Thiên Sứ

LUẬN ÂM DƯƠNG.

694 bài viết trong chủ đề này

tuấn dương cũng xin đưa ý kiến của mình về 1 góc âm dương

trong 1 hạt vật chất nhỏ nhất : âm ,dương được phân biệt rõ ràng _ko có khái niệm trong âm có dương và trong dương có âm

âm-dương ko triệt tiêu nhau mà có tính chất tương hỗ với nhau

dương thể hiện tính trội ,âm thể hiện tính lặn

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin được bổ xung 1 chút

trên 2 mặt phẳng song song với độ dài âm dương là ab ( độ dài ab ko đổi)

khi dương chuyển động ==> âm chuyển động

khi dương tĩnh ==> âm tĩnh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Trong văn hoa dân gian Việt có lưu truyền một câu đố. Nhưng thực ra là một phương pháp để nhận biết những cách lập luận đầy mâu thuẫn trong phản biện học thuật để con cháu Việt suy ngẫm. Câu đố như sau:

- "Mồm bò - chẳng phải mồm bò - nhưng lại là mồm bò". Đố là con gì?

Câu đố được lý giải là con Ốc.

Con Ốc, không bằng mồm thì bằng gì nào ... Do đó, phần đầu "Mồm bò" là để nói lên hiện tướng con Ốc lấy mồm bò. Phần phủ định, "- chẳng phải mồm bò -" là để phân biệt "mồm bò" đây không phải mồm của con cho câu đố: Đố là con gì? Phần sau rốt, là tái khẳng định "nhưng lại là mồm bò" là điều không thể không vậy. Con Ốc phải lấy mồm để .

Đó là lối chơi chữ, nên phải thật hiểu nghĩa từ và ngữ cảnh thì không có gì là đầy mẫu thuẫn trong phản biện học thuật đâu anh Thiên Sứ à! Anh khéo "vẽ rắn thêm chân."

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Con Ốc, không bằng mồm thì bằng gì nào ... Do đó, phần đầu "Mồm bò" là để nói lên hiện tướng con Ốc lấy mồm bò. Phần phủ định, "- chẳng phải mồm bò -" là để phân biệt "mồm bò" đây không phải mồm của con cho câu đố: Đố là con gì? Phần sau rốt, là tái khẳng định "nhưng lại là mồm bò" là điều không thể không vậy. Con Ốc phải lấy mồm để .

Đó là lối chơi chữ, nên phải thật hiểu nghĩa từ và ngữ cảnh thì không có gì là đầy mẫu thuẫn trong phản biện học thuật đâu anh Thiên Sứ à! Anh khéo "vẽ rắn thêm chân."

Sapa

Tôi không bào giờ coi việc giải mã là bằng chứng khoa học cho các luận điểm của mình. Nó chỉ thể hiện cái nhìn riêng của tôi. Vì tôi biết rất rõ: Người ta chưa có tiêu chí cho các phương pháp giải mã được cho là đúng. Anh có quyền hiểu theo cách hiểu của anh. Đúng sai tùy theo khả năng trí tuệ của mỗi người. Giải đố là con ốc cũng chưa hẳn đúng. Vì con trai, ngêu, sò, hến cũng là một đáp án cho câu đố trên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến !

Về căn bản, em đồng ý với định nghĩa của anh.

Nhưng em xin trao đổi một ý nhỏ sau:

Theo định nghĩa của anh, chỉ những khái niệm mang tính so sánh, đối đãi được phân âm dương khi nó phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật. Thế còn những cặp khái niệm cũng mang tính so sánh, đối đãi nhưng không phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật thì sao ? nó có phân âm dương được không ?

Em nghĩ là được và chắc chắn anh cũng phân được. Nhưng ý này không phản ánh trong định nghĩa trên. Mong anh xem lại. Nếu có thể được, định nghĩa lại cho kín cạnh hơn.

Kính anh !

Anh Votruoc thân mến.

Về nguyên tắc:

Khái niệm Âm Dương phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - bởi vậy không thể có bất kỳ hiện tượng nào không thể phân biệt được Âm Dương, mà là chúng ta sẽ phân biệt từ góc độ nào. Nếu chỉ nhìn hiện tượng một cách trực quan và mang tính phiến diện thì sẽ không thấy Âm Dương.

Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là:

Thày giáo hỏi học sinh:

- Cái bàn này cao hay thấp?

Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai.

Bởi vậy, Cao hay thấp là do đối đãi, so sánh. Do đó định nghĩa về Âm Dương có đoạn:

Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Vấn đề là so sánh đối đãi giữa cái gì với cái gì để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:

Vợ Âm - chồng Dương (Cái này thì ai cũng biết); Cha - con trai; Mẹ - Con gái: Mẹ - con trai: Chị gái - em trai, Con ốc - con sò; Con cá - con hổ........Nếu không có một định nghĩa về Âm Dương thì sẽ không hiểu được nó và sẽ không thể giải thích mọi hiện tượng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Trong vũ trụ này chỉ có duy nhất một trạng thái không thể phân biệt Âm Dương - Chính là Thaí cực. Nên định nghĩa trên viết:

sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Về nguyên tắc:

Khái niệm Âm Dương phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - bởi vậy không thể có bất kỳ hiện tượng nào không thể phân biệt được Âm Dương, mà là chúng ta sẽ phân biệt từ góc độ nào. Nếu chỉ nhìn hiện tượng một cách trực quan và mang tính phiến diện thì sẽ không thấy Âm Dương.

Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là:

Thày giáo hỏi học sinh:

- Cái bàn này cao hay thấp?

Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai.

Bởi vậy, Cao hay thấp là do đối đãi, so sánh. Do đó định nghĩa về Âm Dương có đoạn:

Vấn đề là so sánh đối đãi giữa cái gì với cái gì để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:

Vợ Âm - chồng Dương (Cái này thì ai cũng biết); Cha - con trai; Mẹ - Con gái: Mẹ - con trai: Chị gái - em trai, Con ốc - con sò; Con cá - con hổ........Nếu không có một định nghĩa về Âm Dương thì sẽ không hiểu được nó và sẽ không thể giải thích mọi hiện tượng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Trong vũ trụ này chỉ có duy nhất một trạng thái không thể phân biệt Âm Dương - Chính là Thaí cực. Nên định nghĩa trên viết:

Anh Thiên Sứ thân mến!

Em không có gì phản đối đoạn trên. Có lẽ, em xin thêm một từ để diễn đạt ý mình trong bài trước là:

Theo định nghĩa của anh, chỉ những khái niệm mang tính so sánh, đối đãi được phân âm dương khi nó phản ánh bản chất của hiện tượng, sự vật. Thế còn những cặp khái niệm cũng mang tính so sánh, đối đãi nhưng không phản ánh bản chất của hiện tượng đó, sự vật thì sao ? nó có phân âm dương được không ?

Ví dụ: Khái niệm Chồng - Vợ

Theo định nghĩa của anh, để phân âm dương trước tiên cần xét tới tính so sánh đối đãi trong khái niệm. Sau đó xét xem sự vật nào đang khảo sát. Sau đó xét xem khái niệm đó có phản ánh bản chất của sự vật khảo sát hay không.

Như vậy, rõ ràng Chồng - Vợ là khái niệm âm dương trong quan hệ vợ chồng phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng. Chồng Dương, Vợ Âm. Cái này ai cũng biết. Nhưng Cao - Thấp cũng là khái niệm so sánh đối đãi nhưng không phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng. Có thể phân âm dương cao - thấp trong khi đang khảo sát quan hệ vợ chồng được không ? Nếu được thì nó không phù hợp định nghĩa của anh. Nếu không thì nó không phân âm dương được chăng ?

Mong anh làm rõ !

Kính anh !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nhắn Vuivui.

Đâu rồi kiếm, bút ? Hỡi Vui vui.

Chữ để lâu quá, nó bốc mùi.

Đây này "Khái niệm" tha hồ nướng.

"Định nghĩa" kia kìa mặc sức thui.

Âm dương quái lạ khôn phân biệt.

Động tĩnh linh tinh khó ngọt bùi.

Xem ra "sau trước" muôn phần khó.

Nếu thấy là "chưa . . .", kiếm chỗ chui.

Edited by cutu1

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhắn Vuivui.

Đâu rồi kiếm, bút ? Hỡi Vui vui.

Chữ để lâu quá, nó bốc mùi.

Đây này "Khái niệm" tha hồ nướng.

"Định nghĩa" kia kìa mặc sức thui.

Âm dương quái lạ khôn phân biệt.

Động tĩnh linh tinh khó ngọt bùi.

Xem ra "sau trước" muôn phần khó.

Nếu thấy là "chưa . . .", kiếm chỗ chui.

Bảo Thạch vào đây học hỏi, thấy quý bậc Tri Thức GÓP CHUYỆN như thế nầy có bài họa, xin quý vị nghiệm thử .

Tham luận so tài góp chuyện vui

Đệ huynh, huynh đệ, khéo khen ... mùi

Thỏ lanh, đợi thỏ nơi bàn nướng

Rùa chậm, chờ rùa ở bếp thui

Động tĩnh, thỏ rùa ... nhai ngọt ngọt

Âm dương, rùa thỏ ... gật bùi bùi

Ngũ hành, tứ tượng mà chi chớ

Cãi riết ... MẦY ... TAO ... kiếm chỗ chui !

Bảo Thạch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Về nguyên tắc:

Khái niệm Âm Dương phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong lịch sử vũ trụ - bởi vậy không thể có bất kỳ hiện tượng nào không thể phân biệt được Âm Dương, mà là chúng ta sẽ phân biệt từ góc độ nào.

Về nguyên tắc thì là vậy, và cần tiếp theo đó phải có sự nhất quán từ góc độ đó - chứ như không thì còn gì là nguyên tắc. Ví dụ trong Tử Vi:

* Lý giải:

cung Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) => Kim sinh Thủy Cục

cung Hợi (Thủy) ắt sinh Mẹo (Mộc) => Thủy sinh Mộc Cục

cung Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) => Mộc sinh Hỏa Cục

cung Tỵ (Hỏa) ắt sinh Dậu (Thổ) => Hỏa sinh Thổ Cục

... chứ có đâu nhẩy từ ngũ hành của cung sang ngũ hành của quẻ:

cung Tỵ (quẻ Khôn) ắt sinh Dậu (Kim) => hành quẻ Thổ sinh Kim Cục

để lý giải bất nhất như thế!? Khi thì lấy ngũ hành của cung để lý giải, khi thì lấy ngũ hành của quẻ để giải lý thì ra hệ thống gì - phải không anh Thiên Sứ?

Nếu chỉ nhìn hiện tượng một cách trực quan và mang tính phiến diện thì sẽ không thấy Âm Dương.

Cho nên, phải có phân chia, phân biệt để ước định đâu là Âm, đâu là Dương ...

Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là:

Thày giáo hỏi học sinh:

- Cái bàn này cao hay thấp?

Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai.

Bởi vậy, hình tượng này chỉ rất hay là theo quan điểm của anh thôi, đó anh Thiên Sứ à! Tại sao? Vì nó được ghi nhận là HAY do đối đãi với QUAN ĐIỂM của Thiên Sứ anh. Đồng nghĩa ấy, học sinh trả lời:

Thấp - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm cao của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Cao - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với mặt đất hoặc tầm thước của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Trung bình - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm thấp hoặc tầm cao của một số cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Vậy thì họ trả lời SAI ở chỗ nào, đối đãi với cái ĐÚNG nào - ra sao?

Khi tuyên bố rằng trả lời như thế: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. thì đã biết cái ĐÚNG nó như thế nào rồi vậy. Tất tất đều có mặt so-sánh đối-đãi!

Thế thì ĐÚNG là phải như thế nào vậy anh Thiên Sứ!?

Anh đừng có sợ SAI mà không trả lời nhé ... (Sapa sẽ cùng anh phân tích)

Bởi vậy, Cao hay thấp là do đối đãi, so sánh. Do đó định nghĩa về Âm Dương có đoạn:

Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Vấn đề là so sánh đối đãi giữa cái gì với cái gì để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:

Vợ Âm - chồng Dương (Cái này thì ai cũng biết); Cha - con trai; Mẹ - Con gái: Mẹ - con trai: Chị gái - em trai, Con ốc - con sò; Con cá - con hổ........Nếu không có một định nghĩa về Âm Dương thì sẽ không hiểu được nó và sẽ không thể giải thích mọi hiện tượng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Từ từ ... để liệt kê theo nguyên tắc hay ước định:

[Giới Tính]

ÂM: Vợ

DƯƠNG: Chồng

dựa trên [Giới Tính] do bộ phận sinh dục, do sự cường yếu, v.v... ??

Rồi đến:

Cha - con trai;

Mẹ - Con gái:

Mẹ - con trai:

Chị gái - em trai,

Con ốc - con sò;

Con cá - con hổ

thì bên trái, phải cột nào là Âm - cột nào là Dương chứ, phải không anh Thiên Sứ?

Trong vũ trụ này chỉ có duy nhất một trạng thái không thể phân biệt Âm Dương - Chính là Thaí cực. Nên định nghĩa trên viết:

sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Vậy Thái Cực là gì?

Không hoàn toàn Âm, không hoàn toàn Dương hay là chi chi thì xin anh cứ trình bày tiếp ...

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi rấtđồng quan điểm với bác Thiên Sứvề vụ Thái Cực. Thái Cực là gốc của Âm Dương và duy có Thái Cực là không thể phânbiệt được rõ ràng Âm Dương, đó là 1 hỗn độn Âm Dương, nói dễ hiểu hơn thì trongÂm có Dương, trong Dương có Âm. Khi muốn phân ra Âm thì lại gặp ngay Dương nhưhình với bóng . Muốn làm rõ vụ này chỉ có thể nhờ vào Đạo Dịch thôi, chứ cứ ÂmDương mãi thì cũng đến chịu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ

Về nguyên tắc thì là vậy, và cần tiếp theo đó phải có sự nhất quán từ góc độ đó - chứ như không thì còn gì là nguyên tắc. Ví dụ trong Tử Vi:

* Lý giải:

cung Thân (Kim) sinh Tý (Thủy) => Kim sinh Thủy Cục

cung Hợi (Thủy) ắt sinh Mẹo (Mộc) => Thủy sinh Mộc Cục

cung Dần (Mộc) sinh Ngọ (Hỏa) => Mộc sinh Hỏa Cục

cung Tỵ (Hỏa) ắt sinh Dậu (Thổ) => Hỏa sinh Thổ Cục

... chứ có đâu nhẩy từ ngũ hành của cung sang ngũ hành của quẻ:

cung Tỵ (quẻ Khôn) ắt sinh Dậu (Kim) => hành quẻ Thổ sinh Kim Cục

để lý giải bất nhất như thế!? Khi thì lấy ngũ hành của cung để lý giải, khi thì lấy ngũ hành của quẻ để giải lý thì ra hệ thống gì - phải không anh Thiên Sứ?

Cho nên, phải có phân chia, phân biệt để ước định đâu là Âm, đâu là Dương ...

Bởi vậy, hình tượng này chỉ rất hay là theo quan điểm của anh thôi, đó anh Thiên Sứ à! Tại sao? Vì nó được ghi nhận là HAY do đối đãi với QUAN ĐIỂM của Thiên Sứ anh. Đồng nghĩa ấy, học sinh trả lời:

Thấp - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm cao của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Cao - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với mặt đất hoặc tầm thước của một cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Trung bình - do đối đãi với QUAN ĐIỂM của họ dựa trên sự SO SÁNH với tầm thấp hoặc tầm cao của một số cái bàn nào họ đã từng THẤY qua trước đây.

Vậy thì họ trả lời SAI ở chỗ nào, đối đãi với cái ĐÚNG nào - ra sao?

Khi tuyên bố rằng trả lời như thế: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. thì đã biết cái ĐÚNG nó như thế nào rồi vậy. Tất tất đều có mặt so-sánh đối-đãi!

Thế thì ĐÚNG là phải như thế nào vậy anh Thiên Sứ!?

Anh đừng có sợ SAI mà không trả lời nhé ... (Sapa sẽ cùng anh phân tích)

Từ từ ... để liệt kê theo nguyên tắc hay ước định:

[Giới Tính]

ÂM: Vợ

DƯƠNG: Chồng

dựa trên [Giới Tính] do bộ phận sinh dục, do sự cường yếu, v.v... ??

Rồi đến:

Cha - con trai;

Mẹ - Con gái:

Mẹ - con trai:

Chị gái - em trai,

Con ốc - con sò;

Con cá - con hổ

thì bên trái, phải cột nào là Âm - cột nào là Dương chứ, phải không anh Thiên Sứ?

Vậy Thái Cực là gì?

Không hoàn toàn Âm, không hoàn toàn Dương hay là chi chi thì xin anh cứ trình bày tiếp ...

Sapa

Anh Sapa hãy vtự suy ngẫm đi nha. Anh hãy so sáng cách giải thích Tỵ Dậu Sửu của tôi với sách Hán đã rồi hãy tham gia. Tôi không thể dùng toán cao cấp giảng bài cho học sinh cấp I hiểu được.

Tôi rấtđồng quan điểm với bác Thiên Sứvề vụ Thái Cực. Thái Cực là gốc của Âm Dương và duy có Thái Cực là không thể phânbiệt được rõ ràng Âm Dương, đó là 1 hỗn độn Âm Dương, nói dễ hiểu hơn thì trongÂm có Dương, trong Dương có Âm. Khi muốn phân ra Âm thì lại gặp ngay Dương nhưhình với bóng . Muốn làm rõ vụ này chỉ có thể nhờ vào Đạo Dịch thôi, chứ cứ ÂmDương mãi thì cũng đến chịu.

Cảm ơn anh Dịch Nhân.

Nếu Thái Cực phân được Âm Dương thì không có Thái Cực sinh Lưỡng nghi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi chú Sapa,

Sao chú cứ không trả lời "toạc mống heo, dập mống bò" ra cho biết rỏ ý của chú mà chú cứ chạy đèn cù hoài nhột vậy? Nói toẹt Âm Dương là thế nào đi chú ạ.

Đồng đồng ý quan điểm sau đây:

Trong buổi Offline lớp Phong thủy cơ bản - bàn về Âm Dương, có tôi tham dư - Linhtrang - thành viên chủ chốt của diễn đàn đã đưa một hình tượng rất hay là:

Thày giáo hỏi học sinh:

- Cái bàn này cao hay thấp?

Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai.

Khi tuyên bố rằng trả lời như thế: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai. thì đã biết cái ĐÚNG nó như thế nào rồi vậy. Tất tất đều có mặt so-sánh đối-đãi!

Thế thì ĐÚNG là phải như thế nào vậy anh Thiên Sứ!?

Câu hỏi của chú là chú cũng tự trả lời rồi đấy. Có nghĩa là câu cuối cùng của Linh Trang nói với học viên lớp PTLVCB

"Trả lời: Thấp. Sai! Cao. Sai! Trung bình. Sai."

Thì câu này rỏ ràng cũng là không hợp lẽ. Bởi nếu với một người nắm rỏ tinh thần khách quan và khoa học thì sẽ không vội nói điều này mà phải giải thích ngay lúc đó,trong trường hợp đó, đối với đối tượng đó là nó cao hay nó thấp nó đúng hay nó sai, nghĩa là khu biệt nó trong giới hạn so sánh mà chớ vội khẳng định ngay là câu trả lời của học viên đó đúng hay sai.

Nghĩa là

Khi học viên đưa ra nhận định cao thấp của cái bàn so sánh đối đãi với cái ghế thì nó sẽ đúng với cái ghế. Nhưng khi tư tưởng học viên đang so sánh đối đãi cái bàn với cái ghế thì Linh Trang trong đầu so sánh cái bàn với cái cột nhà, dĩ nhiên cái bàn thấp hơn và lấy ý niệm này phủ nhận học viên sai. Như vậy chính Linh Trang cũng trả lời không hợp lẽ!

Vậy thì nếu một học viên khác so sánh cái cột nhà với cái nhà cao tầng dối diện thì sao?

Câu trả lời chính xác nhất là không khẳng định học viên đúng hay sai mà xác định ý niệm của học viên đó được khu biệt trong cảnh nào hay đối với đối tượng nào mà có câu trả lời cụ thể.

Nói như vậy để nói rằngtrong khi quán xét sự vật hiện tượng và để xét xem sự vật hiện tượng đó là Âm Dương hay đối đãi thì không thể nêu so sánh đến tận cùng hay tùy tiện mà chỉ khu biệt nó trong tương quan của nó,nó có cùng mối tương quan hay không? nó có đồng đẳng hay không? cùng chi hay loài hay không? Cùng loài giống hay không?.v.v.

Nghĩa là khu biệt sự vật, hiện tương hay khái niệm trong tiêu chí của nó để quán xét Âm Dương mà chớ vội đưa ra sự khẳng định đúng sai. Và không thể khẳng định đúng hay sai khi ta so sánh nó với vô vàng đối tượng khác hay mối tương quan khác, có thể nói là vô thủy vô chung!

Chớ khẳng định người điên rằng họ điên trong khi họ đang tỉnh trước mặt, mặc dù đó là người điên.(Vì lúc họ tỉnh họ cũng có thể tự ái mà uýnh cho vỡ đầu! hehe :D )

Trích Khái niệm của SƯ Phụ Thiên Sứ:

Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Cần nên lưu ý rằng "tính so sánh đối đãi" và "phản ánh bản chất", đại khái Vợ với Chồng, chồng là Dương Vợ là Âm, nhưng Mẹ (vợ của chồng) với con Trai (do vợ sinh ra) thì bởi Dương - Trước và Âm - Sau nên Mẹ là Dương so với Con là Âm.

Do vậy khẳng định đó là Âm hay Dương, Đúng hay Sai cần phải nên khu biệt trong giới hạn của nó, từng hoàn cảnh của nó.

Thuyết phục với người A rằng B điên thì phải tìm lúc B lên cơn điên cái đã, rồi chỉ thẳng "nó điên" thì A sẽ tin, hay ít ra cũng có giấy xác nhận là B điên.

Vài dòng chia sẻ cùng chú ý chú thế nào?

:D Thiên Đồng :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài dòng chia sẻ cùng chú ý chú thế nào?

:D Thiên Đồng :D

Ý chú Sapa thế nào Miêu không biết nhưng riêng Miêu đồng ý với huynh Thiên Đồng. Vậy chăng, âm dương cũng chỉ có tính tương đối (lúc âm, lúc dương)? Nếu vậy, trong quá trình chuyển hóa giữa âm và dương sẽ thế nào? Chẳng hạn, nếu xét quá trình chuyển từ âm sang dương, tính âm sẽ giảm dần trong khi tính dương sẽ tăng dần, để đến một lúc nào đó, tính âm triệt tiêu và tính dương thể hiện mạnh nhất chăng? Nếu vậy, tại thời điểm tính mạnh yếu của âm dương trở nên cân bằng thì điều gì xảy ra?

Rất mong được thỉnh giáo các cao nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý chú Sapa thế nào Miêu không biết nhưng riêng Miêu đồng ý với huynh Thiên Đồng. Vậy chăng, âm dương cũng chỉ có tính tương đối (lúc âm, lúc dương)? Nếu vậy, trong quá trình chuyển hóa giữa âm và dương sẽ thế nào? Chẳng hạn, nếu xét quá trình chuyển từ âm sang dương, tính âm sẽ giảm dần trong khi tính dương sẽ tăng dần, để đến một lúc nào đó, tính âm triệt tiêu và tính dương thể hiện mạnh nhất chăng? Nếu vậy, tại thời điểm tính mạnh yếu của âm dương trở nên cân bằng thì điều gì xảy ra?

Rất mong được thỉnh giáo các cao nhân.

chào miêu mập theo thiển ý của tuấn dương thì cái âm triệt tiêu và tính dương thể hiện mạnh nhất mà bạn nói ở trên sẽ ko xảy ra với âm dương nguyên thủy mà bạn đề cập ban đầu .nó là 1 âm dương khác với những tính chất khác và nó xảy ra tại thời điểm khác nhưng nó vẫn giữ nguyên sự cân bằng theo đúng bản chất của âm dương

câu trả lời của mình có lẽ chưa làm bạn hài lòng :D .đành phải đợi các cao nhân vào giải thích thôi :D

thân ái

tuấn dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chà, tui nghĩ là bạn Thiên Sứ sẽ có một khái niệm rõ ràng và đầy đủ hơn về Âm dương cơ đấy.

Thế này thì bạn vuivui có mà "phản" vào mắt. Không biết bạn vuivui khi đọc những dòng này thì mặt mũi sẽ ra sao nhỉ ?

Cái sự định nghĩa nầy quả thệt là khó.

ÂM DƯƠNG LÀ GÌ ?

KHÁI NIỆM; ĐỊNH NGHĨA:

Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể.

ĐẶC TÍNH NHẬN BIẾT:

- Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . .

- Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . .

Mời bạn Thiên Sứ và mọi người cùng "họa".

Từ đắc chí !!!!. he he ...

Nhắn Vuivui.

Đâu rồi kiếm, bút ? Hỡi Vui vui.

Chữ để lâu quá, nó bốc mùi.

Đây này "Khái niệm" tha hồ nướng.

"Định nghĩa" kia kìa mặc sức thui.

Âm dương quái lạ khôn phân biệt.

Động tĩnh linh tinh khó ngọt bùi.

Xem ra "sau trước" muôn phần khó.

Nếu thấy là "chưa . . .", kiếm chỗ chui

Đến ĐỔ QUẶU !!!!. He he ... !

Sao không bình tĩnh để thấy rằng: Tôi đang chờ anh chứng tỏ Định nghĩa của anh TƯƠNG ĐƯƠNG với định nghĩa của anh Thiên Sứ đó !!!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thiên Đồng,

Theo tôi thì câu "Cái bàn này cao hay thấp?" của nữ anh tài LinhTrang cũng giống như câu hỏi và câu hỏi trái và phải cột nào là âm cột nào là dương của nhà hùng biện sapa. Vì câu cái bàn này cao hay thấp bản chất đã có sự so sánh bởi chử "này" vì chử này hàm ý thêm chử "khác/kia", nếu như hỏi cái bàn cao hay thấp thì đương nhiên chẳn ai trả lời được, cho nên nữ tài anh LinhTrang trả lời cao sai, thấp sai, trung bình sai tức là cô ta đã sai. Cô ta dùng chử này có nghĩa là xung quanh phải có các cái bàn khác . Còn câu hỏi của nhà hùng biện sapa lại là câu hỏi có cái mốc câu, trả lời thế nào cũng không hoàn toàn đúng một cách thống nhất cũng như Bé Thơ đang yêu hỏi sao cô ta lồi nhiều hơn lõm mà lại bị cho làm âm. Đương nhiên là khi trả lời phải tùy vào quan niệm truyền thống trong xã hội mà quan niệm truyền thống của một xã hội đâu có khả năng thống nhất.

Cho nên định nghĩa của chú Thiên Sứ :

Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành.

Không có khả năng thống nhất, tuy nhiên cũng không phải sai

Với nhưng câu

Nếu Thái Cực phân được Âm Dương thì không có Thái Cực sinh Lưỡng nghi.

Của chú Thiên Sứ trả lời cho câu

Tôi rấtđồng quan điểm với bác Thiên Sứvề vụ Thái Cực. Thái Cực là gốc của Âm Dương và duy có Thái Cực là không thể phânbiệt được rõ ràng Âm Dương, đó là 1 hỗn độn Âm Dương, nói dễ hiểu hơn thì trongÂm có Dương, trong Dương có Âm. Khi muốn phân ra Âm thì lại gặp ngay Dương nhưhình với bóng . Muốn làm rõ vụ này chỉ có thể nhờ vào Đạo Dịch thôi, chứ cứ ÂmDương mãi thì cũng đến chịu.

của bác dichnhan07 thì lại có mâu thuẩn lớn

Vì nếu thái cực không thể phân biệt được rỏ ràng âm dương thì làm gì có khả năng sinh lưỡng nghi ? Có ai có khả năng phân tô muối trộn đường (hỗn độn) ra muối và đường (lưỡng nghi) không ? một câu hỏi cấp mẫu giáo .

Vẫn chờ các cao thủ "người có chử" xuất chiêu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính vì nó phi khoa họcthì mới ít người hiểu chứ còn đã khoa học rồi thìai chả hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

tuấn dương cũng cho rằng trong thái cực ko hề phân âm dương vì nó là 1 không gian hợp rất phức tạp

theo 1 khía cạnh nào đó có thể nói thái cực ko có âm dương .nhưng khi thái cực sinh lưỡng nghi nó lại ở 1 thể khác vì âm dương tồn tại trong lưỡng nghi

thật khó hiểu :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng compa vẽmột đường tròn, phần bền trong-lõm là Âm, phần bên ngoài-lồi là Dương. Tôi rấtmuốn biết khi nào thì Âm Dương chuyển hoá cho nhau. Mong được chỉ bảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

nếu làm theo cách của bác dịch nhân thì âm dương ko thể chuyển hóa

nếu làm theo cách âm thuận dương thì có thể chuyển hóa so với âm dương gốc nhưng lại ko hề chuyển hóa trong âm dương hiện tại

mong được mọi người giảng giải thêm :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết bác dichnhan07 có thể chấp nhận sức đàn hồi của cái lò xo là âm dương chuyển hóa hay không ? hay nói trường hợp cụ thể khí bên ngoài nhà và khí bên trong nhà chuyển hóa ra sao ? lại hỏi tại sao phần trong là âm và phần ngoài là dương mà không phải ngược lại ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

lúc nãy thấy bác dịch nhân và bạn phong thủy sinh có bàn về thái cực ,âm dưong,lưỡng nghi tuấn dương có chút suy nghĩ

giả sử thế giới chúng ta đang sống là thể giới dương trên lưỡng nghi ,thế giới các nhà ngoại cảm nhìn thấy là thế giới âm trong lưỡng nghi

âm-dương kết hợp tạo thành 1 thể lưỡng nghi hoàn chỉnh

nhưng tại thái cực là thể giới tổng hợp của nhiều lưỡng nghi,nó sở hữu bao nhiều lưỡng nghi thì có trời mới biết được

nói cách khác ko gian ta đang sống là ko gian 1 chiều ,ko gian nhà ngoại cảm thấy là chiều thứ 2

thái cực là tập hợp nhiều chiều ko gian do vậy ko thể phân định âm dương trong thái cực

mong được mọi người giải thích thêm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo dõi các bác tranh luận mà daretolead thấy hơi thất vọng. Tuy chưa HIỂU về âm dương nhưng daretolead nhận thấy nếu muốn bàn về âm dương thì phải có cái nhìn biện chứng và không thể theo kiểu logic truyền thống, siêu hình. Ngoài ra, khi bàn về âm dương thì theo daretolead để thấy được cái hay của triết lý âm dương thì cần chú trọng đến các quan hệ. Nếu chỉ chú trọng đến các yếu tố biệt lập thì sẽ không bao giờ hiểu được triết lý âm dương. Đành chờ bác vuivui và thầy Thiên Sứ vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

dichnhan07 nói như vầy

Chính vì nó phi khoa họcthì mới ít người hiểu chứ còn đã khoa học rồi thìai chả hiểu.

đúng đấy!

Vì lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất phát từ một niềm văn minh cao cấp hơn khoa học hiện đại rất nhiều. Kark Mark đã từng nói: "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng". Và như vậy chỉ có tư duy trừu tượng cao cấp mới phát triển được một lý thuyết cao cấp bao trùm là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành với sự ứng dụng rộng khấp trong mọi lĩnh vực

Xây nhà ư? Hài hòa Âm Dương

Chữa bệnh ư? Hài hòa Âm Dương.

Thẩm Mỹ ư? Hài hòa Âm Dương

Quan hệ sinh lý ư? Hài hòa Âm Dương

Ẩm Thực ư? Hài hòa Âm Dương

Nghệ Thuật ư? Hài hòa Âm Dương

Võ Thuật ư? Âm Dương hài hòa.

Tất tần tật!...

Phải là hơn cái khoa học cỏn con nên mới thế.

:D Đông Thiền :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ những ai đang bàn về thái cực.

Hiện nay âm dương còn chửa tthông mà mọi người đã vội bàn đến Thái cực thì liệu rằng có sớm quá không ? Chịu khó nhẫn nại chút, vụ âm dương ngũ hành nầy xong thì chúng ta mới lại đến chuyện Thái cực. Xin đừng làm lãng chủ đề này nữa.

@ vuivui

Thôi đừng có chờ đợi chi nữa, nó chỉ có vậy thui à. Không chỉ tui, mừ bạn Thiên Sứ cũng đang rất nóng lóng chờ bạn vuivui đó.

Nếu quả thiệt không thể "ấy" được như bạn đã từng hùng hồn tuyên bố khi trước thì cũng không có ai ép bạn đâu. Nhưng xin hãy giữ im lặng và đứng tránh qua một bên.

Share this post


Link to post
Share on other sites