Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Anh chị em thân mến.

Đây là bài giải đầu tiên của Xuanhylac. Qua đó thấy rằng: Đây mới là bài toán làm quen với tư duy logic qua phương pháp giải bài này.

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN.

Đây là một bài toán buộc người giải phải có khả năng suy luận, tức tư duy logic với một cách giải thích hợp lý. Bài toán này có nội dung như sau:

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan.

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

=================

Hix, không hiểu sao con không được trả lời trên web được nên đành PM lời giải cho Sư phụ vậy:

Gọi vị thần ngồi bên trái, ngồi giữa, ngồi bên phải theo thứ tự là T1, T2, T3.

Giả sử T1 là vị Nói thật:

Từ lời nói của T1 suy ra T2 là vị Nói dối, T3 là vị Khôn ngoan

T3 nói T1 là khôn ngoan suy ra T3 là nói dối

T2 nói T2 là khôn ngoan suy ra T2 là nói dối

Trường hợp này T3 và T2 đểu không ai có một câu nói thật nên không ai là thần khôn ngoan. Vì vậy, T1 không phải vị nói thật.

Giả sử T1 là vị nói dối:

Từ lời nói của T1 suy ra, T2 không phải nói dối, T3 là vị Khôn ngoan hoặc Nói dối.

Nếu T2 là Khôn ngoan, suy ra T3 là Nói thật, nếu T3 là Nói thật thì T1 là Khôn ngoan. Trường hợp này mâu thuẫn.

Nếu T2 là Nói thật suy ra T3 là Khôn ngoan. Nếu T3 là khôn ngoan thì T3 nói T1 là vị Khôn ngoan là sai. Trường hợp này cũng mâu thuẫn nốt. Vì vậy, T1 không phải vị Nói dối.

Giả sử T1 là vị Khôn ngoan

Từ lời nói của T1 suy ra T2 là vị Nói dối, T3 là vị Nói thật.

T2 nói T2 là vị Khôn ngoan tức T2 nói dối.

T3 nói T1 là khôn ngoan thì đúng T1 là khôn ngoan.

Các trường hợp này đều hợp lý.

Kết luận

T1 là vị thần Khôn ngoan, T2 là vị thần Nói dối, T3 là vị thần Nói thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Đây là bài giải Dbinh92. Qua đó thấy rằng: Đây mới là bài toán làm quen với tư duy logic qua phương pháp giải bài này.

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN.

Đây là một bài toán buộc người giải phải có khả năng suy luận, tức tư duy logic với một cách giải thích hợp lý. Bài toán này có nội dung như sau:

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan.

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

=================

Sư phụ ơi,con cũng không gởi bài được nên con PM cho sư phụ ạ.

Ta gọi vị thần ngồi bên trái, ngồi giữa, ngồi bên phải lần lượt là T1, T2, T3

*Trường hợp 1: Ta giả sử : T2 là thần THẬT THÀ --> T2 phải trả lời là “Ta là thần THẬT THÀ”.(Sai -->Loại)

*Trường hợp 2: Ta giả sử : T2 là thần KHÔN NGOAN --> T2 phải trả lời là “Ta là thần KHÔN NGOAN “-->tiếp theo ta giả sử:

+Th(2.1) T1 là thần NÓI DỐI -->(a1) T1 phải trả lời là “Đó là thần NÓI DỐI -->T3 thần THẬT THÀ --> T3 phải trả lời là “Đó là thần NÓI DỐI” (Sai -->Loại) -->(a2) hoặc T1 phải trả lời là “Đó là thần THẬT THÀ”(Sai -->Loại) + Th ( 2.2 ) T1 là thần THẬT THÀ --> T1 phải trả lời là “Đó là thần KHÔN NGOAN” ( Sai --> Loại)

*Trường hợp 3: Ta giả sử : T2 là thần NÓI DỐI --> có 2 cách trả lời:

+Th(3.1)T2 phải trả lời là “Ta là thần KHÔN NGOAN “-->tiếp theo ta giả sử : -(a1) T1 là thần KHÔN NGOAN --> T1 phải trả lời “Đó là thần NÓI DỐI “ -->T3 thần THẬT THÀ --> T3 phải trả lời là “Đó là thần KHÔN NGOAN” (Như vậy đây là đáp án đúng) -(a2)T1 là thần THẬT THÀ --> T1 phải trả lời “Đó là thần NÓI DỐI “-->T3 thần KHÔN NGOAN --> T3 phải trả lời là “Đó là thần THẬT THÀ ” ( Sai --> Loại) +Th(3.2) T2 phải trả lời là “Ta là thần THẬT THÀ”(Sai -->Loại)

=================

dbinh92 lưu ý: Câu hỏi vị thần được hỏi thứ ba và câu trả lời là:

3 - Vị thần vừa nói (Tức vị thần bên trái) là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan. :

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là bài giải của Thanhdc:

Kính SP bài toán này có thể giải đơn giản hơn như sau ạ:

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan! (*)

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan. (**)

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

SP có lẽ viết nhầm ở chỗ này (*) (**)

==================================

Con có 1 bản về bài toán 3 vị thần như sau:

Ngày xưa, trong một ngôi đền cổ có 3 vị thần giống hệt nhau. Thần thật thà luôn luôn nói thật, thần dối trá luôn luôn nói dối và thần khôn ngoan lúc nói thật lúc nói dối. Các vị thần vẫn trả lời câu hỏi của khách đến lễ đền nhưng không ai xác định được chính xác các vị thần. Một hôm có một nhà hiền triết từ xa đến thăm đền. Để xác định được các vị thần, ông hỏi thần bên trái :

- Ai ngồi cạnh ngài ?

- Đó là thần thật thà (1)

Ông hỏi thần ngồi giữa :

- Ngài là ai ? - Ta là thần khôn ngoan (2)

Sau cùng ông hỏi thần bên phải :

- Ai ngồi cạnh ngài ?

- Đó là thần dối trá (3)

Nhà hiền triết thốt lên :

- Tôi đã xác định được các vị thần.

Hỏi nhà hiền triết đã suy luận như thế nào ?

Lời giải:

- Từ câu hỏi (1) ta suy ra vị thần bên trái không phải là thần thật thà, vì thần thật thà thì chỉ trả lời mình là thần thật thà thôi.

- Từ câu hỏi (2) ta cũng suy ra vị thần ngồi giữa cũng không phải vị thần thật thà vì thần thật thà chỉ trả lời mình là vị thần thật thà.

- Suy ra vị thần ngồi bên phải là vị thần thật thà.

- Từ câu (3) suy ra thần thật thà trả lời vị thần ở giữa là thần dối trá.

- Và còn lại là thần ngồi bên trái là thần khôn ngoan.

Kính

==================================

Đúng là đầu bài bài toán "Ba vị thần " của tôi chưa chính xác (Hơn 50 năm rồi, trí nhớ của tôi thế là còn tốt lém). Thanhdc đã đưa một nội dung chính xác với bài mà tôi được giải hồi còn nhỏ.

Điều này xác định một lần nữa rằng:

Những loại bài toán này không phải đợi đến sự phát hiện từ ông Tây trong những năm 30 của thế kỷ trước. Vì thế nên không cần phải dẫn Tây ra đây để dọa dân đen theo kiểu "hẳn Tây nói..." (Tức "đồng hồ Tây thì không bao giờ sai"). Bài toán "Thuyền trưởng và đàn cừu", thực chất chỉ là bài toán phân loại sai hay đúng. Chứ không phải là toán logic.

Thanhdc phát hiện đầu bài toán "Ba vị thần" của tôi sai, đã chứng tỏ bài toán này phổ biến từ lâu. Nhưng Thanhdc phát hiện vì đối chiếu văn bản, chứ chưa chỉ ra được đầu bài sai ở chỗ nào; hoặc vẫn cho một kết quả đúng, qua phương pháp phân tích hợp lý (Logic) của các sự kiện.

Nhưng tôi rất cảm ơn Thanhdc đóng góp một văn bản cho bài toán này.

Bài toán của Thanhdc là bài toán đơn giản phù hợp với khả năng tư duy của tuổi thiếu niên. Đây là một bài toán cổ từ thời văn minh Hy Lạp còn mới phát triển.

Tôi vẫn đề nghị giải bài toán của tôi.

*

Tư duy phân loại là tư duy có ở các sinh vật, ở con người thì phức tạp hơn do xuất hiện phương pháp tư duy từ sự phát triển của tư duy trừu tượng. Thí dụ như bài toán"đàn cừu và thuyền trưởng".

Tư duy logic (Hợp lý) chỉ có ở động vật cao cấp. Ở con người thì phức tạp hơn, cũng do đã xuất hiện phương pháp tư duy của tư duy trừu tượng. Đây cũng là một trong những chuẩn mực của tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết khoa học.

Tư duy phức hợp là sự tổng hợp của tất các phương pháp tư duy. Đây là tư duy của tương lai. Ngoại trừ thuyết Âm Dương Ngũ hành.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời giải khác cho bài toán "Ba vị thần" của Xuânhylac.

==========================

Gọi vị thần ngồi bên trái, ngồi giữa, ngồi bên phải theo thứ tự là T1, T2, T3.

Giả sử T1 là vị Nói thật:

Theo lời nói của T1 thì T2 là vị Nói dối, suy ra vị thần T3 còn lại là vị thần Khôn ngoan. Tuy nhiên T3 lại bảo T1 là vị thần Khôn ngoan --> mâu thuẫn với giả thiết. Loại.

Giả sử T2 là vị Nói thật:

Trong trường hợp này T2 phải nói là T2 là vị Nói thật nhưng theo đề bài T2 lại nói T2 là Khôn ngoan --> mâu thuẫn với đề bài. Loại.

Giả sử T3 là vị Nói thật:

Theo lời nói của T3 thì T1 là vị thần Khôn ngoan, suy ra vị còn lại T2 là vị Nói dối. T2 nói T2 là Khôn ngoan --> T2 là Nói dối. T1 nói T2 là Nói dối mà T3 đã là vị Nói thật --> T1 là vị Khôn ngoan. Giả thiết này các trường hợp đều hợp lý.

Kết luận:

T1 là vị thần Khôn ngoan, T2 là vị thần Nói dối, T3 là vị thần Nói thật.

==========================

Anh chị em lưu ý:

Bài toán "Ba vị thần" của tôi còn liên quan đến phương pháp giải. Nếu phương pháp sai sẽ ra một lời giải vô nghiệm. Nhưng cũng có thể là đầu bài sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là lời giải của Katherin Dang

Katherine Dang

Thưa sư phụ, theo các dữ kiện đề bài, con xin được suy luận như sau: vị thần ở giữa tự nhận mình là thần khôn ngoan => ông này ko phải là thần thật thà, như vậy có 2 phương án sau:

1/ Giả sử ông này là thần khôn ngoan => ông bên trái ko phải là thần thật thà, nhưng nếu ông bên phải là thần thật thà lại là vô lý => giả sử này sai.

2/ Giả sử ông ở giữa là thần nói dối => ông bên trái là thần thật thà => ông bên phải là thần khôn ngoan.

Như vậy theo các dữ kiện đề bài thì chỉ có phương án 2 là hợp lý: ông ở giữa là nói dối, ông bên trái là thật thà, ông bên phải là khôn ngoan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì tính phức tạp trong sự thể hiện của bài toán, nên tôi đưa lại lên đây nội dung bài toán này với vị trí của các vị thần theo tính thuận tự của câu hỏi.

Nội dung bài toán như sau:

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy!

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan.

Tôi thể hiện bài toán theo thuận tự lần lượt theo thứ tự trả lời của các vị thần như sau:

Vị thần ở giữa hỏi đầu tiên mang số 1. Vị thần bên trái vị thần ở giữa hỏi thứ hai mang số hai. Còn lại là vị thần hỏi sau cùng mang số 3. và mô tả như sau:

Vị thần số 3 ............................................................Vị thần số 1..........................................Vị thần số 2

Vị thần số 2 là thần Khôn ngoan..........................Ta là thần Khôn ngoan..............................Vị thần số 1 là nói dối.

Còn đây là nội dung bài toán của Thanhdc được mô tả như sau:

Ngày xưa, trong một ngôi đền cổ có 3 vị thần giống hệt nhau. Thần thật thà luôn luôn nói thật, thần dối trá luôn luôn nói dối và thần khôn ngoan lúc nói thật lúc nói dối. Các vị thần vẫn trả lời câu hỏi của khách đến lễ đền, nhưng không ai xác định được chính xác các vị thần. Một hôm có một nhà hiền triết từ xa đến thăm đền. Để xác định được các vị thần, ông hỏi thần bên trái :

- Ai ngồi cạnh ngài ?

- Đó là thần thật thà (1)

Ông hỏi thần ngồi giữa :

- Ngài là ai ?

- Ta là thần khôn ngoan (2)

Sau cùng ông hỏi thần bên phải :

- Ai ngồi cạnh ngài ?

- Đó là thần dối trá (3)

Nhà hiền triết thốt lên :

- Tôi đã xác định được các vị thần.

Hỏi nhà hiền triết đã suy luận như thế nào ?

Tôi cũng sắp xếp vị trí các vị thần theo thuận tự câu hỏi, với quy định (Không ảnh hưởng tới nội dung bài toán) , là vị thần bên trái là bên trái màn hình.

Vị thần số 1.............................................Vị thần số 2....................................Vị thần số 3

- Ai ngồi cạnh ngài ? ...................................- Ngài là ai ? ..............................- Ai ngồi cạnh ngài ?

- Đó là thần thật thà (1).................. - Ta là thần khôn ngoan (2) .............- Đó là thần dối trá (3)

Bài toán của Thanhdc đã được giải và là lời giải đúng nhất của bài toán này. Vấn đề là bài toán của tôi. Có thể đầu bài sai, những cũng có thể phương pháp giải của bạn sai.

Nếu do đầu bài sai thì người giải phải học được phương pháp phân tích một cái đầu bài sai trong trường hợp giải bài toán logic. Nếu bạn không học điều này thì sẽ không thể chỉ ra cái sai của đầu bài này. Tương tự như bài toán "Đàn cừu và thuyền trưởng", nếu các học sinh lớp Hai không học phương pháp phân tích để phân loại một đề toán sai, nó sẽ không thể trả lời được, hoặc không dám trả lời.

Nhưng nếu bài toán "Ba vị thần" của tôi đúng thì bạn sẽ giải như thế nào?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em thân mến.

Để chứng tỏ rằng, những bài toán với yêu cầu giải thích một cách hợp lý - logic toán - đã có từ lâu. Tôi giới thiệu thêm một bài nữa.

Trong một căn phòng tối có 5 chiệc mũ nồi. Trong đó có hai chiếc mũ xanh và 3 chiếc mũ đỏ. Có ba khách du lịch bị một bộ lạc bắt vì xâm phạm lãnh thổ. Họ cho 3 người vào phòng tối và lựa mỗi người một cái mũ đội lên đầu. Sau đó đó họ đưa ba vị khách này ra ngoài ánh sáng. Người này có thể nhìn thấy màu mũ của hai người kia, nhưng không nhìn thấy màu mũ của mình. Họ cho ba người ngồi ba góc tam giác cách xa nhau và cho biết màu của 5 cái mũ trong phòng tối, rồi ra điều kiện: Nếu một trong 3 người nói đúng màu mũ của mình thì được tha.

Điều kiện của bài toán: Ba người đều thông minh như nhau.

Một lát sau, một người nói: "Tôi đội mũ màu đỏ". Tất cả được tha.

Lời giải là: Vì người này thấy hai người kia đội mũ màu xanh, nên xác định mình đội mũ màu đỏ (*).

Nhưng - theo tôi - với lời giải thích này chỉ nêu 1 trường hợp đơn giản xảy ra, là: may mắn hai người chọn mũ màu xanh. Còn những trường hợp khác có khả năng xảy ra là:

1/ Chỉ có một người đội mũ màu xanh.

2/ Cả ba người đều đội mũ màu đỏ.

Nhưng đáp án đội mũ màu đỏ vẫn đúng và như vậy họ đã suy luận thế nào?

=================

* Chú thích: Bài toán này trong tạp chí Hiếu Học in trước 1954. Dành cho học sinh tiểu học. Đương nhiên là ngoại khóa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời giải của Thanhdc cho bài toán "Ba vị thần" của tôi.

Ngày hôm nay con bận nên giờ mới vào tranh thủ giải bài toán của SP đưa ra ạ.

Bài toán:

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan! (1)

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy! (2)

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan. (3)

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

Vị thần số 3 ...........................................Vị thần số 1..........................................Vị thần số 2

Vị thần số 2 là thần Khôn ngoan...........Ta là thần Khôn ngoan..............................Vị thần số 1 là nói dối.

Lời giải:

- Từ (1) suy ra vị thần số 1 ở giữa không phải là vị thần nói thật, vì vị thần nói thật phải trả lời mình là vị thần thật thà. Và chỉ có thể là thần khôn ngoan hoặc là thần nói dối.

- Đến đây sẽ xảy ra 2 trường hợp:

+ TH1: Vị thần số 1 là khôn ngoan => Vị thần số 2 là nói dối vì câu trả lời là sai sự thật, => vị thần số 3 là thần thật thà.

+ TH2: Vị thần số 1 là nói dối => vị thần số 2 nói đúng sự thật là Vị thần thật thà, => Vị thần số 3 là thần khôn ngoan.

==================

Như vậy là có hai đáp án đều đúng với chính nó. Nhưng tính bất định (Bất hợp lý) là không xác định được danh tính 2 vị thần còn lại. Đây là phương pháp lý giải sai, hay tại đầu bài sai? Anh chị em có thể phân tích đầu bài này - nếu sai - thì sai ở chỗ nào. Còn nếu nó không sai (Vì tôi chưa đưa ra phương pháp giải hay kết luận của tôi) thì anh chị em có thấy phương pháp của mình sai ở đâu không?

Anh chị em thân mến.

Đây mới chỉ là bài toán hợp lý của thiếu niên được nâng cấp (Bài "Màu chiếc mũ" và "ba vị thần"). Vậy cả một nền văn minh bị vùi lấp trong thời gian lịch sử hơn 2000 năm, nó sẽ đòi hỏi một tư duy logic như thế nào. Và không chỉ dừng lại ở tư duy logic - vì đó cũng chỉ là một tiêu chí trong rất nhiều tiêu chí làm chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học. Qua đó anh chị em cũng chia sẻ với sự căng thẳng của tôi, khi nghiên cứu cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn văn minh Đông phương.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài toán logic làm ví dụ ở trên anh chị em thấy chỉ là việc luyện khả năng phân tích hợp lý đơn giản. Tư duy hợp lý phát triển ở những sinh vật cao cấp và cao cấp nhất hành tinh là con người, vì nó bao hàm sự nhận thức của tư duy trừu tường, vốn kém phát triển ở những động vật cấp thấp. Tư duy hợp lý ứng dụng trong mọi hiện tượng và vấn đề của cuộc sống, xã hội, kể cả quan hệ quốc tế. Từ việc điều tra trộm cắp, cho đến quy hoạch quốc gia. Khả năng tư duy hợp lý sẽ cho con người những giải pháp tốt hơn cho mọi ứng dụng. Thí dụ: Tư duy hợp lý ở một đoạn đường tắc nghẽn, sẽ dẫn đến một cái cầu vượt. Nhưng đấy chỉ là tư duy hợp lý cục bộ. Một tư duy hợp lý toàn diện là phải cấu trúc lại toàn bộ mạch giao thông của toàn T/p cho đến quốc gia....vv...Khả năng tư duy hợp lý càng cao thì sẽ xuất hiện những phương pháp chính xác. Do tính hợp lý trong sự liên hệ giữa mọi hiện tượng phức tạp liên quan.

Bởi vậy, tư duy hợp lý rất cần thiết cho con người trong mọi lĩnh vực. Một trong những trò chơi rất bổ ích cho sự phát triển tư duy hợp lý của trẻ em tuổi thiếu niên, chính là bộ trò chơi Trí Uẩn. Cách chơi, đòi hỏi ở trẻ em phải có một khả năng tư duy hợp lý, khi tổng hợp những sự kiện là 7 miếng gỗ, sắp sao cho hợp lý với hình mẫu. Hoặc như trò chơi Ô Ăn Quan.....Tất nhiên, nó chỉ có thể là ngoại khóa với sự hướng dẫn của thày cô. Tất nhiên, nó vượt trội hơn nhiều với bài toán phân loại dở hơi về ".tuổi thuyền trường và số con cửu".

Tư duy hợp lý chính là tiền đề căn bản để nghiên cứu Lý học Đông phương. Tính hợp lý trong việc giải thích hầu hết những sự kiện và vấn đề liên quan đến nó, chính là một chuẩn mực của tiêu chí khoa học, cho một lý thuyết nhân danh khoa học.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - là một học thuyết cực kỳ cao cấp. Vì nó tích hợp trong đó - ngoài nhận thức trực quan cũng đã rất cao cấp về tư duy phân loại (*) - thì nó còn giải thích cả những nhận thức rất cao cấp của tư duy trừu tượng (**). Người nào không đủ khả năng thì không nên nghiên cứu qúa sâu về Lý học Đông phương. Xin nói thẳng như vậy.

=================

Chú thích:

* Thuyết Quái viết: Càn là cha, là đàn ông, là cửa khuyết, là hoạn quan, là con ốc, là con baba.....

Thực chất đây là tính phân loại rất cao cấp, chứng tỏ nền văn minh Lạc Việt phải biết rất rõ bản chất của mọi hiện tượng - mà bề ngoài có vẻ không liên quan đến nhau - vào trong một tập hợp của quẻ Càn.

** Tất cả những hệ thống quẻ Dịch, lá số Tử Vi, Hà Đồ, Lạc thư, mô hình Lạc Thư hoa giáp...vv... đều là những mô hình biểu kiến thuộc tư duy trừu tương. Cho nên sự giải thích hợp lý liên quan đến tất cả những mô hình lý thuyết đó, không phải là giành cho khả năng giải các bài logic toán đơn giản. Nhưng không thể không làm quen với nó.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai thích Gamme như tôi có thể tham khảo bài này:

10 game miễn phí thu hút nhất trên Windows Phone 8

Hệ điều hành Windows Phone của Microsoft ngày càng thu hút được sự quan tâm, đầu tư của các nhà phát triển game cũng như các ứng dụng tiện ích.

Windows Phone còn mang đến những tính năng đặc quyền mà người chơi không thể tìm thấy ở bất cứ thiết bị Android hay iOS nào.

Dưới đây là top 10 game miễn phí có đồ họa tuyệt đẹp và lối chơi hấp dẫn, hãy là người dùng thông minh để chọn cho mình một trò chơi phù hợp.

1. Subway Surfers for Windows Phone

Subway Surfers for Windows Phone là game theo phong cách của Temple Run, nơi bạn sẽ phải trốn thoát khỏi nhân viên quản lý đường tàu khi đã vẽ graffiti ở nhà ga.

Subway Surfers là game chạy liên tục có giao diện khá. Đồ họa 3D rất sáng và màu sắc, có rất nhiều thú vị và niềm vui khi chơi. Hiệu ứng âm thanh và nhạc cũng được sử dụng để mang lại hiệu ứng tốt.

Tính năng chính của game:

  • Tránh những con tàu đang lao đến với người bạn nhỏ thú vị.
  • Đồ họa HD sống động và màu sắc.
  • Ván trượt.
  • Jetpack hỗ trợ vẽ.
  • Nhào lộn lướt siêu nhanh.
  • Thử thách và giúp bạn bè.
  • Subway Surfers World Tour đã đến Canada.
  • Mở khóa những trang phục mới tuyệt đẹp cho Olivia và Prince K.
  • Tìm những chiếc lá phong trong đường ray và chiến thắng giải thưởng.
  • Sơn tàu ở Vancouver với Olivia, cô gái có tinh thần trinh thám.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

2. World at Arms for Windows Phone

Lực lượng Kra độc ác đã tấn công quốc gia, đe dọa tới toàn bộ thế giới. Là một trong những tướng lĩnh tài ba nhất của thế giới, bạn cần phải đưa ra hành động và giải cứu loài người.

Trong game chiến thuật miễn phí này, người chơi sẽ phải chiến đấu khắp thế giới, dưới đáy biển sâu, trên mặt đất, trên không trung, thực hiện theo một chiến dịch solo và chiến đấu với chế độ nhiều người chơi thú vị. Tận dụng lợi thế của những tính năng xã hội để tìm đồng minh và chat với họ về chiến thuật, tất cả đều miễn phí. Tham gia hoặc tạo cho mình một Faction để kết hợp các lực lượng.

Tính năng chính của game:

  • Game mô phỏng chiến tranh miễn phí với đồ họa sắc nét, hình động tuyệt đẹp và những tòa nhà tuyệt vời.
  • Thu thập các nguồn tài nguyên, xây dựng, nâng cấp và xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau để kiếm bonus miễn phí.
  • Tham gia vào những cuộc chiến sáng tạo trên toàn thế giới và ở những địa hình khác nhau (xa mạc, thành thị, dưới nước, trên trời,...)
  • Đắm chìm bản thân vào game chiến thuật chiến tranh hiện đại trên thị trường, mang lại những vụ nổ và trận chiến dưới biển sâu.
  • Xây dựng đội quân siêu hạng mới, Atlas, và sử dụng nó như một quân bài chiến thuật trong chiến đấu.
  • Tham gia vào các phe phái cùng với những người chơi khác hoặc hình thành phe của riêng mình để phát động chiến tranh, thống trị thế giới và giành giải thưởng.
  • Kết nối với bạn bè qua Facebook và mượn lực lượng của họ trong chiến đấu.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

3. Star Wars: Assault Team for Windows Phone

Lắp ráp đội ngũ anh hùng Star Wars mạnh mẽ và chiến đấu chống lại kẻ thù và người chơi khác khắp dải thiên hà trong Star Wars: Assault Team for Windows Phone. Chiến thuật sẽ giúp đội của bạn giành được lợi thế chiến thắng trong game chiến đấu dựa theo lượt độc đáo này.

Xâm nhập vào đội quân của đối thủ và khôn ngoan hơn đối phương trong cuộc chiến giáp mặt thù vị này. Thực hiện các nhiệm vụ thoát khỏi tàu của kẻ thù, tìm sự trợ giúp của Wookiee, cuộc phục kích sống còn trên đường phố Mos Espa, và rất nhiều nhiệm vụ khác. Chiến đấu để giành quyền kiểm soát toàn bộ dải thiên hà trong game chiến đấu chiến thuật này, nơi mọi bước đi đều được chú ý tới.

Tính năng chính của game:

  • Xây dựng đội quân đột kích riêng: Thu thập và chơi với vai trò là các nhân vật trong Star Wars, ví như Luke Skywalker, Han Solo, Boba Fett, Tusken Raiders, và những nhân vật khác. Mỗi một người lại có chỉ số, khả năng và tấn công riêng để cải thiện sức mạnh chung cho toàn đội.
  • Những trận chiến hấp dẫn: Dẫn đội quân hùng mạnh ra chiến trường, đánh bại kẻ địch hung hãn và những người chơi khác. Lựa chọn đội hình thật chiến thuật, sau đó dàn trận những khả năng đặc biệt của từng thành viên. Nghiền nát kẻ thù để kiếm được phần thưởng giá trị và nhân vật mới.
  • Lên level cho các vị anh hùng: Sử dụng vật phẩm đặc biệt để rèn luyện nhân vật và cải thiện kỹ năng tấn công của họ. Thực hiện các nhiệm vụ thú vị và mua Hero Crates bí ẩn để thu thập hơn 20 nhân vật và vật phẩm, giúp đội quân của bạn có khả năng thống trị những kẻ thù hùng mạnh khác.
  • Cạnh tranh thú vị: Chiến đấu với những ngườic hơi khác trong trận chiến 1 vs 1 để kiếm thêm phần thưởng.
  • Đồ họa tuyệt vời: Trải nghiệm đồ họa chất lượng cao trên thiết bị di động khi bạn di chuyển từ cảnh này qua cảnh khác với hình động nhân vật, hình nền đầy đủ trong khi chiến đấu.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

4. Guns 4 Hire for Windows Phone

Thành phố này đã bị tàn phá nặng nề, một khu vực chiến tranh gồm những chiếc xe bị cháy đen thui, cơn bão bụi cùng mùi khó chịu của xác chết. Đây là hậu quả của chiến dịch khủng bố được gây ra bởi những kẻ độc tài và lãnh chúa hiểm ác nhất thế giới từng chứng kiến. Chính phủ các nước bất lực trong việc ngăn chặn sự hủy diệt hàng loạt này.

Một nhóm những tay súng dữ tợn nhưng trượng nghĩa đã tới chiến trường. Không có công việc nhẹ nhàng nào cả, nhưng nếu tiền được đặt đúng chỗ, chẳng có gì là quá nguy hiểm. Ở thời điểm không ai có thể giúp đỡ, đã đến lúc nhờ tới Guns 4 Hire for Windows Phone.

Tính năng chính của game:

  • Phân chia và chiến đấu: Tập trung vào các chiến thuật dựa trên đội hình cùng quản lý nhân vật, hãy mang nỗi đau thương cho những kẻ nổi dậy.
  • Những kẻ đánh thuê chuyên nghiệp: Boomer, Faraday , Burns và L.T. mỗi người trong số họ lại có khả năng đặc biệt riêng, từ chuyên gia thuốc nổ cho tới sử dụng súng chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ từ những khẩu súng lớn: Lựu đạn, mìn, tháp pháo tự động và khi căng thẳng đẩy lên quá cao, hãy sử dụng không kích để có được độ tàn sát rộng hơn.
  • Tăng sức mạnh: Tăng cường sức đề kháng cho đội quân của mình để tàn phá tốt hơn cũng như khả năng tái tạo sức khỏe với việc bổ sung trang thiết bị, giết địch cũng thật phong cách.
  • Khóa và tải: Cải thiện khả năng cho súng phun lửa, súng nhỏ, phóng rocket và súng ngắn với hơn 20 nâng cấp riêng biệt cho từng loại vũ khí.
  • Chiến đấu tự nhiên: Trải qua 18 nhiệm vụ với đạn xuyên thủng, tàn sát vỡ xương khi bạn lập lại trật tự cho thành phố theo phong cách Guns 4 Hire.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

5. Asphalt 8: Airborne for Windows Phone

Cuối cùng thì người dùng cũng có thể thưởng thức game đua xe đỉnh cao Asphalt 8: Airborne trên chiếc điện thoại Windows Phone của mình. Điều quan trọng là, bạn có thể tải và sử dụng game đua xe này hoàn toàn miễn phí!

Asphalt 8: Airborne for Windows Phone cho phép người dùng chọn một chiếc xe đua theo ý muốn trong số 47 đầu xe thuộc các hãng danh giá như Bugatti Veyron và Lamborghini Veneno. Sau mỗi lần đua, nếu bạn kiếm đủ tiền thì có thể mở khóa các đầu xe khác và sắm xe mới.

Asphalt 8: Airborne for Windows Phone này cho phép người dùng tham gia thi đấu tại 9 trường đua khác nhau. Trong mỗi trường đua này, người dùng có thể chọn nhiều đoạn đường thi đấu khác nhau với các yếu tố có thể tùy chỉnh. Game có chất lượng đồ họa tuyệt đỉnh giúp mang đến cảm nhận chân thật cho người dùng. Từ những hình ảnh vun vút trên đường đua, đến cảnh bụi tung mù hoặc nước bắn tung tóe khi đua đều mang đến cảm giác siêu thực.

Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

6. King's Bounty: Legions for Windows Phone

Giải cứu thế giới và chiến đấu bên cạnh bạn bè trong game chiến thuật thú vị này. Một trong những game chiến thuật phổ biến nhất, hay nhất hiện nay đã xuất hiện trên nền tảng Windows Phone. Đồ họa 3D tuyệt đẹp cho phép người chơi đắm chìm vào thế giới King's Bounty và chiến đấu với bạn bè trong chế độ PvP.

Tính năng chính của game:

  • Đồ họa 3D đặc biệt.
  • Rất nhiều địa điểm, nhiệm vụ quyến rũ.
  • Chơi với hàng trăm ngàn người chơi trên toàn thế giới, mời bạn bè cùng chơi.
  • Chọn quân đội mạnh mẽ nhất và trang thiết bị tốt nhất.
  • Lắp ráp một đội quân hoàn chỉnh và đánh bại đối thủ trong trận chiến PvP.
  • Tham dự vào các cuộc đấu, thống nhất các phe phái và bàn luận chiến thuật trong tính năng chat online.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

7. Pylon for Windows Phone

Phiêu lưu tới vùng đất kỳ bí, chiến đấu với các loài quái vật nguy hiểm và thu thập các loại chiến lợi phẩm khác nhau. Khám phá thế giới trong Pylon for Windows Phone, game nhập vai hành động kinh điển. Trải nghiệm các trận đấu căng thẳng, khả năng đa dạng và những loại môi trường khác nhau đi kèm theo là các loài sinh vật, kho báu...

Pylon sở hữu những trận chiến diễn ra rất nhanh với gameplay chiến thuật. Chuyển giữa 3 tầng lớp riêng biệt, tất cả đều có nhân vật giống nhau. Hoặc, tạo một tầng lớp lai và tùy biến nó với rất nhiều kỹ năng và khả năng chiến đấu đặc biệt, sau đó nâng cấp chúng.

Trang bị và sử dụng các loại vũ khí và áo giáp, mỗi loại lại có tính năng riêng. Sử dụng đũa thần và các thanh gươm, nhặt một khiến chắn hoặc xả thịt kẻ thù với cây trùy khổng lồ. Áo giáp từ trường với các loại đá quý được tải với sự kết hợp không giới hạn của vật phẩm.

Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

8. Lies Of Astaroth for Windows Phone

Lies of Astaroth for Windows Phone là ứng dụng game nhập vai hành động trực tuyến nhiều người chơi miễn phí, dễ nghiền.

Với hơn 100 nhân vật được vẽ rất đẹp cùng hiệu ứng chiến đấu rực rỡ, Lies of Astaroth về trực quan là trò chơi chiến đấu qua thẻ đáng mơ ước. Khi trò chơi này bắt đầu, bạn sẽ gặp gỡ một phái đoàn đang tới The God of Prophecy. Kết hợp cùng nhau, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm qua thế giới gồm gián điệp, kẻ trộm, yêu tinh, sát thủ, linh mục, nhưng con rồng cùng các loài sinh vật khác, băng qua những khu rừng phép thuật tiến đến thành phố dưới lòng đất. Cùng thời điểm đó, người chơi còn phải chiến đấu với những loài sinh vật có ý định chặn đường đi của mình.

Tính năng chính của game:

  • Đồ họa tuyệt vời.
  • Cốt truyện phong phú.
  • Các trận chiến hoành tráng và đầy thử thách.
  • Mê cung ngẫu nhiên.
  • Cộng đồng quốc tế tương tác.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

9. Royal Revolt! for Windows Phone

Royal Revolt for Windows Phone là game bảo vệ chiến thành ngược dành cho nền tảng Windows Phone. Đây là trò chơi có đồ họa 3D và điều khiển cảm ứng trực quan. Dẫn dắt đội quân đến với chiến thắng, chống lại những kẻ họ hàng tham lam, độc ác khi họ muốn đánh cắp ngai vàng của cha bạn.

Cách chơi game:

  • Sử dụng điều khiển chuộc/chạm đơn giản để điều hướng cho đội quân.
  • Sử dụng phép thuật trên chiến trường để chữa bệnh, làm choáng váng hoặc tiêu diệt kẻ thù.
  • Nâng cấp cho nhân vật, kỵ binh và phép thuật.
  • Chinh phục tất cả 58 tòa lâu đài tdeder trở thành vua.
Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

10. Kingdoms & Lords for Windows Phone

Trò chơi này cho phép nhiều người cùng chơi và không phải là đối tượng thuộc cài đặt Xbox LIVE parental. Microsoft chia sẻ User IDs và gamertags. Trong Kingdoms & Lords for Windows Phone, sự yên bình và tĩnh lặng của làng quê bị xé tan bởi lực lượng Barbarian. Xây dựng vương quốc của mình và rèn luyện đội quân để chiến đấu với bọn tay sai của Dark King.

Trong game, người chơi đóng vai trò là người lãnh đạo trẻ tuổi của một ngôi làng. Mặc dù vương quốc của bạn phần lớn không bị phần còn lại của chiến tranh thế giới động đến, mọi việc đang thay đổi. Mâu thuẫn mới phát sinh giữa vương quốc của bạn và tồi tệ hơn, một tên ác ma cổ xưa đã quyết định hắn đã sẵn sàng sống lại và bao trùm bóng tối của mình lên vương quốc.

Tất cả các tác vụ trong game đều yêu cầu phải có năng lượng và chắc chắn bạn sẽ không có đủ để đáp ứng tất cả - trừ phi trả tiền để mua thêm. Thu hoạch nông sản cần phải có năng lượng. Xây dựng các công trình cần có năng lượng. Các cuộc chiến lại càng cần rất nhiều năng lượng. Người chơi có thể trông đợi chơi trong vòng 10 phút trước khi cạn kiệt năng lượng.

Posted Image

Bạn có thể phần mềm tại đây.

An Nguyên (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI GIẢI BÀI TOÁN BA VỊ THẦN CỦA TÔI.

Thực chất bài toán "Ba vị thần" của tôi là một bài toán nâng cấp từ một bài toán cổ - mà nguyên bản chính là bài toán của Thanhdc. Cho nên, nó đòi hỏi một khả năng phân tích hợp lý phức tạp hơn nhiều.

.

BÀI TOÁN BA VỊ THẦN

Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa:

1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan! (1)

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi:

2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy! (2)

Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải:

3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan. (3)

Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào?

Bài toán được mô tả cụ thể như sau, qua thứ tự các vị thần được hỏi và câu trả lời của họ:

Vị thần số 3 ...........................................Vị thần số 1..........................................Vị thần số 2

Vị thần số 2 là thần Khôn ngoan...........Ta là thần Khôn ngoan........................Vị thần số 1 là nói dối.

Qua các câu trả lời như trên thì chúng ta xác định được rằng:

Vị thần số 3 ...........................................Vị thần số 1..........................................Vị thần số 2

Vị thần số 2 là thần Khôn ngoan...........Ta là thần Khôn ngoan..............................Vị thần số 1 là nói dối.

Từ những câu trả lời, chúng ta có những dữ kiện sau:

3/ Chỉ có thể là: thần Thật thà...............1/ Chỉ có thể là: thần Nói dối.......................2/ Chỉ có thể là: thần Thật thà

Hoặc thần Khôn Ngoan nói dối.............Hoặc thần Khôn ngoan nói thật................Hoặc thần Khôn ngoan nói dối.

Như vậy so với bài toán của Thanhdc thì bài này có hai dữ kiện giống nhau là vị thần số 3 và số 2, cùng tính chất, là:

"Chỉ có thể là thần Thật thà, hoặc thần Không Ngoan nói dối". Do đó, không thể xác định được vị trí của hai vị thần này. Đầu bài sai.

Như vậy, để chứng minh một cái đầu bài sai, phải có sự phân tích hợp lý, chứ không phải vì nó sai với việc duy nhất là đối chiếu văn bản. Hay nói cách khác: Nó phải có phương pháp phân tích để chí ra cái sai. Do đó, nếu không giảng dậy phương pháp phân tích một bài toán bị phân loại sai.

Tư duy phân loại là tư duy đơn giản nhất của các sinh vật. Loài cá cũng có tư duy phân loại. Nếu không có tư duy phân loại thì một con cá thu sẽ tấn công con cá mập, thay vì chạy trốn. Do đó, việc đưa một đầu bài mang tính phân loại đúng, sai vào chương trình giảng dậy, chỉ có tính thách đố và là việc dậy cho học sinh lặp lại kiến thức đơn giản của tự nhiên.Thay vì hướng tới sự phát triển của tư duy hợp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI GIẢI BÀI TOÁN NĂM CÁI MŨ

Trước hết tôi cần xác định rằng: Tôi vô tình do nhớ nhầm, khiến bài toán logic cổ "Ba vị thần " sai. Nhưng nhìn thoáng qua, tôi vẫn cho rằng tôi sẽ giải được, nên mới đặt vấn đề giải bài toán này. Cho đến khi Thanhdc đưa bài toán đích thật. Nhưng cũng vì cái sai ngẫu nhiên này, cho thấy một thực tế là: Nếu không có một phương pháp giải, hoặc đặt vấn đề trước có tính định hướng (Ngoại khóa, hoặc gửi thư riêng) thì người ta sẽ không thể phân biệt được một cái đầu bài sai. Cụ thể trong bài toán "Ba vị thần" là một bài logic toán ngoại khóa , nhằm tăng khả năng suy luận hợp lý (Logic toán) cho trẻ em. Bài toán chỉ gồm ba yếu tố liên hệ, mà người lớn cũng không nhận ra. Vậy thì - từ đó, chúng ta đặt vấn đề tìm hiểu các mối quan hệ xã hội phức tạp, các hành vi con người, cũng như toàn thể diễn biến thiên tai, nhân họa trên trái Đất và mối quan hệ giữa trái Đất và Vũ trụ, sẽ phức tạp thế nào. Nhưng tất cả đều được tích hợp và diễn giải một cách có hệ thống trong một hệ thống Lý thuyết là thuyết Âm Dương Ngũ hành - Thì - tôi cần nói rằng: Hơn hai ngàn năm qua, người Trung Quốc và sau này là cả nền văn minh hiện đại, không thể tìm ra sự kết cấu hợp lý của nó, cũng không có gì là lạ.

Bởi vậy, nếu cả thế giới này yên tâm với vốn kiến thức của nền khoa học hiện đại so với thời cổ đại thì quả là văn minh tuyệt với. Và họ không cần quan tâm đến những gía trị cổ hơn cả thời cổ đại là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - thì cũng chẳng có gì là lạ.

Nhưng tôi hy vọng rằng: Những tri thức ưu tú và tiên tiến nhất của nền văn minh nhân loại, sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương - qua thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - và tìm cách phục hồi lại nó.

Còn tiếp

LỜI GIẢI BÀI TOÁN NĂM CHIẾC MŨ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỜI GIẢI BÀI TOÁN NĂM CHIẾC MŨ.

Quí vị và anh chị em thân mến.

Để chứng tỏ rằng, những bài toán với yêu cầu giải thích một cách hợp lý - logic toán - đã có từ lâu. Tôi giới thiệu thêm một bài nữa.

Trong một căn phòng tối có 5 chiệc mũ nồi. Trong đó có hai chiếc mũ xanh và 3 chiếc mũ đỏ. Có ba khách du lịch bị một bộ lạc bắt vì xâm phạm lãnh thổ. Họ cho 3 người vào phòng tối và lựa mỗi người một cái mũ đội lên đầu. Sau đó đó họ đưa ba vị khách này ra ngoài ánh sáng. Người này có thể nhìn thấy màu mũ của hai người kia, nhưng không nhìn thấy màu mũ của mình. Họ cho ba người ngồi ba góc tam giác cách xa nhau và cho biết màu của 5 cái mũ trong phòng tối, rồi ra điều kiện: Nếu một trong 3 người nói đúng màu mũ của mình thì được tha.

Điều kiện của bài toán: Ba người đều thông minh như nhau.

Một lát sau, một người nói: "Tôi đội mũ màu đỏ". Tất cả được tha.

Lời giải là: Vì người này thấy hai người kia đội mũ màu xanh, nên xác định mình đội mũ màu đỏ (*).

Nhưng - theo tôi - với lời giải thích này chỉ nêu 1 trường hợp đơn giản xảy ra, là: may mắn hai người chọn mũ màu xanh. Còn những trường hợp khác có khả năng xảy ra là:

1/ Chỉ có một người đội mũ màu xanh.

2/ Cả ba người đều đội mũ màu đỏ.

Nhưng đáp án đội mũ màu đỏ vẫn đúng và như vậy họ đã suy luận thế nào?

=================

* Chú thích: Bài toán này trong tạp chí Hiếu Học in trước 1954. Dành cho học sinh tiểu học. Đương nhiên là ngoại khóa.

Bài toán 5 chiếc mũ được nâng cấp, khi đặt vấn đề hoàn toàn hợp lý rằng: Nếu rơi vào trường hợp có hai người, hoặc ba người cùng có mũ màu đỏ thì hướng phân tích hợp lý sẽ như thế nào, nếu đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ màu đỏ"?

Lời giải của tôi như sau:

* Dữ kiện bài toán: Ba người đều thông minh như nhau.

Do đó, rơi vào trường hợp thứ nhất:

1/ Hai người đội mũ đỏ.

Như vậy, sẽ có hai người nhìn thấy 1 người đội mũ màu xanh.. Vậy một trong hai người đội mũ đỏ sẽ suy luận rằng: Nếu ta cũng đội mũ xanh thì người kia sẽ nói: Tôi đội mũ đỏ. Do đó, trong trường hợp này, đáp án đội mũ đỏ vẫn đúng.

2/ Ba người đội mũ đỏ.

Như vậy, một người sẽ nhìn thấy hai người đội mũ đỏ. Như vậy, họ sẽ suy luận rằng: nếu ta đội mũ xanh thì một trong hai người kia sẽ nói mình đội mũ đỏ (Như trường hợp 1). Bởi vậy, họ không thể đội mũ xanh. Đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ đỏ".

Đấy chỉ là một bài toán đơn gian, luyên tư duy hợp lý. Tư duy hợp lý cần cho mọi lĩnh vực từ thiết kết một hộp bánh, cho đến mọi vấn đề liên quan đến xã hội, cuộc sống, con người và thiên nhiên, vũ trụ và là một dạng tư duy cao cấp cho riêng loài người, khi nó tổng hợp cả những vấn đề của tư duy trừu tượng.

Bởi vậy, một lý thuyết khoa học được xác định bởi chuẩn mực trong tiêu chí khoa học, là: Nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Với một lý thuyết khoa học phản ánh một chân lý cục bộ thì tính tổng hợp của lý thuyết đó chỉ giới hạn sự giải thích hợp lý trong những sự kiện liên quan đến nó. Khoa học hiện đại gọi là Lý thuyết cục bộ, hoặc riêng phần. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ, cho đến mọi hành vi của con người, Bao hàm những mô hình biểu kiến, ký hiệu mô tả những tập hợp hàm chứa (Bát quái và 64 quẻ)... cho tất cả mọi sự vận động có quy luật và khả năng tiên tri. Điều này, đã xác định một lý thuyết thống nhất và vượt trội hơn hẳn tất cả các lý thuyết của nền khoa học hiện đại - vốn chỉ phản ánh những nội hàm giới hạn chuyên ngành. Ngược lại, tính quy luật phản ánh trong những mô hình biểu kiến của thuyết ADNH, đã xác định không chỉ tính quy luật trực quan, mà còn là mối liên hệ tương tác trên thực tế của những quy luật đó. Và chính điều này - làm nên khả năng tiên tri huyền vĩ của lý thuyết này. Đấy chính là lý thuyết thống nhất mà tôi đã nhiều lần nhắc đến trên diễn đàn Lý học Đông phương và trong sách đã xuất bản.

Có người cho rằng tôi đang mắc bệnh hoang tưởng, hoặc chí ít đang thăng hoa quá mức khả năng tư duy. Vâng! Cũng có thể và cũng chưa chắc. Nhưng đó là chuyện cá nhân tôi và nó chẳng liên quan gì đến vấn đề mà tôi đặt ra. Vấn đề mà tôi đặt ra là nội hàm thật sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các ký hiệu Dịch học trong cuốn Kinh Dịch, một trí thức huyền vĩ đã tồn tại một cách khách quan trong lịch sử trải gần 5000 năm trong xã hội Đông phương. Nếu không phải là một giá trị tri thức huyền vĩ và vô cùng lớn lao, thì nó không thể bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri - qua những mô hình tiên tri (Tử Vi, Bốc dịch....). Trong khi chỉ với bài toán "Năm cái mũ"; hoặc làm sao để thiết kế một chiếc hộp bánh cho hợp lý cũng không phải dễ dàng, cho những ai thiếu khả năng phân tích hợp lý trong giải quyết mối tương quan giữa các sự kiện.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI TOÁN CHIA SỮA

& CÁC THỂ LOẠI TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA

Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến bài toán này. Tất nhiên nó cũng không nằm trong một phương pháp giảng dạy nào. Đó là bài toán "Chia sữa", có nội dung như sau:

"Có một cái bình 8 lít đầy sữa, một bình 5 lít và một bình 3 lít để không. Làm thế nào để có 4 lít sửa trong 1 cái bình ?"

Bài này được giải như sau:

1/ Lấy bình 8 lít đổ vào bình 3 lít, còn 5 lít.

2/ Lấy bình 3 lít đổ vào bình 5 lít, bình 3 còn 0 lit. bình 5 có 3 lit.

3/ Lấy bình 8 lít, đổ tiếp vào bình 3 lít, trong bình còn 2 lít.

4/ Lấy bình 3 đổ tiếp vào bình 5 . bình 3 còn 1 lit và bình 5 đầy, bình 8 còn 2 lit.

5/ Lấy bình 5 đổ vào bình 8. Bình 8 có 7 lit. Bình 3 đổ vào bình 5. Lấy bình 8 đổ vào bình 3. Còn 4 lít.

Bài toán giải xong. Có người còn giải ngắn hơn tôi.

Đây là sự trắc nghiệm tư duy hợp lý trong điều kiên cần giải quyết với tuổi thiếu niên.

Một định luật sinh học phát biểu rằng:

"Chu kỳ phát triển của bào thai của một loài nào đó, lặp lại chu kỳ tiến hóa của chính loài đó".

Thực tế trực quan quan sát được qua những phương tiện kỹ thuật đã xác định quy luật này.

Nhưng Lý học Việt cho rằng:

Quá trính tiến hóa của một sinh vật, kể từ giai đoạn bào thai cho đến kết thúc tuổi sinh học, lặp lại quá trình hình thành và phát triển của loài đó. Trong con người thì nó phản ánh lịch sử của cả một nền văn minh.

Tạm thời tôi chưa chứng minh trên cơ sở Lý học Việt, vì chưa có thời gian. Nên tạm coi như một tiền đề.

Từ tiền đề này ("Tiền", có dấu huyền, Không phải "tiên đề"), quan sát qúa trình phát triển từ khi con người sinh ra thì tư duy phân loại hinh thành đầu tiên trong thời thơ ấu. Sau đó đến tư duy tổng hợp từ nhận thức nền tảng của tư duy phân loại. Trên cơ sở nền tảng của tư duy tổng hợp xuất hiện tư duy hợp lý. Điều kiện này xuất hiện ở thời thiếu niên. Sự phát triển của nhận thức hình thành tư duy trừu tượng, xuất hiện ở tuổi thanh niên đến đầu trung niên. Tư duy trừu tượng trong sự phân loại các hiện tượng qua những sản phẩm của nó là: Lý thuyết, công thức, mô hình biểu kiến, các khái niệm trừu tượng.....tiếp tục được tổng hợp bởi tư duy hợp lý và hình thành tư duy phức hợp của nền văn minh trong tương lai.

Trên thực tế, sự tồn tại của tư duy phức hợp đã có trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ nền văn minh của nhân loại đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ.

Từ tiền đề trên, cho thấy sự lặp lại trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh nhân loại trong một cá thể người, là: tuổi tư 32 - 35 đến 42 - 45 thường là giai đoạn phát triển tư duy sáng tạo mạnh mẽ.

Sau giai đoạn này thường là sự khủng hoảng những gía trị đã nhận thức được. Đây là giai đoạn tương ứng với sự hủy diệt của nền văn minh Atlantic, trong qủa trình phát triển của văn minh nhân loại. Sau giai đoạn này có những người thất bại về cuối đời, có người thành công với những giá trị nhận thức được ổn định và tiếp tục phát triển. Đây chính là lịch sử của nền văn minh hiện tại nhận thức được, có thể đặt tên là "Hậu Atlantic" tính đến ngày hôm nay.

Lịch sử nền văn minh "Hậu Atlantic" có tiếp tục tiến hóa đến một khà năng tiếp thu được một lý thuyết tập hợp tất cả mọi quy luật vũ trụ - như nền văn minh Atlantic - hay không, sẽ tùy thuộc vào qúa trình tiến hóa tiếp theo.

Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, kéo dài hơn tuổi thọ của con người, cho nên nền giáo dục nói chung của nhân loại phụ thuộc vào tính chân lý của nền tảng tri thức quyết định cho sự phát triển tương lai.

Tôi chỉ trình bày luận điểm của mình và chưa chứng minh. Nhưng tính quy luật của luận điểm thể hiện qua lới tiên tri sau đây:

Không quá 30 năm nữa (Nhanh thì ngay ngày mai), sự phát triển của khoa học hiện đại, sẽ tìm thấy dấu ấn của quy luật này trong cấu trúc sinh học của con người.

Tất cả mọi con đường trong tương lai, đều chỉ đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ DUY PHÂN LOẠI CỦA LOÀI SÂU.

Bài viết trong đường link dưới đây cho thấy khả năng một loài sâu tự hóa thành rắn về hình thức để dọa kẻ thù. Vấn đề là: Tại sao nó lại biết rắn là kẻ đáng sợ của nhiều loài để dọa?

Nếu giả thuyết rằng: chúng đã có khả năng phân loại trong việc lựa chọn thích ứng với tự nhiên, thì đấy là một giả thuyết hợp lý?

http://baodatviet.vn/anh-nong/chiem-nguong-loai-sau-bien-hoa-thanh-ran-3046221/?p=1

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xác phụ nữ lõa thể tại khu xử lý rác

TPO - Khoảng 6h ngày 16/7, tại nhà máy xử lí rác Hải Bối, ở thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội, nhân viên bảo vệ phát hiện xác phụ nữ lõa thể.

Cầu chúc linh hồn cô gái này sớm siêu thoát.

Như vậy, trong những địa danh mang chữ "Cổ" gần Hanoi, như: Cổ Bi; Cổ Lễ, Cổ Pháp, Cổ Ngư; Cổ Loa, Cổ Mễ....còn thêm một địa danh nữa là: "Cổ Điển"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thăm 'hậu duệ" người Việt giàu có và phồn vinh tại Indonesia

07:00 | 17/07/2014

Depplus.vn -

Khu vực đảo Sumatra thuộc Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Minangkabau. Họ có gốc gác và nhiều tập quán sinh hoạt rất giống với người Việt.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đã cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sóng tại Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn. Mọi tài sản cũng như đất đai đều thuộc quyền phụ nữ.

Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý.

Những hình ảnh đẹp về tộc người Việt cổ sinh sống tại Indonesia.

Posted Image

Đám cưới của người Minangkabau được trang trí độc đáo. Đặc biệt cũng mở "đầu câu chuyện" bằng miếng trầu như nghi lễ truyền thống Việt Nam.

Posted Image

Trong tiếng Indonesi, Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu. Tên gọi của tộc người bắt nguồn từ một chiến thắng trong quá khứ. Vì vậy, con trâu là hiện thân quan trọng trong nhiều nét văn hóa của người Minakabau.

Posted Image

Trẻ em Minangkabau trong lễ aquika mừng ngày sinh nhật. Họ được mặc những bộ trang phục rực rỡ, màu đỏ và vàng trên chiếc cũ cầu kì tượng trưng cho tinh thần và sự dũng cảm của người Minangkabu.

Posted Image

Đây cũng là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới.Mọi tài sản lớn đều thuộc quyền thừa kế của phụ nữ.

Posted Image

Kết cấu nhà truyền thống của người Minangkabau có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam, cũng tương tự cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.

Posted Image

Một ngôi nhà Rumah Gadang bề thế.

Posted Image

Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.

Posted Image

Gia đình nào càng có nhiều con gái càng chứng tỏ sự giàu có trong tương lai.

Posted Image

Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập.

Posted Image

Cô gái Minangkabau trong điệu múa đĩa nến Piriang truyền thống.

Posted Image

Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái).

Posted Image

Đàn ông Minangkabau giữ nhiệm vụ duy trì văn hóa truyền thống cũng như đi xa làm ăn.

Posted Image

Nhiều người đàn ông Minangkabau nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới, bởi nhiệm vụ của họ là đi xa làm ăn, trao quyền quản lý gia đình cho phụ nữ.

Posted Image

Trang phục truyền thống của người Minangkabau.

Posted Image

Trình diễn điệu múa truyền thống trên sân khấu mô phỏng kiến trúc nhà mái cong.

H (Depplus.vn/MASK)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học nước nhà đã đạt 'cảnh giới' siêu thực?

Posted ImageMột nhà khoa học nói rằng khi xem bài chép trên lớp của người con vốn theo học cùng ngành ở đại học, cùng thầy dạy, anh giật mình khi nhận ra chẳng có gì khác biệt so với những gì anh được học gần 40 năm về trước!

Trong vòng 20 năm trở lại đây, trên sách báo, tạp chí chuyên ngành hay diễn đàn khoa học, dường như thiếu cái gì đó để cởi bỏ sự "bàng bạc" hay thay đổi cái "phẳng, lặng" đi xuyên qua hàng thập kỉ. Sự "phẳng lặng này" gợi lên điều gì? Đó có phải là tín hiệu tốt và làm thế nào để phá tan thực trạng này?

Posted Image

Sự phẳng lặng quá lâu cũng có thể khiến đâu đó lầm tưởng khoa học xã

hội nước nhà toàn phát hiện ra chân lí, toàn giải quyết nhanh chóng,

tròn trịa, toàn mĩ những vấn đề của xã hội, đến độ người ta chẳng có nhu

cầu trao đi, đổi lại?

Bên dưới sự phẳng lặng

Một nền khoa học, nhất lại là khoa học xã hội phát triển, lành mạnh thường luôn ăm ắp những phát hiện, kiến giải mới. Chúng có thể đúng, có thể sai, có thể tuyệt đối, có thể tương đối, có thể nhận được đồng thuận cao, khen ngợi hoặc ý kiến trái chiều phản biện hay phản bác lại. Sự khác biệt, tranh luận thậm chí là phủ nhận trên tinh thần thượng tôn khoa học ấy là cần thiết. Nó minh chứng sức sống, sự vận động, phát triển cũng như nỗi nhọc nhằn của những người LÀM khoa học chân chính.

Còn khi sự "im lặng" hay "phẳng lặng" ngự trị trong hàng thập kỉ, điều đó khiến người ta phải đưa ra nhiều giả thiết, nhiều phán đoán hay thậm chí hoài nghi về một căn bệnh nào đó. Và nếu vậy, thì cần thiết phải nhìn lại chương trình đào tạo ở mọi bậc học, xem tính sáng tạo có được đề cao trong trường học hay không. Tôi đã được nghe lời than thở từ một nhà khoa học rằng khi xem bài chép trên lớp của người con vốn theo học cùng ngành ở đại học, cùng thầy dạy, anh giật mình khi nhận ra chẳng có gì khác biệt so với những gì anh được học gần 40 năm về trước!

Phải chăng, đây phần nào cho thấy kết quả của sự "tụt hậu" ở người làm khoa học đối với những biến đổi vốn luôn ồn ào, gấp gáp từ cuộc sống? Liệu có phải vì thế mà ngòi bút của một số nhà khoa học chỉ quẩn quanh bên những đề tài xáo mòn, những luận giải theo kiểu "nước đôi, nửa vời" hay những "kiến nghị" chung chung mà người làm chính sách có đốt đèn đọc thâu đêm cũng chẳng rút ra được điều gì cụ thể, bổ ích. Tôi đã nghe hơn một lần phàn nàn rằng sao bây giờ các công trình khoa học cứ công thức thế, cứ "dầm mình", giống nhau đến kì lạ trong những chủ đề, lối mòn "xưa như Diễm" đến thế?

Có phải ở ngoài kia đang vẫy gọi nhiều điều khác quan trọng, ý nghĩa hay thiết thực hơn đối với nhà khoa học (nhất là nhà khoa học trẻ), khiến có những người mải mê chạy theo để rồi thờ ơ với công việc nhọc nhằn trên cánh đồng tri thức còn đang bộn bề với bao dấu hỏi?

Các thế hệ tiền bối của tôi từng chia sẻ nỗi niềm đau đáu về một cuộc "khủng hoảng" thế hệ khi họ ngờ có những người trẻ trong giới không còn đủ "máu lửa", say mê và độ cần mẫn để nối bước tiền nhân. Họ chỉ ra có những đồng nghiệp trẻ đã không mấy khi đọc nghiêm túc các công trình khoa học của người khác, những cuốn sách tặng dường như chẳng được giở ra để đọc bao giờ.

Có phải chúng ta chưa xây dựng đủ chính sách khuyến khích, khen thưởng, cổ vũ thậm chí là bảo vệ, đảm bảo không khí lành mạnh, dân chủ, thượng tôn khoa học trong phản biện khoa học? Liệu chúng ta đã thực sự cổ súy những công trình đề cao tính phản biện, lấy phản biện làm bệ phóng cho việc tìm tòi các vấn đề, hướng đi mới trong khoa học? Từ lâu, tồn tại một cách nói vui trong giới khoa học rằng đề tài nghĩa là "tài" chọn "đề". Nghĩa là đừng có dại gì mà lao vào những vấn đề thời sự, hóc búa. Hãy cứ chọn vấn đề nào đó người khác đã làm, đã được nghiệm thu, đánh giá, chấm điểm cao. Rồi thì "men" theo đó mà đi.

Cho và nhận

Bản chất của phản biện khoa học không phải là so tài "cao, thấp", phân định rạch ròi "trắng đen" hay quy kết "lập trường chính trị" của ai đó. Trái lại, phản biện nhằm kiểm chứng tính logic, chính xác, phổ quát và khách quan mà thông tin, nhận định, kết luận được rút ra từ một công trình khoa học cụ thể. Chính vì thế, phản biện cần phải coi là một phần tất yếu trong nghiên cứu khoa học bởi chẳng có nền khoa học nào mà không tồn tại phản biện.

Người nhận được ý kiến phản biện vì thế cần phải biết cầu thị, lắng nghe và tôn trọng ý kiến phản biện. Có đồng nghiệp trẻ của tôi từng tâm sự họ rất khó xử khi thầy dạy hay lãnh đạo của mình quá "thù dai" trước những phát biểu trái chiều mà họ đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt khoa học. Sau những lần ấy, họ cảm thấy mình dường như bị "ghẻ lạnh", thậm chí bị "cô lập".

Người nhận được ý kiến phản biện có quyền đồng ý hay phản đối ý kiến phản biện, chừng nào họ có đủ bằng chứng, lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Ngay cả trong trường hợp đó, ý kiến phản biện vẫn có ích, bởi nó giúp bạn nhìn lại kĩ hơn công trình của mình. Chính vì thế, sẽ là không cần thiết khi ném "cái nhìn hình viên đạn" hay thái độ bực dọc, kẻ cả trước một ý kiến phản biện nào đó.

Một nhà khoa học tỉnh táo, bản lĩnh luôn hiểu rằng, chứng minh quan điểm của người khác sai không nhất thiết có nghĩa quan điểm của mình là đúng.

Sẽ là tuyệt vời nếu người phản biện đủ dũng cảm để không đồng nhất ý kiến phản biện của mình với "chân lí", "sự thật" hay "con đường duy nhất". Sẽ là thuyết phục hơn nếu quan điểm phản biện ấy được đưa ra như một gợi ý, một lựa chọn khác thay vì "đóng đinh" chúng như chuẩn mực, buộc người khác phải đi theo. Bởi chẳng có giới hạn trường tồn nào trong khoa học cả.

Người phản biện sẽ thật khôn ngoan khi không tự đặt mình ở thế đối lập, đối đầu với người mình phản biện. Bởi thực chất, công việc phản biện cũng là hoạt động khoa học, nó có thể được hoặc không được chấp nhận từ người khác. Bởi lẽ nếu ai cũng làm vậy, cuộc tranh luận khoa học sẽ chẳng đi về đâu cả. Khi cái "Tôi" của mỗi người quá lớn, phản biện khoa học dễ biến thành nơi người ta khoe hơn là lắng nghe.

Câu hỏi chưa có lời giải

Sự phẳng lặng quá lâu cũng có thể khiến đâu đó lầm tưởng khoa học xã hội nước nhà toàn phát hiện ra chân lí, toàn giải quyết nhanh chóng, tròn trịa, toàn mĩ những vấn đề của xã hội, đến độ người ta chẳng có nhu cầu trao đi, đổi lại? Người ta có thể lầm tưởng mọi công trình khoa học nước nhà đã đạt đến trình độ cao, ở "cảnh giới" siêu thực đến độ việc phản biện là không cần thiết nữa.

Hoặc giả người ta cũng có quyền nghi ngờ vào việc liệu nền khoa học ấy có đang tồn tại, vận động, phát triển, song hành với biến chuyển của thời cuộc và thực sự có ích cho xã hội như nó vốn từng có trong suốt nửa đầu thế kỉ 20? Người ta cũng có quyền nghi ngờ tại sao lại cần đến nhiều đề tài khoa học các cấp, nhiều chương trình, dự án, luận chứng, luận cứ đến thế khi mà có quá ít nhu cầu trao đổi, phản biện? Người ta cũng có quyền nghi ngờ về tính cần thiết, hiệu quả của việc đầu tư cho các tạp chí khoa học chuyên ngành, mà đa phần in xong thì cất vào kho, giống như nhiều báo cáo khoa học ngủ vùi trong bụi?

Người ta cũng có thể đặt câu hỏi cho việc liệu có cần phải xem xét lại các tiêu chí đánh giá đóng góp cho xã hội của một công trình khoa học. Giữa một công trình "an toàn" ngủ yên trên giá sách hàng thập kỉ và một công trình gây ra nhiều "ồn ào" với cả lời khen ngợi và chê bai, người ta nên cổ súy cho phía nào?

Nguyễn Công Thảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự trùng hợp lạ lùng về chiếc MH17 bị bắn hạ

Thứ Sáu, 18/07/2014 10:57:51 GMT+7

Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên ngày 17-7-1997 và gặp nạn đúng 17 năm sau đó vào ngày 17-7-2014!

Posted Image

Ảnh: Reuters

Sự trùng hợp lạ lùng liên quan tới những con số của chuyến bay đoản mệnh của Malaysia khiến người ta không khỏi sửng sốt: Chiếc máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bay chuyến đầu tiên ngày 17-7-1997 và gặp nạn đúng 17 năm sau đó vào ngày 17-7-2014!

Posted Image

Thân nhân một hành khách Malaysia bật khóc khi nhận hung tin. Ảnh: Reuters

Posted Image

Trong số 298 người thiệt mạng: • 154 người Hà Lan

• 27 người Úc

• 23 người Malaysia

• 11 người Indonesia

• 6 người Anh

• 4 người Đức

• 4 người Bỉ

• 3 người Philippine

• 1 người Canada

• 15 thành viên phi hành đoàn người Malaysia

Nhà báo C.J. Chivers của tờ New York Times cho biết chi tiết những con số trên có được từ một quan chức hàng không giấu tên.

Một sự việc liên quan không kém phần lạ lùng khác khi một hành khách người Hà Lan trên MH17 đăng tải một bức hình của chiếc máy bay lên Facebook trước thời điểm máy bay rơi với chú thích ảnh rợn người: “Nếu chiếc máy bay mất tích thì đây là hình ảnh còn lại của nó”!

Thông tin này nổi lên giữa lúc bí ẩn xung quanh chuyến bay mất tích MH370 cũng của hãng Malaysia Airline vẫn chưa được giải mã. Mặc dù vị trí rơi và nguyên nhân gặp nạn của MH17 có phần sáng tỏ hơn nhưng các chuyên gia cho rằng những giả thuyết về MH17 sợ rằng sẽ dai dẳng như những vụ việc tương tự trong quá khứ.

Chẳng hạn, chuyến bay 653 của Malaysia Airline rơi hôm 4-12-1997 sau khi có thông tin chiếc máy bay bị không tặc tấn công. Tuy nhiên cho tới nay chi tiết về vụ việc vẫn chưa sáng tỏ. Hay vụ chiếc TWA Flight 800 gặp nạn ở bờ biển New York năm 1996 đến nay vẫn gây tranh cãi mặc dù Cơ quan An toàn Gai thông Vận tải Quốc gia (Mỹ) đã kết luận chiếc máy bay rơi vì nổ bình nhiên liệu do sự cố điện. Các nhà giả thuyết vẫn tiếp tục suy đoán rằng chiếc máy bay vô tình trúng phải tên lửa trong mọt cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ hoặc trúng tên lửa khủng bố!

Tưởng nhầm MH17 là máy bay quân sự Ukraine?

Nhiều đăng tải trên mạng xã hội của các tay súng ly khai thân Nga vội vàng bị gỡ xuống có những nội dung cho thấy dường như lực lượng này cho rằng họ đã bắn hạ một máy bay quân đội Ukraine trước khi nhận ra sự thật đáng sợ rằng đó là một chiếc máy bay dân sự của Malaysia.

Theo Thu Hằng (Nld.com.vn)

========================

Bay đúng ngày Tam Nương, khổ thăng. :(

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái
18/07/2014 18:21

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ.

Đến 4 giờ sáng mai 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ vĩ Bắc và 108,6 độ kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 90 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, tức là từ 118 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16.
Posted Image


Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun đến 16 giờ chiều ngày 18.7 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Khoảng gần sáng và sáng mai 19.7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung, sau đó đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn sẽ có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội, sóng biển cao 5 - 6 mét.

Bắt đầu từ đêm nay, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.



Hoàng Phan

==============
Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng.
Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn.
Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ.

Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.
Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch.
Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An.
=D>

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái

18/07/2014 18:21

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ.

Đến 4 giờ sáng mai 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ vĩ Bắc và 108,6 độ kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 90 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, tức là từ 118 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16.

Posted Image

Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun đến 16 giờ chiều ngày 18.7 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Khoảng gần sáng và sáng mai 19.7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung, sau đó đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn sẽ có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội, sóng biển cao 5 - 6 mét.

Bắt đầu từ đêm nay, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.

Hoàng Phan

==============

Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng.

Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn.

Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ.

Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.

Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch.

Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An.

Posted Image

Sư phụ khấn vái các vị thần mà chả gọi bọn con đến thụ lộc Chuối xanh. hihiihii Sư phụ cầu xin vậy mà linh nghiệm thế? giờ này vẫn chưa thấy hiện tượng mưa gió gì cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái

18/07/2014 18:21

Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng.

Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn.

Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ.

Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng.

Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch.

Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An.

Posted Image

"Hà nội mùa này vắng những cơn mưa..."

Hì! Đến giờ này chưa thấy mưa bão gì. Tại nơi trú ẩn của Lão Gàn ở Hanoi cũng chẳng có giọt mưa nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Hà nội mùa này vắng những cơn mưa..."

Hì! Đến giờ này chưa thấy mưa bão gì. Tại nơi trú ẩn của Lão Gàn ở Hanoi cũng chẳng có giọt mưa nào.

Bão đi thế lày sao sư phụ thấy được... Posted Image

===================================

Bão Thần Sấm quét sát thành phố Móng Cái - Quảng Ninh

Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 09:38

(Dân trí) - Sáng nay 19/7, cơn bão Thần Sấm dự báo là rất mạnh đã không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh mà đi chếch hướng vào Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bão, TP Móng Cái đang mưa rất to; gió mạnh giật đổ nhiều mái nhà, cây xanh.

Posted Image

Mặc dù bão không đổ bộ trực tiếp vào TP Móng Cái, nhưng do ảnh hưởng của bão đã khiến nhiều cây xanh trong thành phố bị quật đổ.

Trao đổi nhanh với phóng viên sáng ngày 19/7, ông Lê Đức Hải, Phó Giám đốc TT dự báo KTTV TW cho hay, 6 giờ sáng bão số 2 đã đổ bộ vào giữa khu vực giáp ranh Móng Cái - cảng Phòng Thành - Quảng Tây - Trung Quốc (tức cách Móng Cái khoảng 40-50 km). Tuy nhiên Móng Cái và một số huyện gần đường biên của Quảng Ninh vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng mạnh của bão với sức gió ghi nhận được cấp 9-10, giật cấp 11-12, khu vực Trà Cổ cấp 11, giật 12-13. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có thông tin về thiệt hại. Ghi nhanh của phóng viên Dân trí, Móng Cái vẫn mưa to, gió lớn, một số cây nhỏ đã bị quật đổ, nhiều tấm tôn lợp mái nhà bị gió thổi bay. Theo Ban chỉ huy phòng chống bão số 2 tiền phương đặt tại Móng Cái, tới 24 giờ đêm qua TP Móng Cái mới hoàn tất di dời các hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm. Cụ thể đã di dời hơn 1.000 hộ gia đình/4.000 dân tại phưởng Hải Hòa.

Posted Image

Mưa to trong nhiều giờ đồng hồ tại TP Móng Cái. Gió mạnh quật đổ nhiều cây xanh

Trao đổi với phóng viên Dân trí, tại Ban chỉ huy tiền phương phòng chống lụt bão TP Móng Cái (Quảng Ninh), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, tâm bão Rammasun đã đi vào Trung Quốc và quét qua phía Bắc của TP Móng Cái. Hiện tại TP Móng Cái đang chịu những trận mưa rất to, gió giật cấp 11-12.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện trên cả nước chưa ghi nhận trường hợp nào thiệt hại về người. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, ông đánh giá cao tinh thần phòng chống bão lũ của Đảng bộ, chính quyền địa phương các tỉnh thành phố. Đặc biệt là công tác di dời người dân đến nơi kiên cố, an toàn để tránh bão.

Posted Image

Mái tôn che tạm của một nhà dân tại TP Móng Cái bị quật đổ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết thêm, mặc dù tâm bão không đổ bộ vào TP Móng Cái như dự báo ban đầu tuy nhiên lực lượng PCLB ở các địa phương vẫn giữ nguyên vị trí để theo dõi, xử lí tình hình.

Để đảm an toàn cho người dân trong bão, Cty điện lực TP Móng Cái đã cắt điện hoàn toàn trong thành phố.

Tuấn Hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ khấn vái các vị thần mà chả gọi bọn con đến thụ lộc Chuối xanh. hihiihii Sư phụ cầu xin vậy mà linh nghiệm thế? giờ này vẫn chưa thấy hiện tượng mưa gió gì cả.

Hì! Lễ bạc lòng thành mà. Thánh thần chỉ cốt ở lòng thành. Hì! Chuối xanh, muối ớt, nhưng lòng thành là được. Hì!

Cứ gì cứ phải mâm cao cỗ đầy thánh thần mới chứng đâu. Nếu thế thì những thằng nghèo chết hết à! Nhiều người không hỉu, cứ "mê tín dị đoan", mần răng mà đem xôi gà đến cửa Thánh xin vay vài chục tỷ, rồi xong việc đốt vài trăm ngàn VND, mua vàng mã gọi, là trả nợ thánh thần. Híc.

Trần gian này đúng là bịp bợp cả thánh thần.

Như thế nà náo đấy!

Posted Image

 

Bão đi thế lày sao sư phụ thấy được... Posted Image
===================================

Bão Thần Sấm quét sát thành phố Móng Cái - Quảng Ninh

Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 09:38

(Dân trí) - Sáng nay 19/7, cơn bão Thần Sấm dự báo là rất mạnh đã không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh mà đi chếch hướng vào Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bão, TP Móng Cái đang mưa rất to; gió mạnh giật đổ nhiều mái nhà, cây xanh.

Posted Image

Mặc dù bão không đổ bộ trực tiếp vào TP Móng Cái, nhưng do ảnh hưởng của bão đã khiến nhiều cây xanh trong thành phố bị quật đổ.

Tuấn Hợp

Hì! Longphibaccai nhầm rùi. Sư phụ chỉ cần Hanoi không có ảnh hưởng của mưa bão thui. Chỗ khác nó chệch sang Tung Cóoc là tốt rùi.

Tại lúc đầu, hình như trong "Chiến lược và sự kiện" thì phải - sư phụ có nói: "Khí tượng thủy văn trung ương vẽ đường thế nào thì bão đi như thế đó".

Nhưng lúc ấy là cái giàn khoan nó chưa rút hẳn. Nhưng bi wờ cái giàn khoan rút rùi, sư phụ phải điều chỉnh lại.

Lão Gàn lại 'gặp may", chém gió cứ gọi là loạn cào cào.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay