Posted 1 Tháng 4, 2010 (đã chỉnh sửa) Chào anh VULONG. Anh hỏi : Trước Thái cực là gì ?. với quan niệm Thái cực sinh đẻ, thì được. Song cách lý luận của anh thì lại không phù hợp. Bởi vì, anh đem sự mù mờ này chuyển sang sự mù mờ khác. Đó là, anh lấy quan niệm cho rằng, vũ trụ thiên văn vật lý cần được xem là "vòng quay" vĩnh cửu, không đầu không đuôi, đang được tranh cãi, để phán xét một vấn đề cũng đang được tranh cãi. Hơn nữa, vũ trụ thiên văn của anh, không phải là toàn bộ lý âm dương. Thế có nghĩa là, ngay cách đặt vấn đề của anh đã không thuận, thì làm sao giải quyết được vấn đề ?. Người xưa đã nói: Ngôn bất thuận thì lý bất thông !!!. Xin anh lưu ý nhé !. Chào anh Vuivui! Ở đây tôi chỉ muốn chứng minh khái niệm Thái Cực theo cách hiểu của đa số mọi người ngày nay thì đó là điểm khởi nguyên của thế giới Càn Khôn (là âm Dương ?)... tức là theo họ thì thời gian của thế giới Càn Khôn có điểm bắt đầu là không có logic. Còn anh lại cho cái thế giới Càn Khôn này vẫn còn mù mờ "đang được tranh cãi" giống như Vũ Trụ học ngày nay người ta cũng đang mù mờ đi tìm "Hạt Của Chúa". Có nghĩa là mọi người đang mù mờ tranh luận về những cái Mù Mờ. Edited 1 Tháng 4, 2010 by VULONG Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Tôi rầu ông VULONg quá! Chúng tôi đang bàn chuyện Thịt Chó (Thái Cực) làm món rựa mận, thì anh nhẩy vào bàn chuyện Thịt chó hầm. Anh có quyền hiểu theo cách của anh và như anh nói là mọi người hiểu từ trước đến nay. Nhưng vì cách hiểu đó, không giải quyết được bản chất của vấn đề - đã 2000 năm rồi - nên chúng tôi mới phải đưa các khái niệm hiện đại và khoa học để nghiên cứu. Và đây là đề tài như vậy. Anh có quyền mở một để tài theo cách hiểu của anh để bàn về Thái Cực sinh Càn Khôn. Anh thoải mái giải thích theo cách hiểu của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Chào anh Vuivui! Ở đây tôi chỉ muốn chứng minh khái niệm Thái Cực theo cách hiểu của đa số mọi người ngày nay thì đó là điểm khởi nguyên của thế giới Càn Khôn (là âm Dương ?)... tức là theo họ thì thời gian của thế giới Càn Khôn có điểm bắt đầu là không có logic. Còn anh lại cho cái thế giới Càn Khôn này vẫn còn mù mờ "đang được tranh cãi" giống như Vũ Trụ học ngày nay người ta cũng đang mù mờ đi tìm "Hạt Của Chúa". Có nghĩa là mọi người đang mù mờ tranh luận về những cái Mù Mờ. Chào anh VULONG.Anh hiểu sai ý tứ của tôi rồi. Bởi anh đặt câu hỏi: Trước thái cực là gì ?. Thì chỉ có quan niệm thái cực sinh thì câu hỏi ấy mới có ý nghĩa. Và chính chúng tôi đang thảo luận về cái quan niệm đó. Nên tôi mới nói như vậy. Nay anh lại phiên sang cái hiểu thái cực là khởi nguyên của âm dương, rồi cho rằng tôi bảo nó đang mù mờ là thế nào ?. Nhưng ngay bây giờ, tôi cũng không thấy cái hiểu như anh nói - là cách hiểu của đa số người - là minh bạch, tường minh đâu (tôi thì tôi tin là đa số chưa hiểu, còn những người hiểu, thì cũng không hiểu thế giới như anh nói đâu). Bởi vì, hai chữ khởi nguyên, thì đã có ý dành chỗ khởi đầu cho nó đứng rồi. Hơn nữa, nếu anh nói, thế giới tuần hoàn, tôi có thể nhất trí, chứ anh lại nói thời gian không có điểm bắt đầu thì lại rất phiến diện - nên nhớ, phiến diện, chứ không phải là sai lầm !. Cách hiểu của anh, xem ra có vẻ xơ cứng !. Nên câu: Có nghĩa là mọi người đang mù mờ tranh luận về những cái Mù Mờ. thì chẳng đúng tý nào cả.Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Chào anh VULONG. Anh hiểu sai ý tứ của tôi rồi. Bởi anh đặt câu hỏi: Trước thái cực là gì ?. Thì chỉ có quan niệm thái cực sinh thì câu hỏi ấy mới có ý nghĩa. Và chính chúng tôi đang thảo luận về cái quan niệm đó. Nên tôi mới nói như vậy. Nay anh lại phiên sang cái hiểu thái cực là khởi nguyên của âm dương, rồi cho rằng tôi bảo nó đang mù mờ là thế nào ?. Nhưng ngay bây giờ, tôi cũng không thấy cái hiểu như anh nói - là cách hiểu của đa số người - là minh bạch, tường minh đâu (tôi thì tôi tin là đa số chưa hiểu, còn những người hiểu, thì cũng không hiểu thế giới như anh nói đâu). Bởi vì, hai chữ khởi nguyên, thì đã có ý dành chỗ khởi đầu cho nó đứng rồi. Hơn nữa, nếu anh nói, thế giới tuần hoàn, tôi có thể nhất trí, chứ anh lại nói thời gian không có điểm bắt đầu thì lại rất phiến diện - nên nhớ, phiến diện, chứ không phải là sai lầm !. Cách hiểu của anh, xem ra có vẻ xơ cứng !. Nên câu: thì chẳng đúng tý nào cả. Thân ái. Thôi thì tôi xin lỗi hai anh bởi vì tôi không biết Hán Nôm nên không hiểu đúng về Kinh Dịch hay Dịch Học gì đó của Đông Phương mà vào đây làm phiền hai anh. Vậy xin hai anh bỏ quá đi cho. Kính chào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 1 Tháng 4, 2010 Anh Vulong ah. Tôi không biết gì về Hán Nôm cả. Mặc dù lứa tuổi của tôi ngày xưa, ngoại ngữ học chữ Trung Quốc là chính. Ngày ấy ai học tiếng Anh, Pháp hơi bị phiền. Sau này học thêm chữ Nho ở Văn khoa tôi cũng chỉ học để đối phó. Mấy chục năm trôi qua, tôi không ứng dụng quên hết cả rồi. Nhưng vấn đề học thuật nó phụ thuộc vào ý tưởng anh ạh. Vốn ngoại ngữ chỉ là điều kiện tiếp thu văn hóa thôi. Nó không nói lên điều gì cả. Con tôi có bằng Anh văn cao câp, nhưng nói tiếng Anh thì người quét rác ở Hoa Kỳ không hiểu gì cả. Anh đã mở một topic của anh, anh có quyền nói về Thái Cực sinh lưỡng nghi và nó ra Càn Không như thế nào theo cách hiểu của anh. Nếu nó hợp lý thì chúng tôi ủng hộ anh ngay. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Thưa anh Thiến Sứ !. Tôi dâu có dám võ đoán về cách hiểu của anh. Cho nên, sau một loạt bài, tôi lại phải liệt kê các cách hiểu khả dĩ từ những nội dung phát biểu của anh, để mà hỏi, xem có đúng như vậy không !. Vậy, đến đây, Tôi lại phải liệt kê: Theo anh: Thái cực là tồn tại - một tồn tại được gọi là khởi nguyên của cái gọi là vũ trụ !?. Âm - Dương là khái niệm về một thực tại !?. (nhưng xin anh nhớ cho rằng, khái niệm là khái niệm, chứ không phải là thực tại đâu anh nhé !) Vật chất là khái niệm về một thực tại !?. Anh xác nhận lại nhé !. Xem có đúng như vậy không ?. Thân ái. Dạ Không. Anh Vuivui thân mến. Tôi chưa bao giờ coi Âm Dương là thực tại. Anh xem kỹ lại các bài viết và cả định nghĩa về Âm Dương của tôi. Hôm nọ, trong lúc tình cờ lang thang trên mạng, Sapa đọc được những gì anh đã viết rải rác ở các diễn đàn như Tuvilyso, Vietlyso v.v... như sau: Tôi đã khẳng định - Sự khẳng định này là lần đầu tiên và duy nhất, kể từ khi nền văn minh kỳ vĩ của người Lạc Việt sụp đổ ở bờ Nam Dương Tử - là: Âm Dương không phải là một khái niệm trừu tượng về sự phân biệt, mà là phản ánh một thực tại. Chính vì nó phản ánh một thực tại, nên nó phải có nguyên lý phân biệt Âm Dương trong vũ trụ, thiên nhiên , xã hội và con người, chứ không phải là phân biệt tuỳ tiện. ... thì những gì anh Vuivui và anh trao đổi hổm rày có mà LẠ! Bằng những lời viết trên, sao anh lại bảo rằng: Tôi chưa bao giờ coi Âm Dương là thực tại. ??? Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Dạ Không. Anh Vuivui thân mến. Tôi chưa bao giờ coi Âm Dương là thực tại. Anh xem kỹ lại các bài viết và cả định nghĩa về Âm Dương của tôi. Hôm nọ, trong lúc tình cờ lang thang trên mạng, Sapa đọc được những gì anh đã viết rải rác ở các diễn đàn như Tuvilyso, Vietlyso v.v... như sau: ... thì những gì anh Vuivui và anh trao đổi hổm rày có mà LẠ! Bằng những lời viết trên, sao anh lại bảo rằng: Tôi chưa bao giờ coi Âm Dương là thực tại. ??? Sapa</FONT> Anh cho đường link đến bài viết đó được không? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 4, 2010 Chào anh, Thiên Sứ Anh cho đường link đến bài viết đó được không? http://www.vietlyso.com/forums/showthread....6539&page=2 (đầu trang) Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 Chính xác, Lúc đó - hơn 2 năm trước - tôi viết như vậy. Nhưng anh xem kỹ lại đi. Tôi viết: "Phản ánh một thực tại", chứ tôi không xác định "Là thực tại". Một lý thuyết khoa học thì sự phản ánh thực tại là điều tất nhiên. Ai cũng phải hiểu điều này. Và bây giờ sau hơn hai năm nghiên cứu và suy nghiệm, tôi đã diễn tả rốt ráo hơn như trong topic này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 Chào anh, Thiên Sứ "Phản ánh một thực tại" khác với "Là thực tại" như thế nào? Đàn ông - Nam - không thể sinh con đẻ cái vì không có bộ phận sinh sản nữ. Đàn bà - Nữ - có thể sinh con đẻ cái vì có bộ phận sinh sản nữ. Thực tại là như vậy! FACTs là như thế! Cho nên, Nam-Nữ "phản ánh một thực tại" lại khác với "Là thực tại" như thế nào hở anh Thiên Sứ? Cũng nên, hơn 2 năm trước anh có cái suy nghĩ khác và 2-3 năm sau anh lại suy nghĩ khác nữa không chừng ... Vì anh đã nói: Tôi chưa bao giờ coi Âm Dương là thực tại. Mà hơn 2 năm trước anh lại bảo: Âm Dương không phải là một khái niệm trừu tượng về sự phân biệt, mà là phản ánh một thực tại. "Âm Dương không phải là một khái niệm trừu tượng" thì là gì nào? Âm Dương không phải là THỰC TẠI!? Sapa Anh không phải là người tôi quan tâm, nên không cần trả lời anh. Anh hãy tự suy ngẫm nha. Tôi xóa bài của anh với những câu hỏi ngớ ngẩn, sau khi copi lại trong bài này. Đây là chỗ trao đổi học thuật, còn anh muốn hỏi thì vào mục tư vấn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 chào chú sapa theo cháu hiểu âm -dương là nhận thức của trí tuệ với vũ trụ vạn vật ngôn ngữ chỉ phản ánh 1 phần nào đó của nhận thức ,ko phải toàn bộ nhận thức nếu ta quá chú tâm vào ngôn từ e rằng khó hiểu hết ý của người viết nói âm dương chưa bao giờ là thực tại hay âm dương ko phải là khái niệm trừu tượng cũng chẳng sai nếu nói nhận thức của trí tuệ là thực thể thì ngôn từ sẽ là cái bóng của nó .qua cái bóng chúng ta sẽ hiểu về thực thể ,nhưng cho rằng cái bóng là thực thể thì ko đúng vài dòng mua vui kính chú tuấn dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 4, 2010 Chào bạn, Tuấn Dương chào chú sapa theo cháu hiểu âm -dương là nhận thức của trí tuệ với vũ trụ vạn vật Khi Tuấn Dương bảo "của trí tuệ" là thứ "trí tuệ" của con người trước thiên nhiên hay bao gồm thuộc chất "đấng sáng tạo" ra vũ trụ vạn vật? Ví dụ, người chế tạo ROBOT cài đặt chương trình NHẬN THỨC cho nó sẽ như thế nào, cho nó mức NHẬN THỨC ra sao v.v... thì cái "trí tuệ của ROBOT" và "trí tuệ của người chế tạo" có cái đồng và không đồng. ngôn ngữ chỉ phản ánh 1 phần nào đó của nhận thức ,ko phải toàn bộ nhận thức nếu ta quá chú tâm vào ngôn từ e rằng khó hiểu hết ý của người viết Sự giới hạn là phải có, từ người viết đến người đọc - cho nên, có những câu hỏi nhằm xác nhận sự nhận thức của họ và mình ở đâu để tiện trao đổi, chuyển tải ... nói âm dương chưa bao giờ là thực tại hay âm dương ko phải là khái niệm trừu tượng cũng chẳng sai Tuấn Dương có thể đề ra ví dụ nào để chứng minh rằng: âm dương chưa bao giờ là thực tại - là không sai hay âm dương ko phải là khái niệm trừu tượng - là không sai Đương nhiên, ngoài ngữ nghĩa như: trừu tượng, khái niệm, thực tại cũng là một vấn đề về sự hiểu biết thì thử hỏi: không chú tâm vào ngôn từ - thì tại sao anh Vuivui và anh Thiên Sứ cứ lần qua lần lại về mấy cái từ đó hổm giờ. nếu nói nhận thức của trí tuệ là thực thể thì ngôn từ sẽ là cái bóng của nó .qua cái bóng chúng ta sẽ hiểu về thực thể ,nhưng cho rằng cái bóng là thực thể thì ko đúng Đâu phải, chẳng có câu "được Ý quên LỜI" vì rằng ta đã có sự tương thông "ĐỒNG Ý" mới quên LỜI vì LỜI chỉ dùng để chuyển đạt Ý. Thế nhưng, khi Ý chưa ĐỒNG thì bỏ LỜI hoặc không chú tâm đến LỜI thì ta sẽ phải hiểu Ý ra sao ... vài dòng mua vui kính chú tuấn dương Nếu như Tuấn Dương hay các bạn trẽ muốn tìm hiểu về Âm Dương thì có thể quá bộ sang Trang Hội Viên mục Mạn Đàm trong tiêu đề: "Mạn Đàm Âm Dương và Vấn Đáp" sẽ thoải mái hơn. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 5, 2010 Kính gửi sư phụ Thiên Sứ, Con đang có 1 số thắc mắc mong được sư phụ giải đáp. Nhân việc huynh Thiên Đồng có nêu về tính mặc khải của lý học cho rằng ý thức, các luật lệ XH thuộc dương, và cũng nhân việc Thiên Đồng có nhắc tới Chân Nhân, làm con lại có ý nghĩ rằng nếu so sánh Chân Nhân với ý thức thì có phải là so sánh giữa 1 cái tịnh và 1 cái động? Vậy thì hiểu trong trường hợp này ý thức là âm có đúng ko??? Hiện con cảm thấy mơ hồ về khái niệm phân biệt âm dương, mong được sư phụ giảng giải. Con cảm ơn sư phụ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 5, 2010 Kính gửi sư phụ Thiên Sứ, Con đang có 1 số thắc mắc mong được sư phụ giải đáp. Nhân việc huynh Thiên Đồng có nêu về tính mặc khải của lý học cho rằng ý thức, các luật lệ XH thuộc dương, và cũng nhân việc Thiên Đồng có nhắc tới Chân Nhân, làm con lại có ý nghĩ rằng nếu so sánh Chân Nhân với ý thức thì có phải là so sánh giữa 1 cái tịnh và 1 cái động? Vậy thì hiểu trong trường hợp này ý thức là âm có đúng ko??? Hiện con cảm thấy mơ hồ về khái niệm phân biệt âm dương, mong được sư phụ giảng giải. Con cảm ơn sư phụ! Tôi đã có định nghĩa về Âm Dương trong phần này. Lan Anh hãy tìm hiểu. Xem lại lời tôi trả lời Thiên Đồng và Lan Anh trong lớp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 10, 2014 Hôm nay xem lại chủ đề này - kết thúc vào tháng 5. 2010 mới thấy một thời gian khổ của quá khứ trong gần 17 năm minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Ngày nay, chính những học giả của Trung Hoa thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ, mới thấy một hệ quả quan trọng đã xác định Thiên Sứ đúng. Vấn đề còn lại: Thuyết ADNh của Việt, Cao Ly hay Nhật Bản? Những nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải muốn học thuyết này thuộc về dân tộc nào từ ý thức chủ quan của họ? Còn cá nhân tôi nhân danh chân lý - ít nhất từ chủ quan của tôi: Thuộc về Việt tộc một thời huy hoàng ở miên nam sông Dương tử. Nếu nhận thức chủ quan của tôi đúng thì tôi đã, đang và phải chứng minh cho chân lý đó 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 10, 2014 Đọc lại những gì mình đã viết ngày trước, ko nhận ra mình của ngày xưa nữa, nhưng thấy rằng, từ đó đến giờ, mình cũng ngộ ra được nhiều điều. Con cảm ơn sư phụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2014 Cảm ơn Lan Anh có lời khích lệ. Tặng Lan Anh bài viết này nha - nhân danh lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt - Và vấn đề này đã được đặt ra ngay trong topic này, Hãy suy ngẫm. CON GÀ HAY QUẢ TRỨNG CÓ TRƯỚC? I. "Quả trứng" là một khái niệm tổng hợp của tất cả những yếu tố ban đầu sinh ra một sinh vật sau đó. Suy cho cùng cả con người. Nhưng khái niệm "con gà" lại để chỉ một giống cụ thể trong hệ thống loài lông vũ. I.1. Do đó, nếu chúng ta đặt vấn đề: "quả trứng" sinh ra cái gì? Thì với cách đặt vấn đề này rõ ràng quả trứng là một biểu tượng của mọi tập hợp các sinh vật sinh ra từ quả trứng, tất nhiên trong đó có "con gà". Nói theo "nghịch lý toán học Cantor" thì quả trứng là tập hợp bao trùm tất cả các phần tử sinh vật mà quả trứng sinh ra. Nói theo lý học trên cơ sở vấn đề đặt ra thì biểu tượng quả trứng có trước thuộc Dương, những sinh vật sinh ra từ quả trứng thuộc Âm. Vậy quả trứng phải có trước, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" của Lý học Đông phương. I.2. Để bảo đảm tính khách quan cùng với cách biện luận này, chúng ta lại đặt vấn đề: "con gà sinh ra cái gì?". Rõ ràng nó sinh ra "quả trứng" gà (Chứ không thể gọi là quả trứng nói chung được). Như vậy con gà có trước thuộc Dương và cũng theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì con gà phải có trước, so với "quả trứng gà" mà nó sinh ra. * So sánh hai giả thuyết được đặt ra thì rõ ràng con gà đẻ quả trứng là nguyên lý cục bộ: "con gà đẻ ra quả trứng gà". Còn với giả thuyết thứ nhất thì quả trứng là một biểu tượng của một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi phần tử trong tập hợp "quả trứng", là tất cả mọi sinh vật sinh ra từ quả trứng, trong đó có "con gà". Như vậy trong trường hợp này thì "quả trứng" luôn luôn có trước. Do đó, với câu hỏi "Con gà hay quả trứng có trước?" thì vấn đề đã trả lời xong, trên cơ sở "nghịch lý Cantor". Và lý thuyết toán học này - vốn chưa được "khoa học công nhận" - thì thuyết ADNh , nhân danh nền văn hiến Việt đã được ứng dụng từ rất lâu rồi (tôi đã chứng minh trên diễn đàn). II. Nhưng nếu vấn đề đặt ra cụ thể hơn: "Con gà hay quả trứng gà có trước?" thì cũng trên cơ sở Lý học Đông phương về tính chính danh thể hiện một cách đơn giản, là: khái niệm con gà bắt đầu từ bao giờ trong quá trình phát triển của tự nhiên từ những sinh vật không phải là "gà" để trở thành các loài gà như hiện nay, gồm gà Tây, gà tre, gà ta....vv....? Như vậy, trong qúa trình tiến hóa, con vật đầu tiên là tổ tiên của loài "gà" hiện nay - nếu "khảo cổ" phát hiện được - thì rõ ràng nó không được dùng để chỉ sinh vật đã sinh ra quả trứng và quả trứng đó nở ra con gọi theo một khái niệm quy ước là "gà". Tức là quả trứng do một sinh vật chưa được gọi là "gà" trước khi có khái niệm quy ước về con 'gà" không thể gọi là quả trứng gà. Do đó, quả trứng cũng luôn có trước, ngay trong câu hỏi này. Vấn đề "quả trứng hay con gà có trước", khiến tranh luận sôi nổi từ Đông sang Tây, thực chất là do con người trong giới hạn 100 năm cuộc đời và cái tư duy cục bộ nhận thức trong giới hạn đó thì không thể trả lời được. Vì khi sinh ra đã có con gà và quả trứng gà tuần hoàn trong nhận thức của 100 năm cuộc đời. Bởi vậy, Lý học Việt luôn đặt vấn đề từ một cái nhìn tổng quát rồi suy ra hiện tượng, hoặc khi nhận thấy hiện tượng thì phải đặt nó như một phần tử trong một tập hợp và suy ra bản chất của tập hợp đó. Bát quái, ngũ hành chính là những khái niệm và ký hiệu mô tả tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ được phân loại trong tập hợp của nó. 8 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2014 Dạ, con cảm ơn sư phụ đã chỉ dạy. Con luôn kính phục cách sư phụ tư duy vấn đề. Chúc sư phụ mạnh khỏe. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 10, 2014 Dạ, con cảm ơn sư phụ đã chỉ dạy. Con luôn kính phục cách sư phụ tư duy vấn đề. Chúc sư phụ mạnh khỏe. Không có gì! Vấn đề tiếp theo là đa phần con người - do thói quen nhận thức - nên đã nhầm lần giữa tính quy ước về khái niệm phản ánh thực tại (Danh từ) và một thực tại được mô tả qua danh từ khái niệm về nó. Bởi vậy, tôi đã nói tới một tiền để cho tất cả những tri thức toán học với hàng tỷ khái niệm chồng chất trong qua trình phát triển của toán học, là khái niệm điểm, vốn không có định lượng. Đấy cũng chính là quả trứng có trước cho toàn thể vũ trụ này. Một thí dụ nữa cho sự luẩn quẩn của nhận thức (Tính chấp theo ngôn ngữ Phật giáo) là: 1/ Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó vốn không có thật. 2/ Không gian ba chiều và một chiều thời gian là khái niệm quy ước để mô tả những trạng thái vận động. Nên những cái gọi là giả thuyết về không gian nhiều chiều ...vv...nên tặng giải Ig Nobel. 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites