Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tiếp sau các vụ bò dê, gà, nhím đi lạc...

 

Untitled-1-3630-1428029146.jpg

 

 

...thì đến cầu treo dân sinh cũng chạy lạc, haha. B)

 

Chúng nó đi "đậu phộng" đấy! Không phải đi "lạc" đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Kiểm tra ​việc Nhà VN triệu đô tại Expo 2015 nhếch nhác
14/08/2015 07:55 GMT+7

transparent.png

 

TT - Liên quan đến việc Nhà Việt Nam triệu đô tại Expo 2015 nhếch nhác, Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo kiểm tra.

 

trang-phuc-nam-1439504658.jpg

Trang phục nam, nữ tại Nhà Việt Nam ở Expo 2015 được thiết kế theo kiểu Tàu - Ảnh: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

 

Sau khi báo chí đưa thông tin và hình ảnh sự nhếch nhác của Nhà Việt Nam tại Expo 2015 ở Milan (Ý) do du khách phản ảnh, chiều 13-8, trả lời Tuổi Trẻ, ông Phan Đình Tân - chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ VH-TT&DL - cho biết cuối tuần này Bộ VH-TT&DL sẽ có báo cáo đầy đủ về sự việc và đưa ra biện pháp xử lý. 

Ông Tân nói: “Bộ VH-TT&DL đã nhận được thông tin và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, nhưng thông tin du khách cung cấp cho báo chí cần phải kiểm chứng. Nếu đúng như du khách và báo chí phản ánh thì cần phải có sự chấn chỉnh. Đối với nhân viên ở đó, nếu thật sự có thái độ thờ ơ như du khách đó phản ảnh thì phải chấn chỉnh. Cuối tuần này chúng tôi sẽ có báo cáo đầy đủ về sự việc này và sẽ đưa ra biện pháp xử lý”.

Giải thích về sự sơ sài của những hiện vật trưng bày trong Nhà Việt Nam tại Expo 2015, ông Tân cho biết: “Chuyện hiện vật trưng bày sơ sài là đương nhiên, do xa xôi cách trở như vậy (VN - Ý) nên chi phí từ một cân, một yến và chi phí vận chuyển, đi lại cũng phải cân nhắc, tính toán, chứ không thể nào đa dạng hàng hóa như ở VN được. Nên mọi người đừng quá duy ý chí rằng gian hàng VN cũng phải có hiện vật trưng bày phong phú, đa dạng như ở VN thì không thể có được”.

Ông Tân cũng bày tỏ lời cảm ơn của Bộ VH-TT&DL vì sự quan tâm của mọi người đến sự việc này, với trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, nhưng ông nhấn mạnh khi đưa thông tin thì cần khách quan và trên tinh thần xây dựng.

“Chúng ta cũng cần có đánh giá khách quan, các thông tin phải hết sức tỉnh táo, bởi vì tôi thấy mọi người toàn chê chứ chẳng thấy khen. Tòa nhà của VN đẹp như vậy, thủ tướng Ý đánh giá cao, nhiều nước cũng đánh giá cao, mà chẳng thấy ai khen? Như vậy cũng làm chạnh lòng những người làm tốt.

Hơn nữa, so với các gian hàng của Ý và các nước khác, người ta đầu tư hàng trăm triệu USD thì hàng hóa của họ chắc chắn phong phú hơn của VN. Nếu Expo tổ chức ở VN thì chắc chắn gian hàng của VN sẽ cực kỳ nhiều hàng hóa” - ông Tân cho biết.

 

V.V.TUÂN

=====================

Lão Gàn không có dịp tham quan, nến không thể thông tin khách quan. Bởi vậy, không có ý kiến. Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên tiếp các vụ thảm sát, chuyện gì đang xảy ra?

Thứ bảy, 15/08/2015 - 07:37

 

Dân trí Ăn trộm chanh, nhìn đểu, chê nước mía đắt, không chịu uống bia, bị truy sát đến tận bệnh viện… 1001 những lý do tưởng chừng rất vu vơ nhưng đã dẫn đến nhiều vụ án mạng dã man, tàn độc khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo sợ.
 

Giết người vì lý do vu vơ...
Liên tiếp trong thời gian gần đây, các vụ trọng án thảm sát nhiều người tại Bình Phước, Nghệ An mới đây nhất là Yên Bái xảy ra khiến dư luận không khỏi hoang mang. Nhìn bề ngoài thì chẳng có liên quan gì, mỗi vụ đều xuất phát từ những động cơ khác nhau. Nhưng không phải tự nhiên mà lại có chuyện dồn dập những vụ giết cùng lúc nhiều người. Con người là sản phẩm của xã hội và của chính cá nhân họ, mọi hành vi dù là rất cá biệt đều phản ánh vấn đề gì đó của xã hội mà họ đang sống.

Dưới góc độ tội phạm học, Đại tá, TS. Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho rằng, các vụ trọng án này bên cạnh việc khiến dư luận không khỏi hoảng hốt còn đang gióng lên một hồi chuông bất thường phản ánh sự rối loạn nhân cách, lệch chuẩn về hành vi, sự chai sạn cảm xúc của các đối tượng gây án.

Các đối tượng này ra tay tàn độc, man rợ mặc dù tuổi còn rất trẻ, đơn giản chỉ để thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng mà không suy nghĩ đến những hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và ngay chính đối tượng cùng gia đình mình.

 

lien-tiep-cac-vu-tham-sat-chuyen-gi-dang
Hiện trường vụ thảm sát tại Yên Bái. Ảnh: Quốc Cường
 

“Trước đây, khi xảy ra một vụ giết người đã là cú sốc với xã hội. Nhưng càng ngày, số vụ bất thường càng tăng và tội phạm ngày càng trẻ hoá đồng nghĩa với việc tác động nền tảng lệch chuẩn vào một bộ phận dân chúng gia tăng. Tôi cho rằng, lối sống gấp, thích sống hưởng thụ, ăn chơi sa đoạ, thoả mãn nhu cầu cá nhân đang tràn lan, hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức hành vi của con người.

Đặc biệt là giới trẻ, khi gặp những hoàn cảnh bất lợi, họ thường có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, thậm chí là cực đoan. Đó chính là những nguyên nhân cốt lõi khiến tội phạm diễn biến ngày một phức tạp và manh động hơn”, ông Thìn nhận định.

 

lien-tiep-cac-vu-tham-sat-chuyen-gi-dang
Hai bị can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến trong vụ thảm sát tại Bình Phước

 

Lý giải về số vụ án giết người hàng loạt xuất phát từ những nguyên nhân rất… vu vơ, Đại tá, TS Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, đạo đức xã hội đang xuống cấp trong khi các đối tượng tội phạm, đặc biệt là khi tuổi còn trẻ luôn nhạy cảm, dễ bị lôi cuốn theo số đông. "Giới trẻ có đặc trưng là chưa hoàn thiện nhân cách; những trải nghiệm, cư xử trong cuộc sống cũng chưa có nhiều nên dễ bị vướng vào những hành vi lệch chuẩn.

Họ hiện đang bị “bẫy” bởi quá nhiều thứ văn hóa đầy tính bạo lực. Những thứ giải trí bạo lực này sẽ khiến con người bị lệch lạc về nhân cách và rất dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động vì những nguyên cớ... lãng xẹt", ông Thìn đánh giá. 

 

lien-tiep-cac-vu-tham-sat-chuyen-gi-dang

Hình ảnh về nghi phạm vụ thảm sát Đặng Văn Hùng được người dân đưa lên mạng xã hội Facebook.

 

Đại tá, TS Đỗ Cảnh Thìn cho rằng: "Đó là hệ quả tất yếu của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực chứ không phải hiện tượng mang tính bột phát".

Ở góc độ tâm lý tội phạm, ông Thìn lý giải, các đối tượng phạm tội trẻ hoá đang gây ra những vụ trọng án với các tình tiết thực hành tội phạm theo các “hình mẫu” của tội phạm được xuất hiện tràn lan trên các phim ảnh, internet, mạng xã hội, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.

 

Giải pháp cứu vãn?

Trước thực trạng rất nhiều vụ trọng án xảy ra trong thời gian gần đây khi các đối tượng gây án ngày càng trẻ tuổi và lạnh lùng khi gây án, PGS.TS Dương Tuyết Miên, giám đốc trung tâm tội phạm học, ĐH Luật Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: "Không nên quan niệm luật pháp chưa đủ sức răn đe. Không nên cho rằng Luật Hình sự là công cụ duy nhất, chìa khoá vạn năng có thể ngăn chặn hiệu quả nạn tội phạm".

Theo PGS.TS Dương Tuyết Miên, thực tế Luật Hình sự chỉ là một công cụ của nhà nước trong việc kiểm soát, ngăn chặn tệ nạn xã hội. Trong khi thực tế xã hội cho thấy một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay bị gia đình buông lỏng, không được giáo dục đến nơi đến chốn, dẫn đến thích chơi bời lêu lổng, thích sống bầy đàn, chạy theo các giá trị ảo, lười biếng và du nhập nhiều loại văn hoá phẩm độc hại. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới nhân cách, nhận thức của giới trẻ rất nhanh, do đó dẫn đến việc phạm tội chỉ là một khoảng cách ngắn ngủi.

Bà Miên cũng cho rằng, nếu nhìn nhận ở góc độ xã hội, đó là biểu hiện của sự lệch chuẩn hành vi xã hội, đạo đức xã hội có vấn đề. Đó là chưa kể phần nào là biểu hiện của sự căng thẳng, sự yếu đuối của con người trước “ma lực” của đồng tiền đang làm thoái hoá biến chất nhân cách.

lien-tiep-cac-vu-tham-sat-chuyen-gi-dang
Cảnh sát di lý đối tượng Mằn về CA tỉnh Nghệ An tiếp tục điều tra làm rõ. (Ảnh: Báo CAND)
 

“Gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, gia đình không hòa thuận, cha mẹ sống buông thả, rượu chè, cờ bạc… sẽ tác động xấu đến nhận thức và hành động. Bên cạnh đó, nhiều gia đình quá nuông chiều con cái dẫn đến đua đòi cũng là con đường gần nhất khiến nhiều đứa trẻ sa vào con đường phạm tội”, PGS.TS Dương Tuyết Miên nhận định.

Trong khi đó, theo Đại tá, TS. Đỗ Cảnh Thìn, xét ở góc độ tâm lý tội phạm học và xã hội học, để giải quyết “bài toán” này cần phải giải quyết từ gốc rễ của vấn đề đó chính là môi trường sống của các đối tượng phạm tội. Nếu môi trường tốt, lành mạnh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi sẽ giúp giảm thiểu giới trẻ trước những cám dỗ, lôi kéo tới những môi trường văn hoá độc hại, lệch chuẩn.

 

lien-tiep-cac-vu-tham-sat-chuyen-gi-dang
Đối tượng Vi Văn Mằn trong vụ thảm sát 4 người tại Nghệ An gây chấn động dư luận (Ảnh: Công an Nhân dân)
 

“Nhìn nhận từ các vụ trọng án liên tiếp xảy ra gần đây dưới góc độ tâm lý tội phạm có thể thấy các vụ án ngày càng có tính chất gây án tinh vi, xảo quyệt và hết sức dã man. Đặc biệt, trong vụ án tiêu biểu như ở Bình Phước vừa qua có thể thấy các đối tượng này có sự tính toán, học hỏi, chắt lọc các yếu tố để xoá dấu vết gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Điều này cho thấy, các đối tượng tội phạm đang ngày càng khôn ngoan hơn chứ không chỉ đơn giản là bột phát. Các phương thức thủ đoạn của tội phạm trong nước thực tế đang có những biến tướng phức tạp ảnh hưởng từ cả thế giới. Qua thực tế, qua phim ảnh, sách báo, nhiều đối tượng khi gây án thường nghiên cứu, hành động rất chuyên nghiệp và lạnh lùng khi gây ra những vụ án đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Đây là một xu hướng mà chúng ta phải hết sức cảnh giác”, ông Thìn cho biết.

Ông Thìn cũng cho rằng, trong thời gian sắp tới, giải pháp chiến lược là phải xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đấu tranh, bài trừ, hạn chế những hiện tượng tiêu cực, những xu hướng, biểu hiện lệch chuẩn. Phải chú trọng vai trò của gia đình, của nhà trường và cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn sự hình thành những kiểu tội phạm mới.

Xuân Ngọc

=====================

PGS.TS Dương Tuyết Miên, giám đốc trung tâm tội phạm học, ĐH Luật Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận: "Không nên quan niệm luật pháp chưa đủ sức răn đe. Không nên cho rằng Luật Hình sự là công cụ duy nhất, chìa khoá vạn năng có thể ngăn chặn hiệu quả nạn tội phạm".

 

Sự hoàn chỉnh đến chi tiết của luật pháp, vẫn có khả năng ngăn ngừa tội phạm. Nhưng suy cho cùng thì luật pháp chỉ có thể giải quyết những sự kiện đã xảy ra.

 

“Gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, gia đình không hòa thuận, cha mẹ sống buông thả, rượu chè, cờ bạc… sẽ tác động xấu đến nhận thức và hành động. Bên cạnh đó, nhiều gia đình quá nuông chiều con cái dẫn đến đua đòi cũng là con đường gần nhất khiến nhiều đứa trẻ sa vào con đường phạm tội”, PGS.TS Dương Tuyết Miên nhận định.

 

Nhưng những giá trị hình thái ý thức trong gia đình - để ảnh hưởng đến con cái - được tuân theo chuẩn mực nào?

Tóm lại, cách đặt vấn đề thì rất thời sự. Nhưng các tác giả không đưa ra được biện pháp giải quyết. Biện pháp rất chung chung:

Ông Thìn cũng cho rằng, trong thời gian sắp tới, giải pháp chiến lược là phải xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đấu tranh, bài trừ, hạn chế những hiện tượng tiêu cực, những xu hướng, biểu hiện lệch chuẩn. Phải chú trọng vai trò của gia đình, của nhà trường và cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn sự hình thành những kiểu tội phạm mới.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tây Ninh xuất hiện nhiều ễnh ương bất thường

 

(Khoa học) - Phản ánh của người dân tại một khu vực ở Tây Ninh thấy xuất hiện có nhiều ễnh ương, gây nên đồn đoán về việc sắp xảy ra động đất tại đây.

 

Theo phản ánh của ông Nguyễn Trọng Hòa, sống tại xã Biên Hòa, huyện Châu Thành, Tây Ninh từ 28-30/7 thấy xuất hiện nhiều ễnh ương ở quanh Nông trường Biên Hòa – Long Thành.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online dẫn lời PGS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết thông tin trên thế giới đã có ghi nhận về hiện tượng các loài động vật lưỡng cư như ếch di cư và xuất hiện ồ ạt trước khi xảy ra động đất.

PGS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cũng xác nhận trên thế giới các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng những loài động vật như ếch xuất hiện bất thường và di cư ồ ạt trước khi có động đất xảy ra ở khu vực đó.

 

 

tay-ninh-xuat-hien-nhieu-enh-uong-don-do

Ễnh ương từng xuất hiện tràn ngập đường phố ở Trung Quốc.

 

Ông cũng cho biết so với các tỉnh thành khác, vùng địa chất ở khu vực Tây Ninh khá ổn định. Tuy nhiên, trước những hiện tượng thiên nhiên bất thường vừa xảy ra, trung tâm sẽ theo dõi xem có những dư chấn bất thường nào xảy ra hay không.

Năm 2009, BBC Anh có đưa thông tin về hai nhà sinh vật học hành vi là Rachel Grant và Tim Halliday của Đại học Mở (Anh) đã nhận thấy số lượng lớn các con ếch chạy trốn khỏi hồ San Ruffino cách tâm chấn trận động đất cường độ 6,8 độ richte tại thành phố L'Aquila (Italia) là 47 km.

Họ cũng khẳng định 5 ngày trước khi trận động đất xảy ra, số lượng cóc đực đã giảm 96%. Đây là một điều bất thường đối với cóc đực bởi vào mùa sinh sản, chúng sẽ vẫn ở lại cùng con cái cho đến khi sinh trứng xong.

Ba ngày trước khi trận động đất xảy ra, số cặp giao phối cũng giảm xuống, gần như bằng không.

Việc những con ếch dự đoán được khả năng xảy ra động đất vẫn chưa rõ ràng, song 2 nhà nghiên cứu này phát hiện rằng hành vi của những con cóc trùng với sự gián đoạn trong tầng điện ly, lớp điện tử trên cùng của bầu khí quyển Trái Đất.

Sự thay đổi này phát tán một số khí radon, hoặc sóng trọng lực, thứ thường thấy trước khi xảy ra động đất.

 

                                                                                                                       Theo Baodatviet.vn

 

 

Lão thì bảo điếu phải động đất. Nhưng nó là cái gì thì bảo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam đến nghiên cứu. Nếu ông ta giải thích một cách hợp lý và cho kết quả đúng với một dự báo thì ông ta tự phủ nhận luận điểm "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Kể cả với một kết luận ngớ ngẩn nhất là: "Sở dĩ đám ếch nhảy ra ngoài nhiều thế này vì nó thích nhảy ra đường chơi. Chúng nó đi picnic theo kiểu ếch".

Nếu ông ta giải thích trên cơ sở luận điểm của ông ta thì không thể dẫn tới bất kỳ một kết luận nào.

Thật không hiểu đám học trò của ông giáo sư này, hoặc những người được ông ta tư vấn có một kết quả thế nào.

Bởi vậy, phản biện lão Gàn bằng bất cứ giá nào sẽ có một kết quả cực kỳ lố bịch với một hậu quả xấu trên mọi phương diện. Trong thời gian lão Gàn có những cố gắng cuối cùng chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, muốn phản biện lão thì suy nghĩ thật kỹ nha.

Khi nào lão Gàn qưỡn, sẽ mở lớp giảng dạy ngắn ngày cho các giáo sư chuyên về động đất, để biết về bản chất của động đất và các "điềm" báo liên quan. Học viên phải có bằng giáo sư trở lên. Phó giáo sư trở xuống đi chỗ khác chơi.

Câu "sì lô gân" quảng cáo chiêu sinh của lớp học này là:" Các nhà khoa học Hoa Kỳ sai rồi! Không có động đất hủy diệt bờ biển phía Tây Hoa Kỳ trong năm 2015".

 

Tính ra đến nay là hơn nửa tháng - kể từ ngày ếch đi picnic hàng đàn ở Tây Ninh. vưỡn chưa có động đất.

Qua đó mới thấy rằng: cái kiến thức khoa học hại điện này  - kể cả Hoa Kỳ - với dự báo động đất ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ - cho đến mấy nước phát triển chậm - chả là cái đinh gì với Lý học Việt.

Lão rao bán tất cả những bí ẩn từ trái Đất đến vũ trụ liên quan đến động đất đây. Túng tiền bán rẻ, giá khởi điểm: 10. 000. 000 Dollar. Ai trả gía cao hơn, lão bán độc quyền. Kèm theo một năm giảng dạy.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lời tiên đoán của chủ tịch Fidel Castro trở thành hiện thực

Thứ Tư, 22/07/2015 - 08:33
 

Sau hơn nửa thế kỷ đối đầu, Mỹ và Cuba đã chính thức bình thường hóa quan hệ và sẽ mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một bất ngờ lớn cho cả thế giới nhưng sự kiện này đã nằm trong dự liệu của chủ tịch Fidel Castro cách đây 42 năm.

 >>  Chuyện về chuyến đi đầu tiên của Fidel Castro tới Washington

 >>  Mỹ và Cuba mở lại đại sứ quán: Thông điệp lịch sử từ giấc mơ có thật

Sau 54 năm, 6 tháng, 17 ngày và 11 đời tổng thống Mỹ. Ngày 20 tháng 7 năm 2015 Mỹ và Cuba chính thức mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
 
tn_fi1-6030a.jpg
Chủ tịch Fidel Castro
 
Theo Phong Sơn
PetroTimes

======================

 
 
tn_fi3-6030a.jpg
Đại sứ quán Cuba tại Mỹ
 

 
tn_fi4-6030a.jpg
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba

 
PS: Nhìn hai tòa đại sứ của Cuba và Hoa Kỳ theo góc độ phong thủy thì quan hệ hai nước này chưa thật suông sẻ:

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu?

Thứ bảy, 15/08/2015 - 20:00

 

Trong mấy tháng nay có hàng triệu, triệu người trên thế giới tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba.

 >> Quốc kỳ Mỹ lần đầu bay tại Cuba sau hơn nửa thế kỷ

 >> Cờ Mỹ tung bay ở La Habana: Người dân Cuba hy vọng vào sự thay đổi

Người ta vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa đặt ra nhiều câu hỏi vì sao có sự cải thiện quan hệ này mà theo đó ý đồ của mỗi bên ra sao và đưa ra nhiều phỏng đoán đa dạng, khác nhau về triển vọng phát triển của mối quan hệ này.

 

I. Trước hết, vì sao có sự kiện nói trên?

Các nhà nghiên cứu tình hình quốc tế đã đi vào phân tích về từng phía để rút ra những nhận xét sát hợp.

Về phía Mỹ, họ đưa ra mấy kết luận sau:

- Rõ ràng đây là một thất bại của gần 10 đời Tổng thống Mỹ (từ John F. Kennedy, Lyndon B. Jonhson, Richard Nixon, G. Ford, Bush cha, Roland Reagan, Bush con, B. Clinton đến B. Obama) sau 54 năm dùng mọi biện pháp và thủ đoạn hòng bóp chết cách mạng Cuba nhưng không thành.

Trong hơn nửa thế kỷ đó, các nhà cầm quyền ở Washington hết dùng lực lượng quân sự lớn gồm 15.000 lính đánh thuê để xâm lược Cuba ở bãi biển Giron năm 1961, lại lợi dụng vụ"tên lửa của Liên Xô ở Caribe" năm 1962 để định can thiệp vào Cuba, đến các âm mưu đầu độc hoặc ám hại lãnh tụ Cuba Fidel Castro, kích động sự chống đối và hoạt động lật đổ rồi bao vây, cấm vận, chặn hết mọi ngả đường ra vào Cuba... để gây ra muôn vàn khó khăn cùng cực chồng chất lên nhân dân Cuba.

 

quan-he-my-cuba-se-di-den-dau-.jpg

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ kể từ năm 1958 tại cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Washington ngày 20/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

- Mỹ đã kích động hoặc phối hợp với các nước đồng minh và chư hầu ở khắp nơi và tại cả những vùng láng giềng với Cuba để o ép và quấy phá Cuba cả về chính trị, đối ngoại, kinh tế, quân sự, văn hóa, thương mại, tài chính,... nhưng đều thất bại.

- Mỹ đã lợi dụng những diễn biến lớn trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước; sự phá sản của Chiến tranh Lạnh dẫn đến tình hình thế giới hình như chỉ còn một cực, một siêu cường, để gây sức ép mạnh với Cuba trong hoàn cảnh nước này không còn nhận được sự chi viện và giúp đỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa nữa để khuất phục Cuba. Bất chấp việc Đại hội đồng Liên hợp quốc từ năm 1992 năm nào cũng thông qua quyết định yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba nhưng Washington phớt lờ yêu cầu hợp lý này.

- Nhưng trong những năm gần đây, chính bản thân nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn: Mỹ hầu như đã sa lầy ở Afganistan, Iraq, Trung Đông dù Mỹ đã đổ nhiều tỷ USD, vũ khí, khí tài và mất hàng nghìn binh lính tại những nơi này. Gần đây Mỹ và các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là khối xâm lược Bắc Đại Tây dương (NATO) vấp phải tình hình khó xử ở Ukraine khi Liên bang Nga đòi lại bán đảo Crimea từ Ukraine để sát nhập vào Liên bang Nga, khiến Mỹ và đồng minh lúng túng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa quyết liệt điện Kremlin nhưng không có hiệu quả. Khó khăn này cộng với nhu cầu Mỹ phải xoay trục mạnh sang khu vực châu Á - Thái Bình dương để tái cân bằng lực lượng với các cường quốc khác khiến chính quyền của ông Obama cũng phải "chịu nhún" một chút để ổn định "sân sau" của mình ở Mỹ La tinh.

Về phía Cuba, các nhà phân tích gần như thống nhất nhận định rằng:

- Việc Mỹ phải tính tới cải thiện quan hệ với Cuba là một thắng lợi bước đầu của cách mạng Cuba sau hơn nửa thế kỷ nước này kiên cường phấn đấu để tập hợp và tổ chức lực lượng về mọi mặt, gồm cả những cố gắng về kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự - an ninh - tình báo hùng mạnh, công tác giáo dục chính trị tư tưởng kiên nhẫn, liên tục và dẻo dai đến việc nâng cao ý thức tự lực, tự cường thường xuyên của nhân dân ở trên một hòn đảo nhỏ bé, đơn độc giữa vùng biển Caribe chỉ cách bang Florida to lớn của Mỹ chưa đến 100 hải lý.

- Ngoài việc tự lực tự cường vươn lên, Cuba đã có đường lối đối ngoại khôn khéo để tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác, giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn, đồng chí, kể cả các lực lượng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh, để tăng thêm sức mạnh cho mình đủ sức đương đầu với một kẻ thù hung bạo ở ngay sát nách. Với đường lối khôn khéo này, Cuba còn biết tận dụng sức mạnh của quốc tế để phát triển những lĩnh vực mà nước này vốn có khả năng và sở trường như công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ nói chung để tạo thành các mũi nhọn phát triển và đem trao đổi, giúp đỡ bạn bè ở các nơi. Chính vì vậy mà không chỉ những năm trước Cuba đã "vượt trùng dương đi cứu bạn" khi các chiến sỹ Cuba sang giúp cách mạng Angola, Mozambique hoặc Ethiopia trong những năm 80 mà cả gần đây các "chiến sỹ áo trắng" Cuba còn sang cả Tây Phi để cứu giúp nhân dân ở khu vực đó chống lại đại dịch Ebola.

- Cuba đã biết tranh thủ xu thế đối thoại, hòa bình - hợp tác, hội nhập và đa dạng hóa quan hệ quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ, kể cả các nhân sĩ, trí thức, các nghị sỹ Quốc hội và nhân dân Mỹ, đứng về phía mình.

Về phía quốc tế, đáng kể là:

- Trong những năm gần đây, xu thế đối ngoại, hòa bình - hợp tác và hội nhập quốc tế đã thức tỉnh nhân dân nhiều nước, kể cả nhân dân Mỹ, khiến người ta không ưa thích gì chiến tranh và những hành động tội ác mà chỉ muốn thế giới hòa bình, hợp tác để phát triển.

- Nhiều nước và nhân vật nổi tiếng thế giới, kể cả Đức Giáo hoàng ở Vantican, cũng phản đối đường lối bao vây cấm vận dã man của Washington đối với nhân dân Cuba. Ngoài việc nhiều nước tự tách mình ra để làm ăn riêng với Cuba, họ còn mạnh dạn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Cuba.

 

II.Vậy quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu?

Tuy nhiên, con đường tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chưa phải đã "thuận chèo, mát mái" ngay và còn không ít trắc trở. Các nhà phân tích thường nêu ra mấy vấn đề lớn sau đây:

Mỹ phải tính toán và bồi thường sòng phẳng những tổn thất mà nước này đã gây ra cho Cuba sau 54 năm bao vây, cấm vận (riêng Cuba đã có lần đưa ra con số tổn thất mà Mỹ đã gây ra cho họ tới hàng ngàn tỷ USD).

Washington phải trả lại cho Cuba căn cứ Guantanamo mà Mỹ đã thuê và sử dụng nhiều năm nay để giam cầm những người tù mà Mỹ căm ghét và dùng làm nơi đóng quân Mỹ trên đất Cuba.

Mỹ phải bồi thường danh dự cho Cuba sau bao nhiêu năm vu cáo nước này là "kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố".

Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc xúi giục lật đổ, phá hoại, nuôi dưỡng cái gọi là "các lực lượng dân chủ" nhằm tiến hành "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" chống Cuba. Chấm dứt việc nuôi dưỡng lực lượng Cuba lưu vong hiện đang tập trung phần lớn tại Miami, bang Florida để chống cách mạng Cuba và trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ số này đã mang lại hàng triệu phiếu cho những người cầm quyền ở Washington.

Mỹ phải đối xử bình đẳng và tôn trọng Cuba trên tất cả các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Phải tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Cuba. Không được sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng nước thứ ba chống phá và gây khó khăn cho Cuba.

Điều cuối cùng và có ý nghĩa quyết định là Mỹ phải chấm dứt ngay, hoàn toàn và vô điều kiện việc bao vây, cấm vận, phong tỏa tài sản và cản trở các nước, các tổ chức và các cá nhân trên thế giới quan hệ và làm ăn với Cuba.

Các nhà lãnh đạo và nhân dân Cuba đã từng dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách và kiên trì chờ đợi hơn nửa thế kỷ qua. Đối với họ những đức tính đó không còn phải nghi ngờ và đừng ai thách đố nữa. Nhưng ngược lại khó khăn về nhiều mặt lại đang đặt ra trước các nhà cầm quyền ở Washington nhiều thách đố, áp lực và cả lòng kiên nhẫn. Chúng ta hãy chờ xem: nhân dân Cuba nhất định thắng.

Theo Hồ Đức Minh

baotintuc.vn

======================

Bài phân tích chính trị dài quá! Lão hổng xem hết. Chỉ nhận thấy có một câu - mà lão gạch đít và tô đỏ -

Tuy nhiên, con đường tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chưa phải đã "thuận chèo, mát mái" ngay và còn không ít trắc trở.

 

để chứng nghiệm lời tiên tri:

"PS: Nhìn hai tòa đại sứ của Cuba và Hoa Kỳ theo góc độ phong thủy thì quan hệ hai nước này chưa thật suông sẻ:".

 

Qua đó - một lần nữa xác định rằng: Phong thủy Lạc Việt - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Tất cả những quy luật tương tác của vũ trụ đầy bí ẩn, đã được tổng kết và lý thuyết hóa, mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên có khả năng tiên tri, bởi tính quy luật tương tác của nó - từ vĩ mô cùng khắp vũ trụ - cho đến chi tiết vi mô tác động đến cuộc sống của con người, thông qua ngành phong thủy Lạc Việt.

Cho nên, chỉ cần nhìn qua cấu trúc hình thể hai tòa nhà đại diện cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Cu Ba, đủ để xác định quan hệ chưa thật suông sẻ - và đã được chứng nghiệm trong sự hồ hởi đầy hy vọng lúc đầu của không ít người, qua bài báo trên.

Bây giờ lão bàn thế này: Cả Hoa Kỳ và Cu Ba đều muốn thể hiện trước thế giới về thiện chí của mình, trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai nước. Vậy lão đề nghị Hoa Kỳ và Cu Ba thể hiện thiện chí bằng cách mời lão sang mần cái phoengshui Lạc Việt cho cả hai tòa nhà của hai quý quốc. Lão ký hợp đồng bảo đảm tối đa một năm sau khi sửa xong phoengshui Lạc Việt thì mọi mối quan hệ của hai quý quốc sẽ rất suông sẻ. Lão thì có chiền, hai quý quốc thì vửa đạt được mục đích, vừa thể hiện thiện trí trước toàn thế giới rằng: Kể cả việc nhờ thày Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, mần phoengshui để mong muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, cũng đã làm. Hì!

Gía hữu nghị làm phongshui cho hai tòa nhà này là hai triệu dol.

PS: Chỉ trừ việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến ra, lão cống hiến vô tư. Còn tất cả mọi việc khác, từ nay lão "quy ra thóc" hết. Nếu không, ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, ông ấy lại hỏi lão "có mục đích gì?" thì mệt lém.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những hình phạt "quái đản" trên nước Mỹ văn minh

Đăng Bởi Một Thế Giới

 

19:20 04-08-2015

 

Đối tượng vi phạm pháp luật gặp thẩm phán Michael Cicconetti xét xử thì coi như đến... hạn, bởi vị thẩm phán ở bang Ohio, nước Mỹ nổi tiếng bởi những hình phạt không giống ai.

 

hinh-phat_GVGT.jpg?width=600&height=360&

Đôi thanh niên Jessica Lange và Brian Patrich phải dắt lừa dạo phố vì vẽ bậy lên trán bức tượng Chúa Jesus Hài đồng. Ảnh: Religious News Service

 

Trải nghiệm tội lỗi

Những bản án lạ kỳ của thẩm phán Michael Cicconetti giờ đã nằm trong một danh sách khá dài. Có lần ông buộc một phụ nữ bỏ rơi con mèo ốm yếu của mình phải lang thang một mình trong rừng cả đêm mà không có nước, thúc ăn hay phương tiện giải trí.

Vụ khác, một người bị bắt vì mang súng đã nạp đạn được yêu cầu phải tới nhà xác địa phương để xem xác chết. Một dịp khác vào năm 2002, một người lăng mạ sĩ quan cảnh sát là "con lợn", hậu quả là nguời này chịu hình phạt đứng canh một con lợn thật với tấm biển ghi: "Đây không phải là một sĩ quan cảnh sát".

Một cô gái trẻ Victoria Bascom, 18 tuổi ở Fairport Harbor bị tố cáo "quỵt" 100 USD tiền taxi từ Cleveland tới Painesville được thẩm phán Cicconetti đưa ra 2 lựa chọn: một là ngồi tù 60 ngày và bồi thường 100 USD, hai là đi bộ trong vòng 48 tiếng hết 30 dặm, đúng bằng quãng đường cô ta không chịu trả tiền. Bị cáo sau đó đã chọn đi bộ với màn hình GPS giám sát.
Theo News-Herald, thẩm phán Cicconetti đã đưa ra những hình phạt không chính thống kể từ giữa những năm 1990. Trên tờ báo này năm 2012, ông chia sẻ: "Đó là vì nỗi thất vọng ngày càng tăng bởi sau 1 hoặc 2 năm, nhiều người quay lại phòng xử án với những lỗi vi phạm lặp lại. Tôi nghĩ, phải có cách nào đó để cải thiện tình trạng này". Hình phạt của thẩm phán Cicconetti thường áp dụng với một tỷ lệ nhỏ người phạm tội lần đầu và mục đích để dạy cho họ một bài học.
 

Hiệu quả khi xử lý 

Các bản án mà thẩm phán Cicconetti đưa ra luôn đi với một số hình thức khác như ngồi tù, phục vụ cộng đồng, nộp tiền phạt (tất nhiên đều được luật pháp cho phép). "Tất cả chúng ta đều có thể gây ra những điều ngu ngốc. Những người bị bắt thường do không may phạm phải lỗi nhỏ và không có lý do gì buộc họ bị lưu hồ sơ tội phạm mãi mãi”, ông Cicconetti tâm sự với Huffington Post.

Trong khi có người cho rằng, các hình phạt của thẩm phán Cicconetti chỉ để thu hút sự chú ý của giới truyền thông, Giáo sư Jonathan Witmer-Rich, chuyên gia về luật hình sự ở Đại học Luật Cleveland-Marshall lại cho rằng, vị thẩm phán đã tạo ra hiệu quả khi xử lý vụ việc.

Ngoài tiết kiệm được chi phí để đưa người phạm tội vào tù, hình phạt độc đáo sẽ khiến cho người phạm tội cư xử tốt hơn với cộng đồng sau khi họ đã có hành vi gây tổn hại.

Vụ án đầu tiên tạo động lực cho thẩm phán Cicconetti là vụ một phụ nữ lái xe vượt trái phép chiếc xe buýt chở học sinh. Thẩm phán Cicconetti nghĩ, nếu chỉ bắt đối tượng nộp phạt, cô ta sẽ không bao giờ hối hận về hành vi của mình. Ông quyết định, hoặc là bị cáo bị đình chỉ giấy phép lái xe 90 ngày hoặc phải lái một xe buýt chở học sinh để nhận ra tính chất nguy hiểm trong hành động của mình.

Trong số những câu chuyện thành công của Cicconetti phải kể đến người đàn ông bị đứng canh con lợn 1 ngày như đã kể trên. "Khi nào có dịp ghé qua, anh ấy lại vào chào tôi một tiếng hoặc vẫy chào tôi khi gặp trên phố", thẩm phán Cicconetti kể với tờ News-Herald. "Anh ấy thậm chí còn mời tôi ăn trưa. Đó là giá trị của những việc tôi đã làm".

 

Hình phạt lạ lùng

Edmond Aviv sống tại thành phố South Euclid, bang Ohio (Mỹ) bị phạt phải mang 1 bảng hiệu với dòng chữ "Tôi là một kẻ chuyên bắt nạt người khác". Ông đã trêu chọc đứa trẻ hàng xóm khuyết tật hơn 15 năm. Đây là bản án thứ 4 của ông.

Tyler Alred sống tại tiểu bang Oklahoma phạm tội ngộ sát khi lái xe tải đâm chết một người bạn. Thay vì ngồi tù, Alred phải chịu một loạt hình phạt thay thế, trong đó có việc phải đi nhà thờ liên tục trong 10 năm.

Khi còn làm việc cho một đoàn cứu trợ, Nathen Smith, sống tại thành phố Painesville, bang Ohio đã đánh cắp 250 USD trong số tiền quyên góp cho những người vô gia cư. Smith bị kết án sống một đêm vô gia cư.

Jeremy Sherwood, 18 tuổi, sống tại thành phố Painesville, bang Ohio (Mỹ) bị kết tội ăn cắp tại một cửa hàng phim người lớn. Tòa đã phạt Sherwood bịt mắt đứng bên ngoài cửa hàng này và cầm một tấm bảng ghi: "Không thấy những gì xấu xa".

Steven Cranley ở tỉnh Ontario (Canada) đã hành hung bạn gái của mình. Kết quả, Cranley bị buộc phải tránh xa bạn gái và không được phép có người yêu mới trong vòng 3 năm.

Otis Mobley sống ở thành phố Richmond, bang California bán một máy phóng lựu đạn để kiếm tiền. Thay vì phạt tù, tòa đưa ra một loạt sách để Mobley đọc và bắt thuật lại.

Cha và con trai nhà Donoho ở tiểu bang Oregon (Mỹ) bị kết tội dùng giấy phép săn bắn giả. Họ bị phạt 4 năm tù giam vào mùa săn bắn.

Nguyễn Lai – Linh/Cảnh sát toàn cầu

===============================

Từ xưa, Lý học Việt đã nói đến hậu quả của việc trừng phạt, nhân danh luật pháp. Lão Gàn hy vọng sẽ có dịp trình bày về vấn đề này.

Việc xử án của vị thẩm phán Michael Cicconetti chính là những biện pháp mang tính nhân bản đưa đến một hiệu quả tốt phục vụ cho một cuộc sống yên bình.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật cái chết của Phó Thủ tướng Triều Tiên

14:42 ngày 16 tháng 08 năm 2015
 

Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon được cho là đã bị xử tử theo lệnh của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un hồi tháng 5/2015.
 
pho_trieu_tien_NMBP.jpg
Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon.

 

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin, Phó Thủ tướng Triều Tiên Choe Yong-gon được cho là đã bị xử tử theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un hồi tháng 5/2015 vì công khai bất đồng với chính sách lâm nghiệp của nhà lãnh đạo trẻ tuổi họ Kim.  
Lý do hành quyết ông Choe được đưa ra là do ông không đạt được bất kỳ thành tích nào trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Choe sinh năm 1952 và từng lãnh đạo Phái đoàn Triều Tiên trong cuộc hội đàm kinh tế liên Triều ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong năm 2005.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Joguk năm 2006, ông Choe thông báo rằng khu tổ hợp công nghiệp Kaesong sẽ đóng vai trò là trung tâm hậu cần nội bộ Triều Tiên vốn thu hút nhiều sự chú ý vào thời điểm đó.
Ông Choe được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Triều Tiên vào ngày 19/6/2014.
Lần cuối cùng ông Choe xuất hiện trên truyền thông quốc gia Triều Tiên là tháng 12 năm ngoái, tại lễ tưởng niệm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) trước đó từng thông báo, từ khi lên năm quyền, ông Kim Jong-un đã xử tử khoảng 60 quan chức. NIS nói rằng ông Kim Jong-un không muốn bị chỉ trích và thường thanh trừng những thành phần tử chống đối.
Những bức ảnh mà Triều Tiên công bố gần đây cho thấy, ông Kim Jong-un dường như đang tăng cân. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng không xuất hiện trước công chúng trong 40 ngày liên tiếp từ tháng 9 đến tháng 10/2014, làm dấy lên đồn đoán rằng ông gặp vấn đề sức khỏe.
Được biết, cả nhà sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Il-sung lẫn con trai ông là  cố lãnh đạo Kim Jong-il (cha của Kim Jong-un) đều mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Theo kienthuc.net.vn

=================

NIS nói rằng ông Kim Jong-un không muốn bị chỉ trích và thường thanh trừng những thành phần tử chống đối.

 

Lão Gàn cũng không muốn bị chỉ trích và sẵn sàng "đì lét" tất cả những ai chống lại lão Gàn với những luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, trên diễn đàn này mà không có "cơ sở khoa học". Nhưng hành vi của lão Gàn không thể được coi là mang tính cưỡng chế học thuật. Bởi vì những người có luận điểm chống lại Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn có thể thể hiện quan điểm của họ ở bất cứ nơi đâu. Thậm chí ở cả những phương tiện truyền thông chính thống. Và lão Gàn không phải là một dương vật - í lộn - nhân vật chính trị. Mà là một người chứng minh cho một chân lý khách quan. Do đó, bất cứ ở nơi đâu, những người phản biện lão Gàn cũng có thể bày tỏ quan điểm của họ và vấn đề là sự thuyết phục của hệ thống luận điểm chứng minh. Thậm chí tận Hoa Kỳ, tiến sĩ Hà Hưng Quốc viết hẳn một bộ sách hai cuốn, để phản biện lão Gàn. Nhưng cả hệ thống luận điểm đồ sộ của ông ta, lão chỉ gõ chưa tới 5 dòng là sang phim.

Chính bởi tính khách quan chân lý mà lão Gàn chứng minh, tự nó sẽ có tính thuyết phục hay không, chứ không phải bằng biện pháp delete riêng trong trang web này, mà lão Gàn trở nên đúng. Và cũng không phải vì "dân chủ" cho tự do chỉ trích trên web này, mà lão Gàn sai, trong giới hạn của trang web này. Mà cái gọi là "dân chủ" giả hiệu ấy, chỉ làm cho lão thêm mất thì giờ. Lão không có thời gian thuyết phục những con bò.

Cho nên lão Gàn xác định một lần nữa rằng: Bất cứ ai tỏ thái độ chống lại quan điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử, sẽ bị loại khỏi diễn đàn. Đây là diễn đàn duy nhất không kết nạp thêm hội viên và đang có xu hướng loại bớt những hội viên vô tích sự. Bởi vì mục đích của nó là chứng minh cho chân lý tồn tại khách quan.

Nếu thực sự muốn phản biện lão Gàn và chứng minh sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là đúng, thì hãy công khai tranh luận trong một hội thảo chính thức được bảo trợ bởi cơ quan có thẩm quyền trong nước hoặc quốc tế. Hoặc lão Gàn đúng, hoặc lão Gàn sai, nếu có ai đó có khả năng vạch ra cái sai của lão Gàn. Đó là lý do trang web lyhocdongphuong, chỉ là một phương tiện giới thiệu một hệ luận chứng minh cho một chân lý, chứ nó không quyết định được tính phổ biến của chân lý. Tất nhiên, nó không liên quan gì đến "độc tài" hay "dân chủ". Nó chỉ liên quan đến "đúng" hay "sai" với các chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học.

Lão Gàn không có một mục đích chính trị nào trong việc chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử. Về mặt học thuật, điếu có vấn đề Trung Quốc và Hoa Kỳ ở đây. Nhưng nếu như lão Gàn không thể có cơ hội chứng minh cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì đúng 10/ 3 năm Bính Thân, lão Gàn sẽ cáo lỗi với tổ tiên và trang web này sẽ chuyên quảng cáo về dịch vụ làm Phong Thủy Lạc Việt. Lúc ấy, lão tin rằng những quy luật tương tác của vũ trụ sẽ phải tìm biện pháp khác, để làm sáng tỏ chân lý.

Cảm ơn những ai chia sẻ.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

dubaobai1.jpg

Khoảng 6 năm trước. Híc!


IMG_9636.jpg

Mới bốn năm trước

 

copy-of-imgm8756-1437706003542.JPG

Còn đây là bi wờ - Hàng quá đát, chờ thanh lý!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành kính phân ưu, xin thắp nén nhang tưởng nhớ nữ sĩ Ngân Giang - Thân mẫu của Sư phụ Thiên Sứ, nhìn ảnh cụ giống có nét rất giống Sư phụ. Hì! 

 

13 năm ngày mất của nữ sĩ Ngân Giang (17/8/2002-17/8/2015):

“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen…” Dân trí Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)

Cuộc đời bà là chuỗi những thăng trầm: đầy vinh quang, nhưng cũng không ít cay đắng.

“Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...”

Tôi quen bà là khi mới chập chững bước vào nghề báo, còn bà thì đã được nhân gian đúc xong pho “Tượng vàng thi ca”. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tìm đến nhà bà, bà hỏi: “Sao biết đường mà tìm đến đây?”. Tôi đọc hai câu thơ của bà: “Trước cửa vài khóm trúc/ Gió về bay phất phơ”, bà cười lớn: “Cậu này ranh thật!”, Tôi chả hiểu là bà khen hay chê. Căn phòng bà ở ngoài bãi Nghĩa Dũng (ngoài đê Sông Hồng, Hà Nội) chật chội, nhưng bà bảo chả bao giờ vắng khách. Bà kêu cô cháu gái lấy cho bà mấy thanh hương trầm. Bà cho vào chiếc lư đồng, đốt lên. Chờ cho hết khói, hương thơm phảng phất bay. Bà lấy ra cút rượu, rót vào hai cái ly con. Bà đưa cho tôi một ly. Lúc bấy giờ tôi mới có dịp ngắm kỹ bà: bà mặc áo lụa vàng-hồng, bên ngoài khoác áo len mỏng màu tím than, cổ khoác chiếc khăn voan mỏng, mặt thoa phấn sáp nhẹ, môi hồng. Điều làm tôi ngạc nhiên là mặt bà hầu như không có nếp nhăn, mặc dù đã ở cái tuổi “cổ lai hy”.

Người đời kể lại rằng, ở lứa tuổi trăng tròn bà là niềm mơ ước của rất nhiều tao nhân mặc khách. Gái Hà Nội, tài sắc vẹn toàn, công-dung-ngôn hạnh, lại nổi tiếng khắp kinh kỳ.

tai-tinh-chi-lam-cho-troi-dat-ghen.JPG

Giờ này trăng chửa qua rèm lụa,

Nửa nấp hoa quỳnh, nửa nấp mây

Tôi đứng bâng khuâng bên ngưỡng cửa,

Mắt buồn tha thiết rõi ngàn cây.

Tưởng ai thức trắng đêm dài viết,

Ánh nến buông xanh, bóng võ gầy

Đời muộn mơ gì công nghiệp lớn,

Về đi, vường ruộng ngát hương say...

(Thơ Ngân Giang) 

So với những tài danh cùng thời của phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Bích Khê, Hồ Dzếnh thì nữ sĩ Ngân Giang nổi bật hơn nhiều. 9 tuổi bà đã có thơ đăng báo, 16 tuổi đã cho ra đời cả tập thơ “Giọt lệ xuân” và nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên điều bất công với bà là ngay cả trong “Thi nhân Việt Nam” (của Hoài Thanh-Hoài Chân) và “Nhà Văn hiện đại” (của Vũ Ngọc Phan) cũng không có lấy một bài giới thiệu về bà. Nhà thơ Thẩm Thệ Hà đã từng than thở: “Điều làm cho ta ngạc nhiên là tại sao các nhà phê bình văn học lại bỏ quên một nữ sĩ tài hoa đến thế!”.

Có lần tôi đem câu này hỏi bà. Bà cười: “Cậu đi mà hỏi ông Hoài Thanh ấy”. Dạo ấy ông Hoài Thanh đã qua đời, nhưng vẫn còn Hoài Chân. Có lần tôi tới thăm Hoài Chân, lúc ấy ông đã yếu nhiều. Tôi hỏi, ông không trả lời mà nhũng nha nhũng nhẵng ngâm 2 câu Kiều:

“Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.

Có lẻ Hoài Chân nói đúng! Tài sắc vẹn toàn đến như bà không chỉ đồng loại ganh

tỵ với bà mà “trời đất cũng phải ghen tỵ”.

Hôm ấy bà đã đọc, rồi bình cho tôi nghe rất nhiều về thơ bà. Tôi ghi chép đầy cả cuốn sổ tay. Giọng vang. Không chút nhầm lẫn. Một trí nhớ tuyệt vời. Sau này, cứ lâu lâu tôi lại ghé thăm bà. Lại vẫn đốt hương trầm, rót rượu mời khách và đọc thơ.

Và cũng từ hôm ấy, cứ vào dịp cuối năm tôi lại tới thăm bà. Lần nào cũng vậy, bà vẫn mặc đẹp, thoa chút phấn sáp, lấy thỏi son tô lại làn môi, đeo chuỗi hạt ngọc, đốt chiếc lư trầm, đợi khói bốc lên, rót hai chén rượu và... chuyện thơ, văn. Và rồi cũng chưa bao giờ ngồi lại được với bà lâu. Lại những người khách đến. Không từ chối tiếp ai được: "Khổ một nỗi toàn là khách văn chương". Khách quen đã nhiều mà khách lạ cũng lắm.

"Một tài thơ thiên phú!"

Nữ sĩ Ngân Giang tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh năm 1916 tại Hà Nội, trong một gia đình Nho học 5 đời thờ Phật. Truyền thống văn chương của dòng họ ảnh hưởng rất sớm tới nhân cách của Ngân Giang. Ông ngoại của bà là hậu duệ của chúa Trịnh Sâm hay chữ. Ông nội là một nho sĩ nổi tiếng đất Bắc Hà, bạn thân của đại thi hào Nguyễn Du. Cha bà theo ông nội học chữ Hán, chơi đàn nguyệt nổi tiếng kinh thành. Tuy nhiên cái nghề sống chính của dòng họ này lại là nghề thêu ren và bốc thuốc bắc. Đỗ Thị Quế lớn lên với “Truyện Kiều”, “Hoàng Trừu”, “Quan Âm Thị Kính”, “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nhị Độ Mai”... Chính vì vậy mà năm mới lên 6 tuổi, một lần theo người bà bác ra ga, nhìn những con tàu, Đỗ Thị Quế đã thốt lên:

"Tàu về rồi tàu lại đi

Khối vô tình ấy nhớ gì sân ga"

"Một tài thơ thiên phú!" - người bác bỗng thốt lên. Từ đấy bà đã dạy cho cô cháu của mình cách làm thơ, phú, dịch Đường thi mà bà ưa thích. Năm 1924, lên 8 tuổi, Đỗ Thị Quế đăng bài thơ đầu tiên "Vịnh Kiều" với bút danh Nguyệt Quyên trên tờ “Đông Pháp”. Sự phát tiết quá sớm của một tài thơ tất khó tránh khỏi khổ lụy. Đọc sách Phật, thấy dạy nhiều điều thiện, bé Quế thấy mình có tội quá nhiều. Thế là vào một chiều khi "hoa lan rụng trắng sân đình", cô bé Đỗ Thị Quế đã gieo mình xuống Hồ Tây. May thay người nhà phát hiện kịp đưa bé về nhà. Năm ấy Đỗ Thị Quế mới tròn 9 tuổi. Quế tiếp tục làm thơ. Từ năm 1929 đến năm 1931 viết cho báo “Trung Bắc Tân Việt” với bút danh Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế. Năm 1932 cho in cuốn "Giọt lệ xuân" tại nhà xuất bản Tân Dân. Danh tiếng Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế bắt đầu được mến mộ. Đến khi nhật báo “Phụ Nữ Thời Đàm” dành hẳn môt trang để giới thiệu “Giọt lệ xuân” với nữ sĩ tí hon Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế thì tiếng tăm của Đỗ Thị Quế đã nổi khắp kinh thành. Năm ấy Đỗ Thị Quế vừa độ tuổi trăng tròn.

Tài thơ phú bẩm sinh, sắc đẹp diễm kiều, lại đàn hay, họa giỏi, thêu thùa rất khéo, Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế đã trở thành niềm mơ ước của biết bao tài danh đất Bắc Hà. Nhưng mà như Phạm Quý Thích đã từng nói: "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy". Hạnh Liên - Đỗ Thị Quế cũng không thoát được cái vòng trầm luân ấy. Dường như bà cũng ý thức được điều ấy. Trong bài “Hoài cảm”, từ thuở ấy, bà đã viết:

"Mỗi bước chân đi, mỗi bước sầu,

Trăm năm thân thế gửi về đâu".

Hiểu rõ con gái mình, ông đồ Nho Đỗ Hữu Tài muốn Quế sớm yên bề gia thất. Không chịu sự sắp đặt của cha, bà cố tình lẩn trốn. Biết khó bề khuyên bảo, ông đồ Nho đuổi đánh, đập nát 3 giàn hoa thiên lý, Đỗ Thị Quế đành phải bò ra cúi lạy cha xin chịu vâng lời. Thế là bóng dáng chàng "hiệp sĩ" cách mạng mặc áo choàng đen mới kịp hiện hữu trong trái tim mẫn cảm của nàng thi sĩ tuổi trăng tròn đã trở thành dang dở. Lên xe hoa về nhà chồng nàng quay đầu về phương trời nơi người ấy ra đi, tạ tội:

"Ngày chửa sang thu đã thấy buồn

Tình chưa ngời sáng đã hoàng hôn

Trời không mưa gió lòng mưa gió

Người ở đầu thôn mộng cuối thôn".

Nhưng rồi tổ ấm gia đình cũng không thể giữ nổi con tim sôi nổi, ưa hoạt động của bà. Nhà thơ tìm đến với phong trào cách mạng - Đó là vào năm 1935 - Bắt đầu bằng việc làm giao liên cho Đoàn Thanh niên cộng sản. Cũng từ thời gian này, bút lực của nữ sĩ càng thêm sung sức hơn. Vào một đêm mật thám Pháp đã tới nhà khám xét, tra hỏi vì "cô Hạnh Liên đã làm thơ kêu gọi thanh niên đứng lên cứu nước dán ở Đền Ngọc Sơn". Mẹ chồng, vì lo cho sự an toàn của gia đình, đã không ngớt lời chì chiết cô con dâu là "mầm mống gieo họa cho cả dòng họ". Một đêm mưa gió bão bùng, bụng mang dạ chửa, Hạnh Liên lại gieo mình xuống Hồ Tây. "Dường như trời chưa cho tôi thoát kiếp trầm luân" - sau này nữ sĩ nhớ lại. Rồi bà bảo: "Kiếp trước tôi là võ tướng, vì giết nhầm một văn nhân nên kiếp này phải làm thi sĩ để trả nghiệp". Vì là nghiệp chướng nên cái nợ văn chương cứ đeo đuổi mãi. Năm 21 tuổi nữ sĩ cho xuất bản cuốn "Duyên văn", rồi vào Sài Gòn viết cho “Điện tín nhật báo” và “Mai” của Đào Trinh Nhất. Một thời gian sau đó, nữ sĩ quay ra Bắc viết cho “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Đàn bà”...

Năm 1939 "Trưng nữ vương" ra đời đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp văn chương của nữ sĩ: tên tuổi của bà đã vang vọng từ Nam ra Bắc và bốn năm sau đó tập thơ “Tiếng vọng sông Ngân” với bút danh Ngân Giang ra đời đã đưa Ngân Giang lên vị trí những người được yêu thích nhất trên thi đàn Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám (1945) bùng nổ. Ngân Giang bị cuốn theo dòng thác cách mạng. Nữ sĩ hô hào cổ vũ cho cuộc kháng chiến. Để tỏ lòng tôn kính các vị anh hùng dân tộc, Hồ Chí Minh, Ngân Giang đã đem hết cái tài thêu thùa được học từ thuở nhỏ, thêu cả một bài thơ "Kính dâng các bậc anh hùng", trong đó có những câu đầy khí phách "Ta say uy võ Trần Hưng Đạo, ta say sự nghiệp Hồ Chí Minh" và dâng lên ông Hồ. Cảm động trước bầu nhiệt huyết của nữ sĩ, Hồ Chí Minh khen:

"Mấy lời cảm tạ Ngân Giang

Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu"

Ngơ ngác phương trời con én lạc

Do đòi hỏi cấp bách và chiến lược lâu dài của cuộc kháng chiến, Bộ chỉ huy của cách mạng Việt Nam dời về Việt Bắc. Ngân Giang cũng hăng hái đeo ba lô, bồng hai con nhỏ theo đoàn quân cách mạng về Việt Bắc để rồi hai năm sau đó phải quay trở lại nội thành.

"Thân gái bơ vơ giữa dặm trường. Muôn vàn mối đe dọa, cám dỗ" - Ngân Giang nhớ lại. Rồi thì cũng phải tìm chốn nương thân. Trong số những người tìm đến bà chọn con trai tuần phủ Hà Đông với hy vọng "sẽ là lá chắn che chở an toàn để tiếp tục đóng góp cho cách mạng". Đây cũng là bước ngoặt đầy bi kịch của nữ sĩ. Công bằng mà nói, ở mức độ nào đó, bà có lý. Chẳng thế mà, có lần, với tư cách là con dâu tuần phủ, nữ sĩ vào được tới tận sào huyệt của quân Tưởng cứu được nhiều trinh sát Việt Minh thành. Trong số đó có cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Sống trong lòng địch mà lòng nữ sĩ vẫn hướng về Việt Bắc:

“Gác xép mơ màng tin quốc sự

Ngày về mãi mãi nhớ lời nhau”

Cách mạng thành công, hòa bình lập lại, Ngân Giang bắt đầu bị quên lãng. Tên tuổi và thơ văn của nữ sĩ không được xuất hiện trên sách báo, mặc dù những người yêu thơ từ Nam chí Bắc vẫn truyền tay nhau chép thơ bà. Cái chân cán bộ văn hóa quèn của bà cũng bắt đầu bị lung lay. Và năm 1957, ở tuổi 41, Ngân Giang nữ sĩ nổi tiếng đã buộc phải rời khỏi Sở Văn hóa thông tin Hà Nội. "Ra khỏi biên chế nhà nước thời bấy giờ là chuyện kinh khủng" - Ngân Giang nhớ lại. Đi đâu, làm gì để nuôi sống bản thân và gần chục đứa con đây?

Với tâm trạng cô miên nữ sĩ thốt lên:

"Ngơ ngác phương trời con én lạc

Chập chờn khung cửa cánh hoa nghiêng"

Tuyệt vọng, không còn biết bấu víu vào đâu, Ngân Giang cầu cứu Hội Nhà văn, rồi Nhà xuất bản của Hội để may ra kiếm được một công việc gì đấy: biên tập, morat, đóng bìa sách, thậm chí là rửa cốc chén, dọn vệ sinh... miễn là có việc, có lương.

Viết đơn, chờ đợi. Lại viết đơn. Đến lần thứ 10, không chờ được nữa bà chạy tới "cạy cục" nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu thương bà lắm, nhưng rồi ông cũng chỉ biết thở dài: "Khổ quá, tôi là

thiểu số!", sau khi đã vò đến nát đầu, gãi đến đỏ tai.

Tuyệt vọng đến cùng cực, "chết không được đành phải sống". Ngày ngày nữ sĩ ra bãi sông Hồng quét là khô để bán, tối về đi rửa bát, chai lọ thuê. Làm quần quật cũng chỉ đủ tiền mua gạo nấu cháo cho 10 đứa con sống lay lắt qua ngày. ông Tú Mỡ, thủ quỹ Hội Nhà văn lúc bấy giờ thương tình ứng trước cho bà 20 đồng với điều kiện: "Hết tháng phải trả nợ cả gốc lẫn lãi bằng... thơ". Cụ Tú thương mà làm vậy, chứ thực tình cụ thừa biết suốt ngày đầu tắt mặt tối kiếm cơm, kiếm cháo thì còn tâm trí đâu mà nghĩ tới chuyện văn chương. Mà có trả vốn và lãi bằng thơ cho cụ thì đăng ở đâu bây giờ?

Cũng không thể ngờ được rằng cuộc sống bằng nghề quét lá ấy kéo dài tới 10 năm, và kết quả là:

"Mười năm quét lá bên sông

Hình hài để lại cái còng trên lưng"

Bạn bè, những người yêu thơ Ngân Giang đến thăm bà, không ai cầm được nước mắt. Nhưng vận may có lúc cũng mỉm cười với nữ sĩ. Nhờ tài thêu ren từ tấm bé, Ngân Giang được nhận vào Hợp tác xã thêu ren Song Hỷ.

"Chiếc kim chiếc bút vui ngày tháng

Nào có ham gì miếng ngọt ngon"

Nhưng cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng tồn tại chẳng được bao lâu. HTX phát động phong trào "phê bình và tự phê bình". Bà hăm hở hưởng ứng "chống tiêu cực, tố cáo kẻ tham ô" và kết quả là bị đuổi ra khỏi HTX vì "gây rối trật tự công cộng. Bôi xấu cán bộ lãnh đạo".

Thế là nữ sĩ lại bơ vơ. Giờ thì không còn đủ sức để quét lá, rửa bát, chai lọ thuê nữa rồi. Bà ra đường mở quán bán nước:

"Một quán bên sông cuối phố nghèo

Miếng trầu bát nước có bao nhiêu"

Khổ một nỗi vốn liếng đã ít, khách thì phần đông lại là bạn văn chương "thừa tình cảm nhưng lại chẳng có tiền". Biết làm sao được. Rồi hy vọng cứ nhạt nhòa theo năm tháng:

"Sớm tối dăm ba đồng vốn liếng

Tháng ngày dăm bảy khách văn chương

Ôi năm cứ hết, xuân không hẹn..."

Cuộc sống cứ kéo dài, và nữ sĩ vẫn ngày ngày: "Còm cõi bên sông tóc úa dần/ Tay nâng chén nước lệ đầy khăn". Tuy nhiên bất chấp khó khăn níu kéo, bất chấp miệng tiếng thị phi. Nữ sĩ không những tỏ ra có nghị lực mà con đầy phách lực, bà cứ thản nhiên, nhi nhiên sống và chiêm nghiệm:

"Sớm khuya ngâm ngợi câu thành bại

Dưa muối đôi chiều cũng thấy ngon"

Quả thực nếu chỉ quẩn quanh vì chuyện áo cơm và những bất hạnh chồng chất hẳn nữ sĩ không tài nào đứng vững được. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Ngân Giang là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: bà là người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002) có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 4.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng và được coi là hay trong áng văn thơ nước nhà (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)

Ngày tháng rồi sẽ qua đi. Những bất hạnh của cuộc đời sẽ lùi dần vào quá khứ. Nhưng sự nghiệp văn chương của bà sẽ còn được nói đến:

"Rằng ngày xưa ấy Ngân Giang

Một dòng sông lạnh muôn vàn sao rơi".

Mối tình si

Theo nữ sĩ Ngân Giang thì bà có khá nhiều người mê, có người si mê. “Bây giờ vẫn còn có người mê đấy”- có lần bà bảo với tôi như vậy. Lúc ấy bà đã 80 tuổi. “Người ta mê nhau là vì cái tài, chứ sắc thì nay hết rồi”- bà bảo.

Trong nhân gian người ta hay đồn nhiều về chuyện thi sĩ-nhà giáo Đông Hồ chết trên bục giảng khi đang bình thơ bà. Đó là khi ông bình bài thơ “Trưng nữ Vương”, một trong những bài thơ được coi là hay nhất của Ngân Giang.

Người ta coi nó là tuyệt tác là bởi: Từ trước tới nay, hình tượng hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) nói chung và Bà Trưng Trắc nói riêng đã nhiều lần đi vào văn, thơ, nhạc, họa. Song đằng thẳng mà nói, ở thể loại thơ, hiếm có tác phẩm nào thể hiện được hình ảnh Bà Trưng Trắc đẹp một cách quyền quý, đài các như trong "Trưng nữ vương" của Ngân Giang. Có thể với những câu chữ đầy hình ảnh ước lệ, kiểu như: "khóe hạnh", "bóng sao rơi", "chim bằng", "đường kiếm mã", "gót ngọc"…, ta sẽ thấy "không gian thơ hơi ca kịch" (như nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét), song thiết nghĩ, chúng ta từng quen với một hình ảnh Bà Trưng Trắc mộc mạc, dân dã trong "Đại Nam quốc sử diễn ca" từng một thời được đưa vào sách giáo khoa (Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên/ Chị em nặng một lời nguyền/ Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân/ Ngàn tây nổi áng phong trần/ Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên/ Hồng quần nhẹ bước chinh yên/ Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành/ Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh/ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta/ Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là Bá vương…) thì cũng nên biết đến một hình ảnh Bà Trưng Trắc trong phong thái của một vị nữ vương đài các. Thật hiếm có câu thơ nào tả được nỗi cô đơn bi tráng của vị Nữ vương trong khi vừa để tang chồng vừa mưu đền nợ nước đẹp và ấn tượng như mấy câu thơ này

“Hồn người chín suối cười an ủi

Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi”

và:

“Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận

Gót ngọc gieo hoa ngát mấy trời”.

Đặc biệt, hình ảnh xuất hiện ở đoạn kết bài thơ cùng với tiếng than não ruột đã nâng tầm bài thơ lên thành một bản "anh hùng ca" kết hợp với "tình ca". Cái đẹp, cái mới trong tâm hồn một nữ thi sĩ sống ở thế kỷ XX đã nhập vào tâm hồn của một nhân vật lịch sử sống cách đó hai chục thế kỷ, khiến tâm thế nhân vật trở nên sống động, gần gũi hơn với độc giả thời nay. Và đó là một trong những thành công của bài thơ. Không phải ngẫu nhiên mà với khổ thơ kết bài:

Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa

Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi

Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá

Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi…

Người ta kẻ lại rằng, vào ngày 25 tháng 3 năm 1969, trong khi đang bình bài thơ này cho các sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn cùng thưởng thức, đọc đến câu: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi” và ông mới thốt lên: “Chàng ơi....” thì ngất xỉu ngay trên bục giảng, để rồi sau đó ít giờ, ông vĩnh viễn giã biệt thế gian. Cái chết của thi sĩ - nhà giáo Đông Hồ trong lúc trình diễn bài thơ của nữ sỹ Ngân Giang được xác định là do chấn động tâm lý, dẫn tới cơn tai biến mạch máu não. Đây được xem là một trong những giai thoại văn chương đẹp nhất từ trước tới nay.

Sau này tôi có đem câu chuyện này kể lại cho bà nghe, bà ý nhị bảo, bà cũng chỉ nghe người ta đồn thổi thế thôi.

Một tuần trước khi bà qua đời, tôi và một nữ đồng nghiệp đến thăm bà. Bà đã rất yếu, người cháu dìu bà ngồi lên xe lăn. Giọng đọc thơ của bà ngắt quảng sau những cơn thở dốc. Khi ra về bà cứ nắm mãi tay chúng tôi như không muốn rời. Khi chúng tôi đã đi ra cuối ngõ, nhìn lại vẫn thấy bà ngồi trên xe lăn trước cửa. Bà đưa tay lên định vẫy nhưng dường như cánh tay đã “không chịu nghe” bà.

Ngày 17/8/2002 bà đã trút hơi thở cuối cùng mang theo tất cả những vinh quan và cay đắng mà bà “được” và “phải” gánh chịu trên thế gian này.

                                                                                                       Lê Thọ Bình

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết rất hay, hôm nay cháu mới biết chú thiên sứ có một người mẹ tài hoa như thế, xin được một lần cúi đầu trước cụ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy dấu vết người tiền sử lái xe địa hình 12 triệu năm trước?

 Thứ ba, 18/08/2015 - 09:20
  

Dân trí Nhà địa chất học, tiến sỹ người Nga Alexander Koltypin mới đây tuyên bố tìm thấy "vết ô tô" và nhiều bằng chứng khác cho thấy nền văn minh thời tiền sử thực sự tồn tại.

 

Alexaner Koltypin cho rằng ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện loại xe địa hình khổng lồ, dấu vết còn để lại đến tận ngày hôm nay cho thấy đã qua 12-14 triệu năm.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

Tiến sỹ Alexander Koltypin.

 

Tiến sỹ Koltypin nhận định, những đường rãnh bí ẩn ở thung lũng Phrygian ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ là do nhân tạo chứ không phải được tạo ra từ quá trình tự nhiên.

"Giả sử rằng bánh xe của người tiền sử đã đi qua một bề mặt đất xốp mềm, ẩm ướt. Và vì trọng lượng rất lớn của xe nên độ lún cực sâu. Sau đó những đường lún này và toàn bộ bề mặt xung quanh dần hóa đá, bảo toàn mọi bằng chứng.

Những trường hợp thế này đã được biết đến trong địa chất, ví dụ dấu chân khủng long được "bảo tồn tự nhiên" theo cách tương tự", Koltypin nhận định.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

 

TS. Koltypin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học tự nhiên tại Đại học quốc tế độc lập Moscow, vừa trở về từ chuyến đi thực tế đến Anatolia với 3 cộng sự.

TS. người Nga này cho rằng, các nhà khảo cổ tránh va chạm vấn đề này vì nó sẽ làm hỏng tất cả lý thuyết kinh điển của họ. "Tôi cho rằng chúng ta đang tìm thấy dấu hiệu của một nền văn minh tồn tại từ rất sớm trên thế giới này", ông nói.

Liên quan đến dấu vết để lại, Koltypin cho hay khoảng cách giữa mỗi cặp rãnh rất đều và phù hợp với khoảng cách giữa hai bánh xe ô tô trong xã hội hiện đại.

Độ sâu tối đa của rãnh là khoảng 1 mét.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

 

"Là một nhà địa chất học, tôi có thể chắc chắn với bạn rằng dấu xe địa hình bí ẩn ở Thổ Nhĩ Kỳ có từ 12-14 triệu năm trước đây", Koltypin tuyên bố.

Koltypin tốt nghiệp ĐH địa chất học khảo sát từ thời Xô Viết, sau đó làm việc như một nhà khoa học chính thống.

Mới đây, ông đã viết sách và khuyến khích những cuốn sách về bí ẩn khoa học thường thức.

Huyền Anh
Theo Mirror

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thấy dấu vết người tiền sử lái xe địa hình 12 triệu năm trước?

 Thứ ba, 18/08/2015 - 09:20
  

Dân trí Nhà địa chất học, tiến sỹ người Nga Alexander Koltypin mới đây tuyên bố tìm thấy "vết ô tô" và nhiều bằng chứng khác cho thấy nền văn minh thời tiền sử thực sự tồn tại.

 

Alexaner Koltypin cho rằng ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện loại xe địa hình khổng lồ, dấu vết còn để lại đến tận ngày hôm nay cho thấy đã qua 12-14 triệu năm.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

Tiến sỹ Alexander Koltypin.

 

Tiến sỹ Koltypin nhận định, những đường rãnh bí ẩn ở thung lũng Phrygian ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ là do nhân tạo chứ không phải được tạo ra từ quá trình tự nhiên.

"Giả sử rằng bánh xe của người tiền sử đã đi qua một bề mặt đất xốp mềm, ẩm ướt. Và vì trọng lượng rất lớn của xe nên độ lún cực sâu. Sau đó những đường lún này và toàn bộ bề mặt xung quanh dần hóa đá, bảo toàn mọi bằng chứng.

Những trường hợp thế này đã được biết đến trong địa chất, ví dụ dấu chân khủng long được "bảo tồn tự nhiên" theo cách tương tự", Koltypin nhận định.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

 

TS. Koltypin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học tự nhiên tại Đại học quốc tế độc lập Moscow, vừa trở về từ chuyến đi thực tế đến Anatolia với 3 cộng sự.

TS. người Nga này cho rằng, các nhà khảo cổ tránh va chạm vấn đề này vì nó sẽ làm hỏng tất cả lý thuyết kinh điển của họ. "Tôi cho rằng chúng ta đang tìm thấy dấu hiệu của một nền văn minh tồn tại từ rất sớm trên thế giới này", ông nói.

Liên quan đến dấu vết để lại, Koltypin cho hay khoảng cách giữa mỗi cặp rãnh rất đều và phù hợp với khoảng cách giữa hai bánh xe ô tô trong xã hội hiện đại.

Độ sâu tối đa của rãnh là khoảng 1 mét.

 

thay-dau-vet-nguoi-tien-su-lai-xe-dia-hi

 

"Là một nhà địa chất học, tôi có thể chắc chắn với bạn rằng dấu xe địa hình bí ẩn ở Thổ Nhĩ Kỳ có từ 12-14 triệu năm trước đây", Koltypin tuyên bố.

Koltypin tốt nghiệp ĐH địa chất học khảo sát từ thời Xô Viết, sau đó làm việc như một nhà khoa học chính thống.

Mới đây, ông đã viết sách và khuyến khích những cuốn sách về bí ẩn khoa học thường thức.

Huyền Anh

Theo Mirror

 

 

Cái này lão Gàn nói lâu rùi! Rằng thì là mà "Có một nền zdăng miêng toàn cầu huyền vĩ đã tồn tại trên trái Đất này và chính họ là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thực tế phát hiện được không hề phản bác lại luận điểm của lão Gàn, mà ngày càng chứng tỏ lão cứ từ đúng trở lên. Với lão thì những thứ gọi là di vật khảo cổ, chỉ là bằng chứng cho những thứ tư duy chậm phát triển. Lão chỉ cần phân tích về lý thuyết cũng đủ thấy rất rõ điều này.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện "chàng Down đi bán phở" khiến ai cũng giật mình suy nghĩ

Hồng Hạnh (Theo SKCĐ)

15:00 PM Ngày 17/08/2015

 
 

 

Hải, một anh chàng mắc hội chứng Down cũng có một "văn phòng" để mỗi ngày được đến làm việc như một nhân viên mẫn cán, cần cù

 

Hàng ngày, bạn đến văn phòng của mình để làm công việc mà bạn yêu thích. Hải, một anh chàng mắc hội chứng Down cũng có một "văn phòng" để mỗi ngày được đến làm việc như một nhân viên mẫn cán, cần cù. "Văn phòng" của anh ngập ngụa mùi quế, mùi thịt bò, rau ngò, húng lủi... Một "văn phòng không giống ai", bởi tại đây, anh được đối xử bình đẳng như tất cả mọi nhân viên bình thường khác.

 

20150817-012431-11853982_101531220821757

 

Vào một ngày cách đây hai năm, tiệm phở nhỏ bé trong một con hẻm yên tĩnh ở quận Gò Vấp dường như sôi động hơn mọi khi. Người ta kháo nhau chuyện ông bà chủ tiệm phở phát 100 phiếu cơm chay miễn phí cho người nghèo, lang thang, cơ nhỡ. Họ đến đó, được ăn uống no nê, ra về trong hân hoan, và niềm tin tuyệt đối vào lòng tốt. Trong bao nhiêu người đến rồi đi ấy, có Hải. Anh là người duy nhất đến, nhưng không đi, mà quyết định ở lại tiệm phở để "làm việc".

 

20150817-012431-11855360_101531220822407

 

3 giờ sáng hôm ấy, khi ông chủ mở cửa dọn hàng, đã thấy một người đàn ông đứng chờ sẵn ở đó. Là Hải. Anh mặc một cái sơ mi trắng, quần kaki xắn trên mắt cá, chân đi đôi dép tổ ong đã mòn vẹt. Điều ngạc nhiên là, những món đồ anh mặc trên người tuy rất cũ, nhưng áo vẫn được bỏ vào quần tử tế, dường như sẵn sàng trong tư thế của một người đi xin việc. Anh lúng búng nói: "Cho Hải làm việc", và rồi "Hải muốn làm việc!". Từ đó, anh trở thành một "nhân viên" đặc biệt hơn tất cả mọi nhân viên mà quán phở từng tuyển dụng.

 

20150817-012431-11853980_101531220823607

 

Bà chủ quán phở, một người phụ nữ xinh đẹp đã ngoài tứ tuần, mắt sáng lên khi kể về Hải: "Không ai bảo Hải đến phụ việc ở quán mình. Tự cậu thích thì cậu đến thôi. Tất nhiên là mình không dám giao việc gì cho cậu cả, cậu thấy bàn dơ thì cậu lau, chanh ớt tương mắm cậu đặt vào vị trí của nó. Mà phải đúng vị trí mới chịu. Ai để sai là cậu khóc, bắt để lại cho đúng. Nhân viên lau bàn qua loa là cậu mắng dữ lắm. Xong cậu lấy khăn ra lau lại, vuốt từng cạnh bàn sạch bóng. Khách đến cậu lăng xăng dắt xe, mời khách vào trong. Trẻ con thấy cậu không bình thường nên sợ. Cậu bảo, Hải đâu có làm gì đâu mà sợ?".

 

20150817-012432-11850808_101531220823657

 

Thật ra, với một anh chàng có Down, hạn chế về nhận thức, thì những việc họ làm không thể nào chỉn chu trọn vẹn như một người bình thường được. Khi quán đông khách, cậu bắt đầu luống cuống sợ hãi, cứ đi ra đi vô chụp cái này, lấy cái kia một cách vô thức. Những lúc ấy, sự có mặt của cậu đôi khi trở thành vướng víu và bất tiện cho mọi người. Nhưng ông bà chủ không quan tâm điều đó. Họ biết rằng không ai có thể đòi hỏi Hải phải làm việc một cách đàng hoàng tử tế như những người bình thường. Sự tử tế nhất ở cậu, chính là khát khao được lao động như bất cứ ai trong xã hội này, và ý thức "có làm thì mới có ăn" khiến cậu trở thành một anh chàng tự trọng hơn nhiều người may mắn có hình hài lành lặn khác.

20150817-012431-11872674_101531220822257

20150817-012431-11851080_101531220821957

 

Bà chủ kể, sáng Hải đến, quán pha sẵn li cà phê, cậu nhất quyết không uống. Đợi khi có khách rồi cậu mới hỏi xin li cà phê khi nãy. Ai cũng hiểu khi cậu chưa làm việc thì cậu chưa dám đòi quyền lợi cho mình, dù chỉ là li nước hay bát phở lót dạ. Quán thường trả lương cho nhân viên vào cuối tuần, cậu cũng mặc nhiên xem mình là nhân viên và chỉ nhận tiền từ cô bé kế toán, chỉ nhận tờ tiền có mảnh giấy kẹp lại bên ngoài giống như mọi nhân viên khác trong quán. Tiền không có mảnh giấy kẹp bên ngoài, cậu bảo cái này là của bà chủ cho chứ không phải "lương".

"Đi làm" và "nhận lương", cậu vui lắm, hớn hở khoe hết người này đến người kia, dù đồng lương cậu cầm chỉ là một tờ tiền tượng trưng, thậm chí cậu còn không biết giá trị và cách sử dụng nó. Nhưng chắc chắn là cậu có được niềm hạnh phúc khi được cầm trên tay thành quả của một tuần làm việc, như bao nhiêu người bình thường xung quanh cậu.

20150817-012432-11880304_101531220822457

 

Có một điều ít ai biết, mà bản thân cậu có lẽ cũng không nhận thức được, rằng gia đình cậu thuộc hàng khá giả trong khu Xóm Mới. Ba mẹ cậu đã lớn tuổi, nhưng không thiếu tiền bạc của cải để cưu mang cậu suốt đời mà không cần cậu phải bươn chải nuôi thân.

 

20150817-012431-11844213_101531220821707

 

Có lần thương cậu cứ 3g sáng là lại lồm cồm bò dậy "đi làm", ba cậu thuê xe chở cậu lên trang trại của gia đình ở Đà Lạt để nghỉ ngơi, kết hợp chữa bệnh. Trong suốt một tháng đó, ngày nào cậu cũng khóc đòi về. Cậu bảo "Hải nhớ cô lắm, cho Hải về bán phở phụ cô đi". Thuyết phục mãi không được, cho tiền cậu cũng không thèm, cuối cùng ba cậu đành phải kêu taxi chở cậu về.

Xe chạy về gần đến nhà rồi, ngang qua tiệm phở cả đoạn dài, cậu la bải hải "Dừng lại, dừng lại". Xong cứ thế mà mở cửa xe, lao xuống, tay cầm cái va li nặng trịch, hớt hơ hớt hải chạy bộ một mạch đến thẳng tiệm phở. Chưa kịp nghỉ ngơi sau chặng đường dài hàng trăm cây số, cậu vội vàng đi đến chỗ để vật dụng cá nhân của mình, lấy ra nào cà vạt, nào mũ, nào bảng tên, mang vào chỉnh tề đâu ra đó.

 

20150817-012432-11855313_101531220822557

 

Một nhân viên trong quán kể, khi Hải "đóng đủ bộ" như thế, nghĩa là cậu đã sẵn sàng để làm việc. Còn nếu thấy cậu lột từng món ra, cho vào túi ni lon đem cất, chấp nhận ăn mặc xuề xoà, nghĩa là cậu mệt rồi, cậu về nghỉ thôi. Hôm sau hết mệt cậu lại đến. Đều đặn như một chiếc đồng hồ.

 

20150817-012432-11868798_101531220821607

 

Khi tôi bước ra khỏi "văn phòng" đậm mùi ngò gai, húng quế rất đặc trưng của Hải, cậu lăng xăng dắt giúp tôi chiếc xe, chỉ chỉ vào chiếc mũ bảo hiểm bắt tôi đội vào. Tôi mỉm cười cám ơn cậu. Dù có thể cậu không hiểu người khách trước mặt cậu vừa nói gì, và cậu càng không thể hiểu được cậu đã vừa nhen trong lòng tôi hay bất cứ ai đến tiệm phở này, một niềm tin về cuộc sống, về tình yêu thương, về trách nhiệm của mỗi người với cuộc đời mình, về cậu - một người không bình thường tự trọng hơn nhiều người bình thường khác...

Và một lời cám ơn dành cho Hải, với từng đó thứ, làm sao cho đủ? Nhưng chắc chắn là rất thật lòng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Lan thẩm vấn người "tiên đoán" vụ đánh bom tại Bangkok

 Thứ năm, 20/08/2015 - 07:42
 

Dân trí Một người đàn ông Thái Lan hôm qua đã bị cảnh sát thẩm vấn sau khi đăng tải trên mạng xã hội lời cảnh báo về một vụ đánh bom chết người ở Bangkok, chỉ vài ngày trước vụ nổ bom kinh hoàng gần đền Erawan.

 >> Có thêm 2 nghi phạm trong vụ đánh bom Bangkok
 >> Thái Lan công bố ảnh nghi phạm, treo thưởng 1 triệu baht để bắt kẻ đánh bom

 

thai-lan-tham-van-nguoi-tien-doan-vu-dan

Pongpob Boonsaree (giữa) đã bị cảnh sát thẩm vấn vào tối qua 19/8 (Ảnh: Bangkok Post)

 

Pongpob Boonsaree, 36 tuổi, một nhân viên doanh nghiệp nhà nước, đã bị cảnh sát thẩm vấn tại Cơ quan Phòng chống tội phạm công nghệ cao (TCSD) vào tối 19/8 vì một thông điệp mà anh này đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân hôm 13/8.

Pongpob, người sử dụng tên Vitchavej Pornpromraksa trên Facebook, đã viết trong cảnh báo gây tranh cãi rằng: "Khẩn cấn, khẩn cấp, cẩn cấp, từ 14-18/8, hãy cẩn thận tại Bangkok. Đây là tất cả những gì tôi có thể nói. Thông tin này chính xác 86%. Đó là tất cả những gì tôi có thể nói. Nhắc lại một lần nữa".

Bốn ngày sau đó, một vụ nổ khủng khiếp đã xảy ra tại đền thờ linh thiêng Erawan ở Bangkok vào tối ngày 17/8, làm 20 người thiệt mạng và 125 người bị thương.

Khoảng một giờ sau vụ nổ gây sốc cho cả nước, Pongpob lại viết trên mạng xã hội: "Tôi đã cảnh báo mọi người là hãy cẩn thận mà. Giờ thì đã tin tôi chưa? Nó đã xảy ra".

Phát biểu trước báo giới vào hôm qua, Pongpob cho biết anh không phải là chủ nhân thực sự của cảnh báo trên, mà chỉ sao chép lại từ trang Facebook của một nhóm chính trị.

"Tôi hoài nghi về thông điệp đó và tôi cảm thấy có điều gì tồi tệ có thể xảy ra. Tôi lo lắng cho mọi người, vì vậy tôi đăng tải lại thông điệp đó trên Facebook của mình. Tôi không nghĩ một điều gì đó sẽ thực sự xảy ra", Pongpob nói.

Phát biểu trước báo giới, Pongpob từ chối cung cấp thông tin chi tiết về nhóm mà anh đã sao chép cảnh báo, nhưng cho biết sẽ hợp tác với cảnh sát để điều tra nội dung được đăng tải trên trang web của nhóm đó.

Anh này cũng khẳng định không liên quan tới vụ đánh bom tại đền Erawan, nói thêm rằng khi vụ tấn công xảy ra anh đang ở văn phòng làm việc.

Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Prawut Thawornsiri cho hay cảnh sát không đưa các cáo buộc đội với Pongpob. Tuy nhiên, một cuộc điều tra đang được tiếp tục để tìm ra người đăng tải thông điệp cảnh báo đầu tiên và cảnh sát đang tiến hành khám xét nhà của Pongpob tại Chachoengsao.

Pongpob nói nhóm chính trị mà anh sao chép thông điệp có 70.000 thành viên và trước đó đã đang tải các dự báo về các vụ việc tại Thái Lan, mà 80-90% trong số các cảnh báo đó là chính xác.

Pongpob thừa nhận anh này là một người ủng hộ phe "áo đỏ" và từng tham gia các cuộc tuần hành chính trị của phe này, nhưng khẳng định không phản đối chính quyền quân sự hiện thời.

Pongpob cũng kêu gọi giới chức không nhắm vào những người sử dụng internet ủng hộ phe "áo đỏ" và không lấy một vụ việc riêng lẻ của anh để gắn cho toàn bộ phe "áo đỏ" là những người chuyên phao tin đồn nhảm.

 

thai-lan-tham-van-nguoi-tien-doan-vu-dan

Ảnh phác hóa chân dung nghi phạm vụ đánh bom tại Bangkok (Ảnh: Bangkok Post)

 

Giới chức Thái Lan đang hiện đang truy tìm 3 nghi phạm của vụ đánh bom tại đền Erawan. Những người này có các hành động đáng ngờ được xác định qua các camera giám sát. Một nghi phạm mặc áo vàng được nhìn thấy đặt chiếc balô tại đền, 2 người còn lại được cho là có thể đã trợ giúp kẻ đánh bom trong quá trình hành động tại đền.

Cảnh sát Bangkok ngày 19/8 đã công bố bức phác hoạ chân dung nghi phạm áo vàng và treo thưởng 1 triệu baht (28.000 USD) cho người cung cấp thông tin giúp bắt giữ kẻ này.

 

thai-lan-tham-van-nguoi-tien-doan-vu-dan

3 nghi phạm được nhận dạng trong video giám sát (Ảnh cắt từ video)

An Bình

Theo Bangkok Post

===================

Đúng là tay xem bói không chuyên nghiệp. Cái này gọi là "Thần khẩu, hại xác phàm". Hì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÓ NGƯỜI HỎI TÔI

https://www.facebook.com/thiensu.lacviet
Minh Nguyen:
Kính thưa thầy. Con thiếu hiểu biết nên xin phép đc hỏi thầy 1 chút ạ. Có người anh nói vơi' con rằng: giữa 2 việc: 1.phóng sinh và 2.làm từ thiện (dùng tiền của mình giúp đỡ người nghèo khó). Thì việc phóng sinh ko tốt = việc làm từ thiện. Việc phóng sinh ko để lại phúc cho con cháu = việc làm từ thiện.
Lí do là: việc phóng sinh chỉ làm giảm khí xấu tạm thời, tạo khí tốt. Khi có j đó phiền muộn, u buồn thì đi phóng sinh sẽ giúp xua tan khí xấu, tăng khí tốt ở thời điểm đó.
Còn việc làm từ thiện giúp người nghèo khó thì mới giúp để lại phúc cho con, cháu. Vì theo đúng giáo lý nhà Phật.
Dạ. Ý kiến của thầy về việc này như thế nào ạ? Con cám ơn thầy nhiều ạ.

 

Thien Su Lac Viet:
Theo lão thì lời khuyên của người thầy phoengshui này rất khập khiễng. Chứng tỏ một thứ tư duy đầy tham sân si và mưu lợi nhiều hơn là một lời khuyên chân thành. Theo ông thày này thì làm từ thiện giúp người nghèo sẽ có lợi hơn là thả chim. Vậy việc phóng sinh không nên làm, hoặc chí ít theo cách nói của ông thày này thì nó ít lợi hơn so với làm từ thiện giúp người nghèo chăng? Đây chính là nguyên do để lão xác định ông thày này còn tham sân si. Khi ông ta phân biệt giữa cái lợi và cái ít lợi hơn, mặc dù cả hai đều vì giá trị nhân bản. Như vậy, với lời khuyên của ông thày này, lợi nhuận và những mưu đồ cá nhân đã can thiệp vào những giá trị nhân bản. Đây là một mối nguy của thế nhân.
Bây giờ, chúng ta xét việc phóng sinh và làm từ thiện.
Thực chất cả hai việc này đều cần phải xuất phát từ những giá trị nhân bản và sự xúc động thật sự của lòng nhân ái. Nếu không có sự nhận thức gía trị nhân bản và sự xúc động của lòng nhân ái thì ăn mày cũng chưa chắc đã được cho, đừng nói đến phóng sinh. Và khi với một con người nhận thức những gía trị nhân bản và giầu lòng nhân ái, thì bất luận làm từ thiện hay phóng sinh là do tùy duyên. Và khi con người đã thật sự có lòng từ bi thì sẽ không có phân biệt giữa phóng sinh và từ thiện. Đức Phật khuyên ăn chay, tức là tỏ lòng từ bi đến tất cả các chúng sinh trên thế gian này.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đốt mã rằm tháng Bảy, "người âm" có nhận được?

2015-08-21T08:36:29

Theo Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, người chết xuống âm phủ cũng có ngân hàng âm phủ. Trên đời có bao nhiêu ngành nghề dưới âm phủ cũng có đủ. Đốt đồ dùng, tiền vàng mã thành tro, gió thổi bay tung tóe làm sao mà dùng được, tiêu được nên rất lãng phí. Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu khuyên, tiền đó nên để làm từ thiện là tốt nhất.

 

Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu khuyên chúng ta không nên đốt vàng mã vào rằm tháng Bảy mà hãy dùng tiền đó nên để làm từ thiện là tốt nhất.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng Bảy, nhiều gia đình đang tất bật mua sắm vàng mã đốt cho tổ tiên, kết hợp với “cúng cô hồn”. Nhưng liệu khi cúng tiến, “người âm” có nhận được?.
“Hàng khủng” phải đặt trước
Dù đã gần đến rằm tháng Bảy nhưng dạo qua phố Hàng Mã (Hà Nội) cũng chỉ thấy lác đác vài hàng bày bán đồ vàng Mã. Chị Hiền, chủ cửa hàng số 15 Hàng Mã cho biết, hàng mã năm nay hầu như không tăng giá, người dân chủ yếu mua những loại cỡ trung bình, hợp với giá tiền, chỉ có một số ít chủ doanh nghiệp là sắm “hàng khủng”.
Vì thế, chị cũng không dám nhập hàng này về bởi giá khá đắt, đủ bộ phải mất 5.000.000 - 10.000.000 đồng, ai đặt trước thì mới lấy hàng. Mặt hàng đang bán chạy là những bộ quần áo có giá từ 30.000 - 50.000/bộ, nhà cửa từ 80.000-150.000/cái, xe cộ, tivi, tủ lạnh từ 30.000-70.000 đồng/cái, ngựa 50.000  - 70.000 đồng/con, hình nhân 80.000 -150.000/bộ.
Chị Thu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vừa lúi húi chọn hàng vừa cho biết, dù có bận rộn đến mấy nhưng cứ đến rằm tháng Bảy, chị không quên làm mâm cơm cúng các cụ và cúng chúng sinh.
Cúng vào rằm tháng Bảy, chị thường mua vàng mã để đốt cho các cụ nhiều hơn các lần cúng khác trong năm. Tuy nhiên, chị chỉ sắm những đồ cơ bản như quần áo, giày dép, nhà cửa, còn thì chị đốt tiền vàng để các cụ thiếu thứ gì thì mua; ngoài ra, chị cũng mua ít tiền vàng và tiền chúng sinh để cúng cô hồn.
Chỉ vào những đồ đã chọn được, chị Hiền cho biết: “Trông thế này thôi chứ tính tiền sơ sơ cũng hết từ 500.000 - 700.000 đồng đấy. Tôi mua thế này là ít, chứ hàng xóm nhà tôi còn sắm lễ hết hơn 1.000.000 đồng”.
Một cửa hàng vàng mã tại địa chỉ 6B Trần Nhân Tông, hàng hóa nhìn rất phong phú với đầy đủ mẫu mã đẹp mắt. Chị Hường (Hai Bà Trưng, Hà Nội), người đang mua hàng cho biết, bố chồng chị mới mất chưa đầy năm nên rằm tháng Bảy năm nay, chồng chị muốn mua đầy đủ những đồ dùng từ cơ bản đến hiện đại với mong muốn bố có một cuộc sống thật thoải mái ở thế giới bên kia với quan niệm trần sao âm vậy.
Đạo Phật không dạy đốt vàng mã
Theo Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tục đốt vàng mã ở nước ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa tâm linh Trung Quốc, chứ đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá vãng. Trong đạo Phật không có cúng vàng mã. Các sư mất đi không bao giờ đốt tiền, vàng mã.
Theo Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu, người chết xuống âm phủ cũng có ngân hàng âm phủ. Trên đời có bao nhiêu ngành nghề dưới âm phủ cũng có đủ. Đốt đồ dùng, tiền vàng mã thành tro, gió thổi bay tung tóe làm sao mà dùng được, tiêu được nên rất lãng phí. Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu khuyên, tiền đó nên để làm từ thiện là tốt nhất.
Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã kêu gọi người dân không rải giấy vàng bạc khi đưa tang, không đốt vàng mã khi cúng kính. Còn theo Thượng tọa Thích Huệ Phước, Phó trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, đốt vàng mã trở thành một tập tục lâu đời của dân ta với ý nghĩa của việc đốt vàng mã là mong muốn cung cấp cho người đã khuất những vật dụng cần thiết để sử dụng ở cõi âm như lúc còn sống. Muốn thay đổi việc làm này cần thay đổi từ nhận thức. Chúng ta cần có giải pháp cụ thể, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện.
Minh Thu / VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thu phí Tiến quân ca sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng’

21/08/2015 15:17

 
(TNO) Tiến quân ca khi trở thành Quốc ca là đã trở thành tinh thần dân tộc, không thể xem đó là một loại hàng hóa để tính toán thu phí. Làm như vậy mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca.

 

MV Quốc ca do ca sĩ Minh Quân, Ngọc Anh và nhà báo Ngô Bá Lục khởi xướng, sau đó dự án cộng đồng này lan tỏa nhanh chóng và thu hút hơn 1.300 người tham gia, vào tháng 5.2014
 

 Đó là một trong những ý kiến của các luật sư (LS) liên quan tới việc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) yêu cầu thu phí tác quyền bài Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao. Theo đó, việc sử dụng Tiến quân ca trong một chương trình biểu diễn dù sử dụng tác quyền với mục đích thương mại cũng phải xem xét nhiều yếu tố mới quyết định được có thu phí hay không.

 

Thu phí là trái với tâm nguyện cố nhạc sĩ Văn Cao và vợ
Bài hát Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay. Theo thông tin từ VCPMC, trung tâm thu phí tác quyền ca khúc Tiến quân ca, hay còn là Quốc ca của Việt Nam khi ca khúc được trình diễn tại các chương trình nghệ thuật (mang tính thương mại) đều phải thu phí bản quyền. Nếu cử hành bài Tiến quân ca theo theo nghi lễ bình thường thì không thu tiền.
Trao đổi với Thanh Niên Online, LS Nguyễn Thị Nhân Hậu (Đoàn LS TP.HCM), Tổng giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ S&O tại Việt Nam cho rằng việc thu tiền bản quyền phải xác định rõ: thu để làm gì, thu cho ai, bảo vệ quyền lợi cho ai, có mục đích cá nhân hay không, nếu sử dụng vào bất kỳ mục đích nào cho cá nhân, tổ chức nào cũng đều không đúng quy định pháp luật.
Việc đề xuất trả tiền bản quyền là không hợp lý bởi theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm; trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào...
 
hatquocca_zdqc.jpg?width=500
6.000 thanh niên cùng hát Quốc ca trong Ngày hội thanh niên Bình Định chào mừng 84 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Ảnh: Thanh Tuyền
 
“Khi luật đã quy định rõ như thế thì dù sử dụng tác phẩm Tiến quân ca vào mục đích thương mại, cũng phải xem xét nhiều yếu tố khác mới có thể thu phí như: tính chất thương mại như thế nào trong khi bài hát đã mang tính chất của công chúng, toàn Đảng, toàn dân; ý nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, mong muốn của gia đình cố nhạc sĩ có muốn thu phí hay không; thu tiền vào mục đích gì vì bài hát của công chúng thì không thể thu tiền cho cá nhân hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân?”, LS Hậu phân tích.
Cũng theo LS Hậu, bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao đã có đơn hiến tặng tác phẩm này cho công chúng, Đảng, Quốc hội, Nhà nước. Trong đơn nêu rõ: “Quốc ca không của riêng cố nhạc sĩ nên tôi xin hiến tặng Nhà nước, Quốc hội. Đây không đơn thuần là một ca khúc âm nhạc nên gia đình chúng tôi không thể trao tặng Bộ VH-TT-DL mà chúng tôi muốn trao tặng cho Quốc hội. Vì Quốc hội đã là cơ quan chính thức chọn Tiến quân ca thành Quốc ca Việt Nam năm 1946”. Vì vậy, nếu thu bản quyền tác phẩm này là trái với tâm nguyện của cố nhạc sĩ cũng như vợ cố nhạc sĩ.
Ngoài ra, tác phẩm Tiến quân ca là tác phẩm của công chúng và được Nhà nước, công chúng thừa nhận, do đó việc thu phí là không hợp lý. Quốc ca là tinh thần dân tộc không thể xem đó là một loại hàng hóa để tính toán thu phí trong từng chương trình là bao nhiêu, làm như vậy mất đi ý nghĩa thiêng liêng của Quốc ca.
LS Nguyễn Văn Bun (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cũng cho rằng trong Khoản 3, Điều 13 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam 2013 quy định, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca. Khi Hiến pháp đã quy định cụ thể như vậy thì không thể thu bản quyền, bởi vì bản nhạc đã trở thành tác phẩm chung của toàn dân tộc, tác phẩm được xem là tài sản của quốc gia.

Ngọc Lê

========================

Từ ngày cái "Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC)" tuyên bố sẵn sàng xộc lên sân khấu để đòi tiền bản quyền nhạc Trịnh Công Sơn do Khánh Ly hát, lão thề sẽ không bao giờ đi coi tất cả các tụ điểm và sân khấu ca nhạc - trừ hát bài của Phú Quang - vì nhạc sĩ này đã rút đăng ký bảo hộ bản quyền tại TT này. Không phải lão cực đoan gì. Mà là lão sợ đang say sưa thưởng thức âm nhạc thì người của TT này xộc lên sân khấu đòi tiền bản quyền thì tụt mẹ nó hết cảm hứng. Mình là phó thường dân, thì làm điếu gì có quyền biết Cty tổ chức nó trả tiền bản quyền hay chưa?

Bây giờ cái TT này lại đòi cả bản quyền bài Quốc Ca. Lần này thì điếu thể ngửi được nữa, lão phải nhảy sổ ra thể hiện cảm xúc vậy.

Này! Lão nói cho cái mặt nào ở TT này có ý định đòi tiền bản quyền Quốc ca nhá: Điếu mựa! Chủ thể pháp lý xác định bài "Tiến Quân ca" của Văn Cao dùng làm Quốc ca này là Quốc hội nhá. Điếu mựa! Đến Quốc hội mà đòi bản quyền. Còn mọi người Việt hát Quốc ca là theo quyết định của  Quốc hội nhá. Điếu mựa! Chưa có tiền trả bản quyền thì không lẽ chào cờ bằng bản Thiên Thai à? Điếu mựa! Ngu nó vừa thôi nha. Điếu mựa! Muốn phá hoại cả cái quốc gia này hả. Ông đây cứ hát Quốc ca đấy, điếu trả tiền bản quyền nha. Điếu mựa! Lên trụ sở Quốc hội đòi nhá.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM PHÙ HỘ ĐỘ TRÌ

 

Trích trong TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến-

 

Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng. Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi, ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu – nghĩa của con người.

Tín ngưỡng trong văn hóa của người Việt là như vậy, còn quan điểm của Phật giáo thì sao? Phật giáo có cho rằng người đã chết sẽ phù hộ độ trì cho người còn sống gặp điều may mắn, “thoát khỏi bể khổ trần ai” như tín ngưỡng của người Việt?

Chúng ta đều biết: Tư tưởng của Phật giáo là tư tưởng vô thần, phủ nhận hoàn toàn thuyết Thiên mệnh, hơn nữa, Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang lại hạnh phúc cho bản thân. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ tự chuốc lấy kết quả đau khổ về mình. Chính với quan điểm con người làm chủ mọi quả báo của mình nên Phật giáo không chấp nhận quan điểm cho rằng linh hồn người đã chết vẫn còn tồn tại, vẫn giữ “mối liên hệ vô hình” và phù hộ độ trì cho quyến thuộc hiện tại (những người còn sống) được bình an, hưởng lạc.

Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân – hồi – sinh – tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về” như quan niệm dân gian của người Việt, mà là bước đầu của sự chuyển kiếp. Sau khi chết, tùy theo nhân thiện, ác lúc còn sống và nhân duyên của các kiếp trước mà người đã chết sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời hay bị đọa vào địa ngục. Nếu bị đọa vào địa ngục thì phải chịu quả báo của nghiệp ác khi còn sống, sự quả báo (bị trừng phạt) ấy nặng hay nhẹ, nhanh hay lâu phụ thuộc vào nhân ác tạo ra lúc còn sống ở kiếp người. Do vậy, người đã chết dù thế nào cũng không thể trở về “dương gian” để phù hộ độ trì cho người đang sống.

Trái với quan điểm của khá nhiều tôn giáo và đạo giáo khác (trong đó có tín ngưỡng của người Việt) là tin vào chuyện người chết sẽ có những tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người trần tục, Phật giáo đưa ra quan điểm: Người đã chết không thể phù hộ độ trì cho quyến thuộc còn sống mà chính những quyến thuộc (hiện tại) còn sống, bằng nhân thiện, ác của mình đang làm sẽ ảnh hưởng tới “quả báo” của người đã khuất.
Trong Kinh Địa Tạng, khi nói về Lợi ích người còn kẻ mất, có đoạn viết:

“Các chúng sinh đã làm ác, lúc sắp chết cha mẹ bà con nên vì những người đó mà tu tạo Phúc Đức để giúp cho đời sau của họ. Như treo tràng phan, bảo cái và đốt đèn, hoặc tôn kính tượng đọc kinh trang, hoặc cúng dường tượng Phật, lại trì niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát.
(…) Sau khi người đó chết rồi, trong bảy tuần bảy ngày, lại vì người đó làm nhiều việc thiện thì có thể làm cho người ấy thoát hẳn đường ác, được sinh lên cõi trời (…) quyến thuộc hiện tại cũng được lợi ích vô cùng.

(…) Trong ngày có người thân sắp chết phải hết sức thận trọng, chớ sát hại sinh vật và làm những chuyện ác như: Lễ quỷ thần, cầu cúng yêu quái. Tại sao vậy? Vì những sự sát hại và cúng tế đó không có một mảy may năng lực nào lợi ích cho ngwời sắp chết mà lại còn kết thêm tội duyên sâu nặng hơn. Giả sử người sắp chết kia, đời nay lúc này còn sống hoặc ngay đời sau có được những nhân duyên thánh thiện, đáng sinh vào cõi người hay vào cõi trời, nhưng vì trong lúc sắp chết, bị quyến thuộc làm những nhân ác nói trên, nên khiến cho người ấy vạ lây, phải biện bạch đối chứng mãi, thành chậm trễ sinh vào chỗ tốt lành. Huống chi người sắp chết kia, lúc sống chưa từng có chút thiện căn thì cứ theo nghiệp dữ đã làm mà tự chịu lấy quả khổ ở đường ác. Vậy nỡ nào mà quyến thuộc lại làm tăng thêm tội cho họ nữa.”.

Có thể nói ở điểm này, Phật giáo hơn hẳn nhiều tôn giáo khác về tính nhân văn và đạo lý làm người, phù hợp với nếp sống tình cảm của người Việt. Ai trong chúng ta cũng vài lần trong đời từng được nghe những lời ca thán: “Rõ khổ, ông ấy chết rồi mà chẳng được yên” hay “người sống làm nhục vong linh người chết” khi thấy cảnh đau lòng: Người còn sống làm mất gia phong do tổ tiên để lại.
Giáo lý nhà Phật không chấp nhận việc phù hộ độ trì cho những người còn sống của những người đã khuất mà đi vào đề cao việc người còn sống phải lo làm việc thiện, tạo ra những duyên thiện để trước hết tạo ra thiện căn cho chính bản thân mình, sau đó làm giảm bớt duyên ác mà người thân khi còn sống vướng phải. Phật giáo chỉ thừa nhận ở một chừng mực nào đó, Phật tử sẽ nhận được sự phù hộ độ trì của Trời, Phật, Bồ Tát… khi Phật tử là người có thiện căn.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề này, dù có khắt khe đến mấy chúng ta cũng phải thừa nhận đây là quan điểm đầy tính nhân bản. Quan điểm đó giáo dục mọi người phải không ngừng vươn tới Chân – Thiện – Mỹ để hoàn thiện và làm đẹp thêm nhân cách của mình. Quan điểm đó nhắc nhở mọi người không chỉ sống xứng đáng với truyền thống của cha ông mà còn phải “phát tiết” những giá trị đạo đức, những tinh hoa mà cha ông đã xây dựng, gìn giữ, để người đương thời phải thừa nhận: Con hơn cha vì nhà có phúc.

 

Nguồn: http://quanvan.net/2015/08/08/phat-giao-voi-quan-niem-phu-ho-do-tri/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bứt phá trong cuộc đua vật liệu tàng hình

 

(Công nghệ) - Không chỉ có Nga, Mỹ hay Pháp, hiện nay Trung Quốc cũng đang bắt đầu bứt phá trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình.

Báo chí Đài Loan dẫn nguồn tin từ mạng Sina quân sự có trụ sở ở Bắc Kinh, cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình, góp phần thúc đẩy đưa “giấc mơ chế tạo máy bay chiến đấu vô hình cho PLA” sớm trở thành hiện thực.

Vật liệu kim loại dùng để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình là loại vật liệu có kết cấu nhân tạo. Chúng được nghiên cứu, sản xuất để hấp thụ hoàn toàn hoặc một phần các hiện tượng vật lý như ánh sáng, tín hiệu radar, sóng điện từ trường, sóng âm và sóng địa chấn.

Bí quyết của việc chế tạo ra chúng dựa trên các vật liệu cơ bản nhưng khác biệt ở việc kết hợp vật liệu, thiết kế, hình dáng, kích cơ, hướng và cách bố trí…

 

trung-quoc-but-pha-cuoc-dua-tang-hinh_20

Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình. (Ảnh minh họa)

 

Theo bản báo cáo do mạng Sina quân sự của Trung Quốc đăng tải, ứng dụng đối với vật liệu nhân tạo rất rộng lớn và Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu các dự án tham vọng trong đó có thể kể đến là dự định chế tạo anten vệ tinh có kích thước chỉ bằng một quyển sách nhỏ hay các dự án chế tạo sứ năng động, tường phòng thủ chống sóng thần, động đất, máy bay chiến đấu tàng hình…

Không chỉ riêng Trung Quốc mà trước đó nhiều nước khác trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ tàng hình.

Như hồi tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học tại Saratov (Nga) sẽ tạo ra các vật liệu tiên tiến theo hướng 'mặt nạ', mà theo ông Sergey Lisovsky - Bộ trưởng Bộ công nghiệp và năng lượng của Saratov, sẽ cho phép sản xuất các loại vải với những thuộc tính lớp phủ - từ các vật liệu chống tác động đến những vật liệu vô hình trong một dải phổ bức xạ nhất định.

Các trang bị từ tổ hợp "chiến binh tương lai" - Ratnik (chiến binh) cũng có những tính năng tương tự như: bộ áo giáp chống bức xạ trong dải tia cực tím và hồng ngoại mà khiến cho người lính trở lên vô hình với các cảm biến nhiệt.

Tuy nhiên, với những bộ trang phục trong tương lai mà đang được thiết kế hôm nay, những thuộc tính này sẽ được tăng cường.

 

trung-quoc-but-pha-cuoc-dua-tang-hinh_20

 

Hyperstealth Biotechnology đã chứng minh siêu vật liệu ngụy trang cho các nhà khoa học quân sự Mỹ vào năm ngoái.

Nói cách khác, trong một vài năm tới, quân đội Nga sẽ nhận được "áo khoác tàng hình". Nhờ vào cấu trúc sợi, những vật liệu này sẽ nhẹ hơn và giúp người lính "dễ thở" hơn, điều này nghĩa là họ có thể mặc những trang phục này bất cứ lúc nào. Các thiết kế của trang bị Ratnik mới sẽ cho phép mặc nó trong suốt 48 giờ.

Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đang phát triển một bộ quần áo tàng hình cho binh sĩ của họ. Họ đã yêu cầu các công ty phát triển các loại vải tàng hình sẽ thử nghiệm các nguyên mẫu đầu tiên trong vòng 18 tháng tới. Bộ quân phục tàng hình này hi vọng có thể làm việc trong mọi địa hình, từ sa mạc đến rừng rậm - và ở mọi nhiệt độ.

Quân đội Mỹ cho biết: "Một hệ thống ngụy trang giống như tắc kè hoa sẽ liên tục cập nhật những màu sắc và hoa văn theo thời gian thực- giúp che giấu sự hiện điện của những binh sỹ trên chiến trường".

Quân đội Mỹ khuyến khích các nhà thầu đưa ra mẫu trang phục không sử dụng điện. Nếu trang phục tàng hình đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện, nó phải nặng không quá 0,45 kg và hoạt động được ít nhất 8 tiếng.

Huyền Thương (Tổng hợp)

========================

Lão Gàn nhiều lần phát biểu ý kiến rằng: Công cụ càng hiện đại thì để hóa giải rất đơn giản. Chỉ cần một trận mưa là tất cả những cái công nghệ tàng hình tiên tiến này có thể nhìn bằng mắt thường. Hì!

Không tin, lão khuyên tất cả các cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ, Nga, Tàu, Nhật Bổn, Anh, Pháp, Đức....thử thí nghiệm áo tàng hình dưới một cơn mưa xem ló ra thế lào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỌC LẠI BÀI BÁO CŨ.

========================

"Hồi kết tan nát" của dị nhân đuổi mưa Đại Lễ

Ngày 29 Tháng 6, 2011 | 03:46 PM
 

dinhan2.jpg

 
 

Để độc giả có cái nhìn rõ hơn về ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Gia Huy - Hoàng Yến đăng trên VTCnews hồi tháng 10/2010.

 
Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng".
 
dinhan1.jpg

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan tỏa trên thế giới.
Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải hủy bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ.
Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ. 
Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...
 
Dự báo sai, tự nhận đúng (!?)
Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã ủy quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5 giờ -15 giờ ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa.
Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to. 
Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!)
Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự ủy thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5 giờ sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”. 
Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra.
Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật! 
Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!)
Về việc này, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì).
Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!
Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hóa” - Độc giả phân tích trong thư.
 
Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng
Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh.
“Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – PV) sẽ không lấy tiền” - Ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc. 
Sau đó, ông Tuấn Anh đã hủy bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.
Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”...
Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!).
Mặc dù đã buộc phải chuyển từ năng lực "năng mây đuổi mưa" sang năng lực dự báo thời tiết, nhưng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn phải chịu "hồi kết tan nát" khi dự báo của ông chẳng hơn gì những người đoán mò.
Theo Gia Huy - Hoàng Yến
=========================
Xem lại một bài báo cũ - mặc dù chuyện đã qua - mới thấy thế gian này đúng là cũng không thiếu những kẻ miệng lưỡi lươn lẹo. Trong kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chưa có một chương trình nào phải dùng phương án II. Tức là phải làm lễ trong nhà khi trời có mưa.
Nhưng thật khốn nạn vậy đó. Đây là cách người ta diễn đạt một cách cực kỳ đểu giả và rất bỉ ổi về một sự thật.
Thời tiêt Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi diễn ra tốt đẹp, không thể phủ nhận, không chỉ người Hanoi mà tất cả những khách quốc tế đều biết rõ điều này, mà còn bị xuyên tạc trắng trợn như vậy. Thế thì những chuyện còn trong bóng tối, đừng trách thiên hạ hiểu nhầm nhá.
 
 
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người chế tạo trực thăng "made in Vietnam" bị lập biên bản

 

(Khoa học) - Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Gia Quất, Long Biên, Hà Nội) người tự chế trực thăng đã bị công an lập biên bản nghiêm cấm không được tiếp tục chế tạo
 

Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt chiều ngày 3/3/2014, anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay trực thăng đã có một cuộc làm việc với công an.

Theo lời kể của anh Thắng, vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng 2/2014 (khoảng thứ 5, thứ 6, ngày 27-28/2/2014) đã có hai người, một là công an khu vực và một cán bộ công an của quận Long Biên đã đến tận nhà và làm việc với anh.

Nội dung buổi làm việc, anh Thắng phải ký vào một biên bản, theo đó, anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy bay trực thăng của anh. Thậm chí những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng phải dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay của mình. Tuy nhiên, anh Thắng đã không đồng ý việc này.

 

che-tao-truc-thang-thu-nghiem-that-bai-c

Anh Nguyễn Văn Thắng và máy bay trực thăng của mình

 

Anh cho biết: “Trước đây, do thử nghiệm thất bại, máy bay của tôi đã bị hỏng và gãy cánh chính, vỡ gương buồng lái. Sau cuộc thử nghiệm này, tôi đã có một lần làm việc với bên quân đội, cụ thể là lữ đoàn 918 của Phòng không Không quân. Lúc này tôi đã phải ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay.”

“Từ thời điểm đó đến giờ tôi không động vào chiếc máy bay của mình, dù là sửa lại cái gương cái cánh để lắp lên cho nó thành hình, rồi mình ngồi mình ngắm. Nhưng đã ký cam kết rồi nên tôi giữ nguyên trạng, giờ công an lại bắt gỡ động cơ, thế là mâu thuẫn nhau lắm”.

“Người bạn tôi tên Long, đang có kho rộng để chứa xe máy của cửa hàng, tôi gửi nhờ trực thăng vào đó, anh Long cũng phải ký cam kết không được chế tạo, thử nghiệm như tôi” – Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm.

 

che-tao-truc-thang-thu-nghiem-that-bai-c

Chiếc máy bay trực thăng bị hỏng nặng sau khi thử nghiệm hôm 16/1/2014

 

Người thợ máy chia sẻ: “Tôi chẳng có mục đích khoa học gì, cũng chẳng nghiên cứu gì phạm pháp. Tôi làm vì đam mê cơ khí và chế tạo. Nay phải ký biên bản, mai phải ký biên bản, tôi cảm thấy mất hết hào hứng, quyết tâm”.

Trước đó, anh Thắng đã chế tạo được chiếc máy bay trực thăng mini thành hình thành dáng. Trong hai lần thử nghiệm đầu tiên, máy bay của anh Thắng đã cất cánh khỏi mặt đất được 50 cm. Lần thử nghiệm gần nhất vào ngày 16/1/2014, sau khi cất khỏi mặt đất gần 1m, do không biết lái, anh Thắng đã khiến máy bay mất thăng bằng và ngã nhào, hỏng nặng phần cánh.

Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW,2.0L với vòng tua 4000-4500 vòng/phút, vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Là chiếc trực thăng tự chế lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.

Ngoài trực thăng, anh Nguyễn Văn Thắng còn chế tạo thành công chiếc môtô 3 bánh 400 phân khối và đang chế tạo một chiếc môtô 5 bánh, dự kiến có mui trần và là mẫu xe độc bản duy nhất trên thế giới.

Thu nhập chính của anh Thắng vào thời điểm này là chế tạo xe chuyên dụng cho người khuyết tật và buôn bán ô tô, xe máy.

Nguyễn Văn Sĩ

=====================

Luật pháp có điều khoản nào cấm chế tạo máy bay trực thăng không nhỉ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

IS thổi tung di sản văn hóa thế giới tại Palmyra

24/08/2015 06:27 GMT+7
 

TTO - Người đứng đầu chịu trách nhiệm cho các cổ vật của Syria Maamoun Abdulkarim ngày 23-8 cho biết tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thổi tung một ngôi đền cổ nằm trong danh sách di sản văn hóa Thế giới của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa LHQ (UNESCO).

 

syria-palmyra-afp-1440373288.jpg

Ngôi đền Baal Shamin - Ảnh: AFP

 

Theo AFP các chiến binh IS đã phá hủy ngôi đền Baal Shamin tại thành phố Palmyra của Syria bằng một khối lượng lớn thuốc nổ.

"Daesh (một tên gọi khác của IS) đặt một số lượng lớn thuốc nổ trong ngôi đền Baal Shamin và kích nổ nó gây ra những thiệt hại lớn cho ngôi đền" - ông Maamoun cho biết.

IS hiện đang kiểm soát một vùng đất rộng lớn của Syria và Iraq đã chiếm lấy Palmyra từ 21-5 và làm dấy lên mối quan tâm quốc tế về số phận của di sản văn hóa được UNESCO mô tả là "có giá trị phổ quát xuất sắc" trên.

"Các khu vực bên trong đền thờ đã bị phá hủy và các cột trụ xung quanh sụp đổ" - ông Maamoun cho biết.

Đài quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh đang làm nhiệm vụ theo dõi cuộc chiến tranh dân sự ở Syria khẳng định việc IS phá hủy ngôi đền.

Baal Shamin được xây dựng năm 17 Công nguyên (CN) và ngôi đền được mở rộng dưới sự trị vì của Hoàng đế La Mã Hadrian vào năm 130 CN.

"Các dự đoán đen tối nhất của chúng tôi không may đã xảy ra" - ông Maamoun thông tin. Theo đó IS đã "thực hiện các cuộc hành quyết bên trong nhà hát cổ xưa của Palmyra, phá hủy tượng Sư tử nổi tiếng của Athena và biến đổi bảo tàng thành một nhà tù và phòng xử án".

Việc phá hủy ngôi đền Baal Shamin diễn ra chỉ vài ngày sau khi IS chặt đầu nhà khảo cổ học kỳ cựu Khaled al-Assaad của Palmyra.

 

ANH THƯ

====================

Cứ gì phải IS, vốn được coi là man rợ. Chỉ cần một sự dốt nát và tham vọng nổi lên, sư cụ chùa Trăm Gian - một tăng nhân theo Phật giáo lâu năm - về lý thuyết rất từ bi, hỉ xả, cũng đủ biến ngôi chùa 1000 năm tuổi của Việt Nam cũng thành củi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Ném đá”, “mạt sát” thì dễ, động viên, chung sức mới khó
 Thứ hai, 24/08/2015 - 05:53
 

(Dân trí) - Từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu…

 

 >> Bộ trưởng Luận cần một cơ hội
 >> Bất cập trong xét tuyển ĐH: Đổi mới giáo dục đã bị che khuất
 >> Tâm thư của phụ huynh về câu chuyện xét tuyển đại học

 

nem-da-mat-sat-thi-de-dong-vien-chung-su

(Minh họa: Ngọc Diệp)

 

Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định việc gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học đã đạt được một số thành công nhất định, và đặc biệt là mở đầu cho cuộc "cách mạng giáo dục" theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Với mong muốn tạo được sự công bằng nhất có thể, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nghiên cứu và đề ra phương thức tuyển sinh mới, không khống chế ở ba nguyện vọng như trước đây, tránh cho các em sự thiệt thòi khi có kết quả kỳ thi cao, thậm chí rất cao nhưng vẫn không được vào giảng đường đại học.

Tuy nhiên, do chưa lường hết được những khó khăn và những diễn biến phức tạp của việc thi cử đã vô tình đã tạo nên một sức ép không nhỏ đối với cả phụ huynh và học sinh trong những ngày qua.

Điều này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chính thức xác nhận, không né tránh và ngay lập tức đề ra các phương án khắc phục. Hành động nhanh chóng, kịp thời và không né tránh của người đứng đầu ngành giáo dục là cần thiết và đáng ghi nhận.

Dù có những bất cập trên, song không thể phủ nhận những thành công và đặc biệt là sự trăn trở, vật vã của ngành giáo dục nói chung, lãnh đạo Bộ GDĐT và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói riêng. Sự vất vả, hy sinh, dám hành động này là rất cần thiết cho một cuộc "cách mạng" của ngành, bởi bất cứ sự đổi mới nào cũng cần những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Có lẽ, tất cả mọi người Việt Nam đều biết rõ ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu và nhu cầu cần một cuộc “cách mạng” cấp thiết như thế nào. Sự trì trệ, thậm chí “thụt lùi” manh nha cách đây đã 30-40 năm và giờ đây chỉ là hậu quả của quá trình đó.

Là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, chắc chắn lãnh đạo ngành giáo dục càng thẩu hiểu điều đó hơn ai hết. Và đây chính là lý do vì sao thời gian qua, ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ. GS. Hồ Ngọc Đại từng ví như một cuộc “cách mạng âm thầm” khi ông nói: “Ngành giáo dục âm thầm tiến hành một cuộc “cách mạng” thật sự”. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.

Đối với kỳ thi năm nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đánh giá: “Bộ GD&ĐT đã làm một việc rất tốt: Đó là đổi mới. Chúng ta phải đổi mới, không thể chấp nhận mãi cái cũ. Đã chấp nhận đổi mới thì phải đương đầu với trở lực, trở ngại, những rủi ro. Cái chúng ta cần đồng cảm với Bộ GD&ĐT, Bộ đã dám đổi mới, chúng ta nên chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn”.

TS Trần Đình Lý - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm - khẳng định: “Sự đổi mới của kỳ thi là không thể không thừa nhận”.

Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng gặt hái được thành công trọn vẹn như mong muốn, nhất là trong lần đầu tiên thực hiện, mà việc xét tuyển kỳ thi đại học vừa qua là một ví dụ.

Song, không vì thế mà ngành giáo dục lùi bước bởi không còn cách nào khác, ngoài việc phải thay đổi, thay đổi và thay đổi mà nói như nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 22/8/2015: “Việc bỏ đi một kỳ thi chính là khởi đầu cho một cuộc cách mạng giáo dục mà những bất cập hôm nay chỉ là từ cách làm trước một điều chưa từng có tiền lệ”.

“Không có khởi đầu nào là suôn sẻ. Hãy cho Bộ trưởng Bộ Giáo  dục & Đào tạo thêm thời gian, thêm một sự thông cảm để ông dũng cảm bước tiếp trên con đường biết chắc là  sẽ còn nhiều chông gai". Không có con đường nào khác, chúng ta buộc phải thay đổi và tiếp tục thay đổi nếu không muốn "kéo lùi trở lại như những gì của ngày hôm qua!” như lời Nhà báo Đào Tuấn.

Đây quả là một nhận xét thấu tình, đạt lý.

Còn một điều không thể không nhắc đến, có một thế hệ các bộ trưởng trẻ đầy năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, quyết không “mũ ni che tai”, “tư duy nhiệm kỳ” như các vị: Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các Bộ trưởng như Đinh La Thăng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Vũ Luận, …

Họ đã có những thành công cũng như sai lầm khác nhau nhưng nhìn chung đều đang nỗ lực hết mình và ở đâu người đứng đầu năng động, lăn lộn và hành động quyết liệt thì ở đó có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Tất nhiên, đối với những ngành như y tế, giáo dục thì sự chuyển biến không thể là ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình không ngắn.

Trở lại với ngành giáo dục, từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Cần tỉnh táo trước khi đưa ra những nhận định mang tính quy chụp, phiến diện theo tâm lý đám đông. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu và có nghĩa là đất nước Việt Nam phải gánh chịu.

Hy vọng rằng, lãnh đạo Bộ và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dũng cảm bước tiếp trên con đường đổi mới ngành giáo dục.

Mong rằng ngành giáo dục sớm gặt hái những thành công bởi nhân dân, đất nước đang trông đợi vào những quyết sách mang tầm “cách mạng”.

Bùi Hoàng Tám

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

==============

Theo như sự tìm hiểu của tôi thì quyết định của Bộ Giáo Dục trong vấn đề tuyển sinh gây dự luận vừa qua chỉ là chưa thật hoàn chỉnh, chứ không có nghĩa là sai. Sự xáo trộn khiến phụ huynh phải chạy tới, chạy lui là do các trường thay đổi điểm chuẩn khi có quá nhiều thí sinh nộp đơn vào trường, vượt khả năng đào tạo của họ và họ phải nâng điểm chuẩn. Cho nên những thí sinh nộp đơn trước, bị không đủ điểm chuẩn phải nhanh chóng rút hồ sơ ra đưa vào trường khác, tạo nên vụ lộn xộn vừa qua. Tôi chưa chắc chắn lắm về sự hiểu biết của tôi, tôi sẽ hỏi lại và trình bày lên đây. Nếu đúng như những gì tôi biết, thì chỉ cần bổ xung thêm những quy định về xét tuyển của các trường Đại học và điều kiện thời gian để các thí sinh không được tuyển vào trường họ lựa, có thể chuyển đơn sang trường khác.

Tôi đồng ý với tác giả bài báo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9:

Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc

 

tuanvietnam.gif“Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác” – GS Trần Ngọc Vương.

 

Xem lại Kì 1: Giá phải trả để được sống trong tự do và độc lập

Xem lại Kì 2: Không được lòng dân thì nắm quyền cũng chẳng để làm gì

 

Tuần Việt Nam xin giới thiệu kì cuối tọa đàm nhân dịp 70 năm thành lập nước với chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


Nhà báo Lan Anh: Trong 70 năm qua, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước đổi mới và sau đổi mới. Từ những bài học thực tiễn hiện nay thì theo các vị, tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của dân tộc trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân?

GS Vũ Minh Giang: Tầm nhìn và quyết đoán là hai phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau của người làm lãnh đạo. Tầm nhìn là sự lường tính những điều chưa xảy ra để tính toán các khả năng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Muốn có được nó, ta phải biết được quy luật phát triển và vận động của xã hội.

Tính quyết đoán liên quan đến phẩm chất khác của người lãnh đạo. Phân tích được thực trạng trước một diễn biến nào đó, từ đó đưa ra các phương án khác nhau và chọn một phương án phù hợp nhất.

Khi nhìn lại 70 năm, việc phân chia làm hai giai đoạn trước và sau đổi mới cũng là hợp lí.

 

20150822165853--mg-2764.jpg Gs Vũ Minh Giang: "Cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù". Ảnh: Phạm Hải

 

Giai đoạn trước đổi mới, năng lực về tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc dự báo những tình huống quân sự để đề ra những chủ trương, đường lối kháng chiến có thể nói là rất xuất sắc và đã đưa ra được những quyết định táo bạo. Chúng ta đã chấp nhận tiến hành một cuộc đối đầu với siêu cường số một thế giới mà phần thắng cuối cùng đã thuộc về Việt Nam. Chiến thắng anh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định những quyết sách ấy là đúng đắn.

Tuy nhiên, cũng chính trong thời kì đó, tầm nhìn của chúng ta về mô hình kinh tế, về tổ chức xã hội có thể coi là yếu.

Chúng ta đã dồn sức xây dựng khu gang thép Thái Nguyên bằng tư duy ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với hi vọng sẽ có một nền công nghiệp đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đời sống nhân dân còn đang vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là, ta đã không có nền luyện kim ra hồn.

Chúng ta đã không làm được như Hàn Quốc. Chỉ với vài trăm triệu đô la được bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, họ đã xây dựng được POSCO, một tập đoàn thép ngang tầm thế giới.

Một câu chuyện khác về tổ chức mô hình đưa các nước tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất lớn trong nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quá trình tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta tưởng rằng làm ăn lớn như thế, sản xuất lớn như thế thì sẽ dư giả lương thực thóc lúa. Khi cả nước tiến lên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng xậy dựng các hợp tác xã cấp cao (quy mô lớn) và các nông trường quốc doanh. Kết quả là ta lâm vào khủng hoảng và đói nghèo.

Đổi mới do Đảng khởi xướng chính thức từ năm 1986 lại là một thí dụ khác về tầm nhìn. Lãnh đạo của chúng ta đã nhìn ra những khuyết tật và hạn chế để quyết tâm đổi mới.

Nhân đây tôi muốn nói về những đánh giá mới của giới học giả về tầm quan trọng của cải cách, gắn với tầm nhìn. Tôi từng tham dự một hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng tư sản Pháp. Tại đây giới sử học đưa ra một luận điểm mới và lạ. Họ đánh giá cao những cuộc cải cách trong lịch sử, trong đó cải cách Meiji được phân tích rất nhiều. Thậm chí họ còn cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi. Cách mạng bùng nổ ra khi chính quyền cản trở sự phát triển, không chịu đổi thay nên bị lật đổ.

Đổi mới ở Việt Nam là một cuộc cải cách sâu sắc.

Năm 2009, tôi lại có một cơ may khác, được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đến Việt Nam. Điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi ông nói rằng Việt Nam là nước có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, theo ông, Việt Nam lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được.

 

GS Trần Ngọc Vương: Cá nhân tôi có cách nhìn hơi khác một chút về khái niệm đổi mới như cách mà mọi người vẫn nói lâu nay.

Thời bắt đầu đổi mới, lúc đó ta làm theo cách trả lại sự vật, để nó đi vào quỹ đạo vốn có, quỹ đạo tự nhiên của nó.

 

20150821163038--mg-2790.jpg

Gs Trần Ngọc Vương: "Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp." Ảnh: Phạm Hải

 

Hồi đó, người nông dân làm ra thóc gạo nhưng lại không giao đất cho họ. Với cách làm kiểu hợp tác hóa như cũ, kiểu cấm chợ ngăn sông thì cả nước sẽ không có gạo mà ăn, dân đói khổ. Vì vậy, trả lại sự vật theo quỹ đạo của nó tức là trả lại ruộng đất cho người dân, hàng hóa được lưu thông. Từ đó, mọi chuyện khác hẳn.

Chúng ta từng có lúc duy ý chí, từ đó áp dụng sai quy luật và đã lãnh đủ hậu quả. Rồi ta phải trả lại sự vật theo đúng trạng thái tự nhiên vốn có của nó.

Đổi mới đích thực là cách tân, và hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là sáng tạo. Đổi mới có thêm hàm lượng nhân vi, con người bằng ý chí và nỗ lực để đưa trí tuệ vào đó để sự vật không chỉ thực hiện theo quán tính của nó.

Nếu chúng ta chỉ đổi mới bằng cách trả lại trạng thái quán tính của sự vật thôi thì các nước trên thế giới phát triển đến một ngưỡng nào đó là mất đà, rơi vào“bẫy thu nhập trung bình”.

 

Nhà báo Lan Anh:Điều gì khiến các vị suy nghĩ và trăn trở nhất trong bối cảnh đất nước hiện nay?

GS Vũ Minh Giang:Thứ nhất, tôi đau đáu và lo ngại khi thấy tình trạng có người dân bị oan và bị đối xử bất công như báo chí đang nêu ngày càng nhiều. Trong suốt 70 năm qua nhân dân chúng ta luôn phải gồng mình lên để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giờ đây, vấn đề cấp bách này đang đặt nặng lên vai các vị lãnh đạo. Đại hội Đảng XII sắp tới chắc chắn phải giải quyết triệt để vấn đề này, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là yêu cầu của người dân.

Thứ hai, là bẫy thu nhập trung bình. Theo các tiêu chí thuần tuý kinh tế thì còn lâu nước ta mới đạt tới trình độ của một nước có thu nhập trung bình (3.000-5.000 đô/người). Nhưng nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo sớm rằng, nếu không biết lo xa thì việc Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.

Bài toán cần giải quyết lúc này là khơi thông các nguồn lực để tạo bước đột phá, đưa đất nước phát triển. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi ở đường băng mà không cất cánh được thì sẽ thất bại, sẽ mãi là nước nghèo.

Thứ ba, cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù. Điều đơn giản như một chân lý là: trong chính trị không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách thực tế bạn và thù để có những quyết sách đúng đắn.

 

GS Trần Ngọc Vương: Hãy nhìn lại câu chuyện của nước Nga thời Stalin. Người ta đã nói rất nhiều đến mặt trái của ông ấy, nhưng cũng cần phải nhìn nhận, ông ấy cũng làm được một số thành tựu lớn cho Liên Xô cũ. Bởi khi nói đến những thành tựu lớn nhất của Liên Xô cũ, chủ yếu người ta nhắc đến thời kì của Stalin.

Tôi có đọc trong một tư liệu kể lại rằng, khi kết thúc thế chiến thứ hai một tuần, Stalin mời các vị nguyên soái và các nhà lãnh đạo quân sự đến họp bàn. Ông đã đề nghị họ đứng ra thay ông tiếp quản tất cả các vấn đề quân sự, ông hoàn toàn không đóng vai trò đại nguyên soái nữa. Tiếp sau đó, ông triệu tập hội đồng các thị trưởng họp để kiến thiết quốc gia và tái phục hồi năng lực quốc gia, đồng thời giúp đỡ các quốc gia mới ở Đông Âu.

Hẳn ông phải có một cái nhìn rất tỉnh táo đối với sứ mệnh của mình nên ông mới làm được điều đó.

Do đó điều tôi đang quan tâm trăn trở hiện nay là:

Thứ nhất, tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Thứ hai, người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng.

Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác.

 

Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì?

GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển.

Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến  hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi.

GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai.

 

20150821163310-images2043661-lad-9862.jp

"Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện". Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

 

Tuy nhiên, đúng là vẫn còn cách tư duy không nghiên cứu phân tích toàn diện, khách quan mà chỉ thích “nhấm nháp” những vinh quang trong quá khứ theo kiểu “ăn mày dĩ vãng”. Đây là thói quen cần phải loại bỏ.

Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm “nhân tố phượng hoàng” (phoenix factor) để chỉ những hiểu biết có được nhờ phân tích thất bại. Theo truyền thuyết châu Âu có hình ảnh con chim phượng hoàng đẹp đẽ bay lên từ đống tro tàn. Hình ảnh ấy được các nhà kinh tế học mượn để ví với những kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phân tích những thất bại trong quá khứ. Đó chính là cách mở đường để đi lên.

Thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và  chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi.

 

Nhà báo Lan Anh: Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, người thì cho rằng, cần một cuộc đổi mới 2, người thì bảo phải làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ, quyết đoán như hồi năm 1986…. ý kiến của các các vị thế nào? Chúng ta cần phải làm gì trong tình thế hiện nay?

GS Vũ Minh Giang: Tôi không ủng hộ quan điểm cần phải có cuộc đổi mới này hay cuộc đổi mới khác.

Liên quan đến sự phát triển của một quốc gia, trong thời đại ngày nay người ta thường khái quát bằng ba chữ R.

Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ.

Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng.

Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục.

Nhiều người coi ngành sử học như “gương chiếu hậu”. Nhưng như các bạn thấy đấy, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền nhất cũng cần phải có gương chiếu hậu, thậm chí còn có cả camera sau xe.

Dẫn ví dụ thế để thấy, nếu ai đó nói rằng cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai thì cũng là một cách diễn đạt. Nhưng theo tôi cái trước nhất ta cần làm lúc này là ta phải có một tổng kết nghiêm túc về chặng đường chúng ta đã đi kể từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới,

Tôi nghĩ hơi khác giáo sư Vương một chút. Nếu nói Đổi mới chỉ là trả lại cái vốn có của nó thì cũng không hẳn đúng. Bên cạnh việc “cởi trói”, nghĩa là để cho kinh tế phát triển tương đối tự nhiên thông qua điều tiết của thị trường, công cuộc đổi mới thực sự có nhiều yếu tố mới, nhất là việc mở cửa tiếp nhận những giá trị nhân loại trong thời đại toàn cầu. Trên phương diện này nhiều bước phát triển nhờ Đổi mới, đất nước đã vượt xa những gì ta có trong giá trị truyền thống.

Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, ba cái chữ R mà tôi vừa nhắc tới phải là thường trực, luôn luôn phải xem xét lại những gì đã qua, tiên lượng được tương lai sẽ tới, để từ đó liên tục đổi mới, làm mới mình thì mới bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại.

Tuần Việt Nam

=============

Sau khi xem bài viết này trên Tuanvietnam, lão Gàn có ý tưởng khôi hài là thành lập một Câu lạc bộ "Chém gió".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9:

Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc

 

tuanvietnam.gif“Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác” – GS Trần Ngọc Vương.

 

Xem lại Kì 1: Giá phải trả để được sống trong tự do và độc lập

Xem lại Kì 2: Không được lòng dân thì nắm quyền cũng chẳng để làm gì

 

Tuần Việt Nam xin giới thiệu kì cuối tọa đàm nhân dịp 70 năm thành lập nước với chủ đề “Từ cuộc cách mạng xác lập nền dân chủ, nghĩ về Việt Nam giàu mạnh” với sự tham gia của GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQG, Hà Nội và GS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Nhà báo Lan Anh: Trong 70 năm qua, chúng ta có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước đổi mới và sau đổi mới. Từ những bài học thực tiễn hiện nay thì theo các vị, tầm nhìn và sự quyết đoán của lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của dân tộc trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân?

GS Vũ Minh Giang: Tầm nhìn và quyết đoán là hai phẩm chất có quan hệ chặt chẽ với nhau của người làm lãnh đạo. Tầm nhìn là sự lường tính những điều chưa xảy ra để tính toán các khả năng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Muốn có được nó, ta phải biết được quy luật phát triển và vận động của xã hội.

Tính quyết đoán liên quan đến phẩm chất khác của người lãnh đạo. Phân tích được thực trạng trước một diễn biến nào đó, từ đó đưa ra các phương án khác nhau và chọn một phương án phù hợp nhất.

Khi nhìn lại 70 năm, việc phân chia làm hai giai đoạn trước và sau đổi mới cũng là hợp lí.

 

20150822165853--mg-2764.jpg Gs Vũ Minh Giang: "Cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù". Ảnh: Phạm Hải

 

Giai đoạn trước đổi mới, năng lực về tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc dự báo những tình huống quân sự để đề ra những chủ trương, đường lối kháng chiến có thể nói là rất xuất sắc và đã đưa ra được những quyết định táo bạo. Chúng ta đã chấp nhận tiến hành một cuộc đối đầu với siêu cường số một thế giới mà phần thắng cuối cùng đã thuộc về Việt Nam. Chiến thắng anh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định những quyết sách ấy là đúng đắn.

Tuy nhiên, cũng chính trong thời kì đó, tầm nhìn của chúng ta về mô hình kinh tế, về tổ chức xã hội có thể coi là yếu.

Chúng ta đã dồn sức xây dựng khu gang thép Thái Nguyên bằng tư duy ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với hi vọng sẽ có một nền công nghiệp đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế, trong khi đời sống nhân dân còn đang vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Kết quả là, ta đã không có nền luyện kim ra hồn.

Chúng ta đã không làm được như Hàn Quốc. Chỉ với vài trăm triệu đô la được bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, họ đã xây dựng được POSCO, một tập đoàn thép ngang tầm thế giới.

Một câu chuyện khác về tổ chức mô hình đưa các nước tiến nhanh tiến mạnh lên sản xuất lớn trong nông nghiệp thông qua việc đẩy mạnh quá trình tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta tưởng rằng làm ăn lớn như thế, sản xuất lớn như thế thì sẽ dư giả lương thực thóc lúa. Khi cả nước tiến lên nền sản xuất lớn trong nông nghiệp theo hướng xậy dựng các hợp tác xã cấp cao (quy mô lớn) và các nông trường quốc doanh. Kết quả là ta lâm vào khủng hoảng và đói nghèo.

Đổi mới do Đảng khởi xướng chính thức từ năm 1986 lại là một thí dụ khác về tầm nhìn. Lãnh đạo của chúng ta đã nhìn ra những khuyết tật và hạn chế để quyết tâm đổi mới.

Nhân đây tôi muốn nói về những đánh giá mới của giới học giả về tầm quan trọng của cải cách, gắn với tầm nhìn. Tôi từng tham dự một hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 200 năm cách mạng tư sản Pháp. Tại đây giới sử học đưa ra một luận điểm mới và lạ. Họ đánh giá cao những cuộc cải cách trong lịch sử, trong đó cải cách Meiji được phân tích rất nhiều. Thậm chí họ còn cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi. Cách mạng bùng nổ ra khi chính quyền cản trở sự phát triển, không chịu đổi thay nên bị lật đổ.

Đổi mới ở Việt Nam là một cuộc cải cách sâu sắc.

Năm 2009, tôi lại có một cơ may khác, được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông đến Việt Nam. Điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi ông nói rằng Việt Nam là nước có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, theo ông, Việt Nam lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được.

 

GS Trần Ngọc Vương: Cá nhân tôi có cách nhìn hơi khác một chút về khái niệm đổi mới như cách mà mọi người vẫn nói lâu nay.

Thời bắt đầu đổi mới, lúc đó ta làm theo cách trả lại sự vật, để nó đi vào quỹ đạo vốn có, quỹ đạo tự nhiên của nó.

 

20150821163038--mg-2790.jpg

Gs Trần Ngọc Vương: "Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp." Ảnh: Phạm Hải

 

Hồi đó, người nông dân làm ra thóc gạo nhưng lại không giao đất cho họ. Với cách làm kiểu hợp tác hóa như cũ, kiểu cấm chợ ngăn sông thì cả nước sẽ không có gạo mà ăn, dân đói khổ. Vì vậy, trả lại sự vật theo quỹ đạo của nó tức là trả lại ruộng đất cho người dân, hàng hóa được lưu thông. Từ đó, mọi chuyện khác hẳn.

Chúng ta từng có lúc duy ý chí, từ đó áp dụng sai quy luật và đã lãnh đủ hậu quả. Rồi ta phải trả lại sự vật theo đúng trạng thái tự nhiên vốn có của nó.

Đổi mới đích thực là cách tân, và hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa là sáng tạo. Đổi mới có thêm hàm lượng nhân vi, con người bằng ý chí và nỗ lực để đưa trí tuệ vào đó để sự vật không chỉ thực hiện theo quán tính của nó.

Nếu chúng ta chỉ đổi mới bằng cách trả lại trạng thái quán tính của sự vật thôi thì các nước trên thế giới phát triển đến một ngưỡng nào đó là mất đà, rơi vào“bẫy thu nhập trung bình”.

 

Nhà báo Lan Anh:Điều gì khiến các vị suy nghĩ và trăn trở nhất trong bối cảnh đất nước hiện nay?

GS Vũ Minh Giang:Thứ nhất, tôi đau đáu và lo ngại khi thấy tình trạng có người dân bị oan và bị đối xử bất công như báo chí đang nêu ngày càng nhiều. Trong suốt 70 năm qua nhân dân chúng ta luôn phải gồng mình lên để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Giờ đây, vấn đề cấp bách này đang đặt nặng lên vai các vị lãnh đạo. Đại hội Đảng XII sắp tới chắc chắn phải giải quyết triệt để vấn đề này, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là yêu cầu của người dân.

Thứ hai, là bẫy thu nhập trung bình. Theo các tiêu chí thuần tuý kinh tế thì còn lâu nước ta mới đạt tới trình độ của một nước có thu nhập trung bình (3.000-5.000 đô/người). Nhưng nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo sớm rằng, nếu không biết lo xa thì việc Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khó tránh khỏi.

Bài toán cần giải quyết lúc này là khơi thông các nguồn lực để tạo bước đột phá, đưa đất nước phát triển. Nếu chúng ta cứ loanh quanh mãi ở đường băng mà không cất cánh được thì sẽ thất bại, sẽ mãi là nước nghèo.

Thứ ba, cần có cái nhìn tỉnh táo về bạn và thù. Điều đơn giản như một chân lý là: trong chính trị không có bạn vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là trường tồn. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét một cách thực tế bạn và thù để có những quyết sách đúng đắn.

 

GS Trần Ngọc Vương: Hãy nhìn lại câu chuyện của nước Nga thời Stalin. Người ta đã nói rất nhiều đến mặt trái của ông ấy, nhưng cũng cần phải nhìn nhận, ông ấy cũng làm được một số thành tựu lớn cho Liên Xô cũ. Bởi khi nói đến những thành tựu lớn nhất của Liên Xô cũ, chủ yếu người ta nhắc đến thời kì của Stalin.

Tôi có đọc trong một tư liệu kể lại rằng, khi kết thúc thế chiến thứ hai một tuần, Stalin mời các vị nguyên soái và các nhà lãnh đạo quân sự đến họp bàn. Ông đã đề nghị họ đứng ra thay ông tiếp quản tất cả các vấn đề quân sự, ông hoàn toàn không đóng vai trò đại nguyên soái nữa. Tiếp sau đó, ông triệu tập hội đồng các thị trưởng họp để kiến thiết quốc gia và tái phục hồi năng lực quốc gia, đồng thời giúp đỡ các quốc gia mới ở Đông Âu.

Hẳn ông phải có một cái nhìn rất tỉnh táo đối với sứ mệnh của mình nên ông mới làm được điều đó.

Do đó điều tôi đang quan tâm trăn trở hiện nay là:

Thứ nhất, tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Thứ hai, người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng.

Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác.

 

Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì?

GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển.

Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến  hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi.

GS Vũ Minh Giang: Hạ Tăng Hựu, một nhà sử học có tiếng ở Trung Quốc từng nói: Người trí thức không có gì vĩ đại hơn là biết được tương lai, nhưng tương lai chưa xảy ra, làm sao biết được. Chẳng qua tất cả mọi chuyện đều dựa vào cái đã xảy ra mà dự đoán (cứ vãng dĩ suy) đấy thôi.Vì vậy, không nên đặt vấn đề phải biết quên quá khứ. Vì quá khứ không phải chỉ là chuyện của ngày đã qua mà còn có giá trị để hiểu hiện tại và dự báo tương lai.

 

20150821163310-images2043661-lad-9862.jp

"Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện". Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

 

Tuy nhiên, đúng là vẫn còn cách tư duy không nghiên cứu phân tích toàn diện, khách quan mà chỉ thích “nhấm nháp” những vinh quang trong quá khứ theo kiểu “ăn mày dĩ vãng”. Đây là thói quen cần phải loại bỏ.

Trong kinh tế học hiện đại, người ta đưa ra khái niệm “nhân tố phượng hoàng” (phoenix factor) để chỉ những hiểu biết có được nhờ phân tích thất bại. Theo truyền thuyết châu Âu có hình ảnh con chim phượng hoàng đẹp đẽ bay lên từ đống tro tàn. Hình ảnh ấy được các nhà kinh tế học mượn để ví với những kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phân tích những thất bại trong quá khứ. Đó chính là cách mở đường để đi lên.

Thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và  chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi.

 

Nhà báo Lan Anh: Thực tiễn đất nước đang đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau, người thì cho rằng, cần một cuộc đổi mới 2, người thì bảo phải làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ, quyết đoán như hồi năm 1986…. ý kiến của các các vị thế nào? Chúng ta cần phải làm gì trong tình thế hiện nay?

GS Vũ Minh Giang: Tôi không ủng hộ quan điểm cần phải có cuộc đổi mới này hay cuộc đổi mới khác.

Liên quan đến sự phát triển của một quốc gia, trong thời đại ngày nay người ta thường khái quát bằng ba chữ R.

Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ.

Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng.

Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục.

Nhiều người coi ngành sử học như “gương chiếu hậu”. Nhưng như các bạn thấy đấy, ngay cả chiếc xe hơi đắt tiền nhất cũng cần phải có gương chiếu hậu, thậm chí còn có cả camera sau xe.

Dẫn ví dụ thế để thấy, nếu ai đó nói rằng cần phải có một cuộc đổi mới lần thứ hai thì cũng là một cách diễn đạt. Nhưng theo tôi cái trước nhất ta cần làm lúc này là ta phải có một tổng kết nghiêm túc về chặng đường chúng ta đã đi kể từ lúc chúng ta bắt đầu công cuộc đổi mới,

Tôi nghĩ hơi khác giáo sư Vương một chút. Nếu nói Đổi mới chỉ là trả lại cái vốn có của nó thì cũng không hẳn đúng. Bên cạnh việc “cởi trói”, nghĩa là để cho kinh tế phát triển tương đối tự nhiên thông qua điều tiết của thị trường, công cuộc đổi mới thực sự có nhiều yếu tố mới, nhất là việc mở cửa tiếp nhận những giá trị nhân loại trong thời đại toàn cầu. Trên phương diện này nhiều bước phát triển nhờ Đổi mới, đất nước đã vượt xa những gì ta có trong giá trị truyền thống.

Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng, ba cái chữ R mà tôi vừa nhắc tới phải là thường trực, luôn luôn phải xem xét lại những gì đã qua, tiên lượng được tương lai sẽ tới, để từ đó liên tục đổi mới, làm mới mình thì mới bắt kịp tiến trình phát triển của nhân loại.

Tuần Việt Nam

=============

Sau khi xem bài viết này trên Tuanvietnam, lão Gàn có ý tưởng khôi hài là thành lập một Câu lạc bộ "Chém gió".

 

 

 

Nếu lão Gàn chỉ viết một câu như bài trên thì những trí ngủ lại cho rằng lão phát biểu không có "cơ sở khoa học" (Muốn biết "cơ sở khoa học" là gì? Đi hỏi ông Phan Huy Lê). Bây giờ thì ông Phan Huy Lê có đồng minh là ông Vũ Minh Giang. Ông Vũ Minh Giang cũng dùng từ này, hẳn phải hiểu biết rất sâu về nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học":

 

Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng.

 

 

Thưa quý vị và anh chị em wan tâm.

Thế nào là nội hàm của khái niệm "khoa học" thì ngay cả trên cái gu gồ cũng chỉ tìm thấy ở phần tiếng Việt một định nghĩa tạm thời, chưa chính thức. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" là gì chắc chắn nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, hết ông Lê, bi wờ đến ông Giang, toàn là trí thức có hạng, bằng cấp lùng bùng phát biểu về "cơ sở khoa học", mà phó thường dân như lão chẳng hiểu là cái gì. Nghe nói ông Giang còn được chánh phủ Cộng Hòa Pháp tặng hẳn cho một cái huân chương Bắc Đẩu bội tinh nữa kia. Khiếp! Hẳn cứ phải là từ xuất sắc trở lên chứ không phải thứ tầm thường. Nhưng có lẽ cũng như ông Phan Huy Lê, ông Vũ Minh Giang cũng chưa thể công khai định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, nhưng cứ phát biểu vung xích chó. Hẳn giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên chứ làm sao mà sai được. Cũng như "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Ấy là hẳn cụ nghị Quế ở Đoài thôn, cụ ấy bảo thế.

Hổng bít mẹ nó cái gì cả, mà phát biểu cứ như đúng rồi thì đấy là "chém gió". Mà phàm đã là "chém gió" thì chả chết thằng Tây nào. Cho nên không ai rách việc mà phản đối. Nhưng ở đây nó lại liên quan đến chiện "quốc gia đại sự", nên dù không chết thằng Tây nào, nó cũng làm mất thì giờ. Cho nên, cứ theo cụ nghị Quế phát biểu trong Tắt Đèn: "Thời Tây bây giờ "thì giờ là vàng bạc"". Nên không có chỗ cho "chém gió" câu giờ. Do đó, lão phải bớt chút thời gian của lão để bàn về cái mà lão bảo là "chém gió" này.

Bi wờ xem mấy thứ nập nuận chủ chốt của cụ Giang về cải cách xã hội nhá, xem phát biểu của cụ có phù hợp với tiêu chí "chém gió" có "cơ sở khoa học" không?

Cụ Giang đưa ra ba cái "R", như là những tiêu chí để "cải":

 

Review, nghĩa là luôn luôn phải xem xét lại những việc đã qua. Chúng ta thường xuyên nhìn lại chứ đừng để đến lúc nó trì trệ rồi mới tiến hành đổi mới. Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ.

 

Nếu là những cái đã qua mới đây thì nhìn lại để làm gì nữa? Những việc đã qua thì cái hậu quả nó thế nào, nó đã chềnh ềnh ra đấy. Nhìn để làm cái gì? Để xem nó có thật là sai, hay thật là đúng không à? Hay là nó vẫn có ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục và cuối cùng là "hòa cả làng"? Bởi vậy, ngay sau câu này, ông Giang cũng thừa nhận: "Có một thời kì mà chúng ta đã rất lúng túng trong việc xử lí các vấn đề. Luôn để những tư duy cũ đem bám và bản thân bị trói buộc bởi những hệ thống lý luận cũ kĩ". Ô hay! Thế trước đây ông không "nhìn lại những việc đã qua" à?.

Bởi vậy, tiêu chí này của ông Giang chỉ chém gió chơi cho vui.

 

Research, nghĩa là nghiên cứu. Khi đề ra một quyết sách cần có cơ sở khoa học và luận chứng đàng hoàng.

 

Ô hay! Cái chó gì trên thế gian này mà chả có luận cứ và có luận chứng. Kể cả hai con mẹ bán cá ở chợ Bắc Qua chửi nhau, họ đều có "cơ sở khoa học" và luận chứng đấy chứ. Không tin cứ ra chợ Bắc Qua xem mấy con mẹ bán cá chửi nhau mà xem. Công khai, minh bạch đàng hoàng, chửi rất to, cả làng Vũ Đại đều nghe thấy. Thí dụ: "Cái con mặt l...kia, bà chưa bán mở hàng , mà nó đã kéo khách về hàng nhà nó...". Thưa! Đấy là "luận cứ", là "cơ sở khoa học" để bà chửi. Còn bà kể lể thế nào đó là luận chứng. Rồi bà đào, bà cho ăn, bà xé...đấy là hậu quả.

Bởi vậy, bất cứ một quyết sách nào, đều tự nó có luận cứ "- cụ Giang gọi là "cơ sở khoa học" - và luận chứng của nó. Xin lỗi cụ Giang nhá. Đến đám IS cũng có luận cứ và luận chứng. Nếu cụ lại phân tích cái "cơ sở khoa học" của cụ, nó khác hẳn khái niệm "luận cứ" thì cụ hãy thay ông Phan Huy Lê định nghĩa nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" đi đã, cho phó thường dân hiểu được bản chất của cái "cơ sở khoa học" thì mới bàn tiếp được.

 

Reform, nghĩa là cải cách. Ta đừng để nó tích tụ rồi mới giải quyết. Tính đổi mới thường xuyên liên tục dựa trên cơ sở nghiên cứu và tìm ra căn nguyên để giải quyết phù hợp. Phải cải cách liên tục.

 

Ô hay! Thế thì cả cái bài phỏng zdấn này bàn về cái gì ấy nhể? Hình như nó bàn về "cải cách xã hội" thì phải?! Vậy mà cụ lại bảo "cải cách", như một yếu tố cần trong "cải cách". Vậy rút cục nó là cái quái gì thế? Mún "Cải cách" thì phải "cải cách"? Hơ! Híc!

Nhưng khổ một nỗi, cái này cụ lại dịch từ tiếng Tây "Reform". Cụ bàn về "cải cách" và cụ bảo "reform". Cuối cùng thì thì chúng ta cứ phải "reform" liên tục. Mà muốn "reform" liên tục thì phải cải cách. Muốn cải cách thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform". Muốn "reform", thì phải "nghiên cứu", phải "nhìn lại quá khứ" và cuối cùng thì là phải "cải cách", phải "reform"....Dạ thưa cụ! Cái này zdăng hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, kêu bằng (Ngoài Bắc nói là "gọi là") rằng thì là mà: "Mồm bò, chẳng phải mồm bò, nhưng lại là mồm bò".

Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, chỉ tóm gọn một câu "chính danh". Muốn biết chính danh là gì thì hoặc là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải trả lại đúng với chân lý của nó. Hoặc là tra "cổ thư chữ Hán" để "nghiên cứu", và nhìn lại "quá khứ".

 

Lát nữa, nếu rách việc, lão bàn tiếp về câu này:

 

Nhà báo Lan Anh:Một vị lãnh đạo đã nói rằng nếu chúng ta cứ sống mãi trong qúa khứ thì chúng ta sẽ bỏ lỡ tương lai và chúng ta phải dám quên những thắng lợi của quá khứ thì chúng ta mới bước ra thế giới được. Các vị có chia sẻ gì?

GS Trần Ngọc Vương: Quá khứ không nên quên nhưng ta cũng không nên bị ám ảnh và càng không nên để nó chi phối tương lai. Nếu quên quá khứ có nghĩa là ta đã quên mất một mệnh đề của đạo lí. Ta nên khai thác phương diện lành mạnh của quá khứ để tiếp tục phát triển.

Giống như khi người ta chuyển nhà, cũng phải để lại một số thứ vẫn còn hữu ích, huống hồ chúng ta tiến  hành một cuộc viễn chinh với một hành trình rất xa. Không ai có thể vứt bỏ di sản, có điều phải sử dụng nó một cách thông minh, đúng nghĩa là di sản để nhìn lại, để đối chiếu, để học hỏi.

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay