Thiên Sứ

LUẬN ÂM DƯƠNG.

694 bài viết trong chủ đề này

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Việc phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành khác với việc hình thành một học thuyết khoa học trong văn minh nhân loại hiện nay là:

Các lý thuyết khoa học hiện nay được bắt đầu từ nhận thức hiện tượng - trực quan sinh động - tổng hợp đến hình thành lý thuyết - tư duy trừu tượng. Từ lý thuyết ứng dụng phương pháp luận của nó trong việc giải quyết và sử lý hiện tượng. Đây chính là quy luật hình thành lý thuyết khoa học hiện đại.

Đã là qui luật thì thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng không ngoại lệ. Nhưng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và tất nhiên nó không thể thuộc về lịch sử nhận thức được từ nền văn minh hiện đại. Nó thuộc về nền văn minh khác - mà tôi đã trình bày trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" . Lý thuyết này đã thất truyền, ít nhất từ khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử, từ thế kỷ thứ III BC - theo quan điểm của tôi và nó chỉ còn tồn tại trong phạm vi ứng dụng với một phương pháp luận mơ hồ vì tính thất truyền.

Một lý thuyết ra đời trong một nền văn minh khác, tất yếu nó không thuộc về nhận thức của tri thức hiện đại. Đây là một trong những nguyên nhân để những khái niệm của nó rất mơ hồ; vì những hiện tượng tư nhiên mà trí thức hiện đại chưa biết được. Thí dụ như bản chất của "khí", hoặc bản chất của các sao Tử Vi.....Đó là lý do thứ nhất mà với những hiện tượng mà tri thức hiện đại của cả nhân loại nhận thức được, chưa thể dùng để tìm hiểu những khái niệm của nó. Chưa nói đến sự nhận thức của từng cá nhân về những hiện tương riêng biệt, chuyên ngành.

Lý do thứ hai là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là một lý thuyết hoàn chỉnh và nhất quán trên thực tế tốn tại của nó - thể hiện qua sự tồn tại của các phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng ngàn năm nay. Do đó, những khái niệm chủ yếu của nó - mà chúng ta đang tranh biện là "Âm Dương - phải nhất quán trong việc giải thích hiện tượng. Cụ thể là: "Dương động Âm tịnh", "Dương trước Âm sau"...hay ngược lại thì không thể sai khác - lúc này tịnh, lúc khác động được.

Sự lý giải "Dương Tịnh, Âm động" nhân danh nến văn hiến Việt đã chứng minh ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ:

Thái cực chính là Dương khi có cái đối đại với nó là Âm ra đời - Dương trước Thái Cực/ Tịnh, Âm sau/ Động là cái đối đãi với Thái Cực /tịnh. Như vậy khái niệm Âm Dương với thuộc tính của nó "Dương tịnh, Âm động", "Dương trước Âm sau" đã được xác định từ khởi nguyên vũ trụ thì nó phải là một quy luật vũ trụ nhất quán và hoàn chỉnh trong việc giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ trong lý thuyết của nó. Nếu như khái niệm và thuộc tính của Âm Dương thay đổi theo từng giai đoạn và tùy từng hiện tượng, thì nó lại là những lý thuyết rời rạc và phải được diễn tả bằng khái niệm khác trong từng trường hợp cụ thể, không thể dùng một khái niệm duy nhất là "Âm Dương " được.

Do đó v/d đầu tiên phải xác định rằng:

Giữa hai quan niệm: "Dương tịnh Âm động" nhân danh nền văn hiến Việt và "Dương động. Âm tịnh" theo cổ thư chữ Hán (Gọi là cổ vì nó cách ngày nay khoảng 1000 năm vào thời Tống, do Chu Hy và Chu Đôn Di khởi xướng) thì chí có một cái đúng và một cái sai. Cái đúng sẽ được xác định là một bộ phận - trường hợp khái niệm Âm Dương mang tính căn để - của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Do tính đặc thù của thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh hiện đại - nó đã tồn tại một cách hoàn chỉnh trên thực tế và bị hủy diệt - nên chúng ta đang tìm cách phục hồi một lý thuyết chứ không phải xây dựng một lý thuyết từ nhận thức thực tại.

Những ví dụ từ thực tế như: Cơ thể sống chết, mạch trầm, xác ..vv...thậm chí cả sự tồn tại của "khí" - mà các anh ví dụ để phản biện - chỉ là những thực tế tồn tại mà chúng ta nhận thức được. Nếu như từ những nhận thức thực tại như: Cơ thể sống chết, mạch trầm, xác ..vv...mà chúng ta nhận thức được để xác định cho khái niệm Âm Dương thì - trên thực tế - chúng ta đang lập ra một học thuyết mới và sử dụng danh từ cũ là Âm Dương và xác định lại khái niệm với thuộc tính của nó - theo như quy luật hình thành và phát triển lý thuyết khoa học hiện đại. Đây là một sai lầm về phương pháp nghiên cứu khi chúng ta xác định được tính đặc thù của thuyết Âm Dương Ngũ hành mà tôi đã trình bày ở trên.

Bởi vậy, việc đầu tiên - về phương pháp nghiên cứu phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nói chung và những bộ môn ứng dụng của nó, như: Đông Y, Phong Thủy.....vv.....phải là:

Phục hồi lại những khái niệm và thuộc tính của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành theo đúng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Khi những khái niệm và thuộc của nó được phục hồi theo đúng tiêu chí khoa học thì chúng ta mới ứng dụng để giải thích hiện tương trên cở sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vì như tôi đã trình bày - Điều này là do tính đặc thù của thuyết Âm Dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh hiện đại - Vốn nó đã là một học thuyết hoàn chỉnh trên thực tế.

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của tôi thì quan niệm "Dương tịnh, Âm động" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - là một sự phục hồi hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Cụ thể ở đây là thuyết Âm Dương Ngũ hành - mà tính khoa học vượt trội của nó chính là qua khả năng tiên tri và hiệu quả của các phương pháp ứng dụng.

Cảm ơn sự quan tâm của anh và quí vị.

Tôi tin rằng anh Vuivui sẽ chia sẻ được với tôi điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các Bạn quan tâm thân mến.

Trước khi đi vào trao đổi tiếp cái gọi là hiểu Dương trước Âm sau thế nào cho đúng, Có lẽ cũng phải có một số ý kiến minh thị trước để khỏi xaỷ ra sự hiểu lầm.

Anh Thiên Sứ có viết:

Những ví dụ từ thực tế như: Cơ thể sống chết, mạch trầm, xác ..vv...thậm chí cả sự tồn tại của "khí" - mà các anh ví dụ để phản biện - chỉ là những thực tế tồn tại mà chúng ta nhận thức được. Nếu như từ những nhận thức thực tại như: Cơ thể sống chết, mạch trầm, xác ..vv...mà chúng ta nhận thức được để xác định cho khái niệm Âm Dương thì - trên thực tế - chúng ta đang lập ra một học thuyết mới và sử dụng danh từ cũ là Âm Dương và xác định lại khái niệm với thuộc tính của nó - theo như quy luật hình thành và phát triển lý thuyết khoa học hiện đại.

Câu. Chỉ là những thực tế tồn tại mà chúng ta nhận thức được để rồì khái quát hoá mà chứng nghiệm cho tương thích cả với minh triết hai nền đông – tây như ngày nay đã thấy. Để khi mà anh viết Đó là những lý thuyết Mới. Thì Tôi nhắc nhở mọi ngươì là Anh Thiên Sứ có ý muốn nói tới cái Mới so với cái Cũ mà anh ấy quan niệm. Tức là cái Văn Hiến Lạc Việt có từ hơn 5000 năm. Còn cái Tiền nhân mà Tôi nói tới là những gì cuả cái nền lý học Đông phương, cũng như Tây phương mà chúng ta đã và đang thấy ngày nay. Nên khi Tôi nói cái sự: „lật đổ Tiền nhân” cuả bao ngườì trong diễn đàn này, là nói tới sự lật đổ đối với những kiến thức mà chúng ta đã và đang quen thuộc. Chứ không phải là Tôi lật đổ.

Anh Thiên Sứ viết:

Tôi tin rằng anh Vuivui sẽ chia sẻ được với tôi điều này.

Thưa vâng!. Tôi sẽ cố gắng. Cám ơn Anh đã coi trọng!.

Có một điều mà Tôi muốn minh thị ở đây.

Anh thường xuyên nói rằng: „nhân danh văn hiến lạc việt hơn 5000 …”. Tôi thì không phản đôí câu này, xem đó là lời phát biểu mang tính Cá nhân, có tinh thần tự tôn dân tộc. Nêú có ai đó đồng tinh ý kiến đó cuả Anh – mà Tôi tin là có rất nhiều ngườì – thì Tôi cũng rất vui. Nhưng đứng về cái gọi là khoa học, thì Tôi chưa có ý kiến. Không chỉ do Tôi chưa nhìn thấy có chứng minh nào mang tính thuyết phục, và thực tế vẫn còn đang ở giai đoạn giới thiệu như là một luận chứng mới cần làm sáng tỏ. Mà còn do chính Tôi, Tôi chưa chứng minh được sự tồn tại cuả một nền văn hiến cấp Cao. Cao tới mức mà mọi minh triết đông phương hiện nay - gồm tất cả những gì mà chúng ta thấy như Đạo, Thái cực, Âm Dương Ngũ hành, Dịch, Đông y, Phong thuỷ, Tử vi, tử bình, Nhân tướng, Kỳ môn, ….- đều chỉ là những mảnh vỡ còn sót lại, để rôì thậm chí, cái nền tảng như tính nhị nguyên cuả âm dương cũng không còn là chính xác nưã. Tôi chỉ mới chứng minh được, mà thật ra thì cũng chẳng phải là chứng minh, mà chỉ có thể gọi là nhìn thấy những chứng cứ khẳng định Hán tộc hay những Tộc nằm trên bờ Bắc sống Dương tử không phải là chủ nhân cuả lý thuyết âm dương ngũ hành mà thôi. Chứng cứ có thể khiến họ cứng họng, không cãi được câu nào. Nhưng còn Nó thuộc về ai, thì Tôi chưa nhìn thấy, và cũng không có ý định đi tìm để chứng minh, cũng như không có ý định để chứng minh sự tồn tại một nền văn minh „ngoại cỡ” cuả Lạc Việt. Nên theo Tôi, nêú Anh có ý muốn dùng kết quả đó, thì môĩ lần dùng, nêú có câu Cũ và Mới thì cần có một lời chú thích kẻo dẫn tới hiểu lầm.

Như Anh viết:

Các lý thuyết khoa học hiện nay được bắt đầu từ nhận thức hiện tượng - trực quan sinh động - tổng hợp đến hình thành lý thuyết - tư duy trừu tượng. Từ lý thuyết ứng dụng phương pháp luận của nó trong việc giải quyết và sử lý hiện tượng. Đây chính là quy luật hình thành lý thuyết khoa học hiện đại.

Đã là qui luật thì thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng không ngoại lệ.

Vâng, thuyết âm dương ngũ hành cũng không thể ngoại lệ. Và Tôi cũng đã dẫn chứng những ví dụ về Dương động, Âm tĩnh cũng như Dương tĩnh Âm động là từ thực tiến - trực quan sinh động - đến khái quát, tổng hợp và hình thành lý thuyết tư duy trừu tượng, nên khi anh viết:

Giữa hai quan niệm: "Dương tịnh Âm động" nhân danh nền văn hiến Việt và "Dương động. Âm tịnh" theo cổ thư chữ Hán (Gọi là cổ vì nó cách ngày nay khoảng 1000 năm vào thời Tống, do Chu Hy và Chu Đôn Di khởi xướng) thì chí có một cái đúng và một cái sai. Cái đúng sẽ được xác định là một bộ phận - trường hợp khái niệm Âm Dương mang tính căn để - của thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi.

Thì như Tôi đã nói, hai mệnh đề, thuộc hai thế giới, mà thống nhất với lý âm dương. Cái mà Anh muốn nóí, là chỉ với một thế giới, thế giới Khí không có phân cực. Thế giới Vĩ mô, mà Chu Hy nói tới. Và chỉ với thế giới này, thì nhất quán chỉ có Dương động Âm tĩnh mà thôi. Không thể có một, dù chỉ một ví dụ nói ngược rằng Dương tĩnh Âm động được. Vì thế, khi trao đôỉ với VT, Tôi mơí có ý nghĩ rằng Anh phát biểu Dương Tĩnh Âm động là cho một Lớp các hiện tượng khác - thế giới Vi mô - vậy. Nay thì thấy không phải.

Tóm lại, trong thế giới Khí cuả Chu Hy – Vĩ mô – như đã được áp dụng từ cổ xưa cho tới nay, thì chỉ có Dương động Âm tĩnh mà thôi. Và Lý cuả các nhà Đông y, như Tuệ Tĩnh, Haỉ thượng lãn ông, ….là nhất quán. Thậm chí cho tới Phong thuỷ, cái mà anh có đưa ra trao đôỉ với anh Longtuan như là „Âm thì nhô Cao, Dương thì trũng xuống” cũng đều nhất quán cả. Nhất quán với Dương động, Âm tĩnh.

Cho nên khi anh viết:

Nhưng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và tất nhiên nó không thể thuộc về lịch sử nhận thức được từ nền văn minh hiện đại. Nó thuộc về nền văn minh khác - mà tôi đã trình bày trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" . Lý thuyết này đã thất truyền, ít nhất từ khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở bờ nam sông Dương Tử, từ thế kỷ thứ III BC - theo quan điểm của tôi và nó chỉ còn tồn tại trong phạm vi ứng dụng với một phương pháp luận mơ hồ vì tính thất truyền.

Thì có nghĩa là anh đã từ một giả thuyết - Tồn tại một lý thuyết ADNH đã thất truyền cuả văn minh Lạc Việt bị sụp đổ - để xây dựng một hệ thống lý thuyết, mà Anh gọi là Phục hồi. Nhưng lại khước từ mọi giá trị minh triết và khoa học cuả cả hai nền văn minh Đông – Tây đã và đang có như ngày nay. Tôi nói vậy, vì ứng dụng cuả chúng đều nhất quán với Lý thuyết, như đã thấy. Nên khi Anh nói chỉ còn tồn tại phần ứng dụng, để Bác bỏ hoàn toàn phần Lý luận là không hợp lý.

Còn như Anh nóí „ứng dụng với phương pháp luận mơ hồ” thì không phải hoàn toàn như vậy, vì đã và đang có rất nhiều nỗ lực minh thi, cũng như kết nối, tìm kiếm sự tương thích hai nền minh triết Đông – Tây. Bằng chứng là Tính nhị nguyên và sự thống nhất cuả Thế giới mà Tôi đã có trình bày khá đầy đủ ở trên. Đồng thờì cũng xin nóí với Anh, xa hơn nữa thì cũng còn rất nhiều chứng cứ tương thích Đông – Tây, không chỉ vậy, có có thể thấy cả sự hợp nhất cả Đông – Tây và Ấn độ nữa. Nhưng đó là chủ đề rất lớn. Ở đây không thể trình bày được.

Và như thế, sự gắn bó và thống nhất giữa lý thuyết và ứng dụng đã và đang là tất yêú trên con đường hoàn thiện.

Cho nên khi Anh viết:

Một lý thuyết ra đời trong một nền văn minh khác, tất yếu nó không thuộc về nhận thức của tri thức hiện đại. Đây là một trong những nguyên nhân để những khái niệm của nó rất mơ hồ; vì những hiện tượng tư nhiên mà trí thức hiện đại chưa biết được. Thí dụ như bản chất của "khí", hoặc bản chất của các sao Tử Vi.....Đó là lý do thứ nhất mà với những hiện tượng mà tri thức hiện đại của cả nhân loại nhận thức được, chưa thể dùng để tìm hiểu những khái niệm của nó. Chưa nói đến sự nhận thức của từng cá nhân về những hiện tương riêng biệt, chuyên ngành.

Thì nếu Anh nóí đó là lý thuyết Văn minh Lạc Việt, thì Tôi không có ý kiến. Nhưng nóí là cái lý thuyết âm dương ngũ hành như chúng ta đang có hiện nay mà bảo rằng nó có những cái mơ hồ như bản chất Khí, Các sao trong Tử vi, … thì mang tính áp đặt. Bởỉ vì:

-Thứ nhất, cái nền Văn minh Lạc Việt đó chưa thể hiện được cái sự minh thị, hay giảỉ quyết được các vấn nạn mơ hồ do chính Anh đề cập đến.

-Thứ hai, những vấn nạn mà Anh có đề cập đến Nó Đã và Đang được giải quyết, hoàn toàn thống nhất với nền tảng Âm Dương Ngũ Hành như đã thấy từ trước tới nay, cùng với những nỗ lực nối kết Đông – Tây. Sự tiến lên là tất yêú, và đương nhiên. Nên không vì những vấn nạn còn đang tồn tại mà có thể phủ nhận cái nền tảng cuả nó. Cũng như không thể lấy cái đang là tồn tại cuả vật lý hiện đại để phủ nhận nền tảng khoa học cuả vật lý được. Hoặc là những bí ẩn hiện nay mà khoa học chưa thể giải thích để khước từ những thành quả đã có của nó.

Thế nhưng, Tôi xin nhấn mạnh, cái đã và đang này Tôi không dùng để lý luận bảo vệ, hay chứng minh tính đúng đắn và nhất quán cuả các trình bày trên về các Mệnh đề Anh đề cập đến, mà nó chỉ là sự minh thị quan điểm Cá nhân, khi Anh có đưa ra những quan điểm Cá nhân mà thôi. Nên, Bây giờ Chúng ta quay trở về với những vấn nạn mà anh đưa ra để trao đổi.

Anh viết:

[/color]

Chúng ta có lẽ phải cùng quay trở lại quán xét một v/d khôi hài: "Còn gà hay quả trứng, cái nào có trước?". Nếu chúng ta thay quả trứng là Dương và con gà là Âm - theo quan điểm "Dương tịnh, Âm động", hoặc quả trứng là Âm, con gà là Dương - theo luận điểm "Dương động Âm tịnh" thì cái nào có trước có vẻ như một vấn đề nan giải. Bởi vì thời gian tồn tại của loài gà vượt xa thời gian tồn tại của một con người với nhận thức của nó. Trước mắt con người quan sát một quãng thời gian ngắn ngủi của một đời người thì con gà và quả trứng cái gì có trước là không phân biệt được. Hình ảnh "Con gà và quả trứng" là một hình tượng tôi muốn so sánh khả năng nhận thức của con người trong một đời người và một hiện tương tồn tại trong thời gian dài tiến hóa vượt qua thời gian của một đời người có khả năng nhận thức hiện tượng xảy.

Nhưng hiện tượng "con gà và quả trứng" - so với thời gian nhận thức của một đời người - đã đủ quá dài và không phân biệt được "Quả trứng và con gà, cái gì có trước?". Huống chi, nếu chúng ta thay thế bằng cặp phạm trù Âm Dương - tức là thời gian dài hơn gấp rất nhiều lần thời gian xuất hiện, tồn tại và phát triển của loài gà trên trái đất này. Bởi vì cặp phạm trù Âm Dương bao trùm toàn bộ thời gian hình thành vũ trụ - mà thời gian xuất hiện, tồn tại và phát triển của loài gà trên trái đất quả là ngắn ngủi.

Với thời gian tồn tại và phát triển ngắn ngủi của loài gà trên trái Đất, mà nhận thức của con người còn lúng túng để phân biệt cái gì có trước - thì - với thời gian hình thành vũ trụ, để phân biệt Âm Dương cái gì có trước thật là một vấn đề nan giải.

Vậy chúng ta sẽ quán xét trên tiêu chí gì để phân biệt được điều này.

Thưa Anh Thiên Sứ !. Mệnh đề: Con Gà và Quả trứng, cái nào có trước ?. Không phải là mệnh đề khôi hài. Nó chỉ Khôi Hài đối với những người Dưới Phố (nói theo ngôn ngữ cuả Triết gia Kim Định) mà thôi. Còn thực ra, nó là một Mệnh đề Triết học. Trả lời nó, không phải là : Cái này thì Trước, cái kia thì Sau. Mà phải đi tìm sự thống nhất - nhất quán - cuả nó với nền tảng triết học. Có như vậy, thì mới thấy được TIÊU CHÍ, hay chỗ đứng cuả Nó để quán xét. Đó chính là câu mà Tôi đã để lại trong bài trước: THẾ THÌ PHẢI HIỂU CÂU, DƯƠNG TRƯỚC ÂM SAU NHƯ THẾ NÀO ?.

Như trên đã chứng minh, hiểu Dương có trước, Âm có sau là sai. Mà phải hiểu là:

DƯƠNG Ở PHÍA TRƯỚC, MÀ ÂM Ở PHÍA SAU.

Hai chữ Ở Phía này bao gồm cả không gian lẫn thờì gian. Bởỉ vậy, nó quán xét rất tổng quát. Khi nóí rằng Dương trước Âm sau là một sự nóí vắn tắt. Thiết tưởng, như Tôi được biết, thì từ xưa tới nay, Tôi chưa thấy ai hiểu nhầm câu này cả. Vì thế, Tôi thấy nó tự nhiên, không ngờ đến đây lại có chuyện. Thấy cần phải giảỉ thích.

-Về không gian. Ta nói: Như Ta đang đứng đây, thì ở phía trước mặt ta là Dương, ở phía sau lưng ta là Âm. Như nói Mặt tiền là Dương, Mặt hậu là Âm. Thì nói tắt là Tiền Dương hậu Âm. Như cái nhà cuả Ta, phía Cưả ra vào thuộc về mặt tiền, đó là Dương. Phía sau nhà thì gọi là Âm. Nên Nhà nào cũng có trước sau, phải trái và đều chia âm dương cả. Như xem Không gian hai chiều thì có trục tung và trục hoành là nói trục ngang và trục dọc vậy. Cũng đều phân ra âm dương cả.

-Về Thờì gian. Thì nói Dương ở phía trước, Âm ở phía sau. Là nói Phía trước là Hướng Tương lai. Phía sau là thuộc về Quá khứ. Cũng tức là là câu: Dương ở phía trước là Tương lai phân là Dương, Âm ở phía sau là Quá khứ được xem là Âm. Dương thì tiến tới, đi lên phía trước. Do vậy mà bảo rằng, chúng ta tiến tới tương lai – câu cưả miệng mà bao đờì nay hay nói, có tính minh triết là như vậy. Âm thì hồi tưởng, quay về với Quá khứ. Nên mới hay nói chúng ta Hồi tưởng về quá khứ, hay nói tắt là Hồi Ức. Và mới thấy Văn hoá Việt có tính minh triết là Thế. Bao lâu nay, chúng ta cứ một mực, mặc nhiên xem đó là tự nhiên, cứ như tự nó sinh ra đã như vậy rồi, có biết đâu, cái văn hoá việt nó đã được minh triết. Triết lý nhân sinh đã nằm ở trong nó rồi (Triết không nằm ngoài cuộc sống - từ đó cho phép tìm và hiểu được cái nền văn hóa, triết lý Việt từ cuộc sống mà như chính Anh Thiên Sứ đã thường áp dụng, bằng những truyền thuyết âu cơ trăm trứng, tranh ngũ hổ, Chuột, ...Chứ không như ai đó không hiểu, lại phê phán xem đó không như là những bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, việc sử dụng những tư liệu ấy vào mục đích minh chứng khoa học, thật không dễ chút nào, phải hiểu sâu, tường tận mọi nhẽ liên quan đến nó. Xin Anh hiểu cho, và vững bước trong phương pháp luận này) Nó đã vốn có, Triết lý và Nhân sinh hoà làm một. Và cũng tự nhiên khi chúng ta cứ nói rằng: Triết lý nhân sinh.

Với thời gian, có Tương lai và Quá khứ, là phân Âm Dương. Đó là cái Lý Nhân - Quả. Nhân ở ở Quá khứ, được xem là sinh ra trước cái Quả ở phía Tương lai. Chứ không ai phát biểu cái lý nhân quả theo Không gian cả. Có nhân mới có quả. Cái đó ai chả biết. Nhưng đừng bảo rằng, Nhân có trước Quả có sau là âm đã sinh ra trước và quả đã sinh ra sau, bơỉ nhân là quá khứ - âm, quả là tương lai nên là dương. Như thế là đã thấy tự mâu thuẫn chưa !!!. Thưa !. Chẳng phải như thế. Ngươì ta vốn nói: Dương ở phía trước, Âm ở phía sau. Chứ không có nói Dương sinh ra trước và Âm sinh ra sau hay ngược lại. Tức là xem cái „trục” thời gian là vốn có, chỉ là Cái Nhân và cái Quả sinh tồn xuất hiện trên đó mà thôi, nên mới nói Tương lai và Quá khứ để phân âm dương. Cũng như cái Nhà cuả Ta vậy, nó sinh tồn trong cái vốn có là Không gian, nay ta phân âm dương trước sau cho nó vậy.

Bởi vậy, Nhà Phật mới nói: „Nhân - Quả luân hồi”. Do cái trục thời gian nó là Vô tận, không có đầu không có cuối. Thời gian trôi, và một chiều. Nên Triết lý Ấn Độ mới hình dung thời gian như một vòng khép kín, mà hình ảnh như con Rắn cắn đuôi, hay cái bánh xe quay. Sở dĩ tại sao lại thích gọi là con Rắn cắn đuôi hơn, bởi có cái Lý về lịch sử và cũng do một thói quen mang tính triết lý. Nhưng thôi, đó là một chuyện khác. Ta chỉ cần biết rằng, với hình ảnh vậy. Giáo lý nhà Phật quy về Nhân - Quả luân hồi (bánh xe quay trên "đường" thời gian), nên mới nói Sinh - Tử là nhân - quả, và cũng luân hồi. Và từ đây, cái Lý chuyển kiếp nhân sinh mới được đặt ra.

Cũng bơỉ cái Lý luân hồi, nên Nhân - Quả không thể nói trước sau, Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau. Sống - Chết cũng không nói là trước sau. Cũng vậy, Con Gà và Quả Trứng, chẳng thể nói trước sau. Nhưng khi muốn nói trước hay sau, thì tức là ta đã „chặt” đứt thời gian, chỉ để xét một Đoạn xác định, chứ không xét như về toàn bộ. Bởỉ toàn bộ thì làm gì có đầu có đuôi (Con Rắn đã cắn đuôi, đầu và đuôi làm một điểm như bao điểm khác trên thân mình nó rồi) Khi đã xét, chỉ là một đoạn, thì dù dài hay ngắn, nó vẫn là có đầu và có đuôi. Có điểm sinh ra và kết thúc. Chính vì vậy, ví dụ như Tử vi, chỉ nói tới ngươì Sống, chứ tử vi không xem cho ngươì đã Chết. Ấy là vì đã lấy cái thờì điểm được sinh ra là năm, tháng, ngày, giờ sinh để lập lá số tử vi. Đã có đầu, tất phải có cuối. Đã Sinh thì có Tử. Nên cái Đoạn thời gian Sinh - Tử là khu vực mà Tử vi nghiên cứu. Nên nói Tử vi xem cho ngươì Sống, đã sông và đang sống là vì vậy. Cái Lý này, nó vốn đơn giản, tự nhiên như nước chảy xuôi. Nhưng nhiều ngươì, khi học tử vi, thấy cái mênh mông, bao trùm cuả tử vi, đã không hiểu, lại sinh ra chê trách Tiền nhân sáng tạo ra nó, rôì sáng tạo ra phép xem khi ngươì đã chết.

Qua đây, chúng ta thấy được, một khi hiểu đúng, một mệnh đề, dù đơn giản, nhưng đều thấy cái nhất quán cuả một hệ thống triết học trong đó. Hiểu sai, thì đương nhiên, sự minh triết sẽ rờì xa chúng ta. Đương nhiên, khi ấy, chúng ta sẽ mất phương hướng tư duy. Sẽ chỉ thấy rừng rậm, bí lối, tắc tị, và đầy rẫy sự mơ hồ.

Đến đây, có thể nói, luận cái lý âm dương, cơ sở học cũng đã đầy đủ. Từ đó cũng sẽ cho phép nhận thức rõ ràng về toàn bộ lý âm dương - ở tầng sơ đẳng nhất - cuả nền triết học đông phương. Và mệnh đề trong phong thuỷ: Âm thì nhô cao, Dương thì trũng, thấp cũng dễ hiểu, mà không hề mâu thuẫn.

Cám ơn sự quan tâm cuả Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các Bạn quan tâm.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Qua các bài viết của anh Vuivui, tôi có thể kết luận như sau:

1 - Anh không đặt vấn đề "Dương trước, Âm sau" mà đưa ra một ý kiến là: "Dương phía trước Âm phía sau"

Như trên đã chứng minh, hiểu Dương có trước, Âm có sau là sai. Mà phải hiểu là:

DƯƠNG Ở PHÍA TRƯỚC, MÀ ÂM Ở PHÍA SAU.

Với cách hiểu này của anh - theo tôi anh đã giới hạn khái niệm Âm Dương chỉ có theo trung ngang trong không gian. Trong khi trên thực tế khái niệm Âm Dương mà cổ thư để lại là bao trùm không gian và thời gian - lý giải toàn bộ mọi hiện tượng vũ trụ. Gồm: Trước sau, phải trái, trên dưới, to nhỏ, nam nữ....vv.....

Bởi vậy, cách đặt v/d của anh thiếu tính nhất quán và hoàn chỉnh trong việc giải thích mối liên hệ của khái niệm Âm Dương trong mối tương quan với nội dung của nó.

2 - Anh phủ định tính trước sau xét theo trục thời gian của Âm Dương.

Anh viết:

Với thời gian, có Tương lai và Quá khứ, là phân Âm Dương. Đó là cái Lý Nhân - Quả. Nhân ở ở Quá khứ, được xem là sinh ra trước cái Quả ở phía Tương lai. Chứ không ai phát biểu cái lý nhân quả theo Không gian cả. Có nhân mới có quả. Cái đó ai chả biết. Nhưng đừng bảo rằng, Nhân có trước Quả có sau là âm đã sinh ra trước và quả đã sinh ra sau, bơỉ nhân là quá khứ - âm, quả là tương lai nên là dương. Như thế là đã thấy tự mâu thuẫn chưa !!!. Thưa !. Chẳng phải như thế. Ngươì ta vốn nói: Dương ở phía trước, Âm ở phía sau. Chứ không có nói Dương sinh ra trước và Âm sinh ra sau hay ngược lại. Tức là xem cái „trục” thời gian là vốn có, chỉ là Cái Nhân và cái Quả sinh tồn xuất hiện trên đó mà thôi, nên mới nói Tương lai và Quá khứ để phân âm dương. Cũng như cái Nhà cuả Ta vậy, nó sinh tồn trong cái vốn có là Không gian, nay ta phân âm dương trước sau cho nó vậy.

Bởi vậy, Nhà Phật mới nói: „Nhân - Quả luân hồi”. Do cái trục thời gian nó là Vô tận, không có đầu không có cuối. Thời gian trôi, và một chiều. Nên Triết lý Ấn Độ mới hình dung thời gian như một vòng khép kín, mà hình ảnh như con Rắn cắn đuôi, hay cái bánh xe quay. Sở dĩ tại sao lại thích gọi là con Rắn cắn đuôi hơn, bởi có cái Lý về lịch sử và cũng do một thói quen mang tính triết lý. Nhưng thôi, đó là một chuyện khác. Ta chỉ cần biết rằng, với hình ảnh vậy. Giáo lý nhà Phật quy về Nhân - Quả luân hồi (bánh xe quay trên "đường" thời gian), nên mới nói Sinh - Tử là nhân - quả, và cũng luân hồi. Và từ đây, cái Lý chuyển kiếp nhân sinh mới được đặt ra.

Cũng bơỉ cái Lý luân hồi, nên Nhân - Quả không thể nói trước sau, Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau. Sống - Chết cũng không nói là trước sau. Cũng vậy, Con Gà và Quả Trứng, chẳng thể nói trước sau. Nhưng khi muốn nói trước hay sau, thì tức là ta đã „chặt” đứt thời gian, chỉ để xét một Đoạn xác định, chứ không xét như về toàn bộ. Bởỉ toàn bộ thì làm gì có đầu có đuôi (Con Rắn đã cắn đuôi, đầu và đuôi làm một điểm như bao điểm khác trên thân mình nó rồi) Khi đã xét, chỉ là một đoạn, thì dù dài hay ngắn, nó vẫn là có đầu và có đuôi. Có điểm sinh ra và kết thúc.

Đây lại là một sai lầm rất căn bản về tính minh triết. Bởi vì nếu không có tính trước sau thì trên thực tế không thể phân Âm Dương. Vậy khái niệm Âm Dương bản chất là không tồn tại sao?

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Qua hai dẫn chứng trên:

1 - Anh Vuivui xác định: "Dương ở phía trước, Âm ở phía sau".

2 - Anh Vuivui phủ định tính trước sau của Âm Dương, khi anh viết: "Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau".

Như vậy, phải chăng anh Vuivui tự mâu thuẫn?

Ở đây tôi chỉ dẫn hai ý chính trong bài viết của anh. Hy vọng anh xem xét lại. Cũng có thể tôi hiểu sai chăng?

Cảm ơn sự quan tâm của anh và quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Tôi viết không sai đâu. Không hề có sự tự mâu thuẫn nào cả.

Còn anh nói vấn đề Tôi đặt ra thiếu nhất quán, cũng không đúng. Tôi không có viết: Dương thì ở phía sau, Âm thì ở phía trước. Mà viết rõ rằng: Câu Dương trước Âm sau phải hiểu là Dương ơ phía trước, Âm ở phía sau. Hai chữ Ở Phía bao trùm cả Không gian lẫn Thời gian.

Hiểu được sẽ thấy cái Lý nhất quán không chỉ trong một bài đó, mà còn thấy cả sự nhất quán trong toàn bộ các bài Tôi viết.

Cám ơn sự lưu tâm của Anh.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa anh Thiên Sứ.

Tôi viết không sai đâu. Không hề có sự tự mâu thuẫn nào cả.

Còn anh nói vấn đề Tôi đặt ra thiếu nhất quán, cũng không đúng. Tôi không có viết: Dương thì ở phía sau, Âm thì ở phía trước. Mà viết rõ rằng: Câu Dương trước Âm sau phải hiểu là Dương ơ phía trước, Âm ở phía sau. Hai chữ Ở Phía bao trùm cả Không gian lẫn Thời gian.

Hiểu được sẽ thấy cái Lý nhất quán không chỉ trong một bài đó, mà còn thấy cả sự nhất quán trong toàn bộ các bài Tôi viết.

Cám ơn sự lưu tâm của Anh.

Thân ái.

Anh Vuivui thân mến.

Như vậy tôi viết đúng ý anh. Nhưng nguyên đoạn sau anh lại cho là:"Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau" và đoạn này mâu thuẫn với đoạn trước của anh: "Dương ơ phía trước, Âm ở phía sau".

Bởi vậy, tôi vẫn cho rằng:

Âm Dương đã là một cặp phạm trù thể hiện sự đối đãi, phân biết thì tất yếu nó phải có khái niệm và thuộc tính của nó. Thuộc tính đó được xác định bởi tính hợp lý lý thuyết trong mối tương quan nội tại trong thuyết Âm Dương Ngũ hành:

- Dương tịnh, Âm động .

- Dương trước, Âm sau.

- Dương sinh Âm, Âm thuận tùng Dương.

Trên cơ sở này, nếu giải thích một cách hợp lý, nhất quán và hoàn chính mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách khách quan, quy luật và khả năng tiên tri thì chứng tỏ luận điểm trên đúng theo tiêu chí khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến.

Hẳn Anh còn nhớ bài tôi dùng nhị nguyên luận chứng minh mệnh đề Dương trước Âm sau hiểu theo cách Dương có trước, Âm có sau !. Nên ở bài này Tôi có viết: Âm – Dương cũng không được phép nói có trước có sau. Tức là Tôi nhắc lại mệnh đề với cách hiểu Dương sinh ra trước, hay là nói Dương có trước, Âm sinh ra sau, hay là Âm có sau cũng vậy là Sai. Mà phải hiểu là Dương ở phía trước, Âm ở phía sau với sự giải nghĩa đầy đủ về không gian và thời gian.

Đâu có gì mà Anh lại cho nó mâu thuẫn.

Tôi viết bài trao đổi với Anh, bởi đánh giá tính thẩm định của anh rất cao, nên Tôi viết mang tính Hàn lâm, nghĩa là hết sức cẩn trọng, chặt chẽ. Viết đúng điều mình cần, không rườm ra, không thêm bớt. Phải cố gắng đạt độ chính xác cao nhất có thể được. Bởi vậy, khi đọc, người đọc tất phải có sự thấu suốt trong toàn bộ quá trình, chứ không thể chỉ với một vài ý, vài câu.

Trên tinh thần đó, anh sẽ thấy tính nhất quán. chặt chẽ và hệ thống. Mặc dù, Tôi đã bỏ lược đi rất nhiều, bởi vì Tôi cho rằng, có nhiều kiến thức không cần phải trình bày lại, mà có thể sử dụng luôn. Chúng ta trao đổi với nhau như những người đồng chuyên môn.

Cám ơn sự quan tâm của Anh.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi cụ VuiVui và cụ Thiên Sứ

Tôi chỉ mới chứng minh được, mà thật ra thì cũng chẳng phải là chứng minh, mà chỉ có thể gọi là nhìn thấy những chứng cứ khẳng định Hán tộc hay những Tộc nằm trên bờ Bắc sống Dương tử không phải là chủ nhân cuả lý thuyết âm dương ngũ hành mà thôi. Chứng cứ có thể khiến họ cứng họng, không cãi được câu nào.

Liêm trinh đọc đoạn này mừng quá như vậy là hai cụ đã bắt đầu thống nhất với nhau về cái nguồn gốc rồi.

Nhưng còn Nó thuộc về ai, thì Tôi chưa nhìn thấy, và cũng không có ý định đi tìm để chứng minh, cũng như không có ý định để chứng minh sự tồn tại một nền văn minh „ngoại cỡ” cuả Lạc Việt. Nên theo Tôi, nêú Anh có ý muốn dùng kết quả đó, thì môĩ lần dùng, nêú có câu Cũ và Mới thì cần có một lời chú thích kẻo dẫn tới hiểu lầm.

Liêm trinh mạo muội tham gia tý chút trên tinh thần chữ "cảm "đúng với nghĩa chân thực nhất chứ không phải tự tôn dân tộc thái quá.

Tất cả nguồn gốc là của dân tộc Lạc Việt hết. Có thể cũng là người Lạc Việt nhưng tồn tại ở một mặt phẳng không gian khác so với mặt phẳng chúng ta đang sống. các nhà khoa học ở đó nghiên cứu và chuyển lại cho cháu con theo con đường " cảm"

Kính hai cụ.

Có gì không phải mong hai cụ bỏ qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ .

Có câu đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng .

Tại sao lại nói vậy ?

Mặt trời là dương , Quả đất là âm .

Không có anh nắng của mặt trời thì trái đất lạnh lẽo này làm sao mà sinh sôi phát triển .

Không có quả đất thì vạn vật bấu víu vào đâu mà phát triển .

Chính vì vậy mới nói Dương sinh âm trưởng .

Tiếp theo theo hậu thiên bát quoái quẻ khôn thuộc phương tây nam thuộc tiết lệnh của tháng 6,7 lúc vạn vật đang phát triển mạnh mẽ (theo quy luật trường sinh tháng giêng khởi dần ) sao không thể nói âm không thể trưởng .

Quẻ càn thuộc phương tây bắc tiết lệnh của tháng 9,10 . Lúc vạn vật đang bế tàng sao không có thể nói dương không thể sát .

Cho nên theo tôi Âm Dương không thể chia cắt . Tốn khôn không thể lẫn lộn .Vì lúc đó tiết lệnh khác đi thì người xưa lấy đâu lịch để làm nông nghiệp ? và lúc gieo quẻ khi gặp tốn ,khôn ,sẽ gặp phải sai lầm .

Còn về con gà có trước hay quả trứng có trước nghe anh phân tích đầu tiên tôi nghe cũng có vẻ xuôi sau nghĩ lại .tôi lại phân tích thể này anh nghe thử xem có được không nhé .

Quả trứng nở ra gà con . Gà con con gà mẹ .Gà mẹ sinh quả trứng nở gà con . Vậy gà mẹ có trước.

Cũng như có( bố + mẹ) mới có con . chứ không thể sinh con rồi mới sinh cha .

Đây là vấn đề thực tế có lẽ vì tôi hay nhìn thực tế không hay nhiều suy diễn nên thường hay nghĩ ngược với anh .

Tôi thì nhìn vòng tròn nó là vòng tròn không muốn chứng minh nó là quỹ tích của nhiều điểm cách đều một điểm cho trước và sử dụng luôn số fi của nó là 3,14 vì đi chứng minh lại cái mà người khác chứng minh rồi sẽ rất mất công .

Vài lời không phải mong anh bỏ quá cho .

Thân chào anh .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ .

Có câu đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng .

Tại sao lại nói vậy ?

Mặt trời là dương , Quả đất là âm .

Không có anh nắng của mặt trời thì trái đất lạnh lẽo này làm sao mà sinh sôi phát triển .

Không có quả đất thì vạn vật bấu víu vào đâu mà phát triển .

Chính vì vậy mới nói Dương sinh âm trưởng .

Tiếp theo theo hậu thiên bát quoái quẻ khôn thuộc phương tây nam thuộc tiết lệnh của tháng 6,7 lúc vạn vật đang phát triển mạnh mẽ (theo quy luật trường sinh tháng giêng khởi dần ) sao không thể nói âm không thể trưởng .

Quẻ càn thuộc phương tây bắc tiết lệnh của tháng 9,10 . Lúc vạn vật đang bế tàng sao không có thể nói dương không thể sát .

Cho nên theo tôi Âm Dương không thể chia cắt . Tốn khôn không thể lẫn lộn .Vì lúc đó tiết lệnh khác đi thì người xưa lấy đâu lịch để làm nông nghiệp ? và lúc gieo quẻ khi gặp tốn ,khôn ,sẽ gặp phải sai lầm .

Còn về con gà có trước hay quả trứng có trước nghe anh phân tích đầu tiên tôi nghe cũng có vẻ xuôi sau nghĩ lại .tôi lại phân tích thể này anh nghe thử xem có được không nhé .

Quả trứng nở ra gà con . Gà con con gà mẹ .Gà mẹ sinh quả trứng nở gà con . Vậy gà mẹ có trước.

Cũng như có( bố + mẹ) mới có con . chứ không thể sinh con rồi mới sinh cha .

Đây là vấn đề thực tế có lẽ vì tôi hay nhìn thực tế không hay nhiều suy diễn nên thường hay nghĩ ngược với anh .

Tôi thì nhìn vòng tròn nó là vòng tròn không muốn chứng minh nó là quỹ tích của nhiều điểm cách đều một điểm cho trước và sử dụng luôn số fi của nó là 3,14 vì đi chứng minh lại cái mà người khác chứng minh rồi sẽ rất mất công .

Vài lời không phải mong anh bỏ quá cho .

Thân chào anh .

Anh Longtuan thân mến.

Lập luận của anh chưa đủ để xác định việc đổi chỗ Tốn Khôn là sai. Tôi chứng minh như sau - thuận tự qua bài viết của anh:

anh viết:

Có câu đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng .

Tại sao lại nói vậy ?

Mặt trời là dương , Quả đất là âm .

Không có anh nắng của mặt trời thì trái đất lạnh lẽo này làm sao mà sinh sôi phát triển .

Không có quả đất thì vạn vật bấu víu vào đâu mà phát triển .

Chính vì vậy mới nói Dương sinh âm trưởng .

Tiếp theo theo hậu thiên bát quoái quẻ khôn thuộc phương tây nam thuộc tiết lệnh của tháng 6,7 lúc vạn vật đang phát triển mạnh mẽ (theo quy luật trường sinh tháng giêng khởi dần ) sao không thể nói âm không thể trưởng .

Quẻ càn thuộc phương tây bắc tiết lệnh của tháng 9,10 . Lúc vạn vật đang bế tàng sao không có thể nói dương không thể sát .

Đoạn này chưa nói lên được gì để chứng minh đổi chỗ Tốn Khôn là sai. Bởi vì tôi không hề đặt vấn đề:

đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng .

Nên nó không phải luận cứ phản biện. Nếu anh muốn coi nó là luận cứ phản biện anh phải chứng minh rằng mệnh đề "đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng" mâu thuẫn với việc đổi chỗ Tốn Khôn.

Cho nên theo tôi Âm Dương không thể chia cắt . Tốn khôn không thể lẫn lộn .Vì lúc đó tiết lệnh khác đi thì người xưa lấy đâu lịch để làm nông nghiệp ? và lúc gieo quẻ khi gặp tốn ,khôn ,sẽ gặp phải sai lầm .

Tôi không đặt v/đề chia cắt Âm Dương, Tôi cũng không hề lẫn lộn Tốn Khôn. Tốn vẫn là Tốn, mà Khôn vẫn là Khônm. Tôi chỉ đổi chỗ và liên hệ với Hà Đồ thôi. Người nông dân vẫn dùng Âm lịch và làm nông nghiệp từ xưa đến nay mà có biết gì về Tôn khôn đâu? Còn gieo quẻ gặp phải Tốn Khôn sẽ sai lầm thì cũng chỉ sai trong một giới hạn mà thôi. Mà sai hay đúng cũng còn tùy người coi tài năng đến đâu. Chứ đâu phải đoán sai thì đổ thừa tại Tốn Khôn? Anh có bảo đảm rằng không đổi Tôn khôn thì đúng 100% không? Nếu bảo đảm thì tại sao chính Thiệu Vĩ Hoa thừa nhận đoán về thời tiết chỉ đúng 67 %. Còn 33% kia nó đi đâu?

Anh viết:

Còn về con gà có trước hay quả trứng có trước nghe anh phân tích đầu tiên tôi nghe cũng có vẻ xuôi sau nghĩ lại .tôi lại phân tích thể này anh nghe thử xem có được không nhé .

Quả trứng nở ra gà con . Gà con con gà mẹ .Gà mẹ sinh quả trứng nở gà con . Vậy gà mẹ có trước.

Cũng như có( bố + mẹ) mới có con . chứ không thể sinh con rồi mới sinh cha .

Đây là vấn đề thực tế có lẽ vì tôi hay nhìn thực tế không hay nhiều suy diễn nên thường hay nghĩ ngược với anh .

Tôi rất ủng hộ anh về luận điểm: Không thể sinh con rồi mới sinh cha. Vậy anh giải thích thế nào về sách Hán cho rằng vua Đại Vũ tìm ra Lạc Thư trên lưng rùa thần làm ra Ngũ Hành. Nhưng Hoàng Đế lại làm ra Hoàng Đế nội kinh tố vấn sử dụng Ngũ hành từ lâu rồi?

Anh cho rằng gà mẹ có trước?! Cũng chẳng sao, điều này chỉ là chuyện "quả trứng hay còn gà , cái gì có trước" mà thôi. Anh chỉ có thay con gà nói chung bằng con gà mẹ . Vậy thôi.

Anh viết:

Tôi thì nhìn vòng tròn nó là vòng tròn không muốn chứng minh nó là quỹ tích của nhiều điểm cách đều một điểm cho trước và sử dụng luôn số fi của nó là 3,14 vì đi chứng minh lại cái mà người khác chứng minh rồi sẽ rất mất công .

Tôi cũng như anh, Nhìn vòng tròn là vòng tròn cho đỡ mất công, còn v/d "vòng tròn là quỹ tích của nhiều điểm cách đều một điểm cho trước" lại sang một v/d khác rồi - V/d lý thuyết. Chúng ta đang bàn về một nguyên lý lý thuyết" Dương tịnh Âm động" hay ngược lại "Âm tịnh Dương động". Còn đơn giản vấn đề thì cứ vòng tròn là vòng tròn, tôi nhất trí điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ .

Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh . Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận .

Người xưa ngẩng mặt nhìn trời , cúi xuống xem đất và đặt ra :

Vặch liền ( _ ) là dương .

Vặch đứt (- -) là âm .

Nhờ vào đó mà một nhà khoa học người đức phát minh ra máy tính nhưng máy tính muốn hoạt động được phải có dòng điện .

Nguyên tắc của dòng điện ,có một điều cơ bản là đóng mặch và ngắt mặch .Đóng mạch thì máy chạy biểu hiện của dương vạch liền (_) . Ngắt mạch thì máy dừng hoạt động biểu hiện của âm vạch đứt (- -) .

Còn về vấn đề này thật tình tôi muốn góp ý với anh nếu có gì không phải anh bỏ qua nhé .Vì đây không phải vì tôi bởi vì tôi không có ý định viết sách .

Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng : Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong .

Ông khổng tử cả một đời mình chưa tìm được một ngày để đặt cây đòn nóc mà phải nghi lại để đời con với làm được . Cũng như nếu chúng ta bây giờ muốn tìm một ngày thật đẹp để làm nhà cũng không phải đơn giản ví dụ như chọn phi tinh của năm ,tháng, ngày ,giờ , Tuổi , lại còn phải gieo quẻ để tính giờ động thổ nữa . Nếu xét kỹ thì có khi mất mấy năm mới tìm được một ngày gọi là đẹp với ta . Có thể vì thế mà ngôi nhà của Khổng Tử còn lại được đến bây giờ và nó là một di tích lịch sử được bảo tồn .

Trên đây là những điều thật lòng tôi muốn nói cùng anh không dám có ý gì khác mong anh thông cảm.

Có lẽ đây là bài cuối cùng của tôi về vấn đề này .

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải . Longtuan .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ .

Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh . Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận .

Người xưa ngẩng mặt nhìn trời , cúi xuống xem đất và đặt ra :

Vặch liền ( _ ) là dương .

Vặch đứt (- -) là âm .

Nhờ vào đó mà một nhà khoa học người đức phát minh ra máy tính nhưng máy tính muốn hoạt động được phải có dòng điện .

Nguyên tắc của dòng điện ,có một điều cơ bản là đóng mặch và ngắt mặch .Đóng mạch thì máy chạy biểu hiện của dương vạch liền (_) . Ngắt mạch thì máy dừng hoạt động biểu hiện của âm vạch đứt (- -) .

Còn về vấn đề này thật tình tôi muốn góp ý với anh nếu có gì không phải anh bỏ qua nhé .Vì đây không phải vì tôi bởi vì tôi không có ý định viết sách .

Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng : Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong .

Ông khổng tử cả một đời mình chưa tìm được một ngày để đặt cây đòn nóc mà phải nghi lại để đời con với làm được . Cũng như nếu chúng ta bây giờ muốn tìm một ngày thật đẹp để làm nhà cũng không phải đơn giản ví dụ như chọn phi tinh của năm ,tháng, ngày ,giờ , Tuổi , lại còn phải gieo quẻ để tính giờ động thổ nữa . Nếu xét kỹ thì có khi mất mấy năm mới tìm được một ngày gọi là đẹp với ta . Có thể vì thế mà ngôi nhà của Khổng Tử còn lại được đến bây giờ và nó là một di tích lịch sử được bảo tồn .

Trên đây là những điều thật lòng tôi muốn nói cùng anh không dám có ý gì khác mong anh thông cảm.

Có lẽ đây là bài cuối cùng của tôi về vấn đề này .

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải . Longtuan .

Thưa chú, góp gió thì thành bão chú à. Các học giả nước ngoài có nhìn vào, có cười chê thì mặc xác họ. Mình tìm hiểu về tổ tiên của mình thì kệ mình, Nội cái đơn giản, ông bộ trưởng Anh Quốc hứa sẽ trả lời 05 câu hỏi được nhiều người bình chọn, câu hỏi của chị Rin86 rất đơn giản nhưng ông ấy nào trả lời được. Nếu như ai cũng sợ cười chê như quan điểm của chú thì chắc có lẽ 1triệu năm sau, nguồn gốc Tổ Tiên từ đâu mà tới, nền văn hiến từ đâu mà ra. Các sử gia, nhà nghiên cứu TQ họ chắc gì biết đến những gì họ nói nhưng họ cứ nói, cứ viết sách, tích gió thành bão riết 1 thời gian tất cả là của họ. Chú không có ý định viết sách, cháu thiết nghĩ là đúng rồi đó ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ .

Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh . Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận .

Người xưa ngẩng mặt nhìn trời , cúi xuống xem đất và đặt ra :

Vặch liền ( _ ) là dương .

Vặch đứt (- -) là âm .

Nhờ vào đó mà một nhà khoa học người đức phát minh ra máy tính nhưng máy tính muốn hoạt động được phải có dòng điện .

Nguyên tắc của dòng điện ,có một điều cơ bản là đóng mặch và ngắt mặch .Đóng mạch thì máy chạy biểu hiện của dương vạch liền (_) . Ngắt mạch thì máy dừng hoạt động biểu hiện của âm vạch đứt (- -) .

Còn về vấn đề này thật tình tôi muốn góp ý với anh nếu có gì không phải anh bỏ qua nhé .Vì đây không phải vì tôi bởi vì tôi không có ý định viết sách .

Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng : Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong .

Ông khổng tử cả một đời mình chưa tìm được một ngày để đặt cây đòn nóc mà phải nghi lại để đời con với làm được . Cũng như nếu chúng ta bây giờ muốn tìm một ngày thật đẹp để làm nhà cũng không phải đơn giản ví dụ như chọn phi tinh của năm ,tháng, ngày ,giờ , Tuổi , lại còn phải gieo quẻ để tính giờ động thổ nữa . Nếu xét kỹ thì có khi mất mấy năm mới tìm được một ngày gọi là đẹp với ta . Có thể vì thế mà ngôi nhà của Khổng Tử còn lại được đến bây giờ và nó là một di tích lịch sử được bảo tồn .

Trên đây là những điều thật lòng tôi muốn nói cùng anh không dám có ý gì khác mong anh thông cảm.

Có lẽ đây là bài cuối cùng của tôi về vấn đề này .

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải . Longtuan .

Anh Longtuân thân mến.

Cái hiểu của anh và không ít người như anh thể hiên khi tôi nhân danh lịch sử Văn Hiến Việt thật là nông cạn - tôi lấy cấu của anh để nói lại với anh: Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải.

Tôi không đại diện gì cho văn hiến Việt cả - Bởi vậy tôi không "nhân danh" tôi, nhưng tôi luôn xác định khi viết - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Bởi vì tôi chứng minh điều đó nên tôi có quyền nhân danh điều đó. Nếu vì nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm mà làm anh thấy:

Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng: Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .

Vậy thì chắc là anh thấy sách phủ nhận nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử với thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" nhiều hơn chăng? Anh sợ người nước ngoài chê mà cho rằng tôi không nên khẳng định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm với vài quyển sách của tôi thì theo anh là tôi và những người chứng minh nền văn hiến Việt nên im để cho quan điểm phủ nhận nền văn hiến Việt trở nên cách hiểu phổ biến cho người Việt bây giờ - như anh và thế hệ mai sau chăng?

Vậy theo anh thì nên thế nào?

Anh viết:

Chào anh Thiên Sứ .

Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh . Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận .

Người xưa ngẩng mặt nhìn trời , cúi xuống xem đất và đặt ra :

Vặch liền ( _ ) là dương .

Vặch đứt (- -) là âm .

Nhờ vào đó mà một nhà khoa học người đức phát minh ra máy tính nhưng máy tính muốn hoạt động được phải có dòng điện .

Nguyên tắc của dòng điện ,có một điều cơ bản là đóng mặch và ngắt mặch .Đóng mạch thì máy chạy biểu hiện của dương vạch liền (_) . Ngắt mạch thì máy dừng hoạt động biểu hiện của âm vạch đứt (- -) .

Xin lỗi anh, mấy dòng chữ anh in đậm thì người nào mà đã xem vài cuốn Dịch ai mà không biết. Chẳng ai phủ nhận tính ứng dụng của Kinh Dịch cả, kể cả tôi. Chính vì không phủ nhận nên tôi mới đi tìm cội nguồn của nó. Còn anh không quan tâm, như anh viết:

Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh .

- thì đó là việc của anh và nó chẳng liên quan gì đến cái chủ đề mà anh tham gia bàn luận Âm Tịnh, hay động cả.

Anh viết:

Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong .

Ông khổng tử cả một đời mình chưa tìm được một ngày để đặt cây đòn nóc mà phải nghi lại để đời con với làm được . Cũng như nếu chúng ta bây giờ muốn tìm một ngày thật đẹp để làm nhà cũng không phải đơn giản ví dụ như chọn phi tinh của năm ,tháng, ngày ,giờ , Tuổi , lại còn phải gieo quẻ để tính giờ động thổ nữa . Nếu xét kỹ thì có khi mất mấy năm mới tìm được một ngày gọi là đẹp với ta . Có thể vì thế mà ngôi nhà của Khổng Tử còn lại được đến bây giờ và nó là một di tích lịch sử được bảo tồn .

Trên đây là những điều thật lòng tôi muốn nói cùng anh không dám có ý gì khác mong anh thông cảm.

Có lẽ đây là bài cuối cùng của tôi về vấn đề này .

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải . Longtuan .

Anh tôn sùng Khổng Tử và ngôi nhà của Khổng tử đó là việc của anh, Tôi thật sự không hề có ý định thuyết phục một người như anh phải tin rằng Thuyết Âm Dương Ngũ hành của người Lạc Việt với nền văn hiến trải gần 5000 năm. Anh cứ việc tin rằng "Âm tịnh, Dương động", vì điều này nó chẳng ảnh hưởng gì đến việc bốc thuốc chữa bệnh của anh cả. Nhưng anh và những người như anh sẽ không bao giờ có thể giải thích được rằng: Tại sao cuốn "Hoàng Đế nội kinh" ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành lại ra đời vào thời Hoàng Đế từ hơn 5000 năm trước CN, nhưng bản thân lý thuyết đó thì chính người Hán lại cho rằng ra đời vào thời vua Đại Vũ 2200 năm trước CN. Nói theo cách nói của anh, tức là "Sinh con rồi mới sinh cha " đấy!

Anh viết :

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải.

Thành thật mà nói với anh thế này:

So với những gì tôi đã trải qua khi tận tâm minh chứng cho một nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm thì những bài viết của anh thật là dịu dàng như ánh trăng suông vậy. Tôi đã phải nghĩ đến một nhát dao đâm xuyên lưng giống như giáo sư Phạm Huy Thông, hoặc một cú xe đụng gẫy chân, hay một cô bồ nhí ôm bụng bầu đến nhà la hét ....như các cộng sự của ông.

Nếu anh cảm thấy cần làm sáng tỏ chân lý mà anh cho là của Khổng Tử và cái ngôi nhà anh cho rằng ông ta đã tạo ra thì anh hãy chứng minh điều đó. Nếu anh thật sự đủ khả năng. Tôi hứa sẽ đề nghị ban Kỹ thuật của diễn đàn giành hẳn một chuyên mục để anh làm điều này - tất nhiên là phải có một hành lang để phản biện. Tôi tin rằng nền văn hóa Hoa Hạ không cần đến anh, khi họ có hàng chục ngàn giáo sư tiến sĩ và cả một bộ máy điều hành liên quan để làm điều này. Còn tôi. Tôi chỉ có một mình với một phương pháp của riêng mình. Bởi vậy, thêm một người như anh bên cạnh hàng chục ngàn giáo sư tiến sĩ thì tôi nghĩ trọng lương của số đông ấy tăng lên không đáng kể.

Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

Tôi thật khâm phục anh, thương anh và cũng tiếc cho thời gian quí báu của anh khi anh đủ kiên nhẫn và bình tĩnh viết ra những lời như vậy, dài như vậy với đối tượng như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Long Tuấn

Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận.

Ở đây không ai phủ nhận mà chỉ tìm cách ứng dụng cho tốt hơn.

Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng : Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .

Viết chưa hết còn hơn là không viết gì lại còn bảo ngươì khác không viết.

Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong .

Nếu anh có hai cuốn sách đã thất truyền của Đức Thánh Trần anh hãy đóng góp ngay vào thư viện quốc ra để các nhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ thêm thêm nền văn hiến dân tộc.

Xem ra anh có nhiều sách cổ ,tôi mới sáng chế ra cái bát quái mới mà địa chi thìn lại nằm ở quẻ cấn với nguyên nghiã của thuyết quái và Chu dịch anh xem có đúng vơi sách cổ của anh không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phảm một danh từ, thuật ngữ, khi đã đưa ra một khái niệm thì khái niệm đó phải có nội dung, có thuộc tính của nó. Chư không thể vin vào tính quy ước do con người đặt ra - nhìn hình thức thì có vẻ như vậy. Nội dung và thuộc tính thì phải có tính hợp lý khi lý giải hiện tượng liên quan đến nó. Đấy là những khái niệm thông thường và cả những khái niệm trong các lý thuyết cũng vậy. Âm - Dương là những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất nhiên nó phải có nội dung, có thuộc tính, không thể Âm cũng là Dương và Dương cũng là Âm được, khi nó đã là hai khái niệm phân biệt, đối đãi bao trùm vạn vật và mọi hiện tương vũ trụ.

Tất yếu những thuộc tính và khái niệm của nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Khái niệm:

Dương trước Âm sau, Dương tịnh Âm động, chính là những thuộc tính của Âm Dương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến thỏa mãn những điều kiện này.

Còn nếu nhân danh "thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với "những người dân ở trần đóng khố" - như Nguyễn Tiến Đoàn - Thạc sĩ giảng viên trường Đại học Cần Thơ thể hiện ở xứ Đài Loan và nhân danh là "Y phục truyền thống Việt" thì không có gì để bàn.

Lạy Chúa! Thiên Sứ tôi đâu có cấm được Nguyễn Tiến Đoàn nhân danh y phục truyền thống Việt khi "Ở trần Đóng" khố nhỉ? Đã thế còn được báo chí truyền thông đại chúng - tự do ngôn luận kịch liệt tán thưởng chứ (Còn luận điểm của Thiên Sứ thì chưa). Vài lời bàn cho zdui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phảm một danh từ, thuật ngữ, khi đã đưa ra một khái niệm thì khái niệm đó phải có nội dung, có thuộc tính của nó. Chư không thể vin vào tính quy ước do con người đặt ra - nhìn hình thức thì có vẻ như vậy. Nội dung và thuộc tính thì phải có tính hợp lý khi lý giải hiện tượng liên quan đến nó. Đấy là những khái niệm thông thường và cả những khái niệm trong các lý thuyết cũng vậy. Âm - Dương là những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tất nhiên nó phải có nội dung, có thuộc tính, không thể Âm cũng là Dương và Dương cũng là Âm được, khi nó đã là hai khái niệm phân biệt, đối đãi bao trùm vạn vật và mọi hiện tương vũ trụ.

Tất yếu những thuộc tính và khái niệm của nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó, theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Khái niệm:

Dương trước Âm sau, Dương tịnh Âm động, chính là những thuộc tính của Âm Dương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến thỏa mãn những điều kiện này.

Còn nếu nhân danh "thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với "những người dân ở trần đóng khố" - như Nguyễn Tiến Đoàn - Thạc sĩ giảng viên trường Đại học Cần Thơ thể hiện ở xứ Đài Loan và nhân danh là "Y phục truyền thống Việt" thì không có gì để bàn.

Lạy Chúa! Thiên Sứ tôi đâu có cấm được Nguyễn Tiến Đoàn nhân danh y phục truyền thống Việt khi "Ở trần Đóng" khố nhỉ? Đã thế còn được báo chí truyền thông đại chúng - tự do ngôn luận kịch liệt tán thưởng chứ (Còn luận điểm của Thiên Sứ thì chưa). Vài lời bàn cho zdui.

HungNguyen chưa chính thức phân cung điểm hướng cho ai, chỉ mới thiết kế và tham khảo dựa trên sự phân cung điểm hướng của các Feng Shui Master lừng lẩy ( theo lời gia chủ) do gia chủ "thỉnh" từ khắp các nơi, xa thì tận Hongkong, Mỹ quốc, gần thì Hanoi, Sai gòn...mà đã cảm nhận sức ép nóng khủng khiếp của việc sau này rồi " Mạng bác là Ly, không phải Đoài... " hay " Tốn bên này, Khôn bên này..."...v..v..Nhưng lạc quan mà nói thì còn sướng chán so với việc bị lên giàn hỏa thiêu như Galileo hồi đó, thầy Thiên Sứ ơi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HungNguyen chưa chính thức phân cung điểm hướng cho ai, chỉ mới thiết kế và tham khảo dựa trên sự phân cung điểm hướng của các Feng Shui Master lừng lẩy ( theo lời gia chủ) do gia chủ "thỉnh" từ khắp các nơi, xa thì tận Hongkong, Mỹ quốc, gần thì Hanoi, Sai gòn...mà đã cảm nhận sức ép nóng khủng khiếp của việc sau này rồi " Mạng bác là Ly, không phải Đoài... " hay " Tốn bên này, Khôn bên này..."...v..v..Nhưng lạc quan mà nói thì còn sướng chán so với việc bị lên giàn hỏa thiêu như Galileo hồi đó, thầy Thiên Sứ ơi.

Cũng có thể như vậy! Đúng là sướng chán thật. Bia tươi đen kiểu Đức ngon quá! :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

HungNguyen chưa chính thức phân cung điểm hướng cho ai, chỉ mới thiết kế và tham khảo dựa trên sự phân cung điểm hướng của các Feng Shui Master lừng lẩy ( theo lời gia chủ) do gia chủ "thỉnh" từ khắp các nơi, xa thì tận Hongkong, Mỹ quốc, gần thì Hanoi, Sai gòn...mà đã cảm nhận sức ép nóng khủng khiếp của việc sau này rồi " Mạng bác là Ly, không phải Đoài... " hay " Tốn bên này, Khôn bên này..."...v..v..Nhưng lạc quan mà nói thì còn sướng chán so với việc bị lên giàn hỏa thiêu như Galileo hồi đó, thầy Thiên Sứ ơi.

Hưng Nguyên ơi hãy đi xa hơn nữa . Trời cao đất rộng . Núi cao còn có núi cao hơn nữa .Ta sống cho ta không cần mượn danh ai cả .

Thế mới hiểu là thế nào là đất khách quê người . Ta muốn có ích nhưng lại là .... hơi buồn ...nhưng không sao .

Thân mến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ trong việc tranh luận tìm chân lý, thì nên phân tích và chỉ ra cái sai của người có luận điểm. Không chỉ được thì im lặng và suy ngẫm , nếu thấy quan tâm.

Còn dùng danh từ chỉ trích và chê bai thì tất nhiên là thiếu tính thuyết phục. Tôi thấy sách Tàu sai thì tôi phải chi ra cái sai ở đâu. Rất nhiều người hăng hái phản biện, nhưng rốt cục cũng lại sa đà vào chỉ trích, chê bai. Tôi xóa bài thì kêu là tôi độc tài. Bởi vậy, tôi đợi cho phản biện xong xuôi mới chép nguyên văn từ trang web khác, đem về diễn đàn này để mọi người xem. Rút cục cũng chẳng thấy lời lẽ nào thuyết phục cả.

Bởi vậy, nếu đúng tinh thần khách quan khoa học, thì hãy suy ngẫm đã trước khi phản biện. Nếu thấy cái gì trái ý mình vội lên tiếng ngay, tôi nghĩ đấy chỉ là phản ứng. Điều này cũng là tất nhiên thôi. Khi mà trái Đất không vuông như nếp nghĩ ban đầu của số đông, mà nó lại tròn và đang quay.

Bây giờ thì ai cũng thấy điều này. Không lẽ người ngày xưa bảo thủ thế chăng? Họ không nhận ngay ra chân lý trái Đất tròn rành rành ra đấy chăng? Người bây giờ thì biết nhiều hơn người ngày xưa, nhưng nếu sự xuất hiện đột biến thì cũng khó khăn y như vậy thôi. Sự đột biến trong nhân thức bao giờ cũng bắt con người phải hệ thống lại những nhận thức của họ - ở bất cứ thời đại nào. Tất nhiên, nếu không có một khả năng hệ thống lại thì phản ứng sẽ này sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa chú, góp gió thì thành bão chú à. Các học giả nước ngoài có nhìn vào, có cười chê thì mặc xác họ. Mình tìm hiểu về tổ tiên của mình thì kệ mình, Nội cái đơn giản, ông bộ trưởng Anh Quốc hứa sẽ trả lời 05 câu hỏi được nhiều người bình chọn, câu hỏi của chị Rin86 rất đơn giản nhưng ông ấy nào trả lời được. Nếu như ai cũng sợ cười chê như quan điểm của chú thì chắc có lẽ 1triệu năm sau, nguồn gốc Tổ Tiên từ đâu mà tới, nền văn hiến từ đâu mà ra. Các sử gia, nhà nghiên cứu TQ họ chắc gì biết đến những gì họ nói nhưng họ cứ nói, cứ viết sách, tích gió thành bão riết 1 thời gian tất cả là của họ. Chú không có ý định viết sách, cháu thiết nghĩ là đúng rồi đó ạ.

Hôm nay rỗi mới có dịp quay lại chỗ này . Đọc lời của Như Thông tôi hiểu . Nhưng Thông chưa hiểu lời tôi nói đâu . Cái gọi là lịch sử của Việt nam lớn lắm . Từ xưa đến nay tất cả những đội quân hùng mạnh nhất thế giới đều bại ở Việt Nam . Những cái cần chứng minh và chứng minh một cách thuyết phục hùng hồn về con người Việt Nam cần nêu ra còn .....đấy là ý tốt không có gì là mỉa mai đâu . Đừng tự ti nhưng cũng cũng phá tự phụ . Biết người biết ta trăm trận trăm thắng . Hiểu mình nhiều lúc còn khó hơn hiểu người . Như Thông cứ ngẫm lời tôi nói xem nhiều lúc cũng hay hay đấy.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hưng Nguyên ơi hãy đi xa hơn nữa . Trời cao đất rộng . Núi cao còn có núi cao hơn nữa .Ta sống cho ta không cần mượn danh ai cả .

Thế mới hiểu là thế nào là đất khách quê người . Ta muốn có ích nhưng lại là .... hơi buồn ...nhưng không sao .

Thân mến .

Chú LongTuan thân mến,

HungNguyen hiểu rõ "Trời cao đất rộng . Núi cao còn có núi cao hơn nữa" và cũng rất trân trọng những người đặt viên những đá đầu tiên, nền tảng cho bước khởi đầu chinh phục tri thức. Đặc biệt khi những bước đầu tiên đó quá khác lạ, không giống ai và phải chịu nhiều búa rìu dư luận càng đáng được kính trọng. Nhưng không vì thế mà hùa theo bất kể đúng sai, sức mình hiểu đến đâu thì HungNguyên nhận hiểu mình hiểu đến đó, những tri thức đọc hoài không hiểu hoặc trình độ chưa cho phép hiểu thì HungNguyen mong các chuyên gia hiểu sâu ngành đó tham gia đánh giá, thẩm định, lật ngược lật xuôi vấn đề (giùm HungNguyen). HungNguyen cho đây là một cách ủng hộ đúng đắn và hoàn toàn vị chân lý.

Theo HungNguyen thì cụ TS thoạt tiên tìm ra 1 nguyên lý "căn để" rồi từ đó lần lượt áp vào các chuyên ngành ứng dụng như phong thủy, tử vi, bốc dịch, đông y...một phần để chứng minh, phần khác để kiểm chứng, phần nữa để tìm ấn chứng rằng phát kiến mình tìm ra là đúng đắn. Việc va chạm dư luận này trước tiên là trong nước, mai kia có thể với công đồng thế giới (tất yếu thôi), khi đó kho khăn càng ghê gớm hơn. Sức người có hạn, tìm hiểu 1 chuyên môn thí dụ phong thủy thôi đã quá phức tạp, hết cả thời gian rồi, đằng này còn luận tuổi, bốc dịch..v..v...nay lại đến y...Chính vì vậy ở mỗi chuyên ngành ứng dụng rất cần chuyên gia của ngành đó, với kinh nghiệm hành nghề của mình tham gia, trao đổi và chỉnh lý. Việc trao đổi này có thể đồng thuận hoặc nghịch ý nhưng chung quy đều rất có ích với việc tìm hiểu nghiên cứu miễn là ý kiến tham gia có tính chuyên môn sâu, mang tính xây dựng thực sự. Cho nên chừng nào những ý kiến tham gia trao đổi còn có tính chuyên môn sâu ( không cạnh khóe, linh tinh) dù đồng ý hay không đồng ý với cụ TS thì HungNguyen đều cho là còn có ích cho chân lý.

Vài người cho là cụ TS không biết thế nào là đủ, cứ nhảy vào đủ thứ chuyên ngành, sao không chịu an phận với 1 hoặc 2 môn thôi là đủ xưng bá rồi. Nhưng HungNguyen lại hiểu khác, việc phải lần lượt chứng minh, kiểm chứng ở hết chuyên ngành này đến chuyên ngành khác như một việc "không thể dừng lại khi chưa đến đích".

Đây là thiển ý của HungNguyen, có thể không đúng ý cụ TS.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HungNguyen viết:

Vài người cho là cụ TS không biết thế nào là đủ, cứ nhảy vào đủ thứ chuyên ngành, sao không chịu an phận với 1 hoặc 2 môn thôi là đủ xưng bá rồi. Nhưng HungNguyen lại hiểu khác, việc phải lần lượt chứng minh, kiểm chứng ở hết chuyên ngành này đến chuyên ngành khác như một việc "không thể dừng lại khi chưa đến đích".

Đây là thiển ý của HungNguyen, có thể không đúng ý cụ TS.

Hungnguyen viết đúng ý tôi đấy và đây cũng là lẽ tất yếu. Nếu như sự phát kiến chỉ liên quan đến ngành vật lý thì chỉ cần dừng ở ngành vật lý là đủ, liên quan đến toán thì dừng ở toán là đủ. ..vv...Nhưng liên quan đến Lý thuyết thống nhất vũ trụ thì tất yếu không có điểm dừng. Tôi cảm hứng với ngành nào thì lao vào ngành đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài người cho là cụ TS không biết thế nào là đủ, cứ nhảy vào đủ thứ chuyên ngành, sao không chịu an phận với 1 hoặc 2 môn thôi là đủ xưng bá rồi.

Cái gọi là "vài người" đó là hạng chim sẻ làm sao hiểu được chí hướng của phượng hoàng! Anh Thiên Sứ lao tâm khổ tứ không phải vì muốn xưng bá mà mục tiêu của anh ấy cao cả hơn nhiều. Mỗi người có lòng trong chúng ta nên ủng hộ, cổ vũ, động viên anh ấy và nếu ai có khả năng phụ giúp anh ấy một tay. Anh Thiên Sứ rồi cũng không thể thắng được tuổi tác, cái công việc lớn lao, khó khăn mà anh ấy khởi xướng và dành cả đời cho nó cần được hậu sinh kế tục, vì đó là việc chung, không phải của cá nhân anh Thiên Sứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gọi là "vài người" đó là hạng chim sẻ làm sao hiểu được chí hướng của phượng hoàng! Anh Thiên Sứ lao tâm khổ tứ không phải vì muốn xưng bá mà mục tiêu của anh ấy cao cả hơn nhiều. Mỗi người có lòng trong chúng ta nên ủng hộ, cổ vũ, động viên anh ấy và nếu ai có khả năng phụ giúp anh ấy một tay. Anh Thiên Sứ rồi cũng không thể thắng được tuổi tác, cái công việc lớn lao, khó khăn mà anh ấy khởi xướng và dành cả đời cho nó cần được hậu sinh kế tục, vì đó là việc chung, không phải của cá nhân anh Thiên Sứ.

Cảm ơn Votruoc!

Tôi làm việc này chẳng phải vì tôi. Nếu tôi chỉ vì tôi thì tôi chẳng làm việc này. Vì việc quá lớn - chưa biết thắng hay thua, nhưng trước mắt là bị coi là khùng, chí ít cũng là liều ....

Còn ủng hộ tôi hay không thì tôi không cho là quan trọng. Khi mà cả thế giới này đều tin rằng Kinh Dịch của Trung Quốc. Cái tôi cần là hiểu được những gì tôi viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites