Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

"...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao." - Phạm Công Thiện.

=====

Đây là tư tưởng của người triệt ngộ phải không Sư phụ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

"...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao." - Phạm Công Thiện.

=====

Đây là tư tưởng của người triệt ngộ phải không Sư phụ?

Ông này là một triết gia rất uyên bác. Việc ông ta nhận ra cả một giá trị minh triết trong hệ thông cấu trúc ngôn ngữ Việt là hoàn toàn có căn cứ thực tế, do khả năng tư duy siêu việt của ông. Chứ không phải là một thoắt nhiên hạnh ngộ mang tính siêu hình.

Rất tiếc ông ta đã mất và không biết ông có để lại cho đời công trình nghiên cứu của ông về ngôn ngữ Việt không. Còn tôi thì chưa có thời gian để viết về việc này.

Nhưng chắc chắn tôi sẽ viết.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời khuyên là: "Hãy cố gắng học hỏi để phấn đấu đạt đến mức ngu vừa phải".

Tiếng Việt có tính hệ thống cấu trúc rất chặt chẽ, mà không môn ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Vì những cái đầu bã đậu, đất sét, không nhận thấy được nền tảng tri thức vượt trội của dân tộc này, nên không thể hiểu nổi. Hãy xem Phạm Công Thiện nói gì.

Kính bác, cho phép cháu viết vài dòng,

Tiếng Việt có nội hàm phức tạp, nên cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Ngược lại, các ngôn ngữ khác lại có nội hàm đơn giản nên cấu trúc ngữ pháp lại phức tạp. Đây chính là sự cân bằng của ngôn ngữ nói riêng và vạn vật nói chung. ví dụ: tôi đi dạo, ông đi dạo, bà đi dạo thì chỉ cần ráp chủ ngữ + động từ. Ngược lại, trong tiếng Pháp, động từ đi dạo (se promener) lại thay đổi tuỳ thuộc chủ ngữ je me promène (tôi đi dạo), tu te promènes (bạn...), il/ elle se promène (anh, cô...), nous nous promenons (chúng tôi...), vous vous promenez (các vị, các bạn...), ils/ elles promènent ( mấy anh, mấy chị..).

Tiếng Việt có hệ thống đại từ nhân xưng phong phú, riêng lượng từ gọi ba, má theo vùng miền đã bát ngát, mênh mông. Tiếng Pháp có mon père (il), ma mère (elle). Nói như vậy để thấy nội hàm sâu sắc lại phong phú. phải nói thêm 2 từ này, cách phát âm gần như ba, mẹ trong TV; ngược lại từ thầy, u, bầm v.v...trong TV thì không thể tìm thấy trong TP.

Lời khuyên là: "Hãy cố gắng học hỏi để phấn đấu đạt đến mức ngu vừa phải".

Tiếng Việt có tính hệ thống cấu trúc rất chặt chẽ, mà không môn ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Vì những cái đầu bã đậu, đất sét, không nhận thấy được nền tảng tri thức vượt trội của dân tộc này, nên không thể hiểu nổi. Hãy xem Phạm Công Thiện nói gì.

Kính bác, cho phép cháu viết vài dòng,

Tiếng Việt có nội hàm phức tạp, nên cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Ngược lại, các ngôn ngữ khác lại có nội hàm đơn giản nên cấu trúc ngữ pháp lại phức tạp. Đây chính là sự cân bằng của ngôn ngữ nói riêng và vạn vật nói chung. ví dụ: tôi đi dạo, ông đi dạo, bà đi dạo thì chỉ cần ráp chủ ngữ + động từ. Ngược lại, trong tiếng Pháp, động từ đi dạo (se promener) lại thay đổi tuỳ thuộc chủ ngữ je me promène (tôi đi dạo), tu te promènes (bạn...), il/ elle se promène (anh, cô...), nous nous promenons (chúng tôi...), vous vous promenez (các vị, các bạn...), ils/ elles promènent ( mấy anh, mấy chị đi dao ...).

Tiếng Việt có hệ thống đại từ nhân xưng phong phú, riêng lượng từ gọi ba, má theo vùng miền đã bát ngát, mênh mông. Tiếng Pháp có mon père (il), ma mère (elle). Nói như vậy để thấy nội hàm sâu sắc lại phong phú. phải nói thêm 2 từ này, cách phát âm gần như ba, mẹ trong TV; ngược lại từ thầy, u, bầm v.v...trong TV thì không thể tìm thấy trong TP.

Đó là điều cơ bản để học đến nơi đến chốn một ngoại ngữ, học thành công 1 ngoại ngữ thì có thể ngẩng cao đầu bao nhiêu thì phải cuối mình bấy nhiêu trước sự vĩ đại của Người mẹ Tiếng Việt. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì phải soi mình, gia cố thêm cho vốn TV. Vì chỉ có sự bao dung,có tính mở trọn vẹn đến thế mới có thể ôm trọn các từ ngoại lai trong các giao tiếp hằng ngày.

P/s: điều này cháu viết là sự xâu chuỗi tất cả những thông tin mà hằng ngày các bác miệt mài đăng trên diễn đàn, mỗi ngày một chút, mưa dầm thấm lâu, từ những câu chuyện thượng vàng hạ cám, từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây; bề ngoài thì có vẻ vô nghĩa, nhưng không phải là không có nghĩa, mà là có nghĩa đến vô tận, vô cùng. Kính bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác, cho phép cháu viết vài dòng,

Tiếng Việt có nội hàm phức tạp, nên cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Ngược lại, các ngôn ngữ khác lại có nội hàm đơn giản nên cấu trúc ngữ pháp lại phức tạp. Đây chính là sự cân bằng của ngôn ngữ nói riêng và vạn vật nói chung. ví dụ: tôi đi dạo, ông đi dạo, bà đi dạo thì chỉ cần ráp chủ ngữ + động từ. Ngược lại, trong tiếng Pháp, động từ đi dạo (se promener) lại thay đổi tuỳ thuộc chủ ngữ je me promène (tôi đi dạo), tu te promènes (bạn...), il/ elle se promène (anh, cô...), nous nous promenons (chúng tôi...), vous vous promenez (các vị, các bạn...), ils/ elles promènent ( mấy anh, mấy chị đi dao ...).

Tiếng Việt có hệ thống đại từ nhân xưng phong phú, riêng lượng từ gọi ba, má theo vùng miền đã bát ngát, mênh mông. Tiếng Pháp có mon père (il), ma mère (elle). Nói như vậy để thấy nội hàm sâu sắc lại phong phú. phải nói thêm 2 từ này, cách phát âm gần như ba, mẹ trong TV; ngược lại từ thầy, u, bầm v.v...trong TV thì không thể tìm thấy trong TP.

Đó là điều cơ bản để học đến nơi đến chốn một ngoại ngữ, học thành công 1 ngoại ngữ thì có thể ngẩng cao đầu bao nhiêu thì phải cuối mình bấy nhiêu trước sự vĩ đại của Người mẹ Tiếng Việt. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ thì phải soi mình, gia cố thêm cho vốn TV. Vì chỉ có sự bao dung,có tính mở trọn vẹn đến thế mới có thể ôm trọn các từ ngoại lai trong các giao tiếp hằng ngày.

P/s: điều này cháu viết là sự xâu chuỗi tất cả những thông tin mà hằng ngày các bác miệt mài đăng trên diễn đàn, mỗi ngày một chút, mưa dầm thấm lâu, từ những câu chuyện thượng vàng hạ cám, từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây; bề ngoài thì có vẻ vô nghĩa, nhưng không phải là không có nghĩa, mà là có nghĩa đến vô tận, vô cùng. Kính bác!

Cảm ơn Le soleil vì sự chia sẻ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Chủ tịch Hội khuyến học & Dân trí - PGS, TS. Trần Xuân Nhĩ:

Nhân dân ta phải giỏi tiếng Anh để không bị tụt hậu

Nhân dịp Hội khuyến học Việt Nam và Học viện Anh ngữ EQuest đồng tổ chức cuộc thi English Champion 2014, Phó Chủ tịch Hội khuyến học& Dân trí PGS.TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định Hội Khuyến học VN mong muốn học sinh ta phải giỏi tiếng Anh để không bị tụt hậu so với các nước láng giềng.

Xin ông cho biết lý do mà Hội Khuyến học VN lại quyết định đăng cai đồng tổ chức một cuộc thi tiếng Anh là cuộc thi English Champion 2014?

Hội khuyến học là một đoàn thể lớn chú trọng tới giáo dục tại VN hiện nay. Chúng tôi có 11 triệu hội viên, được tổ chức từ TW đến cơ sở, được ông Nguyễn Mạnh Cầm Nguyên Ủy Viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Chủ tịch Hội. Hội hoạt động với tinh thần: “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước là một xã hội học tập”.

Với tinh thần đó, TW Đảng Cộng sản đã tặng Hội một bức trướng nêu cao tinh thần ấy. Hằng năm Hội có rất nhiều học bổng khuyến khích học sinh nghèo đến trường, vinh danh học sinh giỏi.

Còn lý do tại vì sao mà chúng tôi lại cùng với EQuest tổ chức cuộc thi English Champion 2014 là Hội Khuyến học nhận thức được đất nước chúng ta đang hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới.

Hội nhập để chúng ta đi ra ngoài thế giới và thế giới đến với nước ta. Ngôn ngữ tiếng Anh rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì thế, Bộ Giáo dục & Đào tạo có một đề án nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh và toàn bộ người dân.

Điều mà Hội Khuyến học mong muốn là học sinh ta phải giỏi tiếng Anh, nhân dân ta phải giỏi tiếng Anh. Khi đất nước đang hội nhập, mọi người dân, đặc biệt là thế hệ măng non có nền tảng tiếng Anh vững chắc, không bị tụt hậu so với các nước láng giềng”.

Posted Image

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ trả lời phỏng vấn.

Theo ông, tiếng Anh sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh gì giữa các nước không nói tiếng Anh trong thời đại hiện nay?

Khi tôi sang Campuchia, tôi cứ nghĩ là người ta kém hơn mình. Té ra về mặt tiếng Anh, họ giỏi hơn mình. Tôi đi đến 20 cửa hàng và cả 20 người phụ nữ đều nói tiếng Anh rất giỏi. Họ có thể giới thiệu mặt hàng của mình với khách nước ngoài.

Điều tôi bất ngờ thứ hai đó là khi tôi đi xe túc túc, trên đường đi 2 bên đường người dân đều có thể giới thiệu về danh lam thắng cảnh cho chúng tôi. Thứ ba nữa là khi tôi vào các quán ăn, họ đều giới thiệu từng món ăn cho chúng tôi.

Kết quả này là nhờ Chính phủ Campuchia đã đưa ra một điều luật bắt buộc những người bán hàng phải học tiếng Anh. Họ phải nói được tiếng Anh mới được cấp giấy phép bán hàng. Sau khi được cấp giấy phép, những người bán hàng vẫn phải tiếp tục trau dồi tiếng Anh. Nếu năm sau, các cơ quan chức năng kiểm tra mà những người bán hàng không nói được tiếng Anh, họ sẽ lại thu lại giấy phép bán hàng.

Do đó, những người bán hàng tại Campuchia buộc lòng phải đi học tiếng Anh để có thể duy trì công việc kiếm sống của mình. Đó là ngoài xã hội, còn trong nhà trường, từ Lào đến Campuchia, mọi người dân đều được học tiếng Anh bởi người ta nói rằng tiếng Anh có thể xuất khẩu, thu được rất nhiều tiền. Tôi tin Việt Nam cũng có thể làm như thế.

Tôi có hai đứa cháu học cấp 2, gia đình cho đi Singapore học. Bên đó họ tổ chức kì thi cho học sinh chỉ có 2 môn toán và tiếng Anh. Họ chấm có 2 môn đó mà lấy 600 USD. Chi phí dẫn con đi, ăn uống rồi nghỉ ngơi cũng tốn hàng nghìn đô nữa. Đó là ở Singapore, mình phải bỏ tiền túi mình ra.

Theo tôi, các chuyên gia ngoại giao Việt Nam khi đi sang nước ngoài đàm phán, nếu tự mình biết nói tiếng Anh thì cơ hội thắng lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu Việt Nam không nâng cao trình độ tiếng Anh thì không thể nào làm được những bước tiến vượt bậc so với các nước khác. Hội Khuyến học cũng có mong ước toàn dân ta và các em học sinh trong trường đều có trình độ tiếng Anh cao.

Ông có thể chia sẻ lý do mà Hội khuyến học Việt Nam chọn EQuest làm đơn vị đồng hợp tác tổ chức cuộc thi English Champion 2014?

Hội Khuyến học đã thấy được thành công của English Champion 2013, nhiều em đạt giải cao, sau này đã giành được những suất học bổng đi nước ngoài. Vì vậy, theo đề nghị của EQuest, Hội Khuyến học quyết định tổ chức English Champion 2014 lớn hơn, và mở rộng qui mô trong tương lai, mở rộng ra các cấp từ tiểu học đến PTTH và có thể tiến hành ở các trường Đại học.

Trong tương lai, Hội Khuyến học sẽ hợp tác với EQuest tổ chức kì thi này ở các trường Đại học, Cao đẳng... mà trước hết là một số trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập, đồng thời trao những suất học bổng khuyến khích nhân tài. Hy vọng Cuộc thi năm nay giành được những kết quả tốt. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của Hội Khuyến học.

Chúng tôi rất sẵn sàng hợp tác với EQuest để trong tương lai có thể mở rộng quy mô cuộc thi này. Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi đã hợp tác với EQuest. Một biểu hiện thiết thực nhất là ngay trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung tổ chức cuộc thi để tạo tiền đề cho năm sau mở rộng quy mô hơn nữa.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

=======================

Xin hỏi GS rằng người Nhật chả thèm học tiếng Anh, thậm chí dở tiếng Anh mà sao kinh tế đứng top đầu thế giới? Campuchia, Lào mà GS thấy hầu như ai cũng nói được tiếng Anh thì đứng thứ mấy thế giới và thứ mấy khu vực?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó Chủ tịch Hội khuyến học & Dân trí - PGS, TS. Trần Xuân Nhĩ:

Nhân dân ta phải giỏi tiếng Anh để không bị tụt hậu

Nhân dịp Hội khuyến học Việt Nam và Học viện Anh ngữ EQuest đồng tổ chức cuộc thi English Champion 2014, Phó Chủ tịch Hội khuyến học& Dân trí PGS.TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định Hội Khuyến học VN mong muốn học sinh ta phải giỏi tiếng Anh để không bị tụt hậu so với các nước láng giềng.

Xin ông cho biết lý do mà Hội Khuyến học VN lại quyết định đăng cai đồng tổ chức một cuộc thi tiếng Anh là cuộc thi English Champion 2014?

Hội khuyến học là một đoàn thể lớn chú trọng tới giáo dục tại VN hiện nay. Chúng tôi có 11 triệu hội viên, được tổ chức từ TW đến cơ sở, được ông Nguyễn Mạnh Cầm Nguyên Ủy Viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Chủ tịch Hội. Hội hoạt động với tinh thần: “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước là một xã hội học tập”.

Với tinh thần đó, TW Đảng Cộng sản đã tặng Hội một bức trướng nêu cao tinh thần ấy. Hằng năm Hội có rất nhiều học bổng khuyến khích học sinh nghèo đến trường, vinh danh học sinh giỏi.

Còn lý do tại vì sao mà chúng tôi lại cùng với EQuest tổ chức cuộc thi English Champion 2014 là Hội Khuyến học nhận thức được đất nước chúng ta đang hội nhập, tiếng Anh là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới.

Hội nhập để chúng ta đi ra ngoài thế giới và thế giới đến với nước ta. Ngôn ngữ tiếng Anh rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Chính vì thế, Bộ Giáo dục & Đào tạo có một đề án nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh và toàn bộ người dân.

Điều mà Hội Khuyến học mong muốn là học sinh ta phải giỏi tiếng Anh, nhân dân ta phải giỏi tiếng Anh. Khi đất nước đang hội nhập, mọi người dân, đặc biệt là thế hệ măng non có nền tảng tiếng Anh vững chắc, không bị tụt hậu so với các nước láng giềng”.

Posted Image

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ trả lời phỏng vấn.

Theo ông, tiếng Anh sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh gì giữa các nước không nói tiếng Anh trong thời đại hiện nay?

Khi tôi sang Campuchia, tôi cứ nghĩ là người ta kém hơn mình. Té ra về mặt tiếng Anh, họ giỏi hơn mình. Tôi đi đến 20 cửa hàng và cả 20 người phụ nữ đều nói tiếng Anh rất giỏi. Họ có thể giới thiệu mặt hàng của mình với khách nước ngoài.

Điều tôi bất ngờ thứ hai đó là khi tôi đi xe túc túc, trên đường đi 2 bên đường người dân đều có thể giới thiệu về danh lam thắng cảnh cho chúng tôi. Thứ ba nữa là khi tôi vào các quán ăn, họ đều giới thiệu từng món ăn cho chúng tôi.

Kết quả này là nhờ Chính phủ Campuchia đã đưa ra một điều luật bắt buộc những người bán hàng phải học tiếng Anh. Họ phải nói được tiếng Anh mới được cấp giấy phép bán hàng. Sau khi được cấp giấy phép, những người bán hàng vẫn phải tiếp tục trau dồi tiếng Anh. Nếu năm sau, các cơ quan chức năng kiểm tra mà những người bán hàng không nói được tiếng Anh, họ sẽ lại thu lại giấy phép bán hàng.

Do đó, những người bán hàng tại Campuchia buộc lòng phải đi học tiếng Anh để có thể duy trì công việc kiếm sống của mình. Đó là ngoài xã hội, còn trong nhà trường, từ Lào đến Campuchia, mọi người dân đều được học tiếng Anh bởi người ta nói rằng tiếng Anh có thể xuất khẩu, thu được rất nhiều tiền. Tôi tin Việt Nam cũng có thể làm như thế.

Tôi có hai đứa cháu học cấp 2, gia đình cho đi Singapore học. Bên đó họ tổ chức kì thi cho học sinh chỉ có 2 môn toán và tiếng Anh. Họ chấm có 2 môn đó mà lấy 600 USD. Chi phí dẫn con đi, ăn uống rồi nghỉ ngơi cũng tốn hàng nghìn đô nữa. Đó là ở Singapore, mình phải bỏ tiền túi mình ra.

Theo tôi, các chuyên gia ngoại giao Việt Nam khi đi sang nước ngoài đàm phán, nếu tự mình biết nói tiếng Anh thì cơ hội thắng lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu Việt Nam không nâng cao trình độ tiếng Anh thì không thể nào làm được những bước tiến vượt bậc so với các nước khác. Hội Khuyến học cũng có mong ước toàn dân ta và các em học sinh trong trường đều có trình độ tiếng Anh cao.

Ông có thể chia sẻ lý do mà Hội khuyến học Việt Nam chọn EQuest làm đơn vị đồng hợp tác tổ chức cuộc thi English Champion 2014?

Hội Khuyến học đã thấy được thành công của English Champion 2013, nhiều em đạt giải cao, sau này đã giành được những suất học bổng đi nước ngoài. Vì vậy, theo đề nghị của EQuest, Hội Khuyến học quyết định tổ chức English Champion 2014 lớn hơn, và mở rộng qui mô trong tương lai, mở rộng ra các cấp từ tiểu học đến PTTH và có thể tiến hành ở các trường Đại học.

Trong tương lai, Hội Khuyến học sẽ hợp tác với EQuest tổ chức kì thi này ở các trường Đại học, Cao đẳng... mà trước hết là một số trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập, đồng thời trao những suất học bổng khuyến khích nhân tài. Hy vọng Cuộc thi năm nay giành được những kết quả tốt. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của Hội Khuyến học.

Chúng tôi rất sẵn sàng hợp tác với EQuest để trong tương lai có thể mở rộng quy mô cuộc thi này. Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi đã hợp tác với EQuest. Một biểu hiện thiết thực nhất là ngay trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung tổ chức cuộc thi để tạo tiền đề cho năm sau mở rộng quy mô hơn nữa.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

=======================

Xin hỏi GS rằng người Nhật chả thèm học tiếng Anh, thậm chí dở tiếng Anh mà sao kinh tế đứng top đầu thế giới? Campuchia, Lào mà GS thấy hầu như ai cũng nói được tiếng Anh thì đứng thứ mấy thế giới và thứ mấy khu vực?

Sang Anh thì họ nói toàn tiếng Anh. Ông quét rác, ăn mày cũng nói tiếng Anh. Chắc nước Anh phải nhất thế giới. Nước Mỹ đứng hàng thứ II.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Dương Trung Quốc:

VNA phải biết giữ hình ảnh quốc gia

(Tin tức thời sự) - Đó là nhận xét của Nhà sử học Dương Trung Quốc, trước sự việc một nữ tiếp viên hàng không của hãng VNA bị Nhật tố ăn cắp.

VNA phải tự kiểm điểm

Chia sẻ thông tin với Đất Việt, trước sự việc này, ông Dương Trung Quốc cho biết: "Sự việc này cũng đã xảy ra nhiều. Người quản lý của hãng hàng không thì phải thấy ngành của mình là đại diện hình ảnh quốc gia mà đừng làm xấu nó. Muốn vậy thì phải giáo dục đạo đức cho nhân viên cho tốt lên".

Nhà sử học cho rằng, thời gian tới, hãng hàng không VNA phải có sự nhìn nhận và kiểm điểm lại nguồn đội ngũ, cán bộ, nhân viên của mình.

Posted Image

VNA phải biết mình là hình ảnh quốc gia

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Nhưng chúng ta không nên lấy một sự việc để khái quát lên thành một quan điểm lớn, như vậy sẽ không tốt".

Liên tiếp những sự việc nhân viên VNA mắc lỗi

Không ít lần tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm nghiêm trọng nội quy hàng không khiến hãng phải "muối mặt".

Mới đây nhất, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1988) bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6/2013.

Vào tháng 9/2013, tiếp viên Bích Ngọc từng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt 30 tuổi ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.

Hồi cuối tháng 2/2014, một nữ tiếp viên của Vietnam Airlines cũng bị cáo buộc tương tự khi bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.

Posted Image

Nhiều tiếp viên VNA dính cáo buộc vận chuyển hàng ăn cắp. (Ảnh minh họa)

Tháng 9/2013, Công an TP Hà Nội tạm giữ Bùi Ngọc Tuấn, tiếp viên của VNA để điều tra về hành vi buôn lậu. Ngày 22/9/2013, khi chuyến bay mang số hiệu VN106 của VNA từ Paris đáp xuống sân bay Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay phát hiện Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo.

Trước đó, ngày 22/11/2011, Hải quan sân bay Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên VNA chuẩn bị xuất về Việt Nam. Các nhà chức trách đã lập biên bản, tạm giữ 3 nhân viên trên để điều tra làm rõ nguồn gốc và áp dụng mức phạt theo quy định của Hàn Quốc.

Cuối năm 2011, tiếp viên Thái Anh Tiến của Vietnam Airlines bị khởi tố cùng siêu mẫu Vĩnh Thụy vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.

Hồi năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó của Vietnam Airlines trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo đã bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ để điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép...

Tháng 11/2008, Vietnam Airlines cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Trong vụ việc này, phi công Trần Đình Đang bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.

Trước những vụ việc trên, đại diện Vietnam Airlines cho biết, quan điểm của hãng từ trước tới nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc.

Trong quy chế nội bộ, đoàn bay và đoàn tiếp viên Vietnam Airlines yêu cầu 100% phi công, tiếp viên phải ký cam kết không buôn lậu và không tiếp tay cho buôn lậu trong khi làm nhiệm vụ. Nếu vi phạm, trách nhiệm thuộc về cá nhân và bị xử lý nghiêm theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Thanh Huyền

==============

Tôi chưa đọc hết bài viết này của ông Dương Trung Quốc, mà mới đọc cái tựa. Nhưng ông cho tôi hỏi công khai ở đây:

Còn trách nhiệm của những nhà sử học như ông về cội nguồn dân tộc Việt như thế nào ? Thưa ông!

Đây là cơ hội cuối cùng tôi liên hệ với ông. Ông trả lời thì chúng ta còn có dịp trao đổi. Ông có quyền lờ đi không trả lời tôi câu này.

Còn cô tiếp viên Vietnam Airline ăn cắp - nếu được định tội - Xin lỗi ông. Đó là hành vi cá nhân của cô ta, nhân cách riêng của cô ta. Ông đừng vơ vào với cả hãng Việt Nam Airline với tư cách là đại diện cho hãng này chứ nhỉ. Cũng như - xin lỗi ông - Cả hãng Việt Nam Airline cũng không đủ tư cách đại diện cho một thể diện quốc gia. Ông đừng có mập mờ đưa hành vi của cô tiếp viên VN Airline là đại diện cho hành vi của cả dân tộc Việt.

Cũng như ông đừng có lấy quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử áp đặt lên nhận thức của trẻ em Việt (Cuốn "Lược sử nước Việt bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đinh: Dương Trung Quốc. Dưới đây là hình ảnh của cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc là người hiệu đính.

Posted ImageBìa cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đông. Hiệu đính Dương Trung Quốc.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Trên đây là toàn bộ nôi dung mô tả về cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương - trong cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc chịu trách nhiệm hiệu đính và viết lời giới thiệu.

Phủ nhận truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến, tất nhiên ông ta và tất cả những cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đồng quan điểm với ông ta không thể đại diện cho chân lý. Cũng như cô tiếp viên Việt Nam Airline không thể đại diện cho cả hãng Việt Nam Airline và cả dân tộc Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cha nội này cũng hơi tinh tướng đặt câu hỏi với anh Ba về điều kiện từ chức, rồi văn hóa từ chức, rồi một vụ nữa với vụ cô gì đó thi hoa hậu, mang khẩu hiệu viết nhầm tên nước Việt Nam, mấy báo lá cải tung hứng ghê lắm...hóa ra cũng chỉ trong đám " cộng đồng, hay hầu hết" thôi chứ có gì,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sang Anh thì họ nói toàn tiếng Anh. Ông quét rác, ăn mày cũng nói tiếng Anh. Chắc nước Anh phải nhất thế giới. Nước Mỹ đứng hàng thứ II.

thưa chú, cháu có lần đi dự hội thảo bên Thái Lan, hai giáo sư Mỹ nói toàn tiếng anh, mà mấy ông Nhật, Mã lai..không biết tiếng anh gì cả, vì cháu hỏi hai ông tiến sĩ Nhật. are you speak english?, nó lắc đấu, ngồi nhìn thấy nó không hiểu nhưng chỉ thấy nó cặm cụi bấm máy tính hoài mấy ngày hội thảo thì biết là nó không biết tiếng anh thật

Share this post


Link to post
Share on other sites

thưa chú, cháu có lần đi dự hội thảo bên Thái Lan, hai giáo sư Mỹ nói toàn tiếng anh, mà mấy ông Nhật, Mã lai..không biết tiếng anh gì cả, vì cháu hỏi hai ông tiến sĩ Nhật. are you speak english?, nó lắc đấu, ngồi nhìn thấy nó không hiểu nhưng chỉ thấy nó cặm cụi bấm máy tính hoài mấy ngày hội thảo thì biết là nó không biết tiếng anh thật

Đến phó lãnh sự Ấn Độ ở Hoa Kỳ phạm pháp luật Hoa Kỳ cũng chưa được coi là làm nhục quốc thể Ấn Độ. Ai làm người đó chịu với tư cách cá nhân. Nhưng ông này làm rùm beng việc cô tiếp viên lên tầm quốc gia thì chính ông ta đã đặt vấn đề gắn hành vi cá nhân của cô tiếp viên này với quốc thể Việt Nam. Phải chăng chính ông ta đã đặt quốc thể Việt Nam chỉ ngang tầm với hành vi của cô tiếp viên?

Trong khi đó, ông ta lại phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt - vậy hành vi nào làm nhục quốc thể?

Ngài Hồ Chủ Tịch xác định: "Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa". Nay ông ta mô tả tổ tiên như thế này:

Posted Image

Chính ông ta đã làm sai lệch sự xác định của Ngài Hồ Chủ Tịch.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thì cũng chưa cần phải súng sinh trong lúc này. Chỉ cần mở một xường sửa chữa tàu quy mô lớn, có thể chữa được cả tàu sân bay ở quân cảng Cam Ranh với người Mỹ 51% cổ phần. Lúc ấy tàu sân bay của Hoa Kỳ và các tàu hộ tống có thể vào đây sửa chữa là được.

Tất nhiên xường quân cụ này để bao đảm tính khách quan vì mục đích kinh doanh thuần túy, có thể cho bất cứ nước nào có tàu cũng vào sửa chữa được -. Nhưng với điều kiện nó phải đi đúng hải trình của Việt Nam.

Như vậy về lý thì Trung Quốc chẳng làm gì được Việt Nam. Nhưng họ sẽ hiểu ra vấn đề.

quá hay, rất hợp lý

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có tiêu cực trong tuyển tiếp viên, phi công!

Chủ Nhật, 30/03/2014 21:40

Đó là nhận định của ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, sau khi tiếp viên của Vietnam Airlines bị bắt giữ ở Nhật vì mang hàng xách tay nghi có nguồn gốc trộm cắp

* Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về việc tiếp viên của Vietnam Airlines Nguyễn Thị Bích Ngọc bị cảnh sát Tokyo - Nhật bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng trộm cắp?

Posted Image

- Cục trưởng Lại Xuân Thanh: Đây là vụ việc nghiêm trọng vì ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của người Việt Nam nói chung cũng như các hãng hàng không trong nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và pháp luật về hàng không dân dụng. Vụ việc cũng là nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không nội bộ. Đối với ngành hàng không, phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối nên hành vi vi phạm của các nhân viên có nguy cơ rất lớn đến an ninh, an toàn. Khi nhân viên hàng không vi phạm, liên tục phục vụ cho đường dây ăn cắp để thu lợi bất chính thì có thể dễ dàng làm những việc khác như vận chuyển vật nguy hiểm hoặc tìm cách vận chuyển vật nguy hiểm…

* Không ít lần tiếp viên hàng không bị bắt quả tang khi buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép… trong khi đây là nghề có thu nhập cao, được nhiều người mong muốn, vì sao thưa ông?

- Thực tế, tiếp viên hàng không là nghề có thu nhập cao so với mặt bằng chung nhưng lại làm việc trong môi trường rất nhiều cám dỗ và dễ bị cám dỗ. Tiếp viên trên các chuyến bay đi từ nước này qua nước khác khiến họ dễ dàng kiếm thêm thu nhập bằng con đường khác, giống như làm thêm. Môi trường làm việc có cơ hội để kiếm thêm thu nhập chứ không hẳn do thiếu tiền và tiếp viên không chống lại được các cám dỗ đó thì rất dễ vi phạm.

Posted Image

Tiếp viên hàng không là nghề có thu nhập cao. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: Tấn ThẠnh

* Dư luận đặt vấn đề phải chăng do đầu vào của nhân viên ngành hàng không phải “chung chi” nhiều, như muốn được tuyển vào làm tiếp viên phải mất 25.000 USD, phi công 50.000 USD, không lưu 15.000 USD… nên họ phải “làm thêm” để bù đắp chi phí?

- Đúng là có dư luận xung quanh việc này và tôi cũng không loại trừ khả năng có tiêu cực trong tuyển chọn tiếp viên, phi công. Vấn đề đặt ra là phải chấn chỉnh, kiểm soát chặt khâu tuyển dụng nhưng không dễ ngăn ngừa. Về mặt tiêu chuẩn, cục sẽ giám sát chặt chẽ hơn đối với nhân viên hàng không nhưng các hãng hàng không, doanh nghiệp mới là đơn vị tuyển dụng.

Tôi thấy tiêu cực thường xảy ra ở những trường hợp không đáp ứng được tiêu chuẩn nên phải dùng tiền để vượt qua. Hơn nữa, nhu cầu của doanh nghiệp chỉ cần 5 tiếp viên nhưng có 10 người nộp đơn nên việc chống tham nhũng phụ thuộc doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải minh bạch quá trình tuyển dụng.

* Theo thông tư do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành, các trường hợp vi phạm như buôn lậu, vận chuyển hàng xách tay trái phép, tiêu thụ đồ ăn cắp… của nhân viên hàng không sẽ bị tước giấy hành nghề vĩnh viễn. Đối với trường hợp tiếp viên của Vietnam Airlines bị Nhật bắt giữ thì sao, thưa ông?

- Từ đầu năm 2014, thông tư về kỷ luật đặc thù của ngành hàng không có hiệu lực. Theo đó, những hành vi vi phạm về kỷ luật, an ninh, an toàn hàng không, ăn cắp, sử dụng ma túy, cố ý gây ra tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng, lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa… sẽ bị đuổi khỏi ngành và không đơn vị nào trong ngành hàng không được phép sử dụng lại lao động này.

Đối với trường hợp của tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, Cục Hàng không Việt Nam đang cân nhắc và tùy thuộc vào Vietnam Airlines. Nếu đúng như báo chí Nhật và Việt Nam đưa tin, vụ việc xảy ra vào tháng 9-2013, trong khi thông tư của Bộ GTVT có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng không đề cập hồi tố nên cục chỉ khuyến cáo doanh nghiệp và phụ thuộc vào hợp đồng lao động của nhân viên này.

* Từ vụ việc này, Cục Hàng không có biện pháp chấn chỉnh, tăng cường kiểm soát đối với các nhân viên, tiếp viên của các hãng hàng không?

- Như tôi đã nói, từ đầu năm, với việc ban hành thông tư về kỷ luật đặc thù là một biện pháp răn đe, cảnh tỉnh có tác dụng rất lớn đối với người lao động trong ngành hàng không. Ngay cả việc uống rượu, có hơi men khi làm việc cũng bị xử lý nghiêm theo thông tư này thay vì chỉ xử lý kỷ luật nội bộ doanh nghiệp. Qua vụ việc này, cục tiếp tục có văn bản yêu cầu chấn chỉnh toàn hệ thống, tăng cường biện pháp kiểm soát nội bộ để loại trừ các hành vi vi phạm.

Vừa qua, Đảng và nhà nước yêu cầu mỗi đơn vị phải có kế hoạch chống tham nhũng mà theo tôi, ngoài vấn đề giáo dục đạo đức, còn phải minh bạch trong công tác bổ nhiệm. Bộ GTVT đã triển khai nội dung này đến các đơn vị và yêu cầu phải xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng. Đối với việc tuyển dụng tiếp viên, phi công cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng, tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát thay vì doanh nghiệp “âm thầm” làm.

Thể diện quốc gia là trên hết!

Một tiếp viên hàng không bị bắt tại Nhật Bản do có hành vi tiếp tay tiêu thụ hàng trộm cắp. Hãng hàng không quốc gia siết chặt kiểm tra đối với hành lý của phi công và tiếp viên trên các lộ trình quốc tế. Ở một phố tại Hà Nội, được cho là nơi chuyên kinh doanh hàng xách tay từ nước ngoài, giá các mặt hàng tăng lên đột ngột.

Xâu chuỗi những sự việc nói trên, có thể nhận ra các dấu hiệu đặc trưng của một thế giới kinh doanh ngầm dựa vào việc vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không dưới dạng hành lý. Những nhân vật trung tâm trong thế giới này, không ai khác, là các phi công và tiếp viên chấp nhận hoặc làm “cửu vạn” đánh thuê cho các đầu nậu hoặc tự mình làm con buôn xuyên quốc gia. Hàng ăn cắp là điểm nhấn làm cho bức tranh về một kiểu làm ăn đáng xấu hổ thêm phần nặng nề.

Đặt bức tranh đó trong bộ hình ảnh về một đất nước, tất nhiên, sẽ khiến cả bộ hình ảnh có nguy cơ xấu đi trong mắt người nước ngoài.

Ở các nước, công dân được dạy dỗ từ bé về ý thức tự trọng và tự tôn dân tộc, đặc biệt về sự cần thiết thể hiện ý thức này trong quan hệ giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, ý thức về việc gìn giữ một giá trị chỉ bền vững khi nó có cơ sở hiện thực. Tự hào về những giá trị ảo không chỉ là tự lừa dối mà còn là sự ngộ nhận về phẩm chất của bản thân, của cộng đồng người mà mình là thành viên, nó dễ khiến người ta trở nên lố bịch trong mắt người khác, cộng đồng khác và rốt cuộc chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Rõ hơn, phải làm thế nào để dân tộc mình được thế giới biết đến như là chủ sở hữu của cái gì đó thực sự có giá trị và đáng tự hào. Một nền kinh tế hùng mạnh hoặc đang trỗi dậy mạnh mẽ; một nền văn hóa đặc sắc, phong phú, tinh tế và có chiều sâu; một nền thể thao giàu thành tích ở đỉnh cao hoặc ít nhất là có tiềm năng phát triển to lớn; một nền giáo dục lành mạnh và có hiệu quả, có khả năng góp phần tích cực trong việc đào tạo tinh hoa cho nhân loại... Đó là những ví dụ về giá trị chung cần gìn giữ, phát huy.

Những giá trị có thật gắn với một dân tộc sẽ giúp cho dân tộc đó có được uy tín, vị thế tốt đẹp trong đại gia đình thế giới. Sở hữu càng nhiều giá trị thực và các giá trị càng lớn thì dân tộc càng có được sự nể trọng, ngưỡng mộ của các dân tộc, cộng đồng khác.

Là người giữ vai trò chính trong việc quản lý đất nước, nhà nước phải là người cầm trịch trong thực hiện những việc cần làm nhằm đạt mục tiêu này.

Nguyễn Ngọc Điện

=========================

Leo mựa! Hành vi của một con Thị Mẹt, một thứ culi tàu bay, nay thành thể diện quốc gia. Này! Hành vi ăn cắp nếu có của cô này - vì tòa Nhật chưa tuyên án - "léo" đủ tư cách đại diện cho tôi.

Trong cuốn truyện "Những tấm lòng vàng", mô tả một cậu bé người Ý, lên một con tàu du lịch để ăn mày. Một vài du khách ngoại quốc cho tiền cậu ta. Nhưng sau đó họ tụ tập và nói xấu người Ý. Cậu ta nghe được - Chắc cậu ta được học tiếng Anh từ nhỏ (Theo phương pháp của ông chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam) - bèn ném tất cả những đồng xu xin được vào đám du khách nước ngoài. Xong cậu ta bỏ xuống tàu ngồi khóc.

Hành vi của cậu bé ăn mày người Ý không thể đại diện cho nền văn hóa và giáo dục của dân tộc Ý. Nó chỉ thể hiện lòng tự trọng của cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể

của cậu bé đó mà thôi.

Rõ hơn, phải làm thế nào để dân tộc mình được thế giới biết đến như là chủ sở hữu của cái gì đó thực sự có giá trị và đáng tự hào.

Lòng tự hào dân tộc là tối thiểu phải gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Chỉ khi một dân tộc bị mất nước thì không thể gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trước ý chỉ xóa sổ văn hóa của dân tộc thống trị. Tất cả người Hán phải dóc tóc trước trán, để đuôi sam vì dân tộc Mãn Thanh thống trị, là một ví dụ.

Tất cả những ai phủ nhận những gia trị văn hóa sử truyền thống Việt, nhận văn hóa ngoại lại làm cha, không đủ tư cách để nói về lòng tự hào dân tộc.

Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Toan tính kĩ lưỡng, vì sao Starbucks chưa thể hạ gục cà phê Việt?

Tưởng dễ dàng hạ gục tại cà phê Việt ngay trên đất Việt nhưng hóa ra Starbucks lại gặp nhiều khó khăn hơn dự tính ban đầu.

Hào nhoáng ban đầu

Starbucks gia nhập thị trường Việt Nam thông qua giấy phép nhượng quyền được ký kết giữa Starbucks với Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Ý Tưởng Việt, một chi nhánh của Tập đoàn Maxim’s Hồng Kông. Chưa đặt chân tới Việt Nam, Starbucks đã gây ồn ào trên mặt báo. “Cuộc chiến” giữa Trung Nguyên và Starbucks khiến nhiều chuyên gia cà phê cũng phải nhảy vào “góp vui”.

Sự ồn ào càng gia tăng khi Starbucks chính thức có mặt tại Việt Nam. Vào ngày đầu tiên của tháng 2/2013, Starbucks khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Ngay lập tức, sự kiện này được hàng loạt tờ báo nhắc tới khi hàng trăm người “đội nắng” xếp hàng chỉ để mua được ly cà phê dù một ly Starbucks có giá từ 85.000 - 150.000 đồng.

Đoàn người xếp hàng dài dằng dặc làn xôn xao cả một khúc đường khiến bảo vệ phải hoạt động hết công suất. Người đi đường hiếu kỳ đứng lại xem càng khiến giao thông nơi đây hỗn loạn hơn. Các điểm gửi xe gần đó đều rơi vào tình trạng quá tải.

Cảnh tượng này khiến nhiều người kỳ vọng Starbucks sẽ có một tương lai sáng sủa tại Việt Nam.

Tương lai sáng sủa của Starbucks càng được củng cố hơn khi chỉ 3 tháng sau đó, 5/2013, CEO Howard Schultz của Starbucks hồ hởi tiết lộ doanh thu từ cửa hiệu đầu tiên của hãng tại Việt Nam đã vượt kỳ vọng.

Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam, khẳng định Starbucks có kế hoạch mở hàng trăm cửa hàng tại Việt Nam.

Patricia Marques tiết lộ Starbucks sẽ vươn xa hơn, ra ngoài khu vực TP HCM, thậm chí, có nguồn tin cho rằng, Starbucks sẽ xuất hiện tại Hà Nội trong quý 2 năm nay.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, khi quý 1 sắp kết thúc, Starbucks vẫn chưa đưa ra bất cứ động thái nào thể hiện sẽ có mặt tại thủ đô. Có lẽ tạm thời Starbucks vẫn muốn tập trung phát triển tại TP HCM.

Ngay từ khi mới ra, Starbucks đã để lại không ít ấn tượng tốt đẹp trong lòng thực khách. Đầu tiên là vị trí đẹp song đây không phải là ưu điểm vì các cửa hàng cà phê như Highlands Coffee, Coffee Bean hay Trung Nguyên đều được đặt ở “đất vàng”.

Điểm mạnh của Starbucks lại nằm ở… ly và những vật dụng khác của cửa hàng. Nhiều khách hàng chia sẻ, bộ ly, cốc, thìa tại Starbucks khá ấn tượng. Không ít người trong số họ có sở thích sưu tầm ly, thìa của Starbucks nên thường xuyên ghé qua Starbucks để uống cà phê.

Ngoài ra, Starbucks cũng rất biết chiều lòng khách hàng. Hàng tuần, Starbucks vẫn mở các khóa đào tạo miễn phí cho người tiêu dùng về cách thức thưởng thức cà phê, từ việc phân biệt các mùi, vị, đến việc kết hợp các loại bánh, trái và các phương thức pha chế.

Những status giới thiệu các khóa đào tạo của Starbucks trên facebook thường nhận được nhiều bình luận từ cộng đồng mạng. Đa số bày tỏ sự thích thú khi được tận hưởng những giây phút thú vị này cùng Starbucks.

Dễ dàng hạ nhiệt

“Nóng” ngay từ khi chưa xuất hiện nhưng Starbucks nhanh chóng hạ nhiệt sau vài tháng có mặt tại Việt Nam. Tại cửa hàng đầu tiên, người ta không còn thấy cảnh người tiêu dùng xếp hàng để mua một ly cà phê nữa. Những tò mò ban đầu nhanh chóng qua đi. Không nhiều khách hàng Việt ghé thăm nơi này nữa. “Thượng đế” tại Starbucks chủ yếu là khách nước ngoài, những người đã có thói quen sử dụng Starbucks.

Cửa hàng thứ hai, thứ ba của Starbucks xuất hiện trong im lặng dù vẫn được đặt ở những vị trí đắc địa nhất TP HCM. Rồi những cửa hàng tiếp theo mọc lên cũng không đủ sức hâm nóng thương hiệu này.

Mới đây, trên facebook, Starbucks khoe khai trương Starbucks Đông Du với nhiều khuyến mại. Nhưng sự kiện này cũng không gây được ấn tượng.

Dường như khách hàng Việt đang ngày càng kém mặn mà với Starbucks. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra. Trong đó, đa số khách hàng chê Starbucks có giá đắt mà chất lượng cà phê lại không tương xứng.

Nếu thời gian đầu, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - CEO Trung Nguyên hứng không ít “gạch đá” vì chê Starbucks chỉ là nước có mùi cà phê thì đến bây giờ, khá nhiều người đồng tình với ý kiến của ông Vũ.

Bên cạnh đó, hoạt động đầy tai tiếng của “Công ty mẹ” Starbucks ở nước ngoài ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng Việt. Có thời điểm dư luận “dậy sóng” trước nghi án Coca Cola chuyển giá. Dù nghi án này chưa thể được chứng minh nhưng không ít người lên tiếng đòi tẩy chay Coca Cola. Chính vì vậy, khi bớt mặn mà với Starbucks, người tiêu dùng Việt lại “tính toán” với thương hiệu cà phê này bởi Starbucks cũng dính nghi án chuyển giá tại Anh.

Nếu Coffee Bean chọn cách im lặng phát triển thì Starbucks xuất hiện rất ồn ào. Xuất hiện ồn ào giúp Starbucks thu hút sự chú ý từ dư luận nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc bị bắt lỗi nhiều hơn. Có khách hàng thậm chí còn lập facebook viết “sự thật về Starbucks”. Facebook này tổng hợp những sự cố của Starbucks trên toàn thế giới. Facebook này đưa ra tiêu chí “soi” Starbucks và ủng hộ cà phê Việt.

Gặp khó vì bản sắc cà phê Việt

Lý giải về việc Starbucks nhanh chóng “hạ nhiệt” ở Việt Nam, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho biết: “Hiện tại, Starbucks hoạt động bình thường. Bình thường có nghĩa Starbucks không còn giữ được sức nóng ban đầu. Khi Starbucks mới khai trương, nhiều khách hàng ồ ạt tới mua cà phê chủ yếu để thử. Sau vài lần uống thử cho biết, họ lại trở về với thức uống quen thuộc của mình”.

Starbucks đã không chinh phục được đại đa số khách hàng Việt Nam, không lấn át được cà phê Việt vì cà phê Việt có bản sắc riêng, phù hợp với văn hóa và thói quen của người Việt. Theo ông Võ Văn Quang, rất nhiều khách hàng Việt thích cà phê đen, đặc. Khi dùng Starbucks, họ không cảm thấy “đã”.

Vì vậy, ông Quang phân tích Starbucks chỉ giữ chân được một bộ phận nhỏ dân văn phòng, khách hàng nữ, những người chỉ uống được cà phê loãng. Ngoài ra, đối tượng khách hàng lớn nhất của Starbucks là người ngoại quốc, những người đã quen dùng Starbucks từ trước.

Ngoài rất nhiều khó khăn đã kể, Starbucks còn gặp khó tại thị trường Việt Nam cũng như các nước châu Á khác, đó là đầu tư cho cơ sở vật chất.

Ở Mỹ, không gian cửa hàng của Starbucks khá khiêm tốn vì lượng khách ngồi tại quầy rất ít. Trong khi đó, tại Việt Nam, đầu tư cho không gian là rất lớn. Đa số khách sử dụng dịch vụ đều “ngồi thiền” tại quán. Tỷ lệ khách “mang đi” chỉ đạt khoảng 10%. Con số này tại Mỹ là 60%.

Bảo Linh

VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ tiếp viên VNA:

"Đừng vì vài tấm gương mà nói người Việt bị kỳ thị"

TS Dương Xuân Thành

31/03/14 11:05

(GDVN) - "Có một thực tế là đa số kẻ cắp vặt không phải “thó đồ’ với mục đích làm giàu, còn những kẻ trở nên giàu có bằng ăn cắp thì lại rất khó nhận diện".

Nhân bài “Bất ngờ... du khách Việt mất cắp ở Đức” của nhà báo Kim Dung đăng trên tuanvietnam.vietnamnet.vn ngày 26/6/2013, người viết chợt nhớ bài “Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt” [1] và bài “Người nước ngoài trộm cắp ở Việt Nam” [2].

Posted Image

Tấm biển cảnh cáo trộm ghi bằng tiếng việt trên đất nước Nhật

Ăn cắp là một thói xấu cần phải lên án và phải bị nghiêm trị, hiển nhiên rồi nhưng có lẽ ít người biết rằng, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được gen bạo lực (gen monoamixe oxidase A - MAOA) chứ chưa có một công trình nào chứng minh được có tồn tại “gen ăn cắp”.

Mới đây lại thêm chuyện tiếp viên hàng không vận chuyển hàng nghi là ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Có một thực tế là đa số kẻ cắp vặt không phải “thó đồ’ với mục đích làm giàu, còn những kẻ trở nên giàu có bằng ăn cắp thì lại rất khó nhận diện.

Ăn cắp là một tính trạng tập nhiễm, nó vốn không phải là đặc tính ở tổ tiên của cá thể, nó được cá thể thu nhận trong quá trình sống.

Nói cách khác, ăn cắp vốn không phải là đặc tính nguyên thủy của loài người, nó là sản phẩm của hoạt động cộng đồng. Có ý kiến cho rằng đói kém dẫn tới ăn cắp, người viết không nghĩ như vậy.

Những năm tháng chiến tranh, bữa ăn toàn ngô khoai sắn nhưng ăn cắp không phải là vấn nạn. Chỉ khi đạo đức xuống cấp thì ăn cắp mới có cơ hội lên ngôi, sợ nhất không phải là bọn ăn cắp vặt mà là bọn “ăn cắp nhớn”, chúng ăn cắp theo bầy.

Ở một đất nước văn minh, tính kỷ luật và trình độ dân trí thuộc vào hàng cao nhất thế giới như nước Đức, nạn ăn cắp vẫn diễn ra hàng ngày.

Posted Image

Nghi án vận chuyển hàng gian ảnh hưởng tới hình ảnh tiếp viên hàng không. Ảnh: Đ.T - Tiền Phong.

Khái niệm “đói cho sạch, rách cho thơm” dường như đã là của dĩ vãng. Bọn kẻ cắp ngày nay xuất hiện công khai với dáng vẻ rất… rất lịch sự giữa chốn đông người, trên tivi và trên các diễn đàn, đúng như nhà báo Kim Dung mô tả: “Không ai có thể đoán được trong cái dáng vẻ lịch sự đó, chính là đôi kẻ cắp vừa hành sự” .

Vậy còn những kẻ ăn cắp mà không một camera an ninh nào quay được, chúng đang mỉm cười, vẫy tay trước camera của cánh phóng viên thì sao? Bao nhiêu quan chức liên quan đến chuyện hối lộ của Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông, chuyện gia đình vị giám đốc sở bị mất 65 cây vàng nhưng không dám khai báo đã được Vietnamnet đề cập [3] hồi cuối tháng 3/2013 chỉ là một trong muôn vàn dẫn chứng.

Trong các loại hình ăn cắp, bọn trộm chó, trộm túi chỉ là những kẻ đáng thương, đáng giận nhưng chưa đến mức phải đốt xe, đập chết như đã từng xảy ra. Có nhiều loại ăn cắp khác, những trường hợp chúng ta không thể chấp nhận ví dụ: đánh cắp ý tưởng, đánh cắp tâm hồn, đánh cắp niềm tin, đánh cắp hy vọng...

Bao nhiêu đứa trẻ bước chân đến trường với chiếc ba lô trĩu nặng, hết vùi đầu học ở trường lại lo học thêm ở nhà? Nghỉ hè dăm ba ngày lại lo học trước để chuẩn bị cho năm học mới? Quay đi quay lại tuổi thơ trôi qua lúc nào không biết, bánh đa bánh đúc họa chăng chỉ tìm thấy trong câu hát của Phó Đức Phương!

Những năm tháng cắp sách đến trường lẽ ra phải là những năm tháng tươi đẹp nhất, những kỷ niệm đọng lại sâu sắc nhất, không thể để con cháu chúng ta rời mái trường phổ thông với quá nhiều cặp kính cận và một mớ kiến thức “tạp pí lù” vốn chẳng có ích gì với nhiều người trong bước mưu sinh.

Ngày xưa nghèo đói, mổ một con gà bao giờ trẻ con cũng được dành cho cái đùi, đó là những gì tốt nhất mà người lớn có thể dành cho trẻ thơ. Ngày nay để tiết kiệm tiền, ngành Y tế không dám nhập Văcxin giá cao cho tiêm chủng mở rộng, hậu quả là nhiều cháu đã tử vong. Tuổi thơ bị mất không có cách nào lấy lại được, đó phải chăng là một trong những mất mát lớn nhất của đời người?

Còn người lớn, mất niềm tin là một thực tế đã được báo động. Từ cổ chí kim, nhu cầu vật chất luôn kèm theo nhu cầu về một đức tin. Thủa hồng hoang, con người tin vào thần linh, khi trí tuệ phát triển, con người tin vào những gì cụ thể hơn như Đức Phật, Chúa Jesus…

Ngày nay không ít kẻ tin vào đồng tiền. Một khi “tiền là tiên là phật…”, thì chân lý cuộc sống sẽ chỉ là hình ảnh lộn ngược qua lỗ đồng xu theo nguyên lý quang học. Theo triết lý đó “sống và làm việc theo pháp luật” sẽ trở thành “pháp luật làm việc theo cuộc sống”. Nếu điều đó trở nên phổ cập thì vận mệnh của đất nước, của dân tộc sẽ như thế nào?

Dân tộc Việt Nam chỉ trong thế kỷ 20 đã đương đầu và chiến thắng nhiều kẻ địch hùng mạnh đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, tất cả đều là những cường quốc hạng nhất, nhì, ba trên thế giới.

Làm được điều đó vì người Việt có niềm tin vào chiến thắng. Những người ngã xuống đều có một niềm tin rằng một ngày nào đó dân tộc Việt sẽ ngẩng cao đầu, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Đánh mất niềm tin cũng tức là đánh mất nỗi xấu hổ, không còn xấu hổ, người ta coi ăn cắp là chuyện vặt. Khi trở nên giàu có bằng những khoản tiền ăn cắp kếch xù, người ta sẽ xây nhà với hàng loạt camera để chống lại kẻ ăn cắp khác, bởi lẽ từ kinh nghiệm bản thân họ chẳng tin “bố con thằng nào” ngoài bản thân mình.

Với thế hệ kinh qua các cuộc chiến chống xâm lược, hầu hết trong số họ dù lam lũ hay kiêu hùng đều đã từng đối diện với cái chết, đã băng qua bão tố chiến tranh, để hy vọng những ngày thanh bình sẽ đến lúc xế chiều.

Không ít ông bố, bà mẹ Việt Nam anh hùng hy vọng một mái nhà tình nghĩa mà giá trị có khi không bằng một bữa mời khách của các “đại gia”.

Bao nhiêu người già hy vọng sẽ có ngày những đứa con bặt tin trở về với mái tranh nghèo. Liệu chúng ta có thể bình thản khi những hy vọng đơn sơ ấy cũng bị lấy mất?

Chắc hẳn rất nhiều người cảm thấy xấu hổ khi đọc dòng chữ “ăn cắp là phạm tội’ viết bằng tiếng Việt (dù nó được viết ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này). Tuy nhiên chỉ cảm thấy xấu hổ là chưa đủ, cần phải làm gì để điều đó không bao giờ xảy ra một lần nữa?

Cảnh giác với một kẻ cắp đã khó, cảnh giác trước một bầy ăn cắp lại càng khó nếu không nói là không thể. Điều chúng ta muốn là giảm đến mức tối đa bọn ăn cắp, muốn thế chỉ có cách làm cho chúng sợ không dám ăn cắp, làm cho con cháu, họ hàng chúng cảm thấy nhục nhã khi vênh vang bằng đồng tiền ăn cắp.

Một tài liệu cho thấy nước Pháp, một trong những nước văn minh nhất châu Âu vẫn có từ 1 đến 2% dân có tật hay ăn cắp vặt [4].

Ngành tâm thần học cho rằng hành động ăn cắp vặt là một dạng bệnh lý do ám ảnh từ tuổi thơ, rất khó giải thích các nguyên nhân khiến họ không thể kiềm chế những thúc bách vô hình đó. Tuy nhiên ngày nay hầu hết các nhà khoa học cho rằng ăn cắp không phải là một bệnh xuất hiện ngoài ý muốn, nó là sản phẩm của một xã hội tha hóa.

Vì ăn cắp là một tính trạng tập nhiễm nên chống ăn cắp cũng cần phải tập nhiễm, nghĩa là cần phải được giáo dục từ nhỏ. Bằng mọi cách phải đưa vào tiềm thức thế hệ tương lai của đất nước, rằng ăn cắp là nỗi xấu hổ lớn nhất của đời người. Nhiệm vụ đó trước hết là của ông bà, cha mẹ sau nữa là của thầy cô giáo, của xã hội.

Chừng nào mà những người phụ nữ nghèo khó lam lũ còn phải làm Ôsin kiếm sống nơi đất khách quê người, chừng nào trước khi ra đi, họ còn bị móc túi hàng trăm triệu đồng thì trách móc họ chỉ làm đau thêm nỗi đau đồng loại.

Những con người cùng khổ, thậm chí là kẻ cắp vẫn có thể trở thành triết gia, chẳng thế mà Victor Hugo trong “Những người khốn khổ” đã biến Giăng Van Giăng (Jean Valjean) từ một kẻ cắp thành một con người cao thượng?

Người viết chỉ muốn nói rằng ăn cắp là chuyện xưa như … loài người, rằng ăn cắp là chuyện có thật trên toàn thế giới và vì thế chống tệ ăn cắp không phải là chuyện riêng của một người, một dòng họ hay một dân tộc.

Cũng đừng vì một vài người mắc thói xấu mà cho rằng nhiều người Việt bị kỳ thị. Nói hay viết những từ đao to búa lớn kiểu như “nỗi nhục của dân tộc” chưa chắc đã làm giảm được tệ ăn cắp, nó chỉ có tác dụng giải tỏa bức xúc của người viết.

Hãy nhìn thẳng vào sự việc chứ đừng nhìn vào tấm gương, vì hình ảnh trong gương chỉ là mặt trái của sự kiện. Nếu chính chúng ta còn không tôn trọng mình thì ai tôn trọng chúng ta?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng để VN mang tiếng "quốc gia nhiều tiến sĩ"

27/03/2014 02:00 GMT+7

Posted ImageĐừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.

Những rào cản không đáng có

Số 24.300 tiến sỹ mà báo chí vừa nêu có thể làm quan, làm chủ doanh nghiệp hoặc đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học nhưng hình như, công việc nghiên cứu khoa học đối với họ vẫn bị “xem nhẹ”, không phải là mục tiêu đáng được quan tâm, đáng được ưu tiên nhất. Vì thế, các công trình khoa học, các bằng sáng chế tầm cỡ khu vực và thế giới thật khan hiếm, hầu như không có.

Posted Image

Ảnh minh họa

Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.

Và những học vị “vinh quang” kia cùng thói quen “kiếm tiền, kiếm quyền” lâu ngày thành quán tính, từ đó mà đánh mất đi sự nhạy cảm vốn có của mình đối với các “hiện tượng” khoa học, con người khoa học cụ thể. Người làm khoa học, làm quản lý khoa học, song song với trách nhiệm chuyên môn cần phải có thái độ quan tâm, phát hiện, hướng dẫn, tạo điều kiện cho những “mầm đam mê” sáng chế, khoa học phát triển, ra hoa kết quả.

Hoặc vì những lý do nào đấy không thể giúp ích, tạo điều kiện cho “người ta” thì cũng không nên ngăn cấm, cản trở “người ta” làm khoa học với niềm đam mê nhiệt huyết thật sự của mình. Cho dù “người ta” chỉ là thợ cơ khí, thợ thủ công, hay là những nông dân chân lấm tay bùn…

Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, sáng chế ra tàu ngầm, ra máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình.

Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người, đáng lẽ ra chỉ phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an.

Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?!

Ở Việt Nam không thể có thiên tài?

Cũng câu chuyện mới đây tương tự như vậy, tại nước Anh xa xôi, họ “ứng xử” hoàn toàn khác. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cậu bé Jamie Edwards luôn thử làm những bài tập về nhà của anh trai mình. Một ngày, khi đang tìm kiếm trên internet về bức xạ và năng lượng hạt nhân, cậu bé đã nhìn thấy lò phản ứng hạt nhân của nhà khoa học Taylor Wilson tạo ra khi mới 14 tuổi, và từ đó cậu bé nuôi mơ ước chế tạo một sản phẩm tương tự.

Báo chí kể lại rằng, ban đầu, Jamie tìm đến sự giúp đỡ từ nhiều phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa ở trường đại học nhưng thấy họ không nhiệt tình lắm, Jamie quyết định thuyết phục Hiệu trưởng Jim Hourigan của Học viện Penwortham. Và trường đã đồng ý cấp cho Jamie ngân sách 3.350 USD để cậu bé thực hiện dự án.

Từ tháng 10/2013, cậu bé Jamie đã bắt tay xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trong một môi trường đã kiểm soát, và đến ngày 5/3/2014, em đã thành công khi khiến 02 nguyên tử hidro kết hợp với nhau để tạo thành Helium. Jamie Edwards trở thành người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhận khi mới 13 tuổi. Nhà khoa học nhí cho biết: “Đây thực sự là một kỳ tích. Chính em cũng không thể tin được, thậm chí bạn bè nghĩ rằng em bị điên”.

Từ hai sự kiện trên, các nhà quản lý nước ta nói chung và những nhà quản lý khoa học nói riêng cũng cần phản xem xét thật nghiêm túc thái độ của mình trước những “hạt mầm” đam mê khoa học cụ thể và có những phương pháp ứng xử thích hợp tiến bộ hơn, thuận cả tình lẫn lý. Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng”đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã là phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.

Hãy khoan nói đến những điều to tát, điều cần làm ngay bây giờ đối với những nhà quản lý khoa học nước nhà là biết quan tâm đúng mực và có trách nhiệm đối với những “hiện tượng” cụ thể, những đối tượng đam mê sáng tạo cụ thể ở trong nước. Thậm chí, cần thiết cũng phải tạo điều kiện, lên tiếng bênh vực bảo vệ những suy tư trong sáng và đáng quý của những người được “đám đông” cho là “điên rồ” đó.

Nhà nước ta coi việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN. Nhưng, nếu như những nhà quản lý không thay đổi nhận thức, vẫn cái kiểu “cấm cản” quen thuộc thường thấy và tư duy “mộc mạc, đơn sơ” về quan niệm bằng cấp thì rồi cái mục tiêu vĩ đại ấy cũng sẽ tiếp tục trở thành những “lời nói suông” không hơn không kém.

Phước Minh

====================

Tại vì nó chưa có "cơ sở khoa học" và "chưa được khoa học công nhận".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Singapore: tiết kiệm nước kiểu cạnh tranh

02/04/2014 04:35 (GMT + 7)

TT - Một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển các sáng kiến bảo tồn nước là Singapore. Là một đảo quốc thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các hồ nước ngọt, đảo quốc Sư Tử này luôn tìm và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước cho sự phát triển.

Posted Image

Singapore đang trải qua hai tháng nóng nhất trong gần 150 năm qua, nhưng người dân vẫn tin tưởng vào các giải pháp của chính phủ. Trong ảnh: con suối khô cạn trong một công viên ngày 13-3 - Ảnh: Reuters

Giờ đây nếu hỏi bất kỳ ai trên phố ở Singapore rằng có cần phải sống theo chế độ “định mức nước” quy định mức tiêu thụ được phép hoặc thời gian được lấy nước dùng thì câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Với những gì chính phủ họ đã làm được trong thời gian qua, quá khứ chỉ được xài nước từ 21g đêm đến 8g sáng hôm sau dường như đã qua hẳn.

Nhưng kỳ thực giới chức trách của Singapore không bao giờ ngưng nghỉ với việc thực thi các giải pháp tiết kiệm nước.

Tiết kiệm kiểu cạnh tranh

Ngay từ đầu tháng 4 này, Chính phủ Singapore quy định người dân chỉ được phép mua những loại máy giặt tiết kiệm nước, đáp ứng tiêu chuẩn về cơ chế phân loại tiết kiệm nước bắt buộc (MWELS). Theo Today Online, máy giặt một dấu có thể tiết kiệm 81 lít nước cho mỗi lần giặt với trọng lượng đồ giặt 7kg. Đối với máy giặt hai hoặc ba dấu, lượng nước có thể tiết kiệm trong mỗi lần giặt là 102 lít và 112 lít. Theo đó, việc bán các máy giặt ba dấu đã tăng 17% từ 55.174 chiếc trong năm 2011 lên 79.309 trong năm 2013. Ủy ban Dịch vụ công (PUB) cũng dự định tăng mức yêu cầu tối thiểu của máy giặt toàn quốc lên hai dấu kể từ năm sau.

Chưa hết, theo trang CNA, mới đây PUB còn đưa ra sáng kiến cung cấp thông tin về hóa đơn tiền nước và số khối nước tiêu thụ trong tháng của gia đình hàng xóm cho mỗi hộ gia đình nhằm khuyến khích tinh thần cạnh tranh tiết kiệm nước. “Chúng tôi tin rằng việc cho phép khách hàng đối chiếu hóa đơn tiêu thụ nước của họ với của hàng xóm sẽ tạo ra động lực xã hội và khuyến khích bảo tồn nước” - giám đốc mạng lưới cung cấp nước của PUB là Chong Hou Chun nhận định.

Ngoài ra Chính phủ Singapore đã ban hành các quy định về việc sử dụng nước bao gồm giá nước cao, thuế bảo tồn nước, phí bảo dưỡng và vệ sinh các đường ống dẫn nước. Như vậy càng sử dụng nhiều nước thì người dân Singapore càng phải trả nhiều chi phí hơn. Đây là cách đánh vào túi tiền để cắt giảm nhu cầu sử dụng nước tại các hộ gia đình.

Trong năm 2014 với khẩu hiệu “Mỗi lần mở vòi, chỉ sử dụng những gì bạn cần”, PUB đang tập trung vào hai trong số các hoạt động sử dụng nước tại nhà là tắm và rửa chén. Nhìn chung, việc tắm và rửa chén chiếm 29% và 22% lượng nước bình quân sử dụng trong một tháng của mỗi hộ gia đình tại Singapore. Bằng cách rút ngắn thời gian sử dụng nước, người dân Singapore có thể tiết kiệm 9 lít nước mỗi phút trong việc tắm rửa và 8 lít nước mỗi phút cho việc rửa chén.

Giáo dục dài hơi

Một giải pháp khác đóng vai trò quan trọng là giáo dục ý thức cho người dân. PUB đang thực hiện bằng cách giới thiệu các sáng kiến khác nhau. Các sáng kiến đã được triển khai bao gồm giáo dục ý thức và hành động bảo tồn nước thông qua quảng cáo và các chương trình truyền hình, mở các triển lãm về bảo tồn nước và đưa ra tiêu chuẩn MWELS bên cạnh việc giáo dục cho giới trẻ, bắt đầu từ cấp tiểu học đến trung học.

Thậm chí PUB còn phát động và tổ chức các cuộc thi thiết kế bằng tranh ảnh tĩnh hoặc động với tiêu đề “Cách dùng nước của tôi” với mục đích thông qua cuộc thi kêu gọi công chúng chia sẻ cách họ áp dụng để tiết kiệm nước trong nhà.

Ban đầu Singapore phụ thuộc đến 80% vào nguồn cung cấp nước từ các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Malaysia. Tuy nhiên, Singapore đang dần biến “điểm yếu chiến lược” thành “lợi thế cạnh tranh” và khẳng định khả năng tự cung tự cấp nước thông qua các biện pháp bảo tồn, tiết kiệm và tái chế.

Chính phủ Singapore đang phấn đấu để giảm bình quân lượng nước sử dụng trên đầu người xuống 140 lít vào năm 2030 bằng cách đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau về cách bảo tồn nguồn nước. Theo PUB, bình quân lượng nước trên đầu người năm 2003 là 165 lít đã giảm còn 153 lít vào năm 2012.

Theo PUB, hiện nay Singapore dựa vào bốn nguồn cung cấp nước chính là hệ thống sông hồ địa phương, nước nhập khẩu từ Malaysia, nước tái chế NEWater và nước biển đã qua xử lý. Theo đó, hiện nay các địa phương sử dụng nước ngọt từ 17 hồ chứa và 27 con sông uốn quanh Singapore. Bên cạnh đó là nguồn nước nhập khẩu có hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2061 từ Malaysia mà hiện nay chiếm 40% tổng lượng nước tiêu dùng toàn quốc.

Biến nước vệ sinh thành phân bón

Hiện tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đang thử nghiệm hệ thống nhà vệ sinh đặc biệt cho 500 người sử dụng mỗi ngày. Đây là loại nhà vệ sinh do chính các nhà nghiên cứu của Nanyang sáng chế. Chúng có thể biến nước thải và phân thành điện và phân bón. Cách vận hành khá đơn giản: nước tiểu sẽ được tái chế thành các thành phần phân bón hữu ích, còn phân sẽ được sử dụng làm “nhiên liệu” đốt làm chạy tuôcbin phát ra điện.

Không chỉ thế, loại nhà vệ sinh này còn áp dụng kiểu nhà vệ sinh “hút chân không” trên máy bay nên tiết kiệm được 90% lượng nước dùng so với các loại thông thường. Nếu như mỗi lần giật nước người ta dùng 4-6 lít thì hệ thống tại Đại học Nanyang có thể tiết kiệm đến 160.000 lít nước mỗi năm. Nếu thử nghiệm thành công, hệ thống nhà vệ sinh này sẽ được sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường.

ANH THƯ

=======================

Biến nước vệ sinh thành phân bón

Hiện tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đang thử nghiệm hệ thống nhà vệ sinh đặc biệt cho 500 người sử dụng mỗi ngày. Đây là loại nhà vệ sinh do chính các nhà nghiên cứu của Nanyang sáng chế. Chúng có thể biến nước thải và phân thành điện và phân bón. Cách vận hành khá đơn giản: nước tiểu sẽ được tái chế thành các thành phần phân bón hữu ích, còn phân sẽ được sử dụng làm “nhiên liệu” đốt làm chạy tuôcbin phát ra điện.

Không chỉ thế, loại nhà vệ sinh này còn áp dụng kiểu nhà vệ sinh “hút chân không” trên máy bay nên tiết kiệm được 90% lượng nước dùng so với các loại thông thường. Nếu như mỗi lần giật nước người ta dùng 4-6 lít thì hệ thống tại Đại học Nanyang có thể tiết kiệm đến 160.000 lít nước mỗi năm. Nếu thử nghiệm thành công, hệ thống nhà vệ sinh này sẽ được sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường.

Bởi vậy, chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào khả năng sáng tạo phương tiện kỹ thuật trong sinh hoạt. Ngàn xưa đến giờ con người vẫn vận động với bốn yếu tố căn bản: Ăn, ngủ, ụ. ị. Ngoài yếu tố sinh hoạt thì còn lại là sự phát triển của nền văn minh tiến tới nhận thức chân lý.

Sinh hoạt có thể thỏa mãn bởi các phương tiện kỹ thuật. Người ta có thể chế ra những cái máy "ị" rất cao cấp. Nhưng con người khác con bò không phải ở chỗ "ị" xong được rửa đít như thế nào.

Bởi vậy, chất người thể hiện ở văn hóa và trí tuệ.

Danh xưng Việt sử 5000 năm văn hiến chính là chất nhân bản - chất người - thể hiện ở nền văn hiến Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đừng để VN mang tiếng "quốc gia nhiều tiến sĩ"

27/03/2014 02:00 GMT+7

Posted ImageĐừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.

Những rào cản không đáng có

Số 24.300 tiến sỹ mà báo chí vừa nêu có thể làm quan, làm chủ doanh nghiệp hoặc đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học nhưng hình như, công việc nghiên cứu khoa học đối với họ vẫn bị “xem nhẹ”, không phải là mục tiêu đáng được quan tâm, đáng được ưu tiên nhất. Vì thế, các công trình khoa học, các bằng sáng chế tầm cỡ khu vực và thế giới thật khan hiếm, hầu như không có.

Posted Image

Ảnh minh họa

Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.

Và những học vị “vinh quang” kia cùng thói quen “kiếm tiền, kiếm quyền” lâu ngày thành quán tính, từ đó mà đánh mất đi sự nhạy cảm vốn có của mình đối với các “hiện tượng” khoa học, con người khoa học cụ thể. Người làm khoa học, làm quản lý khoa học, song song với trách nhiệm chuyên môn cần phải có thái độ quan tâm, phát hiện, hướng dẫn, tạo điều kiện cho những “mầm đam mê” sáng chế, khoa học phát triển, ra hoa kết quả.

Hoặc vì những lý do nào đấy không thể giúp ích, tạo điều kiện cho “người ta” thì cũng không nên ngăn cấm, cản trở “người ta” làm khoa học với niềm đam mê nhiệt huyết thật sự của mình. Cho dù “người ta” chỉ là thợ cơ khí, thợ thủ công, hay là những nông dân chân lấm tay bùn…

Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, sáng chế ra tàu ngầm, ra máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình.

Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người, đáng lẽ ra chỉ phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an.

Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?!

Ở Việt Nam không thể có thiên tài?

Cũng câu chuyện mới đây tương tự như vậy, tại nước Anh xa xôi, họ “ứng xử” hoàn toàn khác. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cậu bé Jamie Edwards luôn thử làm những bài tập về nhà của anh trai mình. Một ngày, khi đang tìm kiếm trên internet về bức xạ và năng lượng hạt nhân, cậu bé đã nhìn thấy lò phản ứng hạt nhân của nhà khoa học Taylor Wilson tạo ra khi mới 14 tuổi, và từ đó cậu bé nuôi mơ ước chế tạo một sản phẩm tương tự.

Báo chí kể lại rằng, ban đầu, Jamie tìm đến sự giúp đỡ từ nhiều phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa ở trường đại học nhưng thấy họ không nhiệt tình lắm, Jamie quyết định thuyết phục Hiệu trưởng Jim Hourigan của Học viện Penwortham. Và trường đã đồng ý cấp cho Jamie ngân sách 3.350 USD để cậu bé thực hiện dự án.

Từ tháng 10/2013, cậu bé Jamie đã bắt tay xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trong một môi trường đã kiểm soát, và đến ngày 5/3/2014, em đã thành công khi khiến 02 nguyên tử hidro kết hợp với nhau để tạo thành Helium. Jamie Edwards trở thành người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhận khi mới 13 tuổi. Nhà khoa học nhí cho biết: “Đây thực sự là một kỳ tích. Chính em cũng không thể tin được, thậm chí bạn bè nghĩ rằng em bị điên”.

Từ hai sự kiện trên, các nhà quản lý nước ta nói chung và những nhà quản lý khoa học nói riêng cũng cần phản xem xét thật nghiêm túc thái độ của mình trước những “hạt mầm” đam mê khoa học cụ thể và có những phương pháp ứng xử thích hợp tiến bộ hơn, thuận cả tình lẫn lý. Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.

Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng”đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.

Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã là phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.

Hãy khoan nói đến những điều to tát, điều cần làm ngay bây giờ đối với những nhà quản lý khoa học nước nhà là biết quan tâm đúng mực và có trách nhiệm đối với những “hiện tượng” cụ thể, những đối tượng đam mê sáng tạo cụ thể ở trong nước. Thậm chí, cần thiết cũng phải tạo điều kiện, lên tiếng bênh vực bảo vệ những suy tư trong sáng và đáng quý của những người được “đám đông” cho là “điên rồ” đó.

Nhà nước ta coi việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN. Nhưng, nếu như những nhà quản lý không thay đổi nhận thức, vẫn cái kiểu “cấm cản” quen thuộc thường thấy và tư duy “mộc mạc, đơn sơ” về quan niệm bằng cấp thì rồi cái mục tiêu vĩ đại ấy cũng sẽ tiếp tục trở thành những “lời nói suông” không hơn không kém.

Phước Minh

====================

Tại vì nó chưa có "cơ sở khoa học" và "chưa được khoa học công nhận".

Không có lửa làm sao có khói!

Sự thật vẫn là sự thật! Muốn không mang tiếng hãy thay đổi đi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tôn Ngộ Không” Lục Tiểu Linh Đồng sẽ làm Đại sứ Du lịch Việt Nam?

Thứ Tư, 02/04/2014 - 11:33

(Dân trí) - Với mong mỏi được quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam, ngày 4-7/4 tới, diễn viên nổi tiếng với vai diễn Tôn Ngộ Không phiên bản đầu tiên, Lục Tiểu Linh Đồng sẽ có mặt tại Hà Nội giao lưu với các người đẹp, hoa hậu đã xin ứng cử Đại sứ Du lịch Việt Nam.

Ngắm nhan sắc rạng rỡ của những người đẹp làm Đại sứ Du lịch

Phát động ứng cử Đại sứ Du lịch thay thế Lý Nhã Kỳ

Thông tin về việc diễn viên Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng, người từng thủ vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký phiên bản đầu tiên năm 1986 xin tình nguyện đảm nhiệm vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của khán giả Việt.

Posted Image

Tôn Ngộ Không phiên bản đầu tiên...

Posted Image

...là vai diễn để đời của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng

Người dân Việt Nam đều dành tình cảm yêu quý nhân vật Tôn Ngộ Không tài giỏi, nhiều phép thuật và giàu lòng nhân ái trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Tây Du Ký. Bộ phim được phát lại nhiều lần mỗi năm trên sóng truyền hình và đều nhận được sự quan tâm theo dõi của khán giả, đặc biệt khán giả nhỏ tuổi.

Không chỉ yêu mến nhân vật Tôn Ngộ Không, ngoài đời, diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi đến thăm và giao lưu với khán giả Việt Nam vào năm 1998, 2010.

Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm của dư luận về ứng cử viên người nước ngoài, cũng có ý kiến thắc mắc vì cho rằng trước Lục Tiểu Linh Đồng đã có nhiều nghệ sỹ, người đẹp xin ứng cử vào vị trí Đại sứ Du lịch nhưng chưa được lựa chọn. Việc có một Đại sứ Du lịch Việt Nam hay có nhiều Đại sứ Du lịch Việt Nam ở các nước vẫn chưa có quyết định thống nhất.

Posted Image

Lục Tiểu Linh Đồng giao lưu trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận phía Cục đã nhận được thiện ý muốn trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng.

“Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng là người yêu mến, thích tìm hiểu về con người Việt Nam. Ông cũng hơn một lần đến thăm và giao lưu tại Việt Nam. Chúng tôi biết mong muốn quảng bá, giới thiệu văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam của Lục Tiểu Linh Đồng khi ông phát biểu trên kênh tiếng Việt, Đài phát thanh Bắc Kinh. Lục Tiểu Linh Đồng cũng từng được gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và ông cũng bày tỏ hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ trong việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh thể thao, văn hóa, du lịch của Việt Nam tới bạn bè Trung Quốc”, ông Nguyễn Văn Tình nói.

Ông Nguyễn Văn Tình cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam tới của Lục Tiểu Linh Đồng, Cục Hợp tác quốc tế- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng mời ông tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2014 ở Hà Nội. Ngày 6/4, Bộ sẽ tổ chức buổi giao lưu giữa Lục Tiểu Linh Đồng với các ứng cử viên Đại sứ Du lịch Việt Nam như diễn viên điện ảnh Lan Phương, giảng viên Anh ngữ Đỗ Hồng Thuận và Hoa hậu ASEAN Lê Diệu Hân, người đẹp du lịch Huỳnh Thị Ngọc Hân…

Posted Image

Trước Lục Tiểu Linh Đồng, nhiều người đẹp Việt Nam mong muốn đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tình: trong trường hợp trở thành hiện thực thì Lục Tiểu Linh Đồng cũng chỉ đảm nhận vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam đại diện tại Trung Quốc. Về vấn đề này, hiện tại phía Cục hợp tác quốc tế cũng chưa đưa ra quyết định cụ thể. Theo ông Nguyễn Văn Tình, vấn đề này cần được hội đồng ngồi lại thảo luận cẩn thận.

“Trước mắt, sự có mặt của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam vẫn mang bản chất là một chuyến thăm và giao lưu văn hóa đơn thuần”, ông Nguyễn Văn Tình nói.

Có thông tin, Lục Tiểu Linh Đồng vốn có kế hoạch tới Việt Nam vào tháng 3 để tham gia Hội chợ sách TP HCM và giao lưu cùng khán giả Việt. Nhưng do phải chịu tang cha nên chuyến thăm Việt Nam của ông lùi lại vào tháng 4.

Nguyễn Hằng

======================

Đại sứ du lịch Việt Nam là người Trung Quốc à?!?

Không biết tôi có nhìn nhầm cái tựa bài viết không vậy?

Thiên Sứ tính nguyện làm Đại sứ du lịch Trung Quốc, để quảng bá cho nền văn hóa Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước thuộc về Việt tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Du khách Mỹ: 7 thói xấu của Việt Nam khiến bạn 'phát điên'

Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng", và đó chính là "những gì tôi không bao giờ muốn nhớ về Việt Nam".

Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstamped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ.

Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại".

Infonet xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này.

Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói.

Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này.

Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam.

1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè

Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để... đi bộ.

Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại.

Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”…

2. Lừa đảo

Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi.

Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta).

3. Chen ngang khi xếp hàng

Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự.

Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả.

Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng.

Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi !

4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng

Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho “công tác đào xới” của mình (!).

Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho mình.

5. Phải mặc cả

Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn.

Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam.

6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam

Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ.

7. Xe máy

Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam.

Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường.

Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu.

Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường.

Lê Hương (lược dịch)

--------

Thank you ! http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/1.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thương hiệu quốc gia phải được gây dựng từ niềm tự hào dân tộc

02/04/2014 14:20

Chưa bao giờ ý thức về việc gây dựng những giá trị tự hào của người Việt Nam lại được đề cập nhiều trên truyền thông như hiện nay. Cùng với việc thay đổi ý thức và hành vi của người dân, các doanh nghiệp Việt Nam, nên chăng cũng phải cần có tầm nhìn lớn để vươn tầm, trở thành thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Giáo sư Dương Trung Quốc (ảnh) - Ủy viên hội đồng Di sản Quốc gia đã chia sẻ nhiều ý kiến thú vị.

Posted Image

* Thưa giáo sư, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam có vai trò gì trong việc góp phần gây dựng và quảng bá hình ảnh đẹp của Việt Nam?

- Tôi nghĩ thế này, doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề bảo tồn niềm tự hào dân tộc. Nói là trách nhiệm, nhưng cũng chính là quyền lợi của chính các doanh nghiệp đó.

Hãy tưởng tượng một chút về hành vi của người tiêu dùng: khi muốn mua một món đồ, bạn phải biết, phải quen, phải thích rồi mới mua món đồ đó. Trong quá trình biết, quen, thích rồi quyết định lựa chọn đó, nếu người tiêu dùng nhận thức được rõ ràng đó là một món đồ từ Việt Nam, mang thương hiệu Việt Nam, thì phải chăng người ta cũng sẽ thích, cũng tin tưởng các giá trị đến từ Việt Nam?

Một doanh nghiệp Việt Nam làm cho người tiêu dùng nước ngoài tin tưởng và yêu mến, rồi hai, ba, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp như thế, chúng ta sẽ có được hàng trăm triệu bạn bè yêu mến sản phẩm đến từ Việt Nam. Khi đã trở thành những giá trị được yêu mến chung, chính là các doanh nghiệp được hưởng lợi, vì người tiêu dùng nước ngoài dễ dàng lựa chọn các sản phẩm đến từ Việt Nam, xem “made in Vietnam” là một giá trị.

Thậm chí, những doanh nghiệp lớn phải đi đầu, để có thể trở thành những di sản của quốc gia, không chỉ là niềm tự hào của một thế hệ. Chính những doanh nghiệp đó sẽ là người tiên phong đem đến cái nhìn tốt đẹp của người tiêu dùng quốc tế với sản phẩm của Việt Nam và bản thân cũng khơi niềm tự hào cho chính người tiêu dùng Việt.

* Có vẻ như các nước bạn đã ý thức về việc xây dựng các thương hiệu gắn liền với niềm tự hào Quốc gia từ cách đây rất lâu?

- Theo tôi đúng là vậy. Hàn Quốc gắn với Samsung, Nhật Bản với Toyota, Thụy Sĩ với Swiss, Đức với Mercedes… Không người tiêu dùng nào mua các sản phẩm đó mà không biết đất nước sản sinh ra chúng. Những thương hiệu này, trước hết, là niềm tự hào của chính nhân dân nước họ, là di sản của đất nước họ.

Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, những thương hiệu đại diện cho hình ảnh quốc gia đó, họ luôn phát triển trên giá trị thật, không ngừng cam kết và đảm bảo thực hiện những giá trị đó. Những doanh nghiệp mang tầm quốc tế như vậy, họ luôn tự nhắc nhở mình về trách nhiệm giữ gìn niềm tự hào cho dân tộc. Bởi mỗi chiếc điện thoại, đồng hồ, ô tô... khi đến với tay người dùng ở nước ngoài, tự bản thân nó chính là đại diện cho tinh hoa của đất nước đó.

* Vậy theo ông, để trở thành một thương hiệu quốc gia, một thương hiệu Việt Nam cần có những yếu tố gì?

- Tôi nói ví von một chút, làng có lễ hội, yêu cầu mỗi nhà góp một món để đem ra thi thố, trao giải, thì nhà mình cần phải đem món gì đi thi?

Trước hết, món đó phải là món “tủ” của gia đình mình, với công thức riêng, không giống với bất kỳ nhà nào khác, quan trọng hơn nữa là món đó phải ngon, và được chính những người trong gia đình mình tự hào. Nếu món đó được chế biến từ rau nhà mình trồng, gà nhà mình nuôi thì càng tuyệt, càng có bản sắc riêng. Giải thưởng chắc chắn sẽ được trao cho món nào ngon nhất, hương vị đặc sắc nhất, gia đình làm ra món đó có truyền thống nhất...

Một thương hiệu muốn nâng tầm thành thương hiệu quốc gia cũng như vậy, trước hết, đó phải là thương hiệu tạo ra sản phẩm được người Việt tự hào, mang tinh hoa, tâm hồn của của người Việt. Dĩ nhiên tự hào thôi chưa đủ, các sản phẩm đó còn phải được người Việt Nam tin dùng và ủng hộ rộng rãi. Bởi có như vậy, doanh nghiệp mới có đủ tiềm lực về tài chính để “bơi” ra biển lớn. Tiếp theo, thương hiệu đó phải có những giá trị thật và luôn luôn đảm bảo trung thành với những giá trị thật đó.

Tôi lấy ví dụ, Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu hạt cà phê ra thế giới. Đó chính là một thế mạnh không thể phủ nhận của chúng ta, vậy một thương hiệu về cà phê hoàn toàn có thể trở thành một thương hiệu quốc gia. Đơn cử như VinaCafé, theo tôi là một thương hiệu có thể làm được việc “nâng tầm”, và họ đang từng bước làm được điều đó, và đặc biệt khi họ đã là một thương hiệu lớn từ năm 1968.

Tôi ra nước ngoài công tác, thấy bạn bè uống ly VinaCafé; họ bảo, khi pha ra tách cà phê, tôi có thể tưởng tượng được về không chỉ hiện tại mà còn quá khứ của các ông, hiểu được khẩu vị cà phê của người Việt Nam, một khẩu vị cà phê Việt nguyên bản.

* Vậy còn vai trò của người tiêu dùng Việt Nam, trong việc cùng tạo ra các thương hiệu quốc gia, theo ông là gì?

- Như tôi đã nói ở trên, trước hết, người tiêu dùng Việt Nam hãy tự hào về thương hiệu Việt Nam. Khi niềm tự hào dân tộc dẫn lối, họ sẽ lựa chọn những sản phẩm do nhân dân mình, đồng bào mình làm ra, rồi từ đó giới thiệu cho bạn bè quốc tế. Quan trọng nữa, người tiêu dùng hãy lựa chọn những sản phẩm có giá trị thật. Anh không thể tự hào về cà phê Việt Nam khi anh vẫn còn uống cà phê từ bắp cháy, đậu nành cháy.

Tất nhiên, niềm tự hào không thể nói suông mà được, ngoài việc thay đổi hành vi, lựa chọn hàng Việt Nam, người tiêu dùng cần có niềm tin vào các sản phẩm chất lượng của Việt Nam, bởi chỉ có những giá trị thật, trường tồn mới đem đến sự phát triển bền vững. Cái này thì lại xuất phát từ chính các doanh nghiệp Việt Nam, hãy làm ra các giá trị thật để tạo dựng niềm tin từ chính đồng bào của mình và cũng đừng quên làm mới giá trị đó để phù hợp với thời kỳ hiện đại.

* Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Minh Nguyệt

(thực hiện)

================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi thì cũng chưa cần phải súng sinh trong lúc này. Chỉ cần mở một xường sửa chữa tàu quy mô lớn, có thể chữa được cả tàu sân bay ở quân cảng Cam Ranh với người Mỹ 51% cổ phần. Lúc ấy tàu sân bay của Hoa Kỳ và các tàu hộ tống có thể vào đây sửa chữa là được.

Tất nhiên xường quân cụ này để bao đảm tính khách quan vì mục đích kinh doanh thuần túy, có thể cho bất cứ nước nào có tàu cũng vào sửa chữa được -. Nhưng với điều kiện nó phải đi đúng hải trình của Việt Nam.

Như vậy về lý thì Trung Quốc chẳng làm gì được Việt Nam. Nhưng họ sẽ hiểu ra vấn đề.

Cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế

03/04/2014 06:45 (GMT + 7)

TT - Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa hôm 2-4.

Posted Image

Thủ tướng Chính phủ trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong chuyến thăm quân cảng Cam Ranh chiều 2-4 - Ảnh: Thành Nhân

Thủ tướng nêu rõ quân cảng Cam Ranh sẽ dùng cho hải quân Việt Nam, gắn với đó là xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho tàu biển của tất cả các nước, không có sự phân biệt. “Tàu các nước, kể cả tàu ngầm, nếu có nhu cầu vào đây thì chúng ta cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, tương tự một số nơi khác đã làm như Singapore, Hong Kong...” - Thủ tướng nói.

“Trên trời nhìn xuống còn rõ hơn dưới đất”

"Vừa rồi chúng ta cho thử xí nghiệp đóng tàu của Vinashin sửa chữa một số tàu cho hạm đội 7 của Mỹ. Việc này chúng ta công khai, đây là công khai quốc tế. Thật ra bây giờ từ trên trời nhìn xuống có khi còn rõ hơn mình ở dưới này nhìn, thấy rõ dưới lòng biển"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong cuộc làm việc tại UBND tỉnh Khánh Hòa sáng 2-4

Theo Thủ tướng Chính phủ, vừa rồi Việt Nam đã thử nghiệm cho một xí nghiệp đóng tàu dân sự trong nước tham gia sửa chữa một số tàu cho hạm đội nước ngoài, có hợp đồng kinh tế thu tiền dịch vụ sửa chữa.

Thủ tướng nhấn mạnh đây là những vấn đề mà Việt Nam công khai với quốc tế, “thật ra hiện nay ở trên trời nhìn xuống còn rõ hơn ở dưới đất, nhìn thấu xuống lòng biển”.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh giá cao việc thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thượng tướng Lịch nói Khánh Hòa đã phối hợp tốt với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết triệt để hiện tượng người nước ngoài ở khu vực Cam Ranh.

Đồng thời đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng quy chế quản lý việc ra vào, neo đậu tàu thuyều ở khu vực vịnh Cam Ranh đảm bảo theo yêu cầu.

Về cảng quân sự Nha Trang (TP Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa muốn đưa cảng này tham gia phục vụ tham quan, du lịch, tuy nhiên ông Lịch cho biết hiện nay Quân chủng Hải quân giao cho Học viện Hải quân quản lý cảng này, bao gồm việc đào tạo cán bộ hải quân cả chỉ huy và kỹ thuật, số lượng học viên hằng năm nhiều.

Do vậy, Bộ Quốc phòng đề nghị tỉnh nghiên cứu có thể lồng ghép vào chương trình du lịch của tỉnh, nhưng vẫn để Học viện Hải quân quản lý cảng, trong thời gian tới khu vực này có thể trở thành một trong những điểm nhấn du lịch của Khánh Hòa.

Đối với cảng hàng hóa Nha Trang (hiện thuộc Vinalines), tỉnh Khánh Hòa đề nghị chuyển đổi thành bến khách đầu mối du lịch biển vì nếu vẫn để là cảng hàng hóa thì gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong quá trình tái cơ cấu của Vinalines đã có chủ trương bán cổ phần một số cảng như cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, cảng Nha Trang..., do vậy khi thực hiện theo đề nghị của Khánh Hòa thì phải tính đến khó khăn hiện nay của Vinalines.

Khánh Hòa đưa ra phương án trường hợp Vinalines gặp nhiều khó khăn về vốn, cho phép tỉnh Khánh Hòa được đứng ra kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện việc chuyển đổi công năng cảng Nha Trang.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý đề nghị của Khánh Hòa về đầu tư cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cụ thể là xây dựng đường băng số 2 và nâng cấp nhà ga hành khách. Tuy nhiên hiện nay ngân sách khó khăn, tỉnh cần tính toán thêm cách làm.

Đề nghị không bêtông hóa vịnh Nha Trang

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng nói vừa qua tỉnh triển khai tám dự án liên quan đến khu vực vịnh Nha Trang, hiện Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã đồng ý sáu dự án, còn lại hai dự án gồm: dự án Indochina Nha Trang - Peacock Marina Complex diện tích khoảng 38,6ha và dự án phát triển phía đông đường Trần Phú (có xây dựng khu vực ngầm dưới mặt đất).

Hai dự án này có phần diện tích thuộc phạm vi mặt nước danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang nên phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, hiện tỉnh đang chờ ý kiến thỏa thuận của bộ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên cho rằng đây đều là hai dự án có quy mô lớn, có những hạng mục công trình cao tầng xây dựng hoàn toàn trên mặt biển thuộc phạm vi khoanh vùng của khu vực bảo vệ 1 của danh lam.

“Nội dung của các dự án chưa phù hợp với quy định của Luật di sản văn hóa. Các công trình xây dựng chia cắt dải bờ biển thành những đoạn ngắn, manh mún, ngăn cản tầm nhìn từ trong vịnh ra và ngược lại, làm cảnh quan thiên nhiên khu vực này bị ảnh hưởng, dẫn đến xu hướng bêtông hóa” - bà Liên nói.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nói để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần nghiên cứu các vấn đề như phát triển công trình ngầm để dành nhiều diện tích phía trên làm công viên, không xây dựng công trình trên mặt biển và các công trình nhỏ lẻ thuộc phạm vi dải bờ cát trên biển, điều chỉnh giảm số lượng quy mô và chiều cao các công trình (có công trình dự kiến 40 tầng)...

Ngay sau đó, đại diện tỉnh Khánh Hòa đã giải trình thêm một số vấn đề để bảo vệ quan điểm của tỉnh liên quan đến việc đầu tư các dự án phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025.

Vị đại diện tỉnh Khánh Hòa nói một mặt cần bảo vệ nghiêm ngặt đối với các khu vực cần thiết, mặt khác vị trí phát huy được thì cần phát huy có kiểm soát, bản thân những người địa phương không nhẫn tâm phá nát dải bờ cát ven biển mà chỉ bổ sung vào công viên bằng các khu vui chơi giải trí, thể thao, “nếu nói như Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tất cả những gì liên quan đến vịnh cứ để như vậy thì không nên”.

Xin Thủ tướng cho phát biểu tiếp, Thứ trưởng Liên cho rằng ý kiến của bộ liên quan đến vấn đề nêu trên chưa được Khánh Hòa đánh giá đúng mức. Cụ thể là Khánh Hòa đưa tám dự án thì bộ đã ủng hộ sáu dự án, còn hai dự án tỉnh cần làm việc tiếp để hoàn tất hồ sơ.

Trong kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia sớm làm việc lại với nhau, thảo luận với tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tìm phương án có lợi nhất, vừa bảo tồn vừa phát triển theo tinh thần “mục tiêu kép”.

VÕ VĂN THÀNH

Điều tra tài nguyên tại các vùng biển sâu, biển xa

Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên - môi trường công bố sáng 2-4.

“Quan điểm của chiến lược xác định rõ phải đổi mới tư duy phát triển biển, chuyển từ thế thụ động sang chủ động, hiểu biết về tiềm năng, lợi thế và tác động bất lợi từ biển, đồng thời làm chủ các hoạt động trên biển, kết nối không gian phát triển đất liền với các vùng biển, hải đảo và vùng biển quốc tế liền kề” - TS Nguyễn Văn Tài, viện trưởng Viện Chiến lược chính sách TN-MT, nói.

Cũng theo ông Tài, chiến lược khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020 cũng xác định việc điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển phải đi trước một bước, đặc biệt đối với các đảo, cụm đảo tiền tiêu, các đảo có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

XUÂN LONG

=========================

Hì! Tất nhiên làm sao nó có thể sửa chữa cả tàu sân bay luôn thì chứng tỏ khoa học kỹ thuật phát triển và có lợi nhuận về kinh tế. Thí dụ như tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ và cả tàu Liêu Ninh vào sửa tuốt với gía cả hợp lý.

Posted Image
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế

03/04/2014 06:45 (GMT + 7)

TT - Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa hôm 2-4.

Posted Image

Thủ tướng Chính phủ trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong chuyến thăm quân cảng Cam Ranh chiều 2-4 - Ảnh: Thành Nhân

Thủ tướng nêu rõ quân cảng Cam Ranh sẽ dùng cho hải quân Việt Nam, gắn với đó là xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho tàu biển của tất cả các nước, không có sự phân biệt. “Tàu các nước, kể cả tàu ngầm, nếu có nhu cầu vào đây thì chúng ta cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, tương tự một số nơi khác đã làm như Singapore, Hong Kong...” - Thủ tướng nói.

“Trên trời nhìn xuống còn rõ hơn dưới đất”

"Vừa rồi chúng ta cho thử xí nghiệp đóng tàu của Vinashin sửa chữa một số tàu cho hạm đội 7 của Mỹ. Việc này chúng ta công khai, đây là công khai quốc tế. Thật ra bây giờ từ trên trời nhìn xuống có khi còn rõ hơn mình ở dưới này nhìn, thấy rõ dưới lòng biển"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong cuộc làm việc tại UBND tỉnh Khánh Hòa sáng 2-4

Theo Thủ tướng Chính phủ, vừa rồi Việt Nam đã thử nghiệm cho một xí nghiệp đóng tàu dân sự trong nước tham gia sửa chữa một số tàu cho hạm đội nước ngoài, có hợp đồng kinh tế thu tiền dịch vụ sửa chữa.

Thủ tướng nhấn mạnh đây là những vấn đề mà Việt Nam công khai với quốc tế, “thật ra hiện nay ở trên trời nhìn xuống còn rõ hơn ở dưới đất, nhìn thấu xuống lòng biển”.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh giá cao việc thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thượng tướng Lịch nói Khánh Hòa đã phối hợp tốt với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết triệt để hiện tượng người nước ngoài ở khu vực Cam Ranh.

Đồng thời đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng quy chế quản lý việc ra vào, neo đậu tàu thuyều ở khu vực vịnh Cam Ranh đảm bảo theo yêu cầu.

Về cảng quân sự Nha Trang (TP Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa muốn đưa cảng này tham gia phục vụ tham quan, du lịch, tuy nhiên ông Lịch cho biết hiện nay Quân chủng Hải quân giao cho Học viện Hải quân quản lý cảng này, bao gồm việc đào tạo cán bộ hải quân cả chỉ huy và kỹ thuật, số lượng học viên hằng năm nhiều.

Do vậy, Bộ Quốc phòng đề nghị tỉnh nghiên cứu có thể lồng ghép vào chương trình du lịch của tỉnh, nhưng vẫn để Học viện Hải quân quản lý cảng, trong thời gian tới khu vực này có thể trở thành một trong những điểm nhấn du lịch của Khánh Hòa.

Đối với cảng hàng hóa Nha Trang (hiện thuộc Vinalines), tỉnh Khánh Hòa đề nghị chuyển đổi thành bến khách đầu mối du lịch biển vì nếu vẫn để là cảng hàng hóa thì gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan du lịch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong quá trình tái cơ cấu của Vinalines đã có chủ trương bán cổ phần một số cảng như cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, cảng Nha Trang..., do vậy khi thực hiện theo đề nghị của Khánh Hòa thì phải tính đến khó khăn hiện nay của Vinalines.

Khánh Hòa đưa ra phương án trường hợp Vinalines gặp nhiều khó khăn về vốn, cho phép tỉnh Khánh Hòa được đứng ra kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện việc chuyển đổi công năng cảng Nha Trang.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý đề nghị của Khánh Hòa về đầu tư cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cụ thể là xây dựng đường băng số 2 và nâng cấp nhà ga hành khách. Tuy nhiên hiện nay ngân sách khó khăn, tỉnh cần tính toán thêm cách làm.

Đề nghị không bêtông hóa vịnh Nha Trang

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng nói vừa qua tỉnh triển khai tám dự án liên quan đến khu vực vịnh Nha Trang, hiện Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã đồng ý sáu dự án, còn lại hai dự án gồm: dự án Indochina Nha Trang - Peacock Marina Complex diện tích khoảng 38,6ha và dự án phát triển phía đông đường Trần Phú (có xây dựng khu vực ngầm dưới mặt đất).

Hai dự án này có phần diện tích thuộc phạm vi mặt nước danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang nên phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, hiện tỉnh đang chờ ý kiến thỏa thuận của bộ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên cho rằng đây đều là hai dự án có quy mô lớn, có những hạng mục công trình cao tầng xây dựng hoàn toàn trên mặt biển thuộc phạm vi khoanh vùng của khu vực bảo vệ 1 của danh lam.

“Nội dung của các dự án chưa phù hợp với quy định của Luật di sản văn hóa. Các công trình xây dựng chia cắt dải bờ biển thành những đoạn ngắn, manh mún, ngăn cản tầm nhìn từ trong vịnh ra và ngược lại, làm cảnh quan thiên nhiên khu vực này bị ảnh hưởng, dẫn đến xu hướng bêtông hóa” - bà Liên nói.

Lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nói để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần nghiên cứu các vấn đề như phát triển công trình ngầm để dành nhiều diện tích phía trên làm công viên, không xây dựng công trình trên mặt biển và các công trình nhỏ lẻ thuộc phạm vi dải bờ cát trên biển, điều chỉnh giảm số lượng quy mô và chiều cao các công trình (có công trình dự kiến 40 tầng)...

Ngay sau đó, đại diện tỉnh Khánh Hòa đã giải trình thêm một số vấn đề để bảo vệ quan điểm của tỉnh liên quan đến việc đầu tư các dự án phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025.

Vị đại diện tỉnh Khánh Hòa nói một mặt cần bảo vệ nghiêm ngặt đối với các khu vực cần thiết, mặt khác vị trí phát huy được thì cần phát huy có kiểm soát, bản thân những người địa phương không nhẫn tâm phá nát dải bờ cát ven biển mà chỉ bổ sung vào công viên bằng các khu vui chơi giải trí, thể thao, “nếu nói như Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tất cả những gì liên quan đến vịnh cứ để như vậy thì không nên”.

Xin Thủ tướng cho phát biểu tiếp, Thứ trưởng Liên cho rằng ý kiến của bộ liên quan đến vấn đề nêu trên chưa được Khánh Hòa đánh giá đúng mức. Cụ thể là Khánh Hòa đưa tám dự án thì bộ đã ủng hộ sáu dự án, còn hai dự án tỉnh cần làm việc tiếp để hoàn tất hồ sơ.

Trong kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia sớm làm việc lại với nhau, thảo luận với tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tìm phương án có lợi nhất, vừa bảo tồn vừa phát triển theo tinh thần “mục tiêu kép”.

VÕ VĂN THÀNH

XUÂN LONG

=========================

Hì! Tất nhiên làm sao nó có thể sửa chữa cả tàu sân bay luôn thì chứng tỏ khoa học kỹ thuật phát triển và có lợi nhuận về kinh tế. Thí dụ như tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ và cả tàu Liêu Ninh vào sửa tuốt với gía cả hợp lý.

Posted Image

Xét thấy Ý kiến cuả Sư phụ có lý lên duyệt nuôn, hhihihihihi

Share this post


Link to post
Share on other sites

TPHCM:

Nhói lòng cảnh vợ ôm xác chồng bên chiếc xe ba gác

Thứ Sáu, 04/04/2014 - 12:37

(Dân trí) - Chiếc xe ba gác chở rác nằm chỏng chơ trên mặt đường. Đuôi xe gối lên khối bê tông phân cách. Cạnh đó, một người phụ nữ khắc khổ, gương mặt thảm sầu đưa bàn tay nhẹ nhàng vuốt lên tấm bạt. Ở đó có chồng bà đang nằm bất động.

>> Xe chở rác lao vào dải phân cách, một người chết thảm

Posted Image

Bà Hương tìm đến hiện trường nơi chồng mình gặp nạn Đó là bà Phạm Thị Hương, vợ của ông Nguyễn Thùy Vũ (47 tuổi, quê Vĩnh Long). Ông Vũ hàng ngày rong ruổi trên chiếc xe ba gác máy được cải tiến thành xe chở rác để thu gom rác trong các hộ dân cư. Sáng 3/4, ông Vũ chạy xe trên đường Phan Văn Hớn (P. Tân Thới Nhất Q. 12, TPHCM) để đến nơi gom rác. Vừa qua khỏi giao lộ Phan Văn Hớn – Trường Chinh vài trăm mét, chiếc nắp thùng rác phía trước bất ngờ rơi xuống đất. Thắng không kịp, ông Vũ cán lên nắp thùng làm nghiêng chiếc xe khiến ông chao đảo đâm thẳng vào khối bê tông dải phân cách. Chiếc xe bị lật nghiêng. Đuôi xe yên vị trên khối bê tông, hất ông rơi từ trên cao xuống đất. Đầu ông bị đập mạnh trên nền đường, tử vong.

Posted Image

Chiếc xe ba gác nằm vắt ngang trên dải phân cách Thông tin về đến gia đình ông, bà Hương như chết lặng. Bà lao đến hiện trường ôm lấy xác ông vật vã khóc. Nhiều năm nay, từ ngày rời quê Vĩnh Long, hai ông bà về địa phương này sinh sống bằng nghề gom rác nuôi con. Chiếc xe ba gác máy này ông mua lại của một người quen rồi cải tiến thành xe chở rác. Vẫn biết thành phố đã có lệnh cấm xe tự chế nhưng theo ý nghĩ đơn giản của vợ chồng ông, không ai nỡ làm khó những người làm cái nghề tận cùng của xã hội này. Ngoài đứa con nhỏ ở với ông bà nội nơi quê nhà, ông bà còn có 2 con đang theo học tại trường trung cấp Phương Đông. Nghề nhặt rác này đã nuôi sống cả "đại gia đình" ông bà.

Posted Image

Người vợ khắc khổ đau đớn "chăm sóc" chồng lần cuối Nỗi nhọc nhằn cơ cực của nghề thu gom rác nhanh chóng tan biến khi kết quả học tập của các con ông khá tốt. Ông bà rất kỳ vọng vào con. Một mai, mỗi đứa đều có việc làm ổn định và thành gia thất, lúc ấy ông bà có thể tạm vui tuổi già. Thế mà chỉ trong một buổi sáng, hoài bão giản dị của đôi vợ chồng nghèo ấy đã vỡ toang...

Văn Kỳ Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Casino:

Đại gia lớn tiếng, xí chỗ chờ thời

Tác giả: Phạm Huyền

Bài đã được xuất bản.: 03/04/2014 05:00 GMT+7

Sẽ không cấp phép tràn lan, một cuộc đua tranh ngầm để được mở casino đang diễn ra ở Việt Nam. Ai sẽ Những ông trùm sòng bài dường như vẫn đang âm thầm chờ đợi tín hiệu xanh từ phía nhà quản lý.

Mới chỉ đánh tiếng, đặt chỗ

Nhiều dự án phức hợp giải trí có kinh doanh casino đình đám nhất đến nay vẫn chỉ là đánh tiếng ban đầu.

Ngày 12/9/2013, Tập đoàn ISC Corporation (Australia) cùng với Tập đoàn Tuần Châu của chúa đảo Đào Hồng Tuyển đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư khu khu vui chơi giải trí có casino tại Vân Đồn (Quảng Ninh).

Theo thỏa thuận, trong vòng 3 tháng, ISC sẽ khảo sát, nghiên cứu xây dựng dự án. Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 7 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất trong hàng chục dự án giải trí casino đang đề xuất ở Việt Nam.

Ông Trịnh Văn Hồng, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh cho hay: “Số vốn trên là tính tổng cho tất cả các hạng mục khách sạn, giải trí phức hợp, không phải chỉ riêng hạng mục casino. Nhà đầu tư mới ngỏ lời, chỉ là ý tưởng. Đến nay, hồ sơ dự án vẫn chưa có”.

Posted Image

Casino luôn thu hút mối quan tâm của các nhà đầu tư

Một trường hợp ra mắt ấn tượng nổi trội khác là Las Vegas Sands (Mỹ), tập đoàn sòng bài lớn nhất thế giới. Cuối năm 2012, ông trùm Sheldon Adelson tuyên bố sẽ vào Việt Nam với 2 dự án phức hợp nghỉ dưỡng casino, đặt tại Tp HCM và Hà Nội. Tiền bạc không phải là vấn đề và tổng vốn đầu tư ít nhất cho cả 2 khu là 6 tỷ USD.

Thế nhưng, 1 năm sau im ắng, tháng 11/2013, tỷ phú sòng bài Mỹ quay trở lại Việt Nam gặp Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh, vẫn là với câu chuyện về dự án trên.

Nhiều dự án casino hoành tráng khác đã được cấp phép nhưng trong quá trình triển khai, cũng phát sinh rắc rối nội bộ mà lý do thường được giấu kín.

Chẳng hạn như dự án khu nghỉ dưỡng có casino ở Nam Hội An (Quảng Nam). Đây là dự án đã được cấp phép từ năm 2010 cho liên doanh Genting- VinaCapital với số vốn 4 tỷ USD.

Sau 2 năm, đại gia Genting rút chân khỏi dự án này, khiến cho người còn lại là VinaCapital lao đao mất hơn 1 năm để giữ giấy phép. Mãi cuối năm qua, VinaCapital mới tìm được đối tác mới là Tập đoàn Peninsula Pacific, Mỹ để tiếp tục góp sức ở Nam Hội An, thoát khỏi nguy cơ bị rút phép. Genting cũng là nhà đầu tư đầu tiên đặt vấn đề mở casino ở Vân Đồn và sau đó, một đi không trở lại.

Khả dĩ nhất là casino ở khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm (Bà Rịa- Vũng Tàu) của Asian Coast Development Limited (Canada). Sòng bạc này vừa mới mở cửa hồi tháng 7 năm ngoái.

Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, vốn chủ đầu tư bỏ ra mới chỉ là vài trăm triệu, trên tổng số vốn 4,2 tỷ USD. Ngay trước ngày mở cửa, MGM – nhà điều hành casino chuyên nghiệp bỗng rút khỏi dự án này.

Khá nhiều dự án casino khác cũng vẫn đang dở dang, ngưng trệ. Chẳng hạn như dự án New City ở Phú Yên đầu tư 4,3 tỷ USD của Tập đoàn New City (Brunei), dự án Sài Gòn Atlantis Hotel 4,1 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại Quảng Nam, dự án Bãi Biển Rồng 4 tỷ USD đã bị thu hồi do không chủ đầu tư yếu kém về tài chính.

Casino ở “Đặc khu kinh tế” Phú Quốc (Kiên Giang) vốn là dự án casino đầu tiên được Bộ Chính trị chấp thuận. Đã từng có hơn 10 nhà đầu tư đến đây đặt vấn đề tìm hiểu, nhưng đến giờ, dự án vẫn chưa có chủ.

Cuộc đua ngầm?

Những điều kể trên có thể chỉ là vẻ bên ngoài của ngành kinh doanh nhạy cảm, đặc biệt này. Sự chậm chạp trong triển khai, hay ngập ngừng dền dứ của các ông trùm sòng bài lớn, cứ đến rồi đi… có thể chỉ là một cách thức trong chiến lược kinh doanh của các tỷ phú thế giới.

Như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chia sẻ, đã có ít nhất 10 tỉnh thành xin mở casino. Hầu hết các chuyên gia đầu tư trong và ngoài nước đều khuyến cáo, Việt Nam chỉ nên mở 2-3 casino lớn trên cả nước, mỗi miền Bắc, Trung, Nam có 1 casino là đủ.

Posted Image

Người Việt sang Campuchia chơi bài (ảnh: theo thanhnien)

Nếu so với số lượng các sòng bài hiện nay đã hoạt động hoặc mới được cấp phép thì con số “quy hoạch” trên chỉ bằng một nửa. Còn nếu so với các đề xuất của 10 tỉnh thành thì có lẽ, Bộ KHĐT sẽ phải gạt đi ít nhất 7 đơn vị ra khỏi giấc mộng cờ bạc này.

Vấn đề còn lại là, tiêu chí nào để là người được chọn và được cấp phép mở casino? Câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong khi đó, các cơ quan trung ương đều muốn đưa kinh doanh sòng bài là tâm điểm của một đặc khu kinh tế lớn. Bộ Chính trị mới chỉ chấp thuận cho phép mở 2 đặc khu kinh tế có casino ở Vân Đồn và Phú Quốc (Kiên Giang). Trong đó, casino Vân Đồn sẽ được phép thí điểm cho người Việt Nam vào chơi.

Theo các chuyên gia nước ngoài, các nhà đầu tư thực ra chưa phải là nản lòng mà chỉ là đang nghe ngóng, chờ đợi hành lang pháp lý của Việt Nam. Đặc biệt là Nghị định chính thức kinh doanh casino.

Bà Virginia Foodte, Chủ tịch Hội đồng thương mại Việt- Mỹ góp ý, Việt Nam cần phải làm rõ trong giấy phép đối với casino, nhà đầu tư được quyền làm gì, người dân địa phương được quyền chơi không, ranh giới rõ ràng là gì?. Đây là lĩnh vực cần được quản lý chặt chẽ để người chơi, doanh nghiệp hoạt động được. Việt Nam không nên đề ra khung khổ pháp lý riêng biệt mà nên áp dụng theo pháp lý đã thông dụng, lưu hành trên thế giới, chỉ cần điều chỉnh lại cho phù hợp với Việt Nam”.

Dù hành lang pháp lý chưa rõ ràng thì các ông chủ sòng bài thế giới vẫn cứ đang tấp nập tới Việt Nam nghe ngóng. Tính riêng đối với Vân Đồn, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tới 6 tập đoàn quốc tế là Gengting Berhard (Malaysia), rồi kế Las Vegas Sands (Mỹ), Phoenix Macau Tailoi (Macao, Trung Quốc), Quỹ đầu tư Westar (Australia) và gần đây nhất, tháng 11/2013 là công ty Casinos của Áo. Tại Phú Quốc, Kiên Giang, cũng đã có ít nhất 10 nhà đầu tư đến tìm hiểu. Tất cả đều đang chờ đợi.

=======================

Chuyện nhỏ như con thỏ. Vấn đề là giá nộp "tô" ban đầu của quý vị và khả năng quy mô tổ chức kiểm soát của quý vị như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dẹp biển hiệu tiếng Trung Quốc: “Nói là làm chứ đừng để nó nguội!


(Dân trí) - “Các anh bàn đi, dẹp hết bảng hiệu Trung Quốc! Hai ba ngày sau là phải xử lý xong. Nói là làm chứ không để nó nguội... Để biến đó thành thành phố Tàu là không được. Rất nguy hiểm!” - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cương quyết.

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ, ngày 3/4, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng và các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đã tiến hành kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh có trao bảng hiệu Trung Quốc.Trước đó, tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 15, ngày 2/4, ông Huỳnh Hùng, Giám đốc Đài Phát Thanh truyền hình Đà Nẵng đã có ý kiến về việc tình trạng người Trung Quốc có mặt tại Đà Nẵng ngày càng nhiều trong thời gian qua. Kéo theo đó là tình trạng bảng hiệu tại các nhà hàng tại khu vực ven biển sử dụng tiếng Trung Quốc rất nhiều, gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người dân.Trước tình trạng này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho rằng: “Phản ánh của anh Hùng là đúng. Hiện nay người Trung Quốc tràn vào thành phố đông lắm. Trong lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng có đến 90% là người Trung Quốc nên lực lượng công an; văn hóa, thể thao và du lịch phải xem xét. Đối với việc bảng hiệu sử dụng tiếng Trung Quốc, giao cho anh Vinh (ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở VHTT-DL - PV), anh Xuân Anh (ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP - PV). Sao lại để thế, thành phố Tàu à?”.

Posted Image

Đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh viết, đặt biển hiệu, quảng cáo sai quy định (ảnh Khánh Hồng)



“Các anh bàn đi, dẹp hết bảng hiệu Trung Quốc. Cấm có được không? Vũng Áng họ lên án vấn đề này rồi đấy. Làm đi, bao giờ làm, bao giờ xong? Bây giờ làm luôn đi. Hai ba ngày sau là phải xử lý xong vấn đề này. Nói là làm chứ không để nó nguội... Để biến đó thành thành phố Tàu là không được. Rất nguy hiểm. Bài học từ Đắk Nông có rồi đấy”, Bí thư Trần Thọ nói cương quyết tại hội nghị.

Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đã tiến hành kiểm tra, rà soát 35 cơ sở kinh doanh tập trung các tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương chủ yếu là nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, buôn bán, dịch vụ.

Posted Image

Một cơ sở kinh doanh đang chấp hành việc tháo gỡ biển hiệu sai quy định (ảnh Khánh Hồng)

Theo đó, qua kiểm tra, đoàn phát hiện 13 cơ sở kinh doanh viết, đặt biển hiệu, quảng cáo sai quy định, có chữ viết tiếng nước ngoài lớn hơn 3/4 chữ tiếng Việt, các đối tượng sai phạm tập trung ở những cơ sở kinh doanh, buôn bán, cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản đối với một số sai phạm và yêu cầu phải tháo gỡ biến hiệu sai quy định. Ngoài ra, Thanh tra sở đã kiểm tra và lập biên bản đối với một khách sạn đã treo phương tiện quảng cáo băng rôn tiếng Trung ngay tại tiền sảnh khách sạn. Đồng thời yêu câu đơn vị phải gỡ bỏ ngay băng rôn tiếng Trung Quốc sai quy định.

Khánh Hồng - Công Bính

================

“Các anh bàn đi, dẹp hết bảng hiệu Trung Quốc. Cấm có được không? Vũng Áng họ lên án vấn đề này rồi đấy. Làm đi, bao giờ làm, bao giờ xong? Bây giờ làm luôn đi. Hai ba ngày sau là phải xử lý xong vấn đề này. Nói là làm chứ không để nó nguội... Để biến đó thành thành phố Tàu là không được. Rất nguy hiểm. Bài học từ Đắk Nông có rồi đấy”, Bí thư Trần Thọ nói cương quyết tại hội nghị.

Nghĩ lạ, ở Việt Nam mà để chữ Việt thì nhỏ, chữ tàu thì to và nhiều nữa. Phải làm sát sao, nghiêm ngặt thôi.


Bắc Ninh:
Hạ hơn 100 biển quảng cáo tiếng Trung Quốc
(Dân trí) - Trong quá trình thanh kiểm tra tình trạng biển quảng cáo tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Trung Quốc, “lấn át” tiếng Việt tại thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện, xử lý, bắt hạ hơn 100 biển quảng cáo vi phạm.

Những năm gần đây, trên địa bàn các phường Trang Hạ, Đồng Kỵ và xã Phù Khê (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) xuất hiện nhiều biển quảng cáo tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Trung Quốc lấn át tiếng Việt tại các xưởng sản xuất gỗ, cửa hàng kinh doanh mua bán, công ty vận tải, hàng ăn, nhà nghỉ…

Đi dọc quốc lộ 1A cũ, theo đường Nguyễn Văn Cừ tại thị xã Từ Sơn, có thể thấy tràn ngập những tấm biển hiệu tiếng Trung. Các biển hiệu này xuất hiện phía ngoài mặt đường chính, tập trung ở các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh lớn.

Posted Image

Posted Image

Biển hiệu quảng cáo chữ Tàu "lấn át" chữ Việt tại TX Từ Sơn (Bắc Ninh).

Đặc biệt tại thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, tồn tại đủ loại biển quảng cáo của các quán ăn, nhà nghỉ, cửa hàng kinh doanh... viết hầu hết bằng chữ Trung Quốc với đủ loại kích cỡ to nhỏ.

Lý giải tình trạng trên, anh Dương Văn Thưởng, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Niềm Tin 1, phường Đồng Kỵ, cho biết, hàng tháng, anh bán được 20% số sản phẩm cho khách hàng Trung Quốc nên biển hiệu phải viết tiếng Trung. Những năm trước, khi chưa tập trung bán hàng cho khách Trung Quốc, các biển hiệu quảng cáo trong làng nghề thường viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Posted Image

Lo ngại về tình trạng "phố Tàu" tồn tại nhiều năm tại TX Từ Sơn.

Những năm gần đây, do lượng khách Trung Quốc tìm đến đông, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu 100% cho khách Trung Quốc nên biển hiệu dĩ nhiên cũng phải ưu tiên viết tiếng Trung. Anh Thưởng cho biết, cửa hàng của gia đình anh giành 80% diện tích biển quảng cáo cho tiếng Việt, 20% cho cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Trao đổi vấn đề biển quảng cáo tiếng nước ngoài vi phạm quy định, ông Dương Văn Canh - Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ - cho biết, do lượng khách nước ngoài đến giao thương trên địa bàn chủ yếu là các thương lái Trung Quốc, có nhiều người không biết tiếng Việt, nên để thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán, đã xuất hiện những biển quảng cáo có cả tiếng Việt và tiếng Trung.

Posted Image

Đã có hơn 100 biển quản cáo sai quy định bị hạ.

Theo thông tin từ thanh tra Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, tháng nào thanh tra Sở cũng đi thanh tra. Đặc biệt trong tháng 3/2013, thanh tra Sở phối hợp với công an tỉnh đi thanh tra trên địa bàn toàn tỉnh; qua thanh tra đã phát hiện, xử lý, bắt hạ hơn 100 biển quảng cáo vi phạm luật quảng cáo vì để chữ nước ngoài ở trên và to hơn chữ tiếng Việt.

Nói về vấn đề xử lý triệt để vi phạm quảng cáo, ông Nguyễn Văn Ảnh - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh - cho biết, Phòng Thanh tra chỉ có 5 người nên sau khi đi thanh tra xử lý xong giao lại cho chính quyền địa phương và Phòng Văn hoá giám sát quản lý chứ không thể vòng đi vòng lại thanh kiểm tra liên tục. Tuy vậy, hàng tháng thanh tra Sở vẫn đi thanh tra để kịp thời phát hiện sai phạm, chấn chỉnh, xử lý.

Đoàn Thế Cường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay