Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Không biết giải pháp gì đây. Tò mò quá.... :o

'Rao bán' giải pháp chống ùn tắc giá 100 tỷ!

Một cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cung cấp giải pháp xoá được 99% vấn đề ùn tắc giao thông cho Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với điều kiện nhận được 100 tỷ đồng tiền thưởng.

Chia sẻ với PV, ông Hồng Thạch Tâm hiện đang ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, ông sẽ trình Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP. Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh phương án xoá tắc, giảm ồn ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong khung giờ cao điểm: buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ. Ông Tâm đảm bảo, nếu thực hiện đúng theo giải pháp ông trình sẽ xoá tắc được 99% và đương nhiên tiếng ồn cũng sẽ giảm theo.

Một trong những phương án của ông Tâm đề xuất là giải quyết ùn tắc tại các ngã tư, giao lộ lớn.

Theo ông Tâm, nếu chấp nhận giải pháp của ông, Chính phủ phải thưởng ông 40 tỷ đồng;TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng thưởng 30 tỷ. Tổng cộng số tiền ông Tâm đề nghị được nhận là 100 tỷ đồng.

Ông Tâm cho biết, ông tin chắc chắn vào giải pháp xoá tắc giảm ồn của mình. Giải pháp này sẽ được đăng ký sở hữu trí tuệ. “Tôi đã có 45 năm lăn lộn trong hệ thống giao thông vận tải, quá hiểu những “bệnh” của vấn nạn giao thông nên tin tưởng sẽ chữa trị được”, ông này nói.

http://vietnamnet.vn...ia-100-ty-.html

==========================

Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương lấy 99 tỷ. Bỏ túi trọn, thuế các loại quí vị chịu. Rẻ hơn 1 tỷ.Posted Image

Nhưng có điều là có tiền mới làm. Vì có tiền mới có điều kiện làm. Trung Tâm nghèo nên không có khả năng ứng trước. Tuy nhiên, nếu giải pháp không được chấp thuận thì hoàn trả lại tiền không thiếu một xu. Thời gian thực hiện 7 tháng.

Lần này chắc chắn là lấy tiền, không như việc đuổi mưa.

Phương án:

Khi nhận đủ 99 tỷ, gửi ngân hàng và vận đông các thành viên tích cực của Trung Tâm nghiên cứu hiện trường. Hoàn toàn chỉ dùng tiền lãi gửi ngân hàng để chi phí.

Sau bẩy tháng trình dự án không được duyệt thì ra ngân hàng ký trả lại 99 tỷ cho cơ quan chủ quản. Nếu được chấp thuận thì rút 99 tỷ ra thày trò chia chác. Không có phần "chăm " cho tiêu cực phí. Hi.

Khuyến mãi cho chủ đầu tư một quy hoạch khái quát tổng thể cho 100 năm sau không tắc đường.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng biết Bác Thiên Sứ với lời đề nghị này có nghiêm túc không? Chứ theo Wild thì không khả thi bởi với 1 điều kiện bất cập như trên thì các cấp có thẩm quyền lại nghi ngờ "khả năng thực hiện" của trung tâm đấy!

Tính toán cho nó hợp lẽ có thể là : Trung tâm nhận gói thầu này thấp hơn 10%, giá trị khoảng 90 tỷ tròn. Số tiền này được đảm bảo bởi Trọng Tài là Ngân Hàng. Bản ký kết sẽ được thực hiện dưới sự chứng kiến của Cơ Quan có thẩm quyền (như UBND TP chẳng hạn) mức khởi động sẽ được tạm ứng 10% là chi phí để thực hiện khảo sát các tuyến đường trong cả nước, khoản này không có trách nhiệm hoàn lại. Sau khi trình dự án thẩm định kết luận và phương án được phê chuẩn > thực thi > hiệu quả sau 7 tháng Trung Tâm sẽ là chủ số Tk còn lại trong Ngân Hàng.

Các quan chức có nhiệt huyết và quyết tâm, họ sẽ quan tâm lời đề nghị này nếu tình cờ Quán vắng được khách qua đường trình bày lại. Hi Hi!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên bộ trưởng Hợp hiến kế cho Bộ trưởng Thăng

Giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang trở thành nỗi bức xúc lớn của hàng triệu thị dân. Thực tiễn đang cần nhiều giải pháp vừa tình thế, vừa cơ bản; vừa trước mắt, vừa lâu dài, vừa căn cơ, vừa đồng bộ. Tôi xin góp thêm 1 số ý kiến để các nhà quản lý giao thông và quản lý đô thị tham khảo.

Trước hết phải hiểu ùn tắc giao thông là căn bệnh nan y của nhiều đô thị lớn trên thế giới. Ùn tắc do phương tiện cá nhân tăng nhanh khi tham gia giao thông cũng là thành quả của phát triển kinh tế. Có lần làm việc với Ngài Đại sứ Mianma, khi nghe tôi chia sẻ về tình trạng ách tắc giao thông của Hà Nội, Ngài Đại sứ vui vẻ nói: Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, phương tiện tham gia giao thông của cá nhân tăng đột biến. Đó cũng là 1 dấu hiệu đáng mừng. Ở Mianma chúng tôi mong được ùn tắc giao thông như Hà Nội, nhưng không biết khi nào mới có. Nói vậy để chúng ta có cách nhìn điềm tĩnh, lạc quan hơn khi giải quyết một tình thế cụ thể. Vừa khuyến khích kinh tế tăng trưởng, vừa khắc phục những bất cập mới nảy sinh để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Với tinh thần đó, tôi xin đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như sau:

I. Cần có ngay một Nghị quyết ở cấp hành chính đủ thẩm quyền, cấm ngay việc xây nhà cao tầng trong các khu phố cổ, phố cũ (nội thành):

Từ cuối năm 2007, trong một buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông với UBND thành phố Hà Nội, tôi đã đề cập: Nếu chúng ta vẫn tiếp tục cho xây dựng nhiều nhà chung cư cao tầng trong nội thành, là một chủ trương có 03 sai lầm:

1. Băm nhỏ phố cổ, phố cũ là điều tối kị đối với mọi đô thị cổ trên thế giới.

2. Không đảm bảo khuôn viên cần thiết tại chân công trình cho các tòa nhà mới, hiện đại ra đời (như hình ảnh một chàng trai mặc comple đi chân đất).

3. Đưa một lượng người và phương tiện quá lớn vào ở và sinh hoạt trên một không gian đô thị mà hạ tầng quá nhỏ hẹp, không thể cải tạo và mở rộng thêm được nữa. Thực ra nhà cao bao nhiêu tầng không chỉ do không gian kiến trúc quyết định mà phải do khả năng hạ tầng giao thông, cấp thoát nước chịu đựng được đến đâu quyết định. Vì thế tắc đường ở nội thành Hà Nội ngày càng nghiêm trọng là điều dễ hiểu.

II. Đẩy nhanh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị khoa học hiện đại và đồng bộ.

1. Đẩy nhanh tiến độ làm tầu điện ngầm càng sớm càng tốt, hầu như tất cả các đô thị có trên 03 triệu dân (nội thành) của các nước tiên tiến trên thế giới đều có tầu điện ngầm. Hà Nội hơn 06 triệu dân, Thành phố Hồ Chí Minh hơn 10 triệu dân, tất cả cùng tham gia giao thông trên một mặt bằng, hầu hết bằng xe máy, thì làm sao tránh được ùn tắc giao thông. (Cũng cần nói vui rằng: Đứng trên vũ trụ nhìn xuống trái đất, có 02 nước dễ phát hiện nhất; Đó là Trung Quốc nhờ có Vạn Lý trường thành và Việt Nam nhờ có nhiều xe máy).

2. Tích cực xây dựng các đường vành đai đô thị để phân luồng phương tiện từ ngoại thành vào nội thành.

3. Quy hoạch để hình thành sớm các đường cao tốc trên không vắt dọc, ngang đô thị theo hướng Bắc Nam, Đông Tây để phân luồng giao thông từ nội thành ra ngoại thành.

4. Hình thành 03 tầng giao thông đô thị: Dưới lòng đất, trên mặt đất và trên không đồng bộ, khoa học và hợp lý, để đáp ứng mọi nhu cầu đi lại của dân cư.

5. Xây dựng các khu nhà chung cư bán và cho thuê với giá cả hợp lý gần với nơi làm việc của công dân để hạn chế đến mức thấp nhất số người phải di chuyển quá xa từ nơi ở đến nơi làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và giảm gây ùn tắc giao thông.

III. Lập tiến độ di dời nhanh các trường đào tạo chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, trung cấp và các bệnh viện ra ngoại thành Hà Nội:

1. Cấp đất cho các trường đào tạo chuyên nghiệp và các bệnh viện ra ngoại thành đảm bảo đúng quy hoạch, diện tích và công năng sử dụng.

2. Đấu giá đất nội thành để tạo vốn xây dựng trường và bệnh viện ở ngoại thành. Có thêm đầu tư của nhà nước theo hướng khang trang, hiện đại.

Đây còn là cơ hội để xây dựng lại các trường và các bệnh viện tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế.

3. Xây dựng trường đào tạo gắn với ký túc xá. Bệnh viện gắn với nhà trọ để giảm đến mức thấp nhấp nhu cầu di chuyển của sinh viên và người chăm sóc bệnh nhân.

4. Tạo điều kiện cho các trường đào tạo và các bệnh viện để lại một phần đất làm trung tâm giao dịch ở nội thành, phục vụ cho các hoạt động ở ngoại thành.

IV. Tăng nhanh và hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng tiện lợi, hữu ích cho nhân dân:

1. Quy hoạch đồng bộ các loại phương tiện phục vụ công cộng như: Xe Bus, xe điện, taxi.... Đáp ứng mọi nhu cầu đi lại của dân cư.

2. Bố trí các tuyến xe hợp lý với 02 đúng: Đúng giờ, đúng giá. (Khi cần bao cấp một phần giá cho dân vẫn có lợi chung cho nhà nước).

3. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhân dân phải tận tụy, lịch sự và văn minh. Lập đường dây nóng và thùng thư đón nhận góp ý của dân và xử lý nhanh, nghiêm túc mọi sai phạm của nhân viên, thông báo cho nhân dân biết để động viên, giám sát, kiểm tra, góp ý, tin cậy.

V. Siết chặt kỉ cương quản lý giao thông đô thị:

Kỉ cương quản lý giao thông đô thị lệ thuộc 03 yếu tố: Luật lệ, đạo đức và công cụ kĩ thuật hỗ trợ.

1. Luật lệ: Ta đang hoàn chỉnh dần. Khi cần thì tăng cường thêm các văn bản dưới luật mang tính tình thế để điều chỉnh hành vi con người kịp thời theo hướng xử phạt nặng về kinh tế thì mọi người mới trở về với kỉ cương phép nước nhanh hơn. Trên thực tế chưa có đất nước nào trong lịch sử thiếu kỉ cương mà lại văn minh và tiến bộ.

2. Đạo đức của con người trong tham gia giao thông là tôn trọng luật lệ, mình vì mọi người, điềm tĩnh cùng nhau khắc phục khó khăn, tăng cường ứng xử có văn hóa để giảm bớt mọi bức xúc do con người tạo ra khi tham gia giao thông. Tạo điều kiện tốt nhất cho cảnh sát giao thông và những người thực thi công vụ điều hành tốt giao thông đô thị, nhất là vào các giờ cao điểm.

3. Công cụ kĩ thuật hỗ trợ trong quản lý giao thông có ý nghĩa cực kì quan trọng. Nó giúp con người quản lý, xử phạt, chịu xử phạt chính xác để mọi người tham gia giao thông tự giác tuân thủ và thực hiện. Dù nước ta còn nghèo nhưng vẫn sớm có lộ trình trang bị các công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ của mình như các nước tiên tiến trên thế giới. Làm sao khi tham gia giao thông mọi vi phạm, xử phạt đều có bằng chứng chính xác, minh bạch. Thậm chí cảnh sát giao thông nói gì với dân trên đường phố cũng phát về trung tâm điều hành để theo dõi và uốn nắn. Mọi người có xe hơi khi tham gia giao thông đều phải có tài khoản riêng gắn với biển xe để khi sai phạm thì trừ tiền phạt qua tài khoản sẽ nhanh chóng, đơn giản, chính xác, tiết kiệm thời gian, không có tiêu cực cho cả người quản lý và người tham gia giao thông.

Tôi thiết nghĩ nếu Đảng, nhà nước cùng nhân dân ta làm được 05 giải pháp cơ bản nêu trên thì ùn tắc giao thông đô thị sẽ giảm dần. Lòng dân đô thị sẽ yên vui hơn. Đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tác giả: Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

===============================================================================

Thêm một ý kiến chống tắc đường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem bài này, tôi cũng có mấy ý kiến như sau:

Nguyên bộ trưởng Hợp hiến kế cho Bộ trưởng Thăng

Giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang trở thành nỗi bức xúc lớn của hàng triệu thị dân. Thực tiễn đang cần nhiều giải pháp vừa tình thế, vừa cơ bản; vừa trước mắt, vừa lâu dài, vừa căn cơ, vừa đồng bộ. Tôi xin góp thêm 1 số ý kiến để các nhà quản lý giao thông và quản lý đô thị tham khảo.

Trước hết phải hiểu ùn tắc giao thông là căn bệnh nan y của nhiều đô thị lớn trên thế giới. Ùn tắc do phương tiện cá nhân tăng nhanh khi tham gia giao thông cũng là thành quả của phát triển kinh tế. Có lần làm việc với Ngài Đại sứ Mianma, khi nghe tôi chia sẻ về tình trạng ách tắc giao thông của Hà Nội, Ngài Đại sứ vui vẻ nói: Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, phương tiện tham gia giao thông của cá nhân tăng đột biến. Đó cũng là 1 dấu hiệu đáng mừng. Ở Mianma chúng tôi mong được ùn tắc giao thông như Hà Nội, nhưng không biết khi nào mới có. Nói vậy để chúng ta có cách nhìn điềm tĩnh, lạc quan hơn khi giải quyết một tình thế cụ thể. Vừa khuyến khích kinh tế tăng trưởng, vừa khắc phục những bất cập mới nảy sinh để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.

Với tinh thần đó, tôi xin đề xuất 5 giải pháp cơ bản nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như sau:

I. Cần có ngay một Nghị quyết ở cấp hành chính đủ thẩm quyền, cấm ngay việc xây nhà cao tầng trong các khu phố cổ, phố cũ (nội thành):

Từ cuối năm 2007, trong một buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông với UBND thành phố Hà Nội, tôi đã đề cập: Nếu chúng ta vẫn tiếp tục cho xây dựng nhiều nhà chung cư cao tầng trong nội thành, là một chủ trương có 03 sai lầm:

1. Băm nhỏ phố cổ, phố cũ là điều tối kị đối với mọi đô thị cổ trên thế giới.

Đồng ý. Ý kiến này nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống Hanoi.

2. Không đảm bảo khuôn viên cần thiết tại chân công trình cho các tòa nhà mới, hiện đại ra đời (như hình ảnh một chàng trai mặc comple đi chân đất).

Chuyện này không thành vấn đề. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì không cho xây. Vậy thôi!

3. Đưa một lượng người và phương tiện quá lớn vào ở và sinh hoạt trên một không gian đô thị mà hạ tầng quá nhỏ hẹp, không thể cải tạo và mở rộng thêm được nữa. Thực ra nhà cao bao nhiêu tầng không chỉ do không gian kiến trúc quyết định mà phải do khả năng hạ tầng giao thông, cấp thoát nước chịu đựng được đến đâu quyết định. Vì thế tắc đường ở nội thành Hà Nội ngày càng nghiêm trọng là điều dễ hiểu.

Đồng ý! Không nên tiếp tục xây nhà cao tầng nơi nội thành cũ.

Nhưng vấn đề là: Hiện trạng tắc đường như hiện nay mà một trong những yếu tố góp phần chính là kết quả của những nhà cao tầng đã xây rồi, không thể đập đi xây lại và những căn nhà đang xây dựng dở, hoặc đã cấp phép thì giải quyết thế nào?

II. Đẩy nhanh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị khoa học hiện đại và đồng bộ.

1. Đẩy nhanh tiến độ làm tầu điện ngầm càng sớm càng tốt, hầu như tất cả các đô thị có trên 03 triệu dân (nội thành) của các nước tiên tiến trên thế giới đều có tầu điện ngầm. Hà Nội hơn 06 triệu dân, Thành phố Hồ Chí Minh hơn 10 triệu dân, tất cả cùng tham gia giao thông trên một mặt bằng, hầu hết bằng xe máy, thì làm sao tránh được ùn tắc giao thông. (Cũng cần nói vui rằng: Đứng trên vũ trụ nhìn xuống trái đất, có 02 nước dễ phát hiện nhất; Đó là Trung Quốc nhờ có Vạn Lý trường thành và Việt Nam nhờ có nhiều xe máy).

Giả thiết rằng: Hà Nội và T/p HCM đã xây dựng xong hệ thống tàu điện ngầm và hệ thống này được tính toán tối ưu, tức là nó có thể đến những trọng điểm cần đến của hầu hết những cư dân T/p. Nhưng sau đó vấn đề cần giải quyết tiếp theo là những người đi tàu điện ngầm đó sẽ đến điểm cần đến bằng phương tiện gì? Giả thiết này có thể làm giảm hoàn toàn lượng xe buýt choán chỗ trong thành phố - tức là những người đi xe buýt bây giờ đi xe điện ngầm. Nhưng nó sẽ không thể giải quyết được số lượng người di chuyển đến điểm cần cho cá nhân họ và tắc đường lại tiếp tục xảy ra, chỉ có khác là điểm tắc đường thay đổi, tùy theo vị trí của các điểm đỗ của xe điện ngầm. Giả thiết có tính hệ quảll à sau khi xây dựng xong truyền tàu điện ngầm thì cấm Honda. Nếu như vậy thì mọi việc lại vẫn như cũ. Nó cũng chẳng khác gì cấm Honda để đi xe buýt vậy. Có khác chăng là T/p có hẳn những tuyền xe điện ngầm cứ như Tây và một số tiền vay nợ chắc chắn không nhỏ để xây dựng nên nó.

2. Tích cực xây dựng các đường vành đai đô thị để phân luồng phương tiện từ ngoại thành vào nội thành.

Đồng ý với một nửa ý kiến này "Xây dựng các vành đai đô thị", nửa còn lại thì v/d đặt ra là phân luồng như thế nào?

3. Quy hoạch để hình thành sớm các đường cao tốc trên không vắt dọc, ngang đô thị theo hướng Bắc Nam, Đông Tây để phân luồng giao thông từ nội thành ra ngoại thành.

Xây thêm đưởng trên không sẽ phá vỡ cảnh quan đô thị cổ và nó sẽ tạo ra một bầu không khí ô nhiễm từ cả trên lẫn dưới. Điều này mâu thuẫn cục bộ - tức là không hoàn toàn - với việc gìn giữ cảnh quan đô thị cổ.

4. Hình thành 03 tầng giao thông đô thị: Dưới lòng đất, trên mặt đất và trên không đồng bộ, khoa học và hợp lý, để đáp ứng mọi nhu cầu đi lại của dân cư.

Không cần thiết, vì nó không phải là biện pháp duy nhất đúng, nếu dân số đô thị tạo ra những điểm ùn tắc không tăng lên.

5. Xây dựng các khu nhà chung cư bán và cho thuê với giá cả hợp lý gần với nơi làm việc của công dân để hạn chế đến mức thấp nhất số người phải di chuyển quá xa từ nơi ở đến nơi làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và giảm gây ùn tắc giao thông.

Về lý thuyết nhất thời thì có vẻ hợp lý, nhưng về thực tế thì chẳng ai làm việc cố định một nơi mãi. Không lẽ khi họ chuyển công việc thì cũng chuyển nhà. Điều kiện này không khả thi.

III. Lập tiến độ di dời nhanh các trường đào tạo chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, trung cấp và các bệnh viện ra ngoại thành Hà Nội:

1. Cấp đất cho các trường đào tạo chuyên nghiệp và các bệnh viện ra ngoại thành đảm bảo đúng quy hoạch, diện tích và công năng sử dụng.

* Bệnh viện là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mỗi khu, cụm dân cư đều cần có bệnh viện. Vấn đề là cách phân cấp bệnh viện và khả năng xây dựng bệnh viện hiện đại chỉ tập trung ở Hanoi và T/p HCM, nên mới tạo ra cái gọi là tuyền trên thì hiện đại hơn tuyến dưới. Nếu như mỗi tình, t/p hoặc những cụm dân cư lớn đều có bệnh viện hiện đại thì sẽ không đến nỗi quá tải về bệnh viện và tập trung các bệnh nhân từ các tỉnh lên.

* Tương tự như vậy với các trừng đào tạo chuyên nghiệp.

2. Đấu giá đất nội thành để tạo vốn xây dựng trường và bệnh viện ở ngoại thành. Có thêm đầu tư của nhà nước theo hướng khang trang, hiện đại.

Đây còn là cơ hội để xây dựng lại các trường và các bệnh viện tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế.

Chẳng cần phải đấu giá, chỉ việc cấp phép cho những bệnh viện hiện đại và có uy tín thì tự khắc tư nhân họ sẽ xây ở những nơi quy hoạch , dù là ngoại thành. Ngay tại Hanoi, tôi thấy nhiều bệnh viện công rộng mênh mông, người khám bệnh thưa thớt - như bệnh viện ngành Dệt May ở đâu quận Hoàng Mai. Ngược lại, có những bệnh viện người chật như nêm - như bệnh viện Bạch Mai. Tại sao không cơ cấu lại những hệ thống bệnh viện công lại?

3. Xây dựng trường đào tạo gắn với ký túc xá. Bệnh viện gắn với nhà trọ để giảm đến mức thấp nhấp nhu cầu di chuyển của sinh viên và người chăm sóc bệnh nhân.

Cái này không cần phải nhà nước lo. Ở đâu có trường đào tạo và bệnh viện thì những hộ tư nhân ở gần các bệnh viện, trường đào tạo đều xuất hiện dịch vụ này cả.

4. Tạo điều kiện cho các trường đào tạo và các bệnh viện để lại một phần đất làm trung tâm giao dịch ở nội thành, phục vụ cho các hoạt động ở ngoại thành.

Bệnh viện trường học thì không cần VPĐD như Cty.

IV. Tăng nhanh và hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng tiện lợi, hữu ích cho nhân dân:

1. Quy hoạch đồng bộ các loại phương tiện phục vụ công cộng như: Xe Bus, xe điện, taxi.... Đáp ứng mọi nhu cầu đi lại của dân cư.

Vấn đề còn là sự đồng bộ với hệ thống giao thông hiện nay và đó là nguyên nhân tắc đường.

2. Bố trí các tuyến xe hợp lý với 02 đúng: Đúng giờ, đúng giá. (Khi cần bao cấp một phần giá cho dân vẫn có lợi chung cho nhà nước).

Giả thiết là xe đã đúng giờ thì vấn đề là số lượng người đúng giờ cao điểm đó quá đông so với phương tiện xe đúng giờ đó. Còn giá thì có tăng lên gấp đôi do phụ xe thu thêm vào lúc đúng giờ cao điểm tôi tin người ta vẫn lấy làm may mắn.

3. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhân dân phải tận tụy, lịch sự và văn minh. Lập đường dây nóng và thùng thư đón nhận góp ý của dân và xử lý nhanh, nghiêm túc mọi sai phạm của nhân viên, thông báo cho nhân dân biết để động viên, giám sát, kiểm tra, góp ý, tin cậy.

* Tận tụy, lịch sự và văn minh:

Giả thiết tất cả những điều trên đã được thực hiện. Tất các lái xe công cộng đều nở nụ cười thân thiên với khách hàng thì vấn đề là giải quyết số lượng người giao thông chứ không phải vì vui vẻ thì tất cả người có nhu cầu đều được chở đi hết trong giờ cao điểm. Bởi vậy, luận điểm này nên nằm trong chương trình nếp sốing văn hóa và không khả thi trong việc giải quyết tắc đường.

* Tương tự như vậy, đường dây nóng không giải quyết tắc đường. Xã hội còn nhiều chuyện và đều có đường dây nóng cả.

V. Siết chặt kỉ cương quản lý giao thông đô thị:

Kỉ cương quản lý giao thông đô thị lệ thuộc 03 yếu tố: Luật lệ, đạo đức và công cụ kĩ thuật hỗ trợ.

1. Luật lệ: Ta đang hoàn chỉnh dần. Khi cần thì tăng cường thêm các văn bản dưới luật mang tính tình thế để điều chỉnh hành vi con người kịp thời theo hướng xử phạt nặng về kinh tế thì mọi người mới trở về với kỉ cương phép nước nhanh hơn. Trên thực tế chưa có đất nước nào trong lịch sử thiếu kỉ cương mà lại văn minh và tiến bộ.

Đồng ý . Nhưng vấn đề còn là nội dung của những hình thái ý thức đó. Tức là nó có khả thi hay không!

2. Đạo đức của con người trong tham gia giao thông là tôn trọng luật lệ, mình vì mọi người, điềm tĩnh cùng nhau khắc phục khó khăn, tăng cường ứng xử có văn hóa để giảm bớt mọi bức xúc do con người tạo ra khi tham gia giao thông. Tạo điều kiện tốt nhất cho cảnh sát giao thông và những người thực thi công vụ điều hành tốt giao thông đô thị, nhất là vào các giờ cao điểm.

Đồng ý! Nhưng làm thế nào để con người tự nguyện thực hiện. Trên thực tế nếu được hòi thì tất cả những người tham gia giao thông phần lớn là tử tế. Nhưng vẫn tắc đường.

3. Công cụ kĩ thuật hỗ trợ trong quản lý giao thông có ý nghĩa cực kì quan trọng. Nó giúp con người quản lý, xử phạt, chịu xử phạt chính xác để mọi người tham gia giao thông tự giác tuân thủ và thực hiện. Dù nước ta còn nghèo nhưng vẫn sớm có lộ trình trang bị các công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho cảnh sát giao thông thực thi nhiệm vụ của mình như các nước tiên tiến trên thế giới. Làm sao khi tham gia giao thông mọi vi phạm, xử phạt đều có bằng chứng chính xác, minh bạch. Thậm chí cảnh sát giao thông nói gì với dân trên đường phố cũng phát về trung tâm điều hành để theo dõi và uốn nắn. Mọi người có xe hơi khi tham gia giao thông đều phải có tài khoản riêng gắn với biển xe để khi sai phạm thì trừ tiền phạt qua tài khoản sẽ nhanh chóng, đơn giản, chính xác, tiết kiệm thời gian, không có tiêu cực cho cả người quản lý và người tham gia giao thông.

Về phương tiện thì những điều trên không phải giải pháp duy nhất.

Tôi thiết nghĩ nếu Đảng, nhà nước cùng nhân dân ta làm được 05 giải pháp cơ bản nêu trên thì ùn tắc giao thông đô thị sẽ giảm dần. Lòng dân đô thị sẽ yên vui hơn. Đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn.

Ai cũng muốn như ngài bộ trưởng. Vấn đề là tìm biện pháp khả thi.

Tác giả: Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Mặc dù chưa hoàn toàn chia sẻ được với ý kiến của ngài Bộ Trưởng. Nhưng những ý kiến ấy như là những vấn đề được đặt ra mang tính gợi mở để tiến tới một giải pháp tối ưu trong việc giải quyết nạn tắc đường.

===========================

Thêm một ý kiến chống tắc đường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trò chuyện với Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011

Thứ Năm, 10/11/2011 - 06:07

(Dân trí) - Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, chuyên ngành toán (ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư trong số 374 người. Thầy Hiệp cho rằng:“Để thành công, hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích

>> Giảng viên 29 tuổi là phó giáo sư trẻ nhất năm nay

Posted Image

Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội Phạm Hoàng Hiệp, 29 tuổi, là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011.

Tôi phải có trách nhiệm nhiều hơn trong nghiên cứu và giảng dạy Chào anh Phạm Hoàng Hiệp. Được tin mình trở thành Phó giáo sư (PGS) trẻ nhất Việt Nam trong đợt phong năm 2011, tâm trạng của anh thế nào?Tôi thấy vui vì những cố gắng của mình trong nghiên cứu và dạy học đã được ghi nhận. Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm nhiều hơn trong nghiên cứu và giảng dạy.

Nhiều người thường nghĩ học toán rất khô khan và nghèo. Tại sao anh lại chọn nghề toán?

Tôi bắt đầu thực sự học Toán khi cuối năm lớp 9, tôi đọc một quyển sách về Số học mà bố tôi mua cho trước đó rất lâu. Sau khi đọc hết quyển sách, tôi thực sự cảm thấy Toán học rất thú vị. Sau đó tôi nghĩ rằng học Trường ĐH Sư phạm thì vừa có thể nghiên cứu, vừa có thể giảng dạy.

Mọi người sẽ cho rằng Toán là một môn học rất thú vị nếu có bộ sách, chương trình Toán trực quan, sâu sắc, thực tiễn, chi tiết nhưng lại dễ hiểu, đơn giản. Nhưng tôi cho rằng chỉ những gì người ta thấy dễ hiểu, đơn giản và trực giác được thì họ mới thấy nó thú vị và sử dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Vì vậy tôi luôn cố gắng làm cho Toán học trở lên đơn giản, dễ hiểu. Tuy công việc này không đem lại công trình khoa học mới nhưng đem lại hiểu biết sâu sắc cho chính bản thân và rất tốt cho việc dạy và học Toán.

Tôi là người có nhiều may mắn trong học tập và nghiên cứu khoa học. Lúc học ở khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi được sự quan tâm và học tập với nhiều giáo sư ở khoa Toán như GS. Nguyễn Văn Khuê, GS. Lê Mậu Hải... Sau đó tôi có cơ hội làm việc với các GS. Urban Cegrell ở ĐH Umea, Thụy Điển, GS. Ahmed Zeriahi và GS. Vicent Guedj, ĐH Toulouse, Pháp. Hiện nay tôi đang làm việc nghiên cứu với GS. Jean-Pierre Demailly, một người có tầm hiểu biết rộng và là một nhà sư phạm tuyệt vời, tại Viện Fourier, ĐH Grenoble, nước Pháp.

Theo anh để thành công trên con đường nghiên cứu toán học, cần có những yếu tố nào?

Theo tôi để thành công trên con đường khoa học là bạn phải có khả năng ước lượng, phán đoán, trực giác. Ngoài những tố chất trên thì cần có sự chịu khó học hỏi, kiên trì và tư duy độc lập.

Posted Image

Tân PGS Phạm Hoàng Hiệp (ngoài cùng bên trái): Trong cuộc sống tôi thường suy nghĩ hãy luôn có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và cố gắng trong công việc.

Hãy luôn đặt câu hỏi tại saoNhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng nền Toán học Việt Nam đang có nguy cơ thụt lùi, vậy anh nghĩ thế nào? Theo anh cần có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Theo tôi để khoa học phát triển thì các trường đại học cần có mô hình đơn giản và thuần tuý khoa học. Nếu như quy tụ được rất nhiều các nhà khoa học trẻ có tâm huyết vào các trường đại học thì điều này sẽ thành hiện thực.

Anh nhận định toán học có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của đất nước?

Tôi cho rằng Toán học ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của đất nước thông qua chương trình giáo dục. Đặc biệt, Toán học ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ảnh hưởng đến tư duy của tất cả mọi người trong xã hội. Nếu chúng ta làm cho chương trình Toán học trực quan, gắn với thực tiễn, dễ hiểu, đơn giản. Khi đó mọi học sinh đều có tư duy tốt thì họ sẽ là nhân tố giúp đất nước phát triển. Tất nhiên để làm được điều này cần những nhà nghiên cứu Toán học, quan tâm đến giáo dục.

Anh có lời khuyên gì với những bạn trẻ hiện nay?

Trong cuộc sống tôi thường suy nghĩ hãy luôn có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và cố gắng trong công việc.

Để thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học, các bạn hãy luôn đặt câu hỏi tại sao, và cố gắng suy nghĩ giải thích, không thể trả lời được thì tìm đến tài liệu, thầy giáo, bạn bè.

Xin trân trọng cảm ơn anh!

Hồng Hạnh (thực hiện)

====================

Niềm tự hào của thế hệ trẻ, chúc PGS thành công hơn nữa trong sự nghiệp góp phần thay đổi lối tư duy "Ở trần đóng khố". Vì tầm PGS và GS sẽ có ảnh hưởng trong việc truyền bá văn hóa Việt và kiến thức cho thế hệ tương lai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng biết Bác Thiên Sứ với lời đề nghị này có nghiêm túc không? Chứ theo Wild thì không khả thi bởi với 1 điều kiện bất cập như trên thì các cấp có thẩm quyền lại nghi ngờ "khả năng thực hiện" của trung tâm đấy!Tính toán cho nó hợp lẽ có thể là : Trung tâm nhận gói thầu này thấp hơn 10%, giá trị khoảng 90 tỷ tròn. Số tiền này được đảm bảo bởi Trọng Tài là Ngân Hàng. Bản ký kết sẽ được thực hiện dưới sự chứng kiến của Cơ Quan có thẩm quyền (như UBND TP chẳng hạn) mức khởi động sẽ được tạm ứng 10% là chi phí để thực hiện khảo sát các tuyến đường trong cả nước, khoản này không có trách nhiệm hoàn lại. Sau khi trình dự án thẩm định kết luận và phương án được phê chuẩn; thực thi; hiệu quả sau 7 tháng Trung Tâm sẽ là chủ số Tk còn lại trong Ngân Hàng.Các quan chức có nhiệt huyết và quyết tâm, họ sẽ quan tâm lời đề nghị này nếu tình cờ Quán vắng được khách qua đường trình bày lại. Hi Hi!

Hôm qua cong lưng comment bài viết này khi post lên thì mạng bị trục trặc.Đại ý tôi trả lời Wild như thế này:Vấn đề chị Wild đặt ra thuần tùy có tính hợp đồng kinh tế hợp lý . Còn khả năng của Trung Tâm trong việc giải quyết nạn tắc đường thì khác. Tôi chủ quan nghĩ là có thể giải quyết được và điều này có thể kiểm chứng qua sự phản biện bằng hiểu biết tương đương. Còn việc đuổi mưa thì mặc dù đã hiển nhiên, nhưng cho đến nay khó giải thích được. Ý tôi muốn nói rằng: Việc giải quyết vụ tắc đường đối với TT là chuyện đơn giản hơn nhiều so với việc đuổi mưa, nhưng là việc mất thì giờ.Nhưng tôi suy nghĩ lại thấy rằng nếu giải quyết phương pháp lưu thống của phương tiện trên những tuyến đường hiện có để tránh ùn tắc thì chưa đủ. Nó cần đến một hệ thống quy định, quy chế liên quan đến giao thông kèm theo và sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo đảm tính đồng bộ. Không thể làm trong bảy tháng và với 9 tỷ được. Mà là tệ lắm cũng 20 tỷ đồng và phải làm trong một năm với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan chức năng liên quan trong việc cung cấp các tư liệu cần.Cũng nói cho vui vậy thôi. Tôi cũng bận và đây không phải việc tôi quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn Dạ Há đòi "ăn thịt"

10/11/2011 09:13:26

Posted Image - Hòn đá Dạ Há ở xã Văn Sơn (Lạc Sơn, Hòa Bình) đến nay vẫn chứa đựng nhiều điều huyền bí đối với người dân nơi đây. Ba năm một lần người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội, phải treo thịt lợn lên trên hòn Dạ Há (kiểu như cho hòn đá ăn thịt) thì khi xoay hòn đá đó mới chuyển động được. Hòn đá Dạ Há xoay về hướng nào, coi như cả vùng đó làm ăn không được, gặp nhiều điều xui xẻo...

Từ trong truyền thuyết

Theo ông Bùi Văn Phức, chủ tịch UBND xã Văn Sơn thì hiện không có sử sách nào ghi lại về lễ hội thờ cúng hòn đá Dạ Há. Ngoại trừ cụ Bùi Văn Nhưởng (hơn 80 tuổi), hiện không ai hiểu về hòn đá này.

Cụ Nhưởng vốn là thầy mo trong làng nên khá am hiểu về các lễ hội, tục lệ của làng. Cụ đã được nghe ông bà kể khá nhiều về những câu chuyện liên quan đến hòn Dạ Há. Cụ Nhưởng bảo: Hòn Dạ Há này có từ lâu lắm rồi, ngày nhỏ tôi đã được nghe ông nội kể về sự linh thiêng của nó. Nhưng để biết nó có từ bao giờ thì chưa có sử sách, tư liệu nào trong làng ghi lại. Theo tục lệ của người Mường nơi đây thì cứ ba năm tổ chức một lần lễ hội, trước lễ hội thường tổ chức các trò kéo co, ném còn. Đây không chỉ là nét sinh hoạt riêng của người dân xã Văn Sơn mà còn là của cả xứ Mường này. Dân làng trong các thôn bản phải đóng góp trâu, gà, lợn để ăn uống trong 3 ngày diễn ra lễ hội.

Posted Image

Hòn đá Dạ Há đến nay vẫn chứa đựng nhiều điều huyền bí

Nhiều người dân còn kể cho nhau nghe câu chuyện về một anh du kích ở Tân Lạc, trong một lần bị quân Pháp truy quét đã bị bắn gẫy chân. Anh du kích cố bò lết tìm nơi ẩn nấp, mong sao thoát khỏi sự truy sát của địch. Nhưng biết chân mình chảy nhiều máu, chắc chắn bọn địch sẽ tìm ra anh từ những vết máu đó và sẽ bắn chết anh ngay lập tức, anh cố lết vào đình để ẩn nấp. Anh lính chỉ biết cầu khấn thần miếu và hòn Dạ Há mong sao cho bọn lính đừng tìm ra dấu vết của mình. Và cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra, không biết lính Pháp mất dấu vết hay vì nguyên do gì đó mà bọn chúng đã bị đánh lạc hướng.

Nguồn nước giếng kỳ lạ

Ở gần hòn đá Dạ Há trước đây còn có một chiếc giếng khá linh thiêng. Người dân nơi đây gọi là giếng Biệng (tên trùng tên với xóm Biệng). Điều lạ là trước khi mùa lễ hội diễn ra, giếng nước cạn kiệt không có bất cứ giọt nước nào, nhưng khi tổ chức lễ hội người dân dâng lễ vật trước giếng, nước ở các khe giếng cứ thế tuôn ra. Theo tục lệ của người dân nơi đây, trước hội là lễ múc nước cho vua ở giếng tại ruộng Tình Khêng.

Cụ Nhưởng nhớ lại: "Vào các mùa trong năm, giếng này rất ít nước. Nhất là vào mùa khô hạn, thì đến một giọt cũng hiếm". Lễ hội năm đó, gia đình ông Nhưởng phải làm nhiệm vụ be bờ để dẫn nước từ giếng về hòn đá Dạ Há để làm lễ. Lúc đó cụ Nhưởng mới khoảng 13 tuổi, được bố cho đi theo để hỗ trợ lấy nước làm lễ. Thấy bố sai bảo lấy đất để be xung quanh cái miệng giếng, cụ Nhưởng thắc mắc rằng, vào mùa khô hạn thế lấy đâu ra nước mà lấy bây giờ. Nhưng thấy bố làm việc miệt mài nên cụ Nhưởng cứ làm theo lời bố mình chỉ bảo.

Posted Image

Cụ Nhưởng cho rằng, không cho đá Dạ Há ăn thịt, sẽ không xoay được

"Bố tôi bảo rằng, con hãy chờ đến 12h đêm (đúng giờ hoàng đạo) thì ra lấy nước về đóng rượu cần cho vua uống khi làm lễ. Tôi liền cãi lại, chờ cả ngày chả thấy nước đâu, đêm thì lấy đâu ra nước mà lấy". Nhưng điều kỳ lạ, khi cụ Nhưởng ra đến nơi, những mạch nước vốn khô nứt, giờ đã chảy ra nguồn nước trong vắt, mát lạnh. Điều đó khiến cụ Nhưởng vô cùng ngạc nhiên, chính cụ cũng phải công nhận nguồn nước đó là có thật. Vì chính tay cụ lấy nguồn nước từ giếng Biệng về làm lễ.

Hòn đá ăn thịt người?

"Thực chất đá Dạ Há là một biểu tượng linh thiêng của người Mường xã Văn Sơn. Khu vực của đá Dạ Há là một vùng đất thiêng và hàng năm đều có lễ hội xung quanh lễ thờ "hòn đá ăn thịt" này. Nhiều người cho rằng, chỉ khi treo đầu lợn vào cổ của "hòn đá hình con cóc" thì mới quay được là việc chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương bài trừ mê tín dị đoan thì lễ hội này đã bị cấm".

Ông Bùi Huy Vọng (hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam)

Cụ Nhưởng cho biết: Theo quan niệm của người Mường, Dạ Há là con vật ác, con vật này thường ăn thịt người. Hòn đá Dạ Há được đặt ở phía đông nam so với nhà đình, ngay cạnh sân đình. Người Mường thường cúng bằng cách vần tượng Dạ Há vào ngày mở hội, để xoay tượng Dạ Há theo bốn hướng: đông tây nam bắc.

Chúng tôi được cụ Nhưởng dẫn tới bên hòn đá Dạ Há, lâu ngày không được chăm sóc nên hòn đá bị vây bủa bởi những bụi cây cối um tùm xung quanh. Tảng đá Dạ Há là những khối đá được đè lên nhau, ở giữa là hốc đá được làm giống như miệng một con quái vật. Cụ Nhưởng bảo, khi các thanh niên lực lưỡng chuẩn bị đòn khênh để xoay hòn đá theo các hướng, nếu không chuẩn bị một mâm cỗ và treo một tảng thịt lợn vào cổ tảng đá thì sẽ không thể xoay hòn đá đó được.

Để xác định hướng xoay hòn đá Dạ Há, mọi người thống nhất và cử ra một thầy mo để gieo quẻ âm dương. Nếu thầy mo gieo quẻ nằm sấp thì hòn Dạ Há sẽ phải xoay về hướng đông tây, còn quẻ nằm ngửa sẽ phải quay về hướng nam bắc. Các thanh niên trong làng xoay đá đúng theo hướng đã gieo quẻ thì dừng lại. Theo cụ Nhưởng, việc xác định vị trí hòn Dạ Há quay về hướng nào rất quan trọng. Nếu mồm Dạ Há chếch về hướng nào, cả vùng đó dân chúng thường gặp những điều thiếu may mắn, người trong làng hay bị ốm đau, cây trồng và vật nuôi bị mất mùa.

Cụ Nhưởng xác nhận: "Từ khi tôi nhỏ đến lúc lớn lên, chưa thấy hòn đá Dạ Há quay về các thôn trong xã mình. Có năm hòn đá quay về hướng Thượng Cốc (huyện Tân Lạc), năm đó họ làm ăn mất mùa, nhiều điều không hay xảy ra, thiệt hại nhiều quá, họ bèn cử một đám thanh niên lên xoay trộm cho hòn đá đi hướng khác. Nhưng đám người to khoẻ gồng hết sức mà hòn đá vẫn không nhúc nhích".

Theo ông Bùi Văn Phức, chủ tịch UBND xã Văn Sơn thì trước đây dân làng 3 năm tổ chức kéo hội một lần. Nhưng, sau thời kỳ cải cách ruộng đất, đình và miếu bị xuống cấp, rồi đổ nát. Từ đó đến nay cũng không ai đứng ra tổ chức lễ hội nữa. Chiếc giếng bình thường đang cạn khô nhưng sau khi tổ chức lễ hội thì tự nhiên lại chảy nước. Ông Phức cũng đã hỏi nhiều cụ cao niên trong làng, nhưng các cụ chỉ lắc đầu và bảo đó là điều kỳ bí của cả xứ Mường này.

Đức Hòa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Úc

11/11/2011 2:01

Hiệp ước quân sự Mỹ - Úc sắp tới là bước đi chiến lược của Washington với mục tiêu duy trì và mở rộng ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Báo Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tuyên bố hiệp ước mới với đồng minh Úc trong chuyến thăm đánh dấu 60 năm liên minh song phương vào tuần tới. Đây là động thái nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự, cụ thể là các chiến dịch hải quân của Mỹ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận “lâu dài và thường xuyên” tại các căn cứ của Úc. Trong khi không có thêm căn cứ mới được xây dựng theo hiệp ước này, thỏa thuận sẽ cho phép Lầu Năm Góc đặt thiết bị quân sự tại quốc gia đồng minh, đồng thời tiến hành thêm nhiều đợt tập trận chung trong tương lai. Bên cạnh đó, bước đi chiến lược trên có thể hỗ trợ lực lượng Mỹ, hiện chủ yếu tập trung tại Nhật Bản và Hàn Quốc ở phần Đông Bắc Á, mở rộng tầm ảnh hưởng từ tây sang nam của khu vực, bao gồm cả con đường hàng hải trọng yếu ngang qua biển Đông, nơi Bắc Kinh đang muốn áp đặt chủ quyền với đường đứt khúc 9 đoạn.

Posted Image

Tập trận chung Talisman Sabre năm 2011 đánh dấu sự gia tăng hợp tác quân sự chưa từng thấy giữa Mỹ - Úc - Ảnh: Defense.gov

Vẫn chưa rõ kế hoạch với Úc sẽ ngốn bao nhiêu ngân sách của Lầu Năm Góc, nhưng động thái tăng cường sự hiện diện quân sự là dấu hiệu rõ ràng nhất cho cam kết của Mỹ tại khu vực, và là một phần của nỗ lực chuyển trọng tâm về châu Á sau khi Mỹ rời khỏi Iraq cũng như cắt giảm lực lượng tại Afghanistan. Đó là lời xác nhận của thiếu tướng Tim McOwan, tùy viên quân sự Úc tại Washington, trong cuộc phỏng vấn mới đây với Wall Street Journal. Theo thông tin, một trong những căn cứ sẽ nhận thêm lực lượng Mỹ sẽ là Darwin, nằm ở bờ bắc châu Úc. Những địa điểm khác có thể là một căn cứ gần Perth ở bờ tây.

Gia tăng hiện diện quân sự có nghĩa là tăng cường luân chuyển lực lượng. Hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith đã diễn giải điều này như sau: “Tăng cường hợp tác là thêm nhiều tàu đến tàu đi, nhiều máy bay lên xuống, và thêm binh lính đóng quân và dời đi”. Hiện giới hữu trách vẫn từ chối tiết lộ chi tiết về các kế hoạch điều chuyển quân Mỹ tại Úc, vì trên thực tế quá trình này phải mất vài năm. Tuy nhiên, tăng cường thêm quân có nghĩa là toàn bộ các loại tàu chiến sẽ liên tục được triển khai đến Úc thông qua các căn cứ chung, nhằm mục đích diễn tập hải quân lẫn sửa chữa và các hoạt động khác. Chiến đấu cơ của hải quân cũng có quyền ra vào các căn cứ này.

Kế hoạch của Mỹ tại Úc cũng đã phản ánh tình trạng căng thẳng đang gia tăng tại châu Á - Thái Bình Dương. AFP dẫn lời Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cảnh báo đang có dấu hiệu có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Ông kêu gọi Á - Âu hãy nâng tầm hợp tác kinh tế với hy vọng có thể giảm được bất đồng về chính trị.

Thụy Miên

====================

Thật là phiền! Nhưng chưa phải bây giờ. Nhà cái đang xào bài......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiểu đúng về truyện cổ tích Tấm Cám

(Dân trí) - Thời gian gần đây, một số báo trên Dân trí có đề cập đến vấn đề đưa truyện cổ tích Tấm Cám vào chương trình SGK phổ thông, là một sinh viên ngành văn học, tôi cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. >> Hãy thay đoạn kết truyện Tấm Cám để phù hợp với hiện tại >> Độc giả đề xuất bỏ truyện Tấm Cám khỏi SGK

Posted Image

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet) Tôi thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn luận về việc có nên hay không nên đưa truyện Tấm Cám vào dạy học, rõ nhất là ở bài báo “Độc giả đề xuất bỏ truyện Tấm Cám khỏi SGK” của Dân trí. Đa số độc giả đều đề xuất hoặc là sửa, hoặc là bỏ đi. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng hầu như đều “đổ tội” cho cô Tấm, rằng Tấm đẹp người, đẹp nết, Tấm không nên trả thù như vậy, rằng Tấm độc ác hơn cả mẹ con mụ dì ghẻ, rằng Tấm đã đi ngược lại với truyền thống đạo lý của người Việt Nam ta. Bản thân tôi đã từng được nghe cô giáo, nghe mẹ tôi kể về câu chuyện này khi còn nhỏ, cũng đã từng thốt lên rằng “sao cô Tấm lại độc ác đến vậy?”. Nhưng cho đến khi học đại học tôi mới hiểu ra rằng ta không thể đổ tội cho cô Tấm, không thể lấy con mắt, lấy tư duy của người hiện đại chúng ta mà quy kết cho chuyện của “ngày xửa ngày xưa” được. Truyện cổ tích thuộc về văn học dân gian, là thể loại phản ánh lời ăn tiếng nói, lối suy nghĩ và tâm tư nguyện vọng của ông cha ta ngày xưa, lí giải theo văn học thì kiểu nhân vật Tấm là kiểu nhân vật chức năng, nghĩa là được nhân dân ta sáng tạo ra để thay mặt cho nhân dân trừng trị những kẻ xấu xa, độc ác, do đó nhất thiết cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám phải diễn ra như vậy, nhân vật Tấm đã thực hiện đúng chức năng mà nhân dân ta “giao phó” chứ không phải là nàng độc ác và đi ngược lại với truyền thống đạo lý Việt Nam như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, với nhận thức của những học sinh phổ thông thì tôi e rằng các em chưa thể hiểu hết được điều này, có khi lại hiểu sai và dẫn đến “phản giáo dục” như nhiều người đã nói. Do đó, thiết nghĩ rằng sách giáo khoa không nên sửa lại cái kết câu chuyện mà nên thay vào đó một câu chuyện cổ tích khác, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam không thiếu những câu chuyện hay, đầy tính giáo dục và đúng “tầm” với các em. Đợi khi lớn thêm một chút, các em sẽ có thể hiểu một cách đúng đắn về truyện cổ tích Tấm Cám, về chức năng trừng trị những kẻ độc ác mà nhân dân ta đã khéo léo giao cho cô Tấm.

Đoàn Thị Thu Trang

ĐH Duy Tân

====================================

Cũng có một tiếng nói trung dung, nhưng cũng không lý giải được vấn đề truyện "Tấm Cám"

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người ta đang bàn tán sôi nổi về chuyện Tấm Cám và đang nhốn nháo thể hiện những luận điểm khác nhau. Nhưng cái buồn cười là tất cả các luận điểm khác nhau ấy - không trừ một bài nào, ít nhất cho đến khi tôi gõ xong hàng chữ này vào lúc 11g ngày 11. 11. 2011 - đều căn cứ theo nội dung đoạn kết được cụ Nguyễn Đổng Chi ghi lại. Nhưng họ đã quên mất một điều rằng:

Đây là chuyện dân gian truyền miệng trải đã hàng ngàn năm trong dòng chảy của sự thăng trầm Việt sử. Đến tác giả câu chuyện cũng mất tên (Nếu tất cả những chuyện dân gian còn tác giả vì không thất truyền thì tất cả những người khen chê này đều phải hỏi ý kiến họ đã). Và tất cả những người viết đó đều chỉ hiểu chuyện Tấm Cám đúng như cái gì họ đọc được và không hiểu tính minh triết sâu xa của nó.

Vớ vẩn cả.

Hiểu đúng về truyện cổ tích Tấm Cám

(Dân trí) - Thời gian gần đây, một số báo trên Dân trí có đề cập đến vấn đề đưa truyện cổ tích Tấm Cám vào chương trình SGK phổ thông, là một sinh viên ngành văn học, tôi cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. >> Hãy thay đoạn kết truyện Tấm Cám để phù hợp với hiện tại >> Độc giả đề xuất bỏ truyện Tấm Cám khỏi SGK

Posted Image

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet) Tôi thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau bàn luận về việc có nên hay không nên đưa truyện Tấm Cám vào dạy học, rõ nhất là ở bài báo “Độc giả đề xuất bỏ truyện Tấm Cám khỏi SGK” của Dân trí. Đa số độc giả đều đề xuất hoặc là sửa, hoặc là bỏ đi. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng hầu như đều “đổ tội” cho cô Tấm, rằng Tấm đẹp người, đẹp nết, Tấm không nên trả thù như vậy, rằng Tấm độc ác hơn cả mẹ con mụ dì ghẻ, rằng Tấm đã đi ngược lại với truyền thống đạo lý của người Việt Nam ta. Bản thân tôi đã từng được nghe cô giáo, nghe mẹ tôi kể về câu chuyện này khi còn nhỏ, cũng đã từng thốt lên rằng “sao cô Tấm lại độc ác đến vậy?”. Nhưng cho đến khi học đại học tôi mới hiểu ra rằng ta không thể đổ tội cho cô Tấm, không thể lấy con mắt, lấy tư duy của người hiện đại chúng ta mà quy kết cho chuyện của “ngày xửa ngày xưa” được. Truyện cổ tích thuộc về văn học dân gian, là thể loại phản ánh lời ăn tiếng nói, lối suy nghĩ và tâm tư nguyện vọng của ông cha ta ngày xưa, lí giải theo văn học thì kiểu nhân vật Tấm là kiểu nhân vật chức năng, nghĩa là được nhân dân ta sáng tạo ra để thay mặt cho nhân dân trừng trị những kẻ xấu xa, độc ác, do đó nhất thiết cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám phải diễn ra như vậy, nhân vật Tấm đã thực hiện đúng chức năng mà nhân dân ta “giao phó” chứ không phải là nàng độc ác và đi ngược lại với truyền thống đạo lý Việt Nam như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, với nhận thức của những học sinh phổ thông thì tôi e rằng các em chưa thể hiểu hết được điều này, có khi lại hiểu sai và dẫn đến “phản giáo dục” như nhiều người đã nói. Do đó, thiết nghĩ rằng sách giáo khoa không nên sửa lại cái kết câu chuyện mà nên thay vào đó một câu chuyện cổ tích khác, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam không thiếu những câu chuyện hay, đầy tính giáo dục và đúng “tầm” với các em. Đợi khi lớn thêm một chút, các em sẽ có thể hiểu một cách đúng đắn về truyện cổ tích Tấm Cám, về chức năng trừng trị những kẻ độc ác mà nhân dân ta đã khéo léo giao cho cô Tấm.

Đoàn Thị Thu Trang

ĐH Duy Tân

====================================

Cũng có một tiếng nói trung dung, nhưng cũng không lý giải được vấn đề truyện "Tấm Cám"

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết của truyện Tấm Cám: Vận động xã hội cũng cần sự thay đổi

Thứ tư 09/11/2011 04:25

(GDVN) - Quá trình hoàn thiện truyện cổ tích là quá trình biến đổi không ngừng. Sự thay đổi kết thúc trong truyện Tấm Cám cũng không nằm ngoài quy luật này.

Những ngày gần đây dư luận đang xôn xao với chuyện thay đổi cách kết thúc trong chuyện cổ tích Tấm Cám. Một số người cho rằng cái kết trong câu chuyện Tấm Cám có tính chất quá dã man, không phù hợp với xã hội ngày nay và cho rằng nên đổi cái kết của câu chuyện này.

Posted Image

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bích Hà

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nguyễn Bích Hà, nguyên trưởng khoa Việt Nam học, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn học dân gian cho biết: Truyện cổ tích là truyện truyền miệng và luôn luôn biến đổi theo nhu cầu của thời đại, không bao giờ bất biến.

Trong quá trình truyền miệng để lưu truyền thì truyện cổ tích có những biến đổi khác nhau. Truyện Tấm Cám ra đời trong thời kỳ trung đại. Đây là thời kỳ mà sự trả thù và hành xác của con người hết sức "man rợ" không phải chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy.

Truyện Tấm Cám vốn kết thúc bằng tình tiết Tấm dội nước sôi, Cám chết. Tấm lấy xác Cám làm mắm, gửi về cho mụ dì ghẻ. Ngày ngày mụ ăn mắm do Tấm gửi và tấm tắc khen ngon. Cho đến khi ăn đến đáy hũ, nhìn thấy đầu lâu con mình, mụ lăn đùng ra chết.

Kết thúc ấy đã tồn tại một thời gian khá dài trong lời kể dân gian và đã từng làm cho không ít người hả hê vì cách trừng phạt “ác giả, ác báo” đó. Chính vì vậy cách kết thúc của truyện Tấm Cám trong thời kỳ trước không có vấn đề gì. Lúc đó, cái ác phải bị sự trừng phạt đích đáng giống như cách mà con người thời kỳ đó hành xử.

Tuy nhiên trong thời hiện này không giống như trong thời kỳ trung đại. Con người có ác độc đến mấy thì cũng không thể hành hạ giống như kiểu ác giả ác báo như trong thời kỳ trước. Cô Tấm là một người hiền lành mà lại dùng những thủ đoạn để trả thù mẹ con Cám một cách hết sức dã man như vậy không phù hợp với thời kỳ hiện đại. Vì vậy trong lời kể hiện nay nhiều người đã bỏ qua một vài tình tiết, trong đó có tình tiết “làm mắm”.

Khi kể cho trẻ mẫu giáo, các cô giáo cũng đã bỏ đi đoạn trừng phạt bằng cách này. Chính vì vậy sách giáo khoa lớp 10 phổ thông khi trích giảng truyện Tấm Cám cũng chọn bản kể không có cái chết ghê rợn kia. Truyện chỉ dừng lại ở chỗ, Cám nghe Tấm nói nhờ tắm nước sôi nên trắng trẻo liền sai người đào hố và Tấm dội nước sôi.

Cám chết, mụ dì ghẻ nghe tin con chết cũng lăn đùng ra chết theo. Như vậy tính chất thời đại đã chi phối các lựa chọn các tình tiết trong chuyện. Ngay cả khi truyện Tấm Cám được văn bản hóa thì nó vẫn có thể biến đổi để phù hợp với thời đại mà nó đang được lưu truyền.

Chính vì vậy mà tất yếu cái kết trong câu truyện cổ tích Tấm Cám phải thay đổi. Đó không chỉ là sự thay đổi của một cá nhân nào khi viết sách giáo khoa mà do bản thân nhu cầu của thời đại đòi hỏi phải thay đổi.

"Truyện cổ tích là sản phẩm của tập thể nhân dân, nếu có những chi tiết nào không phù hợp với thời đại mới, với nhu cầu của tập thể, nhân dân vẫn có thể sửa chữa theo nhu cầu chung khiến cho tac phẩm biến đổi không ngừng qua các thời đại. Chính vì vậy quá trình biến đổi truyện cổ tích không ngừng và không có điểm dừng cuối..."_PGS-TS Nguyễn Bích Hà bày tỏ.

Nguyễn Tiến

========================

Cứ theo lý này thì truyện dân gian cứ sửa thoải mái, mà hiện thực là không ít câu truyện dân gian, sự tích huyền thoại...của Việt đã bị (được) thay đổi tình tiết hay quay chiều hướng nội dung sang hướng khác. Buồn thay! Bởi những thông điệp mang tính minh triết bên trong mang nguy cơ bị vùi lấp hay biến mất. Cũng bởi văn hiến Việt 5000 năm không được nhắc đến như một sao Bắc Đẩu dẫn đường khai sáng vòm trời nhận thức giá tri dân tộc Việt.

Làm sao có cái chuyện

Truyện Tấm Cám ra đời trong thời kỳ trung đại. Đây là thời kỳ mà sự trả thù và hành xác của con người hết sức "man rợ" không phải chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy.

như thế được? Trước thời kỳ trung đại không có chăng? sau trung đại không có chăng?

"Truyện cổ tích là sản phẩm của tập thể nhân dân, nếu có những chi tiết nào không phù hợp với thời đại mới, với nhu cầu của tập thể, nhân dân vẫn có thể sửa chữa theo nhu cầu chung khiến cho tac phẩm biến đổi không ngừng qua các thời đại. Chính vì vậy quá trình biến đổi truyện cổ tích không ngừng và không có điểm dừng cuối..."_PGS-TS Nguyễn Bích Hà bày tỏ.

Nghe có vẻ hợp lý, nhưng phải chăng là tư duy "xét lại" hay "phủ nhận lại" và "phủ định sạch trơn"? Mối nguy là ở chổ này!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu Israel có tấn công Iran?

vietbao.vn

Thứ sáu, 11 Tháng mười một 2011, 12:05 GMT+7

Những lời thẳng thừng về biện pháp quân sự với Iran đã được Israel đưa ra, và đáp lại là các tuyên bố không kém cứng rắn từ Tehran. Một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt năng lực hạt nhân của Iran liệu có xảy ra không và hậu quả thế nào?

Hôm 8/11, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra một báo cáo cùng với phụ chương 13 trang nghi ngờ Tehran đang tiến hành nghiên cứu trên mọi phương diện để sản xuất vũ khí hạt nhân, kể cả gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Điều này đó có nghĩa là những chiến dịch phá hoại của Israel nhằm làm tê liệt các cơ sở làm giầu nhiên liệu hạt nhân mà Israel dựa vào để thay thế cho các cuộc tấn công quân sự đã thất bại, không đem lại kết quả như mong muốn và Israel không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công quân sự trực tiếp nếu muốn phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tình hình hiện nay cũng làm người ta nhớ lại sự kiện tháng 1/2008 khi Israel thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa, sau khi lớn tiếng cảnh báo rằng “mọi lựa chọn” đều bỏ ngỏ trên bàn nhằm chống lại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Hiện có các thông tin cho rằng Israel đang phát triển loại tên lửa đất đối đất Jericho-3 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân, đạn hóa học hay sinh học và có tầm bắn xa đến 4.500 km. Israel cũng là nước duy nhất ở Trung Đông có lực lượng hạt nhân không tuyên bố với kho vũ khí khoảng 200 đầu đạn. Tờ Newsweek của Mỹ tháng 9 vừa qua đưa tin Mỹ đã bán cho Israel 55 quả bom phá công sự ngầm.

Israel cũng chế tạo ra một loại bom 500 kg để công phá các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất. Những quả bom này có thể sẽ được dùng để tấn công các cơ sở hạt nhân được bảo vệ cẩn thận ở Iran.

Liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công quân sự hay không? Và nếu câu trả lời là có, thì câu hỏi tiếp theo là khi nào? Những câu hỏi như vậy đang được giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tranh luận. Điều chắc chắn là bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Israel cũng mang tính đơn phương bởi vì các nước phương Tây, kể cả Mỹ, hiện không sẵn sàng ủng hộ bất cứ một cuộc mạo hiểm quân sự nào vào lúc này. Lập trường chung lúc này là: các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt Iran cần được ưu tiên để buộc Iran "hiểu chuyện" và từ bỏ các kế hoạch làm giàu nguyên liệu hạt nhân ở mức có thể chế tạo vũ khí.

Tại Tel Aviv, giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tin rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp chống lại Iran đã chín muồi. Nếu Israel không hành động trước cuối tháng 11 thì thời tiết mùa đông đang ập đến và các đám mây dầy đặc bao phủ khu vực có thể sẽ làm cho các cuộc tấn công bằng tên lửa bị thiếu chính xác.

Áp lực ngoại giao và chính trị từ Mỹ và các nước phương Tây khác cũng ít có khả năng có tác động đến quyết sách của Israel. Lý do là quyết định của Israel chủ yếu chịu tác động bởi những đánh giá của giới quân sự và tình báo về khả năng thắng lợi của một chiến dịch chớp nhoáng.

Một thắng lợi đối với Israel có nghĩa là phải phá hủy được các cơ sở làm giàu hạt nhân và thắng lợi trong việc triệt tiêu khả năng trả đũa bằng chiến tranh của Iran thông qua một đòn phủ đầu. Tháng 6/1981 khi máy bay Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân Osirak đang được xây dựng của Iraq thì nguy cơ trả đũa của Iraq không đóng một vai trò đáng ngại, bởi Iraq không có khả năng tiến hành một cuộc tiến công trả đũa đối với Israel.

Iran ngày nay khác Iraq năm 1981, Iran có một khả năng đánh trả mạnh mẽ bằng các tên lửa tầm xa của mình. Vì lực lượng không quân của Iran tương đối yếu do nhiều máy bay không hoạt động được vì bị trừng phạt nên rất có thể Iran sẽ chủ yếu dựa vào lực lượng tên lửa trong trường hợp phải trả đũa Israel. Cho nên lực lượng của Israel phải hoặc là triệt tiêu khả năng đánh trả trước khi tấn công các cơ sở hạt nhân hoặc phải tiến hành hai chiến dịch cùng một lúc.

Nếu Israel thành công trong việc phát hủy các cơ sở hạt nhân và triệt tiêu được khả năng trả đũa của Iran, thì Teheran chỉ còn hai lựa chọn: (i) Phong tỏa Eo biển Hormuz để gây tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường vận chuyển dầu hay (ii) tiến hành một chiến dịch phá hoại lâu dài chống lại phương Tây mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu lửa.

Phong tỏa Eo biển Hormuz sẽ ảnh hưởng không những đến nền kinh tế thế giới mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của Iran vào lúc mà họ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do bị trừng phạt. Khả năng thành công trong một chiến dịch phá hoại lâu dài cũng không chắc chắn vì Iran không chắc sẽ giành được sự ủng hộ của cộng đồng Hồi giáo Sunni đông đảo trong thế giới Ảrập, vì họ lo ngại cả Israel và chương trình hạt nhân của Iran. Chắc chắn họ sẽ lên án cuộc tấn công quân sự của Israel, nhưng không làm gì hơn để ủng hộ Iran.

Điều quan trọng là, trong tình hình hiện nay, người ta không thấy được Israel có sự tin tưởng như họ từng có trong năm 1981- khi ném bom Osirak của Iraq.

Các nước cân nhắc lợi hại

Mỹ là nước tiên phong muốn “thay đổi chế độ” ở Iran với lsy do nước này tiến hành chương trình hạt nhân bị nghi ngờ là nhằm phát triển vũ khí. Hiện nay quân đội Mỹ đang ở vị trí thuận lợi, dễ dàng huy động, triển khai từ ba mặt là hạm đội Mỹ ở Vùng Vịnh, quân đội Mỹ ở Iraq và từ Afghanistan. Tuy nhiên, nếu trước đây, vì một vài lý do Mỹ không thể tấn công Iran thì hiện giờ Mỹ lại càng không thể.

Một cuộc tấn công đơn phương của Israel chắc chắn sẽ hủy hoại quan hệ Mỹ-Israel vì một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ đảo lộn chiến lược của Mỹ ở khu vực, đe dọa trực tiếp đến triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ do giá dầu tăng và khả năng tái cử của Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và trực tiếp đe dọa tính mạng lính Mỹ.

Đầu tiên là, bất chấp tuyên bố rút gần như toàn bộ quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, hiện quân đội Mỹ vẫn còn rất đông ở hai quốc gia này. Do đó, bất cứ một hành động đơn phương nào nhằm tấn công Iran đều có thể đặt sinh mạng của lính Mỹ ở cả Iraq lẫn Afghanistan vào vòng nguy hiểm do nguy cơ bị người Iran trả đũa.

Rõ ràng hành động đơn phương chống lại Iran mà không có sự đồng thuận của Mỹ sẽ hủy hoại các lợi ích của đồng minh quan trọng nhất của Israel. Giới chức Tel Aviv luôn nhận thức đầy đủ về vấn đề này.

Tại Washington, Lầu Năm Góc cho biết lập trường của Mỹ vẫn là tiếp tục tập trung vào việc sử dụng các đòn bầy ngoại giao và kinh tế để gây áp lực với Iran.

Nga và Trung Quốc đều có lập trường chính thức phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng họ ủng hộ “chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình” của Iran. Cả hai đều có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Iran. Trong khi Nga giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr và có chương trình bán vũ khí cho Iran thì Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí ở Iran. Dầu nhập khẩu từ Iran chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong tổng nhập nhiên liệu của Trugn Quốc. Trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của trang tin kinh tế ETCN, mức tăng dầu nhập từ Iran so cùng kỳ lên đến 50%, đưa Iran trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba về dầu lửa cho Trung Quốc.

Bắc Kinh và Moscow được dự đoán sẵn sàng phản đối bất kỳ nghị quyết mới nào tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm tăng thêm biện pháp trừng phạt Iran.

Moscow đang kêu gọi một quá trình từng phần để giảm bớt những biện pháp hiện tại nhằm đánh đổi các hành động của Iran để giải tỏa những quan ngại của quốc tế đối với chương trình hạt nhân mà Teheran nói là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.

Chính phủ Đức cũng gợi ý rằng cuộc tranh chấp cần được giải quyết thông qua sức ép ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nói hôm đầu tuần này rằng ngoại giao "tiếp tục là biện pháp chủ yếu để đạt tiến bộ trong việc giải quyết mối đe dọa này đối với hòa bình và an ninh của khu vực và quốc tế.”

Phản ánh mối lo ngại của khu vực đối với khả năng Israel tiến hành tấn công quân sự Iran, một quan chức của chính phủ Kuwait nói nước Vùng Vịnh này sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp để tấn công bất kỳ nước láng giềng nào. Năm 2003 Kuwait được sử dụng làm căn cứ cho cuộc xâm lược Iraq do Mỹ khởi xướng. Tin tức từ Trung Đông cho biết, Saudi Arabia có thể sẽ xem xét đến việc cho phép máy bay của Iran được tiếp dầu trong trường hợp Iran tiến hành trả đũa Israel.

Một kịch bản như Iraq năm 1981 không dễ lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Với những lời lẽ cứng rắn từ ban lãnh đạo Iran, có thể dự đoán rằng một vụ tấn công vào Iran sẽ không khác nào sẽ châm ngòi một thùng thuốc súng lan khắp khu vực, bởi Tehran có quyết tâm và phương tiện để trả đũa.

Phạm Ngọc Uyển

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

============================

Viết hay! Lập luận chặt chẽ. Nhưng nó thiếu mất một yếu tố wan trọng để người Do Thái có thể tấn công Iran. Đó là họ xác định được Iran quả là đang định sản xuất đầu đạn hạt nhân. Trong trường hợp này thì tất cả những yếu tố trên chỉ để làm tư liệu tham khảo. Nếu xảy ra cuộc chiến lúc này thì về lý thuyết người Mỹ sẽ không tham gia. Và trong trường hợp này, người Iran có tấn công các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu Israel có tấn công Iran?

vietbao.vn

Thứ sáu, 11 Tháng mười một 2011, 12:05 GMT+7

..............

Một kịch bản như Iraq năm 1981 không dễ lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Với những lời lẽ cứng rắn từ ban lãnh đạo Iran, có thể dự đoán rằng một vụ tấn công vào Iran sẽ không khác nào sẽ châm ngòi một thùng thuốc súng lan khắp khu vực, bởi Tehran có quyết tâm và phương tiện để trả đũa.

Phạm Ngọc Uyển

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Dĩ nhiên là bối cảnh hiện nay khác hẳn với bối cảnh 1981, lúc đó đang đỉnh của chiến tranh lạnh với việc nóng lên qua việc Liên Xô tham chiến ở Afghanistan và đang từng bước xa lầy ở đó, đi theo là từng bước mất dần uy tín và ảnh hưởng ở Trung Đông. Lúc ấy chiến dịch oanh kích ở Iraq là một thành công tuyệt đối của tình báo Israel nhưng họ lại tham chiến bằng việc mang danh "các máy bay của không lực Iran" (*), dù sau này Iraq cũng biết đích danh là Israel và có trả đũa bằng việc phóng tên lửa qua Israel hồi chiến tranh vùng vịnh lần thứ 1. Còn giờ đây, việc đơn thân độc mã tấn công một quốc gia không có chung biên giới như Iran sẽ là một việc rất khó khăn cả về tỉ lệ thành công cũng như tổn thất đối với dân thường, chưa kể kéo theo là cả một hệ lụy về sau liên quan đến các xung đột dân tộc và tôn giáo. Thậm chí cách nay 2 năm người Do Thái cũng có một cuộc không kích ở Syria vào các cơ sở hạt nhân bí mật của nước này nhưng các thông tin về nó được biết rất hạn chế, chưa biết có phải là cơ sở hạt nhân hay không và chiến dịch có thành công hay không, nhưng chính chính phủ Israel cũng cố tình làm giảm nhẹ vụ việc khi không có lời bình luận nào và coi như không có. Điều đó cho thấy, việc một quốc gia tiến hành gây chiến trước với một quốc gia khác sẽ không hề dễ dàng chút nào về tính chính danh.

Còn về nguyên nhân trực tiếp cho một cuộc không kích, có lẽ nên suy xét một cách sâu xa hơn, thực ra chính sách thù địch đối với nhà nước Do Thái của một số nhà nước Ả Rập đã có từ lâu từ những biến động và tồn tại của lịch sử, nói ra thì thật dài dòng, nhưng qua sự kiện Iraq năm 1981, vụ vừa rồi ở Syria, và bây giờ là Iran, cho thấy nếu chỉ căn cứ vào lời phát biểu của vị Tổng thống Iran là "xóa sổ Israel" như là nguyên nhân trực tiếp thì chưa phải thấu đáo hết các vấn đề liên quan. Dù dĩ nhiên là nhân loại tiến bộ không thể nào chấp nhận và tha thứ những lời lẽ thái quá như vậy. Nhưng về sâu xa, có thể hiểu đó là sự đáp trả cứng rắn đối với các chính sách thù địch của phương tây nói chung đối với chính phủ Hồi giáo Iran kể từ năm 1979, chứ bản thân người Iran, tôi tin rằng, hậu duệ của một nền văn minh Ba Tư có bề dày lịch sử và có nhiều đóng góp cho văn minh nhân loại nhất định không thể nào có một đầu óc điên rồ đến mức muốn "xóa sổ" một dân tộc khác như vậy.

Vài lời mạn đàm.

---------

(*) : Lúc đó đang là chiến tranh Iran - Iraq, mà các chiến đấu cơ tối tân của Iran thời đó hoàn toàn tương thích với các chiến đấu cơ của Israel do Hoa Kỳ tài trợ. Cũng xin nói thêm rằng trước năm 1979, Iran cũng là đồng minh thân cận với Hoa Kỳ và phương tây. Thời đó chính các chính phủ phương tây đã hỗ trợ bước đầu về mặt kỹ thuật hạt nhân cho Iran và sẵn sàng đón nhận Iran như một cường quốc hạt nhân, nhưng tất cả đã kết thúc sau cách mạng Hồi giáo 1979.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Unesco lao đao vì Mỹ “đóng băng” viện trợ

Thứ Sáu, 11/11/2011 - 14:49

(Dân trí) - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) đã thông báo đình chỉ các dự án mới do Mỹ “đóng băng” viện trợ sau khi Unesco kết nạp Palestine làm thành viên chính thức.

>> UNESCO công nhận thành viên đầy đủ Palestine, Mỹ “đáp trả”

Posted Image

Tổng giám đốc Unesco, bà Irina Bokova, cho biết tại hội nghị toàn thể của Unesco tại Paris rằng động thái trên là do lỗ hổng 65 triệu USD trong ngân sách tài chính năm 2011 do Mỹ ngừng đóng góp tài chính.

Unesco, tổ chức chuyên thúc đẩy giáo dục, tự do báo chí và các sứ mệnh khác, sẽ duyệt lại các hoạt động của tổ chức từ nay tới cuối tháng 12, trong đó các dự án mới sẽ bị đình chỉ. phát ngôn viên của Unesco nói các chương trình ưu tiên sẽ vẫn được duy trì, và tổ chức không có kế hoạch cắt giảm việc làm trong thời điểm hiện tại. đã rơi vào cảnh khủng hoảng tài chính hồi tháng 10 khi Washington, vốn cung cấp 22% ngân sách, tuyên bố đóng băng các khoản đóng bóp sau khi Palestine được kết nạp làm thành viên đầy đủ.

Luật pháp Mỹ cấm tài trợ cho bất kỳ cơ quan nào của Liên hợp quốc nếu các quan đó công nhận thành viên đầy đủ cho một vùng lãnh thổ không được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.

Bà Bokova cho hay, Unesco phải cắt giảm 3 triệu ngân sách trong năm nay và sử dụng 30 triệu USD vốn luân chuyển còn lại để trang trải cho phần bị thiếu hụt, nhưng điều đó sẽ khiến tài chính của tổ chức rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng vào đầu năm 2012.

Trong năm tới, việc Mỹ ngừng đóng góp tài chính có nghĩa là Unesco đang đối mặt với khoản thiếu hụt 143 triệu USD.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đàm phán với các thành viên Quốc hội về việc tái cấp vốn cho Unesco, nhưng lại đối mặt với sự phản đối kịch liệt từ phe đối lập trong thời buổi ngân sách eo hẹp.

Bà Bokova đã kêu gọi các thành viên khác của Unesco đóng góp thêm vốn để thúc đẩy tình hình tài chính của tổ chức.

An Bình

Theo AFP

==========================

Việc gì thì cũng phải chính danh. Ấy là cái Lý học nó bảo thế. Nước Mỹ có cái bảng hiệu là "Tự do - Nhân quyền". Đây là một tên miền đắt giá trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay. Nay đại đa số các thành viên của UNESCO đồng ý chấp thuận Palestine thì ít nhất nhân danh cái bảng hiệu đó, Hoa Kỳ cũng nên ủng hộ. Gọi là chính danh. Còn việc Palestine có vào LHQ hay không thì lại là chuyện khác. Bởi vậy các ông nghị Mỹ chi cho UNESCO đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động cắt viện trợ này của Mỹ đúng là bá đạo. Mỹ đang thực thi quyền lực mềm, bá quyền của tay nhà giàu. Không hợp ý mình thì cắt tiền. Vậy thì còn hô hào dân chủ cái gì nữa đây.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành động cắt viện trợ này của Mỹ đúng là bá đạo. Mỹ đang thực thi quyền lực mềm, bá quyền của tay nhà giàu. Không hợp ý mình thì cắt tiền. Vậy thì còn hô hào dân chủ cái gì nữa đây.

Luật Hòa Kỳ cấm thì ông Obama cũng khó cựa quậy. Nhưng những ông nghị Hoa Kỳ chắc sẽ phải xem xét lại điều này trong trường hợp đặc biệt. Điều luật này cần có bổ sung thì Tổng thống Hoa Kỳ mới linh hoạt được. Thí dụ: Tuy cấm viện trợ cho các tổ chức thành viên của LHQ kết nạp những vùng miền không được quốc tế công nhận, nhưng Tổng Thống Hoa Kỳ xét thấy do nhu cầu chính trị thì có thể đề nghị Quốc Hội lui sự cắt viện trợ và tổ chức biểu quyết chẳng hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói sự thật không sợ mất lòng, mà có thể giải quyết bất đồng

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hải

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 12/11/2011 06:00 GMT+7

Sau bảy mươi năm là nhà nghiên cứu độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu có được một gia tài tri thức có người ví với một viện nghiên cứu: hơn 3.000 tấm bản đồ cổ giá trị, 30 cuốn sách viết riêng và 40 cuốn viết chung. Ông nghiên cứu bốn lĩnh vực chính: địa bạ, địa chí, bản đồ, hoạt động công nghiệp cổ truyền Việt Nam. Đã nhận nhiều giải thưởng cao quý như Giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2005, Giải thưởng Phan Chu Trinh năm 2008. Thành tựu của ông có thể ghi vào sách kỷ lục Việt Nam. Nhiều nghiên cứu của cụ là bằng chứng khoa học cho việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Tiếp chúng tôi trong nhà riêng là một cụ ông nhanh nhẹn và minh mẫn hơn nhiều so với tuổi.

Năm nay bước vào tuổi 92, ông còn tiếp tục công trình nghiên cứu nào nữa không?

Phải chốt lại chuyện nghiên cứu lịch sử Biển Đông, Hoàng Sa - Trường Sa. Nội dung này nằm trong nghiên cứu chung của tôi, nhưng là vấn đề thời sự, cần phải nghiên cứu sâu. Thật may mắn, không hiểu sao mà mình lại có được những tư liệu đến thế…

Sao lại không hiểu được! Đơn giản là vì ông đã lao động suốt cả một đời…

Nói thì đơn giản thế, nhưng rất phức tạp, phải bỏ ra nhiều công sức, nhiều thời gian và cả tài chính nữa. Tôi cảm thấy may mắn khi bước qua tuổi 90 rồi mà vẫn còn được phục vụ đất nước. Bây giờ đâm lao phải theo lao, phải giữ sức khỏe làm những việc đó. Trước đây, tôi nghiên cứu tổng quát lịch sử xã hội - dân tộc Việt Nam, rất cẩn thận, từng phần ruộng đất, sưu tập địa bạ của 200 năm nay, những tư liệu viết bằng chữ Hán, để biết đất nước biến chuyển như thế nào về đất đai. Nghiên cứu đất, tức là liên quan đến con người sống trên đó, thành ra là nghiên cứu lịch sử, địa lý. Phải có phần chứng minh, chính là các bản đồ người nước ngoài vẽ về đất nước mình, cả xưa và nay. Sưu tập bản đồ sẽ hiểu lịch sử tương đối chính xác hơn. Tôi không là người đam mê sưu tầm như cụ Vương Hồng Sển, mà sưu tầm những thứ liên quan đến nghiên cứu và nghiên cứu giải mã những tư liệu ấy.

Ông đã góp phần chứng minh sự thật về Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào?

Đó là một công trình lớn, không riêng mình tôi có thể làm được. Có những người chuyên gia về luật pháp, lịch sử, chuyên về chữ Hán nghiên cứu, như các chuyên gia Nguyễn Nhã, Hoàng Việt, Phạm Quốc Quân… Phần của tôi nghiêng về tổng hợp một chút. Tư liệu, bản đồ, lịch sử của các nước, kể cả của tác giả Trung Quốc, phương Tây thế kỷ XVI-XIX đều xác nhận Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, không một ai nói rằng của Trung Quốc cả.

Trên mạng, có một số người nói, việc Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, điều đó dứt khoát rõ ràng rồi, không có gì phải bàn cãi lôi thôi. Ông có nghe về những ý kiến đó không?

Có đấy, họ còn nói rằng “Cụ Đầu khỏi phải chứng minh rắc rối. Ai cũng biết Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”. Nhưng tôi nghĩ mình phải đưa ra ánh sáng những chứng minh khoa học, đó là bổn phận. Các cơ quan báo chí, truyền thông cũng tới chỗ tôi, liên hệ để xin tư liệu, công bố với công chúng. Những tư liệu quan trọng, báo Nhân dân đã đăng hai trang lớn. Nhưng vấn đề này rất lớn và nhiều cách trình bày, không chỉ một vài bài báo là xong. Đó là một vấn đề khoa học, thời sự của quốc tế và của nước ta.

Theo ông, những tư liệu nào được cho là quý hiếm nhất?

Rất nhiều tư liệu cổ xưa tôi đoán là ngay cả các viện nghiên cứu cũng chưa chắc có, nên Nhà nước và hai Bộ (Ngoại giao và Công an) mới liên hệ với tôi. Nhưng tôi không như người sưu tầm cho rằng cái này quý, cái kia quý. Tôi là nhà nghiên cứu, giải mã, đọc được những tư liệu, bản đồ bằng nhiều thứ tiếng, trong nhiều giai đoạn khác nhau, để tìm ra nguồn gốc từ đâu mà có những tên gọi đó.

Ông có cách nào cho nhiều người hiểu một cách chân thực những sự thật mà mình đã dành cả đời để chứng minh hay không? Đặc biệt khi đó là một chuyện quan trọng của đất nước?

Tôi rất muốn điều đó. Nhiều người hiểu chung chung, rằng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, nhưng tôi có thể góp phần chứng minh được. Tôi từng gặp nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo, giáo viên… và nhận thấy rằng họ không nắm được các chi tiết cụ thể của vấn đề. Như vậy là phiến diện. Ai cũng kêu là năm nào thi cử, điểm môn lịch sử cũng kém nhất. Tôi nghĩ rằng những gì về đất nước mình, lịch sử, địa lý, văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam, đã không được trình bày một cách tổng quát, đầy đủ trong chương trình giáo khoa mười hai năm. Cả thầy lẫn trò đều ít quan tâm đến vấn đề lịch sử. Chúng ta muốn người dân quan tâm đến điều gì thì phải phổ biến rộng rãi kiến thức cho họ.

Nhưng thưa ông, có nhiều nghiên cứu khá khó hiểu, toàn là tư liệu, ký hiệu, ngôn ngữ cổ, đâu phải dễ nắm…

Những điều chị cho rằng khó, tôi cho là dễ. Người không quan tâm thì bao giờ cũng cho là khó cả.

Posted Image

Vậy xin ông cho vài câu dễ hiểu, dễ thuộc để trang bị cho một người rất bình thường như tôi có thể hiểu được.

Nếu thế, tôi chỉ cần đưa cho chị xem vài tấm bản đồ do người Trung Hoa xưa vẽ, một vài tấm do người Việt Nam vẽ, và vài bản đồ do người phương Tây vẽ về Biển Đông, Hoàng Sa - Trường Sa. Thế thôi. Cho người ta thấy rằng từ xưa, người Việt Nam chịu trách nhiệm ở Biển Đông cả về phương diện an ninh lẫn xã hội. Hằng năm gió mùa Đông - Tây, thuyền bè gặp nạn trôi dạt vào. Triều đình Việt Nam thời xưa đã giúp những người trôi dạt vào Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ Biển Đông từ xa xưa.

Như vậy, chỉ riêng bản đồ đã nói được khá nhiều và khá dễ, phải không thưa ông?

Chúng ta ngồi ở đây, bên cạnh một ngã tư, tôi mời chị nhìn xuống xem những người nước ngoài đang đi qua cửa. Họ đều cầm bản đồ, tìm đường đi, phải không? Việt Nam có bao nhiêu thành phố có bản đồ?

Thưa ông, bây giờ, phục vụ cho du lịch, nhiều nơi cũng có bản đồ rồi.

Nghĩa là vẫn để phục vụ du khách là chính. Người Việt rất ít sử dụng bản đồ.

Họ theo thói quen: đường ở miệng...

Sách giáo khoa cũng rất ít bản đồ. Trên báo chí cũng vậy. Có sự kiện mới xảy ra ở một xứ lạ, xưa nay ít biết, phải có bản đồ hướng dẫn cho người đọc biết, chẳng hạn nước Libya nằm ở đâu. Chúng ta phải góp phần xây dựng thói quen văn minh, khoa học. Nước mình ít dùng, cho đến giờ việc thực hiện thói quen ấy rất khó khăn. Tôi rất muốn phổ biến những tấm bản đồ.

Đơn giản vậy mà không có cách nào sao?

Phải là chính sách của những người làm văn hóa. Chính phủ phải quan tâm, ngành giáo dục phải quan tâm, các nhà báo phải quan tâm.

Sao phải chờ những thứ to tát, khó khăn ấy? Chúng ta cứ thử in cuốn bản đồ nhỏ cầm tay, để bất cứ ai cũng có thể chứng minh những vấn đề chủ quyền biển đảo một cách dễ dàng, đầy tính thuyết phục khoa học?

Nói kinh nghiệm nhé: Tôi có lần làm rồi và lỗ vốn. Ít ai quan tâm! Hồi kỷ niệm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh 300 năm, tôi là người đầu tiên cung cấp bản đồ về lịch sử biến chuyển vùng đất của Sài Gòn 300 năm, nhưng không bán được. Dường như người ta chỉ quan tâm đến những vấn đề trước mắt. Lĩnh vực lịch sử chúng ta cũng chỉ đầu tư nghiên cứu về chiến tranh chống Pháp, Mỹ, thời kỳ bảo vệ đất nước hơn là về thời kỳ dựng nước. Thí dụ triều Nguyễn rất có công xây dựng đất nước, nhưng chưa được ghi nhận tương xứng. Có lẽ vì vấn đề gần chúng ta hơn cả là công cuộc bảo vệ đất nước, nên người ta cứ tập trung vào. Nói không khéo sẽ quên mất lịch sử xây dựng đất nước, chỉ thấy công bảo vệ mà thôi. Trình bày nhầm như vậy, không thấm vào tâm hồn người Việt Nam một cách đầy đủ nên càng ngày lịch sử càng bị lơ là. Cuối đời rồi, tôi thấy có những chuyện quan trọng không thể lơ là được, như chuyện phải tranh đấu cho Hoàng Sa - Trường Sa.

Ông có hài lòng về những gì vừa qua ông đã đóng góp cho đất nước thông qua những công trình nghiên cứu của mình hay chưa? Ông muốn được mọi người hưởng ứng như thế nào?

Theo tôi thấy, các vị lãnh đạo thì nghĩ đường lối lớn, báo chí thì tích cực trong khả năng tuyên truyền của mình, phải làm cho sự hiểu biết trong công chúng rộng rãi hơn nữa. Tôi muốn hỏi tại sao nhiều nhà văn như chị lại ít nói đến vấn đề này?

Thú thật với ông là giới văn chương, theo tôi thiết nghĩ, có lẽ chưa hiểu biết nhiều lĩnh vực, sợ nói không thấu đáo những việc nhạy cảm thì hiệu quả không cao. Họ mới chỉ biểu lộ lòng nhiệt thành yêu nước. Muốn chuyển hóa thành hình tượng văn học thường phải có thời gian…

Phải tìm hiểu, lặng im là không được. Phải làm cho giới trẻ hiểu biết, chứ tự nhiên không ai hiểu biết ngay được. Nếu muốn có sự hiểu biết một cách khoa học thì phải phổ biến rộng khắp chứ tại sao lại không làm? Phải thật thà, trung thực. Nói sự thật không thể mất lòng ai…

Thưa ông, người ta vẫn sợ có câu “sự thật mất lòng”…

Sự thật chỉ có thể giải quyết được bất đồng. Không sợ mất lòng.

Nghe nói ông đang tìm người để kế tục sự nghiệp. Ông đã tìm được chưa?

Có nhiều người hỏi, nhiều cơ quan đến tiếp xúc với tôi. Tôi đã bắt đầu giao một phần tư liệu cho Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, kể cả việc sao chụp bản đồ. Nhưng như tôi đã nói, tôi không phải là nhà sưu tầm, không cần nơi bảo quản những đồ sưu tầm, mà là nhà nghiên cứu. Nên tôi cần tìm người tiếp tục việc nghiên cứu những tư liệu của tôi còn nghiên cứu dở dang. Cho đến nay, chỉ thấy những người muốn gìn giữ tư liệu ấy, chưa thấy một ai tha thiết chuyện nghiên cứu. Nghĩa là tôi vẫn chưa tìm được người kế nghiệp mình.

Theo tôi được biết có rất nhiều người theo các ngành học liên quan mà, thưa ông?

Đúng là tôi có tiếp xúc nhiều người làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ nhờ tôi giúp đỡ tư liệu, cho ý kiến, nhưng xong là thôi, họ không tiếp tục nghiên cứu nữa. Tôi chưa tìm được ai. Hơi buồn một chút.

Khó thật vậy sao?

Khó. Có lẽ vì họ không thấy mối lợi kinh tế nào trước mắt.

Nhưng còn các viện nghiên cứu khoa học về xã hội, lịch sử? Đó là những nội dung công việc của họ mà?

Không có nhiều sự quan tâm từ các đơn vị này. Chắc chị biết có Hội Sử học, có nhiều người giỏi chuyên môn. Các trường đại học cũng có khoa chuyên môn, ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế đều có cả. Tôi cũng biết có giáo sư nghiên cứu những vấn đề tôi và chị đang nói với nhau đây. Thực tế, trên mạng, ở các tòa soạn báo, các Viện nghiên cứu Khoa học xã hội, Viện Sử, Viện Địa lý, Hội Lịch sử Việt Nam… đều nghiên cứu, nhưng có lẽ đều thiếu mảng tư liệu và nghiên cứu như tôi. Tôi thiết nghĩ vì vậy Nhà nước mới gọi đến tôi. Tôi nhận định vậy thôi, chị muốn thì thử tìm hiểu thêm.

Thưa ông, làm một nhà nghiên cứu độc lập suốt cả đời, ngoài chuyện tiền bạc tốn kém mà lại khó kiếm tiền, thì khó khăn nhất ông phải trải qua là gì?

Thứ nhất là cái ham mê chân lý phải vượt lên trên hết. Ham mê sự thật, ham mê hiểu biết. Buổi ban đầu, tôi đâu biết nhiều vấn đề, đâu có nhiều tài liệu. Bản đồ một vài cái chứng minh. Đồ cổ để biết thời xưa ăn uống thế nào. Lịch sử cũng chỉ là đọc qua những quyển sách bình thường ai cũng có. Sau vì ham mê, nên tôi đi tìm kiếm tư liệu khắp trong nước, chợ trời. Số đồ gốm, bản đồ tăng lên. Chi tiêu cho cuộc sống phải tiết kiệm, giản dị, dành phần cho tư liệu và nghiên cứu. Dần dần mới thành nhà nghiên cứu lúc nào không biết.

Nay có thể “xếp hạng” ông là nhà nghiên cứu tầm cỡ…

Không cỡ gì. Nhưng tôi tự biết mình không mặc cảm khi thảo luận và tiếp xúc với giới nghiên cứu các nước. Tôi có dịp làm nhà khoa học nho nhỏ tiếp xúc với các nhà khoa học thế giới - Nhật, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh, Úc…, để thảo luận các vấn đề và tư liệu mình có giá trị đáng chú ý. Tôi là một nhà nghiên cứu tay ngang, vẫn khiêm tốn rằng còn nhiều điều mình chưa biết, nhưng vẫn trao đổi được với những nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu về lịch sử, địa lý Việt Nam và nước ngoài.

Giới nghiên cứu nước ngoài có người từng phát biểu là họ đi khắp nơi, chưa gặp ai như ông. Câu chuyện thế nào, thưa ông?

Họ nói quá đáng chăng! Năm ngoái có hai nhà khoa học có tiếng, chuyên về bản đồ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, đến thăm tôi. Chúng tôi cùng thảo luận các vấn đề bản đồ lịch sử Việt Nam xưa và nay. Hai người đó đi Huế, Hà Nội, qua Lào, Campuchia, rồi quay lại lần thứ hai. Và họ nói câu chị vừa nhắc...

Trong cuộc đời nghiên cứu của mình, hẳn ông phải gặp những tình huống khó khăn?

Có những thời kỳ, tôi gặp phải sự không hiểu của chính quyền sở tại. Họ đi hỏi dò người quen biết, hỏi nhà báo, rằng một tấm bản đồ dùng để làm gì, có hại cho an ninh hay không, tôi lấy ở đâu ra những bản đồ đó... Rồi không biết họ lấy tin từ đâu rằng ông Đầu bán bản đồ cho nước ngoài tới hai triệu đô. Với các nhà khoa học độc lập, không thuộc một cơ quan nào như tôi, những chuyện như vậy rất đáng ngại. Nếu không có một bề dày suốt đời tha thiết với dân tộc, nhiều người sẽ buông xuôi. May mà tôi sống lâu đến lúc được hiểu, được đóng góp cho đất nước. Chứ nếu chẳng may qua đời trước, thì tư liệu, giấy tờ, sự hiểu biết tìm tòi của một người công dân đổ xuống sông hết. May mắn nữa là ba năm trở lại đây, Nhà nước chính thức biết đến công trình của tôi. Tôi sẵn sàng đóng góp.

Thế còn niềm sung sướng nhất của một nhà nghiên cứu?

Là góp phần tìm hiểu chân lý, được hiểu chân lý, sự thật. Và được nói lên những sự thật ấy. Thí dụ như đang được nói những chuyện đó với chị đây này. Tôi lại có hạnh phúc nữa là, nhiều anh bạn tôi, mới tám mươi trí khôn đã hơi lẫn, còn tôi, không hiểu tôi nói chuyện với chị nãy giờ hơn hai tiếng đồng hồ, chị có thấy tôi có gì lẫn không? Đó là hạnh phúc trời cho.

Cũng có công rèn luyện nữa chứ?

Có nhiều người hỏi tôi có bí thuật gì không, tôi nói rằng chỉ giữ sức khỏe một cách bình thường, giống như công việc nghiên cứu, không ngày nào không quan tâm. Sống đơn giản. Sáng ăn bánh mì, cà phê nhiều sữa, hai bữa bình thường, thích mắm, gu hơi nặng.

Ông có gặp phải bệnh tật nào đáng lo chưa?

Bệnh đặc biệt như mổ xẻ thì không có. Thỉnh thoảng đang ngồi nói chuyện bị té vì máu lên não không kịp. Có lẽ là một dạng của bệnh tim mạch.

Nếu ông chưa mệt, xin hỏi thêm ít câu cuối: Vì sao ông không viết hồi ký cuộc đời một nhà nghiên cứu độc lập?

Tôi mê hội họa và đọc sách, đặc biệt là tự truyện như của Washington, Gandhi, Churchill, cụ Hồ, các nhà văn và chính khách lớn. Bởi chúng thực. Từ bé, tôi đã nghĩ hai hướng trong một người sống đời tích cực: một là những người chuẩn bị để làm nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, hai là chuẩn bị thành người tích cực sống ở cơ sở - militant de base. Lựa chọn của tôi là chiến sĩ ở cơ sở. Từ bé, được tiếp xúc với môi trường xã hội văn hóa tôn giáo rất phong phú, tiếp xúc các nhân vật bên này bên kia, tôi vẫn giữ được ý nguyện làm con người cơ sở. Những việc nghiên cứu địa bạ, bản đồ, sách cổ, gốm… là cơ sở. Không có hướng viết tự truyện, nhưng không có nghĩa là không viết ra những sự kiện, con người mà tôi được tham gia, tiếp xúc.

Những người có cuộc đời hay như ông, không viết ra, mai này đem về với tổ tiên, vậy là có “khuyết điểm”. Ông có công nhận như vậy không?

Cũng có nhà văn đề nghị được nghe chuyện tôi kể để viết, nhưng tôi xin cảm ơn. Thỉnh thoảng tôi có viết lại một vài điều mình chứng kiến cho dễ hiểu, cho sáng sủa, không phải tiểu sử mình, chắc chị có đọc?

Vâng, thưa có. Xin cảm ơn ông đã dành cho một cuộc trò chuyện dài…

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần.

===============================

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Hoa hậu Nguyễn Cao Thu Vân

Nhìn phụ nữ Việt Nam mặc y phục dân tộc trông thật đài các và chân quý.

Còn đây là model

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Thủy điện miền Trung không thể chống lũ'

Thứ bảy, 12/11/2011, 12:24 GMT+7

Posted Image

GS.TS Ngô Đình Tuấn. Ảnh: N.T.

"Toàn bộ hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ, không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chủ yếu để phát điện", GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á trao đổi với VnExpress.

'Xả lũ thủy điện gây thiệt hại phải bồi thường'/ Người dân khổ vì thủy điện xả lũ

- Xin ông cho biết bức tranh tổng thể về thủy điện miền Trung hiện nay?

- Hầu như tất cả tỉnh miền Trung đều có công trình thủy điện khá lớn như Bản Vẽ (Nghệ An), Rào Quán (Quảng Trị), Bình Điền, Cổ Bi (Thừa Thiên - Huế). Vào trong nữa thì có A Vương, Sông Tranh 2, Đa Mi 4, Định Bình... Đây là những công trình nằm trong quy hoạch của nhà nước, được Thủ tướng, Bộ Công thương phê duyệt. Ngoài ra, do phân cấp quản lý nên các thủy điện nhỏ được huyện, xã đề nghị làm và có rất nhiều.

Vì thế mới có thực tế là nhiều đập xen vào giữa những công trình thủy điện cấp trung ương. Ví dụ trên sông Ba có hơn 30 công trình lớn nhỏ, nhánh sông Bồ ở thượng nguồn đã có 5; rồi sông Kôn… Đầu tư công trình thủy điện nhỏ này chủ yếu là tư nhân, vốn bỏ ra ít, mà hưởng lợi nhiều do làm dung tích hồ nhỏ, ngập ít, lợi dụng nước và cột nước các hồ ở thượng nguồn xả xuống.

- Số lượng các công trình thủy điện dày đặc trên một hệ thống sông gây nên rủi ro gì, thưa ông?

- Nếu làm một công trình lớn thì diện tích ngập nhiều nhưng chia năm xẻ bảy ra mực nước thấp xuống, không ngập nên người dân, chính quyền địa phương không ai phản đối. Ví dụ từ thủy điện Đồng Nai 6, 6A, thủy điện 6 chia ra 3 bậc thang, 6A chia 5 bậc thang. Nhiều bậc thang thì hạ thấp mực nước xuống, nhưng hạ thấp thì xác suất rủi ro lớn hơn nếu bị vỡ, vì vỡ là vỡ dây chuyền.

Các hồ nhỏ, tư nhân thì làm diện tích ngập ít, tràn nhỏ, mức độ bảo đảm an toàn thấp. Trong quy hoạch chúng ta chưa giải quyết được bất hợp lý này. Đáng ra phải rà soát lại cái nào được xây, cái nào không.

- Những năm gần đây, câu chuyện “thủy điện xả lũ, dân lãnh đủ” liên tục diễn ra ở miền Trung. Ông chia sẻ như thế nào về điều này?

- Thực tế không phải có thủy điện thì làm tăng lũ. Lũ tăng do các nguyên nhân như biến đổi khí hậu, mặt đệm tức là lớp phủ bị tàn phá. Mặt khác, khi không có quy trình vận hành liên hồ chứa hoặc quy trình vận hành độc lập, hợp lý thì xả nước sẽ gây lũ chồng lũ. Nếu có quy trình vận hành liên hồ thì sẽ hạn chế thấp nhất. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo lũ, dự báo tốt thì mới khống chế được, không để xảy ra lũ chồng lũ.

Thực tế, toàn bộ công trình hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ. Chỉ có 2 hồ thủy lợi có dung tích phòng lũ đáng kể là hồ Phú Ninh (Tam Kỳ - Quảng Nam) 300 triệu m3 và Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế) 500 triệu m3, nhưng chưa xây dựng xong. Các công trình thủy điện ở miền Trung không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chỉ làm thế nào bảo vệ an toàn hồ chứa trong khi vận hành và hiệu quả phát điện cao nhất, tức là đảm bảo dung tích luôn ở mực nước dâng bình thường (luôn đầy).

Posted Image

Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s trong hai ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.

- Hiện các công trình thủy điện thông báo xả lũ trước 2 giờ, trong khi người dân cần ít nhất 6-8 giờ để chuẩn bị đối phó, ông nghĩ sao về điều này?

- Quy định thông báo 2 giờ trước khi vận hành, mở cửa xả đầu tiên được các tỉnh đồng tình hết. Quy định này căn cứ vào khả năng dự báo và điều kiện thực tế chứ không phải cứ muốn thông báo sớm là được.

Ở miền Trung, sông ngắn, hẹp, dốc trong khi mưa lũ lớn thường xuyên xảy ra, có khi mưa chưa đầy 2h lũ đã lên rồi. Một bất hợp lý nữa là mạng lưới quan trắc đo mưa ở miền Trung rất thưa, rất ít trạm tự ghi như ngoài Bắc; chỉ đo mưa 12 giờ và mưa 24 giờ không có 6 hay 3 giờ, nếu có thì trạm ở thị xã ven biển trong khi lũ thì ở thượng nguồn.

Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tăng thời gian thông báo trước khi xả lũ, nhưng với 3 điều kiện: nâng cao năng lực dự báo mưa lũ; bổ sung các trạm đo mưa, ví dụ lưu vực sông Ba có khu vực gần 5.000 km2 mới có một trạm; và phải nghiên cứu, cập nhật qua vài ba năm xả lũ.

- Nếu xét về mặt chi phí, để tăng thời gian dự báo thêm một giờ thì tốn kém như thế nào?

- Vấn đề ở đây không phải bài toán kinh tế. Dự báo càng sớm thì an toàn cho người dân, thêm thời gian sơ tán, nhưng kéo dài phải đi cùng độ chính xác cao. Nếu vài lần thiếu chính xác dân chủ quan thì rất nguy hiểm.

Chúng ta cần nâng cao khả năng dự báo cho chủ hồ, vì các chủ hồ quyết định phương án giữ hay xả nước. Họ thuê đài khí tượng địa phương thì ta phải nâng cao kiến thức cho những người ấy. Chính phủ không ngại tốn tiền trong việc dự báo ứng phó thiên tai, nhưng vấn đề làm thế nào hiệu quả. Cái này phải có thời gian đào tạo, ứng dụng mô hình toán đo được độ chính xác.

- Trong ngành công nghiệp năng lượng, thủy điện được coi là lạc hậu. Trong điều kiện Việt Nam, chiến lược phát triển thủy điện cần đặt ở vị trí như thế nào cho phù hợp?

- Trên thế giới, các nước đã phát triển đều qua giai đoạn phát triển ồ ạt thủy điện. Sau đó vì khai thác nhiều, bùn cát lấp đi hồ chứa, đồng thời gây hệ lụy với dòng chảy hạ lưu nên người ta phải bỏ. Ví dụ ở Mỹ, có những công trình khi không còn đảm bảo dòng chảy cho hạ du, ảnh hưởng tới động vật thủy sinh như cá hồi, sản phẩm thương nghiệp có giá trị cao, thì sau khi hoàn vốn người ta phá bỏ.

Việt Nam còn nghèo buộc phải khai thác thủy điện chứ làm gì có vốn đầu tư ngay vào điện nguyên tử hay các công nghệ tiên tiến khác. Chưa kể phải có trình độ, đội ngũ nhân lực vận hành. Hoàn cảnh hiện nay buộc chúng ta phải thế. Còn theo quy hoạch, đến 2025, tất cả nhà máy thủy điện lớn và vừa đã làm xong. Sau đó, chúng ta chỉ phát triển thủy điện tích năng, điện nguyên tử. Sau khi có điện nguyên tử, điện khí, thủy điện chỉ còn chiếm 25% tổng sản lượng và sẽ ngày càng giảm xuống.

Nguyễn Hưng thực hiện

========================

- Trên thế giới, các nước đã phát triển đều qua giai đoạn phát triển ồ ạt thủy điện. Sau đó vì khai thác nhiều, bùn cát lấp đi hồ chứa, đồng thời gây hệ lụy với dòng chảy hạ lưu nên người ta phải bỏ. Ví dụ ở Mỹ, có những công trình khi không còn đảm bảo dòng chảy cho hạ du, ảnh hưởng tới động vật thủy sinh như cá hồi, sản phẩm thương nghiệp có giá trị cao, thì sau khi hoàn vốn người ta phá bỏ.

Trước đây không lâu, thường có một câu nói - có lẽ là thành ngữ trên các phương tiện thông tin đại chúng - về việc tương lai phát triển của Việt Nam là "Đi tắt, đón đầu". Tôi thường tỏ ra hoài nghi câu này vì muốn đi tắt , đón đầu thì chí ít cũng phải biết tương lai nhân loại đi về đâu thì mới "đi tắt đón đầu" được chứ nhỉ? Tức là phải có khả năng tiên đoán tương lai phát triển của nhân loại. Nếu không tiên đoán được thì ít nhất cũng nhìn chung quanh để chiêm nghiệm. Nay thủy điện đã cho thấy là một phương pháp ứng dụng lạc hậu, hậu quả nguy hiểm của thủy điện đã thấy rõ trên thế giới - Biển chết Aral. Trên thế giới người ta cũng thấy tác hại của thủy điện từ lâu rồi và từ bỏ. Ở đây tôi chưa nói đến sự tác hại do vấn đề phân tích từ kiến thức phong thủy - một kiến thức vượt trội vì những hiểu biết liên quan đến môi trường - vì có nói thì để cái cộng đồng khoa học thế giới này tiếp thu và thừa nhận cũng mệt mỏi. Bởi vậy, tôi chẳng bao giờ ủng hộ thủy điện cả. Tiền làm thủy điện nên tìm nguồn nguyên liệu khác để tạo ra điện mà không gây nguy hiểm cho môi trường. Nếu có đủ điều kiên thì nên đi tắt đón đầu bằng những năng lượng của tương lai. Phong trào người người làm quy hoạch, nhà nhà làm quy hoạch đã có kết quả không mấy khả quan của thị trường bất động sản. Nay lại ồ ạt làm thủy điện - một tác động trực tiếp vào thiên nhiên, tính chất khác hẳn bất động sản - e rằng hậu quả đến lúc bùng vỡ thì tác hại chắc không nhỏ.

- Thực tế không phải có thủy điện thì làm tăng lũ. Lũ tăng do các nguyên nhân như biến đổi khí hậu, mặt đệm tức là lớp phủ bị tàn phá. Mặt khác, khi không có quy trình vận hành liên hồ chứa hoặc quy trình vận hành độc lập, hợp lý thì xả nước sẽ gây lũ chồng lũ. Nếu có quy trình vận hành liên hồ thì sẽ hạn chế thấp nhất. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo lũ, dự báo tốt thì mới khống chế được, không để xảy ra lũ chồng lũ.

Người phát biểu câu này đã không xét đến một vấn đề sau:

Với lượng mưa bằng nhau, nhưng sự tàn phá của lũ sẽ lớn hơn rất nhiều và khác hẳn nếu so sánh giữa một bể chứa tích nước và xả lũ ngay trong khi mưa còn tiếp tục với lũ tự nhiên

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thức “bác” hình thức tố cáo bằng email, điện thoại

Thứ Bẩy, 12/11/2011 - 00:07

(Dân trí) - Email, điện thoại tố cáo đã ghi nhận trong luật phòng chống tham nhũng nhưng chưa áp dụng phổ biến, việc quản lý còn nhiều khó khăn. Để tiếp tục nghiên cứu, tránh việc lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, Quốc hội thống nhất không công nhận hình thức này trong luật Tố cáo.

Hình thức tố cáo bằng email còn gây nhiều tranh cãi

Posted Image

Email tố cáo được xem là đủ cơ sở xác minh, bảo đảm nhưng dễ bị lợi dụng, phát tán.

Luật Tố cáo được biểu quyết thông qua chiều nay, 11/11, với những giải trình cặn kẽ về lý do chưa quy định hình thức tố cáo qua email, điện thoại, fax vào luật. Luật Tố cáo đã được thảo luận nhiều lần, khá cân bằng giữa lý lẽ “chống” và “thuận” về các hình thức tố cáo này. Các ý kiến đề xuất chấp nhận các thức tố cáo này cho rằng thực tế đang tồn tại và cũng để tránh lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ.

Tiếp thu, chỉnh lý luật lần cuối trước khi biểu quyết, UB Thường vụ QH phân tích, tố cáo qua điện thoại, Internet đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn chưa được áp dụng phổ biến, việc quản lý còn nhiều khó khăn, bất cập.

Do vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết trước khi cụ thể hóa trong luật nhằm tránh bị lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, gây rối, làm mất đoàn kết nội bộ hoặc để phát tán thông tin về việc tố cáo, nhất là trên các trang mạng, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, các hình thức tố cáo này chưa được bổ sung vào luật.

Luật cũng quy định người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ để nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng quyền này để tố cáo sai sự thật, không căn cứ, gây mất đoàn kết nội bộ, gây tốn kém về thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết.

Cùng với luật Tố cáo, Quốc hội cũng thông qua luật Khiếu nại, luật Đo lường và luật Lưu trữ trong chiều nay.

Luật Lưu trữ có quy định đáng chú ý là trong vòng 10 năm kể từ năm công việc kết thúc, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn phải được nộp vào Lưu trữ lịch sử. Tài liệu đóng dấu mật sẽ được giải mật sau 40 năm, đóng dấu tối mật, tuyệt mật là 60 năm kể từ năm công việc kết thúc.

Tài liệu liên quan đến cá nhân - cuộc đời, sự nghiệp của các vĩ nhân, danh nhân, anh hùng dân tộc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và các cá nhân khác - được sử dụng rộng rãi sau 40 năm kể từ năm cá nhân qua đời. Các trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật trong thời gian dài hơn hoặc vĩnh viễn giao Chính phủ quy định.

P.Thảo

====================

Bài báo này trên Dân Trí có rất nhiều người "Còm men tờ".

Tran Quang Phuc

(11/12/2011 11:09:00 AM)

tranphuctmh@yahoo.com.vn

Theo tôi, Nhà nước nên chấp nhận hình thức tố cáo qua email và điện thoại vì: thứ nhất là an toàn cho người tố cáo, tránh bị trù dập. Thứ hai đó là 1 loại vũ khí sắc bén cho việc chống tham những, nhanh chóng kịp thời, đỡ tốn giấy mực. Đồng thời cũng khiến những người tham những phải suy nghĩ mà dè chừng. Mỗi người phát hiện một chút thì các ban chống tham những có cơ sở để tập họp ý kiến người dân lại mà điều tra. Nhà nước nên có một website chuyên về chống tham nhũng và đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ người dân. Có như vậy, tôi nghĩ, tệ tham mới bớt được, đất nước mới đi lên được. Mà đó cũng là hình thức răn đe những kẻ tham nhũng khi thấy điều kiện tố cáo của người dân dễ dàng và nhanh chóng.

nguyen v bình

(11/12/2011 11:08:00 AM)

nguyen.binh592008@yahoo.com.vn

Không chấp nhận tố cáo qua điện thoại và email, chắc như vậy từ nay các số điện thoại nóng cũng sẽ vô nghĩa? Như vậy đồng nghĩa với tệ nạn sẽ được đà lan tràn vì người dân không biết kêu ai. Ví dụ như khi chứng kiến cảnh mãi lộ trên đường hoặc đạo chích hoành hành trên xe buýt???

Trần Hùng

(11/12/2011 9:16:00 AM)

hung@gmail.com

Tôi nghĩ, không chấp nhận hình thức tố cáo qua email, điện thoại đồng nghĩa với việc không bao giờ chống được tệ nạn, bởi chẳng mấy ai dại gì mà công khai tố cáo.

minh433

(11/12/2011 7:59:00 AM)

minh433@yahoo.com.vn

Xin hỏi luật có điều nào về bảo vệ người tố cáo không ?

Nhưng đã gọi là "Chính thức bác bỏ" thì còn còm men tờ cái gì nữa mà còm men. Cá nhân tôi cũng bị một tay phải gió nào đó tên Nguyễn Viết Long tố cáo tôi qua email - tôi tìm mãi cái email đó để đưa lên đây cho mọi người xem mà không thấy! Bực thật. Bởi vậy tôi ủng hộ việc không tố cáo bằng email. Hi. Nhưng tôi cũng có thắc mắc giống như ông nguyen v binh:

Nếu gọi đt đến cảnh sát 113 để báo về một tai nạn, hoặc một tội phạm đang bị truy nã, một vụ cướp thì làm sao? Trường hợp này được coi là thông tin hay là tố cáo?

Bởi vậy, email, dt, hay bất cứ hình thức nào khác đều chỉ là phương tiện thông tin thôi. Vấn đề là cơ sở để xác định nguồn thông tin và nội dung của nó.

Cái này là ngồi nghĩ quẩn chứ không phải còm men tờ phản hồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba câu chuyện hiền tài

Tác giả: Hồ Anh Hải

Tuanviietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước

TRONG MỤC NÀY

Ai tiếp tay cho tai nạn giao thông thảm khốc?

Mong Bộ trưởng Đinh La Thăng "vi hành" đường sắt

Giáo dục Việt Nam- bệnh nan y hay "tâm bệnh"?

Hiền tài đến mức được tôn là Thánh Nhân, được tung hô, chỉ khi đã chết đi rồi. Chứ nếu còn sống thì… coi chừng, chữ tài đi với chữ tai một vần.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, từ lâu chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này vì nó được các nhà lãnh đạo và báo chí ta luôn nhắc tới. Nhưng ai là hiền tài của nước ta? Họ có được coi là “nguyên khí” của đất nước không ? Ở nước ngoài hiền tài được đối xử như thế nào?

Xin kể ba chuyện dưới đây.

1. Hiền tài ngay cạnh ta

Nghe tin Giáo sư Hoàng Tụy được Hiệp hội Quốc tế về Tối ưu toàn cục trao Giải thưởng Constantin Caratheodory, tôi vào mạng Google và mạng Baidu (của Trung Quốc) tìm hiểu xem thế giới biết gì về bậc hiền tài này của Việt Nam. Kết quả cho tôi thấy, mình biết về bác Tụy còn ít hơn người nước ngoài.

Thí dụ, tiểu sử bác Tụy bản chữ Hán cho biết bác được gọi là Hoàng “Jefferson” Tụy . Bác có con trai là Hoàng Dương Tuấn, hiện là Phó GS tại ĐH Công nghệ Sydney, Australia, và con rể là Phan Thiên Thạch. Cả hai cũng nghiên cứu toán tối ưu toàn cục như GS Hoàng Tụy. Thì ra cả nhà đều giỏi toán, Hổ phụ sinh hổ tử mà!

Trang mạng worldcat.org giới thiệu GS Hoàng Tụy có 31 công trình đăng trong 57 ấn phẩm được in bằng sáu ngôn ngữ và có mặt ở 846 thư viện.

Trang mạng ccebook.net giới thiệu cuốn Convex Analysis and Global Optimization (Phân tích về Lồi và Tối ưu toàn cục) của GS Hoàng Tụy, dày 356 trang, giá bán 249 USD, do Nhà xuất bản Springer xuất bản năm 1998 (khi ông 71 tuổi).

Luận văn có đầu đề A Cutting Algorithm for the Minimum Sum-of-Squared Error Clustering của hai tác giả Jiming Peng và Yu Xia, trích dẫn ba tác phẩm của GS Hoàng Tụy là: - Global optimization do Nxb Springer xuất bản tại Berlin năm 1993; - Bài Concave programming under lincar constraints đăng trên tạp chí Soviet Mathematics, năm 1964 ; - Cuốn Clustering via d.c. optimization, xuất bản năm 2001.

Posted Image

Giáo sư Hoàng Tuỵ. Ảnh: Bee

Danh từ riêng Tuy’s cut (Lát cắt Hoàng Tụy) xuất hiện nhan nhản trong các tài liệu nói về Lý thuyết Tối ưu toàn cục. V…v…và v…v…

Thì ra hiền tài ở ngay cạnh ta nhưng chính ta chẳng biết (hoặc biết mà lờ đi?).

Sau khi GS Hoàng Tụy được trao Giải thưởng cao quý Caratheodory, báo chí ta bắt đầu đăng nhiều tin về ông.

Lãnh đạo Nhà nước đến tận nhà chúc mừng, tặng hoa và ôm hôn ông. Nhưng có lẽ GS Hoàng Tụy mừng ít tủi nhiều. Ở tuổi 84, nếu các ý kiến ông từng đóng góp về giáo dục cứ tiếp tục bị bỏ xó thì sao ông có thể vui được? Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết hết lòng vì nước vì dân của ông có được tiếp thu không?

Dù rằng đích thân Phó TT Nguyễn Thiện Nhân tham gia chương trình truyền hình VTV1 sáng 30/9 bàn về vấn đề Coi trọng các nhà trí thức, những hiền tài của xã hội.

2. Thánh nhân cũng bị đưa đi cải tạo lao động

Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc không xa lạ gì với người Việt Nam. Bác Hồ từng hết lời ca ngợi câu Trừng mắt coi khinh ngàn lực sĩ/ Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng (lời dịch của Bác Hồ) mà Lỗ Tấn dùng làm châm ngôn tự răn mình. Quả là Lỗ Tấn vô cùng dũng cảm dùng ngòi bút tố cáo chế độ độc tài chuyên chế của xã hội phong kiến ngày xưa và của Tổng thống Tưởng Giới Thạch đương thời.

Thập kỷ 30 thế kỷ XX, Mao Trạch Đông dẫn một đội du kích lên rừng lập chiến khu chống lại nhà độc tài họ Tưởng. Sau khi được đọc Lỗ Tấn Toàn tập (in năm 1938, khi Lỗ Tấn đã mất), Mao vô cùng khâm phục Lỗ Tấn. Ông tuyên bố Lỗ Tấn là “Đệ nhất đẳng thánh nhân” của Trung Quốc ; “Khổng Tử là thành nhân của xã hội phong kiến, Lỗ Tấn là thánh nhân của Trung Quốc hiện đại”.

Từ đó các “hiền tài” đều im lặng, mặc dù thấy lãnh đạo sai rõ ràng.

Sau khi Trung Quốc được giải phóng khỏi ách cai trị của họ Tưởng, Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ tối cao nước này. Trong một cuộc họp với các nhà văn, có người hỏi nếu Lỗ Tấn bây giờ còn sống thì sẽ làm gì? Chủ tịch Mao suy nghĩ giây lát rồi nghiêm chỉnh trả lời: Lỗ Tấn sẽ hoặc là ngồi nhà không viết lách gì cả hoặc là ở trong trại lao động cải tạo!

Hóa ra, hiền tài đến mức được tôn là Thánh Nhân, được tung hô, chỉ khi đã chết đi rồi. Chứ nếu còn sống thì…coi chừng, chữ tài đi với chữ tai một vần.

Tiếp đó khi Mao Trạch Đông thực thi chủ trương Đại Nhảy Vọt làm cho mấy chục triệu nông dân chết đói vì phải bỏ việc đồng áng đi luyện gang thép. Nguyên soái Bành Đức Hoài- Bộ trưởng Quốc phòng khi họp hội nghị trung ương Đảng CSTQ có thẳng thắn nêu lên một số sai lầm của chủ trương ấy. Rốt cuộc ông bị cách hết mọi chức vụ.

Từ đó các “hiền tài” đều im lặng, mặc dù thấy lãnh đạo sai rõ ràng.

3. Thiên tài ngang bướng

Steve Jobs là một hiền tài nổi tiếng nước Mỹ, nguyên Giám đốc điều hành (CEO) công ty Apple. Năm 1997 ông trở lại lãnh đạo công ty này, từng bước hồi sinh Apple. Giá cổ phiếu công ty từ 4 USD tăng lên tới 40 USD năm 2006. Apple từ sắp phá sản trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Cả loài người biết tên ông qua các sản phẩm máy tính cá nhân, máy nghe nhạc, máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Tự truyện Steve Jobs có kể lại chuyện mùa thu năm 2010 Nhà Trắng báo cho Steve Jobs biết họ có ý định thu xếp để ông và Tổng thống Obama gặp nhau, nhưng Steve Jobs nổi tiếng khó tính, ngang bướng và kiêu ngạo khăng khăng yêu cầu Tổng thống phải đích thân mời thì ông mới gặp.

Sau năm ngày bàn đi bàn lại, cuối cùng Steve Jobs chịu nhượng bộ đến gặp Tổng thống tại một khách sạn ở gần sân bay San Francisco (Apple đóng trụ sở tại San Francisco, cách thủ đô Washington khoảng 5000 km). Vừa gặp nhau, Steve Jobs nói ngay với Obama : Ông chỉ có thể làm Tổng thống một khóa thôi ! và khuyên chính phủ Mỹ nên thân thiện hơn với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ dễ dàng mở nhà máy xí nghiệp.

Ông đề nghị Obama mời chừng dăm bảy CEO đến để nghe họ trình bày nhu cầu trong việc lập các doanh nghiệp sáng tạo. Tổng thống Obama vui vẻ lắng nghe các ý kiến phê phán, góp ý của Steve Jobs.

Sau đó Nhà Trắng lên kế hoạch mời hơn chục vị CEO đến dự cuộc họp thân mật có kèm bữa cơm do Tổng thống Obama chiêu đãi và gửi kế hoạch này cho Steve Jobs xem trước.

Thấy số người được mời nhiều hơn đề nghị của mình, ông nói không muốn dự họp nữa. Khi xem thực đơn bữa ăn, Steve Jobs lại thể hiện sự khó tính của mình (ông này vốn ăn chay niệm Phật), chê thực đơn này tốn kém quá và phản đối việc dùng sô-cô-la làm món ngọt tráng miệng. Nhưng Nhà Trắng không nhượng bộ, vì Obama thích món ấy.

Steve Jobs không để lại nhiều ấn tượng tốt cho Obama nhưng sau đó hai người vẫn nói chuyện điện thoại với nhau mấy lần. Có lần Steve Jobs còn đề nghị để ông giúp Obama thiết kế quảng cáo cho việc Obama tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, năm 2012.

Ngày 5/10, ba tiếng đồng hồ sau khi công ty Apple công bố tin Steve Jobs qua đời, Tổng thống Obama xúc động tuyên bố tại Nhà Trắng: Michelle (vợ Obama) và tôi rất đau buồn khi biết tin Steve Jobs qua đời. Ông là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất nước Mỹ, ông ấy có đủ dũng cảm để suy nghĩ một cách khác người, đủ mạnh mẽ để tin rằng mình có thể thay đổi thế giới và đủ tài năng để thực hiện điều đó.

Ai cũng biết hiền tài Steve Jobs thực sự đã làm thay đổi cả thế giới. Nhưng vì sao ông làm được điều đó ?

Chẳng những vì ông có tài, mà điều quan trọng hơn là vì xã hội- môi trường ông sống, tạo điều kiện cho mọi công dân, cơ hội phát triển như nhau.

Ai có tài thực, sẽ bật lên!

====================

Ai có tài thực, sẽ bật lên!

Hơ! Cứ làm như hiền tài là cái lò xo vậy Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vòng cung Ấn - Nhật

Thanh Niên Online

12/11/2011 23:19

Trung Quốc hiện lo ngại về việc bị bao vây hai cánh bởi Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi quan hệ Nhật - Ấn phát triển thắm thiết với việc Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng đông.

Quan hệ thăng hoa

Quan hệ Nhật - Ấn đạt được những bước tiến mới vào năm ngoái, từ kinh tế, chính trị tới an ninh, quân sự. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, mối quan hệ này đã nhanh chóng nồng ấm, thể hiện ở cuộc đối thoại định kỳ đầu tiên cấp thứ trưởng của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước (còn gọi là cuộc đối thoại “2+2”) tổ chức vào ngày 6.7.2010 ở thủ đô New Delhi.

Tân Hoa xã ngày 7.7.2010 nhận xét cuộc đối thoại trên đề cập rộng tới nhiều chủ đề, đánh dấu quan hệ hợp tác Nhật - Ấn được đẩy lên một tầm cao mới. Hãng thông tấn Trung Quốc cũng nêu rõ 3 nội dung chính của cuộc đối thoại trên nhằm vào: thứ nhất là hợp tác quốc phòng, đề cập tới vấn đề hợp tác chống cướp biển, các chương trình trao đổi, tập trận chung trên biển hoặc thậm chí thảo luận cả vấn đề quốc phòng liên quan tới Trung Quốc. Thứ hai là thúc đẩy hợp tác hạt nhân; Nhật Bản hy vọng mở rộng thị trường Ấn Độ bằng việc xuất khẩu cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Thứ ba là hợp tác thúc đẩy cải cách trong Hội đồng Bảo an LHQ mà trong đó cả Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn có ghế thường trực ở cơ quan này một khi chương trình cải tổ được thực hiện. Tháng 10.2010, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã sang thăm Nhật Bản và hai nước ký hiệp định hợp tác kinh tế, cùng thảo luận sâu hơn về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, điện hạt nhân.

Posted Image

Tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung với Mỹ, Singapore và Úc - Ảnh: US Navy

Đến năm 2011, quan hệ New Delhi - Tokyo tiếp tục tiến triển mạnh, thể hiện rõ sau hàng loạt hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna đã nói với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba trong chuyến viếng thăm Tokyo ngày 29.10 rằng: “Tôi đề nghị, ngoài các cuộc tập trận đa phương, hải quân Ấn Độ và hải quân Nhật Bản cần phải tập trận song phương”. Ông này cũng đề xuất cuộc tập trận chung sẽ được tiến hành ngay vào đầu năm 2012, song chưa công bố địa điểm cụ thể. Nếu trở thành hiện thực, thì đây là cuộc tập trận song phương trên biển đầu tiên giữa hai nước, đánh dấu một bước ngoặt mới trong mối quan hệ này. Trước kia, Nhật Bản và Ấn Độ mới chỉ tập trận chung trong các sự kiện mang tên Malabah, cùng với Mỹ, Singapore và Úc.

Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc .

Hồng Nguyên, nhà phân tích Trung Quốc

Ông Krishna vừa trở về New Delhi sau khi thiết lập xong cơ sở cho việc hợp tác chiến lược hai nước thì Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony đã ngay lập tức bay tới Nhật Bản vào ngày 2.11 nhằm chuẩn bị cho cuộc diễn tập chung trên biển. Sau đó vài ngày, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tới thăm Ấn Độ, thổi ấm quan hệ song phương. Tiết tấu của “bản tình ca” Ấn - Nhật nhanh tới mức khiến Trung Quốc không khỏi sốt ruột, điều đã được thể hiện rõ trên báo chí đất nước đông dân nhất hành tinh. Song song với tiến triển hợp tác an ninh, quốc phòng, Nhật Bản cũng đang nhìn thấy ở Ấn Độ những tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn mà lâu nay hai bên chưa khai thác hết. Chủ tịch Phòng Thương mại Nhật Bản Tadashi Okamura phát biểu tại thủ đô New Delhi tháng 9.2011 rằng: “Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt cả Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất nước ngoài lớn nhất của nền công nghiệp sản xuất Nhật Bản”. Gần đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng viết trên báo chí rằng Ấn Độ là một ưu tiên ngoại giao của Nhật Bản. Thủ tướng Yoshihiko Noda sau khi nhậm chức cũng đã không ít lần bày tỏ lo ngại trước Trung Quốc và nhắc nhở Lực lượng Phòng vệ biển tăng cường cảnh giác.

Thái độ của Trung Quốc

Trong chính trị thì chẳng ai huỵch toẹt rằng việc Nhật Bản và Ấn Độ tay nắm chặt tay là để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế, với vị thế là hai nước lớn, với vị trí như hai gọng kìm kẹp lấy con gà trống Trung Hoa, cùng mối quan hệ có nhiều trục trặc với Trung Quốc, sự phát triển quan hệ Ấn - Nhật hiển nhiên nằm trong mối quan ngại của Bắc Kinh.

Nhật báo Quảng Châu ngày 7.11 tỏ thái độ bực tức trước mối quan hệ thắm thiết này, cho rằng hai nước kia đã coi Trung Quốc như một “kẻ thù tưởng tượng”. Tờ báo cũng mượn lời các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế nói Nhật Bản - Ấn Độ là hai nước láng giềng đang tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và cũng chính hai nước này đang liên kết bắt tay nhau để tạo nên thế vòng cung bao quanh Trung Quốc ở hai cánh - đất liền và biển. Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không xem nhẹ điều đó một khi nó liên quan tới cửa biển ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ông Cao Hồng - Viện phó Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng cần phải quan tâm tới mối hợp tác Nhật - Ấn; và Mỹ cùng các nước láng giềng Trung Quốc đã bày trận để kiềm chế Trung Quốc. Theo đó, ngoài chiến lược dài hạn vây kín Trung Quốc, động cơ liên minh với Ấn Độ của Nhật Bản còn có mục đích khác. Đó là giải tỏa sự đe dọa của Trung Quốc đối với tuyến đường hàng hải quan trọng của Nhật Bản, đặc biệt là các vùng biển ở Đông Nam Á. Đồng thời cũng khiến Nhật có bước đột phá về việc sử dụng quân nước ngoài.

Báo Vanguard cũng nhận xét Ấn Độ nằm ở vị trí trọng tâm của Ấn Độ Dương, vốn có lợi thế tự nhiên trong việc bảo vệ an toàn các kênh vận chuyển hàng hải qua đại dương này. Mối liên minh Nhật - Ấn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ “tuyến đường sinh mệnh trên biển”. Phía Trung Quốc cho rằng nếu đứng ở góc độ Ấn Độ, việc liên minh sâu rộng với Nhật rất phù hợp với nhu cầu Đông tiến mà New Delhi chủ trương. Ông Hồng Nguyên - Tổng thư ký Trung tâm khống chế quân sự và phát triển quốc phòng của Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã phân tích Ấn Độ không hài lòng ở khu vực Ấn Độ Dương, và từ lâu đã muốn thông qua eo biển Malacca để vươn tới biển Đông, thậm chí là cả phía tây Thái Bình Dương. Ấn Độ muốn gây ảnh hưởng tới Thái Bình Dương, còn Nhật Bản muốn gây ảnh hưởng tới Ấn Độ Dương khiến hai nước này tìm được rất nhiều tiếng nói chung. Ông Hồng Nguyên cho rằng Nhật Bản và Ấn Độ - với tư cách là hai nước có nhiều tranh chấp nhất về lãnh thổ với Trung Quốc - còn chung mục đích đối phó với việc Trung Quốc trỗi dậy. Tuy nhiên, theo ông này, liên minh chiến lược Nhật - Ấn cũng không thể thực hiện được nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.

Ông Hồng Nguyên cảnh báo Trung Quốc không thể xem thường quan hệ mật thiết Nhật - Ấn và âm mưu liên kết phong tỏa vòng cung đối với Trung Quốc, cũng như những động thái liên quan tới cục diện ở biển Đông. “Trong quan hệ hợp tác chiến lược này, diễn tập quân sự chung sẽ là một bước tất yếu. Và việc diễn tập này chắc chắn sẽ leo thang. Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc”, ông này kết luận.

Trên báo mạng Cái nhìn toàn cầu ngày 31.10, chuyên gia Trung Quốc Y Trác phân tích việc Nhật - Ấn ủng hộ Mỹ quay lại châu Á, đặc biệt là Đông Á, là chiêu tốt nhất để kiềm chế Trung Quốc, bởi tự thân Nhật Bản và Ấn Độ không có khả năng này. Mặt khác Nhật Bản và Ấn Độ sẽ thu được nhiều lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc như giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thể hiện được vị trí quan trọng trên trường quốc tế, tăng áp lực để tìm ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ. Ông này cho rằng bố cục an ninh châu Á đang được định hình lại, nhưng điều này không chỉ phụ thuộc vào một số nước như Nhật Bản mà còn phụ thuộc vào thái độ phản ứng của Trung Quốc ra sao.

Trên diễn đàn quân sự Junshi.xilu.com, nhiều người Trung Quốc đã đề xuất những phương án đối phó như sử dụng Pakistan để kiềm chế Ấn Độ, hợp tác quân sự vũ khí với Pakistan... Nhiều bài phân tích về chiến lược đông tiến của Ấn Độ và quan hệ hợp tác không ngừng phát triển Nhật - Ấn đã liên tục xuất hiện trên báo, đài Trung Quốc, cho thấy một mối lo ngại ngày càng sâu sắc của quốc gia đông dân nhất hành tinh đối với cái bắt tay rấ t chặt giữa Tokyo và New Delhi.

Nguyễn Lệ Chi

====================

Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc

Hồng Nguyên, nhà phân tích Trung Quốc

Zdấn đề không đơn giản như ngài nghĩ - Thưa ngài Hồng Nguyên, nhà phân tích Trung Quốc - mà nó có nguyên nhân sâu xa hơn. Đáng nhẽ sự việc không đến nỗi tồi tệ như vậy. Nhưng tôi tin chắc các ngài sẽ chẳng hiểu tôi nói gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dư luận Trung Quốc phẫn nộ với "người chồng hèn nhát"

13/11/2011 15:10

Posted Image

Những giọt nước mắt ân hận trên mặt người chồng đớn hèn

Dư luận Trung Quốc đang chấn động bởi sự kiện Dương Vũ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) hèn nhát trốn trong góc khuất nhìn vợ bị hãm hiếp. Đây là chủ đề nóng nhất trên mọi diễn đàn mấy ngày nay.

Gia đình Dương Vũ, 31 tuổi và Vương Quyên, 29 tuổi sống ở phố Tây Hương, khu Bảo An, Thâm Quyến. Dương Vũ quê An Huy, đã có 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ. 10 năm trước anh ta mang theo mẹ già và 2 con gái đến Thâm Quyến mưu sinh.

Tại đây, anh kết hôn cùng cô gái đồng hương Vương Quyên. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và có thêm 2 cô con gái nữa. Gia đình 7 người này thuê tầng 1 của một gia đình để ở và mở hiệu sửa chữa đồ điện. Thu nhập chỉ khoảng 1000 tệ/tháng (khoảng 3,3 triệu VNĐ), gia đình họ sống rất tằn tiện, thiếu thốn mọi bề nên luôn nhẫn nhịn, không dám làm điều gì gây mất lòng người khác.

Người chồng đớn hèn nhất thế gian

Tuy nhiên cuộc sống bình yên của gia đình nghèo ấy đã bị đảo lộn. 20 giờ tối 23-10, gã dân phòng Dương Hỷ Lợi miệng nồng nặc mùi rượu tay cầm dùi cui dẫn theo 2 người đàn ông khác xông vào nhà họ chửi bới: “Ông phải đập chết chúng mày!”.

Gã dân phòng này tính tình hung bạo, thường đi tuần, đánh người đập xe ngoài phố, mọi người vừa ghét vừa sợ. Khi hắn xông vào, vợ chồng Dương Vũ vừa tắm xong, Vương Quyên mặc váy ngủ đang nấu ăn. Thấy gã dân phòng hung hãn xông vào, Dương Vũ vội chạy vào núp trong góc nhà.

Dương Hỷ Lợi đập phá đồ đạc, đuổi bà mẹ 76 tuổi và đứa cháu 13 tuổi ra ngoài, bảo 2 người đàn ông đi cùng ra chỗ khác rồi dùng vũ lực khống chế và cưỡng hiếp Vương Quyên ngay trước mặt Dương Vũ mà anh ta không dám ho he.

Sau 1 giờ đồng hồ, chuyện kinh hoàng chấm dứt, Dương Hỷ Lợi bỏ đi, Dương Vũ mới run rẩy gọi điện báo cảnh sát 110 mà cũng phải mất mới phút mới kể được điều gì đã xảy ra với gia đình mình. Mấy phút sau, cảnh sát cùng dân phòng chạy đến thì kẻ phạm tội đã cao chạy xa bay.

Vương Quyên mặt mũi bị đánh bầm dập, vừa khóc vừa nói: “Thật không còn mặt mũi nào mà sống nữa, chết quách cho xong” và chửi chồng “không phải là đàn ông”.

Dương Vũ vội đưa vợ đến bệnh viện, nhưng không có tiền đóng viện phí nên chỉ ở lại đó 10 giờ rồi lại đưa về. Mẹ Vũ cũng rất tức giận với con trai. Bà vớ gậy vừa đánh Dương Vũ vừa khóc vừa chửi: “Mày là thằng chồng vô dụng, đứa con bất hiếu!” rồi quỳ xuống xin lỗi con dâu.

Sau khi sự việc được đưa tin trên báo chí, ngày nào cũng có hàng chục phóng viên tìm đến phỏng vấn hai vợ chồng và bà mẹ rồi viết với những lời lẽ miệt thị, chì chiết Dương Vũ. Hiện nay tình trạng tinh thần của hai vợ chồng đều rất xấu. Vương Quyên gần như sụp đổ, đã mấy lần lao đầu vào tường và cắt tay định tự tử phải vào viện cấp cứu. Dương Vũ đã cắt điện thoại và quyết định dời chỗ ở để tránh bị quấy nhiễu.

Sau vụ việc, khi Dương Hỷ Lợi bị bắt giữ, bà mẹ anh ta còn kéo đến chửi mắng Vương Quyên đã quyến rũ rồi đổ tội cưỡng hiếp cho con bà ta. Anh trai hắn thì dọa nếu Dương Vũ không làm đơn bãi nại, sau khi ngồi tù mấy năm, khi về Dương Hỷ Lợi sẽ giết chết cả nhà họ. Khi phóng viên hỏi Dương Vũ sao không tìm cách ngăn chặn hành vi đồi bại của gã dân phòng, anh ta vừa khóc vừa nói: “Tôi cao có 1m6, nó cao 1m8 lại có đồng bọn sao địch lại được? Nếu báo cảnh sát ngay thì nó trả thù chết! Lúc ấy tôi cũng muốn cầm dao xông ra cho nó một nhát, nhưng nghĩ lại trong nhà còn có mẹ già với 4 con nhỏ, mình giết người đi tù thì ai nuôi họ? Tôi không thể làm nhà tan cửa nát được!”.

Hèn nhát- căn bệnh xã hội

Sau khi sự việc được báo chí đưa tin, một cơn bão thịnh nộ của dư luận đã đổ xuống đầu Dương Vũ. Anh ta bị gọi là “Gã chồng đớn hèn nhất thế gian”, “kẻ mắc chứng bất lực về tinh thần”... Giờ đây, từ “Dương Vũ” được dùng làm tiếng lóng để chế giễu những kẻ hèn.

Nhiều ý kiến cho rằng cùng với thói vô cảm, khiếp sợ trước bạo hành đang trở thành căn bệnh xã hội, giờ đây khó tìm được người dám xả thân vì nghĩa. Bi kịch của gia đình Dương Vũ là đỉnh điểm của sự khiếp nhược, đớn hèn.

Có người sống ở địa phương cho rằng, hành vi đớn hèn của Dương Vũ là hậu quả của tính cách nhu nhược. Trước đó, mỗi khi Vương Quyên đi vắng, tên dân phòng lại tìm đến lôi Dương Vũ đi uống rượu rồi đánh đập, mặc dù không muốn đi nhưng vì sợ kẻ mạnh hơn nên anh ta lần nào cũng vâng theo hắn, nên hắn mới ngày càng lấn tới.

Cũng có ý kiến tỏ ra thông cảm với Dương Vũ khi cho rằng Dương Hỷ Lợi đại diện cho công quyền (mặc đồng phục dân phòng, có dùi cui trong tay) lại có đồng bọn đi cùng.

Cũng có ý kiến phê phán dư luận. Lẽ ra phải tập trung lên án hành vi của Dương Hỷ Lợi thì lại tập trung mũi dùi vào người chồng khốn khổ Dương Vũ, thậm chí có người quá khích còn đòi trừng phạt anh ta. Họ cho rằng, Dương Vũ đáng thương hơn là đáng giận.

Theo Tiền Phong

=================================

Có một tác nhân thứ ba trong câu chuyện này , nhưng không thấy dư luận trong nước Trung Quốc bàn đến và hoàn toàn vô can trước sự kiện: Đó là đồn cảnh sát cách hiện trường có ....chưa tới 10 m và kẻ gây án lại là người của đồn cảnh sát này!

Bi kịch cảnh vợ bị hãm hiếp ngay trước mặt chồng

Người vợ bị một thành viên của đội liên phòng địa phương đánh đập tới tấp và cưỡng hiếp, còn chồng chị nấp ở góc khuất, cắn răng chịu đựng nỗi ê chề suốt 1 giờ đồng hồ.

Posted Image

Hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc

Nạn nhân là chị Wang Juan, 29 tuổi, sống trong một căn hộ thuê ở khu phốXixiang, huyện Baoan, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Chị đang phải vật lộn với nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần, không chịu ăn uống trong vòng nửa tháng nay. Chị cứ nằm bẹp trên giường, mặt tái nhợt, chân tay run rẩy, nhìn chằm chằm lên trần nhà, máu vẫn chảy xuống giường. Chị Wang đã nhiều lần cố gắng tự tửbằng cách cắt cổ tay.

Posted Image

Wang nằm bẹp trên giường, không nói nửa lời, từ chối trả lời phóng viên

Vụ việc kinh hoàng trên xảy ra vào đêm 23/10 vừa qua. Khi đó vào khoảng 8 giờtối, đội liên phòng địa phương do Yang Xili cầm đầu mang theo ống sắt và dùi cuiđột nhập vào cửa hàng nhỏ của chị Wang. Sau khi đập phá mọi thứ, chị Wang bịYang Xili đánh đập tới tấp rồi cưỡng hiếp hơn một tiếng đồng hồ. Chồng chị là anh Yang Wu, 31 tuổi, sợ bị đánh nên đã nấp trong góc tối chỉ cách đó vài mét, không dám lên tiếng, đau đớn nhìn vợ bị hãm hiếp. Chỉ đến khi đám người kia đi khỏi, Yang Wu mới dám lấy hết can đảm đi báo cảnh sát và đưa vợ tới bệnh việnđiều trị. Tuy nhiên, do không đủ tiền viện phí nên anh đã đưa vợ về nhà ngay sau đó.

Posted Image

Mẹ chồng 70 tuổi của chị Wang quỳ trước mặt mẹ Yang Xili đòi công lý.

Đối diện với những lời quở trách từ mẹ, vợ cùng với cái nhìn của hàng xóm, Yang Wu chỉ có thể lặp đi lặp lại câu trả lời: “Tôi là một kẻ hèn nhát, nhu nhược, vô dụng. Tôi là người chồng hèn nhát và vô dụng nhất thế giới và tôi cũng là thằng con trai hèn nhát nhất. Tôi không thể bảo vệ được gia đình mình”.

Khi được hỏi, tại sao lại trốn trong góc khi Yang Xili xông vào đập phá và cưỡng hiếp vợ mình, Yang Wu trả lời trên Nanfang Daily rằng: “Tôi không phải là một người đàn ông, tôi sợ bị đánh đập. Hắn bắt nạt tôi và tôi không dám kháng cự. Nếu tôi chống lại, hắn sẽ đánh tôi đến chết. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng hắn sẽchỉ đập phá, đánh vợ tôi rồi bỏ đi, tôi không nghĩ hắn lại dở trò bỉ ổi đến thế.Nếu muốn sống, tôi chỉ còn cách im lặng cắn răng chịu đựng”.

Posted Image

Đồn cảnh sát chỉ cách cửa hàng của vợ chồng an Yang có vài mét

Khi được hỏi tại sao lúc đó không gọi cảnh sát, Yang Wu cho biết: “Yang Xili là một thành viên trong đội liên phòng, giúp cảnh sát tuần tra khu phố. Ngày nào hắn cũng ở trong đồn cảnh sát và có mối liên hệ thân thiết với cảnh sát nên tôi sợ rằng gọi cảnh sát cũng chẳng có ích gì. Trong khi đó, tôi vẫn cần phải làm việc và sống ở đây để nuôi bốn con nhỏ, một bà mẹ già yếu. Vì vậy, tôi chỉ có thể im lặng, nếu không sẽ bị trả đũa.”

Yang Wu đau xót kể lại rằng: “Tôi nghe tiếng kẽo kẹt của giường và tôi nhận ra vợ mình đang bị hắn hãm hiếp. Những âm thanh phát ra rất lớn, những tiếng kêu gào ầm ĩ chỉ cách tôi có vài mét. Máu dồn lên trán, tôi thật sự muốn cầm dao xông tới đâm chết tên khốn nạn kia. Đó là giây phút nhục nhã ê chề nhất của một thằng đàn ông”.

Được biết, vợ chồng anh Yang mở cửa hàng nhỏ này để sửa chữa đồ điện gia dụng, thu nhập không được bao nhiêu, lại còn nuôi bốn con nhỏ và một bà mẹ già 70 tuổi. Vợ chồng phải thắt chặt chi tiêu và thường xuyên bị đội liên phòng địa phương do Yang Xili cầm đầu đến đập phá.

Hoàng Thủy (Theo Chinasmack)

vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới

Obama tự nhận là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ

Thứ bảy, 12/11/2011 09:37

Mỹ tuyên bố chiến lược ngoại giao thế kỷ mới

Ngoại trưởng Clinton: Thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ

Tổng thống Barack Obama tự coi mình là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ nhằm khuyến khích người Mỹ suy nghĩ nhiều hơn, giống hơn với người châu Á.

Posted Image

Tổng thống Barack Obama.

Tổng thống Obama đã cho thấy sự chuyển dịch chính sách của chính quyền Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc tổ chức Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii vào ngày 12-13/11, và là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Đông Á ở Indonesia từ ngày 17-19/11 tới.

Cũng trong thời gian này, ông Obama dự kiến tới thăm Australia để thảo luận tăng cường quan hệ song phương.

Trong các bài phát biểu của mình tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Indonesia, ông Obama đều nhấn mạnh chính quyền của ông chuyển hướng trọng tâm sang châu Á là do tác động của xu hướng dân số và kinh tế ở khu vực này.

Phát biểu tại Tokyo ngày 114/11/2011, ông Obama nói: “Khu vực Thái Bình Dương chi phối cái nhìn của tôi với thế giới”. Ông luôn nói: “ Sự thịnh vượng của Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết”.

Ngoài ra, kể từ khi nhận nhiệm sở năm 2008, ông Obama đã hối thúc người Mỹ mở rộng sự quan tâm của mình ra ngoài các vấn đề như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hay vấn đề thất nghiệp của Mỹ. Ông cho rằng, người Mỹ nên nhìn sang khu vực có thể trở thành thị trường tiềm năng cho hàng hóa, dịch vụ của Mỹ, và tìm kiếm đồng minh, giúp đối phó với các thách thức toàn cầu.

Về vấn đề này, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Tây có trụ sở ở Washington nhận định: “Tôi không cho là ông Obama muốn nói Mỹ nên biểu dương châu Á. Điều muốn nói là chúng ta nên quan tâm đến những gì đang xảy ra ở nơi khác, nó làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta”.

Nguồn Bloomberg/DVT.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng: Tôi cũng không biết vì sao cần Luật Nhà văn

Cập nhật lúc :11:46 AM, 14/11/2011

(ĐVO) “Tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có luật này thì tôi chưa nghĩ ra”, ĐBQH Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành Luật Nhà văn, trả lời phỏng vấn Đất Việt.

Khó dẹp gái mại dâm vì 'họ lười lao động'

Kêu gọi các ĐBQH bầu chọn cho vịnh Hạ Long

Được biết, ông là người có đề xuất xây dựng Luật Nhà văn ra Quốc hội khóa XIII xem xét, thảo luận. Vậy, vì sao cần phải có Luật Nhà văn?

Thực ra, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của tôi. Trong hội nghị toàn quốc của Hội Nhà văn, các nhà văn có bày tỏ nguyện vọng phải có luật dành riêng cho mình, gọi là Luật phát triển văn học. Tôi có lên phát biểu và hứa với các nhà văn là sẽ đề xuất nguyện vọng của họ trước Quốc hội. Tôi chỉ là cầu nối đưa nguyện vọng của các nhà văn ra Quốc hội thôi. Vì thế, tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra.

Để thực hiện lời hứa, Luật Nhà văn đã được ông trình lên Quốc hội. Xin ông cho biết, Luật Nhà văn sẽ điều chỉnh, chế định những gì?

Luật Nhà văn điều chỉnh nhiều vấn đề lắm. Mới là đề xuất, là luật dự bị nên mình cứ trình ra Quốc hội đã, có gì sẽ bàn bạc sau, luật sai chỗ nào thì Quốc hội sẽ sửa chỗ đó. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất của Luật Nhà văn là làm sao để bảo vệ quyền lợi cho giới nhà văn.

Posted Image

ĐBQH Nguyễn Minh Hồng: "Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra". Ảnh: Đại Biểu Quốc Hội.

Nhiều người cho rằng, nếu có Luật Nhà văn thì sẽ phải có Luật Nhà thơ, Luật Họa sĩ, Luật Nhà nhiếp ảnh… Ông nhận xét ý kiến này thế nào?

Đúng là với tên gọi Luật Nhà văn thì sẽ phải có nhiều luật khác tương tự. Nhưng thực ra, một số ĐBQH có tư vấn là tôi nên đưa ra một vài cái tên để Quốc hội lựa chọn, và tôi đã làm vậy. Trong văn bản đề xuất luật, tôi có đưa ra một vài tên gọi, theo thứ tự ưu tiên là: Luật phát triển văn học, Luật nhà văn, Luật văn học… Tôi thấy tên Luật phát triển văn học mặc dù hơi dài nhưng nghe hay và dễ chịu nhất.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, còn nhiều luật cần thiết và quan trọng hơn Luật Nhà văn rất nhiều, ví dụ như Luật biểu tình. Có phải ông đã từng trả lời báo chí rằng: nếu chọn giữa Luật Nhà văn và Luật biểu tình, ông sẽ chọn Luật Nhà văn?

Người ủng hộ luật nào thì sẽ bảo luật đó quan trọng hơn, cần thảo luận trước. Tôi là người đề xuất Luật nhà văn ra trước Quốc hội thì tất nhiên tôi phải bảo vệ nó chứ. Tôi mà nói luật khác quan trọng hơn Luật Nhà văn thì kì quá. Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi các nhà văn, vì tôi cũng là nhà văn.

Theo như ông khẳng định, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của ông mà là của Hội Nhà văn. Nhưng theo một số thông tin báo chí, ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn, đã có công văn nhấn mạnh: ông Minh Hồng hiểu sai ý ông Hữu Thỉnh về Luật Phát triển văn học. Giải thích cụ thể và chính xác về vấn đề tranh cãi này như thế nào, thưa ông?

Có lẽ nhiều người thấy sự chưa thống nhất giữa cái tên Luật Nhà văn và Luật phát triển văn học nên tưởng là có tranh cãi. Về tên gọi thì tôi đã giải thích ở trên rồi. Ngay sau khi tôi đề xuất luật ra Quốc hội, chủ tịch Hội Nhà văn là nhà thơ Hữu Thỉnh đã có công văn gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và tôi, khẳng định lại sự cần thiết và đề nghị Quốc hội khóa XIII đưa vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ 2011 – 2015 việc xây dựng ban hành Luật phát triển văn học. Nhưng theo thông tin mới nhất tôi biết thì Quốc hội quyết định rút, không thảo luận Luật Nhà văn trong kỳ họp này rồi.

Đề xuất Luật Nhà văn – Luật phát triển văn học là nguyện vọng của Hội Nhà văn, bảo vệ quyền lợi nhà văn, theo như ông nói. Vậy tại sao có nhiều nhà văn phản đối gay gắt đề xuất này, và Quốc hội cũng đã quyết định không bàn đề xuất này trong chương trình nghị sự?

Việc Quốc hội không thảo luận đề xuất Luật Nhà văn là do sự chuẩn bị từ phía Hội Nhà văn chưa đầy đủ, kĩ lưỡng nên cần có thời gian chuẩn bị kĩ càng hơn. Trong một tập thể thì việc có người ủng hộ, có người phản đối là chuyện hết sức bình thường. Từ khi tôi đưa đề xuất Luật Nhà văn ra Quốc hội, có rất nhiều người gọi điện cho tôi bày tỏ ý kiến. Có nhiều ý kiến ủng hộ tôi, ví dụ như nhà văn Cao Tiến Lê. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến không đồng tình, nhưng họ thường không nói tên qua điện thoại nên tôi cũng không biết là ai. Tôi bảo đúng nhưng nhiều người bảo không đúng thì tôi cũng đành chịu thôi.

Bá Mạnh thực hiện

==============================

Tôi nhớ ngày xưa thời ông Trần Quốc Vượng còn đương kim tứ trụ trong giới sử học: Lâm, Lê, Tấn, Vượng thì ông ta đã đưa ra một thuật ngữ: "Văn hóa ẩm thực". Lúc ấy, tôi cũng định đưa ra khái niệm : "Văn hóa Ị". "Ẩm thực" là nói chữ. "Ị" là nói nôm. Tất nhiên, "văn hóa Ị" là một hình ảnh khôi hài chua chát và là một sự phản biện so sánh với "văn hóa Ẩm thực" của ông Trần Quốc Vượng. Ông ta đã lạm dụng khái niệm khi chính người ta chẳng hiểu gì về khái niệm "văn hóa" đó. Đào Duy Anh thì phát biểu: "Văn hóa là sinh hoạt"(!?) trong cuốn sách nổi tiếng của ông ta "Việt Nam văn hóa sử cương". Tất cả đều do thiếu hiểu biết về khái niệm danh từ mà ra.

Đành rằng trong quá trình phát triển của xã hội thì những hình thái ý thức xã hội sẽ phải phát triển theo để cân bằng với những mối quan hệ xã hội mới - Lý học Việt gọi là cân bằng Âm Dương. Sở dĩ tôi gọi là Lý học Việt vì sách Hán cổ không hề miêu tả khái niệm cân bằng Âm Dương trong xã hội - Luật pháp là một biểu hiện của hình thái ý thức xã hội. Tất nhiên nó cũng cần phát triển. Nhưng theo cái hiểu của tôi về Lý học nhân danh nền văn hiến Việt (Chưa được "khoa học công nhận") thì hình thái ý thức xã hội chỉ cân bằng với những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội, còn đối với những mối quan hệ xã hội căn bản thì chỉ củng cố chứ không hề có định chế hình thái ý thức mới cho nó. Còn nếu không "Dương thịnh, Âm suy tắc bế", xã hội không phát triển được. Nhà văn và sản phẩm của họ là mối quan hệ cổ điển. Bởi vậy việc đưa ra khái niệm "luật nhà văn" thì thật khó hiểu.

Đây chỉ là suy nghĩ của tôi trong "Quán vắng", tôi không có lời khuyên nào và đóng góp gì ở bài viết này. Vì những gì nhân danh nền văn hiến sử trải gần 5000 năm chưa được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay