Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Đúng như vậy! Không có người ngoài hành tinh.

Thưa sư phụ, con lại hiểu cái "thế giới khác" mà sir Hawking muốn nói ở đây ko phải là người ngoài hành tinh, mà giả dụ là thế giới của các linh hồn chẳng hạn. Nhưng những hiện tượng linh hồn thì lại là 1 thực tại khách quan, vậy thì cái thực tại này theo định nghĩa của sir Hawking là gì?

Con lại hiểu cái "thế giới mà chúng ta đang sống" là bao gồm cả người ngoài hành tinh (nếu có).

Ko biết con hiểu như vậy có sai ko, thưa sư phụ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc phá 'thế trận' tàu cá Trung Quốc

vnexpress_121.gif

VnExpress – 19 giờ trước

Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc phá thế trận của hàng chục tàu Trung Quốc, bắt tổng cộng 15 tàu cá và hơn một trăm ngư dân Trung Quốc vì xâm phạm lãnh hải.

tàu Trung Quốc, bắt tổng cộng 15 tàu cá và hơn một trăm ngư dân Trung Quốc vì xâm phạm lãnh hải.

taucatrungquoc2.jpg

Bản đồ vùng biển Hoàng Hải và đánh dấu hai khu vực xảy ra các vụ việc xâm phạm trái phép của tàu cá Trung Quốc …

Các thông tin trên đây được báo chí Hàn Quốc đưa tin rầm rộ trong những ngày qua. Tuy nhiên phía Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức nào. Khoảng 16h25 hôm 19/11, một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Jeju, Hàn Quốc, ngăn chặn một tàu cá Trung Quốc và sau đó đưa tàu này về gần đảo Jeju để điều tra, tờ của Hàn Quốc đưa tin. Vụ việc xảy ra ở địa điểm cách đảo Chuja của Hàn Quốc khoảng 12 km về phía tây bắc, và cách đảo Jeju khoảng 50 km về phía tây.

Ảnh Hàn Quốc phá thế liên hoàn của tàu cá Trung Quốc

taucatrungquoc11.jpg

Tàu tuần tra của Hàn Quốc (màu trắng ở phía xa) đuổi theo một nhóm tàu cá Trung Quốc hôm 16/11. Các tàu này quây …

taucatrungquoc9.jpg

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc điều thêm tàu tuần tra và trực thăng tới để trấn áp các tàu cá Trung Quốc. Ảnh: …

taucatrungquoc10.jpg

Một xuồng máy cao tốc chở một toán lính đặc nhiệm của Hàn Quốc áp sát tàu cá Trung Quốc. Ảnh: AFP

taucatrungquoc6.jpg

Các ngư dân Trung Quốc tỏ ra không hợp tác, bất chấp sự xuất hiện của nhóm đặc nhiệm. Ảnh: AFP

taucatrungquoc8.jpg

Nhóm đặc nhiệm của Hàn Quốc sau đó nhanh chóng tiến lên các tàu của "hạm đội" Trung Quốc. Ảnh: AFP

taucatrungquoc7.jpg

Lực lượng cảng sát biển của Hàn Quốc có mặt sau đó. Trong ảnh là một cảnh sát biển Hàn Quốc đang giám sát việc …

Tuy nhiên, chiếc tàu cá bị bắt đã kêu gọi sự trợ giúp và 25 tàu cá khác của Trung Quốc đáp lại bằng cách dàn thế trận đe dọa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc, đồng thời đòi thả chiếc tàu đồng hương. Các thủy thủ Trung Quốc thậm chí khua rìu, ống nước bằng đồng và gậy tre trên boong tàu của họ, dẫn lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc.Trước diễn biến này, phía Hàn Quốc buộc phải điều thêm 12 tàu tuần tra và hai trực thăng tới trấn áp. Hai tàu cá nữa của Trung Quốc sau đó bị bắt, nhưng các thủy thủ trên hai tàu này đã chạy trốn sang các tàu bạn. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc truy đuổi các tàu Trung Quốc nhưng bất thành do thời tiết xấu. Giới chức Hàn Quốc cho hay 5 lính nước này bị thương nhẹ sau vụ việc. Hiện chưa rõ có bao nhiêu thủy thủ Trung Quốc bị bắt.

Đây là lần thứ hai các tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc chỉ trong vòng 3 ngày. Trước đó, vào ngày 16/11, 126 ngư dân và 12 tàu cá của Trung Quốc đã bị bắt giữ khi hoạt động trái phép gần đảo Ochong, gần thành phố Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla của Hàn Quốc. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc đã phải huy động 12 tàu tuần tra, 4 máy bay và 20 lính đặc nhiệm có vũ trang mạnh với súng K5, lá chắn và súng phóng lựu.

Theo tờ , khoảng 200.000 tàu cá của Trung Quốc được cho là đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Hàn Quốc, bất chấp việc 1.762 tàu cá của Trung Quốc đã được cấp phép đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và thu được 65.000 tấn cá các loại. Giới chức Hàn Quốc đang cân nhắc những biện pháp mạnh tay hơn để ngăn chặn các hoạt động trái phép của tàu cá Trung Quốc.

Nhật Nam

====================================

Cá ăn kiến thì cũng có lúc kiến ăn cá!

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi khiếp đảm có tên “chiến tranh điện tử Israel”

Vietnamnet.vn

Cập nhật 22/11/2011 06:22:00 AM (GMT+7)

Điều đáng sợ nhất trong “chiến tranh điện tử Israel” đó là vũ khí công nghệ tối tân, và tấn công vào lúc không ai nghĩ là cuộc chiến có thể nổ ra.

Posted Image

Hình minh họa một loại phi cơ chiến đấu của Israel. Ảnh: the Daily Beast

Công nghệ tinh vi

Phần lớn thời gian trong thập kỷ qua, Iran kiên trì xây dựng các chương trình hạt nhân của mình, Israel cũng gom hàng tỉ USD để lắp ráp nên các loại vũ khí công nghệ cao cho phép dội các đợt tấn công phủ đầu khiến các hệ thống phòng vệ của Iran đủ choáng váng.

Theo các thông tin tình báo Mỹ vào mùa hè vừa qua, bất kỳ các cuộc oanh kích của Israel (nếu có) vào các khu vực hạt nhân kiên cố của Iran sẽ không dừng lại ở việc sử dụng phi cơ tấn công F-15 và F-16. Đó có thể sẽ bao gồm một cuộc chiến điện tử tấn công lên mạng lưới điện, Internet, mạng lưới điện thoại di động và các tần số khẩn cấp cho lính cứu hỏa và các quan chức cảnh sát.

Israel đã phát triển một vũ khí có khả năng bắt chước duy trì tín hiệu di động, có thể ‘ra lệnh’ cho mạng lưới điện thoại di động “đi ngủ”, ngừng hoàn toàn việc truyền tải. Phía Israel cũng có thiết bị có khả năng gây nhiễu trong các hệ thống tần số khẩn cấp của Iran.

Năm 2007, trong một cuộc tấn công vào khu vực nghi ngờ sản sản xuất hạt nhân tại al-Kibar, quân đội Syria đã nếm mùi của dạng chiến tranh này khi các hệ thống ra-đa phòng không bị “dắt mũi”. Đầu tiên, hệ thống ra-đa tưởng rằng không có máy bay nào trên không phận, nhưng ngay sau đó lại “phát hiện” hàng trăm máy bay đang phủ kín bầu trời.

Theo một quan chức tình báo quân đội đã nghỉ hưu, hai năm trước, Trung tâm Phân tích Chiến tranh (JWAC, Mỹ) đã phát hiện ra điểm yếu của mạng lưới điện của Iran. Israel có vẻ như sẽ khai thác điểm nhạy cảm này trong các mạng lưới điện của Iran ở các thành phố lớn, hệ thống này kết nối tới Internet và do đó rất dễ bị phá hủy trong một cuộc tấn công mạng kiểu Stuxnet. Nguồn tin từ JWCA nói thêm: Israel có khả năng tấn công từ chối dịch vụ để ra lệnh cho hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Iran vốn dựa vào Internet.

Với kiểu tấn công có yếu tố điện tử này, phương thức tấn công có thể sẽ bao gồm một thiết bị trên không không người lái, có kích thước của một máy bay phản lực cỡ lớn. Một phiên bản đời đầu của loại này được gọi là Heron, phiên bản mới nhất được biết đến với tên gọi Eitan. Eitan có thể bay thẳng một mạch 20 giờ đồng hồ và trọng thải có thể lên tới một tấn. Một phiên bản khác của loại máy bay không người lái này lại có thể bay thẳng 45 giờ đồng hồ.

Các máy bay không người lái này là một phần không thể thiếu trong các cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, Afghanistan, và Pakistan, thu thập thông tin tình báo và cho nổ tên lửa tại các khu vực tình nghi là có chống đối. Hiện, các phi đội của Israel đã hoàn toàn tích hợp với các cuộc chiến điện tử.

Các máy bay không người lái sẽ hoạt động với đơn vị không quân đặc biệt của Israel được biết với tên gọi Quạ Trời, chủ yếu tập trung vào chiến tranh điện tử. “Mục tiêu của chúng ta là kích hoạt hệ thống của mình và phá vỡ, vô hiệu hóa các hệ thống của kẻ thù” - tờ Jerusalem Post năm 2010 trích lời của một vị chỉ huy chiến tranh điện tử Israel.

“Tôi nghĩ rằng với các tiềm lực của Israel – gồm lực lượng không quân và tiếp nhiên liệu trên không - có thể đọ sức với các khu vực này” – Fred Fleitz, Ủy ban Chọn lọc Thường trực của Quốc hội về Tình báo (Mỹ) nói. Ông hiện đang là biên tập viên cao cấp của mạng Lignet.com. “Họ có thể đánh lạc hướng hệ thống ra-đa và phòng không. Họ cũng có thể tấn công với tên lửa và các phi đội máy bay không người lái”.

Ngay lúc này, chưa ai rõ quyết định cuối cùng của Israel đối với chương trình hạt nhân của Iran là gì. Nhưng trong tháng này, Israel có một mục tiêu quan trọng trong chiến lược chính trị là khiến cho những người đưa ra quyết định tại Iran tin rằng một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạ tầng hạt nhân của họ là một khả năng rất thực tế. “Cách duy nhất vẫn được biết tới để ngừng chương trình hạt nhân là có các lệnh trừng phạt thích đáng cùng với lời đe dọa về mặt quân sự xác thực. Libya là một ví dụ điển hình nhất có thể thấy” – một quan chức cho biết.

Thời điểm bất ngờ

Nếu nhìn lại quá khứ để tìm ra chút manh mối về phương thức tấn công, có thể thấy Israel dường như sẽ không tấn công vào lúc mà các quan chức của họ bàn thảo sôi nổi trên mặt báo. Nói cách khác, nếu như Israel đang thảo luận cởi mở về một cuộc tấn công quân sự, thì ít khả năng nó sẽ xảy ra.

Nhưng nếu như Israel âm thầm truyền tín hiệu – như cách mà họ đã tấn công khu vực nghi là hạt nhân tại Iraq vào năm 1981, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng một cuộc tấn công đang gần kề.

Khi Sam Lewis là Đại sứ Mỹ tại Israel trong thời gian chuyển giao từ chính quyền Carter sang chính quyền Reagan, ông đã cảnh báo rằng có khả năng Thủ tướng Menachem Begin sẽ cho ném bom vào lò phản ứng hạt nhân Osirak tại Iraq.

“Tôi đã cảnh báo đầy đủ về các mối nguy hiểm cho chính quyền mới” – Lewis nhớ lại trong một bài phỏng vấn. “Chúng tôi đã thảo luận với phía Israel về việc họ muốn chấm dứt dự án này bằng cách nào, đã có rất nhiều thông tin và sau đó tất cả im bặt”.

Ngày 7/6/1981, không một lời cảnh báo, các máy bay phản lực của Israel đã bay theo không phận của Jordan và biến các cơ sở hạt nhân đang xây dựng dở tại phía đông nam Baghdad ra tro trong một chiến dịch có tên Opera. “Sau chuyện đó, tôi thấy đáng lẽ mình phải thừa nhận là một cuộc ném bom như vậy sẽ xảy ra” – Lewis nói. “Sau khi cuộc tấn công kết thúc, tôi không ngạc nhiên, tôi cảm thấy khó chịu với việc bị đánh lạc hướng từ sự ‘im lặng’ trước đó”.

Đó cũng có thể là một bài học cho chính quyền Obama khi họ cố gắng đoán định xem Israel sẽ làm gì với Iran. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã rất cố gắng để không bị “bất ngờ” trong mối quan hệ với Israel, đặc biệt là về vấn đề Iran. Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã giao cho các cố vấn an ninh quốc gia thiết lập nên một hệ thống chưa từng có để hội ý thường xuyên giữa hai bên, chủ yếu là qua các cuộc họp truyền hình từ xa.

Họ thành lập một ủy ban thường trực về Iran để kiểm tra tiến độ của các lệnh trừng phạt, chia sẻ thông tin tình báo, và cập nhật thông tin. Mặc dù vậy, Thủ tướng Israel không hề đảm bảo với phía Mỹ rằng ông sẽ thông báo hoặc xin phép trước khi tấn công vào Iran. Trong khi cuộc tấn công như vậy có thể khiến cho Iran trả đũa vào chính Mỹ hoặc Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta “bày tỏ mong muốn thảo luận về mọi dự tính hành động quân sự của Israel trong tương lai, và [Ehud] Barak hiểu rõ vị trí của Mỹ” – một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết.

Phía Israel lúc này có thể hơi kín tiếng bởi vì nhớ lại kinh nghiệm của Thủ tướng Israel Ehud Olmert. Vào năm 2007, Israel đã trình bày nội dung mà họ cho là bằng chứng xác thực về việc Syria đang xây dựng một cơ sở biến đổi hạt nhân tại al-Kibar. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nhớ lại: họ yêu cầu Tổng thống Bush cho ném bom vào cơ sở này.

“Tổng thống quyết định phản đối tấn công và gợi ý một tiến trình ngoại giao cho Thủ tướng Israel” – bà Rice viết. “Ehud Olmert cảm ơn chúng tôi vì đưa thêm phương án nhưng lại từ chối lời khuyên của chúng tôi, sau đó thì Israel đã tự mình hành động”.

Một nhân vật Mỹ thân cận với Thủ tướng Israel đương nhiệm nói: “Khi Netanyahu nhậm chức, ông ấy sẽ không lặp lại sai lầm mà Olmert từng gây ra, ông sẽ hỏi Tổng thống [Mỹ] về những việc có thể không nên làm. Xin lỗi vẫn tốt hơn là xin phép”.

Lê Thu (theo The Daily Beast)

=========================

Ít năm nữa, đem máy bay đi đánh nhau thuộc về chiến tranh cổ điển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mở đường tiến vào kỷ nguyên thế hệ 6

Cập nhật lúc :9:35 AM, 22/11/2011

Tiêm kích thế hệ 6 được Mỹ nghiên cứu ở cấp độ khái niệm. Khả năng của máy bay này được hình dung gần như giáp ranh với khoa học viễn tưởng.

(ĐVO) Theo đó, máy bay sẽ hoạt động bằng năng lượng điện, trang bị vũ khí laser, viba và cả vũ khí virus…

Xu thế tất yếu

Từ thập niên 2060, không quân các nước hàng đầu thế giới bắt đầu giai đoạn quá độ chuyển sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 6 đã bắt đầu và tiên phong khởi đầu cuộc đua vẫn là người Mỹ.

Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và một số nước khác vẫn loay hoay với các dự án tiêm kích thế hệ 5 thì hiện nay, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và lên danh sách các yêu cầu đối với tiêm kích thế hệ 6. Lầu Năm góc dự định nhận máy bay này vào trang bị năm 2030.

Posted Image

Hình ảnh giả định tiêm kích thế hệ 6 trang bị vũ khí năng lượng định hướng và kết nối mạng dữ liệu tàng hình của Northrop Grumman.

Nhận dạng tiêm kích thế hệ 6

Tiêm kích thế hệ 6 hiện tại chủ yếu được nghiên cứu ở Mỹ trên cấp độ khái niệm. Tạp chí Air Force Magazine số tháng 10/2009 đã nêu một số quan điểm của giới công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ về diện mạo tiêm kích thế hệ 6.

Họ cho rằng, thế hệ tiêm kích thứ 6 có thể xuất hiện vào năm 2020 hoặc muộn hơn và có những khả năng gần như khoa học viễn tưởng. Chẳng hạn, máy bay tiêm kích có thể điều khiển thay đổi hình dáng của mình trong khi bay (morfing) phù hợp tối ưu với tốc độ bay, được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như vũ khí laser, vũ khí vi ba để phòng vệ và tấn công.

Trong vòng 20 năm tới, có thể chế tạo tiêm kích không người lái và vũ khí năng lượng định hướng cho máy bay.

Máy bay thế hệ 6, ngoài động cơ chính, có thể sẽ được trang bị các động cơ phụ để cấp năng lượng cho vũ khí năng lượng định hướng. Công nghệ siêu vượt âm sẽ được áp dụng cho máy bay thế hệ 6, song không phải ở máy bay mà ở vũ khí động năng của nó.

Theo quan điểm của đa số các chuyên gia Mỹ, Nga, tiêm kích thế hệ 6 sẽ là loại không người lái. Máy bay không người lái có những ưu thế lớn như không cần phi công, sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm, thời tiết, có thể bay trên không nhiều ngày đêm, cơ động tốc độ cao và ở điều kiện quá tải mà một phi công không thể chịu nổi.

Các chương trình của Hải quân và Không quân Mỹ

Chương trình NGAD (Máy bay giành ưu thế trên không thế hệ mới), trước đó gọi là F/A-XX, của Hải quân Mỹ nhằm phát triển tiêm kích giành ưu thế trên không thế hệ 6, triển khai trên tàu sân bay, để thay thế các máy bay F/A-18E/F của Hải quân Mỹ từ năm 2025.

Máy bay sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ 6, có thể có hoặc không người lái tùy thuộc vào nhiệm vụ. Tiêm kích mới sẽ thực hiện các nhiệm vụ tiến công, giành ưu thế trên không, hỗ trợ mặt đất, ném bom chính xác và trinh sát.

Posted Image

Hình ảnh máy bay khái niệm F/A-XX của Boeing.

Boeing rất quan tâm đến NGAD và đã đưa ra đề xuất tiêm kích thế hệ 6 duy nhất được biết đến hiện nay.

Họ đã đề xuất thiết kế dạng cánh bay không đuôi, sau đó là thiết kế mới có cánh kết hợp, hình dáng giống tiêm kích thông thường từ khu vực buồng lái đến mũi.

Cả 2 thiết kế đều là tiêm kích tàng hình, không đuôi, trang bị 2 động cơ, có khả năng bay siêu hành trình , 2 chế độ điều khiển (có hoặc không người lái).

Ngoài ra, X-47B của hãng Northrop Grumman cũng được xem là một phương án cho NGAD (F/A-XX) của Hải quân Mỹ.

Posted Image

Phương án tiêm kích thế hệ 6 dạng cánh bay của Boeing.

Cuối năm 2011, Hải quân Mỹ dự định xem xét các phương án cho NGAD và bắt đầu giai đoạn trình diễn công nghệ vào năm 2013.

USAF cũng có một chương trình nghiên cứu tương tự có tên gọi Next Gen TACAIR (Máy bay chiến thuật thế hệ mới) nhằm tìm kiếm loại máy bay thế hệ mới thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 sau năm 2025.

Năm 2010, Trung tâm các hệ thống hàng không (ASC) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu các hãng máy bay Mỹ cung cấp thông tin về thiết kế tiêm kích thế hệ 6.

Theo dự kiến của Lầu Năm góc, tiêm kích thế hệ 6 sẽ đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2030.

Đó sẽ là bước đầu tiên cho việc thay thế tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor.

Theo yêu cầu của ASC, tiêm kích thế hệ mới phải có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp, có nhiều chức năng phòng không kết hợp phòng thủ tên lửa, không trợ trực tiếp, chặn đánh mục tiêu bay, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử và trinh sát.

Máy bay được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống phòng không tích hợp tinh vi, có thể phát hiện đối phương bằng các sensor hoạt động ở chế độ thụ động, hệ thống phòng vệ tổng hợp, vũ khí năng lượng định hướng và có khả năng thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học.

Tiêm kích thế hệ 6 phải có khả năng hoạt động ở các khu vực có phòng không mạnh có thể được xây dựng vào giai đoạn 2030-2050.

Posted Image

FA-XX của Boeing.

Tiêm kích F-X chạy điện

Mới đây, ông Mark Maybury, khoa học gia trưởng của USAF đã đưa ra khái niệm tiêm kích tương lai kiểu hybrid rất táo bạo F-X, dựa trên ý tưởng tiêm kích chạy điện có tên “More-Electric Aircraft”, và có thể nhận vào trang bị sau năm 2030.

Với sứ mệnh kế tục các máy bay thế hệ 5 F-22 và F-35, tiêm kích F-X có khả năng tránh được sự phát hiện bằng radar và khí tài ảnh nhiệt, được trang bị vũ khí laser, vũ khí vi ba và lây nhiễm virus vào các mạng máy tính của kẻ thù. Đồng thời, máy bay sẽ có tầm bay xa hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn.

Posted Image

Hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất F-X mà hãng Boeing giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Không quân năm 2011 tổ chức ở National Harbor, Maryland.

Tại Hội nghị thường niên năm 2011 của Hiệp hội Không quân tổ chức ở National Harbor, Maryland vào tháng 9.2011, hãng Boeing giới thiệu hình ảnh khái niệm tiêm kích thế hệ 6 mới nhất của họ.

Đây có thể hoặc cũng có thể không phải là mẫu hoàn thiện của khái niệm tiêm kích hải quân thế hệ 6 F/A-XX (ảnh dưới) mà Boeing đã tiết lộ năm ngoái. Lưu ý ở ảnh trên, trên phần thân sau máy bay có logo hình chữ P của phân hãng Phantom Works của Boeing.

Thành phần then chốt của F-X gồm hệ thống năng lượng mới có nguyên tắc hoạt động giống với ô tô hybrid (xăng-điện) và một động cơ siêu hiệu quả chu trình làm việc hỗn hợp thích ứng tốt cả cho bay nhanh và bay chậm.

Các bộ tích điện của hệ thống năng lượng làm nhiệm vụ tích trữ điện năng từ động cơ chính để cung cấp cho vũ khí năng lượng định hướng và các hệ thống cơ khí. Nhờ vậy, có thể lắp cho F-X vũ khí laser sát thương năng lượng cao, vũ khí vi ba để thiêu cháy radar đối phương và các radar công suất cao có khả năng phóng mã độc vào các hệ thống máy tính của kẻ thù.

Các hệ thống điện trên F-X còn chuyển hóa nhiệt từ động cơ phản lực thành điện năng cấp thêm cho các bộ tích điện, vừa giảm được độ bộc lộ của máy bay ở dải hồng ngoại. Vì vậy, F-X sẽ có đặc tính tàng hình radar giống như F-22 và F-35, nhưng có đặc tính tàng hình nhiệt tốt hơn.

Tuy nhiên, khái niệm tiêm kích chạy điện F-X rất phức tạp trong phát triển và cực kỳ đắt tiền. Nên người ta rất nghi ngờ khả năng của USAF biến được ý tưởng này thành hiện thực.

Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Thực hư sức mạnh tiêm kích thế hệ 5

Nhân Vũ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ếch dự đoán động đất

Hóa chất trong nước ngầm luôn thay đổi trước khi động đất diễn ra và ếch có thể phát hiện sự thay đổi ấy.

Các nhà khoa học của Đại học Mở tại Anh và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện những con ếch rời khỏi một ao tại thành phố L'Aquila, Italy vài ngày trước khi động đất làm rung chuyển thành phố, BBC cho biết.

"Toàn bộ 96 con ếch trong ao biến mất chỉ trong vòng ba ngày", Rachel Grant, một nhà nghiên cứu của Đại học Mở, kể.

Trước đó các nhà khoa học của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) từng phát hiện đá trong lớp vỏ trái đất giải phóng các hạt mang điện tích khi chúng bị nén. Động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên tạo sức ép lên đá.

Vì thế NASA mời Grant nghiên cứu nước trong ao mà 96 con ếch rời bỏ tại thành phố L'Aquila. Nhóm nghiên cứu mô phỏng động đất trong phòng thí nghiệm để xem điều gì sẽ xảy ra với những tầng đá trong lòng đất.

Kết quả cho thấy, trước khi động đất xảy ra, những viên đá trong lớp vỏ trái đất bị nén và giải phóng những hạt mang điện tích. Khi những hạt đó di chuyển tới bề mặt trái đất, chúng tương tác với không khí và biến các phân tử khí thành ion.

"Giới y khoa đã biết các hạt ion mang điện tích dương trong không khí có thể gây đau đầu và buồn nôn ở người, làm tăng nồng độ serotonin - một loại hoóc môn gây trạng thái căng thẳng - trong máu động vật. Chúng cũng có thể tương tác với nước, biến nó thành hydro peroxide", tiến sĩ Friedemann Freund, một nhà khoa học của NASA, phát biểu.

Hydro peroxide (H2O2) là một loại chất lỏng trong suốt, nhớt hơn nước một chút. Với thuộc tính oxy hóa mạnh, hydro peroxide được dùng để tẩy uế và làm tác nhân đẩy trong tên lửa.

Chuỗi phản ứng hóa học nói trên có thể tác động tới những chất hữu cơ tan trong nước ao, biến những chất hữu cơ vô hại thành chất có hại đối với ếch và các loài động vật dưới nước. Vì thế ếch phải rời khỏi ao.

Nhóm nghiên cứu nhận định khả năng phát hiện sự thay đổi hóa chất trong nước của ếch là hiện tượng phức tạp. Do đó họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn hiện tượng này.

Minh Long- VNExpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện: Coi chừng sập bẫy… (II)

Tác giả: Nhất Ngôn

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 03/12/2011 05:00 GMT+7

Các quốc gia trên thế giới càng lúc càng tránh xa thủy điện. Họ nhận thức lại về hình thức khai thác năng lượng này được ít, mất nhiều nên phá đập đi, trồng lại rừng. Nhưng cũng mất hàng mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm cũng chưa thể khôi phục lại sinh cảnh cũ.

Kì 1: Thủy điện: Công có, tội có và nhiều cái khó nói…

Theo tìm hiểu của người viết, đa phần các thiết bị thủy điện đang hoạt động tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Nga, khối EU và đặc biệt là Trung Quốc. Đa phần là các thiết bị thủy điện này vốn là đồ cũ bị nước ngoài thanh lý sau khi phá các đập chứa.

Và đã có người lên tiếng cảnh báo về việc chúng ta có thể "sập bẫy" xoay quanh câu chuyện thủy điện.

Tư duy... ve chai

Có một thời báo chí cảnh báo việc nhập rác vào Việt Nam. Rác ở đây không chỉ là thứ bốc mùi hôi thối, cũ mòn rỉ sét mà có khi rất đẹp, rất bóng bẩy và quan trọng là còn... xài được.

Hình thức hợp tác của các "bạn hàng tốt", "đối tác tốt" là rót vốn thông qua việc bán thiết bị trả chậm hoặc hợp tác cổ phần thông qua các dự án cụ thể. Xử lý một tấn rác có thể kiếm được lợi nhuận từ việc phân loại, tái chế những thứ còn xài được như đã nói trên. Nhưng chắc chắn số rác không xài được thì môi trường nước mình, sức khỏe dân mình lãnh đủ.

Tôi rất thông cảm với những người đi lượm ve chai khi hàng ngày phải lục lọi từng túi rác để sinh nhai. Nhưng thật đáng sợ nếu như thứ "tư duy ve chai" ấy được áp dụng ở các doanh nghiệp Nhà nước lẫn tư nhân.

Ve chai đi xin rác và mua các thiết bị cũ với giá cho không và quy trình tái chế ấy thường được đánh đổi bằng chính sức khỏe của họ. Nhưng khi anh đem về hàng chục tấn, hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn tấn rác, thiết bị cũ thì đó là hiểm họa cho cả môi trường sống lẫn một nền kinh tế.

Sự lỗi thời của thủy điện đã được chứng minh ở nhiều quốc gia trong khi tại VN, người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện... Và chưa có một thống kê chính xác nào về việc các thủy điện mọc lên như nấm ở nước ta được sử dụng các thiết bị nhập khẩu ra sao. Chỉ biêt một điều, "tư duy ve chai" chắc chắn xuất hiện khá nhiều trong câu chuyện làm thủy điện hiện nay.

Posted Image

Theo cảnh báo của thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường Đại học Cần Thơ thì "coi chừng chúng ta đang sập bẫy". Vì hàng nghìn tấn thiết bị thủy điện cũ của nước ngoài lần lượt "bay" vào Việt Nam theo chân các thủy điện lớn nhỏ.

Sự tỉnh táo ở đâu?

Một nhà khoa học nghiên cứu thủy điện nhận định thế này: "Nếu bắt buộc từng địa phương phải kê khai việc nộp thuế từ thủy điện, chúng ta sẽ biết được mức đóng góp cụ thể cho ngân sách của thủy điện ra sao. Tính luôn các thiệt hại về đường sá, nhà cửa, tài sản, mùa màng và thậm chí là tính mạng người dân nữa. Đem hai thống kê ấy so với nhau thì sẽ rõ thủy điện mang đến lợi/ hại ra sao".

Điện được sản xuất từ thủy điện góp phần phát triển kinh tế quốc gia, an ninh năng lượng, ổn định đời sống nhưng xét cho đến cùng lợi nhuận lại rơi vào tay tư nhân (trừ các thủy điện Nhà nước).

Các quốc gia trên thế giới càng lúc càng tránh xa thủy điện. Họ nhận thức lại về hình thức khai thác năng lượng này được ít, mất nhiều nên phá đập đi, trồng lại rừng. Nhưng cũng mất hàng mấy chục năm, thậm chí cả trăm năm cũng chưa thể khôi phục lại sinh cảnh cũ.

Đập Tam Hiệp- một dạng đại công trình thấy được từ mặt trăng- ở Trung Quốc là một ví dụ cụ thể. Hàng trăm nghìn tấn thiết bị, nước được tập trung lại một chỗ tạo ra sức ép khổng lồ cho vùng đất xây nó, khiến hiện tượng nứt gãy địa chất xảy ra cho các vùng phụ cận.

Sự tham lam trong tích nước đầu nguồn khiến môi trường sống hạ du xơ xác vào mùa khô do hạn và tan hoang vào mùa mưa bởi lũ. Chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận sự xuất hiện của đập Tam Hiệp là một sai lầm.

Ở Việt Nam, chưa có công trình thủy điện nào đang hoạt động được nhắc đến như là một sai lầm cả!

Mặt khác, về nguyên lý cơ bản thì các con sông giống nhau: Chảy từ trên cao xuống thấp. Không lý gì chúng ta lo ngại đập Xayaburi tận bên Lào nếu xây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ du sông Mekong- đồng bằng sông Cửu Long. Mà chính chúng ta lại "quên" những vùng hạ du của các con sông nước mình...

Một cách đánh đổi rất không tỉnh táo!

Minh bạch lý thuyết

Có dịp tiếp xúc với người dân lẫn chính quyền của một số vùng thượng nguồn sông được dự tính làm thủy điện, người viết thật sự cảm thấy đau lòng trước thực trạng hiện nay: Đa phần họ... ủng hộ thủy điện.

Bởi có thủy điện là có thêm cơ hội mua bán, hàng quán sẽ mọc lên, các tụ điểm giải trí xuất hiện để phục vụ cho công nhân công trình. Hậu quả không được nghĩ tới vì những thông tin chính xác về hậu quả của thủy điện chưa bao giờ đến với người dân một cách đầy đủ.

Bởi thế, họ ủng hộ cái mà họ không được cung cấp thông tin đầy đủ!

Khi có thủy điện (tôi nhấn mạnh là thủy điện tư nhân), người dân bị đẩy khỏi mảnh đất của tổ tiên họ, thay đổi phương thức sản xuất truyền thống của họ và dĩ nhiên là quá trình ấy làm mai một ngay, chứ không mai một dần dần bản sắc văn hóa truyền thống.

Vậy thông tin về thủy điện đã được chuyển tải đến người dân như thế nào? Báo chí ư? Thưa không, nơi mà hệ thống phát hành không với tới, internet không có hoặc chỉ có đối với những người giàu thì chẳng có thông tin nào cả cho người nghèo cả. Chính quyền cơ sở ư? Dự án cấp tỉnh phê duyệt thì cấp huyện, cấp xã khó lòng phản đối.

Thông tin trên báo chí cho thấy vừa qua ở miền Trung, các thủy điện xả lũ ĐÚNG QUY ĐỊNH (thông báo trước 2 giờ) nhưng vẫn gây thiệt hai nghiêm trọng, dân chạy lũ không kịp, thiệt hại vẫn xảy ra.

Vậy thì cần phải xem lại quy trình xả lũ ấy đã HỢP LÝ hay chưa. Nếu chưa thì cần thay đổi lại cho phù hợp.

Và tất cả những điều này, nên được công khai với người dân vì không công khai thì sự minh bạch từ trước tới giờ chỉ mang tính lý thuyết hoặc hình thức

===============================

Từ gần cả chục năm nay, cứ nói đến thủy điện là tôi không ưa. Bây giờ mới thấy báo chí nói đến khi mà hàng trăm đập thủy điện đã và đang hoạt động ở Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông lão bán nộm thu nhập 30 triệu đồng/tháng

Thứ Bẩy, 03/12/2011 - 15:12

Với chiếc kéo lách tách liên tục, hai ngón tay chai cứng, mái tóc bạc phơ, cùng chiếc xe đạp cọc cạch, trải qua hơn 30 năm bán nộm bò khô trên phố cổ Hà Nội, ông Lưu Văn Hào được gọi là "Nộm" từ khi nào chẳng hay...

Thu nhập 30 triệu đồng/tháng

Ông Lưu Văn Hào (70 tuổi) cho biết, năm 1954, gia đình ông ở phố Hàng Đường, đến năm 1991 thì bán đi và mua nhà tại số 42 Hàng Bạc. Năm 2009, UBND thành phố Hà Nội thu hồi xây đình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, gia đình ông chuyển về số 2 Vũ Hữu Lợi (Đống Đa) sinh sống.

Trước đây ông Hào từng làm trong bệnh viện Lao (nay là Bệnh viện Lao - Phổi Trung ương), lương thấp. Tới năm 1972, ông Hào từ bỏ chân công chức nhà nước để gắn bó với nghề chế biến nộm bò khô gia truyền của dòng tộc. Ông Hào nói, nhiều người cho rằng món nộm bò khô có nguồn gốc từ Trung Quốc, song tôi thấy các cụ nhà tôi từ nhiều đời phát triển món nộm song song với món phở Nam Định.

Posted Image

Hiện, mỗi ngày tôi thu về 2,5 đến 3 triệu đồng từ bán nộm, trừ chi phí còn lãi từ 800.000 đến 1.200.000 đồng/ngày, trung bình mỗi tháng thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Nhờ có nghề nộm bò khô mà tôi đã nuôi vợ, nuôi hai con một trai, một gái ăn học trrưởng thành”.

Dù mưa, rét, bão, lụt, ngày nào ông Hào cũng thức dậy từ 4 giờ sáng rồi đạp chiếc xe đạp cọc cạch đã gắn bó với mình mấy chục năm, đi gần chục cây số từ phố Vũ Hữu Lợi, đến chợ đầu mối Long Biên, mua thịt bò, đu đủ, tương ớt, dấm, lạc, rau thơm làm nguyên liệu chế biến.

17 giờ chiều. Mọi thứ xong xuôi, ông xếp tất cả nguyên liệu và khoảng 5 chai nước chấm vào chiếc thùng kính, buộc chặt lên xe đạp rồi chầm chậm đạp ra phố cổ. Cứ đi một đoạn, ông lại dừng xe, tay cầm chiếc kéo nhẵn bóng bật lách cách bên vỉa hè. Ông không cần mở lời rao một tiếng nào, song cứ nghe thấy tiếng kéo là người dân phố cổ lại bảo nhau: Ông Nộm đến đấy!

Khi có người mua, ông Hào mới đem những nguyên liệu trộn vào với nhau, ít thịt bò, ít đu đủ bào nhỏ, tương ớt, dấm... Ông Hào nói, nếu trộn sẵn thì nộm sẽ nhanh bị nhão, ăn mất ngon. Vả lại tùy khẩu vị của mỗi người, có người thích chua, người thích cay, vì vậy có đơn đặt hàng tôi mới chế biến.

Posted Image

Đạp xe bán nộm đêm khuya.

Bà Nguyễn Thị Loan, phố Nguyễn Hữu Huân (Hoàn Kiếm) kể, năm ngoái, có nhóm thanh niên choai choai mua của ông Nộm mấy đĩa, ăn xong chúng đứng dậy không trả tiền, nhưng ông vẫn mỉm cười. Mấy người chúng tôi hô nhau ra giữ xe của nhóm thanh niên đó, bắt chúng phải trả tiền cho ông Nộm.

Ông Hào kể, cách đây khoảng chục năm, có 4 - 5 em học sinh THPT gọi mỗi đứa một đĩa nộm, ăn xong chúng bỏ đi không chịu trả tiền. Gần đây, có một thanh niên gọi mấy đĩa nộm, ăn xong, anh ta trả tiền gấp đôi, ông giật mình hỏi thì người thanh niên tên Tuấn nói, mấy năm trước con ăn “bùng” tiền của cụ, bây giờ con xin lỗi và trả bù khoản tiền ngày trước. “Tôi nghĩ đó không phải là tội mà do lứa tuổi của các cháu thích trêu trọc người khác”, ông Hào đôn hậu nói.

Tiếng kéo rao bán nộm của ông Hào quen đến nỗi, người dân phố cổ thích ăn nộm cứ căn đúng giờ đó ra ngõ chờ là ít phút sau ông Hào tới. Ông Tống Công Thắng (50 tuổi), phố Đào Duy Từ cho hay: "Cứ chiều tối, nghe thấy tiếng kéo của ông Nộm thì dù đang làm việc gì, tôi cũng bỏ đó, hoặc sẽ bảo các cháu chạy ra mua một đĩa. Nộm của ông ấy rất đậm đà, thơm ngon, tôi mua không biết bao lần nhưng thực sự cũng chưa có dịp hỏi tên thật của ông ấy, chỉ gọi là ông Nộm".

Hào cho biết, khoảng 20 năm trước, nộm bò khô còn là món ăn của người nghèo, chỉ bán một đĩa rất nhỏ, khoảng 2 - 3 lần gắp là hết với giá vài chục đồng, nguyên liệu chủ yếu là phần thịt rẻ nhất của con bò. Song bây giờ nộm bò khô đã trở thành món ăn thú vị của những người có thu nhập cao, vì thế thịt bò phải là thịt ngon nhất, giá bán tăng lên từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng/đĩa, tùy loại.

“Mấy năm gần đây, người ta thấy tôi bán được hàng có thu nhập nên nhiều người cũng vào nghề, nhưng họ chỉ làm được thời gian ngắn là phải bỏ vì rất ít người mua. Tôi bán lâu năm, có nhiều khách quen, bán được nhiều giúp giá thành giảm, còn họ bán được ít thì phải nâng giá thành để bù vào công lao động, vì vậy họ không cạnh tranh được với tôi. Hiện, mỗi ngày tôi thu về 2,5 đến 3 triệu đồng từ bán nộm, trừ chi phí còn lãi từ 800.000 đến 1.200.000 đồng/ngày, trung bình mỗi tháng thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Nhờ có nghề nộm bò khô mà tôi đã nuôi vợ, nuôi hai con một trai, một gái ăn học trrưởng thành”, ông Hào tâm sự.

Món ngon để đời

Dân ghiền nộm bò khô thường hay ghé qua con phố bán nộm lâu đời nhất nhì đất Hà thành là phố Hoàn Kiếm, nhưng dân sành nộm thường ngồi trên khu vực phố cổ từ 17 giờ đến 0 giờ để thưởng thức món nộm theo sở thích của ông Hào. Ông bảo, nộm thực ra là món ăn rất đơn giản, nhưng muốn làm ngon thì không dễ chút nào.

Sợi đu đủ xanh nạo nhỏ không để sũng nước sẽ giúp đĩa nộm khô, sau khi tưới ngập tràn dấm ớt, người ăn sẽ từ từ cảm nhận miếng nộm vừa mềm, dai, không bị khô cứng; miếng thịt bò sau khi phơi khô hoặc sấy, tẩm húng lìu có màu đỏ nâu, vừa dẻo vừa dai vừa quánh, cộng với vị chua, ngọt, cay của tương ớt, một chút rau thơm, đặc biệt là húng Láng và ít lạc rang…, tất cả trộn vào nhau làm thành một đĩa nộm vừa vặn, thơm ngon miễn chê.

“Có người còn ví, món ăn này dường như đã gói hết hương vị của cuộc sống vào đó với đủ thứ chua, cay, mặn, ngọt, bùi... Mà cũng phải là người sành ăn lắm mới nhận ra miếng thịt bò khô của tôi được chế biến rất công phu. Tôi luôn phải mua thịt bò mông hay thăn thật tươi, ngâm rửa kĩ cho hết mùi hôi của bò rồi mới xay, tẩm ướp gia vị. Khi xay xong, thịt bò được cán mỏng, phơi khô sau đó chiên trong chảo mỡ nóng, ăn vào đậm đà vô cùng", ông Hào tự tin nói.

Posted Image

Món nộm của ông Hào.

Tuy nhiên, có lẽ vì là ngón nghề gia truyền nên ông Hào còn giấu chúng tôi một vài công đoạn. Chỉ thấy tất cả nguyên liệu được ông cho vào một chiếc tủ kính nhỏ có nhiều ngăn, mỗi thứ để riêng một ngăn. Ông Hào vừa cắt thịt bằng kéo giống như thợ may, vừa đánh kéo tanh tách, âm vang cả góc phố. Đó là tiếng của cay, chua, mặn, ngọt bùi mà ai từng ăn một lần thì không thể quên được. Cái nghề tưởng đơn giản nhưng thực ra là không kém phần khó nhọc, không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng thành công.

người con trai của ông Hào đang làm việc cho một công ty nước ngoài, nhưng anh cũng có ý định cùng cha phát triển nghề truyền thống này vì muốn duy trì và lưu truyền một món ăn ngon của người Hà thành…

Theo Minh Đức

Tiền phong

=====================================

Ông Hào nói, nhiều người cho rằng món nộm bò khô có nguồn gốc từ Trung Quốc, song tôi thấy các cụ nhà tôi từ nhiều đời phát triển món nộm song song với món phở Nam Định.

Đúng là một thứ tư duy nô lệ bỉ ổi về văn hóa.

Bên Trung Quốc không hề có món nộm bò khô và Phở. Đây là hai món của người Việt có từ lâu đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ÔNG TÂY HÁT CẢI LƯƠNG

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=Z05mlLUQJSo&feature=player_embedded#!

ÔNG TÂY HÁT CẢI LƯƠNG

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=qdwKlQB2bFU&feature=related

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà báo Đỗ Khánh Giang:

Hạ Long không cần khẩu hiệu

Thứ Hai, 05/12/2011, 04:17 (GMT+7)

TT - Mất tám năm để hoàn thành bộ ảnh, nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Khánh Giang vừa ra mắt cuốn sách ảnh đầu tay: Hạ Long - đá và nước vĩnh cửu (NXB Mỹ Thuật), dày 160 trang với 138 bức ảnh.

Posted Image

Long - tác phẩm tâm đắc nhất của Đỗ Khánh Giang, giải 3 cuộc thi Đối thoại với di sản địa chất - hoạt động bên lề Hội nghị quốc tế lần 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về công viên địa chất, 2011 - Ảnh: Đỗ Khánh Giang

Đỗ Khánh Giang (phóng viên ảnh báo Quảng Ninh) lặng lẽ bỏ tiền túi hàng trăm triệu đồng để in sách với hi vọng giới thiệu tới du khách một vịnh Hạ Long từ những góc nhìn khác, không có những hòn Trống Mái, Con Cóc, hang Sửng Sốt,... CTV Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Đỗ Khánh Giang:

* Thưa anh, việc bỏ tiền túi để in sách là chủ ý của anh hay anh đã từng đặt vấn đề với các cơ quan văn hóa mà không nhận được sự hưởng ứng?

- Tôi đã từng đi đến một số đơn vị đặt vấn đề. Nhưng với thái độ thờ ơ cũng như cách họ xem ảnh của mình thì tôi cảm thấy như bị xúc phạm.

Với tôi, mỗi chuyến đi vịnh là mỗi lần cảm nhận mới về cái đẹp của Hạ Long, đẹp đến mê hồn, hình ảnh thực tế không cần khẩu hiệu. Với những gì tôi nhìn thấy thì tập sách này chỉ là một trong những góc rất nhỏ tôi ghi lại được trên thực tế. Tôi tin những hình ảnh này đến được bạn bè trong và ngoài nước thì tác dụng rất lớn.

* Duyên cớ nào khiến anh quyết định tìm cho mình một góc chụp khác: nhìn Hạ Long từ trên những vách đá?

- Tôi đã theo cha (nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha - NV) chụp Hạ Long rất nhiều nhưng đều không bằng lòng với chính mình. Một lần leo núi Bài Thơ để chụp, và khi đứng trên cao, tôi mới ngỡ ngàng rằng Hạ Long từ trên cao nhìn xuống như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động và hùng vĩ, núi xen với biển tạo nên những khung cảnh đẹp trữ tình. Tôi nghĩ sao mình không chụp vịnh Hạ Long từ trên cao nhỉ? Và đó cũng là lúc tôi tìm được hướng đi.

Posted Image

Nhà báo Đỗ Khánh Giang - Ảnh: Nhân vật cung cấp

* 138 bức ảnh trong sách, đâu là bức anh thích nhất?

- Đó là bức Long. Những dãy núi đá chồng chất trông như một con rồng đang uốn lượn trên mặt vịnh và cũng như truyền thuyết về vịnh Hạ Long. Tôi nhớ lần đó trên đường đi sáng tác về, khoảng hơn 4g chiều, toàn bộ sườn núi và mặt biển phảng phất ánh nắng vàng của mặt trời. Bỗng nhiên nhìn thấy một dãy núi có hình cong lưỡi liềm, tôi quyết định trèo lên đỉnh của dãy núi đối diện và thật ngạc nhiên thấy dãy núi trải dài uốn lượn như một con rồng đang múa trên mặt vịnh. Tôi chọn các góc độ chụp trên 50 ảnh, về chọn được một ảnh ưng ý.

* Để leo lên các mỏm núi đá ấy, anh có thêm một thiết bị hỗ trợ nào không?

- Tôi hoàn toàn leo bằng tay không, cùng hai chai nước mang theo với máy ảnh để tác nghiệp.

* Vậy có “tai nạn nghề nghiệp” nào mà anh cảm thấy kinh khủng nhất khi chụp bộ ảnh này?

- Vâng, đó là một lần tôi rơi từ trên núi với độ cao khoảng 8m xuống, may mà dọc các sườn núi có rất nhiều cây phất du và trúc núi đã “đỡ” tôi. Điểm tiếp xúc cuối cùng là một thân cây chặn ngang người, tôi nằm đó phải gần một tiếng sau mới có thể bò xuống với máu chảy, và xước xát rất nhiều. Đến bây giờ cứ thay đổi thời tiết tôi lại bị ảnh hưởng của cú ngã đó. Lần đó tôi bị hỏng bộ máy ảnh trị giá trên trăm triệu đồng.

* Cầm cuốn sách này trên tay, tôi thấy tiếc khi trong cuốn sách tất cả đều in song ngữ Anh - Việt, nhưng tên sách trên bìa không được dịch ra tiếng Anh. Đó là một chút sơ sót, hay là chủ ý của tác giả, thưa anh?

- Đúng. Đó là một sơ sót của tôi.

HOÀNG THU PHỐ thực hiện

===============================

* Thưa anh, việc bỏ tiền túi để in sách là chủ ý của anh hay anh đã từng đặt vấn đề với các cơ quan văn hóa mà không nhận được sự hưởng ứng?

- Tôi đã từng đi đến một số đơn vị đặt vấn đề. Nhưng với thái độ thờ ơ cũng như cách họ xem ảnh của mình thì tôi cảm thấy như bị xúc phạm.

Với tôi, mỗi chuyến đi vịnh là mỗi lần cảm nhận mới về cái đẹp của Hạ Long, đẹp đến mê hồn, hình ảnh thực tế không cần khẩu hiệu. Với những gì tôi nhìn thấy thì tập sách này chỉ là một trong những góc rất nhỏ tôi ghi lại được trên thực tế. Tôi tin những hình ảnh này đến được bạn bè trong và ngoài nước thì tác dụng rất lớn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, con lại hiểu cái "thế giới khác" mà sir Hawking muốn nói ở đây ko phải là người ngoài hành tinh, mà giả dụ là thế giới của các linh hồn chẳng hạn. Nhưng những hiện tượng linh hồn thì lại là 1 thực tại khách quan, vậy thì cái thực tại này theo định nghĩa của sir Hawking là gì?

Con lại hiểu cái "thế giới mà chúng ta đang sống" là bao gồm cả người ngoài hành tinh (nếu có).

Ko biết con hiểu như vậy có sai ko, thưa sư phụ?

Lan Anh thân mến.

Đang viết bài trả lời Lan Anh đến phần hấp dẫn thì đụng phải một nút nào đó trên bàn phím và nó trở lại với diễn đàn chính. Híc! Tôi nhiều lần bị như vậy.

Thôi khi nào thày trò mình gặp hoặc Offline tôi trả lời Lan Anh câu này.

Lan Anh có biết cái phím tắt nào khiến nó quay trở lại diễn đàn chính ko? Cho tôi biết để sau này tôi cẩn thận hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước

Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.

LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt - Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.

Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.

Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.

Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt - Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.

Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này - dự án bệnh viện Việt - Mỹ.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.

- Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên ông tiếp xúc với người Mỹ là khi nào?

- Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng:Đó là khi ông Henry Kissinger vào Hà Nội đầu năm 1973 (10.1-13.1), do ông Lê Đức Thọ mời, trước khi hai bên chính thức ký Hiệp định Paris vào 27.1.1973. Một dịp may bất ngờ đối với một nhân viên ngoại giao mới vào ngành được vài tháng như tôi (ông Lê Văn Bàng vào Bộ Ngoại giao tháng 10.1972, sau khi tốt nghiệp đại học ở Cuba, chuyên ngành tiếng Anh - TG).

Đoàn của ông Kissinger đến Nội Bài vào buổi tối. Khi đó, sân bay Nội Bài còn tung toé hết lên, chỉ được mỗi cái đường băng là tử tế. Tôi được giao toàn bộ nhóm phi công chuyên cơ, khoảng 20 người, làm hướng dẫn và phiên dịch cho họ.

Tuy vậy, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ về ông Kissinger.

Kỷ niệm thứ nhất là khi dẫn cả đoàn ông Kissinger đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật (ở đường Nguyễn Thái Học), nhân dân nghe tin có Kissinger đến, họ tập trung rất đông dưới sân bảo tàng biểu tình phản đối. Nhiều người còn cầm đá, cầm gạch, bịt chặt cửa không cho đoàn ra.

Tôi cảm thấy căng quá. Hà Nội vừa mới trả qua đợt tàn phá kinh khủng của B52 Mỹ suốt 12 ngày đêm mà. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi cũng dẫn được đoàn Kissinger ra ngoài theo lối cửa sau, ra đường Cao Bá Quát.

Kỷ niệm thứ hai là khi dẫn ông tới Bảo tàng Lịch sử. Khi nghe dịch cái biển ghi 4 câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", ông ấy nói luôn: "Đây là Điều khoản 1 của Hiệp định Paris (khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam)".

Posted Image

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng

* Ấn tượng của ông về ông Kissinger?

Trước đó, tôi cũng đọc nhiều về Kissinger, và, khi gặp, tôi cảm nhận ông quả là một người giỏi giang, uyên bác, và có nhiều mưu mẹo. Hơn nữa, đối đầu được với ông Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán suốt 4 năm ròng chắc hẳn không phải tay vừa.

* Ý ông muốn nói đến việc ông Kissinger đã khéo léo "đẩy" cam kết cụ thể phía Mỹ trong viện trợ giúp hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết thời hậu chiến ở Việt Nam (3,25 tỷ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng 1-1,5 tỷ USD viện trợ lương thực và hàng hoá), như ông Lê Đức Thọ đã kiên quyết đòi hỏi, sang bức công hàm của Tổng thống Richard Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ngày 1.2.1973)?

Hơn nữa, trong bức công hàm này, Tổng thống Nixon còn gài thêm rằng "mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến pháp của mình". Theo qui định của Hiến pháp Mỹ, có viện trợ không và viện trợ bao nhiêu là do bên lập pháp quyết định, chứ không phải bên hành pháp.

Đúng vậy. Và không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hoá giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm sau đó.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã chiến thắng khi buộc Mỹ phải ký hiệp định hoà bình và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, tiếp nhận một đất nước bị tàn phá vào thời điểm thống nhất đất nước, cộng với kinh tế ngày càng khó khăn những năm sau đó, yêu cầu kiên quyết của phía Việt Nam là Mỹ viện trợ để tái thiết, theo điều khoản 21 của hiệp định, là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter của Đảng Dân chủ lên nắm quyền (đầu năm 1977), và thể hiện mạnh mẽ mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ông ta lại vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng hoà trong Quốc hội.

Khi thấy vấn đề MIA/POW (người mất tích trong chiến tranh và tù binh) của Mỹ bị phía Việt Nam gắn với điều 21 của Hiệp định, và cả bức thư hứa hẹn của Tổng thống Nixon, những nghị sĩ Cộng hoà đã phản ứng rất mạnh. Đỉnh điểm là đầu tháng 5.1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hoá ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam.

* Có phải đó là lý do, trong chuyến đi một số nước châu Á vào tháng 7.1978, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố với báo chí quốc tế là Việt Nam không yêu cầu thực hiện điều 21 của hiệp định nữa, hay không? Bởi trong ba vòng đàm phán trong năm 1977 ở Paris, do chính ông Phan Hiền làm trưởng đoàn, Việt Nam luôn coi việc thực hiện điều 21 là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá.

Tôi nghĩ còn có thêm một lý do quan trọng khác nữa. Đến lúc đó, lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được tình hình đã thay đổi quá nhiều, nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Đỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Việt Nam, lúc đó, đã đồng ý vào COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), chuẩn bị ký một hiệp ước đồng minh với Liên Xô, và cho phép hải quân của họ sử dụng Cảng Cam Ranh. Đổi lại, Liên Xô cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam.

Tức là đến thời điểm đó, lãnh đạo Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược. Và, như vậy, nhu cầu tái thiết từ viện trợ của Mỹ không còn quan trọng như trước nữa.

* Tức là chính sức ép từ phía Bắc, và phần nào đó từ phía Tây Nam, đã khiến lãnh đạo Việt Nam quyết định phải nhanh chóng bình thường hoá vô điều kiện với Mỹ?

Đúng vậy. Trước sức nóng chủ yếu từ phương Bắc, nếu khộng có luồng gió ôn hoà từ phía Tây thì căng lắm. Và, vì vậy, vào tháng 9.1978, Việt Nam cử một trưởng đoàn mới là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hoá vô điều kiện.

Thoả thuận xong với ông Holbrooke, ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

* Mike Morrow, người đầu tiên phỏng vấn được ông Nguyễn Cơ Thạch khi ông lên nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1980, có kể rằng, trong cuộc phỏng vấn đó, ông Thạch tiết lộ rằng ông đã nói thẳng với người đồng cấp Holbrooke rằng Mỹ không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tức là có thể bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, rồi sau đó với Việt Nam.

Việc Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Trần Quang Cơ, người sang New York cùng ông Thạch hồi tháng 9.1978, còn cố chờ sang cả tháng 1.1979, tức là sau khi Mỹ đã ký thoả thuận xong với với Trung Quốc, càng khẳng định cho quyết tâm "còn nước còn tát" này của phía Việt Nam.

Đúng là Việt Nam đã thực sự hy vọng sẽ bình thường hoá được với Mỹ trong thời gian đó. Tôi còn nhớ là đã được Bộ Ngoại giao cử vào biên chế đại sứ quán tương lai, phụ trách mảng văn phòng. Tuy đại sứ chưa chọn, nhưng biên chế sứ quán thì đâu vào đấy. Tháng 12.1978, Bộ Ngoại giao Mỹ còn chuyển cho phía Việt Nam ảnh chụp toà đại sứ ở Washington D.C. của chính quyền Sài Gòn cũ nữa.

Tức là chúng ta đã tính đến việc lập ngay sứ quán khi thoả thuận bình thường hoá được ký kết.

Posted Image

Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn tiếp Đại sứ Lê Văn Bàng tại Lễ trình Quốc thư.

* Phóng viên kỳ cựu của hãng AP là Peter Arnett, người đã tháp tòng đoàn nghị sĩ Mỹ vào Hà Nội mùa hè năm 1976, đã nói rằng dưới thời Tổng thống Carter, Mỹ muốn cải thiện quan hệ của mình ở Trung Mỹ với việc trả kênh đào Panama cho nước này quản lý. Ông đã tập trung nhiều công sức và thời gian để thuyết phục Quốc hội phê chuẩn hiệp ước mà ông ký với Tướng Omar Torrijos vào tháng 9.1977, và vì vậy đã sao nhãng phần nào câu chuyện bình thường hoá với Việt Nam.

Ông có ý kiến gì về nhận định đó?

Tôi nghĩ ông ta hoàn toàn chính xác khi nói tới nỗ lực của Tổng thống Carter trong việc lấy lại hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Mỹ, và Mỹ La tinh nói chung. Bởi, sau Việt Nam, Mỹ thất thế cả về uy tín lẫn kinh tế, và Liên Xô đã tranh thủ mở rộng ảnh hưởng, rất mạnh. Họ vươn tay tới Angola, Mozambique, hay Ethiopia ở châu Phi, và nhất là Nicaragua - một quốc gia nằm ngay "sân sau" của Mỹ.

Nhưng quan trọng hơn, Mỹ đã phải tập trung vào "con bài" Trung Quốc, dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.

Đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hoá ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hoá và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.

Tóm lại, Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.

Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia cuối năm 1978, mọi mối tiếp xúc hầu như bị cắt đứt. Ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.

Thậm chí đến năm 1981, khi chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ một chuyến thăm cho ông Andrew Young, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và cựu cố vấn của Tổng thống Carter, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan vẫn không chấp thuận cho họ sang Việt Nam.

Mọi chuyện phải chờ đến năm 1985, Mỹ mới quay lại Việt Nam...

(Còn tiếp...)

=====================

Lý học Đông phương - tất nhiên là thuộc về nền văn hiến Việt theo cách hiểu của cá nhân tôi - luôn quan niệm rằng vạn vật đều có sự ràng buộc, tương tác lẫn nhau rất có quy luật. Chả thế mà chỉ nghe tiếng chim hót mà ngài Thiệu Khang Tiết dự báo rằng nhà Nam Tống sắp mất. Việt Nam hiện đang đang đóng một vai trò rất quan trọng trong bàn cờ thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lan Anh thân mến.

Đang viết bài trả lời Lan Anh đến phần hấp dẫn thì đụng phải một nút nào đó trên bàn phím và nó trở lại với diễn đàn chính. Híc! Tôi nhiều lần bị như vậy.

Thôi khi nào thày trò mình gặp hoặc Offline tôi trả lời Lan Anh câu này.

Lan Anh có biết cái phím tắt nào khiến nó quay trở lại diễn đàn chính ko? Cho tôi biết để sau này tôi cẩn thận hơn.

Dạ, có thể là cuối tháng này đệ tử sẽ vào HCM ít ngày, hy vọng sẽ có duyên được diện kiến sư phụ và nghe sư phụ giải đáp (Vì sư phụ nói cứ như là nay mai thầy trò mình sẽ gặp, nên đệ tử đành khai ra kế hoạch trước vậy. Lol)

Vì cái thông điệp của ngài Hawking mà đệ tử xem được trên Discovery chỉ trong vòng vài giây, và đệ tử cũng ko chắc chắn là mình đã chuyển tải hết và đúng những gì ngài Hawking muốn nói ko :( . Nhưng vì nó làm đệ tử hết sức băn khoăn nên đã post lên đây để mong nhận được comment.

P/s: đệ tử cũng hay gặp tình huống tương tự như sư phụ với cái laptop. Type được đoạn dài thoo`ng rồi tự nhiên đụng phải nút gì đó mà nó đi đâu mất tiu hết. Bực mình kinh khủng ấy ạ, chả muốn type lại nữa (Đệ tử nhớ hồi lâu sư phụ cũng có hỏi câu này, và 1 cao thủ nào đó có trả lời hướng dẫn cách khắc phục. Giờ muốn tìm lại bài viết ấy chắc ko nổi nữa, hix).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ, Nhật, Ấn Độ dàn thế trận liên hoàn chống Trung Quốc

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc :6:36 AM, 06/12/2011

Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc bị “án ngữ” ở ba hướng: phía Bắc là Nga, phía Tây là Ấn Độ, phía Đông là Nhật Bản, nên để đi ra bên ngoài, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới thì Đông Nam Á chính là “cửa ngõ”, là vùng đệm chiến lược đối với Bắc Kinh.

>> Trung Quốc 'kéo bè' thách thức phương Tây?

Dù có nhiều chính sách và biện pháp để thuyết phục thế giới tin vào “sự trỗi dậy” hòa bình của mình nhưng những tham vọng của Bắc Kinh khiến Mỹ và nhiều nước láng giềng hết sức quan ngại và chính Bắc Kinh “đẩy” các nước này xích lại gần nhau hơn trong “thế trận liên hoàn” với tâm lý “bài Trung Quốc”.

Nhật Bản lo lắng

Trong Sách trắng quốc phòng công bố ngày 2/8/2011, Nhật Bản đặc biệt quan ngại việc Trung Quốc gia tăng hoạt động tại biển Đông. Họ cho rằng, Bắc Kinh phản ứng “độc đoán” để giải quyết những mâu thuẫn trong khu vực.

Sách trắng viết: Khi giải quyết các vấn đề liên quan xung đột lợi ích với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện theo cách cưỡng bức, khuấy động nỗi lo ngại về đường hướng tương lai của Bắc Kinh. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc không minh bạch. Ngân sách chi cho hoạt động quốc phòng mà Trung Quốc công khai chỉ là một phần nhỏ so với thực tế.

Sách trắng cũng ám chỉ rằng, Nhật Bản có thể sẽ hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Hiện Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm quân sự từ 16 lên 22. Tokyo đưa vào biên chế các máy bay tiên tiến, tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis.

Ấn Độ không ngồi yên

Dù quan hệ thương mại được cải thiện đáng kể thì mối thù “không đội trời chung” giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa bao giời nguôi ngoai liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Việc Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, sự hiện diện quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ, đẩy mạnh can dự vào Pakistan và Nepal là những mối đe dọa thực sự, buộc Ấn Độ phải hiện đại hóa quân đội.

Theo đó, New Dehli triển khai tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos tới khu vực phía Đông. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đưa vào biên chế ít nhất 114 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH.

Trong kế hoạch 5 năm tới, New Delhi tuyển thêm 100.000 quân, đồng thời sẽ triển khai thêm thêm sư đoàn tới miền Đông để tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, pháo siêu nhẹ và xe tăng, thiết giáp cũng sẽ được Ấn Độ triển khai đến khu vực Đông Bắc.

Posted Image

Tàu chiến Mỹ, Nhật...

Các tham vọng của Trung Quốc khiến Ấn Độ và Nhật Bản “đến với nhau”. Hai bên đều lo ngại sự gia tăng ngân sách quốc phòng hai con số của Bắc Kinh trong năm tài khóa 2011-2012 và tham vọng chủ quyền ở biển Đông của Trung Quốc. Tokyo và New Dehli vừa kết thúc vòng đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 5, trong đó thảo luận các vấn đề chống cướp biển, khủng bố và phát triển cấu trúc Đông Á. Hai bên cũng nhất trí sớm tổ chức đối thoại ba bên Ấn - Mỹ - Nhật.

Dự kiến, đầu năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm Ấn Độ, trong đó hai bên sẽ đối thoại về chính sách quốc phòng. Thời gian tới, hai nước sẽ tổ chức các chuyến viếng thăm thường niên cho tàu và máy bay của hải quân; đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập song phương. Ngoài ra, Tokyo và New Dehli còn nhất trí trao đổi học viên quân sự; thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên các lĩnh vực hỗ trợ huấn luyện chung về cứu trợ nhân đạo, đối phó với thảm họa thiên tai…

Mỹ dàn thế trận liên hoàn

Myanmar là “bàn đạp” quan trọng trong Chiến lược hướng Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này tuyên bố hoãn xây đập Myitsone và ân xá cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có 200 tù chính trị là động thái cho thấy Naypyitaw đang “rời xa” Bắc Kinh.

Nhân chuyên thăm Myanmar lần này (từ ngày 30/11-2/12) của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, báo Le Figaro của Pháp có bài viết trong đó bình luận Mỹ thắng một trận đánh trong cuộc chiến giành ảnh hưởng tại khu vực. Bài báo cho rằng, Trung Quốc vẫn còn “vật vã” sau khi bị trúng “cơn sốt châu Á” của Tổng thống Mỹ Obama.

Bắc Kinh bị thách thức và “sỉ nhục” ngay trên sân nhà (khu vực châu Á - Thái Bình Dương) với một số động thái: Washington thông báo thành lập một căn cứ thủy quân lục chiến ở Australia, nêu lên vấn đề tranh chấp biển Đông trong chương trình nghị sự hội nghị Đông Á, bất chấp những lời phản đối của Trung Quốc. Trước đó, tại Hội nghị APEC, Mỹ thúc đẩy việc thành lập vùng tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP mà Trung Quốc không được mời. Và giờ đây là chuyến công du Myanmar của Ngoại trưởng Hillary Clinton, mà Bắc Kinh xem như là nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trung Quốc phản pháo?

Trước “sức ép” từ Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là chuyến thăm Myanmar “chướng tai gai mắt” của Ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh bắt đầu phản pháo. Theo tờ Le Figaro, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích “tâm lý chiến tranh Lạnh” của Mỹ liên quan đến căn cứ quân sự ở Australia. Một tướng Trung Quốc tố cáo ý muốn “bao vây” Trung Quốc của Washington. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, ngoài các tuyên bố tức giận thì Trung Quốc sẽ không hành động gấp rút.

Một mặt Trung Quốc không muốn cho thiên hạ thấy rõ họ “dính đòn”. Mặt khác, nước này sắp bước vào “năm bầu cử” với việc thay đổi lãnh đạo năm 2012. Do đó, những xáo trộn lớn trên chính trường quốc tế không có lợi. Một giáo sư của ĐH Bắc Kinh nhận định: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào “đang chiụ sức ép chưa từng thấy về chính sách đối ngoại”.

Tóm lại, đứng trước thế trận liên hoàn của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ thì Trung Quốc không thể “ngồi yên chịu trận”. Tuy nhiên, do sắp bước vào giai đoạn bầu cử với những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo thì Bắc Kinh cũng không muốn có những xáo trộn lớn. Do đó, “khẩu chiến” sẽ là thượng sách được lãnh đạo Bắc Kinh sử dụng trong thời gian tới.

Thế Phương

================================

Cô gái Ấn Độ đã ngồi vào sòng bài. Posted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

25 triệu đô tân trang tàu chiến cổ nhất thế giới

Thứ ba, 6/12/2011, 17:34 GMT+7

Giới chức Anh sẽ chi 25 triệu USD để khôi phục cho tàu chiến cổ nhất thế giới HMS Victory.

Posted Image

Chiến thuyền HMS Victory của Anh là tàu chiến cổ nhất trên thế giới còn tồn tại. Ảnh: CNN

Chiến hạm hơn 200 năm tuổi này sẽ trải qua quá trình khôi phục trong khoảng thời gian ít nhất là 5 năm hoặc lâu hơn nữa. Ông John O'Sullivan thuộc hãng BAE Systems, nơi được giao nhiệm vụ khôi phục HMS Victory, nói với CNN: "Đây là một nhiệm vụ to lớn. Năm năm tới sẽ rất căng thẳng, nhưng mọi việc đang được tiến hành và công việc sẽ diễn ra liên tục".

Tàu chiến HMS Victory được đưa vào hoạt động từ năm 1778, chinh chiến trong ba thập kỷ sau đó và đã chứng kiến nhiều trận đánh quan trọng. Đây là con tàu duy nhất còn "sống sót" sau nhiều trận chiến bao gồm cuộc chiến giành độc lập của Mỹ, cách mạng Pháp và các trận chiến của Napoleon.

Trận chiến Trafalgar là trận chiến nổi tiếng nhất của tàu chiến này. Khi đó, nó nằm dưới sự chỉ huy của Đô đốc Nelson, tham gia chiến đấu trên tiền tuyến tại bờ biển Tây Ban Nha. Trong trận chiến đó, mặc dù có ít chiến thuyền hơn của Pháp và Tây Ban Nha nhưng Nelson đã khôn khéo chèo lái HSM Victory và giành chiến thắng cho nước Anh.

O'Sullivan cũng cho biết thêm về quá trình sửa chữa chiến thuyền, hiện nay chỉ có 20% các chi tiết là của chiến thuyền gốc ban đầu, còn lại các chuyên gia sẽ cố gắng tái tạo các bộ phận cũng như thêm vào đó những chi tiết hiện đại. "Đây là công việc đầy tính nghệ thuật", O'Sullivan nói.

Tuy đã trải qua nhiều lần sửa chữa và tu bổ nhưng đây là lần tu bổ có quy mô lớn nhất. Toàn bộ vỏ ngoài của chiến thuyền sẽ được làm lại, cột buồm và nội thất cũng sẽ được thay thế.

Phần lớn các thao tác sẽ được làm bằng tay theo phương pháp truyền thống, nhất là quá trình khắc và tạo hình gỗ. O'Sullivan còn hi vọng trong quá trình khôi phục chiến thuyền sẽ truyền lại kinh nghiệm được cho những học viên để công nghệ sửa chữa tàu truyền thống không bị mai một.

Sau khi bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh quyết định chi cho dự án này hàng triệu bảng Anh, nhiều người đặt câu hỏi về quyết định được đưa ra trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng của cả nước. Tuy nhiên, những người liên quan tin rằng cần thiết phải khôi phục những chứng tích của hải quân, một phần quan trọng trong lịch sử Anh quốc.

Vì hiện trạng của con tàu hiện nay đã xuống cấp, nếu không khôi phục ngay thì tình hình sẽ càng nghiêm trọng. O'Sullivan khẳng định: "Chúng ta không thể để mất nó, nếu chúng ta không khôi phục thì chúng ta sẽ đánh mất những gì chúng ta từng có".

Vũ Hà

==========================

Sau khi bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh quyết định chi cho dự án này hàng triệu bảng Anh, nhiều người đặt câu hỏi về quyết định được đưa ra trong thời kỳ thắt lưng buộc bụng của cả nước. Tuy nhiên, những người liên quan tin rằng cần thiết phải khôi phục những chứng tích của hải quân, một phần quan trọng trong lịch sử Anh quốc.

Vì hiện trạng của con tàu hiện nay đã xuống cấp, nếu không khôi phục ngay thì tình hình sẽ càng nghiêm trọng. O'Sullivan khẳng định: "Chúng ta không thể để mất nó, nếu chúng ta không khôi phục thì chúng ta sẽ đánh mất những gì chúng ta từng có".

Điều này cho thấy người Anh rất tôn trọng những giá trị văn hóa sử của họ. Chẳng có một dân tộc nào phát triển trên thế giới lại không biết bảo vệ những gía trị văn hóa sử của họ cả. Lý học gọi là cân bằng Âm Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thiên văn lừng danh thế giới về VN thuyết trình

Posted Image- Sáng nay, 6/12, GS vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng thế giới đã có buổi nói chuyện tại Viện Vât lý, mở đầu chuỗi sự kiện kéo dài hơn 2 tuần của ông trong đợt về Việt Nam lần này.

Cách đây 2 năm, GS Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009.

Sinh ra ở Hà Nội, lớn lên tại Sài Gòn, học phổ thông ở Đà Lạt rồi sang Thụy Sĩ du học, Trịnh Xuân Thuận phiêu du cuộc đời mình ở Pháp, rồi Mỹ. Năm 45 tuổi , ông trở về Việt Nam với vai trò là một công dân Mỹ trong phái đoàn của Tổng thống Pháp, Mitterand.

Không chỉ nổi tiếng là một nhà vật lý thiên văn có nhiều công trình nghiên cứu gây tiếng vang lớn, ông còn là người đưa thiên văn, một ngành khoa học cơ bản, trở nên gần gũi với mọi người.

Trịnh Xuân Thuận thấm nhuần văn hóa Pháp, là công dân và làm việc tại Hoa Kỳ, viết những công trình khoa học bằng tiếng Anh, nhưng viết những tác phẩm về vũ trụ lại bằng tiếng Pháp.

Những tác phẩm viết về vũ trụ của ông có cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn.

Kiến thức sâu rộng, đa dạng trên nhiều lĩnh vực giúp những khái niệm về thiên văn mà ông trình bày trở nên mềm mại, óng ả

Nhiều tác phẩm của ông được chuyển ngữ qua các bản dịch tài hoa của dịch giả Phạm Văn Thiều, cũng là một nhà vật lý. Có thể kể ra đây những tác phẩm như: Giai điệu bí ẩn, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Nguồn gốc, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao…

Trong buổi nói chuyện sáng nay, khi được hỏi về mối quan hệ giữa khoa học và tâm linh, GS giải thích rằng có nhiều cách để con người tiếp cập sự thật. Khoa học là một trong những cách có quyền năng lớn, và tâm linh hay tôn giáo cũng vậy. Hai hệ thống đều cùng mục đích tìm sự thật thì cả phải hội tụ và cộng hưởng được với nhau.

Hơn 20 ngày ở Việt Nam lần này, GS Thuận dành thời gian đến các trường ĐH FPT, ĐHQG Hà Nội, ĐH Quy Nhơn, ĐH Hoa Sen, trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…để phổ biến những phát hiện mới trong thiên văn học, trò chuyện về khoa học và phật giáo, vị trí của con người trong vũ trụ, sách giáo khoa…

Lần lượt theo học tại Học viện Công nghệ California, Đại học Princeton rồi bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ tại Đại học Princeto; từ năm 1976 đến nay, GS Trịnh Xuân Thuận đang nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Virgina.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong buổi nói chuyện sáng nay, khi được hỏi về mối quan hệ giữa khoa học và tâm linh, GS giải thích rằng có nhiều cách để con người tiếp cập sự thật. Khoa học là một trong những cách có quyền năng lớn, và tâm linh hay tôn giáo cũng vậy. Hai hệ thống đều cùng mục đích tìm sự thật thì cả phải hội tụ và cộng hưởng được với nhau.

Bởi vậy, đẳng cấp như ông này nói chuyện khiêm tốn và trí tuệ. Đâu có như đám rẻ rách, cứ mở miệng ra là khoa học rồi chê bai đủ thứ. Sau đó thì dán nhãn giáo sư, tiến sĩ vào những sản phẩm của thứ tư duy "ở trần đóng khố".

Nhưng ông vẫn phân biệt tâm linh, tôn giáo với khoa học. Trong sự phân biệt này có cái chưa rõ ràng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Lan Anh thân mến.

Đang viết bài trả lời Lan Anh đến phần hấp dẫn thì đụng phải một nút nào đó trên bàn phím và nó trở lại với diễn đàn chính. Híc! Tôi nhiều lần bị như vậy.

Thôi khi nào thày trò mình gặp hoặc Offline tôi trả lời Lan Anh câu này.

Lan Anh có biết cái phím tắt nào khiến nó quay trở lại diễn đàn chính ko? Cho tôi biết để sau này tôi cẩn thận hơn.

Cháu chào bác Thiên Sứ ạ,

Xin phép bác cho cháu xen vào ạ, theo phỏng đoán của cháu thì có lẽ bác bấm vào nút "Back space" ạ (khi dấu nhắc con trỏ ngoài vùng soạn thảo), cháu khoanh phím ở hình đính kèm ạ!

Nếu không đúng mong bác đừng cười chê ạ! :)

post-11520-018320700 1323230155_thumb.png

Edited by Tuấn Diệp
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đi đường thờ ơ nhìn phụ nữ bị đâm liên tiếp

Thứ tư, 7/12/2011, 14:45 GMT+7

Một thanh niên Trung Quốc đâm chết một phụ nữ không quen biết bằng 28 nhát dao giữa đường mà không người nào cạnh đó can ngăn hoặc gọi cảnh sát.

Bé 2 tuổi nguy khốn vì sự thờ ơ của đồng loại

Theo Sina, ngày 30/11, trên đường phố ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, một nam thanh niên kéo một phụ nữ qua đường rồi lấy dao đâm liên tiếp. Cư dân mạng cho rằng người phụ nữ bị đâm là vợ của thanh niên đã bỏ nhà đi bốn ngày, có người nói rất có thể đây là một vụ cướp.

Posted Image

Diễn biến vụ án được quay từ camera trên đường ghi lại. Ảnh: news.sina.com.cn

Theo đoạn clip do camera giao thông ghi lại, lúc 9h sáng 30/11, khi đang đi trên đường, một nam thanh niên ra hiệu cho một phụ nữ gần anh ta dừng lại. Sau đó, anh ta giật túi từ tay cô gái song cô không chịu buông tay. Hai người giằng co khoảng 10 phút thì tên này đột nhiên rút dao từ trong túi đâm tới tấp vào vùng bụng người phụ nữ, túi xách rơi và người phụ nữ ngã vật xuống đường.

Trong lúc xảy vụ án, có hai người đứng nhìn nam thanh niên trên đâm người phụ nữ. Tên này tiếp tục đâm liên tiếp lên cơ thể nạn nhân, sau hơn chục nhát đâm người phụ nữ liền ngồi bật dậy. Nghi phạm vẫn không ngừng đâm lên lưng và đầu người phụ nữ, sau hơn chục nhát đâm, cơ thể người phụ nữ trong tư thế ngồi đau đớn đã ngã vật ra bất động.

Nghi phạm đứng bên xác người phụ nữ, tay chân lóng ngóng và vứt con dao lại hiện trường. Sau một lúc, hắn lại cầm dao đâm liên tiếp vào đầu người phụ nữ đang nằm bất động. Sau đó hắn gọi điện thoại cho ai đó rồi đi đi lại lại quanh đó khoảng ba phút. Người qua đường đã bắt đầu xúm lại quan sát nhưng không có ai tiến đến ngăn chặn sự việc này. 

Công an tỉnh Sơn Tây hôm 5/12 cho hay thanh niên này với người phụ nữ bị sát hại không hề có quan hệ gì. Nghi phạm đã bị bắt và đang chờ xét xử. Công an cũng cho biết người phụ nữ này đã tử vong trong bệnh viện do vết thương quá sâu.

Đoạn video ghi lại cảnh đâm người nhanh chóng lan truyền trên mạng. Cư dân mạng tức tối vì nhân chứng vô tâm. Nhiều người thì đặt câu hỏi họ sẽ làm gì trong tình huống đó, liệu họ sẽ kêu cứu hay gọi cảnh sát bắt nghi phạm.

Vụ án cách đồn công an không xa nhưng khi vụ án kết thúc hơn chục phút sau mà không hề thấy có bóng dáng của cảnh sát. Hiện vẫn chưa có thông tin gì thêm về danh tính, lý giải về hành vi của nghi phạm cũng như thông tin về người phụ nữ xấu số trên.

Long Hy

================================

Híc! Không còn gì để bàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

xin chao ban. Minh moi tham gia, nen co gi ban chi huan them cho minh voi nhe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan Công võ thánh

07/12/2011 07:07:23

Posted Image- Có thể nói hiếm có vị võ tướng nào lại được tôn thờ và ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian lớn như Quan Công. Nơi nào có người Hoa cư trú thì nơi đó có miếu thờ Quan Công với thần vị Quan Thánh Đế Quân.

Không chỉ ở Đông Nam Á mà ngay nhiều bang ở Mỹ và các nước khác cũng có miếu Quan Đế với quy mô hoành tráng, khói hương không dứt.

Xưa kia các hội kín thường hội họp nhau ở các miếu thờ Quan Đế nên triều Thanh đã ra lệnh cấm tập trung đông người ở nơi này, nhưng không có kết quả. Những tích xưa thời Tam Quốc (220 - 280) về Quan Công như Đào viên kết nghĩa, Qua 5 ải chém 6 tướng, Quan Công phò Nhị tẩu, tha Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo, thu phục Hoàng Trung, đại chiến Mã Siêu... luôn được tái diễn trên sân khấu tuồng và phim ảnh.

Tổ miếu ở Giải Châu

Trong ngàn vạn miếu thờ Quan Công, chỉ có miếu Quan Đế và Tổ miếu ở Giải Châu, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Giải Châu là quê tổ của Quan Công, nơi đây còn thờ tổ tiên ba đời và vợ con của ngài. Theo người dân địa phương nói thì đây là nhà cũ của Quan Công, nơi trú của linh thần Quan lão gia. Vì vậy, nơi này hơn 1.700 năm qua, hương khói phụng thờ không bao giờ dứt.

Posted Image

Giải Châu, Trung Quốc là quê tổ của Quan Công, nơi đây còn thờ tổ tiên ba đời và vợ con của ngài.

Giải Châu Quan Đế miếu kỳ thực là một cung điện, chia làm hai phần là Đại miếu và Tổ miếu. Quan Đế miếu được kiến tạo từ năm Khai Hoàng thứ 9 đời Tuỳ Văn Đế (năm 589), trùng tu vào năm thứ 7 đời Tống Chân Tông (1014). Vào năm Gia Tĩnh đời Minh Thế Tông, miếu bị hư hại do động đất, sau khi trùng tu lại đến năm Khang Hy thứ 41 (1702) miếu lại bị cháy, qua gần 20 năm tu sửa mới có diện mạo như ngày hôm nay, nét cổ sơ vẫn còn như cũ.

Miếu Quan Đế toạ phương bắc hướng nam, chiếm diện tích 18.500m2, hiện là một trong những quần thể kiến trúc cung điện cổ lớn nhất và hoàn chỉnh nhất thế giới. Miếu phân 3 đường từ bắc xuống nam, kiến trúc chủ yếu tập trung ở tuyến giữa. Tuyến giữa lại phân làm nam, bắc hai phần lớn. Phía nam có các cảnh quan Vườn Kết nghĩa, đình bia, đình Quân Tử, gác Tam Nghĩa, núi giả.

Trong gác Tam Nghĩa có tượng ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi kết bái, sinh động như thật, khiến người xem khởi lòng tôn kính. Trong vườn Kết Nghĩa là rừng đào tươi tốt, không khí bảng lảng như thời ba anh hùng kết nghĩa.

Phía bắc miếu là Chính miếu, chia thành hai viện tiền, hậu. Tiền viện mặt hướng về nam, vách đắp 4 con rồng. Ở giữa tuyến giữa là nhóm kiến trúc chính với điện Sùng Vũ, lầu Ngự Thư, Ngọ môn và Trĩ môn. Dọc hai bên là Sùng Thánh từ đường, Hồ Công từ đường, lầu chuông, lầu trống, nhà bia...

Posted Image

Giải Châu Quan Đế miếu kỳ thực là một cung điện, chia làm hai phần là Đại miếu và Tổ miếu.

Điện Sùng Vũ là chủ điện của miếu Quan Đế, điện có 7 gian, 4 mặt có hành lang bao bọc, mái chồng và uốn cong, điện có 32 trụ đá tạc hình rồng cuốn, đoan chính nghiêm trang, thể hiện chính khí oai dũng của chủ nhân. Cổng điện có tấm biển rồng do vua Hàm Phong ngự bút "Vạn thế nhân cực", phía dưới thềm có ngự bút vua Càn Long khâm định hai chữ "Thần dũng". Hậu viện có tấm bia "Chính khí thiên thu" làm bình phong, giữa là lầu Xuân Thu có tạc tượng Quan Công mặt đỏ râu dài, thần thái phi phàm, đang đọc sách "Xuân thu".

Cách miếu Quan Công về hướng đông nam 10km là thôn Thường Bình, tổ tịch của Quan Công. Trong thôn có một toà kiến trúc lợp ngói lưu ly, rộng 15.000m2, đó là Quan Đế gia miếu, tức miếu thờ gia tộc Quan Công. Bốn phía miếu đều có tường bọc bằng gạch xanh, trong sân cổ thụ chọc trời, khí thế cuồn cuộn. Ở chính giữa có sơn môn, ngọ môn, Hưởng điện, Quan Đế điện, Nương Nương điện, Thánh Tổ điện. Hai bên là Sương phòng, Phối điện... sắp xếp rất có thứ lớp. Quan Đế gia miếu cũng kiến tạo từ đầu đời Tùy, từ đó đến năm Gia Tĩnh thứ 34 (1555), miếu được trùng tu và mở rộng quy mô đến 16 lần.

Nơi đây còn giữ được cái giếng mà cha mẹ Quan Công nhảy xuống tuẫn nạn. Thần kỳ nhất là trong sân miếu còn 4 cây cổ thụ, gồm 3 cây bách "Tam tuyệt" được đặt tên là Long bách, Hổ bách và Phụng bách; 1 cây dâu tương truyền là nơi Quan Công buộc ngựa Xích Thố.

Posted Image

Giải Châu Quan Đế miếu kỳ thực là một cung điện, chia làm hai phần là Đại miếu và Tổ miếu

Mỗi cây đều có truyền thuyết lạ kỳ, được kính trọng như thần. Người ta thường đưa con cái đến quỳ trước Long bách và Hổ bách xin làm con nuôi, dùng một sợi chỉ đỏ quấn lên thân cây để cầu linh mộc bảo hộ bình an.

Hậu duệ của Quan Công

Quan Công có con ruột là Quan Hưng, tài giỏi nhưng chết sớm, để lại hai cháu trai là Quan Thống và Quan Di. Đích tôn Quan Thống không có con, dòng Quan Di trở thành đại tông phái chính của hậu duệ Quan Công đến nay. Hậu duệ Quan Công có nhiều người tài giỏi nổi tiếng, gồm: Quan Lang - đại thần đời Bắc Ngụy, Quan Khang Chi - danh nho đời Nam triều, Quan Phiên - tể tướng đời Đường... Sau khi triều Thục suy vong, dòng họ Quan dần dần chuyển xuống phía Nam, đến Phúc Kiến, Quảng Đông lập nghiệp.

Posted Image

Hai hậu duệ của Quan Công

Hiện nay, hậu duệ Quan Công nổi tiếng có tiến sĩ Quan Nghĩa Tân, nhà thực vật học - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc, người có hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, lừng lẫy hơn cả có lẽ là Quan Anh Tài, truyền nhân đời thứ 72 của Quan Công, người được xưng tụng là "Thuyền vương Brunei", "Cự phú công thương Đông Nam Á". Cơ sở làm ăn của ông phát triển mạnh ở Brunei, Singapore, Malaysia. Quan Anh Tài từng được tiếp kiến thân mật Tổng thống Mỹ G. Bush, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các quan chức cấp cao Trung Quốc, hiện là Chủ tịch Tổng hội Long Cương quốc tế (thành viên là hậu duệ của Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi và Triệu Vân).

Theo Quan thị gia phổ, Quan Công (Công nguyên 161 - 219), là hậu duệ đời thứ 27 của trung thần Quan Long Phùng đời Hạ Kiệt, người bị giết vì can gián vua. Ông nội Quan Công là Quan Thẩm, cha là Quan Nghị, đều là người tinh thông kinh sách.

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi là Vân Trường. Người có tướng lạ, sức khoẻ địch nổi muôn người, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi cùng phò nhà Hán, đứng đầu trong "Ngũ hổ tướng" đất Thục. Quan Công là võ tướng lại có mưu lược, lập nhiều chiến công, giúp Lưu Bị rất nhiều trong việc lập nên nhà Thục Hán.

Do không nghe lời Khổng Minh nên năm 219, Quan Công mắc mưu tướng Đông Ngô là Lục Tốn, thất thủ Kinh Châu, phải phá vây chạy về Thành Đô, bị Tôn Quyền bắt chém lúc 58 tuổi. Sau khi nhà Ngụy nắm quyền, con cháu họ Quan đổi thành họ Môn để tránh họa, đến đời Tây Tấn mới lấy lại họ Quan.

Hiện nay, miếu thờ Quan Đế ở núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, Kinh Châu là cổ nhất. Tương truyền, sau khi Quan Công chết, u linh không tan, tụ nơi núi Ngọc Tuyền đòi trả đầu. Trên núi có cao tăng Phổ Tĩnh khuyên giải rằng: "Nhân nào quả nấy, nếu ông đòi trả đầu thì ai trả đầu cho Nhan Lương, Văn Xú cùng bao người khác đã bị ông giết?". Quan Công nhất thời đốn ngộ bèn cúi tạ mà đi. Từ đó hiển thánh giúp đỡ dân chúng rất nhiều. Người dân vì thế mà cảm đức nên lập miếu thờ trên núi, cúng tế quanh năm.

Hàng ngàn năm qua, hình tượng Quan Công là biểu trưng của trung, hiếu, lễ, nghĩa, nhân, dũng, được tôn xưng là "Võ Thánh", có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử, văn hoá xã hội Trung Hoa.

Hàn Phong

============================

Báo bee.net.vn thuộc sử Tàu nhỉ! Hôm nào nhờ báo này đăng dùm bài "Y phục thời Hùng Vương" của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo diễn Đặng Nhật Minh: Giật mình chuyện "chấn hưng" điện ảnh

04/12/2011 13:47:51

Posted Image- "Tôi đã từng một lần chứng kiến công cuộc chấn hưng điện ảnh cách đây hơn 10 năm. Lần ấy Nhà nước bỏ ra cho chương trình này 208.8 tỷ (xin nhớ 208 tỷ ngày đó tương đương với hơn 400 tỷ bây giờ)".

Kinh nghiệm đó khiến đạo diễn Đặng Nhật Minh giật mình khi nghe tới việc "chấn hưng" điện ảnh. Theo ông, để khán giả Việt Nam được xem nhiều phim hay, Nhà nước trước hết phải thay đổi về quy chế đầu tư và quản lý. Trước thềm Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, Đạo diễn Đặng Nhật Minh gửi tới Bee.net.vn bài viết.

"Nguy kịch", "bi thảm", "đến đáy rồi"...

Posted Image

Đạo diễn Đặng Nhật Minh.

Tháng 9 năm 2011 tại làng văn hóa Đồng Mô ông Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn có chủ trì một cuộc hội thảo để bàn về việc chấn hưng điện ảnh nước nhà. Tôi đi vắng nên không có mặt trong cuộc hội thảo đó, chỉ theo dõi qua báo chí (báo giấy và báo mạng) qua những câu trả lời phỏng vấn, những lời phát biểu hùng hồn của các nhà làm phim trước ống kính truyền hình. Nói chung giới điện ảnh tỏ ra hết sức bức xúc trước thực trạng ngành điện ảnh mà ai cũng cho là "nguy kịch", "bi thảm", "đến đáy rồi"…Vụ thất thoát 38 tỷ tại Cục điện ảnh như một giọt nước làm tràn ly.

Nhưng cũng có người cho rằng điện ảnh có gì mà phải bi quan? Bi quan là ở khu vực điện ảnh Nhà nước thôi, còn phim do tư nhân sản xuất nghe đâu có phim chỉ sau hai tuần ra rạp đã thu về 40 tỷ thì sao lại bi quan? (Tôi cũng hoài nghi con số này, biết đâu đây cũng là một chiêu để làm PR?)

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên thì mỗi người một ý: người đổ cho thiếu sự quan tâm của Nhà nước (nhìn sang Truyền hình thấy Nhà nước ưu ái hơn, được cấp nhiều tiền hơn); người thì đề nghị Nhà nước cấp sổ đỏ cho Hãng phim truyện đầu đàn ở số 4 Thụy Khuê (sổ đỏ cũng là tiền, là tài sản ); người thì nói thẳng ra rằng vì đội ngũ những người làm điện ảnh bất tài….

Vậy biện pháp để khắc phục tình trạng trên là gì? Đa số kêu gọi Nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến điện ảnh. Có người còn đề nghị cho điện ảnh quay lại thời bao cấp (mỗi năm nhà nước bỏ ra chừng 25 tỷ là có thể nuôi điện ảnh đàng hoàng). Có người yêu cầu Nhà nước phải có chiến lược tổng thể đối với điện ảnh. Tóm lại nói nôm na là Nhà nước phải rót thêm tiền cho điện ảnh. Sự quan tâm gì cũng thể hiện ở chỗ đó, chiến lược gì cũng thể hiện ở chỗ đó.

Cũng có ý kiến ngược lại cho rằng nên xóa sổ điện ảnh Nhà nước, hãy để cho tư nhân làm phim, tự điều chỉnh lấy nội dung, tự điều tiết theo cơ chế thị trường. Thậm chí có ý kiến nên bỏ hẳn kiểm duyệt. Nhà nước chỉ có trách nhiệm phân loại xem phim nào cấm trẻ em dưới 17 tuổi, phim nào cấm trẻ em dưới 15 tuổi, thế thôi.

"Làm những phim nhảm nhí mới có lãi!"

Đối với tôi bức tranh của điện ảnh VN ngày nay đã quá rõ ràng: Một khu vực điện ảnh tư nhân ngày càng lớn mạnh tạo nên một thị trường kinh doanh điện ảnh sôi động (kinh doanh trên các phim nhập ngoại không hạn chế số lượng và thời lượng chiếu, kinh doanh trên các phim sản xuất trong nước mà số lượng ngày càng tăng).

Đã là kinh doanh ắt phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu, lấy đồng tiền làm mục đích. Đồng tiền đã, đang và sẽ dẫn dắt khu vực này chẳng cần ai định hướng (mà cũng không có ai định hướng được). Một khi đồng tiền chi phối thì đừng bàn đến tính tư tưởng. Ở đây chỉ có tính thương mại. Một đại gia dầy dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã từng nói: “Chúng tôi kinh doanh là chính. Làm những phim nhảm nhí mới có lãi!".

Posted Image

Phim Long Ruồi rất ăn khách.

Quả thật cái gì luật pháp không cấm thì đều được phép làm, trong luật điện ảnh không có điều khoản nào cấm làm phim nhảm nhí. Vậy Nhà nước chỉ có thể quản lý khu vực này theo cách quản lý thị trường, như quản lý bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác theo đúng luật. Nhà nước giám sát để không ai trốn thuế, kiểm soát không để những sản phẩm độc hại ảnh hưởng đến người tiêu dùng (giống như quản lý thực phẩm bầy bán ở chợ hay trong các siêu thị). Còn khu vực điện ảnh Nhà nước thì sao? Nếu Nhà nước muốn có những phim mà mình thấy cần thì vẫn phải bỏ ra những khoản tiền nhất định để sản xuất những phim đó. Đó là những phim giáo dục truyền thống, những phim chiếu trong những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc… (chẳng nhẽ những dịp đó lại đem những phim như Long ruồi hay Để mai tính… ra chiếu?).

Vấn đề Nhà nước cần suy nghĩ là hiệu quả của đồng tiền bỏ ra để làm sao có được những bộ phim có nội dung sâu sắc, chất lượng nghệ thuật cao (chứ không phải là những phim nhạt nhẽo làm ra cốt để “cúng cụ” cho xong rồi cất kho). Nhà nước cũng cần làm PR cho các sản phẩm của mình (cái này nhà nước nên học các nhà sản xuất phim tư nhân, phim dở mấy mà PR giỏi họ vẫn không lỗ). Dầu sao thì phim của Nhà nước cầm chắc là lỗ vì mục đích của Nhà nước làm phim không phải để kinh doanh. Nhà nước không thể bán vé xem phim đắt như ở các rạp của tư nhân được vì đối tượng phục vụ của Nhà nước không phải là những khán giả con cái nhà giầu mà còn đông đảo những người thu nhập thấp ở thành thị lẫn nông thôn. Nhà nước cần nói thẳng điều đó để báo chí khỏi kêu ca rằng phí tiền đóng thuế của dân. Nhà nước sẽ lấy tiền chỗ khác để bù vào, như tiền thuế thu từ việc chiếu phim nước ngoài chẳng hạn.

Giật mình hai chữ chấn hưng

Tôi đã từng một lần chứng kiến công cuộc chấn hưng điện ảnh cách đây hơn 10 năm. Lần ấy Nhà nước bỏ ra cho chương trình này 208.8 tỷ ( xin nhớ 208 tỷ ngày đó tương đương với hơn 400 tỷ bây giờ ). Cũng nhờ có số tiền đó mà các Hãng phim nhà nước được trang bị thêm một số máy quay, thiết bị chiếu sáng, thu thanh, xây dựng Trung tâm chiếu phim Quốc gia, phục hồi lại được phần nào hệ thống các rạp chiếu phim nhựa (một thời bị biến thành những phòng chiếu phim video, nhà hàng…), trang bị máy phóng cho màng lưới chiếu phim video ở miền núi....

Posted Image

Trường quay Cổ Loa sẽ thế nào? Ảnh minh họa

Số tiền Nhà nước ngày ấy bỏ ra cho điện ảnh không phải nhỏ, nhưng sự lãng phí trong điện ảnh cũng không ít. Cả một cơ ngơi in tráng, làm hậu kỳ hiện đại nằm đắp chiếu ở Trung tâm kỹ thuật điện ảnh trên đường Hoàng Hoa Thám (nay cho công ty AVG thuê làm trụ sở ) vì tất cả các phim truyện của Việt Nam bây giờ đều đem sang Bangkok làn hậu kỳ, vừa rẻ lại vừa tốt. Ba bộ máy làm kỹ xảo cực kỳ đắt tiền cũng nằm mốc meo tại ba nơi không có người sử dụng. Trường quay Cổ Loa đang xây dựng tôi e rồi cũng sẽ cùng chung số phận.

Cuộc chấn hưng điện ảnh lần ấy đã qua hơn 10 năm mà chưa hề có một cuộc tổng kết rút kinh nghiệm nào. Bởi vậy lần này lại nghe nói đến hai chữ “chấn hưng”, tôi bỗng giật mình.

Nhà nước làm gì để điện ảnh có phim hay?

Ngay sau hội thảo ở Đồng Mô (mà báo chí gọi là Hội nghị Diên Hồng của điện ảnh), báo điện tử Dân trí có làm một cuộc thăm dò ý kiến độc giả. Tính đến ngày 30/9/2011 kết quả có 68% độc giả cho rằng không hy vọng gì vào những nhân tố mới, khó thay đổi bộ mặt của điện ảnh. 25% tin rằng sẽ xuất hiện những nhân tố mới vực điện ảnh đứng dậy. 7% độc giả có những ý kiến khác.

Có lẽ tôi nằm trong số 7% những người có những ý kiến khác trong cuộc thăm dò trên. Ý kiến đó là: Nếu Nhà nước muốn duy trì một khu vực điện ảnh của mình, việc trước tiên cần làm là phải thay đổi lại quy chế đầu tư và đặt hàng trong điện ảnh. Quy chế hiện hành biến những người nhận đặt hàng của Nhà nước (không phải những người nghệ sỹ ) thành những ông chủ, coi người nghệ sỹ như những người làm công với mối quan hệ xin - cho. Quy chế hiện hành tạo ra vô số những kẽ hở để những kẻ trung gian xà xẻo, rút ruột. Nhà nước cần trả công thích đáng cho người nghệ sỹ ( đừng để hổ thẹn với khu vực tư nhân).

Về phương diện quản lý, Nhà nước cần sửa đổi lại luật điện ảnh (5 năm qua cho thấy luật này có rất nhiều điều bất ổn), cần cải tiến lại chính sách thuế trong điện ảnh để vừa khuyến khích sản xuất, vừa đảm bảo nhà nước không bị thiệt thòi. Còn khu vực điện ảnh tư nhân thì hãy để nó tự phát triển và tồn tại theo nguyên tắc cái gì pháp luật không cấm thì cứ việc làm.

Nhưng nghĩ cho cùng điều khán giả cần ở Điện ảnh Việt Nam là những bộ phim hay, bất kể của Nhà nước hay tư nhân, những phim không nhảm nhí vô duyên mà cũng không khô khan nhạt nhẽo.

Tôi không bi quan mà cũng không lạc quan. Nhưng tôi hy vọng…. một niềm hy vọng giống như đối với bóng đá Việt Nam cho dù chúng ta vừa vỡ mộng ở SEA games 26 .

Đạo diễn Đặng Nhật Minh

======================

Muốn chấn hưng văn hóa giáo dục thì nền tảng cốt lõi là lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc phải được phục hưng trước đã.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác kháng nghị giải oan cho 3 thanh niên mang án hiếp dâm

Thứ Tư, 07/12/2011 - 16:52

(Dân trí) - Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND tối cao hôm nay đã bác kháng nghị của VKS cùng cấp về vụ 3 thanh niên ở Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) bị kết tội hiếp dâm, cướp tài sản 10 năm trước.

Lộ diện nghi phạm “thật” vụ 3 thanh niên bị kết tội hiếp dâm oan

Lần thứ 2 hoãn tòa “giải oan” 3 thanh niên bị kết tội hiếp dâm

Posted Image

TAND tối cao lật lại quan điểm giải oan cho 3 thanh niên bị kết tội hiếp dâm.

Kháng nghị của VKSND tối cao trước đó chỉ ra nhiều điểm sai sót trong quá trình tố tụng. Theo đó, quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và quy định cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự. Vụ án xảy ra gần 10 năm trước. Đêm 24/10/2000, 3 thanh niên Nguyễn Đình Tình, Nguyễn Đình Lợi và Nguyễn Đình Kiên, trú tại Yên Nghĩa, Hà Đông bị “gom” và áp tội hiếp dâm, cướp tài sản chỉ vì một chiếc áo để lại hiện trường giống áo Lợi cách đó 2 năm.

Vụ án phải đưa ra xử đi xử lại nhiều lần bởi có quá nhiều tình tiết mâu thuẫn, không rõ ràng. Nhưng trong quá trình bị tạm giam, các bị cáo lại khai nhận tội, dù chính những lời khai này cũng “đá” nhau.

Theo đó, cả nhóm 3 thanh niên cùng bàn nhau kế hoạch đi cướp tài sản đêm 24/10. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, Tình, Lợi, Kiên lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản, sau đó cả nhóm thay nhau hãm hiếp cô gái.

Một bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa Hà Đông sau nhiều lần khám bệnh cho Lợi trong thời gian bị giam giữ phát hiện anh chưa từng quan hệ với phụ nữ, sao có thể là tội phạm hiếp dâm. Nhiều người khác cũng nêu những bằng chứng ngoại phạm cho 3 thanh niên trong thời gian xảy ra vụ án.

Qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, 3 thanh niên bị tuyên phạm tội hiếp dâm, cướp tài sản với mức án tổng cộng 41 năm tù.Trong phiên tòa phúc thẩm, cả 3 bị cáo đồng loạt phản cung, tố cáo bị nhục hình, ép cung trong suốt thời gian điều tra, tạm giam và xin nhận án tử hình để phản ứng. Khi đó, cả 3 đã ngồi tù gần 10 năm.

VKSND tối cao nhận định, vụ cướp tài sản, hiếp dâm xảy ra tại trạm bơm Yên Nghĩa khi đó là có thật. Tuy nhiên, quá trình điều tra và việc xác định thủ phạm đã có nhiều vi phạm tố tụng hình sự.

Cơ quan điều tra đã thiếu khách quan, làm không đầy đủ và không triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ. Công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự. Từ vật chứng duy nhất là chiếc áo thủ phạm bỏ lại hiện trường, nạn nhân nhặt được không thể hiện trong hồ sơ vụ án mà là một chiếc áo phông khác.

Từ đó, chỉ vì một lời khai cho rằng một trong các bị cáo đã từng mặc chiếc áo giống như vậy 2 năm trước, 3 thanh niên lĩnh tội oan. Những bằng chứng ngoại phạm khác của Tình, Kiên, Lợi lại bị bỏ qua.

P.Thảo

==================================

Bác kháng nghị giải oan cho 3 thanh niên mang án hiếp dâm

* Về phần bài báo:

Mới đọc cái tít tôi lại cứ tưởng ba thanh niên này bị bắt trở lại. Vì cách viết như vậy tôi hiểu là "kháng nghị giải oan" bị bác.

* Về phần sự kiện:

- Nên nghiên cứu Lý học Đông phương ở mảng Lý của nó. Môn này theo cách hiểu của tôi có thể tổng kết phương pháp tư duy như thế này: "Một phân tích, suy diễn về diễn biến sự kiện, vụ việc, hiện tượng bị coi là sai, nếu tồn tại những hiện tượng, vụ việc liên quan mâu thuẫn với nó, mà nó không thể giải thích được".

- Nên bồi thường xứng đáng cho ba thanh niên này. Ít nhất 500. 000. 000 VND/ Người để chứng tỏ sự công bằng của luật pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họp Hội đồng nhân dân Hà Nội, TP Hồ Chí Minh:

Bức xúc vấn nạn giao thông

08/12/2011 0:25

Hôm qua 7.12, kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.Hà Nội khóa 14 đã khai mạc.

Posted Image

Các đại biểu tại kỳ họp HĐND TP.Hà Nội - ảnh: Việt Chiến

Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu đã trình HĐND TP các giải pháp về vấn đề giao thông. Theo đó, cùng với việc thực hiện giải pháp điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn, UBND TP tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: xây dựng đề án quản lý phương tiện lưu thông trên các tuyến đường và khu vực thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông. Rà soát, kiểm tra các điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy trên lòng đường vỉa hè, tiến hành thu hồi tất cả các vị trí dừng đỗ (cả không phép và có phép) gây ảnh hưởng tới giao thông trong khu vực.

Trong Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2011, kế hoạch 2012 của HĐND TP.Hà Nội, Ban Pháp chế thống nhất và đề nghị HĐND TP thông qua đề án Điều chỉnh giờ học, giờ làm do UBND TP trình nhưng đề nghị bổ sung H.Gia Lâm vào phạm vi điều chỉnh (theo tờ trình có 10 quận nội thành và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm trong danh sách đổi giờ học, giờ làm). Theo tờ trình của UBND TP, thời gian bắt đầu học của nhóm THPT từ 6 giờ 30 và kết thúc sau 19 giờ 00. Đối tượng học sinh mầm non, tiểu học cần cân nhắc thời gian làm việc từ 7 giờ 30 - 17 giờ 30 vì thời gian làm việc của giáo viên là 10 giờ/ngày, chưa đúng với quy định của bộ luật Lao động.

Tuy đồng ý với chủ trương cần đổi giờ học, giờ làm nhưng ĐB Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chê thẳng thừng: “Đề án chẳng có đánh giá cụ thể gì cả, sơ sài vài trang giấy. Tôi cứ tưởng đề án cấp I làm, chứ không phải tờ trình HĐND TP. Một đề án có tác động lớn như vậy phải nghiên cứu thấu tình đạt lý chứ như thế này là thiếu khoa học...”.

ĐB Lê Văn Thư - Chủ tịch UBND H.Từ Liêm cũng đặt vấn đề: “Cháu tôi nhà cách trường 20 km, sáng vào lớp 6 giờ 30, chiều tan sau 19 giờ, vậy nghĩa là cháu sẽ phải dậy từ 4 giờ 30 và về tới nhà sau 21 giờ? Trung tâm thương mại, dịch vụ họ có quyền kinh doanh nên khó buộc họ mở cửa sau 9 giờ. Nếu thế, họ đòi đóng thuế một nửa chúng ta có chịu không?".

TP.HCM: chất vấn về trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông

Chiều cùng ngày, kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khóa 8 đã thông qua 9 tờ trình của UBND TP.

Theo đó, bảng giá đất năm 2012 vẫn giữ nguyên như năm 2011, chỉ bổ sung hoặc điều chỉnh cục bộ đối với một số tuyến đường, đoạn đường được nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và các tuyến đường, đoạn đường mới hoàn thành hoặc mới được đặt tên. Ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả tài xế) khi đăng ký mới và chuyển từ các tỉnh về phải nộp lệ phí trước bạ 15% (tăng thêm 5% so với năm 2011), 10% trước bạ đối với đăng ký lần thứ 2 trở đi. Thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn TP với mức 200.000 đồng/lần trích lục hồ sơ.

Kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn vốn ngân sách TP năm 2012 với tổng số tiền 15.238 tỉ đồng, ưu tiên thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án (DA) xây dựng đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, mở rộng xa lộ Hà Nội và DA xây dựng tuyến đường sắt Bến Thành - Tham Lương...

Sáng cùng ngày, Chủ tọa kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thông báo 4 nhóm vấn đề chất vấn trực tiếp theo định hướng của Thường trực HĐND: ô nhiễm môi trường xung quanh các KCX, KCN, trên các kênh rạch và ô nhiễm không khí; tình trạng kéo dài một số DA ảnh hưởng đến đời sống người dân; tình hình và giải pháp thực hiện các DA chuyển tiếp trong lĩnh vực y tế, giáo dục; trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông, biện pháp xử lý nạn đua xe trái phép, đinh tặc, mục tiêu kéo giảm 10% tai nạn giao thông trong năm 2012.

Việt Chiến - Đức Minh - Đình Phú - Lê Nga

====================================

Cách đây vài tháng, thấy báo chí làm ầm ĩ về vấn nạn ách tắc giao thông với quyết tâm cao của ngài bộ trưởng lại cứ tưởng có giải pháp rồi chứ! Té ra vẫn chưa nhỉ? Vẫn mấy giải pháp cổ điển này thì chắc còn lâu mới không bị ách tắc giao thông. Đành phải chờ vậy!(*)

====================================

Thiên Sứ viết:

Đại ý: Khi nào tất cả các giải pháp đều thất bại thì TTNC LHDP trình bày giải pháp của mình giá 30 tỷ cho dự án này. Tăng gía thêm 10 tỷ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lào hoãn xây đập Xayaburi

08/12/2011 17:39

(TNO) Lào đã hoãn dự án xây đập thủy điện Xayaburi trị giá 3,5 tỉ USD ở hạ lưu sông Mê Kông trong lúc chờ một nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

Posted Image

Một khúc sông Mê Kông ở biên giới Lào - Thái Lan - Ảnh: AFP

Trước đó, các nhà hoạt động môi trường và một số nước láng giềng cảnh báo việc xây con đập sẽ gây hại đến sinh kế của hàng triệu người.

Quyết định được một quan chức Campuchia thông báo sau cuộc họp của Ủy hội sông Mê Kông ở thành phố Siem Reap (Campuchia) vào hôm nay 8.12, theo Reuters.

“Bốn nước thành viên đã đồng ý tiến hành thêm các nghiên cứu, nghĩa là việc xây dựng sẽ không xúc tiến cho đến khi chúng ta có kết quả rõ ràng”, ông Te Navuth, Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Campuchia nói với các phóng viên.

Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia không thể đạt được thỏa thuận về việc xây dựng con đập Xayaburi vào tháng 4.2011.

Dự án xây dựng con đập đầu tiên ở hạ lưu sông Mê Kông do các ngân hàng, công ty năng lượng và xây dựng của Thái Lan đầu tư và Thái Lan sẽ mua 95% lượng điện được sản xuất từ dự án này.

Sơn Duân

======================

Quí vị Lào mà xây cái đập này thì nước Lào tiêu. Mong rằng quí vị đừng thí nghiêm lời nói của tớ bằng cách xây cái đập cho dù lúc gõ hàng chữ này tớ mới nhậu xỉn về. 1000 dollar cho một từ chứng minh điều này. Lưu ý: Tớ hay nói lắp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chuyện dở khóc dở cười vì ‘lói ngọng’

Cập nhật lúc :12:34 PM, 11/11/2011

(ĐVO) Không chỉ dừng lại ở những tình huống “cười vỡ bụng”, tật nói ngọng còn tiềm ẩn cả những mối nguy hiểm… chết người.

Nói ngọng là một “căn bệnh nan y” đối với không ít người Việt Nam. “Căn bệnh” này được biểu hiện dưới những hình thức rất đa dạng, phổ biến nhất là lẫn lộn giữa “L” và “N”, giữa dấu hỏi và dấu nặng... Đây là ngọn nguồn của rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười.

Trong cộng đồng mạng, nhiều tình huống “cười vỡ bụng” vì nói ngọng đã được các thành viên chia sẻ. Trên diễn đàn Webtretho, thành viên nick Dengni nhớ lại: “Nhân chuyện nói ngọng em lại nhớ hồi còn đi học quân sự thầy giới thiệu bài học như này: ‘ní nuận về năng nượng nổ’. Đến giờ nghĩ lại em vẫn không nhịn được cười”.

Thành viên Hoatamxuando kể: “Bạn em làm chăm sóc khách hàng cho một siêu thị điện máy gặp thường xuyên. Khách hàng ngoài Bắc hay gọi phone nói ‘em ơi! cái máy giặt nhà anh/chị không hiểu sao ló cứ nắc qua nắc nại ồn nắm em ạ! Anh/chị mua của hãng e-nét-cho-nắc cơ’. Em nghe mà cười lủng cả ruột”.

Thành viên Nguyen Vu kể một câu chuyện hài hước: Trong một tiết dạy học môn địa lý, thầy giáo hỏi: “Em hãy cho thầy biết Viêng chăn là thủ đô của nước lào?”. Học trò trả lời: “Thưa thầy Viêng chăn là thủ đô nước Nào”. Thầy giáo khen: “Em rất giỏi!”.

Chuyện chữa ngọng cũng không kém phần bi hài. Đây là câu chuyện của một thành viên trên mạng xã hội Facebook: “Mình bắt đầu tập chữa ngọng khi sắp vào trung học. Khi ấy phải đọc sách báo, truyện phải đọc to thành tiếng để cải thiện lỗi phát âm L và N. Hàng xóm nghe thấy cứ tưởng mình đang… tập đọc”.

Posted Image

Sự ngọng của con cái làm các bậc cha mẹ hết sức đau đầu. Trên diễn đàn Bioix.com, thành viên Loveit chia sẻ: “Con gái mình sinh năm 2007. Đến năm cháu được 2 tuổi mới bắt đầu biết nói. Nhưng đến nay cháu được 4 tuổi rồi nhưng nhiều câu cháu nói đến mẹ cũng không dịch nổi. Cháu rất hay nói, đặc biệt là từ khi đi mẫu giáo, cháu hát, múa và nói nhiều hơn. Có những bài thơ cháu đọc mà cả nhà không dịch được. Nhiều lúc cháu muốn nói điều này mà bố mẹ lại dịch thành điều khác, cháu cứ thút thít khóc và bảo bố mẹ không hiểu con nói gì sao? Mình thấy rất thương mỗi lần như vậy…”.

Trên Webtretho, thành viên Honglien2012 kể một lại chuyện dở khóc dở cười khi con mình nhiễm tật nói ngọng từ giáo viên: “Cháu em sinh ra, lớn lên ở Hà Nội, một tuổi rưỡi đi lớp tư thục rồi. Giờ về nhà bố mẹ nói giọng Hà Nội 1, con nói giọng Hà Nội 2. Chả ai hiểu con nói gì, kiểu như Miẹ ơi miẹ sieo iem nại nàm như xiế (chữ cuối câu kéo dài). Bố mẹ khóc dở mếu dở, chuyển trường cho con rồi nhưng con vẫn nói giọng đó. Đến giờ con 4 tuổi rồi. Hi vọng lớn lên nó hết”.

Không chỉ dừng lại ở những tình huống kể trên, tật nói ngọng còn tiềm ẩn cả những mối nguy hiểm… chết người.

Thành viên nick là Hỹ nêu ra một ví dụ liên quan đến cá nóc và cá lóc (hai loài cá thịt rất ngon, nhưng cá nóc là loài cực độc): “Ví dụ nhà bạn có tiệc mời khách mà bạn nói ‘ăn đi, đây nà món canh chua cá NÓC (lóc) ngon nắm do bà xã tôi lấu’ thì người khách nào dám húp? Còn nếu bạn làm món đặc sản cá nóc (nóc thiệt) và bạn giới thiệu rôm rả với khách ‘quý vị dùng thử món cá LÓC (nóc) kho tộ ngon lắm’ thì không chừng bạn phải nhờ đến...xe cứu thương !!!”.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD-ĐT Hà Nội, kết quả khảo sát tại 13 huyện ngoại thành Hà Nội (bao gồm Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Sóc Sơn) cho thấy có 22,27% trong số 203.832 học sinh (HS) và 11,80% trong số 10.875 giáo viên (GV) nói và viết sai chữ l, n (tạm gọi là ngọng - PV). Huyện có tỷ lệ HS nói ngọng nhiều nhất là Mê Linh, kế tiếp là Sóc Sơn…

Hiện tại, 13 huyện kể trên đang nỗ lực trong việc “luyện phát âm, viết đúng hai phụ âm n, l” cho học sinh tiểu học.

===========================

Đầu tiên ở một vùng quê "lào" đó ở đồng bằng Bắc bộ, người ta lói ngọng. Những cô gái quê lày nên Hà Lội và lói ngọng níu ngọng nô. Các chàng trai Hà Lội một thời cảm tình với những cô gái quê lày. Các cô gái quê đó cứ gọi nà ngây thơ và hiền như con lai. Chất hương đồng gió lội trong em thể hiện ở thanh âm còn ngọng níu ngọng nô. Không ít những chàng trai Hà Lội bị nừa, vì gái Hà Lội mà cứ tưởng thật thà như nhà quê vì em ngây thơ còn lói ngọng. Thế rồi nó trở thành mốt.

Vâng! Trước đây ló nà mốt đấy ạ! Bây giờ chỉ cần các chàng trai Hà Lội kiên quyết không nấy vợ lói ngọng. Ngày mai tất cả đều thay đổi!Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay