Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Vâng cảm ơn bác. Nhưng theo em nghĩ nếu có ý kiến đóng góp tốt, có ích cho đất nước thì nên đóng góp vào nơi cần đến và có trách nhiệm thì sẽ ok bác ah.

Chúc bác sức khỏe, thành công và an lạc.

 

Namthang yên tâm. Nếu dự đoán có lợi cho đất nước thì tôi luôn luôn dự đoán. Nếu có hại mà ngăn chặn được tôi cũng dự đoán. Nhưng nếu dự đoán làm cho người ta suy nghĩ sai về mình, về sự việc trong thời gian nó chưa xảy ra thì tôi luôn im lặng.

Thí dụ như xác định Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi; đây là dự đoán có lợi cho con người. Vậy mà trong lúc chờ đợi kết quả chứng nghiệm, chưa biết tôi đúng hay sai thế nào - Gớm, chửi ơi là chửi. Tôi dự báo trước hai tháng Đại Lễ, nên phải chịu trận đủ hai tháng, (Biết thế dự báo trước một ngày cho đỡ bị nghe chửi nhiều. Hì). Nhưng khi thực tế xác định: Không có mưa trong 10 ngày Đại lễ tại Hanoi - thì im re như chưa có chuyện gì xảy ra. Đấy là một thí dụ.

Thời Hùng Vương, các bậc tiền bối đã có khuyến cáo về vấn đề này, hậu bối lão Gàn cứ thế mà tuân thủ giáo huấn của các Ngài. Hơn nữa chuyện cụ rùa viên tịch, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới - Tôi khẳng định điều này. Không tin mọi người cứ chờ xem. Nên nếu ai dự đoán cũng chỉ để..."chém gió" cho vui.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á

19/01/2016  02:00 GMT+7
 

logo.gif - Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình!

 

Tôi còn nhớ đó là một buổi trưa hè trời rất đẹp ở Venice. Gió và nắng nhẹ. Tôi lang thang ở quảng trường vắng gần một nhà thờ cổ thì thấy có một cặp vợ chồng mang theo 1 đứa con nhỏ dạo ở đây. 

Cô bé chạy chơi với bầy chim. Chim ở Châu Âu nói chung và ở Venice nói riêng cực kỳ thân thiện. Cô bé đang chơi thì mẹ cô thong thả rút ra một mẩu bánh mì. Rồi cô bé ngồi bệt xuống đất bắt đầu cho chim ăn. Bé cẩn trọng, đáng yêu, đút từng mẩu bánh cho từng chú chim.

Tôi ngồi đó quan sát em. Và cha mẹ em nữa. Trên đôi mắt cặp vợ chồng trẻ là niềm hạnh phúc bất tận long lanh khi nhìn con chơi đùa. Họ cười một nụ cười tỏa nắng và dựa đầu vào nhau.

Cô bé chơi chừng 20 phút thì có một cặp vợ chồng du khách người Trung Quốc đi qua. Có một cô bé khác cũng thấy đàn chim. Cô bé lân la đến. Và tôi đọc trong mắt em là sự thèm muốn được vào cuộc với cô bé kia. Có đứng đó chừng 2, 3 phút thì ba bé chạy đến và chụp ảnh lia lịa...con gái với chim. Xong kêu bé tạo dáng để chụp các kiểu. Con bé ngoan ngoãn làm xong phận sự rồi lại ngắm cô bé cho chim ăn. Lúc này tôi nghe tiếng mẹ em the thé (xin lỗi cho dịch đúng nguyên bản vì tiếng Hoa tôi khá tốt): nhanh nhanh về mà còn đi chỗ khác chụp hình!

Cô bé luyến tiếc mãi.

Mẹ lại dụ: chim có ở mọi nơi mà con. Lát nữa mình lại thấy các bạn chim mà.

Cô bé vẫn đứng đó.

Lúc này ba cô quát ầm lên làm chim bay hết và thay đổi cả không gian nơi này: Mau lên! Chim với chả chóc!

Rồi ông xốc đứa bé và lôi nó xềnh xệch trong tiếng khóc ré của con và tiếng lầm bầm của chị vợ!

Cặp vợ chồng người Châu Âu nhìn, khẽ lắc đầu, rồi họ trở lại cuộc sống yên tĩnh vốn có. Chim lại bay về và cô bé ngẩn ra một lúc lại cho chim ăn và nô đùa với chúng.

 

20160118151601-a1.jpg

Bức ảnh thể hiện sự đối lập của hai nền giáo dục Âu - Á

 

Tôi thấy thương cho dân Châu Á mình. Nhất là Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta đi chơi là để...chụp hình. Không phải chụp cảnh vì yêu thích và cảm nhận mà ảnh nào cũng phải...có mình! Chụp mình hay chụp cảnh?

Ừ thì thôi cũng được. Nhưng trẻ con không cần những thứ như thế. Trẻ con cần là được cảm nhận, được hoà vào thiên nhiên.

Nhìn hai đứa trẻ ấy xem, một đứa con nhà giàu Trung Quốc đó còn một đứa là bố mẹ cũng chỉ là dân backpacker, hai gia đình không hề nghèo hơn nhau mẩu bánh mì nhưng cách xử sự rất khác nhau. Đứa trẻ kia được hoà vào thiên nhiên, học cách sống với chính mình, trân quý cuộc sống và yêu thương muôn loài. 

Trên hết trong em là những kỷ niệm đẹp và đầy tình yêu. Mà trên hết là tình yêu sáng suốt mà cha mẹ dành cho em. Khi lớn lên, em không cần biết là giàu hay nghèo, đều có thể sống hạnh phúc và tỏa sáng theo cách của em. Mọi người sẽ trân trọng em như một con người thực sự!

Đứa trẻ Trung Quốc, những tấm ảnh bày đủ loại kiểu dáng ấy có thể mang đến cho cha mẹ em niềm hãnh diện, hoặc sưu tập những tấm ảnh đẹp cho con, để rồi sao? Khi nhìn những tấm ảnh đó là sự nuối tiếc về một kỷ niệm buồn buồn và tiếc nuối đối với đứa trẻ. Đứa trẻ ở đâu cũng vậy, cũng trong sáng và thánh thiện. Nhưng người lớn chúng ta nợ con chính bản thân con. Chúng ta hủy hoại đứa trẻ.

Những tấm ảnh ấy rồi sao, mỗi lần nhìn lại là một sự tự mãn, tự mãn vì mình đã đi qua nơi này, vì mình ...trên người khác. Nếu được khen thì tốt, bị chê thì ghét, bảo người ta ...gato mình. Thế thì mình đang dạy con những gì: tự phụ (bệnh của rất nhiều trẻ học trường "có yếu tố quốc tế" bây giờ), cao ngạo, vô cảm, khoe mẽ ...nhưng hoàn toàn thiếu hạnh phúc đích thực và thiếu cảm nhận cuộc sống sâu sắc. Đứa trẻ đó lớn lên có thể giàu có và thành công, nhưng người ta không nhớ về em, người ta có thể xu nịnh em nhưng hoàn toàn không trân quý em!

Cùng một hoàn cảnh, cùng một thời điểm vậy mà đã cho ra đời hai đứa trẻ khác nhau đến thế!

Tôi nghĩ cái thời ngày xưa nghèo khó không được đi du lịch mà chắc mình chỉ ngồi dưới gốc cây mơ mộng mà còn có nhiều thời gian cảm nhận về cuộc sống hơn là bây giờ!

Tôi biết nhiều bậc phụ huynh cho con đến trường chỉ để xem cô giáo có thương con không là đủ. Chính mình cũng nghĩ cưng nó thôi là đủ. Cho nó đi chơi thì bảo con con chơi cái này đi, đừng chơi cái kia bẩn, cái này hay nè, tốt nè ! Rồi nó bỏ không thèm chơi nữa hay khóc ré lên.

Ta tự hỏi mình cho con nhiều thế, cho nó ăn uống vất vả thế mà nó vẫn ...không hài lòng. Nó vẫn ...bất hiếu. Rồi ta vin vào chữ hiếu, khiên cưỡng bắt con có hiếu. Ta tước đoạt cái đẹp trong con trắng trợn để thỏa mãn lòng tham, rồi bắt đứa trẻ đó phải cảm ơn mình.

Nhìn lại xem mình làm gì với đứa trẻ và mình đã bị làm gì khi còn là 1 đứa trẻ?

Chính chúng ta không hiểu và không phân biệt nổi đâu là tình yêu đích thực đâu là tình yêu khiên cưỡng và gông cùm vào thứ gọi là: trách nhiệm phải yêu.

Đứa trẻ nó không cảm nhận giống bạn, bạn đến một nơi, chụp chụp đủ thứ hình ảnh, ăn uống, khách sạn ... Đứa trẻ về cuối cùng chỉ nhớ mỗi cái ...hồ bơi dù nó đi biển, hay chỉ nhớ mỗi cái hoa bồ công anh dù bạn có hàng trăm hoạt động ở trên núi! Hãy nhìn bằng cảm nhận của con hay ít nhất là để con được tự do! đừng cố lấy cái nhìn của mình áp lên tâm hồn non nớt và trong trẻo của con. Hãy để con cảm nhận cuộc sống theo cách của con!

Tôi thích đi du lịch một mình, hoặc với trẻ con, vì các em trong sáng, chụp ảnh các em vui chơi là một điều cực kỳ thú vị, chụp ảnh cuộc sống và con người nơi đó cũng vậy, đưa được hồn nơi ấy vào trong ảnh là một công việc khó khăn và nâng cao tâm hồn mình.

Tôi yêu du lịch và cuộc sống xê dịch đó đây, ở đó ta cảm nhận thế giới rất khác. Nếu một lần nào đó đi du lịch mà bạn quẳng cái máy chụp hình đi mà cảm nhận thôi, hoặc chỉ chụp khi cảm được nơi ấy thôi. Bạn sẽ thấy mỗi một ngọn cây đã nói với bạn bao điều. Bạn sẽ nhớ hết vì bạn sợ quên mất. Sẽ yêu vì bạn thổi chính mình vào đó. Vào những buổi chiều trên những lâu đài cổ với những đàn chim hay chỉ là một cánh đồng xanh cuộn sóng mùa lúa chín.

Đừng đi xem hoa sen mà chỉ để uốn éo với cái hoa.

Riêng về trẻ em, xin đừng đầu độc con bằng chính tâm hồn bị nhiễm bẩn của mình, ít nhất hãy theo con và cho con là chính mình. Hãy để ý xem hành động của mình xây dựng một đứa trẻ như thế nào.

Còn tôi, chỉ muốn đi du lịch một mình!

Catherine Yên Phạm

==================

Lão Gàn đã nói qúa nhiều lần. Nói mãi thậm chí có thể bị nghe chửi, hoặc tệ hơn là lại "Hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay...". Nhưng lão cũng cố nói lần chót:

"Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ tính chân lý, thì không một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam".

Hàng ngàn bài phân tích, phân teo, hàng trăm diễn giả tầm cỡ ở Tây, Tàu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Urugoay.... phán đủ các kiểu - chưa kể những thành phần "dở hơi, nhưng biết bơi", nhảy vô "chém gió"....Xin lỗi! Có mời ngay những chuyên gia giáo dục, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới đến đây cũng chỉ khóc tiếng Hindu, nếu điều kiện tiên quyết trên không được thực hiện.

Lão phát biểu từ 2006 đến nay, tròn 10 năm chứng nghiệm cho nhận xét của lão Gàn. Lão Gàn cũng nói lần chót cho vui. Gọi là thể hiện sự quan tâm của lão Gàn. Hết.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tân Hiệp Phát nói ruồi còn nguyên sau 3 tháng là phi lý
22/01/2016 11:29 GMT+7
 

TTO - Theo Tân Hiệp Phát về mặt trực quan con ruồi trong chai nước Number One ở Nghệ An vẫn đầy đủ bộ phận, nguyên vẹn đến từng chi tiết sau gần 3 tháng rưỡi là điều phi lý.

 

chai-number-one-co-ruoi-jpg-1453436916.j

Chai nước Number One bên trong có vật thể lạ màu đen, hình dạng như con ruồi với đầy đủ bộ phận chân, cánh, đầu… - Ảnh: Doãn Hòa

 

Liên quan đến vụ chai nước Number One có vật thể lạ với hình dạng như con ruồi được người tiêu dùng ở Nghệ An phát hiện, ông Nguyễn Phan Huy Khôi, giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã có văn bản phản hồi tới báo chí.

Theo ông Khôi, ngày 13-12, ông Hoàng Ngọc Hiếu, quản lý bán hàng khu vực miền Trung của công ty đã gặp gỡ khách hàng Trần Văn Hùng (32 tuổi), ngụ xóm Hồ Sen, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An sau khi nhận được thông tin phản ánh của anh Hùng về chai nước Number One có vật thể lạ bên trong.

Tại buổi làm việc này, ông Hiếu đã giải đáp những thắc mắc của anh Hùng về sản phẩm lỗi và thông tin về dây chuyển sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng.

Ông Hùng đề nghị anh Hùng cho phép thu hồi sản phẩm phục vụ mục đích phân tích tìm nguyên nhân, gửi tặng anh Hùng một thùng nước tăng lực Number One (trị giá 250.000 đồng) và hai tặng phẩm kèm theo (gồm mũ bảo hiểm và thùng đựng đá).

Anh Hùng không đồng ý với đề xuất của Tân Hiệp Phát.

Sáng 22-1, trao đổi với Tuổi Trẻ anh Hùng khẳng định: “Tôi không có ý định đòi tiền của doanh nghiệp mà chỉ nói là nếu sản phẩm của công ty có lỗi thì phía công ty có đồng ý mua lại chai nước hay không? Đây là thỏa thuận dân sự nhưng hai người đại diện của Công ty Tân Hiệp Phát nói công ty không có chính sách mua sản phẩm lỗi”.

“Tôi mong công ty trả lời rõ ràng nếu sản phẩm có lỗi, có vật thể lạ bên trong từ phía công ty sản xuất để chúng tôi yên tâm sử dụng vì nước giải khát ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng” - anh Hùng nói.

Nhận xét về con ruồi trong chai Number One của khách hàng, ông Nguyễn Phan Huy Khôi cho rằng về mặt trực quan, con ruồi vẫn có đầy đủ bộ phận và còn nguyên vẹn đến từng chi tiết, điều này là phi lý nếu con ruồi xuất hiện trong chai nước từ ngày sản xuất là 9-10-2015, nghĩa là gần 3 tháng rưỡi cho đến thời điểm hiện tại trong khi sản phẩm của Tân Hiệp Phát không sử dụng chất bảo quản.

“Trước mắt chưa thể khẳng định chai nước đó có còn nguyên vẹn hay không nhưng với vai trò là nhà sản xuất, một khi sản phẩm của chúng tôi đến tay người tiêu dùng không hoàn hảo bất kể vì lí do gì, thì chúng tôi cũng đều rất lấy làm tiếc và chân thành xin lỗi người tiêu dùng”- ông Khôi cho biết thêm.

Như Tuổi Trẻ thông tin, ngày 31-12-2015, anh Trần Văn Hùng (32 tuổi), ngụ xóm Hồ Sen, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An ghé một tiệm tạp hóa trên địa bàn xã mua một chai nước tăng lực Number One để giải khát. Khi chuẩn bị khui nắp chai nước để uống, anh Hùng thấy một vật thể lạ ở dưới đáy chai.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ, bên trong chai nước Number One, loại chai nhựa có thể tích 350ml, sản xuất ngày 9-10-2015, hạn sử dụng 9-10-2016 có vật thể có chiều dài khoảng 1cm, hình dạng như con ruồi với đầy đủ bộ phận chân, cánh, đầu…

Chiều 22-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Từ Thị Như Quỳnh, phó phòng Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Nghệ An cho biết anh Trần Văn Hùng (32 tuổi), ngụ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương đã gọi điện thông báo đang sở hữu chai nước Number One có vật thể lạ bên trong trông giống như con ruồi với đầy đủ bộ phận đầu, chân, tay…

“Chúng tôi đã hướng dẫn anh Hùng mang chai nước Number One xuống Hội và viết đơn trình bày sự việc để giải quyết theo đúng trình tự. Khi khách hàng mang chai nước đến, phía Hội sẽ đứng ra tổ chức niêm phong, có sự chứng kiến của ba bên (người tiêu dùng, hội, đại diện công ty sản xuất chai nước). Sau đó, chúng tôi sẽ có công văn gửi nhà sản xuất là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát trả lời về sự việc”, bà Quỳnh nói.

Trong khi đó, chiều 22-1 cùng ngày anh Trần Văn Hùng cho biết phía đại diện Công ty Tân Hiệp Phát hẹn ngày mai (23-1) sẽ về làm việc với anh Hùng liên quan đến chai nước Number One có vật thể lạ bên trong, có sự chứng kiến của báo chí và cơ quan chức năng.

 

DOÃN HÒA

========================

Lão Gàn không dây dưa đến nhóm lợi ích và chính trị - ngoại trừ họ nhờ lão Gàn mần phoengshui. Hì - Nên ngay từ đầu không có lấy một chữ của lão Gàn cho vụ con ruồi này. "Phớt"; "Makeno". Nhưng vì máu nghề nghiệp của một thời lão làm trưởng phòng quảng cáo và tiếp thị của Cty quảng cáo tư nhân đầu tiên của Việt Nam, nên lão thấy phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề của Tân Hiệp Phát ngu chưa từng thấy. Gặp lão thì chuyện con ruồi này sẽ là một cách quảng cáo rầm rộ cho chính Tân Hiệp Phát.

Mà phải công nhận bây giờ nhiều thằng quảng cáo ngu thấy lỏng luôn. Gặp lão làm giám đốc, lão tống cổ mẹ nó những thằng có ý tưởng đó ra khỏi Cty. Phương pháp quảng cáo của họ làm người ta ghét sản phẩm được quảng cáo. Thật là quái gở.

Bằng chứng đây: Đang tập trung xem tin tức giật gân, hấp dẫn và mở video clip minh họa, hoặc thể hiện nội dung - thì - xuất hiện một đoạn quảng cáo, khiến người xem mất mẹ nó cảm hứng và mạch tư duy. Bực mình quá! Lão thề không bao giờ mua sản phẩm được quảng cáo kiểu này. Bởi vì những sản phẩm của những thằng ngu ấy chắc chắn không thể đảm bảo chất lượng.

Điếu mựa những clip quảng cáo làm đứt mạch tư duy của lão.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đối mặt 'siêu rét'

06:59 AM - 24/01/2016
Thanh Niên
 
ret-nb_DSNI.jpg?w=665&encoder=wic&subsam
Băng giá phủ dày trên cành cây, núi rừng khu vực núi Phia Oắc (Cao Bằng) - Ảnh: Trần Trang
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cập nhật tại các trạm khí tượng miền Bắc đến 19 giờ ngày 23.1, nhiệt độ tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thấp nhất với -2,5 độ C; tại khu vực núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) là 1,5 độ C; cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) là 1,6 độ C; còn tại Sa Pa (Lào Cai) nhiệt độ đo được 1,8 độ C.
Còn tại Cao Bằng, nhiệt độ tại Trùng Khánh là 3,7 độ C, tuy nhiên ở các vùng núi cao trong tỉnh này không có trạm đo khí tượng nhưng nhiệt độ còn xuống dưới 0 độ C nên đã xuất hiện băng giá. Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc bộ, nhiệt độ ở mức rét đậm rét hại, phổ biến dưới 10 độ C.
Trong ngày, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội thấp nhất đo được tại Hà Đông là 9,8 độ C. Ở Bắc Giang nhiệt độ thấp hơn với 8,5 độ C; còn tại Bắc Ninh là 8,7 độ C; Thái Bình là 8,8 độ C. Các tỉnh Trung bộ cũng có rét đậm rét hại, trong khu vực này, nhiệt độ tại Thanh Hóa thấp nhất với 9,8 độ C; còn tại TP.Vinh (Nghệ An) là 10,4 độ C; tại Hà Tĩnh nhiệt độ cũng giảm thấp với 12,4 độ C.
 
Băng tuyết dày đặc ở Mẫu Sơn
Ghi nhận tại khu vực núi Phia Oắc, thuộc xã Thành Công (H.Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), băng giá xuất hiện trong sáng 23.1. Băng giá đóng dày đặc, bám trắng xóa cành cây và vùng núi cao. Khách du lịch đổ về khu vực núi Phia Oắc để ngắm và chụp ảnh với băng giá. Dãy núi Phia Oắc có độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển, là đỉnh núi cao nhất của tỉnh Cao Bằng. Trong mùa đông năm nay, đây là lần thứ 2 xuất hiện băng tuyết tại đây.
 
ret-1_mcef.jpg?width=500&encoder=wic&sub
Băng giá phủ dày trên cành cây, núi rừng khu vực núi Phia Oắc - Ảnh: Trần Trang
 
Có mặt tại khu vực núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) từ sáng sớm 23.1, anh Lê Trung Kiên (Hà Nội) cho biết băng tuyết xuất hiện dày đặc, bám trên các cọc sắt tường rào nhà dân, phủ trắng nhiều khu vực núi rừng. Đến chiều cùng ngày, khách du lịch nườm nượp đổ về núi Mẫu Sơn khiến các nhà nghỉ, khách sạn khu vực này “cháy” phòng.
Trong ngày 23.1, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư thông tin ngoài Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và khu vực núi Phia Oắc (Cao Bằng), nhiều vùng núi cao khác của các tỉnh miền núi phía bắc nhiều khả năng sẽ xuất hiện băng giá, mưa tuyết trong ngày tới.
 
Người Hà Nội đảo lộn sinh hoạt
Từ sáng sớm, nhiệt độ tại Hà Nội đã xuống khá thấp, gió thổi mạnh. Trên đường, ngoài áo ấm, mũ, khăn và găng tay, rất nhiều người điều khiển xe máy phải mặc thêm áo mưa để chống rét, dù trời không mưa.
Đến khoảng gần 9 giờ, mưa bụi lất phất càng khiến cái lạnh thêm se sắt. Đường phố Hà Nội gần như vắng người hơn. Đoạn đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, nhiều người bán hàng rong bỏ cả xe hàng để ngồi đốt sưởi vì giá rét, vắng khách mua. “Bình thường, bán hàng khá chạy, nhưng hôm nay rét, lại cuối tuần, công sở nghỉ nhiều, nên bán rất chậm, khách vãng lai cũng ít”, chị Nguyễn Thị Thơm, bán táo trên đường vành đai 3, co vội tấm áo mưa tránh gió, cho biết. Tay và môi thâm tím vì rét, chị cho biết đã mặc 5 áo, chưa kể áo mưa bên ngoài, mà đứng ở đường lộng gió, vẫn không ngừng run lập cập vì rét. “Đang ấm, rét đột ngột nên thấy tức hết cả ngực khi đứng lâu ngoài gió, chứ nghề của tôi dãi nắng dầm mưa quen, đâu phải khảnh khót gì...”, chị Thơm nói.
Trái ngược với không khí ảm đạm ở bờ hồ và các nơi vui chơi, khu vực bán khăn, mũ len tại phố Hàng Đào, Gia Ngư lại khá đông khách mua. Chị Thanh, nhân viên bán hàng tại đây cho biết từ chiều 22.1, lượng hàng bán chạy hơn so với những hôm trước đó. Khách chủ yếu hỏi mua khăn, mũ, găng tay với giá dao động 50.000 - 200.000 đồng một sản phẩm. Thị trường quạt sưởi, tủ sấy, chăn đệm... cũng được quan tâm hơn.
 
TP.HCM xuống dưới 20 độ C
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, bắt đầu từ hôm nay 24.1, không khí lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến miền Nam và sẽ kéo dài trong vài ngày tới.
Nhiệt độ ở Xuân Lộc (Đồng Nai), Bình Phước có thể ở mức 18 - 19 độ C. Khu vực TP.HCM nhiệt độ cũng xuống dưới 20 độ C. Nhiệt độ thấp xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng, còn giữa trưa nhiệt độ nhìn chung vẫn ở mức cao khoảng 33 độ C, nguyên nhân là do trời ít mây.
Bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo thời tiết, phân tích: Từ rạng sáng 24.1, không khí lạnh vượt qua đèo Hải Vân ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Nam. Do mới chịu tác động nên trong hôm nay 24.1, nhiệt độ các tỉnh miền Nam chỉ giảm nhẹ, đến ngày thứ hai sẽ giảm sâu, trời sẽ trở lạnh chứ không còn se se lạnh. Nhiệt độ ở khu vực Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh giảm sâu dưới 18 độ C, các khu vực ven biển nhiệt độ sẽ cao hơn. Riêng khu vực TP.HCM nhiệt độ dao động khoảng 19 độ C. Đến thứ tư, thứ năm nhiệt độ các tỉnh miền Bắc bắt đầu tăng trở lại thì nhiệt độ các tỉnh miền Nam vẫn còn duy trì ở mức thấp do không khí lạnh tràn xuống chậm hơn các tỉnh miền Bắc. Các tỉnh miền Tây nhiệt độ dao động từ 19 - 20 độ C, một số địa phương gần TP.HCM như Long An, Mỹ Tho (Tiền Giang) nhiệt độ có thể dao động từ 19 - 20 độ C.
Bà Lan cũng dự báo, kèm theo nhiệt độ giảm là hiện tượng sương mù dày đặc kéo dài đến trưa. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất cao lên đến 12 - 13 độ C; ban đêm nhiệt độ bình quân 18 - 19 độ C, còn ban ngày vào giữa trưa khoảng 31 - 32 độ C. Sương mù là do ô nhiễm không khí và khói bụi xe cộ gặp nhiệt độ lạnh không thoát được. Chênh lệch nhiệt cao cộng với sương mù sẽ ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe; người dân cần lưu ý đối với các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, huyết áp, đặc biệt với các trường hợp là trẻ con và người cao tuổi. Còn khu vực ven biển và các đảo sẽ có gió mạnh và giông, các tàu thuyền đi biển và tàu du lịch cần chú ý phòng tránh.
 
Chủ động phòng bệnh
Trước diễn biến thời tiết rét đột ngột, hôm qua Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó chú trọng giữ ấm cơ thể; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm; sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu; tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu... và hạn chế đến những chỗ đông người để tránh nhiễm và lây lan mầm bệnh.
 
Áo ấm cho người vô gia cư
Trên mạng xã hội và nhiều diễn đàn, nhiều chủ đề kêu gọi gom chăn, áo ấm cho người vô gia cư cũng sôi động hơn trong ngày Hà Nội xuống xấp xỉ 10 độ C. Trên Facebook cá nhân, Nguyễn Hoàng Chúc Anh (Hà Nội) cho biết cô kêu gọi gom chăn, áo, tất ấm cho người vô gia cư và nhận được khá nhiều ủng hộ. Tuần trước, Chúc Anh đã đứng ra gom một lần, đến 23.1 gom tiếp một lần nữa.

 

 

 

ret-7_dnqn.jpg?width=500&encoder=wic&sub
Trẻ em xã vùng cao Y Tý, H.Bát Xát, tỉnh Lào Cai, co ro trong rét - Ảnh: Phan Hậu
Fanpage Ấm - Từ thiện vì người vô gia cư và người có hoàn cảnh khó khăn với hơn 14.000 lượt thích trên mạng xã hội kêu gọi hỗ trợ quần áo ấm cho người dân vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang và gói bánh chưng phát cho người vô gia cư ở Hà Nội. Đến nay, số lượng tình nguyện viên tham gia, theo người quản trị fanpage, đã đông đủ để sẵn sàng tham gia chương trình.

 

Anh Đan

Thanh Niên

======================

Buồn nhỉ! Thiên tai ngày càng khốc liệt. Rất tiếc sang năm Bính Thân còn khốc liệt hơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Miền Bắc tiếp tục rét đậm, Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 7 độ C

(Vietnam+)

lúc : 26/01/16 07:01

 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên ngày hôm nay (26/1) ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục xảy ra rét hại diện rộng.

 

ttxvn_retdam.jpg
Người dân Hà Nội phải mặc áo ấm khi ra phố. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

​Ở vùng núi cao đã có băng giá và mưa tuyết. Khu vực Bắc Biển Đông đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh rất mạnh suy yếu dần nên các tỉnh miền Bắc duy trì rét đậm, rét hại trên diện rộng từ nay đến hết ngày 27/1, vùng núi có khả năng cao xuất hiện băng giá và mưa tuyết. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ và Nam Bộ, toàn bộ khu vực biển Đông (bao gồm cả 2 vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao 2-5m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Thời tiết cụ thể theo các vùng trên cả nước như sau: phía Tây Bắc Bộ, trời nhiều mây, có mưa và mưa rào. Gió nhẹ. Trời rét hại. Vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và mưa tuyết. Nhiệt độ thấp nhất từ 5-8 độ C, có nơi dưới 0 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 8-11 độ C, có nơi dưới 5 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ, trời nhiều mây, có mưa, mưa rào. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét hại. Vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và mưa tuyết. Nhiệt độ thấp nhất từ 6-9 độ C; vùng núi có nơi dưới 4 độ, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 8-11 độ C, vùng núi dưới 8 độ C.
Khu vực Hà Nội, đến 6 giờ sáng ngày 26/1, nhiệt độ là 6,7 độ C; nhiệt độ này sẽ ít tháy đổi từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Trời nhiều mây, có mưa, mưa rào. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày từ 7-9 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 9-11 độ C.
Khu vực từ Thanh Hóa-Thừa Thiên-Huế, trời nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa. Gió bắc đến tây bắc cấp 3-4, vùng ven biển đêm cấp 5. Trời rét hại. Nhiệt độ thấp nhất, khu vực phía bắc 6-9 độ C; phía nam 9-12 độ C. Nhiệt độ cao nhất, phía bắc 9-12 độ C; phía nam 12-15 độ C.
Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận, trời nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa; riêng Ninh Thuận-Bình Thuận có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 3-4, vùng ven biển cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Phía Bắc trời rét. Nhiệt độ thấp nhất, phía bắc 14-17 độ C, phía nam 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất, phía bắc 20-23 độ C; phía nam 24-27 độ C
Khu vực Tây Nguyên, mây thay đổi, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 3-4. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 14-17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 23-26 độ C.
Nam Bộ, mây thay đổi, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C./.

 

retomienbacruby.jpg

============================

Theo dự báo của lão Gàn thì phải đến sau 22 tháng Chạp thời tiết mới có thể ổn định trở lại. Ông Công Ông Táo lên Giời năm nay chắc lạnh lém. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Ba, 10:59  26/01/2016

Kiểu đọc sách
Burger King hụt hơi trong cuộc chiến thức ăn nhanh với KFC, McDonald's, Lotteria
Đóng cửa hàng loạt nhà hàng, Burger King đang "tháo chạy" khỏi Việt Nam?
embed-btn.png
 
33
 
Những ngày này, trong khi giới kinh doanh Sài Gòn đang tất bật chuẩn bị cho vụ làm ăn Tết thì một nhà hàng Burger King tại ngã tư đường Điện Biên Phủ - Cao Thắng quận 3 (số 134 Cao Thắng) lại đang được tháo dỡ để trả lại mặt bằng. burger-king-cao-thang-1453777854737.jpg
Cửa hàng Burger King trên đường Cao Thắng quận 3 đang được tháo dỡ

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cửa hàng trên đường Cao Thắng, trong năm 2015 vừa qua đã có 2 cửa hàng Burger King ở số 26 – 28 đường Phạm Hồng Thái TPHCM và 125 phố Lò Đúc Hà Nội ngừng hoạt động. Trước đó, giữa năm 2014, cửa hàng Burger King tại Đà Nẵng cũng đã đóng cửa.

Điều gì đang xảy ra với thương hiệu thức ăn nhanh tự hào là lớn nhất thế giới đến từ Mỹ, trung bình mỗi ngày đón hơn 11 triệu lượt khách trên toàn thế giới tại thị trường Việt Nam?

Việc “tháo chạy” khỏi 3 cửa hàng trong 1 năm có vẻ trái ngược với những tuyên bố đình đám khi Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Cánh Diều Xanh (BKV) hồi năm 2012.

Khi đó, ông Elias Diaz Sese - Chủ tịch Burger King tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường ưu tiên mà Burger King hướng tới và ông có niềm tin mạnh mẽ vào mô hình nhượng quyền thương mại Burger King tại Việt Nam.

Ông Elias Diaz Sese cũng đưa ra nhận định lạc quan rằng: “Môi trường đầu tư ở đây đang rất thuận lợi với dân số trẻ và thích làm quen với các sản phẩm mới. Vì thế, chúng tôi không những sẽ mở chuỗi các cửa hàng hiện đại mà còn tập trung xây dựng thương hiệu tại các địa điểm chiến lược. Mục tiêu của chúng tôi là mở càng nhiều cửa hàng càng nhanh càng tốt và phát triển mạng lưới rộng khắp”.

BKV thuộc Tập đoàn Imexpan Pacific (IPP) của vợ chồng doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn – Lê Hồng Thủy Tiên công bố chính thức là nhà nhượng quyền Burger King tại Việt Nam.

Lúc đó, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng giám đốc Tập đoàn IPP cũng cho biết: “Vốn dự kiến cho việc kinh doanh tại Việt Nam của BKV là 40 triệu USD. Số vốn này sẽ tăng hơn nữa nếu tìm được nhiều hơn nữa khi tìm được các mặt bằng tốt”.

Bà Thủy Tiên cho biết kế hoạch trong hai năm đầu BKV sẽ đầu tư và phát triển liên tục mỗi tháng từ 3-4 cửa hàng tại TPHCM và các TP lớn trong cả nước.

Tham vọng của Burger King là 60 cửa hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2012- 2017. Tuy nhiên, đến đầu năm 2016 này thì tổng số cửa hàng của Burger King chỉ là 16 ở TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ và Biên Hòa.

Một chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu nhận định rằng việc ngay từ ban đầu Burger King xác định chiến lược Taste is King – Hương vị là Vua với mục tiêu áp đặt gu ẩm thực kiểu Mỹ vào Việt Nam là chưa phù hợp.

Trong khi đó, đối thủ trực tiếp của Burger King là McDonald’s lại đang khá thành công với chiến lược thu hút khách nhờ sự trẻ trung, phong cách vui nhộn hơn là gu ẩm thực.

Mặc dù thời gian qua Burger King đã điều chỉnh chiến lược, chấp nhận thay đổi thực đơn không chỉ bán burger mà bán cả cơm, gà rán và khoai tây chiên nhưng hiệu quả đạt được là không cao vì danh mục thức ăn nhanh này đã được đa số người tiêu dùng định vị tại KFC và Lotteria.

Khi vào thị trường Việt Nam, Buger King còn xác định mục tiêu sẽ nâng độ bao phủ cửa hàng lên mức 160.000 dân/cửa hàng. Con số này tương đương với hơn 500 cửa hàng.

Dù đặt mục tiêu tham vọng như vậy nhưng do thâm nhập vào thị trường sau các đối thủ cạnh tranh như KFC, Jollibee, Lotteria… rất lâu nên Burger King khó lòng chọn được những vị trí đắc địa để mở cửa hàng thức ăn nhanh.

Thương hiệu này buộc phải chọn giải pháp trả tiền cao hơn để có được mặt bằng đẹp. Đã có lúc Buger King phải trả mức tiền thuê mặt bằng cao hơn đối thủ 20% để giành được vị trí đẹp mở cửa hàng tại TPHCM.

Duy Khánh

Theo Trí Thức Trẻ

=====================

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH - VÌ ĂN CƠM.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở Việt Nam thức ăn nhanh truyền thống rất đa dạng, ở thành thị hay thôn quê vùng nào cũng có nhiều các món ăn nhanh đặc trưng như các loại xôi, bánh, bún, miến, phở, cuốn, chè,...tha hồ mà chọn, giá cả lại bình dân tiện đâu ngồi đó cứ thoải mái tự nhiên đi. Còn các quán ăn nhanh kiểu Tây thì sang chảnh đắt đỏ và quan trọng là không hợp với khẩu vị của đa số người dân nên khách thường là người giàu, đôi trai gái trẻ thành phố thích sang, thích mới mẻ tìm đến. Em đang thèm chén bát phở bò Nam Định, phở gà Pleiku, phở khô Gia Lai, bánh canh, bún bò Huế, bánh cua Hải Phòng, bún bè bè Quảng Ninh....đây! Chứ Burger King hay KFC, McDonald's, Lotteria thì em chả thèm vào (à mà vào cho biết cũng được). Hì!    

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi cả thế giới lo sợ về ngày Tận Thế 21/ 12. 2012 thì Thiên Sứ tôi dõng dạc xác định: Không có ngày Tận thế vào 21. 12. 2012. Và tôi bác bỏ mọi lập luận của các các nhà khoa học và tâm linh liên quan tới điều này.  Nhưng cái đồng hồ Tận Thế này thì nguy hiểm hơn nhiều và Thiên Sứ tôi không thể xác định điều gì.

===========================

Đồng hồ Tận thế chỉ còn 3 phút nữa sẽ điểm

Thứ năm, 28/01/2016 - 10:33

 

Dân trí Sau khi nhích thêm 2 phút vào đầu năm 2015, hiện Đồng hồ Tận thế của loài người vẫn giữ ở 11h57 ngay cả khi thế giới đã đạt được thỏa thuận lịch sử về biến đổi khí hậu và thỏa thuận nhân Iran-phương Tây.

 

dong-ho-tan-the-chi-con-3-phut-nua-se-di
Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo Đồng hồ Tận thế chỉ còn 3 phút sẽ điểm. (Ảnh: ABC News)
 

Các nhà khoa học của tạp chí Bulletin of the Atomic Scientists (Bản tin khoa học nguyên tử) thuộc Đại học Chicago tại Mỹ ngày 26/1 tuyên bố, đồng hồ Tận thế chỉ còn 3 phút nữa là đến nửa đêm. Thời điểm “nửa đêm” ngầm chỉ thời khắc thế giới có nguy cơ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân, những công nghệ nguy hiểm do chính con người tạo ra hay các thiên tai thảm họa…

Năm ngoái, đồng hồ này đã điều chỉnh tiến 2 phút, cách thời điểm nửa đêm 3 phút do mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và các mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân.

Sang đến năm nay, mặc dù thế giới đã đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP 21 ở Pháp và Iran đạt thỏa thuận hạt nhân với phương Tây, nhưng đồng hồ Tận thế vẫn đứng nguyên.

Điều này sở dĩ bởi lo ngại căng thẳng giữa Nga và Mỹ, xung đột leo thang ở Trung Đông cũng như đợt thử nghiệm hạt nhân lần 4 vào hôm 6/1 vừa qua của Triều Tiên, thông cáo của Bulletin of the Atomic Scientists. Ngoài ra, đó còn là mối đe dọa từ biến đổi khí hậu khi năm 2015 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử trong bối cảnh hiện tượng El Nino kéo theo tình hình thời tiết cực đoan ghi nhận mạnh nhất kể năm 1998.

Đồng hồ Tận thế là một đồng hồ mang tính tượng trưng được lãnh đạo tạp chí Bulletin of the Atomic Scientists lập nên nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về nguy cơ hủy diệt phạm vi toàn cầu. Hiểm họa hủy diệt, đặc biệt từ hạt nhân càng lớn thì đồng hồ càng được điều chỉnh về gần nửa đêm (12h hay 0 giờ). Mối đe dọa hủy diệt với thế giới hiện nay đến từ tất cả những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, biến đổi khí hậu…

Năm 1953, đồng hồ Tận thế thậm chí đã nhích lên 11h58 sau khi Mỹ tuyên bố thử nghiệm bom nhiệt hạch.

Minh Phương

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mọi cha mẹ nên cho con đọc:

Bài phát biểu chấn động Thế giới của người diệt Bin Laden

Thứ Tư, 03/02/2016 08:30:00
 

Vntinnhanh.vn - Năm 2014, Đô đốc William H. McRaven, người là cựu sinh viên Đại học Texas, đã trở lại trường và trao cho các sinh viên sắp tốt nghiệp 10 bài học về cuộc sống giá trị mà ông đúc rút được sau thời gian tham gia huấn luyện tại lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Đô đốc William H. McRaven. (Ảnh: AP)

 

Ông McRaven, cựu tư lệnh Bộ chỉ huy các lực lượng đặc biệt Mỹ (USSOC), người tổ chức cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã nêu lên nhiều bài học cuộc sống giá trị, ý nghĩa, thông qua chính trải nghiệm của bản thân.

 

Bài phát biểu của ông được đăng tải lần đầu trên tờ Military Times, trước khi được tờ Business Insider đăng tải lại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu đặc biệt này:

"Tôi đã là một người lính SEAL của Hải quân trong 36 năm. Nhưng cuộc đời binh nghiệp chỉ bắt đầu khi tôi tốt nghiệp trường UT và tham gia khóa huấn luyện cơ bản của SEAL ở Coronado, California.

Đó là 6 tháng chạy khổ nhọc trên cát mềm, bơi giữa đêm trong làn nước lạnh giá ngoài khơi San Diego, các bài vượt chướng ngại, các bài tập thể lực không ngừng nghỉ, nhiều ngày không ngủ, luôn ở trong tình trạng ướt, lạnh và khổ sở.

Đó là 6 tháng thường xuyên bị lăng mạ bởi các thầy huấn luyện chuyên nghiệp, những người luôn tìm các điểm yếu trong tâm hồn và thể xác của học viên rồi loại bỏ chúng, trước khi họ trở thành một người lính SEAL.

Nhưng hoạt động huấn luyện còn là để tìm hiểu xem các học viên có thể hoạt động bình thường trong một môi trường thường xuyên phải chịu áp lực, sự hỗn loạn, thất bại và cả khó khăn hay không.

 

Toàn bộ bài phát biểu của đô đốc McRaven. (Nguồn: ĐH Texas/YouTube)

 

Với tôi, huấn luyện SEAL cơ bản giống như các thách thức của cả cuộc đời, được nhét vào trong vỏn vẹn 6 tháng trời.

Vì thế, dưới đây là 10 bài học thu được từ hoạt động huấn luyện SEAL mà tôi hy vọng sẽ có giá trị với bạn, khi bạn tiến lên trong cuộc sống.

Mỗi buổi sáng trong hoạt động huấn luyện SEAL cơ bản, các thầy của tôi, những người đều là cựu binh thời chiến tranh Việt Nam, sẽ xuất hiện trong phòng của tôi ở doanh trại và điều đầu tiên họ làm là kiểm tra giường ngủ.

Nếu bạn dọn giường chuẩn xác thì các góc phải vuông vắn, ga giường phải phẳng phiu, gối được đặt ở vị trí trung tâm, giữa tấm ván đầu giường và chăn phải được gấp gọn gàng, đặt ở chân giường.

Đó là một nhiệm vụ đơn giản, bình thường. Nhưng mỗi buổi sáng, chúng đều được yêu cầu phải dọn giường sao cho đạt tiêu chuẩn hoàn hảo. Lúc ấy chuyện có vẻ kỳ cục, đặc biệt khi tất cả chúng tôi đều đang nóng lòng muốn trở thành các chiến binh thực thụ, những người lính SEAL dạn dày lửa đạn chiến trường. Phải mãi về sau, tôi mới nhận thấy sự thông thái trong hoạt động có vẻ đơn giản này.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Một lính đặc nhiệm Mỹ. (Ảnh: CNN)

 

Nếu dọn giường vào mỗi buổi sáng, bạn đã hoàn thành công việc đầu tiên trong ngày. Nó sẽ cho bạn chút cảm giác kiêu hãnh và khuyến khích bạn làm thêm việc này hoặc việc khác. Tới cuối ngày, công việc hoàn thành đầu tiên đó sẽ biến thành rất nhiều công việc khác, cũng được thực hiện xong.

Dọn giường còn củng cố sự thực rằng ngay cả những điều nhỏ bé trong cuộc sống cũng có ý nghĩa.

Nếu bạn không thể làm đúng ngay từ những điều nhỏ nhất, bạn sẽ không bao giờ có thể làm đúng những điều lớn hơn.

Và nếu chẳng may bạn có một ngày tồi tệ, bạn sẽ về nhà với một chiếc giường được dọn dẹp ngay ngắn - do bản thân thực hiện. Và chính chiếc giường được dọn dẹp tới hoàn hảo đó sẽ động viên bạn rằng ngày mai có thể sẽ khá hơn.

 

Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường!

Trong hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên được chia thành từng nhóm nhỏ 7 người để tham gia chèo thuyền. Cứ 3 người lại ngồi vào một bên của chiếc thuyền cao su nhỏ và một người còn lại sẽ cầm lái. 

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Đô đốc McRaven từng là một lính đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: CNN)

 

Mỗi ngày, đội chèo thuyền của bạn lại xuất hiện trước bãi biển và được hướng dẫn cách chèo qua vùng sóng vỗ và đi vài cây số dọc theo bãi biển. Mùa Đông, những con sóng ở San Diego có thể cao từ 3 tới 4 mét và rất khó để chèo qua chúng, trừ phi tất cả mọi người cùng tham gia.

Mỗi cú khua chèo phải được thực hiện đồng bộ với nhau. Tất cả đều phải dồn sức lực như nhau, nếu không con thuyền sẽ xoay ngang trong con sóng và bị ném trở lại bãi biển.

Và như vậy, để tới được đích, tất cả mọi người đều phải chèo thuyền.

Bạn không thể một mình thay đổi thế giới - bạn sẽ cần ai đó giúp đỡ. Để đi từ điểm xuất phát tới đích, bạn sẽ thực sự cần bạn bè, đồng nghiệp , thiện chí của người lạ và một người lái thuyền mạnh mẽ để hướng dẫn tất cả.

 

Nếu muốn thay đổi thế giới, hãy tìm ai đó giúp bạn chèo thuyền.

Chỉ sau vài tuần huấn luyện, lớp SEAL của tôi đã từ 150 người giảm xuống còn 35. Nay mỗi chiếc thuyền chỉ còn lại 6 người thay vì 7 người như ban đầu.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Lính SEAL trong một buổi diễn tập. (Ảnh: WikiCommon)

 

Tôi từng ở trong một con thuyền với những anh chàng cao to, nhưng đội chèo thuyền giỏi nhất chúng tôi có được lại hợp thành từ những anh chàng nhỏ con - đội chèo thuyền của các chú lùn, như những người khác đã gọi họ - với không ai trong đó cao hơn 1m65.

Đội chú lùn có một người gốc thổ dân, một người gốc Phi, một người gốc Ba Lan, một người gốc Hy Lạp, một người gốc Italy và hai anh chàng nữa tới từ vùng Trung Tây. Nhưng họ đã chèo vượt tất cả các đội thuyền khác.

Những anh chàng to con trong các đội thuyền khác thường trêu chọc đội chú lùn, dựa trên những đôi dép nhỏ họ đi trước mỗi buổi luyện tập. Tuy nhiên những chú lùn đó, tới từ mọi ngóc ngách trên thế giới, rốt cục lại chiến thắng - họ chèo thuyền nhanh hơn bất kỳ ai khác và tới đích trước toàn bộ các nhóm còn lại.

Hoạt động huấn luyện SEAL là một thước đo hoàn hảo. Không thứ gì có thể giúp ích cho bạn, ngoại trừ ý chí thành công. Không phải là màu da, nguồn gốc chủng tộc, trình độ giáo dục hay đẳng cấp xã hội của bạn.

 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đánh giá ai đó theo trái tim của họ, chứ không phải kích cỡ đôi dép họ đi dưới chân.

Mỗi tuần vài lần, các thầy huấn luyện sẽ bắt cả lớp xếp hàng và kiểm tra quân phục. Đó là cuộc kiểm tra vô cùng kỹ càng.

Chiếc mũ và quần áo của bạn phải được gấp nếp rõ ràng, không tì vết. Thắt lưng của bạn phải sáng bóng, không có vết bẩn nào.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Đặc nhiệm SEAL từng tiêu diệt Bin Laden. (Ảnh: Wikimedia)

 

Nhưng dù bạn dồn bao nhiêu công sức chuẩn bị, dường như các nỗ lực ấy vẫn là không đủ. Các thầy sẽ luôn tìm ra vấn đề nào đó.

Và nếu không đạt trong bài kiểm tra quân phục, học viên sẽ phải chạy nguyên quần áo vào vùng sóng và rồi khi đã ướt như chuột lột từ đầu tới chân, anh ta sẽ phải lăn vòng trên bãi biển, cho tới khi thân thể đầy cát bám.

Hình phạt đó được gọi là "bánh quy bọc đường". Bạn sẽ phải mặc bộ quân phục đó suốt cả ngày, trong điều kiện lạnh run, ướt nhèm và đầy cát bám.

Có rất nhiều học viên không chấp nhận được thực tế rằng nỗ lực của họ rốt cục lại trở thành vô ích. Rằng không cần biết đã chuẩn bị quân phục kỹ tới cỡ nào, họ vẫn chẳng thể thành công. Các học viên đó đã không thể vượt qua đợt huấn luyện.

Các học viên đó không hiểu được mục đích của bài tập. Bạn không bao giờ có thể đạt được sự thành công trong bài đó. Bạn sẽ không bao giờ có được bộ quân phục hoàn hảo cả.

Đôi khi, không cần biết đã chuẩn bị kỹ thế nào, bạn vẫn có thể trở thành một chiếc bánh quy bọc đường. Bởi vì cuộc sống là như thế.

 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy chấp nhận việc trở thành bánh quy bọc đường và tiếp tục tiến lên.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Lính SEAL chiến đấu dưới nước. (Ảnh: The Blaze)

 

Mỗi ngày, trong quá trình huấn luyện, bạn sẽ bị yêu cầu thực hiện nhiều hoạt động tiêu tốn thể lực khác nhau - chạy cự ly dài, bơi trên cự ly dài, vượt chướng ngại vật, nhiều giờ tập thể lực không ngừng - nhằm kiểm tra tinh thần của bạn.

Mọi bài tập đều có các tiêu chuẩn - khung thời gian mà bạn phải đáp ứng. Nếu không đạt chuẩn, tên bạn sẽ được đưa vào một danh sách và vào cuối ngày, những người trong danh sách đó sẽ được mời tới một "rạp xiếc".

Một rạp xiếc chỉ hoạt động thể lực kéo dài thêm 2 giờ nữa. Việc này nhằm khiến bạn mệt mỏi rã rời, đánh quỵ tinh thần của bạn, buộc bạn phải bỏ cuộc.

Không ai muốn vào "rạp xiếc" cả. Một lần vào "rạp xiếc" sẽ gây thêm mỏi mệt và điều này đồng nghĩa với việc hôm sau khó khăn sẽ tăng lên gấp bội, dẫn tới việc bạn nhận thêm nhiều đợt tới "rạp xiếc" khác.

Vào lúc này hay lúc khác trong quá trình huấn luyện SEAL, mọi người - tất cả các học viên - đều đã góp mặt trong danh sách vào "rạp xiếc". Nhưng khi đó, sẽ có điều thú vị xảy ra với những người thường xuyên vào danh sách. Theo thời gian, các học viên đó - những người phải tập luyện thêm 2 giờ mỗi ngày - trở nên khỏe hơn so với kẻ khác.

Nỗi đau khổ của việc phải vào các "rạp xiếc" đã âm thầm tạo ra sức bền về thể lực mà họ không biết.

Cuộc sống luôn đầy các "rạp xiếc" như thế.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Chỉ có những quân nhân Mỹ giỏi nhất mới có thể trở thành đặc nhiệm SEAL. (Ảnh: Semperfimac)

 

Bạn sẽ thất bại và thất bại sẽ thường xảy ra. Thất bại sẽ luôn gây đau đớn, gây nản lòng. Đôi khi, thất bại thách thức cả các giá trị sâu xa nhất nằm trong con người bạn.

 

Nhưng nếu muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ các rạp xiếc.

Ít nhất 2 lần một tuần, các học viên được yêu cầu tham gia bài tập vượt chướng ngại vật. Bài tập này có 25 chướng ngại vật, bao gồm một bức tường cao 3 mét, một tấm lưới dài 10 mét và một màn chui rào thép gai.

Nhưng thách thức lớn nhất là "cú trượt của cuộc đời". Nó gồm một cây cột 3 tầng, cao 10 mét, nằm ở một đầu và 1 cây cột thấp hơn ở đầu bên kia. Giữa các cột này là một đoạn thừng dài chừng 65 mét.

Bạn phải leo lên cây cột cao và khi tới đỉnh thì đu lấy đoạn dây thừng rồi dùng chân tay kéo mình sang đầu bên kia.

Kỷ lục thời gian vượt qua chướng ngại này đã đứng vững trong nhiều năm, khi lớp học của tôi bắt đầu huấn luyện vào năm 1977. Kỷ lục đó dường như là bất bại, cho tới ngày nọ, một học viên quyết định dùng biện pháp mới.

Thay vì đu mình dưới thừng và nhích từng chút một về phía bên kia, anh dũng cảm nằm lên đoạn dây thừng, chúc đầu về phía trước rồi vừa tự cân bằng vừa kéo mình sang đầu bên kia.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Chiến đấu trong điều kiện lạnh giá. (Ảnh: Navy SEALs)

 

Kỹ thuật di chuyển đó rất nguy hiểm và thậm chí còn trông có vẻ ngu xuẩn vì đầy rủi ro. Nếu ngã khỏi đoạn dây thừng, học viên ấy có thể bị thương và lập tức bị loại khỏi hoạt động huấn luyện.

Nhưng rốt cục học viên ấy chỉ mất nửa thời gian so với những người khác để tới đích và đồng thời phá luôn kỷ lục được lập ra trước đó.

 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, đôi khi bạn phải cắm đầu lao tới trở ngại.

Trong giai đoạn huấn luyện chiến đấu trên bộ, các học viên được đưa tới đảo San Clemente, nằm ngoài khơi San Diego.

Vùng nước ngoài khơi San Clemente đầy cá mập trắng. Để vượt qua hoạt động huấn luyện SEAL, các học viên phải thực hiện nhiều bài bơi cự ly dài, với một bài diễn ra trong đêm.

Trước bài đó, các thầy vui vẻ hướng dẫn cho học viên biết thông tin về mọi loài cá mập đang sống ở vùng nước ngoài khơi San Clemente.

Họ đảm bảo với bạn rằng không một sinh viên nào từng bị cá mập ăn thịt, ít nhất là cho tới gần đây. Nhưng bạn cũng được cho biết rằng nếu cá mập bắt đầu bơi lòng vòng quanh mình, hãy ở yên một chỗ. Đừng bơi đi, nhưng cũng đừng tỏ ra sợ hãi.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Các chiến binh SEAL không sợ cá mập. (Ảnh: West Coast Action Alliance)

 

Và nếu con cá mập, dĩ nhiên đang đói nên mới mò đi kiếm ăn trong đêm, lao về phía bạn thì hãy dồn toàn bộ sức mạnh để đấm vào miệng nó. Con vật sẽ xoay mình và bỏ đi.

Thế giới có rất nhiều cá mập. Nếu muốn hoàn thành chặng bơi của mình, bạn sẽ phải đương đầu với chúng.

 

Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy đừng sợ cá mập.

Trong vai trò lính SEAL, một trong những hoạt động chúng tôi phải thực hiện là tiến hành tấn công dưới nước chống lại tàu địch. Chúng tôi tập rất kỹ hoạt động này trong quá trình huấn luyện cơ bản.

Nhiệm vụ tấn công như thế sẽ khiến 2 lính SEAL mặc đồ lặn được thả xuống nước trong đêm, tại khu vực bên ngoài bến cảng của "quân địch". Họ phải lặn 3km vào bờ, không sử dụng đồ gì khác ngoài một máy đo sâu và một chiếc la bàn để định vị.

Suốt quá trình lặn, vẫn có chút ánh trăng xuyên qua làn nước ở trên đầu, khiến bạn cảm thấy khá thoải mái. Nhưng khi bạn tới gần con tàu đã neo đậu, ánh sáng bắt đầu tắt dần. Cấu trúc to lớn của con tàu sẽ chặn lại ánh trăng, chặn ánh đèn đường và gần như mọi ánh sáng khác.

Để thành công trong nhiệm vụ này, bạn phải lặn dưới tàu và tìm sống tàu, thứ nằm ở giữa con tàu, tại khu vực sâu nhất.

Đó là mục tiêu của bạn, nhưng sống tàu cũng là khu vực tối nhất của con tàu - nơi bạn xòe tay ra trước mặt cũng không thể nhìn thấy gì, nơi tiếng ồn từ hệ thống máy móc của tàu phát ra gây đinh tai nhức óc, khiến bạn rất dễ mất phương hướng và gặp thất bại.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Các chiến binh SEAL phải trải qua một đợt huấn luyện như "địa ngục". (Ảnh: eBay)

 

Mọi người lính SEAL đều biết rằng dưới khu vực sống tàu, tại khoảnh khắc đen tối nhất của nhiệm vụ - lúc mà bạn cần phải bình tĩnh - là khi mọi kỹ năng, chiến thuật, sức mạnh thể lực và tinh thần của bạn cần phải được lôi ra.

 

Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy thể hiện năng lực tốt nhất của mình trong khoảnh khắc đen tối nhất.

Tuần thứ 9 của hoạt động huấn luyện được gọi là "Tuần địa ngục". Đó là 6 ngày không ngủ, thường xuyên bị quấy rối về thể lực và tinh thần. Trong đó có một ngày đặc biệt được gọi là Mud Flats - chỉ khu vực đầm lầy nằm giữa San Diego và Tijuana.

Ngày Mud Flats nằm trong thứ 4 của Tuần địa ngục và bạn phải ngâm mình trong bùn suốt 15 giờ đồng hồ, cố gắng sống sót qua điều kiện bùn lầy lạnh giá, gió lạnh thổi ràn rạt cùng áp lực bắt bạn phải bỏ cuộc từ các thầy huấn luyện.

Khi mặt trời bắt đầu lặn vào chiều ngày thứ Tư đó, lớp huấn luyện của tôi được lệnh ngâm mình xuống bùn. Bùn sẽ ngập dần tới cổ từng người. Các thầy huấn luyện nói rằng chúng tôi chỉ có thể rời khỏi tình cảnh khốn khổ nếu có 5 người bỏ cuộc - chỉ 5 người thôi và chúng tôi sẽ thoát ra khỏi cái lạnh khủng khiếp.

Nhìn quanh, tôi thấy một số học viên đã muốn bỏ cuộc. Vẫn còn tới 8 giờ nữa Mặt trời mới mọc - tức 8 giờ lạnh thấu xương.

Những hàm răng va vào nhau lập cập và tiếng xuýt xoa của các học viên bị lạnh bắt đầu vang lên, to tới mức người ta chẳng nghe thấy gì khác nữa. Đó là khi có một giọng hát vang lên.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Biệt kích SEAL không ngại khó khăn. (Ảnh: Brookings)

 

Người cất tiếng hát hoàn toàn lệch tông, nhưng anh hát một cách đam mê. Sau đó thì giọng hát thứ hai, thứ ba vang lên. Và rồi mọi người trong lớp đều hát. Chúng tôi biết rằng nếu một người đã vươn lên khỏi cảnh khốn cùng thì những người khác cũng có thể làm được.

Các thầy huấn luyện dọa chúng tôi rằng tất cả sẽ phải ngâm mình trong bùn lâu hơn nếu tiếp tục hát, nhưng tiếng hát vẫn vang vọng. Và rồi bùn lầy dần trở nên ấm hơn. Gió cũng dịu đi và binh minh dần xuất hiện.

Nếu tôi học được điều gì đó sau khi đi khắp thế giới thì đó là sức mạnh của sự hy vọng. Sức mạnh của một cá nhân - từ những người nổi tiếng như George Washington, Abraham Lincoln, Luther King, Nelson Mandela và thậm chí một cô gái trẻ từ Pakistan có tên Malala - có thể thay đổi thế giới chính là việc họ mang tới hy vọng cho người khác.

 

Vì thế, nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy cất lời ca khi bùn đã ngập tới cổ mình.

Cuối cùng, trong hoạt động huấn luyện của SEAL có một cái chuông. Cái chuông đó làm từ đồng, treo giữa khu huấn luyện để mọi học viên có thể nhìn thấy.

Tất cả những gì bạn phải làm để bỏ cuộc chỉ là rung chuông. Rung chuông và bạn không còn phải dậy từ 5 giờ sáng nữa. Rung chuông và bạn không còn phải thực hiện các bài bơi dài trong giá lạnh nữa.

Rung chuông và bạn không còn phải chạy dài, phải vượt chướng ngại vật, phải tập thể dục. Bạn không còn phải chịu đựng sự khổ sở của hoạt động tập luyện nữa.

Chỉ cần rung chuông.

 

bai-hoc-tu-nguoi-chi-huy-chien-dich-diet

Đô đốc McRaven đã có một bài phát biểu "lịch sử" trước các sinh viên tốt nghiệp của Đại học Texas. (Ảnh: AP)

 

Nhưng bếu bạn muốn thay đổi thế giới, đừng bao giờ rung chuông.

Với khóa học sắp ra trường của năm 2014, chỉ còn chút nữa thôi là các em sẽ chính thức tốt nghiệp. Chỉ chút nữa thôi là các em bắt đầu hành trình cuộc đời. Chỉ một chút nữa thôi là các em sẽ bắt đầu thay đổi thế giới - theo hướng tốt đẹp hơn.

Chuyện sẽ không dễ dàng.

Nhưng, các em là một khóa học có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của 800 triệu người trong thế kỷ tiếp theo. Vì thế hãy bắt đầu mỗi ngày bằng cách hoàn thành một việc.

Hãy tìm ai đó giúp các em đi qua cuộc đời.

Hãy tôn trọng mọi người.

Hiểu rằng cuộc sống không công bằng và các em sẽ thường thất bại, nhưng nếu các em đón nhận chút rủi ro, bước tiếp trong khoảnh khắc khó khăn, đối mặt với những kẻ bắt nạt, nâng đỡ những người bị chà đạp và không bao giờ bỏ cuộc - nếu các em làm được những điều trên, thế hệ tiếp theo và nhiều thế hệ sau đó, sẽ được sống trong một thế giới tốt hơn nhiều những gì chúng ta có ngày hôm nay - những gì bắt đầu tại đây sẽ thực sự thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.

Cảm ơn các em rất nhiều".

Hương Giang (Theo Business Insider)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Dị nhân" phản bác nghi ngờ của cụ Ngô Tất Tố về 5000 năm văn hiến

 

06/07/11 23:41

(GDVN) - "Dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến VN

(GDVN) - Tâm sự với PV Giáo dục Việt Nam, "dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, tất cả các việc tiên tri, dự đoán đối với ông chỉ là phương tiện để chứng minh luận điểm về gần 5.000 năm văn hiến Việt Nam. Đây cũng là đề tài khoa học ông đã dành tâm huyết cả một đời nghiên cứu.
 
 
Phủ định Việt sử 5.000 năm là sai
 
Hỏi đến nhận định về 5.000 năm Việt sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh hào hứng như được "gãi đúng chỗ ngứa". Ông cho biết: "Nền Lý học Đông phương bị thất truyền bởi một nền văn minh bị sụp đổ. Tôi luôn xác định rằng cội nguồn của nền văn minh này là nền văn minh Việt ở bờ nam sông Dương Tử với gần 5.000 năm văn hiến. Trước đây dân tộc Việt của chúng ta vẫn xác định lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến.
 
Điều này được khẳng định trong các quyển sử ít nhất từ thời nhà Lê đến nay. Tôi thì gọi là gần 5.000 năm, vẫn là những mốc đó nhưng chỉ là cách gọi khác nhau thôi. Thời chúng tôi đi học vẫn học Việt sử hơn 4.000 năm văn hiến. Hiến pháp năm 1992 cũng ghi trong lời nói đầu về lịch sử Việt Nam hơn 4.000 năm. 
 
Từ năm 1972 trở đi, một số nhà sử học trong nước lật lại vấn đề và đưa ra nghi vấn: Có thật Việt sử gần 5.000 năm văn hiến không? Xa hơn nữa, vào những năm 30 của thế kỷ trước thì trên báo Tao Đàn có đăng rải rác 1, 2 bài viết của cụ Ngô Tất Tố và cụ Đào Duy Anh đặt vấn đề nghi ngờ này. Tiếp đó là nhà sử học Trần Trọng Kim.
 
Nhưng họ chỉ đặt vấn đề nghi ngờ và dừng lại ở đấy chứ không phủ định như các nhà nghiên cứu sử sau năm 1972. Với khả năng nhận thức của tôi, tôi nhận thấy tất cả các nhà sử học phủ định Việt sử 5.000 năm văn hiến là sai. 
 
Tất cả các luận cứ của họ chỉ dựa trên hoài nghi chứ không có luận cứ minh chứng hợp lý. Khi nghi ngờ thì người ta có quyền đặt ra nhiều giả thiết chứ không được phủ định. Họ phủ định chỉ căn cứ trên việc họ không nhìn thấy gì để chứng minh điều đó, chứ không phải họ chứng tỏ rằng họ có những bằng chứng chứng minh không có 5.000 năm văn hiến Việt".
 
Tuy nhiên, họ lại đi quá xa khi đưa các giả thiết còn rất đáng nghi ngờ của họ vào các sản phẩm văn hóa Việt Nam chính thống như hình tượng thời Vua Hùng ở trần đóng khố - ngay trong sách giáo dục cho trẻ em.
 
 
sach%20di%20nhan.jpg Hai cuốn sách của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh
 
 
Ngừng lại một chút để thở, "dị nhân" lại tiếp tục: "Một tiến sĩ Toán học ở Việt Nam nói rằng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thời Hùng Vương tồn tại 2622 năm chia cho 18 đời vua thì mỗi vị vua thọ gần 150 tuổi. Vì thế là vô lý. Nói thật, chuyện này tư duy không khác gì việc lấy 3 con gà trừ đi 2 con vịt. Con số 2622 năm thời Hùng Vương là con số thực, còn con số 18 là con số ảo chưa chứng minh được có 18 đời Hùng Vương tồn tại trên thực tế hay không. Dùng một con số thực chia cho một số ảo đương nhiên sai. Chính vì thế người ta chỉ đặt ra sự nghi ngờ mà không chứng minh được họ đã nghi ngờ đúng. Việc họ đưa ra nghi ngờ chỉ là một giả thiết. Tôi cũng đưa ra một giả thiết, các giả thiết cần được công bố minh bạch ai giải thích hợp lý hơn thì phải được chấp nhận.
 
Sự thật về nền văn minh đã sụp đổ?
 
Cội nguồn của Lý học Đông phương là từ Việt sử 5.000 năm văn hiến. Chính các nhà sử học Trung Quốc thừa nhận có một nền văn minh vĩ đại bí ẩn ở nam Dương Tử đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Nền văn minh này sau khi sụp đổ thì nằm rải rác trong dân gian và bị thất truyền. 
 
Lạc Việt độn toán chính là 2 mảnh thất truyền (Lục Nhâm và Bát Môn) được ghép lại với nhau để hoàn chỉnh lại một phương pháp dự báo. Nhưng đó cũng chỉ là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử 5.000 năm văn hiến chứ tôi không khoe khoang gì chuyện bói toán cả. Tôi sẵn sàng nhận mình bói sai ngay – vì đó là kết quả thực hành một phương pháp – mà thực hành thì luôn hàm chứa sai số. Cái tôi nghiên cứu là phương pháp bói và đằng sau phương pháp bói đó là một chân lý". 
 
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định mình không thể tự nhiên dựng đứng lên câu chuyện Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Để bảo vệ được quan điểm của mình, ông phải chứng minh mình đúng và những người khác sai. 
 
Theo hướng dẫn của ông, chúng tôi đã vào mục Cổ Văn hóa sử trên diễn đàn Lý học Đông phương và đọc được nhiều bài viết của ông về vấn đề này. "Dị nhân" khẳng định đầy tin tưởng: "Tôi đã phản biện từ GS Trần Quốc Vượng đến GS Phan Huy Lê. Người ta đồn rằng tôi chỉ căn cứ vào truyền thuyết để chứng minh lịch sử Việt Nam là hoàn toàn sai. Tôi không bao giờ căn cứ vào truyền thuyết mơ hồ mà tôi căn cứ vào những di sản phi vật thể cụ thể còn lại của thời kỳ đó". 
 
Ông kể lại: "Tôi đã có lần hân hạnh được gặp GS Trịnh Sinh cách đây 6 - 7 năm. Ông Trịnh Sinh có nói là những ý kiến của tôi không có bằng chứng khảo cổ. Tôi hỏi lại GS Trịnh Sinh là những di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất chứng minh lịch sử không. GS Sinh trả lời là không. Cách đây khoảng 80 - 100 năm, khi khảo cổ chưa được coi là bằng chứng khoa học thì người ta nghiên cứu lịch sử chỉ căn cứ vào những văn bản và phân tích trên cơ sở văn bản. Sau này khảo cổ được công nhận thì người ta xếp khảo cổ là một trong những bằng chứng khoa học để nghiên cứu những tồn nghi trong lịch sử. 
 
Theo tìm hiểu của tôi thì năm 2005 tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc thừa nhận những di sản văn hóa phi vật thể là bằng chứng quan trọng của văn minh loài người. Tôi có thể nói rằng chúng tôi đã thực hiện tinh thần này trước 5 năm khi nghiên cứu và dùng những bằng chứng di sản phi vật thể để chứng minh cho Việt sử gần 5.000 năm.
 
Tất nhiên, bằng chứng phi vật thể cũng không phải bằng chứng duy nhất mà người ta phải tổng hợp tất cả mọi hiện tượng cả từ khảo cổ, văn bản, các luận điểm khác nhau… để đưa ra một giả thiết khoa học hợp lý nhất thì đó mới là giả thiết hợp lý cuối cùng. 
 
Khi một giả thiết bao trùm lên tất cả các vấn đề, giải thích được tất cả những vấn đề đó một cách hợp lý, có hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh thì giả thiết đó được coi là đúng. Ít nhất đến lúc này, tôi giải thích được tất cả các vấn đề liên quan đến hiện tượng Việt sử gần 5.000 năm văn hiến. Tôi giải thích từ cái nhỏ nhất là câu vè Chi chi trành trành hay tranh dân gian "Đàn lợn" đến cả lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi đã in đến 7, 8 cuốn sách về vấn đề này". 
 
Đến thời điểm này, mỗi ngày nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vẫn theo thói quen tỉnh giấc từ 3 giờ sáng để lại ngồi vào bàn viết và nghiên cứu. Ông ngủ rất ít, chỉ lúc nào mệt quá thì mới chợp mắt một chút. Ổng bảo còn chút sức khỏe nào, ông sẽ dành cả cho Lý học phương Đông để chứng minh đến tận cùng Việt Nam ta có 5.000 năm văn hiến.
 
Nguyễn Huệ
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chính trị gia mê tín trên thế giới

10:06 AM - 07/02/2016
Thanh Niên Online
 
 
metin1_farv_QEFO.jpg?w=665&encoder=wic&s
Đối diện với trái bóng, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff trở thành người rất mê tín - Ảnh: AFP

Những con số biết nói
Đối với cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, một số con số có thể ám chỉ điều gì đó. Ông tin rằng điều xui xẻo sẽ xảy ra nếu dùng 1 que diêm để châm 3 điếu thuốc và rất e ngại con số 13. Nếu bữa tiệc có 13 người tham dự, ông sẽ yêu cầu chánh văn phòng của mình cùng ngồi vào bàn để nâng lên 14 người. Roosevelt luôn tránh đi lại vào ngày thứ 6 nếu có thể. Khởi hành vào thứ 6 ngày 13 lại càng không thể đối với cựu chủ nhân Nhà Trắng. Lãnh đạo Mỹ sẽ lên lịch lại các cuộc hẹn quốc tế để ông có thể rời nhà vào ngày 12 hoặc 14, theo trang tin smashinglists.com.

Cũng như Roosevelt, cố Thủ tướng Anh Winston Churchill tin rằng đi lại vào thứ 6 sẽ gặp những điều không may và tránh để điều này xảy ra bằng mọi giá. Nếu buộc phải khởi hành vào thứ 6, ông sẽ mang theo cây gậy may mắn. Nghe có vẻ nghịch lý song Churchill cho rằng mèo đen đem lại may mắn và luôn cho chúng ăn uống nếu ông tình cờ bắt gặp.

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan luôn có một nhà chiêm tinh túc trực trong thời gian ông ở Nhà Trắng, theo smashinglists.com. Theo Chánh văn phòng nội các lúc đó là Donald Reagan, ông Reagan tin rằng chính nhà chiêm tinh này đã giúp mình chống lại lời nguyền kéo dài 148 năm trong Nhà Trắng rằng: những tổng thống được bầu vào những năm chia hết cho 20 sẽ chết lúc đương nhiệm. Tương truyền lời nguyền Tippecanoe được người da đỏ nguyền rủa Tổng thống William Henry Harrison và thế hệ kế nhiệm ông sau một trận chiến dữ dội của Harrison, khi đó là thống đốc bang Indiana, chống lại người da đỏ.

Có vẻ như lời nguyền đã hiệu nghiệm khi Harrison nhậm chức tổng thống năm 1940 và đã qua đời một năm sau đó. Abraham Lincoln là “nạn nhân” kế tiếp khi nhậm chức năm 1860 và bị ám sát 5 năm sau. Các đời tổng thống sau (1880, 1900, 1920, 1940 và 1960) đều chịu chung số phận mãi cho đến thời Tổng thống Reagan. Ông vào Nhà Trắng năm 1980 và đã may mắn thoát chết trong một vụ mưu sát. George W. Bush được bầu vào năm 2000 và cũng đã thoát khỏi vụ ám sát.

Nhà độc tài Đức Adolf Hitler thuộc loại người cực kỳ mê tín dị đoan, theo trang ibest9.com. Ông tin tưởng tuyệt đối vào con số 7 và thường lên kế hoạch cho các trận chiến vào ngày này. Hitler thường tham khảo ý kiến của thầy bói và nhà chiêm tinh đối với mọi vấn đề, từ quân sự cho đến việc riêng. Trùm phát xít cũng thường không chịu cởi áo khoác ở chốn đông người. Lợi dụng niềm tin của Hitler vào thuật chiêm tinh và tử vi, các nước đồng minh luôn xem lá số tử vi của nhà độc tài để dự đoán đường đi nước bước của Hitler trong mọi trận chiến.

 

taixuong_qigp.jpg?width=500&encoder=wic&

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan luôn có một nhà chiêm tinh túc trực trong thời gian ông ở Nhà Trắng - Ảnh: Reuter

 

Tương tự, Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte có hẳn một nhà chiêm tinh riêng là bà Normand khi ông cần những lời khuyên cho các trận chiến, theo  trang guides.wikinut.com. Con số 13 và mèo, đặc biệt là mèo đen là những thứ khiến ông phải dè chừng. Thực tế, Napoleon Bonaparte cho rằng mình thua trận chiến Waterloo là do trước đó, con ngựa của ông đã bị chùng chân khi con mèo đen băng ngang cản đường.

“Bùa hộ mệnh” của các chính trị gia

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff tin nhiều vào sức mạnh siêu nhiên khi đề cập đến niềm đam mê bóng đá trong bà. Theo hãng tin AFP, những lần đội nhà thi đấu, bà thường tìm một khúc gỗ để chạm tay vào vì tin rằng điều này sẽ giúp đội Brazil chiến thắng.

“Cũng như mọi người dân Brazil, tôi là người rất mê tín đối với bóng đá”. Bà cũng thừa nhận luôn mang theo những lá bùa may mắn cũng như đan các ngón tay vào nhau suốt trận đấu để giúp đội tuyển quốc gia chạm tay đến vinh quang. Bùa hộ mệnh của cựu Tổng thống Pakistan, ông Asif Ali Zardari lại là những chú dê đen, theo tờ The Guardian.

Ông thường cho giết dê đen hầu như mỗi ngày để xua đi những điều xui xẻo, ma thuật có thể lật đổ mình. Điểm tích cực ở đây là ông thường cho hết thịt dê cho người nghèo. Cố Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tin rằng có một số vật có thể mang lại may mắn cho ông và đó là móng ngựa. Ông đã cho treo hẳn một bộ móng ngựa trên cửa ở Phòng Oval hay đóng một bộ khung ném móng ngựa trong vườn ở Nhà Trắng, theo trang tin smashinglists.com.

Cũng như "người bạn" của mình là Hitler, cố Thủ tướng Ý Benito Mussolini cực kỳ mê tín. Mussolini sẵn sàng đổi máy bay chỉ vì nhận thấy một hành khách trong máy bay dường như có con mắt quỷ. Vua Edward II cai trị nước Anh từ năm 1901-1910 thì cấm cho quay đầu giường hay thay ra giường vào thứ 6. Ông cho rằng thay ra trải giường vào thứ 6 thì giấc mơ của ông sẽ do quỷ kiểm soát. Nữ hoàng Anh Elizabeth 1 có một pháp sư tên John Dee, người giúp bà đưa ra quyết định liên quan tới mọi việc trong triều cũng như kế hoạch chiến tranh, theo trang elizabethfiles.com.

 

Nhà thám hiểm Christopher Columbus cũng là người khá mê tín
Trong hành trình đến Tân thế giới vào năm 1492, Columbus và các thủy thủ tin rằng cá mập bám theo tàu là cảnh báo thảm họa sắp xảy ra. Trong suốt hành trình, một trận bão ập đến. Để xua tan cơn bão và ủy lạo tinh thần thủy thủ đoàn, Columbus đã ném bộ bài đang chơi vào biển sâu.

 

 


Danh Toại

==========================

 

 Tỷ phú Hoa Kỳ JP Morgan phát biểu:"Triệu phú có thể không tin thuật chiêm tinh, nhưng tỷ phú nhất định phải dùng thuật chiêm tinh". 

Tin vào thuật chiêm tình mà không hiểu bản chất của nó, bị gọi là "mê tín dị đoan". Nhưng Tỷ phú phải tin vào chiêm tinh, chính vì khả năng tiên tri của nó, chứ không phải họ đã hiểu được nó. Nhưng một vấn để được đặt ra: Một người bệnh đến bệnh viện vì đau bụng quằn quại. Bệnh nhân được bác sĩ xác nhận ung thư ruột và phải mổ. Bệnh nhân đồng ý mổ và khỏi bệnh, mặc dù họ chẳng biết gì vào chuyên môn của bác sĩ và cũng không thể yêu cầu bác sĩ giải thích để hiểu được vì sao bị coi là ung thư ruột và vì sao phải mổ. Trường hợp này không bị coi là "mê tín dị đoan", nhưng cần phải xác định rằng đó là vì   niềm tin vào một trí thức phổ biến có lịch sử rõ ràng.

Trường hợp xem bói toán, chiêm tinh và chữa bệnh của y học hiện đại, hoàn toàn giống nhau và đều không biết gì về chuyên môn sâu của cả hai ngành này, nó đều xuất phát vào niềm tin. Cả hai phương pháp xem bói và chữa bệnh đều có dự kiện đầu vào và khả năng tiên tri; ở y học là chẩn bệnh, đưa ra phương pháp giải quyết và chứng nghiệm hiệu quả. Và cả hai đều cần niềm tin của đối tác như nhau. Nhưng hai niềm tin này lại khác nhau ở chỗ: Một bên thì bị coi là "mê tín dị đoan"; còn bên kia thì không?! Về phía y học, tôi đã giải thích: đó là vì niềm tin vào một trí thức phổ biến có lịch sử rõ ràng. Còn tin vào chiêm tinh là một niềm tin không có lịch sử rõ ràng với một cơ sở lý thuyết gần như không có, hoặc hoàn toàn bí ẩn. Mặc dù phương pháp chiêm tinh và y học - cũng như tất cả mọi phương pháp khoa học kỹ thuật khác - đều như nhau. Tức là chúng có dữ kiện đầu vào. Ở khoa chiêm tinh là yếu tố thời gian, sau đó là phương pháp xử lý dữ kiện - phương pháp chiêm tinh - cuối cùng là một kết quả được xác định và có thể kiểm chứng. Vậy phương pháp chiêm tinh "mê tín" ở chỗ nào? Không lẽ kết luận là vì không hiểu gì về nó, nên nó phải là "mê tín"?

Tôi cần xác định rằng: tất cả mọi lý thuyết phát triển đến tận cùng của nó thì nó phải có khả năng tiên tri. Và đây cũng là một yếu tố để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Chẩn bệnh , ứng dụng phương pháp mổ, kết quả là khỏi bệnh; chính là khả năng tiên tri của y học. Nhưng khả năng chữa bệnh của y học và quá trình thực hiện phương pháp giải phẫu, hoàn toàn là một diễn biến trực quan. Nhưng toàn bộ diễn biến của một phương pháp tiên tri lại hoàn toàn trừu tượng. Người ta không thể hiểu được mối liên hệ về thời gian với sự kiện cần tiên tri. Người ta cũng không hiểu được những mô hình biểu kiến liên quan đến thời gian để tiên tri - thí dụ như quẻ Dịch - lại liên hệ với diễn biến sự kiện với một kết quả có thể biết trước và có thể kiếm chứng bằng nhận thức trực quan.

Nhưng sự tồn tại của ngành tiên tri từ thời cổ đại của khắp các nền văn minh trên thế giới với hiệu quả có thể kiểm chứng, đã xác định rằng: nó phải phản ánh một quy luật tự nhiên đằng sau nó. Tất yếu những phương pháp tiên tri này phải là hệ quả của một hệ thống lý thuyết tổng hợp được tất cả những quy luật tương tác, được thể hiện ở phương pháp tiên tri, nên nó mới có khả năng tiên tri. Có thể nói rằng: Tất cả các chính khách và những tỷ phú tin vào chiêm tinh, họ hoàn toàn không hề "mê tín dị đoan". Bởi vì, cho dù không hiểu gì về những lý thuyết - đã thất truyền - nguyên nhân của các phương pháp tiên tri - thì chính hiệu quả của các phương pháp tiên tri lưu truyền tính bằng Thiên Niên Kỷ trong lịch sử văn minh nhân loại, là cơ sở khách quan cho niềm tin này. Hay nói cách khác: Đó chính là một kho tàng tri thức khoa học đã được kiểm chứng vượt thời gian. Vấn đề còn lại chỉ là khả năng tiên tri của từng nhà tiên tri. Cũng như khả năng chẩn bệnh của từng bác sĩ vậy.

Cho nên, hoàn toàn không có gì khó hiểu khi các chính khách hàng đầu và các tỷ phú, họ cần đến khả năng tiên tri. Vì họ muốn biết những quyết định quan trọng của họ - ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người (Nếu là tỷ phú), hoặc cả một quốc gia (Nếu là chính khách đầu bảng), có một kết quả như thế nào bằng một phương pháp đã được kiểm chứng hiệu quả từ hàng Thiên niên kỷ. Đó là khả năng tiên tri.

Còn đối với những nhà khoa học - Họ nghĩ thế nào về khả năng tiên tri với các phương pháp tiên tri? Cho đến giờ này trên Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi khuyên những nhà khoa học đầu bảng, đừng bao giờ nói đến "mê tín dị đoan" cho các phương pháp tiên tri. Đừng vì không hiểu gì mà vội kết luận như vậy. Những phương pháp tiên tri ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại nhận thức được. Tức là từ thời kỳ mà lịch sử còn là truyền thuyết và huyền thoại. Đằng sau khả năng này, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà toàn bộ nền văn minh hiện nay đang mới chỉ là ước mơ.

Vài lời chia sẻ. cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài viết đã hoàn chỉnh. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Hồ Ngọc Đại:
Tôi thấy đau xót vì không ai nhìn thẳng vào sự thật


VietTimes  

16/02/16 05:08

 

VietTimes -- Chiều mùng 5 Tết (12/2) tôi lại có dịp ngồi cà phê với GS TSKH Hồ Ngọc Đại. Chuyện nhân tình thế thái rồi cuối cùng cũng lại quay về vấn đề giáo dục nước nhà. Vẫn như hơn 30 năm về trước khi lần đầu gặp ông: trăn trở, nhiệt huyết, thẳng thắn, gay gắt, rất sắc sảo và trách nhiệm.

 

1_111410.jpg

Giáo sư Hồ Ngọc Đại

 

“Khi soạn thảo Văn kiện Đại hội Đảng VII, về phần giáo dục, tôi được ông Đào Duy Tùng khi ấy là Thường trực Ban soạn thảo Cương lĩnh Chính trị và Chiến lược kinh tế-xã hội trình Đại hội VII mời đến để trao đổi và báo cáo cho ông nghe về Công nghệ giáo dục. Ông thỏa thuận lấy 2 câu của tôi để đưa vào Nghị quyết, câu 1: “Học sinh là nhân vật trung tâm, thầy giáo đóng vai trò quyết định.”, và câu 2: “Đưa công nghệ giáo dục mới vào nhà trường.” Nhưng bất ngờ là khi Nghị quyết ra câu 1 lại sửa thành: “Học sinh là nhân vật trung tâm.”, đánh dấu chấm ngay sau chữ “tâm”; còn câu 2 thì đảo thành: “Đưa công nghệ mới vào giáo dục nhà trường.”-- GS TSKH Hồ Ngọc Đại nói với VietTimes.

 

“Cây cầu” Hồ Ngọc Đại

Lần đầu tiên tôi gặp GS Hồ Ngọc Đại là năm 1987, tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục. Mặc dù khi ấy ông đã rất nổi tiếng bởi ông không chỉ là con rể của Tổng bí thư Lê Duẩn (vừa qua đời mấy tháng trước đó) từng từ chối chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục chỉ để đi dạy lớp 1, mà Công nghệ giáo dục (CNGD) của ông đang gây khá nhiều tranh cãi, nhưng tôi vẫn bị sốc khi nghe ông kết thúc bài tham luận tại hội nghị: “Các anh có thể không đồng ý với tôi, chống lại tôi, nhưng nền giáo dục hiện nay đang ở bên này bờ sông. Còn nền giáo dục của tôi đã ở bên kia bờ sông rồi. Muốn đi từ bên này sang bên kia bờ sông thì không có con đường nào khác là phải qua cây cầu Hồ Ngọc Đại”. Nhiều tràng pháo tay vang dội, nhưng cũng không ít cái lắc đầu, tặc lưỡi.

Ở giờ giải lao của hội nghị hôm ấy tôi đã tìm gặp GS Hồ Ngọc Đại. Trong lúc ông đang vui tôi rụt rè hỏi ông, khi nghe GS phát biểu như vậy nhiều người cho rằng ông hơi “kiêu”. Ông nhìn tôi, đặt ly càphê xuống bàn, bảo: “Tôi nói như vậy là với trách nhiệm cao với nền giáo dục nước nhà. Hồ Ngọc Đại không phải là cá nhân Hồ Ngọc Đại, mà Hồ Ngọc Đại là tư duy mới, là CNGD, là một giải pháp, một thực tiễn”.

Cũng hôm ấy GS Hồ Ngọc Đại đã giải thích một cách đơn giản nhất cho tôi, rằng CNGD của ông được xây dựng trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó. Do vậy giúp học sinh đọc thông viết thạo, đúng chính tả, không thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là nghe được, nhắc lại được thì viết được. Nếu học theo cách của ông thì xong lớp 1 đọc thông viết thạo, hết lớp 2 viết thành câu, hết lớp 3 không bao giờ viết sai câu.

Sau này còn rất nhiều lần tôi được trò chuyện với ông về CNGD. Có lần tôi hỏi ông rằng khi đưa CNGD về nước thì ai là người cản trở ông nhiều nhất, ông kể: “Có một lần ông Đỗ Mười (khi ấy đang là Tổng bí thư) hỏi tôi: “Trong công việc của mình, ai gây khó khăn cho anh nhiều nhất?”. Tôi trả lời là “Toàn người tốt gây khó khăn cho tôi”. “Tại sao lại thế?” - ông Đỗ Mười ngạc nhiên. Tôi trả lời: “Vì những người tốt đó họ tưởng tôi làm sai, để bảo vệ nền giáo dục đương thời nên họ phải chống lại lý thuyết của tôi”.

 

Làm cho nền giáo dục mất thiêng

Trong một lần trò chuyện tôi từng hỏi GS Hồ Ngọc Đại khi triển khai CNGD ở Việt Nam ông có lường được trước những khó khăn, cản trở như vậy không, ông bảo, không có cản trở mới là chuyện lạ. “Phải nói thật là lý thuyết của tôi đã đảo ngược lại toàn bộ nền giáo dục của nước ta. Ví dụ, tôi đề ra các nguyên tắc: học trò là trung tâm chứ không phải là thầy giáo; học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ; học không có thi cử, không có chấm điểm”- GS Hồ Ngọc Đại nói. Rồi ông bảo: “Khi tôi về nước, tôi hy vọng sau 20 năm sẽ có nền giáo dục mới. Tôi bỏ ra 10 năm đầu chỉ để làm cho nền giáo dục đương thời mất thiêng; cùng lúc đó, tôi thiết kế một nền giáo dục khác”.

Cũng trong lần trò chuyện ấy GS Hồ Ngọc Đại đã kể cho tôi nghe một câu chuyện khá lý thú: “Năm 1978, khi Nghị quyết về cải cách giáo dục (CCGD) vừa ra đời, thì cũng là lúc tôi tốt nghiệp về nước. Sau khi về nước, tôi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Hội đồng Chính phủ tổ chức đón tiếp tại Văn phòng chính phủ, rất thân mật. Ông hỏi rất nhiều chuyện.

Cuối cùng, ông hỏi về CCGD. Tôi nói: “Cái cải cách giáo dục mà chúng ta đang làm hiện nay sẽ thất bại”. Ông đứng dậy đi đi lại lại (sau này người ta nói với tôi là khi nào cụ Đồng giận lắm thì mới làm thế). Một lúc sau, ông trịnh trọng: “Thưa tiến sĩ, tại sao chưa làm mà tiến sĩ đã thấy thất bại?”.

Tôi chỉ nói mấy lý do của sự thất bại. Thứ nhất, cuộc CCGD này được chuẩn bị trong vòng hơn 20 năm, lại chuẩn bị trong thời chiến. Nay sang thời bình rồi nên phải khác. Thứ hai, đòi hỏi của cuộc cách mạng hiện nay đã khác. Thứ ba, những mục tiêu kinh tế, chính trị của đất nước sau chiến tranh hoàn toàn khác. Nếu giả dụ như 20 năm chuẩn bị vừa rồi là đúng thì khi sang tình hình mới đã là không đúng nữa. Nếu như 20 năm trước chuẩn bị không đúng thì sang quá trình mới càng không đúng.

Sau gần hai, ba tiếng đồng hồ trao đi đổi lại, cuối cùng ông Đồng hỏi: “Vậy thì tiến sĩ muốn gì? Có đề nghị gì với Chính phủ không?”. Tôi nói: “Tôi xin đi dạy lớp 1”. Kết thúc cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định: “Thôi, cứ để chị Bình (bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời bấy giờ - NV) triển khai cải cách giáo dục, còn anh Đại cho mở trường thử nghiệm lớp 1”.

 

GDVN: phải thay đổi toàn diện

Mùng 5 Tết năm nay tôi lại có dịp ngồi với GS Hồ Ngọc Đại, lại nói về giáo dục. Tôi hỏi ông: “Gần 50 năm đã trôi qua kể từ khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về CCGD, không năm nào chúng ta không nói đến CCGD, đã có không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, hội thảo tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền thuế của dân, nhưng cho đến nay nền giáo dục của chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập. Vậy, đâu thực sự là nguyên nhân?”.

GS Hồ Ngọc Đại nói: “Nếu so với thế giới, nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu. Tôi có thể nói thế này: Vào thời điểm này từ cuộc sống, tất cả các ngành, các nghề của con người và xã hội đã biến đổi rất lớn so với cách đây 15-20 năm, nhưng nghiệp vụ sư phạm của chúng ta thì từ nửa thế kỷ nay không thay đổi gì cả. Thậm chí còn tệ hại hơn trước vì trước là thầy giảng, trò ghi nhớ nhưng bây giờ là thầy đọc, trò chép.

 

2_46883.jpg

Vị Giáo sư già vẫn đau đáu, trăn trở với sự nghiệp giáo dục

 

Tôi thấy đau xót vì không ai nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nói thành lời, nhưng không ai cảm thấy rằng trẻ con là máu thịt của mình, không ai cảm thấy đứa con đau khổ chính là mình đau khổ. Và không thấy được sự tối ưu của mỗi giai đoạn khác nhau. Hiện nay từ lớp mẫu giáo cho đến các bậc tiến sĩ dạy đều có phương pháp dạy giống như nhau”.

Vậy, nền giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi như thế nào?”-Tôi hỏi. GS Hồ Ngọc Đại nói ngay: “40 năm nay tôi đã nói rồi. Nay câu trả lời vẫn vậy thôi. Phải thay đổi toàn bộ, thay đổi về nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức, các quan hệ trong nhà trường và quan hệ xã hội. Lớp học ngày xưa là “nhà thờ” nhưng lớp học hiện đại phải là “cuộc sống”, giáo viên giao việc, học sinh làm. Điều quan trọng nhất là phải tập trung vào giải quyết 2 bậc Tiểu học và Đại học. Và phải làm mới hoàn toàn.

Thứ nhất, bậc tiểu học có 2 đặc điểm cơ bản, học sinh tiểu học còn nhỏ, còn bố mẹ, ông bà nội ngoại, còn họ hàng... có hàng chục người gắn vào học sinh lớp 1. Nếu học sinh lớp 1 chúng hạnh phúc thì cả chục người đó hạnh phúc. Nếu giáo dục nhà trường tốt thì gia đình dễ yên ấm, xã hội dễ yên lành.

Thứ hai, với cấp tiểu học, đặc biệt nhóm lớp 1 nghiệp vụ phải tinh tế nhất, cao siêu nhất, chắc chắn nhất. Và cấp tiểu học cũng nên kéo dài 6 năm. Tại sao phải 6 năm? Bởi trong cuộc đời không có giai đoạn nào đẹp hơn thời kì từ 0 đến 6 tuổi. Tuổi này mà được ở nhà, được vui chơi thoải mái là thích nhất. 6 tuổi là thời điểm tích lũy kinh nghiệm một cách thiên nhiên, bản tính. Giai đoạn này trẻ thích mày mò, khám phá. Nên hãy để các em thỏa sức tìm tòi. Dĩ nhiên có thất bại, có thành công.... không nên ràng buộc các em bằng những chuẩn hóa quá sớm”.

“Vậy, còn bậc đại học thì sao?- tôi hỏi. GS Đại trả lời: “Nếu bậc học tiểu học là cơ hội cuối cùng để duy trì, gìn giữ bản sắc dân tộc thì ở bậc đại học lại là cơ hội đầu tiên để hòa nhập, hội nhập quốc tế. Một chương trình tiểu học không cần phải giống nước nào và cũng không cần nơi nào công nhận thì ngược lại, chương trình đại học phải là chương trình quốc tế và bằng cấp phải được thế giới thừa nhận. Một bằng tốt nghiệp đại học chỉ dùng ở "tiêu thụ nội địa" là một bằng đại học "trâu ta ăn cỏ đồng ta", chỉ có sức để kéo cày chìa vôi thôi”

Trời đã bắt đầu tối. Các cột đèn góc đường Lê Duẩn đã bật sáng. Trước khi chia tay, GS Hồ Ngọc Đại bảo tôi: “Đi đến đâu tớ cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm Tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả”.

L.T.B

==========================

Lại vấn đề giáo dục. Trước hết cá nhân tôi thể hiện sự kính trọng tâm huyết của giáo sư Hồ Ngọc Đại và vấn đề ông trăn trở hàng chục năm nay về giáo dục. Hết!

Mọi chuyện tôi đã nói rồi và không nhắc lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch

BizLIVE

16/02/2016 13:57 GMT+7

 
Với những hệ lụy tiêu cực rất lớn tác động đến kinh tế - xã hội sau kỳ nghỉ kéo dài và thời gian chuẩn bị, chuyên gia cho rằng muốn có nền kinh tế hội nhập, cần phải bỏ Tết âm lịch.
 

1_28599.jpg

TS Nguyễn Trí Hiếu.

 

Theo “thông lệ” hàng năm, cứ sau Tết người lao động, đặc biệt là công nhân không chịu đi làm sau Tết hoặc đi làm không đầy đủ khiến không ít ông chủ phải quỳ lạy mong họ đảm bảo tiến độ công việc. Phóng viên báo điện tử VTC News đã có cuộc phải vấn TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế, người có nhiều năm lại việc tại Mỹ về vấn đề này.

 

- Theo ông, tại sao người lao động Việt Nam làm việc rất uể oải sau Tết, thậm chí có người còn chưa chịu đi làm?

Tôi cho rằng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là kỳ nghỉ Tết kéo dài. Kỳ nghỉ Tết dài có nhiều lợi ích nhưng thiệt hại thì nhiều hơn. Mặt lợi là giúp người lao động có nhiều thời gian bên gia đình. Đặc biệt, khi đường xá vẫn chưa thuận lợi, việc đi lại vẫn còn khó khăn, người dân càng muốn ở lâu bên gia đình hơn. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết dài còn giúp giữ gìn truyền thống, văn hóa ăn Tết có từ ngàn xưa.

Thế nhưng, thiêt hại về kinh tế, xã hội thì rất lớn. Theo tôi được biết, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như vậy. Nhật Bản không ăn Tết Âm lịch từ lâu rồi. Họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng có.

Tất cả các nước trên thế giới ăn Tết Dương lịch trong ngày 1/1 và ngày Noel chứ không nghỉ tới 9 ngày như Việt Nam.

Kỳ nghỉ Tết dài tạo ra nhiều hệ lụy như khiến con người trì trệ trong công việc, lười biếng không muốn trở lại với công việc.

Bia rượu quá nhiều là một tệ nạn, khiến người lao đông mệt mỏi khi đi làm trở lại. Trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, các cơ quan uể oải, họ đến chỉ để chúc Tết. Ngoài doanh nghiệp sản xuất vẫn phải làm đều, rất nhiều doanh nghiệp khác, kể cả ngân hàng rất trì trệ.

Kỳ nghỉ Tết dài ngày tạo ra thói quen nghỉ ngơi không chỉ trong những ngày nghỉ chính thức mà còn lan sang những ngày cận Tết và cả tháng trời sau Tết. Việt Nam vốn có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Phải đến tháng 2, họ mới thực sự làm việc trở lại. 1 tháng làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%. Chưa kể thiệt hại về xã hội là tai nạn giao thông.

 

- Chứ không phải do người Việt Nam có phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu kỷ luật sao, thưa ông?

Việt Nam bắt đầu từ tâm lý kinh tế nông nghiệp . Từ xưa, hơn 90% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Công việc của họ theo mùa vụ. Ngày Tết, họ nghỉ rất dài, sau đó mới đi cấy lúa, gieo trồng trở lại.

Tập quán này xuất hiện từ rất lâu rồi. Nhưng bây giờ Việt Nam đang bước vào nền kinh tế công nghiệp nên cần phải thay đổi. Trung Quốc cũng vậy, rất nhiều người không trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết vì áp lực ngành công nghiệp rất lớn.

 

- Có nhiều người đổ lỗi cho doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ tốt nên người lao động mới không mặn mà với công việc. Điều đó có đúng không?

Có lẽ đó cũng là lý do. Dĩ nhiên do đồng lương quá thấp, người lao đông không cảm thấy khuyến khích trở lại công việc. Lương tháng chỉ khoảng 5 triệu đồng thì họ không đủ sống nên nếu có cơ hội, họ vẫn muốn dành thời gian bên người thân hơn.

Đó là lý do nhưng theo tôi không quan trọng lắm. Thật sự, theo tôi, nếu có trả lương cao đi chăng nữa thì tâm lý ăn Tết lâu, ngại làm việc trở lại vẫn ăn sâu trong tâm lý con người Việt Nam. Bằng chứng là ngay đối với những ngành được trả lương cao như ngân hàng, sau Tết, người lao động vẫn khá uể oải.

 

- Vậy có nên ăn Tết theo Dương lịch mà bỏ Tết Âm lịch không, thưa ông?

Tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng.

Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1. Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch. Tôi không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống.

Trong Tết Dương lịch, chúng ta vẫn có thể giữ tất cả truyền thống như mặc áo dài, ăn bánh chưng, dưa hành, lì xì cho người thân, ông bà con cháu quây quần bên nhau,.... vào Tết Dương lịch. Vấn đề chỉ là đổi thời gian từ ngày Âm lịch sang ngày Dương lịch, chứ không phá vỡ phong tục, tập quán.

Muốn để nền kinh tế thật sự thât sự hội nhập, chúng ta nên bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch. Nhưng đây không phải chuyện nhỏ, không thể làm một sớm một chiều mà cần giáo dục quần chúng, đông viên, tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích kinh tế. Điều này chắc chắn không được thực hiện trong khoảng 10 năm tới.

 

- Lợi ích kinh tế của việc bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch là gì, thưa ông?
Nền kinh tế Việt Nam có cơ hội đi cùng chu kỳ, xu thế kinh tế toàn cầu. Tôi sống và làm viêc ở Mỹ nhiều năm nên nhận thấy kinh tế Mỹ chậm lại trong tháng 11, 12. Điều đó được thể hiện rất rõ trong mảng ngân hàng.

Sang tháng 1, kinh tế bật trở lại. Nhưng mình thì đi ngược lại chu kỳ đó. Khi người ta bật lại thì mình bắt đầu chuyển động để... nghỉ ngơi. Người dân không chỉ nghỉ mấy ngày Tết mà trước đó kinh tế đã trầm lắng hơn. Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều cơ sở kinh doanh cần thời gian 1 tháng để phục hồi tinh thần làm việc. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng làm việc kém hiệu quả hơn.

Nếu dùng Tết Dương lịch, chúng ta sẽ chống lãng phí thời gian. Nếu mất 2 tháng trong 1 năm, thiệt hại kinh tế có thể lên đến 20% chứ không chỉ 10% như tôi dự báo ban đầu.

- Xin cám ơn ông!

Theo VTC

==========================

BỎ TẾT ĐỂ HÓA KIẾP THÀNH DÒI - Í LỘN - THÀNH DỒNG?!

Với những thứ tư duy như thế này đang tác động và ảnh hưởng đến xã hội - qua sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng thì - Xin lỗi quý vị - xã hội Việt Nam khó ngóc đầu lên nổi - dù tham gia TTP hay không.

Lão Gàn chẳng phải kiêu ngạo và quá tự tin,nhưng chắc chắn rằng: Chỉ cần chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ, lão Gàn chỉ cần đóng góp ý kiến ngay tại diễn đàn này, cũng đủ để góp phần giúp sự phát triển của Việt Nam thành rồng. Giá trị của công bố này đến hết mùng 10 tháng Ba Bính Thân Việt lịch.

Điếu mựa! Hàn Quốc có bỏ Tết Âm Lịch điếu đâu mà họ vẫn là một siêu cường vậy? Trung Quốc có bỏ Tết Âm lịch điếu đâu mà vẫn là siêu cường thứ hai thế giới vậy. Bởi vậy, nghe những thằng ngu nói chuyện thật muốn bỏ thuốc lá và hết muốn nhậu.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Bỏ tết âm lịch sẽ sớm trả giá với phú quý khô khan
18.02.2016 | 05:00 AM
“Người Nhật đang tìm mọi cách phục hồi lại những ấm áp sâu lắng của các lễ hội cổ truyền”, Tiến sĩ Nguyễn Việt – Giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á chia sẻ.
 

Đã có ý kiến cho rằng, do kì nghỉ Tết kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế trong thời kì hội nhập và đề xuất không giữ truyền thống nghỉ Tết Âm lịch mà nên nghỉ Tết Dương lịch theo châu Âu.

 

bo-tet-nguyen-dan-1-1455697955.jpg

Tết Âm lịch là nét đẹp cổ xưa không thể bỏ.

 

Ý kiến gộp kì nghỉ Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch đã gây ra những tranh luận nhiều chiều.

 

Đem vấn đề này trao đổi với cụ bà Nguyễn Thị Khuyên (80 tuổi, Cầu Giấy, HN), người đã gắn bó cả cuộc đời ở Việt Nam cùng những tập tục truyền thống của dân tộc, cụ Khuyên chia sẻ rằng, với cụ, mỗi dịp tết đến đều là những kỳ nghỉ vô cùng ý nghĩa.

Cụ Khuyên cho biết: “Tôi đã sống ở Hà Nội 80 năm rồi, từ lúc nhỏ cho đến giờ tôi chẳng đi đến đâu. Nhưng con cháu bây giờ đứa nào cũng thành đạt. Đứa ở Úc, đứa ở Mỹ, đứa cháu gái vừa được bố mẹ bảo lãnh cho qua Đức cùng. Bây giờ gia đình chỉ có hai ông bà già ở nhà. Cả năm, dịp nghỉ tết là cơ hội duy nhất để vợ chồng tôi tập trung được con cái đầy đủ”.

Theo cụ Khuyên: “Tết Nguyên Đán là một nét văn hóa cổ truyền từ lâu đời. Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một quốc gia có rất nhiều lễ hội. Vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn trong ngày tết. Do đời sống được cải thiện nâng cao hơn nên những cuộc nhậu nhẹt, bù khú diễn ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ nét đẹp truyền thống trong văn hóa truyền thống đáng quý này được. Nếu chúng ta biết kiềm chế, biết tổ chức tết thì nên rút ngắn ngày nghỉ Tết Âm lịch xuống 3 ngày. Nếu làm được như vậy thì không cần phải gộp Tết Dương lịch và Âm lịch vào làm một. Dù sao Tết Âm lịch cũng là một nét văn hóa đẹp và phá bỏ đi là rất khó”.

Bỏ tết âm lịch là chỉ tính đến lợi ích kinh tế trước mắt

Trao đổi với PV báo Người đưa tin về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt – Giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á - người có nhiều năm sống và làm việc ở các nước châu Âu khẳng định: “Ý kiến đó đơn thuần chỉ tính đến lợi ích kinh tế trước mắt. Thực tế lặp lại tâm nguyện của những chính trị gia Nhật Bản trong cuộc cách tân của họ, mà không đo lường hết giá trị của văn hóa và di sản”.

 

tet-nguyn-dan-1-1455698033.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Việt, giám đốc Bảo tàng tiền sử Đông Nam Á

 

“Ở đời có câu phú quý sinh lễ nghĩa, đúng là chúng ta chưa có phú quý ở mức cao so sánh với thế giới. Nhưng không vì chạy đua để đạt được cái phú quý so sánh đó mà bỏ đi cái Lễ nghĩa ngàn đời mới có được”, ông Việt chia sẻ.

Theo ông Việt, người Nhật đang trả giá với sự phú quý khô khan, tẻ lạnh của mình và đang tìm mọi cách phục hồi lại những ấm áp sâu lắng của các lễ hội cổ truyền. “Theo tôi, lễ hội là vốn quý của nhân văn tích lũy ngàn đời, luôn có hai mặt. Nhìn vào tiêu cực để hô hào xóa bỏ là cực đoan và vô văn hóa” - ông Việt khẳng định.

Tìm hướng đi đúng đắn cho nét truyền thống văn hóa này, vị tiến sỹ nêu quan điểm: “Chúng ta phải cùng nhau hạn chế, khắc phục và tiêu diệt những tiêu cực phát sinh từ lễ hội, chứ không phải tiêu diệt lễ hội. Ý kiến đề xuất hô hào từ bỏ Tết Nguyên Đán có thể khẳng định là sai”.

“Đồng thời, Bộ Lễ (các Ban Tuyên giáo, Ban Tôn giáo, Bộ Văn hóa, Thông tin, các ngành, viện liên quan đến văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn) cần được tập hợp lại trong một hội thảo nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá được mất và đưa ra biện pháp hiệu quả cho bảo tồn, phát huy lễ hội và triệt tiêu mặt có hại của lễ hội”, vị tiến sỹ nhấn mạnh.

Cù Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, có thể ứng dụng đối với một số chiêu trong phong thủy được không nhỉ?

Ví dụ: ở sân phía trước nhà làm tranh 3D cái bể bơi chẳng hạn? hay bức tường nước trước cửa .....?

 

 

Đã trả lời ở tản mạn chuyện phong thủy!

=====================================

Phong trào nhà ở kiểu mới

 

Mình thấy sàn nhà lót gạch bông hay đá hoa cương riết nhìn cũng chán vì chúng đã quá quen thuộc rồi. Thấy cách lót sàn 3D này mới, nhìn trông cũng vui mắt và cái chính là không gian nhìn rộng hơn rất nhiều. Có nhà nào dự định làm sàn như thế này không nè.

Nhà bếp như cả 1 bãi biển tươi mát. Đẹp như vầy mới có hứng vào bếp nấu ăn cả ngày luôn ấy chứ!

 

1432720198_interior_design_ideas_3d_ocea

Phòng tắm có thêm chiều sâu với sàn nhà này. Nhìn kiểu này cũng đỡ sợ sàn nhà bị dơ nữa.

font_b_3d_b_font_wallpaper_custom_font_b

Không biết có đang bị đi nhầm 1 một khu di tích nào đó hay không 

3_D_flooring_ideas_for_living_room_inter

Mình thích phòng tắm kiểu như thế này, gần gũi với thiên nhiên và cảm thấy rất dễ chịu.

1432720198_4.jpg

Mang cả một bãi sang hô vào trong phòng tắm đây!

1432720198_1391493_229241770574992_11838

Một kiểu sàn hình lòng đại dương khác. Ngôi nhà nhìn rất thú vị và không hề buồn chán một chút nào.

1432720198_interior_design_ideas_3d_ocea

Ai cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi được bước vào trong một căn nhà như thế này.

1432720198_interior_design_ideas_3d_ocea

simple_3_D_bathroom_flooring_designs_3_D

Phòng ngủ này sẽ giúp bạn ngon giấc hơn rất nhiều luôn!

12718056_541061122734211_351286797382828

Xem xong muốn sửa nhà liền quá mọi người ơi biggrin.gif

2015_05_30_060720.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều: Chưa giàu đã xài sang

 

(Tin tức thời sự) - Thay vì so bì nước khác nghỉ nhiều, Việt Nam hãy nghỉ ít đi và làm việc nhiều hơn để bắt kịp về năng suất lao động, trình độ phát triển...

Vội vã hưởng thụ

Quan tâm đến câu chuyện Việt Nam nghỉ lễ quá nhiều, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho rằng, Việt Nam có một khuyết điểm lớn là vội vã hưởng thụ, vội vã nghỉ ngày thứ 7 khi đất nước vừa có chút thành tựu về phát triển.

 

viet-nam-nghi-le-qua-nhieu-chua-giau-da-

Nhiều người nghỉ Tết Âm lịch không phải 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi"

 

"Tôi nhớ thời người Hàn Quốc mới lập nghiệp, họ rất chắt chiu trong chi tiêu và làm việc cật lực. Kỷ luật của người lao động Hàn Quốc rất cao, thậm chí họ sẵn sàng dùng "chân tay". Đó là thời kỳ tướng Park Chung Hee cai trị, tuy ông ta rất độc tài nhưng đã cương quyết đưa đất nước Hàn Quốc đi lên, chính vì thế sau này con gái ông là bà Park Geun Hye tiếp tục được ủng hộ làm tổng thống Hàn Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam không trải qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng như thế, chỉ cần đất nước tăng trưởng kinh tế 8-9% trong một vài năm là đã vội vã nghỉ ngày thứ 7. Bao nhiêu công việc của cơ quan nhà nước không giải quyết xong một phần là do nghỉ ngày thứ 7. Các công ty tư nhân cũng bắt chước nghỉ  thứ 7 hoặc chỉ làm buổi sáng thứ 7, mà thực tế họ làm với tâm lý chờ đợi để nghỉ buổi chiều. Việc vội vã đó dẫn tới tình trạng công chức và công nhân trở nên lười biếng, tới ngày thứ 6 thì chờ sáng thứ 7 để được nghỉ, đến khi luật cho nghỉ ngày thứ 7 thì làm tới trưa thứ 6 đã chuẩn bị tâm lý nghỉ.

Rất nhiều cấp Sở ở TP.HCM chiều thứ 6 không làm việc mà dành để tự giải quyết công việc của họ hoặc học tập chính trị, sinh hoạt đoàn thể, thành ra thay vì làm việc cho dân 5 ngày, giờ chỉ còn 4 ngày rưỡi. Do đó, đề nghị chính quyền phải tiếp dân giải quyết công vụ cả chiều thứ 6, còn học tập sinh hoạt với nhau trong ngày thứ 7 - Đừng cắt xén giờ phục vụ dân thêm nữa. Cũng với tâm lý đó, đến khi nghỉ lễ người Việt lại nghỉ " bắtcầu".

Vì thế, tôi cho rằng người Việt có hai sai: một là nghỉ ngày thứ 7, hai là nghỉ "bắt cầu". Ở cơ quan tôi cũng nghỉ ngày thứ 7 nhưng nếu tuần này nghỉ " bắt cầu" thì tuần tới phải làm bù ngày thứ 7. Nhưng với công chức nhà nước thì rất khó bù vì ngày đó dẫu họ có làm thì dân cũng không dám tới. Ví dụ, tuần này cơ quan nhà nước nghỉ thứ 6, thứ 7 tuần tới làm bù thì chuyện làm bù chỉ trong cơ quan đó biết với nhau, còn người dân không biết mà tới. Do đó, theo quan điểm của tôi, nên khôi phục làm việc vào ngày thứ 7, không cho nghỉ "bắt cầu" để kích thích tinh thần làm việc của người dân", ông Nguyễn Văn Đực chỉ rõ.

Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành nhấn mạnh, cần phải chấn chỉnh lại gấp tác phong làm việc chậm chạp, lười biếng của người Việt bởi đất nước ta đã tụt hậu so với các nước khác, do đó cần có thời gian lao động cật lực, có kỷ luật và chất lượng. Còn như bây giờ, người dân cứ ham nghỉ, lại được nghỉ "bắt cầu", nghỉ dài, tiêu tốn thời gian vào việc tụ tập, ăn chơi, du lịch, dẫn đến tiêu pha vô lối , để đến khi bị chặt chém thì lại la làng.

Trước ý kiến cho rằng số ngày nghỉ lễ chính thức trong năm của Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia... và không ảnh hưởng đến kinh doanh, ông Nguyễn Văn Đực thẳng thắn, người Việt chưa giàu nhưng đã xài sang, "con nhà lính tính nhà quan".

"Chẳng hạn Tết Âm lịch vừa rồi nghỉ 9 ngày, nhưng đến nay tại công trường của chúng tôi, nhiều công nhân vẫn còn chưa đi làm. Như vậy, không phải họ nghỉ 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" với rất nhiều lý do, từ việc chờ đám cưới đứa em, đám giỗ ông bác, ăn tân gia... Đến khi đi làm trở lại thì tinh thần ai nấy uể oải, đặc biệt là đối với ngành xây dựng.

Rõ ràng, người ta đã lợi dụng các dịp lễ, Tết để đua nhau nghỉ một cách vô tội vạ, kỷ luật lao động vô cùng lỏng lẻo. Điều này khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, mất thời cơ, phá vỡ cam kết với đối tác...

Nghỉ nhiều, ăn chơi nhiều, đặc biệt là nhậu nhiều làm mất sức khỏe người Việt. Thêm vào đó, với việc người lao động không được đào tạo đầy đủ, trình độ cơ giới và đồng lương thấp..., tất cả các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội khiến năng suất lao động người Việt thấp. Ngay cả tâm lý thích làm thầy, đua nhau học làm thầy, không chịu làm thợ, không tôn trọng người làm thợ cũng khiến Việt Nam ít thợ lành nghề", ông Đực nói.

 

Đừng so bì nghỉ nhiều, nghỉ ít

Theo ông Nguyễn Văn Đực, ở các nước, luật lệ đã có từ nhiều năm nên có lẽ không gây nhiều tranh cãi, còn người Việt có cái sai lớn nhất là nghỉ " bắt cầu" và nghỉ kéo dài. Vì thế, ông đề nghị nên cho doanh nghiệp bố trí lại ngày nghỉ, Nhà nước chỉ ra chính sách hướng dẫn và ngay cả khi hướng dẫn thì Nhà nước cũng nên tiết kiệm ngày nghỉ, không thể vung tay quá trán, thấy nước khác nghỉ nhiều thì mình cũng nghỉ nhiều.

"Nếu vậy tại sao không nhìn nước họ giàu gấp 5 lần Việt Nam để mình phải làm việc gấp 5 lần người ta? Thay vì so bì người ta nghỉ nhiều, mình nghỉ ít phải thấy "nhục" để từ đó tăng tốc làm việc, điều chỉnh thái độ làm việc để sao cho 15 năm, 20 năm sau theo kịp nước bạn. Người Hàn Quốc sau nội chiến, người Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai đều trải qua một giai đoạn chịu khó, chịu khổ, thậm chí chịu nhục để đưa đất nước phát triển. Bản thân người Nhật đã không ăn Tết Âm lịch từ lâu, họ chỉ ăn Tết Dương lịch nhưng vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa riêng của họ.

Đối với Việt Nam, câu chuyện bỏ Tết Âm lịch hay không đến nay vẫn gây tranh cãi rất nhiều, nhiều người cho rằng như thế là mất nguồn cội. Nhưng nói đến nguồn cội, không đâu giữ gìn nguồn cội, văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt như người Nhật. Người Nhật không cướp giật, không gian tham, lừa đảo, lười biếng... điều đó đâu có bị ảnh hưởng bởi chuyện họ bỏ Tết âm lịch. Do đó, tôi cho rằng nên bỏ Tết Âm lịch, chỉ ăn Tết Dương lịch cho hòa nhập thế giới, nhất là khi Việt Nam đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một sân chơi với "luật chơi chung". Một khi đã vào sân chơi thế giới mà cứ khăng khăng áp dụng "luật của mình" thì không ai chơi với mình hoặc mình sẽ lạc hậu. Cho đến nay có lẽ chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài thế này".

Thành Luân

===================

Ngày xưa, tôi là thợ tiện. Những xếp của tôi luôn kêu gọi tăng năng xuất lao động, bằng cách quay nhanh tốc độ máy, người công nhân bám máy trong suốt "tám giờ vàng ngọc". Họ vận động công nhân đi làm luôn cả ngày nghỉ. Khi chiến tranh ngưng ở miền Bắc, tôi làm việc ở Cty Xây dựng nhà ở số II Hanoi. Các xếp ở đây khoán tiền cho chúng tôi trên một đơn vị sản phẩm. Tôi chỉ là công nhân bậc thấp, nhưng thao tác rất chính xác, không có động tác thừa, xử lý công việc rất hợp lý, nên các xếp thường căn cứ vào thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của tôi trên 8g làm việc để định mức khoán. Nhưng cũng các vị xếp này, căn cứ vào việc tôi đi muộn về sớm, hay la cà hàng quán, không tăng lương cho tôi. Lương tôi có tăng thì chỉ khoảng 10 đồng/ tháng. Nhưng giá trị khoán sản phẩm căn cứ vào khả năng của tôi đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng tháng. Thí dụ: Một bộ ốc tăng đơ vì kèo, xếp căn cứ vào năng xuất của tôi khoán 3 hào/ bộ/ 1 giờ sản xuất. Nếu là năng xuất của ngươi khác phải ít nhất 4 hào/ bộ/ 1g sản xuất. Như vậy, 8 giờ / người, Cty được lợi 8 hào. Có ba thợ tiện trong xưởng, sau tăng 5 thợ. Như vậy, mỗi ngày 5 người  x 8g = 40 đồng ngày. Lương tôi hồi ấy có 48 đồng/ tháng. Nhưng các xếp vẫn không tăng lương vì mỗi ngày tổng đi muộn và la cà hàng nước của tôi mất khoảng 1g làm việc.

Khoảng 15 năm sau - khoảng năm 84 / 86 - tôi đi vác mía mướn trong một cơ sở mía đường ở Mỏ Cày Bến Tre.  Thời gian sau, biết tôi là một công nhân kỹ thuật giỏi, ông ta trả lương tôi 100. 000VN/ tháng - là mức lương rất cao thời bấy giờ - chỉ ngồi chơi và xử lý các sự cố kỹ thuật máy cho Xưởng mía đường. Máy móc đâu có dễ hỏng. Tôi cũng lại lang thang quán cafe, chém gió. Nhưng vào lúc cao điểm của vụ mía, chiếc máy nổ chủ lực của xưởng mía bị gãy con cò súp páp, giữa đêm. Muốn đi sửa phải mất từ 3 đến 5 ngày và chưa chắc sửa được. Phụ tùng thay thế hồi ấy không dễ mua. Lúc ấy, tôi đã sáng kiến dùng cái ống nước với sự tính toán đường kính thích hợp, đập bẹp, gắn vào phần còn lại của con cò súp páp. Chỉ một tiếng sau, máy lại nổ đùng đùng và tôi lại ra quán cafe chém gió. Vụ mía năm ấy, ông chủ tôi thu lợi cả trăm triệu đồng. Ông ta thưởng cho tôi 200. 000 đ, khiến tôi hết sức cảm ơn ông ta.

Tôi kể câu chuyện này để làm thí dụ cho vấn đề phát triển và ngày nghỉ. Từ đó tôi sẽ vạch ra sai lầm về cái nhìn cổ điển trong sự phát triển xã hội.

Trước hết tôi xin nói về những người lắm tiền giàu của, chém gió đùng đùng trên mạng vì sự thành đạt. Một trong những đặc điểm của họ là trưng bày đồ đắt tiền trong nhà. Những món đồ trưng bày trong nhà các đại gia, sờ vào thôi cũng khó. Nó có giá ít nhất là 20 triệu VND và lên đến hàng tỷ. Nhưng một đặc điểm khác cũng rất quen thuộc ở các nhà đại gia là thiếu hẳn một tủ sách. Cho nên với những đại gia, tôi thấy chỉ 5% là đúng nghĩa nhờ tài năng mà vươn lên, 20% nhờ phúc đức, phần còn lại toàn là đám cơ hội gặp thời. Bởi vậy, mỗi khi có biến động trong kinh doanh, nhiều đại gia rớt đùng đùng, bổ lăn bổ ngửa cả.

Cho nên, vấn đề không phải ở chỗ số ngày nghỉ của một công nhân. Cũng không phải hoàn toàn nằm ở năng xuất lao động cơ bắp của họ. Tết nghỉ 9 ngày chứ bây giờ nghỉ cả nửa tháng cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.Mà vấn đề nằm ở chỗ: Về nội bộ là quản lý tổ chức. Một doanh nghiệp trong bài báo trên phàn nàn:

 

"Chẳng hạn Tết Âm lịch vừa rồi nghỉ 9 ngày, nhưng đến nay tại công trường của chúng tôi, nhiều công nhân vẫn còn chưa đi làm. Như vậy, không phải họ nghỉ 9 ngày nữa mà nghỉ tới cả tháng với đúng nghĩa "tháng Giêng là tháng ăn chơi" với rất nhiều lý do, từ việc chờ đám cưới đứa em, đám giỗ ông bác, ăn tân gia... Đến khi đi làm trở lại thì tinh thần ai nấy uể oải, đặc biệt là đối với ngành xây dựng.

 

 Đấy là do quản lý tổ chức của anh kém. Quá kém, nên mới xảy ra những sự việc nghỉ kéo dài như vậy. Nghỉ 9 ngày, sáng ngày thứ 10 phải có mặt đúng giờ làm việc. Đi muộn trừ lương, cà chớn nghỉ việc. Tổ chức lỏng lẻo, đồ thừa nghỉ Tết. Doanh nghiệp của anh là cái đinh gì mà nhân danh quyền lợi doanh nghiệp xóa bỏ cả một truyền thống dân tộc gây dựng nên từ hàng ngàn năm nay? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề nghỉ Tết 2 ngày rưỡi như hồi Tây, có bảo đảm đất nước này vì nghỉ Tết ít nên nó sẽ bằng Nhật Bản không? Trong doanh nghiệp thì vấn đề là quản lý tổ chức doanh nghiệp. Và tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng chỉ là một yếu tố trong những yếu tố để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những yếu tố liên quan là vấn đề tương tác của doanh nghiệp với môi trường. Nếu quảng cáo giới thiệu sản phẩm kém, không có những quan hệ tiêu thụ sản phẩm và phát triển...cũng chết.

Đối với xã hội thì vấn đề là quản lý tổ chức xã hội. Trong yếu tố phát triển của xã hội, chẳng có yếu tố nào liên quan đến một xã hội có nhiều ngày nghỉ và Lễ hội cả. Thụy Điển vừa ban hành chính sách toàn dân ăn lương. Hay nói một cách hình ảnh: Toàn dân nghỉ việc. Không nhận xét nguyên nhân đúng, mà đổ thừa cho mọi nguyên nhân cục bộ một cách chủ quan, thì chỉ góp phần làm cho nó thêm tụt hậu và rối tung vấn đề.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỘT VÍ DỤ CHO SỰ VÔ THƯỜNG

===================================

Dinh thự xa hoa nay là đống đổ nát của cựu bộ trưởng Ukraine
Chủ nhật, 28/2/2016 | 10:10 GMT+7
 
Đèn chùm pha lê, tượng vàng, bồn mát xa nước nóng trong dinh thự xa hoa của cựu bộ trưởng tư pháp Ukraine Pshonka nay chỉ còn là đống đổ nát sau khi ông bỏ trốn khỏi đất nước.
1_660x0.jpg 

Biệt thự của Viktor Pshonka, người từng là một trong những nhân vật quyền lực nhất Ukraine được trang hoàng bằng đồ nội thất mạ vàng, cũng như nhiều bức tượng vàng.

 

Tuy nhiên, sau khi những người biểu tình lật đổ cựu tổng thống Yanukovych vào tháng 2/2014, Pshonka cũng trốn khỏi Ukraine.

Biệt thự của Pshonka nằm trong khu vực đắt đỏ nhất ở thủ đô Kiev. Tất cả đồ nội thất sang trọng bên trong như đèn chùm, lò sưởi, đều bị lấy đi, để lại phòng khách tan hoang.

 
2-1456543709_660x0.jpg 

Một người biểu tình ngồi trên chiếc ghế bành của Pshonka, nhìn bức họa cựu tổng thống Yanukovych tặng hoa hồng cho Pshonka (trên). Giờ đây, trong căn phòng không còn đồ vật nào, ngay cả tấm thảm màu xanh in hoa cũng bị gỡ đi (dưới).

 

Phòng bếp rộng rãi, với tủ bếp làm bằng gỗ trắng, tủ lạnh âm tường trước đây (trên), nay đều bị tháo dỡ. Mọi thiết bị nhà bếp, phụ kiện, cửa tủ, cửa ra vào đều bị dỡ sạch (dưới).

 

Pshonka lắp đặt một bồn sục, xây bể bơi bằng cẩm thạch màu xanh ngay cạnh phòng ăn tối. Những kẻ xông vào lấy đi mọi thứ, từ bồn tắm cho đến hệ thống đèn chiếu sáng.

 

 

Tranh ảnh, tượng, đồ gốm và những vật trang trí khác đề bị lấy đi. Thậm chí cả ván lót cầu thang cũng bị tháo dỡ, để lại căn nhà hoang tàn sau hai năm kể từ ngày Pshonka bỏ trốn.

 

Phòng chơi nhạc trang trí bằng đèn chùm pha lê, rèm cửa cùng với một cây đàn piano trắng nay chỉ còn đống rác rưởi.

 

Một người biểu tình ngồi trên bàn chơi bi-da trên tầng gác mái, bên cạnh là bộ sưu tập tranh ảnh nay trống không.

 

Thư phòng rộng lớn trang trí bằng ghế bành bọc da, cây thánh giá, quả địa cầu, bộ sofa cũng trống rỗng. Thậm chí cả ảnh chân dung Pshonka cũng bị lấy đi.

 

Phòng ngủ cháu gái Pshonka, cô bé không đủ thời gian mang theo bất kỳ món đồ chơi nào như con gấu teddy hay con búp bê mặc váy trắng.

 

Pshonka làm bộ trưởng tư pháp Ukraine từ tháng 11/2010 đến tháng 2/2014. Sau khi chạy trốn khỏi Kiev, ông bị chính quyền mới phát lệnh truy nã, hiện không rõ tung tích.

Các nhà hoạt động đề nghị Tổng thống Petro Proshenko niêm phong nhà Pshonka và tịch thu những tài sản có giá trị. Tuy nhiên, chỉnh phủ Ukraine thân phương Tây lúc đó không đưa ra bất kỳ hành động nào ngăn những kẻ trộm cướp. 

 

Ngoài vườn, cột đèn chiếu sáng, đồ trang trí cũng bị lấy đi.

 

Hồng Hạnh (Ảnh: Reuters)

===================================

Không thấy ảnh chụp những tủ sách chứa đầy những sách quý, bị vứt tung tóe, hoặc bị lấy đi, còn trơ lại giá sách nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba giếng cổ giấu kho báu 4.000 tấn vàng ở Bình Thuận?

Cập nhật : 08:24 | 12/03/2016
 

Ngay sau khi trình báo, ông Đ. đề nghị chính quyền xã đi thực địa ba vị trí nói trên để lập biên bản hiện trường, ghi nhận thực tế, từ đó có phương án bảo vệ, triển khai thăm dò, khai quật. PV tường thuật chuyến đi khảo sát “kho báu” núi Tàu của UBND xã Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận.

 

 

“Kho báu núi Tàu chứa 4.000 tấn vàng thực chất được chôn giấu dưới ba cái giếng” - đó là trình báo của ông HVĐ, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM với chính quyền xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Cả ba vị trí nói trên cách núi Tàu, nơi ông Trần Văn Tiệp từng bỏ ra hơn 20 năm tìm kiếm, khoảng 1 km.

 

Đi tìm “kho báu” giữa trưa

Khoảng 10 giờ 30 ngày 4-3, một người đàn ông to cao lực lưỡng, chừng 40 tuổi bước vào trụ sở UBND xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Người này (xưng tên HVĐ) xin gặp lãnh đạo xã để trình báo về ba vị trí cất giấu hàng ngàn tấn vàng do quân Nhật chôn giấu sau Thế chiến thứ hai. “Tôi đã đổ ra nhiều công sức, tiền của mấy năm trời để tìm kiếm kho vàng này với mong muốn khai quật khối tài sản khổng lồ cho quốc gia” - ông Đ. nói.

Sau khi nghe ông Đ. trình bày, dù đã khá trưa nhưng ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Phước Thể, cùng đại diện công an, tư pháp, địa chính xã Phước Thể vẫn nhiệt tình cùng theo ông Đ. đi thực địa hiện trường.

Từ chân núi Tàu, ông Đ. dẫn đoàn băng qua một đường đất khá gồ ghề nằm giữa các hồ nuôi tôm do người Nhật thuê khai thác từ 10 năm nay. Theo ông Long, các vuông tôm này được người Nhật đào đắp khá bài bản nhưng họ thả nuôi tôm rất cầm chừng.

 

20160312082333-kho-bau2.jpg

Đoàn thực địa đang ghi nhận tại giếng nước thứ ba.

 

Điểm đến đầu tiên là một động cát kéo dài dọc bờ biển, ông Long giới thiệu đây là khu vực cửa Sứt, do bờ cát bị sóng đánh thụt vào một khoảng lớn. Triền cát giữa trưa bỏng rát nhưng ông Đ. vai vác cuộn thang dây vẫn xăm xăm dẫn đầu đoàn, theo sau là cán bộ xã, một nhà khoa học và luật sư tư vấn của ông Đ.

Qua 20 phút đi bộ, không cần dò kiếm, ông Đ. dừng chân trước một cái giếng vuông, mỗi bề rộng hơn 2,5 m nằm ngay giữa động cát và bảo đây là một trong ba cửa để vào kho chứa vàng. Ông Đ. tiết lộ đây là cửa trung tâm, ngoài vị trí này còn có hai cửa khác để vào hai kho còn lại, mỗi vị trí cách nhau chừng 500-700 m. Nói xong, ông Đ. thòng thang dây và tự mình tụt xuống giếng. “Mực nước dưới đáy giếng không quá sâu, nước bị xâm mặn. Dưới đáy giếng là khối bê tông dày 40 cm còn nguyên khối” - từ đáy giếng, ông Đ. nói vọng lên.

Lần mò dưới đáy giếng một hồi, ông Đ. lên khỏi miệng giếng và tự đặt câu hỏi: Tại sao giữa mênh mông cát, không có người sinh sống lại có cái giếng này? Vừa hỏi xong, ông khẳng định chắc nịch đây chính là lối vào kho chứa vàng ngàn tấn đã lưu truyền kỳ bí lâu nay (!?). Tuy nhiên, ông D., một người dân địa phương có mặt trong đoàn, cho hay giếng này có từ trước năm 1975. Sau này người dân xây thành xung quanh bằng gạch để ngăn cát lấp, dùng để tưới cây và phục vụ việc xây dựng các khu mộ ở gần đó.

 

Kho báu dưới đáy giếng...

Thu dọn thang dây, ông Đ. lại phăm phăm tiến về phía trước. Chừng 30 phút sau, khi mọi người đã tỏ ra mệt mỏi, ông Đ. dừng chân tại một khu vực khá hẻo lánh. Ở đây có một giếng tròn đường kính chừng 1,2 m. Nước trong giếng khá nhiều, có vị mặn và màu hơi tối do lá cây rụng xuống. Do nước sâu (ông Đ. bảo giếng sâu chừng 5 m), giếng lại hẹp nên ông Đ. không xuống khảo sát. Thay vào đó đoàn thực địa đã ghi nhận lại hiện trạng chu vi, bán kính của giếng, khoảng cách so với bờ biển...

Ông Đ. cho hay giếng này ngày xưa cũng có hình vuông, y như cái giếng trước. Sau này người dân sợ cát lấp nên sửa lại khiến hình dạng của giếng không như ban đầu. Đây cũng là giếng ở xa nhất, miệng giếng nhỏ hơn hai cái còn lại.

Trời bắt đầu xế bóng, mọi người đều khát, đói và mệt mỏi nhưng ông Đ. vẫn xăm xăm đi tìm giếng thứ ba. Giếng này nằm khá gần khu vực cửa Sứt, nơi có nhiều thuyền thúng của ngư dân ra vào đánh bắt. So với hai giếng kia, giếng này nằm sát bờ biển hơn cả, vách giếng còn khá mới, đáy giếng rộng và sâu hơn.

Sau hơn hai giờ đi thực địa, chính quyền xã Phước Thể đã lập biên bản tiếp nhận thông tin người dân trình báo và biên bản ghi nhận thực tế hiện trường, mô tả vị trí kho chứa vàng. “Trước mắt chính quyền xã tiếp nhận thông tin trình báo của người dân và lập biên bản hiện trường, hiện trạng, sau đó sẽ xin ý kiến chỉ đạo của huyện, tỉnh” - ông Long cho hay.

Thông tin mới nhất ông Đ. cho hay đại diện một cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã gọi điện thoại cho ông thông báo tỉnh đang lên kế hoạch mời các chuyên gia, nhà khoa học tới các vị trí trên để đánh giá thực địa.

Theo ghi nhận của chúng tôi, cả ba địa điểm do ông Đ. chỉ dẫn cách nhau khoảng 500-700 m, nằm ở khu vực khá hẻo lánh, cây cối thưa thớt, cách bờ biển chừng vài chục mét. Điều đáng nói cả ba vị trí này khá lộ thiên, không quá khó tìm. Ông Đ. cho hay kho chứa vàng nằm ở độ sâu 7-10 m, dưới lớp bê tông dày 40 cm.

(Theo PLO)

===========================

Ba cái miệng giếng này, thực chất chỉ là vị trí làm dấu, điếu phải cửa kho vàng.

Tạm thời thế đã. "Thiên Cơ khả dĩ lộ từ từ....". Lão cũng phải tham gia để chia chác chứ nhỉ! Hì.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường ống sông Đà 2:
Nhà thầu Singapore bất ngờ rút lui

 

(Tin tức thời sự) - Nhà đầu tư Singapore bất ngờ rút lui khỏi đường ống sông Đà khi Vinaconex bị nghi ngờ có liên quan tới chuyện chọn và ưu ái thầu Trung Quốc.
 

Ngày 8/4, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, Acuatico – một nhà đầu tư đến từ Singapore đã quyết định nhượng lại cổ phần cho doanh nghiệp trong nước mà không nhận được một đồng cổ tức nào trong dự án đường ống nước sông Đà sau 6 năm gắn bó với  đơn vị điều hành đường ống là Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco).

Trước quyết định này, Viwasupco đã thống nhất chọn Công ty Đầu tư và Phát triển Sinh Thái làm cổ đông chiến lược thay cho Acuatico. Trong đó, Công ty Đầu tư và Phát triển sinh thái sẽ sở hữu 21,8 triệu cổ phần, tương ứng 43,6% vốn từ Acuatico chuyển nhượng sang.

Acuatico là cổ đông chiến lược của Viwasupco từ năm 2010 sau khi mua số cổ phần trên từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Trước đó, Vinaconex là công ty mẹ và nắm giữ gần như toàn bộ vốn tại Viwasupco.

Trong những năm có sự hiện diện Acuatico, Viwasupco thua lỗ triền miên do chi phí vay lãi quá lớn. Đến năm 2014, công ty mới chính thức xóa lỗ lũy kế.

 

nha-thau-singapore-rut-lui-khi-vinaconex

Nhà đầu tư Singapore bất ngờ rút lui khỏi đường ống sông Đà khi Vinaconex bị nghi ngờ có liên quan tới chuyện chọn và ưu ái thầu Trung Quốc. Ảnh: VNE

 

Đặc biệt, Acuatico quyết định rút vốn khi Viwasupco đang chuẩn bị đầu tư Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2 và bị dư luận nghi ngờ có liên quan tới chuyện chọn và ưu ái thầu Xinxing Trung Quốc.

Từng trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông đặt ra câu hỏi tại sao Vinaconex lại chỉ định ống gang dẻo đường kính 1m8, trong khi có thể giảm xuống vì không ảnh hưởng đến chất lượng chuyển dòng nước.

"Ngay cả đến Ấn Độ cũng chưa sản xuất đường kính 1m8, không sử dụng mà Việt Nam lại áp dụng, muốn giá thấp, như vậy có phải là tự mình làm khó mình, tự chỉ định giới hạn nhà thầu tham dự?'' - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Chung, Chuyên gia đấu thầu cao cấp - Tư vấn trưởng Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ đấu thầu Davilaw cho rằng cần phải xem xét lại hồ sơ mời thầu khi có nhiều nghi vấn về việc chủ đầu tư đưa ra các yêu cầu kỹ thuật để làm hạn chế khả năng tham dự của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một nhà thầu.

“Tôi được biết có 21 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu gói thầu cung cấp ống gang dẻo cho dự án nước sạch sông Đà giai đoạn 2, nhưng khi nộp hồ sơ chỉ còn lại 4. Sau đó có 1 đại diện của Pháp và 1 nhà thầu Trung Quốc bị loại do không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, 1 nhà thầu liên doanh giữa Việt Nam - Ấn Độ không đạt về năng lực kinh nghiệm về hợp đồng tương tự, chỉ còn Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing của Trung Quốc đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm và kỹ thuật.

Pháp và Ấn Độ được biết đến là những nhà thầu lớn, có uy tín hàng đầu thế giới về đường ống nước mà bị loại là hết sức vô lý”, ông Chung khẳng định.

Hoàn Nguyễn (Tổng hợp)

===========================

Pháp và Ấn Độ được biết đến là những nhà thầu lớn, có uy tín hàng đầu thế giới về đường ống nước mà bị loại là hết sức vô lý”, ông Chung khẳng định.

 

 

"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" . Đó là phát biểu của giáo sư tiến sĩ vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng ở Cafe Trung Nguyên, để phản bác lão Gàn minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vậy, những sự kiện được coi là bất hợp lý xảy ra chẳng có gì là lạ. Giáo sư tiến sĩ đầu bảng mà còn như vậy, thì đám láo nháo làm gì cũng chỉ là chuyện thường tình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên sứ ơi cháu có chút thắc mắc là tại sao năm nay hành Thủy mà dấu hiệu hạn hán ở VN lại xẩy ra nghiêm trọng như vậy? Phần còn lại của năm nay và năm sau tình hình hạn hán sẽ như thế nào? Hoặc vấn đề hành năm có liên quan gì đến câu chuyện mưa hay hạn không bác?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên sứ ơi cháu có chút thắc mắc là tại sao năm nay hành Thủy mà dấu hiệu hạn hán ở VN lại xẩy ra nghiêm trọng như vậy? Phần còn lại của năm nay và năm sau tình hình hạn hán sẽ như thế nào? Hoặc vấn đề hành năm có liên quan gì đến câu chuyện mưa hay hạn không bác?

hành Thủy không có nghĩa là nhiều mưa bạn ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành Thủy không có nghĩa là nhiều mưa vì nó là phạm trù rộng hơn nhưng tôi nghĩ là nó thúc đẩy yếu tố mưa chứ ? Sao lại diễn ra khô hạn lịch sử thế này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành Thủy không có nghĩa là nhiều mưa vì nó là phạm trù rộng hơn nhưng tôi nghĩ là nó thúc đẩy yếu tố mưa chứ ? Sao lại diễn ra khô hạn lịch sử thế này?

 

Tại vì Eagle chỉ nhìn trong một chu kỳ 60 năm, nên mới hỏi như vậy. Năm 1956 - cách đây 60 năm - có hạn hoặc mưa lớn không?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay