA

Trong vài ngày tới, Bộ Quốc phòng Mỹ chuẩn bị kết thúc sứ mệnh không gian tuyệt mật của X-37B, sau hơn 1 năm dài bay trên quỹ đạo trái đất.

Suốt thời gian đó, chiếc máy bay bí ẩn trên, với bề ngoài giống tàu con thoi Discovery thu nhỏ, của Lầu Năm Góc đã chu du trên quỹ đạo địa tĩnh của trái đất. Vốn dĩ, việc di chuyển suốt 1 năm trời ở khu vực trên không hề dễ dàng đối với bất cứ các thiết bị nào mà loài người từng có. Vì thế, X-37B càng trở nên bí ẩn.

Theo tạp chí Spaceflight, không quân Mỹ (USAF) vừa tuyên bố rằng phi cơ không gian không người lái X-37B đáp xuống mặt đất trong tháng 6, sau khi hoàn tất khoảng 500 ngày thí nghiệm trên quỹ đạo. Hồi tháng 3.2011, máy bay trên còn có tên gọi là Thiết bị thử nghiệm quỹ đạo X-37B (X-37B Oribtal Test Vehicle) được bí mật phóng lên không gian từ mũi Canaveral, bang Florida. Kể từ đó, nó bay quanh quỹ đạo với tốc độ 27.400 km/giờ. Tờ The Guardian dẫn lời thiếu tá Tracy Bunko, phát ngôn viên USAF, cho biết X-37B lẽ ra đã trở về vào tháng 11 năm ngoái nhưng quá trình thí nghiệm được kéo dài thêm đến tháng 6 này.

Thiếu tá Bunko nói thêm: “Thông qua chương trình này, USAF đang chứng minh các công nghệ cần thiết cho thiết bị không gian tái sử dụng hoạt động trong thời gian dài, với khả năng điều khiển và đáp từ xa. Cùng được thử nghiệm lần này là hệ thống chống nhiệt tân tiến và cung cấp năng lượng mặt trời, các công nghệ về môi trường và an toàn khác”. Tuy nhiên, phát ngôn viên USAF không trả lời bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến sứ mệnh mà X-37B thực hiện trong thời gian qua. Lâu nay, giới chuyên gia và báo chí quốc tế vẫn đưa ra các suy đoán rằng chiếc máy bay trên có khả năng do thám từ không gian, triệt tiêu các vệ tinh quân sự của đối thủ, mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí laser.

Thực ra, X-37B là máy bay không gian thứ 2 mà USAF sở hữu và được chế tạo bởi bộ phận Phantom Works, chuyên trách về công nghệ quân sự của Boeing. Theo một số thông tin hiếm hoi, chiếc máy bay không gian này dài 8,8 m và ngang 4,5 m, có khả năng mang theo thiết bị kích thước cỡ thùng xe bán tải, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Trước đó, USAF từng phóng chiếc thứ nhất mang tên X-37A vào quỹ đạo trong 225 ngày.

Gián điệp không gian ?

Theo chuyên trang quốc phòng GlobalSecurity.org, chiếc máy bay X-37A thuộc thỏa thuận trị giá 301 triệu USD giữa Boeing với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA, và đã thực hiện 3 chuyến bay trượt tự do hồi năm 2006. Từ đó đến nay, chương trình này vẫn mang nhiều bí ẩn. Tiến sĩ David Baker, biên tập viên của tạp chí Spaceflight, từng chia sẻ với BBC rằng: “X-37B có thể được sử dụng để duy trì khả năng theo dõi trong biên độ gần với trạm không gian còn non trẻ của Bắc Kinh”.

Trong khi đó, hồi tháng 4.2012, truyền thông quốc tế loan tin X-37B nằm trong chiến lược tác chiến không - biển mà Washington đề ra để đối phó với Bắc Kinh tại châu Á - Thái Bình Dương. Lúc ấy, tờ The Washington Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho biết X-37B có thể phá hủy các thiết bị cảm biến không gian, vốn đảm trách việc cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa đối hạm của đối phương. Vì thế, loại máy bay không gian này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc triệt hạ các phương tiện phong tỏa, chống tiếp cận mà địch thủ triển khai nhằm vào quân đội Mỹ. Thông tin này xuất hiện giữa lúc Bắc Kinh liên tục giới thiệu “thành tích” của tên lửa chống hạm DF-21 được cho là đủ sức bắn hạ tàu sân bay. Tuy nhiên, đến nay, Lầu Năm Góc vẫn im tiếng trước mọi nhận định.

Thụy Miên

===================

Quẻ này cho thấy con X - 37B phát ra một loại sóng để chống lại một loại sóng nào đó, hoặc hủy diệt bằng sóng đối với một đối tượng nào đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc sẽ đối mặt với "siêu tàu sân bay" Ford không đối thủ của Mỹ

Thứ sáu 08/06/2012 10:48

(GDVN) - Mỹ dùng siêu tàu sân bay lớp Ford tạo ưu thế “cách biệt thế hệ” với nước khác và thực hiện tư tưởng tác chiến hợp nhất trên không-trên biển.

Posted Image

Phần lườn tàu của tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã được lắp ráp.

Mỹ gấp rút chế tạo “siêu tàu sân bay”

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sắp đi vào hoạt động vào năm 2015 tạo ra ưu thế áp đảo đối với tàu sân bay của các nước khác.

Ngày 24/5, nhà máy đóng tàu lớn nhất của Mỹ - Newport News đã lắp ráp bộ phận cuối cùng của siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford - phần lườn tàu. Đây là một cột mốc quan trọng trong chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân mới nhất của Mỹ.

Trước đó, tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay USS Gerald R. Ford mang theo kỳ vọng của Mỹ tiếp tục có thể giành được bá quyền hải quân nửa thế kỷ.

Xét tới xu thế chiến lược Hải quân Mỹ tăng cường binh lực ở châu Á-Thái Bình Dương và xu thế phát triển tốt đẹp trong xây dựng hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc, tàu sân bay Trung Quốc khó tránh khỏi phải đối mặt với đối thủ mạnh – tàu sân bay lớp Ford của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Big Mac trên biển được tôn sùng

Khi Tổng thống Mỹ thứ 38 còn tại nhiệm, ông nói “là Ford, chứ không phải Lincoln”. Việc này có giải thích cho rằng, “Ford” là xe gia dụng phổ biến, “Lincoln” lại là xe xa hoa.

Nhưng khi đến tàu sân bay thì tình hình thay đổi, bởi vì “Lincoln” thuộc lớp Nimitz, “Ford” lại là “siêu tàu sân bay”, “Ford” đặt tên theo cựu Tổng thống Mỹ Ford, là tàu sân bay hạt nhân đa năng mới được Hải quân Mỹ đưa ra trên cơ sở đẩy nhanh chuyển đổi sang chiến tranh thông tin hóa trên biển.

Posted Image

Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.

Từ khi quân Mỹ tuyên bố bắt đầu chế tạo tàu sân bay lớp Ford đến nay, chiếc “Big Mac trên biển” trong tương lai này luôn được quan tâm. Được biết, kế hoạch chế tạo liên quan bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã được chuẩn bị, công tác thiết kế một số bộ kiện của nó đã bắt đầu từ năm 2000.

Ngày 24/5, trang mạng “Thời báo Hải quân” Mỹ cho biết, sẽ đưa phần lườn tàu vào xưởng, tức là 80% toàn bộ công tác chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã hoàn thành.

Hàng trăm công nhân đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử - lườn tàu khổng lồ của tàu sân bay được cần cẩu cỡ lớn kéo lên. Các phương truyền thông Mỹ tập trung đưa tin, đồng thời đã tự hào giới thiệu về công nghệ chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford áp dụng công nghệ chế tạo mô đun hóa kiểu “xếp gỗ”, thông qua lắp ráp một loạt bộ kiện, thiết bị nhỏ ở trong nhà máy, đồng thời hoàn thành một đơn vị mô đun (modular unit) thiết bị lớn. Cần cẩu cỡ lớn có khả năng cẩu tới 900 tấn lần lượt cẩu những đơn vị mô đun này và lắp ghép chính xác trong nhà máy.

Theo tiết lộ của tạp chí “Popular Mechanics” Mỹ, ở khu vực ngoài trời để đầy các tấm thép, những ống thép chất đống và mô đun thân tàu vài trăm tấn, giống như một người khổng lồ nào đó tháo tung đồ chơi ra rải lên mặt đất.

Sau khi chế tạo xong tàu sân bay mới, độ cao từ mặt nước trở lên tương đương lầu cao 20 tầng, sử dụng lò phản ứng hạt nhân tích hợp công suất lớn thế hệ mới.

Lò phản ứng mới không cần phải thay đổi lõi, khi được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân, tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động liên tục 20 năm, tuổi thọ sử dụng có thể đạt 50 năm.

Posted Image

Posted Image

Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye trang bị cho tàu sân bay Ford

Có ưu thế mạnh trước tàu sân bay của nước khác

Tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford dài 333 m, rộng 40,8 m, có đường băng cỡ lớn, lượng choán nước khoảng 100.000 tấn, thủy thủ đoàn từ 2.500-2.700 người, được gọi là “siêu tàu sân bay”.

So với tàu sân bay lớp Nimitz, tàu sân bay lớp Ford có nhiều đổi mới, sáng tạo: khu kiểm soát, chỉ huy áp dụng kết cấu bố cục có thể thay đổi linh hoạt, tiện lợi cho lắp ráp trang bị mới; đảo tàu đã được thiết kế hoàn toàn mới, không chỉ đã tiếp nhận tư tưởng tàng hình, mà cũng đã trang bị radar song tần AN/SPY-3 vốn được thiết kế cho tàu khu trục lớp Zumwalt.

Tàu sân bay này có thể mang theo 90 máy bay, gồm: máy bay chiến đấu tàng hình F-35, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye, máy bay trực thăng MH-60R/S và máy bay chiến đấu/do thám không người lái.

Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, tàu sân bay lớp Ford sẽ dùng máy phóng điện từ, thay thế cho máy phóng hơi nước, có thể phóng máy bay nhanh hơn.

Còn theo tiết lộ của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, so với tàu sân bay động cơ hạt nhân hiện có, chu kỳ hoạt động của tàu sân bay lớp Ford đạt 50 năm, chi phí hoạt động tổng thể khoảng 5 tỷ USD.

Đương nhiên, Hải quân Mỹ nghiên cứu phát triển và trang bị tàu sân bay lớp Ford hoàn toàn không chỉ là để tiết kiệm tiền, mà khả năng tác chiến mạnh, hiệu quả cao và toàn diện mới là điều họ coi trọng nhất.

Xét tới việc tàu sân bay lớp Ford sẽ chế tạo 11 chiếc, lại là một vũ khí tác chiến tin cậy nhất của Hải quân Mỹ, trong tương lai chắc chắn sẽ hoạt động thường xuyên ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Khi đó, tàu sân bay Trung Quốc (kể cả Varyag và tàu sân bay nội địa tương lai) khó tránh khỏi phải đối mặt với chiếc “Big Mac trên biển” này.

Posted Image

Tàu sân bay Varyag Trung Quốc.

Lấy tàu sân bay Kuznetsov cùng cấp làm đối tượng tham khảo, tàu sân bay Varyag dài khoảng 302 m, rộng gần 70,5 m, lượng choán nước đầy là 67.000 tấn, thuộc tàu sân bay cỡ trung bình điển hình.

So sánh các chỉ tiêu như lượng choán nước, khả năng hoạt động liên tục, khả năng mang theo và cất/hạ cánh máy bay sẽ thấy rằng, tàu sân bay cỡ trung bình như Varyag cơ bản không thể đối phó tàu sân bay lớp Ford.

Bình luận viên quân sự Trung Quốc Lương Vĩnh Xuân cho rằng, Mỹ phát triển tàu sân bay lớp Ford chính là để tạo được ưu thế to lớn “khác biệt về thế hệ” trước tàu sân bay hiện có của nước khác.

Sợ tên lửa và máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc?

Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng, khi Hải quân Mỹ thiết kế kế hoạch tàu sân bay thế hệ mới và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2015, họ không dự kiến được vấn đề này: Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo có thể chọc thủng đường băng của tàu sân bay Mỹ.

Bài báo cho rằng, mấy năm trước, Mỹ còn áp dụng biện pháp cử 1 hoặc nhiều tàu sân bay ứng phó xung đột và trấn an đồng minh, cũng có thể tạo hiệu quả áp chế Trung Quốc; nhưng hiện nay, vũ khí trang bị tác chiến mạnh nhất của quân Mỹ đã đối mặt với mối đe dọa.

Eric Heginbotham, nhà nghiên cứu vấn đề an ninh Đông Á của Công ty RAND Mỹ cho rằng: “Vào năm 1995 hoặc năm 2000, mối đe dọa đối với tàu sân bay còn rất nhỏ, nhưng mối đe dọa hiện nay nghiêm trọng hơn nhiều, mối đe dọa kiểu tích hợp mới cũng nổi lên”.

Posted Image

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Đầu năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates đến thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã cho bay thử một loại máy bay chiến đấu tàng hình kiểu mới, mang tên J-20, một loại máy bay có thể phát động không kích các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Guam.

Báo Trung Quốc viết rõ ràng, Hải quân Mỹ lo ngại “siêu tàu sân bay” đang khổ công nghiên cứu phát triển của họ bị tên lửa đạn đạo chống hạm và máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc làm mất tác dụng.

Báo Trung Quốc cho rằng, cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, mấy năm gần đây, phương Tây ngày càng tích cực tuyên truyền về “mối đe dọa tàu ngầm”, “mối đe dọa máy bay chiến đấu tàng hình”... của Trung Quốc, và tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã trở thành mục tiêu rõ ràng. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc bị “cố ý thổi phồng”.

Cục tình báo Hải quân Mỹ từng cho rằng, trong thời gian ngắn, Trung Quốc còn chưa có khả năng sử dụng có hiệu quả tên lửa chống hạm kiểu mới để tấn công tàu sân bay hoặc tàu chiến khác của Mỹ.

Ngoài ra, một vài tướng lĩnh nghỉ hưu Mỹ có nghiên cứu sâu về tình hình quân sự khu vực Thái Bình Dương cũng cho rằng, hiện nay nói “kết thúc thời đại tàu sân bay” còn hơi sớm.

Trong biên đội tàu sân bay Mỹ không chỉ có lực lượng hộ tống như tàu khu trục phòng không Aegis, tàu tuần dương săn ngầm và tàu ngầm hạt nhân tấn công; hơn nữa những máy có người lái và máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay lớp Ford có khả năng tác chiến kiểm soát trên không và tấn công đối biển rất mạnh.

Máy bay chiến đấu và tên lửa của đối phương rất khó đột phá được mạng lưới phòng thủ nhiều tầng xung quanh tàu sân bay, việc tấn công tàu sân bay hoàn toàn không phải là việc dễ dàng.

Posted Image

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc

Trang bị kỹ thuật dẫn trước tuyệt đối, tàu sân bay Ford không có đối thủ

Quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay lớp Ford tương tự như tàu lớp Nimitz trên một số phương diện, chẳng hạn lượng choán nước đầy khoảng 100.000 tấn, tốc độ hơn 30 hải lý/giờ (con số cụ thể còn bí mật); máy bay chiến đấu có thể tấn công mục tiêu ngoài trăm ngàn km.

Nhìn bề ngoài, tàu sân bay Ford tương lai không khác nhiều lắm so với 11 tàu sân bay lớp Nimitz hiện có. Tuy nhiên, vị trí tháp tàu Ford chuyển về phía sau, thể tích cũng tương đối nhỏ, song sửa chữa rất dễ, nhân lực cần thiết cũng giảm xuống, do đó giúp cho tàu sân bay Ford có được đường băng rộng hơn.

Bên trong tàu sân bay Ford được thay đổi đáng kinh ngạc. Nó có trung tâm chỉ huy được thiết kế lại, hệ thống phóng điện từ (trước đây đều là phóng hơi nước) và đường băng kiểu tăng cường, giúp máy bay chiến đấu cất cánh nhanh hơn.

Tàu sân bay Ford mỗi ngày bình thường điều động máy bay có thể đạt 160 lượt chiếc, lúc cao điểm có thể lên tới 270 lượt chiếc, cao hơn nhiều so với lượng điều động 120 lượt chiếc bình thường hàng ngày và 220-240 lượt chiếc lúc cao điểm của tàu sân bay hiện có.

Posted Image

Máy bay trực thăng MH-60R trang bị cho tàu sân bay Ford

Ngoài ra, tàu sân bay Ford sẽ trang bị lượng lớn máy bay không người lái. Những máy bay này trang bị vũ khí dẫn đường chính xác, thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác.

Tàu Ford sẽ còn áp dụng công nghệ hệ thống thông tin tác chiến tiên tiến hơn và thiết bị tự động hóa, hỗ trợ toàn diện cho khả năng tác chiến trung tâm mạng của quân Mỹ, có thể tiến hành “kết nối, liên lạc thông suốt với nhau, phối hợp hoạt động với nhau” giữa các loại vũ khí và quân chủng.

Do tàu sân bay Ford phần lớn áp dụng hệ thống tự động hóa và trang bị hoạt động không cần con người điều khiển, không gian sinh hoạt cá nhân của thủy thủ đoàn sẽ tăng mạnh.

Có phân tích cho rằng, Mỹ chế tạo tàu sân bay, lựa chọn vũ khí phối hợp có tư tưởng chung là đáp ứng nhu cầu tác chiến tổng hợp – đối không, đối biển, đối ngầm và đối đất. Các loại tàu sân bay của Mỹ đến nay như “cô độc cầu bại”, khó tìm kiếm được đối thủ thực sự.

Trong khi đó, trong tình hình chưa có đối thủ, tàu sân bay Ford vẫn tiếp tục kiên trì đa chức năng hợp nhất trên không-trên biển, từ biển đến đất liền, cho thấy Mỹ nhất quán kiên trì tư tưởng phát triển trang bị “lấy công nghệ dẫn trước tuyệt đối để răn đe đối thủ”.

Posted Image

Mỹ sẽ trang bị máy bay không người lái X-47B cho tàu sân bay

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Đông Bình (nguồn mạng Sina.com.cn)

================================

Trong cuộc chiến tranh tương lai gần - nếu có - tàu sân bay này chỉ đóng vai hoàn tất hậu quả chiến trường. Vũ khí tiên phong không phải loại này.....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trẻ thần đồng và người lớn xuất chúng

Tác giả: Phạm Anh Tuấn

Bài đã được xuất bản.: 08/06/2012 05:00 GMT+7

Mỗi đất nước ở thời nào cũng có những đứa trẻ mang những mầm mống tài năng đặc biệt nhưng để đào tạo ra được những người lớn xuất chúng thì cần phải có một nhà trường thấu hiểu con người và một bối cảnh văn hóa thuận lợi.

Trẻ thần đồng là hiện tượng có thật và hiện tượng này xảy ra ở mọi xã hội và ở thời nào cũng có.

Hội chứng "bác học"

Biểu hiện của trẻ thần đồng cũng vô cùng đa dạng: Biết đọc ở tuổi rất sớm, có thể "sáng tác" văn thơ, vẽ những bức tranh dường như không thua kém gì những tuyệt tác của các nghệ sĩ bậc thầy. Biết chơi rất giỏi một nhạc cụ ở tuổi rất nhỏ, có thể nhìn một lần và ghi nhớ được một dãy số dài, có khả năng ghi nhớ được rất nhiều biển số xe hơi, biết làm rất nhanh và đúng nhiều phép tính v.v.

Đặc điểm chung của trẻ thần đồng là chúng bộc lộ những khả năng như vậy song dường như không phải do được đi học ở trường hoặc không phải do chúng đã "học" theo cách thông thường như đa số trẻ em khác. Hoặc không phải do chúng "đã từng học" hiểu theo nghĩa thông thường của từ này.

Các nhà khoa học gọi đây là "hội chứng bác học'' (savant syndrome). Nhà viết kịch người Pháp Molière ở thế kỷ 17 đã sử dụng cụm từ "sot savant'' để chỉ những người rất đần trong mọi "lĩnh vực'' ấy thế mà lại tỏ ra đặc biệt bác học trong một "lĩnh vực" nào đó!

Mặt khác, hiện tượng thần đồng cũng được thấy ở những trường hợp biệt lệ. Chẳng hạn như ở nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ (autism) hoặc nhiều đứa trẻ (và cả người lớn nữa) có não bộ bị tổn thương thực thể (sau một tai nạn hoặc sau một ca phẫu thuật ở não) hoặc sau một chấn thương tinh thần v.v.

Bất luận thế nào, ở trường hợp nọ thì hiện tượng thần đồng có thể là niềm tự hào, hãnh diện của cả gia đình, thậm chí của cả xã hội. Và ở trường hợp khác thì hiện tượng thần đồng có khi lại là nỗi lo lắng, thậm chí lo sợ của người thân. Chẳng hạn như có những trẻ thông minh khác thường quá sớm đến nỗi, chúng có thể bị ngỡ như là "thánh sống" (đặc biệt ở những nền văn hóa Á Đông vốn đề cao yếu tố siêu nhiên).

Nhưng đối với các nhà khoa học (đặc biệt là các nhà tâm lý học quan tâm tới giáo dục) thì hiện tượng thần đồng lại là một dữ kiện hoặc thậm chí một chủ đề nghiên cứu.

Từ những năm giữa thế kỷ 20 tâm lý học đã khôi phục lại mối quan tâm rõ rệt tới hai lĩnh vực mà nó đã bắt rễ từ đó: Sinh lý học, và truyền thống tư biện (các nhà tâm lý học bắt đầu nghiên cứu nhiều và sâu vấn đề nhận thức (cognition). Từ đó ra đời một môn khoa học liên ngành nghiêm chỉnh được gọi khoa học nhận thức (cognitive science).

Một luận điểm quan trọng của khoa học nhận thức là mọi sự học tập đều là một quá trình nhận thức chứ không phải là sự bộc phát. Ngay cả lĩnh vực nghệ thuật xưa nay vốn được cho là liên quan chủ yếu đến cái gọi là "cảm hứng", "sáng tạo" hoặc "xuất thần" chung chung thì ở đó cũng có những quá trình hoặc quy luật nhận thức tương tự như quá trình nhận thức xảy ra khi học các môn khoa học tự nhiên.

Dự án Zero và định nghĩa trí khôn

Đó chính là lý do ra đời của một dự án có tên Dự án Zero (Project Zero) tại Khoa Giáo dục của Đại học Harvard vào năm 1967. Người khởi xướng dự án này, nhà triết học Nelson Goodman, cho rằng những gì chúng ta biết về các quá trình "học" các môn nghệ thuật cho tới lúc đó (năm 1967) là con số không, từ đó mới có tên gọi "Dự án Zero".

Một khuôn mặt nổi bật trong Dự án Zero là nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner (sinh năm 1943).

Trong nhiều năm trời ông đã tiến hành hai công trình nghiên cứu. Công trình thứ nhất liên quan đến những trục trặc về khả năng nhận thức ở những người bị tổn thương não trong khuôn khổ Dự án Tiềm năng con người (Project on Human Potential), cũng do Khoa Giáo dục của Đại học Harvard thực hiện dưới sự bảo trợ của Tổ chức quốc tế phi lợi nhuận Bernard van Leer vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi (năm 1979).

Công trình thứ hai nằm trong khuôn khổ Dự án Zero liên quan đến nghiên cứu sự phát triển các kỹ năng biểu trưng ở trẻ em bình thường và trẻ em có năng khiếu và sự suy giảm những khả năng này ở những người lớn bị tổn thương não.

Kết quả của hai hướng nghiên cứu này đã cho phép ông phát triển một lý thuyết làm thay đổi căn bản cách hiểu xưa nay về trí thông minh của con người và những hệ luận của nó, trong đó có giáo dục và nhà trường: Thuyết trí khôn nhiều thành phần (theory of multiple intelligences), được gọi tắt là thuyết MI.

Toàn bộ lý thuyết này được công bố lần đầu một cách có hệ thống trong cuốn sách Frames of Mind: The theory of multiple intelligences, New York: Basic Books[1] xuất bản năm 1983 dưới sự bảo trợ của Dự án Tiềm năng con người.

Thuyết MI bác bỏ quan niệm cũ coi trí khôn là mang tính tổng quát (general), mang tính nhất thể (unitary) và không thể phân giải thành nhiều thành phần.

Quan niệm này đã làm sụp đổ truyền thống tâm lý học đo nghiệm xưa nay cho rằng có thể dùng các bộ trắc nghiệm để đo lường trí thông minh của mọi cá nhân theo lối "lát cắt ngang" và một lần cho mãi mãi.

Posted Image

Em Vũ Tuấn Kiệt, 9 tuổi, trở thành một hiện tượng khi không qua trường lớp nhưng có khả năng vẽ rất giỏi

Một đóng góp rất lớn của thuyết MI là định nghĩa về trí khôn. Gardner định nghĩa trí khôn là một tiềm năng đồng thời mang tính sinh học (biological) và tâm lý (psychological) ở một người, để nó giúp người đó giải quyết các vấn đề, hoặc tạo ra những sản phẩm được đề cao bởi ít nhất một nền văn hóa.

Gardner đã nhận diện được 8 dạng trí khôn và mỗi dạng trí khôn ở từng cá nhân có thể được coi như một thứ dấu vân tay không thể lẫn một người với bất cứ ai khác.

Nhưng điểm đặc biệt trong quan niệm của Gardner về trí khôn nằm ở chỗ các trí khôn của con người tồn tại và hoạt động tương đối độc lập, tự chủ. Mỗi dạng trí khôn được xem như là một cách thức xử lý thông tin hoặc cơ chế hoạt động theo mục đích riêng.

Những cách thức xử lý đó đã được hình thành trong suốt quá trình tiến hóa của con người. Có những cách xử lý thông tin của chúng ta giống hệt với nhiều loài vật khác, chẳng hạn khả năng nhận mặt, nhưng có những cách xử lý thông tin chỉ con người mới có, chẳng hạn khả năng phân tích cú pháp của lời nói.

Các phương thức xử lý nói trên mang tính độc lập, tự chủ ở chỗ chúng không "chịu sự hướng dẫn" nào mà chỉ đơn giản hoạt động theo nguyên tắc riêng của chúng khi xuất hiện "dạng" thông tin nào đó. Hoạt động của chúng không bị lệ thuộc vào mục đích sử dụng hữu thức và trên thực tế không thể bị cản trở bởi bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Đây chính là nền tảng sinh học của một trẻ có dấu hiệu thần đồng: Một "khả năng" xử lý dạng thông tin đặc biệt nào đó ưu trội một cách đặc biệt khác thường so với các khả năng xử lý các dạng thông tin khác.

10 năm sau Frames of Mind, Gardner xuất bản cuốn Creating Minds (Những trí tuệ sáng tạo), một cuốn sách nghiên cứu khả năng sáng tạo của bảy nhân vật xuất chúng của thế kỷ 20 với các dạng trí khôn khác nhau theo quan điểm của thuyết MI: Sigmund Freud (cha đẻ của môn tâm phân học), Albert Einstein, danh họa Pablo Picasso, nhạc sĩ Igor Stravinsky, nhà thơ T.S. Eliot, diễn viên múa Martha Graham và nhà chính trị vĩ đại của đất nước Ấn Độ Mahatma Gandhi.

Theo Gardner, một cá nhân sáng tạo có 4 đặc điểm chính: 1) Một cá nhân sáng tạo tức là bắt buộc phải có khả năng sáng tạo trong một lĩnh vực cụ thể. 2) Một cá nhân sáng tạo tức là phải bộc lộ thường xuyên khả năng sáng tạo của mình và không làm gì có sự bộc phát tính sáng tạo theo kiểu một lần duy nhất trong đời (once-in-a-lifetime).

3) Sáng tạo tức là phải làm ra sản phẩm hoặc phải nghĩ ra ý tưởng mới mẻ. Hoặc phát hiện ra vấn đề còn chưa được khám phá và đòi hỏi sự giải quyết. 4) Một hoạt động chỉ được gọi là sáng tạo khi nó được chấp nhận trong một nền văn hóa cụ thể.

Không có hoạt động nào tự bản thân nó là mang tính sáng tạo. Tính sáng tạo là cái gắn liền với sự đánh giá của cộng đồng hoặc một bộ phận cộng đồng (giới chuyên môn hoặc nhóm bạn bè gần gũi, chẳng hạn). Không có giới hạn thời gian cho sự đánh giá này. Sự công nhận của xã hội có thể xảy ra tức thì hoặc cũng có thể phải mất nhiều năm tháng.

Ba yếu tố cốt lõi của tài năng

Chính vì vậy, Gardner nói rằng chỉ nên gọi một cá nhân là có "tiềm năng sáng tạo". Trong chương viết về Picasso, một thần đồng hội họa, biết vẽ trước khi biết nói, Picasso được mô tả là lúc còn bé học kém môn tập đọc, tập viết và đặc biệt là môn toán. Picasso ghét đi học và nếu gia đình không thuê người kèm cặp thêm, không chạy chọt cửa sau, không dỗ dành cậu đi học thì có lẽ cậu bé Picasso đã không học xong nổi cấp tiểu học!

Nhưng trên thực tế Picasso đã phải khổ luyện rất nhiều ngay từ bé và sau này tới học hội họa ở Barcelona và Madrid thì Picasso đã phải tự học rất nhiều. Điểm đáng lưu ý là tuy Picasso không thích nghi được với cách dạy của nhà trường cả thời bé lẫn khi là sinh viên Học viện Mỹ thuật Barcelona hay Học viện Mỹ thuật Madrid.

Song điều này không có nghĩa là Picasso cách ly khỏi ảnh hưởng của môi trường văn hóa và giao tiếp bên ngoài.

Ở Madrid, Picasso kết thân với những họa sĩ nổi tiếng lớn tuổi hơn ông và tham gia nhóm bạn bè cùng chí hướng là những nghệ sĩ, nhà văn, trí thức và họ thường xuyên tụ tập tại quán rượu Els Quartre Gats (Bốn con Mèo).

Sau này khi tới Paris thì Picasso đã hòa nhập vào đời sống hội họa ở khu Montmartre vào lúc chủ nghĩa ấn tượng (impressionism) đã trở thành quá khứ trước sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu ấn tượng (postimpressionism) và chủ nghĩa xuất biểu (expressionism).

Chính là trong không khí học hỏi tại đây tất cả những bậc thầy của các trường phái hội họa khác nhau mà Picasso đã sáng tạo ra một lối vẽ mới, một lối vẽ phi biểu trưng (nonrepresentational): Chủ nghĩa lập thể (cubism).

Như vậy, Gardner đã chỉ ra ba yếu tố cốt lõi không thể thiếu quyết định đến tính sáng tạo của một cá nhân: Tài năng cá nhân (individual talent) là cái mang tính bẩm sinh, lĩnh vực/môn học mà cá nhân làm (domain/discipline) , môi trường hoạt động (field), trong đó bao gồm các thiết chế (trong đó có giáo dục), sự phản hồi, đánh giá của người khác tới một cá nhân. Ba yếu tố này tạo thành một tam giác khép kín.

Như vậy có thể thấy một điều là nhà trườngbối cảnh văn hóa chính là hai yếu tố quyết định việc một đứa trẻ được coi là thần đồng sau này có thể trở thành một người lớn xuất chúng hay không. Picasso trong một lần xem triển lãm tranh của các em nhỏ đã chua chát nói: "Ở tuổi của các em này tôi có thể vẽ như Raphael nhưng tôi mất cả đời để học vẽ được như các em bây giờ" (Creating Minds).

Và hãy nghe Picasso nói về vấn đề thần đồng hội họa: "... Trong lĩnh vực vẽ/hội họa, không có thần đồng. Điều mà ta có thể coi là một thiên tài nhỏ tuổi thực ra chỉ là thiên tư của tuổi ấu thơ. Nó biến mất ở một độ tuổi nào đó mà không để lại dấu vết xung quanh. Có thể một đứa trẻ như vậy một ngày nào đó sẽ trở thành một nghệ sĩ nhưng nó sẽ phải bắt đầu lại từ đầu" (Creating Minds)

Như vậy có thể thấy một điều là nhà trường và bối cảnh văn hóa chính là hai yếu tố quyết định việc một đứa trẻ được coi là thần đồng sau này có thể trở thành một người lớn xuất chúng hay không. Picasso trong một lần xem triển lãm tranh của các em nhỏ đã chua chát nói: "Ở tuổi của các em này tôi có thể vẽ như Raphael nhưng tôi mất cả đời để học vẽ được như các em bây giờ" (Creating Minds).

Trở lại trường hợp ồn ào mới đây về cậu bé Vũ Tuấn Kiệt 9 tuổi ở Việt Nam không qua trường lớp nhưng có khả năng vẽ rất giỏi, có thể thấy hiện tượng này là hoàn toàn có thể giải thích được. Kiệt là một cậu bé phát triển hoàn toàn bình thường. Khả năng thần đồng của Kiệt có liên hệ nhiều hơn tới yếu tố di truyền.

Rất có thể là Kiệt có một khả năng ghi nhớ chính xác như chụp ảnh (eidetic imagery). Cậu có khả năng giữ lại trong trí tưởng tượng những hình dạng mà cậu đã nhìn thấy. Có thể chứng minh điều này bằng sự kiện cậu sống chủ yếu với người bác là kiến trúc sư Phó Đức Tùng.

Các bức tranh của Kiệt thực chất mang tính đồ họa (drawing) nhiều hơn là hội họa (painting) và công việc của người kiến trúc sư về căn bản có liên quan nhiều tới đồ họa hơn là hội họa. Một chi tiết nữa là Kiệt chủ yếu vẽ tranh bằng bút sắt chứ không phải bút lông (kiến trúc sư chủ yếu dùng bút sắt).

Như vậy, có thể giả định rằng bản chất của quá trình "vẽ" của cậu bé Kiệt là sự "bắt chước" vô thức (hiểu theo nghĩa cao quý của từ này và hoàn toàn không có ý xúc phạm em Kiệt) và kết hợp với năng khiếu ghi nhớ như vừa nói tới ở trên nên em đã vẽ được những bức tranh mà bạn bè cùng trang lứa khó lòng vẽ nổi.

Đối với trường hợp của cậu bé Kiệt, việc gia đình không thích cho cậu đến trường là một sai lầm mặc dù sai lầm này là có thể thông cảm được. Bởi vì việc làm này vô tình phá vỡ hoàn toàn cái tam giác ba yếu tố cốt lõi quyết định nên tính sáng tạo của một cá nhân, trừ phi gia đình của cậu bằng cách nào đó "bứng" cậu tới một nhà trường và một bối cảnh văn hóa khác thích hợp hơn!

Mỗi đất nước ở thời nào cũng có những đứa trẻ mang những mầm mống tài năng đặc biệt nhưng để đào tạo ra được những người lớn xuất chúng thì cần phải có một nhà trường thấu hiểu con người và một bối cảnh văn hóa thuận lợi.

=========================

[1] Tham khảo bản dịch tiếng Việt nhan đề Cơ cấu trí khôn do Phạm Toàn dịch, nxb Tri thức ấn hành tháng 5 năm 2012.

=========================

Mầm mống của một thiên tài thì không có nghĩa sẽ trở thành một thiên tài. Nhưng nếu chỉ do lao động cật lực cũng thành thiên tài thì một con bò cũng có thể thành một thiên tài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bức tranh của Kiệt thực chất mang tính đồ họa (drawing) nhiều hơn là hội họa (painting) và công việc của người kiến trúc sư về căn bản có liên quan nhiều tới đồ họa hơn là hội họa. Một chi tiết nữa là Kiệt chủ yếu vẽ tranh bằng bút sắt chứ không phải bút lông (kiến trúc sư chủ yếu dùng bút sắt).

Các sv kiến trúc khi nhập môn cũng được học và bắt chước lẫn nhau để vẽ như thế này. Chủ yếu là để diễn hoạ bản vẽ kiến trúc. Còn để huấn luyện khả năng cảm thụ mỹ thuật và tư duy về không gian, họ vẫn phải thực hành vẽ như 1 họa sĩ: vẽ tượng, vẽ phong cảnh, màu nước..v..v...

Nếu cậu bé này không sống với ông cậu là KTS mà vẽ được như vậy thì quả thật là thần đồng. Còn như hiện nay, khả năng chỉ là 1 cậu bé có năng khiếu vẽ thôi, sống trong môi trường vẽ vời, dụng cụ vẽ có sẳn xung quang, lại thừa mứa thời gian, không phải đi học thì...vẽ thôi. Báo chí bơm lên thành thiên tài thì hơi quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay