Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Hai chuyên gia kinh tế giành giải Nobel không có câu trả lời rõ ràng cho khủng hoảng châu Âu, nhưng cho rằng cần liên minh tài chính khu vực đồng euro.

Thế còn Huê Kỳ thì sao? Nằm bên ngoài cuộc khủng hoảng "kinh thế tàn cầu" à? Híc! Rùi Nhựt Bủn, Hàn Quốc ...vv...nữa?

Thôi! Trả lại giải "nô beo" đi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung-Mỹ tham vấn kín về châu Á-Thái Bình Dương

11/10/2011 21:20:59

Ngày 11/10, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành phiên tham vấn kín thứ hai về các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đồng chủ tọa.

Posted Image

Ông Thôi Thiên Khải và ông Kurt Campbell trước buổi tham vấn tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ở Bắc Kinh ngày 11/10. Ảnh: Getty Images

Tại phiên họp, hai bên đã nhất trí sẽ phối hợp nhằm duy trì sự ổn định và hợp tác trong khu vực.

Theo thông cáo báo chí sau phiên tham vấn, hai nước cùng có trách nhiệm cũng như chia sẻ các lợi ích chung trong việc duy trì sự ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết các thách thức an ninh và tăng cường hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về quan hệ song phương, Trung Quốc khẳng định việc duy trì sự phát triển ổn định trong quan hệ với Mỹ là một điều kiện quan trọng cho việc duy trì đối thoại và hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bắc Kinh đánh giá cao những phát triển trong quan hệ hai nước kể từ sau chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng Giêng vừa qua.

Tuy nhiên, tại cuộc họp, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ quan ngại về một số vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai nước.

Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng và việc định giá đồng Nhân dân tệ.

Bắc Kinh bày tỏ hy vọng Washington sẽ tôn trọng những lợi ích và mối quan tâm cốt lõi của Trung Quốc, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để cùng thúc đẩy quan hệ song phương.

Về phần mình, Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Trung Quốc và cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển bền vững mối quan hệ này.

Quan chức Washington nhấn mạnh sẽ phát triển quan hệ với Bắc Kinh từ quan điểm chiến lược và tăng cường hợp tác song phương để cùng giải quyết thỏa đáng các tranh chấp.

Phiên tham vấn Trung-Mỹ đầu tiên tiến hành vào tháng Sáu tại Hawaii, Mỹ.

(Theo TTXVN)

============================

Tham vấn kín kiểu gì mà oang oang cả làng biết thế?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội đàm cấp cao Việt - Trung tại Bắc Kinh

VnEpress

Thứ ba, 11/10/2011, 23:26 GMT+7

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh trưa 11/10 và hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong đó hai bên nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế là cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định và nhất trí xử lý bất đồng thông qua đàm phán hòa bình.

Posted Image

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự trong lễ đón chính thức tại Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.

=========================

Ông Hồ Cẩm Đào tuy mặt lạnh như tiền, nhưng không có sát khí. Ngài Nguyễn Phú Trong tự tin và bình thản. Hy vọng mọi chuyện tốt đẹp. Điều này khác hẳn ảnh có nội dung tương tự chụp ông Chu Ân Lại và Ngài thủ tướng Phạm Văn Đồng ở sân bay Bắc Kinh vài chục năm trước. Ngày ấy ông Chu Ân Lai đằng đằng sát khí, còn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng tỏ ra đăm chiêu. Không có hàng quân danh dự, nhưng có đông đảo quần chúng Bắc Kinh ra đón thủ tướng Việt Nam và tung hoa ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hồ ngầm Nam cực tiết lộ sự sống ngoài hành tinh?

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :6:31 AM, 12/10/2011

Hồ ngầm Ellsworth nằm dưới mặt băng 3 km ở Tây Nam Cực có thể tiết lộ nhiều điều về cuộc sống trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm và giúp thu hẹp việc tìm kiếm cuộc sống ngoài Trái Đất, các nhà khoa học Anh cho biết.

Các nhà nghiên cứu sẽ đến Nam Cực trong tuần tới với mong muốn trở thành những người đầu tiên khám phá một trong 387 hồ ngầm của lục địa băng.

Posted Image

Hồ ngầm Ellsworth ở Nam Cực có thể cung cấp đầu mối tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh (Ảnh minh họa)

Hồ Ellsworth có thể chứa vi khuẩn, vi sinh vật và các dạng sống đơn bào mà các chuyên gia tin rằng chúng còn sót lại từ hàng triệu năm trước.

Các nhà khoa học hy vọng những trầm tích lấy từ lòng hồ sẽ củng cố thuyết Dải Băng Tây Nam Cực tan chảy do sự nóng lên toàn cầu và sụp đổ trong quá khứ đồng thời làm rõ tại sao sinh vật có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhất trên hành tinh, một đầu mối giúp các nhà thiên văn tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Cuộc thám hiểm sẽ được tiến hành vào tháng 10, nằm trong dự án kéo dài 15 năm của 8 trường đại học ở Anh, Trung tâm Khảo sát Nam Cực Anh Quốc và Trung tâm Hải Dương học Quốc gia. Dự án nhận được 7 triệu bảng Anh tiền tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Quốc gia.

Song Hà (Theo Telegraph)

=================================

Chẳng bao giờ có sự sống ngoài hành tinh cả. Đây chỉ là một suy luận manh tính logic hình thức của những tri kiến cục bộ. Tôi sẽ chứng minh điều này với mô hình Vonfram với anh chị em lớp Phong Thủy cao cấp ngoài Hanoi trong buổi off tới đây. Nhưng cần nhắc ko tôi quên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ăn" hôm nay, có tội với mai sau!

Tác giả: Trần Minh Quân

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 12/10/2011 05:00 GMT+7

Xét về mọi mặt, hai dự án thủy điện này đều nằm gọn trong khu vực rừng quốc gia và chưa phải là công trình quan trọng quốc gia, cũng không thuộc diện chủ trương của Quốc hội. Vậy tại sao lại phải cố làm cho bằng được, bất chấp những nguyên tắc quản lý Nhà nước?

Nhà khoa học: Sáng đúng chiều sai, sáng mai lại đúng?

Trước đây, dư luận xã hội đã rất bất bình khi ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên (Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết, bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của hai dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A do Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện là một báo cáo sao chép.

Thì một lần nữa, những người quan tâm đến hai dự án thủy điện này lại phải... chưng hửng khi chứng kiến thái độ bất nhất của các nhà khoa học thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Vacne).

Vào ngày 29.6.2011, khi trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, ông PGS.TS Nguyễn Đình Hoè cho rằng "137 hec ta đất rừng Cát Tiên cắt ra chỉ là diện tích để xây dựng nhà máy, còn diện tích rừng bị mất đi do ngập nước và các nguyên nhân khác có liên quan đến thuỷ điện còn lớn hơn nhiều". Ông Hòe còn nhấn mạnh "Xin thưa rằng, phải mất hàng trăm năm mới có được thảm thực vật đa dạng của rừng Cát Tiên".

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Hòe đã đặt nghi vấn "Cách đây mấy tháng, tỉnh Đồng Nai và TP.HCM đề nghị bỏ bớt vài nhà máy thuỷ điện trong quy hoạch. Vậy sao nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A vẫn tiến hành làm thủ tục đầu tư xây dựng?".

Và ông yêu cầu "Doanh nghiệp - chủ đầu tư Dự án nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A trên sông Đồng Nai công bố công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường để dư luận và các nhà khoa học có cơ sở phản biện. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần xây dựng trên toàn lưu vực sông Đồng Nai, chứ không đơn lẻ ở một đoạn sông, nhánh sông".

Với những ý kiến trên đây, rõ ràng nhiều người sẽ nghĩ rằng ông không đồng tình hay thậm chí phản đối việc xây dựng thêm hai nhà máy thủy điện nữa trên sông Đồng Nai, một con sông được quy hoạch đến 20 nhà máy thủy điện khác nhau.

Tuy nhiên, tại hội thảo về các vấn đề môi trường liên quan đến hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Vacne tổ chức ngày 30.9 tại Hà Nội, thì thái độ của các nhà khoa học thuộc Vacne, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, đã gần như... thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng ngược lại.

Theo đó, quan điểm và chính kiến của Vacne khẳng định rằng mọi tác động "không hề nghiêm trọng như một bộ phận dư luận đánh giá".

Trong bản tham luận tại hội thảo được đánh giá là khá "nặng ký" tại hội thảo ngày 30.9 vừa qua, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội Vacne lại tỏ ra khá lạc quan và cho rằng mọi lo lắng đã trở nên thái quá.

PGS.TS Hòe khẳng định việc làm ngập 137 hec ta trên thực tế chỉ làm giảm chút ít nơi kiếm thức ăn của động vật ở khu Cát Lộc, ít ảnh hưởng đến nơi di trú của động vật.

Sau khi phân tích những cái được, mất của dự án, ông Hòe khẳng định chắc nịch: "Hai dự án xứng đáng được đánh đổi, nhưng là đánh đổi có điều kiện. Điều kiện ở đây là chủ đầu tư cần xem xét đến các giải pháp giảm thiểu tác động và nâng cấp chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường". Nhưng ông không nêu ra được giải pháp nào cụ thể.

Kết thúc tham luận, ông Hòe tái khẳng định "Nhận định của Bộ NNvà PTNT tại đề xuất về việc điều chỉnh quy hoạch vườn Quốc gia Cát Tiên để xây nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là hoàn toàn chính xác". Và ông còn cho biết sẽ "Đề nghị Vacne sớm gửi kiến nghị cho phép chủ đầu tư tiếp tục được thực hiện dự án".

Posted Image

Phải mất hàng trăm năm mới có được thảm thực vật đa dạng của rừng Cát Tiên

Chỉ trong vòng 3 tháng, lại chưa một lần đến tham quan, nghiên cứu khu vực vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng thái độ của những nhà khoa học đang được biết đến với danh nghĩa phản biện lại thay đổi một cách đột ngột như thế, khiến cho dư luận thêm hoài nghi về tính khách quan của công tác đánh giá, thẩm định dự án.

Sự thay đổi quan điểm nhanh chóng này chẳng khác nào cái cách mà người ta hay kháo nhau theo kiểu "Sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng".

Chưa cần biết những đánh giá này là đúng hay sai nhưng rõ ràng đây không phải là phong cách và cái tâm của một nhà khoa học chân chính.

Không dừng lại ở đó, việc ông Hòe đề nghị Vacne gửi kiến nghị làm thủy điện giúp chủ đầu tư cũng thật khó hiểu.

Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, thì Vacne đang đóng nhầm vai. "Tôi muốn hỏi, Vacne có chức năng làm công văn xin làm thuỷ điện cho Đồng Nai không? Vacne đang thay mặt cho nhà đầu tư?" TS Tứ đặt nghi vấn (SGTT 04.10).

Chưa hết, khi trả lời phỏng vấn báo Người lao động về vấn đề này, PGS.TS Hòe còn tỏ ra rất khó chịu khi một số cơ quan báo chí và nhà khoa học đang cố làm rõ những tác động của dự án đến môi trường.

Ông nói: "Sông Đồng Nai đoạn từ trước hồ Trị An đến cửa vườn Quốc gia được tỉnh Đồng Nai đề nghị Bộ Công Thương quy hoạch 5 thủy điện quy mô tương đương Đồng Nai 6A, nằm ngay trong khu dự trữ sinh quyển nhưng chẳng thấy ai phản đối mà sao cứ chọc ngoáy vào Đồng Nai 6 và 6A".

Còn có lợi ích đặc biệt nào khác?

Nhìn lại toàn bộ diễn biến của sự việc xung quanh dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, có thể thấy dường như đang có một cuộc vận động ngầm để được thực hiện 2 dự án này bằng mọi giá.

Từ bản báo cáo sao chép, đến việc hỗ trợ toàn bộ chi phí cho đoàn khảo sát, nghiên cứu từ phía chủ đầu tư trước đây và mới đây là một hội thảo khoa học chóng vánh ... Tất cả đều có một mục đích duy nhất là để dự án được thực hiện, bất chấp những cảnh báo tác hại đến môi trường từ dư luận và các nhà khoa học khác.

Việc quá "mặn mà" với hai dự án thủy điện này đang khiến dư luận không thể không đặt nhiều dấu chấm hỏi. Liệu các ý kiến ủng hộ dự án của một số nhà khoa học có được xem xét một cách đầy đủ, công bằng và khoa học hay không?

Và, liệu ngoài mục đích được làm thủy điện, được cung cấp điện cho lưới điện quốc gia ra thì còn có lợi ích đặc biệt nào khác?

Trong một diễn biến khác, khi trả lời phỏng vấn báo SGTT ngày 22.7.2011, Bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết "Quan điểm trước sau như một của Bộ Công thương là thuỷ điện không được đụng tới rừng đặc dụng, vườn quốc gia. Rừng đặc dụng và vườn quốc gia là tài sản của đất nước, có vai trò bảo vệ môi trường, chống lũ lụt cho hạ nguồn nên về nguyên tắc không đụng chạm vào những khu rừng như vậy, trừ trường hợp là công trình quan trọng quốc gia, có ý kiến về mặt chủ trương của Quốc hội buộc phải xem xét thì lúc đó sẽ tính".

Khi trả lời phỏng vấn báo SGTT ngày 22.7.2011, Bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết "Quan điểm trước sau như một của Bộ Công thương là thuỷ điện không được đụng tới rừng đặc dụng, vườn quốc gia. Rừng đặc dụng và vườn quốc gia là tài sản của đất nước, có vai trò bảo vệ môi trường, chống lũ lụt cho hạ nguồn nên về nguyên tắc không đụng chạm vào những khu rừng như vậy, trừ trường hợp là công trình quan trọng quốc gia, có ý kiến về mặt chủ trương của Quốc hội buộc phải xem xét thì lúc đó sẽ tính".

Xét về mọi mặt, hai dự án thủy điện này đều nằm gọn trong khu vực rừng quốc gia và chưa phải là công trình quan trọng quốc gia, cũng không thuộc diện chủ trương của Quốc hội. Vậy tại sao lại phải cố làm cho bằng được, bất chấp những nguyên tắc quản lý Nhà nước như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu?

Đành rằng việc phát triển thủy điện là cần thiết nhưng đối với những dự án nhạy cảm về môi trường và có tác động sâu rộng đến hệ sinh thái rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, thậm chí tác động lâu dài đối với đời sống của người dân sống ven lưu vực sông Đồng Nai như thế này, rất cần có những đánh giá thực sự nghiêm túc và khách quan.

Tránh trường hợp đánh đổi cho sự phát triển bằng mọi giá và đặc biệt là đánh đổi những tác hại của môi trường để phục vụ cho một nhóm lợi ích cụ thể nào nhất định. Bởi nếu làm như thế chúng ta chẳng những mang tiếng là "ăn" cả tài nguyên thiên nhiên, mà còn có tội với thế hệ mai sau.

===================================

Tuy nhiên, tại hội thảo về các vấn đề môi trường liên quan đến hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Vacne tổ chức ngày 30.9 tại Hà Nội, thì thái độ của các nhà khoa học thuộc Vacne, trong đó có PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, đã gần như... thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng ngược lại.

Bởi vậy, giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu mới phát biểu rằng: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Đấy là giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói và báo đăng hẳn hoi chứ không phải tôi ạ.

Phó giáo sư tiến sĩ mà còn nói năng bất nhất như vậy thì đám hơn kém chút đỉnh và lóc cóc leng keng còn ra cái gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Phan Huy Lê: Hội Sử học sẽ đối thoại với Bộ GD-ĐT

Thứ Năm, 13/10/2011 - 07:38

(Dân trí)- “Giải quyết tình trạng học Sử sa sút hiện nay có rất nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng nhất tổ chức hội thảo mang tính chất chuyên gia với những người có trách nhiệm là Bộ GD-ĐT để nhìn nhận lại một cách thật khách quan tình trạng học Sử hiện nay” .

>> Ra mắt Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam

Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã cho biết như vậy về cải cách tình trạng học môn Sử hiện nay.

Posted Image

GS Phan Huy Lê.

Tại buổi họp báo về công bố Quỹ Phát triển sử học Việt Nam, Giáo sư cho biết Hội khoa học Lich sử đang chuẩn bị buổi đối thoại với Bộ GD-ĐT về tình trạng học sử hiện nay?

Đó là mộttrong những chương trình giải quyết tình trạng dạy sử xa sút hiện nay của Hội Khoa học lịch sử chúng tôi dự kiến có rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp quan trọng nhất là tổ chức Hội thảo mang tính chất chuyên gia cùng với những người có trách nhiệm là Bộ GD-ĐT và Viện khoa học giáo dục để nhìn nhận lại một cách thật khách quan tình trạng học Sử hiện nay, nguyên nhân từ đâu? Và đặc biệt tìm ra giải pháp trước mắt và giải pháp cơ bản để chấm dứt tình trạng học Sử hiện nay chuyển sang giai đoạn phát triển tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức nhiều buổi giao lưu về sử học. Chúng tôi muốn đưa vấn đề này ra trước công luận để mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm của mình và thúc đẩy việc học sử nhanh chóng hơn.

Theo giáo sư giải pháp trước mắt cải thiện tình trạng học sử hiện nay là gì?

Trong lúc chờ đợi thay đổi cơ bản toàn diện thì không thể để tình trạng này kéo dài mãi. Trên thực tế, với kiến nghị của Hội Sử học và nhiều ngành khác, người có trách nhiệm dạy sử phổ thông cũng đã có cố gắng. Chúng tôi đánh giá cao các thầy giáo, cô giáo dạy sử đã cố gắng rất nhiều nhưng không thay đổi được bao nhiêu.

Hay như vừa rồi giảm tải trong sách giáo khoa, tôi thấy đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt cải thiện phần nào đó thôi chứ chưa giải quyết triệt để, cơ bản. Dạy sử phổ thông phải giải quyết một cách cơ bản có hệ thống chứ không chỉ bằng giải pháp nhỏ giọt như thế này được.

Vậy đâu là giải pháp căn bản nhất để nâng cao chất lượng dạy – học môn sử, thưa giáo sư?

Theo ý kiến cá nhân tôi phải thay đổi nhận thức về môn Sử trên 2 phương diện cơ bản: Thứ nhất, là vị thế của môn Sử phổ thông phải coi như những môn học cơ bản trong trang bị kiến thức giáo dục bản lĩnh con người Việt Nam chứ không thể như hiện nay coi môn Sử là môn học tầm thường, năm thi năm không.

Thứ hai, là yêu cầu dạy học sử phổ thông nhằm mục tiêu gì? Theo tôi chương trình dạy sử hiện nay là của người lớn và tóm lược lại bắt các em học. Sự kiện la liệt, nặng nề, kiến thức khái quát chung chung. Yêu cầu nặng về tư duy, cao xa, mênh mông không hợp với tuổi trẻ. Trong khi đó những cái bình dị nhưng cực kỳ cơ bản và có tính chất nền tảng là trước hết phải làm cho các em yêu môn sử thì mới đến yêu kiến thức môn sử thì lại không quan tâm. Do vậy, yêu cầu về dạy môn sử phải thay đổi cơ bản chứ không để như hiện nay được.

Bên cạnh đó, sách giáo khoa, chương trình học sử phải thay đổi và nhất là cách dạy sử phải thay đổi, không thể truyền thụ như hiện nay mà phải giao lưu, đối thoại giữa giáo viên với học sinh.

Posted Image

GS Phan Huy Lê: “Quan trọng nhất trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là vấn đề nhận thức”.

Thực trạng sa sút về dạy - học sử đã kéo dài nhiều năm. Vậy Hội khoa học lịch sử đã có những động thái nào để ngành GD-ĐT thay đổi?

Chúng tôi cũng đã nói nhiều rồi. Chúng tôi quan niệm, tình trạng dạy sử phổ thông ngày càng xa sút trong đó có trách nhiệm của các nhà sử học. Chúng tôi tự coi đây là phần trách nhiệm của mình cho nên đã có nhiều đóng góp tích cực.

Chúng tôi đã có 2 hội thảo lớn về tình trạng học sử và thường xuyên góp ý kiến, thậm chí cử 2 chuyên gia trong Hội là GS Đinh Xuân Lâm và GS Vũ Dương Ninh thay mặt Hội thường xuyên theo dõi tình hình dạy sử ở phổ thông và góp ý kiến thường xuyên cho Viện khoa học giáo dục. Tình trạng dạy sử ngày càng xấu đi, chậm khắc phục trong đó có một phần trách nhiệm của Hội lịch sử chúng tôi nhưng trách nhiệm chính vẫn là Bộ GD-ĐT.

Những góp ý của Hội sử học, Bộ GD-ĐT tiếp thu như thế nào thưa giáo sư?

Nói chung là Bộ vẫn tiếp thu nhưng thay đổi chậm quá nhưng tôi có phần thông cảm vì căn bệnh này không phải vài vết thương nhỏ mà nó nằm trong hệ thống. Môn sử không thể tách ra khỏi hệ thống giáo dục hiện nay được. Cho nên tôi mừng là Nghị Quyết ĐH XI lần này đưa ra một điểm là đổi mới toàn diện căn bản toàn diện giáo dục. Chúng ta thực sự đã đến lúc phải có cuộc cải cách toàn diện về giáo dục để phát triển đất nước.

Để giáo dục chậm chễ cực kỳ nguy hại vì đây là nguồn đào tạo nhân lực trước yêu cầu CNH – HĐH, hội nhập quốc tế của đất nước mà coi nhẹ giáo dục và tiến hành chậm chễ không đạt yêu cầu về chất lượng thì ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển.

Theo giáo sư trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì cần nhấn mạnh đến yếu tố nào nhất?

Nếu nói giáo dục thì nhiều vấn đề nhưng vấn đề cơ bản nhất là vấn đề nhận thức mà nhiều người gọi là triết lý giáo dục. Cần xác lập lại một cách rõ ràng, giáo dục cần mục tiêu như thế nào? Từng lứa tuổi như thế nào? Để từ đó hoạch định chương trình, kế hoạch đào tạo từng cấp độ như thế nào trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ GD-ĐT cần tổ chức nhiều hội thảo chuyên gia để nghe ngóng ý kiến đầy đủ của các chuyên gia giáo dục, nhà khoa học trên từng lĩnh vực, tôi tin rằng trí tuệ Việt Nam có đầy đủ khả năng để đưa ra giải pháp căn bản và có hiệu lực, chấm dứt tình trạng giáo dục hiện nay và đưa giáo dục bước sang giai đoạn mới thực sự đáp ứng yêu cầu sự phát triển của đất nước.

Xin cảm ơn giáo sư!

Hồng Hạnh

=============================

Chúng tôi muốn đưa vấn đề này ra trước công luận để mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm của mình và thúc đẩy việc học sử nhanh chóng hơn.

Ý kiến của tôi là:

Nếu trong sách giáo khoa còn tiếp tục dạy học sinh một cách phản khoa học về cội nguồn dân tộc - thời Hùng Vương - chỉ là một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" thì sẽ không bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục thành công, chứ việc học sử chỉ là một yếu tố trong sự nghiệp giáo dục nói chung. Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói: "Khoa học Việt Nam đang tuyệt tự" - chính bởi vì tính phản khoa học được quảng bá trong lịch sử. Khoa học là mục đích phổ biến của giáo dục, đã tuyệt tự thì các vị giáo dục cái gì?

Hãy hội thảo về lịch sử cội nguồn dân tộc - thời Hùng Vương trước đã.

Đây là ý kiến đóng góp của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ khẳng định trọng tâm đối ngoại ở châu Á

Thứ năm, 13/10/2011, 12:27 GMT+7

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng tương lai chính trị của thế giới sẽ được định đoạt ở châu Á Thái Bình Dương, và Mỹ sẽ hiện diện ở khu vực này để thực hiện việc chuyển biến cấu trúc chiến lược.

Định hướng chiến lược ngoại giao này được nhà ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ vạch ra rõ ràng trong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy số tháng 10, không lâu trước khi Mỹ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Hawaii. Cụ thể, chiến lược đó bao gồm các điểm đáng chú ý sau.

Rút dần khỏi Iraq và Afghanistan, chuyển sang châu Á

“Khi cuộc chiến ở Iraq giảm thiểu và Mỹ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan, nước Mỹ đứng trước một cột mốc quan trọng. Trong 10 năm qua, Mỹ đã dành các nguồn lực to lớn cho hai chiến trường này. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải thông minh và cân nhắc một cách có hệ thống về nơi chúng ta sẽ đầu tư thời gian và sức lực, để đặt mình vào vị trí tốt nhất nhằm duy trì sự lãnh đạo, đảm bảo lợi ích và thúc đẩy các giá trị của chúng ta.

Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là đầu tư vào ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương", bà Clinton mở đầu bài viết dài 8 trang.

Châu Á Thái Bình Dương đã trở thành một động lực của chính trị thế giới với những cỗ máy kinh tế trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng có nhiều nước phát thải khí lớn nhất. Ở đó có các đồng minh chủ chốt của Mỹ và có các cường quốc đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Vào thời điểm khu vực này đang xây dựng một kiến trúc an ninh và kinh tế chin muồi hơn để thúc đẩy ổn định và thịnh vượng, cam kết của Mỹ ở đó là thiết yếu. Đã đến lúc Mỹ giúp xây dựng các cấu trúc và thể chế như từng làm ở châu Âu sau thế chiến II, cấu trúc đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ. Và giờ đây, Mỹ cần làm như vậy ở châu Á, với tư cách là một quốc gia châu Á Thái Bình dương.

Ở các nước, nhiều người đang phân vân về ý định của Mỹ - liệu Mỹ có sẵn sàng duy trì hiện diện và lãnh đạo hay không. Ở châu Á, người ta đang hỏi liệu Mỹ có thực sự muốn ở đó, hay là sẽ bị phân tán bởi các sự kiện ở những nơi khác, liệu Mỹ có thể đưa ra và thực hiện các cam kết đang tin cậy về kinh tế và chiến lược, liệu Mỹ có hậu thuẫn các cam kết đó bằng hành động cụ thể hay không. Câu trả lời đây: Có, chúng tôi sẽ làm được.

Nắm bắt được sự tăng trưởng và năng động của châu Á là điều thiết yếu đối với lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama. Thị trường mở ở châu Á đem lại cho nước Mỹ những cơ hội to lớn về đầu tư, thương mại, và tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trong toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng đối với tiến bộ thế giới, dù đó là việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông, chống phổ biến vũ khí của Bắc Triều Tiên hay bảo đảm sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các cường quốc trong khu vực.

Châu Á rất quan trọng đối với tương lai của Mỹ, và sự can dự của Mỹ cũng quan trọng với tương lai châu Á.

Thực hiện chiến lược châu Á Thái Bình dương

Bà Clinton khẳng định Mỹ đã và đang tiếp tục trở lại châu Á với giải thích: “Trước hết, điều này đòi hỏi có sự cam kết bền vững với điều tôi gọi là ngoại giao “đi đầu”, mang tất cả các nguồn lực ngoại giao của chúng ta đến tất cả các nước và ngóc ngách của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta phải tiếp tục tính đến và phù hợp với những chuyển biến nhanh chóng và năng động đang diễn ra khắp châu Á.

Công việc của chúng ta sẽ tiến triển theo 6 đường hướng hoạt động chính: tăng cường các liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc quan hệ với các cường quốc đang nổi lên, kể cả Trung Quốc; gắn kết với các cơ chế đa phương ở khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; xây dựng một sự hiện diện quân sự rộng rãi; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.”

Clinton đánh giá cao mối quan hệ với các đồng minh quan trọng trong khu vực gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, cũng như Thái Lan, Philippines.

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận và xây dựng quan hệ đối tác tốt với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông cổ, Việt Nam, Brunei và các nước hải đảo ở Thái Bình Dương, bởi đó là một phần của nỗ lực lớn nhằm bảo đảm chiến lược và sự can dự của Mỹ trong khu vực.

Quan hệ với Trung Quốc chiếm phần quan trọng của bài viết khi bà Clinton nhấn mạnh: “Trong hai năm rưỡi qua một trong những ưu tiên trong chính sách đồi ngoại của Mỹ là xác định và mở rộng lợi ích chung, cùng làm việc với Trung Quốc để xây dựng độ tin tưởng lẫn nhau và khuyến khích các nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong công việc gải quyết khó khăn toàn cầu. Hai bên đã phát động Đối thoại chiến lược và Kinh tế để trao đổi rộng rãi về những vấn đề bức thiết nhất trong quan hệ hai bên, từ những vấn đề an ninh đến nhân quyền.

“Trên mặt trận kinh tế, Mỹ và Trung Quốc cần phải cùng nhau làm việc để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới mạnh mẽ, bền vững và cân đối. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã làm việc một cách hiệu quả trong G-20 để kéo kinh tế thế giới khỏi bờ vực thẳm". Ngoại trưởng cũng nhắc đến những khác biệt quan điểm giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, "lẽ tất nhiên không có một cuốn sách hướng dẫn có sẵn nào, nhưng mối quan hệ này là rất quan trọng", Clinton kết luận về quan hệ với đối tác Trung Quốc.

Các quốc gia quan trọng khác trong chính sách của Mỹ phải kể đến Ấn Độ, Indonesia, hai trong số các cường quốc dân chủ năng động và quan trọng nhất ở châu Á.

"Tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua eo Malacca đến Thái Bình Dương có các tuyến hàng hải năng lượng và thương mại sống động nhất thế giới. Hai nước Ấn Độ và Indonesia với tổng số dân chiếm ¼ dân số thế giới. Hai nước là những động lực chính của nền kinh tế thế giới, là những đối tác quan trọng đối với Mỹ, và ngày càng trở thành những nước đóng góp quan trọng cho hòa bình và an ninh ở khu vực. Tầm quan trọng của hai nước này sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới".

Xác định rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ đa phương, bà Clinton giải thích vì sao Mỹ coi trọng sự can dự qua các cơ chế như ASEAN, APEC, và đó cũng là lý do Tổng thống Obama đã thiết lập phái bộ Mỹ tại Jakarta cũng như sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

“Những thách thức của khu vực này đang thay đổi nhanh chóng – từ các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biển đến các mối đe dọa mới đối với tự do hàng hải đến tác động cao của thiên tai – đòi hỏi Mỹ phải theo đuổi một tư thế sức mạnh bền vững về chính trị, linh hoạt về ứng phó và phân bổ đều về địa lý", Clinton viết.

“Mỹ đang hiện đại hóa các hiệp định về căn cứ với các đồng minh truyền thống ở Đông Bắc Á trong khi tăng cường sự có mặt tại Đông Nam Á và vào Ấn Độ Dương. Ví dụ, Mỹ sẽ triển khai các tầu chiến duyên hải đến Singapore, và nghiên cứu các cách thức để tăng cơ hội để quân đội hai nước cùng huấn luyện và hoạt động".

Đẩy mạnh đầu tư và thương mại, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế Mỹ - một trong những nhiệm vụ của ngoại giao - cũng được bà Clinton dành nhiều sự chú ý. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) cũng như các cơ chế hợp tác kinh tế trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái bình dương (APEC) được nhắc đến như là những công cụ để Mỹ có thể can dự về mặt kinh tế, mang lại lợi ích chung cho các bên tham gia.

Sáng tạo trong đối ngoại

Để đi đến một kết luận cho bài biết của mình, ngoại trưởng Mỹ khẳng định điều quan trọng là Mỹ phải đổi mới tư duy về chính sách đối ngoại.

“Trong thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Mỹ đã chuyển biến từ các nỗ lực trong bối cảnh hòa bình hậu Chiến tranh Lạnh sang những nhiệm vụ cấp bách phát sinh bởi chiến tranh Iraq và Afghanistan. Khi các cuộc chiến này đi đến hồi kết, Mỹ cần phải tăng tốc để tiếp cận với thực tế mới trên toàn cầu", Clinton chỉ rõ.

Ngoại trưởng Mỹ không quên nhấn mạnh ý nghĩa sống còn giữa Mỹ với châu Âu, nơi Mỹ có các đồng minh truyền thống, các đối tác hàng đầu luôn sát cánh cùng Mỹ đối phó với các thách thức toàn cầu. Bà cũng nhắc đến phong trào của người dân ở Bắc Phi và Trung Đông. "Họ đang vạch ra một lộ trình mới mang ý nghĩa toàn cầu sâu sắc. Châu Phi chứa đựng những tiềm năng khổng lồ chưa được khai thác về phát triển kinh tế và chính trị trong những năm tới".

Mỹ Latin, các nước ở tây bán cầu không chỉ là những thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ mà còn đang đóng vai trò to lớn trong chính trị và kinh tế thế giới, Clinton bình luận.

"Mỗi khu vực đều đòi hỏi sự can dự và lãnh đạo của Mỹ. Và Mỹ sẵn sàng lãnh đạo", bà khẳng định.

Clinton chỉ ra rằng thực tế mới trên thế giới đòi hỏi Mỹ phải đổi mới, phải cạnh tranh và phải dẫn đầu theo những cách thức mới. Thay vì níu kéo thế giới, Mỹ cần tiến lên và đổi mới sự lãnh đạo. Trong lúc nguồn lực hiếm hoi, rõ ràng là Mỹ cần phải đầu tư một cách thông minh vào những nơi mang lại lợi ích lớn nhất.

"Đó chính là lý do tại sao châu Á là một cơ hội thực sự cho chúng ta trong thế kỷ 21", ngoại trưởng Mỹ kết luận.

Phạm Ngọc

==================================

Thế đấy! Bây giờ mới nói ra chứ Thiên Sứ biết lâu rùi. Cái kiểu nó phải thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ đẩy mạnh hiện diện trong khu vực

14/10/2011 1:00

Ấn Độ vừa lên tiếng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện tại biển Đông và các vùng biển khác trong khu vực.

Theo báo Tribune của Ấn Độ, phát biểu với giới báo chí bên lề Hội nghị Các chỉ huy hải quân tại New Delhi ngày 12.10, Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony tuyên bố các tàu chiến nước này sẽ tiếp tục đến biển Đông, trước là để tiến hành diễn tập chung với các nước, sau nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại đây. “Nhằm đảm bảo đi lại thông suốt và an toàn cho tàu của mình trong các hoạt động giao thương, Ấn Độ sẽ tiếp tục đưa tàu chiến đến các khu vực này để tập trận và bảo vệ những quyền lợi cốt lõi của mình”, Tribune dẫn lời ông Antony nhấn mạnh.

Posted Image

Tàu chiến Ấn Độ tập trận trên Ấn Độ Dương hồi cuối tháng 9 - Ảnh: Reuters

Người đứng đầu ngành quốc phòng Ấn Độ cũng đánh giá cao các cuộc diễn tập chung giữa nước này với các quốc gia tại biển Đông, biển Hoa Đông và cả khu vực Tây Thái Bình Dương nói chung. “Nhiều cuộc tập trận chung với hải quân các nước đã đem lại nhiều lợi ích cho Ấn Độ”, Bộ trưởng Antony nói. Theo ông, lợi ích quan trọng nhất chính là củng cố quan hệ giữa Ấn Độ với các nước trong vùng, theo báo The Asian Age.

Trước những diễn biến gây quan ngại gần đây không những trên biển Đông và biển Hoa Đông mà cả ở Ấn Độ Dương, Bộ trưởng Antony nhấn mạnh Hải quân Ấn phải tăng cường khả năng củng cố an ninh khu vực duyên hải nước này. “Có những vụ việc cá biệt, dù chưa tạo ra thách thức trực tiếp đối với an ninh biển của chúng ta nhưng đã làm nổi bật nhu cầu tăng cường bảo vệ vùng bờ biển”, The Asian Age dẫn lời ông Antony nói với các chỉ huy hải quân.

“Bờ biển của chúng ta rộng lớn và việc tuần tra cả ngày lẫn đêm không phải là chuyện dễ dàng. Các tàu chiến và máy bay đang được triển khai rộng khắp, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nói. Vì thế, theo ông, nước này cần tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng trên biển lẫn trên bộ. Gần đây, New Delhi đã có một số động thái để giải quyết vấn đề như đặt ra các trung tâm chỉ huy chiến dịch hỗn hợp, đưa vào sử dụng máy bay đánh chặn nhanh và thành lập đơn vị chuyên trách tuần tra các vùng biển cạn mang tên Sagar Prahari Bal.

Cũng tại hội nghị trên, ông Antony tuyên bố Hải quân Ấn Độ cần tăng cường hỗ trợ an ninh cho các đảo quốc ở Ấn Độ Dương, theo hãng thông tấn Press Trust of India. Ông nói: “Phần lớn các tuyến vận tải biển quan trọng nằm dọc theo các vùng lãnh thổ hải đảo của chúng tôi. Điều này trao cho chúng tôi khả năng trở thành một lực lượng giữ gìn an ninh quan trọng. Chúng tôi đảm bảo với các nước láng giềng trên biển về đóng góp không giới hạn cho an ninh và ổn định trong khu vực”.

Ấn, Nhật sẽ tập trận chung

Tờ Daily Pioneer đưa tin Ấn Độ và Nhật Bản đã thu xếp kế hoạch tập trận hải quân chung lần đầu tiên vào đầu năm tới. Đây là một phần trong những biện pháp tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng giữa 2 nước. Cho đến nay, Nhật và Ấn chỉ mới tham gia các cuộc tập trận hải quân đa phương. Tờ báo dẫn các nguồn tin riêng cho biết Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony và Ngoại trưởng SM Krishna sẽ đến Nhật vào tháng 11 trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda vào tháng 12.

Trùng Quang

==================================

Cái kiểu nó phải thế!

Hồi còn là gã thanh niên mới lớn, tôi đến thăm một cô bạn gái, thấy cái cổ áo của cô ấy làm sùi lên một đống vải. Thấy lạ! Vì ngày ấy áo của người nữ ít kiểu cọ như bây giờ, nên tôi hỏi: "Sao cái cổ áo của bạn nó lại sùi lên thế?". Cô bạn trả lời: "Cái kiểu nó phải thế!".

Share this post


Link to post
Share on other sites

...Đàm thì đàm, lấn thì lấn...

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, cùng lúc hai ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận về Biển Đông, Hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y gần một đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử (Yongshu Reef), còn Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập.

Đây là vị trí gần nơi xảy ra cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988, trong đó gần 70 chiến sỹ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc bắn thiệt mạng.

Đảo Chữ Thập đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ đầu năm 1988 tới nay, và Tân Hoa Xã dẫn nguồn Hải quân Trung Quốc nói trạm xá mới sẽ chăm sóc y tế cho quân và dân của nước này đang sinh sống ở Trường Sa, mà Bắc Kinh coi là "phần lãnh thổ không thể tách rời" của Trung Quốc, thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Na

Trích BBC

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều nạn nhân trong vụ "xe điên" bị hôi của trắng trợn

14/10/2011 09:54:07

Posted Image - Sau khi xảy ra vụ tai nạn liên hoàn do xe "điên" gây ra làm 2 người chết, 13 người bị thương trên đường Lý Thái Tổ (quận 10, TP.HCM ) rất đông người dân xung quanh chạy ra. Có người thì cứu giúp nạn nhân nhưng cũng có những kẻ xấu lợi dụng thảm cảnh để hôi của.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, mẹ nuôi của chị Nguyễn Thị Hồng Hà (quận 10, TP.HCM), người bị thương nặng nhất trong số những người bị thương trong vụ tai nạn cho biết trên VnExpress, vài ngày trước khi tai nạn xảy ra, nhà của chị Hồng Hà bị trộm đột nhập. Quá lo sợ nên còn bao nhiêu tiền tiết kiệm dành dụm trước đến giờ, chị Hồng Hà bỏ hết vào cốp xe vì nghĩ "người đi đâu của ở đó".

Posted Image

Chị Hồng Hà trong lúc bị tai nạn đã bị kẻ gian lấy sạch tiền và vàng. Ảnh: VnE

"Ai ngờ hôm định mệnh đó trên đường đi mua quà sinh nhật cho đứa cháu, lúc con bé dừng đợi đèn đỏ thì bất ngờ chiếc xe hơi từ phía sau lao tới. Nhìn người ta đưa con vào bệnh viện, toàn thân nó máu me, tôi chỉ biết khóc. Lúc tỉnh dậy, câu đầu tiên nó hỏi tiền trong cốp xe còn không, tôi không dám nói là mất hết mà chỉ bảo công an đang giữ dùm", bà Thu Hà tuổi ngoài 60 tuổi nghèn nghẹn kể.

Hiện người nhà cũng chưa xác định được bao nhiêu tiền, vàng trong cốp xe của chị Hồng Hà, chỉ biết đó là toàn bộ gia sản còn lại sau vụ trộm đột nhập.

Trước đó, trong một phản hồi gửi cho Báo Người Lao Động ngày 11/10 một bạn đọc đau đớn cho biết: Chị của mình - nạn nhân của vụ tai nạn - đã chết.

Đau lòng hơn, gia đình nạn nhân chỉ biết tin sau 3 ngày vì trước đó, lúc tai nạn xảy ra đã có kẻ nhanh tay “chôm” mất túi xách của người bị nạn, trong đó có giấy tờ tùy thân khiến chẳng ai biết danh tính, địa chỉ của người phụ nữ này để bệnh viện liên lạc.

Nghe chị than “phải chi họ lấy hết tiền rồi để lại giấy tờ cũng được. Đằng này...” lại thấy đau giùm cho chị.

Posted Image

Người phụ nữ đi sau hai mẹ con được cho là "hôi của" từ tai nạn. Ảnh chụp từ clip

Trong khi đó trên các diễn đàn xã hội đã đăng tải một đoạn clip trong đó có cảnh được các thành viên cho biết là hôi của.

Đoạn clip có tên: "TP.HCM: hiện trường vụ ôtô điên gây tai nạn" kèm với chú thích: "Khi tai nạn ập đến thì rất đông người dân xung quanh chạy ra, có người thì cứu giúp nạn nhân nhưng cũng có những kẻ xấu lợi dụng thảm cảnh để hôi của. Xem đoạn clip này kỹ sẽ thấy, vào giây thứ 30 cái bà đi sau người phụ nữ bồng con, trên tay bà ấy cầm 1 nắm tiền nhặt được, vừa đi vừa cười".

Xem video theo link này:

http://bee.net.vn/ch...g-tron-1814606/

Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ phẫn nộ trước hành động trên.

"Nếu ai nỡ cầm... nhầm của người thì mau trả. Một đồng vốn bốn đồng lời. Sau này không có cơ hội để mà trả nợ gấp 4 đâu. Nhân quả báo ứng. Tôi chỉ chờ sự công bằng của cái luật này thôi, chứ nhìn toàn cảnh chẳng biết hy vọng vào cái luật nào hết, kể cả cái luật... lương tâm", một cư dân mạng viết.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

==============================

Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ phẫn nộ trước hành động trên.

"Nếu ai nỡ cầm... nhầm của người thì mau trả. Một đồng vốn bốn đồng lời. Sau này không có cơ hội để mà trả nợ gấp 4 đâu. Nhân quả báo ứng. Tôi chỉ chờ sự công bằng của cái luật này thôi, chứ nhìn toàn cảnh chẳng biết hy vọng vào cái luật nào hết, kể cả cái luật... lương tâm", một cư dân mạng viết.

Của Bụt mất một đền mười.

Bụt vẫn còn cười, Bụt chẳng nhận cho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Tác giả: Hilary Clinton

tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 14/10/2011 09:00 GMT+7

Cứ mỗi lần nước Mỹ thất bại thì chúng ta đều đã lại vượt qua bằng sự sáng tạo và đổi mới. Năng lực quay trở lại cuộc chơi một cách mạnh mẽ hơn của Hoa kỳ là không ai sánh kịp trong lịch sử đương đại. Ngọn nguồn của sức mạnh đó được tuôn trào từ mô hình xã hội tự do- dân chủ và tự do kinh doanh, đó là thứ mô hình cho đến nay vẫn là cội nguồn của sự phồn vinh và tiến bộ mãnh liệt nhất mà nhân loại biết đến.

Phần 1

Ngay cả khi tăng cường các quan hệ song phương chúng ta vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác đa phương bởi lẽ chúng ta tin tưởng rằng việc đề cập tới những thách thức xuyên quốc gia phức tạp hiện nay mà Châu Á đang phải đối mặt đòi hỏi một số các thể chế có năng lực tổ chức các hành động tập thể. Một cấu trúc khu vực mang tính chất thiết thực, chặt chẽ ở Á châu sẽ góp phần củng cố hệ thống quy tắc và trách nhiệm, từ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tới bảo đảm quyền tự do dịch chuyển trên biển là cơ sở cho một trật tự quốc tế hiệu quả.

Theo quan điểm đa phương thì một hành vi có trách nhiệm luôn được đánh giá là hợp pháp và đáng tôn trọng, và chúng ta có thể cùng hành động để kiềm chế những kẻ phá hoại hòa bình, làm xói mòn sự ổn định và thịnh vượng.

Bởi vậy Hoa kỳ đã tham gia đầy đủ vào các thể chế đa phương của khu vực, ví dụ như diễn đàn ASEAN, APEC , và điều đáng lưu tâm là sự tham gia của chúng ta vào các thể chế khu vực chỉ có thể bổ sung mà không thay thế các mối liên hệ song phương của chúng ta. Hiện nay trong khu vực đang có nhu cầu muốn Hoa kỳ đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra chương trình nghị sự của các thể chế đó .Tất nhiên, Hoa kỳ cũng có lợi ích khi các thể chế đó tỏ ra hiệu quả và có trách nhiệm.

Bởi vậy Tổng thống Obama sẽ tham gia vào cuộc gặp thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên vào tháng 11 tới và để dọn đường, Hoa kỳ đã mở văn phòng phái đoàn của mình tại ASEAN ở Jakarta và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN.

Tâm điểm chú ý của chúng ta là phát triển một chương trình nghị sự hướng nhiều hơn tới kết quả cụ thể và góp phần như một công cụ để thực hiện các nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông ( nguyên văn biển Nam Trung Hoa ).Trong năm 2010, tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà nội , Hoa kỳ đã hỗ trợ hình thành một nỗ lực chung tầm cỡ khu vực nhằm bảo vệ quyền tiếp cận và đi lại tự do qua Biển Đông ( Nam Trung Hoa ), đồng thời ủng hộ các nguyên tắc quốc tế cơ bản trong việc xác định các yêu sách về lãnh thổ, lãnh hải trong vùng biển Đông ( Nam Trung Hoa).Đó là một sự đảm bảo có ý nghĩa khi có tới một nửa lượng hàng hóa thương mại của thế giới thường xuyên lưu chuyển qua vùng nước này.

Năm vừa qua, chúng ta đã đi được một bước dài trong việc bảo vệ lợi ích sống còn của Hoa kỳ liên quan đến sự ổn định và tự do hàng hải , đồng thời đã có những bước đi đầu trên con đường ngoại giao đa phương bền vững cùng các bên có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông ( Nam Trung Hoa), nhằm tìm giải pháp hòa bình , tuân thủ các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế.

Hoa kỳ cũng hành động để củng cố vai trò của APEC như một thể chế quan trọng hàng đầu của khu vực , hướng tới mục tiêu tăng cường hội nhập kinh tế và giao thương trong vùng Thái bình dương.

Sau lời kêu gọi mạnh mẽ hồi năm ngoái của một nhóm ủng hộ thành lập khu vực mậu dịch tự do ở Châu Á - Thái bình dương, Tổng thống Obama sẽ chủ trì cuộc gặp thượng đỉnh nguyên thủ các quốc gia APEC được tổ chức vào tháng 11-2011 tại Hawaii. Chúng ta cam kết làm bền vững hơn nữa APEC với tư cách là một thể chế kinh tế hàng đầu khu vực Châu Á- Thái bình dương, đưa ra một chương trình nghị sự về kinh tế theo cách làm sao để có thể tập hợp được cả các nền kinh tế phát triển cùng các nền kinh tế mới nổi lên, hướng tới mục tiêu là khuyến khích tự do thương mại, đầu tư , đồng thời xây dựng và cải thiện tăng cường năng lực của các chế độ điều hành.

APEC với hoạt động của mình sẽ hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ đồng thời tạo thêm việc làm chất lượng cao trong nước, trong khi đó tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng trong toàn khu vực. APEC còn cung cấp các phương cách quan trọng để xây dựng nên những chương trình mở rộng nhằm giải phóng tiềm năng phát triển kinh tế mà phụ nữ đang nắm giữ. Cũng vì lẽ đó, Hoa kỳ cam kết cùng hành động với các đối tác của mình trên một hành trình đầy tham vọng hướng tới một Kỷ nguyên Tham dự ( nguyên văn Participation Age ),nơi mà mỗi cá nhân không phụ thuộc vào giới tính hay các đặc trưng khác đều là một thành viên có đóng góp và được quý trọng trên thị trường toàn cầu.

Cùng với những cam kết đối với các thể chế đa phương quy mô to lớn, chúng ta đã tích cực khởi xướng và quảng bá rộng rãi một số diễn đàn, hội thảo và nhóm chuyên gia từ các quốc gia liên đới để bàn luận thẳng thắn những thách thức đặc thù riêng , chẳng hạn như chúng ta đã đưa ra Sáng Kiến Hạ lưu sông Mêkông nhằm hỗ trợ giáo dục đào tạo, y tế, các chương trình môi trường tại Cămpuchia, Lào, Thái lan và Việt nam. Hay như Diễn đàn các đảo nhỏ Thái bình dương, nơi mà Hoa kỳ hỗ trợ các thành viên đối phó với những thách thức của quá trình biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt cá tới mức cạn kiệt và vấn đề tự do hàng hải. Chúng ta cũng bắt đầu vận động hình thành các hình thức hợp tác 3 bên giữa các quốc gia khác nhau như Mông cổ, Indonesia,Nhật bản, Kazkhstan và Hàn quốc. Chúng ta đang đưa ra những đề xuất nhằm củng cố sự phối hợp và cùng tham gia giữa 3 cường quốc trong khu vực Châu Á- Thái bình dương là TQ, Ấn độ và Mỹ.

Trên tất cả các hướng hành động khác nhau chúng ta luôn tìm cách để định hình và tham dự trong một cấu trúc khu vực có trách nhiệm, uyển chuyển và hữu hiệu, đồng thời đảm bảo rằng nó phải gắn kết được với cấu trúc toàn cầu rộng lớn hơn góp phần bảo vệ sự ổn định thương mại quốc tế và nâng cao các giá trị của chúng ta.

Posted Image

Ảnh minh họa: soha.vn

Điểm nhấn trong hợp tác kinh tế với APEC là duy trì các cam kết quan trọng của Hoa kỳ nhằm nâng cao năng lực điều hành kinh tế của chính quyền - đó là một trụ cột của nền ngoại giao Mỹ. Tiến bộ kinh tế càng ngày càng phụ thuộc vào các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ và ngược lại, các tiến bộ trong ngoại giao lại phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ kinh tế sâu, rộng. Lẽ tự nhiên là việc chú trọng khuyến khích cho sự thịnh vượng của Mỹ cũng có nghĩa là phải chú trọng nhiều hơn tới tự do thương mại và hội nhập kinh tế ở Châu Á- Thái bình dương. Khu vực này đã sản xuất ra hơn một nửa tổng sản lượng hàng hóa và gần một nửa giao dịch thương mại toàn cầu. Chúng ta phấn đấu đạt mục tiêu của Tổng thống Obama nêu ra là tăng gấp đôi xuất khẩu từ nay tới năm 2015 và đang tìm kiếm các cơ hội kinh doanh nhiều hơn ở Á châu. Năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ sang khu vực Châu Á- Thái bình dương đạt con số $320 tỷ , tạo ra 850 .000 việc làm , bởi vậy, có nhiều điều cổ vũ cho chính sách quay lại Á châu.

Khi đàm luận với các đồng nghiệp Châu Á có người đã phát biểu : chúng tôi mong muốn Hoa kỳ là một đối tác dấn thân và sáng tạo giúp cho sự thịnh vượng và khởi sắc của thương mại và các giao dịch tài chính ở khu vực. Bởi vì tôi đang phát biểu với lãnh đạo doanh nghiệp đến từ khắp nước Mỹ nên điều nghe được quả là rất quan trọng đối với quyết tâm của chúng ta nhằm tăng xuất khẩu và tận dụng các cơ hội đầu tư trên thị trường Châu Á đầy năng động.

Tháng 3 vừa rồi trong kỳ họp APEC ở Washington và sau đó vào tháng 7 ở Hongkong tôi đưa ra 4 thuộc tính mà tôi cho là những đặc trưng của một sự cạnh tranh kinh tế lành mạnh , đó là Mở, Tự do, Minh bạchCông bằng. Thông qua sự dấn thân ở Châu Á- Thái bình dương chúng ta sẽ hỗ trợ định hình những nguyên tắc đó và cho thế giới thấy giá trị của chúng.

Chúng ta đang đàm phán các thỏa thuận thương mại cắt giảm thuế với chuẩn mực cao hơn về cạnh tranh lành mạnh khi mở ra các thị trường mới. Chẳng hạn như Hiệp định về Tự do Thương mại giữa Hoa kỳ và Hàn quốc sẽ giảm thuế đối với 95% các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp xuất xứ từ Mỹ trong vòng 5 năm , như vậy sẽ tạo ra khoảng 70.000 việc làm ở Hoa kỳ. Chỉ xét riêng việc cắt giảm thuế đã giúp tăng xuất khẩu hàng hóa Mỹ lên $10 tỷ, đồng thời tạo ra tăng trưởng 6% cho nền kinh tế Hàn quốc. Điều này sẽ hình thành sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất và công nhân ngành ôtô Mỹ. Như vậy, dù bạn là nhà sản xuất máy móc Mỹ hay nhà xuất khẩu hóa chất Hàn quốc thì hiệp định này sẽ hạ thấp hàng rào thuế quan đã ngăn cản bạn có thêm khách hàng mới.

Chúng ta cũng đạt được tiến bộ trong đàm phán thành lập tổ chức Đối tác Xuyên Thái bình dương ( TTP ) có ý nghĩa tập hợp các nền kinh tế trong khu vực Thái bình dương - phát triển và đang phát triển vào một cộng đồng thương mại . Mục tiêu của chúng ta không chỉ là tạo ra nhiều tăng trưởng hơn mà chính là tăng trưởng có chất lượng cao hơn. Chúng ta tin tưởng rằng các thỏa thuận thương mại cần phải bao gồm những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ người lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ và các sáng chế.Chúng cũng cần khuyến khích dòng chảy tự do của công nghệ thông tin và sự lan tỏa công nghệ xanh, đồng thời cải thiện hệ thống điều hành và các chuỗi cung ứng.

Cuối cùng thì mọi tiến bộ của chúng ta sẽ đều được đo bằng chất lượng cuộc sống của người dân - bất kể đàn ông hay đàn bà đều được làm việc trong sự tôn trọng nhân phẩm, lĩnh lương khá, nuôi sống gia đình khỏe mạnh, dạy dỗ con cái và có cơ hội cải thiện tương lai cho các thế hệ mai sau. Chúng ta hy vọng rằng thỏa thuận TTP với các chuẩn mực cao sẽ là hình mẫu cho các thỏa thuận sau này và sẽ phát triển thành nền móng của các tương tác khu vực tầm cỡ lớn hơn và tất nhiên sẽ phục vụ cho tự do thương mại trong khu vực Châu á- Thái bình dương.

Để đạt được cân bằng giao thương chúng ta cần có sự cam kết 2 chiều, đó là bản chất của cán cân thương mại và nó không thể có được bằng cách áp đặt một chiều. Bởi vậy chúng ta hành động trong khuôn khổ APEC, G-20 và các mối quan hệ song phương nhằm quảng bá cho các thị trường tự do với ít ràng buộc về xuất khẩu, minh bạch hơn và cam kết toàn diện về công bằng. Các doanh nghiệp và người lao động Hoa kỳ cần một sự tự tin rằng họ đang chơi trên một sân chơi bằng phẳng, với những luật chơi biết trước về mọi thứ, từ sở hữu trí tuệ cho đến sáng tạo mang tính bản địa.

Sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Châu Á trong thập niên qua và tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong tương lai phụ thuộc vào môi trường an ninh và ổn định mà bấy lâu nay được quân đội Hoa kỳ đảm bảo, đó là lực lượng gồm hơn 50,000 nam, nữ quân nhân đang phục vụ ở Nhật bản và Hàn quốc. Những thách thức của ngày hôm nay đang nhanh chóng làm thay đổi khu vực - từ những tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải cho tới các mối đe dọa mới đối với tự do dịch chuyển trên biển hay ảnh hưởng ngày càng khủng khiếp của các thảm họa thiên tai. Tất cả những điều đó đòi hỏi Hoa kỳ phải bố trí lực lượng quân đội sao cho đáp ứng được các tiêu chí : phân bố hợp lý về lãnh thổ, thao tác được lâu dài và ổn định về chính trị.

Chúng ta đang làm mới những thỏa thuận về căn cứ quân sự với các đồng minh ở Bắc Á theo tinh thần giữ vững những cam kết chắc như đá tảng, đồng thời tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á và Ấn độ dương. Chẳng hạn như Hoa kỳ sẽ bố trí tàu chiến hoạt động gần bờ tới Singapore và đang nghiên cứu các hình thức khác nhau để quân đội hai nước cùng tập trận và thao tác. Mỹ và Úc đã thỏa thuận trong năm nay sẽ thăm dò khả năng tăng thêm sự hiện diện quân sự tại Úc nhằm gia tăng các cơ hội thao diễn và tập trận chung.

Chúng ta cũng đang tìm hiểu phương cách gia tăng hoạt động tiếp cận ở Đông Nam Á và khu vực Ấn độ dương đồng thời làm sâu sắc thêm những mối liên hệ với các đồng minh và đối tác ở đây.

Để thích ứng được với những thách thức mới trong khu vực , không có cách nào khác là Hoa kỳ phải trả lời được câu hỏi : bằng cách nào chúng ta hoạch định ra một chủ thuyết hướng dẫn hành động, phản ánh đầy đủ mối liên hệ ngày càng gia tăng giữa Ấn độ dương và Thái bình dương.

Trên cơ sở đó, một sự bố trí và phân bố lực lượng chung trong vùng sẽ tạo nên những lợi thế quan trọng. Hoa kỳ sẽ ở một vị thế thuận lợi hơn để hỗ trợ các sứ mệnh nhân đạo; và một điểm nữa không kém phần quan trọng là sự hợp tác cùng các đồng minh và đối tác sẽ tạo nên bức tường vững chắc ngăn cản những mối đe dọa hoặc nỗ lực phá hoại ngầm hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuy nhiên, có một thứ còn mạnh hơn cả lực lượng quân sự hay tầm cỡ của nền kinh tế của chúng ta, và nó cũng là tài sản có uy lực lớn nhất của đất nước - đó chính là sức mạnh từ những giá trị của Hoa kỳ, đặc biệt là sự ủng hộ kiên định của chúng ta đối với dân chủ và nhân quyền. Điều này đã nói lên đặc trưng sâu sắc nhất của dân Mỹ và cũng là trung tâm của nền ngoại giao Hoa kỳ,kể cả chiến lược quay trở lại Châu Á - Thái bình dương của chúng ta.

Trong khi làm sâu sắc sự can dự cùng các đối tác có những bất đồng về những vấn đề nêu trên, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng thuyết phục họ tiến hành cải cách nhằm cải thiện năng lực điều hành, bảo vệ quyền con người và đề cao tự do chính trị..............

Chúng ta không thể và không bao giờ muốn áp đặt hệ thống của mình lên các quốc gia khác, nhưng chúng ta tin chắc rằng có một số giá trị có ý nghĩa toàn cầu mà người dân của mọi dân tộc trên thế giới, kể cả ở Châu Á , cùng chia sẻ - và đó chính là những giá trị nội tại đối với những đất nước ổn định,hòa bình và thịnh vượng.

Rút cục thì điều này hoàn toàn tùy thuộc vào nhân dân Châu Á khi họ theo đuổi quyền và nguyện vọng của mình, cũng giống như những điều mà chúng ta đã thấy trên thế giới.

Trong thập kỷ trước chính sách đối ngoại của chúng ta đã chuyển từ hưởng lợi từ nền hòa bình được thiết lập sau chiến tranh lạnh sang những cam kết ở Iraq và Afghanistan. Nay những cuộc chiến đó đang dần lùi xa thì chúng ta sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để kịp xoay chuyển phù hợp với cục diện toàn cầu mới .

Chúng ta cũng biết rằng những cục diện mới đó đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo, phải cạnh tranh và lãnh đạo theo cách mới. Thay vì rút ra khỏi công việc toàn cầu chúng ta cần dấn bước về phía trước và đổi mới lãnh đạo. Trong thời buổi khan hiếm nguồn lực , không còn nghi ngờ gì về việc chúng ta cần phải đầu tư vào nơi đem lại thu hoạch lớn nhất , và do vậy Châu Á- Thái bình dương chính là cơ hội trong thế kỷ XXI đối với Mỹ.

Tất nhiên các khu vực khác của thế giới vẫn rất quan trọng. Châu Âu là quê hương của phần lớn các đồng minh truyền thống của chúng ta sẽ vẫn là đối tác gần gũi nhất luôn đồng hành cùng Hoa kỳ để đối phó với hầu hết các thử thách khẩn cấp toàn cầu. Chúng ta đang đầu tư để nâng cấp các cấu trúc của quan hệ đồng minh truyền thống đó.

Nhân dân vùng Trung Đông và Bắc Phi đang khởi sự trên con đường mới nhưng đã có những ảnh hưởng toàn cầu sâu sắc , trong giai đoạn chuyển đổi của khu vực Hoa kỳ cam kết một sự hợp tác tích cực và bền vững.

Châu Phi vốn có sẵn một tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác để phục vụ phát triển kinh tế và chính trị trong những năm tới . Các quốc gia láng giềng của chúng ta ở Tây bán cầu còn chưa là các đối tác xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và họ cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế toàn cầu. Tất cả các khu vực đó của thế giới đều mong muốn Hoa kỳ can dự và dẫn đầu.

Và chúng ta đã sẵn sàng dẫn đầu. Giờ đây tôi nhận thức rõ rằng có một số người đặt câu hỏi về việc các lực lượng Hoa kỳ đang đóng quân trên toàn thế giới. Trước đây chúng ta cũng từng nghe thấy những điều này. Vào cuối cuộc chiến Việt nam đã có cả một đội quân các nhà bình luận toàn cầu cổ xúy cho lập luận rằng nước Mỹ đã rút lui và đề tài này đôi khi vẫn được nhắc lại trong những thập kỷ qua.

Thế nhưng cứ mỗi lần nước Mỹ thất bại thì chúng ta đều đã lại vượt qua bằng sự sáng tạo và đổi mới. Năng lực quay trở lại cuộc chơi một cách mạnh mẽ hơn của Hoa kỳ là không ai sánh kịp trong lịch sử đương đại. Ngọn nguồn của sức mạnh đó được tuôn trào từ mô hình xã hội tự do- dân chủ và tự do kinh doanh, đó là thứ mô hình cho đến nay vẫn là cội nguồn của sự phồn vinh và tiến bộ mãnh liệt nhất mà nhân loại biết đến.

Tôi đã nghe thấy ở những nơi tôi từng đặt chân đến rằng thế giới này vẫn cần Hoa kỳ dẫn đầu. Quân đội của chúng ta cho tới nay vẫn là mạnh nhất, nền kinh tế của chúng ta cho đến nay vẫn lớn nhất thế giới và người lao động của chúng ta vẫn có năng suất cao nhất. Cả thế giới đều biết đến nhiều trường đại học Mỹ. Bởi vậy không còn lý do để nghi ngờ một sự thật là nước Mỹ đủ khả năng để bảo đảm và duy trì vai trò dẫn đầu thế giới trong thế kỷ này, như nó đã làm trong thế kỷ trước.

Khi chúng ta tiến lên phía trước để đánh dấu sự dấn thân ở Châu Á- Thái bình dương cho 60 năm tiếp theo, chúng ta cần ghi nhớ tạc dạ di sản chính trị mà hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa - ND) đã gây dựng nên giúp định hình con đường mà chúng ta đã can dự vào 60 năm qua . Đồng thời chúng ta cần chú trọng tới từng bước đi ngay trên nước Mỹ, đó là gia tăng tiết kiệm, cải cách hệ thống tài chính, nhờ cậy ít hơn vào các khoản vay và khắc phục sự chia rẽ giữa hai đảng ( Dân chủ và Cộng hòa- ND ) - chỉ có như vậy mới có thể bảo đảm và duy trì vai trò dẫn đầu của Hoa kỳ trên thế giới.

Đó không phải là một sự chuyển hướng dễ dàng, nhưng chúng ta đã đi được những bước chân đầu tiên từ hai năm rưỡi nay và chúng ta cam kết rằng đây là những nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất của chúng ta hiện nay.

Phạm Gia Minh lược dịch theo Foreign Policy

====================================

Chúng ta đang đưa ra những đề xuất nhằm củng cố sự phối hợp và cùng tham gia giữa 3 cường quốc trong khu vực Châu Á- Thái bình dương là TQ, Ấn độ và Mỹ.

Đây là câu xuất sắc nhất của nhà ngoại giao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phía Tấm

Tác giả: NGUYỄN NGỌC TƯ

TUANVIETNAM.VN

Bài đã được xuất bản.: 16/10/2011 05:00 GMT+7

Nửa đêm lội mạng, thấy đèn bạn sáng le lói, hỏi có gì vui không. Bạn nói không, đang chán đời, thấy người ăn thịt người ngao ngán quá. Bạn chìa ra những đường dẫn dài ngoằng, kêu đọc thử coi có nghe tanh không, có buồn ói không.

Loạt bài đó họ viết về vụ cướp tiệm vàng chấn động cả nước, với những thông tin chi tiết về gã cướp theo kiểu sợi tóc chẻ làm mười sáu, mà trước giờ chỉ Brad Pitt, Tom Cruise, Tạ Đình Phong... mới được (hay bị) quan tâm theo kiểu ấy trên báo lá cải. "Cả em bé nạn nhân còn sống sót duy nhất trong vụ đó cũng bị ăn thịt, em ơi", bạn dùng hình dung từ, mà tôi nghe rởn gáy.

Phản ứng về sự khai thác thái quá của truyền thông quanh vụ cướp, có người phẫn nộ thốt ra hai từ "súc vật". Một đám đông bất chấp, cố xộc vào giường bệnh của em bé hãy còn đang đau đớn hoảng loạn, như thể chất người của họ bị rơi mất ở đâu rồi, mất trong lúc chen lấn, mất mà không hay mất. Tôi nhớ hội chợ những năm 1980, khi chúng tôi cũng giẫm đạp lên nhau để coi những thai nhi dị dạng ngâm hoá chất, cũng ngó nghiêng, trầm trồ, cũng thấy thoả mãn như vừa xem cây dừa ba ngọn, rắn hai đầu. Không hay đó cũng là những sinh linh, những cuộc làm người dang dở, không biết đấy cũng là đồng loại. Đám đông năm xưa đám đông bây giờ, vô tâm cũng hơi giống nhau, chỉ khác là em bé nạn nhân này còn sống và hồn xác đang trải qua những cơn sang chấn hãi hùng.

Đám đông ấy không phải hiếu kỳ ghé mắt qua cho thoả cơn tò mò, mà như thợ săn lao mình vào một cuộc săn, quyết bắt bằng được con mồi. Họ có học. Họ nhiều chữ. Họ cũng có danh vị nhà này nhà nọ. Bạn hỏi tôi nên xếp họ vào phía nào, ác hay rất ác?

Những khi nói chuyện thiện ác nghe chơi, bọn tôi chia người đời làm hai loại: ác và rất ác, vô tâm và cố tình. Anh nhà văn đem sách của đồng nghiệp liệng vào thùng rác chỉ đơn giản là ghét, nhưng đổ cả bia thừa vào thùng rác ấy thì anh có sự cay nghiệt. Cưa đốn một cái cây không nhẫn tâm bằng ken gốc cho cây chết dần mòn. Ngồi mài một con dao thật bén, nấu nồi nước thật sôi để sát thương người là do ác tính, không phải vì một cơn nóng giận bất ngờ. Tình cờ, luôn có một khoảng trống nào đó, dù rất chông chênh để cho người ta dừng lại, giật mình. Và tình cờ, có người nắm bắt được khoảnh khắc đó, có người bỏ lỡ. Tôi kêu vụ ác tính ác tâm này khó phân biệt quá, không có biên giới rõ ràng gì hết. Làm người mà, sao dễ được, bạn cười.

Posted Image

Minh họa: Hồng Nguyên

Có lần khi đi bảo tàng tỉnh chơi, thấy mấy cái vành tai, bàn tay, ngón chân... của những du kích bị địch xẻo đem ngâm rượu, bạn kêu trời hỡi trời. Họ trưng bày những hiện vật này bâng quơ cùng một dãy, xếp cùng một kiểu với những mẫu vật được ướp formaldehyte khác. Chứng tích tội ác chiến tranh nằm cách mẫu vật cá nước ngọt bằng ba bước chân. Nếu lơ đãng người ta sẽ lướt qua những phần cơ thể chết đó như lướt qua những con cá trèn cá thát lát cá kèo. Người ta sẽ dửng dưng như không, sẽ chẳng chút bàng hoàng, lơi bước khi ngang qua dấu vết tội ác. Trưng bày tội ác mà không gây giật mình, thì trưng bày làm chi.

Đoạn cuối của vụ chị Tấm báo thù thì ai cũng thuộc nằm lòng, cũng hả hê nhưng bao nhiêu tuổi đời người ta mới nhận ra đó là một vụ ăn thịt người? Cái không khí huyễn hoặc biến ảo thần kỳ của cổ tích làm người ta quên lửng chi tiết man rợ đó, và lớp lớp trẻ con nhẹ nhõm thản nhiên như thể Cám qua đời vì đau răng còn mụ dì ghẻ chết vì sặc muối ớt.

Và những người đang cố nhìn cho bằng được em bé nằm đau kia hẳn đã từng rất say mê cổ tích, từng vô tư đứng về phía chị Tấm, tưởng là chị ấy rất hiền.

Theo SGTT

======================================

Một lần nữa người ta lại đem di sản văn hóa truyền thống Việt ra bôi nhọ và coi như nền văn hóa Việt là nguyên nhân mọi sự tàn ác của xã hội. Hãy nhìn lại đi! Hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử chuyện Tấm Cám đã ăn sâu vào cuộc sống con người Việt, nhưng đã tạo nên những triều đại huy hoàng và những con người Việt tự trọng, đầy nhân cách.

Bởi vậy, những điều bức xúc của tác giả bài viết này trong xã hội ngày này đăng trên Tuanvietnam.vn không phải từ cô Tấm mà ra. Mẹ con Cám quá ác, tất yếu cần phải trừng phạt và đã bị trừng phạt. Đấy là luật nhân quả, đấy là công bằng xã hội.

Chính vì sự phủ nhận những giá trị văn hóa dân tộc, phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, của đám tư duy "ở trần đóng khố" dốt nát, ngu xuẩn. Thứ tư duy nhiều chữ của bộ nhớ computeur, nhưng không có khả năng tổng hợp và tìm ra chân lý đã góp phần không nhỏ tạo ra bối cảnh bức xúc của bài viết này.

Đừng có đổ thừa văn hiến truyền thống Việt.

Chống lại một thực tại khách quan hậu quả sẽ không lường trước được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nobel Hóa học 2011:

Người chống lại những tín điều khoa học

Vietnamnet.vn

Cập nhật 17/10/2011 09:00:00 AM (GMT+7)

Giải Nobel Hoá học 2011 dành cho Daniel Sechtman, 70 tuổi, giáo sư tại Viện công nghệ Israel (Technion) có ý nghĩa đặc biệt. Như công bố của Viện Hoàng gia Thuỵ Điển, việc phát hiện ra quasicrystal của ông không những “làm thay đổi về cơ bản nhận thức của các nhà hoá học về chất rắn”, buộc sách giáo khoa phải sửa lại mà đằng sau nó còn là “cuộc đấu tranh kiên cường chống lại nền khoa học chính thống” của một nhà khoa học có dũng khí.

Một ngày lịch sử

Posted Image

Shechtman đã có những ngày tháng khó khăn khi bị "cả thế giới" chống lại.

Một buổi sáng ngày 8/4/1982, ông Daniel Shechtman - nhà hoá học Israel đang làm việc tại Phòng Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ tại Washington - làm lạnh nhanh hợp kim nhôm và mangan và đưa lên “soi” trên kính hiển vi điện tử. Hình ảnh hiện lên làm ông sửng sốt. Nó không giống những tấm ảnh tinh thể thông thường.

Xưa nay, người ta cho rằng (và thực tế luôn luôn đúng, thậm chí điều này đã trở thành tín điều viết trong sách giáo khoa) các nguyên tử được sắp xếp bên trong tinh thể như một “hoa văn” đối xứng và cứ thế lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn. Đối với các nhà khoa học, sự lặp lại đó là cần thiết, vì chính đó là sự tồn tại của các tinh thể.

Vậy mà hình ảnh của Shechtman chụp được lại chỉ ra rằng những nguyên tử trong tinh thể của ông lại xếp thành các hoa văn không hề lặp lại. Ông làm đi làm lại đều thấy kết quả như vậy.

“Mình không thể lầm lẫn” – ông tự nhủ dù phát hiện của ông mâu thuẫn với các lý thuyết đương thời. Nói với đồng nghiệp thì họ chỉ cười cợt, chế giễu. Người ta bảo ông dở hơi, lại “ngoan cố”, khư khư không chịu “thành khẩn nhận sai lầm”. Các đồng nghiệp rất bực, cho là ông bướng bỉnh, làm xấu mặt cho nhóm nên chủ nhiệm đề tài đã lịch sự mời ông lên, tặng ông quyển sách phổ biến, sơ đẳng về tinh thể học “chắc nó rất có ích với anh” và đề nghị ông ra khỏi nhóm, “đi chỗ khác chơi”. Cảm giác của ông? Shechtman nói “Lúc ấy, tôi cảm thấy như một tín đồ Thiên chúa giáo bị rút phép thông công”.

Bị ghẻ lạnh, Shechtman trở về nước. Ông dành 2 năm ròng rã để nghiền ngẫm những điều mình thấy, tự mình phản biện và trả lời đến khi cảm thấy không còn “lăn tăn” gì nữa, ông mới viết một bài báo thật cô đọng và súc tích gửi đăng trên Tạp chí Physical Review Letters với khái niệm mới đưa ra là "quasicrystal”.

Lúc đầu, người ta từ chối nhưng sau cũng in cho ông dù chính người biên tập vẫn còn nghi ngờ. Quả nhiên, giới khoa học om sòm. Đại đa số phản hồi đều tỏ ra hoài nghi và chỉ trích. “Cay” nhất là lời nhận xét của nhà hoá học quyền uy nhất nước Mỹ hồi đó là Linus Pauling, người đoạt hai giải Nobel, một về Hoá học và một về Hoà bình, được các đồng nghiệp tôn vinh là “Einstein trong Hoá học” hoặc “người khổng lồ trong khoa học” (colossus jn science). Vị trưởng lão của ngành Hoá học đứng trên diễn đàn, lớn tiếng tại Hội nghị: “Danny Shechtman nói ra những điều ngông cuồng. Không hề có cái gọi là ‘quasicrystal’(giả tinh thể)” rồi mỉa mai “mà chỉ có quasi-scientist (giả khoa học) mà thôi”.

Trước câu nói đầy xúc phạm và dường như phát động một cuộc “thập tự chinh” chống lại mình, Shechtman không nao núng. Ông tự nhủ một cách tự tin: “Ông ấy tuy là một nhà khoa học vĩ đại thật, nhưng lần này, ông ấy đã lầm”.

Quasicrystal là gì?

Posted Image

Hình ảnh quasicrystal trên kính hiển vi.

Về ngữ nghĩa, quasicrystal là từ ghép của quasi- tiếp đầu ngữ trong tiếng la tinh có nghĩa là “gần như”, “tựa như”; crystal là tinh thể. Vì thế các nhà tự điển học gọi “quasicrystal” là “chuẩn tinh thể” (Một số tài liệu dịch là “giả tinh thể” hay “bán tính thể” có lẽ không đúng ý của nhà khoa học. Chúng tôi đề xuất thuật ngữ “tựa tinh thể” - ND). Có thể tạm hiểu theo nghĩa này. Thuật ngữ “quasicrystal” dường như được nhà vật lý Mỹ, giáo sư ĐH Princeton là Paul J. Steinhardt, trước Chechtman, đã dùng khi bằng tính toán đơn thuần, đã xây dựng lý thuyết về nó. Lúc đọc bài báo của Shechtman, ông này kể lại, mình “đã nhảy lên vì sung sướng”.

Đa số các tinh thể gồm các nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) săp xếp có trật tự lặp lại trong không gian ba chiều dưới dạng những hoa văn đẹp. Tuỳ thuộc vào thành phần hoá học chúng có tính đối xứng khác nhau. Ví dụ các nguyên tử sắp xếp đỉnh của khối lập phương, có đối xứng bậc bốn, trên đỉnh của khối tam giác đều có đối xứng bậc ba. Nhưng quasicrystal “ứng xử” khác các tinh thể khác. Chúng là các hoa văn có trật tự, bao gồm các hình ngũ giác, và hoa văn ấy không bao giờ lặp lại một cách chính xác. Quay nó xung quanh một trục thì hết một vòng, năm lần quay (mỗi lần quay 360:5 = 72 độ) lại thấy một hoa văn y như thế, nói cách khác, trùng với chính nó. Người ta bảo quasicrystal có đối xứng bậc năm.

Nhà khoa học Do Thái này không nhụt chí, bất chấp sự phê phán, cho rằng ông muốn tạo scandal để nổi tiếng. Thấy một người thông minh như Shechtman lại kiên trì ý kiến của mình đến thế, một số nhà khoa học khác lưu tâm xem xét lại quan niệm của ông, lặp lại các thí nghiệm trên những chất tương tự. Rồi sau đó, nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới báo cáo rằng chính họ cũng quan sát thấy những tinh thể có cấu tạo như của ông.

Những vật liệu quasicrystal tổng hợp không bền về mặt nhiệt động học, khi đốt nóng, chúng trở lại thành tinh thể bình thường. Song vào năm 1987, bạn bè của Shechtman ở Pháp và Nhật đã thành công trong việc “nuôi” được các tinh thể đủ lớn, có thể dùng tia X để kiểm tra những gì ông đã phát hiện trên kính hiển vi điện tử. Tiếp đó, người ta tổng hợp được rất nhiều các quasicrystal khác nữa, không giới hạn ở đối xứng bậc năm như Shechtman, mà phức tạp hơn nhiều với bậc tám, bậc mười, bậc hai mươi. Lúc này thư, điện tới tấp gửi đến: "Chúng tôi công nhận những phát hiện của ông và hiểu những điều ông nói”.

Dần dần cuộc đấu tranh kiên trì của ông cộng với những dẫn chứng ngày càng phong phú đã buộc các nhà khoa học khác phải thay đổi tận gốc rễ quan niệm của họ về bản chất của vật chất (nhiều người tỏ ý khâm phục khám phá của ông, nên thay vì chữ “quasicrystal”, họ dùng thuật ngữ “shechtmanite” để chỉ những loại chất có cấu tạo “tựa tinh thể”). Chẳng những thế, năm 2009 dưới lòng một con sông ở Nga, người ta còn phát hiện ra cả khoáng vật quasicrystal, chứng tỏ dạng tinh thể này còn có trong Thiên nhiên..

Việc phát hiện ra những tinh thể không tuần hoàn (aperiodic) đã mang đến một sự thay đổi cơ bản trong ngành Tinh thể học. Năm 1991, Liên đoàn Tinh thể học quốc tế đã phải định nghĩa lại đưa vào khái niệm tinh thể tuần hoàn và tinh thể không tuần hoàn.

Vật liệu quasicrystal nói chung rất cứng, dẫn điện và nhiệt kém và không dính. Bởi vậy nó sẽ dần trở thành một vật liệu quý trong kỹ thuật. Trước mắt, nó được dùng trong sản xuất đèn LED (diot phát sáng), lưỡi dao bào, dao giải phẫu mắt , động cơ diesel, dụng cụ nhà bếp không dính, vật liệu cách điện… Người ta đang nghiên cứu áp dụng quasicrystal để làm tăng độ bền cơ của các vật liệu chế tạo và được coi là cơ sở của một ngành hoàn toàn mới là khoa học kết cấu (Structural science).

Dưới lý thuyết về các quasicrystal người ta đã chế tạo được những hợp kim có các tính cơ học vượt trội so với kim loại. Ví dụ điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Sự vắng mặt tính tuần hoàn làm tăng độ bền của vật liệu. Tính chất này đã được dùng để chế tạo ra những hợp kim vừa nhẹ, vừa bền cho máy bay và tàu vũ trụ.

Viên Hàn lâm Thuỵ Điển dự đoán, tính chất truyền nhiệt tồi của quasicrystalkhieesn chùng trở thành vật liệu nhiệt điện hữu dụng, chuyển nhiệt thành điện”.

Và gần ba thập kỷ (chính xác là 29 năm) trôi qua, mãi đến Thứ tư tuần qua, một nỗi “oan khiên” đã được giải một cách thuyết phục nhất, hùng hồn nhất: giải thưởng uy tín hàng đầu của nền khoa học thế giới được trao tặng cho “điều không thể” - như người ta đánh giá lúc đó - mà tác giả là Shechtman.

Bài học rút ra là gì?

Posted Image

Giải Nobel Hóa học dành cho Shechtman như là sự công nhận đối với những cống hiến của ông.

Từ khi mới bước vào nghề, Shechtman đã tâm niệm: "Một nhà khoa học chân chính là nhà khoa học khiêm tốn, biết lắng nghe nhưng không bao giờ mù quáng. Anh ta tuyệt đối không phải là con người tin 100% vào những gì mình đọc trong sách giá khoa kinh điển”. Tính nết có vẻ trái ngược với khuôn mặt góc cạnh, ông già Shechtman đã bước vào tuổi 70 nhưng vẫn là người hay e thẹn. Ông nhỏ nhẹ kể lại với các phóng viên: ông chẳng chút nghi ngờ nào về điều mình tìm ra và tự coi mình là người đứng ở hàng cuối cùng trong số những nhà khoa học dám thách thức các tín điều đã được công nhận hàng trăm năm.

Shechtman hiện là giáo sư tại Viện Công nghệ Israel (Technion) ở Haifa và nhà khoa học thứ 10 của nước Israel với 7,8 triệu dân được giải Nobel. Ngày công bố giải, ông nhận được lời chúc mừng của Tổng thống Shimon Peres, cũng là một Nobel gia, giải Hoà bình và cảm ơn “ông đã tăng cho Tổ quốc một tặng phẩm diệu kỳ”. Còn Thủ tướng Netanyahu thì nói: “Hôm nay, mọi công dân Israel đều cảm thấy hạnh phúc, mọi người Do Thái trên thế giới đêu tự hào”.Việc Shechtman được giải Nobel cũng là giới khoa học rất hồ hởi. Petr Lu, giáo sư Trương ĐH Harvard xúc động: “Tin Shechtman được giải Nobel làm tim tôi như muốn vỡ ra. Phát minh này là một tượng đài phi thường. Ông thật là một “nicest guy”(chàng trai dễ thương nhất)”.

Staffan Normark, thư ký thường trực Viện Hoàng gia Thuỵ Điển gọi phát minh của Shechtman thuộc loại “một ngày làm nên lịch sử”. Nancy B. Jackson, Chủ tịch Hội Hoá học Mỹ, gọi phát hiện đột phá của Schechtman là “một trong những phát kiến chống lại các định luật”. Ông tin rằng trước Shechtman không ít người đã từng thấy quasicrystal xuất hiện trước mắt mình, nhưng thiếu cái “dũng khí của Shechtman nên đã bỏ qua và cúi đầu cho rằng điều đó trái với tự nhiên”.

Tuấn Hà

=================================

Thật là một điều buồn! Những cái họ có thể nhìn thấy và không cần phải động não - chỉ cần ghé mắt nhìn vào kính hiển vi điện tử - mà họ còn không tin. Vậy những lý thuyết cần phải suy luận và động não thì còn khó hiểu đến mức độ nào!

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Giờ cao điểm sẽ chỉ có xe buýt"

17/10/2011 19:20
(TNO) Đó là mong muốn về một giải pháp đột phá (có thể thực hiện trên một số tuyến phố chính) nhằm xóa bỏ ùn tắc giao thông của Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng trong cuộc họp với đại diện lãnh đạo sở ngành Hà Nội và các chuyên gia nhằm nâng chất lượng xe buýt, vào chiều 17.10.

Posted Image
Bộ GTVT sẽ nghiên cứu phương án cấm xe ôtô, xe taxi giờ cao điểm tại một số tuyến phố - Ảnh: Ngọc Thắng

Nhưng điều dư luận chờ đợi và Bộ trưởng đặt ra ngay trong cuộc họp là sáng kiến mới, đột phá thì vẫn chưa có được.

Lại đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm
Ông Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) cho rằng: “Vấn đề lớn nhất của xe buýt là không có đường để đi, giờ cao điểm có thể chậm 40 phút, xe 80 chỗ nhưng phải gánh 200 hành khách. Cần cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp (DN) tham gia phát triển”.
Bộ trưởng Thăng đặt luôn vấn đề cho ông Thường: “Lượng khách hiện nay bao nhiêu phần trăm là học sinh, sinh viên (HS-SV), nếu giải quyết kiến nghị của DN thì có thể giải quyết được các tồn tại của xe buýt không?”.
Khẳng định có thể làm được nhưng lãnh đạo Transerco vẫn đưa ra những giải pháp không mới khi cho rằng, với lượng khách 80% là HS-SV, phải giải quyết về mặt cung cầu, như giảm tải về cầu (giờ học lệch giờ cao điểm), về cung (tăng khả năng lưu thoát của xe buýt bằng cách tăng tần xuất, một số xe tăng cường vào giờ cao điểm).
Cắt ngang lời ông Thường, ông Thăng quyết liệt: “Các giải pháp này chưa mang tính đột phá. Tôi muốn có các giải pháp đột phá, đến giờ cao điểm cấm các loại xe khác, chỉ để xe buýt hoạt động thì có giải quyết được không? Các ông phải đề xuất những vấn đề như thế mới được, còn giải pháp như thế này vẫn đâu sẽ vào đấy hết. Mấu chốt là giờ cao điểm mà xe khác vẫn vào thì xe buýt có tăng tuyến nữa cũng không vào được”.
Dẫn lại kinh nghiệm từ Trung Quốc, theo Bộ trưởng Thăng, nước này quy định ôtô chẵn lẻ, đấu thầu lưu thông nhưng giờ cao điểm tại một số tuyến phố chỉ có xe công cộng vào. “Mình có làm được không. Nếu đề xuất thì có vi phạm luật không, phải là giải pháp không mất thời gian, làm được ngay, vì nếu không dân vẫn bức xúc”, ông Thăng nhấn mạnh.

8% hành khách đánh giá thái độ phục vụ trên xe buýt kém, 1% đánh giá rất kém. Ngoài ra, 65% không đi xe buýt do phải chờ lâu, 16% do mức độ phục vụ kém, 10% do đi bộ xa, 5% do tệ nạn và 4% do lái xe ẩu. (Nguồn: Tổng công ty vận tải Hà Nội)


Đề xuất tương đối mới mà ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải đưa ra là tất cả các cơ sở kinh doanh trong vành đai 2 phải mở cửa sau 9 giờ; các tuyến đường một chiều thì xe buýt được chạy hai chiều. Cho biết đã làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về điều chỉnh giờ học, theo ông Thăng, để giảm ùn tắc giao thông, Bộ GD-ĐT đồng ý cho điều chỉnh, bây giờ phải tính toán cụ thể giờ cho HS-SV, giờ cho Hà Nội, giờ cho cơ quan T.Ư, với cơ quan T.Ư sẽ làm từ 9 giờ.

Cấm xe ôtô cá nhân, xe taxi giờ cao điểm
Được mời chia sẻ sáng kiến, TS Khuất Việt Hùng, Đại học GTVT đưa ra 4 giải pháp, mà hạn chế xe cá nhân là giải pháp cơ bản nhất.
Đặt vấn đề tập trung kiểm soát ôtô, ông Hùng nêu số liệu: xe ôtô chỉ chiếm 10% làn phương tiện nhưng chiếm 55% diện tích đường tham gia giao thông. Nếu bớt 20% số ôtô tham gia giờ cao điểm, có 11% diện tích đường dự trữ.
Giải pháp để hạn chế ôtô, theo ông Hùng, dễ nhất là thu phí, có sự phân bậc về mức phí đỗ xe giữa trung tâm và bên ngoài, giờ cao điểm phải tăng thêm. Mạnh dạn áp dụng thu phí ôtô vào nội thành như TP.HCM, cũng với nguyên tắc thu cao vào giờ cao điểm.
“Tôi đề xuất giờ cao điểm cấm các xe con vào có được không. Cấm 1 tiếng tại một số trục, các anh có xe riêng phải chờ hoặc đi đường khác?”, ông Thăng nêu vấn đề.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cũng đề xuất, cần hạn chế xe taxi giờ cao điểm, như đấu thầu trong một số tuyến, những tuyến lớn hai đầu xe buýt hoạt động thì không cho taxi vào.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Các tuyến cao điểm mà nhân dân bức xúc, dứt khoát cấm không cho vào, quan điểm của Bộ đây là xe cá nhân, các nước làm gì có nhiều xe taxi thế. Đau bụng phải chữa trị ngay, đề nghị 1 số tuyến cấm xe taxi và hạn chế xe cá nhân bằng cách thu phí…”.
Chốt lại “đã đến lúc phải hành động”, nhưng ông Thăng cũng nêu rõ “phải làm quyết liệt, thường xuyên họp điều chỉnh những cái nào chưa đạt, vì không chỉ cuộc họp hôm nay có thể giải quyết được ùn tắc của Hà Nội”.

Mai Hà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thay đổi giờ học, giờ làm: Ai sẽ đón con tôi!

18/10/2011 09:32:05

Posted Image - Đề xuất của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về điều chỉnh giờ học, giờ làm việc của trường học, cơ quan Hà Nội và cơ quan trung ương đang thu hút sự chú ý của dư luận.

TIN LIÊN QUAN

Ông Đinh La Thăng đề xuất điều chỉnh giờ học, làm việc

Theo gợi ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng, các cơ quan Trung ương có thể làm việc từ 8h30 hoặc 9h sáng đến 6h chiều. Ông Thăng cho biết đã làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vũ Luận: "Ông Luận đã đồng ý với tôi phương án này và chờ Bộ GTVT xây dựng xong đề án để cùng trình lên Chính phủ duyệt". PV Bee.net.vn đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân. Theo đó, đa số người dân được hỏi đều cho rằng đề xuất này là hợp lý. Nếu bố trí đi học hay đi làm lệch giờ cao điểm chắc chắn sẽ giảm ùn tắc được đáng kể. Tuy nhiên cần bố trí thế nào để tránh gây khó khăn cho người dân trong công việc và học hành của con trẻ. Bên cạnh đó, cần triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp khác như hạn chế phương tiện cá nhân hay phân làn giao thông.

Posted Image

Việc bố trí giờ học, giờ làm lệch giờ cao điểm cần giải quyết được nhiều vướng mắc phát sinh.

Không đi vào giờ cao điểm là tốt rồi

Theo sinh viên Chu Đình Anh (trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương): Không đi học vào giờ cao điểm là tốt rồi. Tuy nhiên, hiện tôi đang đi làm thêm, cứ 6h chiều là phải có mặt ở chỗ làm rồi. Giờ mà kéo dài giờ học muộn hơn, chẳng lẽ tôi phải bỏ công việc hiện tại?

Chỉ là giải pháp tình thế.

Anh Việt Hùng, cán bộ ngành thuế cho rằng: Việc đổi giờ làm hay bố trí lại giờ học để giảm bớt lưu lượng người tham gia giao thông chỉ là giải pháp tình thế. Tôi cho rằng, cái cốt lõi vẫn nằm ở mật độ dân cư quá đông. Nên làm tốt công tác giãn dân, nhất là di chuyển các trường đại học cao đẳng ra các vùng ngoại thành. Làm được những việc này thì mới hy vọng giảm tải được tình trạng ùn tắc như hiện nay. Còn việc bố trí giờ học, giờ làm lệch giờ cao điểm khó mà thực hiện ngay được vì phải khảo sát bố trí thời gian đi làm sao cho hợp lý. Trước đây Hà Nội cũng đã từng đề xuất việc này nhưng rồi cũng có thực hiện được đâu.

Ai sẽ đón con tôi?

Chị Đinh Thị Hồng (Hạ Đình – Thanh Xuân): “Tôi vẫn phải thường xuyên đưa con đến trường vào đầu giờ đi làm buổi sáng, bây giờ mà thay đổi giờ làm việc hay giờ học của con tôi nếu như hai mẹ con không tan cùng giờ nhau như vậy sẽ rất khó khăn. Đến giờ tan học của con buổi chiều nếu tôi làm tận 6h chiều, ai sẽ đón con tôi!”.

Nên làm thí điểm

Theo chị Lê Thu Hòe (viên chức nhà nước ở Thanh Xuân, Hà Nội): Trước mắt nếu thay đổi giờ làm việc sẽ gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt, nhưng về lâu dài nếu như nó làm giảm được ùn tắc thì tốt quá. Phải thay đổi thói quyen là khó nhưng lâu rồi sẽ đâu vào đấy thôi. Tôi cho rằng cần nghiên cứu kỹ, có thể làm thí điểm một số quận trước khi triển khai trên toàn thành phố.

Posted Image

Ùn tắc ngày càng nghiêm trọng tại Hà Nội

Bên tới sớm, bên tới muộn, giải quyết thế nào? "Các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cũng liên quan tới nhau, nhiều ngành nghề đặc thù cần phải đi làm sớm hơn. Nếu một bên tới quá sớm, một bên tới quá muộn như vậy sẽ rất khó để làm việc. Theo tôi, việc bố trí đi học, đi làm lệch giờ cao điểm cần phải được triển khai đồng bộ và phải dựa trên nghiên cứu cẩn thận mới đem lại hiệu quả", ý kiến của anh Nguyễn Văn Hiếu (Công ty cổ phần HC Việt Nam). Đồng quan điểm với anh Hiếu, ông Liêu Văn Thọ, cán bộ hưu trí ở Kim Mã cũng cho rằng: "Vấn đề không đơn giản chỉ là thay đổi lệch giờ đi làm, đi học. Nó sẽ dẫn đến xung đột trong việc giải quyết hoạt động của công sở và giờ học của học sinh. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho nhiều người".

Năm 2006, Sở GTCC và CATP Hà Nội cũng đã soạn thảo tờ trình gửi lên UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ điều chỉnh giờ làm việc trên địa bàn Hà Nội. Theo đó cơ quan Trung ương làm việc từ 7h30 đến 16h30, cơ quan Hà Nội làm việc từ 8h30 đến 17h30. Nhưng từ đó đến nay do nhiều lý do vẫn chưa thể triển khai.

Ngọc Tú - Quách Du (ghi)

===============================

Theo Lý học thì bất cứ một hiện tượng nào cũng cần cân đối và đồng bộ, không thể chủ quan cân đối cục bộ được. Thay đổi làm lệch giờ làm việc và trường học chỉ khả thi khi vụ việc chỉ giới hạn ở trên mặt đường. Nhưng rất tiếc, nó còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác, như câu hỏi của một bà mẹ: "Ai sẽ đón con tôi?". Chưa! Vấn đề còn là bữa cơm gia đình do các quí vị nội trợ nấu sẽ vào giờ nào và nó liên quan đến họp chợ, các cửa hàng buôn bán ....vv..... Hơn nữa, việc tắc đường kéo dài nhiều giờ trong giờ cao điểm, chênh nhau một giờ chẳng nghĩa lý gì.

Cấm xe cá nhân!?

Với cá nhân tôi thì tôi kịch liệt ủng hộ. Vì tôi không có cái xe nào là của tôi cả. Kể cả xe đạp. Nhưng tôi thành thực khuyên quý vị đừng thực hiện biện pháp này. Bởi vì: Quí vị sẽ phải làm lại tất cả các tuyến đường để thích hợp với xe công cộng, và sẽ xáo trộn sinh hoạt rất lớn. Tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo cháu thì nên cấm xe cá nhân, và thay đổi giờ làm, vì cháu là người thường xuyên hứng chịu những lần tắc đường, có khi tắc đến cả 2 tiếng đồng hồ mới đi hết 1 đoạn đường tầm 1km, những lúc đứng giữa đoàn người đông đúc, khói xe mù mịt, đi ko đi được, lùi ko lùi được chỉ biết đứng và nhíc, những lúc đó nghĩ sao ko đổi giờ làm đi, vì chỉ sau 2 tiếng tắc đó thôi, là đường lại thông thoáng, phóng xe ầm ầm, nếu điều tiết được việc học sinh ko ra về ồ ạt vào giờ cao điểm thì nó cũng bớt đi được 1 khối lượng lớn người ở ngoài đường

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo cháu thì nên cấm xe cá nhân, và thay đổi giờ làm, vì cháu là người thường xuyên hứng chịu những lần tắc đường, có khi tắc đến cả 2 tiếng đồng hồ mới đi hết 1 đoạn đường tầm 1km, những lúc đứng giữa đoàn người đông đúc, khói xe mù mịt, đi ko đi được, lùi ko lùi được chỉ biết đứng và nhíc, những lúc đó nghĩ sao ko đổi giờ làm đi, vì chỉ sau 2 tiếng tắc đó thôi, là đường lại thông thoáng, phóng xe ầm ầm, nếu điều tiết được việc học sinh ko ra về ồ ạt vào giờ cao điểm thì nó cũng bớt đi được 1 khối lượng lớn người ở ngoài đường

Lúc đó...bạn đang đi xe buýt à...nếu thế thì nên cấm xe cá nhân.

Còn nếu bạn đang đi xe máy...nên cấm xe cá nhân...của người khác.

OK?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bạn thiên bồng nói thế là ko đúng rồi, nói từ cấm thì hơi quá, hoặc mọi người nghĩ nó tuyệt đối, cấm ko có nghĩa là ko có 1 xe cá nhân nào cả, nhưng nói từ hạn chế tối đa thì nên nói từ đó, có nghĩa là những người ko cần thiết xe cá nhân thì ko cần thiết phải mua, ví dụ có người làm văn phòng cả năm, sáng đi tối về, ko phải ra ngoài đường thì những người đó nên hạn chế, hoặc học sinh cấp 3, học sinh đại học, ...

1 vấn đề ko thể là 100% được, có nghĩa cái này cái kia, dư mà theo mình nên hạn chế, vì nếu tính ra VN 80 triệu dân, cứ ô tô xe máy phang ra thì đúng là ko đường xá nào chịu nổi đó là 1 thực tế

Mình hàng ngày luôn phải chịu cảnh tắc đường, nhiều khi ở lại làm thêm 2 tiếng nữa về có khi cũng bằng lúc về đúng giờ, vì đàng nào giờ đó cũng về tới nhà

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

theo cháu thì nên cấm xe cá nhân, và thay đổi giờ làm, vì cháu là người thường xuyên hứng chịu những lần tắc đường, có khi tắc đến cả 2 tiếng đồng hồ mới đi hết 1 đoạn đường tầm 1km, những lúc đứng giữa đoàn người đông đúc, khói xe mù mịt, đi ko đi được, lùi ko lùi được chỉ biết đứng và nhíc, những lúc đó nghĩ sao ko đổi giờ làm đi, vì chỉ sau 2 tiếng tắc đó thôi, là đường lại thông thoáng, phóng xe ầm ầm, nếu điều tiết được việc học sinh ko ra về ồ ạt vào giờ cao điểm thì nó cũng bớt đi được 1 khối lượng lớn người ở ngoài đường

Với cá nhân tôi thì cũng ủng hộ cấm xe cá nhân. Bởi vì tôi chẳng có cái xe nào cả, kể cả xe đạp. Đi đâu thì hoặc vợ chở hoặc tắc xi. Cái gì tỏ ra không xử lý được cứ cấm tuốt cho nó tiện. Nhưng đấy là cá nhân tôi thôi. Còn đây là sự kiện ảnh hưởng không nhỏ đế toàn xã hội. Người ta dẫn chứng Trung Quốc cũng cấm thành công đấy và đường của họ rất thông thoáng. Híc! Nêú bắt trước Trung Quốc thì sau đó là đập toàn bộ thành phố Hanoi với Sài Gòn đi xây lại cho đường nó rộng để xe buýt có thể vào tất cả các con đường có người ở.

Tôi chưa thấy các thành phố như Paris, New York, Xeun, Tokyo vvv...than phiền nạn kẹt xe bao giờ. Mặc dù cũng có nhưng không nhiều. Cũng không thấy lệnh cấm gì ở những thành phố này. Vấn đề là sắp xếp các tuyền đường như thế nào.

Nhưng thôi. Bàn cho vui vậy. Các quí vị cấm hay không chẳng ảnh hưởng gì đến tôi cả.

Còn nếu tôi có ý kiến đóng góp thì tôi đóng góp thế này:

Khuyến khích mua xe cá nhân để tạo thêm công ăn việc làm. Nhưng tôi sợ xe cá nhân vẫn ế vì nhu cầu dù điên cuồng đến đâu, mỗi người cũng chỉ ngồi trên một chiếc hon da. Với dân số 10 triệu người ở Hanoi thì tối đa cũng chỉ đến 5 triệu chiếc xe là hết. Có hạ giá cũng không bán thêm được. Tống cổ mấy cái xe buýt dở hơi biết bơi ra vùng ven và quốc lộ, phân lại tuyền đường cho hợp lý. Xóa bỏ các vết cắt ngã tư bằng những quy định luồng xe chạy mới. Mở thêm một vài tuyền đường - không nhiều và không phá hoại cảnh quan di sản phố cổ - cho phủ hợp với thực tế. Cấm tiệt việc xây dựng cao ốc tại các khu phố cổ và nội thành cũ. Những trường học, bệnh viện mới cần xây ra ngoại thành - cũ để nguyên. Việc chênh giờ chỉ giải quyết cục bộ.

Lý học gọi là cân bằng Âm Dương.Nói ra thì đơn giản như vậy, nhưng phân làn thế nào cho hợp lý là cả một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự tính toán rất kỹ và thông minh đền từng con hẻm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đàn bà nhặt rác và cái sụp lạy của lương tâm

19/10/2011 07:38

(VTC News) - 18 người đi qua, nhưng không ai dành một phút quan tâm cho cô bé 3 tuổi bị xe cán nằm bất động trên đường. Và nếu không có người thứ 19, có lẽ sinh linh bé bỏng ấy đã vĩnh viễn ra đi trong sự vô cảm đến vô lương của đồng loại.

Người thứ 19 ấy, một phụ nữ cao tuổi bình dị ở thành phố Phật Sơn giờ đây đã được cư dân mạng Trung Quốc coi như biểu tượng cho tình người trong cái thời buổi mà người ta vẫn gọi là khủng hoảng giá trị này.

Người phụ nữ ấy tên là Trần Hiền Muội, 58 tuổi, một người nhặt rác. Bà chỉ cao 1m40 và nặng 40kg. Thế nhưng, khi tấm ảnh cha mẹ cô bé Tiểu Duyệt sụp lạy ân nhân được đăng tải, thì hết thảy độc giả đều phải nghẹn ngào, và như bình luận của một cư dân mạng, bà đã cao hơn rất nhiều kẻ khác.

Một cư dân mạng khác thốt lên: "Cái lạy ấy dường như cũng là cái sụp lạy thay mặt lương tri con người. Cảm ơn bà!"

Posted Image

Bố mẹ cô bé Tiểu Duyệt sụp lạy ân nhân

Trước những câu hỏi dồn dập về gia cảnh của mình, bà Trần thành thật trả lời: gia đình bà cũng ở mức đủ sống, nhưng bà vẫn làm công việc thu gom phế phẩm cho các cửa hàng và nhặt nhạnh những phế thải khác trên đường để kiếm thêm đồng ra đồng vào, chứ không muốn con cháu phải bận tâm, cũng không muốn tiêu tiền của con cháu.

Tuy đôi lúc bị trêu ghẹo, coi thường, nhưng với bà, công việc này đã trở nên quen thuộc… Ngày ngày trước và sau khi đi làm, bà vẫn thường đưa đón cháu đi học.

Posted Image

Bà Trần Hiền Muội đau xót chuyện bé Tiểu Duyệt

Khi có phóng viên hỏi rằng: "Có người cho bà vì muốn nổi tiếng, muốn được thưởng nên đã cứu bé gái 3 tuổi nằm trên đường… bà nghĩ sao?", bà Trần ngạc nhiên đáp: “Tôi nghĩ là con người với nhau, khi nhìn thấy đồng loại bị thương, tất nhiên sẽ cứu giúp, chứ tôi thực sự chưa từng nghĩ tới việc cứu người để được nổi tiếng. Tôi chỉ muốn là người bình thường, yên phận làm người sống qua ngày đã tốt lắm rồi."

Posted Image

"Tôi cần nổi tiếng để làm gì?!"

Thực ra, tôi thấy việc này là hết sức bình thường, nhưng báo chí lại xôn xao phỏng vấn tôi về chuyện cứu bé Tiểu Duyệt. Tôi cũng từng đưa cháu tôi qua đường để tới trường, nhiều khi gặp cụ già qua đường bị ngã, tôi vẫn giúp đỡ như bình thường. Tôi nghĩ đó chỉ là bản năng cứu giúp đồng loại của mỗi người chúng ta."

Bà kể lại, hai ngày qua, chỉ vì việc của Tiểu Duyệt, mà các phóng viên của các báo trong và ngoài nước đua nhau gọi điện xin phỏng vấn bà, đến cả lúc ăn cơm cũng phải liên tục điện thoại.

Posted Image

Posted Image

Những cuộc điện thoại muốn phỏng vấn của giới truyền thông trong ngoài nước không ngừng gọi đến

Làm người tốt lại khó vậy sao?!

Kể lại câu chuyện thương tâm hôm trước, mắt bà Trần vẫn cứ rưng rưng: "Tôi còn nhớ hôm đó, tuy trời đã tối, nhưng cũng không đến mức không nhìn thấy Tiểu Duyệt đang nằm bên đường như những gì người qua đường nói, vì từ xa tôi đã thấy cô bé nằm bất động, không rõ sống hay chết, tôi vội tới gần thấy em khắp mình đầy máu, nước mắt đầm đìa, luôn miệng gọi mẹ, tôi liền bế cháu vào lề đường và tìm mẹ cháu. Lúc đó, tôi không nghĩ gì nhiều, chỉ muốn giúp đỡ cháu bé.

Rất may ít phút sau, một phụ nữ đã hoảng hốt chạy đến, bế bé Duyệt đến bệnh viện cấp cứu…

Nói thật, khi thấy gia đình bé Tiểu Duyệt khóc thương con gái mình, lòng tôi cũng đau như cắt, tôi ước mình có thể phát hiện ra Tiểu Duyệt sớm hơn thì cháu sẽ không nguy kịch như bây giờ, vì cháu còn quá nhỏ…"

Posted Image

Miễn cưỡng nhận món tiền thưởng

Theo gia đình Tiểu Duyệt, hiện tình trạng sức khỏe cô bé đã tạm thời ổn định. Nhắc về chuyện đã qua, họ bày tỏ vô cùng cảm ơn cộng đồng đã quan tâm giúp đỡ, và hi vọng xã hội sẽ có nhiều người hảo tâm như bà Trần Hiền Muội. Một cách cay đắng, họ cũng bày tỏ mong ước trong cuộc sống sẽ ngày càng ít những người nhiều tiền mà không có đức. Bố của Tiểu Duyệt cho biết, nếu tài xế xe tải không nhìn thấy Tiểu Duyệt mà tông phải, may ra họ có thể tha thứ…

Cha mẹ cô bé bày tỏ, hiện nay, Tiểu Duyệt cần họ chăm sóc, nên dù rất đau khổ nhưng hai người sẽ cố gắng mạnh mẽ, dốc hết sức mình để con sớm ngày hồi phục.

Posted Image

Bà Trần Hiền Muội và cháu trai

Sau khi nghe tin đồn mẹ mình vì muốn nổi tiếng và muốn được khen thưởng nên mới cứu bé Tiểu Duyệt, con gái của bà Trần Hiền Muội đã rất buồn. Chị nói: “Lẽ nào làm người tốt khó vậy sao?”…

Đó cũng là câu hỏi chung mà nhiều người đã đặt ra mấy ngày qua, sau những hình ảnh đáng căm phẫn và lên án của không chỉ 2 người lái xe vô lương mà cả những người qua đường vô cảm đến tàn nhẫn trước một em gái bé bỏng đang nằm chờ chết, cách họ chưa đến 2 bước chân.

Một cư dân mạng cảm thán: "Chẳng lẽ đã đến lúc những điều tất nhiên và bình thường cũng trở nên phi thường và khó khăn với số đông như vậy rồi sao? Người ta càng ca ngợi bà lão, tôi lại càng thấy xót xa cho sự hiếm hoi của tình người trong xã hội bây giờ."

Đỗ Hường

============================

Khi có phóng viên hỏi rằng: "Có người cho bà vì muốn nổi tiếng, muốn được thưởng nên đã cứu bé gái 3 tuổi nằm trên đường… bà nghĩ sao?",

Câu này nghe quen quen.

Với cách lập luận này thì không lẽ người nào muốn tỏ ra khiêm tốn và không muốn nổi tiếng thì cần phải đi gam lờ với những nỗi thống khổ của đồng loại? Đúng là lũ tư duy "Ở trần đóng khố".

Sau khi nghe tin đồn mẹ mình vì muốn nổi tiếng và muốn được khen thưởng nên mới cứu bé Tiểu Duyệt, con gái của bà Trần Hiền Muội đã rất buồn. Chị nói: “Lẽ nào làm người tốt khó vậy sao?”…

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Clip hiện trường vụ việc.

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=l7JXisAm61o&feature=player_embedded#!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đổi giờ làm cần cân nhắc tới giờ học của học sinh

Thứ tư, 19/10/2011,

11:28 GMT+7

Đồng tình với đề xuất điều chỉnh giờ làm việc nhưng nhiều lãnh đạo Sở, ngành ở Hà Nội cho rằng cần xem xét kỹ giờ học của học sinh để có sự điều tiết hợp lý bởi toàn thành phố hiện có hơn một triệu học sinh.

> Độc giả phản biện đề xuất điều chỉnh giờ làm của bộ trưởng

Chiều 18/10, trao đổi với VnExpress, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm không mới nhưng vấn đề giao thông của thành phố đang rất bức bách và bất kỳ giải pháp nào nếu thấy hiệu quả cho số đông thì đều cần thiết phải làm.

Do chưa hiểu kế hoạch đổi giờ học, giờ làm cụ thể ra sao nên ông Thống cho rằng, nếu điều chỉnh giờ học cần xem tổng số học sinh được cha mẹ đưa đến trường, bao nhiêu em học gần nhà, bao nhiêu em phải đi học xa trái tuyến... Và khi có được con số thống kê thì mới nói được việc điều chỉnh ảnh hưởng nhiều hay ít.

"Toàn thành phố có hơn 350.000 học sinh mầm non, các cháu phải nhờ bố mẹ, ông bà đưa đi. Ngoài ra, bậc tiểu học cũng có gần nửa triệu em và THCS cũng có trên 320.000. Tôi ở phường Giảng Võ, lại học tại trường Giảng Võ thì chẳng có cớ gì mà phải đưa con đi học. Nhưng nếu nhà tôi ở Hoàng Mai mà con học tại Cầu Giấy thì chắc chắn phải lưu thông trên đường" ông Thống dẫn giải.

Theo Chánh văn phòng Nguyễn Hiệp Thống, bao nhiêu năm nay, các em vẫn học từ 7h30 nên nếu điều chỉnh giờ học thì cũng phải điều chỉnh cả giờ nghỉ trưa, rất có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của học sinh.

"Đợt úng ngập trước đây, phụ huynh vẫn đi làm còn con nghỉ ở nhà đã là một câu chuyện. Huống chi nay là cả một sự thay đổi: sáng bố mẹ 9h mới đến cơ quan nhưng 6h30 vẫn phải đưa con đi học để 7h có mặt ở trường, sau đó lại đến cơ quan ngồi chờ đến giờ làm thì sẽ có một loạt vấn đề kéo theo. Tôi phải đưa con đi học nên thay đổi giờ học của cháu cũng sẽ ảnh hưởng đến bản thân", ông Thống nói.

Posted Image

Nhiều phụ huynh phải dậy sớm đưa con đến trường, sau đó mới đến cơ quan làm việc. Ảnh: Hoàng Hà.

Đồng tình với phương án điều chỉnh giờ làm việc của các cơ quan, tuy nhiên Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho rằng cần nghiên cứu về thời gian học tập của học sinh mẫu giáo, tiểu học để có sự điều tiết hợp lý. "Nếu làm việc từ 9h thì công chức có thời gian nghỉ ngơi tốt hơn, đường sá cũng bớt ùn tắc", ông Sáng nhận xét.

Còn TS Khuất Việt Hùng (ĐH Giao thông Vận tải) nhận định, nếu bố trí lệch giờ làm thì sẽ ít nhiều hạn chế được ùn tắc. "Các trường phổ thông, tiểu học có thể bắt đầu lúc 8h30. Các cơ quan trung ương, cơ sở dịch vụ làm việc từ 9h", ông Hùng chia sẻ.

Ông Đào Xuân Dương, Phó văn phòng HĐND thành phố Hà Nội, cho rằng điều chỉnh giờ làm việc là giải pháp tốt cho tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay. Thực tế nhiều cán bộ làm việc tại trung tâm thành phố song nhà ở Hà Đông nên mỗi ngày đi xe buýt đến cơ quan mất 1,5-2 giờ. Do vậy, thời gian làm việc buổi sáng cần muộn hơn hiện nay và nghỉ sớm hơn vào buổi chiều.

"Giờ nghỉ trưa hiện nay là quá dài, nên rút ngắn trong vòng một giờ và thời gian làm việc trong ngày không nên kéo dài đến 18h", ông Dương nêu quan điểm.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, cần có thử nghiệm bằng mô hình để tính toán cụ thể có bao nhiêu người làm việc tại các cơ quan Hà Nội, bao nhiêu phần trăm là học sinh sinh viên... để có khung giờ bố trí hợp lý. Bởi nếu cứ điều chỉnh giờ làm nhưng không có mô hình giao thông thì cũng không biết ùn tắc giảm được bao nhiêu.

"Như ông Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói, giao thông là đi từ điểm đầu tới điểm cuối mà điểm đầu ở Mỹ Đình, điểm cuối ở trong lõi thì người dân vẫn phải đi qua một quãng đường như thế. Nếu vậy, cần làm sao cho trẻ con đi bộ đến trường thì đỡ được các chuyến đi. Thế nên nếu nói rộng ra thì giải pháp cần phải tổng thể", chuyên gia quy hoạch này chia sẻ.

Và ông Hùng nhận xét: "Tôi có cảm giác là Bộ trưởng Đinh La Thăng muốn làm rất quyết liệt nhưng chất kỹ thuật ở bên trong các giải pháp chưa rõ".

Trước đó, tại cuộc họp với Bộ trưởng Đinh La Thăng, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cũng đồng tình với đề xuất điều chỉnh giờ làm việc và giờ học của học sinh. Ông Khôi cho rằng, các chuyên viên của Bộ cần phối hợp với Hà Nội lên kế hoạch, khảo sát và có giải pháp đồng bộ điều chỉnh giờ làm việc.

Chốt lại cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông cho biết, sẽ đề nghị Chính phủ điều chỉnh giờ học, giờ làm để chống ùn tắc và cơ quan trung ương sẽ làm việc từ 9h sáng tới 18h chiều.

Hiện nay, giờ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương tại Hà Nội bắt đầu từ 7h30, kết thúc 16h30. Cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp địa phương bắt đầu từ 8h, kết thúc lúc 17h.

Đối với trường học, bậc mầm non và tiểu học bắt đầu lúc 7h45, kết thúc 16h45; bậc THCS, THPT bắt đầu học lúc 7h30, kết thúc 17h15. Các trường ĐH, CĐ, THCN - dạy nghề bắt đầu học lúc 6h45, kết thúc 17h30.

Tiến Dũng - Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ tịch nước hi vọng hết phải nghe 'vọng cổ' về lương

Cập nhật 18/10/2011 05:43:00 PM (GMT+7)

Posted Image- Tiếp xúc với cử tri quận 3 và 4, TP.HCM hôm nay (18/10), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn cải cách sắp tới sẽ giúp không phải nghe "ca vọng cổ" dài dài về tiền lương nữa.

Lương: Cải cách thật chứ đừng ‘gọt chân cho vừa giày’

Sốt ruột với cải cách

Công chức dứt áo, quan chức lẫn lộn buồn vui

Chủ tịch nước đã lắng nghe những ý kiến bức xúc xoay quanh vấn đề dân sinh, đặc biệt là bất cập về hệ thống tiền lương.

Ông Đặng Văn An ở phường 5, quận 4, cho hay đồng lương mà ông và những người dân khác đang hưởng chỉ là đồng lương danh nghĩa. "Ai cũng thấy là bất hợp lý", ông dẫn trường hợp lương sinh viên học ngành sư phạm, sau 4 năm học ra trường, chỉ được trả hơn 1 triệu đồng, "sống một mình không nổi chứ đừng nói là nuôi ai". Hay một nhân viên tạp vụ trong ngành giáo dục lương chỉ 700.000 đồng, sau khi trừ bảo hiểm, mức này còn dưới chuẩn hộ nghèo của thành phố là 12 triệu đồng/năm.

Posted Image

Ghi nhận ý kiến đóng góp và kiến nghị của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng chính sách tiền lương đang áp dụng rất lạc hậu so với đời sống, cần cải cách, thay đổi chính sách tiền lương để phù hợp với thực tiễn.

"Tiền lương hiện nay rất lạc hậu, điều này ai cũng biết. Có một thực tế là cán bộ, công chức sống không phải dựa vào lương. Do vậy sắp tới sẽ có quyết định về cải cách tiền lương, tôi hy vọng là với những cải tiến, chúng ta sẽ không còn phải nghe "ca vọng cổ" dài dài về vấn đề này nữa" - Chủ tịch nước nói

Chia sẻ với cử tri về những khó khăn trong đời sống, về tiền lương và một số chế độ chính sách không còn phù hợp, Chủ tịch nước cũng cho biết, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, lạm phát và tiền lương là hai vấn đề rất quan trọng phải giải quyết, trong đó chống lạm phát là nhiệm vụ đầu tiên phải tập trung xử lý, cố gắng kéo giảm đến cuối năm nay lạm phát còn 17 - 18% và phấn đấu năm 2012 sẽ giảm còn một con số.

Cùng với vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho cán bộ cơ sở, người có công, tình trạng giao thông xuống cấp, đổi mới giáo dục, chống tham nhũng, biến đổi khí hậu và chủ quyền lãnh thổ được cử tri quận 3 và quận 4 quan tâm.

Bức xúc trước tình hình trật tự an toàn giao thông ngày càng xuống cấp, tai nạn giao thông gia tăng, bế tắc trong giải quyết tình trạng kẹt xe và nạn đua xe trái phép ngày càng trầm trọng, cử tri hai quận cho rằng đó là do pháp luật về giao thông và việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Cử tri kiến nghị cần phải xử lý mạnh tay hơn đối với nạn đua xe trái phép, tịch thu xe vi phạm, phạt nặng gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay.

Cử tri hai quận cũng cho rằng công tác phòng, chống “quốc nạn” tham nhũng vẫn chưa đem lại hiệu quả, tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều hình thức, nhiều cấp độ và ở mọi lĩnh vực. Theo các cử tri, chống tham nhũng phải bắt đầu từ trung ương, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan và cần tăng cường giám sát người đứng đầu. Các cử tri cũng mong muốn Quốc hội, đoàn - tổ và mỗi đại biểu Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát đối với hoạt động của chính quyền các cấp, các bộ ngành, các tập đoàn, doanh nghiệp; giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo, các kiến nghị của cử tri.

Posted Image

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định chống tham nhũng là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, đổi mới cách làm và bộ máy làm công tác phòng, chống tham nhũng để phù hợp với tình hình mới.

"Theo tôi, ngoài việc tổng kết chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, ngoài ra phải tổng kết luôn kết quả của bộ máy, tổ chức các cấp đang điều hành, lãnh đạo công việc này...".

Chủ tịch nước khẳng định sẽ không để "chìm xuồng" vụ Vinashin. "Liên quan tới xử lý vụ Vinasin, nhiều cử tri đề cập với tâm trạng lo lắng, tôi xin nhắc lại là đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (trước đây) và Tổng bí thư hiện nay đã khẳng định trước cử tri là không để "chìm xuồng" vụ này. Tôi cũng tin tưởng như vậy. Kết quả xử lý thế nào, sẽ có báo cáo trước cử tri".

Thái Thiện

=========================================

Lương - thực tế thu nhập và lạm phát.

Nhân bài viết này trên Vietnamnet, Sư Thiến tui cũng bàn mảnh cho vui. Thường thì tăng lương sẽ có ngay một suy nghĩ liên quan đến lạm phát. Nhất là trong điều kiện kinh tế suy thoái toàn cầu hiện nay. Bởi vậy Sư Thiến bàn mảnh về lương và thực tế thu nhập. Lương được tính bằng tiền và thực tế thu nhập cũng được tính bằng tiền. Vậy thì về lý thuyết theo Lý học tăng lương thực ra chỉ là sự chính danh thu nhập qua lương và nếu nó cân đối với công quĩ thì lưu lượng tiền sẽ không thay đổi. Thí dụ: Lương 700. 000 VND / tháng và họ kiếm thêm - bằng mọi cách để có 3000. 000 đ/ tháng. Như vậy, về lý thuyết nếu người này lĩnh lương ba triệu thì không lạm phát. Suy rộng ra : Tất cả nhóm người lĩnh lương 700. 000đ và thực tế kiếm ba triệu thì tăng lương ba triệu sẽ không lạm phát. Nhưng cảm giác lạm phát sẽ xảy ra từ công quỹ. Bởi vì công quỹ sẽ phải trả vượt trội với số lương này. Vậy vấn đề lý thuyết ko lạm phát trên sẽ phải giải quyết tiếp liên quan đến các quỹ khác mà xã hội phải chi liên quan gián tiếp, hoặc trực tiếp đến thu nhập vượt trội của nhóm - tôi gọi là 700 này. Bởi vậy, vấn đề tiếp theo là cân đối các khoản chi của công quỹ. Về lý thuyết, nếu tăng lương và các khoản chi của công quỹ được cắt giảm và vẫn không thay đổi về tống số chi thì không lạm phát. Hoặc là - trường hợp không thể cắt giảm các khoản chi khác của công quỹ thì phải tăng thu nhập công quỹ phù hợp với sư tăng lương thì tôi nghĩ cũng không lạm phát.

Tôi nghĩ đấy là một yếu tố. Còn nhiều yếu tố khác liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cháu thì bỏ ngay cái kiểu lương tối thiểu đi, chính cái lương tối thiểu nhà nước đặt ra mà nó sảy ra lắm chuyện, thằng làm nhiều, thằng làm ít, trình độ ... cứ mang lương tối thiểu ra nhân chia cộng trừ vớ vẩn rồi ra lương thực, mà chả dựa theo năng lực và công sức bỏ ra gì cả, bây giờ nhà nước chơi kiểu khoán sản phẩm, khoán công việc rồi trả lương, ko có tối thiểu tối thiếc gì cả, chính cái khái niệm lương tối thiểu, đã làm cho 1 loạt các công ty nước ngoài ở các khu công nghiệp áp dụng vào tính lương công nhân VN vì thế giá trị lao động đã bị lợi dụng và giảm đi rất nhiều

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay