Posted 6 Tháng 6, 2009 Tôi làm việc này chẳng phải vì tôi.Cái này thì đã hẳn và phân biệt về chất với những động cơ khác.Còn ủng hộ tôi hay không thì tôi không cho là quan trọng. Khi mà cả thế giới này đều tin rằng Kinh Dịch của Trung Quốc. Cái tôi cần là hiểu được những gì tôi viết.Cái này tôi không đồng ý. Ủng hộ ở đây không phải là sự ủng hộ thô thiển nhiều khi phản tác dụng, phải hiểu một cách đúng đắn trên cơ sở nhận thức được chân lý. Hiểu được những gì anh viết cũng là một cách ủng hộ, vì khi ấy phải đọc và tư duy nhiều thì mới hiểu được. Khi hiểu được tính đúng đắn, thì phải cổ vũ, bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ, cùng làm, cùng hoàn thiện theo khả năng có thể có của mình. Phải lên án những kẻ vì động cơ tầm thường hay xấu xa phá đám. Phải phê phán những tư duy bảo thủ, tự ty, nhược tiểu, động viên họ để cùng tiến trên một con đường. Phải góp sức cho chân lý được sáng tỏ.... Một công việc lớn lao như thế chắc chắn vượt quá sức của anh hay của bất cứ cá nhân nào. Vì vậy, chung tay là điều hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, chung tay như thế nào thì lại là chuyện khác. Tôi thấy cũng đã có không ít người làm như vậy, phát triển, bổ xung cho anh khá nhiều tư liệu mà anh đã ghi nhận như Rin86, Quangnx, ... Những hành động đó cũng không phải vì anh hay vì họ mà cao hơn là vì Chân lý, vì Tổ tiên, Dân tộc... Vài lời bày tỏ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 6, 2009 Cái này thì đã hẳn và phân biệt về chất với những động cơ khác. Cái này tôi không đồng ý. Ủng hộ ở đây không phải là sự ủng hộ thô thiển nhiều khi phản tác dụng, phải hiểu một cách đúng đắn trên cơ sở nhận thức được chân lý. Hiểu được những gì anh viết cũng là một cách ủng hộ, vì khi ấy phải đọc và tư duy nhiều thì mới hiểu được. Khi hiểu được tính đúng đắn, thì phải cổ vũ, bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ, cùng làm, cùng hoàn thiện theo khả năng có thể có của mình. Phải lên án những kẻ vì động cơ tầm thường hay xấu xa phá đám. Phải phê phán những tư duy bảo thủ, tự ty, nhược tiểu, động viên họ để cùng tiến trên một con đường. Phải góp sức cho chân lý được sáng tỏ.... Một công việc lớn lao như thế chắc chắn vượt quá sức của anh hay của bất cứ cá nhân nào. Vì vậy, chung tay là điều hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, chung tay như thế nào thì lại là chuyện khác. Tôi thấy cũng đã có không ít người làm như vậy, phát triển, bổ xung cho anh khá nhiều tư liệu mà anh đã ghi nhận như Rin86, Quangnx, ... Những hành động đó cũng không phải vì anh hay vì họ mà cao hơn là vì Chân lý, vì Tổ tiên, Dân tộc... Vài lời bày tỏ! Vâng! Nếu thế thì tôi đồng ý. Chứ vỗ tay suông thì chán lắm. Có một lần Napoleon thắng trận ở Ai Cập trở về. Gần như toàn thể dân Paris đổ ra đường đón ông ta. Mặt ông ta lạnh lùng. Vị sĩ quan tùy tùng hỏi: "Thưa tường quân! Ngài không thấy vinh dự khi cả nước Pháp chào đón ngài?". Napoleon trả lời: "Nếu ta lên đoạn đầu đài thì người ta ra xem cũng đông như thế này!" :P . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 Chào Chú Thiên Sứ, theo PTS nghĩ thì chú có lẽ đã ngoài ngũ tuần và chú VuiVui củng vậy cho nên xin gọi là chú. Đọc các bài thảo luận của hai chú thật làm PTS sai mê. Chú TS khởi xướng vấn đề âm dương này củng là một điều đáng quý, cho dù đúng hay sai củng là một điều chúng ta nên phải làm khi vấn chân vào con đường nghiên cứu kinh dịch củng như các môn khác. Vì nếu không có sai thì tất không có đúng, nếu không có đúng thì lại không có sai. Đúng sai không phải do số lượng người đồng ý hay không mà do chân lý quyết định. Ở đây PTS không phản biện về giả thuyết của chú mà lại đi theo giả thuyết của chú. Vài lời góp ý như sau: Bởi vậy: Ngày là Dương thì tịnh, Đêm là Âm thì động. Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng, chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại.Việc này hình như là lấy hai "vật" không giống nhau và không đối lâ.p nhau để kết luận một vấn đề đối lập. Ngày và đêm đối lập và không giống nhau, âm và dương đối lập và củng không giống nhau nhưng "không gian" và "mọi sinh vật" không đối lập nhưng không phải là không giống nhau. Cho nên việc dùng không gian cho dương và sinh vật cho âm thì chưa đúng lắm.Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan.Việc kết luận dương trước âm sau từ câu "âm thuận tùng dương" thì chưa hợp lý bởi vì câu âm thuận tùng dương chửa hẳn là nghĩa đó mà nó còn có nghĩa diển tả sự di chuyển của âm tới dương và dương tới âm, tức là hết dương thì âm khởi, hết âm thì dương khởi. Cho nên vấn đề "chơi chử" thật khó vì một chử nó có nghĩa đen và nghĩa bóng rồi củng một chử nó lại có nhiều nghĩa đen và nghĩa bóng tùy theo nó nằm trong câu văn ra sao. Thí dụ như chử "sorry" trong tiếng anh dịch ra tiếng việc là xin lỗi nhưng thực chất chử sorry không hoàn toàn nghĩa là xin lỗi vì xin lỗi nghĩa là mình có lỗi còn chử sorry ở đây còn có nghĩa là đáng tiếc biểu hiện sự chia buồn.Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề từ mệnh đề trong cổ thư chữ Hán là: "Dương Động Âm tịnh". Vậy vấn đề được đặt ra trong khởi nguyên vũ trụ là Dương trước phải Động - vậy cái Dương động này so với cái gì có trước nó để kết luận nó đông? Vậy phải chăng trước cài Dương động theo cổ thư chữ Hán , vũ trụ tồn tại một cái tĩnh để đối đãi với cái Dương động? Nếu như vậy thì cái có trước Dương trong vũ trụ là gì? Nếu thừa nhận một cái có trước Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ thì mệnh đề "Dương trước Âm sau" - cũng có trong cổ thư chữ Hán sai. Hay nói một cách khác: Trong cổ thư chữ Hán đã mâu thuẫn ngay trong nội dung của chính nó khi ứng dụng khái niệm Âm Dương trong miêu tả sự khởi nguyên của vũ trụ. Việc ta nói âm động dương tịnh không có nghĩa là dương phải có trước hay nói dương động âm tịnh không hoàn toàn nghĩa là âm phải có trước. Lý do đơn giản là do tính đối lập của âm dương và động tỉnh. Nếu nói dương tịnh âm động nghĩa là dương phải có trước như vậy nếu dương có trước mà tịnh thì tịnh với ai? vì không có động làm sao có tịnh ? Khi nói tới sự đối lập thì hai đối tượng đối lập đó phải có cùng một lúc chứ không thể một có trước một có sau được. Mà chỉ có hai đối tượng tương tác với trái Đất để xác định là: Mặt trời và mặt Trăng. Để diễn ta một cách cụ thể hơn, tôi xin lấy ví dụ: Khi tôi quán xét hai vợ chồng trước mặt tôi thì không thể cả tôi vào là ba đối tượng , mà chỉ là hai cặp vợ chồng kia thôi. Vợ là Âm chồng là Dương. Bởi vậy, khi chúng ta phân loại Âm Dương và thuộc tính của nó trong mối quan hệ ngày và đêm trên trái Đất thì vấn đề là nguyên nhân tương tác trong mối quan hệ Âm Dương này chính là mặt Trời và mặt Trăng. Và mối quan hệ xác định Âm Dương này vẫn là sự đứng yên tương đối của mặt Trời và sự vận động tương đối của mặt Trăng với trái Đất đã xác định Dương Tịnh - Âm động một cách nhất quán với mênh đề căn bản của nó giải thích từ khởi nguyên vũ trụ với môi hiện tượng liên quan. Khi phân định âm dương do sự chuyển động hay không chuyển động của mặt trời và trái đất thì chưa hợp lý . Vì sự thật thì mặt trời không có đứng yên, bản thân nó củng quay quanh trục của nó như bao 9 hành tinh khác trong thái dương hệ để tránh rơi ra khỏi vòng của nó bởi vì bản thân của thái dương hệ củng phải di chuyển trong cỏi vô cực. Hơn nửa nếu nói lấy trái đất làm trụ cột thì trái đất là âm, thái dương là dương hay lấy thái dương làm trụ cột thì thái dương là âm trái đất là dương thì không phải là chân lý mà là nhân lý. Có nghĩa là chú TS đứng trên mặt trời nên nói mặt trời là âm, còn chú vuivui đứng trên trái đất nên nói trái đất là âm đều là nhân lý, mà nhân lý thì không phải là chân lý cho nên không thể áp dụng được. Nhưng vấn đề ngày và đêm trên trái Đất thì lại không phải trái Đât tự quay quanh trục gây ra. Chúng ta giả thiết rằng: Trái Đất ngừng quay thì vẫn có ngày và đêm ở 1/ 2 bên này hay bên kia của Trái Đất - Trái Đất quay quanh trục thì chỉ tạo ra sự chuyển hóa Ngày và Đêm thôi. Tức chuyển hóa Âm Dương (Đây chính là một yếu tố rất quan yếu cho sự phát triển sự sống trên trái Đất, giải thích theo thuyêt Âm Dương Ngũ hành). Điều này chú đã bỏ xót một vấn đề quan trọng trong định luận của lý học rồi! Nói "Trái Đất quay quanh trục thì chỉ tạo ra sự chuyển hóa Ngày và Đêm thôi" là đúng nhưng nói "Trái Đất ngừng quay thì vẫn có ngày và đêm ở 1/ 2 bên này hay bên kia của Trái Đất" lại là sai vì nguyên lý tự nhiên của sự chuyển động của một vật trong không trung. Nguyên lý là trái đất tự quay gây ra sự chuyểng động vòng quanh mặt trời lý do là do sức hút của mặt trời. Giả thử nếu trái đất ngừng quay thì nó sẽ rời khỏi vòng và sẽ không còn nằm trong thái dương hệ nữa lúc đó nó sẽ không có ngày đêm cho nên ngày đêm là gián tiếp do trái đất quay quanh trục của nó mà ra. Vài lời góp ý, PTS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 6, 2009 Khi phân định âm dương do sự chuyển động hay không chuyển động của mặt trời và trái đất thì chưa hợp lý . Vì sự thật thì mặt trời không có đứng yên, bản thân nó củng quay quanh trục của nó như bao 9 hành tinh khác trong thái dương hệ để tránh rơi ra khỏi vòng của nó bởi vì bản thân của thái dương hệ củng phải di chuyển trong cỏi vô cực. Hơn nửa nếu nói lấy trái đất làm trụ cột thì trái đất là âm, thái dương là dương hay lấy thái dương làm trụ cột thì thái dương là âm trái đất là dương thì không phải là chân lý mà là nhân lý. Có nghĩa là chú TS đứng trên mặt trời nên nói mặt trời là âm, còn chú vuivui đứng trên trái đất nên nói trái đất là âm đều là nhân lý, mà nhân lý thì không phải là chân lý cho nên không thể áp dụng được. PTS à !. Chuyện nhân lý và chân lý. Hiểu như PTS là sai rồi. Đó chính là nguyên lý tương đối, là bản chất của âm dương nhị nguyên đó. Nê nó là chân lý chứ không phải là nhân lý đâu. Nó tương đồng như nguyên lý quán tính vậy. Nó nói lên tính chất đồng nhất của không gian. Vậy thôi. PTS nên chú ý điểm này. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Cái gọi là "vài người" đó là hạng chim sẻ làm sao hiểu được chí hướng của phượng hoàng! Anh Thiên Sứ lao tâm khổ tứ không phải vì muốn xưng bá mà mục tiêu của anh ấy cao cả hơn nhiều. Mỗi người có lòng trong chúng ta nên ủng hộ, cổ vũ, động viên anh ấy và nếu ai có khả năng phụ giúp anh ấy một tay. Anh Thiên Sứ rồi cũng không thể thắng được tuổi tác, cái công việc lớn lao, khó khăn mà anh ấy khởi xướng và dành cả đời cho nó cần được hậu sinh kế tục, vì đó là việc chung, không phải của cá nhân anh Thiên Sứ.. Lâu lâu mới trở lại chỗ này thấy anh Vo truoc viết đoạn này cũng muốn nói vài câu với anh .Tôi có đọc ở một chỗ anh Vo Truoc có tranh luận với anh TS cũng hay ra phết nhưng khi anh TS hắng giọng nên sao anh lại thôi luôn vậy đang tranh luận hay cơ mà ? Ai cũng thừa biết khởi xướng là vất vả nhưng cứ đồng tình ,xuôi thuận theo sao ? ủng hộ không có nghĩa là thuận theo anh à . Lại còn chim xẻ với phượng hoàng ở đây nữa ,đọc câu này nghe cũng thấy hay hay cũng như mèo khen mèo dài đuôi vậy . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 1 - . Lâu lâu mới trở lại chỗ này thấy anh Vo truoc viết đoạn này cũng muốn nói vài câu với anh . Tôi có đọc ở một chỗ anh Vo Truoc có tranh luận với anh TS cũng hay ra phết nhưng khi anh TS hắng giọng nên sao anh lại thôi luôn vậy đang tranh luận hay cơ mà ? Ai cũng thừa biết khởi xướng là vất vả nhưng cứ đồng tình ,xuôi thuận theo sao ? ủng hộ không có nghĩa là thuận theo anh à . Lại còn chim xẻ với phượng hoàng ở đây nữa ,đọc câu này nghe cũng thấy hay hay cũng như mèo khen mèo dài đuôi vậy . Thực ra anh Votruoc cũng chẳng có gì phải ngại tôi, đến mức độ "hắng giọng" khiến anh ấy ngưng tranh luận cả. Ngoại trừ anh Votruoc nhận thấy tôi đúng. Tôi nghĩ đây là một đề tài học thuật, nên phân tích cái sai của luận cứ chứ còn dùng các biện pháp khác để tranh thắng thì không phù hợp. 2 - Phongthuysinh thân mến. Tôi mượn câu nói của anh Vuivui trong topic "Ngũ hành các sao trong Tử Vi" để nhập đề bài này với Phong thuysinh: Đã nói Lý thì điều kiện đầu tiên là phải nhất quán. Chứ không thể chỗ thì cho là Gà, chỗ thì cho là Vịt được.Đây chính là một trong những tiêu chí cho một giả thiết khoa học, mà tôi đã nhiều lần nhắc đến:Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Phongthuysinh hãy xem lại toàn bộ luận đề của tôi đã chứng minh sẽ thấy tính nhất quán, hoàn chỉnh của nó. "Dương trước, âm sau"; "Dương tịnh, Âm động" là so sánh từ Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính nhất quán của nó bao trùm mọi lĩnh vực từ không gian và thời gian của vũ trụ. Bởi vậy, lý thuyết này được coi là đúng nếu lấy sự thẩm định căn cứ theo tiêu chí khoa học. Còn việc thiên hạ dẫn chứng, so sánh cái này động, cái kia tịnh trong thế giới động này và gán cho cái này là Dương, cái kia là Âm để phản bác tôi thì đấy không phải là phản biện hợp lý. Nên lập luận của họ quanh co một hồi rồi lâm vào bế tắc. "Chân lý không lệ thuộc vào số đông" - tôi là người đầu tiên phát biểu như vậy trên mạng tuvilyso.com. Người ta thường nói: "Lẽ phải thuộc về tay kẻ mạnh", chứ chưa ai nói "Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh" bao giờ.Nếu có ai nói "Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh" thì đó là sự lặp lại từ một bộ nhớ không hoàn chỉnh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Nội dung trích dẫn(Vo Truoc @ Jun 5 2009, 07:10 PM) Cái gọi là "vài người" đó là hạng chim sẻ làm sao hiểu được chí hướng của phượng hoàng! Anh Thiên Sứ lao tâm khổ tứ không phải vì muốn xưng bá mà mục tiêu của anh ấy cao cả hơn nhiều. Mỗi người có lòng trong chúng ta nên ủng hộ, cổ vũ, động viên anh ấy và nếu ai có khả năng phụ giúp anh ấy một tay. Anh Thiên Sứ rồi cũng không thể thắng được tuổi tác, cái công việc lớn lao, khó khăn mà anh ấy khởi xướng và dành cả đời cho nó cần được hậu sinh kế tục, vì đó là việc chung, không phải của cá nhân anh Thiên Sứ.. Lâu lâu mới trở lại chỗ này thấy anh Vo truoc viết đoạn này cũng muốn nói vài câu với anh . Tôi có đọc ở một chỗ anh Vo Truoc có tranh luận với anh TS cũng hay ra phết nhưng khi anh TS hắng giọng nên sao anh lại thôi luôn vậy đang tranh luận hay cơ mà ? Ai cũng thừa biết khởi xướng là vất vả nhưng cứ đồng tình ,xuôi thuận theo sao ? ủng hộ không có nghĩa là thuận theo anh à . Lại còn chim xẻ với phượng hoàng ở đây nữa ,đọc câu này nghe cũng thấy hay hay cũng như mèo khen mèo dài đuôi vậy . Anh Longtuan nói thế là không đọc kỹ các trao đổi đó rồi!Tất cả các trao đổi của tôi với anh Thiên Sứ đều có kết luận rõ ràng và đa phần là những vấn đề chúng tôi không thống nhất về quan điểm mới phải trao đổi. Khị đó, chúng tôi phát biểu xác định rõ luận điểm của mình suy nghĩ và tôn trọng luận điểm của người đối thoại. Chứ chúng tôi không dùng cách phản đối thuần túy như một số người vẫn dùng trên diễn đàn, sau đó thì chỉ trích rồi đả kích nhau. Còn những bất đồng thì mỗi người hãy suy nghĩ nghiền ngẫm thêm ý kiến của nhau. Theo tôi như vậy là cách trao đổi có văn hóa. Thật ra có khá nhiều điểm quan trọng, tôi và anh Thiên Sứ không có quan điểm như nhau, nhưng không vì thế mà không tôn trọng nhau, cũng không bỏ qua, mà càng suy nghĩ thêm để lúc nào đó trao đổi lại có lợi hơn, tính thuyết phục hơn. Còn cách ví von trên thì chẳng qua tôi ghét mấy tay vị kỷ, nông cạn, tự ty dân tộc, suy bụng ta ra bụng người, tưởng rằng trên đời ai cũng tầm thường vị kỷ như họ nên mới nói phóng ra như thế cho nó "có hình ảnh" thôi mà!. Mà xét cho cùng thì cũng đúng bản chất của vấn đề! Cái làm người khác yêu mến, kính trọng là tấm lòng chứ không phải là tài năng! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 PTS à !. Chuyện nhân lý và chân lý. Hiểu như PTS là sai rồi. Đó chính là nguyên lý tương đối, là bản chất của âm dương nhị nguyên đó. Nê nó là chân lý chứ không phải là nhân lý đâu. Nó tương đồng như nguyên lý quán tính vậy. Nó nói lên tính chất đồng nhất của không gian. Vậy thôi. PTS nên chú ý điểm này. Thân ái. Chào chú VuiVui, Khi viết PTS củng xử dụng chử "nguyên lý" nhưng lại đổi thành chân lý vì dùng nguyên lý thật không đúng, vì nguyên nói về nguồn gốc cho nên dùng nguyên lý khi nào ta dùng lý đó để lập thành cái lý khác thì thích hợp hơn. Thí dụ như nói 1 + 1 = 2 là chân lý vì nó đi khắp thế giới 1+1 vẩn là 2 và là chân lý vì ta đang nói tới bản thân của lý đó, còn nói 1+1+1+1 = 4 vì 1+1 = 2 là nguyên lý của nó thì thích hợp hơn . Còn nói về thí dụ của PTS ở trên về âm dương giữa trái đất và mặt trời và chú cho là chân lý vì "nguyên lý quán tính" của nó thì chưa hợp lý đâu chú. Lấy một thí dụ khác đơn giản hơn và chính xác hơn để giải thích đó là khi phân biệt giới tính của hai người đứng đối diện nhau thì chỉ có và duy nhất có 3 trường hợp đó là nam - nam, nam - nữ, nữ - nữ. Lấy trường hợp nam - nữ để nói thì người nữ cho rằng mình là dương người kia là âm, còn người nam cho rằng mình là dương người kia là âm, vậy ai sai ai đúng ? PTS nói cả hai đều sai! Tại sao ? Lấy nguyên lý nam dương nữ âm (chắc không ai phản đối chứ) thì người nữ sai hai chổ, tư tưởng lẩn phi chân lý, còn người nam sai một chổ là tư tưởng. Người nữ sai thì có lẽ không ai phản đối nên PTS không giải thích thêm, nhưng còn người nam sao lại sai khi đã nói đúng là người nam đó là dương người nữ đó là âm ? Đây là vấn đề then chốt, sai là sai ở chổ người nam đó lấy mình làm trụ cột cho rằng đối tượng là âm và mình là dương việc này sẽ sáng tỏ khi lấy trường hợp nam - nam. Trong trường hợp nam - nam, người nam thứ nhất cho mình là dương còn người nam thứ hai là âm vậy là sai bét rồi ! Cho nên tính nhị nguyên không có thể dùng riêng một mình nó để giải thích tính đối lập được. Chào Chú Thiên Sứ, Tôi mượn câu nói của anh Vuivui trong topic "Ngũ hành các sao trong Tử Vi" để nhập đề bài này với Phong thuysinh: Nội dung trích dẫnĐã nói Lý thì điều kiện đầu tiên là phải nhất quán. Chứ không thể chỗ thì cho là Gà, chỗ thì cho là Vịt được. Những gì PTS viết ở trên đâu có nói tới chỗ gà chỗ vịt chổ cam chỗ quít ? :P Người ta thường nói: "Lẽ phải thuộc về tay kẻ mạnh", chứ chưa ai nói "Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh" bao giờ.Nếu có ai nói "Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh" thì đó là sự lặp lại từ một bộ nhớ không hoàn chỉnh. Việc này PTS không màn tới, bản thân PTS củng đơn độc cho rằng một số thuyết từ ngàn xưa để lại là SAI ! Đây chính là một trong những tiêu chí cho một giả thiết khoa học, mà tôi đã nhiều lần nhắc đến: Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Phongthuysinh hãy xem lại toàn bộ luận đề của tôi đã chứng minh sẽ thấy tính nhất quán, hoàn chỉnh của nó. "Dương trước, âm sau"; "Dương động, Âm tịnh" là so sánh từ Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính nhất quán của nó bao trùm mọi lĩnh vực từ không gian và thời gian của vũ trụ. Bởi vậy, lý thuyết này được coi là đúng nếu lấy sự thẩm định căn cứ theo tiêu chí khoa học. Còn việc thiên hạ dẫn chứng, so sánh cái này động, cái kia tịnh trong thế giới động này và gán cho cái này là Dương, cái kia là Âm để phản bác tôi thì đấy không phải là phản biện hợp lý. Nên lập luận của họ quanh co một hồi rồi lâm vào bế tắc. "Chân lý không lệ thuộc vào số đông" - tôi là người đầu tiên phát biểu như vậy trên mạng tuvilyso.com. PTS đã đọc không những tài liệu này mà còn các tài liệu khác của chú nữa, trước khi PTS khẳng định cái gì đó chưa đúng thì đã trải qua một thời gian tìm hiểu về nó vì chỉ có hiểu nó mình mới có thể thấy được cái chưa đúng của nó, điều này chắc chú củng đồng ý. Còn về : Phongthuysinh hãy xem lại toàn bộ luận đề của tôi đã chứng minh sẽ thấy tính nhất quán, hoàn chỉnh của nó.Thì không thể cho là chân lý vì tính nhất quán và hoàn chỉnh của nó. Giải thích thì dong dài thôi thì PTS lấy một thí dụ nữa vừa đơn giản lại có hiệu quả. Khi ta cho rằng 1 + 2 = 4 thì 1 + 2 + 2 + 1 = 8 và 8 + 1 = 10 và 10 + 2 = 12 như vậy là nhất quán và hoàn chỉnh rồi còn gì ? nhưng lại không phải là chân lý vì nguyên lý của nó đã sai đó là 1 + 2 không thể nào là 4 được. PTS nêu ra thí dụ hoan đường này vì các nguyên lý âm dương trước sau, âm dương động tịnh, ngày đêm của chú không thể dùng làm căn bản để chứng minh được .Cho nên : "Dương trước, âm sau"; "Dương động, Âm tịnh" là so sánh từ Thái cực sinh lưỡng nghiKhông hoàn chỉnh bởi vì âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Còn nói thái cực sinh lưỡng nghi thì một thí dụ đơn giản hơn là sự giao cấu của nam nữ chúng ta không cần phải nói tới vũ trụ chi cho xa và phức tạp, nam là dương nữ là âm tức là hai thái cực một âm một dương. Khi giao cấu và chỉ khi nào thụ thai thì mới có một thái cực nhỏ hơn và có lưỡng nghi nằm trong đó! Nói vậy có nghĩa là thái cực không có sinh lưỡng nghi mà thái cực và lưỡng nghi là cùng một lượt mà có. Vì không thụ thai làm gì có thái cực nhỏ mà thụ thai thì phải có lưỡng nghi kết hợp lại vậy thử hỏi lưỡng nghi sanh thái cực hay thái cực sanh lưỡng nghi ? Nói dong dài PTS củng muốn nói là chử sinh trong câu "thái cực sinh lưỡng nghi" không mang nghĩa đen của nó; và củng muốn nhấn mạnh rằng cái "dương trước, âm sau" hay "âm sau, dương trước" không thể nào là nguyên lý được. Không thể là nguyên lý (củng như 1+2=4) thì không thể dùng để làm căn bản để chứng minh các điều khác. Nếu chân lý của thái cực lưỡng nghi của con người không thể áp dụng cho thái cực lưỡng nghi của "vũ trụ" thì dịch không hoàn chỉnh và chúng ta không cần phải bàn nữa!PTS chỉ có vài ý kiến không có ý định phản bát, chỉ là đọc bài rồi đưa ra nhận xét của mình, có thế thôi! xin trở lại công việc nghiên cứu của mình :lol: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Chào chú VuiVui, Khi viết PTS củng xử dụng chử "nguyên lý" nhưng lại đổi thành chân lý vì dùng nguyên lý thật không đúng, vì nguyên nói về nguồn gốc cho nên dùng nguyên lý khi nào ta dùng lý đó để lập thành cái lý khác thì thích hợp hơn. Thí dụ như nói 1 + 1 = 2 là chân lý vì nó đi khắp thế giới 1+1 vẩn là 2 và là chân lý vì ta đang nói tới bản thân của lý đó, còn nói 1+1+1+1 = 4 vì 1+1 = 2 là nguyên lý của nó thì thích hợp hơn . Còn nói về thí dụ của PTS ở trên về âm dương giữa trái đất và mặt trời và chú cho là chân lý vì "nguyên lý quán tính" của nó thì chưa hợp lý đâu chú. Lấy một thí dụ khác đơn giản hơn và chính xác hơn để giải thích đó là khi phân biệt giới tính của hai người đứng đối diện nhau thì chỉ có và duy nhất có 3 trường hợp đó là nam - nam, nam - nữ, nữ - nữ. Lấy trường hợp nam - nữ để nói thì người nữ cho rằng mình là dương người kia là âm, còn người nam cho rằng mình là dương người kia là âm, vậy ai sai ai đúng ? PTS nói cả hai đều sai! Tại sao ? Lấy nguyên lý nam dương nữ âm (chắc không ai phản đối chứ) thì người nữ sai hai chổ, tư tưởng lẩn phi chân lý, còn người nam sai một chổ là tư tưởng. Người nữ sai thì có lẽ không ai phản đối nên PTS không giải thích thêm, nhưng còn người nam sao lại sai khi đã nói đúng là người nam đó là dương người nữ đó là âm ? Đây là vấn đề then chốt, sai là sai ở chổ người nam đó lấy mình làm trụ cột cho rằng đối tượng là âm và mình là dương việc này sẽ sáng tỏ khi lấy trường hợp nam - nam. Trong trường hợp nam - nam, người nam thứ nhất cho mình là dương còn người nam thứ hai là âm vậy là sai bét rồi ! Cho nên tính nhị nguyên không có thể dùng riêng một mình nó để giải thích tính đối lập được. Chào PTS. PTS sai thật đấy. Bởi vì PTS chưa hiểu hết lẽ âm dương. Như Tôi đã trình bày trong các phần tham luận, có lần nói rằng, Lý âm dương có nhiều tầng, tầng sơ đẳng nhất là tầng Nhị Nguyên. Tầng nhị nguyên thì âm dương tương đối, trên tầng nhị nguyên, âm dương phân biệt. Nhưng muốn âm dương phân biệt mà vẫn bao trùm cả âm dương nhị nguyên, thì phải có căn bản thật sự mới hiểu nổi, và Tôi đã không trình bày. Cũng bởi vì, trong tất cả các vấn đề tranh luận, chưa nhất thiết đã phải dùng đến nó. PTS đã đưa từ vấn đề đang còn trong vòng Nhị nguyên luận, nhẩy cóc sang vấn đề âm dương phân biệt, nhưng lại không phân biệt được nội hàm của nó, thành ra mới có chuyện ý kiến với những ví dụ kiểu như vậy, để đưa đến những kết luận mất đi tính bản chất tổng quát của lý luận âm dương. Thật vậy, nội ngoại phân âm dương, cao thấp phân âm dương, trong ngoài phần âm dương, trên dưới phân âm dương, phải trái phân âm dương, ...là những cặp âm dương nhị nguyên. Và sử dụng nguyên lý tương đương, vị trí biểu kiến trong không gian, cũng là những cặp âm dương nhị nguyên. Nhưng sang đến gà trống gà mái, đàn ông đàn bà, bố và con trong một quan hệ nhất định - mà không nói toàn bộ khía cạnh của phạm trù, Vua - Tôi, Hoàng đế và Hoàng hậu, Gà và trứng gà, Người và Ma, ...là những cặp âm dương phân biệt. Nhưng cặp âm dương phân biệt, hay lý luận âm dương phân biệt, bao giờ cũng phải tổng quát hơn âm dương nhị nguyên, nên việc sử dụng âm dương nhị nguyên, kết luận hầu như là đúng với âm dương phân biệt, song các kết luận của âm dương phân biệt thì chưa chắc đã đúng với âm dương nhị nguyên. Như Đàn bà thì đẻ được, mà Đàn ông thì không. Nhưng điều này không thể có kết luận tương tự đối với âm dương nhị nguyên. Vì vậy, cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn. Cũng như PTS đã dùng cặp âm dương phân biệt mà Lý với âm dương nhị nguyên, và tình huống tương tự đã xảy ra, mà PTS không nhận thức rõ. Lý học đông phương, với Triết lý âm dương đã cao hơn triết lý nhị nguyên - vốn như được biết là triết học Tây phương - ở điểm này - thuộc tầng cơ sở. Còn có tầng cao hơn nữa. Nếu không hiểu, không sử dụng được lý luận âm dương đâu. Nói chi đến sử dụng lý ngũ hành. Còn Chân lý và Nguyên lý, là hai phạm trù khác nhau, đừng nhầm lẫn. Nói, nguyên lý, là nói tới nội hàm đã được xác nhận là Chân lý đối với đối tượng mà Nguyên lý chi phối. Chứ không phải là sự phân biệt, 2 là vì ở đâu cũng là 2, là chân lý, mà 1+1 = 2 thì kết quả của đẳng thức là nguyên l. Nên không có chuyện thích hợp hơn hay không thích hợp hơn, mà người đọc có hiểu ý của người viết hay không thôi. Như nói, âm dương tương đối với ví dụ nhị nguyên, đó là chân lý bởi nó đã được xác lập bởi nguyên lý. Đằng này PTS không hiểu, lại nhập nó vào làm một, hèn chi không hiểu, nhầm lẫn là phải. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Chào chú VuiVui, PTS định là lấy thí dụ đơn giản để giải thích lại bị chú bắt bẻ là nhảy cóc nhảy nháy, có lẽ PTS không hiểu thật. PTS lấy thí dụ nam nữ là vì nó là một phần âm dương nhỏ (mà chú gọi là âm dương phân biệt) trong phần âm dương lớn (mà chú gọi là âm dương nhị nguyên). Chú nói: Tầng nhị nguyên thì âm dương tương đối, trên tầng nhị nguyên, âm dương phân biệt nhưng thực chất là âm dương phân biệt là một phần nhỏ của âm dương nhị nguyên, đúng không ? vì AD NN là căn bản thì tất nhiên nó bao hàm AD PB, điều này chắc chú không phản đối. Mà nếu nó bao hàm AM PB thì tất cả những lý lẽ của AD NN đều có thể áp dụng lên AD PB nhưng ngược lại tất cả những lý lẽ của AD PB không thể áp dụng lên AD NN được. Đó là lý do PTS lấy AD PB làm thí dụ nhưng không chỉ lấy lý lẽ mà có thể áp dụng vào AD NN ra để nói mà không nói tới những lý lẽ mà không thể áp dụng vào AD NN. Nhưng chú nói: Như Tôi đã trình bày trong các phần tham luận, có lần nói rằng, Lý âm dương có nhiều tầng, tầng sơ đẳng nhất là tầng Nhị Nguyên. Tầng nhị nguyên thì âm dương tương đối, trên tầng nhị nguyên, âm dương phân biệt rồi lại nói Nhưng cặp âm dương phân biệt, hay lý luận âm dương phân biệt, bao giờ cũng phải tổng quát hơn âm dương nhị nguyên, nên việc sử dụng âm dương nhị nguyên, kết luận hầu như là đúng với âm dương phân biệt, song các kết luận của âm dương phân biệt thì chưa chắc đã đúng với âm dương nhị nguyênThì nó trái ngược nhau rồi ! Tuy là PTS hiểu ý của chú nhưng về lý luận thì không hợp vì cái căn bản bao giờ củng bao hàm cái chi tiết hơn chứ cái chi tiết đâu bao giờ bao hàm cái căn bản, như thân cây bao hàm cành cây còn cành cây thì chi tiết hơn là có lá, hoa, trái tuy nhiên nếu chỉ nói về cây và vỏ thì thân cây và cành cây đều giống nhau thôi .Còn về chử chân lý là nguyên lý có lẽ PTS củng không hiểu thật nhưng theo cách nhìn của PTS (vẫn lấy thí dụ 1, 2 cho dể nói) thì 1 chân ly (khi chỉ nói về riêng nó), 1+1 = 2 đúng là kết quả và 2 là chân lý bởi vì nguyên lý 1 + 1. Tuy nhiên khi nói 2 + 2 = 4 thì 4 là chân lý bởi do nguyên lý 2 + 2. mà tại sao 2 + 2 = 4? đó là tại vì nguyên lý 1 + 1 = 2. PTS vẫn cám ơn chú về các bài chú đã viết, dù sao đó củng là tài liệu quý giá . Kính chào, PTS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Phongthuysinh thân mến. Trước hết trong bài viết trên tôi gõ nhầm thành "Dương động, Âm tịnh", tôi đã sửa lại. Phongthuysinh viết: Không hoàn chỉnh bởi vì âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Còn nói thái cực sinh lưỡng nghi thì một thí dụ đơn giản hơn là sự giao cấu của nam nữ chúng ta không cần phải nói tới vũ trụ chi cho xa và phức tạp, nam là dương nữ là âm tức là hai thái cực một âm một dương. Khi giao cấu và chỉ khi nào thụ thai thì mới có một thái cực nhỏ hơn và có lưỡng nghi nằm trong đó! Nói vậy có nghĩa là thái cực không có sinh lưỡng nghi mà thái cực và lưỡng nghi là cùng một lượt mà có. Vì không thụ thai làm gì có thái cực nhỏ mà thụ thai thì phải có lưỡng nghi kết hợp lại vậy thử hỏi lưỡng nghi sanh thái cực hay thái cực sanh lưỡng nghi ? Nói dong dài PTS củng muốn nói là chử sinh trong câu "thái cực sinh lưỡng nghi" không mang nghĩa đen của nó; và củng muốn nhấn mạnh rằng cái "dương trước, âm sau" hay "âm sau, dương trước" không thể nào là nguyên lý được. Không thể là nguyên lý (củng như 1+2=4) thì không thể dùng để làm căn bản để chứng minh các điều khác. Nếu chân lý của thái cực lưỡng nghi của con người không thể áp dụng cho thái cực lưỡng nghi của "vũ trụ" thì dịch không hoàn chỉnh và chúng ta không cần phải bàn nữa! PTS chỉ có vài ý kiến không có ý định phản bát, chỉ là đọc bài rồi đưa ra nhận xét của mình, có thế thôi! xin trở lại công việc nghiên cứu của mình :lol: Tôi xác định phongthuysinh sai rồi. Trong một lý thuyết thì tính nhất quán của nó không thể Âm Dương này khac Âm Dương kia được. Đấy là một sai lầm rất căn bản. Lại càng không thể có Thái Cực đối đãi với Thái Cực được. Thái cực - thể bản nguyên của vũ trụ - chỉ có một mà thôi. Phongthuysinh hãy suy nghiệm. Vì sự quý mến với Phongthuysinh từ bên tuvilyso nên tôi thành thật trả lời. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Chào PTS. PTS hiêu sai rồi. Muốn làm âm dương phân biệt thì phải là âm dương nhị nguyên cái đã. PTH hiểu ngược !!, nên những suy diễn đằng sau lộn ngược đầu đuôi cả. Lại cho Tôi lý luận trái ngược nhau là thế nào ?. Đây này. Đàn ông là dương, đàn bà là âm. Đàn ông phân biệt với đàn bà ở chức năng, nhưng đầu tiên là được xác định bởi âm dương, bao gồm đủ loại thuộc tính, như mạnh cứng, yếu mềm, ...sau đó mới nói chuyện sinh dưỡng. Khi phân biệt, thì mạnh cứng yếu mềm trong phạm vi nhất định chỉ là tương đối, bởi thiếu gì đàn bà chân cứng đá mềm - đó là ví dụ thế, nhưng đên khi phân biệt, đẻ và không đẻ thì thuộc về bản chất rồi. Nên nói, âm dương phân biệt bao trùm âm dương nhị nguyên la vậy. Triế tây nói đến thế giới có tính gấp đôi, là nói dến nhị nguyên, là nói đến tính thống nhất của các cặp đối lập. Như trái phải đối lập, nên nó là âm dương, nhưng tương đối, vì vậy là nhị nguyên. Khi nói tới người và ma, đực và cái, ...thì triết tây không lý nổi nữa. Chỉ có triết đông thôi. Vì thế âm dương nhị nguyên nếu nói theo ngôn ngữ toán học, là tập con của âm dương phân biệt. Tầng trên nữa, âm dương phân biệt cũng còn là tập con của một loại âm dương nữa. Cứ thế, cho tới tầng tột cùng của nó, hiểu được mới mong hiểu nổi Hà đồ và Lạc thư. Mới hiểu được bản chất của Dịch lý. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Đây này. Đàn ông là dương, đàn bà là âm. Đàn ông phân biệt với đàn bà ở chức năng, nhưng đầu tiên là được xác định bởi âm dương, bao gồm đủ loại thuộc tính, như mạnh cứng, yếu mềm, ...Xin sửa: tính đối lập.Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Phongthuysinh thân mến. Trước hết trong bài viết trên tôi gõ nhầm thành "Dương động, Âm tịnh", tôi đã sửa lại. Phongthuysinh viết: Tôi xác định phongthuysinh sai rồi. Trong một lý thuyết thì tính nhất quán của nó không thể Âm Dương này khac Âm Dương kia được. Đấy là một sai lầm rất căn bản. Lại càng không thể có Thái Cực đối đãi với Thái Cực được. Thái cực - thể bản nguyên của vũ trụ - chỉ có một mà thôi. Phongthuysinh hãy suy nghiệm. Vì sự quý mến với Phongthuysinh từ bên tuvilyso nên tôi thành thật trả lời. Chào chú TS, Nếu theo cách hiểu của chú thì trong vô cực chỉ có 1 thái cực duy nhất thì các vấn đề khác mà PTS đã nói qua không còn gì để nói thêm nửa. Nhưng nói về suy nghiệm thì PTS đã nghiệm và đang nghiệm và đã dùng thuyết thái cực áp dụng vào phong thủy và có thể nói là nhận định rỏ hơn và chính xác hơn các người khác (không tiện kể ra các trường hợp cụ thể). Theo PTS thì cho là thái cực đâu dâu củng có ! Tuy nhiên áp dụng thấy hợp lý không có nghĩa là chân lý ! Nên PTS không tự nhận thuyết thái cực của mình hiểu là đúng . Thôi bỏ qua việc này để PTS chọc chú VuiVui thêm nửa ! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Chào PTS. PTS hiêu sai rồi. Muốn làm âm dương phân biệt thì phải là âm dương nhị nguyên cái đã. PTH hiểu ngược !!, nên những suy diễn đằng sau lộn ngược đầu đuôi cả. Lại cho Tôi lý luận trái ngược nhau là thế nào ?. Đây này. Đàn ông là dương, đàn bà là âm. Đàn ông phân biệt với đàn bà ở chức năng, nhưng đầu tiên là được xác định bởi âm dương, bao gồm đủ loại thuộc tính, như mạnh cứng, yếu mềm, ...sau đó mới nói chuyện sinh dưỡng. Khi phân biệt, thì mạnh cứng yếu mềm trong phạm vi nhất định chỉ là tương đối, bởi thiếu gì đàn bà chân cứng đá mềm - đó là ví dụ thế, nhưng đên khi phân biệt, đẻ và không đẻ thì thuộc về bản chất rồi. Nên nói, âm dương phân biệt bao trùm âm dương nhị nguyên la vậy. Triế tây nói đến thế giới có tính gấp đôi, là nói dến nhị nguyên, là nói đến tính thống nhất của các cặp đối lập. Như trái phải đối lập, nên nó là âm dương, nhưng tương đối, vì vậy là nhị nguyên. Khi nói tới người và ma, đực và cái, ...thì triết tây không lý nổi nữa. Chỉ có triết đông thôi. Vì thế âm dương nhị nguyên nếu nói theo ngôn ngữ toán học, là tập con của âm dương phân biệt. Tầng trên nữa, âm dương phân biệt cũng còn là tập con của một loại âm dương nữa. Cứ thế, cho tới tầng tột cùng của nó, hiểu được mới mong hiểu nổi Hà đồ và Lạc thư. Mới hiểu được bản chất của Dịch lý. Thân ái. Chào chú VuiVui, PTS nhận là chưa thấu chứ nếu nói hiểu sai thì có thể là không, hihihi, Vì theo cách PTS hiểu là từ gốc tới ngọn hay là từ dưới lên, còn cách của chú nói là từ ngọn xuống gốc hay từ trên xuống. Vì nói nhị nguyên nghĩa là không phân biệt âm hay dương tức là cái gốc, còn khi đã phân biệt âm dương rồi thì nó là cái thân, tới khi nói tới đàn bà đàn ông thì đã trở thành cành, rồi nói tới khả năng và tính chất của đàn ông đàn bà, phải trái, đen sáng thì đã nói tới lá hoa quả rồi !. Cho nên cách hiểu của PTS thì thấy củng giống như chú nói "Muốn làm âm dương phân biệt thì phải là âm dương nhị nguyên cái đã" vậy thôi ? PTS dùng gốc, thân, cành, lá hoa quả để tiện trong việc nói không phải dùng để so sánh. PTS thì thích cải, vì chỉ có cải thì mới học hiểu được nhiều ! không phải cải để tranh ... cái gì đó :lol: À khi nào thảo luận cái âm dương ngày đêm mắt dịch này xong mời chú viết vài chử về "Hà đồ và Lạc thư" nhé ! Kính chào, PTS Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Phongthuysinh viết: Nếu theo cách hiểu của chú thì trong vô cực chỉ có 1 thái cực duy nhấtPhongthuysinh thử ngẫm lại đi:Nếu Vô cực và Thái cực là hai khái niệm khác nhau thì tự nó đã là sự phân biệt - Tức tự nó đã là Âm Dương rồi. Cần gì phải "Thái Cực sinh lưỡng nghi" nữa. Tôi cũng không có gì để nói thêm với cách hiểu của phongthuysinh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Tôi viết: Còn Chân lý và Nguyên lý, là hai phạm trù khác nhau, đừng nhầm lẫn. Nói, nguyên lý, là nói tới nội hàm đã được xác nhận là Chân lý đối với đối tượng mà Nguyên lý chi phối Thì PTS lại hiểu: Còn về chử chân lý là nguyên lý Dẫu có giải thích gì nữa, vị tất đã có tác dụng tích cực ?. Rồi còn có những kiến thức lạ lùng: âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Thì phải làm gì đây ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 vô cực => thái cực => lưỡng nghi có phải như thế này ko bác thiên sứ ? cháu đang đọc hà đồ trong văn minh lạc việt của bác, thấy có sự liên hệ giữa vô cực và vũ trụ ,nên cháu cho rằng đường thái cực chia vòng tròn ra làm 2 tạo thành cực âm , cực dương của lưỡng nghi .và trong lưỡng nghi âm hay dương nó đều có đủ ngũ hành hay âm dương vốn tồn tại trong đó từ trước đây là hình ảnh các hành tinh trong hệ mặt trời còn đây là thái dương , thiếu dương biểu tượng của hậu thiên bát quái dù ta hình tròn theo hướng nào từ ngoài vào tâm thì góc đó cũng đủ 5hành ,âm động dương tĩnh ,âm trước dương sau hay âm là đất , dương là trời luôn luôn đúng cháu xin hỏi bác thiên sứ 1 câu nữa : có phải nguyên tắc ngũ hành tương sinh, tương khắc dựa vào lực hút , lực đẩy của các hành tinh ko như cháu hiểu như sau 1hành tinh a hút hành tinh b ra xa mặt trời thì đó gọi là sinh (quỹ đạo của các hình tinh này đều có hình elip) . còn ngược lại nếu nó đẩy hành tinh b đến gần mặt trời thì đó là tương khắc nhưng phải có hút + đẩy mới hình thành nên các quỹ đạo cũng như 5 hành tương sinh phải có tương khắc..tương nhưng cháu cho rằng nếu chỉ dựa vào lực hút + đẩy của các hành tinh mà nói đó là nguyên tắc của 5 hành thì quá sơ sài , có lẽ nó cần bổ sung nhiều điều nữa ko biết khi nói đến vô cực trong phạm vi quỹ đạo các hành tinh trong hệ mặt trời sẽ có bao nhiêu trời , bao nhiêu đất, 5 trời - 5 đất hay hơn thế nữa ???? cháu thấy khi lấy mặt trời làm tâm , có tất cả 9 quỹ đạo xoay quanh nó (nếu kể cả mặt trăng nữa là 10) điều này cũng phù hợp với số lượng các vòng tròn trên bề mặt trống đồng việt . cháu đang tìm hiểu thêm về vấn đề này ,hy vọng thời gian tới sẽ có kết quả rõ ràng :lol: kính bác :P Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 6, 2009 Tuândương lại sai nữa rồi. Chán quá nhỉ? Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt không có khái niệm Vô cực. Hãy suy ngẫm kỹ lại đi - nếu muốn học Lạc Việt độn toán. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 Tôi viết: Còn Chân lý và Nguyên lý, là hai phạm trù khác nhau, đừng nhầm lẫn. Nói, nguyên lý, là nói tới nội hàm đã được xác nhận là Chân lý đối với đối tượng mà Nguyên lý chi phối Thì PTS lại hiểu: Còn về chử chân lý là nguyên lý Dẫu có giải thích gì nữa, vị tất đã có tác dụng tích cực ?. Cái đó PTS ý viết là chân lý và nguyên lý, PTS nghĩ rằng chú nhận ra được chính tả sai vì "chân lý là nguyên lý" đâu có đi cùng với "còn về chử" đâu chú. Rồi còn có những kiến thức lạ lùng: âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Thì phải làm gì đây ? Nếu không phiền, thì chú có thể giải thích cho PTS hiểu thêm về những câu hỏi sau đây không: 1. thái dương hệ là gì trong thái cực hay vô cự (nếu có) 2. Còn mặt trời, trái đất hay mặt trăng là gì khi nói về thái cực và lưỡng nghi ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 PTS thân mến. Còn nói thái cực sinh lưỡng nghi thì một thí dụ đơn giản hơn là sự giao cấu của nam nữ chúng ta không cần phải nói tới vũ trụ chi cho xa và phức tạp, nam là dương nữ là âm tức là hai thái cực một âm một dương. Khi giao cấu và chỉ khi nào thụ thai thì mới có một thái cực nhỏ hơn và có lưỡng nghi nằm trong đó! Nói vậy có nghĩa là thái cực không có sinh lưỡng nghi mà thái cực và lưỡng nghi là cùng một lượt mà có. Vì không thụ thai làm gì có thái cực nhỏ mà thụ thai thì phải có lưỡng nghi kết hợp lại vậy thử hỏi lưỡng nghi sanh thái cực hay thái cực sanh lưỡng nghi ?Đoạn trên có lẽ chính là của mô hình thu nhỏ của một vũ trụ luân hồi của thời điểm vũ trụ suy sụp trước thời điểm tạo ra vụ nổ lớn chăng? Suy luận vui vậy thôi chứ liêm trinh nghĩ con người không bao giờ có thể kiểm chính đuợc điều này đơn giản vì tất cả mọi bức xạ tàn dư của vũ trụ trước đã bị thu sạch nên mọi công cụ hiện đaị hay sự cảm nhận của các thánh nhân cũng bị vô hiệu. PTS cứ tiếp tục thảo luận nhé. Thân chào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 Tuấn Dương và tất cả những ai còn nghĩ rằng "Vô cực" là nguồn gốc Thái Cực thân mến! Đáng nhẽ ra tôi không viết bài này, nhưng vì nhận thấy cách trả lời Tuấn Dương mang tính áp đặt quá - Nến phải viết cho rõ, mặc dù trong các sách và tiểu luận của tôi đã nói rõ điều này. Khái niệm Vô cực lần đầu tiên do một nhà được coi là hiền triết - theo nghĩa không ăn thịt chó - của lịch sử văn minh Hán là Chu Hy đặt ra, vào thời Tống. Ông ta là người đặt nến móng cho Tống Nho, thay thế cho Hán nho sau này lưu truyền ở Việt Nam. Hàng ngàn năm trôi qua, người ta đã quen với lối giải thích Vô cực là nguồn gốc của Thái Cực. Thực ra việc Chu Hy gán khái niêm Vô cực để giải thích Thái Cực vì không hiểu gì về Thái Cực cả. Đây là một sự minh xác nữa chứng tỏ rằng: Người Hoa Hạ không hề là chủ nhân của Dịch học và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi họ không hê có một tri thức nền tảng về trí thức khởi nguyên của vũ trụ mà ngay cả khoa học hiện đại bây giờ vẫn còn đang lúng túng với bicbang. Để đơn giàn hoá vấn đề, tôi lấy ngay Đồ hình của Tuấn Dương và chứng minh khái niệm vô cực ghép vào Thái cực là sai như sau: Hai khái niệm Vô cực => Thái Cực tự nó đã phân Âm Dương . Vì Âm Dương là khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành vế tính đối đãi của mọi hiện tượng. Đó là sai lầm thứ nhất. Nếu Thái Cực là Dương thì Vô cực là Âm, nếu vô cực là Âm thì thái cực là Dương. Vậy thì không cần phải có khái niệm Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt không có khái niệm vô cực. Tôi nói nếu không hiểu điều này thì sẽ không học được Lạc Việt độn toán - không có nghĩa là không học để dự báo được. Nhưng với một tư duy trừu tượng tầm cỡ học lại của Chu Hy thì không thể phát triển được hoàn hảo. Còn học chỉ để xem bói đúng thì có thể lập trình để thay thế. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 6, 2009 PTS thân mến. Đoạn trên có lẽ chính là của mô hình thu nhỏ của một vũ trụ luân hồi của thời điểm vũ trụ suy sụp trước thời điểm tạo ra vụ nổ lớn chăng? Suy luận vui vậy thôi chứ liêm trinh nghĩ con người không bao giờ có thể kiểm chính đuợc điều này đơn giản vì tất cả mọi bức xạ tàn dư của vũ trụ trước đã bị thu sạch nên mọi công cụ hiện đaị hay sự cảm nhận của các thánh nhân cũng bị vô hiệu. PTS cứ tiếp tục thảo luận nhé. Thân chào. Liêm Trinh ơi, cổ nhân xưa kia quần còn không có mặt thì làm sao có khả năng nhìn lên trời mà xem thiên tượng, thấy được thái dương hệ sao Liêm Trinh. Không lẽ mấy ổng mắt nhìn xa hơn kính thiên văn bây giờ ? Không phải mấy ổng củng chân đạp đất, đầu đội nắng mỗi ngày ra cày ruộng, tham hiểu lý lẽ của thiên nhiên, con người và rô`i từ cái chi tiết nhỏ nhoi đó lại hiểu được cái bao quát lớn lao hơn sao ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2009 Nếu không phiền, thì chú có thể giải thích cho PTS hiểu thêm về những câu hỏi sau đây không: 1. thái dương hệ là gì trong thái cực hay vô cự (nếu có) 2. Còn mặt trời, trái đất hay mặt trăng là gì khi nói về thái cực và lưỡng nghi ? PTS thực có tự trả lời được hai câu hỏi trên, mà PTS đưa ra không ?. Nếu không trả lời được thì cứ thành thật, Tôi sẽ giảng cho đôi chút. Nhưng lúc đó sẽ chứng minh luôn được rằng PTS chưa hiểu về âm dương, chứ đừng nói đến chuyện bàn về thái cực. Đồng thời PTS chả hiểu gì về Chính Danh cả. Như thế mà đã liều lĩnh "nhảy" vào tham luận những vấn đề lớn như ở đây. Không nên đâu !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2009 PTS thực có tự trả lời được hai câu hỏi trên, mà PTS đưa ra không ?. Nếu không trả lời được thì cứ thành thật, Tôi sẽ giảng cho đôi chút. Nhưng lúc đó sẽ chứng minh luôn được rằng PTS chưa hiểu về âm dương, chứ đừng nói đến chuyện bàn về thái cực. Đồng thời PTS chả hiểu gì về Chính Danh cả. Như thế mà đã liều lĩnh "nhảy" vào tham luận những vấn đề lớn như ở đây. Không nên đâu !. Thân ái. Trời Chú VuiVui ơi là Chú VuiVui, Lúc mới vào đọc các bài tham luận của chú và chú TS, chỉ vừa mới đọc vài đoạn của chú thì PTS đã thốt lên một câu ở một diển đàn khác là chú "là người có khả năng tìm hiểu sự việc một cách đúng đắng và chính xác". PTS về dịch học thì chưa bằng chú đó là điều thật tế hiện nay. Nhưng chú không nên xem thường người khác như vậy! đây là câu nói chung chung, vì đôi khi lão ông 90 vẫn phải học nhiều điều hay ở trẻ thơ 3 tuổi mặt dù đứa trẻ thơ đó chẳng biết gì. Còn về sự khinh thường của chú đối với PTS thì PTS xin nói một câu, có lẽ về mặt dịch học thì chú hơn PTS chứ còn các mặt khác thì chú chưa chắc gì hơn! mỗi một người có khả năng riêng của họ vượt trội những người khác mà chú. Còn nói về Chính Danh gì gì đó thật ra PTS không hiểu thật và PTS củng chẳng cần hiểu, trong việc học thuật mà bị chi phối bới ba thứ đó thì không thể đạt tới tột đỉnh được! Củng như sự tranh cải về xuất xứ của hà đồ lạc thư tiên hậu thiên ba cái thứ mắc dịch đó thì thật là vô ích! chẳng có lợi gì! Khi nào dịch học của chú đạt tới mức "nhìn thì hiểu, nghe thì biết mà không giải thích được" thì mới là lúc chú khinh thường thiên hạ! Lấy một sự việc thật tế giữa Tây học và Đông học mà chú đã nhắc tới hai ba lần trong vài đoạn trước, chú nói Tây học chỉ biết căn bản, đông học mới thượng thừa nhưng nếu nhìn kỷ lại thì đông học của chúng ta chỉ biết khái quát và sai sót nhiều còn tây học thật sự chỉ biết về căn bản nhưng họ thật ra hiểu rỏ hơn và chính xác hơn chúng ta. Dịch học bao quát, một thuyết dịch có khả năng tóm thu các môn học khác thì thuyết đó mới là đúng chứ còn chỉ áp dụng vào việc chiêm đoán bói bốc nhưng chưa áp dụng được vào các môn khác thì làm sao thuyết đó đúng được đây! Share this post Link to post Share on other sites