Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Tổ chức Miss World 'bảo kê', hoa hậu Canada vẫn bị Trung Quốc 'cấm cửa'

23/11/2015 10:46
 


(iHay) Có 2 lý do chính giải thích việc Anastasia Lâm bị cấm nhập cảnh dù cô là đại diện nhan sắc của Canada tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới sẽ được tổ chức ở Trung Quốc tháng 12 tới đây.

 

lin3_kell.jpg?width=510
Anastasia Lâm (Anastasia Lin) không được cấp visa để nhập cảnh và tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới tại Trung Quốc năm nay - Ảnh: FBNV
Anastasia Lâm (Anastasia Lin) là nữ diễn viên 25 tuổi gốc Trung Quốc. Cô chuyển đến Canada năm 13 tuổi, mới giành vương miện Hoa hậu Thế giới Canada hồi tháng 5 và trở thành đại diện của Canada tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm nay. Tuy nhiên, sau khi vai trò nước chủ nhà cuộc thi nhan sắc thay đổi từ Úc sang Trung Quốc, người đẹp đã gặp rắc rồi ngay từ vòng… nhập cảnh.
Anastasia Lâm không nhận được thư mời từ phía chủ nhà, điều đó đồng nghĩa với việc cô không được cấp visa để bay tới nơi diễn ra cuộc thi là thành phố Tam Á, Hồ Nam (Trung Quốc).
Theo đó, Anastasia Lâm cũng sẽ không có mặt cùng các thí sinh khác trong đêm chung kết ngày 19.12 tới. Ngay cha cô đang ở Trung Quốc cũng chịu áp lực từ chính quyền nước này, theo BBC.
lin1_sdsg.jpg?width=620
Vấn đề nhập cảnh của Anastasia Lâm có thể do việc cô là học viên Pháp Luân Công - một "tà giáo" vốn đã bị cấm tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Anastasia Lâm khẳng định lý do nước chủ nhà gây khó dễ như vậy là bởi cô là người tích cực thúc đẩy nhân quyền và là diễn viên chính trong các bộ phim nêu lên vấn đề nhân quyền đang diễn ra tại Trung Quốc.
Hai tháng sau khi chiến thắng cuộc thi hoa hậu tại Canada, Anastasia Lâm làm chứng trong một phiên điều trần tại Mỹ về đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc. Cô cũng nhận vai một học viên Pháp Luân Công bị cầm tù trong bộ phim Canada có tên The Bleeding Edge.
Ngoài ra, theo The Journal, lý do khác khiến Anastasia Lâm gặp khó khăn trên đường vào Trung Quốc vì bản thân cô là một học viên Pháp Luân Công. Đây là “tà giáo” bị cấm tại Trung Quốc nhưng người đẹp họ Lâm lại từng tuyên bố nếu được phép trở lại cô sẽ tiếp tục lên tiếng cho Pháp Luân Công.
Hoa hậu Thế giới Canada nói: “Tôi là một ứng viên Hoa hậu Thế giới. Tôi sẽ không làm bất cứ chuyện gì bất hợp lý, không hòa bình”. Nhưng cô cũng tuyên bố: “Tôi sẽ trình bày quan điểm của mình, đó là điều chắc chắn. Tôi sẽ trở lại Trung Quốc vì người dân Trung Quốc. Tôi muốn họ hi vọng và biết rằng còn có ai đó ngoài kia đang đấu tranh cho tự do của họ”.
lin2_embs.jpg?width=620
Bộ ngoại giao Canada và tổ chức Hoa hậu Thế giới nói họ không thể can thiệp vào việc cấp visa của Trung Quốc. "Mặc dù rất tiếc nhưng chúng tôi nghĩ cuộc thi vẫn sẽ diễn ra dù vắng mặt đại diện đến từ Canada”, đại diện tổ chức Hoa hậu Thế giới phát biểu - Ảnh: FBNV
Trong khi đó, giám đốc phụ trách Hoa hậu Thế giới Canada Ike Lalji cho biết ông đã cam kết với Tổ chức Hoa hậu Thế giới tại London rằng cô Lâm sẽ chỉ tập trung vào cuộc thi và không lôi kéo chú ý vào việc người đẹp này là một học viên Pháp Luân Công. “Cô ấy sẽ không làm bất cứ điều gì quá đáng ở đó để khiến chính phủ Trung Quốc bực bội. Chúng tôi chỉ muốn tham gia một cách hòa bình. Bất cứ điều gì diễn ra cũng sẽ rất văn minh”.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc dường như không quan tâm đến cam kết nói trên. Gần như chắc chắn Anastasia Lâm sẽ bị từ chối cho nhập cảnh dù không có bất cứ lý do chính thức nào được đưa ra.
Francois Lasalle - phát ngôn viên của bộ ngoại giao Canada - cho biết họ không thể bình luận gì về quyết định cấp visa của Trung Quốc. Còn Tổ chức Hoa hậu Thế giới thì tuyên bố: “Chúng tôi không có quyền hạn với việc ai được cấp visa của một quốc gia. Mặc dù rất tiếc nhưng chúng tôi nghĩ cuộc thi vẫn sẽ diễn ra dù vắng mặt đại diện đến từ Canada”.

Tạ Ban

Share this post


Link to post
Share on other sites
Luật KTTV:
“Hô mưa, gọi gió” phải có kế hoạch và thông báo công khai

Hồng Chuyên |

23/11/2015 15:26
 
Chiều nay (23/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khí tượng Thủy văn với đa số đại biểu tán thành.
 

ho-mua-goi-gio-1448266493700-0-0-255-500

Ảnh thời tiết (Nguồn: Zing)


Số đại biểu tham gia biểu quyết là 412 đại biểu (chiếm 83,40%), 410 đại biểu tán thành (chiếm 83%), có 1 đại biểu không tán thành, 1 đại biểu không biểu quyết.

Luật Khí tượng thủy văn gồm 10 chương 57 điều với phạm vi điều chỉnh, quy định về hoạt động khí tượng thủy văn gồm: quản lý, khai thác mạng lưới trạm; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết; quản lý nhà nước và quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khí tượng thủy văn.

Riêng vấn đề tác động thời tiết quy định, nguyên tắc tác động vào thời tiết như sau:

Thứ nhất, tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện trong khu vực cụ thể, có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phù hợp, trong thời gian nhất định.

Thứ 2, tác động vào thời tiết không được làm cản trở hoặc gây tác động có hại đối với hoạt động kinh tế - xã hội.

Thứ 3, cơ quan, tổ chức tác động vào thời tiết phải có giải pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.

Thứ 4, tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; phải thông báo công khai cho cộng đồng dân cư trong khu vực biết.

 

luat-kttv-ho-mua-goi-gio-phai-co-ke-hoac

Kết quả biểu quyết luật Khí tượng thủy văn.

 

Trong luật cũng ghi rõ các trường hợp được tác động vào thời tiết gồm: Tác động nhằm mục đích gây mưa hoặc tăng lượng mưa;

Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa; Tác động nhằm mục đích phá hoặc giảm cường độ mưa đá; Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật khí tượng, thủy văn tại hội trường, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng nêu rõ: “Một số ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc: Việc tác động vào thời tiết phải tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp. 

Tiếp thu ý kiến của các vị ĐQBH, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan bổ sung quy định Kế hoạch tác động vào thời tiết phải có ý kiến của cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động tác động vào thời tiết, như đã được thể hiện tại Điều 44 Dự thảo Luật”.

theo Infonet

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email banxahoi@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.

 

     

Share this post


Link to post
Share on other sites

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ TÍCH HỢP MÔN SỬ

Rất nhiều vị lên tiếng về tích hợp môn Sử, từ những giáo viên dạy trường phổ thông cho tới cả giáo sư tiến sĩ, các quan chức. Ý kiến của họ rất nhiều chiều và đa dang. Toàn những từ đao to búa lớn, hoặc lâm lý bi bét, thống thiết bùi ngùi.....Lão Gàn trước khi bình lựng về cái việc này, xin đưa lên vài đường link làm ví dụ, chứ không phải nó là điển hình để quý vị và anh chị em tham khảo:

 

 

GS.Đào Trọng Thi: "Dạy tích hợp, nhưng không thể mù quáng"

Ngọc Quang

23/11/15 14:27

(GDVN) - Kiến thức lịch sử có thể kết hợp với kiến thức văn học để giáo dục lịch sử văn hóa, kết hợp với Địa lý để có lịch sử địa lý, lãnh thổ quốc gia...

 

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GSDao-Trong-Thi-Day-tich-hop-nhung-khong-the-mu-quang-post163586.gd

 

Nhiều thầy cô ở Nghệ An không nghỉ Lễ, bàn chuyện cứu môn Lịch sử

Hồng Lam

23/11/15 07:14

(GDVN) - Chiều ngày 20/11/2015, tại thành phố Vinh - Nghệ An đã diễn ra cuộc Tọa đàm bàn tròn “Có hay không tích hợp môn Lịch Sử”.

 

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhieu-thay-co-o-Nghe-An-khong-nghi-Le-ban-chuyen-cuu-mon-Lich-su-post163566.gd

 

GS.Mạch Quang Thắng nêu hai điều tất yếu của môn Lịch sử

GS.Mạch Quang Thắng

21/11/15 07:57

(GDVN) - Tôi cho rằng: Việc giữ môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông với tư cách là một môn độc lập là việc làm TẤT YẾU.

 

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GSMach-Quang-Thang-neu-hai-dieu-tat-yeu-cua-mon-Lich-su-post163536.gd

 

'Hội nghị Diên Hồng' trước nguy cơ môn Lịch sử bị xoá sổ
Chủ nhật, 15/11/2015 | 21:21 GMT+7
Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không còn Lịch sử là môn học bắt buộc.

 

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoi-nghi-dien-hong-truoc-nguy-co-mon-lich-su-bi-xoa-so-3312471.html

 

PGS Nghiêm Đình Vỳ: 'Không nước nào tích hợp Lịch sử như Việt Nam'
Thứ hai, 23/11/2015 | 01:00 GMT+7
Được giao nghiên cứu tích hợp Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc, nhưng nhóm của PGS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng không thể tích hợp, thế giới chưa nước nào làm việc này.

 

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/pgs-nghiem-dinh-vy-khong-nuoc-nao-tich-hop-lich-su-nhu-viet-nam-3315517.html

 

Thưa quý vị và anh chị em.

Trên đây chỉ là 5 bài làm ví dụ và tôi cũng xin được lặp lại là không phải tôi chọn 5 bài trên làm điển hình thay mặt cho hàng trăm bài đang làm ồn ào trên mạng "oanh tạc nét" các thể loại về vấn đề này. Ý kiến rất nhiều chiều, khai thác nhiều khía cạnh. Không chỉ "ý kiến quần chúng" là những giáo viên trực tiếp giảng day, còn cả những trí thức khoa bảng, luôn luôn có một chức danh, học vi đứng trước tên tuổi để bảo đảm ý kiến đáng được tôn trọng.....Cũng có cả những quan chức nghỉ hưu, hoặc đương nhiệm liên quan bình luận về sự kiện này....

Nhưng nói chung có thể thấy rõ xu hướng phản đối là chính. Cá nhân tôi thì không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Các con tôi học xong Đại học cả rồi, chỉ có thằng cháu nội đang học lớp Mầm, khiến tôi phải quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Vì tương lai của cháu nội chúng ta - Í lộn - của tôi thôi. Tôi xin hỏi tất cả những quý vị phản đối với những lời lẽ lâm ly bi bét và thống thiết đầy cảm động, hay rất hàn lâm rằng: Nếu bây giờ BGD đồng ý ý kiến với quý vị phản đối thì mọi việc vẫn "Vũ Như Cẩn" chăng? Tức là đã có kỳ thi Sử chỉ có ...1 thí sinh cho cả một hội đồng thi và "giấy bài thi môn Sử trắng xóa sân trường" chăng? Trường hợp kéo dài bao nhiêu năm như vậy, quý vị thấy có cần phải đổi mới, cải cách không? Tích hợp, hay không tích hợp thì nó vẫn chỉ là phương pháp truyền đạt. Các vị đang khai thác những tiểu tiết nằm trong một tập hợp theo kiểu "thầy bói xem voi'. Vấn đề cốt lõi mà quý vị than van về tầm quan trọng của môn Sử là "nội dung truyền đạt" thì lại chẳng ai bàn tới.

Về vần đề này, cá nhân tôi và nhiều học giả trong ngoài nước đã xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử. Nhưng có thể nói: Về nội dung cội nguồn Việt sử thì tất cả các vị phát biểu hăng hái với chức danh ồn ào như trên, đều ....phớt lờ.

Tôi xác định - từ năm 2006, và khẳng định lại, rằng: nếu chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương (Chính là  nội hàm của khái niệm danh xưng văn hiến) chưa được sáng tỏ thì xin lỗi quý vị: Tất cả mọi cố gắng của quý vị đều vô ích.

Tôi sẽ có những cố gắng cuối cùng trong việc vinh danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, hy vọng những ai quan tâm đến cội nguồn Việt sử sẽ ủng hộ cố gắng này một cách sòng phẳng, minh bạch, đúng tinh thần khoa học. Tôi hy vọng những vị có những lời lẽ thống thiết về lịch sử nước nhà sẽ ủng hộ những cố gắng tìm về cội nguồn dân tộc của tôi, cho dù quan điểm của quý vị thuộc về "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Khoa học chân chính không phải là sự áp đặt và tính cố chấp.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
PGS-TS Phạm Quốc Sử: 'Tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!'
Đăng Bởi Một Thế Giới -  

14:03 23-11-2015

 

pgs-ts-pham-quoc-su_COLQ.jpg?width=600&h

PGS-TS Phạm Quốc Sử

mtg-mark.png

“Đừng bao giờ nghĩ bảo vệ môn lịch sử là bảo vệ “miếng cơm, manh áo” cho người dạy sử, mà đó còn là bảo vệ sợi dây kết nối tốt nhất của dân tộc hôm nay với nguồn sinh khí truyền thống và thời đại”, PGS-TS Phạm Quốc Sử - Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định.
Xoay quanh việc tích hợp môn lịch sử được Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu ra, cùng với những ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên lịch sử, PGS-TS Phạm Quốc Sử đã có những chia sẻ, những quan điểm hết sức thẳng thắn về vấn đề này.
 
Tìm hiểu, dạy và học lịch sử là vấn đề sống còn của dân tộc

-Thưa thầy, lịch sử và môn lịch sử có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay?

 

-PGS-TS Phạm Quốc Sử: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.

 

-Theo thầy, việc tích hợp môn lịch sử cùng 2 môn giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng thành môn công dân với Tổ quốc thì có hợp lý không và tại sao?

-PGS-TS Phạm Quốc Sử: Bản thân tôi nhận thấy không hợp lý chút nào, thậm chí là phản khoa học, phản chính trị. Chính trị ở đây là muốn nói đến nhận thức non kém, mất cảnh giác khi việc tích hợp có thể làm nhạt nhòa, biến mất môn lịch sử, môn học mà ở bất cứ quốc gia nào cũng được giao một nhiệm vụ tối thượng là trang bị cho người học kiến thức để nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc và nhận diện mọi kẻ thù.

pham-quoc-su_ujnh.jpg?width=600

 

PGS-TS Phạm Quốc Sử cho rằng "tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!"

Môn lịch sử không phải chỉ của người dạy lịch sử mà là của nền giáo dục đất nước. Với vai trò quan trọng của nó, đặc biệt là môn quốc sử cùng với môn quốc văn đã được khẳng định rằng không thể nào thiếu và trộn lẫn với các môn khác.

Nếu như môn quốc văn giữ cho dân tộc hồn cốt thiêng liêng để người Việt không quên tiếng Việt và văn hóa Việt thì môn quốc sử giữ cho dân tộc nguồn sinh khí và sức mạnh, giúp cho dân tộc không quỳ gối trước bất kỳ thế lực cường quyền nào. Bởi thế kẻ nào “đánh vào môn lịch sử”, thủ tiêu hay làm biến dạng và tan rã bộ môn này tức là đã chặt đứt động mạch chính kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối nguồn sinh khí với cơ thể sống của dân tộc hôm nay.
 
Quan trọng là lựa chọn cái gì và dạy như thế nào
 

-Về chuyện tại sao lại có việc gộp môn lịch sử vào môn công dân với Tổ quốc, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Thứ nhất là theo tinh thần chủ trương tích hợp. Thứ hai, Luật Giáo dục quốc phòng an ninh được Quốc hội thông qua có quy định giảng dạy lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng. Chúng tôi dự kiến đưa lịch sử vào đó để tránh trùng lặp”. Thầy có ý kiến như thế nào?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Theo tôi, đây là cách giải thích hoàn toàn không hợp lý. Giải trình thế là sai, bởi mấy lẽ:

Thứ nhất, “tích hợp” là một chủ trương, thậm chí là một chủ trương “sáng giá” của Bộ GD-ĐT, nhưng không có nghĩa là cho phép Bộ lôi tuột tất cả các môn vào đó mà không có cân nhắc. Lịch sử là môn học có thiên chức đặc biệt, cần hết sức thận trọng nếu như định đụng đến nó. Đã trót để cho nó “nhếch nhác” rồi thì giờ là lúc giúp cho nó “phục sinh” chứ không phải làm cho nó bị “hòa tan”! Tiếc là Bộ không có chuyên gia lịch sử, hoặc đã không hỏi các chuyên gia lịch sử về vấn đề này. 

Thứ hai, sao lại sợ trùng lặp kiến thức lịch sử giữ nước với giáo dục an ninh quốc phòng mà bỏ cả môn lịch sử? Vậy lịch sử đất nước trên các bình diện khác (như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa), lịch sử nhân loại không học nữa sao? Các môn khác có thể sử dụng ít nhiều kiến thức lịch sử, nhưng là để phục vụ cho nhiệm vụ của chúng, không thể thay thế cho hệ thống kiến thức toàn diện và sâu sắc của môn lịch sử được.

Thứ ba, chủ trương tích hợp như vậy là quá đơn giản, thuần túy từ góc độ kỹ thuật mà thiếu nhãn quan khoa học, không có triết lý và tư tưởng trong việc giáo dục học sinh.
 

-Thầy có cho rằng vì kiến thức lịch sử của ta quá nặng mà chưa có sự đổi mới trong cách dạy, tạo sự thích thú cho người học nên dẫn đến có dự án tích hợp này không?

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đã có gì mà nặng. Liệu người ta còn muốn cuốn sách giáo khoa lịch sử mỏng thế nào nữa, còn muốn kiến thức lịch sử được dạy trong nhà trường bị lược bớt, giản đơn đến mức nào nữa? Tôi đã cầm hai cuốn lịch sử phổ thông trung học nước Mỹ, mới xuất bản, nó to gần bằng khổ giấy A4 và dày gấp 3-4 lần cuốn lịch sử phổ thông trung học của ta, dày đặc chữ, tranh ảnh và tư liệu. Không thấy dư luận  nước Mỹ kêu ca vì sách dày, kiến thức nặng nề. Hãy nói với học sinh bằng thứ ngôn ngữ uyên bác, có văn hóa của chốn học đường thì mới mong có được những học trò thông thái. Còn nếu cứ cố nói với các em thứ ngôn ngữ thật đơn giản, nôm na cho dễ hiểu, dễ nhớ đến mức cả các bậc phụ huynh vốn thiệt thòi do không được đi học cũng hiểu được, thì e rằng “hậu sinh” không thể “khả úy” được đâu. Kiến thức nặng đến đâu cũng không quan trọng. Quan trọng là lựa chọn cái gì và dạy thế nào.

Cũng không phải không có đổi mới trong cách dạy, cách học. Nói không đổi mới thì quả là phụ công ngành giáo dục, phụ công các thầy cô giáo dạy lịch sử ở trường phổ thông. Công việc này đã thực hiện từ nhiều năm nay rồi, song hiệu quả không đáng là bao. Nhưng nghiêm túc mà nói, với nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo hướng chính trị hóa như vậy, lại thêm chỉ đạo môn học có tính pháp lệnh về cách dạy, cách học, cách kiểm tra, thi cử như hiện nay thì có tài thánh cũng không thể đổi mới để dạy hay, học hay lịch sử được.

Đã làm hỏng môn lịch sử, biến nó từ môn học đầy tính hấp dẫn và bác học, thành một môn học buồn tẻ, khiến cho học sinh chán học, giờ đây thay vì đầu tư làm cho nó hồi sinh, trở về đúng với giá trị chân chính và vinh quang của nó, thì lại nhân đó “tích hợp” để bóp chết nó, liệu có phải là việc làm có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc không?
 
Xóa môn lịch sử, không thảm họa thì là gì?
 

- GS-TS Đinh Quang Báo, Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia nói: “Không nên đặt vấn đề tích hợp là xóa môn học mà chỉ là tạo ra giá trị mới cho môn học. Tôi không nghĩ, môn sử cứng nhắc đến mức chỉ khi đứng độc lập thì mới giáo dục được”. Thầy nghĩ sao về ý kiến này?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Phát biểu thế nào là quyền của mỗi người, song ý kiến ấy nếu đúng như vậy thì rất nông cạn và mâu thuẫn.

Tích hợp rõ ràng là xóa một số môn học cũ để tạo ra môn học mới, còn biện hộ gì nữa. Đã tích hợp rồi thì làm gì còn môn lịch sử nữa, mà là môn khoa học xã hội, hay “công dân với Tổ quốc”, trong đó có kiến thức lịch sử được sử dụng một cách vụn vặt, chắp vá, trộn lẫn với kiến thức khác. Đề án đã xác định rõ thế rồi. Mà đã xóa rồi thì làm gì còn giá trị mới nữa. Đã xóa rồi thì làm gì còn có thể phát huy tính giáo dục được với tư cách môn lịch sử nữa. Môn lịch sử nếu không “cứng nhắc” đứng độc lập, mà bị hòa tan, bị thủ tiêu rồi thì làm sao còn giáo dục được. Một vài mảnh thân xác vụn rời của nó trong một cơ thể khác, nếu có phát huy được tính giáo dục, cũng là rất hạn chế, nếu không nói là chẳng đáng kể gì.

-Là người làm công tác giảng dạy lịch sử lâu năm, thầy nghĩ sao nếu việc tích hợp môn lịch sử được tiến hành?

- PGS-TS Phạm Quốc Sử:  Nếu việc tích hợp môn lịch sử vào các môn học khác được tiến hành, tôi cho rằng đó sẽ là một hình thái hỗn loạn, sẽ tạo ra những trò cười mới, như lâu nay ta đã chứng kiến. Sách giáo khoa sẽ thay đổi, biên soạn mới, vứt sách cũ, tài liệu cũ đi; việc đào tạo giáo viên lịch sử từ các bậc cao đẳng đến đại học… sẽ phải làm lại toàn bộ, kinh phí tốn kém cho xã hội sẽ không phải là con số 70.000 tỉ đồng mà Bộ đã lộ ra rồi lấp đi như trước đây, mà là vài trăm lần như thế. Nhưng điều quan trọng là sẽ làm hỏng hẳn một nền giáo dục dân tộc. Đến đây thì sẽ là một kịch bản “vỡ nát” và khôi hài từ người dạy đến người học, từ nhà trường đến xã hội về nhận thức lịch sử mà chính những người hôm nay thiết kế và vỗ tay cho “tích hợp” môn lịch sử sẽ phải “im bặt”. Bộ Giáo dục - Đào tạo lúc đó sẽ im bặt. Ngài bộ trưởng hôm nay khi đó đã nghỉ hưu, “hạ cánh an toàn”, còn ngài mới lên sau đó có thể sẽ “nghiêm túc” xin lỗi trước Quốc hội và thanh minh “khi đó tôi chưa phụ trách chính việc này” hoặc “khi đó tôi đang công tác ở nước ngoài”.

 

-Nếu tích hợp thì các giáo viên, các em học sinh sẽ phải dạy và học như thế nào, thưa thầy?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Câu hỏi này nên dành cho các tác giả đề án tích hợp môn lịch sử, là Bộ GD-ĐT, và những người bênh vực nó (đề án), bởi tôi là người phản đối thì tôi không hình dung kịch bản việc dạy và học sẽ thế nào.

Theo một người bênh Bộ GD-ĐT, ông nói ý thế này: Việc tích hợp giống như chế biến một “món ăn tổng hợp”! Ông nói, ví như đáng lẽ ta ăn rời từng món: thịt bò, cần tây, tỏi tây, nước mắm…, thì giờ ta cho cả vào xào, được ăn cùng lúc tất cả, mà có khi lại ngon. Cái “khéo” của vị chuyên gia biện hộ lừng danh này là lấy ví dụ từ món xào thịt bò - cần - tỏi vốn đã thông dụng, nhiều người thích. Nhưng cái đáng tiếc là ông lại ví việc tích hợp môn lịch sử, một môn có chức năng giáo dục đặc biệt, đòi hỏi cả tính khách quan khoa học lẫn lý trí và  ý thức dân tộc, với việc chế biến món ăn nghiêng về khía cạnh hưởng thụ và tiêu khiển, khoái khẩu thì “xơi”, không khoái thì nhè ra, gọi nhà hàng đến mắng.

Không chỉ khôi hài, mà sẽ là thảm họa khi món lẩu tổng hợp của ông ấy có thể là thịt gà với mắm tôm và bỗng rượu, thịt chó với cá điêu hồng và đường phèn, trứng gà với dấm thanh và tỏi…, và theo ông ấy, liệu đó có thể là những món khám phá mới, hấp dẫn? Ông nói nhiều nước đã làm thế mà và Việt Nam cũng nên làm theo. Theo tôi, vị chuyên gia này sẽ là người thích hợp nhất để trả lời câu hỏi: Nên dạy và nên học môn tích hợp lịch sử như thế nào?
 
-Thầy nghĩ sao nếu môn lịch sử bị xóa bỏ?
 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đó sẽ là thảm họa cho dân tộc. Bên ngoài thì Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một số đảo Trường Sa, bên trong thì xóa môn lịch sử, chặt đứt mối liên hệ giữa lớp trẻ hiện tại với truyền thống cha ông. Trong ngoài như thế không thảm họa thì là gì?

Thực ra, những gì diễn ra hôm nay đối với môn lịch sử cũng đã là thảm họa rồi. Những ngày hân hoan mới giành được độc lập, hay đang vượt qua thử thách thù trong giặc ngoài 1945-1946, chắc không ai tưởng tượng sẽ có ngày học sinh tung hê tài liệu môn lịch sử vì “thoát nạn”, không phải thi môn học buồn tẻ khó nhớ này.

Đấy là thảm họa, nhưng không phải chỉ cho mấy cô giáo dạy môn lịch sử trong trường phổ thông, mà cho tương lai của toàn dân tộc. Một thảm họa khôn lường.

Có người nói: Người không hiểu lịch sử thì không khác gì con trâu. Con trâu thì ruộng nào cũng cày, bởi nó không tự biết mình, nguồn cội mình! Thế mà người ta lại định xóa môn lịch sử, thử hỏi có nguy không?
 
Không xóa, nhưng phải làm lại, đổi mới căn bản môn sử
 
-Vậy khi việc “tích hợp” bị phản đối, môn lịch sử nên được giảng dạy trên ghế nhà trường theo cách nào, để không lâm vào cảnh bi đát như những gì từng được nhắc đến trong vài năm qua, thưa thầy?
 
- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đó là một câu chuyện nghiêm túc.

Thứ nhất, đấu tranh cho môn lịch sử tiếp tục có vị trí độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông không có nghĩa là duy trì thực trạng môn học đã bị chính trị hóa đến tê liệt trong nhiều chục năm qua, khiến người dạy loay hoay mãi không thể dạy hay được, người học thì chán ngán. Đã đến lúc phải thay đổi căn bản đối với môn học này, từ nội dung đến phương pháp, chứ không chỉ sửa chữa.

Thứ hai, rất cần thiết phải công bố một cách ngắn ngọn, hàm súc cho xã hội hiểu và phân biệt rõ ba khai niệm: Lịch sử, sử học và dạy - học lịch sử, cũng như mối quan hệ giữa ba điều ấy. Việc này không thừa, bởi ngay trong ngành sử không phải ai cũng đã tỏ, còn trong xã hội thì số người hiểu cực ít. Khi giới lãnh đạo chính trị không hiểu thì sẽ xem nhẹ môn lịch sử và khó có thể giải thích, thuyết phục được.

Thứ ba, lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học, nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm, bởi nó buộc sử học phải quỳ gối phục vụ cho mục đích của chính trị mà có trường hợp dẫn đến xuyên tạc sự thật.

Thứ tư, sử học vinh quang thật, nhưng lại rất dễ phạm phải những căn bệnh nặng, những lỗi không nhỏ. Tiếc thay, sử học nước ta đã không tránh được. Một thứ “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh” (phân biệt với sử học chân chính) đang ngự trị.

Một nhà sử học nổi tiếng nước ta mới mất cách đây vài năm, nói: Sử học ta chẳng có tư tưởng gì. Sợ thật!

Bị biến thành công cụ tuyên truyền, đến mức bị chính học sinh chối bỏ, người dân nghi ngờ, rồi lại chính cơ quan giáo dục quyền lực nhất xóa bỏ. Phải chăng, đó là số phận của một thứ sử học “phải đạo”?. 

Bởi thế, ngành sử cần phải làm lại từ đầu. 

Thứ năm, sử học thế nào thì dạy học lịch sử cũng gần như thế, bởi dạy học phải sử dụng thành tựu nghiên cứu của sử học, đồng thời cả hai cùng có chung một “bầu trời”, một thể chế. Tư tưởng chỉ đạo cho sử học, đương nhiên cũng được áp dụng cho dạy học lịch sử. Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều “vắc xin” để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí. Để học sinh chán học sử, để giáo viên không thể giảng hay được tức là môn sử hết sinh khí rồi.

Có người bảo ngành sử các ông toàn chạy theo chính trị, chủ yếu là ca ngợi và lặp đi lặp lại, nên rất nhàm. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Đúng bởi là lẽ sách vở nhiều, tiến sĩ nhiều nhưng chất lượng sử học rất thấp. Song, thử hỏi, nếu anh bị buộc phải tiêm “vắc xin” anh có chống lại được không? Vả lại, những thành quả “nhàm chán” thì anh mới được đọc, còn những thứ “không nhàm chán” thì không dễ xuất bản, và nếu có thì anh liệu có biết đọc không?

Có người nói học sinh chán sử là tại sách giáo khoa của môn này viết khô khan và một chiều. Điều này đúng. Cả giáo trình đại học nữa chứ, đâu  phải chỉ sách giáo khoa đâu. Mà sách giáo khoa là “rút gọn”, là “hạ cấp” của giáo trình. Người viết sách đã quen tư duy thế rồi. Không khô khan, một chiều sao được khi bị chỉ đạo, bị cạo gọt từ chương trình chung đến từng bài học, hoặc do sợ quá mà tác giả tự cắt gọt cho an toàn.   

Có người nói, các thầy cô dạy sử không chịu thay đổi phương pháp nên việc dạy học nhàm chán, học sinh chán học, chất lượng môn sử rơi đến thảm hại. Điều này cũng đúng. Nhưng sự thực, đã có thay đổi bộ phận rồi, nhưng chủ yếu là chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép” và một vài thứ khác. Song, tài thánh cũng không hấp dẫn được, bởi phải đi theo rãnh chỉ đạo của cấp trên, từ nội dung sách giáo khoa đến các bước lên lớp, giáo án. Có nhiều phương pháp được vận dụng, nhưng chạy đi đâu khỏi khối tài liệu từ đọc thêm đến tranh ảnh, hiện vật, bản đồ, sơ đồ, băng đĩa đều được biên soạn theo cùng một hướng, với vai trò minh họa cho sách giáo khoa. Mọi thứ đều minh họa thêm cho sách giáo khoa, còn sách giáo khoa minh họa cho đường lối chỉ đạo, vậy sáng tạo sao được.

Đã có ý kiến khá hay về phương pháp dạy học thực chứng, dùng tài liệu gốc để khuyến khích học sinh khám phá, tự đưa đến nhận thức bài học lịch sử. Hay, nhưng dùng tài liệu gốc nào đây? Tư liệu gốc có giá trị nhưng “cấm kỵ”, “nhạy cảm” thì không được sử dụng, còn tư liệu không giá trị, không đáng tin cậy, vô thưởng vô phạt thì không dùng còn tốt hơn là dùng. Dẫn học sinh đi thăm bảo tàng ư? Bảo tàng, nhà truyền thống cũng được sắp đặt, được uốn nắn giống như công trình sử học, giống giáo trình, sách giáo khoa và hằng hà sa số tài liệu đọc thêm môn lịch sử. Cứ quyển nọ chép lẫn, xào xáo của cuốn kia thôi, anh chạy đằng trời! Vả lại, tôi bảo anh sáng tạo nhưng anh cứ biết vậy, sáng tạo vừa vừa thôi, anh sáng tạo quá, tôi không kiểm soát được, anh “chệch rãnh” thì sao...

Nhưng xin cảnh báo, ngữ văn và triết học cũng thế. Văn, triết mà chẳng có văn có triết, chẳng có sinh lực gì. Nguyên nhân, thực trạng cũng gần cũng giống như môn lịch sử. Chỉ có điều không bị động đến. Không bị động đến, nhưng không có nghĩa là vô can!  

Cụ Hồ nói “dân ta phải biết sử ta” là để “cho tường gốc tích nước nhà", chứ không phải để càng học càng tối, càng biết càng hoài nghi. Cũng giống như “văn học phải đạo” với công thức dạy văn: Yêu-căm-chiến-lạc (yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan tin tưởng), sử học “quốc doanh” không thể làm “cho tường gốc tích”, không làm rạng danh nước nhà  được.

Tóm lại, câu chuyện dạy dỗ thế nào, phương pháp này, nọ vẫn chỉ là phần ngọn của vấn đề. Nếu cứ bàn mãi về phương pháp, cứ trách thầy cô giáo dạy sử thì chỉ là né tránh, luẩn quẩn, thiếu hiểu biết và giỏi “bắt nạt người yếu”. Gốc rễ vẫn là ở tính khoa học độc lập của môn sử, ngành sử. Độc lập ở đây là không bị chính trị hóa, chứ không phải chỉ là môn lịch sử tồn tại độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông. Có độc lập thì sẽ có khách quan, khoa học, có cống hiến thực sự cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho lẽ sống, sẽ được đời kính trọng, nhà nước nể vì. Có độc lập thì có sáng tạo trong dạy học lịch sử, sẽ có muôn vàn phương pháp tìm hiểu, khám phá lý thú được áp dụng, và học sinh sẽ lại say mê, yêu thích môn học này.

-Xin chân thành cảm ơn thầy!

Thu Anh (thực hiện)

Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-cong-nghe/pgs-ts-pham-quoc-su-tich-hop-mon-lich-su-se-la-mot-tham-hoa-khon-luong-258976.html

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thêm một tư liệu về Tích hợp môn sử: Một góc nhìn thẳng, thực chất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài diễn thuyết khiến cả Trung Quốc chấn động

Thứ ba, 24/11/2015, 07:00 (GMT+7)

 

(Quốc tế) - “Lời của Lưu Á Châu có thể làm nhiều người không thoải mái, nhưng con người chỉ nghe lời hay ý đẹp sẽ không thể thức tỉnh được. Bài phát biểu của Lưu chính là một tiếng nói khác.”

 

1_49637.jpg

 

LTS: Những ngày vừa qua, Nga và Pháp ngay lập tức gia tăng cường độ chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, sau các vụ khủng bố nhằm vào máy bay Nga và các vụ tấn công đẫm máu ở Paris.

 

Trong khi đó, hành động của Trung Quốc – quốc gia có 1 công dân vừa bị IS hành quyết và 3 công dân khác thiệt mạng trong vụ khủng bố Mali hôm 20/11 vừa qua – vẫn chỉ dừng lại ở tuyên bố “tăng cường hợp tác với quốc tế”.

 

Chính phủ Trung Quốc né tránh trả lời vấn đề này, trong khi truyền thông lý giải nguyên nhân là do sự khác biệt giữa những giá trị cốt lõi về lợi ích quốc gia mà Bắc Kinh cần “cân, đo, đong, đếm” nếu tham chiến.

Nhân đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu – Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc – phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.

Bài diễn thuyết tướng Lưu nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010 (thời điểm ông vẫn mang hàm Trung tướng) và được truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đánh giá là “chấn động”.

Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng bài diễn thuyết trên.

Tín niệm và đạo đức

Tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, cũng là người phê phán văn hóa Trung Quốc. Trong quá khứ, trước hết tôi là người kế thừa văn hóa Trung Quốc, sau đó mới là người phê phán. Hiện tại, tôi là người phê phán, sau mới là người kế thừa văn hóa Trung Quốc.

Lịch sử phương Tây là quá trình “bỏ ác theo thiện”. Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình “bỏ thiện theo ác”.

Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.

Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám “khoe” bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết “mặc quần áo”. “Mặc quần áo” cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.

Hegel nói: “Trung Quốc không có triết học.” Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato…

Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn “Đạo đức kinh” 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới “Đạo đức kinh” có vấn đề.

Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?

Hậu nhân chúng ta “kiểm duyệt” ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là “tất cả xoay vòng quanh quyền lực”.

Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là “ngụy tôn giáo”; nếu là tín ngưỡng, thì đó là “ngụy tín ngưỡng”; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị “quan trường hóa”.

Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.

Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.

Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.

Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:

1. Ngụy biện

Con trai tôi năm nay (2010-PV) thi đỗ vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí xuất sắc nhất ở Trung Quốc. Tôi bèn bảo con trai đưa giáo trình để tôi xem. Xem xong tôi nói, thứ này không đáng để đọc.

Trong giáo trình có một khẳng định: Trung Quốc phát minh ra thuốc súng. Sau khi thuốc súng truyền tới châu Âu đã “phá vỡ những thành trì phong kiến thời Trung cổ” ở châu Âu.

Thật là nực cười, anh phát minh ra thuốc súng đi phá vỡ “thành trì phong kiến” của người ta, vậy thành trì của chính anh tại sao không bị phá? Ngược lại còn kiên cố hơn?

Khi thảo luận vấn đề Đài Loan tại ĐH Quốc phòng, có một quan điểm khá “ăn khách”: Đài Loan là một “chiếc khóa”. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì “chiếc khóa” sẽ chặn “cửa lớn” của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không có đường ra biển lớn.

Quan điểm này là ngụy biện. Tôi có thể phản bác lại trong một câu.

Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc trên biển đã không hề chặn nước láng giềng Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc đại dương.

Eo biển Dover (Calais), Pháp chỉ cách lãnh thổ nước Anh 28 hải lý, Anh có ngăn cản Pháp trở thành cường quốc trên biển hay không?

Mấu chốt khiến Trung Quốc mất đi đại dương chính là các thế hệ thống trị trong lịch sử không có quan niệm “hải quyền”.

2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn

Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc gần như cất bước cùng nhau, nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, trong khi Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất.

Nói tới điều này, chúng ta thường cảm thấy vui mừng. Kỳ thực, việc châu Âu hình thành nhiều quốc gia chính là một cách thể hiện lục địa này có tự do tư tưởng.

Mặc dù bọn họ chia thành nhiều nước nhỏ, nhưng, ít nhiều những gì có liên quan tới văn minh nhân loại đã được sinh ra từ chính những quốc gia tách rời này.

Còn chúng ta làm được gì cho văn minh thế giới?

Thống nhất giang sơn chắc chắn có liên hệ tất yếu với thống nhất tư tưởng. Xã hội chiến lược là xã hội mang tính hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ lưỡng những khác biệt giữa Mỹ-Trung: Trung Quốc ở các sự vụ quốc tế về cơ bản là mềm mỏng, đối với sự vụ trong nước thì cứng rắn.

Nước Mỹ ngược lại, cứng rắn trong lĩnh vực sự vụ quốc tế, mềm mỏng ở các vấn đề quốc nội.

Tôi không nhớ tôi đọc được vấn đề này trong cuốn sách nào, nhưng có một kết luận: Đó là do bất đồng văn hóa quyết định. Văn hóa Trung Quốc là khép kín, hướng nội; văn hóa Mỹ là cởi mở, hướng ngoại.

Quan niệm “nhất thống” cũng là một tư tưởng theo kiểu hướng nội. Điều này giải thích vì sao chúng ta là “cừu” trước các thế lực ngoại xâm, nhưng lại là “sói” trước chính đồng bào của mình.

[…]

Người Trung Quốc muốn dân mình đánh mình, đó mới gọi là dũng mãnh!

3. Thấp hèn, thô tục

Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.

Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa “tình mới” về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.

Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: “Nhảy đi! Nhảy đi!” Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.

Tôi thở dài trở về nhà, bật tivi xem. Truyền hình đang phát một câu chuyện ở châu Âu. Tại nước nào đó, tôi nhớ mang máng là Hungary, 70 năm trước có một thợ mỏ trẻ tuổi chuẩn bị làm đám cưới.

Lần cuối cùng người này xuống mỏ trước hôn lễ, tai nạn sập hầm xảy ra khiến anh ra đi mãi mãi. Cô dâu không tin người mình yêu đã ra đi nên mỏi mòn chờ đợi suốt 70 năm.

Gần đây người ta tu sửa lại hầm mỏ đã phát hiện ra một thi thể chính là chú rể khi trước. Do trong hầm không có không khí, thi thể chú rể lại ngâm trong nước chứa khoáng chất nên vẫn giữa được sự trẻ trung như 70 năm trước. Còn cô dâu khi ấy đã trở thành một bà lão tóc bạc trắng.

Bà ôm thi thể người yêu khóc thảm thiết và đưa ra quyết định tiếp tục hoàn thành hôn lễ.

Đó là một cảnh tượng chấn động lòng người: Tân nương 80 tuổi trong bộ váy cưới trang trọng màu trắng, tóc bà cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà, vẫn trẻ trung như vậy, được đặt nằm trong cỗ xe ngựa.

Hôn lễ và tang lễ cử hành đồng thời, khiến bao người phải rơi nước mắt.

Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. Vụ 11/9 dù không thay đổi thế giới, nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới cũng rất khó quay trở về thời điểm “trước 11/9″.

Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí “kém lành mạnh” lan tỏa khắp nơi.

Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang “khua chiêng gõ trống”.

Tôi nói đội tuyển bóng đá Trung Quốc ngày 7/10 mới thi đấu. Đó là trận cuối cùng gặp Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE), nếu thắng sẽ lọt vào vòng chung kết World Cup.

Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.

Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô.

Đây là một dạng thẩm thấu văn hóa. Không thể chỉ trích bọn họ vì hành động như vậy, bởi bản thân họ đã không thể tự kiểm soát được bản thân nữa. Kết quả nhóm này bị Mỹ tuyên bố “vĩnh viễn không hoan nghênh”.

Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: “Nổ rất hay”.

Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo.

Năm 1997, công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn giao thông. Bạn không cần biết Diana là người thế nào, Hoàng gia Anh ra sao, nhưng chí ít nhân vật này có “giá trị thời sự”. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng thông tin đó trên trang nhất, chỉ có báo Trung Quốc không đăng.

Ngày hôm đó, dòng tít lớn nhất trên báo chí Trung Quốc là “Các trường trung học, tiểu học ở Bắc Kinh khai giảng”. Bài báo này chẳng khác đưa tin “Ngày hôm nay người dân Bắc Kinh ăn cơm” là mấy, giá trị chỉ có vậy.

Tối ngày thứ hai sau vụ 11/9, tôi xem chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm” trên truyền hình với hy vọng được nghe một số bình luận về sự kiện này. Kết cục, chương trình tối hôm đó nói về… tăng cường tự thân xây dựng chi bộ đảng ở nông thôn như thế nào.

Anh muốn xem gì? Đều không có. Cái anh không muốn nghe thì nhất định nói cho anh nghe. “Những cái miệng quốc gia” (các MC nổi tiếng-PV) đương nhiên không có tội tình gì.

Bao người thiệt mạng trong vụ 11/9 đều là vô tội. Thứ mất đi là sinh mạng, điều tôn nghiêm nhất trên thế giới. Bản thân những sinh mạng này không liên quan gì tới chính phủ Mỹ.

Chúng ta đối đãi với người khác bằng thái độ như vậy, nhưng người ta không dùng thái độ đó đối xử với chúng ta. Đối chiếu rõ ràng nhất chính là vụ thảm án Dover.

Năm đó, một nhóm người Phúc Kiến trốn trong xe chở động vật từ eo biển Dover vượt biên vào Anh. Do bị thiếu không khí vì phải ở trong xe kín vài chục giờ đồng hồ, đa số đều bị ngạt chết, chỉ còn 2 người sống sót.

Sau khi vụ việc bung bét, Đại sứ quán Trung Quốc không có lấy một người ra mặt. Cuối cùng, người dân Anh ở Dover phải đứng ra cử hành đám tang và truy điệu những người thiệt mạng.

Rất nhiều trẻ em đã tới tham gia, trong tay chúng cầm đồ chơi do Trung Quốc sản xuất. Nhân tiện nhắc tới, trên thế giới hiện nay có tới 90% đồ chơi là “Made in China”.

Phóng viên hỏi các em nhỏ: “Vì sao tới tham gia lễ truy điệu?”, đám trẻ trả lời rằng: “Vì bọn họ cũng là người, đồ chơi mà chúng cháu cầm trong tay có thể do một trong số họ góp phần làm ra”. Trong cả lễ truy điệu ấy không có một người Trung Quốc nào.

Thế nào gọi là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi vẫn đang suy nghĩ.

2_57900.jpg

Hình ảnh trong vụ khủng bố New York 11/9/2001

Khen ngợi khủng bố mới thực sự là khủng bố

Văn hóa Trung Quốc giáo dục ra người Trung Quốc. Đầu tiên, xem nhẹ tính mạng của bản thân thì mới coi người khác và tính mạng của họ như trò đùa. Tự thân không có quyền lực để quý trọng sinh mạng của mình, cũng không cho phép người khác có.

Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được “luyện” thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.

Giai cấp thống trị cũng cố tình đưa người ra giữa đám đông để hành hình. Giai cấp bị trị thì hưởng thụ cảm giác “hưng phấn” của nhà thống trị trong đám đông.

Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông “như rừng như biển” suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán.

Ngày nay không còn lăng trì nữa, nhưng thói quen “xét xử giữa công chúng” vẫn còn.

Ngày xưa người dân đi xem xử tử Đàm Tự Đồng và nhóm Lục quân tử (sự kiện Mậu Tuất biến pháp 1898-PV) như trẩy hội thì làm sao trận Giáp Ngọ (1894) không thất bại?

Còn hậu duệ của bọn họ thì thế nào? […]

Anh thực hiện được “4 hiện đại hóa” thì có tác dụng gì? Buổi sáng tôi thường xem tivi trong khi tập thể dục. Sản phẩm “chạy” nhất trong tiết mục quảng cáo của Thời sự Buổi sáng là gì? Cửa chống trộm.

Đó là bi kịch của một dân tộc. Chúng ta sống như ở trong lồng. Khi tôi sống tại Thành Đô thì ở trong căn hộ của mấy đời Chính ủy Không quân trước đó.

Vừa vào nhà nhìn qua thì, trời ơi, như ở trong ngục vậy! Cửa sổ và ban công đều được lắp các tấm lưới chống trộm. Tôi cho bỏ hết.

Gần đây có một cuốn sách tiêu đề “Trung Quốc có thể nói ‘Không'”. Tôi nói, đúng là anh có thể nói “không”, nhưng anh nói khi đứng sau cánh cửa chống trộm. Đó không phải là dũng cảm, mà là yếu hèn.

Kiều Lương (Thiếu tướng, tác giả quân đội nổi tiếng Trung Quốc-PV) nói rất hay: “Những người ái quốc mà đến trông thấy phường trộm cắp chó gà còn phải tránh đường để đi, lại có hào khí can đảm nói ‘không’ với các cường quốc phương xa!”

Cần nhìn nhận nước Mỹ khách quan, toàn diện

Mỹ là quốc gia như thế nào?

Trước đây tôi từng nghe một câu mô tả: Những gì tốt nhất và tồi tệ nhất trên thế giới cộng lại chính là New York. Dùng câu này để nói về nước Mỹ ngày nay phải chăng cũng phù hợp?

Thế hệ quân nhân chúng ta là những quân nhân gánh vác hy vọng tương lai của đất nước. Không thể làm “phái thân Mỹ”, nhưng cũng không thể đơn giản là “phái chống Mỹ”, mà phải là “phái hiểu Mỹ” thành thục.

Biết đối thủ mới chiến thắng được đối thủ. Hạ thấp đối thủ chính là hạ thấp bản thân. Thác Bạt Hoành (Hiếu Văn Đế triều Bắc Ngụy-PV) đổi tên nước Nhu Nhiên thành Nhu Nhu, ý là “sâu bọ”, rồi ông bị chính Nhu Nhiên đánh bại, khác nào “không bằng cả sâu bọ”.

Mỹ không mong Trung Quốc hùng mạnh, cũng giống như Trung Quốc không hy vọng Mỹ “xưng bá”. Quan hệ Mỹ-Trung có xung đột, nhưng cũng có lợi ích chung nhất định.

Làm thế nào để hóa giải xung đột, phát triển lợi ích chung mới là điều mà các nhà ngoại giao Trung Quốc cần phải nỗ lực thực hiện.

Trung Quốc muốn phát triển thì không được đoạn tuyệt giao lưu với thế giới. Thế giới hiện tại vẫn là đơn cực. Chỉ có Mỹ suy yếu mới xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta không thể đoạn tuyệt với Mỹ, cũng không thể ôm kỳ vọng lớn vào Mỹ.

Hiện tại không phải là thời cơ thích hợp nhất để đối đầu với Mỹ. Lợi ích quốc gia phải là chuẩn mực cao nhất cho hành động của chúng ta.

Chúng ta cần nhẫn nại. Nhẫn nại không phải là mềm yếu. Chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.

Mỹ đương nhiên không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc đi lên. Nhưng chúng ta cần nhớ: Đấu tranh với đối thủ thì anh nhất định phải cho đối phương chứng kiến cục diện mà họ không muốn thấy nhất.

Người Mỹ hy vọng người Trung Quốc nội chiến thì chúng ta đã nội chiến thật. Mỹ không “cười lăn cười bò” mới lạ. Đương nhiên, nếu chỉ “nằm gai nếm mật, nhẫn nại chờ thời” thì cũng không được.

Trung Quốc trong vai trò nước lớn có thể giống như một võ hiệp thời cổ đại, giấu mình trong thâm sơn cùng cốc tu luyện võ công, đợi ngày “quyết chiến” với kẻ địch hay không?

Với nguồn tài nguyên và dân số, cùng với văn hóa của Trung Quốc, Trung Quốc không có khả năng hùng mạnh như Mỹ, chưa kể nước Mỹ vẫn đang tiến lên không ngừng.

Vẫn là Mao Trạch Đông nói đúng: “Đánh vẫn phải đánh, đàm vẫn phải đàm, hòa vẫn phải hòa.”

Con người cần phải mưu trí. Đấu tranh về ngoại giao càng cần mưu trí. Phải “dắt mũi” được người khác chứ không phải bị người ta “dắt mũi”.

Khrushchyov (cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô-PV) chính là một người mưu trí. Trong một lần đại hội, Khrushchyov “to gan” phê phán Stalin.

Có người đưa vụ việc lên báo chất vấn Khrushchyov rằng ông cũng là một nhân vật trong nhóm quyền lực cốt lõi thời Stalin cầm quyền, vậy tại sao không đứng ra phê phán từ thời đó?

Đáp lại, Khrushchyov đọc to câu hỏi một lần, sau đó hô lên trước đám đông: “Là ai đã gửi câu hỏi này? Hãy đứng ra đây!…” Ở phía dưới xao động một hồi nhưng không có ai bước ra.

Khrushchyov bèn nói: “Các anh xem, trong tình hình dân chủ, không cần e sợ như thế này mà đồng chí gửi câu hỏi còn không dám đứng ra, vậy trong bầu không khí thời kỳ Stalin, có ai dám đứng lên phê phán ông ấy?”

Cả hội trường liền vỗ tay.

Trong cuộc đấu với nước Mỹ, chúng ta cần có mưu trí như Khrushchyov. Khi cần ẩn nhẫn thì ẩn nhẫn. Giống như Đặng Tiểu Bình từng nói với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau:

“Taoguangyanghui (chiến lược ngoại giao ‘ẩn nhẫn’ của ông Đặng-PV) mà chúng tôi nói đến, bao gồm bất chấp thể diện cũng phải duy trì quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới.”

Đại ý của Đặng Tiểu Bình là, Trung Quốc nhất định phải “đồng bước” cùng văn minh thế giới, không được xa rời văn minh thế giới. Khi cần đấu tranh thì quyết không nhượng bộ.

Sùng bái Mỹ là không đúng, thân Mỹ không đúng và ghét Mỹ cũng không đúng.

Chính phủ Mỹ, các chính khách và người dân Mỹ có điểm tương đồng, cũng có khác biệt. Anh phải có trí tuệ cao độ để phân biệt điều đó.

Trong quá khứ, nhân dân Mỹ giúp Trung Quốc thoát ách thực dân, cống hiến to lớn đưa xã hội Trung Quốc tiến bộ. Giữa hai nước không có xung đột về lợi ích căn bản.

Ngày nay, lợi ích quốc gia của Mỹ trải khắp toàn cầu, giữa hai nước đã có xung đột nảy sinh. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tâm thế đạo đức để đánh giá sự vật, không được kích động.

[…]

3_61258.jpg

Một lính cứu hỏa sử dụng thiết bị ảnh nhiệt để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong buổi sáng ngày 12/9/2001, khoảng 24 giờ sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC).

Điểm đáng sợ thực sự của nước Mỹ ở đâu?

Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại.

Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.

Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: “Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa ‘giãy chết’, giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt.”

Tôi – một sinh viên công-nông-binh trang bị “tận răng” – lập tức phản bác: “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.

Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc – là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa.”

Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: “Em dám nói những lời như vậy ư!”

Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ “dám”. Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.

Chính “quốc gia tư bản chủ nghĩa ‘giãy chết'” đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.

Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.

Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!

Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:

1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường

Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.

Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.

Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để “nâng” giới tinh hoa lên cao.

Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.

Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai.

[…]

Đối với một dân tộc hùng mạnh mà nói, tầm quan trọng của lãnh thổ đã giảm xuống, thay vào đó là theo đuổi “quốc thế” (vị thế quốc gia-PV).

Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.

Thế nào gọi là “tạo thế”? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức “ngưng tụ”, mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.

Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước.

Chính vì như vậy, mỗi một sự kiện trọng đại trên thế giới kể từ sau Thế chiến II đều làm gia tăng vị thế của nước Mỹ. Nếu chúng ta để họ “dắt mũi” thì rất có khả năng sẽ đánh mất tất cả “vốn liếng” chiến lược.

Trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển dịch sang châu Á, nhưng không có nghĩa là họ không bao vây Trung Quốc.

Rất nhiều người chỉ nhìn vào Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như chỉ nhìn thấy chênh lệch giữa Mỹ-Trung về công nghệ và vũ khí mà không thấy được ở tầm chiến lược, đặc biệt là sự mất cân bằng ở bình diện ngoại giao còn nghiêm trọng hơn cả tụt hậu về khí tài.

Việc ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ, hoặc là có hình thức mà không có giới hạn, hoặc là có chi tiết mà không có toàn cục.

Sau sự kiện 11/9, Mỹ tấn công Afghanistan trong vòng 2 tháng, áp sát Trung Quốc từ phía Tây. Áp lực quân sự từ Nhật Bản,[…], Ấn Độ cũng không giảm.

Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc giành được một số lợi ích từ vụ 11/9, nhưng những lợi ích này có thể sẽ biến mất chỉ sau 1,2 năm nữa.

Tôi nhận định sự bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một dạng khác, không phải quân sự mà vượt qua quân sự.

Những năm gần đây, các quốc gia xung quanh chúng ta đều lần lượt cải cách chế độ xã hội, […]. Nga, Mông Cổ đã thay đổi; Kazakhstan cũng vậy, bên cạnh các quốc gia đi trước là Hàn Quốc, Philippines, Indonesia…

Mối đe dọa này đối với Trung Quốc còn nguy hiểm hơn đe dọa quân sự. Đe dọa về quân sự chỉ là hiệu ứng trong thời gian ngắn, trong khi sự bao vây bởi các quốc gia “dân chủ” như trên mới là ảnh hưởng dài hạn.

2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng

Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.

Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần để mặc lên người. Tôi cũng mua một chiếc như vậy ở Mỹ và mặc thường xuyên.

Tôi mặc nó là để kỳ thị nó, để trút giận, giống như một dạng giải tỏa và thỏa mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là một kiểu chế giễu, nhưng bản chất khác nhau.

Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ của họ giữa đường phố. Đới Húc (Đại tá không quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh hải dương Trung Quốc, bạn của tác giả-PV) nói: “Nếu một quốc gia ngay cả quốc kỳ của mình cũng tự đốt được, thì anh còn lý do gì để đốt quốc kỳ của họ?”

3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức

Đây là điều đáng sợ nhất.

Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.

Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.

Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.

Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.

Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.

Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.

Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.

Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc-PV) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-PV) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.

Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc.

Chuyện thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 rơi xuống Pennsylvania vốn dĩ có mục tiêu là Nhà Trắng, sau đó hành khách trên máy bay chống trả bọn khủng bố mới làm máy bay rơi xuống. Bởi thời điểm đó bọn họ đã biết tin tòa nhà WTC và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào.

Các hành khác đã nhanh chóng quyết định, không thể không làm gì mà phải quyết tử với khủng bố. Cho dù là trong tình thế như vậy, họ vẫn làm một việc: Bỏ phiếu thông qua việc “liều chết” với những tên khủng bố.

Vào thời khắc sinh tử cũng không áp đặt ý chí của mình lên người khác. Sau đó tập thể đồng tình, họ mới hành động. Thế nào gọi là dân chủ, đây chính là dân chủ.

Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới.

4_106755.jpg

Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle thăm lại địa điểm mà chuyến bay số hiệu 93 đâm xuống Pennsylvania nhân hoạt động kỷ niệm 10 năm vụ khủng bố.

Tôi thường suy tư rằng: Vũ khí tân tiến, công nghệ mới nhất, lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới nằm trong tay những người như thế rất phù hợp. […] Cho dù nằm trong tay Trung Quốc, Trung Quốc có thể làm được gì cũng không biết chắc được.

Nước Mỹ có nhiều kinh nghiệm thành công đáng để chúng ta tham khảo, học hỏi. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập “Ủy ban 11/9″, cũng không thành lập bộ chỉ huy khẩn cấp gì đó.

Tôi rất phản đối những điều không thực tế. Sau khi tôi tới Không quân Thành Đô, hoặc là không họp, hoặc là ít họp. Những cuộc họp không thể tránh thì họp nhanh. Việc đầu tiên tôi làm là thay đổi “học tập Thường ủy” thành tự học. Cầm văn bản đọc thì gọi gì là học!

Tôi đấu tranh với thế lực thủ cựu. Sức lực cá nhân tôi có hạn nhưng không thể không đấu tranh, cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không nản.

Ví dụ, thường ở trong bộ đội tôi không ăn cơm. Ngày nào về nhà được thì tôi mang theo lương khô chứ không ăn trong quân. Tôi tới sư đoàn 33, ở Không quân Bắc Kinh cũng như vậy. Nếu không thể không ăn thì tôi ăn đơn giản.

Dù nói rằng uống nửa lít rượu không đổ được hồng kỳ, ăn một bữa cơm không sập được giang sơn. Nhưng cái gì nhiều quá, lãnh phí quá, để tích tiểu thành đại thì rất khó nói.

Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm chắc nội hàm của nó. Không được chỉ nhìn những cái nhỏ, mà phải xem cái lớn.

Có một câu nói hay: Thường nghị luận khuyết điểm của người khác thì bạn là kẻ dưới đáy chuẩn mực đạo đức; thường nghị luận khuyết điểm của nhân loại thì bạn chính là tư tưởng gia.

Lời kết

Qua bài diễn thuyết 3 tiếng đồng hồ ngày hôm nay, mục tiêu mà tôi theo đuổi là sự giải phóng con người. Nếu nói rằng tôi đến đây để gặp gỡ mọi người thì không bằng nói rằng mọi người tới để “nhận biết” tôi.

Tôi đã rất phóng khoáng trao gửi “toàn bộ bản thân” cho các bạn, tôi thể hiện tư tưởng cá nhân trước các bạn. Đặc biệt, những điều tôi nói về phương Tây, về nước Mỹ cũng không tách rời chủ đề cuộc thảo luận này.

Có 2 điều tôi muốn bổ sung. Thứ nhất, tôi là một người trung thành với chủ nghĩa dân tộc. Mọi điều tôi nói ra đều vì cái tốt cho quốc gia, dân tộc.

Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng xem lợi ích dân tộc là tối cao. Vì điều đó, tôi chấp nhận đổ máu, sứt đầu mẻ trán. Trong đầu tôi vẫn thường hiện lên cảnh tượng trong chiến tranh Triều Tiên:

Mùa đông năm 1951, đơn vị của cha tôi tấn công quân Mỹ. Do vũ khí thua kém Mỹ nên buộc phải mai phục trong đêm tại vị trí gần quân địch nhất. Một liên đội yên lặng chờ đợi cả một đêm.

Đêm đó trời đổ tuyết lớn, lạnh vô cùng. Lúc trời sáng, còi hiệu xung phong vang lên, nhưng hơn 100 chiến sĩ mai phục ở đó không có một ai đứng dậy. Tất cả bọn họ đã chết vì lạnh.

Cho đến chết họ vẫn giữ đội hình chiến đấu. Về sau Chủ tịch Mao khi nghe báo cáo, ông lập tức bỏ mũ, đứng dậy rất lâu không nói gì.

Chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962, máy bay Trung Quốc tiêu diệt một đơn vị của Ấn Độ. Đơn vị này ngày xưa từng thuộc biên chế quân đội Anh, tham gia cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ 2, hỏa thiêu Viên Minh Viên.

Chủ tịch Mao nhận tin qua điện thoại, đập bàn đứng dậy, nói: “Quốc nhục trăm năm!”

Đồng thời, mọi người cũng nên nhận thấy, tình hình Trung Quốc so với phương Tây không giống nhau.

Có những việc mặc dù nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể dễ dàng đạt được. Cũng có những việc còn chưa nhìn thấy. Có những khác biệt về quan niệm chỉ có thời gian qua đi mới rút ngắn khoảng cách được.

Lần đâu tiên gặp gỡ các cán bộ cấp doanh trở lên ở căn cứ Côn Minh, tôi đã vô cùng thẳng thắn, mạnh dạn nói nhiều như vậy. Đó là những thành quả nghiên cứu của tôi. Tôi chịu trách nhiệm với phát biểu của mình.

Chỗ nào nói đúng, các vị hãy ghi nhớ lấy; còn chỗ nào nói sai, mọi người hãy “vào tai này lọt tai kia”, xem như chưa nghe thấy.

Mỗi con người là một cá thể, mỗi cá thể đều được tự do. Tôi không thể áp đặt tư tưởng của mình lên mọi người. Tôi cũng không thể yêu cầu tư tưởng của mọi người phải thống nhất đến một tư tưởng nào đó. Đó là điều không thể.

Thế nhưng chúng ta lúc nào cũng muốn theo đuổi mục tiêu này. Đó là điều hết sức mơ hồ, trên thực tế không thể thực hiện được.

(Theo Trí Thức Trẻ)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS-TS Phạm Quốc Sử: 'Tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!'

Đăng Bởi Một Thế Giới -  

14:03 23-11-2015

 

pgs-ts-pham-quoc-su_COLQ.jpg?width=600&h

PGS-TS Phạm Quốc Sử

mtg-mark.png

“Đừng bao giờ nghĩ bảo vệ môn lịch sử là bảo vệ “miếng cơm, manh áo” cho người dạy sử, mà đó còn là bảo vệ sợi dây kết nối tốt nhất của dân tộc hôm nay với nguồn sinh khí truyền thống và thời đại”, PGS-TS Phạm Quốc Sử - Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Thủ đô Hà Nội khẳng định.
Xoay quanh việc tích hợp môn lịch sử được Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu ra, cùng với những ý kiến đa chiều từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên lịch sử, PGS-TS Phạm Quốc Sử đã có những chia sẻ, những quan điểm hết sức thẳng thắn về vấn đề này.
 
Tìm hiểu, dạy và học lịch sử là vấn đề sống còn của dân tộc

-Thưa thầy, lịch sử và môn lịch sử có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay?

 

-PGS-TS Phạm Quốc Sử: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống. Hầu hết những gì diễn ra hôm nay đều có nguồn cội, căn nguyên từ quá khứ, hay nói cách khác đó là sự tiếp nối của quá khứ. Bởi thế, muốn hiểu hiện tại, muốn hành xử cho đúng, không lệch lạc trong tương lai thì phải soi chiếu vào lịch sử.

Còn môn lịch sử, nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống. Tuy nhiên, có nhận thức đúng về quá khứ hay không còn phụ thuộc vào quan điểm và phương pháp nhận thức, quan điểm và phương pháp nghiên cứu lịch sử, dạy và học sử của mỗi người.

Đất nước, cộng đồng hay cá nhân nào cũng cần đến vai trò của lịch sử. Với dân tộc Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử còn quan trọng hơn nhiều, bởi lẽ đất nước ta luôn bị đe dọa, xâm lăng, ngay cả lúc này. Vì vậy, việc tìm hiểu, dạy và học lịch sử là một trong những vấn đề sống còn của mỗi người trong cộng đồng dân tộc. Hơn nữa, Việt Nam đang ở trong thời kỳ hội nhập, học sử là để hiểu mình, hiểu người, giúp chúng ta biết mình đang ở tầm vóc nào, hiểu rõ bạn bè và kẻ thù của mình, từ đó sẽ hội nhập tốt hơn.

 

-Theo thầy, việc tích hợp môn lịch sử cùng 2 môn giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng thành môn công dân với Tổ quốc thì có hợp lý không và tại sao?

-PGS-TS Phạm Quốc Sử: Bản thân tôi nhận thấy không hợp lý chút nào, thậm chí là phản khoa học, phản chính trị. Chính trị ở đây là muốn nói đến nhận thức non kém, mất cảnh giác khi việc tích hợp có thể làm nhạt nhòa, biến mất môn lịch sử, môn học mà ở bất cứ quốc gia nào cũng được giao một nhiệm vụ tối thượng là trang bị cho người học kiến thức để nuôi dưỡng tình yêu Tổ quốc và nhận diện mọi kẻ thù.

pham-quoc-su_ujnh.jpg?width=600

 

PGS-TS Phạm Quốc Sử cho rằng "tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!"

Môn lịch sử không phải chỉ của người dạy lịch sử mà là của nền giáo dục đất nước. Với vai trò quan trọng của nó, đặc biệt là môn quốc sử cùng với môn quốc văn đã được khẳng định rằng không thể nào thiếu và trộn lẫn với các môn khác.

Nếu như môn quốc văn giữ cho dân tộc hồn cốt thiêng liêng để người Việt không quên tiếng Việt và văn hóa Việt thì môn quốc sử giữ cho dân tộc nguồn sinh khí và sức mạnh, giúp cho dân tộc không quỳ gối trước bất kỳ thế lực cường quyền nào. Bởi thế kẻ nào “đánh vào môn lịch sử”, thủ tiêu hay làm biến dạng và tan rã bộ môn này tức là đã chặt đứt động mạch chính kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối nguồn sinh khí với cơ thể sống của dân tộc hôm nay.
 
Quan trọng là lựa chọn cái gì và dạy như thế nào
 

-Về chuyện tại sao lại có việc gộp môn lịch sử vào môn công dân với Tổ quốc, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Thứ nhất là theo tinh thần chủ trương tích hợp. Thứ hai, Luật Giáo dục quốc phòng an ninh được Quốc hội thông qua có quy định giảng dạy lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng. Chúng tôi dự kiến đưa lịch sử vào đó để tránh trùng lặp”. Thầy có ý kiến như thế nào?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Theo tôi, đây là cách giải thích hoàn toàn không hợp lý. Giải trình thế là sai, bởi mấy lẽ:

Thứ nhất, “tích hợp” là một chủ trương, thậm chí là một chủ trương “sáng giá” của Bộ GD-ĐT, nhưng không có nghĩa là cho phép Bộ lôi tuột tất cả các môn vào đó mà không có cân nhắc. Lịch sử là môn học có thiên chức đặc biệt, cần hết sức thận trọng nếu như định đụng đến nó. Đã trót để cho nó “nhếch nhác” rồi thì giờ là lúc giúp cho nó “phục sinh” chứ không phải làm cho nó bị “hòa tan”! Tiếc là Bộ không có chuyên gia lịch sử, hoặc đã không hỏi các chuyên gia lịch sử về vấn đề này. 

Thứ hai, sao lại sợ trùng lặp kiến thức lịch sử giữ nước với giáo dục an ninh quốc phòng mà bỏ cả môn lịch sử? Vậy lịch sử đất nước trên các bình diện khác (như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa), lịch sử nhân loại không học nữa sao? Các môn khác có thể sử dụng ít nhiều kiến thức lịch sử, nhưng là để phục vụ cho nhiệm vụ của chúng, không thể thay thế cho hệ thống kiến thức toàn diện và sâu sắc của môn lịch sử được.

Thứ ba, chủ trương tích hợp như vậy là quá đơn giản, thuần túy từ góc độ kỹ thuật mà thiếu nhãn quan khoa học, không có triết lý và tư tưởng trong việc giáo dục học sinh.
 

-Thầy có cho rằng vì kiến thức lịch sử của ta quá nặng mà chưa có sự đổi mới trong cách dạy, tạo sự thích thú cho người học nên dẫn đến có dự án tích hợp này không?

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đã có gì mà nặng. Liệu người ta còn muốn cuốn sách giáo khoa lịch sử mỏng thế nào nữa, còn muốn kiến thức lịch sử được dạy trong nhà trường bị lược bớt, giản đơn đến mức nào nữa? Tôi đã cầm hai cuốn lịch sử phổ thông trung học nước Mỹ, mới xuất bản, nó to gần bằng khổ giấy A4 và dày gấp 3-4 lần cuốn lịch sử phổ thông trung học của ta, dày đặc chữ, tranh ảnh và tư liệu. Không thấy dư luận  nước Mỹ kêu ca vì sách dày, kiến thức nặng nề. Hãy nói với học sinh bằng thứ ngôn ngữ uyên bác, có văn hóa của chốn học đường thì mới mong có được những học trò thông thái. Còn nếu cứ cố nói với các em thứ ngôn ngữ thật đơn giản, nôm na cho dễ hiểu, dễ nhớ đến mức cả các bậc phụ huynh vốn thiệt thòi do không được đi học cũng hiểu được, thì e rằng “hậu sinh” không thể “khả úy” được đâu. Kiến thức nặng đến đâu cũng không quan trọng. Quan trọng là lựa chọn cái gì và dạy thế nào.

Cũng không phải không có đổi mới trong cách dạy, cách học. Nói không đổi mới thì quả là phụ công ngành giáo dục, phụ công các thầy cô giáo dạy lịch sử ở trường phổ thông. Công việc này đã thực hiện từ nhiều năm nay rồi, song hiệu quả không đáng là bao. Nhưng nghiêm túc mà nói, với nội dung sách giáo khoa được biên soạn theo hướng chính trị hóa như vậy, lại thêm chỉ đạo môn học có tính pháp lệnh về cách dạy, cách học, cách kiểm tra, thi cử như hiện nay thì có tài thánh cũng không thể đổi mới để dạy hay, học hay lịch sử được.

Đã làm hỏng môn lịch sử, biến nó từ môn học đầy tính hấp dẫn và bác học, thành một môn học buồn tẻ, khiến cho học sinh chán học, giờ đây thay vì đầu tư làm cho nó hồi sinh, trở về đúng với giá trị chân chính và vinh quang của nó, thì lại nhân đó “tích hợp” để bóp chết nó, liệu có phải là việc làm có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc không?
 
Xóa môn lịch sử, không thảm họa thì là gì?
 

- GS-TS Đinh Quang Báo, Ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia nói: “Không nên đặt vấn đề tích hợp là xóa môn học mà chỉ là tạo ra giá trị mới cho môn học. Tôi không nghĩ, môn sử cứng nhắc đến mức chỉ khi đứng độc lập thì mới giáo dục được”. Thầy nghĩ sao về ý kiến này?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Phát biểu thế nào là quyền của mỗi người, song ý kiến ấy nếu đúng như vậy thì rất nông cạn và mâu thuẫn.

Tích hợp rõ ràng là xóa một số môn học cũ để tạo ra môn học mới, còn biện hộ gì nữa. Đã tích hợp rồi thì làm gì còn môn lịch sử nữa, mà là môn khoa học xã hội, hay “công dân với Tổ quốc”, trong đó có kiến thức lịch sử được sử dụng một cách vụn vặt, chắp vá, trộn lẫn với kiến thức khác. Đề án đã xác định rõ thế rồi. Mà đã xóa rồi thì làm gì còn giá trị mới nữa. Đã xóa rồi thì làm gì còn có thể phát huy tính giáo dục được với tư cách môn lịch sử nữa. Môn lịch sử nếu không “cứng nhắc” đứng độc lập, mà bị hòa tan, bị thủ tiêu rồi thì làm sao còn giáo dục được. Một vài mảnh thân xác vụn rời của nó trong một cơ thể khác, nếu có phát huy được tính giáo dục, cũng là rất hạn chế, nếu không nói là chẳng đáng kể gì.

-Là người làm công tác giảng dạy lịch sử lâu năm, thầy nghĩ sao nếu việc tích hợp môn lịch sử được tiến hành?

- PGS-TS Phạm Quốc Sử:  Nếu việc tích hợp môn lịch sử vào các môn học khác được tiến hành, tôi cho rằng đó sẽ là một hình thái hỗn loạn, sẽ tạo ra những trò cười mới, như lâu nay ta đã chứng kiến. Sách giáo khoa sẽ thay đổi, biên soạn mới, vứt sách cũ, tài liệu cũ đi; việc đào tạo giáo viên lịch sử từ các bậc cao đẳng đến đại học… sẽ phải làm lại toàn bộ, kinh phí tốn kém cho xã hội sẽ không phải là con số 70.000 tỉ đồng mà Bộ đã lộ ra rồi lấp đi như trước đây, mà là vài trăm lần như thế. Nhưng điều quan trọng là sẽ làm hỏng hẳn một nền giáo dục dân tộc. Đến đây thì sẽ là một kịch bản “vỡ nát” và khôi hài từ người dạy đến người học, từ nhà trường đến xã hội về nhận thức lịch sử mà chính những người hôm nay thiết kế và vỗ tay cho “tích hợp” môn lịch sử sẽ phải “im bặt”. Bộ Giáo dục - Đào tạo lúc đó sẽ im bặt. Ngài bộ trưởng hôm nay khi đó đã nghỉ hưu, “hạ cánh an toàn”, còn ngài mới lên sau đó có thể sẽ “nghiêm túc” xin lỗi trước Quốc hội và thanh minh “khi đó tôi chưa phụ trách chính việc này” hoặc “khi đó tôi đang công tác ở nước ngoài”.

 

-Nếu tích hợp thì các giáo viên, các em học sinh sẽ phải dạy và học như thế nào, thưa thầy?

 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Câu hỏi này nên dành cho các tác giả đề án tích hợp môn lịch sử, là Bộ GD-ĐT, và những người bênh vực nó (đề án), bởi tôi là người phản đối thì tôi không hình dung kịch bản việc dạy và học sẽ thế nào.

Theo một người bênh Bộ GD-ĐT, ông nói ý thế này: Việc tích hợp giống như chế biến một “món ăn tổng hợp”! Ông nói, ví như đáng lẽ ta ăn rời từng món: thịt bò, cần tây, tỏi tây, nước mắm…, thì giờ ta cho cả vào xào, được ăn cùng lúc tất cả, mà có khi lại ngon. Cái “khéo” của vị chuyên gia biện hộ lừng danh này là lấy ví dụ từ món xào thịt bò - cần - tỏi vốn đã thông dụng, nhiều người thích. Nhưng cái đáng tiếc là ông lại ví việc tích hợp môn lịch sử, một môn có chức năng giáo dục đặc biệt, đòi hỏi cả tính khách quan khoa học lẫn lý trí và  ý thức dân tộc, với việc chế biến món ăn nghiêng về khía cạnh hưởng thụ và tiêu khiển, khoái khẩu thì “xơi”, không khoái thì nhè ra, gọi nhà hàng đến mắng.

Không chỉ khôi hài, mà sẽ là thảm họa khi món lẩu tổng hợp của ông ấy có thể là thịt gà với mắm tôm và bỗng rượu, thịt chó với cá điêu hồng và đường phèn, trứng gà với dấm thanh và tỏi…, và theo ông ấy, liệu đó có thể là những món khám phá mới, hấp dẫn? Ông nói nhiều nước đã làm thế mà và Việt Nam cũng nên làm theo. Theo tôi, vị chuyên gia này sẽ là người thích hợp nhất để trả lời câu hỏi: Nên dạy và nên học môn tích hợp lịch sử như thế nào?
 
-Thầy nghĩ sao nếu môn lịch sử bị xóa bỏ?
 

- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đó sẽ là thảm họa cho dân tộc. Bên ngoài thì Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một số đảo Trường Sa, bên trong thì xóa môn lịch sử, chặt đứt mối liên hệ giữa lớp trẻ hiện tại với truyền thống cha ông. Trong ngoài như thế không thảm họa thì là gì?

Thực ra, những gì diễn ra hôm nay đối với môn lịch sử cũng đã là thảm họa rồi. Những ngày hân hoan mới giành được độc lập, hay đang vượt qua thử thách thù trong giặc ngoài 1945-1946, chắc không ai tưởng tượng sẽ có ngày học sinh tung hê tài liệu môn lịch sử vì “thoát nạn”, không phải thi môn học buồn tẻ khó nhớ này.

Đấy là thảm họa, nhưng không phải chỉ cho mấy cô giáo dạy môn lịch sử trong trường phổ thông, mà cho tương lai của toàn dân tộc. Một thảm họa khôn lường.

Có người nói: Người không hiểu lịch sử thì không khác gì con trâu. Con trâu thì ruộng nào cũng cày, bởi nó không tự biết mình, nguồn cội mình! Thế mà người ta lại định xóa môn lịch sử, thử hỏi có nguy không?
 
Không xóa, nhưng phải làm lại, đổi mới căn bản môn sử
 
-Vậy khi việc “tích hợp” bị phản đối, môn lịch sử nên được giảng dạy trên ghế nhà trường theo cách nào, để không lâm vào cảnh bi đát như những gì từng được nhắc đến trong vài năm qua, thưa thầy?
 
- PGS-TS Phạm Quốc Sử: Đó là một câu chuyện nghiêm túc.

Thứ nhất, đấu tranh cho môn lịch sử tiếp tục có vị trí độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông không có nghĩa là duy trì thực trạng môn học đã bị chính trị hóa đến tê liệt trong nhiều chục năm qua, khiến người dạy loay hoay mãi không thể dạy hay được, người học thì chán ngán. Đã đến lúc phải thay đổi căn bản đối với môn học này, từ nội dung đến phương pháp, chứ không chỉ sửa chữa.

Thứ hai, rất cần thiết phải công bố một cách ngắn ngọn, hàm súc cho xã hội hiểu và phân biệt rõ ba khai niệm: Lịch sử, sử học và dạy - học lịch sử, cũng như mối quan hệ giữa ba điều ấy. Việc này không thừa, bởi ngay trong ngành sử không phải ai cũng đã tỏ, còn trong xã hội thì số người hiểu cực ít. Khi giới lãnh đạo chính trị không hiểu thì sẽ xem nhẹ môn lịch sử và khó có thể giải thích, thuyết phục được.

Thứ ba, lịch sử thì khách quan, nhưng sử học và dạy học lịch sử thì không phải như vậy. Trong sử học, nguyên tắc tối thượng là tôn trọng sự thật, nhưng điều này thường bị vi phạm. Khi sử học bị chính trị hóa thì nguyên tắc trên sẽ bị vi phạm, bởi nó buộc sử học phải quỳ gối phục vụ cho mục đích của chính trị mà có trường hợp dẫn đến xuyên tạc sự thật.

Thứ tư, sử học vinh quang thật, nhưng lại rất dễ phạm phải những căn bệnh nặng, những lỗi không nhỏ. Tiếc thay, sử học nước ta đã không tránh được. Một thứ “sử học nhà nước”, “sử học quốc doanh” (phân biệt với sử học chân chính) đang ngự trị.

Một nhà sử học nổi tiếng nước ta mới mất cách đây vài năm, nói: Sử học ta chẳng có tư tưởng gì. Sợ thật!

Bị biến thành công cụ tuyên truyền, đến mức bị chính học sinh chối bỏ, người dân nghi ngờ, rồi lại chính cơ quan giáo dục quyền lực nhất xóa bỏ. Phải chăng, đó là số phận của một thứ sử học “phải đạo”?. 

Bởi thế, ngành sử cần phải làm lại từ đầu. 

Thứ năm, sử học thế nào thì dạy học lịch sử cũng gần như thế, bởi dạy học phải sử dụng thành tựu nghiên cứu của sử học, đồng thời cả hai cùng có chung một “bầu trời”, một thể chế. Tư tưởng chỉ đạo cho sử học, đương nhiên cũng được áp dụng cho dạy học lịch sử. Từ rất sớm, sử học và dạy học lịch sử nước ta đã được tiêm những liều “vắc xin” để ngừa những tư tưởng trái chiều. Nhưng liều tiêm khá nặng, khiến cho đối tượng bị tê cứng, hết sinh khí. Để học sinh chán học sử, để giáo viên không thể giảng hay được tức là môn sử hết sinh khí rồi.

Có người bảo ngành sử các ông toàn chạy theo chính trị, chủ yếu là ca ngợi và lặp đi lặp lại, nên rất nhàm. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Đúng bởi là lẽ sách vở nhiều, tiến sĩ nhiều nhưng chất lượng sử học rất thấp. Song, thử hỏi, nếu anh bị buộc phải tiêm “vắc xin” anh có chống lại được không? Vả lại, những thành quả “nhàm chán” thì anh mới được đọc, còn những thứ “không nhàm chán” thì không dễ xuất bản, và nếu có thì anh liệu có biết đọc không?

Có người nói học sinh chán sử là tại sách giáo khoa của môn này viết khô khan và một chiều. Điều này đúng. Cả giáo trình đại học nữa chứ, đâu  phải chỉ sách giáo khoa đâu. Mà sách giáo khoa là “rút gọn”, là “hạ cấp” của giáo trình. Người viết sách đã quen tư duy thế rồi. Không khô khan, một chiều sao được khi bị chỉ đạo, bị cạo gọt từ chương trình chung đến từng bài học, hoặc do sợ quá mà tác giả tự cắt gọt cho an toàn.   

Có người nói, các thầy cô dạy sử không chịu thay đổi phương pháp nên việc dạy học nhàm chán, học sinh chán học, chất lượng môn sử rơi đến thảm hại. Điều này cũng đúng. Nhưng sự thực, đã có thay đổi bộ phận rồi, nhưng chủ yếu là chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép” và một vài thứ khác. Song, tài thánh cũng không hấp dẫn được, bởi phải đi theo rãnh chỉ đạo của cấp trên, từ nội dung sách giáo khoa đến các bước lên lớp, giáo án. Có nhiều phương pháp được vận dụng, nhưng chạy đi đâu khỏi khối tài liệu từ đọc thêm đến tranh ảnh, hiện vật, bản đồ, sơ đồ, băng đĩa đều được biên soạn theo cùng một hướng, với vai trò minh họa cho sách giáo khoa. Mọi thứ đều minh họa thêm cho sách giáo khoa, còn sách giáo khoa minh họa cho đường lối chỉ đạo, vậy sáng tạo sao được.

Đã có ý kiến khá hay về phương pháp dạy học thực chứng, dùng tài liệu gốc để khuyến khích học sinh khám phá, tự đưa đến nhận thức bài học lịch sử. Hay, nhưng dùng tài liệu gốc nào đây? Tư liệu gốc có giá trị nhưng “cấm kỵ”, “nhạy cảm” thì không được sử dụng, còn tư liệu không giá trị, không đáng tin cậy, vô thưởng vô phạt thì không dùng còn tốt hơn là dùng. Dẫn học sinh đi thăm bảo tàng ư? Bảo tàng, nhà truyền thống cũng được sắp đặt, được uốn nắn giống như công trình sử học, giống giáo trình, sách giáo khoa và hằng hà sa số tài liệu đọc thêm môn lịch sử. Cứ quyển nọ chép lẫn, xào xáo của cuốn kia thôi, anh chạy đằng trời! Vả lại, tôi bảo anh sáng tạo nhưng anh cứ biết vậy, sáng tạo vừa vừa thôi, anh sáng tạo quá, tôi không kiểm soát được, anh “chệch rãnh” thì sao...

Nhưng xin cảnh báo, ngữ văn và triết học cũng thế. Văn, triết mà chẳng có văn có triết, chẳng có sinh lực gì. Nguyên nhân, thực trạng cũng gần cũng giống như môn lịch sử. Chỉ có điều không bị động đến. Không bị động đến, nhưng không có nghĩa là vô can!  

Cụ Hồ nói “dân ta phải biết sử ta” là để “cho tường gốc tích nước nhà", chứ không phải để càng học càng tối, càng biết càng hoài nghi. Cũng giống như “văn học phải đạo” với công thức dạy văn: Yêu-căm-chiến-lạc (yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan tin tưởng), sử học “quốc doanh” không thể làm “cho tường gốc tích”, không làm rạng danh nước nhà  được.

Tóm lại, câu chuyện dạy dỗ thế nào, phương pháp này, nọ vẫn chỉ là phần ngọn của vấn đề. Nếu cứ bàn mãi về phương pháp, cứ trách thầy cô giáo dạy sử thì chỉ là né tránh, luẩn quẩn, thiếu hiểu biết và giỏi “bắt nạt người yếu”. Gốc rễ vẫn là ở tính khoa học độc lập của môn sử, ngành sử. Độc lập ở đây là không bị chính trị hóa, chứ không phải chỉ là môn lịch sử tồn tại độc lập trong chương trình giáo dục phổ thông. Có độc lập thì sẽ có khách quan, khoa học, có cống hiến thực sự cho Tổ quốc, cho dân tộc, cho lẽ sống, sẽ được đời kính trọng, nhà nước nể vì. Có độc lập thì có sáng tạo trong dạy học lịch sử, sẽ có muôn vàn phương pháp tìm hiểu, khám phá lý thú được áp dụng, và học sinh sẽ lại say mê, yêu thích môn học này.

-Xin chân thành cảm ơn thầy!

Thu Anh (thực hiện)

Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-cong-nghe/pgs-ts-pham-quoc-su-tich-hop-mon-lich-su-se-la-mot-tham-hoa-khon-luong-258976.html

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thêm một tư liệu về Tích hợp môn sử: Một góc nhìn thẳng, thực chất.

 

 

Cá nhân tôi không hề nhìn thấy ở ông này là một con người nói thẳng nói thật. Tôi chỉ nhìn thấy sau những lời lẽ của ông ta là một tâm địa dối trá.

Đó là kết luận của tôi với ông này và với tất cả những kẻ trong "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến". Họ không có một lời nào nhắc tới cội nguồn Việt sử bị chính họ phủ nhận. Cho nên những lời lẽ của họ không đủ tư cách, gỉa tạo và bịp bợm.

Cái bịp bợm của ông này là trích dẫn thơ của Hồ Chủ tịch, nhưng không dám trích 4 câu tiếp theo xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến, cái dối trá nó nằm ở chỗ tỏ ra thống thiết với sử, nhưng không nhắc tới cội nguồn Việt sử bị phủ nhận. Chẳng qua thấy số đông lên tiếng thì hùa theo thể hiện. Tốt nhất tôi khuyên các vị hãy dẹp bớt những thông tin không hoàn chỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

"Tích hợp môn sử sẽ là một thảm họa khôn lường" - nghe Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Quốc Sử nhận xét thấy mà  phát khiếp! Nhưng xóa bỏ toàn bộ cội nguồn lịch sử và là lòng tự hào dân tộc trải gần 5000 văn hiến thì sẽ làm sao?

Bởi vậy dối trá, bịp bợm là vậy!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

QUAN ĐIỂM VÀ LUẬN CỨ KHOA HỌC

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Trong quá trình minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi kéo dài gần 20 năm nay, có nhiều luận cứ nhân danh khoa học phản biện, cho dù sai và cũng rất nhiều quan điểm phản đối. Và tôi nhận thấy không ít người lầm lẫn giữa quan điểm học thuật và luận cứ phản biện học thuật. Bởi vậy, tôi viết bày này để chia sẻ với quý vị và anh chị em quan tâm.

Một thí dụ đầu tiên là: có người trình độ chỉ là thầy Tử Vi ngồi góc đình bói dạo, nhưng đã phản biện hệ thống luận điểm minh chứng bảng Lạc Thư Hoa Giáp của tôi, rằng:

"Bảng Lục thập hoa giáp của Tàu là một tiên đề".

Thưa quý vị! Tất nhiên luận cứ phản biện trên là sai. Chỉ cần học hết lớp 9/ 12 bậc PTTH cũng nhận thấy là nó sai lè lè. Nhưng ít nhất nó là một luận cứ phản biện. Và người bị phản biện có thể căn cứ vào luận cứ đó để biện minh, ít nhất bằng cách đối chiếu định nghĩa về "tiên đề" trong một hệ thống lý thuyết khoa học. (Tôi đã biện minh bảng Lục thập hoa giáp không phải là một tiên đề, trên diễn đàn Lý học Đông phương).

Nhưng có những phản biện mang tính thể hiện quan điểm và không phải là luận cứ khoa học. Một trong nhưng thí dụ về vấn đề này là một comment của nickname Ngo Huy dưới đây trên Fb, liên quan đến diễn đàn Lý Học Đông phương.

 

Quote

Ngo Huy nhưng nhiều người vẫn cho rằng lhdp là những suy luận nhảm đoc thì suôi dễ bị mê hoặc, toàn là những suy luận ko bằng chứng thực sự thì dễ gây ảo, khi trước mới đọc nghe tự hào lắm nhưng đọc nhiều bài thì càng cảm thấy thấy vô lý.
những bài viết đó cũng dễ mê hoặc nhiều người đặc biệt những người kém sử đọc xong lại tự sướng thế nên tôi nghĩ chỉ để tham khảo.

 

https://www.facebook...anViet/?fref=ts

 

Đây là một ví dụ về sự thể hiện quan điểm, mang tính phản đối. Người ta không thể tìm thấy một luận cứ phản biện nào trong phát biểu của nick Ngo Huy.

Để mô tả rõ hơn, toàn văn của Ngo Huy chỉ cần sửa lại đối tượng và phạm trù phản đối của ông ta, mô tả là: "lhdp" "sử", thì ngay lập tức nó thành ra sự phản đối một đối tượng khác. Thí dụ có thể như sau:

 

Ngo Huy nhưng nhiều người vẫn cho rằng Thuyết Tương Đối  là những suy luận nhảm đoc thì suôi dễ bị mê hoặc, toàn là những suy luận ko bằng chứng thực sự thì dễ gây ảo, khi trước mới đọc nghe tự hào lắm nhưng đọc nhiều bài thì càng cảm thấy thấy vô lý.
những bài viết đó cũng dễ mê hoặc nhiều người đặc biệt những người kém Vật Lý đọc xong lại tự sướng thế nên tôi nghĩ chỉ để tham khảo.

 

Rõ ràng phát biểu của Ngo Huy chỉ thể hiện quan điểm của anh ta, phản đối về những cố gắng chứng minh trên cơ sở khoa học của diễn đàn Lý Học cho một chân lý là "Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến". Đây là một đoạn thể hiện quan điểm phản bác và hoàn toàn không hề là một luận cứ mang tính học thuật. Bởi vì người ta không thể tìm thấy một luận cứ phản biện khoa học, hoặc phi khoa học (Tín ngưỡng) nào, để người bị phản biện có thể căn cứ vào đấy tự biện minh cho mình. Do đó, phát biểu của Ngo Huy thực chất là thể quan điểm phản bác. Chính vì tính không có luận cứ. Nên chỉ cần thay thể đối tượng và phạm trù hàm chứa đối tượng, thì có thể phản bác bất cứ trong một lĩnh vực nào khác.

 

Hoặc một thí dụ khác, như của Giáo Sư Lê Văn Lan khi phản biện cháu học sinh lớp 4 về câu hỏi trong chương trình: "Đường lên đỉnh Olimpia".

Vấn đề đặt ra: "Ai là vua nữ đầu tiên của Việt Nam?". Cháu học sinh trả lời "Hai Bà Trưng". Giáo sư Lê Văn Lan xác định :"Sai! Hai Bà Trưng là 'vương' chứ không phải là 'vua'!". Trong câu của ông Lê Văn Lan thì sự xác định "Sai" thể hiện quan điểm của ông ta. Nhưng toàn bộ câu sau: "Hai Bà Trưng là "vương" chứ không phải là 'vua'", lại là luận cứ phản biện của ông ta. Căn cứ vào luận cứ này, người bị phản biện, có thể biện minh bằng luận cứ của mình. Tôi đã chỉ ra cái sai của ông Lê Văn Lan trên diễn đàn Lý học Đông phương. Nhưng tiện đây tôi trình bày lại luận cứ của mình về vấn đề này:

1/ Nội hàm khái niệm "vua" trong ngôn ngữ Việt chính là một từ cổ chỉ người đứng đầu một quốc gia, hoặc một tổ chức xã hội, một tập hợp, một nhóm tổ chức trong xã hội. Thí dụ:  vua ô tô, vua chứng khoán...và cả "vua ăn mày". Tất nhiên với câu hỏi trên thì thằng bé lớp 4 đã tỏ ra đúng xuất sắc khi trả lời câu hỏi trên. Hai Bà Trưng đứng đầu một tổ chức quốc gia Việt tộc, sau khi giành lại độc lập từ nhà Hán, sau hơn 100 năm bị đô hộ. Hai Bà xưng Vương - theo truyền thống từ cổ sử - được dịch ra tiếng Việt - Tất cả các vua Hán tộc trước thời Tần đều xưng Vương, như Chu Văn Vương, các chư hầu đều xưng Công, thí dụ như Tần Công, Tấn Công, Tề Công....Sau này các chư hầu nổi lên mới xưng Vương là danh xưng chỉ người đứng đầu quốc gia. Đến đời Tần mới xưng Đế.  Tóm lại giáo sư Lê Văn Lan đã nhầm lẫn khái niệm cụ thể mô tả về người đứng đầu quốc gia : Vương, Hoàng Đế, Tổng thống....với một khái niệm mô tả người đứng đầu nói chung, là "vua" mà tôi đã trình bày ở trên.

Do đó, chúng ta đặt lại vấn đề, là: Nếu câu hỏi trên được sửa từ "vua", và đặt ra như sau: "Ai là người nữ đầu tiên đứng đầu quốc gia của người Việt?". Trong trường hợp nay ông giáo sư sử học Lê Văn Lan có lẽ không thể lợi dụng sự lẫn lộn về khái niệm "Vương" và "vua" để phản biện kiến thức lịch sử của cháu học sinh lớp 4.

Tuy nhiên trong trường hợp của nhà Sử học giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lan, thì ít ra ông ta có luận cứ phản biện học thuật, để người ta có thể biện minh cho mình.

Nhưng giữa quan điểm học thuật và luận cứ học thuật khi trình bày rất dễ để người nghe, đọc bị lầm lẫn. Và đây là một tình trạng khá phổ biến trong tranh luận học thuật, ít nhất ở Việt Nam. Một trong những ví dụ điển hình về quan điểm học thuật, đính kèm với một nhân vật nổi tiếng. Đó là ông Phan Huy Lê, khi ông ta phản bác hệ thống luận điểm khoa học của nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền, khi ông ta trình bày một hệ thống chứng minh về sự tồn tại của Chữ Việt cổ trong cổ sử Việt. Toàn bộ luận điểm của ông Khánh Hoài là những luận cứ, tiêu chí những tư liệu, văn bản mang tính hệ thống chứng minh rất chặt chẽ. Nhưng ông Phan Huy Lê không hề vạch ra một sai lầm - chỉ cần một sai lầm thôi, chứ không cần thiết phải cả hệ thống để phản bác. Mà ông ta chỉ thể hiện quan điểm bác bỏ những luận điểm của ông Khánh Hoài, bằng những câu chữ mơ hồ, chung chung và kết luận chưa phù hợp với "cơ sở khoa học". Nhưng nội hàm khái niệm cơ sở khoa học là gì thì cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang gõ câu này, ông ta cũng chưa hề công bố. Bởi vậy, tôi cần phải thẳng thắn phát biểu rằng: Ông Phan Huy Lê, mặc dù nhân danh khoa học, nhưng không hề có luận cứ phản biện khoa học với công trình nghiên cứu của ông Khánh Hoài, mà chỉ thể hiện quan điểm phủ nhận bằng uy tín học thuật của ông ta.

Sở dĩ tôi cần phải viết tiểu luận này, để phân biệt rõ quan điểm và luận cứ khoa học. Và đồng thời cũng để quý vị và anh chị em quan tâm, nhận rõ chân tướng giữa việc thể hiện quan điểm phản bác - một vấn đề gì đó - và luận cứ khoa học. Bởi vì nó có nguyên nhân liên quan đến vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử của tôi và ngày càng nhiều nhà nghiên cứu với góc nhìn đa dạng cùng có kết luận tương tự như tôi.

Luận điểm của tôi minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một hệ thống lý luận với những luận cứ minh bạch, rõ ràng, công khai và nhân danh khoa học. Đương nhiên, đó là điều kiện để những nhà khoa học thật sự, cả trong nước và quốc tế, có thể căn cứ vào những luận cứ đó, để vạch ra cái sai và phản biện.

Ngược lại, với quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước", thì tôi đều đã vạch ra những sai lầm của họ, căn cứ trên những luận cứ chứng minh cho quan điểm của họ. Công khai và in thành sách là vấn đề tôi phản biện ông Đào Duy Anh, khi ông ta cho rằng Thục Phán là con di phúc của vua Thục tỵ nạn xuống Văn Lang, trong cuốn "Thời hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp". Ngoài ra, tôi còn chỉ ra hàng loạt những sai lầm trong những bài viết liên quan của các học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước", Từ Trần Quốc Vượng....ngay trong diễn đàn này với topic theo đường link dưới đây: 

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2767-tinh-bat-hop-ly-va-phi-khoa-hoc-cua-nhung-luan-diem-phu-nhan-van-hoa-su-truyen-thong-viet/

 

Nhưng, "hầu hết những nhà khoa học trong nước " đó, chưa hề có một bài viết công khai tranh luận chỉ ra sai lầm của tôi, ngoài những bài thể hiện quan điểm phản đối của những nhân vật ảo - điển hình như nick Ngo Huy. Và để bảo vệ quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử - nhưng lại trơ tráo nhân danh khoa học của họ - thì áp lực rất mạnh thưa quý vị. Tôi có thể thí dụ như vụ Trung Nhân, khiến tôi chút síu nữa giải tán TTNC LHDP.

Bởi vậy, vấn đề được đặt ra: Quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến có thật sự khoa học hay không? Đằng sau phong trào được sự "ủng hộ của hầu hết những nhà khoa học trong nước" này là gì? Khi mà kể từ khi tôi viết cuốn sách đầu tay "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" 1998, đến nay đã gần 20 năm, chưa hề có một bài phản biện công khai tranh luận của  dù chỉ 1 trong số "hầu hết" đó? Rõ ràng hoàn toàn nó không hề thể hiện một hành vi khoa học nào.

Điển hình rõ nhất và được công khai của Hội Sử Học Việt Nam dự định tổ chức hội thảo về quan điểm của giáo sư Lê Mạnh Thát, chứng minh Việt sử trải gần 5000 văn hiến, nhưng sau đó im re, sự kiện này nói lên điều gì?

Nhưng đến nay, họ lại lầm ầm ĩ lên về tầm quan trọng của môn sử. Nhưng lại không hề có một lời về tầm quan trọng của cội nguồn Việt sử. Họ la hét về sự trung thực và tính chân lý trong lịch sử. Nhưng lại không nhìn thấy chính họ đã xuyên tạc một cách có hệ thống cội nguồn lịch sử Việt, khiến cho người đàn bà Đỗ Ngọc Bích công khai trên BBC rằng: Văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quôc", và trắng trợn tuyên bố: "Đây là những điều được dạy ở nhà trường". Họ công nhận điều mà người đàn bà Đỗ Ngọc Bích thừa nhận hay sao, khi họ im re và không một lời phản ứng vậy?

Rõ ràng những sự kiện liên tiếp gần 20 năm qua, đã cho tôi có thể kết luận rằng: Không hề có tinh thần khoa học trong việc phủ nhận cội nguồn Việt sử. "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" đã áp đặt quan điểm của họ lên toàn thế hệ trẻ Việt Nam. Hậu quả của quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được áp đặt này là phát biểu của ông Tập Cân bình: "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ đại". Im re hết cả, không thấy một cái mặt nào trong đám "hầu hết" lên tiếng phản bác.

Đã là khoa học thì phải có tranh luận học thuật và phản biện. Tất nhiên không phải là phản biện và tranh luận với cả thế giới, mà là ở những con người tiêu biểu cho những quan điểm học thuật, trên cơ sở luận cứ khoa học được biện minh cho chân lý. Khoa học chứ không phải sự áp đặt một quan điểm học thuật. Đấy là chính trị. Còn "Khoa học thì phải có tự do" - Giáo sư Ngô Bảo Châu đã phát biểu như vậy.

Tôi chính thức đề nghị những nhà lãnh đạo quốc gia có trách nhiệm tạo điều kiện làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử một cách hoàn toàn khoa học, như lời Hồ Chủ Tịch dạy:

Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang

Hồ Chí Minh

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà Trắng khẳng định nước Mỹ an toàn trong dịp Lễ Tạ ơn


(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 26/11/15 10:13

 

 

TTXVN_an_ninh_my.jpg
Cảnh sát tuần tra tại sân bay quốc tế Miami, Florida ngày 24/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh chỉ còn vài giờ là tới thời điểm hàng triệu người Mỹ bước vào dịp nghỉ Lễ Tạ ơn (Thanksgiving), chiều 25/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu nhằm trấn an người dân rằng nước Mỹ an toàn trước mối đe dọa khủng bố và an ninh đã được tăng cường tại các sân bay để ngăn chặn nguy cơ tái diễn vụ tấn công kinh hoàng mới đây ở thủ đô Paris của Pháp.

Tổng thống Obama khẳng định “tới thời điểm này, nhà chức trách Mỹ chưa có thông tin tình báo cụ thể và đáng tin cậy nào về một âm mưu tấn công khủng bố tại Mỹ," hai tuần sau khi các phần tử khủng bố tiến hành vụ tấn công tại Paris khiến hơn 130 người thiệt mạng và sau đó cho đăng tải đoạn video đe dọa tấn công các thành phố lớn của Mỹ.

Tổng thống Obama thừa nhận “chưa bao giờ các gia đình Mỹ lại bàn luận nhiều như thế về các mối đe dọa khủng bố kể từ sau sự kiện 11/9."

Song ông Obama trấn an người dân rằng họ nên tiến hành các hoạt động nghỉ lễ một cách bình thường, dù cần nâng cao cảnh giác trước mọi hành động khả nghi.

Theo tính toán, gần 47 triệu người Mỹ sẽ đi du lịch hoặc về quê trong đợt nghỉ kéo dài bốn ngày nhân dịp Lễ Tạ ơn năm nay, trong đó 3,6 triệu người sẽ di chuyển bằng máy bay.

Tại thành phố New York, dự kiến hơn 3,4 triệu người sẽ tham gia lễ diễu hành hàng năm của chuỗi cửa hàng danh tiếng Macy’ trong dịp Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day Parade), con số đông nhất từ trước tới nay.

Cảnh sát trưởng thành phố William Bratton cho biết New York đã triển khai thêm nhân viên an ninh trước và trong thời gian diễn ra cuộc diễu hành nổi tiếng này.

Trong khi đó, phần lớn các sân bay tại Mỹ trong ngày 25/11, một ngày trước Lễ Tạ ơn, thông báo rằng các chuyến bay đều sẽ chậm lại 15 phút vì phải tăng cường công tác kiểm tra an ninh.

Hành khách tại các sân bay ở thủ đô Washington và New York cho hay lực lượng an ninh tại các địa điểm này đông hơn bình thường.

Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây của Reuters/Ipsos, người dân Mỹ đang ngày càng lo ngại về mối đe dọa khủng bố sau các vụ tấn công tại Paris và họ coi chủ nghĩa khủng bố là vấn đề quan trọng nhất mà nước Mỹ đang phải đương đầu.

Cách thức nước Mỹ đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016./.
================================
Nhận lời mời của thân chủ, lão Gàn sẽ đi Hoa Kỳ làm phong thủy từ đầu tháng sau, kéo dài 20 ngày. Lão Gàn tiên tri rằng:
Bắt đầu từ hôm nay - 26/ 11 2015, tất cả những âm mưu khủng bố trên đất Hoa Kỳ và những quốc gia mà lão Gàn đi qua, sẽ bị phát hiện và bị khống chế. Trong thời gian lão ở Hoa Kỳ, tất cả những âm mưu khủng bố gây rối loạn đều bị bắt. Thời tiết toàn bộ đất nước Hoa Kỳ phù hợp với tự nhiên và không có một điều gì bất thường.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

An Chi lý giải:

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

13.01.2012-18:38

http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/an-chi-ly-giai-lac-long-quan-nghia-la-gi.html

 

trong%20dong%20Ngoc%20Lu.jpg

Trên trống đồng Ngọc Lũ có hình con hạc

 

Lạc Long Quân nghĩa là gì?

@ Thư viện An Chi

      AN CHI

 

NVTPHCM- Mỹ hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 thường được diễn Nôm thành “Bố Rồng”, “Cha Rồng” mà không thấy ai thắc mắc rằng đây là một cách hiểu “cà thọt”: nếu chữ long là rồng thì chữ lạc bỏ đi đâu? Người chép truyền thuyết thời xưa ghi lại lời của Lạc Long Quân tự xưng “Ta là giống rồng” chẳng biết có ghi thiếu hay không. Còn nếu quả Lạc Long Quân chỉ tự giới thiệu như thế thì hiển nhiên ông ta quên nói với vợ con mình rằng Hạc Long là giống rồng gì (nếu lạc là định ngữ của long), hoặc là giống rồng và giống gì nữa (nếu hạc long là một danh ngữ đẳng lập). Còn chúng tôi thì hiểu rằng Lạc Long là Hạc và Cá Sấu.

 

Tên của “Lạc Long Quân” 貉龍君 bị đọc sai ở chữ 貉. Chữ này tuyệt nhiên không có âm “lạc”. Đầy đủ nhất và cũng thuộc loại đáng tin nhất là Hán ngữ đại tự điển của Hán ngữ đại tự điển Biên tập uỷ viên hội (Thành Đô – Hồ Bắc, 1993) đã ghi cho nó 3 âm (không kể âm hậu khởi trong tiếng Bắc Kinh, không có hình thức Hán Việt (HV) tương ứng):

– 1. mạch (mạc bạch thiết  莫白切);

– 2. hạc (hạ các thiết 下各切);

– 3. m (mạc giá thiết 莫駕切).

Nó không hề có âm “lạc”. Xin nhớ rằng chữ 貉 bị đọc sai thành “lạc” này khác với chữ “lạc” trong Lạc Việt, mà tự hình là 雒, cũng có khi viết thành 駱. Hai chữ này mới đúng là “lạc”. Thế mà lại có những người, có lẽ do không tra cứu, khảo chứng về tự hình, về phiên thiết, lại cứ đi phân biệt 3 chữ “lạc”: (lạc 雒 bộ chuy 隹, lạc 駱 bộ 馬 và lạc(!) 貉 bộ trãi 豸), làm cho việc nghiên cứu về cổ sử Việt Nam thêm rắc rối. Tiêu biểu nhất là tại Hội nghị nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương lần thứ 2, tháng 4 năm 1969, trong bài tham luận “Về Hùng Vương và xã hội Hùng Vương”, học giả Hoa Bằng cũng chính thức đọc chữ 貉 thành “lạc” khi điểm lại các chữ lạc (Xin x. Hùng Vương dựng nước, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, tr.287). Thực ra, ở đây, ta chỉ có hai chữ “lạc” mà thôi: lạc 雒 bộ chuy lạc 駱 bộ 馬.

Vậy thì, với 3 âm “mạch”, “hạc” và “mạ” của nó, chữ 貉 trong tên của “Lạc(?) Long Quân” phải đươc đọc như thế nào? Chẳng thấy ai đọc nó theo một trong ba âm trên đây. Ai cũng đọc nó thành “lạc” mà không ngờ rằng đây là một cách đọc sai, ít nhất cũng không phải là một cách đọc theo đúng phiên thiết.

Vậy cái sai này do đâu mà ra? Chúng tôi cho là nó chỉ có thể xảy ra từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là với quyển Việt-nam sử-lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim, xuất bản lần đầu tiên năm 1921. Đây là một quyển sử có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ người Việt Nam và trong nửa đầu của thế kỷ XX thì nó gần như là một quyển sách độc tôn về lịch sử tương đối đầy đủ và có hệ thống của đất nước và dân tộc. Tại tr.23 của bản do Nxb Tân Việt - Hanoi, in và phát hành tại Saigon năm 1949, Trần Trọng Kim viết:

“ Lạc-long-quân lấy con gái vua Đế-Lai tên là Âu-Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai.”

Về tên của Lạc-long-quân, cũng ở tr.23, Trần Trọng Kim còn chú thích cả chữ Hán là 貉龍君 nữa. Tuy nhiên, ta không thể hoàn toàn đổ lỗi cho Trần Trong Kim được vì các tác giả về sau có trách nhiệm phải khảo chứng, chứ không thể nghe theo ông một cách mù quáng (nếu đúng là họ đã nghe ông). Rất có thể là trước cả Trần Trọng Kim cũng đã có người/nguồn đọc như thế, nhưng chúng tôi vẫn cho rằng sở dĩ cách đọc đó trở nên phổ biến là do quyển sử của học giả họ Trần.

Vậy thì giữa ba âm mạch, hạcmạ, chữ 貉 phải được đọc theo âm nào? Chúng tôi  cho rằng đó là âm “hạc” vì thiển nghĩ cái tên “Hạc Long Quân” hẳn phải có liên quan đến địa danh Bạch Hạc 白鶴, mà Đại Nam quốc sử diễn ca có nhắc đến:

Hùng Vương đô ở Châu Phong

Ấy nơi Bạch Hạc, hợp dòng Thao Giang.

Đặt tên là nước Văn Lang,

Chia mười lăm bộ bản chương cũng liền.

Bốn câu thơ này gợi ý cho chúng ta rằng ông Hạc Long Quân xuất thân nơi đất Bạch Hạc (mặc dù chữ “hạc” viết khác – ở đây, ta chỉ nói về mặt âm) là chuyện có lý vì Bạch Hạc thời xưa là một vùng sông nước mênh mông nên ở đó mới có nơi được đặt tên là Động Đình (để ví với Động Đình hồ bên Tàu chăng?). Trong Truyền thuyết Hùng Vương (in lần II, có sửa chữa, Chi hội Văn nghệ dân gian Vĩnh Phú, 1972), Nguyễn Khắc Xương đã chú thích rõ:“ Động Đình ở đây ( trong truyền thuyết “Hùng Hải trị nước” – AC) chỉ địa phận Hưng Hoá ngày nay, từ ghềnh Ngọc Tháp về tới bến Trung Hà thuộc sông Thao. Vùng này hàng năm vào mùa nước thường bị ngập lụt, lại có nhiều đầm hồ.” (tr.36). Hiện ta đang có một cụm địa danh đáng chú ý. Ngoài vùng đầm hồ Động Đình, ta lại có núi Động Đình, thuộc tỉnh Hưng Hoá, mà Đại Nam nhất thống chí đã chép như sau: “Cách châu Yên 6 dặm về phía Nam, núi rất cao, ngọn núi trùng điệp, khe ngòi bọc quanh, năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ.” (Bản dịch của Phạm Trọng Điềm do Đào Duy Anh hiệu đính, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1992, tr. 305). Ta lại có địa danh Hạc Trì, nay là tên một huyện của tỉnh Phú Thọ. Rất có thể là do người chép truyền thuyết biến Động Đình ta thành Động Đình Tàu nên mới sinh ra chuyện biên giới nước Văn-lang “Bắc giáp hồ Động-đình (Tàu), Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải”, như đã chép trong Lĩnh Nam chích quái. Chứ chúng tôi thì cho rằng Văn Lang là một nước ra đời “tại chỗ” – vùng trung du Bắc Bộ – chứ không phải tít tận bên Tàu. Vâng, tại chỗ, với những di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hoá Phùng Nguyên, Văn hoá Đồng Đậu, Văn hoá Gò Mun, v.v..

Chúng tôi muốn đi theo hướng tiếp cận này, chứ không tin theo thuyết của Đào Duy Anh cho rằng hình chim trên trống đồng Ngọc Lũ là hình chim Lạc, mà ông đã cất công phân tích và chứng minh trong mục “Lai lịch người Lạc-việt”, thuộc chương III của Cổ sử Việt Nam (Nxb Xây Dựng, Hà Nội, 1955, tr.51-56), rồi sau đó nhiều tác giả cũng đã mặc nhận mà nói theo, cơ hồ tạo nên cái thuyết hoàn toàn vô căn cứ hiện hành “hình chim trên trống đồng là hình chim Lạc”. Đào Duy Anh viết:

“Chữ lạc 雒 hay  (có khi viết là 駱) là chỉ một loài hậu điểu ở miền Giang Nam, tương tự với loài ngỗng trời. Có thể chim lạc là vật tổ của người Lạc Việt.” (Sđd, tr.53).

Thực ra, chữ lạc   này của Đào Duy Anh lại không tồn tại; còn hai chữ kia (雒 và 駱) thì không có cái nghĩa mà ông đã nêu vì cái nghĩa này lại thuộc về chữ lạc 鵅 bộ điểu 鳥 (chứ không phải bộ chuy 隹 hay bộ 馬).

Vậy ta không có bất cứ căn cứ xác thực nào để gọi đó là chim Lạc cả. Huống chi, trên đồ đồng, mà ngay cả trên trống đồng Ngọc Lũ, đâu phải chỉ có hình khắc của một loài chim! Ta chỉ có thể căn cứ vào những hình khắc đó mà đoán định rằng phần lớn – chứ không phải tất cả – những con chim có hình được đúc là những con thuộc bộ Cò (Ciconiiformes, cũng được dịch là bộ Hạc), có chân dài, mỏ dài và cổ dài. Theo chúng tôi thì trong những hình chim lớn nhất ở vành thứ 10 (từ trong ra) trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có hình của con Hạc (Ảnh 1).

Tóm lại, chữ hạc 貉ở đây có thể “thông” với chữ hạc 鶴 về mặt ngữ âm trong tâm thức của người ghi chép truyền thuyết thì đây chỉ là cái tên  của một loài chim thuộc bộ Hạc mà thôi.

Đến như chữ long 龍 thì chẳng có khó khăn gì để tái lập âm HV xưa của nó là luồng, đồng âm với luồng trong tiếng Tày- Nùng hiện đại, cũng có nghĩa là rồng. Trong quá khứ xa xăm thì chữ này vốn dùng để chỉ co cá sấu, như chúng tôi đã trình bày trong bài “Con rồng chẳng qua là con cá sấu lên đời”, trên Kiến Thức Ngày Nay Xuân Canh Thìn (năm 2000), với bút hiệu Huệ Thiên. Vậy không phải ngẫu nhiên mà luồng là một trong hai âm tiết của thuồng luồng mà thuồng luồng là một giống cá sấu. Thật vậy, trong Cổ sử Việt Nam (Nxb Xây dựng, Hà Nội, 1955), Đào Duy Anh đã viết: “Người mình gọi con crocodile (một loài cá sấu nhỏ – AC) là thuồng luồng mà sách chữ Hán của ta cũng gọi là giao long. Về sau trong các sông ở Bắc nước ta, giống crocodile thành hiếm, thỉnh thoảng thấy một con, người ta cũng gọi là thuồng luồng, nhưng người thường không biết hình dạng nó thế nào nên tưởng tượng nó là một giống thủy quái hình dạng như rắn” (Sđd, tr.26). Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Nxb KHXH, Hà Nội, 1967) cũng giảng thuồng luồng là “cá sấu” (nghĩa 2), bên cạnh nghĩa 1 là “loài vật dữ ở dưới nước, hình rắn, hay hại người”. Con luồng (<long)-cá sấu này cũng có mặt trên trống đồng Ngọc Lũ, ở vòng tròn trong cùng trên mặt trống. Ta thấy giữa những cánh sao của ngôi sao 14 cánh là những hình quạt bằng nhau, giữa mỗi hình quạt có hình một mũi tên chỉa về phía tâm của hình tròn, mỗi bên có một cái hình tựa như một quả trứng nhỏ (Ảnh 2). Mỗi hình quạt đó chính là một cái đầu cá sấu nhìn trực diện cách điệu hoá từ cái đầu của một con cá sấu thật chỉ nổi lên khỏi mặt nước với hai con mắt (là hai “quả trứng” trong Ảnh 2) còn thân hình của nó thì trầm ở dưới nước (Ảnh 3).

Trang mạng http://vi.oldict.com cũng khẳng định rằng “Tô-tem của người Việt nguyên thuỷ là con cá sấu.”

Thế là trong tên của Lạc Long Quân, ta thấy có Hạc và Cá Sấu, đều là hai loài động vật mà tập tính sinh hoạt đã tìm thấy ở môi trường của vùng đầm hồ Động Đình và sông Thao những điều kiện  hoàn toàn thích nghi. Lạc Long Quân là vua của vùng đầm hồ Động Đình, nơi đó, đứng đầu các loài sống dưới nước là Cá Sấu còn đứng đầu các loài có thể bay trên trời là Hạc. Ý nghĩa của cái tên Lạc Long Quân, theo chúng tôi, là như thế.

 

Theo Đương Thời xuân Nhâm Thìn 2012

=================================

Quý vị và anh chị em thân mến.

Đây là một bài nghiên cứu về ngữ nghĩa chữ "Lạc Long Quân". Một bài nghiên cứu nghiêm túc, nhưng tôi đưa vào đây vì nó là một sai lầm ngay từ phương pháp, của những kẻ bị sân si làm lu mờ khả năng. Quý vị và anh chị em có thể nhận thấy sai lầm này mà không cần phải phân tích.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ huynh đau đầu với bài toán “Quả bóng màu” dành cho học sinh tiểu học

 Thứ hai, 30/11/2015 - 08:12
 
   

Dân trí Bài toán “Quả bóng màu” dành cho học sinh tiểu học lớp 4 và 5, đọc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không suy nghĩ thật kĩ. Bài toán đã làm không ít phụ huynh đau đầu vì không thể nào giải nổi. Mời bạn thử tài với bài toán thú vị này.

 

phu-huynh-dau-dau-voi-bai-toan-qua-bong-

 

Bài toán “Quả bóng màu” sẽ giúp học sinh tiểu học rèn luyện thao tác tư duy, tư duy phản biện, kĩ thuật lật ngược vấn đề, năng lực mô hình hóa. Đồng thời với các bài tập thể dục trí não này, cha mẹ có thể cùng con rèn luyện các năng lực tư duy Toán.

Tuy nhiên, bài toán này đã làm không ít phụ huynh "bó tay" vì đọc qua đề bài tưởng chừng như đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn nếu bạn không suy nghĩ thật kĩ.

Đề bài:

Trong hộp có 45 bóng màu, gồm 20 màu đỏ, 15 màu xanh, và 10 màu vàng. Cần lấy ra bao nhiêu bóng để chắc chắn có 3 bóng:

a) Màu đỏ;

b / Cùng màu;

c) Khác màu nhau.

Mời bạn thử tài với bài toán thú vị này!

Dân trí sẽ đăng lời giải bài toán vào chiều ngày 1/12.

Ban Giáo dục

(Email: giaoduc@dantri.com.vn)

================================

 

Đề bài:

Trong hộp có 45 bóng màu, gồm 20 màu đỏ, 15 màu xanh, và 10 màu vàng. Cần lấy ra bao nhiêu bóng để chắc chắn có 3 bóng:

a) Màu đỏ;

b/ Cùng màu;

c) Khác màu nhau.

 

Lời giải của lão Gàn:

a/ Cần lấy 3 quả bóng màu đỏ.

b/ Cần lấy 3 quả bóng cùng màu.

c/ Cần lấy ba quả, mỗi quả 1 màu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc!

GS Mạch Quang Thắng

29/11/15 07:40

(GDVN) - Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử.

LTS: Khi Quốc hội đã quyết định giữ lại môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông. Tuy nhiên, theo GS. Mạch Quang Thắng, nếu coi đây thắng lợi của những ai suốt bấy lâu nay tích cực lập luận, đề nghị, thậm chí có lúc rất gay gắt, với Ban soạn thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cấu tạo môn Lịch sử thì cũng có thể nói tiếp: Đây mới chỉ là thắng lợi bước đầu! 
Bởi theo tác giả, nhiệm vụ tiếp theo của sự nghiệp giáo dục nước nhà là cần có cuộc cách mạng trong nhận thức và viết lịch sử ở nước ta trong soạn thảo chương trình và sách giáo khoa để dạy và học môn Lịch sử. 
Tòa soạn trân trọng gửi tới đọc giả quan điểm của tác giả. 


Khoa học lịch sử là sự phản ánh sự thật. Hư cấu là điều tối kỵ với sử học. Xuyên tạc là gây tội với sử học. Như thế, sự thật là nguyên tắc tối thượng của sự phản ánh trong khoa học lịch sử. 
Chẳng thế mà đọc "Sử ký" của Tư Mã Thiên bên Trung Quốc, tôi thấy rằng, có câu chuyện thời Xuân Thu, ba anh em quan Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc lần lượt bị chém đầu chỉ vì dám viết sự thật "Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết vua", chứ không chịu viết như lệnh của Thôi Trữ là “Tiên Vương chết vì bệnh nặng”. 
Đến người em thứ tư là Quý, vào triều thay các anh làm quan Thái sử, người em này vẫn viết: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”.

Thái sử Quý đã có câu nói khảng khái với Thôi Trữ để muôn đời sau phải nghĩ về cái nguyên tắc bất di bất dịch đó trong việc hành nghề sử: "Ông có thể giết chết Thái sử nhưng không thể giết chết được sự thật". 
Sự thật lịch sử là thế. Nó hiên ngang giữa Trời. Chữ Dũng thách thức cái chết. Nó mạnh hơn cả cái chết!  Đó là chuyện của đời xưa ở Trung Quốc. Không biết là có đúng như thế không?. 
Chứ nói về sự thật thì khó có nhà sử học ở bất cứ nước nào trên thế giới lại không lấy "nhận rõ sự thật, nói rõ, viết rõ sự thật" làm điều răn hành trong học tập và trong hành nghề, giống như sinh viên ngành y Việt Nam phải "thuộc" lời thề của ông tổ nghề y trên thế giới là Hypocrite và những lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông. Còn khi hành nghề có đạt được cái điều ấy không thì lại là một chuyện khác.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hà Văn Tấn là chuyên gia hàng đầu trong giới sử học Việt Nam về phương pháp sử học. Lời của ông vẫn vang bên tai các thế hệ học trò: "Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội".

 

1_3.jpg

Làm sao để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử (Ảnh: anninhthudo.vn)

 

Cả một thời phổ thông và đại học, chúng tôi được mấy quý thầy triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học dạy rằng, nguồn gốc chiến tranh thời hiện đại là do chủ nghĩa đế quốc, do chế độ tư hữu mà ra. 
Mấy quý thầy dạy sử thì khác. Chỉ cần dùng phương pháp miêu tả lịch sử thôi thì cũng thấy luận đề trên đây không vững.
 Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đánh Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở biên giới phía bắc để "dạy cho Việt Nam một bài học", thực chất là xâm lược chứ chẳng phải là "xung đột"  hay "va chạm"gì cả. 
Ở đây, đế quốc ở đâu ra? Tư hữu ở đâu ra? Làm gì có! Cứ mỗi lần hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) gặp nhau có vẻ hữu hảo ở đâu đó, kể cả trên đất Hà Nội và trên đất Bắc Kinh, thì Trung Quốc lại gây ra chuyện mới ở Trường Sa và Hoàng Sa. 
Ông Tập Cận Bình nói rất ngang trong tháng 9/2015 với chuyến thăm Mỹ khi dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc.

Gần đây nhất sang làm việc tại Việt Nam, đến nói chuyện tại Phòng Diên Hồng của Quốc hội Việt Nam đang họp, ông ấy nói như thế nào chúng ta đều biết rõ. 
Nhưng vừa rời Việt Nam sang làm việc tại Singapore thì ông Tập lại nói rằng, từ thời cổ đại những đảo trên Biển Đông vốn đã là của Trung Quốc. 
Không phải xâm lược chỉ là bởi chế độ tư hữu. Không phải chỉ là do đế quốc, tư bản. Sự thật tự nó nói lên cái mà con người cứ nhìn sai hoặc cố tình nhận thức sai. Sự thật càng được nhận thức rõ và càng được tôn trọng bao nhiêu, thì tính hấp dẫn, tính giáo dục nhân cách càng cao bấy nhiêu, với mọi lứa tuổi. 
Trong thế giới phẳng hiện nay, thời đại thông tin 3.0, chúng ta thấy con người có rất nhiều cơ hội để tiếp nhận sự thật thông tin. Nhưng sự thật cũng không dễ thấy như người ta tưởng. 

Nó lại hay bị che lấp, bị giấu giếm, bị gây nhiễu muôn màu, muôn vẻ.

Có công nghệ cao để nhận biết sự thật thông tin thì cũng có công nghệ cao để gây nhiễu, để giấu giếm, để xuyên tạc, để che lấp sự thật. Mà không phải một người làm những việc đó. 
Có khi cả một tổ chức, một nhà nước, một đảng chính trị làm những việc che giấu, gây nhiễu đó.

Chẳng thế mà trên thế giới nói chung, không ít người dân - những người đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước - bị lừa để bỏ phiếu ủng hộ cái điều gì đó của nhà nước khi cần lấy phiếu! 
Có người nói với tôi là việc nhận ra sự thật không khó. Tôi lại thấy khó. Ngay cả những con số trong các văn bản tư liệu để viết sử cũng vậy. Số liệu "ma", số liệu dối nhiều lắm.

Những quý thầy cô dạy môn Xã hội học cứ hay chứng minh cho tôi rõ là kết quả điều tra xã hội học (bằng phiếu hỏi) là chính xác lắm. Tôi không tin, bởi tôi từng thấy sự không chính xác từ nhiều điều tra kiểu ấy ở Việt Nam. 
Người viết sử không biết tin vào con số nào đây? Khó quá! Ngay những con số gần đây. Nợ công hiện nay ở Việt Nam là chiếm bao nhiêu phần trăm GDP?
Ngân sách tài chính với số liệu nào đây? Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đưa ra những con số khác nhau.
Viết sử không tránh khỏi miêu tả sự kiện, con số. Nhưng sự kiện và con số nào nói lên sự thật? Miêu tả không khéo thì lại sa vào "chủ nghĩa miêu tả" mà có người dùng thuật ngữ Pháp là anecdotisme. 
Tôi thấy trong viết sử, có người cứ mê tín các con số của ngay các đối tượng nghiên cứu đưa ra. Đã mê tín các con số của đối tượng đưa ra thì cái chuyện lấy nhận định của đối tượng làm nhận định của chính mình là chuyện thường, mặc dù nhận định đó là rất chủ quan, không đúng sự thật. 
Thực ra, nếu làm như vậy thì người nghiên cứu sử đã đi từ chủ nghĩa miêu tả tiến đến chủ quan, định kiến, mà nhiều người dùng thuật ngữ Pháp để diễn tả là "chủ nghĩa đóng màu" (fixisme).


Nhiều quý thầy cô dạy học sinh về tình yêu Tổ quốc.
 Tổ quốc là những điều có thật ở bên chúng ta, bên các em học sinh tuổi đời còn trẻ. Nói và viết về sự thật như thế nào đây?
Tôi đi điền dã (nghiên cứu thực tế), thấy nhiều điều phản cảm. Nói tới tính ưu việt của xã hội mà cứ thấy nhiều điều chưa phản ánh được cái đó. Sự thật nằm ở đâu? Chẳng lẽ cứ nằm mãi ở lý luận, lý thuyết.
Đọc lại phần viết về chủ nghĩa xã hội phong kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen trong bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (công bố năm 1848), tôi thấy rằng để gột rửa được tính phong kiến trong tư duy và hành động của con người Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, thật không đơn giản! 
Trong Khổng Tử phong kiến, ngay từ trước Công nguyên, ông ấy đã hình dung và mong muốn có một thế giới đại đồng hẳn hoi.
Nhưng đại đồng của ông ấy vẫn nhuốm màu đẳng cấp của cái tôn ti trật tự phong kiến, vua phải ra vua, quan phải ra quan, dân phải ra dân, quân tử phải ra quân tử, tiểu nhân phải ra tiểu nhân, phụ nữ phải làm tròn cái đạo của phụ nữ,…
Tính chính danh phải là một nguyên tắc trong hành xử của một xã hội. Do đó, cái đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi là cái chi phối hết thẩy trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng đó là cái cũ mà cái mới cần phủ định ở xã hội Việt Nam hiện đại. Quý thầy triết học dạy chúng tôi như thế.
Đặc quyền, đặc lợi, đẳng cấp hiện nay ở nước ta khá lớn. Chúng lại được trốn dưới nhiều dạng chính sách, dạng hành động tưởng là nhỏ. Nhưng cái tưởng là nhỏ ấy lại lòi ra cái tư duy không nhỏ của cái cũ mèm, lạc hậu của phong kiến mà không theo kịp sự tiến bộ của nhân loại.
Từ cái thời Việt Nam chưa thịnh hành viết và nói tiếng Anh thì tôi thấy đã xuất hiện nhiều cái chữ VIP rồi. Người ta đem VIP ra gắn với những người có chức có quyền. 
Chứ không gắn với ông bà công nhân, nông dân mà trong lý thuyết quý thầy cô cứ giảng cho học sinh họ là hai giai cấp quan trọng. 
Nhiều nước trên thế giới đã bỏ VIP trong dịch vụ rồi. Là hạng thương gia khi đi máy bay. Người ta bỏ tiền đắt hơn gấp đôi hạng thường để mua vé hạng thương gia. 
Và người bỏ tiền mua vé hạng thương gia đó có quyền hưởng dịch vụ tốt hơn nhiều so với hạng thường. Đó là hàng hóa, là thương mại. Sòng phẳng. Công bằng. Hợp lẽ phải. 
Nhiều nước còn cho rằng, nước họ không có chế độ phục vụ VIP cho một số ít người không chịu bỏ tiền mua dịch vụ đó. Nhiều nước coi tất cả những người dân, đặc biệt những người đóng thuế, là VIP.

Nếu bạn nào đi du lịch một số nước châu Âu, ở Bắc Âu, cứ quan sát mà xem. Đến nhà ga sân bay, nhìn xem, họ có phòng chờ dành cho những ai có vé hạng thương gia, chứ không có phòng VIP và thương gia lẫn lộn.
Ở nước mình, trong phòng họp của một cơ quan nào đó thì thấy rằng, ghế ngồi của các cán bộ thì to như nhau, đến ghế của thủ trưởng thì lại to hơn lên. Để làm gì nhỉ? Để phân biệt thủ trưởng to hơn chăng? 
Ngồi họp Quốc hội thì đại biểu nào thuộc đoàn nào thì phải ngồi theo đoàn ấy chứ. Năm 1994, có lần tôi được nghe một cán bộ kể lại một câu chuyện.
Chuyện rằng, trước đây, khi họp Quốc hội, trên đoàn chủ tọa có rất nhiều người ngồi. Dứt khoát là có những nhân vật đứng đầu các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam. 
Một vị đại biểu Quốc hội lúc đó góp ý rằng, không được ngồi như thế, hãy về ghế ngồi theo đoàn đại biểu của mình đi; rằng, cứ bảo là xây dựng nhà nước pháp quyền mà cái vị trí ngồi cũng không nhận ra nổi thì xây cái gì!...
Dạy học sinh về sự thật lịch sử qua những cái đó ra sao đây? Thì đó là sự thật mà. Nhưng sự thật đó phản ánh bản chất không? Hay là thầy cô giáo chỉ dùng cái phương pháp miêu tả để rồi học sinh muốn hiểu, muốn bình luận như thế nào là tùy, theo kiểu tư duy mở trong cái phương pháp dạy và học tích cực?
Người ta nói môn học Lịch sử quan trọng lắm. Nhưng, môn học Lịch sử đích thực phải là sự thật lịch sử. Thầy cô giáo phải chuyển tải tri thức và tư duy sử trên cái nền sự thật đó chứ như hiện thời thì chưa được. 
Viết các tác phẩm sử học cũng vậy. Chứ viết như hiện nay thì nhiều tác phẩm còn nặng về "chính trị hóa" (chính trị hành vi, chứ không phải chính trị trong "chính trị học"). 
Không ít thầy cô giáo, không ít các "nhà" sử học còn miêu tả và nhận định sử học không dựa trên căn cứ của sự thật. Như thế mà cứ chứng minh môn Lịch sử quan trọng lắm thì khó mà thuyết phục. 
Có điền dã, có thực tế, có nghiên cứu cho ra đầu ra đũa, đừng tin những gì trong các báo cáo viết. Như thế mới tìm ra sự thật, tìm ra chân lý. Như thế mới đúng là khoa học lịch sử. Như thế mới gọi là vai trò to lớn của khoa học lịch sử.
Tôi nghe nói là Việt Nam đang bắt đầu viết quốc sử. Cần quá. Tuy muộn. Muộn còn hơn không. Nhưng viết như thế nào thì lại là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự thật vẫn là tiêu chuẩn của các tập quốc sử. 
Nhưng, đừng ngồi chờ viết xong quốc sử. Hãy đưa ngay vào giáo khoa những tri thức của sự thật. Chẳng hạn, phải bổ sung ngay kiến thức về lịch sử chủ quyền và vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào sách giáo khoa phổ thông. 
Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Lâu nay, viết sử ở nước ta có vẻ nửa vời, phiến diện, nó mang đầy tính chính trị thô thiển…
Kẻ bưng bít sự thật là kẻ hèn. Không những hèn mà còn có tội với dân tộc. Mong cho viết lịch sử đúng sự thật. Để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử. 
Và đó là yêu cầu mới, yêu cầu cực kỳ cấp thiết, yêu cầu cực kỳ quan trọng việc của đưa tri thức lịch sử vào các bậc học ở Việt Nam. Mà con đường hay nhất để thực hiện điều đó là nên để môn Lịch sử thành môn học độc lập.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.

GS Mạch Quang Thắng
=====================
Thưa quý vị và anh chị em.
Dưới đây là hai đoạn văn và một hình trích dẫn liên quan đến lịch sử Việt Nam. Quý vị và anh chị em so sánh để thấy nó rất lởm khởm và đầy mâu thuẫn.
 

 

Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật không thể gọi là lịch sử. Lâu nay, viết sử ở nước ta có vẻ nửa vời, phiến diện, nó mang đầy tính chính trị thô thiển…
Kẻ bưng bít sự thật là kẻ hèn. Không những hèn mà còn có tội với dân tộc. Mong cho viết lịch sử đúng sự thật. Để không còn cảnh nhiều người Việt Nam chán sử.

GS Mạch Quang Thắng

 

 

 

 

 

Nhìn vào lịch sử cùng sự thịnh suy của một dân tộc, có thể gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về những vấn đề sau:

Một là, quá khứ hào hung của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.

Trần Văn Tuấn - Vietnamnet

 

 

Còn đây là ảnh mô tả cội nguồn dân tộc Việt cách đầy 2700 năm của nhà Sử học Dương Trung Quốc - so với cội nguồn văn hóa sử truyền thống: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử.

 

IMG_2094_zpsf120dad0.jpg

 

Tuy nhiên riêng bài của giáo sư Mạch Quang Thắng có nhiều đoạn đáng chú ý:

 

Không ít thầy cô giáo, không ít các "nhà" sử học còn miêu tả và nhận định sử học không dựa trên căn cứ của sự thật. Như thế mà cứ chứng minh môn Lịch sử quan trọng lắm thì khó mà thuyết phục.

 

 

Nhưng riêng đoạn này thì tôi đặc biệt chú ý và sẽ trình bày với các bạn:

 

Trong Khổng Tử phong kiến, ngay từ trước Công nguyên, ông ấy đã hình dung và mong muốn có một thế giới đại đồng hẳn hoi.
Nhưng đại đồng của ông ấy vẫn nhuốm màu đẳng cấp của cái tôn ti trật tự phong kiến, vua phải ra vua, quan phải ra quan, dân phải ra dân, quân tử phải ra quân tử, tiểu nhân phải ra tiểu nhân, phụ nữ phải làm tròn cái đạo của phụ nữ,…
Tính chính danh phải là một nguyên tắc trong hành xử của một xã hội. Do đó, cái đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi là cái chi phối hết thẩy trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng đó là cái cũ mà cái mới cần phủ định ở xã hội Việt Nam hiện đại. Quý thầy triết học dạy chúng tôi như thế.

 

Riêng vấn đề này, ông Mạch Quang Thắng đã lầm, hoặc ông mô tả một sai lầm - ít nhất theo luận điểm của cá nhân tôi. Hệ thống Nho Giáo, không phải chỉ giành riêng cho chế độ phong kiến. Mà vì áp dụng cho chế độ phong kiến trong một thời gian lịch sử qúa dài, nên con người hiện nay đã quan niệm sai, khi cho rằng nó chỉ thuộc về chế độ phong kiến. Thực ra hệ thống luận điểm của Nho giáo áp dụng cho tất cả mọi hình thái ý thức xã hội của loài người nói chung. Tức là vấn đề tôn ti trật tự xã hội phải có đẳng cấp. Không thể "cá mè một lứa" rồi bảo đó là "dân chủ" được. Nho giáo không phân biệt giai cấp. Tôi cần xác định điều này và không cần chứng minh , vì nó quá rõ ràng. Nhưng Nho giáo phân biệt tôn tri trật tự trong quan hệ xã hội. Vua phải ra vua - khi áp dụng vào chế độ phong kiến, nhưng trong xã hội hiện đại thì tổng thống phải ra tổng thống, quan chức phải ra quan chức, dân phải ra dân - theo cách hiểu làm tròn trách nhiệm trong địa vị xã hội của mình.

Có thể nói rằng: Chính sự phân biệt tôn ti trật tự xã hội của Nho Giáo, là nền tảng của các mối quan hệ xã hội, nên xã hội ngày này - ớ Đông phương - ít nhất vẫn còn tồn tại mà chưa bị tan rã, chính vì những gía trị của Ngo giáo chưa bị phá vỡ hoàn toàn. Nếu bác bỏ quan điểm của Nho giáo trong quan hệ xã hội, thì phải có một hình thái ý thức hệ tương đương thay thế. "Vua phải ra vua, dân phải ra dân", nếu muốn thay thế thì quan hệ giữa những nhà lãnh đạo hiện đại và dân chúng sẽ phải như thế nào?

Cũng như không ít những học gỉa, đẳng cấp cũng giáo sư tiến sĩ cho rằng: "Lễ" là vấn đề của xã hội phong kiến, rườm rà, lạc hậu cần xóa bỏ. Và họ đề nghị xóa bỏ câu "Tiên học lễ, hậu học văn", từng là khẩu hiệu được chủ yếu của các trường phổ thông. Nhưng thực chất - "Lễ" theo quan niệm của Nho giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, được áp dụng cụ thể vào thờinđại phong kiến. Và nó là một hình thái ý thức xã hội phát sinh tự nhiên, trong bất cứ xã hội nào. Tùy theo thực trạng xã hội, mà hình thức của "lễ" thay đổi.

Chính những cách hiểu sai của không ít nhưng tri thức tinh hoa , đầu bảng, góp phần làm cho xã hội ngày càng phức tạp. Nhưng thật buồn cười. Không ít những trí thức tinh hoa đó, lại phàn nàn về sự xuống cấp của những giá trị đạo lý, của các mối quan hệ xã hội, mà họ đã góp phần tạo ra nó, vì thiếu hiểu biết sâu sắc.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phụ huynh đau đầu với bài toán “Quả bóng màu” dành cho học sinh tiểu học

 Thứ hai, 30/11/2015 - 08:12
 
   

Dân trí Bài toán “Quả bóng màu” dành cho học sinh tiểu học lớp 4 và 5, đọc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không suy nghĩ thật kĩ. Bài toán đã làm không ít phụ huynh đau đầu vì không thể nào giải nổi. Mời bạn thử tài với bài toán thú vị này.

 

phu-huynh-dau-dau-voi-bai-toan-qua-bong-

 

Bài toán “Quả bóng màu” sẽ giúp học sinh tiểu học rèn luyện thao tác tư duy, tư duy phản biện, kĩ thuật lật ngược vấn đề, năng lực mô hình hóa. Đồng thời với các bài tập thể dục trí não này, cha mẹ có thể cùng con rèn luyện các năng lực tư duy Toán.

Tuy nhiên, bài toán này đã làm không ít phụ huynh "bó tay" vì đọc qua đề bài tưởng chừng như đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn nếu bạn không suy nghĩ thật kĩ.

Đề bài:

Trong hộp có 45 bóng màu, gồm 20 màu đỏ, 15 màu xanh, và 10 màu vàng. Cần lấy ra bao nhiêu bóng để chắc chắn có 3 bóng:

a) Màu đỏ;

b / Cùng màu;

c) Khác màu nhau.

Mời bạn thử tài với bài toán thú vị này!

Dân trí sẽ đăng lời giải bài toán vào chiều ngày 1/12.

Ban Giáo dục

(Email: giaoduc@dantri.com.vn)

================================

 

Lời giải của lão Gàn:

a/ Cần lấy 3 quả bóng màu đỏ.

b/ Cần lấy 3 quả bóng cùng màu.

c/ Cần lấy ba quả, mỗi quả 1 màu.

a) 28 quả.

b) 7 quả.

c) 26 quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tướng cấp cao Iran chỉ huy chiến dịch giải cứu phi công Nga
 
Phi công Nga đã được giải cứu trong một chiến dịch do chỉ huy quân đội cấp cao của Iran giám sát, sau khi nhảy dù từ chiến đấu cơ bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi đầu tuần. 

 

iran-2228-1448792623.jpg

Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani. Ảnh: Presstv

 

Không giống cơ trưởng Oleg Peshkov bị phiến quân người Turk ở Syria bắn chết trong lúc nhảy dù, cơ phó Konstantin Murahtin may mắn đáp xuống trong rừng sâu và có cơ hội sống sót. 

 

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời một quan chức Syria tiết lộ chỉ huy của Lực lượng Quds, thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), thiếu tướng Qassem Soleimani, đã thành lập một đội cứu hộ gồm 18 thành viên lực lượng đặc biệt Syria và 8 chiến binh Hezbollah để tiến hành chiến dịch giải cứu Murahtin. 

 

"Trong khi người Nga đang lên kế hoạch cho chiến dịch giải cứu phi công ngay lập tức, tướng Soleimani đã liên lạc với họ và đề nghị thành lập một đơn vị đặc biệt từ lực lượng của Hezbollah và các lính biệt kích Syria, những người được Iran huấn luyện và thông thạo địa hình khu vực trên đảm nhận nhiệm vụ dưới mặt đất, Nga hỗ trợ họ bao quát trên không và tình báo qua vệ tinh", quan chức trên cho biết.

 

Ngay khi có mặt tại hiện trường, các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành những đợt không kích đẩy lùi phiến quân, giúp nhóm giải cứu tiếp cận sâu hơn vào khu vực.

 

Họ được cung cấp thông tin tình báo vô cùng chi tiết về mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình, thậm chí cả "sự di chuyển của đàn kiến ở cách đó hàng trăm mét", quan chức Syria nói. 

 

Thời điểm tổ chức cuộc tấn công là rất hoàn hảo nhưng thành công của chiến dịch cũng được cho có một phần nhờ vào may mắn.

Quan chức Syria kể rằng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân người Turk đã gặp bất đồng trong việc xử lý phi công Nga. Ankara muốn bắt ông làm tù binh để mặc cả trong các cuộc đàm phán với Moscow. Trong khi đó, phiến quân muốn thiêu sống ông như nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) từng làm với phi công Jordan cuối năm 2014.

 

Sự bất đồng này đã giúp đội cứu hộ có đủ thời gian để cứu phi công Murahtin. 

 

Họ đã thâm nhập vào bên trong khu vực 6 km, xóa sổ toàn bộ phiến quân hoạt động tại đây và phá hủy các thiết bị công nghệ của lực lượng này. Sau đó, tất cả các thành viên của nhóm rút lui an toàn về căn cứ.

 

"Soleimani cam kết với họ rằng sẽ đưa phi công Nga trở về bình an, lời hứa đó cuối cùng đã được thực hiện", hãng thông tấn Fars của Iran kết luận.

 

Theo giới phân tích, điện Kremlin được cập nhập toàn bộ diễn biến của chiến dịch giải cứu và Tổng thống Vladimir Putin đã theo dõi sát sao tình hình thông qua hình ảnh vệ tinh.

 

Moscow hôm 25/11 xác nhận phi công trên đã được giải thoát.

 

"Chiến dịch kết thúc thành công. Phi công thứ hai đã được đưa về căn cứ của chúng tôi. Ông ấy còn sống và khỏe mạnh", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói.

 

Sau chiến dịch, IRGC mạnh mẽ bác bỏ tin đồn trên truyền thông Israel rằng thiếu tướng Soleimani đã thiệt mạng trong lúc giải cứu cho phi công Nga. Iran ủng hộ chính quyền Syria và cũng triển khai lực lượng mặt đất hỗ trợ quân đội Syria chống phiến quân.

Anh Ngọc

 

Thế mới kinh chứ: Vệ tinh Nga có thể biết rõ đàn kiến trong rừng rậm, vậy thì dưới biển với dưới đất thì có gì khó đâu nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

a) 28 quả.

B) 7 quả.

c) 26 quả.

 

Thiên Bồng không đọc kỹ đầu bài. Nếu đầu bài nói: Ở trong một cái phòng tối om. Với số lượng bóng và màu sắc như trên, phải lấy tối thiểu là bao nhiêu quả, để ra ánh sáng đạt yêu cầu như trên thì Thiên Bồng đúng. Sư phụ cũng nghĩ đến điều này rôi. Nhưng chợt nhớ là đầu bài không có điều kiện này. Tức là dưới ánh sáng mặt trời, thì việc gì phải lấy nhiều thế?

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhà Trắng khẳng định nước Mỹ an toàn trong dịp Lễ Tạ ơn

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 26/11/15 10:13

 

 

TTXVN_an_ninh_my.jpg
Cảnh sát tuần tra tại sân bay quốc tế Miami, Florida ngày 24/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)
================================
Nhận lời mời của thân chủ, lão Gàn sẽ đi Hoa Kỳ làm phong thủy từ đầu tháng sau, kéo dài 20 ngày. Lão Gàn tiên tri rằng:
Bắt đầu từ hôm nay - 26/ 11 2015, tất cả những âm mưu khủng bố trên đất Hoa Kỳ và những quốc gia mà lão Gàn đi qua, sẽ bị phát hiện và bị khống chế. Trong thời gian lão ở Hoa Kỳ, tất cả những âm mưu khủng bố gây rối loạn đều bị bắt. Thời tiết toàn bộ đất nước Hoa Kỳ phù hợp với tự nhiên và không có một điều gì bất thường.

 

 

 

Cảnh sát Mỹ bắt giữ đối tượng đe dọa xả súng tại trường đại học

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 01/12/15 09:04

 

xasungmy.jpg
Cảnh sát bên ngoài khuôn viên trường Đại học Chicago. (Nguồn: Getty)
 

Ngày 30/11, các đặc vụ Mỹ đã bắt giữ một nam sinh viên da màu đe dọa xả súng tại trường Đại học Chicago ở bang miền Bắc Illinois.

Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Jabari Dean, 21 tuổi, đã bị bắt giữ cùng ngày sau khi đăng tin nhắn đe dọa xả súng trên mạng. Mặc dù đã xóa bài viết ngay sau khi vừa đăng tải, song một người bạn của Dean đã đọc được tin nhắn này vào lập tức thông báo cho cơ quan chức năng.

Theo nội dung đoạn tin nhắn, đối tượng này có kế hoạch mang theo súng trường và 2 khẩu súng ngắn tới khu vực trường học và nhằm vào 16 sinh viên hoặc giáo viên da trắng bất kỳ. Kế hoạch này được cho là nhằm trả thù cho Laquan McDonald, thiếu niên da màu 17 tuổi thiệt mạng dưới họng súng của cảnh sát hồi tháng 10/2014.

Dean còn cảnh báo sẽ nổ súng vào lực lượng cảnh sát nếu cản trở kế hoạch của y. Nếu bị kết tội đe dọa xả súng tại trường học, đối tượng này có thể phải đối mặt với mức án 5 năm tù giam.

Đại diện trường Đại học Illinois Chicago cùng ngày xác nhận Jabari Dean là sinh viên đang theo học tại trường này.

Trước đó, Đại học Chicago đã phải tạm đóng cửa sau khi FBI nhận được thông tin cho biết một đối tượng nặc danh đã đăng lời đe dọa xả súng. Lệnh đóng cửa trường học làm ảnh hưởng đến hơn 30.000 sinh viên của trường.

Trong thời gian qua tại Mỹ liên tục xảy ra các vụ tấn công cảnh sát hoặc xả súng tại trường học liên quan vấn đề sắc tộc, xuất phát từ vụ thành niên da màu Michael Brown bị một cảnh sát da trắng bắn chết ở thị trấn Ferguson hồi tháng 9/2014 và vụ Eric Garner bị chết do hành vi khống chế của cảnh sát.

Hôm 1/10 vừa qua, cả nước Mỹ lại rúng động khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu tại Đại học Cộng đồng Umpqua, thành phố Roseburg, bang Oregon, làm 10 người chết, trong đó thủ phạm đã tự sát. Tại các bang Arizona, Carolina Bắc và Tennesse gần đây cũng liên tiếp xảy ra bạo lực súng đạn tại trường học. Những vụ xả súng đã làm nóng cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp Mỹ về luật kiểm soát súng đạn./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam

 

(Thị trường) - Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi.

 

images1294953_GS_Vo_Tong_Xuan_baodatviet

GS Võ Tòng Xuân

 

PV:Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?

GS Võ Tòng Xuân:- Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón. 

Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó phải mua thuốc để phun. 

Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.

Giống lúa việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó. 

 

PV:- Dù chất lượng gạo của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ. 

Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân:- ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc. 

Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam. 

 

images1294956_xuat_khau_gao_baodatviet.v

Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.

 

PV:- Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án liệu có khả thi không?

GS Võ Tòng Xuân:- Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành, mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.

Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.

Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn. 

Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường. 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

Hương My

=====================

Về chuyên môn thì ông này phát biểu có những cái đúng. Nhưng lời khuyên của lão Gàn với ông này là: Ông nên từ bỏ ngay lập tức cái tư tưởng xóa bỏ Tết Âm lịch Việt Nam.

 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời giải bài toán quả bóng màu khiến nhiều phụ huynh “bó tay”

Thứ ba, 01/12/2015 - 16:01

 

Dân trí Bài toán “Quả bóng màu” mà Dân trí đăng tải đã nhận được nhiều lời giải với nhiều cách khác nhau của độc giả. Đây là bài toán rèn luyện tư duy nên nhiều bạn đọc dễ bị nhầm lẫn đề bài nếu không suy nghĩ thật kỹ. Dưới đây là lời giải của bài toán thú vị này.

 

Đề bài:

Trong hộp có 45 bóng màu, gồm 20 màu đỏ, 15 màu xanh, và 10 màu vàng. Cần lấy ra bao nhiêu bóng để chắc chắn có 3 bóng:

a) Màu đỏ.

b ) Cùng màu.

c) Khác màu nhau.

 

Lời giải và bình luận:

Một bài toán nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu không suy nghĩ thật kĩ và đáp án như sau:

a) Để chắc chắn lấy ra được ba bóng màu đỏ chúng ra cần xem xét khả năng xấu nhất chưa lấy ra được ba bóng màu đỏ: Toàn bộ bóng xanh và bóng vàng được lấy ra, do đó bắt buộc phải thêm 3 bóng đỏ nữa, và câu trả lời là cần lấy ra 28 bóng (28 = 15 + 10 + 3) thì chắc chắn có 3 bóng đỏ.

b ) Để chắc chắn có 3 bóng cùng màu, chúng ra xem xét trường hợp xấu nhất: số bóng mỗi màu luôn được “chia đều nhất” có thể, là 6 bóng lấy ra đầu tiên có đúng 2 bóng mỗi màu, khi đó lấy thêm một bóng bất kì thì bóng này phải trùng màu với hai bóng nào đó có sẵn, câu trả lời là cần lấy ra 7 bóng thì chắc chắn có 3 bóng cùng màu.

c) Hai loại bóng có số lượng nhiều hơn là bóng đỏ và bóng xanh, nếu tất cả hai loại này đã được lấy ra thì ta cần thêm 1 bóng vàng nữa để trong các bóng lấy ra chắc chắn có ba màu. Chú ý rằng, trong các bóng lấy ra chắc chắn phải có đủ ba màu nên trường hợp xấu nhất mà ta cần xét tới là hai loại bóng có số lượng nhiều hơn đã được lấy hết trước. Câu trả lời là cần lấy ra 36 bóng thì chắc chắn có ba bóng khác màu.

Kết luận: Bài toán này giúp học sinh rèn luyện: Thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng quát hóa, khái quát hóa), tư duy phản biện, kĩ thuật lật ngược vấn đề, năng lực mô hình hóa.

Chúc mừng độc giả có lời giải đúng!

Ban Giáo dục

(Email: giaoduc@dantri.com.vn)

===============================

Theo như đáp án của Ban Giáo Dục báo Dân Trí thì Thiên Bồng đúng. Nhưng tôi nhận xét bài này sai ngay từ dữ kiện đầu vào. Nếu được coi là logic Toán. Bởi vì nó không đặt điều kiện trong một không gian không có ánh sáng. Nếu theo đầu bài thì người ta chỉ cần nhìn màu của quả bóng và lấy ra thôi. Ngày còn nhỏ, khi học lớp 4, tôi được giải một bài toán sau đây:

 

    Có ba người thông minh như nhau, bị bọn cướp bắt vào một cái hang tối om. Trong hang có 5 chiếc mũ, 3 đỏ, 2 xanh. Bọn cướp bắt cả ba người , mỗi người đội một cái mũ trên đầu và lôi ra ngoài ánh sáng. Mỗi người nhìn thấy màu mũ của người kia, nhưng không nhìn thấy màu mũ của mình. Bọn cướp ra điều kiện: Nếu một trong ba người nói đúng màu mũ của mình thì được tha. Sau một hồi quan sát, một người nói: Tôi đội mũ màu đỏ. Tất cả được tha. Vì sao?

   Như vậy, với bài toán này, nó đưa một không gian cụ thể là tối om và không nhận thấy màu sắc của chiếc mũ. Bởi vậy, nếu không đặt điều kiên không gian sáng / tối thì trẻ em và cả phụ huynh, không hiểu vì sao phải lấy nhiều quả bóng như vậy? Khi mà người ta có thể nhìn thấy nó!

  Bài này chỉ thích hợp với luận điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi ông ta phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Tất nhiên nó khiến học sinh và cả phụ huynh "tẩu hỏa nhập ma" ngay trên ghế nhà trường. Bởi vì lời giải trên báo Dân trí chỉ đúng trong điều kiện không gian tối và người lựa chọn không nhìn thấy màu của qủa bóng..

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, đọc nhiều bài tập toán lớp 2 bây giờ cũng kiểu như thế đấy ạ, chẳng đủ thông tin đầu vào gì cả nhưng không hiểu sao cô giáo vẫn làm được mới tài chứ lị. Đến các bậc phụ huynh còn chẳng hiểu gì thì làm sao con trẻ hiểu được cơ chứ, đánh đố kiểu đó thì cả một thế hệ cùn đi chứ tiến làm sao được? huhuhu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, đọc nhiều bài tập toán lớp 2 bây giờ cũng kiểu như thế đấy ạ, chẳng đủ thông tin đầu vào gì cả nhưng không hiểu sao cô giáo vẫn làm được mới tài chứ lị. Đến các bậc phụ huynh còn chẳng hiểu gì thì làm sao con trẻ hiểu được cơ chứ, đánh đố kiểu đó thì cả một thế hệ cùn đi chứ tiến làm sao được? huhuhu

 

Bởi vậy! Xin lỗi! Ngu lòi rốn, nhưng cứ tưởng mình thông minh, nên nó mới thành "Tẩu hỏa nhập ma". Bài toán trên Dân Trí có hai cách giải:

a/ Điều kiện không gian có ánh sáng. Giải như tôi đúng.

b/ Điều kiện không gian không có ánh sáng. Nếu đề cho trước điều kiện này thì bài toán trở thành quá đơn giản, không cần tư duy logic.

Cho nên vớ vẩn cả.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rầu quá! Lão Gàn đoán sai rồi. Xả súng ngay tại Cali là nơi lão sẽ đến đây......

===============================

Hiện trường vụ xả súng tại California "như vùng chiến sự"

Thứ năm, 03/12/2015 - 09:55
  

Dân trí 3 kẻ tấn công mang theo súng trường, che kín mặt đã xông vào một trung tâm bảo trợ xã hội tại thành phố San Bernardino, bang California (Mỹ) nã đạn khiến ít nhất 14 người thiệt mạng. Cảnh tượng quanh hiện trường được miêu tả như vùng chiến sự.
 >> Mỹ: Xả súng kinh hoàng tại California, ít nhất 14 người chết

hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Trung tâm bảo trợ xã hội nơi xảy ra vụ xả súng, chuyên chăm sóc người gặp khiếm khuyết trong quá trình phát triển.
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Cảnh sát nhận được tin báo vào khoảng 11 giờ sáng ngày 2/12
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Vụ xả súng khiến 14 người chết và khoảng 20 người bị thương
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Có ít nhất 2 trường hợp nạn nhận bị thương nặng, nhưng ổn định Trung tâm y tế, đại học Loma Linda cho biết
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh

 

hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Nhân viên tại trung tâm bảo trợ xã hội được sơ tán, trong khi nhiều hộ dân xung quanh hiện trường được khuyên tránh ra ngoài

 

hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh

 

hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Cảnh sát tiếp cận chiếc xe các nghi phạm sử dụng để bỏ trốn

 

hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Hai nghi phạm bị tiêu diệt tại hiện trường, trong đó thi thể một tên nằm trên đường bên ngoài xe
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Một vỏ đạn tại hiện trường vụ đấu súng
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Cảnh sát tiếp cận một ngôi nhà các nghi phạm tụ họp sau khi xả súng
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
hien-truong-vu-xa-sung-tai-california-nh
Kết thúc cuộc vây bắt, hai nghi phạm bị tiêu diệt và một kẻ bị bắt. Có thông tin cho thấy 2 nghi phạm là anh em
rgsisxwrxc0-ae434.jpg

Cảnh sát bao vây xe nghi phạm xả súng tại California

k1ef42xh7gy-314d9.jpg

Mỹ: Xả súng kinh hoàng tại California, ít nhất 14 người chết

Thanh Tùng

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cáu tiết thật! Đã được báo trước, nhưng cảnh sát chủ quan.....

========================

Mỹ: Xả súng kinh hoàng tại California, ít nhất 14 người chết

Thứ năm, 03/12/2015 - 06:39
  

Dân trí Ít nhất 14 người đã thiệt mạng khi các tay súng nã đạn bừa bãi vào một trung tâm dịch vụ xã hội tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ ngày 2/12. Các nguồn tin mới nhất cho biết 2 nghi phạm đã bị bắn chết và tên thứ 3 bị bắt.
 >> Hiện trường vụ xả súng tại California "như vùng chiến sự"

 

- Khoảng 11 giờ sáng 2/11 giờ địa phương, ít nhất 1 kẻ mang súng đã nã đạn tại trung tâm Inland Regional, thành phố San Bernardino, chuyên chăm sóc người khuyết tật.

- Ít nhất 14 người thiệt mạng và 17 người bị thương.

- Cảnh sát cho biết có từ 3 kẻ tấn công, được trang bị vũ khí hạng nặng và có thể mặc áo chống đạn.

- 2 nghi phạm - một nam, một nữ - đã bị bắn chết và tên thứ 3 bị bắt.

 

rgsisxwrxc0-ae434.jpg

Cảnh sát bao vây xe nghi phạm xả súng tại California

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Lực lượng an ninh gần hiện trường vụ xả súng tại thành phố San Bernardino ngày 2/12 (Ảnh: ABC)

9h45

Cảnh sát cho hay 4 vũ khí đã được sử dụng trong vụ xả súng, gồm 2 khẩu súng trường và 2 khẩu súng ngắn. Số vũ khí này đã được tìm thấy sau vụ tấn công.

9h30

Báo chí Mỹ cho biết một tay súng được xác định là Syed Farook. Tuy nhiên, cảnh sát chưa xác nhận thông tin này.

9h15

Cơ quan chức năng cho biết họ tin rằng khu vực quanh hiện trường đã an toàn, theo Sputnik.

Hiện trọng tâm được chuyển sang một ngôi nhà tại khu vực Redlands, California, nơi các nghi phạm nhóm họp sau vụ xả súng.

9h10

Thông tin từ Trung tâm y tế, Đại học Loma Linda cho biết, các nạn nhân được đưa vào đây cấp cứu đều trên 18 tuổi. Có 2 trường hợp bị thương nặng nhưng ổn định.

Trường này nhận được đe dọa nổ bom vào khoảng 4 giờ chiều, giờ địa phương, khiến các lớp học phải đóng cửa. Tuy nhiên, cơ quan điều tra sau đó xác định đe dọa này không có cơ sở.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Cảnh sát phong tỏa một chiếc xe sau vụ xả súng

9h

Cảnh sát San Bernadino cho biết sẽ điều tra khả năng "mẫu thuẫn nơi làm việc" là động cơ của vụ xả súng.

Một nhân viên tại trung tâm bảo trợ Inland Regional đã rời một bữa tiệc được tổ chức tại đây sau "một vài tranh cãi", theo Reuters.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

(Ảnh: EPA)

8h45

Theo AP, cơ quan chức năng cũng khẳng định thiết bị nổ được tìm thấy tại hiện trường vụ đấu súng.

8h39

Cảnh sát trưởng thành phố San Bernardino, ông Jarrod Burguan, cho biết 2 nghi phạm đã chết tại hiện trường, gồm một nam, một nữ.

"Chúng tôi tìm thấy 2 nghi phạm đã chết tại hiện trường. Một nam một nữ. Chúng đều được trang bị súng trường tấn công. Chúng cũng mang theo súng ngắn", ông Burguan nói.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Cảnh sát đã nổ súng về phía chiếc SUV màu đen được cho là của các nghi phạm (Ảnh: ABC)

8h15

Cảnh sát xác nhận một nghi phạm đã bị tiêu diệt sau cuộc đấu súng. “Đã xảy ra nổ súng, nhiều nhân viên cánh sát đã tham gia, và một nghi phạm bị tiêu diệt”, người phát ngôn cảnh sát, trung sỹ Vicki Cervantes được New York Times trích dẫn.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy một chiếc xe SUV màu đen dính đầy vết đạn. Chiếc xe có vẻ phù hợp với mô tả của các nhân chứng về phương tiện các nghi phạm dùng để bỏ trốn sau vụ xả súng.

Có thể nhìn thấy một nghi phạm nằm trên đường, bên ngoài chiếc xe trong vũng máu. Một người khác vẫn ngồi trong xe nhưng tình hình chưa rõ. Lực lượng chức năng vẫn đang truy tìm nghi phạm thứ ba, với nhiều xe được điều tới lập vành đai bao quanh khu vực xảy ra nổ súng.

 

k1ef42xh7gy-314d9.jpg

Mỹ: Xả súng kinh hoàng tại California, ít nhất 14 người chết

8h

Trước đó, các nhân chứng đã mô tả về một cuộc đấu súng dữ dội, khi những người đi trên chiếc SUV nổ súng liên tục về phía cảnh sát và bị bắn trả. Người dân địa phương gần đó phải trốn trong nhà với cửa được khóa.

Động cơ của vụ xã súng chưa được xác định. Nhưng cảnh sát trưởng Jarrod Burguan của San Bernardino khẳng định, rõ ràng các tay súng đã lên kế hoạch từ trước.

“Chúng đến và được chuẩn bị sẵn cho những gì sẽ làm, và chúng như đang thực thi một nhiệm vụ”, ông Burguan nói. “Chúng đến đây có mục đích”.

Một số nhân chứng khẳng định các nghi phạm đeo mặt nạ khi xả súng tại trung tâm Inland Regional.

Cơ quan điều tra tin rằng một trong những kẻ này từng làm việc tại cơ sở trên, và có mâu thuẫn với một số đồng nghiệp tại đây.

Một nhân chứng khẳng định, dù những kẻ này che mặt, một trong số đó có giọng nói và dáng người rất giống một nhân viên đã rời khỏi cơ sở này trong ngày 2/12.

***

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Những người bị thương được sơ cứu gần hiện trường vụ xả súng

 

Bloomberg đưa tin, vụ tấn công xảy ra tại trung tâm Inland Regional bảo trợ người khuyết tật vào khoảng 11 giờ sáng ngày 2/12 theo giờ địa phương.

Các tay súng, mặc quần ảo kiểu quân đội, xông vào tòa nhà và nã đạn trước khi chạy trốn trên một chiếc SUV màu đen.

Một giới chức địa phương cho hay, hiện trường vụ xả súng giống như một bãi chiến trường và hiện khu vực này đã được phong tỏa.

Cảnh sát trưởng thành phố, ông Jarrod Burguan cho biết, có 3 kẻ dùng súng trường để tấn công vào trung tâm này. Hiện 3 nghi phạm này đều đã chạy trốn.

Ít nhất 14 người đã được xác nhận thiệt mạng và 14 người khác bị thương.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Cảnh sát phong tỏa hiện trường sau vụ xả súng (Ảnh: AP)

 

Phó giám đốc FBI chi nhánh Los Angeles, ông David Bowdich, cho biết, hiện chưa rõ vụ việc nói trên có phải là một vụ tấn công khủng bố hay không. “Những đối tượng này đã lên kế hoạch sẵn. Chúng sử dụng súng trường, chứ không phải súng ngắn”, ông Burguan nói. Ông cũng cho biết thêm, cảnh sát hiện đang tìm kiếm một chiếc xe hơi SUV màu đen đã chạy khỏi hiện trường sau vụ tấn công.

Trong khi đó, Giám đốc trung tâm bảo trợ người khuyết tật Inland Regional, Marybeth Feild, cho biết vụ tấn công tập trung vào tòa nhà có ít nhất 25 nhân viên cũng như một thư viện và trung tâm hội nghị. Chỉ một ngày trước đó, trung tâm này đã đăng trên mạng xã hội Twitter một video về tiệc bữa tiệc Giáng sinh, nhân viên của trung tâm đã nhảy cùng với những người khuyết tật.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Trung tâm Inland Regional nhìn từ trên cao (Ảnh: Twitter)

 

San Bernardino là thành phố cách Los Angeles khoảng 97km về phía Đông, với khoảng 215.000 dân. Đây được coi là trung tâm kho bãi, hậu cần cho hàng hóa trước khi chuyển tới các cảng ở Los Angeles và Long Beach. Tháng 8/2012, thành phố này đã tuyên bố vỡ nợ. Hồi đầu năm nay, chính quyền thành phố buộc cắt giảm lực lượng cảnh sát từ hơn 350 người xuống còn 230 người.

Đây là vụ xả súng thứ 2 tại Mỹ chỉ trong một tuần qua.

Hôm 27/11, một tay súng đã tấn công một phòng khám của tổ chức Planned Parenthood tại bang Colorado, khiến 3 người thiệt mạng và 9 người bị thương. Tay súng chỉ đầu hàng sau 5 giờ đấu súng với cảnh sát.

 

my-xa-sung-kinh-hoang-tai-california-it-

Bản đồ cho thấy trung tâm Inland Regional (Ảnh: BBC)

Minh Phương-Thanh Tùng

Theo Bloomberg

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi bất an toàn cầu và vai trò của Việt Nam

Thứ năm, 03/12/2015, 11:35 (GMT+7)

 
 

(Thời sự) - Các học giả quốc tế nổi tiếng đánh giá cao vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam trong cuộc vận động Vì một Internet Tinh khiết và Trong sạch.

 

Nỗi bất an toàn cầu

Khi cậu thanh niên được ăn học đàng hoàng ở một trong những trường TOP nước Mỹ bị bắt vì thực hiện vụ đánh bom Boston cách đây ba năm, người ta mới bàng hoàng nhận ra nhiều thanh niên đã bị các trang web của các nhóm cực đoan “tẩy não” biến thành những kẻ khủng bố máu lạnh trong suốt một thời gian dài mà không bị kiểm soát.

Những kẻ như Dzhokar Tsarnaev, thủ phạm vụ đánh bom Boston tháng 4/2013 không phải là cá biệt. Vụ khủng bố đẫm máu tại Paris tháng trước cũng cho thấy nhiều kẻ khủng bố là công dân Pháp được IS chiêu mộ và huấn luyện thông qua các trang web đen.

Tuy nhiên, việc các nhóm cực đoan lợi dụng khả năng tiếp cận xuyên biên giới của Internet để truyền bá chủ nghĩa khủng bố ra toàn cầu mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Các nguy cơ, bất ổn liên quan đến an ninh mạng trên thực tế đa dạng hơn nhiều như các cuộc tấn công mạng dẫn đến những lỗ hổng an ninh tình báo ở các quốc gia, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, tài sản trí tuệ, bản quyền trên Internet được đánh giá là ngày càng nghiêm trọng.

Dễ hiểu vì sao, vấn đề an ninh Internet luôn được đặt trên bàn nghị sự trong các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia. An ninh mạng đã trở thành nỗi bất an chung của thế giới.

 

Vai trò của Việt Nam

VN cũng không nằm ngoài mối lo chung đó. Trong bài viết nhân ngày VN kết nối Internet và Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An Ninh Internet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những nguy cơ hiện hữu tại VN.

“Chúng ta cũng thấy hiển hiện nguy cơ sử dụng môi trường Internet để phát tán những thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, không có nguồn gốc đáng tin cậy, những thông tin độc hại, phản cảm nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội”. Theo chia sẻ của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, VN đã phải hứng chịu những dạng thức khủng bố mạng nặng nề như tấn công từ chối dịch vụ DDOS, tấn công xâm nhập để nắm quyền kiểm soát hệ thống quản trị mạng. Việt Nam cũng đã trở thành một đối tượng của gián điệp mạng.

20151203111010-ngay-toan-cau-vi-hoa-binh

Ngày hòa bình vì an ninh trên Internet

 

Trước những nguy cơ ngày càng hiển hiện, người đứng đầu Chính phủ VN cho rằng: Trong khi thế giới tiếp tục tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, xây dựng luật pháp quốc tế về an ninh Internet, thì Bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet là rất cần thiết. Ông kêu gọi mọi người dân VN hưởng ứng Ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet (12/12), “cùng người dân thế giới chung tay xây dựng môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch”.

Về phần VN sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên mạng Internet; đồng thời sẵn sàng tham gia vào việc hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về an ninh Internet, sử dụng các nguồn lực để tham gia ứng cứu quốc tế trên mạng khi cần thiết.

Thủ tướng cam kết: Từ thực tiễn của mình, Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện và áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức trên Internet do các giáo sư ở Diễn đàn toàn cầu Boston khởi xướng.

Nhiều chính khách và học giả quốc tế uy tín đã đánh giá cao cam kết từ người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ – Micheal Dukakis , Chủ tịch Diễn đàn Toàn cầu Boston,  hoan nghênh và đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam hưởng ứng ngày Toàn cầu vì Hòa bình và An ninh Internet 12/12/2015 với chủ đề Vì một môi trường Internet Tinh khiết và Trong sạch. Ông đánh giá cao những nỗ lực của người đứng đầu chính phủ Việt Nam vào gìn giữ hòa bình, và an ninh trong khu vực và trên Internet.

Giáo sư Thomas Patterson – Giám đốc Trung tâm truyền thông, chính trị, và chính sách công Shorenstein, Đại học Harvard cho rằng, Việt Nam đang ngày càng thể hiện được vai trò, trách nhiệm gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới, đặc biệt là chủ động góp phần xây dựng hòa bình và an ninh trên Internet.

Trong thông điệp đặc biệt nhân ngày An toàn thông tin Việt Nam 1/12/2015, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng kêu gọi “toàn thể cộng đồng, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và giới truyền thông cùng chung tay, góp sức, phát huy sức mạnh tổng thể của toàn xã hội cho công tác bảo đảm an toàn thông tin”.

Vẫn còn nhiều việc phải làm để Việt Nam bắt nhịp được với thế giới. Tuy nhiên, việc Việt Nam chủ động tham gia xây dựng, đồng hành cùng các nước tiên tiến để giải quyết các vấn đề lớn của nhân loại cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể đi tiên phong trong cuộc vận động Vì một Internet Tinh khiết và Trong sạch, như khẳng định của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những món quà tuyệt vời mà ông Obama không thể nhận

Thứ Sáu, 04/12/2015 18:01

Thanh kiếm, bức chân dung hoàng tử hay như áo choàng dài chạm đất… nằm trong số rất nhiều món quà mà Tổng thống Mỹ Barack Obama được tặng trong năm 2014, song thực sự ông lại không thể nhận chúng.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố danh sách hàng trăm món quà có tổng trị giá tới 1,5 triệu USD do các nhà lãnh đạo thế giới gửi tặng ông Obama cùng gia đình qua những chuyến thăm, những lần gặp mặt trong năm 2014. Trong số đó, món quà của nhà vua Arab Saudia quá cố là hào phóng hơn cả.

Tuy nhiên theo luật pháp nước Mỹ, ông Obama cũng như mọi nhân viên liên bang khác, không được phép nhận bất cứ món quà ngoại giao nào làm của riêng. Ngài tổng thống sẽ phải nộp lại chúng cho Cơ quan lưu trữ quốc gia hoặc nếu ông muốn giữ chúng thì phải dùng tiền túi để mua lại với giá thị trường. Đối với rượu và các món đồ dễ hỏng thì sẽ giao cho Cơ quan Mật vụ xử lý.

obama1%20%283%29.jpg

Ông Obama nhận sợi dây chuyền vàng từ Quốc vương Abdullah nhân chuyến thăm thủ đô Riyadh năm 2009. Ảnh: Reuters

 

Trang sức đắt tiền cho Phu nhân và con gái

Quốc vương Saudi quá cố Abdullah đã tặng riêng Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama hai bộ trang sức quý khoảng 1,1 triệu USD. Lần đầu, bà Michelle nhận được một viên kim cương cùng với một bộ trang sức ngọc lục bảo bao gồm đầy đủ vòng cổ, khuyên tai, nhẫn và vòng tay. Lần sau, ông Abdullah lại gửi tặng bà Michelle thêm một bộ trang sức nữa.

Thái tử Miteb – con trai Quốc vương Abdullah và là người đứng đầu lực lượng Vệ binh quốc gia – hồi tháng trước đã tặng ông chủ Nhà Trắng một chiếc áo thụng dài màu trắng đính họa tiết hoa màu hồng tím. Gói quà gần 40.000USD này còn có một chiếc áo choàng không tay màu cam dài chấm gót cùng với một chiếc áo thụng họa tiết cánh hoa màu nâu và xanh lam.

obama3.jpg
Ngoài ra, gia đình hoàng gia Saudi không quên tặng hai cô con gái của Tổng thống Mỹ là Sasha và Malia những món quà nạm kim cương, ngọc quý với trị giá khoảng 80.000USD. Thủ tướng New Zealand John Key cũng từng thể hiện sự chu đáo của mình bằng việc gửi tặng Sasha và Malia 4 bộ găng tay len và mũ dạ có giá khoảng 800USD.

Quốc vương Mswati III của Swaziland cũng “lấy lòng” Đệ nhất Phu nhân bằng một bộ dụng cụ nhà bếp và ăn tối. Bộ quà này trị giá hơn 2.700 USD bao gồm một chiếc bát đặt lên giá đỡ bằng thủy tinh tái chế, hai cốc thủy tinh với tay cầm hình con báo, một xô đựng đá, 6 ly nhỏ và 6 nút chai trang trí hình con vật.

Quà lưu niệm hữu nghị

Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott đã tặng ông Obama một tấm ván  trượt màu trắng xanh in hình cờ hữu nghị của hai nước và đóng con dấu Tổng thống. Thủ tướng Ireland Enda Kenny tặng nhà lãnh đạo Mỹ một chiếc đĩa DVD có tựa đề “Bền vững bắt đầu từ đây”.

Giỏ quà của Quốc vương Malaysia tặng cho ông Obama trị giá hơn 8.000USD, gồm một thanh kiếm thép có phần chuôi bọc vàng và nạm ngọc cùng với nhiều đồng tiền xu, một chiếc đĩa và một tấm hình chân dung của Quốc vương và Hoàng hậu Malaysia.

Quà tặng của cựu Tổng thống Uruguay Jose Mujica là một vài bức vẽ và một chiếc khăn choàng có điểm nhấn da lộn màu nâu. Thay vì tặng kiếm, ông Mujica đã gửi một miếng vải in hình những người đàn ông cầm kiếm nhìn vào khoảng không.
Quà của Vua Brunei tặng ông Obama là một ấm pha trà tự động hình chim cánh cụt, một chiếc rương bọc da rắn, một khay pho mát và một bộ cờ vua với tổng trị giá hơn 1.200USD.

obama2.jpg

Ấm pha trà tự động dễ dàng mua được trên Amazon.

 

Còn Hoàng tử William của nước Anh đã gửi món quà là một bức chân dung của chính mình, có kèm chữ ký trên đó, ước tính có giá trị khoảng 888 USD. Một con dao găm bằng bạc và đá san hô trị giá 885USD là quà tặng của Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal dành cho Tổng thống Mỹ.

Các quan chức Mỹ cấp cao khác và người thân của họ cũng thường xuyên nhận được những món quà giá trị từ nhiều quốc gia. Năm 2014, Ngoại trưởng John Kerry đã nhận nhiều món quà từ Vương quốc Saudi, trị giá trên 60.000USD, bao gồm hai chiếc đồng hồ Rolex, một chiếc đồng hồ Cartier bằng vàng và một bức tượng cây cọ nạm ngọc. Vợ của ông, bà Theresa Heinz Kerry cũng được tặng nhiều trang sức đá quý với giá trị khoảng 800.000USD.
 
Hoàng Trang (theo CNN)
======================
Kỳ này sang Hoa Kỳ, lão sẽ tặng Tổng Thống Obama cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", trị giá 10 Dollar. Còn việc nó có đến tay ông ta và ông ta có nhận nó hay không lại là chuyện khác.
 
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay