Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

GS Hoàng Tụy:

Quay lại kiểu thi cũ là một tội ác đối với con em chúng ta

Thứ ba, 27/10/2015 - 08:10

     

Dân trí “Muốn hiểu giáo dục Việt Nam lạc hậu đến đâu chỉ cần quan sát một mùa thi. Cho nên tôi thật sự nghĩ rằng ngày nay mà còn tiếp tục duy trì kiểu thi cũ kỹ, cực kỳ tốn kém và lạc hậu đó, là một tội ác đối với con em ta…”.
 >> Chuẩn bị kỳ thi 2016: Cần sửa lỗi trong phương án thi cũ!
 >> Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Ngành giáo dục đã chuyển hướng thành công!
 >> Rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2016

Đó là nhận định của GS Hoàng Tụy về đổi mới thi kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH,CĐ 2015.

Nhận định về kỳ thi, GS Hoàng Tụy cho rằng: “Mặc dù giáo dục được long trọng tuyên bố là quốc sách hàng đầu nhưng trong một thời kỳ dài cách đây không lâu chất lượng sút kém của giáo dục là nỗi lo thường xuyên của mọi gia đình, của toàn xã hội. Tuy nhiên rất may, từ vài năm nay giáo dục đã bắt đầu chuyển mình. Đặc biệt năm nay giáo dục đã có một thành công đáng ghi nhận: bắt đầu đổi mới mạnh mẽ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ.

Mặc dù kỳ thi diễn ra khá suôn sẻ nhưng vì là lần đầu thưc hiện nên không tránh được một số khuyết điểm, đặc biệt trong khâu tuyển sinh. Nhưng những khuyết điểm này cũng không quá nghiêm trọng đến mức phủ định cả thành công của kỳ thi. Cho nên một sự đánh giá bình tĩnh, khách quan, có cơ sở khoa học, là cần thiết để biết những cái hay cần giữ lại và những cái dở cần tránh cho năm sau”.

 

gs-hoang-tuy-quay-lai-kieu-thi-cu-la-mot

GS Hoàng Tụy (ảnh: Hồng Hạnh)

Thi cử giống như kiểm tra chất lượng trong nhà máy

Trước hết, đổi mới thi cử cần xuất phát từ một quan niệm đúng đắn về thi tốt nghiệp ở mọi cấp học, trong một nền giáo dục tiên tiến.

Theo tôi, thi cử trong nhà trường cũng giống như kiểm tra chất lượng trong nhà máy. Sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) của một nhà máy thường gồm nhiều bộ phận (mô-đun) lắp ráp lại mà thành. Mỗi bộ phận này làm ra ở phân xưởng nào thì phải kiểm tra chất lượng ngay ở phân xưởng đó. Đến khi quy tập các bộ phận để lắp ráp ra thành phẩm thì chỉ cần chú ý xem khâu lắp ráp có vấn đề gì không chứ không có chuyện đến lúc đó lại lôi ra từng bộ phận để kiểm tra lại chất lượng lần nữa.

Tương tự như thế, một quy trình học tập, đào tạo, gồm nhiều học phần (môn), mỗi học phần học đến đâu phải kiểm tra nghiêm túc đến đó, đến năm cuối cấp nếu mọi học phần đều đã đạt yêu cầu kiểm tra thì cấp bằng tốt nghiệp, chứ không cần bắt phải thi lại từng học phần.

Nghĩa là không cần thi tốt nghiệp, hoặc có chăng chỉ cần một cách thi có tính chất tổng hợp (ví dụ bảo vệ một tiểu luận), giống như kiểm tra khâu lắp ráp trong nhà máy. Nhiều nước, chẳng hạn Mỹ, đã làm như vậy từ lâu rồi. Rất ít thấy có nước nào thi tốt nghiệp mà phải thi lại hầu hết các môn một cách nặng nề như ta đã làm suốt nhiều năm trước đây.

Như vậy, việc đầu tiên là phải xem lại cách dạy và học của chúng ta, bỏ cách dạy và học lơ mơ, không kiểm tra thường xuyên nghiêm túc từng học phần để bảo đảm kết quả vững chắc, mà chỉ dồn hết mọi cố gắng vào kỳ thi tốt nghiệp nặng nề, căng thẳng, rất hình thức mà thiếu nghiêm túc.

Từ cách dạy và học này đã sinh ra hội chứng thi rất đặc biệt của giáo dục Việt Nam: gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu.

Thêm nữa, vì chỉ mấy ngày thi mà quyết định tốt nghiệp hay không cả một quá trình học tập nhiều năm trời, nên may rủi nhiều, dù học nghiêm túc suốt cả quá trình cũng không chắc thi tốt, điều đó dễ dẫn đến tư tưởng phòng vệ tiêu cực bằng “phao” hay những cách gian lận, quay cóp khác. Thi nhiêu khê, mất nhiều công sức nhưng kết quả thực tế là thường chỉ rớt một số rất ít thí sinh quá kém mà thật ra không cần thi, chỉ cần xét học bạ cũng đủ loại ra được ngay.

Đó là những lý do xác đáng khiến nhiều người đã đề nghị bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong tình hình cụ thể của chúng ta, trước mắt chưa thể bỏ ngay được, nhưng trong bước quá độ để tiến tới đó có thể và cần giảm nhẹ đến mức tối thiểu bằng cách: chỉ thi hai môn chính bắt buộc (văn, toán), và cho thí sinh được, tự chọn thi một số môn khác, đồng thời để xét tốt nghiệp không chỉ dựa duy nhất vào kết quả thi mà còn căn cứ vào học bạ nữa.

Mặt khác, để phục vụ việc tuyển sinh ĐH-CĐ, những môn thi do thí sinh tự chọn sẽ dùng để tổ hợp thành các nhóm môn thi theo yêu cầu từng khối thi xét tuyển ĐH-CĐ. Có thể nói phần thi tự chọn đóng vai trò giống như thi 3 chung trước đây, nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều.

Phương án này khi mới đưa ra rất được học sinh hoan nghênh. Cần chú ý rằng đây hoàn toàn không phải là sự kết hợp máy móc hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ.

Quả thật, nếu giữ thi tốt nghiệp như kiểu cũ thì hai kỳ thi này có yêu cầu khác biệt hẳn nhau, kết hợp gượng ép chỉ có thể gây ra thảm hoạ cho cả hai, như nhiều người đã cảnh báo từ lâu. Song vì yêu cầu thi tốt nghiệp THPT đã thay đổi, được giảm nhẹ đến mức gần như bỏ hẳn, cho nên sự kết hợp hai kỳ thi trở thành tự nhiên, có thể khả thi và hợp lý.

Hoàn toàn không phải là làm ngược với thế giới, mà theo tôi đây thật sự là một giải pháp tốt, vừa tiếp cận với kinh nghiệm quốc tế, vừa thích hợp với thực tế trong nước.

Thực chất đây không phải là kết hợp 2 kỳ thi trong 1, mà là bỏ kiểu thi 3 chung nặng nề và tốn kém trước đây và thay vào đó, cải tiến cách thi tốt nghiệp THPT để một mặt làm cho kỳ thi nhẹ nhàng vì có chú ý đến các sở thích, xu hướng nghề nghiệp tương lai khác nhau của thí sinh, mặt khác có thể dùng ngay các kết quả thi tốt nghiệp THPT phục vụ luôn cho tuyển sinh ĐH-CĐ.

Theo tôi, đó là một cách thiết kế kỳ thi khá hợp lý và khoa học. Trái lại, nếu vẫn tiếp tục giữ kiểu thi tốt nhiệp THPT nặng nề như cũ, và sau đó 1 tháng là thi 3 chung rất căng thẳng, thì e rằng đó mới chính là một cách làm không giống ai, đi ngược lại xu thế phổ biến của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

 

gs-hoang-tuy-quay-lai-kieu-thi-cu-la-mot

Bộ GD&ĐT cam kết: “Thi 2016, sẽ không còn sự căng thẳng, mệt mỏi của phụ huynh và thí sinh”

 

Cải cách thi cử đã giúp giải thoát cho xã hội khỏi một cảnh tượng lạc hậu phi lý

Để thấy rõ sự khác biệt, chỉ cần nhớ lại cảnh tượng hãi hùng một mùa thi trước đây hàng triệu con người vừa sĩ tử vừa cha mẹ, hoặc anh chị, dắt díu nhau về các thành phố lớn, thuê ở trọ hàng tháng trời trước kỳ thi để cố tìm một chỗ học khả dĩ trong các lò luyện thi chật chội, nóng bức, không chắc có giúp học thêm được chút gì không nhưng mọi người cứ tin là cần thiết.

Có ai thử tính tất cả gánh nặng những chi phí lớn lao về thời gian, công sức và tiền của mà mỗi gia đình có con em đi thi phải chịu đựng trong mỗi mùa thi như vậy, chưa kể biêt bao hệ luỵ tiêu cực gây ra từ áp lực tâm lý trong một xã hội từ xưa vốn rất nặng tư tưởng khoa bảng, bằng cấp ?

Cuộc cải cách thi cử vừa qua đã giúp giải thoát cho xã hội khỏi một cảnh tượng lạc hậu phi lý mà chỉ ở Việt Nam mới có.

Vài con số để minh chứng rõ hơn cho nhận định đó. Năm 2014 có khoảng 900.000 thí sinh dự thi tốt nhiệp THPT và 1,3 triệu thí sinh dự thi cả 3 đợt tuyển sinh ĐH-CĐ. Năm 2015 trong khoảng 1 triệu thí sinh dự thi kỳ thi quốc gia chỉ có khoảng 700.000 đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

Như vậy trong khi năm ngoái, ngành giáo dục phải tổ chức thi cho tổng cộng hơn 2 triệu lượt thí sinh thì năm nay con số ấy đã giảm chỉ còn một nửa, kèm theo đó là sự tiết kiệm những khoản chi phí không nhỏ về ra đề thi, chấm thi, tổ chức thi…

Rất tiếc việc tuyển sinh ĐH-CĐ sau đó làm không được tốt đã gây ra cảnh hỗn loạn, rắc rối, nộp nộp, rút rút hồ sơ rất tốn kém và căng thẳng tinh thần cho một bộ phận thí sinh. Do đó đã phát sinh nhiều luồng ý kiến trái chiều, lẻ tẻ có ý kiến đánh giá việc đổi mới thi cử này là thất bại, thậm chí đòi dừng đổi mới và quay lại kiểu thi cũ lạc hậu trước kia.

Đương nhiên sự bất bình đối với một số bất cập của khâu tuyển sinh là hoàn toàn chính đáng, ngành giáo dục cũng đã rút kinh nghiệm sâu sắc về việc đó. Nhưng nếu vì thế mà phủ nhận thành công căn bản của kỳ thi là quá vội vàng và không đúng.Với cách suy nghĩ thiếu bình tĩnh, nặng cảm tính đó thì chẳng bao giờ có thể đổi mới được giáo dục.

Thật ra, những bất cập trong tuyển sinh cũng có mức độ chứ đâu đến nỗi quá nghiêm trọng như một số ý kiến đã cường điệu. Theo thống kê, số lượt thí sinh phải rút hồ sơ để nộp vào trường khác, chỉ chiếm 9% tổng số, mà số này nếu thi theo kiểu cũ chắc chắn phải đổ về các thành phố lớn chui vào các lò luyện thi hàng tháng trời, cái khổ đó còn gấp mấy việc đi rút và nộp lại hồ sơ như vừa qua; hơn nữa, đâu chỉ có số hơn ba vạn thí sinh đó mà mà cả mấy chục vạn thí sinh sẽ cùng chịu cảnh khổ như thế.

Chưa kể thi theo kiểu cũ còn bao nhiêu căng thẳng, tốn kém phức tạp khác liên quan đến việc tổ chức liền mấy kỳ thi quy mô cả nước trong vòng chỉ hơn một tháng. Cho nên nếu tính đầy đủ, khách quan mọi mặt thì ngay cả với những căng thẳng và tốn kém gây ra do các bất cập trong tuyển sinh, kỳ thi vừa qua so với kiểu thi cũ vẫn là nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn rất nhiều - điều mà, như tôi đã kiên trì kiến nghị từ cả chục năm trước, lẽ ra đã cần phải thực hiện từ lâu rồi đối với một đất nước nghèo và còn nhiều khó khăn như ta.

Đáng nói nhất là kiểu thi cũ tạo ra một tâm lý học chỉ cốt để thi đỗ, để giành giật một mảnh bằng, chứ không cốt mở mang trí tuệ, phát triển kỹ năng, rèn luyện tư cách, phẩm chất.

Nhiều người ngoại quốc đã nói rất đúng: cả thời kỳ dài trước đây muốn hiểu giáo dục Việt Nam lạc hậu đến đâu chỉ cần quan sát một mùa thi. Cho nên tôi thật sự nghĩ rằng ngày nay mà còn tiếp tục duy trì kiểu thi cũ kỹ, cực kỳ tốn kém và lạc hậu đó, là một tội ác đối với con em ta. Bất cứ thế nào cũng không thể quay lại kiểu thi cũ, cũng phải thay đổi, mà thay đổi như vừa qua, với tất cả những sai sót khó tránh hoàn toàn của nó, thì cái giá ấy thật chẳng có gì là cao so với thiệt hại nếu duy trì kiểu thi cũ.

 

Đưa công nghệ thông tin để tuyển sinh hoàn toàn trên mạng

Mặt khác cũng cần thấy rằng những bất cập trong cách tuyển sinh không gắn liền với cách thi mới mà hoàn toàn có thể khắc phục được với khả năng hiện nay của ta.

Mọi lộn xộn chỉ bắt nguồn từ việc cho thí sinh được quá nhiều tự do trong việc lựa chọn trường, trong khi đó không có biện pháp xử lý thích hợp và mọi việc đều làm phần lớn theo phương thức thủ công, không khai thác được lợi thế của công nghệ thông tin như hiện nay đã phổ biến khắp nơi trên thế giới và hoàn toàn trong tầm khả năng của ngành giáo dục.

Vấn đề khó khăn khi cho thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, 2, 3 như đã làm trước đây là chưa bảo đảm được hoàn toàn công bằng vì có trường hợp thí sinh có kết quả thi tuyển khá cao vẫn trượt, trong khi người có điểm thi thấp hơn lại đỗ. Chính vì khó khăn đó mà đã sinh ra các lúng túng trong giải pháp tuyển sinh vừa qua.

Theo tôi, khó khăn trên sẽ không còn nếu áp dụng phương pháp có cơ sở khoa học vững chắc dựa trên phân tích toán học mà GS Hà Huy Khoái đã đề nghị với Bộ GD&ĐT và vừa mới đây đã trình bày lại trước một cử toạ khá đông tại Viện Toán học. Do đó có thể tin rằng nếu củng cố nền tảng công nghệ thông tin để tuyển sinh hoàn toàn trên mạng và áp dụng phương pháp khoa học GS Hà Huy Khoái đã đề nghị, thì sẽ không còn những khó khăn vấp váp như vừa qua.

Thay đổi một kiểu thi đã thành tập quán từ nhiều chục năm không phải là chuyện đơn giản, vì phải vượt qua không ít rào cản tư duy, tâm lý.

Cũng phải nhìn nhận, do thành kiến đã hình thành từ nhiều năm trước về sự trì trệ kéo dài của giáo dục (khiến riêng tôi cũng đã nhiều lần góp ý khá gay gắt) nên nhiều người không nhìn thấy hết những cố gắng và tiến bộ của giáo dục mấy năm gần đây.

Mặc dù giáo dục còn nhiều tồn tại lớn, nhưng công bằng mà nói, những tồn tại đó xét ra có phần không chỉ do lỗi Bộ GD&ĐT mà còn do nhiều mắc mứu trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội hiện nay của ta nữa. Lấy ví dụ việc hàng năm một số khá lớn cử nhân, thậm chí cả thạc sĩ còn thất nghiệp. Đây là một vấn đề lớn, rất đáng ra đưa mổ xẻ, phân tích kỹ các nguyên nhân liên quan đến cả đường lối phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp của chúng ta, thay vì chỉ suy nghĩ đơn giản và quy hết cho yếu kém của giáo dục và đào tạo.

GS Hoàng Tụy

===================

Bởi vậy, lão Gàn ủng hộ việc cải tiến thi cử và tuyển sinh của Bộ Giáo Dục vừa qua là hoàn toàn có "cơ sở khoa học". Chỉ cần thi một kỳ như vừa rồi và sau đó các trường Đại học, Cao đẳng công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh. Sau đó lấy số điểm thi cao nhất của các học sinh nộp đơn cho đến người chót trong số thi sinh chỉ tiêu. Tất cả đều công khai.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cải cách toàn diện giáo dục Việt Nam
09/11/2015 08:25 GMT+7

 

TT - Hệ thống giáo dục của Việt Nam từ tiểu học đến đại học không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay. Vậy sự cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà cần được thực hiện như thế nào? 

 

Ba tổ chức gồm Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người đã có văn bản gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiến nghị về việc cần thiết tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời kiến nghị về một mô hình hệ thống giáo dục quốc dân mới dựa trên những định hướng cơ bản của nghị quyết trung ương 29.

Trước đó, trong phiên họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ngày 6-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT cần đặc biệt lưu ý làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hệ thống giáo dục quốc dân mới.

 

tran-hong-quan-3read-only-1447020538-144

GS.TS Trần Hồng Quân - Ảnh: N.Hùng

 

Tại sao cần phải tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Trần Hồng Quân - chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT - nhận định: “Có một thực tế là cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay theo Luật giáo dục (đặc biệt sau khi đã điều chỉnh theo Luật giáo dục nghề nghiệp) về cơ bản không đáp ứng được hàng loạt các định hướng quan trọng trong nghị quyết trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo như: xây dựng một hệ thống giáo dục mở, thực hiện phân luồng triệt để học sinh sau THCS, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, bảo đảm hội nhập quốc tế về khung trình độ, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia...”.

 

“Ngay cả Bộ GD-ĐT cũng đã nhiều lần thừa nhận cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại chưa thật đồng bộ, sự liên thông giữa các cấp học còn hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, điều cấp thiết là phải định hình, tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân làm nền tảng cho những đổi mới khác của giáo dục.

GS.TS Trần Hồng Quân

 

 

Không thể xây dựng chương trình phổ thông tổng thể

* Việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới có tác động thế nào đến chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang gấp rút hoàn thiện, cũng như một loạt chiến dịch đổi mới về thi cử, đánh giá, thưa ông?

- Cách đây vài tháng, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếp tục công bố báo cáo tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân về bản dự thảo này.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc bộ có kế hoạch cố sớm ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong khi cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa được chỉnh sửa là không phù hợp về bước đi, khó mang tính đổi mới cơ bản và toàn diện đối với giáo dục, và sẽ phải làm lại, gây nhiều lãng phí tiền bạc, thời gian.

Vì vậy, Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người vừa có văn bản kiến nghị đề cập cách làm bất cập của Bộ GD-ĐT, đồng thời đưa ra kiến nghị về hệ thống giáo dục quốc dân và sơ đồ phân luồng cho từ sau năm 2015. Đồng thời cũng đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiến nghị chỉ ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, sau khi cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân được khẳng định.

* Tại sao Việt Nam nên thực hiện phân luồng triệt để sau THCS, trong khi nhiều nước phát triển vẫn phân luồng sau THPT để có được lực lượng lao động trình độ cao?

- Tại Việt Nam, hệ quả của việc không phân luồng triệt để học sinh sau THCS trong suốt bao năm qua là chúng ta chỉ có trong tay nguồn nhân lực quá thấp kém về trình độ nghề nghiệp vì không được qua đào tạo (mặc dù có bằng tốt nghiệp THPT) hoặc được đào tạo ở mức dưới chuẩn chuyên môn (như ở hệ trung cấp chuyên nghiệp), hoặc ở mức dưới chuẩn học vấn (như ở các trình độ sơ cấp và trung cấp theo Luật giáo dục nghề nghiệp), hoặc ở mức vượt trình độ công nghệ của đất nước (như ở hệ CĐ nghề) như hiện nay.

Thêm một bất hợp lý dẫn đến lãng phí khi chúng ta không thực hiện được phân luồng là nhiều học sinh học hết THPT rồi lại đi học trung cấp, sơ cấp nghề - trình độ đào tạo mà đáng lẽ các em có thể rút ngắn để thực hiện ngay khi tốt nghiệp THCS từ ba năm trước.

 

Trả trình độ CĐ về giáo dục ĐH

* Vậy để thực hiện cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân một cách hiệu quả, đâu là việc cần làm ngay, đâu là việc cần được đầu tư lâu dài, có tính chiến lược, thưa ông?

- Xu hướng chung của giáo dục thế giới hiện nay là giáo dục nghề đang xâm nhập ngày càng sâu vào lĩnh vực giáo dục ĐH, để cùng với giáo dục ĐH truyền thống hình thành nên nền giáo dục sau trung học hoặc giáo dục bậc ba (tertiary education), góp phần quan trọng đưa giáo dục ĐH ở nhiều nước chuyển nhanh từ giai đoạn tinh hoa qua giai đoạn đại chúng và tiếp đó là giai đoạn phổ cập, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho sự ra đời một nền kinh tế tri thức ở những nước đó.

Trong khi đó ở Việt Nam hai hệ thống này đang ngày càng tách xa nhau và đang được hoạch định bởi hai dòng chính sách độc lập nhau. Việc tách trình độ CĐ ra khỏi giáo dục ĐH để hợp nhất với các trình độ sơ cấp và trung cấp hình thành một bậc học riêng biệt (theo Luật giáo dục nghề nghiệp) là một biểu hiện rõ ràng của khuynh hướng đó.

Vì vậy, để cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân cho đồng bộ với thực trạng phát triển của chính mình và phù hợp với xu hướng quốc tế thì trước hết phải triển khai một loạt giải pháp cấp bách: trả trình độ CĐ về giáo dục ĐH; đổi tên, mục tiêu và chương trình của trường trung cấp nghề thành trường trung học nghề; chuyển đổi các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc thành CĐ thực hành hoặc trung học nghề; hợp nhất một bộ phận các trường THPT với các cơ sở dạy nghề ở địa phương để chuyển thành các trường trung học nghề.

Ngoài ra, cần quy hoạch lại nhiệm vụ cho các trường ĐH theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng - thực hành. Hướng nghiên cứu chủ yếu dành cho các trường ĐH trọng điểm. Các trường địa phương và trường của các bộ, ngành chủ yếu đi theo hướng ứng dụng - thực hành, bám sát nhu cầu nhân lực của địa phương và của ngành.

Về lâu dài phải từng bước sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học vào các trường ĐH trọng điểm để hình thành các ĐH nghiên cứu, từng bước xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, tập trung chức năng quản trị cho hội đồng trường, trao quyền tự chủ thật sự cho cơ sở giáo dục ĐH, chuyển một bộ phận cơ sở giáo dục ĐH công lập qua cơ chế tự chủ, tự hạch toán tài chính. Ngoài ra, rất cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu phân luồng người học căn cứ vào sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế cả ở tầm quốc gia lẫn tầm địa phương.

 

Phân luồng diễn ra hoàn toàn trái ngược

Thực tế, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục năm 2005 xác định sau giáo dục mầm non (dưới 6 tuổi) sẽ đến tiểu học (5 năm), THCS (4 năm), sau đó đến THPT (3 năm) hoặc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, rồi CĐ, ĐH, sau ĐH.

Việc phân luồng này có vẻ tương đối hợp lý, nhưng trên thực tế chỉ đạo (ở cả cấp trung ương và cấp địa phương) lại mở cửa cho số đông học sinh tràn vào luồng THPT và chặn luồng học lên đối với các hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

Rõ ràng đối với Việt Nam, định hướng phân luồng từ sau THCS của hệ thống giáo dục đã thể hiện trong nhiều chủ trương, nhưng thực tiễn giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong nhiều năm qua lại diễn ra hoàn toàn theo chiều hướng trái ngược. Cụ thể, theo thống kê giáo dục năm 2010 - 2011, 81,1% học sinh sau tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT, 9,86% gia nhập thị trường lao động.

Chính tỉ lệ nhập học THPT cao đã dẫn tới tình trạng quy mô học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề quá thấp so với quy mô sinh viên ĐH, CĐ (mặc dù tỉ lệ nhập học ĐH của Việt Nam vẫn còn ở dưới mức trung bình của thế giới), cũng như nhiều rắc rối khác có liên quan tới sự quá tải của các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hằng năm.

GS.TS Trần Hồng Quân

 

 

 

NGỌC HÀ (dothingocha@tuoitre.com.vn)

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151109/cai-cach-toan-dien-giao-duc-viet-nam/999673.html

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một số comment:

  • maicom 09:06 09/11/2015

    Các ý kiến đề xuất đều rất hay, có điều là: người có quyền thì không dám làm, và người biết làm thì không có quyền!

  • nguyễn chí thanh 10:22 09/11/2015

    Trước tiên phải cải tạo lại nhân sự Bộ Giáo dục.

  • Lạy các cụ. Các cụ làm ơn đừng cứ nói rồi lại cải cách sớm một chiều mãi như vậy nữa. Làm phải có khoa học nghĩa là phải có nghiên cứu sâu rộng nhiều năm, thậm chí nghiên cứu cả chục năm mới đổi mới được. Còn không tự nghiên cứu được thì hãy học các nước văn minh khác như Phần Lan, Nhật Bản hay Úc. Copy hình mẫu của họ mà tự cải biến lại.

  • bui van tai 10:07 09/11/2015

    Hãy tham khảo kinh nghiệp các nước phát triển. Tránh tình trạng vừa cải cách xong đã lạc hậu. Chỉ khổ các cháu học sinh thôi...

  • Côn 08:30 09/11/2015

    Cải với chả cách. Mấy chục năm làm mà có ra hồn gì đâu. Con cái học hành ngày một nặng nề mà toàn là học vẹt: Bài văn mẫu, lịch sử thì lơ mơ. Cải lùi thì có.

  • Lê Thuận 11:10 09/11/2015

    Thời chúng tôi còn là SV, rồi sau này theo Cao Học, lúc đó Bộ Trưởng Giáo Dục là Thầy GS TS Trần Hồng Quân - Dù những năm ấy nước ta còn khó khăn mà Thầy đã xoay chuyển được cho GD VN phát triển rất tốt. HS SV ý thức phát triển tư duy của mình. Còn hiện tại GD của chúng ta cứ tụt hậu hoài, bao giờ theo kịp các nước khác trong khu vực?

  • Huỳnh thái Hòa 10:47 09/11/2015

    Chính nền giáo dục như vậy mà làm cho người VN ta cứ thua các nước hoài. Chỉ tội cho các em, các cháu học sinh VN nghèo, như thể các con chuột bạch trong phòng thí nghiệm. Còn con cháu của họ thì toàn học ở nước ngoài nên họ đâu lo lắng làm gì cho mệt.

  • Lưu Minh Hoàng 10:45 09/11/2015

    Tôi thấy lời bình của "maicom" rất chính xác, nhưng tôi chưa thấy ý kiến của các chuyên gia nào góp ý về việc định nghĩa lại chương trình giáo dục phổ thông,vì hiện nay nó gánh trên mình nhiều nhiệm vụ nặng nề quá. Đáng lẽ nó chỉ nên làm 1 nhiệm vụ là: Cung cấp kiến thức tối thiểu cho 1 công dân khi trưởng thành bước vào đời, còn việc để học cao hơn như vào CĐ, ĐH hay làm gì khác thì sẽ có chương trình đào tạo khác, như vậy chương trình giáo dục phổ thông chỉ cần 10 năm là đủ, và không cần tổ chức thi gì cả. Như thế sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền ngân sách của nhà nước cũng như của xã hội.

!!! Cần nhiều tiếng nói hơn nữa và một chiến lược toàn diện để nền giáo dục Việt Nam đi vào thực chất. B)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Cải cách toàn diện giáo dục Việt Nam
09/11/2015 08:25 GMT+7

 

TT - Hệ thống giáo dục của Việt Nam từ tiểu học đến đại học không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay. Vậy sự cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà cần được thực hiện như thế nào?

 

Ba tổ chức gồm Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cùng Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người đã có văn bản gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiến nghị về việc cần thiết tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời kiến nghị về một mô hình hệ thống giáo dục quốc dân mới dựa trên những định hướng cơ bản của nghị quyết trung ương 29.

Trước đó, trong phiên họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực ngày 6-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT cần đặc biệt lưu ý làm rõ những hạn chế của hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hệ thống giáo dục quốc dân mới.

 

tran-hong-quan-3read-only-1447020538-144

GS.TS Trần Hồng Quân - Ảnh: N.Hùng

 

Tại sao cần phải tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Trần Hồng Quân - chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT - nhận định: “Có một thực tế là cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay theo Luật giáo dục (đặc biệt sau khi đã điều chỉnh theo Luật giáo dục nghề nghiệp) về cơ bản không đáp ứng được hàng loạt các định hướng quan trọng trong nghị quyết trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo như: xây dựng một hệ thống giáo dục mở, thực hiện phân luồng triệt để học sinh sau THCS, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, bảo đảm hội nhập quốc tế về khung trình độ, hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia...”.

 

 

Không thể xây dựng chương trình phổ thông tổng thể

* Việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới có tác động thế nào đến chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang gấp rút hoàn thiện, cũng như một loạt chiến dịch đổi mới về thi cử, đánh giá, thưa ông?

- Cách đây vài tháng, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếp tục công bố báo cáo tổng hợp và tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân về bản dự thảo này.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, việc bộ có kế hoạch cố sớm ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong khi cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa được chỉnh sửa là không phù hợp về bước đi, khó mang tính đổi mới cơ bản và toàn diện đối với giáo dục, và sẽ phải làm lại, gây nhiều lãng phí tiền bạc, thời gian.

Vì vậy, Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người vừa có văn bản kiến nghị đề cập cách làm bất cập của Bộ GD-ĐT, đồng thời đưa ra kiến nghị về hệ thống giáo dục quốc dân và sơ đồ phân luồng cho từ sau năm 2015. Đồng thời cũng đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiến nghị chỉ ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, sau khi cơ cấu mới của hệ thống giáo dục quốc dân được khẳng định.

* Tại sao Việt Nam nên thực hiện phân luồng triệt để sau THCS, trong khi nhiều nước phát triển vẫn phân luồng sau THPT để có được lực lượng lao động trình độ cao?

- Tại Việt Nam, hệ quả của việc không phân luồng triệt để học sinh sau THCS trong suốt bao năm qua là chúng ta chỉ có trong tay nguồn nhân lực quá thấp kém về trình độ nghề nghiệp vì không được qua đào tạo (mặc dù có bằng tốt nghiệp THPT) hoặc được đào tạo ở mức dưới chuẩn chuyên môn (như ở hệ trung cấp chuyên nghiệp), hoặc ở mức dưới chuẩn học vấn (như ở các trình độ sơ cấp và trung cấp theo Luật giáo dục nghề nghiệp), hoặc ở mức vượt trình độ công nghệ của đất nước (như ở hệ CĐ nghề) như hiện nay.

Thêm một bất hợp lý dẫn đến lãng phí khi chúng ta không thực hiện được phân luồng là nhiều học sinh học hết THPT rồi lại đi học trung cấp, sơ cấp nghề - trình độ đào tạo mà đáng lẽ các em có thể rút ngắn để thực hiện ngay khi tốt nghiệp THCS từ ba năm trước.

 

Trả trình độ CĐ về giáo dục ĐH

* Vậy để thực hiện cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân một cách hiệu quả, đâu là việc cần làm ngay, đâu là việc cần được đầu tư lâu dài, có tính chiến lược, thưa ông?

- Xu hướng chung của giáo dục thế giới hiện nay là giáo dục nghề đang xâm nhập ngày càng sâu vào lĩnh vực giáo dục ĐH, để cùng với giáo dục ĐH truyền thống hình thành nên nền giáo dục sau trung học hoặc giáo dục bậc ba (tertiary education), góp phần quan trọng đưa giáo dục ĐH ở nhiều nước chuyển nhanh từ giai đoạn tinh hoa qua giai đoạn đại chúng và tiếp đó là giai đoạn phổ cập, đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho sự ra đời một nền kinh tế tri thức ở những nước đó.

Trong khi đó ở Việt Nam hai hệ thống này đang ngày càng tách xa nhau và đang được hoạch định bởi hai dòng chính sách độc lập nhau. Việc tách trình độ CĐ ra khỏi giáo dục ĐH để hợp nhất với các trình độ sơ cấp và trung cấp hình thành một bậc học riêng biệt (theo Luật giáo dục nghề nghiệp) là một biểu hiện rõ ràng của khuynh hướng đó.

Vì vậy, để cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân cho đồng bộ với thực trạng phát triển của chính mình và phù hợp với xu hướng quốc tế thì trước hết phải triển khai một loạt giải pháp cấp bách: trả trình độ CĐ về giáo dục ĐH; đổi tên, mục tiêu và chương trình của trường trung cấp nghề thành trường trung học nghề; chuyển đổi các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc thành CĐ thực hành hoặc trung học nghề; hợp nhất một bộ phận các trường THPT với các cơ sở dạy nghề ở địa phương để chuyển thành các trường trung học nghề.

Ngoài ra, cần quy hoạch lại nhiệm vụ cho các trường ĐH theo hai hướng: nghiên cứu và ứng dụng - thực hành. Hướng nghiên cứu chủ yếu dành cho các trường ĐH trọng điểm. Các trường địa phương và trường của các bộ, ngành chủ yếu đi theo hướng ứng dụng - thực hành, bám sát nhu cầu nhân lực của địa phương và của ngành.

Về lâu dài phải từng bước sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học vào các trường ĐH trọng điểm để hình thành các ĐH nghiên cứu, từng bước xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, tập trung chức năng quản trị cho hội đồng trường, trao quyền tự chủ thật sự cho cơ sở giáo dục ĐH, chuyển một bộ phận cơ sở giáo dục ĐH công lập qua cơ chế tự chủ, tự hạch toán tài chính. Ngoài ra, rất cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu phân luồng người học căn cứ vào sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế cả ở tầm quốc gia lẫn tầm địa phương.

 

Phân luồng diễn ra hoàn toàn trái ngược

Thực tế, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật giáo dục năm 2005 xác định sau giáo dục mầm non (dưới 6 tuổi) sẽ đến tiểu học (5 năm), THCS (4 năm), sau đó đến THPT (3 năm) hoặc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, rồi CĐ, ĐH, sau ĐH.

Việc phân luồng này có vẻ tương đối hợp lý, nhưng trên thực tế chỉ đạo (ở cả cấp trung ương và cấp địa phương) lại mở cửa cho số đông học sinh tràn vào luồng THPT và chặn luồng học lên đối với các hệ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

Rõ ràng đối với Việt Nam, định hướng phân luồng từ sau THCS của hệ thống giáo dục đã thể hiện trong nhiều chủ trương, nhưng thực tiễn giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong nhiều năm qua lại diễn ra hoàn toàn theo chiều hướng trái ngược. Cụ thể, theo thống kê giáo dục năm 2010 - 2011, 81,1% học sinh sau tốt nghiệp THCS được tuyển vào THPT, 9,86% gia nhập thị trường lao động.

 

 

NGỌC HÀ (dothingocha@tuoitre.com.vn)

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151109/cai-cach-toan-dien-giao-duc-viet-nam/999673.html

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một số comment:

  • maicom 09:06 09/11/2015

    Các ý kiến đề xuất đều rất hay, có điều là: người có quyền thì không dám làm, và người biết làm thì không có quyền!

  • nguyễn chí thanh 10:22 09/11/2015

    Trước tiên phải cải tạo lại nhân sự Bộ Giáo dục.

  • Lạy các cụ. Các cụ làm ơn đừng cứ nói rồi lại cải cách sớm một chiều mãi như vậy nữa. Làm phải có khoa học nghĩa là phải có nghiên cứu sâu rộng nhiều năm, thậm chí nghiên cứu cả chục năm mới đổi mới được. Còn không tự nghiên cứu được thì hãy học các nước văn minh khác như Phần Lan, Nhật Bản hay Úc. Copy hình mẫu của họ mà tự cải biến lại.

  • bui van tai 10:07 09/11/2015

    Hãy tham khảo kinh nghiệp các nước phát triển. Tránh tình trạng vừa cải cách xong đã lạc hậu. Chỉ khổ các cháu học sinh thôi...

  • Côn 08:30 09/11/2015

    Cải với chả cách. Mấy chục năm làm mà có ra hồn gì đâu. Con cái học hành ngày một nặng nề mà toàn là học vẹt: Bài văn mẫu, lịch sử thì lơ mơ. Cải lùi thì có.

  • Lê Thuận 11:10 09/11/2015

    Thời chúng tôi còn là SV, rồi sau này theo Cao Học, lúc đó Bộ Trưởng Giáo Dục là Thầy GS TS Trần Hồng Quân - Dù những năm ấy nước ta còn khó khăn mà Thầy đã xoay chuyển được cho GD VN phát triển rất tốt. HS SV ý thức phát triển tư duy của mình. Còn hiện tại GD của chúng ta cứ tụt hậu hoài, bao giờ theo kịp các nước khác trong khu vực?

  • Huỳnh thái Hòa 10:47 09/11/2015

    Chính nền giáo dục như vậy mà làm cho người VN ta cứ thua các nước hoài. Chỉ tội cho các em, các cháu học sinh VN nghèo, như thể các con chuột bạch trong phòng thí nghiệm. Còn con cháu của họ thì toàn học ở nước ngoài nên họ đâu lo lắng làm gì cho mệt.

  • Lưu Minh Hoàng 10:45 09/11/2015

    Tôi thấy lời bình của "maicom" rất chính xác, nhưng tôi chưa thấy ý kiến của các chuyên gia nào góp ý về việc định nghĩa lại chương trình giáo dục phổ thông,vì hiện nay nó gánh trên mình nhiều nhiệm vụ nặng nề quá. Đáng lẽ nó chỉ nên làm 1 nhiệm vụ là: Cung cấp kiến thức tối thiểu cho 1 công dân khi trưởng thành bước vào đời, còn việc để học cao hơn như vào CĐ, ĐH hay làm gì khác thì sẽ có chương trình đào tạo khác, như vậy chương trình giáo dục phổ thông chỉ cần 10 năm là đủ, và không cần tổ chức thi gì cả. Như thế sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền ngân sách của nhà nước cũng như của xã hội.

!!! Cần nhiều tiếng nói hơn nữa và một chiến lược toàn diện để nền giáo dục Việt Nam đi vào thực chất. B)

 

 

Lão Gàn hy vọng rằng: Chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử được tôn vinh. Tùy mức độ xác định chân lý mà cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam lần này sẽ thành công từ mức tối thiểu cho đến trở thành nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới. Lão Gàn phát biểu nghiêm túc. Rất nghiêm túc. Đối với lão Gàn thì đây là điều kiện tiên quyết.

Cái gì đúng với chân lý, phản ánh đúng quy luật tự nhiên, lão Gàn ủng hộ ngay. Thí dụ: Như đợt cải cách thi cử tuyển sinh vừa rồi, lão hoàn toàn ủng hộ. Mặc dù dư luận lúc ấy chém gió ầm ầm.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi thì người ta cần đến lịch sử, người mô tả nó tốt đẹp đủ mọi thứ. Thí dụ như bài viết này và mấy bài viết gần đây, đại loại của các người nổi tiếng - tàn giáo sư tiến sĩ...

===========================

Lịch sử như “bó đuốc soi đường”


Hoàng Văn Bằng

10/11/15 07:25

(GDVN) - Giáo dục Việt Nam đang lung túng trước sự phát triển to lớn của nhân loại, đất nước, đổi mới là yếu tố sống còn đối với giáo dục và tương lai của đất nước.

LTS: Thầy Hoàng Văn Bằng- Giáo viên Trường THPT Lương Đắc Bằng (Thanh Hóa) có tiếp bài viết nêu lên thực trạng và sự cần thiết của môn Lịch sử trong thời đại Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, trong bài này thầy Bằng nhấn mạnh tới tính gốc rễ của vấn đề - Lịch sử như một môn khoa học, là nền tảng để "soi rọi" cho các môn học, ngành học khác. Dù làm gì, đất nước có mạnh được lên hay không trước hết từng công dân phải biết về lịch sử, hiểu được lịch sử.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Đổi mới về giáo dục hiện nay, mà hiệu quả của nó đem lại những yếu tố tích cực là không hề đơn giản. Vấn đề là phải đặt giáo dục nước ta ở vị trí nào của giáo dục thế giới? 

Đổi mới nó như thế nào? Bắt đầu và kết thúc ở đâu? Làm sao để hiện đại, bền vững, lại giữ được truyền thống? Đây là những câu hỏi mà lâu nay giáo dục nước ta đã đặt ra, Bộ Giáo dục đã có kế hoạch, những ý kiến của các chuyên gia đóng góp, tuy nhiên câu chuyện này vẫn còn hết sức mơ hồ.

Theo tôi nghĩ, đổi mới hay cải cách gì thì cũng phải bắt đầu từ cái “gốc”, trước hết phải đảm bảo và phát huy được những môn khoa học cơ bản: Toán, sử, địa lý…Những môn học khác tùy vào khung thời gian, chương trình để sắp xếp cho phù hợp. 

 

lich_su.JPG

Ảnh minh họa Giáo dục thời đại.

 

Bởi những môn khoa học này là những khoa học chân chính, nó trường tồn với thời gian, không ai có thể “phủ nhận” hoặc làm “méo mó” nó được. Từ cơ sở “gốc” ta có thể làm cho nó phù hợp với mọi thời đại, tương lai của đất nước hay nhân loại. 

Vấn đề đặt ra là, Bộ Giáo dục, các chuyên gia phải làm, biên soạn, đổi mới cho nó phù hợp…Những môn học khác cũng rất quan trọng, tuy nhiên chỉ là nhất thời, có thể lúc này cần nhưng lúc khác không cần, có thể nơi này là cần nhưng nơi khác không cần. 

Ví dụ, môn ngoại ngữ, được ca tụng là cần thiết cho đổi mới, như chúng tôi là những người làm trí thức, được học tương đối bài bản tiếng Anh, song cũng mấy khi sử dụng, huống hồ như các tầng lớp khác.

Giống như một số môn khoa học khác, lịch sử là khoa học chân chính, khoa học này trường tồn với thời gian, mọi thời đại, nó như “ Bó đuốc soi đường”, như “Bầu sữa mẹ luôn chảy, dạy dỗ, vun đắp, xây dựng tương lai”…

Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục đưa ra thì môn Lịch sử được tích hợp, lồng ghép một số môn khác. Rõ ràng môn Lịch sử được đặt vào môn phụ, học sinh tự chọn. 

 

bogdkhangdinhkhongbomonsu.jpg

 
Đổi mới, nhưng hãy tôn trọng, đối xử đúng mực với môn Lịch sử

(GDVN) - Xin đừng lầm lẫn giữa kiến thức lịch sử cụ thể được sử dụng ở đâu đó, được gắn vào môn học nào đó, với hệ thống kiến thức sử của bộ môn khoa học chính thống.

 

 

Lâu nay, ta đã nghe, xem, nhận xét rất nhiều những chủ đề nóng: Tham nhũng, tệ nạn ma túy, cờ bạc, nghiện ngập, vô tổ chức, vô kỷ luật, học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, nguy hiểm hơn nó trở thành tổ chức, có hệ thống và phổ biến…

Vấn đề này càng phức tạp và nhức nhối, trở thành gánh nặng lớn, phá hoại sự phát triển, thậm chí là sự tồn vong tương lai đất nước, chúng ta chỉ phê phán, ra sức cấm đoán, đổ lỗi cho nhau (gia đình, nhà trường, xã hội). 

Hãy nhìn vào bản chất “gốc vấn đề”, đó không phải là lỗi của cá nhân hay tổ chức, mà đó là “tầm nhìn chiến lược”, chúng ta cố chạy theo hiện đại, tối tân, xu thế…mà quên đi những giá trị của truyền thống, giá trị bền vững, giá trị giống nòi, giá trị tồn vong, của tương lai đất nước. 

Ta chạy theo, tưởng như sẽ giúp ta hiện đại, song nó lại phá hoại, níu kéo khiến ta ngày càng lạc hậu hơn, hãy thực tế đi, ta chỉ hiện đại hơn so với năm 1945, song còn các nước trong khu vực và thế giới thì sao, họ hiện đại hơn ta gấp hàng thế kỉ.

Lịch sử là bộ môn khoa học, nó gắn liền với hình hài đất nước này, đó là dòng sông, bến nước, sân đình, cây đa, giếng nước, lũy tre làng, là gia đình, tổ tiên… Nuôi dưỡng thế hệ con người Việt Nam, nó góp phần hình thành cái tâm, tính, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn tình yêu gia đình, làng xóm với quê hương đất nước…

Nếu Lịch sử dân tộc ngừng chảy, hoặc chảy không mạnh, nó sẽ đẻ ra một thế hệ con người Việt Nam mới “vô thức”, nó chỉ là những người máy, không có quê hương, đất nước, gia đình, dòng họ, không có sự yêu thương đùm bọc, chia sẻ, nó sẵn không có sự tôn trọng, thích thì làm, không có trên có dưới, xem thường các đạo lý mà trước hết là đạo làm người…

Đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu hiện đại, song những giá trị “Gốc”, giá trị “Lịch sử” mới đảm bảo sự phát triển và bền vững, trường tồn của dân tộc. Vì vậy, không thể “bỏ” Lịch sử hoặc xem Lịch sử một cách “méo mó”, Lịch sử phải được nhân dân Việt Nam biết như một khoa học chân chính, môn học chính thống bắt buộc ở nhà trường THPT.

Hoàng Văn Bằng

===========================

Còn khi người ta chưa cần đến thì nó như thế này:

 

Những “gã khổng lồ” thế giới lụn bại vì đâu?

TuanVietNam
21/11/2014 02:00 GMT+7

 

Tại sao trong quá khứ, có nhiều nước hùng mạnh, ngang dọc một thời, vậy mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy có mỗi Trung Quốc nổi lên chút ít?

 

Mỗi dân tộc có lòng tự hào khác nhau về quá khứ. Có dân tộc tự hào về thành tích chiến trận, có nơi tự hào về lãnh thổ rộng lớn, nhưng cũng có dân tộc tự hào về sự phồn thịnh của kinh tế, nghệ thuật, v.v…

Về lãnh thổ, chắc khó có dân tộc nào mà đất đai rộng hơn Đế chế La Mã thời cổ đại; Ba Tư thời hậu Mohamet, hay Mông Cổ thời "Thành Cát Tư Hãn". Về các công trình kiến trúc, Ai Cập cổ đại có thể được xếp vào một trong những dân tộc có một không hai trên thế giới. Nếu xét về sức mạnh  văn hóa, Trung Quốc vẫn được đánh giá là một nước có truyền thống mạnh đến mức có thể đồng hóa và đô hộ ngược lại những ai xâm chiếm họ.

Quá khứ là vậy, còn hiện tại thì họ như thế nào? Trước hết, ngoài TQ đang quay trở lại, Đế quốc La Mã ngày nay chỉ còn lại các di tích khảo cổ rải rác khắp châu Âu; Ai Cập cổ đại bây giờ trơ lại sừng sững mấy ngọn Kim Tự Tháp còn phần lớn các xác ướp và Nhân sư đã bị Anh và Pháp cướp mang về Châu Âu và trưng bày trong các bảo tàng.

Trong khi đó, Bagan (Myanmar) với hàng chục nghìn chùa chiền, miếu mạo cực kỳ giàu có từ TK8 đến TK13, hiện giờ vẫn đang tìm cách giải quyết các vấn đề xung đột sắc tộc và loay hoay xóa đói giảm nghèo. Ở Mông Cổ, người ta đặt tên vị Hoàng đế vĩ đại của họ cho một loại bia như một biểu tượng Quốc gia. Đế chế từng vó ngựa tung hoành khắp Á, Âu này giờ đây còn có hơn hai triệu rưỡi  người, sống yên bình bên những đàn gia súc và đồng cỏ ngút ngàn, bất tận. Có một điều lạ là rất nhiều người Mông Cổ vẫn cất giữ trong nhà họ một tấm bản đồ  vẽ đế chế Mông Cổ thời hoàng kim và thỉnh thoảng mang ra khoe với khách với vẻ mặt rạng ngời về quá khứ dân tộc.

Tại sao trong quá khứ, có nhiều nước hùng mạnh, ngang dọc một thời, vậy mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy có mỗi Trung Quốc nổi lên chút ít?

20141120105223-20112012thegioi-vltt.jpg

Vạn lí trường thành Trung Quốc.

 

Các nước này trước kia phần lớn hùng mạnh là nhờ quân sự. Họ đánh chiếm, xâm lược kẻ khác và bắt người ta thuần phục. Tuy vậy họ lại thiếu hai thứ cơ bản để giữ và đồng hóa những vùng đất chiếm được, đó là (i) thiếu nguồn nhân lực tốt thích hợp với quản trị trong thời bình, khác hẳn với tính võ biền của thời chiến (ii) văn hóa non, yếu hơn nên khi đi cai trị, họ bị ảnh hưởng bởi những thứ văn minh hơn từ những kẻ bị cai trị và dần dần họ tự nguyện bị đồng hóa - như trường hợp Nhà Mãn Thanh đô hộ TQ.

Có một số dân tộc nhờ kỹ nghệ tốt và ưu đãi của thiên nhiên, họ trở nên giàu có hơn xung quanh. Thay vì cố gắng phát triển thêm hoặc tìm các giải pháp chống lại các nguy cơ về ngoại bang hoặc thiên tai, họ say sưa tận hưởng và cho rằng đó là ân huệ của Thượng đế. Để đáp lại, họ xây dựng các đền đài, miếu mạo nguy nga, tráng lệ dâng lên Chúa trời (Bagan, Inca v.v.). Khi khí hậu biến đổi họ bị động và dần dần nghèo đi. Sống lâu trong yên bình và thiếu sự chuẩn bị, khi quân thù đến, họ nhanh chóng bị thất bại, để rồi các đền đài (mà ngay nay chúng ta gọi là di sản) này trở thành phế tích.

Sự tôn sùng thái quá vào các đức tin và quên đi tạo dựng cho mình "sức chống chịu" với ngoại bang và thay đổi của tự nhiên, chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến cho nhiều nền văn hóa bị lụi tàn.

Thường thì sự sụp đổ của một quốc gia này là cơ hội cho một hay nhiều quốc gia khác nổi lên. La Mã sụp đổ đã tạo điều kiện cho các lãnh chúa châu Âu nổi lên. Thừa hưởng được sự giao thoa của các tôn giáo có nguồn gốc La Mã, Do Thái, Hy Lạp, người Châu Âu đã tận dụng thành công các thành tựu khoa học sau thời phục hưng để nhanh chóng xâm chiếm phần còn lại của thế giới. Đến giờ của cải mà họ cướp được cùng với việc tận dụng lợi thế cạnh tranh vẫn đang giúp họ và con cháu họ vững vàng vị thế.

Nhìn vào lịch sử cùng sự thịnh suy của một dân tộc, có thể gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về những vấn đề sau:

Một là, quá khứ hào hung của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.

Hai là, những trang sử vẻ vang của dân tộc có thể giúp khích lệ tinh thần khi cần thiết, đặc biệt khi đất nước cần thực hiện những chuyển mình quan trọng.Cần phải có niềm tin mạnh mẽ là chúng ta sẽ làm được khi có thời cơ, cùng sự chuẩn bị sẵn sàng cho một bước tiến dài hơn.

Chúng ta vẫn cần tôn trọng quá khứ và lấy đó làm bài học để không lặp lại các sai làm ngày trước. Để có một đất nước giàu mạnh, tính cầu thị và sẵn sàng hy sinh quyền lợi vì dân, vì nước cần được giác ngộ và được phát huy. Được như vậy, chim PhượngHoàng sẽ lại có thể hồi sinh từ đống tro tàn với một hình hài đẹp đẽ hơn và mạnh mẽ hơn xưa.

Hơn hết, quá khứ giúp chúng ta nhân dạng, còn hiện tại và tương lai được định đoạt bởi chính chúng ta. Hãy nhắc nhở con cháu bạn về sự hào hùng của lịch sử dân tộc, nhưng hãy lấy đó làm động lực chứ không phải mục tiêu, vì thực ra chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều và dám mơ ước ở bên kia đường chân trời - những thứ vốn chưa bao giờ có thể tìm thấy trong sử sách.

Trần Văn Tuấn

 

Vậy thì bây giờ làm sao?

 

 

Một là, quá khứ hào hung của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.

Trần Văn Tuấn

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bênh bản dịch mới của Nam quốc Sơn Hà, tác giả Phạm Hiệp khen "một điểm sáng"

Phạm Hiệp

11/11/15 07:15

 

(GDVN) - Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này.

LTS: Vài ngày qua dư luận bàn tán nhiều tới bản dịch mới bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”, có nhiều quan điểm bày tỏ khác nhau liên quan tới bản dịch này, từ ủng hộ tới có những quan điểm khác. 

Trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, sau khi đăng tải bài viết: “Bản dịch mới “Nam quốc sơn hà” có làm thay đổi ý nghĩa câu chuyện lịch sử?”, Tòa soạn nhận được thêm quan điểm của nghiên cứu sinh Phạm Hiệp (Đại học Văn hóa Trung Hoa – Đài Loan). Trong bài viết này, tác giả có góc nhìn riêng dựa trên những luận cứ khoa học.

Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc quan điểm riêng này của tác giả.

 

Vừa qua trên mạng xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới bản dịch mới của tác phẩm “Nam quốc sơn hà”. Bản dịch này được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Về mặt từ ngữ thì bản dịch mới rất khác với những gì học sinh được học ở bản dịch cũ trước đó.

Cụ thể, bản cũ dịch là:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Trong khi bản dịch mới là:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Viết bài này, tôi không phải là nhà phê bình văn học hay nhà nghiên cứu về giáo dục phổ thông nên không thể đưa ra nhận xét về mặt chuyên môn. Vài điều chia sẻ dưới đây, tôi sẽ nhìn nhận vấn đề này từ góc độ người nghiên cứu về quản lý giáo dục trong đó có bao gồm chủ để về cải cách giáo dục.

Trước hết, trong mọi cuộc cải cách, đổi mới về giáo dục, việc xuất hiện những tranh cãi, những dư luận trái chiều là điều bình thường. Những cách thức làm mới đôi khi sẽ gây ngạc nhiên thậm chí là gây sốc cho những người đã quen với cách cũ cũng là điều dễ hiểu. 

Thậm chí, có ý kiến cho rằng: cải cách mà không có phản đối thì không gọi là cải cách. Vì vậy, tôi cho rằng những “ầm ĩ” về bản dịch bài thơ trên mấy ngày hôm nay, theo tôi là điều bình thường và cần thiết đề người ủng hộ cũng như không ủng hộ bản dịch mới cũng như người làm sách và người đọc sách có cơ hội để lên tiếng và lắng nghe ý kiến của nhau.

 

Nam_quoc_son_ha.jpg

Ảnh chụp qua sách.

 

Quay trở lại với bài thơ, nhìn vào “đội hình” biên soạn đều là các nhà làm sách uy tín như Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử ..., tôi tin họ có lý do xác đáng và có căn cứ khoa học để đưa ra sự thay đổi này. Trả lời của GS. Nguyễn Khắc Phi, tổng chủ biên cuốn sách hôm qua trên báo chí  cũng đã minh chứng cho điều này:

Thứ nhất, bản dịch “mới” này thực ra không hề mới, nhóm biên soạn dùng là bản dịch của Lê Thước - Nam Trân thực tế đã được công bố từ gần 40 năm trước. Cá nhân tôi cũng được đọc bản dịch “mới” này thời còn đi học trong một cuốn sách tham khảo.

Thứ hai, GS. Phi cũng đã chỉ ra lý do việc họ bỏ bản “cũ”, ví dụ việc giữ nguyên chữ “định phận” từ bản gốc sang bản dịch “cũ” là bất hợp lý vì nó có thể gây ra hiểu nhầm (“phận” có 2 nghĩa địa phận và số phận)

Thứ ba, trong sách mới, ngoài bản dịch “mới” được nhóm làm sách lựa chọn, họ còn đưa ra 2 bản dịch khác. Đây là cách làm sách rất hiện đại mà sách cũ, với bản dịch “cũ” không có được.

Chúng ta cần lưu ý, đây là 1 bài học trong môn ngữ văn; ngoài nội dung bài thơ, thì học sinh cần được đọc nhiều bản dịch khác nhau để có thể đối sánh các cách dịch khác nhau, cách sắp xếp ngôn ngữ khác nhau từ một bản gốc chung. Từ góc độ cải cách giáo dục, thậm chí, tôi cho rằng đây là điểm “sáng” nhất của bản dịch “mới” này.

 

20150717180111anhky103.jpg

Tác giả Phạm Hiệp. Ảnh VNN

 

Về ý kiến cho rằng, không nên thay đổi từ ngữ trong một tác phẩm được coi là “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước; tôi cho đó không phải nhận định xác đáng. Vì xét cho đúng, bản được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên cũng không phải là bài bắt đầu bằng “Sông núi nước Nam vua Nam ở” mà đơn giản nó chỉ là bản dịch phổ biến nhất. 

Bản gốc bắt đầu bằng “Nam quốc sơn hà nam đề cư” mới thực sự là bản gốc. Thực tế, cái chúng ta đang tranh luận xem hai bản “dịch”, cũ và mới, bản nào hay hơn, hợp lý hơn. Điều này cũng tương tự như việc giả sử có 2 dịch giả cùng dịch Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ sang tiếng Anh và sau đó người đọc tranh luận về 2 bản thảo Tiếng Anh vậy.

Tuy vậy, từ sự kiện này, tôi càng thêm tin tưởng vào một ý kiến mà tôi luôn cho là cần thiết từ lâu, đó là đã đến lúc chúng ta cần chấp nhận mô hình, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa như thế giới vẫn làm. 

Thử tưởng tượng nếu hiện nay, cả bộ sách mới và cũ đều được lưu hành và các trường được toàn quyền quyết định việc lựa chon bộ sách nào để giảng dạy cho học sinh của mình. Như vậy, thay vì việc tranh luận xem sách nào, cách dịch nào đúng hơn, ta chỉ cần đếm xem sách nào được dùng nhiều hơn, tức là sách đó đã được các trường, và học sinh chấp nhận nhiều hơn.

Phạm Hiệp
==================================

Muốn bàn về những sự kiện lịch sử thì việc đầu tiên hãy hiểu về khái niệm của "lịch sử" là cái điếu gì đã. Dưới đây là tư liệu trên Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org. Ngay cả tư liệu này cũng chưa có một định nghĩa rốt ráo thế nào là khái niệm "lịch sử". Nhưng những con bò đều ra sức rống lên về các vấn đề liên quan. Hậu quả của sự dốt nát, ngu ngục này của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt, là phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasinhton và Singapore: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử".

Giỏi ra mà cãi đi! Hay là điếu có mặt thằng nào, con nào vác cái bằng giáo sư tiến sĩ và kéo cả đống "hầu hết" dám phản biện lại Tập Cận Bình? Đồ ngu!

 

TƯ LIỆU THAM KHẢO

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD

 

Rống lên vì tầm quan trọng của lịch sử, nhưng phản bác, lập luận thì toàn thứ tư duy giẻ rách. Phủ nhận cả cội nguồn lịch sử dân tộc thì "lịch" cái điếu gì đám này. Nhân danh cái điếu gì mà phủ nhận cội nguồn lịch sử dân tộc Việt?! Khoa học à?! Khoa học cái điếu gì mà xác định công khai - không phải trình độ ve chai - mà là giáo sư tiến sĩ vật lý, lại còn hẳn hàng đầu ở Việt Nam nữa chứ. Ông ta đã phát biểu rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ơ! Thế thì lấy cái lý điếu gì ra để phủ nhận cội nguồn Việt sử?

Bây giờ lại có cái trò sửa thơ của ông Bành tổ Việt Nho trong bài "Nam quốc sơn hà". Điếu mựa! Xuyên tạc từ điều kiện bối cảnh bài thơ, cho đến nội dung bài thơ.

Truyền thuyết ghi nhận bối cảnh bài thơ: Trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bờ sông Như Nguyệt - là ranh giới chiến tuyến quân Việt và Tàu, vào ban đêm văng vẳng bài thơ "Nam Quốc sơn hà". Theo truyền thuyết thì nó có từ thời Lê Hoàn và sau này lặp lại vào thời Lý thường Kiệt. Xin tham khảo tư liệu dưới đây:
 

Nam quốc sơn hà (Chữ Hán: 南國山河[1]) là một bài thơ, hiện còn khuyết danh tác giả, được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.[2][3] Bài thơ được cho là bài thơ thần [4], do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981[5] và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.

vi.wikipedia.org/wiki/Nam_quốc_sơn_hà

 

 

Nội dung chỉ vậy và không nói đến tác giả với nguyên nhân nào có lời ngâm thơ thần thánh đó. Nhưng có một đám bố láo suy luận rằng: Đó là do Lý Thường Kiệt làm thơ, rồi sai người lính tốt giọng đêm đêm chui vào đền Trương Hống, Trương Hát ngâm lên, gây chiến tranh tâm lý với quân Tàu thời Tống. Sự diễn giải này điếu có "cơ sở khoa học". Nhưng nó có tác dụng làm giảm sự thiêng liêng, huyền vĩ của người Việt vào non sông tổ quốc của họ, qua truyền thuyết mang dấu ấn thần quyền này.

Bây giờ lại sửa cái con mựa nó bài thơ dịch "Nam Quốc sơn hà", một cách dốt nát không thể dốt hơn. Chúng ta so sánh hai bài thơ dưới đây:

Cụ thể, bản cũ dịch là:

 

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

 

Trong khi bản dịch mới là:

 

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

 

Trước hết bài cũ chỉ là dịch ý giống thơ tứ tuyệt, chứ điếu phải dịch thơ. Cái giống thơ Đường nó chỉ ở chỗ 7 chữ mỗi câu và 4 câu (Tứ tuyệt). Tức dịch sát ý và sát nghĩa của bài thơ, vốn như sau:

 

Nguyên bản chữ Hán[6]:

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 分 定 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

 

Bản phiên âm Việt Nho :(Nguyên văn chép là: "Bản phiên âm Hán Việt". Nhưng với lão Gàn thì điếu có từ Hán Việt, nên sửa lại như vậy: Việt Nho)

 

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

Rõ ràng bài thơ dịch ra ngôn ngữ Việt Nho là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, gieo vần Ư. Cấu trúc thơ lấy 4 câu trên theo cấu trúc luật thơ Đường là biến thể từ thơ Thất Ngôn Bát cú (Thơ Đường theo lão hiểu là có từ thời Đường Ngu - tức thời Nghiêu Thuấn, lão coi là của Việt tộc. Chứ điếu phải đời nhà Đưởng bên Tàu. Chuyện này bàn sau).

Còn bài thơ dịch cũ thì không thể coi là dịch thơ. Vì tầm cỡ những bậc túc Nho cổ xưa dịch thơ Đường, không thể phạm luật như vậy. Thí dụ ngay câu đầu: “Sông núi nước Nam vua Nam ở", thì từ "núi" thứ 2 trong câu là vần trắc (Nhị tứ lục phân minh: Luật thơ Đường) thì từ thứ 6 trong câu "Nam" (Vua Nam) cũng phải là vần trắc. Đây lại là vần bằng. Thôi thì cũng được đi, coi như phá cách theo phép "cô nhạn lạc bầy", tuy khiên cưỡng. Nhưng hai câu tiếp theo thì phạm luật nghiêm trọng:

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm.

Nếu câu đầu được coi là gieo vần trắc ở chữ "núi" thì chữ thứ 2 "rành" ở câu tiếp theo vần bằng cũng OK đi. Nhưng nếu vậy thì chữ thứ 6 trong câu thứ 2 là "sách" phải gieo vần bằng. Đằng này nó lại trắc. Thế là thế điếu nào. Không cần phân tích câu tiếp, bởi vì nó có cả bầy nhạn cô liêu, chứ không còn là một con nhạn lạc nữa. Cho nên lão coi bài dịch cũ, chỉ là bài dịch ý, chứ không phải dịch thơ. Nhưng vì vậy, ít nhất nó mô tả được hùng khí của bài thơ và hậu quả tất yếu của sự kiện ở câu cuối. Quý vị xem lại:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" = "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” (Bản cũ) => "Chúng mày nhất định phải tan vỡ” (Bản mới). 

Bài cũ tuy chưa dịch đúng nghĩa của bài thơ, nhưng ít nhất nó xác định một động thái của chủ thể là Việt quân sẽ đánh cho tan tác khách thể xâm lược. Còn bài dịch thơ mới thì nó mang tính phán đoán chủ quan, trù ẻo hơn là một động thái tác động của chủ thể có kết quả làm thất bại khách thể quân xâm lược.

Để mô tả cụ thể cho dễ hiểu hơn:

Câu dịch cũ nó giống như thế này: "Mày mà động đến tao, tao cho mày vỡ mặt"; tức là khẳng định một kết quả. Còn câu dịch sau nó giống như con mẹ mất gà trong truyện của Nguyễn Công Hoan chửi thằng nào, con nào ăn cắp gà của bà; tức là hậu quả chưa xác định, nó còn tùy thuộc vị thần "mặt xanh, mỏ đỏ" có vật chết kẻ tham lam hay không!

Với câu thứ hai:

Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư = Rành rành định phận tại sách trời (Bản cũ) = > Vằng vặc sách trời chia xứ sở (Bản mới).

Rõ ràng câu của bài cũ mang tính khẳng định chủ quyền lãnh thổ được phân định của Tạo Hóa, trong bất cứ điều kiện nào của sách trời. Còn câu dịch mới thì nó rõ ràng hai từ "vằng vặc" đã giới hạn điều kiện mà người ta có thể nhìn thấy?!

Bởi vậy với lão thì bài dịch sau, nếu nói là thơ thì gượng ép như kẹo đậu phộng (Kẹo lạc), của một kẻ mới tập tọng làm thơ Đường, trình độ còn tệ hơn cả lão Gàn. Điếu mựa, nếu bài này mà gọi là một bài thơ và đem dậy học sinh thì lão Gàn cần phải đính chính lại: Lão không có "mần thơ", mà là một nhà thơ chính hiệu. Còn nói về ý thơ thì bản dịch mới mang khí chất của cháu "Hèn Đại Nhân". Tất nhiên là điếu xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong thời hưng quốc của Việt tộc.

PS: Tôi dùng nhiều từ thể hiện cảm xúc khi nghĩ đến hậu quả của những đối tượng phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt. Mong quý vị thông cảm.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIAI THOẠI LIÊN QUAN ĐẾN BÀI NAM QUỐC SƠN HÀ.

Tôi coi đây như một giai thoại vì chưa được đọc tin chính thức được xác nhận tính khách quan lịch sử. Giai thoại kể lại như sau:

Trong lúc có những dấu hiệu tiến triển và vào giai đoạn đầu ký Hiệp Định Paris, lão quân sư quạt điện Kissinger sang Việt Nam. Khi tham quan Bảo tàng lịch sử Việt Nam cùng với ngài Lê Đức Thọ, nhìn thấy bài "Nam Quốc sơn hà", ông ta nói: "Đây là điều I trong hiệp định Paris?" . Ngài Lê Đức Thọ trả lời: "Thưa ngài! Đúng là như vậy!".

 

Như vậy, bài "Nam Quốc sơn hà" đã khẳng định một truyền thống quyết tâm giữ nước của Việt tộc, xuyên suốt từ thời hưng quốc cho tới tận ngày nay.

Việt sử bị xuyên tạc, phủ nhận từ nguồn gốc, thậm chí cho đến cả truyện cổ tích, thí dụ truyện Thạch Sanh nổi tiếng của Việt tộc thì bây giờ nó lại có "cơ sở khoa học" là của Khơ Me với "cơ sở khoa học" là Thạch là dòng họ phổ biến ở Khơ Me hơn ở Việt Nam. Ở Hà Tiên lại có Thạch Động có đường thông xuống biển y như trong truyện. Vậy Thạch Sanh là chuyện của Khơ me. Vì Hà Tiên thời trung cổ thuộc Khơ Me.

Điếu mựa những thằng ngu. Tụi khốn nạn này muốn trưng bằng chứng đất Hà Tiên là của người Khơ Me từ trong truyện cổ tích ngay của người Việt chăng? Bây giờ đến bài "Nam Quốc sơn hà". Điếu mựa những thằng ngu! Chúng nó định làm cái điếu gì thế này?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Băn khoăn bản dịch "Sông núi nước Nam":

Tổng chủ biên lên tiếng!

Thứ ba, 10/11/2015 - 13:21
 

Dân trí Trước băn khoăn của dư luận về bản dịch "Sông núi nước Nam" được in trong SGK Ngữ văn lớp 7  - Tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam trích theo bản dịch của Lê Thước - Nam Trân chưa hay, GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng Chủ biên cuốn sách đã lên tiếng giải thích rõ vấn đề này.

 >> Từ Nam quốc sơn hà nghĩ về tính hai mặt của đời sống

Vừa qua, dư luận băn khoăn về bản dịch “Sông núi nước Nam” trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 7, tập 1 đưa các bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền của danh tướng Lý Thường Kiệt khác với bản dịch lâu nay nhiều người vẫn thường biết đến khiến nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng bản mới không hay.

Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) lưu truyền được dịch là:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Bản dịch được đưa vào sách ngữ văn 7 là do học giả Lê Thước (1891-1975) và nhà thơ Nam Trân (1907-1967) dịch, được đăng trong cuốn Thơ văn Lý Trần, từ năm 1977 như sau:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Bên cạnh đó, trong SGK ngữ văn 7, đưa ba bản dịch chữ quốc ngữ của bài thơ Nam quốc sơn hà  chứ không chỉ riêng bản dịch của Lê Thước - Nam Trân. Bản dịch có câu Vằng vặc sách trời chia xứ sở được sử dụng làm đối tượng chính của bài đọc văn bản trang 62, còn hai bản dịch khác được đăng kèm để học sinh tham khảo. Hai bản dịch còn lại là:

- Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử:

Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Sách trời phân định đã rạch ròi/ Cớ sao giặc cướp xâm phạm tới/ Chúng bay thất bại hãy chờ coi.

- Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự/ Sách trời định phận rõ non sông/ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?/ Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.

ban-khoan-ban-dich-song-nui-nuoc-nam-ton

 Bản dịch của Lê Thước - Nam Trân trong  phần bài  học chính, sách ngữ văn lớp 7, tập 1

 

Trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 10/11, GS Nguyễn Khắc Phi Tổng Chủ biên sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 cho biết, bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền là của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau, hiện có khoảng hơn 30 dị bản. Cho nên ở đây không phải là bản dịch mới, vậy bản dịch nào là cái cũ, ai là người dịch đầu tiên?... mọi người vẫn chưa biết.

Khi chọn các bản dịch để đưa vào sách chúng tôi cân nhắc rất kỹ nên dùng bản chữ Hán nào vì không có bản nào dịch hoàn thiện cả. Đây là văn bản cổ. Cuối cùng, chúng tôi chọn bản theo Đại Việt sử ký toàn thư.

GS Phi cho rằng, bản dịch phổ biến mà mọi người thuộc mặc dù nghe êm tai nhưng có chỗ chưa ổn.

Ví dụ chữ “định phận” để nguyên không dịch có thể gây ra hiểu nhầm. Vì chữ “phận” có hai nghĩa, phận là địa phận, ranh giới, biên giới và phận có nghĩa là số phận, cho nên nếu không dịch thì “định phận” là số phận đã định. Bên cạnh đó, chữ “vằng vặc” vừa sáng vừa rõ ràng, nó cụ thể và ý nghĩa hơn là “rành rành". Việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần bằng trong nguyên văn sang vần trắc ở bản dịch không phải là không có dụng ý".

Để đưa bài thơ này vào sách, chúng tôi đã phải rất nhiều lần sang ĐH QGHN phản biện rằng bài này không phải là của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, đây là vấn đề dân tộc nên cần đưa vào. Hơn nữa, tác giả dịch Nam Trân và Lê Phước là 2 nhà Hán Nôm học lớn của Việt Nam. Cụ Lê Thước là một bậc trí giả uyên bác,một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 và Nam Trân là nhà thơ nổi tiếng, là người chủ trì dịch tập Ngục Trung nhật ký của Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trong sách cũng đã giới thiệu hai bản dịch khác nữa để học sinh tham khảo, là bản dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1980) và một bản dịch trên bức sơn mài ở Viện Bảo tàng lịch sử.

GS Phi cho biết, Hội đồng thẩm định bộ sách này là các nhà giáo nhân dân nên Nhà xuất bản giáo dục và Bộ GD-ĐT không thể muốn đưa cái nào vào trong sách cũng được. Hiện nay, để tham khảo thêm các dị bản khác, mọi người có thể tìm hiểu trên sách, trên Internet.

GS Phi cho biết thêm, người đưa ra thông tin về bản dịch gây xôn xao dư luận đã gọi điện xin lỗi chúng tôi.

Hồng Hạnh

=======================

Lão Gàn này bình thường thì điếu wan tâm đến chuyện thiên hạ. Nhưng thấy nó ầm ĩ quá. Điếc cả tai, nên bàn vậy. Điếu mựa! Lão điếu việc gì phải xin lỗi cả. Lão đây cũng điều cần thuyết phục ai. Ngu thì chết con ạ!

Lão điếu tán thành đưa bài thơ mới vào dạy học và lão điếu công nhận ai là tác giả bài thơ, nếu điếu có chứng minh có "cơ sở khoa học".

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Băn khoăn bản dịch "Sông núi nước Nam":

Tổng chủ biên lên tiếng!

Thứ ba, 10/11/2015 - 13:21
 

Dân trí Trước băn khoăn của dư luận về bản dịch "Sông núi nước Nam" được in trong SGK Ngữ văn lớp 7  - Tập 1 của NXB Giáo dục Việt Nam trích theo bản dịch của Lê Thước - Nam Trân chưa hay, GS Nguyễn Khắc Phi, Tổng Chủ biên cuốn sách đã lên tiếng giải thích rõ vấn đề này.

 >> Từ Nam quốc sơn hà nghĩ về tính hai mặt của đời sống

Vừa qua, dư luận băn khoăn về bản dịch “Sông núi nước Nam” trong sách giáo khoa (SGK) ngữ văn lớp 7, tập 1 đưa các bản dịch bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền của danh tướng Lý Thường Kiệt khác với bản dịch lâu nay nhiều người vẫn thường biết đến khiến nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng bản mới không hay.

Bài thơ: “Nam quốc sơn hà" ("Sông núi nước Nam”) lưu truyền được dịch là:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Bản dịch được đưa vào sách ngữ văn 7 là do học giả Lê Thước (1891-1975) và nhà thơ Nam Trân (1907-1967) dịch, được đăng trong cuốn Thơ văn Lý Trần, từ năm 1977 như sau:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Bên cạnh đó, trong SGK ngữ văn 7, đưa ba bản dịch chữ quốc ngữ của bài thơ Nam quốc sơn hà  chứ không chỉ riêng bản dịch của Lê Thước - Nam Trân. Bản dịch có câu Vằng vặc sách trời chia xứ sở được sử dụng làm đối tượng chính của bài đọc văn bản trang 62, còn hai bản dịch khác được đăng kèm để học sinh tham khảo. Hai bản dịch còn lại là:

- Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử:

Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Sách trời phân định đã rạch ròi/ Cớ sao giặc cướp xâm phạm tới/ Chúng bay thất bại hãy chờ coi.

- Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự/ Sách trời định phận rõ non sông/ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?/ Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.

ban-khoan-ban-dich-song-nui-nuoc-nam-ton

 Bản dịch của Lê Thước - Nam Trân trong  phần bài  học chính, sách ngữ văn lớp 7, tập 1

 

Trao đổi với phóng viên Dân trí ngày 10/11, GS Nguyễn Khắc Phi Tổng Chủ biên sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 cho biết, bài thơ Nam quốc sơn hà tương truyền là của danh tướng Lý Thường Kiệt, ngay cả văn bản chữ Hán cũng có nhiều dị bản khác nhau, hiện có khoảng hơn 30 dị bản. Cho nên ở đây không phải là bản dịch mới, vậy bản dịch nào là cái cũ, ai là người dịch đầu tiên?... mọi người vẫn chưa biết.

Khi chọn các bản dịch để đưa vào sách chúng tôi cân nhắc rất kỹ nên dùng bản chữ Hán nào vì không có bản nào dịch hoàn thiện cả. Đây là văn bản cổ. Cuối cùng, chúng tôi chọn bản theo Đại Việt sử ký toàn thư.

GS Phi cho rằng, bản dịch phổ biến mà mọi người thuộc mặc dù nghe êm tai nhưng có chỗ chưa ổn.

Ví dụ chữ “định phận” để nguyên không dịch có thể gây ra hiểu nhầm. Vì chữ “phận” có hai nghĩa, phận là địa phận, ranh giới, biên giới và phận có nghĩa là số phận, cho nên nếu không dịch thì “định phận” là số phận đã định. Bên cạnh đó, chữ “vằng vặc” vừa sáng vừa rõ ràng, nó cụ thể và ý nghĩa hơn là “rành rành". Việc hai dịch giả Lê Thước - Nam Trân chuyển từ vần bằng trong nguyên văn sang vần trắc ở bản dịch không phải là không có dụng ý".

Để đưa bài thơ này vào sách, chúng tôi đã phải rất nhiều lần sang ĐH QGHN phản biện rằng bài này không phải là của Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, đây là vấn đề dân tộc nên cần đưa vào. Hơn nữa, tác giả dịch Nam Trân và Lê Phước là 2 nhà Hán Nôm học lớn của Việt Nam. Cụ Lê Thước là một bậc trí giả uyên bác,một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20 và Nam Trân là nhà thơ nổi tiếng, là người chủ trì dịch tập Ngục Trung nhật ký của Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trong sách cũng đã giới thiệu hai bản dịch khác nữa để học sinh tham khảo, là bản dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1980) và một bản dịch trên bức sơn mài ở Viện Bảo tàng lịch sử.

GS Phi cho biết, Hội đồng thẩm định bộ sách này là các nhà giáo nhân dân nên Nhà xuất bản giáo dục và Bộ GD-ĐT không thể muốn đưa cái nào vào trong sách cũng được. Hiện nay, để tham khảo thêm các dị bản khác, mọi người có thể tìm hiểu trên sách, trên Internet.

GS Phi cho biết thêm, người đưa ra thông tin về bản dịch gây xôn xao dư luận đã gọi điện xin lỗi chúng tôi.

Hồng Hạnh

=======================

Lão Gàn này bình thường thì điếu wan tâm đến chuyện thiên hạ. Nhưng thấy nó ầm ĩ quá. Điếc cả tai, nên bàn vậy. Điếu mựa! Lão điếu việc gì phải xin lỗi cả. Lão đây cũng điều cần thuyết phục ai. Ngu thì chết con ạ!

Lão điếu tán thành đưa bài thơ mới vào dạy học và lão điếu công nhận ai là tác giả bài thơ, nếu điếu có chứng minh có "cơ sở khoa học".

 

 

"Nam Quốc Sơn Hà... Nam đế cư...

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư...

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm...

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư..."

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của Nước Nam đã được dịch và TB tin chắc hơn 90% người đọc đều biết đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở...

Rành rành định phận tại sách trời...

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm...

Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời..."

Có thể không sát nghĩa, có thể không đúng vần, có thể hơi lạc điệu... nhưng "cái hồn" của bản dịch nghe thật mạnh mẽ, thấy rõ ràng hào khí phương Nam, "rành rành" nghĩa là đâu ra đó... rõ ràng... đíu chối cãi được... và khi "lũ giặc" sang xâm phạm thì dứt khoát "chúng bây sẽ bị đánh tơi bời"... đánh là "đem đại nghĩa để thắng hung tàn... lấy chí nhân để thay cường bạo... trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật... miền Trà Lân trúc chẻ tro bay"... đánh cho tơi bời là phải... "đánh cho để dài tóc... đánh cho để đen răng... đánh cho nó chích luân bất phản (không có vé về xe cmnl)... đánh cho nó phiến giáp bất hoàn (tanh bành áo sống cmnl)... đánh cho sử tri... Nam Quốc anh hùng là có chủ..."

Vậy nên thế đíu nào mà khi cải cách dzáo dục... thế hệ 2k lại được học một bản dịch đầy chất thơ :

"Sông núi nước Nam vua Nam ở...

Vằng vặc sách trời chia xứ sở...

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây...

Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ..."

Đíu mựa cha con nhà nó... (hôm nay mùng 1 ăn chay, con lại phạm khẩu nghiệp... híc...) con hát mẹ khen hay... rằng là bài thơ sát nghĩa... rằng là chuyển vần trắc là "có dụng ý"... rằng là đây là bản dịch của một "bậc trí giả uyên bác, một trí thức cỡ lớn đầu thế kỷ 20" kết hợp với một "nhà thơ nổi tiếng, người chủ trì dịch Nhật ký trong tù của Bác" và đã là hàng "trí giả, trí thức, uyên bác, nổi tiếng" thì chắc hẳn toàn là "lời vàng ý ngọc" đíu phải là thứ dân đen "ăn cơm ỉa ra cức" hiểu được...

Cho rằng "vằng vặc" nghĩa là vừa sáng... vừa rõ ràng... nó cụ thể và ý nghĩa hơn "rành rành"... của hẳn "giáo sư" Nguyễn Khắc Phi nói thì đố mà sai...!? thì xin cmn thưa... thường thì "vằng vặc" chỉ dùng cho một thứ có thể phát sáng cụ thể, mà trong thơ văn người ta thường dùng là "ánh trăng", nó còn thua xa cái sáng "chói chang" của mặt trời và điều quan trọng là "sách trời" thì đíu có thể phát sáng để thấy "vằng vặc" được... vả lại khi đã buộc tội ai đó với đầy đủ chứng cứ... ngưới ta sẽ nói "còn chối hả, chứng cứ rành rành ra đó" đíu ai nói "mài chối hả mài, chứng cứ vằng vặc ra đó" nghe mà muốn rụng rún...

Xưa nay ... "thiện giả bất lai, lai giả bất thiện"... kẻ hiền thì không đến... mà kẻ đến thì không hiền... nên đíu bao giờ có loại "giặc hiền" hết nên đíu cần phải thêm "giặc dữ" vào cho thêm phần sinh cmn động...

Và câu cuối cùng "chúng mày nhất định sẽ tan vỡ"... nghe chơi vơi, chới với cmnl... bất chiến tự nhiên thành... giặc không đánh mà tan... nghe như giống loài đà điểu... gặp nguy hiểm cứ rúc đầu vô cát... nguy hiểm nó tự qua... hơ hơ... nghe như có vẻ chửi đổng trù ếm theo cái kiểu..."cái thứ chửi cha mắng mẹ lộn đầu lộn đũa... trời không đánh thánh không đâm... trước sau gì xe hơi cũng hỏi thăm sức khoẻ...". Nghe cảm giác hèn hạ và ô nhục gì đâu... cái này khi gặp "giặc dữ" đọc cho nó nghe, nghe xong... nó cưới nôn ruột... hộc máu... chết...!

Toàn thắng lại về ta...!

(P/S: hồi trước TLV của mình chưa bao giờ hơn 5 điểm nên hành văn hơi lộn cmn xộn... sorry trước tất cả. Tks...)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Fb Thiên Sứ Lạc Việt

Thien Su Lac Viet

Mấy giáo sư tiến sĩ viện cớ có nhiều dị bản. Hình như ngót 30 bản, để biện minh cho họ. Nhưng họ cần phải hiểu - người làm bài thơ này đâu có rách việc mà làm ra ba mươi bản khác nhau. Chỉ có một bản gốc thôi. Rồi lưu truyền cả hàng ngàn năm, thiếu gì những tay rách việc và hiểu nhầm bản thân - cứ tưởng mình thông thái, thế là sửa "vung xích chó". Một ngàn năm trôi qua, nó trở thành văn bản cổ lưu truyền. Ngay truyện Kiều, nổi tiếng là thế, có tác giả rõ ràng, mà mới có ngót 200 năm, cũng gần một trung đội dị bản. Giáo sư tiến sĩ, học giả, học thật cũng thừa cơ "chém gió vung xích chó", cãi nhau như mổ bò vì đụng chạm đến tự ái. Bởi vậy, dị bản không phải lý do để biện minh cho việc thẩm định một giá trị của một hiện tượng lịch sử. Bài Nam Quốc Sơn Hà không thể coi là một bài thơ thể hiện lòng yêu nước. Mà phải coi là một văn bản lịch sử chính trị được mô tả bằng thơ. Cho nên không thể sửa "vung xích chó" như thơ Nguyễn Du được. Nhưng ngay cả thơ Nguyễn Du, cũng không phải muốn sửa thế nào là sửa. Vì nó đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho nền văn hiến Việt trong lĩnh vực văn học. Huống chi là bài Nam Quốc sơn hà.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Bình:

Nữ tỷ phú 8x “tiêu biểu” bị khởi tố về tội danh lừa đảo

Thứ tư, 11/11/2015 - 06:30
 

Dân trí Từng được vinh danh là 1 trong 3 gương mặt nữ nhận giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2012”, tỷ phú 8x phất lên từ chăn nuôi Trần Thị Thuấn Hoa đã bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Bà Trần Thị Thuấn Hoa (SN 1982), trú tại tổ 24, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, nguyên là giám đốc công ty TNHH Thuấn Hoa, có trụ sở tại xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, đã bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin ban đầu, bà Hoa đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền 650 triệu đồng của Nhà nước. Bắt đầu từ năm 2012 - 2013, bà Hoa đã lập khống hàng loạt chứng từ để nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh về chăn nuôi (gọi tắt là VIETGAP) trái với quy định của pháp luật.

Được biết, sau khi học xong cấp 3, bà Hoa đi xuất khẩu lao động từ Hàn Quốc và trở về nước năm 2005. Năm 2008, bà Hoa đấu thầu thuê 3,2ha đất nông nghiệp của xã Nam Cường và Đông Lâm, ở huyện Tiền Hải để xây dựng trang trại nuôi lợn thịt. Đây là mô hình chăn nuôi lợn tập trung, khép kín, tự động hóa cao được áp dụng theo quy trình công nghệ của Thái Lan.

 

nu-ty-phu-8x-tieu-bieu-bi-khoi-to-ve-toi
Bà Trần Thị Thuấn Hoa (ảnh báo Thái Bình)
 

Thời điểm đó, mỗi tháng công ty của Hoa xuất gần 2.500 con lợn giống cho các trang trại trong tỉnh và cả nước, lợi nhuận đạt 5 tỷ đồng/năm, giải quyết 50 lao động thường xuyên, trong đó phần lớn là phụ nữ. Năm 2010, bà Hoa mở thêm 2 cơ sở chăn nuôi và nổi tiếng cả tỉnh Thái Bình về mô hình chăn nuôi cần nhân rộng cho bà con nông dân cả nước.

Từ trang trại chăn nuôi, bà Hoa đã có nghiên cứu, ứng dụng đề tài “Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP và ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất lợn lai 4 giống”. Bà Hoa được vinh danh là 1 trong “10 gương mặt tiêu biểu toàn quốc năm 2012”. Ngoài ra, bà Hoa từng được nhận giải thưởng Lương Định Của, Bằng khen của UBND tỉnh và là đại biểu HĐND tỉnh Thái Bình 2011 - 2016.

Ngày 9/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh Thái Bình đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Thị Thuấn Hoa.

Đức Văn

=========================

Thời điểm đó, mỗi tháng công ty của Hoa xuất gần 2.500 con lợn giống cho các trang trại trong tỉnh và cả nước, lợi nhuận đạt 5 tỷ đồng/năm, giải quyết 50 lao động thường xuyên, trong đó phần lớn là phụ nữ. Năm 2010, bà Hoa mở thêm 2 cơ sở chăn nuôi và nổi tiếng cả tỉnh Thái Bình về mô hình chăn nuôi cần nhân rộng cho bà con nông dân cả nước.

 

Với đẳng cấp thu nhập 5 tỷ VND/ năm thì không thể có ý nghĩ đi lừa 650 triệu ngân sách.

 

Bắt đầu từ năm 2012 - 2013, bà Hoa đã lập khống hàng loạt chứng từ để nhận tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh về chăn nuôi (gọi tắt là VIETGAP) trái với quy định của pháp luật.

 

 

Chẳng qua ham cái đề tài khoa học để thể hiện và quảng cáo về tinh thần khoa học hiện đại với đẳng cấp tri thức của việc chăn nuôi heo cho Cty, nên nhận thực hiện đề tài. Cô bé nên trả lại hết 650 triệu gọi là "khắc phục hậu quả", may ra thoát nạn. Ngày xưa, tôi đề nghị ông Quan Đông Hoa lập dự án xin tài trợ đề tài khoa học để biên soạn cuốn Hoàng Đế Nội Kinh. Nhưng ông từ chối vì bản thân ông và tôi không thể lập chứng từ giả được.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều B-52 đến biển Đông, Mỹ muốn răn đe Trung Quốc

Thứ sáu, 13/11/2015 11:50

 

Sự hiện diện của B-52 được coi là biện pháp răn đe hiệu quả của Mỹ đối với tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

 

113205_1_phao_dai_bay_b52.jpg

Một Pháo đài bay B-52 của Mỹ bay tuần tra trên biển. Ảnh: USAF.

 

Ngày 12/11, các quan chức Mỹ xác nhận rằng 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 đã bay qua gần các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và vẫn tiếp tục hành trình sau khi nhận tín hiệu liên lạc của kiểm soát viên không lưu Trung Quốc, theo Reuters.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lên cao sau khi Lầu Năm Góc điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp.

Hải quân Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tương tự với tần suất ít nhất 2 lần mỗi quý.

Tờ The Hill dẫn lời 1 quan chức Mỹ giấu tên cho biết 2 chiếc B-52 này đã 'bay qua' trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp và khẳng định 1 trong 2 chiếc oanh tạc cơ này đã thực hiện 'chiến dịch tự do hàng hải'.

Lầu Năm Góc không xác nhận thông tin này và nhiều tờ báo lớn của Mỹ cũng nói rằng 2 chiếc B-52 chỉ bay gần chứ không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp.

Những tiết lộ này khiến dư luận quốc tế nhớ đến câu chuyện xảy ra vào tháng 11/2013, khi không quân Mỹ điều 2 chiếc Pháo đài bay B-52 không có chiến đấu cơ hộ tống bay ngang qua biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc vừa tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ).

Việc Mỹ đưa hai chiếc B-52 không có lực lượng bảo vệ này bay qua ADIZ Trung Quốc vừa thiết lập mà không báo cáo được cho là hành động thách thức mạnh mẽ của Washington đối với tham vọng áp đặt quyền kiểm soát các vùng biển quốc tế của Bắc Kinh.

Theo giới phân tích, việc sử dụng B-52 để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý mà Trung Quốc đưa ra là hành động mang tính biểu tượng của Mỹ.

Bởi lẽ chiếc Pháo đài bay là lá bài chiến lược thể hiện sức mạnh răn đe và uy thế của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, đồng thời là sự hiện thực hóa cam kết của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực.

Hồi tháng 7, Mỹ cũng đã điều 2 chiếc B-52 thực hiện một sứ mệnh mang tên 'trấn an và răn đe bằng oanh tạc cơ' (BAAD) bay liên tục 44 giờ từ căn cứ không quân ở Louisiana tới Australia và thực hiện các cuộc tập trận ném bom với không quân Australia.

Sức mạnh của pháo đài bay

Máy bay ném bom chiến lược B-52 là 1 biểu tượng của sức mạnh và công nghệ quân sự Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Được chế tạo từ thập niên 1950, B-52 trở thành một trong những mũi nhọn răn đe hạt nhân của Mỹ, với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân tầm xa trong thời gian ngắn trên phạm vi toàn cầu.

Được trang bị tới 8 động cơ mạnh mẽ, B-52 có thể mang tới 32 tấn vũ khí, kể cả bom thông thường và bom hạt nhân, để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến tầm xa có phạm vi lên tới 7.210km.

Từ năm 1955 đến nay, B-52 được sử dụng liên tục trong không quân Mỹ để thực hiện các sứ mệnh tuần tra, răn đe tầm xa và là một công cụ quan trọng để Mỹ phô diễn sự hiện diện quân sự của mình tại các khu vực chiến lược trên thế giới.

Khả năng vận hành ưu việt ở vận tốc cận âm cùng chi phí hoạt động tương đối thấp khiến B-52 tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến của không quân Mỹ, bất chấp sự ra đời của nhiều loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại sau này như B-1 Lancer, B-2 Spirit.

Khi kỷ niệm 60 năm hoạt động vào năm ngoái, B-52 vẫn nhận được sự quan tâm, đầu tư của không quân Mỹ với các gói nâng cấp quan trọng, giúp nó có thể tiếp tục hoạt động đến những năm 2040.

Theo các chuyên gia phân tích, sự hiện diện của B-52 Mỹ tại các điểm nóng như biển Đông là một trong những biện pháp răn đe và phô diễn sức mạnh hiệu quả nhất, đồng thời phát đi một thông điệp chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ.

'Những chuyến bay như thế này là một trong nhiều cách để Mỹ thể hiện cam kết đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấ - Á - Thái Bình Dương.

Ngoài việc nâng cao kỹ năng và sự thông thuộc địa hình cho phi hành đoàn, nó còn giúp tăng cường khả năng ứng phó với bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào', Đô đốc hải quân Australia Cecil Haney phát biểu sau khi B-52 thực hiện chiến dịch BAAD ở nước này.

Răn đe âm mưu lập ADIZ trên biển Đông.

 

113609_2_phao_dai_bay_b52.jpg

Oanh tạc cơ B-52 có thể mang theo tới 32 tấn vũ khí. Ảnh: Wikimedia.

 

Chuyên gia phân tích Ankit Panda của tờ Diplomat cho rằng việc Mỹ công khai thông tin về chuyến bay B-52 gần đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa là một động thái nhằm ngăn ngừa, răn đe khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Đông.

Từ lâu, các chuyên gia và quan chức quân sự Mỹ đã cảnh báo rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, hoàn thiện các đường băng và điều các chiến đấu cơ, vũ khí phòng không ra để thiết lập ADIZ trên vùng biển chiến lược này.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tải những hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã diễn tập trên đường băng được cho là nằm tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định việc đưa J-11 xuống Hoàng Sa là tiền đề để Trung Quốc có thể mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự xuống xa hơn về phía nam Biển Đông.

Hồi tháng 10, một thẩm phán Philippines trong chuyến thăm đến Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc gần như đã thiết lập tình trạng 'bán ADIZ' trên biển Đông. 'Trên thực tế, giờ đây họ gần như đã thi hành ADIZ phi chính thức ở khu vực quần đảo Trường Sa', thẩm phán Antonio Carpio cho biết.

Các quan chức Mỹ nói rằng khi B-52 bay tới gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Trường Sa, phi công của họ có nhận được tín hiệu liên lạc từ phía đài kiểm soát mặt đất của Trung Quốc nhưng không hề nói rằng các kiểm soát viên không lưu này xua đuổi hay cảnh báo B-52, giống như những gì họ đã làm với chiếc máy bay trinh sát P-8A của Mỹ trước đây.

Khi B-52 Mỹ bay qua biển Hoa Đông hồi năm 2013, họ cũng không nhận được bất cứ tín hiệu cảnh báo từ mặt đất hay hành động ngăn chặn nào của chiến đấu cơ Trung Quốc.

Theo giới phân tích, có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa thể tìm ra cách đối phó hiệu quả với những chiếc pháo đài bay của Mỹ thực hiện những chiến dịch mang tính răn đe.

Ông Panda cho rằng, nếu như kiểm soát viên không lưu Trung Quốc liên lạc với phi công B-52 mà không đưa ra bất cứ lời cảnh báo hay xua đuổi nào, đây có thể chỉ là hành động liên lạc thông thường với máy bay quân sự nước ngoài để đảm bảo an toàn hàng không.

Gần đây Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thống nhất về quy tắc ứng xử giữa tàu chiến và máy bay quân sự 2 nước khi chạm mặt.

Theo những thông tin mà Lầu Năm Góc và các quan chức Mỹ đưa ra, những gì diễn ra với hai chiếc B-52 bay qua khu vực Trường Sa đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử này.

'Với những chiếc B-52 này, chúng tôi sẽ trấn an các đồng minh trong khu vực rằng chúng tôi có thể xuất hiện và tác chiến bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và chúng tôi muốn họ tiếp tục tận hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không mà chúng tôi ủng hộ', đại úy Jared Patterson, phụ trách vũ khí và chiến thuật của phi đội ném bom 96 Mỹ, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 7.

 

Theo Trí Dũng/Vnexpress.net

http://tinngan.vn/Dieu-B52-den-bien-Dong-My-muon-ran-de-Trung-Quoc-quan-su-150-0-1009599.html

=========================

Lần trước TQ thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông , Mỹ đã điều B52 bay qua vùng chồng lấn thách thức TQ, 7 tiếng sau TQ mới biết. Giờ đây trên biển Đông, tiếp sau chuyến tuần tra 7 tiếng của Đô đốc Scott Swift trên máy bay săn ngầm P8A-Poseidon (cũng chỉ biết sau khi Mỹ công bố) là tàu chiến Lassen và nữa là 2 chiếc pháo đài bay B52 bay qua khu vực các đảo đá Trường Sa mà TQ chiếm giữ cải tạo trái phép để thị uy, thực thi quyền tự do hàng hải. Mỹ không nói suông...Đảm bảo tự do hàng hải trên không, trên biển. Có thể sau đó là tàu ngầm hạt nhân cũng lượn qua chăng??? B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều B-52 đến biển Đông, Mỹ muốn răn đe Trung Quốc

Thứ sáu, 13/11/2015 11:50

 

Sự hiện diện của B-52 được coi là biện pháp răn đe hiệu quả của Mỹ đối với tham vọng độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

 

113205_1_phao_dai_bay_b52.jpg

Một Pháo đài bay B-52 của Mỹ bay tuần tra trên biển. Ảnh: USAF.

 

Ngày 12/11, các quan chức Mỹ xác nhận rằng 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 đã bay qua gần các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và vẫn tiếp tục hành trình sau khi nhận tín hiệu liên lạc của kiểm soát viên không lưu Trung Quốc, theo Reuters.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lên cao sau khi Lầu Năm Góc điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp.

Hải quân Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tương tự với tần suất ít nhất 2 lần mỗi quý.

Tờ The Hill dẫn lời 1 quan chức Mỹ giấu tên cho biết 2 chiếc B-52 này đã 'bay qua' trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp và khẳng định 1 trong 2 chiếc oanh tạc cơ này đã thực hiện 'chiến dịch tự do hàng hải'.

Lầu Năm Góc không xác nhận thông tin này và nhiều tờ báo lớn của Mỹ cũng nói rằng 2 chiếc B-52 chỉ bay gần chứ không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp.

Những tiết lộ này khiến dư luận quốc tế nhớ đến câu chuyện xảy ra vào tháng 11/2013, khi không quân Mỹ điều 2 chiếc Pháo đài bay B-52 không có chiến đấu cơ hộ tống bay ngang qua biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc vừa tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ).

Việc Mỹ đưa hai chiếc B-52 không có lực lượng bảo vệ này bay qua ADIZ Trung Quốc vừa thiết lập mà không báo cáo được cho là hành động thách thức mạnh mẽ của Washington đối với tham vọng áp đặt quyền kiểm soát các vùng biển quốc tế của Bắc Kinh.

Theo giới phân tích, việc sử dụng B-52 để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý mà Trung Quốc đưa ra là hành động mang tính biểu tượng của Mỹ.

Bởi lẽ chiếc Pháo đài bay là lá bài chiến lược thể hiện sức mạnh răn đe và uy thế của lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, đồng thời là sự hiện thực hóa cam kết của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh trong khu vực.

Hồi tháng 7, Mỹ cũng đã điều 2 chiếc B-52 thực hiện một sứ mệnh mang tên 'trấn an và răn đe bằng oanh tạc cơ' (BAAD) bay liên tục 44 giờ từ căn cứ không quân ở Louisiana tới Australia và thực hiện các cuộc tập trận ném bom với không quân Australia.

Sức mạnh của pháo đài bay

Máy bay ném bom chiến lược B-52 là 1 biểu tượng của sức mạnh và công nghệ quân sự Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Được chế tạo từ thập niên 1950, B-52 trở thành một trong những mũi nhọn răn đe hạt nhân của Mỹ, với khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân tầm xa trong thời gian ngắn trên phạm vi toàn cầu.

Được trang bị tới 8 động cơ mạnh mẽ, B-52 có thể mang tới 32 tấn vũ khí, kể cả bom thông thường và bom hạt nhân, để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến tầm xa có phạm vi lên tới 7.210km.

Từ năm 1955 đến nay, B-52 được sử dụng liên tục trong không quân Mỹ để thực hiện các sứ mệnh tuần tra, răn đe tầm xa và là một công cụ quan trọng để Mỹ phô diễn sự hiện diện quân sự của mình tại các khu vực chiến lược trên thế giới.

Khả năng vận hành ưu việt ở vận tốc cận âm cùng chi phí hoạt động tương đối thấp khiến B-52 tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tác chiến của không quân Mỹ, bất chấp sự ra đời của nhiều loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại sau này như B-1 Lancer, B-2 Spirit.

Khi kỷ niệm 60 năm hoạt động vào năm ngoái, B-52 vẫn nhận được sự quan tâm, đầu tư của không quân Mỹ với các gói nâng cấp quan trọng, giúp nó có thể tiếp tục hoạt động đến những năm 2040.

Theo các chuyên gia phân tích, sự hiện diện của B-52 Mỹ tại các điểm nóng như biển Đông là một trong những biện pháp răn đe và phô diễn sức mạnh hiệu quả nhất, đồng thời phát đi một thông điệp chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ.

'Những chuyến bay như thế này là một trong nhiều cách để Mỹ thể hiện cam kết đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấ - Á - Thái Bình Dương.

Ngoài việc nâng cao kỹ năng và sự thông thuộc địa hình cho phi hành đoàn, nó còn giúp tăng cường khả năng ứng phó với bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào', Đô đốc hải quân Australia Cecil Haney phát biểu sau khi B-52 thực hiện chiến dịch BAAD ở nước này.

Răn đe âm mưu lập ADIZ trên biển Đông.

 

113609_2_phao_dai_bay_b52.jpg

Oanh tạc cơ B-52 có thể mang theo tới 32 tấn vũ khí. Ảnh: Wikimedia.

 

Chuyên gia phân tích Ankit Panda của tờ Diplomat cho rằng việc Mỹ công khai thông tin về chuyến bay B-52 gần đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa là một động thái nhằm ngăn ngừa, răn đe khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Đông.

Từ lâu, các chuyên gia và quan chức quân sự Mỹ đã cảnh báo rằng trong tương lai, Trung Quốc có thể đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, hoàn thiện các đường băng và điều các chiến đấu cơ, vũ khí phòng không ra để thiết lập ADIZ trên vùng biển chiến lược này.

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đăng tải những hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã diễn tập trên đường băng được cho là nằm tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định việc đưa J-11 xuống Hoàng Sa là tiền đề để Trung Quốc có thể mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự xuống xa hơn về phía nam Biển Đông.

Hồi tháng 10, một thẩm phán Philippines trong chuyến thăm đến Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc gần như đã thiết lập tình trạng 'bán ADIZ' trên biển Đông. 'Trên thực tế, giờ đây họ gần như đã thi hành ADIZ phi chính thức ở khu vực quần đảo Trường Sa', thẩm phán Antonio Carpio cho biết.

Các quan chức Mỹ nói rằng khi B-52 bay tới gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Trường Sa, phi công của họ có nhận được tín hiệu liên lạc từ phía đài kiểm soát mặt đất của Trung Quốc nhưng không hề nói rằng các kiểm soát viên không lưu này xua đuổi hay cảnh báo B-52, giống như những gì họ đã làm với chiếc máy bay trinh sát P-8A của Mỹ trước đây.

Khi B-52 Mỹ bay qua biển Hoa Đông hồi năm 2013, họ cũng không nhận được bất cứ tín hiệu cảnh báo từ mặt đất hay hành động ngăn chặn nào của chiến đấu cơ Trung Quốc.

Theo giới phân tích, có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa thể tìm ra cách đối phó hiệu quả với những chiếc pháo đài bay của Mỹ thực hiện những chiến dịch mang tính răn đe.

Ông Panda cho rằng, nếu như kiểm soát viên không lưu Trung Quốc liên lạc với phi công B-52 mà không đưa ra bất cứ lời cảnh báo hay xua đuổi nào, đây có thể chỉ là hành động liên lạc thông thường với máy bay quân sự nước ngoài để đảm bảo an toàn hàng không.

Gần đây Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thống nhất về quy tắc ứng xử giữa tàu chiến và máy bay quân sự 2 nước khi chạm mặt.

Theo những thông tin mà Lầu Năm Góc và các quan chức Mỹ đưa ra, những gì diễn ra với hai chiếc B-52 bay qua khu vực Trường Sa đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử này.

'Với những chiếc B-52 này, chúng tôi sẽ trấn an các đồng minh trong khu vực rằng chúng tôi có thể xuất hiện và tác chiến bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và chúng tôi muốn họ tiếp tục tận hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không mà chúng tôi ủng hộ', đại úy Jared Patterson, phụ trách vũ khí và chiến thuật của phi đội ném bom 96 Mỹ, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 7.

 

Theo Trí Dũng/Vnexpress.net

http://tinngan.vn/Dieu-B52-den-bien-Dong-My-muon-ran-de-Trung-Quoc-quan-su-150-0-1009599.html

=========================

Lần trước TQ thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông , Mỹ đã điều B52 bay qua vùng chồng lấn thách thức TQ, 7 tiếng sau TQ mới biết. Giờ đây trên biển Đông, tiếp sau chuyến tuần tra 7 tiếng của Đô đốc Scott Swift trên máy bay săn ngầm P8A-Poseidon (cũng chỉ biết sau khi Mỹ công bố) là tàu chiến Lassen và nữa là 2 chiếc pháo đài bay B52 bay qua khu vực các đảo đá Trường Sa mà TQ chiếm giữ cải tạo trái phép để thị uy, thực thi quyền tự do hàng hải. Mỹ không nói suông...Đảm bảo tự do hàng hải trên không, trên biển. Có thể sau đó là tàu ngầm hạt nhân cũng lượn qua chăng??? B)

 

 

 

"Tự do hàng hải" là cách nói cho vui thôi. Cái chính là vấn đề bá chủ thế giới. Bởi vậy Hoa Kỳ sẽ không dừng tại đây. Sang năm, trước ngày 10/ 3 Âm lịch, chú sẽ phân tích vì sao năm nay và vài tháng đầu năm tới chưa thể đánh nhau.

Mấy thằng cha bình luận quốc tế ở báo nước ngoài - báo Việt đăng lại - cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhiều ràng buộc về kinh tế, nên không thể đánh nhau. Ông Tập sang Hoa Kỳ ký ngay hợp đồng hẳn vài chục tỷ Dollar, cũng chỉ đến ăn món tôm nấu với nấm Đông cô. Kinh tế ràng buộc giữa hai quốc gia thì là cái quái gì chứ.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo dục Lịch sử có phải là giáo dục tri thức khoa học không? - Bài 1

PGS. TS Vũ Quang Hiển

13/11/15 06:58

(GDVN) - Việc giáo dục lịch sử thiếu hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm hoạ mà những người có lương tâm hôm nay phải có trách nhiệm.

LTS: Bàn về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vị trí của môn Lịch sử, nhiều nhà giáo và chuyên gia trong lĩnh vực sử học đã lên tiếng phản đối việc tích hợp lịch sử trong chương trình mới.

Liên quan tới chủ đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của PGS. TS Vũ Quang Hiển, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Tòa soạn trân trọng gửi tới quý bạn đọc.

Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ thế nào nếu giáo dục lịch sử không có hệ thống?

Tôi cho rằng, cắt ghép và xuyên tạc lịch sử vốn là cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và nhân loại.

Ngày càng có nhiều công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng làm lung lạc tinh thần thế hệ trẻ Việt Nam bằng cách cắt ghép và xuyên tạc lịch sử theo một lôgic chủ quan đã định trước, nhưng lại núp bóng “cách nhìn mới” về lịch sử. Xin nêu một số ví dụ: 

Thứ nhất, người ta bỏ qua Hiệp định Muyních (Muenich) giữa Pháp, Anh với Đức, chỉ tập trung khai thác và nhấn mạnh Hiệp ước Xô - Đức để đi tới kết luận kẻ gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là chủ nghĩa phát xít, mà là Liên Xô (?)

Thứ hai, người ta cố tình lãng quên những tội ác của chủ nghĩa thực dân, cố tình bỏ qua những hành động xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng những chính quyền do họ dựng ra, bỏ qua những việc làm đầy thiện chí nhân đạo và hoà bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, để tập trung bôi nhọ và vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam là thủ phạm gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc trong suốt 30 năm (1945-1975), đẩy nhân dân vào cảnh chết chóc, tang thương; “chỉ có nhân dân là chiến bại” (?)

Thứ ba, có không ít người xuất phát từ việc xuyên tạc rằng, Pháp và Việt Minh đã “tự ý” ký với nhau Hiệp định Giơnevơ 1954 để chia Việt Nam thành “hai quốc gia”, đẩy đất nước vào tình cảnh “Trịnh - Nguyễn phân tranh”, để rồi đi đến kết luận cộng sản Bắc Việt xâm lược Việt Nam Cộng hoà là một quốc gia độc lập có chủ quyền, và vì thế Việt Nam Cộng hoà phải yêu cầu Mỹ “giúp đỡ” chống “cộng sản hiếu chiến xâm lăng”, phủ nhận chính sách xâm lược thực dân mới của Mỹ (?)

Vu_Quang_Hien.jpg PGS. TS Vũ Quang Hiển. Ảnh tác giả cung cấp.

Đó là những thủ đoạn mạo danh khoa học để xuyên tạc lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Phải chăng những cách trình bày và giải thích lịch sử như trên là khách quan và khoa học? 

Việc giáo dục lịch sử thiếu hệ thống và toàn diện sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm hoạ mà tất cả những người có lương tâm hôm nay phải có trách nhiệm nặng nề. 

Nguy cơ lịch sử bị xuyên tạc và lợi dụng là không thể xem thường. Đây là bài toán mà Đảng, Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đều phải quan tâm.

Liệu thế hệ trẻ Việt Nam mai sau có biết và tin rằng “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng”? Có còn phân biệt được đúng - sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược và chống xâm lược? 

de_sgk_su_khong_con_la_noi_khiep_dam_voi

Có Lịch sử để tạo niềm tin cho học sinh qua những bằng chứng xác thực

(GDVN) - "Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay, Lịch sử là môn học tự chọn. Theo tôi, môn học này phải là bắt buộc".

Trong những biến đổi không ngừng của quan hệ quốc tế hiện đại, sự thay đổi của điều kiện sống và làm việc, liệu những công dân Việt Nam trong tương lai có tin vào những việc cha anh mình đã làm là phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử hay không?  

Ai sẽ là người phải chiụ trách nhiệm về hậu quả đối với thế hệ trẻ của đất nước, đang chịu ảnh hưởng từng phút, từng giờ của sự tuyên truyền xuyên tạc lịch sử trên các trang mạng xã hội mà họ không có đủ phẩm chất và năng lực để phân biệt đúng, sai?

Nếu không coi môn Lịch sử là một khoa học để giáo dục một cách có hệ thống và bắt buộc thì sẽ để lại những lỗ hổng rất lớn, mà những thế lực phản động dễ dàng lợi dụng để thực hiện thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. 

Tôi khẳng định, câu trả lời vẫn còn ở phía trước, và tuỳ thuộc vào thái độ ứng xử của ngành giáo dục và đào tạo đối với môn lịch sử. 

Tư duy coi nhẹ môn Lịch sử sẽ dẫn đến điều gì?

Cho rằng “Môn lịch sử không thể biến thành khoa học lịch sử” – cũng là xuất phát điểm của tư duy coi nhẹ môn lịch sử trong chương trình tổng thể.

Lịch sử là một bộ môn khoa học. Giáo dục lịch sử phải là giáo dục tri thức khoa học. Thế nhưng một cán bộ có trách nhiệm xây dựng Dự thảo chương trình cho rằng, “môn Lịch sử không thể biến thành khoa học Lịch sử (đây là phần dành cho những nhà nghiên cứu)”. 

Quả là một nhận thức mơ hồ, lệch lạc. Nếu như giáo dục lịch sử không phải là giáo dục những tri thức khoa học thì giáo dục cái gì?

Môn lịch sử trước hết phải là một khoa học, được dạy học bằng những phương pháp đặc trưng của bộ môn, tạo nền tảng để phát triển phẩm chất và năng lực con người Việt Nam, công dân của một quốc gia, đồng thời là công dân toàn cầu. 

Những tri thức lịch sử phải được trang bị một cách khách quan, toàn diện và có hệ thống. Tri thức nền tảng là vấn đề căn cốt nhất mà con người Việt Nam cần có trước khi trở thành những người làm bất cứ việc gì. 

bogdkhangdinhkhongbomonsu.jpg

Đổi mới, nhưng hãy tôn trọng, đối xử đúng mực với môn Lịch sử

(GDVN) - Xin đừng lầm lẫn giữa kiến thức lịch sử cụ thể được sử dụng ở đâu đó, được gắn vào môn học nào đó, với hệ thống kiến thức sử của bộ môn khoa học chính thống.

Điều đó chỉ có thể được giải quyết bởi chính môn Lịch sử với tư cách là một khoa học trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học, với nội dung vừa sức và hấp dẫn đối với từng độ tuổi, bằng những phương pháp bộ môn phù hợp. 

Trên thực tế, chương trình và sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông có phần nặng tính hàn lâm; phương pháp dạy học lịch sử còn những bất cập, phương thức kiểm tra đánh giá chưa thật tốt. 

Đó là những vấn đề cần bàn kỹ sau khi môn lịch sử được đặt đúng vị trí của nó. Không thể dựa vào những khiếm khuyết của chương trình và sách giáo khoa, phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra, đánh giá, hoặc những hạn chế của đội ngũ thầy, cô dạy môn lịch sử để biện minh cho việc coi nhẹ môn lịch sử. 

Coi môn lịch sử không phải là khoa học là sự phủ nhận trực tiếp vai trò của môn học này nói riêng và giáo dục lịch sử nói chung. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp luận, khởi đầu cho một loạt những sai lầm khác.  

Bài tới: Sai lầm lớn về tư duy dẫn đến xem thường môn Lịch sử

PGS. TS Vũ Quang Hiển
==========================
Đã 1g sang. Định đi ngủ. Xem được bài này, đưa lên đây đã.
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

 

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

 

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

 

Theo Trần Cao Duyên(Thanh Niên)

================================

Thưa "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và quan điểm của các vị vốn được "cộng đồng quốc tế ủng hộ" - Các vị giải thích thế nào về sự kiện này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!

07/11/2015 22:38

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su-20151107221139307.htm

 

“Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ” - nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội - trăn trở

 

Phóng viên: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Ông nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này?

- Ông Dương Trung Quốc: Đề án này nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với mục tiêu đào tạo lớp học sinh không chỉ được trang bị kiến thức thuần túy mà còn nâng cao năng lực…

 

that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su.jpg
Ông Dương Trung Quốc Ảnh: BẢO TRÂN

 

Đề án “gạch tên” môn lịch sử này thấy trên mạng internet nhưng giới sử học chúng tôi chỉ mới được tiếp cận chính thức trong một cuộc họp cách đây vài ngày (hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11 - PV).

Kết quả là nhiều thất vọng với ý tưởng “khai tử” môn lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người mà thất vọng vì 2 điều. Thứ nhất là những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng GD-ĐT hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. Tại hội thảo, tôi đã có góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Có điều, dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự “đổi mới” này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ.

Bởi lẽ, vấn đề dạy và học lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn lịch sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại.

Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao? Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Cụ thể, môn giáo dục quốc phòng - an ninh có hẳn bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì.

Nhiều nước phát triển đặt môn lịch sử ở vị trí rất quan trọng. Thay vì ý tưởng “khai tử” môn lịch sử trong chương trình bằng cách tích hợp với môn khác, theo ông, tại sao Bộ GD-ĐT không đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn này để hấp dẫn học sinh?

- Chúng tôi không tán thành cách ứng xử với môn lịch sử của Bộ GD-ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách “cái gì không làm được thì bỏ đi”. Đáng nói là lại thay đổi bằng một thứ mà chưa biết rõ là gì, hiệu quả ra sao, chỉ căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết 19 là “tích hợp”.

Trước khi đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD-ĐT có lấy ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam không, thưa ông?

- Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên với cách làm của Bộ GD-ĐT khi không hề tham khảo ý kiến của hội cho đến cuộc hội thảo hôm 3-11 vừa qua.

Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự, trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và cá nhân ông sẽ có văn bản phản ứng, kiến nghị về ý tưởng “khai tử” môn lịch sử của Bộ GD-ĐT?

- Quan điểm là chúng tôi hết sức lắng nghe, không có phản ứng quá sớm. Nhưng sau cuộc hội thảo gần đây do Bộ GD-ĐT chủ trì thì chúng tôi buộc phải lên tiếng.

Giữa tháng 11-2015 sẽ có cuộc hội thảo riêng về vấn đề này. Tại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ quan điểm của mình.

 

 

 

Bảo Trân thực hiện

==========================

THƯ NGỎ GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC.

Thưa ông Dương Trung Quốc.

 

Tôi viết bài này với tư cách là một bức thư ngỏ gửi ông. Nhưng không phải nhân danh một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, mà nhân danh  một người quan tâm tới cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước của dân tộc - Thời Hùng Vương - đến ông với tư cách ông là Tổng Thư Ký của Hội Sử học Việt Nam..

Sở dĩ tôi không thể gửi thư cho ông với tư cách một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, chính vì tính chính danh của cá nhân tôi. Bởi vì, có lẽ do sơ xuất kỹ thuật, nên cả nhà tôi không có trong danh sách cử tri đi bầu Quốc hội vào năm 2011, ở phường II, Quận Tân Bình t/p Hồ Chí Minh. Cho nên, tôi không thể trình bày với ông với tư cách công dân với một vị đại biểu Quốc hội là vậy.

Có lẽ ông vẫn chưa quên tôi. Tôi đã hân hạnh được gặp ông để đề nghị ông - với tư cách Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với pháp nhân của Hội Sử học,  cho tôi được trình bày hệ thống luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bắt đầu từ thời Hùng Vương. Rất cảm ơn ông ngày ấy đã đón tiếp tôi khá chu đáo tại cửa  hàng ăn nhanh, gần nhà ông ở Hanoi. Lúc ấy, ông hứa sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khép kín và không công khai với khoảng 20 học giả tham dự và tôi phải tự lo phần kinh phí. Mặc dù không được hài lòng lắm về hình thức khép kín của cuộc hội thảo do ông đề nghị, nhưng tôi vẫn đồng ý với tư duy bình dân của tôi, là "méo mó có hơn không".

Tuy nhiên, sau đó không thấy ông nhắc tới điều này. Tôi được thông tin ông bận tranh cử Quốc hội. Tôi sẵn sàng chờ. Sau đó lại có thông tin ông đi nước ngoài công tác, tôi cũng chờ. Khoảng hai năm sau đó, tôi hân hạnh được cùng dự buổi tổ chức trao giải Phan Chu Trinh, trong đó có ông với tư cách người nhận giải. Nhưng tôi đã không đến gặp ông để nhắc lại lời hứa của ông. Mặc dù  tôi chỉ đứng cách ông không quá ba mét. Bởi vì những nguyên nhân sau đây: 1/ Tôi không bao giờ muốn để cho ai phải khó xử vì tôi; 2/ Tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vì chân lý, chứ không phải vì cá nhân tôi, nên không muốn cầu cạnh ai và phải dùng thủ pháp trong quan hệ xã hội để làm sáng tỏ chân lý; 3/ Tôi không hy vọng ông đủ khả năng bảo trợ cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học làm sáng tỏ chân lý cội nguồn dân tộc.

Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhắc lại những sự kiện này, nếu như ông không thể hiện quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử, mà ông cho là khoa học, trong cuốn "lịch sử Việt Nam bằng tranh", do Nxb Kim Đồng thực hiện, năm 2012. Bởi vì, khi ông đã từ chối một cơ hội tranh luận khoa học về cội nguồn Việt sử do tôi đề nghị - tức là ông đã không chứng tỏ tính khách quan trong việc thể hiện quan điểm của ông, nhân danh khoa học. Cho nên, tôi phải công khai việc này.

Hôm nay, tôi lại được biết ông có ý kiến về vấn đề lịch sử Việt Nam liên quan đến một chủ trương của Bộ Giáo Dục. Chính ông đặt vấn đề "Không thể lãng quên lịch sử". Vì vậy, tôi xin được đặt vấn đề với ông - với tư cách là Thư ký Hội Sử học Việt Nam - công khai ở đây, rằng: Lịch sử Việt Nam mà ông nói tới ở đây và nó băt đầu diễn ra như thế nào với cội nguồn Việt sử bị phủ nhận so với cội nguồn Việt sử truyền thống?

Vì sao ông và cả Hội Sử học Việt Nam - tức số đông mà các ông gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử ? Đây là điều được chính Chủ tịch Hồ Chí  Minh nói tới. Các ông tự nhận là nhân danh khoa học thì vì sao không có đối thoại khoa học?

Nếu như việc chứng minh cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử , chỉ có ở một mình tôi thì các học giả khả kính ở Hội Sử Học Việt Nam có thể cho qua. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, không phải chỉ một mình tôi, mà còn có nhiều học giả khắp nơi trên thế giới chứng minh ở nhiều góc độ khác nhau, nhân danh khoa học. Nhưng các ông vẫn không hề quan tâm và vẫn ra rả độc diễn, phổ biến quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Một ví dụ chính là cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" do ông chủ biên xuất bản năm 2012.

Tôi có lẽ không cần phải nhắc thì ông và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" trong Hội Sử học Việt Nam cũng biết rằng: Kể từ khi quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của các ông lên ngôi, thì trước hết là môn Sử - mà chính các ông phải chịu trách nhiệm - đã thảm hại như thế nào trong nền giáo dục Việt Nam. Không những vậy, nó kéo theo cả một hệ thống giáo dục bị lung lay, mà báo chí đã nói qúa nhiều, khiến tôi không thể nhắc lại, vì số lượng quá lớn những bài báo nói về vấn đề này.

Bây giờ, chính ông lại lên tiếng về việc dạy môn sử với tư cách là môn học chính thống trong nền giáo dục Việt Nam. Nhưng nó sẽ được dạy như thế nào về lịch sử Việt Nam? Đó là vấn đề tôi muốn được đặt ra với ông và cả Hội Sử học Việt Nam với "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nó sẽ phản ánh chân lý như nền văn hóa sử truyền thống đã ghi nhận với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử; hay nó sẽ được giảng dạy theo quan điểm ông và "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" về cội nguồn dân tộc Việt chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ" , "hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN"? Để rồi - với kết quả của quan niệm lịch sử phủ nhận văn hóa sử truyền thống đó - là một người đàn bà tên là Đỗ Ngọc Bích theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ - phát biểu công khai trên BBC rằng: "Văn hóa dân tộc Việt có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc". Và bà ta phát biểu đầy tự tin rằng: Đây là điều mà bà ta "được học trong nhà trường".

Tôi cũng đặt vấn đề với ông - với tư cách ông là Thư ký Hội Sử học Việt Nam và với "hầu hết những nhà khoa học trong nước phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - nghĩ như thế nào về sự liên hệ giữa cổ sử cội nguồn dân tộc Việt với phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasington và cả ở Singapor - sau khi thăm Việt Nam kết thúc vào ngày mùng 6/ 11 2015 - rằng: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử"?

Là một người tỏ ra có trách nhiệm với môn lịch sử dân tộc Việt - ít ra ông và vài vị trong Hội Sử học Việt Nam thể hiện như vậy trên báo chí công khai - tôi hy vọng ông sẽ quan tâm và trả lời thư ngỏ này của tôi. 

Xin cảm ơn sự quan tâm của ông.

 

Thưa ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến! Các vị giải thích thể nào về hiện tượng được mô tả trong bài viết trên Thanh Niên được Vietnamnet.vn đăng lại?

Các vị còn gì để nói nữa không?

==========================

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

 

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

 

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

 

Theo Trần Cao Duyên(Thanh Niên)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhận diện “bộ phận không nhỏ” ngành Giáo dục

Xuân Dương

14/11/15 07:49

 

(GDVN) - Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo?

 

 

Đi tìm “bộ phận không nhỏ” hiện gặp nhiều khó khăn, việc này diễn ra trên bình diện toàn quốc, bài viết này chỉ xin nêu hai sự kiện liên quan đến giáo dục nhằm giúp ngành Giáo dục đỡ mất công tìm kiếm.

Sự kiện thứ nhất
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 12/11/2015 dẫn lời ông Dương Trung Quốc: “Trong buổi hội thảo vừa rồi, chúng tôi đến dự và rất trân trọng phát biểu ý kiến. Tất cả các phát biểu một chiều, nhưng ông Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lên kết luận một kiểu theo ý của mình.

Hôm đó không mời báo chí, nhưng ngày hôm sau ông ấy lại xuất hiện phát biểu trên báo chí rằng đó là kết luận của hội nghị. Tôi cho rằng cách làm ấy không minh bạch
”.

Buổi hội thảo mà ông Dương Trung Quốc nói đến là buổi hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức nhưng không cho các nhà báo tham dự. Nội dung hội thảo  bàn về đổi mới giáo dục liên quan đến việc tích hợp môn Lịch sử vào các môn học khác ở bậc phổ thông.

Nhiều nhà giáo, trong đó có người viết cảm thấy xấu hổ, thậm chí là ngao ngán khi đọc ý kiến của ông Dương Trung Quốc. 

 

lich_su.JPG

Lịch sử như “bó đuốc soi đường”

(GDVN) - Giáo dục Việt Nam đang lung túng trước sự phát triển to lớn của nhân loại, đất nước, đổi mới là yếu tố sống còn đối với giáo dục và tương lai của đất nước.

 

 

Xấu hổ và ngao ngán không phải vì lời nói thẳng, không câu nệ của nhà sử học này mà vì cách hành xử của người lãnh đạo ngành Giáo dục đã khiến cho ông Dương Trung Quốc buộc phải nói như vậy.

Khi một vị đại biểu Quốc hội đánh giá, rằng “cách làm ấy (của lãnh đạo Bộ GD&ĐT) không minh bạch” thì đó không còn là xấu hổ của riêng ông Thứ trưởng.

Bởi dù các thầy cô giáo không trực tiếp bỏ phiếu bầu cho ông vào vị trí ấy, nhưng theo luật pháp hiện hành, ông vẫn là người quản lý, người lãnh đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nước nhà.

Vì sao khi “Tất cả các phát biểu một chiều” nghĩa là phản đối cách thức đổi mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra đối với môn Lịch sử, riêng ông Hiển có “kết luận một kiểu theo ý của mình” nhưng lại nói đó là “kết luận của hội nghị”?

Mang cách hành xử “tiền hậu bất nhất” để nói về một hội nghị gồm nhiều nhà khoa học nổi tiếng liệu có cho thấy cái tâm và tầm thực sự của người lãnh đạo? 

Mời người ta đến họp, không cho truyền thông tham dự, mặc kệ người ta nói gì thì nói để có cớ sau đó nói rằng chúng tôi đã họp, đã lắng nghe, còn ý kiến của cá nhân tôi (chủ nhà) mới là ý kiến kết luận của cuộc họp? 

Đây không còn là biểu hiện xem thường trí thức, xem thường đóng góp của các nhà khoa học mà còn cho thấy tư duy của “một bộ phận không nhỏ” lãnh đạo ngành Giáo dục có vấn đề. 

Cố Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt từng nói đại ý “tốt nhất là quyết định đúng, gần như tốt nhất là quyết định sai, tệ hại nhất là chẳng làm gì".

Phải chăng lãnh đạo ngành Giáo dục đang muốn làm cái điều “gần như tốt nhất”?

 

bogdkhangdinhkhongbomonsu.jpg

Đổi mới, nhưng hãy tôn trọng, đối xử đúng mực với môn Lịch sử

(GDVN) - Xin đừng lầm lẫn giữa kiến thức lịch sử cụ thể được sử dụng ở đâu đó, được gắn vào môn học nào đó, với hệ thống kiến thức sử của bộ môn khoa học chính thống.

 

 

Sau khi nghe ý kiến đóng góp mà vẫn bỏ ngoài tai, vẫn kiên quyết không thay đổi quan điểm, người viết cho rằng lãnh đạo Bộ GD&ĐT không phải chỉ  làm cái việc “gần như tốt nhất” mà đang làm cái việc Theodore Roosevelt nói là “chẳng làm gì”.

Xin trích dẫn một số bài viết liên quan trên các báo điện tử:

ĐBQH Bùi Thị An: Không thể "bỏ" môn Lịch sử được”; “Dạy "tích hợp" môn Lịch sử là dự thảo sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT”;  “Bỏ môn Sử sẽ làm mất đi cái gốc riêng biệt của lịch sử văn hóa ngàn năm”.  (Infonet.vn 11-12/11/2015)

Tích hợp môn Lịch sử: Không thể ghép nối, chắp vá tùy tiện” (vov.vn 10/11/2015)

Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!” (Nld.com.vn 7/11/2015)

Môn Lịch sử, nhìn từ tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu” (Giaoduc.net.vn, 7/11/2015)…

Liên quan đến vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9/11/2015 trong bài viết của tác giả Mỹ Anh “Đại biểu Dương Trung Quốc: Tích hợp môn Lịch sử cần hết sức thận trọng”  đã đăng ý kiến Ban Biên tập:

Trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”.

Dân đã nói, các nhà khoa học đã nói, thầy cô giáo đã nói, trẻ em đã nói, báo Đảng cũng đã nói, vậy sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT không nghe?

Họ không nghe thấy, không  đọc được những gì truyền thông đăng tải hay họ muốn lặp lại ý kiến của ai đó “dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số” để khẳng định, rằng những người đứng đầu ngành Giáo dục chính là cái nhóm “thiểu số dân trí cao” ấy?

 

gs_phan_huy_le_1_232312401.jpg

Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu”

(GDVN) - Ý kiến của GS. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khi thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong cuộc hội thảo kín do bộ này tổ chức.

 

 

Điều đáng nói là Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu quan điểm rõ ràng về vai trò của môn Lịch sử và chuyện tích hợp môn học này “cần hết sức thận trọng” bởi “không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình”. 

Vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT vẫn chưa có phản hồi tích cực, phải chăng một số quan chức Bộ GD&ĐT đang muốn thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay “lãng quên lịch sử, đánh mất mình”?

Đến đây, có một câu hỏi là những ai tham gia vào việc soạn thảo dự án này (dự án chương trình giáo dục phổ thông tổng thể) và vì sao lãnh đạo Bộ GD&ĐT lại cố tình bênh vực quan điểm của nhóm tác giả này như vậy?

Sự kiện thứ hai

Ngày 27/12/2013, trả lời đơn thư tố cáo của công dân về một số lãnh đạo Đại học Chu Văn An không đủ tiêu chuẩn, mạo nhận học vị và dùng bằng tiến sĩ “rởm”, ngày 27/12/2013, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã ban hành kết luận thanh tra số 1147 khẳng định tố cáo của công dân là không đúng. 

Gần một năm sau, Thứ trưởng Bùi Văn Ga trong bản kết luận thanh tra số 816/KL-BGDĐT ngày 19/9/2014 đã xác nhận hai hiệu phó Đại học Chu Văn An, một người mạo nhận học vị thạc sĩ, một người sử dụng bằng tiến sĩ “rởm”. 

Điều quan trọng là kết luận của Bộ do ông Bùi Văn Ga ký, viết như sau: “đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên quan tâm phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo trường Đại học Chu Văn An và các cá nhân nghiêm túc thực hiện nội dung tố cáo, giúp trường sớm ổn định và phát triển”. 

Sau vụ việc này những cán bộ thanh tra đã vi phạm pháp luật khi ban hành quyết định 1147 không ai bị kỷ luật, Thứ trưởng Bùi Văn Ga có thể trả lời công luận tại sao lại như vậy?

Tham khảo trang web của Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015 thấy bỏ trống các mục Thành phần Ban Giám hiệu và Đội ngũ cán bộ. Việc này là do trường không đủ năng lực quản trị trang web của mình hay do họ không có Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ để công bố công khai?

 

1.jpg

Ảnh chụp màn hình trang web Đại học Chu Văn An ngày 13/11/2015

 

Tuy nhiên chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga ngày 20/5/2015 đã ký văn bản số 2406/BGD&ĐT-KTKĐCLGD xác nhận Bộ GD&ĐT cho phép trường này tuyển sinh hệ cao đẳng, đại học chính quy năm học 2015-2016. 

 

2_1.jpg

Văn bản của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký (Ảnh chụp màn hình)

 

Tại sao Thứ trưởng Ga có thể cho phép một trường đại học tuyển sinh khi trường này không dám công bố công khai thành phần Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ cơ hữu của mình?

Ở đây không đơn giản chỉ là trách nhiệm của ông Bùi Văn Ga mà còn là trách nhiệm của Vụ Đào tạo đại học, Thanh tra Bộ và Cục Khảo thí. Các đơn vị này dựa vào đâu để tư vấn cho Thứ trưởng Ga ban hành văn bản nêu trên?

Liệu ông Tư lệnh ngành có biết các sự kiện này, nếu đọc bài này mà biết thì ông sẽ xử lý thế nào hay vẫn là phương pháp quen thuộc “im lặng và cứ để đấy”, cùng lắm thì “gãi từ vai trở xuống”?

Liệu những sự kiện nêu trên có giúp ích gì cho ngành Giáo dục trong việc đi tìm “bộ phận không nhỏ” mà “Đảng hỏi mãi, dân hỏi mãi nhưng không biết nằm ở đâu”?

Xuân Dương
=========================
Quý vị và anh chị em quan tâm thân mến.
Đọc bài viết trên báo GDVN mà tôi đưa lên ở trên, quý vị và anh chị em cũng thấy rõ rằng: Họ lớn tiếng phản biện Bộ Giáo Dục trong việc cải cách tích hợp môn sử vào cùng các môn học khác. Thâm chí họ dùng những lời lẽ rất nặng nề chỉ đích danh ngài Bộ Trưởng phải chịu trách nhiệm về việc này. Toàn là những giáo sư tiến sĩ, hoặc những học giả chuyên ngành cả. Nhưng quý vị và anh chị em hãy xem kỹ nội dung những luận cứ của họ, quý vị sẽ thấy ngay rằng những luận cứ của họ - nói theo cách nói của ông Phan Huy Lê - Hoàn toàn không có "cơ sở khoa học". Họ tỏ thái độ lo ngại BGD bỏ môn lịch sử. Nhưng trong các văn bản công khai đăng báo, tôi chắc chắn với quý vị rằng: Chưa có một văn bản nào của BGD xác định rằng bỏ môn lịch sử cả. Vậy họ thắc mắc cái gì? Họ không cho phép BGD tích hợp môn Sử của họ cùng với một số môn khác chăng?
Những người la lối lớn tiếng trên truyền thông báo chí là những người có địa vị học thuật trong ngành sử học: Phan Huy Lê, giáo sư tiến sĩ Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp, chủ tịch Hội Sử học Việt Nam; ông Dương Trung Quốc tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam ....vv...Có thể nói, hầu hết những bài viết của những nhà sử học này bàn về các vấn đề liên quan trên báo giáo dục Việt Nam, đều lớn tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của môn Sử. Nhưng tôi có thể chắc chắn với quý vị rằng: Họ không có khái niệm tối thiểu để định nghĩa về bản chất của "lịch sử". Phải chăng họ muốn tiếp tục sử dụng môn Sử như một công cụ để xóa hẳn dấu vết của lịch sử dân tộc, khi "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt?
Không hề có một luận điểm nào trong những bài viết có một lời về nội dung môn sử Việt liên quan đến cội nguồn dân tộc, ngoài những danh từ hoa mỹ, ồn ào ca tụng môn Sử một cách chung chung của những người như Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc ....Họ phàn nàn rằng: Những ý kiến của những "trí thức" như họ không được BGD quan tâm. Nhưng bản thân họ, những trí thức này thì có quan tâm gì đến cội nguồn dân tộc đâu; khi họ phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống. Họ có thấy nhục nhã khi chính họ phủ nhận tổ tiên và văn hóa truyền thống Việt không? Chính Hội Sử học làm ầm ĩ về một cuộc hội thảo với ông Lê Mạnh Thát rồi lờ tịt thì lãnh đạo Hội Sử học Việt Nam có thấy nhục nhã không? Hay họ vẫn dương dương tự đắc với cái "cơ sở khoa học" khi xúm xít phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình và thấy tự hào vì đã rất trí thức "khoa học"?
Một thứ khoa học nhục nhã, đểu giả và bịp bợm, khi phủ nhận chính cội nguồn dân tộc của mình. Xin lỗi! Một cô điếm mạt hạng nhất cũng biết cội nguồn của cô ta từ đâu?  Sở dĩ tôi nói nặng lời như vậy. Đừng nghĩ tôi xúc phạm đến họ. Bởi vì, việc họ làm còn khốn nạn hơn nhiều với tất cả những lời sỉ nhục trên thế gian. Đó là hành vi xóa sổ cội nguồn văn hóa của cả một dân tộc mà họ sinh ra từ đó. Một sự kiện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử văn minh nhân loại. Vậy mà còn vác cái mặt nhơn nhơn, phê phán người khác, không biết nhục. Nếu là khoa học - như họ quảng cáo - chứ không phải hạ nhục tổ tiên và truyền thống văn hóa sử Việt có ý thức và có hệ thống thì họ có giám đối thoại không? Không dám! Thực tế việc ông Lê Mạnh Thát và tôi năm ngoái đã chứng tỏ điều này. Bởi vậy, tôi coi đây là thứ khoa học bịp bợm và đểu giả.
Trần Văn Tuấn đã xác định trên VNN:
 
Một là, quá khứ hào hung của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.

 

 

Vậy thì theo ông Tuấn nên coi môn Sử là môn tự chọn và giành thời gian để học về kinh tế, hoặc các môn khoa học khác, vì như ông ta nói: "Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân",chăng?

Nhưng ông ta đang nói đến một qúa khứ hào hùng. Còn đây là một sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt:

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng. Hiệu đính Dương Trung Quốc.

 

700 năm trước CN, nhiều dân tộc đã phát triển và để lại những di sản văn hóa làm kinh ngạc nền văn minh hiện đại. Nhưng quý vị chắc không cần phải động não, mà sẽ hiểu ngay bản chất của sự phủ nhận cội nguồn Việt sử khi thấy ông Dương Trung Quốc mô tả cội nguồn Việt tộc như hình trên.

Bộ Giáo Dục cần phải cải cách vì đó là trách nhiệm của họ. Tất cả mọi người dân nước Việt đều nhận thấy điều đó. Cải cách giáo dục là điều tất yếu. Tất nhiên, họ phải chịu trách nhiệm, nếu cải cách không thành công. Cá nhân tôi ủng hộ những cuộc cải cách của BGD. Nếu như chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ một cách sòng phẳng thì tôi sẽ không quản tài hèn sẽ giúp BGD thành công. Tôi dùng từ "sòng phẳng" ở đây, tức là một cuộc tranh luận, công khai, minh bạch, nhân danh khoa học thật sự để làm sáng tỏ cội nguồn dân tộc, chứ không áp đặt.
8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lời nguyền từ hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông”
15/11/2015 - 11:57 AM
 
Hơn 20 tham luận khác chiều đã làm nóng không khí hội thảo sáng nay 15.11.2015 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
 

12239759_1669120486706011_55494008526307

Tại hội thảo, GS-TS-NGND. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng đã có sự chậm trễ, cẩu thả đến mức có thể nghĩ đến ý đồ gian dối đối với việc đưa chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa Lịch sử phổ thông.. Ảnh: Thế Thanh

 

Hội thảo, ngoài các nhà nghiên cứu và giảng dạy sử học, còn có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển và những người chịu trách nhiệm về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo chương trình này, môn Lịch sử không còn là một môn học độc lập, bắt buộc mà trở thành nội dung tích hợp trong môn học Công dân và Tổ quốc và cũng chỉ là môn học tự chọn khi đi thi.

Qua tranh luận rất thẳng thắn và gay gắt, trên cơ sở khoa học, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đều khẳng định sự cần thiết, tất yếu để môn Lịch sử phải là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông, trước khi trở thành một nội dung trong môn học tích hợp Công dân và Tổ quốc (nếu cần phải có môn học tích hợp này). Qua tham luận, các đại biểu cũng khẳng định: các nước phát triển (như Mỹ, Canada, nhiều nước Châu Âu, Hàn Quốc), các nước láng giềng (như Trung Quốc) đều xếp môn lịch sử vào vị trí môn học độc lập, bắt buộc ở bậc phổ thông. Người dự kỳ sát hạch để trở thành công dân Mỹ phải thực hiện bài viết về lịch sử nước Mỹ. Trung Quốc thì thông qua môn học lịch sử từ bậc phổ thông mà triển khai tư tưởng bành trướng, tham vọng lãnh thổ đối với các quốc gia khác.

Nhìn lại một quá trình khá dài mới thấy, từ lâu rồi môn lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông; được xem là môn “thay thế”, nghĩa là nơi nào thí sinh không thi ngoại ngữ thì có thể chọn thi môn Sử. Thậm chí trong các kỳ thi gần đây, Lịch sử còn được xem là môn tự chọn ! Vì thế, GS-NGND. Vũ Dương Ninh đã đưa ra kết luận trong bài phát biểu của mình: môn Lịch sử đã bị đẩy lùi từng bước, loại bỏ từng bộ phận và cuối cùng không còn vị thế của một môn học riêng biệt, ngang bằng như các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

GS-TS-NGND. Nguyễn Quang Ngọc thì vạch trần quá trình chậm trễ, cẩu thả đến mức có thể nghĩ đến ý đồ gian dối đối với việc đưa chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông. Ông đã đưa ra lời nguyền để kết thúc tham luận của mình tại hội thảo: “Cho dù môn học lịch sử có thể bị bức tử, cho dù chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa có thể không được đưa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông một cách đúng đắn, thì Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam”.

Ông Nghiêm Đình Vì, nguyên Hiệu trường Đại học sư phạm, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương nói: “tôi đã dặn con tôi, nếu môn lịch sử được là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông thì mới ghi trên mộ tôi chức vụ Nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, còn như không phải thì không ghi vì tự thấy không xứng đáng".

Thế Thanh

======================

LỜI NGUYỀN CỦA THIÊN SỨ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

Trong giới hạn thời gian cho đến lúc trước khi tôi chết. Nếu như cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử, không được phục hồi tính chân lý của nó, thì toàn bộ nền văn minh này sẽ bị hủy diệt vì tội ác phá hủy cội nguồn văn hiến Việt.

Tất cả những kẻ dù vô tình hay cố ý chống lại văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, sẽ vĩnh viễn bị đày đọa xuống địa ngục và con cháu của những kẻ này suốt đời ngu ngục.

Khi tôi chết, ghi lời nguyền này trên bia mộ của tôi.

 

Ông Nghiêm Đình Vì, nguyên Hiệu trường Đại học sư phạm, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương nói: “tôi đã dặn con tôi, nếu môn lịch sử được là môn học độc lập, bắt buộc trong giáo dục phổ thông thì mới ghi trên mộ tôi chức vụ Nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương, còn như không phải thì không ghi vì tự thấy không xứng đáng".

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không cần thiết thì không thay bản dịch “Nam quốc sơn hà”

16/11/2015 15:27 GMT+7
 

TTO - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 16-11.

 

phamvuluan-1447662258.jpg

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận

 

Cụ thể, trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu về việc thay thế bản dịch mới bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” trong sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định quan điểm cá nhân là làm SGK lần này nếu không cần thiết và không có hiệu quả cao thì không thay thế bản dịch mới.

Tuy nhiên, sau đó đại biểu Lê Văn Lai, Quảng Nam cho rằng bản dịch mới đã được in chính thức trong SGK, trong khi bản dịch cũ đã đi vào lòng dân, đã có chỗ đứng trong lịch sử. “Theo tôi là bản dịch mới không đạt yêu cầu so với bản dịch cũ. Nhất là trong tình hình hiện nay gắn lịch sử với bảo vệ chủ quyền quốc gia” - ông Lai nói.

Liên quan đến dự kiến chương trình mới không còn môn lịch sử, Bộ trưởng Luận khẳng định môn lịch sử không coi nhẹ mà coi trọng hơn so với chương trình hiện hành, lâu nay học 1,5 tiết lịch sử/ tuần, theo chương trình mới thì không chuyên ban học 2,5 tiết/tuần, còn phân ban khoa học xã hội học 4 tiết/tuần, đều là các tiết học bắt buộc, nghĩa là nội dung và khối lượng kiến thức về lịch sử là tăng lên.

Về việc vì sao đưa môn lịch sử vào môn giáo dục công dân với tổ quốc, Bộ trưởng Luận nói đó là chủ trương tích hợp. Hơn nữa Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, có quy định giảng dạy về lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng, “vì vậy anh em đưa nội dung môn lịch sử vào chỗ đó để tránh trùng lắp”.

Cũng theo Bộ trưởng Luận, ngoài các nội dung của môn lịch sử đưa vào môn giáo dục công dân với tổ quốc thì còn đưa vào các môn học khác. “Không hề có ý không bắt buộc môn lịch sử, vấn đề là để riêng hay để tích hợp với các môn khác. Đó là chỗ cần thảo luận”- Bộ trưởng Luận nói.

Tham gia điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu lại câu hỏi: “Theo quan điểm của bộ trưởng thì có bỏ môn lịch sử như là một môn độc lập trong SGK không?”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Bạn soạn thảo đang lắng nghe ý kiến rộng, rãi, chúng tôi sẽ thảo luận, tiếp thu, làm việc với các quan khác, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm của chúng tôi là nếu tích hợp mà làm nhẹ, không làm tăng thì không tích hợp, nếu tích hợp mà vẫn đảm bảo thì cho tích hợp”.

 

V.V.THÀNH

========================

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời: “Bạn soạn thảo đang lắng nghe ý kiến rộng, rãi, chúng tôi sẽ thảo luận, tiếp thu, làm việc với các quan khác, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Quan điểm của chúng tôi là nếu tích hợp mà làm nhẹ, không làm tăng thì không tích hợp, nếu tích hợp mà vẫn đảm bảo thì cho tích hợp

 

Tích hợp các môn học trong điều kiện hiện nay - chứ không phải trong tương lai - thì chỉ mang tính phương pháp. Nhưng trong tương lai, mọi thứ kiến thức của nền văn minh hiện nay, nó phải có sự giao lưu và tích hợp ngày càng chặt chẽ. Ngay bây giờ, ngành Y cũng đang tích hợp trên thực tế kiến thức y khoa với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sản phẩm của các kiến thức vật lý, toán học, hóa học ....vv..... Hoặc như chính tư duy chính trị và kinh tế phải có sự liên hệ tích hợp lẫn nhau. Vài chục năm trước, chưa có khái niệm tích hợp, nhưng trên thực tế người ta đã tích hợp ở giai đoạn sơ khai các môn Toán Lý Hóa vào một nhóm; Văn Sử Địa vào một nhóm.

Bởi vậy, việc tích hợp một số kiến thức chuyên ngành như lịch sử, giáo dục công dân....là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền văn minh. Cá nhân tôi ủng hộ xu hướng này của Bộ Giáo Dục.

Vấn đề còn lại là nội dung môn lịch sử được dạy như thế nào? Cội nguồn dân tộc Việt được xác định tính chân lý trải gần 5000 năm văn hiến; hay chỉ là "một nhà nước sơ khai, gồm một liên minh 15 bộ lạc"" với những người dân được mô tả như thế này:

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

Hình trích trong cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc.


Thưa ngài Bộ Trưởng.

Nếu ngài quyết định tích hợp môn Sử vào các môn khác thì cá nhân tôi ủng hộ ngài.

.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tự thiêu phản đối Mông Cổ bán ngành than cho Trung Quốc
17/11/2015 09:33 GMT+7
 

TTO - Một chủ tịch nghiệp đoàn của Mông Cổ đã tự thiêu trong buổi họp báo nhằm phản đối đề xuất của chính phủ bán nền công nghiệp khai thác than của nước này cho Trung Quốc.

 

tu-thieu-1447727518.jpg

Chủ tịch nghiệp đoàn Mông Cổ bất ngờ tự thiêu sau khi bày tỏ quan ngại trước cánh báo giới về những khó khăn mà thợ mỏ nước nhà có thể gặp phải nếu bán nền công nghiệp khai thác than cho Trung Quốc - Ảnh: Daily Mail

 

Theo tờ Daily Mail, nền kinh tế Mông Cổ đang xuống dốc nghiêm trọng khi đồng Tugrik đã giảm 35% trong vòng 24 tháng qua, và đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh từ 4,5 tỷ USD năm 2012 xuống còn 382 triệu USD năm 2014.

Trước tình hình trên, chính phủ Mông Cổ quyết định cho cổ phần hóa 10 công ty nhà nước, trong đó có công ty Erdenes Tavan Tolgoi, công ty chuyên phụ trách khai thác mỏ than Tavan Tolgoi có trữ lượng than lớn của Mông Cổ.

Lo ngại việc bán cổ phần cho Trung Quốc có thể ảnh hưởng xấu đến đời sống thợ mỏ trong nước bởi Trung Quốc có thể đưa công nhân của mình sang khai thác, một chủ tịch nghiệp đoàn đã kêu gọi tổ chức một buổi họp báo tại Ulaanbaatar, đông bắc Mông Cổ, nhằm bày tỏ những quan ngại của ông trước báo giới.

“Chính phủ không còn hỗ trợ cho công ty của chúng ta, gia đình của các công nhân sẽ lâm vào tình trạng chết đói, đây là lý do tôi sẽ tự thiêu cho người dân Mông Cổ, cho con em chúng ta” - chủ tịch nghiệp đoàn phát biểu trước khi tự rót chất lỏng gây cháy lên người và châm lửa đốt.

Quá bất ngờ trước những gì diễn ra, các thành viên khác của nghiệp đoàn la hét và cố gắng dập tắt ngọn lửa trong khi người đàn ông tự thiêu đau đớn lăn lộn trên sàn.

Ông bị bỏng nặng và được đưa tới bệnh viện ngay sau đó. Hiện ông đang trong tình trạng nguy kịch.

 

HUYỀN TRANG

===============

Với những con người như thế này. Chắc chắn đất nước Mông Cổ sẽ phát triển trong tương lai, dù có thể là 50 năm nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lo xóa bỏ môn lịch sử:
Chỉ là hiểu nhầm do trình bày thiếu sót?


Phạm Mai (Vietnam+)

lúc : 18/11/15 14:02

 

vnp_hoc_sinh_quang_trung.JPG
(Ảnh minh họa: Phạm Mai/Vietnam+)

Trước nhiều ý kiến của các chuyên gia sử học cho rằng cần giữ môn Lịch sử là môn độc lập, mới đây, Ban xây dựng chương trình tổng thể đã có ý kiến trao đổi. 
Theo đó, ban soạn thảo cho rằng nếu giữ môn học với tên gọi Lịch sử, với lôgic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.

Không thể xét riêng môn học lịch sử
Theo Ban xây dựng chương trình, việc bố trí các môn học phải quán triệt yêu cầu đổi mới, phải đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa các môn học, phải tạo thuận lợi cho việc đổi mới cả nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Với lịch sử, muốn giáo dục lịch sử trở nên hấp dẫn học sinh, chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phải đổi mới đồng bộ các yếu tố, từ xác định mục tiêu giáo dục, lựa chọn và tổ chức nội dung, phương pháp dạy, cách đánh giá.
Vì thế, khi bàn về cách thức tổ chức nội dung giáo dục (môn học lịch sử đứng độc lập hay không độc lập), phải xét trong mối quan hệ giữa các yếu tố.
Bên cạnh đó, cũng phải xét vấn đề giáo dục lịch sử hay môn học Lịch sử trong tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, không thể xét riêng về tổ chức nội dung giáo dục hay riêng môn học Lịch sử và giáo dục lịch sử. 
Theo Ban xây dựng chương trình, để bảo đảm tầm quan trọng của môn học/lĩnh vực giáo dục nào thì không phải cần gọi tên môn học đó một cách đích danh, trực tiếp (như tên các môn học trong các chương trình truyền thống).
Tầm quan trọng ở chỗ người học nắm được kiến thức của môn học/lĩnh vực đó ở mức độ nào, bằng cách nào (có hiệu quả không) và kiến thức đó có chuyển hoá thành phẩm chất (hứng thú, niềm tin, đạo đức, thái độ...) và năng lực (vận dụng kiến thức cùng với các phẩm chất cá nhân để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống). 
Giải thích về cách đặt tên môn Công dân với Tổ quốc, Ban xây dựng cho biết việc lựa chọn tên môn học chủ yếu dựa vào tính chất của môn học.
Ở cấp trung học phổ thông, có 4 môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh thì ba môn được đặt tên “trực tiếp” theo truyền thống là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp,...). Cách đặt này do tính chất môn học là công cụ cho hoạt động của con người.
Riêng môn Công dân với Tổ quốc (là môn học có tên mới) do vai trò đặc biệt, có ý nghĩa chính trị trong lĩnh vực giáo dục đạo đức – công dân, góp phần quan trọng hình thành phẩm chất công dân, năng lực và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc đặt tên này được thực hiện thống nhất với các môn học/lĩnh vực giáo dục khác trong chương trình.
 

thi_dai_hoc_Quy_Trung.jpg
Theo Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh sẽ học lịch sử nhiều hơn trong chương trình mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Học sinh sẽ học lịch sử nhiều hơn

Trước nhiều ý kiến lo ngại việc để học sinh tự chọn sẽ khiến cho môn lịch sử bị bỏ rơi cho không được học sinh chọn, Ban xây dựng chương trình cho rằng ở đây đã có sự hiểu nhầm.
“Ban xây dựng chương trình nhận thiếu sót đã trình bày chưa rõ trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm và từ một vài người phát biểu không chính xác dẫn đến xôn xao dư luận. Tiếp thu các góp ý, văn bản chương trình tổng thể sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho rõ vấn đề này.”
Giải thích cụ thể hơn, Ban xây dựng chương trình cho biết, trong dự thảo chương trình tổng thể mới, ở bậc trung học phổ thông, kiến thức lịch sử sẽ hiện diện trong ba môn.
Đó là môn Công dân với Tổ quốc (môn bắt buộc), môn Khoa học xã hội (dành cho học sinh chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên) và môn Lịch sử (dành cho học sinh chọn lĩnh vực xã hội).
Tất cả học sinh đều bắt buộc phải học nội dung giáo dục lịch sử trong ít nhất hai môn: Công dân với Tổ quốc và 1 trong 2 môn Lịch sử hoặc môn Khoa học xã hội.
Ban xây dựng chương trình cho rằng lịch sử không những không bị bỏ rơi mà thời lượng bắt buộc dành cho nội dung giáo dục lịch sử trong chương trình mới chắc chắn sẽ nhiều hơn trong chương trình hiện hành.
Cụ thể, chương trình hiện hành bắt buộc học sinh học lịch sử 1,5 tiết/tuần còn dự thảo chương trình mới bắt buộc học sinh phải học môn Công dân với Tổ quốc 3 tiết/tuần, cộng thêm môn Khoa học xã hội 3 tiết/tuần hoặc môn Lịch sử 3 tiết/tuần. 
Ngoài ra, học sinh còn được học lịch sử trong các môn học khác, nhất là trong môn Ngữ văn và trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh còn có thể tự chọn thêm các chuyên đề học tập mở rộng hoặc nâng cao về lịch sử.
Về lo ngại sự góp mặt của kiến thức lịch sử trong ba môn ở cùng một cấp học có thể làm kiến thức lịch sử bị xé lẻ hay chồng chéo, theo Ban xây dựng chương trình khẳng định sẽ sắp xếp theo lôgic mới. 
Cụ thể, chương trình sẽ không chồng chéo/lặp lại kiến thức lịch sử giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Khoa học Xã hội, giữa môn Công dân với Tổ quốc với môn Lịch sử. 
Giữa 2 môn Khoa học Xã hội và môn Lịch sử thì có thể có cùng có một số nội dung kiến thức vì 2 môn này nhằm đáp ứng 2 nhóm học sinh khác nhau (mỗi em không bắt buộc phải học cả 2 môn này). 
Ban xây dựng chương trình cũng cho biết, với tinh thần cầu thị và khoa học, Ban sẵn sàng trao đổi và tiếp thu các góp ý hợp lý để điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa để có một chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tốt nhất./.

===========================

Từ năm 2006, khi trao đổi với một cựu thành viên trên diễn đàn về một khả năng cải cách giáo dục thành công với tân bộ trưởng hồi ấy là ngài Nguyễn Thiên Nhân, lão Gàn đã trả lời: "Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được làm sáng tỏ tính chân lý của nó thì không có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam". Sau này, tôi đã công khai nhiều lần luận điểm này trên diễn đàn. Đến nay, mọi người lại chú ý đến một cuộc cải cách giáo dục tiếp tục của Bộ Giáo Dục, trong đó sôi nổi nhất là ngành lịch sử. Tức là ngành có liên quan trực tiếp đến luận điểm của tôi nói trên từ 2006.

Những tư duy đơn giản, hoặc tệ hơn là loại giẻ rách thì không thể nào hiểu nổi mối liên hệ rất hữu cơ giữa cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và sự thành công của cải cách giáo dục. Nhưng ít nhất - cho dù không phải ai cũng hiểu được mối liên hệ tương tác giữa chân lý Việt sử trải gần 5000 văn hiến với cải cách giáo dục. - thì tất cả mọi người đều chứng kiến một cách trực quan những cuộc cải cách từ 2006 đến ngày hôm nay chưa thành công. là bằng chứng chứng minh khả năng chính xác của luận điểm của tôi.

Cá nhân tôi chưa thấy có một câu chữ nào trong các văn bản của Bộ Giáo Dục về việc xóa bỏ môn lịch sử. Sự tích hợp các môn học thực chất chỉ là sự thay đổi phương pháp giảng dạy. Thậm chí nó cũng chưa thể hiện rằng có một sự biên soạn lại môn lịch sử về cội nguồn dân tộc trở lại với truyền thống văn hóa sử trong đó Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử (Điều kiện tiên quyết của tôi, nếu muốn cải cách thành công).

Bởi vậy, những sự phản đối, hoài nghi việc cải cách của Bộ Giáo Dục lần này, tôi cảm giác họ đang chém gió theo đúng nghĩa đen và phản đối, nhiều hơn là một sự đóng góp khách quan.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
17/11/2015 09:46 GMT+7
 

TT - Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?

mxeu5wbt-1447729248.jpg

Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.

Đầu tiên phải nói qua một chút về môn văn trước đã. Vì sao? Vì văn - sử có liên quan mật thiết với nhau, một đằng là tiếng - tiếng Việt, một đằng là sử - sử Việt.

Nói hơi hình tượng, hai môn học ấy giống như đôi chân của một cơ thể, chúng khiến con người vững vàng cất bước với tâm hồn và trái tim yêu thương ở bên trong.

Môn văn đã bị chán từ lâu rồi, từ khi giáo khoa thư bị gò vào một định hướng hẹp và khi học sinh thực hành bằng văn mẫu nữa thì chao ơi, sự phản văn đã rành rành.

Trong khi môn văn bị đối tượng tiếp nhận nó lắc đầu thì môn sử cũng cùng chung số phận. Chúng ta đã đưa cho học sinh thứ sử gì vậy? Vì sao có tình trạng học sinh ngấy sử và không chọn nó làm môn thi bắt buộc?

Nguyên do rất nhiều, nhưng tựu trung sử trong giáo khoa thư cho cấp II và cấp III cũng với nguy cơ phản sử. Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch này đến trận đánh khác.

Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng.

Tai hại rõ ràng, môn sử bị chính đối tượng tiếp nhận đẩy ra như một thứ bánh đã bị áp đặt vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho những người đang lớn lên. Ai mà không ngấy, và khi đã ngấy rồi thì sẽ chán lẫn sợ.

Nhưng nỗi chán và ngán môn sử của học sinh có đủ là lý do để chúng ta khước từ nó? Chúng ta - cụ thể là các nhà hoạch định, nhà sư phạm, nhà làm sách giáo khoa - đã làm gì với môn sử, với lịch sử của chính dân tộc mình?

Lịch sử là môn xã hội bắt buộc trong giáo dục phổ thông của mọi quốc gia. Địa chính trị của Việt Nam nói riêng, môn lịch sử thiết nghĩ càng phải thấu đáo, khoa học, sâu sắc và dậy hương nữa mới phải.

Nói như một danh nhân của nước Việt: “Học sử để làm gì? Học sử để sống với người đã chết”. Người Việt ta phải thấm sử để mài gươm, để khôn ngoan lên, rốt cùng là để tự tin với máu xương ngàn đời của ông cha đã dựng nên non sông đất nước này.

Vậy mà người ta còn định thủ tiêu môn sử, ngụy biện rằng sử sẽ tan vào an ninh quốc phòng và giáo dục công dân... Mới nghe qua mà ai ai đều thấy rùng mình, thấy sử Việt bị tổn thương, bị xé vụn!

Môn văn và môn sử chừng như đang bị “làm thịt”. Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn, một danh nhân khác nữa đã nói đại ý như vậy đó. Chúng ta đã đi qua biển dâu với hình ảnh “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”, ấy vậy mà giờ đây có không ít học sinh phổ thông không biết Nguyễn Du là ai, Trần Hưng Đạo oai phong lẫm liệt thế nào.

Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?

Lịch sử là lịch sử, xin thưa, dù nó có thể biến tướng hoặc biến mất trong giáo dục. Nhưng dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối.

Và lịch sử cũng là thời gian, thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ. Tôi tin môn văn rồi sẽ hấp dẫn như bản thân tiếng Việt và văn học.

Song song đó, môn sử cũng được hồi sinh bằng mùi hương của ký ức và sức sống của một môn học xác thực có khái niệm quốc tế chung là khoa học lịch sử.

 

DẠ NGÂN (nhà văn)

=========================

Bài này trên báo Tuổi Trẻ và tôi đã comment như sau:

Đại ý: Tôi không biết comment của tôi các vị có đăng hay không? Vì môn Sử thực tế đã bị xóa sổ từ lâu rồi. Khi người ta phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt tộc gần 5000 năm văn hiến (2879 TCN/ 2015).

Tôi không tin họ sẽ đăng điều này. Cũng như tất cả những công trình nghiên cứu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài  nước, không hề có một bài được đăng báo, thậm chí một số đầu sách liên quan còn không được in.

Còn những quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của Việt tộc thì thậm chí được in đến cả Nxb Kim Đồng, là một Nxb chuyên dành cho thiếu nhi. Thí dụ như cuốn "Lược sử Việt Nam bằng tranh", do ông Dương Trung Quốc chủ biên.

Ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xây tượng anh hùng Trung Quốc... “trấn thủ” biển phía Nam?

Đăng Bởi Một Thế Giới
06:58 20-11-2015
 

mtg-mark.png

Một doanh nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho xây tượng vị anh hùng của Trung Quốc cao đến 36m, “trấn thủ” vùng biển phía Nam của Việt Nam.

 
vinh_chau_PDDK.jpg?width=600&height=360&

Vĩnh Châu, nơi được đề nghị xây tượng anh hùng Trung Quốc


Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp với đại diện Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM) để bàn về Dự án xây dựng Khu Du lịch tâm linh - biển Vĩnh Châu.
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.
Có nhiều hạng mục công trình quy mô để phục vụ khai thác kinh doanh như ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao… Đặc biệt là có khu riêng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của du khách. Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép.
Đại diện Sở Xây dựng giải trình khu đất quy hoạch không thuộc đất rừng phòng hộ mà chỉ nằm trong định hướng quy hoạch trồng rừng phòng hộ của UBND tỉnh (vào năm 2009). Do đó, UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại diện Sở VH-TT&DL đánh giá đây là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, công tác quản lý phải chặt chẽ, làm rõ sự khác biệt giữa “tính thiêng” và mê tín dị đoan trong du lịch tâm linh. Còn Sở KHĐT cho rằng dự án không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành và thuộc thẩm quyền UBND tỉnh nên đề nghị xem xét cho phép đầu tư.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hiếu kết luận: "Vĩnh Châu là thị xã biển, do đó phải tạo điều kiện để địa phương “hướng ra biển”. Tỉnh rất cần các dự án như vậy để phát triển về du lịch. Vị trí xin phép đầu tư khá “tế nhị”, nên các sở, ban ngành hữu quan vẫn khách quan hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên môn, thẩm quyền của mình. Đề nghị doanh nghiệp xin phép đầu tư cần thuyết trình, báo cáo cụ thể về dự án với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành hữu quan".
Theo ông Hiếu, nếu khu du lịch hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong hệ thống các khu du lịch tâm linh liên tỉnh khác, đồng thời tạo được việc làm cho người dân và khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, với đề xuất của đơn vị đầu tư là xây tượng Quan Công trong khu du lịch này thì Chủ tịch Hiếu không đồng ý mà gợi ý chủ đầu tư thay thế bằng các tượng khác phù hợp, có thể là tượng Phật Quan Âm.
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp. Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu giải bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác. Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
Phong Vũ
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tín đồ Hồi giáo người Việt:

"Jihad đâu phải là thánh chiến..."

Đức Huy |

21/11/2015 07:40

 

Phần đông người ngoài cuộc khi nhắc đến jihad thường nghĩ ngay đến những phần tử Hồi giáo cực đoạn bịt kín mặt, tay cầm súng. Nhưng liệu sự thật đơn giản chỉ có vậy?

 

pb-121004-islamic-jihad-01-photoblog900-


Phần 1: IS thật sự muốn gì? 2 hiểu nhầm cơ bản về Nhà nước Hồi giáo tự xưng

Phần 2: IS thật sự muốn gì? Lòng sùng đạo và Ngày Tận thế

Phần 3: IS thật sự muốn gì? Mọi biện pháp đều là hạ sách

 

LTS: Tuần qua, thế giới lại một lần nữa phải chìm trong đau thương mất mát, khi hàng trăm người dân thường vô tội tại Pháp và Lebanon trở thành nạn nhân cho những hành động khủng bố phi nhân tính của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Có không ít người tự hỏi: IS làm vậy vì mục đích gì? Khủng bố từ đâu mà ra? Tại sao thế giới không tiêu diệt hết khủng bố để chúng hoành hành như vậy?

Chúng tôi không dám chắc sẽ trả lời được một cách hoàn chỉnh những thắc mắc này, nhưng bằng loạt bài tới đây với phân tích của những chuyên gia quốc tế về Trung Đông cũng như nhận định của một tín đồ Hồi giáo ngay tại Việt Nam, hi vọng chúng tôi sẽ giúp quý độc giả có được cái nhìn toàn diện hơn về IS nói riêng và đa chiều hơn đối với Hồi giáo nói chung.

Sau loạt bài 3 kì với nhan đề "IS thật sự muốn gì?" thì lần này, để có được một cái nhìn chân thực hơn nữa về Hồi giáo, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chị Hà, một tín đồ đạo Hồi hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

---

Với khả năng sử dụng tiếng Arab cùng vốn kiến thức tích lũy được từ nhiều năm đọc và nghiên cứu Kinh thánh Qur'an, chị Hà đã chỉ ra những quan niệm sai lệch của người ngoài cuộc về Hồi giáo do ảnh hưởng từ truyền thông.

Một trong số đó là cái nhìn phiến diện về jihad, thường được báo chí Việt Nam dịch là các phần tử Hồi giáo thánh chiến. Nhưng thực chất, theo chị Hà, khái niệm này mang hàm ý sâu xa hơn thế rất nhiều.

 

Chị Hà là người gốc Yemen, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Chị thừa hưởng tín ngưỡng Hồi giáo theo truyền thống gia đình từ nhỏ. Theo chị Hà, Hồi giáo theo đúng nghĩa là một khối thống nhất, vì vậy chị không theo một phái hay dòng nào mà chỉ tuân theo những quy tắc được viết trong Kinh Qur'an.

Chị Hà tốt nghiệp Đại học Ngoại thương và hiện đang công tác tại Hà Nội. Trên cơ sở tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của chị Hà, chúng tôi xin phép không đăng tải hình ảnh cũng như tên đầy đủ của chị.

 

 

Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với chị Hà:

PV: Đối với nhiều người tôi đã từng tiếp xúc, Hồi giáo trong mắt họ là một tôn giáo bạo lực. Chị nghĩ thế nào về cách hiểu này?

Chị Hà: Thế giới hiện có 1,5 tỉ người theo đạo Hồi. Nếu nghĩ rằng người Hồi giáo nào cũng có dã tâm tàn sát bất kì ai xung quanh như thế thì theo anh bây giờ còn bao nhiêu người giữ nguyên được cái đầu trên cổ?

Hơn nữa là nếu chúng ta nhìn vào từng khu vực cụ thể, tại sao Malaysia hay Indonesia cũng chủ yếu theo đạo Hồi mà họ không quay ra chặt đầu những người Ấn và người Hoa xung quanh họ?

 

giai-ma-hoi-giao-ihad-trong-mat-mot-tin-
Các tín đồ Hồi giáo Indonesia Ảnh: James Walsh (murdoch.edu)
 

Khi cộng hết Al-Qaeda, IS, hay Boko [Haram] vào, liệu được bao nhiêu? Tôi không biết người khác nghĩ gì, nhưng nếu nhìn vào con số thực tế và so sánh tương quan sẽ thấy không phải như vậy.

 

PV: Vậy theo chị thì Hồi giáo không phải là một tôn giáo bạo lực. Vậy chị giải thích thế nào về các phần tử Hồi giáo cực đoan hàng ngày vẫn là tâm điểm của các tin khủng bố trên TV, báo đài?

Chị Hà: Nếu quay lại cái gốc duy nhất của Hồi giáo là Qur'an, thì những gì mà các phần tử cực đoan này đang làm thực chất không giống với bản chất [Hồi giáo] chút nào. Mà ngược lại, họ đang tích cực bôi nhọ và làm tổn hại cho Hồi giáo.

Khi người ngoài không đọc Qur'an, không nắm được bối cảnh mà chỉ biết việc các phần tử cực đoan đi chém giết, thì đương nhiên cai họ nhìn thấy sẽ là một Hồi giáo bạo lực.

 

PV: Theo tôi được biết thì các phần tử cực đoan vẫn tự gọi mình là các chiến binh thánh chiến jihad, những người dùng bạo lực để áp đặt Hồi giáo lên đầu người khác. Theo chị thì tại sao họ lại tự cho mình cái nhiệm vụ như vậy?

Nếu nói rằng jihad chỉ có bạo lực thì cái đó là sai hoàn toàn. Jihad không phải là thánh chiến. Trong tiếng Arab, từ này nghĩa là "đấu tranh", và có 3 lớp nghĩa.

 

giai-ma-hoi-giao-ihad-trong-mat-mot-tin-
"Jihad không chỉ có bạo lực" Ảnh: John Jokinen (IslamicImageFind.info)
 

Thứ nhất, đối với người Hồi giáo, phấn đấu để hoàn thiện bản thân là việc mà họ phải làm hàng ngày. Hiểu đơn giản thì cuộc sống con người lúc nào mà chẳng phải cố gắng để sống tốt hơn. Đây cũng là jihad.

Thứ hai, người Hồi giáo có trách nhiệm đấu tranh vì sự thật và làm những điều đúng đắn. Ví dụ nếu sếp của tôi là người lươn lẹo, hay nói dối, nhưng dù bị áp lực phải làm theo tôi vẫn quyết định không làm vì Hồi giáo nghiêm cấm sự dối trá. Đó cũng là jihad.

Hay là những việc nhỏ nhặt như vứt rác ra đường hay gian lận trong giờ kiểm tra, người khác làm thế không có nghĩa là tôi có thể làm như họ. Đấy cũng là jihad.

Nói tóm lại thì đức tin trong Hồi giáo là một quá trình chứ không phải anh cứ hô lên là tôi tin thì có ngay được. Một người sẽ luôn cần jihad là vì thế. Họ không hoàn hảo được và cũng không thể sửa ngay lập tức được.

Thứ ba mới đến jihad dùng vũ lực. Trong Qur'an, sự trừng phạt của Allah chỉ đến sau khi Chúa đã nhiều lần gửi sứ giả đến giảng đạo nhưng họ đều bị gây hấn và tìm cách hãm hại.

Còn cái quan điểm jihad chỉ có bạo lực thì lại xuất phát từ crusade (Thập tự chinh, những chiến dịch quân sự của Kitô giáo thời Trung cổ - PV).

Nó là cách hiểu của những người không nghiên cứu về Hồi giáo mà chỉ nhìn nó từ bên ngoài, theo cách hiểu của người Thiên chúa giáo phương Tây.

Kể cả trong chiến tranh, Hồi giáo cũng có những quy định cực kì nghiêm ngặt. Ví dụ như không được hại ai không cầm vũ khí. Khi quân địch bỏ chạy thì không được làm hại họ nữa mà phải đối xử tử tế, không được hành hạ.

 

PV: Các phần tử cực đoan thường bao biện cho các hành vi của mình rằng họ đang làm điều này dưới tên Allah. Vậy trong Kinh thánh hay các tài liệu khác của Hồi giáo có nói đến điều này không?

Chị Hà: Trong thế giới Hồi giáo thì giết một người vô tội là tội nghiêm trọng ngang với việc giết cả nhân loại. Vậy nên việc này là hoàn toàn không có cơ sở. Thêm vào đó, việc quy phục Allah là một việc hoàn toàn tự nguyện.

Trong Qur'an, kể cả Chúa tối cao còn không dùng quyền lực để ép con người phải tin, mà dành bao nhiêu thời gian để giảng giải cho họ hết thế hệ này đến thế hệ khác, thì con người lấy quyền gì ra mà đi ngược lại cái đó?

 

giai-ma-hoi-giao-ihad-trong-mat-mot-tin-

"Trong Qur'an, kể cả Chúa tối cao còn không dùng quyền lực để ép con người phải tin, mà dành bao nhiêu thời gian để giảng giải cho họ hết thế hệ này đến thế hệ khác, thì con người lấy quyền gì ra mà đi ngược lại cái đó?"

 

Cái chuyện bắt con người phải "đầu hàng dưới lưỡi kiếm của Hồi giáo" gì đó là hoàn toàn lầm lạc. Vì bản thân Hồi giáo theo riêng nghĩa của nó đã buộc người theo nó phải hiểu đây là chuyện cá nhân giữa tâm hồn của họ và Chúa tối cao.

Thế nên bàn đến chuyện đi xâm chiếm toàn thế giới và cáo buộc người khác tin là phản Hồi giáo (kufar trong tiếng Arab) thì không còn gì nực cười hơn.

 

PV: Vậy chị nghĩ thế nào về những gì mà các phần tử Hồi giáo cực đoan đang làm hiện nay?

Chị Hà: Có thể ý kiến của tôi chưa chắc đã giống với đa số những người Hồi giáo khác, nhưng theo tôi thì những hành vi của các phần tử cực đoan đang làm mất hết những giá trị gốc của Hồi giáo, hay nói cách khác là bẻ cong nó một cách đáng sợ.

Nếu anh có hiểu biết về thế giới Trung Đông rồi mà có thêm Qur'an để so sánh thì anh sẽ thấy rất ngạc nhiên là tại sao họ lại làm như thế kia, trong khi trong Kinh thánh lại dạy là phải làm như thế này.

 

PV: Vậy sự cực đoan trong suy nghĩ người Hồi giáo đã có từ bao giờ hay chỉ mới xuất hiện gần đây?

Chị Hà: Trong lịch sử thì cái sự "cực đoan" này đã có từ thời của tiên tri Muhammad rồi. Thời đấy nhiều người Hồi giáo họ cũng rất nóng vội, cũng muốn thế giới phải đúng ngay bây giờ.

Nhưng họ quên mất là nếu coi Hồi giáo là một cái thang 100 bậc, thì người theo đạo cần đi dần từ bậc 1, đi vững bậc 1 rồi thì lên bậc 2, cứ dần dần như thế không vội được.

Họ phải hiểu rằng không phải trường hợp nào cũng đem dao ra chém nhau, hiểu là ưu tiên số một của Hồi giáo lúc nào cũng là kiên nhẫn và điềm tĩnh chứ không phải bốc đồng rồi làm điều thiếu suy nghĩ.

Nếu đi từ bậc 1 mà nhảy tót lên 99 thì vừa vô lý mà cũng không cần thiết. Đây cũng là một nền tảng rất quan trọng trong Hồi giáo nữa, tức là phải kiên nhẫn, và hoàn thiện bản thân trước khi muốn thay đổi thế giới.

 

PV: Xin cám ơn chị về cuộc trao đổi này.

theo Trí Thức Trẻ


 
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó giáo sư Vật lý lên tiếng “phản biện” các nhà Lịch sử

Thứ năm, 19/11/2015 - 11:11
  

Dân trí Rất nhiều bất cập hiện nay ở nền giáo dục phân khoa học thành các “môn học” có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ việc mỗi “môn học” đều chú trọng về tính hàn lâm, ít gắn với thực tiễn và thiếu sự gắn kết hữu cơ với nhau, như tự thân vốn có của khoa học và thực tiễn.

 >> Bộ Giáo dục nhận thiếu sót đã gây hiểu nhầm "khai tử" môn lịch sử
 >> Việc lên tiếng môn Lịch sử bị “khai tử” là phản ứng quá vội vàng!
 >> Bộ trưởng Giáo dục giải trình việc “hô biến” môn Lịch sử

GS Phan Huy Lê khẳng định Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, lẽ nào lại phải viện đến những thể chế cao nhất của đất nước để phân xử một vấn đề mà thật ra là trách nhiệm chuyên môn của những nhà khoa học và nhà giáo dục?

 

pho-giao-su-vat-ly-len-tieng-phan-bien-c
Trong chương trình mới, thời lượng học kiến thức lịch sử của học sinh phổ thông sẽ nhiều hơn

 

Chúng ta đều biết rằng, cho đến nay, trong giáo dục phổ thông Việt Nam, các kiến thức khoa học, dù là tự nhiên hay xã hội, đều được phân thành các “môn học” theo ước lệ chủ quan của con người. Chẳng hạn như: môn Văn, môn Toán, môn Vật lý, môn Lịch sử, môn Địa lý… Trong khi, khoa học vốn dĩ là một chỉnh thể không thể tách rời một cách cơ học.

Câu chuyện "Thầy bói xem voi" đã khắc họa khá chi tiết điều này. Một anh xẩm khi sờ được chân con voi thì cho rằng con voi có hình dạng như cái cột đình, một anh xẩm khác sờ phải cái tai của voi nên lại cho rằng con voi có hình dạng như cái quạt mo. Sự thật, chân và tai chỉ là các bộ phận của một chỉnh thể là con voi mà thôi.

Nói về về kết quả giáo dục lịch sử, theo GS Phan Huy Lê, thời gian gần đây, giáo dục môn Lịch sử trong trường THCS và THPT sa sút nhiều, gây nỗi lo âu trong xã hội. Học sinh chán môn Lịch sử, không thích học lịch sử biểu hiện trên nhiều phương diện. Nếu đưa vào môn học bắt buộc thi thì điểm số rất thấp. Nếu đưa vào môn tự chọn thì hầu hết không chọn môn Lịch sử. Học hết cấp phổ thông mà hiểu biết lịch sử của phần lớn học sinh là rất lờ mờ, thậm chí những sự kiện cơ bản hay nhân vật anh hùng tiêu biểu cũng không nhớ hay nhớ sai.

Như vậy, giáo dục lịch sử trong nhà trường phổ thông “sa sút” khi giáo dục lịch sử là (do con người phân lập ra) một “môn học” độc lập, chứ chưa có một tí lỗi lầm nào của “tích hợp” cả.

Ở đây, cũng cần nhấn mạnh rằng, giáo dục khoa học (cả tự nhiên và xã hội, mà việc phân chia ra thành tự nhiên và xã hội cũng bởi con người tạo ra và hoàn toàn mang tính tương đối) theo con đường tích hợp, về một khía cạnh nào đấy, là trả lại cách nhận thức khoa học theo đúng cái chỉnh thể vốn có của nó. Sở dĩ có “một số cuộc thi tìm hiểu lịch sử với đề tài mở rộng cho sự tìm tòi, khám phá, thể hệ trẻ hăng hái tham gia với nhiều bài làm đạt chất lượng tốt” là bởi vì các cuộc thi ấy đã trả lại cái chỉnh thể của lịch sử với ý nghĩa là một phần hữu cơ của khoa học (xã hội) và cuộc sống.

Đa số trong chúng ta hiện nay chưa hiểu tích hợp là gì. Khi các nhà giáo dục làm việc tích hợp một số “môn học” với nhau để phù hợp với bản chất khoa học của các môn học ấy, phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như mục tiêu của giáo dục phổ thông và phù hợp với xu thế tất yếu của khoa học giáo dục hiện đại mà thế giới đang áp dụng thì phản ứng của nhiều người là: người ta đã bỏ môn học này, “hô biến” môn học kia rồi!

Trong khi đó, lẽ ra, chúng ta phải đánh giá xem có nên thực hiện tích hợp - một xu thế thời đại của giáo dục thế giới - vào nền giáo dục Việt Nam không? Tích hợp như thế đã khoa học chưa, có phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi không, có góp phần vào việc giáo dục nên con người phát triển toàn diện không?... Đó là những yêu cầu mà nền khoa học, nhất là khoa học giáo dục Việt Nam phải giải quyết được, chứ tuyệt nhiên không phải là những mệnh lệnh hay ý muốn chủ quan của một nhóm người nào.

Mặt khác, cũng cần nhấn mạnh rằng bậc giáo dục phổ thông phải giáo dục sao cho con người phát triển hài hòa phù hợp với lứa tuổi. Đào tạo các nhà vật lý, nhà hóa học, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học… là trách nhiệm của bậc giáo dục chuyên nghiệp. Việc thiết kế một nền giáo dục như thế nào để đáp ứng được các yêu cầu ấy là trách nhiệm của các nhà giáo dục, nhà khoa học, là trách nhiệm của nền khoa học nước nhà. Lẽ nào các nhà chuyên môn lại không giải quyết được nhiệm vụ chuyên môn của chính mình!

Nói rằng "dân ta phải biết sử ta" là muốn nói đến giáo dục lịch sử cho người học chứ không ai lại hiểu “thô thiển” là phải dạy khoa học lịch sử cho tất cả học sinh phổ thông. Mà giáo dục lịch sử thì có nhiều con đường và cách thức. Miễn sao con đường giáo dục ấy đạt được hiệu quả tốt nhất trong cái tổng hòa chung là giáo dục để con người phát triển hài hòa. Có thể khẳng định rằng, làm tốt giáo dục tích hợp là một trong những cách thức để đạt đến cái mục tiêu tối thượng của giáo dục là phát triển năng lực của con người.

Không phải do ngày nay là kỷ nguyên của khoa học và công nghệ mà ai đấy lại đòi phải đưa một “môn học” (dù đó là môn học cơ sở của khoa học công nghệ, chẳng hạn như Vật lý là cơ sở của kỹ thuật) thành “môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT”. Đòi hỏi ấy, thoạt nhìn tưởng như là bảo vệ “môn học” ấy, nhưng sự thực là hại nó, bởi vì chặt một bộ phận cấu thành ra khỏi một cơ thể tránh sao khỏi sự hiểu khô cứng và méo mó về nó. Vả chăng, làm gì có “môn học” nào là độc lập, vì khoa học là một chỉnh thể; các “môn học” mà con người phân ra thì về bản chất chúng vốn có quan hệ hữu cơ với nhau theo các mức độ khác nhau. Trên một bàn tay, tạo hóa đã tạo ra năm ngón tay có ngón ngắn,  ngón dài phù hợp với chức năng riêng của chúng. Một bàn tay sẽ ra sao khi các ngón tay lại giống hệt như nhau!

Nên chăng, thay vì “kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam hãy cùng các nhà khoa học giáo dục tìm ra cách làm như thế nào để giáo dục lịch sử trong mối quan hệ hữu cơ với các giáo dục khoa học khác ở bậc học phổ thông với kết quả là các thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, mai này, qua những bậc giáo dục khác, là chủ nhân của một nước Việt hùng cường.

PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh

(Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

==================================

GS Phan Huy Lê khẳng định Hội Khoa học lịch sử Việt Nam sẽ kiến nghị lên lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần bảo vệ môn Lịch sử như một môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp THCS đến cấp THPT.

 

Trước sự bức xúc cao độ của ông Phan Huy Lê, PGS. TS Nguyễn Văn Khánh đã có ý kiến:

 

Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, lẽ nào lại phải viện đến những thể chế cao nhất của đất nước để phân xử một vấn đề mà thật ra là trách nhiệm chuyên môn của những nhà khoa học và nhà giáo dục?

 

Ông Nguyễn Văn Khánh nói đúng. Nhưng theo tôi việc ông ta kiến nghị thì cứ kiến nghị. Đó là quyền của ông ta. Nhưng vấn đề cuối cùng vẫn cứ phải trả về với "chuyên môn của những nhà khoa học và nhà giáo dục?" mà giáo sư Nguyễn Văn Khánh nói tới. Chính ông Phan Huy Lê và những người hùa theo ông ta đã xóa bỏ môn Việt sử từ cội nguồn của nó. Trong cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp vừa qua, tôi chỉ có một ý kiến duy nhất là phục hồi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Tôi đề nghị Nhà Nước, Đảng và Mặt trận tổ chức hội nghị khoa học về đề tài: "Nội hàm của Lịch sử và cội nguồn Việt sử".

Sở dĩ tôi có ý nghĩ này từ sự kiện ông Phan Huy Lê muốn kiến nghị. Ông Phan Huy Lê và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử hãy định nghĩa nội hàm khái niệm từ "lịch sử" là gì đã, rồi hãy nói chuyện. Ông Phan Huy Lê với cái vỏ Giáo sư Tiến Sĩ, lại hẳn Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hẳn của Pháp chứ không phải Uruqoay, vẫn chưa hiểu được nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" mà ông ta hay nói. Xin lỗi! Mặc dù là Chủ Tịch Hội Lịch sử Việt Nam, chứ tôi chắc chắn ông ta không có ý niệm về khái niệm lịch sử. Nếu ông ta thừa nhận không biết gì về khái niệm "lịch sử" thì tôi sẽ định nghĩa giúp ông, để đối chứng với những việc làm của ông với lịch sử dân tộc. Còn nếu ông ta định nghĩa được và được thừa nhận thì tôi sẽ dùng ngay định nghĩa của ông để chứng minh ông ta sai và hoàn toàn phi khoa học khi phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt.

Đọc bài trên với các đường link giới thiệu những bài viết kèm theo, tôi hơi ngạc nhiên với câu:

 

"Bộ Giáo Dục nhận thiếu sót đã gây hiểu lầm "khai tử" môn Sử" (!?).

 

Mấy ông trong Bộ Giáo Dục này hiền qúa nhỉ! Việc gì phải nhận thiếu sót? Nói mà người ta không hiểu đâu phải lỗi hoàn toàn tại người nói, mà còn đối tác có đủ thông minh để hiểu không nữa chứ. Toàn giáo sư tiến sĩ cả, lại còn có cả hẳn Viện sĩ viện hàm lâm nữa chứ. Không hiểu thì thật tình tôi chỉ nghĩ rằng  họ cố tình la ó , nhằm mục đích khác, chứ không lẽ lại kết luận vì những vị đó toàn những thứ tư duy giẻ rách?!

Bản thân tôi, phó thường dân dự khuyết hạng II Nam Bộ, "chình độ" mới hết lớp 4 về mặt pháp lý, chỉ liếc qua với thông tin trên báo chí, cũng không hề hiểu rằng BGD khai tử môn Sử. Huống chi là giáo sư, lại còn tiến sĩ, lại cả Viện sĩ viện Hàn lâm hẳn Pháp quốc mà cũng không hiểu nữa thì tệ quá!

Kiểu này thì Eisteins phải nhận thiếu sót vì giảng Thuyết Tương đối rất ít người hiểu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Xây tượng anh hùng Trung Quốc... “trấn thủ” biển phía Nam?

Đăng Bởi Một Thế Giới
06:58 20-11-2015
 

mtg-mark.png

Một doanh nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng cho xây tượng vị anh hùng của Trung Quốc cao đến 36m, “trấn thủ” vùng biển phía Nam của Việt Nam.

 
vinh_chau_PDDK.jpg?width=600&height=360&

Vĩnh Châu, nơi được đề nghị xây tượng anh hùng Trung Quốc

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Lãnh đạo tỉnh đã có cuộc họp với đại diện Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (có trụ sở tại TP.HCM) để bàn về Dự án xây dựng Khu Du lịch tâm linh - biển Vĩnh Châu.
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.
Có nhiều hạng mục công trình quy mô để phục vụ khai thác kinh doanh như ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao… Đặc biệt là có khu riêng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của du khách. Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép.
Đại diện Sở Xây dựng giải trình khu đất quy hoạch không thuộc đất rừng phòng hộ mà chỉ nằm trong định hướng quy hoạch trồng rừng phòng hộ của UBND tỉnh (vào năm 2009). Do đó, UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại diện Sở VH-TT&DL đánh giá đây là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, công tác quản lý phải chặt chẽ, làm rõ sự khác biệt giữa “tính thiêng” và mê tín dị đoan trong du lịch tâm linh. Còn Sở KHĐT cho rằng dự án không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành và thuộc thẩm quyền UBND tỉnh nên đề nghị xem xét cho phép đầu tư.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trung Hiếu kết luận: "Vĩnh Châu là thị xã biển, do đó phải tạo điều kiện để địa phương “hướng ra biển”. Tỉnh rất cần các dự án như vậy để phát triển về du lịch. Vị trí xin phép đầu tư khá “tế nhị”, nên các sở, ban ngành hữu quan vẫn khách quan hỗ trợ doanh nghiệp theo chuyên môn, thẩm quyền của mình. Đề nghị doanh nghiệp xin phép đầu tư cần thuyết trình, báo cáo cụ thể về dự án với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành hữu quan".
Theo ông Hiếu, nếu khu du lịch hoàn thành sẽ trở thành điểm nhấn trong hệ thống các khu du lịch tâm linh liên tỉnh khác, đồng thời tạo được việc làm cho người dân và khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, với đề xuất của đơn vị đầu tư là xây tượng Quan Công trong khu du lịch này thì Chủ tịch Hiếu không đồng ý mà gợi ý chủ đầu tư thay thế bằng các tượng khác phù hợp, có thể là tượng Phật Quan Âm.
Trước đó, Ban Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Theo dư luận nhân dân địa phương, đây là dự án không lớn nhưng xây dựng tượng có quy mô hoành tráng mà lại là tượng Quan Công, 1 nhân vật anh hùng thời Tam Quốc của Trung Quốc thì không phù hợp. Việc thờ cúng Quan Công là việc bình thường, nhưng xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm.
Một cán bộ về hưu ở Vĩnh Châu giải bày: “Trong điều kiện chính trị xã hội và tranh chấp biển Đông đang có chiều hướng gia tăng thì việc 1 công ty xin cho xây tượng Quan Công quy mô hoành tráng tại vùng biển phía Nam tổ quốc ta lại nhìn ra biển Đông liệu có quá nhạy cảm không? Theo tôi đây là vấn đề rất tế nhị, không muốn nói là quá nhạy cảm.
Quan Công là nhân vật tâm linh, một anh hùng theo quan niệm của người Trung Quốc. Tượng Quan Công đứng trấn thủ nhìn ra biển Đông là một việc càng không nên có. Về kinh tế, dự án này chưa thể nói là sẽ mang về lợi ích khổng lồ bởi du lịch ở Sóc Trăng vẫn chưa tương xứng, chưa thể thu hút khách du lịch nhiều bằng các địa phương khác. Nếu doanh nghiệp xây dựng khu du lịch tâm linh mà họ đề nghị xây dựng tượng Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm hay tượng các vị Anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực,… thì có lẽ ai cũng ủng hộ.
Phong Vũ

 

 

Ăn cơm Việt, uống nước Việt, nhưng thờ thánh Tàu và nhờ thánh Tàu trấn giữ cho vùng biển phía Nam. "xây dựng tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông trong thời điểm này là quá nhạy cảm". Làm điều này chắc phù hợp với quan điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trong: "Lý thuyết khoa học hiện đại, không cần tính hợp lý".

Rất phù hợp với phát biểu của mụ đàn bà Đỗ Ngọc Bích "Văn hóa Việt có cội nguồn từ Trung Quốc". Đây chính là một trong những thành tựu của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt sử.

Đức Thánh Trần Hưng Đạo của Việt Nam - vị anh hùng dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên, tâm đức sáng chói, hết lòng vì nước vì dân, thì không thấy nói tới. Còn Quan Công, chỉ ôm một tư duy ngu trung cực đoan, tuy có đầy đủ đạo đức của người quân tử. Nhưng lại vô cùng ích kỷ, kiêu mạn. Không chịu tuân theo chiến lược chung bảo vệ quốc gia của Khổng Minh "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền", nên chết thảm ở Hoa Dung, làm thay đổi cục diện chiến lược Tam Quốc, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thục mà ông ta phụng sự. Khi con ông ta (Quan Hưng) gặp nguy, thì ông ta hiển linh xuống cứu và gọi Trương Bào đem quân cứu con ông ta. Ngược lại, Nhà Thục mà ông phụng sự, chưa thấy ông ta hiển linh cứu giúp dù chỉ một lần. Quân thua , tướng chết không thấy xấu hổ, còn lang thang đi đòi sinh mạng của mình, khi chính ông ta giết bao nhiêu người. Chứng tỏ một tâm địa oán sầu, bất công ngay cả lúc chết. Thế thì phù hộ cho ai?

Xin lỗi nha! Thế thì làm điếu gì ông ta lại hiển linh trấn ải thuê cho Việt Nam nhể! Thờ Quan công, điếu có "cơ sở khoa học".

Điếu mựa! Muốn trấn yểm đến gặp Lão đây, lão trấn yểm cho. Muốn trấn kiểu gì lão trấn cho kiểu đó.

 

PS: Tượng Quan Công, nhà lão cũng có một ông không biết ai cho từ mấy năm nay, mất mựa nó thanh Long Đao. Lão mới sắm thanh Long đao cho ông ta và để trong bếp cho bà xã đỡ sợ ma.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay