Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Theo cháu thì bỏ ngay cái kiểu lương tối thiểu đi, chính cái lương tối thiểu nhà nước đặt ra mà nó sảy ra lắm chuyện, thằng làm nhiều, thằng làm ít, trình độ ... cứ mang lương tối thiểu ra nhân chia cộng trừ vớ vẩn rồi ra lương thực, mà chả dựa theo năng lực và công sức bỏ ra gì cả, bây giờ nhà nước chơi kiểu khoán sản phẩm, khoán công việc rồi trả lương, ko có tối thiểu tối thiếc gì cả, chính cái khái niệm lương tối thiểu, đã làm cho 1 loạt các công ty nước ngoài ở các khu công nghiệp áp dụng vào tính lương công nhân VN vì thế giá trị lao động đã bị lợi dụng và giảm đi rất nhiều

Lương tối thiểu theo tôi hiểu là mức lương thấp nhất phải trả theo quy định của nhà nước. Không một doanh nghiệp nào được phép trả lương thấp hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng từ khi có cái khái niệm lương tối thiểu, các doanh nghiệp và chính nhà nước, ko hiểu sao lại đẻ ra cách tính là lấy lương tối thiểu nhân với hệ số + với thâm niên .... rồi tính ra lương

Lương tối thiểu hãy cứ để nó là lương tối thiểu đi, đừng lôi nó vào với cái hệ số, thâm nhiên ... làm gì nữa, người ta làm được bao nhiêu, trình độ và năng lực thế nòa thì trả cho họ như thế, đàng nay vác lương tối thiểu nhân với mấy cái kia, tính ra lương, thì khác gì san bằng, thằng năng lực cũng giống thằng ngồi chơi sơi nước, chính cái cách tính lấy lương tối thiểu ra nhân với hệ số, vì thế với chức vụ và năng lực như ngô bảo châu cũng chỉ được lương có 5 triệu, hỏi tại sao mà ko ai thèm vào nhà nước làm là vì thế

Nếu bỏ hẳn cái quy định lương tối thiểu đi, thì nó đỡ đẻ ra và phát sinh 1 loạt các vấn đề chả đâu ra đâu cả

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những người không cứu bé Duyệt Duyệt nói gì?

tuoitre.gifTuổi Trẻ – 20 phút trước

TTO - “Tôi muốn nâng cô bé dậy nhưng thấy nhiều máu quá. Tôi sợ, con gái tôi cũng sợ khóc thét lên nên chúng tôi phải đi thật nhanh” - người phụ nữ dắt cô con gái trong đoạn clip bé 2 tuổi bị bỏ rơi nói với Nhật báo Quảng Châu hôm 19-10.

Video: Em bé 2 tuổi bị xe đâm, người qua đường bỏ mặc

Bàng hoàng về tình người từ một vụ tai nạn

Người phụ nữ họ Lâm này bày tỏ, cô chỉ nghĩ đứa trẻ bị ngã khi chơi đùa chứ không biết bị xe tông. Chỉ khi mẹ cháu chạy ra cô mới biết là có tai nạn. Giờ cô rất “hối hận, đau đớn và tội lỗi”.

“Nếu lúc đó có ai giúp cháu bé, tôi cũng sẽ chung tay giúp”, người này nói.

Rất nhiều trong số 18 người băng qua em bé bị chảy máu đầm đìa đều phủ nhận họ nhìn thấy Duyệt Duyệt (Yue Yue) và nói không hề biết có tai nạn xảy ra.

Hiện hai tài xế xe tải đâm vào Yue Yue đều đang ở đồn công an. Một tài xế từng gọi điện cho cha Duyệt Duyệt đề nghị đưa tiền để bồi thường trước khi bị bắt.

“Lúc sự việc xảy ra tôi đang nghe điện thoại, tôi không cố ý - tài xế này nói - Khi tôi nhận ra đã đâm phải đứa bé, tôi nghĩ là sẽ xuống xe để xem nó ra sao. Nhưng khi tôi thấy máu chảy, tôi quyết định nhấn ga đi tiếp vì không thấy ai ở quanh đó”.

Ông Zhu Yongping - một luật sư nổi tiếng ở Quảng Châu - cho hay ông sẽ cùng Hội luật gia Quảng Đông nghiên cứu hành vi không giúp đỡ người sắp chết và luật hóa việc này.

“Tôi không cứu người vì tiền”

Bà Trần Hiền Muội - người phụ nữ nhặt rác nâng cô bé Duyệt Duyệt dậy, đã được nhiều công ty, tổ chức gửi tiền thưởng sau khi hành động tình nghĩa của bà được đưa lên phương tiện truyền thông.

“Tôi không làm điều đó vì tiền. Con tôi bảo tôi đừng nhận vì không muốn nghe những lời gièm pha từ người khác”, bà Trần nói với tờ Tin Tức Đô Thị Phương Nam.

Mới đầu bà từ chối nhưng sau quyết định chia sẻ số tiền đó để cứu giúp Duyệt Duyệt đang rất nguy kịch trong bệnh viện.

Gia đình Duyệt Duyệt cũng nhận được hàng trăm ngàn nhân dân tệ hỗ trợ, nhưng gia đình em cho biết họ sẽ mở tài khoản riêng cho những khoản tiền đó và đặt dưới sự giám sát của truyền thông.

“Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của mình. Tôi chỉ nghĩ đến việc cứu con thôi. Tôi cũng không mong đợi những sự việc không liên quan thế này xảy ra. Gia đình tôi cũng không kêu gọi quyên góp”, cha Duyệt Duyệt nói.

Hiện tình trạng của Duyệt Duyệt đang gần với những biểu hiện của chết não nhưng tim em đập khá đều, tay chân đều có cảm giác nên các bác sĩ chưa kết luận em bị chết não. Su Lei - giám đốc khoa điều trị chuyên sâu ở Bệnh viện Quân y Quảng Châu - cho hay các kiểm tra cho thấy có một số vùng thương tổn nặng ở thân não và vỏ não.

PHAN ANH

==========================

Bà Trần Hiền Muội - người phụ nữ nhặt rác nâng cô bé Duyệt Duyệt dậy, đã được nhiều công ty, tổ chức gửi tiền thưởng sau khi hành động tình nghĩa của bà được đưa lên phương tiện truyền thông.

Với cái nhìn của tôi thì bà Trần Hiền Muội nghèo, người ta cho cứ việc lấy. Đây là sự quả báo nhãn tiền theo Lý học Đông phương, người làm tốt thì hưởng quả tốt. Chính vì điều đó khuyến khích con người lương thiện. Còn những người cho tiền bà, có thể họ cũng chỉ xúc động trước nghĩa cử của bà này mà họ không biết làm cách nào thể hiện ngoài việc cho tiền. Còn lũ tiểu nhân bôi nhọ bà này là có ý đồ muốn nổi tiếng thì bảo vào mặt chúng nó rằng:

Đối với những kẻ vô cảm và lạnh lùng bước qua nỗi thống đau đớn của cô bé Trung Quốc trong tai nạn trên - với thứ tư duy ở trần đóng khố như các người - đó là tại họ không muốn nổi tiếng.

Còn tệ hại hơn, thứ tư duy ngu dốt đó lại được chính phóng viên Đài Truyền hình Trung Quốc quảng bá qua lời phỏng vấn!

Xã hội Trung Quốc sắp loạn vì tính chính danh không có ở cơ quan truyền thống cấp nhà nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đóng cửa nhà máy sản xuất đất hiếm lớn nhất Trung Quốc

logosgtt.jpgSGTT – Thứ tư, ngày 19 tháng mười năm 201SGTT.VN - Baotou, công ty sản xuất đất hiếm công nghệ cao lớn nhất Trung Quốc (ở Nội Mông), cho biết sẽ đình chỉ sản xuất từ ngày 19.10, nhằm cân bằng cung - cầu thị trường đất hiếm, phục hồi lại giá đất hiếm đang trên đà suy giảm.

ImageID_157187.jpg

Đóng cửa nhà máy Baotou sẽ làm thị trường thế giới thiếu hụt 5.000 tấn đất hiếm trong năm 2011. Ảnh: AFP

Hành động này ước tính sẽ làm thị trường thế giới thiếu hụt 5.000 tấn đất hiếm trong năm 2011.

Trung Quốc gần như thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu với khoảng 95% sản lượng đất hiếm thế giới, đặt mức trần sản xuất đất hiếm năm 2011 là 93.000 tấn, nhưng sản lượng hàng năm đã vượt mức 100.000 tấn từ năm 2005 (số liệu của tổ chức nghiên cứu đất hiếm Trung Quốc). Thời gian gần đây, giá đất hiếm giảm mạnh trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, khách hàng lớn của Trung Quốc là Nhật Bản gặp khó khăn sau thảm họa hồi tháng ba.

Hành động mới nhất này của công ty Baotou có thể gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại chiến lược như Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ đã kêu gọi đại diện thương mại Mỹ có hành động chống lại việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc.

Với Nhật Bản, hầu hết ngành sản xuất công nghệ phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc. Đất hiếm có chứa khoảng 17 nguyên tố kim loại chủ yếu để sản xuất nhiều thứ, từ máy nghe nhạc iPod, ô tô có lượng khí thải thấp đến hệ thống tên lửa hay các tuabin gió.

Khả Anh (WSJ, China Daily, AFP)

========================

cool.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người phụ nữ cứu bé Duyệt Duyệt bỏ về quê

Thứ Năm, 20/10/2011, 12:03 (GMT+7)

TTO - Là người qua đường duy nhất nâng bé Duyệt Duyệt dậy giữa vũng máu, bà Trần Hiền Muội liên tục bị hàng xóm hỏi bà đã kiếm được bao nhiêu tiền sau vụ này. Bà đã lặng lẽ bỏ về quê đêm qua 19-10.

>> “Lẽ nào làm một việc tốt cũng khó khăn đến vậy sao?"

>> Sự vô cảm tàn nhẫn

>> Bé 2 tuổi bị xe đụng, người qua đường thờ ơ

>> Bé gái 2 tuổi bị xe đụng hồi phục

Posted Image

Bà Trần Hiền Muội bật khóc khi gặp mẹ của bé Duyệt Duyệt ở Bệnh viện quân y Quảng Châu chiều 18-10 - Ảnh: ycwb.com “

Bà làm thế để nổi tiếng à? - những câu hỏi giễu cợt bám lấy bà hàng ngày. Người ta cười khẩy với bà ở bất cứ góc phố nào bà đi qua.

A Bân - con trai bà Trần - rất buồn và giận dữ nói rằng mẹ anh không biết chữ, không đọc được báo nên cần gì phải muốn nổi tiếng.

Gia đình bà Trần đã trao hết số tiền được thưởng cho gia đình Duyệt Duyệt với hi vọng cứu sống em. Rồi đêm qua, bà tắt điện thoại, lặng lẽ về quê với chồng ở Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông.

Giới truyền thông quá bám riết?

Người phụ nữ nhỏ bé cao chỉ 1,4m này tỏ ra mệt mỏi với sự bám riết của hàng trăm tờ báo trong nước cũng như ngoài nước. Việc làm của bà tự nhiên nổi bật bởi 18 người trước đó đi qua đứa trẻ 2 tuổi nằm trong vũng máu mà không hề cứu giúp.

Ai ai cũng hỏi tại sao bà làm thế, trong khi bà Trần không thể hiểu nổi tại sao họ hỏi thế.

“Việc tôi làm là hết sức bình thường. Tôi thấy cháu bé nằm ngã ra như thế nên kéo lên. Ai ngã tôi cũng đến nâng dậy cả” - bà bày tỏ khi được phỏng vấn.

Câu trả lời đơn giản đó như chưa làm các phóng viên hài lòng. Điện thoại của bà liên tục reo và các phóng viên quay lấy căn phòng trọ nhỏ bé của bà để phỏng vấn, khiến người chủ nhà đe dọa sẽ cắt hợp đồng thuê nhà.

Sức khỏe bé Duyệt Duyệt xấu đi

Tình trạng của bé Duyệt Duyệt có tín hiệu không tốt. Dù không được thông báo chi tiết, truyền thông Trung Quốc cho hay mẹ bé Duyệt Duyệt đã ngất xỉu khi nghe tin.

Posted Image

Gia đình Duyệt Duyệt đã chuẩn bị tinh thần rằng con gái họ sẽ chết. Ảnh: China Daily

“Chúng tôi đã mời các chuyên gia từ Bắc Kinh tới để tham gia cứu cháu bé”, ông Wen Qiang - phó giám đốc khoa điều trị chuyên sâu ở Bệnh viện Quân y Quảng Châu - cho hay.

Trong khi đó, báo Daily Mail cho hay các bác sĩ đã kết luận bé bị chết não. Mẹ của bé nói nấc lên: “Đừng bỏ mẹ, mẹ sẽ không từ bỏ đâu. Hãy để mẹ có thêm cơ hội được yêu thương con nữa”.

Gia đình Duyệt Duyệt đang đối mặt với quyết định đau đớn là có tắt máy trợ thở của con đi không bởi tình trạng chết não sẽ khiến em tử vong bất cứ lúc nào.

Người dân Trung Quốc bàn luận sự suy thoái đạo đức

Khi thông tin về bé Duyệt Duyệt bị thờ ơ trên đường phố lan rộng, người dân Trung Quốc phản ứng mãnh liệt và cho rằng đạo đức của con người ngày nay đã bị suy thoái.

“Điều gì đã xảy ra với đạo đức của chúng ta? Trái tim đồng cảm đặt ở đâu rồi? Chúng ta đã trở nên tàn nhẫn và cằn cỗi hơn những loài động vật máu lạnh rồi ư?”, là những câu hỏi mà người dân Trung Quốc đặt ra khi nhìn lại xã hội của họ và cho rằng đất nước đang tăng trưởng nhanh về kinh tế nhưng các giá trị truyền thống đã suy yếu.

Những hành động nghĩa tình tưởng chừng phát ra từ tâm thức nhưng gần đây đã bị đặt lên bàn cân để so đo, tính toán. China Daily nhắc lại vụ Peng Du - trong đó, một người đàn ông cứu giúp người bị thương sau này bị chính anh ta buộc tội làm anh ta bị thương - và cho rằng những vụ việc người gặp nạn lợi dụng ân nhân đã khiến tình yêu đồng loại bị tổn thương và dần dà không ai muốn cứu giúp để rồi bị liên lụy.

“Tuy nhiên, lòng nhân ái của con người đã tồn tại từ lâu và không nên vì một ví dụ xấu như thế chi phối hành động của chúng ta” - một blogger bày tỏ - “Sao có thể bỏ rơi người đang hấp hối cần giúp đỡ? Chúng ta hãy tự phán xét bản thân mình để xã hội tốt đẹp hơn”.

PHAN ANH

============================

Tội nghiệp bà lão cứu bé Duyệt Duyệt. Cuối cùng bà ta phải bỏ nơi sinh sống để về quê. Đã nghèo lại càng nghèo thêm. Cái phũ phàng nó ở chỗ ấy.

Bởi vậy, từ ngàn xưa Lý học đã đề cao tính chính danh và "quân tử thì không trái lý". Người cứu bé Duyệt Duyệt dù với động cơ gì thì cái lý vẫn là cứu người, là nhân hậu và tính chính danh của hành vi này là ở chỗ đó. Bởi vậy nó cần được dư luận xã hội thừa nhận.

Nhưng tiếc thay! Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người bán ba ba khủng có thể bị phạt tới 500 triệu

Cập nhật 20/10/2011 11:31:00 AM (GMT+7)

Ông Nguyễn Bá Toàn - người bán con ba ba nặng 22kg tại Hà Nội hôm 16/10 có thể bị phạt tiền từ 400-500 triệu đồng vì đây là loài ba ba hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

TIN BÀI KHÁC

Đường dây nóng báo móc túi trên xe bus

Những 'thuỷ quái' bị bắt sống ở sông Mêkông

Bé 1-2 tuổi dậy thì gây sửng sốt

Bộ trưởng Thăng: Thay đổi giờ làm từ tuần sau

Kết luận vẫn chỉ một mình bà Liễu giết chồng

Lộ diện chủ nhân thật của tờ vé số 1,5 tỷ

Quảng Bình: Phát hiện bom 'khủng' nặng hơn 300kg

Hãi hùng sán 'làm tổ' trong não

Sau một thời gian nuôi giữ con baba nặng 22 kg bắt được vào ngày 12/10, ông Nguyễn Bá Toàn (60 tuổi, trú tại ngõ 118, Phú Viên, Gia Lâm, Hà Nội) đã quyết định bán nó cho một thương lái Trung Quốc với giá 180 triệu đồng vào hôm 16/8.

Ông Toàn cho biết, thực lòng ông không muốn bán, tuy nhiên sau vài ngày nuôi giữ, con ba ba đã không ăn và yếu dần, trong khi đó không có cơ quan chức năng nào nhòm ngó đến.

Posted Image

Con ba ba quý mà ông Toàn bắt được hôm 12/10 tại sông Hồng (Ảnh: VietNamNet)

Tuy nhiên, trên báo Tuổi trẻ, luật sư Nguyễn Việt Triều – Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Triều (Hà Nội) cho rằng việc ông Toàn bán ba ba hoàn toàn có thể bị phạt tiền bởi con ba ba này thuộc nhóm động vật quý mà việc buôn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy cơ tuyệt chủng.

Theo ông Triều, chiếu theo Mục b, Khoản 9, Điều 3 của Nghị định 99/2009/NĐ-CP về Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có quy định “hành vi vi phạm hành chính đối với các loài trong Phụ lục II (Công ước CITES)” thì bị xử lý “như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA, IIB” của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Còn Khoản b, Điểm 9, Điều 19, của Nghị định 99/2009/NĐ-CP quy định, người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt; giết trái quy định của pháp luật động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 160 triệu đồng thì bị phạt từ 400 - 500 triệu đồng. Và như vậy, theo luật ông Toàn hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính.

Nếu việc phạt hành chính được thực thi, thì rõ ràng số tiền ông Toàn sẽ phải nộp cao hơn nhiều so với số tiền bán được từ ba ba. Trong khi đó dư luận đặt câu hỏi vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vụ việc này ở đâu? Bản thân ông Toàn ngay sau khi hay tin con ba ba bắt được có thể thuộc loại quý hiếm cũng đã cố giữ lại để chờ cơ quan chức năng đến giải quyết tuy nhiên không một ai nhòm ngó đến.

Giải thích về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Quân, Trưởng phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết: "Ngay sau khi biết tin gia đình ông Toàn bắt được ba ba quý, nơi đầu tiên mà tôi gọi điện để hỏi phương án xử lý là Phòng Quản lý Nguồn lợi & Môi trường Thủy sản thuộc Cục Khai thác & Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản TP. Hà Nội. Tuy nhiên, phía bên đó lại đẩy trách nhiệm đó là thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội. Khi tôi gọi sang Chi cục Kiểm lâm, họ lại nói rằng vì là loài thủy sinh, bên thủy sản sẽ phải giải quyết", báo Tuổi trẻ dẫn lời.

Như vậy quả bóng trách nhiệm đã được đá lòng vòng từ bên này qua bên kia và không ai là người đứng ra xử lý, xác minh vụ việc.

Ba ba Nam Bộ nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Quốc tế (IUCN) năm 2007 với mức cảnh báo VU (sẽ nguy cấp trong tương lai). Nó còn có mặt trong Phụ lục II của Công ước Quốc tế Buôn bán các Động-Thực vật Nguy cấp (CITES) năm 2009. Ban hành kèm Phụ lục II của Công ước CITES, có một văn bản pháp luật của Chính phủ Việt Nam quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền. Quyết định 74/2008/QĐ-BNN ngày 20-6-2008 nêu đích danh Cục trưởng Cục Kiểm lâm có trách nhiệm thi hành quyết định, tức là phải thụ lý những vụ ba ba Nam Bộ. Vậy rõ ràng theo luật này thì khi biết tin con có ba ba quý hiếm như vậy, trách nhiệm xử lý phải thuộc thẩm quyền của Chi cục Kiểm Lâm TP.Hà Nội.

Mẫn Chi (tổng hợp)

========================

Tôi định đi ngủ trưa, nhưng thấy chuyện này nên cũng cố pots lên đây. Cái nhà ông bắt được Baba đem bán bị phạt thì có thể đúng rồi . Nếu pháp luật qui định như vậy. Nhưng vấn đề còn lại là cái con động vật quí hiếm ấy làm thế nào nó lọt được sang Trung Quốc. Hay người Tàu bỏ ra 180 triệu ấy mua về nhậu ngay ở Việt Nam rùi? Vậy người nào đáng tội?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người sẽ trì trệ, chậm tiến vì robot?

Thứ Sáu 21/10/2011, 16:10 (GMT+7)

TTO - Lúc 8g30 sáng 23-10, Câu lạc bộ Nghịch Lý (thuộc Trung tâm đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM) tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Ro-man” (Robot & Human, tạm dịch “Người máy & con người”) tại 35 Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM (đối diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn).

Theo ban tổ chức, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã và đang tạo ra sự thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người. Một trong các lĩnh vực mà con người không ngừng sáng tạo và hoàn thiện là những con robot.

Liệu với trí thông minh nhân tạo, đến lúc nào đó robot có thể tự làm mọi việc, kể cả ra quyết định trong cuộc sống? Vậy có nên để cho công nghệ robot tự do phát triển? Liệu sự phát triển của robot có làm con người trở nên trì trệ, chậm tiến hơn do quá lệ thuộc vào robot?

THÁI BÌNH

=================================

Lạc hậu nhỉ? Cái này Lý học nói lâu rồi! Từ 2007; 2008 gì đó lận. Trong Lời tiên tri đại ý: Sẽ xuất hiện những robot ngày càng giống người, khiến con người phải đặt lại vấn đề từ ngàn xưa: Con người là gì? Đi từ đâu tới? Xa xôi hơn nữa - từ năm 1992 - vấn đề đã được đặt ra: "Thân chủ tôi không giết người".

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/272-nguoi-xua/

Tốt lắm, cứ phát triển theo hướng này thì cuối cùng con người phải tìm về với Lý học Đông phương để hiểu được chính mình.

"Chị cứ yên tâm! Cuối cùng thì nòng nọc cũng sẽ tiến hóa thành cóc và trở về với mẹ Cóc".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé Duyệt Duyệt qua đời

22/10/2011 0:07

Bé gái Duyệt Duyệt, 2 tuổi, qua đời vào rạng sáng 21.10 và cái chết của em tiếp tục đặt ra những câu hỏi nhức nhối cho Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.

Trong tuần qua, dư luận nước này và quốc tế sục sôi về vụ việc thương tâm khi bé Duyệt Duyệt bị 2 chiếc xe cán phải tại Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, và không hề nhận được sự cứu giúp của 18 người lớn đi ngang qua.

Posted Image

Bé Duyệt Duyệt cùng bố và anh trai - Ảnh: China Daily

Duyệt Duyệt đã được chăm sóc đặc biệt suốt nhiều ngày qua nhưng vẫn không qua khỏi vì các vết thương quá nặng. Cái chết của bé khiến cả xã hội Trung Quốc phải tự vấn lương tâm của mình. Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương đã kêu gọi mỗi người “thức tỉnh và hành động, nỗ lực nâng cao đạo đức lương tri trong xã hội”. Trên các trang mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập những lời tiếc thương dành cho bé gái cũng như tiếp tục thể hiện sự phẫn nộ trước tình trạng đạo đức và tình người ngày càng bị mai một.

Ngọc Bi

=================================

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương đã kêu gọi mỗi người “thức tỉnh và hành động, nỗ lực nâng cao đạo đức lương tri trong xã hội”.

Chỉ có mỗi việc nâng cao đạo đức xã hội mà phải hẳn ông Bí thư tỉnh đứng ra kêu gọi. Tôi cứ tưởng dân mạng cả cái thế giới này nhiều người cũng nói giống thế từ lâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bé Duyệt Duyệt qua đời

22/10/2011 0:07

Bé gái Duyệt Duyệt, 2 tuổi, qua đời vào rạng sáng 21.10 và cái chết của em tiếp tục đặt ra những câu hỏi nhức nhối cho Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.

Trong tuần qua, dư luận nước này và quốc tế sục sôi về vụ việc thương tâm khi bé Duyệt Duyệt bị 2 chiếc xe cán phải tại Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, và không hề nhận được sự cứu giúp của 18 người lớn đi ngang qua.

Posted Image

Bé Duyệt Duyệt cùng bố và anh trai - Ảnh: China Daily

Duyệt Duyệt đã được chăm sóc đặc biệt suốt nhiều ngày qua nhưng vẫn không qua khỏi vì các vết thương quá nặng. Cái chết của bé khiến cả xã hội Trung Quốc phải tự vấn lương tâm của mình. Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương đã kêu gọi mỗi người “thức tỉnh và hành động, nỗ lực nâng cao đạo đức lương tri trong xã hội”. Trên các trang mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập những lời tiếc thương dành cho bé gái cũng như tiếp tục thể hiện sự phẫn nộ trước tình trạng đạo đức và tình người ngày càng bị mai một.

Ngọc Bi

=================================

Chỉ có mỗi việc nâng cao đạo đức xã hội mà phải hẳn ông Bí thư tỉnh đứng ra kêu gọi. Tôi cứ tưởng dân mạng cả cái thế giới này nhiều người cũng nói giống thế từ lâu.

Khi 1 xả hội mà con người có thể ăn thịt người dùng thai nhi để nấu soup làm thuốc bổ ,thì mạng sống của những đứa trẻ như thế đương nhiên họ chẳng cần quan tâm ! vì tai nạn xảy ra nơi công cộng đong người chứ như chỗ vắng vẻ chắc có người nhặt về nầu soup rồi .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gaddafi bị đối xử tàn nhẫn hơn bin Laden?

Cập nhật lúc :8:22 AM, 22/10/2011

Cũng bị cáo buộc chống lại loài người nhưng dường như cái chết của cựu lãnh đạo Libya Gaddafi còn bị rẻ rúm hơn cả trùm khủng bố bin Laden.

>> Súng vẫn nổ dù Gaddafi qua đời

Ngay sau thông tin Đại tá Gadafi tử thương, người dân Libya đổ ra đường phố tại Tripoli để ăn mừng. Các chiến binh chĩa bắn chỉ trời, tài xế thì bóp còi xe inh ỏi, trong khi nhiều người khác hân hoan vẫy cờ. Sự vui mừng của người dân Libya sẽ chẳng có gì đáng bàn cãi nếu những hình ảnh về cái chết thê thảm của ông Gaddafi không được công bố.

Kênh truyền hình nổi tiếng của Arab Al Jazeera công bố đoạn băng hình ghi lại cảnh đại tá Gaddafi bị bắn chết và kéo lê xác trên đường phố với khuyến cáo “nhiều hình ảnh trong video có thể không phù hợp với một số người xem”. Đoạn băng này cho thấy, những người đàn ông vũ trang lôi kéo ông Gaddafi dính đầy máu nhưng vẫn còn sống trên mặt đất về hướng chiếc xe. Còn khi tới chiếc xe, ông đã chết vì một phát đạn bắn vào đầu.

Posted Image

Nhiều chuyên gia cho rằng, ông Gaddafi còn không được đối xử bằng bin Laden (trái).

Đoạn băng trên cùng những hình ảnh đẫm máu ngay sau đó được các trang báo trên toàn thế giới lấy lại và đăng tải với dòng tít đầy vẻ hân hoan. Điều này khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ. Một số cho rằng, đây là một vụ hành quyết chứ không phải bắt giữ thông thường, do đó, không đáng để ăn mừng.

“Ông Gaddafi bị sát hại sau khi bị bắt. Đây là một hành động tàn ác. Tôi đã nói chuyện với cả những người căm ghét và yêu mến Gaddafi. Tất cả họ đều không thích cái cách mà nhà lãnh đạo này bị giết hại. Nó cho thấy phạm trù đạo đức cuộc cách mạng này có vấn đề”, nhà phân tích Ibrahim Alloush nhấn mạnh.

Nhận định này của ông Ibrahim Alloush được đăng trên trang mạng xã hội Twitter và nhận được sự hưởng ứng của nhiều cư dân mạng. “Dù ông ấy có là nhà độc tài hay không thì hình ảnh thi thể bị dày xéo của ông cũng không nên bị phơi bày trên các mặt báo như vậy”, một cư dân mạng có nickname @matthewburgess1 cho hay.

Chia sẻ quan điểm này, ông Chris Nineham thuộc một tổ chức chống lại chiến tranh cho rằng, dù cuộc chiến tại Libya bắt đầu bằng những cảnh tượng đẫm máu nhưng nó cũng không nên kết thúc bằng hình ảnh đẫm máu tương tự.

Còn bà Sally Bercow, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng tại Anh so sánh: “Tôi không nghĩ là ông Gaddafi được đối xử công bằng. Thậm chí ông ấy còn bị xử tệ hơn cả bin Laden. Trùm khủng bố có một cái chết nhanh chóng và thầm lặng. Tổng thống Obama khi đó từ chối công bố hình ảnh về thi thể của bin Laden do cho rằng nó sẽ kích động bạo lực. Vậy mà hình ảnh cựu lãnh đạo Gaddafi bị hành quyết lại bị phơi bày trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng”.

Tuy nhiên, chính sự phổ biến của những hình ảnh cuối cùng của ông Gaddafi đã đẩy NTC vào thế bí khi Tổ chức Ân xá quốc tế (MA) tuyên bố, chính quyền NTC ở Libya phải tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cái chết của Đại tá Gaddafi. MA yêu cầu cung cấp "những tình tiết về cái chết của Gaddafi" bởi họ đặt giả định cựu lãnh đạo Libya bị giết mà không xét xử, ngay khi bị bắt giữ. Trước đó, lãnh đạo NTC hứa sẽ tiến hành phiên tòa xét xử Gaddafi sau khi bị bắt.

Tổ chức Ân xá quốc tế cũng yêu cầu NTC "để cho tất cả những người bị nghi ngờ vi phạm tội ác chiến tranh, bao gồm cả đoàn tùy tùng của Đại tá Gaddafi và các thành viên gia đình ông ta được đối xử nhân đạo và nếu bị bắt, họ phải được bảo đảm xét xử công bằng".

Trà My (theo RT)

=======================================

Thật buồn cho ông Gaddafi! Nhưng cá nhân tôi cũng nhận thấy những người giết ông ta không thể coi là "anh hùng mã thượng". Hành vi giết ông ta không chính danh.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phân làn giao thông: Tầm "thường", trí "đoản"?

Tác giả: Vệ Đình

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 21/10/2011 09:00 GMT+7

TRONG MỤC NÀY

Văn hóa giao thông: Văn hóa... tiền sử?

Phân làn giao thông: Tầm "thường", trí "đoản"?

Giao thông- khẩn trương, bình tĩnh, tỉ mẩn...

Cái gốc của vấn nạn giao thông: Quy hoạch và dân số

...Liệu những người quản lý giao thông nói chung và của TP Hà Nội nói riêng đã thực sự có đủ tầm và trí? Hay là vẫn quanh quẩn với lối suy nghĩ tiểu nông, ngắn ngủn như chính cái đoạn phân làn ấy? Và quan trọng hơn là họ đã thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân hay chưa?

Vẫn có gì đó bất ổn

Phân làn giao thông tại các đô thị lớn với mật độ xe cộ dày đặc như Hà Nội và TP.HCM là việc làm cần thiết. Việc phân làn hợp lý, có tính toán kỹ lưỡng, được thực hiện một cách khoa học ... sẽ giúp cho giao thông đô thị bớt đi sự lộn xộn, rối rắm. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giảm thiểu tình trạng ùn tắc và nhất là hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Dẫu biết là vậy nhưng dường như vẫn có cái gì đó bất ổn trong việc tính toán, thực hiện việc phân làn giao thông hiện nay. Điển hình là chuyện phân làn giao thông đang diễn ra tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khi trả lời phỏng vấn báo VnExpress ngày 12.10 thì việc thực hiện phân làn ở Hà Nội không cần phải dựa vào hội thảo hay cơ sở khoa học nào mà chỉ dựa vào Luật Giao thông đường bộ là đủ. Vì luật đã quy định cụ thể làn nào ra làn ấy, phương tiện nào đi theo dòng phương tiện ấy.

Tuy nhiên, ông Tân lại cho biết thêm là: "Tính toán của chúng tôi cực kỳ khoa học và cũng đã chạy mô hình. Nếu chạy với tốc độ 30 km một giờ, đủ điều kiện để chuyển làn bình thường, không va chạm; đừng đi với 60-70 cây số bởi như thế là đâm".

Không biết là khi "không cần dựa vào hội thảo nào mà chỉ dựa vào Luật Giao thông đường bộ" mà lại được "tính toán cực kỳ khoa học" thì cái yếu tố "khoa học" này là gì và do ai tính toán, nghiên cứu, đề xuất? Là của cá nhân ông Nguyễn Xuân Tân hay là của tập thể Sở GTVT Hà Nội?

Nhưng chỉ biết rằng, mặc dù hệ thống biển báo, dải phân cách đã được sơn phản quang, cột biển đã được dán giấy phản quang nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì đã có nhiều va quệt. Kết quả là làm xoay lệch 40 biển; hư hỏng phải thay thế 23 cột nghiêng đổ, gãy phải trồng lại 138 cột biển báo.

Posted Image

Biển báo phân làn bị ô tô, xe máy đâm nghiêng ngả trên đường Giải Phóng

Thậm chí, đến ngày 14.10 đã có bốn trường hợp thanh tra giao thông đang thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn giao thông bị xe máy quệt vào người và một số vụ tai nạn giao thông phải đi cấp cứu....

Cũng xin nói rõ là trước đây Hà Nội cũng đã từng tổ chức thực hiện việc phân làn giao thông, nhưng kết quả thì không mấy khả quan và nhiều người đã rất bức xúc khi việc phân làn đã được thực hiện một cách quá tùy tiện, quá cảm tính, nay gắn chỗ này, mai gắn chỗ kia hay gắn rồi lại gỡ, gỡ rồi lại gắn vào ...

Điều đáng nói là cách làm này cũng đang có dấu hiệu tái diễn.

Đúng như nhận xét của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội trong cuộc họp rút kinh nghiệm về tổ chức thực hiện phân làn là: "Có tới 138 vụ va chạm, đâm vào cột phân làn. Như vậy chắc chắn là có bất cập về kỹ thuật chứ không phải chỉ do lỗi không quan sát của người tham gia giao thông".

Để hình thành nên một văn hóa giao thông đích thực phải là sự gắn kết và giao thoa của rất nhiều yếu tố. Trong đó, phần cốt lõi của hệ thống phải là trí tuệ, sáng tạo của quá trình hình thành nên văn hóa ngành nghề. Được thể hiện đầu tiên qua hình ảnh đẹp của ngành, của nhân viên giao thông.

Tầng giữa của hệ thống là tinh thần nhân văn cùng những biểu hiện văn hóa được hình thành trong xã hội và mô hình quản lí giao thông. Điều này được thể hiện qua các tiêu chuẩn thiết kế và qui phạm kĩ thuật cũng như các hình thức dịch vụ, tiêu chuẩn dịch vụ giao thông và các văn bản pháp luật

Trong đó, bất cập rõ nhất có thể thấy là dải phân cách quá ngắn, quá thấp, lại được đặt ngay các giao lộ, nơi có mật độ giao thông thường rất cao. Với cách làm này, người tham gia giao thông sẽ bị khuất tầm nhìn và rất bất ngờ khi muốn chuyển hướng. Nếu dải phân cách dài hơn nhiều lần như hiện nay và điểm bắt đầu được đặt nơi thông thoáng, dễ quan sát thì yếu tố bất ngờ sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, khi dư luận phản ánh một số bất cập trong việc bố trí các dải phân cách, cột biển báo dễ gây tai nạn giao thông thì những người có trách nhiệm đã điều chỉnh những bất cập này, mà cụ thể là các vụ va quệt làm cong, gãy trụ biển báo, bằng cách ... đặt thêm phía trước trụ biển báo một cục bê tông lớn, được đúc theo mẫu thường thấy ở các dải phân cách trên xa lộ.

Đây quả là một "sáng kiến" hết sức khó hiểu và vô trách nhiệm. Có thể gây nguy hiểm hơn cho người đi đường khi lỡ va quệt vào dải phân cách này như đã từng xảy ra trong mấy ngày qua.

Văn hóa giao thông là tổng hợp nhiều yếu tố

Cũng như nhiều lần trước đây, mỗi khi đề cập đến vấn đề giao thông thì người ta hay nhắc đến ý thức và văn hóa giao thông của người dân. Y như là mọi thành bại của các chính sách giao thông, của thực trạng giao thông hiện nay... tất cả đều do người dân, người tham gia giao thông gây ra. Còn trách nhiệm, tính hợp lý của công tác tổ chức, quản lý của một số người, một số cơ quan chức năng thì dường như ...vô can.

Còn nhớ, tại Hội thảo Quốc gia với chủ đề Văn hóa giao thông do Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức ngày 8.9.2010 tại Hà Nội, cả 32 tham luận trình bày tại hội thảo đều nhằm vào ý thức, văn hóa giao thông của người dân.

Theo đó, bao nhiêu "tội lỗi" của người dân đã được kể ra cho bằng sạch. Đáng chú ý nhất là một công thức được một vị giáo sư đề xuất, theo đó: Trừng phạt + giáo hóa = Văn hóa giao thông (?!).

Tương tự, khi trả lời báo chí, vị lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã nhiều lần nhắc đến vấn đề này. Và ông quả quyết: "Trước đây đặt biển trên cao nhưng người dân không thực hiện, nên nay không có cách nào khác là cưỡng bức giao thông thì người dân mới quen".

Nhưng ít ai biết rằng, để hình thành nên một văn hóa giao thông đích thực phải là sự gắn kết và giao thoa của rất nhiều yếu tố. Trong đó, phần cốt lõi của hệ thống phải là trí tuệ, sáng tạo của quá trình hình thành nên văn hóa ngành nghề. Được thể hiện đầu tiên qua hình ảnh đẹp của ngành, của nhân viên giao thông.

Posted Image

GS Vũ Khiêu phát biểu tại Hội thảo Văn hóa giao thông

Tầng giữa của hệ thống là tinh thần nhân văn cùng những biểu hiện văn hóa được hình thành trong xã hội và mô hình quản lí giao thông. Điều này được thể hiện qua các tiêu chuẩn thiết kế và qui phạm kĩ thuật cũng như các hình thức dịch vụ, tiêu chuẩn dịch vụ giao thông và các văn bản pháp luật.

Cuối cùng là sự phô diễn hình ảnh bên ngoài của ngành giao thông, hình thành nên thực thể cơ bản của văn hóa giao thông, là cơ sở vật chất cấu thành văn hóa giao thông.

Tức là, để có một hệ thống và văn hóa giao thông tốt và hợp lòng dân thì nhất định phải cần có trí tuệ. Phải liên tục nghiên cứu sáng tạo và hoàn thiện thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, văn bản pháp luật ... trên nền tảng nhân văn, sau đó mới đem áp dụng ngoài thực tế. Và xin nói rõ là người đóng vai trò chủ động phải là người cung cấp dịch vụ, tức là các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, cái thực tế giao thông ngày nay không thuộc về trách nhiệm của người dân.

Đến đây thì nhiều người tự hỏi, liệu những người quản lý giao thông nói chung và của TP Hà Nội nói riêng đã thực sự có đủ tầm và trí? Hay là vẫn quanh quẩn với lối suy nghĩ tiểu nông, ngắn ngủn như chính cái đoạn phân làn ấy? Và quan trọng hơn là họ đã thực sự quan tâm đến lợi ích của người dân hay chưa?

Nếu cứ mãi luẩn quẩn với những cách giải quyết tạm bợ như đã nói trên thì còn lâu người dân mới được hưởng một dịch vụ giao thông vừa ý như vốn dĩ họ đáng được như thế.

===================================

Đáng chú ý nhất là một công thức được một vị giáo sư đề xuất, theo đó: Trừng phạt + giáo hóa = Văn hóa giao thông (?!).

Nghe nói trên thế giới này có khoảng 400 định nghĩa về văn hóa. Thêm định nghĩa của vị giáo sư nào đó ở hội thảo này vào nữa là 401.

Thành kính phân ưu!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất hiện trứng vịt giả dai, cháy khét như cao su

Quả trứng trông bề ngoài không khác bình thường, nhưng khi luộc lên, lòng trắng trứng chuyển màu vàng cùng mùi hóa chất. Còn lúc chiên lại có độ đàn hồi, cháy khét mùi cao su.

Hôm qua, 21/10, có rất đông các phóng viên đã tụ tập tại nhà một phụ nữ họ Lưu ở quận Nam Cương, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, để tìm hiểu về vụ việc này.

Theo lời chị Lưu kể lại, sáng 19.10, chị đã mua 20 quả trứng vịt từ một đôi vợ chồng đẩy xe ba bánh bán dạo tại khu chợ gần nhà với giá 1 nhân dân tệ/quả (khoảng 3.000 đồng). Khi về nhà, chị đập lấy vài quả để nấu canh thì phát hiện nước canh thay đổi màu sắc khác lạ và có mùi bất thường.

Posted Image

Quả trứng vịt sau khi luộc cứng lại và có độ đàn hồi

Sau đó, chị Lưu lấy riêng lòng trắng trứng từ một quả khác để rán, và thật lạ là trứng vịt bốc mùi khét như cao su, và khi chín thử lấy tay kéo thì thấy có độ đàn hồi.

Tiếp đó, chị Lưu để nguyên cả quả cho lên bếp luộc. Đến khi trứng chín, bóc vỏ, toàn bộ bên trong quả trứng có màu vàng, cầm cứng tay. Chị thử ném lên mặt bàn thì quả trứng bật lại như một quả bóng cao su.

Tới lúc này chị tin rằng mình đã mua phải trứng giả.

Posted Image

Riêng lòng trắng khi chiên bốc mùi khét như cao su

Nghi ngờ này càng được khẳng định là sự thật khi các phóng viên đến nhà chị Lưu vào hôm qua, lúc đập quả trứng ra bát, lòng đỏ và lòng trắng đều biến dạng, có màu vàng nhạt, và hơi hắc mùi của hóa chất.

Được biết, vụ việc này sau đó đã báo cáo và trình lên cơ quan giám sát thị trường để điều tra kỹ hơn về nguồn gốc của những quả trứng vịt này.

Theo các trang mạng giải trí Trung Quốc, việc làm trứng giả không phải là không có. Tìm thông tin trên các trang mạng cho thấy, việc sản xuất trứng vịt giả cũng khá công phu: Lòng trắng được tạo từ sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi, bột màu… từ còn lòng đỏ trứng chế từ tartrazine, clo, canxi… Tất cả có thể được trộn vào khuôn hình quả trứng để tạo thành khối sau đó cho vào khuôn nhựa để làm lớp vỏ bên ngoài nhìn như thật.

(Theo Dân Việt/QQ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đến tự nhiên - quả trứng - người Tàu còn làm giả được thì mấy cái hàng hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới chẳng là cái đinh gì. Bạn sang tận Hoa Kỳ mua hàng hiệu ở khu phố Tàu cũng nên cẩn thận: Có đồ giả đấy. Chính phủ Hoa Kỳ đã một lần xóa sổ cả một siêu thị ở New York City và là ổ chứa đồ giả nhập từ Tàu. Nhưng nó vẫn đầy ra.

Xuất hiện trứng vịt giả dai, cháy khét như cao su

Quả trứng trông bề ngoài không khác bình thường, nhưng khi luộc lên, lòng trắng trứng chuyển màu vàng cùng mùi hóa chất. Còn lúc chiên lại có độ đàn hồi, cháy khét mùi cao su.

Hôm qua, 21/10, có rất đông các phóng viên đã tụ tập tại nhà một phụ nữ họ Lưu ở quận Nam Cương, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, để tìm hiểu về vụ việc này.

Theo lời chị Lưu kể lại, sáng 19.10, chị đã mua 20 quả trứng vịt từ một đôi vợ chồng đẩy xe ba bánh bán dạo tại khu chợ gần nhà với giá 1 nhân dân tệ/quả (khoảng 3.000 đồng). Khi về nhà, chị đập lấy vài quả để nấu canh thì phát hiện nước canh thay đổi màu sắc khác lạ và có mùi bất thường.

Posted Image

Quả trứng vịt sau khi luộc cứng lại và có độ đàn hồi

Sau đó, chị Lưu lấy riêng lòng trắng trứng từ một quả khác để rán, và thật lạ là trứng vịt bốc mùi khét như cao su, và khi chín thử lấy tay kéo thì thấy có độ đàn hồi.

Tiếp đó, chị Lưu để nguyên cả quả cho lên bếp luộc. Đến khi trứng chín, bóc vỏ, toàn bộ bên trong quả trứng có màu vàng, cầm cứng tay. Chị thử ném lên mặt bàn thì quả trứng bật lại như một quả bóng cao su.

Tới lúc này chị tin rằng mình đã mua phải trứng giả.

Posted Image

Riêng lòng trắng khi chiên bốc mùi khét như cao su

Nghi ngờ này càng được khẳng định là sự thật khi các phóng viên đến nhà chị Lưu vào hôm qua, lúc đập quả trứng ra bát, lòng đỏ và lòng trắng đều biến dạng, có màu vàng nhạt, và hơi hắc mùi của hóa chất.

Được biết, vụ việc này sau đó đã báo cáo và trình lên cơ quan giám sát thị trường để điều tra kỹ hơn về nguồn gốc của những quả trứng vịt này.

Theo các trang mạng giải trí Trung Quốc, việc làm trứng giả không phải là không có. Tìm thông tin trên các trang mạng cho thấy, việc sản xuất trứng vịt giả cũng khá công phu: Lòng trắng được tạo từ sodium alginate, phèn, gelatin, clorua canxi, bột màu… từ còn lòng đỏ trứng chế từ tartrazine, clo, canxi… Tất cả có thể được trộn vào khuôn hình quả trứng để tạo thành khối sau đó cho vào khuôn nhựa để làm lớp vỏ bên ngoài nhìn như thật.

(Theo Dân Việt/QQ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì hì, cháu có 1 thắc mắc mà ko biết vào topic nào để hỏi nên cháu đành hỏi tạm ở đây mong các bác, cô, chú, anh, chị giúp cháu với ạ.

Chả là trong hình xoáy âm dương có 2 màu xanh và đỏ thì cháu ko biết màu nào đại diện cho âm, màu nào đại diện cho dương ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì hì, cháu có 1 thắc mắc mà ko biết vào topic nào để hỏi nên cháu đành hỏi tạm ở đây mong các bác, cô, chú, anh, chị giúp cháu với ạ.

Chả là trong hình xoáy âm dương có 2 màu xanh và đỏ thì cháu ko biết màu nào đại diện cho âm, màu nào đại diện cho dương ạ?

Đối với con cá thì màu xanh là Dương, màu đỏ là Âm.Đối với con gà thì màu đỏ là Dương và màu xanh là Âm.Đối với tôi thì cũng tùy hứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảnh báo 'hiệu ứng domino' phá sản chính quyền tại Mỹ

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :1:50 PM, 23/10/2011

Vụ phá sản mới đây của thủ phủ bang Pennsylvania như phát súng dội vào nền kinh tế vốn đang “ốm yếu” của Mỹ và thậm chí có thể gây ra hiệu ứng domino khiến Mỹ lao đao.

Một thành phố của Mỹ đệ đơn xin phá sản

“Con domino” đầu tiên

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang phải "oằn mình" chống chọi với khủng hoảng, thành phố Harrisburg, thủ phủ Pennsylvania đã phải tuyên bố phá sản vì không thể thanh toán khoản nợ lên tới 310 triệu USD. Luật sư đại diện cho Hội đồng thành phố với 50.000 người dân này cho hay: "Không còn cách nào khác. Thành phố đã hết sạch tiền".

Theo luật sư này, những vấn đề về tài chính tại thành phố Harrisburg nảy sinh từ 10 năm trước, khi quyết định xây dựng một lò đốt rác nhằm biến rác thải thành năng lượng. Dự án phá sản và hậu quả là thành phố phải gánh chịu khoản nợ lên tới 310 triệu USD. Trong khi đó, chính quyền bang vẫn phải “oằn mình” chi cho các dịch vụ y tế công.

Posted Image

Vụ phá sản của thành phố Harrisburg gây chấn động trong nền kinh tế Mỹ.

Thị trưởng thành phố, bà Linda Thompson phải kêu gọi tăng thuế và bán tháo các tài sản - được định giá từ 100 đến 500 triệu USD theo liệt kê trong hồ sơ phá sản - để có tiền trang trải nợ nần. Tuy nhiên, đề xuất tăng thuế doanh thu thêm 1% nhằm mở rộng ngân sách chính quyền vấp phải sự phản đối mạnh mẽ với lập luận mức thuế tại Harrisburg đã rất cao so với các khu vực khác.

Bà Linda Thompson cũng từng nhiều lần phải cầu viện tới chính quyền bang để xin giúp đỡ. Năm ngoái, chính quyền bang Pennsylvania đã bỏ ra 4,3 triệu USD để giúp đỡ thành phố Harrisburg vượt qua khủng hoảng.

"Tình hình tại Harrisburg đang rất tồi tệ. Thành phố này đang có tỷ lệ nghèo đói cao bất thường”, các thành viên của Hội đồng thành phố cho biết.

Trong khi đó, Thống đốc bang Pennsylvania Tom Corbett cho hay, hạ viện bang đã thông qua đề xuất thực hiện chương trình cứu nguy khẩn cấp đối với các thành phố gặp khủng hoảng. Theo đó, chính quyền bang sẽ tiếp quản thành phố Harrisburg và thi hành một loạt chính sách khắc khổ như đàm phán lại hợp đồng lao động, sa thải bớt viên chức và bán tài sản.

Hiệu ứng sẽ lan rộng?

Dù không phải trường hợp phá sản chính quyền đầu tiên tại Mỹ nhưng vụ sụp đổ của thành phố Harrisburg dấy lên nỗi ám ảnh về nguy cơ vỡ nợ của hàng loạt chính quyền địa phương tại Mỹ bởi sự kiện này xảy ra trong giai đoạn hết sức nhạy cảm, trong đó, nền kinh tế số 1 thế giới đang “chật vật” chống khủng hoảng cũng như làn sóng biểu tình do phẫn nộ trước sự bất công trong xã hội đang lan rộng.

Theo các chuyên gia Mỹ, một làn sóng đổ vỡ các chính quyền thành phố nhỏ đang đến rất gần.

“Tôi cho rằng, năm 2012 sẽ là một năm bận rộn đối với các luật sư trong lĩnh vực phá sản. Thậm chí vào các năm 2013 và 2014, các luật sư này có thể sẽ còn bận hơn nữa”, ông Jay Goffman, người đứng đầu bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp tại công ty luật “Skadden Arps, Slate, Meagher & Flom" nhận định.

Nguyên nhân được ông Jay đưa ra là do tăng trưởng kinh tế èo uột, xu hướng thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng, thị trường ảm đạm, tình trạng tín dụng ngày càng thắt chặt, thất nghiệp, nợ công, doanh thu từ thuế và bất động sản suy giảm trầm trọng…

Posted Image

Nhiều chuyên gia dự đoán, hiệu ứng phá sản cấp chính quyền sẽ lan rộng trên nước Mỹ.

Trong khi đó, ông Fitzsimmons, người phụ trách thị trường Bắc Mỹ của công ty tư vấn cải tổ doanh nghiệp AlixPartners LLP, đánh giá, ngoài các yếu tố nội tại, cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực sử dụng đồng tiền chung euro cũng được coi là “nhân tố” quan trọng góp phần làm kinh tế Mỹ ảm đạm hơn.

“Nếu một vài nước châu Âu rơi vào cảnh vỡ nợ, áp lực đối với thị trường tín dụng Mỹ sẽ gia tăng. Khi đó, nước Mỹ có thể rơi vào cuộc khủng hoảng mới với hàng loạt vụ phá sản”, ông Fitzsimmons nhấn mạnh.

Để minh chứng cho nhận định về hiệu ứng domino trên, bà Meredith Whitney, nhà phân tích tài chính hàng đầu của Mỹ, cho rằng, nhiều bang và thành phố của Mỹ đã bội chi, chi vượt 500 triệu USD tiền thuế họ thu được và đang phải đối mặt với lỗ thủng 1.000 tỷ USD trong quỹ trợ cấp của địa phương. Khủng hoảng nợ đang chạm tới tận các cơ quan công quyền địa phương thay vì cấp bang và thành phố như trước đây.

Cụ thể, tại bang Detroit, từ lực lượng cảnh sát, đến hệ thống chiếu sáng, bảo dưỡng và vệ sinh đường phố… tất cả đều tinh giản biên chế, cắt giảm chi tiêu. Chính sách này ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của hơn 20% cư dân sinh sống tại Detroit.

Chính quyền bang Illinois cũng cùng chung cảnh ngộ “thắt lưng buộc bụng”. Hiện mức chi tiêu của bang này gấp đôi ngân sách từ thuế và đã kéo dài kỳ hạn trả nợ thêm 6 tháng, riêng khoản nợ của ĐH Illinois đã là 400 tỷ USD. Khả năng không thể thanh toán nợ nần của Illinois lên đến 21%, cao hơn tất cả các bang khác.

Ngoài ra, nhiều tiểu bang khác cũng lúng túng với nợ. California tăng học phí ĐH công thêm 32% và bán nhiều khu đất và công ốc. Arizona bán cả tòa nhà tòa án tối cao cho giới đầu tư, để rồi chính quyền tiểu bang thuê lại các tòa nhà này.

Trên cơ sở đó, bà Whitney dự đoán, hơn 100 thành phố của Mỹ có khả năng phá sản trong năm tới. "Ngay sau nhà đất, đây là vấn đề quan trọng nhất và lớn nhất đe dọa đến nền kinh tế Mỹ. Tôi đoan chắc rằng các bạn sẽ chứng kiến một sự vỡ nợ hàng loạt ở các thành phố của Mỹ. Có khoảng 50-100 vụ vỡ nợ lớn, giá trị lên đến hàng trăm tỷ USD", nhà phân tích này nhận định.

Thị trưởng thành phố New Jersey Chris Christie mô tả nguy cơ vỡ nợ này là: “Chúng ta đã chi tiêu quá nhiều. Chúng ta tiêu tiền mà chúng ta không có. Chúng ta vay tiền một cách điên cuồng để tiêu. Thẻ tín dụng của chúng ta tiêu cạn rồi và hết rồi. Chúng ta bây giờ phải trèo ra ngoài hố sâu mà chúng ta đã đào từ một thập niên trước. Chúng ta phải trèo ra thôi và đây dường như là nhiệm vụ rất khó khả thi”.

Quả thực, việc ngăn chặn làn sóng phá sản các thành phố là chuyện không đơn giản. Cuộc khủng hoảng kinh tế mấy năm qua đã “bào mòn” thực lực của nước Mỹ. Theo bản nghiên cứu của hiệp hội các thành phố Mỹ mới được công bố thì đến năm sau, ngân sách của các thành phố Mỹ có thể bị thiếu hụt từ 56 tỷ USD cho đến 83 tỷ USD. Trong khi đó, nếu là liên bang thì đơn giản, cứ việc in tiền. Tuy nhiên, với cấp tiểu bang thì điều đó là không thể. Khi cạn kiệt ngân sách và đã nhận mọi nguồn cứu trợ mà vẫn trắng tay thì chuyện đệ đơn phá sản là sự lựa chọn duy nhất.

============================

Nước Mỹ khó phá sản lắm. Đơn giản chỉ vì họ in tiền cho cả thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, cám ơn bác. Cháu đã hiểu rồi ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Náo loạn cả làng vì hai cành cây giá…1 triệu đô

Posted Image - Cả làng Phụ Chính, từ già trẻ lớn bé, không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng.

Vậy là đã tròn một năm kể từ ngày xảy ra vụ việc rắc rối: Các cụ già làng Phụ Chính biến thành… “sưa tặc”. Cho đến nay, câu chuyện này vẫn còn ầm ĩ làng trên xóm dưới. Các cơ quan chức năng chưa giải quyết xong vụ gỗ sưa thu được, còn các cụ trong làng thì cầm tiền mà chẳng được tiêu.

Phụ Chính (Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Tây) là ngôi làng nghèo, bình yên sau lũy tre bên bờ sông Đáy, bỗng trở nên nổi tiếng, chỉ bởi… cành sưa. Từ cổ chí kim, chẳng ai nghĩ rằng, cái cây sưa nằm ngay rìa đê, cổng chùa Phụ Chính lại là một “cây vàng”. Dân làng náo loạn vì giá trị kinh khủng của gỗ sưa. Chỉ có 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, tức 1 triệu USD.

Posted Image

Hai cây sưa cổ thụ trong chùa Phụ Chính.

Khi các cơ quan chức năng bắt vụ vận chuyển gỗ sưa, rồi chiểu theo cái tội chặt gỗ quý, thì đổ cho các cụ là… “sưa tặc”. Sống ngót thế kỷ, gần hết cuộc đời, các cụ là những bô lão uy tín trong làng, giờ mang tiếng “sưa tặc” thì đau lắm. Nỗi oan của các cụ có lẽ chỉ có trời đất, thánh thần trong ngôi chùa Phụ Chính kia thấu hiểu.

Tôi tìm đến nhà ông Vũ Văn Xuyện, người trược tiếp tham gia, chỉ đạo vụ chặt cành sưa hồi năm ngoái. Tôi giới thiệu là nhà báo, ông Xuyện tỏ vẻ không vui và lạnh nhạt. Ông bảo: “Sau vụ đó, tôi mệt mỏi lắm, không muốn nhắc lại nữa. Giờ tôi cũng không làm trưởng thôn nữa rồi, không liên quan gì đến sưa xiếc nữa. Nhà báo cần thông tin thì cứ gặp cụ Thường. Cụ Thường nắm rõ mọi chuyện”.

Lần dò hỏi đường, ra gần mép sông Đáy thì tìm thấy nhà cụ Thường. Người con trai cả đang đào móng xây nhà cũng tỏ ra khó chịu khi gặp nhà báo. Anh bảo, suốt cả năm nay, anh rất bực mình vì cha anh bị người đời gọi là “sưa tặc”.

Khác với vẻ nóng tính của người con trai, cụ Đinh Công Thường rất hòa nhã, gần gũi. Cụ Thường là Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi thôn Phụ Chính, là người đứng đầu, chỉ đạo thương vụ cưa xẻ, mua bán cành sưa của thôn. Dù đã ở tuổi 77, song cụ vẫn rất minh mẫn, nhớ từng sự kiện một cách cụ thể, chi tiết, logic.

Cụ Thường bảo, cuộc bán cành sưa đã làm cả nhà cụ, cũng như các cụ trong thôn Phụ Chính đau đầu. Sự việc rắc rối này không biết bao giờ mới giải quyết xong.

Posted Image

Cành sưa ruỗng thân bị đốn hạ.

Cụ cho biết: “Tôi vốn là Trưởng phòng Tài chính huyện Chương Mỹ, hiểu biết về tiền nong, nên được các cụ trong làng giao phó nhiệm vụ mua bán, giữ tiền. Cũng may mà tôi hiểu biết pháp luật, làm theo đúng quy trình, rất cụ thể, minh bạch, chứ không thì tội nặng. Chúng tôi cũng mong các cơ quan chức năng sớm có cách giải quyết, để chúng tôi có tiền tu sửa chùa, chứ chùa dột nát lắm rồi, mà khách hàng mua gỗ cũng không bị sạt nghiệp”.

Posted Image

Vết cưa cành sưa gần gốc.

Cây sưa cũng như bồ đề, cây đa trước cửa chùa, đều là những cổ thụ, gắn bó với chùa từ xa xưa, được các cụ chăm bẵm cẩn thận, là biểu tượng văn hóa của làng Phụ Chính. Dù tình trạng buôn bán gỗ sưa sôi sùng sục, giá gỗ sưa tăng lên từng ngày, mà làng Phụ Chính vẫn nghèo, cần nhiều tiền để xây dựng các công trình công ích, song cả làng chưa bao giờ có ý định xẻ thịt cây sưa đem bán. Ý định đốn cành sưa xuất phát từ nguyên nhân cành sưa có hiện tượng mối mọt, mục ruỗng, trong khi chùa Phụ Chính thì dột nát, đang rất cần tiền để tu sửa.

Cụ Thường kể, vào hôm rằm tháng 7, khi các cụ đang làm lễ trong chùa, thì một cành sưa to bằng gốc chuối hột đột nhiên rơi xuống sân chùa rầm rầm. Cũng may, lúc đó không có ai đứng ở gốc cây, nếu không đã mất mạng.

Posted Image

Cây sưa thứ 2 trong chùa Phụ Chính.

Sau khi một cành sưa rụng, các cụ đã tổ chức kiểm tra và phát hiện một số cành sưa cũng có dấu hiệu mối mọt, mục ruỗng. Đây là dấu hiệu già cỗi của cây sưa. Vậy là, các cụ già trong thôn đã tổ chức họp bàn nêu ý kiến khai thác những cành sưa già cỗi, có dấu hiệu mọt để bán lấy tiền sửa chùa.

Không ngờ, ý kiến đề xuất khai thác cành sưa nhận được sự ủng hộ của 100% các bô lão trong làng. Sự ủng hộ này được thể hiện rõ trong biên bản cuộc họp bất thường, với đầy đủ chữ kỹ của các bô lão.

Sau cuộc họp thống nhất về chủ trương này, các cụ tiếp tục tổ chức hàng chục cuộc họp khác nữa, gồm chi bộ thôn, mặt trận, quân dân chính, và toàn thể nhân dân thôn Phụ Chính. Tất cả các cuộc họp đều nhận được sự đồng thuận, nhất trí 100%.

Posted Image

Cây sưa cổ cao chót vót, cành là xum xuê.

Khi đã có sự đồng thuận của toàn bộ thôn, từ chính quyền đến nhân dân, thì các cụ lập ra Ban khai thác gỗ sưa, gồm 22 thành viên. Ban khai thác gỗ sưa sẽ làm việc công tâm, minh bạch, dưới sự giám sát của toàn bộ nhân dân trong thôn.

Để tiến hành khai thác cành sưa, các cụ đã mời thầy cúng đến lễ bái. Thầy cúng đề xuất khai thác cành sưa vào ngày 13-9 dương lịch và các cụ cũng thống nhất khai thác vào ngày đó.

Các cụ đã thuê một thợ mộc ở bên kia sông Đáy, thuộc huyện Thanh Oai, chuyên “hạ sát” cổ thụ đến đốn hạ cành sưa. Hôm đó, các cụ làm lễ cúng to lắm, cúng từ chùa ra đến tận gốc sưa. Làm xong các thủ tục, giờ Thìn đã định, thợ mộc trèo lên ngọn cây và đốn hạ 2 cành sưa, một cành ở giữa cây, một cành ở cách gốc chừng 2,5m.

Chiếc cưa xăng nổ rền rĩ, cắt gỗ phăng phăng. Cả thôn Phụ Chính kéo đến xem. Giới buôn sưa không rõ ngửi hơi thế nào mà kéo đến chật làng, ô tô đỗ dài mấy trăm mét. Đám mặt rô, bặm trợn cũng kéo đến xem có xơ múi được gì không. Người ta chen nhau hứng từng hạt mùn cưa vãi xuống như thể hứng từng hạt vàng.

Hai cành sưa được đốn hạ nhanh chóng. Đặt lên bàn cân, tổng số gỗ sưa là 1,9 tấn. Các đại gia buôn gỗ kéo về nườm nượp suốt ngày, ô tô chật kín làng, song việc bán được gỗ sưa không phải đơn giản.

Các cụ đưa ra đấu giá công khai, ai trả giá cao nhất thì các cụ bán. Tuy nhiên, suốt mấy ngày trời, không đại gia nào dám mua. Lý do là bọn đầu trộm đuôi cướp, tóc xanh tóc đỏ từ khắp nơi kéo về, chặn đầu làng để vòi tiền giới mua sưa. Hễ thấy ô tô nào vào làng, chúng đứng chặt đầu ô tô và yêu cầu cho 1 tỷ nếu mua được số gỗ sưa đó. Nếu ai đồng ý thì chúng cho vào làng, còn không thì chúng đuổi. Ai cố tình vào chúng sẽ đập vỡ xe.

Các đại gia buôn gỗ phải đóng giả dân thường, đi xe máy hoặc đi bộ vào làng để thỏa thuận mua bán với các cụ.

Posted Image

Chùa Phụ Chính đã dột nát, nên các cụ mới đề xuất đốn cành sưa bán lấy tiền sửa chữa

Suốt một tháng sau, thương vụ mua bán mới hoàn thành. Người trả giá cao nhất cho 1,9 tấn gỗ sưa là anh Nguyễn Văn Thái, người Đồng Kỵ (Bắc Ninh). Anh này đã đồng ý mua với giá 20,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều kiện anh này đưa ra, là các cụ phải chuyển gỗ ra Hà Đông cho anh, để tránh bị bọn đầu gấu vòi vĩnh, trấn cướp.

Sau khi nhận tiền đặt cọc là 1 tỷ đồng, các cụ đã lập đội vận chuyển, mang gỗ ra nhà một cán bộ ở Hà Đông để chứa. Tại đây, cuộc mua bán được hoàn tất. Các cụ nhận tiền, chuyển khoản vào ngân hàng, còn gỗ sưa anh Thái mua thì bị các lực lượng chức năng thu giữ trên đường vận chuyển.

Số tiền 20,5 tỷ đồng chuyển vào ngân hàng, được chia ra thành 4 sổ tiết kiệm, đứng tên 4 cụ trong làng. Các cá nhân đều viết xác nhận đây là tiền của thôn, không được phép rút dù chỉ một đồng. 4 sổ tiết kiệm được cất trong két sắt, đặt trong chùa Phụ Chính. 22 bô lão trong làng thay phiên nhau ngày đêm trông giữ két sắt.

Theo cụ Thường, số tiền 20,5 tỷ này, sau một năm gửi tiết kiệm đã sinh lời thành gần 23 tỷ đồng.

Cả làng Phụ Chính, từ già trẻ lớn bé, không ai ngờ, 2 cành cây mà bán được tới 20,5 tỷ đồng, một số tiền quá lớn, ngoài sức tưởng tượng. Trong khi ngôi chùa thì dột nát, mà số tiền ấy lại nằm im trong ngân hàng vì không được tiêu.

Các cụ đã khổ, vì có tiền mà không tiêu được, lại bị mang tiếng là “sưa tặc”, nhưng người bỏ tiền mua số gỗ này còn khốn đốn hơn. Tiền thì đã trả cho làng Phụ Chính, nhưng gỗ thì bị thu giữ, chưa biết bao giờ và liệu có được nhận lại hay không. Kỳ án gỗ sưa làng Phụ Chính có lẽ sẽ còn nhiều rắc rối, phức tạp.

(Theo VTC News)

================================

Chẳng hiểu ra làm sao cả? Có cái gì đó bất cập trong nội dung luật pháp và các khái niệm luật liên quan đến sự việc này chăng? Chỉ những kẻ tham tiền chặt hạ những cây sưa bất hợp pháp, không phải chủ sở hữu mới gọi là "sưa tặc". Còn đây các cụ bô lão trong làng bán gỗ sưa sở hữu tập thể và đã được tập thể đồng ý sao gọi là sưa tặc được? Sở hữu của các cụ - tạm gọi như vậy - các cụ bán là hoàn toàn hợp pháp. Chủ mua gỗ sưa cũng trả tiền đầy đủ là hoàn toàn hợp pháp. Những kẻ phá rừng không thuộc sở hữu của họ, vận chuyển gỗ lậu mới bị cấm chứ nhỉ?

Còn không lẽ để mục cây sưa ra đấy thì gọi là tuân thủ pháp luật chăng? Nếu không rõ ràng thì sau này ai dám trồng gỗ quý nữa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: 1 hóa đơn = 229 người dân

tuoitre.gifTuổi Trẻ – 20 giờ trước

TT - Vấn đề thâm lạm trong chi tiêu công tại Trung Quốc đang trở thành điểm nóng những tháng qua. Điển hình như ở một huyện nghèo đã “đốt” hơn 800.000 tệ (125.000 USD) công quỹ vào việc tiếp đón một đoàn thanh tra tỉnh trong 20 ngày.

huyện nghèo như huyện Tỉ Quy (Hồ Bắc), số tiền các quan chức địa phương đã chi ra tiếp đón một đoàn thanh tra qua chuyến tham quan bằng du thuyền hạng sang cùng những bữa tiệc linh đình tại các khách sạn xa hoa... tương đương tổng thu nhập của 229 người dân tại huyện này trong một năm!

Dân... lãnh!

Báo Tài Tân viết viên khâm sai đại thần mượn danh “Thượng Phương bảo kiếm” này đã lợi dụng cơ hội để hưởng thụ, trong khi các quan địa phương được dịp xu nịnh để thăng chức.

Trước khi đoàn thanh tra tỉnh Hồ Bắc đến thị sát huyện Tỉ Quy từ ngày 11-4 đến 9-5, bí thư Huyện ủy Tỉ Quy La Bình Lương còn cho xuất bản cuốn sách 10 điều răn yêu dân do chính ông chấp bút nhằm tạo dư luận tốt và lấy lòng các quan thanh tra.

Theo thống kê của báo Tài Tân, chỉ trong 20 ngày thị sát, số tiền được chi cho các hoạt động tiếp đón đã lên đến hơn 800.000 tệ.

Theo lời ủy viên Huyện ủy Tỉ Quy Trịnh Chi Vấn, cơ quan tiếp đón còn bao trọn hai tầng của một khách sạn bốn sao nhằm giúp công tác thanh tra “được thực hiện một cách trôi chảy”.

Các cơ quan địa phương sẵn tay bỏ ra hơn 120.000 tệ (18.800 USD) cho các quan thanh tra đi chơi bằng du thuyền ở đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, đồng thời rộng tay vung hơn 110.000 tệ (17.200 USD) mua điện thoại, 10 tivi màn hình phẳng và nhiều vật dụng có giá trị như máy ảnh, máy tính, máy in... để “làm quà” cho các quan thanh tra.

Huyện Tỉ Quy là một trong những huyện nghèo tại Hồ Bắc. Dưới tác động của làn sóng di dân khi xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp, cuộc sống người dân nơi đây càng thêm cơ cực.

Đến nay Tỉ Quy vẫn là một huyện “ăn cơm trung ương” nhưng lại là một trong những huyện “chịu chi” nhất không tiếc tay để làm vui lòng các đoàn thanh tra tỉnh nhà.

Quan... nhờ!

Chỉ một tháng sau khi đoàn thanh tra kết thúc chuyến thị sát tại huyện Tỉ Quy, số tiền hơn 800.000 tệ đã được cơ quan phụ trách tài chính huyện quyết toán và nghiễm nhiên trở thành một khoản chi tiêu công hợp pháp mà ai cũng rõ đó là tiền thuế của người dân huyện nghèo này.

Trong vòng chưa đến ba tháng, bí thư Huyện ủy Tỉ Quy La Bình Lương đã được cất nhắc lên chức cao trong khi chủ nhiệm Văn phòng huyện ủy Trịnh Chi Bưu trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí chủ nhiệm ủy ban thường vụ huyện ủy.

“Khoe của”, “sĩ diện” là những từ Nhân Dân Nhật Báo ngày 26-9 dùng để chỉ thói vung tiền công quỹ của quan chức địa phương ở các huyện nghèo.

Hiện trạng các huyện nghèo tranh nhau đốt tiền vào những công trình xây dựng “mang tầm cỡ quốc gia” và những món công phí khổng lồ nhằm làm “mát mặt” địa phương không còn là cá biệt.

Gánh nặng của các khoản chi tiêu công hoang phí này đổ lên đầu những người dân nghèo với mức thu nhập 3.497 tệ (548 USD)/năm, khiến các huyện nghèo tại đây cứ mãi luẩn quẩn trong vòng nghèo đói.

Báo Thanh Niên Trung Quốc dẫn kết quả khảo sát trên 10.275 người dân từ mạng Dân Ý và mạng Sohu về vấn đề chi tiêu công cho thấy 99,1% người dân khẳng định chính sách dành cho việc tiếp đón công vụ đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng, 91,6% cho rằng đó là nạn tham nhũng, 63,4% đánh giá số tiền công quỹ được chi xài lãng phí, trong khi 57,6% cho rằng các chi tiêu này không minh bạch.

ĐÔNG PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc:

Tuyên bố rợn người của một tài xế gây tai nạn

Cập nhật 25/10/2011 10:41:40 AM (GMT+7)

Tôi sẽ phải trả bao nhiêu?", một tài xế xe tải đã hỏi như vậy sau khi gây tai nạn cho một bé trai 5 tuổi rồi tiếp tục chẹt xe qua người em bé cho chết hẳn. Hành động tàn ác này dường như là để tránh thanh toán viện phí cho đứa trẻ

Posted Image

Vụ việc gây kinh tởm này diễn ra ở Luzhou, tây Trung Quốc khi tài xế Ao Yong đâm vào Xiong Maoke lúc cậu bé rời nhà để tới trường.

Nhân chứng Zhang Shifen nói: "Tôi nhìn thấy chiếc xe tải lùi xuống một chút rồi sau đó lại tiến lên. Xiong bị cuốn vào bánh xe và chiếc xe tiếp tục tiến lên thêm vài mét nữa". Những người qua đường khác nói, tài xế xe tải nhảy ra khỏi cabin sau khi đâm vào cậu bé. Họ nói, Yong đã hỏi: "Tôi sẽ phải trả bao nhiêu?". Cảnh sát nói, Yong, 35 tuổi, tài xế xe tải ở Luxian, đã tranh cãi với gia đình cậu bé về số tiền bồi thường suốt 7 giờ đồng hồ.

Sau diễn biến mới nhất, Yong đã phủ nhận chuyện cán lên người bé trai Xiong nhiều lần nhằm giết cậu bé. Tối qua, cảnh sát và các viên chức chính phủ đều cho rằng Xiong đã chết do bị va chạm mạnh.

Cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy, Yong là người đầu tiên gọi cho cảnh sát sau khi xe tải của anh ta đâm vào cậu bé ở làng Yungfeng, thuộc Luzhou tỉnh Tứ Xuyên. Thi thể cậu bé không được đem đi ngay vì dân làng đang giận dữ đã đòi tài xế bồi thường ngay lập tức.

Trong cảnh tượng đầy thương tâm, mẹ bé Xiong đờ đẫn ngồi gần thi thể của đứa con 5 tuổi. Một loạt trường hợp tai nạn khủng khiếp đã dẫn tới sự tự vấn lương tâm ở Trung Quốc, nơi mà kinh tế bùng nổ được cho là nguyên nhân làm chủ nghĩa duy vật lấn át cả lòng trắc ẩn.

Posted Image

Việc bồi thường cho một nạn nhân chết vì tai nạn ở Trung Quốc được nhiều người nước này cho rằng còn rẻ hơn là trả tiền viện phí triền miên. Trung Quốc không có chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho 1,3 tỷ dân. Nỗi lo tiền viện phí cao cũng có thể là nguyên nhân đứng sau vụ tai nạn mới đây ở Trung Quốc, khi một bé gái 2 tuổi bị xe ô tô chẹt qua người hai lần và bị hàng chục người qua đường ngó lơ khi gặp nạn. Vụ tai nạn của bé Xiong diễn ra khoảng một tuần sau vụ bé gái 2 tuổi trên.

Hoài Linh (Theo DailyMail)

=============================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật buồn cho ông Gaddafi! Nhưng cá nhân tôi cũng nhận thấy những người giết ông ta không thể coi là "anh hùng mã thượng". Hành vi giết ông ta không chính danh.

Hạ sát Gadhafi có phải là tội ác chiến tranh?

Thứ năm, 27/10/2011, 06:12 GMT+7

Posted Image

Thi thể ông Gadhafi bị bày trong một kho chứa thực phẩm ở Misrata, Libya cho dân chúng vào xem. Sau đó chính quyền mới tuyên bố đã bí mật chôn xác ở sa mạc sáng 25/10. Ảnh: FP.

Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều chính khách đã yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch về cái chết của Moammar Gadhafi. Liệu việc hạ sát ông này có được điều tra và truy tố bởi Tòa án hình sự quốc tế không?

Cho đến nay chi tiết việc ông Gadhafi bị giết như thế nào vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thủ tướng Hội đồng chuyển tiếp quốc gia, NTC, thì tuyên bố cựu tổng thống Gadhafi đã bị giết sau khi bị bắt bởi một vết đạn vào đầu và khẳng định không ra lệnh giết ông.

Từ thực tế và các video clip tại hiện trường, giới quan sát có thể khẳng định chắc chắn hai điều: (i) Ông Gadhafi bị giết sau khi bị lực lượng NTC bắt, và (ii) Cái chết của ông đã làm nhẹ gánh cho chính quyền mới ở Libya và một số chính quyền phương Tây.

Cấu thành tội ác chiến tranh

Gia đình ông Gadhafi và các nhóm nhân quyền quốc tế đang kêu gọi Liên hợp Quốc mở cuộc điều tra. Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đã yêu cầu phải khám nghiệm tử thi đối với cựu lãnh tụ Libya. Vấn đề đặt ra là liệu việc giết ông Gadhafi có cấu thành một tội ác chiến tranh, có thể bị ICC điều tra hay không và ICC có thể truy tố ai đó hay không.

Vấn đề trước tiên đặt ra là liệu hành động giết chết ông Gadhafi có cấu thành tội phạm chiến tranh trong quyền hạn phán quyết của ICC hay không. Để cấu thành một tội phạm chiến tranh cần phải có một cuộc chiến tranh (hoặc tình trạng xung đột vũ trang). Ở đây rõ ràng là Gadhafi bị giết trong một cuộc xung đột có vũ trang. Vậy việc giết một chiến binh đã đầu hàng có cấu thành một tội phạm? Chắc chắn là như vậy.

Từ tháng ba, ICC đã chỉ ra rằng Libya đang bị lâm vào tình trạng xung đột của các bên vũ trang. Công ước quốc tế Geneva về tội phạm chiến tranh chỉ ra rằng: "Giết hoặc làm bị thương một chiến binh đã hạ vũ khí hoặc không còn phương tiện tự vệ, hoặc đã đầu hàng... là sự vi phạm nghiêm trọng" công ước.

Hơn nữa, thẩm quyền phán quyết của ICC về tội ác chiến tranh ở Libya bao gồm các hành động của tất cả các bên tham gia (NTC và các tay súng chống chính phủ Gadhafi, cũng như những người trung thành với ông). Hội đồng Bảo an đã trình tòa một "tình hình” ở Libya, chứ không phải là hành vi cụ thể nào của bên này hay bên kia. Như vậy ICC có thẩm quyền phán quyết đối với hành động giết ông Gadhafi.

Vấn đề tiếp theo là liệu ICC có tiến hành điều tra hay không. Tòa án không có nghĩa vụ điều tra tất cả hoặc hầu như toàn bộ các tội ác thuộc thẩm quyền phán quyết của mình. Trên thực tế, quy chế chỉ đạo của ICC chỉ dẫn các công tố viên không tiến hành các hành vi đơn lẻ, mà cần hướng tới các hành vi quy mô lớn.

“Tòa án sẽ có quyền phán quyết đối với các tội ác chiến tranh đặc biệt khi chúng được tiến hành như là một phần của một kế hoạch hay chính sách, hay như là một bộ phận của kế hoạch gây tội ác.”

Những lựa chọn của các công tố và những phán quyết gần đây của các thẩm phán ở ICC cho thấy rõ ràng rằng ICC ưu tiên xét xử những tội ác diện lớn tạo thành một khuôn mẫu hay hành vi rộng lớn hơn. Vì vậy có thể chắc chắn rằng ít có khả năng ICC sẽ đem ra xét xử một người nào đó về tội giết hại ông Gadhafi, trừ phi lực lượng chống ông sau này tiến hành một loạt các tội ác chiến tranh hoặc các tội ác chống lại nhân loại và việc giết ông Gadhafi là một ví dụ điển hình của tình trạng đó.

Hơn nữa, các nhà chức trách mới ở Libya có thể sẽ bác bỏ bất cứ cuộc điều tra nào của ICC bằng cách đưa ra kế hoạch điều tra của riêng mình. Với một ủy ban điều tra mới được thành lập dưới quyền của NTC, chắc chắn ICC sẽ nhượng bộ, trừ phi ICC phán quyết rằng cuộc điều tra này là giả tạo. Dường như điều làm nhiều người, chủ yếu là ở bên ngoài Libya, thất vọng là ông Gadhafi cũng như người giết ông sẽ không bao giờ được chứng kiến một phiên tòa ở La Hague.

Giảm nhẹ gánh nặng cho NTC và phương Tây

Các nhà phân tích nói rằng, nếu Gadhafi mất tích hay lẩn trốn trong sa mạc Sahara để rồi lại thành lập một lực lượng du kích mới và gây bất ổn định Lybia thì sẽ là điều tệ hơn so với việc ông này chết.

Cái chết của Muammar Gadhafi đồng nghĩa với việc xóa bỏ một vụ án lâu dài và phức tạp có thể dẫn đến sự chia rẽ Lybia và làm khó dễ cho một số chính phủ phương Tây và các công ty dầu lửa.

Nếu ông Gadhafi còn sống chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc ông ta phải được mang ra xét xử ở Libya hay bị áp giải đến Tòa án hình sự quốc tế, cơ quan đã ra lệnh bắt giữ ông cùng với con trai đầu và người đứng đầu cơ quan phản gián Libya hồi đầu năm.

Bất kể phiên tòa nào thì cũng có thể tạo cho Gadhafi, với cá tính riêng, một diễn đàn để bôi xấu tầng lớp lãnh đạo mới ở Libya và các chính quyền phương Tây, làm họ khó xử với những vấn đề mà họ muốn quên đi. Trong số những việc khiến người ta thắc mắc có thể có việc Libya thoát khổi sự cô lập quốc tế trong thập kỷ trước như thế nào, hay làm thế nào mà các công ty dầu quốc tế ký những hợp đồng khai thác trị giá nhiều tỷ USD ở Libya.

Với chính quyền mới, trong số họ từng có người có thời gian dài phục vụ trung thành cho chế độ của Gadhafi, tuân lệnh của chính quyền ông này. Một phiên tòa công khai trong đó bị cáo - một người nắm được quá nhiều chuyện - có thể tiết lộ những điều bất lợi cho những người đang thắng thế.

Các nhà phê bình thường phàn nàn rằng nhiều phiên tòa xử tội ác chiến tranh do quốc tế hoặc địa phương tổ chức đôi khi biến thành các sự kiện pháp lý lê thê và mệt mỏi, hoặc thậm chí biến thành các phiên tòa phô diễn. Các cựu lãnh đạo như Saddam Hussein và Slobodan Milosevic thường không thừa nhận quyền tài phán của tòa hoặc sử dụng phiên tòa để chỉ trích những người bắt giữ mình. Họ có thể sử dụng các cơ hội này để khơi lại vết thương chính trị cũ, và có thể gây thêm nhiều thiệt hại chính trị mới.

Sau cái chết của Gadhafi, NTC sẽ tiến hành các biện pháp củng cố quyền lực tại Libya và thực tế họ đã tuyên bố Libya hoàn toàn được “giải phóng” ngay sau đó. Tuy nhiên nếu họ thực sự muốn đưa Libya trở lại con đường phát triển thực thụ dân chủ, trước hết họ phải bắt đầu bằng một chương trình hòa giải dân tộc thực sự mà khởi đầu là một tiến trình điều tra trung thực và không thiên vị về vụ sát hại đối với Gadhafi.

Nếu không làm được như vậy thi chính quyền mới ở Libya chắc chắn sẽ thất bại trong thử thách đầu tiên về dân chủ, với nguy cơ các cuộc trả thù và sát hại đẫm máu lan tràn đất nước, lấn át luật pháp và an ninh trật tự. Vai trò của các cường quốc đi đầu trong nỗ lực của NATO, như Anh, Pháp và Mỹ ném bom Libya “thay đổi chế độ” cũng sẽ bị gián tiếp lên án. Các nước này cũng sẽ không thanh minh được là liệu họ sử dụng quyền của Liên Hợp Quốc để “can thiệp nhân đạo” nhằm mang lại dân chủ cho Libya hay mang lại cho họ quyền tiếp cận nguồn dầu lửa to lớn của nước này.

Phạm Ngọc Uyển

================================

Bởi vậy, đấy chính là hành vi không chính danh của việc giết ông Gadhafi. Rất tiếc tham gia cuộc chiến này có khối NATO. Nếu không làm sáng tỏ việc này thì NATO mất uy tín.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Lê Văn Cương bình về "hiện tượng Đinh La Thăng"

Tác giả: Hoàng Hường

Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

Trong chiến trận có hai cách đánh: một là trực diện, hai là vu hồi, tức là đánh vòng quanh. Trong bài toán giao thông và tài chính Việt Nam, theo tôi cả Vương Đình Huệ - Đinh La Thăng nên chọn cả hai phương án vừa trực diện, vừa vu hồi. Trong cơ chế này, phương án vu hồi xem ra hiệu quả hơn, từng khâu một, chậm mà chắc - Thiếu tướng Lê Văn Cương khuyên.

Bộ trường Bộ giao thông Đinh La Thăng có thể đang là người xứng đáng nhận được danh hiệu: Bộ trưởng nổi tiếng trong thời gian ngắn nhất. Hàng loạt động thái của ông, cũng như một loạt văn bản, kiến nghị ông vừa ban hành đang gây chú ý. Kẻ khen, người chê.

Để mong giúp Bộ trưởng Thăng có điều kiện soi chiếu về những động thái của mình, cũng như xã hội có một tiếng nói khách quan về cá nhân ông Thăng nói riêng và một vài vấn đề xã hội nói chung, Tuần Việt Nam trò chuyện với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.

Tỉnh táo và thực tế

Báo chí và dư luận đang được dịp ồn ào với 'hiện tượng Đinh La Thăng', hẳn thiếu tướng cũng biết. Ông có nhận định gì về tân Bộ trưởng Giao thông, cũng như một loạt động thái đang gây chú ý của ông ấy?

Trước hết, dù có nhiều luồng dư luận khác nhau về ông Thăng, nhưng quan điểm cá nhân tôi là ủng hộ ông ấy.

Thứ nhất, trong điều kiện xã hội hiện nay còn nhiều bức bách, nhức nhối, chất chứa nhiều vấn đề bức xúc như hiện nay thì chuyện đồng chí Bộ trưởng Bộ giao thông Đinh La Thăng công khai thể hiện quan điểm và ý chí hành động ở một loạt vấn đề - tôi cho rằng - là những động thái tích cực. Nó khơi gợi và củng cố niềm tin vào bộ máy quản lý của Nhà nước. Dưới góc độ này tôi ủng hộ và mong muốn hơn 20 bộ trưởng còn lại cũng thể hiện như ông Thăng.

Thứ hai, 'hiện tượng Đinh La Thăng' chỉ ra rằng: không phải bây giờ, mà đã hàng chục năm nay, xã hội đã tích dồn rất nhiều vấn đề bức xúc đến độ sớm hay muộn cũng sẽ xuất hiện những nhân tố mới, tích cực hơn nhằm tích cực tháo gỡ.

Về mặt khoa học, sự tích dồn khi đến một độ nào đó sẽ chuyển sang một trạng thái khác thì dù là một cá nhân đơn lẻ, vẫn có thể phản ánh xu hướng mới của một xã hội, cụ thể đây là Nhà nước Việt Nam, là nhận thức mới của Đảng. Điều này thể hiện rõ tại Hội nghị Trung ương Đảng III vừa rồi, đã thẳng thắn hơn trước và tiếp cận gần tới tinh thần của Đại hội 6 là nhìn thẳng vào sự thật; và lần đầu tiên tại Hội nghị TW Tổng bí thư phê phán lối 'tư duy nhiệm kỳ' và tệ 'lợi ích nhóm' trong bộ máy công quyền.

Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, những vấn đề ông Thăng nêu ra sẽ không thể đạt được nhanh chóng. Bởi lẽ, đến giờ phút này Đinh La Thăng chỉ là thiểu số. Hơn nữa cơ chế của ta đã trì trệ cả chục năm rồi, rất nặng nề níu kéo. Một người nổi lên khó mà lay chuyển được.

Chúng ta ủng hộ ông Thăng, nhưng nên tỉnh táo và thực tế đánh giá tình hình. Nói cho cùng ông Thăng chỉ là một bộ trưởng, muốn hay không muốn bộ trưởng cũng chỉ có một số quyền + hạn nhất định, rất nhiều vấn đề nằm ở chỗ khác; và ngay trong nội bộ Bộ giao thông.

Tôi ủng hộ ông Thăng. Tôi cũng chia sẻ những khó khăn của ông ấy. Ông ấy sẽ vấp rất nhiều cản trở. Muốn làm những điều tốt đẹp như ông ấy mong muốn là cả một chặng đường lâu dài, và là một quá trình đau đẻ rất nặng nề; nhưng dù sao đó cũng là những đột phá ban đầu, mở ra hy vọng mới cho một thời kỳ mới.

Không thể nào 'đẻ' mà không đau

Chính phủ vừa bắt đầu một nhiệm kỳ. Cùng với Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Tài chính Vương Đinh Huệ với những quan điểm mạnh mẽ về nhóm lợi ích trong thị trường xăng dầu cũng làm người dân phấn chấn. Nhiều người gọi ông Thăng - Huệ là "thế hệ bộ trưởng mới" và kỳ vọng nhiều vào họ. Nhưng như ông vừa phân tích, những ông Thăng - Huệ liệu có vượt qua cơn 'đau đẻ' khó nhọc này?

Đúng là khi nhiệm kỳ này bắt đầu, ngoài hai ông Thăng - Huệ còn có một số bộ trưởng khác cũng được dư luận cho là có những dấu hiệu tích cực.

Cuộc sống luôn có những lối đi riêng không có lực lượng nào cản trở được. Những người này là những nhân tố mới, xu hướng mới, tư tưởng mới. Ở chừng mực nào đó có thể nói đây là những nhân cách mới. Nó báo hiệu rằng đã có sự chuyển mình sau Đại hội 11, rải rác từ những cá nhân, quá trình này sớm muộn cũng sẽ lan tỏa và trở thành phổ biến.

Trở lại những năm 1980s, trong bối cảnh bao cấp nặng nề, những đốm lửa như Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc đã phải trả giá bằng cả sinh mệnh chính trị của ông ấy. Không có quá trình 'đau đẻ' nào không đau đớn.

Tôi không dám so sánh ông Thăng - Huệ với những người như ông Kim Ngọc, nhưng dù sao họ cũng là những đốm lửa. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, và sẽ còn kéo dài, theo tôi cũng phải mất 1 - 2 kỳ Đại hội Đảng chứ không thể diễn ra đơn giản trong 1 nhiệm kỳ.

Ông có thể nêu nhận xét thẳng thắn về những bộ trưởng trước, theo ông, phẩm chất cần có của một bộ trưởng trong thời điểm này là những gì?

Có thể tôi hơi cầu toàn, nhưng thật tình, đến trước Đại hội 11, không có một bộ trưởng nào để lại cho tôi một ấn tượng tích cực. Tôi không nói tất cả họ là yếu kém nhưng bảo họ để lại ấn tượng tích cực thì tôi không yên tâm.

Bộ nào thì cuối năm tổng kết cũng hoan hô, "chúng ta tiến một bước", hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí hoàn thành xuất sắc. Bộ Giao thông cũng vậy. Các con đường thì vẫn thế, tai nạn giao thông vẫn thế, ùn tắc vẫn vậy, hết Văn Thánh 1 sang Văn Thánh 2 rồi đến đường sắt cao tốc... tổng kết lại gắn huy chương, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đố ai tìm được một bộ nào tổng kết cuối năm không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?

Nhất thiết phải xuất hiện những con người phản ánh được những xu thế phản biện tích cực. Anh Huệ, anh Thăng cũng không phải những con người gì toàn diện, siêu việt ghê gớm nhưng họ phản ánh một xu thế mới tích cực.

Tôi tin dần dần chúng ta sẽ có những thế hệ bộ trưởng dám nói dám làm, với bàn tay sạch, trí tuệ cao; mà trí tuệ bộ trưởng không nằm ở chỗ ông ta giỏi chuyên môn thế nào, mà ông ta biết tập hợp những người tài giỏi trong bộ máy của mình. Nhìn vào đội ngũ cố vấn, cán bộ chuyên môn của các bộ trưởng có thể thấy được vận của đất nước.

Một người trợ lý của của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói với tôi: "Các ông cứ thần thánh hóa ông Lý Quang Diệu chứ ông Diệu chỉ là một người bình thường. Chỉ là ông ta đi khắp thế giới và rút ra được mấy vấn đề: Một đất nước nhỏ như vậy, muốn phát triển được trước hết phải có một bộ máy hành chính tử tế; hai là nguồn nhân lực có chuyên môn cao; ba là hệ thống hạ tầng thông suốt. Việc lớn nhất ông Diệu làm được chính là tập hợp được một đội ngũ những người giỏi xung quanh ông ấy; và đến giờ phút này, chưa có ai kêu ca gì về gia đình ông Lý Quang Diệu, họ hoàn toàn trong sáng"

Làm sao hơn 20 vị bộ trưởng, 63 vị bí thư tỉnh ủy của ta làm được những việc như thế.

Posted Image

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an

Nếu tôi ở cương vị ông Đinh La Thăng...

Bên cạnh những lời khen ngợi, loạt động thái của Bộ trưởng Thăng: trảm tướng giữa công trường, bắt nhân viên đi xe buýt, đòi tiêu hủy xe đua, cấm xe cá nhân lưu hành... bị cho là "ngẫu hứng bộp chộp", "thích thể hiện". Với tư cách một chuyên gia nghiên cứu chiến lược, ông hãy vạch giúp ông Thăng một lộ trình. Hay nói cách khác, nếu đặt ông vào cương vị ông Thăng hiện nay, ông sẽ làm những gì?

Trước đây cũng có một đồng chí ở địa phương lên phụ trách một bộ. Đây là một người có đầu óc, ông ta muốn cải cách những cái mới, tốt đẹp hơn. Tôi rất mừng, nhưng khi ông ngồi ghế bộ trưởng thì tôi nghĩ ngay ông ấy sẽ không thực hiện được những ý định tốt đẹp đó, thậm chí sẽ rơi vào cực đoan. Bộ máy trì trệ sẽ cản trở ông ấy trong việc thực hiện cải cách.

Hơn nữa, tôi không nói tất cả, nhưng những người như vậy dễ rơi vào cực đoan. Họ rất đáng quý trọng, nhưng mọi việc không thể sốt ruột giải quyết được theo kiểu "

chiến dịch", "ra quân"... được.

Ở Việt Nam chỉ có thể tìm ra từng nút rối để gỡ chứ không thể rũ tung ra làm lại để trở thành một mớ rối hơn, trừ khi anh là Putin.

Nếu đặt tôi vào cương vị ông Thăng hiện nay, tôi phải đi tìm lời giải đáp cho 4 vấn đề sau: 1, Điểm "nghẽn" hay "nút thắt" của giao thông hiện nay nằm ở đâu. Nguyên nhân? Giải pháp? 2, Vì không thể có tiềm lực để cùng một lúc giải quyết mọi vấn đề nên phải xây dựng lộ trình và bước đi khả quan, hiệu quả. Tôi sẽ huy động mọi chuyên gia có tài ở trong và ngoài Bộ giao thông giúp tôi lý giải 2 vấn đề nêu trên. Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất Bộ trưởng Bộ Giao thông cần làm.

Tất cả các câu hỏi này đòi hỏi phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo để tìm hiểu và giải quyết từng việc một.

Việt Nam đang thiếu nhất là trí tuệ chứ không phải là tiền, vì tiền ở trí tuệ mà ra. Anh Vương Đình Huệ dù có tâm huyết thật, thì anh ấy cũng đang ở giữa một cơ chế phức tạp rất khó giải quyết, mà Bộ trưởng Tài chính thì có được bao nhiêu quyền?

Trong chiến trận có hai cách đánh: một là trực diện, hai là vu hồi, tức là đánh vòng quanh. Trong bài toán giao thông và tài chính Việt Nam, theo tôi cả Vương Đình Huệ - Đinh La Thăng nên chọn cả hai phương án vừa trực diện, vừa vu hồi. Trong cơ chế này, phương án vu hồi xem ra hiệu quả hơn, từng khâu một, chậm mà chắc.

Posted Image

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng

Tôi đố ông Thăng giải quyết được vấn đề xe buýt trong ngày một ngày hai. Tôi cũng đố ông Thăng cấm được phương tiện cá nhân trong nhiệm kỳ của ông ấy. Chưa nói đó là quyết định cực đoan, chắc chắn bị xã hội bác bỏ như hàng loạt những kiến nghị kiểu ngày chẵn đi biển chẵn hay xe ngoại tỉnh không vào Hà Nội đã từng được đề cập trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh có 3414 xe buýt và hơn 5000 taxi cũng chỉ giải quyết được 4,5% lượng vận tải hành khách công cộng. Nếu cấm phương tiện cá nhân thì 95% dân TP HCM sẽ đi lại như thế nào? Ra lệnh cấm xe tư nhân thì dễ, nhưng sẽ bị xã hội bác bỏ.

Nếu không cẩn thận, ông Thăng sẽ rơi vào cái bẫy cực đoan do chính mình dựng lên.

Ở Việt Nam không làm cái gì nhanh được khi anh là thiểu số. Tôi đã nói với nhiều người: Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển.

Ông Huệ - Thăng phải biết rõ các ông ấy đang ở đâu, và văn phòng của các ông ấy không phải điện Kremlin hay Nhà Trắng.

Chắc vì thế có người đã nhắn nhủ đến bộ trưởng Đinh La Thăng câu: "Con đường dài nhất không phải từ Lạng Sơn đến Cà Mau, mà là từ mồm đến tay".

Câu đó đúng đấy. Tôi cũng xin nhắn tới ông Thăng một câu: "Trong cuộc đời, đôi khi đường thẳng lại là đường dài nhất, và đường vòng là đường ngắn nhất"

Xin cảm ơn thiếu tướng!

==================================

Câu đó đúng đấy. Tôi cũng xin nhắn tới ông Thăng một câu: "Trong cuộc đời, đôi khi đường thẳng lại là đường dài nhất, và đường vòng là đường ngắn nhất"

Đúng cả nghĩa đen! Khi đi taxi tôi thường nói với tài xế:

"Anh có thể chọn con đường dài hơn, nhưng không tắc đường".

Điều này có lợi cho cả hai bên. Bác tài có tiền hơn vì chạy đường dài hơn. Còn tôi có thời gian ngắn nhất do không bị tắc đường và các ảnh hưởng môi trường, tâm lý do tắc đường gây ra!

Ở Việt Nam không làm cái gì nhanh được khi anh là thiểu số. Tôi đã nói với nhiều người: Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là khó phát triển.

Ngay cả khoa học cũng thế! Khi là thiểu số cũng chẳng làm được cái gì! Nhưng trong khoa học thì chân lý không lệ thuộc vào số đông.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Âu họp phiên quyết định để đối phó với khủng hoảng nợ

Thứ Năm, 27/10/2011 - 07:12

(Dân trí) - Tại Brussels vừa cùng lúc khai mạc hai Hội nghị thượng đỉnh, một của 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU), một của 17 nước trong khối sử dụng đồng euro và cả hai đều cùng chung mục đích tìm giải pháp đưa châu Âu thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Posted Image

Các nhà lãnh đạo EU bước vào hội nghị quyết định.

Những cuộc gặp vừa khai mạc được đánh giá mang tính quyết định cho tương lai của đồng euro và của cả EU.

Tâm điểm của sự chú ý là lãnh đạo hai nước Pháp và Đức. Buộc phải thỏa hiệp, cặp Pháp Đức phải đưa ra câu trả lời đáng tin cậy để cứu nguy đồng euro.

Trước nguy cơ tài chính của châu Âu lan ra nước ngoài, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng gia tăng để họ phải đưa ra hành động mạnh và mau chóng hơn.

Các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã bày tỏ quyết tâm đạt được một giải pháp bền vững trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 tại Pháp vào tuần tới. Tuy nhiên, hy vọng về một nghị quyết chung cho lâu dài tỏ ra khá mong manh, khi mà các bất đồng giữa hai nước trên nhiều vấn đề vẫn tồn tại.

Trước tiên là về Hy Lạp, dù trên nguyên tắc, việc tham gia của các khu vực ngân hàng tư nhân vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần hai đã được thông qua, nhưng các cuộc thương lượng hậu trường vẫn không nhất trí được về mức nợ mà các chủ nợ là ngân hàng tư nhân có thể chấp nhận bỏ cho Hy Lạp.

Liên quan đến việc cấp vốn lại cho các ngân hàng, một điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình cứu trợ mới cho Hy Lạp, con số 108 tỷ euro, theo một số chuyên gia vẫn còn rất xa với nhu cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cần ít nhất hơn 200 tỷ euro.

Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou, nói: "Bây giờ là lúc cho giới lãnh đạo châu Âu đưa ra quyết định tập thể, để chấm dứt tình trạng bất trắc và cuộc khủng hoảng, dở trang sử mới và bảo đảm rằng Châu Âu thực hiện được một bước tiến lớn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hầu đem lại phồn thịnh và an ninh cho nhân dân châu Âu."

Cuối cùng, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu - FESF - đang rất cần mở rộng thêm để có thể ngăn chặn tình khủng hoảng lây lan. Hai giải pháp đang được nghiên cứu, nhưng không có gì cho thấy trong vòng vài giờ tới, các lãnh đạo khu vực đồng euro có thể thông báo được mức vốn hiệu quả nhất cho Quỹ.

Tóm lại, Thượng đỉnh châu Âu vẫn còn nhiều căng thẳng đến phút chót. Thị trường tài chính đang nín thở chờ đợi những quyết định mạnh mẽ của hai cuộc Thượng đỉnh khai mạc tối qua (giờ Brussels).

Chỉ có một dấu hiệu có vẻ tích cực, đó là Trung Quốc cùng các nước có nền kinh tế mới trỗi dậy tỏ ý sẵn sàng tham gia vào Quỹ Bình ổn Tài chính.

Trong khi đó, khủng hoảng nợ châu Âu đang ảnh hưởng tới các nước đang phát triển. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick, cho rằng có thể cần phải có các chương trình mới hỗ trợ các nước đang phát triển bị tác hại của cuộc khủng hoảng nợ nần ở Châu Âu.

Phát biểu khi đang ở thăm thủ đô Manila của Philippines, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm tăng chi phí vay mượn, làm giảm giá cổ phần và hàng xuất khẩu trên khắp thế giới, ngay cả đối với các nước xa xôi như Philippines.

Việt Hà

Theo AP, AFP

================================

Không biết họ uống bia gì trong những cuộc họp này nhỉ? Nếu là tôi thì tôi chọn bia tươi đen nấu kiểu Đức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Âu họp phiên quyết định để đối phó với khủng hoảng nợ

Thứ Năm, 27/10/2011 - 07:12

(Dân trí) - Tại Brussels vừa cùng lúc khai mạc hai Hội nghị thượng đỉnh, một của 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU), một của 17 nước trong khối sử dụng đồng euro và cả hai đều cùng chung mục đích tìm giải pháp đưa châu Âu thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Posted Image

Các nhà lãnh đạo EU bước vào hội nghị quyết định.

Những cuộc gặp vừa khai mạc được đánh giá mang tính quyết định cho tương lai của đồng euro và của cả EU.

Tâm điểm của sự chú ý là lãnh đạo hai nước Pháp và Đức. Buộc phải thỏa hiệp, cặp Pháp Đức phải đưa ra câu trả lời đáng tin cậy để cứu nguy đồng euro.

Trước nguy cơ tài chính của châu Âu lan ra nước ngoài, các nhà lãnh đạo đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng gia tăng để họ phải đưa ra hành động mạnh và mau chóng hơn.

Các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã bày tỏ quyết tâm đạt được một giải pháp bền vững trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 tại Pháp vào tuần tới. Tuy nhiên, hy vọng về một nghị quyết chung cho lâu dài tỏ ra khá mong manh, khi mà các bất đồng giữa hai nước trên nhiều vấn đề vẫn tồn tại.

Trước tiên là về Hy Lạp, dù trên nguyên tắc, việc tham gia của các khu vực ngân hàng tư nhân vào kế hoạch giải cứu Hy Lạp lần hai đã được thông qua, nhưng các cuộc thương lượng hậu trường vẫn không nhất trí được về mức nợ mà các chủ nợ là ngân hàng tư nhân có thể chấp nhận bỏ cho Hy Lạp.

Liên quan đến việc cấp vốn lại cho các ngân hàng, một điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình cứu trợ mới cho Hy Lạp, con số 108 tỷ euro, theo một số chuyên gia vẫn còn rất xa với nhu cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng cần ít nhất hơn 200 tỷ euro.

Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou, nói: "Bây giờ là lúc cho giới lãnh đạo châu Âu đưa ra quyết định tập thể, để chấm dứt tình trạng bất trắc và cuộc khủng hoảng, dở trang sử mới và bảo đảm rằng Châu Âu thực hiện được một bước tiến lớn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, hầu đem lại phồn thịnh và an ninh cho nhân dân châu Âu."

Cuối cùng, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu - FESF - đang rất cần mở rộng thêm để có thể ngăn chặn tình khủng hoảng lây lan. Hai giải pháp đang được nghiên cứu, nhưng không có gì cho thấy trong vòng vài giờ tới, các lãnh đạo khu vực đồng euro có thể thông báo được mức vốn hiệu quả nhất cho Quỹ.

Tóm lại, Thượng đỉnh châu Âu vẫn còn nhiều căng thẳng đến phút chót. Thị trường tài chính đang nín thở chờ đợi những quyết định mạnh mẽ của hai cuộc Thượng đỉnh khai mạc tối qua (giờ Brussels).

Chỉ có một dấu hiệu có vẻ tích cực, đó là Trung Quốc cùng các nước có nền kinh tế mới trỗi dậy tỏ ý sẵn sàng tham gia vào Quỹ Bình ổn Tài chính.

Trong khi đó, khủng hoảng nợ châu Âu đang ảnh hưởng tới các nước đang phát triển. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick, cho rằng có thể cần phải có các chương trình mới hỗ trợ các nước đang phát triển bị tác hại của cuộc khủng hoảng nợ nần ở Châu Âu.

Phát biểu khi đang ở thăm thủ đô Manila của Philippines, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm tăng chi phí vay mượn, làm giảm giá cổ phần và hàng xuất khẩu trên khắp thế giới, ngay cả đối với các nước xa xôi như Philippines.

Việt Hà

Theo AP, AFP

================================

Không biết họ uống bia gì trong những cuộc họp này nhỉ? Nếu là tôi thì tôi chọn bia tươi đen nấu kiểu Đức

Haizzzzzzzzzz, thế này thì phải gọi là lãnh đạo châu Âu tụ tập nhậu chứ đâu giải quyết được vấn đề gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÔI SẴN SÀNG ĐỂ QUỐC HỘI BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM

Chia sẻ với báo giới bên hành lang Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, nếu vài năm tới tình hình ùn tắc và tai nạn giao thông không giảm thì ông sẵn sàng cho việc để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Đã nghiên cứu bao năm nay

Ngày hôm qua Bộ Giao thông Vận tải mới trình Chính phủ phương án cuối cùng về đổi giờ làm, giờ học để hạn chế ùn tắc giao thông. Cụ thể phương án mới là gì thưa ông?

- Tôi đã trình Chính phủ hôm qua. Giờ làm việc của công chức sẽ là 9h. Với công chức của Hà Nội sẽ làm từ 8h30. Còn học sinh tiểu học và mẫu giáo là 8h. Như vậy là có sự điều chỉnh lại về giờ cho học sinh tiểu học.

Quan điểm của Bộ Giao thông là muốn áp dụng trên diện rộng còn tại buổi làm việc mới đây của các ban ngành, lãnh đạo Hà Nội chỉ muốn thí điểm đổi giờ ở các trường học và trung tâm thương mại, ông có thấy phù hợp?

- Đó là quyền của Hà Nội còn tôi thì đã báo cáo các phương án với Chính phủ. Mà giải pháp về đổi giờ đều nằm trong tổng thể các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông đã được chính phủ chỉ đạo. Bộ Giao thông chỉ thực hiện.

Hà Nội cũng đã đồng ý về chủ trương. Còn cụ thể thế nào tôi đã trình Chính phủ và Thủ tướng sẽ quyết định cho ai làm gì.. Tất cả đều cùng chung một mục tiêu là giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Posted Image

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng Chia sẻ với báo giới bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Minh Thăng

Lãnh đạo Hà Nội cũng cho rằng trước khi áp dụng thí điểm cần tiến hành điều tra xã hội học nghiêm túc về vấn đề đổi giờ, vậy Bộ Giao thông đã làm chưa?

- Có hẳn đề án nghiên cứu khoa học bao năm nay chứ không phải cứ thích lên rồi chúng tôi đề xuất đổi giờ như vậy.

Vậy lãnh đạo Bộ có lắng nghe phản biện các ý kiến phản biện?

- Chính đại biểu Lê Thị Nga đã nói sáng nay trên Hội trường, đó là phải hi sinh lợi ích của một nhóm cho lợi ích cộng đồng.

Nhiều ý kiến cho là đổi giờ làm sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc đi làm của công chức nữ. Đó chỉ là số nhỏ công chức nữ so với hàng triệu công nhân lao động. Các nữ công nhân làm theo ca, theo kíp vậy ai đưa con nhỏ đi học. Họ không phải là mẹ sao? Tại sao chỉ công chức mới cần ưu tiên giờ làm việc phù hợp để đưa con đi học.

Đại biểu Lê Thị Nga cũng phản ánh tình trạng một số cán bộ ngành giao thông chưa nghiêm túc gương mẫu nên người dân cũng nhờn luật dẫn đến các vấn nạn kéo dài như ùn tắc và tai nạn. Chẳng hạn các sai phạm trong khâu đào tạo lái xe, mãi lộ?

- Điều đó là có thật. Vừa rồi Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo kiểm tra và đã giải tán ba trung tâm đào tạo lái xe. Còn việc người dân phản ánh về việc trung tâm đăng kiểm nhận tiền lót tay thì chúng tôi cũng sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm. Vì muốn người dân chấp hành tốt luật pháp thì những người thực thi công vụ trong ngành giao thông phải gương mẫu trước.

Chúng tôi có kế hoạch, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và nếu như ai đó có phản ánh thông tin với Bộ là chúng tôi sẽ kiểm tra.

Cứ dừng lại, làm sao thực hiện được?

Tại buổi thảo luận hôm nay rất nhiều người quan tâm đến giải pháp của Bộ trưởng. Vậy theo dự kiến của ông, cần bao nhiêu năm để giải được bài toán ùn tắc?

- Có giải pháp lâu dài và trước mắt. Giải pháp phải tổng thể và đồng bộ từ hoàn thiện văn bản quy phạm, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông hợp lý, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm người tham gia giao thông và người thực thi công vụ. Chứ không phải chỉ một giải pháp và chắp vá.

Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Và phải có một nghị quyết để QH giám sát tối cao và một nghị quyết để toàn dân, toàn hệ thống chính trị vào cuộc.

Còn để giải quyết căn bản ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn thì phải đầu tư xây dựng các loại hình vận tải chở được khối lượng lớn như tàu điện ngầm. Nhưng chuyện này đòi hỏi thời gian và tiền bạc.

Ngay cả tai nạn giao thông nếu muốn giải quyết triệt để là khó mà chỉ có thể giảm thiểu.

Thực tế những năm qua tai nạn giao thông chưa giảm được là bao?

- Vì các giải pháp chưa đồng bộ và chưa quyết liệt. Lỗi tại cơ quan quản lý nhà nước là Bộ giao thông vận tải và người tham gia giao thông.

Vậy Bộ trưởng cần bao nhiêu thời gian để giải quyết được vấn nạn trên?

- Với điều kiện mọi người phải vào cuộc và phải đồng thuận. Chứ nếu đưa ra một giải pháp nhưng cứ dừng lại thì làm sao mà thực hiện được. Như bên Singapore, cấm triệt để toàn bộ xe máy. Nhiều nước khác cũng vậy. Còn ở nước mình, cứ đưa giải pháp gì là lại cho rằng đụng đến quyền công dân.

Tất nhiên mọi chuyện phải đồng bộ với nhau. Phải phát triển các phương tiện vận tải công cộng tốt lên, đầy đủ và có chất lượng tốt thì dân mới mặn mà và mới giảm được phương tiện cá nhân. Việc này phải làm đồng thời. Người dân phải chia sẻ.

Tại phiên họp cũng có rất nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng với những việc làm quyết liệt của ông, ông có chia sẻ gì?

- Tôi thấy trách nhiệm còn nặng nề hơn nhiều.

Sau một thời gian nhất định, nếu số vụ tai nạn không giảm và nạn tắc đường chưa hết thì liệu Bộ trưởng có sẵn sàng cho việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm?

- Tôi đồng ý và ủng hộ.

"Trong 3 khóa gần đây có khoảng trên 150 ngàn người chết vì tai nạn giao thông nhưng hầu như chưa có lãnh đạo nào từ Trung ương đến cơ sở bị kỷ luật vì để xảy ra nhiều tai nạn và Quốc hội cũng chưa miễn nhiệm một Bộ trưởng nào vì lý do này. Hàng năm đại đa số cán bộ, công chức của những cơ quan có trách nhiệm về an toàn giao thông đều được đánh giá là hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nếu trách nhiệm cá nhân không nghiêm và quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng không đượcthực hiện trên thực tế thì khó có thể giải quyết tình trạng này"

- ĐB Lê Thị Nga, Thái Nguyên -

Theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay