Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Hà Nội: Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá
Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 06:56

(Dân trí) - Một đống đổ nát với những mảnh vỡ của ngói cổ, cấu kiện gỗ của chùa bị chất đống dưới sân chùa không được che đậy vứt lăn lóc, dùng để đựng bình nước...

Đó là những gì xảy ra tại Chùa Sổ, thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Đây là một di tích từ thế kỷ 17 hiếm hoi còn lại ở nước ta. Chùa Sổ được xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia năm 1990. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa mang trên mình gánh nặng thời gian nhưng vẫn mang trong mình nhiều vẻ đẹp, sự độc đáo mà các ngôi chùa khác ở Việt Nam không có được.
Trải qua thời gian, di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này đã xuống cấp nghiêm trọng và mới đây đã được tiến hành hạ giải để trùng tu. Tuy nhiên, ngay từ khâu hạ giải ngôi chùa cổ này đã dẫn đến ngôi chùa cổ bị phá tan hoang.

Posted Image
Gạch ngói tan hoang ở chùa Sổ

Theo một số người dân địa phương chứng kiến vụ việc kể lại, việc hạ giải phần ngói không được thực hiện đúng quy trình trùng tu của Viện Bảo tồn Di tích. Đến hiện giờ, xung quanh chùa la liệt những mảnh vỡ của ngói, vôi vữa, gạch vỡ, những hoành, những rui, những cột, những mảng chạm cổ…

Posted Image
Hương án cổ vứt chổng chơ

Không chỉ thế, ngay từ khi bắt đầu trùng tu, đơn vị thi công chỉ dùng bạt nilong bao che công trình sơ sài. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, đơn vị thi công còn đang tiến hành xây dựng một tòa nhà lục giác. Được biết, tòa nhà này là hạng mục mới, không có trong thiết kế thi công.
Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích.Được biết, chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích nghệ thuật cấp quốc gia chùa Sổ là Ban Quản lý dự án huyện Thanh Oai, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng số 10 và tư vấn giám sát là Công ty phát triển đô thị Đại học Kiến trúc.
Nhìn cảnh chùa Sổ không khác một bãi chiến trường, ngói cổ nát vụn dưới sàn; cấu kiện của chùa được đánh giá cao về mỹ thuật cổ bị chất đống, không ai có thể không bức xúc trước sự vô cảm với những giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc.

Posted Image
Các cấu kiện vứt bừa bãi ngay dưới đất

Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm dừng khẩn cấp đơn vị thi công dự án trùng tu, tôn tạo chùa Sổ để làm rõ trách nhiệm xử lý.
Sau những trận mưa liên tục suốt tuần qua và hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ngôi chùa phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng thảm thương do mái ngói của ngôi chùa đã được dỡ ra chỉ còn trơ bộ khung gỗ.
Xuân Ngọc

==================
Đây không phải lần đầu tiên. Chùa Trăm gian cũng phá, bây giờ là chùa này.... Những di sản văn hóa Việt bị phá một cách thô bạo...Posted Image.
Thế rồi lại có một bọn người ra rả như ve rằng: Văn hóa Việt là ảnh hưởng của Trung Quốc! Bởi vì những di sản văn hóa Việt bị đập nát như thế này. Chắc không có thằng nào nhìn vào những ngôi chùa này .

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Năm nay thiên tai tăng nặng, bất thường và cực đoan...". Đó là nội dung lời tiên tri 2014. Cơn bão này sẽ rất mạnh và xứng đáng là siêu bão. Hãy chờ xem.

===================

Bản tin 20H:

Bão Matmo tiếp chân bão Rammasun vào biển Đông

20:04 ngày 19 tháng 07 năm 2014

Tô Tùng

TPO - Trong khi bão Rammasun (Thần Sấm) vừa đổ bộ vào đất liền biên giới Việt - Trung vào ngày 19/7, nhiều trang dự báo quốc tế đã phát tin cảnh báo một cơn bão mới có tên là Matmo hình thành phía đông nam Philippines.

Posted Image

Sơ đồ dự báo hướng đi bão Matmo - Ảnh: Cơ quan dự báo khí tượng Nhật Bản

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái

18/07/2014 18:21

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ.

Đến 4 giờ sáng mai 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ vĩ Bắc và 108,6 độ kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 90 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, tức là từ 118 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16.

Posted Image

Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun đến 16 giờ chiều ngày 18.7 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Khoảng gần sáng và sáng mai 19.7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung, sau đó đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn sẽ có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội, sóng biển cao 5 - 6 mét.

Bắt đầu từ đêm nay, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.

Hoàng Phan

==============

Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng.

Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn.

Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ.

Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.

Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch.

Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An.

Posted Image

Sư phụ sửa lễ mọn lòng thành xin các Thần mà linh nghiệm ghê nha, sáng Chủ nhật theo thông báo của các báo điện tử Hà Nội có mưa vừa, mưa to và rất to, thía mà mấy thày trò vẫn đi khảo sát được căn biệt thự bỏ hoang với thời tiết dư lày đây:

(tiếc quá cái điện thoại của phamhung lại không hiện ngày tháng trên hình - dưng mà chuẩn đấy có ngài Waren Bocphet làm chứng nhá)

Posted Image

Posted Image

Edited by phamhung

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Năm nay thiên tai tăng nặng, bất thường và cực đoan...". Đó là nội dung lời tiên tri 2014. Cơn bão này sẽ rất mạnh và xứng đáng là siêu bão. Hãy chờ xem.

===================

Con lên được quẻ Thương Xích Khẩu. Cơn bão này khá mạnh, khả năng đến cấp 18-19, sau 4 ngày tới sẽ vào biển Đông. Theo quẻ thì mức độ tàn phá cũng khá nặng nề theo hướng Tây Tây Bắc. Hy vọng không ảnh hưởng đến Việt Nam như Ramasun. Chắc sư phụ phải ra tay rồi. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lanha92 xin kính cháo các bác, lâu lâu mới ghé lại diễn đàn

Về cơn bão Ma Ti mo này thì theo dự báo của các cơ quan khí tượng lớn thì nó sẽ gjhes thăm nhà bác Tàu chứ không vào VN. tuy nhiên đằng sau nó có một cơn vừa hình thành và đang hướng thẳng về Vn

Đây ạ

http://s642.photobucket.com/user/lanha92/media/t2kgraphsat.gif.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lanha92 xin kính cháo các bác, lâu lâu mới ghé lại diễn đàn

Về cơn bão Ma Ti mo này thì theo dự báo của các cơ quan khí tượng lớn thì nó sẽ gjhes thăm nhà bác Tàu chứ không vào VN. tuy nhiên đằng sau nó có một cơn vừa hình thành và đang hướng thẳng về Vn

Đây ạ

http-~~-//s642.photobucket.com/user/lanha92/media/t2kgraphsat.gif.html

Cơn bão "Mặt Mo" này tuy đánh vào Tàu. Nhưng sức mạnh của nó khiến hoàn lưu bão đủ làm mưa lớn đến rất lớn ở các vùng Bắc Việt Nam. Cho nên cần quan tâm hơn cả cơn bão "Ra ma xui".
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN ĐẶC BIẾT QUAN TRỌNG

 

Hôm nay, ngày 21/7/2014 tức ngày 25/6 Việt lịch tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ Số 39, phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội đã diễn ra buổi TỌA ĐÀM CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG một nền văn minh huyền bí, thách đố tất cả trí tuệ của nhân loại trong thời kỳ hội nhập. Do tạp trí Tia Sáng tổ chức cùng nhà tài trợ Công ty TNHH Tri thưc giáo dục & Văn hóa Việt, Cty thực phẩm chức năng Hansung

 

Đó là nền văn minh Đông Phương của chúng ta. Nền văn minh này đã để lại những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ. Cụ thể như các môn Đông y, Phong thủy; các môn dự báo như: Tử vi, Tứ trụ, Kinh dịch… Hầu như tất cả mọi người sống tại khu vực Á Đông đều biết rằng, tất cả các phương pháp ứng dụng này đều là kết quả của một học thuyết mà đến nay vẫn còn hết sức bí ẩn, đó là thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

Với vai trò là diễn giải chính, Sư phụ Thiên sứ đã dẫn chứng và chứng mình từ đồ hình Âm dương đến Kinh Dịch đến nguồn gốc sự hình thành của Hà Đồ, Lạc thư ... đến những bí ẩn khác mà lâu nay hầu hết mọi người đều cho là có xuất sứ từ văn hóa Hán. Tuy thời gian chuẩn bị gần như không có nhưng Sư phụ đã say sưa, nhiệt tình trình bày luận điểm của mình một cách logic, xuyên suốt cuốn hút người nghe như đã được chuẩn bị sẵn từ lâu làm cho tất cả Hội trường im phăng phắc, Các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu văn hóa đã lắng nghe một cách chăm chú bởi mạch dẫn mà Sư phụ về bản chất của kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành từ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở Miền nam sông Dương tử và khẳng định luôn Kinh Dịch và thuyết Âm Dương ngũ hành là của người Việt.

 

Ngay sau khi bài trình bày kết thúc, đã có rất nhiều những ý kiến hoan nghênh, ý tưởng và lòng nhiệt tình nghiên cứu của tác giả, một vài nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ đã tỏ rõ ý kiến ủng hộ, khâm phục, tuy nhiên cũng có những người nhất thời chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai một số khái niệm và đã có những phản biện, tuy nhiên ngay sau đó đã được sư phụ Thiên sứ giải đáp một cách thấu đáo, dẫn chứng các tài liệu cũng như các căn cứ để chứng minh Kinh Dịch, thuyết Âm dương ngũ hành là của người Việt... giúp cho những người chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng nội dung cũng như ý nghĩa của cuội nguồn văn minh Đông phương biết và hiểu rõ những thắc mắc đã nêu, tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến nghi ngờ, chưa tâm phục, khẩu phục.

 

Lúc này đã hơn 17:00 có một cánh tay giơ lên đề nghị được phát biểu đó là Bác Trần Đình Hiến người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hán đã cung cấp một thông gần như gây bất ngờ, sửng sốt cho tất cả mọi người tại buổi Tọa đàm, đồng thời gần như là một kết luận cho những luận điểm chứng minh Việt sử 5000 năm Văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam Dương tử, Bác nói:

Vào ngày 21. 4. 2014: Các nhà Sử học Trung Quốc thừa nhận Kinh Dịch không phải của họ và Việt tộc một thời hùng mạnh ở miến nam Dương Tửđầu năm 2014 Trung Quốc đã chính thức có văn bản công nhận NGƯỜI LẠC VIỆT ĐÃ CÓ MỘT THỜI HUY HOÀNG Ở MIỀN NAM DƯƠNG TỬ  với tên là Hùng (tức Vua Hùng)...”.

 

(điều này đã được quay Video khi xem mọi người sẽ được nghe cụ thể lời phát biểu của Bác Trần Đình Hiến)

 

Xin được chúc mừng thành công bước đầu của Sư phụ với bao năm âm thầm nghiên cứu nhằm chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nay đã được chính người Trung quốc công nhận một cách chính thức. Mong rằng những nghiên cứu, những luận điểm mà Sư phụ vẫn đang nghiên cứu sẽ lại tiếp tục đúng.

 

Một lần nữa xin chúc mừng Sư phụ!

 

Xin cảm ơn quý vị quan tâm!

 

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Posted Image

 

Hình ảnh sản phẩm của nhà tài trợ, hì

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo sư Trần Đình Hiến:

Vào ngày 21. 4. 2014: Các nhà Sử học Trung Quốc thừa nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ và Việt tộc một thời hùng mạnh ở miến nam Dương Tử. Trung Quốc đã chính thức có văn bản công nhận NGƯỜI LẠC VIỆT ĐÃ CÓ MỘT THỜI HUY HOÀNG Ở MIỀN NAM DƯƠNG TỬ  với tên là Hùng (tức Vua Hùng)...”.

 

Có thể coi như một tin vui cho tôi. Phát biểu của giáo sư Trần Đình Hiến kết thúc các tranh luận trái chiều với tôi trong buổi tọa đàm. Hic! Nhưng tôi vẫn nặng trĩu một nỗi buồn:

Tại sao những trí giả không đủ khả năng thẩm định những luận điểm của tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương, từ 15 năm trước, mà phải đợi đến khi chính học giả Trung Quốc thừa nhận điều này với phương pháp nghiên cứu của họ? Chứng tỏ họ không có khả năng tư duy độc lập, mà phải bám víu vào một nhận thức của người khác để xác định một chân lý.

Thật là đau ruột, chứ không "đắng lòng". Vì vợ tôi khi làm món lòng lợn bao giờ cũng rửa rất kỹ.

Nhưng tôi cũng xin bày tỏ luận điểm của tôi rằng: Những học giả Trung Hoa mới hiểu được một phần của lịch sử, khi họ cho rằng Bách Việt từ Bắc Việt Nam di dân lên Nam Dương Tử. Đây cũng chinh là luận điểm của học giả Trần Đại Sỹ và nhà nghiên cứu cổ sử Hà Văn Thùy.

Những nhà khoa học Trung Quốc và những nhà nghiên cứu Việt mà tôi đề cập ở trên, đã căn cứ vào những phát hiện mới nhất về cội nguồn nhân loại có xuất xứ từ Phi Châu và di cư dần đến Bắc Việt Nam, Nam Dương Tử từ hai triệu năm trước. Từ đó họ kết luận Việt tộc di cư từ Bắc Việt Nam lên Nam Dương tử. Tôi thấy giả thuyết này không phù hợp với những chuẩn mực thẩm định của tiêu chí khoa học.

Từ xưa đến nay, tôi vẫn trung thành với phương pháp của riêng tôi trước những luận điểm trái chiều. Và ngay cả những luận điểm cùng mục đích, nhưng chứng minh bằng phương pháp khác thì cũng không phải phương pháp của tôi. Với phương pháp của học giả Trần Đại Sỹ thì tôi chỉ nhận thấy phương pháp chứng minh từ gen di truyền có thể bổ sung cho những luận điểm của tôi. Nhưng từ đó ông kết luận Bách Việt di dân từ Bắc Việt Nam lên Nam Dương Tử thì không phải luận điểm tôi ủng hộ. Tất nhiên với kết luận tương tự của các học giả Trung Quốc về sự di cư này với tôi cũng là luận điểm trái chiều. Tôi sẽ chứng minh họ sai.

Nhưng dù sao chăng nữa, việc các học giả của chính nền văn minh Trung Hoa thừa nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc văn minh Trung Hoa và nền văn minh Việt một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử, là một chứng nhân sắc sảo chứng tỏ một chân lý mà tôi đã chứng minh từ hơn 15 năm qua.

Vấn đề còn lại: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có cội nguồn từ nền văn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi hy vọng sẽ có người đủ khả năng hiểu điều này và công nhận nó. Chứ không phải chờ đến hội đồng khoa học quốc tế thừa nhận rồi mới nhân ra vấn đề.

Còn nhiều việc phải làm.

 

"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?"

SW. Hawking.

 

Tôi coi nhận định của ngài SW Hawking phản ánh một thực tế. Từ thực tế này cho thấy rằng:

Chính lý thuyết thống nhất sẽ quyết định sự phát triển của nền văn minh hiện đại. Nếu nó quyết định rằng:

Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại không thể tìm ra nó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Giáo sư Trần Đình Hiến phát biểu trong Tọa Đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương".

 

Posted Image

Giáo sư Trần Đình Hiếu cùng bài viết đăng do tờ Quang Minh Nhật Báo phát hành ngày 27 tháng 10 năm 2011.

 

Posted Image
 

Một bằng chứng quan trọng chứng minh cho nền văn hiến của Việt tộc với lịch sử gần 5000 năm, kinh Dịch có nguồn gốc từ nền Văn Minh của đất nước Văn Lang từ xa xưa.

Ngày 27 tháng 10 năm 2011, tờ Quang Minh Nhật báo , tờ nhật báo của giới Trí Thức Trung Quốc đã đăng tin và khẳng định Kinh Dịch xuất phát từ nền Văn Minh Lạc Việt. Điều này lý giải tại sao Trung Quốc đã tài trợ cho 4 cuộc Hội Thảo Quốc tế do UNESCO tổ chức mà vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của Kinh Dịch.

Lốc cốc tử

Các học giả Trung Hoa đã thừa nhận điều này bằng cách của họ. Nhưng với tôi, điều này đã được khẳng định theo cách của tôi từ hơn 15 năm trước.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Năm nay thiên tai tăng nặng, bất thường và cực đoan...". Đó là nội dung lời tiên tri 2014. Cơn bão này sẽ rất mạnh và xứng đáng là siêu bão. Hãy chờ xem.

===================

 

Bão Matmo vào Đài Loan, sau khi bão Rammasun giết chết 112 người

21-07-2014 18:56:27

 

PNO - Bão Matmo, một cơn bão được dự báo sẽ trở thành cơn bão dữ dội đang đi ngang qua Thái Bình Dương theo hướng đổ bộ vào Đài Loan vào ngày 23/7.

 

Posted Image

Sau khi đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, bão Rammasun đi vào Quảng Đông, nơi gió lớn quật ngã đường dây điện và nhiều người phải sơ tán tránh bão - Ảnh: Reuters

 

Bão Matmo xuất hiện sau khi cơn bão Rammasun đã khiến hơn 112 người thiệt mạng ở Trung Quốc và Philippines.

Đến trưa 21/7, tâm bão Matmo ở vào khoảng 720km về phía Đông-Đông Bắc Manila và đang tiến về phía Đài Loan, theo dự báo của Đài quan sát khí tượng Hồng Kông.

Đất nước Philippines còn chưa hồi phục sau cuộc tấn công công tuần trước của bão Rammasun, đã tiếp tục có mưa lớn khi bão Matmo tăng cường và đi ngang qua rìa các tỉnh phía Bắc nước này, làm tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.

 

Posted Image

Đường đi của Matmo

 

"Matmo đã bước vào khu vực ảnh hưởng đến Philippines. Bây giờ, chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng trước khi những cơn mưa nặng hạt trút xuống”, ông Abigail Valte, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, cảnh báo trong một chương trình phát thanh của chính phủ.

Đài quan sát khí tượng Hồng Kông dự báo, Matmo sẽ trở thành một cơn dữ dội trước khi đến Đài Loan. Trước đó, nó đã được dự đoán sẽ trở thành một "siêu bão" - một cơn bão với sức gió mạnh hơn 185km/h – sau khi đi qua Philippines để vào Biển Đông.

Tân Hoa xã dẫn nguồn Cục Khí tượng Trung Quốc ngày 20/7 đã mô tả bão Rammasun là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào các tỉnh miền Nam Trung Quốc từ năm 1973, sức gió 218km/h giật đổ các cột điện, phá hủy cây trồng và hoa màu, làm hư hỏng nhiều tòa nhà trong khu vực.

Posted Image

Posted Image

Ít nhất 18 người thiệt mạng do bão Rammasun ở miền Nam Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

 

Bộ Nội vụ Trung Quốc cho biết cơn bão đã đã cướp đi 18 mạng sống ở Trung Quốc – 9 nạn nhân ở đảo Hải Nam và 9 nạn nhân khác ở khu vực Quảng Tây – sau khi nó tàn phá phía Bắc Việt Nam.

Trung tâm khí tượng của Trung Quốc cảnh báo rằng bão Rammasun giảm dần sẽ mang những cơn mưa lớn đến các vùng miền Bắc Trung Quốc trong những ngày tới.

QUẾ LÂM (Theo Reuters, Xinhua)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Giáo sư Trần Đình Hiến phát biểu trong Tọa Đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương".

 

Posted Image

Giáo sư Trần Đình Hiếu cùng bài viết đăng do tờ Quang Minh Nhật Báo phát hành ngày 27 tháng 10 năm 2011.

 

Posted Image

 

Các học giả Trung Hoa đã thừa nhận điều này bằng cách của họ. Nhưng với tôi, điều này đã được khẳng định theo cách của tôi từ hơn 15 năm trước.

 

Bây giờ "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có tiếp tục đem cái "cơ sở khoa học" của họ để tranh luận với chính các học giả Trung Quốc bảo vệ quan điểm của họ hay không?

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái

18/07/2014 18:21

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17.

Hoàng Phan

==============

 

Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng.

Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn.

Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ.

Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.

Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch.

Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An.

 

 

LỄ BẠC LÒNG THÀNH

Posted Image

 

Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió.

Dạ! Lễ đầu là chuối xanh muối ớt, nhưng lễ bạc lòng thành, được thánh thần chứng giám, con thắng mấy quả phoengshui. Hôm nay lễ tạ gồm cả cháo gà, gà nguyên con, thịt heo quay một miếng lớn, trái cây, trà rượu đầy đủ....

 

Posted Image

Con kính cẩn dâng lên các vị! Tuy ăn mặc giản dị, vận sơ mi theo lối Tây, quần đùi đi dép, nhưng không dám "Ở trần đóng khổ"ạ.

 

Posted Image

Con còn lang thang giang hồ mần phoengshui, lần sau có độ nào, nhưng mưa gió thất thường, kính xin thần linh trợ giúp. Con gần 70 tuổi, vẫn phải kiếm sống, Xin thánh thần cho con độ nhiều nhiều để con trả nợ. Híc!

 

 

 

Posted Image

Các cụ Việt Nho dậy: "Trí thì cao siêu. lễ thì khiêm hạ". Lần sau con cứ chuối xanh, muối ớt gọi là "Lễ bạc lòng thành", cầu xin chứng giám. Còn hơn mâm cao, cỗ đầy mà coi thường tổ tiên thì cũng không ra gì ạ.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?

Cập nhật lúc 05h56' ngày 24/07/2014
 

Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có một lịch sử đau thương, nhưng đã vươn mình lên để trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới.

 

Một đất nước không có "rừng vàng, biển bạc"

Đất nước Israel được hình thành từ tập hợp của hàng vạn người Do Thái lưu vong trên khắp Thế giới. Một đất nước bị cô lập, bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước Ả Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử.

Dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, lang thang suốt 2000 năm qua trên khắp Thế giới, đi tới đâu cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man...

Posted Image
Israel nằm "kẹp" giữa các quốc gia Ả Rập

Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có "rừng vàng, biển bạc" nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới.

Theo số liệu của IMF năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Israel đạt 37.000USD, GDP đạt khoảng 291 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 3,33%.

Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu Thế giới.

Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới. Điều gì đã giúp cho đất nước này tạo nên được một kỳ tích như vậy?

Trong một lần phỏng vấn và được đặt câu hỏi như vậy, ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”.

Xây dựng đất nước từ nông nghiệp

Trong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học.

Vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thế, nên nước ngọt ở Israel được coi như "vàng trắng" và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Chính phủ nước này xây dựng riêng một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.

 

Posted Image
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt

 

Không có sự phân biệt, dù ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không để bỏ phí một giọt nước nào.

Tất cả cây trồng ở đây đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây.

Không chỉ cây trồng, toàn bộ cây cối, thảm cỏ, vười hoa tại Israel cũng đều được tưới theo công nghệ nhỏ giọt. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay.

Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác.

 

Posted Image
Công nghệ nuôi bò lấy sữa của Israel

 

Nếu có dịp đến Israel, hãy tới thăm thung lũng Arava - niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị Tổng thống đương nhiệm của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng".

 

Posted Image
Trang trại tại sa mạc Arava

 

Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C.

 

Posted Image
Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm

 

Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

 

Posted Image
Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava

 

Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel.

Bài học cho đất nước Việt Nam

Câu chuyện ở đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa?

Dưới đây là bảng so sánh thú vị giữa 2 nước được lập bởi một chuyên gia người Việt Nam, sau chuyến công tác của người này tới đất nước Israel:

 

Posted Image

 

Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài.

Người nông dân dường như phải tự tạo cơ hội cho riêng mình, ví như ông Nguyễn Văn Xự ( An Giang ), Đức Trọng (Lâm Đồng), Bùi Sĩ Tới (Yên Bái)... tự sáng chế ra máy móc để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.

Có chăng Việt Nam nên nhìn vào đất nước Israel để học tập và thay đổi? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời.

Một nền nông nghiệp vững bền sẽ là một nền móng vững chắc để xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trước khi nghĩ đến việc tính xem sẽ xây nhà cao bao nhiêu tầng, mỗi năm cao thêm được mấy tầng thì việc cần làm là tạo nên một nền móng thật vững chắc.

Nền tảng công nghệ tuy không có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các nước phát triển. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực.

 

Theo Trí Thức Trẻ

================

Thượng Đế cũng phải cảm động trước sự phấn đấu của người Israel. Theo địa thế đất của đất nước Israel thì Thượng Đế đã ban cho dân tộc này một nguồn nước ngầm dồi dào, chạy dọc theo đất nước của họ. Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá ba năm - năm nay tính là năm thứ nhất - người Israel sẽ tìm thấy nguồn nước ngầm này trên đất nước của họ.

Chúc dân tộc Isarael vạn sự an lành.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lò đốt rác ông Kiên: TS Ozon nói không khả thi vì...

(Quan điểm) - Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải đã tận mục sở thị lò đốt rác của ông Kiên và cho rằng nó sai hoàn toàn với quy tắc vật lý cơ bản

Trao đổi với báo Đất Việt ngày 25/7/2014, Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải (Khải Ozon) cho biết bản thân ông đã về tận mục sở thị chiếc lò đốt rác phát điện và trao đổi với chủ nhân sáng chế là ông Nguyễn Khắc Kiên. Trong cuộc nói chuyện này, ông Khải đã nắm được bản chất vấn đề và nói rõ chiếc lò đốt này không hề khả thi như những gì ông Kiên đã trình bày.

Theo ý kiến của ông Khải, chưa thể gọi đây là một sáng chế được, có chăng nên gọi đúng với bản chất của vấn đề, chỉ là một giải pháp cải tiến. Bởi trước đây đã có rất nhiều những sáng chế của cả trong và ngoài nước nhằm đốt rác thải sinh ra nhiệt năng, nhiệt năng đó được sử dụng vào nhiều lĩnh vực, trong đó có phát điện.

Tiến sỹ Khải nêu rõ sản phẩm của ông Kiên có thể chia thành hai phần cụ thể là lò đốt rác và phần phát điện. Về chiếc lò đốt, vị tiến sỹ này nhận định:

“Về lò đốt, bản thân tôi đã có nhiều nghiên cứu, trực tiếp tham gia chế tạo, sản xuất nhiều lò đốt và lò cao. Sản phẩm nằm trong vườn nhà ông Kiên, đó chỉ là một cái lò rèn không hơn không kém, thậm chí còn là một lò rèn kiểu cũ, chỉ có cái là nó to hơn bình thường.

Ở đây ông Kiên sử dụng hai quạt công suất lớn đề liên tục thổi khí vào lò, nhưng qua hình ảnh thử nghiệm trước đó, đều thấy lửa liên tục bén tới miệng lò. Nếu quạt ngừng thì lửa sẽ tắt. Kiểu đốt “cưỡng bức” này không có gì mới.

 

Posted Image

Lò đốt làm bằng gạch của ông Bùi Khắc Kiên

 

Về nhiệt độ, bản thân những vật liệu cấu tạo nên chiếc lò không cho phép nhiệt độ cao đến trên 1000 độ C. Ông Kiên cũng từng thú nhận với tôi rằng nếu đốt quá lâu, chiếc lò sẽ vỡ. Bởi lò được xây bằng gạch chịu nhiệt, ống xả khói ông ấy lý giải làm bằng sứ thạch anh, nhưng tôi chưa từng nghe thấy loại vật liệu này bao giờ.

Ngoài ra, nhiệt độ cho lò sẽ không được đảm bảo liên tục. Bởi các yếu tố, đầu tiên là vật liệu đốt chỉ là rác thải sinh hoạt, có chăng thì thêm rác thải y tế, sắt thép… Những vật liệu đó không thể cho ra nhiệt độ trên 1000 độ C được. Muốn được nhiệt độ đó thì phải đốt bằng than cốc.

Nhiên liệu đốt (lượng rác) cho vào lò cũng không đều. Ông Kiên đưa nhiên liệu vào lò bằng cách thủ công (dùng xẻng xúc), rác thải mỗi lần xúc cũng khác nhau cả về chất và về lượng, như thế, không thể đảm bảo tính đều đặn cho quá trình cháy.

Nếu ông Kiên lý giải bằng cách ém khói và thổi khí liên tục vào lò để tăng nhiệt độ, khí và khói khi đi qua các nguyên liệu chưa cháy hết sẽ chỉ bị tán nhiệt chứ không thể dẫn nhiệt. Ngoài ra, rác thải của ông Kiên sử dụng chưa được phơi, có độ ẩm lớn, đây là những nghịch lý cơ bản.”

Còn về vấn đề phát điện, ông Khải cho biết: “Tua bin của ông Kiên làm thủ công, không có những thiết bị kiểm soát công suất, có thể nói là tạo được ra điện nhưng không quản lý được nó, khi đưa nguồn điện đó vào, hoặc không đủ điện áp thắp sáng, hoặc điện áp quá mạnh làm hỏng thiết bị điện ngay lập tức. Ai cũng biết điện cho hộ gia đình là 220V, ông Kiên không thể duy trì điều này.”

Về yếu tố môi trường, ông Khải cho rằng chiếc lò đốt rác này hoàn toàn nguy hại tới môi trường bởi nó không có một quy trình thu hồi và xử lý khói bụi nào ở đây cả.

 

Posted Image

Lò hơi làm bằng một thùng phuy của ông Bùi Khắc Kiên

 

Trước ý kiến lò đốt rác của ông Bùi Khắc Kiên không thể đạt được nhiệt độ cao, vậy vì sao trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 8/2014, dù chỉ đốt lò vài tiếng buổi sáng, đoàn công tác của Bộ Khoa học Công nghệ đã đo được nhiệt độ ở cửa lò hơn 600 độ C và thân lò gần 1000 độ C?

Với thông tin này, ông Khải nhận định: “Tôi không biết họ dùng phương pháp nào để đo, nhưng có thể thấy chênh lệch nhiệt độ quá lớn. Và như đã nói ở trên, những nguyên liệu đốt có thể cho nhiệt độ tới 1000, nhưng không thể cao hơn, dù ông ấy có đốt vài tiếng hay đốt cả ngày đi chăng nữa.”

Kết luận lại, tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải nhận định, trong sản phẩm này của ông Bùi Khắc Kiên có những sáng tạo nhất định, tuy nhiên, cần phải có những sự định hướng, giúp đỡ của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp của Việt Nam.

Những tổ chức này sẽ có trách nhiệm giúp đỡ ông Kiên trong việc xử lý khói bụi, lựa chọn vật liệu chịu nhiệt, môi trường thử nghiệm… Còn đơn vị nào sẽ nhận trách nhiệm này, ông Khải cho rằng sẽ rất khó bởi nếu muốn giúp được ông Kiên, thì chương trình nghiên cứu của ông phải nâng lên cấp… đề án khoa học, trong khi ông chỉ là nông dân.

Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Sở Thái Bình chủ quan

Minh Tú

=================

Chẳng bao giờ có một sản phẩm sáng tác mới nào hoàn chỉnh ngay từ đầu. Kể cả bom nguyên tử và tên lửa đan đạo. Nó cần cải tiến theo thời gian. Vấn đề là sự khuyến khích sáng tạo.

Cái thế gian này nó buồn cười ở chỗ phát minh nào mới đầu cũng bị chê để tỏ ra ta đây thông thái. Đúng là "Đời nó chán tôi lâu rùi!". Mẹ tui bảo thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mại dâm, lý giải dưới góc nhìn của các học giả

Xuân Dương

31/07/14 06:55

 

(GDVN) - Những người đang được bao bọc bởi ánh hào quang đạo đức, những người có trách nhiệm hãy nhìn hiện tượng mại dâm một cách nhân văn hơn,...

 

Tiếp tục tranh luận về chủ đề chúng ta sẽ ứng xử thế nào với mại dâm, cấm hay quản, Tòa soạn nhận được bài viết của tác giả Xuân Dương bày tỏ quan điểm sau khi có ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Viên đã được đăng tải.

Tôn trọng ý kiến của các tác giả, học giả, chúng tôi tiếp tục đăng tải các tranh luận về vấn đề này. Xin lưu ý, quan điểm của nhân vật, tác giả không phản ánh quan điểm của tòa soạn, chúng tôi hoan nghênh mọi bình luận, góp ý và phản biện đối với vấn đề này một cách có văn hóa và tinh thần xây dựng.

 

Tác giả Nguyễn Văn Viên, trong bài “Hợp pháp hóa mại dâm - Biểu hiện bất lực của Nhà nước trong quản lý” cho rằng: “Hoạt động tình dục được coi là chuyện phòng the, nhưng trong thực tế nó được nhiều dân tộc, quốc gia (trong đó có Việt Nam) tôn sùng, trở thành tín ngưỡng. Trong lời giới thiệu của ban biên tập, thấy nói ông làm việc tại Vụ các trường chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

Nhân đọc bài viết của tác giả Nguyễn Văn Viên, xin nêu vài suy nghĩ của một người vốn không được đào tạo các kiến thức về khoa học xã hội.

Có một số định nghĩa khác nhau về tín ngưỡng, song định nghĩa được nhiều học giả chấp thuận là: “Tín ngưỡng của một dân tộc là niềm tin có hệ thống mà họ sử dụng để giải thích thế giới, để mang lại sự bình yên cho bản thân và cộng đồng, đôi khi tín ngưỡng được hiểu là tôn giáo”. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là sự tin tưởng, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" còn gọi là "cái linh thiêng" cái đối lập với cái "trần tục". 

 

Posted Image

Cơ quan công an lấy lời khai gái mại dâm trong một vụ việc bị phát hiện tại Hà Nội. Ảnh Báo phụ nữ TP.HCM

 

Người Việt có tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu… ở mức cao hơn, chặt chẽ hơn tín ngưỡng, người Việt tin vào đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Tin lành… Đó chính xác là những tín ngưỡng đã thành “Đạo” với những giáo điều, giáo quy viết thành sách và có tổ chức chặt chẽ.

Mặc dù một vài làng quê ở Việt Nam có lễ hội liên quan đến “tín ngưỡng phồn thực” như hội làng Đồng kị, một vài nơi ở Bắc Giang, Hà Tĩnh, đồng bào Chăm ở nam Trung Bộ… Nhưng nói rằng người Việt “tôn sùng” tình dục đến mức trở thành tín ngưỡng thì đó chưa hẳn là một kết luận chính xác. Không thể phủ nhận sự tồn tại “tín ngưỡng phồn thực” ở Việt Nam, nhưng người Việt có “tôn sùng” hay không lại là chuyện khác. Không thể và không được phép dựa vào một vài hiện tượng cá biệt để kết luận về tín ngưỡng của cả một quốc gia, dân tộc. 

Gia đình chắc chắn sẽ thay đổi và đương nhiên tình dục trong hôn nhân cũng biến đổi theo. Từ Á sang Âu, từ Bắc xuống Nam, ở đâu cũng tồn tại tình dục gắn với tình yêu và tình dục không có tình yêu. Tình yêu có thể thay đổi tùy thuộc vào nhận thức và hoàn cảnh sống của mỗi cá thể, mỗi tộc người song tình dục cho đến nay vẫn như lúc loài người biết đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ lao động.

Nói như vậy để thấy, bắt buộc tình dục phải gắn với tình yêu, gắn với hôn nhân là một quan niệm khiên cưỡng, trái với tự nhiên và cũng trái với những điều chính F. Engels tán thành. 

Trong thế giới loài chim, con đực dùng màu lông sặc sỡ, dùng tiếng hót để quyến rũ con cái, ở loài linh trưởng, con đực đầu đàn phải chiến đấu để bảo vệ bầy của mình… đó chính là cái giá phải trả để được quyền giao phối duy trì nòi giống. Cũng có một vài cá biệt như một bộ phim khoa học chiếu trên kênh Animal Planet gần đây cho biết, đến mùa giao phối, con cái phát triển màu sắc bộ phận sinh sản để quyến rũ con đực.

Không phải ngẫu nhiên mà các triết gia cho rằng: “Tất cả các cuộc chiến tranh trong thế giới động vật (kể cả loài người) đều bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân: Tranh giành lãnh thổ, tranh giành nguồn thức ăn và tranh giành con cái”.

Trong cuộc cạnh tranh ấy, nhiều con đực bị chết, bị tổn thương làm suy yếu sức mạnh bầy đàn, chính vì thế ngay khi thoát khỏi đời sống động vật, bước vào hình thái công xã nguyên thủy, con người cũng bước vào chế độ quần hôn. Cuộc chiến giành con cái trong các bầy người nguyên thủy không còn khốc liệt khiến cho các con đực duy trì được thể lực sung mãn tạo ra các thế hệ sau ngày càng thông minh, khỏe mạnh hơn. Nói thể để thấy quan hệ tình dục vốn là một hiện tượng tự nhiên “có trả giá” trong thế giới động vật, không loại trừ xã hội loài người. 

Trong tác phẩm của mình, nhận xét quan điểm của Westermarck rằng “quan hệ tính giao bừa bãi (tình dục không tình yêu – tác giả)  chính là hình thức xác thực nhất của tình trạng mại dâm”, F. Engels viết: “Theo ý tôi, người ta sẽ không thể hiểu được xã hội nguyên thủy, chừng nào còn nhìn xã hội ấy bằng cặp kính nhà thổ”.

Nhận định của F. Engels về xã hội nguyên thủy cho đến nay vẫn không mất tính chính xác. Một số tác giả khi viết về hiện tượng mại dâm bao giờ cũng gắn từ “mại dâm” với từ “tệ nạn”, xem đó là một hiện tượng xấu xa cần phải lên án, cần phải loại trừ khỏi đời sống xã hội. 

Tác giả Nguyễn Văn Viên viết: “Những người bán dâm không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị chà đạp về nhân phẩm, bởi trong suy nghĩ của mọi người và của xã hội, tất cả những người bán dâm là đều đê hèn, là vô liêm sỉ…” và đề nghị “Nhà nước tuyệt đối cấm mại dâm”.

Cần phải đính chính rằng không phải “mọi người” và “xã hội” đều cùng suy nghĩ như ông Viên, không biết ông đã đọc truyện ngắn “Ngựa người người ngựa” của Nguyễn Công Hoan hay chưa, ông có thấy tính nhân văn sâu sắc trong câu chuyện về người phụ nữ bán dâm ngày xưa không, nếu đã đọc chắc ông không phát biểu như vậy. Những đánh giá và đề xuất xử lý mại dâm theo chiều hướng cấm đoán, tiêu cực chính là cách nhìn nhận, đánh giá về mại dâm dưới “cặp kính nhà thổ” như cách nói của F. Engels.

Một khi đã công nhận xã hội loài người phát triển theo đường xoáy trôn ốc thì không thể không nhận ra rằng đến một lúc nào đó khái niệm gia đình sẽ không còn tồn tại như ngày nay, hôn nhân không còn là được luật hóa để bảo vệ khái niệm “tình dục hợp pháp”. Nói cách khác, không còn chuyện tình dục giữa vợ và chồng mà chỉ còn hai phạm trù: Tình dục không vụ lợi và tình dục vụ lợi.

Một trong các biểu hiện của tình dục vụ lợi là tình trạng “cặp bồ” của không ít người, bao gồm cả một số quan chức nhiều quyền, nhiều tiền. Gái mại dâm phải đánh đổi nhân phẩm, sức khỏe, đôi khi là cả tính mạng cho những đồng tiền bạc bẽo, xét về bản chất họ là những người “lao động thực sự”. Đồng tiền mà các “bồ nhí” có được đa phần không phải là tiền sạch, hành động “cặp bồ” của họ vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, thúc đẩy sự tham ô, làm băng hoại đạo đức xã hội, vậy tại sao không đề xuất cấm?

Nếu công nhận mại dâm là hợp pháp, theo ông Viên sẽ dẫn tới tình trạng gái mại dâm “về hưu” sớm so với tuổi quy định trong Luật Lao động rất nhiều năm, có khi lên tới 15 - 20 năm. Bài toán đặt ra là sẽ xử lý như thế nào đối với những người “về hưu non” này nếu thừa nhận họ là lao động hợp pháp?

Quan tâm đến người hành nghề mại dâm là tốt, nhưng Việt Nam có 90 triệu dân trong đó nông dân chiếm khoảng 70% và cũng chiếm trên 50% lực lượng lao động xã hội. Bao nhiêu người trong số đó có bảo hiểm và được nghỉ hưu? Liệu có cần quan tâm đến giai cấp nông dân nhiều hơn trước khi lo lắng thái quá về một vấn đề đang còn bàn luận?

Cần nói thẳng rằng, dù có cố đến mấy, dù huy động tất cả công cụ chuyên chính có trong tay cũng không cấm được hiện tượng mại dâm. Con người khi trưởng thành, nhu cầu tình dục tự nhiên xuất hiện, họ tự nhiên biết các động tác “phòng the” mà không cần dạy dỗ. Bản năng tự nhiên này khởi thủy là nhằm mục đích duy trì nòi giống, sau này nó mới biến dạng trở thành một đòi hỏi, một ham muốn không kèm theo sự sinh sản.

Bà mẹ chồng ngày xưa khuyên con dâu khi con trai vắng nhà, rằng “nếu cái nhớ cái thương nó khiến con không chịu được thì bỏ thóc vào cối mà xay, nếu thóc hết thì bỏ trấu vào mà xay”. Nhu cầu tình dục của phụ nữ  làm xuất hiện đối tượng mại dâm nam mà Thái Lan được xem là thiên đường và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Thông tin trên tờ Vietnamplus cho biết, năm 2012 tỷ lệ trẻ sơ sinh tại Việt Nam là 112,3 trai/100 gái. Nếu xu hướng này không thay đổi, đến năm 2035 số nam giới trưởng thành sẽ nhiều hơn nữ là 10%. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Web của Bộ Thông tin và Truyền thông thì số người ở độ tuổi từ 19 trở xuống chiếm khoảng 33%, như vậy số người trưởng thành sẽ là 67%.

Nếu Luật hôn nhân và gia đình, nếu chế độ một vợ một chồng vẫn còn duy trì thì tình trạng 10% nam giới không có bạn tình sẽ là một thảm họa, bởi vì 10% ấy là khoảng vài triệu người. Hãy nhìn tình trạng nhập khẩu “cô dâu” của Trung Quốc, Hàn quốc, Đài Loan… để mà cân nhắc.

Những người đang được bao bọc bởi ánh hào quang đạo đức, những người có trách nhiệm hãy nhìn hiện tượng mại dâm một cách nhân văn hơn, hãy tìm phương cách quản lý một cách cơ bản mà xã hội có thể chấp nhận hơn là tìm cách cấm đoán.

Mại dâm là hiện tượng xã hội, xấu hay không xấu là tùy thuộc vào quan điểm của cộng đồng. Không công nhận sự tồn tại hiện tượng mại dâm như chính quyền Đồ Sơn, Quất Lâm chỉ là tự lừa dối mình và lừa dối dư luận. Hợp pháp hóa mại dâm thời điểm này có thể chưa phù hợp, nhưng giống như lời tuyên bố bất hủ của Galileo Galilei “dù sao trái đất vẫn quay”, dù cấm đoán cách gì thì “mại dâm vẫn tồn tại”.

=====================

Tôi đang tìm để xem lại tác phẩm "Trà Hoa nữ" và cả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du... để có thêm tư liệu suy ngẫm về những cô gái bán dâm. Chưa xem lại, vì đang lục lọi trong đống sách của tôi. Nhưng tôi nhớ không nhầm thì tất cả nội dung cuốn sách này đều nhìn những cô gái mãi dâm rất nhân bản. Cái nhìn này có từ hàng thế kỷ trước, thời mà nền văn minh chưa phát triển.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biệt thự phong thủy của Chu Vĩnh Khang
Thứ bảy, 2/8/2014 | 10:45 GMT+7

 
Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc vừa bị điều tra, từng cho sửa sang nhà cửa, phần mộ gia tiên, thậm chí đào hẳn một con sông để tạo phong thủy thuận lợi cho đường tiến thân.

 







-1406942559_660x0.jpg 


 
Chu Vĩnh Khang, tên thật là Chu Nguyên Căn, sinh năm 1942, người làng Tây Tiền Đầu, thành phố Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Trong ảnh là bia đá ghi tên làng, cao gần 2 m, rộng 1,5 m. Làng này có 112 hộ gia đình, nhân khẩu 385 người.
 

 

 

1-1406942574_660x0.jpg 


 
Làng Tây Tiền Thủ mới đào sâu con sông này, trước đây nó từng là con mương chết. Người trong thôn đều nói con sông này đào riêng cho nhà họ Chu. Dân làng ở đây rất trọng phong thủy, họ nói dòng nước có ra có vào thì phong thủy mới tốt.

 

 

11-1406942892_660x0.jpg 


 
Con đường dẫn thẳng đến nhà họ Chu, được người dân địa phương gọi là "Đại lộ Nguyên Căn". Ngôi làng này trước đây là vùng quê hẻo lánh, muốn ra thành phố phải mất nửa ngày đường. Tuy nhiên từ năm 2009, chính quyền cho xây dựng hai con đường lớn, một đường 6 làn xe dẫn thẳng vào nhà họ Chu, nối với một đường 8 làn ra đường cái, dân làng muốn lên thành phố cũng thuận tiện hơn nhiều.

 

 

2-1406942579_660x0.jpg 


 
Nhà họ Chu có 2 dinh thự: một ở phía đông, gần con sông, thường xuyên để trống, một ở phía tây, là nơi Chu Nguyên Thanh, em trai Chu Vĩnh Khang, ở. Năm 2010, hai căn nhà cũ trước đây bị san bằng, trong vòng một năm dựng mới lại hai căn biệt thự này.

 

 

4-1406942589_660x0.jpg 


 
Dinh thự nhà họ Chu có diện tích chỉ khoảng 170 m2, xây dựng rất cầu kỳ, mang đặc trưng của đất Giang Nam như tường trắng, ngói xám, đặc biệt có hai cây long não lớn, thân cây có đường kính lên tới 70 cm, trong làng không nhà nào có cây to như thế cả.

 

 

5-1406942596_660x0.jpg 


 
Camera an ninh gắn khắp nơi trong sân vườn. Trước đây thường xuyên có nhiều xe ô tô đến thăm viếng gia đình, hầu hết đều là quan chức hoặc thương gia. Thế nhưng từ đầu năm nay, chẳng có mấy người qua lại nữa, người dân trong làng cảm thấy rất kỳ lạ.

 

 

3-1406942601_660x0.jpg 


 
Cửa nhà họ Chu lúc nào cũng đóng kín. Người làng cho biết nhà họ Chu sống rất biết điều với làng xóm, tuy nhiên không mấy khi qua lại với láng giềng.

 

 

12-1406943084_660x0.jpg 


 
Một thanh niên đang chụp ảnh trước vườn nhà họ Chu.

 

 

6-1406942606_660x0.jpg 


 
Trong ảnh là phần mộ gia tiên nhà họ Chu ở khu vườn trúc sau thôn. Những năm 90 của thế kỷ trước, Chu Vĩnh Khang từng mời một lão hòa thượng tới xem mộ, lão hòa thượng phán tướng mạo Chu Vĩnh Khang rất đẹp, nhưng chỉ làm đến cấp phó được thôi, do phần mộ gia tiên không tốt. Ông Chu nghe xong nhiều lần gọi điện thúc giục hai cậu em sửa sang lại mộ, chặt bỏ mấy cây dâu, trồng thêm 4 cây long não, đồng thời làm lại bia mộ.

 

 

10-1406942819_660x0.jpg 


 
Từ sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu ủy viên ban thường vụ Bộ Chính trị bị tạm giữ điều tra vì tội tham nhũng, nhiều người lạ hiếu kỳ kéo đến xem nhà họ Chu.



 

Hồng Hạnh (Ảnh: Ifeng)




=========================
Đúng là Phong Thủy Trung Quốc, làm xong là đi tong luôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 phút cùng gìn giữ tiếng Việt

03/08/2014 06:48 (GMT + 7)
 

TT - Lên sóng lặng lẽ, thời lượng phát sóng ngắn (năm phút) trong khung giờ ai cũng muốn “chợp mắt một cái” (12g55 từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần trên HTV7), ấy vậy mà Trong sáng cùng tiếng Việt đã tồn tại gần hai năm nay. Đến ngày 17-9 này là chương trình tròn hai tuổi.
 
723315.jpg

Một tiểu phẩm trong chương trình Trong sáng cùng tiếng Việt với chủ đề Ăn vóc học hay - Ảnh cắt từ clip
 

“Tại sao con heo đẻ con lại gọi là heo nái, con gà đẻ trứng là gà mái, còn con bò đẻ bê gọi là bò cái...?”. Câu hỏi ngắc ngứ của cô bé với người chú của mình trong tiểu phẩm chương trình Trong sáng cùng tiếng Việt vừa phát sóng ngày 24-7 có lẽ khiến nhiều khán giả bật cười, nhưng rồi phải ngẫm nghĩ tìm lời giải đáp. Và ngay sau đó, tiến sĩ Hồng Hạnh - phó trưởng khoa văn học và ngôn ngữ (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) - giải thích ngắn gọn về cách sử dụng ba từ này.
 


"Ngôn ngữ tự thân nó vận động. Hiện nay có rất nhiều từ mới phát sinh trong tiếng Việt, đặc biệt là từ các bạn trẻ. Chúng ta đối diện với sự phát triển ấy như thế nào? Tiêu chí của chương trình là không bài xích các từ mới này cũng không khuyến khích nó. Sự trong sáng không có nghĩa là giữ khư khư tiếng Việt mà cứ để nó vận động theo quy luật thời gian"

QUANG HẢI (biên tập chương trình Trong sáng cùng tiếng Việt)

 

 
Trong một tiểu phẩm khác phát sóng ngày 29-7 lại là câu chuyện hai tín đồ bóng đá tranh luận từ “tiếm ngôi” sử dụng trong thể thao đúng hay sai... Và tiến sĩ Hoa Tranh (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) đưa ra sự khác biệt giữa các từ tiếm ngôi, soán ngôi, tranh ngôi, đoạt ngôi...Các số tiếp theo chương trình sẽ đề cập sự khác biệt giữa sản lượng lưu lượng (phát sóng ngày 4-8), bất tửbất hủ (5-8) hay bàn về các chỉ định từ ấy, này, nọ, kia (6-8), phân biệt giữa tìm ra, tìm được, tìm thấy (7-8)....
Một loạt đề tài hứa hẹn hấp dẫn phần lớn được viết nhờ vào... thư và điện thoại của bạn xem đài gửi về. “Đó là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để nuôi sống chương trình” - ông Quang Hải, biên tập chương trình, cho biết. Quả thật, khi bắt tay xây dựng Trong sáng cùng tiếng Việt, không ít người lo lắng bởi một năm chương trình sản xuất 260 số. Làm thế nào để đi một chặng đường dài như vậy? Tuy nhiên, thực tế diễn ra thuận lợi hơn mong đợi. Mỗi chương trình phát sóng đều nhận được sự phản hồi của khán giả qua điện thoại, email và nhiều nhất là thư tay. Điều này cho thấy khán giả rất quan tâm đến tiếng Việt và còn nhiều thắc mắc với “tiếng nước tôi”.
Như khán giả Nguyễn Thanh Tâm (Bình Dương) hỏi: “Tại sao người ta lại dùng câu “kẻ tám lạng người nửa cân” để so sánh hai người giống nhau trong khi tám lạng và nửa cân không bằng nhau?”. Câu hỏi này được giải thích trong chương trình phát sóng ngày 20-3-2014. Ông Đặng Minh Cảnh (76 tuổi, cũng cư ngụ tại Bình Dương) thắc mắc: “Mỗi khi trộm viếng, bị mất cắp tài sản thì người khác thường hỏi: Đã đi thưa công an chưa? Công an là lực lượng để bảo vệ trật tự, trị an cho nhân dân, thế tại sao lại đi thưa?”.
723316.jpg
Trong sáng cùng tiếng Việt với chủ đề Cái, nái, mái - Ảnh cắt từ clip
 
Một khán giả trung thành với chương trình từ khi còn là sinh viên năm 3 khoa văn Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang đến khi trở thành thầy giáo dạy văn cấp II Trường THCS Bùi Thị Xuân, TP Nha Trang là Lê Đức Bảo cho biết: “Tôi thấy chương trình rất hữu ích vì bổ sung kiến thức cho khán giả cách sử dụng tiếng Việt như thế nào cho đúng và hiểu thêm sự phong phú của tiếng Việt. Là giáo viên dạy văn mới vào nghề, chương trình đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc truyền dạy kiến thức cho học sinh của mình, nhất là phần giải thích các thành ngữ...”.
Từ khán giả, Lê Đức Bảo cũng trở thành cộng tác viên đắc lực khi anh gửi ý tưởng và kịch bản do mình viết đến chương trình. Bảo tâm sự: “Điều tôi quan tâm hiện nay là cách sử dụng từ của các bạn trẻ trên Facebook. Những từ như “chém gió”, “có một nỗi buồn hơi bị nhẹ”... được sử dụng nhiều, nhưng tôi không hiểu lắm và không biết các bạn trẻ có hiểu thật sự những từ ngữ này không? Vì vậy tôi viết kịch bản, nhờ chương trình mời các chuyên gia giải thích cho mọi người cùng hiểu”.
Bảo cũng góp ý cho chương trình: “Tôi nghĩ Trong sáng cùng tiếng Việt phát sóng ở khung giờ đẹp hơn sẽ có nhiều người xem. Thời lượng chương trình hơi ngắn, nếu dài khoảng 7-10 phút thì phần ý kiến của chuyên gia sẽ được cặn kẽ và sâu hơn”. Trao đổi với ông Quang Hải về vấn đề này, ông nói: “Theo riêng tôi, năm phút là đủ. Quan trọng là chương trình ngắn ngọn dễ xem và dễ đi đường dài. Trong sáng cùng tiếng Việt thiên nhiều về tính ứng dụng, đề cập đến ngôn ngữ hơn ngữ pháp. Đây là chương trình khoa giáo, có vẻ hơi khô khan. Vì thế chúng tôi quyết định dựng tiểu phẩm ngắn để chương trình mang tính giải trí, song song với phần tọa đàm của các chuyên gia ngôn ngữ. Chúng tôi không tham vọng làm điều gì lớn lao mà chỉ cần mỗi ngày cung cấp một ít kiến thức cho khán giả”.
HOÀNG LÊ


===================
Ái! Cái con bò nái. thịt da tím tái, không bít sống hay mái? Tất cả bắt đầu từ đực và cái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện "quái vật biển" hình thù kỳ dị dài gần 5m ở Trung Quốc
Thứ Hai, 04/08/2014 - 14:12
 
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một ngư dân ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc đã bắt được một con "quái vật biển" dài tới 4,5m và nặng gần hai tấn.
 

1-9ceb3.jpg
Con cá mập voi mà ông Chengzh bắt được. (Nguồn: CCTV)

 
Người ngư dân trên có tên là Cai Chengzh. Khi được hỏi sẽ làm gì với "chiến lợi phẩm" của mình, ông Chengzh thật thà cho biết: "Tôi hy vọng sẽ bán được nó với giá khoảng 10.000-20.000 Nhân dân tệ."
Theo các nhà sinh vật biển, con "quái vật biển" mà ông Chengzh bắt được có thể là loài cá mập voi. Nếu được xác định đúng là cá mập voi, ông Chengzh sẽ không được bán nó bởi theo luật pháp Trung Quốc, cá mập voi nằm trong danh sách những loài động vật cần được bảo vệ.
Cá mập voi được coi là loài hiền nhất trong họ cá mập. Chúng thường sống sâu dưới những vùng nước ấm và chỉ ăn sinh vật phù du.
Hồi tháng 2/2012, các ngư dân ở cảng cá Karachi, Pakistan cũng phát hiện được một con cá mập voi dài hơn 12m và nặng 6-7 tấn.
 Nó được kéo vào cảng cá Karachi sau khi được phát hiện đã chết tại vùng biển Arab 10 ngày trước./.
 

2-9ceb3.jpg

Con cá mập voi dài khoảng 4,5m. (Nguồn: CCTV)

 

 

3-9ceb3.jpg[/size]

Cá mập voi là loài động vật quý hiếm và không được phép bán ở Trung Quốc. (Nguồn: CCTV)

 
Theo Huy Đồng
Vietnam+
================================

Nhiều quái vật bắt đầu ngoi lên khỏi vùng nước sâu. Có thể sắp có thiên tai lớn xảy ra... ôi thiên tai.  :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện "quái vật biển" hình thù kỳ dị dài gần 5m ở Trung Quốc

Thứ Hai, 04/08/2014 - 14:12

 

Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một ngư dân ở tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Trung Quốc đã bắt được một con "quái vật biển" dài tới 4,5m và nặng gần hai tấn.

 

1-9ceb3.jpg

Con cá mập voi mà ông Chengzh bắt được. (Nguồn: CCTV)

 

Theo Huy Đồng

Vietnam+

================================

 

Nhiều quái vật bắt đầu ngoi lên khỏi vùng nước sâu. Có thể sắp có thiên tai lớn xảy ra... ôi thiên tai.  :rolleyes:

 

Chính xác là như vậy! Điều này đã được "khoa học công nhận".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Dịch là gì?


 
Lý Dịch là cái lý lẽ nói về sự dịch chuyển, biến đổi của mọi thứ trong Vũ Trụ từ vô hình đến hữu hình. Là môn triết học tối cổ của loài người nói về sự chuyển biến vận hành của mọi thứ khắp hoàn cầu.
 

hinh-nen-vu-tru-20-798x350.jpg

 
Từ triết lý về sự dịch chuyển đó mà Tiền Nhân đã khám phá ra Lý Đồng Nhi Dị hay Dị Nhi Đồng nghĩa là Lý Giống Mà Khác hay Khác Mà Giống. Rồi Tiền Nhân đặt cho cái danh chung của Giống và Khác là Âm và Dương hoặc ngược lại, gọi là TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG.
Với góc nhìn Âm Dương thì mọi thứ quy chung lại đều có điểm Giống và Khác nhau, không có thứ gì hoàn toàn giống hoặc hoàn toàn khác. Từ Triết Lý Âm Dương Tiền Nhân đã nghiệm ra Luật Cấu Tạo Hóa Thành nên mọi thứ với công thức hết sức đơn giản và hợp lý là Chưa – Manh Nha – Hóa Thành. Mọi thứ đều biết dịch chuyển, biến hóa theo một cái lý của dịch nên gọi là Dịch Lý.
Tóm lại: Lý Dịch gồm có Nhất Lý là Lý Đồng Nhi Dị và Nhất Luật là Luật Cấu Tạo Hóa Thành. Từ nhất Lý và nhất Luật này đủ để biết mọi giai đoạn vận hành biến chuyển của mọi thứ.
Lý Dịch có ảnh hưởng gì trong đời sống và quyết định của con người?
Con người luôn sống động trong cái lý của Dịch. Nói cách khác mọi hoạt động của con người đều bị và được Lý Dịch chi phối, từ lý trí, tư tưởng cho đến hành động, từ chủ quan đến khách quan, từ các giai đoạn sinh trưởng của con người như: Sinh – Lão – Bệnh – Tử…
Mọi quyết định và hành động của con người đều bị và được chi phối của Dịch Lý. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du đã đúc kết ngắn gọn nói lên điều này:



“…Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao…”

“Phong trần và thanh cao” đâu phải ai muốn là cũng được hoặc ai tránh là cũng được. Vì trong cuộc sống ta luôn giao dịch với các yếu tố khách quan của xã hội bên ngoài mà ta thường hay nói là Hên hoặc Xui khi yếu tố khách quan thuận ý ta hoặc nghịch ý ta.
Ngoài ra còn có câu: “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cũng nói lên sự ảnh hưởng của Lý Dịch ở môi trường bên ngoài trực tiếp can thiệp mọi quyết định tính toán và hành động chủ quan cùa con người.
Biết Dịch Lý là biết uyển chuyển và có nhiều góc nhìn hơn trong cuộc sống:
Trong cuộc sống của con người luôn trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm biến dịch. Từ đó Tiền Nhân mới khuyên:



- “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

Mỗi người ai cũng có một tính riêng biệt, tuy nhiên đôi lúc ta phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh gặp phải để tốt hơn.
Biết Dịch Lý là để Tri thiên mệnh rồi Tận nhân lực:
Tri Thiên Mệnh là biết được sự biến thiên thời vận như thế nào, để ra hết sức lực của mình mà hành động, để không bị trường hợp uổng công phí sức khi lầm đường lạc lối.
Cái biết này đã được nhân gian nhắc đến qua Ca Dao Việt Nam:

“Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”.

(ca dao vn)

Bởi nắng mưa là chuyện thời mùa khí tiết của Trời Đất là yếu tố hết sức khách quan, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trồng trọt của nhà nông. Ca dao đã mượn hình ảnh “Đi cấy” không phải chỉ đển “Đi cấy” mà còn phải nhìn xa trông rộng, để biết sự vận hành biến đổi của nắng mưa sấm sét mà biết thời điểm để “gieo hạt – cày cấy” sao cho đúng lúc mưa thuận gió hòa để có mùa thu hoạch tốt nhất.
Biết Dịch Lý để chọn lựa và đưa ra giải pháp tốt nhất trong đời sống.
Với Lý Dịch ta biết được từng giai đoạn đã, đang, sẽ đi qua và gặp phải được diễn tiến như thế nào, từ đó ta có sự lựa chọn và đưa ra giải pháp thích hợp mà quyết định và hành động một cách tốt nhất.
Biết Lý Dịch là ta biết được một ngôn ngữ chung của muôn loài vạn vật, nhằm hòa nhịp chung giai điệu của Vũ Trụ muôn loài. Một cuộc sống an vui lạc nghiệp và bình thản.

Thanh Từ – Dịch Học Sĩ: Trần Quốc Thái

Share this post


Link to post
Share on other sites

NS Phó Đức Phương đi Đà Nẵng đòi tiền show Khánh Ly
Thứ sáu, 08/08/2014, 14:58 (GMT+7)
http://khampha.vn/giai-tri/ns-pho-duc-phuong-di-da-nang-doi-tien-show-khanh-ly-c6a215007.html
NS Phó Đức Phương và đơn vị tổ chức show Khánh Ly lại một lần nữa không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề tác quyền

Đơn vị tổ chức show Khánh Ly cũng chưa thanh toán 175 triệu tiền tác quyền cho show diễn tại Hà Nội vào ngày 2/8 vừa qua.
 
1407483776-202.jpg
 
Theo nguồn tin riêng, nhạc sỹ Phó Đức Phương đang trên đường vào Đà Nẵng để yêu cầu đơn vị tổ chức show Khánh Ly trả tiền tác quyền.
Nhạc sỹ Phó Đức Phương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCMPC) cho hay, đơn vị tổ chức show Khánh Ly chưa nộp tiền tác quyền cho show diễn tại Hà Nội vào ngày 2/8 vừa qua cũng như show diễn tại Đà Nẵng vào tối nay (ngày 8/8).
Trước đó, vào ngày 17/7, VCPMC đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện quyền tác giả đối với các bài hát được sử dụng trong Live concert Khánh Ly sẽ diễn ra tại Đà Nẵng ngày 8/8.
Ngày 30/7, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ra công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Đà Nẵng. Công văn nêu rõ: "Yêu cầu đơn vị tổ chức "Live concert - Khánh Ly" liên hệ văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại TP Đà Nẵng để thực hiện nghĩa vụ pháp luật quyền tác giả âm nhạc cho các bài hát được sử dụng trong chương trình trên".


1407484939-200.jpg

Nhạc sỹ Phó Đức Phương cho biết, một lần nữa đơn vị tổ chức show Khánh Ly lại có biểu hiện trốn tránh việc thanh toán tiền tác quyền.

 

Tuy nhiên, vào ngày 6/8, công ty TNHH Đồng Dao - đơn vị tổ chức live concert Khánh Ly đã gửi công văn giải trình UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, VCPMC chưa có đủ căn cứ pháp lý cần thiết để thực hiện quyền tác giả đối với Live concert – Khánh Ly. Trước đó, nhạc sỹ Trần Bình - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam - đơn vị phối hợp với Đồng Dao tổ chức Live - concert Khánh Ly tại Hà Nội cũng đưa ra quan điểm như trên
Ông Cao Trung Hiếu, đại diện công ty TNHH Đồng Dao từ chối tiết lộ thông tin chi tiết, ông chỉ khẳng định, bộ phận lo vấn đề tiền tác quyền bên Đồng Dao đã "giải quyết xong mọi vấn đề, vì thế, show Khánh Ly tại Đà Nẵng mới có thể diễn ra vào đúng ngày 8/8 theo dự định".
Ông Cao Trung Hiếu không trả lời việc công ty TNHH Đồng Dao đã thanh toán tiền tác quyền cho VCMPC trong show diễn tại Hà Nội vào tối 2/8 cũng như cho show diễn ở Đà Nẵng tối nay (8/8)hay chưa.
Trước đó, trả lời báo chí, Ông Nguyễn Trường Thọ -  Giám đốc Cung thể thao Tiên Sơn, nơi diễn ra show Khánh Ly xác nhận trên báo chí, liveshow Khánh Ly vẫn diễn ra vào tối nay (8/8) và đã bán được nửa số vé (tương đương 2 tỷ đồng).
Ông Thọ còn nói rằng, công ty TNHH Đồng Dao đang thuê luật sư để kiện VCMPC do nhạc sỹ Phó Đức Phương làm Giám đốc. Tuy nhiên, ông Cao Trung Hiếu cho hay, ông chưa hề nghe thấy thông tin trên và "chắc chắn là không có chuyện đó".
 

1407482566-khanh-ly-1.jpg

Bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết thư gửi tới các đơn vị liên quan tới việc bảo vệ tác quyền.

 

Trước đó, với show diễn tại Hà Nội vào ngày 2/8, công ty TNHH Đồng Dao và VCMPC đã không thỏa thuận được vấn đề tác quyền đối với các ca khúc được trình diễn trong Live concert Khánh Ly. Bên VCMPC tính toán số tiền tác quyền cho show này là 286 triệu, trong khi công ty TNHH Đồng Dao không đồng ý. Cuối cùng, nhạc sỹ Phó Đức Phương và cộng sự của mình đã phải tới tận nơi diễn ra liveshow Khánh Ly là Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam. Lúc đó, hai bên mới đi tới một thỏa thuận chung về số tiền tác quyền là 175 triệu.
Công ty TNHH Đồng Dao nói rằng, chiều ngày 4/8, họ sẽ có mặt tại VCMPC để thanh toán số tiền trên. Tuy nhiên, họ đã không tới và hẹn với nhạc sỹ Phó Đức Phương là chiều ngày 7/8, họ sẽ tới nộp số tiền tác quyền cho show tại Hà Nội và Đà Nẵng luôn một thể. Tuy nhiên, tới giờ hẹn họ lại một lần nữa không có mặt.
Gia đình Trịnh Công Sơn cũng đã có thư gửi các đơn vị liên quan để một lần nữa xác nhận đã ủy quyền cho VCMPC phụ trách việc thu tiền tác quyền đối với những ca khúc của ông.
Như vây, Live concert Khánh Ly lại một lần nữa vướng vào những lùm xùm xung quanh vấn đề tác quyền. Cho tới thời điểm này, nữ danh ca chưa lên tiếng về vấn đề trên nhưng theo chia sẻ của bà Trịnh Vĩnh Trinh trước đó thì Khánh Ly không liên quan tới vấn đề tác quyền mà đó là trách nhiệm của đơn vị tổ chức. Em gái nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng tỏ ý xót xa khi tên Khánh Ly luôn bị nhắc đến trong những lùm xùm không hay này.

 


Thu Giang
===============
* Nếu tôi là TT Tác Quyền của ông Phó Đức Phương tôi sẽ không đòi tiền theo cách này. Tôi chỉ gửi công văn đến đơn vị biểu diễn và yêu cầu thanh toán tiền tác quyền sau biểu diễn X ngày. Nếu không thỏa mãn thì tôi sẽ kiện ra tòa với những chứng cứ pháp lý. Thấy ông vất vả đi đòi nợ tôi thực sự ái ngại.
* Nếu tôi là phóng viên, tôi sẽ không bao giờ đưa hình bà Khánh Ly lên báo. Bà Khánh Ly không liên quan gì đến tác quyền trong những vụ việc như thế này. Mà cần đưa hình của Cty tổ chức với logo của họ.
* Nếu tôi là gia đình ông Trịnh Công Sơn tôi sẽ viết giấy ủy quyền trong đó có thêm đoạn: nếu bà Khánh Ly hát những bản của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì không đặt vấn đề bản quyền với bà.
Cá nhân tôi nhận thấy rằng: rất nhiều nhạc sĩ tài hoa, nhưng không gặp được người thể hiện thì cũng chẳng còn gì để lại trên thế gian. Cũng theo cảm quan của cá nhân tôi - một kẻ không am hiểu về âm nhạc và chỉ thẩm âm theo cảm quan cá nhân - thì tôi rất thích nhạc Phú Quang,  Nhạc sĩ Phú Quang cũng nổi tiếng, nhưng ông ta không gặp may như Trịnh Công Sơn. Nhạc của ông thiếu vắng một giong ca mô tả được chất Phú Quang để đi vào lòng người như Trịnh Công Sơn.
Một thí dụ như bản Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn mà do cô bán dưa ở làng Vũ Đại thể hiện hết mình trên sân khấu thì kết quả sẽ như thế nào?
* Vừa rồi thấy ông Phó Đức Phương đặt vấn đề đòi tiền cả các quán KaraOke. Thưa ông. Nếu là tôi thì tôi sẽ đề nghị nhà nước thu tiền bản quyền trên các hãng sản xuất băng đĩa KaraOke , nó có vẻ khả thi hơn.
Xin quý vị bỏ qua những ý tướng của Lão Gàn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận diệt chim sẻ mùa Vu lan
Chủ Nhật, 10/08/2014 - 09:45
 
(Dân trí) - Chỉ với hai tấm lưới mắt nhỏ đóng khung, một con chim sẻ mồi, một thiết bị âm thanh ghi âm tiếng kêu của chim, một tay thợ có thể bắt hàng trăm con chim sẻ mỗi ngày.
 


chimse1-e45e6.jpg?t=1407638809454ico_video_play.png
"Cơn sốt" săn lùng chim sẻ để.... cường dương


 
Rằm tháng 7 hay còn được gọi là lễ Vu Lan, vào những ngày này người dân Viêt Nam thường có tục phóng sinh. Nắm bắt tâm lý việc nhiều người dân tìm mua các loại chim để phóng sinh, trong đó chủ yếu là chim sẻ, việc săn bắt loài chim này một cách tràn lan, nhất là ở những vùng nông thôn đang thực sự trở thành vấn nạn.
 
Họ đã nghĩ ra không thiếu gì cách để bắt sống loài chim này. 
Trọng Trinh
=================
Ngày xưa, thời Hùng Vương, tổ tiên ta có những đạo luật cấm săn bắn trong từng mùa để bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tôi nghĩ nhà nước cần nghiên cứu để có những đạo luật cấm, hoặc hạn chế săn bắn, trong từng vùng, từng loài, và từng mùa...Ở Hoa Kỳ luật này rất nghiêm khắc. 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu có 1 cái nghiệm này ko biết giải thích thế nào, đó là cháu thấy những ai hay bỏ tiền túi ra làm đường cho thôn xóm thì hay gặp chuyện sui xẻo. Thấy mấy vụ rồi, cũng ko hiểu sao nữa. Nhưng 1 thời gian sau là thấy ngay. Hoặc có thể họ hay dùng tiền phi pháp ra làm việc nghĩa nên thế. Giờ đọc truyện nhà Chu Vĩnh Khang bỏ tiền ra làm dg. Thấy giật mình

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi thăm trẻ
Hôm nay, Long Phi(LP) đi thăm cháu nội mới sinh hơn 1 tháng tại Nhi Đồng 2, hành lang la liệt người nằm, kẻ đứng. Phòng cấp cứu tim mạch thì một bà mẹ trẻ tay cầm bình hơi bóp cho con thở mà nước mắt đầm đìa, một bà mẹ khác thì chốc chốc lại quạt cho con nhằm xoa dịu cái nóng mùa hè trong đêm… Nhìn lại thấy mình đi nhầm, khi đến phòng cấp cứu khoa nội 1 thì thấy những bé chưa đầy 1 tuổi nằm thật dễ thương, bé thì nhìn trân trân, bé thì cười với đôi mắt to, có bé thì phải thở bằng máy với tư thế ngủ say mê, hỏi thăm con của bà chị, cũng may bé đã khỏe. Một lát sau mự đến, LP ngồi nói chuyện được một lúc thì trong đầu LP bỗng hiện lên câu hỏi và hỏi ngay mự(M):
LP:”vậy ngày xưa các bé bị bệnh thì chữa bằng gì vậy mự?”
M:”mự thấy toàn lễ khôn”
LP:”ủa? lễ là sao, sao biết mà lễ”
M:”chẳng biết nựa, thấy họ dùng kim chích vào chân tê, tay, lưng đứa nhỏ nựa cho ra máu, thế là nó khỏi và không còn la hét”
LP:”vậy sao giờ họ không dùng nữa?”
M:”lâu lâu thì có người gọi là họ qua nhà”
LP:”họ biết chỗ nào mà lễ hay vậy mự?”
M:”cũng chẳng biết tê, thường thấy họ nói đít đứa nhỏ bị đỏ, da hơi tím, nó hay khóc thét…”
LP:”khóc thét… sao hay vậy, lỡ lễ chỗ nào đó mà ảnh hưởng đến sức khỏe nguy hiểm thì sao?”
M:”anh P(anh đầu) lúc mấy tháng đầu bệnh mự cho lễ hoài có răng mô, cả anh Đ, chị T nựa, nhờ vậy mà lúc bé khỏe đến chừ. Mấy đứa trong làng lúc nhỏ bị bệnh cũng lễ, chừ thì nhà mô có con bị bệnh cần thì gọi họ qua, chẳng can chi cả.”
LP:”Thế họ có tryền lại cho ai không mự?”
M:” chừ cũng chẳng ai học, còn mấy người họ làm lâu rồi, được truyền lại từ hồi trước tề. Chừ họ vẫn làm bình thường, gọi là họ qua tê.”
 
LP thầm nghĩ “kinh”, hay thật, tại sao một phương pháp chữa bệnh cho trẻ tốt như vậy chỉ còn tồn tại âm thầm ở làng quê mà không nhân rộng???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại vì nó không có "cơ sở khoa học".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay