Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Bạc Hy Lai bị “xóa sổ”

09/05/2012 3:12

Dường như Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ tất cả những hình ảnh ghi lại thành tích của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Cách đây chưa lâu, trung tâm triển lãm quy hoạch đô thị ở thành phố Trùng Khánh là nơi trưng bày và giới thiệu những thành tựu của ông Bạc Hy Lai thời còn đương nhiệm. Theo tờ The New York Times, khi đến trung tâm này, khách tham quan sẽ được xem đoạn phim về chiến dịch truy quét tội phạm ở Trùng Khánh do Bí thư Bạc chỉ đạo. Ngoài ra, các bài hát cách mạng mà ông khởi xướng cũng được phát đi phát lại qua hệ thống loa tại đây.

Xóa bỏ mọi thứ

Thế nhưng, trung tâm trên đã bị đóng cửa chỉ hai ngày sau khi cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô hôm 6.2. Lúc bấy giờ, các tin đồn cho rằng ông Vương muốn sang Mỹ tị nạn vì sợ bị thủ tiêu do có bằng chứng về việc bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc, sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood. Tiếp đến, ông Bạc mất chức bí thư thành ủy lẫn các vị trí trong đảng Cộng sản Trung Quốc, bà Cốc Khai Lai thì bị bắt giam để điều tra vụ sát hại doanh nhân Heywood. Kể từ đó, những gì liên quan đến thời vang bóng của ông Bạc từng bước bị xóa bỏ, theo tờ The New York Times.

Posted Image

Một dự án dang dở vốn được đề ra dưới thời ông Bạc - Ảnh: The New York Times.

Một số người dân kể rằng chỉ 15 giờ sau khi cựu Bí thư Bạc mất chức thì chương trình truyền hình vệ tinh của Trùng Khánh, vốn được ông phát động, có nội dung ca ngợi “văn hóa đỏ” đã chuyển sang phát quảng cáo. Đồng thời, nhiều chương trình truyền thông khác được triển khai nhằm vạch tội ông. Tờ The New York Times dẫn lời một nhà báo địa phương cho hay ban biên tập của tạp chí ông đang làm việc đã chỉ đạo ngưng viết bài về thành tích của cựu Bí thư Bạc. Nhà báo trên nói thêm: “Bây giờ họ nói với chúng tôi rằng ông Bạc là kẻ xấu”. Ngoài ra, tất cả bảng khẩu hiệu được ông Bạc ưa chuộng như “Trùng Khánh an toàn” và “Trùng Khánh mạnh khỏe” cũng bị gỡ bỏ. Những màn hình phát đi đoạn phim ghi lại cảnh ông chỉ đạo quan chức địa phương về khu phát triển kinh tế Lưỡng Giang của Trùng Khánh cũng ngưng hoạt động. Toàn bộ những gì tượng trưng cho những năm tháng ông Bạc Hy Lai đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đều biến mất.

Nỗi lo còn đó

Sau khi cựu Bí thư Bạc mất chức, chính sách chống tham nhũng mà ông từng tự hào cũng bị cho là ẩn chứa nhiều tiêu cực. Theo The New York Times, nhiều doanh nghiệp nói họ thường xuyên phải đưa tiền hối lộ hằng tháng hoặc hằng năm cho các quan chức địa phương dưới thời ông Bạc. Tình trạng này vẫn đang tiếp diễn sau khi cơ cấu nhân sự cấp cao của Trùng Khánh bị thay đổi kể từ lúc lãnh đạo mới đến thay ông Bạc. Giờ đây, các doanh nhân lại phải tìm cách lấy lòng một số quan chức mới lên tại thành phố này. Tờ The New York Times dẫn lời một doanh nhân địa phương cho hay ông rất chán chường việc phải lấy lòng quan chức mới đến nhưng chẳng còn cách nào khác vì “Nếu không làm thế, tôi sẽ bị hất cẳng”. Một chủ khách sạn kể rằng đã chi tiền hối lộ 2 lần trong năm nay, một lần dưới thời Bí thư Bạc và lần còn lại sau khi ông mất chức.

Bên cạnh đó, dân chúng còn lo ngại những kế hoạch phát triển đang dang dở có thể bị hủy bỏ vì báo chí gần đây thường chỉ trích rằng ông Bạc đã triển khai nhiều dự án lãng phí khi còn đương nhiệm. Ví dụ như chương trình cây xanh trị giá 1,5 tỉ USD hay kế hoạch phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp với mức đầu tư đến 15 tỉ USD. Nhất là khi ngân sách Trùng Khánh bị thâm hụt nghiêm trọng thì các dự án càng dễ bị xóa bỏ. Hiện tại, dân chúng và giới doanh nhân chỉ còn biết chờ đến khi mọi thứ trở lại ổn định. Tuy nhiên, một số người vẫn đề cao cựu Bí thư Bạc khi cho rằng ông đã đem lại nhiều điều tích cực kể từ khi tiếp nhận vị trí lãnh đạo thành phố Trùng Khánh.

Văn Khoa

==================

Có một điều buồn cười thế này! Khi ông Bạc đang làm wan. Bố thằng nào, con nào dám bảo ông ta tham nhũng. Bởi vì sẽ mắc tội vu cáo. Tòa chưa xử thì về lý thuyết ông ta chưa hề tham nhũng. Có phải thế không nhỉ?

==================

Ông Bạc Hy Lai sẽ trở lại chính trường?

Thứ ba 15/05/2012 06:56

(GDVN) - Bạc Hy Lai có thể thoát án tử hình và thậm chí có thể quay trở lại tiếp tục sự nghiệp chính trị của mình.

Theo nội dung cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia Nhật Bản và cựu quan chức cấp cao Trung Quốc Bạc Hy Lai được tiết lộ trên tờ Yukan Fuji hồi tuần trước, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh này có thể sẽ không phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc cho các "hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của mình" và thậm chí có thể quay trở lại tiếp tục sự nghiệp chính trị của mình.

Posted Image

Bạc Hy Lai có thể sẽ trở lại tiếp tục sự nghiệp chính trị đang đi lên của mình?

Trong cuộc trò chuyện hiếm có với người bạn lâu năm là nhà bình luận chính trị Nhật Bản Keisuke Udagawa kể từ sau khi bị cách chức, Bạc Hy Lai đã tiết lộ rằng tình cảm giữa ông với vợ, bà Cốc Khai Lai, đã trở nên nguội lạnh trong nhiều năm qua và bảy tỏ hối tiếc vì đã không ly dị bà từ năm 2000 trước khi kết luận rằng ông "sẽ trở lại". Kể từ sau khi bị cách chức và bị quản thúc, những thông tin xung quanh vụ án của Bạc Hy Lai và vợ đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Udagawa là người duy nhất được phép tiếp cận và phỏng vấn với Bạc Hy Lai kể từ đó.

Các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng, việc Bạc Hy Lai được phép tiếp xúc và tham gia phỏng vấn với ông Udagawa là một dấu hiệu cho thấy ông có thể sẽ thoát khỏi một bản án nghiêm khắc. Kou Chien-wen, một chuyên gia lịch sử Đảng Cộng sản kiêm Giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Loan nhận định rằng đó là một cuộc phỏng vấn "rất kỳ lạ".

Theo ông Kou, kể từ năm 1949 tới nay, không có quan chức Trung Quốc nào đang trong quá trình bị điều tra được phép liên lạc với thế giới bên ngoài hay được phép tham gia trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài.

Posted Image

Bạc Hy Lai

Căn cứ vào tính chất của cuộc trò chuyện trên, ông Kou cho rằng Bạc Hy Lai có thể sẽ không phải đối mặt với án tử hình và rằng ông này có thể được chứng chứng minh không có liên quan tới tội ác ám sát doanh nhân Anh Neil Heywood của vợ. Wong Ming-hsien, viện sỹ về vấn đề quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở Đài Bắc cho biết, cuộc phỏng vấn với nhà bình luận chính trị Nhật Bản của Bạc Hy Lai là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã thay đổi thái độ đối với Bạc(?). Theo ông Wong, Bắc Kinh cũng muốn kết thúc vụ án của Bạc Hy Lai càng sớm càng tốt nhằm giảm bớt tác động của nó và tin rằng vụ việc sẽ được giải quyết trước tháng 8 năm nay. Lin Chong-pin, một giáo sư tại Đại học Tamkang nhận định, việc Bạc Hy Lai được tham gia phỏng vấn là một phần cải cách của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, là dấu hiệu cho thấy họ rất tự tin trong việc xử lý vụ án. Tuy nhiên, theo ông Lin, Bạc Hy Lai có thể thoát án tử hình nhưng khó có thể lấy lại được sự nghiệp chính trị của mình.

Nguyễn Hường (nguồn WCTimes)

==================

Nếu chẳng may bài báo trên nói đúng "Ông Bạc Hy Lại quay lại chính trường và khôi phục địa vị của mình" thì phiền qúa nhỉ?

Kính thưa ông Bạc Hy Lai.

Trang web lyhocdongphuong.org. chấm ve en của chúng em không dây dưa gì đến vụ ông bị mất chức đâu ạ! Cứ chính trị, chính em - dù là ở bển - thì chúng em đều đi gam "nờ". Í nộn! Gam lờ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng Biển Đông: Điểm mặt những tướng Trung Quốc hiếu chiến nhất

Thứ ba 15/05/2012 19:47

(GDVN) - Theo viên tướng này, tranh chấp trên biển Đông là điều Bắc Kinh không thể né tránh. “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng”, Kiều Lương nhận định, “nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không học Mỹ? Mỹ cứ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc (ở Belgrade, Serbia năm 1999) rồi sau đó nói nhầm thì có sao?”

Trong những diễn biến căng thẳng trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines thời gian vừa qua, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục có những thông tin phân tích, bình luận mang tính chất hung hăng, hiếu chiến, "răn đe" Philippines và thậm chí cả các nước khác đang có tranh chấp trên biển Đông.

Tác giả của nhiều bài phân tích, bình luận khiêu khích ấy, họ là ai mà lại cổ súy cho những giải pháp quân sự, sức mạnh quân sự hoặc sử dụng vũ lực trên biển Đông? Đó chính là những "ông tướng" Trung Quốc, những "học giả" đeo hàm thiếu tướng của quân đội nước này.

La Viện: Trung Quốc đủ sức "chơi đến cùng" với Philippines, không ngán Mỹ

La Viện đeo hàm thiếu tướng quân đội Trung Quốc, hiện là Ủy viên Ủy ban Chính hiệp toàn quốc, Phó bí thư đảng ủy học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, con trai La Thanh Trường - cựu Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trung Quốc. La Viện chuyên bình luận thời sự biển Đông và gần đây có khá nhiều bài viết theo đuổi quan điểm cứng rắn, nước lớn lấn lướt nước bé.

Posted Image

La Viện, thiếu tướng, "chuyên gia" phân tích các vấn đề biển Đông

Khi căng thẳng nổ ra trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines từ ngày 10/4, La Viện xuất hiện thường xuyên hơn trên các mục phân tích, bình luận của tờ Nhân dân nhật báo, CCTV, Tân Hoa Xã.

Viên tướng này tỏ ra khá coi thường Philippines khi lớn tiếng nhắc nhở: Philippines đối đầu quân sự với Trung Quốc như trứng chọi đá, Trung Quốc đủ sức chơi đến cùng nhờ thực lực và "ý chí", Philippines thì ngược lại, chỉ hao tiền tốn của mà thôi.

Theo La Viện, nếu (Philippines) để xảy ra xung đột với Trung Quốc, chỉ cần một bộ phận lực lượng hạm đội Nam Hải đối phó với hải quân Philippines là chuyện “không thành vấn đề”.

Bàn về giằng co trên bãi Scarborough hiện nay, La Viện không ngần ngại nói thẳng, Philippines muốn đối đầu (duy trì tàu cảnh sát biển trên bãi Scarborough – PV) bao lâu, Trung Quốc sẽ “chiều” bấy lâu”.

Kiều Lương: Trung Quốc nên học Mỹ, cứ “bỏ bom” trước rồi nói nhầm sau!

Kiều Lương, thiếu tướng không quân, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc và cũng là một người “có máu mặt” trong làng nghiên cứu lý luận quân sự Trung Quốc thời gian gần đây cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm và có những phát biểu gây sốc dư luận về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Posted Image

Kiều Lương, thiếu tướng không quân, theo đuổi quan điểm hiếu chiến "đánh đòn phủ đầu" và học đòi kiểu "sự đã rồi" của Mỹ áp dụng vào biển Đông

Theo viên tướng này, tranh chấp trên biển Đông là điều Bắc Kinh không thể né tránh. “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng”, Kiều Lương nhận định, “nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không học Mỹ? Mỹ cứ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc (ở Belgrade, Serbia năm 1999) rồi sau đó nói nhầm thì có sao?”

Những phát biểu của Kiều Lương được đưa ra ngày 6/5 khi Scarborough đang rất căng thẳng sau gần 1 tháng, trùng khớp thời điểm ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuần du các tỉnh duyên hải Phương Nam để nghiên cứu thực tiễn trước khi lên đường đi Mỹ khiến dư luận quốc tế đặc biệt chú ý và đặt ra nhiều giả thuyết.

Kim Nhất Nam: Philippines nếu cứ tiếp tục sai lầm (đối đầu với Trung Quốc ), không sứt đầu cũng mẻ trán

Posted Image

Kim Nhất Nam, thiếu tướng, cũng xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc xung quanh căng thẳng trên bãi Scarborough bằng cách "dọa" Philippines mấy câu

Kim Nhất Nam – thiếu tướng, Phó chủ nhiệm khoa Nghiên cứu chiến lược, đại học Quốc phòng Trung Quốc, giáo sư, chủ yếu nghiên cứu mảng chiến lược an ninh quốc gia, xung đột quốc tế và xử lý nguy cơ. Trước đó viên tướng này rất ít lên tiếng về biển Đông, nhưng ngày 1/5 vừa qua cũng “gây sóng gió” với một bài “lên lớp” Philippines.

Viên tướng này cảnh báo Manila, nếu coi cái gọi là “kiềm chế chiến lược” của Bắc Kinh là “thời cơ chiến lược” của Manila (trên biển Đông, Scarborough), Trung Quốc sẽ có hành động cảnh cáo. Chỉ cần Philppines “đi quá đà”, thì không sưng đầu cũng mẻ trán.

Trương Triệu Trung: “Bảo vệ chủ quyền” biển Đông, (Trung Quốc) phải dám rút kiếm!

Trương Triệu Trung, thiếu tướng hải quân, giáo sư, Phó chủ nhiệm khoa Trang bị khí tài và hậu cần quân sự, đại học Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời cũng là người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình truyền hình, bình luận quân sự và căng thẳng trên biển Đông.

Posted Image

Trương Triệu Trung, thiếu tướng "vui tính" nhất trong 6 ông tướng bàn về biển Đông với ý tưởng dùng tàu cá chở thuốc nổ đánh chìm khu trục hạm tàng hình DDG-1000 hiện đại nhất của Mỹ

Không chỉ nhấn mạnh khả năng sử dụng vũ lực trên biển Đông nếu Philippines vẫn tiếp tục lấn tới (truyền thông Trung Quốc – PV), Trương Triệu Trung còn đưa ra những nhận định được giới truyền thông Bắc Kinh nhận định là táo bạo.

Khi bình luận trực tiếp trên đài CCTV 7 ngày 1/5, Trương Triệu Trung thậm chí đưa ra ý tưởng dùng tàu cá Trung Quốc chở bộc phá để hạ gục khu trục hạm tàng hình DDG-1000 của Mỹ.

Doãn Trác: Bắc Kinh có quyền chủ động lựa chọn vũ lực

Doãn Trác, thiếu tướng hải quân, con trai Doãn Minh Lượng, thiếu tướng khai quốc công thần của Trung Quốc, Chủ nhiệm sở Nghiên cứu chiến lược hải quân Trung Quốc cũng là một viên tướng theo đuổi quan điểm cứng rắn với các nước có tranh chấp trên biển Đông.

Posted Image

Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông

Khi xảy ra căng thẳng trên bãi Scarboroug và truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Philippines “xóa bỏ mọi dấu vết không liên quan đến chủ quyền của Philippines trên bãi Scarborough”, Doãn Trác vơ ngay lấy nó và coi như đã đủ lý do (cái cớ) cho một hành động quân sự đáp trả. Thậm chí Bắc Kinh có quyền chủ động lựa chọn hành động quân sự ở cấp độ nào.

Chương trình bình luận thời sự phát sóng toàn quốc của đài CCTV hôm 9/5, Doãn Trác cho hay tàu Ngư chính 310 đang “trực ban” tại bãi Scarborough có thể kiểm tra thuyền và bắt giữ ngư dân Philippines bất cứ lúc nào nếu như tàu cá nước này “xâm phạm” khu vực bãi Scarborough.

Hồng Thủy

======================

Hồi nào đến giờ, Thiên Sứ tui cứ tưởng mình duy nhất là đệ tử chân truyền của lão Đại tiền bối Chí Phèo chứ! Hóa ra không phải!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng Biển Đông: Điểm mặt những tướng Trung Quốc hiếu chiến nhất

Posted Image

La Viện, thiếu tướng, "chuyên gia" phân tích các vấn đề biển Đông

Posted Image

Kiều Lương, thiếu tướng không quân, theo đuổi quan điểm hiếu chiến "đánh đòn phủ đầu" và học đòi kiểu "sự đã rồi" của Mỹ áp dụng vào biển Đông

Posted Image

Kim Nhất Nam, thiếu tướng, cũng xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc xung quanh căng thẳng trên bãi Scarborough bằng cách "dọa" Philippines mấy câu

Posted Image

Trương Triệu Trung, thiếu tướng "vui tính" nhất trong 6 ông tướng bàn về biển Đông với ý tưởng dùng tàu cá chở thuốc nổ đánh chìm khu trục hạm tàng hình DDG-1000 hiện đại nhất của Mỹ

Posted Image

Doãn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho mình có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông

Trung quốc đem 5 ông thiếu tướng con con ra dọa Philippin

Ý đồ cả đấy: dăn đe và thử phản ứng

Thâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Căng thẳng biển Đông, Đới Bỉnh Quốc:

“Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Thứ tư 16/05/2012 06:34

(GDVN) - Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?

Trong khi giới học giả, tướng tá quân đội và truyền thông nhà nước Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?

Trong bài phát biểu tại Liên hiệp các hội hữu nghị nhân dân Trung Quốc sáng 15/5, vị quan chức phụ trách đối ngoại của chính phủ Trung Quốc, hàm thấp hơn Phó thủ tướng nhưng lại cao hơn Bộ trưởng này của Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc đã đưa ra tuyên bố bất ngờ nhưng lại không có gì khó hiểu.

Posted Image

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc vốn nổi tiếng với phong cách ngoại giao mới, nói thật như nói chơi, nói chơi như nói thật khiến Philippines không biết đâu mà lần

Ông Quốc tỏ ra rất khiêm tốn khi đại diện cho chính phủ Trung Quốc phân bua với cộng đồng quốc tế, “Trung Quốc là một nước to đầu (nước lớn – PV), lại đang trong quá trình phát triển nên (Trung Quốc) phải biết khiêm nhường, không dược kiêu ngạo với nước nhỏ, và cũng không được kiêu ngạo với các nước lớn, nước giàu.”

Tuy nhiên, vị quan chức phụ trách ngành ngoại giao, đặc trách vấn đề biển Đông này cũng giải thích luôn: Khiêm nhường, thận trọng không có nghĩa là để cho nước khác ăn hiếp. “Nước nhỏ cũng không được ăn hiếp nước lớn, Philippines (nước nhỏ) là một ví dụ”, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh.

Posted Image

Liệu những chiếc tàu cá Philippines (góc trên) này có thể "ăn hiếp" cả tàu Ngư chính 310 - kẻ khổng lồ trên biển?

Để chứng minh cho kết luận của mình (Philippines ăn hiếp Trung Quốc), ông Đới Bỉnh Quốc lấy luôn dẫn chứng vụ căng thẳng trên bãi Scarborough kéo dài từ 10/4 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.

Ông “tố” Philippines định bắt tàu cá Trung Quốc nhưng “âm mưu bất thành”, 2 nước đối đầu căng thẳng từ đó đến nay bất chấp thực tế hơn 30 tàu Trung Quốc cả to cả bé xông vào đầm phá bãi cạn Scarborough xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường của họ hơn 1 tháng qua, lại còn ra cái gọi là “lệnh cấm đánh cá trên biển Đông”.

Posted Image

Thiếu tướng La Viện: Trung Quốc sẽ "chơi" đến cùng với Philippines, không ngán Mỹ

Một thực tế khác, có ít nhất 5 viên “thiếu tướng học giả” Trung Quốc qua các diễn đàn của CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Giải phóng quân để bày tỏ những quan điểm hết sức hiếu chiến và khiêu khích đối với Philippines, thậm chí còn đánh tiếng sang cả các nước khác có tranh chấp trên biển Đông trong suốt tháng qua không hề được ông Đới Bỉnh Quốc nhắc tới để chứng minh cho cái gọi là “khiêm nhường, thận trọng” của Trung Quốc với các nước nhỏ láng giềng.

Posted Image

Hoàng Thiện Xuân, thiếu tướng, Chính ủy tỉnh quân khu Quảng Đông chủ động chia sẻ với báo giới, quân khu này sẵn sàng theo điều động của Quân ủy TƯ bảo vệ cái gọi là "chủ quyền bãi Hoàng Nham" (Scarborough)

Gần đây nhất, 2 viên thiếu tướng tại chức, một là Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông, Hoàng Thiện Xuân (14/5/2012, phát biểu tại Quảng Đông), một là Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải, Lý Sỹ Hồng (1/5/2012 phát biểu tại Hồng Kông) đều bất ngờ chủ động đánh tiếng qua báo giới.

Quân khu tỉnh Quảng Đông, hạm đội Nam Hải đều sẵn sàng nghe lệnh điều động của Quân ủy trung ương một khi xảy ra tình huống (xung đột – PV) và bảo vệ tốt cái họ gọi là “chủ quyền trên bãi cạn Scarborough”. Ông Đới Bỉnh Quốc có biết chuyện này không? Tại sao 2 viên tướng lãnh đạo lực lượng thường trực chiến đấu chủ lực sát biển Đông phải vội vã bày tỏ chính kiến như vậy?

Posted Image

Lý Sỹ Hồng, thiếu tướng, Tham mưu phó hạm đội Nam Hải: Hạm đội Nam Hải sẵn sàng (cho xung đột trên bãi Scarborough/biển Đông?!)

Bóng gió xa xôi hơn, ngày 14/5 báo Quân giải phóng đăng lời kêu gọi của ông Quách Bá Hùng, thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: “Quân đội (Trung Quốc) quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, chào mừng đại hội 18” sau khi ông đi điều tra, nghiên cứu ở 1 loạt các đơn vị quân đội chủ lực. Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là nhiệm vụ nghiễm nhiên, bắt buộc, không cần nói của bất cứ quân đội nào, đưa ra lời kêu gọi vào lúc nhạy cảm này, khó tránh khỏi khiến dư luận đồn đoán.

Và dường như không chỉ nói xuông, lúc bãi đá Scarborough đang “căng như dây đàn”, hạm đội Nam Hải lại chia quân 2 cánh, tạo thế gọng kìm tập trận sát vùng biển Philippines. Ngạc nhiên hơn, khi Nhật Bản phát hiện và loan báo, có 5 tàu chiến hiện đại nhất của hạm đội Nam Hải kéo 48 quả tên lửa áp sát Philippines thì được báo chí Trung Quốc đưa lại với thái độ vô cùng hồ hởi và phấn khởi!?Posted Image

5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải lặng lẽ kéo theo 48 quả tên lửa hướng thẳng về phía Philippines đúng lúc Scarborough căng thẳng nói lên điều gì? La Viện: Nếu Hoàng Nham (Scarborough) "có chuyện", (5 chiến hạm với 48 quả tên lửa) sẵn sàng nhập cuộc!

Chỉ bấy nhiêu thôi, những động thái quân sự trên mặt trận truyền thông hoặc trên thực địa cũng đủ thấy sức uy hiếp từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Philippines lớn như thế nào. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các bên liên quan khác trên biển Đông, Trung Quốc không “khiêm nhường, thận trọng” như ông Đới Bỉnh Quốc vừa phát biểu.

Liên quan đến việc Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ngày 15/5/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”.

- Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam

Hồng Thủy

=====================

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?

i giời ơi! Các anh hùng hảo hán, giang hồ đâu! "Giữa đường thấy sự bất bằng không tha". Có thằng bé đang ăn hiếp thằng lớn kìa. ...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm tối tân Mỹ tiếp cận bãi cạn Scarborough

16/05/2012 3:18

Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ vừa bất ngờ xuất hiện gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp căng thẳng.

AFP dẫn lời trung tá Omar Tonsay, phát ngôn viên hải quân Philippines, ngày 15.5 cho hay tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ hiện đang có mặt tại cảng Subic, cách bãi cạn Scarborough 234 km về phía tây. Thuộc lớp Virginia, tàu ngầm USS North Carolina được triển khai hồi năm 2008, với độ choán nước 8.700 tấn, sử dụng năng lượng hạt nhân kèm theo nhiều vũ khí tối tân như tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi. Chiếc tàu ngầm này còn được trang bị khả năng tàng hình vào loại tối tân nhất của Mỹ và có thể di chuyển cực êm. Vốn dĩ, cảng Subic, thuộc tỉnh Zambales, từng là một căn cứ hải quân của Mỹ tại Philippines cho đến năm 1991. Vì thế, diễn biến lần này khiến người ta nhớ đến việc Mỹ gần đây đề nghị được đưa binh sĩ đến đồn trú không thường trực tại Philippines.

Posted Image

Tàu USS North Carolina hiện đang có mặt gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: WN

Trả lời về việc USS North Carolina xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila xung quanh bãi cạn Scarborough, trung tá Tonsay cho rằng đây chỉ là hoạt động bình thường của hải quân Mỹ. Về phía Mỹ, báo The Philippine Star dẫn tuyên bố của sĩ quan chỉ huy USS North Carolina Richard Rhinehart: “Thủy thủ đoàn chúng tôi tự hào đóng góp vào sự cam kết của Mỹ đối với việc giữ vững quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ngoài ra, thông cáo của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương cho biết thêm rằng chiếc tàu này luôn sẵn sàng tác chiến đa nhiệm khi cần thiết. Chưa ghi nhận thông tin nào từ phía Mỹ và Philippines về việc tàu USS North Carolina sẽ ở lại cảng Subic trong bao lâu. Trung Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào về diễn biến trên.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila xung quanh bãi cạn Scarborough, vốn bùng phát từ ngày 8.4, vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Báo Kinh Hoa ngày 15.5 cho biết dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Asean tuyên bố “sẽ chấm dứt việc ngư dân Philippines đánh bắt gần bãi cạn Hoàng Nham (tên mà Bắc Kinh đặt cho bãi cạn Scarborough - NV)”.

Lucy Nguyễn

========================

Thằng lớn đánh thằng nhỏ thì bảo bị thằng nhỏ ăn hiếp. Tập trận đe dọa, tổ chức du lịch trên đất cướp được thì bảo bình thường. Cho nên quá báo sau này có ăn tên lửa tomahowk thì cũng bình thường thôi mà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá trị ở cụm từ "bất ngờ xuất hiện"...công nghệ tàng hình siêu...

Philipine nên tích cực ủng hộ, giúp Việt Nam thu hồi Hoàng Sa vì đây là 1 căn cứ lợi hại, giúp Trung Quốc gia tăng áp lực lên điểm nóng hiện nay , bãi cạn Scarborough. Ngoài ra Philipine lập bến tàu hổ trợ tiếp tế lương thực thực phẩm, ngư dân Việt nam sẽ qua bãi cạn đó đánh cá và trao đổi hàng hóa, theo chân ngư dân Việt sẽ là cảnh sát biển Việt Nam, Việt Nam mới đóng 1 chiếc tàu CS biển khá to, đi xa dài ngày được.

Manila Times có đăng bài phân tích Việt Nam và Philipine nên hổ trợ, công nhận với nhau 1 số chi tiết pháp lý mà quốc tế thừa nhận và ủng hộ. 2 nước này đang ở tuyến đầu cần kề vai sát cánh.

http://tuanvietnam.v...nh-vuc-cho-toi-

...Đã đến lúc các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Việt và Phi cần bàn thảo về một tuyên bố chung nhằm hỗ trợ nhau. Ví dụ, hai quốc gia này có thể ra thông cáo chung chống lại việc sử dụng đá hay đảo nhỏ để đòi quá nhiều không gian biển, chống lại lập luận đòi "quyền lịch sử" trên hầu hết diện tích Biển Đông, và ủng hộ việc xác định rõ ràng phạm vi của khu vực tranh chấp. Nếu phương án đàm phán bị bế tắc thì Philippines và Việt Nam có thể kêu gọi các bên khác trong tranh chấp cùng đồng ý đưa các câu hỏi phù hợp ra cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển phân xử.

Đi xa hơn, Philippines và Việt Nam có thể đàm phán với nhau để xác định phạm vi của các vùng nước phụ thuộc Trường Sa và sau đó lên tiếng ủng hộ nhau một khi TQ cố gắng gia tăng áp lực lên hai nước này bên ngoài các phạm vi ấy.

Thí dụ, Philippines có thể đề nghị với Việt Nam rằng các vùng nước trong khu vực bãi Cỏ Rong phía ngoài vành đai 12 hải lý tính từ các đảo, đá, nếu có, trong khu vực đó là không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trường Sa, và Việt Nam có thể có một đề nghị tương tự cho bãi Tư Chính.

Trên thực tế, bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính là những bãi ngầm và theo luật quốc tế thì không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hai bãi này, mà chỉ có thể tuyên bố chủ quyền đối với những đảo, đá nổi từ chúng lên trên mặt nước, nếu có. Phần dưới mặt nước của bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính sẽ thuộc về hay lãnh hải 12 hải lý, hay vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hay thềm lục địa của những đảo,đá này, nếu có, hay của các vùng lãnh thổ chung quanh. Trong các loại vùng biển này, một nước chỉ có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý, nhưng thông tin đại chúng thường ghi lầm rằng một nước có chủ quyền đối với cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

Như vậy, nếu Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối với đảo, đá nào cao hơn mặt nước trong khu vực bãi Cỏ Rong, thì Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo, đá đó và lãnh hải 12 hải lý của chúng. Luận điểm ở đây là Việt Nam và Philippines nên đàm phán với nhau để xác định vùng đặc quyền kinh tế của chúng và của những đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa vươn ra đến đâu ở bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính nói riêng và trên Biển Đông nói chung. Việt Nam và Philippines có thể tận dụng quy định của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và cùng thi hành thủ tục để hai nước có thể xin Ý kiến Tư vấn của Tòa, nhằm giúp hai nước xác định phạm vi của vùng đặc quyền kinh tế thuộc Trường Sa, cũng như nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.

Sau khi thoả thuận về phạm vi của vùng đặc quyền khinh tế thuộc Trường Sa, Việt Nam và Philippines sẽ cùng nhau lên án những động thái của Trung Quốc nhằm biến những vùng bên ngoài phạm vi đó thành vùng tranh chấp. Nếu như Philippines và Việt Nam có thể cùng lên tiếng một cách dứt khoát rằng một sự kiện đối đầu cụ thể nào đó trên Biển Đông là do TQ mưu toan mở rộng vùng tranh chấp một cách không phù hợp với luật quốc tế quy định thì việc đó sẽ tạo ra một thế trận mới cho cuộc đấu tranh ngoại giao và việc tranh thủ dư luận quốc tế, so với chỉ có một nước tranh cãi với một nước.

Như một thí dụ cụ thể, khi phía Trung Quốc cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 2 và Viking 2, Việt Nam đã khẳng định rằng hành vi xâm phạm đó đã xảy ra trong những vùng không phải là vùng tranh chấp. Nếu lúc đó có nước khác tuyên bố ủng hộ quan điểm của Việt Nam, thì điều đó sẽ có nhiều giá trị cho việc tranh thủ dư luận của chúng ta.

Như một thí dụ khác, khi Trung Quốc gây sức ép nhằm khiến tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh rút khỏi Lô 127 và 128, nếu có nước khác tuyên bố rằng Lô 127 và 128 không nằm trong vòng tranh chấp, thì điều đó cũng sẽ có nhiều giá trị cho cuộc đấu tranh của chúng ta.

Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận "lặng im khi TQ lất lướt kẻ khác" thì không khó đoán cách đó có thể dẫn đến đâu. Martin Niemoeller, một mục sư người Đức đã miêu tả hạn chế của cách tiếp cận đó một cách hùng biện:

"Đầu tiên chúng nó (bọn Phát Xít) tìm đến xử những người Cộng Sản, nhưng tôi không phải Cộng sản nên tôi không lên tiếng. Kế đó chúng tìm đến xử những người theo tư tưởng Xã hội và Nghiệp đoàn lao động, nhưng tôi cũng không thuộc họ, nên tôi không lên tiếng. Sau đó chúng tìm đến xử người Do Thái, nhưng tôi không phải Do Thái nên tôi không lên tiếng. Và khi bọn Phát xít tìm đến bắt tôi, thì lúc ấy không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi."

Những nhà hoạch định chính sách của Philippines và Việt Nam sẽ hiệu quả hơn cho đất nước của họ nếu họ có thể để ý hơn đến phương diện này và tận dụng việc Philippines và Việt Nam có thể hỗ trợ ngoại giao cho nhau để bảo vệ quyền chủ quyền trên các vùng nước Biển Đông mà không ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi nước về chủ quyền trên các đảo, đá Trường Sa...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung tướng Thước lên tiếng việc Bộ GTVT sẽ bán trụ sở

"Với một vị trí đắc địa như địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thì không thể bán với giá của nhà nước quy định mà phải đấu giá để lấy số tiền lớn nhất bù vào khoản xây dựng trụ sở mới..."

Ngay sau khi Bộ GTVT ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ, đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trụ sở Bộ GTVT và mục đích sử dụng khu đất đắc địa đó sau này. Chúng tôi đã có buổi trao đổi nhanh với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa 8, 9, 10.

Posted Image

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Ông Thước cho biết: “Lúc này, theo tôi chưa nên đặt vấn đề xây dựng các trụ sở. Nếu vì điều kiện khó khăn, đi lại gây ách tắc mà phải chuyển một trụ sở mới để thuận lợi hơn cho vấn đề chỉ đạo thì việc giải quyết trụ sở cũ phải bảo đảm làm sao mà lấy cái đó bù đắp được cho cái mới. Còn trụ sở cũ bán đi theo giá thấp để lấy tiền đầu tư vào một chỗ mới đắt hơn thì hoàn toàn không nên”.

Ông Thước nói thêm: “Với một vị trí đắc địa như địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) thì không thể bán với giá của nhà nước quy định mà phải đấu giá để lấy số tiền lớn nhất bù vào khoản xây dựng trụ sở mới để nhà nước khỏi phải gánh thêm gánh nặng xây dựng trụ sở. Nếu bán theo giá của TP quy định thì việc đó không có lợi cho dân, cho nhà nước và cho Bộ GTVT. Nếu buộc phải đi chỗ khác thì phải bán đấu giá chứ đừng bắt nhà nước nai lưng ra chịu thêm một khoản nữa”.

Khi được hỏi về nhiều ý kiến cho rằng khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa.

Thêm nữa, trong thời buổi kinh tế thế này thì chưa nên di chuyển và đầu tư xây dựng trụ sở. Không phải vì trụ sở mà hiệu quả công việc cao hơn. Bỏ tiền dân đóng góp để mà xây dựng một trụ sở Bộ hoàng tráng thì không nên. Việc di chuyển trụ sở các Bộ ra khỏi nội thành là một việc lớn thể hiện tầm chiến lược cao”.

Ngày 10-5, trong thông cáo báo chí của Bộ GTVT có nêu: “Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ GTVT được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ GTVT đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới trên cơ sở quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp đảm bảo nguyên tắc giá trị mua trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ GTVT đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”.

Theo Giáo dục Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mổ xẻ sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

Cập nhật lúc :6:40 AM, 15/05/2012

Quân đội Trung Quốc có rất nhiều loại tên lửa phức hợp bên cạnh "sát thủ tàu sân bay" DF-21D.

(ĐVO) Trợ lý biên tập Harry Kazianis của The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn ông Roger Cliff, nhà khoa học chính trị cao cấp của Tập đoàn RAND, về vấn đề phát triển hệ thống tên lửa của Trung Quốc, nguồn gốc cũng như khả năng sử dụng nếu xảy ra xung đột.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Harry Kazianis - Có rất nhiều bài báo viết về các tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) của Trung Quốc như DF-21D. Tuy nhiên công nghệ tên lửa hành trình có khả năng nhắm đến các mục tiêu có giá trị của Trung Quốc lại không được chú ý. Một ví dụ là tên lửa hành trình DH-10, có tầm bắn khá rộng. Ông có cho rằng loại tên lửa đó là mối đe dọa lớn hơn đối với các “hàng xóm” của Trung Quốc và của các lực lượng Mỹ nếu xung đột xảy ra? Liệu các cơ sở của Mỹ và các đồng minh có một chiến lược phòng vệ nào hay không?

Roger Cliff - Rất khó để nói hệ thống nào là mối đe dọa lớn hơn vì không thể xem xét một cách độc lập. Cả hai chỉ có hiệu quả như một phần của hệ thống.

DF-21D trước hết là một mối đe dọa đối với sức mạnh vận chuyển không quân Mỹ, nhưng nó chỉ đạt được hiệu quả cao nhất khi kết với các cuộc tấn công cùng tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay chiến đấu.

DH-10 mặt khác, là mối đe dọa đối với sức mạnh không quân trên đất liền cũng như các mục tiêu hỗn hợp khác như các cơ sở liên lạc và hậu cần nhưng chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ.

Ví dụ, khi tấn công một căn cứ không quân, các tên lửa đạn đạo có thể sử dụng để phá hủy đường băng và các máy bay không được bảo vệ, nhưng để tiêu diệt máy bay được đặt trong các khu nhà bê tông hay các mục tiêu khác (như sở chỉ huy, các cơ sở thông tin liên lạc...) lại yêu cầu một loại vũ khí chính xác hơn với khả năng hướng thẳng vào mục tiêu, như vũ khí điều khiển chính xác bắn từ máy bay chiến đấu hay một tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình tấn công trên đất liền có lợi thế: có tầm bắn xa hơn, an toàn và rẻ hơn so với một máy bay có người lái khi phóng vào khu vực phòng không nguy hiểm.

Tất nhiên, cả DF-21D và tên lửa hành trình tấn công mặt đất đều phụ thuộc vào các cảm biến để tìm, nhận dạng và điều chỉnh địa điểm của mục tiêu; các hệ thống liên lạc để kết nối dữ liệu từ các cảm biến khác nhau và đưa ra một lệnh chỉ huy tấn công; và thêm hệ thống liên lạc để truyền lệnh và đưa dữ liệu vào khẩu đội.

Các cơ sở được trang bị cẩn mật có thể là một chiến lược phòng vệ. Cơ sở như vậy có thể gồm hệ thống phòng thủ chủ động như tên lửa đất đối không và phòng thủ thụ động như các nhà kho vững chắc.

Không may, một vài năm trước Bộ Quốc phòng Mỹ đã hủy chương trình SLAMRAAM (>> chi tiết), được thiết kế đặc biệt để cung cấp hệ thống phòng thủ tầm ngắn chống tên lửa hành trình. Hiện tại họ bàn về kế hoạch mua MEADS, một hệ thống phòng vệ tên lửa và phòng không di động, liên doanh với Đức và Italy.

Việc xây các căn cứ kiên cố đủ mạnh để chống lại một cuộc tấn công của tên lửa hành trình, là hoàn toàn có thể dù sự đầu tư này là khá đắt đỏ.

Vấn đề là, không phải căn cứ nào ở châu Á-Thái Bình Dương cũng được như vậy. Ví dụ, căn cứ Không quân Kadena, có tổng cộng 15 nhà chứa, đủ chỗ cho 30 chiến đấu cơ. Trong khi đó căn cứ Futenma, cũng ở Okinawa, lại không có nhà chứa máy bay. Ở MCAS Iwakuni, căn cứ Không quân Yokota hay Andersen cũng như vậy.

Posted Image

Trung Quốc được đánh giá cao về năng lực tên lửa hành trình và đạn đạo?

- Với sự tiến bộ của Trung Quốc trong cả lĩnh vực tên lửa hành trình và đạn đạo, dường như nước này có lợi thế tận dụng các loại tên lửa trên để răn đe nếu xung đột bắt đầu với Đài Loan, Mỹ hay một nước láng giềng.

Liệu có thể cho rằng Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tấn công làm trọng vì có lợi thế về vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo?

Liệu các Mỹ có lựa chọn nào để chống lại các vụ tấn công kết hợp cả tên lửa hành trình và đạn đạo?

Có phải Trung Quốc đã phát triển các chiến lược và học thuyết hành động để quyết định khi nào sử dụng loại tên lửa nào?

- Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc chuyển sang thế tấn công làm trọng nếu chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển của tên lửa hành trình và đạn đạo.

Quay trở lại những năm 1960 và 1970, họ có một học thuyết là “chiến tranh nhân dân”, tập trung vào phòng vệ, nhưng đến đầu những năm 1980, học thuyết của họ đã thay đổi thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện hiện đại”, sau đó những năm 1990 lại biến thành “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện công nghệ cao” và giờ đây là “chiến tranh địa phương dưới các điều kiện thông tin hóa”.

Tất cả các học thuyết trên, dù đều giả định rằng Trung Quốc là nạn nhân bị các nước khác tấn công, đều nhấn mạnh vào khả năng tấn công sớm.

Do năng lực quân sự của Trung Quốc được cải thiện, các lãnh đạo quân sự nước này tự tin hơn vào khả năng có thể tiến hành các hoạt động tấn công. Tuy nhiên, kết quả này là dựa trên sự phát triển trên diện rộng, chứ không chỉ dựa vào tên lửa đạn đạo và hành trình.

Mỹ có nhiều lựa chọn để phòng vệ chống lại các cuộc tấn công phối hợp trên diện rộng của tên lửa đạn đạo và hành trình.

Ví dụ, trong trường hợp các căn cứ không quân bị tấn công, giải pháp có thể là đặt căn cứ ở cách xa Trung Quốc, hoạt động từ nhiều sân bay đa dạng thay vì chỉ một hai hai địa điểm; xây dựng các nhà chứa máy bay vững chắc, có một đường băng dã chiến, có thể sửa chữa được và triển khai các hệ thống phòng vệ tên lửa gần sân bay.

Trong trường hợp tấn công bằng tàu sân bay và tàu chiến mặt nước, các giải pháp gồm gây nhiễu âm, tapk vật cản (khói, các mảnh kim loại) để ngăn chặn tên lửa không nhắm vào tàu; và sử dụng tên lửa phòng không.

Trong các trường hợp khác, không biện pháp đơn lẻ nào là đủ. Một hệ thống phòng vệ hiệu quả yêu cầu sự kết hợp của hầu hết các biện pháp mà tôi đã đề cập ở trên (cả các biện pháp chưa được đề cập đến).

Trung Quốc đã phát triển một học thuyết hành động chi tiết để quyết định khi nào phóng tên lửa.

Học thuyết của họ được phân loại để chúng ta không thể đánh giá một cách trực tiếp, nhưng chúng ta có thể kiểm tra các tài liệu liên quan để kết luận rằng học thuyết của họ có vẻ hợp lý. Tất nhiên, trong bất kỳ một cuộc xung đột nào, tên lửa được sử dụng khi nào và như thế nào còn phụ thuộc vào cá nhân người chỉ huy.

- Công nghệ nước ngoài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của tên lửa hành trình Trung Quốc?

Nhiều nhà bình luận và viện sĩ đã nói đến vấn đề trung Quốc áp dụng công nghệ Nga. Trong lĩnh vực công nghệ tên lửa hành trình, liệu Trung Quốc có thể sản xuất loại vũ khí của riêng mình và đạt được cải tiến về công nghệ hay không?

- Rất khó để đánh giá chính xác vai trò của công nghệ nước ngoài đối với sự phát triển của tên lửa hành trình. Tôi đã đọc về sự giúp đỡ của Nga, nhưng các chi tiết cụ thể không được tiết lộ.

Các công nghệ chủ yếu cho tên lửa hành trình gồm động cơ phản lực nhỏ và hệ thống dẫn đường. Động cơ phản lực lớn là một vấn đề đối với Trung Quốc nhưng họ đã rất thành thạo trong việc chế tạo loại động cơ nhỏ.

Rõ ràng, các khả năng xa hơn, như tầm bắn lớn hơn, cũng có thể đạt được DH-10/CJ-10 có tầm bắn 1.500-2.000 km chứng tỏ Trung Quốc không quá tệ.

Vấn đề dẫn đường đã được đơn giản hóa bằng sự xuất hiện của hệ thống định vị (Trung Quốc mới hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu). Ngoài ra, tên lửa hành trình định vị bằng các hình ảnh có sự liên lạc với các bản đồ số.

Dù trong trường hợp nào, Trung Quốc có rất nhiều kỹ sư thông minh, có thể tiếp cận công nghệ thương mại tiên tiến và có nguồn quỹ để đầu tư phát triển sản xuất trong nước. Nếu người Nga không còn gì để dạy Trung Quốc hay không sẵn sàng làm việc đó, thì tôi chắc rằng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa hành trình của mình, dẫu có chậm hơn.

Phan Anh

===========================

Đúng là khiến khổ. Híc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm tối tân Mỹ tiếp cận bãi cạn Scarborough

16/05/2012 3:18

Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ vừa bất ngờ xuất hiện gần bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp căng thẳng.

AFP dẫn lời trung tá Omar Tonsay, phát ngôn viên hải quân Philippines, ngày 15.5 cho hay tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ hiện đang có mặt tại cảng Subic, cách bãi cạn Scarborough 234 km về phía tây. Thuộc lớp Virginia, tàu ngầm USS North Carolina được triển khai hồi năm 2008, với độ choán nước 8.700 tấn, sử dụng năng lượng hạt nhân kèm theo nhiều vũ khí tối tân như tên lửa hành trình Tomahawk, ngư lôi. Chiếc tàu ngầm này còn được trang bị khả năng tàng hình vào loại tối tân nhất của Mỹ và có thể di chuyển cực êm. Vốn dĩ, cảng Subic, thuộc tỉnh Zambales, từng là một căn cứ hải quân của Mỹ tại Philippines cho đến năm 1991. Vì thế, diễn biến lần này khiến người ta nhớ đến việc Mỹ gần đây đề nghị được đưa binh sĩ đến đồn trú không thường trực tại Philippines.

Posted Image

Tàu USS North Carolina hiện đang có mặt gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: WN

Trả lời về việc USS North Carolina xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila xung quanh bãi cạn Scarborough, trung tá Tonsay cho rằng đây chỉ là hoạt động bình thường của hải quân Mỹ. Về phía Mỹ, báo The Philippine Star dẫn tuyên bố của sĩ quan chỉ huy USS North Carolina Richard Rhinehart: “Thủy thủ đoàn chúng tôi tự hào đóng góp vào sự cam kết của Mỹ đối với việc giữ vững quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ngoài ra, thông cáo của Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương cho biết thêm rằng chiếc tàu này luôn sẵn sàng tác chiến đa nhiệm khi cần thiết. Chưa ghi nhận thông tin nào từ phía Mỹ và Philippines về việc tàu USS North Carolina sẽ ở lại cảng Subic trong bao lâu. Trung Quốc cũng chưa đưa ra bình luận nào về diễn biến trên.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila xung quanh bãi cạn Scarborough, vốn bùng phát từ ngày 8.4, vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Báo Kinh Hoa ngày 15.5 cho biết dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Asean tuyên bố “sẽ chấm dứt việc ngư dân Philippines đánh bắt gần bãi cạn Hoàng Nham (tên mà Bắc Kinh đặt cho bãi cạn Scarborough - NV)”.

Lucy Nguyễn

========================

Thằng lớn đánh thằng nhỏ thì bảo bị thằng nhỏ ăn hiếp. Tập trận đe dọa, tổ chức du lịch trên đất cướp được thì bảo bình thường. Cho nên quá báo sau này có ăn tên lửa tomahowk thì cũng bình thường thôi mà.

Sao Phi luật tân không mời chiếc này ra bãi cạn Scarborough thăm quan nhỉ, cho cái tụi ăn cướp kia chạy có cờ, cứ ở Rubic chơi đi anh bạn, thử coi thằng Tàu nó dám làm gì bãi cạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc hết “đạn” để cứu tăng trưởng?

(Tamnhin.net) - Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng đến các công cụ kích thích kinh tế để chặn đà suy giảm tăng trưởng. Nhưng theo giới quan sát, Bắc Kinh giờ không còn nhiều lựa chọn như trước.

Posted Image

Các thống kê gần nhất cho thấy, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục hụt hơi trong quý 2 và có thể sẽ không đảo ngược được xu hướng suy giảm tăng trưởng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các chuyên gia phân tích từng kỳ vọng.

Sau khi Trung Quốc công bố một loạt thống kê kinh tế gây thất vọng hôm thứ Sáu tuần trước - từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp tới thị trường nhà đất và tiêu dùng nội địa - Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) vào tối thứ Bảy tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm, có hiệu lực từ ngày 18/5.

Động thái này của PBoC nhằm tăng cường hoạt động cấp vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà băng của nước này thậm chí đang thừa vốn cho vay, thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng đã giảm xuống mức 3,2% vào cuối tuần trước, từ mức 5,4% vào nửa cuối của tháng 2.

Trao đổi với tờ Wall Street Journal, ông Song Yu, một nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, cho rằng, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc về 20% mà PBoC vừa thực hiện đơn thuần chỉ là “một tín hiệu để Chính phủ Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng chính sách” mà thôi. Cũng theo ông Yu, động thái này sẽ không có nhiều tác động tới nền kinh tế Trung Quốc.

Các thống kê gần nhất cho thấy, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục hụt hơi trong quý 2 và có thể sẽ không đảo ngược được xu hướng suy giảm tăng trưởng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các chuyên gia phân tích từng kỳ vọng.

Phương Tây vẫn cho rằng, Trung Quốc có thể thúc tốc độ tăng trưởng GDP dễ dàng như một người lái xe nhấn chân ga vì Chính phủ Trung Quốc có thể toàn quyền đưa ra chính sách kinh tế mà không cần phải thảo luận với Quốc hội. Thêm vào đó, với mức nợ tương đối thấp, Trung Quốc có thể tăng cường chi tiêu công. Trong thời gian kinh tế toàn cầu suy giảm 2008-2009, kinh tế Trung Quốc đã vượt khó ngoạn mục nhờ một chương trình cho vay và chi tiêu khổng lồ.

Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh cũng vấp phải những rào cản làm suy giảm khả năng hành động cứu tăng trưởng. Chương trình kích cầu khổng lồ tung ra vào năm 2008 đã khiến bong bóng địa ốc ở nước này phình to và nhiều địa phương đầm đìa trong nợ công. Bởi thế, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiện nay rất ngại tung ra một chương trình kích thích tăng trưởng quy mô lớn. Cắt giảm lãi suất - vốn là cách làm được nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới ưa thích - lại là một lối đi mà Bắc Kinh e dè, vì có thể đẩy tốc độ lạm phát tăng cao sau những nỗ lực kiềm chế tăng giá suốt năm qua.

Chưa kể, do năm nay là năm chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ phải hành động để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng khó có thể tung ra những biện pháp mạnh.

“Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang rơi vào một thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tung ra một chương trình cho vay tín dụng quy mô lớn, thì đó có thể là cách thức hiệu quả nhất để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng cách làm này lại cản trở các biện pháp cải cách hệ thống tài chính và tiến trình cân bằng của nền kinh tế”, ông Eswar Prasad, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận xét.

“Nếu được đặt mục tiêu kỹ lưỡng, chính sách tài khóa cũng sẽ tạo ra một cơ hội tốt hơn để đạt các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn. Nhưng hiệu quả của chính sách này có thể bị hạn chế nếu những bất ổn kinh tế khiến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp suy giảm”, ông Prasad nói thêm.

Trong quý 1 năm nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng chậm nhất kể từ đầu năm 2009. Giới phân tích kỳ vọng tình hình sẽ khởi sắc trong quý 2 này, nhưng những thống kê công bố tới thời điểm này cho thấy, có vẻ như điều đó không xảy ra. Chuyên gia về kinh tế Trung Quốc Wang Tao của ngân hàng UBS vì thế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP quý 2 của nước này về 8%, từ mức 8,4% trong lần dự báo trước.

Với mức nợ công thấp, Chính phủ Trung Quốc có khả năng tăng cường chi tiêu hoặc cắt giảm thuế để hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP của Trung Quốc trong năm 2011 là 25%, so với mức 102% của Mỹ. Thậm chí nếu tính cả nợ của các địa phương - như Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đưa ra ở mức 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào cuối năm 2011, tương đương 22% GDP - thì tình hình tài chính công của Trung Quốc vẫn khá ổn. Lạm phát giảm, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,1% trong tháng 4 so với tháng 3, đồng nghĩa với cơ hội để Bắc Kinh hành động còn lớn hơn nữa.

Chuyên gia kinh tế Lu Ting thuộc ngân hàng Bank of America lập luận, Bắc Kinh có thể “chi nhiều hơn vào phúc lợi xã hội và tăng tốc việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội và cơ sở hạ tầng”.

Nhưng việc tăng cường chi tiêu công không thể diễn ra dễ dàng như thế. Chính phủ Trung Quốc đã thu hẹp quy môt của các dự án nhà ở xã hội vì lo ngại các địa phương không thể đạt được mục tiêu tham vọng như đề ra. Đảo ngược hoạt động kiểm soát thị trường bất động sản có thể là giải pháp nhanh chóng nhất cho những thách thức kinh tế hiện nay của Trung Quốc, nhưng lại có thể tạo ra những khó khăn mới cho Chính phủ nước này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã xem việc hạ nhiệt sốt bất động sản là một trọng tâm chính sách. Đến nay, giá nhà đất ở nước này vẫn chưa giảm nhiều so với mức đỉnh và việc mua nhà vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người Trung Quốc.

Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, sau 3 năm được Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ, đã đem lại “trái ngọt” cho tăng trưởng. Việc lựa chọn cấp vốn cho các dự án mới sẽ mất thời gian và có thể sẽ không đem đến tác dụng kích thích tăng trưởng nhanh chóng.

Trên thực tế, một loạt biện pháp mà Trung Quốc có thể chọn để cứu nguy cho tằng trưởng - bao gồm giảm tốc độ tăng giá của đồng Nhân dân tệ nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu, cắt giảm lãi suất để tăng nhu cầu, hay tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng - đều có chung một tác dụng phụ. Đó là, những cách làm này sẽ tác động bất lợi tới sự dịch chuyển chiến lược kinh tế của Trung Quốc nhằm tăng cường tiêu dùng nội địa và giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu.

Ông Nicholas Lardy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng, lãi suất của Trung Quốc nên được tăng lên để người gửi tiền nhận được nhiều lãi hơn, và như thế, họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. “Theo thời gian, lãi suất cao hơn có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình, theo đó giúp tăng cường tiêu dùng nội địa”, ông Lardy nói. Tuy nhiên, hầu như chẳng có chính phủ nào trên thế giới “can đảm” tăng lãi suất khi nền kinh tế đang giảm tốc.

Để bù lại tình trạng lãi suất thấp, các hộ gia đình Trung Quốc thường đem tiền đi đầu tư để tìm mức lợi nhuận cao hơn gửi tiền trong nhà băng. Đối với các ngân hàng nhỏ và vừa của Trung Quốc, trong đó có nhiều ngân hàng có đối tượng khách hàng phục vụ chính là các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân của nước này, thực tế này khiến họ hút được ít tiền gửi hơn và cũng có ít vốn để cho vay hơn.

Vào tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hạ mục tiêu tăng trường GDP của nước này năm nay xuống 7,5% từ mức 8% áp dụng suốt từ năm 2005. Cho dù kinh tế Trung Quốc vẫn thường tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu tăng trưởng mới này có thể được nhìn nhận như một tín hiệu mà Bắc Kinh muốn gửi tới các địa phương rằng, họ đang muốn điều chỉnh chiến lược kinh tế, bất chấp sự điều chỉnh đó sẽ làm giảm nhịp tăng trưởng. Trong dài hạn, tiêu dùng trong nước được coi là một nền móng tăng trưởng vững chắc hơn cho Trung Quốc.

Nhưng hiện nay, tờ Wall Street Journal bình luận, khi Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng gần mục tiêu, thì Bắc Kinh lại nỗ lực tìm cách để nền kinh tế tăng tốc.

Vneconomy

=========================

Người ta sẽ không thể chế tạo ra một cái hộp quẹt ga, nếu như trong cấu tạo của nó thiếu một phát minh - thí dụ công nghệ si mạ chẳng hạn. Nền kinh tế tàn cầu suy thoái nặng thì làm sao kinh tế Trung Quốc - với tư cách nền kinh tế thứ II thế giới phát triển được. Bây giờ chúng ta thử tưởng tượng cả cái thế giới này thu nhỏ bằng một khu phố. Có một tiệm chạp pô (Hiệu tạp hóa) cho bà con khu phố. Trước đây bán đắt ào ào vì mọi người đều kiếm được tiền. Nay mọi người đều không còn tiền mua sắm nữa thì bán cho ai? Đại để vậy. Đấy mới chỉ bàn về một yếu tố thuần kinh tế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài văn điểm 0 gây xôn xao các diễn đàn mạng

Gần đây, trên mạng truyền nhau một bài văn lạ với đề bài “phân tích vấn nạn bạo lực học đường”.

Posted Image

Mặc dù bài văn được cư dân mạng đánh giá cao nhưng thực tế tác giả bài viết đã nhận điểm 0 tròn trịa với lời phê của giáo viên "Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay". Bằng kiến thức về vật lý, hóa học, sinh học, tác giả đã mô tả về lớp học của mình với thực tế “5 cái quạt bố trí thiếu khoa học cho tận 50 học sinh”. Tác giả đã chỉ rõ các điểm vô lý của hệ thống quạt, sự bốc hơi nước, tác động sinh học tới đầu óc con người… Đặc biệt, cách lí giải thú vị của bài viết khiến nhiều người thích thú.

Tuy nhiên, bài văn chỉ được điểm số 0 cùng với lời phê bình của giáo viên“Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay”.

Ngay sau khi bức ảnh chụp trên được phát tán trên mạng, và lan truyền với tốc độ chóng mặt, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một bài văn đùa, làm ra với mục đích giải trí, "câu view" (lượng truy cập) và sự thu hút của cộng đồng mạng. Theo bình luận của một số biệt danh, đây chỉ là bản photo lại.

Theo tìm hiểu, chủ nhân của bài viết có thể là Vu Anh Nguyen, một học trò sinh năm 1994, hiện đang học ở Hải Phòng.

Posted Image

Tác giả bài viết đã thừa nhận chỉ là “chém gió”. Mặc dù vậy, bài văn vẫn được nhiều người hưởng ứng, đua nhau bày tỏ sự yêu thích (bấm nút like) và hầu hết đều dành một từ “bá đạo” cho bài văn. Biệt danh Rùa Rong Ruổi bình luận: “Like mạnh. Đi học ngồi bàn đầu thì quạt chẳng bao giờ tới. Cả đời chịu nóng, bao giờ trường mình mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh chứ...".

Mặc dù là bài văn “chém gió” 100%, nhưng nó nhận được điểm cao trong lòng nhiều dân cư mạng, đặc biệt đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh tương tự.

Nội dung bài văn được lưu truyền như sau:

Bạo lực học đường là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là khủng bố tinh thần. Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại, và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại. Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn /7 bàn nên tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn....

Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta khi mất từ 2-5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mât khoảng 7-8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức.

Theo Vietnamnet

=======================

Không biết mình có post nhầm chủ đề không? Có thể đưa vào mục "Chuyện lạ" sưu tầm. Nếu là tôi chấm bài này tôi cho 10+/10. Về hình thức thì văn chương câu cú rất chuẩn. Về nội dung, tôi thấy cậu bé này đã liên hệ một cách đầy minh triết về điều kiện môi trường qua hình tượng cái quạt gây bất ổn tâm lý của học sinh là yếu tố dẫn đến bạo lực học đường. Đơn giản vì nó không đáp ứng được nhu cầu hiện đại - vốn quen ngồi máy lạnh - gây mất cân bằng tâm sinh lý.

Hay quá đi chứ! Nhưng lại 0 điểm. Đúng là "chuyện lạ" thật!

Nhưng mà thôi. Thạch Sanh là chuyện của Khờ Me với đầy đủ chứng lý "pha học"; Trương Chi là chuyện tình mang tính giai cấp; Tấm Cám là chuyện người hiền có bản chất độc ác....vv....thì cũng chẳng có gì là lạ. Nên post vào đây chắc cũng chẳng sai chủ đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Yêu cầu Đài Loan chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Thứ Năm, 10/05/2012 23:55

Google Maps đã sửa sai về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

(NLĐ) - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 10-5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về việc báo chí đưa tin một số quan chức Đài Loan đã tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa và “tuyên bố chủ quyền” đối với đảo này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết: “Đây là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở biển Đông. Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động sai trái đó”.

Về thông tin Trung Quốc tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí, trong đó có việc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động tại biển Đông, ông Lương Thanh Nghị cho rằng hoạt động của các nước ở biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác.

Ông Lương Thanh nghị còn cho biết vừa qua, Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Google nêu quan điểm của phía Việt Nam về việc từ khóa trên bản đồ của Google Maps thể hiện sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Google đã sửa chữa những lỗi này.

B. Diệp

=======================

Đài Loan xác định chủ quyền trên đảo Ba Bình của Việt Nam từ bao giờ đấy? Từ khi Trung Hoa Dân Quốc của quý vị rút ra Đài Loan hả? Nó nhân danh cái gì mới được chứ? Chủ quyền của Đảo quốc hay chủ quyền dân tộc?

Chắc chắn quí vị nói ngọng trong vấn đề chiếm hữu đảo Ba Bình của Việt Nam, vì tính thiếu chính danh của quí vị. Biết điều thì các quí vị nên rút khỏi đây và trả lại cho Việt Nam đi.

Cá nhân tôi hy vọng Liên Hiệp Quốc và quốc gia tài trợ lớn nhất cho tổ chức này là Hoa Kỳ sẽ tôn trọng tính chính danh - tức công lý - để xác định chủ quyền của Việt Nam trên đảo Ba Bình. Tính chính danh rất quan trong trong việc tổ chức lại cái thế giới khốn khổ này. Nếu tính chính danh bị nghi ngờ thì cả cái "cốt lõi" và cái "căn bản" đều trở nên rỗng tuyếch - thưa quí vị.

Hy vọng các quí vị đủ thông minh để ủng hộ chủ quyền Việt Nam trên đảo Ba Bình.

Nếu xét về góc độ quyền lợi thuần túy và phi chính danh thì chắc các quí vị cũng sẽ không vì "con săn sắt , mà bỏ con cá rô".

Share this post


Link to post
Share on other sites

...miệng lưỡi cũng thật ghê gớm...

..............................

Tại sao TQ không chịu ra tòa án quốc tế?

Trước các buộc của phía Philippines rằng Trung Quốc không dám đưa vấn đề tranh chấp tại bãi cạn Scarborough ra phân xử tại tòa án quốc tế vì đòi hỏi chủ quyền của nước này là vô lý, phía Trung Quốc đã đưa ra câu trả lời.

Bãi cạn hiện đang có tranh chấp được quốc tế gọi là Scarborough, trong khi phía Philippines gọi là Panatag còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 13/5 cho rằng đề xuất của phía Philippines không có cơ sở pháp lý và không hề là giải pháp thỏa đáng cho bế tắc hiện nay.

Bốn lý do mà Tân Hoa Xã đưa ra để phản bác đề xuất này của Philippines là Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 không có hiệu lực với các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không có nghĩa vụ phải ra tòa, bản thân Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn công ước này và động cơ thật sự của đề xuất này là làm mất mặt Trung Quốc.

Cựu đại sứ lên tiếng

“Kể từ khi Trung Quốc từ chối đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, một số hãng truyền thông đã diễn dịch hành động này của Trung Quốc là sợ bị thua kiện,” Tân Hoa Xã cho biết.

Điều lạ lùng là Tân Hoa Xã dẫn lời một nhà phân tích của chính Philippines để phản bác đề xuất của nước này – cựu đại sứ Philippines tại Athens Rigoberto Tiglao.

“Tổng thống Benigno Aquino và các quan chức của ông đang than phiền với thế giới rằng Trung Quốc từ chối giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế về UNCLOS,” Tân Hoa Xã dẫn lại bài viết của ông này đăng trên trang mạng của nhật báo Philippines Inquirer.

“Có một ngạc nhiên cho họ: bản thân Philippines cũng không nằm trong công ước này khi nói về các tranh chấp chủ quyền như ở bãi cạn Scarborough,” cựu Đại sứ Tiglao cho biết.

Tân Hoa Xã dẫn lại lời ông này chỉ ra rằng khi phê chuẩn công ước vào năm 1984, Manila đã nói rõ rằng công ước này không được áp dụng cho các tranh chấp chủ quyền của nước này. Nói cách khác, một khi có dính dáng đến các tranh chấp chủ quyền thì phía Philippines sẽ coi công ước này là vô giá trị.

“Aquino không hề đề cập đến điều này khi ông ấy đề xuất để cho tòa án quốc tế phân xử,” Tân Hoa Xã nói.

Lý do thứ hai, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Du Bình, giảng viên luật tại Đại học Bắc Kinh, là Bắc Kinh không có nghĩa vụ phải chấp thuận một đề xuất như thế của phía Manila.

Tân Hoa Xã dẫn lại lập luận của ông này là hồi năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã trình lên Liên Hiệp Quốc một tuyên bố bằng văn bản nói rõ rằng Trung Quốc không chấp nhận vai trò trọng tài quốc tế ‘như nêu trong khoản 2 chương 15 của UNCLOS trong các tranh chấp có liên quan đến ranh giới lãnh hải và các hoạt động quân sự’.

Vào lúc đó, Bắc Kinh đã khẳng định chủ quyền đối với đảo Hoàng Nham ở Nam Hải (Biển Đông), ông Du Bình cho biết, điều này có nghĩa rằng ngay cả khi Philippines đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, thì Trung Quốc cũng không có nghĩa vụ phải ra tòa.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã cũng dẫn lời cựu Đại sứ Tiglao rằng nếu xem qua cả thảy 19 vụ việc được đưa ra tòa án UNCLOS kể từ năm 1997 thì sẽ thấy rằng các tranh chấp hàng hải chứ không phải tranh chấp chủ quyền mới nằm trong phạm vi thụ lý của tòa án này.

Làm bẽ mặt Trung Quốc?

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng dâng cao

Tân Hoa Xã cũng nghi ngờ động cơ thật sự đằng sau đề xuất của phía Philippines.

“Philippines nói rằng họ sẽ đưa vụ việc ra tòa một mình nếu Bắc Kinh cứ một mực từ chối đề xuất của họ,” hãng tin này nói.

“Điều mâu thuẫn là Manila đang tìm kiếm một giải pháp mà họ từng tuyên bố không thừa nhận đặt ra câu hỏi về động cơ thật sự đằng sau động thái hung hăng này của họ,” Tân Hoa Xã đặt vấn đề.

Hãng tin này cũng dẫn lời của hai ông Tiglao và Du Bình để hậu thuẫn cho lập luận của mình.

“Ông ấy (Tổng thống Aquino) quả quyết rằng tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua một tòa án vốn không có quyền tài phán đối với vấn đề này. Vị tổng thống này sẽ làm cho chúng ta trở thành trò cười cho thế giới,” Tiglao nói.

Còn theo lời ông Du thì chiến thuật này của Philippines là nhằm để làm phức tạp thêm vấn đề thay vì giảm căng thẳng.

“Chính phủ Philippines, mặc dù ý thức được lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc, vẫn có cách để thúc đẩy đề xuất này,” ông Du nói.

“Mục đích không gì khác hơn là bôi nhọ Chính phủ Trung Quốc là đã phớt lờ hệ thống tư pháp quốc tế và bác bỏ giải quyết tranh chấp thông qua các phương tiện pháp lý,” ông nói thêm.

Lý do cuối cùng mà Tân Hoa Xã nêu ra là Hoa Kỳ là nước mà Philippines không thể nhờ cậy trong vấn đề tranh chấp ở Scarborough.

“Philippines nói rằng Đảo Hoàng Nham, một bãi đá cạn không có người ở, nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của nước này được UNCLOS thừa nhận,” Tân Hoa Xã giải thích.

“Nước này đang cố thuyết phục ‘người bạn bãi cạn’ – Hoa Kỳ – ủng hộ đòi hỏi chủ quyền của họ dựa trên UNCLOS,” Tân Hoa Xã nói thêm.

Tuy nhiên, hãng tin này dẫn lời ông Tiglao, vốn cũng từng là người phát ngôn của tổng thống Philippines, rằng điều này càng lạ lùng hơn bởi vì Hoa Kỳ là quốc gia thậm chí vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS.

“Việc chính phủ Aquino nài nỉ Hoa Kỳ cung cấp vũ khí để bảo vệ tuyên bố chủ quyền ở Đảo Hoàng Nham là một hành động vụng về – thậm chí buồn cười,” ông này nói.

“Hoa Kỳ là một trong số 34 nước không phê chuẩn UNCLOS,” ông nói thêm, “Do đó nước này chính thức không thừa nhận công ước này.”

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô giáo phê là Ý thức kém và Em cần chấn chỉnh ngay đó chú Thiên Sứ ạ.

vấn đề là Đề văn mở rộng việc bình luận, nhưng chấm điểm lai theo khung Posted ImagePosted Image. Thương cho học trò học văn quá

Bài văn điểm 0 gây xôn xao các diễn đàn mạng

Gần đây, trên mạng truyền nhau một bài văn lạ với đề bài “phân tích vấn nạn bạo lực học đường”.

Posted Image

Mặc dù bài văn được cư dân mạng đánh giá cao nhưng thực tế tác giả bài viết đã nhận điểm 0 tròn trịa với lời phê của giáo viên "Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay". Bằng kiến thức về vật lý, hóa học, sinh học, tác giả đã mô tả về lớp học của mình với thực tế “5 cái quạt bố trí thiếu khoa học cho tận 50 học sinh”. Tác giả đã chỉ rõ các điểm vô lý của hệ thống quạt, sự bốc hơi nước, tác động sinh học tới đầu óc con người… Đặc biệt, cách lí giải thú vị của bài viết khiến nhiều người thích thú.

Tuy nhiên, bài văn chỉ được điểm số 0 cùng với lời phê bình của giáo viên“Ý thức kém, em cần chỉnh sửa ngay”.

Ngay sau khi bức ảnh chụp trên được phát tán trên mạng, và lan truyền với tốc độ chóng mặt, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một bài văn đùa, làm ra với mục đích giải trí, "câu view" (lượng truy cập) và sự thu hút của cộng đồng mạng. Theo bình luận của một số biệt danh, đây chỉ là bản photo lại.

Theo tìm hiểu, chủ nhân của bài viết có thể là Vu Anh Nguyen, một học trò sinh năm 1994, hiện đang học ở Hải Phòng.

Posted Image

Tác giả bài viết đã thừa nhận chỉ là “chém gió”. Mặc dù vậy, bài văn vẫn được nhiều người hưởng ứng, đua nhau bày tỏ sự yêu thích (bấm nút like) và hầu hết đều dành một từ “bá đạo” cho bài văn. Biệt danh Rùa Rong Ruổi bình luận: “Like mạnh. Đi học ngồi bàn đầu thì quạt chẳng bao giờ tới. Cả đời chịu nóng, bao giờ trường mình mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh chứ...".

Mặc dù là bài văn “chém gió” 100%, nhưng nó nhận được điểm cao trong lòng nhiều dân cư mạng, đặc biệt đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh tương tự.

[/size]

Theo Vietnamnet

=======================

Không biết mình có post nhầm chủ đề không? Có thể đưa vào mục "Chuyện lạ" sưu tầm. Nếu là tôi chấm bài này tôi cho 10+/10. Về hình thức thì văn chương câu cú rất chuẩn. Về nội dung, tôi thấy cậu bé này đã liên hệ một cách đầy minh triết về điều kiện môi trường qua hình tượng cái quạt gây bất ổn tâm lý của học sinh là yếu tố dẫn đến bạo lực học đường. Đơn giản vì nó không đáp ứng được nhu cầu hiện đại - vốn quen ngồi máy lạnh - gây mất cân bằng tâm sinh lý.

Hay quá đi chứ! Nhưng lại 0 điểm. Đúng là "chuyện lạ" thật!

Nhưng mà thôi. Thạch Sanh là chuyện của Khờ Me với đầy đủ chứng lý "pha học"; Trương Chi là chuyện tình mang tính giai cấp; Tấm Cám là chuyện người hiền có bản chất độc ác....vv....thì cũng chẳng có gì là lạ. Nên post vào đây chắc cũng chẳng sai chủ đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên nhân cháy xe: Dân tự đoán?

17/5/2012 17:45 PM

Posted Image - Công bố về nguyên nhân cháy xe được cho là chưa thoả mãn với những gì dư luận mong đợi sau liên tiếp hàng loạt vụ cháy xe kinh hoàng trên địa bàn cả nước.

Chiều ngày 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã công bố kết quả nghiên cứu về nguyên nhân cháy xe gắn máy trong thời gian qua.

Thông tin này đã được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc kết luận vì sao số vụ cháy xe máy tăng đột biến trong cuối năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 vẫn còn bỏ ngỏ.

Và như vậy, công bố mới đưa ra này đồng nghĩa với việc nguy cơ cháy xe máy vẫn đang lơ lửng trên đầu người dân, không biết khi nào chấm dứt.

Vì sao xe cháy ?

Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây cháy xe máy được thực hiện bởi các đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hoá dầu, Phòng thí nghiệm trọng điểm động cơ đốt trong và Trường đại học Bách khoa TP.HCM.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích số liệu từ việc tiếp cận các vụ cháy và từ các cơ quan chức năng.

Theo kết quả, nguy cơ hình thành các nguyên nhân gây cháy xe gắn máy gần đây xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính.

Posted Image

Một vụ cháy xe máy

Một là, việc sử dụng nhiên liệu kém chất lượng như xăng pha methanol, ethanol (thường gọi là cồn methanol, cồn ethanol) chất lượng thấp và không đúng kỹ thuật sẽ gây ra rò rỉ nhiên liệu thông qua hiện tượng phá huỷ hệ thống ống dẫn; hoặc do áp suất hơi cao hoặc do bất cẩn chủ quan của người sử dụng, nguồn xăng rò rỉ sẽ tiếp xúc với nguồn nhiệt đủ nóng sinh ra từ hoạt động của động cơ; hoặc ma sát hệ thống hãm… hay tia lửa điện từ quá trình chập mạch của hệ thống điện (xảy ra trong trường hợp cầu chì bị vô hiệu hoá hoặc kém chất lượng).

Hai là, sự chập mạch của hệ thống điện trong trường hợp hệ thống bảo vệ cầu chì bị vô hiệu hoá hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây nguồn lửa đồng thời kết hợp sự có mặt của chất dễ cháy như các chi tiết bằng vật liệu nhựa trên phương tiện.

Ba là, các nguyên nhân khách quan hay chủ quan của người sử dụng phương tiện như gây nguồn lửa, để các vật dụng dễ cháy nổ trong các vùng nóng cục bộ của phương tiện như quẹt gas, nước hoa trong thùng chứa mũ bảo hiểm; bao nylon, vải… dính vào bộ phận ống xả khói thải của động cơ.

Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc sử dụng xăng có chỉ số RON thấp như xăng RON 83, hoặc xăng pha Methanol, hoặc Ethanol kém chất lượng, không tương thích với yêu cầu động cơ sẽ gây ra các vùng nóng cục bộ và tăng nguy cơ gây cháy.

Trước khi nhóm nghiên cứu nguyên nhân cháy xe máy do Sở KH&CN TP.HCM chỉ đạo công bố kết quả, tại phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội ở TP.HCM ngày 4-5, ông Lê Bộ Lĩnh - Phó Chủ nhiệm ủy ban cho biết, Ủy ban đã có báo cáo chính thức gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát xử lý hiện tượng cháy nổ ôtô và xe máy.

Theo báo cáo giám sát trên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội đánh giá việc tìm hiểu nguyên nhân cháy nổ xe được cơ quan chức năng vào cuộc tích cực, nhưng “kết quả đưa lại chưa được như dư luận và cử tri mong muốn, việc kết luận nguyên nhân vừa qua chưa thật sự thuyết phục”.

Nhập khẩu Methanol tăng đột biến

Theo các tài liệu công bố, không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới, cháy nổ xe đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cụ thể như Mỹ, hàng năm xảy ra hàng trăm nghìn vụ cháy phương tiện giao thông, làm hàng trăm người chết gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Posted Image

Nguy cơ cháy xe vẫn đang lơ lửng trên đầu người dân

Tại Anh, Thuỵ Điển, con số cụ thể hàng năm về các vụ cháy xe cũng cho thấy sự gia tăng khủng khiếp. Trong các nhóm nguyên nhân, việc cháy nổ xe do hư hỏng cơ khí chiếm tỷ lệ cao nhất (29%).

Tiếp đến là nhóm xe bị hư hỏng hệ thống điện (11%), nhóm xe chập điện không rõ nguyên nhân (7%), chập điện do rách vỏ cách điện (3%)… Các vụ cháy xuất phát từ nguyên nhân rò rỉ nhiên liệu chiếm 12% tổng số vụ cháy nổ.

Tại Việt Nam, từ năm 2010-2011, số vụ cháy xe tăng đột biến. Theo thống kê có khoảng 324 vụ cháy- nổ ô tô và xe máy được ghi nhận trên toàn quốc. Trong 3 tháng đầu năm 2012, số vụ cháy xe trên cả nước khoảng 79 vụ và tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nhóm nghiên cứu do Sở KHCN TP.HCM chỉ đạo đã đánh giá thời điểm 2010-2011, giá thành xăng trên thế giới cao hơn so với Việt Nam. Do vậy, việc kinh doanh xăng dầu trong giai đoạn này sẽ gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, lợi dụng việc cho phép sử dụng thử nghiệm xăng nhiên liệu sinh học E5 đã được thực hiện, nhóm nghiên cứu nhận định kinh doanh nhiên liệu xăng pha Methanol hoặc Ethanol chất lượng kém vào xăng để thu lợi nhuận là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt mà Methanol.

Theo kết quả từ Hải quan và PVPro, có sự tăng đột biến của sản lượng Methanol nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2010 (90,3 ngàn tấn) và năm 2011 (80,52 ngàn tấn) so với những năm trước.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự tự cháy nổ của nhiên liệu khi có mặt methanol, ethanol trong điều kiện không có nguồn nhiệt lớn.

Yếu tố dẫn điện của nhiên liệu để gây ra hiện tượng chập mạch là không xảy ra.

Quốc Quang

====================

Có một người bị mất cắp. Người ta đi tìm nguyên nhân mất cắp. Có người bảo vì có kẻ ăn cắp. Có người bảo không phải. Họ lập luận rằng:

- Nếu có kẻ ăn cắp thì tất cả mọi người đều phải bị mất cắp chứ? Sao chỉ có vài người trong hàng trăm người như thế?

- Vậy thì do cái bộ đồ người này ăn mặc sang trọng quá nên mới bị kẻ cắp chú ý. Cũng không phải. Vì trong hàng trăm ngàn người đâu phải chỉ có mình người này?

- Vậy chắc chắn là tại cái bóp ví của người này dày quá, nó cộm lên nên kẻ cắp nhìn thấy nên mới bị nó chú ý. Nếu thế thì kẻ cắp rút bóp thì người đó phải biết chứ. Đằng này họ chẳng biết gì cả.

- Vậy hay tại họ đánh rơi rồi la lên là ăn cắp? Đâu rõ ràng khi người ta la lên thì có thằng luồn lách chạy thục mạng vào đám đông mà? Vậy cứ có người la lên ăn cắp và có người chạy thục mạng là ăn cắp à?

Cháy xe là tại cháy xe. Cái này thì khoa học đã chứng minh rồi!

Posted Image

Cháy xe? Đúng không nhỉ? Đâu có! Cái xe có cháy đâu? Nó đang cháy cái bình xăng của xe đấy chứ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc dùng Thi Lang thổi bay Mỹ khỏi biển Đông?

(Phunutoday)- Trong bối cảnh Philippines ngày càng kiên quyết cộng với sự can thiệp tích cực” của Mỹ trên biển Đông, cuối cùng Trung Quốc đã phải dùng tới con bài tẩy của mình là tầu sân bay.

Posted Image

Nếu xét về lý thuyết tầu ngầm tấn công hiện đang có mặt tại biển Đông của Mỹ chỉ có thể cầm chân chứ không thể “tiêu diệt” được Thi Lang cùng hạm đội tầu hộ tống của nó.

================================

Trung Quốc dùng Thi Lang thổi bay Mỹ khỏi biển Đông?

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Không phải hoan hô sức mạnh quân sự tiến bộ vượt bực của Trung Quốc. Mà là nghệ thuật giật tít của ban biên tập đúng là số một.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?

Thứ hai 21/05/2012 07:11

(GDVN) - Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines - Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình "hành chính hóa" cái gọi là "hoạt động quản lý" đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.

Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất

Không chỉ tăng cường "hoạt động quản lý" bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.

Posted Image

Thạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc

Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển", có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Cái văn bản điều lệ “quái gở” này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là “chủ quyền” một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.

Điều đó càng cho thấy cái lệnh “cấm đánh bắt cá trên biển Đông” cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai “điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển” thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.

Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5 website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận - PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.

Posted Image

Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

“Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông”, Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, “Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp.” - website CNTV của Trung Quốc dẫn thông tin tuyên truyền.

Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp “song phương” giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được. - CNTV.

Posted Image

Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác

Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.

Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga – Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.

Posted Image

Nếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì "luật chơi" Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm

Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.

Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.

Posted Image

Tàu chiến hạm đội Nam Hải - sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng

Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động "phân tách" các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Hồng Thủy

=====================

Khó nhi?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?

Thứ hai 21/05/2012 07:11

(GDVN) - Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines - Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình "hành chính hóa" cái gọi là "hoạt động quản lý" đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.

Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất

Không chỉ tăng cường "hoạt động quản lý" bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.

Posted ImageThạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc

Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển", có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Cái văn bản điều lệ “quái gở” này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là “chủ quyền” một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.

Điều đó càng cho thấy cái lệnh “cấm đánh bắt cá trên biển Đông” cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai “điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển” thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.

Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5 website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận - PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.

Posted Image Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

“Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông”, Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, “Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp.” - website CNTV của Trung Quốc dẫn thông tin tuyên truyền.

Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp “song phương” giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được. - CNTV.

Posted Image Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác

Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.

Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga – Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.

Posted ImageNếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì "luật chơi" Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm

Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải “đơn thương độc mã” đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.

Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.

Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.

Posted ImageTàu chiến hạm đội Nam Hải - sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng

Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động "phân tách" các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay Hồng Thủy

=====================

Khó nhi?

Có gì khó đâu Sư Phụ. Đưa ra giữa Liên Hiệp Quốc kiện lên là xong. Hic đúng là "tin tức", đọc tin mà tức!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khối bất động sản đồ sộ 5.000 m2 của 'quan' Hải Dương

Cập nhật lúc :10:51 AM, 21/05/2012

Thời gian gần đây người dân ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang - Hải Dương đang đồn thổi nhau và không tiếc lời khen ngợi, ngưỡng mộ đối với độ hoành tráng và kiến trúc tuyệt đẹp của khu nhà vườn trên diện tích đất hơn 5.000 m2 được cho là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư tỉnh Hải Dương.

Khu nhà vườn này tọa lạc ở một vùng quê nghèo của huyện Ninh Giang - Hải Dương nhưng không vì thế mà nó thiếu đi những nét đặc trưng của một khu nhà vườn hiện đại, ngược lại khu nhà này đã được thiết kế thành một quần thể nhà vườn hoành tráng với những kiến trúc lạ mắt những sẽ khiến cho những ai lần đầu đến đây phải ngỡ ngàng và "choáng ngợp"...

Posted Image

Khu nhà đang xây dựng của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương.

Từ thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người dân xã Ninh Thành (huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương) có nội dung: Công trình nhà vườn có diện tích khoảng hơn 5.000 m2 ở thôn Đông Tân (xã Ninh Thành) đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp trái phép (đất chưa được chuyển đổi)? Và cũng theo phản ánh của người dân thì khu nhà vườn đang xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của gia đình ông Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương?

Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã về thôn Đông Tân, xã Ninh Thành (Ninh Giang - Hải Dương) để xác minh thông tin này.

Khối "tài sản kếch xù" trong khu nhà vườn

Khi chúng tôi có mặt tại đây, điều dễ dàng nhận thấy đó là những tiếng nổ của các loại máy cẩu, máy xây dựng công trình nơi được coi như một "đại công trường" đang thi công.

Đi từ con đường trải bê tông dẫn vào làng hiện ra một “tư dinh” rất hoành tráng bởi hệ thống tường rào được xây kiên cố cao chừng 3m cùng một hàng cây xanh nhấp nhô chạy song song sát bên tường.

Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng này thực sự khiến chúng tôi bị “choáng ngợp” trước những gì được “mắt thấy tai nghe”. Và chính xác hơn, nó giống như một khu nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng ở những khu du lịch nổi tiếng.

Theo điều tra của phóng viên và thông tin của một số người dân địa phương, công nhân xây dựng ở đây cho biết, toàn bộ khuôn viên khu nhà vườn này có tổng diện tích khoảng trên 5.000 m2 bao gồm một ngôi nhà 3 tầng (1 tầng hầm và 2 tầng nổi - PV) được thiết kế theo phong cách hiện đại và khác lạ (tức là, ngoài tầng hầm và tầng 1 được xây bình thường thì tầng 2 của ngôi nhà sẽ được làm hoàn toàn bằng gỗ, mái cong hình mái chùa); hệ thống dẫn nước đến 2 hòn non bộ "khổng lồ" bằng đá xanh được thiết kế công phu, đẹp mắt để điều hòa sinh thái cho khu nhà; một "rừng" cây cảnh thuộc dạng quý hiếm cũng khiến mọi người phải ao ước được sở hữu…

Theo chỉ dẫn của những người thợ xây dựng ở đây, tầng hầm nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3m. Theo sơ đồ thiết kế hệ thống phòng sẽ có 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn, trong đó, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách và 1 phòng hát?

Cũng theo những người công nhân xây dựng ở đây cho biết, từ khởi công đến khi hoàn thành, chủ nhà phải bỏ ra khoảng nhiều tỷ đồng cho phần chi phí xây dựng. Chưa hết, để trang trí cho ngôi nhà này, trong bản thiết kế xây dựng còn được ốp lát bằng các loại gỗ quý và ước tính cũng phải "ngốn" hết khoảng nhiều tỷ đồng nữa. Như vậy, nếu các thông tin mà những người công nhân này cận kề với giá trị thực và chỉ nhẩm tính thì chi phí xây dựng ngôi nhà sẽ là một con số không hề nhỏ chút nào...?

Posted Image

Tầng 1 của ngôi nhà.

Sự kỳ công, đắt đỏ của khu nhà vườn này còn phải kể đến một hệ thống đường dẫn nước từ bên ngoài vào rồi cung cấp cho các hòn non bộ "khổng lồ" ở trước và sau khu nhà, góp phần tô điểm cho khuôn viên của khu nhà vườn thêm lộng lẫy. Theo những người thợ tại đây, những loại đá xanh, đá đỏ quý được đưa từ vùng đất Ninh Bình, Thanh Hóa và một số nơi khác về.

Theo tìm hiểu của PV, và thông tin của những công nhân xây dựng ở đây cho biết: toàn bộ các loại đá được đưa về đây lên đến hàng chục tỷ đồng, trong đó, riêng tổ hợp hòn non bộ ở phía sau nhà ước khoảng vài trăm triệu đồng. "Tất cả tiền đá mua về cũng hết nhiều tỷ đồng, nhưng đắt nhất là loại đá đỏ được đặt ở cổng chính vào và một hòn khác ở trên đồi" - ông K, một công nhân xây dựng ở đây cho biết.

Và "rừng" cây, gỗ quý...

Tất cả những con số trên là những điều có thể đánh giá được bằng phép tính đơn giản, nhưng những cây xanh quý hiếm được coi là "tài sản" vô giá trong khu vườn này. Đó là một "rừng" cây, gỗ quý được trồng ngay hàng, thẳng lối để "trang điểm" cho khu nhà vườn này như: cây sưa hàng trăm năm tuổi, tùng la hán, gốc thị lâu năm... và một số cây quý có nguồn gốc từ nước ngoài. Đặc biệt là sự có mặt của gốc cây sưa hơn 1 vòng tay người ôm và cây tùng la hán ước tính khoảng vài trăm năm tuổi. Theo như đánh giá của những nghệ nhân, những chuyên gia về cây thì có thể những loại cây kể trên có giá trị một vài trăm triệu cho đến vài tỷ, thậm chí có những cây đặc biệt quý có thể có giá vài chục tỷ...

Posted Image

Cây sưa và đá ở trong khu nhà vườn.

"Nói chung cây cảnh là vô giá và nó phụ thuộc vào sở thích của mỗi người nên đắt hay rẻ cũng khó nói lắm. Nhưng ở đây có hai cây có giá vài tỷ đồng là cây tùng la hán ở phía trước nhà và cây sưa. Vào thời điểm đắt nhất, năm 2010, thì cây tùng la hán có giá hơn nhiều tỷ đồng, cây sưa ở trên đồi kia đâu như cũng có giá cả triệu đô (USD). Còn lại những cây khác từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng..." - ông K chỉ tay về hướng cây sưa ở trên đồi (đồi nhân tạo trong khu nhà vườn - PV) nói.

"Khu nhà vườn của bác Quyến Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương đấy. Đẹp lắm, muốn xem thì cứ vào trong sẽ biết" - bà T. T. N, trầm trồ khi phóng viên GDVN hỏi về khu nhà vườn đang xây tại thôn Đông Tân là của gia đình nào?

Cán bộ UBND đi nghỉ mát vào ngày làm việc?

Khi PV đến UBND xã Ninh Thành (ngày 16/5) để liên hệ công tác báo chí và xác minh nguồn gốc đất như theo phản ánh của người dân thì ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch UBND xã Ninh Thành từ chối không hợp tác: "Chủ tịch đi vắng không tiếp được". Trong khi đó, ông chủ tịch xã vẫn ngồi chễm chệ trong phòng kế toán? Thậm chí, ông chủ tịch xã còn tuôn ra những ngôn ngữ hơi khiếm nhã và "lệnh" cho CA xã "mời" PV ra khỏi ủy ban(!?).

Trước đó, thứ 2, ngày 14/5, phóng viên đã điện thoại để đặt lịch làm việc với UBND xã nhưng điện thoại bàn Văn phòng ủy ban chỉ có chuông và không ai nhấc máy. Sau đó, PV tiếp tục điện thoại cho ông Vũ Thành Lượng Chủ tịch xã nhưng đầu dây bên kia chỉ tiếng thuê bao hiện giờ không liên lạc được?

Theo ông Nguyễn Văn Kiệt Chánh Văn phòng UBND xã Ninh Thành cho biết: "Hôm đó (14/5), chúng tôi đang đi du lịch ở Huế?".

Qua nhiều lần liên lạc bằng điện thoại, phóng viên đã gặp được ông Bùi Thanh Quyến. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Thanh Quyến, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương đã khẳng định: Thông tin về việc ông xây nhà trên đất nông nghiệp (đất chưa chuyển đổi) là không chính xác. "Khu đất này đã được mua của các hộ dân ở địa phương và cách đây gần chục năm, đây là đất đã được chuyển đổi, hợp pháp...", ông Quyến xác nhận.

=============================

Thông tin nhà xậy dựng trên đất chưa chuyển đổi cần phải xem xét lại thật. Vì đẳng cấp xây cái nhà như vậy chưa cần phải đến ông Bí thư Tỉnh Ủy - cũng thừa khả năng chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tập dượt đánh Nga và Trung Quốc

Cập nhật lúc :8:57 PM, 07/05/2012

Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.

(ĐVO) Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ.

Ngày 4/4/2012, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga,

Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi.

Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga.

Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Posted Image

Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF

Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu…

Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941. Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22.

Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B.

Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

Posted Image

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong" trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa. Ảnh: aviationcorner.net)

Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không.

Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Sau khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn lành lặn sót lại.

Posted Image

Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND

Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay.

Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.

Posted Image

Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND

GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

Posted Image

Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND

Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị.

Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus). Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế. Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thể giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không

Posted Image

Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND

Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định. Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu. Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác. Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích.

Các máy bay ném bom cũng có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ. Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa.

Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng. Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào. Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.

Posted Image

Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.

Nhân Vũ (theo RND)

===========================

Còn vài thứ nữa chưa thấy trưng ra?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

nghe anh HGL nói kết cấu nhà em ko dc đẹp, nhiều chỗ phạm, tài lộc ko giữ dc... suốt ngày lo nghĩ phong với chả thủy, rồi thì lại đến thủy và hỏa vì bản thân trước chỉ biết mà ko biết vì sao mệnh hỏa giờ biết mệnh thủy nên hơi đột ngột... hơn tháng nay trong đầu suốt ngày phong thủy ngũ hành và nhà cửa đất cát... lên google ở mục hình ảnh gõ từ Nguyễn Vũ Tuấn Anh phát ra bao nhiêu ảnh và cuối cùng là cả đêm qua nằm mơ thấy bác Tuấn Anh đi qua rồi gọi vào nhờ tư vấn hướng nhà Posted Image sau đó nước lũ ở sông Hồng dâng ngập cả đường phải bơi (do tâm lý lúc nào cũng nghĩ đến mệnh thủy Posted Image) sáng dậy mà sợ.

Edited by quanghung14

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ

Thứ ba 22/05/2012 07:13

(GDVN) - Không quá “hầm hố” nhưng máy bay F-16 đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Mới đây, hôm 18 tháng 5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama cung cấp 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Động thái này của Hoa Kỳ được cho là đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi mà Trung Quốc đang trên đà tăng cường nguồn ngân sách cho quốc phòng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trên thực tế, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh còn ở một khoảng cách xa sau lưng Mỹ nếu như không muốn nói là còn lâu mới có thể đuổi kịp.

Posted Image

Mỹ sẽ bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan?

Trước động thái này, Trung Quốc, thông qua các kênh ngoại giao đã bày tỏ sự không hài lòng đối với Hoa Kỳ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã “tưởng tượng” ra kịch bản của một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc và “rêu rao”, cường điệu hóa về mối đe dọa quân sự của quốc gia Đông Á này.

“Thực tế, Trung Quốc phát triển lực lượng quân sự là nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chứ không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào" - Ông Hồng nói.

Posted Image

Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc

Theo một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang sử dụng nguồn ngân sách quân sự “dồi dào” của mình, khai thác công nghệ phương Tây để phát triển công nghệ tên lửa đối hạm tiên tiến và vũ khí chiến tranh trong không gian mạng.

Đồng thời, báo cáo cũng khẳng định rằng, các hoạt động tình báo gián điệp của Trung Quốc đang đe dọa đến nền an ninh và kinh tế Hoa Kỳ.

Giới chức quân sự Hoa Kỳ lo ngại rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các tàu ngầm hiện đại và tạo ra các máy bay chiến đấu sử dụng công nghệ tàng hình tiến tiến, nhiều khả năng là để trang bị cho tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của nước này là nhằm mục đích hạn chế tầm ảnh hưởng của Hải quân Mỹ trong khu vực tranh chấp với Đài Loan.

Posted Image

Trung Quốc sẽ đóng thêm hai tàu sân bay?

Ông Thái Đắc Thắng (Tsai Teh-sheng), Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan ngày hôm qua (21 tháng 5) đã báo cáo với Quốc hội hòn đảo này rằng Trung Quốc đã có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay nữa ngoài chiếc thứ nhất (Varyag) mua lại của Liên Xô cũ đang được chạy thử trên biển.

Ông Thái cho biết, công việc đóng hai tàu chiến này sẽ lần lượt được bắt đầu vào các năm 2013 và 2015, với thời hạn chuyển giao là 2020, 2022 và sẽ chạy bằng năng lượng thông thường.

Mỹ tin rằng trong năm qua, Trung Quốc đã chi hơn 180 tỷ đôla cho mục đích quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với con số mà Bắc Kinh công bố mới đây là 106 tỷ đôla.

Posted Image

Tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.

Trong cuộc phỏng vấn với một trong những tờ báo hàng đầu nước Nga Nezavisimaya Gazeta, Giáo sư Yakov Berger, một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Ngiên cứu Viễn Đông – Nga cho rằng:

"Không ai biết về khoản ngân sách thực sự mà Trung Quốc dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ”. "Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc không thể so sánh được với Mỹ - chiến lược gia người Nga khẳng định. – “Nếu (TQ) tiến hành một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ thì điều đó chẳng khác nào tự sát".

Posted Image

Hải quân Trung Quốc thường hay tiến hành huấn luyện tác chiến cách bờ biển khoảng 30 dặm.

Chiến lược của Bắc Kinh dựa trên một thực tế rằng Trung Quốc đang chơi một ván cờ lật ngửa với kỳ thủ không chỉ là Hoa Kỳ, mà còn là Liên minh châu Âu, là các nước láng giềng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Liên quan đến vấn đề này, Trung Quốc đã có những biện pháp vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, Berger nói. Trong trường hợp diễn ra xung đột, Trung Quốc phải tính đến một cuộc chiến tranh phi đối xứng. Đây là yếu điểm dễ bị khai thác nhất trong chiến tranh hiện đại. Do đó Trung Quốc cần phải dành sự quan tâm đặc biệt cho chiến tranh mạng và không gian.

Trên trang web của tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, một vị tướng nghỉ hưu của Trung Quốc đã đưa ra những lý lẽ:

"Vị thế của Trung Quốc ở ở vùng biển phía Nam liệu có phải được tăng cường là do đưa vào vận hành tàu sân bay đầu tiên Thi Lang? Quân đội cho biết rằng các tàu sân bay có thể mất đến hai tuần để tới được các khu vực xung đột. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp phản ứng nhanh chóng một khi xung đột xảy ra, có thể chỉ trong vòng vài phút.”

Posted Image

Những tàu hộ tống tên lửa hiện đại của hải quân Trung Quốc

Tóm lại, Bắc Kinh, nên kiềm chế những bước đi quyết liệt, phải xem xét tính toán các cách thức khác nhau để có thể đáp ứng kịp thời với các mối đe dọa đến lợi ích của mình, vị tướng này kết luận.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng các kế hoạch quân sự của Trung Quốc chủ yếu là nhằm vào Đài Loan. Vì không được phép sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nên trước mắt, Trung Quốc đang đầu tư một cách mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong trường hợp chiến sự bùng nổ ở eo biển Đài Loan.

Posted Image

Mỹ sẽ "không thể để bạn của bạn phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc"?

Trên thực tế, Bắc Kinh, Washington và Đài Bắc luôn tuân thủ một cách “nghiêm ngặt” các chính sách để duy trì tình trạng ổn định như từ trước đến nay và không muốn làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa với đa số ghế trong Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền của Tổng thống Barack Obama bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan cùng với việc nâng cấp các máy bay hiện thời của Không quân nước này, theo một thoả thuận trị giá 5,85 tỷ đôla hồi tháng 9 năm ngoái.

Theo báo cáo của AFP, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không muốn làm trầm trọng thêm tình hình và hiện tại, Mỹ cũng chưa có quyết định chính thức thông qua việc bán các máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đưa ra lời kêu gọi "không thể để "bạn" của Mỹ phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc" cùng với lập luận quan trọng: hợp đồng bán máy bay chiến đấu sẽ tạo ra công ăn việc làm cho lao động ở Texas cũng như các tiểu bang khác.

Bấm vào đây để viết bình luận - Bấm xem tất cả bình luận hay

Trịnh Tuân (Theo militaryparitet)

==========================

Theo báo cáo của AFP, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không muốn làm trầm trọng thêm tình hình và hiện tại

Tất nhiên lúc này thì chưa mà người Mỹ đang ra vẻ điềm đạm và lịch thiệp. Trung Quốc nên tranh thủ thời gian này để tỏ tử tế và hiền lành, bằng cách trả lại Trường Sa và Hoàng Sa cho Việt Nam. Nếu không sẽ "mất cả chỉ lẫn chài" và khiến khổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nghe anh HGL nói kết cấu nhà em ko dc đẹp, nhiều chỗ phạm, tài lộc ko giữ dc... suốt ngày lo nghĩ phong với chả thủy, rồi thì lại đến thủy và hỏa vì bản thân trước chỉ biết mà ko biết vì sao mệnh hỏa giờ biết mệnh thủy nên hơi đột ngột... hơn tháng nay trong đầu suốt ngày phong thủy ngũ hành và nhà cửa đất cát... lên google ở mục hình ảnh gõ từ Nguyễn Vũ Tuấn Anh phát ra bao nhiêu ảnh và cuối cùng là cả đêm qua nằm mơ thấy bác Tuấn Anh đi qua rồi gọi vào nhờ tư vấn hướng nhà Posted Image sau đó nước lũ ở sông Hồng dâng ngập cả đường phải bơi (do tâm lý lúc nào cũng nghĩ đến mệnh thủy Posted Image) sáng dậy mà sợ.

Nằm mơ thấy nước ngập là sắp phát tài đấy! Còn trước đây sách Tàu bảo Hỏa thì ai cũng nói thế mà không hiểu tại sao mình là Hỏa. Còn thấy Tuấn Anh bảo Thủy thì có hai khả năng xảy ra:

1/ Thầy Tuấn Anh bị thần kinh.

2/ Thày Tuấn Anh đúng.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

11 đại gia Trung Quốc tuyển vợ

Thứ Ba, 22/05/2012, 03:03 (GMT+7)

TT - Dư luận Trung Quốc đang xôn xao với tin hơn 2.800 cô gái đã tham gia cuộc thi tuyển vợ cho 11 đại gia giàu có tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông ngày 20-5.

Posted Image

Các thí sinh trong một buổi phỏng vấn với chuyên gia thẩm mỹ - Ảnh: Báo Chiều Dương Thành

Các cô gái cùng 11 đại gia tham dự một buổi tiệc kéo dài hai ngày một đêm để chọn ra 28 cô gái xuất sắc nhất. Các thí sinh tham dự phải từ 18-28 tuổi, có chiều cao 1,60-1,75m và ngoại hình ưa nhìn. Họ phải thi năm vòng gắt gao, từ việc đo hình thể do các chuyên gia thẩm mỹ đảm nhận đến kiểm tra kiến thức, văn nghệ, tâm lý, tướng số, và cuối cùng là vòng phỏng vấn.

Trong số hơn 2.800 thí sinh tham gia, có cả giảng viên đại học, luật sư, Hoa kiều từ Úc, Singapore và nhiều mỹ nhân đoạt giải trong các cuộc thi sắc đẹp ở Trung Quốc. Theo ban tổ chức, cuộc thi này nhằm chọn ra người giữ tay hòm chìa khóa cho các đại gia, do đó yếu tố học vấn và sự thông minh quan trọng không kém sắc đẹp.

Các đại gia tuyển vợ lần này đều có tài sản trên 100 triệu nhân dân tệ (15,8 triệu USD), làm ăn trong nhiều lĩnh vực như thời trang, bất động sản, khách sạn... 28 thí sinh lọt vào vòng chung kết sẽ dự buổi tiệc sang trọng hai ngày một đêm tại một khách sạn 5 sao vào giữa tháng 6 với các ông chồng tương lai.

Một đại gia đã tuyên bố sẽ chi 5 triệu nhân dân tệ (790.000 USD) cho một buổi hẹn hò với một trong 28 kiều nữ vào chung kết với điều kiện... cô gái đó phải xinh đẹp và còn trinh trắng.

ĐÔNG PHƯƠNG

(Theo Báo Chiều Dương Thành)

===========================

Cháu gọi lão đại tiền bối Chí Phèo bằng cụ nội cũng đang tuyển vợ để tìm người quản lý cái lò gạch nổi tiếng trong lịch sử văn chương. Tiêu chí tuyển vợ: Gương mặt và thân hình với chỉ số IQ phải giống hoặc xấp xỉ cụ bà phu nhân lão đại tiền bối là Thị Nở. Đồng thời phải có tâm hồn thi sĩ và văn nhân để có thể hòa đồng với dòng tộc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghiệt quả nặng nề....

==================

Ăn thịt voọc - thú chơi man rợ của đại gia

Thứ Tư, 23/05/2012 --- cập nhật 08:20 GMT+7

Tay đao phủ cắt động mạch ở yết hầu con vật cho máu phun xối xả vào hũ, màu rượu từ trắng dần chuyển sang hồng. Sau đó họ sẽ rạch bụng lấy túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của nó chế biến món ngon cho vị thực khách hám mạnh hám sung.

Chuyện bắt đầu từ một cuộc gọi lúc nửa đêm về sáng của anh N.V.Tứ, ngụ phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM, với tâm trạng phẫn nộ: “Xin lỗi vì đã làm phiền nhưng tôi không thể chịu đựng được. Tôi thấy có những người sao mà bạo tàn, nhẫn tâm quá. Khi nhìn vào tấm hình mà tôi gửi, tin rằng anh sẽ kinh hãi. Nó là tội ác đỉnh cao mà chỉ có những kẻ máu lạnh, vô cảm mới có thể trực tiếp ra tay, hoặc gián tiếp chi tiền để đạt được điều mình muốn!”.

Anh Tứ hiện đang công tác tại một công ty lữ hành có trụ sở tại khu phố Tây, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên anh "thu nạp" khá nhiều chuyện trái khoáy liên quan đến những thú ăn chơi sa đọa nhuốm màu tàn bạo của không ít kẻ lắm tiền. Từ nguồn tin của anh, PV đã có những bài viết chi tiết về nạn “yêu nữ mạo danh nữ sinh” rao bán cái ngàn vàng để lấy tiền đóng học phí… hay tình trạng lắm quý ông quý bà hăng hái bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua sừng dinh rắn gốc sừng dê để mài lấy bột uống đặng được tráng dương, cường âm, chữa ung thư.

Posted Image

Hình ảnh thê lương của con voọc bị chẻ sọ, rạch bụng lấy bào thai, lột da đem ngâm rượu.

Tấm hình mà anh Tứ gửi lúc nửa đêm về sáng quả là rùng rợn. Nó phơi bày tình cảnh đáng thương của một con voọc bị nhồi trong lọ thủy tinh với hộp sọ bị chẻ ngang, tứ chi bị bẻ quặt, co quắp và kinh khủng nhất là nó bị người ta lột da phô bộ xương đẫm máu. Anh Tứ bật mí: tấm hình trên được một người em của anh "săn" được tại tư gia của một quý ông khả kính làm trong ngành xây dựng vốn rất ham hố chuyện gối chăn: "Em tôi là lính của ông này. Nghe nó nói con voọc trong tấm ảnh là voọc cái, đang mang thai. Trước khi bị phanh thây, nó bị ông nọ cho người chẻ sọ lấy óc ăn cho bổ não. Sau đó thì nó bị rạch bụng, rồi bị lột da lấy xác ngâm rượu cùng một số loại cây thuốc đặng thành… rượu tăng lực".

Tấm hình máu me của anh Tứ về con voọc xấu xố kia đã lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về những thú ăn chơi phi nhân tính của những kẻ lắm tiền. Đồng thời là thông điệp buồn về số phận của loài voọc vốn dĩ hiền lành, thông minh, rất gần với con người mà không ít ý kiến cho rằng là "anh em của loài người".

Từ tình cảnh thê thảm của con voọc mà anh Tứ gửi, người viết xâu chuỗi các sự kiện và không khỏi hãi hùng trước sự tàn bạo của con người với muông thú, đặc biệt với loài voọc. Đã từng theo chân những toán thợ săn voọc ở rừng Hòn Hèo (bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) và mục kích cảnh họ lạnh lùng giương súng ngắm bắn voọc, và cứ sau tiếng nổ xé toạc rừng xanh của cánh thợ săn, người viết chứng kiến màn chết thảm của "anh em loài người".

Còn nhớ 6 năm trước, sau khi bị gã thợ săn tên Thưởng tuổi mới ngoài 30 luôn vỗ ngực khoe chiến tích hạ cả trăm con voọc, hạ gục bằng phát súng chí mạng ở khoảng cách 150m, con voọc chà vá chân đen đang nhởn nhơ ăn lá cây rớt xuống. Gã thợ săn hân hoan tiến đến thu hoạch chiến lợi phẩm và mừng rỡ khi thấy mình "hạ 1 nhưng được 2". Đó là con voọc con chết thảm sau cú rơi chí mạng, miệng còn ngậm chặt vú mẹ. Con voọc mẹ bị súng bắn thủng sọ, óc văng tung tóe nhưng theo bản năng làm mẹ luôn chở che cho con đã ôm chặt voọc con không rời.

Một lần khác, vào giữa năm 2011, người viết đến rừng Nam Cát Tiên (vườn Quốc gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) ghé thăm những người giữ rừng ở trạm kiểm lâm Đất Đỏ (xã Tà Lài) khi các anh vừa lập chiến công bắt đối tượng săn gần chục con voọc tại vùng rừng thuộc quyền quản lý của mình. Hôm ấy, nói về cuộc chiến chống phường sơn tặc - cơn ác mộng của rừng già và thú hoang, trong đó có loài voọc, những người giữ rừng đã kể rất nhiều chuyện đau lòng về tình cảnh chết thảm của dòng giống nhà voọc.

Có voọc mẹ trúng bẫy chết thảm nhưng voọc con vẫn bám riết lấy mẹ chẳng rời. Khi những nhân viên kiểm lâm đến hiện trường thì voọc con vì đói và kiệt sức mới vừa "lìa đời", xác hãy còn rất ấm. Thì ra voọc con vì thương mẹ, nên khi mẹ bị thương đã chẳng rời. Đến khi voọc mẹ chết, chẳng biết bấu víu vào đâu nên voọc con vẫn quanh quẩn bên xác mẹ cho đến khi gục chết.

Posted Image

Đối tượng săn voọc bị bắt giữ tại trạm kiểm lâm Đất Đỏ; vô số xác voọc bị chặt đầu, lột da, mổ bụng được tìm thấy trong một đợt truy quét của Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng.

Câu chuyện buồn khác liên quan đến một đôi voọc trúng bẫy tại vùng rừng Đất Đỏ. Thương voọc cái trúng bẫy nên con voọc đực loay hoay tìm cách giải thoát nhưng không được. Voọc cái chết, voọc đực đau đớn lẩn quẩn bên xác vợ để rồi phải trả giá cho sự thủy chung ấy bằng phát đạn trúng ngay tam tinh của gã thợ săn. Nghe tiếng súng nổ, đang tuần rừng gần đó, những người giữ rừng vội lao đến hiện trường. Bị động, cánh phường săn tháo chạy, bỏ lại xác con voọc đực chung tình tung tóe máu bên xác vợ đang phân hủy.

Loài voọc có trí khôn, có ân tình, có tình mẫu tử không thua kém gì loài người, rất gần với loài người. Ấy là nói về mặt ân tình, còn về hình dáng bên ngoài và tập tính sinh học, cái sự "rất gần", "rất giống" ấy không quá xa. Bằng chứng là voọc cũng có tứ chi, có trí khôn đặc biệt, có những biểu hiện hỉ-nộ-ái-ố không kém gì loài người. Và cụ thể hơn, voọc cái sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ…

Voọc, mà đặc biệt là voọc chà vá từng được gặp nhiều ở vùng núi Trung Bộ, từ Thanh Hóa dọc theo dãy Trường Sơn cho tới các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh. Chẳng rõ con voọc trong tấm hình bi thương kia mà anh Tứ gửi đến có nguồn gốc từ cánh rừng nào. Ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên hay Bình Dương, Tây Ninh? Nhưng điều rõ nhất là nó chết một cách thê thảm. Sau này, khi xem tấm hình máu me rùng rợn ấy, Linh, một con buôn lâm sản, nay đã giải nghệ quả quyết nhiều khả năng con voọc này bị lột da lúc còn sống. Linh nói: "Nếu người ta gây mê thì còn đỡ cho nó, chứ nếu không thì đúng là bi kịch".

Bi kịch mà Linh đề cập tương tự tâm tình của anh Tứ. Nghĩa là tay đao phủ sẽ cắt ngay động mạch ở yết hầu con vật cho máu phun xối xả vào hũ, màu rượu từ trắng dần chuyển sang hồng. Sau đó họ sẽ rạch bụng lấy túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của nó chế biến món ngon cho vị thực khách hám mạnh hám sung. Tiếp đến người ta sẽ không ngần ngại rạch cái bụng nó lấy bào thai hoặc đem ngâm rượu, hoặc chưng thuốc bắc cho tay chơi sành ăn ẩm thực. "Ấy là với voọc cái, nếu là voọc đực, người ta trước tiên sẽ vạt sọ lấy óc nó ăn như kiểu ăn óc khỉ. Nhưng quý nhất của voọc đực là 2 tinh hoàn của nó. Tiếng đồn ai đó uống rượu ngâm tinh hoàn voọc thì bản lĩnh đàn ông sẽ vời vợi, có thể hăng như voọc chúa, dư sức cai quản, phục vụ cả binh đoàn thê thiếp" - Linh bật mí.

Nói chung, để được tẩm bổ từ máu, tim, mật, óc, bào thai, lấy xương ngâm rượu hoặc ninh cao… người ta tin rằng phải mổ xẻ voọc lúc nó còn sống. Có như vậy thì các cơ phận của nó mới phát huy sức mạnh dược tính. Và vì người ta có niềm tin như vậy nên nhiều năm qua, đã có rất nhiều con voọc chết thảm dưới họng súng và những suy nghĩ bạo tàn từ phía loài người.

Theo Sách đỏ Việt Nam, voọc chà vá như các loài anh em khác của nó như voọc đen, voọc mũi hếch… mỗi năm chỉ đẻ 1 con và loài voọc nói chung là loài thú hoang bị loài người săn lùng, giết hại bạo tàn nhất. Và cũng vì bị người ta tích cực truy sát, đặc biệt là việc họ dồn tâm điểm chú ý vào những con voọc lúc bụng mang dạ chửa, hay những voọc mẹ đang nuôi con nhỏ với suy nghĩ "sát 1 được 2", bán được nhiều tiền vì khách ưa chuộng… nên loài voọc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề ở chỗ chúng có xứng đáng bị như vậy?

Trong cuốn Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc, TS Võ Văn Chi ghi rằng: người ta săn bắn voọc để lấy thịt làm thực phẩm, lấy xương nấu cao như các loại cao khỉ. Mà công dụng của cao khỉ nếu so với cao trăn, cao hổ cốt, cao ban long… thì độ oai phong, lẫm liệt kém xa. Y văn chỉ đề cập thế thôi, chẳng tìm đâu ra những đoạn "khen" rằng bào thai, não, thịt xương của voọc có tác dụng bài thải độc chất hay cải lão hoàn đồng, như người ta đồn đại và tin tưởng. Càng không có đoạn đề cập đến chuyện muốn dùng voọc cho tốt thì phải lột da róc thịt, mổ bụng lấy bào thai lúc con vật còn sống… như lâu nay người ta vẫn xuống tay một cách bạo tàn với dòng giống loài voọc.

Nói như thế có nghĩa là nhiều, rất nhiều con voọc đã phải chết oan bởi sự độc ác và suy nghĩ ấu trĩ của con người. "Bây giờ, ai cũng biết, nhất là cánh phường săn đều rất rõ vào rừng săn voọc là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm. Những năm qua, đã có nhiều kẻ sát hại voọc bị xử án tù. Biết bị xử lý nghiêm, bị phạt tù nhưng người ta vẫn hăng hái vác súng vào rừng khạc đạn. Ngông cuồng như thế chỉ có thể vì lý do duy nhất: voọc bán được giá, được nhiều tiền nên người ta bất chấp… hậu quả.

Khi đi săn voọc, nếu voọc chết, phường săn sẽ sấy khô, đào hố phủ lá cây, rồi cứ thế tiến sâu vào rừng, khi nào đủ sở hụi thì quay trở ra. So với hàng tươi sống thì voọc chết giá chỉ rẻ bằng 1/3, thậm chí bằng 1/4. Do đó, thợ săn tìm cách bắt sống voọc" - Khả, một con buôn đồ rừng ở "chợ" thịt rừng đường Phạm Viết Chánh, quận 1, tiết lộ.

Theo tâm tình của Khả, thật vô phước cho con voọc nào chẳng may dính bẫy của cánh phường săn. Nếu trúng phát đạn, dẫu có máu me, dẫu óc văng loạn xạ nhưng con voọc sẽ khép lại quãng đời tự do của nó một cách nhanh chóng. "Nhưng nếu nó còn sống, thì đó quả là thảm họa. Bởi nếu không bị người ta phanh thây, vạt sọ lấy não lúc còn sống thì con vật sẽ bị người ta cầm tù, nghĩa là bị nuôi nhốt nhiều năm trời trong chiếc cũi chật hẹp để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi". Và sau khi thỏa mãn thú vui cầm tù ấy, chắc rằng chủ nhân của con voọc sẽ trổ màn cuối, hoặc bán nó cho ai đó có nhu cầu xương cốt, mật, óc hoặc chính họ sẽ khoái trá trước hình ảnh con vật nuôi của mình bị tay đao phủ nào đó phanh thây - chẻ sọ.

Câu chuyện buồn của loài voọc như chuyện buồn của loài gấu, loài voi, cọp…, nghĩa là chết thảm, là "quân số" tàn lụi thê thảm vì sự độc ác của con người. Nhưng có lẽ, so về "nỗi đau" thì "thân phận" của voọc lâm li bi đát hơn các loài kể trên. Bởi cơ phận của gấu, cọp, voi… y học cổ truyền ít nhiều đề cập, ít nhiều có tác dụng này tác dụng nọ, còn voọc thì chẳng nhằm nhò gì. Vậy nhưng chúng vẫn bị truy sát đến tuyệt diệt?

Mặt khác, gấu, cọp, voi là loài mãnh thú, khi bị truy sát hụt, với sức mạnh kinh hồn và bản năng giống loài, chúng có khả năng tự vệ, truy sát, trả thù kẻ tìm cách sát hại mình. Còn voọc bé xíu, là loài vô hại, khi bị con người ta dồn vào bước đường cùng, chúng chỉ biết chờ chết. Một con vật hiền lành đến tội nghiệp như thế nhưng bị người ta cài bẫy đến bò tót nếu sa lầy cũng bó chân, bị hàng trăm họng súng chực chờ… hạ sát, hỏi sao không chua xót, phẫn nộ?!

Và, vì cái cách mà con người ta đối với con vật rất gần gũi loài người cũng như không có bản năng tự vệ một cách tàn độc như thế, nói hành vi ấy còn hơn loài ác thú… liệu có quá lời?

Theo CAND Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay