Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói

Thứ Năm, 12/06/2014 - 07:22

(Dân trí) - Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối.

Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất.

Posted Image

Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình.

Posted Image

Bị chồng bỏ đi lấy vợ hai đã lâu, cụ sống với đứa con gái dở dại không biết làm việc gì.

Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ.

Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết.

Posted Image

Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả.

Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”.

Posted Image

Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả.

Posted Image

Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại.

Posted Image

Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung.

Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”.

Posted Image

Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm

Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1445: Cụ Lê Thị Trung (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Số ĐT: 0963.736.210 (số ĐT của chị Lê Thị Thủy, con gái cụ Trung).

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Thiên Ân

===============

Một trong những nguyên nhân khá quan trọng là phong thủy nhà này chắc chắn xấu: Ít nhất thể hiện qua tấm ảnh này:

Sự cản khí của cái ngạch cửa:

Posted Image

Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LHQ họp khẩn cấp vì bạo loạn khiến dân Iraq tháo chạy

12/06/2014 09:43 (GMT + 7)

TTO - Ngày 12-6, phiến quân Hồi giáo đã chiếm hai thành phố lớn ở Iraq và đang tiến gần tới thủ đô Baghdad, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) phải mở cuộc họp khẩn.

Posted Image

Xe quân sự của quân đội Iraq bốc cháy sau cuộc đụng độ với các tay súng ISIL ở thành phố Mosul - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq & Levant (ISIL) đã chiếm thành phố Mosul và Tikrit, quê hương của tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein, ISIL cũng đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq khiến hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa di tản.

Người phát ngôn ISIL Abu Mohammed al-Adnani tuyên bố tổ chức này sẽ tấn công thủ đô Baghdad và thành phố phía tây nam Karbala, một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo Shiite. “Chúng tôi sẽ không dừng các cuộc tấn công được chúc phúc này” - người phát ngôn al-Adnani khẳng định.

Tại Tikrit, phiến quân Hồi giáo đã giải cứu 300 tù nhân bị giam giữ trong một nhà tù tại đây. Hiện các tay súng ISIL đang đụng độ với quân chính phủ ở ngoại ô thành phố Samarra, chỉ cách thủ đô Baghdad khoảng 110 km.

Truyền hình địa phương cho biết quân đội Iraq đã không kích dữ dội ISIL, do đó phiến quân Hồi giáo chưa tiến vào được Samarra. ISIL cũng đã chiếm được một phần thị trấn Baiji cách Baghdad khoảng 200 km.

Thủ tướng Iraq Nuri al-Malik kêu gọi người dân đứng lên cầm vũ khí để chống lại phiến quân Hồi giáo. Một số nhóm binh sĩ Iraq đã bỏ chạy khi đụng độ với ISIL. Ông al-Malik khẳng định chính phủ sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ binh sĩ và sĩ quan nào hèn nhát bỏ chạy.

Hôm nay, HĐBA sẽ mở cuộc họp khẩn để bàn về cuộc khủng hoảng an ninh tại Iraq. Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Chính phủ Iraq và cảnh báo “không thể cho phép chủ nghĩa khủng bố thành công và cản trở con đường dân chủ của Iraq”.

Mới đây, các quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Baghdad đã đề nghị Washington mở chiến dịch không kích các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo. Hiện chính quyền Tổng thống Barack Obama đang xem xét các khả năng hỗ trợ quân sự cho Iraq. Tuy nhiên Mỹ không có kế hoạch triển khai lại quân đội tới Iraq, chiến trường từng chứng kiến 4.500 lính Mỹ thiệt mạng.

NGUYỆT PHƯƠNG

=======================

Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, cao thủ Thiên Cơ gieo quẻ Dịch xác định rằng: Ngày 18. 2. Quí Mùi Việt lịch, Hoa Kỳ sẽ đánh Iraq. Dự báo này trước cả tháng. Lão Gàn xem Tử Vi của Sadam Hussen, nhận thấy dự báo hoàn toàn chính xác - mặc dù sự kiện chưa xảy ra - nên có lời khuyên Hoa Kỳ nên đánh trước hoặc sau một ngày và không nên đánh vào ngày Tam Nương. Lão Gàn còn nhớ lúc ấy KhangABC còn cho rằng Lão Gàn khôi hài khi khuyên Hoa Kỳ điều này.

Nhưng từ đó đến nay diễn tiến ở Iraq quả là bi đát.

Giữa những nhận thức mang tính lý thuyết về những hiệu ứng tương tác của vũ trụ của một học thuyết được mô hình, biểu kiến hóa có thể tiên tri và cách giải thích mang tính trực quan đời thường là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Muốn Iraq ổn định cần một cuộc tác động lại mạnh mẽ từ một ngày tốt.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LHQ họp khẩn cấp vì bạo loạn khiến dân Iraq tháo chạy

12/06/2014 09:43 (GMT + 7)

TTO - Ngày 12-6, phiến quân Hồi giáo đã chiếm hai thành phố lớn ở Iraq và đang tiến gần tới thủ đô Baghdad, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) phải mở cuộc họp khẩn.

Posted Image

Xe quân sự của quân đội Iraq bốc cháy sau cuộc đụng độ với các tay súng ISIL ở thành phố Mosul - Ảnh: Reuters

Theo Hãng tin AFP, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq & Levant (ISIL) đã chiếm thành phố Mosul và Tikrit, quê hương của tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein, ISIL cũng đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq khiến hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa di tản.

NGUYỆT PHƯƠNG

=======================

Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, cao thủ Thiên Cơ gieo quẻ Dịch xác định rằng: Ngày 18. 2. Quí Mùi Việt lịch, Hoa Kỳ sẽ đánh Iraq. Dự báo này trước cả tháng. Lão Gàn xem Tử Vi của Sadam Hussen, nhận thấy dự báo hoàn toàn chính xác - mặc dù sự kiện chưa xảy ra - nên có lời khuyên Hoa Kỳ nên đánh trước hoặc sau một ngày và không nên dánh vào ngày Tam Nương. Lão Gàn còn nhớ lúc ấy KhangABC còn cho rằng Lão Gàn khôi hài khi khuyên Hoa Kỳ điều này.

Nhưng từ đó đến nay diễn tiến ở Iraq quả là bi đát.

Giữa những nhận thức mang tính lý thuyết về những hiệu ứng tương tác của vũ trụ của một học thuyết được mô hình, biểu kiến hóa có thể tiên tri và cách giải thích mang tính trực quan đời thường là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Muốn Iraq ổn định cần một cuộc tác động lại mạnh mẽ từ một ngày tốt.

Quân nổi dậy Iraq tiến về Baghdad

13/06/2014 03:00

Mỹ đang cân nhắc khả năng không kích ở Iraq nhằm giúp chính phủ nước này đối phó sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng Hồi giáo cực đoan.

Posted Image

Các tay súng ISIL tung hoành trước sự bất lực của chính phủ Iraq - Ảnh: AFP

Các tay súng thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) hôm qua bắt đầu tiến về thủ đô Baghdad sau khi chiếm giữ thành phố Dhuluiyah cách đó khoảng 90 km về phía bắc. AFP dẫn lời nhân chứng và giới chức Iraq cho biết khu vực Muatassam kế cận cũng đã thất thủ. Trước đó, tỉnh Nineveh và nhiều khu vực của tỉnh Kirkuk ở phía đông nam và tỉnh Salaheddin ở phía nam cũng đã rơi vào tay ISIL khi tổ chức Hồi giáo dòng Sunni này mở chiến dịch tấn công quy mô lớn.

Trong một tuyên bố đưa ra trên các website Hồi giáo, phát ngôn viên của ISIL Abu Mohammed al-Adnant đã thề sẽ tiến vào Baghdad và thành phố Karbala, một trong những khu vực linh thiêng nhất của người Hồi giáo dòng Shiite. Trước bước tiến thần tốc của các tay súng ISIL, Thủ tướng Nuri al-Maliki và Phủ tổng thống đã đề nghị quốc hội nhóm họp để bỏ phiếu về việc ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, cuộc họp đã được hoãn lại do không đủ số lượng nghị sĩ tham dự. Sự suy giảm nghiêm trọng khả năng kiểm soát đất nước của chính phủ Iraq xảy ra sau khi để mất thành phố Fallujah, phía tây Baghdad, vào đầu năm nay. Đây được xem là một đòn mạnh giáng vào các nước phương Tây đã bỏ không ít nhân mạng và tiền của vào cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein năm 2003.

Mỹ hẳn nhiên không muốn chứng kiến Iraq rơi vào tình trạng vô chính phủ. AFP ngày 12.6 dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết Washington đang xem xét nhiều giải pháp viện trợ quân sự cho Baghdad, bao gồm không kích bằng máy bay không người lái (UAV). Tờ The Wall Street Journal cũng dẫn lời giới chức Mỹ nói Iraq đã tỏ ý sẵn sàng cho Mỹ tấn công các tay súng Hồi giáo cực đoan bằng máy bay hoặc UAV. Trong khi đó, báo The New York Times đưa tin Thủ tướng al-Maliki đã bí mật cầu viện Mỹ không kích những khu vực tập trung các tay súng cực đoan khi mối đe dọa từ phong trào ly khai Hồi giáo dòng Sunni gia tăng hồi tháng trước.

Việc huy động UAV, nếu được xác nhận, sẽ đánh dấu một bước chuyển mới trong sự can dự của Mỹ vào Iraq, sau khi binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi Iraq vào cuối năm 2011. AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ cam kết “làm việc với chính phủ Iraq và các lãnh đạo trên khắp nước này nhằm ủng hộ một cách tiếp cận thống nhất” chống lại sự trỗi dậy của ISIL. Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch đưa quân Mỹ trở lại Iraq, nơi khoảng 4.500 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng trong một cuộc chiến tranh tốn kém và dai dẳng.

Trùng Quang

=======================

Cáu thật! Viết rất dài chỉ gõ nhầm nút khỉ gió nào đó khiến bị xóa. Âu cũng là cái điềm. Vắn tắt:

Hoa Kỳ nên chọn một ngày tốt để tác động xoay chuyển cục diện.

Ngày dùng được trong tháng 5 Việt lịch là ngày 19. 5, năm Giáp Ngọ. Nhằm ngày 16. 6. 2014. Những giờ có thể lựa chọn là: 12 giờ trưa, hoặc 16 giờ , tính theo giờ địa phương.

Giữa những nhận thức mang tính lý thuyết về những hiệu ứng tương tác của vũ trụ của một học thuyết được mô hình, biểu kiến hóa có thể tiên tri và cách giải thích mang tính trực quan đời thường là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội lập phương án ứng phó siêu bão

13/06/2014 04:00 (GMT + 7)

TT - Ông Trần Xuân Việt, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, vừa yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn TP và các sở triển khai ngay việc lập phương án chủ động ứng phó với tình huống Hà Nội bị siêu bão đổ bộ.

Trước mắt, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát việc xây dựng công trình, nhà ở tại các khu vực ven sông, vùng trũng thấp để hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra; chủ động rà soát, chỉ đạo thực hiện phương án bảo đảm an toàn đối với các công trình, nhà ở hiện có ven sông, khu vực trũng thấp nguy hiểm.

Theo nhận định của UBND TP Hà Nội, với điều kiện thời tiết, mưa bão diễn biến bất thường, việc chủ động lập các phương án ứng phó với tình huống thiên tai ở mức cao nhất có tác dụng giảm nhẹ và chủ động trong phòng tránh.

XUÂN LONG

===========

Siêu bão đã vào thì chẳng phải đầu cũng phải tai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện lạ

Lạ kỳ quạ sủa như chó, bắt chuột như mèo

TPO. 15:23 ngày 07 tháng 03 năm 2014

Con quạ đặc biệt này là thú nuôi cưng của một người dân Trung Quốc tên Ma Baocheng, nổi tiếng với khả năng sủa như một con chó, bắt chuột như một con mèo và nói như một con vẹt.

Posted Image

Con quạ đặc biệt này là thú nuôi cưng của một người dân Trung Quốc tên Ma Baocheng, nổi tiếng với khả năng sủa như một con chó, bắt chuột như một con mèo và nói như một con vẹt.

Con quạ này cũng là một trong những loài chim săn chuột “thiện xạ” ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Nếu nó phát hiện một con chuột trong trang trại, nó sẽ bay xuống và mổ chuột.

Posted Image

Con quạ có thể có thể nói tiếng Trung Quốc với các từ đơn giản, ngắn, giống như câu “xin chào”…

Theo Kiến Thức

=========================

Đây là điềm rất xấu cho đất nước bị con quạ này phát ngôn bằng ngôn ngữ của họ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Singapore xếp hàng mua gà rán

Thứ bảy, 14/6/2014 | 09:01 GMT+7

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm qua ăn mặc đơn giản, xếp hàng 30 phút để chờ mua gà rán tại một trung tâm ăn uống ngoài trời.

Lý Hiển Long thất vọng vì Obama không dự APEC

Posted Image

Thủ tướng Singapore xếp hàng mua gà rán. Ảnh: Facebook

Hình ảnh ông Lý Hiển Long xếp hàng tại khu ẩm thực Redhill ở khu trung tâm của Singapore được một người qua đường chụp lại rồi đăng lên trang Facebook cá nhân hôm qua.

"Trông như một người đàn ông trung niên bình thường xếp hàng 30 phút vì muốn thưởng thức món gà trứ danh. Chỉ khác là xung quanh dày đặc vệ sĩ", một Soshiok, một phụ bản của tờ Straits Times, dẫn lời chú thích bức ảnh của nhân chứng.

Hình ảnh này lập tức được lan truyền khắp các trang mạng ở Singapore. Người dùng Internet hết lời ca ngợi vị thủ tướng, cho rằng ông có tính hòa đồng, thân thiện và lịch sự.

Ông Lý Hiển Long sau đó cũng đăng tải bức hình chụp gian hàng gà rán lên Facebook, đồng thời khen ngợi tiệm này làm ăn phát đạt và tạo được tiếng vang. Thủ tướng còn gửi lời cảm ơn đến một người vô danh đã tặng ông bát súp đậu hôm đó.

Trần Trang

=====================

Lạ nhỉ? Lão Gàn không thể tưởng tượng nổi một người đứng đầu nhà nước như Singapor lại không có ác cọoc. Chỉ cần sai ác cọoc đi mua một con gà rán về thế là xong. Ba mươi phút của vị thủ tướng có thể ngồi uống ca phé để suy ngẫm chuyện nhớn quốc gia, đưa đất nước tiếp tục phát triển. Rách việc hay sao mà đi mua gà rán.

Thường những chính khứa không có bản lĩnh mới phải chơi cái trò mua gà rán, đi chợ mua khoai tây, hoặc ăn cơm ở quán bình dân để thay thế khả năng lãnh đạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Học sinh bây giờ có thật sự dốt Sử?

Th.S. Trần Trung Hiếu

14/06/14 06:33

(GDVN) - “Chúng ta không nên trách học sinh bây giờ dốt Sử bởi suy cho cùng, học sinh cũng chỉ là những nạn nhân của nhiều căn nguyên”.

Kỹ năng sư phạm của giáo viên, đừng là quả thị trong mơ? Đổi mới giáo dục còn chạy vòng quanh đến bao giờ? Thực trạng giáo dục - Những lát cắt thực tế từ người trong cuộc

Dốt như thế nào ?

Trong nhiều năm qua, môn Lịch Sử trở thành một môn học và môn thi luôn gây sự chú ý nhất trong các môn học phổ thông của dư luận xã hội và báo chí. Thực trạng dạy học môn Sử, thi môn Sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc và nỗi lo âu của xã hội.

Điều đó không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, thậm chí thi chọn học sinh giỏi các cấp hàng năm mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội. Vậy, học sinh có dốt Sử không ?

Những yếu kém về kiến thức và nhận thức lịch sử của học sinh thật sự chỉ được “phát lộ” từ kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007, năm học bắt đầu triển khai và thực hiện “hai không” của Bộ GD&ĐT.

Posted Image

Ảnh minh họa

Rất nhiều “bài thi Lịch sử cười ra nước mắt”của học sinh cùng với hàng ngàn điểm 0 tròn trĩnh trong các kỳ thi quốc gia đã gióng lên hồi chuông “báo động đỏ” về thực trạng môn Sử, dạy Sử và học Sử. Tỉ lệ tốt nghiệp gần 100% trong nhiều năm gần đây của nhiều trường, nhiều địa phương nhưng lại có nhiều điểm 0 môn Sử trong kỳ thi vào đại học, cao đẳng làm chúng ta phải hoài nghi về sự trung thực của thi cử và việc dạy – học môn Sử ?

Không những trong thi cử, rất nhiều sân chơi truyền hình và những cuộc thi trắc nghiệm khác, thế hệ trẻ đã thể hiện sự mơ hồ khi bắt gặp các câu hỏi liên quan đến tri thức lịch sử, những địa danh, di tích , danh nhân, anh hùng lịch sử.

Trong phạm vi hẹp hơn, ngay cả những nhân vật lịch sử được đặt tên cho những khu phố mình ở, con đường mà ngày nào cũng đi qua, mái trường mình học được mang tên… Thật bi hài đến khó tin khi học sinh đang sống và học tập tại Hà Nội mà vẫn không biết tên Thủ đô của Việt Nam là gì ?

Nếu các nhà quản lý giáo dục hay các cơ quan báo chí truyền thông tiến hành những cuộc điều tra xã hội học 1 cách trung thực về những kiến thức lịch sử cơ bản cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, điều chắc chắn sẽ có nhiều cảm xúc bất ngờ nhưng không … ngạc nhiên!

Tại sao lại dốt ?

Theo tôi, chúng ta không nên trách học sinh bây giờ dốt Sử bởi suy cho cùng, học sinh cũng chỉ là hệ lụy, là những nạn nhân của nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng đó.

Thứ nhất, chương trình và nội dung sách giáo khoa môn Sử từ THCS đến THPT hiện hành rõ ràng đang tồn tại nhiều sự bất cập. Người ta đang áp đặt và “nhồi nhét” những kiến thức lịch sử mang tính “hàn lâm” của người lớn bắt học sinh phải học, phải thi.

Cấu trúc sách giáo khoa phổ thông hiện hành theo chương trình “đồng tâm kết hợp với đường thẳng” từ tiểu học đến THPT nên kiến thức lịch sử lại lặp đi lặp lại, người dạy lẫn người học dễ nhàm chán. Kiến thức thì dàn trải, nặng nề, với nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng năm khiến học sinh phải nhớ quá nhiều mà ít có tính tổng hợp, khái quát.

Tri thức trong sách giáo khoa Sử hiện hành thường mang tính ý niệm, biểu tượng mà hình như đang thiếu bóng dáng lịch sử con người. Mới học sinh cấp 2 mà các em đã phải đối mặt với nhiều thuật ngữ trừu tượng như hội nghị, chủ trương, nghị quyết, đường lối, chiến lược, sách lược… Thật sự học sinh rất ngại phải thuộc lòng những mớ kiến thức kiểu như thế, rất khó học thuộc, lâu hiểu mà lại nhanh quên.

Mặt khác, vì nhiều lý do tế nhị mà người ta cho là “nhạy cảm” nên nhiều kiến thức, sự kiện trong sách giáo khoa còn trình bày theo kiểu lúc nào cũng “ta thắng, địch thua” nên mất đi tính khoa học và trung thực của khoa học lịch sử. Trong lúc đó, internet đã giúp học sinh cập nhật và làm cho các em hoài nghi hoặc băn khoăn trước nhiều kiến thức trong sách giáo khoa đã trở nên lỗi thời, không phù hợp.

Thứ hai, là về phương pháp dạy học Lịch Sử còn lạc hậu và chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Môn học nào cũng có những kiến thức đặc thù khác nhau và song hành với nó là phương pháp giảng dạy cũng không giống nhau.

Sẽ là vô cùng sai lầm khi quan niệm môn Sử là môn học thuộc lòng mà không cần tư duy, sáng tạo. Hầu hết nhiều giáo viên Sử còn “thủy chung” một cách máy móc phương pháp truyền thống “đọc-chép”. Sự đầu tư giảng dạy với các phương tiện hỗ trợ trong công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan còn quá hạn chế.

Thứ ba, cách kiểm tra ,đánh giá và thi cử, đặc biệt là khâu ra đề thi – đáp án môn Sử trong nhiều năm qua đã làm cho tâm lý học sinh sợ học Sử , ngại thi Sử…

Thứ tư, xu hướng học và thi thực dụng của học sinh với kiểu “ứng thi” đã quyết định thái độ học tập trong môn Sử. Có thi thì học, không thi thì học đối phó, thậm chí không học.

Xu hướng gần như chủ đạo và chiếm ưu thế của học sinh hiện nay khi đăng ký thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là chủ yếu thi các khối A, A1, B và khối D, quay lưng dần với các môn khoa học xã hội Văn Sử Địa. Thảm cảnh số lượng 11% học sinh đăng ký thi môn Sử là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp 2014, các nhà quản lý giáo dục sao nỡ vô tình, vô cảm, vô trách nhiệm?

Cuối cùng, tôi muốn khẳng định lại rằng, thái độ học tập môn Sử và sự yếu kém về kiến thức, nhận thức lịch sử của học sinh thật đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn Sử chưa có hiệu quả.

Những nguyên nhân cơ bản đó đã làm cho môn Sử xa lạ, xơ cứng và nhàm chán.

Cần làm gì để học sinh không dốt Sử và yêu Sử?

Từ thực trạng dạy học môn Sử, muốn học sinh không dốt Sử, chán Sử dần chuyển sang đam mê môn Sử và giỏi Sử, theo tôi cần có một số giải pháp cơ bản sau.

Thứ nhất, đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa hiện hành đã thể hiện nhiều bất cập, bảo thủ và lỗi thời.

Thứ hai, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, đổi mới cách ra đề thi. Đây là khâu đột phá trong quy trình đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Lich Sử, bởi suy cho cùng, học rồi cũng để phục vụ thi. Trong nhiều năm trở lại đây, môn Sử là môn thi gây nhiều tranh cãi liên quan đến đề thi và đáp án dẫn đến tâm lý hoài nghi và lo sợ của học sinh khi phải thi môn này.

Việc ra đề thi cần phong phú, đa dạng, phù hợp với tâm lý người học, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát huy tính tự học của học sinh. Tôi thiết nghĩ, nếu như cải tiến cách ra đề thi theo hướng mở như đề thi Tốt nghiệp THPT 2014 vừa qua cho các kỳ thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng những năm tiếp theo thì chắc chắn sẽ giúp cho các em có hứng thú và niềm tin học và thi môn Sử hơn.

Thứ ba, khơi dậy sự hứng thú học tập môn Sử của học sinh. Muốn học sinh khơi dậy khả năng khám phá môn Sử một cách có hiệu quả thì không ai khác chính là hình ảnh và vai trò của người thầy trong quá trình giảng dạy bằng kiến thức, tâm huyết và tài năng sư phạm.

Dĩ nhiên, dạy và học Lịch Sử không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa và bốn bức tường của lớp học mà cần được mở rộng với những hình thức học tập chính khóa với ngoại khóa, tham quan bảo tàng, nhà lưu niệm, các di tích lịch sử văn hóa tùy theo khả năng tổ chức và kinh phí, nhất là sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan, của công nghệ tin học.

Hơn nữa, giáo dục lịch sử trong trường phổ thông còn cần sự kết hợp với cả môi trường giáo dục của gia đình, xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy học môn Sử là cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò và vị trí của môn Sử một cách bình đẳng trong các môn học phổ thông.

Hơn 1 tháng qua, vấn đề chủ quyền biển đảo bị xâm phạm một cách nghiêm trọng làm biển Đông dậy sóng. Thế hệ trẻ đã hướng về biển Đông với tất cả tấm lòng yêu nước thật xúc động và đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Với đặc thù và lợi thế môn Sử, thầy cô có thể chuyển tải đến học sinh những thông điệp lịch sử thông qua bài học thời sự để khơi dậy cho học sinh lòng đam mê, ý thức được truyền thống yêu nước và thái độ, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.

Nói tóm lại, vấn đề quan trọng đầu tiên để giáo viên dạy Sử thể hiện tốt thiên chức của mình đối với học sinh của mình là cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu môn Sử như thế nào trong trường phổ thông, nói một cách đơn giản là học Sử để làm gì và từ đó cần học những gì, sau đó mới học như thế nào?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

===================

Đây cũng là wan điểm riêng của Lão Gàn:

Chừng nào truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được vinh danh thì tất cả loạn cào cào chứ không riêng gì môn Sử.

Lão Gàn để ý thấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đụng tới là chết hay sao, mà chẳng ma nào dám nói tới?!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão mặt trời ập xuống Trái đất thứ sáu ngày 13

13/06/2014 13:50

(TNO) Một vài vết lóa mặt trời cấp X đã nổ bùng trên bề mặt sao trung tâm của chúng ta trong tuần này, và giờ đây bức xạ của chúng đang quất thẳng lên Trái đất.

Posted Image

Mặt trời liên tục phun ra 3 vết lóa cấp X, với một CME -Ảnh: NASA

Các nhà khoa học dự đoán bão mặt trời sẽ ập xuống khí quyển Trái đất vào thứ sáu ngày 13 (giờ Mỹ), có nghĩa là ngày bị phương Tây xem là xui xẻo này đồng thời sẽ xuất hiện trăng tròn lẫn rối loạn bức xạ từ mặt trời.

Một số làn sóng bức xạ đã va đập với khí quyển địa cầu vào đầu tuần ngay sau khi các vết lóa xuất hiện, và cứ mỗi trường hợp bùng phát trên bề mặt mặt trời, sóng vô tuyến viễn thông trên phần Trái đất đối diện với mặt trời lại bị nhiễu khoảng 1 giờ.

Cả ba vết lóa đều được thiết bị của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận, và tất cả đều thuộc cấp X, tức mức cao nhất trong thang cường độ mặt trời, và một trong số này kèm theo sự phun trào vật chất ở vành nhật hoa (CME), theo Reuters.

Một CME xuất hiện khi thể plasma và những hạt mang điện tích cao bị tống khỏi bề mặt mặt trời vào không gian, hình thành một đám mây và gây nên bão mặt trời đặc biệt mạnh.

May mắn là CME đánh vào địa cầu ngày 13.6 không đến nỗi phá sập hệ thống điện trên Trái đất, nhưng chắc chắn quang cực sẽ xuất hiện.

Hạo Nhiên

================

Về góc độ Lý học thì đây là hiện tượng Dương khí mạnh lên đột xuất, sẽ kích hoạt Âm khí bế trên trái đất. Thiên tai nặng sẽ xảy ra không quá 100 ngày.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo

Thứ hai, 16/6/2014 | 18:00 GMT+7

Tác phẩm nằm trong danh sách "100 cuốn sách tâm linh hay nhất" vừa được phát hành tại Việt Nam, trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ.

Nhóm tác giả Việt Nam làm sách kỷ yếu về hạt Higgs

Cha đẻ của Hiện tượng con người là Pierre Teilhard de Chardin - một học giả người Pháp. Ông vừa là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng (tham gia khám phá vượn người Bắc Kinh), vừa là một nhà nghiên cứu triết học, thần học, đồng thời là một linh mục dòng Tên.

Posted Image

Bìa sách Hiện tượng con người.

Hiện tượng con người trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần, và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.

Nghiên cứu trong sách khởi đầu từ một nghịch lý con người, thể hiện qua việc: khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể. Trong khi con người lại khác những động vật đó nhiều. Để giải thích nghịch lý này, tác giả lần theo quy trình tiến hóa trong quá khứ và nhận ra sự cần thiết của việc đưa vào quy trình một biến số mới - đó là tâm thần.

Tác giả Teilhard xem tiến hóa là quá trình dẫn tới sự phức tạp càng lúc càng tăng. Từ một tế bào tới một động vật có khả năng tư duy, đó là quá trình của sự tập trung tâm linh dẫn đến nhận thức tốt hơn. Một tập thể đồng nhất bắt đầu phát triển khi sự giao thiệp và sự truyền tải ý kiến, quan điểm ngày càng tăng lên. Kiến thức được tích tụ lại và truyền tải đi với cấp độ ngày càng cao dần, phức tạp và có chiều sâu hơn.

Nhận thức tăng dần, hình thành "lớp vỏ" tư duy bao phủ trái đất. Teilhard gọi lớp vỏ này là "trí quyển". Trí quyển chính là nhận thức tập thể của con người. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật khiến ảnh hưởng của con người càng ngày càng mở rộng.

Một hệ quả quan trọng là sự tiến hóa hướng đến thống nhất ngày càng cao; và hơn thế nữa, con người chính là mũi tên chỉ hướng của sự tiến hóa. Dù thế giới vật chất có phân rã đến những trạng thái thấp nhất, thì những hy vọng cho tương lai của vũ trụ, nằm trong chính con người chúng ta, tức là trong nỗ lực của con người cùng đồng lòng xây dựng tinh thần của trái đất.

Cuốn sách Hiện tượng con người được hoàn tất vào thập niên 1930, nhưng đến năm 1955 mới được xuất bản, lúc đó Teilhard đã qua đời. Tác phẩm gây một tiếng vang lớn trong nhiều năm tiếp đó và những âm hưởng mạnh mẽ của nó vẫn còn cho đến ngày nay.

Một buổi hội thảo về các vấn đề cuốn sách đưa ra sẽ được tổ chức lúc 14h ngày 20/6 tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Diễn giả tham dự gồm giáo sư Chu Hảo và nhà giáo Phạm Toàn.

Lam Thu

=============

Nếu hóa giải được mâu thuẫn giữa con người và tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng) thì nó đã trở thành một bộ phận của Lý thuyết thống nhất. Cuốn sách này không có khả năng làm được điều đó. Vì nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại vào những năm 30 của thế kỷ trước, chưa thể làm được điều này (Ngay cả bây giờ cũng chưa).Lão Gàn chắc chắn như vậy. Đây chỉ là sự ngộ nhận. Bởi vì, nếu khoa học và tâm linh hòa giải được thì các lý thuyết và tri thức khoa học phải giải thích được các tương tác của tâm linh với những hiện tượng tồn tại khách quan của vật chất. Nhưng tiếc thay! Làm gi có cái gọi là "tâm linh " mà tương tác.Sai lầm ngay từ khái niệm.

Lão Gàn sẽ tìm mua cuốn sách này và chỉ ra sai lầm của nó. Mặc dù chưa xem.

Lão Gàn không chém gió vấn đề này. Khi có và xem xong cuốn này, thì Lão Gàn sẽ đưa vào mục "Lý học và khoa học hiện đại" để phân tích chủ đề và luận cứ của cuốn sách sai, chứng tỏ Lão Gàn rất nghiêm túc.

=================

PS: Vào những năm 30 của thế kỷ trước, ngay cả Viện Hàn Lâm Pháp quốc còn trao bằng tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa, khi ông này dùng Kinh Dịch dể xác định "Có hành tinh thứ X". Nhưng thực tế qui ước đến nay thì ông Lưu Tử Hoa sai: Hành tinh thứ IX còn hoài nghi thì lấy đâu ra hành tinh thứ X?! Điều này chứng tỏ kiến thức về vũ trụ vào những năm 30 của thế kỷ trước chưa hoàn chỉnh - thì cuốn sách này của một tác giả Pháp không thể đúng được, khi mô tả tính chân lý trong chủ đề của cuốn sách vào cùng thời kỳ này.

Cũng như cuốn "Thượng Đế và Khoa học" của ba vị viện sĩ Hàn lâm khoa học Pháp. Bàn thì rất rộng, cuối cùng kết luận lại mơ hồ.

Ba vị viện sĩ này viết cuốn sách sau tác giả Pierre Teilhard de Chardin ngót 30 năm. Vậy mà còn chưa thể hòa giải giữa tôn giáo và khoa học. Tôi tin rằng tác giả Pierre Teilhard de Chardin chắc chỉ mới đặt vấn đề và giải quyết chưa hoàn chỉnh.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giấu báu vật văn hóa trên mặt trăng

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 08h20' ngày 03/06/2014

Mặt trăng đang trở thành “đảo châu báu”, nơi được chọn là địa điểm cất giấu những tài liệu cổ quý hiếm của các nền văn hóa trong trường hợp xảy ra tận thế.

Vào đêm Giáng sinh năm 1968, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã làm bùng nổ cơn giận dữ của những người vô thần khi các phi hành gia trên tàu con thoi Apollo 8 đọc những dòng trên sách Sáng thế trong lúc bay quanh quỹ đạo mặt trăng. Gần 50 năm sau, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Israel đang lên kế hoạch gửi Ngũ thư Do thái giáo (kinh Torah) lên bề mặt chị Hằng. Cuộn giấy cói nổi tiếng ghi lại kinh Hebrew của người Do Thái có thể sẽ được phi thuyền mang lên mặt trăng cùng với các đồ vật quan trọng khác của nền văn minh trái đất, theo một phần nội dung của dự án Google Lunar Xprize. Đây là cuộc so tài giữa các công ty tư nhân trong nỗ lực gửi phi thuyền lên vệ tinh tự nhiên của địa cầu.

Theo trang tin New Scientist, nhóm chuyên gia tại Tel Aviv hy vọng sẽ gửi cuộn giấy cổ Sefer Torah lên bề mặt chị Hằng, và sau đó là bản kinh Vệ Đà của đạo Hindu và kinh Dịch. Chúng có thể sẽ lần lượt đổ bộ mặt trăng trong các khoang bảo vệ, cho phép những tài liệu quý này tồn tại hơn 10.000 năm nữa. “Đó là dự án tuyệt vời và hết sức ấn tượng”, trưởng nhóm Paul Aouizerate nói, “Chúng là những tài liệu cổ xưa nhất của trái đất, được tạo ra hơn 3.000 năm trước”. Để gây quỹ cho sứ mệnh, nhóm của ông đang hy vọng sẽ quyên được 20,5 triệu USD bằng việc sao chép lại từng chữ trong số 304.804 chữ trên kinh Torah và bán đấu giá cho các môn đồ.

Posted Image

Cuộn giấy cói ghi lại kinh Hebrew của người Do Thái - (Ảnh: mjaa.org.au)

Mục tiêu cuối cùng của dự án trên là đảm bảo một phần tinh túy của văn hóa trái đất có thể tồn tại trên mặt trăng trong tương lai lâu dài. Nếu địa cầu bị hủy diệt, chẳng hạn như chiến tranh hạt nhân hoặc tiểu hành tinh đâm vào bề mặt hành tinh xanh, phần di sản quan trọng của nhân loại sẽ không bị biến mất. Trước đây, nỗ lực trên đã từng được cân nhắc ở những mức độ khác nhau, với nhiều cơ quan và tổ chức lý luận rằng nhân loại cần tạo ra các “két sắt thời gian”, gìn giữ các nền văn hóa và xã hội trên trái đất. Trên thực tế, hai phi thuyền Voyager của NASA, hiện tiến đến không gian giữa các vì sao, đều mang theo cái gọi là “hồ sơ vàng”. Ống nhựa này chứa nhiều mẩu khác nhau của cuộc sống và văn hóa địa cầu, từ âm thanh của tự nhiên đến hình ảnh con người. Nếu được tìm thấy, nó sẽ là di sản của loài người trong vũ trụ xa xôi.

Trong khi đó, sứ mệnh lần này được lên kế hoạch sẽ theo một trong những tàu du hành tham gia cuộc thi Google Lunar XPrize lên mặt trăng. Ban đầu, nhóm của ông Aouizerate dự định chọn tàu đổ bộ do SpaceIL của Israel chế tạo, nhưng hợp tác thất bại. Mới đây, họ thử liên lạc với Đội mặt trăng Barcelona tại Tây Ban Nha nhưng vẫn chưa có thỏa thuận chính thức. Một thách thức khác nằm ở chỗ làm sao chế tạo được một khoang kín có thể duy trì nguyên trạng trong điều kiện khắc nghiệt trên mặt trăng. Ở phần có ánh sáng mặt trời, bề mặt chị Hằng có thể đạt đến 123°C vào ban ngày nhưng tụt xuống đến -173°C vào ban đêm. Nỗ lực của Cơ quan Không gian châu Âu để tạo ra khoang cất giữ kinh Torah trên mặt trăng đã thất bại, do thiết bị không chịu đựng nổi tình trạng thời tiết thay đổi quá nhanh và với tần suất cao.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên thế giới chứng kiến sự hòa hợp giữa tôn giáo với không gian. Như đã đề cập ở trên, các phi hành gia Apollo 8 đã đọc kinh Sáng thế khi trên quỹ đạo mặt trăng. Trong khi đó, Buzz Aldrin, phi hành gia trên tàu Apollo 11, đã thực hiện một nghi thức của Thiên Chúa giáo trước khi đặt chân xuống bề mặt chị Hằng vào tháng 7/1969. Và các nhà phi hành trên tàu Apollo 15 đã để lại kinh thánh trên thiết bị đáp khi rời khỏi mặt trăng vào tháng 7/1971.

Theo Thanh Niên

==============

Mục tiêu cuối cùng của dự án trên là đảm bảo một phần tinh túy của văn hóa trái đất có thể tồn tại trên mặt trăng trong tương lai lâu dài. Nếu địa cầu bị hủy diệt, chẳng hạn như chiến tranh hạt nhân hoặc tiểu hành tinh đâm vào bề mặt hành tinh xanh, phần di sản quan trọng của nhân loại sẽ không bị biến mất.

Giả sử nhân loại bị hủy diệt vì Ngày Tận thế, sau 10. 000 năm nữa, ai lên mặt trăng để lấy về? Còn về kinh Dịch - nếu quả thật cần được bảo vệ thì việc đầu tiên là hãy bảo vệ nền văn hóa truyền thống Việt. Chính nền văn hóa truyền thống Việt, hậu duệ của nền văn minh thứ V ở miền Nam sông Dương tử sẽ giải mã những bí ẩn của bộ kinh Dịch này. Thiên Sứ tôi có trách nhiệm với sự xác định điều này công khai ở đây.
6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 300 tụ điểm mại dâm công cộng tồn tại trên cả nước

19/06/2014 02:00

Bộ LĐ-TB-XH ngày 18.6 cho biết, 6 tháng đầu năm, tình hình tệ nạn mại dâm trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp, chưa giảm, có nơi gia tăng, hoạt động trá hình nên rất khó đấu tranh, phát hiện, xử lý.

Ngoài tập trung chủ yếu ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ, khu du lịch, mại dâm đã xuất hiện trở lại tại các tụ điểm mại dâm nơi công cộng, đường phố, các đường dây thông qua internet, mại dâm có yếu tố nước ngoài và mại dâm nam gia tăng.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, số người bán dâm ước tính khoảng 25.684 người, trong đó số có hồ sơ quản lý là 6.356 người (chiếm 25%). Tập trung đông nhất là ở khu vực Đông Nam bộ, khoảng 7.339 người, kế đến là đồng bằng sông Hồng, ước tính 5.760 người, đồng bằng sông Cửu Long có 4.645 người…

Đáng chú ý, trên toàn quốc hiện vẫn còn tồn tại hơn 300 tụ điểm mại dâm công cộng; 117.036 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, trong đó 8,9% số cơ sở nghi hoạt động mại dâm.

T.Hằng

=====================

Hơn 300 tụ điểm mại dâm công cộng tồn tại trên cả nước

Đáng chú ý, trên toàn quốc hiện vẫn còn tồn tại hơn 300 tụ điểm mại dâm công cộng

Mãi dâm mà có cả "công cộng" nữa thì không hiểu "Từ Điển Việt Nam" giải thích gì về cụm từ này? Híc!

Chữ với nghĩa. Choán wá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài Toán lớp 2 khiến người lớn chào thua

Bên cạnh một số ý kiến bất bình với đề Toán vô lý, có vài bình luận cho rằng đây là cái bẫy giáo viên đặt ra để thử thách sự thông minh của học sinh.

Ngày 25/6 trên diễn đàn dành cho giới trẻ, thành viên có tên Đồng Mạnh Nghĩa đã chia sẻ đề toán có nội dung như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Posted Image

Hình ảnh về bài toán lạ được in trong sách bài tập toán lớp 2. Người làm bỏ trống câu trả lời vì không tìm ra đáp án.Kèm theo hình ảnh về đề toán lạ là bình luận: "Các bạn giải hộ mình bài này với. Mình tự thấy mình dốt, học hết đại học mà không làm nổi bài toán lớp 2".

Hình ảnh chia sẻ về bài toán hỏi lạc đề nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

"Bài này chắc chuyên gia về toán học tầm cỡ thế giới cũng phải bó tay. Quá khó quá nguy hiểm!", "Hỏi kiểu gì vậy?", "Toán sao có khác, khó ghê!"

Bên cạnh nhiều người lắc đầu chào thua với câu câu hỏi hóc búa phi lý của bài toán, nhiều thành viên khác thi nhau đưa ra đáp án theo những suy luận hài hước, chọc cười khác nhau.

"Bài toán đố mẹo. Ta có thể giải như sau: trên thuyền có 45 con cừu. 5 con rơi xuống biển. Mà lại hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Từ đó suy ra. Ông 40 tuổi và bằng với số cừu. Ông còn thì thuyền còn và cừu cũng còn" - Phạm Mình Hùng góp ý.

Thậm chí có người cho rằng đây là bài toán để tìm học sinh thông minh, biết phát hiện sự vô lý của vấn đề.

Bạn Trung Minh nói: "Câu này câu bẫy, đáp án là : Đề bài không đủ thông tin để giải, hồi nhỏ mình học cô giáo cũng hay lừa mấy em như thế này".

http://news.zing.vn/...post429843.html

===========================

Phải chang đây là một nét của cải cách giáo dục?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài Toán lớp 2 khiến người lớn chào thua

Bên cạnh một số ý kiến bất bình với đề Toán vô lý, có vài bình luận cho rằng đây là cái bẫy giáo viên đặt ra để thử thách sự thông minh của học sinh.

Ngày 25/6 trên diễn đàn dành cho giới trẻ, thành viên có tên Đồng Mạnh Nghĩa đã chia sẻ đề toán có nội dung như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Posted Image

Hình ảnh về bài toán lạ được in trong sách bài tập toán lớp 2. Người làm bỏ trống câu trả lời vì không tìm ra đáp án.Kèm theo hình ảnh về đề toán lạ là bình luận: "Các bạn giải hộ mình bài này với. Mình tự thấy mình dốt, học hết đại học mà không làm nổi bài toán lớp 2".

Hình ảnh chia sẻ về bài toán hỏi lạc đề nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

"Bài này chắc chuyên gia về toán học tầm cỡ thế giới cũng phải bó tay. Quá khó quá nguy hiểm!", "Hỏi kiểu gì vậy?", "Toán sao có khác, khó ghê!"

Bên cạnh nhiều người lắc đầu chào thua với câu câu hỏi hóc búa phi lý của bài toán, nhiều thành viên khác thi nhau đưa ra đáp án theo những suy luận hài hước, chọc cười khác nhau.

"Bài toán đố mẹo. Ta có thể giải như sau: trên thuyền có 45 con cừu. 5 con rơi xuống biển. Mà lại hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Từ đó suy ra. Ông 40 tuổi và bằng với số cừu. Ông còn thì thuyền còn và cừu cũng còn" - Phạm Mình Hùng góp ý.

Thậm chí có người cho rằng đây là bài toán để tìm học sinh thông minh, biết phát hiện sự vô lý của vấn đề.

Bạn Trung Minh nói: "Câu này câu bẫy, đáp án là : Đề bài không đủ thông tin để giải, hồi nhỏ mình học cô giáo cũng hay lừa mấy em như thế này".

http://news.zing.vn/...post429843.html

===========================

Phải chang đây là một nét của cải cách giáo dục?

Dễ thế mà cũng không trả lời được. Đúng là dốt toán!

Trên thuyền còn lại một con bò.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài Toán lớp 2 khiến người lớn chào thua

Bên cạnh một số ý kiến bất bình với đề Toán vô lý, có vài bình luận cho rằng đây là cái bẫy giáo viên đặt ra để thử thách sự thông minh của học sinh.

Ngày 25/6 trên diễn đàn dành cho giới trẻ, thành viên có tên Đồng Mạnh Nghĩa đã chia sẻ đề toán có nội dung như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Posted Image

Hình ảnh về bài toán lạ được in trong sách bài tập toán lớp 2. Người làm bỏ trống câu trả lời vì không tìm ra đáp án.Kèm theo hình ảnh về đề toán lạ là bình luận: "Các bạn giải hộ mình bài này với. Mình tự thấy mình dốt, học hết đại học mà không làm nổi bài toán lớp 2".

Hình ảnh chia sẻ về bài toán hỏi lạc đề nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.

"Bài này chắc chuyên gia về toán học tầm cỡ thế giới cũng phải bó tay. Quá khó quá nguy hiểm!", "Hỏi kiểu gì vậy?", "Toán sao có khác, khó ghê!"

Bên cạnh nhiều người lắc đầu chào thua với câu câu hỏi hóc búa phi lý của bài toán, nhiều thành viên khác thi nhau đưa ra đáp án theo những suy luận hài hước, chọc cười khác nhau.

"Bài toán đố mẹo. Ta có thể giải như sau: trên thuyền có 45 con cừu. 5 con rơi xuống biển. Mà lại hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Từ đó suy ra. Ông 40 tuổi và bằng với số cừu. Ông còn thì thuyền còn và cừu cũng còn" - Phạm Mình Hùng góp ý.

Thậm chí có người cho rằng đây là bài toán để tìm học sinh thông minh, biết phát hiện sự vô lý của vấn đề.

Bạn Trung Minh nói: "Câu này câu bẫy, đáp án là : Đề bài không đủ thông tin để giải, hồi nhỏ mình học cô giáo cũng hay lừa mấy em như thế này".

http://news.zing.vn/...post429843.html

===========================

Phải chang đây là một nét của cải cách giáo dục?

Dễ thế mà cũng không trả lời được. Đúng là dốt toán!

Trên thuyền còn lại một con bò.

Đây là một dạng cùng loại với thứ tư duy toán học thể hiện ở chia 2622 năm trị vì của XVIII thời Hùng Vương cho 18 vị vua, thành con số 145 năm cho tuổi thọ của mỗi ông vua, rồi lu loa lên rằng: không có "cơ sở khoa học".

Nhưng thứ tư duy "ở trần đóng khố" đó lại được "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và 'cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ. Bởi vậy không loạn cào cào cả cái thế giới này lên sao được.

Ngay cả khi người Trung Quốc láo xược, khi tuyên bố đi đâu trên đất Việt Nam cũng chỉ thấy toàn văn hóa Trung quốc thì những cái đầu đất sét đó vẫn chưa tỉnh ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠI MỘT BÀI TOÁN SAI

===========================

Giải mã ký tự bí ẩn trên nhà lòe loẹt nhất Hồ Tây

(Kienthuc.net.vn) - Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói như màu cờ Việt Nam, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông".

Những ai đi qua đường Lạc Long Quân (đoạn gần đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi ấn tượng và ngoái nhìn một ngôi nhà có thiết kế hết sức độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông", cửa ra vào được thiết kế như cổng thành...

Nhưng ít ai biết rằng, ngôi nhà dường như lòe loẹt nhất trên đất vàng Tây Hồ này là trụ sở của một công ty, đồng thời cũng là nhà hàng của công ty này. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý bán hàng của nhà hàng có tên "Việt Square" này cho hay: Ngôi nhà được xây dựng với mục đích khôi phục lại một phần lịch sử của dân tộc thông qua không gian ấm cúng, đậm chất thuần Việt.

Posted Image

Ngôi nhà gây chú ý với màu sơn đỏ rực rỡ trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Hải Sơn.

Theo anh Hùng, có lẽ điểm thu hút nhất của ngôi nhà và khiến nhiều người thắc mắc nhất chính là 3 dòng chữ được treo ở cửa chính và 2 cửa phụ của ngôi nhà. Không phải ngẫu nhiên mà 3 dòng chữ này được treo lên ở đây. Theo giải thích của anh Hùng thì "Xích Qủy" là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, phương Nam là nơi văn minh. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hãn Mạn Tử hiệu đính, Nhà xuất bản Trường Thi xuất bản năm 1932), tục truyền "Xích Qủy" là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam vào thời Kinh Dương Vương.

Posted Image

Những dòng chữ khó hiểu treo trên mặt tiền của ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.

Còn "Bách Việt" là các tộc người Việt Cổ. Theo một số sách cổ sử, các tộc người này lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam (bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam). Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông.

Posted Image

Lá cờ Tổ quốc luôn được treo trước ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn.

Trong khi đó, theo lý giải của anh Hùng thì "Thần Nông" theo huyền thoại là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, đồng thời cũng là ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. "Thần Nông" giúp con người có cuộc sống no đủ. Ba từ này hợp lại, không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà còn cho thấy mong muốn đất nước luôn lo ấm. Từ những ý nghĩa của 3 cụm từ trên, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn khôi phục hình ảnh lịch sử của dân tộc và để người dân thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam tồn tại gần 2.800 năm lịch sử. Đây cũng là một trong những cách thể hiện lòng yêu nước của chủ nhà. Cũng vì lẽ đó, ngôi nhà chọn màu sơn cực bắt mắt và nổi bật là màu sơn đỏ, đây cũng là màu tượng trưng cho ngôi sao "Xích Qủy", ngôi sao đẹp gắn liền với đất nước và con người Việt Nam.

Posted Image

Không gian thuần Việt, ấm cúng bên trong ngôi nhà.

Kể từ khi thi công, phải mất 6 tháng ngôi nhà mới được hoàn thiện. Từ các vật liệu sắt thép lắp ghép, vật liệu cách nhiệt và chống cháy, ngôi nhà được hoàn chỉnh trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Chị Hân, người kinh doanh phế liệu ngay bên cạnh ngôi nhà cho hay: "Nhiều người đến bán phế liệu chỗ tôi cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà này. Bởi ngôi nhà quá rực rỡ và thoạt nhìn thì thấy nó kiên cố như một lô cốt. Bên trong nhà được trang trí rất đẹp. Tôi rất thích những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc trong đó". Còn anh Hoàng, chuyên sửa chữa khóa cũng gần ngôi nhà cho biết: "Nhìn vậy thôi chứ bên trong nhà họ bày trí đẹp lắm, nhìn sang trọng và ấm cúng lắm. Nghe nói ông chủ muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam tới nước ngoài". Trong khi đó, nói về công trình thuộc hàng "độc" của công ty mình, anh Hùng không khỏi hào hứng: Tuy chỉ rộng 400 m2 nhưng sức chứa của ngôi nhà này có thể lên tới 200 người. Nội thất được bày trí sang trọng nhưng cũng hết sức lãng mạn, ấm cúng. Với tiêu chí là điểm tham quan hấp dẫn với du khách bốn phương để giới thiệu về nét văn hóa Việt Nam, ngôi nhà được bày trí tới 400 chiếc đèn lồng Hội An đủ màu sắc và cùng nhiều chiếc nón lá được treo trên trần gỗ. Sàn nhà cũng đậm chất dân tộc với các phên tre, chiếu tre. Toàn bộ bàn ghế bên trong ngôi nhà được chủ nhân sử dụng chất liệu gỗ, bọc da. Để làm mới và sinh động thêm không gian, chủ nhân không bao giờ quên trang trí thêm hoa tươi ngay cửa ra vào và trên các bàn, các kệ. Theo anh Hùng, ngôi nhà còn đạt được các yếu tố về phong thủy vì mọi đồ vật đều được bày trí hài hòa, tiện lợi và tạo ra sự lưu thông không khí trong ngôi nhà. Trong tương lai, nhiều công trình đậm bản sắc dân tộc như ngôi nhà đỏ sẽ được xây dựng khi công ty phát triển ở nhiều địa phương, theo lời anh Hùng.

Hải Sơn

===========================

Còn "Bách Việt" là các tộc người Việt Cổ. Theo một số sách cổ sử, các tộc người này lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam (bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam). Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay).

Từ những ý nghĩa của 3 cụm từ trên, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn khôi phục hình ảnh lịch sử của dân tộc và để người dân thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam tồn tại gần 2.800 năm lịch sử.

Quí vị và anh chị em thân mến.

Rõ ràng: 2879 TCN + 2014 không thể thành 2800 năm lịch sử. Nhưng họ vẫn viết như vậy, bất chấp cả chân lý tối thiểu là một con toán cộng, mang tính quy ước thuần túy.

Đây là báo điện tử với danh xưng "Kiến thức".net còn như vậy và tự mâu thuẫn với mình. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" của sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhằm mục đich gì - khi mà cái "cơ sở khoa học" tối thiểu là con tính cộng, cũng không có?

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo

Thứ hai, 16/6/2014 | 18:00 GMT+7

Tác phẩm nằm trong danh sách "100 cuốn sách tâm linh hay nhất" vừa được phát hành tại Việt Nam, trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ.

Nhóm tác giả Việt Nam làm sách kỷ yếu về hạt Higgs

Cha đẻ của Hiện tượng con người là Pierre Teilhard de Chardin - một học giả người Pháp. Ông vừa là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng (tham gia khám phá vượn người Bắc Kinh), vừa là một nhà nghiên cứu triết học, thần học, đồng thời là một linh mục dòng Tên.

Posted Image

Bìa sách Hiện tượng con người.

Hiện tượng con người trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần, và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo.

Lam Thu

=============

Nếu hóa giải được mâu thuẫn giữa con người và tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng) thì nó đã trở thành một bộ phận của Lý thuyết thống nhất. Cuốn sách này không có khả năng làm được điều đó. Vì nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại vào những năm 30 của thế kỷ trước, chưa thể làm được điều này (Ngay cả bây giờ cũng chưa).Lão Gàn chắc chắn như vậy. Đây chỉ là sự ngộ nhận. Bởi vì, nếu khoa học và tâm linh hòa giải được thì các lý thuyết và tri thức khoa học phải giải thích được các tương tác của tâm linh với những hiện tượng tồn tại khách quan của vật chất. Nhưng tiếc thay! Làm gi có cái gọi là "tâm linh " mà tương tác.Sai lầm ngay từ khái niệm.

Lão Gàn sẽ tìm mua cuốn sách này và chỉ ra sai lầm của nó. Mặc dù chưa xem.

Lão Gàn không chém gió vấn đề này. Khi có và xem xong cuốn này, thì Lão Gàn sẽ đưa vào mục "Lý học và khoa học hiện đại" để phân tích chủ đề và luận cứ của cuốn sách sai, chứng tỏ Lão Gàn rất nghiêm túc.

=================

PS: Vào những năm 30 của thế kỷ trước, ngay cả Viện Hàn Lâm Pháp quốc còn trao bằng tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa, khi ông này dùng Kinh Dịch dể xác định "Có hành tinh thứ X". Nhưng thực tế qui ước đến nay thì ông Lưu Tử Hoa sai: Hành tinh thứ IX còn hoài nghi thì lấy đâu ra hành tinh thứ X?! Điều này chứng tỏ kiến thức về vũ trụ vào những năm 30 của thế kỷ trước chưa hoàn chỉnh - thì cuốn sách này của một tác giả Pháp không thể đúng được, khi mô tả tính chân lý trong chủ đề của cuốn sách vào cùng thời kỳ này.

Cũng như cuốn "Thượng Đế và Khoa học" của ba vị viện sĩ Hàn lâm khoa học Pháp. Bàn thì rất rộng, cuối cùng kết luận lại mơ hồ.

Ba vị viện sĩ này viết cuốn sách sau tác giả Pierre Teilhard de Chardin ngót 30 năm. Vậy mà còn chưa thể hòa giải giữa tôn giáo và khoa học. Tôi tin rằng tác giả Pierre Teilhard de Chardin chắc chỉ mới đặt vấn đề và giải quyết chưa hoàn chỉnh.

Tôi mới nhận được cuốn sách này sáng nay, do Hoàng Triều Hải mua tặng. Mặc dù tôi mới chỉ tranh thủ xem được 100 trang đầu, trong lúc ngồi chờ ở sân bay. Rất hay! Tôi nghĩ những ai muốn tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương, trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại, cần có cuốn sách này.

Có nhiều nhận xét của tác giả rất trùng hợp với các nguyên lý của Lý học và có thể làm dẫn chứng cho việc không có sự sống ngoài Trái Đất. Tôi chưa xem hết cuốn sách. Nhưng chỉ cần 100 trang đầu đủ để rất đáng mua xem.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Cha đẻ” bài toán “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” gây tranh cãi lên tiếng

Thứ Hai, 30/06/2014 - 00:25

Gần đây, một bài toán lớp 2 khiến dư luận chú ý, tranh cãi bởi cách ra đề khá lạ. Bên cạnh những ý kiến trái chiều, có người còn cho rằng, bài toán "đầu cừu, đuôi thuyền trưởng" này chỉ là một trò đùa vui trên mạng.

>> Dân mạng tranh cãi về bài toán lớp 2 đánh đố học trò

Bài toán như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?". Tuy nhiên, thực tế, đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn.

Posted Image

Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực.

Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực cho biết, cách ra đề kiểu này không phải là mới, lạ với thế giới. Vì đối với những người dạy học Toán, bài toán “Tuổi thuyền trưởng” đã trở thành kinh điển, không ai không biết.

Bên cạnh đó, nếu chú ý, có thể thấy bài toán được đánh dấu (*) - tức là bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài.

"Thường để cho “yên tâm” và “an toàn”, cả tác giả và Nhà xuất bản ở Việt Nam ít khi mạnh dạn chấp nhận kiểu đề toán ra theo dạng này.

Nhưng, theo quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và của Bộ GD-ĐT, tôi đã đề nghị Nhà xuất bản chấp nhận ra đề kiểu này và tôi đã được ủng hộ.

Trong một bài toán có 2 phần là những cái đã cho và cái phải tìm (câu hỏi của bài toán). Câu hỏi của bài toán này không đúng vì trong các dữ kiện không có yếu tố nào liên quan đến tuổi thuyền trưởng.

Tác giả cố tình vi phạm để tập cho trẻ thói quen đọc kỹ đề, phân biệt cái đã cho và cái phải tìm trước khi giải bài toán.

Cũng xin lưu ý thêm rằng, trong sách bên cạnh câu hỏi còn có phần gợi ý giải; và đáp án bài toán này trong sách có ghi rõ là: "Không giải được vì đề toán sai. Tôi mong rằng, Bộ GD-ĐT cũng như các Nhà xuất bản và đặc biệt là bậc cha mẹ học sinh ủng hộ tác giả viết sách theo tư duy đổi mới, mà trước hết hướng vào khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã được xác định là khâu đột phá." - Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực bày tỏ.

Posted Image

Đề bài

Posted Image

...và bài giải của bài toán gây tranh cãi.

Hiện nay, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy viết sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong công cuộc đổi mới GD-ĐT lần này.

Từ hiện tượng bài toán lớp 2 gây tranh cãi, cho thấy phần nhiều độc giả thể hiện quan điểm ủng hộ việc đã đến lúc chúng ta không thể theo thói quen cũ bắt học sinh chỉ có một lựa chọn thuần nhất, thụ động trong việc tiếp nhận tri thức.

Với trường hợp cụ thể này, theo lẽ thông thường, trước khi tranh luận, chúng ta nên trấn tĩnh, chí ít là tìm xem trong cuốn sách đó có phần đáp án không, và đáp án trả lời thế nào rồi sau mới bàn.

Theo Hiếu Nguyễn

Giáo dục & Thời đại

====================

Thì ra bài toán này là có thật, chứ không phải trò đùa của dân mạng.

Lời giải bài toán của tôi vẫn là: Trên thuyền còn lại một con bò.

Tất nhiên theo tinh thần phương pháp luận của tác giả thì tôi giải thích lời giải của tôi, rằng: đây là một cách giải nhằm rèn luyện kỹ năng về tính trào phúng, dí dỏm cho các em và tính hợp lý trong mối quan hệ tương quan. Do đó, với cách đặt vấn đề đó thì cách giải có kết quả như vậy.

Thực ra, tôi rất không tán thành cách dậy trẻ em trong một chương trình chính thống với một bài toán đố như vậy.

Cách giải thích của tác giả không ổn. Bởi vì, đây là một chương trình chính thống với trẻ em còn nhỏ (Lớp 2). Do đó, các cháu sẽ không thể đủ khả năng để nghĩ rằng đây là một bài toán với đầu bài sai. Ngay cả phụ huynh các cháu cũng không hề nghĩ như vậy, cho đến khi tác giả giải thích. Ngược lại, các cháu sau khi xem bài toán bất hợp lý trong một chương trình chính thống, sẽ cảm ứng về việc người lờn đã dạy sai. Tất nhiên nó sẽ gây ấn tượng xấu về người lớn với trẻ em.

Để tạo tính tập trung tư tưởng, tìm tòi, khám phá, ông cha ta đã có hàng trăm, hàng ngàn câu đố dành cho trẻ em - nhưng những câu đố này không nằm trong chương trình dạy học chinh thống. Thí dụ:

"Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng. Đố là con gì?"(Con ruồi), hoặc: "Hai gươm đi trước, tám giáo đi sau. Hỏi mày đi đâu? Tao đi đội gạch"(Con cua)....

Những câu đố như vậy, trong văn hóa truyền thống Việt, không chỉ để cho trẻ em Việt tập trung tư duy, quan sát đầu bài - như ông Thực nói - mà còn khiến các em phải liên hệ và quan sát cuộc sống quanh ta. Tức có hiểu biết và tập suy luận giữa những hình tướng của sinh vật và liên hệ với câu đố. Một thí dụ khác về câu đố hiện đại của trẻ em Việt, có tính kế thừa truyền thống văn hóa Việt, mà tôi còn nhớ - có nội dung gần giống bài toán trên, nhưng hay hơn nhiều, là:

"Trên một cành cây có 5 con chim, người đi săn bắn chết 2 con. Hỏi trên cành cây còn mấy con?"

Tất nhiên, mọi đứa trẻ con đều nhanh nhẩu trả lời (Trong đó có tôi): Còn ba con!

Lời giải của bọn trẻ con chúng tôi bị coi là sai. Bởi vì câu trả lời là: Trên cành cây không còn con chim nào. Do chúng nó bay đi hết sau khi bị người thợ săn bắn chết đồng loại.

Câu đố này với thể loại và cách ứng dụng của nó, không khác mấy với bài toán 45 con cừu trên, nhưng không làm phá tính hợp lý trong bài học toán của trẻ em (Vẫn 5 - 2 = 3). Nó vẫn bảo đảm tính hợp lý khi giải bài toán và làm cho các em "quan sát kỹ đầu bài" như ý tưởng của nhà giáo trong bài trên, khi hỏi rõ "Trên cành cây còn mấy con" .

Bởi vậy, trong cuộc đổi mới giáo dục này, tôi nghĩ cụ Thực nên kết hợp với truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Với nền văn hiến Việt thì phương pháp làm cho thế hệ sau có khả năng suy luận với một tư duy logic và phải quan sát kỹ đầu bài, xuất xắc hơn nhiều cách tư duy của quý vị. Mặc dù nó có thể gọi là rất cổ điển.

Nhưng có lẽ vì là "canh tân", nên nó không thích hợp với tư duy "cổ điển", cho nên, nó ít được chú ý.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng thống Obama đưa cả đầu bếp Nhà Trắng sang châu Á

30/06/2014 11:47 (GMT + 7)

TTO - Để thay đổi nhận thức của thế giới về ẩm thực của Mỹ đồng thời nhằm phát triển ngành du lịch ẩm thực của nước này, tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định cử các bếp trưởng danh tiếng, trong đó có đầu bếp làm việc tại Nhà Trắng đến một số nước châu Á.

Posted Image

Đệ nhất Phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama dặn dò các đầu bếp của Nhà Trắng chuẩn bị cho một buổi tiệc - Ảnh: wordpress

Theo quyết định của tổng thống Obama, vốn nổi tiếng ưa chuộng nghệ thuật nấu ăn lành mạnh, năm bếp trưởng thuộc "American Chefs Corps", nhóm đại sứ ẩm thực được bộ Ngoại giao Mỹ thành lập vào năm 2012, sẽ đến nhiều nước châu Á khác nhau để thực hiện các bữa tiệc kỷ niệm lễ quốc khách Mỹ diễn ra ngày 4-7-2014.

Trong số các bếp trưởng có nhiệm vụ quảng bá ẩm thực Mỹ ở châu Á trong dịp này, có bếp trưởng Nhà Trắng Sam Kass, đồng thời là cố vấn của Đệ nhất Phu nhân tổng thống Michelle Obama trong chiến dịch chống nạn béo phì ở trẻ em. Nơi đến của bếp trưởng Sam Kass là thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Bốn bếp trưởng khác đang điều hành các nhà hàng danh tiếng tại Austin, Boston, Chicago và New Orleans sẽ giới thiệu ẩm thực Mỹ tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Canberra (Úc), Đài Bắc (Đài Loan) và Tokyo (Nhật).

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là sự kiện khởi đầu cho một chiến dịch tiến hành suốt cả năm nhằm thúc đẩy "sự trao đổi đa văn hóa thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm trong ẩm thực" trước khi diễn ra cuộc triển lãm World Expo tổ chức tại Milan (Ý).

Theo tổng thống Obama, năm đại sứ ẩm thực này sẽ giúp nâng tầm ẩm thực của Mỹ và khiến du khách tìm đến du lịch ẩm thực Mỹ nhiều hơn trong thời gian tới.

Tổng thống Mỹ từng đặt mục tiêu nước Mỹ sẽ đón 100 triệu lượt du khách nước ngoài vào năm 2012, khá xa con số 70 triệu lượt khách được ghi nhận trong năm ngoái. Và châu Á đang là nguồn khách du lịch lớn của Mỹ.

Năm 2013, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và Nhật nằm trong số 10 nước có lượng du khách đến Mỹ nhiều nhất.

BÌNH AN (Theo AFP)

==================

Khi hãng thức ăn nhanh nổi tiếng của Hoa Kỳ McDonald's đến Việt Nam, tôi đã viết một bài phân tích về sự phong phủ của thức ăn nhanh Việt Nam với kết luận: Nếu McDonald's muốn thành công ở Việt Nam thì phải hòa nhập với cuộc sống văn hóa Việt. Đến nay sự dự báo trên cơ sở phân tích đời sống ẩm thực Việt của tôi đang chứng tỏ sự đúng đắn của nó: các cửa hàng McDonald's ngày càng ít khách.

Ẩm thực Việt, chỉ tình riêng mặt thức ăn nhanh, cực kỳ phong phú, đa dạng và ...phục vụ rất chu đáo, đến từng con hẻm.

Có thể nói rằng, trên thế giới này, nếu cần phải xác định nghệ thuật ẩm thực đa dạng, phong phú, sáng tạo và ngon miệng đứng đầu phải là dân tộc Việt. Dân tộc duy nhất trên thế giới sử dụng lương thực chế tác thành một di sản và là một biểu tượng trong văn hóa truyền thống: Đó chính là chiếc bánh chưng, bánh dày.

Tất cả các dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới, duy nhất có dân tộc Việt có biểu tượng văn hóa truyền thống bằng thực phẩm.

Điều này không có gì khó hiểu, khi một dân tộc với danh xưng văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

Hoa Kỳ quan tâm đến nghệ thuật ẩm thực Châu Á mà không tìm hiểu ầm thực Việt thì sẽ là một khỏng trống rất lớn về tri thức sưu tầm được, mà còn là thiếu hẳn một sự minh triết về phương pháp tạo những món ăn độc đáo trong cuộc sống của con người, từ những sản phẩm đơn giản nhất, nhưng không kém phần hấp dẫn cho mọi hoàn cảnh sống của con người.

Nếu quả thật đây là điều quan tâm của nền văn minh Hoa Kỳ thì tôi hy vọng sẽ chứng minh điều đó.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Toán học nói gì về kiểu đề “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”?

Thứ Ba, 01/07/2014 - 06:45

(Dân trí) - Trước việc dư luận cho rằng các ra đề theo kiểu “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” là không phù hợp với học sinh lớp 2 thì các chuyên gia toán học cho rằng: Kiểu ra đề không có gì là mới trong giới toán học. Tác giả chỉ muốn rèn tư duy về logic toán cho học sinh.

TS Lê Thống Nhất chia sẻ: Tôi đã theo dõi dư luận về bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” ngay từ những ý kiến đầu tiên trên mạng. Tôi hiểu là nhiều người rất khó chịu với đề toán này, thậm chí còn phê phán tác giả của đề toán rất nặng nề.

Posted Image

Bài toán lớp 2 "gây bão" trong dư luận.

Chuyện bài toán có “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo” gây một cảm giác khó chịu cho người đọc và ai cũng thấy rất rõ : Làm sao mà biết được tuổi của vị thuyền trưởng? Tuy nhiên, khi nhìn bài toán này dưới một loạt các bài toán trước đó thì tôi mới nhận ra “thâm ý sư phạm” của tác giả và tôi ủng hộ “thâm ý” này. Vì sao? Các bài toán ở trên đều là các bài toán mà chỉ cần làm một phép tính trừ số lớn cho số nhỏ ở giả thiết chúng ta sẽ có đáp số cho bài toán. Một tình huống sư phạm có thể xảy ra: Học sinh không đọc kỹ đề bài và vẫn làm máy móc theo các bài trước để đi đến kết luận tuổi của vị thuyền trưởng là 45 - 5 = 40 (tuổi). Những học sinh đọc kỹ đề bài sẽ bị “hoang mang” vì “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo”.

Tuy nhiên, nếu học sinh vững vàng thì sẽ kết luận : Không thể biết được tuổi của vị thuyền trưởng vì các giả thiết về những chú cứu không liên quan tới tuổi của vị thuyền trưởng. Đây là bài làm đúng nhất của bài toán này.

Tôi không đồng ý với kết quả mà tác giả ghi trong sách: Không giải được vì bài toán sai. Bởi vì bài toán có sai đâu mà bài toán chỉ dẫn đến ta không biết được chính xác tuổi của vị thuyền trưởng hay nói cách khác bài toán có vô số kết quả như là ta giải một phương trình nào đó mà ra rất nhiều nghiệm. Tóm lại: bài toán không sai - đây là “cái bẫy nhỏ” để một số học sinh “sập bẫy” để từ đó nhắc nhở học sinh cần đọc kỹ từng đề bài khi giải toán, không máy móc theo những bài trước đó.

Posted Image

Bài giải của bài toán gây tranh cãi.

Cũng theo TS Lê Thống Nhất, với học sinh tiểu học, bài toán kiểu này vẫn phù hợp, tuy nhiên không nên đưa ra nhiều lần. Bởi chỉ cần một lần là đủ để học sinh cảnh giác.

Với các cấp học cao hơn thì chúng ta vẫn gặp những bài toán mà trong đó chứa những giả thiết “gây nhiễu” - những giả thiết mà không liên quan tới kết luận của bài toán. Học sinh phải tỉnh táo để không tập trung vào những giả thiết kiểu này. Những bài toán có giả thiết “gây nhiễu” vẫn nên tồn tại trong các bài kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên người ra đề phải khéo léo tinh vi để độ “gây nhiễu” khó bị phát hiện và khi đó sẽ có bài toán hay.

Những giả thiết “gây nhiễu” mà thô, mà dễ phát hiện sẽ làm cho bài toán không hay nữa. Bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” rơi vào tình trạng “gây nhiễu” thô nên bài toán không hay tuy không sai. Mức độ thô của giả thiết này đã tạo ra những phản ứng trong dư luận trong những ngày vừa qua.

Nhìn nhận dưới một góc độ khác, PGS Văn Như Cương cho rằng: “Đối với toán học thì những bài toán như vậy không phải là hiếm gặp. Ở đây chúng ta chỉ cần nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh. Vấn đề mấu chốt là khi thầy cô giáo đưa ra những dạng bài này thì cần phải có những gợi ý hoặc đã từng nhắc nhở các em trước đó, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học”.

Nguyễn Hùng (ghi)

===============

Đến TS Toán và một nhà giáo khả kính như PGS Văn Như Cương mà còn cho rằng bài toán này "nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh" thì Lão Gàn chỉ còn cách ngửa mặt lên trời mà than rằng:

"Phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì nền giáo dục Việt Nam không thể có một cuộc cải cách nào thành công". Không phải bây giờ Lão Gàn mới nói, mà nói từ 2006.

Vâng! Thưa PGS Văn Như Cương. Có thể ông Thực có ý nghĩ đó khi đưa bài toán này vào chương trình SGK, Nhưng ông ta đã thực hiện ý tưởng bằng một phương pháp sai. Học sinh lớp 2 không thể dám cho rằng đầu bài sai, khi với lứa tuổi của chúng nó luôn thần tượng thày cô giáo. Hơn nữa lại là sách giáo khoa. Bởi vậy, tổ tiên ta chỉ đưa những bài toán đố loại này vào mục câu đố bên ngoài chương trình. Nói theo ngôn ngữ hiện đại gần đúng là "chương trình ngoại khóa".

Chúng ta giả sử có một em học sinh thông minh nào đó, phát biểu: "Thưa thày/ cô đầu bài sai ạ". Vậy thì tư duy logic sẽ thể hiện ở chỗ nào khi cái đầu bài sai là hiển nhiên, không cần một suy luận logic? Còn nếu nó không đủ thông minh và cả can đảm để nói đầu bài sai, thì các cháu sẽ không hiểu tại sao lại có cái bài toán kiểu này. Và từ đó, tất cả các đầu bài sai - dù cho là tại lỗi đánh máy - thì đều được coi là thể nghiêm tư duy logic sao?

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mắc uốn ván, cháu bé H’Mông thoi thóp trên giường bệnh

(Dân trí) – Đôi chân bé nhỏ của cậu bé H’Mông còn chưa kịp bước đi ở kiếp làm người thì đã phải đối mặt với “lưỡi hái tử thần”. Cháu đang kiên cường chống chọi với bệnh tật, nhưng cảnh nghèo của gia đình có thể sẽ là dấu chấm hết cho hài nhi bé bỏng.

Tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc trẻ em, chiếc máy thở đặt cạnh lồng ấp vẫn “tút… tút” đều nhịp, cơ thể bé bỏng nằm lọt thỏm trên giường bệnh thi thoảng lại giật lên bần bật. Ánh mắt không khỏi lo lắng của các y bác sĩ liên tục dõi về phía bệnh nhi đặc biệt. Cháu là Sùng Văn Dương (20 ngày tuổi, thuộc đồng bào H’Mông ngụ tại tỉnh Đắk Nông).

Posted Image

Bé Dương chập chờn mê, tỉnh trên giường bệnh

BS Nguyễn Thị Mỹ Tiên, người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết: “Bé được bệnh viện địa phương chuyển đến khi mới 4 ngày tuổi, với các biểu hiện gồng giật liên tục, sốt cao thở co kéo. Trước nguy cơ bệnh nhi có thể ngưng thở bất kỳ lúc nào, chúng tôi đã đặt nội khí quản hỗ trợ thở máy. Qua biểu hiện lâm sàng và các kết quả kiểm tra trên bệnh nhi cho thấy cháu bị uốn ván sơ sinh rất nặng. Nguyên nhân chính là do người mẹ không được chích ngừa khi mang thai, lúc chào đời bệnh nhi bị bà đỡ dùng kéo không được vô trùng cắt rốn khiến vi trùng gây bệnh xâm nhập.”

Nhìn con nằm bất động trên giường bệnh, nhiều dây truyền dịch, truyền máu chạy ngang dọc khắp cơ thể, người mẹ trẻ Giàng Thị Tàng (19 tuổi) còn ngỡ ngàng trước tai họa ập đến với đứa con đầu lòng. Tàng cho biết: “Nhà ở vùng sâu, cách bệnh xá xã hàng chục cây số nên từ khi mang thai đến lúc sinh con, em không đi khám lần nào. Người H’Mông chúng em có thói quen tự sinh, tự dưỡng nên em cũng chẳng biết là cần phải đi kiểm tra để theo dõi em bé từ lúc còn trong bụng.”

Sự thiếu hiểu biết từ người mẹ cùng với thói quen lạc hậu của đồng bào miền cao đã vô tình mang đến tai họa cho sinh linh bé bỏng. “Ngày vợ chuyển dạ sinh, em nhờ mẹ và bà mụ trong thôn đến đỡ giúp. Thằng bé sinh tại nhà, cất tiếng khóc oang oang, ai cũng vui mừng. Bà mụ dùng kéo vợ chồng em vẫn hay cắt vải và cắt tóc để cắt rốn cho con em. Hai ngày đầu nó bú khỏe, ngủ ngoan nhưng sang ngày thứ 3 nó không bú được sữa cho nước uống thì bị sặc, nó khóc cả ngày, đêm đến thì lên cơn co giật.” Anh Sùng A Dí (25 tuổi, cha bé Dương) cho biết.

Posted Image

Người mẹ trẻ xót xa nhìn con thơ thoi thóp chiến đấu với bệnh tật

Vợ chồng Dí không phải người bản xứ bên dòng SêRêPốk. Hơn 10 năm trước, cuộc sống tại Lào Cai quá khó khăn nên gia đình hai bên phải di cư vào Đắk Nông đi xây dựng vùng kinh tế mới với hy vọng thoát khỏi cảnh khốn khó. Nhưng giữa vùng rừng thiêng nước độc cái giá phải trả cho miếng cơm manh áo là bệnh tình và sự suy kiệt của cha mẹ họ.

Giữa cảnh khốn khó mầm sống vẫn đâm chồi nảy lộc, hơn một năm trước, Dí và Tàng đã nên vợ nên chồng sau khi bén duyên trong cuộc chơi đánh cầu mừng năm mới của đồng bào H’Mông. Hạnh phúc những tưởng sẽ viên mãn hơn sau khi đứa con trai đầu lòng cất tiếng khóc chào đời nhưng không ngờ tai họa lại giáng xuống đẩy cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ vào ngõ cụt.

“Ngày con nhập viện, trong túi vợ chồng em chỉ có 300 nghìn đồng, phải vay của hàng xóm 300 nghìn nữa em mới đưa được con tới bệnh viện tỉnh. Tại đó, họ bảo bệnh này nặng lắm ở tỉnh không cứu được đâu, phải chuyển lên Sài Gòn. Tiền chẳng còn, em xin bác sĩ đưa con về… nhờ bệnh viện hỗ trợ xe nên con em mới được chuyển lên đây (bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – PV).

Posted Image

Sự sống của bé Dương đang khép lại dần vì cái nghèo của gia đình

Hơn nửa tháng điều trị trôi qua, nhưng vợ chồng Dí mới chỉ đóng được vỏn vẹn 1,5 triệu đồng tiền viện phí cho con. “Mẹ em cũng vừa phải nhập viện điều trị bệnh thận và thoái hóa cột sống nên trong nhà không còn tiền. Em đã gọi điện về nhà nhờ người vay mượn nhưng khó lắm, họ thấy mình nghèo nên không dám cho mượn.”

Nhờ có những suất cơm từ thiện, Dí cùng người vợ vừa “vượt cạn” mới có thể trụ lại bệnh viện để chăm sóc con. Với hai bàn tay trắng, mọi khoản chi phí dù là nhỏ nhất như tiền sữa, tiền bỉm cho con Dí cũng không thể lo nổi. Sau ngày cưới, vợ chồng Dí chưa có tài sản riêng nào, cùng với cái nghèo của hai bên gia đình họ không biết phải bấu víu vào đâu để cứu sinh mạng đứa con mới lọt lòng.

BS Nguyễn Thị Mỹ Tiên cho biết: “Hiện chúng tôi đang cho cháu thở máy kết hợp với sử dụng kháng sinh mạnh và thuốc an thần chống co giật. Việc điều trị cho bệnh nhi dự kiến còn kéo dài, song mấy ngày qua vì quá khó khăn về kinh tế cha mẹ bé có ý muốn đưa con về. Chúng tôi cố gắng động viên vì bệnh tình của cháu đang diễn tiến khả quan. Tuy nhiên, muốn điều trị tốt nhất cho bé thì ngoài những khoản được bảo hiểm còn nhiều khoản khác nằm ngoài danh mục bảo hiểm gia đình phải chi trả.”

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1464: Anh: Sùng A Dí, thôn 5, xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Hoặc hỗ trợ trực tiếp tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và chống độc trẻ em, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.

Điện thoại: 0982.298.146

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Vân Sơn

====================

Hồi còn ở Bến Tre, tôi đã chứng kiến ông Năm Mẫn - Đại úy Mẫn, chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga - dùng rượu Xích Hoa xà để cứu một người lớn bị uốn ván đã cong người lên đến lần thứ 3. Tức là y học hiện đại bó tay Hiện nhà tôi có cả lít Bạch Hoa Xà (Không mạnh bằng Xích hoa xà, nhưng dùng liều cao hơn có thể vẫn có tác dụng). Nếu gia đình em bé này, bệnh viện và các nhà hảo tâm đồng ý, tôi sẽ gửi rượu Bạch Hoa xà ra cho em. Tôi không biết dùng với trẻ em thì như thế nào?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia Toán học nói gì về kiểu đề “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”?

Thứ Ba, 01/07/2014 - 06:45

(Dân trí) - Trước việc dư luận cho rằng các ra đề theo kiểu “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” là không phù hợp với học sinh lớp 2 thì các chuyên gia toán học cho rằng: Kiểu ra đề không có gì là mới trong giới toán học. Tác giả chỉ muốn rèn tư duy về logic toán cho học sinh.

Nguyễn Hùng (ghi)

===============

Đến TS Toán và một nhà giáo khả kính như PGS Văn Như Cương mà còn cho rằng bài toán này "nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh" thì Lão Gàn chỉ còn cách ngửa mặt lên trời mà than rằng:

"Phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì nền giáo dục Việt Nam không thể có một cuộc cải cách nào thành công". Không phải bây giờ Lão Gàn mới nói, mà nói từ 2006.

Vâng! Thưa PGS Văn Như Cương. Có thể ông Thực có ý nghĩ đó khi đưa bài toán này vào chương trình SGK, Nhưng ông ta đã thực hiện ý tưởng bằng một phương pháp sai. Học sinh lớp 2 không thể dám cho rằng đầu bài sai, khi với lứa tuổi của chúng nó luôn thần tượng thày cô giáo. Hơn nữa lại là sách giáo khoa. Bởi vậy, tổ tiên ta chỉ đưa những bài toán đố loại này vào mục câu đố bên ngoài chương trình. Nói theo ngôn ngữ hiện đại gần đúng là "chương trình ngoại khóa".

Chúng ta giả sử có một em học sinh thông minh nào đó, phát biểu: "Thưa thày/ cô đầu bài sai ạ". Vậy thì tư duy logic sẽ thể hiện ở chỗ nào khi cái đầu bài sai là hiển nhiên, không cần một suy luận logic? Còn nếu nó không đủ thông minh và cả can đảm để nói đầu bài sai, thì các cháu sẽ không hiểu tại sao lại có cái bài toán kiểu này. Và từ đó, tất cả các đầu bài sai - dù cho là tại lỗi đánh máy - thì đều được coi là thể nghiêm tư duy logic sao?

Theo tôi hiểu thì tư duy logic là khả năng tư duy để xâu chuỗi và liên hệ mọi hiện tượng, trong đó cả bao gồm khả năng loại suy những hiện tượng không có tính hệ thống. Nếu như chúng ta đưa một quả cam cho một em học sinh lớp hai và hỏi: "Đây là quả bưởi phải không?", Và cháu học sinh đó trả lời: "Không thưa thày/ cô. Đây là quả cam". Thì đấy chỉ là tư duy phân loại. Bởi vậy, với cái đầu bài sai thì cũng chỉ là tư duy phân loại phức tạp hơn một chút. Không thể gọi đó là tư duy logic (Hợp lý) được. Đầu bài sai là hiển nhiên. Cũng như quả cam là hiển nhiên. Làm gì có tư duy logic nào ở đây? So bài toán này với bài toán 5 con chim mà tôi trình bày, thì tư duy logic được thực hiện ở bài toán 5 con chim cần tư duy logic hơn nhiều (Mặc dù nó cũng chỉ là tư duy logic đơn giản). Qua đó, các cháu phải liên hệ giữa bài toán 5 - 2 = 3, đồng thời phải liên hệ với hiện tượng trên cảnh cây còn mấy con. Cho dù giải được hay không giải được thì tính logic - hợp lý - của sự kiện là chim bay hết, nên trên cành không còn con nào. Nhưng bài toán này không phủ nhận một tri thức được công nhận và các cháu được học là 5 - 2 = 3. Vì trong thiên nhiên vẫn còn ba con chim còn sống. Mặc dù trên cành cây - với tính hợp lý - không còn con chim nào.

Còn bài toán trên của ông Thực chẳng có một sự liên hệ logic tối thiểu. Nó chỉ được xếp loại vào một bài toàn sai.

Vấn đề còn nguy hại hơn khi chính các cháu nhỏ không thể giải được một bài toán nào đó (Do học dốt như tôi hồi còn nhỏ), thì làm sao cháu có thể phân biệt được vì đầu bài sai do chính giáo viên đưa ra, hay tại cháu học dốt nên không giải được toán? Không lẽ mỗi khi không giải được bài toán nào đó, là các cháu la lên" Đầu bài sai". Và giáo viện phải xác định: "Đầu bài này đúng và tại em học dốt" chăng?

Bởi vậy, lời giải đúng nhất cho bài toán loại này là: Trên thuyền còn lại một con bò!

Mọi người sẽ bảo tôi giải sai. Vì đầu bài có hỏi gì về con bò đâu. Nhưng chính hình ảnh con bò là tính logic của lời giải này trong chuỗi liên hệ: Con bò không liên quan gì đến tuổi ông thuyền trưởng - Tuổi ông thuyền trưởng thì không liên quan gì đến số lượng bầy cừu.

Đáng nhẽ đi ngủ trưa. Nhưng phải bật dậy để viết bài này.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mới có chừng nấy thôi mà đã cảm động rồi, nếu ngẫm chữ Kinh 京 là tên gọi người Kinh 京 chắc còn thấy cảm động gấp bội, mặc dù người TQ không có lý giải chữ Kinh 京, họ chỉ có từ Kinh Đô 京 都. Từ Kinh Đô 京 都 theo Hán văn thì cái đề (cái chính) đứng ở sau là từ Đô 都, cái thuyết (cái phụ) đứng ở trước là từ Kinh 京, Kinh Đô 京 都 nghĩa theo Hán văn sẽ phải là cái “Đô của người Kinh” (dù rằng từ Đô vốn là từ gốc Việt : “Đất có cư ngụ đông Hộ” = “Đông Hộ” = Đô). Nếu nói tắt thì Hán ngữ phải túm cái đề là từ Đô, đô phía Nam thì Hán ngữ gọi là Nam Đô, đô phía Bắc thì Hán ngữ gọi là Bắc Đô (giống như gọi Cần Thơ là Tây Đô là gọi theo kiểu Hán văn). Từ Kinh 京 có nghĩa đen là “Con người văn Minh” = Kinh 京, đúng như biểu ý của chữ Kinh 京 là gồm Đầu 亠 + Mảnh 囗 thân (gọi tắt theo kiểu Việt văn là túm đề là chữ đầu tiếng Việt Đông đọc là Mảnh 囗 = Vuông 囗 ) + “Túc Nhiều” = Tiểu 小 , đại diện cho chân tay. TVGT: “Kinh là cái Cao của con người” (“Cao” đây nghĩa là “Cao Minh” = “Con người văn Minh” = Kinh, chứ không phải cao là cái chiều dài của cơ thể). Cổ thư: Thi 詩 Kinh 經 và Dịch 易 Kinh 經 xưa viết bằng chữ Thi 詩 Kinh 京 và Dị 易 Kinh 京 ( tức nghĩa theo Việt văn là Thơ của người Kinh 京, vì “Thơ Chi!” = Thi 詩; và Dịch của người Kinh 京, vì “Dịch Chi!” = Dị 易). Vậy Kinh 京 có nghĩa đơn giản nhất là “con người”, vì nó là “Kẻ tự xưng là Mình” = Kinh, chỉ có người Kinh mới có nhân xưng ngôi một là Mình, nhân xưng ngôi hai là “Mình Hai” = Mày (“Mày Chứ!” = Mừ là nhân xưng ngôi hai của tiếng Thái). Viết kiểu Việt văn thì: Kẻ Nam là người Nam, Kẻ Sở là người Sở, Kẻ Chăm là người Chăm, kẻ quê là người sống ở quê, kẻ chợ là người sống ở chợ, kẻ Đô là người sống ở “Đất đông Hộ” = Đô, từ Kẻ Đô viết bằng chữ nho là Kinh Đô 京 都. Kinh Đô 京 都 chuyển nghĩa thành chỉ thành phố đầu não của cả nước, gọi tắt kiểu Việt văn thì túm chữ đầu (cái đề) là Kinh 京. Kinh Đô phía Nam gọi tắt là Kinh Nam, Kinh Đô phía Đông gọi tắt là Kinh Đông. Hán ngữ đã dùng những chữ nho chỉ địa danh ấy nhưng gọi theo kiểu Hán văn thì ngược lại là Nam Kinh 南 京, Đông Kinh 東 京. Sau nhà Kim cũng dựa theo cách gọi đó mà gọi thủ đô của họ là Bắc Kinh. Cổ đại nếu những đất như Nam Kinh, Đông Kinh là của người Hãn thì sao không gọi là Nam Hãn, Đông Hãn (tương tự như nước Tây Hán, nước Đông Hán) mà lại gọi là Nam Kinh, Đông Kinh?

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng' là bài toán hay

Thứ năm, 3/7/2014 | 08:08 GMT+7

Tìm hiểu về xuất xứ của bài toán, tôi biết nó có từ rất lâu, cách đây 173 năm về trước. Trong một lá thư của nhà văn Pháp Gustave gửi em gái

Không thể đưa toán 'đầu cừu, đuôi thuyền trưởng' vào sách lớp hai

Theo tôi những người chỉ trích đã quá vội vàng và nhận xét đầy cảm tính khi nói về bài toán này. Để tránh những đánh giá cảm tính, mọi người nên tìm hiểu bài toán sâu và rộng hơn. Tôi đã tìm hiểu qua mạng và biết kha khá thông tin về bài toán.

Trước tiên là nguồn gốc. Đây là một bài toán nổi tiếng có thể tìm thấy ở trên mạng, với tên gọi “Tuổi của thuyền trưởng” (Age of the captain). Phiên bản gốc của nó đã xuất hiện từ rất lâu, cách đây 173 năm về trước (năm 1841), trong một lá thư của nhà văn Pháp Gustave gửi em gái.

Nội dung bài toán đã được dịch qua tiếng Việt: "Bởi vì em đang học hình học và lượng giác, anh sẽ đố em một câu như sau. Có một chiếc tàu đang lênh đên trên đại dương. Con tàu chở bông này xuất phát từ cảng Boston.

Số hàng hóa có tổng trọng lượng là 200 tấn. Con tàu dự kiến sẽ cập cảng Le Havre. Cột buồm chính bị gẫy và cậu bé phục vụ cabin thuyền trưởng đang ở trên boong. Có 12 hành khách trên tàu, gió đang thổi theo hướng Đông - Bắc – Đông, đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút buổi chiều. Bây giờ là tháng Năm. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Chắc chắn bài gốc không phù hợp với học sinh tiểu học rồi. Tuy nhiên, bài toán có một phiên bản đơn giản hơn rất nhiều, dành cho học sinh lớp 2, lớp 3 (có tài liệu ghi là lớp 1, lớp 2) ở Pháp: “Có 26 con cừu và 10 con dê trên thuyền. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”.

Thông tin này được viết ở trong sách The Number Sense. Phiên bản này được đưa ra chính thức bởi nhà giáo dục, nhà toán học người Pháp tên Stella Baruk (sinh năm 1930) trong một cuộc khảo sát chính thức.

Trong cuộc khảo sát ấy, 76 học sinh trên 97 học sinh đã giải bằng cách lấy các con số trong đề để tính toán. Có lẽ muốn vừa sức với học sinh lớp 2 hơn, nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực, thậm chí đã viết lại một phiên bản đơn giải hơn khi đưa vào sách bài tập lớp 2.

Posted Image

Đề bài toán gây tranh cãi.

Về ý nghĩa giáo dục, bài toán đã chỉ ra một vấn đề quan trọng trong toán học. Đó là: để tìm ra kết quả đúng, ta phải sử dụng những con số một cách đúng đắn. Tuy nhiên, đôi khi người ta lại mắc sai lầm vì đã quá chú trọng tới các con số mà quên đi ý nghĩa của chúng.

Tôi nghĩ rằng phần lớn học sinh lớp 2 chưa có kinh nghiệm sẽ trả lời sai, cũng giống như trong khảo sát của bà Stella Baruk. Tuy nhiên sau khi được giải đáp và hướng dẫn bài bản, học sinh sẽ rút kinh nghiệm và tôi tin chắc sẽ có nhiều bé xác định được đề sai khi gặp một bài tương tự. Điều đó không tốt cho bé sao?

Bên cạnh đó, đây chỉ là bài tập đánh dấu * trong sách bài tập, đã có cả phần giải đáp. Bài này đâu đã ra thi, kiểm tra, chấm điểm mà mọi người đã vội hoang mang? Tới giờ này, tôi đã thấy có ít nhất 4 học giả có tên tuổi, học hàm cao sử dụng bài toán, hoặc ủng hộ việc sử dụng bài toán để dạy học.

Một là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực, nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy toán tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn. Ông đã viết trên 400 sách về toán và phương pháp dạy toán cho học sinh tiểu học. Ông cũng là người đưa đề toán này vào sách bài tập toán lớp 2 ở Việt Nam.

Hai là phó giáo sư Văn Như Cương (sinh năm 1937), là tiến sỹ toán, nhà giáo, hiệu trưởng trường phổ thông trung học Lương Thế Vinh. Ba là tiến sĩ toán Lê Thống Nhất (sinh năm 1955). Bốn là bà Stella Baruk, một nhà toán học, giáo dục học, giáo viên người Pháp (đã đề cập ở phần trên).

Tôi nghĩ, ngoài việc là học giả, nhà giáo, tiến sĩ, giáo sư, họ cũng đã làm cha, mẹ, ông, bà. Họ có thể có kinh nghiệm, kiến thức về việc dạy học sinh, dạy con, dạy cháu bằng hoặc nhiều hơn những người đã phê bình, chỉ trích bài toán.

Qua một số thông tin chia sẻ trên, tôi nghĩ những người đã, đang, và sắp chỉ trích bài toán nên suy nghĩ, xem xét lại một số vấn đề sau.

Các bạn đã tìm hiểu vấn đề sâu và rộng tới đâu? Các bạn có biết rằng bài toán đã có nguồn gốc lâu đời (173 năm về trước)? Các bạn có hiểu được hết ý nghĩa, công dụng của bài toán? Các bạn có biết rằng bài toán đã được những nhà giáo dục ở nước ngoài cho học sinh lớp 1,2, hay 3 làm?

Các bạn đã có bao nhiêu kiến thức về giáo dục, về sư phạm? Các bạn đã từng dạy bao nhiêu đứa trẻ học lớp 2? Các bạn dựa vào đâu mà tin chắc rằng mình đã hiểu rõ về trẻ em lớp 2 nếu các bạn không học cũng không làm công tác giáo dục, sư phạm?

Tại sao các học giả có học hàm cao, nghiên cứu lâu năm ở Việt Nam và thế giới lại ra đề như thế, hoặc ủng hộ đề bài như thế? Khi đã hiểu kỹ vấn đề, tôi tin chắc mọi người sẽ thấy đây là bài toán nghiêm túc, là chất xám, là sự đóng góp của nhà giáo Phạm Đình Thực và những người đã đưa các phiên bản toán đến với môi trường giáo dục.

Có thể các bạn không ủng hộ ý tưởng này, nhưng các bạn nên tôn trọng khi phản bác. Để thể hiện sự tôn trọng các bạn nên nghiêm túc trong việc tìm hiểu, phân tích vấn đề trước khi các bạn phản bác.

>> Xem thêm:Những đề toán tiểu học đến tiến sĩ còn bó tay[/color]

Vũ Trương Minh Nhật

=====================

Lời giải của tôi cho bài toán "đàn cừu và tuổi thuyền trưởng" này được điều chỉnh như sau:

Trên thuyền còn lại một đàn bò.

Sự khác nhau hoàn toàn giữa một đề toán trong một lá thư gửi em gái có định hướng trước, (hoặc những bài toán tương tự) - tức là một trường hợp riêng - với một đề toán chính thức trong chương trình giảng day - tức là trường hợp phổ biến giáo dục - là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Ngay cả dẫn chứng của bài viết:

Thông tin này được viết ở trong sách The Number Sense. Phiên bản này được đưa ra chính thức bởi nhà giáo dục, nhà toán học người Pháp tên Stella Baruk (sinh năm 1930) trong một cuộc khảo sát chính thức.

Trong cuộc khảo sát ấy, 76 học sinh trên 97 học sinh đã giải bằng cách lấy các con số trong đề để tính toán. Có lẽ muốn vừa sức với học sinh lớp 2 hơn, nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực, thậm chí đã viết lại một phiên bản đơn giải hơn khi đưa vào sách bài tập lớp 2.

Thì đây cũng chỉ là một cuộc khảo sát ngoại khóa chứ không phải chương trình chính khóa.

Những bài toán logic kiểu này và hay hơn nhiều, tôi tham gia giải từ hồi còn cấp I, phổ thông.Thí dụ: bài toán về ba vị thần khôn ngoan, thật thà và nói dối... Nhưng nó không phải chương trình chính khóa.

Còn đã đưa vào chương trính chính khóa thì phải có hướng dẫn phương pháp giải toán. Chí ít thì cũng phải hướng dẫn cho các cháu biết phương pháp phân biệt thế nào là một bài toán có đề sai thì mới đưa một đề sai để các em phân biệt với một đề toán đúng.

Trong trường hợp gọi là để các cháu lớp 2 có tư duy logic thì phải có phương pháp dạy cho học sinh thông minh với phương pháp tư duy logic. Rất tiếc, người Pháp cũng chưa có chương trình hoàn hảo để dạy phương pháp tư duy logic cho người lớn. Hiện nay thấy khoa học mới chỉ có phương pháp làm cho bộ não thông minh hơn bằng cách khuyên trẻ em uống Ensure.

=====================

PS: Bài này cũng không thể gọi là rèn luyện tư duy logic được. Mà chỉ có thể coi là một dạng phân loại giữa một đề toán sai với một đề toán đúng. Để có tư duy phân loại, chúng ta hãy để hai bó cỏ trước một con bò. Một bó cỏ non và một bó cỏ giả. Tôi bảo đảm con bò sẽ ăn bó cỏ non. Chứng tỏ tư duy phân loại của bò đã định hình.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN.

Đây là một bài toán buộc người giải phải có khả năng suy luận, tức tư duy logic với một cách giải thích hợp lý. Bài toán này có nội dung như sau:

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan.

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

*

Đây mới đúng là bài toán cho trẻ em tập làm quen với tư duy logic. Tức là một dạng tư duy có khả năng xâu chuỗi liên hệ mọi hiện tượng để giải thích bản chất diễn biến mọi hiện tượng và vấn đề. Bài toán này tôi biết từ hồi học lớp 3, cùng lắm là lớp 4 của cấp tiểu học. Nhưng bài toán đố kiểu này đầy rẫy trong tập san Hiếu Học xuất bản trước năm 1954, thời vua Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Chúng tôi xem được, nhờ những cuốn sách cũ còn lưu truyền.Tất nhiên nó không phải chương trình chính khóa.

===============

PS: Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt nào rảnh, giải bài toán ba vị thần này hay nhất và sớm nhất (Vì bài toán này nhiều người biết), tôi xin ký tặng cuốn "Minh triệt Việt trong văn minh Đông phương" sắp xuất bản. Trong cuốn sách này tính giải thích hợp lý cho mọi hiện tượng tràn ngập trong sách.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay