Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Khói mù năm nay có thể nghiêm trọng nhất lịch sử
Thứ Tư, 07/10/2015 18:44:25 GMT+7
 

“Nếu mùa khô kéo dài, 2015 sẽ ghi nhận hiện tượng khói mù nghiêm trọng nhất lịch sử", một chuyên gia nhận định về tình trạng mù khô ở một số nước Đông Nam Á thời gian qua.

 

khoi-mu3.jpg

Khói mù bao phủ phần lớn diện tích Đông Nam Á nhìn từ ảnh vệ tinh. Ảnh: NASA

 

Mù khô - hiện tượng ô nhiễm không khí hàng năm do cháy rừng ở Indonesia - bắt đầu từ năm 1997. Tình trạng này đang khiến bầu không khí ở Indonesia ngày càng khô và lan sang các nước láng giềng Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Singapore và thậm chí cả Thái Lan, Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, khói mù là tâm điểm của cuộc tranh luận ngoại giao giữa Indonesia và Singapore, theo BBC. Đảo quốc sư tử đổ lỗi cho Indonesia khi đốt rừng trái phép ở đảo Sumatra, Kalimantan và Borneo vào mùa khô để lấy đất trồng cây nhằm khai thác dầu cọ và làm giấy. Song phía Indonesia phản bác rằng việc đổ lỗi cho mình họ đốt rừng là không công bằng. Họ chỉ ra tên một số công ty Singapore cũng có một phần trách nhiệm trong việc khiến bầu không khí khu vực ô nhiễm thời gian qua.

Mù khô ở các nước Đông Nam Á năm nay diễn biến phức tạp và trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino.

 

Xáo trộn cuộc sống người dân

 

khoi-mu2.jpg

Chấm đỏ biểu thị các đám cháy rừng tại Indonesia - nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng khói mù ở một số nước Đông Nam Á hàng năm. Ảnh: NASA

 

Ngày 5/10, Bộ trưởng Xã hội Indonesia - Khofifah Indar Parawansa - cho biết khói mù ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sức khỏe và thu nhập của người dân tại nhiều khu vực. Khói dày đặc phủ kín 6 tỉnh Nam Sumatra, Jambi, Riau, Tây Kalimantan, Trung Kalimantan và Nam Kalimantan.

Theo Cơ quan Giảm thiểu Thiên tai Quốc gia (BNPB), ít nhất 25,6 triệu người hít phải khói mù và hàng chục nghìn người điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Giới chức tỉnh Riau và Trung Kalimantan đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Hơn 135.000 người Indonesia được cho là nhiễm các bệnh đường hô hấp. Trường học ở tỉnh Riau buộc phải đóng cửa và chỉ mở trở lại khi tình hình được cải thiện.

“Khói mù đã diễn ra hơn hai tháng. Tôi có thể ngửi thấy mùi khói. Cảm giác chóng mặt, cay mắt và khó thở xuất hiện ngay khi tôi ở trong nhà”, người dân Indonesia Dhany Pramata, 23 tuổi, nói với BBC.

Indonesia đã triển khai gần 21.000 nhân viên dập các đám cháy rừng ở các đảo phía bắc nước này để giảm tác động của hiện tượng khói mù. 

Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng Malaysia, người dân tại thủ đô Kuala Lumpur, 3 bang lân cận và thành phố Putrajaya phải đeo khẩu trang khi ra đường. Các chuyến bay từ phi trường quốc tế ở thủ đô bị đình trệ do tầm nhìn hạn chế.

khoi-mu1.jpg

Tòa tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia chìm trong màn khói.


Trung tâm nghiên cứu khí quyển và tạo mây thuộc Cục khí tượng Malaysia phối hợp cùng Không quân Hoàng gia làm mưa nhân tạo tại hai khu vực Klang Valley và Kuching để giảm tình trạng khói mù. Chi phí cho mỗi chuyến bay lên tới 7.500 USD.

Chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở Malaysia đã lên tới 161. Đây là mức "không an toàn cho sức khỏe".

Còn tại Singapore, theo Cục Môi trường Quốc gia (NEA), chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm (PSI) hôm 25/9 đạt 341 - mức cao nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay. PSI lớn hơn 300 là mức "nguy hiểm", theo Straits Times.

Khói mù năm nay có thể nghiêm trọng nhất lịch sửKhói mù năm nay có thể nghiêm trọng nhất lịch sử

Bầu trời quang đãng xung quanh khu liên hợp thể thao Sports Hub hồi tháng 5/2014 (trái) và cảnh khói mù bao trùm khu vực này lúc 9h30 hôm 5/10. Chỉ số ô nhiễm không khí (PSI) đo được tại đây trong 3 tiếng là 142 – vượt quá mức 100. Ảnh: Straits Times.

Hàng loạt trường học bị đóng cửa, hoạt động của người dân tạm dừng do khói mù. Gần đây nhất, ngày đầu tiên trong chặng thứ 5 giải chung kết Cup bơi lội thế giới 2015 tổ chức hôm 3/10 ở đảo quốc phải tạm hoãn do khói mù dày đặc.

Hiện tượng ô nhiễm không khí do khói mù cũng đang ảnh hưởng tới Thái Lan. Theo Bangkok Post, tại huyện Hat Yai của tỉnh Songkhla, nồng độ bụi nhỏ trong không khí ngày 5/10 lên đến 173 microgram mỗi mét khối - vượt ngưỡng an toàn và là mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Hiện tượng mù khô cũng xuất hiện tại TP HCM và các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau… của Việt Nam trong những ngày qua. Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này có thể do ô nhiễm từ vụ cháy rừng ở Indonesia. Mù khô đã ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Theo dự báo, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài ngày tới.

Giải pháp tình thế

khoi-mu.jpg

Cảnh sát và lính cứu hỏa Indonesia dập tắt một đám cháy tại tỉnh Trung Kalimantan trên đảo Borneo.


Malaysia và Singapore đã đồng loạt lên tiếng, yêu cầu hàng xóm Indonesia giải quyết vấn đề khói bụi gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân hai nước này.

Vntinnhanh.vn - Hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức bước sang tuổi 63. Hãy cùng xem lại những hình ảnh thời trai trẻ của người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới này.

Khói mù cũng là chủ đề thảo luận nhiều năm qua tại cuộc họp các nước ASEAN nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào được đưa ra.

Hôm 4/10, Thủ tướng Najib Razak cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Malaysia, Indonesia và Singapore để đề ra giải pháp hiệu quả hơn, có thể xem xét ký kết thỏa thuận 3 bên về chống khói mù. Nếu không có sự hợp tác đó, vấn đề sẽ tái diễn hàng năm.

Chính phủ Indonesia vừa công bố danh sách 240 nghi phạm, gồm các công ty và cá nhân, bị cáo buộc đốt rừng, gây ra các vụ cháy nghiêm trọng và thảm họa khói mù ở Sumatra và Kalimantan. Họ chủ trương xử nghiêm những đơn vị này.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, tình trạng sương mù có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian tới. Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, các đám cháy ở Indonesia sẽ còn lớn hơn sự kiện năm 1997 – 1998. Khi đó, tình trạng đốt rừng ở Indonesia được đánh giá là “thảm họa toàn cầu”.

Robert Field, nhà khoa học của Đại học Columbia (Mỹ) thuộc Viện nghiên cứu Không gian Goddard, cho biết: "Tình trạng của Singapore và phía Đông Nam đảo Sumatra khá giống với sự kiện năm 1997. Nếu mùa khô kéo dài, 2015 sẽ ghi nhận hiện tượng khói mù nghiêm trọng nhất lịch sử".

Trong bối cảnh hiện nay, cơ quan môi trường các nước bị ảnh hưởng trực tiếp từ khói mù khuyến cáo người dân hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời, đặc biệt người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em. Những người bị bệnh về phổi mãn tính hoặc bệnh tim nên cách ly hoàn toàn với khói mù.
 
Theo H.Anh (Zing.vn)
============================
Sài Gòn chìm trong 'sương' do ô nhiễm

Thứ ba, 6/10/2015 | 14:35 GMT+7

 

Hai ngày qua TP HCM bị lớp sương mù bao phủ đến tận trưa, mà theo chuyên gia khí tượng đây là "mù khô" - xuất hiện do không khí ô nhiễm.
mu1-9466-1444115663-7902-1444116952.jpg

Các tòa nhà cao tầng chìm trong "mù khô" từ sáng đến 14h vẫn chưa tan. Ảnh: Hữu Công.

 

Sương mù xuất hiện từ hai ngày nay vào buổi sáng sớm đến tận trưa tại khu vực quận 1, 2, 4, 7, 9, 12... Trên sông Sài Gòn, lớp không khí mờ đục, mù mịt bao phủ mặt nước. Người đứng trên bờ không thể nhìn thấy tàu thuyền đang di chuyển.

Đến sáng 6/10, sương mù dày đặc ở hầu hết các quận, huyện tại TP HCM làm tầm nhìn hạn chế. Các tòa nhà cao tầng dọc khu vực sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh... đều bị che lấp bởi lớp sương mù trắng đục, đến 13h vẫn chưa tan.

"Đứng ở lầu năm công ty tại quận 7 nhìn sang quận 1 thấy khung cảnh mờ ảo, trông như Đà Lạt. Nhưng không biết sương mù có ảnh hưởng đến sức khỏe không nữa", nữ nhân viên văn phòng tên Thanh băn khoăn.

cau-pm-4614-1444115663-7316-1444116953.j

14h, cầu Phú Mỹ nối quận 2 và quận 7 vẫn chìm trong "mù khô". Ảnh: Hữu Công

 

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ Đặng Văn Dũng cho biết, hai hôm nay không chỉ TP HCM mà một số tỉnh thành ở Nam bộ đều có hiện tượng mù. Tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng sớm khi độ ẩm trêm 90% gọi là mù ướt, sau 8-9h sáng khi độ ẩm xuống dưới 75% thì gọi là mù khô.

"Mù khô này do khói bụi ô nhiễm lơ lửng ở lớp không khí gần mặt đất. Gặp những ngày gió yếu, những hạt bụi li ti không khuếch tán được nên tích tụ lại", ông Dũng giải thích.

suong-mu-SG-8608-1444118718.jpg

Đứng từ quận 4 nhìn về hướng quận 1, tòa nhà Bitexco cao nhất TP HCM chìm trong 'sương'. Ảnh: Hữu Công

Cũng theo ông Dũng, do gió Tây Nam đang hoạt động yếu nên tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài ba ngày tới. Ngoài ra, thời điểm giao mùa như tháng 9-10-11, mù khô sẽ lặp lại khá nhiều lần.

"Nó sẽ gây hạn chế tầm nhìn, cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, người dân khi ra đường nên mang khẩu trang. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp", ông Dũng khuyến cáo.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, luợng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu.

Nguyên nhân được xác định là do lưu luợng các loại xe, nhất là ôtô tải lưu thông qua khu vực lên đến hàng chục nghìn lượt mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên.

Hữu Công

==============================

Đọc bài xong mù màu luôn, một bài là chìm trong sương do ô nhiễm, một bài là khói mù nghiêm trọng nhất lịch sử.
 

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ Đặng Văn Dũng cho biết, hai hôm nay không chỉ TP HCM mà một số tỉnh thành ở Nam bộ đều có hiện tượng mù. Tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng sớm khi độ ẩm trêm 90% gọi là mù ướt, sau 8-9h sáng khi độ ẩm xuống dưới 75% thì gọi là mù khô.

"Mù khô này do khói bụi ô nhiễm lơ lửng ở lớp không khí gần mặt đất. Gặp những ngày gió yếu, những hạt bụi li ti không khuếch tán được nên tích tụ lại", ông Dũng giải thích.

 

 

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM, tình hình ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố đang diễn biến ngày càng phức tạp, 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người. Trong đó, luợng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu.

Nguyên nhân được xác định là do lưu luợng các loại xe, nhất là ôtô tải lưu thông qua khu vực lên đến hàng chục nghìn lượt mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội: Ùn tắc kinh hoàng giờ cao điểm sáng

Thứ năm, 08/10/2015 - 08:14
 

Dân trí Sáng nay 8/10, nhiều tuyến đường ở Hà Nội lại rơi vào cảnh ùn tắc, hỗn loạn kinh hoàng. Hàng vạn phương tiện kẹt cứng suốt từ quận Hà Đông đến khu vực Khuất Duy Tiến. Đến khoảng 9h sáng, giao thông vẫn "tê liệt".

 

Tình trạng ùn tắc kéo dài suốt từ khu vực quận Hà Đông, trải dọc đường Nguyễn Trãi đến đoạn đường Khuất Duy Tiến, lan sang cả đường Lê Văn Lương, Nguyễn Xiển. Giao thông khu vực này gần như "tê liệt".

Để có thể thoát khỏi đám đông kẹt cứng, rất nhiều xe máy loay hoay tìm lối thoát, đi ngược chiều hàng kilomet khiến giao thông càng thêm hỗn loạn.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Đường Nguyễn Xiển ùn tắc kéo dài

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Vỉa hè đường Nguyễn Xiển cũng "nêm" chặt xe

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

Đường Nguyễn Trãi tê liệt nhiều kilomet.

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Phương tiện xe máy lũ lượt đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

Hàng trăm xe máy đi sang làn đường ngược chiều trên đường Nguyễn Trãi để thoát thân.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển chật cứng phương tiện.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Các ngả đường tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đều kẹt cứng.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Chật cứng người và xe.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

Kẹt cứng trên đường Khuất Duy Tiến, dưới bầu trời sập sập mây đen (Ảnh: Đức Nhã)

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

Ô tô xếp hàng dài trên đường Lê Văn Lương.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Nhiều xe máy lao lên cả thảm cỏ dưới gầm đường trên cao để đi.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa
Cùng nhau đưa xe máy sang bên kia đường.

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

 

ha-noi-un-tac-kinh-hoang-gio-cao-diem-sa

Giao thông hỗn loạn do các phương tiện loay hoay xoay ngang xoay dọc, đi ngược chiều tìm hướng thoát thân.

Nguyễn Dương - Cấn Cường

===========================

100 tỷ VND, lão Gàn sẽ vạch ra một phương án chống tắc đường vĩnh viễn cho Hà Nội. Theo phương án của lão thì sẽ không thể tắc đường. Tai nạn giao thông giảm 50% so với thời điểm hiện tại. Không đúng thế lão trả lại tiền. Tiền đưa đủ, trọn gói, không đàm phán về tiền, ngoại trừ nó nhiều hơn.

Đây là kinh phí tối thiểu để nghiên cứu các điểm ùn tắc và vạch ra một lộ trình ngắn nhất cho người giao thông, giảm thiểu tối đa những xung đột ngã tư. Kinh phí nghiên cứu tạm coi là cao, nhưng kinh phí thực hiện lại rất rẻ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết bị tiết kiệm 100km/1lít xăng: Lời thật thà của tác giả

(Công nghệ) - Ông Nguyễn Hữu Trọng, tác giả thiết bị tiết kiệm xăng đồng tình với những đóng góp của GS, TS cũng như các thợ sửa xe lành nghề.

Sau khi có thông tin về sản phẩm: “Thiết bị dùng nhiệt khí xả để làm hóa hơi hỗn hợp đốt sử dụng cho động cơ đốt trong” có hiệu suất tiết kiệm 40% nhiên liệu (đi 100km hết 1 lít xăng), phóng viên đã tham khảo một số chuyên gia khoa học và kỹ thuật viên sửa chữa bảo dưỡng xe máy lành nghề. Các ý kiến đều không đồng tình về khả năng tiết kiệm của sản phẩm này vì nhiều lý do khác nhau.

Từ đó, phóng viên đem các ý kiến này trực tiếp trao đổi với người sáng chế ra thiết bị này, ông Nguyễn Hữu Trọng ( Từ Liêm, Hà Nội).

 

img_3661_8121354.jpg

Ông Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu sản phẩm tại Techmart 2015. Nguồn: Giáo dục Việt Nam

 

Về ý kiến cho rằng khả năng gia tốc bị giảm đi, ông Trọng trả lời: “Điều đó cũng đúng. Khả năng tăng giảm tốc độ đột ngột so với nguyên bản cũng kém. Nhưng ở trong điều kiện lưu thông bình thường thì khách hàng đều vui vẻ chấp nhận điều này.”

Đối với nhận định về việc thiết bị gây cản trở đường nạp – xả, khiến mật độ hỗn hợp đốt đi vào buồng đốt giảm, ông Trọng thừa nhận: “ Đúng là thế, trước đó hỗn hợp xăng và gió ở nguyên bản có thể lạnh, mật độ cao hơn. Giờ qua bộ hóa hơi này thì gặp nhiệt nở ra, loãng hơn, các phân tử xăng và gió vào xi lạnh giảm đi so với nguyên bản. Nhưng ở đây mình lấy việc đốt cháy kiệt xăng để bù vào mật độ giảm.”

Về vấn đề việc cản trở luồng khi đi vào buồng đốt làm giảm công suất, ông Trọng trả lời:“ Việc công suất so với nguyên bản bị ảnh hưởng là hoàn toàn chính xác, nó có giảm đi một chút. Nhưng nhóm khách hàng mà tôi hướng tới là bà con nông dân, công chức sinh viên đi đứng điềm đạm, không có nhu cầu đi tới 90-100km, đua xe, bốc đầu, đi một bánh, tải hàng nặng nên hiệu quả tiết kiệm vẫn hơn”.

Về việc thiết bị này không tương thích với xe phun xăng điện tử, ông Trọng trả lời: “Đúng là thiết bị của tôi áp dụng cho toàn bộ các xe trang bị bộ chế hòa khí, mà nhóm này thỉ rất nhiều. Còn với các dòng xe dùng phun xăng điện tử thì tôi chưa nghĩ đến, sẽ tính sau. Vạn sự khởi đầu nan, đây mới chỉ là bước đầu”.

Tuy nhiên ông Trọng cũng bác bỏ một số hoài nghi về sản phẩm của mình.

Ví dụ với nghi vấn về khả năng giảm nhiệt ống bô, ông Trọng cho biết: “Sản phẩm của tôi đã vượt qua vấn đề này rồi. Đúng là quãng đường tiếp xúc truyền nhiệt ngắn, quá trình trao đổi nhiệt nhanh. Nhưng tôi đã lắp đặt bên trong thiết bị 12 ống dẹt để tăng diện tích tiếp xúc.

Hỗn hợp đốt đi xen giữa các ống đó nên hiệu quả trao đổi nhiệt tăng lên rất nhiều. Bô tuyệt đối mát, đi cả ngày cũng không nóng bỏng. Trẻ con ngồi lên trên bô cũng không gặp vấn đề vì nó chỉ ấm ấm thôi”

Hoặc vấn đề về tính việt dã của chiếc xe, ông Trọng cũng nói: “Lấy cụ thể ở thành phố Hà Nội này, tôi đã chạy thử ở đường cầu vượt dốc, đèo một người đi rất ổn định. Hôm qua cũng có 2 đồng chí to béo đi xe Wave RSX đèo nhau đến lắp chạy thử, chiều quay lại. Họ cho biết đã chạy khắp Hà Nội, xuống tận Văn Điển để test thì đều thấy ổn.”

Khi được hỏi về phản hồi của người tiêu dùng với thiết bị, ông Trọng tỏ ra lạc quan: “Nhiều người đã đặt hàng thiết bị. Ví dụ một khách hàng ở Bắc Giang đã đặt hàng 10 bộ đem về đi thử. Trong Sài Gòn cũng có người điện ra yêu cầu chục bộ để đem về thử. Riêng bản thân tôi đã đi thử nghiệm 7-8 năm trời rồi, hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình diễn ra hội chợ, tôi cũng lắp đặt thử cho vài người và đề được hoan nghênh. Người ta phản hồi tích cực thì tôi mới có động cơ để làm chứ”.

Ông Nguyễn Hữu Trọng khẳng định: “Các ý kiến của giáo sư tiến sĩ là hoàn toàn đúng. Nhưng được cái này thì mất cái kia. Tôi hướng vào một nhóm đối tượng cụ thể chứ không thể phục vụ cho tất cả khách hàng được. Tôi thật thà nên gặp ai cũng đều khuyến cáo trước giới hạn của thiết bị này”.

Văn Lê

========================

Điếu mựa! Dốt. Điếu có khả năng phát minh, nên bày đặt chê bai, chém gió để thể hiện kiếm cơm.  Lão đây bị chê nhiều quá, nên có kinh nghiệm.

Việc lão bị chê bai chỉ trích thì còn phần nào có thể thông cảm được. Vì nó mang tính lý thuyết rất cao cấp, không dễ gì ai hiểu được. Nhưng với bộ phận sáng tạo của ông Hữu Trọng này - và của nhiều người khác - là một sản phẩm ứng dụng thực tế, nên hoàn toàn rất trực quan. Cho nên - điếu mựa - lời chê ông ta chỉ có giá trị khi mua về gắn thử vào xe và chạy thử. Kết quả kiểm chứng trực quan sẽ là bằng chứng để khen chê, chứ điếu phải ngồi bàn giấy phân tích về mặt lý thuyết. Cái cần phân tích về mặt lý thuyết - duy nhất hiện nay trên thế giới là của lão Gàn - thì điếu thằng nào, con nào chỉ ra được cái sai của nó về mặt lý thuyết - nhưng lại đòi chứng nghiệm. Cái cần chứng nghiệm về thực tế thì lại dở rói lý thuyết để khen chê. Điếu mựa.

Bởi vậy! Lão Gàn chán wá với sự dốt nát, nên phải thể hiện cảm xúc. Điếu mựa! Nếu không sáng tạo được từ "điếu mựa" thì chắc dẹp mựa nó cái diễn đàn vì phạm nội quy.

Từ "điếu mựa" chưa có trong từ điển Việt Nam và thế giới. Cho nên điếu có "cơ sở khoa học" để phản đối lão Gàn, cho dù áp dụng luận điểm "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Bởi vì nó nằm ngoài tính hợp lý hay không hợp lý của thế gian. Điếu mựa!

Hì.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Hạm đội ma” và lời cảnh báo về Thế chiến thứ 3

 

Mới đây, Peter Singer - một nhà tương lai học 40 tuổi người Mỹ - đã lên tiếng cảnh báo giới chức quân sự Washington về nguy cơ sắp xảy ra Thế chiến 3 giữa Mỹ với Trung Quốc.

 >> George Soros: Mỹ bên bờ vực thế chiến thứ 3 với Trung Quốc
 >> "Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"

 

Những dự báo được đưa ra trong một cuốn sách sắp được phát hành có tựa đề: “Ghost Fleet: A Novel of the Next World War” (tạm dịch: “Hạm đội ma: Tiểu thuyết về cuộc thế chiến tiếp theo”).

Theo kịch bản được nêu ra, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ có thể bị nổ tung trên trời do vi mạch của Trung Quốc sản xuất, tin tặc của Trung Quốc lần mò vào được hệ thống tình báo của quân đội Mỹ, và quân đội Trung Quốc chiếm Hawaii.

Các quan chức Lầu Năm Góc hiếm khi lắng nghe dự báo từ các tác giả viết sách giả tưởng. Tuy vậy, ông Singer được đánh giá không phải là một nhà dự báo “tầm thường”. Ông đã viết những cuốn sách xác đáng về sự phụ thuộc của Mỹ và các nhà thầu quân sự tư nhân, an ninh mạng, và sự phụ thuộc ngày càng lớn của Bộ Quốc phòng nước này vào người máy, máy bay không người lái và công nghệ. Hải quân, lục quân và không quân Mỹ đã hai lần đưa một số cuốn sách của ông Singer vào danh sách những cuốn sách cần đọc của lực lượng.

Trong cuộc nói chuyện tại Lầu Năm Góc, ông Singer đề nghị giới chức quân đội Mỹ xem xét khả năng người Mỹ có thể phải đối mặt với các cuộc không chiến và những xung đột trên biển hoàn toàn khác biệt với những gì Mỹ từng chứng kiến kể từ Thế chiến 2.

 

Kịch bản Thế chiến 3

Bối cảnh cuốn sách diễn ra vào những năm 2020, miêu tả về vũ khí, việc cắt giảm chi phí và các chiến lược đang nổi lên ở thực tại, dự đoán viễn cảnh trong 5 năm tới. Một tác phẩm được bán ở quầy sách viễn tưởng, nhưng giá trị tiên liệu của nó nằm ở 400 ghi chú trong phần cuối về những công nghệ và các xu thế đang nổi lên khiến câu chuyện rất sát với thực tế. Đó là kết quả sau bốn năm tích cực điều tra của tác giả trong từng ngõ ngách ở Lầu Năm Góc, trên các chiến hạm và căn cứ không quân.

Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh một số vũ khí có thể định hình những cuộc chiến trong tương lai, từ chiến tranh mạng đến máy bay không người lái, từ trí thông minh nhân tạo đến thực tế ảo.

Kịch bản của Thế chiến 3 được miêu tả như sau: Một phi hành gia Mỹ bị trục xuất khỏi trạm không gian quốc tế bởi những người tưởng là đồng nghiệp - người Nga và Trung Quốc. Một “nhóm lãnh đạo” các nước đế quốc quyết định lật đổ chế độ Bắc Kinh, tuyên bố tổng tấn công tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

ham-doi-ma-va-loi-canh-bao-ve-the-chien-

Peter Singer cho rằng chỉ bằng cách thừa nhận những xu hướng có thật và rủi ro có thật thì mới có thể có những bước đi nhằm tránh được sai lầm.

 

Trong khi đó, Hawaii bị hải quân Trung Quốc tiến công bất ngờ và chinh phục. Động cơ của các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bị virus máy tính vô hiệu hóa từ xa. Phi hành gia Trung Quốc và Mỹ quyết liệt tấn công nhau trong không gian bằng những khẩu súng laser.

Singer là nhà chiến lược của tổ chức New Amerian Foundation (chuyên về các vấn đề quốc gia) và tham gia viết về những vũ khí đang được phát triển của Trung Quốc cho blog “Thần công phương đông” (Eastern Arsenal) ở trang Popular Science. Ông cho rằng Hạm đội ma là sự pha trộn giữa viễn tưởng và thực tế, sử dụng viễn tưởng để khám phá công nghệ thực tại cùng những vấn đề liên quan theo chiều hướng sâu sắc và đậm tính chiến thuật.

Tác giả tỏ ra có cơ sở khi tất cả các phát minh khoa học được nhắc tới đều có thực. Đó có thể là tàu ngầm Trung Quốc sục sạo dưới đáy biển tìm kiếm khí thiên nhiên, các máy bay không người lái, hay những sự cố máy tính có thể vô hiệu hóa toàn bộ Hạm đội Thái Bình Dương, cùng các cuộc chiến tranh mạng ác liệt giữa giới tin tặc Trung Quốc và các chuyên gia tin học ở thung lũng Silicon.

Tác giả đặt ra một vài câu hỏi quan trọng: Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc biến nhân dân tệ thành đồng tiền có thể chuyển đổi? Điều gì xảy ra khi thị trường năng lượng thay thế phát triển và Trung Quốc kiểm soát những quặng quý hiếm? Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tiếp tục bành trướng? Rõ ràng nhất, cuốn sách miêu tả cuộc chiến với Trung Quốc sẽ diễn ra như thế nào, cùng những chiến lược xây dựng xung quanh các loại vũ khí và một cách tiếp cận chiến tranh khiến phương Tây ít để ý nhất.

Thế chiến 3 có vẻ giống như một cái gì đó vừa là nỗi sợ hãi trong quá khứ đã có từ rất lâu, vừa là nguy cơ trong tương lai rất xa. Nhưng điều đó lại đang ở rất gần”, Peter Singer nhận định về “viễn cảnh chiến tranh đen tối” trong một cuộc họp tại Lầu Năm Góc trước các quan chức tình báo, sĩ quan không quân và chỉ huy hải quân Mỹ.

 

Giả thiết và thực tại

Hạm đội ma đã có một số dự đoán trở thành hiện thực. Cuốn sách mở đầu với cảnh tượng chiếc máy bay do thám P-8 Poseidon bị quân đội Trung Quốc giận dữ xua đuổi qua radio (được Singer viết 18 tháng trước).

Tháng 3/2015, một cảnh tượng tương tự đã diễn ra khi hải quân Mỹ cử chiếc máy bay do thám P-8 Poseidon bay ngang qua đảo đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) ở Biển Đông. Một sỹ quan quân đội Trung Quốc vô cùng giận dữ, cảnh báo chiếc máy bay phải rời đi qua radio.

Một mặt Singer thấy vui vì những dự đoán trong cuốn sách là đúng, nhưng ông không muốn chứng kiến Thế chiến 3 diễn ra theo đúng xu hướng được mô tả trong tác phẩm. Nhưng đây cũng chính là lý do Singer muốn viết Hạm đội ma. Một mặt nó phục vụ cho mục đích giải trí, mặt khác nó cảnh báo những quan chức đứng đầu của Mỹ về sự phát triển quân sự của Trung Quốc được thiết kế để chiến thắng trong cuộc chiến với Mỹ.

 

ham-doi-ma-va-loi-canh-bao-ve-the-chien-

 

Luôn tồn tại nguy cơ về một cuộc chiến trên mạng, trong đó các bên đối đầu để giành quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu chính phủ và các bí mật của nhau.

Một trong những chương trình của nhà cầm quyền Trung Quốc là “quả chùy sát thủ”, được thiết kế để chống lại kẻ thù có thế mạnh về công nghệ. Chương trình bao gồm tấn công tin học, chiến tranh ngoài không gian và những hệ thống khác có thể vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ.

Singer cho rằng: “Chúng ta sử dụng cụm từ “cuộc chiến không cân sức” để ám chỉ những người luôn tìm kiếm điểm yếu của chúng ta. Và quả chùy sát thủ biến thế mạnh của ta thành điểm yếu để khai thác”. Một cuộc tấn công dạng này sẽ nhanh chóng dẫn đến một cuộc chiến vươn ra khỏi các biên giới, và vào bên trong lãnh thổ của quốc gia thù địch theo các cách con người chưa từng chứng kiến trước đây.

Căng thẳng gia tăng trên Biển Đông đã buộc Lầu Năm Góc phải đánh giá lại thế giới quan và có cách suy nghĩ mới về nguy cơ từ các đối thủ mạnh. Trên thực tế, Bắc Kinh đang dấn mạnh nước cờ trên vùng biển nóng, bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhỏ xa xôi, vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, cùng một số đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp với Philippines và Nhật Bản.

Trong khi đó, tin tặc Trung Quốc được cho là đã truy cập vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng, có được các kế hoạch công nghiệp quốc phòng của Mỹ cũng như rất nhiều hồ sơ bí mật khác của chính phủ nước này. Điều này đang dẫn tới việc hình thành một cuộc chiến trên mạng, trong đó cả hai bên đối đầu để giành quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu chính phủ và các bí mật của nhau.

Giới chức Mỹ nhiều lần cảnh báo về việc nước này đang đối mặt nguy cơ một “trận chiến Trân Châu Cảng trên mạng”. Các dự án về siêu máy tính cũng đang được triển khai trên thế giới nhằm thách thức quyền lực công nghệ của Mỹ. Washington cần phải lưu tâm đến các lỗ hổng công nghệ, vốn được các cường quốc nhắm đến như những vũ khí lợi hại, nơi một động thái bẻ khóa hệ thống cũng quyết định cả một cuộc chiến.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã âm thầm có những bước đi tích cực nhằm khắc phục điểm yếu này khi biến Học viện hải quân Mỹ trở thành “trọng điểm quốc gia” nhằm phát triển bài bản một số lượng lớn các chiến binh kỹ thuật số.

Bằng việc thể hiện mọi thứ đang tiếp diễn đến đâu, và những điểm tương đồng từng có trong quá khứ, Hạm đội ma có thể tạo ra một bức tranh toàn diện hơn cho những mối đe dọa thực sự mà Mỹ và thế giới phải đối mặt hiện nay. Một cuộc chiến có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau, bởi một hành động tình cờ như một cuộc chạm trán vô ý giữa hai tàu chiến. Hoặc, nó cũng có thể diễn ra theo một cách chậm chạp hơn, như một sự sắp xếp lại trật tự trên toàn cầu có thể sẽ diễn ra vào cuối những năm 2020, giai đoạn mà quân sự Trung Quốc đang bắt đầu dần đuổi kịp và thích ứng với quân sự Mỹ.

“Nghe thì có vẻ phi chính trị, nhưng tôi tin rằng chẳng có ích gì nếu tiếp tục tránh nói về sự đối đầu giữa các cường quốc trong thế kỷ 21 và mối nguy thực sự khi các cường quốc này vượt khỏi tầm kiểm soát. Trên thực tế, chỉ bằng cách thừa nhận những xu hướng có thật và rủi ro có thật, chúng ta mới có thể có những bước đi nhằm tránh được sai lầm”, ông Singer nhấn mạnh trong phát biểu tại Lầu Năm Góc…

Theo Trần Quân

An ninh thế giới

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/ham-doi-ma-va-loi-canh-bao-ve-the-chien-thu-3-20151011174017481.htm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

“Nghe thì có vẻ phi chính trị, nhưng tôi tin rằng chẳng có ích gì nếu tiếp tục tránh nói về sự đối đầu giữa các cường quốc trong thế kỷ 21 và mối nguy thực sự khi các cường quốc này vượt khỏi tầm kiểm soát. Trên thực tế, chỉ bằng cách thừa nhận những xu hướng có thật và rủi ro có thật, chúng ta mới có thể có những bước đi nhằm tránh được sai lầm”, ông Singer nhấn mạnh trong phát biểu tại Lầu Năm Góc…

Có nhiều hình thức của cuộc chiến không - hải - lục quân và chiến tranh mạng, chiến tranh không gian. Bộ phim sắp tới chắc sẽ rất hấp dẫn...Anh Tàu lộ diện quá sớm, không thèm ẩn mình chờ thời nữa. Điều đó có nghĩa là một cuộc chiến để xác định ngôi bá chủ chắc chắn sẽ xảy ra: Canh bạc cuối cùng...

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Hạm đội ma” và lời cảnh báo về Thế chiến thứ 3

 

Mới đây, Peter Singer - một nhà tương lai học 40 tuổi người Mỹ - đã lên tiếng cảnh báo giới chức quân sự Washington về nguy cơ sắp xảy ra Thế chiến 3 giữa Mỹ với Trung Quốc.

 >> George Soros: Mỹ bên bờ vực thế chiến thứ 3 với Trung Quốc

 >> "Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"

 

Theo Trần Quân

An ninh thế giới

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/ham-doi-ma-va-loi-canh-bao-ve-the-chien-thu-3-20151011174017481.htm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có nhiều hình thức của cuộc chiến không - hải - lục quân và chiến tranh mạng, chiến tranh không gian. Bộ phim sắp tới chắc sẽ rất hấp dẫn...Anh Tàu lộ diện quá sớm, không thèm ẩn mình chờ thời nữa. Điều đó có nghĩa là một cuộc chiến để xác định ngôi bá chủ chắc chắn sẽ xảy ra: Canh bạc cuối cùng...

 

 

 

Nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì chỉ có một hình thức duy nhất thôi: "Bắn nhau bằng tất cả những thứ vũ khí đã có và đang nghiên cứu".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đừng để cả dân tộc bị định kiến oan
12/10/2015 06:30 GMT+7
 

TTO - Ăn cắp là làm nhục quốc thể. Chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan. Xin đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa...

an-cap-1437964535-1444463334.jpg

Cảnh báo "Ăn cắp là phạm tội" của Sở cảnh sát Omya Higashi (tỉnh Saitama) đặt trong siêu thị Nhật - Ảnh tư liệu

 

Tiếp viên hàng không VN bị nghi mang lậu điện thoại, tiêu thụ mỹ phẩm từ đường dây ăn cắp, rồi đến phi công VN bị Nhật tạm giữ vì mua đồ quên trả tiền…

Hai người Việt ăn cắp mắt kính tại Thụy Sĩ, giám đốc ra nước ngoài ăn cắp  một cây dù, ăn buffet xong gói thêm bánh ngọt vào giỏ…

Có những nơi dòng chữ cảnh báo ăn cắp được ghi hẳn bằng tiếng Việt, thông báo về mức phạt, báo cả chuyện camera chống trộm đang hoạt động.

Những câu chuyện đáng xấu hổ về sự không trung thực của người Việt khi sang nước ngoài một lần nữa làm nhiều người bức xúc bởi hình ảnh của người Việt đang bị làm xấu trong mắt bạn bè quốc tế.

 

Tiếng dữ đồn xa

PGS.TS Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) chia sẻ thông tin theo thống kê của Cảnh sát Nhật Bản năm 2014 thì người Việt Nam phạm tội ở Nhật đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Trong số các tội người Việt phạm phải thì ăn cắp chiếm đa số, nhất là ăn cắp trong cửa hàng, siêu thị…

“Nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế rất xấu”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định.

“Ăn cắp là hành vi vô đạo đức, không thể chấp nhận được. Ăn cắp không phụ thuộc vào chuyện anh giàu hay nghèo, địa vị anh ra sao, có khi ăn cắp những thứ chẳng đáng gì. Như cái tật vậy” - đó là ý kiến của Giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh.

Bằng trải nghiệm của mình, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định trong con mắt của rất nhiều người dân và cảnh sát nước ngoài, người Việt Nam chưa được đánh giá cao vì không biết phép lịch sự nơi công cộng, ăn ở mất vệ sinh trong khách sạn, nhà trọ, ký túc xá, hay lãng phí của cải của người khác và nhất là hay ăn cắp.

Theo PGS.TS Đoàn Lê Giang, về cơ bản thì người Việt Nam không như vậy, người Việt Nam vẫn được đánh giá cao là nhanh nhẹn, thông minh, cần cù, nghiêm túc, có tinh thần cố gắng, sống tình cảm.

TS Lý Tùng Hiếu (khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM) nhận xét dù chỉ một, hai hành động xấu của người Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể làm người nước ngoài nghĩ xấu về người Việt Nam nói chung.

“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chỉ có một số người làm xấu mà cả dân tộc phải bị định kiến oan!”, PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận xét.

 

an-cap-mat-kinh-1437616540-1444463371.jp

Hai người Việt lấy cắp mắt kính tại Thụy Sĩ

Pháp luật cần nghiêm trị

“Đó là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, nếu không chiến thắng sự tham lam của bản thân thì sẽ dẫn đến hành vi ăn cắp”- GS Ngô Đức Thịnh nhận định.

Đánh giá nguyên nhân, PGS.TS Đoàn Lê Giang cho rằng trước hết là người Việt Nam đi ra nước ngoài ngày càng nhiều: xuất khẩu lao động, kết hôn, du lịch, công tác….thành phần phức tạp, vì vậy tỷ lệ tội phạm cũng tăng.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, nhiều người còn thói quen tùy tiện trong ăn uống, sinh hoạt, ứng xử ...

Riêng về thói ăn cắp, theo PGS.TS Đoàn Lê Giang thì có thể do hoàn cảnh nghèo khó, do giáo dục gia đình không kỹ, kỷ luật, hình phạt không nghiêm... và cũng có thể có nguyên nhân sâu xa từ xa xưa: dân mình nghèo khổ bị áp bức, bóc lột lâu đời, nên lấy của người giàu, lấy của ông chủ ngoại quốc… không bị coi là xấu?

GS Ngô Đức Thịnh cho rằng giáo dục trong gia đình rất quan trọng.

TS Lý Tùng Hiếu cũng thống nhất quan điểm rằng nguyên nhân sâu xa của thói ăn cắp là giáo dục, quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình.

Những bài học về việc không được lấy của ai cái gì, kể cả trong nhà, nếu vật đó cha mẹ dặn không được ăn, không được đụng vào thì cũng phải nghe lời… sẽ hình thành nên bản lĩnh và bồi đắp nhân cách cho một con người.

Chỉ khi nhân cách đủ vững vàng thì mới vượt qua được cám dỗ của lòng tham, chiến thắng chính bản thân mình trong cuộc đấu tranh “lấy hay không lấy”, giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

“Những hành vi tham vặt đã xuất hiện từ khi còn rất nhỏ, trong mối quan hệ với gia đình và xóm giềng xung quanh. Gia đình thường vô thức bỏ qua những hành vi sai trái của con trẻ, ví dụ dung tha cho những hành động như lấy bánh trái trong ngày giỗ... Trẻ từ đó không có ý thức về vị trí của bản thân và quyền lợi của người khác, từ đó có thể hình thành hành vi ăn cắp trong vô thức” - TS Lý Tùng Hiếu nhận định.

TS Lý Tùng Hiếu cho rằng khi giá trị đạo đức hay ý kiến dư luận không còn sức tác động nữa thì pháp luật là thành trì cuối cùng để răn dạy người ta.

“Nếu thế thì pháp luật phải nghiêm", ông Hiếu bày tỏ.

TS Đoàn Lê Giang kết luận nếu không có một chương trình giáo dục và kỷ luật nghiêm khắc có tính quốc gia thì thói hư tật xấu khó mà bỏ được.

 

417zfik8-1444463391.jpg

Người Việt bị bắt ở Thái Lan vì ăn cắp đồ trong trung tâm mua sắm

Đừng làm xấu hình ảnh người Việt Nam nữa

Hàng ngàn bạn đọc VN đau lòng trước các thông tin về người Việt sang nước ngoài bị bắt giữ do "cầm nhầm" đồ đạc của nơi bán.

Chị Vũ Như Mai (Q.3, TP.HCM) cho biết mình rất xấu hổ khi đọc thông tin người Việt ăn cắp tại nước ngoài. Chị thắc mắc vì sao đôi khi giá trị món đồ rất nhỏ, chẳng là gì so với thu nhập, địa vị của người lấy trong xã hội, sao vẫn để mang tiếng ăn cắp.

“Ăn cắp là hành vi làm nhục quốc thể. Dù chỉ một người Việt ăn cắp nhưng người nước ngoài nhìn vào sẽ đánh đồng đó là người Việt Nam”, chị Mai bức xúc.

Một bạn đọc chia sẻ thông tin ở Nhật nhà hàng, nhà vệ sinh và siêu thị viết tiếng Việt Nam để nhắc nhở người Việt trong chuyện lấy thức ăn, giữ vệ sinh công cộng và đừng ăn cắp đồ.

Lý giải vì sao nhiều nơi ở nước ngoài lại ghi bảng cảnh báo bằng tiếng Việt, chị Như Mai cho rằng chính vì một số người Việt xấu xí đã làm người ta định kiến rằng người Việt có tật ăn cắp.

Một số bạn đọc đề xuất nên đưa hành vi ăn cắp ở nước ngoài vào tội làm nhục quốc thể và cấm xuất ngoại có thời hạn, hoặc thậm chí đuổi việc và truy tố hình sự.

=======================

Hồi còn nhỏ, lão Gàn được xem một câu chuyện thiếu nhi: Những "Tấm lòng vàng". Trong đó có một câu chuyện kể rằng: Một cậu bé ăn mày người Ý, lên một du thuyền để xin tiền. Cậu bé được mấy người nước ngoài cho cả đống tiền lẻ. Cậu đang vui vẻ ngồi đếm tiền thì nghe thấy chính những ân nhân của cậu nói xấu về dân tộc Ý. Cậu đã ném tất cả những đồng xu xin được vào những người nước ngoài đã cho tiền cậu. Xong cậu ngồi khóc.

Câu chuyện chỉ đơn giản vậy, không có khẩu hiệu rỗng tuyếch, không có kêu gọi và bình luận về lòng tự trọng dân tộc, cũng chẳng có những từ hoa mỹ và hùng hồn. Nhưng ít nhất nó làm tôi rất khâm phục cậu bé người Ý trong câu truyện trên.

Hoặc trong một câu chuyện của Guy de Maupassant mô tả lòng yêu nước của hai ông già mê câu cá. Cái hồ hay câu cá của hai ông ngày trước, nay trở thành chiến tuyến giữa quân đội Pháp và Đức. Một ông quen Đại tá sư đoàn trưởng phụ trách tiền phương, bèn xin một giấy phép cho hai người ra hồ ngồi câu cá. Hai ông bị biệt kích Đức bắt được. Viên sĩ quan biệt kích yêu cầu hai ông phải nói mật khẩu để qua các trạm tiền phương của Pháp. Hai ông im lặng. Viên sĩ quan Đức ra lệnh bắn hai ông già. Trước khi chết, hai ông già chỉ nói lời vĩnh biệt nhau. Cảnh cuối của câu chuyện là viên sĩ quan Đức quăng xâu cá cho nhà bếp và yêu cầu làm món cá chiên bơ cho bữa tối. Câu chuyện cũng không hề ồn ào về lòng yêu nước ngùn ngụt. Hai ông già chết chỉ vì đam mê câu cá và không làm ảnh hưởng tới nước Pháp với niềm tin của người bạn Sư đoàn trưởng tiền phương đã cấp phép cho hai ông.

Ồn ào, rỗng tuyếch, đôi khi phản tác dụng.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử không còn…Tổ quốc có còn không?

Hồng Lam

14/10/15 05:10

 

(GDVN) - “Tôi cũng không thể tài nào hiểu nổi cơ sở nào mà họ đã đặt môn Sử là môn “tự chọn” để rồi học sinh đã không chọn môn Sử là môn học, môn thi?”.

LTS: Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn đang được xã hội đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh hơn. Trong dự thảo đáng chú ý vẫn để môn Lịch sử là môn học tự chọn, điều này gây không ít phản ứng từ dư luận và những thầy cô dạy sử, những chuyên gia lịch sử.

Trong bài viết hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu góp của một cựu chiến binh sống tại TP. Vinh - Nghệ An, ông đã từng tham gia kháng chiến chống quân xâm lược.

Ông không dạy sử, không chép sử cũng không là người nghiên cứu lịch sử, nhưng nặng lòng với lịch sử nước nhà.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tôi là 1 cựu chiến binh ở thành phố Vinh- Nghệ An. Gia đình tôi đã từng tham gia quân ngũ trong 3 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979.

Bố tôi là thương binh, từng tham gia đơn vị pháo binh trong trận đánh chiếm đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên phủ 1954. 

Nối nghiệp cha, tôi cũng đã từng là một người lính bộ binh, tham gia chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng trị trong mùa hẻ đỏ lửa 1972 và người con trai của tôi cũng đã kế tục ông và cha, nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên- Hà Giang năm 1984 chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc.

Nhiều bạn bè, đồng đội, người thân quen của tôi đã ngã xuống vì Tổ quốc. May mắn hơn họ  là chúng tôi đều sống sót, dù đã để lại một phần máu thịt nơi chiến trường.

Mấy ngày nay, tôi đã đọc rất nhiều bài viết của các thầy cô dạy Sử nói về môn Sử và được biết, môn Lịch Sử đang dần bị “khai tử” trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT. 

Vào mạng, tôi càng thấy có nhiều ý kiến sẻ chia của các thầy cô dạy Sử và nhiều người “ngoại đạo” đã và đang nặng lòng với lịch sử và môn Sử.

Với trách nhiệm của một công dân với Tổ quốc, đã từng cống hiến một phần sức lực và máu thịt trong chiến tranh giải phóng dân tộc, tôi thấy thật đau lòng trước thực trạng môn Sử đang bị Bộ GD&ĐT xem thường, xã hội đang quay lưng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao vậy?

Là một đại tá quân đội đã nghỉ hưu, tuổi già vui với con cháu và các đồng đội cũ năm xưa. Có nhiều thời gian rỗi, tôi đã đọc, xem, nghe nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông.Tôi và nhiều cựu chiến binh nơi khối phố đón nhận rất nhiều ý kiến trăn trở, góp ý, phản biện. 

Lo lắng có, buồn bã có, thất vọng có, bức xúc, giận dữ có. Với thiên chức là người ông trong gia đình, bằng sự trải nghiệm trong quân ngũ và cuộc sống, tôi đã từng phải trả lời nhiều câu hỏi về lịch sử đối với các cháu của tôi. 

 

11_Dai_tuong_noi_chuyen_cung_cac_cuu_chi

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cựu chiến binh Việt Nam. Ảnh tư liệu

 

Hàng năm, cứ đến dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tôi và các cựu chiến binh vẫn được nhiều trường học trên địa bàn sinh sống mời đến nói chuyện về truyền thống chiến đấu của quân và dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

Tôi thiết nghĩ đó cũng là tín hiệu vui khi vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến lịch sử hào hùng của dân tộc và sự sống còn của môn Sử.

 

Thứ nhất, tôi chỉ xin phép được chia sẻ với một đoạn thơ với tiêu đề “Học Sử”của PGS.TS Sử học Kiều Thế Hưng đăng tải trên facebook của ông (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) mà càng đọc càng thấy sâu sắc, càng ngẫm càng thấy xót xa. 

Tôi thiết nghĩ, thầy Hưng đã nói hộ nỗi lòng của hầu hết các nhà nghiên cứu và giảng dạy môn Sử từ phổ thông đến đại học, của nhưng ai luôn tôn trọng và nâng niu những giá trị lịch sử và cả nhưng ai còn trăn trở và nặng lòng với môn Sử, vui buồn vì môn Sử.

“Ai cũng hiểu, chỉ vài người không hiểu

Sử không còn…Dân tộc có còn không ?

Mấy ngàn năm đất nước gian truân

Ai lại mang máu xương của mình lên bàn cân để chọn

Để việc nhớ về vua Hùng, về Lê Lợi, về Quang Trung…có còn quan trọng?

Để lỗi lầm Mỵ Châu – Trọng Thủy còn đâu…

Chẳng lẽ mai này…sóng sẽ trôi theo

Trên Lục Đầu Giang…biển Đông dậy sóng

Chẳng lẽ…và mai này…chẳng lẽ…

Sử không còn…Tổ quốc có còn không?”

 

Thứ hai, tôi không phải là thầy giáo dạy Sử, cũng chẳng phải là nhà nghiên cứu lịch sử, chép Sử, cũng không phải là nhà báo viết Sử, nhưng tôi luôn nặng lòng với lịch sử.

Tôi chỉ muốn tâm sự với tư cách một cựu chiến binh của một thời kỳ lịch sử đau thương, hào hùng nhưng rất oanh liệt và để các thế hệ con cháu của tôi và chúng ta cần phải biết, hiểu và tôn trọng quá khứ, tôn trọng những giá trị lịch sử mà tổ tiên, cha ông đã làm nên. Lẽ nào, trong Chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT đã và đang được lấy ý kiến góp ý, xây dựng, môn Lịch Sử không còn là một môn học độc lập với đúng tên gọi của nó.

 

 

6rbiEGmd2_1.jpg

 

Nếu "khai tử" môn Sử, sẽ là một thảm họa lớn

(GDVN) - Những giáo viên dạy Sử và dư luận xã hội quan tâm và phiền lòng là trong Dự thảo này không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục cơ bản.

 

 

Vậy, những người đã biên soạn nên Dự thảo này là ai và tôi cũng không thể tài nào hiểu nổi cơ sở nào mà họ đã đặt môn Sử là môn “tự chọn” để rồi học sinh đã không chọn môn Sử là môn học, môn thi ?

Tôi vẫn nghĩ trong nhiều năm gần đây, tình trạng học sinh kém Sử đã được các phương tiện truyền thông đăng tải và cập nhật và vẫn hy vọng là thực trạng đau lòng đó sẽ được cải thiện dựa theo Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị về “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”. Liệu thế hệ chúng tôi đã kinh qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, nay đã lỗi thời về nhận thức chăng?

Trước khi nhập ngũ vì đi theo tiếng gọi của non sông Tổ quốc, vì độc lập tự do cho cả dân tộc, chúng tôi đã được các thầy giáo thời  phổ thông dạy những kiến thức lịch sử về như thế nào là lòng yêu nước, truyền thống yêu nước và yêu nước thì phải như thế nào? 

Và khi nhập ngũ, thế hệ trẻ chúng thời bấy giờ chiến đấu chỉ vì 1 lý tưởng rất đơn giản là hãy làm những gì có thể để viết tiếp truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông và không bao giờ cam chịu làm nô lệ. Những ngày chiến tranh gian khổ, thiếu thốn đủ điều, ranh giới giữa còn và mất luôn rất mong manh. 

Khi rời làng quê ra mặt trận, chính quyền và nhân dân địa phương đã làm lễ “truy điệu sống” cho tôi bởi trong chiến tranh khốc liệt thì mọi chuyện đều có thể xảy ra. 

Trong cuộc chiến 81 ngày đêm ác liệt, giành đật từng tấc đất để bảo vệ thành cổ Quảng Trị đó, đơn vị tôi đã hy sinh gần hết và những người may mắn còn sống đều mang trên mình nhiều vết thương tích. Tôi may mắn được về hậu phương điều trị và khi nó đã lành đã được giám định và công nhận là 1 thương binh 1/4.

Đất nước sau giải phóng 1975, người con trai cả của tôi cũng đã kế tục nghiệp nhà binh, tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989), trực tiếp đụng độ với quân đội Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Vị Xuyên ác liệt nhất (Hà Giang) năm 1984. 

Cháu đã là thế hệ thứ ba của gia đình tôi có vinh dự phục vụ Tổ quốc mà sau khi nhập ngũ và cũng sẵn sang chấp nhận hy sinh mà không bao giờ có một chút đòi hỏi quyền lợi dù đã có ông và cha từng là quân nhân.Khi cháu xuất ngũ cũng không mong đợi 1 tấm huân, huy chương.

Tôi tâm sự những điều đó để muốn nói lên một thực tế rằng, nếu môn Sử bị “khai tử” với tư cách là một môn học độc lập trong các môn học phổ thông, nếu Bộ GD&ĐT vẫn coi thường và quay lưng với môn Sử thì đó chính là quay lưng lại với lịch sử dân tộc.

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm để làm nên một giang sơn gấm vóc, để tạo nên một dáng hình Tổ quốc hình chữ S ngày nay. Biết bao thế hệ người Việt đã ngã xuống trong các cuộc kháng chiến trường chinh chống mọi thế lực đế quốc hùng mạnh và bạo tàn để dựng lên cho Tổ quốc những tượng đài chiến thắng để “Tổ quốc ghi công”.

Thế hệ trẻ không học Sử sẽ không thể nào hiểu nổi ngày nay, có lẽ chỉ có ở trong chính phủ Việt Nam mới có Bộ Lao động và Thương binh- Xã hội là cơ quan  chuyên trách nhiệm vụ chăm lo và giải quyết các chế độ chính sách đối với các anh hùng, liệt sỹ, thương bệnh binh, bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các nạn nhân chất độc màu da cam…

Họ sẽ không thể lý giải nổi tại sao lại có ngày 27/7 và sự hiện hữu của hơn 3.000 nghĩa trang trên toàn quốc để minh chứng cho một thực tế: để giành và giữ được độc lập, thống nhất cho Tổ quốc ngày nay, dân tộc ta, nhân dân ta đã phải trả một cái giá quá đắt bởi sự tàn phá của chiến tranh, sự hủy diệt bởi bom đạn, sự mất mát của biết bao sinh mệnh và của cải, của những bà mẹ “Ba lẫn tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ…”.
 

 

1_1.jpg

 

Học sử đâu phải để "kiếm ăn", không học sử là bất trung, bất hiếu

(GDVN) - Học Lịch sử Việt Nam còn là để ghi nhớ biết ơn công lao vĩ đại của bao thế hệ tiền nhân đã hi sinh xương máu để gìn giữ đất nước Việt Nam cho thế hệ mai sau.

 

 

Các em muốn thấy được giá trị cuộc sống hòa bình mà các em đang học tập và thụ hưởng, muốn hiểu sâu sắc những công lao và mất mát của cha ông, các em hãy đến tham quan, quan sát và cảm nhận ở các bảo tàng, di tích lịch sử, các chứng tích chiến tranh, các nhà tù đế quốc đã từng giam giữ, tra tấn, đày đọa các chiến sỹ hoạt động cách mạng…

Không học Sử hoặc học một cách đối phó, hời hợt thì các em làm sao hiểu được ý nghĩa sâu sắc của lá cờ Tổ quốc, của bài Quốc ca “Tiến quân ca” mà các em được hát lên vào sáng thứ 2 chào cờ đầu tuần, làm sao hiểu được một phút mặc niệm khi chào cờ Tổ quốc…Và khi hát bài Quốc ca, liệu các em có hiểu câu “…Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…” là như thế nào không?

Mặt khác, trong những năm gần đây, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, vấn đề chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ luôn bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính sách Đại Hán của Trung Quốc. 

Những kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa và những thông tin được cập nhật trên các phương tiện truyền thông liệu đã đủ để giáo dục cho các em truyền thống yêu nước và ý thức, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc khi môn Sử bị coi thường? 

Trong lúc đó, các thế lực phản động, thù địch càng điên cuồng chống phá, xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử dân tộc trên internet, facebook, blog…mà các em luôn cập nhật từng phút, từng giờ! Chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ luôn thiêng liêng và bất biến nhưng quần đảo Hoàng Sa thì đã bị Trung Quốc chiếm 41 năm nay và quần đảo Trường Sa thì đang bị đe dọa nghiêm trọng! 

 

phanhuyleJPG92571439997293.jpg

 

Giáo sư Phan Huy Lê: Nếu xóa bỏ môn lịch sử là cực kỳ nguy hiểm

(GDVN) - Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Chúng tôi sẽ có kiến nghị về dự thảo này...", Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm.

 

 

 

Trung Quốc đang dùng mọi thủ đoạn quân sự, chính trị, ngoại giao và phương tiện truyền thông để khẳng định và hợp pháp hóa 2 quần đảo đó là của Trung Quốc ( họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Nhận thức, hiểu biết và thái độ của các em sẽ như thế nào trước thực tế phũ phàng đó khi môn Sử không còn có vị trí và vai trò bình đẳng như các môn học khác ở phổ thông?

Cuối cùng, với cách nhìn nhận của một cựu chiến binh và nỗi lòng của 1 gia đình đã có 3 thế hệ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, thống nhất non sông và giữ gìn biên cương của Tổ quốc, tôi xin được lấy câu thơ của PGS. TS Sử học Kiều Thế Hưng thay cho lời kết của những dòng tâm sự đầy nỗi niềm và trách nhiệm rằng “Sử không còn…Tổ quốc có còn không”? 

Thành tâm mong các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến sự sống còn của môn Lịch Sử hãy biết lắng nghe các ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các thầy cô giáo dạy Sử phổ thông và những người vẫn luôn quan tâm và trăn trở, nặng lòng đến lịch sử và môn Sử. Hãy trả lại vị thế và vai trò của môn Sử như nó đã từng có trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam.

Thời điểm này cũng là tròn 2 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp rời cõi tạm để về với đất mẹ Quảng Bình, nhưng chúng tôi – những người học trò, những người lính của Đại tướng vẫn luôn luôn nhớ tới vị tướng lúc nào cũng quan tâm tới lịch sử. 

Chúng tôi vẫn luôn tâm niệm những câu nói của Đại tướng: “Nếu không có chiến tranh, tôi vẫn là thầy giáo dạy sử”.

“Sử không còn…Dân tộc có còn không…”?

Hồng Lam
========================
Qúa nhiều ý kiến về môn Sử với những từ "đao to, búa lớn", thậm chí cả "Tổ quốc" cũng được đem ra đặt cọc vào môn Sử. Nhưng không hề có một câu dù rất ngắn, nói về sự xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới. Sự phủ nhận cội nguồn Việt sử chính là sự phủ nhận toàn bộ môn sử trên thực tế.
Lão Gàn đang có những cố gắng cuối cùng chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng hình như mọi chuyện đang xấu đi. Viết được rất nhiều thì bị xóa hết dữ liệu, có thể do lỗi kỹ thuật. Kiên trì viết lại thì bị nhức đầu, chóng mặt, bệnh cũ tái phát phải đi nghỉ. Phải chăng mọi việc đã đến hồi bi kịch của lão Gàn.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lửa - Vật chất hay năng lượng?

13/10 08:54

 

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí.

 

img-1444701243-1.jpg

 

Sức mạnh của một ngọn lửa có thể phá huỷ ngôi nhà của bạn và tất cả những gì bạn có chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc biến một khu rừng rộng lớn chỉ còn lại tro tàn. Lửa cũng là một loại vũ khí đáng sợ, với sức tàn phá gần như vô hạn, mỗi năm lửa lấy đi nhiều mạng sống hơn bất kì một sức mạnh thiên nhiên nào khác.

Nhưng ngược lại, lửa lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lửa cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm. Lửa còn giúp nấu chín thức ăn, rèn kim loại, làm đồ gốm, nung gạch, và vận hành nhà máy nhiệt điện... Tóm lại, lửa là một thứ nguy hiểm, nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử loài người.

Vậy, lửa là gì?

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí. Bạn có thể cảm nhận được lửa, giống như bạn có thể cảm nhận được đất, nước và khí vậy. Bạn cũng có thể nhìn, ngửi thấy lửa, và bạn có thể mang lửa đi bất cứ đâu. Nhưng thực tế, lửa là một cái gì đó rất khác. Đất, nước và khí được cấu tạo bởi hàng tỉ nguyên tử, và luôn giữ nguyên dạng như vậy. Lửa thì không như vậy: lửa có thể chuyển sang những dạng khác - nó là một phần của các phản ứng hoá học.

Thông thường, lửa sinh ra từ một phản ứng hoá học giữa oxy trong không khí và một loại chất đốt nào đó (gỗ, dầu hoả,...). Tất nhiên, gỗ và dầu hoả để trong không khí sẽ không thể tự cháy được. Để phản ứng cháy xảy ra, chúng ta cần phải làm nóng nhiên liệu đến nhiệt độ cháy của chúng. Trước tiên, chúng ta sẽ nói qua về quá trình khi đốt cháy một chất nào đó. Ví dụ, khi đốt một khúc gỗ, quá trình xảy ra như sau:

img-1444701243-2.png

- Khúc gỗ nóng dần lên. Nguồn làm nóng có thể là bất cứ gì: que diêm, tập trung ánh sáng mặt trời, sự chà xát, một thứ gì đó đang cháy...

- Khi khúc gỗ đạt đến nhiệt độ khoảng 150 độ C, nhiệt sẽ làm phân huỷ một vài thành phần cellulose của khúc gỗ đó.

- Carbon trong than củi cũng sẽ phản ứng với oxy, nhưng phản ứng này diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy, khi bạn nướng một thứ gì đó bằng than củi, bạn sẽ thấy chúng nóng tương đối lâu.

Các phản ứng này khi xảy ra sẽ toả rất nhiều nhiệt. Chuỗi các phản ứng xảy ra liên tục, lượng nhiệt sinh ra đủ để duy trì ngọn lửa. Quá trình phản ứng trên đúng với khi ta đốt một khúc gỗ, nhưng với nhiều loại nhiên liệu khác thì quá trình chỉ xảy ra có một bước. Xăng là một ví dụ. Nhiệt năng sẽ hoá hơi xăng và rồi đốt cháy chúng, than không được sinh ra như khi đốt gỗ.

Loài người đã học được cách điều chỉnh nhiên liệu cần dùng và điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngọn nến chính là một dạng cho thấy sự bay hơi chậm và bốc cháy của sáp. Khi được làm nóng, các nguyên tử carbon (và cũng như các nguyên tố khác) phát ra ánh sáng. Hiện tượng “nhiệt sinh ra ánh sáng” này có tên gọi sự đốt cháy, về cơ bản cũng tương tự như việc bóng đèn dây tóc có thể phát sáng vậy. Và chính hiện tượng này sẽ cho ta nhìn thấy được ngọn lửa.

Màu sắc của ngọn lửa rất đa dạng, phụ thuộc vào cái gì đang cháy và nó nóng đến mức nào. Khi bạn thấy một ngọn lửa có nhiều màu sắc, ví dụ như nhìn vào ngọn lửa bếp ga, bạn sẽ thấy nó có nhiều màu sắc khác nhau, đấy chính là do sự khác nhau về nhiệt độ. Thông thường, nơi nóng nhất của ngọn lửa - ở dưới cùng – có màu xanh lam, trong khi đó, nơi có nhiệt độ thấp nhất có màu vàng và màu cam. Thêm nữa, các nguyên tử carbon có thể để lại những vệt đen xung quanh khi cháy sáng, đó chính là muội than hay bồ hóng, mà chúng ta thường thấy ở đáy các loại nồi khi nấu nướng bằng bếp than.

img-1444701243-3.jpg

Thứ nguy hiểm nhất ở đây là, các phản ứng hoá học mà có xảy ra sự cháy, chúng có tính tự tồn tại lâu dài. Sức nóng từ ngọn lửa có thể giữ cho nhiên liệu luôn ở nhiệt độ cháy, và chúng sẽ cháy mãi cho đến khi hết nhiên liệu hoặc hết oxy xung quanh. Ngọn lửa cháy làm nhiên liệu xung quanh bốc hơi, khi hơi ga bắt lửa chúng sẽ cháy tiếp, và ngọn lửa lan ra khắp nơi. Những hợp chất dễ cháy nhất, đó chính là hợp chất có chứa carbon và hidro, chúng dễ dàng kết hợp với oxy trong không khí để tạo CO2, nước và các chất khí khác.

Trên Trái Đất, trọng lực xác định cách ngọn lửa bùng cháy. Tất cả các khí nóng trong ngọn lửa nóng hơn và loãng hơn nhiều so với không khí xung quanh, do đó, chúng sẽ di chuyển dần về phía áp suất thấp hơn. Đây là lí do tại sao lửa thường lan lên phía trên, và đó cũng là lí do tại sao ngọn lửa luôn có "đầu ngọn" khi cháy. Nếu bạn đã thắp sáng ngọn lửa trong một môi trường không trọng lực, ví dụ như bên trong tàu con thoi ngoài không gian, ngọn lửa sẽ tạo thành hình cầu

Lửa cháy như thế nào ngoài vũ trụ?

Để hình thành một ngọn lửa, chúng ta phải xem xét khá nhiều yếu tố:

+ Những chất cháy khác nhau sẽ bắt lửa và cháy ở những nhiệt độ khác nhau. Chúng cần một lượng nhiệt nhất định để có thể chuyển các chất từ dạng ban đầu thành dạng hơi, và thêm lượng nhiệt nữa để có thể bắt đầu phản ứng với oxy. Lượng nhiệt cần thiết phụ thuộc vào bản chất của phân tử tạo nên loại nhiên liệu đó. Người ta thường chia thành 2 ngưỡng nhiệt độ: một là nhiệt độ đánh lửa thử nghiệm, là mức nhiệt độ cần thiết để biến nhiên liệu thành dạng khí có khả năng cháy khi gặp tia lửa điện. Và mức thứ hai, nhiệt độ đánh lửa vượt thử nghiệm, cao hơn rất nhiều so với mức một, ở nhiệt độ này, nhiên liệu sẽ lập tức cháy mà không cần đến tia lửa điện.

+ Kích cỡ của chất đốt cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chúng cháy nhanh hay không. Một thân cây to sẽ có khả năng hấp thụ nhiều nhiệt hơn, sẽ cần lượng nhiệt lớn hơn để đốt cháy chúng. Ngược lại, một mẩu gỗ cỡ que diêm sẽ cháy dễ dàng vì chúng được làm nóng lên rất nhanh.

+ Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu cũng phụ thuộc nhiều vào lượng năng lượng chúng toả ra và tốc độ cháy của chúng. Cả hai yếu tố này, đều phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của loại chất đốt. Một vài hợp chất phản ứng với oxy rất nhanh và mạnh, chúng toả ra một lượng nhiệt lớn. Với một vài loại khác, thì lại chỉ toả ra lượng nhiệt nhỏ. Tương tự, tốc độ phản ứng của chất đốt với oxy có thể nhanh hoặc chậm, như trong ví dụ về than củi ở trên.

+ Hình dạng của loại chất đốt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ cháy. Những mảnh mỏng sẽ cháy nhanh hơn những mảnh lớn do diện tích tiếp xúc của chúng với oxy lớn hơn. Ví dụ, một mảnh gỗ dẹt, hoặc một tờ giấy sẽ cháy nhanh hơn một khối gỗ có cùng khối lượng, do mảnh gỗ và tờ giấy có diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn.

Và từ đó, bạn có thể thấy, lửa từ những loại nhiên liệu khác nhau, giống như những loài vật khác nhau vậy, chúng có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể xác định được ngọn lửa bắt nguồn như thế nào khi quan sát chúng và xem chúng ảnh hưởng sang môi trường xung quanh như thế nào. Ngọn lửa từ những loại nhiên liệu dễ cháy sẽ gây tác hại nhiều hơn so với loại nhiên liệu cháy chậm và toả ít nhiệt năng.

img-1444701243-4.jpg

Vậy, cuối cùng, chúng ta kết luận được lửa không phải dạng vật chất hay dạng năng lượng thông thường, nó là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng hóa học tỏa nhiệt, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác.Ngoài ra, ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó tạo ra từ các phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì) diễn ra trong môi trường hẹp.

Ngọn lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại khí plasma - bị ion hóa một phần. Để tạo ra lửa, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Thiếu một trong các yếu tố trên hoặc các yếu tố trên không đủ thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau.

Theo Genk. 

Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/70460

-----------------------------------------------------------------------------

Lửa là một dạng tồn tại của hành Thổ trong âm dương ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Vậy nó là vật chất chứ nhỉ? mà vật chất luôn có năng lượng tồn tại bên trong (e=mc^2). Đây có phải là Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ không nhỉ??

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vĩnh biệt một tài năng toán học xuất sắc của Việt Nam

Chủ nhật, 18/10/2015 - 09:15
 

TSKH Vũ Quốc Phóng nằm trên giường bệnh để chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Dù đau đớn vì bệnh tật, nhưng ông vẫn luôn mỉm cười với bạn bè, đồng nghiệp, bà con khi đến thăm.

 

Nắm lấy bàn tay gầy guộc của ông, ai cũng thương xót cho một tài năng toán học Việt Nam, bởi ngày ông từ giã cõi trần được tính bằng giây, bằng phút.

Và, ông đã ra đi vào ngày định mệnh 27/8 âm lịch (Ất Mùi) trong niềm tiếc thương vô hạn của hàng trăm sinh viên Đại học Ohio (Mỹ) và cán bộ, GS, các nhà toán học (Viện toán học Việt Nam), cùng gia đình, bạn bè, người thân.

 

vinh-biet-mot-tai-nang-toan-hoc-xuat-sac
GS-TSKH Vũ Quốc Phóng.
 

PGS, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, Vũ Quốc Phóng, đã chọn toán học và toán học đã chọn ông. Suốt đời mình, từ tuổi niên thiếu cho đến phút cuối cùng ông say mê và gắn bó với toán học. Ông luôn chọn cho mình những đề tài nghiên cứu khó khăn, hóc búa và đạt nhiều kết quả có giá trị đối với Giải tích hàm, Lý thuyết toán tử, Lý thuyết nửa nhóm...

“Ông là tác giả của gần 70 bài viết được xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành có uy tín. Các kết quả nghiên cứu của ông đã được trích dẫn sử dụng trong nhiều bài báo và hàng chục đầu sách được xuất bản trên thế giới. Ông được mời làm phản biện cho hàng chục tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Lòng say mê, tận tâm, bền bỉ, tài năng đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực toán học. Ông là nhà toán học hàng đầu của Việt Nam”, PGS Dũng khẳng định.

Sinh ra ở miền quê xứ Nghệ, trong một gia đình hiếu học, Vũ Quốc Phóng có tài năng thiên bẩm về toán học từ bé. Tốt nghiệp cấp 3, với kết quả học tập xuất sắc, Vũ Quốc Phóng được Chính phủ gửi sang Liên Xô học đại học.

Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kharkov với tấm bằng đỏ xuất sắc. Ông được trường đề nghị ở lại làm nghiên cứu sinh chuyển tiếp và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sỹ tại Đại học Kharkov. Ông trở về nước, công tác tại Viện Toán học Việt Nam.

Chỉ vài năm sau, ông được Viện Toán học Việt Nam cử làm thực tập sinh cao cấp ở Liên Xô và năm 1987, ông bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Toán-Lý ở Viện Toán học Kiev. Từ đây, nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới mời ông làm giáo sư thỉnh giảng tại Đức, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Hồng Kông... Nhiều viện nghiên cứu toán học tại Mỹ, châu Âu, Trung tâm vũ trụ NASA còn lưu giữ nhiều bài nghiên cứu về toán của ông. Và, năm 1999 ông trở thành GS toán học của Đại học Ohio.

Dù thành công ở đỉnh cao, nhưng ông luôn có lối sống giản dị, tận tụy với công việc và có trách nhiệm giúp đỡ sinh viên có tài năng về môn toán. Ông được Đại học Ohio giao nhiều trọng trách: Chủ nhiệm khoa sau đại học, chủ tịch hội đồng xét tuyển, thi nâng ngạch giáo viên của trường. Ông là người thiết kế khóa học online cho Đại học Ohio và một số trường đại học khác của Mỹ và là tác giả của nhiều bài giảng từ xa.

 

vinh-biet-mot-tai-nang-toan-hoc-xuat-sac

GS Vũ Quốc Phóng với gia đình

 

Cả một đời gắn bó với toán học, Vũ Quốc Phóng luôn đau đáu về ngành Toán của Việt Nam. Vì vậy, các kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, ông đều tranh thủ về nước dự các hội nghị về toán. Ông tham gia giảng dạy tại các trường đại học trong cả nước, cộng tác chặt chẽ với Viện Toán học Việt Nam, là cầu nối giúp sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đến với khoa Toán Đại hoc Ohio.

Những ngày cuối tháng 7, căn bệnh ung thư quái ác đang hành hạ ông. Vũ Quốc Phóng vẫn lên lớp giảng dạy sinh viên. Bài dạy cuối cùng của ông không phải là những hàm đẳng thức, không phải là những hằng số, đạo hàm, mà về đạo làm người, về những căn bệnh quái ác mà y học hiện đại còn bó tay. Giọng nói ông cất lên yếu ớt, nhưng ánh mắt ông vẫn tràn đầy nghị lực...

Ở cả bờ tây nước Mỹ, nhắc đến “Thầy Phóng”, đám học sinh cả ta lẫn tây đều khâm phục. Giảng đường luôn kín đặc chỗ mỗi khi ông lên lớp. Kể cả mấy tháng qua, khi ông đang trải qua những cơn đại phẫu thì lịch giảng online vẫn luôn được học sinh ngóng chờ. Không phải chỉ vì GS Phóng có một kiến thức sâu rộng, mà ông truyền cho người học một cảm giác “thèm học”, “muốn học” và “học đến tận cùng”.

Và kể cả khi nằm dưỡng bệnh, bàn tay gầy guộc đó vẫn níu lấy chiếc bút chì, dọc ngang những ý tưởng trên trang giấy trắng.

Ông ra đi ở tuổi 62 với nhiều dự định còn dang dở. Với ông, Việt Nam cần phải thay đổi tư duy giáo dục đại học, đừng lề mề nữa, cần phải có những bước đi cụ thể, thích hợp và phải nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Vĩnh biệt ông! Một tài năng toán học xuất sắc của Việt Nam.

Theo T. Vân

VietNamNet

=====================

Từ này, những tài năng xuất sắc của thế giới và Việt Nam, nếu mắc bệnh - trừ bệnh thần kinh đang nghiên cứu - lão Gàn sẵn sàng chữa bệnh bằng phong thủy miễn phí.

Giới thiệu không phải để khoe: Lão Gàn đã chữa hàng chục ca ung thư và đều đã khỏi. Tất nhiên đừng để bệnh quá nặng.

Nếu ai biết được tâm nguyện này của lão Gàn thì có thể giới thiệu.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lãnh đạo Sở GTVT lý giải việc "truy" Bộ trưởng Thăng

Hoàng Đan | 18/10/2015 19:49

 
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khẳng định, không có chuyện "chạy" một "lốt" xe mất từ 500 - 600 triệu đồng để vào bến xe Mỹ Đình.
 

7f74d505dbbc4c138dd6e29ce68717f4-1445171

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

 

Không có việc "chạy lốt" xe

Trong cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam sáng 15/10, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết đã nghe việc “xin một "lốt xe" vào bến Mỹ Đình mất đến 600 triệu đồng”. Thông tin này ngay sau đó đã gây xôn xao trong dư luận.

Trao đổi với chúng tôi vào chiều 18/10, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết:

Ngay sau khi nhận được thông tin trên, song song với việc gửi văn bản đề nghị Bộ trưởng cung cấp thông tin cụ thể thì lãnh đạo Sở cũng trực tiếp lên gặp và xin ý kiến của Bộ trưởng Thăng.

"Theo Bộ trưởng cho biết thì, thông tin về việc chạy lốt xe vào bến xe Mỹ Đình này được một người nói từ khi ông mới về nhận nhiệm vụ tại Bộ Giao thông vận tải.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin mà Bộ trưởng đưa ra tại cuộc họp vào ngày 15/10, Sở đã lập tức chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chức năng tiến hành rà soát kỹ càng, cụ thể, chi tiết vấn đề này để có báo cáo gửi UBND TP và Bộ trưởng.

Nhưng với tư cách là người quản lý trực tiếp khu vực này, tôi khẳng định là không có chuyện chạy một lốt xe vào bến xe Mỹ Đình mất từ 500 - 600 triệu đồng", ông Linh nhấn mạnh.

 

lanh-dao-so-gtvt-ly-giai-viec-truy-bo-tr

Bên trong bến xe khách Mỹ Đình. Ảnh: Tiền phong

 

Cũng theo ông Linh, từ năm 2012, 2013, khi có một số thông tin liên quan đến vấn đề tiêu cực xảy ra ở bến Mỹ Đình, thanh tra Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội đã vào cuộc tiến hành điều tra, xác minh.

"Hai kết luận của Thanh tra Bộ và Thành phố đều đã có và khẳng định, không có tiêu cực xảy ra ở đây. Cũng từ năm năm 2012 đến nay, bến Mỹ Đình cũng không tăng thêm "lốt" xe nào cả.

Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến 2020, định hướng 2030 cũng ghi rõ, các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên không tăng tuyến, lượt hoạt động đến 2020, chỉ tăng cường vào các dịp lễ, Tết.

Chính vì thế, việc thực hiện ở đây càng nghiêm hơn nên thông tin chạy một lốt xe mất từ 500 - 600 triệu để vào bến xe Mỹ Đình là không có. Tôi xin khẳng định là như vậy", ông Linh nói.

Lý giải về thông tin có văn bản đề nghị gửi đến Bộ trưởng Thăng, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, việc này nhằm thu thập thông tin để kiểm tra, xác minh báo cáo UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT để xử lý nghiêm theo đúng quy định.

Qua đó, Sở GTVT Hà Nội cũng hướng đến việc đổi mới công tác quản lý, vì sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp vận tải.

Trước đó, theo con số được đại diện Sở GTVT Hà Nội cung cấp, từ năm 2013 đến nay, không cấp thêm, chỉ duy trì ổn định 1.642 "lốt" xe mỗi ngày tại bến xe Mỹ Đình.

UBND TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Sở GTVT và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội không bổ sung tăng tần suất hoạt động của các tuyến vận tải khách liên tỉnh đi và đến bến xe Mỹ Đình (trừ những ngày lễ, Tết).

 

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội:

"Hôm họp đó, anh Thăng ngồi ngay cạnh tôi, anh ấy quay sang nói với tôi chứ không phải nói công khai giữa cuộc họp.

Nghe được lời đó từ Bộ trưởng, tôi quay sang nói với anh Thăng rằng sẽ cho thanh tra kiểm tra.

Còn nếu anh Thăng nói công khai trong cuộc họp thì tôi sẽ đứng dậy phát biểu đề nghị cho kiểm tra, thanh tra. Nhưng bởi vì anh Thăng quay sang thì thầm với tôi nên tôi cũng nói lại với anh ấy như thế!

Hà Nội quản lý việc này rất chặt, công khai biểu đồ xem "lốt" nào còn trống, chứ không phải làm theo Bộ đâu. Chính Bộ đang làm theo Hà Nội đấy, bọn anh làm bằng cách công khai biểu đồ từ những năm 2000.

Việc anh Thăng nói có dư luận cách đây từ 4 - 5 năm rồi, khi chính Bộ GTVT ra Thông tư quy định các xe vào bến không cần đăng ký qua Sở, chỉ cần bến xe chấp thuận là vào được.

Về việc này, lẽ ra anh Thăng nên nói với chúng tôi là nghe thông tin thế và đề nghị chúng tôi kiểm tra, xác minh rồi báo cáo thì hay hơn.

Việc Sở gửi công văn lên là vì nghe Bộ trưởng nói nên anh em trong Sở cũng bức xúc.

Đích thân Giám đốc Sở đã gặp riêng Bộ trưởng để hỏi thông tin từ đâu thì anh Thăng nói rằng: "Tôi nghe điều này từ ngày tôi mới về Bộ, có vấn đề gì thì Sở làm văn bản gửi lên". Do đó, chúng tôi gửi văn bản lên".

Hà Khê (ghi)

"Không thể chạy được"

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho hay, ông có nắm được thông tin Bộ trưởng Thăng đưa ra về việc "chạy một "lốt" xe mất từ 500 - 600 triệu đồng".

Tuy nhiên, theo ông Liên, chính trong cuộc họp này, khi lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đề nghị Bộ trưởng cung cấp thêm thông tin để điều tra, xác minh thì được Bộ trưởng cho biết là chỉ người nhận tiền, đưa tiền biết và nghe một số người nói từ khi ông mới về Bộ.

Cũng theo ông Liên, từ năm 2012, ông đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và Chính Phủ phản ánh về những tiêu cực xảy ra ở bến xe Mỹ Đình, trong đó có nêu về việc vào bến xe Mỹ Đình rất khó khăn nên có một số người tự nhận có thể chạy được.

"Nhưng họ không biết là TP Hà Nội đã cấm không cho xe vào bến Mỹ Đình từ năm 2007 đến nay vì quá chật.

Thực tế, khi tôi còn phụ trách HTX Vận tải Thăng Long từng có hai người đến xin vào HTX và cho biết, sẽ xin được "lốt" mới vào bến Mỹ Đình, thậm chí, họ còn cam đoan đã đặt cọc 200 triệu đồng trên một "lốt".

Tôi có nói không được đâu, nhưng họ vẫn cố đề nghị và khẳng định được. Tuy nhiên, chỉ sau chừng 1 tháng, thì họ quay lại và xin rút hồ sơ, đồng thời cho hay là không ai dám làm cả.

Cho nên, ở đây việc "chạy" một "lốt" xe như vậy là không thể có được. Còn thực tế, vẫn có chuyện họ sang, nhượng "lốt" xe giữa các chủ xe cho nhau với mức giá thì tùy vào thỏa thuận của họ", ông Liên nói.

Đồng thời, ông Liên cũng nhấn mạnh, dù thế nào thì việc Bộ trưởng Thăng đưa ra thông tin trên thì với trách nhiệm của mình Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phải làm rõ để "tránh mang tiếng cho Thủ đô".

"Ngay sau khi có thông tin này, tôi cũng đã gặp lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội và đều nhận được sự khẳng định là không có chuyện này, đồng thời, thanh tra của Bộ, của thành phố cũng đã vào cuộc nhiều lần kiểm tra, xác minh thì đều không có.

Ở đây, theo tôi, thông tin của Bộ trưởng đưa ra là nhằm mục đích răn đe, cải cách ngay thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp đỡ vất vả và phục vụ người dân tốt hơn", ông nói.

 

Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, quy trình cấp "lốt xe" ra vào các bến thuộc thẩm quyền của Sở.

Về quy trình cụ thể: Doanh nghiệp có nhu cầu, có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hay đến nộp trực tiếp ở phòng một cửa của Sở.

Sau đó, Sở GTVT Hà Nội sẽ có văn bản lấy ý kiến Sở GTVT tỉnh bạn (đầu đến và đi của xe khách).

Khi có sự thống nhất giữa hai bên, Sở sẽ ra văn bản chấp thuận cho xe khách vào bến hoạt động.

 

 

theo Trí Thức Trẻ

=================

Phiền phức nhể!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lửa - Vật chất hay năng lượng?

13/10 08:54

 

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí.

 

img-1444701243-1.jpg

 

Sức mạnh của một ngọn lửa có thể phá huỷ ngôi nhà của bạn và tất cả những gì bạn có chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc biến một khu rừng rộng lớn chỉ còn lại tro tàn. Lửa cũng là một loại vũ khí đáng sợ, với sức tàn phá gần như vô hạn, mỗi năm lửa lấy đi nhiều mạng sống hơn bất kì một sức mạnh thiên nhiên nào khác.

Nhưng ngược lại, lửa lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lửa cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm. Lửa còn giúp nấu chín thức ăn, rèn kim loại, làm đồ gốm, nung gạch, và vận hành nhà máy nhiệt điện... Tóm lại, lửa là một thứ nguy hiểm, nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử loài người.

Vậy, lửa là gì?

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí. Bạn có thể cảm nhận được lửa, giống như bạn có thể cảm nhận được đất, nước và khí vậy. Bạn cũng có thể nhìn, ngửi thấy lửa, và bạn có thể mang lửa đi bất cứ đâu. Nhưng thực tế, lửa là một cái gì đó rất khác. Đất, nước và khí được cấu tạo bởi hàng tỉ nguyên tử, và luôn giữ nguyên dạng như vậy. Lửa thì không như vậy: lửa có thể chuyển sang những dạng khác - nó là một phần của các phản ứng hoá học.

Thông thường, lửa sinh ra từ một phản ứng hoá học giữa oxy trong không khí và một loại chất đốt nào đó (gỗ, dầu hoả,...). Tất nhiên, gỗ và dầu hoả để trong không khí sẽ không thể tự cháy được. Để phản ứng cháy xảy ra, chúng ta cần phải làm nóng nhiên liệu đến nhiệt độ cháy của chúng. Trước tiên, chúng ta sẽ nói qua về quá trình khi đốt cháy một chất nào đó. Ví dụ, khi đốt một khúc gỗ, quá trình xảy ra như sau:

img-1444701243-2.png

- Khúc gỗ nóng dần lên. Nguồn làm nóng có thể là bất cứ gì: que diêm, tập trung ánh sáng mặt trời, sự chà xát, một thứ gì đó đang cháy...

- Khi khúc gỗ đạt đến nhiệt độ khoảng 150 độ C, nhiệt sẽ làm phân huỷ một vài thành phần cellulose của khúc gỗ đó.

- Carbon trong than củi cũng sẽ phản ứng với oxy, nhưng phản ứng này diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy, khi bạn nướng một thứ gì đó bằng than củi, bạn sẽ thấy chúng nóng tương đối lâu.

Các phản ứng này khi xảy ra sẽ toả rất nhiều nhiệt. Chuỗi các phản ứng xảy ra liên tục, lượng nhiệt sinh ra đủ để duy trì ngọn lửa. Quá trình phản ứng trên đúng với khi ta đốt một khúc gỗ, nhưng với nhiều loại nhiên liệu khác thì quá trình chỉ xảy ra có một bước. Xăng là một ví dụ. Nhiệt năng sẽ hoá hơi xăng và rồi đốt cháy chúng, than không được sinh ra như khi đốt gỗ.

Loài người đã học được cách điều chỉnh nhiên liệu cần dùng và điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngọn nến chính là một dạng cho thấy sự bay hơi chậm và bốc cháy của sáp. Khi được làm nóng, các nguyên tử carbon (và cũng như các nguyên tố khác) phát ra ánh sáng. Hiện tượng “nhiệt sinh ra ánh sáng” này có tên gọi sự đốt cháy, về cơ bản cũng tương tự như việc bóng đèn dây tóc có thể phát sáng vậy. Và chính hiện tượng này sẽ cho ta nhìn thấy được ngọn lửa.

Màu sắc của ngọn lửa rất đa dạng, phụ thuộc vào cái gì đang cháy và nó nóng đến mức nào. Khi bạn thấy một ngọn lửa có nhiều màu sắc, ví dụ như nhìn vào ngọn lửa bếp ga, bạn sẽ thấy nó có nhiều màu sắc khác nhau, đấy chính là do sự khác nhau về nhiệt độ. Thông thường, nơi nóng nhất của ngọn lửa - ở dưới cùng – có màu xanh lam, trong khi đó, nơi có nhiệt độ thấp nhất có màu vàng và màu cam. Thêm nữa, các nguyên tử carbon có thể để lại những vệt đen xung quanh khi cháy sáng, đó chính là muội than hay bồ hóng, mà chúng ta thường thấy ở đáy các loại nồi khi nấu nướng bằng bếp than.

img-1444701243-3.jpg

Thứ nguy hiểm nhất ở đây là, các phản ứng hoá học mà có xảy ra sự cháy, chúng có tính tự tồn tại lâu dài. Sức nóng từ ngọn lửa có thể giữ cho nhiên liệu luôn ở nhiệt độ cháy, và chúng sẽ cháy mãi cho đến khi hết nhiên liệu hoặc hết oxy xung quanh. Ngọn lửa cháy làm nhiên liệu xung quanh bốc hơi, khi hơi ga bắt lửa chúng sẽ cháy tiếp, và ngọn lửa lan ra khắp nơi. Những hợp chất dễ cháy nhất, đó chính là hợp chất có chứa carbon và hidro, chúng dễ dàng kết hợp với oxy trong không khí để tạo CO2, nước và các chất khí khác.

Trên Trái Đất, trọng lực xác định cách ngọn lửa bùng cháy. Tất cả các khí nóng trong ngọn lửa nóng hơn và loãng hơn nhiều so với không khí xung quanh, do đó, chúng sẽ di chuyển dần về phía áp suất thấp hơn. Đây là lí do tại sao lửa thường lan lên phía trên, và đó cũng là lí do tại sao ngọn lửa luôn có "đầu ngọn" khi cháy. Nếu bạn đã thắp sáng ngọn lửa trong một môi trường không trọng lực, ví dụ như bên trong tàu con thoi ngoài không gian, ngọn lửa sẽ tạo thành hình cầu

Lửa cháy như thế nào ngoài vũ trụ?

Để hình thành một ngọn lửa, chúng ta phải xem xét khá nhiều yếu tố:

+ Những chất cháy khác nhau sẽ bắt lửa và cháy ở những nhiệt độ khác nhau. Chúng cần một lượng nhiệt nhất định để có thể chuyển các chất từ dạng ban đầu thành dạng hơi, và thêm lượng nhiệt nữa để có thể bắt đầu phản ứng với oxy. Lượng nhiệt cần thiết phụ thuộc vào bản chất của phân tử tạo nên loại nhiên liệu đó. Người ta thường chia thành 2 ngưỡng nhiệt độ: một là nhiệt độ đánh lửa thử nghiệm, là mức nhiệt độ cần thiết để biến nhiên liệu thành dạng khí có khả năng cháy khi gặp tia lửa điện. Và mức thứ hai, nhiệt độ đánh lửa vượt thử nghiệm, cao hơn rất nhiều so với mức một, ở nhiệt độ này, nhiên liệu sẽ lập tức cháy mà không cần đến tia lửa điện.

+ Kích cỡ của chất đốt cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chúng cháy nhanh hay không. Một thân cây to sẽ có khả năng hấp thụ nhiều nhiệt hơn, sẽ cần lượng nhiệt lớn hơn để đốt cháy chúng. Ngược lại, một mẩu gỗ cỡ que diêm sẽ cháy dễ dàng vì chúng được làm nóng lên rất nhanh.

+ Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu cũng phụ thuộc nhiều vào lượng năng lượng chúng toả ra và tốc độ cháy của chúng. Cả hai yếu tố này, đều phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của loại chất đốt. Một vài hợp chất phản ứng với oxy rất nhanh và mạnh, chúng toả ra một lượng nhiệt lớn. Với một vài loại khác, thì lại chỉ toả ra lượng nhiệt nhỏ. Tương tự, tốc độ phản ứng của chất đốt với oxy có thể nhanh hoặc chậm, như trong ví dụ về than củi ở trên.

+ Hình dạng của loại chất đốt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ cháy. Những mảnh mỏng sẽ cháy nhanh hơn những mảnh lớn do diện tích tiếp xúc của chúng với oxy lớn hơn. Ví dụ, một mảnh gỗ dẹt, hoặc một tờ giấy sẽ cháy nhanh hơn một khối gỗ có cùng khối lượng, do mảnh gỗ và tờ giấy có diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn.

Và từ đó, bạn có thể thấy, lửa từ những loại nhiên liệu khác nhau, giống như những loài vật khác nhau vậy, chúng có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể xác định được ngọn lửa bắt nguồn như thế nào khi quan sát chúng và xem chúng ảnh hưởng sang môi trường xung quanh như thế nào. Ngọn lửa từ những loại nhiên liệu dễ cháy sẽ gây tác hại nhiều hơn so với loại nhiên liệu cháy chậm và toả ít nhiệt năng.

img-1444701243-4.jpg

Vậy, cuối cùng, chúng ta kết luận được lửa không phải dạng vật chất hay dạng năng lượng thông thường, nó là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng hóa học tỏa nhiệt, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác.Ngoài ra, ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó tạo ra từ các phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì) diễn ra trong môi trường hẹp.

Ngọn lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại khí plasma - bị ion hóa một phần. Để tạo ra lửa, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Thiếu một trong các yếu tố trên hoặc các yếu tố trên không đủ thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau.

Theo Genk. 

Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/70460

-----------------------------------------------------------------------------

Lửa là một dạng tồn tại của hành Thổ trong âm dương ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Vậy nó là vật chất chứ nhỉ? mà vật chất luôn có năng lượng tồn tại bên trong (e=mc^2). Đây có phải là Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ không nhỉ??

 

 

Tôi đã đưa bài của Chipbee cherries và trả lời trong topic "Lý học và khoa học hiện đại", xin trả lời Chipbee cherries thêm ở đây.

Cho đến tận ngày hôm nay, tri thức khoa học hiện đại vẫn còn đang đặt vấn đề: "Lửa là vật chất hay năng lượng?". Bài báo dẫn những quan niệm của Hy Lạp cổ đại, nhưng không nhắc gì đến văn minh Đông phương. Nhưng giả sử họ có nói đến nền văn minh này thì chắc cũng chẳng sáng tỏ thêm điều gì. Bởi vì nền văn minh này vẫn còn huyền bí đến tận ngày hôm nay - ngoại trừ với các thành viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn hiểu được cội nguồn của nó thuộc về văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt, đã xác định rằng: Lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được phân loại thuộc hành Hỏa. Khái niệm "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - ứng dụng trong cuộc sống được hiểu một cách nôm na là "lửa". Bởi vậy, học thuyết này, được không ít những học giả hàn lâm cho rằng: Đó là quan niệm "duy vật thô sơ" của người cổ đại kém hiểu biết. Thậm chí một thời những hệ quả ứng dụng của học thuyết này trong dự báo, kiến trúc và cả Đông Y, còn bị coi là "mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Mặc dù, cho đến ngày hôm nay, những trí thức xuất sắc của nền văn minh hiện đại vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu về mặt lý thuyết sự tốn tại của "lửa" - một biểu tượng của hành "Hỏa" trong thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành  - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định rằng: "Lửa" - nếu hiểu một cách cụ thể là những đám cháy rừng ở Calorado, California, sự phun trào của núi lửa.... - đều là những chuyển hóa của vật chất và là một trạng thái tồn tại của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Hỏa" trong ngũ hành. Tương tự như vậy thì "Thủy" - nếu hiểu một cách cụ thể là nước của những dòng sông, hay ở biển cả, ở trong những cơn mưa trên khắp thế giới - cũng là  một trạng thái tồn tại và chuyển hóa của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Thủy" trong ngũ hành.

Nhưng với nền tảng tri thức từ nhận thức trực quan đơn giản của nền văn minh hiện đại - chưa có khả năng tổng hợp để trở thành một hệ thống lý thuyết - nên họ đã lúng túng khi kiến giải các trạng thái tồn tại này và tự mâu thuẫn trong nhận thức. Đó là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng quan sát được từ những thực tế khách quan tương tự ở Địa cầu và ở trong vũ trụ. Đó cũng là nguyên nhân mà ngay cả cơ quan Nasa và không ít những nhà khoa học đầu bảng thuộc các quốc gia khác ngoài Hoa kỳ của nền văn minh hiện đại, vẫn đinh ninh rằng: Có sự sống ngoài Địa cầu và có "nước" trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã tin điều này và đổ rất nhiều tiền của cho những nghiên cứu vì niềm tin của họ, tốn kém và vô bổ gấp hàng tỷ tỷ lần, những người đốt vàng mã cúng thần linh vì niềm tin của họ.

Nhưng với những trí thức của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ với nền văn hiến Việt - thì xác định rằng: Sự vận động của vật chất không phải chỉ là một sự vận động cơ học, như: trái Đất quay xung quanh mặt trời, các hạt cơ bản tự xoạy quanh nó...mà còn là sự chuyển hóa từ dạng tồn tại này, sang dạng tồn tại khác. Và "Lửa" thuộc hành "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một dạng chuyển hóa của vật chất của tất cả mọi dạng tồn tại trên Địa cầu này - mà cả quả Địa cầu này của chúng ta được xếp vào hành Mộc. Bởi vậy, về lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất trên Địa cầu này đều có thể chuyển hóa thành "lửa" (Mộc sinh Hỏa).

Tương tự như vậy, mọi hiện tượng mang dấu vết của "Thủy" trên sao Hỏa, không bao giờ là "nước" - hiểu theo nghĩa nước như trên mặt đất. Mà nó chứng tỏ một trạng thái tồn tại và vận động của vật chất - tương tự như "nước" trên trái Đất - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì thuộc hành "Thủy". Chính sự tồn tại và vận động của hành "Thủy" này đã tạo ra những dấu ấn mà những nhà khoa học của Nasa hiểu lầm là "nước" đã từng tồn tại trên sao Hỏa.

Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Tuân thủ tiêu chí này, tôi xác định - nhân danh nền văn hiến Việt - mang tính tiên tri, rằng: Không bao giờ có "nước" trên sao Hỏa - hiểu theo khái niệm "nước" trên Địa cầu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ “khó chịu” vì Anh - Trung thân mật

AN HUY

 

Ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo chuẩn bị trừng phạt Trung Quốc về vấn đề tội phạm mạng.

 

Hai nước đồng minh đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc...
00-0353d.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự hoàng gia Anh trong lễ đón chính thức ở London ngày 20/10 - Ảnh: Telegraph.


Theo tờ Financial Times, thông điệp cứng rắn này của ông Obama trái ngược với thái độ của London trước thềm chuyến thăm Anh vào tuần này của ông Tập. Nhiều quan chức của Anh cho rằng mối quan hệ Anh-Trung đã bước vào một “kỷ nguyên vàng”.

Cả Mỹ và Anh cùng dành những nghi lễ trang trọng nhất để đón nhà lãnh đạo Trung Quốc. Lễ đón ông Tập ở Washington có 21 loạt đạn súng trường và một buổi quốc yến. Tại London, ông Tập dự quốc yến tại cung điện Buckingham và phát biểu trước Quốc hội Anh. 

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ và Anh, hai nước đồng minh nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc.

Theo nhận định của ông Evan Medeiros, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Eurasia Group đồng thời là một cựu cố vấn cấp cao về châu Á cho ông Obama, Anh có vẻ đang mắc sai lầm trong cách tiếp cận Trung Quốc. 

“Nếu như có một sự thật hiển nhiên trong quản lý mối quan hệ với Trung Quốc đang nổi lên, thì đó là, nếu bạn nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, họ càng gây sức ép lớn hơn lên bạn”, ông Medeiros nói.

Mỹ thì đang cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là thúc đẩy một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và một bên là cứng rắn với nước này trong những vấn đề như gián điệp mạng và biển Đông. 

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron lại chủ trương thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và hút thêm vốn đầu tư từ nước này.

“Điều đáng lo ngại là thông điệp được gửi đi cho thấy thương mại và hợp tác kinh tế là yếu tố duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc”, chuyên gia Tom Wright thuộc Viện Brookings nhận xét.

Trong khi Mỹ lo ngại về việc Anh từ bỏ việc theo đuổi quyền lực - thể hiện qua việc chi tiêu ít hơn cho quốc phòng và lùi bước trong vai trò trên trường quốc tế - giới chức ở Washington đặc biệt quan ngại về lập trường của Anh đối với Trung Quốc.

Hồi tháng 3 năm nay, mối quan hệ Mỹ-Anh gặp khó khi chính quyền Obama chỉ trích Anh “liên tục dàn xếp” với Trung Quốc. Cáo buộc này được đưa ra sau khi Anh gần như không thông báo gì cho Mỹ mà lặng lẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.

“Điều khiến chúng tôi bực mình là Anh làm việc đó mà gần như không tham vấn gì Mỹ. Anh không chỉ làm suy yếu Mỹ, mà cả nhóm G7”, một cựu quan chức chính quyền Obama nói.

Ông Chrison Johnson, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng đặt câu hỏi xung quanh cách tiếp cận Trung Quốc của Anh. Nhưng ông Johnson nói rằng Anh ở thế bất lợi nếu so với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, vì “Barack Obama có thể đứng cạnh Tập Cận Bình và nói chuyện theo cách ông ấy muốn, nhưng các nhà lãnh đạo Anh thì không thể làm như thế”.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng cảnh báo Anh nên thận trọng với những khoản đầu tư mà nước này muốn tìm kiếm từ Trung Quốc, bởi các công ty Trung Quốc có thể nhân đà này tiến sâu vào những ngành then chốt của Anh.

Năm nay, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã nhận được tín hiệu “đèn xanh” để đầu tư vào Anh sau khi một ủy ban của Anh kết luận Huawei không gây rủi ro an ninh - trái ngược với sự nghi ngờ mà tập đoàn này đang đối mặt ở Mỹ.

Theo dự kiến, tuần này, Trung Quốc và Anh sẽ công bố việc phía Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 trong một dự án điện hạt nhân của Anh.

Ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Anh cần duy trì sự cân bằng giữa vấn đề an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế, nhất là khi Trung Quốc muốn rót vốn vào những lĩnh vực như năng lượng, viễn thông và tài chính.

“Washington đang lo ngại về ý định của Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với Anh. Chắc chắn Trung Quốc đang lách mình vào trung tâm của mạng lưới an ninh quốc gia Anh thông qua những khoản đầu tư này”, ông Cronin phát biểu.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Chrison Johnson, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng đặt câu hỏi xung quanh cách tiếp cận Trung Quốc của Anh. Nhưng ông Johnson nói rằng Anh ở thế bất lợi nếu so với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, vì “Barack Obama có thể đứng cạnh Tập Cận Bình và nói chuyện theo cách ông ấy muốn, nhưng các nhà lãnh đạo Anh thì không thể làm như thế”.
Ông đứng đầu thế giới nói chuyện với ông thứ 2 thì phải khác giữa ông thứ 2 với ông thứ 6 thế giới rồi... :D B) 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Mỹ “khó chịu” vì Anh - Trung thân mật

AN HUY

 

Ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo chuẩn bị trừng phạt Trung Quốc về vấn đề tội phạm mạng.

 

Hai nước đồng minh đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc...
00-0353d.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự hoàng gia Anh trong lễ đón chính thức ở London ngày 20/10 - Ảnh: Telegraph.

Theo tờ Financial Times, thông điệp cứng rắn này của ông Obama trái ngược với thái độ của London trước thềm chuyến thăm Anh vào tuần này của ông Tập. Nhiều quan chức của Anh cho rằng mối quan hệ Anh-Trung đã bước vào một “kỷ nguyên vàng”.

Cả Mỹ và Anh cùng dành những nghi lễ trang trọng nhất để đón nhà lãnh đạo Trung Quốc. Lễ đón ông Tập ở Washington có 21 loạt đạn súng trường và một buổi quốc yến. Tại London, ông Tập dự quốc yến tại cung điện Buckingham và phát biểu trước Quốc hội Anh. 

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Mỹ và Anh, hai nước đồng minh nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, đang có sự bất đồng quan điểm trong cách ứng xử với Trung Quốc.

Theo nhận định của ông Evan Medeiros, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Eurasia Group đồng thời là một cựu cố vấn cấp cao về châu Á cho ông Obama, Anh có vẻ đang mắc sai lầm trong cách tiếp cận Trung Quốc. 

“Nếu như có một sự thật hiển nhiên trong quản lý mối quan hệ với Trung Quốc đang nổi lên, thì đó là, nếu bạn nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc, họ càng gây sức ép lớn hơn lên bạn”, ông Medeiros nói.

Mỹ thì đang cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa một bên là thúc đẩy một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc và một bên là cứng rắn với nước này trong những vấn đề như gián điệp mạng và biển Đông. 

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron lại chủ trương thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và hút thêm vốn đầu tư từ nước này.

“Điều đáng lo ngại là thông điệp được gửi đi cho thấy thương mại và hợp tác kinh tế là yếu tố duy nhất định hướng chính sách của Anh đối với Trung Quốc”, chuyên gia Tom Wright thuộc Viện Brookings nhận xét.

Trong khi Mỹ lo ngại về việc Anh từ bỏ việc theo đuổi quyền lực - thể hiện qua việc chi tiêu ít hơn cho quốc phòng và lùi bước trong vai trò trên trường quốc tế - giới chức ở Washington đặc biệt quan ngại về lập trường của Anh đối với Trung Quốc.

Hồi tháng 3 năm nay, mối quan hệ Mỹ-Anh gặp khó khi chính quyền Obama chỉ trích Anh “liên tục dàn xếp” với Trung Quốc. Cáo buộc này được đưa ra sau khi Anh gần như không thông báo gì cho Mỹ mà lặng lẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng.

“Điều khiến chúng tôi bực mình là Anh làm việc đó mà gần như không tham vấn gì Mỹ. Anh không chỉ làm suy yếu Mỹ, mà cả nhóm G7”, một cựu quan chức chính quyền Obama nói.

Ông Chrison Johnson, một cựu chuyên gia phân tích về Trung Quốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng đặt câu hỏi xung quanh cách tiếp cận Trung Quốc của Anh. Nhưng ông Johnson nói rằng Anh ở thế bất lợi nếu so với Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, vì “Barack Obama có thể đứng cạnh Tập Cận Bình và nói chuyện theo cách ông ấy muốn, nhưng các nhà lãnh đạo Anh thì không thể làm như thế”.

Mặc dù vậy, vị chuyên gia cũng cảnh báo Anh nên thận trọng với những khoản đầu tư mà nước này muốn tìm kiếm từ Trung Quốc, bởi các công ty Trung Quốc có thể nhân đà này tiến sâu vào những ngành then chốt của Anh.

Năm nay, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã nhận được tín hiệu “đèn xanh” để đầu tư vào Anh sau khi một ủy ban của Anh kết luận Huawei không gây rủi ro an ninh - trái ngược với sự nghi ngờ mà tập đoàn này đang đối mặt ở Mỹ.

Theo dự kiến, tuần này, Trung Quốc và Anh sẽ công bố việc phía Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 trong một dự án điện hạt nhân của Anh.

Ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng Anh cần duy trì sự cân bằng giữa vấn đề an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế, nhất là khi Trung Quốc muốn rót vốn vào những lĩnh vực như năng lượng, viễn thông và tài chính.

“Washington đang lo ngại về ý định của Trung Quốc trong việc tăng cường quan hệ với Anh. Chắc chắn Trung Quốc đang lách mình vào trung tâm của mạng lưới an ninh quốc gia Anh thông qua những khoản đầu tư này”, ông Cronin phát biểu.

--------------------------------------------------------------------------------------------
 
Ông đứng đầu thế giới nói chuyện với ông thứ 2 thì phải khác giữa ông thứ 2 với ông thứ 6 thế giới rồi... :D B) 

 

 

Làm trò cả thôi! "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Chipbee Cherries cứ chờ xem. Năm tới mọi việc sẽ rất trần trụi.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những đồ vật chỉ dành riêng cho giới siêu giàu

Thứ tư, 21/10/2015 - 17:10
 

Dân trí Người giàu cũng có nhiều cấp độ khác nhau và cách họ tiêu tiền vào những đồ vật siêu đắt đỏ một phần thể hiện điều đó. Dưới đây là 10 món đồ siêu đắt đỏ mà không phải người giàu nào cũng với tới.
 >> Giới siêu giàu rộ mốt làm "chúa đảo"
 >> Có một giới siêu giàu khác

 

Làm thế nào để bạn biết mình thực sự giàu có? Có lẽ đó là khi bạn muốn điều gì thì ngay lập tức đáp ứng được mà không hề do dự gì. Nhiều người khác lại cho rằng đó là lúc bạn không còn phải quan tâm đến số tiền có trong tài khoản mỗi khi bạn định mua sắm gì đó. Hay khi bạn có thêm nhiều nhiều số “0” trong tài khoản của mình. Nhưng đó không phải là "kiểu" giàu mà chúng tôi đang đề cập đến.

Nhưng khi bạn quyết định chi hơn 100 triệu USD cho việc trang trí nhà cửa mà không phải bận lòng gì thì chẳng có cái gì có giá trên đời mà bạn không thể sở hữu.

Vậy, khi bạn thuộc giới siêu giàu, bạn sẽ mua gì khi không phải quan tâm gì đến giá cả? Câu trả lời ngắn gọn là bất cứ cái gì bạn muốn. Và câu trả lời thú vị hơn là bạn mua cái gì?

 

Siêu du thuyền

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie
 

Chẳng có gì có thể khiến tài khoản ngân hàng không bao giờ cạn của bạn phải “hổng túi” như một chiếc du thuyền hạng sang. Chiếc du thuyền lớn nhất thế giới có giá khoảng hơn 1 tỷ USD. Với chiều dài 222m, chiếc du thuyền khủng này sẽ được hoàn thành vào năm 2018. Chủ nhân của chiếc du thuyền này sẽ phải chi khoảng 20-20 triệu USD mỗi năm cho dịch vụ bảo dưỡng định kỳ.

 

Siêu xe có một không hai

 

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie
 

Cho dù đó là thiết bị tập thể thao, xe hơi, những bức vẽ đặc biệt hay bất cứ thứ gì, thì người giàu luôn mua tương xứng với đẳng cấp của họ. Hãy tưởng tượng bạn lướt trên phố với chiếc xe đua Ferrari 250 GTO đời 1963. Đây là một chiếc xe độc nhất vô nhị và gần đây nó được bán với giá 52 triệu USD.

 

“Siêu” mộ

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie
 

Khi bạn còn sống bạn thường quan tâm đến các khoản chi tiêu. Nhưng có lẽ chưa có “nấm mồ” nào “khổng lồ” hơn cái mà nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ, Nicholas Cage mua cho mình tại một nghĩa trang ở thành phố New Orleans thuộc bang Louisiana. Mặc dù giá của nấm mồ có hình kim tự tháp có chiều cao 2,7m này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chi phí xây nó chắc chắn không hề rẻ.

 

Con tem bằng vàng đắt nhất thế giới

Treskilling Yellow là con tem đắt giá nhất thế giới hiện nay. Tem này được Thụy Điển phát hành năm 1855, và hiện chỉ còn một con duy nhất trên thế giới. Con tem này hiếm như vậy là do việc dùng nhầm màu khi in (màu vàng thay vì màu xanh lam-lục).

 

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie
 

Con tem này được bán với giá 1,07 triệu USD vào năm 1984 và 6 năm sau nó lại được bán với giá 1 triệu USD. Vào năm 1996, con tem được bán với giá 2,875 triệu Francs Thụy Sĩ (khoảng hơn 3 triệu USD). Lần gần đây nhất là vào năm 2010, con tem được bán ở Thụy Sĩ với giá khoảng 3,14 triệu USD.

 

Hòn đảo có giá 110 triệu USD

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Pumpkin Key, hòn đảo tư nhân ở trung tâm bang Florida (Mỹ) được rao bán với giá 110 triệu USD. Với diện tích 10,4 ha, hòn đảo này là nơi lý tưởng dành cho những ai muốn thoát khỏi nơi đô thị xô bồ, ồn ào và náo nhiệt. Chỉ mất 10 phút đi bằng trực thăng và nếu vào giờ cao điểm thì chỉ mất 15 di chuyển từ South Beach đến hòn đảo này. Trên hòn đảo có một căn nhà với ba phòng ngủ và rất nhiều tiện nghi sang trọng khác, cùng một bến dành cho siêu du thuyền.

 

Nhà tắm dát vàng có giá 3,5 triệu USD

 

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Thợ kim hoàn nổi tiếng người Hồng Kông, Lam Sai-Wing, đã xây cho mình một nhà tắm đắt nhất thế giới với chi phí lên tới 3,5 triệu USD. Nhà tắm “siêu hạng” này được làm từ 6.000 viên đá quý đủ loại như ngọc bích, hồng ngọc và hổ phách… Mọi chi tiết trong nhà tắm từ bồn tắm, chậu rửa mặt, bệt vệ sinh,… đều được dát vàng. Ông Sai-Wing đã dùng 380 kg vàng nguyên chất để hoàn thành nhà tắm này.

 

Giấy vệ sinh bằng vàng

 

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Chắc hẳn bạn không bao giờ tưởng tượng được rằng trên đời lại có giấy vệ sinh bằng vàng? Công ty giấy vệ sinh của Úc, Toilet Paper Man, đã sản xuất cuộn giấy vệ sinh bằng vàng 24-cara và bán với giá 1,3 triệu USD. Đây là cuộn giấy vệ sinh đắt nhất thế giới. Hãy tưởng tượng từng mẩu vàng lá bị quăng xuống đất khi bạn dùng sản phẩm này. Đây có thực sự là một đặc quyền. Có vẻ như đây là vấn đề rất gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng, cho dù bạn xứng đáng với điều đó, thì bạn vẫn đang quẳng hàng triệu USD xuống cống mỗi năm. Có còn gì xa hoa hơn thế?

 

Những bức vẽ với giá “trên trời”

 

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Trong năm 2015, một bức vẽ có tên “Khi nào em kết hôn” (When Will You Marry) của họa sĩ người Pháp, Paul Gauguin, tiếp tục lập kỷ lục thế giới với giá bán lên tới 300 triệu USD. Bức tranh sơn dầu này mô tả hai người phụ nữ được họa sĩ vẽ từ năm 1892. Bức tranh này từng được trưng bày tại bảo tàng Fondation Beyeler thuộc khu tự trị Reihen (Thụy Sĩ). Và năm 2015, bức tranh này được bán cho một người dấu tên với giá 300 triệu USD.

 

Tượng điêu khắc có giá 100 triệu USD

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Với đôi tay tài ba, nhà điêu khắc, họa sĩ người Thụy Sĩ, printmaker, đã tạo ra một bức tượng điêu khắc có hình đồ chơi Pay-doh. Bức tượng có tên “Người chỉ tay” (Pointing Man) vừa được bán với giá 141 triệu USD. Thường thì các nghệ nhân phải mất hàng giờ để hoàn thành tác phẩm của mình, nhưng Giacometti đã hoàn thành bức tượng này chỉ trong 9 tiếng vào năm 1947. Đây không phải là tác phẩm duy nhất của Giacometti có giá hàng trăm triệu USD. Một tác phẩm khác của ông có tên “Người đi” (The Walking Man) cũng được bán với giá 102 triệu USD.

 

Món tráng miệng có giá 1.000 USD

nhung-do-vat-chi-danh-rieng-cho-gioi-sie

 

Tại nhà hàng Serendipity 3 ở thành phố New York (Mỹ), có một món tráng miệng đắt nhất thế giới được khi vào Sách Kỷ lục thế giới. Món kem trái cây có tên Golden Opulence có đơn giá tới 1.000 USD bao gồm một lá vàng có thể ăn được. Món này cũng được trang trí bởi một ít trứng cá muối. Công bằng mà nói, món tráng miệng này có thể có giá 100 USD nhưng giá đó vẫn là đắt?

Thảo Nguyên
Theo Richest

=========================

Thật là một điều buồn! Để thể hiện đẳng cấp giầu sang, người ta tốn hàng trăm triệu Dollar. Trong khi để thể hiện lòng nhân đạo chỉ cần 1 Dollar

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã vòng xoay Nguyễn Thái Sơn:

cách phá "ải" của dân

22/10/2015 11:09 GMT+7
 

TTO - Hàng trăm ý kiến bạn đọc dồn dập đổ về Tuổi Trẻ ngay sau bài viết "Giải mã vòng xoay Nguyễn Thái Sơn:  trần ai vượt ải" với những đề xuất cụ thể, khoa học của những người đang cay đắng vượt "ải" Nguyễn Thái Sơn, TP.HCM mỗi ngày.

 

ttung-vongxoaynguyenthaison-1-1445091955

Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn buổi sáng... - Ảnh: THANH TÙNG

 

Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn bao gồm các đường  Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thái Sơn - Bạch Đằng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Kiệm (Q.Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp).  

Vòng xoay này đang trong giai đoạn hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng vào các giờ cao điểm sáng và chiều tình hình kẹt xe ở nút giao thông này diễn ra liên tục. Tại sao? Nên làm thế nào?

 

dsc09964-1445486078.jpg

Có ý kiến bạn đọc cho rằng việc quẹo gắt từ các con đường liền kề khu vòng xoay cũng khiến đẩy xe cộ dồn ứ vào vòng xoay. Có nên vát rộng vỉa hè những đoạn cua này? Trong ảnh là cua từ đường Phạm Văn Đồng (phía công viên Gia Định) sang Hoàng Minh Giám có vẻ lãng phí vỉa hè rất rộng nơi đây để số xe từ Phạm Văn Đồng sang đường Hoàng Minh Giám nhanh hơn, không dồn về vòng xoay - Ảnh: M.C

 

Nên tách 1 làn xe lưu thông từ Nguyễn Kiệm về hướng Phú Nhuận

Nhiều ý kiến bạn đọc xoay quanh việc đề xuất nên tách một làn cho xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Kiệm theo chiều từ vòng xoay về ngã tư Phú Nhuận. Hoặc tổ chức cho xe chạy từ Nguyễn Kiệm về hướng ngã tư Phú Nhuận theo giờ cao điểm.

Lúc này đường Hoàng Minh Giám sẽ giảm được kẹt xe vì đường kẹt chủ yếu do 2 nút thắt cổ chai ở ngã 3 Hoàng Minh Giám - Đào Duy Anh và ngã 3 Trường trung học Phú Nhuận.

Nếu cho phép xe máy lưu thông thêm chiều ngược lại trên đường Nguyễn Kiệm, sẽ giảm áp lực cho đường Hoàng Minh Giám và cả đường Hồ Văn Huê, Hoàng Văn Thụ (đoạn từ Hồ Văn Huê đến ngã 4 Phú Nhuận), đồng thời giúp giải tỏa giao thông nhanh cho vòng xoay.

Trước mắt tổ chức giao thông lại theo phương án Sở GTCC đưa ra. Cần chú trọng giảm kẹt xe tại ngã ba Phổ Quang - Đào Duy Anh bằng cách chỉ cho xe chạy 1 chiều từ theo hướng vòng xoay - Hoàng Minh Giám - Đào Duy Anh - Hồ Văn Huê - Nguyễn Kiệm.

diem-nong-ket-xe-vong-xoay-nguyen-thai-s

Điểm nóng kẹt xe vòng xoay Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp): thực trạng và giải pháp đề xuất - Đồ họa: Việt Thái - T.Thiên

 

Nghiên cứu xây dựng nút giao khác mức

Ngoài ra, nhiều bạn đọc cho rằng các vòng xoay có khuyết điểm là một khi lượng xe cộ quá đông và không có luật nhường đường cho những ai vào hay ra khỏi vòng xoay.

Và vòng xoay không bao giờ là giải pháp hay ở những nơi có mật độ giao thông đông đúc, lý do chính là hầu hết xe đều phải giảm tốc độ khi vào vòng xoay nên sẽ tạo ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, nếu có cầu vượt cho xe chạy thẳng và đặc biệt là cho xe quẹo trái thì sẽ giải phóng được một số lượng xe đáng kể tham gia lưu thông trong vòng xoay.

Nguyên nhân do vòng xoay quá lớn chắn ngang, đất doanh trại quân đội chắn đường Phổ Quang. Mở đường qua doanh trại quân đội là phương án giảm kẹt xe cho cả đường Hồ Văn Huê và giao lộ này. Nên thu hẹp vòng xoay xuống 30-40m, tạo điều kiện thông thoáng cho các xe khi di chuyển.

Thêm nhiều ý kiến cho rằng vòng xoay có lưu lượng xe quá lớn, nên nghiên cứu xây dựng nút giao khác mức (đề xuất xây dựng nút giao như nút giao ngã ba Huế - Đà Nẵng, hi vọng mới giải quyết được kẹt xe ở đậy

 

17-1445484746.jpg

Phương tiện ùn ứ khu vực Ngã sáu Gò Vấp hướng từ đường Phạm Ngũ Lão đi Nguyễn Oanh vào chiều tối - Ảnh: Thanh Tùng

 

Mở đường trên cao, làm cầu vượt nối Nguyễn Kiệm và Hoàng Minh Giám

Một số bạn đọc đề nghị làm cầu vượt nối Nguyễn Kiệm và Hoàng Minh Giám, đồng thời nhanh chóng mở rộng đường Nguyễn Kiệm đoạn một chiều từ ngã tư Phú Nhuận đến vòng xoay để có thể lưu thông hai chiều giảm áp lực cho đường Hoàng Minh Giám.

Đường Nguyễn Thái Sơn nên đổi thành một chiều từ hướng sân bay ra ngoài ngoại ô. Chiều đi vào của đường Nguyễn Thái Sơn hướng qua đường Phạm Văn Đồng đi vào. Cải tạo một số đường nội bộ như Lê Lai, Nguyễn Văn Nghi.

Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng nguyên nhân điểm nóng kẹt xe bị thắt cổ chai bởi các con đường nhỏ hẹp chạy vòng vo theo công viên Gia Định, Hoàng Văn Thụ và các doanh trại quân đội ở đường Nguyễn Kiệm, Phổ Quang và cả sân bay Tân Sơn Nhất.

 

Hãy mở đường trên cao và cầu vượt tại công viên Gia Định và công viên Hoàng Văn Thụ để giải phóng đường Hoàng Minh Giám và Trường Sơn.

Đặc biệt, nghiên cứu có một đường trên cao song song với đường Trường Sơn bằng các đường nhỏ phía trong từ đường Hồng Hà ra công viên Hoàng Văn Thụ.

Xem lại dự án đường trên cao từ sân bay TSN vào trung tâm trên kênh Nhiêu Lộc. Cuối cùng có thể mở đường từ Phổ Quang để giải thoát tắc nghẽn trên đất quân đội không.

Cần lưu ý là trên đường Phổ Quang đang mọc lên hàng loạt chung cư cao cấp sẽ tiếp tục nén lại và tăng mật độ lưu thông những năm tiếp theo khi các khu căn hộ cao cấp này có quá nhiều ôtô.

 

31-2-1445484918.jpg

Người dân đội mưa di chuyển khó khăn ở khu vực Ngã sáu Gò Vấp tối 16 -10 -Ảnh: Thanh Tùng

 

Điều chỉnh thời gian chờ đèn

Một yếu tố đáng lưu ý khác bạn đọc cũng đề nghị cơ quan quản lý giao thông nên dành thời gian nghiên cứu điều chỉnh thời gian chờ đèn cho các hướng khi tham gia lưu thông vào vòng xoay cho thật hợp lý.

Cụ thể buổi sáng xe cộ từ hướng Nguyễn Kiệm và Nguyễn Thái Sơn đổ về Hoàng Minh Giám, Phổ Quang, Hồng Hà nhiều hơn, buổi chiều xe từ Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám đổ về Nguyễn Thái Sơn và Bạch Đằng lại nhiều hơn thì nên điều chỉnh đèn chờ cho phù hợp múi giờ cao điểm xe đông.

 

 TKz2wiup.png
 
Vã mồ hôi mới qua được vòng xoay Nguyễn Thái Sơn

*Ý kiến bạn đọc Đỗ Hào (quận Gò Vấp):

d-1445475927.jpg

Phối cảnh nút giao ngã sáu Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Đồ họa của bạn đọc ĐỖ HÀO

Trục đường Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám - Hồ Văn Huê gần như tuyến đường trên là độc đạo, gánh toàn bộ nhu cầu đi lại từ một phần quận 12, quận Gò Vấp, Phú Nhuận về trung tâm (với dân số hơn gần cả triệu người), đi qua rất nhiều giao lộ lớn, gần nhau. 

Điều này khiến tình trạng ùn tắc, kẹt xe ngày càng trở nên trầm trọng, thường xuyên hơn. Có nhiều nguyên nhân, bất cập, nhưng theo tôi hoàn toàn có thể giải quyết được.

 

Mở rộng phần còn lại của đường Hoàng Minh Giám và khu vực giao lộ 

Khu vực vòng xoay ngã sáu Phạm Văn Đồng - Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn. Bất cập lớn nhất ở đây là việc thiết kế vòng xoay quá lớn, chiếm phần lớn diện tích khu giao cắt, các phương tiện vào vòng xoay phải đi trong phạm vi đường hẹp, lượn theo vòng xoay, không được đi thẳng, khiến tốc độ phương tiện giảm xuống dẫn đến ùn tắc.

Khu vực này có mặt bằng rất rộng, nhưng khi đầu tư tuyến đường Phạm Văn Đồng lại không tính toán làm ngay cầu vượt, trong khi đây là cách giải tỏa áp lực giao thông rất hiệu quả ở vòng xoay này.

Hướng đi rất đông phương tiện thường theo hướng từ Gò Vấp về Phú Nhuận (trên đường Nguyễn Kiệm rẽ vào Hoàng Minh Giám) trong buổi sáng, theo hướng Phú Nhuận về Gò Vấp (trên đường Nguyễn Kiệm rẽ vào Nguyễn Thái Sơn) buổi chiều.

Chỉ cần làm cầu vượt hướng đường Phạm Văn Đồng hoặc làm cặp cầu vượt hình chữ X (hình minh họa kèm theo) cho 2 luồng phương tiện đi theo 2 hướng độc lập trên thì hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng kẹt xe (do 2 hướng đi trên hình chữ X không giao cắt với nhau).

Kế đến là khu vực giao lộ Hoàng Minh Giám - Hồng Hà - Đào Duy Anh. Các phương tiện đi rất đông trên đường Hoàng Minh Giám có mặt đường rộng, nhưng gần đến đường Hồng Hà bị thắt lại do mặt đường hẹp khiến bị ùn ứ lại.

Các giao lộ Hoàng Minh Giám - hẻm sang đường Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám - Hồng Hà, Hoàng Minh Giám - Đào Duy Anh chỉ cách nhau vài chục mét, khiến tình trạng ùn tắc lại tăng thêm.

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT có mặt điều tiết giao thông tại khu vực này cần làm hết trách nhiệm của mình, đừng chỉ phó mặc cho đèn tín hiệu làm việc.

Trong khi đó, tín hiệu đèn ở đây cũng rất bất cập, hướng đường Hồng Hà rất ít phương tiện lưu thông nhưng tín hiệu đèn lại để quá lâu, không ưu tiên cho hướng đường Hoàng Minh Giám.

Khu vực giao lộ này cần phải lắp tín hiệu đèn chung cho cả 2 cặp giao lộ Hoàng Minh Giám - Hồng Hà và Hoàng Minh Giám - Đào Duy Anh.

Khi đèn đỏ bật trên đường Hoàng Minh Giám (hướng về Gò Vấp) và đường Hồng Hà, các phương tiện từ đường Phổ Quang về Gò Vấp phải dừng lại trước ngã ba với Đào Duy Anh, ngã ba với Hồng Hà, đồng thời luồng phương tiện từ Gò Vấp theo đường Hoàng Minh Giám được đi thẳng và rẽ trái vào Đào Duy Anh (thời gian cần lâu hơn do lượng phương tiện rất lớn).

Khi có đèn đỏ trên đường Hoàng Minh Giám (hướng về Phú Nhuận), các phương tiện trên đường Hồng Hà và Hoàng Minh Giám (hướng về Gò Vấp) được lưu thông, đồng thời lực lượng CSGT phải làm việc có trách nhiệm hơn, tình trạng ùn tắc ở đây sẽ được giải quyết.

Bên cạnh đó, cần sớm giải tỏa để mở rộng phần còn lại của đường Hoàng Minh Giám và khu vực giao lộ với đường Hồng Hà, Phổ Quang, Đào Duy Anh.

phoi-canh-nut-giao-1445475951.jpg

Phối cảnh nút giao Hoàng Minh Giám - Hồng Hà - Đào Duy Anh - Đồ họa của bạn đọc ĐỖ HÀO

 

 

VÕ HƯƠNG

============================

Một tỷ, lão Gàn sẽ lập một đề án cho giải pháp tắc đường tại vòng xoay này. Không cần xây cầu vượt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về việc Chính phủ nhất quyết phải “lên” facebook

Thứ sáu, 23/10/2015 - 05:30
 

Dân trí Khẳng định việc Chính phủ phải chủ động truyền thông trên mạng xã hội là một yêu cầu của cuộc sống, “là mệnh lệnh với người làm chính sách”, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng, không nên nao núng khi trang facebook “Thông tin Chính phủ” vừa “chào làng” ít ngày đã gặp vướng mắc.

 >> Khó duy trì Facebook “Thông tin Chính phủ”

 >> Chính phủ chính thức “lên” facebook

 

bo-truong-nguyen-bac-son-noi-ve-viec-chi
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông khẳng định, facebook không có lỗi trong các sự cố truyền thông.

 

3 ngày qua, từ khi được công bố, trang facebook “Thông tin Chính phủ” đang “lên views” nhanh chóng với lượng người “like” đã tăng gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, trang facebook này cũng lập tức cũng bị hàng “giả”, “nhái” lấn lướt và phải đối mặt với hiện tượng comment, bàn luận thiếu tinh thần xây dựng. Bộ trưởng bình luận gì về việc này?

Thời gian trước, Chính phủ đã đặt vấn đề, Thủ tướng cũng nhận định, mạng xã hội cũng là một phương tiện thông tin trong xã hội hiện đại, được sử dụng ngày càng rộng rãi. Đây chính là một kênh tốt để cung cấp thông tin cho người dân, để mỗi người có thể tiếp cận dễ dàng với hoạt động của Chính phủ và thể hiện, biểu đạt quan điểm đồng tình hay không đồng tình về thông tin đăng tải, phản biện lại thông tin chính sách, điều hành để qua đó Chính phủ nhận định được tình hình, tiếp thu, điều chỉnh linh hoạt. Việc trao đổi này rất dân chủ.

Đương nhiên, phương tiện đó cũng có thể bị người khác lợi dụng để cung cấp thông tin không đúng tới cộng đồng, đó là việc làm vi phạm, trái pháp luật mà một hoạt động mới (lập facebook Chính phủ) như vậy triển khai nhưng cơ quan quản lý lại chưa chế tài hết được nên không thể can thiệp, không thể xử phạt ai được. Vấn đề là phải cảnh báo và nêu cao tinh thần cảnh giác để mọi người không bị lạc hướng, không bị lung lạc với thông tin xấu, không để kẻ xấu lợi dụng chèn thông tin xấu vào khiến chính người dân bị ngộ nhận vì tưởng đó chính là những thông tin từ Chính phủ.

Trên thế giới, nhiều Chính phủ, nguyên thủ, chính khách nổi tiếng cũng đều đã chủ động khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của mạng xã hội như một công cụ truyền thông hữu hiệu . Tổng thống Nga, Mỹ có tài khoản facebook, twitter với hàng triệu người theo dõi dù họ cũng phải đối mặt với tất cả những vấn đề đặt ra của mạng xã hội. Ở Việt Nam, Như Bộ trưởng nói, chính Thủ tướng là người “thúc” triển khai thông tin trên “mặt trận” mạng xã hội mà sau thời gian không ngắn, việc thực hiện kế hoạch truyền thông trên môi trường mạng vẫn chậm và khó khăn như vậy?

Giờ ta mới chỉ đang làm thử nghiệm, từng bước một. Nhận thức thì rõ ràng là chủ động “lên face” chỉ có tốt thôi, để người dân có điều kiện liên hệ với cơ quan nhà nước, để quan hệ ngày càng gần gũi hơn. Mạng xã hội là một phươgn tiện truyền thông xã hội mà mọi người đều có cơ hội thể hiện tiếng nói của mình.

Ở nước ngoài, người dân chú ý đến những trang mạng mà lãnh đạo tham gia chứng tỏ người ta rất quan tâm đến tình hình đất nước. Dân mình thì cũng thế, mối quan tâm đến hoạt động của các lãnh đạo cấp cao rất lớn.

Chính vì thế cách đây mấy tháng Thủ tướng đã nói, Chính phủ sẽ đưa mọi thông tin về phát triển kinh tế xã hội, về chủ trương chính sách, về hoạt động chỉ đạo điều hành lên mạng để người dân cùng thấy và cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc thí điểm , thử nghiệm thì phải dần dần từng bước rồi nhân lên. Trong quá trình đó phải đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm xem nên hay không nên làm gì.

 

bo-truong-nguyen-bac-son-noi-ve-viec-chi
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trao đổi thêm với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế xã hội ngày 22/10.

Dường như sự chuẩn bị cho trang “Thông tin Chính phủ” chưa đủ chín nên sớm “liêu xiêu” vì những việc phát sinh như bị mạo danh, bị comment “ném đá”. Được biết, nhiều khả năng, trang facebook non trẻ này sẽ không duy trì được?

Thực tiễn hiện nay, đang có những thay đổi, tiến bộ xã hội mà chúng ta phải thích ứng. Điều đó cũng giống như việc ngày xưa không có truyền hình, chỉ có báo viết, rồi đến báo phát thanh…. Facebook bây giờ là một bước phát triển lớn. Chúng ta xác định facebook là công cụ, phương tiện chứ bản thân mạng xã hội này không có tội lỗi gì. Mọi người nên tận dụng công cụ phương tiện này để phục vụ lợi ích tốt đẹp của cá nhân và xã hội. Chính phủ cũng nhận thấy điều đó và xác định cần chủ động sử dụng facebook  như một công cụ phương tiện để  tương tác, để người dân được tiếp cận gần gũi, cởi mở  hơn. Cuộc sống, yêu cầu của cuộc sống là mệnh lệnh với người làm chính sách.

Cách thông tin “xuôi” như những trang web chính thức kiểu Chinhphu.gov.vn khiến nhiều người ngại vào. Điều đó giống như việc Chính phủ ngồi trong văn phòng của Chính phủ, người đến cũng ngại và phòng rất nhỏ, người vào cũng hạn chế. Trong khi đó, qua facebook Chính phủ ngồi gần với dân hơn, người dân cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn khi “comment” trên đó.

Còn vấn đề bảo mật thông tin trên mạng hiện là một thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà cả với những nước phát triển trên thế giới. Đất nước sản sinh ra facebook cũng bị thách thức rất nhiều, các trang của lãnh đạo nhiều nước cũng bị tấn công. Mình không thể nói là đảm bảo thông tin đó không bị tấn công nhưng mình có thể nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ thông tin Chính phủ.

Bộ trưởng sẽ tham mưu cho Chính phủ, cho Thủ tướng thế nào để xây dựng được trang facebook chính thức của Chính phủ (một việc tất yếu phải làm) cho hiệu quả?

Hôm nay mới chỉ được ít ngày trang “Thông tin Chính phủ” được công bố mà đã bắt đầu xuất hiện những thông tin giả mạo, tiêu cực. Chúng tôi sẽ làm sao vừa tìm tòi, vừa tiếp tục triển khai để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hơn công cụ truyền thông này. Mục tiêu cuối cùng là Chính phủ muốn qua kênh trực tiếp giao tiếp với người dân, tạo điều kiện người dân giao tiếp trực tiếp với cơ quan điều hành.  Qua kênh này, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần với dân hơn.  Ngược lại, tâm tư nguyện vọng của dân cũng đến gần Chính phủ hơn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

P.Thảo (thực hiện)

=========================

Cá nhân tôi cho rằng đây là một hiện tượng đột phá,  và là sự khẳng định đầy tự tin của chính phủ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tổng thống 91 tuổi của Zimbabwe được trao giải Khổng Tử của Trung Quốc
23/10/2015 16:53
 
(TNO) Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe được trao Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử năm 2015 của Trung Quốc cùng khoản tiền 80.000 USD, dù lâu nay ông luôn bị phương Tây chỉ trích, theo The New York Times ngày 23.10.
 
mugabe-reuters_irxn.jpg?width=689
Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe được trao Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử năm 2015 - Ảnh: Reuters
 
TThe New York Times dẫn thông báo từ ban tổ chức Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử cho biết ban tổ chức đã chọn Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe, để trao giải thưởng của năm 2015. Giải thưởng này kèm theo phần tiền thưởng là gần 80.000 USD. Buổi lễ vinh danh ông Mugabe dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới.
Ban tổ chức giải thưởng này khẳng định ông Mugabe là nhà lãnh đạo đã luôn nỗ lực để ổn định trật tự kinh tế, chính trị của đất nước mình từ những ngày đầu quốc gia châu Phi này ra đời, và mang lại những quyền lợi cho người dân Zimbabwe.
“Trên cương vị là Tổng thống Zimbabwe hay Chủ tịch Liên minh châu Phi, ông Mugabe đều luôn thúc đẩy hòa bình cho châu Phi. Ông ấy đã nỗ lực hết mình ngay cả khi đã sang tuổi 90. Điều đó cho thấy ông ấy mang trong mình lý tưởng và đã luôn cố gắng cho nền độc lập của châu Phi”, chủ tịch ủy ban chấm giải khẳng định.
Ông Mugabe vượt qua nhiều nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới để được trao giải thưởng này. Trong số các nhân vậy được đề cử có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và tỉ phú Bill Gates.
Ông Mugabe năm nay 91 tuổi, đã lãnh đạo chính phủ Zimbabwe từ năm 1980. Zimbabwe đã chìm trong đói nghèo và những vấn đề kinh tế, xã hội suốt nhiều năm qua, là quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Người ta biết đến Zimbabwe với tờ tiền 100 tỉ đôla Zimbabwe (ZD) chỉ đủ mua một ổ bánh mì. Phương Tây lâu nay chỉ trích chính ông Mugabe đã kéo đất nước Zimbabwe xuống vũng lầy của nghèo đói và lạm phát.
Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử của Trung Quốc được khởi xướng vào năm 2010, được cho là đối trọng với giải Nobel Hòa bình. Những người từng được trao giải này có cựu phó lãnh đạo Đài Loan Liên Chấn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro và cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.

Ngọc Mai

========================

Cá nhân lão Gàn suốt đời sẽ không bao giờ nhận được giải này. Bởi vì với lão Gàn thì "Khổng tử" của Trung quốc chỉ là một nhân vật ảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Hà Nội và TP.HCM

Vân Linh (TTXVN/Vietnam+)

lúc : 24/10/15 05:34

 

ttxvn_2310_un_tac.jpg
Giao thông ùn tắc nghiên trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
 

Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có Công điện số 24/CĐ-UBATGTQG gửi các Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại hai địa phương trên.

Công điện nêu rõ:

Trong những năm qua, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tình hình ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có những cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ùn tắc giao thông tại hai thành phố có dấu hiệu tái diễn, liên tiếp xảy ra các vụ ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại một số khu vực, trên một số tuyến đường trục chính, gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội và môi trường của cả hai thành phố.

Nguyên nhân của các vụ ùn tắc giao thông là sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới cá nhân, sự bất cập về năng lực và hiệu quả của hệ thống dịch vụ vận tải công cộng, đặc biệt là sự gia tăng đột biến nhu cầu sử dụng ôtô khi trời mưa, sự suy giảm năng lực thông hành của một số tuyến đường do bị úng ngập cục bộ hoặc có các công trình trọng điểm đang thi công... trong khi không có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông phù hợp.

Để kịp thời khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng của hai thành phố:

- Rà soát, kiểm tra các dự án xây dựng đang sử dụng lòng đường để thi công, điều chỉnh phương án tổ chức thi công, giảm thiểu việc chiếm dụng lòng đường để tổ chức thi công; tại những đoạn tuyến, nút giao có nhu cầu đi lại lớn, cần giải phóng lòng đường ưu tiên cho phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm, tổ chức thi công vào ban đêm, trong các khung giờ thấp điểm; chấm dứt không để tình trạng dự án chiếm dụng lòng đường mà không tổ chức thi công.

- Công bố bản đồ về địa điểm, thời gian xảy ra hiện tượng ngập úng do triều cường; bổ sung thông tin dự báo về các khu vực, các tuyến đường nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ theo lưu lượng mưa.

- Điều chỉnh lộ trình, tần suất hợp lý của các tuyến xe buýt tránh các khu vực bắt buộc phải thu hẹp lòng đường để tổ chức thi công hoặc do ngập úng cục bộ nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin, cập nhật kịp thời về tình hình giao thông, các phương án di chuyển tránh khu vực ùn tắc giao thông đến đông đảo người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, điện thoại di động và mạng xã hội.

- Tổ chức giao thông hợp lý với các giải pháp tối ưu hóa đèn tín hiệu; phân làn, phân luồng phù hợp với cơ cấu phương tiện giao thông trên đường (chú trọng đến tỷ lệ ôtô, xe máy); giảm thiểu việc sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe cá nhân trong các khung giờ cao điểm, trên các tuyến đường có nhu cầu giao thông lớn; có phương án tổ chức giao thông chi tiết cho các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các giải pháp về kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ.

- Hàng quý báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Công an chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội và Công an Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, điều tiết giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông; kết hợp chặt chẽ giữa xử lý vi phạm và tuyên truyền, giáo dục người tham gia giao thông.

3. Bộ Giao thông Vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc hai thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại Nghị quyết 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ và các giải pháp phát triển hài hòa các phương thức vận tải trong đô thị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 148/VPCP-KTN ngày 27/1/2014.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hướng dẫn người dân đi lại theo các quy tắc giao thông; cảnh báo sớm các nguy cơ ách tắc giao thông; biểu dương gương tốt điển hình tham gia khắc phục ùn tắc giao thông.

5. Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định về thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản ngân hàng; đơn giản hóa thủ tục thu, nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt; có văn bản hướng dẫn về áp dụng giá dịch vụ thay cho phí trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ tại các dự án đầu tư công trình trông giữ phương tiện cơ giới đường bộ bằng nguồn vốn xã hội hóa.

6. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì công tác kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân hai thành phố tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; hàng quý báo cáo kết quả tổng hợp cho Thủ tướng Chính phủ./.

======================

Ngày xưa, trước sự kiện tạm gọi là "Khủng hoảng TTNC LHDP" - do thông tin "Hai thằng nhìn vào nhà sư phụ đã ba ngày hôm nay" - thì lão Gàn đang viết dở loạt bài về nguyên nhân kẹt xe ở các thành phố lớn và giải pháp khắc phục. Không biết trong tương lai, các chuyên gia giao thông có biện pháp gì để chống ùn tắc? Chứ lão Gàn xác định rằng: Tất cả các biện pháp đã dùng trước khi lão gõ xong hàng chữ này - đều chỉ là biện pháp cục bộ và không phải biện pháp rốt ráo. Thí dụ: xây một cái cầu vượt tại điểm ùn tắc thì chỉ giải quyết ùn tắc cục bộ tại điểm đó. Nhưng do số lượng xe không đổi so với mặt đường thì nó lại ùn tắc chỗ khác. Cho nên, để giải quyết một cách rốt ráo việc kẹt xe tại các thành phố lớn  phải là những nhà chuyên môn về toán vận trù và logic học làm chủ đạo, phối hợp với các chuyên gia về các ngành giao thông. Và phải quán xét rất kỹ thực tại từng con ngõ/ hẻm của T/p, mới có thể khả thi.

100 tỷ là giá tối thiểu  để lão Gàn nghiên cứu theo phương pháp này và đưa ra một đề án khả thi tránh ùn tắc cho đến 50 năm sau.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Run rẩy với hình ảnh chú chó ngoạm em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn để tìm người cứu giúp

aFamily

02/11/2015 12:09

 
Hình ảnh chú chó Elly ngoạm một em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị vứt bỏ bên thùng rác để đi tìm người giúp đỡ khiến trái tim tất cả mọi người nhìn thấy đều run rẩy và xúc động lạ kỳ.
 

Theo trang tin Saudi Daily em bé sơ sinh bị người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ bên vệ đường sát thùng rác ở góc đường Baiqtloha và Asmmoha, thành phố Muscat, thuộc Vương quốc Hồi giáo Oman.

Một người đi đường đã chụp lại được những hình ảnh chú chó Elly ngoạm nhẹ nhàng đứa bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi. Sau đó, chú chó đi tới bỏ em bé ngay trước cửa một căn nhà gần khu vực đó nhất và cất tiếng sủa lớn.

 

1_55377.jpg

Chú chó Elly tìm thấy một em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn ở bên vệ đường sát một thùng rác.

 

2_40073.jpg

Elly nhanh chóng đứa em bé tội nghiệp đến trước cửa nhà một người dân để cứu sống em bé.

 

Nghe tiếng chó sủa liên tục, người chủ nhà bước ra sững sờ khi nhìn thấy đứa bé nằm ngay trước cửa. Sau đó, người này nhanh chóng đưa em bé sơ sinh tới Bệnh viện Sohar để cấp cứu.

Rất may, sức khỏe của em bé giờ đây đã ổn định nhờ được chú chó phát hiện kịp thời. Hiện câu chuyện về chú chó Elly cứu sống em bé sơ sinh đang được lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội và nhận được nhiều phản hồi từ phía cư dân mạng.

Một cư dân mạng nói: “Chú chó giống như là một thiên thần vậy”. Một người khác nói: “Bà mẹ đúng là một con “quái vật” nhẫn tâm vứt đi đứa trẻ vô tội trong khi một chú chó lại cứu sống em ấy. Bà mẹ này cần phải chịu sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật”.

 

Nguồn: Naijagists, Health24

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cao ốc 8B Lê Trực: Hàng tỷ đồng chênh lệch giá rơi vào túi ai?

Nhóm PV Thời sự |

04/11/2015 09:43

 
 

cao-oc-le-truc-rzfc-1446604316167-36-0-2

 

Trong khi các cơ quan chức năng đang đốc thúc “cắt ngọn” phần xây dựng sai phép của chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực (quận Ba Đình), thì dư luận lại đặt câu hỏi xung quanh việc tiền sử dụng đất của dự án này được tính thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

 

Ngày 21/2/2014 liên ngành có tờ trình số 820 gửi UBND thành phố Hà Nội về xác định giá trị quyền sử dụng đất, đơn giá bán căn hộ chung cư, phần đất nhà vườn và khu văn phòng tại dự án số 8B Lê Trực.

Theo đó các bên thống nhất giá bán căn hộ chung cư là 26,545 triệu đồng/m2 (chưa VAT); 

Đơn giá cho bán căn hộ nhà vườn là 110,331 triệu đồng/m2; Đơn giá cho thuê khu văn phòng, thương mại là 289,191 nghìn đồng/m2. Đồng thời liên ngành đã đưa ra số tiền sử dụng đất mà dự án phải nộp cho nhà nước là 144,2 tỷ đồng. 

Cũng theo tờ trình của các sở liên ngành, số tiền 144,2 tỷ đồng xác định tiền sử dụng đất trên được tính trên cơ sở xác định giá trị quyền sử dụng đất ở 2 khu vực. 

Đối với diện tích đất xây chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng, giá trị quyền sử dụng đất là 82,225 tỷ đồng, tương ứng là 45,859 triệu đồng/m2;

Đối với diện tích xây dựng nhà vườn, giá trị tiền sử dụng đất được xác định là 61,966 tỷ đồng, tương ứng là 87,771 triệu đồng/m2.

Thuyết minh cho các đơn giá này, liên ngành cho rằng do diện tích đất giao thu tiền sử dụng đất là nằm phía trong của dự án, không tiếp xúc trực tiếp với đường Lê Trực nên không được hưởng lợi thế kinh doanh từ việc tiếp xúc mặt đường này.

Phần diện tích tiếp xúc với đường Lê Trực là diện tích đất thuê hàng năm để xây dựng hạ tầng chung của khu vực trên diện tích đất được giao này.

Tờ trình này sau đó đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1681/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 với số tiền sử dụng đất phải nộp cho nhà nước của dự án này là 144,2 tỷ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng, dự án này đang được phê duyệt thấp hơn nhiều so với giá thực trên thị trường. Tại thời điểm này theo khảo sát của phóng viên, giá đất mặt trường phố Lê Trực đang được giao dịch trên thị trường vào khoảng 250 đến 300 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, giá bán căn hộ chung cư thuộc dự án 8B Lê Trực là trên 60 triệu đồng/m2.  “Theo quy định tiền sử dụng đất của dự án được xác định theo giá thị trường.

Không cần so với thời điểm bây giờ mà ngay tại thời điểm phê duyệt nếu tính giá bán căn hộ ở mặt tiền đường Lê Trực chỉ 26,5 triệu đồng/m2 thì quá thấp so với giá bán trên thị trường”, một vị chuyên gia về ngành thuế phân tích.

theo Tiền Phong

=====================

Bình thường khi leo lên taxi, vừa ngồi yên chỗ là thấy một giọng nữ leo lẻo: "Hãng taxi Bibo...xin cảm ơn quý khách!..." Vốn còn giữ được truyền thống lịch sự của người Hanoi, nên cứ mỗi khi nghe được câu này, lão Gàn vội trả lời: "Dà! Không có chi!". Nay xem được bài báo này , có câu hỏi:

Cao ốc 8B Lê Trực: Hàng tỷ đồng chênh lệch giá rơi vào túi ai?

Giữ vững truyền thống lịch sự của người Hanoi, lão Gàn xin trân trọng trả lời quý báo: "Tôi không hề lấy hàng chục tỷ này! Còn ai lấy thì thật sự tôi không biết"

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TPHCM:

“Đại án” Agribank chi nhánh 6: Bất ngờ ở… “phút 89”

Thứ tư, 04/11/2015 - 16:07
 

Dân trí Vào cuối ngày xét xử thứ 6 (30/10), Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Vũ Phi Long thông báo sáng 4/11 sẽ tuyên án đối với 11 bị cáo gây thất thoát 966 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh 6. Tuy nhiên, đến 11h trưa nay, HĐXX cho biết 15h ngày 5/11 tòa mới tuyên án.

 

Đúng 9h sáng nay (4/11), thẩm phán Vũ Phi Long, quay lại phần xét hỏi. Việc tòa trở lại xét hỏi mà không tuyên án khiến nhiều người bất ngờ, dù luật cho phép HĐXX có thẩm quyền này. Tuy nhiên, sự bất ngờ nhanh chóng biến mất, dành sự quan tâm của người dự tòa, khi nội dung mà chủ tọa xét hỏi là để làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của Agribank Việt Nam và của Agribank chi nhánh 6, bởi đây là nội dung được nhiều người quan tâm.

 

dai-an-agribank-chi-nhanh-6-bat-ngo-o-ph
9h sáng nay, khi các bị cáo đứng trước vành móng ngựa chuẩn bị nghe tòa tuyên án thì được chủ tọa cho ngồi xuống, vì tòa chưa tuyên án.
 

Liên quan tới nội dung này, vào ngày đầu tiên của phiên tòa (22/10), sau khi kiểm sát viên của VKND TPHCM (thừa ủy quyền của VKSD tối cao) giữ quyền công tố tại phiên tòa, công bố xong bản cáo trạng, chủ tọa có hỏi bị cáo Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank chi nhánh 6) có nghe rõ cáo trạng không thì bị cáo Trung bất ngờ nói: “Bị cáo làm theo chỉ đạo của cấp trên”. Chủ tọa cắt lời bị cáo và nói rằng đây chỉ là phần thủ tục. Tuy nhiên lời khai này đã “mất hút”, không còn đặt ra suốt phiên tòa.

Liên quan tới nội dung “cho vay vượt thẩm quyền” của bị cáo Trung, cáo trạng quy buộc bị cáo đã có hành vi quyết định cho công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng mà không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay, tự ý cho vay vượt thẩm quyền phán quyết, lấy quyết định nâng quyền phán quyết cho vay của dự án khác đưa vào hồ sơ cho công ty Tấn Phát vay.

Trong một diễn biến khác, tại phiên tòa này, Tòa đã triệu tập ông Nguyễn Thế Bình (nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam) ra tòa với tư cách là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Tuy nhiên ông Bình đã không có mặt suốt phiên tòa.

Chính vì vậy, sự xuất hiện của ông Bình hôm nay (4/11), đã khiến những người đang theo dõi phiên tòa quan tâm. HĐXX đi thẳng vào nội dung nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, Nguyễn Thế Bình có ký tờ trình nào của chi nhánh 6 về xin nâng hạn mức cho vay hay không.

Trả lời HĐXX, ông Bình không nói “có, không” mà nói rằng không nhớ nhưng sau đó thì lại nói “hầu như không có”.

 

dai-an-agribank-chi-nhanh-6-bat-ngo-o-ph
Chiều mai, 5/11, bản án sơ thẩm mới được tuyên

Cũng theo ông Bình thì theo quy địnnh, một khi chi nhánh trình lên Agribank Việt Nam (xin ký vay vượt hạn mức), nếu Tổng Giám đốc Agribank không phê duyệt thì chi nhánh đó có quyền cho vay theo phán quyết của mình. Ngay cả khi được cho phép nâng hạn mức mà chi nhánh thấy không thể cho vay thì quyền của chi nhánh đó và các quyết định tiếp theo (vay hay không cho vay) thì chi nhánh tự quyết định và chịu trách nhiệm.

Theo chủ tọa phiên tòa, chiều nay (4/11) và sáng mai, tòa nghị án. 15h chiều mai (5/11) tòa sẽ tuyên án.

Công Quang

===========================

Lão Gàn thì không ý kiến ý cò gì đến các nhóm lợi ích, chính chị, chính em. Việc của lão là làm sáng tỏ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết nền tảng chính là lý thuyết thống nhất. Chỉ thế thôi cũng đã rất chi là mệt mỏi.

Nhưng, nhân danh sự hiểu biết về Lý học Việt, lão thấy cái logo của Agribank xấu quá! Điếu mựa! Đi tù là phải. Quý vị và anh chị em xem lại hình tượng cái logo này và vài lời nhận xét, phân tích của lão Gàn:

 

images1582013__MG_3252_2_.JPG

 

Xét về mặt Lý học thì phàm là cái gì có hình tướng, cái đó phản ánh khí chất. Mà cái khí chất thì nó mới chính là nguyên nhân tương tác. Bởi vậy, ngành tướng số ra đời chính vì lẽ đó. "Hình nào, khí đó" là tiên bố của Lý học Việt. Các cụ Việt nho đã dạy:

Trông mặt mà bắt hình dong.

Con lợn có béo, cỗ lòng mới ngon.

Bởi vậy, cái logo phản ánh biểu tượng của cả một Cty, chính là một trong những yếu tố hình tướng của Cty, nên nó sẽ phản ánh khí chất của một Cty. Khí chất ấy trong điều kiện môi trường ấy, tất nhiên có hậu quả ấy. Cho nên có thể dự báo được là vậy. Thí dụ như chỉ cần qua đồ hình dự án thiết kế trụ sở của Vinashine, một học viên khóa I Địa Lý Lạc việt - nay trở thành một cao thủ thành danh là Ling trang Đỗ Đức Trụ, cũng đủ tiên đoán tập đoàn Vinashine sẽ sụp đổ không quá 5/ 6 năm nữa (Tiên tri từ 2006).

Nhìn cái logo của Agribank, từ lâu lão Gàn đã chê bai bải, hơn nửa tá lần ở chính cái diễn đàn này. Cũng nhiều lần lão kêu gọi tha thiết rằng thì là mà Agribank nên sửa lại cái logo. Nhưng chắc nhân viên và bộ sậu điều hành của ngân hàng này không quan tâm, nên chẳng ma nào đến đặt lão vẽ logo cả. Điếu mựa! Xấu hoắc về cả thẩm mỹ lẫn hình tướng.

Hình tượng đầu tiên xấu hoắc chính là cái logo nát vụn bị chia cắt làm ba mảng, làm lão nhớ lại cái logo của Vinashine, Pacific Ailine....Phần cốt lõi của Logo (Màu tím) chính là phần chia cắt logo này, cho thấy chính thành phần chủ chốt làm hỏng sự nghiệp của Agribank. Chưa hết: Chính cái biểu tượng mà có lẽ là một nhánh lúa thì trông như sợi dây thừng cuốn quanh. Lạy Chúa! Đi tù và phá sản là cái chắc.

Nhưng phàm là cái gì cũng vậy! Điếu mựa! Phải ngăn chặn ngay từ khi sự việc chưa phát sinh. Để đến lúc nó quá đà rùi  - "nước đến chân mới nhảy" - thì đến Tề Thiên Đại thánh có nhảy vào cứu cũng khóc tiếng Hindu mà thôi.

Điếu mựa! Một đằng thì phân tích từ một hệ thống phương pháp luận của cả một lý thuyết, một đằng thì trực quan, trực kiến để giải thích cùng một hiện tương. Lý thuyết thì điếu hiểu cái mựa gì. Cho nên, cứ phán vung xích chó, rằng: Ta đây không tin "mê tín dị đoan", mà là có "cơ sở khoa học", cho nên gặp may thì "lên voi", chẳng may thì "xuống chó". Lúc gặp may, "lên voi" thì dương dương tự đắc, cứ tưởng thiên hạ toàn thằng ngu và thành công là do tài năng của ta. Lúc "xuống chó" thì bị, tại và giải thích bằng "trực quan sinh động". Nhưng chỉ có phân tích về lý thuyết thì mới có khả năng tiên tri. Vì nó có tính tổng hợp những quy luật. Nhất là thuyết ADNh, khả năng tiên tri cực kỳ sâu sắc.

Nhưng chính vì quá sâu sắc, mà lại xuất phát từ một tri thức nền tảng của một nền văn minh khác, chưa nói đến tính thất truyền, sai lệch, nên những thằng ngu điếu hiểu được. Bởi vậy, nó cần niềm tin. Cho nên nó lẫn lộn với niềm tin tôn giáo và tín ngưỡng khi lưu truyền có hiệu quả từ hàng ngàn năm nay trong lý học Đông phương. Và chính cái thằng tự nhận Lý học Đông phương là của nó, cũng phát biểu rằng: "Phong thủy là tín ngưỡng cổ xưa của văn minh Trung Hoa". Bởi vậy, những kẻ ăn cơm Việt, húp xì dầu, cứ ra ra như ve rằng: "Phong thủy là "mê tín dị đoan". Vì chính ông cố nội Tàu nó bảo thế!

Không tin thì cũng chẳng sao. Thí dụ như động thổ phạm Thái Tuế thì trong 12 sơn vị Thái Tuế chiếu, chỉ có ba sơn vị phạm Thái Tuế. Và nặng thì chỉ có 1 sơn vị. Cho nên theo "cơ sở khoa học" và không "mê tín dị đoan" thì nó có "cơ sở khoa học" là 9 sơn vị an toàn. Tức xác xuất xui sẻo chỉ có 1/ 4. Cho nên nếu gặp may thì hoàn toàn không sao cả. Lúc ấy dương dương tự đắc: Tao điếu tin phoengshui có sao đâu. Nhưng gặp sui động thổ vào đúng phương vị Thái Tuế thì giải thích bằng "trực quan sinh động", cũng rất có "cơ sở khoa học". Năm nay, lão đã phải đi cứu nguy ba cái động thổ phạm Thái tuế rùi.

Điếu mựa! Làm phong thủy đúng bởi những cao thủ uyên bác thì điếu có chuyện gì xảy ra. Mọi chuyện cứ thuận tự nhi tiến thì lại điếu hiểu vì sao lại tốn tiến làm phoengshui. Đó chính là đem cái nhìn trực quan để giải thích hiện tượng và thiếu nhất quán. Thế là lại không cần đến phongshui nữa, vì cứ tưởng như thế là được rùi.

Nhưng lão nói là nói vậy thôi. Quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ và con người để quyết định sự tiến hóa phát triển tốt, xấu có hàng trăm thứ tương tác phức tạp. Từ việc chọn ngày tốt xấu (Đã thất truyền), phong thủy, luận tuổi Lạc Việt, bói toán, và số phận qua hình tướng, Tử Vi....mỗi thứ chuyên ngành cũng lại có hàng trăm yếu tố nữa. Điếu mựa! Nội giảng giải cho thông đủ chuyện này chắc lão cũng....chết. Cho nên, các cụ Việt Nho mới dạy con cháu hiếu thảo rằng: "Có kiêng, có lành". Tức là biết kiêng thì hạn chế được cái xấu trong hàng trăm cái xấu rình rập quanh ta. "Chừa được cái nào hay cái ấy"....

Cho nên logo xấu cũng chỉ là một yếu tố tương tác có thể tiên tri mà thôi. Nếu họ không mún mần cho đỡ tốn tiến và cũng chẳng hiểu vì sao thì cũng chẳng sao. Đi tù là tại tham ô. Còn nếu phoengshui tốt, logo tốt ngay từ đầu thì thanh khí sẽ khiến không nảy sinh tư tưởng tham ô. Hoặc có tham ô thì cũng ở mức độ không đến nỗi nặng nề.

PS: Dịch vụ vẽ logo theo tiêu chí Lý học giá từ 5 triệu đến 50 triệu đồng. Nếu mún thiết kế logo theo phong cách chuyên nghiệp thì cộng thêm tiền thiết kế logo của Vua logo Việt Nam - giáo sư Vũ Hiền.

Điếu mựa! Có nhiều đại gia khoe với lão là logo này của họ hẳn nhờ một Cty chuyên logo của Hoa Kỳ vẽ. Hoa Kỳ vẽ thì là cái điếu gì mới được chứ? Nó chỉ thể hiện được mỗi cái là ta đây quan hệ đẳng cấp hẳn với hãng logo Hoa Kỳ và tất nhiên cũng phải tính từ chục ngàn dolllar trở lên.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lịch sử được lồng ghép, một sự sáng tạo “vô tiền khoáng hậu”

Phương Thảo

05/11/15 06:32

(GDVN) - Ý kiến của GS. Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khi thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong cuộc hội thảo kín do bộ này tổ chức.

 

 

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có lồng ghép môn Lịch sử vào các môn Giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục công dân để trở thành môn Công dân với Tổ quốc. Như vậy, môn Lịch sử không được công nhận là một môn học riêng biệt trong chương trình phổ thông những năm tới.

Điều mà nhiều giáo sư, chuyên gia giáo dục, nhà sử học, các thầy cô giao mong muốn có nguy cơ không thành hiện thực.

Trước những phản ứng từ dư luận, và cũng để hoàn thiện hơn nữa cho dự thảo chương trình phổ thông mới, Bộ Giáo dục đã tổ chức cuộc hội thảo kín với hàng trăm nhà giáo, chuyên gia để xin ý kiến về việc tích hợp môn Lịch sử này. Vì sao có cuộc hội thảo kín thì chỉ có Bộ Giáo dục mới biết, nhưng chắc chắn truyền thông vẫn theo dõi từ xa sự kiện này.

Nhiều chuyên gia tham dự cũng thấy lạ vì một cuộc hội thảo quan trọng của ngành, liên quan tới chính nội dung đổi mới giáo dục mà không có một cơ quan báo chí nào dự và đưa tin. Bất ngờ trước việc này, GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, sắp tới hội sẽ tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề và sẽ mời rộng rãi báo chí tới dự và thông tin.

 

Cần có thêm cơ sở khoa học

Trở lại nội dung cuộc hội thảo, sau khi nghe ông Đỗ Ngọc Thống – Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Thường trực ban soạn thảo chương trình nêu tóm tắt tư tưởng của dự thảo cũng như việc tích hợp môn học, GS. Phan Huy Lê cho rằng, chương trình dự thảo cũng còn nhiều vấn đề mà phải nghiên cứu sâu hơn nữa.

 

gs_phan_huy_le_1_232312401.jpg

GS. Phan Huy Lê không đồng tình với việc đưa Lịch sử là môn học tự chọn trong chương trình mới. Ảnh Báo đất việt.

 

Cá nhân GS. Phan Huy Lê cũng phải thốt lên rằng: “không thể hiểu được” và ông bày tỏ quan điểm phản đối việc tích hợp Lịch sử vào các môn như trong dự thảo. Nói kinh nghiệm trên thế giới, không có quốc gia nào không coi trọng lịch sử, trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào có môn học như trong dự thảo đưa ra.

Do vậy, GS. Lê cho rằng có thể coi môn Công dân với Tổ quốc là một môn học rất mới, môn học “sáng tạo” của Bộ Giáo dục, đây là một sự “sáng tạo” vô tiền khoáng hậu - chưa hề có trong lịch sử. 

“Nếu sự sáng tạo đó có khoa học, có hiệu quả thì cần được ủng hộ, nhưng chúng ta thử xem sự sáng tạo đó có cơ sở khoa học hay không, có khả thi không?” GS. Lê cho biết.

Về định hướng chung, GS. Lê nói, đúng là giáo dục chúng ta đổi mới chuyển từ giáo dục nặng về kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất, điều này hoàn toàn đúng, phù hợp với yêu cầu, xu thế của giáo dục thế giới. Hệ giáo dục phổ thông, nếu trước đây chúng ta giáo dục từng môn học riêng lẻ, nhưng hiện nay là tích hợp. Tích hợp theo định hướng chung là tích hợp cấp dưới và phân hóa dần lên cấp trên.

Theo GS. Phan Huy Lê, vì sao nêu cao tích hợp, vì trước đây chúng ta dạy theo từng môn riêng lẻ. Do đó, nếu trong điều kiện hiện nay thì tích hợp phải có lộ trình, không phải môn nào cũng tích hợp, tích hợp phải có thực tiễn và có sơ sở khoa học.

Trao đổi thêm, GS. Phan Huy Lê khẳng định, việc tích hợp giáo dục lịch sử vào các môn giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng an ninh là không có cơ sở khoa học, bởi ba môn học này có các định hướng khoa học khác nhau, từ đối tượng, phương hướng, nguyên tắc đều khác nhau.

Môn Quốc phòng an ninh nặng về mặt chính trị, đó là lĩnh vực của thời đại ngày nay, còn môn Lịch sử là môn của quá khứ, môn đi có một hệ thống. 

Nếu chúng ta tích hợp môn Lịch sử trong chương trình phổ thông thì hoàn toàn không phải là môn sử. Tích hợp như bộ nêu trong dự thảo là phản khoa học và không thể triển khai được. GS. Lê cho biết, cần phải có một hội thảo chuyên đề để tìm ra cơ sở khoa học cho việc tích hợp môn Lịch trong môn Công dân với Tổ quốc.

Đồng quan điểm, GS. Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, khi đọc bản dự thảo chương trình giáo dục phổ thông và cũng được chứng kiến lãnh đạo bộ trả lời về tích hợp, bản thân ông thấy rằng làm như vậy là thiếu tường minh, không có trách nhiệm tới sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.

 

Hãy đặt Lịch sử vào đúng vị trí

Tích hợp trong điều kiện liên ngành khoa học Việt Nam kém nhất thế giới. GS. Nguyễn Quang Ngọc dẫn chứng, trong Điều 28 Luật Giáo dục (Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông).

Điều này nói: “Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp”. 

GS. Nguyễn Quang Ngọc cho biết, ở giáo dục phổ thông phải đặc biệt đầu tư cho các môn cốt lõi, môn cơ bản, đó là những môn học không thể thiếu được. Thực tế, trên thế giới những nước có nền giáo dục tiên tiến không nước nào “đẩy” môn Lịch sử thành môn tự chọn. 

 

Nguyen_Quang_Ngoc.JPG

GS. Nguyễn Quang Ngọc cũng đồng quan điểm với GS. Phan Huy Lê khi cho rằng, đưa Lịch sử là tự chọn khác gì giáo dục không đặt trên nền tảng văn hóa của dân tộc, không đặt trên đạo lý của dân tộc, cội nguồn, lối sống của dân tộc. Ảnh Vietnamnet.

 

Do đó, GS. Ngọc đề nghị nếu môn học này được đưa thành tích hợp thì phải tích hợp môn khác vào môn Sử, chứ không nên xé môn học này thành những mục nhỏ. Việc tích hợp môn học Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc không khác gì loại môn học này ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

“Làm như thế nền giáo dục của chúng ta coi như không đặt trên nền tảng văn hóa của dân tộc, không đặt trên đạo lý của dân tộc, cội nguồn, lối sống của dân tộc và trái với luật chúng ta đã ban hành.

Tôi khá ngạc nhiên khi một vấn đề quan trọng, quyết định tới tương lai của nền giáo dục nước nhà mà lại chưa được bàn kỹ lưỡng” GS. Ngọc nêu ra suy nghĩ của mình.

Đi vào cụ thể, GS. Nguyễn Quang Ngọc cho biết, môn Công dân với Tổ quốc, tên gọi thì rất hay nhưng đi vào cụ thể là rất mơ hồ. GS. Ngọc đề nghị Bộ Giáo dục nên tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi thật kỹ xem môn học nào mới là môn cốt lõi, môn nào là môn không thể chia cắt được.

“Mong muốn của tôi là Bộ Giáo dục hãy đặt đúng môn Lịch sử vào đúng vị trí của nó, đây không phải vì Hội khoa học Lịch sử mà là vì tương lai phát triển của nền giáo dục” GS. Ngọc đề nghị. 

Trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo Bộ Giáo dục, nhà sử học Dương Trung Quốc nêu ý kiến, vì sao môn Lịch sử lại không đúng với vị thế của nó. Theo ý kiến của ông Dương Trung Quốc, Bộ Giáo dục hãy quan tâm tới dư luận xã hội.

“Đừng biến giáo dục thành một nơi thí nghiệm, nguy hiểm lắm. Với lịch sử, cũng cần hiểu rằng đất nước chúng ta đang nằm ở thời điểm nào, ở tâm thế nào để thấy lịch sử nó quan trọng như thế nào” ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Bài tới: Chắp vá và phá nát chương trình Lịch sử
Phương Thảo
==========================
Xem bài này từ ban sáng! Nhưng mắc lau chùi nhà cửa phụ với xếp và con gái - do cô giúp việc nghỉ về quê lấy chồng chưa lên - đã vậy lại còn phải tưới cây, cho cá ăn...Ối giời ơi! Cả đống việc, nên bi wờ mới có thời gian rảnh để chém gió. Họ wan tâm hay không wan tâm đến phát biểu trong bài này của lão thì nói thật là: bây giờ lão cũng điếu cần đến việc họ có wan tâm hay không! Lão muốn nói đến cái mà họ bàn và nói lớn tiếng trong bài viết trên là lịch sử. Xin lỗi mấy vị nhá! Có lẽ ngay cả hẳn giáo sư viện sĩ Phan Huy Lê...cũng chưa định nghĩa được khái niệm lịch sử là gì!
Cho nên các vị mới ngang nhiên phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và lại còn nhâng nháo nhân danh khoa học nữa chứ?! Rồi tự gõ phèng phèng la lớn rằng quan điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến là được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Nhưng cần xác định ngay rằng: Những thứ tư duy nhân danh khoa học đó, chỉ là thứ tư duy giẻ rách và tráo trở, bịp bợm. Khoa học cái điếu gì mà tất cả những luận cứ phản biện đều bị phủ nhận trắng trợn và không hề có đối thoại ?! Điển hình là công trình  nghiên cứu chữ Việt cổ của cụ Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyên, bị chính ông Phan Huy Lê sổ toẹt mà không hề có luận cứ, luận chứng phản biện. Ông lớn tiếng nhắc đến "cơ sở khoa học" trong việc sổ toẹt công trình của cụ Xuyền. Nhưng cho đến nay, ông vẫn chưa hề có một lần định nghĩa thế nào là "cơ sở khoa học". Nhưng lần này, ông lại xuất hiện và lại lớn tiếng về "cơ sở khoa học".
 
“Nếu sự sáng tạo đó có khoa học, có hiệu quả thì cần được ủng hộ, nhưng chúng ta thử xem sự sáng tạo đó cơ sở khoa học hay không, có khả thi không?” GS. Lê cho biết.

 

 
Thưa ông Viện sĩ - hẳn viện hàn lâm khoa học Pháp quốc, chứ không phải ở Urugoay - kiêm giáo sư tiến sĩ Phan Huy Lê: Tôi khuyên ông đến gặp hẳn giáo sư tiến sĩ vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng để tham khảo ông ta về khái niệm "cơ sở khoa học". Ông ta sẽ nói với ông rằng "Lý thuyêt khoa học hiện đại không có tính hợp lý" và có thể hỏi lại ông "Ông phản bác dự thảo của Bộ Giáo Dục có mục đích gì?", như đã nói với tôi.
Không chỉ có ông Xuyền, tôi và những người nghiên cứu chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bị các ông sổ toẹt và gần như không có chỗ để tranh luận với cái gọi là "khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" như ông. Mà ngay cả một thằng học sinh lớp 4, đụng tới lòng tự hào dân tộc, cũng bị một người trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" sổ toẹt. Đó là giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lan trong một cuộc thi "Đường lên đỉnh Olimpia". Khi được hỏi: "Ai là vua nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?". Thằng bé trả lời: "Hai Bà Trưng". Ông giáo sử tiến sĩ sử học Lê Văn Lan cũng sổ toẹt ý tưởng của thằng bé. Ông ta phán: "Sai! Hai Bà Trưng là Vương, chứ đâu phải là vua!". Sau đó ông ta xác định Lý Chiêu Hoàng mới là vua nữ đầu tiên của Việt Nam.Thật khốn nạn cho thằng bé dốt sử hơn giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lan. Nó bị đánh trượt, vì dám bảo Hai Bà Trưng là vua nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Vậy thì xin các nhà sử học trong "hầu hết" đừng thắc mắc khi học sinh Việt Nam quay lưng với môn sử. Cái này hẳn báo đăng lâu rùi và nhiều kỳ.
Chính các ông đã sổ toẹt cội nguồn truyền thống Việt sử .Bây giờ ông lại đăng đàn nói về cái "cơ sở khoa học", tôi thành thật chia buồn với ông.
Ông cho rằng:
 
Nói kinh nghiệm trên thế giới, không có quốc gia nào không coi trọng lịch sử, trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào có môn học như trong dự thảo đưa ra.

 

 

Thấy ông phát biểu vậy, tôi xin nhắc với ông rằng: Trong mấy ngàn năm lịch sử văn minh nhân loại, cũng chưa thấy có một dân tộc nào tự phủ nhận cội nguồn truyền thống của mình. Thưa ông Phan Huy Lê - với kiến thức uyên bác của mình - hãy lục lọi trong trí nhớ và những tư liệu để chỉ ra một dân tộc nào đó trong lịch sử văn minh nhân loại - tự phủ nhận cội nguồn dân tộc của họ? Ngoại trừ hầu hết những nhà khoa học lịch sử Việt Nam.

Bởi vậy, tôi nghĩ ông Phan Huy Lê đừng thắc mắc gì nữa khi Bộ Giáo Dục không coi môn sử là môn học bắt buộc. Và cũng đừng thắc mắc khi Bộ Giáo Dục ghép môn Sử vào các môn học khác. Ông ạ.

Cái "cơ sở khoa học" của các ông nó dựa trên "cơ sở khoa học" nào, khi mà "lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý"?

Còn nữa. Dưới đây là một đoạn trích dẫn của ông Nguyễn Quang Ngọc:

 

GS. Nguyễn Quang Ngọc cũng đồng quan điểm với GS. Phan Huy Lê khi cho rằng, đưa Lịch sử là tự chọn khác gì giáo dục không đặt trên nền tảng văn hóa của dân tộc, không đặt trên đạo lý của dân tộc, cội nguồn, lối sống của dân tộc.

 

Không biết giáo sư Ngọc có biết hoặc có tham gia trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn dân tộc không. Nhưng dù có, dù không thì ông cũng hãy đặt vấn đề công khai với đám hầu hết này là: Việc phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử Việt có phù hợp với "nền tảng văn hóa, đạo lý, cội nguồn, lối sống của dân tộc" không?

PS: Tại Wasington, ông Tập Cận Bình đã phát biểu: "Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ sử ở biển Đông". Đề nghị "hầu hết những nhà khoa học trong nước" có chuyên môn về lịch sử giải thích cho biết ý ông Tập muốn nói thời cổ sử là từ lúc nào trong thời gian Việt sử?

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”

Thứ năm, 01/09/2011 - 12:21
   

Dân trí Đấy là trăn trở của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trong cuộc trò chuyện thẳng thắn và đầy tâm huyết về những điều thật sự đáng quan tâm trong lĩnh vực hoạt động khoa học và giáo dục. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 

Kính thưa GS. Nguyễn Văn Hiệu, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, cũng là dịp tựu trường của năm học mới, xin Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình về những ngày này?

Xem truyền hình, thấy cảnh các buổi lễ khai trường thật vui vẻ, học sinh mặc đồng phục đẹp, xếp hàng trên sân các ngôi trường khang trang, hồi tưởng lại thời thơ ấu gian khổ, chưa từng dám mơ ước có được một buổi lễ khai trường như thế, tôi cảm thấy rất thấm thía rằng suốt từ khi đất nước ta giành được độc lập cho đến nay nhân dân cả nước lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho sự học hành của con cháu.

Tôi còn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong bức thư Người gửi cho học sinh vào năm học đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Bác Hồ đã đặt nhiều kỳ vọng vào ý chí phấn đấu học tập của các em học sinh để đưa nước nhà tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

 

 

Nhưng cho đến nay ở một số vùng sâu, miền núi còn rất thiếu trường học, trong lúc đó việc sử dụng ngân sách giáo dục còn lãng phí. Tôi mong sao các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục khắc phục tốt hơn sự lãng phí để có tiền xây dựng trường học cho trẻ em khắp mọi miền đất nước.

 

Là một Nhà khoa học trưởng thành từ Cách mạng Tháng Tám, đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp khoa học, chắc rằng Giáo sư chưa vui và còn những trăn trở về thực trạng nghiên cứu KHCN hiện nay?

Không hẳn là chưa vui, mà là có buồn, nhưng cũng có vui. Buồn vì thấy sự đầu tư của nhà nước và xã hội còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, mà ở nhiều nơi sự đầu tư đó lại không được sử dụng có hiệu quả, nhiều thiết bị quý, có giá trị lớn, rất hiếm khi được sử dụng; hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại kết quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không được coi là một công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết.

 

Điều rất đáng buồn là nhiều cán bộ khoa học, kể cả các nhà khoa học đầu đàn, cũng không có ý định làm khoa học một cách nghiêm túc, chỉ cốt đăng ký hết đề tài này đến đề tài khác để có kinh phí mà hoạt động và tăng thêm thu nhập nhờ các “khoản chi mềm”.

 

Có buồn nhưng cũng có vui vì vẫn còn có những con người đam mê khoa học, khó khăn đến mấy vẫn nghiêm túc nghiên cứu khoa học. Giáo sư Võ Quý và giáo sư Phan Nguyên Hồng là những người đã đi tiên phong nghiên cứu về môi trường ở châu Á. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh đã được vinh danh trong Lễ trao Giải thưởng Nobel vì hòa bình vì những đóng góp vào việc nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu.


Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây khoa học tự nhiên nước ta có sự khởi sắc theo hai hướng: một là thực hiện việc đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các chuẩn mực quốc tế, hai là quyết tâm tập trung lực lượng nghiên cứu cơ bản theo định hướng nhằm sáng tạo ra những kỹ thuật và công nghệ mới có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn lớn. Tôi hy vọng rằng trong thời gian sắp tới khoa học Việt Nam sẽ phát triển nhanh, nỗi buồn sẽ giảm đi, niềm vui sẽ ngày càng tăng.
 
pdnt1504104_989b0.jpg
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu

 

Theo Giáo sư, những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng hạn chế việc phát huy động lực phát triển của khoa học đối với đời sống xã hội?

Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.

 

Trước hết nói về sự lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước: nhiều thiết bị quý, thậm chí có cả một phòng thí nghiệm hiếm khi được sử dụng. Có một nguyên nhân là quyết định sai lầm của người lãnh đạo cơ quan chủ đầu tư, nhưng cũng còn một nguyên nhân nữa là chính nhà khoa học lập đơn hàng mua thiết bị đó thiếu tinh thần trách nhiệm.

 

Bây giờ nói về việc quá nhiều đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ứng dụng rất cụ thể sau khi kết thúc tốt đẹp thì lại chẳng ứng dụng vào đâu được. Một nguyên nhân là cơ quan quản lý không có được một Hội đồng khoa học đáng tin cậy và có đủ năng lực đánh giá được rằng với tiềm lực khoa học ở nước ta hiện nay mục tiêu của đề tài có khả thi hay không. Thường là không khả thi. Về phía nhà khoa học nhận nhiệm vụ thực hiện thì dù biết rằng không làm được nhưng cứ đăng ký bừa đi, chẳng mất gì mà lại chỉ được kinh phí thôi. Rất đáng tiếc rằng tình trạng này hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.

 

 

Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.

 

 

Còn nói về tình trạng “lạm phát” các công trình khoa học những năm gần đây các báo cáo tại các Hội nghị khoa học gọi là quốc tế được chấm điểm khi xét công nhận giáo sư hoặc phó giáo sư. Thế là các viện nghiên cứu và các trường đại học đua nhau tổ chức hội nghị. Những đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị sẵn sàng nộp tiền để được đăng báo cáo của mình trong Proceeding. Có trường hợp chất lượng báo cáo quá kém nhưng vì Ban Tổ chức đã nhận tiền Hội nghị phí nên đành phải đăng.

 

Có lần khi tham gia xét duyệt các báo cáo để đăng trong Proceeding tôi đã phát hiện ra rằng thường xảy ra trường hợp vài ba báo cáo thực ra chỉ là từng đoạn của cùng một báo cáo, được các tác giả tách ra thành nhiều báo cáo để được nhiều điểm. Cơ sở của việc tính điểm công trình để xét phong giáo sư và phó giáo sư là thế đấy. Vẫn có cả hai nguyên nhân: sự sai lầm của những người quản lý và sự thiếu lòng tự trọng của chính những người khoa học.

 

Đại hội lần thứ XI của Đảng một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ... Vậy để đưa tinh thần đó của Nghị quyết vào cuộc sống, trước mắt, cần tập trung thực hiện những biện pháp gì, theo Giáo sư?
 
thayhai_488bb.jpg
Thầy Nguyễn Ngọc Hải cùng các học sinh nghiên cứu đề tài “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”. (Ảnh: Lao Động)

 

Trước hết cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hai biện pháp đã được tiến hành một vài năm gần đây. Để khuyến khích giới khoa học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và đãi ngộ thỏa đáng những nhà khoa học đạt được các kết quả nghiên cứu trình độ quốc tế. Đó là một biện pháp quyết liệt tạo ra một bước tiến đột phá trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu.

 

Tiếp theo việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ lại vừa có một chủ trương mới rất đúng đắn và kịp thời: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế quy mô lớn và có triển vọng được ứng dụng để tạo ra tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ ở nước ta.

 

Trong bối cảnh hiện nay của các viện nghiên cứu và các trường đại học muốn thực hiện thành công chủ trương này phải tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc một cách thường xuyên và kịp thời để khắc phục các khó khăn thiếu sót xảy ra trong quá trình thực hiện các đề tài. Lĩnh vực khoa học đa ngành Khoa học và Công nghệ nanô là một trong các lĩnh vực khoa học được chọn để thực hiện bước đột phá thứ hai này.

 

Giới Khoa học vật liệu tiên tiến nước ta đang hăm hở thực hiện chủ trương mới của Bộ Khoa học và Công nghệ với hoài bão sớm làm cho Việt Nam được xếp vào tốp 2 – 3 nước dẫn đầu về Khoa học vật liệu tiên tiến ở Đông Nam Á.

 

Để đạt được mục tiêu này còn phải thực hiện quyết liệt một biện pháp đột phá thứ ba: Xây dựng một số Trung tâm xuất sắc và đảm bảo cho những người làm việc trong các Trung tâm xuất sắc có thu nhập đủ sống và nuôi con, để mọi người toàn tâm toàn ý hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Việc xây dựng các Trung tâm xuất sắc nên kết hợp với việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm qua. Viện Toán học cao cấp do giáo sư Ngô Bảo Châu đứng đầu là Trung tâm xuất sắc đầu tiên ở nước ta.

 

Trên đây mới chỉ là các biện pháp phát triển khoa học. Để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất thiết phải đối mới toàn diện và triệt để giáo dục và đào tạo.

 

Là một nhà khoa học đầu đàn, cũng là Người Thầy của nhiều thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh, xin Giáo sư cho những lời khuyên và nhắn nhủ tâm huyết với các thế hệ học trò của mình.

 

Tôi vô cùng lo lắng trước nguy cơ “tuyệt tự” của nền khoa học Việt Nam, một nền khoa học đã được nhà nước và nhân dân ta dày công vun đắp hơn sáu mươi năm qua, vì gần như trong số những thí sinh thi đại học đạt điểm rất cao của khối A không có ai theo học các ngành khoa học tự nhiên.

 

Tôi rất mong các em hãy tin rằng 9 năm sau, khi các em có trình độ Tiến sĩ, nước ta sẽ có nhiều Trung tâm xuất sắc giống như Viện Toán học cao cấp của giáo sư Ngô Bảo Châu để đón các em vào làm việc với những điều kiện nghiên cứu khoa học tuyệt vời. Thu nhập của mỗi người trong các Trung tâm xuất sắc cũng sẽ không kém thu nhập của những người đi làm ở các công ty, mà việc nghiên cứu khoa học lại hết sức lý thú và rất vẻ vang.

 

Xin cảm ơn Giáo sư!

 

                                                                  Thao Lâm

                                                               (thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Môn Lịch sử, nhìn từ tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xuân Trung (thực hiện)

07/11/15 07:49

 
 

(GDVN) - Chương trình và sách giáo khoa phải góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc.

Bác Hồ đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. 

Để thực hiện được lời dạy của Hồ Chủ tịch thì trong Chương trình tổng thể, môn Lịch sử phải là môn bắt buộc, môn độc lập trong ở Trung học phổ thông, không thể là môn tự chọn, ít nhất thì môn lịch sử Việt Nam-lịch sử dân tôc phải là môn bắt buộc để thực hiện lời Bác căn dặn “dân ta phải biết sử ta”. 

Đó mới là thực hiện các Chỉ thị của Đảng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của ngành giáo dục. Qua lời dạy sâu sắc của Bác, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trò chuyện với PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội về tầm quan trọng của Lịch sử dưới góc nhìn tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Tự chọn môn Lịch sử có thể sẽ là hiểm họa sau này

Thưa ông, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã hết thời gian xin ý kiến, nhìn vào bản tổng hợp ý kiến mà Bộ GD&ĐT công bố, chúng ta thấy rất nhiều góp ý chưa được bộ đưa vào. Cụ thể là môn Lịch sử vẫn chưa là môn bắt buộc riêng biệt ở chương trình phổ thông, ông có suy nghĩ gì về điều này?

PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò của giáo dục và đào tạo. Do đó trong quá trình xây dựng Chương trình tổng thể cũng như chương trình môn Lịch sử sau năm 2015 ở phổ thông phải theo tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh. 

Trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngoài môn Lịch sử tự chọn thì có môn Khoa học xã hội ở lớp 10 và 11 dành cho học sinh chọn các môn tự nhiên, có các chuyên đề tự chọn, có phân môn lịch sử trong môn “Công dân với Tổ quốc”. 

Đây là một môn học mới, tích hợp của 3 phân môn: Đạo đức – Công dân, Lịch sử và Quốc phòng – An ninh. Nên thảo luận và cân nhắc kĩ môn học này. 

Lịch sử với chức năng là môn học (như các môn học khác ở phổ thông) lại tích hợp vào môn học mới, điều này thực sự chưa hợp lý. Việc tích hợp và tên gọi của môn học này cần phải có cơ sở lí luận và thực tiễn xác đáng thực sự khoa học. 

 

NghiemDinhVygiaoducnetvn.jpg

PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ. Ảnh Xuân Trung

 

Lịch sử là môn tự chọn dành cho học sinh định hướng nghề nghiệp lĩnh vực khoa học xã hội, có thể dự đoán trước là rất ít học sinh sẽ chọn. Bởi lẽ giờ đây xu thế là thực dụng, chạy theo đồng tiền, học sinh sẽ đi theo các môn học có thu nhập cao, đẽ có việc làm, do vậy sẽ không chọn môn lịch sử. 

Chúng ta biết vậy mà vẫn để là môn tự chọn? Tôi đồng ý với nhiều ý kiến, tự chọn không khác gì sẽ khai tử môn Lịch sử và nếu quyết định như vậy sẽ gây hiểm họa cho sau này. Có ý kiến là khi học sinh không thích thì lại càng phải bắt buộc và bắt buộc trong môn độc lập. 

Còn khi học sinh đã chọn Khoa học tự nhiên thì học Lịch sử trong môn Khoa học xã hội cũng chỉ là hình thức không có hứng thú gì, thậm chí là học đối phó.  

Vậy, vai trò và tầm quan trọng của môn Lịch sử đối với học sinh như thế nào, thưa ông?

PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Xin nhấn mạnh là trong điều kiện hiện nay ở nước ta khi các thế lực thù địch vẫn âm mưu phá hoại đất nước, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, nâng cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước cho người dân, nhất là thế hệ trẻ-học sinh thì bắt buộc học sinh phải học lịch sử. 

 

Học sinh cần hiểu về sức mạnh của dân tộc
Lâu nay giáo dục chúng ta kêu quá tải kiến thức, nhất là bậc tiểu học. Với tầm quan trọng của Lịch sử như hiện nay thì kiến thức Lịch sử nên như thế nào ở các cấp học?

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ: Trong bức thư Người gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 31 tháng 10 năm 1955, Hồ Chủ tịch đã nhắc nhở là phải tẩy sạch tư tưởng “học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ”. 

Người chỉ rõ: “Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ có gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”. 

Tôi nghĩ lời Bác dạy đã từ lâu nhưng cho đến hôm nay đó vẫn là biện pháp để khắc phục tình trạng quá tải về kiến thức, đồng thời cũng là điều cần làm khi biên soạn sách giáo khoa Lịch sử ở bậc Tiểu học. 

Ở cấp học này, Lịch sử được tích hợp trong môn “Tìm hiểu xã hội” (lớp 4, 5). Trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý trong kế hoạch dạy học hiện hành, sẽ mở rộng với một số nội dung gắn với thực tiễn đời sống xã hội về con người, địa điểm, thời gian, môi trường xung quanh, v.v... 

Chẳng hạn như, từ chỗ học theo thông sử, địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội thành kể chuyện lịch sử, địa lý, kết hợp Việt Nam với những câu chuyện tiêu biểu của thế giới. Xây dựng các câu chuyện, các chủ đề về Sử-Địa ở mức đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ. Cách viết, cách dạy phải nhẹ  nhàng, hấp dẫn, làm cho các em yêu quê hương đất nước của chính mình. 

Chương trình nên đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ cần giúp học sinh hiểu được những biểu tượng của lịch sử dân tộc như Quốc ca, Quốc kỳ,… kết hợp với môn Địa lý để  hiểu  được  vị trí của nước Việt Nam: biên giới, biển đảo có Hoàng sa, Trường sa… kết hợp với môn Giáo dục công dân để hiểu những kiến thức đơn giản về cuộc sống, đạo đức…. 

Thí dụ kết hợp giữa các chủ đề như: “Tự hào về Tổ quốc của chúng ta, đất nước liền một dải” (Địa lí, Lịch sử Việt Nam), “Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp”, “Kể chuyện về 54 dân tộc anh em” (Một số dân tộc tiêu biểu và nét văn hóa đặc sắc; kể chuyện về phong tục, tập quán của các dân tộc; tìm hiểu lễ hội địa phương: Ném còn, Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội đền Cổ Loa, Lễ hội chùa Hương, lễ Vu lan...).  

“Truyền thống của dân tộc Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử - Trang vàng lịch sử” (Tìm hiểu tên gọi của nước ta qua các thời kỳ: Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Đại Việt, Đại Nam...Đi du lịch qua các cố đô); “Kể chuyện về các danh nhân. 

Khám phá các nền văn minh tiêu biểu trên thế giới” (Ai Cập – đất nước của Kim Tự Tháp; Hy Lạp - quê hương của các vị thần; La Mã: bảo tàng nổi ngoài trời - Đấu trường ở Roma; Pari- thành phố của nghệ thuật - Tháp Epphen, Khải hoàn môn...). 

Đối với cấp trung học, Bác Hồ chỉ rõ “ Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà”.

Do đó sắp tới Giáo dục phổ thông nên tập trung nâng cao nhận thức, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn...

Hiện nay, có nhiều nước đã tích hợp nội dung về địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội, giáo dục công dân... Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa thể tích hợp như vậy được. Chúng ta cũng chưa đủ khả năng để viết và chưa thể đào tạo giáo viên theo mô hình tích hợp một cách toàn diện theo đúng khái niệm, nội hàm của Khoa học xã hội. 

Do đó môn Khoa học xã hội ở phổ thông của Việt Nam, trước mắt vẫn chỉ là tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lý, đồng thời lồng ghép tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học... 

Sẽ xây dựng phần kiến thức chung cho Lịch sử và Địa Lý có những chủ đề tích hợp chung, thời lượng chỉ từ 10-15% của chương trình. Cũng có ý kiến đề nghị không nên gọi là môn Khoa học xã hội vì nó không đúng với khái niệm KHXH. Nên gọi là môn Sử Địa. Lịch sử thì rõ, nhưng môn Địa lý có 3 phần: Khoa học trái đất, Địa lý tự  nhiên, Địa lý Kinh tế. 

Đối với môn Lịch sử thì mục tiêu ở THCS là giúp học sinh hiểu được toàn thể dòng chảy của lịch sử Việt Nam trong mối tương quan với lịch sử thế giới; hiểu được sự liên quan của hiện tại với quá khứ, các vấn đề liên quan tới cuộc sống con người trong cái nhìn đa dạng về thế giới và đất nước mình. Cấp học này cần học đầy đủ quá trình phát triển của lịch sử. 

Ở THPT mục tiêu của môn Lịch sử là trên cơ sở những hiểu biết về lịch sử cơ bản đã được học từ THCS kết hợp với đặc điểm của lịch sử Việt Nam, giúp học sinh có được nhận thức tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc trong mối quan hệ với lịch sử thế giới. 

Hiểu được lịch sử nước ta có những đặc trưng văn hóa đa dạng. Mặc dù có sự tiếp thu văn hóa các dân tộc khác trong quá trình phát triển và giao lưu với thế giới bên ngoài nhưng vẫn duy trì bản sắc của người Việt Nam. 

Học sinh THPT cần hiểu một cách sâu sắc về sức mạnh mà dân tộc Việt đã và đang phát huy trong dòng chảy của lịch sử thế giới với tư cách là quốc gia có lịch sử và truyền thống lâu đời. 

Từ đó bồi dưỡng niềm tự hào là người Việt, với tư cách là một công dân thế giới nhưng lại mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ mục tiêu trên, ở THPT chương trình sẽ được thiết kế theo chủ đề và trong mỗi chủ đề lại có chủ đề nhỏ (phụ thuộc vào nội dung lịch sử mỗi chủ đề và số tiết quy định cho nó).

      
Vậy, như ông nói ở trên thì năng lực cần có của môn Lịch sử với mỗi học sinh ở phổ thông là gì, thưa ông?

PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ: Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vào tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết: “…từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam…, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. 

Sau 10 năm vào ngày 1/6/1955 gửi thư cho các cháu và các cán bộ các trường Miền Nam, Bác viết: “Các cháu nên tập tự lực cánh sinh cho quen”.

Như vậy, vấn đề phát triển năng lực cho người học cũng đã được Bác Hồ đề cập cách đây 70 năm. Giờ đây, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người cùng với tinh thần NQ 29/NQ –TW “chuyển từ truyền thụ kiến thức là chủ yếu sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học”. 

Vận dụng cụ thể vào môn Lịch sử, chương trình và sách giáo khoa phải góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc; bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. 

Bên cạnh những phẩm chất, giá trị mà học sinh cần có trong xã hội hiện đại ngày nay, phải tập trung hình thành và phát triển năng lực chung mà mỗi học sinh cần có và những năng lực riêng của môn Lịch sử.

Tôi đề xuất một số năng lực cần cho môn Lịch sử ở phổ thông: Năng lực thu thập sự kiện lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, bước đầu hình thành ý thức lịch sử, coi trọng chứng cứ và khả năng xử lý thông tin lịch sử; năng lực tái tạo hiện thực xã hội (quá khứ và hiện tại).

Năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết, đánh giá xã hội trong học tập Lịch sử; Năng lực thực hành lịch sử; Năng lực vận dụng phương pháp định lượng, phương pháp thống kê toán học trong học tập lịch sử.   

Trân trọng cảm ơn ông./.

Xuân Trung (thực hiện)
=====================
Lần này những vị giáo sư tiến sĩ viện dẫn cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh để bảo vệ môn Sử của họ - tôi dùng từ "môn sử của họ" - chứ không phải môn Sử đích thực của dân tộc Việt Nam theo lời dạy của Hồ Chủ Tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

Kể năm hơn bốn ngàn năm

Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang

LỊCH SỬ VIỆT NAM - Hồ Chí Minh

 

Quý vị quan tâm và anh chị em thấy rất rõ rằng: Người giáo sư trên đã cố tình không trích dẫn đoạn thơ trên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong bài phỏng vấn của ông ta. Và không phải chỉ mình ông giáo sư này, có thể nói, khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến cội nguồn Việt sử thì cũng giống như ông giáo sư này, đám "hầu hết" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, họ cũng lờ đi bốn câu của Hồ Chủ Tịch, mà tôi trích dẫn ở trên.
Và chính họ - Hầu hết những nhà khoa học trong nước - những kẻ phủ nhận một cách trơ tráo và bỉ ổi đã nhân danh khoa học một cách bịp bợm, phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt Sử . Họ đã tạo ra một thứ sử Việt Nam của họ. mà trong đó cội nguồn truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử của Việt tộc trở thành "liên minh 15 bộ lạc và địa bàn vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng sông Hồng" với những người dân "ở trần đóng khố". Chính sự phủ nhận trắng trơn cội nguồn Việt sử truyền thống của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" , đã đi ngược lại với quan điểm về cội nguồn Việt sử của chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh; đi ngược lại với chân lý và chính sử.
Tất cả những tiếng nói bảo vệ chính sử và truyền thống văn hóa của Việt tộc, đều bị đe dọa và không tạo điều kiện để phổ biến, tranh luận một cách khách quan - là điều kiện cần của khoa học. Bởi vậy, với tôi, họ - những kẻ phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - không đủ tư cách và tri thức để nói về Việt sử..
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thất vọng với ý tưởng bỏ môn lịch sử!

07/11/2015 22:38

http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su-20151107221139307.htm

 

“Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ” - nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội - trăn trở

 

Phóng viên: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Ông nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này?

- Ông Dương Trung Quốc: Đề án này nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD-ĐT đang xây dựng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với mục tiêu đào tạo lớp học sinh không chỉ được trang bị kiến thức thuần túy mà còn nâng cao năng lực…

 

that-vong-voi-y-tuong-bo-mon-lich-su.jpg
Ông Dương Trung Quốc Ảnh: BẢO TRÂN

 

Đề án “gạch tên” môn lịch sử này thấy trên mạng internet nhưng giới sử học chúng tôi chỉ mới được tiếp cận chính thức trong một cuộc họp cách đây vài ngày (hội thảo “Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 3-11 - PV).

Kết quả là nhiều thất vọng với ý tưởng “khai tử” môn lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người mà thất vọng vì 2 điều. Thứ nhất là những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng GD-ĐT hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. Tại hội thảo, tôi đã có góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Có điều, dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự “đổi mới” này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ.

Bởi lẽ, vấn đề dạy và học lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn lịch sử thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại.

Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao? Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Cụ thể, môn giáo dục quốc phòng - an ninh có hẳn bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì.

Nhiều nước phát triển đặt môn lịch sử ở vị trí rất quan trọng. Thay vì ý tưởng “khai tử” môn lịch sử trong chương trình bằng cách tích hợp với môn khác, theo ông, tại sao Bộ GD-ĐT không đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn này để hấp dẫn học sinh?

- Chúng tôi không tán thành cách ứng xử với môn lịch sử của Bộ GD-ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách “cái gì không làm được thì bỏ đi”. Đáng nói là lại thay đổi bằng một thứ mà chưa biết rõ là gì, hiệu quả ra sao, chỉ căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết 19 là “tích hợp”.

Trước khi đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD-ĐT có lấy ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam không, thưa ông?

- Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên với cách làm của Bộ GD-ĐT khi không hề tham khảo ý kiến của hội cho đến cuộc hội thảo hôm 3-11 vừa qua.

Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự, trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai.

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và cá nhân ông sẽ có văn bản phản ứng, kiến nghị về ý tưởng “khai tử” môn lịch sử của Bộ GD-ĐT?

- Quan điểm là chúng tôi hết sức lắng nghe, không có phản ứng quá sớm. Nhưng sau cuộc hội thảo gần đây do Bộ GD-ĐT chủ trì thì chúng tôi buộc phải lên tiếng.

Giữa tháng 11-2015 sẽ có cuộc hội thảo riêng về vấn đề này. Tại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ quan điểm của mình.

 

Không thể lãng quên lịch sử

“Chúng tôi chia sẻ với mong muốn của Bộ GD-ĐT là tìm một giải pháp tốt nhưng cung cách làm của bộ gây ra sự không yên tâm. Đặc biệt, tích hợp mới chỉ là ý tưởng mà chưa có một thử nghiệm hay giáo trình, phương hướng cơ bản nào. Đây chỉ là dự án của một nhóm tác giả do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, chưa từng được lấy ý kiến rộng rãi mà đã tuyên bố như công cụ để thay thế. Không phải giới lịch sử chúng tôi đề cao môn học này mà bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản” - ông Dương Trung Quốc nhìn nhận.

 

 

 

Bảo Trân thực hiện

==========================

THƯ NGỎ GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC.

Thưa ông Dương Trung Quốc.

 

Tôi viết bài này với tư cách là một bức thư ngỏ gửi ông. Nhưng không phải nhân danh một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, mà nhân danh  một người quan tâm tới cội nguồn lịch sử dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ dựng nước của dân tộc - Thời Hùng Vương - đến ông với tư cách ông là Tổng Thư Ký của Hội Sử học Việt Nam..

Sở dĩ tôi không thể gửi thư cho ông với tư cách một công dân gửi một vị đại biểu Quốc hội, chính vì tính chính danh của cá nhân tôi. Bởi vì, có lẽ do sơ xuất kỹ thuật, nên cả nhà tôi không có trong danh sách cử tri đi bầu Quốc hội vào năm 2011, ở phường II, Quận Tân Bình t/p Hồ Chí Minh. Cho nên, tôi không thể trình bày với ông với tư cách công dân với một vị đại biểu Quốc hội là vậy.

Có lẽ ông vẫn chưa quên tôi. Tôi đã hân hạnh được gặp ông để đề nghị ông - với tư cách Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam - sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với pháp nhân của Hội Sử học,  cho tôi được trình bày hệ thống luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bắt đầu từ thời Hùng Vương. Rất cảm ơn ông ngày ấy đã đón tiếp tôi khá chu đáo tại cửa  hàng ăn nhanh, gần nhà ông ở Hanoi. Lúc ấy, ông hứa sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khép kín và không công khai với khoảng 20 học giả tham dự và tôi phải tự lo phần kinh phí. Mặc dù không được hài lòng lắm về hình thức khép kín của cuộc hội thảo do ông đề nghị, nhưng tôi vẫn đồng ý với tư duy bình dân của tôi, là "méo mó có hơn không".

Tuy nhiên, sau đó không thấy ông nhắc tới điều này. Tôi được thông tin ông bận tranh cử Quốc hội. Tôi sẵn sàng chờ. Sau đó lại có thông tin ông đi nước ngoài công tác, tôi cũng chờ. Khoảng hai năm sau đó, tôi hân hạnh được cùng dự buổi tổ chức trao giải Phan Chu Trinh, trong đó có ông với tư cách người nhận giải. Nhưng tôi đã không đến gặp ông để nhắc lại lời hứa của ông. Mặc dù  tôi chỉ đứng cách ông không quá ba mét. Bởi vì những nguyên nhân sau đây: 1/ Tôi không bao giờ muốn để cho ai phải khó xử vì tôi; 2/ Tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vì chân lý, chứ không phải vì cá nhân tôi, nên không muốn cầu cạnh ai và phải dùng thủ pháp trong quan hệ xã hội để làm sáng tỏ chân lý; 3/ Tôi không hy vọng ông đủ khả năng bảo trợ cho một hệ thống luận điểm nhân danh khoa học làm sáng tỏ chân lý cội nguồn dân tộc.

Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhắc lại những sự kiện này, nếu như ông không thể hiện quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử, mà ông cho là khoa học, trong cuốn "lịch sử Việt Nam bằng tranh", do Nxb Kim Đồng thực hiện, năm 2012. Bởi vì, khi ông đã từ chối một cơ hội tranh luận khoa học về cội nguồn Việt sử do tôi đề nghị - tức là ông đã không chứng tỏ tính khách quan trong việc thể hiện quan điểm của ông, nhân danh khoa học. Cho nên, tôi phải công khai việc này.

Hôm nay, tôi lại được biết ông có ý kiến về vấn đề lịch sử Việt Nam liên quan đến một chủ trương của Bộ Giáo Dục. Chính ông đặt vấn đề "Không thể lãng quên lịch sử". Vì vậy, tôi xin được đặt vấn đề với ông - với tư cách là Thư ký Hội Sử học Việt Nam - công khai ở đây, rằng: Lịch sử Việt Nam mà ông nói tới ở đây và nó băt đầu diễn ra như thế nào với cội nguồn Việt sử bị phủ nhận so với cội nguồn Việt sử truyền thống?

Vì sao ông và cả Hội Sử học Việt Nam - tức số đông mà các ông gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - đã phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử ? Đây là điều được chính Chủ tịch Hồ Chí  Minh nói tới. Các ông tự nhận là nhân danh khoa học thì vì sao không có đối thoại khoa học?

Nếu như việc chứng minh cội nguồn Việt Sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử , chỉ có ở một mình tôi thì các học giả khả kính ở Hội Sử Học Việt Nam có thể cho qua. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, không phải chỉ một mình tôi, mà còn có nhiều học giả khắp nơi trên thế giới chứng minh ở nhiều góc độ khác nhau, nhân danh khoa học. Nhưng các ông vẫn không hề quan tâm và vẫn ra rả độc diễn, phổ biến quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Một ví dụ chính là cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" do ông chủ biên xuất bản năm 2012.

Tôi có lẽ không cần phải nhắc thì ông và "hầu hết những nhà khoa học trong nước" trong Hội Sử học Việt Nam cũng biết rằng: Kể từ khi quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của các ông lên ngôi, thì trước hết là môn Sử - mà chính các ông phải chịu trách nhiệm - đã thảm hại như thế nào trong nền giáo dục Việt Nam. Không những vậy, nó kéo theo cả một hệ thống giáo dục bị lung lay, mà báo chí đã nói qúa nhiều, khiến tôi không thể nhắc lại, vì số lượng quá lớn những bài báo nói về vấn đề này.

Bây giờ, chính ông lại lên tiếng về việc dạy môn sử với tư cách là môn học chính thống trong nền giáo dục Việt Nam. Nhưng nó sẽ được dạy như thế nào về lịch sử Việt Nam? Đó là vấn đề tôi muốn được đặt ra với ông và cả Hội Sử học Việt Nam với "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nó sẽ phản ánh chân lý như nền văn hóa sử truyền thống đã ghi nhận với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử; hay nó sẽ được giảng dạy theo quan điểm ông và "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" về cội nguồn dân tộc Việt chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt động chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ" , "hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN"? Để rồi - với kết quả của quan niệm lịch sử phủ nhận văn hóa sử truyền thống đó - là một người đàn bà tên là Đỗ Ngọc Bích theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ - phát biểu công khai trên BBC rằng: "Văn hóa dân tộc Việt có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc". Và bà ta phát biểu đầy tự tin rằng: Đây là điều mà bà ta "được học trong nhà trường".

Tôi cũng đặt vấn đề với ông - với tư cách ông là Thư ký Hội Sử học Việt Nam và với "hầu hết những nhà khoa học trong nước phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử - nghĩ như thế nào về sự liên hệ giữa cổ sử cội nguồn dân tộc Việt với phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Wasington và cả ở Singapor - sau khi thăm Việt Nam kết thúc vào ngày mùng 6/ 11 2015 - rằng: "Trung Quốc có chủ quyền ở biển Đông từ thời cổ sử"?

Là một người tỏ ra có trách nhiệm với môn lịch sử dân tộc Việt - ít ra ông và vài vị trong Hội Sử học Việt Nam thể hiện như vậy trên báo chí công khai - tôi hy vọng ông sẽ quan tâm và trả lời thư ngỏ này của tôi. 

Xin cảm ơn sự quan tâm của ông.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay