Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cái cần làm để vinh danh Văn hiến Việt thì không chịu làm, động não ăn rồi vô công ngồi rồi đi nghi ba cái rờ rờ, buồn lắm thay....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng: Tôi cũng không biết vì sao cần Luật Nhà văn

Cập nhật lúc :11:46 AM, 14/11/2011

Tôi cũng không hiểu biết vì sao cần luật nhà văn là nói không trung thực

Vì biết hết, nhưng cũng không dám nói thôi.

nôm na là cái gì khó quản lý thì cho nó vào luật

bạn nào sai đường lối, thì mở luật ra mà . . . .Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật nhà thơ để làm gì?

(Dân trí) - Thảo luận về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu bất ngờ trước những dự án luật chưa cần thiết như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện, nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn: "Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình.

Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri".
Quả thực rất khó hiểu khi chúng ta đưa những dự luật này vào chương trình xây dựng luật. Trước hết, xin được hỏi các nhà làm luật muốn xây dựng Luật Nhà thơ để phục vụ mục đích gì, điều chỉnh quan hệ gì của đời sống xã hội. Thơ ca thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật, ai thích thì làm thơ, chẳng lẽ lại có quy định về đối tượng, tuổi tác, ai được làm thơ và ai không được làm thơ. Chẳng lẽ rồi đây còn soạn thảo luật nhà văn, luật họa sĩ, luật nhạc sĩ, luật ca sĩ...
Còn về Luật Thư viện, sống trong thời đại ngày nay, với công cụ công nghệ thông tin ngày càng phát triển và internet là cái thư viện khổng lồ, thì thư viện không phải là nơi phục vụ một cách phổ biến cho công tác nghiên cứu, học tập như trước đây. Cho nên hoạt động thư viện ngày càng bị thu hẹp, chưa cần thiết phải soạn thảo một đạo luật để điều chỉnh.
Trong khi đó, có những dự án luật liên quan đến các quyền cơ bản của công dân rất cần được thúc đẩy nhanh lại không được chú trọng như Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bảo vệ quyền riêng tư, Luật Biểu tình. Thảo luận vấn đề này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh phát biểu: "Không nên sợ thực tiễn cuộc sống, cần sớm có luật để người dân có thể biểu tình một cách trật tự và thể hiện ý kiến của mình một cách đúng luật".
Thời gian làm việc của Quốc hội có giới hạn, hãy chắt chiu thời gian đó cũng như trí tuệ của các đại biểu để tập trung vào những việc cần thiết, có ích cho dân, cho nước hơn. Quốc gia có vùng biển đảo rộng lớn và có 3.260 km bờ biển nhưng chưa có Luật Biển Việt Nam, các đạo luật khác như Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Luật Phòng, Chống tham nhũng cần phải sửa đổi nhanh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Mỗi một giờ làm việc của Quốc hội là một giờ chi tiêu tiền của dân. Mỗi chiếc vé máy bay, phòng ở của đại biểu là tiền của dân. Mà nước mình còn nghèo, dân còn khổ, cho nên phải chi tiêu tiền của dân cho hợp lý


Lê Chân Nhân

=========================
Có luật nhà văn thì phải có luật nhà thơ cho đủ bộ. Còn luật gì nữa đây?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Viết lại Tấm Cám là xóa lịch sử?

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/47132/viet-lai-tam-cam-la-xoa-lich-su-.html

Có một điều ít ai để ý là : xuyên suốt câu chuyện thì cô Cám không có tội.

Cô Cám cũng chỉ là nạn nhân của xã hội đương thời khi vừa thiếu tài năng lẫn kém may mắn về nhan sắc. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là cô đã sống một cuộc đời thiếu trách nhiệm, không nhân nghĩa và lòng hiếu đễ.

Bởi vậy, trước mắt, nếu vẫn chưa thống nhất được đoạn kết của câu chuyện, tôi tán thành ý kiến rằng : nên ngưng phổ biến chuyện Tấm Cám trong giảng dạy, hoặc có thể thay thế bởi những câu chuyện tương tự nhận bản hơn của nước ngoài (như nàng Bạch Tuyết, nàng Lọ Lem,...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Luật nhà thơ để làm gì?

...

Lê Chân Nhân=========================

Có luật nhà văn thì phải có luật nhà thơ cho đủ bộ. Còn luật gì nữa đây?Posted Image

Tiếp theo là luật CHÉM GIÓ.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiếp theo là luật CHÉM GIÓ.

Posted Image

"Là thi sĩ nghĩa là ru với gió"

Chém gió rồi, ngủ khỏi cần ru.

Canh có luật này, gửi Sư phụ 01 bản...

Để sư phụ vừa ngâm cứu, vừa mần thơ...

Đỡ hao phần nào...bia Đức với heo mọi giả chồn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Mỹ muốn 'ngáng chân' Trung Quốc?

Vietnamnet.vn

Cập nhật 16/11/2011 10:00:00 AM (GMT+7)

Lầu Năm góc đang phát triển một khái niệm quân sự mới nhằm chống lại Trung Quốc - thông tin do tờ Washington Times đưa.

Mỹ thẳng thừng tuyên bố đã mất bình tĩnh với TQ/ Mỹ - Nga - Trung bàn về tương lai Iran/ Đề phòng Trung Quốc, Mỹ lập căn cứ ở Australia

Posted Image

Quân đội Mỹ đã ngụ ý rằng đây sẽ là phản ứng của Washington đáp trả mối đe dọa đang tăng lên từ phía Trung Quốc - thể hiện trong việc phát triển các vũ khí chống vệ tinh, các vũ khí điều khiển, tàu ngầm hạt nhân, phi cơ thuộc thế hệ thứ năm, trong đó có công nghệ "tàng hình" và chủ yếu là trong sự trỗi dậy của các tên lửa đạn đạo tầm xa của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đang hy vọng sẽ dùng các tên lửa này để đối phó với các nhóm phi cơ chuyên chở của kẻ thù tiềm năng. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, những yếu tố về sau đã tạo nên một nguy cơ thật sự về sự kém nổi trội của quân đội Mỹ, không chỉ ở châu Á mà còn ở những phần rộng lớn hơn trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tờ Washington Times dẫn lời "một nguồn tin từ quan chức cấp cao trong chính quyền Obama" - người nhận ra rằng Mỹ đang xem xét lại cách tiếp cận của họ với Trung Quốc và từ giờ trở đi, họ sẽ hành động theo tinh thần của "Chiến tranh Lạnh". Theo các chuyên gia Mỹ, điều này rõ ràng đang được xét đoán từ sự tương đồng của một khái niệm chiến lược mới của lực lượng Hải quân đối với Trung Quốc, và Hải quân Mỹ trong thời Liên bang Xô Viết. Sự hiện diện toàn cầu của Mỹ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã phản ánh cách tiếp cận này, cho phép Mỹ đưa ra hành động kịp thời để cản trở Liên bang Xô Viết.

Mỹ có cân nhắc đặt các lực lượng hải quân của mình trong ý đồ cản trở này, bao gồm cả việc sử dụng các quân đoàn lính thủy đánh bộ. Tuy nhiên, so với việc đối phó với Liên bang Xô Viết những thời "chiến tranh lạnh" , Mỹ đã có những bước tiến rất đáng kể. Bên cạnh các kế hoạch sử dụng Không quân để tăng sức phòng vệ ở các cơ sở hải quân, bao gồm các hàng rào thủy lôi và tương tác tích cực với các tàu ngầm, khái niệm này cũng ngụ ý các hoạt động trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngoài ra, các kế hoạch củng cố an ninh cho các nước chư hầu nằm trong nguy cơ bị tiêu diệt bởi rocket của Trung Quốc, các cuộc tấn công điều khiển từ xa nhằm vào việc làm tê liệt các thiết bị điện tử cũng đang được tính đến. Những người lập kế hoạch cho quân đội Mỹ hy vọng sẽ tóm được tên lửa ASAT của Trung Quốc trên lãnh thổ nước này, và nếu cần có thể thực hiện lệnh hủy diệt các mục tiêu quan tâm bằng cách kết hợp tấn công từ Hải quân, quân đoàn lính thủy đánh bộ và không quân.

Khái niệm này cũng bao gồm việc sử dụng tích cực phi cơ chiến đấu, bao gồm phi cơ tàng hình và các máy bay không người lái với tầm hoạt động là 1.600 km. Điều này sẽ giảm bớt thương vong, dựa trên việc gia tăng sức mạnh của không quân và lực lượng phòng không của Trung Quốc.

Tài liệu này cũng ám chỉ tới việc phát triển một loại phi cơ ném bom chiến lược có khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực xa Trung Quốc.

Không phải tự nhiên mà vào tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng vào năm 2014, sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, Washington sẽ tập trung củng cố lực lượng quân sự của mình "tại châu Á".

Tuy nhiên, phải chăng là đã quá muộn cho Mỹ để bắt đầu để mắt tới Trung Quốc? Trong khi họ đã “dọn dẹp” tại khu vực Balkans và Trung Đông, thì con rồng Trung Quốc đã dang rộng tầm ảnh hưởng. Giờ đây các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang trong giai đoạn hiện đại hóa mới, cho phép họ triển khai tại khoảng cách đáng kể bên ngoài đất liền và bảo vệ các lợi ích quốc gia tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà Mỹ coi là có tầm quan trọng sống còn.

Quân đội Trung Quốc giờ đây đang dựa trên thực tế là, nhờ có các kế hoạch đầy tham vọng của họ để hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm hạt nhân và tạo các nhóm chiến đấu cơ chuyên chở vào năm 2020, họ sẽ có thể tiến hành các hoạt động thậm chí bên ngoài duyên hải của Australia.

Tuy nhiên, sự tập trung của lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu nhằm vào ba khu vực chính: bảo vệ các lợi ích quốc gia tại khu vực Hoàng Hải đang tranh cãi với Nhật bản; giành lại quyền kiểm soát Đài Loan và hất cẳng các đối thủ khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.

Trong các trường hợp đầu tiên và cuối cùng cần nói đến là các hệ thống điều khiển hydrocarbon. Với việc gia tăng tiêu thụ các loại vật liệu thô ở Trung Quốc, cuộc chiến vì những loại nguyên liệu này đang trở nên quan trọng hơn chỉ là một ý định đơn thuần đối với sự xuất hiện của một “quốc gia mạnh”.

Đây là những khu vực mà Mỹ sẽ tập trung trong những năm tới. Làm cản trở sự tăng trưởng sau này của “con rồng Trung Hoa” là việc hoàn toàn có thể, bằng cách hạn chế các nguồn cung của họ. Mỹ sẽ làm điều đó ngay lúc này để ngăn chặn sự mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á. Trong những bối cảnh như vậy, việc tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh cũ, bao gồm Philippines và những nước khác là đương nhiên, cũng như cố gắng củng cố thêm các mối quan hệ khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ xây dựng các cơ sở quốc phòng nhằm vào họ. Dựa trên việc hiện đại hóa hơn nữa các lực lượng vũ trang và củng cố sức mạnh chiến lược của Trung Quốc, quốc gia này mong muốn hạn chế hết mức các kế hoạch chống Trung Quốc của Mỹ. Nói cách khác, viễn cảnh xây dựng nên một “NATO ở Đông Á” vẫn chưa rõ ràng, trong khi một số quốc gia trong khu vực có mối quan hệ rất mật thiết với Trung Quốc về mặt kinh tế và tránh đối đầu quân sự.

Thu Lượng (Theo Pravda)

===============================

Canh bạc cuối cùng. Nhà cái đang xào bài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai mục tiêu của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ

Vietnamnet.vn

Cập nhật 17/11/2011 06:05:00 AM(GMT+7)

Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc và phát triển quan hệ với Ấn Độ là hai mục tiêu chính đặt ra với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ huy bộ này cho biết.

Đưa Biển Đông ra thượng đỉnh Đông Á: Mỹ - Trung ngược nhau

Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương

Mỹ không nhường Thái Bình Dương cho ai hết

Tại cuộc họp APEC ở Honolulu do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì, ông Willard và phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes đã nhấn mạnh những đóng góp an ninh Mỹ với khu vực.

Posted Image

Đô đốc Hải quân Mỹ Robert F. Willard. Ảnh: ianslive

Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương với 320.000 quân nhân, nhân viên dân sự và các nhà thầu đóng trong khu vực, ông Willard nhấn mạnh. Các lực lượng Mỹ đã được đẩy mạnh triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc với các tàu tuần tra khắp khu vực.

Đô đốc Mỹ đã nói cụ thể năm lĩnh vực tập trung trong khu vực, với Trung Quốc đứng đầu bảng. Ông khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đang trải qua những thay đổi lớn với những tiến bộ kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Theo ông, chính sách quân sự của Mỹ với Trung Quốc là khuyến khích người Trung Quốc minh bạch hơn về quân sự và chi tiêu quân sự. Ông cho biết, các lực lượng hai nước đang tiến hành nghiên cứu và diễn tập cứu nạn cũng như trao đổi học viên ở mọi cấp. “Một trong những mục tiêu của tôi là cải thiện quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc”, ông Willard nói.

Một mối quan tâm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ là Triều Tiên. Kể từ khi Hiệp định Đình chiến Chiến tranh Triều Tiên 1953 đã chấm dứt tiếng súng trên bán đảo, đô đốc nói, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực duy trì thỏa thuận đình chiến xuyên qua Khu phi quân sự.

Mỹ đang làm việc với đồng minh Hàn Quốc để ngăn chặn các hành động như vụ chìm tàu Cheonan năm ngoái. “Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố liên minh, tiếp tục tăng cường nó”, đô đốc Willard tuyên bố.

Ngoài ra, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương còn đề cập tới những vấn đề khác như phổ biến hạt nhân và tên lửa, buôn người, buôn bán ma túy, các tổ chức bạo lực cực đoan… “Ở miền nam Philippines, chúng tôi tiếp tục ngăn chặn nhóm Abu Sayyaf và Jemaah Islamiyah, hai tổ chức cực đoan đe dọa ổn định của cả miền nam Philippines và khu vực”, ông Willard cho biết.

Ở Nam Á, Mỹ đang làm việc để ngăn chặn Lashkar-e-Taiba, tổ chức cực đoan ở Pakistani đã tấn công vào Mumbai. “Chúng tôi làm việc với các đối tác ở Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives để xây dựng các khả năng để họ tự đối phó với tổ chức này một cách độc lập”, đô đốc Mỹ nói.

Ấn Độ, nền kinh tế lớn, là tâm điểm khác của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ. “Chúng tôi có một quan hệ đối tác chiến lược, và mối quan hệ ấy tiếp tục phát triển, kể cả giữa hai chính phủ và quân sự hai nước”, ông Willard nói về quan hệ Mỹ - Ấn.

Ấn Độ có quân đội lớn nhất Nam Á, nhưng quan hệ quân sự Mỹ - Ấn lại tương đối mới. “Chúng tôi không đặc biệt gần gũi trong Chiến tranh Lạnh, và khi chúng tôi bắt đầu xích lại hơn, thì quan hệ lại bị gián đoạn sau các vụ thử hạt nhân vào cuối những năm 1990”, đô đốc Mỹ đánh giá. “Từ quan điểm quân sự, chúng tôi thực sự liên kết với Ấn Độ chỉ trong 7 hoặc 8 năm. Chúng tôi tham gia với lực lượng vũ trang Ấn Độ ở mọi lĩnh vực và tiếp tục đóng góp vào các vấn đề như cướp biển ở vịnh Aden và những nơi khác trong khu vực Ấn Độ Dương, mở rộng an ninh hàng hải khắp khu vực”.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cũng đề cập tới việc bộ này duy trì mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia khác trong vùng. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines là những hiệp ước đồng minh. Bộ này còn duy trì quan hệ với các bạn bè chính như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác trong khu vực.

Thái An (theo maritimesecurity)

================================

Đã bảo mà! Cái lày lói nâu rùi! Ấn Độ sẽ tham gia canh bạc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với việc gia tăng các vụ can thiệp của quốc tế vào nội bộ nước khác nhân danh lợi ích nhân dân dù đúng hay sai ( cũng không biết và không dám nói là nên hay không nên ), Có vẻ như thế giới đang có xu hướng chuyển hóa thành 1 nhà nước toàn cầu. Dân chúng của bất kỳ nước nào cũng là là dân chúng của cái quốc gia toàn cầu ấy, nếu chính quyền của nước đó có hành động đi ngược lai lợi ích nhân dân nước đó, đặt quyền lợi thiểu số lên trên quyền lợi đa số thì sẽ gặp vấn đề với cộng đồng quốc tế, từ cấm vận kinh tế cho đến đem quân oánh trực tiếp cho tan nát. Ý nghĩa thì tốt rồi đấy, nhưng một khi bị lạm dụng thì cũng hại vô cùng.

XH thế giới tiến hóa và đang thiếu 1 bộ luật quốc tế và biện pháp chế tải đủ mạnh và được tất cả tâm phục khẩu phục.

Ả Rập ra tối hậu thư cho Syria

Liên đoàn Ả Rập đã cho Syria ba ngày để ‘chấm dứt các cuộc đàn áp đẫm máu’ người biểu tình và cho phép các nhóm quan sát viên vào lãnh thổ Syria.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Hamad Bin Jassim al-Thani nói Syria sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu không hợp tác....

Theo BBC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với việc gia tăng các vụ can thiệp của quốc tế vào nội bộ nước khác nhân danh lợi ích nhân dân dù đúng hay sai ( cũng không biết và không dám nói là nên hay không nên ), Có vẻ như thế giới đang có xu hướng chuyển hóa thành 1 nhà nước toàn cầu. Dân chúng của bất kỳ nước nào cũng là là dân chúng của cái quốc gia toàn cầu ấy, nếu chính quyền của nước đó có hành động đi ngược lai lợi ích nhân dân nước đó, đặt quyền lợi thiểu số lên trên quyền lợi đa số thì sẽ gặp vấn đề với cộng đồng quốc tế, từ cấm vận kinh tế cho đến đem quân oánh trực tếp cho tan nát. Ý nghĩa thì tốt rồi đấy, nhưng một khi bị lạm dụng thì cũng hại vô cùng.

Thế giới đang thiếu 1 bộ luật quốc tế đủ mạnh và được tất cả tôn trọng.

Ả Rập ra tối hậu thư cho Syria

Liên đoàn Ả Rập đã cho Syria ba ngày để ‘chấm dứt các cuộc đàn áp đẫm máu’ người biểu tình và cho phép các nhóm quan sát viên vào lãnh thổ Syria.

Ngoại trưởng Qatar Sheikh Hamad Bin Jassim al-Thani nói Syria sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu không hợp tác.

Bởi vậy nó mới cần một lý thuyết thống nhất vũ trụ - Một chân lý tuyệt đối - để bảo đảm mọi cách hành xử chuẩn mực và chính danh từ quan hệ cá nhân đến quan hệ giữa các quốc gia.

Nhưng điều kiện tiên quyết là:

Việt sử 5000 năm văn hiến

.

Nếu không thì mọi chuyện còn tệ hơn cả những gì HungNguyen viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận nảy lửa Luật biểu tình

Posted Image - Đại biểu tự ứng cử ở TP. HCM Hoàng Hữu Phước cho rằng nếu lấy ý kiến, đa số dân sẽ không đồng ý ban hành Luật biểu tình, song theo ông Dương Trung Quốc, phát biểu như vậy là xúc phạm đến dân.

Sớm có luật cho dân biểu tình đúng luật

Tham nhũng: Nói nhiều, xử lý không nhiều?

Cố là tiếng nói độc lập

Thảo luận hội trường sáng nay (17/11) về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm về việc cần hay không Luật biểu tình. "Đa số công dân sẽ không ủng hộ"

Đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) gây chú ý với câu mở đầu bài phát biểu: "Đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật".

Lý do đầu tiên ông Phước nêu là ở Việt Nam đã có Mặt trận Tổ quốc. "Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận, vậy Luật lập hội có cần không?", ông Phước dõng dạc hỏi.

Luật biểu tình, theo ông lại càng không cần. Và ông tỉ mỉ dẫn lại các cứ liệu lịch sử.

Posted Image

ĐB Hoàng Hữu Phước

Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ "biểu tình" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam. "Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ", ông Phước nói.

Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".

Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng.

Sau hàng loạt lập luận trên, vị đại biểu của TP.HCM dẫn chứng về hậu quả của một số cuộc biểu tình vừa diễn ra vừa qua. Mà điển hình là các cuộc biểu tình đó gây ra nạn tắc đường.

Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người ở thành phố nhằm chống đường lưỡi bò, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng đe dọa những người đang tập hợp biểu tình ấy.

"Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình. Chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình", ông Phước nói.

Ông kết luận, cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân.

Ông Phước khẳng định, nếu được lấy ý kiến, đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

Phản ứng với quan điểm cho rằng ở nước ngoài vẫn tổ chức biểu tình thì Việt Nam cũng sẽ làm được, ông Phước lần lượt nêu dẫn chứng các cuộc biểu tình xảy ra ở Anh, ở Mỹ vừa qua và kết luận, hầu hết đều biến thành bạo loạn và làm ô danh đất nước.

"Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh", ông Phước chốt lại bài phát biểu đanh thép của mình.

Rất nhiều ĐBQH cũng tán thành ý kiến ông Phước. Chẳng hạn, theo đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), phải hiểu sâu xa những vụ việc biểu tình phản đối đường lưỡi bò như vừa qua có thể xuất phát từ động cơ tốt nhưng nên hiểu rõ đằng sau đó là gì?

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Huế) nói, cho phép tổ chức biểu tình sẽ dễ khiến nhiều lực lượng lợi dụng, thậm chí sự chỉ đạo của nước ngoài. Nếu xảy ra vấn đề nhạy cảm, tranh chấp, chính quyền nên tăng cường đối thoại với dân. "Chứ theo tôi nghĩ có Luật biểu tình vô hình trung có thể thành chống chế độ, nếu chúng ta mít tinh như ý kiến của anh Phước tôi đồng tình, mít tinh là biểu thị sự đồng tình".

Còn đại biểu Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cho rằng, ra luật vào lúc này là rất nhạy cảm và nói đến biểu tình là nói đến phản đối, chống đối là chính. "Tự do, dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do, dân chủ mà cái chính là chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đó mới là cái cơ bản", ông Tùng nói.

"Phát biểu như thế là xúc phạm đến dân"

Là người duy nhất ủng hộ dự án luật trong sáng nay, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã đứng lên trao đổi: "Diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung".

Posted Image

ĐB Dương Trung Quốc

Theo ông, ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, trường hợp đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận là hết sức nguy hiểm.

Ông Quốc dẫn lại nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh nội hàm của "quyền biểu tình" đã được xác lập từ trong lịch sử và cũng nhiều lần được Hồ Chí Minh nhắc đến.

"Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1938, hạt nhân lãnh đạo là những người cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một nhà nước, của người cầm quyền", ông Quốc nói.

Theo ông, ngay trong bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập đã viết rằng "công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài".

Hiến pháp năm 1946 không có chữ "biểu tình". Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: "Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao".

Ông Quốc khẳng định, phải nhìn biểu tình cả hai cách, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp để mà thực thi quyền hành pháp. Nhìn một mặt thì chỉ thấy sự hỗn loạn.

Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình và thuật ngữ "biểu tình" đã trở thành một chính văn của luật cơ bản.

Theo ông Quốc, những cuộc biểu tình phát huy cả hai mặt. "Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước", ông Quốc phân tích.

Bằng chứng rõ ràng nhất là những năm 1980, khi các hiện tượng diễn ra ở nông thôn Thái Bình, theo cách nhìn của đại biểu Phước là bạo loạn, phải dẹp bỏ thì các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu để thấy hai mặt của vấn đề rồi từ đó kịp thời điều chỉnh.

Ông Quốc giải thích, việc bày tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình là nói đúng tên của nó.

"Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật", ông Quốc nói.

Theo ông, Luật biểu tình là một công cụ để điều chỉnh, bảo đảm những yếu tố tích cực và quyền của người dân.

"Không phải tự nhiên mà Thủ tướng cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, phải có lộ trình thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường", ông Quốc kết luận.

Lê Nhung - Ảnh: Bình Minh

=================================

Chẳng hiểu từ Meeting tiếng Tây dịch ra tiếng Việt nó có ý nghĩa mục đích gì. Nhưng từ "biểu tình" thì nghĩa đen chỉ đơn giản là sự đồng thuận cho một ý tưởng. Nghĩa bóng là tập hợp người để thể hiện một thái độ nào đó đối với một vấn đề xã hội nào đó ở nơi công cộng. Thời gian tôi sang Hoa Kỳ, lúc vào siêu thị thấy hai người Mỹ đeo bảng. Họ thể hiện hai thái độ khác nhau và đứng ở đầu đường vào siêu thị. Một người phản đối nạn phá thai. Một người phản đối một vấn đề khác - tôi quên rồi. Nhưng họ đứng cạnh nhau. Và cứ đứng đấy. Tôi xin chụp ảnh, họ cũng vui vẻ cho chụp. Theo tôi trường hợp này không thể gọi là biểu tình. Mà chỉ có thể gọi là thể hiện thái độ cá nhân về một vấn đề xã hội nơi công cộng. Biểu tình với khái niệm Việt thì ít nhất phải có từ hai người cùng đồng thuận bày tỏ thái độ của mình với một vấn đề xã hội nơi công cộng. Chẳng ai đi biểu tình phản đối bà xã nấu cơm khê cả (Trừ trường hợp tất cả các bà vợ đều nấu cơm khê Posted Image - tức là nó trở thành một vấn đề xã hội). Tôi hiểu khái niệm biểu tình là vậy.

Trên cơ sở này thì khái niệm tuần hành chỉ là một phương thức thể hiện của một cuộc biểu tình. Một cuộc biểu tình có thể tuần hành và có thể không tuần hành. Cũng không nhất thiết một cuộc biểu tình hoàn toàn chỉ là chông chính phủ. Cũng có thể là một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, hoặc ủng hộ một vấn đề gì đó....vv....

Theo Lý học thì phải chính danh đã. Tức là phải có khái niệm chính xác về danh từ là sự tối thiểu. Ở một xã hội dân chủ thì người dân phải có quyền bày tỏ thái độ với các vấn đề xã hội. Nhưng không thể bừa bãi, Nên phải có luật là vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỰU BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH MỸ:

TÔI THẤY GHEN TỊ VỚI VIỆT NAM

Cho rằng châu Á đã trở thành khu vực “đầu tàu của kinh tế thế giới” và Việt Nam có thể “tận dụng" cơ hội để phát triển nhanh hơn, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow nhấn mạnh: không có đầu tư nào hiệu quả hơn đầu tư vào giới trẻ.

Ông John Snow hiện đứng đầu một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới - Cerberus - hôm qua (16/11) đã có buổi diễn thuyết “Việt Nam có là điểm đến tin cậy của các đế chế kinh tế thế giới?” ở Hà Nội.

Ông bày tỏ lạc quan về “nhân tố mới” của nền kinh tế thế giới. Đó chính là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á

Posted Image

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow. Ảnh: Phương Loan

Với Việt Nam, ông kể: “Khoảng năm 1992, ở Mỹ, người ta cho rằng, đầu tư vào châu Á, trong đó có Việt Nam là ý tưởng điên rồ. Nay đã khác rồi. Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP tốt và ổn định như Việt Nam sẽ thu hút đầu tư. Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển vượt bậc”.

Một trong những lợi thế của Việt Nam được ông chỉ rõ, đó là con người. Với dân số đông, tỷ lệ lao động trẻ cao, Việt Nam nên đầu tư mạnh hơn để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường đại học.

“Không có đầu tư nào hiệu quả hơn đầu tư vào giới trẻ. Đầu tư dài hạn như vậy rất cần thiết. Trong vài thập kỷ tới, các bạn sẽ thấy rõ triển vọng đó” - ông Snow nhấn mạnh.

Ông chia sẻ: “Bản thân tôi còn cảm thấy ghen tị với những gì Việt Nam làm được. Mỹ không có sự năng động đó, dân số đang bị già hóa rất nhanh, chính phủ đang phải chi trả lớn cho phúc lợi, lương hưu… và điều đó kìm hãm sự năng động”.

Hút vốn đế chế kinh tế thế nào?

Ông John Snow chia sẻ cách thức để Việt Nam có thể thu hút đầu tư của các “đế chế kinh tế” trên thế giới. Nhấn mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là cơ hội để mang vốn về, TS Snow cho hay “nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chuẩn bị để vào Việt Nam”, bởi sau khi tái cơ cấu, cổ phần hóa, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng lên.

Với tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, ông cho rằng đó chưa phải là điều tệ. Dẫn ra bài học từ sự phá sản của các doanh nghiệp Mỹ chỉ vài ba năm sau khi ra đời, ông cho rằng, sự phá sản của một doanh nghiệp là điều đáng buồn với chính doanh nhân, nhưng với nền kinh tế, điều đáng buồn hơn sẽ là khi các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả vẫn có thể tồn tại.

“Nợ nần và phá sản của doanh nghiệp nên được xem là yếu tố tích cực để tạo một thị trường thực sự lành mạnh, cạnh tranh. Bản thân thị trường sẽ kiểm tra sức khỏe, sức cạnh tranh của doanh nghiệp”.

Ông Snow cũng cho rằng sáp nhập không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Thực tế chứng minh không ít vụ sáp nhập dẫn tới thảm họa, bởi không tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp.

“Sát nhập phải gắn với cá nhân chịu trách nhiệm cho việc làm này và hiệu quả của nó. Nếu đó chỉ là phép cộng đơn thuần về mặt tổ chức, sáp nhập sẽ không bao giờ thành công”.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vị chủ tịch quỹ Cerberus Capital cho rằng, trong tình hình hiện nay, họ cần mạnh dạn bước ra thị trường thế giới để tìm đối tác.

Dòng vốn có thể chảy vào Việt Nam nếu thủ tục pháp lý khai thông vì lợi nhuận luôn là điều đầu tiên khi các nhà đầu tư quan tâm khi mà Việt Nam đạt được sự ổn định, có biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có cơ sở hạ tầng được đảm bảo, có nguồn nhân lực và môi trường cạnh tranh bình đẳng...

Ông cũng chia sẻ thêm, trong điều kiện khó khăn hiện nay trên toàn cầu, các nền kinh tế trên thế giới từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Á đều chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định. Trong bối cảnh khó khăn, các quỹ sẽ là nguồn giải cứu đối với doanh nghiệp.

Bài học nợ công

Ông John Snow cũng trao đổi về vấn đề nợ công và sức sống của nền kinh tế. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ chỉ ra một trong những nguyên nhân của làn sóng nợ công ở châu Âu và việc nền kinh tế Mỹ đối mặt nợ và thâm hụt ngân sách lớn là hệ quả của văn hóa chi tiêu vượt quá khả năng trả nợ.

Trong nhiều năm, người ta đã trong cảnh: vay để đầu tư đến đi vay để trả các khoản vay nợ khác. Nhà nhà vay, người người vay, doanh nghiệp vay và vay với mức thấp để đầu tư bất động sản. Chính điều đó đã tạo nên tình trạng bong bóng về bất động sản.

“Tiền ảo, nhà cửa ảo, kể cả thẻ tín dụng cũng ảo. Khi bóng bóng vỡ, tất cả sẽ lâm vào một tình cảnh khủng hoảng, vì không có cách trả nợ”.

Ông cho hay, nền kinh tế Mỹ đang phải giải quyết "khủng hoảng" thông qua giảm tiêu dùng, tức giảm GDP, mức giảm thậm chí nhiều hơn quốc gia châu Âu, Á. Việt Nam cần tránh được những gì Mỹ và các quốc gia thuộc khu vực châu Âu đang gặp phải.

“Nợ là con sóng lớn có thể nhấn chìm bất cứ con thuyền kinh tế nào ngoài đại dương, nhất là các nền kinh tế nhỏ”, ông Snow nói.

Theo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc khuyên Mỹ tránh xa châu Á - TBD

Baodatviet.vn

Cập nhật lúc :7:34 AM, 17/11/2011

Báo China Post đưa ra lời khuyên rằng tốt hơn hết Mỹ nên tiếp tục tập trung vào Trung Đông thay vì nhòm ngó sang châu Á.

Thời gian qua, Trung Đông rung chuyển trong “mùa xuân Arab”, như quay ngược thời gian, đưa khu vực này trở về thời điểm ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Khi đó, Anh là một trong những quốc gia thắng trận nhưng họ vẫn phải trả cái giá vô cùng đắt khi đất nước bị tàn phá nặng nề, sức mạnh suy giảm nghiêm trọng. Kết quả là Anh phải rút lui, để lại khoảng trống quyền lực tại thế giới Hồi giáo cho cường quốc đang lên là Mỹ nhảy vào lấp chỗ trống.

Tương tự, ngày nay, không tránh được “vết xe đổ” của người Anh, Mỹ cũng đang trong quá trình suy giảm quyền lực nghiêm trọng và đang mất dần sự kiểm soát đối với khu vực này.

Mọi chuyện bắt đầu khi cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Iraq làm đảo lộn thế cân bằng quyền lực ở Trung Đông. Việc Washington “dốc hết sức” hỗ trợ cho Israel ở bờ Tây và Gaza chỉ khiến cho người Hồi giáo càng thêm “khó chịu” với người Mỹ và khiến họ ngày càng bị cô lập.

Trong khi đó, hai người từng là đồng minh của Mỹ (cựu Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập và cựu Tổng thống Libya Gaddafi) bị lật đổ trong sự thờ ơ, thậm chí nhờ công sức không nhỏ của Washington.

Còn Saudi Arabia, đồng minh trung thành lại có vẻ như đang bận rộn tham gia vào một cuộc chiến tranh “bán bí mật” với Iran, kẻ thù không đội trời chung của họ và của cả Mỹ.

Điều đáng nói là giờ không còn giống như thời chiến tranh Lạnh, khi Mỹ là siêu cường đầy quyền năng có thể điều hòa mọi bất ổn trong khu vực. Hiện cường quốc số 1 thế giới phải “vật lộn” để sớm rút chân khỏi “vũng lầy” Afghanistan.

Posted Image

Nếu không có gì thay đổi, Mỹ sẽ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014. Ảnh minh họa: Telegraph.

Việc Chính quyền Obama quyết định rút quân khỏi Iraq cuối năm nay và Afghanistan vào cuối năm 2014 sẽ để lại một khoảng trống quyền lực tại thế giới Hồi giáo. Và không có gì lạ khi sự rút lui của Mỹ lại đang tạo cơ hội cho các quốc gia khác chạy đua với nhau để áp đặt ảnh hưởng ở khu vực này.

Một trong ba thế lực “khao khát” lấp đầy khoảng trống Mỹ để lại không ai khác chính là Iran, kẻ thù “không đội trời chung” của Mỹ.

Để thiết lập ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo, Iran sử dụng chiêu bài “ủy thác” khi mạnh mẽ hỗ trợ, vũ trang cho người Shiite để gây bất ổn ở Bahrain hay Yemen nhằm giành quyền lãnh đạo khu vực từ tay cộng đồng thiểu số Sunni.

Trước sự bành trướng quyền lực của Iran trong khu vực, Saudi Arabia trở thành ứng cử viên “bất đắc dĩ”. Để ngăn chặn Tehran ủng hộ phong trào của người Shiite, Riyadh gửi xe tăng để giúp đè bẹp các cuộc nổi loạn do người Shiite cầm đầu ở Bahrain.

Đồng thời, khi Saudi Arabia nhận thấy người Iran đang “nhòm ngó” Yemen, Riyadh lập tức hỗ trợ lực lượng an ninh của “láng giềng sát vách” tìm kế đối phó.

Không dừng lại ở đó, trong khi Iran hỗ trợ chế độ Assad ở Syria, nhiều nguồn tin cho rằng Arab Saudi lại “chống lưng” cho phe đối lập mà không cần hỏi ý kiến của Washington.

Ứng cử viên thứ 3 là Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là lợi thế hơn nhiều so với các ứng cử viên khác.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được lãnh đạo bởi những người Hồi giáo chính thống sùng đạo, đối ngoại khôn khéo và tham vọng, thiết lập được quan hệ gần gũi với phương Tây.

Song Ankara cũng có một nhược điểm: người Thổ Nhĩ Kỳ không phải là "người Arab chính thống". Và “mùa xuân Arab” đang đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Arab nổi lên mạnh mẽ, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào “thế khó” trong nỗ lực lấp đầy khoảng trống quyền lực.

Trước bối cảnh này, theo China Post, tốt nhất Washington nên tìm cách bảo vệ quyền lực của họ ở Trung Đông để đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cũng như những lợi ích khác thay vì chuyển trọng tâm chú ý sang châu Á – Thái Bình Dương.

>> Mỹ sẽ thành 'cừu non' nếu cắt giảm ngân sách quốc phòng?

Lê Dung (Theo China Post)

=======================

Hồi còn con nít, tôi mua một gói táo dầm. Có một thằng lớn hơn dọa tôi: "Ăn táo này độc lắm. Có đường hóa học đấy!". Tôi sợ quá, định vứt đi. Thằng lớn đó lại bảo: "Mày đưa đây tao ăn thử vài quả. Nếu không sao thì mày hãy ăn!". Nghe có lý! Tôi đưa gói táo cho nó. Nó ăn mất gần nửa gói và bảo: "Không sao! Táo này ăn được đấy!". Tất nhiên, tôi tự tin hơn khi ăn nốt số táo còn lại, sau khi thưởng thêm cho nó một quả vì sự "hy sinh" của nó. "Tao lớn hơn mày, nên có ăn phải đường hóa học cũng không sao. Còn mày thì bé, lỡ ăn phải rất nguy hiểm". Vừa ăn táo , nó vừa dạy khôn tôi như vậy. Câu chuyện của con nít nó vậy. Còn đây là chuyện chính trị quốc tế, nhưng tôi thấy cũng giống giống như chuyện của tôi hồi còn nhỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

ĐB Hoàng Hữu Phước

Theo đó, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức, mãi cho đến những năm 1960, từ ngữ "biểu tình" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại chính phủ Kennedy đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam. "Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ", ông Phước nói.

Ông Phước dẫn chứng thêm, trong tiếng Anh biểu tình, tức là demonstration luôn để chống Chính phủ. Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

Từ lập luận trên, ông Phước đúc kết lại, "Việt Nam có cần một cuộc biểu tình chống chính phủ, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần, tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do, dân chủ".

Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. "Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?", ông Phước lên tiếng....

Nhớ mặt và tên ông Hoàng Hữu Phước này rồi, lần sau có gặp ổng thì cạch mặt không bầu cho ổng đâu :lol:

Một biến thái của nạn không quản lý được thì cấm mà cấm 1 cách hùng hồn mới ghê. Thà cứ nói thẳng...e rằng biểu tình tụ tập đông người dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo thì còn thông củm đàng này lý do, lý trấu lung tung như vầy thì mắc cười quá.

Ông này sai từ gốc ở chổ khi cho rằng biểu tình là để chống chính phủ. Về lý thuyết thì Nếu chính phủ do chính người dân bầu lên thì người dân biểu tình không để chống chính phủ, mà họ chống lại, yêu cầu thay đổi cụ thể 1 đạo luật, 1 hành vi, 1 vấn đề nào đó mà họ cho là chính phủ đang làm sai. Họ phản đối việc nào thì chính phủ cứ bình tĩnh xem xét lại việc đó, nếu dân chúng hiểu sai thì giải thích thêm cho họ rằng chính phủ đang hành động vì lợi ích của chính họ; họ hài lòng, sẽ tự động giải tán. Còn nếu chính phủ làm sai, thì đơn giản là chỉnh sửa lại cho đúng, phù hợp nguyện vọng của dân chúng. Sai nặng quá thì quan chức liên quan phải từ chức để dân bầu người khác lên làm thay. Nói cho cùng chính phủ do dân bầu ra là để thực thi quyền lực cho dân mà.

Vấn đề là đặt ra luật lệ để biểu tình sao cho đúng cách, loại trừ được các nguy cơ lạm dụng, lôi kéo biến tướng thành 1 cái gì đó. Đối với 1 số thể chế thì đúng là nguy cơ này là có thật và thật sự khó để loại trừ.

Dưới góc nhìn lý học thì để hóa giải 1 vấn đề, "khắc chế" trực tiếp, ngăn cấm 1 yếu tố bất lợi trực tiếp bao giờ cũng là biện pháp thất sách và ngắn hạn so với bố trí để nó "sinh xuất" tự tiết khí mà điều hòa. Trị thủy thì khơi nguồn cho nước thoát thì luôn là cách tốt và lâu bền so với đắp đê chặn dòng nước dữ. Duy ý chí không có chổ trong lý học, chỉ có thuận thiên mà ứng biến.

Đã lạm bàn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Mỹ - Trung nói về xung đột

Cập nhật lúc :12:11 PM, 17/11/2011

Báo cáo của RAND Corporation, nhóm chuyên gia quân sự của Mỹ phát hành gần đây phân tích viễn cảnh cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ và kết luận điều đó không thể xảy ra.

(ĐVO) Nhưng đâu là giới hạn cuối cùng để có thể nổ ra xung đột quân sự giữa hai bên? Mỹ sẽ quay trở lại châu Á như một sự khiêu khích với Trung Quốc?

Phóng viên Wang Wenwen của Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) và giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley đến từ ĐH Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson ở Kentucky để làm sáng tỏ các vấn đề trên.

Nhà báo Wang Wenwen: - Một số người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ thực sự của Mỹ trong vài thập kỷ tới. Ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xảy ra? Nếu nó xảy ra thì cái gì sẽ là nguyên nhân phát sinh?

Thiếu tướng La Viện: - Ở giai đoạn hiện này, cả 2 nước đều không mong muốn có một cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như chủ quyền, an ninh quốc gia và đòi hỏi thống nhất bị xâm phạm, xung đột quân sự xảy ra là điều không thể tránh được.

Giáo sư Robert M. Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi cho rằng sẽ không có chiến tranh nhưng không phải hoàn toàn không thể. Cả 2 quốc gia đều có quá nhiều thứ để mất.

Nếu chiến tranh xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ bắt nguồn từ một tính toán sai lầm trong vấn đề Đài Loan hoặc Triều Tiên. Một số người Mỹ cảm thấy bắt buộc phải bảo vệ Đài Loan, đi kèm với đó là một tuyên bố độc lập; còn sự sụp đổ của Triều Tiên sẽ dẫn tới cạnh tranh trong cấu trúc chính trị mới ở bán đảo này.

Nhà báo Wang Wenwen: - Nếu một xung đột quân sự nổ ra, hậu quả đem lại sẽ như thế nào?

Thiếu tướng La Viện: - Chiến tranh có thể gây ra hủy hoại cho cả 2 bên, phía Hoa Kỳ có nhiều cái để mất hơn. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Mỹ sẽ không dám khiêu chiến một cách dễ dàng, ngược lại Trung Quốc cũng bị trói buộc với Mỹ. Nếu xảy ra chiến tranh, cả 2 đất nước sẽ phải chịu đựng những thiệt hại về kinh tế ngay lập tức. Hơn nữa, cả 2 quốc gia đều sở hữu vũ khí hạt nhân và các vũ khí hủy diệt lớn khác, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng nếu chiến tranh leo thang.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hậu quả đầu tiên và nghiêm trọng nhất là cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chết. Một hậu quả lớn nữa là việc cắt đứt quan hệ kinh tế Trung – Mỹ có thể sẽ gây ra sự sụp đổ tài chính toàn cầu, kéo thế giới vào một cuộc suy thoái trầm trọng.

Posted Image

Thiếu tướng La Viện, Hiệu phó Học viên Khoa học Quân sự PLA.

Nhà báo Wang Wenwen: Ông có cùng quan điểm với báo cáo của RAND nguồn gốc cuộc chiến Mỹ - Trung?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ là một quốc gia thực dụng. Họ sẽ cố gắng khơi mào chiến tranh ở một vùng hay đất nước khác để làm suy yếu sức mạnh của đối thủ trong khi vẫn đảm bảo sự an toàn cho mình. Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc chiến nếu thiệt hại là lớn hơn so với lợi ích có thể đem lại. Thậm chí nếu tham chiến, họ cũng không hy sinh bản thân mình vì các đồng minh.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tình hình Đài Loan rất dễ dẫn tới các quyết định sai lầm của các bên liên quan. Tôi ít lo lắng hơn một chút về Ấn Độ hay Triều Tiên. Trong khi Mỹ và Ấn Độ đang xây đắp một quan hệ tốt đẹp, trọng tâm của chính sách ngoại giao với Ấn Độ chỉ còn là Pakistan, trước đây cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan cũng đã từng lôi kéo cả Trung, Mỹ vào cuộc. (>> xem thêm) Còn ở Triều Tiên, tôi lạc quan rằng các nhà ngoại giao sẽ có thể giải quyết các vấn đề lớn mà không cần tới chiến tranh.

Nhà báo Wang Wenwen: - Mỹ sẽ tìm kiếm đồng minh trong trường hợp đối đầu với Trung Quốc?

Thiếu tướng La Viện:- Chắc chắn như vậy. Hoa Kỳ đã hiện diện sức mạnh của họ trên các nước láng giềng của Trung Quốc. Ví dụ giá trị buôn bán vũ khí với Ấn Độ cũng đáng giá tới hàng triệu USD thể hiện Mỹ đang rất muốn hợp tác quốc phòng với quốc gia này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cố gắng dựa vào một vài đồng minh. Nếu Triều Tiên trở thành điểm nóng, Nhật Bản rất có thể sẽ tham gia cùng với Hàn Quốc. Dấu hỏi lớn chính là Đài Loan nơi không rõ ràng đối với bất cứ ai nhưng Mỹ sẽ quan tâm tới việc bảo vệ hòn đảo này. Nhật Bản có các liên kết kinh tế trọng yếu với Đài Loan nhưng liên kết như vậy cũng tồn tại với Trung Hoa đại lục.

Posted Image

Giáo sư Robert M. Farley.

Nhà báo Wang Wenwen: - Một số nguồn tin quân sự nói rằng Mỹ có thể dễ dàng phá hủy các kho vũ khí hạt nhân nhỏ của Trung Quốc. Ông nghĩ gì về điều này? Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra?

Thiếu tướng La Viện: - Đây không phải lần đầu tiên người Mỹ có những nhận xét ngông cuồng như thế. Cần lưu ý rằng tất cả mọi người đều sẽ bị tổn thương nếu có một cuộc tấn công hạt nhân. Trung Quốc đã cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh phủ đầu, nó sẽ được giữ chỉ đề dành cho những khoảnh khắc sống còn của quốc gia.

Giáo sư Robert M. Farley: - Tôi nghĩ hiện tại các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc dễ bị phá hủy trước các cuộc tấn công của Mỹ và hầu như sẽ vẫn như vậy trong một thời gian tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa Kỳ rất miễn cưỡng để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vấn đề lại nằm ở các tính toán sai lầm. Nếu Trung Quốc tin rằng Mỹ có khuynh hướng khởi động một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân, họ có thể sẽ sử dụng đến các vũ khí này để giành lợi thế đầu trong cuộc chiến.

Nhà báo Wang Wenwen: - Báo cáo của RAND cho rằng xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng sẽ xảy ra trong lĩnh vực internet và kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra nếu có các cuộc chiến như vậy? Với cuộc chiến kinh tế, cường độ và hậu quả sẽ đến mức nào?

Thiếu tướng La Viện: - Hoa Kỳ luôn bao che cho các hành động xấu của mình bằng cách đổ lỗi lên các quốc gia khác. Cụ thể họ đã cáo buộc Trung Quốc là trung tâm của tội phạm internet.

Tuy nhiên, chính nước Mỹ đã thiết lập các đội quân mạng để bắt đầu một cuộc “chạy đua vũ trang” trên internet. Không chỉ có các lực lượng quân sự, thậm chí những người bình thường của cả hai bên cũng có thể dính líu đến cuộc chiến trên mạng.

Giáo sư Robert M. Farley: - Một cuộc chiến tranh kinh tế sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu. Thế giới sẽ bị tổn thương trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi về các khối thương mại khu vực xung quanh các cường quốc chứ không phải tự do thương mại toàn cầu đang chiếm ưu thế như hiện nay.

Nhà báo Wang Wenwen: - Để tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 bên phải làm những gì?

Thiếu tướng La Viện: - Các xung đột chính giữa Trung Quốc và Mỹ được thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia và các quyền lợi. Chỉ khi nào Mỹ từ bỏ các quan niệm về Chiến tranh lạnh mới có thể làm dịu các xung đột. Cả 2 quốc gia nên tôn trọng con đường phát triển của nhau và không xâm phạm đến các lợi ích cốt lõi của nhau. Nhưng tôi nghi ngờ Hoa Kỳ có thể thực hiện được điều này.

Giáo sư Robert M. Farley: - Giải pháp tốt nhất là phải đảm bảo rằng hai bên hiểu rõ vị thế của nhau. Các mối quan hệ dày đặc giữa Mỹ và Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tạo ra các nhóm quyền lợi giúp ngăn chặn chiến tranh.

Trung Hiếu (theo Global Times)

=================================

Các bên hãy kiềm chế, mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao vì một nền hòa bình thế giới!Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngẩn ngơ, vơ vẩn Lý học Tàu.

Hàng ngàn năm trôi qua, nền văn minh Đông phương đã lưu truyền những bản văn chữ Hán nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách mơ hồ và bí ẩn. Cho đến ngày nay, khi xu thế hội nhập toàn cầu đã hội nhập hầu hết những nền văn minh nhân loại thì có thể nói rằng cả thế giới này đã mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành - cốt lõi của nền Lý học Đông phương - thuộc về nền văn hóa Hán. Mặc dù cho đến ngày nay, học thuyết này vẫn chỉ để lại những dấu ấn mơ hồ và sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại.

Và có lẽ mọi người cũng quá quen thuộc với một biểu tượng của học thuyết này với đồ hình dưới đây:

Posted Image

Những người tìm hiểu ứng dụng và nghiên cứu Lý học Đông phương cũng nghiễm nhiên thừa nhận tính hợp lý của đồ hình này, như một biểu tương cô đọng nhất cho tính minh triết cho thuyết Âm Dương ngũ hành với những lý luận của các nhà Hán Nho. Cũng đã trải hàng ngàn năm qua – kể từ đời Hán – các nhà lý học phương Đông thuộc văn hóa Hán đã có rất nhiều cố gắng lý giải ý nghĩa của câu “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”. Có người cho rằng: Thái cực là Thái nhất, là thái Hư. Có người cho rằng: Thái cực có nguồn gốc từ Vô cực, Thái cực động sinh Dương, Dương tịnh sinh Âm, Âm Dương sinh ra Ngũ hành (Chu Hy – Dịch học khởi mông). Có người cho rằng: Tứ tượng tức là Thái Âm, Thái Dương, thiếu Âm, thiếu Dương… Nhưng tất cả các cách giải thích của họ đều mơ hồ và mâu thuẫn. Khiến cho đến nay nền văn hóa cổ Đông phương vẫn là một sự huyền bí, khó hiểu ngay từ nguyên lý khởi nguyên của nó (*).

Bây giờ, chúng ta xem xét câu trong Hệ từ được các nhà Lý học Trung Hoa phát biểu như sau:

“Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”

Câu này người viết chia làm hai vế là: “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng" "Bát quái".

Ở vế đầu chúng ta thấy rằng: Thái cực là một khái niệm miêu tả trạng thái khởi nguyên của vũ trụ; sinh "Lưỡng nghi" cũng là khái niệm miêu tả sự phát triển giai đoạn tiếp theo của vũ trụ sau Thái cực. Tương tự như vậy, khái niệm Tứ tượng cũng là sự miêu tả trạng thái tiếp theo của vũ trụ sau "Lưỡng Nghi". Nhưng đến về thứ hai thì khái niệm "Bát quái " lại là khái niệm miêu tả những ký hiệu quy ước trong Dịch học. Như vậy đây là một câu không thống nhất về tính đồng đẳng trong nội dung của chuỗi khái niệm trong Lý học Trung Hoa. Nói nôm na và hình ảnh thì nó tương tự với một nội dung như sau: "Ông bà sinh ra cha mẹ; Cha mẹ sinh ra con cái; con cái đẻ ra con vịt".

Vậy mà cả thế giới vỗ tay ầm ầm khen hay.

Hay thật!Posted Image

=============================

* Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đau đầu, thần sầu minh triết Việt.

Cái câu "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng" của Lý học Việt có câu kết không giống Tàu. Nhưng nền văn minh Việt ghi nó ở đâu để Lão Sư Thiến gàn này dám phát biểu như vậy?

Nó ghi trong "Truyện cười dân gian Việt" do Nxb Nguyễn Du in năm 1956 (Hoặc 1958). Câu chuyện kể lại thế này:

Có một thày đồ dạy chữ trong làng. Một hôm thày được gia đình học trò cho một đĩa bánh rán tẩm mật. Ăn hết bánh, thấy mật còn nhiều trên đĩa thầy thấy thèm. Nhưng trước mặt học trò không lẽ cứ liếm mật thì còn gì là thể thống người thày nữa. Thày bèn nghĩ ra một mẹo. Thày nói:

- Này các con. Sau này các con lớn lên thành lương đống của triều đình, sẽ phải qua thi cử ngặt nghèo. Những sĩ tử đi thi qua nhiều bài khó và những câu hỏi mẹo khắt khe để thử trí thông minh. Nay thầy tập cho các con và thử trí thông minh của các con để các con sau này quen với nhưng câu hỏi khó.

Đám học trò chú ý nhìn thày. Thày lè lưỡi liếm vòng quanh đĩa mật và giơ lên hỏi:

- Cái gì đây?

Đám học trò ngơ ngác.

- Hic! Thế mà cũng không biết! Đây chính là ngôi Thái Cực.

Nói xong thầy lại lè lưỡi liếm ngang chiếc đĩa và giơ lên:

- Cái gì đây?

Đám học trò ngơ ngác.

- Thái cực sinh lưỡng nghi. Thày dõng dạc bảo. Xong thày lại lè lưỡi liếm dọc chiếc đĩa.

- Cái gì đây? Biết học trò mình có thể có thằng biết, nên thày nói ngay:

- Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Thày gằn giọng nói tiếp:

- Còn đây là "Tứ tượng biến hóa vô cùng". Nói xong thày lè lưỡi liếm sạch cái đĩa.

*

Như vậy, so sánh với cậu trên trong Hệ từ của Chu Dịch thì chúng khắc hẳn về tính miêu tả nội dung:

- Việt:

Thái cực sinh lưỡng nghi. Lương nghi sinh Tứ tượng.Tứ tượng biến hóa vô cùng.

- Tàu:

Thái cực sinh lưỡng nghi. Lương nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát quái

.

Thưa quí vị! Đấy là cách hiểu của tôi về nội dung câu chuyện cười dân gian Việt, miêu tả hoàn toàn khác với sách hàn lâm về Dịch của các trí giả mũ cao áo rộng, cân đai nghiêm chỉnh của bao thế hệ Nho học Tàu, qua các triều đại Hán Đường Tống Nguyên..... Tất nhiên trong đó không thiếu những học giả sừng sỏ làm nên nhưng thứ minh triết kiểu "Mồm bò, chẳng phải mồm bò. Nhưng lại là mồm bò". Hàng ngàn năm đô hộ Bắc phương, nền văn hiến Việt tộc phải chìm đắm và ngụy trang để tồn tại. Đến khi nước Việt hưng quốc, những giá trị văn hiến Việt bị Hán hóa trong hàng ngàn năm đó trở ngược lại trong văn hiến Việt và nghiễm nhiên bị ngộ nhận có nguồn gốc Tàu. Nhưng những giá trị minh triết Việt vẫn lưu truyền rải rác trong dân gian cho các thế hệ mai sau tìm về nguồn cội và phục hồi lại chính gốc của một lý thuyết cổ xưa đầy huyền bí. Mà những giá trị của nó thì những tri thức của nền khoa học hiện đại chưa đủ để thẩm thấu. Bởi vì nó chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại".

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, hồi còn là sinh viên, câu truyện ông thầy đồ liếm dĩa thì đệ tử đã qua rồi. Đọc xong rồi cười, cười chỉ vì truyên mô tả ông thầy tham ăn. Nhưng bây giờ Sự Phụ khai ngộ Lý học Việt thì mới thấy cái ẩn ngữ, bí ẩn, thâm thúy của trí tuệ con Rồng cháu Tiên. Tự hào văn hiến Việt lắm thay!

hehehe “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái” bằng"Ông bà sinh ra cha mẹ; Cha mẹ sinh ra con cái; con cái đẻ ra con vịt". Posted ImagePosted Image (cười cái này bể bụng hơn).

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thử thành công "siêu vũ khí tiên tiến"

18/11/2011 20:10

(TNO) Mỹ vào hôm 17.11 đã bắn thử nghiệm thành công một quả tên lửa siêu thanh, giúp nước này có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên trái đất trong vòng chỉ hơn một giờ, AFP cho biết.

>> Mỹ thử thiết bị bay nhanh hơn tên lửa

Tên lửa, được biết với tên "siêu vũ khí tiên tiến" (AHW), được bắn đi từ đảo Hawaii lúc 11 giờ 30 phút (giờ GMT, tức 18 giờ 30 phút ngày 17.11, giờ VN), và nó đã lướt qua khí quyển trên Thái Bình Dương, trước khi đánh trúng mục tiêu tại đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall, theo tuyên bố của Lầu Năm Góc.

Đảo Kwajalein nằm cách Hawaii khoảng 4.000 km về phía tây nam. Lầu Năm Góc không cho biết tốc độ tối đa mà AHW đã đạt được, nhưng theo phân tích của các nhà khoa học thì, AHW có thể đạt tốc độ Mach 5, nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, vào khoảng 6.000 km/giờ.

Đợt bắn lần này nhằm giúp Mỹ thu thập dữ liệu về "khí động học, định vị, dẫn đường và kiểm soát cùng các công nghệ bảo vệ nhiệt", nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc, trung tá Melinda Morgan nói.

Được biết, dự án AHW của quân đội Mỹ là một phần của chương trình "Tấn công chớp nhoáng toàn cầu", nhằm giúp quân đội nước này có thể tấn công ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong vòng một giờ.

Vào ngày 11.8 qua, Lầu Năm Góc cũng đã thử nghiệm tàu siêu thanh không người lái mang tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle (HTV-2), có thiết kế bay 27.000 km một giờ, nhưng đợt thử này đã thất bại.

Chương trình "Tấn công chớp nhoáng toàn cầu" đã tiêu tốn của Mỹ 239,9 triệu USD trong năm nay, trong đó có 69 triệu USD là dành cho đợt bắn thử nghiệm AHW hôm 17.11.

Tiến Dũng

===============================

Từ nâu rùi, Sư Thiên tui đã bảo đem tàu ngầm nguyên tử chuyển đổi chức lăng phục vụ du nịch dưới biển. Một ý tưởng tốt phát triển ngành du nịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đang bao vây Trung Quốc?

TT - Phân tích tầm tác động của việc Mỹ tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự tại Úc nhằm đối phó với Trung Quốc trên Thái Bình Dương, báo Le Monde đề cập một số nội dung chính:

Một là, Mỹ muốn giành lại châu Á. Sau khi Mỹ hoàn thành việc rút quân khỏi Iraq và bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ muốn định hướng lại chính sách an ninh của mình ở châu Á, như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuần trước. Việc tăng cường hợp tác quân sự với Úc là nhằm cụ thể hóa học thuyết của ông Obama về châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Hai là, xây dựng một “căn cứ” mới trên Thái Bình Dương. Quân Mỹ hiện đã hiện diện mạnh tại Thái Bình Dương. 2/3 lực lượng hải quân Mỹ đã đứng chân trong khu vực, nhất là tại Nhật (40.000 quân) và Hàn Quốc (28.000 quân) cũng như tại Guam. Bởi vậy, điểm đứng chân mới của quân Mỹ tại Úc ngay lập tức được Bắc Kinh xem là một bằng chứng cho thấy Washington đang tìm cách bao vây Trung Quốc.

Ba là, đối phó với việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Từ năm 2008, Bắc Kinh đã loan báo một kế hoạch nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân và mở rộng khả năng tấn công phủ đầu của mình (với tên lửa tầm xa bắn mục tiêu chính xác) trên biển Đông. Ngày 10-8, Trung Quốc đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình.

Ngân sách quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc đã lên mức 119 tỉ USD, đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ (689 tỉ USD). Alan Dupont của Đại học Sydney nhận định với báo Sunday Morning Herald: việc tái triển khai lực lượng hải quân Mỹ ở Úc là nhằm “giải quyết tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng lên của các lực lượng Mỹ ở Nhật và Guam đối với các tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc. Một điều chưa từng có trước đó. Khoảng cách địa lý của Úc giờ là một lợi thế chiến lược”.

Bốn là, trấn an các nước trong khu vực. Valérie Niquet, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Tổ chức nghiên cứu chiến lược Pháp, nhận định: “Bằng mọi giá, các nước ven biển Đông muốn tránh không để xảy ra việc họ phải đơn thân độc mã đối mặt với sức mạnh của Trung Quốc, vốn không chỉ là một nguồn giàu có về kinh tế mà còn là mối lo ngại rất hiện thực về mặt chiến lược”.

TRUNG NGUYỄN

==================================

Cái này gọi là Dương khắc âm tắc bế, âm khắc dương tắc loạn. Hic, hong biết có đúng hong? Cao bồi đàn anh đang cưỡi ngựa bắn súng với thằng đệ gồng mình kungfu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, hồi còn là sinh viên, câu truyện ông thầy đồ liếm dĩa thì đệ tử đã qua rồi. Đọc xong rồi cười, cười chỉ vì truyên mô tả ông thầy tham ăn. Nhưng bây giờ Sự Phụ khai ngộ Lý học Việt thì mới thấy cái ẩn ngữ, bí ẩn, thâm thúy của trí tuệ con Rồng cháu Tiên. Tự hào văn hiến Việt lắm thay!

hehehe “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái” bằng"Ông bà sinh ra cha mẹ; Cha mẹ sinh ra con cái; con cái đẻ ra con vịt". Posted ImagePosted Image (cười cái này bể bụng hơn).

Thiên Đồng

Hic! Cái lày ngộ lói theo sách Tàu à!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cướp xấu hổ vì được trẻ em đưa tiền...tiết kiệm

19/11/2011 16:09:16

Sau khi khống chế người giữ trẻ, tên cướp đã bỏ đi trong tủi hổ khi 2 đứa trẻ đề nghị đưa tiền tiết kiệm của chúng.

Theo Orange, sau khi rung chuông cửa của một ngôi nhà ở thị trấn Schwanewede, gần Bremen (Đức), người đàn ông liền xông vào nhà và khống chế người giữ trẻ. Mang theo súng và trùm kín mặt, tên cướp làm cho người giữ trẻ khiếp sợ, trong khi 2 đứa trẻ tò mò xuống tầng dưới xem có chuyện gì xảy ra.

Posted Image

(Hình minh họa)

Biết là có cướp, lũ trẻ liền đưa tiền tiết kiệm của chúng cho người đàn ông. Tuy nhiên, việc làm này khiến tên cướp cảm thấy quá xấu hổ và khiến hắn bỏ đi mà không cướp được đồng nào. "Lũ trẻ nghe thấy vụ cướp ở tầng dưới và cầm theo tất cả tiền tiết kiệm xuống. Tên cướp chắc là nhận ra việc mình làm rất xấu hổ nên bỏ súng xuống và rời đi", phát ngôn viên cảnh sát cho hay.

Người này nói rằng mình không thể tiết lộ tuổi của bọn trẻ để đảm bảo an toàn cho chúng, nhưng hé lộ cả 2 đứa đều dưới 7 tuổi.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lói thế lào thì lói!

Chủ Nhật, 20/11/2011 07:00


(TT&VH Cuối tuần) - Hà Nội đã bắt đầu cái gọi là cuộc chiến chống nói ngọng. Mừng quá! 13 huyện ngoại thành đã bắt đầu có những tiết học để giảng dạy cách phát âm đúng. Nhưng mà, có vẻ như không dễ, việc phát âm cho chuẩn l, n.

Camera thấy một sự thật thế này, đi khắp nước, chẳng địa phương nào nhầm lẫn l, n nhiều như chính đất Thủ đô. Đơn giản, vì Thủ đô là nơi dân bốn phương tụ họp. Có trăm ngàn cách để thành người Hà Nội, có trăm ngàn kiểu đi lại nói năng từ ngày ra phố, biết thế nào là chuẩn chứ? Nếu chẳng có ai hướng dẫn người ta cứ lói thế lào thì lói, chết ai đâu! Không có chủ trương này, lâu ngày chẳng ai biết đúng sai chỗ nào, động tẹo lại hỏi nhau l cao hay l thấp, chờ trâu hay chờ chó…, nghe rất buồn cười, nghìn năm văn hiến ai lại thế. Nhưng có chủ trương này, thì ngoài cái chuyện mừng, nghĩ xa xa một chút bỗng dưng hơi hoang mang…

Lý do để hoang mang, là đã từ lâu, Camera ngờ ngợ chính mình mới ngọng, dù mình bảo cái lá là cái lá, không phải cái ná… Nhưng mình có vẻ như thiểu số. Mỗi sớm đi ra đường, nghe những câu chuyện râm ran người đi đường nói hoặc cãi nhau, thành phố giống hệt một cái làng to, chỉ khác cái làng ở chỗ nhiều ô tô xe máy nên tắc đường liên tục, sẽ thấy cái sự l, n nhầm lẫn hiển nhiên đến mức người nói đúng lại là nói sai, vì ít. Nghe trên truyền hình cũng vậy, cả những người trông rất oách, phát biểu ở những nơi chốn rất oách, vẫn cứ “lăm vừa qua đất lước ta có nhiều bước phát triển nớn nao”, bảo sao không hoang mang được?

Thêm lý do nữa, trẻ em đến trường - nội thành cũng không phải không có - các thầy các cô lói tiếng lào ra tiếng ý - nên bắt chúng nói đúng, trước hết phải từ các thầy. Mà trước đấy, từ lúc tập nói, bác giúp việc đã dỗ dành những câu như: không chịu ăn bác sẽ đánh cho nằn đít nên! Nên, một cách đầy tiêu cực, Camera nghĩ chủ trương nói không với ngọng này ở Hà Nội rất khó thực hiện. Muốn, phải tiến hành trên cả nước, phải cấm phóng viên, phát thanh viên nói sai l, n trên truyền hình (việc này hiếm thôi nhưng có), quan trọng nữa là các bậc có chức quyền khi phát ngôn trước công chúng cũng phải chịu khó uốn lưỡi cho đỡ sai…

Đấy là nghĩ thế thôi, cứ bàn ra tán vào những chuyện chẳng ra đâu vào đâu, nào là sửa kết chuyện Tấm Cám, nào là khi nào l thấp n cao, rôm rả thật nhưng có thêm bớt được gì cho nền văn hóa chung của đất nước hay không? Câu trả lời sẽ là ít lắm. Đọc báo một ngày, thấy quá nhiều chuyện nhảm nhí hoặc ghê sợ được viết ra, ngọng hay không ngọng chẳng giải quyết gì nếu người hành xử với nhau tồi tệ.

Camera



Quảng cáo giữa Thủ đô cũng "ngọng"
Thứ Năm, 17/11/2011 15:00

Trên nhiều đường tại Hà Nội, xuất hiện nhiều tấm biển quảng cáo sai chính tả, khiến người quan sát vừa buồn cười, vừa thấy buồn.Chúng ta có thể tìm thấy những biển quảng cáo 'ngọng', sai chính tả ở khắp mọi nơi của Hà Nội. Những biển quảng cáo này đã vô tình làm mất mỹ quan Thủ đô. Nhiều người còn cảm thấy xấu hổ thay vì giữa mảnh đất nghìn năm văn hiến, cái nôi của văn hoá mà những tấm biển quảng cáo sai chuẩn như vậy vẫn xuất hiện hàng loạt.
Posted Image

Quảng cáo "sữa đậu nành" thành "sữa đậu lành". Ảnh VTC

Posted Image
Có cả dây lưng sịn? (Ảnh: GDVN)


Có gạo xuất khẩu chứ không có cơm “xuất khẩu”! (đúng ra là cơm suất) (Ảnh: VnExpress) .

Posted Image
"Sôi thịt" là món ăn mới chăng?
Posted Image
Không có từ " lãi xuất" (đúng ra phải là "lãi suất"). (Ảnh: VnExpress)


Posted Image

"Thư giãn" chứ không phải "thư dãn" (Ảnh: GDVN)
Posted Image
"Trứng chim cút" thành "Chứng chim cút" (Ảnh: VTC News)

Posted Image
Lẽ nào có dịch vụ "uốn soăn" tóc? . Ảnh VnExpress


Posted Image

Chẳng lẽ có món "mỳ sào"? (Ảnh: VnExpress)

Posted Image
Biển quảng cáo rất hoành tráng, nhưng tiếc thay lại nhầm giữa "nên" và "lên"
Posted Image

Không chỉ sai chính tả tiếng Việt, một số biển quảng cáo tiếng Anh cũng sai. "Fastfood" (đồ ăn nhanh) sai thành "Fast Foot" ("Foot" nghĩa là bàn chân) (Ảnh: VnExpress).


Theo Vietnamnet

=======================================

Thế lày thì lói thế lào! Nàm chi cho mệt lão.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua lúc chuyển qua kênh Discovery, lúc đó là phần cuối của 1 chương trình gì đó mình ko biết, chỉ đọc được câu kết luận của sir Stephen Hawking, đại loại như sau: "Không có thiên đàng, cũng không có thế giới thứ 3 nào khác, thế giới mà chúng ta đang sống là duy nhất".http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/39.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm qua lúc chuyển qua kênh Discovery, lúc đó là phần cuối của 1 chương trình gì đó mình ko biết, chỉ đọc được câu kết luận của sir Stephen Hawking, đại loại như sau: "Không có thiên đàng, cũng không có thế giới thứ 3 nào khác, thế giới mà chúng ta đang sống là duy nhất".http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/39.gif

Đúng như vậy! Không có người ngoài hành tinh.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay