Thiên Sứ

LUẬN ÂM DƯƠNG.

694 bài viết trong chủ đề này

Chào Vothuong tôi đã có ý định dừng ở đây rồi nhưng đọc lại bài của vothuong tôi có vài lời muốn nói .

Thứ nhất nếu bạn muốn biết về học về đông y thì phải tôn trọng kiến thức của ông cha và nội kinh tố vấn là kinh dịch của đông y nên theo .

Thứ ai tự hào dân tộc là rất đáng quý nhưng phải tôn trọng nền văn hóa của các nước ,không thể vì ta và ta là tốt ví như người Nhật họ dậy con em mình rằng đất nước ta tài nguyên nghèo lắm cho nên các em khi ngồi trên nghế nhà trường phải cố mà học để đưa đất nước vươn nên . Ở Việt nam đá có thời kỳ sai lầm khi ca ngợi đất nước ta rừng vàng biển bạc tài nguyên phong phú khác nào một cậu ấm con nhà giầu biết mình có một đống của cho nên không chịu phấn đấu thì hậu quả như thế nào có lẽ tôi không phải nói nữa .

Thứ ba vì tôi làm nghề thầy thuốc cho nên nghĩ rằng trách nhiệm phải nói (Hôm qua tôi đã đến nhà mấy cụ lang y tham khảo vấn đề này và xem bản gốc chữ hán xem có chữ dương đông âm tĩnh ở đây không thấy có ,về chữ hán cổ tôi không giỏi lắm nhưng để đọc sách thuốc thì cũng tạm đủ dùng ) chỉ sợ rằng nếu ai có theo nghề này mà không hiểu đúng về nó thì sẽ mang họa vào thân .Chứ bạn cứ thử nghĩ mà xem tôi không cầu danh ở đây , lợi lộc thì làm gì có ,hao tâm tổn lực ở đây có chăng cũng chỉ là trách nhiệm với các bạn mà thôi . Về vấn đề này ở đây tôi không bàn đến nữa . Mà chỉ mong rằng qua diễn đàn này sẽ đem lại cho các bạn trẻ một sân chơi hữu ích , biết người ,biết ta biết trước biết sau thế thôi

Vài lời nhắn nhủ chân tình và tôi sẽ không bàn về vấn đề này ở đây nữa .

Thân mến .

Đính chính đoạn ( hôm qua tôi có đến nhà mấy mấy cụ lang và xem bản gốc chữ hán xem có chữ dương đông âm tĩnh ở đây không thành :hôm qua tôi có đến nhà mấy cụ lang xem bản gốc chữ hán xem có đoạn, dương chủ động, âm chủ tĩnh ,thấy có ở bản gốc không ? thấy có ,về chữ hán......)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đính chính đoạn ( hôm qua tôi có đến nhà mấy mấy cụ lang và xem bản gốc chữ hán xem có chữ dương đông âm tĩnh ở đây không thành :hôm qua tôi có đến nhà mấy cụ lang xem bản gốc chữ hán xem có đoạn, dương chủ động, âm chủ tĩnh ,thấy có ở bản gốc không ? thấy có ,về chữ hán......)

Tôi hiện đang có nhiều việc, nên chưa thể phân tích trực tiếp vào những điều anh đã nói. Nhưng tôi tạm thời xin đặt v/d là:

1 - Sách đã nói thì cứ theo sách mà cho là đúng chăng?

2 - Tương quan giữa "Hình thái ý thức xã hội" (gồm luật pháp, đạo đức, quy định, quy chế....) và các mối "quan hệ xã hội" thì theo anh cái nào là Dương, cái nào là Âm, cái nào tĩnh, cái nào động?

- Theo Chu Hy thì Dương Động Âm tịnh - Vậy giữa hình thái ý thức xã hội và các mối quan hệ xã hội, cái nào động cái nào tịnh?

3 - Tôi xin thành thật đặt vấn đề (Xin lưu ý là tôi đặt vấn đề chứ không hỏi) với anh và các cụ lương y cao niên rằng:

Cổ thư viết: "Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành trời, khí Âm nặng và đục tụ xuống thành đất". Lại cũng nói - trong Phong Thủy - "Âm thì nhô cao, Dương thì trũng thấp". Đã khí âm tụ xuống thành đất mà sao lại còn nhô cao? Đã khí Dương bay lên sao lại trung thấp? Trong vũ trụ bao la này, có cái gì ở trên và cái gì ở dưới mà khí Dương thì bay lên, khí Âm thì tụ xuống?

- Khí Dương bay là động, khí Âm tụ cũng là động, vậy thì theo anh cái gì động, cái gì tịnh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Tuan Duong !.

Cám ơn cháu đã có ý kiến. Song đã có sự hiểu sai, nên lưu ý một chút.

-Trời - Đất, hay Thiên - Địa không phải là phạm trù. Đó là Khái niệm.

-Con người và Trái đất không "đóng" Cặp với nhau để thành cặp âm dương như cháu nói đâu. Con người, xem như một toàn diện, muốn tìm "kẻ" đóng cặp với nó thì phải hiểu được một nguyên lý của đông phương học là "vạn vật đồng nhất Thể" mới được. Còn nếu không, thì chỉ tìm được các Cặp thành phần mà thôi. Như Linh hồn và Thể xác. Phần Con và Phần Người. Tay và Chân. Đầu và Mình. Tạng và Phủ. Biểu và Lý. Khí và Huyết. Cốt và Nhục ...

-Linh hồn là Dương, Thể xác là Âm. Bởi vì, người đông phương vẫn cho rằng: Khi chết, Linh hồn rời khỏi thể xác bay đi, thể xác còn lại, nên mới nói linh hồn là dương, thể xác là âm.

Hãy cố gắng lưu ý. Muốn hiểu được lý học, quan trọng hàng đầu là phải chính danh. Hiểu sai khái niệm là hỏng cả, dẫn đến suy luận lung tung. Thậm chí còn có thể đưa đến sự sáng tạo không đúng nữa, như còn muốn định nghĩa lại cả âm dương nữa thì rất là đáng sợ.

Yêu quê hương đất nước, tự hào, tự tôn dân tộc là cái lẽ mà mỗi con người VN ta ai cũng phải nhớ, và có trách nhiệm. Nhưng yêu không đúng chỗ, tự tôn không phải lối, sáng tạo lý thuyết bừa bãi là làm nhục tổ tiên, chứ không phải là tôn vinh. Như các lý thuyết âm dương đồ họa (chưa hiểu âm dương ngũ hành, mà đòi Định nghĩa), lý thuyết âm dương ngũ hành của VT( chưa hiểu người ta, mà đã vội chê bai, như chê Văn Vương, Chu Hy ...), Sử thuyết họ Hùng.

Nói như vậy, không phải Chú nói động đến Chú Thiên Sứ đâu. Bởi Chú biết và có những công nhận nhiều phần chú Thiên Sứ đúng đắn. Chú nói tới những lý thuyết kia, bởi vì các lý thuyết đó sai từ cơ bản, nhưng lại Nổ to quá. Lại không thấy ai có ý kiến. Nhân bài này, buộc chú phải có ý kiến, để hậu học khỏi lầm đường lạc lối. Thậm chí nguy !!!.

Xin lỗi những Tác giả của các lý thuyết đó. Tôi không có ý định chỉ trích về Cá nhân. Chỉ muốn nhắm tới các nội dung của lý thuyết của các Vị mà thôi. Nếu các Vị có không phải lòng, đành cáo lỗi trước.

Thân ái.

Cháu xem lời chú, thấy có vài lời cần nói.

Nếu chú có quỹ thời gian tương ứng với sự nhận định của chú thì chú có thể đối thoại trực tiếp. Nếu chú khẳng định học vị và kiến thức của chú đủ khả năng chứng minh vấn đề cháu nêu là sai thì cháu sẽ lập một topic hành lang.

Thấy nguy thì chú nên kháng luận cũng là một điều nên làm. Cháu không cần bảo vệ các vấn đề mà cháu nêu ra, mà vấn đề là chú kháng luận như thế nào và cháu chiến luận như thế nào. Logic phi cổ điển chính là tới đây. Còn quán xét hiện tượng bề ngoài một cách chung chung thì đó mới là thật nguy. Phê bình và sáng tạo đồng hành thì lo gì cổ hay là kim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi hiện đang có nhiều việc, nên chưa thể phân tích trực tiếp vào những điều anh đã nói. Nhưng tôi tạm thời xin đặt v/d là:

1 - Sách đã nói thì cứ theo sách mà cho là đúng chăng?

2 - Tương quan giữa "Hình thái ý thức xã hội" (gồm luật pháp, đạo đức, quy định, quy chế....) và các mối "quan hệ xã hội" thì theo anh cái nào là Dương, cái nào là Âm, cái nào tĩnh, cái nào động?

- Theo Chu Hy thì Dương Động Âm tịnh - Vậy giữa hình thái ý thức xã hội và các mối quan hệ xã hội, cái nào động cái nào tịnh?

3 - Tôi xin thành thật đặt vấn đề (Xin lưu ý là tôi đặt vấn đề chứ không hỏi) với anh và các cụ lương y cao niên rằng:

Cổ thư viết: "Khí Dương nhẹ và trong bay lên thành trời, khí Âm nặng và đục tụ xuống thành đất". Lại cũng nói - trong Phong Thủy - "Âm thì nhô cao, Dương thì trũng thấp". Đã khí âm tụ xuống thành đất mà sao lại còn nhô cao? Đã khí Dương bay lên sao lại trung thấp? Trong vũ trụ bao la này, có cái gì ở trên và cái gì ở dưới mà khí Dương thì bay lên, khí Âm thì tụ xuống?

- Khí Dương bay là động, khí Âm tụ cũng là động, vậy thì theo anh cái gì động, cái gì tịnh?

Chào anh Thiên sứ .

Tôi đã định bụng không bàn vấn đề này nữa nhưng anh hỏi tôi đâu không dám trả lời .

Thôi thì tôi rốt nát về phong thủy cũng thử đá qua một câu thôi nhé " Âm thì nhô cao ,Dương thì trũng thấp " là như thế này : Trong phong thủy âm thì nhô cao, dương thì trũng thấp bởi lẽ càng nên cao không khi càng loãng nhiệt độ càng giảm thậm chí có những núi cao tuyết phủ quanh năm .Đấy có phải là âm không ạ ? Chính vì vậy mà trên núi cao này cây cối, sinh vật phát triển rất kém . Đây có phải là âm tĩnh không ạ ? .Ngược lại càng suống thấp không khí càng đậm đặc , cây cối ,sinh vật càng phong phú sinh động .Đây có phải là dương đông không ạ . Tôi thì không thuộc bài mấy nói càn vài câu mong anh chỉ giáo .

Chính vì anh hỏi tôi vài câu về phong thủy là vấn đề sở trường của anh cho nên tôi cũng muốn hỏi anh về mấy câu của đông y .

Thứ nhất tại sao lại nói đạo của trời lại là Dương sinh âm trưởng . Tại sao nói đạo của đất lại nói dương sát âm tàng ??

Tại sao khi xem mặch cho phụ nữ có thai tả xích vượng (dương động ) là con trai .

Mà mạch xích bên tả (dương ) lại là bộ vị của thận âm .

TRong đông y với ba bộ vi (thốn, quan, xích ) ở hai tay mà người ta có thể xem được khí huyết của mười hai bộ vị ,lục phủ ngũ tạng .(cái quyết định chính ở đây vẫn chính là dương đông để chuẩn đoán )

Hơn thế nữa trong đông y còn có thái tố mạch xem động tĩnh của các bộ vị mà biết được Âm Dương trạch ,vợ con,ông bà tổ tiên , họa phúc , vv... Lúc nào dỗi tôi sẽ dẫn sách đoạn nói về gia sự cát hung ,nhân duyên hạnh phúc của thái tố mạch .

Thôi tôi lại bận rồi khi dỗi tôi sẽ bàn tiếp . Và xin anh đừng có khỏi khó tôi nữa .

Thân chào anh .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xem lời chú, thấy có vài lời cần nói.

Nếu chú có quỹ thời gian tương ứng với sự nhận định của chú thì chú có thể đối thoại trực tiếp. Nếu chú khẳng định học vị và kiến thức của chú đủ khả năng chứng minh vấn đề cháu nêu là sai thì cháu sẽ lập một topic hành lang.

Thấy nguy thì chú nên kháng luận cũng là một điều nên làm. Cháu không cần bảo vệ các vấn đề mà cháu nêu ra, mà vấn đề là chú kháng luận như thế nào và cháu chiến luận như thế nào. Logic phi cổ điển chính là tới đây. Còn quán xét hiện tượng bề ngoài một cách chung chung thì đó mới là thật nguy. Phê bình và sáng tạo đồng hành thì lo gì cổ hay là kim.

Rubi thân mến!

Chẳng nên phản ứng làm gì. Đoàn người mù quáng nối đuôi nhau dắt díu đã hàng ngàn năm nay trong cái bát trận đồ của học thuyết ADNH mà không cách nào thoát ra được, cũng chẳng sung sướng gì đâu. Họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Việc mình làm thì mình cứ làm, sá gì những tiếng ong ve. Người cười cuối cùng mới thật vui.

Tôi dám chắc rằng, những kiểu tranh luận không có chung cái gốc rõ ràng như thế này, cuối cùng, chẳng ai thấy mình sai và cũng chẳng ai thấy đối phương đúng. Tranh luận kiểu này không những vô ích mà còn có hại, thì hà tất phải tốn thời gian quí báu nhẽ ra dành cho việc khác ích lợi hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên sứ .

Tôi đã định bụng không bàn vấn đề này nữa nhưng anh hỏi tôi đâu không dám trả lời .

Thôi thì tôi rốt nát về phong thủy cũng thử đá qua một câu thôi nhé " Âm thì nhô cao ,Dương thì trũng thấp " là như thế này : Trong phong thủy âm thì nhô cao, dương thì trũng thấp bởi lẽ càng nên cao không khi càng loãng nhiệt độ càng giảm thậm chí có những núi cao tuyết phủ quanh năm .Đấy có phải là âm không ạ ? Chính vì vậy mà trên núi cao này cây cối, sinh vật phát triển rất kém . Đây có phải là âm tĩnh không ạ ? .Ngược lại càng suống thấp không khí càng đậm đặc , cây cối ,sinh vật càng phong phú sinh động .Đây có phải là dương động không ạ . Tôi thì không thuộc bài mấy nói càn vài câu mong anh chỉ giáo .

Chính vì anh hỏi tôi vài câu về phong thủy là vấn đề sở trường của anh cho nên tôi cũng muốn hỏi anh về mấy câu của đông y .

Thứ nhất tại sao lại nói đạo của trời lại là Dương sinh âm trưởng . Tại sao nói đạo của đất lại nói dương sát âm tàng ??

Tại sao khi xem mặch cho phụ nữ có thai tả xích vượng (dương động ) là con trai .

Mà mạch xích bên tả (dương ) lại là bộ vị của thận âm .

TRong đông y với ba bộ vi (thốn, quan, xích ) ở hai tay mà người ta có thể xem được khí huyết của mười hai bộ vị ,lục phủ ngũ tạng .(cái quyết định chính ở đây vẫn chính là dương đông để chuẩn đoán )

Hơn thế nữa trong đông y còn có thái tố mạch xem động tĩnh của các bộ vị mà biết được Âm Dương trạch ,vợ con,ông bà tổ tiên , họa phúc , vv... Lúc nào dỗi tôi sẽ dẫn sách đoạn nói về gia sự cát hung ,nhân duyên hạnh phúc của thái tố mạch .

Thôi tôi lại bận rồi khi dỗi tôi sẽ bàn tiếp . Và xin anh đừng có khỏi khó tôi nữa .

Thân chào anh .

Tôi lại tiếp tục đoạn trước. Một số điều trên tôi muốn nói là trong đông y về phần lý luận của nó về Âm Dương cũng tinh vi sâu xa lắm .Trong các bài trước nhiều lúc anh có ý lập lại lý luận cho đông y và tạo nên cho đông y một sự phát triển rất cám ơn anh . Ở các bài trước tôi không nói thẳng ra mà đều nói ý tứ ví như tôi có đưa ra sấm trạng trình ..vv là không muốn làm mất lòng anh nhưng ở đây tôi có thể nói là ,anh sẽ và không bao giờ đủ tài làm được việc này . Bởi các luận cứ mà anh đề ra . Xin hỏi thật đã có đề tài của anh được thế giới công nhận chưa ? ? Còn trong đông y đã có nhiều đề tài mà mặc dù chưa chứng minh được nhưng thực nghiệm đã chứng minh và làm chấn đông cả khoa học phương tây . Chắc anh và mọi người đã biết với mấy cây kim bé nhỏ trong châm cứu gây mê do giáo sư bác sỹ Nguyễn Tài Thu (Tôi đã từng học ở đó ) có thể châm cứu cho nạn nhân mổ cưa xương , mổ bụng, mà không cần gây mê . Liệu lý luận của đông y có thể sai được không ? Trong khi các bộ môn như phong thủy , tử vi, độn toán nhiều lúc xem có lúc đúng có lúc sai vẫn ở trên con đường nghiên cứu và tìm tòi .

Chính vì vậy mà tôi phải nói vẫn tự nhắn nhủ với mình rằng sống ở đời phải biết trước biết sau, biết phải biết người biết ta đi đến tận cùng của một vấn đề là một điều không tưởng . Ví dụ vũ trụ mà ta đang sống có những hành tinh cách ta hàng tỷ tỷ năm ánh sáng biết rằng ở trên đó có cái gì mà bàn có chăng cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi . HIện tại các nhà khoa học phát hiện ra hố đen vũ trụ mà ở đó tất cả những gì qua đó đều bị hút vào kể cả ánh sáng cũng bị bẻ cong . Vậy anh có thể cho biết trên đó có cái gì không ? Nếu cứ đặc câu hỏi như vậy thì lại trở về câu truyện con gà có trước hay quả trứng có trước đây ??

Và còn điều nữa anh bảo tôi là nếu tin sách thì cứ sách mà dùng lại càng khó hơn . Vậy các học sinh của anh có tin sách không ?? hay là đi tin một cái gì còn mù mờ mà chưa được một luận chứng khoa học nào trên thế giới chứng minh về tính thực nghiệm của nó ?? Tôi nghĩ rằng anh rất thông minh . Nhưng tôi lại liên tưởng đến câu trong tướng học là " Khôn cũng chết ,dại cũng chết , chỉ có biết là sống .

Đôi điều chân thực ,nếu có gì không phải xin anh đại xá cho .

Chân thành cảm ơn anh vì qua anh tôi cũng hiểu được nhiều điều trong cuộc sống .

Longtuan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Long Tuấn thân mến.

Anh vẫn chưa trả lời hai câu hỏi của tôi. Một câu đã lâu lắm rồi là: Anh quan niệm thế nào về Âm Dương? Câu thứ hai - ngay trong bài anh đang trả lời tôi:

"Sách đã nói thì cứ theo sách mà cho là đúng chăng?".

Còn việc anh dẫn chứng đó chỉ là những hiện tượng ứng dụng. Tôi đâu có phủ nhận Đông Y, nên anh cũng không cần phải dẫn chứng Đông Y làm Tây Y phải ngạc nhiên như thế nào.

Tôi đã phân tích rõ cái hiểu của tôi về Âm Dương, từ đó chỉ ra tính chất "Dương tịnh, Âm động" về mặt lý thuyết.

Việc anh là học trò của ông Nguyễn Tài Thu - điều đó không có nghĩa là quan điểm "Âm tịnh, Dương động" là đúng. Cũng như tôi không dẫn tôi có quan hệ thế nào với các bậc tài danh về Đông Y để xác định tôi đúng. Thí dụ như: Cha tôi là một trong tứ trụ đông y Dược Việt Nam mà Đỗ Tất Lợi chỉ đúng hàng thứ 4. Bác ruột tôi là Phó Chủ Tịch đầu tiên của Hội Đông Y quốc tế, mà chủ tịch đầu tiên là người Nhật Bản, hai đồng phó chủ tịch một là người Trung Quốc, một là Việt Nam chính là bác ruột tôi. Tôi không theo nghề y, nhưng không có nghĩa tôi không tiếp thu được gì về Đông Y từ truyền thống gia đình. Nhưng tôi không căn cứ vào đó như một cơ sở để luận điểm của tôi là đúng.

Anh đặt vấn đề là " các đề tài của tôi đã được thế giới công nhận chưa?" - thì đấy không phải là luận cứ phản biện. Không lẽ cứ thế giới công nhận thì nó là chân lý cuối cùng hay sao? Vậy theo anh cái quan điểm "Thời Hùng Vương chỉ tồn tại hơn 300 năm và là một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" , mà họ khoe rằng đã được sự ủng hộ của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và của "cộng đồng khoa học thế giới" sẽ là đúng hay sao? Trong tranh luận để làm sáng tỏ chân lý thì anh và tôi đều có quyền chất vấn nhau -trên tinh thần cầu tìm chân lý. Tôi không làm khó anh như anh nghĩ.

Tôi muốn vinh danh Đông y và chứng minh tính khoa học thật sự của Đông y. Tôi nghĩ chắc điều này cũng là nghĩ của anh. Anh cho rằng tôi không đủ tài. Điều này cũng có thể như vậy, nhưng cũng có thể anh nhận xét sai. Hãy để xem thế nào.

Bởi vậy, tôi hy vọng anh sẽ cùng tôi tiếp tục tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề. Nếu anh bận thì thôi. Tôi tiếp tục tranh luận với anh Vuivui - người mà tôi luôn tôn troịng tri thức của anh ấy..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Longtuan thân mến.

Tôi xin được phân tích cụ thể những luận điểm trong những bài viết của anh, như sau:

Anh viết:

Tôi lại tiếp tục đoạn trước. Một số điều trên tôi muốn nói là trong đông y về phần lý luận của nó về Âm Dương cũng tinh vi sâu xa lắm .Trong các bài trước nhiều lúc anh có ý lập lại lý luận cho đông y và tạo nên cho đông y một sự phát triển rất cám ơn anh . Ở các bài trước tôi không nói thẳng ra mà đều nói ý tứ ví như tôi có đưa ra sấm trạng trình ..vv là không muốn làm mất lòng anh nhưng ở đây tôi có thể nói là ,anh sẽ và không bao giờ đủ tài làm được việc này . Bởi các luận cứ mà anh đề ra . Xin hỏi thật đã có đề tài của anh được thế giới công nhận chưa ? ?

Âm Dương là gì - Điều này tôi cũng như anh Vuivui đều xác định đó là một cặp phạm trù miêu tả tính đối đãi của các hiện tượng trong vũ trụ theo quan điểm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vấn đề tranh luận - về bản chất - chỉ còn là những thuộc tính của Âm Dương thôi. Cụ thể là "Âm tịnh Dương động" theo cổ thư chữ Hán, hay "Dương tịnh, Âm dộng" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Tất nhiên điều này mang tính lý thuyết và sự chứng minh sẽ là tính ứng dụng để giải thích một cách hợp lý trong những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó. Trong đó có Đông y - tôi sẽ phân tích sau bài này bài viết của anh liên quan đến điều này. Bởi vậy, anh cứ việc phân tích thẳng thắn luận điểm của anh và minh chứng tôi đã sai trên cơ sở học thuật. Điều này không có gì mất lòng. Tôi sẵn sàng chấp nhận sai, nếu phân tích của anh hợp lý.

Anh cho rằng tôi "sẽ và không bao giờ đủ tài làm được việc này" thì đấy là nhận xét của anh, có thể đúng và cũng có thể sai. Điều này sẽ còn chờ thời gian trả lời. Nhưng tôi tin rằng sẽ không phải vì lời nhận xét của anh mà tôi sẽ làm, hay không làm việc này.

Anh cũng đặt v/d các "đề tài của tôi đã được thế giới công nhận chưa?" thì đấy không phải là luận cứ phản biện, tôi đã nói ở bài trên và không lặp lại ở đây. Đoạn văn trên trong bài viết của anh không có luận cứ phản biện. Bây giờ chúng ta cùng phân tích đoạn tiếp theo.

Anh viết:

Còn trong đông y đã có nhiều đề tài mà mặc dù chưa chứng minh được nhưng thực nghiệm đã chứng minh và làm chấn đông cả khoa học phương tây . Chắc anh và mọi người đã biết với mấy cây kim bé nhỏ trong châm cứu gây mê do giáo sư bác sỹ Nguyễn Tài Thu (Tôi đã từng học ở đó ) có thể châm cứu cho nạn nhân mổ cưa xương , mổ bụng, mà không cần gây mê . Liệu lý luận của đông y có thể sai được không ? Trong khi các bộ môn như phong thủy , tử vi, độn toán nhiều lúc xem có lúc đúng có lúc sai vẫn ở trên con đường nghiên cứu và tìm tòi .

Tôi đã viết trong bài trên - Tôi là con nhà nòi về Đông Y, tuy không theo nghề Đông Y, nhưng không phải không biết về cơ sở lý luận của Đông Y theo sách Hán. Bởi vậy, việc những phương pháp chữa bệnh của Đông Y làm chấn động dư luận thế giới như thế nào tôi biết rất rõ - cũng như anh. Tôi cũng lưu ý anh rằng: Việc châm cứu gây tê - tên gọi chính xác của nó, do các bác sĩ Đông Y Trung Hoa giới thiệu đầu tiên trên thế giới. Điều này đã được giới thiệu trên "Họa Báo Trung Hoa" tiếng Việt từ những năm 60 của thế kỷ trước và tôi đã được xem. Nên tôi không ngạc nhiên khi ông Nguyễn Tài Thu phát huy và nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này. Nhưng điều đó không phải là luận cứ minh chứng "Âm tịnh Dương động". Anh không thể căn cứ vào đó để lập luận rằng "Liệu lý luận của đông y có thể sai được không ? ".Một người thợ sửa xe giỏi thì không có nghĩa là anh ta nói gì cũng đúng về cơ chế khoa học kỹ thuật của chiếc xe. Chính anh cũng thừa nhận: "Trong khi các bộ môn như phong thủy , tử vi, độn toán nhiều lúc xem có lúc đúng có lúc sai vẫn ở trên con đường nghiên cứu và tìm tòi". Vậy tại sao cở sở lý luận của Đông Y lại duy nhất đúng, khi các môn như Phong Thủy, Tử Vi, độn toán cũng cùng trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành? Tôi hy vọng anh sẽ xem xét lại điều này. Anh viết:

Chính vì vậy mà tôi phải nói vẫn tự nhắn nhủ với mình rằng sống ở đời phải biết trước biết sau, biết phải biết người biết ta đi đến tận cùng của một vấn đề là một điều không tưởng . Ví dụ vũ trụ mà ta đang sống có những hành tinh cách ta hàng tỷ tỷ năm ánh sáng biết rằng ở trên đó có cái gì mà bàn có chăng cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi . HIện tại các nhà khoa học phát hiện ra hố đen vũ trụ mà ở đó tất cả những gì qua đó đều bị hút vào kể cả ánh sáng cũng bị bẻ cong . Vậy anh có thể cho biết trên đó có cái gì không ? Nếu cứ đặc câu hỏi như vậy thì lại trở về câu truyện con gà có trước hay quả trứng có trước đây ??

Tôi nghĩ lời khuyên của anh - hay v/d anh đặt ra là "sống ở đời phải biết trước biết sau, biết phải biết người biết ta đi đến tận cùng của một vấn đề là một điều không tưởng" , thì vế trên thuộc nhận thức về cuộc sống - tôi không bàn - cũng có thể tôi đồng ý với anh. Nhưng về dưới của câu trên là "đi đến tận cùng của một vấn đề là một điều không tưởng" cũng có thể đúng luôn anh ạ. Cuộc đời con người ngắn ngủi, khi đến lúc chết cũng chưa hiết hết được. Đức Phật Thích Ca nói - đại ý:"Những điều ta nói như nắm lá trong bàn tay của ta, nhưng những điều cần biết như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta. Bởi vậy các người cần phải tiếp tục hoàn thiện chân lý". Tất nhiên con người tôi, cái cá nhân nhỏ bé này làm sao mà đi đến tận cùng chân lý được. Nhưng nếu nó chỉ là một vấn đề trong vạn ức vấn đề thì khác. Và ngay cả việc đi tìm chân lý thì dù trong cuộc đời này tôi chưa thể tìm ra, nhưng không thể vì thế mà không đi tìm và xác minh cho chân lý.

Nhưng ngay cả điều này - có thể anh đúng thì không có nghĩa là "Dương tịnh, Âm động" là sai và "Âm tịnh, Dương động" là đúng. Mà chúng ta đang bàn về đề tài này mà, phải không anh? Bởi vậy, chúng ta nên đi vào chủ đề chính.

Anh viết:

Và còn điều nữa anh bảo tôi là nếu tin sách thì cứ sách mà dùng lại càng khó hơn . Vậy các học sinh của anh có tin sách không ?? hay là đi tin một cái gì còn mù mờ mà chưa được một luận chứng khoa học nào trên thế giới chứng minh về tính thực nghiệm của nó ?? Tôi nghĩ rằng anh rất thông minh . Nhưng tôi lại liên tưởng đến câu trong tướng học là " Khôn cũng chết ,dại cũng chết , chỉ có biết là sống .

Đôi điều chân thực ,nếu có gì không phải xin anh đại xá cho .

Chân thành cảm ơn anh vì qua anh tôi cũng hiểu được nhiều điều trong cuộc sống .

Longtuan.

Thành thật để trả lời anh rằng: Tôi không hề yêu cầu học sinh của tôi phải tin tôi, mà tôi yêu cầu họ hãy so sánh tính hợp lý giữa cổ thư chữ Hán và những lập luận của tôi. Tôi không bắt được họ phải tin tôi. Hơn nữa, bản thân họ hầu hết đều có trình độ từ Đại học trở lên. Họ thùa khả năng tư duy độc lập để so sánh sự mù mờ trong cổ thư chữ Hán và những luận cứ của tôi. Còn nữa, luận điểm của tôi chỉ mới xuất hiện hơn 10 năm kể từ cuốn sách đầu tiên mới xuất bản - so với cổ thư chữ Hán trải ít nhất 2000 năm theo luận điểm của tôi và trên 5000 năm theo cách nhìn của người Hán và thế giới - thì tôi có thể khẳng định rằng: Nếu không có tính hợp lý, chắc chẳng ai gọi tôi là thày cả. Anh cho rằng "" Khôn cũng chết ,dại cũng chết , chỉ có biết là sống". Vậng! Tôi cũng hiểu điều này và còn nhiều điềun liên quan đến nó. Nhưng đó cũng không phải là luận điểm chứng minh tính đúng sai trong thuộc tính của cặp phạm trù Âm Dương. Nhưng nếu cái chết của con người xác định sự khôn dạ và cái biết của con người xác định sự trường thọ - thì tôi nghĩ rằng thế gian này chẳng ai khôn, chẳng ai dại, chẳng ai biết . Vì cuối cùng đều chết cả. Và điều này cũng không minh chứng được gì cho đề tài của chúng ta "Âm tịnh, Dương động" theo cổ thư chữ Hán đúng , hay "Dương tịnh, Âm động" nhân danh nền văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử đúng.

Tôi mai tôi sẽ phân tích tiếp bài viết của anh liên quan trực tiếp đến Đông là chuyên môn của anh để làm sáng tỏ chân lý.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Longtuan thân mến.

Tôi xin lỗi vì chưa trả lời hết ý này của anh trong bài viết trên. Anh viết:

HIện tại các nhà khoa học phát hiện ra hố đen vũ trụ mà ở đó tất cả những gì qua đó đều bị hút vào kể cả ánh sáng cũng bị bẻ cong . Vậy anh có thể cho biết trên đó có cái gì không ? Nếu cứ đặc câu hỏi như vậy thì lại trở về câu truyện con gà có trước hay quả trứng có trước đây ??

Về hố đen trong vũ trụ là một thực tế đang tồn tại. Nếu giải thích theo quan điểm khoa học thì các nhà khoa học đã giải thích rồi. Tôi nghĩ không cần thiết phải lặp lại làm gì.Vậy ý anh muốn tôi giải thích trên cơ sở phương pháp luận nào? Thuyết Âm Dưỡng Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử - trong đó có luận điểm Dương tịnh, Âm động; hay nhân danh Thuyết Âm Dương Ngũ hành theo cổ thư chữ Hán?

Bây giờ tôi cũng đặt lại vấn đề này với anh và tất cả những ai xác định cổ thư chữ Hán đúng thì hãy dùng chính phương pháp luận của cổ thư chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành để giải thích hiện tượng lỗ đen trong vũ trụ.

Còn chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước thì tôi chỉ lưu ý anh là:

Đời một con người quá ngắn ngủi so với sự tiến hóa trải hàng triệu năm của loài gà. Bởi vậy, cái tri thức trong đời một con người ngắn ngủi ấy, không thể phân biệt được hiện tượng quả trứng nở ra con gà hay con gà đẻ ra quả trứng. Nhưng đó là khả năng nhận thức và lý giải hiện tượng, chứ không phải là lý thuyết được tổng hợp từ tất cả các hiện tượng - trong đó có con gà và quả trứng - để giải thích hiện tượng con gà và quả trứng.

Còn tôi, tôi nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành từ nền văn minh Lạc Việt để giải thích rằng: "Quả trứng có trước". Tôi sẽ chứng minh điều này sau khi phân tích bài viết của anh về các v/d ứng dụng trong Đông Y để xác định thuộc tính của Âm Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn tôi, tôi nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành từ nền văn minh Lạc Việt để giải thích rằng: "Quả trứng có trước". Tôi sẽ chứng minh điều này sau khi phân tích bài viết của anh về các v/d ứng dụng trong Đông Y để xác định thuộc tính của Âm Dương.

thưa bác thiên sứ ,có phải theo bác quả trứng là dương còn con gà là âm ko ..âm dưỡng dương ..nên quả trứng có trước .

còn theo suy nghĩ của bác , cháu hiểu theo khoa học là : phải kết thúc loài cũ thì mới có loài mới .như vậy trong quá trình phát triển để đạt đến con gà hoàn thiện bây giờ ,sự kết thúc cúa nó sẽ ở loài cuối cùng.

loài gần hoàn thiện(chưa gọi là gà ) ==> quả trứng ===> nở ra con gà (hoàn thiện)

cháu hiểu vậy có sai ko ? :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Đối với tôi, luận điểm của anh "dương tịnh, âm động" là đóng góp quan trọng nhất của anh cho việc phục hồi học thuyết ADNH của Tổ tiên Lạc Việt. Tôi cố lý thuyết hóa luận điểm này trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" nhưng còn sơ sài. Nay tôi hoàn chỉnh lại, mong anh tham khảo xem có giúp gì được cho làm sáng tỏ luận điểm này trong các tranh biện hay không.

1. Chân tướng của Thực tại:

Bàn về Thực tại cần phải xét cả 3 mặt thống nhất không thể tách rời: Thể, Tướng, Dụng của nó.

Bản thể của Thực tại là “Đạo” vốn vô thuỷ, vô chung, không có phân biệt, hàm chứa và bao trùm tất cả.

Đạo Vô thủy, tức là nó vốn có, không khởi nguyên, nên nó có trước tất cả những cái gì có khởi nguyên.

Đạo Vô chung nghĩa là mãi mãi, không có kết thúc nên nó dài lâu hơn tất cả cái gì có kết thúc.

Đạo không có phân biệt nên tuyệt đối không có lý do gì để nó phải biến đổi, do đó gọi là chí tịnh. Tính “tịnh” ở đây có nghĩa là không biến đổi, giữ nguyên trạng thái hiện tại. Chí tịnh chính là cái tịnh đã đến cùng cực, tuyệt đối.

Do không có phân biệt nên Đạo thuần khiết đồng nhất và vô cùng thông biến. Những cái gì thuộc về Đạo quan hệ, ảnh hưởng, hành xử như một khối thống nhất không một chút trở ngại nào.

Do bao trùm tất cả nên Đạo có ở khắp mọi nơi, trong mọi vật và mọi sự.

Do hàm chứa tất cả nên không có cái gì tồn tại mà ngoài Đạo. Tất cả mọi tồn tại vô cùng đa dạng đều không ngoài Đạo mà Đạo vẫn không có sự phân biệt, chí tịnh, thuần khiết và đồng nhất là do chúng đều còn ở dạng mầm mống, khả năng, chưa bộc lộ. Nói cách khác, Đạo là cái gốc sinh ra mọi tồn tại.

Khi tất cả những cái tồn tại đó còn ở dưới dạng mầm mống thì Thực tại đồng nhất với Bản thể của nó là Đạo: cái Tướng của nó đồng với Bản thể, cái Dụng của nó còn chưa bộc lộ. Trạng thái đó gọi là Thái Cực.

Thái cực là trạng thái của Thực tại, khi cái Tướng còn đồng với bản thể là Đạo, thì nó còn chí tịnh và hàm chứa tất cả. Do hàm chứa tất cả nên trong cái chí tịnh, không phân biệt ấy vẫn hàm chứa cái khác biệt với cái ban đầu và do đó có khả năng biến đổi nên không tịnh gọi là tính động – âm như những mầm mống chưa bộc lộ. Tính “động” ở đây được hiểu là biến đổi trạng thái hiện tại, mà nguyên do là có sự khác biệt nảy sinh so với trạng thái trước đó.

Khi những mầm mống khác biệt, tính âm đó thể hiện cái dụng của nó là động, thì dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Thái cực, cái còn vô cùng nhỏ ấy vẫn tạo nên sự phân biệt với phần còn lại, được gọi là có tính dương.

Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính, khi thể hiện, chúng phải thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng, mang đặc tính của chúng gọi là lực lượng âm - Âm, lực lượng dương – Dương. Âm, Dương lúc đó thể hiện ra cái Tướng của Thực tại.

Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác nhau làm cho Thực tại hiển lộ thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương (tương tác giữa 2 lực lượng âm, duơng là Âm và Dương) đó, Dương luôn thể hiện bản chất bảo tồn trạng thái hiện tại (tịnh), Âm luôn thể hiện bản chất biến đổi trạng thái hiện tại (động) làm cho Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ … ngày nay.

Vạn tượng – cái Tướng của Thực tại tuy vô cùng đa dạng và biến hóa không ngừng nhưng chỉ là cái hiển lộ ra ngoài, cái ảo ảnh trước tấm gương âm dương của bản thể Thực tại là Đạo mà thôi. Còn cái bản thể của Thực tại là Đạo, bị cái Tướng – Vạn tượng che lấp, nên ẩn đi, nhưng do vô thủy vô chung, không phân biệt, vẫn luôn bất biến, chí tịnh và thuần khiết.

Vũ trụ, thế giới ngày nay mà chúng ta đang nhận thức chỉ là cái Tướng của Thực tại, xuất hiện sau tương tác âm dương, và do đó có sau Đạo. Đạo là cái bản thể của Thực tại, có trước âm dương, không phải là âm, hay là dương, hay là nửa âm nửa dương, mà vượt lên trên nhị nguyên âm dương, nên không thể dùng lời nói mà diễn tả chính xác được (bởi vì ngôn ngữ dùng để diễn đạt những khái niệm nhị nguyên, phân biệt). Vì thế, người xưa nói, Đạo có trước Trời đất (thế giới hiện tượng) và bất khả tư nghị.

Do Đạo bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể trực giác được, nhận thức được, mô tả một cách tương đối. Người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn.

Như vậy, bản thể của Thực tại là Đạo hay Chân như vốn vô thủy vô chung và bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất mà không phân biệt, đồng nhất, chí tịnh và thuần khiết. Cái Tướng của nó là Vạn tượng vô cùng đa dạng, vận động và biến đổi liên miên do cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương thể hiện.

Quán về Thực tại ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế. Thể (Đạo) - Tướng (Vạn tượng)– Dụng (tương tác âm dương) là 3 mặt không thể tách rời của Thực tại. Nếu nghiên cứu Thực tại mà thiếu một trong ba mặt đó thì không thể thấy được chân tướng của nó.

Như vậy, tính tịnh, một cách tổng quát được hiểu là bảo tồn trạng thái hiện tại chứ không đơn thuần là đứng yên cơ học. Tíng động phải được hiểu là biến đổi trạng thái hiện tại chứ không đơn thuần vận động cơ học. Những yếu tố tuy vận động nhưng cái vận động ấy có tác dụng bảo tồn trạng thái hiện tại thì vẫn là dương. Những yếu tố tuy không ồn ào vận động nhưng sự tồn tại của nó có tác dụng phá vỡ trạng thái hiện tại vẫn phải được hiểu là âm. Ví dụ: Trong xã hội, quân đội hoạt đông nhiều nhưng hoạt động đó bảo vệ thiết chế cũ nên quân đội vẫn thuộc dương. Những lực lượng cách mạng, dù hoạt động bí mật, nhưng hoạt động đó tìm cách phá vỡ thiết chế xã hội hiện tại nên nó phải thuộc âm.

Vận động cơ học chỉ là một trong nhiều dạng vận động không phải là tiêu chí duy nhất cho phân biệt âm dương. Muốn phân biệt một đối tượng nào đó thuộc dương hay thuộc âm chúng ta cần phân tích tác dụng của đối tượng ấy là bảo tồn hay biến đổi trạng thái hiện tại đang khảo sát.

Mong anh xem xét!

Thân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

âm dương vốn là 1 thể đồng nhất , vật nào phá vỡ quy luật tức là vật âm .chuyển động thì quá vô vàn,nếu chỉ nhìn vào hình thái sẽ bỏ qua cái dụng của nó. :rolleyes:

đạo có trước trời đất, dù bất biến vẫn là đạo vậy dụng của nó sâu xa tinh thâm đến mức nào,ko lẽ lớn đến mức chi xoay chuyển cả càn khôn.?

kiến thức cả vũ trụ mà chỉ chứa trong lòng bàn tay .thật quá tài tình :) :o

lvdt nếu có thể tìm ra bản hoàn chỉnh thì những thành tựu khoa học hiện tại chỉ đáng xách dép cho nó :lol:

chúc bác thiên sứ và những người bạn sớm đạt được nguyện vọng để tổ tiên người lạc việt có thể tự hào về nền văn hóa đã từng thống trị ko đơn giản chỉ là 1 vòng tròn ... :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trân trọng, chào anh tuanlong.

Cấu tạo nên “thái cực” là Âm – Dương, cùng đồng thời liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, cùng hạn chế lẫn nhau, phân ra thành hai mà thống nhất lại thì thành một. Đây là cơ sở vật chất của Thái cực.

Âm – Dương phân hai phần từ Thái cực, là một khái niệm mang “tính tương đối mà không phải tuyệt đối”, đây là một phạm trù của “quy luật”, là phạm trù mang tính tổng hợp.

Vậy, ta hiểu về phạm trù “quy luật” là như thế nào ?

Phạm trù “quy luật” bao gồm những đặc trưng, được định nghĩa nhiều nhất, từ quá khứ cho đến nay, đó là :

- Tính lặp lại.

- Tính ổn định.

- Tính phổ biến.

- Tính tất yếu.

- Tính bản chất.

Phạm trù quy luật được hiểu là: “mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng, chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy”. Quy luật mang một trình tự nhất định. Quy luật không phải là bản thân sự vật, không phải là thuộc tính của sự vật, hay là các hiện tượng riêng lẻ, mà chính là mối quan hệ đa dạng, sự phối hợp giữa các sự vật và các hiện tượng, chúng quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan.

Như vậy, sự khác nhau giữa quy luật khách quan với những nhiệm vụ phải làm, ở một thời điểm lịch sử nhất định, như là sự khác nhau giữa cái khách quan với sự vận dụng chủ quan của con người. Sự lẫn lộn giữa quy luật với nhiệm vụ phải làm, có thể, dẫn con người đến chỗ chủ quan và duy ý chí.

Tâm trạng chia sẻ cùng anh

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin kể lại:

Trong quá khứ, ở một năm nào đó, khi gia đình ông Nguyễn Tài Thu cùng ở tầng 3 với gia đình ông Trần Quốc Vượng, khu tập thể ...

Ngày 27 tết âm lịch năm đó, vợ ông Vượng rất mệt, ông Vượng có mời ông Thu sang xem bệnh, ông Thu kết luận là: "ngoại cảm", và đã châm huyệt theo "Ngũ du" (?). Sáng mồng Một tết, chúng tôi được mời đến, đưa ra tư vấn phải đi cấp cứu ngay (B/v Việt Đức). Kết luận của B/v Việt Đức đối với vợ ông Trần Quốc Vượng là: xuất huyết tuyến Tuỵ. Một vài ngày sau đó, vợ ông Vượng đã ra đi.

Tại một hội nghị lớn của Bộ Y tế, trong không gian không chính thức, một ông Giáo sư có hỏi ông Tài Thu:"khi vợ ông Thu bị bệnh, liệu ông có ký giấy đồng ý cho cho vợ ông châm tê để mổ không ?", và ông Tài Thu đã trả lời: ",..., không,...".

Hai việc trên, được nhiều người có uy tín chứng kiến.

Đó là mối quan hệ giữa quy luật khách quan với sự vận dụng chủ quan của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối thoại này, Rubi cháu gộp hai đối thoại vào một lần viết.

Rubi thân mến!

Chẳng nên phản ứng làm gì. Đoàn người mù quáng nối đuôi nhau dắt díu đã hàng ngàn năm nay trong cái bát trận đồ của học thuyết ADNH mà không cách nào thoát ra được, cũng chẳng sung sướng gì đâu. Họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Việc mình làm thì mình cứ làm, sá gì những tiếng ong ve. Người cười cuối cùng mới thật vui.

Tôi dám chắc rằng, những kiểu tranh luận không có chung cái gốc rõ ràng như thế này, cuối cùng, chẳng ai thấy mình sai và cũng chẳng ai thấy đối phương đúng. Tranh luận kiểu này không những vô ích mà còn có hại, thì hà tất phải tốn thời gian quí báu nhẽ ra dành cho việc khác ích lợi hơn.

Chú Votruoc kính mến!

Góp ý của chú cũng đồng với ý nghĩ của cháu. Song cháu nghĩ thêm thế này, riêng đối thoại đó (với chú Vuivui), không nói thì cũng dở mà nói dài quá thì cũng dở, hay nhất là xác định nói ngắn gọn và kiên quyết một chút, cho nên cháu đã đối thoại.

Như các lý thuyết âm dương đồ họa (chưa hiểu âm dương ngũ hành, mà đòi Định nghĩa).

Nếu bây giờ chú Vui vui cũng đòi định nghĩa theo tiêu đề của cháu, thì có lẽ là chú sẽ định nghĩa những ba nội dung:

-Định nghĩa Âm dương.

-Định nghĩa Ngũ hành.

-Định nghĩa Âm dương Ngũ hành.

Mà các định nghĩa của chú sẽ chẳng liên quan gì đến nhau đâu, Âm dương một tông, Ngũ hành một tông, Âm dương Ngũ hành một tông nữa, chú cứ thử định nghĩa đi, chắc chưa có ai từ xưa đến nay làm cái tiểu đề này đâu ạ.

Với kiểu Bát quái trong 8 có 5, chú mà định nghĩa được thế nào là Âm dương, thế nào là Ngũ hành thì cháu không hiểu được là cái hiểu của chú về Âm dương Ngũ hành là như thế nào.

Nếu sau khi chú định nghĩa các vấn đề trên thì cái định nghĩa đó của chú chẳng chính xác bằng tám cái gạch đầu dòng, mỗi dòng bảo mỗi quái có tính chất của nó theo sách tàu hiện nay. Rốt cục, định nghĩa lại không cô đọng bằng diễn giải, diễn giải lại chẳng bổ nghĩa cho định nghĩa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên sứ .

Tôi đã định bụng không bàn vấn đề này nữa nhưng anh hỏi tôi đâu không dám trả lời .

Thôi thì tôi rốt nát về phong thủy cũng thử đá qua một câu thôi nhé " Âm thì nhô cao ,Dương thì trũng thấp " là như thế này : Trong phong thủy âm thì nhô cao, dương thì trũng thấp bởi lẽ càng nên cao không khi càng loãng nhiệt độ càng giảm thậm chí có những núi cao tuyết phủ quanh năm .Đấy có phải là âm không ạ ? Chính vì vậy mà trên núi cao này cây cối, sinh vật phát triển rất kém . Đây có phải là âm tĩnh không ạ ? .Ngược lại càng suống thấp không khí càng đậm đặc , cây cối ,sinh vật càng phong phú sinh động .Đây có phải là dương đông không ạ . Tôi thì không thuộc bài mấy nói càn vài câu mong anh chỉ giáo .

Chính vì anh hỏi tôi vài câu về phong thủy là vấn đề sở trường của anh cho nên tôi cũng muốn hỏi anh về mấy câu của đông y .

Thứ nhất tại sao lại nói đạo của trời lại là Dương sinh âm trưởng . Tại sao nói đạo của đất lại nói dương sát âm tàng ??

Tại sao khi xem mặch cho phụ nữ có thai tả xích vượng (dương động ) là con trai .

Mà mạch xích bên tả (dương ) lại là bộ vị của thận âm .

TRong đông y với ba bộ vi (thốn, quan, xích ) ở hai tay mà người ta có thể xem được khí huyết của mười hai bộ vị ,lục phủ ngũ tạng .(cái quyết định chính ở đây vẫn chính là dương đông để chuẩn đoán )

Hơn thế nữa trong đông y còn có thái tố mạch xem động tĩnh của các bộ vị mà biết được Âm Dương trạch ,vợ con,ông bà tổ tiên , họa phúc , vv... Lúc nào dỗi tôi sẽ dẫn sách đoạn nói về gia sự cát hung ,nhân duyên hạnh phúc của thái tố mạch .

Thôi tôi lại bận rồi khi dỗi tôi sẽ bàn tiếp . Và xin anh đừng có khỏi khó tôi nữa .

Thân chào anh .

Anh Longtuan thân mến.

Qua sự phân tích này của anh để giải thích vấn đề mà tôi đặt ra. Tôi nhận thấy rằng - cái hiểu về Âm Dương của anh khác rất xa cái hiểu về Âm Dương của tôi. Nếu cứ tranh luận thì chắc sẽ không thể đi đến kết quả cuối cùng - nếu như anh không cho biết anh hiểu như thế nào về Âm Dương - đây là v/d đầu tiên tôi đặt ra để anh cho biết ý kiến. Từ đó chúng ta mới có tiêu chí để tranh luận - cho dù tiêu chí đó do chính anh đặt ra. Tôi chứng minh cách hiểu của anh về Âm Dương khác xa cách hiểu của tôi, ngay tiếp theo đây:

Anh viết:

Trong phong thủy âm thì nhô cao, dương thì trũng thấp bởi lẽ càng nên cao không khi càng loãng nhiệt độ càng giảm thậm chí có những núi cao tuyết phủ quanh năm .Đấy có phải là âm không ạ ? Chính vì vậy mà trên núi cao này cây cối, sinh vật phát triển rất kém . Đây có phải là âm tĩnh không ạ ? .Ngược lại càng suống thấp không khí càng đậm đặc , cây cối ,sinh vật càng phong phú sinh động .Đây có phải là dương đông không ạ . Tôi thì không thuộc bài mấy nói càn vài câu mong anh chỉ giáo .

Như vậy, anh cho rằng: Âm nhô cao vì không khí loãng và nhiệt độ thấp. Tôi xin hỏi lại anh: "Không khí loãng" và "nhiệt độ thấp" mà anh gọi là Âm, vậy cái nhô cao ấy - là chủ thể mà chúng ta đang quán xét , như ngọn núi chẳng hạn - thì gọi là gì - so với không khí loãng và nhiệt độ thấp?

Âm Dương là một khái niệm đối đãi phân biệt và tương tác. Nói theo cách nói của triết học thì nó là một "cặp phạm trù" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, miêu tả một cách khái quát mọi hiện tượng vũ trụ từ khi vũ trụ hình thành đến nay. Trong trạng thái khởi nguyên của vũ trụ thì vấn đề Dương trước, Âm sau, Dương tịnh, Âm động - giải thích theo chính kinh điển của thuyết Âm Dương Ngũ hành "Thái cực sinh lưỡng nghi" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử thì đã rõ ràng. Tịnh là Dương, tức là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ: Thái Cực - Động là Âm tức là từ dạng tồn tại đầu tiên của vật chất mà cổ thư gọi là "lưỡng nghi", cho đến mọi dạng tồn tại của vật chất, từ hạt vật chất nhỏ nhất, đến thiên hà khổng lồ và mọi dạng tồn tại khác đều động. Trong phạm trù "Âm" của vũ trụ - do tính đối đãi phân biệt - tức là trong điều kiện phải phân biệt Âm Dương của những hiện tượng thuộc tính động Âm này thì đâu là Dương, đâu là Âm là một điều không phải xem vài cuốn sách mà có thể nhận biết được. Khi không biết thì tất nhiên là nhầm lẫn. Tôi thí dụ - ngay trong cách giải thích của anh Longtuan:

- Âm nhô cao, Dương trũng thấp trong quan niệm về Âm Dương trong phong thủy, là sự phân biệt giữa tính cao - thấp của hình thể liên quan đến bề mặt trái đất. Ở bề mặt trái đất thì tính cao - thấp phân biệt Âm Dương. Nó liên quan gì đến không khí loãng và nhiệt độ lạnh đâu? Ngồi trên máy bay ở độ cao 10.000 m, trời nắng chang chang, nóng đến mức độ phải mở máy lạnh. Trong khi dưới đất đang mưa ào ào. Nhưng nếu đem những hiện tượng này mà gán thêm vào tính cao - thấp để phân biệt Âm Dương thì quả là vô lý vậy.

Trong khoa học hiện đại, khi quán xét một hiện tượng thì người ta phải cô lập hiện tượng đó, gọi là phương pháp loại suy. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - một lý thuyết thống nhất vũ trụ , nhân danh khoa học và giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - cũng vậy. Khi phân biệt Âm Dương phải cô lập hiện ương và giải thích nó theo đúng phương pháp luận của nó - cụ thể ở đây là "Âm nhô, Dương trũng thấp"- chứ không phải đem thêm vào đấy tất cả mọi hiện tượng, nóng lạnh, loãng của không khí rôi kết luận.

Bởi vậy, tôi mới nói rằng: Cách hiểu của anh và tôi về v/d Âm Dương khác xa nhau là vậy. Đó là lý do tôi đề nghị anh cho biết quan niệm của anh thế nào về Âm Dương.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Thân mến.

Thiên Sứ

--------------------

PS: Tôi yêu cầu các viên lớp Phong Thủy Lạc Việt I và II không tham gia các topic liên quan. Thắc mắc hoặc diễn giải điều gì thì thể hiện trong nội bộ lớp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Rubi.

Trích:

Nếu bây giờ chú Vui vui cũng đòi định nghĩa theo tiêu đề của cháu, thì có lẽ là chú sẽ định nghĩa những ba nội dung:

-Định nghĩa Âm dương.

-Định nghĩa Ngũ hành.

-Định nghĩa Âm dương Ngũ hành.

Mà các định nghĩa của chú sẽ chẳng liên quan gì đến nhau đâu, Âm dương một tông, Ngũ hành một tông, Âm dương Ngũ hành một tông nữa, chú cứ thử định nghĩa đi, chắc chưa có ai từ xưa đến nay làm cái tiểu đề này đâu ạ.

Với kiểu Bát quái trong 8 có 5, chú mà định nghĩa được thế nào là Âm dương, thế nào là Ngũ hành thì cháu không hiểu được là cái hiểu của chú về Âm dương Ngũ hành là như thế nào.

Nếu sau khi chú định nghĩa các vấn đề trên thì cái định nghĩa đó của chú chẳng chính xác bằng tám cái gạch đầu dòng, mỗi dòng bảo mỗi quái có tính chất của nó theo sách tàu hiện nay. Rốt cục, định nghĩa lại không cô đọng bằng diễn giải, diễn giải lại chẳng bổ nghĩa cho định nghĩa.

Đúng ra thì Tôi không viết bài này với Câụ, và chũng chẳng có ý muốn trao đổi với Cậu sau khi đọc bài có đoạn trích dẫn trên của Cậu. Bởi không muốn Cậu buồn, rôi tự ái mà có những ứng xử không nên có cũng như tâm lý sẽ rơi vào hư vô, hụt hẫng khi mà những tư tưởng, kiến thức của Cậu đã không đem lại những sự thỏa mãn cho các tham vọng của mình. Nhưng đắn đo mãi, Tôi nghĩ dù không nói toạc ra, thì cũng có vài lời ý tứ với Cậu. Hy vọng Cậu đọc cố gắng hiểu. Nếu như Cậu vẫn tiếp tục không hiêủ, thì đây cũng là lời cuối cùng của Tôi đối với Cậu.

Tôi thực chán nản khi thấy Cậu càng viết càng tối tăm, kiến thức cơ bản bộc lộ hầu như không có. Bình sinh, Tôi rất cố gắng không tiếp chuyện với những người đối thoại mà Tôi thấy thuộc một trong những loại sau:

-Dốt, Dốt tới mức cao nhất là cái Dốt làm xấu hổ người đối thoại, sau nữa là Dốt cỡ không có khả năng hiểu trong đối thoại bởi không có kiến thức. Sau nữa là Dốt bởi tư duy lệch lạc. ...

-Lý sự Cùn. Thuộc loại này, do tham vọng, và ý chí cầu thắng. Nên khi bí thì thường Cùn, hoặc khi không đủ khả năng thì cũng Cùn.

-Thiếu nghiêm túc. Thể hiện trong khi trao đổi thì lý luận loanh quanh, lỳ lợm, ...

-Dễ nổi nóng và xúc phạm người khác, ...

Tôi không kết luận Cậu thuộc về loại nào. Nhưng Cậu đang tiệm cận đến một hai trong các tiêu chí phân loại trên. Trong trao đổi, Cậu tỏ ra tranh thắng chứ không cầu tiến. Như thế, dẫu Tôi có bổ túc cho Cậu thêm kiến thức, vị tất đã có ích cho cậu.

Mà dù Cậu có kéo đồng kéo lứa, cũng không có tằng thêm trọng lượng và giá trị tranh thắng. Bởi chính người đó. Từ dạo kết thúc, với bài cuối cùng trong trao đổi với tôi, đã thể hiện tất cả rồi. Hơn nữa, càng viết, càng chui vào bụi rậm. Đường quang sáng sủa không đi, lại đi vào bụi rậm, trốn trong sự mơ hồ về ngôn ngữ và lộn xộn về tư duy. Đừng nghi rằng, khi có ai nhìn thấy mình trong bụi rậm thì hô lên rằng: Tôi đang đi săn !. Người ta đã nhìn thấy mình trong bụi rậm, tức là đã nhìn rõ có con đường sáng để đi. Ấy là lúc người ta có thể phân biệt đâu là đương quang, đâu là bụi rậm.

Thế nhé. Chúc Cậu thành tựu. Quay đầu là Bờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng ra thì Tôi không viết bài này với Câụ, và chũng chẳng có ý muốn trao đổi với Cậu sau khi đọc bài có đoạn trích dẫn trên của Cậu. Bởi không muốn Cậu buồn, rôi tự ái mà có những ứng xử không nên có cũng như tâm lý sẽ rơi vào hư vô, hụt hẫng khi mà những tư tưởng, kiến thức của Cậu đã không đem lại những sự thỏa mãn cho các tham vọng của mình. Nhưng đắn đo mãi, Tôi nghĩ dù không nói toạc ra, thì cũng có vài lời ý tứ với Cậu. Hy vọng Cậu đọc cố gắng hiểu. Nếu như Cậu vẫn tiếp tục không hiêủ, thì đây cũng là lời cuối cùng của Tôi đối với Cậu.

Tôi thực chán nản khi thấy Cậu càng viết càng tối tăm, kiến thức cơ bản bộc lộ hầu như không có. Bình sinh, Tôi rất cố gắng không tiếp chuyện với những người đối thoại mà Tôi thấy thuộc một trong những loại sau:

-Dốt, Dốt tới mức cao nhất là cái Dốt làm xấu hổ người đối thoại, sau nữa là Dốt cỡ không có khả năng hiểu trong đối thoại bởi không có kiến thức. Sau nữa là Dốt bởi tư duy lệch lạc. ...

-Lý sự Cùn. Thuộc loại này, do tham vọng, và ý chí cầu thắng. Nên khi bí thì thường Cùn, hoặc khi không đủ khả năng thì cũng Cùn.

-Thiếu nghiêm túc. Thể hiện trong khi trao đổi thì lý luận loanh quanh, lỳ lợm, ...

-Dễ nổi nóng và xúc phạm người khác, ...

Tôi không kết luận Cậu thuộc về loại nào. Nhưng Cậu đang tiệm cận đến một hai trong các tiêu chí phân loại trên. Trong trao đổi, Cậu tỏ ra tranh thắng chứ không cầu tiến. Như thế, dẫu Tôi có bổ túc cho Cậu thêm kiến thức, vị tất đã có ích cho cậu.

Mà dù Cậu có kéo đồng kéo lứa, cũng không có tằng thêm trọng lượng và giá trị tranh thắng. Bởi chính người đó. Từ dạo kết thúc, với bài cuối cùng trong trao đổi với tôi, đã thể hiện tất cả rồi. Hơn nữa, càng viết, càng chui vào bụi rậm. Đường quang sáng sủa không đi, lại đi vào bụi rậm, trốn trong sự mơ hồ về ngôn ngữ và lộn xộn về tư duy. Đừng nghi rằng, khi có ai nhìn thấy mình trong bụi rậm thì hô lên rằng: Tôi đang đi săn !. Người ta đã nhìn thấy mình trong bụi rậm, tức là đã nhìn rõ có con đường sáng để đi. Ấy là lúc người ta có thể phân biệt đâu là đương quang, đâu là bụi rậm.

Thế nhé. Chúc Cậu thành tựu. Quay đầu là Bờ.

Có đối thoại với chú, nhưng cháu không bàn trong chủ đề này của chú Thiên Sứ. Chú không thiếu lời, cháu cũng không cần khiêm tốn. Cháu đã lập topic "Đối thoại không chính thức", cũng thông tin để chú biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

thưa bác thiên sứ ,có phải theo bác quả trứng là dương còn con gà là âm ko ..âm dưỡng dương ..nên quả trứng có trước .

còn theo suy nghĩ của bác , cháu hiểu theo khoa học là : phải kết thúc loài cũ thì mới có loài mới .như vậy trong quá trình phát triển để đạt đến con gà hoàn thiện bây giờ ,sự kết thúc cúa nó sẽ ở loài cuối cùng.

loài gần hoàn thiện(chưa gọi là gà ) ==> quả trứng ===> nở ra con gà (hoàn thiện)

cháu hiểu vậy có sai ko ? :rolleyes:

Anh Tuấn Dương thân mến.

Ngày xưa tôi đã tham gia đề tài này trên tuvilyso.com và đã chứng minh luận điểm của tôi. Bây giờ thấy anh lặp lại gần giống tôi, nên ngẫu hững viết tiếp về đề tài này. Anh viết gần giống tôi ở đoạn này:

phải kết thúc loài cũ thì mới có loài mới .như vậy trong quá trình phát triển để đạt đến con gà hoàn thiện bây giờ ,sự kết thúc cúa nó sẽ ở loài cuối cùng.

loài gần hoàn thiện(chưa gọi là gà ) ==> quả trứng ===> nở ra con gà (hoàn thiện)

Cách lập luận này đúng - trước đây tôi cũng viết như vậy: Trong quá trình tiến hóa của một loài gọi là gà như bây giờ thì có một loài gần giống gà - nhưng chưa gọi là gà - đã đẻ ra quả trứng. Quả trứng đó thì không phải quả trứng gà , do một loài chưa phải là gà đẻ ra. Nhưng nó nở ra một con xác định là gà. Nên quả trứng phải có trước. Nhưng đấy chỉ là cách lý giải cho dễ hiểu. Lý luận minh triết hơn cả là - truy nguyên đến tận cùng vũ trụ thì "Thái Cực sinh lưỡng nghi". Thái Cực tròn đầy, viên mãn nên quả trứng luôn có trước. Bởi vậy về lý thuyết thì Dương tịnh Thái cực - quả trứng và Âm động - con gà là vậy. Quả trứng có trước thuộc Dương, con gà có sau thuộc Âm.

Qua hình tượng quả trứng và con gà mới thấy sâu sắc sự vĩ đại của nền văn hiến Lạc Việt thể hiện ở hình tượng:

Bánh Chưng, bánh Dày - linh vật của nền văn minh Lạc Việt. Khi dân tộc Việt chính là dân tộc đầu tiên trên thế giới dùng thực phẩm để minh họa cho một mệnh đề triết học. Không phải ngẫu nhiên nó được chấm giải nhất và được toàn thể dân tộc Việt lưu truyền cho đến ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin kể lại:

Trong quá khứ, ở một năm nào đó, khi gia đình ông Nguyễn Tài Thu cùng ở tầng 3 với gia đình ông Trần Quốc Vượng, khu tập thể ...

Ngày 27 tết âm lịch năm đó, vợ ông Vượng rất mệt, ông Vượng có mời ông Thu sang xem bệnh, ông Thu kết luận là: "ngoại cảm", và đã châm huyệt theo "Ngũ du" (?). Sáng mồng Một tết, chúng tôi được mời đến, đưa ra tư vấn phải đi cấp cứu ngay (B/v Việt Đức). Kết luận của B/v Việt Đức đối với vợ ông Trần Quốc Vượng là: xuất huyết tuyến Tuỵ. Một vài ngày sau đó, vợ ông Vượng đã ra đi.

Tại một hội nghị lớn của Bộ Y tế, trong không gian không chính thức, một ông Giáo sư có hỏi ông Tài Thu:"khi vợ ông Thu bị bệnh, liệu ông có ký giấy đồng ý cho cho vợ ông châm tê để mổ không ?", và ông Tài Thu đã trả lời: ",..., không,...".

Hai việc trên, được nhiều người có uy tín chứng kiến.

Đó là mối quan hệ giữa quy luật khách quan với sự vận dụng chủ quan của con người.

Chào Hà Uyên .

Câu truyên bạn kể không cần xác minh ,ừ thì tôi cũng tin bạn đi .Nhưng xin hỏi bạn một, điều thiếu gì ví dụ mà bạn phải đem ví dụ này tung nên trên mạng .

Bạn có biết tôi và tất cả những ai trong diễn đàn này có cảm xúc gì khi đọc bài bạn viết không ?

Bạn thích chọc vào nỗi đau của người khác . Tôi và anh Thiên sứ cũng như mọi người sẽ nghĩ rằng vì không cùng chung quan điểm cho nên bạn cho nên phải ngoáy vào nỗi đau của người ta cho bõ nghét .

Một ngày nào đó bạn không ưa tôi và Anh Thiên sứ bạn cũng sẽ làm như thế ở trong các diễn đàn khác và cả ở ngoài đời nữa . Không biết bạn có phải là học trò của anh Thiên Sứ không ? Nếu phải thì thật đáng xấu hổ bởi vì một người quảng đại như anh Thiên sứ lại có một học trò như thế .Thật đáng buồn !

Bạn thử nhìn lại mình xem bạn có lắm tay được cả ngày không ? huống chi trong cả một cuộc đời và có ai đó lại tìm cái thói hư tật xấu của mình tung nên trên mạng này thì bạn sẽ nghĩ thế nào ?

Tôi xin kể cho bạn một câu truyện về bác sỹ Nguyễn Tài thu .

Ở thành phố tôi đang sông có một trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật mà người đầu tiên bỏ tiền túi ra để thành lâp đó là Giáo Sư Nguyễn Tài Thu hôm đó tôi cũng đến dự ,Hôm đó khi nhìn thấy các cháu tàn tật và khi phát biểu giáo sư có rơi lệ và tôi cũng không cầm nổi lòng mình .Đây chỉ là một trong những nghĩa cử tôi được chững kiến và còn nhiều chỗ như thế tôi cũng không kể ra đây làm gì .

Nhưng tôi cũng muốn khuyên bạn một câu trong mạng này là ảo cho nên bạn có thể đưa ra những ví dụ mà bạn thích không cần phải suy nghĩ nhưng nếu ở ngoài đời thì bạn cần phải nhớ câu này :

Bệnh tòng khẩu nhập

Họa tòng Khẩu suất .

Rất mong rằng xẽ không gặp cái kiểu ví dụ như thế này trên đây nữa .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Longtuan thân mến.

Qua sự phân tích này của anh để giải thích vấn đề mà tôi đặt ra. Tôi nhận thấy rằng - cái hiểu về Âm Dương của anh khác rất xa cái hiểu về Âm Dương của tôi. Nếu cứ tranh luận thì chắc sẽ không thể đi đến kết quả cuối cùng - nếu như anh không cho biết anh hiểu như thế nào về Âm Dương - đây là v/d đầu tiên tôi đặt ra để anh cho biết ý kiến. Từ đó chúng ta mới có tiêu chí để tranh luận - cho dù tiêu chí đó do chính anh đặt ra. Tôi chứng minh cách hiểu của anh về Âm Dương khác xa cách hiểu của tôi, ngay tiếp theo đây:

Anh viết:

Như vậy, anh cho rằng: Âm nhô cao vì không khí loãng và nhiệt độ thấp. Tôi xin hỏi lại anh: "Không khí loãng" và "nhiệt độ thấp" mà anh gọi là Âm, vậy cái nhô cao ấy - là chủ thể mà chúng ta đang quán xét , như ngọn núi chẳng hạn - thì gọi là gì - so với không khí loãng và nhiệt độ thấp?

Âm Dương là một khái niệm đối đãi phân biệt và tương tác. Nói theo cách nói của triết học thì nó là một "cặp phạm trù" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, miêu tả một cách khái quát mọi hiện tượng vũ trụ từ khi vũ trụ hình thành đến nay. Trong trạng thái khởi nguyên của vũ trụ thì vấn đề Dương trước, Âm sau, Dương tịnh, Âm động - giải thích theo chính kinh điển của thuyết Âm Dương Ngũ hành "Thái cực sinh lưỡng nghi" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử thì đã rõ ràng. Tịnh là Dương, tức là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ: Thái Cực - Động là Âm tức là từ dạng tồn tại đầu tiên của vật chất mà cổ thư gọi là "lưỡng nghi", cho đến mọi dạng tồn tại của vật chất, từ hạt vật chất nhỏ nhất, đến thiên hà khổng lồ và mọi dạng tồn tại khác đều động. Trong phạm trù "Âm" của vũ trụ - do tính đối đãi phân biệt - tức là trong điều kiện phải phân biệt Âm Dương của những hiện tượng thuộc tính động Âm này thì đâu là Dương, đâu là Âm là một điều không phải xem vài cuốn sách mà có thể nhận biết được. Khi không biết thì tất nhiên là nhầm lẫn. Tôi thí dụ - ngay trong cách giải thích của anh Longtuan:

- Âm nhô cao, Dương trũng thấp trong quan niệm về Âm Dương trong phong thủy, là sự phân biệt giữa tính cao - thấp của hình thể liên quan đến bề mặt trái đất. Ở bề mặt trái đất thì tính cao - thấp phân biệt Âm Dương. Nó liên quan gì đến không khí loãng và nhiệt độ lạnh đâu? Ngồi trên máy bay ở độ cao 10.000 m, trời nắng chang chang, nóng đến mức độ phải mở máy lạnh. Trong khi dưới đất đang mưa ào ào. Nhưng nếu đem những hiện tượng này mà gán thêm vào tính cao - thấp để phân biệt Âm Dương thì quả là vô lý vậy.

Trong khoa học hiện đại, khi quán xét một hiện tượng thì người ta phải cô lập hiện tượng đó, gọi là phương pháp loại suy. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - một lý thuyết thống nhất vũ trụ , nhân danh khoa học và giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - cũng vậy. Khi phân biệt Âm Dương phải cô lập hiện ương và giải thích nó theo đúng phương pháp luận của nó - cụ thể ở đây là "Âm nhô, Dương trũng thấp"- chứ không phải đem thêm vào đấy tất cả mọi hiện tượng, nóng lạnh, loãng của không khí rôi kết luận.

Bởi vậy, tôi mới nói rằng: Cách hiểu của anh và tôi về v/d Âm Dương khác xa nhau là vậy. Đó là lý do tôi đề nghị anh cho biết quan niệm của anh thế nào về Âm Dương.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Thân mến.

Thiên Sứ

--------------------

PS: Tôi yêu cầu các viên lớp Phong Thủy Lạc Việt I và II không tham gia các topic liên quan. Thắc mắc hoặc diễn giải điều gì thì thể hiện trong nội bộ lớp.

Chào anh Thiên Sứ đúng là tôi và anh có cái nhìn khác nhau ,cũng như Âm và Dương vậy tuy khác nhau Đối lập nhau nhưng cùng tạo nên một vật thể . Xin cũng được tâm sự với anh , những lúc rỗi dãi tôi cũng thâm nhập vào nhiều diễn đàn và theo thường lệ là lặng lẽ quan sát xem họ nói gì và tìm những cái hay để học hỏi kinh nghiệm . Thật là vô tình lọt vào diễn đàn này thấy ở đây có tinh thần dân tộc rất cao cho nên cư trú ở đây hơi lâu . Phải nói rằng những điều tôi viết ở đây đều muốn cùng anh xây dựng một cái gì đấy mang tính chất hoàn thiện . Vạn vật lấy cân bằng làm gốc mà anh .

Tôi lại trở vê với bài viết trước của tôi . Tôi hỏi anh là luận cứ của anh đã có luận cứ khoa học nào chứng minh chưa là không phải để hỏi vấn đề đó mà muốn nói khoa học thần bí phương đông là khoa học mang tính thực nghiệm không phải một sớm một chiều mà chứng minh được thậm chí có những mệnh đề phải công nhận nó như một tính tất yếu để dựa vào nó và chứng minh nó bằng thực nghiệm . Sách thì có nhiều loại sách nhưng nó phải trải qua thực nghiệm mới là sachs của mình .Ví như tôi chẳng hạn từ hồi làm thuốc đến giờ có đến mấy trăm quyển sách ấy nhưng cho đến bây giờ thì ứng dụng được nó chỉ còn có vài quyển . Tôi thường hay nên hiệu sách mà sách thì rất nhiều nhưng bây giờ tìm mua được một quyển thấy sao khó quá .Và phải nói thật tình nếu đọc qua quyển sách của anh tôi cũng sẽ không mua . Một hôm tôi vào hành lang lạc Việt độn toán vì không có máy in cho nên tôi đã phải chép tay ra để nghiên cứu ( ngày trước tôi cũng đã áp dụng lục nhâm riêng và bát môn riêng thấy nhiều lúc sai bét cho nên bỏ ) nay thấy anh ghép vào và muốn tìm hiểu xem thế nào so với cách tôi và bạn tôi thường dùng là của Thiệu Khang tiết và của Thiệu Vĩ Hoa nhưng thấy nó đơn giản quá và mức độ chính xác không cao cho nên thôi không dùng nữa và có một suy nghí thế này cứ trên nền tảng cái cũ phát huy kinh nghiệm nên thì hay hơn . Cũng chính vì suy nghĩ đó mà tôi muốn đem suy nghĩ của mình muốn nói cùng anh .

Định nghĩa về Âm Dương tôi không dám nhưng để bàn về trạng thái Âm Dương và Phân biệt nó thì có thể nói là viết được hẳn một quyển sách . Nếu như nói Dương tịnh ,Âm động hoặc Âm tịnh Dương động đều không đúng khi nói về âm dương thì phải nói đến thể của nó . Tôi ví dụ khi xem mach cho người bệnh thì các mach thuộc loại âm là : Trầm ,trì , vi .tế , Các mạch loại dương là : Hồng ,sác, vv... Nếu so sánh thì thì các mạch âm nó vấn động đấy chứ nhưng so với mạch dương thì nó yếu hơn cho nên nó gọi là âm . Cũng như hôm nọ tôi đèo con tôi đi chơi nó bảo bố ơi cái cột điện nó cứ chạy theo con nói về một mặt nào đấy thì con tôi nói đúng . Tôi với anh lại trở về từ thời con người mới hình thành lúc đó họ chưa quy nạp như thế nào là Âm dương ngũ hành gì đâu nhưng qua hàng nghìn năm với sự tiến hóa của loài người họ quan sát và quy nạp các hiện tượng trong thiên nhiên thành Âm,Dương , ngũ hành ,Bát quái .vvv..

Chính vì họ quy nạp nó như thế và họ làm theo nó và thấy ứng nghiệm . Xin lưu ý với anh là ứng nghiệm chứ chưa phải là đã chứng minh được đâu nhé và còn lâu khoa học hiện đại mới chứng minh được hết triết học phương đông . Tôi xin ví dụ tây y họ nên đã có bệnh là phải có căn nguyên và họ đi mổ xẻ nó ,thâm chí đi đến tìm hiểu ADN , giải mã zen nhưng cũng chưa giải thích được một vấn đề kinh lạc của đông y và khoa tâm thần học vv.... Ngay từ thời tiền sử con người đã biết dùng những cây cỏ uống vào để chữa bệnh,hòn đá có đầu nhọn để châm cứu và họ quy nạp nó theo âm dương ngũ hành để tiện trong việc lý luận trong điều trị thuốc uống cũng như châm cứu . Từ những ý nghĩ đó cho nên tôi lại phải nhắc lại câu nói của người bạn tôi . " Người ta quy định dòng điện chạy từ dương sang âm và đặt ra quy tắc bàn tay phải nếu như lại quy định dòng điện chay từ Âm sang dương thì phải đổi quy tắc bàn tay phải thành quy tắc bàn tay trái .

Đồng nghĩa với vấn đề đó thì anh phải sửa chữa lại hết các dụng cụ trong điện "

Như vậy thì anh sẽ mất nhiều thời gian để lập lại những cái vốn sẵn có và đang được thực nghiêm chứng minh là đúng , còn những ai mà hiểu lơ mơ về nó thì rất rễ mắc sai lầm . Lại một lần nữa tôi phải nhắc lại là tôi không phủ nhận các thành quả mà trong lạc Việt độn toán Và Phong thủy lạc Việt vì trong đó còn nhiều vấn đề liên quan nữa .

Thân chào anh tôi lại bận mất rồi,vì bàn luận với anh mà tôi lại học được thêm nhiều kiến thức từ anh .Chân thành cám ơn anh .

Thân mến .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên xin phép BQT, vì đây là trang TRAO ĐỔI HỌC THUẬT - LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - LUẬN ÂM DƯƠNG.

Anh longtuan kính mến. !

Hà Uyên ghi lại những lời Anh longtuan đã viết, khi trao đổi học thuật trên diễn đàn:

- Ngày 7/5/2009, Anh longtuan viết:" Đọc các bài viết của anh tôi thấy anh có sức nghĩ rộng, muốn mở mang văn hoá Lạc Việt, Tôi rất kính trọng anh"

- Ngày 10/5/2009, Anh longtuan viết: "Tôi không thích những ai chưa nghĩ đã vội chê người"

- Ngày 11/5/2009, Anh longtuan viết: "Đọc bài viết của anh, hay bài viết của ai đó, không bao giờ tôi đã vội vã nói sai hay đúng". ...

..."Từ trong sâu thẳm trái tim mình tôi rất muốn anh là người đầu tiên viết nên một cuốn sách của người Việt nam".

- Ngày 15/5/2009, Anh longtuan viết: "Tôi có thể nói là: anh sẽ và không bao giờ đủ tài làm được việc này"

Uyên thấy, chỉ vẻn vẹn có 9 ngày, vẫn từ trong nội tâm của Anh longtuan đã bộc lộ, Anh longtuan đã nghĩ như vậy thật sao ? Hà Uyên không tin rằng "Từ Mẫu" lại có cách đối xử như vậy (!)

Hà Uyên không phải học trò của Anh Thiên Sứ, kể cả khi Hà Uyên là học trò, thì tất cả học trò đều vô tội. Anh longtuan, tại sao lại phải đưa học trò vào cuộc, khi anh đang trao đổi học thuật.?

Hà Uyên xin cảm ơn Anh longtuan khi đã nhắc nhở chỉ bảo, gần 80 tuổi rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Long Tuấn thân mến.

Việc đầu tiên tôi chỉ xin được đính chính là Anh Hà Uyên là người tôi rất kính trọng về kiến thức Dịch học. Mặc dù mới chỉ biết anh qua một vài bài viết trên diễn đàn này. Ngoài đời tôi chưa gặp anh ấy.

Tôi nghĩ anh Longtuan vẫn có thể giữ ý kiến của mình theo quan niệm "Âm tịnh, Dương động", có lẽ nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc chữa bệnh của anh. Cũng như hàng ngàn năm nay bao lương y vẫn chữa bệnh, bốc thuốc, châm cứu mà có cần biết bản chất của vấn đề là gì đâu. Bởi vậy, cuối cùng Đông Y vẫn chỉ là một khoa thực nghiệm với lý luận mơ hồ, mà chính ngay các giáo sư hàng đầu của Trung Quốc cũng không hiểu nổi, lên tiếng đòi xóa bỏ Đông Y. Cũng như v/d Tử Vi Lạc Việt - có thể nói hầu hết những người xem Tử Vi từ sách cổ chữ Hán đều lên tiếng cho rằng: Tử Vi Lạc Việt sai. Nhưng để chỉ ra nó sai ở chỗ nào thì lại quanh co. Trên thực tế thì Tử Vi theo sách cổ chữ Hán cũng nhiều sách viết khác nhau về cách an sao. Vậy nói sách Tàu đúng thì họ cũng không chỉ ra được sách nào đúng.

Những dẫn chứng anh đưa ra về Đông Y không đủ sức chứng minh - "Dương động, Âm tịnh" là đúng. Chỉ một thí dụ thế này:

Cổ thư viết: "Nam khí là Dương , hình là Âm; Nữ khí là Âm hình là Dương", vậy anh quan niệm người nam (Hay nữ) là Âm hay Dương?

Nói tóm lại, từ nguyên lý lý thuyết đến một hệ thống lý thuyết đã là một khối kiến thức rất đồ sộ. Từ lý thuyết đến thực nghiệm lại là một khoảng cách quá lớn. Lý thuyết khoa học hiện đại từ thực chứng, thực nghiệm và quán xét hiện tưởng , tổng hợp thành lý thuyết. Lý thuyết đó lại ứng dụng thành phương pháp luận trong ứng dụng. Cả thế giới đều nhận thấy điều đó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng tuân thủ theo qui luật này. Nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay là:

Những ứng dụng và phương pháp luận của nó còn tồn tại và lý thuyết thì thất truyền và mơ hồ. Mà lý thuyết ấy lại tổng hợp những thực tại mà khoa học ngày nay chưa hề biết đến. Bởi vậy, vấn đề phục hồi lại lý thuyết của nó không đơn giản chỉ là qua ứng dụng đúng thì lý thuyết đúng. Thí dụ như anh vẫn châm cứu giỏi , nhưng điều đó không có nghĩa anh đã hiểu bản chất của khí, chưa nói đến đâu là Dương khí đâu là Âm khí - và thế nào là Động hay Tịnh, khi cả Âm Khí lẫn dương khí đều....động cả..Những điều này thuộc về phạm trù lý thuyết.

Nhưng tôi vẫn thừa nhận rằng: Chính sự ứng dụng có hiệu quả của những tài năng trong các phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương, như: Bôc Dịch, Đông Y, Tử Vi.....là cơ sở để xác minh một lý thuyết khoa học đứng đằng sau những phương pháp luận của nó. Sự phục hồi lý thuyết này phải căn cứ trên tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, chứ không thể căn cứ vào thực nghiệm cụ thể. Những thực nghiêm chỉ cho ta một nhận thức thực tế đang tồn tại thôi.

Cảm ơn sự quan tâm của anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ, Anh Longtuan và Các bạn quan tâm thân mến.

Vắng mặt mấy hôm mà các anh đã trao đổi với nhau được khá nhiều bài. Chắc không thể có thời gian đọc hết. Như đã trình bày với anh Thiên Sứ, Tôi sẽ cố gắng có đôi lời với một số mệnh đề mà hai anh đã trao đổi, vì sự nhất quán của lý luận âm dương.

Chúng ta sẽ quán xét mệnh đề:

Dương trước – Âm sau !!!

Tôi chợt nhớ Khổng Tử có nói: „Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận lý tất bất thông”. Đại ý là vậy. Câu này, Khổng Tử nói không chỉ nhằm vào đối tượng chính trị, mà nó là phương châm quán triệt, xuyên suốt trong học thuyết chính danh của Ổng. Nó có giá trị không chỉ minh triết, mà còn trong bất cứ lĩnh vực nào của khoa học, và đời sống. Nhưng nói câu này, sợ rằng có người phản ứng, rằng. Chẳng lẽ cứ phải lôi Khổng Tử ra để áp đặt chân lý chăng. Khi mà nơi đây, phong trào „lật đổ” Tiền nhân đang dấy lên mạnh mẽ. Thưa rằng không !. Nói đó là câu của Khổng Tử, để nói cái ý tứ có nguồn gốc. Tránh cái lỗi „ăn cắp” ý tưởng của người khác làm của mình. Chứ còn, câu này, chân lý nó hiển nhiên, có nhắc là để nhớ, chứ không ám chỉ cái gì cả.

Một hệ quả tất yếu, khi vi phạm cái chân lý đó. Nhìn thấy ngay là sẽ có chuyện. Ví dụ như: Con bò có thể đẻ ra con gà. Người có họ hàng với ... ruồi. v. v. ... Tức là sẽ có những suy luận vô lối, bất chấp quy tắc, lộn ngược lộn xuôi, giả thiết vô tội vạ, ... để có thể đẻ ra bất cứ cái gì mà mình muốn, mình thích.

Vì thế, tầm quan trọng hàng đầu trong mọi luận thuyết, phải là Chính Danh !.

Như Tôi đã chính danh: Âm Dương, Động Tĩnh. Để nói cái Lý Dương động, Âm tĩnh. Cũng như Dương tĩnh, Âm động. Từ đó phải thấy rằng, người ta có thể nói Động thuộc Dương, Tĩnh thuộc Âm. Ấy là bởi vì quan sát thấy rõ như vậy từ thực tiễn. Như Sống thì động. Chết thì tĩnh. Mà vốn: Sống thì thuộc Dương, nên mới nói Sống trên dương gian. Chết thì thuộc âm, và nói rằng Chết về cõi âm. Chứ làm sao có thể chứng minh được Dương là Động, Âm là Tĩnh. Dương động – Âm tĩnh là thực tại. Nó được phát biểu khái quát, quy nạp từ thực tế mà ra. Rồi với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vật lý hiện đại đã chỉ ra tồn tại thế giới vi mô. Thì Dương tĩnh – Âm động lại là cái thực tại của thế giới vi mô. Do quan sát được mà khái quát hoá. Chứ không thể suy luận mà có. Cũng vì thế, sự chiêm nghiệm là để chứng nghiệm cái thực tại là phổ biến. Đã trải hàng ngàn năm suy nghiệm rồi. Thì tức là nó đã là chân lý đối với thế giới vĩ mô rồi.

Thế thì nói Dương trước – Âm sau thì sao đây ?.

Tôi vốn không nghĩ mệnh đề này lại „sinh chuyện”. Bởi lẽ đó rất là tự nhiên. Tự nhiên bởi vì, không được phép hiểu Dương thì có trước, Âm thì có sau !.

Lập tức sẽ bị hỏi rằng: Không hiểu như vậy, thì hiểu thế nào ?.

Vâng, không được hiểu như vậy, thì phải hiểu thế này (sẽ nói dưới đây)!. Nhưng trước hết, phải chứng minh sự vô lý khi hiểu như vậy cái đã.

Thật vậy. Nếu như cái Dương được sinh ra trước, tất cái Âm sẽ phải được sinh ra sau !. Âm Dương được sinh ra, thời gian thì cứ trôi, nên mới nói đến chuyện Trước rồi Sau. Tất sẽ „lấy” được một thời điểm ở khoảng giữa trước và sau của cái Dương được sinh và cái Âm được đẻ. Ta hãy xét cái thời điểm đó !. Đương nhiên phải thừa nhận rằng, ở chính cái thời điểm đó, chỉ có Dương đã được sinh ra. Âm thì chưa có !. Nhưng ta đã biết. Âm Dương, ở tầng khởi nguyên, đó là nhị nguyên. Như đã biết, nhị nguyên có nghĩa là đồng thời tồn tại hai mặt đối lập, trong một thể, hay nói khác trong một tồn tại được thống nhất. Tức là, như trên đã thấy, đã nói tới A, thì dù không nói tới B đối lập với A, thì B cũng đã có rồi. Mọi sự phủ định B hay A thì đều không còn là nhị nguyên nữa.

Nhưng nếu thừa nhận nhị nguyên, thì thấy cái vô lý của Dương có trước, Âm có sau. Muốn chống lại mệnh đề này, thì phải Chối bỏ cái nhị nguyên của thế giới. Nhưng tính nhị nguyên của Thế giới, lại đã được minh chứng bằng thực tế, thực tại của khoa học. Nó là một chân lý, không chỉ hiển nhiên như ta đã nhận thức được, mà nó được chứng minh bằng thực nghiệm, thực tế của sống cũng như là chân lý xuyên suốt lịch sử phát triển nhận thức của loài người. Không thể chối bỏ được.

Vậy thì đương nhiên cái mệnh đề Dương có trước, mà Âm có sau là không đúng rồi. Nên hiểu Dương có trước, Âm có sau là sai.

Lại bận rồi, xin hẹn khi khác. Nếu các Bạn có phản biện, xin cứ tự nhiên, không cần chờ hết bài. Vì đó cũng là một ý trọn vẹn đã được trình bày.

Cám ơn sự quan tâm của các Anh và các Bạn.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.

Chúng ta có lẽ phải cùng quay trở lại quán xét một v/d khôi hài: "Còn gà hay quả trứng, cái nào có trước?". Nếu chúng ta thay quả trứng là Dương và con gà là Âm - theo quan điểm "Dương tịnh, Âm động", hoặc quả trứng là Âm, con gà là Dương - theo luận điểm "Dương động Âm tịnh" thì cái nào có trước có vẻ như một vấn đề nan giải. Bởi vì thời gian tồn tại của loài gà vượt xa thời gian tồn tại của một con người với nhận thức của nó. Trước mắt con người quan sát một quãng thời gian ngắn ngủi của một đời người thì con gà và quả trứng cái gì có trước là không phân biệt được. Hình ảnh "Con gà và quả trứng" là một hình tượng tôi muốn so sánh khả năng nhận thức của con người trong một đời người và một hiện tương tồn tại trong thời gian dài tiến hóa vượt qua thời gian của một đời người có khả năng nhận thức hiện tượng xảy.

Nhưng hiện tượng "con gà và quả trứng" - so với thời gian nhận thức của một đời người - đã đủ quá dài và không phân biệt được "Quả trứng và con gà, cái gì có trước?". Huống chi, nếu chúng ta thay thế bằng cặp phạm trù Âm Dương - tức là thời gian dài hơn gấp rất nhiều lần thời gian xuất hiện, tồn tại và phát triển của loài gà trên trái đất này. Bởi vì cặp phạm trù Âm Dương bao trùm toàn bộ thời gian hình thành vũ trụ - mà thời gian xuất hiện, tồn tại và phát triển của loài gà trên trái đất quả là ngắn ngủi.

Với thời gian tồn tại và phát triển ngắn ngủi của loài gà trên trái Đất, mà nhận thức của con người còn lúng túng để phân biệt cái gì có trước - thì - với thời gian hình thành vũ trụ, để phân biệt Âm Dương cái gì có trước thật là một vấn đề nan giải.

Vậy chúng ta sẽ quán xét trên tiêu chí gì để phân biệt được điều này.

Đây là luận đề thứ nhất tôi trình bày để lưu ý sự quan tâm của quí vị.

Luận đề thứ hai tôi muốn trình bày cũng bắt đầu từ một bài toán cổ: "Lực sĩ Asin không thể đuổi kịp con rùa". Nội dung bài toán như sau:

Giả thiết lực sĩ Asin có tốc độ chạy nhanh gấp 100 lần con rùa và đứng cách con rùa 100m và cả hai cùng chạy về một hướng. Khi lực sĩ Asin chạy được 100m thì con rùa nhích được 1m. Khi lực sĩ Asin chạy được 1m thì con rùa nhích được 1cm....cứ thể thì lực sĩ Asin chỉ càng ngày tiến sát đến con rùa và không bao giờ đuổi kịp con rùa.

Bài tóan cổ đại này vào thời cổ đại đã làm nhức đầu nhiều người. Nhưng nó nhanh chóng bị phát hiện tính phi logic vì mối tương quan giữa không gian và thời gian của tốc độ. Bài toán cổ này cũng là một hình tượng để tôi trình bày một luận đề là:

Nếu chúng ta quán xét vấn đề một cách phiến diện thì sẽ dễ nhầm lẫn để nhận thức một chân lý. Hay nói một cách khác: Để nhận thức một khái niệm thì cần tổng hợp tất cả các hiện tượng liên quan được nhận thức trong không gian và thời gian của nó.

Bây giờ chúng ta quán xét đến câu nói được cho là của một người gốc Hán là Khổng Tử:

„Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận lý tất bất thông”.

Tôi nhớ không nhầm thì trong Luận Ngữ, khi được hỏi: "Nếu thày được làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Trả lời: "Nếu ta làm quan thì việc đầu tiên của ta là chính danh". "Chính danh" không chỉ là một quan niệm thuộc về hành vi, mà còn là một học thuyết nổi tiếng trong minh triết Đông Phương - thuyết "Chính danh".

Quay trở lại với chủ đề thuộc tính của Âm Dương. Đây chính là tính chính danh của một học thuyết - (thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, theo quan niệm của Thiên Sứ - nếu được coi là đúng). Chúng ta cần phải xác định đươc điều này, bởi vì không thể trong cùng một khái niệm của một học thuyết mà có thể lúc này thì "Dương Động Âm tịnh", lúc khác thì ngược lại "Dương tịnh, Âm động". Khi một lý thuyết và những khái niệm của nó chính là sự tổng hợp nhận thức của mọi hiện tương và trở lại lý giải mọi hiện tượng trong phạm trù của nó. Ở đây cụ thể là khái niệm về Âm Dương và thuộc tính của nó trong việc lý giải vũ trụ từ khởi nguyên - giây /0/- cho đến mọi sự vận động và phát triển trong không thời gian của nó. Hay nói cách khác:

Âm Dương chính là một khái niệm tổng hợp tất cả mọi hiện tượng trong không gian, thời gian và lượng số của sự vận động vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Tất cả những hiện tượng được đưa ra như mạch trầm, xác trong Đông Y, sự sống chết trong tự nhiên..vv..đều chì là những hiện tượng phiến diện trong khoảng nhận thức ngắn ngủi của đời người.

Bởi vậy, khái niệm và thuộc tính của Âm Dương phải được giải thích một cách nhất quán, hoàn chỉnh và tổng hợp mọi hiện tượng trong vũ trụ từ khởi nguyên đến mai sau. Điều này cần phù hợp với tiêu chí khoa học được xác định - nếu nhân danh khoa học là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Bởi vậy, tiêu chí của chúng ta dùng để quán xét khái niệm Âm Dương là tiêu chí của một lý thuyết khoa học - vốn là sự tổng hợp mọi hiện tượng vũ trụ - và giải thích khái niệm đó như thế nào trên cơ sở tương quan trong nội dung của lý thuyết đó. Chứ không phải là so sánh hiện tượng khi chúng ta còn đang tranh luận về khái niệm của nó - tức là chưa hiểu gì về nó.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites