Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Chuyên gia dự đoán tương lai xung đột biển Đông

BAODATVIET

Cập nhật lúc :7:00 AM, 17/04/2012

Trước những diễn biến căng thẳng với Philippines và đặc biệt là cuộc tập trận chung giữa Manila và Wahshington, một số chuyên gia Trung Quốc bắt đầu mường tượng về viễn cảnh của cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

“Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”

Quân đội Mỹ và Philippines vừa bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên Balikatan 2012 (BK12), ngoài khơi Palawan, gần vùng biển cả Trung Quốc và Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Emmanuel Garcia, phát ngôn viên cuộc tập trận khẳng định: “Trọng tâm của cuộc diễn tập nhằm cải thiện an ninh, chống khủng bố và phản ứng trước các thảm họa và hoạt động nhân đạo”. Người phát ngôn này đặc biệt lưu ý, mục đích của cuộc diễn tập “không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào mà chỉ để bảo vệ an ninh hàng hải và lợi ích quốc gia”.

Ông Garcia cũng xác nhận các tàu của Mỹ và Philippines sẽ diễn tập tại các vùng lãnh hải gần biển Đông, cụ thể là tại các đảo Luzon (phía Bắc) và Palawan (phía Tây Nam) của Philippines.

“Những cuộc thao dượt sẽ được thực hiện gần bờ biển của nhóm đảo Palawan và thuộc lãnh thổ của Philippines trên biển Đông. Chắc chắn chúng tôi sẽ không tập trận quân sự ở những nơi có tranh chấp hoặc ở những vùng biển không phải của mình”, người phát ngôn quân đội Philippines khẳng định.

Posted Image

Chuyên gia Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Philippines khuấy động vùng biền tranh chấp.

Dù đây là lần tập trận thường niên thứ 28 giữa Philippines và Mỹ với sự tham gia của 2.300 binh sĩ Phippines và 4.500 binh sĩ Mỹ song theo BBC, tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh khác biệt.

Manila và Bắc Kinh vừa có căng thẳng mới trên biển Đông, sau vụ soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines chạm mặt hai tàu cá Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp.

Quan trọng hơn, bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng khiến Philippines và nhiều nước trong khu vực tỏ ra quan ngại.

Trong suốt hai năm qua, Philippines nhiều lần than phiền rằng, Trung Quốc trở nên ngày càng gây hấn hơn trong tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Manila lên án các hành động của tàu Trung Quốc như bắn cảnh báo vào ngư dân, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines.

Trước diễn biến này, Philippines muốn tăng cường khả năng tự phòng thủ và nhấn mạnh mối quan hệ ngày một phát triển với Washington. Trong khi đó, Mỹ coi các bài diễn tập là cơ hội chứng minh những lợi ích mới của Mỹ về an ninh ở Thái Bình Dương.

Vì vậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi giới phân tích Trung Quốc phản ứng gay gắt trước động thái này của Mỹ và Philippines.

Global Times của Trung Quốc hôm nay đăng bài với tiêu đề “Mỹ, Philippines khuấy động vùng biển tranh chấp”.

Gần đây, Manila liên tục có nhiều hợp tác quân sự cùng Washington. Lãnh đạo hai bên cũng không ngừng lên tiếng ủng hộ thắt chặt quan hệ quân sự song phương. Tháng trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở nước này thông qua các cuộc tập trận chung như Balikatan.

Bài viết dẫn lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc Su Hao và Ian Storey, chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Singapore khẳng định, Mỹ đang tranh thủ cơ hội từ các cuộc tập trận để lôi kéo đồng minh kìm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. “Dù cả Manila và Washington đều tuyên bố rằng, cuộc tập trận thường niên Balikatan không có bất cứ mối liên hệ trực tiếp nào với các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng rõ ràng vị trí cũng như nội dung diễn tập cho thấy điều ngược lại. Động thái mới càng giúp tăng cường sức mạnh liên minh Mỹ - Philippines nhằm chống lại Trung Quốc trước những diễn biến căng thẳng trên biển Đông”, ông Storey nhấn mạnh.

Tương lai xung đột

Theo hai nhà phân tích trên, việc Mỹ và Philippines thay đổi địa điểm tập trận tư Luzon đến Palawan, sát vùng biển tranh chấp hơn là một động thái đáng lưu ý.

Tuy nhiên, ông Su Hao cho rằng, việc di chuyển đến địa điểm gần song không phải ngay tại vùng biển trang chấp cho thấy Mỹ hiện tại chỉ muốn bày tỏ sự ủng hộ với Philippines trong cuộc xung đột trên biển Đông, chứ không sẵn lòng đối đầu trực diện với Bắc Kinh tại khu vực nhạy cảm này.

Trong khi đó, Philippines lại ngày càng cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ khi căng thẳng leo thang. Hai nước nhất trí thúc đẩy liên minh quân sự trong vài năm tới, theo đó, Philippines có thể tăng cường tiềm lực quân sự của mình, đồng thời tạo điều kiện cho Mỹ tái cân bằng lực lượng giữa Trung Đông và châu Á – Thái Bình Dương.

Vì vậy, ông Su Hao nhận định, trong tương lai sẽ chứng kiến nhiều cuộc diễn tập quân sự thường xuyên và quy mô hơn giữa Mỹ và Philippines trong bối cảnh Manila nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn từ Washington. Và cũng từ những hoạt động quân sự chung này, cánh cửa vào châu Á của Mỹ sẽ rộng mở hơn.

Posted Image

Theo chuyên gia Trung Quốc, căng thẳng còn kéo dài tại biển Đông.

Tuy nhiên, chuyên gia Storey cho rằng, dù tăng cường liên minh đến mức nào thì Mỹ cũng sẽ không đi xa đến mức thiết lập một căn cứ quân sự tại Philippines bởi nó quá tốn kém cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro về chính trị. Xây dựng căn cứ được xem là một hành động lộ liễu rõ ràng chống lại Trung Quốc và dễ dàng bị Bắc Kinh coi là một hành động khiêu khích.

Về bế tắc cơ chế đàm phán trong tranh chấp biển Đông, ông Su Hao nhấn mạnh, trong khi Trung Quốc muốn đàm phán song phương thì Mỹ lại muốn đưa cách tiếp cận đa phương của ASEAN vào cuộc xung đột này.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Su, cách giải quyết mà Washington đưa ra không dễ gì thực hiện bởi những nước như Campuchia và Lào, hai nước không liên quan trực tiếp trong tranh chấp biển Đông và đặc biệt là muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc sẽ không nhất trí cách tiếp cận này. Do đó, ông dự đoán, tình trạng bế tắc này sẽ còn kéo dài cho đến khi các nước thực sự đạt được sự đồng thuận.

Với sự căng thẳng cũng như bế tắc kéo dài này, chuyên gia Storey nhận định, một cuộc xung đột vũ trang dường như sẽ không diễn ra tại biển Đông trong thời gian tới song thay vào đó là sự leo thang của các vụ va chạm nhỏ, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự nghiêm trọng tại khu vực này.

“Trung Quốc có quyền tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhưng một khi lợi ích còn xung đột thì căng thẳng còn kéo dài. Để hạ nhiệt những căng thẳng này, Bắc Kinh không còn cách nào khác là linh hoạt hơn trong các cách đối phó xung đột cũng như minh bạch hơn về quá trình hiện đại hóa quân sự của mình”, ông Storey gợi ý về hướng giải quyết tranh chấp biển Đông.

Trà My (theo Xinhua, AFP, Global Times)

====================================

Chẳng bao wờ có uýnh nhau nhớn ở biển Đông giữa Huê Kỳ và Trung Coóc cả! Cùng "nắm" thì vài ba cuộc đụng độ lẻ tẻ thui. Rồi xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vở bi hài kịch Xung đột biển Đông

Nét hài hước ở xung đột biển Đông là nó khắc họa rõ nét 1 loạt ngôn từ ngoai giao, nói chỉ để mà nói, mạnh ai nấy nói, nghe riết phát chán, đâm ra hài hước đến nỗi chỉ nhìn sự kiện chưa ai mở miệng là người ta có thể đoán trước cái gì sắp được nói ra. Người bị cướp trắng trợn, lẫn thằng ăn cướp, ai cũng hét to với người nhà của mình và hét to với thế giới " ngư trường truyền thống, không thể tranh cải, muốn hoà bình nhưng quyết không lùi bước...v..v..." rồi đập mình, đập mẩy, ra chiều đau khổ rằng ta lâu nay bị ức hiếp.

Bi kịch là thằng ăn cướp mập quá, mạnh quá, khỏe quá, mồm loa mép dãi quá, trang thiết bị âm thanh ánh sáng của nó có nghề quá ( do cả tổ tông nhà nó ăn cướp xưa giờ quen tay, thành ra rất lành nghề ). Nó rống lên, vừa rống vừa dứ dứ hăm đánh, ngày này qua tháng kia, đen trắng lẫn lộn rối bù cả lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo Agni-V

18/04/2012 3:51

Ấn Độ dự kiến phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V ngoài khơi bờ biển phía đông nước này trong ngày 18.4.

Bloomberg dẫn nguồn tin từ New Delhi cho hay tên lửa Agni-V, với tầm bắn tối đa 6.000 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân, sẽ được phóng từ đảo Wheeler của bang Odisha. Nếu vụ thử diễn ra thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ sáu được xác nhận sở hữu tên lửa liên lục địa sau Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời chuyên gia Uday Bhaskar của Ấn Độ nhận định việc phát triển tên lửa Agni-V rất quan trọng bởi nó có thể vươn tới các mục tiêu chiến lược ở nhiều khu vực thuộc miền bắc Trung Quốc và “sẽ vô hiệu hóa mọi mối đe dọa từ nước này”. Tên lửa Agni-V sẽ phải trải qua thêm nhiều cuộc thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụng vào năm 2014.

Trùng Quang

======================

Thế là đủ năm tay chơi cho "Canh bạc cuối cùng". Ấn Độ là tay chơi cuối cùng bị thiếu trong "Canh Bạc cuối cùng" đã được mời. Các tụ đã đủ, nhà cái đang sào bài.

Bây giờ đến giai đoạn chia bài. Không biết họ chơi kiểu gì?

Nhưng với Việt sử 5000 năm văn hiến thì đánh bạc chỉ là trò giải trí, chứ không phải sát phạt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sửa Hiến pháp: 3 hướng đề xuất sở hữu đất đai

Posted Image - Tại họp báo về kết quả tổng kết thi hành Hiến pháp chiều 17/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho hay có 3 loại ý kiến về sở hữu đất đai nhưng cả 3 đều chưa đủ thuyết phục.

Tổng kết còn chung chung

Posted Image

Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh yêu cầu thận trọng trong sửa Hiến pháp. Ảnh: Chung Hoàng

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cho biết, lường trước việc tổ chức tổng kết theo đơn vị hành chính sẽ không đem lại nhiều nội dung về đất đai, Ban chỉ đạo đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường tổng kết chuyên đề về đất đai. Theo ông Liên, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai được quy định từ Hiến pháp 1980 đến nay đã được đón nhận chung, trên thực tế đã xây dựng một loạt luật và các văn bản khác để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện chế định này, "mặt được cũng nhiều nhưng vẫn còn một số bất cập nổi lên".

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng vẫn chưa rõ hạn chế là do nguyên nhân ở Hiến pháp hay ở hệ thống các văn bản pháp luật thực thi. "Kết quả tổng kết cho đến lúc này còn chung chung, chưa chỉ rõ tính đúng đắn của Hiến pháp tới đâu, điều gì là do hạn chế của quá trình ban hành luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng được tinh thần và yêu cầu của Hiến pháp", ông Liên nói.

Theo ông, phần lớn tổng kết Hiến pháp của 63 tỉnh, thành và 30 bộ, ngành đề nghị giữ nguyên chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân trong Hiến pháp, nhấn mạnh cần chú trọng hơn quá trình thể chế hoá chế định này vào các luật và nghị định.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng "sở hữu toàn dân" là một khái niệm trừu tượng, chưa cụ thể về chủ sở hữu, đề nghị nói rõ "sở hữu đất đai thuộc Nhà nước". Trên thực tế, một số luật thể chế hoá chế định này đã có bước phát triển, ví dụ Bộ luật Dân sự và luật Đất đai đã nêu "đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện".

Cũng có đề xuất thứ ba đặt vấn đề đa dạng hoá sở hữu đất đai.

Theo ông Liên, "đưa ra đề xuất thì dễ dàng, nhưng tìm đủ cơ sở lý luận, thực tiễn để lập luận một cách thuyết phục thì tất cả các kiến nghị trên đều chưa làm được".

Ông cho biết Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu đất đai là một trong những vấn đề cần tiếp tục đi sâu trong giai đoạn 2 của tổng kết Hiến pháp, có khảo sát thực tiễn, tổ chức hội thảo để lập luận sâu sắc và chính xác hơn.

Quyền công dân: Nay đã có điều kiện để làm luật

Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nhận định, Hiến pháp 92 đã quy định đầy đủ và tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, nhưng trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề này cần được đề cao và bảo đảm thực hiện một cách mạnh mẽ.

"Các tổng kết từ bộ, ngành, địa phương đều kiến nghị Hiến pháp quy định quyền con người và quyền công dân rõ hơn với cơ chế đảm bảo thực thi cao hơn, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền này", ông Liên cho biết.

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, nhưng ông Liên đồng ý rằng hệ thống pháp luật hiện đang đối xử với quyền con người chưa ngang tầm với vị thế là một chế định quan trọng trong Hiến pháp. Do đó, Hiến pháp tới đây phải nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước trong việc thể chế hoá các quyền đã được ghi trong Hiến pháp nhưng chưa được thực hiện trong thực tế do chưa có luật.

"Chưa có luật không phải do Nhà nước không muốn dân thực hiện, mà do trong bề bộn các yêu cầu của một nền kinh tế đang chuyển đổi, cần có một thứ tự ưu tiên, sức Nhà nước không thể một lúc làm tất cả", ông Liên phân tích. "Trong giai đoạn đầu, ta ưu tiên làm luật cho phát triển kinh tế, nay ta xác định đổi mới đồng bộ kinh tế và chính trị, thì mới có điều kiện để xây dựng các luật đảm bảo quyền công dân".

Thứ trưởng Tư pháp cho biết luật Biểu tình và luật Hội đã có trong chương trình làm luật của QH khoá XIII.

Kiểm soát chặt chẽ quyền lực

Những nội dung quan trọng khác Chính phủ được giao tổng kết gồm phân công quyền lực nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; và tổ chức chính quyền địa phương.

Về quyền lực nhà nước, Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh nguyên tắc "thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Theo ông Liên, thực tiễn triển khai nguyên tắc này còn vướng mắc ở chỗ chưa thực sự phân công rõ ràng, rành mạch giữa các quyền, dẫn đến phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các cơ quan.

Ông cho biết nhiều ý kiến đề nghị Hiến pháp cần nói rõ cơ quan lập pháp là Quốc hội, hành pháp là Chính phủ, tư pháp là Toà án, "nhưng luôn nhất quán nguyên tắc quyền lực là thống nhất, việc phân công là trên cơ sở xuất phát từ vị trí của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất cho quyền lực của nhân dân".

Như vậy, đối với vị thế của Chính phủ cũng có hai hướng sửa đổi: Một, vẫn khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội - nhiệm vụ của Chính phủ sẽ không có thay đổi lớn. Hai, xác định Chính phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp - thế chủ động của Chính phủ sẽ khác đi.

Ông Liên cho biết nội hàm "hành pháp" bao gồm khởi xướng, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực thi Hiến pháp và pháp luật, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, bảo đảm trật tự công, điều hành thống nhất hệ thống hành chính, huy động và đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. "Song song với đó là một cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng lạm quyền", ông Liên nhấn mạnh.

Về chính quyền địa phương, tổng kết cũng sơ bộ cho thấy việc tổ chức chính quyền giống nhau ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã và thành phố, quận, phường) đang làm trách nhiệm của mỗi cấp trong từng nhiệm vụ chưa phân biệt rõ và còn trùng lặp. Tổ chức chính quyền ở đô thị và nông thôn cũng đang giống nhau, trong khi đặc điểm quản lý ở hai khu vực này khác nhau.

Các ý kiến đều đề nghị có cách tổ chức khác nhau ở các cấp chính quyền và giữa đô thị với nông thôn.

Chính vì thế, ông Liên nhấn mạnh, cần sớm tổng kết toàn diện việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Thứ trưởng Tư pháp cho biết Chính phủ dự kiến đề nghị chính thức hoá việc này, nâng lên thành mô hình tổ chức chính quyền một cấp hoàn chỉnh ở đô thị (thành phố) và hai cấp hoàn chỉnh ở nông thôn (tỉnh và xã), triển khai toàn quốc và ghi nhận trong Hiến pháp.

Chung Hoàng

======================

Lý học thì bao giờ cũng từ tổng hợp mới đến chi tiết. Nhận thức thì từ chi tiết mới đến tổng hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị đình chỉ học một tuần vì… đăng báo

18/04/2012 11:05:23

Posted Image - Ông Nguyễn Công Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nói với bố của nữ sinh bị đánh: "Sao không báo với nhà trường mà đưa tin lên báo chí để hạ thấp uy tín nhà trường".

Nữ sinh bị "đàn chị" đánh hội đồng đến ngất xỉu

Như Báo Điện tử Kiến thức đưa tin: Ngày 10/4, trên đường đi học về, em Lê Thị Mỹ Duyên, học sinh lớp 10A3 - Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị Trần Thị Trâm học cùng trường và 3 đối tượng khác đánh Duyên ngất xỉu phải đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà cấp cứu.

Ngày 12/4, Ban giám hiệu Trường THPT Mai Thúc đã “triệu tập” ông Lê Huy Hoàng (bố nữ sinh bị đánh) lên làm việc với trường. Tại đây ông Hoàng vô cùng phẫn nộ trước thái độ của ông Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan. Bởi ông Huyền nói: “Học sinh bị đánh là chuyện nhỏ nhặt nhưng sao anh lại thông tin với nhà báo để đăng tin làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường”.

Posted Image

Em Lê Thị Mỹ Duyên tại bệnh viện.

“Thông báo của Ban giám hiệu trường THPT Mai Thúc Loan không đúng với sự việc xảy ra. Duyên là người bị hại, song nhà trường gửi thông báo tạm đình chỉ việc học 1 tuần của cháu Duyên là sai hoàn toàn, đẩy cháu Duyên từ người bị hại sang thành người sai phạm nên tôi kiến nghị với nhà trường rút lại thông báo đồng thời kiến nghị với Sở GD&ĐT, Cơ quan cơ quan điều tra công an huyện Lộc Hà, làm rõ sự việc đòi lại sự công bằng cho con gái tôi” - ông Hoàng bức xúc.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã báo với chính quyền địa phương (nơi xảy ra vụ nữ sinh bị đánh) và ban Ban giám hiệu trường THPT Mai Thúc Loan. “Khi thấy cháu bị đánh tôi thấy cháu có triệu chứng nôn ói, gia đình đã đưa cháu lên lên bệnh viện khám điều trị”, ông Hoàng cho biết thêm.

Posted Image

Ông Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan

Ông Nguyễn Công Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan phủ nhận hoàn toàn sự việc. Theo ông Huyền, “học sinh ngậu xị nhau (đánh nhau) là chuyện bình thường hơn nữa đây là vụ nữ sinh đánh ngoài nhà trường nên thuộc về Công an điều tra chúng tôi không liên quan”.

Trước cách đùm đẩy trách nhiệm này, khi chúng tôi hỏi vậy tại sao trong lúc cơ quan Công an đang điều chưa có kết luận cụ thể nào về vụ việc mà nhà trường lại ra quyết định tạm đình chỉ việc học của học sinh bị đánh thì ông Huyền cho rằng đó là quy chế của trường.

Trao đổi về vụ việc nữ sinh bị đánh hội đồng, Thượng tá Phan Xuân Phương, Phó trưởng Công an huyện Lộc Hà cho biết: Sự việc hiện đang được công an huyện điều tra làm rõ. Bước đầu triệu tập lấy lời khai học sinh Nguyễn Thị Trâm để làm rõ các đối tượng liên quan đến vụ việc.

Vương Long

==========================

Chịu! Không còn biết nói thế nào!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ sạt lở kinh hoàng đã được cảnh báo từ trước

Cập nhật 18/04/2012 06:10:00 AM (GMT+7)

Posted Image - Sự cố sạt lở nghiêm trọng ở Đại Từ, Thái Nguyên càng khiến người dân sống xung quanh khu vực bãi thải thêm hoang mang lo lắng. Ròng rã nhiều năm nay, người dân đã gửi đơn khiếu kiện lên các cấp chính quyền về việc ô nhiễm từ bãi thải, nhưng, dân kêu vẫn không thấu!

Hình ảnh bới đống đổ nát tìm kiếm nạn nhân

Cận cảnh đổ nát tang thương vụ sập mỏ than

Sập mỏ than, mạng sống đang bị coi nhẹ?

Nóng trong ngày: Sập mỏ tang thương

Vụ sạt lở đất, đào bới tìm kiếm 5 người mất tích

Sạt lở hàng nghìn m3 đất đá, 7 người chết và mất tích

Cả làng ngăn đường chặn xe chở thải

Bãi chứa chất thải từ khai trường mỏ than Phấn Mễ rộng hàng chục ha chính thức được hình thành từ khoảng năm 2006. Gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân liền kề sống bên cạnh khu bãi đất thải hoang mang trong sợ hãi.

Những hậu quả từ bãi chứa thải đối với người dân là vô cùng nghiêm trọng.

Ông Hà Văn Hồng, 62 tuổi, trú tại thôn Khuân 1 bức xúc: “Đây không phải lần đầu tiên bãi chứa thải bị sạt lở. Nó đã từng bị sạt lở rất nhiều lần. Ngay như năm 2008, một vụ sạt lở bãi thải xảy ra tại thôn Khuân 3 nhưng không nghiêm trọng bằng đợt này. Rất may, mọi người đều chạy thoát khỏi khu vực sạt lở nên không ai bị thiệt mạng!”.

Posted Image

Ông Hà Văn Hồng, thôn Khuân 1 bức xúc khi trao đổi câu chuyện với VietNamNet.

Theo ông Hồng, sống chung với khói bụi là một vấn nạn mà người dân ai cũng phải chấp nhận, cam chịu.

“Mùa hè nắng nóng, mỗi khi có đợt gió lớn, bụi cát bay mù mịt, ăn bữa cơm cũng không xong. Tiếp đến là vấn đề ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, trồng cây hoa màu, trồng lúa bị ảnh hưởng!”.

Rất nhiều lá đơn của tập thể người dân các xóm Khuân 1, Khuân 2, Khuân 3 gửi kiến nghị lên xã, lên huyện, các phòng ban chức năng, kiến nghị cả lên Ban dự án của công ty nhưng chuyện đâu vẫn vào đó. Dân kêu nhưng không thấu!

Xóm Khuân 1 có hơn 130 hộ dân, trong đó sống liền kề sát với chân bãi thải lên tới vài chục hộ, trong đó, 12 hộ dân vừa bị san phẳng trong đợt sạt lở vào sáng 15/4 vừa qua; hai hộ dân đang bị trực tiếp đe doạ bởi đám đất đồi bị ùn sát mép cửa thì... dừng lại.

Chị Vương Thị Khuyên, SN 1965, nhà ở tại thôn Khuân 3 mấy ngày nay bỏ công việc nhà để ra hiện trường xóm Khuân 1 lo lắng theo dõi việc tìm kiếm. Cũng giống như chị, hàng trăm người dân ở các xóm đều ở tình trạng nóng như lửa đốt.

6 nạn nhân xấu số thiệt mạng trong vụ sạt lở nghiêm trọng vừa qua một lần nữa lại khiến cho nỗi lo lắng vì hàng chục năm sống sợ hãi bên “miệng tử thần” của họ thêm đầy.

Posted Image

Bãi chất thải lừng lững như một khối núi khổng lồ lấn sát nhà dân.

Chị Khuyên bức xúc: “Bãi đất thải đã làm đảo lộn cuộc sống của chúng tôi nhiều năm nay. Ruộng đất, hoa màu canh tác bị ảnh hưởng không trồng cấy được. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng, có mùi không sao dùng được. Nhiều nhà phải bóp mồm bóp miệng mua máy lọc nước, nhưng vẫn không cải thiện được!”.

Đỉnh điểm của những mâu thuẫn từ phía người dân với đơn vị đổ chất thải là thời điểm đầu thàng 4/2012 vừa qua. 60 hộ dân thôn Khuân 3 đã bỏ công việc hai ngày để chặn đường ngăn không cho xe chở thải được vào bãi chứa. Khi sự việc giằng co còn chưa nguội thì xảy ra sự việc tang thương tại xóm Khuân 1 vừa qua...

Bãi thải... đuổi người dân!?

Khu vực tập kết hàng triệu m3 đất thải từ khai trường mỏ than Phấn Mễ trước đó nguyên là khu đất đồi, đất rừng trồng theo dự án PAM.

Nhiều hộ dân xã Phục Linh trước đó cũng tận dụng trồng sắn, trồng hoa màu ở những khu đồi liền kề.

Năm 2006, bãi chứa đất thải được chính quyền Thái Nguyên phê duyệt cho đơn vị khai thác. Ban đầu, nó nằm liền kề với thôn Khuân 3.

Theo thời gian, nó “phình” ra và lấn dần sang các thôn Khuân 1, Khuân 2. Khi nó trở thành những “núi” đất thải rộng hàng trăm ha, cao hàng trăm mét, lên tới bẩy tầng (người dân gọi là 7 thớt) cũng là lúc cuộc sống người dân sở tại bị đe doạ nghiêm trọng.

Posted Image

Cảnh hoang tàn, tang thương như một khai trường đổ nát tại bãi chứa chất thải ở xã Phục Linh.

Ban đầu là bụi cát, bụi đất đá đe doạ. Nhà nào cũng phải mua mành, mua bạt về trùm kín những khi trời gió chướng. Tiếp đến là nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng.

“Nước sinh hoạt của chúng tôi trước kia là giếng khoan, giếng khơi trong vắt, không phải dùng bể lọc, máy lọc bao giờ. Sau đấy, nó chuyển sang màu vàng xỉn, rồi màu đỏ quạch và bắt đầu có mùi khẳn rất khó chịu, dân không ai dám nấu ăn” - chị Khuyên kể chuyện.

Chuyện ô nhiễm nguồn nước được phản ánh lên phía doanh nghiệp và các cấp chính quyền. Nhiều đoàn thanh tra, chức năng, phòng ban, chuyên gia... tìm về thôn Khuân để tìm hiểu tình hình.

“Người ta mang mẫu nước đi xét nghiệm rồi bảo, tất cả các chỉ số vẫn trong phạm vi cho phép. Chúng tôi chẳng biết những chỉ số đó là gì, chỉ biết bảo, nếu các anh bảo đạt tiêu chuẩn thì các anh cứ uống trước mặt cho chúng tôi xem...” - chị Khuyên bức xúc.

Theo lời chị Khuyên: “Chúng tôi múc ca nước lên cho các bác ấy uống, nhưng bác nào cũng quay đi. Chỉ có một anh cán bộ bên ngành môi trường uống, xong rồi cũng phải nhanh chóng nhổ đi. Đấu tranh mãi, mới rồi họ (bên doanh nghiệp) mới cấp 6 máy lọc nước cho sáu hộ dân. Tới đây họ hứa sẽ trang bị thêm vài chục máy lọc nước cho các gia đình còn lại...”.

Xóm Khuân 3 nơi chị Khuyên sống có 60 hộ. Đây cũng là xóm “tiên phong” trong việc đấu tranh đòi di dời đống đổ chất thải, vì đây là xóm ngay từ đầu đã sống chung với đống thải to như núi.

Hết vấn nạn ô nhiễm bụi than, ô nhiễm nguồn nước, lại đến chuyện canh tác. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm đã ảnh hưởng tới việc canh tác của người dân. Lớp đất bùn bị nước mưa xối đổ ra đám ruộng khiến lúa không lên được.

Chị Khuyên cho biết: trước đó, năng suất lúa của chúng tôi trung bình trên dưới 2 tạ/sào. Từ khi bãi thải đưa bùn chèn ra ruộng khiến cây lúa bị nghẽn thân không lên được; nguồn nước ngầm bị nhiễm hoá chất cũng làm cây lúa bị thoái hoá.

Lại một cuộc đấu tranh mới. Giằng co sau rất nhiều năm, cuối cùng phía doanh nghiệp cũng phải nhượng bộ.

“Họ hứa với chúng tôi sẽ đền bù hỗ trợ 50kg thóc/một sào lúa, nhưng khi thực hiện họ chỉ hỗ trợ 30kg/1 sào. Chúng tôi kiến nghị, họ hứa sẽ trả nốt phần còn lại (20kg) và sẽ truy thu từ năm 2010 đến nay. Nhưng tới giờ, vẫn chỉ là lời nói gió bay, anh ạ...” - chị Khuyên ngán ngẩm.

Phục Linh là xã bán sơn địa. Không cần phải chính quyền xã báo cáo, nhìn đời sống người dân, nhìn hạ tầng cơ sở... bày ra trước mắt, ai cũng có thể khẳng định đây là một xã nghèo.

Có lẽ, sẽ rất khó để Phục Linh thoát khỏi “135” nếu không có một “cú hích” đột biến. Tuy nhiên, cũng như bãi chứa đất đá thải ngày càng phình to về quy mô, cây cối hoa màu ngày càng giảm năng suất, có lẽ, đời sống người dân sẽ rất khó có một cơ hội để thay đổi...

Kiên Trung – Lương Lý

==========================

Posted Image - Sự cố sạt lở nghiêm trọng ở Đại Từ, Thái Nguyên càng khiến người dân sống xung quanh khu vực bãi thải thêm hoang mang lo lắng. Ròng rã nhiều năm nay, người dân đã gửi đơn khiếu kiện lên các cấp chính quyền về việc ô nhiễm từ bãi thải, nhưng, dân kêu vẫn không thấu!

Không ai quan tâm nên đành chết! Rõ khổ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bọn vô trách nhiệm kiểu j cũng lấy lí do: Do đất nền yếu, tuy nhiên chúng tôi cũng có 1 phần trách nhiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật 'chọc giận' Trung Quốc

Cập nhật lúc :6:56 PM, 18/04/2012

Kế hoạch mua một số hòn đảo trên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku của Thị trưởng Tokyo khiến Bắc Kinh tức giận.

Trung - Nhật: Căng thẳng xảy ra ngay sau hội đàm

Ý tưởng “vô tiền khoáng hậu”

Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara hôm qua bất ngờ công bố một kế hoạch chưa từng có trong lịch sử tranh chấp lãnh hải quốc tế, theo đó, mua lại các đảo ở quần đảo Senkaku có tranh chấp với Trung Quốc (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) từ những người chủ sở hữu tư nhân.

Trong nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, chỉ có một đảo là Chính phủ Nhật Bản sở hữu, bốn đảo còn lại thuộc quyền sở hữu cá nhân nhưng do Nội các Nhật Bản thuê lại, mỗi năm phải trả cho chủ đảo 25 triệu yen, trong đó đảo Điếu Ngư có giá 21 triệu yen.

Ông Shintaro Ishihara, vốn nổi tiếng là người mạnh miệng chỉ trích Bắc Kinh và theo chủ nghĩa dân tộc cho biết, ông đã tiếp xúc với những người chủ sở hữu.

Ông tuyên bố: “Tokyo quyết định mua hòn đảo. Tokyo sẽ bảo vệ những hòn đảo Senkaku”. Thị trưởng Tokyo còn nhấn mạnh: “Những hòn đảo này cực kỳ quan trọng với Nhật Bản bởi nó sẽ mang lại tiềm năng lớn để phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nghề đánh bắt cá”.

Không chỉ vậy, theo giới chuyên gia, kiểm soát khu vực biển ở đây đồng nghĩa với việc kiểm soát các mỏ dầu và khí đốt dưới đáy biển.

Posted Image

Thị trưởng Tokyo "gây sốc" với ý tưởng mua đảo tranh chấp với Trung Quốc

Thị trưởng Shintaro Ishihara còn khẳng định đã bắt đầu đàm phán mua lại những đảo như Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima thuộc quyền sở hữu của gia đình Kurihara và đang cho Chính phủ nước này thuê.

Cả ba hòn đảo này đều thuộc quần đảo Senkaku nằm cách đảo Ishigaki của Nhật Bản khoảng 140 km về phía Bắc, giữa Đài Loan và quần đảo Okinawa. Gia đình này mua các đảo từ cách đây vài chục năm từ các gia tộc khác cũng người Nhật.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo rơi xuống một trong những điểm thấp nhất vào cuối năm 2010, sau khi Nhật bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp. Hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản nổ ra ở Trung Quốc. Bắc Kinh cắt dòng xuất khẩu đất hiếm, nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghệ cao sang Nhật. Tokyo sau đó phải trả thuyền trưởng và nhờ đó căng thẳng dịu đi. Kể từ đó hai bên nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao.

Theo một nguồn tin của tờ Sankei Shimbun, gia đình Kurihara đã đồng ý bán lại những hòn đảo nêu trên nhưng chưa tiết lộ giá trị của thương vụ.

Do quần đảo cách rất xa Thủ đô Tokyo nên ông Ishihara cho hay sẽ trao đổi với chính quyền tỉnh Okinawa và thành phố Ishigaki về cách quản lý các hòn đảo này sau khi thương vụ hoàn tất.

Vô giá

Các hải đảo thuộc quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc đặt tên là Điều Ngư từ lâu là trung tâm của các vụ tranh chấp lãnh hải giữa hai quốc gia này. Khu vực này nổi tiếng với hải sản phong phú và có trữ lượng khí đốt tự nhiên tiềm năng.

Do vậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc “nổi đóa” với sáng kiến mua bán gây ồn ào này của phía Nhật Bản. Tờ Global Times của Trung Quốc khẳng định: “Quần đảo Điếu Ngư là vô giá. Bất kể Tokyo có sẵn lòng trả giá bao nhiêu thì nó mãi thuộc về Trung Quốc. Bắc Kinh không bao giờ có ý định đem một phần lãnh thổ của mình ra giao dịch”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cũng cho rằng, bất cứ hành động đơn phương nào từ phía Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư cũng là “phi pháp và không có hiệu lực, không thể thay đổi được sự thực là Trung Quốc sở hữu chúng”.

“Một lần nữa Bắc Kinh nhắc lại tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Điếu Ngư. Nó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời xưa, chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này là không thể tranh cãi”, ông Lưu Vi Dân nhấn mạnh.

Posted Image

Trung Quốc khẳng định quần đảo Điếu Ngư là vô giá.

Theo Global Times, ý đồ của Nhật Bản với thương vụ này quá rõ ràng. Quần đảo Điếu Ngư đang thuộc sự kiểm soát của Nhật Bản và quốc gia này muốn gia tăng lợi thế của mình bằng “những tiểu xảo”.

Global Times nhấn mạnh, ông Ishihara, người được bầu làm thị trưởng nhiệm kỳ 4 vào năm ngoái, không xa lạ gì với những phát ngôn viển vông gây tranh cãi. Dù biết sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc nhưng chính trị gia này vẫn quyết công bố ý tưởng mua bán bởi mộng tưởng có thể làm dấy lên tinh thần yêu nước trong dân chúng Nhật. “Thật quá ngây thơ”, tờ báo Trung Quốc mỉa mai.

Cảnh cáo

Tờ Global Times cho biết, năm nay kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm nay, Thị trưởng Nagoya là Takashi Kawamura đã công khai phủ nhận vụ thảm sát Nanjing. Giờ đến lượt ông Ishihara khuấy động dư luận với “trò hề” mua bán Điếu Ngư.

“Người dân Trung Quốc sẽ không đủ kiên nhẫn để phân tích xem ý tưởng này là của chính quyền địa phương hay của Chính phủ Nhật Bản. Giờ nhân dân Trung Quốc cảm thấy bị khiêu khích và cho rằng cần phải đáp trả mạnh mẽ”, Global Times nhấn mạnh.

Theo tờ báo, Nhật Bản liên tục thách thức chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư song một khi sự kiên nhẫn bị thách thức quá đáng, Bắc Kinh hoàn toàn cũng có thể sử dụng chiến lược tương tự Tokyo.

Theo hệ thống hành chính của Trung Quốc, quần đảo Điếu Ngư thuộc sự quản lý của huyện Yilan. Rất có thể Trung Quốc sẽ lập một chốt biên phòng và cử các một số quan chức đến điều hành tại quần đảo này. Bằng cách này, Bắc Kinh ngày ngày có thể giám sát được mọi hoạt động trên quần đảo.

Hơn nữa, Global Times cho rằng, trong lịch sử của mình, châu Âu đã thiết lập biên giới biển của mình sau khi trải qua những trận chiến đẫm máu. Còn tại khu vực Đông Á vốn đang rất căng thẳng với những tranh chấp hải đảo chằng chịt, xung đột vũ trang không phải lựa chọn dễ dàng trong thời đại này.

“Với việc Nhật Bản luôn làm trái ngược với tuyên bố giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở ngoại giao, kiên nhẫn thì Trung Quốc vẫn có thể sử dụng những cách linh hoạt hơn để giải quyết vấn đề”, tờ báo Trung Quốc cảnh báo.

==============================

Người Nhật không cười duyên như cô gái Nhật trong bức tranh mà tôi đặt tên là "Canh bạc cuối cùng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao người Việt Nam không ghét người Mỹ?

Cập nhật 18/04/2012 06:00:00 AM (GMT+7)

Posted Image"Tại sao người Việt Nam có thể mỉm cười, bình thản kể với một người Mỹ như tôi những gì họ đã trải qua trong chiến tranh, về những vết thương họ vẫn mang đến giờ này, hay về cả những đứa con không bao giờ lớn vì chất độc màu da cam của họ. Tôi không hiểu nổi"

Kỳ 1: Nhà báo Mỹ 'góp nhặt' nỗi đau chiến tranh Việt Nam

Một từ tiếng Anh mới

"Sao người Việt Nam không ghét người Mỹ sau tất cả những gì họ đã làm ở đất nước này?" Tôi không nhớ nổi Marissa Roth cứ lặp đi lặp lại câu hỏi đó bao nhiêu lần. Hầu như với đối tượng phỏng vấn nào, khi nghe kể xong câu chuyện của họ, bà đều lúc lắc đầu, đầy ưu tư rồi hỏi họ câu đó.

"Tại sao người Việt Nam có thể mỉm cười, bình thản kể với một người Mỹ như tôi những gì họ đã trải qua trong chiến tranh, những cái chết của người thân họ, những vết thương họ vẫn mang đến giờ này, hay về cả những đứa con không bao giờ lớn vì chất độc màu da cam của họ. Tôi không hiểu nổi"

Câu hỏi đó được Marissa mang cả vào câu chuyện trao đổi với ông Charles M. Chuck Searcy, một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam, sau đó quay lại đất nước này và ở lại đây nhiều năm, cố gắng hàn gắn lại nỗi đau người Mỹ để lại.

Thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi của Marissa, Chuck Searcy quay sang dạy tôi phát âm từ tolerant (khoan dung, kiên nhẫn, chịu đựng). Sau khi giảng nghĩa cho tôi, Chuck nói với Marissa: "Vietnamese people are very tolerant" (Người Việt rất khoan dung).

Posted Image

Bà Doãn Ngọc Trâm và chị Đặng Hiền Trâm, mẹ và chị của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm, Ảnh Hoàng Hường

Marissa có vẻ vẫn không thỏa mãn, cố gắng gặng hỏi tiếp. Tôi cũng không biết trả lời Marissa thế nào. Thế hệ sinh ra sau chiến tranh như tôi thật khó nói điều gì, càng không thể diễn giải chính xác những gì bà cảm nhận.

May thay, cuối cùng chúng tôi tìm được được đối tượng hoàn hảo để tìm cho nữ ký giả Mỹ câu trả lời cũng hoàn hảo. Đó là bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Không chỉ làm khách ngạc nhiên kính nể với khả năng nói tiếng Pháp lưu loát mà bà đã học cách đây 60 năm 'từ thời học sinh', mà bằng cốt cách của một người mẹ đầy khoan dung, một người phụ nữ trí thức, một con người đầy trải nghiệm, bà Doãn Ngọc Trâm đĩnh đạc trả lời bằng tiếng Pháp, rồi quay sang giải nghĩa cho tôi bằng tiếng Việt.

"Tại sao chúng tôi lại phải ghét người Mỹ, hay bất cứ người dân nào trên thế giới? Chúng tôi chỉ căm thù những người chĩa súng vào chúng tôi gây đau thương. Trong chiến tranh, khi sang xâm lược Việt Nam, người Mỹ là kẻ thù, chúng tôi đương nhiên căm giận và phải cầm súng chống lại bằng mọi giá. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, người Mỹ quay lại với tư cách là những người bạn, chúng tôi chào đón họ, những người bạn không có lý do gì để căm ghét nhau"

Có vẻ như Marissa đã tìm được đúng nơi bà cần tìm. Sau khi ghi chép cẩn thận, ngắm nghía các phiên bản của Nhật ký Đặng Thùy Trâm với hơn 20 thứ tiếng trên bàn, Marissa đứng lặng hồi lâu trước tấm ảnh được phóng to của bà Doãn Ngọc Trâm ngồi đan len cùng mẹ cựu chiến binh Mỹ Frederic Whitehurst, được chụp trong lần bà Trâm sang thăm gia đình người cựu binh đã giữ cuốn nhật ký. Một hình ảnh mang tính biểu tượng về sự hòa giải và thanh bình.

Khi ra khỏi nhà 'những người phụ nữ tên Trâm' (mẹ và các chị của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đều cùng tên), Marissa trầm ngâm nói: "Có lẽ tôi nên học hỏi người Việt Nam, phải chăng tha thứ, cố gắng bỏ qua quá khứ là cách để mình sống nhẹ nhàng hơn chăng?"

Marissa đưa tôi về câu chuyện gia đình bà, đã xảy ra hơn nửa thế kỷ.

Posted ImagePosted Image

Anh Nguyễn Hồng Sơn (ảnh trên) vốn là bộ đội ở tuyến lửa Quảng Trị, anh bị nhiễm chất độc da cam những năm 1970-1972. Sau này anh lập gia đình và có hai con, các con anh đều bị di chứng chất độc da cam từ bố. Con gái anh Sơn (ảnh dưới) năm nay 37 tuổi. Ảnh Hoàng Hường

Một từ gốc Hi Lạp

Thuật từ Holocaust bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp halekaustann (ηολόκαυστον), nghĩa là "thiêu (kaustos) rụi (holos)". Từ đầu năm 1942, Holocaust đã được dùng để chỉ cách Hitler đối xử với người Do Thái. Đến cuối thập niên 1970, thuật từ này mang ý nghĩa qui ước được dùng để chỉ cuộc tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã. Sau này Holocaust được sử dụng để chỉ cuộc thảm sát diệt chủng thực hiện bởi Đức Quốc Xã để phân biệt với các cuộc tàn sát diệt chủng khác đã từng xảy ra trong lịch sử.

"Cha mẹ tôi là những người tị nạn của vụ Holocaust. Mẹ tôi là người gốc Hungary, sống ở Budapest. Cha tôi là người thuộc vùng Novi Sad, Yugoslavia (bao gồm Croatian, Serbian, Slovene, Macedonian sau này). Họ đều là người Do Thái và đang trên đường chạy trốn cuộc thảm sát diệt chủng" Marissa kể.

"Cha mẹ tôi gặp nhau tháng 11/1938, trên chuyến tàu cuối cùng vượt biển Atlantic, ngay trước khi bị bắt vào trại tập trung. Ông bà ngoại tôi được một gia đình ở Budapest che giấu và sống sót qua Thế Chiến. Ông bà nội tôi và nhiều thành viên khác trong gia đình bị giết ngay trên thềm ngôi nhà của họ ở Novi Sad vào tháng 1/1942.

Posted Image

Marrisa Roth chụp Đài tưởng niệm những nạn nhân B52 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội

Cho dù cha mẹ tôi thường từ chối nói lại chuyện cũ. Họ im lặng rất lâu khi chúng tôi còn nhỏ, nhưng khi tôi lớn lên thảm kịch lịch sử gia đình ấy đã khiến tôi quan tâm sâu sắc, và quyết tâm tìm hiểu. Từ những cuộc điều tra nho nhỏ trong gia đình, họ hàng. Tôi đã từng về Budapest tìm lại những người sống sót trong dòng họ, những người dường như sống khép kín với cả những người họ hàng như tôi, có lẽ ký ức kinh hoàng đã hủy hoại sâu sắc tâm hồn họ. Dần dần tôi ngày càng có ý niệm rõ ràng về một hành trình tìm hiểu những ảnh hưởng và tổn thương mà các cuộc chiến để lại cho con người.

Bắt đầu từ một công việc cho tạp chí Times tại Afganistan năm 1988, tôi chụp những người một vài góa phụ của những người lính chết trận. Sau đó tôi đến trại tị nạn của người Afganistan tại Thái Lan và Peshawar chụp những người phụ nữ và trẻ em đang tị nạn tại đó, để rồi tôi quyết định dành sự nghiệp để theo đuổi câu chuyện về những 'di sản' của các cuộc chiến tranh để lại cho những người phụ nữ và những đứa trẻ.

"Những người đàn ông bắt đầu các cuộc chiến, nhưng phụ nữ là những người bị bỏ lại để nhận sự tổn thương".

Hơn 20 năm qua, tôi đã đối diện với quá nhiều nỗi đau, và chính tôi cũng đã tổn thương quá nhiều. Không ai yêu cầu tôi, đây là một dự án hoàn toàn cá nhân, đã lấy đi của tôi rất nhiều sức lực, nước mắt, thời gian và cả tiền bạc. Tôi không thể giải thích vì sao tôi phải làm như vậy, có lẽ đó là một động lực nào đó thôi thúc từ bên trong. Hai cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều hệ lụy, một chặng đưường mệt mỏi.

Rất may nhiệm vụ nặng nề này sắp kết thúc. Tháng 9/2012, triển lãm ảnh One Person Crying: Women and War sẽ được tổ chức tại Los Angeles. Sau đó tôi sẽ xuất bản sách.

Việt Nam sẽ khép lại hành trình của tôi, ngoài những nhân chứng, tôi mong sẽ tìm thấy sự phục hồi của một Việt Nam mạnh mẽ để làm đoạn kết sinh động cho dự án của mình, và phục hồi cho chính tôi.

Đó là lý do tôi chọn Việt Nam cho hành trình cuối cùng".

Tiếp: Những nhân vật của tôi

Hoàng Hường

============================

Người Việt khoan dung. Họ giải thích vậy. Nhưng đó chỉ là một yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nữa là có hay không mục đích hủy diệt văn hóa của cuộc chiến tranh. Sau khi giành độc lập, người Việt cũng chẳng ghét gì người Pháp. Một dân tộc trực tiếp cai trị đất nước này gần 100 năm. Chúng ta thử tưởng tượng - nếu: Người Pháp có chính sách hủy diệt văn hóa Việt theo kiểu vua Tuyên Đức nhà Minh và Trương Phụ thì vấn đề sẽ không đơn giản.

Vì hủy diệt văn hóa của một dân tộc tức là hủy diệt bản sắc và những tinh hoa của dân tộc đó tích lũy được trong quá trình tiến hóa của họ.

Câu nói nổi tiếng của Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, dân ta còn. Dân ta còn, nước Việt còn". Ông ta muốn xác định bản sắc văn hóa quyết định sự tồn vong của một dân tộc.

Bởi vậy, những kẻ có tham vọng bá chú thế giới và khu vực thì chí ít cùng đừng để các dân tộc phải quyết chiến đến cùng chống lại sự thống trị của họ vì bản chất hủy diệt văn hóa và đồng hóa dân tộc họ.

Trong cuộc hội nhập toàn cầu của tương lai gần - Quốc gia nào xác định được sự bảo vệ văn hóa của các dân tộc cộng với sự hùng mạnh thì quốc gia đó sẽ chiến thắng cuối cùng.

Lý thuyết thống nhất chỉ có thể thực hiện được khi nó là sự tổng hợp của tất cả lịch sử các nền văn hóa và những tri thức khoa học hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ nữ bác sĩ quay cảnh ân ái: từng “bồi thường” 100 triệu đồng

Dân Trí

Thứ Tư, 18/04/2012 - 13:54

Chiều 17/4, Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Tổng cục trưởng Đường bộ VN Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo Khu Quản lý Đường bộ 2 nhanh chóng xác minh vụ giám đốc TT Y tế Đường bộ 2 bị người tình quay cảnh ân ái, nếu có căn cứ sẽ đình chỉ công tác.

>> Nữ bác sỹ tự quay cảnh ái ân để tố giác sếp

Tối cùng ngày, Phó TGĐ Khu Quản lý Đường bộ 2 Nguyễn Xuân Lâm cho biết, ông vừa làm việc với nữ bác sĩ gửi đơn tố giác vụ việc. “Thứ Năm tuần qua, tôi mới biết sự việc. Dự kiến hôm nay (18/4), đoàn thanh tra sẽ xuống Trung tâm Y tế Đường bộ 2 tại Hưng Yên để làm việc với giám đốc Nguyễn Mạnh Cường” - ông Lâm nói.

Trao đổi với PV, bác sĩ H.M.H. và vợ là bác sĩ H.T.B.N. cũng thừa nhận từng có việc giảng hoà với Giám đốc Trung tâm y tế Nguyễn Mạnh Cường. Sau đó, bác sĩ H. được ông Cường bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng, có chứng từ ký nhận giữa 2 bên. Chi tiết này, theo bác sĩ H., Công an huyện Văn Giang, Hưng Yên cũng biết.

Thậm chí, ông H cũng thừa nhận: “Với mong muốn được giám sát mối quan hệ của vợ với giám đốc trung tâm, tôi từng đề xuất phải được về cùng cơ quan vợ tôi để làm việc”.

Theo vợ chồng bác sĩ này, sở dĩ họ phải làm lớn chuyện là do sau khi giảng hoà, ông Cường lại gây khó dễ, nhất là sau khi nữ bác sĩ N. đi học cao học về.

Được biết, gia đình 2 bác sĩ này đã gửi 2 con về quê. Nữ bác sĩ N. kể: “Trước khi bố trí cho chồng đạp cửa xông vào phòng nhà nghỉ bắt quả tang, tôi cũng đã dặn chồng trước: ông Cường có tiền sử cao huyết áp nên đừng làm gì quá sốc”.

Khó xử lý hình sự

Đánh giá về vụ việc, LS Đỗ Viết Hải (Trưởng Văn phòng Luật sư Sự Thật, Hà Nội) cho rằng, việc một người đang có vợ (hoặc chồng) có quan hệ ngoài luồng, có thể xem xét đã vi phạm chế độ một vợ, một chồng để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, ở đây, giữa ông Cường và bác sĩ N. đã thừa nhận có quan hệ tình cảm, tức là có sự đồng thuận. Hành vi “ngoại tình” trước đó đã được các bên hoà giải thành, họ cũng chưa từng bị xử lý hành chính.

Hơn nữa, ông Cường và bác sĩ N. chỉ quan hệ lén lút, không công khai. Theo các quy định pháp luật hiện hành, chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự về việc vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Còn ở hành vi cưỡng dâm, phải chứng minh được bác sĩ N. đang trong tình trạng lệ thuộc vào ông Cường trong công việc, hoặc bác sĩ N. đang phải trong tình trạng quẫn bách, miễn cưỡng quan hệ với ông Cường.

Tuy nhiên, với nội dung vụ việc như đã phản ánh, rất khó để quy kết ông Cường về hành vi cưỡng dâm.

“Thật khó chấp nhận việc một người lợi dụng địa vị để gây sức ép, có quan hệ ngoài luồng với nhân viên của mình; một người vợ, đã có gia đình, con cái, lại phản bội chồng mình. Nhưng, cũng khó chấp nhận việc người chồng lại có thể dàn dựng màn quay clip, cũng như chứng kiến cảnh vợ mình quan hệ tình dục với sếp” - luật sư Đỗ Viết Hải nói.

Theo Đức Nam - Bảo Thắng

Tiền phong

========================

“Thật khó chấp nhận việc một người lợi dụng địa vị để gây sức ép, có quan hệ ngoài luồng với nhân viên của mình; một người vợ, đã có gia đình, con cái, lại phản bội chồng mình. Nhưng, cũng khó chấp nhận việc người chồng lại có thể dàn dựng màn quay clip, cũng như chứng kiến cảnh vợ mình quan hệ tình dục với sếp” - luật sư Đỗ Viết Hải nói.

Xã hôi luôn phát triển và nảy sinh các mối quan hệ xã hội mới. Nên những hình thái ý thức xã hội, gồm: Hiến pháp, luật pháp, các quy định, quy chế hành chính phải tiếp tục phát triển và phù hợp một cách có hệ thống với các mối quan hệ xã hội. Lý học gọi là "Cân bằng Âm Dương".

Việc ông luật sư phát biểu như trên chứng tỏ:

1/ Nếu luật pháp đã hoàn chỉnh thì ông ta là luật sư không mấy xuất sắc.

2/ Luật pháp chưa được phát triển để xử những vụ việc này sinh mới trong quan hệ xã hội.

Trong cuốn sách in vào khoảng năm 1968 - "Phương Tây. Xã hội - văn học và con người" của giáo sư Hoàng Trinh - có đoạn dẫn mô tả luật của nước Pháp, xử đến cả việc: "Một con gà mái ở nhà này sang đẻ trứng ở ổ gà hàng xóm thì những quả trứng gà ấy sẽ thuộc về ai".

Các hình thái ý thức xã hội nếu không theo kịp sự phát triển của các mối quan hệ xã hội thì Lý Học Đông phương - nhân danh sự phục hồi từ nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử - cho rằng: "Đó là tình trạng 'Âm thịnh, Dương suy' ".

Tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học phát biểu rằng:

Một lý thuyết, giả thuyết, phương pháp ..vv....nhân danh khoa học được coi là đúng thì phải - "Giải thích một cách hợp lý hầu hết các vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri".

Từ đó suy ra tiêu chí trên cần được ứng dụng trong tất cả mọi hiện tương liên quan đến tư duy - trong đó có hình thái ý thức xã hội.

Trong các yếu tố trên ứng dụng vào hình thái ý thức xã hội thì tính tiên tri có vẻ khó ứng dụng cho các hình thái ý thức xã hội được ban hành.....? Dễ ợt!

Tức là: Nó phải lường trước được - tính tiên tri - ảnh hưởng của các điều khoản luật pháp khi ban hành sẽ tác động như thế nào với xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sóng gió nhà họ Bạc - Vén màn tình ái

Thanh Niên Online

19/04/2012 3:56

Nhiều người đẹp bị cho là nhân tình của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã phải chịu hậu quả bi thương.

Sau khi cựu Bí thư Bạc sa cơ lỡ vận, nhiều tin đồn tiết lộ các chuyện động trời về đời sống cá nhân của ông cùng những người tình bí ẩn.

Tự sát và mất tích

Theo báo mạng Hộ Liên, vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai không chỉ dính líu đến án mạng của thương gia người Anh Neil Heywood mà còn nhiều vụ khác. Báo này cho biết vợ chồng ông Bạc còn liên quan đến cái chết của con gái Phó thị trưởng thành phố Đại Liên Viên Hiến Thiên và vụ cô Trương Vỹ Kiệt, người dẫn chương trình tại Đài truyền hình Đại Liên, mất tích.

Posted Image

Từ trái qua: Bà Cốc Khai Lai, diễn viên Mã Hiểu Thanh, cô Trương Vỹ Kiệt - Ảnh: Sina.com

Trước kia, bà Cốc Khai Lai từng có thời gian dài phụ trách cố vấn pháp luật cho công ty nơi con gái của Viên Hiến Thiên làm việc và hai gia đình quan hệ khá mật thiết. Tuy nhiên, sau đó, con gái ông Viên và một lãnh đạo của công ty trên đều đột ngột tự sát. Hai vụ án mạng này khiến dư luận tại Đại Liên không khỏi thắc mắc. Sự ngờ vực càng tăng lên khi nhiều lời đồn khẳng định ông Bạc lúc bấy giờ đang giữ chức Bí thư Thành ủy Đại Liên đã ra lệnh cấm báo chí đăng tin về 2 vụ án mạng trên.

Trùng Khánh, thành phố trực thuộc trung ương có dân số đông nhất với 31,4 triệu người, là 1 trong 5 thành phố được xem như trọng điểm của Trung Quốc. Thành phố này từng là “cố đô” của Tưởng Giới Thạch với nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại, kinh tế vững chắc, có cảng đường sông lớn nhất miền tây Trung Quốc, sân bay quốc tế với hơn 10 triệu lượt khách mỗi năm. Trùng Khánh đóng vai trò cửa ngõ giao lưu, thông thương sầm uất với nước ngoài và các vùng khác, cũng như phát triển khoa học, đối ngoại. Vì thế, người đứng đầu thành phố này thường có ảnh hưởng lớn đối với hệ thống chính trị tại Trung Quốc.

Bí ẩn không kém, cô Trương Vỹ Kiệt từng bị cho là tình nhân của ông Bạc vào thời điểm từ năm 1998-1999 cũng bỗng nhiên mất tích chỉ sau một đêm và đến nay vẫn chưa có tin tức. Một số đồn đoán khẳng định bà Cốc Khai Lai từng lấy bút danh là Vương Hồng để viết bài bôi xấu tình địch họ Trương rồi cho người khiến cô này “biến mất mãi mãi”. Một số nguồn tin khác lại nói cô Trương từng bị giam giữ tại khách sạn Nam Sơn ở Đại Liên và nhiều lần tự sát nhưng không thành. Trong khi đó, tờ Minh Kính (Hồng Kông) cho biết Trương Vỹ Kiệt bí mật sinh một bé gái cho Bạc Hy Lai. Lúc bấy giờ, tỉ phú Từ Minh, Chủ tịch HĐQT Thực Đức Đại Liên và là bạn thân của ông Bạc, đã thay mặt trao món tiền 10 triệu tệ (32 tỉ đồng) để cô này im lặng và mai danh ẩn tích. Ngoài ra, tờ Apple Daily (Hồng Kông) cho biết ngôi sao điện ảnh Trung Quốc Mã Hiểu Thanh cũng từng là bồ nhí của họ Bạc.

Quan hệ lăng nhăng

Gần đây, một quan chức của thành phố Đại Liên nói rằng ông Bạc có rất nhiều nhân tình. Thậm chí, trong suốt 16 năm làm Thị trưởng Đại Liên, không ít phụ nữ dẫn con đến tận cơ quan của ông Bạc để yêu cầu ông chịu trách nhiệm làm bố đứa bé. Khi đó, thư ký riêng của ông Bạc là Ngô Văn Khang luôn nhận nhiệm vụ “giải quyết hậu quả”. Trước đây, phóng viên Khương Duy Bình của tờ Văn Hối (Hồng Kông) viết bài tố cáo rằng thư ký Ngô từng kết hợp với chủ khách sạn Furama ở Đại Liên tuyển hàng chục mỹ nhân chuyên để mua vui cho ông Bạc. Ngoài ra, hơn 10 ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, người mẫu trong và ngoài nước cũng từng là người tình của ông. Sau khi thực hiện loạt bài trên, phóng viên họ Khương bị bắt giam và phải ngồi tù từ năm 2000-2006.

Theo một nguồn tin khác, sau khi bị bắt, Từ Minh thừa nhận rằng từng đích thân sắp xếp hơn 100 “chân dài” để ông Bạc vui vẻ và để cựu Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân bí mật ghi hình. Báo chí nước ngoài thì loan tin họ Bạc từng quan hệ với hàng trăm phụ nữ, trong đó có 28 người đẹp nổi tiếng. Quá uất ức vì “thói hư” của chồng, bà Cốc Khai Lai đã bị trầm cảm một thời gian dài và trả đũa bằng cách quan hệ bất chính với nhiều người đàn ông. Có tin đồn cho rằng ông Bạc từng ra lệnh giết 6 người và 4 trong số đó liên quan đến bà Cốc Khai Lai. Ngày 18.4, AFP dẫn lời giới chức Trung Quốc tuyên bố chính quyền nước này sẽ điều tra cặn kẽ các cáo buộc đối với ông Bạc.

Lucy Nguyễn

=================

Có điều là chỉ khi thất thế thì tất cả mới được "vén" lên và banh chành ra cho mọi người nhìn thấy. Nếu cứ công khai từ đầu thì đâu có gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng khổ một nỗi. Khi chưa thất thể thì lại chẳng ai biết gì cả?! Tôi cũng không biết gì đâu nhá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đáp trả Triều Tiên sau vụ thử tên lửa

Vietnamnet

Tờ báo của Nhật Bản cho biết, Trung Quốc đã tạm ngừng gửi trả Triều Tiên những người vượt biên nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử tên lửa hôm 13/4 vừa qua.

Toàn cảnh Triều Tiên phóng vệ tinh

Posted Image

Binh lính Trung Quốc đi tuần quanh khu vực biên giới với Triều Tiên, thuộc tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: CNA

'Không quan tâm cần thiết' tới người bạn lớn

Tờ Yomiuri Shimbun trích lời quan chức Trung Quốc cho biết chính sách gửi trả ngay lập tức những người Triều Tiên vượt biên giới Trung Quốc đã bị ngưng tạm thời.

"Nếu như những người tị nạn bị gửi trả lại, đấy là dấu chấm dứt cho cuộc đời của họ. Chúng tôi không phớt lờ việc này" - một quan chức ở tỉnh Liêu Ninh sát biên giới Triều Tiên cho biết.

Quan chức này cũng nói thêm với tờ báo rằng, việc trục xuất những người vượt biên đang tạm hoãn.

Một quan chức khác cho biết động thái này là do Bình Nhưỡng đã không 'hội ý' với Bắc Kinh trước khi tiến hành vụ phóng tên lửa.

"Triều Tiên đã không thông báo về kế hoạch phóng tên lửa đặc biệt này với phía Trung Quốc" - quan chức trên nói với tờ nhật báo của Nhật.

Động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Bắc Kinh không hài lòng với người hàng xóm của mình vì đã 'không thể hiện sự quan tâm cần thiết đối với người bạn Trung Quốc' - quan chức trên nói tiếp.

Trung Quốc bắt giữ và thường cho những người Triều Tiên vượt biên về nước, coi họ là người nhập cư vì lý do kinh tế chứ không phải là tị nạn tiềm năng.

Các nhóm nhân quyền quốc tế và Hàn Quốc đã kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chính sách này, và nói rằng những người hồi hương có thể phải đối mặt với hình phạt rất khắc nghiệt.

Lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh cho biết kể từ sau khi cố chủ tịch Kim Jong Il qua đời, mỗi ngày có khoảng 30 người vượt biên sang Trung Quốc.

Trước khi vụ thử tên lửa diễn ra, Trung Quốc cho phép 5 người Triều Tiên vượt biên sang Hàn Quốc sau khi họ trốn tại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh để tránh bị bắt.

Hàng ngàn người Triều Tiên đã sang Trung Quốc để sinh sống và lập nghiệp.

Dễ thử thêm hạt nhân

Một nhóm các chuyên gia về vấn đề Triều Tiên đã nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới, và trông cậy Trung Quốc khuyên giải Triều Tiên không làm vậy là không sáng suốt.

"Chẳng có gì phi lý khi tính đến việc chỉ trong vài tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến một vụ thử hạt nhân mới dựa trên những gì xảy ra trong lịch sử" - Tiến sĩ Michael Green nói tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược đặt tại Washington (CSIS).

"Mô hình này rất khớp" - ông nói với Ủy ban Đối ngoại của nghị viện, và ám chỉ các cuộc thử nghiệm tên lửa do Triều Tiên tiến hành năm 2006 và 2009 sau đó đều kết thúc bằng các thử nghiệm hạt nhân.

Frederick Fleitz - một cựu quan chức CIA và quan chức kiểm soát vũ khí - cho biết khả năng tiến hành thử hạt nhân hiện nay 'đang dưới mức 50-50', tuy nhiên, điều này vẫn có thể xảy ra trong tương lai.

"Tôi nghĩ rằng sẽ có mộ vụ thử hạt nhân ngay cả khi Triều Tiên đã sẵn sàng về mặt công nghệ, và chấp nhận cam chịu thêm sự cô lập" - ông Fleitz nói.

Ông Fleitz nhấn mạnh rằng các vụ thử tên lửa đạn đạo 'là chắc chắn' xảy ra.

"Thử nghiệm tên lửa còn đáng lo ngại hơn vì thử nghiệm tên lửa có thể gây ảnh hưởng tới Nhật, hoặc Hawaii, đe dọa vùng duyên hải bờ tây của Mỹ và đó là hệ thống vận tải cho một vũ khí hạt nhân".

Triều Tiên đã cảnh báo trả đũa Mỹ sau khi Mỹ xác nhận rằng họ hủy cam kết viện trợ lương thực sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa tuần qua.

Lê Thu (theo CNA)

=========================

Tình hình thế giới diễn biến "khuých tạp". Ngày xưa, trước khi Hồ Chủ Tịch đi dự hội nghị Fonteinbleau, có nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng - Đại ý: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Câu này trong Dịch kinh đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuẩn bị gì cho chiến tranh tương lai?

Cập nhật lúc :7:18 AM, 19/04/2012

(ĐVO) Chiến tranh tương lai sẽ theo hình thái nào cho đến nay vẫn chưa rõ, trong khi đó, phần lớn vũ khí, trang bị đang được sử dụng ngày nay là sản phẩm của quá khứ.

Các cực của cuộc chiến tương lai

Giờ đây hầu hết ý kiến chuyên gia đều thống nhẩt rằng những cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa các quốc gia trong tương lai ít có khả năng xảy ra.

Tuy vậy, không thể hoàn toàn loại trừ khả năng đó. Ví dụ, sự căng thẳng trong quan hệ Nga – phương Tây dường như đã tạm lắng, nhưng điều này không cản trở các bên không đồng tình với nhau trong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã cảnh báo về khả năng một cuộc chạy đua vũ trang mới.

>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là thể giới đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc xung đột quân sự giữa Nga và NATO, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh lạnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương vẫn chưa tan rã, và Moscow tiếp tục nhận định NATO là kẻ thù tiềm năng của mình.

Cuối cùng, không thể loại trừ phương án trở lại nắm quyền ở Nga của các lực lượng phục thù mà họ sẽ quyết định trở lại bằng sức mạnh của vùng lãnh thổ Liên Xô trước kia, và khi đó, NATO không thể không phản ứng lại. Do vậy, khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và phương Tây dù có thấp, thì nó vẫn còn đó.

Posted Image

Chiến tranh là điều không tránh khỏi đối với nhân loại. Vấn đề là thế giới sẽ điều tiết các cuộc chiến như thế nào?

Đồng thời, tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn với Nga từ phương Đông. Không ai biết được rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ phô diễn sức mạnh mà họ đang cố tích luỹ như thế nào? Họ (Trung Quốc) cần có tài nguyên và “không gian sống”, bởi vậy Bắc Kinh có thể chú ý trước tiên tới khu vực Sibiri và Viễn Đông của Nga, đây là những khu vực đất rộng, người thưa và giàu tài nguyên.

Nếu như tiềm năng quân sự của Bắc Kinh sẽ phát triển theo nhịp độ hiện tại, trong khi Kremlin phó mặc những vùng đất phía đông của mình cho số phận, thì khả năng tấn công của Trung Quốc vào lãnh thổ Nga sẽ không hẳn có xác xuất thấp. Về lâu về dài sẽ nổi lên vấn đề bảo vệ quyền lợi của người Hoa sống ở vùng Viễn đông Nga.

Có một cuộc chiến lớn có khả năng xảy ra – xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ. Hoa Kỳ đang lo sợ sẽ đánh mất trạng thái siêu cường duy nhất thế giới, và vị trí đó Bắc Kinh có thể chiếm mất.

Z. Brzezinski (cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimy Catter) đã đưa ra ý tưởng về một liên minh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc (G2), nhưng người Trung Quốc có lịch sử không bao giờ gắn mình với một cam kết liên minh lâu dài, và liên minh với Mỹ, đối với họ, là không cần thiết.

Trên hết, vẫn còn một lực lượng, và khi tình hình đạt đến mức nguy hiểm nghiêm trọng, thì một cuộc chiến tranh sẽ được bắt đầu. Lý do tốt nhất trong trường hợp này là Đài Loan. Trung Quốc sớm hay muộn sẽ quyết định chinh phục và Mỹ có thể sẽ cố gắng để ngăn chặn khả năng đó.

Ở trung tâm của một cuộc xung đột quân sự lớn có thể bao gồm cả Ấn Độ. Một mặt, Ấn Độ tiếp giáp với Pakistan "thân thiện", hai quốc gia đã nhiều lần nổ ra chiến tranh. Mặt khác, Ấn Độ cũng có đường biên giới chung với Trung Quốc, trong khi mối quan hệ với Bắc Kinh cũng căng thẳng không kém, đó là chưa kể trong lịch sử hiện đại hai nước đã từng có xung đột ở biên giới.

Vấn đề có thể kết thúc bằng cuộc chiến tranh (bao gồm cả hạt nhân), nếu, ví dụ, ở Pakistan lực lượng Hồi giáo cực đoan sẽ lên nắm quyền, đồng thời, Trung Quốc cố gắng vượt qua vịnh Bengal và gia tăng ảnh hưởng tại các vùng tiệm cận với Ấn Độ (Nepal, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka).

Ngoài ra, Bắc Kinh là một đồng minh lâu năm của Pakistan. Do đó, thật hợp lý khi nói về tam giác lợi ích Ấn Độ - Trung Quốc - Pakistan, thì hai góc độ thù địch đang chĩa về phía Delhi. Vì vậy, Ấn Độ, cũng như Trung Quốc, đang tích cực vũ trang cho quân đội.

Dù xác suất của một cuộc chiến tranh lớn ngày nay là không đáng kể, nhưng mỗi cường quốc đều muốn và cần phải sẵn sàng cho nó. Tuy nhiên, cần lưu ý trước tiên tới những cuộc xung đột quân sự cục bộ, hay chiến tranh cục bộ. Dẫn chứng cho luận điểm này là Afghanistan, Libya, hai chiến dịch Chechnya của Nga và cuộc chiến 5 ngày với Gruzia, lịch sử của Nam Tư cũ, cũng như chiến dịch quân sự của Mỹ tại Iraq. Hầu hết các chuyên gia tin rằng cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ có hình thái tương tự như vậy (với sắc thái can thiệp lật đổ hoặc “hỗ trợ hoà bình”). Thực tế cho thấy rằng, giai đoạn hành động kết thúc khá nhanh chóng, và sau đó cần phải hoặc là sớm rút lui, hoặc là phải đổi đầu với chiến tranh du kích không điểm dừng và đau đớn.

Sự sụp đổ của các đế chế?

Cuối cùng, sự tan rã của các quốc gia lớn, vấn đề mà hiếm khi được các chuyên gia quan tâm. Rất nhiều ứng cử viên, và hàng đầu là Nga. Trong cuộc chiến tranh Chechnya, nó đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ, và tình hình ở Nam Caucasus vẫn còn là một nguy cơ gây tan rã.

Tiếp đến là Liên minh châu Âu. Tất cả có thể bắt đầu với khu vực đồng euro sụp đổ, và sau đó tình hình kinh tế căng thẳng sẽ làm nổ tung quả bom xung đột sắc tộc, tôn giáo (trong Liên minh Châu Âu ngày nay có một số lượng lớn của người Hồi giáo sinh sống, và mối quan hệ của họ với người dân địa phương ngày càng trở nên phức tạp hơn).

>> Phô trương giàu có gây ra bạo loạn?

Và nếu như các hành động quân sự thù địch của phương Tây trong thế giới Hồi giáo làm chồng chéo lên các vấn đề kinh tế - xã hội ở Châu Âu, có thể “ngửi” thấy hơi hướng của một cuộc xung đột các nền văn minh thực sự.

Posted Image

Ác mộng nước Mỹ tan rã, loạn lạc, vô chính phủ thường xuyên được các đạo diễn Hollywood đưa lên màn ảnh. Trong ảnh là poster bộ phim "Người đưa thư", một bộ phim có nội dung như vậy.

Ngay cả Mỹ cũng không “dễ thở” hơn so với phần còn lại của thế giới. Ở đó tất cả tồn tại trên nền tảng chủ nghĩa đa văn hoá công dân, nhưng sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa người da trắng với người da đen và gốc latin đang phát triển.

Vì vậy, ví dụ, trong trường hợp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Mỹ có thể bắt đầu cuộc nội chiến quy mô đầy đủ. Nguy cơ sụp đổ thậm chí có cả ở Trung Quốc.

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế của đất nước mang lại cho cư dân nhiều hơn hoặc ít hơn mức khá của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu các phép lạ kinh tế đột ngột kết thúc, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với 1 mối đe dọa nghiêm trọng gây bất ổn với quy mô chưa từng thấy (chưa tính đến những vấn đề khác có thể làm "nóng lên" giống như Mỹ và Nga đã phải đối mặt), và khi đẳtTung Quốc có thể sẽ lại quay trở lại thời của các vương quốc chiến tranh.

Vì vậy, các phương án chiến tranh, mà trong tương lai các quốc gia trên thế giới phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó, có lẽ đã rõ ràng: xung đột quân sự quy mô lớn giữa các nước lớn, chiến tranh cục bộ, chiến dịch bạo loạn, lật đổ và sự tan rã của không gian nhà nước lớn.

Những thực tế này ngụ ý sự hiện diện của quân đội được đào tạo tốt và được trang bị đầy đủ. Vậy loại vũ khí và quan niệm tác chiến nào cần thiết cho một đội quân đó?

Chuẩn bị cho chiến tranh tương lai

Việc chuẩn bị cho chiến tranh tương lai sẽ đòi hỏi tư duy sáng tạo và tiến bộ theo chiều dọc quân sự, bắt đầu từ các binh chủng không quân-không gian và kết thúc bằng các lực lượng lục quân và hải quân. Tất cả họ phải hành động như một đơn vị thống nhất, dễ dàng kết nối giữa người lính trên mặt đất với các vệ tinh trên bầu trời.

Ngày nay, vũ trụ vẫn chưa bị quân sự hoá. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong tương lai, vũ trụ và khoảng không gian có khả năng để hợp nhất thành một, và máy bay chiến đấu các thế hệ 6,7 sẽ có thể để dễ dàng chiến đấu trong các tầm không gian gần, vô hiệu hóa các tàu vũ trụ và vệ tinh (cả hai trinh sát và tác chiến) của đối phương, và sau đó xông vào bầu không khí của kẻ thù để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của nó, và cũng biến mất.

Theo đó, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được yêu cầu để đối phó thành công với các đối tượng như vậy, cũng như tên lửa đạn đạo và hành trình có độ chính xác và tốc độ cao.

Chắc chắn máy bay không người lái sẽ có một bước nhảy vọt về phía trước, nhưng vai trò máy bay chiến đấu có người điều khiển sẽ không biến mất nhanh chóng. Đối với các máy bay trực thăng cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể, chúng sẽ không dừng lại ở chức năng tấn công hạn chế, vận chuyển quân đội và hỗ trợ hoả lực mà dần dẫn sẽ trở thành những cỗ máy bay đa năng thế hệ mới.

Posted Image

Các phương tiện chiến tranh tương lai sẽ mở rộng tầm hoạt động và khả năng phá hủy.

Hạm đội hải quân cũng sẽ thay đổi. Tàu sân bay vẫn được duy trì, bởi những sân bay di động như vậy là rất tiện lợi. Tàu ngầm có thể sẽ chuyển động nhanh hơn và lặn sâu hơn, giống như máy bay tiêm kích, - sẽ không có giới hạn.

Trước hết cần phải “chấp nhận” loại bỏ tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, nhanh chóng thiết kế các loại tàu chiến có khả năng thực hiện những nhiệm vụ đa dạng của tàu các loại tàu khác nhau.

Nhiệm vụ của hạm đội hải quân hiện tại, cũng như trong tương lai cần phải có mặt một cách nhanh chóng và bí mật tại vị trí định trước, tiêu diệt kẻ thù nằm sâu trong lãnh thổ, đổ bộ và hỗ trợ hoả lực mạnh.

Trong bối cảnh này, thiết kế đi trước thời đại của nhà khoa học Liên Xô P. Alexeev là đáng ghi nhớ, nó không những có thể nhanh chóng vận chuyển binh lính và xe bọc thép, mà còn có thể mang tên lửa hành trình. Chỉ cần một chút cải tiến, nó sẽ là một bước đột phá trong sự phát triển của Hải quân hiện đại.

Lục quân cũng cần phải điều chỉnh. Có thể chỉ giữ lại các phương tiên bọc thép (xe tăng, xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh) làm chủ lực. Quan niệm tương lai sẽ là sự “lai” giữa xe tăng và phương tiện bọc thép trong hình thức của một người ngồi bên trong robot.

Một cỗ máy di động như vậy, được bọc thép, vũ trang với súng máy, súng phóng lựu, súng phun lửa, phòng không, theo dõi và dò tìm mục tiêu bằng thiết bị hiệu suất cao v.v… Sẽ là lý tưởng nhất khi nó sẽ có thể bay và bơi lội được.

Hình dung người lính tương lai

Trong xu thế đó, người - robot đó sẽ như một đơn vị chiến đấu có thể được sử dụng tác chiến trong thành phố, rừng núi, sa mạc hay rừng với hiệu suất chiến đấu cao như nhau. Cuối cùng, công nghệ được mô tả cần phải hoàn toàn dựa trên cơ sở trí thông minh nhân tạo.

Chưa rõ điều này sẽ được kết hợp với các nguyên tắc đạo đức như thế nào, nhưng trong tương lai sẽ sớm xuất hiện những người lính cyborg có khả năng dũng cảm và mạnh mẽ như vật biến đổi gien, được mặc quần áo cho bộ khung xương dược gắn vào cơ thể. Các phương tiên bảo vệ (mũ bảo hiểm, áo giáp,...) cần phải đáng tin cậy và hiệu quả hơn, bao gồm cả vũ khí, bởi vì vũ khí chiến đấu ngày nay gần như đã đến giới hạn cuối cùng của khả năng hiện đại hoá.

Posted Image

Người lính tương lai sẽ là mô hình người - robot.

Đồng thời, gần như tất cả những sáng kiến nêu ​​trên không thể tồn tại mà không có nhiên liệu mới. Điều này cũng áp dụng cho tên lửa, máy bay chiến đấu và tàu chiến. Robot với người điều khiển bên trong sẽ cần một nguồn cung cấp năng lượng tự động trong một thời gian dài. Thật khó nói cụ thể nó sẽ như thế nào. Có thể hi vọng sẽ "chế ngự" được nguyên tử, và sẽ có một động cơ hạt nhân nhỏ gọn.

Sẽ được tạo ra cả những vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới. Đã hoàn thiện súng điện và laser bay chiến đấu. Có một đề tài rất thú vị đó là vũ khí không gây chết người, trong đó, ví dụ, có thể được sử dụng làm cho mất phương hướng tâm thần của đối phương. Không loại trừ sự chú ý đặc biệt trong tương lai sẽ có xung đột điều khiển học, ví dụ, một thành phố hiện đại có thể bị tê liệt thậm chí không tốn một quả bom, chỉ cần tách nó ra khỏi hệ thống điện và nước.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã tạo ra một số lượng lớn các hóa chất và vũ khí sinh học, nhưng sau đó quyết định tiến hành tiêu huỷ của nó. Tuy nhiên, không có đảm bảo rằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm bí mật không thể được mở rộng. Ngược lại, và gần như phát minh ra một loại virus nào đó, ví dụ, có thể phá hủy cả một chủng tộc nào đó. Và luôn luôn có những tin đồn về vũ khí khí hậu có thể gây ra sóng thần nhân tạo và động đất.

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng loài người đã phát minh ra nhiều cách để tiêu diệt lẫn nhau và không có ý định dừng lại ở đó. Hầu hết các nhà lãnh đạo các nước Mỹ, NATO và cả Nga đều duy trì tiềm năng quân sự - kỹ thuật nhất định, còn Trung Quốc và Ấn Độ luôn cố gắng tăng cường nhanh chóng tiềm lực của mình.

Trong chiến tranh thì chỉ có kẻ mạnh nhất mới sống sót, còn sai lầm sẽ là những ai coi chung sống hoà bình là trạng thái tự nhiên của con người. Hài hoà sẽ là tương lai của nhân loại với một chất lượng tư duy mới sẽ chỉ xuất hiện sau khi chúng ta tự kết liễu cuộc đời mình, - như Hegel gọi chiến tranh là động cơ của tiến bộ lịch sử.

Danh Nguyễn (tổng hợp)

=======================

Về lý thuyết căn bản của chiến tranh hiện đại có thể phát biểu như thế này:

Làm thế nào để bất cứ một loại vũ khí của nước thù địch không thể bắn vào đất nước mình. Sau đó ít nhất có thể chọi đá vào đất nước thù địch. Như vậy là chiến thắng!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ phóng tên lửa thành công có ý nghĩa gì với Ấn Độ?

Thứ Năm, 19/04/2012 - 23:16

(Dân trí) - Sự kiện Ấn Độ hôm nay phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, có thể vươn tới mọi vị trí trong lãnh thổ Trung Quốc, đã đánh dấu một cột mốc quan trọng cho nước này cả về khoa học, quốc phòng cũng như sức mạnh răn đe.

>> Ấn Độ thử thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân‎

Posted Image

Ảnh do Bộ Quốc phòng Ấn Độ phát hành cho thấy tên lửa Agni-V được phóng đi từ đảo Wheeler của bang Odisha ở Đông bộ Ấn Độ, thẳng vào mục tiêu của nó trong vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương, ngày 19/4/2012.

Như Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết trong tuyên bố sau khi vụ phóng tên lửa được thực hiện: “Tôi chúc mừng tất cả các nhà khoa học và các nhân viên kỹ thuật của DRDO (Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ) và các tổ chức khác, những người đã làm việc không biết mệt mỏi để nỗ lực củng cố sự phòng thủ và an ninh của đất nước chúng ta. Vụ phóng thử thành công Agni-V ngày hôm nay đã tạo ra một cột mốc quan trọng nữa trong công cuộc củng cố lòng tin đối với cơ quan an ninh và tính sẵn sàng của chúng ta và khám phá không ngừng các mặt trận khoa học. Đất nước cùng sát cánh để vinh danh cộng đồng khoa học”.

Không cần phải nghi ngờ, tên lửa Agni-V đã tạo ra bước đột phá lớn về công nghệ cho các nhà khoa học tên lửa Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng sẽ phải cần nhiều vụ thử nữa trước khi Agni-V có thể được xem là vũ khí phòng thủ tin cậy. Giờ đây khi những lời chúc mừng, ca tụng về thành công của vụ phóng tên lửa tầm xa nhất của Ấn Độ Agni-V đã qua, thông điệp chúc mừng của Thủ tướng đã được chuyển, các nhà khoa học và cơ quan chiến lược Ấn Độ phải tập trung vào bước tiếp theo đó là hoàn thiện phát triển và vận hành tài sản phòng thủ chiến lược này.

Được phát triển với chi phí lên tới 480 triệu USD, tên lửa Agni-V cao 17,5m, nặng 50 tấn và có 3 tầng, được đẩy đi bằng nhiên liệu cứng. Nó có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân nặng tới hơn 1 tấn. Các nhà phân tích cho rằng gia đình tên lửa Agni (có nghĩa là lửa trong tiếng Hindi và Sanskrit) sẽ là trụ cột trong kho vũ khí hạt nhân dựa vào tên lửa của Ấn Độ. Năm 2010, Ấn Độ đã thử thành công Agni-II, tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm xa 2.000km.

Mặc dù Agni-V phải mất ít nhất 4 năm nữa mới có thể gia nhập chính thức vào các lực lượng vũ trang, song vụ phóng thành công đã gửi một thông điệp tới châu Á và rộng hơn nữa là thế giới rằng Ấn Độ giờ đây đã có khả năng sản xuất và phóng một hệ thống có tính phức tạp cao mà mới chỉ có 5 nước khác (Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc) sở hữu. Còn tại châu Á, chỉ có Trung Quốc có khả năng và có kho vũ khí vượt trội Ấn Độ. Agni-V cũng cho phép Ấn Độ sở hữu một tài sản răn đe, vì nước này bị chi phối bởi chính sách “không ưu tiên sử dụng”, khi nói tới vũ khí hạt nhân.

Một nhà phân tích chiến lược tại Quỹ Hàng hải Quốc gia ở New Dehli, ông Uday Bhaskar, giải thích rằng Agni-V kết hợp nhiều công nghệ tinh vi. “Tên lửa Agni-V có tầm bắn vượt quá 5000 km. Quan trọng hơn nữa, nó có khả năng gọi là MIRV, nghĩa là khả năng mang hơn một đầu đạn hạt nhân, và có khả năng bắn trúng nhiều mục tiêu khác nhau", ông cho hay.

Các nhà phân tích chiến lược ở New Dehli nói Agni-V sẽ đem lại cho Ấn Độ một mức độ ngang hàng có tính chiến lược trong một khu vực Trung Quốc đã trỗi dậy như một cường quốc quân sự. Họ nói ngày càng có nhiều lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nước láng giềng phương bắc của Ấn Độ. Người Trung Quốc nói gì?

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc, ấn bản hôm nay đã có phản ứng trước vụ phóng. Tờ báo đã có dòng tít lớn trên trang tin tức của mình rằng: “Ấn Độ đang bị ảo giác tên lửa quét qua” và bình luận tiếp: “Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Thậm chí nếu nước này có tên lửa có thể vươn tới hầu hết mọi khu vực của Trung Quốc, điều đó cũng không có nghĩa là Ấn Độ sẽ đạt được điều gì đó trong các tranh chấp với Trung Quốc chỉ nhờ sự kiêu ngạo của mình. Ấn Độ nên hiểu rõ rằng sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc là mạnh hơn và tin cậy hơn. Và Ấn Độ không có bất cứ cơ may nào trong một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc”.

Bài báo nói hai nước nên phát triển một mối quan hệ hữu nghị.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hôm nay cũng cho biết nước ông không bị đe dọa bởi vụ phóng. “Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đang phát triển lớn. Chúng tôi không phải là những đối thủ cạnh tranh nhau mà là đối tác”, người phát ngôn khẳng định. “Chúng tôi tin rằng cả hai bên nên trân trọng quan hệ tốt đẹp phải rất vất vả mới đạt được giữa hai nước hiện nay và phải nỗ lực giữ vững hợp tác chiến lược thân thiện để khuyến khích cùng phát triển và có những đóng góp tích cực vào gìn giữa hòa bình và ổn định khu vực”.

Trước đó, đài truyền hình trung ương Trung Quốc, do nhà nước sở hữu, cho rằng vụ phóng là “thời khắc lịch sử cho Ấn Độ và nó cho thấy Ấn Độ đã gia nhập câu lạc bộ các nước có tên lửa đạn đạo tự chế”.

Song CCTV đã liệt kê một số nhược điểm của tên lửa Ấn Độ và khẳng định tên lửa “thực chất không tạo ra đe dọa gì”.

Cũng theo giới phân tích, mặc dù Agni-V về mặt lý thuyết cho phép Ấn Độ bắn được đầu đạn tên lửa tới Bắc Kinh và Thượng Hải, nhưng thực tế hôm nay cho thấy tên lửa chỉ được phóng đi khi các nhà chức trách chắc chắn điều kiện thời tiết hỗ trợ tốt nhất. Vì vậy vụ phóng phần lớn được xem là một cuộc phô diễn hơn là một cuộc bắn thử thực sự, nhằm chứng tỏ với các đối thủ của Ấn Độ rằng Ấn Độ đã có khả năng tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Ông Uday Bhaskar nói rằng Ấn Độ muốn được trang bị để ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa có thể phát xuất từ Trung Quốc. "Tôi nghĩ Ấn Độ mưu tìm một thế “có qua có lại” nào đó, không nhất thiết phải tương đương, mà là khả năng để báo hiệu rằng sức răn đe của chính Ấn Độ tương đối mạnh mẽ. Và đó là cách tôi đánh giá cuộc phóng thử nghiệm Agni hôm nay như cuộc biểu diễn về mặt công nghệ."

Với một nền kinh tế đang tăng trưởng, Ấn Độ đang chi nhiều tỉ đôla vào việc nâng cấp quân đội của mình, và đã trỗi dậy là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Phan Anh

Theo NDTV, AFP, BBC

==========================

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc, ấn bản hôm nay đã có phản ứng trước vụ phóng. Tờ báo đã có dòng tít lớn trên trang tin tức của mình rằng: “Ấn Độ đang bị ảo giác tên lửa quét qua” và bình luận tiếp: “Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Thậm chí nếu nước này có tên lửa có thể vươn tới hầu hết mọi khu vực của Trung Quốc, điều đó cũng không có nghĩa là Ấn Độ sẽ đạt được điều gì đó trong các tranh chấp với Trung Quốc chỉ nhờ sự kiêu ngạo của mình. Ấn Độ nên hiểu rõ rằng sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc là mạnh hơn và tin cậy hơn. Và Ấn Độ không có bất cứ cơ may nào trong một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc”.

Nếu thế giới này chỉ có hai nước là Ấn Độ và Trung Quốc thì luận điểm trên của bài báo thật là chí lý!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Bí mật” trong hầm thủy điện Sông Tranh 2

21/04/2012 09:39:28

Liên tục trong thời gian qua, các đoàn kiểm tra đã vào đường hầm của công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát, tuy nhiên Ban quản lý dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2) không cho các cơ quan báo chí theo vào.

Vậy đằng sau “bí mật” trong đường hầm đó là gì mà Ban quản lý dự án thủy điện 3 phải giấu? Để trả lời cho câu hỏi trên, phóng viên đã bằng mọi cách tiếp cận vào bên trong đường hầm để đem đến cho độc giả những gì đang xảy ra nơi đây.

Posted Image

Để nước không tuôn chảy tràn lan trong thân đập, chủ đầu tư đã khắc phục bằng cách đặt các ống nhựa to để thu nước vào rồi cho chảy ra hai bên hành lang thân hầm.

Posted Image

Các ống nhựa được đặt dày đặc trong đường hầm để thu hút nước.

Posted Image

Các thiết bị và vật liệu vôi vữa được dùng để “bịt” dòng chảy.

Posted Image

Cận cảnh nước theo các ống nhựa chảy xối xả xuống hành lang trong hầm.

(Theo Phunutoday)

============================

Ban Quản Lý đập thủy điện Sông Tranh hy vọng gì khi chỉ cho đoàn kiểm tra vào hầm và không có mặt báo chí?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bưng bít thông tin là bản chất của nhiều ngành, nhiều ban bệ trong hộ thống xã hội hiện nay. Họ lo lắng nhiều thứ và đơn giản họ nghĩ họ sẽ xử lý được sự cố này một cách nhanh chóng. Xong rồi thì có đem máy Cắt lớp họ cũng chẳng lo. Lúc đó trước báo chí và bàn dân thiên hạ họ sẽ khẳng định: An toàn, an tâm, không sao cả, tôi xin thề và xổ toẹt "tôi xin chịu trách nhiệm"...

Share this post


Link to post
Share on other sites

HOÀ CẢ LÀNG

Trăm năm bia đá thì mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

(Ca dao)

Vào năm Nhâm Thìn bão lụt, thời Bảo Thái nguyên niên, dưới triều Lê Trịnh, có anh cu Đẹt làm mõ làng Vũ Đại. Quanh năm suốt tháng, anh mõ đầu tắt mặt tối phục dịch cho việc làng việc xã, nhưng vẫn nghèo xơ xác. Mặc dù địa vị xã hội thuộc vào hàng dưới hạ đẳng và bần cùng, nhưng anh mõ vẫn chắt chiu, dành dụm nuôi được con lợn áng chừng non tạ. Không may cho anh, vào chiều tối ba mươi Tết năm ấy, trong khi lo chạy việc làng, con lợn xổng chuồng, phóng chạy sang bếp nhà ông xã nhiêu.

Lúc này, ông Mít - mới gom góp của cải dành dụm được trong nhiều năm, mua chân xã nhiêu để được mang danh chức dịch trong làng - đang hí hửng bổ củi, nấu nồi bánh chưng ăn Tết. Trong ánh lửa bập bùng, nhập nhoạng với trời tối mịt của đêm ba mươi, chợt thấy con vật lạ xộc vào chỗ mình, xã nhiêu hoảng hồn. Sẵn rìu bổ củi trên tay, ông xã phang một cái trời giáng vào đầu con vật. Con lợn khốn khổ của anh mõ "hự" lên một tiếng rồi lăn ra chết. Cầm thanh củi cháy đỏ lại gần, giơ lên coi, xã nhiêu giật mình: con lợn của thằng hàng xóm - thằng mõ - kẻ hạ đẳng và bần cùng nhất làng Vũ Đại. "Chết mẹ!" - xã nhiêu nghĩ bụng - "Thằng mõ nó biết mình giết lợn nó, mà lại giết ngay tại nhà mình, nó bảo mình ăn trộm, nó ăn vạ la làng thì còn gì là danh giá ông xã nữa! Bây giờ chỉ còn cách quăng mẹ nó con lợn này sang vườn nhà lão lý cựu là chắc ăn hơn cả". Nghĩ sao bào hao làm vậy, xã nhiêu lặc lè vác con lợn băng qua cánh đồng lén đến vườn nhà lý cựu.

Ông Ổi cũng mới mua chân lý cựu ngót trăm quan tiền và một tiệc khao cả làng cũng cỡ đó. Ông thấy thật là danh giá - "Không như cái thằng Mít mới làm ăn khá lên đây, ti toe có mấy hột mà cũng bày đặt mua chức xã nhiêu!" Vừa nghĩ, lý cựu vừa chắp tay sau đít đi đi lại lại trong vườn vừa gật gù tỏ vẻ đắc chí. Bỗng lý cựu đứng sựng lại, mặt mày tái mét: bên bờ rào, một bóng đen lù lù xuất hiện đang nhìn ngó. Lý cựu định thần coi kỹ - xã nhiêu - vừa nghĩ tới nó, nó đã hiện ra, mình mẩy mặt mày máu me bê bết, trông cứ như một oan hồn hiện lên đòi mạng. Lý cựu lập cập la lên, tiếng eo éo vì lạc giọng:

- Bớ làng nước ơi! Cứu tôi với!

Tiếng la chưa dứt thì "huỵch"; một con gì cũng bê bết máu quăng ngay trước mặt làm lý cựu sợ đến cứng họng, lăn quay ra đất, run lẩy bẩy. Người nhà nghe tiếng la chạy túa ra vườn. Ánh đuốc bập bùng, lý cựu mắt trợn trắng chỉ tay ra bờ rào, răng đánh vào nhau lập cập "Xã nhiêu"...

Một tay người nhà tỏ ra can đảm, mạnh bạo cầm đuốc đi tới coi:

- Bẩm cụ lý! Con lợn ạ!

- Nó! Xã nhiêu, không phải lợn....

Thấy cụ lý đã mất hồn vía, đám đầy tớ bèn khiêng lý cựu vào nhà chạy chữa.

Hoàn hồn, ông lý bàn với bà lý:

- Sách nho có câu: "Họa phúc bất tường, phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí". Nó làm ông hết vía thì ông được con lợn. Vậy bu nó sai pha thịt ra, nhà ta lấy một góc tư ăn Tết. Còn bao nhiêu, mai tôi với đầy tớ gánh ra đình bán lấy tiền, bù chút đỉnh vào cái khoản lo chân lý cựu cho tôi!

Bà lý khoái chí cười toe toét:

- Lạy thánh mớ bái, nhờ ơn đức ông bà tổ phụ, nên năm hết Tết đến nhà ta vẫn có lộc Trời cho!

Sáng mồng một Tết, lý cựu khăn đóng, áo dài, quần chúc bâu, giày da láng, phe phẩy chiếc quạt cùng anh lực điền gánh thịt lợn ra chợ đình bán. Nửa đường, cụ lý gặp trương tuần Hách - người phụ trách an ninh trong làng - đang ve vẩy tay thước đi cùng với một tuần phu. Trông thấy lý cựu, trương tuần Hách cười toe toét, khom lưng vái:

- Bẩm cụ lý, năm mới kính chúc cụ vạn thọ khang ninh.

Lý cựu cũng toe toét cuời ra dáng hỉ hả:

- Không dám! Không dám! Năm mới xin chúc ông trương....

Chợt nhìn thấy thịt lợn, trương tuần Hách đổi giọng:

- Ai cho phép ông phạm lệ làng?

Lý cựu xám mặt ngơ ngác. Tuần Hách tiếp:

- Ông sát sinh ngày mồng một là một tội, hai nữa là ông không có nuôi lợn, sao lại có thịt lợn bán, đích thị đồ gian, tôi phải bắt ông ra làng phạt vạ.

Lý cựu mặt tái mét:

- Bẩm ông trương.....

- Không bẩm báo gì hết! Ông là lý cựu, chỉ có cái danh do làng đặt ra, để bán cho kẻ có tiền như ông, để ông khỏi mang tiếng bạch đinh, khỏi phu phen tạp dịch, để ông được ăn trên ngồi trước mỗi khi có đình có đám. Nhưng ông không có quyền gì sất, tôi mới có quyền! Biết chưa? Đi!

Người tuần phu vung tay thước. Lý cựu run lập cập:

- Bẩm ông trương! Thật ra thì.....

Lý cựu thuật lại câu chuyện, rồi nói:

- Xin ông cũng thương tình, sự thật chỉ có thế. Ông có làm lớn chuyện thì chẳng bõ dân làng nó cười đám đàn anh. Chẳng gì chúng ta cũng cùng trong chức dịch với nhau!

Trương tuần Hách nghĩ bụng: "Nếu việc thật chỉ có thế thì cũng đếch làm gì được thằng lý cựu keo kiệt này. Thằng này có bóp cổ thì nó lè lưỡi, chứ không chịu lòi tiền cho mình, chi bằng lựa cách lấy mẹ nó chỗ thịt lợn có lẽ dễ hơn!". Nghĩ vậy, trương tuần Hách dịu giọng:

- Nếu ông biết điều thì thôi! Vả lại cũng tình chòm xóm, lại trong chức dịch với nhau. Thôi thì tôi bàn thế này: công ông đã khó nhọc gánh ra đến đây, ông đã lấy một góc tư thì lấy thêm bộ đồ lòng nữa là quá phải. Lợn cũng không biết là của ai, chỗ thịt này ông cứ đưa cho tôi, mặc tình tôi lo liệu, êm chuyện thì thôi. O¬ng thấy thế nào?

Lý cựu mừng húm, vâng dạ rối rít. Ông lý đưa mắt lườm anh đầy tớ. Thầy trò chộp bộ đồ lòng rồi lập cập ra về. Vừa đi lý cựu vừa tâm đắc: "Họa phúc bất tường, phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí".

Trương tuần Hách lấy thịt về nhà, nghĩ nuốt cũng khó trôi. Chú bèn pha lấy một góc tư, còn bao nhiêu đem trình lý trưởng.

Lý trưởng làng Vũ Đại đang khề khà uống rượu thì trương tuần Hách đem thịt lợn đến trình việc. Bực mình, cụ lý mắng:

- Tháng giêng là tháng ăn chơi, lại là mồng một Tết. Chú trình việc định phá ta hả? Sao không để ra giêng hãy trình?

- Dạ bẩm cụ lý! Để ra giêng e thịt lợn ôi, phạm tội phí của trời. Nên con cũng mạn phép lấy một góc tư, còn bao nhiêu đem trình cụ lý, tuỳ chỗ cụ định liệu.

Nghe nói lý trưởng gật gù:

- Thôi được, thầy nói cũng có lý. Vậy cứ để thịt đây cho tôi lo!

Trương Hách về rồi, lý trưởng nghĩ bụng: "Tiên sư cái thằng trương Hách thế mà khôn, nó đẩy việc cho mình. Xử thì Tết nhất rộn làng rộn xóm, tiếng oán để cho ta, không xử để ra giêng thì lợn ôi cũng uổng, lợn thì không biết của ai, mà cũng chẳng còn nguyên con lợn!". Cụ lý chắc lưỡi: "Thôi thì nó góc tư, ta đây cũng góc tư cho khỏi phí của trời". Nghĩ vậy, cụ bèn sai đầy tớ xẻ thịt. Chỉ một lát sau, cụ lý đã áo the khăn xếp chỉnh tề cùng đầy tớ bưng quả thịt, đem trình ông chánh tổng. Nghe lý trưởng là Vũ Đại trình sự việc, ông chánh phán:

- Thằng trương Hách nó đùn việc cho ông, ông lại đùn cho tôi hả?

Lý trưởng khom lưng:

- Dạ, bẩm cụ chánh, nhà con đâu dám. Thôi thì cụ chánh thương tình xín xái. Dầu gì cụ cũng xuất thân từ làng Vũ Đại. Kể như làng Vũ Đại con tết cụ chút đỉnh thịt lợn!

Chánh tổng ra chiều suy nghĩ rồi gật gù:

- Nể tình thầy, tôi cũng chiếu cố lấy một góc tư, chứ chẳng dám ăn hơn các ông. Còn cái đầu lợn, để tôi sai đem biếu quan phụ mẫu tri huyện, nói là của làng Vũ Đại các anh tết quan. Như vậy, sau này các anh xin xỏ gì nó cũng dễ, có phải không?

Lý trưởng hớn hở cười toe toét, vái dài:

- Bẩm cụ chánh! Cụ thật cao kiến, thôi thì trăm sự làng Vũ Đại chúng con trông cậy cả vào cụ!

*

* *

Quan phụ mẫu đang phấn khởi, vì đầu năm có người đem biếu cái thủ lợn. Thực ra, quà Tết quan chẳng thiếu gì, nhiều cái còn đắt giá hơn. Nhưng quan cho đó là điềm lành. Con ngài năm nay lại đi thi để lấy cái tú tài. Trước đây nó đã mấy lần thi không đậu. Nó tuổi Hợi tức là lợn, ứng vào điềm đầu lợn chắc hẳn phen này sẽ đậu thủ khoa. Chỉ tiếc cái tai trái đầu lợn lại rách mất một miếng, e có điều gì không được trọn vẹn. ...

Bỗng lính lệ chạy vào báo:

- Bẩm quan lớn! Có thằng mõ làng Vũ Đại xin được vào hầu. Bẩm nó láo quá, cửa quan mà nó làm như cái gì của nhà nó ấy ạ!

- Thôi được! - quan phụ mẫu đang phấn khởi, ngài tỏ ra độ lượng - Chốn công đường ai có việc thì tới, vậy mới gọi là công đường chứ! Cho nó vào đây!

Chú lính há miệng ngạc nhiên: lần đầu tiên quan tỏ ra độ lượng, một anh mõ hạ đẳng mà cũng được gặp quan. Cảm động đến rưng rưng nước mắt, chú lính cúi rạp người:

- Xin tuân lệnh quan lớn!

Anh mõ bước vào.

- Có việc gì? Quan hất hàm, oai vệ hỏi. Anh mõ chắp tay vái rồi mếu máo kể lể:

- Dạ! bẩm quan lớn! Cái thân con nghèo hèn, dành dụm chắt chiu mới nuôi được con lợn. Nhưng không may đêm ba mươi Tết có kẻ ăn trộm lợn của con!

Quan quắc mắt, ngài quát:

- Sao không báo tuần! Tao còn nhiều chuyện lớn phải lo, thì giờ đâu mà lo cái chuyện vặt của mày!

Anh mõ nghe quan nổi giận thì mặt tái xanh, nói lắp bắp:

- Dạ bẩm quam lớn! Con lợn của quan thì nó nhỏ, nhưng con lợn của con thì nó lớn lắm ạ! Dạ bẩm, con cũng đã báo ông trương tuần; ông trương tuần chỉ lên cụ lý; cụ lý chỉ lên cụ Chánh; cụ Chánh chỉ lên quan lớn. Con hết hơi mới lên đến đây, kêu xin quan lớn đèn trời soi xét cho phận cùng đinh này!

- Con lợn của mày có dấu tích gì không?

- Dạ bẩm quan lớn! Con lợn của con nó bị gai tre móc phải, nên rách tai trái từ bé ạ!

Quan phụ mẫu giật mình, tái mặt. Ngài thét lớn:

- Lệ đâu! Bảo thầy lục sức giấy gọi tất cả chức dịch làng Vũ Đại với chánh tổng Vũ Nhai lên hầu ngay!

Chú lệ khúm núm:

- Dạ bẩm quan lớn! Chức dịch làng Vũ Đại với chánh tổng Vũ Nhai đang tề tựu trước công đường để mừng tuổi quan lớn.

Quan khoát tay ra hiệu cho anh mõ và chú lính đi theo, rồi hầm hầm bước ra cổng.

Thấy quan thăng đường, đám chức dịch quỳ mọp:

- Bẩm quan lớn! Năm mới....

Quan gạt phắt:

- Không năm mới năm me gì hết! Chúng mày làm ăn thế nào mà để Tết nhất thằng mõ lên tận đây kêu ca là nó mất lợn?

Quan quay lại hỏi anh mõ:

- Con lợn của mày ra sao?

Anh mõ sợ quá, quỳ xuống lắp bắp:

- Dạ bẩm quan! Lợn con bị rách tai trái ạ!

Quan quắc mắt nhìn chánh tổng. Chánh tổng vội nói:

- Dạ, bẩm quan! Thủ lợn con biếu quan do lý trưởng làng Vũ Đại đem cho ạ! Dạ! Chỉ có cái thủ và một góc tư!

Lý trưởng vội nói:

- Dạ, bẩm quan! Lợn ấy anh trương Hách đem lại cho con chỉ có một nửa ạ!

Trương Hách vội nói:

- Xin quan minh xét! Con đi tuần gặp anh lý cựu gánh thịt ra đình nhờ con trình làng, lợn thiếu một góc tư ạ!

Lý Ổi run lập cập:

- Dạ, bẩm quan! Anh xã Mít đêm ba mươi, quăng lợn chết vào nhà con ạ!

Xã nhiêu quì mọp kể lại sự việc, sau đó lạy như tế sao:

- Bẩm quan! Xin quan đèn trời soi xét.

Quan phụ mẫu ngẫm nghĩ: "Đúng là thủ lợn rách tai sinh điềm gở! Biết đâu nó ứng vào việc kiện cáo này, còn con ta vẫn lãnh thủ khoa!". Nghĩ vậy, quan khoái trá, ngài phán:

- Như vậy thì nay ta xét thấy: lợn chạy vào bếp xã nhiêu, bị nó đập chết nhưng lại quăng vào vườn lý cựu, chứng tỏ xã nhiêu không có lòng tham. Đập lợn chỉ là hành động tự vệ chính đáng, nó không có tội gì, bản chức tha cho!

- Xã nhiêu hớn hở vái dài:

- Dạ, bẩm quan lớn minh lắm ạ!

Quan quay qua lý cựu:

- Còn thầy lý cựu! Lợn quăng vào nhà thầy, thầy có lấy hết cũng phải mà chỉ lấy một góc tư, rồi đem trình làng. Bản chức xét thấy thầy cũng vô tội!

Lý Ổi quỳ mọp hớn hở:

- Bẩm quan lớn dạy chí phải!

Quan nhìn sang trương Hách:

- Với trương Hách, Tết nhất còn mẫn cán với công việc thật đáng khen. Lợn lý cựu đưa cho không biết của ai; lại chỉ lấy một góc tư rồi đem trình lý trưởng là phải phép, ngươi không có tội gì!

Trương Hách hí hửng:

- Dạ bẩm quan lớn dạy thật chí lý!

- Còn lý trưởng làng Vũ Đại! - quan phán tiếp - con lợn đến thầy cũng không còn nguyên vẹn. Không lẽ gọi cả làng ra nhận lợn trong ngày tư ngày tết làm rộn làng rộn xóm, trong khi cũng không biết lợn ở đâu ra. Ông xung công rồi đem biếu chánh tổng là phải phép. Như thế là người biết làm việc.

Lý trưởng vui vẻ vái dài:

- Tạ ơn quan lớn, xét thật công tâm!

Quan ngó qua chánh tổng:

- Còn ông chánh! Thầy lý biếu ông, ông có quyền nhận và còn có bụng trên nghĩ đến ta, dưới nghĩ đến làng Vũ Đại. Như thế là trên dưới trọn đạo, vẹn tình. Xử thế thật đáng khen.

Chánh tổng vái dài:

- Dạ bẩm quan! Xưa nay con vẫn đúng như lời quan dạy!

- Còn ta! - quan gật gù - ta vốn thương người, lấy quá thì khổ dân, mà không lấy thì phụ tình người biếu ta. Ta nhận vì thuận lòng người, chớ cái đầu lợn thì vơi ta có gì đáng kể!

Đám chức dịch vái dài:

- Dạ bẩm quan! Quan thật nhân đức. Đúng là "Dân chi phụ mẫu"!

Anh cu Đẹt quỳ mọp, mếu máo:

- Dạ bẩm quan lớn! Bẩm các cụ! Cái phận con nghèo, nên cái thân con ngu. Con thấy quan dạy thật chí lý, việc các cụ làm thì phải cả. Nhưng con lợn của con thì nó đi đàng nào? Thật khốn khổ thân con!

- Đối với thằng mõ! - quan gật gù độ lượng, ngài phán - Ngươi vô ý để lợn xổng chuồng, lại kêu rêu là mất trộm khi không có chứng cớ rõ ràng, gây hoang mang, hoài nghi trong bà con, làng xóm. Đúng ra ta phải trừng trị. Nhưng xét ra thì "của đau con xót, một mất mười ngờ" lại thấy thân phận ngươi nghèo hèn cũng đáng thương. Bậc thánh nhân xưa lấy lòng nhân làm gốc, lấy hoà khí làm đầu! Nay ta xử: "Hoà cả làng!".

Đám chức dịch nảy giờ nín thở, nay mừng rỡ la lên:

- Bẩm quan lớn! Chí phải! Chí phải! Lợn đã xổng chuồng, hoà cả làng! Hoà cả làng! Ha ha ha!

Anh mõ tiu nghỉu, mếu máo trở về nhà. Thế là câu chuyện từ miệng anh mõ lan ra khắp làng Vũ Đại, rồi ra hết tổng Vũ Nhai, lan cả huyện Thọ Xương, rồi khắp trấn Kinh Bắc, rồi ra cả nước. Đến nay trải đã mấy trăm năm, "Hoà cả làng" đã trở nên câu thành ngữ dân gian.

Cho đến tận bây giờ, mỗi khi đi qua đám đánh cù, đánh đáo, thấy bọn trẻ thường la lên:

- Hoà cả làng! Hoà cả làng!

Và khi đó, thế nào cũng có thằng cười, thằng khóc....

=================================

Bùn wá! Chăng biết viết gì. Đem câu chuyên cũ lên đọc lại. Chiện này viết lâu rùi. Từ năm 1992 tận Bến Tre lận. Ngày ấy cũng có báo đăng đấy. Hai ba tờ lận. Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc “lúng túng về đường lưỡi bò”

Thanhnien Online

22/04/2012 3:38

Chính quan chức và học giả Trung Quốc cũng không nêu được bằng chứng cụ thể đối với yêu sách đường 9 đoạn mà nước này áp lên biển Đông.

Đó là nội dung trong công điện của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh gửi về Washington ngày 9.9.2008 do WikiLeaks vừa tiết lộ. Đài ABS-CBN (Philippines) ngày 20.4 dẫn lại bức điện cho hay một tham tán chính trị của Sứ quán Mỹ đã có nhiều cuộc thảo luận với giới chức Vụ Luật pháp và Công ước biển (DTLO) thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng như một số học giả nước này về tranh chấp trên biển Đông. Trong đó, phía Trung Quốc rất hùng hồn tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi có từ lịch sử”, nhưng khi được hỏi về bằng chứng và cơ sở lịch sử, pháp lý thì tất cả đều “ú ớ”.

Thời gian qua, Trung Quốc gây tranh cãi và phản đối dữ dội từ nhiều phía với bản đồ 9 đoạn ôm gần trọn biển Đông và có nhiều động thái tăng cường tuyên truyền cho yêu sách phi lý này. Đường lưỡi bò không những bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, mà còn vi phạm khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác trong khu vực.

Posted Image

Bản thân Trung Quốc cũng không thể chứng minh tính hợp lý của đường lưỡi bò - Ảnh: CIA World Factbook

Theo bức công điện, khi trao đổi với tham tán chính trị nói trên của Mỹ, quan chức tên Văn Cường thuộc DTLO nói: “Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa - NV) và các vùng biển lân cận”. Tuy nhiên, người này thừa nhận rằng đường lưỡi bò là quy định biên giới biển do Trung Quốc tạo ra, dựa vào những phản ánh lịch sử, chứ không căn cứ theo Công ước LHQ về luật Biển

(UNCLOS). Ngoài ra, lời nói của viên chức Trung Quốc cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông Văn Cường thừa nhận Bắc Kinh đã ký UNCLOS nên “chắc chắn sẽ yêu cầu” quyền lợi trên biển Đông thông qua công ước này. Thế nhưng, mặt khác, ông ta lại khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận xử lý tranh chấp theo quy trình của công ước. Lý do đưa ra là “tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đã có từ rất lâu và UNCLOS chẳng thể làm rõ mọi vấn đề”. Tuy nhiên, Văn Cường không thể chỉ ra cụ thể các “phản ánh lịch sử” về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

Trong một cuộc nói chuyện tương tự, một học giả họ Dương thuộc Đại học Bắc Kinh cũng không thể trả lời thuyết phục về cơ sở lịch sử của đường lưỡi bò. Ông ta chỉ nói chung chung rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông xuất phát từ rất lâu, “trước khi các quốc gia trong khu vực được hình thành”. Thế nhưng, khi tham tán Mỹ yêu cầu chỉ ra một tài liệu cụ thể chứng minh cho điều đó thì học giả họ Dương lại viện đến Sách trắng do Bộ Ngoại giao Trung Quốc về biển Đông công bố hồi năm 2000. Tuy nhiên, trong bức điện, giới chức Mỹ chỉ rõ rằng bản thân Sách trắng nói trên cũng chỉ có một ý nhỏ nhắc đến lịch sử của đường lưỡi bò, dựa theo thông tin mơ hồ từ một số ngư dân ở đảo Hải Nam. Đến nay, chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với các nội dung trong bức điện mật do WikiLeaks tung ra.

Báo Trung Quốc cảnh báo xung đột vũ trang

Ngày 21.4, tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng bài xã luận cảnh báo Mỹ về cuộc tập trận chung với Philippines đang diễn ra. Theo đó, bài xã luận cho rằng cuộc tập trận Balikatan 2012 “đã thổi bùng nguy cơ xung đột vũ trang trong tranh chấp biển Đông”. Gần đây, căng thẳng giữa Bắc Kinh với Manila đã dâng cao xung quanh bãi cạn Scarborough và cuộc tập trận Philippines - Mỹ diễn ra giữa lúc Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra đến khu vực trên.

Posted Image

Binh sĩ Philippines và Mỹ tham gia Balikatan 2012 - Ảnh: AFP

Bài viết của PLA Daily còn quy kết: “Bất cứ ai cũng sớm nhìn thấy đằng sau cuộc tập trận này sẽ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang và nguy cơ dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp biển Đông. Thông qua cuộc tập trận chung, Mỹ khiến tình hình biển Ðông thêm hỗn loạn, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực”. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra cảnh báo đối với kế hoạch tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương do Washington công bố hồi cuối năm ngoái.

Lê Loan

==========================

Bởi vậy! Đâu dám đưa ra Liên Hiệp Quốc để quốc tế phân xử đâu. Danh bất chính vậy mà cũng đòi bá chủ khu vực.Vớ vẩn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUẢNG NGÃI:

SẢN PHỤ CHẾT VÌ BÁC SĨ KHÔNG CHO MỔ KỊP THỜI

VNN - Dù gia đình van xin bác sĩ mổ lấy thai vì sản phụ đau đớn không sinh được, tuy nhiên bác sĩ của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vẫn lạnh lùng không chấp nhận. Sau đó, sản phụ gục ngã, các bác sĩ mới vội vã đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn. Sản phụ chết vì không sinh được. Cháu bé trong bụng sản phụ đã được mổ lấy ra trong tình trạng nguy kịch.

Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ là chị Lê Thị Hương (24 tuổi) ngụ thôn 1, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi đã bất ngờ qua đời sau 2 ngày nhập viện và được mổ lấy thai tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bé trai sơ sinh, con của sản phụ Hương cũng đang trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi.

Anh Trần Công (28 tuổi)- chồng của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn cho biết: Chị Hương được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng vỡ ối, chuyển dạ vào khoảng 11h tối 18/4. Đến sáng 19/4, sau nhiều giờ nhập viện, thấy vợ anh phải chịu đau đớn mà vẫn chưa thể sinh con nên anh Công đã yêu cầu bác sĩ Khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho chị Hương được mổ lấy thai. .

Posted Image

Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong,

Tuy nhiên, bác sĩ đã từ chối yêu cầu của gia đình bệnh nhân Lê Thị Hương với lý do sức khỏe chị Hương vẫn tốt, có thể sinh tự nhiên được. Sau đó, nhiều giờ vợ anh đã gục ngã vì không thể sinh được.

Trong buổi sáng 20/4, P.V VietNamNet có mặt tại bệnh viện, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ các bác sĩ, kể cả lãnh đạo bệnh viện. Đến 15h cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi mới đồng ý gặp phóng viên.

Ông Hùng cho biết: Khoảng 11h20p sáng 19/4, bệnh nhân được chuyển từ phòng sinh cho ca trực của bác sĩ Lê Cao Tuấn. Bác sĩ Tuấn phát hiện bệnh nhân Hương đang trong tình trạng khó thở, nên đã gọi bác sĩ khoa nội tim mạch và gây mê, đồng thời làm thủ tục cho bệnh nhân vào phòng mổ. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ có dấu hiệu hẹp van tim 2 lá và phù phổi cấp?

Khoảng 4h chiều cùng ngày, bệnh nhân được đưa về Khoa hồi sức tích cực-chống độc trong tình trạng nguy kịch phải thở ống oxy. Đến khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ Hương đã qua đời.

Điều đáng nói là trong 12 tiếng đồng hồ thuộc 2 ca trực, kể từ khi bệnh nhân được nhập viện, các bác sĩ khoa sản không hề phát hiện ra bệnh nhân có dấu hiệu bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp.

Bà Nguyễn Thị Bông (52 tuổi)- mẹ ruột của bệnh nhân Hương bức xúc nói: “Hai vợ chồng nó cưới nhau và vào TP. HCM làm ăn được 2 năm rồi. Vì cháu mang bầu lần đầu tiên nên cách ngày sinh nở khoảng 10 ngày, 2 vợ chồng Hương dẫn nhau về sinh ở Quảng Ngãi để gia đình tiện bề chăm sóc cả mẹ lẫn con.

Trước khi chuyển dạ và nhập viện, tình hình sức khỏe của cháu Hương rất tốt, không hề có biểu hiện bệnh tim hay phù phổi cấp như bác sĩ chẩn đoán. Chúng tôi không hiểu vì sao Bệnh viện không cho cháu Hương được mổ đẻ ngay lúc gia đình yêu cầu mà lại để đến khi quá muộn không thể cứu vãn được nữa ”.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng cho biết thêm: “Theo nhận định ban đầu, chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân bệnh nhân Lê Thị Hương tử vong là do bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp”.

Bác sĩ Hùng cũng thừa nhận nếu được phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh tim và mổ lấy thai sớm hơn, bệnh nhân Lê Thị Hương có thể sẽ không chịu hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Sắp tới, bệnh viện sẽ tổ chức họp và truy cứu trách nhiệm 2 kíp trực phụ trách bệnh nhân Lê Thị Hương.

Đến chiều 20/4, Phòng kỹ thuật hình sự- Công an tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi phẫu thuật, khám nghiệm tử thi để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ Lê Thị Hương.

Được biết, hiện cháu bé con của chị Hương là con trai, nặng 2,5 kg đang được nuôi giữ trong lồng kính với tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch.

Minh Bảo Nguồn: VNN.

====================

Thằng bác sĩ ngu ngục và bần tiện. Nếu nó biết suy luận - chỉ một thứ suy luận đơn giản là: Nếu không mổ thì nguy hiểm hơn là mổ - vì ngày nay sinh mổ là bình thường.

Nhìn người nhà bệnh nhân thấy họ nghèo, nên bọn bác sĩ vô lương tâm này từ chối vì không kiếm chác được chứ gì?

Vô lương tâm, vô trách nhiệm, tham lam, ngu ngục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung đột do đất đai ở Vân Nam

23/04/2012 3:56

Chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đang điều tra vụ đụng độ giữa người dân và lực lượng an ninh tại thành phố Lệ Giang cuối tuần trước. Theo Nhật báo Vân Nam, ẩu đả xảy ra trong buổi thương lượng về đền bù đất đai giữa người dân thôn Tiểu Can Tinh và giới chức Lệ Giang vào ngày 18.4.

Thông báo chính thức của chính quyền địa phương cáo buộc đám đông dân chúng tấn công cán bộ, khiến lực lượng an ninh phải ra tay trấn áp. Giới chức còn khẳng định 1 dân phòng thiệt mạng, 16 cảnh sát bị thương nhưng “không có người dân bị thương” trong vụ việc.

Trước đó, dân huyện Quảng Nam, cũng thuộc tỉnh trên, đã xung đột lớn với người của Công ty cơ khí và xây dựng Vân Nam, khiến 21 người bị thương, bao gồm 5 người bị thương nặng.

Nguyên nhân chính đang được điều tra nhưng dư luận cho rằng cũng do người dân bất bình về vấn đề đền bù thu hồi đất.

Ngọc Bi

=====================

Hồ Chủ tịch đã nói: "Không sợ ít. Chỉ sợ không công bằng".

Các cụ trí giả Việt thì phát biểu: Làm quan tức là "Cầm cân, nẩy mực".

Nhưng các cụ cũng nói: "Nảy mực Tàu. Đau lòng gỗ".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Tĩnh:

Nữ sinh bị bạn chém, phụ huynh 'trả thù'?

Cập nhật 23/04/2012 04:30:00 PM (GMT+7)

Posted Image - Theo nguồn tin riêng mà VietNamNet mới có được, trong vụ nữ sinh Trường THPT Lê Quý Đôn ở Thạch Hà, Hà Tĩnh dùng dao đâm 3 nữ sinh khác ngay tại cổng trường ngày 19/4 vừa qua có nhiều diễn biến phức tạp.

Kinh hoàng nữ sinh thủ dao ‘xử’ bạn

Vụ việc xảy ra còn liên quan đến nhiều đối tượng bên ngoài trường học. Và thông tin mới nhất, đã có một nam thanh niên trong “người quen” của Huyền (nữ sinh đâm bạn) bị đâm 2 nhát hiện vẫn đang cấp cứu tại bệnh viện.

Nạn nhân là Hồ Hoàng Sơn (SN 1991, trú xóm Đông Tân, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà), bị đâm 1 nhát ở vai sâu 10 cm, 1 nhát ở hông, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Posted Image

Anh Hồ Hoàng Sơn đang cấp cứu tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh.

Tại khoa ngoại tổng hợp của Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh, do mất nhiều máu, sắc mặt nhợt nhạt, Sơn kể, do có quen biết với nhóm nữ sinh Mai Thị Thanh Huyền và Võ Thị Thủy học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn và khi sự việc 2 học sinh đó đâm 3 học sinh khác tại cổng trường, Sơn có “chứng kiến”?

Đến khoảng 17h, chiều ngày 19/4, Sơn có nhận được điện của H.G. (là bạn trai của Nguyễn Thị Trà My, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Lê Quý Đôn, bị đâm phải nhập viện cấp cứu) yêu cầu đến Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh thăm em My.

Sau khi đến bệnh viện thăm My rồi về gần đến nhà thì Sơn tiếp tục nhận được điện thoại của H.G. nói gọi cả nhóm của Huyền đến gặp nhau ở quán cà phê Mộc ở phường Thạch Linh (TP. Hà Tĩnh) nói chuyện, xin lỗi ông L. (bố ruột của một nữ sinh bị chém).

Sơn kể tiếp, khi Sơn cùng H, T, chị gái T, Q, Th. đến quán cà phê Mộc thì xẩy ra xô xát. Một người tên S. ở xã Thạch Lưu dùng dao đâm vào vai Sơn, sau đó ông L. dùng cốc vỡ đâm vào hông của Sơn.

Cố vùng dậy chạy thì cửa quán cà phê đã bị đóng kín nên Sơn phải trèo qua cổng bỏ chạy.

Nhóm của H.G. tiếp tục đuổi theo và bắt được Sơn, tiếp tục đấm đá, khi thấy Sơn máu chảy nhiều quá họ mới chịu thả ra để một người trong nhóm của Sơn chở đi cấp cứu.

Trong vụ ẩu đã tại quán cà phê đó, còn có một người tên Th. trong nhóm của Sơn bị đánh rách môi phải khâu nhiều mũi.

Các em Mai Thị Thanh Huyền, Võ Thị Thủy cũng bị Y., ông L. đấm đá sưng mặt.

Posted Image

Quán café Mộc, nơi xảy ra vụ hỗn chiến giữa người nhà nữ sinh bị chém với người “cùng hội cùng thuyền” nữ sinh đâm bạn.

Chị Trần Thanh Hảo, chủ quán cà phê Mộc ở xã Thạch Linh cho biết, tối ngày 19/4 khi xảy ra sự việc ẩu đả tại quán cà phê của mình chị không có mặt ở quán vì đang đi chơi.

Tuy nhiên, khi về thì sự việc đã xong, chỉ thấy công an, cảnh sát cơ động đến xác minh, tìm kiếm dấu vết hiện trường.

Sau đó chị được nhân viên kể lại, khoảng 19h hôm đó, thấy một nhóm 5 hay 6 người gì đó cả nam và nữ đến ở quán ngồi.

Một lát sau, thấy có một nhóm cũng khoảng 6 người gồm cả nam và nữ đến. Hai bên vừa mới nói chuyện với nhau được một lúc thì đánh nhau. Sợ quá, nhân viên bỏ chạy vào trong nhà rồi đóng cửa lại nên cũng không chứng kiến hết được sự việc.

Sự việc xảy ra rất nhanh, rồi họ cũng rời khỏi quán rất nhanh vì sợ công an đến bắt nên nhân viên không biết danh tính của họ.

Trưởng Công an TP Hà Tĩnh, Thượng Tá Nguyễn Tiến Nam khẳng định có sự việc đánh nhau tại quán cà phê Mộc ở Thạch Linh tối 19/4. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ và sẽ có thông tin cụ thể sau.

Trưởng công an phường Thạch Linh Đặng Văn Hướng cũng xác nhận đúng là có trường hợp đánh nhau ở quán cà phê Mộc tối ngày 19/4. Vụ việc khiến anh Hồ Hoàng Sơn ở xã Thạch Tân bị 1 nhát đâm ở vai, một nhát ở hông hiện còn đang cấp cứu ở Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh.

Những đối tượng đâm Sơn thì hiện đang điều tra, xác minh nên chưa thể cung cấp thông tin.

Theo thông tin của Sơn cung cấp thì ông L., người dùng cốc vỡ đâm Sơn là bố ruột của nữ sinh Trà My.

Trước đó, như đã đưa tin, khoảng 11h, ngày 19/4, do mâu thuẫn từ trước nên sau khi tan học, em Mai Thị Thanh Huyền, Võ Thị Thủy (cùng lớp 11A5,) đã thủ dao trong người, khi ra đến cổng trường thì dùng dao đâm em Nguyễn Thị Trà My (lớp 11A5), Đoàn Thị Thùy Linh lớp 10A3 (cùng trường THPT Lê Quý Đôn) và em Nguyễn Thị Yến (học sinh trường cấp 3 IS ở TP. Hà Tĩnh) gây thương tích nghiêm trọng.

Sau khi bị đâm chém, Trà My, Thùy Linh và Thị Yến phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh. Riêng nữ sinh Trà My bị các đối tượng trên chém đứt gân cánh tay phải.

Thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được từ gia đình nữ sinh Thùy Linh (người có mâu thuẫn với Thanh Huyền) thì kể từ sau khi bị chém, vào viện khâu vết thương xong thì gia đình đã không thể liên lạc. Hiện bố mẹ em đang rất lo lắng.

Sơn có vai trò gì trong “nhóm” của Thanh Huyền, Võ Thị Thủy? Tại sao phụ huynh nữ sinh bị chém lại nhằm vào Sơn “trả thù”? Tại sao bị chém nhưng Thùy Linh lại phải bỏ đi không về nhà? Những nữ sinh này từng có những “thành tích” gì trong trường...?

VietNamNet sẽ thông tin tới bạn đọc trong những kỳ sau.

================================

Sơn có vai trò gì trong “nhóm” của Thanh Huyền, Võ Thị Thủy? Tại sao phụ huynh nữ sinh bị chém lại nhằm vào Sơn “trả thù”? Tại sao bị chém nhưng Thùy Linh lại phải bỏ đi không về nhà? Những nữ sinh này từng có những “thành tích” gì trong trường...?

VietNamNet sẽ thông tin tới bạn đọc trong những kỳ sau.

Hồi hộp quá! Muốn biết sự kiện thế nào . Xin xem hồi sau sẽ rõ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUẢNG NGÃI:

SẢN PHỤ CHẾT VÌ BÁC SĨ KHÔNG CHO MỔ KỊP THỜI

VNN - Dù gia đình van xin bác sĩ mổ lấy thai vì sản phụ đau đớn không sinh được, tuy nhiên bác sĩ của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi vẫn lạnh lùng không chấp nhận. Sau đó, sản phụ gục ngã, các bác sĩ mới vội vã đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn. Sản phụ chết vì không sinh được. Cháu bé trong bụng sản phụ đã được mổ lấy ra trong tình trạng nguy kịch.

Sự việc xảy ra vào khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ là chị Lê Thị Hương (24 tuổi) ngụ thôn 1, xã Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi đã bất ngờ qua đời sau 2 ngày nhập viện và được mổ lấy thai tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bé trai sơ sinh, con của sản phụ Hương cũng đang trong tình trạng nguy kịch, khó qua khỏi.

Anh Trần Công (28 tuổi)- chồng của sản phụ Lê Thị Hương đau đớn cho biết: Chị Hương được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng vỡ ối, chuyển dạ vào khoảng 11h tối 18/4. Đến sáng 19/4, sau nhiều giờ nhập viện, thấy vợ anh phải chịu đau đớn mà vẫn chưa thể sinh con nên anh Công đã yêu cầu bác sĩ Khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho chị Hương được mổ lấy thai. .

Posted Image

Mẹ của sản phụ chết ngất tại bệnh viên khi nhận hung tin con gái mình tử vong,

Tuy nhiên, bác sĩ đã từ chối yêu cầu của gia đình bệnh nhân Lê Thị Hương với lý do sức khỏe chị Hương vẫn tốt, có thể sinh tự nhiên được. Sau đó, nhiều giờ vợ anh đã gục ngã vì không thể sinh được.

Trong buổi sáng 20/4, P.V VietNamNet có mặt tại bệnh viện, nhưng không nhận được câu trả lời nào từ các bác sĩ, kể cả lãnh đạo bệnh viện. Đến 15h cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi mới đồng ý gặp phóng viên.

Ông Hùng cho biết: Khoảng 11h20p sáng 19/4, bệnh nhân được chuyển từ phòng sinh cho ca trực của bác sĩ Lê Cao Tuấn. Bác sĩ Tuấn phát hiện bệnh nhân Hương đang trong tình trạng khó thở, nên đã gọi bác sĩ khoa nội tim mạch và gây mê, đồng thời làm thủ tục cho bệnh nhân vào phòng mổ. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ có dấu hiệu hẹp van tim 2 lá và phù phổi cấp?

Khoảng 4h chiều cùng ngày, bệnh nhân được đưa về Khoa hồi sức tích cực-chống độc trong tình trạng nguy kịch phải thở ống oxy. Đến khoảng 8h20p sáng 20/4, sản phụ Hương đã qua đời.

Điều đáng nói là trong 12 tiếng đồng hồ thuộc 2 ca trực, kể từ khi bệnh nhân được nhập viện, các bác sĩ khoa sản không hề phát hiện ra bệnh nhân có dấu hiệu bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp.

Bà Nguyễn Thị Bông (52 tuổi)- mẹ ruột của bệnh nhân Hương bức xúc nói: “Hai vợ chồng nó cưới nhau và vào TP. HCM làm ăn được 2 năm rồi. Vì cháu mang bầu lần đầu tiên nên cách ngày sinh nở khoảng 10 ngày, 2 vợ chồng Hương dẫn nhau về sinh ở Quảng Ngãi để gia đình tiện bề chăm sóc cả mẹ lẫn con.

Trước khi chuyển dạ và nhập viện, tình hình sức khỏe của cháu Hương rất tốt, không hề có biểu hiện bệnh tim hay phù phổi cấp như bác sĩ chẩn đoán. Chúng tôi không hiểu vì sao Bệnh viện không cho cháu Hương được mổ đẻ ngay lúc gia đình yêu cầu mà lại để đến khi quá muộn không thể cứu vãn được nữa ”.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng cho biết thêm: “Theo nhận định ban đầu, chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân bệnh nhân Lê Thị Hương tử vong là do bị hẹp, hở van tim 2 lá và phù phổi cấp”.

Bác sĩ Hùng cũng thừa nhận nếu được phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh tim và mổ lấy thai sớm hơn, bệnh nhân Lê Thị Hương có thể sẽ không chịu hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Sắp tới, bệnh viện sẽ tổ chức họp và truy cứu trách nhiệm 2 kíp trực phụ trách bệnh nhân Lê Thị Hương.

Đến chiều 20/4, Phòng kỹ thuật hình sự- Công an tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi phẫu thuật, khám nghiệm tử thi để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ Lê Thị Hương.

Được biết, hiện cháu bé con của chị Hương là con trai, nặng 2,5 kg đang được nuôi giữ trong lồng kính với tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch.

Minh Bảo Nguồn: VNN.

====================

Thằng bác sĩ ngu ngục và bần tiện. Nếu nó biết suy luận - chỉ một thứ suy luận đơn giản là: Nếu không mổ thì nguy hiểm hơn là mổ - vì ngày nay sinh mổ là bình thường.

Nhìn người nhà bệnh nhân thấy họ nghèo, nên bọn bác sĩ vô lương tâm này từ chối vì không kiếm chác được chứ gì?

Vô lương tâm, vô trách nhiệm, tham lam, ngu ngục.

Thật tình không thể hiểu nổi cái lương tâm của con người của Bác sĩ nó ở đâu trong tình huống này? chắc là chó tha đi mất rồi. Mà không biết các bác sĩ loại này đối diện với lời thề của ngành mình trước lúc ra trường như thế nào nữa. Thật đúng như SP nói: Vô lương tâm, vô trách nhiệm, tham lam, ngu ngục. Kiểu người này đem bỏ tù mới đáng chứ kiểm điểm, kỷ luật thì ăn thua gì... chằng khác náo bắt cóc bỏ vào đĩa. Con mà là Bao Công chắc là xách cẩu đầu trảm chém ngay để răn đe thế nhân trong trường hợp này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật tình không thể hiểu nổi cái lương tâm của con người của Bác sĩ nó ở đâu trong tình huống này? chắc là chó tha đi mất rồi. Mà không biết các bác sĩ loại này đối diện với lời thề của ngành mình trước lúc ra trường như thế nào nữa. Thật đúng như SP nói: Vô lương tâm, vô trách nhiệm, tham lam, ngu ngục. Kiểu người này đem bỏ tù mới đáng chứ kiểm điểm, kỷ luật thì ăn thua gì... chằng khác náo bắt cóc bỏ vào đĩa. Con mà là Bao Công chắc là xách cẩu đầu trảm chém ngay để răn đe thế nhân trong trường hợp này.

tiếc thay xã hội vẫn luôn phải chấp nhận 1 sự thật như vậy. Giết người có dao thì bị xử, nhưng giết người ko dao thì ko sao cả. Thằng ăn cắp 2000 đồng bị 5 năm tù. Nhưng thằng tham ô cả nghìn tỉ có khi cũng chỉ chừng ấy năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh tế 24h

Khu du lịch 50 tỷ bỏ hoang

Tác giả: Quốc Nam

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

Từ một khu du lịch nổi tiếng với suối nước nóng tự nhiên đến 105oC, đến nay suối nước nóng Bang (ở bản Chuôn, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) gần như bị bỏ hoang. Tình trạng này bắt đầu từ khi hai dự án biến suối Bang thành khu du lịch nghỉ dưỡng nối tiếp ra đời.

Suối nước nóng Bang được đưa vào khai thác du lịch từ hơn mười năm trước và là một trong ba điểm đến trong tam giác du lịch của tỉnh Quảng Bình: động Phong Nha - suối Bang - biển Nhật Lệ. Năm 2004, suối Bang được giao cho một công ty du lịch để đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng với tổng vốn 50 tỉ đồng. Nhưng cũng từ khi khoác chiếc áo mới "khu nghỉ dưỡng", Suối Bang vắng dần khách bởi đầu tư manh mún, thiếu đồng bộ và không như thiết kế.

Trước tình hình trên, năm 2008, UBND tỉnh Quảng Bình cấp phép cho Công ty Đông Dương (Hà Nội) vào "cứu vãn" Suối Bang với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp có vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 200 tỉ đồng, tổng vốn gần 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên khi thi công, công ty này lại phá đi cảnh quan tự nhiên nên cả khu suối này như bị "ngạt". Rêu phủ dày mặt suối, có đoạn đáy suối đen ngòm.

Các hạng mục hạ tầng dịch vụ phía bên ngoài xây dở dang, hiện còn ngổn ngang gỗ và sắt thép. Đường dẫn vào suối trở thành con đường cho ôtô tải vào khai thác gỗ tràm nên đã nát bét. Ba bể lắng được xây dựng gần đó để thành bãi tắm cũng khô khốc, cây cối um tùm. Những hạng mục khác trong thiết kế như khu vui chơi thể thao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu biệt thự cao cấp... chẳng thấy bóng dáng đâu.Ông Trần Văn Mừng, chủ tịch UBND xã Kim Thủy, ngậm ngùi: "Khi suối này còn tự nhiên, cứ mùa lạnh là khách gần xa nườm nượp đổ về tắm. Nay thì vắng hoe, đến cả dân địa phương cũng không buồn ra tắm ở suối nữa".

Posted Image

Ông Lê Văn Phúc, giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Quảng Bình, xác nhận dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Suối Bang đã tạm dừng từ hơn một năm nay. Ông Phúc cho biết Công ty Đông Dương đã rút đi từ lâu mà không thông báo cho tỉnh biết. Ông Lưu Văn Luyến, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình, cho hay UBND tỉnh đã làm việc với Công ty Đông Dương yêu cầu tiếp tục dự án. Đại diện công ty đã hứa sẽ quay lại tiếp tục đầu tư hoàn tất thời gian tới. "Nói vậy nhưng cũng chưa biết khi nào dự án này sẽ hoàn thành" - ông Luyến nói.

(Theo TTO)

=================================

Nhiều tiền nhỉ! Đã vậy còn phá vỡ cảnh quan môi trường không biết giá bao nhiêu tỷ nữa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Cứ thử cấm ôtô một tuần, sẽ biết được lòng dân'

VnExpress

Thứ ba, 24/4/2012, 10:36 GMT+7

"Chúng ta cứ thử cấm ôtô giờ cao điểm một ngày là sẽ thấy ngay kết quả, sau một tuần có thể kết luận biện pháp có được lòng dân hay không", ông Mai Trọng Tuấn - chủ nhân "giải pháp 5x5" trao đổi với VnExpress.

Đề xuất cấm ôtô 5 ngày trong tuần để giảm ùn tắc /Tranh cãi về đề xuất cấm ôtô 5 ngày trong tuần /Kinh nghiệm 4 năm cấm xe máy ở Quảng Châu

- "Giải pháp 5x5" mà ông đề xuất để chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP HCM cụ thể là thế nào?

- Gọi là "giải pháp 5x5" vì tôi đề xuất hai thành phố lớn thực hiện cấm ôtô lưu thông vào nội đô 5 giờ trong một ngày, và 5 ngày trong một tuần (trừ thứ 7 và chủ nhật). Tôi chỉ đưa ra đề xuất cấm 5 giờ trong một ngày vì có 2 khoảng thời gian cao điểm thường xảy ra ùn tắc vào buổi sáng và buổi chiều kéo dài khoảng 5 tiếng. Còn việc phân bổ cụ thể thế nào là việc của ngành giao thông, tôi không thể lấn sân.

- TP HCM có khoảng 500.000 ôtô, trong khi xe máy là 5 triệu xe, tại sao ông lại xác định ôtô là nguyên nhân dẫn đến kẹt xe và chọn đây là loại phương tiện cần phải cấm?

- Theo thống kê lượng ôtô chỉ bằng 10% xe máy nhưng diện tích chiếm mặt đường khi lưu thông lại là 55% và chỗ đỗ là 65% trong khi chỉ chở được 10% lượng người.

Mặt khác, việc hạn chế phương tiện cá nhân sớm muộn chúng ta cũng phải thực hiện vì tình trạng đường xá còn quá chật hẹp, vận tải hành khách công cộng chưa đủ để phục vụ người dân. Tuy nhiên, giữa việc cấm xe máy và ôtô thì chắc chắn cấm ôtô dễ hơn vì tác động đến ít người, trong khi hơn 95% người dân đang sử dụng xe máy để đi lại.

Posted Image

Ông Mai Trọng Tuấn (cựu phi công, người từng gây xôn xao dư luận vào năm 2009 với ý tưởng “đường bay vàng”). Ảnh: H.C.

- Nếu cấm ôtô thì nội đô các thành phố đầu tàu của cả nước sẽ tràn ngập xe máy. Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng giải pháp này là đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới?

- Đúng là xu hướng phát triển chung của thế giới đều hướng đến sử dụng ôtô thay cho xe máy. Nhưng mình phải biết mình đang ở đâu, đang có gì chứ không thể muốn là được trong khi hạ tầng của chúng ta còn rất thiếu và yếu. Trước đây, vì nhiều lý do chúng ta từng đi ngược lại xu hướng phát triển của thế giới, lượng xe máy "bùng nổ" theo cấp số nhân nhưng đường xá chỉ tăng theo cấp số cộng.

Vì lợi ích lâu dài của toàn xã hội chúng ta cần chấp nhận "đi ngược" để tìm ra sự "thuận chiều" giống như trong toán học, âm nhân với âm sẽ thành tích số dương. Nay mai khi đã mở được đường, đời sống được cải thiện thì chúng ta xóa bỏ xe máy, trở lại theo đúng xu hướng phát triển của thế giới. Một khi hệ thống vận tải hành khách công cộng đã phát triển, đủ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thì đề xuất không có xe máy trong khu vực trung tâm chắc chắn người dân sẽ đồng thuận, thậm chí tự động giảm sử dụng xe máy. Lúc đó, xe máy sẽ "dạt" về các địa phương khác nên không lãng phí.

- TP HCM đã có đề án tổ chức thu phí ôtô vào trung tâm (tức là vẫn cho người dân được quyền lựa chọn giải pháp) nhưng sau nhiều năm vẫn không thể thực hiện. Trong khi đó, không một nước nào trên thế giới áp dụng biện pháp cấm ôtô, ông nghĩ sao về tính khả thi của dự án?

- Để thực hiện việc thu phí ôtô vào trung tâm nhà đầu tư cần bỏ ra khoảng 18.000 tỷ đồng để xây dựng hệ thống trạm thu phí, sau đó người đi ôtô sẽ tiếp tục đóng phí khi đi vào trung tâm. Điều này sẽ trở thành gánh nặng cho nhiều người phải giành dụm lâu ngày mới mua được một chiếc ôtô. Còn những người giàu họ lại sẵn sàng đóng dù phí có cao để chạy xe vào trung tâm. Vì vậy, khó bảo đảm được việc giảm ùn tắc. Trong khi đó, nếu cấm ôtô vào nội đô theo giờ quy định thì dù anh có nhiều tiền đi nữa cũng không được vào, mọi người đều bình đẳng.

Một lý do quan trọng nữa là biện pháp cấm này sẽ không tốn một khoản tiền đầu tư nào cả và người đi ôtô cũng không phải mất thêm tiền phí vì hiện nay có khá nhiều loại phí rồi. Theo tôi "giải pháp 5x5" này sẽ được nhiều người đồng thuận hơn, tính khả thi cũng cao hơn.

Posted Image

Theo ông Tuấn, nếu thực hiện lệnh cấm ôtô vào nội đô, sẽ có thêm 50% diện tích đường cho xe máy, nhờ đó nạn ùn tắc sẽ giảm đáng kể. Ảnh: Hoàng Hà.

- Vậy biện pháp chế tài nào sẽ kiểm soát lệnh cấm?

- Khi thành phố đã đồng ý với chủ trương này thì kiểm soát không có gì khó khăn. Hiện nay thành phố đang thực hiện lệnh cấm xe tải vào nội đô trong khung giờ quy định, xe nào vi phạm sẽ bị lực lượng CSGT xử phạt ngay. Thử xem hiện tại có bao nhiêu người dám phạm luật, không ai muốn mình bị mất tiền cả.

- Ông căn cứ vào đâu để khẳng định, thực hiện giải pháp 5x5 chắc chắn chỉ trong một tuần lễ là đã có thể kết luận được?

- Thực tiễn sẽ chứng minh chân lý. Chúng ta cứ thử lệnh cấm xe ôtô một ngày sẽ thấy kết quả ngay lập tức, sau một tuần có thể kết luận ngay biện pháp này hiệu quả hay không và có được lòng đa số người dân hay không. Hà Nội vừa qua đã đổi giờ học, giờ làm, cấm đỗ xe... mà chưa thể rút ra được kết luận. Nếu thử thực hiện đề án này mà không có hiệu quả thì sẽ trở về như trước, không ảnh hưởng hay lãng phí gì.

- Theo ông, giải quyết việc đỗ xe như thế nào khi cấm ôtô vào nội đô, trong khi chúng ta lại đang thiếu bãi gửi xe?

- Tìm các bãi giữ xe ở khu vực trung tâm mới khó, còn vùng ven hay ngoại thành có rất nhiều bờ sông, bờ kè, những khu đất quy hoạch còn bỏ trống... Nếu cần vận động có thể cho dân cùng tham gia tổ chức bãi gửi xe để có thêm thu nhập.

Tại TP HCM, các cửa ngõ hướng vào trung tâm đường rất rộng rãi, 4 làn xe hơi như Điện Biên Phủ, Cộng Hòa... Các biển báo cho phép tốc độ xe hơi được chạy tới 80 km một giờ trên một đoạn đường chỉ dài 2 km. Những con đường cửa ngõ vào thành phố rộng và đẹp, xe chạy thênh thang là cần thiết và nên có nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta có thể lấy một bên đường, hoặc một phần để làm bãi đỗ xe, làm mái vòm cho xe đậu đàng hoàng mà vẫn lưu thông được. Nhìn những con đường rộng thênh thang này rồi đi tiếp vào trung tâm thành phố lại ùn tắc, xe hơi đỗ cả dưới lòng đường chẳng khác nào "cơm thì thừa mà gạo lại thiếu".

UBND thành phố cần xây dựng các tuyến xe buýt, điểm đỗ taxi, điểm thuê xe đạp để tạo sự kết nối liên hoàn chạy dọc các tuyến và vào sâu trong các khu dân cư ở khu vực trung tâm.

Posted Image

Cũng theo ông Tuấn, ngành giao thông nên xem taxi là một loại phương tiện vận tải công cộng, vì mỗi chiếc taxi mỗi ngày chở đến hàng trăm lượt khách. Ảnh: H.C.

- Tại sao đề xuất của ông không cấm taxi vào nội đô?

- Chúng ta không nên coi taxi như là một loại phương tiện cá nhân bởi mỗi ngày chở cả trăm lượt khách, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân rất lớn. 12.000 taxi tại TP HCM đang giải quyết việc làm cho mấy chục ngàn lao động. Cấm taxi trong giờ cao điểm là không hợp lý, người ốm đau, thai phụ vẫn cần phải có taxi phục vụ.

Cần nói thêm, để thực hiện lệnh cấm này cũng cần vận động các cán bộ nhà nước cùng tham gia, trừ các xe công vụ đặc biệt. Người có tiêu chuẩn sử dụng ôtô công nên được hỗ trợ tiền để đi taxi, chắc chắn là tiết kiệm được cả chi phí và lao động. Tiết kiệm được 2 chiều đường đưa đi và đón về, đồng thời cũng thể hiện được sự gương mẫu hòa đồng theo thực hiện nghị quyết trung ương 4 khóa 11.

Hữu Công

==========================

Giải pháp bằng cách "Câm". Í lộn! "Cấm" thì chẳng cần chỉ số IQ cao, ai cũng mần được cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay