Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cuộc đời cay đắng của hai chị em sát thủ nhỏ tuổi nhất nước Mỹ

Thứ tư, 26/08/2015 - 02:00
  

Hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones đã bị cáo buộc phạm tội giết người khi mới 12,13 tuổi.

Mặc dù chưa đủ tuổi vị thành niên nhưng cả hai đã phải hầu tòa và chấp hành bản án như những người trưởng thành. Họ đã trở thành sát thủ và phạm nhân trẻ nhất trong lịch sử tòa án nước Mỹ.

 

Giết người trả thù

Catherine Jones và Curtis Jones bị tòa án Liên bang Mỹ kết án 18 năm tù giam vì tội giết người khi Catherine Jones 13 tuổi và em trai Curtis Jones 12 tuổi. Ngay sau khi phiên tòa diễn ra, dư luận đã tranh cãi rất nhiều về việc tại sao hai đứa trẻ Catherine Jones và Curtis Jones lại bị kết án như những người trưởng thành. Mặc dù dư luận có nhiều tranh cãi nhưng tòa án vẫn quyết định chỉ giảm tội danh giết người cấp độ 1 xuống tội danh giết người cấp độ 2 cùng bản án 18 năm tù và cả hai đều bị quản thúc đến hết đời.

Theo hồ sơ cảnh sát thì thảm kịch xảy ra vào ngày 1 tháng 6 năm 1999. Cảnh sát nhận được tin báo từ phía gia đình của nạn nhân ở Cocoa Beach, bang Florida. Khi cảnh sát có mặt tại hiện trường chứng kiến cảnh tượng nạn nhân là một người phụ nữ đang nằm giữa vũng máu ngay tại phòng khách. Sau khi khám nghiệm hiện trường thì nạn nhân là cô Sonya Speights, 29 tuổi. Nạn nhân đã bị giết chết bằng 2 phát súng ở cự ly gần và chắc chắn không phải là một vụ tự sát.

Cảnh sát điều tra lục soát toàn bộ căn hộ và thu được một khẩu súng ngắn cùng một số vỏ đạn nhưng không hề có dấu vân tay trên khẩu súng. Đồ đạc trong nhà vẫn nguyên vẹn và ngay ngắn chứng tỏ rằng không có sự giằng co hay cự cãi trước khi vụ án mạng xảy ra. Kết quả điều tra ban đầu cho biết đây có thể là một vụ trả thù chứ không phải là một vụ án giết người cướp của. Công việc điều tra được bắt đầu từ những thành viên trong gia đình và những người có liên quan đến nạn nhân.

 

cuoc-doi-cay-dang-cua-hai-chi-em-sat-thu

Hai sát thủ nhí Catherine Jones và Curtis Jones.

 

Theo lời kể của người nhà nạn nhân thì cô Sonya Speights hiện đang sống cùng một người đàn ông và hai con riêng của ông ta là Catherine Jones và Curtis Jones. Mặc dù chưa tổ chức đám cưới nhưng họ vẫn sống với nhau như một gia đình. Nhìn vào thì ai cũng tưởng họ là một gia đình bình thường như những gia đình khác nhưng họ luôn xảy ra mâu thuẫn.

Hai đứa trẻ là Catherine Jones và Curtis Jones không chịu chấp nhận cho cha của chúng sống chung với Sonya Speights. Chính vì vậy mà cả hai đứa trẻ cùng Sonya Speights thường xuyên xảy ra những cuộc tranh cãi và cha của hai đứa đã không ủng hộ con mình mà hoàn toàn tin tưởng cô nhân tình Sonya Speights. Chính vì vậy mà càng ngày bọn trẻ càng căm ghét Sonya Speights bởi chúng cho rằng chính cô ta là người chia rẽ tình cảm của cha con chúng.

Nỗi căm hận càng lên đến đỉnh điểm khi Catherine Jones bị một người họ hàng lạm dụng tình dục. Phải trải qua nỗi ám ảnh kinh hoàng nhưng Catherine Jones chỉ biết chia sẻ cùng em của mình là Curtis Jones. Và cuối cùng bọn trẻ cũng quyết định nói chuyện này với cha nhưng cha chúng lại không tin và cho rằng chúng bịa đặt mọi chuyện. Không chỉ bị cha từ chối quan tâm giúp đỡ mà nhân tình của cha là cô Sonya Speights còn tỏ ra miệt thị, coi thường hai đứa trẻ.

Nỗi đau về thể xác vì bị lạm dụng tình dục cùng với nỗi đau về tinh thần khi bị chính cha đẻ của mình bỏ rơi khiến hai đứa trẻ chỉ nghĩ đến việc trả thù. Người mà chúng nhắm đến là Sonya Speights bởi chỉ có cô ta mới làm cho cha chúng thay đổi và người tiếp theo cả hai đứa trẻ muốn giết đó là kẻ đã lạm dụng tình dục và giở trò đồi bại với cô bé Catherine Jones. Cha đẻ của chúng cũng sẽ là nạn nhân tiếp theo bởi chúng căm hận cha, cha đã đẩy chúng đến với những bi kịch mà ông không hề hay biết.

Trước khi thực hiện việc trả thù, Catherine Jones đã viết trong nhật ký rằng: “Tôi sẽ giết hết tất cả mọi người để lấy lại sự công bằng cho chị em tôi. Chính các người đã đẩy tôi vào bi kịch của cuộc đời này”. Sau khi viết nhật ký, Catherine Jones đã sang phòng em trai và bàn kế hoạch trả thù. Curtis Jones ủng hộ mọi kế hoạch của chị và cả hai đã vào phòng cha lấy khẩu súng 9mm bán tự động của cha và ngay lập tức chúng đã chạy đến nhà bạn gái của cha để thực hiện kế hoạch.

Vừa nhìn thấy cô Sonya Speights đang ngồi trong phòng khách, Catherine Jones đã rút súng bắn hai phát vào người khiến cô Sonya Speights ngã vật xuống sàn nhà. Hai đứa trẻ vẫn rất bình tĩnh, sau khi bắn cô Sonya Speights, bọn chúng còn dùng giẻ lau sạch khẩu súng để xóa dấu vân tay. Cả hai nghĩ rằng sẽ tiếp tục kế hoạch trả thù của mình nhưng khi chứng kiến cô Sonya Speights nằm bất tỉnh trên vũng máu thì bọn chúng đã vô cùng hoảng sợ. Không biết làm gì bọn chúng đã vứt lại khẩu súng và chạy vào khu rừng gần nhà trốn. Hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones đã rất lo sợ nhưng bọn chúng cũng không dám đi quá xa khu nhà ở.

 

Kết án

Sau khi cảnh sát khám xét hiện trường và tìm được cuốn nhật ký của Catherine Jones, cảnh sát đã truy tìm hai chị em cô bé và chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ, cảnh sát đã tìm thấy Catherine Jones và Curtis Jones. Khi đối diện với cảnh sát, cả hai chị em đã không còn hoảng sợ như lúc vừa nổ súng và chạy trốn. Cả hai đã thành thật khai báo toàn bộ sự thật với cảnh sát. Bọn chúng thực hiện kế hoạch giết người bởi không thể chịu đựng được sự ghẻ lạnh của cha, căm thù người đã cướp cha của chúng.

 

cuoc-doi-cay-dang-cua-hai-chi-em-sat-thu

 

Catherine Jones và Curtis Jones đã bị tạm giam và chờ đối mặt với phiên tòa xét xử. Mặc dù là tội phạm vị thành niên nhưng Catherine Jones và Curtis Jones đã phải chịu bản án như những người trưởng thành và cả hai là những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Mỹ phạm tội giết người cấp độ 1.

Sau những lời bào chữa của luật sư, Catherine Jones và Curtis Jones đã được giảm xuống tội giết người cấp độ 2, nhận bản án 18 năm tù và chịu sự quản thúc suốt đời. Phiên tòa xét xử kết thúc, bị cáo được nói những lời cuối cùng thì Curtis Jones đã bày tỏ nguyện vọng được mang theo máy trò chơi điện tử Nintendo vào tù. Những lời nói ngây thơ và nguyện vọng của bị cáo thật đáng thương khiến những người dự khán không khỏi xót xa, đau lòng.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009, Catherine Jones nói với tờ USA Today rằng, cô cảm thấy hối hận vì đã tước đi mạng sống của một con người, nhưng cũng khẳng định, khi đó cô sẵn sàng làm mọi thứ để có thể thoát khỏi sự xâm hại. Giờ đây sau 16 năm thụ án, Catherine Jones đã 30 tuổi, còn em trai Curtis Jones 29 tuổi và họ đã sắp được mãn hạn tù.

Theo những nguồn tin của cảnh sát thì trước khi vào tù hai chị em chưa bao giờ dùng điện thoại, chưa bao giờ lái xe và nhiều kỹ năng sống khác họ không có. Chính vì vậy mà sau khi mãn hạn tù chắc chắn họ rất khó để hòa nhập được với xã hội hiện đại. Ngoài ra, do lệnh quản chế, họ có thể trở lại nhà tù bất cứ lúc nào nếu mắc phải một vi phạm dù là nhỏ nhất. Điều này thật sự là một gánh nặng đè lên cuộc sống của hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones.

Nhưng vẫn có một điều may mắn đó là trong thời gian thụ án, Catherine Jones đã kết bạn với một thủy thủ hải quân qua thư từ và chàng thủy thủ này đã thực sự cảm động trước câu chuyện của cuộc đời Catherine Jones nên anh đã đem lòng yêu mến và quyết định kết hôn với cô ngay khi cô vẫn còn ở tù. Hy vọng rằng đây chính là một điểm tựa vững chắc của hai chị em Catherine Jones và Curtis Jones khi họ bước ra ngoài xã hội và khởi đầu cho một cuộc sống mới đầy may mắn.

Theo Huyền Hương

Cảnh sát toàn cầu

==================

Hồi lão mới vào Sè Gòng, khoảng năm 1976, lão có được xem một cuốn sách "Những truyện kỳ lạ trên thế giới", gồm nhiều tập. Trong đó có một câu chuyện như sau: Một sát thủ giết 5 người, đốt nhà hơn 15 lần, cướp 30 lần và tất nhiên y bị ra tòa. Tại tòa, y tự bào chữa cho minh. Y chứng minh y là một người lương thiện và bất đắc dĩ phải làm như vậy. Y chứng minh rằng chính cơ cấu xã hội Pháp đã đẩy y đến bước đường cùng và buộc y phải hành động để tồn tại. Y cãi hay đến mức mà người nghe cảm giác rằng: Nếu y bị thụ án thì toàn bộ hệ thống đạo đức xã hội Pháp sụp đổ. Câu chuyện kể lại: chính Tổng thống Pháp phải thức trắng ba đêm liền và quyết định ân xá cho y. Đồng thời chính phủ Pháp trợ cấp cho ông ta một số tiền làm vốn sinh sống. Cuộc đời sau đó chứng minh ông ta là một người lương thiện. Ông ta mua một xe chở khách và tổ chức những tour du lịch, trở nên khá giả. Sau này ông ta trở thành một mục sư. Tất nhiên, vào thời điểm đó, nước Pháp là một siêu cường của thế giới, khi nước Mỹ chưa được nhắc tới nhiều.

Lời khuyên của lão Gàn là nước Mỹ nên ân xá cho hai chị em trong câu truyện này. Họ chỉ là những đứa trẻ khi phạm tội và nhân danh công lý. Nước Mỹ sẽ ra sao, nếu những con người bị áp bức như hai đứa trẻ này, không được quyền phản ứng, khi chúng không còn một chỗ dựa nào cả, ngay cả với cha nó?! Luật pháp đã được thực thi với bản án 18 năm tù, vấn đề tiếp theo là những giá trị của con người trong cuộc sống còn lại của họ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thủ tướng yêu cầu lường trước kịch bản xấu với nền kinh tế
 
Nhận định việc điều hành vừa qua đã phản ứng tốt trước biến động của thế giới, song Thủ tướng cũng yêu cầu phải tính toán các phương án khác nhau, kể cả xấu nhất để kịp thời ứng phó.

 

Thông điệp trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại cuộc họp chiều nay (25/8) của thường trực Chính phủ để đánh giá về những biến động mới đây của kinh tế thế giới, bao gồm giá dầu giảm và phá giá đồng nhân dân tệ, qua đó tính toán tác động đến Việt Nam. 

 

thu-tuong-0-3642-1440555151.jpg

Thủ tướng yêu cầu cần có các kịch bản, kể cả xấu nhất để chủ động đối phó. Ảnh: Chinhphu.vn 

 

Nhất trí việc điều hành những ngày qua là kịp thời và phù hợp, song đại diện Chính phủ và lãnh đạo các ngành đều cho rằng vẫn còn những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới. Do đó, các cơ quan cần tiếp tục theo dõi, đánh giá đầy đủ để đưa ra đối sách chủ động, kịp thời, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi. 

Về giá dầu thô giảm sâu, các ý kiến đều khẳng định diễn biến này cũng như tác động của nó đến thu ngân sách đã được dự báo từ đầu năm 2015. Với các giải pháp sau đó, Bộ Tài chính khẳng định thu ngân sách vẫn đảm bảo và quyết tâm vượt thu 8%.

Đối với diễn biến giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam những tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá chủ yếu là do yếu tố tâm lý và nhận định thị trường sẽ hồi phục thời gian tới.

Đối với các vấn đề tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, việc tỷ giá bị đẩy lên sát trần, các dấu hiệu căng thẳng về lãi suất ở một số thời điểm và hiện tượng một số doanh nghiệp mua găm ngoại tệ cũng là do "yếu tố tâm lý". "Chúng ta đã phá giá đồng Việt Nam khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục nữa. Vấn đề còn lại là niềm tin thị trường”, Thống đốc khẳng định.

Nhận định chung, Chính phủ cho rằng kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát tốt, các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, thu ngân sách, bội chi, xuất - nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh vẫn bảo đảm như mục tiêu đã đề ra.

“Chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định song cũng lưu ý những diễn biến còn hết sức khó lường. 

“Phải luôn luôn tính toán các phương án khác nhau, kể cả phương án xấu nhất. Chỉ có như vậy chúng ta mới chủ động được". Thủ tướng đồng thời nhắc nhở đại diện các ngành phải chủ động thông tin về tình hình, dự báo, các giải pháp để người dân, doanh nghiệp biết, qua đó đồng thuận chính sách, không gây tâm lý hoang mang. 

T. Đức

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thủ tướng yêu cầu lường trước kịch bản xấu với nền kinh tế
 
Nhận định việc điều hành vừa qua đã phản ứng tốt trước biến động của thế giới, song Thủ tướng cũng yêu cầu phải tính toán các phương án khác nhau, kể cả xấu nhất để kịp thời ứng phó.

 

Thông điệp trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại cuộc họp chiều nay (25/8) của thường trực Chính phủ để đánh giá về những biến động mới đây của kinh tế thế giới, bao gồm giá dầu giảm và phá giá đồng nhân dân tệ, qua đó tính toán tác động đến Việt Nam. 

 

thu-tuong-0-3642-1440555151.jpg

Thủ tướng yêu cầu cần có các kịch bản, kể cả xấu nhất để chủ động đối phó. Ảnh: Chinhphu.vn 

 

Nhất trí việc điều hành những ngày qua là kịp thời và phù hợp, song đại diện Chính phủ và lãnh đạo các ngành đều cho rằng vẫn còn những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới. Do đó, các cơ quan cần tiếp tục theo dõi, đánh giá đầy đủ để đưa ra đối sách chủ động, kịp thời, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi. 

Về giá dầu thô giảm sâu, các ý kiến đều khẳng định diễn biến này cũng như tác động của nó đến thu ngân sách đã được dự báo từ đầu năm 2015. Với các giải pháp sau đó, Bộ Tài chính khẳng định thu ngân sách vẫn đảm bảo và quyết tâm vượt thu 8%.

Đối với diễn biến giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam những tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá chủ yếu là do yếu tố tâm lý và nhận định thị trường sẽ hồi phục thời gian tới.

Đối với các vấn đề tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, việc tỷ giá bị đẩy lên sát trần, các dấu hiệu căng thẳng về lãi suất ở một số thời điểm và hiện tượng một số doanh nghiệp mua găm ngoại tệ cũng là do "yếu tố tâm lý". "Chúng ta đã phá giá đồng Việt Nam khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục nữa. Vấn đề còn lại là niềm tin thị trường”, Thống đốc khẳng định.

Nhận định chung, Chính phủ cho rằng kinh tế vĩ mô đang được kiểm soát tốt, các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, thu ngân sách, bội chi, xuất - nhập khẩu cũng như sản xuất kinh doanh vẫn bảo đảm như mục tiêu đã đề ra.

“Chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định song cũng lưu ý những diễn biến còn hết sức khó lường. 

“Phải luôn luôn tính toán các phương án khác nhau, kể cả phương án xấu nhất. Chỉ có như vậy chúng ta mới chủ động được". Thủ tướng đồng thời nhắc nhở đại diện các ngành phải chủ động thông tin về tình hình, dự báo, các giải pháp để người dân, doanh nghiệp biết, qua đó đồng thuận chính sách, không gây tâm lý hoang mang. 

T. Đức

 

Cảnh giác luôn luôn là điều tốt. Một danh tướng Đức đã phát biểu: "Tướng giỏi, luôn nghĩ đến thất bại".Nhưng Tử Vi Lạc Việt có một cách là "loạn thế phùng quân"(*). Chưa chắc kinh tế thế giới xấu đã làm nước Việt suy yếu.

* Lão Gàn nhắc lại là: "Loạn thế phùng quân". Câu này nhiều người hiểu nhầm, nên diễn đạt giống như "Loạn thế vi quân", là sai.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn tượng trong tuần

Bảo tàng nghìn tỷ và chuyện lên sếp 'sau một đêm'

TuanVietNam ››
01/08/2015 02:00 GMT+7

tuanvietnam.gifChợt nhớ tới cô người mẫu chân dài Ngọc Trinh. Câu nói hồn nhiên và tỉnh bơ của cô không có tiền, cạp đất mà ăn à, hẳn rồi sẽ… dài theo thời gian. Vì vô tình câu đó nói hộ “nỗi lòng” của bao vị.

 

Cứ tưởng cái chuyện xây bảo tàng đã được cho vào… bảo tàng từ lâu bởi quá nhiều thứ bất cập, thì đột nhiên vụ việc xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại nổi lên trong tuần này như một “hiện vật” đáng chú ý, thu hút hàng triệu con mắt bạn đọc.

 

Chúng ta đang làm ngược!

Cái “hiện vật” này, dù mới ở dạng dự án, nhưng những phác thảo của nó cho thấy rất hoành tráng, chiếm khoảng 10 hecta ở khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ Liêm, Hà Nội). Cũng vì thế, mà số tiền đầu tư cho công trình xây dựng này “hoành tráng” không kém - 11.277 tỷ đồng. Cũng bởi số tiền đầu tư hoành tráng quá, khiến dư luận XH thành ra của đau con xót. Và dư luận XH có lý.

Vì ngay lập tức, người ta nhớ đến một “hiện vật bảo tàng” bề thế không kém, vẫn đang phải chịu cảnh bia miệng trơ trơ. Đó là Bảo tàng Hà Nội.

Người viết bài mãi không quên được cái cảm giác sửng sốt, sững sờ lần đầu tiên nhìn thấy kiến trúc của Bảo tàng HN. Rũ ra cười. Cười xong, bỗng thấy rất ngượng ngùng. Bởi không hình dung nổi một công trình kiến trúc, diện mạo văn hóa của Thủ đô lại phi lý đến thế. Một cái nhà to tướng lộn ngược, nghênh ngang, mà đứng về phong thủy, thì cảm giác cho thấy sự… phiêu lưu, chông chênh, không vững chãi, cho dù phía trước là hồ nước biểu trưng cho tiền vào như nước

Cũng đúng là tiền vào như nước cho… cái kiến trúc rất xấu xí và phi lý này- tới 2.300 tỉ đồng. Rút cục đến giờ, khi nói về Bảo tàng HN, dân gian hay dùng thành ngữ vắng như chùa Bà Đanh.  Còn hiện vật trưng bầy tại bảo tàng thì lèo tèo không kém. Phó Gs-Ts Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc, từng gọi những thứ đang trưng bày tại bảo tàng chỉ là “lấp chỗ trống”: Đấy chưa gọi là trưng bày chuyên nghiệp mà mới chỉ là những thứ mangtính nhất thời thôi (Thanh niên, ngày 17/7). Chưa kể mới khánh thành ít lâu, công trình đã xuống cấp như… đạo đức xây dựng hiện nay, mỗi trận mưa to, bảo tàng lại dột từ nóc dột xuống.

Còn nhiều năm trước đó, ngày 08/10/2012 trao đổi với VnExpress, Gs Sử học Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta hì hục xây dựng một bảo tàng chi phí hàng nghìn tỷ mà không tính đến cái ruột của nó là điều vô lý. Để bây giờ bảo tàng đã mở cửa song rất ít người đến thăm, trong khi vẫn phải có một bộ máy quản lý, bảo quản các hiện vật.

 

20150731170529-4-2-opt-mblk.jpeg

Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia quy mô trên 11.000 tỉ đồng. Ảnh: T.L

 

Chưa kể, theo báo cáo tài chính mới được Vinaconex công bố, tính đến hết quý 1/2015, Sở Xây dựng HN đang nợ đơn vị này 1.589 tỉ đồng khoản thu từ việc đầu tư xây dựng Bảo tàng HN theo hình thức BT, từ năm 2010, chưa kể tiền lãi (Thanh niên, ngày 17/7)

Đồng ý rằng việc đầu tư cho văn hóa không thể coi là đầu tư ra tiền bạc ngay, nhưng cũng xin đừng nhân danh, lợi dụng đặc thù đó để lãng phí, làm ẩu thông qua các công trình kiến trúc bảo tàng, nhà văn hóa vừa xấu vừa đứng lẻ loi, bẽ bàng trơ gan cùng tuế nguyệt bởi tiếng dở đồn xa, vì thế, càng ít khách thăm.

Nhưng lại có người tổng kết hệt người mẫu chân dài Ngọc Trinh: Không dự án, cạp đất mà ăn à?

Bỗng nhớ đến các bảo tàng các quốc gia trên thế giới, mà người viết bài có dịp đến thăm: Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Anh (Anh Quốc), Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage (St. Peterburg- Nga), Bảo tàng tư nhân của dòng họ Mêdixi (Italia)… Mỗi bảo tàng là một sắc thái riêng biệt về cả bề dày, đỉnh cao và chiều sâu văn hóa của các thời đại lịch sử mỗi quốc gia, thông qua muôn ngàn hiện vật “biết nói” từ cổ đại tới đương đại. Để rồi ngưỡng mộ, khâm phục tài trí con người quá, nhất là trân trọng thái độ các quốc gia khi họ biết cách đầu tư vào văn hóa, thế hiện vị thế kiêu hãnh của quốc gia họ. Chả thế, các bảo tàng lúc nào cũng ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Trong khi đó, rất đáng buồn, hãy xem nước Việt, có bề dầy “hàng nghìn năm lịch sử” và nền văn hóa văn minh lúa nước đặc sắc, thời hiện đại này, người ta xây dựng bảo tàng, làm văn hóa bảo tàng với sự hiểu biết ra sao.

Đâu chỉ có Bảo tàng HN như một minh chứng cho sự kém cỏi thiếu tầm tư duy tổng thể về bảo tàng, các tỉnh khác, với tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy, cũng đua nhau thể hiện văn hóa tỉnh mình. Rút cục rơi vào trạng thái giống nhau như anh em cùng “tông chi họ hàng”.

Hãy nghe một khách thăm Bảo tàng Ninh Thuận thẳng thắn trên vitalk.vn, ngày 26/6: Nhìn bên ngoài bảo tàng thật bề thế, có kiến trúc đẹp mắt. Tuy nhiên vào trong thì toàn bộ chắc khoảng được 100 "hiện vật". Nói là "hiện vật" cho sang thôi chứ các vật trưng bày đều rất tầm thường. Đó là các chứng nhận của tỉnh và cả một góc hoành tráng trưng bày yến sào, không quên in ảnh chủ doanh nghiệp to hơn người thật và số điện thoại liên hệ. Tất cả bảo tàng đi thăm mất khoảng 10 phút là hết (?)

 

20150731170709-cong-trinh-van-mieu-gan-8

Hạng mục Tả Vu và Hữu Vu của Văn Miếu Hà Tĩnh. Ảnh: Dân trí

 

Mà cũng đâu chỉ có bảo tàng đòi hỏi thiết kế, trưng bầy công phu, có thông điệp, có tư tưởng từ quá khứ đến hiện tại. Ngay nhà văn hóa, các kiến trúc về Văn Miếu các tỉnh cũng… rứa.

Cách đây ít lâu, huyện Đan Phượng- HN đã khiến nhiều địa phương cả nước ghen tỵ vì độ chơi sang, khi dám đầu tư 117 tỉ đồng, để xây một nhà hát cấp huyện, diện tích sàn 7.100 m2, có sức chứa ngang Nhà hát Lớn. Chỉ tiếc, sau 02 năm khởi công xây dựng thì đắp chiếu vì thiếu vốn. Không biết đến bao giờ các nghệ sĩ mới có cơ biểu diễn. Chỉ biết hiện nay, đây là nơi các “diễn viên”…. chuột suốt ngày chí chóe, chit chit.

Rồi cũng tiếp sau con đường mòn ấy của Vĩnh Phúc, mới đây, theo Dân trí, ngày 29/7, TP Hà Tĩnh cũng đang xây công trình Văn Miếu gần 80 tỷ đồng. Thế nhưng xây xong lại không biết thờ ai ?!

Không biết mốt bảo tàng to, cổ vật nhỏ, mốt xây Văn Miếu xong không biết thờ ai có phải là xu thế thời thượng của văn hóa nước Việt hay không? Chỉ biết, ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia xung quanh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rất đáng suy nghĩ.

Ông Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học, Ủy viên HĐ tư vấn khoa học cho Ban quản lý xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia:

Bảo tàng HN với vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng xây dựng cho kịp Đại lễ 1.000 năm TL – HN giờ này vắng vẻ, xuống cấp đã là một bài học đau xót. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn to hơn gần 05 lần (tính theo vốn đầu tư) thì vận hành nó còn phức tạp hơn bao nhiêu lần?

Muốn làm một bảo tàng đúng nghĩa, phải tổng kiểm kê nhân lực và hiện vật,  xây dựng phương án trưng bày, lên kịch bản từ tổng thể đến chi tiết, đưa ra những phương án tiếp cận mới, chiến lược thu hút người xem... Nhưng hiện tại tôi chưa thấy ai làm việc đó cả. Bên xây chỉ lo xây, bên quản lý hiện vật chỉ lo sưu tầm và mua thêm hiện vật. Tất cả những động thái đó đều không phải là bản chất, là cốt lõi của công tác bảo tàng.

Ts. KTS Nguyễn Quốc Thông (Phó CT Hội KTS VN): Ở tất cả các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến khác, phải có một dây chuyền bảo tàng chuyên nghiệp rồi người ta mới tiến hành làm cái vỏ, có nghĩa là có con người, có hiện vật, có công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng. Còn chúng ta đang làm ngược lại. Cứ xây cái đã, trong ruột có gì tính sau (!)

Chúng ta đang làm ngược lại!

Người viết bài chợt nghĩ về kiến trúc Bảo tàng HN. Chả lẽ, cái vóc dáng lộn ngược phi lý đó lại ứng nghiệm luôn vào cái cách làm văn hóa của nước Việt hôm nay?

 

“Loạn… cán bộ”

Cũng cứ tưởng câu chuyện hài hước - lái xe- sau một đêm ngủ dậy bỗng trở thành phó chánh văn phòng huyện, đã đi vào dĩ vãng, sau những phản ứng, chỉ trích của dư luận XH, thì mới đây, cái cách bồi dưỡng cán bộ “kế cận” oái oăm kiểu này  bỗng nhiên được nhắc đến, như là một con đường độc đáo trong hành trình tiến thân của một số lái xe cho huyện ủy, nhất là ở Thanh Hóa. Và hiện tượng này cũng là kết quả nghiên cứu vừa công bố của Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra CP) liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng.

Điển hình của vụ việc là các lái xe của các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Lang Chánh…, đều trở thành Phó, Chánh VP huyện ủy, Phó Chánh VP HĐND- UBND, trong khi họ đều không có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ liên quan gì đến “cái ghế” này. Khiến cho dân gian nói vui, có một con đường tiến thân lên quan chức khá nhanh là làm lái xe…. huyện ủy!

Ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra cho biết, yếu tố năng lực không được đề cao và không phải là then chốt trong việc tuyển dụng này.

 

20150731171458-20150729105204-3-1.jpg

Biểu đồ kết quả khảo sát yếu tố tác động đến tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Ảnh: T.Hằng

 

Tuyển dụng mà yếu tố năng lực không được đề cao thì đề cao cái gì nhỉ?

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 43,2% người được hỏi cho rằng yếu tố người có thẩm quyền tác động có ảnh hưởng đến sự thành công trong việc tuyển dụng công chức, viên chức. 37% nhìn nhận yếu tố tặng quà, tiền và có người thân quen tác động đến sự thành công trong tuyển dụng cán bộ, công chức (VietNamNet, ngày 29/7).

Cũng đừng tưởng khi dư luận XH phản ứng, các đ/c bí thư, chủ tịch các huyện đã thấy được cái dở của mình đâu. Ngược lại, các đ/c cãi chầy cãi cối, để làm đẹp lòng cả hai bên, bên dư luận XH, và bên… lái xe. Còn vì sao mà các đ/c biện hộ đến vậy, thì chỉ có các đ/c đó và các lái xe kiêm Chánh, Phó VP huyện ủy biết với nhau.

Thú vị nhất là ý kiến của một quan chức Huyện ủy Nga Sơn trước đó, năm 2014 trên báo GDVN, ngày 26/3 nhận xét về năng lực các lái xe:“Trong quá trình làm lái xe cho Bí thư và Chủ tịch, lãnh đạo huyện nhận thấy anh em có tinh thần học hỏi và trưởng thành theo phong cách làm việc của lãnh đạo” (?)

Còn ông Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho rằng: Xét về lý thì phải làm theo quy định, nhưng cũng phải nghĩ đến cái tình bởi lẽ cũng nên để cho anh em có chút chức vụ trước khi về hưu cho mát mặt anh em, họ hàng.

Người viết bài bỗng… mất điện luôn, trước những tâm sự này, ngẩn ngơ mà không thể bình.

Thế nên, những hiện tượng nhiều lái xe trở thành các Phó, Chánh VP Huyện ủy, Ủy ban các huyện mà đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học TT liệu có góp phần vào một thực trạng đáng quan tâm, mà báo chí đã và đang lên tiếng báo động? Đó là“Chứng minh nghịch lý càng tinh giản, biên chế càng tăng” (Đất Việt, ngày 17/4/2014), “Biên chế công chức: Một số tỉnh đã làm trái luật” (VnEconomy, ngày (24/5/2015), “Tinh giản biên chế trước nhiều thách thức” (NLD, ngày 5/7/2015)…

 

20150731171458-20140209233427-lad-8922.j

Đại biểu dự một hội thảo về vị trí việc làm do Bộ Nội vụ tổ chức. Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Theo các bài báo này thì số liệu của Bộ Nội vụ cho biết, qua 05 năm thực hiện Nghị định 132 của CP về tinh giản biên chế, đến cuối năm 2012, tổng số biên chế cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện tăng thêm 388 – 480 người và CBCC cấp xã tăng hơn 14.000 biên chế. Tổng biên chế cả nước năm 2013 cũng tăng hơn năm 2012. Riêng HN, tổng biên chế năm 2013, so với trước khi có chủ trương tinh giản biên chế tăng 4.704 người. Nhiều tỉnh có số biên chế rất cao, như Nghệ An 18.000 người, Thanh Hóa 17.300 người, nhiều hơn cả CBCC ở TP. Hồ Chí Minh - nơi có số dân đông nhất và nhiều cơ quan hành chính công.

Còn báo cáo mới nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình- kết quả thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn và trả lời chất vấn- cho thấy số lượng cấp phó trong các cơ quan hành chính nhà nước còn vượt so với quy định của pháp luật. Một số địa phương vẫn có tình trạng tự ý quyết định vượt thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.

Chợt nhớ chuyện dân ở các xã của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) suốt 10 năm qua oằn lưng đóng các khoản phí vô lý, trong đó có việc nuôi các loại cán bộ xã. Đủ biết “loạn… cán bộ” là nỗi sợ không chỉ riêng nhà nước, mà còn là của dân.

Vậy nhưng chuyện tinh giản bộ máy này, một khi trót phình to ra lại không đơn giản, thậm chí rất phức tạp. Nhất là ở những thời điểm nhạy cảm. Chả thế, chuyên viên cao cấp Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, kể lại chuyện cựu TT Phan Văn Khải trước diễn đàn QH đã từng nhắc lại câu nói chua chát của một chủ tịch tỉnh rằng “mình vừa có ý định thay nó (một giám đốc sở) thì nó đã vận động thay mình”(?)

Cải cách hành chính, tinh giản biên chế, gọn nhẹ bộ máy là chủ trương đúng đắn. Thế nhưng, nếu làm không  cẩn thận, thì nó cũng có thể hàm chứa trong đó những hành động... không đúng đắn.

Thế nên muốn chống tham nhũng, cần cơ chế quản lý công khai, minh bạch.

Còn muốn tinh giản bộ máy, biên chế cồng kềnh, công cuộc cải cách hành chính này lại cần gắn rất chặt với việc ngăn chặn, phòng chống tham nhũng hiệu quả.

Chợt nhớ tới cô người mẫu chân dài Ngọc Trinh. Câu nói hồn nhiên và tỉnh bơ của cô không có tiền, cạp đất mà ăn à, hẳn rồi sẽ … dài theo thời gian. Vì vô tình câu đó nói hộ “nỗi lòng” của bao vị quan chức, cán bộ.

Và cũng vô tình, giữa chuyện bảo tàng nghìn tỷ đến chuyện “loạn… cán bộ”, lại nối với nhau chỉ bằng một sợi dây kim tiền mong manh mà bền chặt!

Kỳ Duyên

=====================

Cả nước Việt này là cả một bảo tàng vô giá của cả nhân loại. Tôi cần thấy sự bảo vệ những hiện vật trong bảo tàng vĩ đại này trong nước Việt. Bởi vậy, tôi rất căm phẫn trước một gã thày chùa, chỉ vì sự ích kỷ của bản thân, đã đập chùa Trăm Gian hàng 1000 năm tuổi - một hiện vật vô giá của Việt Nam

Điếu mựa! Không ở được thì lập mựa nó cái am cỏ để tu. Hà cớ gì đi đập tan nát một di sản văn hiến Việt?!.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thầy Văn Như Cương phản biện các chỉ trích vụ trẻ dẫm qua thảm thủy tinh

Đăng Bởi Một Thế Giới
08:37 27-08-2015

mtg-mark.png

"Chúng ta nên dừng lại việc phán xét, đánh giá, đừng nhìn một việc đã qua mà "đổ hết xuống sông" những nỗ lực của họ. Chúng ta cần những thầy cô hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng sống sẽ giúp các con tốt hơn" - Trainer Phạm Ngọc Anh khẳng định.

 

daytreditrenmanhthuytinh_RGPD.jpg?width=

Những ngày gần đây, trên khắp các kênh truyền thông và mạng xã hội, rất nhiều phụ huynh phản ứng trái chiều trước nội dung dạy trẻ về lòng dung cảm bằng cách đi trên thủy tinh trong cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 của tiến sĩ Phan Quốc Việt.
Cụ thể, bài học nêu: "Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt học sinh và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh. Nhờ vậy mà An đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ, và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh.”
Đã có một số chuyên gia đưa ra những phân tích rất kỹ về bài thực hành này, chứng minh được tính an toàn gần như tuyệt đối của nó. Đồng thời, một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm “Giáo dục cách tân thời đại cũng nên nhìn xa, nhìn thoáng, cứ như cô Tấm mãi không được”.
phamngocanh_wcfn.png?width=600
Trainer Phạm Ngọc Anh
Tuy nhiên, đại đa số phản hồi bác bỏ cách dạy này vì lo sợ học sinh gặp nguy hiểm. Những quan điểm gặp nhiều nhất là: nguy cơ các em bị thương, trẻ con thường hiếu động và nếu chúng tự làm tại nhà thì đây sẽ trở thành đại họa. Dũng cảm hay liều lĩnh, giáo dục trẻ sao lại dai dột như thế này, không đồng tình, không chấp nhận cũng là những điều mà phụ huynh quan tâm và lo lắng nhất.
Chia sẻ với báo chí khi được hỏi ý kiến về bài thực hành cho trẻ đi trên thủy tinh trong sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, Trainer Phạm Ngọc Anh – CEO Công ty đào tạo VietFuture khẳng định: “Một vấn đề nên được nhìn nhận  đa chiều và trong trường hợp này, những người làm công tác giáo dục phải biết đứng về phía các em học sinh”.
Trao đổi với chúng tôi, Trainer Phạm Ngọc Anh, người có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và phát triển con người, là người sáng lập Công ty Viet Future – công ty chuyên về đào tạo kỹ năng, thái độ sống cho thanh thiếu niên với khóa học Thiếu niên siêu đẳng nổi tiếng cho biết: Một vấn đề nên được nhìn nhận đa chiều và trong trường hợp này, những người làm giáo dục cần phải có sự phân tích và giải thích thấu đáo ý nghĩa của các bài học tránh việc hiểu sai hoặc cho tác dụng ngược. 
Theo Trainer Phạm Ngọc Anh: Việc cung cấp, trang bị những kỹ năng sống cho các em nhỏ là điều hết sức cần thiết. Các quốc gia phát triển trên thế giới cũng có những giáo trình, phương pháp đào tạo kỹ năng cho trẻ rất đa dạng và linh hoạt. Bản thân Trainer Phạm Ngọc Anh cũng đã tham gia các khóa học phát triển bản thân của các diễn giả nổi tiếng như Anthony Robbins và có trải qua bài học này.
Không bàn đến việc an toàn như Tâm Việt giải thích, bởi bài học đương nhiên phải an toàn mới được đem ra sử dụng. Chủ tịch của Viet Future cho rằng cần hiểu rõ tính mục đích của bài học. Bản chất của trải nghiệm này là để học viên vượt qua bản thân và bình tĩnh đối diện nỗi sợ hãi trước những hoàn cảnh tưởng như không thể.
Nỗi sợ hãi của con người không sai và trong cuộc sống có nhiều nỗi sợ hãi là cần thiết. Nhưng nguyên nhân của đại đa số các nỗi sợ hãi đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về nó. Nếu các học sinh kia đều biết được quy tắc vật lý, việc đi trên thảm có nhiều mảnh thủy tinh hoàn toàn khác so với đi trên một, hai miếng đơn lẻ và với độ dày tối thiểu 3cm, khi chúng dựng đứng, chịu áp suất lớn từ chân người sẽ được dàn bằng xuống và nằm ngang - thì chắc chắn nỗi sợ hãi đó sẽ chỉ là về mặt tâm lý và thị giác.  Bài học sẽ không bị chê trách khi người trainer nói rõ nguồn gốc của nỗi sợ hãi, cung cấp kiến thức về vấn đề - để học viên hiểu rằng việc vượt qua nó chỉ là rào cản tâm lý và chính bản thân mình. 
 
daytreditrenmanhthuytinh_rgpd.jpg?width=
Việc cho học sinh đi trên thảm thủy tinh là do người viết và người dạy bài học đã chưa hiểu rõ về bản chất thực sự của bài học
 
Anh cũng cho biết nguyên nhân khiến cư dân mạng nổi sóng là người viết và dạy bài học này đã chưa hiểu rõ về bản chất của bài học. Do đó việc giải thích về tính an toàn hay chỉ vài dòng về lòng dũng cảm trên 1 trang giấy sách giáo khoa thực chất chưa thỏa đáng. Bài học về lòng dũng cảm phải là vì mục đích chính nghĩa, có ích chứ không phải dạy trẻ những trò làm xiếc nguy hiểm, hay để trẻ có những hành động liều lĩnh khi chưa hiểu biết về hiện tượng và sự việc. Ở đây trong bài học này, nếu được phân tích kỹ về kiến thức thì việc đi qua mảnh chai chỉ là vấn đề vượt qua bản thân mình chứ không phải vượt qua nỗi sợ trong một hành động nguy hiểm. Bản chất các nỗi sợ cũng khác nhau, nếu là nỗi sợ về việc đi trên mảnh chai đơn thuần sẽ không thể biện chứng về việc dùng cách vượt qua nỗi sợ này, để áp dụng cho nỗi sợ kia. Việc vượt qua bản thân từ đó sẽ khác với một hành động liều mạng. Bản lĩnh sẽ khác với liều lĩnh. Đó cũng là những điều mà trong những khóa học tương tự Viet Future luôn phân biệt rất rõ ràng cho học sinh.
Trở lại với bài thực hành cho trẻ đi trên thủy tinh, Trainer Phạm Ngọc Anh thẳng thắn chia sẻ: Đứng trên phương diện là những người luôn tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục và phát triển con người, tôi thấu hiểu, cảm thông và đồng cảm với tác giả chủ biên bài thực hành này. Tuy nhiên, chi tiết hơn thì cá nhân tôi không hoàn toàn ủng hộ bài tập cho học sinh lớp 1 đi trên thủy tinh. Chúng ta có nhiều phương án để lựa chọn, nhiều cách tốt hơn để có thể hướng tới mục tiêu trang bị lòng dũng cảm, hay rộng hơn nữa là nâng khả năng thích ứng và sinh tồn cho các em. Nếu không giữ trong mình giá trị cốt lõi này, rất có thể chúng ta sẽ sa đà vào kết quả trước mắt và kèm theo đó là những hệ lụy không tốt theo kèm. Tôi nghĩ, đây cũng có thể coi như một bài học tốt để người lớn chúng ta nhìn nhận lại, tâm huyết không đồng nghĩa với sự vội vã. Hãy cùng chung sức, chung tay vì thế hệ tương lai của Việt Nam chúng ta.
"Chúng ta nên dừng lại việc phán xét, đánh giá, đừng nhìn một việc đã qua mà "đổ hết xuống sông" những nỗ lực của họ. Chúng ta cần những thầy cô hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng sống sẽ giúp các con tốt hơn" - Trainer Phạm Ngọc Anh khẳng định.
Chia quan điểm với Trainer Phạm Ngọc Anh, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng việc trải những mảnh thủy tinh thành những tấm thảm để học sinh bước lên ở một lớp huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh biết ý thức được sự nguy hiểm khác với đối với học sinh lớp 1. Riêng với bài học “bước lên thảm thủy tinh để rèn luyện lòng dũng cảm” thì bài học này nên thực hành đối với học sinh lớp 6 trở lên và có sự theo dõi cũng như trao đổi với các phụ huynh, thầy cô giáo của các em trước khi tiến hành.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cũng khẳng định: Với chương trình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh, thay vì để phát triển một cách tràn lan, không có hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến việc mở một khoa đào tạo những giáo viên để dạy môn kỹ năng sống cho các em học sinh. Đó mới là cách quản lý hay.
 
van-nhu-cuong_gclx.jpg?width=600
 PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) 
 
Cũng trong buổi thảo luận, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng chia sẻ rằng: Mấy ngày nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề đào tạo kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 sao cho đúng cũng như những bài học thực tế. Nhưng các vị phụ huynh cũng nên lưu ý cho rằng trước khi cho trẻ tập bài tập này các giảng viên thường cố tình làm cho những em này rất sợ bằng cách đập vỡ chai ngay trước mặt các em với những thanh âm ghê rợn cùng những mảnh thủy tinh sắc nhọn bắn tóe tung sau đó họ bình thản bước qua và khuyến khích học viên làm theo điều này. Các em sẽ cảm nhận được tận cùng nỗi sợ hãi, sau đó được khích lệ và động viên các em rụt rè bước từng bước một. Khi vượt qua được đoạn đường đó, các em thở phào và sung sướng nhận ra rằng: Ồ, sợ thế mà vẫn còn vượt qua được cơ mà.
"Bài tập này chính là cách để các giảng viên giúp các em đi đến tận cùng của nỗi sợ hãi, tăng dải tần cảm xúc. Khi biên độ cảm xúc càng lớn thì các em càng dễ dàng đối diện với mọi trở ngại, mọi tình huống trong cuộc sống”- PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.
Minh Khuê
==================
Lính thủy đánh bộ Huê Kỳ rèn luyện kỹ năng sống khi lạc trong rừng, khắc nghiệt hơn nhiều. Nhưng đó là sự rèn luyện của quân nhân. Xin lỗi quý vị có ý tưởng này. Quý vị đang làm biến thái một bọn trẻ con. Khiến cho chúng có sự dũng cảm của một đám lưu manh, chứ không phải sự dũng cảm của một con người lương thiện. Lão phát biểu thế đấy và không phân tích, vì không qưỡn. Không nghe thì thôi.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề Biển Đông:

Mỹ chuẩn bị hành động

 

Mỹ lên kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

 
Trong khuôn khổ chuyến thăm Manila, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã trao đổi những khía cạnh chính của dự thảo Chiến lược An ninh hàng hải châu Á – Thái Bình Dương tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Philippines là Tướng Hernando Iriberri.
 

20150827-van-de-bien-dong-my-chuan-bi-ha

Quân đội Mỹ và Philippines tập trận chung năm 2014

 

Đại tá Restituto Padilla, người phát ngôn quân đội Philippines, nói với báo giới rằng tài liệu nói trên đã phác thảo các hành động của Mỹ ở Biển Đông và Hoa Đông; tập trung vào bảo đảm “tự do trên các vùng biển”; ngăn chặn xung đột, áp chế cũng như thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế.

Một nguồn tin quân sự tham gia cuộc gặp trên cho biết, Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tăng quy mô, tần suất và độ phức tạp của các cuộc tập trận trong khu vực.

Lầu Năm Góc cho biết kể từ khi bắt đầu việc xây đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm chiếm giữ trái phép ở biển Đông vào tháng 12/2013, tính đến tháng 6/2015, Trung Quốc đã bồi lấn trên biển được hơn 1.170 ha.

Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng các tiền đồn xây dựng trên đảo nhân tạo trên Biển Đông phục vụ cho mục đích dân sự cũng như quân sự không xác định.

 

29bdcd647f-1-my-trung-quoc-xay-dao-nhan-

>> Mỹ: Trung Quốc xây đảo nhân tạo nhanh chưa từng thấy

 

Trung Quốc đã mở rộng gấp 400 lần diện tích các đảo mà nước này chiếm đóng tại vùng biển trên.

Đánh giá về những động thái của Mỹ trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, trong bài viết có tựa đề “Chiến lược an ninh mới của Mỹ không đi đủ xa ở Biển Đông” được đăng trên The Wall St. Journal ngày 24/8, GS Andrew Erickson thuộc Trường Hải chiến Mỹ đã phân tích kỹ tài liệu mới của Lầu Năm Góc và cho rằng đó là một bước đi tích cực, nhưng không đủ sức ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc.

Vị giáo sư nhìn nhận, cho dù Trung Quốc đã có rất nhiều hành vi bị cho là quá đáng, nhưng Mỹ vẫn có những lời lẽ thiếu dứt khoát, gần như là đánh đồng các hành động xây đảo của Trung Quốc với hành động của nước khác chẳng hạn. Theo ông Erikson, Mỹ phải “đi xa hơn và nói rõ đường 9 đoạn của Bắc Kinh không có cơ sở theo luật pháp quốc tế”.

Ngoài ra, GS Erikson cũng cho rằng chủ trương không gây căng thẳng quá mức của Washington đối với Bắc Kinh đã tạo ra cảm tưởng là Mỹ nhút nhát và khiếp sợ. Theo ông, lẽ ra chiến lược của Mỹ là phải bắn đi tín hiệu cho Trung Quốc hiểu là Mỹ sẽ sẵn sàng va chạm để đối phó với một loạt hành vi tiêu cực của Trung Quốc như đã từng có trong những năm gần đây. Mỹ cần quyết liệt hơn với Trung Quốc, có chính sách cụ thể hơn nữa để buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt cho hành động sai trái của họ.

An Nhiên (Tổng hợp)

Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Van-de-Bien-Dong-My-chuan-bi-hanh-dong/158283518/159/    (Theo_Báo Đất Việt )

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Có lẽ Mỹ phải cần phải gỡ bỏ cái găng tay bọc nhung ra chăng???  B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vấn đề Biển Đông:

Mỹ chuẩn bị hành động

 

Mỹ lên kế hoạch tăng số lượng các cuộc tập trận quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

Nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi/Van-de-Bien-Dong-My-chuan-bi-hanh-dong/158283518/159/

(Theo_Báo Đất Việt )

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Có lẽ Mỹ phải cần phải gỡ bỏ cái găng tay bọc nhung ra chăng???  B)

 

 

 

 

Họ chưa gỡ bây giờ đâu! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..."

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo gần đây vụ gì cũng đem giáo sư râu tóc bạc phơ đẹp lão ra thị phạm.... bắt đầu thấy ngán. Bài viết này cứ trainer này trainer nọ làm thấy chướng. Tiếng Việt thiếu từ sao mà cứ trainer, chắc cho nó oách xà lách. Muốn ném đá ghê...hị hị.

Riêng vụ miểng chai thì cũng lặp lại lỗi tham xa bỏ gần. Cũng giống như thay vì vở lòng thì nên dạy con nít yêu cha mẹ ông bà, anh chi em nó trước cái đã, rồi mới đến hàng xóm, rồi mới đến đồng bào xa xôi hơn. Từ nó lớn lên đọc sách đọc báo, tìm hiểu từ nhiều nguồn, tự biết nên yêu quý, tôn kính, biết ơn ai. Cái sự yêu kính đó, nếu có, mới đáng quý, thực chất và lâu bền. Đằng này mới nứt mắt đi lớp mầm, chưa biết gì hết đã về nhà nằng nặc đòi ra Hà nội. Cái sự dũng cảm cũng vậy thôi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạo gần đây vụ gì cũng đem giáo sư râu tóc bạc phơ đẹp lão ra thị phạm.... bắt đầu thấy ngán. Bài viết này cứ trainer này trainer nọ làm thấy chướng. Tiếng Việt thiếu từ sao mà cứ trainer, chắc cho nó oách xà lách. Muốn ném đá ghê...hị hị.

Riêng vụ miểng chai thì cũng lặp lại lỗi tham xa bỏ gần. Cũng giống như thay vì vở lòng thì nên dạy con nít yêu cha mẹ ông bà, anh chi em nó trước cái đã, rồi mới đến hàng xóm, rồi mới đến đồng bào xa xôi hơn. Từ nó lớn lên đọc sách đọc báo, tìm hiểu từ nhiều nguồn, tự biết nên yêu quý, tôn kính, biết ơn ai. Cái sự yêu kính đó, nếu có, mới đáng quý, thực chất và lâu bền. Đằng này mới nứt mắt đi lớp mầm, chưa biết gì hết đã về nhà nằng nặc đòi ra Hà nội. Cái sự dũng cảm cũng vậy thôi.

Ngày xưa, lão còn nhỏ, đi học và về nhà các cụ dạy về sự dũng cảm của những người lương thiện, Thí dụ như: Thạch Sanh, chém Chằn tinh, vào hang đại bàng cứu công chúa...vv...Còn việc đi trên thủy tinh, nuốt lửa, lấy thanh sắt cháy đỏ dí vào tay, đó là việc của giang hồ. Thời còn nhỏ, trước đây có Hội Hướng Đạo, rồi Thiếu Niên Tiền phong, dạy kỹ năng sống như, thắt nút, buộc chặt các vật thể, đánh dấu đường đi, dạy quan sát môi trường, phương pháp nấu ăn, cắm trại, tập bơi lội....Như vậy mới là kỹ năng sống. Còn lập luận như họ thì sao không cho các em nhảy qua hố chông, đập đầu vào gạch...để rèn luyện sự can đảm?!

Đã vậy lại còn phát biểu:

 

Chia sẻ với báo chí khi được hỏi ý kiến về bài thực hành cho trẻ đi trên thủy tinh trong sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, Trainer Phạm Ngọc Anh – CEO Công ty đào tạo VietFuture khẳng định: “Một vấn đề nên được nhìn nhận  đa chiều và trong trường hợp này, những người làm công tác giáo dục phải biết đứng về phía các em học sinh”.

 

Vì không hiểu bản chất của giáo dục, nên mới đặt vấn đề đa chiều. Đa năng và đa dạng chỉ khi phân loại ngành nghề. Không có đa chiều cho trẻ thơ đang cần hấp thụ những giá trị căn bản của cuộc sống và nền văn minh.

Khi nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì lão tuy tài hèn cũng cố gắng "chém gió" một tiểu luận về bản chất của giáo dục - nhân danh nền văn hiến Việt. Hy vọng đóng góp được cái gì đó cho nền giáo dục của cả cái thế giới khốn khổ này.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ngày xưa, lão còn nhỏ, đi học và về nhà các cụ dạy về sự dũng cảm của những người lương thiện, Thí dụ như: Thạch Sanh, chém Chằn tinh, vào hang đại bàng cứu công chúa...vv...Còn việc đi trên thủy tinh, nuốt lửa, lấy thanh sắt cháy đỏ dí vào tay, đó là việc của giang hồ. Thời còn nhỏ, trước đây có Hội Hướng Đạo, rồi Thiếu Niên Tiền phong, dạy kỹ năng sống như, thắt nút, buộc chặt các vật thể, đánh dấu đường đi, dạy quan sát môi trường, phương pháp nấu ăn, cắm trại, tập bơi lội....Như vậy mới là kỹ năng sống. Còn lập luận như họ thì sao không cho các em nhảy qua hố chông, đập đầu vào gạch...để rèn luyện sự can đảm?!

Đã vậy lại còn phát biểu:

 

Vì không hiểu bản chất của giáo dục, nên mới đặt vấn đề đa chiều. Đa năng và đa dạng chỉ khi phân loại ngành nghề. Không có đa chiều cho trẻ thơ đang cần hấp thụ những giá trị căn bản của cuộc sống và nền văn minh.

Khi nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì lão tuy tài hèn cũng cố gắng "chém gió" một tiểu luận về bản chất của giáo dục - nhân danh nền văn hiến Việt. Hy vọng đóng góp được cái gì đó cho nền giáo dục của cả cái thế giới khốn khổ này.

 

 

 

Theo truyền thống, sự giáo dục con em luôn có gia đình và người thân kèm cặp, chẳng hạn trẻ em luôn được chỉ bảo cái sự nên theo hay không nên, và được ngăn chặn những sự lừa lọc dối trá, từ chính cha mẹ hoặc người thân trong gia đình, đành rằng xu hướng giáo dục phát triển luôn đề cao tính tự lập, tránh phụ thuộc, của các em ngay từ lúc nhỏ, nhưng có vẻ XH Việt Nam hiện nay đang thương mại hóa bằng những lập luận chợ búa kiểu như "anh không mua thì làm ơn im miệng", "tôi dạy con anh là có phương pháp của tôi, a ko biết thì cứ rước con a về và... biến", gia đình có vẻ như bị đặt ngoài lề.... 

 

Bởi vậy, cái sự giáo dục gọi là đa chiều hay xoay chiều gì đó cứ như 12 sứ quân vậy. Loạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những điều ít biết về Đội trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông

Thứ năm, 27/08/2015 - 23:00
  

Ngày 21/8, Tân Hoa xã đưa tin, ông Uông Đông Hưng, nguyên Đội trưởng đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông đã qua đời vào lúc 5h28 phút ngày 21/8 ở Bắc Kinh, hưởng thọ 99 tuổi.
 >> Vệ sĩ chính của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời

 

Tuy là một trong bốn Phó Chủ tịch đảng Cộng sản Trung quốc, là người đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị, nhưng có quá ít bài báo, tài liệu nói về ông Uông Đông Hưng. Và mặc dù từng bị liệt vào một trong những tâm phúc của "bè lũ 4 tên", nhưng ông Uông Đông Hưng lại là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch bắt "bè lũ 4 tên".

 

Được chọn làm vệ sỹ

Tờ Tuần báo Phương Nam từng dẫn lại lời Chủ tịch Mao Trạch Đông nói về ông Uông Đông Hưng: "Tôi không tin tưởng nhiều người, nên thường cắt cử Uông Đông Hưng theo sát mình". Ông Uông Đông Hưng là người đứng đầu đội vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, đồng thời là chỉ huy "Bộ đội 8341" trong nhiều thập kỷ.

Ông Uông Đông Hưng sinh ngày 1/1/1916 tại Dặc Dương, huyện Thái Hòa, tỉnh Giang Tây, trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1927, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lập căn cứ du kích ở núi Tĩnh Cương, tỉnh Giang Tây được ít lâu, ông Uông Đông Hưng đã gia nhập tổ chức "Hồng tiểu quỷ" của Đội thiếu niên Cộng sản. Năm 1933, Uông Đông Hưng được phiên chế vào Hồng quân, và làm cảnh vệ tại Cục Bảo vệ quân khu Mân Tráng, mặc dù ông chưa trải qua bất cứ một khoá đào tạo chính quy nào. Sau đó ít lâu, ông Uông Đông Hưng được cử làm bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.

nhung-dieu-it-biet-ve-doi-truong-doi-ve-
nhung-dieu-it-biet-ve-doi-truong-doi-ve-

Ông Uông Đông Hưng luôn bên cạnh Chủ tịch Mao Trạch Đông.

 

Một trong những nguyên nhân khiến ông Uông Đông Hưng được chọn làm nhiệm vụ quan trọng này bởi xuất thân rõ ràng, trong sạch, sớm đi theo cách mạng và khi đó Quốc dân đảng đang tìm cách tiêu diệt Đảng Cộng sản, còn chàng thanh niên này lại sinh ra và lớn lên ở vùng núi Tĩnh Cương nên thông thạo địa hình, có thể tìm đường tẩu thoát nhanh chóng, dễ dàng. Uông Đông Hưng từng bảo vệ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và một số cán bộ lãnh đạo cấp cao khác rút khỏi Diên An trước những cuộc tiến công của quân Quốc dân đảng do Hồ Tùng Nam chỉ huy.

Sau khi nhận nhiệm vụ, ông Uông Đông Hưng không những tỏ ra rất mực trung thành, mà còn bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, nấu ăn, làm cần vụ cho Mao Trạch Đông, nên được Chủ tịch tin dùng. Và những lúc nhàn rỗi, Chủ tịch Mao Trạch Đông thường dạy ông Uông Đông Hưng đọc, viết và giáo dục lý luận cách mạng, nên tình cảm giữa 2 người được hình thành từ khi đó. Sau hội nghị Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông được cử thay Chu Ân Lai giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tháng 1/1935), nên công tác bảo vệ càng được tăng cường và ông Uông Đông Hưng được giao lãnh đạo 12 cảnh vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch.

Theo hồi ký của một số nhân viên từng bảo vệ cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, từ năm 1947, ông Uông Đông Hưng đã được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng phương diện quân do Nhiệm Bách Thời làm Tư lệnh và Diệp Tử Long làm Tham mưu trưởng. Sau đó, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Phó Văn phòng thư ký kiêm Trưởng phòng Bảo vệ chính vụ viện (tiền thân của Quốc vụ viện). Về sau, tuy tên gọi và chức vụ của ông Uông Đông Hưng thỉnh thoảng lại thay đổi (từng là Phó Cục trưởng Cục 8 thuộc Bộ Công an), nhưng chức trách cơ bản không thay đổi - bảo vệ an toàn cho Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Khi Chủ tịch Mao Trạch Đông sang Moskva (từ tháng 12/1949 đến tháng 2/1950), ông Uông Đông Hưng cũng được cử đi theo phụ trách công tác bảo vệ. Đó là lần đầu tiên ra nước ngoài và xuất hiện công khai trước công chúng của ông Uông Đông Hưng. Trong 7 năm liền (1951-1958), ông Uông Đông Hưng không hề xuất hiện công khai trong bất cứ trường hợp nào. Chỉ có một lần duy nhất báo chí Trung Quốc nhắc đến ông khi dẫn lại tin của Tân Hoa xã (ngày 28/12/1955): Ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng chức vụ quan trọng nhất của ông Uông Đông Hưng khi đó là Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng - hoạt động độc lập, tách khỏi các tổ chức an ninh và tình báo trong Quân-Chính-Đảng, chỉ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Mao Trạch Đông. "Bộ đội 8341" khi đó nằm hoàn toàn dưới sự chỉ đạo của ông Uông Đông Hưng.

 

Chỉ huy "Bộ đội 8341"

Ban đầu, ông Uông Đông Hưng chỉ huy một đội đặc biệt được gọi là "đội súng ngắn" với khoảng 30 tay súng trực thuộc Đoàn bảo vệ trung ương. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), Đoàn bảo vệ trung ương được đổi thành "Bộ đội 8341". Mãi đến giữa thập niên 1970, "Bộ đội 8341" mới đổi phiên hiệu thành 57001. "Bộ đội 8341" có tới hàng vạn người, đảm trách bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Mao Trạch Đông, và các cơ sở quan trọng cùng những nhân vật trọng yếu của Quân-Chính-Đảng.

Sở dĩ gọi là "Bộ đội 8341" bởi khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông từng gặp một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu, và hỏi "khi nào thì nên vào Trung Nam Hải". Đại lão hòa thượng không nói không rằng, chỉ viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi: Quyền vị của mình giữ được bao lâu? Đại lão lại viết dãy số 8341.

Ngày 9/9/1949, Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội bảo vệ của mình thành "Bộ đội 8341"; đồng thời hỏi một số bạn học vấn cao siêu như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan về 2 thuật số 99 và 8341. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời (ngày 9/9/1976), 2 thuật số kể trên mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9/1976, thọ 83 tuổi (1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976).

Có thể nói giai đoạn 1958-1960 là một bước thử thách quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Uông Đông Hưng bởi khi đó ông "bị đày" về làm Phó Tỉnh trưởng quê nhà (Tỉnh trưởng khi đó là Thiếu Đức Bình). Trong thời gian này, ông Uông Đông Hưng được giao chủ quản lĩnh vực nông lâm và khai hoang, kiêm Bí thư Đảng ủy trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa mới được thành lập (tạm thời gác chức Thứ trưởng Bộ Công an).

Sở dĩ có sự điều động này là vì trong thời gian đó, Chủ tịch Mao Trạch Đông đang phát động phong trào "cán bộ xuống cơ sở, sỹ quan xuống tiểu đội" với mục đích hồi phục sức sống cách mạng cho cán bộ và cải thiện quan hệ giữa sỹ quan và binh lính. Nhưng chuyến đi thực tế này của ông Uông Đông Hưng còn có một trọng trách khác, đó là phối hợp với địa phương thành lập các công xã nông thôn để phục vụ "Đại nhảy vọt".

Ngoài ra, ông Uông Đông Hưng còn tham gia công tác xây dựng và quản lý trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa bởi đây là loại trường kết hợp công-nông nghiệp "không chính quy", với đối tượng chiêu sinh là cán bộ trẻ và trung niên, vừa học, vừa làm. Nhưng đến năm 1961, số phận của trường đại học này bị đe dọa. Vì sau khi "Đại nhảy vọt" thất bại, Lưu Thiếu Kỳ đã ra lệnh cho các trường, viện "không chính quy" như trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa (những trường như thế này được dựng lên ở khắp nơi vào cuối thập niên 1950) phải giải tán. Uông Đông Hưng đã yêu cầu Chủ tịch Mao Trạch Đông cứu "sản phẩm kết tinh" này, nên ngày 30/7/1961, Mao Trạch Đông đã viết một bức thư gửi cho trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa, xác định "phương hướng giáo dục" và đánh giá cao thành tích của nhà trường đã đạt được trong thời gian qua, thậm chí kêu gọi các tỉnh, thành khác phải học tập kinh nghiệm của trường này.

nhung-dieu-it-biet-ve-doi-truong-doi-ve-

Ông Uông Đông Hưng (giữa) trong Trung Nam Hải.

 

Điều thú vị là 16 năm sau (tháng 7/1977), nội dung bức thư của Chủ tịch Mao Trạch Đông lần đầu tiên được đăng trên báo chí Trung Quốc, tuyên truyền cho sự trưởng thành và tiến bộ của trường Đại học Lao động Cộng sản chủ nghĩa. Thời kỳ đó, được Chủ tịch Mao Trạch Đông quan tâm, nhắc nhở là vốn chính trị quan trọng nhất, nên việc này đã được ông Uông Đông Hưng tận dụng để tăng cường thêm uy tín cho mình.

"Có công cứu giá"

Mặc dù khá bận rộn với công việc tại tỉnh Giang Tây, nhưng tháng 12/1960, ông Uông Đông Hưng vẫn được tái bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an do Bộ trưởng Tạ Phú Trị lãnh đạo. Nhưng trong giai đoạn 1961-1965, tên tuổi của ông Uông Đông Hưng rất ít xuất hiện trên báo chí và đây là thời kỳ Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đang có xung đột về nhiều vấn đề.

Trong năm 1965, cán bộ chiến sĩ thuộc "Bộ đội 8341" được cử tới các địa phương để thu thập tài liệu nhằm tuyên truyền cho "Chương trình giáo dục xã hội chủ nghĩa" của Chủ tịch Mao Trạch Đông, gọi tắt là "23 điều". Đây là việc làm nhằm bác bỏ sự kiểm soát của Lưu Thiếu Kỳ đối với phong trào này, cũng như tìm cách lái đi theo hướng của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Ngoài việc ủng hộ cương lĩnh chính trị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Uông Đông Hưng còn "do thám" một số lãnh đạo thuộc Quân-Chính-Đảng. Nhờ đó mới phát hiện, "đồng đảng" với Bành Chân, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Thị trưởng Bắc Kinh là Dương Thượng Côn, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, đã đặt máy nghe trộm tại phòng làm việc của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Những điều này được tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 8/9/1977 đăng tải. Và người có công phát hiện ra máy nghe trộm là ông Uông Đông Hưng và Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng đã kiến nghị với Chủ tịch Mao Trạch Đông tương kế tựu kế - cung cấp thông tin giả cho đối phương. Và việc này có hiệu quả - cả Bành Chân và Lưu Thiếu Kỳ đều bị lừa vì không nắm được "tư tưởng chỉ đạo" thật sự của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong một thời gian tương đối dài.

Nhưng sau sự kiện Thứ trưởng Bộ Công an Uông Đông Hưng tháp tùng Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan, Afghanistan và Myanmar trong 3 tuần (từ hạ tuần tháng 3 đến giữa tháng 4-1966) vụ nghe trộm đã kết thúc. Bởi trong thời gian Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ thăm Pakistan, Afghanistan và Myanmar, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng Lâm Bưu, Khang Sinh, Trần Bá Đạt và Giang Thanh chuẩn bị công kích ông và Bành Chân cùng những "cộng sự". Sau khi ông Lưu Thiếu Kỳ rời Pakistan được 2 ngày (26/3/1966), Bành Chân và những người khác đã bị chỉ trích mạnh trong hội nghị cấp cao.

Và ngày 16/4/1966, cuộc đấu giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông với Bành Chân lên tới đỉnh cao. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã triệu tập phiên họp bất thường của Thường vụ Bộ Chính trị tại Hàng Châu để lên án "tội ác" của Bành Chân. Mặc dù ông Lưu Thiếu Kỳ biết tin này khá sớm, và về nước, đến Hàng Châu để kịp dự phiên họp này, nhưng khi Chủ tịch nước tới, cuộc họp đã kết thúc và số phận của Bành Chân đã được định đoạt.

(Còn nữa)

Lư Tuấn Nghĩa (tổng hợp)

Cảnh sát toàn cầu

======================

 

Sở dĩ gọi là "Bộ đội 8341" bởi khi còn ở Hương Sơn, Mao Trạch Đông từng gặp một đại lão hòa thượng học thuật cao siêu, và hỏi "khi nào thì nên vào Trung Nam Hải". Đại lão hòa thượng không nói không rằng, chỉ viết 2 số 99. Mao Trạch Đông lại hỏi: Quyền vị của mình giữ được bao lâu? Đại lão lại viết dãy số 8341.

Ngày 9/9/1949, Mao Trạch Đông vào Trung Nam Hải và đổi phiên hiệu đội bảo vệ của mình thành "Bộ đội 8341"; đồng thời hỏi một số bạn học vấn cao siêu như Quách Mạt Nhược, Chu Cốc Thành, Phạm Văn Lan về 2 thuật số 99 và 8341. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông qua đời (ngày 9/9/1976), 2 thuật số kể trên mới được hóa giải: Mao Trạch Đông chết ngày 9/9/1976, thọ 83 tuổi (1893-1976) và tại vị 41 năm (1935-1976).

 

Phạm Văn Lan viết bộ sách "Đại cương Triết học Trung Quốc" đây mà. Bản tiếng Việt gồm 5 cuốn, lão mua hồi mới viết sách chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Trích dẫn của ông này khá nhiều, cho nó có "cơ sở khoa học". Trình lão này cũng thuộc loại vớ vẩn.

Nhưng qua đoạn trích dẫn này thấy ngài Mao cũng tỏ ra wan tâm đến Lý học chứ nhể! Cho nên lão mới phán rằng:

"Tất cả những gì trong cõi Hậu Thiên này đều diễn biến có quy luật có thể tiên tri, kể cả các quyết sách chính trị quốc tế cũng không nằm ngoài những quy luật này".

SW Hawking đã xác định - đại ý - rằng:

"Nếu chúng ta biết được lý thuyết thống nhất, thì chúng ta sẽ ứng dụng quy luật của vũ trụ để điều hành xã hội của chúng ta".

Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Và bất cứ kết quả "canh bạc cuối cùng" như thế nào, thì chức năng của ngôi vị bá chủ cũng cần phải có lý thuyết này. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà bà Vanga phát biểu rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại...".

Người ta có thể không cần đến lý thuyết này, cũng như những kẻ ăn mày không cần sử dụng kiến thức toán học vậy.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sách nhảm gây ô nhiễm học đường:

Không phải cứ thu hồi là xong

(LĐ) - Số 198 MINH THI

7:0 AM, 28/08/2015

 

Những ngày qua, diễn đàn cư dân mạng dậy sóng vì “phát kiến” của “tiến sĩ thủy tinh” với bài học về lòng dũng cảm thể hiện qua hành động đi qua thảm thủy tinh vỡ. Nhiều câu hỏi đặt ra là vì sao suốt 10 năm qua cuốn sách vẫn “bình yên” trên bục giảng, thì nay lại bị “phanh phui” một cách “bầm dập”? Phải chăng không ai phát hiện ra cho đến ngày có người nào đó “chơi xỏ” một nhóm biên soạn khác?

 

vh_opt_FHCL.jpeg

 

Cư dân mạng phản ứng

Ngay sau khi có những ồn ào quanh bài học đi qua thảm thủy tinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu NXB Giáo dục thu hồi cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” nói trên. Thế nhưng, cư dân mạng lập tức trưng thêm “bằng chứng ngô nghê” ở cuốn “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 2”, cũng do tiến sĩ Phan Quốc Việt chủ biên. Đấy là bài học chống lại nỗi sợ bằng cách... nhảy lên tấm ván đặt trên một con lăn, cách mặt đất 15cm, hay đội 4 cái bát đi vòng quanh lớp (!).

Tiếp đó, trên mạng lại lan truyền một đáp án bài học (được cho là từ sách dịch) cho các bé khá sốc. “Một chiếc xe tải chở hàng hóa phải đi qua gầm cầm vượt. Nhưng vì nóc xe cao hơn so với gầm cầu là 1m nên xe không thể đi được... Đáp án: Câu trả lời rất đơn giản. Các bé hãy bảo bác tài xế xì bớt hơi trong các bánh xe để hạ độ cao của nóc thùng xe xuống 1m là có thể chui qua gầm cầu dễ dàng”.

Lối “tư duy” trên bị chỉ trích là “bại não”, không hiểu là đưa đáp án như thế thật, hay là sách... hài. Không chỉ thế, nhiều phụ huynh than thở rằng những cuốn sách nhảm từng bị báo chí chỉ trích, nay vẫn chễm chệ trên các kệ của các nhà sách. Cụ thể, cuốn “Hỏi đáp nhanh trí” gắn mác trắc nghiệm IQ, toàn những câu hỏi về chặt đầu, chém giết, người chết... cùng hình ảnh gây sốc, vẫn có thể mua dễ dàng ở nhiều nơi.

Ngoài ra, sách dạy giới tính cũng bị phát hiện hình ảnh phản cảm, khi khu vệ sinh nam nữ cùng chung một không gian, với gương mặt ngó nghiêng tò mò và câu hỏi “kỳ lạ”, thiếu tính giáo dục.

 

Sửa sai từ đâu?

Tịch thu một cuốn sách là chưa đủ, bởi lẽ hậu quả sau 10 năm sách “tung hoành trong học đường” không phải là ít. Vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Xuất bản có kiểm soát được những loại sách “nhảm” như vậy không? Một đại diện NXB cho rằng, đến NXB Giáo dục mà còn làm sách kiểu vậy, thì thử hỏi, những NXB khác sẽ ra sao?

Hiện nay, quy trình làm sách khá tắc trách, từ khâu biên soạn, biên tập cho đến phát hành. Một NXB trung bình sản xuất vài ngàn cuốn sách một năm, mà đội ngũ biên tập viên chỉ dưới 20 người, thì quả là không thể đảm bảo xuể nội dung.

Một câu hỏi nữa đặt ra là, làm sao thu hồi rất nhiều những sách nhảm đang ngang nhiên được trưng bày ở các nhà sách, khi chính đơn vị chủ quản cũng không hay biết, phải nhờ báo chí, phụ huynh phát hiện những lỗi to tướng mới... giật mình? Ngay cả việc các NXB lên kế hoạch B, liên kết với các đối tác cũng còn không biết đến nội dung phản cảm của những cuốn sách đó, thì thử hỏi, làm sao họ “rút kinh nghiệm” về việc trên?

Các cuốn sách thiếu nhi toàn hình ảnh bạo lực, sex, hoặc sách nhảm, tào lao, đối thoại thiếu văn hóa giữa các nhân vật... đang là nỗi kinh hoàng của phụ huynh. Thu hồi rồi vẫn chưa phải là xong, vì còn phải có đoàn kiểm tra đến các nhà sách, phải có biện pháp mạnh và khung phạt cho các đơn vị vi phạm. Nhiều người đòi NXB Giáo dục phải xin lỗi học sinh vì những sự cố gần đây và phải chọn người biên soạn tử tế hơn.

Tuy nhiên, theo nhà văn Trần Quốc Toàn, người chuyên viết cho thiếu nhi, giải quyết những vấn đề trên cần tỉnh táo, không phải nghe một chiều từ phía phụ huynh, cư dân mạng. Là bởi, người ta thường “ném đá” tập thể khi chưa hiểu rõ một vấn đề nào đó. Có những cuốn đáng bị phản ứng, nhưng có những cuốn vô tình bị vạ lây. Thế cho nên, cần có bộ phận thẩm định chuyên môn chuyên nghiệp, cũng như cần có giáo viên tâm lý cho những môn học về kỹ năng sống nói trên.

========================

Bởi vậy, từ lâu lão Gàn đã ủng hộ quan điểm của giáo sư Hoàng Tụy, là: Phải có một triết lý giáo dục làm kim chỉ nam cho những hành vi giáo dục.

Nhưng ngẫm lại, không thiếu những trí thức được coi là đầu bảng còn chém gió vung xích chó, mà chẳng hiểu mình đang nói cái gì, thế thì - Sory - đám phọt phẹt khác chẳng đủ tầm để hiểu bản chất của vấn đề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Hoành tráng đấy chứ, nhưng mà hình tượng các công trình có vẻ có vấn đề thì phải.

------------------------------

10 công trình nổi bật nhất Việt Nam

Tòa nhà Quốc hội, Keangnam, Lotte, Bitexco tower, sân Mỹ Đình... là những dự án được đầu tư lớn, kiến trúc hiện đại, sánh ngang các công trình nổi tiếng trên thế giới.

 
10-cong-trinh-noi-bat-nhat-viet-nam.jpgNhà Quốc hội trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) có diện tích sàn trên 60.000 m2, được xây dựng trên nền tòa Nhà Quốc hội cũ nằm cạnh quảng trường Ba Đình, trong khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long - trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. Tòa nhà cao 39 m, kiến trúc hình vuông, có 3 tầng hầm với sức chứa hơn 500 ôtô, cùng đường hầm dài 60 m nối với Bộ Ngoại giao. TrungTamHNQG_zing.jpgTrung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất thủ đô - rộng 60.000 m2. Đây là khối nhà 5 tầng có phòng họp chính sức chứa 3.800 chỗ ngồi ở tầng 2, bãi đỗ nổi và ngầm có sức chứa gần 1.100 ôtô. San_van_dong_MyDinh_zing_1.jpgSân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) khánh thành năm 2003, có sức chứa 40.192 chỗ ngồi - lớn thứ nhì Việt Nam - sau sân vận động Cần Thơ 50.000 chỗ. Ngoài sân vận động chính, tại khu Liên hợp Thể thao Quốc gia này còn có nhiều nhà thi đấu, trung tâm huấn luyện VĐV, bệnh viện Thể thao... Keangnam3_zing.jpgKeangnam Hanoi Landmark Tower (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại cao nhất Việt Nam. Với 72 tầng (cao 336 mét), khi vừa hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới. ToaNhaLotte7_zing.jpgLotte Center Hanoi cao 65 tầng (267m) trở thành công trình cao thứ nhì ở Việt Nam. Tổ hợp văn phòng, căn hộ, khách sạn, trung tâm thương mại này có tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD.
Quảng cáo
Bitexco_zing_2.jpg

Bitexco Financial Tower (TP HCM) gồm 68 tầng, cao 262 m có sân đỗ trực thăng mang biểu tượng búp sen vươn lên bầu trời. Đây là nơi lý tưởng để ngắm Sài Gòn từ trên cao. Bitexco là nơi đặt trụ sở, văn phòng của nhiều công ty quốc tế, ngoài ra còn có rạp chiếu phim, trung tâm thương mại...

toa_nha_da_nang_zing.jpgTrung tâm hành chính TP Đà Nẵng cao 34 tầng, diện tích sàn hơn 21.000 m2 được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Tòa nhà cao gần 170 m ven sông Hàn là nơi làm việc của lãnh đạo thành phố và các sở, ngành. binh_duong_zing.jpgTrung tâm hành chính Bình Dương cao 23 tầng, diện tích sàn hơn 100.000 m2 đặt tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (Bình Dương New City). Công trình nằm trong Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ và đô thị 4.196 ha, tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Tòa nhà có bãi đỗ 640 ôtô, 2.000 xe máy cùng sân đỗ trực thăng trên nóc. khudothi_zing_13.JPGRoyal City (đường Nguyễn Trãi) là tổ hợp chung cư, khu vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Ngoài ra, tại thủ đô còn có nhiều khu đô thị hiện đại khác như Times City, Ecopark, The Manor, Ciputra... phu_zing.JPGPhú Mỹ Hưng rộng 750 ha, toạ lạc ở phía nam TP HCM. Khu đô thị kiểu mẫu của Sài Gòn là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, đồng thời là tổ hợp trung tâm tài chính, giáo dục, công nghiệp, khoa học, giải trí.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Lãnh đạo Nhà nước biết hết các GSTS có khả năng đến đâu, vậy kính các "Gà sống Thiến sót", í lộn "Giáo sư Tiến sỹ" nên phát biểu cái gì mà các ngài giỏi thôi, đứng mang cái mác GSTS ra mà dọa thiên hạ nhá.!

-------------------------------------------------

 

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

 

(Chính trị) - Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

 

Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn- kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đo bằng tầm tư duy thời đại

70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.

Nhưng 70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Và đang trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại. So với nhiều nước trên thế giới có hàng mấy trăm năm buôn có bạn bán có phường, dày dạn kinh nghiệm, thì một đất nước nền hòa bình non trẻ, kinh tế thị trường còn non trẻ hơn, chỉ có vũ khí thô sơ dám đánh thắng những đế quốc, và đang mày mò làm ăn, qủa thực, đó là sự đáng trân trọng.

Nhưng không ai có thể sống mãi bằng quá khứ.

20150828193303-a1-fmini.jpg

70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Ảnh minh họa

Trong nền văn học Việt Nam, có một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng- “Ăn mày dĩ vãng” của một nhà văn, cũng là một người lính đặc công- Chu Lai. Câu chuyện của người lính và thông điệp trong tác phẩm xuất bản năm 1991, gần ¼ thế kỷ, có gì đó rất gần gũi với số phận và vị thế của “người lính nông dân”- dân tộc VN hôm nay, rằng không thể gặm nhấm mãi bằng quá khứ chiến tranh, dù hào hùng đến đâu, để mang “hành trang” đó bước vào thời hòa bình. Khi mà trận chiến thị trường vốn khắc nghiệt không kém chiến trường, đòi hỏi trí tuệ, học vấn và sự hiểu biết “luật chơi”.

Người viết bài tâm đắc với những chia sẻ của GS Vũ Minh Giang, tại cuộc tọa đàm trực tuyến của Tuần Việt Nam (ngày 24/8), nhan đề “Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc” khi ông cho rằng, thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và  chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi.

Đặc biệt, ông dẫn chứng về những đánh giá của giới sử học Pháp trong một hội nghị quốc tế, khi họ cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi.

Và nếu với cái nhìn soi chiếu như vậy, đổi mới ở VN, theo Gs Vũ Minh Giang, là một cuộc cải cách sâu sắc.

Nhưng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, của ASEAN, và của TPP trong tương lai không xa, thì với người viết bài này, những thành tựu của đổi mới 30 năm qua, cho dù có rất nhiều sự thay đổi về diện mạo lẫn chất lượng vật chất cuộc sống, đâu đâu cũng thấy xây cho nhà cao, cao mãi, thì thành tựu đó cũng đang dần trở thành… quá khứ.

Nước Việt vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Mặc dù, tại cuộc họp đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế VN, người đứng đầu CP nhận định, chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô, buộc VN phải điều chỉnh mục tiêu. Dù vậy, những diễn biến hết sức khó lường của kinh tế khu vực và thế giới nếu không nắm chắc, ứng phó không tốt, không chủ động thì VN không tận dụng được những cơ hội mới. (VietNamNet, ngày 25/8)

Sứ mệnh hội nhập hiện đại đòi hỏi chiến lược của đất nước không chỉ đo bằng các chỉ số, mà đo bằng tầm tư duy của … thời đại.

Liệu nước Việt có thể dấn thân vào TPP nay mai với một vị thế tự tin, khi mà hành trang còn “trĩu nặng” những âu lo của sự phát triển kinh tế- XH, khi phải so bề cao thấp với những láng giềng châu Á và khu vực?

Khi mà chỉ còn ít tháng nữa, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)- khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN sẽ thành lập, nước Việt đứng ở đâu trong cộng đồng này? Mà theo một báo cáo vừa được cơ quan thống kê ASEAN công bố, giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước ASEAN năm 2014 đạt 2,57 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng của VN năm 2014 đạt 6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ASEAN, nhưng lại…  thấp hơn so với mức bình quân 6,6% của nhóm các nước CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN) (theo NĐH- Tạp chí điện tử Nhịp sống số, ngày 24/8).

Nhưng TPP không phải là ASEAN, nên những thách thức của sự hội nhập hẳn còn cam go hơn nữa, tựa như trong truyền thuyết Sơn tinh- Thủy tinh, phải có voi chín ngà, gà chín cựa ngựa chín hồng mao. Nghĩa là sự cố gắng đều phải vượt bậc, thể hiện cả tài trí lẫn năng lực hành động hơn người.

Theo các chuyên gia kinh tế, và nhất là theo luật sư Eric C. Emerson (Hãng luật Steptoe & Johnson), có ba thách thức với nước Việt khi tham gia TPP.

20150828183912-anh-2.jpg

Nước Việt sẽ… trèo qua ba ngọn núi này như thế nào đây để phát triển với những giá trị văn minh, văn hóa của thời đại?. Ảnh minh họa: Zing.vn

Thứ nhất là lĩnh vực pháp lý. Do hệ thống các quy định của VN nhìn chung còn kém phát triển. Thứ hai, các ngành công nghiệp địa phương của VN cần cam kết giảm thuế, tăng sự cạnh tranh nhập khẩu. Thứ ba, kinh tế VN sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.

Nước Việt sẽ… trèo qua ba ngọn núi này như thế nào đây để phát triển với những giá trị văn minh, văn hóa của thời đại?

Chợt nhớ nhận định của GS Trần Ngọc Vương tại tọa đàm trực tuyến của Tuần Việt Nam, khi ông cho rằng có hai điều quyết định:

Đó là tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử VN và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Đó là người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng. Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác.

Cả hai điều đều quá lớn, và cũng rất cao…

“Hiếu”đại học để làm gì?

Giữa bối cảnh đó, cả XH như vừa …. “lên đồng” trước một sự kiện lớn của ngành GD- kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (kết hợp tuyển sinh ĐH)- kỳ thi đầu tiên theo chủ trương “2 trong 1”, cũng là kỳ thi mà lần đầu tiên báo chí, các trang mạng XH phải dùng những cụm từ rất ấn tượng “chứng khoán tuyển sinh”, “vỡ trận” mới miêu tả được hết cái sự nóng bỏng của không khí thi cử.

Người viết không bàn về kỳ thi này, dù đây là chủ trương đúng của ngành GD, nhưng sự “vỡ trận” lại rơi vào thiết kế kỹ thuật- điểm yếu nhất- gót chân Asin ở bất kỳ kỳ thi nào.

Cũng không bàn về cái sự “quan liêu bao cấp” của quản lý GD nhà nước trong công tác tuyển sinh- lẽ ra phải là việc của các trường ĐH hoàn toàn có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm XH. Khiến cho không ít câu hỏi nghi vấn đặt ra- liệu có vấn đề nhóm lợi ích ở đây?

20150828184434-anh-3.jpg

Nhiều sinh viên du học sang các nước phải “bị” đào tạo lại, gây ra sự lãng phí tiền bạc không ít. Ảnh minh họa: Thetreeacademy.edu.vn

Cũng không bàn về cái sự “vỡ trận” bởi những bất cập của hệ thống IT của ngành GD ở những giây phút đầu, do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng chỉ “tin cậy” Viettel. Do lợi ích? Hay do Cục Công nghệ Thông tin không đủ… trọng lượng với chính Bộ GD nhiều năm nay?

Mà chỉ xin bàn về chuyện “hiếu” ĐH của người Việt.

Từ xa xưa, người dân Việt vốn có truyền thống hiếu học và rất trọng thi cử. Cái sự hiếu học đó từng đi vào văn học dân gian: Sáng trăng sáng cả vườn chè/ Một gian nhà nhỏ đi về có nhau/ Vì tằm tôi phải chạy dâu/ Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay/ Chồng tôi thi đỗ khoa này/ Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi… …Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa/ Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng/ Một quan là sáu trăm đồng/ Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi/ Chồng tôi cỡi ngựa vinh quy/ Hai bên có lính hầu đi dẹp đường/ Tôi ra đón tận gốc bàng/ Chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem/ Đêm nay mới thật là đêm…

Nhưng ở thời kim tiền này, cái sự hiếu học ấy phải nâng cấp theo thời đại- “hiếu” ĐH. Ngày xưa, giáo dục tinh hoa, cử nhân, trạng nguyên là của hiếm. Chứ ngày nay, thời giáo dục đại chúng, cử nhân, TS, ThS, GS cứ … ra ngõ là gặp. Nếu biết rằng, cả nước có tới 24.300 TS, 101.000 ThS. Nếu biết rằng, theo TS Nguyễn Khắc Hùng (Học viện HCQG) ở hàm Thứ trưởng trở lên, số quan chức có trình độ TS ở VN cao gấp 05 lần Nhật Bản, một quốc gia phát triển. Nếu biết rằng, có dạo, Thủ đô HN có dự kiến “phổ cập” TS cho các cán bộ quan chức diện Thành ủy quản lý…v.v..

Có điều, hiện tượng “hiếu” ĐH thái quá đó, liệu có góp phần không nhỏ vào sự … thất nghiệp hay không? Bởi theo VnExpress, ngày 20/7, thống kê của Viện Khoa học lao động và Xã hội cho biết, trong 03 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ ĐH, sau ĐH thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014. Lao động tốt nghiệp CĐ thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất lại nằm ở … nhóm có trình độ CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ tỷ lệ này chỉ ở mức 1,97%.

20150828184644-anh-4.jpg

Nhưng những điều sau đây rất đáng nghĩ. Bởi chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa tương thích với nhu cầu phát triển kinh tế- XH. Cho dù không thể phủ nhận sự đóng góp của GD về nguồn nhân lực cho thị trường lao động suốt 70 năm qua.

Đó là nổi bật nhất có 03 điểm bất cập:

1)- Mặc dù có tới hơn 400 trường ĐH, CĐ cả nước, cho đến nay bằng cấp của VN vẫn chưa được các trường ĐH trên thế giới công nhận. Nhiều sinh viên du học sang các nước phải “bị” đào tạo lại, gây ra sự lãng phí tiền bạc không ít.

2)- Số lượng GS, TS của VN khá đông, nhưng năng suất khoa học khá thấp. Theo số liệu của GS Nguyễn Văn Tuấn từ năm 2014,  cho thấy  năm 2013 số phó GS VN cao hơn Thái Lan gấp 1.6 lần, số GS VN cao hơn Thái Lan 2.2 lần. Nhưng từ năm 2009-2013, VN công bố được có 7.227 bài báo, còn Thái Lan công bố được 27.200 bài. Như vậy, số bài báo khoa học của VN chỉ bằng 26% của Thái Lan! Tính trung bình, mỗi GS Thái Lan công bố 1.68 bài báo khoa học trong 05 năm, còn VN thì 0.32 bài, một khác biệt tới 5.2 lần.

3)- Số lượng GS, TS nhiều như thế, nhưng hầu hết các phát minh, sáng chế lại thuộc sở hữu của các nhà “khoa học chân đất”. Có cảm giác các GS, TS đang mũ ni che tai trước thời cuộc? Còn các nhà khoa học chân đất lại thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Mà cuộc gặp mặt của người đứng đầu CP mới đây với 63 nhà “khoa học chân đất” với những chế tạo, sáng chế cho mình và cho cộng đồng, như một minh chứng, vừa vui vừa buồn, vừa cười, vừa muốn… mếu.

Như công trình nghiên cứu bào chế thuốc mỡ sinh cơ chữa bỏng và vết thương lâu liền; máy vò chè cải tiến; hệ thống chưng cất tinh dầu quế bằng hơi nước; máy ép sợi bán tự động; lò sấy buồng đốt hình trụ bằng thép. Thậm chí có cả sáng chế máy đánh bắt ngao, mà tác giả là một cô nữ sinh- Trần Thị Lan Anh, lớp 11A6, Trường THPT Tây Tiền Hải (Tiền Hải, Thái Bình).

Vậy “hiếu” ĐH như vậy để làm gì?

Tại tọa đàm trực tuyến nói trên, GS Vũ Minh Giang chia sẻ một điều ông tâm đắc, và điều đó, cũng đang…. chia sẻ với thực trang “hiếu” ĐH ở nước Việt. Đó là khi năm 2009, ông có cơ may được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông Lý Quang Diệu đến thăm VN. Điều khiến ông suy nghĩ rất nhiều, là khi vị Thủ tướng đất nước nhỏ bé mà hùng cường này cho rằng, VN có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, VN lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội thì một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được.

Người Việt trẻ “hiếu” ĐH bởi tin rằng cơ hội tìm việc làm sẽ dễ hơn. Tin rằng bằng cấp càng cao, càng dễ thăng quan tiến chức. “Hiếu” ĐH và cao hơn ĐH còn là để… làm quan

Các trường ĐH cũng “hiếu” ĐH, mở rộng ngành nghề tràn lan bất chấp nhu cầu XH có thực ra sao, còn bởi chính … nồi cơm của các trường.

Quản lý GD cấp nhà nước cũng cần “hiếu” ĐH để thực hiện mục tiêu chính trị của họ về số sinh viên/đầu dân, bất cần biết XH cần những gì.

Cả XH “hiếu” ĐH nhưng đều nhằm mục tiêu chính mình, mà không phải mục tiêu cho một XH phát triển ra sao. Sự lãng phí nằm ngay trong cái tưởng là nhu cầu phát triển.

70 năm thành lập nước, 30 năm đổi mới. Và chỉ còn không đầy 05 năm nữa, VN phải cơ bản trở thành nước CNH, HĐH- những con số hối thúc bước chân của nước Việt phải vừa vững chãi vừa gấp gáp.

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo biết tạo nên… thời thế

(Theo Vietnamnet)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lãnh đạo Nhà nước biết hết các GSTS có khả năng đến đâu, vậy kính các "Gà sống Thiến sót", í lộn "Giáo sư Tiến sỹ" nên phát biểu cái gì mà các ngài giỏi thôi, đứng mang cái mác GSTS ra mà dọa thiên hạ nhá.!

-------------------------------------------------

 

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

 

(Chính trị) - Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

(Theo Vietnamnet)

 

=====================

 

 

(Chính trị) - Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

 

Định phán vài câu, nhưng vừa copi xuống thấy ngay đầu hàng chữ đề dẫn nội dung có hai chữ "chính trị" chềnh ềnh ra đấy. Thôi! Lão không dây dưa. Nhưng lão nhắc lại rằng:

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, phải được trả lại đúng giá trị của nó. Nếu không thì chỉ bàn chơi cho vui. Còn Trần Ngọc Vương, Vũ Minh Giang - Xin lỗi! Chỉ "chém gió".

 

Nam Định:

Nam sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

Thứ bảy, 29/08/2015 - 06:00
 
   

Dân trí Với mong muốn sở hữu một chiếc ô tô do chính tay mình tạo ra, sau một thời gian mày mò nghiên cứu, cậu học trò Đoàn Quang Hưởng ở xã Nghĩa Lợi (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời.

 

 

Nam sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

Tận dụng đồ phế thải để chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

Vốn là con út trong gia đình có 4 anh chị em, Hưởng được bố mẹ cưng chiều nhất nhà. Từ nhỏ, những chiếc ô tô đồ chơi của bố mẹ, anh chị mua cho, Hưởng xem đó là “báu vật”. Cũng vì đam mê ô tô nên Hưởng đặc biệt thích những gì liên quan đến nó. Chính vì vậy mà Hưởng luôn ao ước sẽ sở hữu một chiếc ô tô do chính tay mình tạo ra. Chính ao ước ấy luôn thôi thúc cậu học trò nhỏ.

nam-sinh-cap-3-che-tao-thanh-cong-o-to-c

Chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời do cậu học trò Đoàn Quang Hưởng chế tạo.

 

Đầu năm 2014, Hưởng đang học lớp 12 Trường THPT Trần Nhân Tông (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định). Lúc này, Hưởng bắt đầu có ý tưởng chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời. Sau một thời gian dài tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của người thân và tìm tòi trên mạng, tháng 8/2014, Hưởng bắt tay vào chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời. Sau hơn 4 tháng cần mẫn, không nản lòng, Hưởng đã chế tạo thành công chiếc xe ô tô không xả khói bụi ra môi trường.

Chiếc xe hoàn thiện có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,5m, trọng lượng xe 190kg. Xe có một chỗ ngồi và một thùng để đồ, vận tốc tối đa xe đạt được là 30km/h. Hiện nay, chiếc xe được sử dụng để đi lại trong làng xã, đưa đón các em nhỏ đi học ở xa, giúp bố mẹ vận chuyển hàng hóa.

 

nam-sinh-cap-3-che-tao-thanh-cong-o-to-c
Cậu học trò Đoàn Quang Hưởng với chiếc xe ô tô của mình
 

Nguyên liệu để Hưởng làm nên chiếc ô tô này hầu hết là tận dụng từ những đồ phế thải có thể dùng được để lắp ráp. 4 bánh xe được lấy từ chiếc xe máy Attila của nhà bị hỏng; bình ắc quy, xi-nhan được lấy từ xe máy điện cũ của anh trai. Các phụ kiện khác như pin mặt trời và những bộ phận quan trọng để đạt được chất lượng tốt nhất cho xe thì em mua để lắp ráp. Khung xe được làm bằng thanh tôn mạ kẽm, vừa nhẹ, vừa chắc điều này giúp trọng lượng xe được giảm đi đáng kể, giúp xe chạy nhanh hơn. Những bộ phận quan trọng thì Hưởng phải mua mới để đảm bảo chất lượng. Chiếc xe này Hưởng chế tạo có tổng chi phí khoảng 20 triệu đồng.

nam-sinh-cap-3-che-tao-thanh-cong-o-to-c
Chiếc xe bon bon chạy trên đường trong sự thán phục của nhiều người
 

Cô Trần Thị Trinh (SN 1958), mẹ của Hưởng chia sẻ: “Từ nhỏ, thằng Bống (tên thân mật của Hưởng ở nhà - PV) đã mê mẩn với ô tô, làm gì cũng ô tô, bế cháu, nấu cơm, học cũng thích vẽ ô tô. Hôm nó xin tôi 3 triệu đồng để trả chi phí làm ô tô, lúc đầu nó cũng chẳng dám nói là chế tạo ô tô, nhưng sau đấy cu cậu mới khai thật. Lúc ấy bực lắm, vì chỉ muốn con chú tâm vào việc học, nhưng thương con nên cũng đành cho nó. Đến khi thấy con nó lái xe về đến cửa nhà, tôi vui rơi nước mắt”.

 

nam-sinh-cap-3-che-tao-thanh-cong-o-to-c
Cô Trần Thị Trinh (mẹ em Hưởng) rất tự hào về con mình

 

Hưởng tâm sự: “Những kiến thức về ô tô em có được là qua mày mò và tìm đọc các tài liệu trên mạng internet. Tuy nhiên khi bắt tay vào chế tạo, em gặp rất nhiều khó khăn. Vừa làm em vừa tìm hiểu, sai ở đâu thì em sửa ở đó, em đã phải tháo ra lắp vào rất nhiều lần những chi tiết thiết kế, tính toán chưa phù hợp. Những chỗ nào chưa hiểu em lại nhờ thầy giáo môn Vật lý ở trường hướng dẫn và giúp đỡ”.

Dự định học về sửa chữa ô tô

Trong cuộc thi “Sáng tạo khoa học tỉnh Nam Định”, chiếc ô tô do Hưởng chế tạo đã đạt giải Khuyến khích. Ban giám khảo cuộc thi đánh giá chiếc xe có nhiều ưu điểm như: khối lượng nhẹ, chi phí thấp, phù hợp với việc di chuyển trong cự ly ngắn, đường hẹp, nhiều góc cua.

Hưởng cho biết: “Vì thời gian chế tạo ra chiếc xe quá ngắn nên nhiều lỗi em chưa khắc phục được; mặt khác các bộ phận của xe đều là đồ phế thải nên chất lượng chưa được như mong muốn. Nhưng em chắc chắn, khi chế tạo và lắp ráp chiếc xe thứ 2, thứ 3… bằng vật liệu mới thì chất lượng của chiếc xe ô tô sẽ được cải thiện”.

Thầy Nguyễn Văn Nam - giáo viên bộ môn Vật Lý Trường THPT Trần Nhân Tông tâm sự về cậu học trò của mình: "Nếu nói về lý thuyết thì Hưởng không phải là học trò xuất sắc, nhưng về thực hành thì em ấy thực sự giỏi và rất thông minh. Chiếc xe ô tô Hưởng chế tạo tôi đã chạy thử, về độ an toàn của xe khá tốt, được trang bị cả phanh tay và chân, có đèn xi-nhan, đèn phanh đầy đủ. Tốc độ của xe đạt tối đa 30km/h nên cũng khá an toàn. Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng tôi tin với sức sáng tạo và đam mê của Hưởng, em sẽ làm tốt hơn thế nhiều".

Dù đạt được những thành công nhất định trong việc chế tạo chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời, tuy nhiên, chiếc xe vẫn còn một số hạn chế như: số lượng người ngồi ít, giảm xóc yếu; thiếu một số bộ phận như: đồng hồ đo tốc độ, bảng đo điện năng, điều hòa,…

 

nam-sinh-cap-3-che-tao-thanh-cong-o-to-c

Hưởng cho biết, nếu có nhà đầu tư hoặc tài trợ, em sẽ làm ra nhiều sản phẩm tốt hơn.

 

Trong kỳ thi THPT quốc gia, Hưởng đạt số điểm 22, nhưng Hưởng cho biết, kết quả trên chỉ để xét tốt nghiệp THPT, em không có ý định xét tuyển vào trường ĐH, CĐ nào. Em sẽ theo đuổi con đường đam mê của mình là làm việc liên quan đến ô tô.

Nói về dự định tương lai của mình, Hưởng chia sẻ: “Em đang dự định học về sửa chữa ô tô. Dự định tương lai là phấn đấu có gara của riêng mình. Nếu sản phẩm em có nhà đầu tư hay tài trợ thì em sẽ làm ra nhiều cái tốt hơn trước nhiều. Nhưng cái đấy hơi khó, em cũng không chắc chắn là có người sẽ đầu tư”.

Đức Văn

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ông chủ lớp 7, nhân viên toàn cử nhân
Thứ bảy, 29/08/2015, 02:00 (GMT+7)
 

(Văn hóa) - Ông chủ văn hóa lớp 7 nhưng nhân viên toàn… đại học. Số người có bằng đại học được sử dụng ở đó không chỉ một vài người mà tính tổng công các điểm đã lên tới vài chục người!

Lâu nay ông luôn là người bận rộn và không bao giờ để ai đó phải băn khoăn điều gì to nhỏ. Khi đương chức cũng như nghỉ hưu, hễ có tín hiệu điện thoại là ngay lập tức trả lời, hoặc alo khe khẽ “Xin lỗi, tôi đang bận, xin gọi lại sau”.

Vậy nhưng gần đây, ông than thở: “Nhìn số lạ là không dám nghe, khi cứ chắc mẩm đầu dây chủ yếu gọi nhờ… xin việc !”

Bởi là người luôn quan tâm, chia sẻ, tiếng nói lại có “trọng lượng” nên ông thường được người quen nhờ vả, bấu víu. Thực tế ông từng tạo điều kiện cho nhiều người chuyển công tác, hợp lý hóa gia đình, con em tốt nghiệp đại học vào làm việc ở những nơi chốn mà nhiều người mơ suốt đời cũng không thể làm được, có tiền “chạy” cũng không có “cửa”.

Thế nhưng dạo này mọi việc đâm ra vô cùng khó khăn, xoay kiểu gì cũng tắc.

Ông kể, có một người đàn anh từng công tác với nhau thời trẻ, cả đời liêm khiết, không hề phiền lụy gì đến ai, vậy mà bỗng gọi điện thoại cho ông. Phải khó khăn lắm, có vẻ như gãi đầu gãi tai lâu lắm mới thốt lên được rằng, cháu trai đích tôn tốt nghiệp đại học 3 năm nay, chạy hết đông sang tây, nam ra bắc mà vẫn chưa xin được việc làm. Nay chỉ còn đường nhờ nói giúp một tiếng, quả thực đấy là bước cùng, uốn lưỡi cả chục lần mới dám nói…

Ông không hứa như trước, chỉ biết nói rằng, sẽ cố thử xem. Và lại đánh tiếng với một người đàn em đương chức, hy vọng vì nể tình, vì này nọ để bố trí, sắp xếp hợp lý. Người kia cũng hứa là sẽ cố gắng, sẽ giao ngay cho một cấp dưới khác xử lý nhanh nhất có thể.

Thế rồi đằng đẵng ngày đêm chờ đợi và đợi chờ.

Sau đó là những câu trả lời khó nói, đầy chia sẻ rằng, không có biên chế, không có công việc phù hợp, không có kinh phí trả lương, chờ nay mai lập bộ phận nọ, bộ phận kia may gì còn chỗ. Tóm lại, chỉ có cách duy nhất là… chờ đợi; hoặc nộp đơn nơi khác.

Kết lại, điện thoại số lạ thì… không nên nghe. Nếu lỡ nghe mà ai đó nhờ xin việc phải kiên quyết ngay: không thể được, không làm được! Tôi đang bận, đến giờ đi đón cháu rồi – ông làm bộ khoát tay, dập điện thoại bàn như thật.

 

20150828180205-20140604154231-b5.jpg

Nhiều cử nhân sau khi cầm tấm bằng không tìm được việc làm. Ảnh minh họa

***

Mỗi lần về quê, ông ngại nhất là gặp người đàn anh về hưu nhờ xin việc cho cháu nói trên. Thời buổi của khôn, người khó, nói mấy cũng không thể sẻ chia hết, nếu gặp người hay để ý, nhớ lâu thì còn mệt mỏi sang tận đời con, đời cháu chứ chẳng chơi.

Nhưng không, câu chuyện bỗng chuyển hướng một cách vui vẻ lạ.

Người đàn anh kia có lần ra Hà Nội chơi đã tìm gặp ông cho bằng được. Ông cứ cười hề hề, nói chuyện vần vè tục ngữ, thành ngữ cũ mới, rằng, “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, ta không lo được thì chúng phải lo, làm “đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại”, có khi chúng nó còn giỏi hơn cái đám “bèo hoa dâu sống lâu lên lão làng” như chúng mình chứ lị…

Chuyện thế này: xóm quê ông có người học chưa hết lớp 7, bỏ quê đi làm thuê tận trong nam biệt tích mấy năm, rồi đùng đùng trở về mở nhà hàng. Ban đầu chả ma nào ngó ngàng, lỗ chổng vó nhưng vẫn kiên quyết tìm hiểu, thay đổi và nay đã thành công đáng kể.

Hàng không chỉ bán tại chỗ mà còn được đưa vào phục vụ trong thành phố cách xa dăm bảy chục cây số. Cứ ai có yêu cầu là phục vụ đến nơi đến chốn. Tiếng lành đồn xa. Nay không chỉ mở thêm nhà hàng tại Vinh, Cửa Lò mà còn vào tận Nha Trang cơ đấy.

Ông có biết không, nó có thương hiệu hẳn hoi, ai cũng biết, chỉ có ông ít về quê, ít thưởng thức cái món thịt dê quê ta là không biết. Nó là “Dê Vườn Xoài” Nghi Lâm chứ xa xôi gì đâu!

Nhà hàng ấy, ông chủ văn hóa lớp 7 nhưng nhân viên toàn… đại học! Ban đầu vào đứa nào cũng ngại làng xóm cười chê, có đứa vào làm thử chờ đợi phân công công tác hay chờ xin việc, nhưng làm lâu thì quen, làm càng tốt càng hăng. Thu nhập tốt thì không ai dại gì bỏ việc, cứ thế kéo đến ùn ùn.

Kế toán, thủ quỹ cần người trung thực, am tường, chạy hàng trong nam ngoài bắc cũng cần người biết tính toán, lo lót. Việc làm không hết, cần nhiều nhân lực thì càng cần người biết tổ chức, phân công, kiểm tra, kiểm soát. Tóm lại là tốt nghiệp đại học mới có thể đáp ứng được phần lớn công việc của cái nhà hàng càng ngày càng to ra, mạnh lên này.

Thì ra, người cháu đích tôn không xin được việc ngày ấy, bây giờ đã yên chí làm việc cho… ông chủ lớp 7 đầy thành đạt ở ngay quê mình. Và số người có bằng đại học được sử dụng ở đó không chỉ một vài người mà tính tổng công các điểm đã lên tới vài chục người!

Sao, tôi nói ông chưa tin hả? Thế thì hôm nào về quê, “nháy” máy cho tôi, tôi đưa ông lên thưởng thức, tất nhiên là có thằng cháu tôi tiếp đón và nói chuyện.

Nhưng mà tôi có gọi thì nhớ nhấc máy đấy nhé, vui vẻ thôi, chả nhờ vả gì ông đâu, “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, kệ chúng nó. Ta bây giờ yên chí nghỉ, thỉnh thoảng ngồi với nhau, nhẹ bụng thì cơm vừng lạc, hứng chí thì ới nhau làm vài chén, hề hề…

(Theo Vietnamnet)

================

  Lão Gàn học xong chương trình Văn Khoa, điểm các học phần cao ngất ngưởng, mặc dù chẳng bao giờ đến lớp học cả. Bởi vì lão thì ở Bến Tre, trường thì ở Sài Gòn, mần răng mà đi học hàng ngày được. Chỉ khi nào đến những kỳ thi học phần, ba tháng một lần, mới vác cái mặt đến đóng tiền để thi. Người ta thì phải học miệt mài, ngày nào cũng cắp sách đến trường. Còn lão thì ngày mai thi môn nào, lão mượn sách xem lướt qua. Nhưng điểm thì đứng thứ nhì lớp, tệ lắm là thứ ba. Lão không hề chém gió chuyện này. Không tin đi hỏi Thượng Tọa Thích Tấn Tuệ, bạn đồng môn với lão trong những ngày ở Đại học Văn khoa. Nhưng đúng vào lúc thi tốt nghiệp, lão không có tiền để đóng, thế là lão bỏ.

   Lão kể câu chuyện này không phải để khoe. Mà là lão ngạc nhiên là tại sao người ta học xong cứ phải đi "xin" việc làm? Tại sao không tự mình làm lấy công việc của mình có sướng hơn không? Lão rất ủng hộ việc học - mà lão coi là một phương tiện tiếp thu kiến thức phổ biến và tập trung - Cho nên, khi tư vấn cho các thân chủ, nếu họ hỏi tôi: "Thưa thày. Em có nên học...." - Là lão nói ngay: "Học thì không cần phải coi có nên hay không. Có điều kiện thì cứ học, để có kiến thức và lúc ấy ta sẽ có những suy nghĩ gần với sự thật hơn là thất học". Tất nhiên, không thiếu kẻ bằng cấp lùng bùng mà vẫn thể hiện sự dốt nát. Nhưng nếu cũng con người đó mà lại thất học nữa thì sẽ ra làm sao? Do đó, học xong bằng tiến sĩ, có sống bằng nghề chăn bò cũng chẳng sao. Trong cùng một điều kiện, con bò được nuôi với sự hiểu biết của một tiến sĩ sẽ hơn hẳn con bò được nuôi với trình độ chăn bò phổ biến. Có lẽ đây là lý do để ngài Lý Hiển Long khuyên công dân Singapore không cần học đại học.

   Những lão thì lại không đồng ý quan điểm của ngài Lý Tiểu Long. Với lão thì toàn dân có bằng tiến sĩ càng tốt. Nhưng đừng vì có bằng tiến sĩ mà ngần ngại làm culi xe. Ông cha ta ngày xưa rất khuyến khích sự học. Bức tranh "Chăn trâu đọc sách" và truyền thống hiếu học của người Việt đã nói lên điều này. Sự kiện "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau" chính là một hình thức khuyến học, trong một hoàn cảnh xã hội lệ thuộc vào nền nông nghiệp cổ xưa, chứ không phải là mục đích của sự học, mà ông cha ta quan niệm.

   Tiếc thay! Nền văn hiến huyền vĩ Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử, chỉ còn lại những mảnh vụn của nó sau hơn 2000 năm. Cho nên sự khuyến học bị biến thái trở thành mục đích của việc học.

Nền văn hiến Việt có cả một triết lý giáo dục xác định mục đích việc học, tức mục đích của giáo dục. Nó sẽ sáng tỏ, nếu cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ vì tính chân lý của nó.

 

PS: trong một quốc gia có quá ít cử nhân, tiến sĩ, mà để tiến sĩ đi chăn bò thì lãng phí tài nguyên quốc gia. Ok! Cái này lão đồng ý. Nhưng khi cử nhân, tiến sĩ đông như quân Nguyên thì các vị không chăn bò lấy ai chăn bò để bán phở 800. 000/ 1 tô với thịt bò Kobe? Ngày xưa có người được vua Thuấn (*) mời ra làm vua, xuống sông rửa tai. Một gã chăn trâu thấy vậy bèn đem trâu lên phía thượng nguồn để trâu khỏi phải uống nước rửa tai. Họ đuợc coi là những cao sĩ - Tức đẳng cấp tiến sĩ - của xã hội đương thời. Qua đó đủ thấy mục đích sự học của người xưa không phải để "xin" việc làm - dù là làm vua. Ngắm kỹ bức tranh "chăn trâu đọc sách", tôi thấy tất cả những minh triết sâu sắc của tổ tiên ta trong Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến về sự học.

================

* Theo quan điểm của tôi thì thời đại Nghiêu Thuấn là của Việt sử. Có rất nhiều dấu ấn liên quan chứng tỏ điều này.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài toán "Truy tìm đồng tiền giả", mời bạn thử sức?

Thứ hai, 31/08/2015 - 07:31
  

Dân trí Truy tìm đồng tiền giả là bài toán khá thú vị, kiến thức yêu cầu không quá cao nhưng người giải phải có tư tưởng “khoanh vùng đối tượng” thì mới tìm ra được cách giải. Vậy bài toán này giải như thế nào, mời bạn thử sức?

 

bai-toan-truy-tim-dong-tien-gia-moi-ban-

Cân hai tay đòn (cân đĩa) là thiết bị phòng thí nghiệm thông dụng đến mức chúng ta ít khi nghĩ tới chúng. Ngày nay, chúng ta có cân điện tử cho những phép đo tinh vi, và những cái cân này đang bắt đầu biến mất.

 

Đề bài của Bài toán "Truy tìm đồng tiền giả" như sau:

a/ Có 9 đồng tiền được làm bằng vàng giống hệt nhau. Trong quá trình chế tạo, do sơ ý nên có một đồng đã bị lẫn thêm một lượng lớn tạp chất nên nó nặng hơn 8 đồng tiền còn lại. Với một cái cân đĩa không có quả cân, bạn có thể tìm ra đồng tiền giả đó chỉ với 2 lần cân, với điều kiện các đồng tiền thật nặng như nhau.

b/ Bây giờ có tất cả 243 đồng tiền vàng, trong đó chỉ có một đồng tiền nặng hơn các đồng còn lại. Với nhiều nhất 5 lần cân, bạn có thể tìm ra được đồng tiền giả này không? Hãy trình bày cách giải.

Dân trí sẽ công bố đáp án bài toán vào chiều mai ngày 1/9/2015.

Ban Giáo dục

===================

a/ Có 9 đồng tiền được làm bằng vàng giống hệt nhau. Trong quá trình chế tạo, do sơ ý nên có một đồng đã bị lẫn thêm một lượng lớn tạp chất nên nó nặng hơn 8 đồng tiền còn lại. Với một cái cân đĩa không có quả cân, bạn có thể tìm ra đồng tiền giả đó chỉ với 2 lần cân, với điều kiện các đồng tiền thật nặng như nhau.

 

Lời giải:

Bạn chia 9 đồng tiền thành ba nhóm. Mỗi nhóm 3 đồng. Bạn đưa hai nhóm lên đĩa cân, cân lần thứ nhất. Đến đây sẽ có hai trường hợp xảy ra:

1/ Hai đĩa cân bằng nhau. Suy ra đồng tiền giả nằm trong nhóm chưa cân. Lấy hai đồng trong nhóm chưa cân đặt lên hai bàn cân - cân lần thứ hai - thì tìm ra đồng tiền giả.

2/ Một trong nhóm trên bàn cân nặng hơn nhóm bên kia. Cân lần thứ hai tương tự như lần thứ hai của trường hợp 1, sẽ tìm ra đồng tiền giả.

 

b/ Bây giờ có tất cả 243 đồng tiền vàng, trong đó chỉ có một đồng tiền nặng hơn các đồng còn lại. Với nhiều nhất 5 lần cân, bạn có thể tìm ra được đồng tiền giả này không? Hãy trình bày cách giải.

 

Lời giải:

Bạn chia 243 đồng tiền thành ba nhóm. Mỗi nhóm 81 đồng.

Cân lần thứ nhất:

Bạn đưa hai nhóm lên đĩa cân,  Đến đây bạn sẽ loại suy và tìm được tiền giả ở một trong ba nhóm 81 đồng.

Chia 81 đồng được xác định có tiền giả, thành ba nhóm , mỗi nhóm 27 đồng.

Cân lần thứ hai:

Bạn đưa hai nhóm lên đĩa cân.  Đến đây bạn sẽ loại suy và tìm được tiền giả ở một trong ba nhóm 27 đồng.

Bạn chia 27 đồng tiền thành ba nhóm. Mỗi nhóm 9 đồng.

Cân lần thứ ba:

Bạn đưa hai nhóm lên đĩa cân.  Đến đây bạn sẽ loại suy và tìm được tiền giả ở một trong ba nhóm 9 đồng.

Bạn chia 9 đồng tiền thành ba nhóm. Mỗi nhóm 3 đồng.

Cân lần thứ tư:

Bạn đưa hai nhóm lên đĩa cân.  Đến đây bạn sẽ loại suy và tìm được tiền giả ở một trong ba nhóm 3 đồng.

Cân lần thứ năm:

Bạn đem hai đồng trong ba đồng còn lại đặt lên cân và suy ra đồng tiền giả trong ba đồng này.

PS: Hì! Vừa mới gửi lời giải đi rùi. Không bít có được cái giải gì ko?

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI TOÁN TÌM THỎI VÀNG NẶNG NHẤT CỦA LÃO GÀN

 

Có một trăm thỏi vàng giống như thỏi vàng ông Địa cầm dưới đây:

 

1344412496433254_574_574.jpg

 

Trong đó có 99 thỏi nặng đều nhau 100gr vàng. Nhưng có một thỏi nặng 101gr. Bạn cân ít nhất mấy lần để tìm ta thỏi vàng này?

Lão cũng cân mất 7 lần. Các bạn thì mất bao nhiêu lần?

PS: Xin lỗi. Lúc nãy tôi gõ nhầm. Xin sửa lại là Lão cân mất 7 lần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PS: Xin lỗi. Lúc nãy tôi gõ nhầm. Xin sửa lại là Lão cân mất 7 lần.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI TOÁN TÌM THỎI VÀNG NẶNG NHẤT CỦA LÃO GÀN

 

Có một trăm thỏi vàng giống như thỏi vàng ông Địa cầm dưới đây:

 

1344412496433254_574_574.jpg

 

Trong đó có 99 thỏi nặng đều nhau 100gr vàng. Nhưng có một thỏi nặng 101gr. Bạn cân ít nhất mấy lần để tìm ta thỏi vàng này?

Lão cũng cân mất 7 lần. Các bạn thì mất bao nhiêu lần?

PS: Xin lỗi. Lúc nãy tôi gõ nhầm. Xin sửa lại là Lão cân mất 7 lần.

Chia số vàng làm 3 nhóm, mỗi nhóm 33 thỏi và 1 thỏi lẻ...

Lần 1: Cân 2 nhóm bất kỳ, Cân lệch bên nào lấy nhóm đó chia làm 3... Nếu bằng nhau lấy nhóm còn lại chia làm 3...

Mỗi nhóm lúc này là 11 thỏi... (Nhớ thỏi lẻ loi lúc đầu để riêng)...

Lần 2: Lại cân 2 nhóm bất kỳ, Cân lệch bên nào lấy nhóm đó ... Nếu bằng nhau lấy nhóm còn lại...

Nhập chung với thỏi vàng lẻ loi lúc đầu thành 12 rồi chia 2... 6 thỏi mỗi bên...

Lần 3: Cân 2 nhóm này... lệch bên nào lấy bên đó... lại chia hai... 3 thỏi mỗi bên...

Lần 4: Cân 2 nhóm này... lệch bên nào lấy bên đó... 3 thỏi cuối cùng...

Lần 5: Cân 2 trong 3 tỏi này... thỏi nào nặng là thỏi phải tìm... Nếu bằng nhau... thì thỏi còn lại là... chính cmn xác...!

Túm lại... 5 lần cân thôi...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chia số vàng làm 3 nhóm, mỗi nhóm 33 thỏi và 1 thỏi lẻ...

Lần 1: Cân 2 nhóm bất kỳ, Cân lệch bên nào lấy nhóm đó chia làm 3... Nếu bằng nhau lấy nhóm còn lại chia làm 3...

Mỗi nhóm lúc này là 11 thỏi... (Nhớ thỏi lẻ loi lúc đầu để riêng)...

Lần 2: Lại cân 2 nhóm bất kỳ, Cân lệch bên nào lấy nhóm đó ... Nếu bằng nhau lấy nhóm còn lại...

Nhập chung với thỏi vàng lẻ loi lúc đầu thành 12 rồi chia 2... 6 thỏi mỗi bên...

Lần 3: Cân 2 nhóm này... lệch bên nào lấy bên đó... lại chia hai... 3 thỏi mỗi bên...

Lần 4: Cân 2 nhóm này... lệch bên nào lấy bên đó... 3 thỏi cuối cùng...

Lần 5: Cân 2 trong 3 tỏi này... thỏi nào nặng là thỏi phải tìm... Nếu bằng nhau... thì thỏi còn lại là... chính cmn xác...!

Túm lại... 5 lần cân thôi...!

 

 

Uh. Đúng rùi! Cân 5 lần thui. Như lão Gàn phán lúc đầu. Hì.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ án oan từng thay đổi cả nước Mỹ

Thứ ba, 01/09/2015 - 22:00

 

Cách đây 100 năm, một vụ hành hình đã xảy ra ở bang Georgia (Mỹ). Vụ hành hình không kinh khủng hơn các vụ khác nhưng bất thường ở chỗ nạn nhân là một người Do Thái da trắng bị kết án dựa trên lời khai của một người da màu và việc hành hình đó lại không phải do cơ quan tư pháp thực hiện.

 

Vụ việc khi ấy đã kích động tâm lý bài Do Thái của cả bang Georgia và thu hút sự chú ý toàn nước Mỹ.

 

Bỏ qua chứng cứ

Rạng sáng ngày 17/8/1915, Leo Frank - một kỹ sư người Mỹ gốc Do Thái bị hành hình. Frank bị kết án cách đó 2 năm vì tội giết một bé gái 13 tuổi tên là Mary Phagan  làm việc tại Công ty Bút chì Quốc gia ở Atlanta nơi Frank là người quản lý.

Phagan bị phát hiện nằm trên sàn nhà trong vũng máu ở tầng hầm nhà máy. Cái chết bi thảm của em khiến dư luận dậy sóng với vấn đề giai cấp, chủng tộc và tôn giáo ở miền Nam nước Mỹ. Dư luận ở Atlantan dường như cáo buộc đạo Do Thái của Frank chính là thứ gây nên tội lỗi cho anh ta.

vu-an-oan-tung-thay-doi-ca-nuoc-my-.jpg

Leo Frank.

 

Frank 29 tuổi, lớn lên ở miền Bắc, là kỹ sư, kết hôn với con gái của một gia đình Do Thái giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu lâu đời ở Atlanta. Với xuất thân như vậy, anh bị phần lớn xã hội Georgia coi là người ngoài cuộc, xa lạ.

Là người cuối cùng thừa nhận nhìn thấy Phagan còn sống, Frank là nghi can chính liên quan đến cái chết của cô bé Phagan. Tuy nhiên, sau khi bị bắt, Frank không chỉ là một nghi can bình thường. Mọi định kiến thâm căn cố đế với người Do Thái chợt bùng lên mạnh mẽ trong xã hội.

Vụ giết người tàn bạo đã khiến dư luận đòi chính quyền nhanh chóng đưa kẻ thủ ác ra trước công lý. Khi cảnh sát xuất hiện tại nhà Frank sáng hôm sau vụ giết người, Frank tỏ ra lo lắng. Anh đi cùng cảnh sát tới chỗ thi thể Phagan ở nhà máy. Frank cho biết vào ngày hôm trước, mình đã ở văn phòng chừng hơn 20 phút sau khi Phagan ra ngoài.

Một công nhân khai rằng lúc cô đến văn phòng để lĩnh lương thì không thấy Frank. Cô này đợi vài phút rồi đi về. Người bảo vệ ca đêm hôm đó khai rằng Frank đã gọi điện vào cuối ngày để hỏi xem mọi thứ có ổn không - hành động mà Frank chưa bao giờ làm. Dựa trên các lời khai đó, Frank đã bị bắt.

vu-an-oan-tung-thay-doi-ca-nuoc-my-.jpg

Mary Phagan.

 

Sau đó, cảnh sát có thêm nhiều bằng chứng để quyết định đưa Frank ra xét xử. Nhân chứng chính của vụ án là Jim Conley, một người bảo vệ da màu bị bắt khi đang giặt vết máu đỏ trên áo. Người này khai đã giúp Frank tiêu hủy xác của Phagan. Dù bốn bản khai của Conley đều có những chi tiết mâu thuẫn nhưng dựa vào lời khai của Conley, bồi thẩm đoàn vẫn kết án Leo Frank.

Trong khi đó, người dân Atlanta mong chờ một bản án cho kẻ giết người. Họ tụ tập quanh tòa án, hò hét khi bồi thẩm đoàn sau 25 ngày xét xử đã tuyên bố Frank có tội.

Luật sư của Frank sau đó đã nộp liên tiếp 2 đơn kháng án lên Tòa án Tối cao Georgia và 2 đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ với lý do quy trình xét xử có vấn đề vì Frank không có mặt khi tòa ra bản án và bồi thẩm đoàn bị áp lực quá lớn từ dư luận. Tòa án Tối cao Mỹ đã bác đơn kháng cáo này.

 

vu-an-oan-tung-thay-doi-ca-nuoc-my-.jpg

Báo chí Atlanta đưa tin về vụ Frank.

 

Trong khi đó, ông Thomas E. Watson, chủ báo Jeffersonian, đã thực hiện một chiến dịch lên án Frank và được người dân Georgia hưởng ứng nhiệt tình. Cáo buộc của ông Watson nhằm vào người Do Thái nói chung và Frank nói riêng khiến tờ báo của ông bán rất chạy và Watson còn nhận được vô số lá thư khen ngợi ông cũng như tờ báo. Ông Watson và tờ báo đã thổi bùng ngọn lửa căm giận của công chúng.

Sự man rợ của đám đông

Khi mọi đơn kháng cáo đều bị bác, các luật sư của Frank tìm cách giảm hình phạt cho Frank từ Thống đốc bang Georgia sắp mãn nhiệm là ông John M. Slaton. Thời điểm ông Slaton xem lại vụ án, ông phải chịu áp lực lớn từ dư luận. Ông đã xem lại hơn 10.000 trang văn bản, thăm nhà máy bút chì nơi xảy ra án mạng và cuối cùng kết luận là Frank vô tội. Tuy nhiên, trước ngày tử hình Frank, ông lại chỉ giảm tội từ tử hình xuống chung thân.

Quyết định của Thống đốc Slaton khi ấy đã khiến dân chúng Georgia giận dữ, dẫn tới bạo loạn khắp Atlanta. Các cuộc tuần hành tới dinh thự của ông Slaton đã được một số đối thủ của ông tổ chức. Tình trạng nghiêm trọng, hỗn loạn đến mức ông Slaton phải ban bố thiết quân luật và điều cả vệ binh quốc gia. Khi nhiệm kỳ thống đốc của ông Slaton kết thúc vài ngày sau đó, cảnh sát đã phải hộ tống ông và vợ ra ga xe lửa. Hai vợ chồng ông lên tàu hỏa và rời bang Georgia suốt cả chục năm sau.

Rạng sáng 16/8/1915, Frank bị một số người dân ở thành phố Marietta - quê nhà của cô bé Phagan - lôi ra khỏi phòng giam sau khi họ đột nhập vào nhà tù, cắt dây điện thoại, khống chế cai ngục. Họ lái xe đưa thẳng Frank về Marietta. Đoàn xe dừng lại ở bìa một khu rừng gần nơi cô bé Phagan lớn lên. Họ dẫn Frank tới một gốc cây sồi, bắt anh đứng lên một cái bàn và tròng thòng lọng quanh cổ anh. Lúc 7 giờ, người ta hỏi Frank có muốn nói điều gì không. Frank nói: "Tôi bây giờ nghĩ về vợ và mẹ nhiều hơn mạng sống của tôi". Trước khi treo cổ, họ đã cho Frank một cơ hội nhận tội cuối cùng nhưng Frank vẫn im lặng. Người ta đá đổ chiếc bàn và Frank treo lơ lửng.

 

vu-an-oan-tung-thay-doi-ca-nuoc-my-.jpg

Leo Frank bị hành hình.

 

Hàng nghìn người đã đến để ăn mừng, chụp ảnh với thi thể của Frank. Họ cắt từng mẩu dây thừng buộc cổ Frank và xé từng mảnh quần áo của anh. Cuối cùng, một quan tòa trong vùng phải đứng trước  đám đông, cầu xin họ để người ta đưa xác Frank đi. Quan tòa này nói: "Cho dù lúc sống Frank có gây tội ác gì đi chăng nữa thì anh ta cũng có một người bố và một người mẹ, hãy rủ lòng thương họ".

Thế nhưng ngay khi Frank được hạ xuống, đám đông lại bủa vây cái xác. Trong số đó có người còn giẫm chân liên tục lên mặt Frank. Về sau, các bức ảnh ghê rợn về vụ treo cổ còn được đăng báo và in làm bưu thiếp bày bán tại các cửa hàng cùng với các mẩu dây thừng và quần áo của Frank. Người ta còn bán cả cành cây từ cây sồi Frank bị treo cổ.

Khi được đưa về tới Atlanta, thi thể Frank cũng chưa được yên thân. Đám đông ở đây ùa về nơi cất giữ thi thể Frank đòi xem mặt anh ta bằng được nếu không sẽ đập vỡ cửa. Đám đông hỗn loạn phá vỡ một cửa kính, buộc cảnh sát phải đưa quan tài Frank ra nhà nguyện. Tại đây, trong vòng 5 tiếng, khoảng 15.000 người đã đổ đến để xem xác Frank.

Sau đó, thi thể Frank được chuyển từ Georgia về thành phố New York ngày 19/8, được “trưng bày” như một chiến lợi phẩm để hàng nghìn người vui sướng, hả hê vì đã giết được một người bị cáo buộc tội hiếp dâm, giết người… Nhưng cũng có cả nghìn người xuất hiện để tiếc thương cho số phận của chàng kỹ sư xấu số.

 

Trang sử đen tối

Những ngày sau đó, báo chí đều đưa tin rằng nhóm người hành hình Frank là các lãnh đạo dân sự thành phố Marietta và hạt Cobb, gồm các luật sư, doanh nhân và chính khách. Thế nhưng, không ai bị bắt. Thực tế, nhiều người có ở Georgia ủng hộ vụ hành hình. Thị trưởng Atlanta, ông J. G. Woodward đã tuyên bố: "Khi chuyện liên quan đến danh dự của một phụ nữ, không có giới hạn nào mà chúng ta không thể thực hiện để trả thù và bảo vệ".

Thế nhưng, ngoài dư luận Georgia và Atlanta nói riêng, những khu vực khác ở Mỹ rùng mình trước vụ hành hình. Cựu Tổng thống William Howard Taft (Tổng thống thứ 27 của Mỹ) gọi vụ hành hình là "cơn giận đáng ghê tởm".

Vụ án của Frank không chỉ là một thất bại của công lý mà còn là biểu tượng cho nỗi sợ của miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ. Công nhân bất mãn vì bị các ông chủ nhà máy miền Bắc đến miền Nam bóc lột trong quá trình tái tổ chức lại nền kinh tế nông nghiệp suy tàn. Do là người Do Thái nên Frank càng khiến dân miền Nam bất mãn khi tâm lý chống Do Thái âm ỉ bị báo chí Georgia thổi bùng lên.

Các bài xã luận đăng trên báo chí toàn nước Mỹ ủng hộ một phiên tòa xét xử mới dành cho Frank và tuyên bố anh vô tội. Điều này lại càng củng cố niềm tin của nhiều người dân Georgia rằng đó là nỗ lực của người Do Thái dùng tiền và ảnh hưởng của mình để che mắt công lý.

Năm 1986, Hội đồng Ân xá và Tạm tha bang Georgia đã ân xá cho Frank với tuyên bố: Không đề cập đến vấn đề có tội hay vô tội, trong bối cảnh thừa nhận rằng bang đã thất bại trong bảo vệ Leo M. Frank do đó bảo lưu cơ hội tiếp tục kháng cáo bản án, trong bối cảnh thừa nhận bang đã thất bại trong việc đưa những kẻ giết Frank ra trước công lý cũng như thất bại trong nỗ lực hàn gắn vết thương cũ, xét theo hiến pháp và thẩm quyền, Hội đồng Ân xá và Tạm tha ban lệnh ân xá cho Leo M. Frank.

Lệnh ân xá một phần dựa trên lời khai năm 1982 của ông Alonzo Mann - người lúc đó đã 83 tuổi. Khi xảy ra vụ án giết Phagan, ông Mann là công nhân ở công ty bút chì và đã nhìn thấy Conley khiêng xác của Phagan xuống tầng hầm vào ngày cô bé chết. Conley đã dọa giết cậu bé Mann nếu cậu hé răng và mẹ cậu bé khuyên cậu bé im lặng.

Xét về mặt lịch sử, cái chết của Frank đã gây ảnh hưởng trong suốt thế kỷ. Đó là vụ hành hình duy nhất mà nạn nhân là một người Mỹ gốc Do Thái. Cái chết của Frank gây tác động ở cả miền Bắc và Nam nước Mỹ, cả trong cộng đồng Do Thái và phi Do Thái.

Đáng lưu ý là, hai tổ chức đã mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn quốc sau vụ Frank. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Frank bị treo cổ, 33 thành viên của nhóm tự xưng là Hiệp sĩ của Mary Phagan đã tập trung trên một đỉnh núi gần Atlanta và thành lập nhóm Ku Klux Klan (thường gọi tắt là "the Klan", hay đảng 3K) của Georgia. Một cộng đồng Do Thái cũng đã thành lập Liên đoàn chống phỉ báng để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái.

Vụ xét xử và hành hình Frank có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng người Do Thái khắp nước Mỹ. Ở miền Nam, người Do Thái bị đẩy vào tình trạng chối bỏ đạo Do Thái của mình. Họ thậm chí còn trở nên bị đồng hóa mạnh hơn, có tâm lý chống Israel. Họ tránh xa những thứ Do Thái khiến họ bị chú ý. Còn ở miền Bắc, người Do Thái kín tiếng sau cái chết của Frank. Họ lo sợ nếu lên tiếng ủng hộ Frank sẽ kích động căng thẳng ở miền Nam.

Trang lịch sử đen tối của nước Mỹ đã khép lại từ lâu. Ngày nay, người Do Thái ở Mỹ an toàn ở mọi nơi. Mỹ không những không phải là nước bài Do Thái mà còn là nơi tốt nhất trên thế giới ngoài Israel để người Do Thái sinh sống.

Theo Minh Nhật (tổng hợp)

An ninh Thế giới

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lời tiên đoán của chủ tịch Fidel Castro trở thành hiện thực

Thứ Tư, 22/07/2015 - 08:33
 

Sau hơn nửa thế kỷ đối đầu, Mỹ và Cuba đã chính thức bình thường hóa quan hệ và sẽ mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một bất ngờ lớn cho cả thế giới nhưng sự kiện này đã nằm trong dự liệu của chủ tịch Fidel Castro cách đây 42 năm.

 >>  Chuyện về chuyến đi đầu tiên của Fidel Castro tới Washington

 >>  Mỹ và Cuba mở lại đại sứ quán: Thông điệp lịch sử từ giấc mơ có thật

Sau 54 năm, 6 tháng, 17 ngày và 11 đời tổng thống Mỹ. Ngày 20 tháng 7 năm 2015 Mỹ và Cuba chính thức mở lại cơ quan lãnh sự tại thủ đô của hai nước. Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
 
tn_fi1-6030a.jpg
Chủ tịch Fidel Castro
 

Trong lịch sử đương đại thế giới, cuộc cấm vận về kinh tế và thương mại mà Mỹ áp đặt với Cuba là dai dẳng và tàn bạo nhất, gây ra nhiều tổn thất về mọi mặt cho nhân dân và đất nước Cuba.

Việc tái mở cơ quan lãnh sự của hai nước là một sự kiện trọng đại mang ý nghĩa lịch sử, là bước mở đầu trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Về phía Cuba, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu bao gồm nhiều nhân viên ngoại giao đã từng làm việc tại Mỹ, đại diện các ban, ngành và bộ cùng hơn 500 khách mời. Chiều cùng ngày, ông Rodriguez hội kiến Ngoại trưởng Mỹ- John Kerry. Đây là cuộc gặp gỡ chính thức thứ hai giữa lãnh đạo cấp cao hai nước kể từ năm 1958.
 
tn_fi2-6030a.jpg
Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải)
 
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba sẽ chỉ thực hiện một vài thủ tục cần thiết để có thể đi vào làm việc ngay. Các nghi lễ sẽ được thực hiện khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm chính thức Cuba vào thời gian tới.
 
tn_fi3-6030a.jpg
Đại sứ quán Cuba tại Mỹ
 

Việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. Đây là bước đi đúng của tổng thống Obama vì trong tình hình hiện nay, Mỹ đang đứng một mình khi mà tất cả các quốc gia khác tại châu Mỹ đều có quan hệ ngoại giao, trao đổi thương mại với Cuba. Tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Mỹ luôn bị chỉ trích vì vẫn duy trì cấm vận và thái độ thù địch đối với Cuba.

Đây hoàn toàn là một bất ngờ lớn với cả thế giới, nhưng hơn thế nữa, sự kiện này đã được cựu Chủ tịch Fidel Castro tiên đoán trước cách đây 42 năm.

Năm 1973, trở về sau chuyến thăm Việt Nam, trong một buổi họp báo, phóng viên người Anh Brian Davis đã hỏi chủ tịch Fidel Castro như sau:

“Thưa ngài, Cuba và Mỹ là hai quốc gia tuy rất gần về mặt địa lý nhưng luôn đối đầu, vậy theo ngài, bao giờ hai nước có thể bình thường hóa quan hệ?”

Chủ tịch Fidel Castro trả lời ngay lập tức: “Nước Mỹ sẽ ngồi vào bàn đàm phán với chúng tôi khi họ có một tổng thống da màu và Giáo hoàng là người Mỹ latinh”

Có rất nhiều người đã cười, họ không tin vào câu trả lời này bởi vì trong thời điểm đó và rất lâu sau này, tổng thống Mỹ chưa bao giờ là người da màu và Giáo hoàng Vatican chưa bao giờ là người Latinh. Vậy mà điều đó đã trở thành hiện thực.
 
tn_fi4-6030a.jpg
Đại sứ quán Mỹ tại Cuba

Cũng trong buổi họp báo đó, Chủ tịch Fidel Castro còn khẳng định một điều rằng, chính phủ Mỹ sẽ phải trả tự do cho năm nhân viên tình báo Cuba bị bắt và giam giữ trái phép tại Mỹ.

Những điều mà Chủ tịch Fidel nói vào thời điểm đó được nhiều người cho là ngông cuồng, thiếu hiểu biết nhưng lịch sử đã chứng minh điều ngược lại.

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Fidel Castro, cách mạng Cuba đã gặt hái được nhiều thành công, tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thế giới. Cuba đứng ngang hàng với các nước phát triển về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

Mỹ và Cuba quyết định bình thường hóa quan hệ là một cơ hội lớn cho cả hai quốc gia giao lưu, phát triển về mọi mặt. Trong tương lai không xa, Cuba sẽ trở thành một cường quốc bên kia bán cầu.

 
Theo Phong Sơn
PetroTimes

======================

Thế gian và cả trong vũ trụ này, có những điều tưởng như rất ngông cuồng và phi lý trong con mắt thế nhân. Nhưng lại là sự thật.

Nhưng tôi nhắc lại: Luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng luôn luôn sai khi ông ta xác định rằng "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý".

Tôi lưu ý quý vị và anh chị em quan tâm đến bài này, là: Tính phi lý giữa nhận thức của con người với sự thật mà tôi nói ở trên, khác hẳn về bản chất tính phi lý của lý thuyết khoa học hiện đại mà ông Trọng nói tới.

 

PS: Nhìn hai tòa đại sứ của Cuba và Hoa Kỳ theo góc độ phong thủy thì quan hệ hai nước này chưa thật suông sẻ:

 

 

 

 

 

 

Quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu?

Thứ bảy, 15/08/2015 - 20:00

 

Trong mấy tháng nay có hàng triệu, triệu người trên thế giới tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba.

 >> Quốc kỳ Mỹ lần đầu bay tại Cuba sau hơn nửa thế kỷ

 >> Cờ Mỹ tung bay ở La Habana: Người dân Cuba hy vọng vào sự thay đổi

Người ta vừa thở phào nhẹ nhõm, vừa đặt ra nhiều câu hỏi vì sao có sự cải thiện quan hệ này mà theo đó ý đồ của mỗi bên ra sao và đưa ra nhiều phỏng đoán đa dạng, khác nhau về triển vọng phát triển của mối quan hệ này.

 

I. Trước hết, vì sao có sự kiện nói trên?

Các nhà nghiên cứu tình hình quốc tế đã đi vào phân tích về từng phía để rút ra những nhận xét sát hợp.

Về phía Mỹ, họ đưa ra mấy kết luận sau:

- Rõ ràng đây là một thất bại của gần 10 đời Tổng thống Mỹ (từ John F. Kennedy, Lyndon B. Jonhson, Richard Nixon, G. Ford, Bush cha, Roland Reagan, Bush con, B. Clinton đến B. Obama) sau 54 năm dùng mọi biện pháp và thủ đoạn hòng bóp chết cách mạng Cuba nhưng không thành.

Trong hơn nửa thế kỷ đó, các nhà cầm quyền ở Washington hết dùng lực lượng quân sự lớn gồm 15.000 lính đánh thuê để xâm lược Cuba ở bãi biển Giron năm 1961, lại lợi dụng vụ"tên lửa của Liên Xô ở Caribe" năm 1962 để định can thiệp vào Cuba, đến các âm mưu đầu độc hoặc ám hại lãnh tụ Cuba Fidel Castro, kích động sự chống đối và hoạt động lật đổ rồi bao vây, cấm vận, chặn hết mọi ngả đường ra vào Cuba... để gây ra muôn vàn khó khăn cùng cực chồng chất lên nhân dân Cuba.

 

quan-he-my-cuba-se-di-den-dau-.jpg

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ kể từ năm 1958 tại cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Washington ngày 20/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

- Mỹ đã kích động hoặc phối hợp với các nước đồng minh và chư hầu ở khắp nơi và tại cả những vùng láng giềng với Cuba để o ép và quấy phá Cuba cả về chính trị, đối ngoại, kinh tế, quân sự, văn hóa, thương mại, tài chính,... nhưng đều thất bại.

- Mỹ đã lợi dụng những diễn biến lớn trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước; sự phá sản của Chiến tranh Lạnh dẫn đến tình hình thế giới hình như chỉ còn một cực, một siêu cường, để gây sức ép mạnh với Cuba trong hoàn cảnh nước này không còn nhận được sự chi viện và giúp đỡ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa nữa để khuất phục Cuba. Bất chấp việc Đại hội đồng Liên hợp quốc từ năm 1992 năm nào cũng thông qua quyết định yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba nhưng Washington phớt lờ yêu cầu hợp lý này.

- Nhưng trong những năm gần đây, chính bản thân nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn: Mỹ hầu như đã sa lầy ở Afganistan, Iraq, Trung Đông dù Mỹ đã đổ nhiều tỷ USD, vũ khí, khí tài và mất hàng nghìn binh lính tại những nơi này. Gần đây Mỹ và các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là khối xâm lược Bắc Đại Tây dương (NATO) vấp phải tình hình khó xử ở Ukraine khi Liên bang Nga đòi lại bán đảo Crimea từ Ukraine để sát nhập vào Liên bang Nga, khiến Mỹ và đồng minh lúng túng mặc dù đã dùng nhiều biện pháp trả đũa quyết liệt điện Kremlin nhưng không có hiệu quả. Khó khăn này cộng với nhu cầu Mỹ phải xoay trục mạnh sang khu vực châu Á - Thái Bình dương để tái cân bằng lực lượng với các cường quốc khác khiến chính quyền của ông Obama cũng phải "chịu nhún" một chút để ổn định "sân sau" của mình ở Mỹ La tinh.

Về phía Cuba, các nhà phân tích gần như thống nhất nhận định rằng:

- Việc Mỹ phải tính tới cải thiện quan hệ với Cuba là một thắng lợi bước đầu của cách mạng Cuba sau hơn nửa thế kỷ nước này kiên cường phấn đấu để tập hợp và tổ chức lực lượng về mọi mặt, gồm cả những cố gắng về kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự - an ninh - tình báo hùng mạnh, công tác giáo dục chính trị tư tưởng kiên nhẫn, liên tục và dẻo dai đến việc nâng cao ý thức tự lực, tự cường thường xuyên của nhân dân ở trên một hòn đảo nhỏ bé, đơn độc giữa vùng biển Caribe chỉ cách bang Florida to lớn của Mỹ chưa đến 100 hải lý.

- Ngoài việc tự lực tự cường vươn lên, Cuba đã có đường lối đối ngoại khôn khéo để tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác, giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn, đồng chí, kể cả các lực lượng cánh tả và trung tả ở Mỹ Latinh, để tăng thêm sức mạnh cho mình đủ sức đương đầu với một kẻ thù hung bạo ở ngay sát nách. Với đường lối khôn khéo này, Cuba còn biết tận dụng sức mạnh của quốc tế để phát triển những lĩnh vực mà nước này vốn có khả năng và sở trường như công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ nói chung để tạo thành các mũi nhọn phát triển và đem trao đổi, giúp đỡ bạn bè ở các nơi. Chính vì vậy mà không chỉ những năm trước Cuba đã "vượt trùng dương đi cứu bạn" khi các chiến sỹ Cuba sang giúp cách mạng Angola, Mozambique hoặc Ethiopia trong những năm 80 mà cả gần đây các "chiến sỹ áo trắng" Cuba còn sang cả Tây Phi để cứu giúp nhân dân ở khu vực đó chống lại đại dịch Ebola.

- Cuba đã biết tranh thủ xu thế đối thoại, hòa bình - hợp tác, hội nhập và đa dạng hóa quan hệ quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ, kể cả các nhân sĩ, trí thức, các nghị sỹ Quốc hội và nhân dân Mỹ, đứng về phía mình.

Về phía quốc tế, đáng kể là:

- Trong những năm gần đây, xu thế đối ngoại, hòa bình - hợp tác và hội nhập quốc tế đã thức tỉnh nhân dân nhiều nước, kể cả nhân dân Mỹ, khiến người ta không ưa thích gì chiến tranh và những hành động tội ác mà chỉ muốn thế giới hòa bình, hợp tác để phát triển.

- Nhiều nước và nhân vật nổi tiếng thế giới, kể cả Đức Giáo hoàng ở Vantican, cũng phản đối đường lối bao vây cấm vận dã man của Washington đối với nhân dân Cuba. Ngoài việc nhiều nước tự tách mình ra để làm ăn riêng với Cuba, họ còn mạnh dạn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Cuba.

 

II.Vậy quan hệ Mỹ - Cuba sẽ đi đến đâu?

Tuy nhiên, con đường tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước chưa phải đã "thuận chèo, mát mái" ngay và còn không ít trắc trở. Các nhà phân tích thường nêu ra mấy vấn đề lớn sau đây:

Mỹ phải tính toán và bồi thường sòng phẳng những tổn thất mà nước này đã gây ra cho Cuba sau 54 năm bao vây, cấm vận (riêng Cuba đã có lần đưa ra con số tổn thất mà Mỹ đã gây ra cho họ tới hàng ngàn tỷ USD).

Washington phải trả lại cho Cuba căn cứ Guantanamo mà Mỹ đã thuê và sử dụng nhiều năm nay để giam cầm những người tù mà Mỹ căm ghét và dùng làm nơi đóng quân Mỹ trên đất Cuba.

Mỹ phải bồi thường danh dự cho Cuba sau bao nhiêu năm vu cáo nước này là "kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố".

Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn việc xúi giục lật đổ, phá hoại, nuôi dưỡng cái gọi là "các lực lượng dân chủ" nhằm tiến hành "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" chống Cuba. Chấm dứt việc nuôi dưỡng lực lượng Cuba lưu vong hiện đang tập trung phần lớn tại Miami, bang Florida để chống cách mạng Cuba và trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ số này đã mang lại hàng triệu phiếu cho những người cầm quyền ở Washington.

Mỹ phải đối xử bình đẳng và tôn trọng Cuba trên tất cả các diễn đàn và tổ chức quốc tế. Phải tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Cuba. Không được sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng nước thứ ba chống phá và gây khó khăn cho Cuba.

Điều cuối cùng và có ý nghĩa quyết định là Mỹ phải chấm dứt ngay, hoàn toàn và vô điều kiện việc bao vây, cấm vận, phong tỏa tài sản và cản trở các nước, các tổ chức và các cá nhân trên thế giới quan hệ và làm ăn với Cuba.

Các nhà lãnh đạo và nhân dân Cuba đã từng dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách và kiên trì chờ đợi hơn nửa thế kỷ qua. Đối với họ những đức tính đó không còn phải nghi ngờ và đừng ai thách đố nữa. Nhưng ngược lại khó khăn về nhiều mặt lại đang đặt ra trước các nhà cầm quyền ở Washington nhiều thách đố, áp lực và cả lòng kiên nhẫn. Chúng ta hãy chờ xem: nhân dân Cuba nhất định thắng.

Theo Hồ Đức Minh

baotintuc.vn

======================

Bài phân tích chính trị dài quá! Lão hổng xem hết. Chỉ nhận thấy có một câu - mà lão gạch đít và tô đỏ -

để chứng nghiệm lời tiên tri:

Qua đó - một lần nữa xác định rằng: Phong thủy Lạc Việt - nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Tất cả những quy luật tương tác của vũ trụ đầy bí ẩn, đã được tổng kết và lý thuyết hóa, mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nên có khả năng tiên tri, bởi tính quy luật tương tác của nó - từ vĩ mô cùng khắp vũ trụ - cho đến chi tiết vi mô tác động đến cuộc sống của con người, thông qua ngành phong thủy Lạc Việt.

 

Cho nên, chỉ cần nhìn qua cấu trúc hình thể hai tòa nhà đại diện cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Cu Ba, đủ để xác định quan hệ chưa thật suông sẻ - và đã được chứng nghiệm trong sự hồ hởi đầy hy vọng lúc đầu của không ít người, qua bài báo trên.

 

 

Bây giờ lão bàn thế này: Cả Hoa Kỳ và Cu Ba đều muốn thể hiện trước thế giới về thiện chí của mình, trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai nước. Vậy lão đề nghị Hoa Kỳ và Cu Ba thể hiện thiện chí bằng cách mời lão sang mần cái phoengshui Lạc Việt cho cả hai tòa nhà của hai quý quốc. Lão ký hợp đồng bảo đảm tối đa một năm sau khi sửa xong phoengshui Lạc Việt thì mọi mối quan hệ của hai quý quốc sẽ rất suông sẻ. Lão thì có chiền, hai quý quốc thì vửa đạt được mục đích, vừa thể hiện thiện trí trước toàn thế giới rằng: Kể cả việc nhờ thày Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, mần phoengshui để mong muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp, cũng đã làm. Hì!

Gía hữu nghị làm phongshui cho hai tòa nhà này là hai triệu dol.

PS: Chỉ trừ việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến ra, lão cống hiến vô tư. Còn tất cả mọi việc khác, từ nay lão "quy ra thóc" hết. Nếu không, ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, ông ấy lại hỏi lão "có mục đích gì?" thì mệt lém.

 

 

 

Cuba tìm kiếm sự hỗ trợ của Malaysia để xóa bỏ cấm vận thương mại

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 01/09/15 15:28

 

5953403077_4492a08289_b.jpg
Trung tâm thủ đô La Habana (Cuba). (Nguồn: Flickr)
 

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Cuba đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Malaysia nhằm xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài hơn 5 thập kỷ qua của Mỹ chống lại nước này.

Tờ The Star của Malaysia dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Datuk Seri Anifah Aman đang ở thăm Cuba cho biết Cuba tin rằng sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng giúp nước này đạt được tiến triển trong vấn đề dỡ bỏ cấm vận của Mỹ.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Cuba Ana Teresita Gonzalez Fraga tại thủ đô La Habana ngày 31/8, Bộ trưởng Anifah bày tỏ tin tưởng việc Cuba và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao sau 54 năm gián đoạn là một tiến triển lớn, giúp thúc đẩy tăng trưởng tại Cuba đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia khu vực Caribe.

Tại cuộc gặp, hai bộ trưởng đã nhất trí về sự cần thiết tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới giữa Cuba và Malaysia. Bộ trưởng Gonzalez Fraga đã mời các công ty của Malaysia tham dự Triển lãm Thương mại quốc tế thường niên La Habana và kết nối với các nước khác trong khu vực Mỹ Latinh.

Bộ trưởng Anifah cho biết thêm Cuba có nhiều tiềm năng kinh tế và thương mại, và việc nước này mới đây áp dụng Luật Đầu tư sẽ thu hút các công ty của Malaysia đầu tư, kinh doanh tại Cuba.

Cuba và Mỹ đã nối lại quan hệ ngoại giao từ ngày 20/7 vừa qua và đã mở lại đại sứ quán tại Washington DC và La Habana. Tuy nhiên, lệnh cấm vận thương mại vẫn còn hiệu lực và việc dỡ bỏ lệnh này phải chờ Quốc hội Mỹ thông qua./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những điều ít biết về Đội trưởng Đội Vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông

 Thứ ba, 01/09/2015 - 23:00
  

Cuối mùa hè năm 1966, phong trào "cách mạng văn hóa" bước vào giai đoạn mới sau khi hai ông Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình bị tước bỏ mọi quyền lực.
 

Và ghế Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được ông Uông Đông Hưng tiếp quản và đây là bước ngoặt quan trọng thứ hai trong sự nghiệp chính trị của Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng. Chủ tịch Mao Trạch Đông bổ nhiệm ông Uông Đông Hưng làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng vì khi đó đây là "trung tâm" không những của mọi nguồn thông tin, mà còn là nơi lưu trữ các loại hồ sơ tuyệt mật, cũng như các văn kiện cơ mật khác của Đảng.

 

Vai trò trong "cách mạng văn hóa"

Chủ tịch Mao Trạch Đông bổ nhiệm ông Uông Đông Hưng làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng vì khi đó đây là "trung tâm" không những của mọi nguồn thông tin, mà còn là nơi lưu trữ các loại hồ sơ tuyệt mật, cũng như các văn kiện cơ mật khác của Đảng.

Tại thời điểm đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng bị "đóng cửa" (từ mùa hè năm 1966), nên Văn phòng Trung ương Đảng tiếp quản hầu như mọi công việc quan trọng của Ban Bí thư. Sau khi văn phòng của "tổ cách mạng văn hóa" do Trần Bá Đạt cầm đầu và "văn phòng hành chính" cùng Quân ủy Trung ương do Lâm Bưu khống chế bị hủy bỏ thì quyền lực của ông Uông Đông Hưng càng được mở rộng.

Ngoài việc được "nâng cao uy tín" trong Đảng, ông Uông Đông Hưng còn từng bước mở rộng ảnh hưởng trong hệ thống Công an. Từ năm 1959, Bộ Công an do Tạ Phú Trị lãnh đạo, nhưng ông không kiểm soát được công việc. Bởi mọi quyết sách lớn khi đó nằm trong tay "nhóm pháp chính Trung ương" gồm 5 người là Bành Chân, La Thụy Khanh, Khang Sinh, Dương Thượng Côn và Tạ Phú Trị. Và khi phong trào "cách mạng văn hóa" nổ ra, hoạt động của Công an, Kiểm sát và Tòa án đều bị đặt dưới "quyền kiểm soát quân sự". Và điều này đồng nghĩa với việc ông Uông Đông Hưng "tiếp quản" quyền kiểm soát an ninh trong cả nước.

Trong "cách mạng văn hóa", quyền lực của ông Uông Đông Hưng được tăng dần theo tháng năm. "Sự kiện Vũ Hán" xảy ra tháng 7/1967 do quân đội tiến hành, nhưng vụ binh biến đó đã được dập tắt nhờ công lao của Chu Ân Lai. Nhưng sau sự kiện đó, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm Tổ phó "tổ cách mạng văn hóa" của quân đội nhằm tăng thêm "tai mắt" cho Chủ tịch Mao Trạch Đông. Mặc dù có quan hệ khá mật thiết và chặt chẽ với Lâm Bưu và Giang Thanh trong "cách mạng văn hóa", nhưng ông Uông Đông Hưng chỉ trung thành với Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Từ tháng 5/1968, ông Uông Đông Hưng được báo chí xếp vào danh sách 1 trong 14 nhà lãnh đạo do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Lâm Bưu đứng đầu. Trong "cách mạng văn hóa", ông Uông Đông Hưng đã tiến hành nhiều phi vụ đặc biệt bởi người của "bộ đội 8341" từng bắt giữ Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, La Thụy Khanh, Dương Thành Vũ và nhiều nhà lãnh đạo khác. Sau khi bị bắt, tất cả những người này đều do ông Uông Đông Hưng quản lý tại "Nhà khách đặc biệt" ở Bắc Kinh hoặc tại "Trường cán bộ 725" ở Giang Tây.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 (tháng 4/1969), ông Uông Đông Hưng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Và khi đó "bộ đội 8341" được báo chí Trung Quốc tâng bốc thành đơn vị kiểu mẫu về mọi mặt, nhưng ông Uông Đông Hưng không cho họ nói mình là Tư lệnh kiêm Chính ủy của đơn vị này. Tháng 9/1971, sau khi vụ tạo phản của Lâm Bưu thất bại, ông Uông Đông Hưng được bổ nhiệm làm thành viên tổ điều tra tội ác của "tập đoàn phản đảng Lâm Bưu, Trần Bá Đạt".

 

nhung-dieu-it-biet-ve-doi-truong-doi-ve-

Ông Uông Đông Hưng khi còn trẻ (trái) lúc về già.

 

Có một chi tiết đáng quan tâm, đó là ông Uông Đông Hưng duy trì quan hệ tốt với một số nhà lãnh đạo lão thành như Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai) và giúp Đặng Tiểu Bình trốn khỏi Bắc Kinh trong thời kỳ "cách mạng văn hóa", nên sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết, "bè lũ 4 tên" chấp chính, rồi Đặng Tiểu Bình quay lại chính trường, lãnh đạo "bộ đội 8341" luôn là nhân vật khiến mọi người phải cần tới.

Giang Thanh từng lên án "bộ đội 8341" không đáng tin cậy, nhưng lời buộc tội này đã bị Chủ tịch Mao Trạch Đông bác bỏ. Sau đó, Giang Thanh còn đưa Mao Viễn Tân (cháu của Chủ tịch Mao Trạch Đông) làm Phó Chánh văn phòng Trung ương kiêm Chính ủy "bộ đội 8341", nhưng không thỏa thuận trước với ông Uông Đông Hưng, nên đây là một trong những nguyên nhân khiến Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương Đảng "trở cờ" vào phút cuối. Nhiều người từng nói rằng, nếu "bè lũ 4 tên" nhận được sự giúp sức của ông Uông Đông Hưng thì họ đã thành công và chính cục Trung Quốc đã đi theo chiều hướng khác.

 

Bắt giữ "bè lũ 4 tên"

Vì nắm được quá nhiều tài liệu bí mật, nên ông Uông Đông Hưng đã có quyết định đúng khi "phò tá" Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình. Chính vì thế nên cuộc đảo chính ngày 6-10-1976 mới diễn ra và lật đổ "ách thống trị của bè lũ 4 tên", sau khi người của "bộ đội 8341" lần lượt bắt giữ Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và những người khác.

Tại thời điểm đó, trong phòng làm việc của Chánh văn phòng Trung ương Đảng có một không khí bận rộn khác thường, người ra vào nhiều, tấp nập, khẩn trương. Bởi theo chỉ thị của Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh, Uông Đông Hưng đã tiến hành một cách có trình tự việc bắt giữ "bè lũ 4 tên". Bởi ông Uông Đông Hưng từng được Chủ tịch Mao Trạch Đông gọi là chỉ huy tuyến đầu "có biện pháp ngăn chặn Giang Thanh".

Khi đó, ông Uông Đông Hưng lần lượt triệu tập các tổ hành động đặc biệt đến để trực tiếp giao nhiệm vụ. Từng thành viên trong tổ đều được lựa chọn kỹ lưỡng và nghiêm túc. Tiêu chuẩn đầu tiên là phải tuyệt đối trung thành với Đảng, có lập trường kiên định, có sức khoẻ và võ nghệ tốt, có quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và có kinh nghiệm trong công tác cảnh vệ.

 
nhung-dieu-it-biet-ve-doi-truong-doi-ve-

Ông Uông Đông Hưng trong 1 lần đi công tác.

 

Căn cứ vào từng đối tượng "cách ly thẩm tra" để chia thành những tổ thích hợp, mỗi tổ từ 3-4 người, và chủ chốt là 18 sỹ quan cảnh vệ có nhiều thâm niên. Bản thân ông Uông Đông Hưng trực tiếp gặp gỡ, giao nhiệm vụ, trưng cầu ý kiến của từng tổ trưởng.

Lúc biết mình được giao nhiệm vụ chính trị trọng đại, biết mình được đích thân Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Chủ tịch Hoa Quốc Phong giao nhiệm vụ, trong lòng họ vô cùng cảm kích, nguyện bảo vệ lợi ích của Đảng, diệt ác trừ gian, kiên quyết chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị được giao. Không ai phản đối hay thắc mắc.

Sau khi làm tốt công tác tư tưởng, ông Uông Đông Hưng ra lệnh cho toàn  trung đoàn cảnh vệ bố trí xung quanh Hoài Nhân Đường và Phong Trạch Viên, thêm vào đó là lực lượng của quân khu Bắc Kinh và lính của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh ngầm hỗ trợ họ hành động. Tối 6/10/1976, một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính trị được triệu tập với sự tham dự của 11 người, đó là Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Nghê Chí Phúc, Trần Vĩnh Quý và Ngô Quế Hiền. Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh và Uông Đông Hưng đã báo cáo quá trình bắt giữ "bè lũ 4 tên".

Sau tuyên bố lý do triệu tập hội nghị của Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh báo cáo lại quá trình tiêu diệt "bè lũ 4 tên". Cả phòng họp đã vang lên những tiếng cười nói vui vẻ và hội nghị họp từ 22 giờ ngày 6/10/1976 đến 5h sáng ngày hôm sau. Sau khi họp xong, các thành viên của hội nghị đều nghỉ lại Ngọc Tuyền Sơn. Ngay ngày hôm sau, Diệp Kiếm Anh cho người giải cứu Đặng Tiểu Bình và những người từng bị "bè lũ 4 tên" hãm hại.

Một trong những nguyên do khiến lời nói của ông Uông Đông Hưng có trọng lượng bởi ông ở gần Chủ tịch Mao Trạch Đông quá lâu, hơn nữa lại có vị trí trong Bộ Chính trị. Nên sau khi ông Uông Đông Hưng ủng hộ Hoa Quốc Phong trở thành người thừa kế của Chủ tịch Mao Trạch Đông, mọi người đều tán thành. Do đó, Bộ Chính trị đã bầu Hoa Quốc Phong làm Chủ tịch Đảng và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Sau khi trở thành người lãnh đạo đất nước, Hoa Quốc Phong đã cất nhắc ông Uông Đông Hưng. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 (tháng 8/1977), Hoa Quốc Phong đã thừa nhận công lao của ông Uông Đông Hưng trong cuộc đấu tranh với "bè lũ 4 tên" nên được bầu làm một trong bốn Phó Chủ tịch Đảng.

Từ một vệ sỹ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Uông Đông Hưng đã trở thành nhân vật số 5 trong Đảng là một kỳ tích ít người làm được, chỉ sau Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Lý Tiên Niệm. Và điều thành công nhất của ông Uông Đông Hưng chính là ở chỗ, bất kể là Lâm Bưu, Giang Thanh hay Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh đều phải trọng dụng, mặc dù biết ông ta đã từng "thân" với người này, "sơ" với người kia, thậm chí "đắc tội" với không ít người, nhất là trong thời kỳ "cách mạng văn hoá".

Và cho tới nay, ông Uông Đông Hưng vẫn là một trong những nhân vật thần bí nhất trong lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo Lư Tuấn Nghĩa (tổng hợp)

Cảnh sát toàn cầu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đánh bại 11 nhà vô địch cờ vua thế giới có IQ 170

 

Thành công của nữ kỳ thủ mạnh nhất mọi thời đại, người từng đánh bại 11 nhà vô địch cờ vua thế giới, là sự tổ hợp từ trí tuệ thiên tài, nền giáo dục từ nhỏ cùng lòng kiên trì.

 

Judit Polgar là một trong những nữ đại kiện tướng đầu tiên của làng cờ vua thế giới. Cô được mệnh danh nữ kỳ thù mạnh nhất mọi thời đại. Judit cũng nổi tiếng nhờ chỉ số IQ cao – 170.

Judit Polgar sinh ngày 23/7/1976 tại thủ đô Budapest, Hungary, trong một gia đình gốc Do Thái. Cô cùng hai chị gái, đại kiện tướng Susan và kiện tướng quốc tế Sofia từng tham gia thí nghiệm giáo dục của cha, ông László Polgar. 

Ông muốn chứng minh trẻ em có thể đạt thành tích đặc biệt nếu chúng được đào tạo chuyên môn từ nhỏ. Vợ chồng ông chọn cờ vua làm chuyên môn cho ba con gái. László cũng dạy các con học ngôn ngữ quốc tế Esperanto.

Cờ vua vốn là trò chơi do nam giới thống trị. Vì thế, ông cố gắng hướng con gái học tập vì mục tiêu vô địch cờ vua thế giới. “Phụ nữ cũng có thể đạt kết quả tương tự đàn ông trong lĩnh vực hoạt động trí tuệ”, ông nói.

Thành công của ba con gái là lời khẳng định chắc chắn nhất cho kế hoạch giáo dục, cũng như lời tuyên bố bình đẳng giới về trí tuệ của László Polgar.

Trong những năm đầu, Judit học cờ vua dưới sự hướng dẫn của chị gái Susan, người sau này giành chức vô địch giải Cờ vua thế giới dành cho nữ. Năm 5 tuổi, cô đánh bại một người bạn của gia đình mà không cần nhìn vào bàn cờ khi thi đấu.

Tuy nhiên, Susan nhận xét Judit không phải người tài năng nhất trong ba chị em. Thành công của nữ đại kiện tướng đến từ quá trình tập luyện chăm chỉ.

Judit đánh bại kiện tướng quốc tế Dolfi Drimer năm 10 tuổi. Chiến thắng này trở thành sự kiện tiêu biểu đối với giới truyền thông khi đó. Năm 11 tuổi, Judit tiếp tục thắng đại kiện tướng Lev Gutman khi mới 11 tuổi, theo Biography.

 

Thần đồng tham gia các giải đấu từ 5 tuổi. Lên 9, cô đạt chỉ số 2.080. Trong năm này, Judit có giải đấu đầu tiên ở Mỹ và giành chiến thắng với số tiền thưởng 1.000 USD.

Thiên tài với IQ 170 hiếm khi thi đấu tại các giải cờ vua dành cho nữ và chưa từng tham gia giải Vô địch Cờ vua thế giới cho nữ.

 

“Tôi khẳng định phụ nữ có thể tự tin rằng, họ chơi giỏi như các tuyển thủ nam chỉ khi sẵn sàng chú tâm và nghiêm túc như nam giới”, cô nói.

Tháng 11/1988, hai chị em nhà Polgar cùng một người khác lập đội tham dự giải cờ vua quốc tế nhưng gặp nhiều trở ngại vì họ là nữ. Huấn luyện viên trưởng đội của Liên Xô thậm chí còn khẳng định, ba cô gái Hungary sẽ nhanh chóng thất bại. Tuy nhiên, cuối cùng, các cô gái giành chiếc huy chương vàng danh giá.

Tháng 1/1989, Judit, 12 tuổi, đứng thứ 55 trong bảng xếp hạng elo đạt 2.555. Cô cũng lọt vào danh sách 100 kỳ thủ xuất sắc nhất thế giới khi chưa tròn 13 tuổi.

 

nguoi-danh-bai-11-nha-vo-dich-co-vua-the

Judit thi đấu cùng 28 kỳ thủ trong ngày nhằm quảng bá cho môn cờ vua. Ảnh: Twiter

 

Năm 1991, Judit đạt danh hiệu đại kiện tướng khi mới chỉ 15 tuổi 4 tháng. Đến nay, cô là phụ nữ duy nhất có elo vượt qua 2.700. Cô giữ danh hiệu nữ kỳ thủ số một thế giới trong vòng 26 năm, từ năm 1986 cho đến khi kỳ thủ Hou Jifan vượt qua cô hồi tháng 3/2015.

Trong sự nghiệp đánh cờ của mình, Judit từng qua mặt nhiều tên tuổi lừng danh trong giới cờ vua với thành tích đánh bại 11 nhà vô địch cờ vua thế giới, theo Guardian.

Ngày 14/8/2014, nữ thiên tài tuyên bố rút khỏi các giải đấu để tập trung hoạt động cho Quỹ Cờ vua Judit Polgar. Cô muốn sử dụng trò chơi trí tuệ này như một công cụ dạy học.

Nữ hoàng cờ vua cũng tham gia dạy các em nhỏ tại Câu lạc bộ Marshall thuộc Học viện Thành công chơi cờ.

Ngoài ra, cô tích cực hoạt động để quảng bá cờ vua tới khắp thế giới. Tháng 8/2015, một mình cô thi đấu hữu nghị với 25 kỳ thủ người Hungary, nhằm tăng cường ảnh hưởng của cờ vua tại đất nước này.

Thành công của Judit không phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ số IQ cao hay cơ hội giáo dục từ nhỏ. Điều quan trọng làm nên thành công cho mỗi người, không chỉ riêng đại kiện tướng Judit là sự kiên trì, lòng quyết tâm và thái độ nghiêm túc.

“Tôi luôn khuyến khích những người xung quanh rằng, họ hoàn toàn có thể thành công nếu họ làm việc và nỗ lực hết sức”, cô nói trên tờ Times.

 

zing_covuajpglarge.jpg

Nữ đại Kiện tướng giữ vị trí đứng đầu bảng xếp hạng suốt 20 năm. Ảnh: Getty Images

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay