Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tôi thì mong Hy Lạp tách khỏi Eurozone, chắc có nhiều cái để xem.

Chúng ta lại gặp TS Alan Phan với bài viết dưới đây.

QUẲNG GÁNH NỢ ĐI VÀ VUI SỐNG

Trên chuyến bay về lại Việt Nam, một giáo sư kinh tế ngồi cạnh đã làm tôi cười ngất khi anh bàn thảo suy tư là tài chánh hoàn cầu sẽ thay đổi ra sao “nếu” Hy Lạp phá sản không trả nổi nợ. Anh này sống trong tháp ngà hơi lâu. Nếu anh chịu khó ghé thăm hay đọc qua lich sử cận đại của Hy Lạp, anh sẽ biết rằng người dân Hy Lạp không bao giờ trả thuế dù bị đòi. Thói quen này cũng được các ngài chánh trị gia nghiêm túc như Tổng Thống, Thủ Tướng, Nghị Sĩ…triệt để áp dụng. Thuế còn không trả thì làm sao dân Hy Lạp sẽ “lo” trả nợ công?

Những ồn ào từ các mạng truyền thông chỉ là áp lực từ các ngân hàng lớn để các lãnh đạo của EU (Liên Hiệp Âu Châu) phải đứng ra cứu bồ và lấy tiền dân Đức, dân Pháp trả nợ dùm Hy Lạp. Tôi chắc chắn với anh bạn là Hy Lạp sẽ không bao giờ trả nợ. Nếu Thủ Tướng Đức Merkel và Tổng Thống Pháp Sarkozy không còn vốn chánh trị để đổ tiền dân vào các thúng lũng PIGS (Portugal, Ireland, Greece and Spain), thì EU coi như sắp giải thể. Tôi còn nói anh nhớ đọc bài “Kẻ cắp gặp bà già” tôi viết cách đây mấy tháng.

Thực ra, nếu các nhà trí thức biết chút đỉnh về lịch sử kinh tế thì chuyện Hy Lạp là một chuyện hết sức bình thường. Vì tham và ngu, các vị quản lý ngân hàng thường đem tiền cho vay bừa bải đến những quốc gia và dân tộc mà họ biết là vô trách nhiệm và hư đốn. Mục tiêu là kiếm phí cho vay và lãi suất để có bonus cuối năm và nghề nghiệp được thăng tiến. Các quốc gia có chánh phủ quản lý tốt thường ít khi vay mượn và do đó, không phải là khách hàng tốt.

Năm 2001, Argentina vay nợ ngập đầu như Hy Lạp và tuyên bố sẽ không trả nợ dollar bằng dollar nữa mà sẽ trả bằng peso. Vì họ tha hồ in tiền peso, nên tất cả nợ của Argentina từ chánh phủ đến người dân bị (hay được) giảm giá hơn 80%. Nhà nước thì đã in sẵn mấy đêm hôm trước tiền peso, còn các doanh nghiệp tư nhân thì hồ hởi trả nợ bằng đồng peso rẻ mạt. Các ngân hàng Âu Mỹ méo mặt, nhiều quan giám đốc phải từ chức, nhưng chẳng ai chết trong vụ quỵt nợ lớn lao này. Vài năm sau, các giám đốc ngân hàng mới lại cần bonus và lãi suất, nên họ cố quên chuyện cũ và lại cho Argentina vay thoải mái.

Bài học này được Mexico và Brazil học hỏi, dọa đem áp dụng để tránh trả nợ. Các viên chức của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) sợ ảnh hưởng toàn cầu, nên phải lạy lục mãi, Mexico và Brazil mới nhận tiền IMF và bỏ ý định bắt chước Argentina.

Xa hơn nữa trong lich sử, ta thấy Hitler tuyên bố không trả nợ cho các chủ nợ Âu Mỹ vào năm 1933 và các lãnh đạo Âu Mỹ chỉ biết cười trừ. Số nợ tương đương với 100 ngàn tấn vàng và dĩ nhiên, Đức phải mất cả 300 năm mới thanh toán nổi, nên Hitler chỉ cần nói NEIN. Trước đó, năm 1918, khi đế quốc Áo-Hung (Austrian-Hungary) sụp đổ, bản tệ Austro-Marks bị xóa sổ và các nước liên minh lại quay về với tiền cũ của mình như drachma cho Hy Lạp, marks cho Đức và peseta cho Tây Ban Nha. Gần đây, Mahathir của Mã Lai không cho dollar xuất khẩu khi đối diện với nợ dư do cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997 đem lại.

Cho nên khi các nhà kinh tế Việt lo lắng là nợ chánh phủ đã lên đến 52% GDP và nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì có lẽ nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng 100% GDP. Cộng vào nợ tư nhân bằng dollar hay Euro hay Yen thì Việt Nam có thể qua mặt Mỹ và gần ngang hàng với Hy Lạp về nợ nần.

Nhưng tôi nhìn sự cố này với một góc cạnh khác biệt. Trong khi Mỹ không thể xù nợ vì sĩ diện của đế chế và EU không muốn giải thể vì nợ Hy Lạp, thì chúng ta chẳng có gì để mất. Một cá nhân bị phá sản phải chịu nhiều áp lực như mất nhà, mất xe..(cũng dễ bị mất vợ con và nhân tình nữa). Nhưng một quốc gia phá sản thì lại được tiếng tăm là dũng cảm, dám thách thức Âu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu hóa. Tôi cũng tò mò muốn xem các chuyên gia IMF lăng xăng qua Việt Nam van lậy, “ông đừng chơi trò này, ông cần bao nhiêu tôi cho mượn thêm”.

Cho nên, tôi khuyên các quan chức là cứ vay mượn thỏai mái, nhất là tiền nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc đang tìm chỗ đậu. Khi nợ công lên đến 200% GDP, ta sẽ ra một quyết nghị số 35 là sẽ trả mọi món nợ bằng tiền VN đồng, kể cả nợ tư (tất cả đại gia Việt sẽ tri ơn chánh phủ). Tôi đảm bảo cuộc sống của dân Việt sẽ không bị chút anh hưởng gì, ngoài việc các cậu ấm cô chiêu sẽ không còn xài được hàng hiệu, các đại gia không còn được nhậu Hennessy hay Moet và các quan chức cũng hết cơ hội kiếm chác với các dự án khủng. Thế giới sẽ không cho Việt Nam vay nợ trong vài ba năm để trừng phạt, nhưng đây là liều thuốc tốt vì nó tập cho chánh phủ và người dân lối tiêu xài trong khả năng thu nhập của mình.

Mặt trời vẫn mọc, không ai chết, cha mẹ có thì giờ dậy dỗ con cháu và thế giới chúng ta sẽ an bình hơn một chút.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Viasa

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Đại gia” Việt chơi ngông mua 10 máy bay: Mất thì thôi?

Bỏ tiền túi ra mua 10 chiếc máy bay cá nhân hạng nhỏ, nhưng Ông Cao Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty Hành tinh xanh (Green Planet) vẫn ăn phở bình dân và uống cà phê 17.000 đồng/cốc.

Mấy ngày nay, báo chí và dư luận xôn xao về việc một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 10 chiếc máy bay cá nhân hạng nhỏ. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng trụ sở của công ty này lại khá giản dị, thậm chí có thể nói là cũ kỹ và chật hẹp, ngay cả tấm biển đề tên công ty cũng không thấy. Ổng chủ của doanh nghiệp này còn “xuề xòa” hơn thế rất nhiều. Áo sơ mi đóng thùng với quần âu, chân đi dép xăng đan màu nâu giản dị và chỉ sử dụng xe Ford Escape “bán 15.000 USD không ai mua”,…

Đam mê bay, mua máy bay mất thì… thôi!

Là doanh nghiệp đầu tiên nhập khẩu tới 10 chiếc máy bay cá nhân, ý tưởng nào đã khiến ông quyết định như vậy?

Nghề phi công không phải tướng tá vì không phân biệt. Cái thứ hai là quan chức của ngành hàng không tôi cũng không phải 2 cái này, tôi không biết gì về hàng không cả. Thứ ba, là tôi không như nhiều người, làm ăn thì cố phải tằn tiện, rồi để có nhiều tiền thì sẵn sàng vi phạm, thậm chí tham nhũng tài sản công… đủ thứ trên đời để mua nhà cửa cho con cái. Nhưng người ta không biết là để cho con cái càng nhiều thì con cái lại càng dễ sinh hư. Tôi chỉ muốn để cho con cái sức khỏe và trí tuệ.

Người đời có tiền thường đi làm từ thiện như xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn hoặc xây chùa… người ta làm như vậy, còn tôi, tôi sẽ để lại cho xã hội cái gì? Tôi muốn để lại cho xã hội cái mầm nhỏ về lòng đam mê, dũng cảm.

ong-Son.jpgundefined

Ông Cao Văn Sơn: "Tôi không chơi ngông" Vì vào hàng không anh phải đam mê, dũng cảm. Người Việt Nam ta nhìn thấy phi công là cảm thấy rất ghê gớm, không giống như anh lái xe ô tô. Một cô gái nếu yêu được một anh phi công cũng sẽ cảm thấy rất tự hào, ra đường có thể ưỡn ngực “khoe” với bạn bè.

Vì vào hàng không anh phải đam mê, dũng cảm. Người Việt Nam ta nhìn thấy phi công là cảm thấy rất ghê gớm, không giống như anh lái xe ô tô. Một cô gái nếu yêu được một anh phi công cũng sẽ cảm thấy rất tự hào, ra đường có thể ưỡn ngực “khoe” với bạn bè.

Tất cả thành viên trong gia đình tôi đều đã có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định rồi. Tôi có chút tiền thì muốn đầu tư vào mấy cái máy bay, chủ yếu là để chơi và thỏa mãn niềm đam mê, mất thì thôi.

Tôi tự bỏ tiền túi của tôi ra và gọi thêm một vài anh em cùng niềm đam mê, chí hướng cùng góp vốn. Tôi có một anh bạn nước ngoài sở hữu một chợ rất lớn, trị giá khoảng 20 triệu USD, nhưng tôi nói với anh ta rằng, dù có nhiều tiền nhưng vẫn là thằng chủ chợ, vậy tại sao mày không đóng vào đây 1 triệu đô để thành người sở hữu máy bay, anh ta nghe vậy rất tán thưởng. Anh em cũng có ý thức trong chuyện này nên tham gia để cảm thấy có những trải nghiệm thú vị.

Tôi đã từng đưa các anh em đi chơi, họ nói rằng lần nào đi cũng chỉ ăn, uống, mua sắm và đi chơi đủ kiểu nhưng chưa bao giờ được đi máy bay, lại được ngồi trên ghế lái, thấy khác hẳn. Từ câu nói này, tôi đã nảy sinh ý tưởng để thành lập công ty Hành tinh Xanh.

Ngoài tiền túi của tôi, còn có các anh em, bạn bè cùng đóng góp. Tôi cũng nói thẳng rằng chúng ta làm việc mấy năm, nếu lỗ tất cả cùng chịu nhé. Tất cả mọi người cùng đồng ý.dù biết cơ chế bây giờ còn khó khăn, muốn phá vỡ cơ chế không phải dễ dàng gì.

1.jpg Máy bay ATEC 321 FAETA của hãng ATEC (Ảnh: atecaircraft) Giờ nói tôi đi đọ với bầu Đức, bầu Long có khi người ta cười cho, bảo là phấn đọ với vôi nên ta không bao giờ được nghĩ đến đoạn đó. Đó là những đại gia tài giỏi, giàu có. Mình phải đi bằng con đường rất bình thường nhưng đạt được mục tiêu.

Tôi không sợ khó

Máy bay mà giá chỉ có 100 – 200 nghìn USD, ngang với giá của xe hơi. Liệu “của rẻ” có phải là “của ôi” không thưa ông?

Không phải máy bay giá rẻ mà là mình mua cái gì rẻ. Chúng tôi phải đặt hàng trực tiếp với nơi sản xuất, không qua trung gian. Những chiếc máy bay này đều do các hãng có uy tín sản xuất, đều có thương hiệu cả rồi. Phần thiết kế đã được Cục hàng không các nước phê duyệt, ứng dụng nhiều năm nay rồi. Động cơ máy bay người ta cũng sản xuất cả mấy trăm năm nay, nên không lo về phần chất lượng.

Là doanh nghiệp đầu tiên nhập khẩu máy bay cá nhân với số lượng lớn, ông có sợ khó khăn?

Bước đầu tiên chắc chắn rất khó. Cái khó đầu tiên là Hải quan hiện tại đang bảo chưa từng có tiền lệ nên chưa đủ thủ tục để thông quan. Luật nhà nước không cấm thì phải cho chúng tôi vào. Thuế cần nộp bao nhiêu thì cứ áp theo quy định của Bộ Tài chính.

Trước khi nhập vào chúng tôi đã đoán trước là sẽ phải gặp khó khăn nên hiện giờ vẫn đang khá bình tĩnh. Còn phí nằm ở cảng thì mình cũng phải chịu thôi.

Ông đã từng khẳng định sẽ tiến tới lắp ráp loại máy bay này tại Việt Nam, ông có thể nói rõ hơn về dự định này?

Không phải dự định mà chúng tôi đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất trong khoảng 2 năm nữa chúng tôi sẽ cho người sang học lắp ráp. Dự tính của chúng tôi là trong một năm sẽ đào tạo được khoảng vài chục học viên.

Tuy nhiên, phải chờ 10 chiếc máy bay này về thì mới nên nghĩ đến chuyện lắp ráp. Cái lắp ráp máy bay này thuộc về ngành cơ khí. Chuyên ngành chính của tôi lại là về cơ khí động lực nên tôi nhìn thấy cũng khá đơn giản, ta có thể lắp lấy được.

Cái khó thì các công ty nước ngoài đã nghiên cứu cả mấy chục năm nay rồi, bây giờ mình chỉ việc lấy đúng cái thiết kế đó và người ta sẽ hướng dẫn mình lắp ráp. 20/11 này chúng tôi sẽ cử một vài đồng chí sang học lắp ráp.

Tuy nhiên, việc phát triển máy bay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như quy định về đường bay, cơ sở hạ tầng,….?

Có một khó khăn là từ xưa đến nay Bộ Quốc phòng quản lý đường bay. Chính vì thế, chúng tôi đã gia nhập Câu lạc bộ hàng không Việt Nam và đã được Bộ Quốc phòng, quân chủng phòng không quân phê duyệt cho Hành tinh xanh làm một thành viên.

Khi đã là thành viên thì việc mở các đường bay sẽ dễ dàng hơn. Họ cũng đã đề nghị với chúng tôi về chương trình giáo dục quốc phòng, chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia. Chúng tôi sẽ nhập 4 chiếc máy bay đầu tiên này để làm chương trình giáo dục quốc phòng toàn dân.

Học lái máy bay, chắc tốn kém lắm?

Ngược lại. Tôi nghĩ sẽ rất rẻ. Bây giờ nếu đi vào khách sạn 5 sao, ăn một bữa cũng mất khoảng 100 USD. Nhưng khoản tiền đó, chúng ta cũng có thể học lái máy bay. Tất nhiên sẽ đắt hơn cho phí học ô tô một chút. Chúng tôi sẽ phát hành thẻ như sân gold và có các ưu đãi, Tuy nhiên, đây vẫn nằm trong kế hoạch nên chưa thể công bố được. Nhưng chắc chắn khi phổ biến rộng rãi, giá sẽ chấp nhận được.

Ăn cơm bình dân và uống cà phê 17.000 đồng/cốc

Bỏ tiền túi mua 10 chiếc máy bay cá nhân, chắc ông hay dùng bữa ở các nhà hàng sang trọng?

Không. Tôi suốt đời chỉ tới quán bình dân và uống cà phê 15.000 đồng/cốc, giờ thì lên 17.000 đồng/cốc. Bữa ăn hàng nghìn đô tôi cũng chưa từng ăn cho phí của. Những người khó khăn họ có thể bán cả những bộ phận trên cơ thể đi chỉ để lấy vài trăm đô, tại sao mình lại đi ăn những bữa ăn cả nghìn đô, nó có làm cho mình bổ béo lên không? Người ta có thể nói rằng tôi bủn xỉn, không chịu ăn chơi, nhưng kệ.

Còn chiếc xe ông hiện đi?

Tôi chỉ có 1 chiếc Ford Escape bán 15.000 USD không ai mua. Chị mua không? Tôi bán lại cho.

Nguyễn Yến

===========================

Cái này gọi là "li chi cái nhỏ để chi... phí cái lớn", "Xài theo năng lực ăn theo nhu cầu".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi sân bay "hóa"... sân golf?

Tác giả: Trần Đình Bá

Bài đã được xuất bản.: 03/11/2011 05:00 GMT+7

Giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm trở thành một sân golf, là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT.

Quyền riêng tư của mọi công dân được chơi các loại hình thể thao trong thời gian tự do cá nhân là theo luật định, song việc yêu cầu quan chức và nhân viên văn phòng Bộ GTVT không chơi golf trong thời điểm hiện nay có lẽ cũng có căn nguyên của nó.

Theo tôi, không phải Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ muốn để cán bộ thuộc quyền tập trung thời gian, trí tuệ cho việc giải quyết khó khăn của Bộ GTVT trong thời kỳ "chuyển mùa" mà còn vì một lý do khác mang tầm quốc gia !

Xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường?

Đánh golf một loại hình thể thao có xuất xứ từ nước ngoài trước đây thường dành cho giới quý tộc. Nay thú chơi này cũng đang thịnh hành ở nước ta tới mức, hàng chục triệu hec ta đất nông nghiệp "bờ xôi ruộng mật" cũng biến thành sân golf. Nguốn lợi mang về là thu hút khách du lịch trên thế giới, làm lợi cho các chủ đầu tư, các địa phương có thêm nguồn lợi từ thuế kinh doanh.

Thế nhưng cách đây không lâu, dư luận cả nước bị "choáng" trong một loạt bài trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về chuyện "biến" sân bay quốc tế thành sân golf, điều chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới.

Không chỉ ở Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) mà Gia Lâm (Hà Nội), một trong những sân bay có bề dày lịch sử, là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam cũng đang biến thành.... sân golf. Trả lời phỏng vấn báo giới, Cục phó Cục Hàng không trả lời rằng "xây dựng sân golf trong sân bay là chuyện bình thường".

Còn vị Cục trưởng thì nói rằng "tôi không hề hay biết" càng gây sốc dư luận. Vậy thì Cục Hàng không đang làm gì?

Trên thế giới, các đô thị trên 5 triệu dân đã có 2 và thậm chí có nhiều sân bay. Vậy mà cho đến nay TP Hồ Chí Minh đã có 8 triệu dân, trở thành một trong top 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới mà chỉ có duy nhất một sân bay Tân Sơn Nhất làm chức năng của một sân bay quốc tế và quốc nội.

Nó không chỉ phục vụ cho 8 triệu dân TP mà cả một vùng xung quanh gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, nam Tây Nguyên..... với dân số lên đến 40 triệu dân. Còn Hà Nội, duy nhất chỉ có một sân bay Nội Bài vừa làm chức năng quốc tế, quốc nội cho 6 triệu dân Thủ đô, lại còn gánh thêm 20 triệu dân của các vùng đồng bằng bắc bộ.

Posted Image

Sân golf Tân Sơn Nhất nằm sát vòng lượn hạ cánh của máy bay

Khi các quan chức nghiện chơi golf

Thật kỳ lạ, giữa bối cảnh quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM chưa có lối thoát thì ý tưởng "loại bỏ" sân bay quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, "biến" sân bay Gia Lâm để trở thành một sân golf là một sự khó hiểu của những quan chức ngành hàng không, ngành GTVT.

Giữa lúc bài toán giao thông nước ta chưa có lối thoát do thiếu vốn, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có đủ phương tiện giao thông công cộng cho nhân dân đi lại hàng ngày, thì Cục Hàng không Việt Nam và Viện Quy hoạch Bộ GTVT lại tham mưu Chính phủ về dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Sau khi hoàn thành, sân bay này sẽ trở thành sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất thế giới với công suất 100 triệu hàng khách /năm, với vốn vay ODA lên tới 20 tỷ USD

Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay?

Trả lời phỏng vấn của báo giới về mục đích sử dụng của sân golf, chủ đầu tư dự án đã trung thực trả lời: "Làm sân golf trong sân bay để cho các quan chức Nhà nước đi lại chơi cho thuận tiện!" (?)

Tướng mạnh phải có binh hùng

Có rất nhiều người ủng hộ tác phong làm việc của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng và cũng có những người hoài nghi. Điều đó cũng là lẽ thường tình.

Đã có những tiến sỹ làm việc "hai mang" cho Bộ GTVT và tư vấn cho cả người nước ngoài, mới hôm qua "hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu", hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí, cực đoan.

Như vậy, liệu có chuyện dự án sân bay Long Thành tạo điều kiện cho Cục Hàng không Việt Nam có cớ để sớm "hóa" sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thành một sân golf đặc biệt nhất thế giới, với những tòa nhà chọc trời bên cạnh đường cất cánh, hạ cánh của máy bay?

Cũng vẫn còn có những quan chức GTVT tâm đắc với ý tưởng "VN có chỉ số IQ cao" phải có một sân bay quốc tế lớn nhất thế giới, với vốn vay 20 tỷ USD để đón đầu ...và "xây sân golf trong sân bay là một sáng tạo không ngờ".

Nghĩ lại nạn ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mới đau lòng làm sao. Giá như chúng ta bớt đi một chút bốc đồng "nhất thế giới" để chỉ cần một tỷ USD thôi, chúng ta sẽ có 20000 chiếc xe buyt 2 tầng, chạy trên các tuyến phố để cho "các bà mẹ đi chợ, các em đi học ..." cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Huống hồ là tham vọng vay 20 tỷ USD bằng vốn ODA cho một sân bay trung chuyển cho thế giới.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng trở thành "nỗi nhục quốc thể" khiến Bộ trưởng phải ra tay "trảm tướng" và dọa kỷ luật cả Cục trưởng Hàng không ...

Và nay, Bộ trưởng yêu cầu các quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong ngày nghỉ, âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện Tư lệnh toàn quyền "trảm tướng", "sân bay quốc tế thành sân golf" và "cấm chơi golf đối với quan chức GTVT ..." cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc.

Là tướng tư lệnh chiến trường giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ nhiều hướng và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội trước bức tranh hỗn loạn giao thông.

Việc làm của ông lúc này là chấn chỉnh lại đội ngũ cấp dưới thuộc quyền vốn đã có nhiều năm quan liêu, trì trệ bỏ bê nhiệm vụ chính trị, đắm mình trong những sân golf , để xảy ra những vụ việc tai tiếng như PMU18, Vinashin, CPI, sập đường dẫn cầu Cần Thơ, thảm họa tàu S1, E1...

Tướng mạnh phải có binh hùng, xiết chặt kỷ cương cho bộ máy quản lý Nhà nước của Bộ trưởng GTVT là việc làm nội bộ, là "rèn binh" xứng đáng được toàn xã hội cổ súy.

Đó liệu có phải là tín hiệu tích cực báo trước của một cuộc cách mạng về GTVT mà người dân đang mong mỏi?

================================

Đã có những tiến sỹ làm việc "hai mang" cho Bộ GTVT và tư vấn cho cả người nước ngoài, mới hôm qua "hoan hô đường sắt cao tốc 56 tỷ USD để đi tắt đón đầu", hôm nay lại cho rằng Bộ trưởng duy ý chí, cực đoan.

Đoạn này còn giải thích được hợp lý . Dù chỉ là tính hợp lý cục bộ.- Đại loại như sau: Các vị tiến sĩ này có chỉ số IQ cao do ủng hộ đường sắt cao tốc. Mà đã có chỉ số IQ cao thì họ nhận thấy người khác kém và phê phán.

Nhưng hai hiện tượng này thì mâu thuẫn:

A -

Trả lời phỏng vấn của báo giới về mục đích sử dụng của sân golf, chủ đầu tư dự án đã trung thực trả lời: "Làm sân golf trong sân bay để cho các quan chức Nhà nước đi lại chơi cho thuận tiện!" (?)

Thế thì sao ngài Bộ trưởng lại cấm?

B -

Và nay, Bộ trưởng yêu cầu các quan chức Bộ GTVT không chơi golf trong ngày nghỉ, âu cũng có lý do của nó. Xâu chuỗi các sự kiện Tư lệnh toàn quyền "trảm tướng", "sân bay quốc tế thành sân golf" và "cấm chơi golf đối với quan chức GTVT ..." cho thấy Bộ trưởng đã thực sự vào cuộc.

Nếu A đúng thì B sai hoặc ngược lại. Hoặc cả hai đều sai! Chịu! Nhưng những cái gì xảy ra trên thế gian này đều đúng cả! Nó chỉ sai khi kết quả của nó xác định. Ngay lý thuyết thống nhất cũng có thể không có!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong này còn có cả biệt thự nghỉ dưỡng nữa cơ đấy. Giờ có mốt mới là vừa nghỉ dưỡng vừa ngắm máy bay! Hazz.không hiểu khi tư vấn thiết kế nghĩ gì nhỉ? khi biết mục đích sử dụng của các Biệt thự nhỉ? (Thiết kế Singapore thì phải, vì Việt Nam thời điểm đó các công ty chưa có khả năng thiết kế sân golf) )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chơi golf trong sân bay thiệt hay, nếu tổ chức giải Quốc tế còn hay hơn nữa....

Thử nghỉ xem, ngoài canh gió, canh độ nghiêng cửa đất để đánh banh vaò lổ như các tay đánh golf "chỉ số IQ thấp". Ta còn có thể, canh máy bay lên xuống mà đánh nữa...

Tay golf hảo hạng là phải đánh sao cho banh bay đụng máy bay rồi lọt vào lổ... thì sẽ đoạt giải "Thiên hạ đệ nhất golf" thì hảo thủ khắp thế giới xếp hàng mà ghi danh...

Thiên Bồng này, đôi khi vợ vắng nhà... ngủ một mình... cũng nhiều lúc...không chịu được...phải đành "bắn máy bay"...một mình...

Nên hiểu lắm lắm...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu tịch thu sách Nguyễn Vĩnh Nguyên vì cho là dâm ô

Thứ năm, 3/11/2011, 17:49 GMT+7

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM quyết định tịch thu toàn bộ tập truyện ngắn 'Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông' của Nguyễn Vĩnh Nguyên, vì cho rằng sách 'truyền bá lối sống dâm ô đồi trụy'.

Nguyễn Vĩnh Nguyên viết truyện thiếu nhi

Ngày 2/11, công ty sách Phương Nam, đơn vị liên kết với NXB Hội Nhà văn thực hiện tập truyện ngắn Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, nhận được quyết định từ Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM xử phạt hành chính Phương Nam 7,5 triệu đồng. Ngoài ra, Sở yêu cầu thu hồi cuốn sách Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông trong vòng 10 ngày tới. Quyết định do Bà Trần Thị Ngọc Hương, Chánh thanh tra Sở, ký.

Theo Sở này, cuốn sách trên "Truyền bá lối sống dâm ô đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, vi phạm điều 2, khoản 10 Luật xuất bản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản".

Posted Image

Bìa cuốn "Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông" của Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Sau hơn nửa năm phát hành, cuốn sách bị Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM yêu cầu tịch thu. Văn bản này nêu rõ, nếu quá thời hạn 10 ngày, Phương Nam không "tự nguyện chấp hành quyết định" thì "sẽ bị cưỡng chế và phải chịu chi phí cho việc cưỡng chế theo điều 66 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính". Văn bản cho biết, công ty sách Phương Nam có quyền khiếu nại quyết định trên của Sở trong vòng 90 ngày, nhưng lại nhấn mạnh "việc khiếu nại không làm đình chỉ quyết định xử phạt".

Đại diện công ty Phương Nam cho biết, đơn vị này đang chuẩn bị văn bản trả lời những yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM.

Tập Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên gồm 13 truyện ngắn, được phát hành hồi tháng 4. Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên chia sẻ với VnExpress.net: "Với tư cách là một người viết, tôi xem họ (Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM) cũng là một nhóm bạn đọc có quyền nhận định về tác phẩm của mình. Tôi tôn trọng mọi nhận định, dù có vài nhận định vượt quá dụng ý của tôi trên trang viết, cũng như vượt quá tầm tác phẩm của tôi".

Anh nói thêm: "Nhưng ở góc độ người vừa làm nghề viết văn và viết báo, tôi thấy rằng, trước khi cơ quan chức năng đưa ra một quyết định với một tác phẩm văn học thì cần có một hội đồng thẩm định đầy đủ uy tín về chuyên môn để đánh giá tác phẩm đó. Như thế mới gọi là bảo vệ đời sống văn hóa lành mạnh".

Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, nếu không có hội đồng thẩm định uy tín thì sẽ còn rất nhiều tác phẩm bị rơi vào tình trạng "chết" oan ức.

Còn nhà văn Tạ Duy Anh, người biên tập cuốn truyện ngắn, bức xúc: "Theo tôi, đây là một cuốn sách lành mạnh, thậm chí là rất đáng trân trọng khi tác giả có chủ ý đưa ra những sáng tạo mới. Nội dung cuốn sách không có vấn đề gì cả. Việc nói sách kích dục là hoàn toàn vô căn cứ và do đọc không kỹ. Tôi còn cho rằng cuốn sách này xứng đáng nhận giải của Hội nhà văn năm 2012."

Nhà văn Tạ Duy Anh cho biết, dự kiến, vào tuần tới, NXB Hội nhà văn tổ chức một cuộc hội thảo giữa một số nhà văn, biên tập viên và nhà phê bình để đánh giá ở góc độ chuyên môn về cuốn sách trước khi có phản hồi chính thức. "Phải làm cho nó rõ ra, chứ kiểu như thế này thì ai dám in hay xuất bản cái gì nữa", Tạ Duy Anh nói.

Mới đây, sau khi vừa xuất hiện trên thị trường sách, cuốn Sát thủ đầu mưng mủ - Thành ngữ sành điệu bằng tranh (NXB Mỹ Thuật và Nhã Nam liên kết phát hành) bị Cục xuất bản ban hành công văn yêu cầu thẩm định lại nội dung khi dư luận lên tiếng tranh cãi về việc liệu cuốn sách có làm phá hỏng sự trong sáng của tiếng Việt hay không. Sau văn bản của Cục, NXB đã yêu cầu thu hồi lại sách để thẩm định. Đây là một việc làm hết sức khó khăn, vì sách đã đến nhiều bạn đọc và không thể thu hồi.

"Những vụ việc thế này chỉ càng làm cho độc giả tò mò đổ xô đi tìm sách để đọc, cũng như là cơ hội cho giới sách lậu thu lợi", anh Minh Chung, một độc giả ở quận Gò Vấp, TP HCM, nhận định.

Thất Sơn

================================

Cty phát hành sách Phương Nam là một Cty có bà trưởng phòng phát hành tên Lan đã từ chối phát hành cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của Thiên Sứ tui, cách đây 10 năm trước. Với lý do: "Sách của anh lập luận không chặt chẽ nên chúng tôi không phát hành". Bà ta chẳng có tư cách gì để phát biểu câu này khi cuốn sách may mắn được nhà nước cấp giấy phép phát hành. Nhưng họ cứ thích nói thể vì quyền phát hành thuộc mạng lưới Phương Nam là của họ.

Thảo nào, vào thời điểm đó các loại sách tung hô Kinh Dịch là của Trung Quốc và nền văn minh Trung Quốc vĩ đại cứ phát hành ầm ầm. Còn sách của Thiên Sứ thì ngót 20 Nxb từ chối cấp giấy phép. Nhưng thôi. Chẳng ai chấp những con bò. Thiên Sứ tui bỏ qua chuyện này và không nhắc đến nữa. Trừ khi nó cần phải xuất hiện mang tính phân tích học thuật về môn xã hội học. Nhưng có điều cần phải suy ngẫm qua bài báo trên là:

Tại sao một cuốn sách chỉ bị đình chỉ phát hành sau hơn nửa năm thâm nhập cuộc sống?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở nhà Tây, ăn cơm Việt, lấy vợ Nhật Bản.

========================================

Đầu bếp Australia say mê món ăn Việt

Thứ sáu, 4/11/2011, 05:23 GMT+7

Tracey Lister đặt chân đến Hà Nội lần đầu vào năm 2000 và lập tức bị ẩm thực Việt Nam cuốn hút. Chị đã đi khắp dải đất hình chữ S để nếm và nấu các món ăn "nhẹ nhàng, tao nhã và có mùi vị thơm ngon rất riêng biệt".

Posted Image

Tracey Lister chăm chú nấu một món ăn.

Trong hai năm kể từ lúc đến Hà Nội, chị cùng chồng là Andreas Pohl tham gia giảng dạy tại KOTO, một nhà hàng kết hợp trung tâm dạy nghề nấu ăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội.

Trở lại Hà Nội năm 2008, Tracey và Andreas quyết định gắn bó với nơi đây và thực sự bắt đầu chuyến song hành cùng ẩm thực Việt Nam.

“Tôi yêu Hà Nội và thích các món ăn Việt Nam”, Tracey, đầu bếp người Australia, nói.

Cũng trong năm đó, chị xuất bản cuốn sách đầu tiên “KOTO - A culinary journey through Viet Nam” (tạm dịch là KOTO - hành trình ẩm thực xuyên Việt). Cuốn sách là một bộ sưu tập hơn 80 công thức nấu ăn do Tracey và Andreas dày công tập hợp. Các công thức được sắp xếp theo từng vùng miền, xen lẫn giữa những câu chuyện cá nhân và lịch sử, cùng sự đánh giá về truyền thống ẩm thực và thực phẩm hàng ngày ở Việt Nam.

Tracey kể rằng từ khi “yêu” món ăn Việt, chị đã tự tìm hiểu và học cách chế biến nhiều món ăn. Từng có thâm niên làm đầu bếp ở Australia và am hiểu ẩm thực nhiều nước, Tracey nói rằng chị thích các món ăn Việt Nam bởi mùi vị nhẹ nhàng, tao nhã, sử dụng nhiều loài cây cỏ và thảo mộc. Đặc biệt, món ăn nào cũng lôi cuốn thực khách bằng những mùi thơm riêng biệt.

Posted Image

Ông Allaster Cox, đại sứ Australia tại Việt Nam, chúc mừng Tracey Lister trong lễ ra mắt sách "Vietnamese Street Food".

Năm 2009, Tracey quyết định chia sẻ những bí kíp và tài nghệ nấu ăn của mình với mọi người bằng việc thành lập nhà hàng kết hợp trung tâm dạy nghề nấu ăn Hanoi Cooking Center. Đầu bếp tại đây đều là các học viên của KOTO.

Hanoi Cooking Center là một không gian nhỏ gồm ba tầng, được thiết kế đơn giản nhưng ấm cúng, với thực đơn phong phú của các nước phương Tây và Việt Nam. Người nước ngoài thích các món ăn đặc trưng của người Việt như phở cuốn, nem cuốn hải sản, chè chuối hay bánh tôm Hồ Tây đều có thể thưởng thức ngay tại đây.

Cũng có nhiều người tìm đến nhà hàng này không phải để ăn mà để được học và tự tay chế biến các món ăn. Hanoi Cooking Center có nhiều lớp dạy nấu ăn dành cho cả người lớn và trẻ em. Lớp dạy món ăn Việt Nam, do đầu bếp người Việt trực tiếp giảng dạy thu hút khá đông học viên người nước ngoài vào tối thứ hai hàng tuần. Hanoi Cooking Center còn xây dựng một chương trình mang tên ẩm thực đường phố. Những người đăng ký tham gia sẽ được hướng dẫn viên của trung tâm đưa đi thăm chợ Châu Long, ngôi chợ cổ xưa nổi tiếng ở gần Hồ Tây, Hà Nội, và trực tiếp lựa chọn thực phẩm. Họ cũng sẽ dạo quanh các con phố với nhiều món ăn nổi tiếng, nghe giới thiệu về lịch sử cũng như tập tục ăn uống gắn liền với mỗi món ăn.

“Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đặc trưng là các món ăn đường phố. Tôi muốn mang những món ăn này đến gần hơn với người nước ngoài ở Việt Nam”, Tracey nói.

Tháng trước, Tracey và Andreas ra mắt cuốn sách thứ hai mang tên “Vietnamese Street Food” (Ẩm thực đường phố Việt Nam). Tracey không nhớ được chị đã đi qua bao nhiêu tỉnh thành của Việt Nam và nếm bao nhiêu món ăn đường phố để viết nên cuốn sách này. Chị và Andreas đã cùng nhiếp ảnh gia Michael Fountoulakis dành 3 năm để nghiên cứu và một năm để viết lại hơn 60 công thức chế biến, các tập tục gắn liền và những phố ăn ngon nổi tiếng. Bún chả, bún đậu mắm tôm, bánh giò, xôi xéo, tiết canh, mỳ Quảng hay bánh tráng... , mỗi món ăn đều được minh họa sinh động bằng hình ảnh thực, công thức chế biến và hướng dẫn cách thưởng thức chi tiết.

Tracey tự tin rằng mình biết cách mua, cách nấu và cách ăn như thế nào ở Việt Nam cho hợp và cho ngon. Chị hy vọng một ngày nào đó có thể mở rộng mô hình nhà hàng kết hợp trung tâm dạy nấu ăn ở những thành phố khác của Việt Nam. Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại, chị hài lòng với công việc nấu nướng, quản lý và lên lớp dạy nấu ăn với các công thức chế biến vào những buổi trong tuần tại Hanoi Cooking Center.

Anh Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Mỹ quyền lực nhất thế giới

03/11/2011 17:29

(TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dẫn đầu danh sách những người quyền lực nhất thế giới năm 2011, theo công bố của tạp chí Forbes hôm 2.11.

Với uy thế tăng cao sau cái chết của thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden và nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, ông Obama đã chiếm vị trí số 1 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào năm ngoái trên danh sách thường niên của tạp chíForbes.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: AFP

Bà Sonia Gandhi, lãnh đạo của đảng Quốc đại ở Ấn Độ, xếp vị trí thứ 12 trong khi Thủ tướng Manmohan Singh của nước này ở tận vị trí thứ 19.

Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới với vị trí thứ 4 trên danh sách bởi nền kinh tế lớn nhất của châu Âu vẫn tiếp tục có nhiều ảnh hưởng trước tình trạng khó khăn của Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, người chuẩn bị ra tranh cử tổng thống vào năm tới, chiếm vị trí thứ 2 trong khi ông Hồ Cẩm Đào xếp kế tiếp.

“Không thể phủ nhận Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với nền kinh tế rộng lớn nhất và quân đội hủy diệt nhất”, tờ Forbes viết.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Obama đã sụt giảm ở trong nước khi ông phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế ảm đảm song vận may của ông hoàn toàn trái ngược trên sân khấu thế giới.

Dưới thời của Obama, bin Laden, người đạo diễn vụ khủng bố 11.9.2001, đã bị tiêu diệt vào tháng 5.2011 sau 10 năm lẩn trốn.

Mỹ cũng tham gia cuộc can thiệp quân sự của NATO tại Libya, bắt đầu bằng cuộc không kích vào tháng 3 và rốt cuộc dẫn đến cái chết của ông Gaddafi vào tháng 10.Với vị trí thứ 5, đồng sáng lập hãng Microsoft Bill Gates là lãnh đạo doanh nghiệp đầu tiên có mặt trong danh sách nhờ việc một loại vắc xin chống sốt rét do quỹ từ thiện của ông bảo trợ mới vượt qua một cuộc thử nghiệm lâm sàng quan trọng.

“Mục tiêu của Gates là loại bỏ các bệnh truyền nhiễm như là nguyên nhân lớn gây ra cái chết trong thời đại của mình. Ông ấy có thể sẽ thành công”, tờ Forbes viết.

Mark Zuckerberg, nhà sáng lập 27 tuổi của mạng xã hội Facebook tiến lên vị trí thứ 9 từ vị trí 40 vào năm ngoái, chen ngang giữa Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke (thứ 8) và Thủ tướng Anh David Cameron.

“Những gì mà CIA không thể làm được trong 60 năm đã được Zuck (Zuckerberg) thực hiện trong 7 năm: biết được 800 triệu người nghĩ, đọc và nghe gì”, tờ Forbes ca ngợi.

Quốc vương của đất nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới Ả Rập Xê Út Abdullah bin Abdulaziz al Saud xếp vị trí thứ 6 trong khi vị trí thứ 7 thuộc về Giáo hoàng Benedict XVI.

Danh sách 10 người quyền lực nhất thế giới của Forbes

1. Tổng thống Mỹ Barack Obama

2. Thủ tướng Nga Vladimir Putin

3. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

4. Thủ tướng Đức Angela Merkel

5. Bill Gates, đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation

6. Vua Ả Rập Xê Út Abdullah

7. Giáo hoàng Benedict XVI

8. Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ

9. Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook

10. Thủ tướng Anh David Cameron

Sơn Duân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám

Cập nhật 04/11/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện "vọt" lên cấp THPT, vào sách Ngữ văn lớp 10 và đoạn kết cũng không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây.

Posted Image

Đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10

Khi sách giáo khoa sửa truyện cổ tích

Sự trả thù của Tấm đã được giản lược đi mức độ dã man: Tấm không muối mắm Cám và gửi về cho dì ghẻ ăn nữa. Việc trả thù dừng lại ở việc Tấm lừa Cám dùng nước sôi dội lên người để làm đẹp. “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”

Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, trang 65-72 in truyện Tấm Cám, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào. Câu hỏi “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?” để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.

Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.”

Con người Tấm được nhận xét: “từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.”

Nhưng không phải vì thế, truyện cổ tích “Tấm Cám” chịu nằm yên với những ghi nhớ trong sách giáo khoa là đã đủ.

Cái kết nguyên vẹn ở văn bản dân gian (Tấm muối mắm Cám) trở thành truyền miệng trong dân gian và cái kết đã được các tác giả SGK sửa đổi vẫn còn mang tính tàn nhẫn luôn làm suy nghĩ các em dậy sóng với những đúng, sai, nên thế nào, vì sao lại hành xử như thế. Nhận xét tích cực về sự chuyển biến của cô Tấm như SGK liệu đã thỏa đáng?

Bình luận về cách trả thù của Tấm trong tinh thần thời đại mới đang hoàn toàn bỏ ngỏ.

Đổ vỡ hình tượng cô Tấm

Trong một khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà, giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn trên 185 giáo viên THPT và 1537 học sinh ở một số trường THPT miền Trung Tây Nguyên, đa số không đồng tình với cách trả thù của Tấm đối với Cám ở văn bản dân gian và cho rằng, cách kết thúc đó làm mất đi hình ảnh của một cô gái trong sáng, hiền lành. Tấm trở thành một cô gái tàn nhẫn, độc ác, thậm chí còn hơn cả mẹ con Cám. Một câu hỏi đặt ra: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt cái ác thì tự tay họ lại đang tạo ra một điều ác mới?

Theo kết quả khảo sát, cô Thu Hà cho biết, cách kết thúc được sửa lại trong sách giáo khoa văn 10 được hơn 70 % học sinh và giáo viên đồng tình và đánh giá là “nhẹ nhàng, không gây cảm giác man rợ về hành động trả thù của Tấm, đồng thời còn giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn về nhân vật Tấm”

Tuy nhiên, cái kết này liệu đã thực sự là cái kết nhân bản đúng theo tinh thần truyện cổ tích, khi Tấm vẫn là người ra tay sát hại người em cùng cha khác mẹ với mình?

Chị Kim Anh, một phụ huynh có con học lớp 6, Trường THCS Hà Nội-Amsterdam cho biết, chị không dám cho con đọc truyện Tấm Cám nếu văn bản chưa xóa bỏ hoàn toàn cái kết cũ. Theo chị, cái kết có giản lược đi như thế cũng không thể vớt vát được hình tượng Tấm.

Nhiều tuyển tập truyện cổ tích cũng in lại Tấm Cám như SGK văn 10 nhưng bé Thanh Mai, học sinh lớp 5 trường tiểu học Tân Mai (Hà Nội) vẫn nhận xét cô Tấm “vừa hiền vừa ác”. Trong nhận thức của bé, cô Tấm trả thù như thế là đúng.

Nhiều NXB đã trọn vẹn hình tượng Tấm bằng cách cắt bỏ hoàn toàn cái kết cũ, thay vào đó, mẹ con Cám chỉ còn bị trừng phạt “bỏ đi biệt xứ”.

Tuy nhiên, truyện Tấm Cám đã có đời sống riêng, tồn tại nhiều dị bản không thống nhất trong nhà trưởng, các tuyển tập, ấn phẩm của các NXB khác nhau. Nhiều giáo viên cho biết, rất khó có thể định hướng nhận thức của học sinh về tác phẩm này.

Ngay cả giáo viên, cũng có đến 1/4 trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà đồng tình và cho là thích đáng với cách trả thù ở văn bản dân gian của Tấm. Hơn một nửa số học sinh nhận xét cô Tấm vừa hiền vừa ác.

Cô giáo Phạm Thị Ninh Thủy, Trường THPT Hùng Vương - Bình Định:

“Hành động diệt trừ cái ác đến tận cùng và làm cho mọi người nhận thức được: không nên làm điều ác là đúng. Tuy nhiên, hành động đó lại là do phe thiện, phe chính nghĩa làm thì sẽ phản tác dụng trong việc tôn vinh điều thiện”

.

Em Nguyễn Thị Thu Trang, Trường THPT chuyên Hùng Vương - Gia Lai viết:

“Truyện đã dạy em biết vượt lên hoàn cảnh, yêu cuộc sống và khát khao được sống, giá kết thúc truyện sẽ vẫn là một cô Tấm giàu lòng vị tha,tốt bụng thì Tấm Cám là một câu chuyện cổ hay nhất”.

Nguyễn Võ Thanh Nhã, Trường THPT PleiKu đặt vấn đề: “Một cô Tấm hiền lành sao lại nỡ giết người, mà đó lại là người em cùng dòng máu”.

Thái Việt Nguyên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Bình Định xác định:

“Truyện dân gian bao giờ cũng mang tính giáo dục cao, sao Tấm Cám lại đề cao tội ác?”.

(Ý kiến của một số giáo viên và học sinh trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà (Trường ĐH Quy Nhơn)

Các nhà văn nói gì?

Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:

“Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại”.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tư:

Những người đang cố nhìn cho bằng được em bé nằm đau kia hẳn đã từng rất say mê cổ tích, từng vô tư đứng về phía chị Tấm, tưởng là chị ấy rất hiền (xem toàn bài)

*************************************

Theo bạn, kết thúc truyện Tấm Cám của thời hiện đại nên viết lại như thế nào?

==============================

Lời bàn của Thiên Sứ

Tôi nghĩ ông Nguyễn Đổng Chi không bao giờ có đoạn kết như sách giáo khoa viết:

Tấm sai quân đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi xuống hố. Cám chết và mụ dì ghẻ thấy thế cũng lăn đùng ra chết".

Trong trào lưu phủ nhận những giá trị văn hiến Việt từ cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt, đến hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống, như: Đập phá đền đình chùa cổ với danh nghĩa sửa chữa tu tạo, xuyên tạc các giá trị của truyền thuyết dân gian....Chuyện Tấm Cám là một trong những giá trị của văn hóa truyền thống Việt bị tấn công mạnh mẽ nhất.

Bản chất đoạn cuối của chuyện Tấm Cám mà tôi được mẹ tôi kể như sau:

Cám thấy Tấm xinh đẹp hẳn ra và được nhà vua yêu quí, bèn hỏi: "Làm sao chị có được sắc đẹp như thế?". Tấm trả lời: "Bởi chị hàng ngày tắm bằng nước sôi nên mới được đẹp như vậy!". Cám thấy thế bèn về nấu một nồi nước sôi thật to và nhảy vào trong đó tắm, mong được đẹp như cô Tấm. Nhưng vì nước sôi quá nên Cám chết. Cô Tấm đổ muối ướp xác Cám vào chum gửi về quê cho dì ghẻ là mẹ của Cám chôn cất. Mụ dì ghẻ , mẹ của con Cám thấy chum muối của Tấm gửi về thì cứ tưởng là mắm ăn. Nhưng khi dở ra thấy con mình chết thì cũng uất lên mà chết.

Với tôi, những cấu chuyện dân gian truyền khẩu của dân tộc Việt rất nhân bản, kết thúc có hậu và luôn đề cao tính nhân ái, chống lại cái ác. Chẳng bao giờ lại có một kết thúc vô lý như nó bị những kẻ dốt nát hoặc chống lại văn hóa dân tộcxuyên tạc. ============================

PS/ Tôi đã gửi nội dung phản hồi này trện web Vietnamnet.vn. Nhưng không thấy trên web này có tín hiệu nhận phản hồi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật sự không hiểu nổi tại sao họ lại có thể đi chỉnh sửa cái đoạn kết của Tấm Cám, những con người này là những người đang dần dần bóp chết các giá trị văn hóa Việt Nam,

Đoạn kết từ sưa đến nay mang tính nhân văn rất nhiều, và nó thể hiện được cái lòng tham vô bờ bến của Cám, cũng như cái kết quả phải nhận được của mụ gì ghẻ.

Còn cái đoạn kết sửa kia, nó mang mầu sắc của xã hội đen, trả thù, ... nó rất là tầm thường.

Nói chung là rất buồn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời bàn của Thiên Sứ

Tôi nghĩ ông Nguyễn Đổng Chi không bao giờ có đoạn kết như sách giáo khoa viết:

Tấm sai quân đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi xuống hố. Cám chết và mụ dì ghẻ thấy thế cũng lăn đùng ra chết".

Trong trào lưu phủ nhận những giá trị văn hiến Việt từ cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt, đến hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống, như: Đập phá đền đình chùa cổ với danh nghĩa sửa chữa tu tạo, xuyên tạc các giá trị của truyền thuyết dân gian....Chuyện Tấm Cám là một trong những giá trị của văn hóa truyền thống Việt bị tấn công mạnh mẽ nhất.

Bản chất đoạn cuối của chuyện Tấm Cám mà tôi được mẹ tôi kể như sau:

Cám thấy Tấm xinh đẹp hẳn ra và được nhà vua yêu quí, bèn hỏi: "Làm sao chị có được sắc đẹp như thế?". Tấm trả lời: "Bởi chị hàng ngày tắm bằng nước sôi nên mới được đẹp như vậy!". Cám thấy thế bèn về nấu một nồi nước sôi thật to và nhảy vào trong đó tắm, mong được đẹp như cô Tấm. Nhưng vì nước sôi quá nên Cám chết. Cô Tấm đổ muối ướp xác Cám vào chum gửi về quê cho dì ghẻ là mẹ của Cám chôn cất. Mụ dì ghẻ , mẹ của con Cám thấy chum muối của Tấm gửi về thì cứ tưởng là mắm ăn. Nhưng khi dở ra thấy con mình chết thì cũng uất lên mà chết.

Với tôi, những cấu chuyện dân gian truyền khẩu của dân tộc Việt rất nhân bản, kết thúc có hậu và luôn đề cao tính nhân ái, chống lại cái ác. Chẳng bao giờ lại có một kết thúc vô lý như nó bị những kẻ dốt nát hoặc chống lại văn hóa dân tộcxuyên tạc. ============================

PS/ Tôi đã gửi nội dung phản hồi này trện web Vietnamnet.vn. Nhưng không thấy trên web này có tín hiệu nhận phản hồi?

Tôi sẽ gửi phản hồi này một lần nữa vào vietnamnet.vn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sẽ gửi phản hồi này một lần nữa vào vietnamnet.vn.

Vẫn không gửi được. Chịu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi vừa xem cuốn sách: "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam". Nxb Giáo Dục năm 2000 (Cũng là Nxb Giáo dục) Thì nội dung đúng như bài báo viết.

Tuy nhiên, truyện dân gian Việt Nam lưu truyền trong xã hội trước đầy - qua hàng ngàn năm Bắc thuộc chủ yếu là truyền miêng. Không thể căn cứ vào một người sinh sau cả một chiều dài lịch sử của cả một dân tộc viết ra mà làm chuẩn mực cho hậu thế. Và càng không thể căn cứ vào đấy mà bôi nhọ cả truyền thống đầy nhân ái của dân tộc Việt một cách khốn nạn như vậy.

Đoạn kết này được sách giáo khoa đem giảng cho học sinh có tính vô lý như sau:

Nếu Tấm - đương kim hoàng Hậu - có thể sai quần hầu dội nước sôi vào Cám thì chỉ cần sai quân chém mẹ nó cả hai mẹ con Cám đi cho nhanh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cũng bó tay với cách giảng của sách giáo khoa như thế

Nếu thế thì cháu cũng nghĩ ra được cái kết hay hơn

"Mẹ con Cám thấy Tấm ngày càng xinh đẹp, liền sai quân lính đi xem Tấm làm gì mà xinh đẹp như thế, tên lính theo dõi Tấm, đến đoạn Tấm đun nước để tắm, liền bị phát hiện "dình chộm phụ nữ tắm, hehe Posted Image", chả may tấm phát hiện, tri hô, quân lính đuổi theo, tên này thoát thân liền chạy về báo với Cám (dư mà không giám nói là bị phát hiện), Cám tưởng tấm xinh đẹp do tắm nước sôi, liền ngồi vào nồi nước sôi, ở dưới thì bà ghì ghẻ đun, lúc sau cám chết, mụ ghì ghẻ sợ hãi chết theo" kết thúc chuyện, hehe

Như thế thì Tấm nhà ta sẽ thực sự hiền, ko liên quan gì mấy vụ giết tróc, trả thù nữa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Posted Image

Đây là nội dung đoạn kết của truyện Tấm Cám được cho là do ông Nguyễn Đổng Chi viết và bìa cuốn sách của Nxb Giáo Dục in năm 2000.

Một câu chuyện dân gian truyền miệng trải bao thăng trầm của Việt sử, không thể căn cứ vào sự chép lại của một con người sau hàng ngàn năm để kết luận về sự phi nhân của truyền thống văn hóa Việt. Cho dù ông Nguyễn Đổng Chi có viết đúng như vậy thì không phải vì thế mà coi là kết luận cuối cùng của giá trị nội dung chuyện và lấy đó làm căn cứ phỉ báng và phủ nhận truyền thống nhân ái của dân tộc Việt.

Căn cứ vào nội dung của mẹ tôi kể lại và những tình tiết phổ biến còn lại. Sự đóng góp của tôi cho nội dung đoạn cuối câu chuyện như sau:

LỜI MẸ TÔI KỂ CHO TÔI

(Dưỡng mẫu Nguyễn Thị Tuyên - không phải Nữ Sĩ Ngân Giang)

Đại ý:

Cám thấy Tấm xinh đẹp hẳn ra và được nhà vua yêu quí, bèn hỏi: "Làm sao chị có được sắc đẹp như thế?". Tấm trả lời: "Bởi chị hàng ngày tắm bằng nước sôi nên mới được đẹp như vậy!". Cám thấy thế bèn về nấu một nồi nước sôi thật to và nhảy vào trong đó tắm, mong được đẹp như cô Tấm. Nhưng vì nước sôi quá nên Cám chết. Cô Tấm đổ muối ướp xác Cám vào chum gửi về quê cho dì ghẻ là mẹ của Cám chôn cất. Mụ dì ghẻ , mẹ của con Cám thấy chum muối của Tấm gửi về thì cứ tưởng là mắm ăn. Nhưng khi dở ra thấy con mình chết thì cũng uất lên mà chết.

Hiệu chỉnh đoạn kết bởi Thiên Sứ

Cám thấy Tấm xinh đẹp hẳn ra và được nhà vua yêu quí, bèn nổi cơn ghen tỵ. Nó lân la tìm cách hỏi chị: "Làm sao chị có được sắc đẹp như thế?". Tấm trả lời: "Bởi chị hàng ngày tắm bằng nước sôi nên mới được đẹp như vậy!". Cám thấy thế bèn về cung sai thị nữ (Bởi Cám vẫn là vợ vua, trong truyện không có tình tiết phủ nhận điều này/ Thiên Sứ) nấu một nồi nước sôi thật to . Khi nước sôi sùng sục, Cám nhảy vào trong đó tắm, mong được đẹp như cô Tấm. Nhưng vì nước sôi quá nên Cám chết. Cô Tấm đổ muối ướp xác Cám vào chum gửi về quê cho dì ghẻ là mẹ của Cám chôn cất (Tất nhiên không thể ướp đá lạnh như bây giờ và cũng không thể ướp xác theo văn minh Ai Cập/ Thiên Sứ). Mụ dì ghẻ , mẹ của con Cám thấy chum muối của Tấm gửi về thì cứ tưởng là mắm của con Cám gửi về (Vì bà ta chưa biết con Cám chết, cứ tưởng đang là đương kim Hoàng Hậu. Trong truyện không có tình tiết phủ nhận điều này/ Thiên Sứ). Bèn cất vào nhà trong chờ cho mắm ngấu thì đem ra ăn. Lúc ấy có con quạ ở đâu bay đến, đậu trên nóc nhà kêu lên mấy tiếng: "Mắm ngỏn, mắm ngon! Mẹ ăn thịt con. Có còn xin một miếng". Nghe vậy mẹ con Cám giật mình vào nhà trong dở hũ mắm ra, bới đống muối thì thấy xác con Cám nằm trong đó, bèn tức uất lên mà chết.

Hình như câu chuyện tôi nghe kể cũng tương tự như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị nào ghé Quán Vắng có thể xem kỹ hai đoạn kết khác nhau của cùng một tác giả là ông Nguyễn Đổng Chi:

Posted Image

Posted Image

Đây là nội dung đoạn kết của truyện Tấm Cám được cho là do ông Nguyễn Đổng Chi viết và bìa cuốn sách của Nxb Giáo Dục in năm 2000.

Posted Image

Đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10 cũng được coi là của ông Nguyễn Đổng Chi viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã gửi được bài cho VNN. Nhưng vì giới hạn không quá 1000 chữ, nên phải gửi làm nhiều lần và không thể hiện được rõ ý.

Trong Quán vắng này cũng có wifi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cởi yếm, mặc váy đầm cho cô Tấm?

Vietnamnet.vn

Trong trí nhớ của nhiều người, từ xưa, cô Tấm đã không hiền. Lo âu vì cái kết mà tác giả dân gian đã chọn cho Tấm, một vấn đề đặt ra , liệu có nên tiếp tục giảng dạy Tấm Cám trong SGK, thậm chí là trong các tuyển tập cổ tích? Nhưng đối với nhiều người, cái ác vẫn cần bị trừng trị thích đáng.

Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám

Phía Tấm

Posted Image

Bìa sách truyện tranh Tấm Cám của NXB Mỹ Thuật

Kết nào cho “Tấm Cám”?

Họ tên: Hải Đăng

Tiêu đề: Tấm _ Cám

Theo tôi, nên sửa lại kết thúc truyện Tấm Cám như chuyện cổ tích Thạch Sanh, đó là cái kết hay nhất.

Họ tên: Tran Hien

Tiêu đề: Kết thúc truyện Tấm Cám

Hồi còn nhỏ, tôi có đọc truyện tranh "Tấm Cám", kết thúc như sau: Sau khi biết Tấm được vua rước vào cung, mẹ con Cám sợ tội nên trốn về quê. Trên đường đi, hai mẹ con bị trời đánh chết. Tôi thấy kết cục như vậy là thỏa đáng: Kẻ ác sẽ bị trời trừng phạt!

Họ tên: Hải Sơn

Tiêu đề: Lòng vị tha

Theo tôi, kết thúc cô Tấm cần có lòng vị tha, lòng bao dung và nhân ái, kết thúc truyện phải mang tính nhân văn, kiểu như trải qua bao nhiêu cơ cực cuối cùng Tấm được nhà vua yêu thương,... rồi cuối cùng mẹ con Cám đã nhận ra sự tàn nhẫn của mình trước đây nên cảm thấy tội lỗi, xấu hổ rồi bỏ nhà đi biệt xứ...

Họ tên: Mon

Tiêu đề: Đúng đắn

Không cần thiết phải sửa lại đoạn kết câu chuyện Tấm Cám. Vì nói cho cùng, tiêu diệt cái ác cũng là làm một điều thiện. Nhân bất vị kỷ trời chu đất diệt, không lý do gì năm lần bảy lượt người ta giết mình ra tận tro rồi mà vẫn không biết đấu tranh lại. Tấm làm vậy là đúng, tự mình trừng phạt kẻ ác khi chưa có một thế lực siêu nhiên nào trừng phạt được họ.

Bỏ truyện ra khỏi SGK

Họ tên: Thanh Hai

Tiêu đề: Cảm nghĩ về câu chuyện Tấm Cám

Tôi đã đọc và học về truyện Tấm Cám từ khi còn học sinh cấp 1, thời gian cũng đã qua 20 năm, mọi tình tiết liên quan đến Tấm Cám vẫn còn đọng lại trong trí nhớ.

Thực ra, khi đọc xuyên suốt truyện, mới cảm thấy được cái kết dành cho Cám và bà mẹ Cám là hoàn toàn đối xứng với những việc làm không gì là tốt đẹp của họ.

Thiết nghĩ, nếu muốn sửa đổi cái kết có hậu và để Tấm mãi đẹp trong mắt những mầm non của đất nước, chúng ta cũng nên để mẹ con Cám giảm bớt những hành động đen tối mãnh liệt nhằm tước đi mạng sống của Tấm rất nhiều lần như vậy, so với Tấm, Cám và mẹ cám chỉ chết có một lần mà thôi. Như vậy, câu chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn và mang tính nhân văn hơn. Tôi mong câu chuyện này không được đưa vào giảng dạy cho học sinh, vì nó giúp phần khơi dậy sự "ghen tức" trong lòng mỗi con người, tạo nên một tiền lệ xấu đối với những người không xinh đẹp, không có tài năng nhưng lại luôn sẵn đức tính không thích người khác hơn mình.

Họ tên: Đặng Tuấn Anh

Tiêu đề: Tấm Cám

Ý kiến của tôi là bỏ hình ảnh Cô Tấm ra khỏi các hình ảnh cần truyền đạt cho học sinh. Tôi cũng không dùng hình ảnh này để dạy con mình. Đừng cố tạo lại một hình ảnh đã quá hoen ố. Để nguyên cốt chuyện đó và chỉ cho học sinh rằng con người này không thể làm gương, tôi nghĩ như thế là hay hơn. Nên kiếm một hình ảnh tốt đẹp khác.

Với cái đà này thì không biết người ta còn muốn thay đổi những câu chuyện nào nữa. Tôi đã tranh cãi với bạn bè mình gần 10 năm nay là hình ảnh đó là quá tệ. Cũng như Kiều, có cơ hội hoàn lương nhưng lại trở lại con đường làm gái lầu xanh (hay các vị định sửa luôn chuyện Kiều).

Họ tên: Thaithit

Tiêu đề: Truyen co tich

Tại sao lại cứ phải lôi truyện cổ tích Việt Nam ra để giáo dục học sinh nhỉ. Có nhiều truyện mang tính giáo dục cao hơn mà. Con người thường hướng đến cái thiện, nhưng kết của truyện cô Tấm lại rùng rợn quá, liệu rằng mẹ con Cám ác hơn, hay Tấm dã man hơn. Hay truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, liệu rằng có sự thiên vị của Vua với Sơn Tinh hay không khi yêu cầu đề bài toàn là đồ trên rừng, không thấy đồ biển nào cả. Nếu không nhầm thì những bài học này có từ thời bao cấp rồi, sao không thấy sửa, điều chỉnh nhỉ ?

Họ tên: Đôn

Tiêu đề: Nên loại bỏ Tấm Cám ra khỏi kho tàng cổ tích Việt Nam

Tấm Cám là câu chuyện chính thức dã man nhất mà tôi từng đọc, tôi không hiểu vì sao có ai lại sưu tầm và phát hành nó thành chuyện cổ tích, cho trẻ em đọc và đưa vào sách giáo khoa, tạo ra hình tượng cô Tấm.... Chúng ta có nghĩ đến những câu chuyện đời thực về việc trả thù man rợ đã và đang được đăng báo hàng ngày gần đây là hệ quả của việc đưa chuyện Tấm Cám vào sách giáo khoa không? Tôi nghĩ là có.

Bùi Đăng Trung

Tiêu đề: Tiêu đề: Loại bỏ

Loại bỏ trong kho tàng truyện cổ dân gian chúng ta không thiếu những câu chuyện hay có tính nhân văn, tính giáo dục cao. Vì vậy, không cần đưa truyện Tấm cám vào SGK làm gì. Và bằng mọi cách chúng ta nên dần loại bỏ đoạn kết của câu chuyện. Tất cả những bản in mới sẽ theo cái kết mới. Đừng để HS đọc được đoạn kết như đã có của câu chuyện.

Hãy để yên cho cổ tích!

Họ tên: Huy Tuấn

Tiêu đề: Không nên sửa kết thúc truyện Tấm Cám

Tại sao chúng ta lại phải viết lại câu chuyện này? Đây là câu chuyện dân gian được đúc kết, truyền lại qua nhiều thế hệ. Nó thể hiện quan niệm một bộ phận người dân về cái thiện, cái ác và cách chống lại cái ác. Một khi cái ác vượt quá giới hạn, không thể cải tạo, hoàn thiện thì cách tốt nhất là nên loại bỏ. Đó cũng là cách nghĩ của một bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên, dựa vào kết cục nguyên bản của câu chuyện này, chúng ta cũng có cho các em học sinh đánh giá những hành động như vậy của Tấm là có nên hay không? Có thể có những giải pháp khác nhân văn hơn, hay hơn hay không? Đó cũng là một cách giáo dục hay

Họ tên: Hoàng Minh Nguyệt

Tiêu đề: em có ý kiến

Em thấy cô Tấm thế là đúng ạ. Theo quy luật tự nhiên nếu không đấu tranh thì kẻ khác sẽ chà đạp mình không thương tiếc. Nếu như mẹ con Cám còn sống liệu có để Tấm yên không đã mấy lần tấm chết đi sống lại rôi.Bây giờ Tấm đứng dậy triệt tiêu kẻ muốn hãm hại mình cũng như quân ta nếu không đứng lên đấu tranh sao có cuộc sống yên ổn được lúc đó dù trước kia hình tượng của mình có đẹp và tốt đến mấy cũng gạt sang 1 bên để dành lại quyền được sống. Mà quyền được sống là quyền dân chủ cơ mà.

Họ tên: hung kien

Hãy để nguyên bản cổ tích

Không thể áp đặt một quan điểm từ thời đại này cho thời đại khác. Hãy để nguyên cốt truyện, hãy giải thích cho các em biết đúng sai, chẳng lẽ chúng ta phải sửa tiếp truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vì vua đã ra đề thi không công bằng với Thủy tinh nên ngàn đời sau con cháu bị lũ lụt.

Võ Ngọc Sinh

Tiêu đề: Xin đừng áp đặt

Cái gì của dân gian thì phải trả lại cho dân gian. Chúng ta không thể lấy phạm trù đạo đức của thời đại tin học ngày nay đem gán cho thời đại con người còn ăn lông ở lỗ được.

Vì với mỗi thời đại, con người có mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, có những vấn đề hôm nay chúng ta cho là chân lý thì sau nầy có thể sẽ bị nhìn nhận là sai lầm nghiêm trọng. Theo tôi nếu những yếu tố dân gian nào xét thấy không có tính giáo dục trong thời kỳ hiện đại thì đừng đưa chúng vào nhà trường. Chúng ta có thể đưa câu chuyện cổ tích Tấm Cám nguyên bản vào các lớp ở bậc học cao hơn, nhưng ở đây chúng ta phải phân tích rõ ràng những điều nào là đúng, là sai, là thiện, là ác ở trong mỗi một nhân vật.

Cụ thể nhân vật Tấm trong truyện cũng là con người nên cô ấy cũng có lúc ác là điều dễ hiểu. Vì con người thì ai cũng có "Tham, Sân, Si, Mạng, Nghi, Tật, Đố", chỉ khác nhau ở chỗ ít hay nhiều mà thôi.

Họ tên: duc

Tiêu đề: Nên để nguyên bản!!

Theo tôi nên để nguyên bản. Sửa như vậy đã làm cho các em không còn biết đến nguyên gốc của truyện. Hẳn trong ý nghĩa của câu chuyện các cụ đã đúc rút ra những cái ý nghĩa có một tác dụng nào đấy. Để răn đe cái ác chẳng hạn. Sửa đi là làm mất đi cái các cụ muốn răn dạy con cháu. Đừng bóp méo ý của các cụ.

Họ tên: Vũ Minh

Tiêu đề: Cần cách nhìn nhận mới

Theo tôi nghĩ, nên giữ nguyên bản câu chuyện. Quan trọng là ở người giáo viên, phải giúp học sinh hiểu và nhận ra rằng không có ai là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Giúp học sinh nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều khác nhau, đứng ở nhiều giác độ khác nhau để phân tích hành động của nhân vật. Không nên chỉ áp đặt học sinh suy nghĩ rằng Tấm là phe thiện, Cám là phe ác. Chính việc áp đặt như vậy sẽ khiến học sinh dần trở nên thụ động.

Họ tên: vanduc

Tiêu đề: Hãy để yên cho cổ tích

Tại sao lại cố thay đối hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích? Cô Tấm là di sản tinh thần của cha ông ta để lại cho con cháu, xin đừng cố sửa đổi. Chẵng lẽ mai mốt thấy cô Tấm mặc áo yếm không đẹp lại sửa thành cô Tấm mặc váy đầm. Hay cô Tấm tái sinh từ quả thị không đẹp nữa lại sửa thành cô Tấm tái sinh từ hoas sen. Sao không sửa luôn cô Tấm dùng đi thi hoa hậu rồi gặp đại gia, sau đó hẹn gặp đại gia qua facebook!!! Nếu ngành giáo dục thấy hình tượng cô Tấm trả thù không phù hợp với giáo dục trẻ nhỏ thì đừng đưa truyện cô Tấm vào SGK nữa. Chẳng lẽ không còn cách chọn lựa nào khác sao.

Họ tên: toandang

Tiêu đề: Nên để nguyên truyện cổ tích

Theo tôi thì nên để nguyên như dân gian, vì khi các em đọc đoạn Tấm làm mắm Cám và gửi về cho gì ghẻ thi khi đọc người đọc sẽ thấy đây là hành động tượng trưng, không có thực vì việc này rất khó làm, còn chỉ ngoáy sâu vào việc dội nước sôi vào đầu thì dã man quá, việc này dễ làm, và có thể có thật trong thực tế.

Họ tên: Bùi Thịnh Minh

Tiêu đề: Chấp nhận lịch sử

Chúng ta chấp nhận được đoạn kết của câu truyện tại sao thế hệ sau không thể chấp nhận? Tôi là một đại diện của thế hệ 8X. Truyện Tấm Cám tôi đã được đọc từ thủa bé. Ngày đó cũng đưa ra bình luận về nội dung câu chuyện. "ai là người ác nhất trong chuyện ?". Và theo bình luận đó chính là nhân vật Tấm.

Một câu chuyện của người xưa truyền lại, đó là di tích, đó là lịch sử. Tại sao chúng ta lại phải sợ cái lịch sử đó. Thời chúng ta tiếp cận, đưa ra được cái nhìn đúng đắn thì tại sao chúng ta lại phải sợ thế hệ kế tiếp chúng ta có những suy nghĩ lệch lạc với những vấn đề đó (Theo tôi kiểm nghiệm, thế hệ sau luôn có tốc độ nắm bắt nhanh hơn thế hệ trước).

Với riêng tôi, NXB nên để nguyên câu truyện như vậy và có phần phụ lục bình luận về nội dung của nó thì sẽ hay hơn!

PS: Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh có nội dung cũng tương tự (nhà vua thiên vị Sơn Tinh nên Sơn Tinh mới thắng), truyện cũng cho thấy sự bất công trong xã hội - Chúng ta phải biết chấp nhận!

Nguyễn Hường (tổng hợp)

*************************

Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện "vọt" lên cấp THPT, vào sách Ngữ văn lớp 10 và đoạn kết cũng không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây. Theo bạn, kết thúc truyện Tấm Cám của thời hiện đại nên viết lại như thế nào?

==================================

Không lẽ Thiên Sứ vi phạm nội quy vì chửi thề! Tất cả các ý kiến trên đều sai.

Bởi vì còn một yếu tố nữa cần xét đến là sự thăng trầm của Việt sử làm sai lệch chi tiết ở đoạn cuối câu chuyện. Những ý kiến trên đều là kết luận căn cứ vào chuyện viết lại của ông Nguyễn Đổng Chi. Có thể ông Nguyễn Đổng Chi không sai khi ghi lại câu chuyện. Nhưng trài hàng ngàn năm đến lúc ông Nguyễn Đổng Chi ghi lại câu chuyện thì có còn là bảo đàm tính nguyên bản không? Bởi vậy, BBT vietnamnet.vn đúng khi đặt vấn đề nên có một đoạn kết như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Israel điều tra vụ “kế hoạch đánh Iran”

05/11/2011 0:33

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu “vừa ra lệnh điều tra” vụ rò rỉ kế hoạch tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, theo đài phát thanh quốc gia nước này.

Quyết định trên được đưa ra sau khi báo chí mấy ngày qua liên tục đưa tin ông Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak đang thuyết phục nội các Israel đồng ý với một chiến dịch đánh Iran. Tờ al-Jarida ngày 4.11 dẫn một số nguồn tin giấu tên cho hay ông Netanyahu nghi ngờ hai ông Meir Dagan (cựu Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Mossad) và Yuval Diskin (cựu lãnh đạo Cơ quan tình báo đối nội Shin Bet) là thủ phạm vụ rò rỉ.

Các ông Dagan và Diskin bị cho là luôn phản đối đánh Iran trừ trường hợp bất khả kháng nên tuồn thông tin cho báo chí để ngăn chặn chuyện này. Đến nay, chính phủ Israel chưa có phản ứng về những thông tin liên quan tới kế hoạch nói trên lẫn vụ điều tra.

Trùng Quang

============================

Thay vì hành xử theo lối giang hồ thường quảng cáo trước: "Mày cà chớn, tao bụp mày!" thì người Isarael lộ thông tin tấn công Iran thay cho lời quảng cáo mang tính giang hồ. Nhưng đây chính là lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất. Sau đó là chiến tranh, nếu Iran chứng tỏ mình vẫn tiếp tục phủ nhận sự sống còn của dân tộc Do Thái. Chúng ta hãy chờ xem!

Lời tiên tri 2011: "Thế giới đề phòng chiến tranh cấp quốc gia"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kêu gọi đối thoại an ninh Mỹ - Úc - Ấn

05/11/2011 0:30

Đó là nội dung chính trong tài liệu “Chia sẻ mục tiêu, hướng tới lợi ích: Kế hoạch hợp tác Mỹ - Úc - Ấn ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương” được công bố ngày 4.11, theo AFP.

Báo cáo được soạn thảo bởi Tổ chức Heritage của Mỹ, Viện nghiên cứu Lowy của Úc và Tổ chức Nghiên cứu quan sát của Ấn Độ. Tài liệu viết: “Nghiên cứu này cung cấp các ý tưởng cho việc thành lập đối thoại và hợp tác giữa 3 nước về các vấn đề an ninh, chính trị, kinh tế” và ghi nhận thêm: “Từ năm 2009 đến nay, có hàng loạt diễn biến đáng quan ngại cho an ninh biển tại biển Đông, biển Hoa Đông, Hoàng Hải, đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực”.

Posted Image

Các tàu chiến của Mỹ, Úc, Ấn trong một cuộc tập trận chung tại vịnh Bengal - Ảnh: Irandefence.net

Trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Yasuo Ichikawa ở Tokyo đầu tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố: “Ấn Độ ủng hộ tự do đi lại hợp pháp ở vùng biển quốc tế, tuân thủ Công ước LHQ về luật Biển”. Báo The Times of India còn dẫn lời ông Antony nói với ông Ichikawa rằng những nước phụ thuộc vào thương mại biển cần hợp tác duy trì các tuyến hàng hải được thông thoáng. Trong cuộc gặp, hai bên cũng đồng ý tổ chức tập trận hải quân chung lần đầu tiên vào năm 2012.

Văn Khoa

=============================

Cái này nói rồi! Họa sĩ vẽ thiếu cô gái Ân Độ. Úc chỉ là tay chơi hạng hai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người phụ nữ mang bầu lao vào mũi xe lửa cứu bé thơ

VnExpress

Chủ nhật, 6/11/2011, 17:10 GMT+7

Dưới ánh đèn của đoàn tàu đang lao vun vút, chị Nhàn phát hiện một bé gái 2 tuổi đứng ngay trên đường ray. Không chần chừ, chị ôm bụng bầu 6 tháng lao lên đường sắt cứu sống cháu bé ngay trước mũi tàu.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có quyết định khen thưởng thành tích đột xuất đối với chị Nguyễn Thị Nhàn (26 tuổi, nhân viên gác chắn của Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên) đã dũng cảm cứu được một cháu bé thoát chết trong gang tấc.

Ngày 5/11, tại gác chắn An Hòa (phường An Hòa, thành phố Huế), chị Nhàn vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại buổi tối chị liều mình cứu được cháu Nguyễn Ngọc Phương Thảo. Sau hơn 2 tuần cứu người, chị Nhàn vẫn chưa dám kể chuyện với mẹ đẻ vì sợ bị la không biết lo cho đứa con trong bụng.

Khoảng 19h30 tối 20/10, vừa đóng xong chắn tại km 687-915 (phía bắc ga Huế) để đón đoàn tàu khách mang số hiệu DH41, chị Nhàn bất ngờ nhìn thấy một cháu bé đang tập tễnh bước đi ngay trên đường ray, cách chỗ mình đứng khoảng 20m. Hoảng hốt, nhưng chị vẫn bình tĩnh giơ đèn đỏ báo hiệu cho tàu biết có nguy hiểm. Khi chị lao như tên vào bế cháu bé khỏi đường sắt cũng là lúc đoàn tàu lướt qua. Bế cháu bé vào lòng, bên tai là tiếng tàu chạy xình xịch, chị thấy nổi da gà. Đôi tay chị khẽ đặt lên bụng mình như trấn an đứa con mới thành hình.

“Lúc đó mình thấy cháu bé đang đối mặt với nguy hiểm nên lao đến bế cháu chứ cũng chẳng nghĩ đến chuyện mình đang bụng mang dạ chửa. Cũng may mình còn nhìn thấy cháu mà cứu”, chị Nhàn chia sẻ.

Posted Image

Chị Nhàn mang thai tháng thứ sáu đang trực chắn gác tàu hỏa. Ảnh: Nguyễn Đông

Khu vực quanh gác chắn Bắc ga Huế người dân xây nhà và buôn bán ngay sát đường sắt. Trong bóng tối chập choạng, nhiều người đứng đợi ở gác chắn chứng kiến hành động của chị Nhàn hôm đó đã ồ lên vì sợ và thán phục người phụ nữ mang bụng bầu cứu người trước lưỡi hái tử thần.

“Tàu gần đến gác chắn thì một vài người mới nhìn thấy đứa trẻ biết đi đang loạng choạng ngay trên đường sắt. Không ai kịp làm gì. Tôi như nín thở. Bỗng thấy cô nhân viên gác chắn tàu một tay ôm bụng bầu, một tay cầm đèn đỏ giờ lên quá đầu, chạy lao về phía đứa bé. Trời ơi, tôi không tin vào mắt mình khi thấy cô Nhàn bế cháu bé lao ra khỏi mũi tàu lửa”, bà Hồng, bán hàng ngay cạnh gác chắn Bắc ga Huế kể lại. Và câu chuyện cứu người của chị được mọi người truyền tai nhau.

Còn chị Nhàn, khi bế cháu Thảo đến giao cho gia đình ở ngay cạnh đường sắt và nhắc nhở mọi người canh chừng trẻ nhỏ không để các cháu chơi gần đường sắt, mặt vẫn còn tái xanh vì sợ.

Bế đứa con gái từ tay chị Nhàn, chị Đặng Thị Ngọc Oanh, mẹ của cháu Thảo rơm rớm nước mắt. “Lúc đó cả nhà em đang ở trong nhà. Khi thấy mọi người xung quanh gọi, em vội chạy ra thì mới biết con em vừa được cứu ngay trước mũi tàu. Gia đình em mang ơn chị Nhàn nhiều lắm!”, chị Oanh tâm sự.

Sáng hôm sau, khi bàn giao ca trực cho đồng nghiệp, chị Nhàn kể lại chuyện mình cứu bé gái. Vài hôm sau, chị nhận được thông báo của ban nữ công Đội quản lý đường sắt 4 vận động chị viết báo cáo lại vụ việc để gửi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Và đến ngày 4/11, chị Nhàn được tổng công ty có quyết định khen thưởng.

Posted Image

Người phụ nữ dũng cảm này vừa cứu sống một em bé trên đường ray ngay trước mũi tàu. Ảnh: Nguyễn Đông

Quê ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), học xong lớp 12, Nhàn quyết định theo nghiệp đường sắt của mẹ. Năm 2005, cô chính thức vào ngành đường sắt ở Thừa Thiên - Huế. Tháng 3 vừa rồi, đám cưới của Nhàn và anh Dương Thái Hiệp cùng làm trong ngành đường sắt khiến bạn bè vẫn hay gọi vui là “gia đình đường sắt”.

Tháng 9 chị Nhàn chuyển công tác từ thị xã Hương Thủy lên thành phố Huế, nhận nhiệm vụ làm gác chắn thay nghỉ (làm thay những người nghỉ tại gác chắn trong ngày hôm đó). Đang mang thai đứa con gái đầu lòng nhưng với lòng yêu nghề, chị vẫn ngày đêm bám gác chắn. Thời gian này, chị xin làm ca ban ngày để đêm hai mẹ con có thời gian nghỉ ngơi.

Bà Nguyễn Thị Lê, Tổ trưởng ban nữ công Đội quản lý đường sắt 4, khen chị Nhàn không hết lời: “Hành động cứu người của Nhàn là một nghĩa cử cao đẹp. Khi nghe mọi người kể lại chuyện Nhàn ôm bụng bầu chạy đến bế đứa bé ngay trước mũi tàu hỏa tôi thấy bản thân mình khó có thể dũng cảm hành động được như Nhàn…”.

Nguyễn Đông

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều truyện cổ rùng rợn không kém "Tấm Cám"

Thứ ba 08/11/2011 10:37(GDVN)

- Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Hãy đợi đấy, Nàng công chúa ngủ trong rừng... đều có những chi tiết rùng rợn không kém truyện Tấm Cám.

Hầu hết các truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, tất nhiên, kết thúc của chuyện thì bao giờ phần thắng cũng thuộc về cái thiện. Văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích, có đặc trưng quan trọng là luôn luôn được dân gian thay đổi, chỉnh sửa phù hợp với ước muốn, quan niệm của dân gian.

ĐỌC NỘI DUNG PHIÊN BẢN SỬA ĐOẠN KẾT "TẤM CÁM"

Nàng Bạch Tuyết, công chúa ngủ trong rừng… cũng rùng rợn không kém

Truyện Nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, trẻ em thế giới đều được đọc và nghe truyện cổ tích, xem phim hoạt hình (sản xuất năm 1937) của hãng phim hoạt hình Walt Disney.

Posted Image

Phiên bản nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ Grimm còn ghê rợn hơn rất nhiều

Người xem ai cũng yêu thích cách kết thúc câu chuyện khi mụ dì ghẻ Bạch Tuyết bị các chú lùn săn đuổi, phải chạy trốn lên đỉnh núi cao, trời nổi cơn giông bão, sấm sét và mụ ta bị rơi từ mỏm núi cao xuống vực, cái ác đã bị các thế lực thiên nhiên trừng phạt đích đáng (trời phạt).

Tuy nhiên, trong phiên bản Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn trong truyện cổ của anh em nhà Grimm năm 1812 (tên là Jacob và Wilhelm Grimm, nước Đức) lại có nhiều chi tiết rất khác và rùng rợn hơn nhiều.

Phiên bản này người hãm hại nàng Bạch Tuyết không phải là dì ghẻ mà chính là mẹ đẻ của nàng. Phiên bản này có nội dung sự ghen tuông của người mẹ đẻ vì thấy con mình xinh đẹp hơn mình gấp nghìn lần đã nghĩ ra kế sai người thợ săn đưa nàng Bạch Tuyết vào rừng sâu để giết đi và phải mang gan phổi về làm bằng chứng. Người mẹ nhẫn tâm này sẽ nấu gan phổi lên ăn với muối.

Và khi biết tin nàng Bạch Tuyết chưa chết, người mẹ đã tìm đến khu rừng nơi nàng Bạch Tuyết và Hoàng Tử làm đám cưới thì bị người ta bắt mụ xỏ đôi giày nung lửa đỏ chảy máu cho đến khi chết.

Còn đối với câu chuyện Nàng công chúa ngủ trong rừng trong phiên bản của Pháp, khi hoàng tử, lúc này là vua, đưa cô công chúa sau khi tỉnh dậy về lâu đài. Nhưng bà mẹ của vị vua này, rất thích ăn thịt người, đặc biệt là thịt trẻ con. Thế nên, trong lúc vị vua đó phải ra ngoài chiến trường, bà ta sai người đưa nàng công chúa kia, giờ đã là hoàng hậu, về miền quê để tiện đường ăn thịt hai đứa con của cô gái. Tuy nhiên người đầu bếp đã lừa được bà ta, và giấu hai đứa bé ở nhà ông ta. Bà này sau khi tưởng đã ăn được hai đứa bé, đã tính ăn luôn người đẹp hoàng hậu kia. Một lần nữa ông đầu bếp giấu luôn cả hoàng hậu và hai đứa bé trong nhá ông ta, nhưng rồi cũng bị bà ta phát hiện. Bà ta chuẩn bị một cái nồi lớn chứa mấy con vật ghê rợn như rắn rít trong đó dùng để nấu cùng lúc hai đứa bé, hoàng hậu, và ông đầu bếp kia thì vị vua trở về đúng lúc. Bà ta uất ức quá tự nhảy vào nồi và bị mấy con vật trong nồi ăn thịt.

Những bản đầu tiên của câu chuyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ cũng ghê sợ không kém. Đây là câu chuyện cổ tích của nước Pháp, dường như có từ thế kỷ 17, nội dung rất khác so với truyện do anh em nhà Grimm kể lại. Trong phiên bản này, con chó sói sau khi ăn thịt xong bà cụ còn để lại một ít máu và thịt cho cô bé quàng khăn đỏ ăn, thậm chí nó còn lột sạch quần áo của cô bé, quăng vào lửa rồi dụ cô bé lên giường.

Posted Image

Từ những câu chuyện cổ tích trên, rõ ràng truyện dân gian không thể có một phiên bản duy nhất, vì mỗi thời đại, câu chuyện lại được kể theo một cách khác nhau. Nên đưa ra các phiên bản khác nhau để học sinh cùng tranh luận chứ không phải áp đặt theo một hình mẫu nhất định.

Nên đưa ra các phiên bản khác nhau để học sinh cùng tranh luận

Quay trở lại với truyên Tấm Cám, bạn đọc Mai Hoa, thạc sĩ Văn học, Khoa Văn Đại học Paris 7 (Pháp), trên Vietnamnet cho biết, khi cô kể chuyện Tấm Cám cho một người bạn Pháp nghe: "đến đoạn kết thúc, cô bạn Pháp có hỏi tôi là khi còn bé nghe chuyện này tôi có ngủ được không? Quả thật, tôi thấy kết cục như thế cũng ghê. Tôi thiết nghĩ, khi người lớn kể chuyện này cho các bé thì phần lớn mọi người đều đã chỉnh sửa để câu chuyện đỡ ghê sợ".

Nhiều truyện cổ tích trên thế giới như Cô bé lọ lem (Pháp), Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô Tro Bếp (Hy Lạp)… đều kết thúc khi nhân vật hiền lành (nhưng bị áp bức) trở thành vợ Vua (hoặc Hoàng tử). Chỉ khác là cuộc chiến giữa thiện và ác của Tấm Cám còn kéo dài hơn khi Tấm trở về quê vào ngày giỗ cha mình.

Có thể nói, so với các câu truyện cổ tích tương tự của một số dân tộc trên thế giới, kết cục của truyện Tấm Cám có phần tàn khốc hơn.

Dân gian muốn cái ác phải được trừng trị, diệt trừ tận gốc. Kết cục mà dân gian xây dựng như thế mới thỏa ước nguyện của dân gian. Đó là cách để dân gian tự giải thoát tinh thần qua câu truyện.

Posted Image

Sửa câu chuyện Tấm Cám còn gây nhiều tranh cãi khác nhau

Vấn đề là ngày nay, chúng ta dùng những chuẩn mực đạo đức của hiện tại để soi xét hành vi của cô Tấm trong truyện. Nôm na mà nói là chúng ta mang cô Tấm ngày xưa, cô Tấm trong truyện cổ tích đặt vào bối cảnh xã hội hiện tại để soi xét.

Chia sẻ quan điểm của mình, nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi đến Báo Giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong đó, độc giả Lê Quang Khánh cho rằng: hãy cùng tranh luận, phân tích với học trò của mình, lắng nghe nhiều hơn áp đặt, và hãy truyền thụ một cách khoa học, tự tin không cần ngần ngài trước cái xấu của một người tốt, mà hãy phân tích nó cho người học thấy tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, phải hành xử như thế nào trong trường hợp đó là phù hợp.

Hơn nữa, việc đưa truyện Tấm Cám vào SGK lớp 10 là nhằm phục vụ cho việc giảng dạy thể loại văn học dân gian. Vì thế, SGK càng không có chức năng viết thêm một phiên bản nữa cho truyện Tấm Cám?

Quỳnh Nga

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắc Kinh muốn Tokyo giải quyết nhanh vụ bắt giữ thuyền trưởng tàu cá

Thứ Ba, 08/11/2011 - 17:28

(Dân trí) - Bắc Kinh hôm nay kêu gọi Tokyo giải quyết nhanh và thích hợp vụ bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc, người đã phớt lờ yêu cầu kiểm tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trong lãnh hải nước này.

Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

Posted Image

Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Tàu cá của Trung Quốc bị phát hiện gần quần đảo Goto ngoài khơi thành phố Nagasaki ở tây nam Nhật Bản và bị yêu cầu dừng lại với các mệnh lệnh và ký hiệu bằng tiếng Trung, nhưng tàu đã phớt lờ, văn phòng lực lượng bảo vệ bờ biển Nagasaki cho biết. Thuyền trưởng tàu cá sau đó đã bị phía Nhật Bản bắt giữ.

Lên tiếng về vụ việc trong một cuộc họp báo thường ngày hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Trung Quốc đã lưu tâm tới các nguồn tin liên quan và đang điều tra vụ việc”.

“Đây là một vụ việc thông thường. Trung Quốc hi vọng Nhật Bản bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thuỷ thủ Trung Quốc và giải quyết thích hợp vấn đề này càng sớm càng tốt”, ông Hồng Lỗi nói thêm.

Vụ việc trên diễn ra hơn 1 năm sau khi những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng phát do việc bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc vốn va chạm với 2 tàu tuần tra Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Vụ va chạm đã làm thổi bùng tinh thần dân tộc tại cả 2 nước và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ ngoại giao.

Tuy nhiên, lần này, thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị bắt giữ tại một khu vực không thuộc lãnh thổ chanh chấp, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết. Hai chính phủ và báo chí của cả 2 nước đều phản ứng kiềm chế về vụ việc.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nagasaki nói 10 thuỷ thủ và tàu cá Trung Quốc đã tới cảng Nagasaki chiều qua.

Thuyền trưởng của tàu bị bắt và đưa tới Nagasaki hôm Chủ nhật để thẩm vấn. Các thủy thủ còn lại không bị bắt nhưng có thể cũng bị thẩm vấn.

An Bình

Theo Reuters

=============================

Đây là trường hợp tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản để đánh cá trộm.

Tuy nhiên, lần này, thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị bắt giữ tại một khu vực không thuộc lãnh thổ chanh chấp, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết. Hai chính phủ và báo chí của cả 2 nước đều phản ứng kiềm chế về vụ việc.

Để xem nước Nhật có đủ can đảm xác định chủ quyền quốc gia đích thực của họ trước Trung Quốc không - khi tàu cá Trung Quốc trắng trơn vi phạm chủ quyên biển của Nhật Bản? Hay họ lại xín xái và thả hết như một món quà ngoại giao và sau đó ngậm tăm nhìn Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyển sách in cổ nhất còn tồn tại trên thế giới là một quyển kinh Phật

http://daitangkinhvietnam.org/phat-giao-va-doi-song/van-hoa-giac-duc/7953-kinh-kim-cang-quyen-sach-in-co-nhat-the-gioi.html Ẩn mình nhiều thế kỷ trong hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng phía Tây Bắc Trung Quốc, Kinh Kim Cang (Diamond Sutra) là quyển sách in có từ lâu đời nhất vượt qua mọi biến cố của thời gian và còn trong tình trạng nguyên vẹn cho đến ngày nay. Bản in này được thực hiện vào năm 868 sau công nguyên – vào thời nhà Đường tại Trung Quốc, dù vậy người ta nghi ngờ rằng nó có thể đã xuất hiện lâu hơn trước đó.

Posted Image

The Diamond Sūtra, The World’s Earliest Dated Printed Book from AD 868

Sách được in bằng kỹ thuật chạm khắc gỗ- kỹ thuật in của người Trung Quốc vào lúc đó- trước khi Châu Âu phát minh ra máy in có con lăn hàng trăm năm.

Bảy dải giấy nhuộm màu vàng được dán lại với nhau để tạo thành một cuộn giấy dài hơn 5m quấn quanh một cọc gỗ bên trong. Sách được viết bằng tiếng Trung Quốc. Kinh Kim Cang tên đầy đủ là Kim Cang Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa Kinh là một bộ kinh quan trọng trong hệ Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa.

Được biết sách được tìm thấy vào năm 1907 bởi nhà khảo cổ học, nhà thám hiểm người Anh gốc Hungary Marc Aurel Stein. Năm 2004, sách được trưng bày tại triển lãm mang chủ đề Con đường tơ lụa tại thư viện Anh Quốc ở Luân Đôn và hiện vẫn còn được lưu giữ tại đây.

(Source: Tong hop)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết giải pháp gì đây. Tò mò quá.... :o

'Rao bán' giải pháp chống ùn tắc giá 100 tỷ!

Một cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cung cấp giải pháp xoá được 99% vấn đề ùn tắc giao thông cho Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với điều kiện nhận được 100 tỷ đồng tiền thưởng.

Chia sẻ với PV, ông Hồng Thạch Tâm hiện đang ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, ông sẽ trình Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP. Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh phương án xoá tắc, giảm ồn ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong khung giờ cao điểm: buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ. Ông Tâm đảm bảo, nếu thực hiện đúng theo giải pháp ông trình sẽ xoá tắc được 99% và đương nhiên tiếng ồn cũng sẽ giảm theo.

Một trong những phương án của ông Tâm đề xuất là giải quyết ùn tắc tại các ngã tư, giao lộ lớn.

Theo ông Tâm, nếu chấp nhận giải pháp của ông, Chính phủ phải thưởng ông 40 tỷ đồng;TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng thưởng 30 tỷ. Tổng cộng số tiền ông Tâm đề nghị được nhận là 100 tỷ đồng.

Ông Tâm cho biết, ông tin chắc chắn vào giải pháp xoá tắc giảm ồn của mình. Giải pháp này sẽ được đăng ký sở hữu trí tuệ. “Tôi đã có 45 năm lăn lộn trong hệ thống giao thông vận tải, quá hiểu những “bệnh” của vấn nạn giao thông nên tin tưởng sẽ chữa trị được”, ông này nói.

http://vietnamnet.vn...ia-100-ty-.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay