Posted 23 Tháng 2, 2010 Xin cho phép daretolead được tham gia để học hỏi thêm ạ. Daretolead không đồng ý với BGB "không có gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương" câu nói này mà gặp phải cái anh logic phi cổ điển chắc sẽ bị lật đổ. Vật cùng tắc biến, mà biến là phản phục. Vật cùng là hoàn toàn âm, phản phục là hoàn toàn dương. Bởi vì trong triết lý âm dương lại nói "trong âm có dương, trong dương có âm"? Tức là chẳng có vật nào là hoàn toàn âm cả, mà cũng chẳng có vật nào là hoàn toàn dương cả.Daretolead đồng ý với chú vuivui là không thể định nghĩa âm dương vì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. Ngoài ra, việc xác định một vật là thuộc âm hay dương chỉ có nghĩa tương đối vì nó phụ thuộc vào sự so sánh với một vật khác. Theo wikipedia (daretolead không tìm được các tài liệu chứng minh liên quan) thì các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc từ phương Nam" (phương Nam ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Còn cho rằng Phục Hy hoặc phái âm dương gia là người sáng tạo ra thì không có cơ sở khoa học. Mặc dù người Hán đã tiếp thu và phát triển, hệ thống hóa lý thuyết và mang ảnh hưởng của thuyết âm dương tác động trở lại cư dân Phương Nam nhưng vẫn có sự khác nhau trong sự phân tích và tạo ra 2 hướng phát triển của triết lý âm dương. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Xin cho phép daretolead được tham gia để học hỏi thêm ạ. Daretolead không đồng ý với BGB Bởi vì trong triết lý âm dương lại nói "trong âm có dương, trong dương có âm"? Tức là chẳng có vật nào là hoàn toàn âm cả, mà cũng chẳng có vật nào là hoàn toàn dương cả. Daretolead đồng ý với chú vuivui là không thể định nghĩa âm dương vì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. Ngoài ra, việc xác định một vật là thuộc âm hay dương chỉ có nghĩa tương đối vì nó phụ thuộc vào sự so sánh với một vật khác. Theo wikipedia (daretolead không tìm được các tài liệu chứng minh liên quan) thì các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng "khái niệm âm dương có nguồn gốc từ phương Nam" (phương Nam ở đây bao gồm vùng nam Trung Hoa, từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Còn cho rằng Phục Hy hoặc phái âm dương gia là người sáng tạo ra thì không có cơ sở khoa học. Mặc dù người Hán đã tiếp thu và phát triển, hệ thống hóa lý thuyết và mang ảnh hưởng của thuyết âm dương tác động trở lại cư dân Phương Nam nhưng vẫn có sự khác nhau trong sự phân tích và tạo ra 2 hướng phát triển của triết lý âm dương. Chẳng có gì là không thể định nghĩa. Không thể định nghĩa là người ta chưa hiểu hết về vấn đề, chưa hiểu hết thì thay vì nói chưa định nghĩa được thì lại nhận định không thể định nghĩa, vậy thì đó là cá nhân không thể định nghĩa vấn đề chứ không phải là vấn đề không có định nghĩa. "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Edited 23 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Vấn đề phải hiểu khái niệm Âm Dương là gì đã, mới đem nó ứng dụng để giải thích hiện tượng chứ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Chẳng có gì là không thể định nghĩa. Không thể định nghĩa là người ta chưa hiểu hết về vấn đề, chưa hiểu hết thì thay vì nói chưa định nghĩa được thì lại nhận định không thể định nghĩa, vậy thì đó là cá nhân không thể định nghĩa vấn đề chứ không phải là vấn đề không có định nghĩa. "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Vậy daretolead mong được nghe định nghĩa "âm", "dương" từ BGB. Theo daretolead thì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. Daretolead nghĩ vậy vì khi định nghĩa về vật chất, Mác đã phải dùng đến phạm trù "ý thức" để nói về phạm trù "vật chất". Nên daretolead cho rằng không để định nghĩa âm, dương theo cách thông thường được. Theo wikipedia thì "âm, dương là 2 khái niệm để chỉ 2 thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Vậy daretolead mong được nghe định nghĩa "âm", "dương" từ BGB. Theo daretolead thì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. Daretolead nghĩ vậy vì khi định nghĩa về vật chất, Mác đã phải dùng đến phạm trù "ý thức" để nói về phạm trù "vật chất". Nên daretolead cho rằng không để định nghĩa âm, dương theo cách thông thường được. Theo wikipedia thì "âm, dương là 2 khái niệm để chỉ 2 thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ". Âm và Dương là hai đối tượng được sinh ra từ một hành trong Ngũ hành. Đó là một ý có thể coi là một phần của định nghĩa. Và lại đã nói một định nghĩa là phải có các yếu tố hiểu biết nhất định thì mới định nghĩa được và định nghĩa phải phù hợp với toàn hệ thống. Cho nên, ai nắm bắt được hệ thống thì định nghĩa có căn bản, nếu không e rằng một câu nói ra đã phải lách qua nhiều vấn đề, như lách luật, lách qua các quy định. Hay nói một cách khác, đằng sau định nghĩa phải là một thế giới chứ nếu không anh cứ định nghĩa mà lại chẳng có gốc gác gì thì e là đạo lý (mà đã là thành phần đạo lý thì rất lười đảnh răng xúc miệng-nói vui tí). Edited 23 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 . . . Để trình bày một cách suôn sẻ về vấn đề này, chúng ta cần thừa nhận điều kiện sau đây: * Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, miêu tả vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và còn người bởi ngôn từ và khái niệm của nó với hệ thống phương pháp luận của nó (Còn nó đúng hay nó sai, nó thuộc về Việt hay Tàu không phải là mục đích của cuộc trao đổi này). * Từ điều kiện trên chúng ta tiếp tục thừa nhận một điều kiện tiếp theo và là hệ quả của nó là: Âm Dương là một khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành miều tả toàn bộ mọi hiện tượng trong không - thời gian của vũ trụ . . . Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm trên của anh, chỉ có phần mà tôi ngắt bỏ thì tạm thời ta chưa bàn đến ở đây. Chỉ có cái đó thì tui chưa được đồng ý thui. Vì nó lại liên quan đến phạm trù "thái cực" mất rồi. Vụ nầy có lẽ ta nên mở Topic khác để bàn cho khỏi bị lẫn lộn. Vậy xin anh cho biết khái niệm âm dương và đặc tính của chúng như thế nào. Anh nói đúng: Nếu không hiểu đúng âm dương thì không thể có cách vận dụng đúng được. @ vuivui Ý của anh tôi xin trả lời sau. @ votruoc Anh có bài nghiên cứu luận ở trang đầu hay lắm. Tôi đã đọc rồi mà vẫn chưa hiểu. Lúc nào có thời gian xin thỉnh giáo anh. Dzui quá, mai tui phải vô đây sớm mới được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Thưa các anh. Tieuhiep rất quan tâm đến các quan điểm của anh Thiên sứ( xin gọi tắt là TS) và các bên quan tâm về quan điểm của anh TS trong đánh giá âm dương ngũ hành nói riêng cũng như xác lập các dụng, và thành tạo Lý học đông phương LV nói chung. Riêng với tieuhiep, cuộc tranh cãi của các anh rất bổ ích với các bên.Thực ra nếu không có quan điểm mới của anh TS, tieuhiep tin rằng nhiều người trong giới cũng ít quan tâm để đánh giá lại các nguyên lý ADNH nói riêng và quan điểm sống và đọc nói chung. Người tieuhiệp cám ơn đầu tiên là anh nét, fullname là internet, cho phép các anh có hạ tầng kĩ thuật để trao đổi trực tiếp và nhanh gọn, người thứ 2 là anh TS, vì đã có những quan điểm trái chiều trong các vấn đề căn để của lý học. Với mong muốn tham gia cuộc tranh luận ADNH của các anh , tieuhiep đề nghị được thỉnh thoảng post một chút xen ngang cuộc nét đàm này, mong các anh vui vẻ chấp thuận và đại xá cho nhưng vấn đề còn ngô nghê hoặc chưa được tế nhị. Hiện xin phép các anh quan tâm một số vấn đề sau: 1. Chúng ta quan tâm Lý học, đã dám làm Lý học, người đời kính trọng gọi bằng thầy, hầu hết đều có trình độ nhất định trong chuyên ngành hẹp của mình, nhưng một số thày ( xin phép các anh tieuhiep gọi tất cả những ai làm Lý học hoặc nhờ lý học có thuạn lợi hơn trong nghề nghiệp chính là thầy) chưa quan tâm lắm đến chuyện đọc và phản biện những vấn đề đã có trong sách vở mà phần nhiều là ứng dụng. Tôi rất cám ơn anh TS vì cách đặt vấn đề ráo riết trong những nguyên lý căn bản, bản thân chính tôi làm lâu, nhưng ít thắc mắc về các vấn đề này, đặc biệt là dương động âm tinh( hoặc ngược lại), hay một số phú cách trong các việc mình làm, mà thường khi gặp mâu thuẫn trong sách, hay dùng kinh nghiệm và xác suất đúng nhiều hơn để quyết. 2. Tóm tắt lại cuộc tranh luận của các anh thì dài, nhưng riêng về các vấn đề sau, mong anh TS giải thích hộ một chút thắc mắc trong âm dương ngũ hành luận, như tên của thread các anh đang dùng. Về âm dương, như các anh đều biết qua các sách cũ ( tôi dùng từ cũ để chỉ toàn bộ các trước tác khác căn để AD của anh TS cho nó tiện) là có 2 tiên đề: Dương trước âm sau và Dương động âm tĩnh. Trong 1 vài bài chống phản biện của anh TS, anh chấp nhận tiên đề 1 là Dương trướcvà âm sau, đồng thời chấp nhận “Khái niêm Âm Dương là một khái niệm thể hiện tính đối đãi, phân biệt, dùng để chỉ các trạng thái có phân biệt đối đãi từ khởi nguyên vũ trụ cho đến ngày nay. Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan. Tôi xin được diễn giải rõ hơn là: Dương có trước - trong trạng thái khởi nguyên vũ trụ - mà Động theo cổ thư chữ Hán - thì - Dương động so với cái gì tĩnh để gọi là Dương động? Nhưng trong cách ngôn, nếu TS phát biểu, thì có thể nói như sau: Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất.” sau đó chứng minh Dương tĩnh âm động, có dùng BigBang và hiện trạng vũ trụ hiện tại để kiểm chứng ( tôi nói là kiểm chứng, giống như trường hợp anh TS dùng ProSky kiểm chứng Ngũ tinh, chứ không nói là chứng minh).Nếu so sánh các phần in đậm trên liệu có vấn đề gì mâu thuẫn không anh. Đối đãi nhị nguyên điều kiện cần là đồng thời tồn tại, vậy thì có trước sau không, cái quyết định trước sau là gì , hay là thuộc tính phải có của âm dương là động và tĩnh. Liệu có thể hiểu nôm na về động và tĩnh là thành tố nào ly khai ( hoặc tách ra, hoặc phái sinh ra ) từ thái cực trước thì phân âm duong không. Quá trình biến đổi nội tại của vũ trụ trước 10-34s ( chắc là thời gian /0/ để nói về 10-34 s trước big bang của anh) có được coi là động không. Thậm chí là điểm kì dị có được coi là Thái cực không. Tôi có băn khoăn là một hạt đỗ nảy hai lá mầm thì cái lá mầm nào tồn tại trước. Vậy quá trình biến đổi nội tại hạt đỗ trước khi nảy hai lá mầm ( thành cây đỗ) có thể coi là động không , và từ đó mà tách ra 2 lá, nó cũng chính là động lực để 2 lá mầm phát triển không. Nếu coi là động tức là đã có phần tĩnh – phần bất động tương đối, theo tôi tự nhủ tức đã phân âm dương. Liệu tiên đề Dương trước âm sau có đúng không , chấp nhận trước sau như vậy phải chăng là chấp nhận tính đông trước và tĩnh sau. ( tôi nghĩ rằng các anh đều đồng ý là động tĩnh là yếu tố phải có của âm dương, thận chí nhiều người vẫn dùng động tĩnh phân âm dương). Edited 23 Tháng 2, 2010 by tieuhiep Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 @ vuivui Đọc kỹ lại mấy bài viết của bạn trong chủ đề này thì quả không thấy bạn có ý tưởng nào rõ rệt về khái niệm âm dương. Hay nói cách khác là hình như bạn chưa hề có khái niệm đúng về nó. Phải chăng như bạn này viết phía trước: <<< Daretolead đồng ý với chú vuivui là không thể định nghĩa âm dương vì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. >>> Nếu quả như vậy thì thật là đáng tiếc ! Tôi thì có quan điểm khác, giống như bạn BGB đã viết: <<< Chẳng có gì là không thể định nghĩa. Không thể định nghĩa là người ta chưa hiểu hết về vấn đề, chưa hiểu hết thì thay vì nói chưa định nghĩa được thì lại nhận định không thể định nghĩa, vậy thì đó là cá nhân không thể định nghĩa vấn đề chứ không phải là vấn đề không có định nghĩa.>>> Nếu chưa thật hiểu biết rõ về một cái gì đó mà đã vội đưa ra lời khẳng định về nó thì liệu có phải là đã chủ quan quá không ? Còn nếu như bạn thật sự cũng có khái niệm về âm dương hoặc chút gì đó tương tự, ngoài những điều bạn đã trình bày nhiều ở đây rồi, thì cũng mong cho mọi người cùng được thưởng lãm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Vâng. Xin cảm ơn Tiểu hiệp và các anh em. Như vậy chúng ta sẽ có thể bắt đầu với nội dung tôi trả lời anh Cutu1 dưới đây: Cám ơn anh Cutu1 đặt vấn đề trao đổi. Tôi xin được trình bày cách hiểu của tôi về khái niệm Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Để trình bày một cách suôn sẻ về vấn đề này, chúng ta cần thừa nhận điều kiện sau đây: * Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, miêu tả vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và còn người bởi ngôn từ và khái niệm của nó với hệ thống phương pháp luận của nó (Còn nó đúng hay nó sai, nó thuộc về Việt hay Tàu không phải là mục đích của cuộc trao đổi này). * Từ điều kiện trên chúng ta tiếp tục thừa nhận một điều kiện tiếp theo và là hệ quả của nó là: Âm Dương là một khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành miều tả toàn bộ mọi hiện tượng trong không - thời gian của vũ trụ sau Thái Cực. Điều kiện thứ nhất tôi đã chứng minh trong các sách đã xuất bản và trong nhiều tiểu luận trên diễn đàn. Vần đề là điều kiện hệ quả thứ 2. Nếu chúng ta thống nhất - hoặc tạm thống nhất như một giả thuyết được đặt ra - với những điều kiện trên thì vấn đề mới sáng tỏ được. Còn nếu chúng ta không nhất trí - vì hiện nay hầu hết những nhà nghiên cứu ở mọi lĩnh vực đều cho rằng: Thuyết Âm Dương và Ngũ hành là hai học thuyết được phát hiện riêng rẻ và không liên quan gì với nhau. Do đó, nếu chúng ta không xác định điều này - hoặc chí ít thừa nhận là một giả thuyết được đặt ra để giải quyết vấn đề - thì sẽ rất khó trình bày. Anh em có thể không thừa nhận điều kiện một (1), hay cả hai, thì ít nhất cũng phải coi như một giả thuyết cần kiểm chứng để tìm hiều về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tóm lại, đó là những xuất phát quan trong và có tính hệ thống của tư duy. Điều kiện tối thiểu là coi đó như là một giả thuyết thì mới giải thích được. Bởi vì, khái niệm "Âm Dương" không thể từ trên trời rơi xuống, Nó phải có một ý nghĩa nào đó miêu tả thực tại của một học thuyết - nếu anh chị em không thừa nhận giả thuyết trên thì tạm gọi là "một học thuyết gì đó" vậy.Và nếu trong trường hợp này - một học thuyết gì đó - thì cũng đủ chứng tỏ - những gì còn lại trong cổ thư chữ Hán khồng hề tạo ra trong tư duy của những nhà nghiên cứu là anh chị em ý niệm về một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh - Thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và chỉ cần như vậy - đủ chứng tỏ: Nó không thuộc về văn hóa Hán. Tóm lại, chí ít ta phải thừa nhận như một giả thuyết, mới có cơ sở để trình bày. Thừa nhận là một giả thuyết không có nghĩa là công nhận nó. Nhưng giả thuyết sẽ phải được coi là đúng theo một tiêu chí nào đó - Nhân danh Thượng Đế hay khoa học. Vấn đề còn lại này là yếu tố cần để chấm dứt tranh luận và công nhận chân lý. Tôi chọn tiêu chí khoa học. Xin ý kiến của anh chị em. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Chà, thấy bạn Thiên sứ gửi bài, tưởng có sự hồi đáp liền dzọt vô. Ai dè hổng phải cho mình. Chờ vậy Edited 23 Tháng 2, 2010 by cutu1 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Anh viết: Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm trên của anh, chỉ có phần mà tôi ngắt bỏ thì tạm thời ta chưa bàn đến ở đây. Chỉ có cái đó thì tui chưa được đồng ý thui. Vì nó lại liên quan đến phạm trù "thái cực" mất rồi. Vụ nầy có lẽ ta nên mở Topic khác để bàn cho khỏi bị lẫn lộn. Vậy xin anh cho biết khái niệm âm dương và đặc tính của chúng như thế nào. Anh nói đúng: Nếu không hiểu đúng âm dương thì không thể có cách vận dụng đúng được. @ vuivui Ý của anh tôi xin trả lời sau. @ votruoc Anh có bài nghiên cứu luận ở trang đầu hay lắm. Tôi đã đọc rồi mà vẫn chưa hiểu. Lúc nào có thời gian xin thỉnh giáo anh. Dzui quá, mai tui phải vô đây sớm mới được. Tôi cũng định trả lời ngay với anh, chợt thấy còn một ý kiến nữa cần xác dịnh nên đưa ra nốt để anh em xác định, sau đó sẽ trình bày: Nhưng giả thuyết sẽ phải được coi là đúng theo một tiêu chí nào đó - Nhân danh Thượng Đế hay khoa học. Vấn đề còn lại này là yếu tố cần để chấm dứt tranh luận và công nhận chân lý. Tôi chọn tiêu chí khoa học. Xin ý kiến của anh chị em. Nếu anh em chọn Thượng Đế thì chúng ta sẽ lấy đó làm tiêu chí - nhân danh Ngài - để bàn về Âm Dương.Nhưng phải nhất quán là: Đã chọn Thượng đế thì tất cả yếu tố khoa học phải loại trừ, ngược lại đã chọn khoa học thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Qua một loạt những ý kiến. Có lẽ, nếu như đối thoại theo kiểu: Lời đối lời, ý phản biện ý, thì sẽ dông dài. Khả năng sẽ dẫn tới sự đôi co, mất đi tính học thuật. Vì thế, có lẽ, đối với tôi, để có thể - nói nôm na - Tiếp Chiêu với tất cả những ý kiến trái ngược với truyền thống. Tôi sẽ tóm lược, sau đó phản bác. Như vậy, ý kiến Tôi sẽ rõ ràng, và sự "tấn công" sẽ được tập trung hơn. Trước hết, Tôi xin đính chính một vài vấn đề: -Như có người nói: Theo sách vở Cũ, thì người ta đã vốn thừa nhận Dương Trước - Âm Sau. Xin thưa rằng, đó là một sự ngộ nhận. Tôi đã có sự minh thị về vấn đề này cũng chính trong Topic này. Ai đó chưa thông, xin đọc kỹ lại. Rằng nói: Dương trước, Âm sau không phải với nội dung :)ương có trước, Âm có sau. Theo nghĩa thời gian, thì âm dương đồng thời. Không nên nói là đồng sinh, hay đồng huỷ. Mà vốn nói: Đó là sự Phân Chia, Sự Tồn Tại đồng vai, đồng đẳng, đồng cấp, và ... đồng thời. -Âm Tĩnh Dương động. Đó là một cái Thấy tất yếu của thực tại khách quan. Cần rõ rằng. Nó không phải là một tiên đề, cũng không phải là một định nghĩa. Cần phải hiểu cho chính xác, mới mong rằng Thấy được Lý học đông phương nói chung, cũng như Dịch học, ... và toàn bộ nền tảng của nó là lý luận âm dương - ngũ hành. -Tiếp nữa, có ý kiến cho rằng: Không thể có cái gì mà không thể định nghĩa, chỉ là .... Ý kiến này, xem ra có vẻ chủ quan. Một khi không định nghĩa nổi, thì sẵn sàng đổ cho rằng: Tại vì kiến thức cá nhân chưa tới. Xem ra, đây chưa phải là một nhận thức đúng đắn thế nào là một Định Nghĩa. Bởi vậy mới đề nghị một: Cái gọi là một phần định nghĩa, rằng âm dương là hai đối tượng được sinh ra từ một Hành trong ngũ Hành. Đó có phải là một dạng "định nghĩa" theo kiểu: Phụ nữ là đàn bà. Mà đàn bà thì không phải là đàn ông. Và đàn ông thì là con trai. Đàn bà thì được sinh ra từ một trong hai cái Phần đặc biệt của đàn ông và đàn bà. Vui nhỉ !!!. Đó là sự ẩu tả về nhận thức. -Rồi có người cho rằng: "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Phải chăng, đó là sự thể hiện một nhận thức, một cái sự hiểu khi đọc sách, hay là do được truyền dạy thiếu căn bản như vậy ?. Chả lẽ, Tứ Tượng chỉ là một nhận xét từ hệ nguyên lý ?. Mà là hệ nguyên lý nào, nói rõ ra xem thử ?. Còn khi không có nhận xét, thì nó sẽ không tồn tại ?. Vậy thì chuỗi Thái cực sinh Lưỡng nghi (âm dương), Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, rồi từ Tứ Tượng mà có Bát quái sẽ bị "đứt đoạn" hay sao ?. Cả một chuỗi liền mạch của người ta như vậy, mà dám "trích" ra một đoạn cứ như là đâm thủng một tờ giấy, cắt đi một đoạn dây, chặt đi một mắt xích, mà vẫn cứ thấy rằng, với cái xích bị chặt đó, người đạp xe đạp vẫn cứ đi đều đều !!!???. -Rồi có người nói: Nếu hiểu Động, Tĩnh, Âm, Dương như thế này thì tốn thêm mấy ngàn năm nữa cũng chẳng thể nào hiểu được học thuyết ADNH như cổ nhân đã từng phải trả giá. Ai trả giá ?. Sao lại phải trả giá ?. Đã hiểu được cổ nhân đâu mà dám nói phải trả giá ?. Sự cải biên, hay cách mạng của các anh đã đạt tới đâu mà dám nói là trả giá ??? Hay là cứ tưởng, mình thấy nó bất cập, bế tắc, ... thì kết luận là Nó đã phải trả giá ?. Sao không tự cảnh tỉnh mình rằng: Đó là do tại mình Dốt !!!. Không hiểu nổi người xưa, học mãi âm dương ngũ hành mà vẫn không hiểu, rồi đổ thừa rằng nó bất cập ??? Nó vô lý, Nó bậy bạ ???. Để từ đó, Bịa ra một học thuyết mới. Khi bị phê, thì tự cho mình là Vĩ (cái đuôi) Đại (to). Còn người đời Dốt cả, nên mới phản biện, chê bai mình dữ dội ???. Khốn thay, có mỗi cái âm dương, động tĩnh học mãi, nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Có biết đâu cổ nhân sâu sắc đến độ phải chứng ngộ mới thấu được cái Đạo, cái Lý chân phương. Có mỗi cái vấn nạn. Rằng: Tại sao Tây phương lại có thực nghiệm, còn Đông phương thì phải chứng ngộ. Chuyện nhỏ như con thỏ, mà không hiểu, thì làm sao mà bàn được âm dương ngũ hành !!!. Đông phương cũng như Tây phương, đều có lịch sử. Lịch sử thì có tiến trình, có vận động. Tất phải có nhanh có chậm, có thăng có giáng, có tiến có lùi. Đi tìm chân lý cũng vậy, có chân lý sờ sờ trước mắt mà tìm mãi chẳng ra, có chân lý đơn giản lại cứ ngỡ là cao siêu, rối rắm. Há chẳng phải là do tự thân mà ra hay sao ?. Một cá nhân có thể thất bại, sao lại lấy đó làm thước đo cho số đông, hay nhân loại được ???. -Nhân tiện, cũng xin nói thẳng rằng: Cái gọi là Toán học hóa Lý thuyết Lý học. Nó buồn cười quá. Thể hiện chẳng hiểu gì về âm dương ngũ hành, thái cực gì cả !!!. Xem ra, chẳng khác gì với cái việc đổ mực Tàu vào một bức tranh đã hoàn chỉnh. Sơ lược thế đã. Rồi ra, xem thêm cái gọi là thế nào được gọi là hiểu Âm Dương, thế nào là hiểu Động với Tĩnh. Chúng ta sẽ bàn tiếp !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Anh Vuivui thân mến. Vậy anh có thể tóm lược quan điểm của anh về Âm Dương qua bài viết dưới đây. Còn tôi, tôi chỉ đặt vấn đề là: Phải hiểu Âm Dương là gì đã, rồi mới ứng dụng được để giải thích vấn đề liên quan đến nó. Qua một loạt những ý kiến. Có lẽ, nếu như đối thoại theo kiểu: Lời đối lời, ý phản biện ý, thì sẽ dông dài. Khả năng sẽ dẫn tới sự đôi co, mất đi tính học thuật. Vì thế, có lẽ, đối với tôi, để có thể - nói nôm na - Tiếp Chiêu với tất cả những ý kiến trái ngược với truyền thống. Tôi sẽ tóm lược, sau đó phản bác. Như vậy, ý kiến Tôi sẽ rõ ràng, và sự "tấn công" sẽ được tập trung hơn. Trước hết, Tôi xin đính chính một vài vấn đề: -Như có người nói: Theo sách vở Cũ, thì người ta đã vốn thừa nhận Dương Trước - Âm Sau. Xin thưa rằng, đó là một sự ngộ nhận. Tôi đã có sự minh thị về vấn đề này cũng chính trong Topic này. Ai đó chưa thông, xin đọc kỹ lại. Rằng nói: Dương trước, Âm sau không phải với nội dung :) ương có trước, Âm có sau. Theo nghĩa thời gian, thì âm dương đồng thời. Không nên nói là đồng sinh, hay đồng huỷ. Mà vốn nói: Đó là sự Phân Chia, Sự Tồn Tại đồng vai, đồng đẳng, đồng cấp, và ... đồng thời. -Âm Tĩnh Dương động. Đó là một cái Thấy tất yếu của thực tại khách quan. Cần rõ rằng. Nó không phải là một tiên đề, cũng không phải là một định nghĩa. Cần phải hiểu cho chính xác, mới mong rằng Thấy được Lý học đông phương nói chung, cũng như Dịch học, ... và toàn bộ nền tảng của nó là lý luận âm dương - ngũ hành. -Tiếp nữa, có ý kiến cho rằng: Không thể có cái gì mà không thể định nghĩa, chỉ là .... Ý kiến này, xem ra có vẻ chủ quan. Một khi không định nghĩa nổi, thì sẵn sàng đổ cho rằng: Tại vì kiến thức cá nhân chưa tới. Xem ra, đây chưa phải là một nhận thức đúng đắn thế nào là một Định Nghĩa. Bởi vậy mới đề nghị một: Cái gọi là một phần định nghĩa, rằng âm dương là hai đối tượng được sinh ra từ một Hành trong ngũ Hành. Đó có phải là một dạng "định nghĩa" theo kiểu: Phụ nữ là đàn bà. Mà đàn bà thì không phải là đàn ông. Và đàn ông thì là con trai. Đàn bà thì được sinh ra từ một trong hai cái Phần đặc biệt của đàn ông và đàn bà. Vui nhỉ !!!. Đó là sự ẩu tả về nhận thức. -Rồi có người cho rằng: "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Phải chăng, đó là sự thể hiện một nhận thức, một cái sự hiểu khi đọc sách, hay là do được truyền dạy thiếu căn bản như vậy ?. Chả lẽ, Tứ Tượng chỉ là một nhận xét từ hệ nguyên lý ?. Mà là hệ nguyên lý nào, nói rõ ra xem thử ?. Còn khi không có nhận xét, thì nó sẽ không tồn tại ?. Vậy thì chuỗi Thái cực sinh Lưỡng nghi (âm dương), Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, rồi từ Tứ Tượng mà có Bát quái sẽ bị "đứt đoạn" hay sao ?. Cả một chuỗi liền mạch của người ta như vậy, mà dám "trích" ra một đoạn cứ như là đâm thủng một tờ giấy, cắt đi một đoạn dây, chặt đi một mắt xích, mà vẫn cứ thấy rằng, với cái xích bị chặt đó, người đạp xe đạp vẫn cứ đi đều đều !!!???. -Rồi có người nói: Nếu hiểu Động, Tĩnh, Âm, Dương như thế này thì tốn thêm mấy ngàn năm nữa cũng chẳng thể nào hiểu được học thuyết ADNH như cổ nhân đã từng phải trả giá. Ai trả giá ?. Sao lại phải trả giá ?. Đã hiểu được cổ nhân đâu mà dám nói phải trả giá ?. Sự cải biên, hay cách mạng của các anh đã đạt tới đâu mà dám nói là trả giá ??? Hay là cứ tưởng, mình thấy nó bất cập, bế tắc, ... thì kết luận là Nó đã phải trả giá ?. Sao không tự cảnh tỉnh mình rằng: Đó là do tại mình Dốt !!!. Không hiểu nổi người xưa, học mãi âm dương ngũ hành mà vẫn không hiểu, rồi đổ thừa rằng nó bất cập ??? Nó vô lý, Nó bậy bạ ???. Để từ đó, Bịa ra một học thuyết mới. Khi bị phê, thì tự cho mình là Vĩ (cái đuôi) Đại (to). Còn người đời Dốt cả, nên mới phản biện, chê bai mình dữ dội ???. Khốn thay, có mỗi cái âm dương, động tĩnh học mãi, nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Có biết đâu cổ nhân sâu sắc đến độ phải chứng ngộ mới thấu được cái Đạo, cái Lý chân phương. Có mỗi cái vấn nạn. Rằng: Tại sao Tây phương lại có thực nghiệm, còn Đông phương thì phải chứng ngộ. Chuyện nhỏ như con thỏ, mà không hiểu, thì làm sao mà bàn được âm dương ngũ hành !!!. Đông phương cũng như Tây phương, đều có lịch sử. Lịch sử thì có tiến trình, có vận động. Tất phải có nhanh có chậm, có thăng có giáng, có tiến có lùi. Đi tìm chân lý cũng vậy, có chân lý sờ sờ trước mắt mà tìm mãi chẳng ra, có chân lý đơn giản lại cứ ngỡ là cao siêu, rối rắm. Há chẳng phải là do tự thân mà ra hay sao ?. Một cá nhân có thể thất bại, sao lại lấy đó làm thước đo cho số đông, hay nhân loại được ???. -Nhân tiện, cũng xin nói thẳng rằng: Cái gọi là Toán học hóa Lý thuyết Lý học. Nó buồn cười quá. Thể hiện chẳng hiểu gì về âm dương ngũ hành, thái cực gì cả !!!. Xem ra, chẳng khác gì với cái việc đổ mực Tàu vào một bức tranh đã hoàn chỉnh. Sơ lược thế đã. Rồi ra, xem thêm cái gọi là thế nào được gọi là hiểu Âm Dương, thế nào là hiểu Động với Tĩnh. Chúng ta sẽ bàn tiếp !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Anh Cutu1 thân mến. Trong trường hợp chẳng ai quan tâm đến đề nghị của tôi. Xin mời anh vào blog của tôi, chúng ta trao đổi vậy. http://vn.myblog.yahoo.com/thiensulacviet Tôi cũng có một chỗ để ....đi trốn tha nhân đấy! Hi. Blog của tôi không có bình luận. Nhưng anh có thể copi đưa sang đây. Nếu anh đồng ý thì tôi sẽ viết bài về "Khái niệm Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành". Chúng ta phải hiểu Âm Dương là gì đã, mới ứng dụng để giải thích hiện tượng được. Cảm ơn anh ủng hộ ý kiến này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Qua một loạt những ý kiến. Có lẽ, nếu như đối thoại theo kiểu: Lời đối lời, ý phản biện ý, thì sẽ dông dài. Khả năng sẽ dẫn tới sự đôi co, mất đi tính học thuật. Vì thế, có lẽ, đối với tôi, để có thể - nói nôm na - Tiếp Chiêu với tất cả những ý kiến trái ngược với truyền thống. Tôi sẽ tóm lược, sau đó phản bác. Như vậy, ý kiến Tôi sẽ rõ ràng, và sự "tấn công" sẽ được tập trung hơn. Trước hết, Tôi xin đính chính một vài vấn đề: -Như có người nói: Theo sách vở Cũ, thì người ta đã vốn thừa nhận Dương Trước - Âm Sau. Xin thưa rằng, đó là một sự ngộ nhận. Tôi đã có sự minh thị về vấn đề này cũng chính trong Topic này. Ai đó chưa thông, xin đọc kỹ lại. Rằng nói: Dương trước, Âm sau không phải với nội dung :) ương có trước, Âm có sau. Theo nghĩa thời gian, thì âm dương đồng thời. Không nên nói là đồng sinh, hay đồng huỷ. Mà vốn nói: Đó là sự Phân Chia, Sự Tồn Tại đồng vai, đồng đẳng, đồng cấp, và ... đồng thời. -Âm Tĩnh Dương động. Đó là một cái Thấy tất yếu của thực tại khách quan. Cần rõ rằng. Nó không phải là một tiên đề, cũng không phải là một định nghĩa. Cần phải hiểu cho chính xác, mới mong rằng Thấy được Lý học đông phương nói chung, cũng như Dịch học, ... và toàn bộ nền tảng của nó là lý luận âm dương - ngũ hành. -Tiếp nữa, có ý kiến cho rằng: Không thể có cái gì mà không thể định nghĩa, chỉ là .... Ý kiến này, xem ra có vẻ chủ quan. Một khi không định nghĩa nổi, thì sẵn sàng đổ cho rằng: Tại vì kiến thức cá nhân chưa tới. Xem ra, đây chưa phải là một nhận thức đúng đắn thế nào là một Định Nghĩa. Bởi vậy mới đề nghị một: Cái gọi là một phần định nghĩa, rằng âm dương là hai đối tượng được sinh ra từ một Hành trong ngũ Hành. Đó có phải là một dạng "định nghĩa" theo kiểu: Phụ nữ là đàn bà. Mà đàn bà thì không phải là đàn ông. Và đàn ông thì là con trai. Đàn bà thì được sinh ra từ một trong hai cái Phần đặc biệt của đàn ông và đàn bà. Vui nhỉ !!!. Đó là sự ẩu tả về nhận thức. -Rồi có người cho rằng: "trong âm có dương, trong dương có âm" là một nhận xét từ hệ nguyên lý chứ không phải nguyên lý. Không nắm được nguyên lý thì nhận lầm nhận xét là nguyên lý, từ sự lầm như vậy thì các điểm tựa vào đó cũng lầm theo. Phải chăng, đó là sự thể hiện một nhận thức, một cái sự hiểu khi đọc sách, hay là do được truyền dạy thiếu căn bản như vậy ?. Chả lẽ, Tứ Tượng chỉ là một nhận xét từ hệ nguyên lý ?. Mà là hệ nguyên lý nào, nói rõ ra xem thử ?. Còn khi không có nhận xét, thì nó sẽ không tồn tại ?. Vậy thì chuỗi Thái cực sinh Lưỡng nghi (âm dương), Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng, rồi từ Tứ Tượng mà có Bát quái sẽ bị "đứt đoạn" hay sao ?. Cả một chuỗi liền mạch của người ta như vậy, mà dám "trích" ra một đoạn cứ như là đâm thủng một tờ giấy, cắt đi một đoạn dây, chặt đi một mắt xích, mà vẫn cứ thấy rằng, với cái xích bị chặt đó, người đạp xe đạp vẫn cứ đi đều đều !!!???. -Rồi có người nói: Nếu hiểu Động, Tĩnh, Âm, Dương như thế này thì tốn thêm mấy ngàn năm nữa cũng chẳng thể nào hiểu được học thuyết ADNH như cổ nhân đã từng phải trả giá. Ai trả giá ?. Sao lại phải trả giá ?. Đã hiểu được cổ nhân đâu mà dám nói phải trả giá ?. Sự cải biên, hay cách mạng của các anh đã đạt tới đâu mà dám nói là trả giá ??? Hay là cứ tưởng, mình thấy nó bất cập, bế tắc, ... thì kết luận là Nó đã phải trả giá ?. Sao không tự cảnh tỉnh mình rằng: Đó là do tại mình Dốt !!!. Không hiểu nổi người xưa, học mãi âm dương ngũ hành mà vẫn không hiểu, rồi đổ thừa rằng nó bất cập ??? Nó vô lý, Nó bậy bạ ???. Để từ đó, Bịa ra một học thuyết mới. Khi bị phê, thì tự cho mình là Vĩ (cái đuôi) Đại (to). Còn người đời Dốt cả, nên mới phản biện, chê bai mình dữ dội ???. Khốn thay, có mỗi cái âm dương, động tĩnh học mãi, nghĩ mãi mà vẫn không hiểu. Có biết đâu cổ nhân sâu sắc đến độ phải chứng ngộ mới thấu được cái Đạo, cái Lý chân phương. Có mỗi cái vấn nạn. Rằng: Tại sao Tây phương lại có thực nghiệm, còn Đông phương thì phải chứng ngộ. Chuyện nhỏ như con thỏ, mà không hiểu, thì làm sao mà bàn được âm dương ngũ hành !!!. Đông phương cũng như Tây phương, đều có lịch sử. Lịch sử thì có tiến trình, có vận động. Tất phải có nhanh có chậm, có thăng có giáng, có tiến có lùi. Đi tìm chân lý cũng vậy, có chân lý sờ sờ trước mắt mà tìm mãi chẳng ra, có chân lý đơn giản lại cứ ngỡ là cao siêu, rối rắm. Há chẳng phải là do tự thân mà ra hay sao ?. Một cá nhân có thể thất bại, sao lại lấy đó làm thước đo cho số đông, hay nhân loại được ???. -Nhân tiện, cũng xin nói thẳng rằng: Cái gọi là Toán học hóa Lý thuyết Lý học. Nó buồn cười quá. Thể hiện chẳng hiểu gì về âm dương ngũ hành, thái cực gì cả !!!. Xem ra, chẳng khác gì với cái việc đổ mực Tàu vào một bức tranh đã hoàn chỉnh. Sơ lược thế đã. Rồi ra, xem thêm cái gọi là thế nào được gọi là hiểu Âm Dương, thế nào là hiểu Động với Tĩnh. Chúng ta sẽ bàn tiếp !. Thân ái. Nói như vậy thì thuộc tầng lớp mà ai đó đôi lúc họ nhắc đến và bảo đó là "anh có chữ". Trong cuộc sống thì "anh có tiền" nó cũng không phải dại. Vậy đây là hai đối tượng đối lập cho của vấn đề, vấn đề nào ? Vấn đề là "anh có chữ" nhận xét vấn đề ra sao, còn "anh có tiền" đã làm gì với vấn đề đó. Nếu cái nhận xét và cái đã làm gì đó được khảo sát thì mới thấy vấn đề sống chết thế nào. "anh có tiền" và "anh có chữ" là âm dương kiểu thủy hỏa đối lập rồi, nhưng không biết có mâu thuẫn hay không, nếu hai anh này mâu thuẫn thì vấn đề được động đến có triển vọng lắm thay. Vậy nếu "anh có chữ" muốn phản biện vấn đề thì phải phản biện cả "anh có tiền", trong trường hợp hai anh này ứng sử với vấn đề có sự đối lập. Người nêu ra vấn đề khi này thì sẽ là thành phần trung gian, không phải là đối tượng đồng minh với hai anh nói trên. Đồng minh là Âm Dương sinh khí bắt tay nhau, không phải là tay anh nọ bắt chân anh kia theo kiểu âm dương là thủy với hoả. Edited 23 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 2, 2010 Thực ra Thượng Đế và Khoa học cũng không hai, trong đời sống nhân sinh có 1 phần nhỏ mà ta biết được, hiểu được, cầm nắm sờ mó được và Khoa Học là phương tiện để nghiên cứu về mặt này. Nhưng 1 phần lớn những tác động khác chúng ta không hiểu được rõ ràng, ví dụ như tại sao phải làm việc tốt, sống tốt? Thượng Đế hay Tôn Giáo hay ngay cả Thần Quyền ra đời là do con người ngầm cảm nhận được các thế lực siêu nhiên này và nỗ lực trong việc giải thích chúng. Mhưng không giải thích được 1 cách rõ ràng, rồi tùy vùng miền mà cái hiểu về thế lực này mỗi khác nhau dẫn đến sai lệch rất nhiều. Nhưng nếu nhìn nhận về vũ trụ và nhân sinh cách tổng quát thì đâu có ai trong chúng ta tự nhận là đã biết tất cả (Khoa học là phương tiện đại diện), cho nên đời sống Tâm Linh (tin vào thượng đế, thần quyền, tôn giáo) là đại diện của cái chúng ta còn chưa biết được. Tuy nhiên, hiểu biết càng nhiều thì (hay Khoa học càng tiến bộ), thì cái cảm nhận về đời sống tâm linh cũng rõ nét hơn chứ không mù mờ, huyền bí hay dị đoan. Do đó Khoa học tiến bộ thì lại hướng về Phật giáo hoặc lý học đông phương. Chúng ta đang ở 1 thời điểm mà dùng Khoa học hiện đại đã có thể lý giải 1 cách tương đối những triết lý, khái niệm sâu sa của Phật Giáo và lý học đông phương, còn có chứng minh được nó hay không lại là chuyện khác (xin nhấn mạnh ở đây tôi không nói là không chứng minh được hoặc chứng minh được, vì được hay không được cũng phải có thời điểm và điều kiện của nó). Nhưng tôi cho rằng hiểu được bản chất vũ trụ và chính mình thì cũng hiểu luôn được (cái mà người đời cho là) Thượng Đế. Cho nên Phật có nói: "Không ở đâu không có Phật tánh", và "chúng sinh là Phật sẽ thành". Chúa Jesus cũng bảo: "Thiên Chúa ở khắp mọi nơi" và "Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Vấn đề phải hiểu khái niệm Âm Dương là gì đã, mới đem nó ứng dụng để giải thích hiện tượng chứ? Chẳng phải đã có bao ý kiến về khái niệm Âm Dương là gì rồi đó chăng từ những thành viên đã lên tiếng!? Và cũng với chừng ấy ý kiến cũng đã đem nó ứng dụng để giải thích hiện tượng rồi cơ mà? Hay là chưa có sự thống nhất về khái niệm Âm Dương là gì thì Hán đúng Việt sai hoặc ngược lại v.v...? Mặc dầu, anh ra điều: * Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh, miêu tả vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội và còn người bởi ngôn từ và khái niệm của nó với hệ thống phương pháp luận của nó (Còn nó đúng hay nó sai, nó thuộc về Việt hay Tàu không phải là mục đích của cuộc trao đổi này), nhưng anh vẫn hướng dẫn rằng: Nó không thuộc về văn hóa Hán. Đã nói với anh nhiều lần: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết xuất xứ từ Lý học Đông Phương chứ không phải của riêng Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn hay Nhật Bản gì cả. Anh có thể nói rằng đó là QUY LUẬT VŨ TRỤ và nó vẫn tiếp tục vì rằng sẽ chẳng ai phản đối anh bao giờ. Anh phải rõ cái tham vọng của anh nó mới là cái không thể hiện thực và tiếp tục. Chào tất cả, Sẵn đã có bao ý kiến hoặc định nghĩa thế nào là: khái niệm Âm Dương nên Sapa cũng không ngại mà phân định nó như sau: * Nếu Âm là Dương thì không ai thèm phân chia ra làm gì ... cũng như, * Nếu Dương là Âm thì không ai thèm phân chia ra làm chi thế! Do đó Âm khác Dương, Dương khác Âm là định nghĩa căn bản tiên quyết. Thứ đến, khái niệm Âm Dương - tất nhiên là do THẤY nó khác nhau nên mới dựng lên khái niệm này và cái THẤY mới thật là sự kiện TỐI YẾU. Cho nên, cái THẤY này thuộc phạm trù nào - quý vị có thể trình bày cơ cấu của nó nếu có thể và khi đó chúng ta mới khả dĩ thấu triệt được căn nguyên của khái niệm Âm Dương. Xin cảnh cáo trước, đừng ai mơ tưởng rằng NÓ chỉ thuộc về văn hóa X, Y hay Z để mà vinh danh hảo huyền. Cẩn trọng, Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 Thật khó mà trao đổi học thuật với những ông linh mục đã từng hỏa thiêu Copernich và suýt treo cổ Galilê. Một lý thuyết đã hàng ngàn năm nỗ lực nghiên cứu mà ngày càng thấy tù mù hơn, thụt lùi hơn, thậm chí còn bị coi là mê tín dị đoan mà vẫn cứ vin vào sự sao chép từ mấy quyển sách cũ và nói rằng người đời chưa hiểu hết ý "thâm sâu" của cổ nhân, cố tình bỏ qua những mâu thuẫn, bất cập, đả phá những ý tưởng đột phá nhằm tìm ra lối thoát cho tình hình trên, thì thật là điển hình cho sự bảo thủ, ngu muội. Càng nhiều chữ (chữ cũ rích) lại càng bảo thủ thâm hậu hơn mà thôi. Khi không ngăn cản được những ý tưởng đột phá thì những ý niệm tiểu nhân ty tiện nổi lên. Khi ấy, thay vì trao đổi học thuật là sự vu cáo, mạt sát hèn hạ. Nếu có quyền lực như thời Trung cổ, chắc sẽ lại hỏa thiêu hay treo cổ ... Tôi xin miễn tranh luận với loại người này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) @ vuivui Đọc kỹ lại mấy bài viết của bạn trong chủ đề này thì quả không thấy bạn có ý tưởng nào rõ rệt về khái niệm âm dương. Hay nói cách khác là hình như bạn chưa hề có khái niệm đúng về nó. Phải chăng như bạn này viết phía trước: <<< Daretolead đồng ý với chú vuivui là không thể định nghĩa âm dương vì âm dương là một cặp phạm trù nên không thể định nghĩa theo cách thông thường. >>> Nếu quả như vậy thì thật là đáng tiếc ! Tôi thì có quan điểm khác, giống như bạn BGB đã viết: <<< Chẳng có gì là không thể định nghĩa. Không thể định nghĩa là người ta chưa hiểu hết về vấn đề, chưa hiểu hết thì thay vì nói chưa định nghĩa được thì lại nhận định không thể định nghĩa, vậy thì đó là cá nhân không thể định nghĩa vấn đề chứ không phải là vấn đề không có định nghĩa.>>> Nếu chưa thật hiểu biết rõ về một cái gì đó mà đã vội đưa ra lời khẳng định về nó thì liệu có phải là đã chủ quan quá không ? Còn nếu như bạn thật sự cũng có khái niệm về âm dương hoặc chút gì đó tương tự, ngoài những điều bạn đã trình bày nhiều ở đây rồi, thì cũng mong cho mọi người cùng được thưởng lãm. Vậy trước khi thưởng lãm thì có khi phải xem đến cách thưởng lãm. Để có trình độ đánh giá thì cần đánh giá các yếu tố của vấn đề. Vấn đề về âm dương ngũ hành thì nhất thiết phải có hai yếu tố căn bản là âm dương và ngũ hành, cho nên khi nêu ra vấn đề thì phải làm sao tìm được những điểm liên quan giữa âm dương và ngũ hành. Vậy điều kiệm hợp lý là trong định nghĩa phải nêu ra được yếu tố âm dương và ngũ hành giống như là trong hệ tọa độ phải tìm ra được điểm gốc tọa độ để làm mốc, cái mốc này phải là điểm giao giữa kinh tuyến gốc và vỹ tuyến gốc. Âm dương là một yếu tố gốc, Ngũ hành là một yếu tố gốc, như vậy điểm gốc phải có nhắc đến cả âm dương và ngũ hành. Định nghĩa âm dương phải có mặt ngũ hành và định nghĩa ngũ hành phải có mặt âm dương. Khi định nghĩa âm dương phải nhớ dành chỗ cho định nghĩa ngũ hành về sau, chứ không thì định nghĩa âm dương xong còn đến khi định nghĩa ngũ hành thì không làm nổi, vậy thì, đó là vì lầm nhận lấy ngũ hành để định nghĩa âm dương. Lấy thủy hỏa để định nghĩa âm dương thì đó là đầu mối cho sự bế tắc đi tìm định nghĩa ngũ hành. Tư duy có 3D và 2D. Tư duy có độ sâu, có lớp nang rõ ràng thì mới có khả năng tạo ra một không gian (3D) của tư duy, còn nếu tư duy kiểu 2D thì khó có thể có sự phát triển để cụ thể từng yếu tố của vấn đề. Edited 24 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 Xin phép cho Daretolead được trao đổi thêm. Xin được nhắc lại rằng daretolead hiểu âm dương là cặp phạm trù cơ bản trong thuyết âm dương nên không thể có một định nghĩa theo cách thông thường cho âm, dương được. Câu hỏi là thế nào là định nghĩa: Trả lời: định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo thành nội dung của khái niệm về một sự vật, hiện tượng hay quá trình, với mục đính phân biệt nó với sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Các nguyên tắc của định nghĩa: 1. Nguyên tắc tương xứng. Tức là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau. 2. Không nói vòng quanh 3. Không nói theo cách phủ định 4. Phải rõ ràng, nghĩa là định nghĩa không chứa các thuộc tính có thể được suy ra từ các thuộc tính khác. Để định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta thường ghép nó với một khái niệm lớn hơn rồi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa. Đối với các khái niệm lớn và bao trùm, người ta sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ. Như vậy daretolead thấy rằng định nghĩa Do đó Âm khác Dương, Dương khác Âm là định nghĩa căn bản tiên quyếtcủa bác sapa là chưa thỏa mãn vì đã dùng cách nói phủ định.và định nghĩa của bác BGB Âm và Dương là hai đối tượng được sinh ra từ một hành trong Ngũ hành. Đó là một ý có thể coi là một phần của định nghĩa. Và lại đã nói một định nghĩa là phải có các yếu tố hiểu biết nhất định thì mới định nghĩa được và định nghĩa phải phù hợp với toàn hệ thống. Cho nên, ai nắm bắt được hệ thống thì định nghĩa có căn bản, nếu không e rằng một câu nói ra đã phải lách qua nhiều vấn đề, như lách luật, lách qua các quy định. Hay nói một cách khác, đằng sau định nghĩa phải là một thế giới chứ nếu không anh cứ định nghĩa mà lại chẳng có gốc gác gì thì e là đạo lý (mà đã là thành phần đạo lý thì rất lười đảnh răng xúc miệng-nói vui tí). cũng không ổn lắm vì đã sử dụng kiểu nói vòng quanh và không tương xứng.Ngoài ra, daretolead ủng hộ cách giải thích khoa học, không thể đem chúa trời vào đây được. Bác anmay cũng giống như ông newton trước đây khi đề ra định luật vạn vật hấp dẫn nhưng vẫn phải viện vào "cú hích của Chúa" để mọi vật có chuyển động ban đầu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 Ngoài ra, daretolead ủng hộ cách giải thích khoa học, không thể đem chúa trời vào đây được. Bác anmay cũng giống như ông newton trước đây khi đề ra định luật vạn vật hấp dẫn nhưng vẫn phải viện vào "cú hích của Chúa" để mọi vật có chuyển động ban đầu. :) Tui biết choang câu này vô đây thế nào cũng có người phản đối, nhưng mà ngộ hen, tui trích dẫn cả lời Phật, Chúa và cả những cái tôi hiểu về lý học đông phương, nhưng chỉ có người phản đối lời Chúa mà thôi, mặc dù lời Chúa và lời Phật, tựu chung cũng có ý nghĩa giống nhau (hoặc chí ít khi tôi trích ra 2 câu đó, thì tôi cho rằng chúng có ý nghĩa giống nhau). Đúng là người ta chỉ thấy cái mà người ta muốn thấy ... chẹp chẹp ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 :) Tui biết choang câu này vô đây thế nào cũng có người phản đối, nhưng mà ngộ hen, tui trích dẫn cả lời Phật, Chúa và cả những cái tôi hiểu về lý học đông phương, nhưng chỉ có người phản đối lời Chúa mà thôi, mặc dù lời Chúa và lời Phật, tựu chung cũng có ý nghĩa giống nhau (hoặc chí ít khi tôi trích ra 2 câu đó, thì tôi cho rằng chúng có ý nghĩa giống nhau). Đúng là người ta chỉ thấy cái mà người ta muốn thấy ... chẹp chẹp ... Daretolead xin phép được trao đổi thêm với bác anmay dù làm loãng chủ đề chính. Xin thưa là daretolead không phản đối lời Chúa, lời Phật,... mà chỉ phản đổi những người đang bàn và tìm hiểu về một vấn đề khoa học (nếu bác anmay đồng ý như vậy) lại đem Chúa, Phật vào để kết luận. Về thế giới quan/vũ trụ quan, daretolead hiểu là Triết học Phật giáo và triết học của Thiên chúa giáo là có sự khác nhau cơ bản. Daretolead thấy về phương pháp luận và thế giới quan, vật lý ngày càng tìm được nhiều điểm tương đồng với Triết học Phật (daretolead không đồng tình với nhận định là vật lý hướng về Phật giáo hay Thiên chúa giáo). Daretolead thấy thế giới quan/vũ trụ quan của Triết học Phật là duy vật, còn của thiên chúa giáo không phải là duy vật. Do vậy nói Triết học Phật gẫn gũi với vật lý hiện đại về mặt phương pháp luận. Daretolead quan niệm rằng tôn giáo là nhu cầu tất yếu và khách quan của đời sống tinh thần của con người hiện nay chứ không hề phủ định vai trò của tôn giáo. Tôn giáo, thần quyền, duy tâm sẽ còn tồn tại chừng nào con người chưa hiểu được bản chất của sự sống, của Vũ Trụ. Topic này đang có chủ đề về định nghĩa phạm trù âm, dương nên daretolead nghĩ nên dừng việc tranh luận về tôn giáo ở đây và tập trung vào vấn đề chính. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 Thật khó mà trao đổi học thuật với những ông linh mục đã từng hỏa thiêu Copernich và suýt treo cổ Galilê. Một lý thuyết đã hàng ngàn năm nỗ lực nghiên cứu mà ngày càng thấy tù mù hơn, thụt lùi hơn, thậm chí còn bị coi là mê tín dị đoan mà vẫn cứ vin vào sự sao chép từ mấy quyển sách cũ và nói rằng người đời chưa hiểu hết ý "thâm sâu" của cổ nhân, cố tình bỏ qua những mâu thuẫn, bất cập, đả phá những ý tưởng đột phá nhằm tìm ra lối thoát cho tình hình trên, thì thật là điển hình cho sự bảo thủ, ngu muội. Càng nhiều chữ (chữ cũ rích) lại càng bảo thủ thâm hậu hơn mà thôi. Khi không ngăn cản được những ý tưởng đột phá thì những ý niệm tiểu nhân ty tiện nổi lên. Khi ấy, thay vì trao đổi học thuật là sự vu cáo, mạt sát hèn hạ. Nếu có quyền lực như thời Trung cổ, chắc sẽ lại hỏa thiêu hay treo cổ ... Tôi xin miễn tranh luận với loại người này. Xin chào chú Vo Truoc.Chú nói như thế, có nghĩa chú chưa biết thông tin tòa thánh Vatican đã có sự nhìn nhận lại mình và Đức giáo hoàng Paulo II đã có lời xin lỗi trước bàn dân thiên hạ của cả thế giới về những cái nhìn nhận không đúng từ thời xa xưa cho đến nay rồi còn gì, như vậy những lời qui kết trên đã trở là quá cũ rồi, Vatican đang canh tân và đồng hành cùng khoa học cơ mà, còn nói về học thuật phương đông, thì linh mục Kim Định đã có nhiều tác phẩm triết học về học thuật phương đông rồi còn gì. Chú anmay nói đúng: :) Tui biết choang câu này vô đây thế nào cũng có người phản đối, nhưng mà ngộ hen, tui trích dẫn cả lời Phật, Chúa và cả những cái tôi hiểu về lý học đông phương, nhưng chỉ có người phản đối lời Chúa mà thôi, mặc dù lời Chúa và lời Phật, tựu chung cũng có ý nghĩa giống nhau (hoặc chí ít khi tôi trích ra 2 câu đó, thì tôi cho rằng chúng có ý nghĩa giống nhau). Đúng là người ta chỉ thấy cái mà người ta muốn thấy ... chẹp chẹp ... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) @ vuivui Đọc kỹ lại mấy bài viết của bạn trong chủ đề này thì quả không thấy bạn có ý tưởng nào rõ rệt về khái niệm âm dương. Hay nói cách khác là hình như bạn chưa hề có khái niệm đúng về nó. Có câu: Hiểu đúng bản chất của vấn đề thì mới có thể xử lý được vấn đề một cách đúng đắn. Âm Dương, vốn không thể định nghĩa, lại cố tình định nghĩa, thì đã thể hiện sai lầm trong nhận thức. Có đâu lại có thể kết luận người không định nghĩa rằng: Hình như chưa hề có khái niệm đúng về nó ??? Lại có người, cố tình cho rằng, chẳng có gì không thể định nghĩa được. Sai lầm !!!. Không làm được, thì đổ cho tại kiến thức cá nhân ?. Vậy khái niểm Điểm, suốt từ thời Ơ cơ Lit đến giờ, các nhà toán học, có ai định nghĩa được chăng ?. Hay lại bảo đó là do các nhà toán học suốt hai ngàn năm nay ... Dốt !. Nên không định nghĩa được ?. Rồi khái niệm Con Người. Có ai định nghĩa được chăng ?. Hay là lại bảo: Tôi định nghĩa nhé: Con người là động vật cao cấp nhất !. Thật không đây ?. Thế thì thế nào là cao cấp nhất đây ?. Có cái thứ hai nào để xác định nó là thứ nhất ?. Có cái cấp thấp nào đủ để so sánh với thứ cao cấp mà con người có được ?. Rồi thì cái gì gọi là cao cấp ?. Tư duy chăng ?. Lại đi tìm định nghĩa tư duy ?. Để mà thấy rằng, chỉ có con người mới có tư duy ?. Thế ngộ nhỡ có loại động vật ngoài hành tinh, nó thông minh hơn loài người chúng ta thì sao nhỉ. Hay cũng lại bảo đó là con người ?. Hay lại định nghĩa: Con người là tiểu vũ trụ ?. Lại mơ hồ !. Chỉ thừa nhận để thấy cái phức tạp của con người thôi, chứ đó không phải là định nghĩa. Bởi vì, Vũ trụ là gì còn chưa đang ... nghiên cứu và ... tranh luận. Lại còn đại với tiểu nữa. Hi Hi ... Hoặc là lại định nghĩa: Con người có hai phần, phần con và phần người !. Lại mơ hồ rồi. Thế nào là phần con, thế nào là phần người ?. Rồi lại có định nghĩa: Con người gồm có phần Xác và phần Hồn !. Vậy à !. Phần Xác thì dễ thấy, còn phần Hồn, có thấy không ?. Không thấy chứ gì !. Chỉ thấy nói tới thôi, chỉ hiểu thế thôi !. Vậy sao dám nói đó là định nghĩa ???. Mà không định nghĩa, chả nhẽ, chỉ vì thế mà dám bảo người ta chưa hiểu đúng về nó ?. Hay là Tình Yếu !. Vốn có câu: Đố ai định nghĩa được tình yêu. Có khó gì đâu một buổi chiều .... Tuy là câu mang ý nghĩa châm ngôn. Nó không phải định nghĩa. Thì cũng thể hiện rằng: Tình yêu không thể định nghĩa. Văn học bao đời nay, bao nhiêu truyền thuyết tình yêu, bao nhiêu thiên tình sử. Rút cục, vẫn chẳng "hiểu nổi" tình yêu là cái Chi ... Chi ...Cả ngàn năm, vẫn tốn biết bao giấy mực, mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa. Tình Yêu vẫn "trơ gan" cùng Tuế Nguyệt. Vẫn thách thức người ta: Định nghĩa Nó. Và chẳng bao giờ có thể. Đơn giản thôi !. Bởi vì, khi Tình Yêu đã được định nghĩa. Nó sẽ chết !. Anh Vuivui thân mến. Vậy anh có thể tóm lược quan điểm của anh về Âm Dương qua bài viết dưới đây. Anh Thiên Sứ thân mến !. Đó không phải là quan điểm hay sự tóm lược quan điểm của tôi về âm dương !. Chỉ là một chút chỉnh lý cái sự hiểu âm dương của một vài bạn quan tâm mà thôi !. Thân ái. Edited 24 Tháng 2, 2010 by vuivui Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 2, 2010 (đã chỉnh sửa) Định nghĩa là dùng những lời đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa. Vì vậy nên phân biệt ai là người dùng từ đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa, và dùng nó để định nghĩa hay dùng nó để mà nói chơi. Cố tình đem khoa hoc vào định nghĩa thì làm cho lời lẽ thêm phức tạp mà rồi khoa học chẳng thấy đâu định nghĩa cũng không thành và quay ra nói theo phong cách "đơn giản dễ hiểu và đúng nghĩa" để tuyên bố vấn đề không có định nghĩa. Thế thì có nói có bàn thì cũng chẳng dính dáng gì đến âm dương cả. Nói chung là đã không nhìn nhận sự đơn giản thì không bao giờ có thể làm thành công trình khoa hoc gì cho được. Không đơn giản thì thiếu căn bản của sự thăng hoa và phát triển. Khi tư duy thăng hoa phát triển mà thiếu sự đơn giản thì đó là một tư duy phát triển chưa đầy đủ. Định nghĩa vấn đề là một mặt xác định được điểm gốc của nó sau khi đã có các yếu tố tạo thành một Hệ. Trong một Hệ, nếu không có điểm làm gốc, làm mốc thì sẽ không lập thành thuyết thành môn gì được. Edited 24 Tháng 2, 2010 by BGB Share this post Link to post Share on other sites