Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Thấy ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng xác định tiên quyết là cấm xe máy, nên tôi cũng không có ý kiến gì thêm. Nhưng trên VnExpres có bài của tiến sĩ Khuất Việt Hùng - hẳn tốt nghiệp tận bên Đức lận - có ý kiến. Nên đưa vào đây để tham khảo.

==========================================================

‘Chưa có cơ sở khoa học là xe máy gây ùn tắc'

Thứ hai, 26/9/2011, 11:42 GMT+7

"Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc. Tại Hà Nội, chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc", Tiến sĩ Khuất Việt Hùng trao đổi với VnExpress.

Thí điểm hạn chế môtô, xe máy ở Hà Nội và TP HCM/

'Các nước trong khu vực đều đã hạn chế xe cá nhân'

Posted Image

TS Khuất Việt Hùng: "Trước tiên nên hạn chế ôtô cá nhân".

- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao UBND TP Hà Nội và TP HCM phối hợp với các bộ, ngành liên quan thí điểm ngay việc hạn chế hoặc cấm môtô, xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến phố trong đô thị. Ông đánh giá thế nào về chủ trương này?

- Tôi hoàn toàn đồng ý chủ trương kiểm soát, hạn chế phương tiện cá nhân giúp giảm ùn tắc giao thông. Nhưng để đảm bảo mục tiêu này, diện tích sử dụng và năng lực cung ứng cơ sở hạ tầng giao thông trong các đô thị lớn phải cân bằng. Nếu chúng ta hạn chế môtô, xe máy thì phải có phương thức giao thông vận tải nào đấy thay thế một cách phù hợp.

Ví dụ, khu vực hạn chế hoặc cấm phương tiện phải có đủ năng lực vận tải công cộng, và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện phi cơ giới như xe đạp và đi bộ. Khi đảm bảo điều kiện đó, có thể hạn chế hoặc cấm sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân.

Với mục tiêu đầu tiên là làm giảm ách tắc giao thông, chúng ta phải cố gắng hạn chế thấp nhất sử dụng ôtô, loại phương tiện chiếm hạ tầng giao thông nhiều nhất. Nếu hạn chế xe máy nhằm giảm ùn tắc cũng như nâng cao an toàn giao thông thì đều chưa “trúng” bởi sử dụng xe máy đúng quy định của luật pháp không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn nghiêm trọng là do ý thức người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, sử dụng bia rượu… Và hành vi này có ở tất cả người sử dụng phương tiện chứ không phải chỉ ở người đi xe máy.

- Cơ sở nào ông nói xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ùn tắc và tai nạn ở Hà Nội và TP HCM?

- Hiện, 85% số người lái xe trên đường đi xe máy và số người lái xe máy vi phạm giao thông khá nhiều. Nhưng nếu tính theo số tử vong theo đầu phương tiện thì xe máy lại không nhiều bằng ôtô. Trong vòng gần 10 năm (2001-2009), nếu tính theo số người tử vong trên 10.000 phương tiện gây ra tai nạn giao thông ở Hà Nội thì số tử vong trên 10.000 ôtô gây tai nạn cao hơn 5 lần so với số tử vong trên 10.000 xe máy.

Phương tiện đang lấn chiếm đường nhiều nhất là ôtô con. Theo tính toán của chúng tôi, ở Hà Nội ôtô con chỉ chiếm 10% phương tiện (400.000 ôtô con và 4 triệu xe máy), nhưng đang chiếm 55% diện tích đường và 65% diện tích đỗ. Trong phần quy hoạch giao thông trong quy hoạch chung xây dựng đến năm 2030 của thành phố Hà Nội không hề quan tâm đến giao thông xe máy, không có một tính toán nào cho bãi đỗ xe máy? Theo tôi, Hà Nội và TP HCM cần làm trước việc kiểm soát, quản lý và hạn chế sử dụng ôtô cá nhân để xem mức độ thành công.

Hạn chế xe máy nếu vì mục tiêu môi trường thì tôi đồng ý. Nhưng khi đó phải thay thế bằng các phương tiện thân thiện môi trường hơn như xe đạp và đi bộ. Còn nếu nói vì ùn tắc và tai nạn giao thông mà hạn chế xe máy thì không đúng. Chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Posted Image

Ùn tắc trên tuyến đường Hoàng Minh Giám (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Khánh Huyền.

- Ông nghĩ sao về ý kiến hạn chế ôtô ở hai thành phố lớn chính là “kéo lùi lịch sử”?

- Mỗi cá nhân có quyền bày tỏ ý kiến và quan niệm riêng của mình. Tuy nhiên chúng ta cần tự đặt câu hỏi xem có phải lịch sử của London, Singapore, Stockholm và hàng loạt đô thị đã và đang kiểm soát sử dụng ôtô con có bị kéo lùi hay không? Việc người dân châu Âu chuyển từ đi xe hơi sang xe máy, xe đạp, đi bộ và phương tiên tiện công cộng ngày càng nhiều có phải là hiện tượng quay đầu của lịch sử hay không? Để tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải ô nhiễm môi trường và khí nhà kính người dân ở nhiều thành phố tại Tây Ban Nha, Pháp, Anh đang quay trở lại với xe máy và số lượng xe máy tại đây ngày càng tăng.

Ở nước ta nếu không có xe máy thì không hình dung ra được nền kinh tế, xã hội Việt Nam có thể phát triển thế này hay không? Chúng ta có lựa chọn nào khác trong giai đoạn vừa qua? Theo dự báo của tôi, trong 15-20 năm nữa, xe máy vẫn là phương tiện cơ giới cá nhân chủ yếu của chúng ta. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc kiểm soát sử dụng, thậm chí hạn chế sử dụng xe máy nếu ta có chủ trương và quyết tâm khuyến khích đi bộ, đi xe đạp. Nhưng có vẻ như chúng ta chưa thấy tín hiệu nào về việc ấy, mà chỉ thấy thông tin nói rằng xe máy là nguyên nhân gây ách tắc, tai nạn và phải hạn chế mà không có một bằng chứng khoa học nào được đưa ra.

Nếu chúng ta định phát triển vận tải phi cơ giới (xe đạp và đi bộ) thì có thể xem xét, có giải pháp hạn chế, kiểm soát sử dụng xe máy để những chuyến đi ngắn (2-5 km) có thể dùng xe đạp hoặc đi dưới 2 km có thể đi bộ.

- Vậy kinh nghiệm của các nước láng giềng trong việc hạn chế phương tiện cá nhân trong đô thị ra sao?

- Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc bởi đây chính là nguyên nhân khiến ôtô cá nhân phát triển. Và khi nước này phải cấm ôtô thì xe máy điện quay trở lại.

Ở Singapore diện tích đất dành cho giao thông chiếm 15,5% trong khi ở nước ta con số này chỉ là 6%. Và để hạn chế ùn tắc, từ năm 1975, Singapore là nước đầu tiên trên thế giới kiểm soát ôtô. Chính điều này là cơ sở về kinh tế và kỹ thuật giúp cho Singapore có điều kiện phát triển hệ thống vận tải công cộng trong giai đoạn từ 1975 đến 1990. Trong suốt 15 năm, họ lấy tiền thu phí ôtô để đầu tư vào vận tải công cộng. Còn ở Việt Nam thì có vẻ chúng ta lại nhất định đòi hỏi phải có vận tải công cộng rồi mới thu phí để kiểm soát sử dụng ôtô.

Do đó, đi tiên phong hiện nay phải là thu phí ôtô. Nếu thời điểm này chỉ hạn chế xe máy thì sẽ quá khó để thành công và như thế là không công bằng đối với đại đa số nhân dân.

- Để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, Hà Nội và TP HCM cần làm gì ngay trước mắt?

- Nếu tất cả dồn vào 7h-7h30 mới đi làm thì đúng là tắc dài, xe buýt không có chỗ mà len. Nhưng nếu đi sớm hoặc muộn hơn chút thì đường lại thông. Rồi hiện nay chúng ta có nhiều con đường làm mãi không xong (đường 32). Sao thành phố không chỉ đạo tập trung làm cho xong để đi lại không bị tắc? Chúng ta phải giải quyết dứt điểm những nút thắt cổ chai trong mạng lưới giao thông.

Hà Nội đang thí điểm phân làn, nếu cấm ôtô dừng đỗ hoàn toàn ở 2 bên đường thì khả năng thành công rất cao. Xe máy, xe đạp làn trong cùng thì việc loại phương tiện này đi từ ngõ, từ nhà ra là bình thường. Nhưng nếu ôtô đi làn giữa muốn vào cửa hàng, công sở, nhà mặt đường… thì phải đi vào làn xe máy. Vào giờ cao điểm một ôtô chắn chéo như thế thì xe máy chỉ còn cách bật sang làn ôtô. Vì vậy, chỉ có cách cấm đỗ, cấm dừng trên các tuyến phố này (kể cả taxi), còn xe buýt được chạy chung làn xe máy. Trong việc phân làn, cần hạn chế và cấm đầu tiên chính là ôtô chứ không phải xe máy.

Posted Image

Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ sáng 22/9 đến sáng 26/9.

- Ông đánh giá thế nào về đề xuất thu phí ôtô ở TP HCM?

- Tôi ủng hộ và thấy khả năng thành công là rất cao. Nghiên cứu cho thấy, những người đi ôtô sẵn sàng chi trả một khoản tiền đáng kể cho thời gian tiết kiệm được khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, nếu xem xét cho công bằng trong giao thông đô thị thì người đi ôtô cần phải chi trả khoản chi phí chênh lệch về diện tích chiếm dụng đường/điểm đỗ so với những người đi phương tiện khác?

Người đi xe máy đỗ hết có 1,5 m2 nhưng ôtô đỗ hết 10 m2, xe máy đi chiếm diện tích sử dụng động là 6 m2 còn ôtô là 25 m2. Như vậy, chúng ta coi như nhà nước trợ giá phần quyền sử dụng diện tích giao thông cho mỗi cá nhân tham gia là bằng nhau thì người đi ôtô cần trả phần chênh lệch đó. Từ khoản thu, nhà nước có thể đầu tư để nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng. TP HCM đi tiên phong thì chúng ta nên ủng hộ và Hà Nội cũng nên làm như vậy. Nhưng hiện tôi vẫn chưa thấy động thái của Hà Nội bởi có thể Hà Nội định quan sát và rút kinh nghiệm từ việc thu phí ở TP HCM để có thể thực hiện tốt hơn.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng nghiên cứu và nhận học vị Tiến sĩ tại ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) năm 2006. Hiện ông là Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Giám đốc Trung tâm hợp tác và giáo dục quốc tế (ĐH Giao thông Vận tải).

Tiến Dũng thực hiện

==========================================================

Nhìn cái bảng biểu quyết ở trên thấy không logic tý teo nào so với luận điểm "cấm ô tô là kéo lùi lịch sử". Bởi vì với ý kiến cấm cả ô tô lẫn xe máy tới 1246 phiếu thì chỉ còn đi xe đạp với đi bộ thì lịch sử kéo lùi lại đến tận hồi "Tây sang xâm lược nước ta" lận. Hồi đó chỉ có các ông Tây bà đầm và một số nhà giàu và công chức của Tây mới có "xe đạp kính coong" chạy thôi.

Nhìn chung thấy luận điểm của tiến sĩ Hùng có nhiều điểm tương đồng với tôi. Nhưng tiến sĩ Hùng chưa nói tới lượng choán chỗ của xe buýt. Cá nhân tôi thì đi xe nào cũng được.

Mỗi quốc gia, mỗi thành phố trên thế giới có những đặc điểm tiến hóa phát triển khác nhau về giao thông. Không thể thấy nước họ làm rồi bắt chước được. Ở Hoa Kỳ mà cấm ô tô và khuyến khích người dân đi xe gắn máy thì nền kinh tế này sụp đổ và hổng biết cái thế giới này có ảnh hưởng không?Posted Image.

Còn ở nước ta mà cứ mỗi gia đình được tặng không một cái xe hơi và xăng đổ không mất tiền thì khỏi đi ngoài đường luôn.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học

Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

Bên ngoài bộ não

Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.

Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, "người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động".

Posted Image

Nếu linh hồn tồn tại sau cái chết, nó có thể được một cơ thể khác tiếp nhận.

Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): "Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não".

Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

Linh hồn ra đời từ đâu?

Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử, hay nói cụ thể hơn là từ những nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Quan điểm truyền thống cho rằng, ý thức của chúng ta được hình thành từ mạng lưới hàng tỷ nơron. Nhưng hai giáo sư Stuart Hameroff (Đại học Arizona, Mỹ - ảnh) và Roger Penrose (Đại học Oxford, Anh) đã xây dựng một lý thuyết, theo đó, ý thức còn là sản phẩm của quá trình tính toán lượng tử diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não.

Trước đây, nhiều người cho rằng một cơ chế như vậy không thể tồn tại, vì các máy tính lượng tử được tạo ra ban đầu chỉ có thể hoạt động ở môi trường vô cùng lạnh chứ không phải ở mức nhiệt độ cao như ở não. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong 5 năm gần đây cho thấy, cơ học lượng tử tham gia vào khá nhiều quá trình sinh học không lạnh, trong đó có quang hợp.

Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bit thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào.

Trạng thái gắn kết giữa các vi ống được tạo ra nhờ năng lượng sinh học. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh.

Nếu như giả thuyết này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu? Câu trả lời, theo GS Penrose và một số nhà khoa học, là từ vụ nổ lớn Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng thời điểm với vũ trụ. Và nếu linh hồn có tồn tại thì nó cũng gắn với khởi nguồn của vũ trụ.

Sự đầu thai của linh hồn

Ý tưởng của GS Penrose ám chỉ đến một cơ chế để ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. Nhưng nó sẽ đi về đâu? Theo GS Hameroff: "Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại".

DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.

Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước. Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.

Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.

(Theo Bee.net.vn)

=============================

Trong Kinh Dịch - hệ từ - là tác phẩm cổ xưa nhất nói tới "linh hồn":

"Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa!"

Nói đến linh hồn là người ta nghĩ đến một thực thể y hệt người nào đó lúc còn sống. Nhưng đó cũng chỉ là một cách giải thích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỳ lạ cô bé có đôi mắt nhìn xuyên thấu

Thứ hai, 26 Tháng chín 2011, 14:13 GMT+7

Laura đã khóc thét lên khi nhìn thấy bên trong khoang bụng của chính mình. Phía trên ngực, Laura thấy quả tim mình phập phồng. Còn đôi mắt cô bé như hai lòng trắng trứng gà giật liên hồi. Đôi mắt kỳ lạ

Cô bé Laura Castro sinh năm 1995 tại Miami Florida, Mỹ từ khi còn nhỏ đã vô cùng xinh đẹp và dễ thương, đặc biệt được thừa hưởng từ mẹ đôi mắt nâu quyến rũ. Cô bé rất chăm chút cho đôi mắt và thường khoe với bạn bè với niềm tự hào.

Tuy nhiên vào một buổi sáng sau ngày sinh nhật lần thứ 10, một điều khủng khiếp đã xảy ra với cô bé. Khi Laura thức dậy, cô bé đi thẳng vào nhà vệ sinh. Khi nhướn mình nhìn vào chiếc gương, cô bé hét lên sợ hãi. Bà mẹ Laura vội vã chạy vào. Trước mắt bà, cô con gái mặt mũi tèm lem nước và kem đánh răng, hai con mắt trở nên trắng dã, không còn chút lòng đen nào. Bà mẹ kinh hoàng trước sự biến đổi của đôi mắt con mình.

Ngay lập tức, Laura được đưa đến bệnh viện. Rất nhiều bác sĩ và chuyên gia y khoa đều lắc đầu, không ai giải thích được nguyên nhân dẫn đến đôi mắt màu trắng của cô bé. Bà Anabel Castro cho biết: “Tôi thực sự rất lo lắng và đưa cháu đến khám sĩ, nhưng tất cả đều nói rằng mắt Laura bình thường. Họ chưa từng thấy một đôi mắt nào tương tự như vậy, mỗi ngày mắt Laura càng trở nên trắng hơn”.

Posted Image

Cô bé Laura với đôi mắt toàn lòng trắng

Điều đặc biệt là Laura không hề cảm thấy đau đớn. Cô bé vẫn có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ với tầm nhìn ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cuộc sống dị biệt

Đôi mắt khác thường đã khiến cho Laura có một khả năng vô cùng đặc biệt, cô bé không chỉ nhìn mọi vật rõ nét hơn mà còn có thể nhìn xuyên thấu qua mọi vật.

Lần đầu tiên Laura phát hiện ra khả năng đó là một buổi sáng, cô bé tình cờ đưa mắt xuống cơ thể mình. Cô bé đã khóc thét lên khi nhìn thấy bên trong khoang bụng mình. Phía trên ngực, Laura thấy quả tim mình đang phập phồng đập.

“Con bé đã vô cùng hoảng sợ, nó hét lên đầy sợ hãi. Tình trạng hoảng loạn này của Laura chỉ giảm sau vài tháng, con bé bắt đầu điều chỉnh được khả năng của mình”, mẹ Laura kể.

Không những vậy, cô bé còn nhìn xuyên thấu được bức tường gạch dày hay những tấm kim loại vững chãi. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc kiểm tra Laura. Họ bịt mắt cô bé lại, sau đó đặt trước mặt cô bé một khối bê tông lớn có bề dày 10cm, phía sau là 1 vật rất nhỏ bé. Sau đó cô bé tháo khăn bịt mặt và gọi tên chính xác đồ vật sau khổi bê tông khiến các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên. Laura có thể nhìn qua những lớp gỗ dày, nhìn trong đêm tối hoàn toàn, đọc chữ và số trong danh bạ điện thoại chưa hề mở…

Việc mang trên mình đôi mắt hoàn toàn lòng trắng với khả năng nhìn xuyên thấu sự vật khiến Laura trở thành một hiện tượng kỳ dị. Cô bé bị những đứa trẻ cùng trường “tẩy chay”, chúng gọi đôi mắt của cô bé là đôi mắt ma. Bố mẹ chúng không cho bọn trẻ chơi với Laura vì cho rằng cô không phải là người bình thường mà bị quỷ ám. Những người hàng xóm cũng xa lánh cô bé. Quá buồn và mệt mỏi trước những lời đàm tiếu, cô bé nhất quyết nghỉ học và trốn biệt trong phòng.

Sau một thời gian ngắn, thông tin về cô bé có đôi mắt nhìn xuyên thấu được cả thế giới biết đến. Laura trở nên nổi tiếng và được các bạn trong lớp chơi trở lại. Cô bé cũng không còn quá hoảng sợ hay lo lắng vì sự khác biệt của mình nữa.

Các nhà khoa học đã ví đôi mắt của Laura như một tia X. Nhiều người phỏng đoán rằng cô bé có thể từng bị tổn thương trong đầu, bị nhiễm độc hóa chất hay cái gì tương tự… Hiện tại cô bé vẫn đến trường học và chờ đợi thông báo kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học.

Viet Bao (Theo Người đưa tin)

==========================

Hiện tượng là khách quan! Tính khoa học hay không được quyết định ở cách giải thích hiện tượng.

"Đôi mắt ma"; "quỷ ám"...vv...chỉ là cách giải thích. Chỉ những kẻ tự gán cho mình các mác khoa học theo model mới phủ nhận hiện tượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ diện phác thảo về máy bay thế hệ 6

Cập nhật lúc :2:33 PM, 26/09/2011

Tại hội nghị Không quân thường niên Harbor USAF, Boeing, Northorp Gumman đã giới thiệu mô hình máy bay tương lai mới nhất.

(ĐVO) Dưới đây là những hình ảnh về các máy bay tương lai của Mỹ mới được giới thiệu hôm 20/9.

Posted Image

Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ 6 F-X của Boeing.

Posted Image

Các mẫu do Northorp Gumman đưa ra.

Posted Image

Phác thảo máy bay ném bom tốc độ cao của Northorp Gumman.

Posted Image

Dự án máy bay huấn luyện tiên tiến T-X từ Boeing, đang được thực hiện.

Phạm Thái (theo Fight Global)

================================

Bởi vậy - cái này tớ nói lâu rùi! Tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay, tên lửa hạt nhân...vv...chỉ để dọa nhau chơi. Các siêu cường còn đang loay hoay với máy bay thế hệ 5 thì họ đã nhá cái máy bay thế hệ 6. Chưa thể tưởng tượng đến máy bay thế hệ 6 nó có những cái gì. Đấy cũng mới chỉ là những thứ mang tính phổ thông có thể khoe hàng. Còn những thứ dấu biệt thì chỉ có "bói" mới ra thui! Nhưng tui cũng đã nói rồi, vũ khí càng hiện đại thì để đối phó lại rất đơn giản.....Các siêu cường phương Tây cắt giảm nhiều chương trình sản xuất, bán ve chai nhiều loại vũ khí hại điện. Đâu phải vì hết tiền. Mà tại vì họ muốn dồn tiền vào chế tạo các vũ khí còn hại điện hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

‘Không có vốn xây tượng Mẹ anh hùng vào lúc này'

Thứ hai, 26/9/2011, 20:48 GMT+7

Chiều 26/9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, trong điều kiện kinh tế khó khăn, nguồn vốn trung ương hiện chỉ tập trung cho các công trình thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả kinh tế.

Trả lời câu hỏi của VnExpress về dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, việc xây dựng công trình này cũng như nhiều công trình có ý nghĩa giáo dục, lịch sử khác là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tiến hành dự án phải đúng theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.

Posted Image

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

Liên quan tới số tiền đầu tư xây dựng dự kiến trên 410 tỷ đồng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, tình hình kinh tế nước ta đang khó khăn. Nguồn vốn trong điều kiện hiện nay được xem xét trên tinh thần thắt chặt đầu tư công và chỉ đầu tư cho các công trình thực sự cấp bách, sắp hoàn thành, đầu tư vào đem lại hiệu quả kinh tế ngay.

Về công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, tỉnh Quảng Nam và các bộ, ngành liên quan sẽ trình Chính phủ. “Ở thời điểm hiện nay không có vốn để bố trí cho công trình này từ trung ương”, ông Đam nói.

Quần thể tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tượng trưng cho khoảng 50.000 mẹ anh hùng trong cả nước xây dựng tại Quảng Nam lấy nguyên mẫu hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Thứ tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Thứ có 9 con ruột, một con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hy sinh.

Ban đầu Quảng Nam dự định chỉ xây quy mô cấp tỉnh với kinh phí 55 tỷ. Sau đó, tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh vốn lên 81 tỷ đồng, trong đó trung ương cấp 50 tỷ, tỉnh chi 20 tỷ và nguồn đóng góp từ các đoàn thể, tổ chức xã hội là 11 tỷ đồng.

Tháng 11/2007, Thủ tướng đồng ý đưa dự án vào danh sách công trình văn hóa cấp quốc gia và yêu cầu tỉnh Quảng Nam xem xét tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp với quy mô. Đầu năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh tính toán lại tổng mức đầu tư để phù hợp với quy mô mới.

Sau đó Quảng Nam đã điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư lên 411,2 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh cho biết, quyết tâm xây dựng công trình tượng đài theo hướng vừa làm vừa vận động kinh phí và chờ trung ương xem xét hỗ trợ.

Posted Image Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ chiều 20/9 đến chiều 26/9. Công trình tượng đài 411 tỷ đồng đã gây ra những ý kiến khác nhau trong giới chuyên môn, người dân... Có ý kiến cho rằng, tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ, bên cạnh các di sản như Hội An. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc xây tượng đài hoành tráng không phù hợp với tư duy thẩm mỹ, điều kiện khí hậu Việt Nam và quá lãng phí trong điều kiện kinh tế khó khăn.

Nguyễn Hưng

==============================

Có ý kiến cho rằng, tỉnh Quảng Nam xứng đáng có công trình văn hóa - lịch sử, xứng đáng có một khuôn mặt khang trang, đẹp đẽ, bên cạnh các di sản như Hội An.

Đúng rùi! Đúng rùi! Nhưng cái zdấn đề là biểu tượng đó đã phản ánh hết được chiều sâu của chủ đề cần miêu tả "Bà mẹ Việt Nam đã hy sinh những người con của mình cho cách mạng" chưa? Tôi nhớ tới một câu chuyện cách đây hơn 200 năm trước. Lúc ấy Hữu Quân Nguyễn Văn Thành bình định xong miền Bắc, giang sơn thuộc về nhà Nguyễn Gia Long. Ông ta lập một đền thờ các liệt sĩ trận vong và mở cuộc thi viết câu đối cho ngôi đền. Vào ngày cuối cùng , những câu đối hay nhất đã tuyển chọn được xướng lên cho Hữu Quân và các danh sĩ với những người dự thi nghe. Lúc ấy , có một khóa sinh ăn mặc rách rưới ngồi bệt ngoài cửa, cứ mỗi lần nghe đọc xong một câu thì anh ta lại bĩu môi, lắc đầu ra vẻ thất vọng với nền văn hóa nước nhà. Thấy lạ, HỮu quân cho lính gọi anh ta lên hỏi:

- Bộ nhà người dám chê những câu đối sắc sảo của những danh sĩ Bắc hà này sao?

- Bẩm tướng quân! Nhà con đâu dám chê. Nhưng thấy câu đối này treo đâu chẳng được. Cứ gì phải treo ở đền thờ liệt sĩ trận vong?

- Vậy nhà ngườii có câu đối nào hay đọc thử nghe coi?

- Dạ bẩm tướng quân! Kẻ hậu sinh này tài hèn không làm được câu đối. Chỉ xin tập cổ hai câu này:

(Rất tiếc thời gian đã hơn 40 năm cuộc đời. Nên tôi chỉ nhớ nội dung tiếng Việt của hai câu này như sau..)

* Làng cũ quê nhà đâu đó tá?

* Xưa nay chinh chiến mấy ai về!

Hai câu đối đã lột tả hết cái thần của người chiến sĩ trận vong - Bi ai, hùng tráng. Miêu tả được sự khốc liệt của chiến tranh và nỗi niềm của người chiến sĩ chết nơi đất khách quê người.

Còn hình tượng được gọi là "bà mẹ Việt Nam anh hùng" mà nghệ sĩ nào đó dựng nên kia thì tôi thấy nếu đặt ở Malaysia và đặt tên là "Mẹ tổ quốc", chắc cũng không sao. Nếu thu nhỏ lại và để lên đầu giường một chú thợ nề lang thang từ Bắc vào Nam kiếm sống và dưới ghi dòng chữ: "Xa quê hương nhớ mẹ hiền" có lẽ cũng được.

Hình tượng định xây dựng này chung chung quá! Không lột tả được sự bi tráng của những bà mẹ Việt Nam trong cuộc chiến. Nếu các vị khen đẹp và có ý nghĩa thì cứ xây. Sư Thiến tui chỉ bàn mảnh trong "Quán vắng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Triết gia' bán vé số

13:30 | 21/09/2011

Đi chạp mộ ông khoán hộ

TP - Ông Kim Ngọc, người thực hiện chính sách khoán hộ tạo ra một cuộc đột phá trong nông nghiệp vào giữa thập niên 1960 ở miền Bắc, khiến ông bị kỷ luật, và bây giờ đã được nhà nước vinh danh.

Nhưng câu chuyện “khoán hộ” vẫn chưa trọn vẹn vì còn một nhân vật nữa chưa được xem xét phục hồi. Người đó được mệnh danh là “triết gia khoán hộ”, hiện đang bán vé số ở Huế

Posted Image

Người trí thức muốn đi trước thời đại này đã phải bán vé số dạo suốt 22 năm nay . Ảnh: Minh Nhân

Tôi tìm đến chợ Thông thuộc làng An Ninh Thượng, phường Hương Long, ngoại ô TP Huế, để tìm ông. Vừa đến gần chợ đã thấy một ông già gầy gò trên chiếc xe đạp cà tàng, tay cầm xấp vé số. Khuôn mặt hốc hác nhưng đôi mắt thì rất sáng và nụ cười đôn hậu. Tôi đoán ngay ông vé số là “triết gia khoán hộ” Lê Xuân Thiết.

Sau đó, trong căn nhà của ông đại lý vé số tên Vinh, người cưu mang ông Thiết suốt 22 năm qua, câu chuyện của “ông thầy khoán hộ” đã khiến tôi bất ngờ. Trước khi gặp ông, tôi cứ nghĩ sẽ viết tiếp về một số phận bi thương, nhưng ông không phải là con người như vậy.

Bản luận chứng “Khoán hộ”

Trước đó, ông từng du học học kinh tế học ở tận Kiev, Liên Xô cũ. Nhưng vì lý do sức khỏe, ông về học trong nước. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế - Kế hoạch Hà Nội năm 1967 với tấm bằng loại ưu, chàng trai 30 tuổi Lê Xuân Thiết nhận quyết định về công tác tại Ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phúc. Lúc đó cả miền Bắc bị đói, và đối tượng đói nhất lại chính là người sản xuất ra lúa gạo. Chỉ riêng tỉnh Vĩnh Phú (đầu năm 1968 Vĩnh Phúc sáp nhập với Phú Thọ thành Vĩnh Phú - NV) thì nông dân lại no đủ.

Đó là kết quả của chính sách “khoán hộ” do Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc khởi xướng và triển khai khắp toàn tỉnh từ năm 1968. Nông dân được giao ruộng đất để tự cày cấy, sau khi đóng sản lượng (đã được khoán theo hộ) cho nhà nước thì được hưởng phần còn lại, nhờ vậy mà năng suất đạt rất cao, lúa gạo đầy nhà.

Nhưng đến cuối năm 1968, chính sách “khoán hộ” bị cấm và Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc bị kiểm điểm nặng nề. Thiết liền tìm đến huyện Lập Thạch, nơi vẫn còn “lén lút” thực hiện “khoán hộ” và nhận ra việc ông Kim Ngọc làm là quá đúng, đúng với khoa học và đúng cả đạo lý.

Nhưng do ông Kim Ngọc có thực tiễn mà chưa đúc kết thành lý luận, nên không bảo vệ được chính sách khoán hộ. Vậy là Thiết viết một bản luận chứng dài 72 trang, chứng minh chính sách khoán hộ là đúng, là hợp quy luật; tựu trung trong mấy ý sau: cần giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân; ai giỏi nghề gì thì làm nghề ấy; nông dân được quyền bán cái mình làm ra ở đâu đắt nhất và mua cái mình cần ở đâu rẻ nhất; xoá bỏ ngăn sông cấm chợ.

“Trên cơ sở thực tiễn của ông Kim Ngọc, tôi đã nâng lên thành luận điểm khoa học, để bằng mọi cách bảo vệ một chân lý đang bị vùi dập”, ông Thiết nói.

Bấy giờ là giữa năm 1974, sau bảy năm làm việc (1967-1974), cơ quan Ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú yêu cầu Thiết làm báo cáo tập sự. Nhân cơ hội này, Thiết đã đưa ra bản luận chứng về chính sách khoán hộ thay cho bản báo cáo tập sự. Vậy là tai ương bắt đầu đổ xuống.

“Tôi không phải là kẻ cơ hội !”

Chính sách khoán hộ đã bị kết án là sai lầm, ông Kim Ngọc bị kỷ luật, vì vậy bản luận chứng khoán hộ của Lê Xuân Thiết không chỉ bị Ủy ban Kế hoạch tỉnh Phú Thọ kết luận là: xét lại, chống Đảng, theo tư bản chủ nghĩa, mà còn bị kết thêm tội “ngoan cố”! Đảng ủy cơ quan liền đề nghị Thiết viết kiểm điểm và thừa nhận mình sai lầm. Thiết không chịu. Có người rỉ tai Thiết, nếu cậu cứ ngoan cố vậy thì sẽ chết.

Thiết lắc đầu: “Tôi là người làm khoa học, tôi không phải là kẻ cơ hội! Thấy đúng mà vẫn nhận sai thì có tội với dân với nước. Thấy Đảng sai mà vẫn im lặng phục tùng mới là chống Đảng!”. Vậy là Thiết nhận án kỷ luật: khai trừ Đảng, chuyển sang làm nhân viên dọn vệ sinh cho cơ quan. Thiết vẫn nhẫn nhục với công việc của người lao công.

Thiết là một điển hình của số phận người Việt của một thời. Từ tấm bé đã làm chú liên lạc cho Việt Minh huyện Hương Trà, đi tập kết để cố gắng trở thành người trí thức, nhưng nỗi thăng trầm của Thiết là ở chỗ anh lại muốn trở thành một trí thức thật đúng nghĩa. Tôi tha thiết mong ước rằng giới trẻ sẽ tìm hiểu câu chuyện về Thiết – một người trí thức trẻ đã biết dấn thân và theo đuổi chân lý bằng tất cả nhiệt huyết và trí tuệ của mình - Ông Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh triết thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

Năm 1976, Thiết được điều về Ủy ban Kế hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trước khi đi, ông bí thư chi bộ còn bảo Thiết nhận sai lầm đi để ghi vào lý lịch nhẹ hơn. Thiết vẫn không chịu: “Nếu nhà nước dùng được thì dùng, không thì thôi. Tôi không thể nói trái sự thật”. Vì vậy, về đến Huế, Thiết đã gặp ngay sự lạnh nhạt của quê nhà và vui vẻ ra nhận công việc ở phòng Kế hoạch huyện Hương Trà. Một năm sau, huyện này sáp nhập với hai huyện khác thành huyện Hương Điền.

Ông chủ tịch huyện Hương Điền Nguyễn Sĩ Hạt lúc đó có vẻ đã nhận ra lợi ích của khoán hộ, nên đã âm thầm nhắm anh chàng Thiết này, nhưng lại tạm giao nhiệm vụ thư ký cho ban cải tạo công thương.

Thiết đã thấy trước kết cục của “cuộc cách mạng” này nên nhân lúc ông Hạt đi công tác dài ngày, ở nhà có chủ trương đưa cán bộ về cơ sở, liền đăng ký về Xí nghiệp vôi Long Thọ.

Tại đây, Thiết lại nhận công việc ở phòng kế hoạch, và lại bất đồng quan điểm với lãnh đạo. Ông trưởng phòng rất hiểu Thiết liền can: “Thôi đừng nói nữa, họ bỏ tù anh đó”.

Vẫn là một trí thức

Ngột ngạt quá, Thiết liền cáo bệnh và xin nghỉ mất sức. Đó là năm 1980, Thiết 43 tuổi, sau 30 năm ra đi giờ trở về làng An Ninh Hạ với hai bàn tay trắng. Lúc này anh mới nghĩ đến một việc làm cho bản thân mình: lấy vợ. Năm đó Thiết cưới cô y tá ở bệnh viện y học dân tộc tỉnh, một năm sau sinh con trai. Cứ tưởng là an phận, “nhưng đó lại là năm cực khổ chưa từng có trong đời tôi”. Trên khoé mắt của ông già vé số chợt ngấn nước, và đó là giọt nước mắt duy nhất mà tôi chứng kiến trong suốt cuộc trò chuyện.

Đói triền miên, con nhỏ lại bị bệnh mà không có tiền mua thuốc. Ông nói mấy lần ngã ngựa vẫn không đau, nhưng nhìn con bị bệnh không có thuốc thì đau đớn lắm. Năm 1990, lương hưu mất sức lao động cũng bị cắt. Thiết hụt hẫng như rơi tự do, gia đình bắt đầu lục đục, vợ ôm con bỏ về tập thể bệnh viện tá túc. Thiết bắt đầu lao vào cuộc mưu sinh một cách quyết liệt, cái quyết liệt của bản năng sinh tồn. Ông già vé số nheo mắt cười: “Đó cũng là qui luật thiết thân của con người”.

Posted Image

Vẫn nụ cười thanh thản

Bán trứng lộn, lượm chai bao đồng nát, làm đủ thứ mà vẫn không đủ ăn. Năm 1988, đứa em rể làm đại lý vé số thấy ông anh cử nhân kinh tế học đã từng đi Liên Xô về mà đói rách tả tơi liền bảo về bán vé số. Ông nói hoá ra cái nghề bán vé số này lại giúp ông tồn tại đến tận bây giờ và có lẽ ông sẽ còn nương nhờ nó cho đến ngày nhắm mắt. Chỉ có điều, trong 22 năm đó, ai cũng tưởng rằng khổ ải đã biến cải anh chàng cử nhân kinh tế ngang bướng thành một ông già tội nghiệp. Nhưng tôi nhận ra: ông vẫn là một người trí thức đúng nghĩa!

Bản luận chứng dài 72 trang viết tay được đánh máy còn 40 trang, ông Thiết cho biết đã bị mất cả bản chính lẫn bản nháp. Nhưng ông nói nếu còn thì nó cũng lỗi thời lắm rồi, bởi “khoán hộ” theo ông vẫn chỉ là giải pháp tình thế lúc đó mà thôi.

“Chiến lược của tôi là giải phóng sức lao động, biến sức lao động thành hàng hoá; sau đó, giải phóng tư liệu sản xuất khỏi những bàn tay vô cảm”, ông Thiết nói rất say sưa về cuộc nghiên cứu kinh tế mà ông xem như món nợ đời mình. Ông cho biết đang viết một cuốn sách về những điều mà ông đã đánh đổi cả cuộc đời để có được.

Tôi hỏi ông có nguyện vọng được phục hồi như ông Kim Ngọc không, ông cười lắc đầu: “Muộn rồi, vả lại nhu cầu cho bản thân tôi đâu có nhiều”. Điều cuối cùng trong câu chuyện hết sức nhiệt huyết của “triết gia” bán vé số vẫn là một niềm khắc khoải: “Xã hội muốn phát triển thì phải có nền tảng kinh tế chính trị học. Các bạn trẻ cần phải đam mê và đi sâu nghiên cứu để xây dựng nền tảng đó. Đó chính là nền móng của nền kinh tế quốc gia, là động lực phát triển xã hội”.

Ông Thiết cho biết sau khi hoàn tất bản luận chứng, đã gửi cho hai người thầy của mình là ông Nguyễn Khắc Mai và Tôn Thất Tịnh (đều là người Huế tập kết ra Bắc). Ông Mai bây giờ đã về hưu ở Hà Nội, làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt.

Ông Mai cho biết vào năm 1973 có nhận một bản thảo đánh máy khoảng 40 trang của ông Thiết trình bày những luận điểm chứng minh sự đúng đắn của khoán hộ.

“Tôi tán thành những luận điểm ấy. Vì vậy, việc kỷ luật Thiết là không đúng, và khuyên Thiết nên khiếu nại. Nhưng Thiết thấy không giải quyết được gì, nên thôi”, ông Mai nói.

Ông Tôn Thất Tịnh cho hay lúc đó ông làm ở Viện Triết học có nhận bản báo cáo về khoán hộ của Lê Xuân Thiết do ông Nguyễn Khắc Mai chuyển. “Cậu ấy bị oan lắm, nhưng bọn tôi không cứu được” - ông Tịnh nói.

Minh Nhân

================================

Dương thịnh Âm suy tắc bế, Âm thịnh Dương suy tắc loạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng xác định tiên quyết là cấm xe máy, nên tôi cũng không có ý kiến gì thêm. Nhưng trên VnExpres có bài của tiến sĩ Khuất Việt Hùng - hẳn tốt nghiệp tận bên Đức lận - có ý kiến. Nên đưa vào đây để tham khảo.

==========================================================

‘Chưa có cơ sở khoa học là xe máy gây ùn tắc'

Thứ hai, 26/9/2011, 11:42 GMT+7

"Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc. Tại Hà Nội, chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc", Tiến sĩ Khuất Việt Hùng trao đổi với VnExpress.

Thí điểm hạn chế môtô, xe máy ở Hà Nội và TP HCM/

'Các nước trong khu vực đều đã hạn chế xe cá nhân'

Posted Image

TS Khuất Việt Hùng: "Trước tiên nên hạn chế ôtô cá nhân".

Posted Image

Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ sáng 22/9 đến sáng 26/9.

Longphi thấy bểu đồ này vô lý ở chỗ, chỉ có dân văn phòng hoặc những ai siêng đọc báo mới có thể ngồi mà biểu quyết thế này. Còn chủ yếu là dân lao động, dân văn phòng nhưng bươn chải khắp nơi thì sao biểu quyết? Đó là chưa kể chỉ Vnexpress, còn những tờ báo khác đâu? Như nhân dân, công an thành phố, dân trí, ngôi sao, pháp luật, kinh tế....?

Nếu có 1 cách nhìn khách quan và toàn diện thì xe máy không phải là nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông. Đây là vấn đề lớn, nên chăng lấy ý kiến giống như bầu cử ( áp dụng cho mấy thành phố lớn). Rồi thống nhất trình lên có phải hay hơn không nhỉ?

Híc ... Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lắp camera vào mắt để... quay phim

Thứ Tư, 28/09/2011 - 06:25

(Dân trí) - Rob Spence, nhà làm phim người Canada, người đã bị mất 1 mắt trong do hoại tử từ 6 năm về trước đã quyết định lắp đặt 1 máy quay vào vị trí mắt cũ của mình để có những trải nghiệm và những thước phim đặt biệt từ 1 góc nhìn hoàn toàn mới. “Có rất nhiều nhân vật trong các bộ phim khoa học viễn tưởng có 1 con mắt điện tử, và trong trường hợp của tôi, tôi đã thực sự có 1 con mắt như vậy” - Rob Spence cho biết.

Mọi chuyện bắt đầu khi Rob Spence gặp 1 tai nạn vào năm 9 tuổi, khi anh đến thăm ông của mình tại Bắc Ai-len và đã mang khẩu súng shortgun của ông ra nghịch.“Tôi đã không cầm súng đúng cách, và nó đã gây ra nhiều sát thương cho tôi.” - Spence cho biết về tai nạn của mình.Vụ tai nạn đã khiến mắt phải của Spence bị thương nghiêm trọng và hoại tử dần dần, khiến tầm nhìn ngày càng bị giảm. Cho đến 6 năm trước, khi bác sĩ đề nghị loại bỏ con mắt này để không bị ảnh hưởng đến mắt còn lại.Sau khi con mắt phải đã bị loại bỏ hoàn toàn, với sự giúp đỡ của Kosta Grammatis, 1 cựu nhân viên phát triển vệ tinh và tên lửa. Grammatis đã giúp thiết kế 1 chiếc camera vừa vặn với hốc mắt của Spence, và tên gọi “Eyebord” (mắt điện tử) ra đời như 1 cách để Spence tự gọi chính mình.

Posted Image

Rob Spence và con mắt kiêm “máy quay” của mình

Thực chất, việc mất đi mắt phải không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhìn của mình do anh đã quen với việc nó bị hoại tử dần theo thời gian, kèm theo đó, việc lắp đặt máy quay thay thế vào hốc mắt không phải nhằm giúp anh nhìn rõ hơn, mà tất cả chỉ nhằm anh có thể nhìn cuộc đời dưới 1 con mắt hoàn toàn mới, cũng như có những cảnh phim từ những góc quay mới lạ hơn.“Động lực để tôi đặt máy quay vào mắt của mình là để tôi có thể trở thành những nhân vật trong các bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek hay Bionic Man, và lý do thức 2 đó là có cơ hội để làm những bộ phim tài liệu thú vị hơn, dưới những góc nhìn khác lạ” - Spence cho biết.“Mắt điện tử” đầu tiên được Grammatis tạo ra cho Spence ngay trên bàn café. Hiện tại, Spence đang sử dụng con mắt điện tử thế hệ thứ 3, với khả năng truyền trực tiếp không dây hình ảnh đến màn hình.Về thiết kế, máy quay được gắn trong 1 quả bóng trong suốt bằng san hô và được thiết kế để khít với hốc mắt của Spence sau khi con mắt đã bị loại bỏ hoàn toàn. Việc di chuyển góc nhìn của Spence sẽ khiến góc quay của chiếc camera thay đổi theo, tương tự như 1 con mắt bình thường, và hình ảnh quay lại được cũng chính là hình ảnh từ góc nhìn của Spence. Điều này đã giúp anh tạo ra được khá nhiều bộ phim tài liệu thú vị.“Khi tôi đang quay 1 ai đó, họ nhìn vào mắt tôi và nói chuyện với tôi. Những góc quay như cách mà chúng ta đang nhìn thế giới” - Spence hào hứng chia sẻ về cách quay phim độc đáo của mình.

Posted Image

Con mắt này đã giúp Spence có được những cảnh quay với góc nhìn mới lạ hơn

Bộ phim tài liệu mới nhất được Spence thực hiện là bộ phim dài 12 phút, nói về những người bị thiếu đi các bộ phận trên cơ thể do tai nạn, và đã được thay thế bằng các thiết bị điện tử, có chức năng tương tự như bộ phận thật.Với Spence, bộ phim này là cơ hội để khám phá sự phát triển của công nghệ trong việc giúp đỡ những người tàn tật trên khắp thế giới. Frank tin rằng, các thiết bị điện tử trong tương lai sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn để bù đắp sự thiếu sót của nhiều người tàn tật trên thế giới.

Bộ phim tài liệu của Spence về những người được cấy ghép các thiết bị điện tử:

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=TW78wbN-WuU&feature=player_embedded#!

T.Thủy Theo BBC

================================

So với hàng trăm năm trước thì những gì con người làm được ngay nay gần như thần thánh. Nhưng so với hàng chục ngàn năm trước với nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất này và tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chỉ là đồ chơi của trẻ con.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng sai tên gọi "Kỳ đài" của Cột cờ HN

Không có chuyện cột cờ Hà Nội "bị đổi tên" thành “Kỳ đài” mà ngược lại, chính Kỳ đài Hà Nội đã bị đổi tên thành “Cột cờ”.

Tên gọi "Kỳ đài Hà Nội" có xa lạ?

Gần đây, một bài viết về tấm biển đề hàng chữ “Di tích Kỳ đài” trên đường Điện Biên Phủ được đăng tải trên một số báo và diễn đàn đã gây nên nhiều phản ứng trong dư luận. Tác giả bài viết cho rằng, Cột cờ Hà Nội nổi tiếng đã bị đổi tên thành “Kỳ đài” và đưa ra các ý kiến nhằm phủ nhận tên gọi “xa lạ” này.

Tuy vậy, xét trên bình diện lịch sử, sự phủ nhận tên gọi Kỳ đài có đúng đắn hay không?

Có một thực tế không ai có thể bác bỏ là hiện nay trên Cột cờ Hà Nội vẫn còn tấm biến đề hai chữ “Kỳ đài”. Tấm “biển tên” này đã có từ khi công trình được xây dựng cách đây tròn 200 năm.

Chính sử triều Nguyễn, triều đại đã xây công trình này cũng không bao giờ dùng từ cột cờ khi nói về Kỳ đài Hà Nội. Sách Đại Nam nhất thống chí viết về Hoàng thành Hà Nội như sau: “Các cửa thành đều bắc cầu đá qua hào. Mặt trước chính giữa xây kỳ đài. Bốn phía trên mặt thành xây 24 pháo đài”.

Trên bình diện dân gian, người Hà Nội lưu truyền bài thơ về Cột cờ Hà Nội như sau: “Kỳ đài năm thước vút trời cao/Thông đạt trong tâm có đường vào/Trong sáng muôn nơi dồn cả lại/Trung tâm thiên hạ đẹp biết bao!”

Ở bài thơ này, tên gọi Kỳ đài mang hàm ý trang trọng, tự hào và chắc chắn không thể là một tên gọi xa lạ.

“Kỳ đài” hay “Cột cờ” đều đúng

Có thể khẳng định, không có chuyện Cột cờ Hà Nội bị đổi tên thành “Kỳ đài” mà ngược lại, chính Kỳ đài Hà Nội đã bị đổi tên thành “Cột cờ”. Việc quần chúng đặt thêm một tên gọi “bình dân” bên cạnh tên gọi gốc của một công trình lớn là hiện tượng bình thường ở Hà Nội.

Posted Image

Tấm biển ghi tên "Kỳ đài" vẫn còn trên cột cờ Hà Nội.

Có thể dẫn chứng một số trường hợp “đổi tên” điển hình như Bắc Môn gọi là Cửa Bắc, Nhà thờ Chính tòa Hà Nội gọi là nhà thờ Lớn, chùa Diên Hựu là chùa Một Cột. Đối với các công trình này, cả cách gọi tên nguyên gốc và tên dân gian đều đúng. Trong đó, tên gọi dân gian phù hợp phù hợp với ngôn ngữ bình dân, còn tên gọi nguyên gốc được sử dụng khi cần sự trang trọng, chính thống.

Bởi vậy, việc tấm biến trên đường Điện Biên Phủ ghi tên gọi gốc của Cột cờ Hà Nội là “Kỳ đài” hoàn toàn không có gì sai.

Trong cộng đồng mạng, nhiều ý kiến đã bày tỏ sự đồng tình với điều này. Thành vien Tran Le, chia sẻ trên một mạng xã hội: “Đã là người Hà Nội thì không thể không được biết về tên gọi gốc của Cột cờ Hà Nội. Tấm biển ghi tên Kỳ đài là một sự trân trọng lịch sử. Còn tên gọi Cột cờ thì chẳng cần trưng biển cũng sẽ mãi mãi được lưu giữ trong tâm trí người Hà Nội”.

Trước ý kiến bài xích tên gọi “Kỳ đài” chỉ vì tên gọi này “không thuần Việt”, thành viên nick tmj27, trên một diễn đàn bình luận: “Thế tên em là Thanh Hải, giờ cho nó "thuần Việt" thì đổi tên thành "Biển Xanh", Thăng Long thì ta đổi thành "Rồng Bay", "Trường Chinh" thành "Đi đường dài" à? Thuần Việt thì thuần Việt, cái gì nó là tên riêng, ý nghĩa riêng thì cứ để nguyên nó cho đúng với lịch sử chứ. Còn vụ "Cột cờ Hà Nội", đấy là tên dân gian mình gọi như thế, gọi thành quen rồi thôi, chứ về mặt lịch sử là "Kỳ đài", phải để nguyên, hay cứ gọi quen rồi thì phản đối?”.

Có ý kiến cho rằng, để tất cả mọi người cảm thấy thỏa mãn, nên ghi đồng thời cả hai cái tên trên biển di tích, ví dụ như “Di tích Cột cờ Hà Nội (tên gọi ban đầu là Kỳ đài)”.

Viet Bao (Theo Đất Việt)

========================================

Cái thì buổi Oanh tạc nét này khiến cho ai biết đọc biết viết và gõ bàn phím là đều có điều kiện thể hiện khả năng hiểu biết của mình, mà không cần nghĩ đến đúng sai. Cột cờ và Kỳ Đài hoàn toàn khác nhau. Cái tên "Cột cờ" mới có khoảng ngót 80 năm nay - do người ta muốn Việt hóa cái tên nghe có vẻ Tàu tàu. Còn Kỳ Đài có từ hàng trăm năm trước. Vậy mà cũng tranh nuận, phản biện. Kỳ chính là tên gọi khác của cờ. Khái niệm cờ trong tiếng Việt là danh từ chung để chỉ tất cả các loại cờ. Kỳ là loại cờ nhỏ, hoặc có nội dung riêng. Đài là tháp cao, Cờ được treo trên tháp cao hoặc tháp cao dùng để treo cờ là Kỳ đài. Nếu "cột" và đài đồng nghĩa thì Đài kỷ niệm liệt sĩ trận vong có thể đổi thành "cột kỷ niệm liệt sĩ trận vong" à? Cột và Kỳ khác hẳn. Đừng có bảo "Kỳ" là ta mượn tiếng Tàu nhá.

Gọi kỳ đài là đúng rùi và chính xác. Khỏi tranh nuận.

Chiện lày làm tôi nhớ lại hơn 40 chục lăm về trước. Có một tay hủ nho lào đấy tự nhiên dở chứng phát biểu đường Cổ Ngư là do Tây nó viết nhầm phiên ấm tiếng Việt không có dấu thành Congu. Tay lày cho rằng: Con đường này thật tên là Cố Ngự tức là ráng giữ lấy chứ không phải Cổ Ngư. Thế là từ đó trở đi sách vở và những nhà thông thái đời sau cứ thế la lên rầm rầm là Cố Ngự, làm bi wờ cái tên Cổ Ngư biến mất trong thế hệ trẻ. Thực ra các địa danh Cổ Ngư, Cổ Lễ, Cổ Bi, Cổ Loa, Cổ Nhuế, Cổ Mễ...vv....là một loạt địa danh để ông cha ta gợi nhớ đến lịch sử văn hóa xa xưa của dân tộc. Đúng là buồn hai phút.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái thì buổi Oanh tạc nét này khiến cho ai biết đọc biết viết và gõ bàn phím là đều có điều kiện thể hiện khả năng hiểu biết của mình, mà không cần nghĩ đến đúng sai. Cột cờ và Kỳ Đài hoàn toàn khác nhau. Cái tên "Cột cờ" mới có khoảng ngót 80 năm nay - do người ta muốn Việt hóa cái tên nghe có vẻ Tàu tàu. Còn Kỳ Đài có từ hàng trăm năm trước. Vậy mà cũng tranh nuận, phản biện. Kỳ chính là tên gọi khác của cờ. Khái niệm cờ trong tiếng Việt là danh từ chung để chỉ tất cả các loại cờ. Kỳ là loại cờ nhỏ, hoặc có nội dung riêng. Đài là tháp cao, Cờ được treo trên tháp cao hoặc tháp cao dùng để treo cờ là Kỳ đài. Nếu "cột" và đài đồng nghĩa thì Đài kỷ niệm liệt sĩ trận vong có thể đổi thành "cột kỷ niệm liệt sĩ trận vong" à? Cột và Kỳ khác hẳn. Đừng có bảo "Kỳ" là ta mượn tiếng Tàu nhá.

Gọi kỳ đài là đúng rùi và chính xác. Khỏi tranh nuận.

Chiện lày làm tôi nhớ lại hơn 40 chục lăm về trước. Có một tay hủ nho lào đấy tự nhiên dở chứng phát biểu đường Cổ Ngư là do Tây nó viết nhầm phiên ấm tiếng Việt không có dấu thành Congu. Tay lày cho rằng: Con đường này thật tên là Cố Ngự tức là ráng giữ lấy chứ không phải Cổ Ngư. Thế là từ đó trở đi sách vở và những nhà thông thái đời sau cứ thế la lên rầm rầm là Cố Ngự, làm bi wờ cái tên Cổ Ngư biến mất trong thế hệ trẻ. Thực ra các địa danh Cổ Ngư, Cổ Lễ, Cổ Bi, Cổ Loa, Cổ Nhuế, Cổ Mễ...vv....là một loạt địa danh để ông cha ta gợi nhớ đến lịch sử văn hóa xa xưa của dân tộc. Đúng là buồn hai phút.

Cháu đọc các bài Bác post và ý kiến của Bác rất hay,nhưng tại sao từ ngữ bác lại dùng từ sai chính tả?Bác đùa cho vui?hay là từ của tiếng nói của 3 miền?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu đọc các bài Bác post và ý kiến của Bác rất hay,nhưng tại sao từ ngữ bác lại dùng từ sai chính tả?Bác đùa cho vui?hay là từ của tiếng nói của 3 miền?

Tại chú thấy - nhất nà dân Hà Lội bây wờ - nhiều người toàn lói tiếng lào ra tiếng ý, lên chú bị ảnh hưởng nây.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại chú thấy - nhất nà dân Hà Lội bây wờ - nhiều người toàn lói tiếng lào ra tiếng ý, lên chú bị ảnh hưởng nây.Posted Image

Tại chú thấy-nhất là dân Hà Nội (bây giờ-now)-nhiều người toàn nói tiếng lào ra tiếng (ấy,ý-giọng Bắc),nên chú bị ảnh hưởng lây.

KakaPosted Image,cũng có cái hay,tuyệt thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sòng bạc 5 sao dành cho người Việt

Kỳ 1: Vòng xoáy thác loạn của đồng tiền

21/09/2011 14:00

PN - Nằm trong khách sạn 5 sao Royal ở Hạ Long, Casino Royal, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “sòng bạc Hoàng gia” - tên một tập phim, nằm trong seri phim kinh điển Điệp viên 007 là nơi “bất khả xâm phạm” với những người bình thường. Các “con bạc” muốn vào đây, đều phải qua sự kiểm soát chặt chẽ của những tay bảo kê khét tiếng trong giới giang hồ. Ước tính mỗi ngày, hàng trăm tỷ đồng được lưu hành ở casino này, tạo ra một cuộc tranh giành quyền lực và thị phần đổi tiền, dẫn khách. Máu đổ, mạng người không còn giá trị gì trong vòng xoáy thác loạn của đồng tiền. Chính người trong cuộc cũng phải thốt lên sau khi bước ra từ vòng xoáy ma mị kia rằng: “Chốn ấy hoa ăn thịt người”. Phóng viên Báo Phụ Nữ đã mất một tháng ròng để thâm nhập vào casino khét tiếng này.

NHẬP VAI CON BẠC

“Cô không có dáng dấp của một con bạc, đừng vào chốn ấy”. Gã đàn ông mà tôi tiếp cận qua một “kênh xã hội đen”, nhận xét. Tôi chống chế: “Không có dáng, nhưng em có tiền, rất nhiều tiền mà chẳng biết làm gì cho hết. Anh cứ đưa em vào đó chơi cho khuây khỏa. Em rất tò mò muốn biết đánh bạc ở casino có gì hấp dẫn mà người yêu em lại mê mẩn đến thế”. “Đơn giản vậy hả?” - gã hỏi, cặp mắt dò xét lướt qua chiếc mini jupe ngắn chỉ quá mông, đôi giày sành điệu, chiếc túi Hermes cùng con siêu xe đúng kiểu dân chơi thực thụ của tôi. Sau nửa giờ “phỏng vấn”, gã đồng ý đưa tôi vào “xới Royal”. Gã khẳng định: “Vì cô là em của anh Hòa “lác”, ân nhân của tôi, nên tôi đồng ý. Xới đó không tiếp người lạ, đừng tưởng có tiền là vào được. Cứ đợi, khi nào sắp đi thì tôi báo”. Đến lúc đó, tôi mới được biết gã tên là Huân “béo”. Huân cưỡi “mẹc” đen, điển trai, cao ráo và có cái bụng hơi phệ của một đại gia buôn bán bất động sản. Theo lời Hòa “lác”, Huân từng có mặt trong những giai đoạn hình thành Casino Royal (năm 2003). Có đêm, số tiền Huân kiếm được từ nơi này lên đến nhiều tỷ đồng; nhưng cũng có lúc trắng tay, nợ nần chồng chất. Dẫu sao, hắn cũng là người hiếm hoi có duyên với cờ bạc, còn đa số “con bạc”, chỉ sau một thời gian là biến mất luôn. Dân cờ bạc thường gọi là… “mất người”.

Lần đầu tiên, Huân béo hẹn tôi đúng 22g30 phút đêm phải có mặt ở một quán cà phê gần khách sạn Royal (thành phố Hạ Long). Vẻ mặt phởn phơ, Huân béo hỏi tôi: “Cô mang bao nhiêu?”. Tôi bảo: “Em muốn xem qua để biết cách chơi đã. Thú thật, em chưa thạo các hình thức đánh bạc ở casino. Xóc đĩa thì em từng chơi qua rồi!”. Huân cười khẩy bảo: “Đơn giản thôi, cũng giống xóc đĩa ấy mà. Có hai cửa đặt tiền, chọn đúng thì “ăn”, chọn sai thì “chết”. Thay vì dùng bát, đĩa để xóc con “vị”, thì ở casino, người ta dùng bài tú lơ khơ, chia làm hai bên, na ná như chơi ba cây, tính điểm. Bên nào điểm to hơn thì thắng. Nhưng luật chơi thì zích zắc hơn xóc đĩa...”. Thấy mặt tôi ngây ra, Huân tiếp: “Cô em ơi, nghe đơn giản vậy thôi, nhưng khối kẻ mất hết gia sản rồi vẫn chưa hiểu hết “luật” chơi đâu! Anh khuyên thật lòng nhé, muốn vào xem thì anh cho vào, đừng “dấn thân” rồi đâm ra “nghiện”, đếch cai nổi đâu”. Mặt Huân “béo” lúc này trở nên nghiêm túc: “Lát cô vào mà xem, đàn bà già có, trẻ cũng nhiều, ngồi vạ vật đầy trong xới…”.

30 phút sau, Huân “béo” lấy điện thoại gọi cho ai đó. Sau đó, chúng tôi cùng lên xe Huân, đi được một đoạn, gã lại điện thoại cho một người đàn ông tên Hùng, báo gã đang đến cổng casino để Hùng cho người xuống đón. Trong khi chờ đợi, Huân “béo” dặn tôi: “Vào chốn này rất khó, nhiều người có tiền, muốn chơi cũng không vào được”. Tôi hỏi: “Muốn vào được thì phải làm thế nào?”. Huân nói: “Phải có “mẽ”, chứ không phải là tiền (“mẽ” - từ chỉ đẳng cấp của dân chơi trong sòng bạc Hoàng Gia - PV). Vào đó, ai hỏi gì thì cô nói là “bồ” của tôi, kẻo chúng nó tống ra ngoài. Cấm đi lung tung đấy!”. Huân vừa dứt câu, một thanh niên gầy nhẳng tiến đến hỏi: “Anh là Huân, vừa gọi cho chú Hùng phải không?”. Chúng tôi đi theo người thanh niên vào tiền sảnh khách sạn. Gã thanh niên đi rất nhanh, dẫn chúng tôi qua những hành lang trải thảm đỏ sang trọng dưới ánh điện lung linh. Mỗi lần bước vào một cái cửa đóng chặt, hắn lại ngửa mặt lên trần một lúc. Sau khi nhận mặt qua camera, cánh cửa mới tự động mở ra cho chúng tôi bước vào một chiếc thang máy bí mật. Tôi hỏi: “Sao không động vào tay nắm mà tự dưng cửa lại mở ra nhỉ?”. Gã thanh niên chỉ nhìn tôi cười, không giải thích. Tôi thấy gã bấm vào số 3, trong thang máy. Sau đó, chúng tôi phải qua hai lần cửa nữa, với rất nhiều lối rẽ ngoằn ngoèo, lần nào gã thanh niên nọ cũng ngửa cổ lên trần và cánh cửa thép dày tự động mở ra. Mãi sau này, Huân mới giải thích: “Chỉ có vài người dẫn đường được đăng ký nhận mặt với nhóm “an ninh đặc biệt” của Casino Royal. Người ta ngồi ở những phòng bí mật, nhận mặt người “quen” rồi bấm nút mở cửa. Nếu không có người dẫn đường, nơi này là “bất khả xâm phạm”. Cách đây mấy tháng, công an đột kích vào đây đã bất lực trước sự bảo mật này”.

Posted ImagePosted Image

Posted Image

Không ít phụ nữ đang trong cơn khát cờ bạc, mỗi lần vào sòng họ mang theo ít nhất là 10.000 USD

ĐEN - ĐỎ Ở SÒNG BẠC HOÀNG GIA

Vào casino, một người đàn ông thấp, béo, tóc hoa râm, tay đeo chiếc đồng hồ nạm kim cương lấp lánh đón Huân “béo” rất niềm nở: “Bồ của chú đây à?”. Huân gật đầu cười: “Hôm nay có vẻ vắng khách anh nhỉ?”. Ông ta đáp: “Dạo này thường đông khách lúc nửa đêm về sáng, bọn Hà Nội đang trên đường xuống đây”. Tôi lướt qua căn phòng rộng khoảng 500m2, thiết kế theo kiểu cổ điển, mang phong cách châu Âu, xa hoa và rực rỡ. Có bốn chiếc bàn hình dạng khác nhau, mỗi bàn đang có khoảng hơn chục người ngồi quây xung quanh. Ở giữa bàn, một màn hình máy tính cao quá đầu người, hiện ra kết quả của những ván bài. Người chia bài ngồi ở vị trí trung tâm, bên cạnh là hai nhân viên giám sát. Tất cả nhân viên sòng bạc, đều mặc đồng phục.

Huân “béo” ngồi vào một bàn có khoảng bảy-tám người đang say sưa với những lá bài. Trước mặt họ là những chồng tiền bằng nhựa cứng, hình tròn, màu sắc và độ to, nhỏ khác nhau. Huân rút 10.000 USD đưa cho một nhân viên đổi tiền, lập tức cô này đưa lại cho anh ta một chồng viên nhựa hình tròn, được gọi là “phỉnh”. Mỗi “phỉnh” một màu khác nhau, mang mệnh giá khác nhau. Huân “béo” kéo ghế để tôi ngồi cạnh, dặn tôi cứ chú ý theo dõi một lúc là sẽ biết cách chơi. Anh ta đưa cho tôi xem những đồng “phỉnh”, màu đen có mệnh giá 1.000 USD; màu hồng là 100 USD và nhiều đồng lẻ…, giải thích thêm: “To nhất là cái thẻ hình chữ nhật mệnh giá 10.000 USD. Theo “luật bất thành văn” của sòng bạc này, mỗi lần vào sòng, người đánh bạc phải mang ít nhất là 10.000 USD”.

Trên bàn, Huân “béo” và ông Hùng ngồi cạnh nhau. Ông Hùng đặt hơn 30.000 USD vào một ô có chữ player. Trong tích tắc, nhiều người trong bàn cùng chọn theo ông Hùng. Người phụ nữ tên Mai, tay đeo chiếc nhẫn kim cương rất to, còn đặt nhiều hơn ông Hùng 10.000 USD. Cạnh đó, Lành (Hải Phòng) cùng đặt “cửa” player 5.000 USD. Ba người phụ nữ khác trong bàn đặt “cửa” banker với số tiền nhỏ hơn. Trong hai “cửa” này, chỉ có một cửa thắng. Banker được gọi là “cửa” trên, player là “cửa” dưới. Nữ nhân viên chia cho mỗi cửa hai quân bài. Bà Mai đặt nhiều tiền nhất ở “cửa” dưới, được quyền lật bài lên. Khi bà Mai cầm hai lá bài (thường gọi là “om” bài, hoặc “nặn” bài), không khí trong bàn im phắc. Những ánh mắt căng thẳng dõi theo từng cử chỉ của bà Mai. Lá bài bất ngờ nằm ngửa trên bàn, sau cú hất tay điêu luyện của người đàn bà. Một tiếng ồ vang lên. “Bảy điểm” - bà Mai hô lớn, quay sang cười sảng khoái với những người cùng đặt “cửa” player. Bên kia, người đàn bà tóc bạc lặng lẽ cầm hai lá bài còn lại trên bàn, ngần ngừ nhìn điểm bảy của bà Mai với vẻ mặt lo lắng. Bà ta cúi sát xuống mặt bàn, hé cây bài thứ nhất rồi bất thần lật ngửa một lá bài xuống bàn hô: “Tây”. Đó là lá bài “K rô”. Bà ta hứng khởi ngửa nốt cây bài “tám nhép”. Những người đặt “cửa” banker đập bàn ầm ĩ mừng chiến thắng. Ước tính, ông Hùng, bà Lành và bà Mai bị thua trong ván bài này suýt soát hai tỷ đồng.

Diễn biến của ván bài được ghi hết vào chiếc “mắt thần” camera nhỏ như khuy áo của tôi. Bàn bên cạnh chợt có tiếng reo hò và đập bàn hừng hực khí thế. Bà Mai đứng phắt dậy, vơ hết những đồng phỉnh trước mặt, chửi nữ nhân viên chia bài: “Con này mặt sát nhân, lần nào gặp mày tao cũng thua. Nhoằng cái, “đi” mất 200.000 USD rồi đấy!”. Mắng xong, bà Mai tất tả chạy sang phía bàn có tiếng reo hò khi nãy. Tôi nhìn cô nhân viên chia bài ái ngại, định chia sẻ, thì cô bình thản nói: “Em bị chửi quen rồi!”.

NHÓM PHÓNG VIÊN PHÁP LUẬT

(Còn tiếp)

==================================

Thâm nhập sòng bạc 5 sao dành cho người Việt

Kỳ 2: Tên tử tù bí ẩn và những canh bạc triệu đô 23/09/2011 14:00

PN - Từng có những cái chết đau đớn mà nguyên do từ casino Hoàng Gia. Hồ sơ của một tử tù bị “dựa cột” cách đây chín năm, vì tội tham ô hàng trăm tỷ đồng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn đó như một minh chứng đau đớn. Trong vòng ba tháng cuối năm 2003, tử tù này đã “nướng” hơn nửa triệu đô vào “xới Royal”

HIỂM NGUY RÌNH RẬP

Tôi vẫn bám sát Huân “béo” mỗi khi hắn chuyển bàn. Hơn một giờ đồng hồ trong “xới”, tôi chưa thấy ai thắng bạc. Mọi người đều thua, có người thua một khoản tiền bằng cả gia sản của một người có thu nhập cao tại Hà Nội. Một gã đầu trọc, mặt nhiều sẹo tiến đến, hất hàm, chỉ vào cái túi tôi đang đeo nói: “Cô em để túi ra đằng kia, không mang theo bất cứ cái gì vào đây, ngoài đô la”. Huân “béo” nói với anh ta: “Người yêu em mà anh”! Gã vẫn hằm hằm nhìn tôi. Tôi đành làm theo lời hắn, tách chiếc túi chứa đầy thiết bị nghe, nhìn ra khỏi mình. Huân “béo” rỉ tai tôi: “Ở đây, mọi diễn biến đều bị ghi nhận chi tiết vào camera. Nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi của khách, người có trách nhiệm ở trong một căn phòng điều hành bí mật gọi ngay xuống “xới” thông báo”. Tôi hỏi: “Nếu phát hiện ra khách quay phim, chụp ảnh “xới”, thường thì họ sẽ xử lý như thế nào?” Huân “béo” xẵng giọng bảo: “Sẽ có khoảng hai anh đẹp trai, to cao, “xách” cô ra ngoài như một con nhái để “xử lý”. Nhẹ thì thu hết thiết bị và cấm quay lại “xới”, nặng thì...”. Nói đến đây, Huân dừng lại, cười bí hiểm, rồi lại cắm cổ chơi bài.

Posted Image

Lát sau hắn rỉ tai tôi nhắc nhở: “Cô nên nhớ, đây là sòng bài phi pháp dành cho người Việt lớn nhất cho đến thời điểm này. Những “xới” khét tiếng như Đồ Sơn, Vịnh “Ngựa”... so với nơi này không nhằm nhò gì cả. Người ta buộc phải bí mật đến từng chi tiết nhỏ. Lão Hùng “Zô” đeo chiếc đồng hồ kim cương kia kìa, chính là trùm giang hồ cộm cán ở Hà Nội, đang là “bảo kê” ở xới này đấy”.

Biết khó xoay xở lấy thêm tư liệu, tôi vờ đau bụng, rủ Huân rời “xới”. Lúc này, Huân đã thua gần hết số tiền mà hắn mang theo, nên đồng ý đứng dậy đổi “phỉnh” lấy tiền mặt để về. Chiếc đồng hồ trên tường chỉ 2g30 phút sáng, “xới” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Vài người phụ nữ trung niên hết tiền, ngồi vạ vật trên chiếc ghế salon màu vàng, nhìn mọi người bằng ánh mắt vô hồn.Ngoài cánh cửa thép dày cộp của sòng bạc Hoàng gia, thứ âm thanh hỗn tạp, sặc mùi xã hội đen biến mất. Thay vào đó là tiếng nhạc cổ điển du dương, tiếng nước chảy róc rách ở vách tường làm lòng người thư thái. Huân “béo” nói: “Khách quen đến chơi bạc như tôi, được lấy một phòng trong khách sạn 5 sao để ở không mất phí (giá phòng ở khách sạn 5 sao Royal khoảng năm triệu đồng/đêm). Cô không phải khách quen thì phải trả tiền phòng như thường đấy”. Tôi nói: “Em phải về Hà Nội, sáng mai có một cuộc hẹn quan trọng. Hồi tối em cho lái xe về trước rồi, anh đưa em về được chứ?”. Huân vui vẻ nhận lời.

Posted Image

Biển quảng cáo về một sòng bạc hợp pháp chỉ dành cho người nước ngoài tại khách sạn Royal

Trên đường, tôi được nghe nhiều chuyện bi hài về sòng bạc Hoàng gia, Huân “béo” kể: “Tôi có một người bạn cực kỳ đẹp trai, bị bắn chết trên đường đi đánh bạc về. Anh ấy tên Độ, là cán bộ Cục Hải quan TP.Hải Phòng. Độ mê cờ bạc nên ngoài giờ đi làm, Độ lái xe từ Hải Phòng sang Royal đánh bạc. Có thời điểm anh ta làm “tín dụng đen” (cho vay nặng lãi) ở cả hai “xới” Đồ Sơn và Royal. Tôi cảnh báo nhiều lần rồi, “đừng tham lam, đừng dính đến tiền nong trên giới giang hồ, kẻo mất mạng như chơi đấy!”. Ngờ đâu vài hôm sau, Độ bị giang hồ bắn chết giữa đường”. Kể về người này, Huân “béo” đột nhiên trầm hẳn lại, hắn giục tôi chợp mắt kẻo mệt. Gần đến Hà Nội, Huân đánh thức tôi dậy. Có lẽ tin là tôi có ý định làm “thiêu thân”, phi vào “xới Royal”, Huân can ngăn: “Trò đỏ đen luôn có sức hút ma mị, rất ít người làm chủ được mình khi “dính” vào nó. Cô đừng đi nữa, đừng như tôi, bạc lắm. Ở thời điểm “xới Royal” mới mở, tôi biết một “con bạc triệu đô”, nguyên là cán bộ ngân hàng bị xử bắn. Vụ này, trong giới cờ bạc ai cũng biết, nhưng đố cô tìm thấy bất cứ dòng tin nào trên báo đấy!”.

Posted Image

Bên ngoài Casino Royal lúc 3g sáng

CÁI CHẾT TRIỆU ĐÔ CỦA MỘT NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

Quả nhiên, tìm trên Google cụm từ “Ngô Thanh Lam cán bộ ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, bị khởi tố về hai tội danh “tham ô tài sản” và “đánh bạc”, không hiện ra một kết quả nào. Dò hỏi người quen làm việc ở trại Hỏa Lò, nơi các tử tù đền tội, cũng chẳng ai biết về Lam. Một tuần sau, tôi hẹn Huân “béo” uống cà phê để tìm hiểu thêm và phát hiện một chi tiết quan trọng: “Hồi Lam bị bắt, vợ hắn có thuê một luật sư bào chữa”. Qua nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng “lần” ra người bào chữa cho Lam tám năm về trước là luật sư Trần Đình Triển. Quả nhiên, những thông tin Huân nói không sai.

Ông Triển cho biết: “Hình như để tránh hỗn loạn trong giao dịch tiền tệ, sát Tết năm 2003, toàn bộ hệ thống các ngân hàng phải họp lại để rút kinh nghiệm. Lam bị xử bắn ngay sau khi tuyên án sơ thẩm không lâu”. Theo cáo trạng số 03/KSĐT-HS, ngày 7/12/2004 (Viện Kiểm sát Hà Nội), Ngô Thanh Lam khai nhận: “Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được của Ngân hàng Ngoại thương là 4.187.786 USD; 395.980 EURO và gần 400 triệu đồng, đều được đem xuống Casino Royal đánh bạc và bị thua hết trong khoảng ba tháng cuối năm 2003”.

Huân “béo” kể: “Lam xuất hiện ở “xới Royal” như một siêu sao, có cô người yêu tuổi teen đẹp như mộng. Lam chơi ở bàn nào là mọi người xúm vào, đánh theo hắn và chiêm ngưỡng những cú đặt bạc kỷ lục. Ở thời điểm ấy, có những lần Lam đặt hàng trăm ngàn USD. Mỗi lần hắn đổi “phỉnh”, nhân viên sòng bài phải đưa cả khay nhựa cho hắn đựng vì quá nhiều. Lúc vận đen đến, Lam sẵn sàng đưa cho “bồ” cả nắm “phỉnh”, trị giá hàng tỷ đồng, chỉ để cô ta sang bàn khác chơi bạc, miễn đừng ngồi cạnh hắn (dân chơi quan niệm ngồi cạnh đàn bà rất “đen” - PV). Nhìn cảnh ấy, bọn tay chơi máu mặt trong “xới” phải lắc đầu, lè lưỡi nhìn nhau”. Tại kết luận điều tra của Công an Hà Nội, Nguyễn Thị Bạch Hồng (SN 1984) ở số 94 Lê Lợi, Sơn Tây (Hà Nội) là “bồ” của Lam, bị khởi tố với hai tội danh “che giấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm”.

Những con bạc ở Casino Royal nhớ lại, đêm cuối cùng của Lam và người tình bé nhỏ tại Royal thấm đẫm nước mắt. Lam thẫn thờ vì được thông báo số nợ của hắn lúc này lên đến cả triệu USD. Hắn không thể đánh bạc được nữa, chỉ ngồi nhìn những lá bài nhảy múa trên tay những kẻ có tiền. Ai cũng sợ Lam “vay đểu”, vì biết hắn không còn khả năng chi trả. Lam nhìn người yêu mắt đẫm lệ, còn Hồng thì nhìn “bồ” bằng ánh mắt vô hồn. Hai “ngôi sao” của “xới Royal” được tung hô trước đó không lâu, bỗng lạc lõng giữa chốn xa hoa. Đi đến đâu, Lam cũng bị đối xử như một con bệnh mang mầm dịch. Không ai dám cho Lam vay tiền vì hắn đã “hết cửa”, trước đó, Lam rất “thảo”, từng cho nhiều người vay trên sòng hàng trăm ngàn USD. Sau này Lam bị bắt, Công an Hà Nội phải thu lại một số lượng lớn tiền mà các con bạc đã vay Lam để trả cho ngân hàng. Trắng tay rời “xới Royal”, biết công an đang truy tìm, Lam và Bạch Hồng rủ nhau chạy trốn. Thoạt đầu, đôi uyên ương lẩn trong khách sạn 5 sao Sofitel, sau đó chuyển sang khách sạn Niko và rủ nhau tự tử. Chúng bàn, Lam sẽ lấy dao cạo râu cắt mạch máu, còn Hồng thì uống thuốc độc chết. Sau khi bị bắt tại Bệnh viện Sơn Tây, Hồng khai với cơ quan điều tra: “Thấy anh Lam chảy máu nhiều và lả đi, tôi sợ quá bèn lấy khăn băng bó vết thương cho anh ấy, nên quên uống liều thuốc độc đã pha sẵn. Tôi bắt taxi, đưa anh Lam về quê tôi tại Sơn Tây điều trị vết thương”.

Luật sư Trần Đình Triển kể lại: “Những ngày cuối cùng, Lam khóc rất nhiều vì ân hận. Thoạt đầu, Lam có mối quan hệ “đặc biệt” với mẹ của Bạch Hồng, sau chả biết loằng ngoằng thế nào, lại cặp kè với con. Lam cay đắng vì đã không để lại được gì cho vợ và hai đứa con thơ dại của hắn. Trong khi đó, hai mẹ con Bạch Hồng đã xây được nhà bằng tiền rơi vãi suốt quá trình đánh bạc của Lam. Khi kết luận điều tra, công an không chứng minh được việc này, nên số tiền đó coi như không thu hồi được”.

NHÓM PHÓNG VIÊN PHÁP LUẬT

(Còn tiếp)

==================================

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thâm nhập sòng bạc 5 sao dành cho người Việt

Kỳ 3: Trở lại hang hùm

26/09/2011 14:00

PN - Danh chính ngôn thuận, Casino Royal là một tổ hợp vui chơi, giải trí có thưởng, chỉ dành cho người nước ngoài (luật pháp cấm người Việt Nam đánh bạc dưới mọi hình thức) nhưng thực tế, nhiều năm qua nơi đây đã trở thành một “xới bạc” cao cấp của người Việt. Mỗi ngày, hàng trăm tỷ đồng đã “chảy” ra nước ngoài thông qua xới Royal.

Posted Image

Ông Hùng "rô" đang say sưa nhìn màn hình

NHỮNG KẺ “MÁU MẶT”

Hồ sơ vụ án của tử tù Ngô Thanh Lam khiến tôi quay cuồng bởi con số, lời khai và sự câu kết chặt chẽ của đường dây “tổ chức đánh bạc” quy mô... siêu khủng ở Casino Royal. Có nhiều nhân vật cộm cán có tên trong bản kết luận điều tra của Công an TP. Hà Nội cùng tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cho vay nặng lãi... được liệt kê trong vụ án của Lam, bị tách ra để xử lý trong một vụ án khác như: Nguyễn Thị Bích Lan (Lan “sự”), Nguyễn Trọng Hiếu (chồng Lan), Trần Thị Mai (Mai “Phong”), Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng “rô”)... tại thời điểm chúng tôi thâm nhập “xới Royal”, còn “chễm chệ” ở vị trí “chóp bu” của sòng.

Lần "trở lại hang hùm”, vẫn trong vai là người yêu của Huân, nhưng tôi đã thuyết phục được Hòa “lác” trở lại “xới” nhận mặt “người quen cũ”. Ba chúng tôi hẹn nhau ở Quảng Ninh vào một đêm cuối tháng Tám. Trước khi vào “xới”, Huân dặn tôi để túi ngoài xe, chỉ mang theo tiền đô, tuyệt đối không để bảo vệ sòng nhắc nhở. Tôi ậm ừ qua quít, vẫn tìm cách giấu theo các thiết bị quay lén. Huân “béo” hỏi tôi: “Lần này cô em chơi thật, không vào xem nữa nhỉ?”. Sợ Huân nghi ngờ, tôi gọi điện giục cho đồng nghiệp, vờ hẹn anh khẩn trương mang 20 ngàn USD đến cửa khách sạn Royal cho tôi. Lúc này, Huân “béo” mới tạm yên tâm. Đêm đó, tôi đã xoay xở ghi hình được những cuộc đặt bạc trị giá hàng tỷ đồng của các nhân vật như Mai “phong”, Hùng “rô”, Lành (Hải Phòng), Báu “nổ”, Lan “sự”... mà không bị phát hiện. Mải mê với những ván bài, hai người đàn ông đi cùng tôi cũng chẳng hề hay biết, “cô em” đã rút êm lúc mặt trời ló dạng...

Posted Image

Những con bạc đang chơi

Vụ án của Ngô Thanh Lam xảy ra đã ngót chín năm, nhưng những hành vi trái pháp luật diễn ra ở Casino Hoàng Gia, Hạ Long, dường như không có gì thay đổi. Khác một điều, nó đã được chuyển đến một vị trí bí mật. Ai muốn vào “xới” đều phải quen biết với Hùng “rô”, một nhân vật có số trong giới. Hòa “lác” khoe “mẽ” với tôi, chính anh ta từng tham gia trận “huyết chiến” tranh giành thị phần đổi tiền trong “xới Royal” giữa băng nhóm Hà Nội (cầm đầu là Long “vàng”) và một băng nhóm khét tiếng ở Hải Phòng. Trong những ngày đầu thành lập “xới”, Hùng “rô” và Long “vàng” câu kết với nhau, duy trì hoạt động của băng nhóm Hà Nội trong “xới Royal”, đấu đá với những băng nhóm khác và họ đã thành công. Hai nhân vật này chia nhau thị phần đổi tiền của “xới”. Lúc này, tiền hoa hồng mà Hùng “rô” và Long “vàng” nhận được từ “nhà cái” là 2% từ những cú bạc của người chơi.

Hòa kể: “Về uy tín trên giang hồ thì Long “vàng” ăn đứt Hùng “rô”. Sau những cuộc “giáp lá cà” giữa các nhóm giang hồ Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh - Hà Nội... chỉ có hai đại ca này “trụ” nổi. Long “vàng” từng huy động các tay chân thân tín (trong đó có Hòa - PV) xuống Quảng Ninh, “đuổi” băng nhóm Hải Phòng khỏi “xới Royal”. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, những kẻ được “huy động” như tôi vẫn không hiểu sao cuộc “huyết chiến” ấy bị dừng lại. Cũng chẳng hiểu bằng cách nào mà Long “vàng” lại chiến thắng không cần một phát súng. Từ đó, Long “vàng” lúc nào cũng giữ vị trí số 1 của toàn bộ thị phần đổi tiền, điều phối mọi hoạt động phi pháp của “xới Royal”. Trên danh nghĩa, ông Siu (một người Đài Loan nổi tiếng trong giới cờ bạc tầm cỡ) là người trực tiếp chỉ đạo Long “vàng” làm mọi chuyện. Ông Siu là người được ký hợp đồng với chủ sòng bạc Hoàng Gia (được cấp phép kinh doanh trò chơi có thưởng dành riêng cho người nước ngoài), phụ trách việc dẫn khách đến sòng “vui chơi”. Qua Long “vàng”, họ tổ chức sòng bạc và mở rộng mạng lưới khách hàng là những đại gia người Việt”.

Posted Image

Nhân viên chia bài và giám sát

SAO ĐỔI NGÔI

Vụ án “con bạc triệu đô” Ngô Thanh Lam chỉ là một điển hình cho cái “chết bất đắc kỳ tử” của các con bạc khi đã ngập sâu vào bùn lầy. Tuy nhiên, việc Lam bị “sờ gáy” khi đã thụt két ngân hàng nhiều tỷ đồng, là một chuyện tày đình, chưa từng xảy ra trong hệ thống ngân hàng. Kẽ hở nào để cho Lam rút tiền với số lượng lớn khủng khiếp như thế mà không bị phát hiện? Đến giờ, điều đó vẫn còn là bí mật. Hồ sơ vụ án thể hiện, Long “vàng” chính là kẻ “bơm phỉnh” vô tội vạ cho Lam mỗi khi hắn mò xuống “xới”. Lam thắng bạc, Long “vàng” lập tức cử vệ sĩ áp tải tiền về tận Hà Nội. Hôm nào Lam thua bạc, sẽ có người của Long “vàng” ở Hà Nội đến tận cơ quan Lam làm việc để “lĩnh” tiền trả cho nhà cái. Trong cơn say bạc, Lam đã quên mất mình lúc nào không biết.

Những tưởng sau khi Long “vàng” bị đi tù cùng vụ với Lam, hàng loạt nhân vật có máu mặt trong “xới Royal”, trong đó có Hùng “rô” cũng bị điểm mặt... nhưng không. Các “con bạc” cho biết: “Thời điểm “nhạy cảm” nhất, “xới” chỉ tạm ngưng một thời gian để sắp xếp, định hình lại. Ông Siu “cao chạy, xa bay” về nước, Long “vàng” đi tù. Cuộc “đổi ngôi” bắt đầu. Hùng “rô” chẳng cần “đổ máu” vẫn “chễm chệ” ở vị trí quan trọng của “xới Royal” đến bây giờ”.

Posted Image

Bố anh Nguyễn Điều Độ (cán bộ hải quan Hải Phòng bị giang hồ bắn chết trên đường từ casino về nhà) đã bỏ ra nhiều năm để đi tìm sự thật

Liên quan đến những cuộc tranh giành đẫm máu, chiếm thị phần đổi tiền trong các sòng bài khét tiếng như Royal và Đồ Sơn Casino..., chúng tôi lặn lội đến TP. Hải Phòng, tìm gia đình anh Nguyễn Điều Độ - cán bộ hải quan TP. Hải Phòng, bạn của Huân “béo”, đã bị giang hồ bắn chết giữa đường hồi tháng 7/2007. Thật bất ngờ, hơn bốn năm rồi nhưng bản án phúc thẩm xét xử Lưu Thế Nhương và đồng bọn đã bắn chết anh Độ, vẫn không được gia đình nạn nhân chấp nhận. Mới đây nhất, Viện Kiểm sát Tối cao tiến hành xem xét kháng nghị đối với vụ án này. Điều khiến người cha đã 80 tuổi của anh Độ lọ mọ tìm đến “cửa quan” không chỉ nằm ở cái chết tức tưởi của con trai, mà còn là để tố cáo một tổ chức mafia tồn tại ở Casino Đồ Sơn - Hải Phòng. Cũng là một sòng bạc chỉ dành cho người nước ngoài, nhưng Casino Đồ Sơn thường xuyên mở cửa cho những “con bạc” Việt giống như Casino Royal. Tuy nhiên, lượng khách đến Casino Đồ Sơn đông và hỗn tạp hơn khách hàng ở “xới Royal”.

Ông Nguyễn Văn Trình (bố anh Độ) kể: “Con trai tôi thường xuyên có mặt trong các sòng bạc lớn như Casino Royal và Đồ Sơn, vì nó biết tường tận những bí mật về hoạt động mafia các tổ chức băng nhóm tội phạm, sự bảo kê và tranh giành thị phần đổi tiền của sòng bạc này. Trước khi chết, Độ nhiều lần cùng anh trai lên Hà Nội gặp những người có trách nhiệm ở Bộ Công an, nhằm tố cáo những hoạt động phi pháp tại Casino Đồ Sơn. Tôi nghi ngờ kết luận của Công an TP. Hải Phòng về cái chết của Độ chỉ đơn thuần là hiềm khích cá nhân với đối tượng Nhương. Tôi làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra cấp cao hơn mở cuộc điều tra lại để làm rõ những khuất tất trong vụ án. Với những lời khai tại nhiều bút lục của các đối tượng, tôi nghi ngờ việc bắn chết Độ vì mục đích chính là để... “diệt khẩu”. Hiện còn nhiều đối tượng liên quan đến cái chết của con tôi vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”.

NHÓM PHÓNG VIÊN PHÁP LUẬT

Ai chống lại chỉ đạo của Chính phủ?

Posted Image

Sau vụ án “tham ô tài sản (gần nửa triệu USD - PV) đi đánh bạc” của Ngô Thanh Lam mà chúng tôi đã nói ở trên, ngày 1/9/2004, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4570/VPCP-V.I như sau: “Xét báo cáo của Bộ Công an (số 745/ BCA-CAHN ngày 14/5/2004), UBND tỉnh Quảng Ninh (số 1359/UB ngày 5/7/2004) và ý kiến của Bộ Kế hoạch đầu tư (số 76 BKH/ĐTNN ngày 10/8/2004) về xử lý vi phạm của Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia, liên quan đến việc để người Việt Nam tham gia trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài; Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: “Bộ Kế hoạch đầu tư, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh, quyết định xử phạt cảnh cáo đối với Công ty Hoàng Gia để người Việt Nam tham gia trò chơi có thưởng cho người nước ngoài. Nếu tiếp tục bị các cơ quan chức năng phát hiện tái phạm (kể cả hình thức kiểm tra đột xuất) sẽ kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với loại hình này của công ty. Văn phòng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện chỉ thị này”.

==================================

Thâm nhập sòng bạc 5 sao dành cho người Việt

Kỳ cuối: Những con bạc trắng tay

28/09/2011 14:00

PN - Tôi cứ ám ảnh mãi cái nhìn đẫm nước mắt của Nam - một “công tử” Nam Định, khi nhắc đến sự tan vỡ của gia đình mình. Mẹ Nam là con bạc có thâm niên ở “xới Royal”, bà ngập sâu vào cờ bạc đến nỗi bố Nam cũng phải chào thua. Nam từng “dấn thân” vào sòng bạc này vì mục đích “cảnh tỉnh” mẹ mình nhưng sau đó, chính cậu đã cùng mẹ “đốt” hết gia sản trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Chuyện Báu “xịt”, mẹ Nam, suýt bỏ mạng ở Royal sau một đêm thua cả trăm ngàn đô, được các con bạc kể lại như một “sự tích” bi hài. Giờ có mấy ai biết Báu “xịt”, đại gia xứ Nam Định đang phải sống dật dờ trong một căn nhà nhỏ, ẩn sâu trong con ngõ hẹp trên đường Trần Khát Chân, Hà Nội...

ĐIỂM MẶT NHỮNG “ĐẢ NỮ”

“Xới Royal” có hai “đả nữ” đều tên Báu. Để phân biệt, dân cờ bạc gọi họ là Báu “nổ” và Báu “xịt”. Dân chơi thường không quan tâm đến họ tên khai sinh của những nhân vật đến đây, chỉ quan tâm đến đặc điểm nổi bật nhất để dễ nhận dạng. Bà Báu “nổ” ở Royal chỉ “dưới cơ” Hùng “rô”, nhưng “trên cơ” muôn người. Trước thời điểm chúng tôi thâm nhập “xới”, Báu “nổ” vẫn giữ vai trò “đại lý” đổi tiền (còn gọi là roling), dẫn khách ăn tiền “nhà cái”. Báu “nổ” bắt đầu có tích và nổi tiếng sau vụ “ôm bảo hiểm” trong xới bị “nổ tung”, mất tiền tỷ vẫn “vui như tết”. Bà chơi khá “ngông”, vui nhộn và đồng bóng. So với những người phụ nữ thường xuyên có mặt trong “xới Royal”, Báu “nổ” sính thời trang hàng chợ, đặc sệt kiểu dân chơi tỉnh lẻ. Áo vằn vèo họa tiết, vừa đính kim tuyến, vừa gắn đá tứ tung. Lần nào Báu “nổ” xuất hiện, cũng với áo khoét sâu cổ, lộ bộ ngực đồ sộ, quần phải bó sát với chất liệu bóng. Lối trang điểm của Báu “nổ” cũng khác người. Dù ở tuổi trung niên, thân hình đẫy đà, ngồn ngộn với số đo các vòng gần bằng nhau, nhưng Báu “nổ” luôn xuất hiện với mái tóc dài, ép thẳng đuột; mặt “đắp” một lớp phấn dày cộp. Được cái, Báu “nổ” không phải là con bạc nghiện ngập và dễ dàng đốt gia sản như Báu “xịt”. Thỉnh thoảng buồn tay, Báu “nổ” chỉ đặt ván vài ngàn USD cho vui. Việc chính của bà là kiếm tiền từ con bạc.

Báu “nổ” là đại gia Hà Nội, chủ nhân của rất nhiều nhà trên phố cổ hẳn hoi. Báu “nổ” và Mai “phong” hay đi với nhau nhưng Mai “phong” có phong thái sang trọng hơn hẳn Báu “nổ”. Là chủ nhân của rất nhiều khách sạn mi ni trên phố cổ, bà Mai “phong” còn nổi như cồn bởi những mánh lới kinh doanh bất động sản, cho vay, hỗ trợ các con bạc trong xới. Giới đỏ đen nhớ đến sự có mặt của bà Mai “phong” và bà Lành (Hải Phòng) như một phao cứu sinh mỗi khi “đen đủi” cháy túi. Gọi một cách sang trọng, thì đó là “nghề tín dụng” trong “xới” bạc. (“bơm tín dụng đen” - một nghề đặc trưng của giới đỏ đen, tức là cho vay nặng lãi, khi cần thì có đội quân giang hồ xiết nợ). Bà Lành vốn là nhân vật khét tiếng ở Casino Đồ Sơn, thỉnh thoảng “mò” sang Royal chơi bạc cho đỡ “vật”. Có một điều rất lạ, những người đàn bà ở xới này, nếu không phải là con bạc say máu, thì hoặc rất giàu có, hoặc rất tay chơi, nhiều tiền đến nỗi không biết tiêu gì cho hết.

Nhân vật Báu “xịt” trước đây cũng “hoành tráng” lắm, nhà lầu, xe hơi rải từ Nam Định lên Hà Nội, nhưng giờ chỉ còn mỗi một căn nhà bé tẹo, do cậu con trai tu tỉnh sớm mà lẳng lặng giữ lại được. Tất cả chỉ vì Báu “xịt” rất mê cờ bạc, khi “say đòn” rồi thì “bán trời không văn tự”...

Hai nhân vật đã giúp tôi thâm nhập Royal nhiều lần, không có chút nghi ngờ tôi. Những bữa tối với hóa đơn thanh toán vài trăm USD mà tôi chi trả, dường như đã khiến họ thỏa mãn với khả năng chịu chơi của “cô em”. Tôi tôn trọng sự chân thật của Huân “béo”, hắn nhiều lần khuyên tôi đừng chơi. Hắn sợ tôi “nghiện” cờ bạc như nhiều người đàn bà hắn gặp trong xới. “Đàn bà nghiện những tật xấu của đàn ông, thảm lắm em ạ!” - Huân nói. Đời Huân cũng trải qua nhiều thăng trầm, từng là đại gia sở hữu nhiều bất động sản và một công ty lớn nhưng Huân đã đốt hết gia tài vào “xới Royal”. Đã có lúc Huân trắng tay, từng gục ngã, rồi đứng lên làm lại cuộc đời. Huân thú nhận: “Cơn nghiện casino vẫn đeo bám tôi. Phải học cách chung sống hòa bình với nó bằng việc đến “xới Royal” theo một lịch trình nhất định và cơ số tiền nhất định. Tôi không cho phép mình vi phạm nguyên tắc này”.

Trong một bữa tối gần nhất trước khi vào “xới”, giữa ba chúng tôi có một cuộc cá cược lớn. Huân “béo” khẳng định, nếu tôi “bập” vào cờ bạc, sẽ nghiện không dứt ra được trong vòng một tuần. Tôi thì khẳng định chỉ chơi bời thôi chứ không nghiện. Hòa “lác” đứng giữa, chứng kiến cuộc cá cược với giải thưởng là một chuyến du thuyền ra biển năm ngày. Tôi thận trọng từng chi tiết nhỏ để không lộ ra mình là nhà báo và mục đích của mình là gì. Mỗi ngày, tiền hoa hồng của những người ngồi ở vị trí “chóp bu” của “sòng” không dưới năm trăm triệu đồng, tôi biết mình động đến “miếng ăn” của họ, hẳn khó bề yên thân. Nhưng, tôi đã bị ám ảnh khi thử đặt mình vào thân phận của những “nạn nhân gián tiếp” như vợ, con của tử tù Ngô Thanh Lam. Tôi từng nghẹn ngào khi ngồi tâm sự cùng con trai của Báu “xịt”. Những giọt nước mắt của họ làm tôi lặng người.

Posted Image

Những giọt nước mắt của họ đã làm tôi lặng người (trong ảnh: bố của Nguyễn Điều Độ và vợ của tử tù Ngô Thanh Lam)

“ĐỐT NHÀ HAI ĐẦU”

Có trong tay những tư liệu sống động về hoạt động phi pháp của “xới Royal”, tôi trở về Hà Nội, tìm gặp những “nạn nhân”, trong vai người nhà của một con bạc đang... “mất tích”. Nam, con trai Báu “xịt”, hiện đang làm việc ở một tiệm cắt tóc nổi tiếng trên phố Triệu Việt Vương (Hà Nội). Trước khi “sụp đổ” ở Royal, người đàn bà đó chỉ còn biết lấy con trai ra “khoe mẽ” với mọi người. Bà ta từng bị chồng bỏ vì mê cờ bạc, con trai không nhận vì không thể kéo mẹ ra khỏi “xới Royal”. Đến khi không còn chốn nương thân, bà mới may mắn được sống trong sự tha thứ, đùm bọc của các con mình… Gặp Nam sau một ngày làm việc trở về, nụ cười rạng rỡ, chân thành của cậu đã tạo được thiện cảm cho tôi. Biết tôi đang đi tìm người chồng mê cờ bạc hơn vợ con, đã bán hết gia sản để đánh bạc, Nam chia sẻ: “Chị ạ, không có cách nào khác để kéo chồng chị ra khỏi cơn “say” này, ngoài sự giác ngộ của chính anh ta. Hồi nhà em còn là tỷ phú, em đang học lớp 11 thì được mẹ đưa vào “xới Royal” chơi. Em từng mê mệt một người đàn bà hơn 30 tuổi, đẹp mê hồn, ngồi một mình ở cái bàn VIP, đánh hàng trăm ngàn USD một lần. Mặt chị ấy vô hồn khi thua hàng tỷ đồng, cũng chẳng vui khi thắng bạc. Hồi đó, em chưa đủ lớn để hiểu vì sao chị ấy lại “bệ rạc” thế. Nhưng, em đã biết đau khi thấy mẹ mình trở nên tồi tệ trong mắt em và gia đình. Bố em sau khi bất lực vì không can nổi mẹ đã đi lấy vợ khác. Gia đình bố giờ ổn lắm. Làm ăn chân chính bao giờ cũng hạnh phúc và bình yên. Em khuyên mẹ không được, sau đó chính em cũng bị thứ ánh sáng ma mị của sòng bài làm cho mê hoặc. Thầy cô, bạn bè nhiều lần khuyên can, kéo em quay về cuộc sống bình thường, nhưng em bỏ qua tất cả. Em nhớ mãi câu nói của một người thầy khi em rời ghế nhà trường: “Gia đình em hai người mê cờ bạc, khác gì đốt nhà hai đầu, thầy rất tiếc cho em”. Quả nhiên, vận đen đến rất nhanh. Em và mẹ thi nhau “đốt” hết gia sản vào “xới Royal”. Hàng chục ngôi nhà ở Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng... thi nhau bốc hơi. Chiếc siêu xe em vẫn đi học hàng ngày cũng bay mất. Thời điểm sa ngã, đối với em 100.000đ hay 100.000 USD, có giá trị như 1.000đ lẻ”.

May mắn cho bà Báu “xịt”, Nam thức tỉnh cũng rất nhanh. Cậu lẳng lặng giữ cho mình một mảnh đất ở Quảng Ninh, không cho mẹ biết. Nam rủ mẹ thoát ra khỏi Royal không được, bèn một mình bỏ xới theo học nghề làm tóc với một nhà tạo mẫu tóc khá nổi tiếng. Hiện Nam đã được đứng ở vị trí cắt tóc chính, thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng. Tôi đề nghị Nam đưa về nhà gặp bà Báu “xịt”, nhưng cậu gạt đi và nói: “Em xin chị ạ! Em khó khăn lắm mới giữ được cho mẹ em quên cờ bạc, giờ lại nhắc đến “Royal” là mẹ em lại lên cơn “vật” ngay. Em đang cố gắng xây dựng lại cuộc sống bình thường của gia đình mình, dù khá vất vả để nuôi một đứa em gái học cấp III và một người mẹ không biết làm gì ngoài... đánh bạc”.

Khi loạt bài này chuẩn bị được đăng, tôi đã có cuộc gặp khá đặc biệt với chị T. - vợ của tử tù Ngô Thanh Lam. Chị T. nói: “Tôi không dám nhắc đến các cụm từ như Quảng Ninh, Hạ Long hay tên cái nơi được gọi là khách sạn hạng sang ấy. Tôi từng đau khổ đến mức tưởng không sống nổi nữa khi biết tin chồng mình phạm tội tày đình. Trước khi ngập sâu vào cờ bạc, anh Lam lừa tôi là đang cùng bạn bè thực hiện một dự án ở Quảng Ninh, mỗi ngày sau giờ làm việc là anh ấy lại đi xuống đó. Vậy mà, khi ra tòa, nhìn Bạch Hồng - người tình của anh ấy đứng trước vành móng ngựa với vẻ hết sức tiều tụy, không có người nhà chăm lo, tôi xót quá, bảo người nhà đi mua cái gì cho cô ấy ăn. Bạn bè mắng tôi là điên, là ngu... nhưng tôi nghĩ đơn giản, ai làm nấy chịu tội thôi. Mong cô ta biết xấu hổ khi nghĩ đến tôi và hai đứa con côi cút”.

Lại nói về Nguyễn Thị Bạch Hồng, sau thời gian “trả giá” cùng người tình, tháng 8/2007, cô lại vướng vào đường dây “môi giới bán dâm” do Dương Ngọc Hoa cầm đầu. Đây là đường dây bán dâm chuyên nghiệp, quy tụ nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, trong đó có cả Hiền “chèo”. Vụ án bị phát hiện ở Tuần Châu - Quảng Ninh, do Công an Hà Nội điều tra.

Huân “béo” nói: “Dân chơi phát hiện ra một quy luật đầy hài hước, cay đắng. Người thật mang tiền thật vào casino đổi lấy những đồng nhựa (phỉnh), sau một hồi chơi “đồ hàng” với “nhà cái” thì mất nốt những đồng nhựa ấy và ra về tay không. Cô cứ tìm hiểu đi, bất cứ casino nào cũng có hai con đường ra - vào độc lập. Casino Royal Quảng Ninh cũng vậy, đường vào có người gác nghiêm trang, ánh sáng lung linh, huyền ảo, âm nhạc réo rắt, mời chào... nhưng đường ra thì mịt mờ lắm”. Tôi băn khoăn mãi, liệu đó có phải là yếu tố phong thủy, hay chỉ là nơi ấy không muốn người vào hào hứng, gặp kẻ ra thất thần? Lúc rời Casino Royal bằng con đường ra tối tăm, mịt mù, tôi lại nghĩ đến kết cục đau lòng và những cái chết như tử tù Ngô Thanh Lam...

Nhóm PV Pháp luật

NHỮNG NGÀY LOẠT BÀI NÀY ĐƯỢC ĐĂNG TẢI, ĐIỆN THOẠI CỦA CHÚNG TÔI “NÓNG BỎNG” NHỮNG CUỘC GỌI. NGƯỜI CHIA SẺ, ĐỘNG VIÊN, NGƯỜI THÌ “ĐỀ NGHỊ” CHÚNG TÔI DỪNG LẠI VÌ ĐỘNG CHẠM ĐẾN “NGƯỜI QUEN’’ CỦA HỌ. “TỆ” HƠN, CÓ KẺ GỌI ĐIỆN ĐE DỌA PHÓNG VIÊN VÀ CHO NGƯỜI ĐEO BÁM... TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH LÀM ĐỀ TÀI NÀY, CHÚNG TÔI BIẾT RÕ HƠN AI HẾT, THẾ LỰC MÀ MÌNH “ĐỤNG” ĐẾN LÀ AI? HỌ CÓ THẾ LỰC NHƯ THẾ NÀO? NHƯNG, TỪ HÌNH ẢNH NHỮNG ĐỨA TRẺ MẤT CHA, MẤT MẸ, NHỮNG GIA ĐÌNH TAN TÁC TRONG VÒNG XOÁY ĐỎ ĐEN... CHÚNG TÔI MUỐN GIÓNG LÊN HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH XÃ HỘI.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tham thì thâm.

Phật đã bảo thầm là chớ có tham"

*

"Cửa trời, trời lại lấy đi.

Giương đôi mắt ếch, làm chi được trời"

y là các cụ bảo thế chứ Thiên Sứ tui thì chẳng biết cái gì!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề xuất các phương án phân làn mới

Theo TS Đỗ Quốc Cường, nếu tách hoàn toàn xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn ở Hà Nội thì giao thông tại nút sẽ phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn.

Hàng loạt sai phạm trong ngày đầu phân làn

* Ảnh: Các phương án phân làn hiện đại

Trước tình trạng giao thông lộn xộn trên những tuyến phố vừa được phân làn, TS Đỗ Quốc Cường, bộ môn Đường bộ (khoa Công trình) - ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra các phương án phân làn đường tại nút giao thông ở thành phố.

Theo TS Cường, những đề xuất này được nghiên cứu dựa trên việc phân tích hiện trạng về giao thông hiện nay, kinh nghiệm phân làn đường lần trước cũng như kinh nghiệm của một số nước.

Hiện nay, giao thông trên nhánh nút đang là giao thông hỗn hợp (ôtô, xe máy đi cùng làn). Ưu điểm của cách tổ chức giao thông này là không cần nhiều nỗ lực trong thiết kế nút giao thông, quy tắc giao thông đơn giản nhưng lại có rất nhiều nhược điểm như chất lượng dòng xe thấp, không an toàn, khả năng thông qua thấp, gây nhiều xung đột và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông tại nút.

Posted Image

Cách phân làn giao thông phổ biến hiện nay.

"Nếu chúng ta tách hoàn toàn giao thông xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn hiện nay thì giao thông tại nút lại càng trở nên phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn. Điều này đã được chứng minh bằng sự thất bại trong việc phân làn đường năm 2008 tại đường Trần Khát Chân", TS Cường nói.

Từ đó, TS Đỗ Quốc Cường đưa ra ý tưởng "tách không hoàn toàn" giữa giao thông xe máy và ôtô để áp dụng vào các thành phố lớn ở Việt Nam. Hướng chủ đạo của ý tưởng này là tạo ra một khoảng chờ ở phía trước cho xe máy tại nút.

Khi tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, ôtô phải dừng trước vạch dừng dành riêng ở phía sau (phần làn xe không được sơn màu đỏ). Còn xe máy được đi lên vào đợi ở khoảng diện tích chờ ở phía trên (phần đường sơn màu đỏ). Khi đèn bật xanh, xe máy đi trước, ôtô đi sau. Điều này giúp việc lưu thông diễn ra "ngăn nắp" hơn so với làn xe hỗn hợp.

Posted Image

Giải pháp phân làn được TS Đỗ Quốc Cường đề xuất.

"Chỉ cần ôtô đi đúng phần đường và chờ trước vạch dừng của mình, xe máy sẽ tự động tiến lên làn chờ ở phía trước như đã thiết kế. Điều này rất phù hợp với hành vi của người điều khiển xe máy tại nút giao thông, đó là luôn luôn tìm khoảng trống để đỗ trước ôtô trong khi chờ đèn đỏ. Còn người lái ôtô sẽ chấp thuận quy tắc đó vì bản thân họ cũng không muốn bị xe máy "vây quanh" trong thời gian chờ đèn đỏ như hiện nay", TS Cường nói về tính khả thi của quy tắc giao thông mới.

Cũng theo chuyên gia đường bộ này, nếu được thí điểm kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả an toàn giao thông và chất lượng giao thông tại nút, góp phần làm giảm ùn tắc, nâng cao khả năng thông qua của nút và nâng cao khả năng phục vụ của đường.

Ông Cường khẳng định, nếu thí điểm, kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của người tham gia giao thông vì nó tận dụng được thời gian đèn đỏ để tạo ưu tiên cho xe máy ở nhánh nút, nhờ đó giao thông sẽ diễn ra trật tự hơn so với điều khiển giao thông hỗ hợp như hiện nay. Bình đồ nút giao thông sẽ được chỉnh sửa theo mô hình mới bằng cách dùng vạch sơn để giảm thiểu tối đa việc phá dỡ nút hiện có.

Tiến Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm xung đột gây tắc đường không phải ở chỗ phân làn như thế nào. Cho nên phân làn kiểu gì cũng vẫn tắc đường. Không tin quy vị cứ thử xem.

Đề xuất các phương án phân làn mới

Theo TS Đỗ Quốc Cường, nếu tách hoàn toàn xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn ở Hà Nội thì giao thông tại nút sẽ phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn.

Hàng loạt sai phạm trong ngày đầu phân làn

* Ảnh: Các phương án phân làn hiện đại

Trước tình trạng giao thông lộn xộn trên những tuyến phố vừa được phân làn, TS Đỗ Quốc Cường, bộ môn Đường bộ (khoa Công trình) - ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra các phương án phân làn đường tại nút giao thông ở thành phố.

Theo TS Cường, những đề xuất này được nghiên cứu dựa trên việc phân tích hiện trạng về giao thông hiện nay, kinh nghiệm phân làn đường lần trước cũng như kinh nghiệm của một số nước.

Hiện nay, giao thông trên nhánh nút đang là giao thông hỗn hợp (ôtô, xe máy đi cùng làn). Ưu điểm của cách tổ chức giao thông này là không cần nhiều nỗ lực trong thiết kế nút giao thông, quy tắc giao thông đơn giản nhưng lại có rất nhiều nhược điểm như chất lượng dòng xe thấp, không an toàn, khả năng thông qua thấp, gây nhiều xung đột và là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông tại nút.

Posted Image

Cách phân làn giao thông phổ biến hiện nay.

"Nếu chúng ta tách hoàn toàn giao thông xe máy và ôtô như đang thí điểm phân làn hiện nay thì giao thông tại nút lại càng trở nên phức tạp vì tạo ra nhiều điểm xung đột hơn. Điều này đã được chứng minh bằng sự thất bại trong việc phân làn đường năm 2008 tại đường Trần Khát Chân", TS Cường nói.

Từ đó, TS Đỗ Quốc Cường đưa ra ý tưởng "tách không hoàn toàn" giữa giao thông xe máy và ôtô để áp dụng vào các thành phố lớn ở Việt Nam. Hướng chủ đạo của ý tưởng này là tạo ra một khoảng chờ ở phía trước cho xe máy tại nút.

Khi tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, ôtô phải dừng trước vạch dừng dành riêng ở phía sau (phần làn xe không được sơn màu đỏ). Còn xe máy được đi lên vào đợi ở khoảng diện tích chờ ở phía trên (phần đường sơn màu đỏ). Khi đèn bật xanh, xe máy đi trước, ôtô đi sau. Điều này giúp việc lưu thông diễn ra "ngăn nắp" hơn so với làn xe hỗn hợp.

Posted ImageGiải pháp phân làn được TS Đỗ Quốc Cường đề xuất.

"Chỉ cần ôtô đi đúng phần đường và chờ trước vạch dừng của mình, xe máy sẽ tự động tiến lên làn chờ ở phía trước như đã thiết kế. Điều này rất phù hợp với hành vi của người điều khiển xe máy tại nút giao thông, đó là luôn luôn tìm khoảng trống để đỗ trước ôtô trong khi chờ đèn đỏ. Còn người lái ôtô sẽ chấp thuận quy tắc đó vì bản thân họ cũng không muốn bị xe máy "vây quanh" trong thời gian chờ đèn đỏ như hiện nay", TS Cường nói về tính khả thi của quy tắc giao thông mới.

Cũng theo chuyên gia đường bộ này, nếu được thí điểm kế hoạch sẽ mang lại hiệu quả an toàn giao thông và chất lượng giao thông tại nút, góp phần làm giảm ùn tắc, nâng cao khả năng thông qua của nút và nâng cao khả năng phục vụ của đường.

Ông Cường khẳng định, nếu thí điểm, kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của người tham gia giao thông vì nó tận dụng được thời gian đèn đỏ để tạo ưu tiên cho xe máy ở nhánh nút, nhờ đó giao thông sẽ diễn ra trật tự hơn so với điều khiển giao thông hỗ hợp như hiện nay. Bình đồ nút giao thông sẽ được chỉnh sửa theo mô hình mới bằng cách dùng vạch sơn để giảm thiểu tối đa việc phá dỡ nút hiện có.

Tiến Dũng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm xung đột gây tắc đường không phải ở chỗ phân làn như thế nào. Cho nên phân làn kiểu gì cũng vẫn tắc đường. Không tin quy vị cứ thử xem.

==========================

Thưa Sư Phụ con suy nghĩ.

Đối với Giao thông đường bộ tại Hà Nội bây giờ: Đường - thuộc Dương có trước, Người tham gia giao thông - thuộc Âm có sau.

Đường chật (nhỏ), Người đông =>> Âm khắc Dương =>> Loạn (tắc đường).

Do vậy vấn đề để giải quyết khỏi tắc đường bây giờ theo con nghĩ là nên nhanh chóng đưa trường học, bệnh viện, một số trụ sở cấp quận dãn đều ra các khu vực lân cận, còn giải pháp dùng xe công cộng thì con nghĩ không cần thiết thời điểm bây giờ (Sau này TP phát triển lên Ba Vì thì dùng xe Bus cũng chưa muộn).

Quên: Mà vốn bây giờ có có đâu mà xây dựng Cơ sở Hạ tầng nhỉ, nạm phát thì tiền trong dân nhiều không huy động được, kinh tế thế giới thì khủng hoảng vay thêm nữa thì ai cho, mà đang còn phải còng lưng mà trả nợ nữa chứ, ôi thật là khó. Thế hệ con của con sau này chắc nó chửi đời bố dốt, hic.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

==========================

Thưa Sư Phục con suy nghĩ.

Đối với Giao thông đường bộ tại Hà Nội bây giờ: Đường - thuộc Dương có trước, Người tham gia giao thông - thuộc Âm có sau.

Đường chật (nhỏ), Người đông =>> Âm khắc Dương =>> Loạn (tắc đường).

Do vậy vấn đề để giải quyết khỏi tắc đường bây giờ theo con nghĩ là nên nhanh chóng đưa trường học, bệnh viện dãn đều ra các khu vực lân cận, còn giải pháp dùng xe công cộng thì con nghĩ không cần thiết thời điểm bây giờ (Sau này TP phát triển lên Ba Vì thì dùng xe Bus cũng chưa muộn).

Quên: Mà vốn bây giờ có có đâu mà xây dựng Cơ sở Hạ tầng nhỉ, nạm phát thì tiền trong dân nhiều, kinh tế thế giới thì khủng hoảng vay thêm nữa thì ai cho, mà đang còn phải còng lưng mà trả nợ nữa chứ, ôi thật là khó. Thế hệ con của Con của con sau này chắc nó chửi đời cho dốt, hic.

Trực giác thân mến.

Xét theo phương diện lý học thì Trực giác phân tích đúng phần đầu:

Con đừơng được xây dựng bởi nhu cầu đi đường - nó là Âm so với thời điểm nhu cầu (Dương) xuất hiện. Nhưng trong quá trình tồn tại thì nhu cầu lại phát triển và con đường có trước nhu cầu sau đó, nên nó lại là Dương so với nhu cầu thực tế phát sinh sau đó (Âm). Dương tịnh - Âm Động theo Lý học Lạc Việt. Bởi vậy Âm thịnh - tức nhu cầu thực tế phát sinh sau đó thịnh thì Dương tất suy so với Âm hiện trạng (con đường/ Dương tịnh không thay đổi so với xe cộ / Âm Động phát triển). Âm thịnh Dương suy tắc loạn.

* Do đó việc đưa xe buýt vào tham gia giao thông ở phần đường đã có trước đó là Âm cực thịnh và Dương cực suy.

* Phân làn trực tiếp lên các con đường có sẵn làm Dương bị xâm phạm. Âm càng vượng.

* Cấm - (Lệnh cấm thuộc Dương) - xe máy vốn được phát triển phù hợp với thực trạng thì Dương thịnh Âm suy tắc bế.

Tóm lại đều bất cập so với cái nhìn Lý học.

Bây giờ chúng ta so sánh luật đi đường, qui định qui chế ....vv....thuộc Dương so với toàn bộ con đương và phương tiên lưu thông trên đó thì các luật lệ, qui định, qui chế thuộc Dương và các phương tiện giao thông (Gồm cả đường và xe cộ) thuộc Âm. Trong điều kiện này thì Âm Dương phải hài hòa. Tức là phải phù hợp với thực trạng và sự phát triển giao thông sau đó.

Đấy là cơ sở lý luận của Lý học, còn cụ thể thì phải tìm hiểu rõ những đoạn thường xuyên tắc đường, tai nạn và thời điểm xảy ra hiện tượng. Nó còn cần những tư liệu, văn bản cụ thể ...vv...để tham khảo. Từ đó mới để ra phương pháp cụ thể làm giao thông được khoáng đạt. Chẳng bao giờ một con sông tắc dòng chảy mà tạo nên đồng bằng phì nhiêu cả (Đó cũng là lý do trực tiếp tôi không bao giờ tán thành xây đập thủy điện. Còn lý do gián tiếp liên quan đến khí là chuyên môn sâu của Lý học). Con đường cũng vậy thôi. tắc quá cũng khó phát triển kinh tế.

Nhớ lại câu chuyên - có người hỏi tôi: Lý học có thể ứng dụng gì vào thực tế cuộc sống. Trả lời cho dễ hiểu: Ứng dụng vào tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cụ thể là việc tắc đường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực giác cảm ơn Sư phụ đã giảng thêm, Con nghĩ Lý Thuyết Âm Dương - Ngũ hành là bao trùm do đó quan trọng là chúng ta hiều gì về thực tại phải không ạ.

Chúc SP sức khỏe ạ!

==============================

Trực giác thân mến.

Xét theo phương diện lý học thì Trực giác phân tích đúng phần đầu:

Con đừơng được xây dựng bởi nhu cầu đi đường - nó là Âm so với thời điểm nhu cầu (Dương) xuất hiện. Nhưng trong quá trình tồn tại thì nhu cầu lại phát triển và con đường có trước nhu cầu sau đó, nên nó lại là Dương so với nhu cầu thực tế phát sinh sau đó (Âm). Dương tịnh - Âm Động theo Lý học Lạc Việt. Bởi vậy Âm thịnh - tức nhu cầu thực tế phát sinh sau đó thịnh thì Dương tất suy so với Âm hiện trạng (con đường/ Dương tịnh không thay đổi so với xe cộ / Âm Động phát triển). Âm thịnh Dương suy tắc loạn.

* Do đó việc đưa xe buýt vào tham gia giao thông ở phần đường đã có trước đó là Âm cực thịnh và Dương cực suy.

* Phân làn trực tiếp lên các con đường có sẵn làm Dương bị xâm phạm. Âm càng vượng.

* Cấm - (Lệnh cấm thuộc Dương) - xe máy vốn được phát triển phù hợp với thực trạng thì Dương thịnh Âm suy tắc bế.

Tóm lại đều bất cập so với cái nhìn Lý học.

Bây giờ chúng ta so sánh luật đi đường, qui định qui chế ....vv....thuộc Dương so với toàn bộ con đương và phương tiên lưu thông trên đó thì các luật lệ, qui định, qui chế thuộc Dương và các phương tiện giao thông (Gồm cả đường và xe cộ) thuộc Âm. Trong điều kiện này thì Âm Dương phải hài hòa. Tức là phải phù hợp với thực trạng và sự phát triển giao thông sau đó.

Đấy là cơ sở lý luận của Lý học, còn cụ thể thì phải tìm hiểu rõ những đoạn thường xuyên tắc đường, tai nạn và thời điểm xảy ra hiện tượng. Nó còn cần những tư liệu, văn bản cụ thể ...vv...để tham khảo. Từ đó mới để ra phương pháp cụ thể làm giao thông được khoáng đạt. Chẳng bao giờ một con sông tắc dòng chảy mà tạo nên đồng bằng phì nhiêu cả (Đó cũng là lý do trực tiếp tôi không bao giờ tán thành xây đập thủy điện. Còn lý do gián tiếp liên quan đến khí là chuyên môn sâu của Lý học). Con đường cũng vậy thôi. tắc quá cũng khó phát triển kinh tế.

Nhớ lại câu chuyên - có người hỏi tôi: Lý học có thể ứng dụng gì vào thực tế cuộc sống. Trả lời cho dễ hiểu: Ứng dụng vào tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cụ thể là việc tắc đường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trực giác cảm ơn Sư phụ đã giảng thêm, Con nghĩ Lý Thuyết Âm Dương - Ngũ hành là bao trùm do đó quan trọng là chúng ta hiều gì về thực tại phải không ạ.

Chúc SP sức khỏe ạ!

==============================

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ hoàn chỉnh mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Tôi đã nhiều lần xác định như vậy. Bởi vậy về lý thuyết nó phải giải thích được tất cả vũ trụ này và mọi vấn đề xã hội, cuộc sống, thiên nhiên và con người với khả năng tiên tri, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tắc đường chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong kho tàng kiến thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Các hiểu của Trực giác về Lý học đông phương chưa đủ sâu. Mà cần hiểu như thế này:

Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và sai lệch, nên những thế hệ sau muốn phục hồi lại học thuyết này cần phải có kiến thức tương đối tổng hợp về nhận thức thực tại và nôi dung đúng của học thuyết đó. Tức là phải dựa trên nguyên lý căn bản: Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt và cội nguồn của nó chính là nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, thưa Sư Phụ!

================================

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ hoàn chỉnh mà các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước. Tôi đã nhiều lần xác định như vậy. Bởi vậy về lý thuyết nó phải giải thích được tất cả vũ trụ này và mọi vấn đề xã hội, cuộc sống, thiên nhiên và con người với khả năng tiên tri, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tắc đường chỉ là một hiện tượng nhỏ nhoi trong kho tàng kiến thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Các hiểu của Trực giác về Lý học đông phương chưa đủ sâu. Mà cần hiểu như thế này:

Bản chất thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và sai lệch, nên những thế hệ sau muốn phục hồi lại học thuyết này cần phải có kiến thức tương đối tổng hợp về nhận thức thực tại và nôi dung đúng của học thuyết đó. Tức là phải dựa trên nguyên lý căn bản: Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt và cội nguồn của nó chính là nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng “thạc sĩ” giá 18 triệu đồng

Thứ Hai, 27/06/2011, 08:20 (GMT+7)

TT - Nhiều người rao bán: “Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...”. PV Tuổi Trẻ đã lần theo nhiều đường dây mua bán bằng giả này.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Posted Image

Vợ chồng ông Kiên (bên phải) giao dịch làm bằng thạc sĩ với khách hàng giá 18 triệu đồng tại quán cà phê trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Đức Thanh

Posted Image

Posted Image

Bằng thạc sĩ được đường dây của ông Kiên giao cho khách - Ảnh: Đức Phú

>> Dùng bằng giả có thể bị tội hình sự

>> Bỏ lọt tội phạm “sử dụng bằng giả”

Chiều 3-6, tại điểm hẹn với khách ở công viên trên đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), người đàn ông xưng tên Kiên và người phụ nữ đi cùng nhận là vợ ông ta, chủ một đường dây bán bằng giả, đon đả: “Mấy em làm bằng thạc sĩ phải không, tụi chị làm được tất cả các loại bằng của bất cứ trường ĐH nào, đảm bảo bằng, bảng điểm giống thật 100%, bao đi công chứng”.

Chỉ đặt cọc 2 triệu đồng

Ông Kiên cho biết: “Làm bằng thạc sĩ giá 18 triệu đồng, chỉ cần bốn ngày là xong”. Thấy khách có vẻ phân vân, vợ ông ta liền lấy trong cặp ra một tấm bằng để chứng minh: “Đây là bằng ĐH chính quy hẳn hoi! Anh chị mới làm cho cô này để bổ túc hồ sơ cá nhân”.

Tấm bằng mà vợ ông Kiên đưa cho khách xem ghi tên cử nhân là Nguyễn Thị Hiệp, tốt nghiệp cử nhân luật năm 2009 tại một trường ĐH ở Hà Nội, xếp loại khá, hệ chính quy. Ông ta quảng cáo ngoài dịch vụ làm bằng thạc sĩ, ông còn nhận làm các loại bằng cử nhân, kỹ sư, tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Anh các loại... “Nếu làm bằng thạc sĩ, bên em đặt cọc cho anh 2 triệu đồng, hai bản photo CMND và ba tấm hình 3x4 của người làm bằng”.

Sau khi thỏa thuận, vợ ông Kiên cầm một tờ giấy yêu cầu đọc thông tin người cần làm bằng để bà ta ghi lại. Theo cam kết trong giấy, bà ta nhận: “Làm bằng cho anh Trần Quang Công, quê ở Nam Định, thạc sĩ kinh tế ngành kế toán - kiểm toán, tốt nghiệp năm 2010”. Ông Kiên khẳng định: “Muốn làm bằng loại giỏi tụi anh cũng làm được. Nhưng tốt nhất là loại khá thôi, chứ xếp loại giỏi thì nhiều người tò mò, dễ bị lật tẩy lắm”. Nhận tiền cọc 2 triệu đồng xong, vợ ông Kiên viết một giấy biên nhận: “Làm bằng thạc sĩ cho anh Công, giá 18 triệu đồng, mới đặt cọc 2 triệu đồng chẵn, bốn ngày sau nhận bằng (thứ sáu giao)...”. Sau đó, người phụ nữ này ký thay cho chồng, với họ tên đầy đủ là Nguyễn Trung Kiên.

Còn ông Long, chủ một đường dây làm bằng thạc sĩ tại P.11, Q.Gò Vấp, ra giá: “Làm bằng thạc sĩ giá 25 triệu đồng, đảm bảo giống y như thật, sau năm ngày giao bằng”. Ông này cũng yêu cầu khách đặt cọc 2 triệu đồng để làm tin. “Chỗ tui làm bằng rất uy tín. Số điện thoại của tui quảng cáo đầy trên mạng. Đúng hẹn sẽ có bằng cho mấy anh”. Yêu cầu ông ta viết giấy nhận tiền và cho xem CMND, ông Long rút ngay CMND đặt trên bàn mang tên Nguyễn Văn Hiệp, nguyên quán ở Nghệ An, thường trú ở Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận. CMND này là giả vì không có dấu mộc đóng chìm đè lên ảnh.

Một đường dây chuyên nhận làm bằng giả khác ở Q.10 khá quy mô, có hệ thống chân rết ở các tỉnh do hai người đàn ông tên Phong và Nam là đầu mối. Khi nghe khách yêu cầu “cần làm bằng tiến sĩ khoa học, chuyên ngành công nghệ thực phẩm của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM”, ông Nam đồng ý ngay. “Làm bằng tiến sĩ phải đặt cọc 1 triệu đồng, giá 18 triệu đồng, sau ba ngày sẽ giao bằng tận nơi cho khách. Còn làm bằng thạc sĩ, ĐH... thì không cần tiền cọc, chỉ đưa CMND gốc, hai tấm hình 3x4” - ông Nam nói. Theo ông ta, phôi bằng của đường dây này cung cấp là phôi thật 100%. Nếu cần, người của ông sẵn sàng dẫn khách đi công chứng xong mới nhận tiền.

Tìm cơ hội “thăng quan tiến chức”

Đúng bốn ngày sau khi đặt cọc tiền, ông Kiên điện thoại báo: “Bằng xong rồi, 8g sáng mai lên cầu Thị Nghè nhận. Nhớ mang tiền đầy đủ, anh không thích dây dưa”. Sáng 10-6, ông ta không đến giao bằng mà cử một người đàn ông gọi điện: “Vợ chồng ông Kiên về quê có việc, tui là người giao bằng thạc sĩ tại cầu Thị Nghè”.

Khoảng một giờ sau, tại điểm hẹn, một người đàn ông chạy xe Dream II màu nâu trờ tới hỏi: “Lấy bằng phải không?”. Người này tự xưng tên Tuấn, chuyên đi giao bằng cho ông Kiên. Biển số xe của ông ta bị cắt đôi và được ghép lại từ hai biển số khác nhau. Ông Tuấn mở bọc nilông màu đen lấy ra tấm bằng thạc sĩ, bảng điểm các môn học cho khách kiểm tra. Bằng thạc sĩ mới tinh mang tên Trần Quang Công, tốt nghiệp ngày 10-8-2010, chuyên ngành kế toán - kiểm toán, số điểm luận văn là 7,4, xếp loại khá. Trên tấm bằng có dấu mộc giống y của Trường ĐH Kinh tế, chữ ký mang tên hiệu trưởng là PGS.TS Phạm Văn Năng.

Theo ông Kiên và nhiều chủ đường dây chuyên làm bằng giả, những người mua bằng chủ yếu để hợp thức hóa hồ sơ cá nhân xin việc, hợp thức hóa bằng cấp còn thiếu, nâng bậc, nâng lương... Nhiều người đã “quen biết” trước, có “bôi trơn” với cơ quan đến xin việc nên chỉ cần nộp bằng cử nhân, thạc sĩ vào để hợp thức hóa. Tất nhiên, khi có bằng thạc sĩ mức lương sẽ được xếp cao hơn nếu đúng chuyên ngành. Khá nhiều người đi thi cao học nhưng không đậu, hoặc công bố với mọi người, cơ quan rằng đang học cao học, được cơ quan tạo điều kiện về thời gian để đi học... cần bằng thạc sĩ làm “oai” vừa để tăng lương, vừa tận dụng thời gian của cơ quan làm việc riêng.

“Khách đặt mua bằng thạc sĩ, cử nhân là phổ biến nhất. Bằng tiến sĩ thì khó gạt được cơ quan, mọi người nên chủ yếu chỉ mua làm sang, lòe những người mới quen là chính nên người mua ít hơn. Nhưng cũng có một số quan chức đặt mua bằng tiến sĩ của tụi tui để thăng quan tiến chức trót lọt đấy” - ông Nam nói.

Ông L.T.N., ngụ đường Trường Chinh, Q.Tân Bình, làm việc tại một doanh nghiệp ở Q.Tân Phú, một khách hàng của ông Kiên, cho biết đặt mua một tấm bằng thạc sĩ luật để nộp cơ quan vì “tôi công bố với cơ quan đang học cao học luật ba năm nay, giờ cần cái bằng để chứng minh và hi vọng được bố trí công việc có vị trí cao hơn trong thời gian tới”. Còn bà L.N.H.H. - ngụ đường Quang Trung, Q.Gò Vấp, trưởng phòng kinh doanh của một ngân hàng lớn, đặt mua một bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của đường dây ông Long - nói: “Cơ quan bố trí cho tôi nghỉ làm mỗi tuần hai ngày để đi học, kinh phí tôi tự chịu. Quy hoạch tôi sẽ là phó giám đốc khi học xong chương trình cao học nhưng công việc lu bu quá nên bỏ giữa chừng, giờ mua đại cái bằng để hợp thức hóa”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bình quân hằng tháng mỗi đường dây cung cấp 30-40 tấm bằng “dỏm” theo đặt hàng của khách, hơn phân nửa là công chức, nhân viên các cơ quan ở các tỉnh.

Phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng giả

Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cho biết thời gian qua phát hiện khá nhiều trường hợp sử dụng bằng giả được “gia công” tinh vi, tự tạo bảng điểm, dấu mộc tròn và giả cả chữ ký của hiệu trưởng các trường.

Ngày 16-7-2010, phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận thư yêu cầu xác minh của UBND P.Linh Trung, Q.Thủ Đức về văn bằng do ông Nguyễn Cao Ngợi yêu cầu sao y. Trước đó, cán bộ P.Linh Trung tiếp nhận bản sao bằng kỹ sư, ĐH Công nghiệp, xếp loại khá. Sau khi kiểm tra hồ sơ liên quan đến quá trình học tập của ông Ngợi, trường kết luận bằng tốt nghiệp của ông Ngợi là giả.

Nhiều công ty cũng đã “cầu cứu” các trường ĐH khi phát hiện ứng viên xin việc có dấu hiệu sử dụng bằng giả. Ngày 21-7-2010, ông Đoàn Thanh Lê, quê Thanh Hóa, bị phát hiện sử dụng bằng giả của Trường ĐH Công nghiệp, chuyên ngành cơ khí chế tạo máy khi nộp đơn xin việc. Trường hợp ông Võ Văn Sinh, sinh năm 1981, mang bằng tốt nghiệp hệ CĐ ngành cơ khí chế tạo của Trường ĐH Công nghiệp đến Công ty TNHH Ta Kim xin việc. Phát hiện dấu hiệu bằng giả, công ty gửi công văn tới Trường ĐH Công nghiệp nhờ xác minh. Qua kiểm tra hồ sơ, trường khẳng định ông Sinh đã dùng bằng giả để xin việc.

Trước đó, ông Văn Đức Tuấn (quê Thanh Hóa) nộp bằng cử nhân CĐ ngành điện công nghiệp của Trường ĐH Công nghiệp để xin việc tại Công ty TNHH gạch Inax Việt Nam. Trường ĐH Công nghiệp khẳng định ông Tuấn sử dụng bằng giả vì không có hồ sơ gốc.

Theo phòng quản lý đào tạo - công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đầu năm 2011 đến nay trường phát hiện bảy trường hợp sử dụng bằng giả. Một số trường hợp bằng giả làm rất sơ sài như ghi tên trưởng khoa bị sai, chữ ký, con dấu không giống... Gần đây, đối tượng làm bằng giả sử dụng công nghệ in ấn, sao chụp tinh vi hơn nên khó phát hiện bằng mắt, các khoa của trường phải lục lại hồ sơ để đối chiếu.

Mới đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định nhờ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM xác nhận bằng cử nhân mang tên Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1985, tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng năm 2007, loại hình đào tạo chính quy của trường. Người này sử dụng bằng giả đến ngân hàng để xin việc. Trường đã tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận đây không phải là sinh viên của trường.

Sau khi lận lưng một bằng giả, Nguyễn Thị Kim Dung, sinh năm 1986, quê ở Bình Dương, mang hồ sơ đến xin làm nhân viên kinh doanh tại Công ty TNHH Ta Tung Việt Nam. Do nhận được thông tin bằng cử nhân của cô này có vấn đề, ngày 1-6-2011, công ty nhờ Trường ĐH Kinh tế kiểm tra. Trường đã xác định bằng cử nhân chuyên ngành kế toán - tài chính tốt nghiệp năm 2010 của cô này là bằng giả.

Ông Trần Thế Hoàng, trưởng phòng quản lý đào tạo - công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế, cho biết: “Để hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng bằng giả tràn lan như hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần kiểm tra chặt chẽ những văn bằng, giấy tờ của nhân viên, người xin việc... Trường hợp nghi ngờ văn bằng có dấu hiệu làm giả thì nhanh chóng gửi văn bản kèm theo bản sao của văn bằng để trường xác nhận thông tin”.

ĐỨC THANH - ĐỨC PHÚ - BÁ TÙNG

===============================

Để có thể kiểm tra bằng thật hay bằng giả, theo tôi cần: Tất cả văn bằng được cấp đều có số fax của cơ quan cấp bằng. Mọi nghi ngờ đều có thể gửi fax đến cơ quan cấp bằng để kiểm tra. Lệ phí cho việc tìm hồ sơ xác định là X VND (thí dụ 50.000 hoặc 100. 000VND) do người có bằng chịu. Số tiền này được trả theo văn bản fax và thanh toán qua bưu điện.

Nhưng sự đời cũng vui nhỉ? Có lẽ cần cho vào tự điển mục đích làm bằng giả cả vào việc dùng để tán gái nữa. Có bằng Thạc sĩ cũng dễ tán hơn. Nhưng để tán gái mà tốn đến 18 triệu thì mắc quá Posted Image. Hồi trẻ, tôi đã chứng kiến một cậu dùng bằng giả lớp 10/ 10 để khoe với em gái tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Ấn củng cố quan hệ chiến lược

30/09/2011 0:23

Posted Image

Ấn Độ và Mỹ nhiều lần khẳng định chia sẻ quan tâm chung về tự do hàng hải trong khu vực với nhiều nước khác - Ảnh: Bloomberg

Mỹ khẳng định Ấn Độ giữ vai trò quan trọng trong chiến lược của nước này, trong bối cảnh trọng tâm địa chính trị đang hướng sang châu Á. Báo Economic Times ngày 29.9 dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Nam Á Robert Blake tuyên bố: “Quan hệ chiến lược của Mỹ với Ấn Độ sẽ góp phần định hình thế giới chúng ta đang sống trong bối cảnh tình hình mới”. Phát biểu tại một hội thảo về châu Á ở Washington, ông cho biết quan hệ hợp tác Washington-New Delhi đã đạt đến mức vô tiền khoáng hậu trong 2 năm qua, bắt nguồn từ hiểm họa chung mà 2 nước đối mặt từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng như việc Ấn Độ “nằm trong một khu vực đang có nhiều biến động”.

Liệt kê một số lĩnh vực hợp tác đang được tăng cường mạnh mẽ, ông Blake khẳng định: “Về phương diện an ninh, chúng ta đang mở rộng mọi khía cạnh hợp tác giữa 2 bên cả về quy mô lẫn chất lượng. Từ những cuộc trao đổi song phương, diễn tập, tăng cường năng lực, quân đội hai nước đang thắt chặt quan hệ ở mức chưa từng có trước đây”. Ông cho biết Mỹ và Ấn Độ đã tập trận chung 50 lần trong 6 năm qua cũng như đã thực hiện các thỏa thuận mua bán thiết bị quốc phòng trị giá 8 tỉ USD trong vòng một thập niên trở lại đây.

Ông Blake cũng nhắc lại phát biểu do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 7 rằng nước này “có tiềm năng định hình tương lai” của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi đó, bà Clinton khẳng định Mỹ và Ấn Độ chia sẻ tầm nhìn cơ bản giống nhau về tương lai của khu vực này. Trong chuyến thăm, bà Clinton còn kêu gọi Ấn Độ mở rộng sự hiện diện tại Đông Nam Á, vành đai Thái Bình Dương và khu vực Trung Á. Mỹ, với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương, và Ấn Độ, quốc gia “bắc cầu” Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, “đều đầu tư nhiều vào việc định hình tương lai của khu vực”, bà Clinton nói.

Cũng trong hội thảo nói trên, Trợ lý Ngoại trưởng Blake cho biết an ninh hàng hải là một lĩnh vực hợp tác khác đang nổi lên giữa hai nước “xuất phát từ mối quan tâm chung trong việc bảo đảm việc đi lại và tự do giao thương toàn cầu”. Ngoài Mỹ, trong thời gian qua, Ấn Độ cũng có nhiều động thái tăng cường quan hệ với các nước khu vực trong bối cảnh vấn đề an ninh biển ngày càng trở nên thời sự.

Trong một diễn biến liên quan, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos ngày 28.9 cảnh báo Trung Quốc nên thận trọng tránh những động thái có thể khiến tình hình tại biển Đông “tiếp tục căng thẳng”.

Trùng Quang

===============================

Cô gái Ấn độ đã được hoàn thiện những nét căn bản trong bức tranh "Canh bạc cuối cùng". Bây giờ còn vẽ lại cô gái Nga cho cô ta ngồi dậy nữa là bức tranh hoàn thiện nội dung cốt lõi. Còn thích thì vẽ thêm những tay chơi hạng hai như Úc, Singapo...vv...

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC KÊU GỌI CHIẾN TRANH BIỂN

Phân tích gia Trung Quốc đã có bài trên Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực.

Bài báo bằng tiếng Hoa được đăng hôm 27/9 và bản dịch tiếng Anh sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.

Xã luận mang tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" trên báo đảng là của tác giả Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh Phi truyền thống và Phát triển Hòa bình của Đại học Triết Giang.

Ông Long viết: "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh.

"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn."

Phân tích gia này cũng nói Trung Quốc cần chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Philippines, hai nước mà họ cho là đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kéo Hoa Kỳ vào cuộc.

"Tôi cảm thấy trong cuộc chiến trên Biển Nam Trung Hoa, chúng ta cần thu hẹp phạm vi tấn công và tập trung vào những nước đang ra vẻ ta đây nhất hiện nay, Philippines và Việt Nam.

"Giết những con gà để dọa bầy khỉ."

Mặc dù vậy ông Long Tao cũng nói Trung Quốc phải dùng các biện pháp hòa bình để ngăn cản các nước xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.

'Cướp' đảo

Bài trên Hoàn cầu Thời báo cũng viết: "Cội nguồn của "vấn đề" Biển Nam Trung Hoa là chế độ Nam Việt Nam và chính quyền độc lập ở Việt Nam sau đó.

"Việt Nam xâm phạm đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền đối với đảo Tây Sa.

"Ngoài việc trừng phạt chế độ Nam Việt Nam với cuộc phản công trên đảo Tây Sa và cuộc tấn công tự vệ trên đất liền, Trung Quốc chưa bao giờ ngăn chặn được sự xâm lược công khai của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa."

Ông Long cũng nói Việt Nam đã khuyến khích các nước khác "cướp" đảo Trường Sa của Trung Quốc và giờ lại kéo Hoa Kỳ cùng một số nước nhỏ khác nhằm đe dọa Trung Quốc.

Liên quan tới Philippines, bài báo nói Philppines tự coi họ là con muỗi và nói rằng họ không sợ con voi Trung Quốc.

Tác giả Long Tao viết: "Đúng là con voi không nên dẫm bẹp con muỗi nhưng con muỗi có nên đốt con voi hay không?

"Hơn nữa, liệu con muỗi có nên mời "con đại bàng già" tới để củng cố ý chí?

"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa."

Học giả Trung Quốc Long Tao

"Tôi cho rằng các nước đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

"Nhiều nước đang liên tục có những cuộc tập trận lớn và như vậy Trung Quốc có lý do hoàn toàn thích đáng để tấn công trả đũa."

Học giả Long Tao nhắc tới hành động của Nga hồi năm 2008 ở Biển Caspi và nói hành động của các nước lớn có thể gây sốc tạm thời với hệ thống quốc tế nhưng về lâu dài có thể tạo sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy hòa giải chiến lược.

Dầu lửa

Ông Long Tao nói Trung Quốc không nên học theo cách hành xử của Hoa Kỳ ở Iraq, Afghanistan hay Libya mà cần chiến đấu linh hoạt và rất có thể biến nó thành chiến dịch giáo dục đạo đức, dùng chiến thuật để thu phục các nước.

Posted Image

Học giả Long Tao nói chiến trận ở Biển Đông sẽ tạo ra những đảo lửa

Phân tích gia này nhận định Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cuộc chiến chống khủng bố và về cơ bản không thể bắt đầu cuộc chiến thứ hai ở Biển Nam Trung Hoa.

"Quan điểm cứng rắn của Hoa Kỳ chỉ là trò lừa phỉnh."

Chuyên gia tại Quỹ Năng lượng Trung Quốc cũng nói hiện có hơn 1.000 giếng dầu khí ở Biển Đông trong đó không có giếng nào của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông nói, hiện Nam Sa (Trường Sa) có bốn sân bay mà Trung Quốc không có sân bay nào.

Bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo nói rằng chưa cần biết ai thắng, ai thua, chiến trận trên Biển Đông sẽ tạo ra những hòn đảo lửa và các công ty dầu khí phương Tây sẽ phải rời đi.

Phần kết của bài báo nói Trung Quốc cần có quyết tâm cho một trận chiến lớn và thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô nhỏ vì như vậy "Trung Quốc đã cho những nước khác sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh."

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay