Posted 5 Tháng 4, 2009 Anh Vuivui thân mến. Để khỏi loãng chủ để của anh Votruoc, tôi mạn phép mở chủ đề này. Tôi chép lại sang topic này những bài viết liên quan. Hy vọng anh sẽ yên tâm cùng chia sẻ học thuật nơi đây. * Apr 4 2009, 11:52 PM Anh Vui vui thân mến.Theo quan điểm của tôi thì Dương Tịnh và Âm Động. Tức là trái ngược với cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm Tịnh, Dương động. Bởi vậy: Ngày là Dương thì tịnh, Đêm là Âm thì động. Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng, chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại. Nguyên lý Dương tịnh Âm đông giải quyết được khởi nguyên vũ trụ vì: Dương trước Âm sau. Nếu Dương động thì khởi nguyên vũ trụ không giải quyết được. Vài lời chia sẻ. Apr 5 2009, 12:15 AM Anh Thiên Sứ viết:Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng. Đã trả lời cho Thiên long rồi. Thưa anh Thiên Sứ. Anh viết: chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Phải chăng ý anh muốn nói đến Không gian ? Vì Không gian thấy Tĩnh ?. Và vì thế nên Không gian Dương thấy Tĩnh ?. Còn cả câu: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại.Thì Tôi không hiểu rõ ý của anh !. Phải chăng ý anh muốn nói : Không gian là dương - thấy Tĩnh, Mọi sinh vật sống trong Không gian là âm, thấy Động. Nên mới nói là Âm động còn Dương Tĩnh ?.Nếu Ý anh cho như vậy, thì có nghĩa là anh cho rằng Dương tĩnh và Âm động, mệnh đề này nhất quán phủ định Dương động Âm tĩnh ?. Và đúng như vậy, thì Tôi phải xin lỗi Votruoc về cái việc Tôi đã cho rằng Votruoc hiểu Sai ý của Anh. Đồng thời, Chúng ta, tức là cả Anh, Votruoc và Tôi cũng nên trao đổi ký về vấn đề này. Thân ái. Apr 5 2009, 04:37 AM Anh Vuivui thân mến. Theo tôi suy nghiệm: Khái niêm Âm Dương là một khái niệm thể hiện tính đối đãi, phân biệt, dùng để chỉ các trạng thái có phân biệt đối đãi từ khởi nguyên vũ trụ cho đến ngày nay. Khái niêm âm dương còn ứng dụng trong muốn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến bao trùm cả những thiên hà khổng lồ. Bởi vậy, khi quán xét một sự việc, sự kiện trong khái niệm AD thì - cũng như phương pháp khoa học - chúng ta phải cô lập hiện tượng đó - chúng ta đang bàn về "ngày - đêm trên trái đất". Nhất quán với quan niệm cho rằng Dương tịnh - Âm Động và Ngày là Dương quang chiếu sáng thuộc Dương nên tịnh và Đêm ngược lại thuộc Âm nên Động. Hầu hết muôn vật trên trái đất thuộc Âm - động trong Dương tịnh vào ban ngày là lý trong Dương có Âm. Ngược lại thì Âm động nên đa số sinh vật tĩnh. Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan. Vài lời tường sở ngộ. Rất cảm ơn anh quan tâm. Apr 5 2009, 07:22 AM Anh Vuivui thân mến. Tôi xin nói rõ hơn điểm này: Thiên Sứ viết: Cổ thư viết: "Dương trước Âm sau - Âm thuận tùng Dương". Nhưng cổ thư chữ Hán cũng viết: "Dượng động - Âm tịnh". Nhưng nếu xét từ khởi nguyên vũ trụ. Nếu Âm tịnh thì Dương không thể có trước được. Trong hai vế thì Thiên Sứ tôi xác định chỉ một vế đúng và khi đổi lại Dương tịnh - Âm động thì thuyết Âm dương ngũ hành nhất quán và ứng dụng hoàn chỉnh khi lý giải các vấn đề liên quan.Tôi xin được diễn giải rõ hơn là:Dương có trước - trong trạng thái khởi nguyên vũ trụ - mà Động theo cổ thư chữ Hán - thì - Dương động so với cái gì tĩnh để gọi là Dương động? Nếu có một cái tĩnh để so sánh với nó - thì bản thân nó - trạng thái Dương - và cái tĩnh đối đãi với nó, tự nó đã phân Âm Dương thì sao gọi là Dương? Bởi vậy! Khái niệm Dượng Động - Âm tịnh chỉ là một cách hiểu sai của đám triết gia đời Đường Tống - Trung Hoa - giải thích sai câu trong hệ từ: "Thái Cực sinh lưỡng nghi" mà thôi. Vài lời tường sở ngộ. Cảm ơn sự quan tâm của anh. Apr 5 2009, 05:29 PM Anh Thiên Sứ thân mến !. Xin phép Anh, Tôi sẽ đứng trong vai trò phản biện và diễn dịch. Ở vai trò này, hy vọng chúng ta có teher làm sáng tỏ được vấn đề chính yếu và các vấn đề liên quan. Bởi không chỉ Phản biện - chỉ với vai trò này, xem ra có vẻ như là "đối chưởng" vậy - mà còn Diễn dịch thì sẽ là Trao đổi và cùng nhau giải quyết một số vấn đề được xem như là Bế tắc. Thưa anh Thiên Sứ. Anh viết: Khái niêm Âm Dương là một khái niệm thể hiện tính đối đãi, phân biệt, dùng để chỉ các trạng thái có phân biệt đối đãi từ khởi nguyên vũ trụ cho đến ngày nay. Khái niêm âm dương còn ứng dụng trong muốn vật từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến bao trùm cả những thiên hà khổng lồ.Tôi thống nhất với Anh, và chắc không chỉ có anh và tôi đồng nhất với cách nhìn nhận này, mà có thể đó cũng là cách nhìn nhận, hay nói rõ ra là quan điểm của chung các nhà Lý học đông phương, có bề dày.Nhưng trong cách ngôn, nếu Tôi phát biểu, thì có thể nói như sau: Âm - Dương là phạm trù mang tính Nhị nguyên, có nội dung đối lập và thống nhất. Chỉ vậy thôi, anh ạ. Với cách phát biểu như vậy. Đó là nội dung mang tính triết học. Nó cho phép chúng ta suy nghĩ không chỉ về tính khởi nguyên của Vũ trụ, không chỉ trong phạm vi Vật chất (theo quan niệm vật chất phân biệt với tinh thần, hay nói cách khác, vật chất phi triết học) mà còn có thể suy nghĩ về nó trong thế giới Tâm linh. Như thế, Nó sẽ mang tính phổ quát nhất. Và cũng bởi là Nhị nguyên, nên Đó là "hai vai" hay hai bên đồng đẳng. Có như vậy, chúng ta mới có thể tiến xa hơn nữa trong quan niệm âm dương xác định. Xin lưu ý là âm dương xác định, hay âm dương phân biệt nó khác với âm dương nhị nguyên, mà người xưa hay gọi là Lưỡng nghi. Tính đối lập và thống nhất sẽ tự nhiên cho chúng ta thiết lập được Tứ tượng. Cho dù phát biểu thế nào đi nữa, thì hai cách, như anh đã trình bày và như tôi đã viết trên, đều là tương đương. Chỉ có khác nhau ở chỗ là sự chỉ dẫn tư duy mà thôi. Anh viết: Bởi vậy, khi quán xét một sự việc, sự kiện trong khái niệm AD thì - cũng như phương pháp khoa học - chúng ta phải cô lập hiện tượng đó - chúng ta đang bàn về "ngày - đêm trên trái đất".Tức là khi xét một đối tượng, anh sẽ Cô lập đối tượng đó. Thì đương nhiên nếu nói về phương pháp, Tôi không có ý kiến. Bởi mỗi phương pháp, đều có chỗ diệu dụng. Và đây cũng là phương pháp phổ biến. Và anh viết tiếp chúng ta bàn về ngày và đêm. Nếu Tôi hiểu không nhầm ý anh, có nghĩa là anh đã tách Ngày và Đêm thành một vấn đề riêng biệt, cô lập đối với các cặp âm dương khác ?.Đến đây thì Tôi có ý kiến: Trước hế, chúng ta "nhìn" ngày và đêm dưới dạng cụ thể nào cái đã ?. Chẳng hạn như nhìn nó như là một Khái niệm, hay là một đối tượng Vật chất vận động (vật chất theo nghĩa tổng quát nhất, vật chất của triết học) ?. Khi nhìn Ngày và Đêm như một đối tượng vật chất, lẽ đương nhiên đó là một đối tượng có vận động, có chuyển hóa. Và như thế, Âm - Dương sẽ trở thành tính chất đối lập và thống nhất, như vốn có của Vật chất. Tôi tin là anh nhìn ngày và đêm ở nghĩa này !. Theo nghĩa này, đương nhiên phải có một Vũ trụ của nó, hay cho nó, để nó có thể vận động được ở trong đó. Có nghĩa là phải có Không - Thời gian cho cái Cặp này, để theo dõi được sự vận hành của nó. Chính sự chuyển biến từ ngày tới đêm, và ngược lại đã nêu bật tính thời gian cho nó. Và Không gian cũng tự nhiên được thể hiện bởi vì chúng ta đang ơ trong Không gian và Quan sát được sự vận hành của nó. Tức là, lẽ tự nhiên, nói tới ngày và đêm, thì cũng phải hiểu rằng sự vận động của nó có tính Không - Thời gian. Và như vậy, thì Phát biểu: Dương tịnh - Âm Động như anh viết là quan niệm cho rằng chứ không phải là một mệnh đề tất yếu. Và như thế, đương nhiên phải chứng minh, hoặc bằng Lý luận, hoặc phải có căn cứ trên cơ sở quan sát thực tiến. Nếu bằng Lý luận, thì phải có những Nguyên lý, hay Cơ sở tổng quát hơn nữa. Nhưng như đã thấy, đó là một Phạm trù Nhị nguyên. Đó là Gốc rồi, còn có gì cao hơn nó nữa !. Bởi là Nhị nguyên, thì Dương tinh Âm động hay Dương động Âm tĩnh đều như nhau !!!. Và Ngày Đêm một cặp đối lập - thống nhất này là một đối tượng trực tiếp - không qua trung gian - của Nhị nguyên âm dương, hay nói theo lý học đông phương, thì nó đã là Lưỡng nghi. Vì thế, có thể nói rằng, Lý luận để chứng minh, sẽ là Vô nghĩa. Và không làm được. Do tính có Không - Thời gian, nên có Quan sát, tính Quan sát được là tất yếu. Từ đó, đi đến khẳng định Cặp Ngày Dương - Đêm Âm phải được quan sát. Lấy từ Quan sát để đi đến Ngày Động hay Đêm Động ?. Rồi từ đó mới biết được là Đối với Ngày và Đêm, Dương Tĩnh hay Động. Nói thì Dài, nhưng thực ra, Cổ nhân xưa đều làm như vậy để có những kiến giải trong lý học phương đông. tức là phải phân biệt được, đối tượng nào có thể Lý, Đối tượng nào có thể Quan, đối tượng nào phải Cảm. Đối với Ngày và Đêm, đương nhiên là phải Quan và Cảm. Quan trước rôi mới có Cảm. Việc cho ngày là Dương, đêm Âm là lẽ đương nhiên. Và bằng vào Quan sát lâu dài, rồi Cảm, sau đó là đúc kết, đúng như Anh đã viết: Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng.Thì đó chính là kết luận Dương - Động, Âm - Tĩnh vậy !.(Tôi bận, xin tiếp tục sau) cám ơn sự quan tâm của Anh. Thân ái. Anh Vuivui thân mến.Chỉ còn vài giờ nữa là tôi về VN. Nến không tiếp tục trao đổi với anh. Hy vọng khi về tới "bển", chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi để cầu tìm chân lý. Nếu anh có ý gì mới, có thể viết tiếp. Tôi bay mất trên dưới 24 tiếng mới tới nơi.Thân mến. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 4, 2009 Anh Vuivui thân mến. Vì anh đang có sự tham biện với anh Votruoc, nên tôi cũng cảm thấy không muốn để anh chi phối thêm về vấn đề này. Bởi vậy, tôi viết bài này - nếu anh thấy rộng rãi thời gian thì tham gia. Nếu anh bận thì tôi chờ đợi. Quan điểm của tôi cho rằng: Khái niệm Âm Dương là một khái niệm triết học, nó là sự tổng hợp của sự nhận thức mọi hiện tượng trong vũ trụ để có được khái niệm này. Khái niệm Âm Dương về nội dung thể hiện sự đối đãi phân biêt. Nếu diễn giải liên hệ với tri thức hiện đại thì có thể liên hệ với khái niệm "tính mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập" trong biện chứng pháp của Hegel. Nhưng tôi cho rằng: Khái niệm của Hegel chỉ là trường hợp riêng của khái niệm Âm Dương. Bởi vì, khái niệm Âm Dương còn bao gồm cả tương tác và chuyển hóa - nhưng không phải là đồng đẳng giữa Âm và Dương. Khái niệm Âm Dương mô tả mọi quan hệ trong vũ trụ từ khởi nguyên đến sự phát triển tiến hóa của vật chất - trong đó có cuộc sống của con người và xã hội, trong thuyết Âm Dương Ngũ hành Bởi vậy, những mệnh đề phụ thuộc như: Dương trước Âm sau, Dương tịnh Âm động (Theo quan niệm - từ minh triết Việt) hay "Dương Động Âm tịnh" (Theo quan niệm từ văn minh Hán)...vv...đều phải là mang tính nhất quán và hoàn chỉnh trong hệ thống của nó. Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra một mắt xích sai trong hệ thống luận cứ của nó, mà lý thuyết này không biện minh được. Bởi vậy, mệnh đề "Dương Động - Âm tịnh" theo văn minh Hán, hay "Dương tịnh Âm động" nhân danh văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chính là một trong những mắt xích trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh Việt sử 5000 năm, hay thuộc văn minh Hán - như mọi người thường quan niệm. Đó là nguyên nhân mà tôi rất hy vọng cùng anh làm sáng tỏ điều này, vì chân lý và khoa học. Tôi xin bắt đầu từ sự khởi nguyên của vũ trụ: Chúng ta quán xét một mệnh đề trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: "Dương trước Âm sau - Dương sinh Âm và Âm thuận tùng Dương" Đây là một mệnh đề ghi nhận trong cổ thư chữ Hán về nguyên lý tương tác của Âm Dương. Chúng ta giả thiết rằng: Mệnh đề này đúng! Trên cơ sở này, chúng ta quán xét các mệnh đề khác liên quan trong cổ thư chữ Hán có nhất quán và không mâu thuẫn với mệnh đề trên không? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề từ mệnh đề trong cổ thư chữ Hán là: "Dương Động Âm tịnh". Vậy vấn đề được đặt ra trong khởi nguyên vũ trụ là Dương trước phải Động - vậy cái Dương động này so với cái gì có trước nó để kết luận nó đông? Vậy phải chăng trước cài Dương động theo cổ thư chữ Hán , vũ trụ tồn tại một cái tĩnh để đối đãi với cái Dương động? Nếu như vậy thì cái có trước Dương trong vũ trụ là gì? Nếu thừa nhận một cái có trước Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ thì mệnh đề "Dương trước Âm sau" - cũng có trong cổ thư chữ Hán sai. Hay nói một cách khác: Trong cổ thư chữ Hán đã mâu thuẫn ngay trong nội dung của chính nó khi ứng dụng khái niệm Âm Dương trong miêu tả sự khởi nguyên của vũ trụ. Nếu khiên cưỡng mà giải thích rằng: Trước Dương là Vô cực - theo Chu Hy - thì chính Vô cực và Dương đã là hai trạng thái đối đãi phân biệt - tức là tự nó đã phân biệt Âm Dương. Do đó, khái niệm Âm Dương sẽ tự phủ định ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ và thay thế là "Vô cực - Dương". Điều này mâu thuẫn. Chính mâu thuẫn này phủ định khái niệm "Dương Động - Âm tịnh" trong cổ thư chữ Hán và chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vì họ đã hiểu sai khi xác lập mệnh đề này để hoàn chỉnh một tri thức vũ trụ bị thất truyền, mà họ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh hệ thống của nó. Vậy khái niệm "Dương tịnh - Âm Động" - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong lịch sử 5000 năm giải thích như thế nào sự khởi nguyên vũ trụ và những vấn đề liên quan đến nó? Dương tịnh - Âm động và sự giải thích khởi nguyên vũ trụ trong văn hiến Việt. Còn tiếp 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2009 DƯƠNG TỊNH - ÂM ĐỘNG & SỰ GIẢI THÍCH KHỞI NGUYÊN VŨ TRỤ TRONG VĂN HIẾN VIỆT. Tiếp theoAnh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.Bây giờ chúng ta vẫn nhất quán với giả thiết là mệnh đề "Dương trước Âm sau" là đúng - như đã dùng giả thuyết này để minh chứng quan niệm "Dương động - Âm tịnh" trong cổ thư chữ Hán là sai. Nhưng với giả thiết này thì nó lại minh chứng cho quan niệm "Dương tịnh - Âm động" - nhân danh quan điểm xác định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.Anh Vuivui và quí vị quan tâm thân mến.Chúng ta đều biết rằng: Trong bản văn cổ nhất của Chu Dịch - Hệ từ - khi viết về trạng thái khởi nguyên của vũ trụ chỉ vỏn vẹn một câu:"Thái cực sinh lưỡng nghi".Sau này, khi nghiên cứu về kinh Dịch - chủ yếu là đời Đường Tống và đại biểu là Chu Hy và Chu Đôn Di - các nhà nghiên cứu Hán nho mới ghép cho lưỡng nghi là Âm Dương. Như vậy, với cách hiểu của họ - Dịch từ tiếng Hán ra tiếng Hán - thì nghiễm nhiên "Thái Cực" là một khái niệm tách rời khỏi Âm Dương và không phải "Âm Dương". Nhưng vì xác định Thái Cực tịnh - nên buộc họ phải quan niệm theo sự hợp lý hình thức tiếp theo là : Dương phải động - so với cái tịnh của Thái Cực. Và tất yếu theo tính hợp lý hình thức - Dương trước - Âm sau - thì Dương đã được họ coi là Động thì Âm phải coi là tịnh. Như vậy chính quan niệm cho rằng "Lưỡng nghi" là Âm Dương đã hình thành bộ ba khái niệm tách rời nhau ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ là: "Thái Cực" - "Dương" - "Âm" , đã khiến khái niệm Âm Dương với ý nghĩa là sự đối đãi , phân biệt trở nên phi lý khi có thêm một trạng thái gọi là "Thái Cực". Bởi vì, tự khái niệm "Thái Cực" với một trong hai khái niệm "Âm" hoặc "Dương" thì tự nó đã là Âm Dương. Chính vì tính phi lý này khiến Chu Hy phải thêm vào một trạng thái thứ tư trong khởi nguyên của vũ trụ một cách rất ư là mập mờ , mà ông ta gọi là "Vô cực". Nhưng rất tiếc, vì được coi là một trong những bậc thày của Tống Nho nên mặc nhiên cách giải thích của ông Chu Hy, Chu Dôn Di cứ thế lưu truyền, lặp đi, lặp lại qua bao thế hệ.Nhưng với cách giải thích của tôi - nhân danh quan niệm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - Thì "Lương Nghi" chính là trạng thái đối đãi của Thái Cực với trạng thái khởi nguyên của vũ trụ sau Thái cực - Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ - chúng ta có thể liên hệ trạng thái này với giây /o/ của vũ trụ. Thái Cực chí tịnh trở thành Dương trước - khi trạng thái động đối đãi với nó được coi là Âm xuất hiên sau đó. Với luậm điểm này thì hoàn toàn phù hợp và nhất quán với quan niệm cho rằng "Dương trước Âm sau". Đó là luận cứ xác định "Dương Tịnh Âm Dộng" được giải thích ngay từ trang thái khởi nguyên của vũ trụ - nhân danh quan điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử.Bây giờ chung ta ứng dụng khái niệm "Dương tịnh Âm động để giải thích một hiện tượng rất cụ thể được tranh luận là: Ban ngày "Dương" và ban đêm "Âm" - với một hiện tương mà tất cả chúng ta đều biết là: Vạn vật đều sinh hoạt - động - phần lớn vào ban ngày và yên nghỉ - tịnh - vào ban đêm. Vậy phải chăng đây là bằng chứng thực tế minh chứng sắc sảo rằng: Quan niệm "Dương tịnh - Âm động" - nhân danh quan điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đã sai? Một lý thuyết hoặc giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra được một mắt xích sai trong chuỗi luận cứ của nó mà nó không thể tự biện minh được.Như vậy, quan điểm mà tôi kỳ công chứng minh hơn 10 năm nay xác định sẽ sụp đổ, nếu mắt xích quan trong này bị coi là sai, mà tôi không thể biện minh được. Sau đó, vấn đề của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" - nhân danh quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt - vốn được sự ủng hộ của "Cộng đồng khoa học thế giới" cho rằng "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" sẽ được xác nhân là đúng trước một luận chứng phản biện bị sụp đổ và cá nhân Thiên Sứ tôi sẽ ngừng tất cả các cuộc tham gia về vấn đề này. Bởi vì - với tôi - Lý học Đông phương là phương tiện sắc sảo chứng minh cho nền văn hiến Việt. Do đó, khi nó sai thì vấn đề chân lý của Việt sử không còn gì để bàn cãi - ít nhất với luận chứng của tôi. Còn tiếp"Dương tịnh Âm Động" trong văn hiến Việt giải thích vần đề ngày và đêm trên Địa cầu. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 4, 2009 Anh Thiên Sứ thân mến !. Đáp ứng lời đề nghị của anh, Tôi xin trao đổi cùng anh về một số vấn đề, mà qua đọc bài của anh, xem ra có vẻ như là then chốt,có vai trò như là khởi nguồn của những kết quả mang tính logic. Thưa anh Thiên Sứ. Bài trước, trong việc giải thích về sự xác định Ngày - động, Đêm - tĩnh. Tôi đã dừng lại ở đúng cái điểm cần chứng minh, mà không đi tiếp - thực chất là do bận - vào các suy luận của anh. Định vài bữa là sẽ vào trao đổi tiếp. Nhưng thời gian không cho phép. Hôm nay, thấy liên tiếp hai bài của anh, phát triển và hệ thống lý luận dẫn đến kết quả Dương - tinh, Âm - động của Anh. Để tránh sự quá dài cho sự trao đổi sau này. Tôi cố gắng thu xếp thời gian vào đây. Nhận xét sơ lược toàn bộ ý tưởng và lập luận qua mấy bài, chủ yếu là hai bài cuối thì phải thấy rằng: -Suy luận của anh về mặt logic là có tính hệ thống. Điều này khiến cho những người phản biện rất khó vạch ra những lỗi mang tính hệ thống. Mà điều này nếu không làm được, thì về mặt lý luận, sẽ đương nhiên phải công nhận những hệ quả mang tính lô gic mà anh đã đạt được. -Biện chứng của anh thuyết phục bởi tính phong phú của dẫn chứng, dẫn giải. Điều này rất dễ khiến người đối thoại bị "cuốn theo chiều gió". Mà nếu không bị cuốn theo chiều gió thì việc trình bày luận cứ phản biện sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn. Tự nhiên tính phản biện sẽ thiếu sức thuyết phục. -Tư duy của anh mang tính khái quát cao. Thể hiện khả năng khái quát của anh. Đây là lợi điểm cho người phản biện, bởi chỉ cần ngắn gọn, súc tích là anh đã có thể "nối vòng tay lớn". Nhưng sẽ dễ đẩy đối phương đến "lý sự cùn" nếu như không đủ khả năng khái quát vấn đề. Đặc điểm này đã dẫn đến tình trạng trên các diễn đàn mà anh đã "đi qua" là sự hỗn loạn với tâm lý ấm ức trong tranh luận với anh của nhiều người. Mà cụ thể là thường dẫn tới những thái độ mất cân bằng trong tranh luận với anh, bởi tranh luận thì không đủ lực, nhưng hệ quả mà anh đã suy ra lại trái với những gì truyền thống mà họ đã thu nhận được. Còn một số đặc điểm nữa, thiết nghĩ không cần phải nêu ra đây nữa. Mà chỉ với ba đặc điểm trên, đã khiến, nếu Tôi không vì thái độ khiêm hòa của anh, chắc cũng phải suy nghĩ cân nhắc khi trao đổi cùng anh. Bởi trao đổi với Anh đâu có Dễ. Tôi xin phép bắt đầu: Như anh viết: Bây giờ chúng ta vẫn nhất quán với giả thiết là mệnh đề "Dương trước Âm sau" là đúng - như đã dùng giả thuyết này để minh chứng quan niệm "Dương động - Âm tịnh" trong cổ thư chữ Hán là sai. Nhưng với giả thiết này thì nó lại minh chứng cho quan niệm "Dương tịnh - Âm động" - nhân danh quan điểm xác định nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Thì chúng ta phải thấy ở đây: mệnh đề "Dương trước âm sau" cũng như "Dương động âm tĩnh" hay "Dương tĩnh âm động" gì gì đi chăng nữa không phải là mệnh đề Gốc, để từ đó có thể xác lập những tiên đề. Đây là điểm then chốt. Bởi Anh đã xuất phát từ đây, đúng ra là Anh cần phải đi Xuôi, thì Anh đã đi Ngược !. Tại sao vậy ?. Bởi vì rằng: Chúng ta đã biết Âm - Dương là Lưỡng nghi. Vốn không phân biệt. Dừng ở Lưỡng nghi là không phân biệt. Như Trái với Phải là tương đương. Cao với Thấp là tương đương. Thiên với Ác là bất phân. Nhân với Quả là giống nhau, nên nhà Phật có câu: Sống với Chết đâu có phân biệt. Bởi vậy Cao tăng đắc đạo đâu có sợ chết. Họ dùng cách ngôn: Chết là Viên tịch. Là sự Trở Về, ứng với khi Sống là sự Đi. Nhờ sự xác định Lưỡng nghi mà Không - Thời gian mới Đẳng Hướng !. Mà nguyên lý quan tính của Newton, nguyên lý tương đương của Einstein, các phép biến đổi Gallileo hay Lorentz mới tồn tại. Mặc dù các nhà Vật lý hay Triết học Tây phương hoàn toàn không biết gì đến Âm - Dương. Nhưng Hệ thống Nhị nguyên luận của triết Tây và Âm dương của triết Đông đã đồng hành với nhau trên hai phương trời cách biệt Tây - Đông cả hàng ngàn năm. Đã là Nhị nguyên luận, thì tính đồng đẳng là trên hết, mang nội dung đối lập và thống nhất. Bởi thế Âm - Dương, như cách phát biểu của Tây phương, đó là Cặp phạm trù. Thì chúng Đồng "sinh" - Đồng "tử". Hay nói đúng hơn, là không có khái niệm sinh hay tử. Khái niệm Động - Tĩnh, Trước - Sau cũng vậy. Vốn nó là cặp âm dương. Động - Tĩnh không phải là Cặp phạm trù, mà là Cặp trạng thái vận động của vạn vật. Đây là điểm then chốt: Là trạng thái vận động. Chứ không phải là phạm trù. Phạm trù có tính phổ quát hơn rất nhiều, còn trạng thái tuy tổng quát, nhưng chúng thuộc về những đối tượng. Do đó, Cổ nhân, khi nói Âm Dương - Lương nghi được Sinh thì có Thái cực. Chứ không thể nói Dương sinh Âm hay ngược lại ở thể Lưỡng nghi. Mà mệnh đề đó thuộc về Tứ Tượng. Nên nói Thái cực là khởi nguyên của Vũ trụ thì được, chứ Thái cực không phải là khởi nguyên của Vạn vật. Vạn vật có được phải sau Tứ Tượng. Đối với Đông phương, còn phải sau Bát quái nữa, một khi có mặt của Ngũ hành !. Có nghĩa là Anh đã dùng Mệnh đề thuộc về Tứ Tượng để luận Ngược trở lại với Thái cực. Đó là đi từ hướng Ngọn trở lại Gốc, và lấy một "điểm" dừng từ hướng Ngọn làm Gốc. Chứ thực ra, những hệ luận của anh, vốn không Sai về mặt logic. Như ta nói: Âm Dương có Động Tĩnh, hay Động Tĩnh thuộc về Âm Dương. Âm Dương phân Trước Sau, chứ không nói Trước Sau phân Âm Dương, mà chỉ có thể nói Trước Sau đã xác định tính Âm Dương về mặt thời gian của mọi quá trình. Rõ ràng, với cách nói như vậy đã thể hiện nội dung của Tứ Tượng rồi. Bởi thế câu: Âm thuận tùng Dương cần hiểu là Dương Động thì Âm theo. Ví như Chàng đi Thiếp xin theo cùng. Nó có nội dung Tứ Tượng. Nên người xưa mới dùng: Vạn vật khởi từ Tý - chú ý từ Vạn vật - bởi ở Tý thì Nhất Dương sinh. Và suy luận của Anh đã bắt đầu từ đây, hoàn toàn đúng khi anh nói: Âm phải có trước, Dương phải Sau. Có vậy thì Nhất dương mới được Sinh, và cái Sinh này "lộ" ra trong Âm - Thái âm. Chính cái Nhất dương này là Thiếu dương vậy !!!. Và đây mới là điều quan trọng: Bởi vòng sinh trưởng của Vạn vật, khởi từ Tý, thì đã thấy Thiên nhiên "lộ" ở Dần, Dần là đất Tràng sinh. Đó là Vạn vật vậy. Chứ nếu đi ngược về Thái cực thì điều đó không thể !. Nhưng với câu Tại Ngọ nhất Âm sinh - Thiếu âm, thì lại không nói Vạn vật khởi từ Ngọ, mà lại nói là Hủy từ Ngọ, đó là do Nhất âm đã sinh ở Ngọ, đại diện cho nửa Hủy trong đối đãi âm dương Thành - Thịnh (Dương từ Thiếu dương đến Thái dương) - Suy - Hủy (Âm từ Thiếu âm đến Thái âm). Tóm lại. Phân biệt đúng Gốc - Ngọn, đã thấy sự nhất quán của cổ nhân, mỗi câu mỗi ý đều ở chỗ nhằm vào đối tượng mà trình bày. Và như thế, câu Dương Đông - Âm Tĩnh, thuộc về Tứ Tượng, thể hiện cho vận động âm dương của Vạn vật, những đối tượng của Vũ trụ, chứ không phải là Vũ trụ. Vì thế Ngày Đêm có Vạn vật trong nó sinh sinh diệt diệt, nên nói Ngày thời Động, Đêm thời Tĩnh, chứ không ai được phép nói Ngày là Động, Đêm là Tĩnh. Xem thế, Lý học Đông phương chặt chẽ và tinh tế. Sai một ly thời đi một dặm. Chứ suy luận và các phép biện chứng của Anh, đâu có Sai. Mấy dòng gửi tới Anh. Với ba đặc điểm khởi đầu mà Tôi đã trình bày ở trên. Thì nội dung mà Tôi viết, đến đây là đầy đủ. Từ đây mà phát triển các lý thuyết của Anh, thì Anh hơn Tôi nhiều. Vì lòng Tôn trọng Anh, Tôi đã lấy một tiểu mục - rất quan trọng - trong chương Âm Dương học trong Tử vi của cuốn: Tử vi - Phương trình đời người, của Tôi. Viết thêm nữa, thực Tôi không muốn. Và trong suốt mấy năm nay, viết bao nhiêu bài trên các diễn đàn, đây là bài đầu tiên Tôi "rút Ruột Tôi ra". Mong Anh thông cảm. (tức là nếu có viết nữa thì Tôi sẽ không lấy từ Sách - đó là điều không muốn vậy - Bậc như Anh, không lấy từ Sách thì khó quá). Cám ơn sự quan tâm của Anh. Thân ái. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2009 Anh Vuivui thân mến. Trong những khái niệm, ngôn từ được diễn đạt thuộc thuyết Âm Dương Ngũ hành - cũng như những lý thuyết khoa học khác - tôi cũng thống nhất với anh là: Có những khái niệm là sự khái quát hóa hiện tương khách quan, như Âm Dương, Ngũ hành, Sinh - Vượng - Mộ ....Nhưng cũng có những khái niệm miêu tả thực tại khách quan, như: Động tĩnh, khí....Bởi vậy, trong việc tìm hiểu, phục hồi học thuyết này rất cần phân loại các khái niệm và danh từ. Mà điều chúng ta bàn ở đây là khái niệm Âm Dương. Đây là danh từ tổng hợp và khái quát hóa mọi hiện tượng vũ trụ từ khởi nguyên, mà khái niệm của nó là đối đãi, so sánh. Và điều chúng ta đang bàn ở đây là một trong những mệnh đề thuộc tính của nó là tính tịnh - Động của Âm Dương. Vì Âm Dương mang tính khái quát mọi hiện tượng, nên tính chất động tĩnh liên hệ với Âm Dương, cũng mang tính khái quát và tính tương đối sau khi vũ trụ vận đông và phát triển từ khởi nguyên. Từ cơ sở này, chúng ta xét đến vấn đề Dương tịnh - Âm động trong mối quan hệ giữa ngày và đêm. "Dương tịnh Âm Động" trong văn hiến Việt - giải thích vần đề ngày và đêm trên Địa cầu. Ban ngày hầu hết muôn sinh vật động, ban đêm hầu hết muôn sinh vật tĩnh; ban ngày là Dương, ban đêm là Âm - điều này ai cũng biết. Nhưng việc muôn sinh vật động vào ban ngày và tĩnh vào ban đêm có phải là cơ sở để kết luận Dương tịnh và Âm đông khi ứng dụng thuộc tính của Âm Dương trong việc lý giải các hiện tượng trên Địa Cầu không? Hoàn toàn không? Tại sao vậy? Bởi vì sự hoạt động và tĩnh lặng của sinh vật trên địa cầu là một thực tại vận động, không phải là khái niệm được khái quát hóa của Dương và Âm trong vũ trụ với thuộc tính động và tĩnh. Ban thân khái niệm "ban ngày" và "ban đêm" được phân Âm Dương, trong đó ban ngày thuộc Dương và ban đêm thuộc Âm cũng chỉ là sự phân loại hiện tượng trong khái niệm Âm Dương của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Ban ngày là kết quả của ánh sáng mặt trời - Dương quang. Ban đêm là ảnh hưởng của mặt Trăng - Nguyệt ảnh. Bây giờ chúng ta xét mối quan hệ của mặt Trời , mặt Trăng và Trái đất với sự vận động tương đối của nó trong Thái Dương hệ với trái Đất là chủ thể vì chính con người sống vtrên trái Đất này quan sát và nhận thức vũ trụ - trong một quan niệm nhất quán là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một một lý thuyết Vũ trụ - thì chúng ta thấy rằng: Với trái Đất thì mặt trời - Dương tịnh: Trái đất quay quanh nó và mặt trăng Âm động quay quanh trái Đất. Như vậy chúng vta thấy rằng: Quan niệm Dương tịnh - Âm động nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt một thời hoàng Kim ở bờ nam sông Dưiơng tử là hoàn toàn nhất quán, hoàn chỉnh trong việc giải thích vũ trụ. Nhưng qua một hiện tương này, chúng ta lại càng thấy trí tuệ siêu việt của tổ tiên khí khái quát hóa mọi hiện tượng vũ trụ trong khái niệm Dương tịnh - Âm động trong sự vận động của Thái Dương hệ, mà mới cách đây 500 năm, người tiên phoing của thiên văn học hiện đại chút xíu thì lên dàn hỏa. Dương tịnh - Âm động trong việc giải thích mối quan hệ này chỉ là một hiện tượng rất nhỏ trong muôn ngàn bí ẩn của vũ trụ trong thuyết Âm Dương Ngũ hành một thời huyền bí. Vài lời tường sở ngộ. Cuộc đời bận rộn, nói không hết ý. Cảm ơn sự quan tâm của anh và quí vị. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2009 Anh Thiên Sứ thân mến. Như anh viết: Bởi vì sự hoạt động và tĩnh lặng của sinh vật trên địa cầu là một thực tại vận động, không phải là khái niệm được khái quát hóa của Dương và Âm trong vũ trụ với thuộc tính động và tĩnh. Ban thân khái niệm "ban ngày" và "ban đêm" được phân Âm Dương, trong đó ban ngày thuộc Dương và ban đêm thuộc Âm cũng chỉ là sự phân loại hiện tượng trong khái niệm Âm Dương của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Ban ngày là kết quả của ánh sáng mặt trời - Dương quang. Ban đêm là ảnh hưởng của mặt Trăng - Nguyệt ảnh. Bây giờ chúng ta xét mối quan hệ của mặt Trời , mặt Trăng và Trái đất với sự vận động tương đối của nó trong Thái Dương hệ với trái Đất là chủ thể vì chính con người sống vtrên trái Đất này quan sát và nhận thức vũ trụ - trong một quan niệm nhất quán là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một một lý thuyết Vũ trụ - thì chúng ta thấy rằng: Với trái Đất thì mặt trời - Dương tịnh: Trái đất quay quanh nó và mặt trăng Âm động quay quanh trái Đất. Thưa anh Thiên Sứ. Việc xét các đối tượng âm dương cần phải xét theo cặp. Bởi vì tính tương đối và tứ tượng trong quan hệ âm dương nên: Xét hai cặp âm dương A - B và B - C. Thì A dương và B âm, trong khi đó đối với C thì B lại là dương, còn C là âm. Chẳng hạn như ví dụ mặt trời, và Trái đất. Ta thấy, mặt trời phát dương quang nên thuộc Dương. Trái đất thu liễm ánh dương quang của mặt trời nên thuộc Âm. Trái đất quay quanh mặt trời, nên thấy, một cách tương đối mặt trời ở trạng thái Tĩnh, Trái đất thì Động. Nên nói Trời dương tĩnh - Đất âm động. Như Tôi đã trình bày ở trên. Nhưng sự phân chia ban ngày và ban đêm không phải là do Mặt trời đứng yên và Trái đất thì chạy trên quỹ đạo của nó. Phân chia ngày đêm là do trái đất tự quay quanh trục gây ra. Nên đối đãi âm dương của ngày và đêm không trùng lạp đối với đối đãi âm dương của hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời. Vì thế, để thể hiện đối đãi âm dương ngày đêm, người ta phải quan sát ngay tại trên mặt đất, và thấy ban ngày vạn vật thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng. Ấy chính là Ngày thời động, Đêm thời tĩnh. Bởi thế mới nói Trái đất là âm đối với mặt trời do tính thu liễm của nó, thì ban ngày của trái đất cũng bởi thu liễm dương quang mà sinh vật sinh hoạt sôi nổi lại là dương so với ban đêm sinh vật nghỉ ngơi tĩnh lặng. Thê nên Tôi mới nói, Dương động Âm tịnh chẳng phủ định Âm động Dương tịnh và ngược lại. Điều này hoàn toàn nhất quán được mô tả bởi hình tròn Thái cực với hai con cá âm dương. Chúng là quan hệ hai chiều âm dương tương đương, nên việc Dương động hay tĩnh đều là tồn tại vậy. Và nhất quan âm dương là Phạm trù, Động Tinh là Trạng thái. Cũng như xét cái cặp ba của anh. Thì Mặt trời Dương, Trái đất âm. Trái đất thì Dương đối với mặt trăng, đồng thời mặt trăng cũng là âm đối với mặt trời. Mặt trời và trái đất xác định âm dương do quan hệ thiên - địa, mặt trời và mặt trăng xác định bởi quan hệ Nhật - Nguyệt là hai nghi biểu của trời, trái đất và mặt trăng là do quan hệ Can - Chi. Mỗi cặp đều có đối đãi của nó. Nên từ Tứ tượng trở đi, Đối đãi âm dương cụ thể rất quan trọng. Bởi vậy, Dương động - Âm tĩnh hay Dương tĩnh - Âm động đều có "lớp lang" của nó. Không thể phủ định để chiếm địa vị độc tôn được. Cám ơn sự quan tâm của anh. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 4, 2009 Anh Vuivui thân mến. Rất xin lỗi anh vì đoạn sau đây tôi viết thiếu, do không tập trung: Bởi vì sự hoạt động và tĩnh lặng của sinh vật trên địa cầu là một thực tại vận động, không phải là khái niệm được khái quát hóa của Dương và Âm trong vũ trụ với thuộc tính động và tĩnh. Ban thân khái niệm "ban ngày" và "ban đêm" được phân Âm Dương, trong đó ban ngày thuộc Dương và ban đêm thuộc Âm cũng chỉ là sự phân loại hiện tượng trong khái niệm Âm Dương của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt. Ban ngày là kết quả của ánh sáng mặt trời - Dương quang. Ban đêm là ảnh hưởng của mặt Trăng - Nguyệt ảnh. Bây giờ chúng ta xét mối quan hệ của mặt Trời , mặt Trăng và Trái đất với sự vận động tương đối của nó trong Thái Dương hệ với trái Đất là chủ thể vì chính con người sống vtrên trái Đất này quan sát và nhận thức vũ trụ - trong một quan niệm nhất quán là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một một lý thuyết Vũ trụ - thì chúng ta thấy rằng: Với trái Đất thì mặt trời - Dương tịnh: Trái đất quay quanh nó và mặt trăng Âm động quay quanh trái Đất. Xin bổ sung thêm là:Bởi vì sự hoạt động và tĩnh lặng của sinh vật trên địa cầu là một thực tại vận động, không phải là khái niệm được khái quát hóa của Dương và Âm trong vũ trụ với thuộc tính động và tĩnh TRONG QUAN HỆ NGÀY VÀ ĐÊM. Anh Vuivui thân mến.Tôi hoàn toàn đồng ý với anh trong luận điểm này: Việc xét các đối tượng âm dương cần phải xét theo cặp. Bởi vì tính tương đối và tứ tượng trong quan hệ âm dương nên: Xét hai cặp âm dương A - B và B - C. Thì A dương và B âm, trong khi đó đối với C thì B lại là dương, còn C là âm. Chẳng hạn như ví dụ mặt trời, và Trái đất. Ta thấy, mặt trời phát dương quang nên thuộc Dương. Trái đất thu liễm ánh dương quang của mặt trời nên thuộc Âm. Trái đất quay quanh mặt trời, nên thấy, một cách tương đối mặt trời ở trạng thái Tĩnh, Trái đất thì Động. Nên nói Trời dương tĩnh - Đất âm động.Nhưng đoạn sau đây chính là đề tài quán xét của chúng ta để tìm một chân lý địch thực rốt ráo trong việc tìm hiểu những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành: Như Tôi đã trình bày ở trên. Nhưng sự phân chia ban ngày và ban đêm không phải là do Mặt trời đứng yên và Trái đất thì chạy trên quỹ đạo của nó. Phân chia ngày đêm là do trái đất tự quay quanh trục gây ra. Nên đối đãi âm dương của ngày và đêm không trùng lạp đối với đối đãi âm dương của hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời. Vì thế, để thể hiện đối đãi âm dương ngày đêm, người ta phải quan sát ngay tại trên mặt đất, và thấy ban ngày vạn vật thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng. Ấy chính là Ngày thời động, Đêm thời tĩnh. Bởi thế mới nói Trái đất là âm đối với mặt trời do tính thu liễm của nó, thì ban ngày của trái đất cũng bởi thu liễm dương quang mà sinh vật sinh hoạt sôi nổi lại là dương so với ban đêm sinh vật nghỉ ngơi tĩnh lặng. Thê nên Tôi mới nói, Dương động Âm tịnh chẳng phủ định Âm động Dương tịnh và ngược lại. Điều này hoàn toàn nhất quán được mô tả bởi hình tròn Thái cực với hai con cá âm dương. Chúng là quan hệ hai chiều âm dương tương đương, nên việc Dương động hay tĩnh đều là tồn tại vậy. Và nhất quan âm dương là Phạm trù, Động Tinh là Trạng thái. Cũng như xét cái cặp ba của anh. Thì Mặt trời Dương, Trái đất âm. Trái đất thì Dương đối với mặt trăng, đồng thời mặt trăng cũng là âm đối với mặt trời. Mặt trời và trái đất xác định âm dương do quan hệ thiên - địa, mặt trời và mặt trăng xác định bởi quan hệ Nhật - Nguyệt là hai nghi biểu của trời, trái đất và mặt trăng là do quan hệ Can - Chi. Mỗi cặp đều có đối đãi của nó. Nên từ Tứ tượng trở đi, Đối đãi âm dương cụ thể rất quan trọng. Bởi vậy, Dương động - Âm tĩnh hay Dương tĩnh - Âm động đều có "lớp lang" của nó. Không thể phủ định để chiếm địa vị độc tôn được. Và việc chúng ta quan tâm chính là từ đây - trích lại ở đoạn trên:Đối đãi âm dương cụ thể rất quan trọng. Bởi vậy, Dương động - Âm tĩnh hay Dương tĩnh - Âm động đều có "lớp lang" của nó. Không thể phủ định để chiếm địa vị độc tôn được.Tôi nghĩ sự phủ định giữa hai quan niệm trái ngược hoàn toàn : "Dương tịnh - Âm động" và "Dương động - Âm tịnh" - là rất quan trọng. Bởi tính nhất quán và hoàn chỉnh của một học thuyết. Không thể trong cùng một học thuyết có hai khái niệm miêu tả khác nhau và mâu thuẫn nhau, cho thuộc tính của hai khái niệm căn bản lại cùng tồn tại - Cho dù học thuyết đó nhân danh khoa học hay duy lý. Nếu chúng ta dùng khái niệm "độc tôn" cũng không sai - vì chân lý chỉ có một mà thôi. Chúng ta dùng hình ảnh theo truyền thuyết - khi mà Đức Phật ra đời đã phát biểu: "Thiên thượng - Địa hạ, duy ngã độc tôn". Bởi vì chân lý chỉ có một. Trên cơ sở này thì chỉ có một luận điểm đúng: Hoặc "Dương tịnh - Âm động" đúng, hay "Dương động - Âm tịnh" đúng. Bởi vì đây chính là sự miêu tả thuộc tính hai khái niệm căn bản của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó mà Thiên Sứ tôi sẽ chấp nhận sai và xem xét lại toàn bộ hệ thống luận điểm của mình khi khẳng định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - thông qua một trong những phương tiện sắc bén nhất là Lý học Đông phương - khi xác định thuộc về nền văn hiến Việt - Nếu một mắt xích quan yếu của hệ thống luận điểm này - "Dương tịnh - Âm đông" bị minh chứng là sai. Quan điểm: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương Tử" phải được minh chứng một cách sắc sảo đủ ba yếu tố: - Thời gian lịch sử: gần 5000 năm. - Nội dung lịch sử: Nền văn hiến Việt - cụ thể là Lý học Đông phương có cội nguồn bởi Bách Việt, chứ không phải Hoa hạ. - Không gian lịch sử: Nam sông Dương tử. Tất cả ba điều kiên trên , đều nhất quán và hoàn chỉnh tuân thủ theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học và chỉ cần một yếu tố sai - không biện minh được - thí du như luận điểm "Dương tịnh Âm động" sai - thì Thiên Sứ tôi sẽ coi như toàn bộ hệ thống sai. Do đó, ngay cả việc: Chấp nhận một lúc hai quan niệm tịnh động với thuộc tính của Âm Dương đều đúng, thì Thiên Sứ tôi cũng bị coi là sai. Bởi quan điểm khoa học xác định rằng: Chân lý chỉ có một. Rất cảm ơn sự quan tâm của anh. Còn tiếp 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 4, 2009 LUẬN ÂM DƯƠNG Anh Vuivui thân mến. Như tôi đã trình bày ở trên: Âm Dương là hai khaí khái niệm căn bản cấu thành nên học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng đồng thời nó cũng là sự khái quát hóa của mọi hiện tượng trong vũ trụ từ sau khởi nguyên được coi là Thái cực. Do đó, những thuộc tính của nó cần được xác định một cách nhất quán trong toàn bộ học thuyết này. Bởi vậy: Dương hoặc Âm không thể vừa tịnh - vừa động. Tức là không thể cả hai luận điểm - "Dương tịnh Âm động" và "Dương động Âm tịnh" đều đúng. Để xác quyết vấn đề này, chúng ta lại cần trở lại trạng thái từ khởi nguyên của vũ trụ. Khi Thái Cực - tuyệt đối - chí tịnh, hoặc chí động là không thể luận bàn, mà tôi đặt ký hiệu tốc độ vũ trụ = /0/ - nhưng khi "cái đối đãi" với Thái cực ra đời thì Thái cực trở thành "Dương trước" và "cái đối đãi" với nó chính là "Âm sau". So với Thái Cực thì "cái đối đãi" với nó và tương tác với Thái Cực đã phát triển thành vũ trụ như hiện nay. Vật chất trong toàn thể vũ trụ luôn vận động và so với cái đối đãi ban đầu - ["Dương trước" / Thái cực] thì nó là Âm. Vật chất chính là một khái niệm của khoa học hiện đại nằm trong phạm trù "Âm" của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, quan niệm "Âm đông" của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là phù hợp với thực tế quan sát được của vật chất và quan niệm về thuộc tính của vật chất luôn vận động trong khoa học hiện đại. Tất nhiên, đối đãi với Âm động thì Dương phải tịnh. Điều này cần xác định nhất quán về thuộc tính căn bản, có tính lý thuyết trong hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh quan điểm văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Nhưng khái niệm Âm Dương và thuộc tính của nó "Dương tịnh Âm động" - một mắt xích quan trong của học thuyết nhất quán Âm Dương Ngũ hành - không chỉ ứng dụng để giải thích duy nhất trường hợp "Thái cực sinh lưỡng nghi" ở trang thái khới nguyên của vũ trụ, mà nó còn phải ứng dụng một cách nhất quán trong toàn bộ lịch sử vũ trụ để giải thích mọi hiện tượng liên quan. Khi khái niệm Âm/ vật chất - xuất hiện thì trong mối tương tác của vật chất cũng phân Âm Dương (Âm/ vật chất - được phân loại theo thuyết Âm Dương Ngũ hành - chính là Ngũ hành. Nhưng đây tạm thời không phải chủ để thảo luận của topic này). Chính trong sự phân Âm Dương trong tính tương đối của sự động Âm/ vật chất, trong toàn thể vũ trụ này, nên có thể thấy tất cả những cái được coi là Dương - trong Âm/ vật chất - đều vẫn động. Bởi vậy, luận điểm "Dương tịnh - Âm động" chính là tính đối đãi tương đối khi giải thích các sự vận động tương tác trong vũ trụ hiên nay và xác quyết tính đúng sai của luận điểm này. Bởi vậy tôi đồng quan điểm với anh, khi anh viết: Việc xét các đối tượng âm dương cần phải xét theo cặp. Bởi vì tính tương đối và tứ tượng trong quan hệ âm dương nên: Xét hai cặp âm dương A - B và B - C. Thì A dương và B âm, trong khi đó đối với C thì B lại là dương, còn C là âm. Chẳng hạn như ví dụ mặt trời, và Trái đất. Ta thấy, mặt trời phát dương quang nên thuộc Dương. Trái đất thu liễm ánh dương quang của mặt trời nên thuộc Âm. Trái đất quay quanh mặt trời, nên thấy, một cách tương đối mặt trời ở trạng thái Tĩnh, Trái đất thì Động. Nên nói Trời dương tĩnh - Đất âm động.Nhưng vấn đề ngày và đêm trên trái Đất thì lại không phải trái Đât tự quay quanh trục gây ra. Chúng ta giả thiết rằng: Trái Đất ngừng quay thì vẫn có ngày và đêm ở 1/ 2 bên này hay bên kia của Trái Đất - Trái Đất quay quanh trục thì chỉ tạo ra sự chuyển hóa Ngày và Đêm thôi. Tức chuyển hóa Âm Dương (Đây chính là một yếu tố rất quan yếu cho sự phát triển sự sống trên trái Đất, giải thích theo thuyêt Âm Dương Ngũ hành).Quan niệm cho rằng: Như Tôi đã trình bày ở trên. Nhưng sự phân chia ban ngày và ban đêm không phải là do Mặt trời đứng yên và Trái đất thì chạy trên quỹ đạo của nó. Phân chia ngày đêm là do trái đất tự quay quanh trục gây ra. Nên đối đãi âm dương của ngày và đêm không trùng lạp đối với đối đãi âm dương của hiện tượng trái đất quay quanh mặt trời. Vì thế, để thể hiện đối đãi âm dương ngày đêm, người ta phải quan sát ngay tại trên mặt đất, và thấy ban ngày vạn vật thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng. Ấy chính là Ngày thời động, Đêm thời tĩnh. Bởi thế mới nói Trái đất là âm đối với mặt trời do tính thu liễm của nó, thì ban ngày của trái đất cũng bởi thu liễm dương quang mà sinh vật sinh hoạt sôi nổi lại là dương so với ban đêm sinh vật nghỉ ngơi tĩnh lặng. Thê nên Tôi mới nói, Dương động Âm tịnh chẳng phủ định Âm động Dương tịnh và ngược lại. Điều này hoàn toàn nhất quán được mô tả bởi hình tròn Thái cực với hai con cá âm dương. Chúng là quan hệ hai chiều âm dương tương đương, nên việc Dương động hay tĩnh đều là tồn tại vậy. Và nhất quan âm dương là Phạm trù, Động Tinh là Trạng thái.Nếu lấy sự sinh hoạt của sinh vật trên Trái Đất để luận thuộc tính Âm Dương trong quan hệ Ngày - đêm , thì theo tôi - đây là một sự xác định sai đối tượng trong mối quan hệ Ngày và Đêm. Bởi vì sự quan sát hoạt động sinh vật trên trái Đất, không phản ánh một khái niệm có tính bao trùm và giải thích mọi hiện tượng vũ trụ, qua khái niệm Âm Dương và thuộc tính của nó trong thuyết Âm Dương ngũ hành liên quan. Bởi sự hoạt động của các sinh vật lệ thuộc vào Ngày và Đêm, chứ nó không quyết định tính Ngày và Đêm trên trái đất.Sự phân biệt Ngày Đêm trên trái Đất theo khái niệm Âm Dương, cũng không hề phụ thuộc vào chuyển động tự quay của trái Đất - như tôi đã trình bày ở trên. Mà nó phụ thuộc vào đối tượng tương tác với trái Đất liên quan đến ngày và đêm, khi chúng ta lấy đối tượng chịu tương tác này là Trái Đất. Bởi vậy, không hề có cặp ba như anh hiểu nhầm ý tôi: Cũng như xét cái cặp ba của anh. Thì Mặt trời Dương, Trái đất âm. Trái đất thì Dương đối với mặt trăng, đồng thời mặt trăng cũng là âm đối với mặt trời. Mặt trời và trái đất xác định âm dương do quan hệ thiên - địa, mặt trời và mặt trăng xác định bởi quan hệ Nhật - Nguyệt là hai nghi biểu của trời, trái đất và mặt trăng là do quan hệ Can - Chi. Mỗi cặp đều có đối đãi của nó. Nên từ Tứ tượng trở đi, Đối đãi âm dương cụ thể rất quan trọng. Bởi vậy, Dương động - Âm tĩnh hay Dương tĩnh - Âm động đều có "lớp lang" của nó.Mà chỉ có hai đối tượng tương tác với trái Đất để xác định là: Mặt trời và mặt Trăng. Để diễn ta một cách cụ thể hơn, tôi xin lấy ví dụ: Khi tôi quán xét hai vợ chồng trước mặt tôi thì không thể cả tôi vào là ba đối tượng , mà chỉ là hai cặp vợ chồng kia thôi. Vợ là Âm chồng là Dương. Bởi vậy, khi chúng ta phân loại Âm Dương và thuộc tính của nó trong mối quan hệ ngày và đêm trên trái Đất thì vấn đề là nguyên nhân tương tác trong mối quan hệ Âm Dương này chính là mặt Trời và mặt Trăng. Và mối quan hệ xác định Âm Dương này vẫn là sự đứng yên tương đối của mặt Trời và sự vận động tương đối của mặt Trăng với trái Đất đã xác định Dương Tịnh - Âm động một cách nhất quán với mênh đề căn bản của nó giải thích từ khởi nguyên vũ trụ với môi hiện tượng liên quan. Cảm ơn sự quan tâm của anh. Thân Thiên Sứ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 4, 2009 Anh Thiên Sứ thân mến !. Thưa anh Thiên Sứ. Bài của anh thật dài.Thú thật Tôi cũng chưa có thời gian đọc hết. Nhưng vì đã vào trả lời bài của Votruoc thì cũng lưu lại vài dòng trước các bài của anh. Tôi nhận thấy bài tuy dài, nhưng tập trung vào vấn đề trao đổi giữa chúng ta là ở chỗ sự hình thành ngày - đêm và sự xác định động - tĩnh. Vậy xin tóm tắt vài lời để anh nghiêm xét. -Sự hình thành ngày và đêm trên trái đất là kết quả của việc trái đất tự quay quanh trục của nó. Điều này đã được chứng minh bằng thực nghiệm và các quan sát thiên văn. Đã được khoa học khẳng định. Sự hình thành ngày và đêm theo cách trình bày của anh, tức là tạo ra miền Sáng và Tối vĩnh viễn. -Sáng và Tối. Nó được thấy đầy rẫy trong vũ trụ, chứ không chỉ có ở trên trái đất. Tức là Sáng và Tối. Đó thuộc về Nhị nguyên. Thì Sáng và Tối không Lý đến Động và Tĩnh. Chỉ có Ngày và Đêm mới Lý đến Động hay Tĩnh mà thôi. Còn theo anh, chân lý thì chỉ có một. Vâng, đúng vậy !. Nhưng Dương Tĩnh - Âm động phủ định Dương động - Âm tĩnh lại không phải là chân lý. Hơn nữa, vấn đề Âm Dương với Động - Tĩnh không "lội ngược dòng" để đi đến khởi nguyên của Vũ trụ được. Âm Dương nhị nguyên vốn chưa có động với tĩnh, trước với sau, ...thì làm sao có thể nói được Thái cực chủ Tĩnh hay Động được !!!. Cám ơn sự quan tâm của anh. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 4, 2009 Anh Vuivui thân mến. Theo tôi, quan niệm "Dương tịnh Âm động" hay "Dương động Âm tịnh" chính là một mệnh đề triết học được khái quát từ mọi hiện tượng trong vũ trụ và giải thích vũ trụ trên nhận thức tổng quát đó. Bởi vậy nó cần phải có tính nhất quan trong hệ thống lý thuyết của nó. Nên không thể cả hai đều đúng. Vài lời chia sẻ. Rất cảm ơn sự quan tâm trao đổi của anh. Thân. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 Anh Vuivui thân mến. Theo tôi, quan niệm "Dương tịnh Âm động" hay "Dương động Âm tịnh" chính là một mệnh đề triết học được khái quát từ mọi hiện tượng trong vũ trụ và giải thích vũ trụ trên nhận thức tổng quát đó. Bởi vậy nó cần phải có tính nhất quan trong hệ thống lý thuyết của nó. Nên không thể cả hai đều đúng. Vài lời chia sẻ. Rất cảm ơn sự quan tâm trao đổi của anh. Thân. Chào anh Thiên Sứ tôi mới tham gia diễn đàn đọc nhiều bài viết của anh phải nói rất phục anh ở tầm lý luận và khó có thể bắt bẻ được .(xin phép được gọi bằng anh vì tôi đã xem ảnh của anh và đoán tuổi cũng tầm tuổi anh của tôi thôi) . Nhưng có một điều như anh Vui Vui đã nói anh làm đảo lộn hết mọi kiến thức của nhiều người từ trước đến nay . Chính vì vậy mà nhiều người nghi ngờ thực học của anh , lý luận sai dẫn đến một chuỗi kết quả sai . Từ trước đến nay ai cũng nghĩ là Dương chủ động Âm chủ tĩnh bây giờ anh lại nói Dương tĩnh Âm động . Tôi là thầy thuốc đông y nếu như theo lý luận của anh thì sẽ không biết chữa bệnh như thế nào . Bởi vì từ xa xưa đến nay các thầy đông y đều dùng thuyết Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh để chữa bệnh cho mọi người và vấn đề khỏi bệnh hay không khỏi bệnh là quyết định bởi có xác định được Âm Dương hay không . Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông có nói khi khám bệnh nói ra thì miên man vô cùng nhưng rút lại thì chỉ có một Âm hay Dương bệnh mà thôi . Tứ chẩn, bát cương ,bát pháp của đông y đều phải lấy gốc là Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh . Với lại khoa học huyền bí phương đông là khoa học thực nghiệm , nghiệm qua hàng nghìn năm thấy nó đúng nhiều lần và từ đó đặt thành quy luật để chiêm nó . Nói như vậy bởi vì khoa học thần bí phương đông có tính định tính chứ không định lượng được . Anh có thể nói cân nên Âm nặng bao nhiêu ,Dương nặng bao nhiêu không . Khoa học hiện đại họ có thể đo được cốc nước này chính xác đến mmg và đo được ngọn lửa này rông bao nhiêu nhiệt lượng nóng đến độ nào . Đọc các bài viết của anh tôi thấy anh có sức nghĩ rộng , muốn mở mang văn hóa Lạc Việt Tôi rất kính trọng anh ở điều này nhưng tôi lại có một suy nghĩ nữa thế giới đang mở rộng , họ đang giao du học hỏi lẫn nhau thậm chí còn phải bí mật lấy trộm kiến thức của người khác về để dùng . Vậy chúng ta cũng nên ai hay thì học không phân biệt của ai . Tôi có đọc phần Lạc Việt độn toán của anh thấy tầm lý luận rất cao ,cách lập quẻ thì thật dễ dàng nhưng như anh viết thì phần luận chính xác rất khó ,khi phối bát môn và lục nhâm vào thì một tốt một xấu dù có đưa cả ngũ hành vào thì khi luận cũng không khỏi ngờ vực chính vì vậy mà khi tôi đọc xong lại không muốn dùng cách của anh chỉ sợ tẩu hỏa nhập ma . Cho nên vẫn theo bốc phệ và theo cách của Thiệu Vĩ Hoa lập quẻ thì hơi lâu nhưng cách đoán lại dễ hơn và chính xác hơn . Bàn về Âm dương nếu không khéo lại trở về chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước mất .Có vài điều bộc bạch mong được sự chỉ giáo của anh . Thân chào . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 Chào anh Thiên Sứ tôi mới tham gia diễn đàn đọc nhiều bài viết của anh phải nói rất phục anh ở tầm lý luận và khó có thể bắt bẻ được .(xin phép được gọi bằng anh vì tôi đã xem ảnh của anh và đoán tuổi cũng tầm tuổi anh của tôi thôi) . Nhưng có một điều như anh Vui Vui đã nói anh làm đảo lộn hết mọi kiến thức của nhiều người từ trước đến nay . Chính vì vậy mà nhiều người nghi ngờ thực học của anh , lý luận sai dẫn đến một chuỗi kết quả sai . Từ trước đến nay ai cũng nghĩ là Dương chủ động Âm chủ tĩnh bây giờ anh lại nói Dương tĩnh Âm động . Tôi là thầy thuốc đông y nếu như theo lý luận của anh thì sẽ không biết chữa bệnh như thế nào . Bởi vì từ xa xưa đến nay các thầy đông y đều dùng thuyết Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh để chữa bệnh cho mọi người và vấn đề khỏi bệnh hay không khỏi bệnh là quyết định bởi có xác định được Âm Dương hay không . Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông có nói khi khám bệnh nói ra thì miên man vô cùng nhưng rút lại thì chỉ có một Âm hay Dương bệnh mà thôi . Tứ chẩn, bát cương ,bát pháp của đông y đều phải lấy gốc là Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh . Với lại khoa học huyền bí phương đông là khoa học thực nghiệm , nghiệm qua hàng nghìn năm thấy nó đúng nhiều lần và từ đó đặt thành quy luật để chiêm nó . Nói như vậy bởi vì khoa học thần bí phương đông có tính định tính chứ không định lượng được . Anh có thể nói cân nên Âm nặng bao nhiêu ,Dương nặng bao nhiêu không . Khoa học hiện đại họ có thể đo được cốc nước này chính xác đến mmg và đo được ngọn lửa này rông bao nhiêu nhiệt lượng nóng đến độ nào . Đọc các bài viết của anh tôi thấy anh có sức nghĩ rộng , muốn mở mang văn hóa Lạc Việt Tôi rất kính trọng anh ở điều này nhưng tôi lại có một suy nghĩ nữa thế giới đang mở rộng , họ đang giao du học hỏi lẫn nhau thậm chí còn phải bí mật lấy trộm kiến thức của người khác về để dùng . Vậy chúng ta cũng nên ai hay thì học không phân biệt của ai . Tôi có đọc phần Lạc Việt độn toán của anh thấy tầm lý luận rất cao ,cách lập quẻ thì thật dễ dàng nhưng như anh viết thì phần luận chính xác rất khó ,khi phối bát môn và lục nhâm vào thì một tốt một xấu dù có đưa cả ngũ hành vào thì khi luận cũng không khỏi ngờ vực chính vì vậy mà khi tôi đọc xong lại không muốn dùng cách của anh chỉ sợ tẩu hỏa nhập ma . Cho nên vẫn theo bốc phệ và theo cách của Thiệu Vĩ Hoa lập quẻ thì hơi lâu nhưng cách đoán lại dễ hơn và chính xác hơn . Bàn về Âm dương nếu không khéo lại trở về chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước mất . Có vài điều bộc bạch mong được sự chỉ giáo của anh . Thân chào . Anh Longtuan thân mến. Đúng vậy, Đông ý là một ngành mang tính thực nghiệm của lý học đông phương. Trong Đông y, người thầy thuốc sợ nhất là sự suy diễn ra vô cùng. Một người thầy thuốc giỏi, hay còn có thể gọi là có bản lĩnh thì trước hết suy luận của người thầy thuốc đó phải có điểm Dừng. Có điểm dừng, thực là nói có định hình. Bởi nhờ điểm Dừng đó mà người ta mới có thể "quan sát" được các bước suy luận, các định hướng suy luận. Từ đó mới phân biệt đâu là đúng "tuyến" đâu là sai đường. Với lý luận suông, sai thì không chết người. Nhưng ở Đông y, người thầy chẩn bệnh sai, phương thuốc ra không đúng là kết quả có người vong mạng. Chẳng hạn như bệnh Thương hàn mà cho uống thuốc Xổ thì thuốc chỉ kịp vào đến Dạ dày là Bệnh nhân lên đường về với ông bà tổ tiên. Bởi Thương hàn thì Sốt phát ra ngoài, cấp, thực nhiệt, ...đều là Dương cả, Dương mà Tĩnh thì đương nhiên phải lấy Âm để điều hòa. Âm Động thì phải Xổ - Động - Âm. (nếu lấy chân lý là Âm động - Dương tĩnh). Đấy là nói cái mà người nào cũng dễ thấy, chứ đi vào tế vi, lại dài dòng. Anh cứ bình tâm mà dùng kiến thức của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, .... Chứ lập luận của Tôi thì đúng ra là sau bài này của Tôi (Apr 14 2009, 11:34 AM) là đủ rồi. Nên sau đó mấy bài là Tôi dừng. Tôi tin anh Thiên Sứ sẽ có nhiều suy tư về vấn đề này. Thân ái. Chào anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 Chào anh Thiên Sứ tôi mới tham gia diễn đàn đọc nhiều bài viết của anh phải nói rất phục anh ở tầm lý luận và khó có thể bắt bẻ được .(xin phép được gọi bằng anh vì tôi đã xem ảnh của anh và đoán tuổi cũng tầm tuổi anh của tôi thôi) . Nhưng có một điều như anh Vui Vui đã nói anh làm đảo lộn hết mọi kiến thức của nhiều người từ trước đến nay . Chính vì vậy mà nhiều người nghi ngờ thực học của anh , lý luận sai dẫn đến một chuỗi kết quả sai . Từ trước đến nay ai cũng nghĩ là Dương chủ động Âm chủ tĩnh bây giờ anh lại nói Dương tĩnh Âm động . Tôi là thầy thuốc đông y nếu như theo lý luận của anh thì sẽ không biết chữa bệnh như thế nào . Bởi vì từ xa xưa đến nay các thầy đông y đều dùng thuyết Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh để chữa bệnh cho mọi người và vấn đề khỏi bệnh hay không khỏi bệnh là quyết định bởi có xác định được Âm Dương hay không . Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông có nói khi khám bệnh nói ra thì miên man vô cùng nhưng rút lại thì chỉ có một Âm hay Dương bệnh mà thôi . Tứ chẩn, bát cương ,bát pháp của đông y đều phải lấy gốc là Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh . Với lại khoa học huyền bí phương đông là khoa học thực nghiệm , nghiệm qua hàng nghìn năm thấy nó đúng nhiều lần và từ đó đặt thành quy luật để chiêm nó . Nói như vậy bởi vì khoa học thần bí phương đông có tính định tính chứ không định lượng được . Anh có thể nói cân nên Âm nặng bao nhiêu ,Dương nặng bao nhiêu không . Khoa học hiện đại họ có thể đo được cốc nước này chính xác đến mmg và đo được ngọn lửa này rông bao nhiêu nhiệt lượng nóng đến độ nào . Đọc các bài viết của anh tôi thấy anh có sức nghĩ rộng , muốn mở mang văn hóa Lạc Việt Tôi rất kính trọng anh ở điều này nhưng tôi lại có một suy nghĩ nữa thế giới đang mở rộng , họ đang giao du học hỏi lẫn nhau thậm chí còn phải bí mật lấy trộm kiến thức của người khác về để dùng . Vậy chúng ta cũng nên ai hay thì học không phân biệt của ai . Tôi có đọc phần Lạc Việt độn toán của anh thấy tầm lý luận rất cao ,cách lập quẻ thì thật dễ dàng nhưng như anh viết thì phần luận chính xác rất khó ,khi phối bát môn và lục nhâm vào thì một tốt một xấu dù có đưa cả ngũ hành vào thì khi luận cũng không khỏi ngờ vực chính vì vậy mà khi tôi đọc xong lại không muốn dùng cách của anh chỉ sợ tẩu hỏa nhập ma . Cho nên vẫn theo bốc phệ và theo cách của Thiệu Vĩ Hoa lập quẻ thì hơi lâu nhưng cách đoán lại dễ hơn và chính xác hơn . Bàn về Âm dương nếu không khéo lại trở về chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước mất . Có vài điều bộc bạch mong được sự chỉ giáo của anh . Thân chào . Anh Longtuan thân mến.Rất cảm ơn anh về sự quan tâm đến những bài viết của tôi. Theo tôi khái niệm Âm Dương không chỉ dùng trong Đông Y mà bao trùm lên tất cả mọi hiện tương liên quan đến Lý học Đông Phương, miêu tả tình tương tác và thống nhất cửa hai mặt đối lập. Về thời gian, khái niệm này bao trùm từ khởi nguyên vũ trụ cho đến mọi sự phát triển và tiến hóa. Về không gian thì bao trùm mọi sự tồn tại và tương tác - từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên Hà khổng lồ....Khái niệm âm dương tồn tại trong một học thuyết, khái quát mọi hiện tượng vũ trụ về cả không gian và thời gian. Bởi vậy - vì là một khái niệm chủ yếu của một học thuyết - nên nó phải mang tính nhất quán và tính hệ thống. Không thể lúc này thì thuộc tính của nó là động, lúc khác là tịnh được. Tính chất của Âm Dương phải nhất quán thể hiện ở sự hợp lý trong việc lý giải mọi hiện tượng liên quan trong hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Về lý thuyết theo sách Hán cho rằng: Dương Động, Ậm tịnh, thực chất là do người đời sau suy diễn sai lầm và gán ghép nên, nó không có căn cứ từ nguồn gốc. Cụ thể là do Chu Hy nêu ra từ đời Tống. Là một nhà nghiên cứu về Đông Y, chắc anh cũng biết - Trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn, không có một dòng chữ nào thể hiện Dương Động Âm tịnh (Ngoại trừ trong phần chú giải có thể có do đời sau thêm vào). Chính vì quan niệm sai lầm của Tống Nho mà từ hàng ngàn năm nay đã đẩy Đông Y vào trang thái bế tắc và không phát triển được về mặt lý luận. Điều này thể hiện rất rõ bởi hiện tượng gần đây, một phong trào bài bác Đông Y ở Trung Quốc do những học giả có tên tuổi đề xướng - chính bởi tính mơ hồ và bất hợp lý trong hệ thống lý luận đông y có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Trong đó có vấn đề "Dương dộng Âm tịnh". Tôi cho rằng: Chính vì không có một khái niệm đúng về Âm Dương, nên khi ứng dung thực tế trong thế giới vật chất luôn "động" đã xảy ra sai lầm khi phân biệt Âm Dương trong ứng dụng và bởi vậy dẫn đến tưởng cái sai thành cái đúng. Không chỉ trong Đông Y mà chính trong Phong Thủy cũng vậy. Bởi vậy, tôi cho rằng: Khi ứng dụng trong Đông Y cũng không ngoại lệ. Hy vọng anh cho một số dẫn chứng chẩn trị bệnh trong Đông Y mà anh cho rằng: Dương động Âm tịnh là đúng để chúng ta cùng phân tích, tham khảo. Rất cảm ơn sự quan tâm của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 5, 2009 Anh Longtuan thân mến. Tôi xin tường thêm rằng: Việc hiệu chỉnh và sửa chữa những khái niệm và sai lầm của người Trung Hoa khi tiếp thu học thuyết Âm Dương Ngũ hành của nền văn hiến Việt, không có nghĩa tôi phủ định tất cả. Một thì dụ sinh động cho việc này là việc đổi chỗ Thủy Hỏa trong lục thập Hoa Giáp và nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" dẫn đến sự hiệu chỉnh tử vi vốn được coi là của Trần Đoàn lão tổ với tên gọi mới là Tử Vi Lạc Việt. Rõ ràng Tử Vi Lạc Việt không hề phủ định những giá trị đã có mà chỉ là sự hiệu chỉnh và ứng dụng có quy luật, hợp lý với sự minh chứng rõ hơn - mắc dù chưa phải là tất cả - tính khoa học của môn phương pháp dự báo - vốn một thời bị miệt thị của giới khoa học coi là "mê tín dị đoan" - Những người biết xem tử vi vẫn ứng dụng Tử Vi Lạc Việt và xem chính xác. Hoặc thí dụ khác: Việc hiệu chỉnh và sửa chữa tương tự sách Hán trong phong Thủy đã dẫn đến hệ quả là Phong Thủy Lạc Việt ra đời. Minh chứng một cách khoa học môn phong Thủy. Một học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt II - mới học được gần 1/2 chương trình (Học có 5 - 6 tháng nay) đã cho những phán đoán chính xác về thực trạng của con người qua sơ đồ một ngôi nhà. Anh có thể tham khảo điều nầy qua đường link dưới đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry33243 Còn về khả năng dự báo của Lạc Việt độn toán thì đã chứng nghiệm trên các diễn đàn Lý số từ năm 2004 qua những lời tiên tri. Bởi vậy, tôi tin rằng: Sự hiệu chỉnh và ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh quan điểm văn hiến sử Việt trải gần 5000 năm với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" và bảng "Lạc Thư hoa giáp" cùng một số vấn đề liên quan như Dương tịnh, Âm Dộng.....sẽ làm sáng tỏ tính khoa học trong Đông Y và phát triển được một học thuật cổ truyền Đông phương không bị mai một. Trong thực tâm tôi rất tha thiết mong muốn hợp tác với các nhà chuyên môn về Đông Y để phục hồi lại về bộ môn này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Anh Longtuan viết: Bởi vì từ xa xưa đến nay các thầy đông y đều dùng thuyết Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh để chữa bệnh cho mọi người và vấn đề khỏi bệnh hay không khỏi bệnh là quyết định bởi có xác định được Âm Dương hay không . Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông có nói khi khám bệnh nói ra thì miên man vô cùng nhưng rút lại thì chỉ có một Âm hay Dương bệnh mà thôi . Tứ chẩn, bát cương ,bát pháp của đông y đều phải lấy gốc là Dương chủ động ,Âm chủ tĩnh . Với lại khoa học huyền bí phương đông là khoa học thực nghiệm , nghiệm qua hàng nghìn năm thấy nó đúng nhiều lần và từ đó đặt thành quy luật để chiêm nó . Nói như vậy bởi vì khoa học thần bí phương đông có tính định tính chứ không định lượng được . Anh có thể nói cân nên Âm nặng bao nhiêu ,Dương nặng bao nhiêu không . Khoa học hiện đại họ có thể đo được cốc nước này chính xác đến mmg và đo được ngọn lửa này rông bao nhiêu nhiệt lượng nóng đến độ nào .Tôi đồng ý với lời anh dẫn từ cụ Hải Thượng :Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông có nói khi khám bệnh nói ra thì miên man vô cùng nhưng rút lại thì chỉ có một Âm hay Dương bệnh mà thôi .Nhưng vấn đề Dương tịnh Âm đông ứng dụng khi quan xét hiện tượng - vốn luôn luôn động - thì thế nào là tịnh, thế nào là động để xác quyết "Âm Tịnh Dương động" hay "Âm động, Dương tịnh" lại là chuyện khác.Thí dụ như: Ban ngày là Dương thì tịnh - bởi ánh Dương Quang có căn gốc từ mặt trời là Tịnh so với trái Đất động. Ban đêm là Âm động bởi Nguyệt Ảnh có căn gốc từ mặt Trặng là Động so với trái Đất. Do đó - cả mặt trời mặt trăng , Dương quang, Nguyệt Ảnh đều động - thì việc phân biệt tịnh động mang tính nguyên lý lý thuyết và phải nhất quán. Tôi trộm nghĩ: Kết luận Dương động, Âm tịnh từ thời Chu Hy chính là sự ngộ nhân từ thế giới Hậu Thiên luôn vận đông mà thôi. Nếu anh có ví dụ cụ thể, tôi sẽ xin đợc phân tích rõ và cụ thể hơn. Vài lời chia sẻ, cảm ơn sự quan tâm của anh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Kính cụ Thiên sứ. Ông Chu Hy cũng có công lao đóng góp vào cái nhẽ ứng dụng. Còn cái gốc thật sự thì ông ấy có biết đâu. Ấy cái gốc là của dòng Lạc Hồng ta. Thủa xưa những người giữ cái gốc này đều là những người trung nghĩa với nòi giống. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn tổ tiên ta nhân ái quá, thiện quá nên có phần mất cảnh giác cho nên tạm thời phải thua dân tộc thiện chiến hơn nên những người này đã vì tổ quốc, vì nhân dân,vì Hùng Vương hy sinh hết thành thử mất gốc. Động tĩnh cụ nói chí lý. Tùy từng trừong hợp dự đoán mà âm dương động hay tĩnh. Kính cụ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Anh Thiên Sứ thân mến !. Lại xin phép Anh để có đôi lời về ngày và đêm với mấy bài anh viết vừa qua. Nếu có gì phật ý anh, xin anh bỏ qua cho. Anh viết: Ban ngày là Dương thì tịnh - bởi ánh Dương Quang có căn gốc từ mặt trời là Tịnh so với trái Đất động. Ban đêm là Âm động bởi Nguyệt Ảnh có căn gốc từ mặt Trặng là Động so với trái Đất. Nếu như anh xác định bản chất anh dương quang của mặt trời từ căn gốc "đứng yên" của nó so với "cái sự chạy" của trái đất để nói lên cái tịnh của nó thì không được anh ạ. Ánh sáng trong vũ trụ cũng như trong hệ mặt trời, như vật lý đã chỉ ra là do bởi sự phát sáng của những ngôi sao nóng. Do sự tỏa năng lượng của các phản ứng hạch tâm trong các ngôi sao đó. Mà mặt trờicuar chúng ta chỉ là một ví dụ cụ thể. Quan sát thiên văn mặt trời, cho thấy bề mặt mặt trời luôn sôi sùng sục. Các dòng khí phun trào trên bề mặt nó luôn luôn tồn tại. Nhiệt độ bề mặt mặt trời khoảng trên 6000 độ C. Đó là lý do ánh sáng - anh dương quang được phát ra - bức xạ - tràn ngập trong hệ mặt trời và được truyền đi mãi vào "lòng" vũ trụ. Chứ nó không phải là có căn gốc từ sự "đứng yên" của mặt trời so với trái đất để mà từ đó nói ánh dương quang là Tĩnh, hay có bản chất tĩnh. Hơn nữa cũng cần rõ rằng, sự đứng yên tương đối của mặt trời so với trái đất cần có phân biệt rõ sự tương đối. Nhưng trước hết, về bản chất sự quay quanh của trái đất với mặt trời là do khối lượng của trái đất rất nhỏ so với trái đất, và sự chuyển động của nó được mô tả bởi phương trình hấp dẫn, cổ điển là của Newton, sau này là bởi phương trình trường hấp dẫn mô tả trong không - thời gian 4 chiều của lý thuyết tương đối rộng. Đã được thực nghiệm chứng minh chắc chắn. Nhưng nói nôm na để để thấy trong lý học đông phương là mặt trời nặng thì tĩnh, trái đất nhẹ hơn nên động so với mặt trời. Sự động tĩnh này hoàn toàn liên quan đến khối lượng, chứ các khối lượng không phát sáng. Nếu như mặt trời không phát sáng, thì trái đất vẫn quay quanh mặt trời, và mặt trời vẫn cứ đứng yên so với trái đất. Vì thế, trong quan niệm của khối lượng, thì mặt trời đứng yên, nên tĩnh. Mà với quan niệm về khối lượng thì xét về âm dương có nói: Khí đục nặng thì giáng, khí trong nhẹ thì thăng. Nên đứng trong hệ mặt trời thì phải lấy hệ quy chiếu với tâm là mặt trời mà quan sát mới thấy được sự chuyển động của trái đất, và sự đứng yên của mặt trời. Cái sự nặng của mặt trời, thfi trong hệ quy chiếu này, nó phải là âm, và trái đất sẽ là dương. Chính vì vậy, trong hệ quy chiếu này thì mặt trời - tính chất chuyển động - là âm - tĩnh, trái đất là dương, động. Cái động tĩnh này không liên quan đến sáng tối, hay ngày đêm. Ngày xưa, Cổ nhân đứng trên trái đất nhìn bầu trời, trong đó mặt trời được xác định trong cái hệ quy chiếu lấy trái đất làm tâm, hay gốc tọa độ. Thì thấy mặt trời - đại diện cho bầu trời - quay từ đông sang tây. Nên thấy trời động. Trái đất lẽ dĩ nhiên là đứng yên so với người quan sát - cổ nhân - nên tĩnh. Mà phân thiên - địa, tức là trời - đất. Mới nói khí nặng đục thì chìm xuống, khí trong nhẹ thì thăng lên. Bầu trời trong sáng, với những mây bay gió thổi, thì nhẹ nên thăng, rồi mới phân âm dương, mà nói rằng trời dương - đất âm. Vì thế, trong hệ quy chiếu này - lấy trái đất là gốc tọa độ - thì trái đất tĩnh, so với chuyển động của bầu trời là dương. Vì thế vẫn thấy âm thì tĩnh, dương thì động. Nhưng cái quan sát trong hệ quy chiếu này, do cổ nhân nhìn bằng mắt, chứ khồng hiểu về quy luật tương tác hấp dẫn của khối lượng. Nên thấy sao thì nói vậy. Thấy trời quay, đất đứng yên, nên nói trời động đất tĩnh. Ánh sáng trong hệ quy chiếu này phát ra bởi mặt trời, khiến cả bầu trời trong sáng nên nói anh sáng là dương, tên gọi ánh dương quang là vì vậy. Chiếu sáng lên mặt đất nên vào thời gian mặt đất được ánh dương quang chiếu mới gọi là ban ngày, còn thời gian mà mặt trời "đi văng" , mặt đất không có ánh dương quang, bóng tối che phủ, nên gọi là ban đêm. Cái sự ngày đêm này không lý gì đến động tĩnh cả, bởi đều xảy ra ở trên mặt đất. nên nếu như mặt đất không có sự sống, thì ban ngày và ban đêm, chỉ là ngày dương, đêm âm mà thôi. Nhưng bởi mặt trất có sự sống, mà theo quan sát thì ban ngày sống động của giới tự nhiên, ban đêm giới tự nhiên nói chung là tĩnh lạng, nên mới gắn ban ngày thì động - là ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên - mà ban đêm là tĩnh - ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên tĩnh lặng. Bởi thế mới ra cái mệnh đề ban ngày là dương và động, ban đêm là âm và tĩnh. nếu anh không tin, chỉ cần lên mặt trăng thôi, anh sẽ thấy ngày và đêm đều tĩnh lặng. Tĩnh đến rợn người. Và bởi mặt trăng không tự quay quanh trục của nó, nên có một nửa vĩnh viễn là ngày, mộtnuwar vĩnh viễn là đêm. Tất thảy đều tĩnh lặng, sự Động của mặt trăng sẽ chẳng liên quan đến ngày và đêm trên mặt trăng. Qua đó, thấy động tĩnh là tương đối, phải xét trên từng hệ quy chiếu khác nhau, và phải cùng trên một đối tượng. Với tĩnh động ngày đêm mà chúng ta đang nói tới đây, thì đó phải là trên mặt đất và sinh hoạt của giới tự nhiên. Bởi vậy, âm dương, động tĩnh mà cổ nhân quan sát là nhất quán, cho dù khoa học hiện đại có phát hiện bởi sự tĩnh của mặt trời, và động của trái đất, thì cũng vẫn nhất quán, do tính tương đối của chuyển động quy định. Đó là chân lý vật lý rồi. Không thể phủ nhận hay nói ngược được nữa. Chuyển động có tính tương đối. Ai không hiểu điều này thì cần học lại các tiên đề cơ học của newton và phép biến đổi Galileo. vài dòng gửi tới anh, mong anh suy xét. Cám ơn sự quan tâm của anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Các vấn đề khác như vấn đề thủy hỏa, tốn khôn, cục và bản mệnh của tử vi, hay ngũ hành trong lục thập hoa giáp. Theo tôi thì thực không như anh viết. Ví dụ những điều, như Thủy - Hỏa trong lục thập hoa giáp, từ đó dẫn đến tử vi là hoàn toàn nhất quán, thủy là thủy, hỏa là hỏa, không đổi chỗ cho nhau được, Hỏa là 6 - cục, Thủy là 2 - cục. Có thể chứng minh không khó. Vị giáo sư nào đó thắc mắc, là do Ổng không biết đó thôi. Tốn Khôn cũng vậy, bởi Hà - Lạc là duy nhất. Cũng như đã từng có một thời, ví dụ như Ông Đằng Sơn cho rằng Ngũ hành là trường hợp gần đúng của Âm - Dương. Đó là bởi vì, nói thwujc có thể mất lòng, nhưng phải nói: Là ông Đằng Sơn chưa hiểu về ngũ hành, mà Tôi cũng có thể đoan quyết là Ổng chưa tường được âm dương !. Nhưng thôi, đó chỉ là lời tâm giao, trao đổi qua với anh, chứ Tôi không muốn công bố. Chỉ trình bày để anh có thêm thông tin mà suy tư thôi. Xin lỗi anh, nếu như có làm anh không vui. Mong anh lượng thứ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Các vấn đề khác như vấn đề thủy hỏa, tốn khôn, cục và bản mệnh của tử vi, hay ngũ hành trong lục thập hoa giáp. Theo tôi thì thực không như anh viết. Ví dụ những điều, như Thủy - Hỏa trong lục thập hoa giáp, từ đó dẫn đến tử vi là hoàn toàn nhất quán, thủy là thủy, hỏa là hỏa, không đổi chỗ cho nhau được, Hỏa là 6 - cục, Thủy là 2 - cục. Có thể chứng minh không khó. Vị giáo sư nào đó thắc mắc, là do Ổng không biết đó thôi. Tốn Khôn cũng vậy, bởi Hà - Lạc là duy nhất. Cũng như đã từng có một thời, ví dụ như Ông Đằng Sơn cho rằng Ngũ hành là trường hợp gần đúng của Âm - Dương. Đó là bởi vì, nói thwujc có thể mất lòng, nhưng phải nói: Là ông Đằng Sơn chưa hiểu về ngũ hành, mà Tôi cũng có thể đoan quyết là Ổng chưa tường được âm dương !. Nhưng thôi, đó chỉ là lời tâm giao, trao đổi qua với anh, chứ Tôi không muốn công bố. Chỉ trình bày để anh có thêm thông tin mà suy tư thôi. Xin lỗi anh, nếu như có làm anh không vui. Mong anh lượng thứ. Vậy Rubi cháu có lời mời chú Vuivui cùng chứng minh vấn đề. Lấy ý tưởng của chú Thiên Sứ làm đề tài, chú chứng minh lục thập hoa giáp không thể thay đổi, còn cháu chứng minh lạc thư hoa giáp thay đổi như vậy là đúng. Chú thấy ý tưởng này thế nào ? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Chào anh Thiên Sứ . Tôi hiểu thâm ý của anh rồi nhiều lúc đọc cổ thư có những cái làm ta phải bận tâm nên phải đưa ra bàn cho ra vấn đề , nhưng giữa cái đúng va cái sai chỉ cách nhau gang tấc thậm chí nhiều lúc khó phân biệt một cách rõ ràng được cũng như cái đúng là trên nền tảng của cái sai ,cái sai là trên nền tảng của cái đúng nhiều lúc không thể phân biệt quá rạch ròi được cũng như âm dương bắt rễ lẫn nhau .Trước khi vào vấn đề dương động âm tĩnh hay âm động dương tĩnh tôi muốn nói qua về các thầy thuốc đông y từ trước đến nay và quan niệm của họ và cảm xúc của tôi . Ở trung quốc có Hoa đà ,Biển Thước ,Đông viên, Đan kê ,Trọng Cảnh ..vv . Ở Việt Nam có Thiền Sư Tuệ Tĩnh ,Hải Thương Lãn Ông . Mỗi người mỗi vẻ khác nhau . Hoa đà nổi danh mổ taycho Quan Công , Biển thước với thần lực chỉ nhìn người mà biết bệnh ,Đông Viên thì trọng khí , Đan khê thì ưa phạt hỏa , Trọng cảnh nổi tiếng với thương hàn luận . Trong các vị trên đứng trên một góc cạnh nào đó thì họ đúng . Bởi vì khi đọc Kinh dịch ta phải hiểu nguyên tắc chính của dịch là biến đông . Cho nên thời thế thế thời phải thế . Cho nên khi làm thuốc tôi thời không theo hẳn một ai . Nhưng tôi phục nhất là Trọng Cảnh bởi vì phép tắc chữa bệnh của ông ta rất chặt chẽ từng câu từng lời không thừa một tý gì . Với mấy chục vị thuốc mà biến hóa khôn lường lập ra 397 phép ,113 phương . Các thầy thuốc ngày nay dùng bài thuốc của Trọng Cảnh mấy người dùng nổi bởi vì dùng đúng thì cứu người trong lúc chí nguy , trái lại dùng sai thì giết người ngay tức khắc . Bản thân tôi cũng chỉ dám dùng phép chữa mà không dám dùng nguyên phương ,cũng thấy hiệu nghiệm vô cùng . Ở việt nam có Tuệ Tĩnh nhưng sách đã thất truyền nhiều cho nên chir còn lại một ít nhưng tính lý luận không cao cho nên tôi không mấy khi dùng . Còn Lãn Ông thì vì trước khi làm thuốc đã là một vị tướng cầm quân ,lại giỏi về độn toán ,lúc cầm quân đã ứng dụng độn toán và thấy hiệu nghiệm rất nhiều . Sau chán cảnh quan về làm thuốc cho nên khi chưa bệnh có tính lý luận rất cao . Trong đó có hẳn một chương viết dài về âm dương xin tạm trích một số nói về âm dương luận ra đây để anh tham khảo . Âm dương là đường lối của trời đất. Dương làm ra chính khí để sống ,âm làm việc giữ gìn để đứng vững cho nói là kỷ cương của muôn vật . Dương tích lũy sinh ra trời ,âm tích lũy sinh ra đất . Âm thì tĩnh lặng , Dương thì động nhộn . Dương thì sinh ra ,âm thì ẩn tàng . Âm tĩnh cho nên kìm giữ lấy dương . Dương động nên để cho âm sai khiến Huyết là âm ,khí là dương . Huyết như thuyền, dương như gió . Huyết không khí thì huyết đọng . khí không huyết thì khí tán . Đấy là về lý thuyết còn về chuẩn đoán như sau Âm chứng : (tạm tóm tắt) Tiếng nói nhỏ thấp nằm yên tĩnh ngại hoạt động đoản khí ,sắc mặt xanh ảm đạm nặng nề ủ dũ ,mạch nhược vô lực .Đó là biểu hiện của sự ít động Dương chứng : Tiếng nói to mạnh phiền mà hay nói cuồng táo không yên thậm chí còn điên cuồng nhảy múa . Đó là hiện tượng động nhiều . Nói ra thì rất nhiều tôi chỉ nêu một số lý thuyết về dương động ,âm tĩnh mà thôi , những thứ trên nó bắt dễ trong người tôi rồi cho nên khi nghe anh nói :Âm động ,dương tĩnh tôi tự hỏi mình có nghe nhầm không . Nếu quả như vậy thì các phép tắc trong đông y phải đảo ngược lại . Tôi nói như vậy nếu có điều gì làm phật lòng anh ,mong anh thông cảm . Đấy là ý hiểu của tôi và cách vận dụng nó trong y học và cả trong tướng học nữa . Thân chào anh . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Anh Vuivui thân mến. Tôi rất hân hạnh được anh quan tâm và phản biện luận điểm của tôi. Tôi hy vọng rằng: Với sự phản biện của anh thì mọi việc mới có thể sáng tỏ. Bởi vậy, tôi thực sự không hề buồn khi được anh quan tâm phản biện. Tôi thực sự không phải là người bảo thủ và sẵn sàng chấp nhận sai, nếu như không thể biện minh dù chỉ là một mắt xích trong hệ thống lý luận. Bởi vậy với luận điểm của anh dưới đây - xin được trích lại - để cùng quán xét: Ánh sáng trong vũ trụ cũng như trong hệ mặt trời, như vật lý đã chỉ ra là do bởi sự phát sáng của những ngôi sao nóng. Do sự tỏa năng lượng của các phản ứng hạch tâm trong các ngôi sao đó. Mà mặt trờicuar chúng ta chỉ là một ví dụ cụ thể. Quan sát thiên văn mặt trời, cho thấy bề mặt mặt trời luôn sôi sùng sục. Các dòng khí phun trào trên bề mặt nó luôn luôn tồn tại. Nhiệt độ bề mặt mặt trời khoảng trên 6000 độ C. Đó là lý do ánh sáng - anh dương quang được phát ra - bức xạ - tràn ngập trong hệ mặt trời và được truyền đi mãi vào "lòng" vũ trụ. Chứ nó không phải là có căn gốc từ sự "đứng yên" của mặt trời so với trái đất để mà từ đó nói ánh dương quang là Tĩnh, hay có bản chất tĩnh. Hơn nữa cũng cần rõ rằng, sự đứng yên tương đối của mặt trời so với trái đất cần có phân biệt rõ sự tương đối. Nhưng trước hết, về bản chất sự quay quanh của trái đất với mặt trời là do khối lượng của trái đất rất nhỏ so với trái đất, và sự chuyển động của nó được mô tả bởi phương trình hấp dẫn, cổ điển là của Newton, sau này là bởi phương trình trường hấp dẫn mô tả trong không - thời gian 4 chiều của lý thuyết tương đối rộng. Đã được thực nghiệm chứng minh chắc chắn. Nhưng nói nôm na để để thấy trong lý học đông phương là mặt trời nặng thì tĩnh, trái đất nhẹ hơn nên động so với mặt trời. Sự động tĩnh này hoàn toàn liên quan đến khối lượng, chứ các khối lượng không phát sáng. Nếu như mặt trời không phát sáng, thì trái đất vẫn quay quanh mặt trời, và mặt trời vẫn cứ đứng yên so với trái đất. Vì thế, trong quan niệm của khối lượng, thì mặt trời đứng yên, nên tĩnh. Mà với quan niệm về khối lượng thì xét về âm dương có nói: Khí đục nặng thì giáng, khí trong nhẹ thì thăng. Nên đứng trong hệ mặt trời thì phải lấy hệ quy chiếu với tâm là mặt trời mà quan sát mới thấy được sự chuyển động của trái đất, và sự đứng yên của mặt trời. Cái sự nặng của mặt trời, thfi trong hệ quy chiếu này, nó phải là âm, và trái đất sẽ là dương. Chính vì vậy, trong hệ quy chiếu này thì mặt trời - tính chất chuyển động - là âm - tĩnh, trái đất là dương, động. Cái động tĩnh này không liên quan đến sáng tối, hay ngày đêm. Ngày xưa, Cổ nhân đứng trên trái đất nhìn bầu trời, trong đó mặt trời được xác định trong cái hệ quy chiếu lấy trái đất làm tâm, hay gốc tọa độ. Thì thấy mặt trời - đại diện cho bầu trời - quay từ đông sang tây. Nên thấy trời động. Trái đất lẽ dĩ nhiên là đứng yên so với người quan sát - cổ nhân - nên tĩnh. Mà phân thiên - địa, tức là trời - đất. Mới nói khí nặng đục thì chìm xuống, khí trong nhẹ thì thăng lên. Bầu trời trong sáng, với những mây bay gió thổi, thì nhẹ nên thăng, rồi mới phân âm dương, mà nói rằng trời dương - đất âm. Vì thế, trong hệ quy chiếu này - lấy trái đất là gốc tọa độ - thì trái đất tĩnh, so với chuyển động của bầu trời là dương. Vì thế vẫn thấy âm thì tĩnh, dương thì động. Nhưng cái quan sát trong hệ quy chiếu này, do cổ nhân nhìn bằng mắt, chứ khồng hiểu về quy luật tương tác hấp dẫn của khối lượng. Nên thấy sao thì nói vậy. Thấy trời quay, đất đứng yên, nên nói trời động đất tĩnh. Ánh sáng trong hệ quy chiếu này phát ra bởi mặt trời, khiến cả bầu trời trong sáng nên nói anh sáng là dương, tên gọi ánh dương quang là vì vậy. Chiếu sáng lên mặt đất nên vào thời gian mặt đất được ánh dương quang chiếu mới gọi là ban ngày, còn thời gian mà mặt trời "đi văng" , mặt đất không có ánh dương quang, bóng tối che phủ, nên gọi là ban đêm. Cái sự ngày đêm này không lý gì đến động tĩnh cả, bởi đều xảy ra ở trên mặt đất. nên nếu như mặt đất không có sự sống, thì ban ngày và ban đêm, chỉ là ngày dương, đêm âm mà thôi. Nhưng bởi mặt trất có sự sống, mà theo quan sát thì ban ngày sống động của giới tự nhiên, ban đêm giới tự nhiên nói chung là tĩnh lạng, nên mới gắn ban ngày thì động - là ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên - mà ban đêm là tĩnh - ý nói sinh hoạt của giới tự nhiên tĩnh lặng. Bởi thế mới ra cái mệnh đề ban ngày là dương và động, ban đêm là âm và tĩnh. nếu anh không tin, chỉ cần lên mặt trăng thôi, anh sẽ thấy ngày và đêm đều tĩnh lặng. Tĩnh đến rợn người. Và bởi mặt trăng không tự quay quanh trục của nó, nên có một nửa vĩnh viễn là ngày, mộtnuwar vĩnh viễn là đêm. Tất thảy đều tĩnh lặng, sự Động của mặt trăng sẽ chẳng liên quan đến ngày và đêm trên mặt trăng. Qua đó, thấy động tĩnh là tương đối, phải xét trên từng hệ quy chiếu khác nhau, và phải cùng trên một đối tượng. Với tĩnh động ngày đêm mà chúng ta đang nói tới đây, thì đó phải là trên mặt đất và sinh hoạt của giới tự nhiên. Bởi vậy, âm dương, động tĩnh mà cổ nhân quan sát là nhất quán, cho dù khoa học hiện đại có phát hiện bởi sự tĩnh của mặt trời, và động của trái đất, thì cũng vẫn nhất quán, do tính tương đối của chuyển động quy định. Đó là chân lý vật lý rồi. Không thể phủ nhận hay nói ngược được nữa. Chuyển động có tính tương đối. Ai không hiểu điều này thì cần học lại các tiên đề cơ học của newton và phép biến đổi Galileo. Anh Vuivui thân mến.Qua đoạn trích dẫn trên thì chúng ta cùng nhận thấy rằng: Thế giới vật chất luôn luôn động. Dù đó là hạt vật chất nhỏ bé nhất cho đến cả vũ trụ mênh mông này. Do đó, nếu quan niệm "Dương động" như Chu Hy thì cả thế giới vật chất này là Dương chăng? Vậy Âm tĩnh sẽ là cái gì? Bởi vậy, khái niệm Dương Âm trong phân loại vật chất chỉ là đối đãi tương đối. Động tịnh cũng chỉ là tương đối trong thế giới vật chất thuộc toàn thể vũ trụ này. Nếu chúng ta quán xét riêng mặt trời thì đúng như anh nói: Mặt trời đang động từ hạt ánh sáng - Dương Quang cũng đang động. Nhưng đấy là chúng ta đang quán xét một thực thể biệt lập là mặt trời. Thì cái động của mặt trời so với chính nó. Nếu nói cái động của mặt trời là Dương thì cái gì là Âm tĩnh so với chính nó? Bây giờ ta mở rộng sự quan sát tương quan giữa hai vật thể: Trái Đất so với Mặt trời - theo như anh thì: Nhưng nói nôm na để để thấy trong lý học đông phương là mặt trời nặng thì tĩnh, trái đất nhẹ hơn nên động so với mặt trời. Sự động tĩnh này hoàn toàn liên quan đến khối lượng, chứ các khối lượng không phát sáng.Như vậy theo luận điểm từ Chu Hy - mà anh minh chứng để phản biện - thì mặt trời Tĩnh thuộc Âm và trái Đất động là Dương chăng? Rõ ràng điều này phi lý trong mối tương quan với các giải thích khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành: Trời Dương Đất Âm. Bây giờ chúng ta lại xét đến tương quan ba vật thể: Mặt trời, trái Đất, mặt trăng. Điều này sẽ cho thấy: Mặt trặng động so với trái Đất và Trái đất Động so với mặt trời. Nếu theo quan điểm "Dương Động, Âm tịnh" của Chu Hy thì cái nào là Âm, cái nào là Dương? Nếu áp dụng quan điểm của Chu Hy thì Mặt trời tịnh là Âm, Mặt trăng động là Dương chăng? Rõ ràng đây là điều phi lý với tất cả các phương pháp ứng dụng trong Lý học Đông phương của chính những gì mà cổ thư chữ Hán ghi lại. Ngay cả tên gọi của nó: Mặt trời Thái Dương, mặt trăng Thái Âm. Tại sao những học giả Hán Nho lại có những sai lầm mâu thuẫn như vậy? Câu trả lời hợp lý trên toàn bộ vấn đề chính là: Họ không phải chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Họ chỉ tiếp thu một cách rời rạc và sai lệch những mảnh vụn của nền văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử. Trước một tri thức lớn lao - Lý thuyết thống nhất vũ trụ - vượt qua cả tầm hiểu biết của tri thức hiện đại - nên họ đã giải thích sai lầm của tư duy thế kỷ thứ X sau CN. Nhưng nếu chúng ta sử dụng khái niệm "Dương tinh Âm động" để ứng dụng giải thích những vấn đề liên quan đến nó thì chúng ta thấy một sự hợp lý trùng khớp với tất cả những gì đang ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh quan điểm lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Rất cảm ơn sự quan tâm của anh. Thân . Thiên Sứ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Huyết là âm ,khí là dương . Huyết như thuyền, dương như gió . Huyết không khí thì huyết đọng . khí không huyết thì khí tán . Rubi cháu xin chào chú Longtuan. Theo ý tưởng của cháu thì Huyết là Dương, Khí là Âm, nếu có dịp thì sẽ luận đàm với chú sau. Tạm thời chú có thể thấy trước kết luận của cháu bằng hình ảnh: Đồ hình Tý Ngọ Lưu Chú Đồ hình mà Đông Y đang bị thiếu Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Quí vị quan tâm thân mến. Thiên Sứ tôi chỉ chịu trách nhiệm với nội dung bài viết của mình. Việc dẫn những luận điểm khác - cho dù xuất phát từ người ủng hộ Thiên Sứ cũng không coi là phản biện Thiên Sứ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Anh Longtuan thân mến. Tôi xin tường thêm rằng: Việc hiệu chỉnh và sửa chữa những khái niệm và sai lầm của người Trung Hoa khi tiếp thu học thuyết Âm Dương Ngũ hành của nền văn hiến Việt, không có nghĩa tôi phủ định tất cả. Một thì dụ sinh động cho việc này là việc đổi chỗ Thủy Hỏa trong lục thập Hoa Giáp và nguyên lý "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" dẫn đến sự hiệu chỉnh tử vi vốn được coi là của Trần Đoàn lão tổ với tên gọi mới là Tử Vi Lạc Việt. Rõ ràng Tử Vi Lạc Việt không hề phủ định những giá trị đã có mà chỉ là sự hiệu chỉnh và ứng dụng có quy luật, hợp lý với sự minh chứng rõ hơn - mắc dù chưa phải là tất cả - tính khoa học của môn phương pháp dự báo - vốn một thời bị miệt thị của giới khoa học coi là "mê tín dị đoan" - Những người biết xem tử vi vẫn ứng dụng Tử Vi Lạc Việt và xem chính xác. Hoặc thí dụ khác: Việc hiệu chỉnh và sửa chữa tương tự sách Hán trong phong Thủy đã dẫn đến hệ quả là Phong Thủy Lạc Việt ra đời. Minh chứng một cách khoa học môn phong Thủy. Một học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt II - mới học được gần 1/2 chương trình (Học có 5 - 6 tháng nay) đã cho những phán đoán chính xác về thực trạng của con người qua sơ đồ một ngôi nhà. Anh có thể tham khảo điều nầy qua đường link dưới đây: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry33243 Còn về khả năng dự báo của Lạc Việt độn toán thì đã chứng nghiệm trên các diễn đàn Lý số từ năm 2004 qua những lời tiên tri. Bởi vậy, tôi tin rằng: Sự hiệu chỉnh và ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh quan điểm văn hiến sử Việt trải gần 5000 năm với nguyên lý căn để "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ" và bảng "Lạc Thư hoa giáp" cùng một số vấn đề liên quan như Dương tịnh, Âm Dộng.....sẽ làm sáng tỏ tính khoa học trong Đông Y và phát triển được một học thuật cổ truyền Đông phương không bị mai một. Trong thực tâm tôi rất tha thiết mong muốn hợp tác với các nhà chuyên môn về Đông Y để phục hồi lại về bộ môn này. Về phần nay thì tôi lại có ý nghĩ thế này . Sự mai một của Đông y là thời thế mà thôi . Anh cứ nhìn hà đồ mà xem . Phương đông 3 dương ở trong 8 âm ở ngoài cho nên người phương đông thường thâm trầm,nhỏ nhen ích kỷ hay giấu diếm nhất là trong đông y có những phương thuốc hay đều đem làm của riêng đấy là nói chung . Phương tây 4 âm trong 9 dương ngoài cho nên họ bộc lộ hết ra ngoài từ yêu đương đến thể xác . Các kiến thức được truyền bá rộng rãi đại chúng cho nên họ phát triển vượt bực mặt dù cái nôi văn hóa vẫn ở phương đông . Phương bắc 1 dương ở trong 6 âm ở ngoài cho nên người phương bắc thâm hiểm hơn người người phương nam 2 âm ở trong 7 dương ở ngoài . Theo tôi anh nói phục hồi lại bộ môn này là hơi quá . Tôi thì chỉ mong học được như người xưa đã là tốt lắm rồi . Từ trước đến nay các danh y đều là những người có chí tuệ hơn người ,các ví nhân trong thiên hạ không phải lúc nào cũng xuất hiện . Anh đã nghe sấm trạng trình chưa . " Bao giờ ngựa đá sang sông . Cồn thoi về với non nước thì ông với về " .Còn trước đó câu " Hồ binh bát vạn nhập tràng an .- Đồng khô hồ héo búa niềm ra cho " đã ứng nghiệm rồi . Tôi rất thích câu này BIẾT ĐỦ LÀ ĐỦ Nếu như làm được như vậy thì sẽ thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng . Nói như vậy không phải là đông y thất thế đâu khi tây y hết cách họ lại quay về với đông y và những bệnh nhân như vây đến với tôi là không ít . Thân chào anh . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 5, 2009 Đấy là về lý thuyết còn về chuẩn đoán như sau Âm chứng : (tạm tóm tắt) Tiếng nói nhỏ thấp nằm yên tĩnh ngại hoạt động đoản khí ,sắc mặt xanh ảm đạm nặng nề ủ dũ ,mạch nhược vô lực .Đó là biểu hiện của sự ít động Dương chứng : Tiếng nói to mạnh phiền mà hay nói cuồng táo không yên thậm chí còn điên cuồng nhảy múa . Đó là hiện tượng động nhiều . Nói ra thì rất nhiều tôi chỉ nêu một số lý thuyết về dương động ,âm tĩnh mà thôi , những thứ trên nó bắt dễ trong người tôi rồi cho nên khi nghe anh nói :Âm động ,dương tĩnh tôi tự hỏi mình có nghe nhầm không . Nếu quả như vậy thì các phép tắc trong đông y phải đảo ngược lại . Tôi nói như vậy nếu có điều gì làm phật lòng anh ,mong anh thông cảm . Đấy là ý hiểu của tôi và cách vận dụng nó trong y học và cả trong tướng học nữa . Theo vãn bối Dương và Âm có tính quy ước và chúng có quy tắc để quy ước. Trường hợp trên ta đổi chứng Âm thành chứng Dương và chứng Dương thành chứng Âm và theo quy ước Dương tịnh Âm động thì ta vẫn cứ có thể áp dụng các quy tắc luận trị Âm Dương trong Đông Y như bình thường. Kính. Share this post Link to post Share on other sites