Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sau một thời gian nhất định, nếu số vụ tai nạn không giảm và nạn tắc đường chưa hết thì liệu Bộ trưởng có sẵn sàng cho việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm?

Khi nào không xong thì TTNC LHDP sẽ làm tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

EU đạt được thoả thuận “rất quan trọng”, thế giới hoan nghênh

Thứ Sáu, 28/10/2011 - 06:57

(Dân trí) - Sau một đêm thức trắng tại cuộc họp thượng đỉnh Brussels, cuối cùng, các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro đã đạt được một thỏa thuận ba điểm rất quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng euro.

Posted Image

Tổng thống Pháp: Kết quả này sẽ làm an lòng thế giới

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) loan báo thành quả trên sáng hôm qua (giờ Brussels).

Các bên tham gia cuộc gặp thượng đỉnh đã đạt được thỏa thuận về các nội dung chính: tái cơ cấu nợ công Hy lạp, gia tăng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (FESF), và tái cấp vốn cho các ngân hàng.

Thứ nhất, các ngân hàng đồng ý chịu mất 50% số nợ của Hy Lạp. Đây là điểm mấu chốt của kế hoạch chống khủng hoảng mà phải đến phút chót, các lãnh đạo châu Âu mới giải tỏa được.

Theo thỏa thuận đạt được, các ngân hàng chấp nhận xóa 50% nợ Hy Lạp mà họ đang nắm, tức là khoảng 100 tỷ euro trên tổng số nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp. Từ nay đến cuối năm 2014, Hy Lạp cũng sẽ được châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho vay thêm 100 tỷ euro, trong khuôn khổ một chương trình sẽ thay thế cho kế hoạch 109 tỷ euro được quyết định trong tháng 7 vừa qua.

Thứ hai, các nước khu vực euro đã quyết định tăng cường khả năng của Quỹ cứu trợ tài chính để giúp các nước đang gặp khó khăn, trước mắt nâng số vốn của quỹ nảy lên 1.000 tỷ euro.

Hiện giờ, về mặt lý thuyết, Quỹ cứu trợ tài chính có khoảng 440 tỷ euro, một số tiền được cho là không đủ so với tầm mức của khủng hoảng.

Điểm cuối cùng của kế hoạch chống khủng hoảng, vùng đồng euro trông chờ Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục mua nợ công của Italia và Tây Ban Nha trên các thị trường, để tránh lãi suất trái phiếu tăng vọt, làm trầm trọng hơn gánh nặng nợ của các nước này.

“Gói cứu trợ mà chúng tôi đã đồng ý tối nay, một thỏa thuận toàn diện, chứng tỏ rằng Châu Âu sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ ổn định tài chính của khu vực”, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso nói.

“Tôi đã nói trước đó và bây giờ tôi nói lại một lần nữa, đây là một cuộc đua marathon chứ không phải chạy nước rút,” ông nói.

Thế giới phản ứng tích cực

“Kết quả này sẽ làm an lòng thế giới vốn đang chờ đợi một quyết định mạnh mẽ từ khu vực đồng euro,” Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels sau khi đạt được thỏa thuận.

“Sự phức tạp của vấn đề và sự cần thiết để các bên đều đồng ý có nghĩa là chúng tôi đã phải đàm phán trong nhiều giờ liền,” ông nói.

Bình luận về kết quả Hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh, kết quả đáp ứng mọi nguyện vọng.

Tổng Thống Pháp Nicholas Sarkozy và Thủ Tướng Đức Angela Merkel, đại diện cho hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã cam kết sẽ đề ra một giải pháp toàn diện trước cuộc họp G-20 vào tuần tới, tổ chức tại Cannes, thành phố du lịch của nước Pháp.

Trợ lý Tổng thống Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố, quyết định đã được thông qua, đó là một quyết định cần thiết tối thiểu và chắc là các thị trường sẽ có phản ứng thích ứng.

Trung Quốc hoan nghênh kết quả cuộc họp thượng đỉnh của EU và cho biết sẵn sàng hợp tác với EU để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu.

Trung Quốc có hơn 3.000 tỷ USD về trữ lượng ngoại hối. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng tuyên bố nước ông sẵn sàng giúp châu Âu ứng phó với vụ khủng hoảng nợ nần hiện tại, nhưng ông kêu gọi châu Âu thừa nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Các nhận định của ông được đưa ra tại một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua.

Trong khi đs, loan báo về thỏa thuận đã giúp vực dậy đồng euro khi các nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn về triển vọng tăng trưởng của khu vực cũng như của đồng tiền chung châu Âu. Các quan ngại về tình hình tài chính của khu vực và mối đe dọa đồng tiền chung châu Âu sẽ sụp đổ đã làm ngưng trệ thị trường trong nhiều tháng.

Các chỉ số chứng khoán chính ở Đức và Pháp đã tăng khoảng 5%. Đồng euro đã đạt mức cao nhất trong vòng bảy tuần so với đồng USD.

Các thị trường chứng khoán châu Á cũng tăng từ 2% đến 3%. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,5%.

Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của nhiều công ty châu Á, và một số quốc gia như Trung Quốc đang nắm giữ một lượng lớn tài sản bằng đồng euro.

Nhưng giới chuyên viên nhấn mạnh rằng, vấn đề chính hiện hay là liệu kế hoạch trong thoả thuận quan trọng của EU ở Brussels có trở thành hiện thực hay không.

Thỏa thuận đạt được giữa lúc có nhiều lời đả kích gay gắt cho rằng giới lãnh đạo EU hành động quá chậm chạp và rụt rè để có thể đối phó với một cuộc khủng hoảng giờ đang đe dọa sẽ lan rộng sang các nền kinh tế lớn hơn của châu ÂU như Italia và Tây Ban Nha.

Nguyễn Viết

Tổng hợp

================================

Chẳng giải quyết được cái gì! Sang năm biết liền.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người không cứu bé Duyệt Duyệt nói gì?

tuoitre.gifTuổi Trẻ – 20 phút trước

TTO - “Tôi muốn nâng cô bé dậy nhưng thấy nhiều máu quá. Tôi sợ, con gái tôi cũng sợ khóc thét lên nên chúng tôi phải đi thật nhanh” - người phụ nữ dắt cô con gái trong đoạn clip bé 2 tuổi bị bỏ rơi nói với Nhật báo Quảng Châu hôm 19-10.

==========================

Với cái nhìn của tôi thì bà Trần Hiền Muội nghèo, người ta cho cứ việc lấy. Đây là sự quả báo nhãn tiền theo Lý học Đông phương, người làm tốt thì hưởng quả tốt. Chính vì điều đó khuyến khích con người lương thiện. Còn những người cho tiền bà, có thể họ cũng chỉ xúc động trước nghĩa cử của bà này mà họ không biết làm cách nào thể hiện ngoài việc cho tiền. Còn lũ tiểu nhân bôi nhọ bà này là có ý đồ muốn nổi tiếng thì bảo vào mặt chúng nó rằng:

Đối với những kẻ vô cảm và lạnh lùng bước qua nỗi thống đau đớn của cô bé Trung Quốc trong tai nạn trên - với thứ tư duy ở trần đóng khố như các người - đó là tại họ không muốn nổi tiếng.

Còn tệ hại hơn, thứ tư duy ngu dốt đó lại được chính phóng viên Đài Truyền hình Trung Quốc quảng bá qua lời phỏng vấn!

Xã hội Trung Quốc sắp loạn vì tính chính danh không có ở cơ quan truyền thống cấp nhà nước.

Hàng trăm người gây bạo loạn vì thuế ở Trung Quốc

Thanh Niên Online

Thứ sáu, 28/10/2011, 14:11 GMT+7

Một cuộc biểu tình vì tranh cãi về thuế ở phía đông Trung Quốc hôm 26/10 biến thành xô xát giữa ít nhất 600 người dân và cảnh sát địa phương.

huzhou1.jpg

Hàng nghìn người tham gia vụ bạo loạn ở Hồ Châu. Ảnh: Weibo

Vụ bạo loạn xảy ra ở thành phố Hồ Châu, tỉnh ven biển Chiết Giang, AFP đưa tin. Theo thông báo được đăng tải trên một trang web của chính quyền địa phương, vụ việc bắt nguồn từ một cuộc biểu tình của những tiểu thương đối với các loại thuế.

Giới chức địa phương cho hay có khoảng 600 người tham gia vào cuộc biểu tình, nhưng các nhân chứng tại hiện trường và các blogger cho rằng số người biểu tình lên tới hàng nghìn, trong khi cũng có rất nhiều cảnh sát trên các con phố.

Ít nhất 100 xe ôtô đã bị đập phá, trong đó có 10 xe của cảnh sát. Một xe bọc thép của cảnh sát thậm chí còn bị đốt. Nhiều người bị thương sau cuộc xô xát, trong đó có một số cảnh sát. Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay có ít nhất 10 người bị thương được đưa nhập viện, trong đó hai người trong tình trạng nguy kịch.

Theo đài này, vụ việc bắt đầu từ một số người buôn bán quần áo trẻ em, phản đối các nhân viên thuế vụ. Sau đó vụ ẩu đả lan rộng, ra tận đường cao tốc, trong đó có tới 600 người tham gia biểu tình, đốt xe. Họ còn tới trụ sở chính quyền địa phương và đập phá tài sản công cộng.

Một quan chức cục công an thành phố Hồ Châu từ chối bình luận về vụ việc. "Các cảnh sát đã được điều động để kiểm soát tình hình", ông này trả lời ngắn gọn trước khi cúp máy.

Trang web chính thức của chính quyền thành phố Hồ Châu cho hay 28 người đã bị bắt sau vụ bạo động, đồng thời khẳng định cảnh sát đã sử dụng những biện pháp mạnh tay để trấn áp những kẻ quá khích gây mất trật tự công cộng. Thông báo chính thức từ chính quyền thành phố cho biết cảnh sát đã giải tán được đám đông trước nửa đêm hôm 26/10 và tình hình đang được kiểm soát.

Các công nhân của một nhà máy may mặc ở Hồ Châu cho biết họ vẫn chưa dám ra ngoài trong ngày hôm qua. "Những người biểu tình và cảnh sát có ở khắp nơi trên các con phố", một nữ công nhân giấu tên nói. Một số công nhân khác cho hay hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy trong thành phố đã bị gián đoạn.

Những cuộc biểu tình lớn gần đây không phải là chuyện hiếm gặp ở Trung Quốc. Rất nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo động gây ảnh hưởng lớn tới trật tự an ninh công cộng. Ngay tại tỉnh Chiết Giang tháng trước, những người biểu tình xông vào một nhà máy, đập phá các văn phòng rồi phát hủy nhiều xe ôtô, sau khi một bài viết trên Internet buộc tội nhà máy này vì làm ô nhiễm môi trường địa phương.

Hà Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nào không xong thì TTNC LHDP sẽ làm tiếp.

Chú Thiên Sứ ơi TTNC LHDP sẽ sử dụng phương pháp nào ạ, chú có thể hiến kế được ko ạ, hoặc trung tâm tiến hành luôn ko ạ, vì như thế cũng góp 1 phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước, cũng như giúp người dân tránh việc thiệt mạng ko đáng có

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc'

Vấn đề giao thông hiện tại ở Việt Nam là quản lý, ghi nhận (Registering), chứ không được điều hành (Management). Bảng STOP là dấu hiệu giao thông quan trọng nhất nhưng hầu như không được sử dụng.

Bộ trưởng Giao thông tuyên bố tướng ra trận rất cần sự toàn quyền để quyết định tiến hay lùi. Tôi thấy có niềm hy vọng để giải quyết vấn đề giao thông và giảm sự ô nhiễm môi trường từ giao thông cũng như tăng an toàn giao thông.

Nhưng khi Bộ trưởng tuyên bố cấm xe gắn máy để giải quyết vấn đề giao thông thì tôi lại lo nghĩ về nhiều điều. Mật độ ôtô và xe gắn máy ở Việt Nam, ngay cả ở những thành phố như Sài Gòn và Hà Nội, không phải là quá cao mà chỉ là nhiều hơn những thành phố khác.

Nhiều quốc gia trên thế giới có diện tích mặt bằng dành cho giao thông khoảng 21% (gấp 3 lẩn) ở Việt Nam là 7%, nhưng số lượng xe cơ giới của họ gấp 20-30 lần. Có nghĩa là diện tích cho mỗi đơn vị xe cơ giới ở Việt Nam cao hơn ở những quốc gia khác. Vấn đề nằm ở chỗ nếu xe gắn máy ở Việt Nam được người Nhật, người Đức, người Mỹ, hay người Singapore cầm lái cộng với phương pháp điều hành giao thông thông minh, logic thì có bị ùn tắc như hiện tại?

Ở ta đi bộ cũng kẹt chứ không phải cần đi xe. Như vậy thì cấm đi bộ? Điển hình là những lần hội hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội lớn, các sân vận động bóng đá... Vì thế, có thể nhận ra căn nguyên nằm ở yếu kém trong tổ chức và con người.

Thực trạng giao thông hiện tại

Cảnh xe tải cán chết người đi xe gắn máy thường thấy trên báo chí hàng ngày là chuyện thường. Theo luật giao thông hiện tại mà không xảy ra điều này mới là chuyện lạ. Kính chiếu hậu có một góc mù khoảng 52 độ, người lái xe tải khó thấy người đi xe gắn máy ở dưới thấp. Khi người đi xe gắn máy ngã vào xe tải thì xe tải không thấy, và nếu thấy thì thắng cũng không kịp. Kính chiếu hậu không cho ta biết khoảng cách thực, không cho ta biết vận tốc thực. Nhưng ở Việt Nam chỉ nhìn kính chiếu hậu là đủ. Khi thi lấy bằng lấy xe thì người lái xe không cần quay đầu lại để nhìn. Chương trình đào tạo lái xe lạc hậu không theo kịp giao thông hiện đại về vận tốc và số lượng.

Posted Image

Quy định rẽ trái kiểu cổ điển mà Việt Nam đang áp dụng. Quy luật vật lý là nếu xe ôtô chạy 80-100 km/h thì khi thắng gấp cần một đoạn đường là 45-70 m. Nếu là xe tải thì cần 120-150 m tùy theo tình trạng bánh xe và tình trạng khô ướt của con đường và hệ thống thắng. Những thông tin này không hề có trong chương trình đào tạo và nhiều hơn nữa.

Nhiều tai nạn liên hoàn xảy ra ở Việt Nam là vì nhiều tài xế xe cho rằng mình phản ứng nhanh, tay lái lụa? Nhưng họ không thể nào vượt qua được quy luật của vật lý học. Vì tài xế không biết và cũng không ai dạy họ. Về kỹ thuật không khó để đo khoảng cách an toàn và xử phạt bằng như vượt vận tốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cứ mỗi năm lại có một tháng an toàn giao thông, ra quân kiểm soát, còn 11 tháng còn lại thì sao? Về kỹ thuật không khó để kiểm soát liên tục 365 ngày mà không cần ra quân.

Xe cứ vượt ra cướp đường, ai tông tới từ sau sẽ bị lỗi? Quy định kiểu này là quy định khuyến khích vượt ẩu, cướp đường. Điều này phải được sửa lại để tạo một phong cách giao thông an toàn và đúng luật.

Posted Image

Rẽ trái kiểu Mỹ. Cướp đường, nhưng không gây tai nạn vẫn bị phạt nặng theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó là quy định giao thông trên thế giới. Những quy định được phép quẹo phải hay chạy thẳng khi đèn đỏ không được định nghĩa rõ ràng. Trên thế giới, được phép quẹo phải khi đèn đỏ chỉ được sử dụng khi 100% không gây nguy hiểm cho người đang có đèn xanh ưu tiên. Chỉ sử dụng cho những đoạn đường ít giao thông, nếu có xảy ra tai nạn thì người đi đèn đỏ lỗi 100%.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì được phép chạy là cứ chạy, không an toàn cho người có đèn xanh, và giảm lưu lượng xe trong một đơn vị thời gian. Tưởng là giảm thiểu ùn tắc nhưng lại là "gậy ông đập lưng ông".

Đi đâu cũng thấy những phân luồng sai, quy định phản logic, đèn quẹo trái thì được gắn ở bên phải ở những con đường thật rộng, cứ lo tìm nhìn đèn giao thông là có thể gây tai nạn (như ở đường Điện Biên Phủ, Cộng Hòa...).

Muốn tạo một thói quen chạy xe an toàn, trật tự thì phải có những quy định logic. Ở Việt Nam hiện tại ai mà chạy đúng luật thì chỉ đứng một chỗ thôi. Ai liều thì được.

Giải pháp cho các vấn đề trên

Giải quyết vấn đề giao thông ở Việt Nam không phải là khó, chỉ cần một chiến lược tổng thể, những ý tưởng thông minh: bảo hiểm, quy định giao thông thông minh, logic và giáo dục giao thông đúng tâm lý và theo kịp điều kiện giao thông nhiều với vận tốc nhanh.

Tôi đã làm việc với Sở Giao Thông Công Chánh TP HCM, một số ý tưởng đã được thực hiện như cầu Sài Gòn, hướng đi đường Nguyễn Văn Trỗi nhưng chỉ là sự chắp vá. Cầu Thủ Thiêm (Sài Gòn) sau 5-6 lần sửa đổi hướng đi, nhưng đến nay vẫn chưa an toàn. Từ trong hầm chạy ra, từ trên cầu vượt chạy xuống, không ai thấy ai. Không an toàn!

Posted Image

Mô phỏng quá trình taxi bắt khách theo luật Việt Nam. Cứ chờ có tai nạn rồi sửa cũng không muộn? Việt Nam cần một phương án tổng thể, một giải pháp thông minh để điều hành giải quyết vấn đề giao thông mà không cần cấm gì cả! (thời gian chuẩn bị 3-6 tháng)

Ví dụ: Cấm qua mặt nếu xe đi trước đã báo hiệu đèn quẹo phải hay trái, có như thế mới an toàn và tạo điều kiện để xe quẹo giải phóng mặt bằng nhanh, đặc biệt cho xe buýt dễ chạy an toàn hơn cho xe gắn máy và cho những người khách đi xe buýt và nhiều quy định khác.

Đây là luật giao thông trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì không. Tại TP HCM, mỗi sáng cùng giờ 1,2 triệu trẻ em được đưa đến trường. Đây là trách nhiệm của xã hội chứ không phải của riêng mỗi gia đình. Biện pháp nào để trẻ em được đi học và về nhà an toàn là trách nhiệm của Bộ trưởng giáo dục và Bộ giao thông.

Gia đình sẵn sàng chịu trả tiền đưa đón nếu an toàn cho trẻ em, để khỏi phải chầu chực trước cổng trường, khoảng 10 tỷ giờ lao động, để có nhiều thời giờ cho sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, giải trí để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống văn minh hơn, tiến bộ hơn. Đó là khơi nguồn sáng tạo.

Posted Image

Ôtô thường xuyên đổi hướng gây ùn tắc. 1,2 triệu học sinh ở TP HCM làm sao đi học lệch giờ? Nếu không tổ chức đón đưa chung của trường? Một gia đình có hai con học khác trường làm sao đưa đón lệch giờ? Rồi phải chạy ngược chạy xuôi tăng thêm giao thông. Bố mẹ làm sao đi làm lệch giờ?

Đi làm lệch giờ đã được thử nghiệm ở châu Âu cách đây 35 năm, nhưng cũng không đem lại kết quả khả quan nào. Làm sao một nhà máy chạy được khi nhân viên đi làm lệch giờ? Kỹ sư đi làm lệch giờ? Không phải cấm cái này cấm cái khác, mở rộng đường là phương pháp giải quyết vấn đề giao thông. Ở châu Âu, Nhật và những nước khác không có biện pháp mở rộng đường, đền bù một số tiền lớn. Họ dùng tiền để giải quyết thông minh hơn.

Vận tốc trung bình hiện tại trong giờ cao điểm là 5-7 km/h. Nếu ta đạt được vận tốc trung bình 20 km/h là đã giải quyết được vấn đề. Cấm xe gắn máy hay ôtô thì làm sao nâng cao sản xuất để phát triển ngành công nghiệp?

Cấm là biện pháp đưa đến giảm thu ngân sách, giảm công ăn việc làm không những cho những người đang lao động sản xuất mà ngay cả cho những cơ quan kiểm định, những dịch vụ sửa chữa v.v, không thu nhập thì không có tiền chi, thì không có kinh tế

"Cấm, giới hạn" không phải là biện pháp thông minh, mà chỉ đưa nền kinh tế đi xuống. Nạn tắc đường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có thể giải quyết được 80% trong vòng 12-18 tháng, Vận tốc giao thông sẽ chậm lại (Stop and Go) trong giờ cao điểm nhưng sẽ không bế tắc (Stop No Go), trừ những trường hợp do tai nạn.

Xem những hình tiêu biểu cho giao thông Việt Nam. Không ùn tắt mới là chuyện lạ.

Nguyễn Minh Đồng

Giám đốc công ty DEVITEC-Consult

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi TTNC LHDP sẽ sử dụng phương pháp nào ạ, chú có thể hiến kế được ko ạ, hoặc trung tâm tiến hành luôn ko ạ, vì như thế cũng góp 1 phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước, cũng như giúp người dân tránh việc thiệt mạng ko đáng có

Vấn đề không đơn giản như Vi Tiểu Bảo nghĩ là gõ vài chữ lên đây. Hầu như bao giải pháp , tập trung trí tuệ của nhiều con người mà chưa hề có một giải pháp nào khả thi thì để trình bày giải pháp của TTNC LHDP phải là cả một công trình nghiên cứu thuyết phục, rất tốn kém thời gian và công sức, cần nhiều số liệu ...vv.... Không có kinh phí không thể thực hiện được.

Tất cả chỉ là ý tưởng - kể cả ý tưởng cấm xe máy của ngài Bộ Trưởng - và chưa được chứng nghiệm trên thực tế . Nên ít nhất nó phải logic - tức là ý tưởng thông minh nhất và hợp lý nhất - trước khi thực hiện. Bởi vậy nó phải có những điều tra, thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm mô phỏng ...vv....Đông thời nó phải đồng bộ với những quy hoạch kiến trúc T/p đến hàng trăm năm sau. Đại khái vậy.

Có điều rằng: TTNC LHDP nếu không thực hiện được giải pháp thì hoàn trả kinh phí. Vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Theo cháu muốn giảm ùn tắc thì việc đầu tiên là di dời các bệnh viện, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố (việc làm này cần làm luôn, và có 1 lộ trình cụ thể, tức là các bệnh viện trường học phải tính phương án di dời, và thời gian di dời cụ thể là bao lâu)

Thứ 2 là phát triển hạ tầng giao thông, với 1 tư duy quy hoạch cho 1 thời gian dài, và có 1 cái đầu quy hoạch tổng quát, chứ ko chơi theo cái kiểu chắp vá như thời gian vừa qua

Thứ 3 là phát triển hệ thống giao thông công cộng, như đường trên cao, cầu vượt thông minh ở các ngã tư, ... đồng thời tiến hành ngay và có lộ trình luôn về phát triển tầu điện ngầm, nâng cao và cải tiến hệ thống xe bus, phát triển xe bus mini thông minh, ...

đó là 3 giải pháp dài hơi

Còn lại thì làm luôn có thể là: đổi giờ học, giờ làm, thực ra cũng chênh nhau mấy đâu, có 30 phút thôi, mà sao thấy xã hội kêu ghê thế, còn cả việc đón con nữa, thế những công nhân làm ca, làm kíp thì họ đón con kiểu gì, làm cái gì chả có động chạm lợi ích nhóm, khi làm lãnh đạo cần có cái đầu "san bằng tất cả để đạt được mục đích chung", như tướng cầm quân vậy, nếu sợ quân chết trận thì làm sao giám chiến đấu với kẻ thù, khi vào trận phải chấp nhận hi sinh 1 số lượng quân, chấp nhận hi sinh nhiều thứ để dành chiến thắng

Đồng thời phạt thật nặng những người ý thức kém khi tham gia giao thông, như đi sai làn đường, lạng lách, vượt đèn đỏ, có khi ko tắc đường đâu, dư mà 1 thằng vượt đèn đỏ, rồi ra giữa ngã tư bị kẹt làm cho bị tắc, những lúc đó cháu gặp rất nhiều, cực kỳ ức chế, lúc đó chỉ muốn táng cho nó 1 phát, vì nó mà bao nhiêu người bị tắc, có khi lên đến cả tiếng, có khi nó ngồi chơi cả tiếng ko sao, dư mà chờ đèn đỏ có 1 vài dây thì suốt ruột

Thứ nữa làm được luôn là hạn chế phương tiện cá nhân, những ai họ ko cần thiết thì ko cần phải mua, giờ ra đường vào giờ tan học, học sinh cấp 3 là đi xe máy nhiều kinh khủng

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu muốn giảm ùn tắc thì việc đầu tiên là di dời các bệnh viện, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố (việc làm này cần làm luôn, và có 1 lộ trình cụ thể, tức là các bệnh viện trường học phải tính phương án di dời, và thời gian di dời cụ thể là bao lâu)

Thứ 2 là phát triển hạ tầng giao thông, với 1 tư duy quy hoạch cho 1 thời gian dài, và có 1 cái đầu quy hoạch tổng quát, chứ ko chơi theo cái kiểu chắp vá như thời gian vừa qua

Thứ 3 là phát triển hệ thống giao thông công cộng, như đường trên cao, cầu vượt thông minh ở các ngã tư, ... đồng thời tiến hành ngay và có lộ trình luôn về phát triển tầu điện ngầm, nâng cao và cải tiến hệ thống xe bus, phát triển xe bus mini thông minh, ...

đó là 3 giải pháp dài hơi

Còn lại thì làm luôn có thể là: đổi giờ học, giờ làm, thực ra cũng chênh nhau mấy đâu, có 30 phút thôi, mà sao thấy xã hội kêu ghê thế, còn cả việc đón con nữa, thế những công nhân làm ca, làm kíp thì họ đón con kiểu gì, làm cái gì chả có động chạm lợi ích nhóm, khi làm lãnh đạo cần có cái đầu "san bằng tất cả để đạt được mục đích chung", như tướng cầm quân vậy, nếu sợ quân chết trận thì làm sao giám chiến đấu với kẻ thù, khi vào trận phải chấp nhận hi sinh 1 số lượng quân, chấp nhận hi sinh nhiều thứ để dành chiến thắng

Đồng thời phạt thật nặng những người ý thức kém khi tham gia giao thông, như đi sai làn đường, lạng lách, vượt đèn đỏ, có khi ko tắc đường đâu, dư mà 1 thằng vượt đèn đỏ, rồi ra giữa ngã tư bị kẹt làm cho bị tắc, những lúc đó cháu gặp rất nhiều, cực kỳ ức chế, lúc đó chỉ muốn táng cho nó 1 phát, vì nó mà bao nhiêu người bị tắc, có khi lên đến cả tiếng, có khi nó ngồi chơi cả tiếng ko sao, dư mà chờ đèn đỏ có 1 vài dây thì suốt ruột

Thứ nữa làm được luôn là hạn chế phương tiện cá nhân, những ai họ ko cần thiết thì ko cần phải mua, giờ ra đường vào giờ tan học, học sinh cấp 3 là đi xe máy nhiều kinh khủng

Những điều Vi Tiểu Bảo nói người ta cũng đặt ra rồi.

Nhưng với Lý học thì: Về lý thuyết không có ùn tắc, cho dù số lượng xe đông gấp đôi, Nếu tất cả chuyển động đều. Vấn đề là lý thuyết đó thể hiện như thế nào trên thực tế thì cần phải "ngâm cứu".

Share this post


Link to post
Share on other sites

BA ĐIỀU KIỆN CHO BỘ TRƯỞNG THĂNG

Trước đề nghị lấy tăng thu từ dầu khí đầu tư cho giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng, ĐB Trần Du Lịch sẵn sàng ủng hộ với ba điều kiện

Nhân thảo luận ngân sách tại QH chiều nay (28/10), Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đưa ra một đề xuất "ngắn gọn". Ông Thăng cho biết theo báo cáo của PetroVietnam, giá dầu thô thế giới bình quân năm 2011 là khoảng 115 USD/thùng, so với giá trong báo cáo dự toán ngân sách là112 USD/thùng, do vậy thực tế thu ngân sách của năm 2011 có thể tăng thêm gần 30.000 tỷ đồng.

Posted Image

Phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng thu hút sự chú ý của các đại biểu QH

Năm 2012, ta dự kiến giá dầu thô thế giới là 85 USD/thùng, trong khi giá thực tế có thể lên khoảng 90 USD/thùng. Với chênh lệch đó, thu ngân sách của năm 2012 cũng sẽ tăng lên gần 1.500 tỷ đồng. Ông Thăng - người từng đứng đầu Tập đoàn Dầu khí - đề nghị dành số tiền này cho các công trình trọng yếu và cấp thiết của giao thông: giải quyết 568 cây cầu yếu cần khắc phục ngay; 10 dự án tách cầu đường sắt và đường bộ cũng đang rất cấp thiết để đảm bảo an toàn giao thông; Đưa về các địa phương để giải quyết dứt điểm các công trình giao thông dở dang đang gây bức xúc cho nhân dân, hầu như địa phương nào cũng có; và dành cho đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

"Nếu giao thông không đi trước một bước thì mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại khó mà thành hiện thực", Bộ trưởng GTVT nói. "Theo kế hoạch của ngành GTVT, đến năm 2015 sẽ hoàn thành khoảng 600km đường cao tốc Bắc - Nam, nếu tăng tốc và có giải pháp đột phá mạnh mẽ, đến năm 2020 ta có thể hoàn thành tuyến đường này".

Trước yêu cầu đột xuất này của Bộ trưởng, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đáp lời: Tôi ủng hộ tăng thu dầu khí nếu có sẽ ưu tiên cho giao thông.

Ông Lịch kể: "Một bộ trưởng Nông nghiệp khi được hỏi QH cho tiền thì làm gì, từng nói nếu cho tiền sẽ làm giao thông, cho nữa làm gì, làm giao thông, cho nữa làm gì, làm giao thông…".

"Làm giao thông giải quyết mọi thứ", ông Lịch kết luận.

"Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhịp độ hối hả của vận động nền kinh tế vượt quá sức chịu đựng của hạ tầng giao thông", ĐB TP.HCM phân tích và so sánh nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng như của năm 2010 giống người béo phì phần trên nhưng hai chân như hai cái que, không thể bước nổi.

"Không thể sử dụng đường sắt từ 80 năm nay vẫn y nguyên, đường bộ mới mở một chút tai nạn đã tăng cao…", ông Lịch nói.

Chính vì vậy, ĐB này ủng hộ đề nghị của Bộ trưởng giao thông nhưng kèm theo 3 điều kiện:

Thứ nhất, ngành giao thông phải chống tiêu cực trong xây dựng, đừng để lặp lại những PMU18, PCI…;

Hai là nâng cao năng lực quản trị dự án, nguồn nhân lực, ở đâu chậm chễ, lôi thôi cứ “trảm tướng” như Bộ trưởng đã làm;

Và thứ ba, trong xây dựng giao thông, mục tiêu thời gian phải được ưu tiên hơn tiền.

"Chậm tiến độ, chậm thời gian còn nguy hại hơn là mất tiền. Mất tiền kiếm được, mất thời gian thì không", ông Lịch nói.

Theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Không thể coi thường nợ công

29/10/2011 1:25

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 28.10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói rằng nợ công hiện vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng không thể coi thường.

Posted Image

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh

* Nợ công năm 2011 chiếm 54,6% GDP

Phó thủ tướng đánh giá như thế nào về phát biểu của Bộ trưởng Vương Đình Huệ tại QH khi khẳng định chúng ta không lạc quan, nhưng cũng không nên quá lo ngại về nợ công?

Bộ trưởng Huệ đã nói tương đối đầy đủ chỉ tiêu an toàn nợ công, thực tế khi bàn về vấn đề này không phải chỉ nói đến cao hay thấp. Hiện nay rất nhiều quốc gia vay ít, nợ công thấp nhưng không trả được nợ, dẫn tới đổ vỡ. Điều phải đặt ra ở đây là khi vay nếu chúng ta làm ăn tốt mà trả được nợ thì có vay hay không? Đó là vấn đề mà rất nhiều lần tôi cũng đã nói trước QH. Chúng ta hiện nay đứng trước 2 cơ hội: vay để làm ăn, để phát triển hoặc không vay, không làm gì cả để giảm nợ công xuống. Theo tôi, hạ nợ công xuống không phải là khó, bởi không vay nữa thì sẽ giảm ngay lập tức. Nhưng chúng ta đang đứng trước nhu cầu phát triển, cần phải vay vốn để làm ăn. Trong hai cơ hội, phương án đó phải lựa chọn, phải tính toán, cơ cấu lại các khoản vay xem sắp tới sẽ vay như thế nào, sẽ làm cho dự án gì. Cái chính phải là làm sao sử dụng cho hiệu quả.

Chúng ta hiện nay đứng trước 2 cơ hội: vay để làm ăn, để phát triển hoặc không vay, không làm gì cả để giảm nợ công xuống

Hiện nay các khoản vay của Ngân hàng Thế giới với lãi suất ưu đãi 0,75%/năm đã giảm, và chúng ta phải chuyển qua vay nhiều hơn các món vay thương mại lãi cao, liệu xu hướng này có gây áp lực cho nợ công?

Trong tổng nợ công hiện nay, vốn vay ODA chiếm 75% với lãi suất thấp chỉ 0,75%/năm, nhưng sắp tới đây, xu hướng sẽ thay đổi khi các khoản vay ưu đãi ít đi vì chúng ta đã bước ra khỏi nước chậm phát triển. Vì vậy ngay bây giờ đã phải tính toán rất cẩn thận bài toán vay nợ. Hiện tại nợ công vẫn đang trong giới hạn an toàn, nhưng sắp tới cũng không thể coi thường được. Chúng ta phải thay đổi, chuyển chiến lược vay vốn, sử dụng vốn vay.

Phó thủ tướng đánh giá như thế nào về nợ của DN nhà nước được Chính phủ bảo lãnh và hiệu quả của đầu tư công?

Nợ của DN nhà nước do Chính phủ bảo lãnh đã nằm trong nợ công rồi. Đối với các khoản này, Chính phủ vẫn đang kiểm soát chặt chẽ bằng các chỉ tiêu giám sát thông qua luật Quản lý nợ công. Về hiệu quả đầu tư công phải xét từng dự án cụ thể, từng địa điểm cụ thể vì đầu tư cùng một dự án, ở địa điểm khác nhau chi phí đã khác nhau. Tôi nói việc đơn giản, xây dựng đường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khác với đường ở miền núi. Nền đường xấu, suất đầu tư tính toán cao hơn. Hiện nay, Chính phủ vẫn đang kiểm soát chặt chẽ từng dự án đầu tư công.

Nhiều lo ngại

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ công (nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ các địa phương) trong 2011 chiếm khoảng 54,6% GDP, dự kiến 2012 chiếm 58,4% GDP, đến 2015 khoảng 60 - 65% GDP. Trong 2011, Chính phủ bỏ ra khoảng 86.000 tỉ đồng, chiếm hơn 12% tổng chi ngân sách, để trả nợ. Trong năm 2012, dự kiến sẽ trích 100.000 tỉ đồng trong tổng số hơn 900.000 tỉ đồng chi ngân sách để trả nợ.

Còn Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) của QH trong báo cáo thẩm tra đã cho rằng tỷ lệ nợ công Việt Nam cuối năm 2011 có thể lên đến 58,9% GDP. UB chỉ ra rằng nợ công còn đang bỏ sót nợ trái phiếu chính phủ phát hành hằng năm (bình quân 40.000 tỉ đồng). Nếu tính gộp vào thì tỷ lệ nợ công so với GDP còn cao hơn nữa. Chưa hết, nợ công cũng đang bỏ quên nợ của doanh nghiệp (DN) nhà nước, các khoản mà DN tự đi vay. Luật Quản lý nợ công chỉ tính nợ Chính phủ bảo lãnh, nhưng rõ ràng với các khoản vay của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nếu vỡ nợ thì sẽ không có ai khác ngoài Chính phủ phải trả thay - điều này đã được minh chứng rõ sau vụ vỡ nợ của Vinashin. Vì vậy, nợ của DN nhà nước cũng rất đáng lo nhưng theo UB TCNS thì chưa thấy Bộ trưởng Tài chính đề cập đến.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cảnh báo trong nợ công, riêng nợ nước ngoài của Việt Nam hiện tương đương 50 tỉ USD, lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối. ĐB này dẫn chứng: “Nợ công của Thái Lan chỉ có 44,1% GDP trong khi dự trữ ngoại hối là 176 tỉ USD; Indonesia, Malaysia nợ công chỉ có 26,9% GDP, Philippines 47,3%... So với các nước trong khu vực, nợ công của Việt Nam cao về tỷ trọng trong GDP, lại triền miên nhập siêu, dự trữ ngoại hối mỏng, bội chi ngân sách kéo dài". Ông Ngân cảnh báo: Cách đây 3 năm, các nước châu Âu cũng nói nợ công an toàn, vậy mà họ đang vỡ nợ. Theo ông Ngân, “tư tưởng nợ công an toàn của Chính phủ đã làm cho 63 tỉnh, thành và 49 cơ quan T.Ư năm nào cũng chi vượt dự toán ngân sách”.

Trước lo ngại của các ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ báo cáo: Ước đến 31.12.2011, nợ công Việt Nam là 54,6% GDP, đến hết 31.12.2012, con số này vào khoảng 58,4%. “Chỉ số này tính trên cơ sở dự kiến kịch bản tăng trưởng 6%, nếu như kịch bản tăng trưởng đạt được 6,5% thì tỷ lệ nợ công sẽ giảm thấp hơn đáng kể”, Bộ trưởng Huệ quả quyết.

Đồng tình với ý kiến các ĐBQH vấn đề quan trọng nhất trong nợ công không phải là vay nợ bao nhiêu mà quan trọng là khả năng trả nợ thế nào, Bộ trưởng cho biết: “Theo thông lệ quốc tế, mức trả nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách. Do đó, Chính phủ cũng nhận thức rất đúng, quan trọng là vay như thế nào, sử dụng có hiệu quả như thế nào và khả năng trả nợ như thế nào”. Bộ trưởng đề nghị QH cho giữ tỷ lệ nợ công đã trình theo kế hoạch 5 năm, đối với nợ quốc gia là không quá 50%, nợ Chính phủ không quá 53% và nợ công khoảng 60-65% GDP.

N.Minh - A.Vũ

Anh Vũ (ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường sắt cao tốc TQ ‘nửa đường đứt gánh’?

Cập nhật 29/10/2011 06:06:00 AM (GMT+7)

Cũng mạnh mẽ như khi lao vào dự án đường sắt tham vọng nhất trong lịch sử, giờ đây Trung Quốc đang phanh gấp các kế hoạch đầu tư...

Sự ngừng trệ đột ngột ấy ảnh hưởng tới cả một hệ thống, đẩy công nhân vào cảnh không có lương, đắp chiếu hàng loạt cỗ máy hạng nặng và kéo lùi những kế hoạch phát triển tàu đầu đạn từng được hy vọng sẽ dẫn đường cho cả tương lai đất nước.

Posted Image

Ảnh: smartplanet.

Trên cánh đồng của Ba Châu, các cột trụ chưa hoàn thành, những máy trộn xi măng đứng yên lặng dọc theo con đường ngổn ngang cát sỏi từng được thiết kế để trở thành đường giao kết chính trong mạng lưới cao tốc, nối Thiên Tân với Bảo Định ở phía đông bắc. Giờ đây, nó là một trong hàng chục dự án đường sắt lớn bị dừng lại sau vụ tai nạn hồi tháng 7 làm 40 người chết ở gần thành phố Ôn Châu. Vụ tai nạn cho thấy Trung Quốc phải "rẽ ngang" thế nào trong tham vọng xây dựng hệ thống tàu đầu đạn lớn nhất thế giới.

“Mọi thứ đều gặp rất nhiều khó khăn. Không có tiền, nên chúng tôi thậm chí không thể trả lương cho công nhân. Kiểm tra chất lượng giờ đây rất ngặt nghèo", một người phụ trách Tập đoàn công nghệ đường sắt Trung Quốc nói.

Ở bối cảnh lớn hơn khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại, chính phủ Trung Quốc đã bóng gió tới việc có thể khởi động lại một số kế hoạch đầu tư bị đình trệ như là cách để kích thích tăng trưởng. Hiện tại, so với lúc đỉnh điểm có khoảng hơn 600 công nhân, một nhóm gồm 20 người vẫn ở lại công trường Ba Châu, làm một con đường phục vụ thi công chạy dọc tuyến đường sắt tương lai. Đây là phần duy nhất của dự án được phê chuẩn.

Vương Mạnh Thụ, phó kỹ sư trưởng Tập đoàn đường hầm đường sắt Trung Quốc tuần trước nói với báo chí rằng, việc thiếu kinh phí đã dẫn tới sự đình trệ xây dựng hơn 10.000km đường ray trong phạm vi cả nước. Nếu không được phục hồi, khoảng 6 triệu công nhân làm việc trong ngành công nghiệp đường sắt sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng, Vương nhấn mạnh.

Sau nhiều năm được nhận dòng tiền lớn của chính phủ, việc thiếu kinh phí đột ngột là tình huống mới và khó chịu với ngành công nghiệp đường sắt Trung Quốc. Trước vụ tai nạn Ôn Châu, đường sắt cao tốc luôn là niềm tự hào của Trung Quốc. Con tàu đầu đạn đầu tiên của nước này chỉ bắt đầu đi vào hoạt động năm 2007, nhưng chỉ trong vòng bốn năm, Trung Quốc đã phát triển mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Sự bùng nổ này được cho là sẽ tiếp tục diễn ra trong ít nhất một thập niên nữa, với kế hoạch tăng gấp đôi chiều dài đường sắt cao tốc vào năm 2020. Nhưng sự tự tin đã xẹp lại.

“Chúng tôi cần kiểm tra nghiêm túc mọi thiết kế từ lúc ban đầu và tìm ra các lỗ hổng. Suy cho cùng, đường sắt cao tốc là một điều mới mẻ", Hoàng Chí Nghị, giám đốc Viện kỹ thuật vận tải Đại học Chiết Giang - một trung tâm nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp đường sắt Trung Quốc - nói.

Mức chi tiêu cho các dự án cao tốc từng giảm dần sau sự tăng vọt từ tiền kích cầu năm 2009 nhưng sự sụt giảm kể từ vụ tai nạn Ôn Châu mới thực sự đáng kể. Đầu tư vào đường sắt và vận chuyển tăng 7% nửa đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm trước, nhưng cuối tháng 9, con số này giảm 19%.

Có rất ít cơ hội để quay lại thời kỳ hoàng kim trong xây dựng của 5 năm qua, nhưng dường như chính phủ Trung Quốc đang dần chú ý lại với các kế hoạch đường sắt cao tốc. Việc khởi động lại đầu tư sẽ tạo ra cú hích ngay lập tức cho nền kinh tế. Lâu dài hơn, việc này được mong đợi sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, mở mang thị trường nội địa giúp tăng trưởng bền vững hơn.

Nhiệm vụ đầu tiên của Bắc Kinh là xoa dịu các nhà đầu tư. Đó là những lo ngại về khoản nợ ngày một lớn của Bộ Đường sắt (330 tỉ USD), những điều kiện thắt chặt tiền tệ kết hợp với các vụ tai nạn chết người...

Để phá vỡ sự bế tắc, Bộ Tài chính Trung Quốc tháng này đã tuyên bố sẽ giảm thuế một nửa với lợi nhuận thu được từ trái phiếu đường sắt phát hành từ nay tới 2013. Cùng lúc đó, Quốc vụ viện Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng mở rộng các khoản vay với Bộ Đường sắt. Nhưng Bắc Kinh cũng phải giải quyết những mối quan tâm trong số hành khách đi tàu. Số lượng hành khách đã giảm mạnh kể từ vụ tai nạn Ôn Châu. Khoảng 151 triệu lượt khách đã đi tàu trong tháng 9, ít hơn gần 30 triệu lượt so với tháng 7.

Thái An (theo FT)

================

Chỉ số IQ thấp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bi kịch của "tiến sỹ 16 tuổi" ở Trung Quốc

(Dân trí) - Zhang Xinyang nổi tiếng từ năm lên 10, là người trẻ tuổi nhất Trung Quốc học đại học. Và nay cậu bé 16 tuổi có khả năng trở thành tiến sỹ trẻ nhất Trung Quốc, nếu hoàn thành khóa học trong thời gian tới.

Posted Image

Zhang Xinyang

Năm 13 tuổi, Zhang Xinyang học bằng thạc sỹ tại Đại học công nghệ Bắc Kinh. Và vào tháng trước, cậu bé được trường đại học Beihang ở Bắc Kinh chấp nhận cho học tiến sỹ toán học. Và báo chí đã tung hê cậu là "tiến sỹ 16 tuổi".

Thành tích ngoạn mục trong học tập trên cùng những tâm sự thật mới đây của Xinyang đang gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi tại Trung Quốc, như liệu có sai quy luật tự nhiên hay có đúng khi khuyến khích trẻ nhỏ nhảy lớp, học để trở thành người lớn, mặc dù trên thực tế các em chưa sẵn sàng cũng như chưa đủ lớn.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với đài truyền hình Trung Quốc (CCTV), Zhang đã bộc lộ sự trẻ con và suy nghĩ vô lý của mình khi kể nhiều lần cậu đã dọa không học nữa nếu bố mẹ không mua cho cậu một căn hộ ở Bắc Kinh.

Thần đồng trẻ con?

Tâm sự của Zhang đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng, với nhiều người cho rằng Zhang không nên gây áp lực cho cha mẹ mình, vì họ chắc chắn không thể có đủ tiền để mua nhà và cậu nên tự kiếm tiền mua nhà cho mình.

“Thật là một cậu bé ích kỷ. Cậu ta đã vận dụng việc học nhiều như thế sao?”, một “dân” mạng cho hay. Một người khác bình luận Zhang nên bị gán mác là “cậu bé bất thường” thay vì được gọi là thần đồng.

Một số khác cho rằng nếu Zhang không phải là sinh viên theo học tiến sỹ trẻ nhất Trung Quốc, thì những lời của cậu không được chú ý đến thế.

“Đó là do chúng ta có cách suy nghĩ khác về một cậu bé 16 tuổi bình thường, bởi cậu ta nổi tiếng. Cậu ta chỉ là một cậu bé nổi loạn, như bao nhiêu cậu bé khác ở tuổi đó”, họ giải thích.

Zhang lớn lên trong một gia đình trung lưu bình thường ở tỉnh Liêu Ninh. Cha cậu, Huixiang là một công chức. Ông đã phát hiện ra con mình thông minh khác thường từ khi còn rất nhỏ. Kể từ đó, Huixiang đã dạy con tích cực học, khuyến khích con tự học hỏi.

Zhang có thể nói về nhiều chủ đề lớn, từ chiến tranh Iraq đến hình ảnh của thành phố. Đôi khi cậu còn tranh luận với cha nếu có quan điểm khác về một số vấn đề.

Bề ngoài có vẻ như Zhang thích được vùi đầu vào sách vở, bước vào phòng thi với những bạn lớn tuổi hơn, và nhảy cấp học. Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn gần đây, Zhang lại tiết lộ điều ngược lại.

Khi Zhang vừa mới nghỉ học và chơi games, cha cậu đã mắng. Có lúc, cha cậu đã đi bộ trong đêm 50km từ ký túc xá của Zhang về nhà ở Langfan, tỉnh Hồ Bắc.

“Ông ấy muốn trừng phạt tôi nhưng trên thực tế, ông đang trừng phạt chính mình”, Zhang nói về phản ứng của cha lần đó.

Zhang cho biết cha mẹ cậu rõ ràng là phải đau đầu hơn rất nhiều các bậc cha mẹ của những cậu bé bình thường, nếu cậu không học tốt. Lý do bởi cách cha cậu chăm sóc cho cậu. “Ông ấy ước có thể cho tôi uống sữa mãi, nhưng điều đó không thể xảy ra. Sau đó, ông buông lỏng tay và để tôi đi, và hậu quả sẽ lại càng lớn hơn”.

Áp lực và kỳ vọng quá lớn?

Với áp lực lớn từ phía cha mẹ cùng kỳ vọng quá lớn vào bản thân, Zhang đã trượt một số môn trong bằng học tiến sỹ của mình và đang đối mặt với nguy cơ không thể hoàn thành khóa học. Zhang thậm chí còn nghĩ đến chuyện tự tử.

Trong cuộc phỏng vấn với CCTV, Huixiang cho biết anh không thể tạo ra sự khác biệt trong suốt cuộc đời của mình, và tất cả những gì anh có thể làm là vun đắp cho con trai, hi vọng cậu có thể sải rộng cánh trong tương lai. Và Huixiang đã ra cuốn sách: “The Miracle of Learning” (Tạm dịch: Phép màu của học tập).

Cuốn sách nói về việc anh và vợ đã nuôn con như thế nào, như không bao giờ xem TV hoặc phải tắt tiếng TV khi có con trai ở bên.

Khi con trai đòi anh mua một căn hộ, Huixang và vợ không có lựa chọn nào khác đành phải thuê một căn hộ gần trường đại học của con trai để thuyết phục con hoàn thành khóa học của mình.

Zhang cho biết đã bắt đầu nghĩ đến việc có nhà riêng ở thủ đô Trung Quốc sau khi học xong đại học. Cậu đã bị ảnh hưởng bởi báo chí và thế giới vật chất.

Cậu cho biết cha mẹ cậu mới là những người muốn cậu theo đuổi học tập ở Bắc Kinh để thực hiện giấc mơ mà tự họ không thực hiện được.

“Tôi không chắc liệu họ có áp đặt suy nghĩ hay giấc mơ của họ lên tôi không. Nhưng tôi đang thừa hưởng giấc mơ của cha. Họ muốn tôi ở Bắc Kinh vì vậy họ đã làm việc vất vả vì điều đó”, cậu cho biết.

Huixang cho hay con trai anh đã thay đổi sau khi tới Bắc Kinh và hiện đang bị choáng ngợp trước vẻ hoa lệ và hư ảo của cuộc sống thành thị.

“Nó chỉ nghĩ đến tiền. Nó đã tiếp xúc với những thứ đó quá sớm và đã nghĩ không thể sống nếu không có tiền, thậm chí nếu nó có kiến thức và khả năng”.

Tờ Beijing Evening News dẫn lời Zhang cho hay cậu đã nói rất có lý với cha mẹ, khi họ còn đang ở Tianjin, rằng nếu họ không mua một căn hộ, thì sẽ đến lúc quá muộn, bởi giá nhà tăng liên tục.

Zhang Xinyang cho biết cậu biết về bàn tán của mọi người trên internet, về những gì cậu nói, và rằng mọi người không thể hiểu được cậu.

“Tôi sẽ vẫn nghĩ tích cực. Giờ tôi muốn quên đi chương đó, sống trầm lại và tiếp tục học”, cậu cho biết.

Phan Anh

Theo The Star

=============================

Một trong những điều tối kỵ của Lý học Đông phương cho một kiếp người là "Thiếu niên đắc chí". (Trước 30 tuổi đã thành đạt). Các con tôi muốn học giỏi học dốt gì tôi không quan tâm. Tôi chỉ cần nó lên lớp. Thành đạt muộn một chút không sao. Nhìn tướng vị tiến sĩ Tàu này thấy không thọ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải Dương:

Nhà triệu đô bỏ hoang vì lời đồn ma ám

Cập nhật 30/10/2011 08:19:00 AM (GMT+7)

Sự thật đằng sau ngôi nhà có giá triệu đô, nằm ở vị trí đắc địa nhất thành phố Hải Dương lại bị bỏ hoang hàng nửa thế kỷ nay vì lời đồn ma ám.

Tại ngã 6 trung tâm thành phố Hải Dương có ngôi nhà cổ tọa lạc ở một trong những nơi có vị thế đẹp nhất, sầm uất nhất và giá trị cả triệu đô nhưng hàng chục năm nay vẫn mốc thếch, lạc nhịp giữa phố phường. Sở hữu được địa điểm “vàng” này, hay chí ít được thuê lại cũng là niềm ao ước, thèm thuồng của nhiều người trong giới kinh doanh.

Nhưng cũng không ít kẻ “lạnh sống lưng” vì lời đồn thổi ngôi nhà này có một “nữ cô hồn” nương trú, quấy nhiễu, gieo vận đen cho những người dám ở đây.

Posted Image

Liệu lời đồn có ma có thật hay không? (Ảnh minh họa)

Nỗi ám ảnh người thắt cổ

Ngôi nhà nằm vuông vắn, án ngữ một vị thế cùng ba ngôi nhà khác đối diện, tạo thành thế chân vạc ở ngã 6 (nơi giao nhau của 6 con phố ở thành phố Hải Dương). Nhưng đã nhiều năm nay, bên cạnh những ngôi nhà được sơn ve tươi mới, ngôi nhà vẫn mốc thếch, vữa tường nổ tung tóe, trần nhà rạn vô số vết chân chim. Hai mặt tiền, phía chính diện sử dụng một phần để mở sạp báo nhỏ, phần còn lại nhường chỗ cho cánh xe ôm, xe lôi bắt khách. Trước cửa là tán cây che lấp mái nhà cong cong có đắp nổi dòng chữ 1925.

Không khí bên trong đặc mùi ẩm mốc, cảnh tượng hoang phế, ban ngày bước vào vẫn lặng như tờ, thậm chí còn không nghe thấy tiếng chuột. Nhìn vào ngôi biệt thự dường như bị lãng quên, lạc lõng, cô độc, nhiều người mạnh miệng tiếc rẻ: “Ngôi biệt thự chẳng khác một vệt ố giữa con phố được coi là sầm uất, nhộn nhịp nhất trung tâm. Nếu cải tạo để ở hoặc kinh doanh gì đó thì đỡ phí”. Cũng có người cho rằng: “Nằm ở góc ngã 6 như vậy, chắc phần âm thịnh hơn phần dương nên đó là nơi ma tà trú ngụ, nhà ở vị trí độc địa như vậy thì có cho cũng chẳng ai lấy”.

Người già ở đây kể lại, cách đây hơn nửa thế kỷ, vào thời Pháp thuộc, đây là biệt thự nhà vườn hai tầng đẹp nhất cả khu vực của một viên quan người Việt thân Pháp. Gia chủ có một cô con gái bén duyên với một sĩ quan Pháp và cùng sinh sống tại biệt thự này.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân Pháp thua trận phải rút về nước, lũ quan Tây cùng chính quyền bù nhìn điên đảo sợ hãi, nhốn nháo bỏ chạy tìm đường tháo thân vào miền Nam, ra nước ngoài theo chân quan thầy, trong số đó có cả chủ nhân của ngôi biệt thự. Tình thế nhanh đến mức, chủ nhân ngôi biệt thự này bỏ chạy mà không kịp đợi cô con gái có chồng là quan Tây ấy kịp về cùng đi. Về khi nhà cửa tan hoang, tìm khắp cũng không thấy người thân, cô gái ấy quá cùng cực và bơ vơ nên đã thắt cổ tự tử tại ngay cổng biệt thự.

Hòa bình lập lại, ngôi biệt thự hai tầng xa hoa ngày nào được phá dỡ một phần làm đường, còn lại sung công làm trụ sở của một hợp tác xã, rồi cửa hàng kinh doanh mậu dịch tạp hóa… Nhưng vô hình, đã nhiều năm trôi qua, câu chuyện chết thảm của cô gái trẻ cứ ám ảnh mỗi khi người ta nhắc đến biệt thự này.

Lời đồn ma quái

Hiện nay căn nhà ấy vào ban ngày vẫn mở cửa, ở dưới có người bán vé số, xe ôm cũng tụ tập ở khu vực ấy, nhưng cứ đến 5h chiều trở đi là hầu như không còn ai. Lên tầng hai của ngôi nhà phải đi qua chiếc cầu thang bằng gỗ; lúc lên cầu thang tiếng ken két của gỗ lâu ngày nghe rất rùng rợn, dù ngoài trời nắng nóng nhưng khi bước vào trong nhà, đặc biệt là lên tầng hai, nhiều người từng mạo hiểm thử “cảm giác mạnh” cho rằng “người cứ lạnh toát, bất giác dựng tóc gáy”.

Một người già trong khu vực kể lại, từ ngày bà còn là một đứa bé 5 -6 tuổi, khu vực xung quanh ngôi nhà còn là một khoảng đất trống với nhiều khu mộ. “Hồi trước khu vực ấy hoang vu lắm, không có người dân sinh sống, gần đó là khu trại giam, quân Pháp còn đặt một máy chém chuyên để chém đầu tù nhân”, bà lão kể lại.

Về chuyện ngôi nhà “có ma”, bà lão cho biết những người thuê buôn bán ở đấy đều không dám sử dụng tầng hai của ngôi nhà, và cũng chỉ được một thời gian ngắn là lụn bại không làm ăn gì được dù ở vị trí đắc địa. Lời đồn cho rằng người ngủ lại trông hàng, khi ngủ dưới tầng một luôn nghe thấy những âm thanh lạ về đêm “khi ngủ có cảm giác mơ hồ không ngon giấc, khi tỉnh dậy nghe tiếng lộc cộc đập vào sàn gỗ trên tầng 2, nhưng lúc lên lại im bặt”.

Người ta còn đồn đại rằng có người trước làm nghề buôn bán sửa chữa vô tuyến thuê lại căn nhà để kinh doanh, khi thuê có nhờ một vị sư ở ngôi chùa gần đó bày lễ hậu cúng bái thì mọi chuyện có vẻ êm xuôi, làm ăn buôn bán rất đắt hàng. Được vài tháng, một hôm có một người đàn ông trung niên đeo chiếc bị cói vào cửa hàng, vừa vào đến cửa ông ta chỉ mặt chủ hàng nói: “Nhà này âm khí nặng lắm, hẳn có ma đang quấy quả ở đây”.

Chủ hàng sợ hãi hỏi ông ta giờ phải làm thế nào? Khách lạ cho biết mình là một pháp sư rồi tính toán ngày giờ làm “phép trừ ma”, trấn yểm 6 cái đinh ở 6 vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Nhưng cũng từ đó trở đi, chủ cửa hàng bắt đầu làm ăn lụn bại, làm ăn thua lỗ phá sản phải bán nhà rồi nay đi đâu không rõ.

Sự thật sau lời đồn

Chúng tôi mang câu chuyện đầy màu sắc bí hiểm này hỏi bà lão có thâm niên bán vé số hơn 20 năm trước cửa ngôi nhà thì bà lão cười khẳng định: “Đúng là có chuyện có người treo cổ tự tử ở đây nhưng cũng chỉ là ở ngoài ngõ thôi chứ không phải ở trong nhà. Mà nếu cô ấy thiêng thật thì cứ thờ cúng bình thường, mình ắt được lộc chứ sao phải sợ ma quái gì!”.

Giải thích về tin đồn đã có nhiều tiểu thương, thương nhân đã từng thuê lại ngôi nhà này để kinh doanh, đêm đêm thường bị cô hồn trêu ghẹo, rồi sớm chiều cũng thua lỗ phải tháo chạy. Bà cụ lại cười cho rằng đó là chuyện nhảm nhí, bởi: “Gần 20 năm có gia đình chị O. thuê dài hạn sinh sống đến nay. Chỉ là vừa qua, mái nhà sập xuống nên gia đình chị này đã chuyển về nhà mới ở, để em gái mượn tạm bán báo vừa là trông nom luôn. Ở nhà này chị ấy buồn chân buồn tay nên mở cửa hàng kinh doanh giày dép, quần áo, thậm chí cả bia hơi nhưng làm ăn không khéo nên được một thời gian thì nghỉ chứ nhà ấy thiếu gì tiền. Còn chuyện có “ma trêu, quỷ ám” thì tôi chưa thấy nghe nói bao giờ!”.

Tiếp tục làm rõ lời đồn thổi này, chúng tôi tìm gặp chị T.T (ngụ đại lộ Hồ Chí Minh, TP Hải Dương) là người đã từng ở ngôi nhà “ma ám” trên hơn nửa năm. Chị này ngạc nhiên cho biết: “Tôi thừa nhận là mình cũng thuộc dạng yếu bóng vía nhưng ở đó gần 1 năm trời những không thấy hiện tượng gì khác lạ, còn nói về chuyện làm ăn thì cũng vẫn cứ bình thường.

Tìm đến UBND phường Nguyễn Trãi, chúng tôi được ông Phạm Tiến Dũng, cán bộ địa chính phường cho biết: “Tôi mới về đây công tác, lại là người địa phương khác nên không nắm rõ được lai lịch ngôi nhà”. Dù ngôi nhà nằm trên địa bàn mình quản lý nhưng vị cán bộ này lại … không biết đơn vị nào quản lý ngôi nhà: “Ngôi biệt thự này chắc là xây từ thời Pháp, trước là trụ sở của tiểu khu và phường, còn bây giờ khả năng nó thuộc quản lý của Sở tại chính nhưng không chắc chắn lắm”. Trả lời chất vấn của phóng viên về việc vì sao là người có trách nhiệm nhưng lại không biết rõ, ông Dũng cho biết: “Phường chỉ nắm thông tin chung chung, vì có trường hợp Sở tài chính quản lý, có khi lại là Sở xây dựng. Hơn nữa, từ cuối những năm 1980, phường không còn quản lý nữa nên chỉ biết đến thế thôi”.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, một nguồn tin cho biết vào năm 2009 vừa qua, khi thời hạn hợp đồng thuê ngôi nhà nói trên sắp chấm dứt, thành phố Hải Dương đã có chủ trương bán đấu giá công khai ngôi biệt thự nói trên nhưng chưa thực hiện được. Hiện tại, ngôi biệt thự này đã được chủ thuê cũ ký mới hợp đồng thời hạn 50 năm.

Và như thế, có thể những lời đồn ngôi nhà triệu đo “có ma” là những lời đồn có mục đích. Đúng như lời tiếc rẻ của nhiều người dân trong khu vực: “Thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhà nằm ở nơi đắc địa như thế, lại được thuê với giá Nhà nước quy định thì … không có ma cũng phải dựng chuyện là có ma”. Một người dân khác ở cùng con phố cũng đồng tình: “Nhà ở vị trí đắc địa như thế, nếu cơ quan chức năng bán đấu giá chắc chắn phải có hàng trăm người đổ xô đến xin mua. Lúc đó kể cả trong nhà có “siêu ma” thì “con ma” ấy cũng phải sợ hãi tháo chạy”.

(Theo Pháp luật và thời đại)

==================================

Cụ Lý làng Vũ Đại bảo rằng: "Thời buổi khoa học Thái Tây, đèn điện sáng trưng thì làm gì còn ma cỏ". Thế đấy! Nghe lời cụ Lý , Thiên Sứ tui sẵn sàng mua lại những ngôi nhà đầy ma nếu bán giá rẻ và vị trí đắc địa như ngôi nhà này. Càng nhiều ma và yêu tính , ngã quỷ càng tốt. Vì ma nhiều tỷ lệ nghịch với giá bán. Tiền các đại gia bỏ ra mua, chuyện ma cỏ do Trung Tâm xử lý.

Đang nhắm cái nhà số 300 Kim Mã, mua làm trụ sở Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thư gửi bộ trưởng bộ GTVT

Đầu thư xin chúc Bộ trưởng sức khỏe, vạn sự như ý để điều hành công việc thật tốt và đóng góp nhiều cho xã hội và cho đất nước.

Tôi viết thư này vì tôi là một người hay có điều kiện đi đây đi đó ở trong nước và cũng có sự trải nghiệm cá nhân nhất định nên tôi nghĩ tôi có thể đóng góp cho Bộ trưởng một góc nhìn nào đó về thực trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam. Thứ nhất về tình trạng kẹt xe ở trong nội thành các thành phố lớn cụ thể như Hà Nội và Tp.HCM thì báo đài và các phương tiện truyền thông đã đưa tin và đưa ra rất nhiều nguyên nhân và giải pháp, nhưng tôi theo dõi thì mỗi một bài báo hay phóng sự trên ti vi chỉ đưa ra được một góc nhìn giới hạn nên phải tổng kết lại rất nhiều từ những bài báo và phóng sự đó, cụ thể là “kẹt xe = mật độ người tham gia giao thông + phương tiện tham gia giao thông + hạ tầng giao thông + ý thức người tham gia giao thông …” Trước kia đất nước ta còn là đất nước nông nghiệp nền kinh tế tự cung tự cấp, đô thị chưa tập trung nhiều dân cư nên việc trao đổi hàng hóa hay sử dụng phương tiện giao thông cũng không sôi động như hiện nay nên hạ tầng giao thông cũng không ảnh hưởng lắm trong việc phát triển kinh tế chính trị của đất nước. Nhưng hiện nay như Bộ trưởng thấy đấy, giao thông là huyết mạch của một nền kinh tế, vậy nên chỗ nào chưa có giao thông hay giao thông không thông suốt giống như có cục máu đông trong huyết mạch đó. Quan trọng là vậy nhưng giao thông Việt Nam hiện nay thực sự thảm hại vì tốc độ phát triển của các phương tiện tham gia giao thông quá nhanh vì thực tế đòi hỏi như vậy, nhưng chúng ta đã không làm gì để đáp ứng lại sự tăng trưởng của các phương tiện đó,nếu có làm cũng chỉ là qua quýt, theo tôi cái này là tầm nhìn của người quản lý và sự phối hợp của các ban nghành, vì tôi là một người ở rất thấp nên không rõ lắm cách làm việc của các cơ quan trung ương có hỗ trợ nhau trong công việc quản lý xã hội hay không, hay nghành nào lo nghành đó, mỗi một nghành là một ốc đảo riêng biệt, ăn cây nào rào cây đấy, nếu đúng thật thế thì khốn khổ cho người dân chúng tôi, vì cách quản lý như vậy thì thực sự vô cảm với cuộc sống thực tế của người dân, vì quản lý chuyên môn nghề nghiệp thì có thể có công thức hay quy trình quy phạm… còn quản lý xã hội hình như không có công thức mà phải xử lý tốt những thông tin tình hình hiện tại và phải có tầm nhìn khi xã hội phát triển trong tương lai vì xã hội không bao giờ đi thụt lùi, vậy thông tin đâu để chúng ta xử lý nếu không phối hợp chia sẻ với nhau. Tôi quan sát các hiện tượng quanh mình thì toàn thấy các nhà quản lý đi xử lý những sự việc đã rồi, những sự việc do chính các nhà quản lý gây ra, rồi nhận định do nghành này nghành kia, rồi tranh nhau cái cột điện để làm ăn…vậy thì có xứng đáng với lòng tin của nhân dân giao cho?. Thôi tôi xin quay trở về với việc của nghành mình, và là mục tiêu chính mà tôi muốn gửi tới bộ trưởng. Như công thức kẹt xe ở trên, tôi tạm xem là công thức vì chẳng có trường lớp nào dạy công thức này cả, tôi tự tổng kết ra để trình bày với Bộ trưởng cho ngắn gọn và phù hợp với tình hình kẹt xe của xã hội hiện nay chứ khoảng 100 năm sau có thể con cháu chúng ta kẹt phương tiện bay cá nhân thì sao. Tôi thấy một số việc đã được thực hiện theo tôi nghĩ là đúng hướng như thay đổi giờ làm nếu được phản biện kỹ và thông qua (giải pháp tạm thời), nâng cao và đa dạng hóa phương tiện vận tải công cộng (giải pháp lâu dài cần có thời gian), tăng diện tích hạ tầng giao thông (giải pháp lâu dài cần có thời gian)…. Còn vấn đề nâng cao ý thức người tham gia giao thông theo tôi nghĩ nếu không làm tốt những vấn đề trên trước thì ý thức người dân vẫn vậy ai hô hào thì cứ hô hào còn mình có cơ hội vi phạm mà đem lại ngay hiệu quả tức thì cho cá nhân mà cơ quan chức năng không phát hiện kịp thời thì cứ thản nhiên vi phạm vì ai cũng nghĩ đây là một lỗi nhỏ không ảnh hưởng gì ai vậy là người này bắt trước người kia rồi làm theo và đây chính là ẩn số khó nhất cho những nhà quản lý xã hội, và mấu chốt của một người quản lý thành công hay không là ở đây, và có khi nào Bộ trưởng nghĩ tại môi trường giao thông như vậy nên người dân không muốn phạm luật thì vẫn phải phạm luật, giống như cơ chế nó thế nên cán bộ không muốn tham ô tham nhũng nhưng dễ quá nên vẫn cứ tham ô tham nhũng, cho nên khi nào cán bộ hết tham ô tham nhũng thì người dân sẽ hết phạm luật. Sau đây tôi cũng xin kiến nghị lên bộ trưởng hai ý tưởng nhỏ để tham gia giải quyết cấp bách việc kẹt xe trong đô thị. 1. Tối đa hóa đường một chiều để ai có việc thực sự mới đi vào những con đường đó, vì ai cũng muốn đi con đường nhanh nhất ngắn nhất thuận lợi nhất và vì những con đường này thỏa mãn yêu cầu của quá nhiều người nên nhiều người cùng đổ dồn vào cùng một lúc nên dễ dẫn đến bị kẹt xe.

2. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng là khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện không biết phía trước mình có kẹt xe hay không vậy là cứ đổ dồn vào trong khi người khác lại chạy ngược ra từ chỗ kẹt xe vậy là dẫn đến đan xen hỗn loạn, giống như tấm vải được dệt từ các phương tiện giao thông, vậy nên tôi có một ý tưởng chưa biết có hợp lý hay không vì tôi không có ai để phản biện là kêu gọi các doanh nghiệp cần quảng cáo đặt nhiều màn hình quảng cáo có loa công suất lớn tại các nút rẽ về con đường hay bị kẹt xe, để khi nào không kẹt xe thì doanh nghiệp được quảng cáo còn khi nào kẹt xe thì các màn hình này sẽ tham gia vào việc thông báo cho người dân biết phía trước đang kẹt xe để người dân biết chọn con đường khác mà đi cho dù có xa nơi cần đến hơn một chút. Tất nhiên những màn hình này cần có một tổ chức chuyên quản lý nó và loa chỉ được sử dụng những lúc cần thiết. Tôi nghĩ với hạ tầng thông tin hiện nay ý tưởng trên hoàn toàn thực hiện được.

Qua đây bộ trưởng cũng cho tôi trình bày thêm một chút về ý tưởng quy hoạch và quản lý chất lượng công trình giao thông trong tương lai và cũng là một góc nhìn dưới con mắt của một người dân. - Về kỹ thuật : tôi thấy xu hướng tất yếu của một đô thị văn minh là ngầm hóa những đường dây điện, cáp thông tin…. Nhưng hình như điều này chỉ có ở những khu dân cư cao cấp, vậy là những người nhiều tiền thì được hưởng sự ngăn nắp văn minh còn những người không nhiều tiền thì ráng chịu sự lộn xộn đã có, vậy nên chăng chúng ta bổ sung thêm yếu tố ngầm hóa trong tiêu chuẩn thiết kế đường, theo điều kiện khảo sát cụ thể. Tôi nghĩ nếu thêm hạng mục này vào thì giá thành công trình cũng không tăng thêm bao nhiêu mà nó lại đem lại vẻ mỹ quan và văn minh cho đô thị hay những nơi có tuyến đường đi qua. - Về quản lý chất lượng: Như bộ trưởng thấy đấy, những con đường mới làm qua một mùa mưa thì ổ gà ổ voi tha hồ hình thành, nếu con đường nào tốt lắm chắc cũng không qua nổi 5 mùa mưa, tuy không phải là tất cả nhưng đa số là vậy, nếu bộ trưởng thừa nhận điều này thì ta mới nâng cao quản lý chất lượng công trình lên được. Khi tôi lớn lên ở một tỉnh miền trung đoạn đường quốc lộ thảm nhựa rất đẹp được người lớn nói là do Mỹ để lại, mà đến 20 năm sau qua bao mùa mưa bão đoạn đường đó vẫn sử dụng tốt không hề xuống cấp. Tôi biết mỗi một tấc đất của đất nước Việt Nam đã phải trả giá bao nhiêu máu xương của cha ông tổ tiên ta, và tất nhiên đoạn đường đó cũng đã phải xây dựng từ máu và nước mắt của anh cha ta, nhưng có một yếu tố là tại sao cùng một điều kiện thời tiết mà đoạn đường đó rất bền vững theo thời gian còn những đoạn đường sau này do chính chúng ta làm, duy tu sửa chữa thì rất nhanh xuống cấp. vậy người Mỹ có bí quyết công nghệ gì chăng mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa học được, hay họ có cách quản lý giám sát gì mà họ đạt được chất lượng công trình như mong muốn, tôi chắc chắn một điều thời đó chưa có người dân tham gia giám sát công trình như hiện nay vì họ đi xâm lược chúng ta thì người dân làm gì có quyền to thế. Thế mà hiện nay công trình chúng ta có thêm người dân giám sát mà chất lượng vẫn không ra sao, vậy điều này chỉ là hình thức mà không đem lại hiệu quả thiết thực vì người dân không ai tổ chức và cũng không có chuyên môn để làm việc đó vậy ta chỉ nên khuyến khích họ cố gắng tham gia mà thôi. Một công trình luôn bắt buộc có tư vấn giám sát nhưng mà TVGS nào làm căng quá sau chủ đầu tư hay nhà thầu không thích thì gói thầu sau xin mới TVGS đó ngồi chơi xơi nước vì có TVGS khác sẵn sàng nhảy vào, và hiện nay người cần việc chứ việc không cần người. vậy là chất lượng công trình tỉ lệ nghịch với chất lượng mối quan hệ. Vậy không lẽ chúng ta bế tắc trong việc quản lý chất lượng, điều này là vấn đề tương đối lớn, tôi chỉ nêu ra được mà không có câu trả lời thỏa đáng, cho phép tôi mạnh dạn đề xuất ý tưởng là nên thêm một bên giám sát độc lập nữa chẳng hạn như hiệp hội vận tải tại địa phương giám sát và đánh giá thật công tâm vì chính họ là những người sử dụng công trình đó sau này, tất nhiên là phải phản biện đầy đủ chứ không thành ra từ một ý tưởng tốt lại thành một ý tưởng vẽ rắn thêm chân, sử dụng các công nghệ hiện đại khi giám sát thi công công trình như quay phim, chụp ảnh, cơ chế đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng một thời gian để phân loại các nhà thầu…..Chúng ta đã có kinh nghiệm, rất nhiều chính sách ban đầu rất tốt, khi thực hiện tại thời điểm đó cũng rất tốt nhưng theo thời gian từ từ lạc hậu và không cập nhật theo thời cuộc nên thành ra tự tạo ra nhiều lỗ hổng dẫn đễn hệ lụy khó lường. Đối với nhà quản lý càng cố gắng đơn giản hóa việc quản lý cho nhẹ thân mà không phân cấp phân quyền kèm theo giám sát chặt chẽ và cập nhật những phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế thì gần như chúng ta đã vô cảm với thực tế. Nước ta có phong tục trong mỗi gia đình cuối năm thường cúng Táo quân về trời để báo cáo Ngọc hoàng những việc của trần gian, nếu Ngọc hoàng cho phép mỗi gia đình cũng tự viết báo cáo để Ngọc hoàng xem mà không qua khâu trung gian thì có lẽ ngài sẽ đem lại nhiều may mắn hơn cho hạ giới. - Về quy hoạch trong tương lai. Con đường quốc lộ 1A dài hơn 2 ngàn km nối dài từ Bắc đến Nam là huyết mạch giao thông chính của nước ta. Con đường này đã hình thành và phát triển trước khi có bộ giao thông vận tải, trong suốt lịch sử của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các địa phương mà nó đi qua nhưng bản thân nó lại không được phát triển và quan tâm đúng mức vào thời gian sau này. Vì vậy QL1A đã không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của thời hiện tại. Trong quá trình hình thành và phát triển nó cũng để lại một tồn tại rất lớn hiện nay là người dân tập trung sống 2 bên đường quá đông cộng với chiều rộng mặt đường quá hẹp so với lưu lượng xe thông qua. Vì vậy dẫn đến hệ quả là tai nạn nghiêm trọng liên tục xảy ra. Nếu bộ trưởng có dịp vi hành một chuyến bằng xe khách Bắc Nam trước kia thường gọi là xe tốc hành thì khi ngồi trên đó bộ trưởng sẽ thấy sự nguy hiểm như thế nào đối với những chủ thể tham gia giao thông khác, cho dù là bằng xe đạp, xe máy hay ô tô. Chúng ta hay hô hào ý thức, ý thức rồi lại ý thức nhưng thưa bộ trưởng ý thức sống của một cá nhân là cao nhất trong mọi quyết định của họ, người ta sẽ đạp ga nhanh hơn một chút để vượt xe khác để giành một khách đi đường vì cuộc sống bắt họ phải cạnh tranh như vậy, những hành động lẻ tẻ như vậy diễn ra trên 2 ngàn km đường sẽ dẫn đến 1 cái tôi tạm gọi là xác xuất xảy ra tình huống xấu. và thưa Bộ trưởng như Bộ trưởng đã biết tình huống xấu liên tục xảy ra , tiếp diễn và không ngừng gia tăng. Kính thưa Bộ trưởng chúng ta luôn xem gia đình là một tế bào của xã hội, thử tưởng tượng trên cơ thể chúng ta có một chỗ luôn bị rỉ máu thì khó chịu như thế nào, vậy mà chúng ta không có biện pháp quyết liệt nào cho vấn đề này. Chúng ta không thể kéo giảm mật độ giao thông như hiện nay nếu cứ tiếp tục để cho nhiều thành phần giao thông cùng tham gia một cách lộn xộn như thế này, vì dân cư trải dài theo tuyến nên trường học chợ búa, cơ quan hành chính….. có thể cách nhau vài cây số. và ai cũng cần phải đi lại, làm việc, học hành. Nhưng toàn bộ bề rộng ngang đường chỉ vừa hai cái xe khách tránh nhau, và tôi thấy thật tội nghiệp cho các em nhỏ khi đạp xe đi học vì lúc này nhìn các em giống như chú chim sẻ trước con đại bàng bằng sắt là các xe ôtô. chỉ cần một cơn gió nhẹ làm lệch tay lái non nớt của các em là mọi việc xấu nhất có thể xảy đến. Ở đây chúng ta không thể đổ lỗi cho các tài xế, theo tôi tài xế Việt Nam là giỏi nhất thế giới, đường xá thì đèo dốc ngoằn nghèo, nhỏ hẹp, lộn xộn nhưng đa số họ đã đi đến nơi về đến chốn vận chuyển không biết bao nhiêu lượt người và hàng hóa và tình hình giao thông hiện nay gần như luật lệ không hiện hữu thực sự vì nó không có điều kiện tốt để phát huy mà chỉ là kinh nghiệm, sự khéo léo, và tỉnh táo của các bác tài xế. Vậy đây chính là trách nhiệm của một cấp quản lý nào đó đã thiếu tầm nhìn chiến lược và để xảy ra nông nỗi như hiện nay, và đến bây giờ rất khó sửa chữa lỗi lầm này và nếu có sửa chữa thì cũng mất rất nhiều thời gian và vô cùng tốn kém. Nhưng chúng ta không thể không làm vì nếu không làm thì càng ngày càng đẩy người dân rơi vào xác xuất xảy ra tình huống xấu rất cao và tạo ra hoàn cảnh tốt để xuất hiện các xác xuất xấu này. Vì những lý do trên cho phép tôi mạnh dạn đề xuất một ý tưởng nữa là bộ GTVT nên phối hợp với địa phương và các ban nghành nên quy hoạch lại các cụm dân cư tập trung, đoạn đường nào hay xảy ra tai nạn loại này thì ưu tiên làm trước, vận động nhân dân sống tập trung về một nơi ở mới, tất nhiên không để người dân bị cảm thấy thiệt thòi, còn đoạn đường nào dân cư đã quá đông mà nếu mở một con đường mới có giá thành rẻ hơn chúng ta nên làm ngay, và tôi thấy đường tránh cũng đã làm nhiều nhưng chưa đủ. Nói chung các giải pháp đưa ra của tôi còn sơ sài và mang ý tưởng là chính vì không có đủ thông tin và là vấn đề tương đối lớn đối với một cá nhân như tôi. Nhưng tôi mong bộ trưởng sẽ có những hành động thiết thực nhất đem lại một phần tốt đẹp cho dân cho nước và góp phần đưa nghành giao thông của chúng ta lên một tầm cao mới. Thôi thư đã dài tôi xin dừng bút, cám ơn bộ trưởng đã bỏ thời gian xem thư. Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe Bộ trưởng.

Kính thư.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gốm sứ Trung Quốc 'đổ bộ' chợ làng nghề Bát Tràng

Thứ hai, 31/10/2011, 15:27 GMT+7

Ca cốc đủ màu sắc, móc chìa khóa với nhiều mẫu mã bắt mắt có xuất xứ từ Trung Quốc, giá từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi chiếc đang được bày bán tràn lan, công khai tại chợ làng nghề Bát Tràng.

> Hàng Trung Quốc đội lốt Made in Vietnam

Posted Image

Những chiếc cốc có xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan, công khai trong chợ làng nghề Bát Tràng. Ảnh Xuân Ngọc

Trong một lần sang Bát Tràng chơi, thấy chiếc cốc với hình chú gà trống đeo kính ngộ nghĩnh, chị Thư, sống ở Hà Nội định mua về cho cậu con trai 8 tuổi. Nhưng khi cầm lên xem kỹ, chị thấy xuất hiện vài dòng chữ Trung Quốc và dưới đế cốc cũng không có nhãn hiệu Bát Tràng.

Thắc mắc điều đó, chị Thư được chủ cửa hàng thẳng thắn cho biết đó là hàng Trung Quốc được nhập về bán thêm. Chị Thư chọn một vài chiếc khác, song ca cốc nào có kiểu dáng, họa tiết bắt mắt thì hầu hết đều có xuất xứ như vậy nên chị không mua. "Đã cất công sang đến Bát Tràng thì phải mua gốm làng nghề chứ. Cốc Trung Quốc ở Hà Nội không thiếu, mà tôi còn lo chúng có chứa độc tố nữa", chị Thư tâm sự.

Posted Image Móc chìa khóa bằng nhựa, cao su cũng được bán lần với sản phẩm gốm. Ảnh: Xuân Ngọc Móc chìa khóa bằng nhựa hay cao su với đủ hình thù, từ quả chuối, đôi dép đến bộ khung xương... cũng được bày bán lẫn với sản phẩm cùng chức năng bằng gốm của Bát Tràng. "Mấy cái này ở chỗ Khương Thượng bán nhiều lắm", nhóm bạn học sinh đến từ Hà Nội xì xào khi cầm xem chùm đầu lâu. Chủ cửa hàng kinh doanh những mặt hàng trên cũng thừa nhận Bát Tràng không sản xuất đồ nhựa hay cao su nên đó đều là hàng nhập từ Trung Quốc.

Các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc có giá khá mềm, mẫu mã bắt mắt, kích thước đa dạng. Móc chìa khóa từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng, ca cốc giá chưa đến 50.000 đồng mỗi chiếc.

Bên cạnh đó, các bộ bát đĩa của Hàn Quốc cũng có mặt ở hầu hết các quầy hàng trong chợ Bát Tràng. Đon đả mời khách, chị Huệ, chủ kinh doanh đưa ra những chiếc bát nhãn hiệu "Korea style" hay "Bone porcelain". Chị giới thiệu, đó là sản phẩm nhập từ Hàn, chất lượng men sáng bóng với giá chỉ đắt hơn từ 2.000 đồng đến 10.000 đồng so với hàng của làng nghề, theo đơn vị từng chiếc bát, đĩa hoặc bộ ấm chén.

Theo các chủ kinh doanh, những sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc có sức tiêu thụ không nhiều như hàng Bát Tràng. "Bán chủ yếu là cốc, móc chìa khóa, nhưng cũng chỉ có giới trẻ như học sinh, sinh viên mua là chính. Hầu hết mọi người sang đây chủ ý là mua đồ Bát Tràng nên gốm làng nghề vẫn được mua nhiều hơn cả", chị Huệ nói.

Posted Image

Hàng ngoại nhập từ Hàn Quốc cũng góp mặt trong chợ làng nghề gốm cổ truyền. Ảnh: Xuân Ngọc

Trao đổi với VnExpress.net, ông Phùng Văn Hữu, Trưởng ban quản lý chợ Bát Tràng thừa nhận có hàng Trung Quốc bán trong chợ làng nghề Bát Tràng, chủ yếu là sản phẩm ca, cốc. Ông Hữu cho biết, trước đây, điều này hoàn toàn bị cấm.

"Chúng tôi là làng nghề, làm ra sản phẩm còn chưa tiêu thụ hết thì lại đi nhập làm gì. Nhưng cũng chính vì thể mà ban quản lý chợ bị khiển trách là sai đường lối ra nhập WTO nên thời gian gần đây mới xuất hiện tình trạng này", ông Phùng Văn Hữu nói.

Ông Hữu cung cấp, những mặt hàng ngoại nhập bày bán trong chợ chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ từ 10% đến 15% trong nhóm hàng ca cốc. Còn nếu so với tổng sản phẩm thì chưa đến 2-3%. Theo ông, việc hàng Trung Quốc xuất hiện trong chợ Bát Tràng là do giá rẻ và một phần từ nhu cầu của chính người tiêu dùng, đặc biệt là với giới trẻ, đối tượng khách hàng ưu thích mẫu mã. "Song, điều này cũng giúp người làng nắm bắt xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng. Bằng chứng là sản phẩm của Bát Tràng ngày càng cải tiến về mẫu mã", ông Hữu nói.

So với hàng Trung Quốc, sản phẩm Bát Tràng thường hơi nặng do xương dày và kết cấu chắc hơn. Xét về độ bền cơ học thì đồ Bát Tràng bền hơn. "Nếu đập 2 chiếc cốc vào nhau thì cốc của Trung Quốc sẽ vỡ vì độ kết cấu của nó kém. Do kết cấu kém nên có độ thẩm thấu, dẫn đến việc vị đóng cặn nước chè sau một thời gian sử dụng. Còn men Bát Tràng có độ trơ tốt nên ít bị bám như vậy", ông Hữu cho hay.

Xét về mẫu mã, hàng Trung Quốc phong phú, bắt mắt hơn; nhưng do sản xuất dây chuyền dập khuôn nên đều đều như nhau. Trong khi đó, sản phẩm Bát Tràng được làm thủ công nên chính nét thô, vụng đó làm nên bản sắc đặc trưng. "Người Việt dùng hàng Việt, đồ của Bát Tràng hiện rất tốt và được cải tiến nhiều về hình thức, giá vừa phải nên người tiêu dùng nên ưu tiên lựa chọn", ông Phùng Văn Hữu khuyến cáo.

Xuân Ngọc

===========================

Người ta tìm đến Bát Tràng chính vì vốn cổ làng nghề của nó. Nhưng "tham bát bỏ mâm", họ sẽ tự sát về kinh tế và tự họ xóa bỏ một làng nghề nếu tính trạng này cứ tiếp diễn và phát triển. Một lần tôi xuống Bát Tràng mua hàng, thấy một lô bát lạ và khá đẹp, tôi định hỏi giá để mua thì người cùng đi với tôi cản lại: "Đừng mua! Đồ Trung Quốc đấy!". Tôi lật trôn bát lên xem rõ ràng phía dưới có dòng chữ in tên hiệu một doanh nghiệp Bát Tràng. Bạn tôi bĩu môi: "Họ đặt hàng bên Trung Quốc và ghi nhãn của họ".

Cuối cùng tôi cũng lựa được bộ đồ ăn bằng gốm sứ Bát tràng. Rất đẹp, họa tiết vẽ rồng phương với màu sắc xanh lam đẹp mắt, ghi dấu ấn một thời vàng son của nền văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bàn tiệc” giá 1.700 tỷ đồng

31/10/2011 22:16:56

Posted Image - Gần 3.000 món ăn truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc được thực hiện từ “nguyên liệu” là những viên đá đặc biệt quý hiếm.

“Bàn tiệc” đặc biệt này được trưng bày trong một cuộc triển lãm với chủ đề “Thiên hạ đệ nhất yến” đang diễn ra tại Viện bảo tàng nghệ thuật thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc . Để chuẩn bị “tiệc”, một nhà sưu tầm đá quý người Hồ Nam đã mất hơn 20 năm để tập hợp đủ các loại đá. Toàn bộ số đá này trị giá khoảng 500 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.700 tỷ đồng)

Tất cả các “món ăn”được chuyên gia đá quý bài trí y như thật, làm cho người tham quan có cảm giác như đang thực sự tham gia một bữa tiệc linh đình.

Dưới đây là chùm ảnh các món ăn đắt giá trong “Thiên hạ đệ nhất yến”:

Posted Image

Bàn tiệc

Posted Image

Món ăn “Dã điểu mai”

Posted Image

Món “Hướng dương đen”

Posted Image

“Long nhãn” của người Trung Quốc

Posted Image

Món “Thịt Dê hấp”

Posted Image

Món “Thịt mỡ Thỏ”

Posted Image

Một đĩa “Hạt dưa đỏ”

Posted ImagePosted Image

Một “tảng thịt” lớn đặt giữa “phòng tiệc”

Tuấn Việt (theo Tân Hoa Xã)

=============================

Tôi đã đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và dùng những món ăn nổi tiếng của nhiều dân tộc trên thế giới ở đây - Kể cả món Ốc vòi voi mà vào thời suy thoái kinh tế, những nhà hàng Hoa Kỳ phải bỏ trong thực đơn vì quá đắt tiền. Tôi cũng sang Tàu ngót 10 ngày và ngày nào cũng nhậu nhẹt tại những nhà hàng sang trọng bên Tàu. Cuối cùng, tôi thấy rằng món ăn Việt chính là thể hiện một sự tế vi nhất thế giới về Ẩm thực. Khi ở Tàu về, vừa bước chân quan biên giới, việc đầu tiên của tôi là gọi điện thoại cho người nhà luộc cho một dĩa rau muống chấm với tương.

Tôi không phải là người đầu tiên ca ngợi ẩm thực Việt. Người đầu tiên có văn bản ghi lại chính là Tản Đà. Giai thoại kể lại: Có người mời ông đi cao lâu Tàu. Ông không đi và nói: "Bọn nó có biết thưởng thức ăn uống gì đâu mà đi với chúng nó!". Và ông ở nhà mua rau muống luộc chấm tương với cà pháo.

Người có công đầu trong việc chứng minh sự tinh tế của ẩm thực Việt chính là giáo sư Trần Văn Khê.

Tôi ủng hộ ngài.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bàn tiệc” giá 1.700 tỷ đồng

31/10/2011 22:16:56

Posted Image - Gần 3.000 món ăn truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc được thực hiện từ “nguyên liệu” là những viên đá đặc biệt quý hiếm.

“Bàn tiệc” đặc biệt này được trưng bày trong một cuộc triển lãm với chủ đề “Thiên hạ đệ nhất yến” đang diễn ra tại Viện bảo tàng nghệ thuật thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc . Để chuẩn bị “tiệc”, một nhà sưu tầm đá quý người Hồ Nam đã mất hơn 20 năm để tập hợp đủ các loại đá. Toàn bộ số đá này trị giá khoảng 500 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 1.700 tỷ đồng)

Tất cả các “món ăn”được chuyên gia đá quý bài trí y như thật, làm cho người tham quan có cảm giác như đang thực sự tham gia một bữa tiệc linh đình.

Dưới đây là chùm ảnh các món ăn đắt giá trong “Thiên hạ đệ nhất yến”:

Posted Image

Bàn tiệc

Posted Image

Món ăn “Dã điểu mai”

Posted Image

Món “Hướng dương đen”

Posted Image

“Long nhãn” của người Trung Quốc

Posted Image

Món “Thịt Dê hấp”

Posted Image

Món “Thịt mỡ Thỏ”

Posted Image

Một đĩa “Hạt dưa đỏ”

Posted ImagePosted Image

Một “tảng thịt” lớn đặt giữa “phòng tiệc”

Tuấn Việt (theo Tân Hoa Xã)

=============================

Tôi đã đến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và dùng những món ăn nổi tiếng của nhiều dân tộc trên thế giới ở đây - Kể cả món Ốc vòi voi mà vào thời suy thoái kinh tế, những nhà hàng Hoa Kỳ phải bỏ trong thực đơn vì quá đắt tiền. Tôi cũng sang Tàu ngót 10 ngày và ngày nào cũng nhậu nhẹt tại những nhà hàng sang trọng bên Tàu. Cuối cùng, tôi thấy rằng món ăn Việt chính là thể hiện một sự tế vi nhất thế giới về Ẩm thực. Khi ở Tàu về, vừa bước chân quan biên giới, việc đầu tiên của tôi là gọi điện thoại cho người nhà luộc cho một dĩa rau muống chấm với tương.

Tôi không phải là người đầu tiên ca ngợi ẩm thực Việt. Người đầu tiên có văn bản ghi lại chính là Tản Đà. Giai thoại kể lại: Có người mời ông đi cao lâu Tàu. Ông không đi và nói: "Bọn nó có biết thưởng thức ăn uống gì đâu mà đi với chúng nó!". Và ông ở nhà mua rau muống luộc chấm tương với cà pháo.

Người có công đầu trong việc chứng minh sự tinh tế của ẩm thực Việt chính là giáo sư Trần Văn Khê.

Tôi ủng hộ ngài.

Đây là chiêu PR mới lạ cho thứ hàng xa xỉ là đá quý khi nền kinh tế bắt đầu vào khủng hoảng thôi chú ơi! BĐS bên nó bắt đầu reo từ cách đây gần 1 năm rồi! VN mình thì cũng đã hơn 1 tháng nay!

Cháu chưa xem kỹ, nhưng Diễn đàn mình có mục hoặc topic nào chuyên về ẩm thực không nhỉ? Cháu cũng thích ẩm thực, mà chỉ thích những món dân dã chứ không thích những món chế biến cầu kỳ kiểu Tàu!

Nhưng mà có 1 thời, dân mình có câu cửa miệng: Cơm Tàu, vợ Nhật, ở nhà Tây, không biết câu này xuất xứ từ đâu??? Có lẽ từ thời mà dân ta vẫn đang ước mơ được ăn no mặc ấm chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ sư xuống đường “giải cứu” giao thông Hà Nội

Thứ Tư, 02/11/2011 - 03:39

(Dân trí) - Chiều ngày 1/11, hàng chục kỹ sư của Viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) xuống đường “giải cứu” giao thông Hà Nội. Nhiều điểm thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm trên đường Láng được “khơi” thông, người dân đi lại dễ dàng.

Trong bộ trang phục phản quang, đúng giờ cao điểm ùn tắc giao thông chiều 1/11, gần 20 kỹ sư của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải đổ bộ xuống 3 điểm “nóng” trên đường Láng gồm ngã tư Cầu Yên Hoà, Cầu Cót và Cầu 361 để điều tiết giao thông. Mỗi điểm ùn tắc được bố trí 5 kỹ sư xuống “giải cứu”. “Chúng tôi xuống hiện trường làm trực tiếp khoảng một tuần, sau đó rút kinh nghiệm để đưa ra phương án điều tiết giao thông hiệu quả nhất chống ùn tắc cho tuyến đường”, một kỹ sư cho biết.

Phương án điều tiết theo hướng ưu tiên thời gian lưu thông trên đường Láng gấp 4 lần các hướng khác. Cùng với đó, người tham gia giao thông được các kỹ sư “thúc” di chuyển liên tục nhưng phải theo hàng lối. Bất di bất dịch của người tham gia giao thông cũng được các kỹ sư giám sát chặt chẽ. Người điều khiển phương tiện chấp hành Luật giao thông khá cao, không còn hiện tượng di chuyển lôm côm theo ngày thường. Do vậy, tuyến đường Láng giao thông đi lại khá dễ. Chỉ một vài thời điểm tại nút giao đường Láng với cầu 361 bị ùn tắc nhẹ. Tuy nhiên, giao thông ở điểm “nóng” này được các kỹ sư nhanh chóng phong tỏa.

Posted Image

Với áo phản quang, cờ, còi các kỹ sư sẵn sàng điều tiết giao thông như một cảnh sát chuyên nghiệp

Posted Image

Mọi động tác điều tiết giao thông đều rất thuần thục

Posted Image

Posted Image

Với sự xuất hiện của các kỹ sư người tham gia giao thông chấp hành luật khá nghiêm

Posted Image

Mỗi điểm "nóng" được bố trí từ 4 - 5 kỹ sư

Posted Image

Đôi lúc cũng có người cố tình phớt lờ hiệu lệnh của kỹ sư

Posted Image

Posted Image

Phối hợp "ăn ý" giữa các kỹ sư là yếu tố rất quan trọng để giao thông di chuyển liên tục và không bị tắc

Posted Image

Người điều khiển giao thông cũng khá bỡ ngỡ với việc kỹ sư phân luồng

Posted Image

Thành phố lên đèn, nhưng các kỹ sư vẫn nhiệt tình làm việc

Posted Image

Một vài thời điểm nút giao giữa đường Láng với cầu 361 cũng căng cứng nhưng được các kỹ sư phong tỏa kịp thời

Posted Image

Dưới sự điều tiết của các kỹ sư, người tham gia giao thông trên tuyến đường Láng khá thoải mái

Posted Image

Mật độ giao thông đường Láng khá ít vì dòng phương tiện luôn luôn được di chuyển

Quang Phong

===============================

Đây chính là sự ứng dụng một nguyên lý của Lý học: "Về Lý thuyết không có tắc đường , nếu mọi động tử chuyển động đều".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia tài chính đầu tiên sụp đổ vì khủng hoảng nợ châu Âu

MF Global - hãng môi giới hợp đồng tương lai hàng đầu của Mỹ vừa nộp đơn phá sản sau khi công bố khoảng đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào nợ châu Âu. Đây được xem là cú sốc lớn với thị trường tài chính thế giới.

Với tổng tài sản gần 42,5 tỷ USD sự "ra đi" của MF Global rõ ràng chưa thể so sánh với vụ sụp đổ đình đám của Lehman Brothers năm 2008 (tổng tài sản lúc đó là gần 640 tỷ USD). Tuy nhiên, đây vẫn được xem là cú đánh mạnh vào lòng tin của nhà đầu tư khi xảy ra vào một trong những thời điểm nhạy cảm của kinh tế thế giới - nỗi lo suy thoái kép chưa qua, lòng tin chưa được khôi phục.

MF Global phải nộp đơn xin phá sản lên tòa án Mỹ sau khi công bố khoản đầu tư trị giá 6,4 tỷ USD vào trái phiếu tại châu Âu và đang có khả năng lỗ nặng. Trước đó, hãng này cũng đã công bố khoản lỗ trị giá gần 192 triệu USD trong quý III.

Ngay sau khi MF Global nộp đơn phá sản, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã cho ngừng giao dịch cổ phiếu của công ty này. Các tài sản của MF Global dự kiến sẽ được bán cho một hãng môi giới khác là Interactive Brokers Group, trong khi số phận của hơn 2.000 nhân viên đang làm việc vẫn chưa được quyết định.

Sự sụp đổ của MF Global cũng ảnh hưởng lớn đến 2 gã khổng lồ của làng tài chính thế giới là JP Morgan và Deutsche Bank. Đây là 2 chủ nợ lớn nhất của hãng với tổng mức cho vay, theo hãng tin BBC, có thể lên tới 2,2 tỷ USD. Ngay sau khi thông tin về MF Global được phát đi, cổ phiếu của JP Morgan và Deutsche Bank niêm yết tại NYSE giảm lần lượt 3,3% và 8,7%.

Tin tức này cũng làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới khi S&P 500 Index của chứng khoán Mỹ sụt 2,5% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, xuống thấp nhất trong tháng. Các thị trường tại châu Á cũng giảm mạnh trong phiên sáng nay khi MSCI Châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,5%, xuống dưới 780 điểm vào cuối buổi sáng. Các chỉ số Nikkei 225 (Nhật), Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) và ASP/ASX 200 (Australia) đều giảm 0,75 - 1,2%.

VNExpress-Nhật Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại đe dọa sự bình yên trên Biển Đông (28/10/2011)

Daidoanket

Ngày 25-10-2011, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc lại có bài cảnh cáo đích danh Việt Nam cùng một số nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông rằng các quốc gia này "cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” nếu như vẫn tiếp tục đối chọi với Trung Quốc. Tờ báo này cũng cho rằng các nước nói trên đang lợi dụng "lập trường ngoại giao ôn hòa” của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích của mình trên Biển Đông.

Posted Image

Dân tộc Việt Nam hiểu sâu sắc những mất mát trong chiến tranh

nên luôn khao khát hòa bình

Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên tờ Thời báo Hoàn Cầu có lời lẽ hung hăng, đe dọa Việt Nam cùng một số nước trong khu vực có liên quan tới việc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Cuối tháng 9-2011, tờ báo này đã từng đăng bài kêu gọi Trung Quốc nên đánh phủ đầu Việt Nam và Philippines, hai nước đã "dám” phản đối mạnh mẽ các yêu sách của Trung Quốc về "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên Biển Đông. Trước đó (ngày 11 và 21-6-2011), cũng tờ báo này đã liên tiếp có bài xuyên tạc sự thật lịch sử và hăm dọa dân tộc Việt Nam sau các sự kiện tàu ngư chính Trung Quốc xông vào cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Về sự kiện này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc bấy giờ, bà Nguyễn Phương Nga cho biết: "Quan điểm của Việt Nam là hết sức rõ ràng. Việt Nam chủ trương giải quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời báo Hoàn Cầu đã đưa ra những bình luận thiếu thiện chí, không đúng sự thật và điều này hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ hai nước, gây ra những tổn thương về tình cảm cho nhân dân Việt Nam... Tôi tin rằng những bình luận thiếu thiện chí của tờ Thời báo Hoàn Cầu đã không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước”.

Tuy nhiên, điều đáng nói là những bài báo thiếu thiện chí mới đây nhất của tờ Thời báo Hoàn Cầu lại xuất hiện trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác, khi mà nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc vừa chứng kiến sự kiện ký kết "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển” của lãnh đạo cấp cao hai nước. Những nguyên tắc đó khẳng định tinh thần kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Việc đàm phán cũng được xác lập trên tinh thần tôn trọng đầy đủ các chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử căn cứ vào chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Một trong những ý nghĩa quan trọng trong việc ký kết Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước được dư luận chờ đợi là kể từ nay hai bên đã có những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo nhất quán từ trung ương tới địa phương, trong toàn bộ hệ thống chính trị, việc xử lý đúng đắn các tranh chấp trên biển trên tình thần tôn trọng luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cùng hợp tác duy trì sự ổn định, hoà bình trong khu vực. Trong hoàn cảnh này, việc báo chí Trung Quốc vẫn tiếp tục lên tiếng đe dọa Việt Nam và cho rằng có "hành động quân sự là cần thiết” vì theo họ "có thể đây là cách thức duy nhất để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển” là hoàn toàn không phù hợp với tinh thần Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước đã nói ở trên. Và, nói như bà Phương Nga trước đây, những bài báo như vậy không chỉ gây tổn thương về tình cảm cho nhân dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình mà còn không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân cả hai nước.

Để có thể tìm kiếm những giải pháp lâu dài hay chỉ là quá độ, tạm thời cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cũng luôn đòi hỏi phải có sự nỗ lực và thiện chí của các bên liên quan. Cần tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như đã được nêu trong Thỏa thuận. Dẫn điểm 3 của Thỏa thuận, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mới đây nêu rõ: "Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất chỉ giải quyết song phương các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc; các tranh chấp liên quan đến các nước khác sẽ tiến hành hiệp thương với các nước đó để giải quyết”. Điều này hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm nhất quán của Việt Nam về cách thức giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Đó là, những tranh chấp chỉ liên quan đến hai nước sẽ được giải quyết song phương giữa hai nước liên quan; những tranh chấp liên quan đến nhiều nước sẽ được trao đổi, giải quyết giữa tất cả các nước có liên quan; những vấn đề có tính chất khu vực hoặc toàn cầu cần phải có cách tiếp cận giải quyết đa phương thích hợp. Vì vậy, khi báo chí Trung Quốc cho rằng việc Việt Nam hợp tác với các nước khác khai thác tài nguyên trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế là xâm phạm lợi ích cũng như "chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc là hoàn toàn không có cơ sở và càng không phải là chuyện "lợi dụng lập trường ôn hòa của Trung Quốc” để thúc đẩy lợi ích của mình trên Biển Đông, gây thiệt hại cho Trung Quốc. Đường lối đối ngoại của Việt Nam trong hơn hai thập niên đổi mới vừa qua luôn khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với mong muốn "Việt Nam trở thành bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Là một đất nước đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước trong lịch sử, dân tộc Việt Nam hơn ai hết hiểu biết sâu sắc những mất mát, đau thương trong chiến tranh nên luôn khát khao và yêu chuộng hòa bình.

Trong khi đó, mặc dù luôn nói là coi trọng hòa bình và giải quyết các tranh chấp trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị trên tinh thần tôn trọng công pháp quốc tế, thế nhưng Trung Quốc lại tự cho rằng họ có "chủ quyền lịch sử” trên hầu như toàn bộ Biển Đông với yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý. Từ đó, mọi hành động của các nước láng giềng trong "đường lưỡi bò” đều bị cho là vi phạm "chủ quyền và lợi ích” của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề là cho tới nay Trung Quốc vẫn không thể chứng minh được cơ sở pháp lý của "đường lưỡi bò” theo tinh thần công pháp quốc tế mà nước này đã ký kết và luôn nói là tôn trọng. Đáng quan ngại hơn, mặc dù không được ai công nhận, nhưng Trung Quốc từ lâu đã triển khai một chiến lược quy mô lạm dụng khoa học, truyền thông và kể cả sức mạnh quân sự để đơn phương áp đặt yêu sách "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Chỉ xuất phát từ những tuyên bố đơn phương, nhưng Trung Quốc đã ngang nhiên cho tàu chiến tuần tra vùng biển, đe dọa nhiều ngư dân và phá hoại thiết bị các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Trên thực tế, chính Trung Quốc đã và đang gây ra bất ổn trên Biển Đông bởi yêu sách và các hành động đơn phương áp đặt cái bản đồ "đường lưỡi bò” phi lý và phi khoa học của họ lên trên tất cả.

Việc báo chí Trung Quốc lại tiếp tục đăng những bài quá khích và cổ vũ cho việc tìm kiếm giải pháp tranh chấp trên Biển Đông bằng vũ lực mới đây gây ngạc nhiên cho các nhà bình luận. Vì điều đó cho thấy các nỗ lực tìm kiếm giải pháp thương lượng, hòa bình của lãnh đạo cấp cao nước này trong các văn kiện ký kết với Việt Nam dường như chưa được giới truyền thông Trung Quốc chia sẻ một cách nghiêm túc. Mặc dù Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã phủ nhận nội dung bài báo mới đây trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng bài báo đó không thể hiện quan điểm của Chính phủ nước này, tuy nhiên những bài báo như thế nếu vẫn tái diễn sẽ gây tổn hại hình ảnh của một cường quốc vừa đưa ra cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông và chắc rằng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xây dựng lòng tin với các nước trong khu vực để tiến tới việc hợp tác trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

HỮU NGUYÊN

=========================

Hoàn cầu thời báo viết: "cần chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đại bác” .

Nghe nói Trung Quốc có hẳn tên lửa cơ mà, sao chỉ đem đại bác ra dọa vậy? Này! Thế giới bi wờ có cả vũ khí không gian đấy! Sợ chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, cái bọn Hoàn Cầu là cái bọn chuyên kích động bên Tung Của thôi, thế giới mà cứ theo mấy thằng này, chắc đánh nhau to

Share this post


Link to post
Share on other sites

Góc chuyên gia

Vỡ nợ - hậu quả của tâm lý hám lợi

Thứ Hai, 31/10/2011, 07:33 (GMT+7)

TT - “Tại sao lại vào thời điểm hiện nay?” - TS Trịnh Duy Luân, viện trưởng Viện Xã hội học VN, đặt ra câu hỏi như vậy về các vụ vỡ nợ vừa qua, đồng thời cho rằng hầu hết các vụ vỡ nợ tín dụng không chính thức đều có liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Posted Image

Liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ

Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, cho biết theo thống kê sơ bộ, chín tháng đầu năm đã phát hiện khoảng 60 vụ vỡ nợ “tín dụng đen”, có vụ tổng số tiền lên tới 500 tỉ đồng. Các vụ vỡ nợ tập trung vào mười tỉnh thành, điển hình là Hà Nội và TP.HCM. “Phần lớn các vụ vỡ nợ thường người đi vay đầu tư vào bất động sản, chứng khoán. Người ta gọi đây là những thị trường vàng nhưng đến khi nó tụt giảm thì người đầu tư thất bại, mất khả năng trả nợ. Thiệt hại trong các vụ vỡ nợ này rất lớn nhưng khả năng thu hồi rất thấp, không đáng kể” - ông Tuyến nói.

Thông tin trên báo chí cho thấy Hà Nội là địa phương liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ, trong đó có vụ ở Đan Phượng có số nợ xấp xỉ 300 tỉ đồng, vụ ở Hà Đông cũng lên đến vài trăm tỉ đồng, vụ ở huyện Phú Xuyên 300-400 tỉ đồng. Gần đây nhất, ở Q.Cầu

Giấy có vụ vỡ khoảng 100 tỉ đồng. Các vụ này có điểm chung là chủ nợ vay vốn, trả lãi suất cao rồi bỏ trốn. Đáng lưu ý, trong vụ vỡ nợ ở Phú Xuyên con nợ phải trả lãi trung bình 6%/tháng với khoản tiền lãi lên đến hàng tỉ đồng/tháng.

Cũng vì không trả nổi nợ nần mà có màn kịch thôi miên “cướp” vàng ngày 21-10 tại chợ Châu Ổ (thị trấn Châu Ổ, Quảng Ngãi). Sau khi vụ việc bị lật tẩy, nhiều người dân đã tụ tập trước nhà bà chủ tiệm vàng đòi tiền cho vay.

L.T.T. tổng hợp

* Thưa ông, hiện tượng vỡ nợ đang xảy ra hàng loạt với quy mô lớn. Từ góc nhìn của một nhà xã hội học, ông đánh giá như thế nào về hiện tượng này?

- Cần có thêm khảo sát để có số liệu cụ thể nhưng tôi cho rằng hầu hết các vụ vỡ nợ vừa qua đều có liên quan đến kinh doanh bất động sản.

Hiện thị trường này đang bị chao đảo, đóng băng và rối loạn bởi các chính sách thắt chặt tín dụng. Nhiều “đại gia” đang bị dồn vào chân tường, khó khăn về vốn, đứng trước nguy cơ phá sản và vỡ nợ. Hiện tượng tín dụng không chính thức đã tồn tại khá lâu nhưng đến bây giờ mới có điều kiện bùng phát.

Về mặt pháp lý, đây là một quá trình giao dịch tự nguyện của hai bên, các chủ nợ và con nợ, không bị ép buộc bởi bên nào và cũng không nhờ đến sự bảo trợ của pháp luật. Đây chỉ là các giao dịch dân sự thông thường nên tôi muốn gọi đó là các giao dịch không chính thức, tín dụng không chính thức, giống như nhiều loại hình tín dụng không chính thức khác trong nhân dân ở quy mô nhỏ như việc chơi hụi, chơi họ, cùng góp vốn đầu tư...

Vấn đề xã hội là phải tìm hiểu xem trong các giao dịch này chủ nợ và con nợ là ai, động cơ nào dẫn đến các giao dịch, nguyên nhân nào dẫn đến các hậu quả như hiện nay.

* Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, tổng cục phó Tổng cục An ninh II kiêm giám đốc Công an Hà Nội, khi trả lời trên truyền hình có nói bên cạnh thủ đoạn làm ăn bất chính, lừa đảo của chủ nợ còn có sự giúp sức của chính nạn nhân, hay gọi thẳng là thói hám lợi. Ông nghĩ sao về chuyện này?

- Cũng không sai, nếu nói nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là tâm lý hay “máu” hám lợi của các nhà đầu tư, bất chấp các quy luật phổ biến của kinh tế thị trường. Tâm lý hám lợi luôn mang tính bản năng như một đặc trưng của kinh tế thị trường.

Thế nhưng một nguyên lý rất đơn giản mà không cần phải là nhà kinh tế cũng có thể được nghe và đồng ý trong hoạt động đầu tư và kinh doanh: lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Tuy nhiên trong một nền kinh tế thị trường, mọi việc đều có thể xảy ra, dù đó là việc kỳ quái nhất và khó tin nhất.

Ta hãy thử đoán xem chủ nợ trong các vụ vỡ nợ này là ai. Chắc chắn số đông không phải là người nghèo. Họ có bạc tỉ, chí ít cũng vài trăm triệu đồng. Tiền này họ có được do đâu? Không ít người kiếm được bằng những cách thức khá dễ dàng, do nhiều cơ may, thậm chí từ những khoản đầu tư siêu lợi nhuận trước đó. Tức là trước đó có được tiền bằng các phương pháp nhiều rủi ro. Vì thế, họ có cơ sở tài chính và cả tâm lý để tiếp tục chơi trò rủi ro trên cơ sở thói hám lợi cố hữu.

Một nhóm người khác, có tiền nhưng ít kiến thức, không biết đầu tư kinh doanh vào đâu, không được tư vấn, không lường trước được rủi ro, lại bị tâm lý hám lợi thôi thúc cũng tự nguyện trở thành con mồi của các con nợ.

Còn các con nợ “đại gia” là ai?

Tôi không cho rằng tất cả họ đều là những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Sẽ có một bộ phận là các nhà đầu tư bất động sản, chứng khoán, vàng... Họ có thể đã có những thành công ở chặng đầu và không biết hoặc không thể dừng chân, hăm hở lao vào các phi vụ phiêu lưu mới.

Ông bà ta thường nói “Đi đêm có ngày gặp ma”, đến khi “gặp phải ma” thì họ vùng vẫy, quẫy đạp để thoát ra. Hoàn cảnh xô đẩy dẫn họ trở thành kẻ lừa đảo trong mắt các chủ nợ, công luận và luật pháp.

Ở đây, cũng cần đề cập cả cơ sở thực tiễn cho hiện tượng này. Đó là sự tồn tại một loại thị trường ngầm, thị trường “đen“, không kiểm soát được và có phần “hoang dã” ở nước ta. Đây là sản phẩm của những khiếm khuyết về cơ chế, pháp luật chưa đầy đủ, bị các cá nhân lợi dụng và thao túng... Thị trường này đặc biệt quen thuộc trong lĩnh vực buôn bán bất động sản, làm giá chứng khoán, vàng...

Đương nhiên, có những con nợ vốn là những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp, có ý đồ, thủ đoạn được thiết lập ngay từ đầu. Chúng nắm rõ tâm lý “hám lợi” và có những thủ đoạn tinh vi để câu nhử các con mồi. Với đối tượng này, rõ ràng pháp luật phải vào cuộc. Rất tiếc là ranh giới để phân biệt loại con nợ này với loại thứ nhất không hề dễ dàng.

* Theo những nghiên cứu của ông, ở VN có bao giờ xã hội lâm vào cơn “vỡ nợ dây chuyền” như hiện nay?

- Trong thập niên 1980, khi chúng ta chuẩn bị chuyển sang cơ chế thị trường, từng có một đợt sóng vỡ nợ các loại “tín dụng nhân dân”, HTX tín dụng, khiến không ít người dân ở đô thị mất trắng tài sản dành dụm cả đời. Nhưng lúc đó hầu hết họ là người lao động, đặc biệt họ chưa hề có một chút kiến thức gì về kinh tế thị trường, về tín dụng, vay nợ... Đó có thể xem là “cơn sốt vỡ da” của người dân khi chuyển từ thời kỳ bao cấp sang cơ chế thị trường.

Còn bây giờ, sau gần 30 năm phát triển kinh tế thị trường, đáng ngạc nhiên là chúng ta vẫn tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện các nạn nhân mới của hiện tượng “hám lợi và hoang tưởng”. Phải chăng đây là “cơn sốt vỡ da” thứ hai?

Như vậy, ít nhất có hai chiều cạnh cần chú ý. Thứ nhất, có thể đó là sự phản ánh một loại hệ quả của kinh tế thị trường trong những giai đoạn hiện tại. Thứ hai, có một bộ phận dân chúng đang rất thiếu hụt kiến thức và thông tin phổ thông về kinh tế thị trường, tài chính tín dụng. Và do vậy, các hoạt động truyền thông kiến thức, hỗ trợ tư vấn về pháp lý và về đầu tư rất cần được tăng cường.

THU HÀ thực hiện

Phải bớt đi các yếu tố “đen”

Posted Image

Theo GS.TS Trần Ngọc Thơ (ĐH Kinh tế TP.HCM), thực chất các vụ đổ vỡ do vay mượn trong dân gian cũng là cấp tín dụng như ngân hàng, nhưng khác cơ bản đó là “đen”. Hạn chế đổ vỡ, cách tốt nhất là bớt đi các yếu tố “đen”. Ông Thơ nói: - “Đen” được hiểu là không theo luật pháp như lãi suất cao, lãi nhập vốn, không theo thông lệ như cho vay phải có đăng ký, không được cho vay đảo nợ. “Đen” là vì người cho vay không yêu cầu bên đi vay có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài sản thế chấp...

* Theo ông, cái mà người cho vay lãi suất cao thường mắc phải là gì?

- Với người đi vay, họ thường làm ăn theo kiểu đến đâu hay đến đó, chẳng có phương án kinh doanh với đầu vào, chi phí, đầu ra hoặc chu kỳ thu hồi vốn. Không những thế, họ chấp nhận rót tiền vào những dự án kinh doanh cực kỳ rủi ro như đầu cơ bất động sản, lướt sóng vàng, đầu tư chứng khoán.

Trong khi đó người cho vay thiếu hẳn thông tin về người đi vay. Họ cho vay không theo nguyên tắc nào cả. Người cho vay chỉ nghe chứ ít khi biết được người vay dùng tiền làm gì. Họ cũng chẳng biết người vay đã mất khả năng thanh toán. Khi rơi vào trường hợp này thì bên đi vay lại ra sức tô điểm để được vay thêm tiền nhằm gỡ gạc hoặc trả cho những người đã vay trước.

* Phải chăng kinh tế khó khăn là nguyên nhân dẫn đến vỡ nợ hàng loạt?

- Kinh tế tăng trưởng nóng thì chứng khoán, bất động sản cũng tăng nóng, thu hút giới đầu cơ rót vốn vào, trong đó có những người vay mượn tín dụng đen. Khi địa ốc, chứng khoán đóng băng, giá vàng biến động thất thường cũng là lúc xảy ra vỡ nợ.

Theo tôi, điều này chỉ là một phần hoặc thúc đẩy nhanh quá trình đổ vỡ mà thôi. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ mọi giao dịch của các vụ vỡ nợ đều ít nhiều có yếu tố “đen”. Ngay trên thế giới cũng thế, khi kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng, hàng loạt vụ đổ bể mới bùng nổ. Khi soi xét kỹ đều có nguyên nhân là làm ăn không chặt chẽ, thậm chí lừa đảo.

* Cách nào để nhận diện có nguy cơ rơi vào tín dụng đen hoặc bị lừa đảo?

- Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Cách đơn giản nhất là so sánh lãi suất mà người vay sẽ trả với lãi suất ngân hàng. Nếu thấy mức chênh lệch cao, chắc chắn là có vấn đề. Hiện ngân hàng cho vay lãi suất 1,6-1,7%/tháng đã có người không trả nổi thì sớm hay muộn người vay tín dụng đen lãi suất 5-10%/tháng cũng vỡ nợ.

Cũng nên thực hiện theo đúng những gì pháp luật đã cho phép. Khi cho vay phải có hợp đồng công chứng việc vay mượn và có tài sản thế chấp đầy đủ để hạn chế người vay dùng một tài sản đi vay của nhiều người khác.

Đặc biệt, phải nắm rõ người đó dùng vốn vào mục đích gì. Nếu vào bất động sản, chứng khoán là rủi ro rất lớn bởi hình thức đầu tư này mang nặng tính đầu cơ, giá không lên, thanh khoản kém là vỡ nợ. Hết chu kỳ vay, người vay khất hẹn, đó cũng là dấu hiệu của việc làm ăn không hiệu quả, cần phải thận trọng, không nên cho vay thêm...

H.T.

===============================

Cái lòng tham nó ngộ thiệt! Khiến người ta lao vào như....điên , mà làm như đầu óc nó mụ đi. Có một thời lãi xuất tín dụng lên đến 12% tháng - Thời nước hoa Thanh Hương, lăm tám mí - tôi đã nghiệm thấy rằng: lãi xuất 144% năm. Tức là cứ sau một năm lãi xuất tăng gấp rưỡi. Bài toán là: Tiền gửi ngân hàng tăng theo cấp số nhân với thừa sai là 2/ năm. Bạn thử tưởng tượng một người chỉ cần gửi 100. 000 VND vào bây giờ và sau đó 20 năm thì tất cả giấy trên thế giới không đủ để in tiền trả nợ. Vô lý như vậy mà người ta vẫn lao vào gửi như điên. Cuối cùng lăn ra sạt nghiệp cả đống. Vậy mà vẫn chưa chừa! Gần nhà tôi có Cty Biển Đen kêu gọi gửi tiền với lãi xuất mà nước hoa Thanh Hương gọi bằng cụ: 21%/ tháng. Người ta gửi tiền vào cũng như điên. Cuối cùng nó biến mấtPosted Image.

Nó giống như con tỳ hưu trong Phoengshui Tàu vậy! Vô lý cực vẫn mua về để đầy nhà! Chỉ vì cái con này chỉ ăn chứ không ể?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc cứu châu Âu vì ... thừa tiền?

Với 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối, Trung Quốc thừa sức tài trợ cho quỹ EFSF, nhưng dư thừa tiền bạc không phải là lý do duy nhất khiến Trung Quốc cứu Eurozone.

Một lý do rõ ràng khác là mong muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng đẩy Châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc - rơi vào suy thoái.

Hơn nữa, nếu cuộc khủng hoảng ở Eurozone lan ra toàn cầu - tương tự như cuộc khủng hoảng thế chấp của Mỹ hồi năm 2008, nó sẽ không chỉ gây tổn hại cho các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, mà cho cả ngay chính bản thân Trung Quốc.

Bắc Kinh gần đây đã phải can thiệp để củng cố các ngân hàng trong nước, đối tượng bị nhiều nhà đầu tư lo sợ là đang hoạt động dựa trên những khoản nợ xấu.

Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa sẽ khiến các ngân hàng Trung Quốc lâm vào tình trạng thê thảm hơn.

Cảm nhận khó khăn

Với việc người tiêu dùng ở châu Âu - và cả ở Mỹ nữa - đã thắt chặt chi tiêu và hoàn trả các khoản nợ cá nhân, nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc đang đi xuống và rất có thể còn xuống mức thấp hơn nữa trong những năm tới.

Đối với các nước Châu Âu đang mắc nợ, việc giảm bớt hàng nhập khẩu nhìn chung sẽ tốt hơn bởi nó giúp giảm bớt gánh nặng thâm thủng thương mại.

Nói cách khác, nếu như người tiêu dùng trong nước “thắt lưng, buộc bụng”, điều đó sẽ có lợi cho quốc gia khi giảm bớt được những khoản phải chi cho hàng nhập từ nước ngoài và duy trì được mức tiêu thụ hàng trong nước sản xuất.

Nhưng đổi lại, việc cắt giảm hoạt động thương mại toàn cầu sẽ càng đẩy cao tỷ lệ thất nghiệp trong thế giới các nước công nghiệp phát triển, trong lúc lại không mấy tác dụng trong việc giúp tránh cuộc khủng hoảng hay giảm bớt nguy cơ lây lan tình trạng suy thoái ra ngoài phạm vi Châu Âu.

Tuy nhiên, việc nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu giảm xuống sẽ khiến các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc rơi vào tình trạng mất việc làm.

Rõ ràng, khi nhu cầu tiêu thụ thế giới đi xuống, chẳng có mấy lý do để duy trì mức đầu tư to lớn vào lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc. Vậy Trung Quốc có nên đầu tư vào các nơi khác trên thế giới?

Đầu tư an toàn

Trung Quốc lâu nay đã rất muốn đầu tư vào châu Âu. Nhưng có nhiều cách khác nhau.

Ngân hàng Banesto của Tây Ban Nha, nền kinh tế yếu nhất của Châu Âu, có thể là địa chỉ đang cần đầu tư, nhưng Trung Quốc lại không mấy mặn mà.

Người ta đang hướng tới việc đầu tư vào trái phiếu Châu Âu nhằm củng cố cho Quỹ ổn định tài chính Châu Âu (EFSF) và việc đầu tư này tương đương với việc cho các chính phủ Châu Âu vay tiền.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ cho các chính phủ đang khát vốn nhất vay tiền trực tiếp.

Mua trái phiếu Tây Ban Nha hoặc Italy không phải là một đề xuất hay, trong khi mua trái phiếu Đức rõ ràng là chuyện hấp dẫn, bởi các trái phiếu này nhiều khả năng sẽ được hoàn trả đầy đủ.

Trung Quốc đã tỏ rõ chỉ muốn bỏ tiền vào các khoản đầu tư an toàn, cho nên Bắc Kinh sẽ đòi phải có những bảo đảm phù hợp.

Bởi vậy, khoản đóng góp của Trung Quốc vào EFSF trên thực tế sẽ không khác bao nhiêu so với việc cho Đức vay tiền và điều này không mấy tác dụng trong việc hỗ trợ các nước như Tây Ban Nha hay Italy kiểm soát tài chính.

Giáo sư tài chính quốc tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh nói rằng Châu Âu, hay ít nhất là Đức, có đủ vốn riêng và thậm chí không cần đến tiền của Trung Quốc.

Ông nói nếu Trung Quốc tăng tổng đầu tư vào khu vực Eurozone, nhiều khả năng việc đó sẽ khiến có thêm nhiều người ở Châu Âu mất việc làm trong lúc giá đồng euro sẽ bị đẩy cao lên. Điều đó sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Eurozone trở nên kém hấp dẫn ở các thị trường quốc tế và hàng xuất khẩu của Trung Quốc mang tính cạnh tranh cao hơn. Đây sẽ là một kết cục rõ ràng sẽ bất lợi cho các nước vùng Địa Trung Hải vốn đang khốn khó.

Đầu tư trực tiếp

Hơn nữa, đầu tư vào trái phiếu chính phủ rất khác so với đầu tư vào các tài sản như các tòa nhà, nhà máy, các cơ sở hạ tầng - các loại đầu tư có thể sẽ đem lại sự tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.

Các khoản đầu tư như vậy khó có thể xảy ra trong những ngày này, và việc chuyển giao các khoản nợ chính phủ trong Eurozone từ các ngân hàng của châu Âu sang cho Trung Quốc không mấy tác dụng trong việc giúp thay đổi tình thế.

Khi các chính phủ châu Âu hoàn trả các khoản nợ cho các ngân hàng, tiền mặt nhiều khả năng sẽ bị các ngân hàng dùng hết cho hoạt động tái cơ cấu vốn. Vì vậy, nó sẽ không tạo ra được các ngân khoản mới để đem cho các công ty vay tiếp.

Nói cách khác, việc Trung Quốc đầu tư vào trái phiếu Châu Âu cũng sẽ chẳng mấy tác dụng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu lục này.

Việc Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế thực sự ở châu Âu có lẽ sẽ có tác động lớn hơn nhiều.

Nhưng liệu giới cử tri Châu Âu có hoan nghênh hay không việc khách hàng Trung Quốc tới mua bất động sản, công ty, đường sá vào thời điểm giá cả đang đi xuống do cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn lại là một vấn đề khác.

Nhưng nếu so sánh với những phần thưởng vô hình mà Trung Quốc có vẻ như sẽ đòi hỏi để đổi lại việc đưa ra sự hỗ trợ tài chính chính thức - chẳng hạn như việc được Liên minh Châu Âu sớm công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, được trao quyền biểu quyết lớn hơn tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khả năng EU dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc, hay việc giữ im lặng quanh các nỗ lực của Trung Quốc trong việc giữ đồng nhân dân tệ thấp giả tạo..., thì cái giá phải trả cũng không đến nỗi đắt đỏ.

Nguồn: Tầm nhìn, cafe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hy Lạp phê chuẩn trưng cầu ý dân, châu Âu lo eurozone tan rã

Nội các Hy Lạp đã tuyên bố ủng hộ quyết định tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu nguy khu vực đồng euro. Châu Âu rơi vào tình trạng hoang mang. Chưa bao giờ khu vực đồng euro lại cận kề sự tan vỡ như hiện nay.

Quyết định của Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch chống khủng hoảng mà châu Âu đưa ra đã khiến tương lai khu vực đồng euro bị đe dọa nghiêm trọng.

Cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Fitch cảnh báo là sự tồn tại của khu vực đồng euro bị đe dọa nếu người dân Hy Lạp nói “không” với kế hoạch của châu Âu.

Đây cũng là điều mà châu Âu lo sợ nhất: viễn cảnh khu vực đồng euro bị “gỡ” dần dần - sau khi Hy Lạp ra khỏi eurozone thì phải chăng sẽ đến lượt Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, những quốc gia cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, đưa ra động thái tương tự?

Đã từ lâu, giới quan sát cảnh báo, sự tan rã của khu vực đồng euro đe dọa sự tồn tại của Liên minh châu Âu.

Châu Âu và các đối tác đã tỏ thái độ kinh ngạc và bất bình mạnh mẽ vì kế hoạch hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp, cứu nguy đồng euro vừa mới được toàn thể 17 thành viên khối euro, trong đó có Hy Lạp thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tuần trước. Mặt khác, các lãnh đạo châu Âu lại không được hề được báo trước là Athens sẽ tổ chức trưng cầu dân ý.

Do vậy, châu Âu hôm qua đã yêu cầu Thủ tướng Hy Lạp đến Cannes (miền nam nước Pháp), nơi chuẩn bị khai mạc hội nghị G20, để giải thích quyết định cho tổ chức trưng cầu dân ý.

Tham dự cuộc họp kín này có Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel, chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy, chủ tịch Ủy ban châu Âu José Baroso, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde, lãnh đạo nhóm eurogroup Jean-Claude Juncker.

Do không thể phản bác tính chính đáng trong việc tổ chức trưng cầu dân ý của chính phủ Hy Lạp, các lãnh đạo chính trị châu Âu sẽ hối thúc Athens làm việc này càng sớm càng tốt, trong khoảng 6 tuần tới, kể từ hôm nay.

Mặt khác, châu Âu cũng muốn chính quyền Hy Lạp hỏi ý kiến của người dân một cách rõ ràng rằng họ có muốn Hy Lạp ở trong khu vực đồng euro hay không? Không loại trừ khả năng Hy Lạp tuyên bố phá sản?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ngày 26-27/10 vừa qua, sau 10 giờ thương lượng, các lãnh đạo châu Âu mới đạt được một kế hoạch giúp Hy Lạp, cứu nguy khu vực đồng euro.

Cụ thể là các ngân hàng tư nhân sẽ xóa 50% số nợ cho Hy Lạp, tương đương 100 tỷ euro, châu Âu sẽ cho Hy Lạp vay 100 tỷ từ nay đến 2014 và đứng ra bảo lãnh 30 tỷ euro. Một phần tiền này sẽ được dùng vào việc tăng vốn cho các ngân hàng Hy Lạp, có nghĩa là các cơ sở tài chính của Hy Lạp sẽ đặt dưới sự giám sát của châu Âu.

Các ngân hàng khác của châu Âu cũng sẽ được cung cấp thêm vốn, nâng mức vốn tự có từ 5% lên 9%, giúp đối phó tốt hơn với khủng hoảng. Khả năng can thiệp của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (FESF) sẽ được tăng cường, từ 440 tỷ euro lên thành 1000 tỷ.

Giờ đây, với quyết định mới nhất của Nội các Hy Lạp, kế hoạch này có nguy cơ bị phá sản.

Lãnh đạo khối eurogroup Jean Claude Juncker nhận định là không loại trừ khả năng Hy Lạp tuyên bố phá sản.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick ví cuộc trưng cầu dân ý như chơi xổ số. Nếu đa số dân Hy Lạp nói “không” thì tình hình sẽ hỗn loạn như một cái chợ.

Một số nhà phân tích cho rằng tình hình chính trị nội bộ Hy Lạp buộc Thủ tướng Papandreou phải tổ chức trưng cầu dân ý. Ông không có một sự lựa chọn nào khác, vì phe đối lập kiên quyết từ chối mọi sự hợp tác với chính phủ để thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng mà châu Âu áp đặt, trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối ngày càng lan rộng trong xã hội.

Dân Trí-Nguyễn Viết

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi đợi Hy Lạp trưng cầu dân ý ta đọc bài viết của TS Alan Phan - Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Kẻ cắp gặp bà già

Vấn nạn lớn nhất của anh trong thời đại kim tiền và đám mây kiến thức (cloud computing) này là anh chưa định vị rõ ràng vai trò của mình trong màn kịch của thế giới. Anh sẽ thủ vai kẻ cắp hay bà già? Hay chỉ là một nạn nhân lương thiện và ngu dốt? Bi kịch sẽ xẩy ra khi người nham hiểm và mê tiền lại không biết làm kẻ cắp hay bà già.

Trong tiểu thuyết hay phim ảnh, những câu chuyện về kẻ cắp đụng phải bà già có những tình tiết luôn gây thú vị cho người xem. Tuy vậy, những mẩu chuyện kẻ cắp-bà già xẩy ra hàng ngày trong thực tế của đời sống cũng không kém phần hào hứng. Đây thực sự là những liều thuốc cười cần cho tim mạch.

Ngân hàng Âu Mỹ và Hy Lạp

Trong những xứ sở đã phát triển có tình trạng tiêu xài bê bối nhất từ chánh phủ đến người dân phải kể đến Hy Lạp. Trước khi gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU), các ngân hàng quốc tế thường né tránh nợ công xứ này và không nhà đầu tư nghiêm túc nào có thể tin tưởng vào sự bền vững của đồng drachma. Chánh phủ Hy Lạp luôn luôn thiếu hụt về ngân sách và cử tri Hy Lạp luôn luôn thiên về các ứng cử viên xã hội (thích quốc doanh hóa các xi nghiệp thành công và tái phân chia tài sản tư nhân bằng thuế vụ hay bội chi cho các chương trình chánh phủ).

Kết qủa sau cùng là một nền kinh tế tụt hậu so với các quốc gia khác ở Âu Châu và những doanh nhân hay các tài năng về mọi ngành thuờng có khuynh hướng rời bỏ Hy Lạp để đi lập nghiệp ở các xứ khác. Nhửng người còn lại thì tìm đủ mọi cách để bòn rút tiền từ chánh phủ và có một câu nói phổ thông ở đây là,”Nếu bạn đóng thuế thì chắc bạn không phải là dân Hy Lạp.” Tuy vậy, sự suy sụp của tài chánh Hy Lạp không trầm trọng lắm vì nợ vay của nước ngòai hiếm và tốn kém.

Mọi chuyện đều thay đổi vào năm 2001, sau khi Hy Lạp gia nhập Liên Hiệp Âu Châu (EU) và bắt đầu sử dụng đồng Euro như bản vị chính. Các kẻ cắp đánh hơi và nghĩ đây là một miếng mồi ngon. Kẻ cắp số 1 là tập đòan Goldman Sachs và các kẻ cắp nhỏ hơn như Credit Lyonnais, BNP, Deutsche Bank, UBS…chạy theo sau bước chân đại ca không cần suy nghĩ.

Trước hết, báo cáo tài chánh công của Hy Lạp không đủ tiêu chuẩn để thỏa mãn đòi hỏi pháp lý của EU, nên Goldman Sachs phải tư vấn cho họ cách thức để dấu nợ và thổi phồng số liệu tốt nhằm mục đích vay tiền qua trái phiếu. Sau đó, Goldman Sachs phân phối các trái phiếu này cho đàn em là các ngân hàng Âu Châu. Mọi người hạnh phúc. Chánh phủ Hy Lạp có số tiền lớn để tiêu xài thỏai mái, người dân và cò dự án hưởng bao nhiêu là lợi ích từ những chương trình tiêu xài ngắn và dài hạn, các ngân hàng Âu Mỹ thu về bao nhiêu là phí tư vấn và phí phát hành trái phiếu.

Nhưng giống như chuyện tiểu thuyết, ngày vui lúc nào cũng chóng tàn. Mọi người quên đi một chi tiết rất nhỏ nhặt: nợ đáo hạn thì phải trả. Các kẻ cắp quên nhắc nhở các quan chức chánh phủ điều này; và đa số người dân cũng nghĩ rằng họ không liên hệ gì đến việc trả nợ khi họ bỏ phiếu chấp nhận những khỏan vay. Nhưng bà già Hy Lạp cũng không vừa. Họ nói với kẻ cắp là họ sẽ tuyên bố phá sản và để mặc cho các ngài ăn cắp lo liệu.

Các ngân hàng Âu Mỹ sợ tái người. Mất đi hơn 400 tỷ dollars sẽ khiến vài ngân hàng cỡ lớn đi theo Lehman Bros ra nghĩa địa và các vị giám đốc ngân hàng sẽ mất job, mất nhà, mất xe, mất vợ, mất nhân tình. Họ thống nhất lại và lobby các chánh phủ Âu Châu phải bỏ tiền ra cứu trợ Hy Lạp. Gói tài trợ năm 2010 với 160 tỷ dollars không đi đến đâu, và gói thứ nhì 170 tỷ dollars giữ tình hình tạm yên lúc này. Tuy vậy, với số nợ lên đến 580 tỷ dollars hoặc hơn nữa (khỏang 150% của GDP) và lãi suất hơn 14%, Hy Lạp sẽ chẳng bao giờ trả nổi hết nợ. Vấn đề có phá sản hay không chẳng còn là “câu hỏi” nữa, mà đề tài bây giờ là “khi nào thì phá sản”.

Ít nhất, các kẻ cắp trong chuyện này, cũng đã “đẩy cây” 330 tỷ dollars cho người dân các nước Đức, Pháp…đóng thuế trả dùm Hy Lạp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay