Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tại vì Eagle chỉ nhìn trong một chu kỳ 60 năm, nên mới hỏi như vậy. Năm 1956 - cách đây 60 năm - có hạn hoặc mưa lớn không?

 

 

Câu trả lời của bác là cô đọng với cháu nên cháu chưa thể hiểu và cũng không rõ năm 1956 là như thế nào. Cháu tư duy là hành Thủy của năm sẽ vẫn thúc đẩy mưa nhưng còn những nhân tố tự nhiên khác không vận hành theo chu kỳ hành khí của năm mà điểm rơi hạn hán của nó đang xẩy ra (cháu nghe nói hạn này là đỉnh điểm 100 năm). Vì vậy cháu nghĩ cuối năm nay và năm sau thời tiết sẽ không còn khô hạn (thậm chí cuối năm nay sẽ có nhiều mưa). Nếu có thể mong bác cho nhận định về tình hình hạn hán cuối năm nay và năm sau ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu trả lời của bác là cô đọng với cháu nên cháu chưa thể hiểu và cũng không rõ năm 1956 là như thế nào. Cháu tư duy là hành Thủy của năm sẽ vẫn thúc đẩy mưa nhưng còn những nhân tố tự nhiên khác không vận hành theo chu kỳ hành khí của năm mà điểm rơi hạn hán của nó đang xẩy ra (cháu nghe nói hạn này là đỉnh điểm 100 năm). Vì vậy cháu nghĩ cuối năm nay và năm sau thời tiết sẽ không còn khô hạn (thậm chí cuối năm nay sẽ có nhiều mưa). Nếu có thể mong bác cho nhận định về tình hình hạn hán cuối năm nay và năm sau ạ.

 

Vậy hãy tìm hiểu năm 1956 xem như thế nào? Theo Eagle: Nếu hành Thủy năm Bính Thân là nguyên nhân của mưa thì năm Mậu Thân thuộc Thổ, trái Đất phải phình ra chăng? Tôi không có thời gian để giải thich. Hãy tự tìm hiểu. Những câu trả lời của tôi là sự định hướng để tìm hiểu.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy hãy tìm hiểu năm 1956 xem như thế nào? Theo Eagle: Nếu hành Thủy năm Bính Thân là nguyên nhân của mưa thì năm Mậu Thân thuộc Thổ, trái Đất phải phình ra chăng? Tôi không có thời gian để giải thich. Hãy tự tìm hiểu. Những câu trả lời của tôi là sự định hướng để tìm hiểu.

 

Bác Gu-gồ trả lời về năm 1956:

http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/487/ArticleId/4029/PreTabId/464/Default.aspx

Nội dung sự kiện:

Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân, số 724.

Đây là bài viết về phong trào chống hạn, bổ sung cho bài Phương Tây rét lạnh lạ thường, đăng báo Nhân dân, ngày 21-2-1956.

Người viết: "Hạn hán cũng là một thứ giặc, chúng ta không nên chủ quan coi thường hạn hán". Sau khi phê bình một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa thật sự quan tâm đến công tác chống hạn, chưa có kế hoạch thiết thực cho công tác này, Người nêu gương phong trào chống hạn ở ba tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông (Trung Quốc) và khuyên chúng ta nên học tập, thi đua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là cách Tổng thống Obama trả lời bức thư từ cô bé có cha ở tù

Chủ nhật, 10/04/2016, 18:54

http://cafef.vn/day-la-cach-tong-thong-obama-tra-loi-buc-thu-tu-co-be-co-cha-o-tu-20160410171633636.chn

 

Trong bức thư, cô bé Madison 11 tuổi mong muốn tổng thống giúp cha mình, người đang thụ án và sẽ được mãn hạn vào tháng 8 năm nay, có cơ hội trở lại cuộc sống tốt hơn.

untitled-1-1460241058-1460283097774.jpg
Bức thư của em Madison gửi Tổng thống Obama - Ảnh: Whitehouse
 

Trong số 22,2 triệu tù nhân đang bị giam giữ trong các nhà tù ở từng bang hoặc nhà tù liên bang của Mỹ, hơn một nửa là cha mẹ của những đứa trẻ dưới 18 tuổi. Đó quả là thống kê gây sốc với nhiều người khi nghĩ về hậu quả thật sự mà những đứa trẻ là con cái các tù nhân ấy phải đối mặt.

Năm cha của Madison bị bắt giam, cô bé đã tìm kiếm những cuốn sách để có thể vượt qua nỗi buồn và sự thất vọng. Khi không thể tìm ra được một cuốn nào như vậy, cô bé đã tự viết một cuốn cho mình.

Và nay chỉ còn vài tháng nữa, tháng 8 tới đây cha cô bé sẽ được ra tù. Điều lo lắng lớn nhất với Madison là cha cô sẽ không được hỗ trợ để tìm một công việc, một mái nhà, một cuộc sống mới có thể giúp cha con cô được ở gần nhau nhiều hơn.

Vậy là cô bé gửi thư cho tổng thống Mỹ bày tỏ nguyện vọng. Và tổng thống Mỹ đã hồi âm bức thư của Madison.

Bức thư 
của Madison

Ngài Tổng thống Obama kính mến,

Tên cháu là Madison, năm nay cháu 11 tuổi. Cháu sống tại Crofton, bang Maryland. Cháu viết thư này cho ngài để nói về việc của cha cháu. Ông là một phạm nhân tại Viện Patuxent ở Jessup, MD. Ông sẽ được trả tự do vào tháng 8-2016. Khi cha cháu ra tù, cháu muốn ông có một công việc tốt, một mái nhà và có thể thường xuyên nhìn thấy cháu. Ước mong lớn nhất của cháu với cha mình là ông sẽ rất thành công và không phải vào tù lần nữa. Nhưng thật khó để những người tù từng bị kết án có được công việc tốt và tìm được sự hỗ trợ cần thiết để thành công. Là tổng thống của nước Mỹ, liệu ông có thể làm gì đó giúp cha cháu thuận lợi hơn trong việc có một công việc và tìm được sự giúp đỡ khi cần không?

Là một đứa trẻ 11 tuổi, cháu từng nghĩ mình chẳng có tiếng nói gì cả, nhưng rồi cháu nhận ra là không phải thế. Khi cha cháu phải vào tù, cháu đã rất buồn và tuyệt vọng. Mẹ cháu và cháu đã tìm kiếm những cuốn sách để cháu có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhưng cả hai đã không thể tìm được gì có thể giúp cháu. Vậy là tự mình, cháu quyết định sẽ viết một cuốn sách để giúp những đứa trẻ khác trên thế giới cũng có một người cha hay người mẹ phải ngồi tù. Cháu muốn những đứa trẻ ấy hiểu rằng họ không cô đơn trong hoàn cảnh của mình. Ngày 1-12-2015, cháu đã phát hành cuốn sách đó. Nó là một cuốn best seller trên Amazon.

Nếu một đứa trẻ 11 tuổi có thể đủ dũng cảm viết một cuốn sách về một trong những hoàn cảnh éo le nhất trong cuộc đời của nó, thì cháu hiểu rằng ngài hoàn toàn có thể làm gì đó trong tư cách tổng thống của nước Mỹ để giúp đỡ tất cả người tù từng bị kết án khi họ mãn hạn.

Cháu hi vọng ngài có thể tìm ra 20 phút trong ngày của ngài để đọc cuốn sách của cháu. Xin vui lòng chia sẻ nó với phu nhân Obama, với hai chị Malia và Natasha.

Cháu sẽ vẫn tiếp tục yêu thương cha cháu và theo đuổi những mơ ước của mình. Những sai lầm của cha sẽ không ngăn cản việc cháu trở thành một người như mình muốn. Cháu hứa sẽ không đánh giá cha qua những lầm lỗi, mà qua tấm lòng rộng mở của trái tim ông.

Trân trọng,

Madison.

Bức thư trả lời Madison của Tổng thống Barack Obama

Madison quý mến,

Cảm ơn cháu đã chia sẻ với ta câu chuyện của cháu. Bức thư cùng cuốn sách của cháu đã được mang tới bàn làm việc của ta và nó cho thấy rõ ràng cháu rất quan tâm tới cha mình và cả những trẻ em khác cũng từng phải trải qua cảnh ngộ éo le như cháu.

Ta ngưỡng mộ quyết tâm của cháu trong việc mong muốn giúp cha có được sự giúp đỡ và cả những nguồn lực ông ấy cần để có thể trở lại cuộc sống. Và ta cũng muốn cháu hiểu rằng chính phủ của ta cũng đang nỗ lực để giúp những người như ông ấy tạo lập lại cuộc sống sau quá khứ lầm lỗi.

Thông qua Hội đồng tái hòa nhập liên cơ quan liên bang, chúng ta cũng đang thúc đẩy việc cải cách các chương trình cải tạo như đào tạo nghề, tư vấn cai nghiện và tăng cường các chương trình tái hòa nhập sẽ giúp họ những vấn đề như nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đây là vấn đề cũng có ý nghĩa rất lớn với ta và ta sẽ tiếp tục làm mọi điều có thể để đảm bảo tất cả người dân chúng ta đều có thể tìm thấy một cơ hội thứ hai.

Một lần nữa cảm ơn cháu vì đã tìm tới ta. Cháu đã đúng khi nói rằng tiếng nói của cháu là quan trọng và ta tin cháu sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để theo đuổi ước mơ của mình. Ta muốn cháu hãy cứ lạc quan như vậy và kiên định với những gì đã theo cháu tới hôm nay, và ta tin rằng cháu sẽ tiếp tục làm được những điều tuyệt vời.

Bạn của cháu,

Barack Obama.

Bức thư của Madison là một trong số 10 bức thư Tổng thống Obama nhận được mỗi ngày. Cảm xúc khơi dậy từ bức thư đã khiến Hội đồng phụ trách vấn đề phụ nữ và trẻ em gái của Nhà Trắng mời cô bé Madison tới tham gia sự kiện Nhà cố vấn cao cấp do chủ tịch hội đồng Valerie Jarrett và Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch tổ chức.

Theo D.Kim Thoa

Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy hãy tìm hiểu năm 1956 xem như thế nào? Theo Eagle: Nếu hành Thủy năm Bính Thân là nguyên nhân của mưa thì năm Mậu Thân thuộc Thổ, trái Đất phải phình ra chăng? Tôi không có thời gian để giải thich. Hãy tự tìm hiểu. Những câu trả lời của tôi là sự định hướng để tìm hiểu.

 

Thanks bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Gu-gồ trả lời về năm 1956:

http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/487/ArticleId/4029/PreTabId/464/Default.aspx

 

 

Nội dung sự kiện:

Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân, số 724.

Đây là bài viết về phong trào chống hạn, bổ sung cho bài Phương Tây rét lạnh lạ thường, đăng báo Nhân dân, ngày 21-2-1956.

Người viết: "Hạn hán cũng là một thứ giặc, chúng ta không nên chủ quan coi thường hạn hán". Sau khi phê bình một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn chưa thật sự quan tâm đến công tác chống hạn, chưa có kế hoạch thiết thực cho công tác này, Người nêu gương phong trào chống hạn ở ba tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông (Trung Quốc) và khuyên chúng ta nên học tập, thi đua.

 

 

Cảm ơn anh Thiên Bồng,

 

Như vậy cũng có điểm giống năm nay là hiện tượng rét kỷ lục và hạn hán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Thiên Bồng,

Như vậy cũng có điểm giống năm nay là hiện tượng rét kỷ lục và hạn hán.

 

Rầu nhỉ! Vậy năm 1914/ Giáp Dần, chiến tranh thế giới lần I xảy ra thì năm Giáp Dần 1974, thế giới cũng phải chiến tranh chăng?Hoặc năm 2004 sóng thần do động đất hủy diệt ở Indo/ Phi Luật Tân thì năm 1944 cũng phải xảy ra đúng như thế chăng?

Eagle hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi đặt một vấn đề đơn giản như vậy! Việc gần giống giữa Bính Thân 2016 và 1956 chỉ là mang tính so sánh thống kê, và đó cũng chỉ là sự trùng lặp một lần duy nhất gần giống. Nó không phải là một lý thuyết.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Lê Văn Lan: Khủng khiếp quá, may mà chưa chết ngạt

Thứ ba, 19/04/2016 - 15:13

 

Nhà sử học, GS Lê Văn Lan tâm tư với Góc nhìn thẳng rằng, 10/3 không phải là ngày gốc giỗ Tổ Hùng Vương, không đáng để xảy ra cảnh xô đẩy nhau, khổ ải đến thế.

 >> Hơn triệu người về Đền Hùng hành lễ Giỗ Tổ
 >> Hàng ngàn người bất chấp nguy hiểm, băng rừng lên lễ Đền Hùng

 

Biển người chen lấn, xô đẩy đến ngạt thở, khiến nhiều trẻ em và người già ngất xỉu ở lễ hội đền Hùng vừa qua đã tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm về văn hóa lễ hội của người Việt.

Chuyện mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet đã có cuộc trao đổi với GS Lê Văn Lan nhìn nhận về câu chuyện này.

Mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

 

Lễ hội Đền Hùng: Khủng khiếp quá, may mà chưa chết ngạt!

 

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa Giáo sư, ngày càng nhiều người dân Việt Nam hành hương về đền Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đáng quý nhưng nhìn vào cảnh tượng hàng triệu người xô đẩy chen lấn nhau,người già, trẻ nhỏ ngất xỉu, lực lượng công an phải vào giải cứu, Giáo sư có suy ngẫm thế nào về những vấn đề xảy ra như vậy tại lễ hội đền Hùng?

GS Lê Văn Lan:Tôi cho rằng, sở dĩ lễ hội đền Hùng năm nay đặc biệt hơn năm khác là đông quá thể, quá mức.

Mấy chục năm trước, khi tôi còn là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học về khu di tích này, cũng đã có tình trạng này rồi. Nhưng khi đó, quy mô, sự đông đúc theo công bố lúc đó chỉ từ ba chục vạn đến năm chục vạn người thôi. Bây giờ, quy mô lên tới con số hàng triệu thì khủng khiếp quá. Sự khủng khiếp này, trước tiên là do ý thức hội của những người đi hội bây giờ.

Tôi nhớ đến bản sắc chỉ của vua Quang Trung ngày 16/2 năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung đã gửi sắc chỉ này về cho chính làng Hy Cương (Xã Hy Cương, Tp Việt Trì, Phú Thọ- PV) ở dưới chân núi và dặn dò, hãy tổ chức lễ hội sao cho cẩn trọng. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội phải nhằm đến mục đích "Giữ cho mạch nước vững bền, sông núi dài lâu". Đấy là ý nghĩa của việc làm lễ hội, đi lễ hội, hưởng thụ lễ hội ở đền Hùng.

 

gs-le-van-lan-khung-khiep-qua-may-ma-chu
Công an phải giải cứu trẻ nhỏ thoát khỏi biển người đi lễ đền Hùng (ảnh: theo Trần Thường/VietNamNet)
 

Tiếc rằng, chúng ta chưa làm cho mọi người đi lễ hội bây giờ thấm nhuần được ý thức hội khi đi đền Hùng là như thế. Cho nên, xen nhau, xô nhau, đẩy nhau, thậm chí có thể may quá mà chưa chết ngạt! Đường "choa", "choa" cứ đi và làm nên ý thức hội rất đáng quan ngại.

 

Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng, những khu di tích văn hóa lịch sử như đền Hùng dù có mở rộng đến đâu cũng không thể đáp ứng một lúc tới 5-7 triệu lượt người đến lễ một lúc. Số người đi lễ có thể còn tăng lên hàng triệu nữa vào những mùa lễ sau. Giáo sư có cho rằng, cứ phải đến tận nơi mới thể hiện được lòng biết ơn, sự thành kính với tổ tiên và được phù hộ độ trì, còn chiêm bái từ xa thì không thể hiện được, không linh?

GS Lê Văn Lan: Chắc chắn, chúng ta sẽ phải có những biện pháp như giãn lễ hội ra. Không cứ phải đến đền Hùng mới trải lòng được với tổ tiên.

Bây giờ, đã có kế hoạch do BộVăn hoá, thể thao và du lịch thực hiện là giãn cả những việc thờ cùng, đi lễ đền Hùng ra nhiều địa phương trên cả nước. Từ chỗ chỉ có một đền Hùng, bây giờ, chúng ta có hàng trăm nơi để đến ngày 10/3, mọi người giãn ra, có thể đến đó hành hương, gửi tấm lòng của mình cho tổ tiên, cho vận nước, cho quốc gia, cho dân tộc.

Một điều mà khoa học đã lĩnh hội được mà chúng ta chưa làm cho mọi người biết, đó là hoàn toàn có thể giãn lễ hội đền Hùng không phải chỉ trên không gian mà cả về thời gian.

Sự thực lịch sử như tấm bia ở trên đền Thượng ghi "Hùng Vương từ khảo", nói rất rõ, xưa kia, lễ hội đền Hùng mở vào mùa thu. Mùa thu mới là thời điểm, thời gian mở lễ hội gốc của văn hoá Việt.

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", ai cũng nói là câu này có từ ngàn xưa. Nhưng không phải vậy, chắc chắn là nó chưa có đầy 100 năm. Và ngày mùng 10 bây giờ rất linh thiêng, cả nước được nghỉ, là ngày Quốc lễ. Nhưng thực ra, nó chỉ bắt đầu có từ năm 1917 thôi.

Cho nên, nếu chúng ta làm rõ được cho đồng bào chúng ta biết, ngày 10 là một thứ thời gian tình cờ táp vào đó thôi, không đáng để mà xô nhau, chịu tại nạn, khổ ải đến mức quá đông đúng như thế này.

 

Nhà báo Phạm Huyền: Sự chia sẻ của Giáo sư rất đúng, nhưng những người dân làm sao nghe và hiểu được, bởi một bài báo không đủ, 100 bài báo cũng không đủ. Câu chuyện này có lẽ không phải chỉ nằm ở vai trò của mỗi tỉnh Phú Thọ mà còn là vai trò của các bộ. Giáo sư nghĩ sao về trách nhiệm của cá cBộ, ví dụ như Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch trong việc tổ chức một lễ hội như lễ hội đền Hùng cho văn minh, an toàn, thuận tiện cho những người hành hương?

GS Lê Văn Lan: Không thể cứ để nguyên cho làng Hy Cương, thôn Cổ Tích ở đó lo liệu lễ hội nữa. Nhưng bây giờ, việc lo liệu lễ hội đó, các bộ, ban, ngành cũng đã có làm rồi, rất có ý thức, đã tận tuỵ nhưng lực bất tòng tâm.

Vấn đề cơ bản là vấn đề tuyên truyền, huấn luyện. Tất cả tập trung lại, giới thiệu thành một phong trào, làm cho mọi người quán triệt càng sâu sắc, càng đúng đắn, càng tốt về ý thực hội. Một khi ý thức hội ở đây được thấm nhuần, được xác định cho rõ ràng thì người ta, từ quần áo, thái độ, cử chỉ đến việc tổ chức đám đông sẽ thành kính, thiêng liêng và trật tự.

 

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn sự chia sẻ bổ ích và những kiến nghị đầy tâm huyết của Giáo sư. Xin cảm ơn sự theo dõi của quý vị và hẹn gặp lại!

Theo VietNamNet

========================

Quang cảnh dân chúng đi dự lễ Hội Đền Hùng năm nay lên Fb và nay là cả báo mạng chính thống. Nói chung là chê bai, cạnh khóe. Đại để nội dung như bài báo mà lão trích dẫn ở trên. Nhưng với cái nhìn của lão, lão thực sự khen ngợi lực lượng bảo vệ lễ hội đã không để xảy ra những cái chết oan khuất khi lễ Hội tiến hành. Tất nhiên, lão có lý do của lão. Chúng ta hãy nhìn ra thế giới với những lễ hội tương tự: Như lễ hội Té nước ở Thái Lan ngay gần đây, Lễ hội hành hương về thánh địa Merca ở Arap, lễ hội hành hương tắm nước sông Hằng của Ấn Độ.....Trong những lễ hội này, thường xuyên họ đè nhau bẹp ruột và sấp xỉ  - ít thì vài trăm, nhiều cả nghìn người thương vong.

Nay tại lễ hội đền Hùng năm nay, hàng triệu người về viếng tổ tiên, nhưng không hề xảy ra trường hợp đáng tiếc nào. Những người bảo vệ lễ hội - gồm công an,dân phòng và bảo vệ tại chỗ...đã giải quyết rất thông minh và quyết đoán , khi họ bế những cháu nhỏ tập trung vào một chỗ để phụ huynh tìm đến sau khi điều kiện thuận lợi. Sau ngày lễ Hội, không có đưa trẻ nào bị lạc, không có cái chết thương tâm nào xảy ra. Bởi vậy cần khen ngợi lực lượng bảo vệ đã làm rất tốt và xử lý thông minh các sự cố diễn biến trong lễ hội.

Điều mà lão quan tâm trong lễ Hội giỗ Tổ này, chính là vẫn có những biểu tượng mô tả thời Hùng Vương, dân ta "Ở trần đóng khố" và quan trọng hơn cả là những lập luận xuyên tạc lịch sử của chính ngay giáo sư Lê Văn Lan. Chúng ta hãy xem ông ta phát biểu:

 

Sự thực lịch sử như tấm bia ở trên đền Thượng ghi "Hùng Vương từ khảo", nói rất rõ, xưa kia, lễ hội đền Hùng mở vào mùa thu. Mùa thu mới là thời điểm, thời gian mở lễ hội gốc của văn hoá Việt.

"Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3", ai cũng nói là câu này có từ ngàn xưa. Nhưng không phải vậy, chắc chắn là nó chưa có đầy 100 năm. Và ngày mùng 10 bây giờ rất linh thiêng, cả nước được nghỉ, là ngày Quốc lễ. Nhưng thực ra, nó chỉ bắt đầu có từ năm 1917 thôi.

Cho nên, nếu chúng ta làm rõ được cho đồng bào chúng ta biết, ngày 10 là một thứ thời gian tình cờ táp vào đó thôi, không đáng để mà xô nhau, chịu tại nạn, khổ ải đến mức quá đông đúng như thế này.

 

 

Đây là sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn, nhằm giảm giá trị và xuyên tạc văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Ông Lê Văn Lan chính là người cầm kiến nghị thay mặt "hầu hết những nhà khoa học trong nước" kiến nghị sửa đổi lời nói đầu của hiến pháp - Từ hơn 4000 năm lịch sử " xuống còn "mấy ngàn năm lịch sử".

Lão thách đố "hầu hết những nhà khoa học trong nước" chứng minh công khai được rằng: Giỗ tổ Hùng Vương không phải mùng 10/ 3.

Các người - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã làm được cái điều gì kể từ khi phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử từ 1992 đến nay? Hay kết quả của nó là môn Sử Việt thật là thảm hại trong nhà trường và từ đó ảnh hưởng đến cả nền giáo dục Việt.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”
Thứ 5, 29/05/2014 | 11:27 GMT+7

(Tinmoi.vn) Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự.

 

Một số thông tin về Hội nghị San Francisco

Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.

Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.

Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.

 

hoi-nghi-san-francisco-1.jpg

Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu.

 

Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt  Nam” của  Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản.

Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.

Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.

Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa

Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.

Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.

Tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị.

 

hoi-nghi-san-francisco-2.jpg

Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư liệu.

 

Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

 

Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc

Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco.

Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.

Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.

Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.

 

Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco

Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

hoang-sa-truong-sa-2.jpg

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa.

 

Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.

Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.

“Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.

Duy Minh

Nguồn : Người đưa tin

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá chết hoàng loạt ở biểu Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế...! Sao không thấy bàn gì nhĩ các bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá chết hoàng loạt ở biểu Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế...! Sao không thấy bàn gì nhĩ các bác

 

Cá nhân tôi không bàn vì không có chuyên môn. Muốn bàn thì cũng phải có "cơ sở khoa học"(*). Nhưng cái "cơ sở khoa học" lại chẳng hiểu thế nào là" cơ sở khoa học" thì lấy đâu ra "cơ sở khoa học" để bàn cho nó có "cơ sở khoa học". Híc.

* Chú thích: "Cơ sở khoa học" là một cụm từ do giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê phát biểu tại cuộc hội thảo "Chữ Việt cổ" trong bài nói của ông ta, phản bác hệ thống luận điểm chứng minh chữ viết cổ người Việt của cụ Khánh Hoài. Muốn biết nội dung cụm từ "cơ sở khoa học" là gì, đi hỏi giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Đừng hỏi tôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi không bàn vì không có chuyên môn. Muốn bàn thì cũng phải có "cơ sở khoa học"(*). Nhưng cái "cơ sở khoa học" lại chẳng hiểu thế nào là" cơ sở khoa học" thì lấy đâu ra "cơ sở khoa học" để bàn cho nó có "cơ sở khoa học". Híc.

* Chú thích: "Cơ sở khoa học" là một cụm từ do giáo sư Viện sĩ Phan Huy Lê phát biểu tại cuộc hội thảo "Chữ Việt cổ" trong bài nói của ông ta, phản bác hệ thống luận điểm chứng minh chữ viết cổ người Việt của cụ Khánh Hoài. Muốn biết nội dung cụm từ "cơ sở khoa học" là gì, đi hỏi giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê. Đừng hỏi tôi.

ví dụ như bài này các bác nì:

https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/567925960050244

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ông Lương Ngọc Huỳnh là Giáo sư Viện sĩ, được UNESCO Việt Nam vinh danh trí thức Việt, lại chụp ảnh chung với cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang. Ông ấy wen nhớn như vậy nên ông ấy ăn to nói lớn. Còn lão Gàn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, zdăng ghóa mới có lớp 4/ 10, làm quen Phó Chủ Tịch Hội Nông Dân phường còn không xong, nên ăn ít, nói nhỏ.

Cá chết là tại nó không biết bơi. Vậy thôi. Không có gì phải bàn cãi.

Có điều lâu lâu lão chém gió ngoài lề, chẳng hạn như: Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ Trung không đạt được kết quả, chỉ làm chết mấy con tôm hùm maine; hoặc Đại Lễ 1000 năm Hanoi không mưa; hay không có động đất hủy diệt ở Hoa Kỳ; hay như bão tuyết đánh vào thủ đô Washinhton vào ngày 4/ 7 đi chỗ khác chơi, làm nó bay sang tận biên giới Canada...vv....Cái này lão gọi là chém gió ngoài lề.Hì.

Chuyện trong lề lão không wan tâm vì không đủ chình.

PS: Chém gió trong lề, mệt lắm. Thí dụ: lão cam kết công khai Đại Lễ 1000 năm không mưa. Mình lão nghe thiên hạ chửi. Nhưng khi chẳng may đúng thì bao nhiêu người bảo chính họ mới làm nên chuyện, còn cái lão Gàn chỉ...chém gió. Bởi vậy, lão chém gió tận bên Mỹ cho nó lành. Mấy ông pháp sư da đỏ không cạnh tranh với lão.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Nước Mỹ sẽ rất nhớ Barack Obama"

Chủ nhật, 01/05/2016 - 08:00

 

Nhà báo kì cựu David Brooks không ít lần bày tỏ quan điểm không ủng hộ các chính sách của Barack Obama, nhưng ông phải thẳng thắn thừa nhận: “Khi nhiệm kì Tổng thống sắp qua đi, tôi bỗng thấy một cảm giác kì lạ bao trùm: Tôi nhớ Barack Obama.”

 >> Phóng viên kể chuyện tác nghiệp trên chuyên cơ của Tổng thống Obama
 >> Tổng thống Obama hồi tưởng thời khắc quyết định tiêu diệt Osama bin Laden

 

nuoc-my-se-rat-nho-barack-obama.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Doug Mills
 

TThe New York Times vừa đăng tải một bài báo của cây viết kì cựu David Brooks, trong đó thể hiện những quan điểm thú vị của ông về Tổng thống sắp hết nhiệm kì – Barack Obama.

David Brooks viết: “Khi nhiệm kì Tổng thống cũ sắp qua đi, tôi bỗng thấy trong mình có một cảm giác kì lạ bao trùm: Tôi nhớ Barack Obama.

Rõ ràng, tôi từng nhiều lần bày tỏ sự không đồng tình và thất vọng với các chính sách của Barack Obama. Tôi hi vọng nhiệm kì Tổng thống mới sẽ mang đến những khởi đầu mới.

Nhưng trong quá trình tranh cử của các ứng viên Tổng thống, tôi cảm thấy các tiêu chuẩn dường như đang ngày càng bị hạ thấp. Nhiều người trong số đó không có những phẩm chất mà Obama có, những phẩm chất mà chúng ta coi là điều đương nhiên phải có ở một Tổng thống Mỹ.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất mà Obama có là sự chính trực. Ông Obama và chính quyền của mình gần như không dính líu tới bất cứ scandal nào. Trong khi các cựu Tổng thống như Reagan hay Clinton lại ghi dấu với những vụ bê bối như Iran-Contra hay Lewinsky.

Chúng tôi rất ít khi moi móc được những điều xấu về ông Obama. Cả ông và các nhân viên thân cận đều rất ngay thẳng. Trong khi bà Hillary Clinton thường xuyên phải tổ chức họp báo để giải thích về những việc bị cho là mờ ám mà bà đã làm, thì ông Obama không bao giờ phải làm việc tương tự.

Cả ông Obama và vợ ông đều chú trọng chọn lựa những nhân viên có lý lịch trong sạch. Người không đủ tiêu chuẩn không bao giờ được tham gia vào đội ngũ nhân viên của Obama.

Thứ hai, ông Obama là một người rất nhân đạo. Trong khi Donald Trump luôn khẳng định sẽ ngăn chặn những người Hồi giáo nhập cư, thì ông Obama lại hành động ngược lại. Ông đến một nhà thờ Hồi giáo, nhìn thẳng vào mắt những tín đồ đạo Hồi và đưa ra một bài phát biểu tuyệt vời khẳng định vị trí của họ như những người Mỹ.

Ông Obama luôn dành sự quan tâm đến quyền lợi và tôn trọng phẩm giá của người khác. Hãy tưởng tượng nếu bạn tham gia vào một tổ chức từ thiện nơi có Barack và Michelle Obama quản lý. Chắc hẳn bạn sẽ rất hạnh phúc khi được làm việc với những người như vậy. Sự nhân đạo của một Tổng thống thường được thể hiện trong những giây phút bất ngờ nhưng lại rất quan trọng.

Thứ ba, ông Obama luôn thận trọng mỗi khi đưa ra quyết định. Trong nhiều năm, tôi đã nói chuyện với nhiều người trong chính quyền - những người thất vọng vì ông Obama không làm theo lời khuyên của họ. Tuy nhiên, bản thân họ cũng cảm thấy rằng ý kiến của mình đã được ông Obama cân nhắc, chứ không hề bị gạt bỏ hoàn toàn.

Ông Obama luôn biết cách phát huy những giá trị của mình, làm những điều mình có thể tùy theo tình hình. Ngược lại, Bernie Sanders (một trong những ứng viên tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới) lại quá tập trung vào những giá trị của bản thân mà dường như không để ý đến tình hình thực tiễn.

Tổng thống Obama có lẽ cũng quá thận trọng, đặc biệt là trước những vấn đề liên quan đến tình hình Trung Đông, nhưng ít nhất ông vẫn có thể nắm bắt được tình hình thực tế.

Thứ tư, ông Obama có khả năng chịu áp lực cao. Tôi đã tình cờ nhìn thấy Marco Rubio (một trong những ứng viên tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới) tỏ ra lo lắng, cầm vội chai nước, đổ mồ hôi như tắm và ăn nói mất tự nhiên trong một cuộc tranh luận. Điều đó cho thấy Marco Rubio rất... con người.

Trong khi đó, Obama dường như ít khi mất bình tĩnh như vậy. Tôi từng nghĩ có thể sự tự tin thái quá là một điểm yếu của Obama. Nhưng một Tổng thống luôn phải là người có khả năng bình tĩnh trước áp lực. Obama đã thể hiện điều đó, đặc biệt trong những cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thứ năm, ông Obama là một người lạc quan. Khi nghe các ứng viên Sanders, Trump, Cruz và Ben Carson tranh luận, người dân Mỹ được thấy hình ảnh một đất nước đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Đó là điều không đúng sự thật. Đúng là chúng ta có nhiều vấn đề, nhưng những vấn đề đó thậm chí không nghiêm trọng bằng những vấn đề mà nhiều quốc gia khác phải đối mặt.

Khi con người có hi vọng, có cơ hội, họ sẽ đưa ra những sự lựa chọn sáng suốt hơn việc phải lựa chọn trong nỗi sợ hãi, căm ghét và tuyệt vọng. Khác với các ứng viên tranh cử Tổng thống hiện tại, Obama không thể hiện sự bi quan về tình hình đất nước.

Ông Obama, theo tôi, chưa phải là hình mẫu lãnh đạo hoàn hảo. Ông thường thể hiện mình là người "khinh khỉnh, sống khép kín". Thế nhưng, trong một xã hội mà sự căm ghét đang leo thang thì chúng ta hẳn sẽ nhớ một Obama chỉn chu, nhân đạo, có cách cư xử đúng mực và sang trọng; cho dù bất kì ai thay thế cương vị Tổng thống của ông".

Theo Minh Hạnh/ New York Times

Tiền phong

======================

Tôi cũng thích ngài Obama.

Vào trước thời gian ngài Obama xuất hiện, tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, trên một diễn đàn lý học tôi sinh hoạt, tôi đã dự đoán: "Tổng thống Hoa kỳ nhiệm kỳ này là một người đàn ông cao ráo. đẹp người". Lúc đầu tôi còn ghi rõ là da màu. Nhưng khoảng một tuần sau, tôi xóa từ này. Nhưng sau này, khi ngài Obama ra ứng cứ Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã nhiệt liệt ủng hộ đối thủ của ngài là ngài Mc Cain. Sở dĩ như vậy, vì tôi thấy tướng ngài Obama tỏ ra thư sinh, không mạnh mẽ như ngài Mc Cain. Lúc ấy tôi không tin rằng ngài Obama đủ cương quyết để đối phó với những vấn nạn liên quan đến biển Đông như hiện nay.

Tuy nhiên, ngay sau khi ngài Obama đắc cử Tổng Thống, tôi mới biết ngài thuận tay trái. Đấy chính là một ẩn tướng của một con người bề ngoài nho nhã, thư sinh , nhưng rất cương quyết. Có thể dùng hình ảnh: Bàn tay sắt bọc nhung.

Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ngài Obama, sai lầm duy nhất mà tôi phản đối là chính sách đổi xe cũ lẫn xe mới, ngài tỏ ra lúng túng trong giai đoạn đầu điều hành nền kinh tế của Hoa Kỳ. Nhưng tôi tin rằng ngài sẽ thành công. Quả nhiên, sau đó ngài đã đúng khi chấp nhận thành phố Detroit phá sản. Nền kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển sau khủng hoảng. Tôi cũng rất khâm phục và ủng hộ ngài Obama khi thương lượng với Iran, mặc cho các cộng sự quan trọng của ngài phản đối kịch liệt và từ chức để phản đối (Đây là theo suy luận chủ quan của tôi), như bộ trường quốc phòng Hoa Kỳ và cả bà Clinton hiện nay, hồi đó là đương kim ngoại trưởng. Nhưng ngài Obama đã đúng. Hoa Kỳ và cả thế giới này không bị cuốn hút vào một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Ngài xứng đáng được giải Nobel Hòa Bình.

Giải quyết được lò thuốc súng ở Iran, là điều kiện để Hoa Kỳ vững vàng hơn ở biển Đông. Đó là nguyên nhân sâu xa để tôi ủng hộ ngài Obama trong cách giải quyết ở Iran. Tôi đã phát biểu trong topic: Sự kiện và vấn đề Châu Á Thái Bình Dương: "Nếu Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép ngài Obama ứng cử nhiệm kỳ ba, tôi sẽ tiếp tục ủng hộ ngài".

Cũng trong topic "Sự kiện và vấn đề..", tôi cũng xác định rằng: "Hoa Kỳ là ứng cử viên sáng giá với ngôi vị bá chủ thế giới. Nhưng chưa phải quyết định cuối cùng của Thượng Đế". Và tôi cũng xác định rằng: "Thiên Sứ sẽ bỏ một phiếu cho quốc gia nào ủng hộ chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Và tôi đã tặng ngài Obama cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương".

Nữ chiêm tinh gia nổi tiếng Hoa kỳ, bà Jeane Dixon đã phát biểu: "Hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông"; Nữ chiêm tinh gia nổi tiếng Vanga cũng phát biểu: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Cuốn sách của tôi tặng ngài Obama hàm chứa đầy đủ nội dung của cả hai nhà tiên tri và nhân danh những tri thức khoa học tiên tiến nhất của nền văn minh hiện nay.

Tôi hy vọng rằng: ngài Obama sẽ có thêm một quyết định sáng suốt trước khi kết thúc nhiệm kỳ, vì quyền lợi của nước Mỹ, nếu tỏ ra quan tâm đến nội dung cuốn sách của tôi.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiều mai 24/5 ngài Obama bay vào Sài gòn. 18 âm lịch, ngày Tam nương không được tốt. Có lẽ vậy nên sau khi xuống sân bay ngài đi thẳng đến chùa Ngọc Hoàng ở khu Đa kao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

tong-thong-obama-dang-hoi-dam-cung-chu-t


Lực lượng an ninh quanh khách sạn Marriott được thắt chặt.


==============================


Nhìn cái khách sạn ngài Obama ở tôi cho rằng nhiều hiệp định kinh tế được ký. Vấn đề vũ khí cũng có nhưng chưa phải toàn diện.



2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 TỪ BÀI NÓI CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA TẠI HÀ NỘI.

Tôi được đọc một bản dịch bài phát biểu của ngài Obama. Phải thừa nhận hay thật. Nếu cần chọn ra năm tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ thì một trong những người tôi chọn chính là ngài Barack Obama. Ông đã điều hành nước Mỹ trong một thế giới rối loạn về cả kinh tế với những xung đột toàn cầu. Ông đã từ từ ổn định được nền kinh tế cho nước Mỹ, ông đã kiên quyết theo đuổi đường lối hòa bình trong việc giải quyết các vấn đế nóng bỏng tại Trung Đông, tránh cho nước Mỹ lao vào một cuộc chiến tranh vô bổ.
Các cơ quan báo chí truyền thông của Trung Quốc đã nhảy dựng lên về chuyến thăm của ông và rêu rao: vì biến Đông mà hai nước xích lại gần nhau với sự đe dọa một diễn biến hòa bình cho đất nước này. Nhưng Bắc Kinh cần hiểu rằng: Vấn để biển Đông thì Việt Nam cũng như một vị chủ nhà phải đối phó với quân ăn cướp. Còn diễn biến hòa bình là cuộc cờ của những cao thủ. Suy cho cùng, suốt chiều dài lịch sử văn minh nhân loại, không một triều đại nào, không một chính phủ nào không phải lo lắng cho sự an nguy của họ và của đất nước. Đương nhiên, Việt Nam biết cách chơi cờ với các cao thủ để chống quân ăn cướp.

"Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần xây nền độc lập....
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau.
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có".

Lịch sử dù có thăng trầm, thời thế mỗi lúc thay đổi. Nhưng "quân tử tùy thời biến Dịch". Trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay, sự có mặt của ngài Obama đến đất nước này đã cùng nước Việt "nối vòng tay lớn". Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước.
Xã tắc bao phen chồn ngựa đá.
Non sông muôn thuở vững âu vàng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài. Vì tuổi già sức yếu, nếu không chính tôi cũng ra đường để vẫy chào ngài. Ngài Obama đã hứa hẹn với Việt Nam những giá trị hữu hình. Nhưng tôi tin rằng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cội nguồn đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, sẽ tặng lại cho ngài và nước Mỹ những giá trị vô hình.
Cá nhân tôi hy vọng rằng: cho đến lúc tuổi gần đất xa trời, ngài sẽ có dịp đến đất nước Việt Nam một lần nữa, để thấy được sự an bình và tươi đẹp của đất nước này.

"Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Chúc mừng ngài Obama và Hoa Kỳ ngày một hùng mạnh. Chúc chuyến thăm của ngài tìm thấy được ở Việt Nam nhiều điều tốt đẹp.

 

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước.
Xã tắc bao phen chồn ngựa đá.
Non sông muôn thuở vững âu vàng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài"

Thật tuyệt vời ạ, cháu đọc các bài báo trên mạng nhưng không thấy có bài nào súc tích mà diễn tả được đầy đủ như vậy ạ. Cháu like, like, like, like.......... :wub:

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tất cả người Việt - trong đó có tôi - yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh. Nhưng cá nhân tôi tin rằng: Bất cứ một kẻ thù nào âm mưu nô lệ người Việt thì hãy phải nhìn vào tấm gương oanh liệt của Việt sử trong hàng ngàn năm giữ nước.

Xã tắc bao phen chồn ngựa đá.

Non sông muôn thuở vững âu vàng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã đến đất nước này đúng lúc. Bởi vậy, ngài đã được người dân Việt nhiệt liệt chào đón ngài"

Thật tuyệt vời ạ, cháu đọc các bài báo trên mạng nhưng không thấy có bài nào súc tích mà diễn tả được đầy đủ như vậy ạ. Cháu like, like, like, like.......... :wub:

Cảm ơn songthu. Tôi cũng vừa like bài của cô.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn songthu. Tôi cũng vừa like bài của chú.

Cháu cảm ơn chú Thiên sứ ạ. Cháu là con gái ạ, hihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cảm ơn chú Thiên sứ ạ. Cháu là con gái ạ, hihihi

 

Uh. Chú sửa lại rùi. "Cô". Hì.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ tiền nước 19 triệu: "Họ cắt nước thì chỉ còn cách bỏ làng đi"

Hoàng Đan |

29/05/2016 10:34

15
 
Theo gia đình bà Hòa, để làm rõ vụ hóa đơn nước 19 triệu đồng, gia đình đang có ý định sẽ làm đơn đề nghị kiểm định lại đồng hồ nước tại một đơn vị độc lập
 

img-3390-1464491302294-16-0-357-669-crop

Bà Hoàng Thị Hòa, vợ ông Ứng.

Liên quan đến vụ việc hóa đơn nước 19 triệu đồng của gia đình ông Trần Công Ứng (Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), trao đổi với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hòa cho biết, sau khi có kết quả kiểm định đồng hồ, gia đình đã rất buồn, lo lắng.

"Sau khi có kết quả kiểm định của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội, chúng tôi gần như hết cách để minh oan. Cả nhà ai cũng lo lắng, suy nghĩ, nhất là tôi và ông nhà tôi.

Đêm ngủ nhưng nào có ngủ được vì không hiểu vì lý do gì mà nước lại lên đến mức hơn 1.000 m3 như vậy chứ gia đình tôi có dùng gì đâu, mỗi tháng trước có vài chục m3, hết độ 200.000 - 300.000 đồng là cùng", bà Hòa nói.

Bà Hòa cũng cho hay, chồng bà - ông Ứng trước đây từng bị tai biến nên trong suốt thời gian qua khi nhận hóa đơn nước hơn 19 triệu đồng, rồi kết quả kiểm định ông đã lo lắng, suy nghĩ rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.

"Vừa rồi, gia đình tôi phải đưa ông ấy đi kiểm tra sức khỏe ngay chứ ông ấy suy nghĩ nhiều quá, gia đình bị thế rồi mà giờ ông ấy ốm ra nữa thì rất khổ", bà Hòa chia sẻ.

 

photo1464491194001-1464491194086.png

Vợ chồng ông Ứng, bà Hòa.

 

Cũng theo thông tin từ bà Hòa, sau khi nhảy lên hơn 1.000 m3 thì hiện nay, đồng hồ đã trở về bình thường. Mỗi ngày, gia đình đều kiểm tra đồng hồ định kỳ thì thấy chỉ hết khoảng hơn 1m3/ ngày, dù chưa qua bất cứ sửa chữa gì.

Bà thắc mắc: "Ngay sau tháng đấy, thì lúc còn đồng hồ cũ chưa tháo đi, chúng tôi đều kiểm tra định kỳ mức nước chảy qua đồng hồ hàng ngày, chỉ hết hơn 1m3/ngày, giờ lắp đồng hồ mới cũng thế, còn trong nhà, hệ thống đường nước, phao trong bể chưa hề được sửa chữa, thay thế gì.

Tôi cũng không hiểu vì sao mà số nước tháng 4 lại tăng đột biến như vậy, còn bây giờ, kết quả kiểm định đồng hồ đảm bảo, gia đình cũng chẳng biết nói sao".

Người phụ nữ ở tuổi 60 này cũng tâm sự, dù không phải là gia đình khó khăn, nhưng để lo được khoản tiền hơn 19 triệu đồng này thì chắc chắn gia đình sẽ phải đi vay mượn thêm.

 

hoadon-1463711730455.jpg

Hóa đơn nước tháng 4 của gia đình.

 

"Kết quả như thế các ông ở HTX cũng nói như vậy thì gia đình tôi chỉ còn biết chấp nhận đóng đủ tiền, nếu không, họ cắt nước thì chỉ còn cách bỏ làng mà đi nơi khác ở thôi", bà Hòa nghẹn ngào.

Còn anh Trần Công Sơn, con trai bà Hòa cho biết thêm, một số người con trong gia đình có đưa ý kiến là sẽ làm đơn đề nghị HTX cho đưa đồng hồ đi kiểm định lại một lần nữa, tại một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, gia đình cũng không hy vọng nhiều.

"Gia đình cũng đang dự định sẽ làm đơn đề nghị HTX cho đi kiểm định lại đồng hồ lần nữa ở một đơn vị kiểm định độc lập, nhưng thực sự là cũng chưa biết thế nào, vì ở Chi cục là đơn vị có chức năng rồi", anh Sơn nói thêm.

Trước đó, ông Triệu Đình Nhã, Chủ nhiệm HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Triều Khúc cho hay, kết quả kiểm định cho thấy, đồng hồ đảm bảo, vì vậy, gia đình phải chi trả số tiền đúng như số nước đã sử dụng, tức 19.125.036 đồng cho 1.029 m3 nước.

Theo ông Nhã, trước đó, phía HTX đã có ý định giải quyết theo kiểu "tình làng nghĩa xóm" tức là chỉ thu của gia đình ông Ứng số tiền 10.800.000 đồng. Tuy nhiên, phía gia đình đã nhờ cơ quan chức năng, báo chí vào cuộc nên giờ cứ đúng luật mà làm.

Ông Nhã cho biết thêm, HTX đồng ý cho gia đình ông Ứng đóng số tiền 19.125.036 đồng từ nay đến cuối năm 2016. Tuy nhiên, phía gia đình phải làm đơn kiến nghị lên HTX để xem xét. Nếu đến cuối năm gia đình vẫn chưa đóng đủ số tiền, HTX sẽ cắt nước, cắt điện.

 

theo Trí Thức Trẻ

===========================

Có một lần gia đình tôi phải đóng tiền điện là gần 10. 000. 000 VND. Cơ quan Điện lực đến kiểm tra đồng hồ điện không thấy có sự cố. Cuối cùng, thợ điện riêng của nhà kiểm tra và phát hiện đường dây điện hỗ trợ dàn pin năng lương mặt trời bị rò rỉ.

Nhưng với hơn 1000 m3 nước thì khả năng rò rỉ chỉ có thể thông thẳng vào đường ống nước thải của gia đình này đi ra ngoài. Những nếu với 1000m3 thì sự rò rỉ này phải tương đương với một cống nhỏ xả nước chứ khó một ống nước có thể thoát như vậy. Tuy nhiên, nếu HTX cấp nước nói trên không vô cảm với khách hàng thì có thể cho nhân viên kỹ thuật giỏi đến kiểm tra lai toàn bộ đường ống nước của gia đình này. Chứ không phải hành vi bớt tiền điện gần phân nửa.

Gia đình này chỉ có thể bỏ nhà đi và cũng chẳng ai dám đến ở ngôi nhà này với tiền điện gần 20 triệu đồng tháng, mà không có một sự giải thích có "cơ sở khoa học" và được "khoa học công nhận".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lào Cai:

Đàn chim lạ hàng trăm con xuất hiện trên thượng nguồn sông Hồng

 

Dân trí Thời gian gần đây, khu vực cánh đồng lúa ven sông Hồng ở huyện biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai bất ngờ xuất hiện hàng trăm con chim lạ có lông màu trắng và đen, nặng tầm 1-2 kg/con. Hàng ngày chúng bay thành đàn kiếm mồi và đêm lại về trú ngụ trong các bụi tre ven sông.
 

 

dan-chim-la-hang-tram-con-xuat-hien-tren
Đàn chim lạ hàng trăm con xuất hiện trên vùng đất vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
 

Có người dân cho đây là loài cò Nhạn, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, bậc R (cực kỳ quý hiếm). Tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng, xác nhận.

Có thể các đàn chim này từ phương Bắc bay về di trú một thời gian rồi lại bay đi đâu không rõ. Hiện tượng này đã từng xảy ra cách đây vài năm ở khu vực thượng nguồn sông Hồng, trên vùng biên giới tỉnh Lào Cai.

 

dan-chim-la-hang-tram-con-xuat-hien-tren
Cận cảnh đàn chim lạ xuất hiện ở Lào Cai.

 

Nhiều năm nay trên địa bàn huyện Bát Xát cũng là nơi thường xuyên xuất hiện đàn cò trắng hàng trăm con trên các cánh đồng lúa ở các xã Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim. Các đàn cò này được người dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, không cho kẻ xấu săn bắn.

Đàn chim lạ đang xuất hiện ở đây nhiều ngày nay cũng được chính quyền địa phương và người dân bảo vệ chu đáo.

Phạm Ngọc Triển

============================

Lão luôn ủng hộ việc tôn trọng sự sống của thiên nhiên. Đây là chân lý căn bản của Lý học Việt. Đây là điềm cát tường. Rất ủng họ việc bảo vệ đàn chim này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Bill Gates, ông hiến 99,95% tài sản cho từ thiện để làm gì?'

Soha

08/06/2016 19:09 GMT+7

 

Nếu được hỏi, tôi sẽ thật thà kể hết 100 lý do khiến tôi đi làm từ thiện. Nhưng cùng một câu hỏi ấy, Bill Gates sẽ khó có thể trả lời.

 

1_45672.jpg

"Bill Gates, ông hiến 99,95% tài sản cho từ thiện để làm gì?"

 

Yu Pang-Lin, một tỉ phú Hong Kong vừa qua đời ở tuổi 93. Điều quan trọng nhất khiến cái chết của ông được quan tâm một cách rất đặc biệt, là vì ông đã để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện .

"Nếu các con giỏi hơn tôi thì việc gì phải để lại nhiều tiền cho chúng. Còn nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chính chúng mà thôi" - Yu Pang-Lin khẳng định.

Chẳng biết Hong Kong có mua bản quyền "60 phút mở" hay không, mà họ lại không chịu hỏi: Yu Pang-Lin hiến tài sản vì mục đích gì?

Cả chín người con của tỉ phú Mỹ Stephen Covey – một trong 25 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bầu chọn – đã từ chối nhận khoản thừa kế khổng lồ của cha.

Lý do của họ rất đơn giản: Họ là những người bình thường, có thể tự kiếm sống được, không cần phải hỗ trợ.

Người Mỹ, nơi đẻ ra "60 phút mở" từ năm 1968, chắc chắn cũng không đặt câu hỏi: "Không nhận thừa kế để làm gì? Để làm gì? Để làm gì?" để "truy đuổi" 9 người con đầy lòng tự trọng ấy.

Bill Gates, người hiến tặng đến 99,95% tài sản khổng lồ của mình cho quỹ từ thiện, sẽ trả lời ra sao nếu bị một MC Việt Nam truy đuổi:"Gates, khai thật đi, ông hiến tài sản để làm gì?"

 

2_76311.jpg

 

Ai dám chất vấn nước mắt?

Chuyện xứ người thế là đủ, hãy quay về với những giọt nước mắt xứ mình.

Tôi cũng có năm bảy chục lần tổ chức và tham gia các đoàn từ thiện. Trong đoàn của chúng tôi, có những người lớn tuổi và những người rất trẻ.

Họ đến với trẻ em, người nghèo vùng cao một cách hồn nhiên như hơi thở, không toan tính, như thể đó là công việc được lập trình từ kiếp trước trên đường đời của họ.

Tôi đã thấy nhiều người trong số họ khóc.

Đó là một nữ giảng viên ĐH đã nghỉ hưu gần 70 tuổi, tên là Anh Thơ. Hôm ấy, trong Lễ kỷ niệm thành lập của một tờ báo, thay vì vui mừng, cô đã khóc.

Cô nói với những người dự lễ trong nước mắt: "Mới hôm qua thôi, một thành viên 7 tuổi trong lớp học Hy vọng, vừa qua đời".

Cô chính là một giáo viên tình nguyện ở lớp học dành cho những bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo ấy và tờ báo đang kỷ niệm, đã có công tổ chức nên lớp học.

Nếu lúc ấy, một người nào đó lại đi hỏi rằng: Cô khóc để làm gì?, chắc chắn người ấy sẽ nhận được những cái nhìn căm giận.

Một cô phóng viên trẻ tên Ngân, đã bật khóc ngay trong quán karaoke, khi nhận được tin nhắn một bệnh nhân nhỏ tuổi ở Viện huyết học (nơi cô vẫn lui tới làm tình nguyện viên) đã đầu hàng số phận. Mới hôm kia, cô còn đọc truyện cho bé nghe.

Tất cả mọi người trong phòng hát ấy đều dừng lại, lặng đi. Nếu có ai dám hỏi cô: Khóc để làm gì?, thì chắc chắn người ấy sẽ không có cả khe nứt mà chui xuống.

Trong chuyến công tác lên xã đặc biệt khó khăn Kim Bon, Phù Yên, Sơn La cách đây 5-6 năm, nhiều người đoàn công tác chúng tôi, đã quay đi, lén chùi nước mắt khi thấy học sinh tiểu học phải đi bẫy chuột, để bữa cơm có thịt.

Không có chuột, thì thực đơn hàng ngày của các em bán trú lúc đó chỉ là cơm trắng, canh rau và muối.

Liệu lúc ấy có ai dám buột miệng hỏi: Bẫy chuột để làm gì?

 

3_49863.jpg

Tất cả các bộ phận của con chuột còn lại sau khi mổ (chỉ vứt đi phần ruột, gan để lại) sẽ được chặt nhỏ và cho vào xoong. Ảnh: Giàng A Cối.

 

Trong đám tang của một người làm từ thiện thầm lặng, một cụ bà tên Chi ở Hoàng Cầu, Hà Nội, rất nhiều người làm từ thiện đã khóc.

Bà Chi, bị ung thư vú 21 năm trước, bệnh viện trả về. Bà quyết định không vùi những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong sầu muộn.

Bà lên đường đi từ thiện.Tuần nào bà cũng lên đường. Trích khoản lương hưu còm cõi và miệt mài quyên góp, được ít hay nhiều bà Chi cũng đến những nơi cần cứu giúp.

Căn bệnh ung thư vú biến mất từ lúc nào. Người phụ nữ nhỏ bé ấy đã sống thêm 21 năm, và qua đời khi đã ngoài 80 tuổi.

Trước khi ra đi 1 năm, bà nói với tôi: "Trời phật phù hộ đấy, cứ cho đi rồi sẽ được nhận về".

Bao nhiêu người thân, bạn bè bà, trong suốt 21 năm ấy, không ai hỏi: Bà làm từ thiện để làm gì?

Ngay cả khi bà Chi có nói với ai đó rằng, bà làm từ thiện để trời phật phù hộ cho bà sống tiếp, thì cũng không ai có quyền ném đá. Còn điều gì tuyệt vời và chính đáng hơn khát vọng sống?!

 

Mở hay đóng?

Trong cuộc sống, luôn xuất hiện hàng ngàn hàng vạn câu hỏi cần được giải đáp nhiều chiều.

Khi chúng ta đến với mạng xã hội, là chúng ta đã đón nhận (và chấp nhận) sự đa chiều của nó. Ai cũng có quyền được nói và ai cũng có quyền chọn nghe, xem.

Nhưng tại sao, khi người này hỏi thì lại được người khác trả lời bằng một cái ôm, một nụ hôn, một cái nắm tay thật chặt. Còn người khác hỏi xong thì nhận được một cái tát?

Vì sao dư luận giận dữ với một chương trình có cái tên và hướng đi "mở" đến như vậy?

Xem kỹ, mới thấy, thực ra đây là một chương trình hoàn toàn đóng, chứ không phải mở.

Đóng ở chỗ ê kíp làm chương trình đã mặc định trong đầu là những người đang lên tiếng vì cái chung, đang làm việc thiện ấy, là những người đang có vấn đề về động cơ, thái độ và lợi ích.

Đóng ở chỗ, lẽ ra chương trình chỉ làm việc gợi "mở" cho khách mời có ý kiến đa chiều, thì lại "đóng" từ việc chọn nhân vật chính, chọn kịch bản và chọn thái độ của người dẫn.

Cảm giác như tất cả việc lựa chọn này, đều nhằm đến việc dồn đuổi bằng được những người tốt vào những góc không sáng sủa.

Cái đóng cuối cùng của chương trình, là sau bao nhiêu sóng gió dư luận, họ chọn cách im lặng.

Bao nhiêu khách mời "tiên phong" còn muốn quay trở lại ghế nóng sau khi nằm lấm lưng trắng bụng trên chiếc thớt khổng lồ của dư luận? Bao nhiêu khách mời tương lai dám đi lại vết xe của người trước?

Việt Nam, đất nước có đến 52 triệu người dùng Internet (54% dân số), đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương, thì ngày nào thiếu thông tin thẳng thắn, đa chiều, ngày đó đã thấy đói khát.

Và như vậy, tất nhiên người dân vẫn muốn được xem những chương trình cởi mở, khác lạ.

Chỉ có điều, không thể có một chương trình mở thành công, nếu cái đầu và tư duy người làm, vẫn còn đóng trong những mặc định thiếu tích cực.

theo Trí Thức Trẻ

=============================

Khi cơ quan truyền thông chính thống chính thức đặt vấn đề với một đoàn từ thiện, là: "Có mục đích gì?". Sự kiện này của cơ quan truyền thông, đã khiến tôi liên hệ với buổi trao đổi học thuật tại cafe Trung Nguyên giữa tôi và nhóm người tham dự, mà người phản biện nổi cộm chính là giáo sư vật lý lý thuyết được nhận xét hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Họ cũng nhao nhao đặt vấn đề việc tôi nhân danh khoa học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là: "Có mục đích gì?".

 Với cách đặt vấn đề đó với tôi tất nhiên là rất lố bịch và dốt nát. Đã vậy, ông Nguyễn Văn Trọng còn ngang nhiên tuyên bố: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý!"(?). Tôi đã phê phán hậu quả nguy hiểm của nó ngay trên diễn đàn này. Với cá nhân tôi và sự giới hạn phổ biến thông tin của cuộc trao đổi thì nó cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm.

Nhưng thật trớ trêu khi câu hỏi này được lặp lại trên một phương tiện truyền thông phổ biến. Với cách đặt câu hỏi này - trở thành phổ biến vì tính phổ cập đại chúng của cơ quan truyền thông VTV - lại là một tiền lệ rất nguy hiểm mang tính gián tiếp làm rối loạn tâm lý xã hội. Nó sẽ gián tiếp phá hoại toàn bộ tính chính danh trong lịch sử tồn tại của cả nhân loại, hoặc chí ít là sự chi phối cục bộ trong tầm ảnh hưởng của nó. Bởi vì - với cách đặt câu hỏi này - nó có thể được đặt ra với bất cứ hành vi, sự kiện nào của con người và xã hội. Từ những sự kiện cao cả của Đức Phật khi thí Pháp cho tha nhân, cho đến hành vi của một kẻ ăn mày, người ta vẫn có thể đặt câu hỏi như vậy.

Cho nên, cách đặt câu hỏi này đã gián tiếp phá hoại tính chính danh của những hành vi đã được hình thành trong hình thái ý thức xã hội. Vì đằng sau câu hỏi đó là một cách trả lời theo chủ quan cá nhân. Tất nhiên lý phải sẽ thuộc về tay kẻ mạnh. Ngay cả trường hợp nếu Đức Phật có hiện ra và khuyên mọi người hay thương yêu lẫn nhau thì tôi nghĩ ngay đến câu hỏi: "Có mục đích gì vậy?".Thật là một tiền lệ nguy hiểm cho xã hội. Nhưng tất nhiên, nó không dễ gì nhận thức được.

Bởi vì, khi hành vi của một người, nhóm người, hoặc lớn hơn như cả một cộng đồng xã hội tạo ra một sự kiện thì tự hành vi của nó đã  xác định mục đích, hoặc động cơ của nó qua tính chính danh được gọi tên trong lịch sử phát triển của cả một nền văn minh. Thí dụ hành vi từ thiện của nhóm từ thiện trong cuộc phỏng vấn trên VTV - thì tự nó đã xác định họ có động cơ và mục đích được gọi là "từ thiện". Tức tính chính danh của hành vi này. Hoặc như việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì tính chính danh đã xác định mục đích: "Chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến". Cho nên cách đặt vấn đề như vậy nó sẽ làm rối loạn nhận thức hành vi có tính chính danh hình thành trong cuộc sống. Đây là điều hết sức nguy hiểm cho xã hội qua cách đặt câu hỏi trên. Nhưng có lẽ họ ko ý thức được điều này.

Tôi có thể xét nét quá chăng? Hoàn toàn không! Đây chính là một cấu trúc trong nội hàm của tính "chính danh" của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐH Fulbright lên tiếng về nguồn gốc khoản tiền tài trợ cho trường

Thứ năm, 09/06/2016 - 12:50
 
   

Dân trí Một số báo chí và phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến nội dung và nguồn gốc khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ dành cho trường Đại học Fulbright Việt Nam. Để rộng đường dư luận, Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) đã lên tiếng về vấn đề này.
 >> ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu?
 >> Quanh chuyện ông Bob Kerrey: Phải trái, đúng sai…

Về thông tin, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng)”, FUV cho biết: "Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam".

Cho đến thời điểm này, Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Trái lại, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund).

Quỹ VEF được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 2000. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam.

Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nguyên thượng nghị sĩ Bob Kerrey cùng với nguyên thượng nghị sĩ John Kerry là hai trong số các thượng nghị sỹ bảo trợ cho dự luật này.

Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:

Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 - Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam.

Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, FUV đã thể hiện rõ số tiền này.

Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.

“Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV”, thông cáo của ĐH FUV khẳng định.

 

 

FUV nói về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV

Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV Bob Kerrey đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng.

Mặc dù Bob là thành viên đảng Dân chủ, ông đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hoà. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi đó cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hoà kiểm soát.

 

 

 

P.V

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay